Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010


Má ơi! Con muốn điên rồi,
Má còn trông đứng đợi ngồi mà chỉ

Con nhìn Má, Má có thấy con không hới Má?
Đêm khuya rồi, chỉ có Má con thôi
Nhà ngủ yên, và cả thế giới loi nhoi
Cũng thiêm thiếp với đất trời mệt mõi

Con nhìn Má, Má gầy nhiều, Má hỡi,
Xương, gân này rõ rệt ở tay chân,
Má lại đây, Má, cho con Má nhìn gần,
Coi tóc Má bạc nhiều hay bạc ít,
Má ốm, yếu mà Má tươi Má chết
Cả lòng con ngào nghẹn lúc này đâỵ
Em chết mang cả cháu ngoại đợi từ ngày,
Má đã khóc bao lần trong đạn lửa!
Hẳn Má đã dàu dàu như lá úa,
Nhưng khi ngồi chụp ảnh gởi cho con,
Má bảo: "Mình cố vui, vui nữa vui hơn,
Cho nó tưởng mình vui không buồn nữa ..."

Con không buồn nữa, Má ơi! con hứa,
Không buồn đâu vì Má lặng trong,
Vì Má ngôi yên, mà Má vững như trồng,
Ngồi tréo mẩy, tay vịn thành ghế sắt.

Chiếc ghế sắt mà Thầy sơn dầu hắc
Từ khi con lên bảy biết phân li ...
Chiếc ghế phiêu lưu, từ Cần-đước xuống ghe đi
Cần-giờ, rồi lên Bến-gỗ,
Rồi lên An-hảo, rồi lại lên tàu ra Mường Mán,
Rồi lội bộ về tam tân
Giặc bố, chạy vào rừng,
Giặc bố già, thì chạy lung tung,
Mà mặt ghế vẫn bình, chân chưa lảo đảo

Má đã khổ vì Thầy bị dày đi Lao bảo,
Má có đau vì nhà nát, quê lìa,
Má có sầu vì con ở đâu kia,
Má mới khóc vì con cháu chết ...
và Nước .. Đời Má dường như mất hết,
Nhưng mà giờ, Má ngồi đó vững vàng,
Nhìn chẳng thấy con mà vẫn tin rằng:
Rồi Má gặp con, con gặp Má,
Và rồi nắm tay con Má sẽ ve vuốt má
Của đâu hiền yên lặng đứng bên con.
Má ngồi yên, Má trong lặng nhìn con,
Con rung động nhận cái nhìn của Má.

Ú ờ .. Ví dầu con Má có sao
Có điên, có dại, Má nào bớt thương ...

Mẹ Quê .......... Hoàng Việt

Mẹ Quê Hoàng Việt
Mẹ gánh trái vườn ra chợ bán
Ði từ gà gáy bận đầu tiên
Ðộ chừng cách chợ năm trăm thước
Ðặt gánh bên đường mặc áo thêm
(Ðó là chiếc áo dành ra chợ
Mẹ mặc bên ngòai, áo cũ trong)
Ðôi dép lấy ra trong giỏ đệm
Cùng lon gô nước rửa chân...
Mẹ quê Hữu Ðịnh hay An Phước?
Băng quãng đồng xa tới chợ thành
Hàng bán đơn sơ bày góc chợ
Trái vườn:chuối, bưởi,ít cam, chanh!
Ði chợ mẹ chưa hề biết chợ
Cà phê hủ tiếu, phở nào ngon!
Mẹ đi chợ nắng mưa chân đất
Có đôi dép mỏng cũng sợ mòn!
Mẹ quê ta đó, mẹ ta đó
Suốt đời gánh cực chỉ vì con
Ta như dòng nuớc băng ra biển
Có lúc còn quên trở lại nguồn..

Mẹ Tôi ........... Đồng Đức Bốn

Mẹ Tôi Đồng Đức Bốn
Cả đời ra bể vào ngòi
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung
Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng

Đường đời còn rộng thênh thang
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cườị.....
Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương.
Bát cơm và nắng chan sương
Đói no con mẹ xe nhường cho nhau
Mẹ ra bới gió chân cầu
Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi

Chẳng ai biết đến mẹ tôi
Bạc phơ tóc trắng bên trời hoa mơ
Còng lưng gánh chịu gió mưa
Nát chân tìm cái chửa chưa có gì.

Cầm lòng bán cái vàng đi
Để mua những cái nhiều khi không vàng

Mẹ Trùng Dương

Mẹ Trùng Dương
Sóng vỗ miên man
như câu ru êm
của mẹ dịu dàng
Nước biếc mênh mông
như Đôi tay ôm
của me trùng dương

Mẹ Việt Nam cho quê hương
muối trắng thêm thơm
mâm cơm mặn nồng
Mẹ còn cho con luôn luôn
tôm to cá lớn tươi ngon Đầy thuyền
Mẹ hiền không lên bão tố
Mẹ già không Đem nỗi khó
Mẹ là mẹ nhà cho mưa với gió hiền khô

Ngày ngày vươn vai ra khơi
Đón ánh dương soi
con tim bồi hồi
Chiều chiều chơi vơi không nguôi
thương thương nhớ nhớ con trong cuộc Đời
Mẹ tìm con trong gió Bắc
Mẹ về phương Nam nắng gắt
Tình nhà mở cửa Đem ra góp với bao la

Sóng vỗ êm êm
như khuyên con nên
trở lại Mẹ hiền
Gió rít thông reo
như kêu con mau
trở về Mẹ yêu

Thưa Mẹ, Chúng Con Ði

Thưa Mẹ, Chúng Con Ði
Thưa Mẹ
Chúng con là người Việt Nam lưu lạc
Ngày ra đi không hẹn buổi quay về
Chẳng phải là sương mù sao khóc lúc đêm khuya
Chẳng phải gió sao đời là giông bão
Chẳng phải mây sao miệt mài trôi nổi
Chẳng phải là rừng sao héo úa mỗi tàn thu\.

Mười tám năm
Chúng con sống trong âm thầm và chết giữa hoang vu
Biển cả, rừng sâu, non mờ, núi thẵm
Chúng con đi gót chân mòn vạn dặm
Ngơ ngác nhìn nhân loại, tủi thân nhau\.

Mười tám năm trời nuôi lớn một niềm đau
Mang một vết thương vẫn còn đang mưng mủ
Khi ngoảnh mặt trông về chốn cũ
Lòng chưa kịp buồn, nước mắt nhỏ trên tay\.

Dải đất Việt Nam
Nằm co ro như một kẻ ăn mày
BACK TO TOP Đang thoi thóp cuộc đời trên góc phố
Như giọt lệ chảy dài nhưng chưa nhỏ
Như chiếc lưng khòm Mẹ gánh cả trời thương.

Chúng con đã hơn một lần có được quê hương
Bãi mía, hàng tre , bờ dâu, ruộng lúa
Bài ca dao ngọt ngào như giọt sữa
Chảy vào hồn theo tiếng Mẹ à ơi
Những cánh diều xưa dây đứt rớt vào đời
Bay lạc lõng bốn phương trời vô định
Chúng con cũng đã bao lần suy niệm
Bốn ngàn năm lịch sử của ông cha

Thuở Hùng Vương
Đi chân đất dựng sơn hà
Bao nhiêu máu đã âm thầm đổ xuống
Khi Trưng Trắc trầm mình trên sông Hát
Chỉ mong giữ tròn trinh tiết với giang san
Trần Bình Trọng chịu bêu đầu để làm quỉ nước Nam
Cũng chỉ vì tấm lòng tha thiết
Mẹ ơi, trăng còn có khi tròn, khi khuyết
Nhưng tình yêu quê hương chẳng khuyết bao giờ.

Dâng Mẹ...........Tuyết Linh

Dâng Mẹ
Mẹ ơi! nắng đã tàn trên lá
Chiều xuống nghiêng nghiêng khóm trúc gầy
Lạc lõng chim về dăm cánh nhỏ
Mẹ còn tựa cửa ngắm mây bay
Con biết mẹ từng thương nhớ lắm
Từng tha thiết đợi dậm đường xa
Phương nào biền biệt cha con đó
Để tháng năm về bạc tóc mây
Nhưng người đi mãi đi đi mãi
Con, vợ nào cha có đoái hoài
Mẹ dù gắng gượng nuôi con nhỏ
Mẹ dấu con sao được ngậm ngùi
Lòng con yêu mẹ đau từng bữa
Mẹ đứng lặng nhìn mây trắng bay
Đời như tắt nắng trong hồn mẹ
Môi nở đâu còn sắc thắm tươi
Đàn con chiu chít chưa khôn lớn
Một bữa đầu xuân ủ rủ ngồi
Cạnh chiếc quan tài hăng gỗ mới
Gục dầu cha khóc chuyện chung đôi
Đến nay cha hiểu thì mẹ đã
Mẹ đã nghìn thu cách biệt rồi!
Tuổi còn xanh con mẹ nào đâu tội
Sao bỗng muôn đời chịu cút côi?
Em khát sữa từng đêm đêm gọi
Cha ủ tình thương hát "ạ ơi"

Nhưng giọng u buồn hơi tắt nghẹn
Cha thường lẩm bẩm "Ới mình ơi"
Chuyện củ ngày xưa sầu những thế
Bây giờ... mẹ hỡi! khổ mười mươi!
Sau một trăm ngày khi mẹ chết
Tục huyền: cha cưới vợ mẹ ơĩ
Cha bảo "Con cha còn dại lắm
Để dì về dạy dỗ, cơm nuôi ...
Con biết đời con rồi sẽ khổ
(Lạ gì "con cậu với con tôi")
Năm tháng qua dần năm tháng củ
Lòng sầu thương nhớ mẹ không nguôi
Chiều chiều cha đứng trông về núi
Tìm bóng mẹ sau ánh mặt trời
Cửa nhà chăm sóc đàn em đó
Còn biết ai người gánh một vai ?
Dì con mỗi lúc tình hờ hững
Mà phận con thời dám trách ai
Mẹ ơi đau sót dâng từng bữa
Trên đám đầu xanh trẻ lạc loài!
Thương cha nhớ mẹ lòng con chết
Trong tuổi hoa niên buổi thiếu thời
Hôm nay nhớ mẹ con ngồi viết
Chuyện củ ngày xưa để ngậm ngùi
Gió lạnh thẩm buồn lời mẹ trối
"Mẹ đi ... con ở ... gắng con ơi"

Lời Ba Mẹ......Xuân Chính

Lời Ba Mẹ
Em cười với ai cười
Em khóc cùng người khóc.
Mẹ dạy em thương người,
Ba dặn em chăm học.

Mẹ bảo đừng tham ăn,
Áo quần luôn sạch sẽ,
Đừng nói lời tục tằn
Mà làm đau lòng mẹ.

Ba dặn em thật thà
Không bao giờ nói dối.
Em xin vâng lời ba,
Nhớ lời người sớm tối.


Mẹ dặn em đừng hờn,
Đừng nghĩ chuyện thiệt hơn.
Ai cho em quà cáp
Không quên lời cám ơn.

Tói trước khi đi ngủ
Em rửa ráy chân tay.
Em hôn ba hôn mẹ,
Và nhớ đến thầy cô.

Mỗi khi em lầm lỗi
Em thành thật nhận liền
Không chữa mình, nói dối.
Lục túi mẹ kiếm tiền
Để đi ăn quà vặt
Khiến ba mẹ ưu phiền.

Bông Hồng Cài Áo ............... Thích Nhất Hạnh, 1962

Bông Hồng Cài Áo
Thích Nhất Hạnh, 1962
Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được. Cằn cỗi, héo mòn.

Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký : tai nạn lớn nhất đã xãy ra cho tôi rồi! Lớn đến cách mấy mất mẹ thì cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi.

Những bài hát, những bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ hay, cũng haỵ Người viết, dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thưở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ. Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có.
Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài ấy thì sợ sệt, lo âu... sợ sệt lo âu cho một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chắc chắn phải đến :
"Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời!
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận kẻ mồ côi.
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi...Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
Mất cả một bầu trời".
Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi.
Người nhà quê Việt Nam không ưa cách nói cầu kÿ. Nói rằng bà mẹ già là một kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kÿ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách vừa giản dị, vừa đúng mức :
"Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau".
Ngon biết bao nhiêu ! Những lúc miệng vừa đắng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của tạ Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lại ngực cho ta, đặt bàn tay (bàn tay hay là tơ trời đâu la miên ?) trên trán nóng ta và than thở "khổ chưa, con tôi", ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như "chuối ba hương", dịu như "xôi nếp một" và đậm đà lịm cả cổ họng như "đường mía lau". Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; những "chuối ba hương", "đường mía lau", " xôi nếp một " ấy không bao giờ cùng tận.
"Công cha như núi Thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".
Nước trong nguồn chảy ra thì bất tuyệt. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm thương yêụ Mẹ là giáo sư dạy về thương yêu, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời. Không có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu. Nhờ mẹ mà tôi biết được thế nào là tình nhân loại, tình chúng sinh; nhờ mẹ mà tôi biết được chút ý niệm về đức từ bi. Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý mẹ lấn trùm ý niệm thương yêu của tôn giáo vốn cũng dạy về tình thương. Đạo Phật có đức Quán Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền làm tiêu tan khổ đau lo âu. Đạo Chúa có Đức Mẹ, Thánh Nữ Đồng Trinh Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có thánh mầu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ.
Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ mẹ, ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà từ yêu thương đi tới tín ngưỡng và hành động thì không xa chi mấy bước.
Tây phương không có ngày Vu-lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's day) mồng mười tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giũ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó.
Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới nói cho tôi biết dó là "Ngày Mẹ", theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào được cài trên áo một bông hoa màu hồng.
Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương, không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu-lan.
Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món quà lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Đừng có đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói : trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào NHÌN KỸ được mặt mẹ Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Đòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Để mẹ phải suốt đời bếp núc vá maỵ giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thời giờ nhìn kỹ con. Và con không có thời giờ nhìn kỹ mẹ. Để khi mẹ mất, mình có cảm nghĩ : thật như là mình chưa bao giờ thật có ý thức rằng mình có mẹ.
Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và dang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Em hỏi : "Mẹ ơi, mẹ có biết không? ". Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ hỏi em, vừa hỏi vừa cười : " Biết gì?". Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ nói : "Mẹ có biết là con thương mẹ không?". Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù ngươi lớn ba bốn mươi tuổi ngươi cũng có thể hỏi như thế, bởi vì ngươi là con của mẹ. Mẹ và em sẽ sung sướng, sẽ sống trong ý thức tình thương bất diệt. Mẹ và em sẽ trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng.
Ngày Vu-lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài Mục-liên và về sự hiếu dễ. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương, hiếu chỉ là giả tạo, khô khan, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình thương là có đủ hết rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận. Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ PHẢI đây không phải là luân lý, là bổn phận. PHẢI ĐÂY LÀ LÝ ĐƯƠNG NHIÊN. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì dương nhiên tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. Con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ kông cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ và con. Đó là lạm dụng danh từ mẹ con.

Ngày xưa, thầy giáo hỏi rằng : con mà thương mẹ thì phải làm thế nào ? Tôi trả lời : vâng lời, cố gắng. giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi. Bây giờ thì tôi biết rằng : con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, cần chi phải hỏi "làm thế nào" nữa ! Thương mẹ không phải là một vấn dề luân lý đạo đức.
Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài nầy để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như "đường mía lau", như "xôi nếp một". Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị biết mà thôi. Để mai nầy anh chị đừng có than thở rằng : đời ta không còn gì cả. Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì hoạ chăng có làm ngọc hoàng thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết ngọc hoàng không sung sướng đâu, bởi ngọc hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.
Tôi kể chuyện nầy, anh đừng nói tôi khờ dại. Đáng lẽ chị tôi không nên đi lấy chồng, tôi không nên đi tu mới phải. Chúng tôi bỏ mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người con trai thương yêu, người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và tôn thờ. Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng lăng xăng, không tỏ vẻ buồn bã chi. Nhưng đến khi chúng tôi ăn cơm trong phòng, ăn qua loa để đợi giờ rước dâu, thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào. Mẹ nói : "Mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa cuối cùng rồi thì nó sẽ đi ăn ở một nhà khác". Chị tôi gục đầu xuống mâm cơm, khóc. Chị nói : "Thôi con không lấychồ chồng nữa". Nhưng rốt cuộc thì chị cũng đi lấy chồng. Còn tôi thì bỏ mẹ mà đi tụ "Các ái từ sở thân" là lời khen ngợi người có chí xuất gia. Tôi không tự hào chi về lời khen đó. Tôi thương mẹ, nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa mẹ. Thiệt thòi cho tôi, có thế thôi.
Ở trên đời, có nhiều khi ta phải chọn lựa. Mà không có sự chọn lựa nào là không khổ đau. Anh không thể bắt cá hai tay. Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ đau. Tôi không hối hận vì bỏ mẹ đi tu nhưng tôi tiếc và thương cho tôi vô phúc thiệt thòi nên không được hưởng thụ tất cả kho tàng quí báu đó. Mỗi buổi chiều lại Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi không được ăn "chuối ba hương", "xôi nếp một" và "dường mía lau".
Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh : không nên đuổi theo sự nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ. Tôi đã nói là tôi không khuyên răng ai hết -- tôi không giảng luân lý đạo đức -- rồi mà. Tôi chỉ nhắc anh : mẹ là chuối, là xôi, là đường, là mật, là ngọt ngào, là tình thương. Để anh đừng quên. Quên là một lỗi lớn : cũng không phải lỗi nữa, mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không muốn anh chị thiệt thòi, vô tình mà bị thiệt thòi. Tôi xin cài vào túi áo anh một bông hoa hồng : để anh sung sướng, thế thôi.
Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh như thế nầy : chiều nay, khi đi học về, hoặc khi đi làm việc về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ, để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi : "Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ nhìn anh, vưà cười vừa hỏi : "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp :"Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi, thì anh cũng hỏi câu ấy, chị cũng hỏi câu ấy, em cũng hỏi câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em đều là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ được sống trong ý thức tình thương bất diệt. Và ngày mai mẹ mất, anh sẽ không hối hận, đau lòng, tiếc rằng anh không có mẹ.
Đó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca, em hãy ca cho cuộc đời đứng chìm trong vô tâm, quên lãng. Đóa hoa màu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.

Bông Hồng Cài Áo

Bông Hồng Cài Áo
Nhạc Sĩ: Phạm Thế Mỹ
Thơ Lời: Thích Nhất Hạnh

Trình bày: Khánh Ly

Tùy Ý Tha Thiết

Một bông Hồng cho em
Một bông Hồng cho anh
Và một bông Hồng cho những ai
Cho những ai đang còn Mẹ
Đang còn Mẹ để lòng vui sướng hơn
Rủi mai này Mẹ hiền có mất đi
Như đóa hoa không mặt trời
Như trẻ thơ không nụ cười
ngỡ đời mình không lớn khôn thêm
Như bầu trời thiếu ánh sao đêm
Vào Nhịp Thanh Thoát
Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền
Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên
Là bóng mát trên cao
Là mắt sáng trăng sao
Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối

Mẹ, Mẹ là lọn mía ngọt ngào
Mẹ, Mẹ là nải chuối buồng cau
Là tiếng dế đêm thâu
Là nắng ấm nương dâu
Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời

Rồi một chiều nào đó anh về nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu
Rồi nói, nói với Mẹ rằng "Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không ?"
-Biết gì ? "Biết là, biết là con thương Mẹ không ?"

Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó anh
Đóa hoa màu hồng vừa cài lên áo đó em
Thì xin anh, thì xin em
Hãy cùng tôi vui sướng đi.

Nghĩa Mẹ Tình Mẹ - Qua Những Tác Phẩm Văn Nghệ Việt Nam

Nghĩa Mẹ Tình Mẹ
Qua Những Tác Phẩm Văn Nghệ Việt Nam
Doãn Quốc Sỹ
Hình như nhà thơ Pháp có nói:
"L'amour d'une mère, l'amour que nul n'oublie".
"Tình mẹ là thứ tình không ai quên được"
Ôi, vào những trường hợp ngạc nhiên, đau đớn người ta kêu "Giời ơi". "Trời ơi," "Phật ơi" và cũng không thể "Mẹ ơi".
Trong thời gian cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp của ta, bộ đội phục kích của ta đã nhiều khi bắt gặp lời kêu "mẹ ơi" "oh maman" của lính Pháp khi bất chợt bị ngã đạn. Sự kiện này đã được cơ quan địch vận của ta ngày đó phổ biến trong truyền đơn, báo chí và truyền thanh để kêu gọi lính Pháp nghĩ đến tình mẹ mà hạ súng, tẩy chay cuộc chiến phi nhân phi nghĩa của thực dân tái chiếm thuộc địa đó.
Mẹ, Tình Mẹ, Quê Mẹ rồi như trong trường ca Mẹ Việt Nam của Phạm Duy gồm Đất Mẹ, Núi Mẹ, Sông Mẹ, Biển Mẹ, quả thật tất cả những gì dính líu đến Mẹ Việt Nam, tình Mẹ Việt Nam, đều gây một âm hưởng bao dung và hiền dịu, thắm thiết và ai hoài, mênh mông và bất tuyệt trong lòng chúng ta như vậy.
Và chúng ta không ngạc nhiên khi thấy nhạc sĩ Phạm Duy đã đồng hóa Mẹ Việt Nam thành lịch sử Việt Nam, lịch sử một dân tộc bi hùng trên mảnh đất chịu đựng bao đau thương, thử thách này. Chúng ta hãy ôn lại nhạc và lời của khúc trường ca bất hủ này.
Nerhu trước khi chết để lại di chúc xin hỏa táng xác phàm của mình thành tro than, rồi rắc xuống cánh đồng bát ngát xứ Ấn, để được vĩnh viễn thể nhập vào mảnh đất quê hương, để được vĩnh viễn sống giữa những người dân quê Ấn cần cù và muôn vàn khổ cực. Những chính khách lỗi lạc, không vong ân bao giờ họ cũng có cái nhìn kính ái về phía những người dân quê chân lấm tay bùn, tăm tối kia, nhưng chính họ mới là phần nền móng của dân tộc, họ nuôi nước, họ mở nước, họ giữ nước. Cho nên mở đầu trường ca MẸ VIỆT NAM, Phạm Duy đã khẳng định ngay bằng câu ngâm của ca khúc 1 "Mẹ ta", ngay Phần Đầu Đất Mẹ:

Mẹ Việt Nam không son không phấn,
Mẹ Việt Nam chân lấm tay bùn.
Mẹ Việt Nam không mang nhung gấm,
Mẹ Việt Nam mang tấm nâu sồng.
Tiếng ca như thoát từ lòng đất mẹ, từ luống cày, từ nương khoai, nương sắn, hồn nhiên thanh nhẹ như gió lúa hương cau (cung đô thứ).
Lịch sử Việt Nam từ ngày lập quốc đến nay, dân tộc ta có mấy lúc được thanh nhàn? Lịch sử một dân tộc đoạn trường. Bởi vậy, trong trường ca Mẹ Việt Nam gồm bốn phần (ĐẤT MẸ - NÚI MẸ - SÔNG MẸ - BIỂN MẸ), 21 ca khúc thì ở ngay Phần Một ĐẤT MẸ, sau ca khúc 1 "Mẹ Ta" sang đến ca khúc 2 "Mẹ Xinh Đẹp" là ca khúc tươi tắn nhất. Đây là thuở Mẹ mới là cô gái đôi tám, xuân tình rờ rỡ, má hồng, môi đỏ, mắt long lanh. Đây là ca khúc duy nhất nhịp nhàng, tình tứ, lòng xuân phơi phới, hồn Mẹ như vòm trời xanh thăm thẳm không gợn một chút mây buồn. Vào ca khúc 3 "Mẹ Chờ Mong" đã phảng phất u hoài, mặc dầu sang ca khúc này nhạc sĩ đã chuyển từ cung đô sang cung mi giảm trưởng. Ca khúc 4 "Lúa Mẹ" cũng như ca khúc 5 "Mẹ Đón Cha Về" nét nhạc vào khúc thì tươi dòn nồng thắm, nhưng từ giữa khúc trở đi là mang mang chinh chiến, bàng bạc phân ly.
Sang Phần Hai NÚI MẸ, ca khúc 6 "Mẹ Hỏi", định mệnh truân chuyên những sầu hận biệt ly của mùa chinh chiến miên man, tàn khốc hầu như bất tận đã lộ rõ:
Lính vua, lính chúa, lính làng
Giết bao nhiêu giặc cho chàng phải đi.
Chinh chiến định mệnh bùng nổ "Mẹ Bỏ Cuộc Chơi" (ca khúc 7) là lẽ đương nhiên. Chinh chiến khốc liệt hứa hẹn chắc chắn và gần kề cảnh núi xương chất ngất, sông máu cuộn dâng.
Ca khúc 8 "Mẹ Trong Lòng Người Đi", người ra đi giữ nước vừa mở nước, nhịp mạnh rền Allegro Marcia, cung đô trưởng, hào hùng trong hướng mắt tương lai, nhưng vô cùng ai hoài trong hướng chiếu dĩ vãng, đúng hệt với ý câu thơ khuyết danh nào trước đây:
Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long.
Mẹ ở lại với con thơ, với vườn dâu, nuôi Mẹ thay chồng. Mẹ đã là chinh phụ. Nghẹn ngào. Héo hon. Sầu chất ngất. Nhưng quả cảm. Cho đến lúc, còn có cách nào khác hơn, "Mẹ Hóa Đá" (ca khúc 10):
Gió mùa đông
Mẹ không thấy mỏi
Đứng trông về
Bốn cõi trời xa
. . . . ..
Thương thi sĩ hay buồn
Cho nên mẹ hóa ra hòn núi cao.
Hạnh phúc sum họp lứa đôi với chồng trước đây chỉ lóe rạng mong manh như ánh bình minh một ngày thu gió giập mưa vùi, rồi là chia ly, nhọc nhằn về thể xác, ê chề về tinh thần, mẹ là chinh phụ, mẹ hóa đá, mẹ chỉ còn biết chắt gạn lấy chút niềm vui ở nơi đàn con thơ đang bừng lớn; nhưng than ôi, bi kịch Mẹ Việt Nam tới đây - (Phần Ba - Sông Mẹ) - mới thật sự bị cuốn hút vào đáy vực của Bão Tố Khổ Đau.
Thoạt Ca Khúc 11 "Muốn Về Quê Mẹ" thốt lời ảo não, vần vũ trong gió chiều, bềnh bồng cùng mây trời, mênh mang cùng trong nước:
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn vê quê mẹ mà không có đò.
Vì những dòng sông - lũ con - đã bị cuốn hút vào Dục Vọng, thực sự thành hiện thân của những tham sân si, chịu nặng nghiệp chướng. Từ lập công cứu nước (ca khúc 12 "Sông Còn Mải Mê" chúng đã chuyển sang tranh bá đồ vương với nhau (ca khúc 13 "Sông Vùi Chôn Mẹ"). Mẹ Việt Nam bị xoáy cuộn xuống tới đáy vực bi thảm ở đây, và còn bị tiếp tục giữ ở đáy vực bi thảm này qua hai ca khúc liên tiếp, ca khúc 14 "Sông Không Đường Về", và ca khúc 1 "Những Dòng Sông Chia Rẽ". Mãi cho tới cuối ca khúc này mới thấy một giọt sương mát long lanh, một búp gió hiền, đó là lời gọi bao dung và thiết tha của Mẹ:
Lũ con lạc lối đường xa
Có con nào nhớ mẹ ta thì về."
để chuyển sang Phần Bốn - BIỂN MẸ.
"Trái Cây Đau Khổ" (1) của Phần SÔNG MẸ hung hãn, hẹp hòi, phân hóa, đã mở lối thoát thành Mẹ Trùng Dương (ca khúc 16):
Sóng vỗ miên man
Như câu ru em
Của Mẹ dịu dàng
Nước biếc mênh mông
Như đôi tay ôm
Của Mẹ Trùng Dương
. . . . . .
Mẹ từ thuở ban đầu cô gái quê đôi tám "đôi má tươi hồng, đôi bàn tay trắng, lưng ong, vai lẳn, vú căng tròn" qua cuộc hành trình dài một đời khổ đau, nay đã tóc bạc da mồi.
Đâu đây âm hưởng, tiếng thuyền chài hô biến, âm hưởng sóng vỗ mênh mang, nhưng đó cũng lá tiếng Biển Mẹ gọi con về ca khúc 17 "Biển Động Sóng Gợn" mênh mông và hiền dịu lạ lùng:
Hà hơ... biển động sóng gợn tứ bề
Gọi thuyền viễn xứ quay về biển đông
Sông ra đi từ khi non dại
Từ miền ngoài sông lại Việt Nam
Có từ Hy Mã Lạp Sơn
Cũng về biển mẹ thành con một nhà.
Ý thức và vô thức kiêu mà hiền! Ca khúc viết ở cung mi giảm thứ sáu bémol. Sức chịu đựng và tính bao dung đã đạt tới gần mức sơn cùng thủy tận, để rồi từ đó thoát chyển sang ca khúc 18 "Thênh Thang Thuyền Về", ánh sáng rưng rưng huyền ảo như ánh bình minh đầu tiên miền địa cực sau sáu tháng đêm dài giá lạnh. Nét cò lả quen thuộc mở đầu phần kết thúc cho ca khúc này nghe mềm và ấm như khóc cho hết nước mắt để rửa sạch cõi lòng, truân chuyên còn đấy nhưng thanh thản đã về:
Mẹ già đang đón chờ ta
Có đàn chim én từ xa về rồi
Quê ta đẹp lắm mẹ ơi
Biển êm sóng lặng nước nôi hiền lành.
Và thực sự kết thúc ca khúc bằng ước nguyện nhắn nhủ:
Về đây xây đắp mối tình
Mối tình Việt Nam
Yêu Mẹ già
Thương Mẹ ta
Đàn con nhỏ
Nhớ yêu nhau
Đàn con nhỏ
Nhớ thương nhau.
Chuyển sang ca khúc 19 "Chớp Bể Mưa Nguồn" ta bắt gặp một hình ảnh hướng thượng và thăng hoa vô tiền tuyệt hậu trong thi giới và nhạc giới hoàn vũ:
Mẹ cười bốc thành hơi
Mây từ biển quý lên ngôi trời già.
Cứ như vậy trời mây mở rộng biển cả nối liền thơm ngát yêu thương, thơm ngát tình người, thơm ngát tình thiên nhiên cây cỏ, Mẹ đã thành Bà, từ những chua cay ngút ngàn Mẹ cắn răng chịu đựng, thời gian gội tóc trắng phau phau" (2). Mẹ đau thương lên ngôi Bà hiền hậu với ca khúc 20 "Phù Sa Lớp Mây Trời Cuốn Bay":
Triều dâng
Ngọn sóng theo trăng vào bờ
Ngọn triều dâng sóng nhấp nhô
Đồng chua rộng nới thành ta ruộng mềm
Đền bồi cho máu về tim
Có đàn cháu bé nhìn chim ngoài trời
Mây bay đẹp lắm bà ơi
Làn mây trắng, cuộn khắp nơi đợi chờ
Làn mây che nắng bốn mùa
Hay là cho nước Mẹ mưa ngọt bùi.
Dân tộc Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam, Mẹ Việt Nam, Mẹ tượng trưng cho lịch sử gian truân bi hùng. Như vậy.
Để khép bài này, tôi vẫn muốn nhắc lại câu thơ của người lính xấu số kia, câu thơ thổn thức não nề, hướng về quê nhà, Quê Mẹ, tập trung ở ngay hình ảnh người Mẹ:
Giày vẹt gót, áo sờn vai thấm thấm lạnh.
Những chiều Trường Sơn, núi đồi cô quạnh.
Mẹ hiền ơi con trót nhớ quê mình!!
Mẹ hiền như ánh đuốc soi sáng lương tâm những lúc đi lạc trong biển sương mù.
Saigon, Vu Lan 2517 (1973)
DOÃN QUỐC SỸ

(1) Tên vở kịch của Soạn giả, Sáng Tạo xuất bản 1963
(2) Thơ Đoàn Văn Cừ

Tình Mẹ Bao La ...........Tứ Diễm

Tình Mẹ Bao La Tứ Diễm


Mẹ thương thương,

Con muốn viết một bài thơ để kính tặng mẹ, muốn viết một bài văn thật hay để kính dâng lên mẹ , nhưng mãi mãi đó chỉ là một giấc mộng con ấp ủ trong tim, và có lẽ chẳng bao giờ thực hiện được . Biết bao lần con đã viết, viết rồi lại xóa, trí óc con tràn ngập những lời muốn viết , muốn nói riêng cho mẹ nhưng vốn liếng từ ngữ của con quá ngheò nàn, tài viết văn của con quá kém cỏi , nên mãi mãi con không tài nào diễn tả được điều con muốn nói, muốn viết . Ngày mai là ngày Mothers' Day, tự dưng con muốn viết, viết riêng những dòng chữ để tặng Mẹ thương yêu, dù vẫn biết thơ con không hay, văn con không bay bướm, óng chuốt . Nhưng, mẹ đâu bao giờ chê những điều con đã viết với cả tấm lòng con, phải không mẹ
Mẹ, con muốn gọi mẹ cả vạn lần, dù chỉ để cho mẹ biết là con yêu mẹ , con sung sướng và hạnh phúc khi còn được ấp ủ trong tình thương bao la của mẹ Có lẽ với mọi người xung quanh, con đã bước vào cái tuổi trưởng thành, đủ chính chắn để ý thức được những điều hay lẽ phải nên theo, và những điều xấu nên tránh . Có lẽ với mọi người, con đã đủ lớn để không cần sự chăm sóc , lo lắng của mẹ . Có lẽ với mọi người, con hết còn trong cái tuổi để mà xà vào lòng mẹ, làm nũng vòi vĩnh mẹ những điều vặt vãnh . Vâng, có lẽ mọi người nghĩ đúng . Nhưng, có một điều, có lẽ mọi người không tài nào hiểu được , đó là dù con có lớn đến đâu , có đi đến bất cứ phương trời nào thì tấm lòng con cũng hướng về mẹ , mẹ muôn đời là một hình ảnh đẹp trong con, một hình ảnh mà con luôn gìn giữ trong tim. Mẹ , mẹ có biết, chúng con luôn hãnh diện với đời là chúng con có được một người mẹ tuyệt vời như mẹ. Con thật hạnh phúc khi được ấp ủ trong tình thương và sự săn sóc của mẹ , khi được mẹ dạy dỗ con từ cách đi đứng đến lời ăn tiếng nói, khi được mẹ khen cũng như khi mẹ la rầy, dù đôi khi con bị rầy oan, nhưng con không bao giờ trách mẹ cả, mẹ có biết không ? Có những lần con đã vô tình khiến mẹ buồn, những khi đó con đã thấy lòng con đau xót vô cùng, con tự trách con, con đã nhỏ những giọt nước mắt hối hận vì con đã làm mẹ buồn, con đã viết cho mẹ những lá thư thật là dài để xin lỗi mẹ, mong chuộc phần nào những lỗi của con, mẹ còn nhớ không hở mẹ ?? Có những lần con đã sung sướng khi thấy mẹ vui khi con được lãnh những phần thưởng và được mọi người vỗ tay khen ngợị Mẹ có biết, khi đó con không sung sướng vì những tiếng vỗ tay, những lời khen của những người xa lạ, của thầy cô, mà con chỉ sung sướng , vui mừng vì con đã mang một niềm vui tặng mẹ, dù niềm vui của con quá nhỏ bé nếu đem so với tình mẹ cho con . Có những lần con từ trường về nhà, mệt mỏi vô cùng vì những bài vở chồng chất, vì những buổi học kéo dài lê thê suốt từ sáng đến sẫm tối, vì những xô đẩy, chen lấn trên xe bus, vì những trận gió lạnh buốt xương, nhưng khi về đến nhà, được thấy mẹ và nghe những lời mẹ ân cần hỏi han lo lắng, những sự mệt nhọc của con tan biến thật là nhanh. Có những lần con làm bài không được đúng như ý mong muốn, con đã tự cảm thấy xấu hổ vô cùng khi mẹ hỏi han về kết quả bài làm, con không muốn nói dối với mẹ, nhưng con cũng không muốn làm mẹ buồn lòng Có những lần con thức thật khuya, hay dậy thật sớm để học bài thi, nhưng dường như mẹ còn thức khuya và dậy sớm hơn cả con, để lo cho con những món ăn bồi bổ sức khoẻ . Con đã cảm động lắm, dù con không bao giờ cám ơn mẹ cả, nhưng có lẽ mẹ hiểu lòng con nhiều hơn là những lời con nói mà mẹ nhỉ . Có những tối con về trễ vì bài vở chưa xong, mẹ đã lo lắng thấp thỏm , không an tâm mãi đến khi con bình yên về đến nhà, cất tiếng gọi mẹ , mẹ lo nhưng lại cố giấu không muốn cho con biết vì sợ con không an tâm học hành. Mẹ ơi, con thương mẹ vô cùng chính vì những sự tế nhị như thế đó mẹ ạ .

Có lẽ con đã quá sơ ý trong những lúc mẹ cảm thấy không khỏe trong người mà mẹ vì sợ tụi con lo lắng nên cố dấụ Và chúng con thì lại quá vô tâm chỉ biết phá chọc nhau, đùa giỡn, cười nói mà quên không để ý thấy nụ cười của mẹ kém tươi hơn mọi ngày, giọng mẹ nghe yếu hơn mọi ngàỵ Và, dường như tụi con chẳng biết săn sóc mẹ chu đáo như những khi mẹ lo cho tụi con những khi có đứa nào bị cảm cúm. Con có thể đếm trên đầu ngón tay được những lần con săn sóc cho mẹ, nhưng những lần mẹ săn sóc cho con thì có lẽ không có một cái máy tính tối tân nhất trên đời này có thể đếm được . Giờ này con mới thấy thấm thía những lời trong bài hát "Lòng Mẹ" của nhạc sĩ Y Vân, con mới thấy thương xót cho những người bạn vì một lý do gì đó mà không được bàn tay của mẹ họ săn sóc, có lẽ những người bạn của con đã buồn lắm vì con hay vô tình kể cho họ nghe những sự săn sóc của mẹ, những sự săn sóc quá sức ân cần đôi khi khiến con bị bạn bè trêu chọc, đôi khi khiến con hơi thấy phiền phức, nhưng , mẹ ơi , con thật sự sung sướng khi còn được có mẹ ở bên con, còn được nghe tiếng mẹ cười, lời mẹ nói, còn được nghe những lời mẹ dạy dỗ, còn được ăn những món ăn mẹ nấu, còn được mặc những tấm áo len mà mẹ đã cặm cụi ngồi đan , còn được những tối quây quần bên mẹ nghe mẹ kể lại những kỷ niệm xa xưa thưở mẹ còn nhỏ, thưở bố mẹ mới quen nhau, hay thưở mà tụi con còn nhỏ xíu, rồi mẹ lại kể từng tính xấu của mỗi đứa, cho tụi con có dịp mà trêu chọc nhau chí chóe làm ầm ĩ cả nhà. Những ngày lễ Vu Lan, con đã hãnh diện, tự hào và sung sướng khi được hưởng niềm hạnh phúc để cài một bông hồng đỏ thắm lên ngực áo bên trái, phía trái tim con, để được nghe hoà thượng trụ trì thuyết pháp về tình thương bao la của mẹ . Có lẽ con còn quá trẻ con , mỗi khi có người bạn nào của con khen mẹ đẹp, mẹ tài, là con lại cười thật tươi, thật sung sướng, y như cái thưở mới chập chững vào trường vậy mẹ ạ Mà dường như mẹ có một điểm chi thật đặc biệt khiến tất cả bạn bè của con , dù quen thân hay chỉ một vài lần gặp mẹ, đều nhớ đến mẹ và đôi khi, những người bạn phương xa của con gọi điện thoại thăm hỏi, họ đều hỏi thăm mẹ, con có kể cho mẹ nghe dù con biết chưa chắc mẹ đã nhớ được người bạn đó ra sao . Mà dường như mẹ có thật là nhiều ưu điểm mà con không có được, mẹ tài giỏi quá, khiến đôi khi con phải rên rỉ rằng sao mẹ giỏi quá nên con thật là ngu dốt, vụng về khi so sánh với mẹ .

Mẹ, còn muôn vàn lời con muốn nói, muốn viết, nhưng sao con quá vụng về khi tìm những từ ngữ để diễn tả lòng con, nhưng sao con thật là dở quá, mẹ ơi, những gì con đã viết sao chẳng nói lên hết được những điều con đang nghĩ, nhưng có lẽ mẹ hiểu con nhiều hơn những gì mẹ đọc , đúng không mẹ, con tin tưởng như thế vì mẹ là mẹ của con mà. Mẹ, con muốn gọi mẹ hoài hoài, muốn mẹ luôn vui vẻ và sung sướng, nhưng dường như ngoài những niềm vui con có thể kính tặng mẹ qua những lần con được thưởng , hay được người ta khen thì con cũng đã nhiều lần làm mẹ buồn, có khi mẹ phải khóc vì con, dù lòng con thật sự không muốn . Con biết mẹ luôn luôn thương yêu chúng con, và luôn tha thứ cho chúng con dù chúng con có phạm lỗi chi đi nữa, nhưng, con cũng mong nói với mẹ điều này: Con yêu mẹ vô cùng, yêu mẹ với một tình yêu không có thứ gì so sánh được, dù con không nói ra bằng lời, nhưng mỗi điều con làm, con đều mong mẹ vui, không bao giờ muốn mẹ phải buồn. Và, con hãnh diện được có một người mẹ như mẹ , mẹ ạ

Con của Mẹ
Tứ Diễm
May 7, 1994

Lòng Mẹ .....................Y Vân

Lòng Mẹ
Y Vân
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào
Lời mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng, mẹ yêu

Lòng mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu
Tình mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ
Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ
Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ

Thương con thao thức bao đêm trường,
Con đã yên giấc mẹ hiền vui sướng biết bao
Thương con khuya sớm bao tháng ngày
Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn

Dù cho mưa gió không quản thân gầy mẹ hiền
Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền
Ngày đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm
Tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên Lòng mẹ chan chứa trên bao xóm làng gần xa
Tình mẹ dâng tới trăng ngàn đứng lặng để nghe
Lời ru xao xuyến núi đồi suối rừng rặng tre
Sóng ven Thái Bình im lìm khi tiếng mẹ ru

Một lòng nuối nấng vỗ về những ngày còn thơ
Một tình thương mến êm như tiếng đàn lời ca
Mẹ hiền sớm tối khuyên nhủ bao lời mặn mà
Khắc ghi bên lòng con trẻ muôn bước đường xa

Thương con mẹ hát câu êm đềm,
Ru lòng thơ ấu quản gì khi thức trắng đêm
Bao năm nước mắt như suối nguồn
Chảy vào tim con, mái tóc chót đành đẫm sương

Dù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu
Dù khi mưa gió tháng ngày trong đời bể dâu
Dù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng lạt màu
Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu

Thề Non Nước ...........Tản Đà

Thề Non Nước
Tản Đà

Nước non nặng một lời thề
Nước đi, đi mãi, không về cùng non.
Nhớ lời "nguyện nước thề non",
Nước đi chưa lại, non còn đứng không.
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày,
Xương mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã dày tuyết sương.
Trời tây chiếu bóng tà dương,
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non thời nhớ nước, nước mà quên non.
Dù như sông cạn đá mòn,
Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa.
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui.

Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước không nguôi lời thề.

Tống Biệt................ Tản Đà

Tống Biệt
Tản Đà

Lá đào rơi rắc lối thiên thai
Suối tiễn, oanh đưa những ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai Ước cũ, duyên thừa có thế thôi!
Đá mòn, rêu nhạt.
Nước chảy, hoa trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ nay xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi ...

Hận Tha La ......................Vũ Anh Khanh

Hận Tha La
Vũ Anh Khanh
Đây Tha La xóm đạo
Có trái ngọt, cây lành
Tối về thăm một dạo
Giữa mùa nắng vàng hanh
Ngậm ngùi Tha La bảo
Đây rừng xanh, rừng xanh
Bụi đùn quanh ngỏ vắng
Khói đùn quanh nóc tranh
Gió đùn quanh mây trắng
Và lửa loạn xây thành
Viễn khách ơi hãy ngừng chân cho hỏi
Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng
Ddây Tha La một xóm đạo ven rừng
Có trái ngọt cây lành im bóng lá
Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ
Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ
Về chi đây khách hỡi có ai chờ ?
Ai đưa đón xin thưa tôi lạc bước
Không là duyên, không là bèo kiếp trước
Không có ai chờ đưa đón tôi đâu
Rồi quạnh hiu khách lặng lẻ cuối đầu
Tìm hoa rụng lạc loài trên vệ cỏ
Nghìn cánh hoa bay ngẩn ngơ trong gió
Gạo rưng rưng, nghìn hoa máu rưng rưng
Nhìn hoa rơi lòng khách bỗng bâng khuâng
Tha La hỏi khách buồn nơi đây vắng?
không tôi buồn vì mây trời đây trắng
Và khách buồn vì tiếng gió đang hờn
Khách nhẹ cười nghe gió nổi từng cơn
Gió vun vút, gió rơn rùng, gió riết
Bỗng đâu đây vẳng véo von tiếng địch
Thôi hết rồi còn chi nữa Tha La !
Bao người đi thề chẳng trở lại nhà
Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn
Tiếng địch càng cao, não nùng ai oán
Buồn trưa trưa lây lất buồn trưa trưa
Buồn xưa xưa ngây ngất buồn xưa xưa
Lòng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh
Khách rùn mình ngẩn ngơ người hiu quạnh
Thôi hết rồi còn chi nữa Tha La
Đây mênh mông xóm đạo với rừng già
Nắng lỗ đỗ rụng trên đầu viễn khách
Khách bước nhẹ theo con đường đỏ hoạch
Gặp cụ già đang ngóng gió bâng khuâng
Đang đón mây sa khách bỗng ngại ngần
Kính thưa cụ vì sao Tha La vắng?
Cụ ngẩn mặt cười run run râu trắng
Nhẹ bảo chàng em chẳng biết gì ư ??
Bao năm qua khói loạn phủ mịt mù
Người nước Việt ra đi vì nước Việt
Tha La vắng vì Tha La đã biết
Thương giống nòi đau đất nước lầm than
Trời xa xanh mây trắng ngoẻn ngàn hàng
Ngày hiu quạnh hò ơi tiếng hát
Buồn như gió lướt lạnh dài đôi khúc nhạc
Tiếng hát rằng Tha La giận mùa thu
Tha La hận quốc thù
Tha La hờn quốc biến
Tha La buồn viễn kiến
Não nùng chưa Tha La nguyện hy sinh
À ơị.. Có một đám chiên lành
Quỳ cạnh chúa một chiều xưa lửa dậy
Quỳ cạnh chúa đám chiên lành run rẫy
Lạy đức Thánh Cha, lạy đức Thánh Mẹ, lạy đức Thánh Thần
Chúng con xin về cõi tục, làng dân
Rồi cởi trả áo tu, rồi xếp kinh cầu nguyện
Rồi nhẹ bước trở về trần
Viễn khách ơi, viễn khách ơi !
Người hãy ngừng chân nghe Tha La kể
Nhưng mà thôi khách nhé
Ddất đã chuyển rung lòng bao thế hệ
Trời Tha La vần vủ đám mây tan
Vui gì đâu mà tâm sự ?
Buồn làm chi cho bẻ bàng ?
À.. ơị. tiếng hát run lành lạnh ngân trầm đôi khúc nhạc
Buồn tênh tênh não lòng lắm khách ơi
Tha La thương người viễn khách đi thôi
Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trong nắng đổ
Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ
Lá rừng vàng rụng lá rừng bay
Giờ khách đi Tha La nhắn câu này
Khi hết giặc khách hãy về thăm nhé
Hãy về thăm xóm đạo
Có trái ngọt cây lành
Tha La đâng ngàn hoa gạo
Và suối mát rừng xanh
Xem đám chiên hiền thương áo trắng
Nghe trời đổi gió nhớ quanh quanh.

Đêm Phương Bắc Nhớ Về Tổ Quốc .....................Trần Mạnh Hảo

Đêm Phương Bắc Nhớ Về Tổ Quốc
Trần Mạnh Hảo
Một màu trắng rợn người dân tộc tôi chưa biết
Đang đối chọi gắt gao với màu than đêm
Nỗi nhớ tôi xin nhập vào bão tuyết
Bay qua nước Nga, vượt Trung Hoa gió bấc
Mưa phùn đêm nay có thổi rát mặt Người
Tổ quốc ơị

Nửa nước tôi giờ này cuốn trong rơm rạ
Biển dạ dày cồn sóng Thái Bình Dương
Tiếng mọt nghiến đêm kèo nhà đói võng
Từ đỉnh cao tập bước xuống đời thường
Đất nước tôi thuyền vỏ trấu vờn đỉnh sóng
Số phận người neo vào bóng Trường Sơn

Chẳng lẽ không còn con đường nào yên lành hơn
Ngoài một lối vượt đá ngầm dông bão
Trời mắt ếch đáy giếng nào kiêu ngạo
Tổ quốc tôi nằm ở nơi đâu
Trên mùa gặt địa cầu ?
Người cày xới bằng xương sườn lấy máu mình gieo hạt
Nứt nẻ vết chân cò, chân vạc toạc đồng sâu
Loa thành ơi, ai lường gạt Mỵ Châu ?
Dấu lông ngỗng tình xưa còn trắng tóc
Tổ quốc tôi đau mà không dám khóc
Hoa cau cười nhòe nhoẹt áo nàng Bân.

Đâu nỗi nhớ nhà đứt ruột Huyền Trân
Đâu Tổ quốc của nàng Kiều Kim Trọng ?
Thế giới này quá rộng
Nhưng nỗi nhớ thương chỉ một chỗ đi về
Chỉ nơi mẹ mò cua bùn lạnh cóng
Lửa đói lòng dìm bóng mẹ vào đêm
Chỉ một chỗ em qua đò vịn sóng
Trăng xòa tay dừa ngóng móng chân thềm.

Đêm ai hát tôi nghe qua nửa vòng trái đất
Đêm tro bếp quê hương mầm lửa mạ hoen màu
Nghe gió bấc gọi mặt trời xa khuất
Tổ quốc, xin Người đánh thức cả niềm đaụ

Anh Bộ Đội Thương Binh Tôi Gặp .......................Trần Mạnh Hảo

Anh Bộ Đội Thương Binh Tôi Gặp
Trần Mạnh Hảo
Cuối năm tám mươi
Có một lần tôi đi ngang bệnh viện Vì Dân
Nghe đâu đã đổi tên là Thống Nhất
Anh bộ đội thương binh
Ngồi dưới hiên
Nghêu ngao hát
Khuôn mặt gầy tuổi mới quá hai mươi
Giọng anh buồn đôi mắt ngắm xa xôi
Anh đang hát về quê hương miền Bắc
Tôi ngồi xuống bên cạnh anh
Anh rất tự nhiên xích người nhường chỗ
Tôi khen anh hát rất hay
Anh mỉm cười
Nụ cười sao hồn nhiên chất phác
Tôi rút mời anh điếu thuốc
Anh lấy trong người cái hộp quẹt Zippo

Tôi bỗng bật cười to:
- Thế anh cũng thích xài đồ Mỹ ngụy

Anh điềm nhiên trả lời:
- Đây chỉ là kỷ niệm
Của thằng bạn thân chết ở Bình Long

Không hẹn hò chúng tôi bỗng thấy thân
Ánh mắt bao dung
Nụ cười tuổi trẻ
Hết điếu nầy chúng tôi mồi điếu khác
Khói thuốc mịt mù quanh chỗ chúng tôi

- Anh đi bộ đội bao lâu ?
- Từ khi mười bẩy tuổi
- Thế anh bỏ học sao ?
- Họ bảo đã có người khác lo việc đấy
Bổn phận tôi là giải phóng miền Nam
Tôi thật tình chẳng hiểu tại sao
Nhưng không thể làm gì hơn được

- Bố mẹ anh vẫn còn ngoài Bắc ?
- Tôi là đứa con duy nhất
Vào Nam không lâu thì nghe tin bố mất
Mẹ tôi vẫn còn đang sống với bà con

- Anh thế nào cũng phải về thăm ?
- Tôi mãi chần chừ cũng đã mấy năm
Chỉ vì tôi không muốn làm mẹ tôị.. đau khổ

Anh cúi xuống nhìn đôi chân gỗ
Mắt rưng rưng không nói thêm lời
Ngoài hiên mưa bắt đầu rơi
Rơi thấm ướt lòng chúng tôi đêm ấy

Tôi cầm lấy tay anh
Đôi bàn tay lạnh giá
Mắt nhìn nhau như đã nói nghìn câu
Tôi thấy trong vô cùng hun hút đêm sâu
Chảy trong chúng tôi chung một dòng máu đỏ
Đời chúng tôi đời những đứa con hoang
Tim chúng tôi rung một nhịp Việt Nam
Hồn chúng tôi hồn bốn nghìn năm cũ

Anh vỗ nhẹ vai tôi
Rồi khệnh khạng trở về bệnh viện
Tôi ngậm ngùi không thể nói thêm chi
Vì mai nầy tôi cũng sẽ ra đi
Đến một nơi tôi chưa hề nghĩ đến

Năm tháng vẫn trôi đi
Dòng đời muôn vạn bến
Nhưng lòng tôi khói thuốc chẳng hề tan.

Bà Mẹ Điên ..........................Trần Mạnh Hảo

Bà Mẹ Điên
Trần Mạnh Hảo
Có lần tôi đi ngang
Qua vỉa hè Đồng Khởi
Một bà ôm chiếc gối
Đứng hát như người say

Khoan chết đã con trai
Mẹ còn chờ mua sữa
Mai Ba về có hỏi
Mẹ biết nói sao đây

Người biết chuyện cho hay
Chồng bà đưa ra Bắc
Từ khi con trai mất
Bà trở thành người điên

Nhà bà là mái hiên
Tấm vải dầu che nắng
Sớm chiều khoai với sắn
Heo hút với bầy con
Bà ngày một héo hon
Bỏ vùng kinh tế mới
Về Sài Gòn chen lấn
Giữa cuộc đời đắng cay

Đứa con út ốm đau
Vẫn hằng đêm đòi sữa
Chẳng còn gì bán nữa
Ngoài giọt máu mẹ cha

Khi trời vừa sáng ra
Bà lại lên Chợ Rẫy
Lần nầy lần thứ mấy
Bà bán máu nuôi con

Trên đường về đi ngang
Ghé cửa hàng mua sữa
Bà gục người trước cửa
Suốt đêm mà không hay
Đứa con út đang đau
Chờ mẹ về chưa tới
Qua đời trong cơn đói
Thiếu cả một vòng tay

Khi bà về tới nơi
Thì con mình đã chết
Bà ôm con lạnh ngắt
Đứng hát như người say

Khoan chết đã con trai
Mẹ còn chờ mua sữa
Mai Ba về có hỏi
Mẹ biết nói sao đây

Đêm qua tôi nằm mơ
Thấy mình ôm chiếc gối
Đứng trên đường Đồng Khởi
Và hát như người điên.

Bầm Ơi ........................Tố Hữu

Bầm Ơi
Tố Hữu
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con thơ nhớ thầm ...
Bầm ơi có rét không bầm
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn,
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần

Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu
Bầm ơi sớm sớm chiều chiều
Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe
Con đi trăm suối ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi

Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước cả dôi mẹ hiền
Nhớ con bầm yên tâm nhé
Bầm của con, mẹ Vệ Quốc Quân
Con đi xa cũng như gần
Anh em đồng chí quây quần là con
Bầm yêu con yêu luôn đồng chí
Bầm quý con bầm quý anh em

Bầm ơi, liền khúc ruột mềm
Có con có mẹ còn thêm đồng bào
Con đi mỗi bước gian lao
Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm
Bao bà cụ từ tâm như mẹ
Yêu quý con như đẻ con ra
Cho con nào áo, nào quà
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi
con đi, con lớn lên chi ?
thương bầm ở nhà ngồi nhớ con

Nhớ con bầm nhé đừng buồn
Giặc tan con lại sớm hôm cùng bầm
Mẹ già tóc bạc hoa râm
Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con.

Yêu.................... Thế Lữ

Yêu
Thế Lữ
Ta đi thơ thẩn bên vườn mộng
Em nấp sau hoa khúc khích cười
Ngừng bước ta còn đương bỡ ngỡ
Lẳng lơ em ngắt đoá hồng tươi...

Em ném cho lòng ta đón lấy
Bông hoa phong kín ý yêu đương.
Hay đâu hoa giấu mầm gai sắc
Sướt cạnh lòng ta mấy vết thương

Yêu em từ đó ta phơi phới
Sống ở trong nguồn thú đắm say,
Nhưng cũng sống trong đau khổ nữa
Miệng cười trong lúc nhắm chua cay.

Bông hoa rừng ..............Thế Lữ

Bông hoa rừng
Thế Lữ
Tặng Đoàn Phú Tứ
Trèo lên trên đỉnh non cao
Nghe lời chim gọi, gió dào dạt thưa.
Bỗng đâu gặp gỡ tình cờ
Cô nàng cao váy ỡm ờ đứng trông.
Tóc cô gió lẳng lơ chòng,
Nắng vàng giỡn cặp má hồng hồng tươi.
Mắt như nước lặng in trời
Cánh đào thắm nét, miệng cười như mơ,
Khiến lòng ta những say sưa:
Phải người ta vẫn đợi chờ đây chăng?
Trái tim đếm bước ngập ngừng
Lại gần ta hỏi ai rằng: "ai ơi!
Theo đường nước chảy mây trôi
Để lòng ra khắp phương trời, ta xem
Ở đâu nhắn gió đưa chim,
Ở đâu thiếu nữ trông tìm người yêu.
Tới đây thấy cảnh đìu hiu,
Phải chăng người ở trên đèo mong ta

Bồi hồi ta đợi lời thưa
Nhưng cô sơn nữ hững hờ trông mây...
Sóng xuân đôi mắt lung lay
Tình xuân nồng đượm đôi mày thanh thanh.

Cười duyên đắm đuối trời tình
Lòng ta như muốn tan thành hư không.
Ta ôm thiếu nữ trong lòng;
Người yêu thoắt biến thành bông hoa rừng.

Bông hoa nay vẫn còn hương,
Lòng ta còn vết đau thương khôn cùng.
Đính hoa ở một bên lòng
Ngàn năm tiếc giấc mơ mòng khi xưa.

Bên sông đưa khách ..................Thế Lữ

Bên sông đưa khách
Thế Lữ
(Lời con hổ ở vườn bách thú)
** Tặng tác giả Đời mưa gió **
Lòng em như nước Trường Giang ấy
Sớm tối theo chàng tới Phúc Châu.
(Lời Kĩ nữ)
Trời nặng mây mù. Mấy khóm cây
Đứng kia không biết tỉnh hay say.
Đỗ bờ sông trắng, con thuyền bé.
Cạnh lớp lau già gió lắt lay.

Tôi tiễn đưa anh đến tận thuyền
Để dài thêm hạn cuộc tình duyên.
Thuyền đi tôi sẽ rời chân lại.
Tôi nhớ tình ta, anh vội quên

Thuyền khách đi rồi, tôi vẫn chờ
Lòng tôi theo lái tới phương mô.
Bâng khuâng trong cõi sầu vô hạn
Không khóc vì chưng mắt đã khô.
Đâu biết rằng anh cũng chỉ là
Khách chơi giây lát ghé chơi qua;
Rồi thôi níu áo không tình nữa
Để mặc tình ai khổ, ước, mơ.

Tôi chỉ là người mơ ước thôi
Là người mơ ước hão! Than ôi!
Bình minh chói lói đâu đâu ấy
Còn chốn lòng riêng u ám hoài.

Mà biết vô duyên vẫn cứ mong
Trăm năm ôm mãi khối tình không,
Trọn đời làm kẻ đưa thuyền khách:
Thuyền chảy, trơ vơ đứng vời trông.

Nhớ rừng .............Thế Lữ

Nhớ rừng
Thế Lữ
(Lời con hổ ở vườn bách thú)
Gặm một khối cǎm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ bị nhục nhằn, tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuổng bên vô tư lự.

Ta mãi sống trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trǎng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển động bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những buổi bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối:
Hoa chǎm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng
Lẩn lút bên những mô gò thấp kém;
Dǎm vừng lá hiền lành không bí hiểm
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn nǎm cao cả, âm u.
Hỡi oai linh cảnh nước non hùng vĩ
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chǎng trong những ngày ngao ngán
Ta đang theo giấc mộng vàng to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

100 bài thơ hay thế kỷ 20 vừa được công bố tại Quốc Tử Giám nhân ngày thơ Việt Nam 2007.

100 bài thơ hay thế kỷ 20 vừa được công bố tại Quốc Tử Giám nhân ngày thơ Việt Nam 2007.





1 ) Nguyên Tiêu - Hồ Chí Minh.
2 ) Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử.
3 ) Hai sắc hoa tigôn - T.T.KH.
4 ) Bến đò ngày mưa - Anh Thơ.
5 ) Quê hương - Giang Nam.
6 ) Nguyệt cầm - Xuân Diệu.
7 ) Mắt buồn - Bùi Giáng.
8 ) Thu điếu - Nguyễn Khuyến.
9 ) Những bóng người trên sân ga - của Nguyễn Bính.
10) Núi Đôi - Vũ Cao.
11) Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm.
12) Tràng Giang - Huy Cận.
13) Say đi em - Vũ Hoàng Chương.
14) Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ.
15) Tây tiến - Quang Dũng.
16) Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà.
17) Đường khuya trở bước - Đinh Hùng.
18) Tỳ bà - Bích Khê.
19) Tiếng thu - Lưu Trọng Lư.
20) Nhớ rừng - Thế Lữ.
21) Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ.
22) Thị Màu - Anh Ngọc.
23) Trời và đất - Phan Thị Thanh Nhàn.
24) Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương - Việt Phương.
25) Lời mẹ dặn - Phùng Quán.
26) Có khi nào - Bùi Minh Quốc.
27) Tự hát - Xuân Quỳnh.
28) Áo lụa Hà Đông - Nguyên Sa.
29) Tống biệt hành - Thâm Tâm.
30) Nghe tiếng cuốc kêu - Hữu Thỉnh.
31) Màu thời gian - Đoàn Phú Tứ.
32) Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng - Chế Lan Viên.
33) Thương vợ - Trần Tế Xương.
34) Em tắm - Bạc Văn Ùi.
35) Nhớ vợ - Cầm Vĩnh Ui.
36) Đồng chí - Chính Hữu.
37) Viếng bạn - Hoàng Lộc.
38) Ông đồ - Vũ Đình Liên.
39) Những mùa trăng mong chờ - Lê Thị Mây.
40) Khi con tu hú - Tố Hữu.
41) Mưa đêm lều vó - Trần Huyền Trân.
42) Bài thơ tình ở Hàng Châu - Tế Hanh.
43) Bến Mi Lăng - Yến Lan.
44) Chiều - Hồ Dzếnh.
45) Tạm biệt Huế - Thu Bồn.
46) Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ.
47) Vào chùa - của Đồng Đức Bốn.
48) Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc - Văn Cao.
49) Sư đoàn - Phạm Ngọc Cảnh.
50) Ngày Hòa bình đầu tiên - Phùng Khắc Bắc.


Tiếp...
51) Anh đừng khen em - Lâm Thị Mỹ Dạ.
52) Nhớ - Hồng Nguyên.
53) Dặn con - Trần Nhuận Minh.
54) Khóc người vợ hiền - Tú Mỡ.
55) Một ngày ta ngoái lại - Đinh Thị Thu Vân.
56) Người đàn bà ngồi đan - Ý Nhi.
57) Dọn về làng - Nông Quốc Chấn.
58) Đò lèn - Nguyễn Duy.
59) Cha tôi - Lê Đạt.
60) Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm
61) Núi mường Hung dòng sông Mã - Cầm Giang.
62) Những đứa trẻ chơi trước cửa đền - Thi Hoàng
63) Nỗi niềm Thị Nở - Quang Huy.
64) Lên Cấm sơn - Thôi Hữu.
65) Lời nói dối nhân ái - Trang Thế Hy.
66) Gánh nước đêm - Á Nam Trần Tuấn Khải.
67) Hội Lim - Vũ Đình Minh.
68) Nhớ máu - Trần Mai Ninh.
69) Đợi - Vũ Quần Phương.
70) Tên làng - Y Phương.
71) Bài thơ của một người yêu nước mình - Trần Vàng Sao
72) Người đẹp - Lò Ngân Sủn.
73) Đồng dao cho người lớn - Nguyễn Trọng Tạo.
74) Dấu chân qua trảng cỏ - Thanh Thảo.
75) Đất nước - Nguyễn Đình Thi.
76) Những người đàn bà gánh nước sông - Nguyễn Quang Thiều.
77) Bao giờ trở lại - Hoàng Trung Thông.
78) Bờ sông vẫn gió - Trúc Thông.
79) Thăm lúa - Trần Hữu Thung.
80) Nói sao cho vợi - Thu Trang.
81) Bên mộ cụ Nguyễn Du - Vương Trọng.
82) Nhớ Huế quê tôi - Thanh Tịnh.
83) Bếp lửa - Bằng Việt.
84) Vườn trong phố - Lưu Quang Vũ.
85) Miền Trung - Hoàng Trần Cương.
86) Lên Côn Sơn - Khương Hữu Dụng.
87) Đọc thơ ức Trai - Sóng Hồng.
88) Đêm mưa - Hoàn.
89) Cửu Long giang ta ơi - Nguyên Hồng.
90) Người về - Hoàng Hưng.
91) Trở về quê nội - Ca Lê Hiến.
92) Một vị tướng về hưu - Nguyễn Đức Mậu.
93) Gửi bác Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa.
94) Đèo cả - Hữu Loan.
95) Cô bộ đội ấy đã đi rồi - Phạm Tiến Duật.-
96) Quê hương - Nguyễn Bá Chung.
97) Cổ lũy cô thôn - Phạm Thiên Thư.
98) Bông và mây - Ngô Văn Phú.
99) Mẹ - Nguyễn Ngọc Oánh.
100) Tháp Chàm - Văn Lê.

Những câu thơ hay đáng nhớ

Những câu thơ hay đáng nhớ
Thuần Vũ

Nhớ lại năm nào, cố thi sĩ Tô Hà có sáng kiến chọn Những câu thơ hay trong trí nhớ. Năm ngoái, nhân Ngày thơ Việt Nam, Hội nhà văn có sáng kiến chọn các câu thơ hay để thả lên trời. Đó là những cách tôn vinh thơ thật dễ thương.

Năm nay, Khoa ST & LL-PVVH tổ chức Ngày thơ Việt Nam tại Khoa, xin noi theo “lệ cũ”, chọn ra đây một số câu thơ hay của các nhà thơ Việt Nam hiện đại. Việc tuyển chọn chỉ có một căn cứ duy nhất là hay. Chắc chắn danh sách này còn được nối dài hơn nữa. Đây chỉ là kết quả của phút ngẫu hứng mà thôi. Xin được chia sẻ cùng bạn đọc. (BBT)
Ta con bê lạc dáng chiều xanh
Đi mãi tìm sim chẳng chín
Hoàng Cầm

Tôi khóc những chân trời không có người bay
Lại khóc những người bay không có chân trời
Trần Dần

Mưa rơi không cần phiên dịch
Trần Dần

Tôi chỉ viết trên giấy có kẻ giòng
Phùng Quán

Tóc hong mùi ca dao
Thu rất em
và xanh rất cao
Lê Đạt

Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Quang Dũng

Bông loa kèn nở ngang tàng mùa hạ
Dương Kiều Minh

Ngày buồn ăn cả vào đêm
Em ngồi như núi lặng im mà buồn
Hoàng Hưng

Tôi đứng về phe nước mắt
Dương Tường

Trời cứ xanh như rút ruột mà xanh
Cây cứ biếc như vặn mình để biếc
Thi Hoàng

trăng vẫn đấy mà em xa quá
nơi cuối trời em có ngóng trăng lên
Hoàng Hữu

Cứ chìm nổi giữa đám đông
Riêng ta xác định ta không là gì
Nguyễn Duy

Trên đò các cụ tụng kinh
Chúng mình trẻ quá chúng mình “tụng” nhau
Phạm Công Trứ

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình…
Lưu Quang Vũ

Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng
Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay
Phạm Tiến Duật

Đứng một ngày đất lạ thành quen
Đứng một đời em quen thành lạ
Vũ Quần Phương

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Y Phương

Hai mươi năm chị tôi đi đò đầy
Cứ sợ đắm vì mình còn nhan sắc
Hữu Thỉnh

Từ trời xanh
rơi
vài giọt tháp Chàm
Văn Cao

Nụ cười của em
Hoa nhỏ vàng hoe nghiêng xuống tỏa thơm
Nguyễn Đình Thi

Tôi yêu đất nước này chân thật
Như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi
Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi
Trần Vàng Sao

Có thương có nhớ có khóc có cười
Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi
Nguyễn Trọng Tạo

THUẦN VŨ