BẠCH CÔNG TỬ PHƯỚC GEORGE
GẶP
HẮC CÔNG TỬ BA QUI
* Cô Ba Trà, người đàn bà đẹp nhứt, được dư luận gọi là “Huê khôi Nam Kỳ” trong hai thập niên, sống như một bà hoàng không ngai, làm phá sản không biết bao công tử hào hoa, trí thức thời thượng đa tình, đến cả một ông Hoàng thân xứ Thái.
* Cậu Tư Phước George – Bạch Công Tử – một ông hoàng ăn chơi hào phóng đúng nghĩa trong lịch sử Việt Nam xưa nay chưa có người nào có thể so sánh được!
* Cậu Ba Qui – Hắc Công Tử -:” Tiền nhiều quá, không biết xài làm sao cho hết”…
* Các công tử Dù Hột, công tử Bích, công tử Cầu Ngang, công tử Út Nhu … đua nhau phá của cha mẹ để lại.
* Các người đẹp nổi tiếng một thời: cô Tư Nhị, cô Sáu Hương, cô Joséphine Lệ Ngọc…mỗi người một vẻ đài các phong lưu, ăn chơi trác táng!
Tài liệu để viết bài nầy gồm nhiều loại có xuất xứ khác nhau, chúng tôi sưu tầm và lưu giữ trong nhiều năm. Trước hết là tư liệu do một người bạn vong niên là cụ Nguyễn Văn Vực cung cấp, hay kể lại trực tiếp. Cụ Vực là một người đam mê các chuyện cổ, có trí nhớ phi thường, nhứt là những chuyện cụ nghe, thấy ở Nam Kỳ. Tài liệu của cụ chỉ thua cụ Vương Hồng Sển mà thôi. Cụ Nguyễn Văn Vực từng giữ chức Chánh sự vụ Sở thông tin đô thành Sài Sòn dưới thời Tổng Thổng Ngô Đình Diệm, và từng ra ứng cửa dân biểu Quốc Hội khoá I (1956) với dấu hiệu “Cái Nón Lá”. Tổng kết số phiếu cụ đứng hạng nhì sau ông Hà Như Chi, người của chính quyền.
Tài liệu mới nhứt là quyển “Sài Gòn tạp-pín-lù” của cụ Vương Hồng Sển, mới xuất bản bên nhà, do nhà văn Phạm Thăng nhã ý cho mượn. Mới đây do một sự tình cờ may mắn, tôi lại quen được với một gia đình là thân nhân của Cậu Tư Phước George, đó là ông bà Thái K.C. Tôi đến tận nhà để được nghe ông bà kể nhiều chi tiết về cuộc đời “Cậu Tư Phước George”, xem nhiều hình ảnh liên quan mà ông bà còn giữ được, cũng như các giai thoại về cuộc ăn chơi của Cậu Tư lúc qua Pháp du lịch. Ông bà Thái K.C. là cháu của bà kế mẫu Cậu Tư Phước George, tức bà thứ thất của ông Đốc Phủ Lê Công Sủng, thân phụ Cậu Tư Phước George, tức Lê Công Phước. Khi du học bên Tây, Cậu Tư có một người bạn đồng hành, đó là ông Thái Minh Phát, em của bà thứ thất kể trên. Theo vai vế trong gia đình, Cậu Tư phải gọi ông Thái Minh Phát bằng “cậu” vì em của mẹ (mẹ ghẻ). Tôi rất tiếc không tìm thấy hình Cậu Tư trong những tấm ảnh hiếm hoi của gia đình nầy.
Trong chương I, tức phần bối cảnh chung của lịch sử Nam Kỳ vào mấy thập niên đầu của thế kỷ 20 chúng tôi sử dụng một phần lớn trong quyển sách nhan đề “The French present in Cochinchina and Cambodia” của tác giả Milton E. Osbone, tiến sĩ sử học Đông Nam Á tại đại học đường Cornell.
Ngoài ra còn nhiều tài liệu rời rạc khác hoặc do chính một người trong cuộc kể lại (công tử Út Nhu), một số sách báo cũ.
Tác giả xin trân trọng gởi đến quý vị có phương danh nêu trên lòng biết ơn chân thành. Riêng với độc giả mặc dầu đã cố gắng nhiều, nhưng chắc chắn chúng tôi không khỏi thiếu sót, sai lầm không cố ý, kính xin quý vị niệm tình tha thứ và chỉ dạy thêm, chúng tôi xin đa tạ..
CÔ BA TRÀ:
Chương 1:
BỐI CẢNH NAM KỲ
VÀO MẤY THẬP NIÊN
ĐẦU THẾ KỶ 20
Tất cả những sự kiện được viết lại trong bài này đều xảy ra vào những năm sau Thế Chiến Thứ Nhất (1914-18), cho tới khi Thế Chiến Thứ Hai bắt đầu (1939-45).
Các chi tiết trong chương bối cảnh, sẽ đề cập rõ ràng đến sự giàu có lớn nhờ ruộng đất của các ông đại điền chủ vì chánh sách nâng đỡ của người Pháp, và nhất là thế lực cũng như đặc quyền của các ông Hôi đồng quản hạt Nam Kỳ. Những điều đó, cùng với việc đào kinh, gia tăng diện tích lúa trúng mùa sẽ giúp chúng ta nhận ra cái không khí ăn chơi của con cái nhà giàu, và góp phần cắt nghĩa hiện tượng đặc biệt của xã hội Nam Kỳ, một hiện tượng độc đáo mà trước đó và sau đó không bao giờ có. Trong chương nầy chúng ta sẽ nhận thấy nguồn gốc sâu xa của sự biến đổi xã hội nông nghiệp Nam Kỳ thành một nền kinh tế hàng hóa phồn thịnh kỳ lạ vào các năm 1927, 1928, 1929.
Cái bối cảnh giao thời giữa hại nền văn hóa mới cũ đã tạo ra những hiện tượng ít ai tiên đoán được. Cũng một lò xuất, nhưng người thanh niên thời ấy trở thành những kiểu mẫu khác nhau. Giàu có lớn, tiền bạc dư thừa, những gia đình ấy có cuộc sống xa xí, tạo ra một hạng người ngồi không ăn chơi thỏa thích: Công tử. Về mặt khác như chính trị, kinh tế, văn hóa, chúng tôi chỉ lược qua các sự kiện tiêu biểu. Về lịch sử, chính trị chúng tôi nói ít vì có nhiều sách báo đề cập rồi, nói nhiều sẽ nhàm chán. Trong phần kinh tế, chúng tôi sẽ kể một số chi tiết về những hãng xưởng đầu tiên do người Việt lập ra ở Nam Kỳ . Chúng tôi cũng kể sơ lược các nhà giàu lớn ở vài tỉnh miền Nam thời đó. Họ làm giàu nhờ ruộng đất, đồn điền, mở xí nghiệp… có tài sản lớn. Chính họ và lớp con cháu họ đã tạo ra một hiện tượng mới, làm biến đổi xã hội miền Nam hồi Tây mới qua. Về giáo dục, chúng tôi sẽ nói chi tiết hơn. Lớp thanh niên Việt Nam đầu tiên du học bên Algérie, bên Pháp, vào cuối thế kỷ 19 là những ai? Những người Việt Nam đầu tiên nhập tịch Pháp là những người nào?
Lớp con cháu ho sẽ đóng những vai trò chính trị quan trọng trong thế hệ kế tiếp. Đó là lớp trí thức mới, hấp thụ văn hóa Tây phương, thay thế cho lớp Nho sĩ cũ đang tàn dần. Tùy theo lãnh vực, cá tính, hoàn cảnh mà họ sẽ là những nhà nghiên cứu, công chức (chủ quận, Hội đồng, cai tổng. .) hay công tử ăn chơi, hay trở thành những thanh niên yêu nước, có lý tưởng, tích cực hoạt động chống Pháp trong giai đoạn mới. Lớp thanh niên mới còn là những luật sư, bác sĩ, kỹ sư, chánh án, hội đồng địa hạt.
Trước hết về chính trị, từ khi Thế Chiến Thứ Nhất chấm dứt, thuộc địa Nam Kỳ bước qua một giai đoạn mới: Giai đoạn khai thác kinh tế của người Pháp. So với Bắc và Trung, đời sống dân Nam Kỳ cao hơn và cũng khá hơn từ những năm trước. Thời kỳ này Nam Kỳ rất ổn định. Chỉ trong thập niên đầu của thế kỷ 20, nhờ các kinh đào mà diện tích đất canh tác ở Nam Kỳ tăng gấp đôi. Trong khi chiến tranh (1914-18) hàng hóa của Pháp bị gián đoạn với các thuộc địa.
Tại Việt Nam, nhiều người Việt giàu, có sáng kiến, dám bỏ vốn làm ăn nhiều ngành khắp Sài Gòn và Nam Kỳ Lục Tỉnh. Thắng lợi của Pháp trong Thế Chiến I làm gia tăng ảnh hưởng và uy tín của ho tại thuộc địa Đông Dương. Nhiều người Việt tin người Pháp sẽ nới rộng chính sách cai trị cho phù hợp với nguyện vong và công ơn của dân chúng Việt Nam đã góp tiền, góp xương máu để họ chiến thắng. Nếu như ở miền Trung và miền Bắc có những cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ mà cao điểm là cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Động tại Yên Báy, thì tại Nam Kỳ, các phong trào tranh đấu giành độc lập không còn xuất hiện dưới hình thức cũ nữa. Con cái các điền chủ được qua Pháp du học tăng dần. Lớp thanh niên mới, hấp thụ văn hoá Pháp chính là những người lãnh đạo các phong trào tranh đấu chống thực dân ở miền Nam. Khi chọn thanh niên bản xứ cho qua Pháp, dĩ nhiên họ lựa những con cháu các người đã có công và trung thành với họ, để đào tạo thành những tay sai đắc lực. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cây đắng sanh trái ngọt: Câu Hai Miệng (Huỳnh Công Miêng) con trai lãnh binh Huỳnh Công Tấn về nước một thời gian bất hợp tác với Pháp còn chống đối Pháp tiêu cực. Một trường hợp điển hình khác là ông Nguyễn Thế Truyền, cháu của Tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hán. Mặc dầu ông nội cậu, Nguyễn Duy Hán là một người thân Pháp, nhưng sau khi thành tài, Nguyễn Thế Truyền trở thành một nhà cách mạng, suốt đời hy sinh cho lý tưởng.
Thấy phương pháp tranh đấu cũ lỗi thời, thất bại như cuộc khởi nghĩa non nớt của Phan Xích Long, phong trào Đông Du… đều bị đàn áp dã man, lớp thanh niên tân học áp dụng câu “lấy độc tri độc”. Học văn hóa Pháp để chống lại người Pháp. Biến cố vua Khải Địình băng hà ở Huế không làm cho dư luận Nam Kỳ chú ý. Họ rất thờ ơ. Tuy vậy dân chúng miền Nam rất hăng say tranh đấu đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu và nhất là biểu dương sức mạnh hùng hậu trong lễ quốc táng nhà ái quốc Phan Chu Trinh. Sống dưới chế độ thuộc địa gần 50 năm, Nam Kỳ có nhiều thói quen, tập quán và tự do hơn Bắc và Trung Kỳ. Trong hai thập niên 1920-30, chúng ta thấy có mấy biến cố chính tiêu biểu:
- Trước tiên là hội kín Nguyễn An Ninh (1900-1943). Sinh trong một gia đình có truyền thống cách mạng, Nguyễn An Ninh là một thanh niên có lý tưởng cao cả và suốt đời đam mê phục vụ cho lý tưởng ấy. Từ bỏ phú quý, từ bỏ nếp sống quen thuộc của hạng con nhà giàu, nhút là sau khi đậu Cử nhân Luật khoa ở Pháp về, Nguyễn An Ninh cương quyết từ bỏ sự cám dỗ của quan trường mà Pháp hứa hẹn, ông lập ra một phong trào quần chúng, nông dân để cải tổ xã hội . Ông là nhà cải cách xã hội đầu tiên dựa vào lực lượng lao động, ông chỉ trích chế độ của Pháp, đồng thời kêu gọi cải tạo xã hội phong kiến của ta. Theo ông, văn minh động đích Tây phương có thể kết hợp với văn minh tĩnh chỉ Đông phương. Phong trào, hay hội kín Nguyễn An Ninh bắt đầu từ bài diễn văn “Cao vọng của thanh niên” tại trụ sở Hôi Khuyến Học ở Sài Gòn vào năm 1923. Xuất phát từ Hóc Môn, Bà Điểm nhưng phong trào bành trướng mạnh ở các tỉnh miền Nam như Tân An, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Trà Vinh. Hội kín Nguyễn An Ninh cũng gây tiếng vang lớn, được nhiều người tham gia làm cho thực dân Pháp điên đầu.
- Kế tiếp là cuộc tiếp đón ông Bùi Quang Chiêu, lãnh tụ đảng Lập Hiến vào năm 1926. Cuộc đón tiếp đó có một ý nghĩa chính tri trọng đại và tầm mức to lớn: Tập họp sức manh và biểu dương ý chí tranh đấu trước mặt thực dân. Lần đầu tiên, thanh niên trí thức Nam Kỳ dám tập họp thành đám dông (60,000 người), giương cao những tấm biểu ngữ và hô to những khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ. Dịp này, thanh niên cũng làm áp lực với Pháp:
” Hãy thả Nguyễn An Ninh! Hãy thả Nguyên An Ninh!”
Cuộc biểu tình đón tiếp ông Bùi Quang Chiêu làm cho bọn Tây thực dân chủ đồn điền, chủ xí nghiệp tức tối. Chúng hò hét la ó, chỉ trích cả Toàn Quyền A. Varenne. Vào ngày 24 tháng Ba 1926, một lực lượng hùng hậu nhứt xuống đường dự lễ quốc táng nhà chí sĩ Phan Chu Trinh. Bắt chước cách tổ chức lễ quốc táng cho Tôn Trung Sơn năm trước ở Trung Hoa, lần này các tiệm buôn, hãng xưởng tai Sài Gòn đều đóng cửa, công sở nghỉ việc để tang cho cụ Phan. Hai trăm ngàn người đủ mọi thành phần xã hội, lặng lẽ theo xe tang tiễn đưa cụ Phan đến nơi an nghỉ cuối cùng trên nghĩa trang Tân Sơn Nhứt. Còn 200 biểu ngữ đòi độc tập, tư do, hứa hẹn nối tiếp sự nghiệp tranh đấu của cụ Phan. Nhiều bài điếu văn trở thành diễn văn cổ võ cho lòng ái quốc, kêu gọi mọi người noi gương tranh dấu của cụ Phan. Những từ ngữ mới “độc lập”, “tự do”, “dân chủ”. . được nói đến trước đám đông lần đầu.
Mãi đến 10 năm sau, một biến cố xuất phát từ phía khác: Mặt Trận Bình Dân lên cầm quyền ở Pháp nới rộng chế độ cai trị thuộc địa, thả tù chính trị, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, thợ thuyền, đã tạo ra nột phong trào tranh đấu khác ở Việt Nam, đó là Đông Dương đại hội. Mục đích của Đông Dương đại hội để thu
thập ý kiến, nguyện vọng của mọi từng lớp dân chúng, trình bày với đại diện của Mặt Trận Bình Dân qua Việt Nam điều tra. Đại biểu của giai cấp tư sản, đại biểu nhóm Tranh Đấu (La Lutte), đại biểu công nhân, thợ thuyền, nông dân, phụ nữ đều được mời tham dự. Chuẩn bị cho Đại hội Đông Dương trong không khí hết sức phấn khởi, nhưng thực dân Nam Kỳ vẫn còn ngoan cố. Thống Đốc Nam Kỳ Henri Rival tiếp kiến các lãnh tụ của phong trào chọn ngày họp đai hội (16 tháng Chín), nhưng sau đó hắn trở mặt, cấm nhóm họp. Ho bắt các lãnh tụ của Phong trào Đông Dương đại hội như Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Tạo, nhưng sau đó, do áp lực của Marius Moutet, họ phải thả các vị ấy. Ở Bắc cũng có phong trào Đông Dương đại hội, nhưng cũng không kết quả và phong trào tan rã nhanh chóng.
thập ý kiến, nguyện vọng của mọi từng lớp dân chúng, trình bày với đại diện của Mặt Trận Bình Dân qua Việt Nam điều tra. Đại biểu của giai cấp tư sản, đại biểu nhóm Tranh Đấu (La Lutte), đại biểu công nhân, thợ thuyền, nông dân, phụ nữ đều được mời tham dự. Chuẩn bị cho Đại hội Đông Dương trong không khí hết sức phấn khởi, nhưng thực dân Nam Kỳ vẫn còn ngoan cố. Thống Đốc Nam Kỳ Henri Rival tiếp kiến các lãnh tụ của phong trào chọn ngày họp đai hội (16 tháng Chín), nhưng sau đó hắn trở mặt, cấm nhóm họp. Ho bắt các lãnh tụ của Phong trào Đông Dương đại hội như Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Tạo, nhưng sau đó, do áp lực của Marius Moutet, họ phải thả các vị ấy. Ở Bắc cũng có phong trào Đông Dương đại hội, nhưng cũng không kết quả và phong trào tan rã nhanh chóng.
Cuộc diễn thuyết kêu gọi dân chúng tranh đấu tại Xóm Lách, vườn bà Đốc Phủ Tài, cô ruột Nguyễn An Ninh, tuy không thành công, cũng gây được tiếng vang lớn.
Thời kỳ này có một vài phần tử Cộng Sản từ Pháp về hoạt động chui vì không có ảnh hưởng và không được quần chúng ủng hộ. Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai sống ký sinh dưới tờ báo La Lutte của Tạ Thu Thâu và Trần Văn Thạch, đó là nhóm Tranh Đấu. Còn yếu thì liên hiệp, hợp tác để tồn tại, đó là sách lược của Cộng Sản.
Tạ Thu Thâu là một gương mặt chính trị lớn của miền Nam, quê ở Long Xuyên, du học bên Pháp. Vì tham dự cuộc biểu tình trước điện Élysée đòi ân xá cho các lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Báy, nên bị trục xuất về nước.
Trần Văn Thạch là một thanh niên trí thức, thông minh, đậu Cử nhân Giáo khoa Văn chương tại đại học Sorbonne.
Nhóm Tranh Đấu cũng gồm thêm Nguyễn Văn Sổ, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh… là những thành phần ưu tú của xã hội bấy giờ. Nhóm Tranh Đấu ứng cử Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ và Hội đồng Thành phố Sài Gòn, đắc cử vẻ vang với 80% cử tri dồn phiếu cho họ, chứng tỏ dư luận rất ủng hộ, trong khi cán bộ Công Sản như Tạo, Mai còn núp trong bóng tối hoạt động lén lút, tuyên truyền lừa bịp và phá hoại các tổ chức chống Pháp của người quốc gia.
Về báo chí, thời kỳ này có gần 40 tờ báo, nhưng chúng tôi xin kể những tờ báo tiêu biểu như:
- Đông Pháp thời báo 1924-28.
- Tân Dân báo.
- Đuốc Nhà Nam 1928-37
- Phụ Nữ Tân Văn 1929-34
- Thần Chung (Tiếng chuông buổi sớm) 1929-33..
- Tân Dân báo.
- Đuốc Nhà Nam 1928-37
- Phụ Nữ Tân Văn 1929-34
- Thần Chung (Tiếng chuông buổi sớm) 1929-33..
Nếu kể về khuynh hướng, chúng ta thấy:
* Về chính trị có báo La Lutte, La Cloche Fêlée, L’Annam, La Tribune lndochinoise…
* Về nghệ thuật văn chương có: Sài Thành nhật báo (1930-31), Văn Học tuần san (1934’1937), Tiểu Thuyết thứ Sáu (1935), Tiểu Thuyết Nam Kỳ (1935), Tiểu Thuyết Sài Gòn (1935), Sài Gòn Ngọ báo (1935-36), Tuần báo Nghệ Thuật…
* Về phụ nữ, ngoài Phụ Nữ Tân Văn còn có: Đàn Bà Mới, Nữ Lưu(1946-38), Nữ Công Tạp Chí (1936-38), Nữ Giới…
Thuở đó, các văn nhơn ký giả tiếng tăm thường lui tới các nhà hàng Đông Pháp lữ quán, Nam Đồng Hưng, Lục Tỉnh khách lầu, Đỗ Văn Bình Hôtel, Cửu Long Giang khách sạn. Họ thường tới vào buổi chiều, thảo luận tin tức, ăn uống, nghe đờn ca ra bộô (tiền thân của Cải lương ngày nay). Trong số các người làm báo nổi tiếng thuở đó, người ta hay gặp các ông Nguyễn Tử Thức, chủ bút “Nam Trung tuần báo”, Lê Sum tự Trường Mậu, bỉnh bút tờ “Công Luận”, Lão Ngạc Nguyễn Viên Kiểu, Dủ Thúc Lương Khắc Ninh, cựu Hội đồng quản hạt cũng là bầu gánh hát.
Về kinh tế: Nam Kỳ bước qua một giai đoạn mới phát triển lạ lùng. Biến cố thứ nhất là do ảnh hưởng cuộc khai hoang đất đai miền Tây, làm cho Nam Kỳ thịnh vượng hơn bao giờ hết. Việc đào kinh vừa thay cho việc làm đường lộ, làm gia tăng diện tích đất canh tác lên nhiều lần. Kinh đào tới đâu, dân tứ xứ tới đó cắm dùi làm ruộng, lập vườn, lập làng xóm. Số lúa gạo do Nam Kỳ sản xuất gia tăng vượt bực và trở thành món hàng quan trọng để xuất cảng. Có lúc (1937) Việt Nam sản xuất trên 3 triệu tấn lúa ! Khi hàng hóa lúa gao sản xuất gia tăng dĩ nhiên giá trị đồng bạc Đông Dương mạnh hơn đồng Phật Lăng (Franc) của Pháp. Cũng sau thế chiến, nhiều người Pháp đem vốn qua lập đồn điền cao su, cà-phê trong khi người Tàu nắm độc quyền mua bán lúa gao.
Một trong những người Việt đầu tiên biết làm ăn, có kiến thức Tây học, có tài kinh doanh và thành công mãi đến năm 1975 là ông Trương Văn Bền. Không tốt nghiệp một trường công nghệ nào, nhưng vào năm 1918 ông Bền đã lập ra nhà máy ép dầu dừa tại Chợ Lớn, sử dụng 70 công nhơn bản xứ, tiêu thụ hàng năm 1500 tấn cùi dừa khô. Năm 1925 hãng xà bông Trương Văn Bền ra đời (sau này gọi là hãng xà bông Việt Nam), xưởng đặt phía bên hông chợ Kim Biên, sản xuất một loại xà bông thơm lừng danh khắp Đông Dương: Xà bông CÔ BA!
Các ông Lê Phát Anh, Lê Phát Thanh, Lê Phát Vĩnh, con ông Huyện Sĩ là những cự phú có óc kinh doanh. Cả ba ông đều có học bên Tây, đỗ Tú tài đôi, về nước bỏ vốn làm ăn, kinh doanh nhiều lãnh vực mới mẻ, cạnh tranh với người Pháp. Lê Phát Vĩnh là người có tánh hào hiệp, lịch duyệt, cư xử với mọi người (công nhân, tá điền) rất được lòng, khi chết nhiều người còn nhớ. Ngoài mấy ngàn mẫu đất ở miền Tây, giáp ranh với “điền ông Kho Gressier”, ông Vĩnh còn đồn điền trà, đồn điền cao su ở Cầu Đất (Đà Lạt) và miền Đông. Năm 1920, ông Vĩnh lập hãng dệt the, lấy tên Lê Phát (Manufacture de Tissage Le Phat) ở Cầu Kho (Quân l), sử dụng 50 công nhân, ông lại cho trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ để cung cấp cho nhà máy, khỏi lệ thuộc nguyên liệu vào nước ngoài. Riêng trong lãnh vực đồn điền, ông Vĩnh có 200 công nhân.
Lê Phát An, năm 1934 trở thành cậu vợ Hoàng đế Bảo Đại có tặng cháu gái là Nguyễn Thị Hữu Lan (Nam Phương Hoàng Hậu) một triệu đồng làm của hồi môn, đủ biết sự giàu có đến bậc nào! Ông được Bảo Đại phong tước An Định Vương. Ông dân Pháp, có tên ấy Denis Lê Phát An.. Ông sống như một nhà quý tộc đúng nghĩa, biết làm ăn lớn, ăn chơi giao du với các ông hoàng bà chúa của Âu Châu, ăn xài như ông hoàng, bạn thân với Hoàng thái tử Henri D’Orléans, Thái tử Đan Mạch Waldemar, Công tước De Montpensier, và nhiều nhà danh giá khác… Ông là nhà quý tộc duy nhất ở Nam Kỳ, tiền rừng bạc bể có biệt điện Ana ở Vũng Tàu, tư dinh Mont Roye ở Hạnh Thông Tây.
Trong lãnh vực điện lực, Lê Phát An và Phạm Tùng Long có 12 nhà máy đèn ở các tỉnh Nam Kỳ như Trà Vinh, Mỹ Tho, Châu Đốc, Phan Thiết. Trong khi đó, tại Rạch Giá công ty điện nằm trong tay các ông Cao Thiệu Toản, Nguyễn Chánh Ngọ, Bùi Văn Mậu.
Hồi đó từ Gia Định trở lên là những đồn điền cao su ngút ngàn, nằm trong tay các nhà tư sản Việt Nam như Nguyễn Hữu Hào (quê ở Gò Công), Lê Phát Vĩnh (đồn
điền Bà Rịa), ở Thủ Dầu Một có đồn điền của các ông Nguyễn Văn Yến, Trần Văn Chương, Lê Phát Tân (em ruột ông Lê Phát Vĩnh), Nguyễn Văn Thành..Ông Thành thuở nhỏ là một người rất nghèo, theo mẹ ra chợ hán rau cải, nhờ hiếu học, thông minh mà trở thành giàu có. Tỉnh Biên Hòa nhiều đồn điền cao su rộng lớn tới vài trăm mẫu của các ông Nguyễn Văn Của (tức ông huyện Của), Trần Văn Tư, Trương Văn Bền, bà Nguyễn Thị Tâm. Nhiều chủ nhân các đồn điền ấy có chân trong tập đoàn cao su Đông Dương.
điền Bà Rịa), ở Thủ Dầu Một có đồn điền của các ông Nguyễn Văn Yến, Trần Văn Chương, Lê Phát Tân (em ruột ông Lê Phát Vĩnh), Nguyễn Văn Thành..Ông Thành thuở nhỏ là một người rất nghèo, theo mẹ ra chợ hán rau cải, nhờ hiếu học, thông minh mà trở thành giàu có. Tỉnh Biên Hòa nhiều đồn điền cao su rộng lớn tới vài trăm mẫu của các ông Nguyễn Văn Của (tức ông huyện Của), Trần Văn Tư, Trương Văn Bền, bà Nguyễn Thị Tâm. Nhiều chủ nhân các đồn điền ấy có chân trong tập đoàn cao su Đông Dương.
Về ngành in và xuất bản ở Mỹ Tho có nhà in Nguyễn Văn Trí. Sa Đéc có nhà in Hồ Văn Lang. Sài Gòn có nhà in “Xưa nay” của ông huyện Của và Lê Phát An, nhà in Nguyễn Văn Việt, và nhà in Đặng Thị Độc Lập…
Các tỉnh có mấy xí nghiệp đáng kể như nhà máy xay lúa Nguyễn Thành Liêm. Ông Liêm cũng có lập nhà máy ép dầu dừa tại An Hòa. Nhà máy đường Hiệp Hòa thành lập năm 1921 Nhà máy xay Lê Văn Tiết ở Chợ Lớn, mỗi ngày xay được 16 tấn gạo.
Về giao thông chuyên chở tai Vĩnh Long có Nguyễn Thành Liêm là một nghiệp chủ giàu lớn, ông làm chủ hãng xe đò hàng chục chiếc, sử dụng trên 20 tài xế và 30
công nhân. Ở Cần Thơ có nhà tư sản Trần Đắc Nghĩa có khách sạn, gánh hát Trần Đắc. Về đường thủy có hãng tàu đò ông Phán Nuôi (Vĩnh Long), hãng Vĩnh Hiệp ở Mỹ Tho. Về ngân hàng các người Việt tiên khởi thành lập “Việt Nam Ngân Hàng” là do các ông Trần Trinh Trạch, Nguyễn Tấn Sử , Nguyễn Tấn Lợi , Lê Quang Liêm, Trương Tấn Bộ, Nguyễn Thành Điểm góp vốn. Nhiều công ty mua bán làm đại diện các hãng xưởng của Pháp như: Công ty Nguyễn Phú Khai ở Sài Gòn, chuyên nhập cảng xe hơi, xe đạp, thuốc lá; công ty Nguyễn Văn Hảo đại diện hãng xe “Rùa nắp” (Rounab). Lê Phát An còn chung vốn với De Ligon lập công ty dệt. Ngoài người Việt, người Chà còn cho vay vốn (Chetty). Người Hoa cũng góp vốn buôn bán làm cho Nam Kỳ phát triển nhanh chóng
công nhân. Ở Cần Thơ có nhà tư sản Trần Đắc Nghĩa có khách sạn, gánh hát Trần Đắc. Về đường thủy có hãng tàu đò ông Phán Nuôi (Vĩnh Long), hãng Vĩnh Hiệp ở Mỹ Tho. Về ngân hàng các người Việt tiên khởi thành lập “Việt Nam Ngân Hàng” là do các ông Trần Trinh Trạch, Nguyễn Tấn Sử , Nguyễn Tấn Lợi , Lê Quang Liêm, Trương Tấn Bộ, Nguyễn Thành Điểm góp vốn. Nhiều công ty mua bán làm đại diện các hãng xưởng của Pháp như: Công ty Nguyễn Phú Khai ở Sài Gòn, chuyên nhập cảng xe hơi, xe đạp, thuốc lá; công ty Nguyễn Văn Hảo đại diện hãng xe “Rùa nắp” (Rounab). Lê Phát An còn chung vốn với De Ligon lập công ty dệt. Ngoài người Việt, người Chà còn cho vay vốn (Chetty). Người Hoa cũng góp vốn buôn bán làm cho Nam Kỳ phát triển nhanh chóng
Về xã hội: Nam Kỳ có đời sống cao nhờ kinh tế phát triển. Số điền chủ bậc trung (500 mẫu ruộng) tăng rất nhiều. Họ có đời sống phong lưu như một quan lại ngoài Bắc (Tuần Vũ, Tổng Đốc). Hằng ngày, con cái họ ăn chơi tại các trà đình tửu điếm, đá gà, hút thuốc phiện cầu vui, coi hát..
Có hai địa điểm tập trung ăn chơi hồi mấy thập niên đầu thế kỷ 20 như:
Sài Gòn có khách sạn Continental, nhà hàng Hôtel de France đường Catinat. Ở Chợ Lớn các phòng ngủ, nhà hàng tập trung gần khu “Đèn năm ngọn” đường Phùng Hưng ngày nay. Đây là khu làm ăn của người Tàu, nơi tiệc tùng đãi đằng các quan Tây để làm áp-phe. Người Tàu có thói quen giải quyết công chuyên làm ăn trên bàn tiệc.
Nơi nào cũng có ca nhi, gái điếm và động hút thuốc phiện, thú vui phổ thông thời đó. Chợ Lớn còn có hát bộ Tàu, Sơn Đông mãi võ, nhạc Tàu, coi bói, thai đố, đấm bóp trong khách sạn. Việc tổ chức cờ bạc hồi thập niên 1920-30 nằm trong tay thầy Sáu Ngọ, Sáu Nhiều. Sáu Ngọ được mệnh danh là vua cờ bạc Sài Gòn, hằng năm số tiền xâu lên đến 2 triệu bạc. (Xem thêm “Nam Kỳ Lục Tỉnh” tập I, cùng tác giả). Sáu Ngọ là người lai, mẹ Tàu, nhập Pháp tịch, lấy tên Tây Paul Daron. Các nơi ăn chơi vùng Sài Gòn dành riêng cho người Pháp, giới ký giả, và dân có học Tây. Chợ Lớn là nơi dành cho người Tàu, các ông điền chủ dưới tỉnh lâu lâu lên Chợ Lớn bàn việc mua bán, giá lúa gạo.
Ở miệt vườn, từ Mỹ Tho tới Bạc Liêu là nơi có nhiều điền chủ hạng trung. Một số ít đại điền chủ như ông Hương Liêm, đốc phủ Kiêng (Nguyên Duy Hành) ở Bến Tre, đốc phủ Sưng ở Mỹ Tho, hội đồng Trạch, hội đồng Điều… Bạc Liêu. Họ cất nhà lợp ngói âm dương, nền đúc cao tới ngực, có hàng rào song sắt, hai bên lối đi có trồng nhiều bông kiểng. Nhà nào cũng cất gần mé sông, hoặc có đào rạch nhỏ để chở lúa về có chỗ để ca-nô, có nhà mát để chiều ra mé sông hứng gió. Ngày nay, trên rạch Long Hồ, còn nhiều nhà mát kiểu xưa. Trong quyển “Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười” trang 91, ông Nguyễn Hiến Lê viết:
“Khi tới gần Gò Đá, chúng tôi qua một trại rất lớn, có cày máy. Chủ điền vui vẻ tiếp đãi, giữ chúng tôi lại ăn cơm. Chỉ trong một giờ là trên bàn đã có sáu, bảy món ăn, rượu quý trái cây và bánh ngọt rất nhiều. Dĩa chén toàn là đồ Limoges, ly bằng pha lê. Chủ nhân có 600 mẫu đất, phàn nàn lỡ mua non 1 vạn đồng bạc máy cày, mới dùng được vài tháng lại phải bỏ vì không khí ẩm thấp, thợ chuyên môn không có…. Chủ điền trong này là những ông vua nhỏ. Chánh tham biện vào nhà họ, thấy những thứ rượu của họ mà thèm. Ho mua từng thùng để đãi khách quý… Điền chủ hạng trung như vây dư sức cho con cái qua Pháp học, mà số điền chủ đó ở Nam Kỳ có biết mấy ngàn người, chưa có thống kê rõ ràng”.
Nếu nói riêng về giá cả vài món hàng chúng tôi xin nêu ra để độc giả thêm ý thêm về giá trị của đồng tiền lúc ấy. Từ năm 1919 giá vàng 50 đồng một lượng. Sau đó sụt lần cho đến khi khủng hoảng kinh tế năm 1932 chỉ còn 19 đồng một lượng. Nói chung trong hai thập niên kể trên, giá vàng xê xích khoảng 40 một lượng mà thôi. Còn giá ruộng đất từ năm 1925, có 50 đồng một mẫu, có khi tăng đến 80 đồng nếu là ruộng tốt, gần bờ kinh xáng mới đào. Một mẫu ngoài Bắc rộng 3600 m2, ở Trung rộng 4800 m2 và ở Nam Kỳ, mẫu rộng 10.000 m2, lấy theo đơn vi đo lường của Pháp. Một mẫu có 10 công, mỗi công ruộng có 1000 m2. Hồi năm 1927, ông Lê Phát Vĩnh có đăng báo bán 1000 mẫu ruộng ở Phụng Hiệp chạy xuống Sóc Trăng, với giá 80 000 đồng, nhưng không ai mua, họ chỉ trả 60.000 đồng (tính ra 60 đồng một mẫu). Giá lúa năm 1928 là 1.20 đồng, nhưng đến năm 1933, có khủng hoảng kinh tế, chỉ còn 0.30 hay 0. 20 một giạ . Vè Nọc Nạn (1928) cho biết: “Lúa thì một giạ, giá thì đồng hai”.
Về các cơ quan tư vấn cao nhất ở Nam Kỳ, gồm một phần người bản xứ tham gia gọi là hội đồng. Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ (Consell Coloniale) thành lập năm 1880, được quyền biểu quyết ngân sách Nam Kỳ. Lúc ban đầu, hội đồng này có 12 hội viên, nửa Pháp, nửa Việt. Muốn được đi bầu, phải là các điền chủ đóng thuế từ 20 đồng trở lên, nhà buôn phải có môn bài hạng 6 trở lên, còn công chức thì hạng thầy thông thầy phán trở lên mới được đi bầu. Về nhân viên chính quyền bản xứ muốn đi bầu phải tri phủ, tri huyên, chánh phó tổng, lý trưởng đã làm việc trên 3 năm và các hội viên phòng Canh Nông, phòng Thương Mãi . Hội đồng địa hạt ăn lương tỉnh, hay thành phố như Sài Gòn, Chợ Lớn. Ngoài ra, còn phòng Thương Mãi và Canh Nông được lập ra để tập họp những điền chủ, các nhà tư sản Pháp lẫn Việt. Phòng Thương Mãi Nam Kỳ thành lập vào năm 1868, được cải tổ vào năm 1923. Phòng Canh Nông Nam Kỳ thành lập năm 1897. Cao hơn hết là “Hội Đồng Kinh Tế Lý Tài Đông Dương” lập ra từ năm 1928, do hội viên các tổ chức vừa kể bầu lên. Thật ra các ông Hội đồng chỉ có quyền tư vấn, nhưng đối với dân chúng, họ được trọng vong lắm vì giàu có, nhiều đặc quyền do Pháp ban cho. Kể từ khi Le Myre de Vilers, một người dân sự được bổ làm Thống Đốc Nam Kỳ, việc tổ chức cai trị đi vào nề nếp.
Trong một cuộc bầu cử Hộồi đồng Quản hạt vào năm 1886 , một ứng cử viên dùng chữ Quốc ngữ để vận động tranh cử, đó là người bà con với ông Phủ Ca, tên Trần Tử Lương: “Tôi phục vụ trong chính quyền Pháp 22 năm, và được thăng Đốc Phủ Sứ hạng nhất, rồi xin hưu trí. Tôi hiểu biết mọi vấn đề. Điều đó rất quan trọng để giúp đồng bào. Bây giờ tôi biết nói và viết tiếng Pháp, lẫn tiếng Hán. Tôi mong muốn trở thành ông hội đồng quản hạt Nam Kỳ, để đem hết sức mình giúp đỡ người An Nam về tất cả những vấn đề liên quan tới họ”.
Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ có nhiều quyền lợi. Muốn vào hội đồng phải là những đại điền chủ, những nghiệp chủ giàu lớn. Hơn nữa với chính sách nâng đỡ các Hội đồng được quyền hưởng đặc nhượng về ruộng đất miễn phí. Chẳng hạn như:
- Ngày 3 tháng Tám 1900 cấp cho Hội đồng Hồ Bảo Toàn 200 mẫu đất.
- Ngày 6 tháng Tám 1904 cấp cho Hội đồng Trần Bá Diệp 100 mẫu đất . Tất cả đều miễn phí.
Năm 1882, một Hội đồng người Pháp, ông Vienot than phiền rằng trong những phiên họp các ông Hội đồng người Việt không tham gia bàn cãi, thảo luận gì cả, bởi vì không biết tiếng Pháp. Khi hỏi ý kiến, hay biểu quyết về vấn đề gì họ cũng đồng ý, tiếng Pháp gọi là “Oui” như tiếng O K của Mỹ, nên dân chúng thường chế nhạo các ông Hội đồng dốt, tiếng Tây là “Hội đồng Qùi”. Từ đó, họ đề nghị những người muốn ra ứng cử Hội đồng phải có quốc tịch Pháp. Còn Chủ tịch Hội đồng Quản hạt, Cuniac cho rằng cần có thông ngôn để các ông Hội đồng hiểu biết thấu đáo các vấn đề bàn cãi. Năm 1905, ông Hội đồng Trần Bá Diệp đắc cử Phó chủ tịch Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, nhưng 4 ngày sau phải từ chức vì lý do riêng. Ông Hội đồng Diệp Văn Cương cho rằng vì áp lực từ bên Pháp .
Bắt đầu từ năm 1881, Pháp cho gia nhập dân Tây những người có thể nói tiếng Pháp, còn nếu có công trạng với Pháp được miễn điều kiện này. Những kẻ có mề đay “Bắc đẩu bội tinh” là những người vào Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ trước nhất:
- Nguyễn Thành Trung năm 1882
- Lê Phát Đạt (ông Huyện Sĩ) năm 1882
- Diệp Văn Cương
- Hồ Bảo Toàn.
- Trần Bá Diệp năm 1882
- Cao Văn Sanh năm 1882
- Hội đồng Phong (không nhớ họ gì).
- Trần Bá Thọ (con Tổng Dốc Lộc)
- Lê Phát Đạt (ông Huyện Sĩ) năm 1882
- Diệp Văn Cương
- Hồ Bảo Toàn.
- Trần Bá Diệp năm 1882
- Cao Văn Sanh năm 1882
- Hội đồng Phong (không nhớ họ gì).
- Trần Bá Thọ (con Tổng Dốc Lộc)
Vào năm 1893, Pháp cho phép con cái các ông Hội đồng được theo học trường Taberd có học bổng. Ông Hội đồng Cao Văn Sanh có con được cho du học bên Algérie. Những ông Hôi đồng nổi tiếng hồi mấy thập niên đầu thế kỷ 20 là các ông Bùi Quang Chiêu, Lê Quang Liêm (Phủ Bảy), Trương Văn Bền, Huỳnh Ngọc Bình, Trần Như Lân (bác sĩ)… Các ông Hội đồng có trách nhiệm phê chuẩn các đề nghị xin cấp đất cho những người đứng đơn xin từ 20 mẫu trở lên. Dưới 20 mẫu thường do chánh tham biện phê chuẩn. Thống Đốc hay Toàn Quyền có thể cấp một số đất cho bạn bè thân thích. Năm 1900 nhơn dịp Toàn Quyền Paul Doumer vào Nam ghé ăn ở nhà Đỗ Hữu Phương, cấp cho ông một số đất rộng 2223 mẫu ở Vị Thanh bây giờ. Cũng từ năm 1900, hàng chục ngàn mẫu ruộng ở miền Tây được cấp cho các người Pháp, Việt có thế lực và tiếp tục những năm sau đó ở miền Tây, chúng ta còn nghe nhắc đến những sở đất rộng lớn gọi là Điền Ông Kho(Gressier), Điền Ông La-bách (Labaste), Điền Cờ Đỏ… phần lớn là những đất đai được cấp không tốn tiền.
Các nhơn vật nổi tiếng nhất của Nam Kỳ buổi đầu đều vô dân Tây và có đạo Công giáo. Họ cho con cưới vợ lấy chồng Pháp để bảo đảm quyền lợi và sư học vấn sau này.
Vào năm 1888, toàn cõi Nam Kỳ có 2373 cử tri đủ điều kiên đi bầu Hội đồng Quản hạt, chia ra như sau.
- Biên Hòa 313 cử tri
- Sài Gòn 563 cử tri
- Trà Vinh 453 cử tri
- Vĩnh Long 333 cử tri
- Châu Đốc 203 cứ tri
- Mỹ Tho 508 cử tri
- Sài Gòn 563 cử tri
- Trà Vinh 453 cử tri
- Vĩnh Long 333 cử tri
- Châu Đốc 203 cứ tri
- Mỹ Tho 508 cử tri
Những con số đó cho biết số người giàu ở các tỉnh lúc bấy giờ. Không phải tất cả mọi Hội đồng đều chỉ biết nịnh hót Tây. Chúng ta hãy nghe lời phàn nàn của giám
mục Mossard tuyên bố trong một phiên họp Hôi đồng Quản hạt rằng “Nhờ hấp thụ văn hóa do nhu cầu cai trị, nhưng một số các ông hôi đồng tỏ ra ít trung thành với Pháp ”
mục Mossard tuyên bố trong một phiên họp Hôi đồng Quản hạt rằng “Nhờ hấp thụ văn hóa do nhu cầu cai trị, nhưng một số các ông hôi đồng tỏ ra ít trung thành với Pháp ”
Vào năm 1930 ở Nam Kỳ có 257 đai điền chủ, mỗi người có ít nhất từ 500 mẫu ruộng trở lên. Riêng Hội đồng Tó, tức Trần Trinh Trạch có đến 146000 mẫu ruộng, rộng bằng một tỉnh trung bình ngày nay, là người giàu nhất, thế hệ sau ông Huyện Sĩ. Các ông gia nhập Pháp tịch đầu tiên là Đỗ Hữu Phương vào năm 1881, Trần Bá Thọ năm 1883. Vào năm 1906, toàn cõi Nam Kỳ có 254 người Việt có Pháp tịch.
Việc giáo dục những năm đầu ở Nam Kỳ ra sao? Chiếm được Nam Kỳ rồi người Pháp muốn dùng văn hóa Pháp thay thế cho nền văn minh bản xứ. Ho chọn lớp con cháu những người có công với họ cho qua Pháp, Algérie du học, với lý do khí hậu Algérie hợp với người Đông Dương hơn. Vào năm 1893, con của những Hội đồng quản hạt Nam Kỳ tên Duồm và Năng (không rõ họ và chữ lót là gì) và con của Hội đồng Cao Văn Sánh được cho du học Algérie trước tiên. Trường Adran thành lập năm 1861, trường Taberd lập năm 1874 . Pháp chú ý đến thế hệ kế tiếp là lớp con cháu của Đỗ Hữu Phương, Trần Tử Ca, ông Huyên Sĩ, nên nhiều con cháu các gia đình ấy đều được qua Pháp du học. Đỗ Hữu Phương được qua Pháp nhiều lần: Năm 1878 dự hội cho đấu xảo, năm 1884 và 1889 đi thăm con du học Nên nhớ vào năm 1869 lúc chiếm trọn Nam Kỳ, nhưng chưa có hòa ước chính thức mà Pháp đã mở ra ở Sài Gòn 6 trường học để dạy chữ Pháp và chữ Quốc ngữ, thay thế cho chữ Hán. Trường Le Myre de Vilers (Nguyễn Đình Chjểu, Mỹ Tho), là một trường được thành lập sớm nhất, vào năm 1872 dưới thời Thống Đốc dân sự cùng tên. Khi mới thành lập có vụ rắc rối giành học trò giữa Thanh tra Nội vu bản xứ và Giám mục Lize. Vì cần học sinh, nên họ bắt các học trò trong họ đạo của cha Lize vào học mà cha không đồng ý, tạo ra sự tranh chấp. Sách “Sự Có Mặt Của Người Pháp Ở Nam Kỳ và Cam Bốt” do tác giả Milton E. Osborne gọi vụ đó là “Affaire de l’école centrale de Mỹ Tho” . Cha Lize phàn nàn: “câu Vâng lịnh Chúa hơn vâng linh người đời không còn ý nghĩa nữa”. Vụ tranh chấp ấy làm cho thanh tra bản xứ phải nhượng bô. Nhiều nhà khá giả có lịnh bắt buộc phải cho con theo học trường Mỹ Tho. Tuy nhiên họ tìm cách giấu con ruột, cho đứa ở đi học vì sợ triều đình sẽ trả thù. Những con cái của gia nhơn ở đợ nếu có chí về sau trở thành những ông phủ, ông huyện dễ dàng. Để khuyến khích ngoài trợ cấp quần áo, tiền bạc cho học trò, Pháp còn cấp cho cha mẹ chúng. Ta thấy thực dân cũng khôn ngoan chú trọng chính sách trồng người. Con trai Huỳnh Công Tấn là Huỳnh Công Miêng còn gọi Cậu Hai Miêng (1858-1899) về làm quan một thời, rồi chán đời, ăn chơi, sống như công tử đầu tiên của Nam Kỳ được mọi người ca tụng là “miễn tử lưu linh”. Cậu Hai Miệng có một gia tài ruộng đất kếch xù nhưng ít ai biết. Theo tài liệu Pháp, lúc chết Cậu Hai Miêng còn trên 1000 mẫu ruộng!
Trước năm 1975 còn ngôi mô Cậu Hai Miêng tại đường Nguyễn Tấn Nghiệm (sau đổi Trần Đình Xu). Câu Hai Miêng chết, nhưng danh tiếng cậu còn sống mãi trong lòng người dân vì tập thơ “Cậu Hai Miêng” được in và tái bản nhiều lần phổ biến sâu rộng ở Nam Kỳ. Nội dung tập thơ ca tụng tính khí Câu Hai sống theo anh hùng hảo hán, điệu nghệ với anh em bè bạn, hay giúp đỡ người nghèo. Cậu Hai Miêng tới đâu hết tiền xài, cứ vào dinh các tham biện chủ tỉnh, chủ quận hỏi xin. Các quan nể cậu và nhớ công lao cha cậu nên cũng giúp đỡ. Đôi khi cậu làm điều gì phạm lỗi nhỏ, họ cũng bỏ qua. Nói về hành vi hào hiệp, rộng lượng của cậu, dân chúng Nam Kỳ có hai câu thơ trong tập “Thơ cậu Hai Miêng”:
“Cậu Hai Miêng, cậu chớ có lo,
Hết tiền cậu cứ xuống kho lấy xài”
Hết tiền cậu cứ xuống kho lấy xài”
Vài người Việt qua Algérie du học vào cuối thập niên 1880 là các ông Nguyễn Trọng Quản, Diệp Văn Cương, Trương Minh Ký.
Ông Nguyễn Trọng Quản (1865-1911) quê ở Bà Rịa, con rể Trương Vinh Ký, du học Lycée d’Alger, về nước làm giáo sư, rồi thành giám đốc các trường sơ học vào những năm 1890-1900. Ông còn là một nhà văn tiền phong, đã viết truyện “Thầy Lazaro Phiền”, xuất bản năm 1887. Ngoài ra ông còn là họa sĩ, đã vẽ các tranh minh họa trong tiểu thuyết “Phan Yên ngoại sử” của Trương Duy Toàn, xuất bản năm 1910 tại Sài Gòn.
Trương Mmh Ký (1855- 1900) là người quê ở huyện Bình Dương, nay thuộc tỉnh Gia Định, cũng học bên Alger (thủ đô nước Algérle), về nước làm giáo sự dạy trường Chasseloup Laubat, trường thông ngôn, và viết cho tờ “Gia Định báo”. Năm 1899 ông làm thông ngôn trong một phái đoàn của triều đình Huế dự hội chợ đấu xảo tai Paris. Trương Minh Ký để lại nhiều tác phẩm chữ Quốc ngữ, ngôn ngữ, chữ Pháp và chữ Hán rất có giá tri .
Ông Diệp Văn Cương chúng tôi có nói nhiều trong các tập Nam Kỳ Lục Tỉnh, xin miễn kể lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét