Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Theo thầy Tam Tạng thỉnh kinh miền Thiên-Trúc.







Trong kho tàng văn chương Trung Hoa, bộ Tây Du Ký diễn nghĩa của Ngô Thừa Aạn tiên sinh (1500-1541), được xếp vào hàng lục tài tử và phổ biến rất rộng rải. Ðọc truyện, ai cũng ưa thích các nhân vật Tôn ngộ Không, Trư bát Giới, Sa ngộ Tịnh và nhất là Ðường Tăng Tam Tạng. Tác phẩm vừa chọc cười duyên dáng nhưng cũng không kém phần triết lý cao siêu với nhiều ý tưởng thâm trầm, Do giá trị trên mà Tây du Ký đã được dich ra nhiều thứ tiếng, lại được soạn thành kịch bản , tuồng hát và đưa lên màn bạc. Ðường Tăng hay Tam Tạng dưới ngòi bút của Ngô thừa Aạn là một nhân vật huyền thoại nhưng trong dòng sử Tàu, nhận vật này lại chính là nhà sư Trần Huyền Trang sống vào thời Ðại Ðường. Oạng được các sử gia xếp vào hàng vỉ nhân của thế giới, qua cuộc hành trình đơn độc từ Trung Hoa tới Aãn Ðộ, ròng rã suốt mười mấy năm dài như đã kể lại trong “ Ðại Ðường từ ân Tam Ta.ng phóng sự truyện” . Ngoài ra ngài cũng đã mang về nước ba tạng kinh Phật nguyên bổn vô cùng giá trị.

I - Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân :
Chuyện thỉnh kinh Phật tại Thiên Trúc của Thầy Huyền Trang , là một việc có thật trong lịch sử và tất cả cuộc hànbh trình đều được viết lại , để dâng lên vua Ðường Thái Tông, qua tác phẩm Ðại Ðường Tây Vực ký. Nhưng tại sao lại có bộ Tây du ký với nội dung gần như mâu thuẫn hoàn toàn với sự thật ? Theo nhận xét của những nhà phê bình văn học, thì hiện tượng này cũng chẳng có gì để ngạc nhiên và thắc mắc vì thời trung cổ tại nước Tàu, hầu hết các tác phẩm nổi tiếng trước khi được hoàn thành, đều phải trải qua giai đoạn văn chương truyền khẩu xuất phát từ dân gian. Cũng vì vậy ngay thuở Ðường Tăng còn sinh tiền, chuyện thỉnh kinh của ông cũng đã được thần thông hóa, bằng chứng còn tìm thấy trong tác phẩm của nhà sư Tuệ Lập, một cao đồ cuả Huyện Trang đã viết về sư phụ mình.

Về xuất xứ,truyện Tây Du ký hiện đang lưu hành của tác giả Ngô thừa Aạn dựa theo cốt truyện của Dương Chí Hòa đời nhà Minh, rồi thêm bớt cho hợp lý, thuận theo trào lưu, giống như các tác phẩm Tam Quốc , Thủy Hử.. Về tác giả cũng đã thấy nhiều tranh cãi giữa Ngô thừa Aạn và Khưu xứ Cơ. Thức tế có hai bộ truyện đều mang tên Tây du ký, một của Khưu xứ Cơ viết về cuộc đi xứ tới Tây Vực thời Nguyên Thái Tổ và bộ khác của Ngô thừa Aạn kể chuyện bốn thầy trò Ðường Tăng vâng lịnh vua đi thỉnh kinh Phật tại Thiên Trúc. Ngoài ra ngay chính tác phẩm của Ngô thừa Aạn cũng đã có nhiều dị bản nhưng chỉ có bản in do Kim Lăng Thế Ðức Ðường thư quán, thời vua Vạn Lịch 20, đời nhà Minh, ấn hành năm 1592, mới được công nhận là nguyên bản.

2- Thân Thế Tác Giả :

Ngô thừa Aạn người đời Minh, tự Như Trường, hiệu là Xạ Dương Chân nhân, sinh khoảng năm 1500 và mất năm 1582. Nguyên quán Phú Hòa An, huyện Sơn Dương nay thuộc tỉnh Giang Tô. Oạng xuất thân từ một gia đình tiểu thương nhưng từ thuở nhỏ đã nổi tiếng khắp vùng là văn hay, chữ tốt, học rộng, tài cao. Thảm thay học tài thi phận, cái vòng danh lợi lẩn quẩn của thế nhân luôn hành hạ những bậc đại tài, nên ông lận đận mãi trong chốn trường thi, chỉ đổ được cử nhân vào năm 45 tuổi (1544 đời Gia Tĩnh thứ 23), nên sau đó phải bán chữ nuôi miệng. Vào những ngày cuối đời mới được bổ làm một chức quan nhỏ tại Huyện. Lúc đó đã 66 tuổi, nên chỉ được một vài năm thì cáo lão . Tác phẩm Tây Du ký được viết trong giai đoạn này, ngoài ra tiên sinh còn lưu lại tập Xạ Dương tôn ca.

Ngô thừa Aạn sống trong khoảng 1500-1582 nên trải qua nhiều thời vua đời Minh từ Chánh Ðức tới Vạn Lịch. Qua thân thế của tác giả , ta cảm thương cho thân phận bọt bèo của những tài danh phi thường nhưng trót sinh lầm thế ky, giống như những hoàn cảnh của Nguyễn công Trứ, Cao Bá Quát, Từ diễn Ðồng, Tú Xương, Tản Ðàà.. của Việt Nam . Ðã mang phận nghèo, lại bất đắc chí nên suốt đời gần như bị xã hội ruồng bỏ.

Ðứng bên lề cuộc sống, chứng kiến được những mục nát bất công của triều đình nhà Minh, cộng thêm sự bạo ngược tàn ác của vua chúa đương thời nên Ngô tiên sinh đã ký thác tâm sự của mình qua từng nhân vật trong tác phẩm, sử dụng lối văn ngụ ngôn để phản ảnh cuộc dời gian ác bất công, bể dâu trầm thống, chì vì tranh ngôi, đoạt danh, ham lợi lộc tiền tài.. Con đường thỉnh kinh từ Trung Hoa tới cõi Thiên Trúc Tây Phương xa lắc đầy hiểm nguy trắc trở, cũng chính là con đường mà ông và nhân sinh đã trải qua nơi trần thế hằng hằng đau khổ. Còn bốn nhân vật chính trong truyện như Tề Thiên, Bát Giới, Sa Tăng, Tam Tạng trong dụng ý của tác giả, cũng chính là bốn bản tính cố hữu của con người : Thiện, ác, long tham sân si và đức hiếu sinh của con người. Chính cái sâu sắc đó đã làm nổi bật niềm tâm sự ký thác của tác giả với hậu thế qua quan niệm “ ai là người chính nhân chính thống, ai là kẻ bất lương gian tà ?”

Tóm lại Tây Du ký có tất cả 100 hồi, phần đầu giới thiệu cuộc đời của Tôn Ngộ Không và thân thế Ðường Tăng. Từ hồi thứ 8 trở về sau, kể lại hành trình đi thỉnh kinh của 4 thầy trò Tam Tạng. Nói chung, tác giả rất thành công khi mượn nhân vật Tôn Ngộ Không dùng tài trí để dẹp yên bọn cầm quyền bất tài, xôi thịt dưới dạng yêu quái. Cuối cùng tác giả cũng không tiếc lời ca tụng sự hợp nhất của tam giáo, đề cao Phật Pháp vô biên, nói về thuyết định mệnh và sự báo ứng nhân quả.

3- Thánh tăng Trần Huyền Trang :

Chính con đường tơ lụa ngày xưa cũng là lộ trình thỉnh kinh của Ðường Tăng. Mấy năm gần đây, điện ảnh của Trung Cộng đã thực hiện bộ phim Tây Du ký tại vùng tự trị của dân tộc Hồi Hồi ở xứ Ô Lỗ Mộc Tế (Tân Cương). Sở dĩ người ta chọn vùng này làm bối cảnh cho bộ phim vì những tình tiết trong bộ truyện Tây Du, đều có liên quan tới Tân Cương. Ðiểm quan trong nhất ở đây là lộ trình đi thỉnh kinh của 4 thầy trò Ðường Tăng trong truyện hay của nhà sư Trần huyềnTrang ngoài đời, cũng là hình bóng của con đường tơ lụa ngày xưa. Theo tài liệu còn lưu trữ , thì từ thời thượng cổ người ta đã làm con đường trên. Sau khi đã ra khỏi biên địa Trung Hoa, con đường được phân thành hai nhánh , một đi về hướng tây bắc đến Ba Tư, Trung Ðông sang tận Aạu Phi. Nhánh còn lại rẽ về hướng tây nam qua La Bố Bạc (Tây Tạng), A Phú Hãn tới Aãn Ðộ. Chính Huyền Trang đã theo lộ trình này để tới Thiên Trúc thỉnh kinh.. Còn nhà du hành người Ý là Marco Polo hơn 700 năm về trước , đã căn cứ vào tài liệu của Huyền Trang để lại, thực hiện chuyến du hành bằng con đường tơ lụa xưa, từ Aạu qua các nước Trung Á tới tận Viễn Ðông. Ngày nay , đối với con đường huyền thoại xưa, đó là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư , vì nó chạy qua hầu hết các quốc gia Á Aạu đang sản xuất dầu lửa và khí đốt.. Dự án tái tạo con đường liên lục địa cũng được LHQ tài trợ. Lộ trình cũng vẫn như củ, vào Trung Cộng tại Tây An và tới biển đông ở Giang Tô

Vào thời mà Ðường Tăng Huyền Trang đi thỉnh kinh, con đường tơ lụa Nam tuyến còn là một tử lộ, với ngàn muôn bắc trắc hiểm nguy, qua nhiều quốc gia, bộ tộc có ngôn ngữ và nền văn hóa hoàn toàn khác biệt với người Hán. Sự tuyệt diệu ở điểm tương đồng giữa cảnh thực ngoài đời và tình tiết trong truyện đã tìm thấy tại nhiều nơi. Ðiều này chứng tỏ tác giả khi đặt bút thành văn, đã dày công nghiên cứu ngoại cảnh hoặc từng trải qua, chứ không phải hư cấu bừa bãi, vu vơ như ta hằng tưởng trước đây. Ðể minh chứng, hãy đem vài đoạn trong truyện so sánh với thực tế như hồi Tôn ngộ Không đánh với Thiết Phiến công chúa để cướp quạt lôi phong, quạt tắt hỏa diệm sơn. Căn cứ vào bản đồ , thì vùng đó tương ứng ở một địa điểm nằm về phía bắc tỉnh Tân Cương, nơi đây khi trước có núi lửa nhưng đã ngưng hoạt động từ lâu. Ở đây vào mùa hè, ánh nắng gây gắt rọi vào các vách núi tạo bởi nham thạch màu đỏ, phản chiếu thành màu sắc long lánh , từ xa nhìn khiến ta có ấn tướng núi lửa đang hoạt động. Về việc Sa Tăng tại Lưu Sa Hà, tuy rằng tìm trên bản đồ không thấy địa danh này nhưng các nhà viết sử vẫn dựa vào thiên Vũ Cống trong kinh thư để chứng minh “ Ðạo nhược thủy chi ư hợp lệ, du ba nhập lưu sa hà “ để xác quyết vùng sa mạc Tân Cương có một con sông cát tên là Lưu Sa . Theo lời kể , khách khi vượt qua sa mạc, thường gắp phải những hiện tượng cát chạy, từ xa nhìn không khác gì một con sông đang cuồn cuộn nước.. Cũng do hiện tượng phản chiếu này, nhiều lữ khách đã bị cát vùi khi vô tình bước vào tử lộ này. Về địa danh Cao Lão Trang, nơi Bát Giới cưới vợ cũng là một địa danh có thật. Theo sách Hà Hương Quản Tỏa Ngôn có ghi rõ, trên đất Tây Tạng nơi con đường tơ lụa chạy ngang qua, có rất nhiều quán trọ dành cho khách lữ hành , cách đó 40 dặm về hướng tây nam, có xóm Cao Lão Trang. Sau rốt là câu chuyện về trái nhân sâm, cũng không phải là sự tưởng tượng. Theo sách Thuật Kỳ Dị phần đề cập tới nước Ðại Thục, có một thung lũng kỳ bí, nơi đó mọc một loại cây cành đỏ lá xanh. Mỗi cành lại kết tụ nhiều quả có hình giống như ấu nhi, dài tới 6-7 tấc. Trái biết cười với người nhưng nếu đụng vào, trái sẽ rụng tức khắc. Ðặc biệt cành nào có một trái rụng, toàn bộ ấu nhi trên cành đó sẽ khô héo và chết theo.

+ Ðường Tăng trong lịch sử Trung Hoa :

Trong Tây Du ký, Ngô thừa Aạn viết rằng Ðường Tăng là con của Trạng nguyên Trần quang Nhụy và Oạn Kiều. Trên đường tới nhiệm sở nhậm chức, tại Giang Châu bằng đường thủy, gia đình Trần trạng nguyên bị cướp. Cha ông bị giặc giết, mẹ ông vì lúc đó đang mang thai ông nên chịu sống nhục tới khi sanh thì gói lại và đặt trên một mãnh ván thả trôi sông. Nhờ sư cụ chùa Kim Sơn vớt và nuôi dưỡng , qui y Phật pháp và trở thành Ðường tăng Tam Tạng hay thánh tăng Trần huyền Trang.

Ngoài đời, thánh tăng tên thật là Trần Vĩ, sanh năm 596 (sau tây lịch), nhằm đời Tùy Dưỡng Ðế thứ 16 tại huyện Câu Thị, Lộ Châu, nay là thành phố Yêm Sư, tỉnh Hà Nam. Riêng về năm sinh của Huyền Trang, nhà sử học người Pháp là R.Grousset ghi trong tác phẩm Sur les traces du Boudha, thì năm sinh là 602. Dòng họ Trần Gia nhiều đời ngụ tại Du Tiên Hương, Khổng học Lý, Phụng hoàng cốc kế cận chùa Thiếu Lâm tự, vốn là một gia tộc bao đời thấm nhuần Khổng học. Nay ngược lại thời gian hơn 1400 năm về trước, quê hương của Ðường Tăng chỉ là thôn ấp hẻo lánh, nghèo nàn nhưng về cảnh sắc thì vô cùng thơ mộng và xinh đẹp. Ðây cũng chính là nơi hai con sông Y và Lạc gặp nhau. Theo sử Tàu, thì Câu Thị là quê hương của Hoàng Ðế, quốc tổ của người Hán, cũng là nơi mà nữ thần xinh đẹp Lạc Thủy cùng đám tiên nữ thường xuống tắm gội vào những đêm trăng. Yêm Sư quả là địa linh nhân kiệt nhưng bao đời cũng vẫn chỉ là một huyện thành nhỏ nhoi vắng người. Từ năm 1993 nhờ Trung Cộng đổi mới kinh tế, Yêm Sư được nâng cấp là thành phố với diện tích 943 km2 và dân số 700.000 người. Hiện nơi này đang phát triển mọi mặt nhất là ngành du lịch vì Yêm Sư từ 4000 về trước đã là trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của nhà Hạ. Thế kỷ thứ 5 (STL), Yêm Sư là kinh đô của nhà Bắc Ngụy, hiện còn sót lại ngôi mộ của Lã Bất Vi ( ?- 235 TrTL), nguyên là nhà buôn, tướng quốc cũng là cha ruột của Tần Thủy Hoàng.. Kế bên còn có phần mộ của nhà đại thư pháp đời Ðường là Nhậm thân Khanh (709-786) nhưng điẻm đặc biệt và quan trọng nhất của Yêm Sư hôm nay là công trình kiến trúc mang tên Vạn Quốc lịch hiến cung, trong đó mô tả lại con đường thỉnh kinh gian nan cực khổ của Trần Huyền Trang thuở trước. Riêng ngôi nhà củ của Trần Gia ở Trần Hà cũng được trùng tu và giữ gìn . Ðây là điểm thu hút nhiều khách du lịch và Phật giáo đồ từ khắp nơi tới hành hương và chiêm ngưỡng một thắng tích lịch sử.

+ Huyền Trang trốn vua, một mình đi Thiên Trúc thỉnh kinh :

Tuy xuất thân từ Nho giáo nhưng Trần gia đồng thời cũng rất sùng mộ đạo Phật. Do trên năm lên 13 tuổi, Huyền Trang nối gót theo trưởng huynh, xuất gia tại chùa Tịnh Ðộ, Lạc Dương, Hà Nam.Trong thời gian này, Trung Hoa đang hỗn loạn , giặc giã nổi lên khắp nơi chống lại nhà Tùy. Do trên, để lánh nạn, anh em ông phải rời Lạc Dương, tới tu ở chùa Không Túc tại Thành Ðô, Tứ Xuyên. Năm 618 Lý Uyên tiêu diệt được nhà Tùy, lập nhà Ðường, vãn hồi lại an ninh, kỷ cương trong nước. . Vì thế, Huyền Trang một mình trở lại Trung Nguyên, đến tu tại Trường An, Thiểm Tây. Ðời Ðại Ðường (618-713) ,kinh đô Trường An là chốn phồn hoa đô hội, một thành phố thanh lịch, nơi qui tụ hàng tao nhân mặc khách mà danh thơm muôn thuở vẫn còn lưu tới ngày nay như Lý Bạch, Hạ Trí Chương, Ðổ Phủ.. Ngoài ra đây cũng là cái nôi của Phật Giáo Viễn Ðông nên qui tụ đầy các bậc thức giã từ bốn phương trời, cộng với các Ðại sư các nước Trung Á, Cao Ly, Nhật Bản, Tây Ta.ng.. Cũng vì thế nên Phật giáo Trung Hoa bị phân hóa trầm trọng , phân chia thành nhiều phe phái và tai hại nhất là các kinh sách, luật lệ, giáo lý nhà Phật rất mâu thuẫn và chứa đầy dị biệt, trong lúc được dịch thuật từ nguyên bổn Aãn Ðộ. Vốn mang sẵn chí lớn và tâm nguyện hiến trọn đời mình cho Phật Pháp, nên Huyền Trang rời kinh đô chu du khắp nước, tới các chùa chiền suốt hai bờ đại giang nam bắc nhưng nơi nào Oạng cũng thất vọng não nề, gần như bế tắc. Ðây chính là động lực thúc đẩy Huyền Trang phải đến tận Aãn Ðộ , chính mắt đọc cho được các nguyên bổn kinh sách, cũng như sưu tầm thêm tài liệu, đồng thời chiêm bái các Phật tích nơi miền Thiên Trúc. Năm ba mươi mốt tuổi, một cơ duyên khác lại đến, càng làm nung nấu thêm ý chí tây du sẵn có. Ðó là sự hiện diện của một nhà sư Aãn Ðộ nổi tiếng đương thời tên Ba Phả Mật Ðà La, đệ tử giỏi của Học giả Giới Hiền, kẻ quyền uy đang lãnh đạo chùa Na Lan Ðà (Thiên Trúc), đến thăm kinh đô Trường An bằng đường biển. Chí đã quyết, Huyền Trang cùng bạn bè dâng sớ xin phép vua Ðường Thái Tông đi Thiên Trúc thỉnh kinh và tu học. Chẳng những không chấp thuận, nhà vua còn xuống chỉ nghiêm cấm, không cho phép bất cứ ai xuất ngoại.
Do đó Huyền Trang phải lén lút đi Cam Túc, một tỉnh cực bắc của Ðại Ðường. Rồi cũng nhờ cơ duyên, ông lần mò tới được Lương Châu là cửa ngỏ phát xuất con đường tơ lụa từ Trung Hoa đi các nước Tây Vực. Ðây là một đô thị lớn của Hà Tây, nay thuộc huyện Uy Viễn, tỉnh Cam Túc, một địa danh thường đước nhắc nhớ trong văn học qua bài phú Lương Châu :” Bồ đào mỹ tửu dạ lương bôi, dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi, túy ngọa sa trường quân mạc vấn, cổ nhân chinh chiến kỹ nhân hồi ?”. Rồi chờ một thời gian ngắn, cuối cùng cũng tới được thành Lan Châu và nhờ viên thủ thành là kẻ ngoan đạo nên đã giúp ông phương tiện, trốn khỏi Ngọc Môn Quan và đồn Ngũ Phong là hai biên ải vô cùng cẩn mật nơi biên địa. Trước những hiểm nguy và khó khăn chồng chất, những người đồng hành lần lượt bỏ về. Cũng may Oạng đước một thương gia người Hồi, đổi cho con ngưa già đã từng qua lại nhiều lần hai vùng biên ải hiểm trở trên. Nhờ vậy Huyền Trang thoát được, từ đó một mình nhờ con ngựa quen đường , dấn thân vào vùng sa mạc mông mêng cát nóng.

Trên đại sa mạc Gobi, thuộc Nội Mông từng được người Hán ví là dòng sông cát, để diễn tả cái cùng tận của đất trời. Cũng chính tại đó, Huyền Trang ngày ngày với con ngựa già chỉ thấy bao la một màu trắng xóa, đó đây la liệt những đống xương vô định của người,lừa, ngựa kể cả lạc đà., tuyệt nhiên là nổi trống vắng rùng rợn của nắng, gió và cát mà thôi. Tóm lại đây là tử địa, không có nước, bóng cây và tiếng người.. Thêm vào đó đường mòn càng lúc càng chia trăm nẻo, cũng may nhờ có con ngựa già đã quen lối trên nẻo đường tơ lụa, nên không bị lạc. Nhưng ví ý chí sắt đá, thà chết chớ không bao giờ quay trở lại Ðại Ðường khi tâm nguyện chưa đạt thành, nên Huyền Trang lặn lội trong sa mạc chết suốt năm ngày đêm với đói, khát và tuyệt vọng. Nhưng giữa lúc người ngựa sắp ngã quỵ thì bổng từ dâu, trời thổi một trận gió lạnh buốt, cũng con ngựa già cũng đang nằm quị bất động, bổng vùng dậy , cõng Huyền Trang phi nước đại suốt hai ngày nữa mới tới được một ốc đảo xanh tươi có ao nước ngọt trong veo, mát lịm.

Từ đó, qua cơ duyên trời ban, Huyền Trang tới được nước Y Ngô ( Ulghur) và được tiếp đón trọng thể. Trong lúc đang ở nước này thì có sứ thần của Cao Xương Quốc (Quôse) vâng lịnh Quốc vương Nhã Nhĩ Thành đến thỉnh. Cao Xương là một nước lớn và quan trọng nhất ở Tân Cương. Nhà vua cũng như triều thần và dân chúng rất mộ đạo Phật. Do trên khi Ðường Tăng tới, vua rất kính trọng và khẩn khoản mời Oạng ở lại làm quốc sư để truyền bá đạo pháp nhưng Huyền Trang một mực từ chối, cuối cùng tuyệt thực thà chết hoặc được đi thỉnh kinh. Trước ý chí sắt đá của nhà sư, vua đành chấp thuận nhưng lưu thêm một tháng để thuyết pháp. Ngày ra đi vua Cao Xương cấp cho Huyền Trang 30 con ngựa chiến, 25 người tùy tùng với đầy đủ lương thực, nước uống và quần áo ấm để đoàn người vượt qua đỉnh Thiên Sơn cao ngất mây xanh, trùng trùng hiểm nguy băng giá. Nhà vua còn viết 24 lá thư gửi 24 nước lân cận, yêu cầu giúp đở Huyền Trang lúc cần thiết , nhờ vậy nhà sư mới an toàn trên đường thỉnh kinh.

Năm 630, sau khi vượt qua hết các nước trong vùng Tân Cương, qua các kinh đo Qurashah, Kutchs, núi Thiên Sơn và cuối cùng là hồ nước nóng Issik Koi là chỗ dành riêng cho hoàng gia tới nghĩ mùa đông. Từ đây con đường lại ngược về hướng tây nam, ngang qua thành phố Cheshia, nay là Teshkent, thủ đô của nước cộng hòa hồi giáo Kirghzistan trong Liên bang Sô Viết củ. Rồi lại vượt qua sa mạc đất đỏ Qiuzil Qum mới tới thành phố Samarguard, là giao điểm của con đường từ Aãn Ðộ đi Ba Tư và Trung Hoa. Ðây là một ốc đảo xanh tốt trên cao nguyên Ba Tư, nơi đã từng ghi dấu người ngựa của Ðại Ðế A Lịch Sơn, từ Ðịa Trung Hải sang chinh phục Aãn Ðộ. Thành phố này hiện thuộc A Phú Hãn, phía trước có Thiết Mộc Quan là một ngọn đèo cao ngất mây xanh . Qua khỏi đó sẽ tới thung lũng mặt trời Bamiyan, một kỳ quan của nước này với vô số tượng Phật đủ kích thước, được tạo hay khắc sâu trong vách núi. Tại đây có hai tượng Phật khổng lồ cao 53m và 35m. Ðây cũng là nơi Huyền Trang nán lại nhiều ngày để hành hương và chiêm bái. Tiếc thay bao nhiêu công trình vĩ đại của Thượng đề và tiền nhân đã bị bọn hồi giáo cực đoan Taliban , trong khi cầm quyền tại A phú Hãn phá hủy nhưng ngày nay đã được một số chuyên gia quốc tế đến tái tạo sau khi Taliban bị Hoa Kỳ tiêu diệt vào năm 2001.
Cuối cùng nhà sư cũng đạt được tâm nguyện khi đặt chân tới Kapisa thuộc Aãn Ðộ, dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nơi có nhiều tu sĩ Bà La Môn đang hành xác giữa trời đông lạnh lẻo. Tóm lại từ lúc rời Ðại Ðường tại đồn biên giới Ngũ Phong, đến khi vào đất Aãn, nhà sư Huyền Trang đã đi qua 24 nước lớn nhỏ của Trung Á, đi trên đỉnh cao nhất trong dãy Thiên Sơn (7200m), tới Nhiệt Hà trong lãnh thổ Liên Xô củ thuộc nước Ðột Quyết. Vượt sông Ô Hứa A Mẫu Hà (Amur Darya), qua Thiết Mộc Sơn ( Iron Gate) nay là đèo Bá Ðạt Khắc Sơn (Budakkhason) vô cùng hiểm trở của nước A Phú Hãn, không thua gì đỉnh Thiên Sơn tại Tân Cương.Sau đó lại phải vòng qua Ðại Tuyết Sơn (Hy Mã Lạp Sơn). Nhiều nơi Huyền Trang chỉ đi có một mình vì các đoàn hộ tống không thể vượt qua biên giới nước khác.

+ Huyền Trang vào Ðất Phật :
Lãnh thổ mà Huyền Trang đặt chân đầu tiên tại Aãn Ðộ là nước Kiện Bà La ( Granhala) nay là tỉnh Peshawar , nầm trên bờ đông Aãn Hà, đối diện với Pakistan, nơi có nhiều di tích của Phật giáo Bắc Tông. Sau đó Oạng đi dần xuống các tiểu quốc vùng đông nam như Taksasila, Nagrahra và xứ Ca Tập Di La tức là vùng Kasmir ngày nay, nầm dưới chân rặng Hy Mã Lạp Sơn ( vùng này từ năm 1947 tới nay là vùng tranh chấp đẫm máu giữa hai nước Aãn và Pakistan. Ðây cũng là nơi phát tích của Phật giáo đại thừa, nên ông được các sư sãi ở đây tro.ng đãi. Tại đây, Huyền Trang thụ giáo Phật pháp với Quốc sư Xứng Lão, là một bậc thầy tinh thông tất cả kinh sách, giáo lý và sự huyền diệu của Phật môn. Nơi này còn có chùa Am Ða Nhân Ðà, được coi như một tàng kinh các, chứa tới ba chục vạn kinh Phật. Vì vậy ông lưu lại đây hơn hai năm mới ho.c hết số kinh điển trên..

Sau đó Huyền trang lại tiếp tục cuộc hành trình về hướng đông, dùng thuyền lên thượng nguồn sông Hằng, để tới nước Nepal cũng ở dưới chân rặng Hy Mã Lạp Sơn. Ðây là quê hương của Ðức Phật Như Lai, vì vậy Huyền Trang được dịp đi khắp vùng để chiêm bái và hành hương khắp nơi từ Kapilavastu cho tới vườn Lumbini là chỗ Ðức Phật ra đời và vùng Kusinagara là chốn Phật Tổ nhập niết bàn. Oạng cũng tới Bénarès chiêm bái gốc bồ đề trong vườn lộc uyển là nơi Ðức Phật đắc đạo.

Từ năm 637 tới năm 638, Huyền Trang tho. Giáo với pháp sư Giới Hiền ( Cilabhedra) trong tu viện Na Lan Ðà. Ðây là một trung tâm Phật giáo Bắc Tông lớn nhất Aãn Ðộ lớn nhất thởi bấy giờ. Ðây cũng là một khu đại học gồm hàng chục tu viện với số tăng đồ theo học trên 10.000 người. Ngoài ra trong chùa còn có một đại thư viện chứa đủ các loại kinh sách của Phật giáo như kinh Vệ Ðà, các sách khảo cứu về Y khoa, Dược phẩm, Toán và Khoa học. Nhờ thế Huyền Trang đã hấp thụ hầu hết tinh hoa của Phật môn cũng như bộ kinh Du Già Luận ( Yagacara). Oạng cũng nghiên cứu cả kinh điển của Bà La Môn nhưng quan trọng nhất là Oạng học được Phạn ngữ, chìa khóa để ông có thể đi sâu vào thế giới tâm linh của Aãn Ðộ qua kinh sách. Rời tu viện sau khi tranh luận với một tu sĩ Bà La Môn về giáo lý của Phật giáo, ông tới thăm xứ Bengale ở phía đông Aãn Ðộ ( Vùng này nay là nước Bangladesh ).Tài đây Huyền Trang muốn dùng thuyền đi thăm đảo Simhala (Nay là Tích Lan), trung tâm của Phật giáo Nam Tông nhưng bị ngăn cản vì sóng gió nguy hiểm nên cuối cùng ông dùng đường bộ , băng ngang cao nguyên Dekhan, tới phía nam bờ biển đối diện với đảo Tích Lan nhưng vẫn không thăm được vì nơi đó đang xảy ra chiến tranh và nạn đói. Không thực hiện đước ý định, Huyền Trang lại đi ngược về hướng tây bắc, vòng vịnh Oman lên tới thượng nguồn sông Aãn Hà, nay thuộc nước Pakistan , để trở lại tu viện Na Lan Ðà. Năm 642 Huyền Trang được vua Kumara mời tới thuyết pháp ở Kamarupa ( nay là vùng Assam ) nầm sát biên giới Trung Quốc . Oạng lại được quốc vương Harsha, một đại quốc thời đó mời làm quốc sư và hứa sẽ giúp ông trở về Ðại Ðường bằng đường biển nhưng ông từ chối.

Tháng 4 năm 643 Huyền Trang trở về nước, mang theo nhiều kinh điển và tượng Phật. Nhờ hai quốc vương Harsha và Kumara giúp cho nhiều phương tiện chuyên chở như voi ngựa, lừa lạc đà cùng với xe cộ thuyền bè và đoàn tùy tùng hộ tống đông đảo nên chuyến về vô cùng thuận lợi.

+ Huyền Trang trở lại Ðại Ðường :
Lúc này nhà sư dẵ 48 tuổi. Trước khi nhập biên quan, Huyền Trang ghé nước Khotan và nhờ thương đội nước này chuyển cho một tấu chương xin Ðường Thái Tông tha tội và cho được nhập cảnh, vì trước đó ông đã lén đi thỉnh kinh. Do trên doằn người khi về tới phải nán lại Sa Châu chờ lệnh. Ngày 24 tháng giêng năm 645 ( sau TL), nhằm đời Ðường Trinh Quan thứ 19, Trần huyền Trang về tới Trường An, được vua phái các quan đại thần ra nghênh đón rất trọng thể. Tóm lại Huyền Trang rời Ðại Ðường đúng 17 năm, đi gần 30.000 km, đã trải qua 138 nước lớn nhỏ, ngày nay thuộc các nước Trung quốc (Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông), Liên Xô cũ, Ba Tư, A Phú Hãn, Pakistan, Aãn Ðộ, Bhutan, Nepal và Bangladesh. Vượt qua nhiều sa mạc hoang vu, bão cát chưa hề có người đặt chân tới. Ðã leo lên các đỉnh núi chọc trời, tuyết phủ vạn niên, lang thang các thung lũng đầy thú dữ và mọi ăn thịt người. Nhưng tất cả các tai nạn trên nhờ Trời Phật che chở nên cuối cùng đều qua hết. Chẳng những thế Huyền Trang lại được các vị vua đương thời cũng như quan dân các nước thương kính, giúp đỡ. Nhờ vậy ông mới được thành công và viên mãn, trở thành một bậc vĩ nhân hiển hách muôn đời. Oạng đã mang về Trung Quốc 159 xá lợi tử, 17 tượng Phật bằng gỗ quý, 675 bộ kinh Phật. Toàn bộ bảo vật trên, Huyền Trang đều dâng cúng vào Hoàng Phúc Tự tại kinh đô. Cảm đức độ của một bậc chân tu, vua Ðường phong ông chức thượng thư nhưng ông từ chối, chỉ xin cho mình được yên ổn để dốc lòng dịch các kinh sách đã mang từ Aãn độ về. Ngoài ra để làm vừa lòng vua, ông viết bộ Tây Vực Ký , ghi lại cuộc hành trình ròng rã 17 năm nơi xứ người trên đường thỉnh kinh. Bộ sách gồm 12 tập. Ðây là một tài liệu thật quý giá , giúp các sử gia cũng như nhà biên khảo muốn khảo sát về miền Trung Á mênh mông, hiểm nguy và huyền bí.

Ðể thuận tiện trong việc dịch thuật các kinh điển thỉnh về từ Thiên Trúc, Oạng lập một tổ dịch thuật gồm 19 người thông thạo Hán lẫn phạn ngữ. Từ đó cho đến cuối đời suốt 19 năm, Ðường Tăng san định, dịch thuật và diễn giải các bộ kinh Phật quý giá và quan trọng nhất, gồm đủ thể, loại, luật trong đó có bộ ÐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ÐA gồm 600 quyển. Ngoài ra ông còn viết bằng tiếng phạn các bộ kinh như Hội Tông Luận, Chế Ac Luận.. Oạng cũng dịch bộ Ðạo Ðức Kinh và Ða Phước Khởi Tín Luận từ Hán Văn ra tiếng Phạn.

Năm 664, sau khi hành hương từ thung lũng Lan Chi về, Ðường Tăng cảm thấy mệt nên trăn trối cùng đệ tử là sau khi chết, chỉ chôn ông bằng một manh chiếu tại chốn hiu quạnh là đủ. Ðường Tăng Tam Tạng, tức nhà sư Trần Huyền Trang viên tịch ngày mùng 5 tháng 5 năm 664, nhằm năm Lân Ðức nguyên niên. Vua Ðường Cao Tông khóc thương rất thảm thiết và ra lệnh cho toàn quốc cư tang như một quốc phụ.

Tang lễ ông được cử hành trọng thể, ngoại trừ bộ áo quan làm bằng tre như tâm nguyện của Thánh Tăng. Hiện nay phần mộ của Tam Tạng vẫn cỏn tại Bạch Lộc Nguyên, ngoại thành Tây An ( Trường An củ). Ðám tang có hơn một triệu người khắp nơi về tham dự. Sau đó có nhiều người đến cất chòi quanh mộ phần để thủ hiếu cư tang trên ba năm mới dời đi nơi khác. Theo nhận định của các sử gia, thì xưa nay kể cả các vị vua chúa, chưa có ai được mọi người kính trọng và thương mến như Thánh Tăng Huyền Trang.

Ðiều này cũng dễ hiểu, trước hết Thánh Tăng Huyền Trang là một vị chân tu, trọn đời chỉ nghĩ tới Phật Pháp và Ðạo Lý mà thôi Ngoài ra ông còn là một nhà thám hiểm đại tài, một học giả uyên bác và trên hết là một người đã có công rất lớn trong việc tạo mối liên hệ mật thiết giữa các Dân tộc dị chủng nầm giữa ảnh hưởng của hai nền văn hóa An-Trung ./-

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

-Thú xem chuyện Tàu của Vường Hồng Sển

-Réné Grousset trong “ Sur les traces du Bouddha “

-Paul Lévy - Les Pélerine Chinois en inde

-Thích Minh Châu-Hsuan Tsang The Pilgrim and Scholar

-Du lịch Trung Quốc của Hứa Hoành và Nguyễn Trong..

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Tháng 5-2011

HỒ ÐINH

Măng tre đóng hộp của Chệt Cộng



Đây là cách làm măng tre đóng hộp của chệt cộng
Đây là đũa tre hàng ngày ta vẫn dùng
dua tre
Chúng lấy kéo cắt ra thành từng đoạn
cat dua tre
Cho vào một cái nồi nhỏ, đũa mới cắt được ngâm nước, nêm vào ít muối
ngam nuoc them muoi
Một ít gia vị của trung quốc
them gia vi
Thêm vào hai loại hóa chất
them hoa chat 1
thêm háa chất 1
them hoa chat 2
thêm hóa chất 2
Khoắng lên đều
quay deu
quậy đều. Cho tất cả vào một cái lọ
cho vao lo
Cất đi
cat di
24giờ sau…
24 gio sau
Đũa tre đã mềm biến thành măng… (nhờ hóa chất)
dua tre thanh mang
Lấy ra… cho vào nấu cách nào tuỳ thích
nau mang
Ngon không ???
ngon khong?!
Nhờ hóa chất đũa tre ngâm sau 24 giờ biến thành măng!
Đi nhà hàng Tàu nhiều lần sẽ hui nhị tì sớm hơn tuổi thọ
hui nhi ti som
Hầy à,
Nị nói gì thì cứ nói
Ngộ thấy các A-Muối vẫn dễ thương quá mà

Sự Tích Bài Thơ Lá Diêu Bông


Hoàng Cầm
(17-9-2004)

“Bài thơ “Lá diêu bông” tôi viết về một câu chuyện có thật, câu chuyện về mối tình đầu tiên trong đời tôi. Vào một đêm năm 1959, khoảng 3 giờ sáng, tôi chợt tỉnh giấc rồi thao thức không ngủ lại được. Căn nhà ở phố Lý Quốc Sư nằm sâu phía trong, lại thêm thuở ấy ban đêm không có tiếng xe tiếng còi ầm ĩ như bây giờ, nên đêm khuya càng thêm thanh vắng. Chợt tôi thấy lóe trong đầu văng vẳng mấy câu thơ do một người đàn bà đọc bằng giọng lanh lảnh: Váy Ðình Bảng buông chùng cửa võng...

Tôi lấy ngay cây bút chì và tập giấy luôn để sẵn trên đầu giường ghi lại. Rồi từng mẩu ký ức cứ hiện lên trong đầu tôi, hình ảnh người đàn bà, người Chị năm xưa cứ rõ nét dần để đi trọn hết bài thơ.

Tôi nhớ đâu hồi lên 4 tuổi, cha mẹ tôi từ làng quê chuyển lên sống ở một phố nhỏ dọc đường quốc lộ. Gọi là phố nhưng thực ra chỉ có khoảng 14, 15 ngôi nhà dựng dọc hai bên đường, cách thị xã Bắc Giang chừng 6 cây số. Nhà tôi quay về hướng tây, phía trước là đường cái, sau nhà có một mảnh vườn nhỏ có hàng rào dâm bụt, tiếp đấy là đường xe lửa. Người trong phố làm các nghề thợ may, cắt tóc. Cha tôi có tủ thuốc bắc và gánh hàng xén của mẹ.

Lên 5, cha tôi đã cho tôi đến trường, cách nhà chừng 2 cây số. Nhưng đi học xa, dọc đường hay bị trẻ chăn trâu bắt nạt, vì vậy năm sau ông gửi tôi lên tỉnh học. Lên 6 tôi đã đọc thông viết thạo, lại thêm võ vẽ chữ Pháp, nên được nhận vào trường công ở thị xã Bắc Giang. Tôi được gửi ở nhà thầy ký ga Núi Tiết. Mỗi chiều thứ bảy, tôi đi thẳng từ trường ra sân ga lấy vé, đi tàu mất 10 phút là về đến ga gần nhà. Thuở ấy đi tàu dễ dàng nên trẻ con đi một mình cũng không sợ. Cuộc đời của một thằng bé cứ lặng lẽ trôi nếu không có một biến đổi về tình cảm mà dấu ấn của nó sẽ để lại trong lòng tôi nhiều cảm nghĩ đến tận sau này.

Năm đó tôi lên 10, đã học đến lớp ba (cour élémentaire). Một buổi chiều thứ bảy, tôi về nhà như thường lệ. Ðang dừng lại ngoài sân nhìn vào trong nhà, tôi thấy có một người đàn bà đang cúi xuống bồ hàng xén của mẹ tôi chọn mua một cái gì đó. Chị mặc chiếc áo phin trắng, ngoài có chiếc gilê màu thẫm. Khi đó nắng xiên khoai dọi vào nhà, lúc chị ngửng đầu lên thì cả khuôn mặt chị được ráng vàng chiếu sáng, tôi thấy bừng lên một khuôn mặt khiến tôi choáng váng cả người. Không hiểu cái máu đa tình có từ bao giờ, mà chỉ mới lên chín lên mười, tôi đã bị khuôn mặt đó làm cho tôi ngơ ngẩn suốt buổi chiều. Mua hàng xong chị ra về, khi đi ngang qua tôi trông theo, thì biết chị là người hàng xóm, ở ngôi nhà ngay bên kia đường hơi xế cửa nhà tôi. Hỏi mẹ thì biết gia đình nhà đó mới dọn về, có ba mẹ con, chị là con gái lớn, còn một cậu em trai nhỏ. Thảo nào tuần trước tôi về chưa gặp. Tên chị là Vinh. Cả ngày chủ nhật hôm sau, tôi cứ ngong ngóng nhìn sang nhà đàng trước, chờ xem chị có xuất hiện không. Ðến sáng thứ hai tôi lại quay trở về thị xã.

Về đến Bắc Giang, tôi làm ngay một bài thơ gửi chị, theo thể lục bát. Hồi đó tuy chưa học niêm luật, nhưng tôi đã biết làm thơ lục bát. Nguyên tôi trọ học ở nhà ông ký ga, buổi tối nhà chủ thường tập trung các bà ,các chị trong xóm đến làm hàng xáo. Buổi tối khoảng 9 giờ học xong, trước khi đi ngủ, các bà các chị thường gọi tôi xuống nhà dưới đọc truyện cho mọi người nghe, trong khi họ đang giần sàng thóc gạo. Mỗi tối tôi đọc chừng một tiếng rồi đi ngủ, các bà thường thù lao, khi thì bát chè, khi thì phong kẹo. Nhưng cũng nhờ vậy mà tôi được đọc hết mọi truyện thơ dân gian, từ Phạm Công Cúc Hoa, đến Nhị độ mai, rồi Hoàng Trừu... Tôi có giọng tốt, lại biết ngâm nga, nên được các bà tín nhiệm, và cũng vì vậy mà thơ lục bát cứ ngấm vào người tôi, không cần học cũng biết cách gieo vần.

Tôi chép bài thơ vào tờ giấy học sinh. Trang đầu chép bốn câu có vẽ hoa bướm, trang sau chép nốt bài. Tôi không còn nhớ bài thơ tình đầu tiên đó viết những gì. Chỉ nhớ là tôi nắn nót viết lên đầu trang giấy dòng chữ "Em gửi chị Vinh của em". Tôi bỏ thơ vào phong bì, chờ hôm về nhà, tìm gặp chị trao tận tay nói: “Em gửi chị cái này.” Chị không mở ra xem, chỉ mỉm cười hơi bí mật rồi bỏ vào túi, không nói gì. Sau đó chị không nhắc đến bài thơ đó, và tôi cũng không hỏi lại.

Từ đấy tôi không chỉ về nhà chiều thứ bảy, mà ngày thứ năm được nghỉ, tôi về cả chiều thứ tư. Mục đích là để được gặp chị. Ngày nghỉ, hễ thấy chị đi đâu là tôi đi theo đấy, đôi khi chị thấy tôi đi theo thì đưa tay dắt. Mỗi khi chị ôm chiếu ra sông giặt, tôi lại lẽo đẽo đi theo, ngồi trên bờ nhìn chị cúi khom mình giặt chiếu ven sông. Tình yêu tôi dành cho chị chỉ có thế, nhưng nó cứ đeo đẳng tôi hết năm này sang năm khác. Tôi càng lớn thì tình yêu đó càng thêm đằm thắm, nhưng tôi chưa biết làm thế nào để bày tỏ mối tình của mình.

Lên 12 tuổi, những đêm sáng trăng, chị Vinh thường tập hợp trẻ em từ 10 đến 15 tuổi cả trai lẫn gái, tụ tập trên bãi cỏ sau ga để tập hát. Chị Vinh có giọng ca tốt, thường cùng một vài chị trong xóm hát Quan họ. Chúng tôi được chị dạy hát đủ loại dân ca như Trống quân, Cò lả... Mỗi khi đứng hát, tôi thường chen vào đứng cạnh chị, có khi tôi đứng trước chị, đầu tôi vừa đúng ngang tầm ngực của chị. Có khi chị ôm lấy vai tôi, tôi hơi ngả đầu vào người chị, chị khe khẽ vuốt cổ xoa lên hai vai tôi. Tôi có một cảm giác là lạ, đó là những giờ phút say sưa nhất của tôi. Những đêm tháng chín tháng mười, trời hơi se lạnh, đứng dưới gốc cây trên bãi cỏ, tôi được hơi ấm từ người chị truyền sang. Hình như chị cũng cảm thấy sự ham muốn của tôi. Mặc dù lúc đó tôi còn bé, nhưng là một cậu bé khôi ngô tuấn tú, lại có đi học, khác hẳn với những đứa trẻ khác trong xóm. Ðược chị ôm trong lòng, nhưng tôi chưa bao giờ dám chủ động ôm người chị.

Lần ấy, trong dịp lễ Noel, tôi được nghỉ mấy ngày. Ðang đứng ở sân, tôi chợt thấy chị Vinh bỏ cửa hàng đi ra cánh đồng. Tôi vội đi theo. Thấy chị rẽ xuống ruộng, bới các bụi cây ven bờ ruộng. Tôi cũng nhảy xuống theo, không biết chị có nhìn thấy tôi hay không. Chợt chị ngẩng lên hỏi: "Sao mày cứ theo tao lẵng nhẵng như thế này nhỉ?" Tôi không trả lời, nhưng thấy sung sướng vì đã được chị chú ý tới. Rồi chị tiếp tục cúi xuống tìm, cuối cùng bước lên trên một cái gò nhỏ có nhiều bụi cây dại. Tôi hỏi chị tìm cái gì. Chị dừng lại thẳng người lên, nhìn vào mắt tôi nói: “Chị tìm cái lá...” (tôi không nhớ là chị gọi cái lá gì nữa). Rồi chị tiếp lời: “Ðứa nào tìm được ta gọi làm chồng...” Nghe câu nói đó, tôi cảm thấy sung sướng vô cùng, người nóng ran lên. Tôi nghĩ đó là một cái lá gì kỳ diệu lắm, có thể dùng làm thuốc, hoặc dùng đắp lên mặt như các cô gái hồi đó thường làm. Tôi cảm thấy giữa chị và tôi có một tình yêu mãnh liệt. Mà tình yêu đó giống như tình yêu tôi dành cho mẹ. Tôi không có chị gái, vì vậy đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy một tình yêu đối với người chị.

Hai mươi lăm năm sau, câu chuyện đi tìm lá của chị Vinh hiện lại trong bài thơ mà tôi đặt cho cái tên là “Lá diêu bông.”

Chị thẩn thơ đi tìm
Ðồng chiều
cuống rạ
Chị bảo
- Ðứa nào tìm được lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng...

Một tuần sau, khi tôi từ trên tỉnh trở về, nhìn sang trước nhà thấy cửa đóng im ỉm. Tôi vội hỏi mẹ nhà đó đi đâu rồi. Mẹ tôi trả lời, trong giọng nói như có nước mắt: "Nó đi lấy chồng rồi con ạ." Tôi òa lên khóc, gục đầu vào lòng mẹ. Không biết mẹ tôi có biết mối tình của tôi đối với chị Vinh không, mà sao mẹ lại nói bằng giọng nghẹn ngào? Khi đó cha tôi vừa về, tôi vội lau nước mắt, không dám để cho cha nhìn thấy. Về sau mẹ kể cho tôi biết có một ông Quản khố xanh đi qua đây, trông thấy chị đã mê vì nhan sắc. Chị bằng lòng lấy lẽ, ông Quản đưa cả mấy mẹ con về Phủ Lý quê ông. Từ đấy tôi không gặp chị nữa.

Nhưng câu chuyện chưa kết thúc ở đấy. Năm đó tôi đã 17 tuổi, vừa thi đỗ tú tài xong, đang sống ở Hà Nội. Nhân ngày nghỉ, có một người bạn ở Sen Hồ có người anh cưới vợ, đã rủ tôi về nhà chơi, luôn tiện ăn cỗ cưới. Cỗ bàn xong, chiều hôm đó tôi dạo ra phố Sen Hồ chờ tàu về Bắc Giang. Lúc đó tôi đã viết báo nên cũng có tiền. Tôi mặc bộ complet, thắt ca vát, đầu đội mũ phớt, ra dáng người dân chốn thị thành. Ðang thả bộ đi dọc phố, chợt nghe có tiếng gọi: "Cậu Việt ơi!" Nghe giọng quen quen, tôi nhìn sang bên kia đường, thì thấy chị Vinh đang ngồi bên một cái tủ bày bánh kẹo, cạnh một cái chõng bán nước chè. Tôi bước sang đường, chị Vinh mừng rỡ chạy ra, đặt hai tay lên vai tôi rồi kéo vào nhà nói chuyện. Bà mẹ đã già nhưng còn nhớ tôi, hỏi thăm cha mẹ tôi. Một lát sau bà bảo bà có việc phải đi vào làng, tối có thể không về, cậu cứ ở lại xơi cơm. Cậu em đã lớn cũng theo mẹ đi. Hình như cả hai đều biết giữa tôi và chị Vinh còn có nhiều điều muốn nói với nhau. Chị kéo tôi ngồi xuống chõng, chị ngồi cạnh ôm ngang lưng tôi. Tôi nhẹ nhàng khẽ gỡ tay chị ra. Chị kể cho tôi biết tình cảnh của chị sau khi lấy chồng. Chị lấy ông Quản đã có một mặt con. Mấy mẹ con chị về Phủ Lý cũng vẫn tiếp tục buôn bán làm ăn. Nhưng dần dần ông Quản ruồng bỏ chị, đi theo người khác. Cuối cùng ông đã đuổi mấy mẹ con đi. Gia đình chị không muốn trở về chốn cũ, nên đưa nhau về Sen Hồ.

Tôi ái ngại nhìn chị. Lúc này trong tôi không còn cái tình yêu say mê của thời thơ ấu. Tôi chỉ cảm thấy thương cho một con người tiều tụy, nhan sắc đã tàn phai. Bảy tám năm đã trôi qua, nhưng hình ảnh của chị năm tôi lên 10 vẫn còn đọng mãi trong tôi.

Ngày cưới Chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim.

Và cảm giác khi đánh mất chị như vẫn còn đi suốt đời thơ tôi:

Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu Bông hời!...
... ới diêu bông!...

Bên kia sông Đuống

Bên kia sông Đuống

Tác giả: Hoàng Cầm

Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp loáng
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?
Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài
Gửi về may áo cho ai
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu
Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu? Về đâu?
Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen
Bãi Tràm Chỉ người giăng tơ nghẽn lối
Những nàng dệt sợi
Đi bán lụa mầu
Những người thợ nhuộm
Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Bây giờ đi đâu? Về đâu?
Bên kia sông Đuống
Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong
Dăm miếng cau khô
Mấy lọ phẩm hồng
Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm
Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
Khua giầy đinh đạp gãy quán gầy teo
Xì xồ cướp bóc
Tan phiên chợ nghèo
Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vết máu loang chiều mùa đông
Chưa bán được một đồng
Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
Bước cao thấp trên bờ tre hun hút
Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu?
Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ
Bên kia sông Đuống
Ta có đàn con thơ
Ngày tranh nhau một bát cháo ngô
Đêm líu díu chui gầm giường tránh đạn
Lấy mẹt quây tròn
Tưởng làm tổ ấm
Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm
Ú ớ cơn mê
Thon thót giật mình
Bóng giặc dày vò những nét môi xinh
Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết nguôi hờn
Đêm buông xuống bên dòng sông Đuống
- Con là ai? – Con ở đâu về?
Hé một cánh liếp
- Con vào đây bốn phía tường che
Lửa đèn leo lét soi tình mẹ
Khuôn mặt bừng lên như dựng trăng
Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể
Những chuyện muôn đời không nói năng
Đêm đi sâu quá lòng sông Đuống
Bộ đội bên sông đã trở về
Con bắt đầu xuất kích
Trại giặc bắt đầu run trong sương
Dao loé giữa chợ
Gậy lùa cuối thôn
Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn
Ăn không ngon
Ngủ không yên
Đứng không vững
Chúng mày phát điên
Quay cuồng như xéo trên đống lửa
Mà cánh đồng ta còn chan chứa
Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân
Gió đưa tiếng hát về gần
Thợ cấy đánh giặc dân quân cày bừa
Tiếng bà ru cháu buổi trưa
Chang chang nắng hạ võng đưa rầu rầu
“À ơi… cha con chết trận từ lâu
Con càng khôn lớn càng sâu mối thù”
Tiếng em cắt cỏ hôm xưa
Hiu hiu gió rét mịt mù mưa bay
“Thân ta hoen ố vì mày
Hờn ta cùng với đất này dài lâu…”
Em ơi! Đừng hát nữa! Lòng anh đau
Mẹ ơi! Đừng khóc nữa! Dạ con sầu
Cánh đồng im phăng phắc
Để con đi giết giặc
Lấy máu nó rửa thù này
Lấy súng nó cầm chắc tay
Mỗi đêm một lần mở hội
Trong lòng con chim múa hoa cười
Vì nắng sắp lên rồi
Chân trời đã tỏ
Sông Đuống cuồn cuộn trôi
Để nó cuốn phăng ra bể
Bao nhiêu đồn giặc tơi bời
Bao nhiêu nước mắt
Bao nhiêu mồ hôi
Bao nhiêu bóng tối
Bao nhiêu nỗi đời
Bao giờ về bên kia sông Đuống
Anh lại tìm em
Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trảy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.
(Việt Bắc, tháng 4-1948)

Lá diêu bông

Lá diêu bông

Tác giả: Hoàng Cầm
Tháng Hai4
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ
Chị bảo
Đứa nào tìm được lá diêu bông
Từ nay ta gọi là chồng
Hai ngày sau em tìm thấy lá
Chị chau mày
Đâu phải lá diêu bông
Mùa đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông
Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt chị không nhìn
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời…
…ới diêu bông…!
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Nguyễn Tiến phổ nhạc thành nhạc phẩm Chuyện tình lá diêu bông.
Dưới đây là phiên bản do NSND Thu Hiền trình bày.
 

Bí Ẩn Của Lịch Sử:Ngày chết trùng của OSAMA !







OBAMA KILLED OSAMA
Osama bin Laden bị Hoa Kỳ
 ám sát vào ngày 02 tháng 5 năm 2011 hay May 2nd-2011 mà 5-2nd-2011 = 5+2+2011 = 9+11 hay là 9/11 !!!


BÍ ẨN LỊCH SỬ
Chúng ta tin vào có những hiện tượng siêu hình và nhân quả hay không ?
Hãy nhìn vào lịch sử:

Qua cuộc binh biến 11 tháng 1 năm 1963, Gia đình - Anh Em Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát vào ngày 2 / 11 / 1963 !

Tổng Thống Hoa Kỳ Kenedy chịu một phần trách nhiệm lớn về việc làm xấu xa này: hậu quả là hai mươi ngày sau, Kenedy bị ám sát vào ngày 22/11/1963 tại Dallas, Texas. Và em trai ông, Robert Kenedy củng bị ám sát vào ngày 06 tháng 5 năm 1968.

Bí ẩn lịch sử sau đây còn khiển quý vị nổi da gà:
(Hãy nhờ một giáo sư Sử Học giải thích những hiện tượng này)

Abraham Lincoln được bầu vào Quốc Hội năm 1846
John F. Kennedy được bầu vào Quốc Hội năm 1946 !


Abraham Lincoln được bầu làm Tổng Thống năm 1860.
John F. Kennedy được bầu làm Tổng Thống năm 1960 !

Cả hai đều đặc biệt chú trọng đến vấn đề dân quyền.

Cả hai phu nhân đều mất một đứa con khi ngụ tại Toà Bạch Cung
Hai vị Tổng Thống đều bị hạ sát vào ngày Thứ, và đều bị bắn vào đầu.
Và càng kỳ dị hơn là:
Thư ký của Lincoln tên là Kennedy.
Thư ký của Kennedy tên là Lincoln !

Cả hai đều bị ám sát bởi người miền Nam và được kế vị bởi hai người cùng tên là Johnson, cũng người miền Nam !
Andrew Johnson, kế vị Lincoln, sinh năm 1808.

Lyndon Johnson, kế vị Kennedy, sinh năm 1908:

    John Wilkes Booth, ám sát Lincoln, sinh năm 1839.

Lee Harvey Oswald, ám sát Kennedy, sinh năm 1939 !

Cả hai tên sát nhân đều có tên ba chữ, và cả hai tên này gồm 15 chữ cái.
Booth và Oswald đều bị ám sát trước khi đưa ra toà xử.

Nào bạn hãy ngồi yên:

Lincoln bị bắn tại hí viện tên 'Ford'.
John F. Kennedy bị bắn trên một chiếc xe 'Lincoln' được hãng 'Ford' chế tạo !


Lincoln bị bắn tại hí viện và tên sát nhân chạy trốn tại một nhà kho.
Robert Kennedy bị bắn tại một nhà kho và tên sát nhân chạy trốn vào một hí viện !


Và điều đáng ngạc nhiên là:

Một tuần trước khi Lincoln bị ám sát, ông ta ở thành phố MonroeMaryland

Một tuần trước khi Kennedy bị ám sát, ông ta ở với nàng Marilyn Monroe !


Ai có thể hình dung được một điều bất khả tín:

1) Gấp một tờ giấy bạc 20 đô la
2) Gấp thêm một lần nưa, hãy gấp cẩn thận y như hình dưới
3) Gấp đầu kia, y như trước

4) Bây giờ hãy lật mặt kia

Thật là một sự ngẫu nhiên. Một vài nếp gấp đơn giản hình học đã tiên tri một thảm hoạ được ở trên tất cả các tờ giấy bạc 20 USD !
Ngẫu nhiên hay không, tuy` bạn quyết định và nếu chưa đủ, thì hãy nhìn đây:
Đầu tiên là Ngũ Giác Đài đang bốc cháy ...

Sau đó Toà Tháp đôi:
và hãy xem sau đây:

 

Ba sự trùng hợp ngay trên tờ 20 USD:

Tai hoạ (Pentagon)
Tai hoạ (Twin Towers)
Tai hoạ (Osama) ???  <==>  9/11
mà  9 + 11 = $ 20 !

Và rùng rợn hơn nữa là Osama bin Laden bị Hoa Kỳ
 ám sát vào ngày 02 tháng 5 năm 2011 hay May 2nd-2011 mà 5-2nd-2011 = 5+2+2011 = 9+11 hay là 9/11 !!!

Chiếc vương miện đắt nhất thế giới


Một chiếc vương miện gắn ngọc lục bảo tuyệt đẹp, được tin là từng thuộc sở hữu của Hoàng hậu Eugenie, vợ Hoàng đế Pháp Napoleon III, đã được bán với giá kỷ lục 12,8 triệu USD.
Chiếc vương miện đính kim cương và ngọc lục bảo.
Chiếc vương miện được gắn kim cương và những viên ngọc lục bảo lớn. Hoàng tử Đức Guido Henckel von Donnersmarck đã đặt hàng chiếc vương miện này làm quà tặng cho người vợ thứ 2 của ông, bà Katharina. Vương miện sau đó được tin là từng thuộc sở hữu của Hoàng hậu Eugenie, vợ Hoàng đế Pháp Napoleon III.
Một người mua nặc danh qua điện thoại đã trả số tiền kỷ lục 12,8 triệu USD để được sở hữu chiếc vương miện trong cuộc đấu giá tại hãng Sotheby's ở Thuỵ Sĩ hôm qua.
Hãng Sotheby's cho biết trong một tuyên bố rằng đó là chiếc vương miện đắt nhất thế giới từng được đem bán đấu giá. Trước đó, chiếc vương miện chỉ được dự đoán có giá từ 5-10 triệu USD.
Chiếc vương miện là món đồ trang sức giá trị nhất trong số các món đồ trang sức được bán đấu giá hôm qua, thu về tổng cộng xấp xỉ 90 triệu USD.
Viên kim cương hồng nặng 11 carat.
Cũng trong buổi đấu giá, một viên kim cương màu hồng tuyệt đẹp, nặng 11 carat, đã được bán với giá 10,3 triệu USD.
An BìnhTheo Reuters

Tướng Tầu: Với Quân Đội Mỹ, TQ Còn Thua Xa Và Không Thách Thức






Tướng lãnh cao cấp nhất của Trung Quốc Trần Bỉnh ĐứcTướng lãnh cao cấp nhất của Trung Quốc nói rằng Trung Quốc không bao giờ có ý định thách thức quân đội Hoa Kỳ. Hôm Thứ Tư, tướng Trần Bỉnh Đức nói trước một cử tọa gồm các sĩ quan quân đội Hoa Kỳ tại thủ đô Washington có một khoảng cách khổng lồ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và Trung Quốc không có khả năng thách thức Hoa Kỳ.  Tướng lãnh cao cấp nhất của Trung Quốc nói rằng Trung Quốc không bao giờ có ý định thách thức quân đội Hoa Kỳ.

Hôm Thứ Tư, tướng Trần Bỉnh Đức nói trước một cử tọa gồm các sĩ quan quân đội Hoa Kỳ tại thủ đô Washington có một khoảng cách khổng lồ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và Trung Quốc không có khả năng thách thức Hoa Kỳ.

Sau đó tại Ngũ Giác Đài, tướng Trần Bỉnh Đức nói với các nhà báo rằng việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan ảnh hưởng tới quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, ảnh hưởng này xấu như thế nào còn tùy thuộc tùy loại vũ khí đã bán.

Tướng Trần Bỉnh Đức gọi đạo luật của Hoa Kỳ cho phép bán vũ khí cho Đài Loan là một sự can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

Chủ tịch Ủy Ban Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ, Đô Đốc Mike Mullen, nói ông và tướng Trần Bỉnh Đức đã dành hầu hết thời giờ thảo luận của hai ông để tìm hiểu quan điểm của nhau, và hai nước không thể chờ cho tới khi có một cuộc khủng hoảng để hiểu nhau.

Đô Đốc Mullen nói ông mong đến thăm Trung Quốc trong tương lai gần.


Tướng lãnh cao cấp nhất của Trung Quốc Trần Bỉnh Đức
Hình: Alex Brandon
Tướng lãnh cao cấp nhất của Trung Quốc Trần Bỉnh Đức



* Vợ Và Con gái nhà lãnh đạo Libya vượt biên

Nguồn tin an ninh của Tunisia cho biết bà Safia và cô Aisha (hình trên) đi chung với một phái đoàn đến Tunisia cách nay vài hômCác nguồn tin an ninh của Tunisia cho hay bà vợ và cô con gái của nhà lãnh đạo Libya đã băng qua biên giới để vào Tunisia.

Các nguồn tin này cho báo chí phương Tây biết bà Safia và cô Aisha đi chung với một phái đoàn đến Tunisia cách nay vài hôm và bây giờ đang ở Djerba, hòn đảo phía nam Tunisia.

Các giới chức Libya không xác nhận tin này, tuy nhiên, một giới chức Libya cho biết bà Safia có mặt trong tòa nhà bị máy bay NATO đánh trúng tháng trước, nhưng bà vô sự.

Phát ngôn viên chính phủ Libya nói ông Gadhafi cũng có mặt hôm đó và bình yên, nhưng một người con và ba cháu của ông thiệt mạng.

Nguồn tin an ninh của Tunisia cho biết bà Safia và cô Aisha (hình trên) đi chung với một phái đoàn đến Tunisia cách nay vài hôm
Hình: Reuters
Nguồn tin an ninh của Tunisia cho biết bà Safia và cô Aisha (hình trên) đi chung với một phái đoàn đến Tunisia cách nay vài hôm


NATO tăng sức ép lên các lực lượng của chính phủ Libya

NATO đang tăng sức ép lên các cứ địa của chính phủ Libya bằng các cuộc không kích nhắm vào các mục tiêu và các chiến dịch tuyên truyền tâm lý.

Tư lệnh Phi đoàn Mike Bracken hôm qua nói rằng NATO đã thả truyền đơn và phát thanh các thông điệp gởi đến các binh sĩ trung thành với lãnh tụ Libya Moammar Gadhafi, kêu gọi họ "trở về doanh trại và về nhà".

Các thông điệp cũng kêu gọi họ tránh xa các vị trí quân sự vì những nơi đó có thể là mục tiêu oanh kích của NATO.

Các cuộc không kích của liên quân ngày hôm qua nhắm vào một tòa nhà trong thủ đô Tripoli được các dịch vụ an ninh của Libya sử dụng, và trụ sở chính của cơ quan chống tham nhũng.

Cả hai cơ sở này đã bốc cháy sau cuộc oanh kích.
( VOA)