Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

Thế giới khâm phục Nhật Bản

Bất chấp những cảnh tượng kinh hoàng do động đất và sóng thần, nước Nhật sẽ bước ra khỏi cuộc khủng hoảng với uy tín lớn mạnh hơn bởi sự kiên cường của người Nhật đang được cả thế giới ca ngợi.Truyền hình và báo chí khắp thế giới ngày ngày đưa hình ảnh những con sóng khổng lồ cuốn phăng nhà cửa và ô tô tàu thủy như những món đồ chơi nhỏ, hình ảnh những người sống sót thất thần trước cảnh hoang tàn.
Loạt tin và phóng sự cũng cho thấy một nước Nhật Bản khác - người Nhật bình tĩnh và kiên trì đi tìm những người thân hay trật tự chờ đợi đến lượt được nhận nhu yếu phẩm. Không hề có dấu hiệu cướp bóc hay bạo lực.


Một người đàn ông Nhật tìm thông tin về người thân ở tòa thị chính thành phố Natori, tỉnh Miyagi. Ảnh: AFP.
Vô số blog tiếng Anh trên thế giới mô tả những người Nhật là "khắc kỷ", và tự đặt câu hỏi nếu thảm họa như vậy xảy ra ở các nước phương Tây thì không hiểu mức độ thảm cảnh sẽ lên đến đâu.

Giáo sư đại học Havard Joseph Nye nhận xét rằng thảm họa này có thể khiến "quyền lực mềm" của nước Nhật tăng lên. Quyền lực mềm là thuật ngữ ông dùng để mô tả cách mà các quốc gia đạt được mục tiêu của mình bằng cách khiến nước khác ngưỡng mộ.

"Cho dù thảm họa này là to lớn, nó cho thấy một số nét tính cánh tuyệt vời của người Nhật, và sẽ giúp cho quyền lực mềm của họ", Nye viết.

"Họ cho thấy một xã hội ổn định, kỷ luật tốt và được chuẩn bị sẵn sàng cho những thảm họa, một quốc gia hiện đại. Họ đối phó với thảm họa một cách bình tĩnh và trật tự", ông bình luận.

Nhật Bản, một quốc gia với nền hòa bình được quy định trong hiến pháp, vốn từ lâu sử dụng viện trợ như một trong các chính sách đối ngoại quan trọng, nhiều khả năng sẽ phải xem xét lại các ngân khoản một khi họ bước vào giai đoạn tái tiết sau động đất, sóng thần.

Mỗi khi có thảm họa thiên nhiên, hầu như quốc gia nào cũng đều nhận được sự cảm thông và viện trợ từ cộng đồng quốc tế, nhưng hiếm khi nào được sự khâm phục và tăng uy tín như Nhật Bản.

Một số chuyên gia nhận định rằng kinh tế Nhật có thể thoát khỏi giai đoạn trì trệ sau thiên tai. "Còn quá sớm để đưa ra bất kỳ dự đoán nào. Nhưng tôi nghĩ, cho đến nay, có vẻ như người Nhật đã thể hiện sự kiên cường trong khủng hoảng. Tôi cho là sẽ có nhiều điều để nói trong những ngày tới, tuần tới, về Nhật Bản", Nicholas Szechenyi, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Mỹ, nhận xét.

Báo chí thế giới cũng tràn ngập những lời ca ngợi dành cho người Nhật và công tác chuẩn bị đối phó thiên tai của nước này. Tờ National Post của Canada bình luận rằng tầm nhìn xa của Nhật Bản đã cứu "hàng chục nghìn mạng sống".

"Không như Haiti (2010), Pakistan (2005) hay Tứ Xuyên (2008), số người chết không lên cao vô lý như ở những nơi mà các tòa nhà to tướng đổ sập ngay lập tức lên đầu những người trú ngụ bên trong", báo này viết.

Tờ The Wall Street Journal trong phần xã luận viết: "Sau trận động đất kinh hoàng 300 năm mới có một lần, người Nhật đã giữ được bình tĩnh giữa tình trạng loạn lạc, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn khổng lồ, và nhận được sự ngưỡng mộ của cả thế giới".

Thanh Mai (theo AFP http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/03/the-gioi-kham-phuc-nhat-ban/

Chống ngoại xâm là việc lớn để nhà nước lo!

Posted by truongthondlb1


… Sự thành lập Đoàn Thanh Niên PGHH Yêu Nước lại bị nhà cầm quyền CS địa phương tìm cách “khủng bố”, và sau ngày Đoàn “TNPGHHYN” ra đời thì đã xảy ra, ngoài thái độ đe dọa thường lệ, CA chánh thức ra tay hành động…

Cụ Lê Quang Liêm – Lời phản đối tối hậu

Cụ Lê Quang Liêm

Trong phiên họp đầu Xuân Tân Mão (2011) của Giáo Hội PGHH Thuần Túy Trung Ương họp tại Sài-gòn dưới quyền chủ tọa của cụ Lê Quang Liêm, có một vấn đề đáng quan ngại nhất được đem ra thảo luận là vấn đề trước những âm mưu của Tàu cộng từng bước từng bước xâm chiếm VN mà giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN tỏ ra vì tham quyền cố vị, vì hèn nhát sẵn sàng làm công cụ cho Tàu cộng, tất cả đó là những tín hiệu cho thấy một đại hiểm họa: “MẤT NƯỚC”.

PGHH là một tôn giáo đặt “ÂN ĐẤT NƯỚC” vào hàng đầu tự nhận thấy có bổn phận thiêng liêng phải bảo vệ TỔ Quốc.

Để làm tròn trọng trách công dân thời quốc biến trong những ngày sắp tới, cụ Lê Quang Liêm và các cấp lãnh đạo Giáo Hội, đồng nhất trí tăng cường hoạt động của Tổng Vụ Thanh Sinh PGHH bằng cách:

THÀNH LẬP “ĐOÀN THANH NIÊN PGHH YÊU NƯỚC” để un đúc tinh thần giới trẻ PGHH và chuẩn bị hàng ngũ hầu ứng phó kịp thời với đại họa xâm lăng của Tàu cộng.

Thế mà, sự thành lập Đoàn Thanh Niên PGHH Yêu Nước lại bị nhà cầm quyền CS địa phương tìm cách “khủng bố”, và sau ngày Đoàn “TNPGHHYN” ra đời thì đã xảy ra, ngoài thái độ đe dọa thường lệ, CA chánh thức ra tay hành động như sau:

a. Ngày 3-3-2011, Trung Tá Tròn, Đội Trưởng An Ninh CA Quận Vĩnh Thạnh (TP.Cần Thơ) đã đòi anh Nguyễn Phụng Sồ, phụ trách tổ chức Đoàn Thanh Niên PGHH Yêu Nước tỉnh Kiên Giang đến văn phòng để làm việc . Một cuộc “đấu khẩu” khá gay gắt, đại lược như thế này:

-Trung Tá Tròn bảo rằng: việc thành lập như vầy là phạm pháp sẽ bị xử lý nghiêm khắc, v.v…

-Anh Nguyễn Phụng Sồ trả lời: Sự thành lập Đoàn TNPGHHYN là quyết định chung của Giáo Hội PGHH Thuần Túy dưới sự chủ trì của cụ Lê Quang Liêm, nếu mấy anh muốn trừng phạt hay xử lý gì thì cứ đến gặp cụ Liêm , chúng tôi chỉ biết thi hành theo lịnh cụ Liêm, vả lại theo tôi nghĩ nếu mấy anh cho việc chuẩn bị hàng ngũ để chống xâm lược Tàu cộng là một cái tội , nếu mấy anh có can đảm hãy công khai xác nhận quan điểm này trước rồi sẽ trừng trị chúng tôi . Cuộc đấu khẩu khá gay go , nhưng kết cuộc anh Sồ cũng được ra về.

b. Ngày 09-3-2011, Trung Tá Trần Văn Sáng , Phó Phòng PA38 CA TP.Cần Thơ và Trung Tá Huỳnh Văn Quang Đội Trưởng An Ninh CA Quận Ô Môn đòi anh Nguyễn Văn Cường, Đoàn Trưởng Đoàn TNPGHHYN Cần Thơ&Hậu Giang đến văn phòng CA Quận Ô Môn (Cần Thơ) để làm việc.

Cũng một cuộc “đấu khẩu” khá lý thú xảy ra như sau đây:

- CA: quy tội anh Cường tổ chức đoàn TNPGHHYN là bất hợp pháp không xin phép nhà nước… là một việc làm bất hợp pháp sẽ bị nghiêm trị.

- Anh Cường: Đoàn TNPGHHYN không phải là một tổ chức mới, vì nó là một sự chỉnh đốn của Tổng Vụ Thanh Sinh PGHH và Tổng Vụ Thanh Sinh là một bộ phận nằm trong Giáo Hội Trung Ương PGHH Thuần Túy và Giáo Hội Trung Ương do cụ Lê Quang Liêm làm Hội Trưởng do Đại Hội Toàn Quốc PGHH (hợp Hiến) bầu ra từ năm 1972… thế thì làm sao là bất hợp pháp. Vã lại tổ chức Đoàn TNPGHHYN là một sự chuẩn bị bổn phận công dân của một tôn giáo để chống xâm lược Tàu cộng thì có chi là phạm pháp, nếu không muốn nói là đáng biểu dương.

- CA: Vấn đề chống ngoại xâm là việc lớn để nhà nước lo.

- Anh Cường cười ngất: Mô Phật ! Để cho nhà nước lo. Ba mươi lăm năm rồi nhà nước CS quá lo nên Hoàng Sa, Trường Sa mất, bao nhiêu cây số vuông các tỉnh phía Bắc mất, rồi Bauxite Tây Nguyên, v.v… và v.v… nếu để nhà nước CS lo thì có lẽ không lâu lắm , VN sẽ thành một quận của Tàu cộng…

Cuộc “đấu khẩu” giữa 2 bên khá gay gắt nhưng cuối cùng ông Cường cũng được ra về.

Qua một số dữ kiện vừa nêu trên đã thấy quá rõ:

1- Một số lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN và chánh sách của chế độ CHXHCNVN quả đúng là công cụ của Tàu cộng và từng bước từng bước nhượng bộ Tàu cộng để củng cố quyền lợi, địa vị hầu tiếp tục cai trị VN với một chế độ độc tài toàn trị.

2- Qua 2 việc sách nhiểu, đe dọa của CA Cần Thơ như đã nêu một cách đại lược như trên đã cho thấy đó là một tín hiệu CSVN sẽ tiếp tục đàn áp và tiêu diệt PGHH, nhất là với Đoàn TNPGHHYN VN.

Nhân danh Giáo Hội PGHH Thuần Túy , tôi cực lực phản đối hành vi của CA Cần Thơ và long trọng cảnh cáo nhà cầm quyền CSVN phải chấm dứt mọi chủ trương, hành động “khủng bố trắng” đối với PGHH, nhất là đối với ngày Đại Lễ 25/2 âl Tân Mão sắp tới . Mãi thúc đẩy hành động trấn áp PGHH là CSVN cố tâm dồn PGHH vào tận chân tường thì chì còn có “XƯƠNG RƠI MÁU ĐỔ”. . . Khối PGHH Thuần Túy nhất định không lùi một bước trước bạo lực mãi quốc cầu vinh, sát hại đồng bào.

Sài Gòn, ngày 14 tháng 3 năm 2011.

TM Giáo Hội Trung Ương PGHH Thuần Túy

Hội Trưởng

Lê Quang Liêm

Từ thảm họa hạt nhân Nhật Bản, nghĩ về Bauxite

Posted by truongthondlb1


Nguyễn Hoàng Hà (Đàn Chim Việt) – Người ta hôm nay nhìn vào thảm họa đang diễn ra ở Nhật và cả Trung quốc khi cho rằng “tất cả vẫn còn có thể xem xét lại khi chưa quá muộn dù đã tốn nhiều tiền, nhưng còn hơn sẽ mất đi sinh mạng của hàng triệu con người và môi trường sống của cả đất nước này.” Nhưng nói ra ai nghe và ai sẽ phải tiếp thu? Ai sẽ chịu trách nhiệm? vẫn là điều cần phải hỏi và cần có câu giải đáp…

Mấy ngày qua trên các thông tin đại chúng liên tục phát đi các hình ảnh về thảm họa sóng thần đã tàn sát Nhật bản khiến số người chết đã lên đến 1800 người và có gần triệu người dân đã mất nhà cửa đang phải sống trong các khu nhà mà chính phủ trưng dụng để họ ở.

Chiến sự Libya bị như lùi vào bóng khuất và nay chuyện về nhà máy điện nguyên tử của Nhật vừa bị nổ đã lại làm người dân Nhật và thế giới phải quan tâm hơn. Chắc chắn tin này đã phải làm cho những ai bạo gan đưa ra kế hoạch xây dựng các nhà máy điện nguyên tửở phía Nam Việt nam và khai thác Bauxite ở Tây nguyên không thể không lạnh gáy. Những cảnh cáo của các nhà khoa học, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Đồng Sỹ Nguyên và của đại đa số nhân dân trong nước và ngoài nước đang được để lên bàn nghị sự tới đây ở Việt nam. Người ta nghĩ gì về vấn đề này? Xin hãy xem bài tường thuật sau đây đăng trên các báo Pháp, Anh tiếng Việt và các báo chí tại Việt nam. Tại Nhật Bản nỗi lo sợ xảy ra một vụ nổ nhà máy điện hạt nhân sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng hôm qua (11/03/2011) càng lúc càng tăng. Nơi bị thiên tai có 11 nhà máy điện hạt nhân, trong đó có hai trung tâm gây lo ngại đặc biệt. Chính quyền đã phải yêu cầu dân chúng chung quanh di tản đi nơi khác.

Vùng Sendai, nơi bị cơn địa chấn gây thiệt hại nghiêm trọng nhất vào hôm qua có tổng cộng 11 trung tâm điện hạt nhân. Tất cả các lò phản ứng tối tân này đã ngưng vận hành một cách tựđộng. Tuy nhiên tình trạng của hai trung tâm gây lo ngại đặc biệt, nhất là sau khi có tiếng nổ tại một cơ sở.

Sáng nay 12/03/2011, đích thân thủ tướng Naoto Kan ra lệnh di tản 45 ngàn dân trong một đường bán kính 20 km chung quanh trung tâm điện hạt nhân Fukushima số 1. Là nạn nhân của cơn địa chấn kỷ lục 8,9 trên thang điểm Richter vào hôm qua và các dư chấn liên tục, hệ thống giảm nhiệt của một trong các lò phản ứng của trung tâm Fukushima số 1 không hoạt động được. Nhiệt độ gia tăng từ chiều hôm qua buộc quân đội Hoa Kỳ phải cung cấp hóa chất làm lạnh suốt đêm .


Trung tâm điện hạt nhân Fukushima sau vụ nổ. Ảnh chụp ngày 12/03/2011, Reuters
Theo hãng thông tấn Kyodo, độ phóng xạ tại nơi đặt hệ thống kiểm soát vận hành tăng gấp 1000 lần mức bình thường. Điều đáng lo hơn nữa là theo thẩm định của Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản, rất có thểđang xảy ra hiện tượng nóng chảy trong lò phản ứng chỉ cách thủ đô Tokyo có 250 cây số.

Theo các chuyên gia hạt nhân, sự hiện diện của phóng xạ Cesium ở chung quanh trung tâm thường là dấu hiệu xác nhận lò phản ứng bị cháy. Cũng trong buổi sáng nay, tại lò phản ứng này có tiếng nổ làm sụp một phần kiến trúc bảo vệ lò phản ứng. Vụ nổ xảy ra vào lúc 15 giờ 36 phút giờ địa phương làm 4 nhân viên bị thương. Nhưng không phải chỉ có một trung tâm hạt nhân gặp vấn đề. Nhiều lò phản ứng của trung tâm Fukushima số 2 cũng gặp trở ngại trong hệ thống hạ nhiệt. Công ty điện lực Tepco của Nhật, quản lý các trung tâm hạt nhân trong vùng, đãđược chỉ thị phải mở “van” an toàn để làm giảm “áp suất” bên trong và do vậy đã thải hơi nước có phóng xạ ra không khí bên ngoài.Từng là nạn nhân của hai quả bom nguyên tử, người dân Nhật rất nhạy cảm với vấn đề an toàn hạt nhân.Theo Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản thì các biện pháp đối phóđã mang lại kết quả tương đối. Tình hình trung tâm hạt nhân Fukushima được mô tả là “gần giống với tai nạn hạt nhân ở Three Miles Island năm 1979 ở Hoa Kỳ, hơn là vụ nổ Tchernobyl tại Ukraina, năm 1986, thời Liên Xô cũ.

Người ta bất giác nhớ lại thảm họa tại Tchernobyl, kiến trúc bảo vệ bên ngoài không kiên cố nên bị nổ tung. Còn trong vụ tai nạn hạt nhân tại Hoa Kỳ năm 1979 thì nhờ kiến trúc bảo vệ kiên cố nên tránh được thảm họa hạt nhân.

Giới chuyên gia trong Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản và của Cơ quan Quyền lực An toàn Hạt nhân Quốc tếđều thẩm định sự cố Fukushima số 1 là hoàn toàn khác với Tchernobyl. Lò phản ứng của Nhật bị nóng là do hệ thống bơm nước biển để làm giảm nhiệt bị hỏng do động đất, tức là do yếu tố bên ngoài.

Câu hỏi đặt ra là liệu những lời tuyên bố trên đây có trấn an được một dân tộc từng bị hai quả bom nguyên tử hay không? Người dân Nhật và các quốc gia láng giềng khó có thể yên tâm vì 55 trung tâm điện hạt nhân của Nhật Bản nằm trong vùng động đất. Trong khi đó tại Việt nam dù mới chỉ là giai đoạn đầu của việc tiến hành xây dựng “công trình khai thác đầy ắp dư luận phản đối” về một bể chứa bùn đỏ khổng lò, một quả bom bùn đổ đầy hóa chất trong tương lai treo lơ lửng trên đầu người dân Tây nguyên và những vùng rộng lớn thấp dưới khu vực này. Lại nữa, những nhà máy điện hạt nhân tuy mới được ký kết với các đối tác nước ngoài nhưng điều các nhà khoa học Việt Nam người dân lo lắng đã trở thành hiện thực khi mà người ta đã nhìn thấy thảm họa có thực về các nhà máy điện nguyên tử của nhật nổ tung khi cóđộng đất ở cường độ 6,3 độ ricter. Trong khi các nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam nằm về phía nam cách không xa với vùng hay xẩy ra động đất mới đây tại ngoài khơi biển Vũng tầu mà trong lịch sử chính biển Phan rang đã từng tuôn trảo núi lửa cách vào những năm 1923. Ngay chính TS Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đấtcủa Việt nam cũng đã nói rõ vấn đề này và cũng đã cảnh báo: “ nếu xảy ra động đất lớn và gây ra sóng thần thì vùng biển Phan Thiết – Vũng Tàu sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp Động đất từ 6,5 độ Richter trở lên là có khả năng xảy ra sóng thần. Đáng chú ý là nếu khu vực này xảy ra động đất thì Việt Nam cũng không thể cảnh báo sớm được vì quá gần (khoảng 100 km) và hơn 10 phút sau sẽ tiến vào bờ giống như ở Nhật Bản vừa qua. Đới đứt gãy này kéo dài dọc theo biển Nam Trung Bộ từ Quảng Nam đến Bà Rịa – Vũng Tàu và nối vào đới đứt gãy Thuận Hải – Minh Hải.”

Người ta hôm nay nhìn vào thảm họa đang diễn ra ở Nhật và cả Trung quốc Người ta tự hỏi liệu ở Việt Nam có thể có động đất ở cường độ 6,3 độ richter hay mạnh hơn như ỏ Nhật bản hôm nay không? Không một ai giám nói là không. Vậy người ta thấy những lời khẳng định về “sự an toàn tuyệt đối” của những nhà hùng biện, cùng là nhà phát minh ra đại kế hoạch Bauxite ở Tây nguyên và các nhà máy điện nguyên tử Việt Nam có thể tin tưởng được hay không? Điều này chắc chắn các đại biểu Quốc Hội Việt Nam và các nhà khoa học vốn đã thẳng thắn phê phán “kế hoạch mang đầy tai họa lớn cho tương lai đất nước” này tới đây sẽ phải lại đưa tất cả lên bàn hội nghị trước sự chăm chú của bàn dân thiên hạ xem xét lại một cách khoa học, tỷ mỷ và chắc chắn sẽ phải có sự quy trách nhiệm cho từng cá nhân trước đất nước và Nhân dân về vấn đề này.

Người ta hôm nay nhìn vào thảm họa đang diễn ra ở Nhật và cả Trung quốc khi cho rằng “tất cả vẫn còn có thể xem xét lại khi chưa quá muộn dù đã tốn nhiều tiền, nhưng còn hơn sẽ mất đi sinh mạng của hàng triệu con người và môi trường sống của cả đất nước này.” Nhưng nói ra ai nghe và ai sẽ phải tiếp thu? Ai sẽ chịu trách nhiệm? vẫn là điều cần phải hỏi và cần có câu giải đáp.

Tin mới nhất mà Hoàng Hà nhận được khi chưa kịp gửi bài cho báo, đó là Hà Nội ban hành kế hoạch phòng tránh động đất đăng trên báo Người Lao Động và tất cả các báo trong nước hôm nay: “Chiều 11-3, UBND Hà Nội ban hành kế hoạch cảnh báo, triển khai phòng tránh và khắc phục hậu quả động đất trên địa bàn. Theo đó, các đơn vị chức năng phải làm tốt công tác tuyên truyền, đưa kiến thức cơ bản về phòng tránh động đất trên các phương tiện đại chúng, khuyến cáo người dân tự tổ chức phòng tránh khi nhận được thông tin cảnh báo. Khi xây dựng các công trình công cộng, cao tầng và công trình quan trọng, chủ đầu tư phải tính đến yếu tố động đất. Ban chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn TP lập kế hoạch và tổ chức diễn tập phòng tránh động đất trên địa bàn…”

Vậy bao giờ Tây nguyên nơi đang hình thành quả bom bùn đỏ vĩ đại và các tỉnh thành nơi vinh dự sắp có các nhà máy điện nguyên tử sẽ báo động đây? Hãy kiên nhẫn chờ xem!

Ngày 13 tháng 3 năm 2011.

© Nguyễn Hoàng Hà

http://www.danchimviet.info/archives/29745

Vì sao người Nhật giữ được bình tĩnh trước thảm họa

Posted by truongthondlb1


Phạm Viết Đào – Hiện nay đã có trên 1600 nạn nhân bị chết và hơn 10.000 người mất tích nhưng người Nhật vẫn tỏ ra bình tĩnh, vẫn tự làm chủ được bản thân mình, đã tự kiểm soát, điều hành được tình hình trước thảm họa động đất vừa qua.

Sở dĩ làm được điều đó là do người Nhật đã biết cách chuẩn bị cụ thể hết thảy mọi tình huống thảm họa từ trước, họ đã dự tính hết thảy mọi điều nhỏ nhất, đó là nhận định của tờ báo Italia Corriere della Serra .

Đối với người Nhật, tất cả mọi hoạt động tại nhiệm sở, trường học, nhà gar, bệnh viện, điểm sinh hoạt công cộng đều được lập trình chi tiết cụ thể cho mọi tình huống thảm hoa, bất trắc xảy ra…Hàng năm người Nhật đều có các cuộc tập dượt phòng tránh và thích nghi với thảm họa…Làm cách nào để thoát ra cầu thang, làm thế nào để thoát khỏi nơi nguy hiểm, tất cả đều đã lập trình sẵn trong trường hợp khẩn cấp.

Nếu bạn đang ở trong nhà thì việc đầu tiên là chui xuống bản hoặc chạy vào nhà tắm, tìm một cái gì đó để che lên đầu sau đó tìm nơi ẩn nấp an toàn nhất…Việc này đã được người Nhật lập trình sẵn thành thói quen…

Tất cả những việc đó đã được hình thành như một thói quen tâm lý của người Nhật, họ sẵn sàng thích nghi với hoàn cảnh bất trắc… Do đó mà người Nhật kiểm soát được tình cảm không bị luống cuống, không trở nên buồn bã, thất vọng một biểu hiện của sự yếu hèn…

Mặt khác, phần lớn những tài sản lớn bé của người Nhật đều có đóng bảo hiểm, do đó nên nếu bị hư hại người Nhật không lo bị trắng tay mà sẽ có cơ quan bảo hiểm đền bù…Đó là lý do mà chúng ta ít bắt gặp những hình ảnh thang thốt, hốt hoảng, than khóc trước cảnh “ bãi biển nương dâu “ của nước Nhật trong tuần vừa qua…

phamvietdaonv.blogspot.com/

Vài suy nghĩ về đối sách Tôn Giáo của Cộng sản VN

Posted by truongthondlb1


Trần Phong Vũ - Cho đến năm đầu thập niên thứ hai của đệ tam thiên niên, chủ trương khống chế, bách hại các tôn giáo của đảng và nhà nước CSVN vẫn tiếp tục được đặt lên hàng đầu. Thời gian gần đây, do nhu cầu bắt buộc phải mở ra với thế giới, trên nguyên tác, đối sách về tự do tôn giáo của Hànội đã có những thay đổi. Nhưng nhìn sâu vào bên trong, đấy chỉ là những thay đổi bề ngoài khi mà thực chất vẫn không khác, nếu không muốn nói là còn hiểm độc và nguy hại hơn trước…


* TTX/CSVN nói gì về “công tác quản lý tôn giáo” của đảng và nhà nước CSVN sau cuộc hội nghị ngày 25-2-2011 ở Hànội nhằm “tổng kết công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm 2010 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2011”?

* Báo Nhân Dân công khai lên tiếng về công tác kết nạp người Công Giáo ở Kim Sơn, Phát Diệm vào đảng cộng sản trong kế hoạch ngũ niên từ 2011 đến 2915?

I.- Tổng quan:

Đối với cộng sản, tôn giáo là một thế lực siêu hình nhưng lại đáng sợ nhất. Trước hết dựa trên nguyên lý bất biến: bóng tối kị ánh sáng, sự ác độc không thể sống chung với sự thánh thiện. Vì thế, để dọn đường cho việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản chuyên chính tại Việt Nam, ngay từ những ngày đầu, bằng mọi giá họ phải khống chế các thế lực tôn giáo. Nếu không tiêu diệt được thì cũng phải tìm hết cách xâm nhập, lũng đoạn để làm cho suy yếu, tê liệt đến trở thành thờ ơ, vô cảm! -một điều hoàn toàn nghịch lý đối với mọi tôn giáo, nhưng đau đớn thay lại cũng là điều rất hiện thực trên đất nước ta hôm nay!

Sở dĩ những người cộng sản đánh giá cao tôn giáo vì ngoài sức mạnh vạn năng tiên thiên do niềm tin trang bị cho các tín đồ mọi tôn giáo, trên thực tế hầu như quảng đại quần chúng –cách riêng quần chúng Việt Nam- dù tham gia vào bất cứ tổ chức xã hội, chính trị nào, cũng đều xuất phát từ một tôn giáo. Nếu không là Phật Giáo thì là Công Giáo, Tin Lành hay Cao Đài hoặc Phật Giáo Hòa Hảo. Vì thế, nắm được tôn giáo là coi như nắm được tất cả.

Trong số các tôn giáo, người cộng sản tỏ ra e sợ nhất là khối tín đồ Công Giáo. Đây không phải là nhận định chủ quan. Nó đã được chính đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, đương kim Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, nhìn nhận trong một văn thư tố cáo tội ác của cộng sản đối với tôn giáo gửi Tổng Bí Thư Đỗ Mười đầu thập niên cuối cùng của thế kỷ trước. Do đó, những nhận định trong bài này đặt nền trên những vấn nạn mà Giáo Hội Công Giáo đã và đang phải gánh chịu trước những thủ đoạn xâm nhập, bách hại triền miên của đảng và nhà nước CSVN. Người viết hy vọng những nét chung trong đó sẽ giúp chúng ta hiểu được hoàn cảnh của các tôn giáo khác.

Với những kinh nghiệm quý báu học được từ hai đàn anh lớn Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh và từ các nước cộng sản Đông Âu trước khi chế độ cộng sản tại các nước này bị tan rã vào thập niên cuối thế kỷ trước, ngay từ thời gian đầu trước khi chiếm được một nửa lãnh thổ năm 1954, CSVN đã đề ra những sách lược chi tiết với ý đồ nắm trọn quyền kiểm soát mọi đường đi nước bước của các tôn giáo. Riêng với Giáo hội Công Giáo, nhờ những kinh nghiệm học được từ Ba Lan, một nước 90 phần trăm dân số là Công Giáo, Hànội đã có cả một kế hoạch quy mô trong việc xâm nhập và lũng đoạn, dẫn tới những hiện tượng chia xé, nghi kỵ, phân hóa đáng buồn hiện nay. Khởi đầu là mua chuộc một thiểu số giáo sĩ đã biến chất để đặt nền cho việc hình thành những tổ chức mang tính xã hội dân sự với màu sắc tôn giáo dưới cái dù của Mặt Trận Tổ Quốc như cái gọi là “Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo Yêu Hòa Bình và Tổ Quốc VN” ở miền Bắc và hậu thân của nó ở miền Nam sau tháng 4-1975 là “Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước”. Từ những tổ chức được giáo dân trong nước mỉa mai là “Công Giáo Quốc Doanh” này, lần hồi trong những năm gần đây, đảng và nhà nước cộng sản đã tạo được những ảnh hưởng sậu đậm tới những giới chức lãnh đạo cấp cao trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN).

II.- Chúng ta đọc được gì qua bài “Công tác tôn giáo ổn định, đi đúng đường hướng” đăng trên TTXVN cuối tháng 02-2011 vừa qua?

* Vai trò chỉ đạo của ông Nguyễn Thiện Nhân trong lãnh vực tôn giáo.

Qua văn kiện trên đây, người ta phát hiện ông Nguyễn Thiện Nhân, ngoài tư cách phó TT còn có vai trò lớn trong việc thi hành sách lược gọi là “công tác quản lý tôn giáo”. Văn kiện viết:

“Phó Thủ Trường Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong năm qua (…) Tuy nhiên, PTT cũng chỉ ra những hạn chế trong việc thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tại địa phương, giữa địa phương với Trung ương trong công tác quản lý tôn giáo”.

Những điều này đã được ghi nhận “tại hội nghị tổng kết công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm 2010 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2011, ngày 25/2, ở Hà Nội”.

Phát giác trên đây khiến cho dư luận người Công Giáo trong và ngoài nước có một cái nhìn khác về sự hiện diện của ông Nguyễn Thiện Nhân trong đại lễ Bế Mạc Năm Thánh của Giáo Hội Công Giáo ở La Vang đầu năm nay. Hiển nhiên, ông được chế độ đặc cử đến và lên tiếng trong dịp này không chỉ đơn thuần với tư cách Phó Thủ Tướng thay mặt các ông Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng mà còn có vai trò của đảng và nhà nước cộng sản để giám sát những diễn tiến trong một dịp lễ lớn của GHCG. Điều này lý giải cho tấm hình chụp ông Nhân đang lúng túng trong tư thế ngồi trước khán đài lễ Bế Mạc Năm Thánh tại La Vang, trong khi tất cả các Hồng Y, TGM, GM và tân khách trong và ngoài nước đều đứng dậy trong tư thế nghiêm chỉnh để đón chào ĐHY Ivan Dias, đặc sứ đại diện Tòa Thánh Vatican (xin coi hình chụp). Theo tiết lộ trực tiếp của người chụp tấm hình này với cá nhân chúng tôi thì sau một phút hoang mang, bất định “ngài PTT” đã phải gượng gạo đứng lên khi nhận ra “mình chẳng giống ai?”. Rõ ràng là với tư cách người được trao phó trách nhiệm giám sát đường đi nước bước của các tôn giáo, ông đã bị giằng co trước quyết định ngồi hay đứng khi ấy: theo mọi người cùng đứng trong nghi thức chào kính HY Ivan hay tiếp tục ngồi để kiên định lập trường của người thay mặt đảng và nhà nước? Cuối cùng, dù chậm nhưng ít nhất ông cũng đã vớt vát được đôi chút thể diện của một người từng là Bộ trưởng Giáo Dục và nghe đâu trong tương lai gần sẽ là Bộ trưởng Ngoại Giáo của chế độ, trước sự chứng kiến của những HY, GM thuộc nhiều quốc gia trên thế giới..


Ông Nguyễn Thiện Nhân đang lúng túng trong tư thế ngồi trước khán đài lễ Bế Mạc Năm Thánh tại La Vang
* Những nét cụ thể của “công tác quản lý các tôn giáo”:

Văn kiện đăng trên TTX/CSVN cho biết thêm:

“Phó Thủ tướng cũng yêu cầu triển khai tổng kết 10 năm tình hình công tác tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo, định hướng 10 năm tới”.

Đồng thời “yêu cầu các tỉnh, thành phố có hướng dẫn về chế độ gặp gỡ thường xuyên của lãnh đạo tỉnh, thành phố với chức sắc tôn giáo trên địa bàn. Ngay trong quý I này, cần tổ chức cuộc gặp gỡ với người đứng đầu các tôn giáo, giúp họ nắm bắt được tình hình đất nước, các biện pháp điều hành ổn định kinh tế, an sinh xã hội của Chính phủ, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, để đồng lòng cùng đất nước vượt qua khó khăn, không nghe bên ngoài xúi giục.”

Văn kiện cũng nhấn mạnh tới “Việc đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo”. Riêng “Năm 2010, có trên 18.700 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng và trên 2.800 người đã tốt nghiệp, hoàn thành các khóa bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành.”

(Một số đoạn tô đậm và gạch dưới do người viết muốn lưu ý độc giả)

Một loạt câu hỏi được đặt ra: a/ con số 18.700 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng và trên 2.800 người đã tốt nghiệp này là ai? 2/ Những gì đã được đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng? 3/ Tỉ lệ phân chia cho các tôn giáo ra sao? 4/ Ai, cơ quan nào phụ trách việc đào tạo, bồi dưỡng?

Với Giáo Hội Phật Giáo, những tiết lộ của nhà văn Dương Thu Hương, bao gồm những báo động gần đây của các chức sắc trong GHPGVNTN ở hải ngoại –cách riêng bên Úc Châu- cho thấy trong nhiều năm qua, đảng và nhà nước CSVN đã ra sức đào tạo một thế hệ Tăng Sĩ trẻ để thay thế lớp cũ quản lý các Thiền viện, Chùa chiền trực thuộc cơ chế gọi là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do họ dựng lên để chống lại GHPGVNTN dưới quyền chỉ đạo của đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Việc thay thế này đã được thực hiện từ lâu tại quốc nội và gần đây lan ra hải ngoại, nhất là bên Úc châu.

Riêng với Công Giáo, vì truyền thống và kỷ luật lâu đời của Giáo Hội trong việc đào tạo tu sĩ, linh mục không cho phép họ trực tiếp can dự vào lãnh vực này. Để bù lại, bằng mọi phương sách: từ hăm dọa, khủng bố, phỉnh gạt, mua chuộc kể cả hủ hóa, sau khi bất đắc dĩ phải cho mở lại một số chủng viện, đảng và nhà nước giành quyền duyệt xét danh sách các ứng viên đi tu, mà hậu ý không gì khác hơn là nhằm loại bỏ những thành phần tốt đồng thời cài đặt vào những ứng sinh do họ lựa chọn. Để chắc ăn, trong suốt những năm tu học, vào những dịp về quê nghỉ hè, các chủng sinh còn phải trình diện với các viên chức nhà nước ở địa phương để được dạy dỗ, “bồi dưỡng” theo chủ trương, đường hướng của đảng! Chưa hết, sau khi kết thúc học trình, sẵn sàng chịu chức, những linh mục tương lai này còn phải được sự chuẩn nhận của đảng và nhà nước! Nếu “ông nhà nước” cho phép sẽ được phong chức. Bằng không sẽ được khuyến cáo bỏ tu đi lấy vợ. Trái lại, nếu còn kiên trì với lý tưởng đời tu sẽ phải chờ 5 năm, 10 năm hoặc… 30 năm như trường hợp linh mục Lorenso Chu Văn Minh, hiện là Giám Mục Phụ Tá TGP Hànội.

Nhấn mạnh tới công tác “học tập, bồi dưỡng” dành cho các nhà lãnh đạo tôn giáo trong giai đoạn này, văn kiện của TTX/CSVN ghi nhận:

“Năm 2011, ngành Tôn giáo xác định 5 nhiệm vụ chính, trong đó, tập trung quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI về công tác tôn giáo và thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Công tác thông tin trong nước cũng như thông tin đối ngoại tôn giáo được tăng cường, phối hợp công tác đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo và đấu tranh nhân quyền.”

Về điều gọi là “chế độ gặp gỡ thường xuyên của lãnh đạo tỉnh, thành phố với chức sắc tôn giáo trên địa bàn”, cùng với chỉ thị “Ngay trong quý I này, cần tổ chức cuộc gặp gỡ với người đứng đầu các tôn giáo, giúp họ nắm bắt được tình hình đất nước, các biện pháp điều hành ổn định kinh tế, an sinh xã hội của Chính phủ, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, để đồng lòng cùng đất nước vượt qua khó khăn, không nghe bên ngoài xúi giục” chúng ta thấy được những gì ẩn sâu trong đó?

Khi những cuộc “gặp gỡ thường xuyên” trở thành “chế độ” đối với giới lãnh đạo trong tỉnh, thành với các chức sắc tôn gíáo thì ai cũng hiểu được mức độ “chiếu cố” các tôn giáo của Hànội như thế nào. Tiếp đến, lời khuyến cáo “Ngay trong quý I này, cần tổ chức cuộc gặp gỡ với người đứng đầu các tôn giáo, giúp họ nắm bắt được tình hình…” soi sáng cho người đọc hai điều. Thứ nhất, nó liên quan tới yếu tố thời gian và thứ hai cho thấy sự đánh giá cao sức mạnh của các khối tín đồ thuộc các tôn giáo trước những biến động hiện nay tại Bắc Phi.

Ba chữ “Quý I này”, chỉ thời gian 3 tháng từ tháng 01 đến hết tháng 3-2011 trùng hợp với thời gian xảy ra cuộc “Cách Mạng Hoa Lài” đánh dấu bằng cái chết qua ngọn đuốc thân xác của Mohamed Bouazizi ở Tunisia ngày 17-01, tiếp theo là sự cáo chung của chế độ độc tài Mubarack sau 18 ngày vùng lên của quần chúng Ai Cập, và hiện nay là những ngày giờ định mệnh của Muammar Gaddafi ở Libia cùng những cuộc xuống đường liên tiếp của dân chúng tại nhiều quốc gia trong vùng và đang có cơ lây lan qua các xứ sở độc tài thuộc các lục địa khác, bao gồm cả Á châu, trong đó có Trung Cộng, Bắc Hàn và Việt Nam..

Sự trùng dụng về thời gian khiến giới cầm quyền trong nước“cần tổ chức cuộc gặp gỡ với người đứng đầu các tôn giáo” trong quý I năm nay hé mở cho người ta thấy trước được nội dung những cuộc gặp gỡ mang tính khẩn cấp này ra sao. Hiển nhiên, qua bài học kinh nghiệm rút được trong những cuộc tập hợp hàng chục ngàn giáo dân ở tòa Khâm sứ cũ, ở Thái Hà và trên 200 ngàn tín hữu ở Xã Đoài, Tam Tòa vài năm qua, có khả năng dẫn tới một sự kết hợp rộng rãi và đồng loạt giữa tín đồ các tôn giáo nên mặc dầu đã có những buổi gặp gỡ thường xuyên từ trước tới nay, nhưng vì e sợ “mùi hương Hoa Lài” từ Bắc Phi có khả năng đánh động khứu giác bén nhạy của quần chúng Việt Nam nên đảng và nhà nước đã phải mở một chiến dịch “tôn giáo vận” một cách khẩn cấp từ giới lãnh đạo chop bu. Riêng với Giáo Hội Công Giáo, mục tiêu gặp gỡ trực tiếp được nhắm tới là Hồng Y Phạm Minh Mẫn, TGM Sàigòn, Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, TGM Hànội, Giám mục Nguyễn Như Thể, TGM Huế và nói chung HĐGMVN, trong đó có những GM cầm đầu các Giáo phận trên toàn lãnh thổ. Nội dung hẳn sẽ không ngoài những vuốt ve, hứa hẹn trong khuôn khổ cơ chế XIN/CHO kèm theo những đe noi, hăm dọa.

Văn kiện cũng đếm kỹ những lần đảng và nhà nước cho phép các chức sắc tôn giáo đi ra nước ngoài, theo đó chỉ riêng “Năm 2010 có 240 lượt chức sắc, nhà tu hành đi nước ngoài”. Bản văn cũng nhắc lại những nét chủ đạo trong đường hướng của mỗi tôn giáo được sự đồng thuận của đảng và nhà nước như:

“Phật giáo có đường hướng “đạo pháp dân tộc và chủ nghĩa xã hội”; Công giáo là “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”; đạo Tin lành là “sống phúc âm phục vụ Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc”; đạo Cao Đài có đường hướng “nước vinh, đạo sáng”…”

Đọc kỹ những tiêu hướng này, người tín hữu thuộc mọi tôn giáo đều không có điều gì để phản bác. Lý do là bằng những suy tư ngay chính, nó không có gì đi ngược lại lương tri cá nhân của con người và càng không phản lại giáo lý của mỗi tôn giáo. Có điều từ ngôn ngữ chuyển vào thực tế áp dụng, người cộng sản đã cố tình đánh lộn sòng giữa tình tự quốc gia, dân tộc với chủ nghĩa Mác-Xít, với chủ trương bá quyền, chuyên chính, đọc tài phi tôn giáo của họ. Vấn đề khúc mắc ở đây là thái độ cam đành, chấp nhận và cung cách ứng xử khó hiểu của giới cầm đầu các tôn giáo.

III.- Đòn mới của CSVN: công khai cổ võ việc kết nạp người có đạo vào đảng!

Đối với người tín hữu Công Giáo thuần thành, việc gia nhập đảng cộng sản đồng nghĩa với việc chối bỏ niềm tin nơi Thiên Chúa. Nói cách khác, một tín đồ khi tuyên thệ trở thành đảng viên đảng cộng sản tức là đương sự đã chính thức bỏ đạo. Vì thế không ai ngạc nhiên là qua những thư chung 1951 và 1960, các Giám Mục đã hơn một lần lên án chủ nghĩa vô thần, vô tôn giáo cộng sản, nghiêm khắc cảnh báo những mưu toan phá đạo của chúng và tuyệt đối ngăn cấm người tín hữu gia nhập đảng này.

Đã đành trong nhiều năm qua quả đã có những tín hữu giáo dân, kể cả một số giáo sĩ vong thân, biến chất trở thành đảng viên cộng sản. Nhưng với mục tiêu thâm độc, đảng vẫn tìm hết cách để che đậy cái đuôi cộng sản của những thành phần mất gốc vừa nói. Chủ trương này không ngoài ý đồ giúp họ không bị giáo quyền, giáo dân điểm mặt hầu dễ dàng xâm nhập, trà trộn để lũng đoạn Giáo Hội. Do đó, nếu ngày hôm nay, trong hàng ngũ chủ chăn cấp cao có lọt vào một vài kẻ “chăn thuê” từng âm thầm tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản Việt Nam thì cũng chẳng làm cho ai ngạc nhiên. Bởi lẽ đấy là chủ trương ngấm ngầm và tối hậu của cộng sản: để vô hiệu hóa sức đề kháng của tập thể công giáo và phương sách tốt nhất mà họ chọn là tìm thêm đảng viên trong số những người có đạo, đặc biệt là hàng ngũ lãnh đạo.

Điều khiến người ta ngạc nhiên và cũng gây nhiều lo âu là hiện nay Hànội đã và đang ra mặt công khai cổ võ cho công tác kết nạp người có đạo vào đảng cộng sản. Trong một bài viết mới đây trên nhật báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, người ta đọc được những giòng sau đây:

“Ðến nay, số lượng quần chúng ưu tú là người có đạo được kết nạp đảng tăng lên hàng năm, giảm dần số xóm không có đảng viên là người có đạo. Những đảng viên là người có đạo được kết nạp đã thật sự là hạt nhân tích cực, đầu tàu gương mẫu trong công tác”.


Nguyễn Phú Trọng thăm TGM Phát Diệm. Ảnh: VTC
Bài báo được xây dựng trên Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Sơn (Ninh Bình) thuộc Giáo khu Phát Diệm vốn được coi là cái nôi của Giáo Hội Công Giáo miền Bắc với tỷ lệ công dân có tín ngưỡng Công Giáo rất cao. Bài báo viết:

“Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện ủy về đẩy mạnh công tác kết nạp đảng đối với quần chúng có đạo đề ra và triển khai thực hiện từ tháng 8-2008, với mục tiêu, mỗi năm, toàn Ðảng bộ huyện kết nạp Ðảng từ 200 đảng viên trở lên, trong đó có hơn 40 đảng viên là người có đạo; hằng năm có thêm 10 – 15 chi bộ nơi có đồng bào theo đạo, có đảng viên là người có đạo, tiến tới năm 2015 có 100% chi bộ trong vùng có đông đồng bào theo đạo có đảng viên là người có đạo. Nghị quyết cũng đề ra một số nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu cần thực hiện, trong đó nhấn mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức của quần chúng có đạo về Ðảng, về chính sách tôn giáo tín ngưỡng, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Ðảng và Nhà nước; đề cao tinh thần trách nhiệm của các cấp ủy và đảng viên trong công tác kết nạp đảng viên mới và trong việc bố trí, sử dụng cán bộ là người có đạo…

Tiết lộ trên đây cho thấy, dù chưa công khai hóa, từ cuối hạ bán niên 2008, riêng huyện Kim Sơn đã đề ra chỉ tiêu hàng năm phải kết nạp từ 200 đảng viên trở lên, trong đó 20% là đảng viên có tín ngưỡng Công Giáo. Nêu lên một trường hợp điển hình để nhấn mạnh về nhu cầu đoàn ngũ hóa giới trẻ Công giáo dưới sự kiểm soát của đảng cộng sản, báo Nhân Dân cho hay:

“… Bí thư Ðoàn Thanh niên xã Kim Mỹ – đồng chí Ngô Thượng Ðại-, một đảng viên trẻ là người Công giáo cho biết, Kim Mỹ là xã nằm ở ven biển, có gần 88% số dân theo đạo Công giáo; số người trong độ tuổi sinh hoạt Ðoàn là 1.775, trong đó thanh niên Công giáo chiếm 85%. Do đó việc đoàn kết, tập hợp thanh niên Công giáo là một trong những hoạt động chính của công tác Ðoàn.”

Để thực hiện được điều này, Đoàn đẩy mạnh việc tổ chức những buổi học tập để giới trẻ Công Giáo tìm hiểu về điều gọi là “Gương đạo đức của Bác”, và về “Vinh quang của đảng” v.v … “Từ đó, tạo cơ hội và điều kiện rèn luyện cho thanh niên và phát hiện những nhân tố tiêu biểu để giới thiệu, kết nạp Ðảng.”

Ở một đoạn khác, báo Nhân Dân viết:

“Ðồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Bí thư chi bộ Quỹ tín dụng cơ sở xã Hùng Tiến là một đảng viên gốc đạo, sinh ra trong gia đình công giáo yêu nước, anh thấy rõ sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước đối với đồng bào công giáo. Ngày càng có nhiều giáo dân tham gia công tác xã hội, được thể hiện khả năng của mình và được đứng vào hàng ngũ của Ðảng. Hiện nay ở Hùng Tiến có một đồng chí cấp ủy xã là gốc giáo; 4/15 bí thư chi bộ và 9/14 trưởng xóm là người công giáo (…) Tờ trình về việc xét, quyết định kết nạp đảng viên và chuyển đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức của Ban Tổ chức Huyện ủy Kim Sơn, đề nghị 18 hồ sơ, trong đó có năm trường hợp quần chúng ưu tú là người gốc giáo. Ðảng ủy xã Ðịnh Hóa là một trong những cấp ủy thực hiện vượt chỉ tiêu được giao trong kết nạp đảng viên gốc giáo. Chỉ tiêu Huyện ủy giao cho Ðịnh Hóa năm 2010 là kết nạp bảy đảng viên, trong đó có một đảng viên gốc giáo, kết quả cuối năm đã kết nạp 10 đảng viên, vượt 43%, và ba đảng viên gốc giáo, vượt 200%. Ðảng viên trẻ Trần Xuân Trí, người theo đạo Công giáo, công an viên xóm 10, xã Ðịnh Hóa, tâm sự: Ðược sự giúp đỡ nhiệt tình của cấp ủy, đoàn, hội, hiện nay có rất nhiều thanh niên công giáo ở địa phương mong muốn được sinh hoạt trong các tổ chức xã hội, được phấn đấu vào Ðảng”

Việc tìm kiếm đảng viên trong số những tín hữu Công giáo không phải lúc nào cũng suông sẻ. Cũng trong bài viết trên đây, báo Nhân Dân tiết lộ:

“Tuy nhiên, trên địa bàn Ðịnh Hóa vẫn còn xóm 12 với 100% số dân theo đạo Công giáo chưa có đảng viên. Cái khó vẫn là công tác tư tưởng và tinh thần trách nhiệm của cấp ủy và đảng viên được phân công theo dõi địa bàn. Phát triển Ðảng tại xóm 12 cũng là mục tiêu phấn đấu của Ðảng bộ xã nhiệm kỳ này, do đó thực hiện nghị quyết Ðảng bộ đề ra cần sự nỗ lực đồng bộ từ cấp ủy, các đoàn, hội và mỗi cán bộ, đảng viên.”

IV.- Kết luận:

Cho đến năm đầu thập niên thứ hai của đệ tam thiên niên, chủ trương khống chế, bách hại các tôn giáo của đảng và nhà nước CSVN vẫn tiếp tục được đặt lên hàng đầu. Thời gian gần đây, do nhu cầu bắt buộc phải mở ra với thế giới, trên nguyên tác, đối sách về tự do tôn giáo của Hànội đã có những thay đổi. Nhưng nhìn sâu vào bên trong, đấy chỉ là những thay đổi bề ngoài khi mà thực chất vẫn không khác, nếu không muốn nói là còn hiểm độc và nguy hại hơn trước.

Từ giai đoạn thẳng tay triệt hạ tôn giáo: sát hại, bắt bớ giáo sĩ, giáo dân; đóng cửa tu viện và các cơ sở đào tạo chủng sinh với thâm ý: khi số chủ chăn ít oi già yếu, chết đi sẽ không có người thay thế, đạo tư tan… họ miễn cưỡng phải nới lỏng những sinh hoạt phụng tự. Cho phép tu sửa, xây cất các giáo đường, thánh thất, chùa chiền. Tự do (và đôi khi còn khuyến khích) tổ chức các lễ hội rầm rộ, dĩ nhiên với điều kiện chỉ giới hạn trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo. Tiến thêm một bước, đảng và nhà nước cho phép những cơ sở đào tạo linh mục hoạt động trở lại với một số điều kiện như phải để cho họ duyệt xét danh sách ứng viên đi tu, thêm vào chương trình giảng huấn những môn học về chủ nghĩa Mác-Lê. Việc phong chức linh mục, bổ nhiệm giám mục phải thông qua nhà nước v.v…

Bằng cái nhìn bề mặt, mọi tôn giáo –cách riêng Công giáo- đã có phần dễ thở. So sánh với Giáo hội ở Trung hoa lục địa có người còn tỏ ra mừng rỡ cho rằng GHVN vẫn mang tính chất tông truyền, gắn bó với Tòa Thánh Vatican không phải là một Giáo hội tự trị như bên láng giềng Trung quốc.

Với tâm trạng ưu tư và cái nhìn sâu lắng của người tín hữu thành tâm yêu mến Giáo hội, không ít người bao gồm giáo dân và giáo sĩ đã có những suy nghĩ ngược lại. Họ cho rằng: thà như ở Trung cộng, trong khi bắt buộc phải chấp nhận một thứ Giáo hội tự trị thống thuộc nhà nước nhưng bên cạnh đó còn có một Giáo hội thầm lặng –một Giáo hội hầm trú tuyệt đối trung thành với Thiên Chúa qua mối hiệp thông tinh tuyền với Giáo hội hoàn vũ… còn hơn là một thứ Giáo hội “nửa nạc nửa mỡ” như GHVN hiện nay. Tuy trên danh nghĩa thống thuộc Rôma nhưng thực tế GHVN ngày nay đã hoàn toàn biến chất để lần hồi trở thành một Giáo hội theo chủ nghĩa tương đối, chủ nghĩa thực dụng –một thứ chủ nghĩa từng được đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI lên tiếng cảnh giác lâu nay-. Nói theo linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh thì đấy là một thứ “Tôn Giáo Lễ Hội”, đã bị biến chất, bị rút ruột!

Minh họa cho những biểu hiện đáng buồn trên đây là thái độ im lặng, đồng lõa với tội ác của một số những lãnh đạo cấp cao trong Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay. Nếu cần chỉ danh, người tín hữu CGVN ngày nay không ngần ngại nói tới HY Phạm Minh Mẫn, TGM Sàigon, GM Nguyễn Văn Nhơn, TGM Hànội đương kim chủ tịch HĐGMVN, GM Nguyễn Như Thể, TGM Huế, các GM Bùi Văn Đọc, Châu Ngọc Tri, Vũ Huy Chương v.v…



GM Nhơn, HY Mẫn và TGM Thể sắp hàng bắt tay TT/CSVN

Xuyên qua hai văn kiện, một trên TTX/CSVN và một trên tờ nhật báo Nhân Dân, hai tiếng nói chính thức của đảng và nhà nước liên quan tới công tác gọi là “quản lý tôn giáo” và công nhiên dụ dỗ người tín hữu vào đảng cộng sản để có thêm vây cánh, tiếp tục đè đầu cưỡi cổ nhân dân, chúng ta chờ đợi gì nơi những người có trách nhiệm trong Giáo hội khi các ngài ở vào tình trạng tê liệt “há miệng mắc quai” để trở thành vô cảm. Trong điều kiện xót xa, đau đớn ấy, chúng tôi trạnh nhớ tới tiêu đề hai bài viết của cha Tỉnh: “ĐẠO để làm gì?” và “HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC để làm gì?”

Nam California, tháng 3, 2011

Trần Phong Vũ

danlambao1.wordpress.com

Mùa Đất Khóc – Tưởng niệm 23 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa

Posted by truongthondlb1


Vũ Đông Hà (danlambao) - Vấn nạn của đất nước ngày hôm nay là nguy cơ mỗi con người chỉ lo sợ mất miếng ăn, manh áo, công ăn việc làm hơn là âu lo giang sơn tổ quốc mất đi một vùng biên giới mịt mù, một vùng biển xa xăm. Điều bất hạnh cho một dân tộc sẽ xảy đến nếu tầm nhìn của đại khối chỉ là sự hài lòng với những nhỏ nhoi riêng tư có được mà không biết rằng cuộc đời mình đã bị tước đoạt muôn vàn thứ và coi những mất mát chung không phải là mất mát của riêng mình; không nhận thức rằng sự mất mát chung của dân tộc sẽ tiếp tục dẫn đến mất mát cho từng cá nhân, từng gia đình…

Tự do bị cướp mất sẽ có ngày lấy lại, Nhân quyền bị giết chết sẽ có lúc hồi sinh. Dân chủ bị bóp nghẹt sẽ có lúc phục hồi. Nhân bản bị chà đạp cũng sẽ một ngày đứng thẳng.Trí tuệ bị thui chột cũng có ngày nở hoa. Tất cả nằm trong tầm tay và ý chí tranh đấu của đại khối dân tộc đối với thiểu số độc tài cùng dòng máu.

Nhưng mất đi một phần lãnh thổ cho ngoại bang thì biết bao giờ mới lấy lại ?

Nếu 100 năm sau, khi nhìn vào bản đồ đất nước, thấy Ải Nam Quan, Trường Sa, Hoàng Sa không còn thuộc về lãnh thổ của mình, những thế hệ mai sau sẽ không chỉ nguyền rủa tập đoàn thống trị hiện tại mà còn nguyền rủa cả thế hệ chúng ta, nếu chúng ta không làm gì cả trước sự mất mát của giang sơn.

*

Muốn lấy lại những gì đã mất thì phải biết những gì đã mất, đang mất và sẽ mất. Đất nước không chỉ mất đi mấy trăm kí lô mét vuông lãnh thổ, mấy nghìn kí lô mét vuông lãnh hải. Đất nước đang đứng trước hiểm họa mất đi độc lập chính trị, tự chủ kinh tế. Dân tộc có nguy cơ mất đi tinh thần phản kháng oai hùng của tiền nhân và chỉ sống với niềm tự hào dân tộc hão.

Muốn lấy lại những gì đã mất thì phải lấy lại quyền làm chủ vận mệnh của chính mình và của đất nước cho mọi người dân. Đất sẽ tiếp tục bị xâm lăng, khai thác, tàn phá; biển sẽ tiếp tục bị tranh giành, thao túng, cướp đoạt, nếu nhà Việt Nam vẫn còn bị một thiểu số dành quyền làm chủ, độc tôn quyết định vận mạng tổ quốc, nhưng sẵn sàng dâng hiến gia sản tổ tiên để củng cố địa vị cá nhân và guồng máy thống trị.

*

Vấn nạn của đất nước ngày hôm nay là nguy cơ mỗi con người chỉ lo sợ mất miếng ăn, manh áo, công ăn việc làm hơn là âu lo giang sơn tổ quốc mất đi một vùng biên giới mịt mù, một vùng biển xa xăm. Điều bất hạnh cho một dân tộc sẽ xảy đến nếu tầm nhìn của đại khối chỉ là sự hài lòng với những nhỏ nhoi riêng tư có được mà không biết rằng cuộc đời mình đã bị tước đoạt muôn vàn thứ và coi những mất mát chung không phải là mất mát của riêng mình; không nhận thức rằng sự mất mát chung của dân tộc sẽ tiếp tục dẫn đến mất mát cho từng cá nhân, từng gia đình.

Đất nước ngày nay giống như hình ảnh của sa mạc khô cằn thiếu vắng sự sống. Ở đó, hằng nhiều thế kỷ trôi, đã bao nhiêu người chết khô chết khát. Ở đó, trong tuyệt vọng giữa biên giới tử sinh, đã bao nhiêu người mong đợi một cơn mưa rào. Ở đó, đã có bao nhiêu người không bao giờ nghĩ họ có thể nhìn lại được những ngọn chồi xanh đâm mầm nẩy lộc. Ở đó, họ đã không bao giờ biết được ẩn dấu dưới đó là một gia tài nguyên liệu giàu có, nuôi sống cả một dân tộc, con cháu họ trong tương lai. Đất nước mình cũng thế. Dưới những khô cằn sỏi đá vẫn còn đó một gia tài hơn 4000 năm. Luân lưu ẩn náu trong từng giòng máu, từng hơi thở của mỗi con người là hạt mầm Đại Việt. Những hạt mầm đang ở giữa biên giới tử sinh. Chỉ cần một cơn mưa là bừng sống dậy.

***

Bao năm qua, đã bao nhiêu lần ta đối diện với nỗi niềm cô đơn trên con đường này ? 10 năm. 20 năm. 30 năm. Một đời người. Oan khiên nào đã trói chúng ta vào định mệnh của đất nước? Mùi rơm, hương đất, cơn mưa? Điều gì đã níu chặt ta lạ lùng dai dẳng? Một đời người. Một thế kỷ. Một lịch sử hơn bốn nghìn năm. Tại sao chúng ta vẫn miệt mài đi tiếp con đường này ?

Em vẫn không sợ sự ghẻ lạnh cô đơn
Bởi mình khởi đi từ những ngày cô đơn nhất
Bởi giữa hung tàn trong lòng đất nước
Vẫn có người đứng thẳng rất cô đơn *

Câu trả lời nằm ở đó. Dưới bầu trời hung hãn, trong trấn áp bủa vây, trước đe dọa ngục tù: vẫn có những người đứng thẳng rất cô đơn. Thì tại sao không? ở mỗi chúng ta?

Câu trả lời nằm ở: những hạt mưa đã rơi trên đất vỡ. Tiếp nối những hạt mưa trước. Mở mùa cho những hạt sau. Hạt mưa Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Thanh Nghiên, Trần Khải Thanh Thủy. Hạt mưa Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương… Những anh thư, anh hùng của thế kỷ 21, bằng gian nan và lao tù, đã đem mưa ngàn tưới mát những hạt mầm đang khô rốc trong nắng hạn.

Câu trả lời nằm ở: con đường hôm nay không phải chỉ cho cuộc đời hiện tại mà cho thế hệ mai sau. Thế hệ chúng ta có thể cúi đầu yên ngủ với thân phận số không của mình, nhưng sao đành để thế hệ mai sau tiếp tục cuộc hành trình của mây tan biến vào hư không ?

Các bạn đã đứng lên. Để đem mây ngàn trở về sông núi cũ. Đem ý chí xây dựng lại núi hùng sông tráng. Đem khát vọng xua đi bóng mây đen trên vòm trời tổ quốc đến cho nhiều người. Các bạn đang ươm mầm để một ngày cây xanh đổ bóng mát hiền cho thế hệ đàn em. Bây giờ, với các bạn, là những đêm nhìn mây trắng bay từ góc tối nhà tù. Mai sau sẽ là những ngày nhìn trời xanh trong biếc với những cơn mưa rào tưới mát cỏ xanh.

Chúng ta vẫn luôn có một bầu trời thật nhiều mây
Và ngọn đồi sau nhà không còn quanh năm cỏ cháy
Trái hạnh phúc khi dễ dàng hái lấy
Con sẽ không hái cho riêng con mà cho cả cuộc đời *

Xin gởi đến

những cánh chim chọn đường gió bão,
những người đứng thẳng rất cô đơn trong bóng tối ngục tù,
những con người không hái trái ngọt
cho riêng mình mà cho cả cuộc đời

niềm tin và lời cảm ơn chân thành.

Vũ Đông Hà
http://vudongha.multiply.com/journal/item/19/19

* Thơ Hương Giang

Bác Mười tự hoạn

Posted on Tháng Ba 15, 2011 by truongthondlb1


Đinh Tấn Lực – Bẵng đi từ bài “Về Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Xây Dựng Đất Nước Ta Hiện Nay” (2005, ngay sau khi bác Đào sang thăm Việt Nam), lâu lắm rồi độc giả ở đây mới được thưởng lãm một bài viết khác của bác Mười. Mà là một bài lý luận công phu/uyên bác đến trên cả mức ngạc nhiên nữa, mới thú! Cho dù phong thái dùng từ và chấm câu có một khoảng cách rất xa với bản chất bình dị/xề xòa/mộc mạc hàng ngày của tác giả, vẫn thú! Cho dù tác giả chủ ý nhắm vào đối tượng đảng viên trong mục tiêu Về Xây Dựng Đảng, càng thú!

*

Thú thật!

Thú nhất là ở (chỗ mường tượng ra khung cảnh nếu đây là một bài đọc, thì hẳn tác giả đã giơ tay nhẹ nhàng lẳng lơ vuốt mái tóc phớt chẻ đôi một cách cực điệu nghệ, rồi hắng giọng thanh phá mà nhấn mạnh) cái khẳng định ấn tượng (đến mức được nâng cấp thành tựa đề): “Không có Ðảng Cộng sản Việt Nam thì không có công cuộc đổi mới”.

Thật khó mà tranh cãi với tác giả về những nỗ lực của đảng và nhà nước ta được liệt kê trong bài viết, tạm lược như sau:

“Trong thời kỳ quá độ lên CNXH chúng ta đã nhận thức sâu sắc rằng, xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm… Kiên quyết và liên tục thay thế cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bằng cơ chế thị trường… Đẩy mạnh sản xuất, trước hết phải xây dựng và phát triển nền công nghiệp tư liệu sản xuất, đặc biệt cơ khí chế tạo, sau nữa coi trọng công nghệ thông tin, điện tử, năng lượng mới, vật liệu mới, hóa chất và kể cả công nghiệp tiêu dùng…”.

Cũng quả là cực khó cho những ai muốn quên những giai thoại hào hứng đến đứt ruột về tác giả, trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH của đất nước, qua bao đoạn đời thăng trầm cá nhân, từ thời bác được chú ruột của nguyên GS Bộ trưởng Phạm Minh Hạc kết nạp vào chi bộ Đông Phù năm 1939, bị Tây bắt giam (1941), vượt ngục (1943), rồi tham gia cướp chính quyền ở Hà Đông (1945) và lần lượt giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng (1945-1955, nổi tiếng về cuộc đại càn quét “gián điệp” năm 1955 ở Hải Phòng cùng với câu danh ngôn để đời: Thà giết lầm hơn bỏ sót!)… Sau đó, lên tới Thứ trưởng (1956) rồi Bộ trưởng bộ Nội Thương (1958), vào TW đảng (1960), Chủ nhiệm ủy ban vật giá Nhà nước, Trưởng phái đoàn thanh tra của Chính phủ (1961-1969), leo lên Phó Thủ tướng Chủ nhiệm Văn phòng kinh tế Phủ Thủ tướng (1969-1971), Phó Thủ tướng Chủ nhiệm Ủy ban Kiến thiết cơ bản (1971-1973). Lại tụt xuống Bộ trưởng Bộ Xây dựng (1973-1977) kiêm nhiệm đại biểu Quốc hội khóa V và VI, được bổ sung vào dự khuyết Bộ Chính trị, tái thăng chức Phó Thủ tướng Chính phủ (1976-1981) kiêm nhiệm đại biểu Quốc hội khoá VII, biến thành Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCNVN (1981), chính thức vào Bộ Chính trị (1982), Thường trực Ban Bí thư TW đảng (1986) kiêm nhiệm đại biểu Quốc hội khoá VIII, thăng chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1988), rồi trở thành Tổng Bí thư Ban Chấp hành TW Đảng (1991), đến nửa nhiệm kỳ sau thì được suy tôn làm Cố vấn Ban Chấp hành TW Đảng, tới năm 2000 thì được thăng ngạch lên quy chế Nguyên Cố vấn.

Nói chung là gần trọn cuộc đời hoạt động và sự nghiệp của bác Mười lọt thỏm vào cái “đêm trước đổi mới”.

Còn cao điểm của sự nghiệp đó (1991) thì đã “lạt mềm buộc chặt” với cái cột mốc nối lại mối quan hệ hữu nghị vương hầu/răng môi/4 tương/4 tốt được gia công mông má thành 16 chữ vàng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bác thích mặc áo đại cán đi khắp nơi là do bởi sự “trùng hợp lịch sử” này nó vận vào người chăng?

*

Thú thật!

Bởi bác Mười cứ tưởng đã có đâu đó khá đông những độc giả trẻ của bài viết “Không có Ðảng CSVN…” này, xưa giờ không thể có nhiều điều kiện/cơ hội nghiệm lại những đoạn sử hãi hùng cận đại được chép bằng máu và nước mắt của nhân dân, nên chẳng thể mường tượng ra cái đêm trước đổi mới ấy ra sao mà tác giả có dự phần hay toàn phần quyết định, bao gồm:

Các chủ trương lớn Cải Cách Ruộng Đất, đại thanh trừng Xét Lại, trù dập Nhân Văn Giai Phẩm, tắm máu nhân dân Quỳnh Lưu-Phát Diệm… thời bác Mười làm Bí thư tỉnh ủy nhiều tỉnh thành;
Các chính sách độc quyền thông tin, bưng bít/bẻ cong sự thật, giáo dục/đào tạo “con người mới XHCN” (nửa Hàn Tín, nửa Chí Phèo), kinh tế nô lệ ký sinh vào quốc tế cộng sản, đối ngoại là đi bằng đầu gối, đối nội là nửa đêm gõ cửa, cơ chế xin-cho, tem phiếu-hộ khẩu, hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo tư sản, cải tạo công thương nghiệp tư doanh, ngăn sông cấm chợ, huy động lương thực, xuất khẩu lao nô… làm kiệt sức dân, đặc biệt là nghị quyết số 49/NQ/TVQH (20/6/1961) cho phép nhà nước bắt giam mọi công dân mà không cần xét xử… thời bác Mười vào TW đảng, cụ thể là lúc nắm chức Chủ nhiệm ủy ban vật giá Nhà nước và Trưởng phái đoàn thanh tra của Chính phủ;
Các đòn trả thù “ngụy quân, ngụy quyền” bằng tù cải tạo, đày thân nhân họ đi kinh tế mới, tận diệt tư sản X1-X2, thu vàng bán bãi sau năm 1975… thời bác Mười vào dự khuyết BCT và làm PTT chính phủ, mang hết kinh nghiệm máu lửa của thời làm Bộ trưởng Nội thương vào thanh lý miền Nam;
Lệnh tiến hành chiến tranh xương máu với Campuchia, nhận lại bài học máu xương “giáo trừng” của TQ, chỉ vài năm sau khi cuộc chiến ủy nhiệm quốc-cộng vừa kết thúc, khiến cả thế giới cấm vận 10 năm, làm đứt hơi dân tộc với tổng cộng nhiều triệu người hy sinh qua 3 cuộc chiến… vào thời bác Mười bắt được trớn thăng hoa sự nghiệp.
Nhung nhớ bác Mười nhiều nhất là hàng chục vạn gia đình có người tự tử vì tán gia bại sản trong suốt chiều dài dằng dặc của cái đêm trước đổi mới kinh hoàng, mà nếu không có đảng CSVN “càng sửa càng sai” đó, thì nhân dân cả nước của cái “vựa lúa Đông Nam Á” này đã chẳng bị phân loại thành thiếu đói, đói, và đói gay gắt (năm 1985 chính phủ VN đã phải thống thiết kêu gọi thế giới cứu đói – cho đến tháng 6-2003 bản phúc trình của Ngân Hàng Thế Giới công bố: 29% dân số Việt Nam vẫn sống dưới mức nghèo đói).

Rõ ràng: Khẩu hiệu “Đổi mới hay là chết” không chỉ là phụ phẩm từ ý niệm “perestroika” của Liên Xô cũ thời đó, hay vì đảng ta bất ngờ bị mất cả kinh viện lẫn quân viện từ quốc tế III. Nó càng không phải là vì nhân dân. Nó là một biện pháp tình thế, không còn lựa chọn nào khác, để giữ đảng tồn tại, và tự thân, nó là một phản ánh trung thực và hoành tráng nhất của cái tình thế “tận cùng bằng số” do đảng gây ra trên đất nước này trong gần 2/3 của thế kỷ 20. Những bài viết ca tụng đổi mới loại này chỉ có tác dụng duy nhất là nhắc nhớ cho nhân dân Việt Nam luôn ôn tập lại trong đầu về những thảm họa đen đã phải và sẽ còn gánh chịu ngày nào còn đó đảng CSVN.

*

Thú thật!

Bởi bác Mười cứ tưởng vẫn có đâu đó khá nhiều độc giả của bài viết “Không có Ðảng CSVN…” này chưa có dịp nghe nói đến thảm kịch của những người tiên phong xé rào đổi mới trước đảng:

Bí thư Kim Ngọc của tỉnh Vĩnh Phú, một trong những tác giả của chủ trương khoán ruộng, đã từng bị TW đảng khai trừ/trù dập đến chết;
Nông dân miền Nam, bị bóp nghẹt kinh tế, đã xé rào, tự nâng giá thóc, khoán cả nhiên liệu và thiết bị trong ngành xay thóc lẫn vận chuyển, đã tự động dẹp bỏ hệ thống hợp tác xã nông nghiệp… và đối diện với biết bao còng sắt, ngày tù, trước khi đưa cả nước lên hàng thứ ba thế giới về mức xuất khẩu gạo bấy giờ.
Người ta chưa quên một giai thoại khác: Lúc được nghe tham luận về việc cho phép tư nhân làm kinh tế, thì bác Mười nhà ta ngưng phe phẩy cây quạt cầm tay, trổi cao giọng hàng thịt, quát ngay: “Thế thì giết chết tươi chủ nghĩa xã hội à?”.

Còn lúc gặp nguyên Chủ tịch UBND Hải Phòng Nguyễn Dần trình bày về sáng kiến dẹp bỏ hệ thống tem phiếu, bác Mười đã lớn tiếng răn đe: “Bỏ tem phiếu là có tội!”.

Rõ ràng: Chỉ thị 100CT (13/1/1981) chính thức hóa tiến trình khoán sản phẩm trong nông nghiệp tự phát của nhân dân chính là để giành công cho đảng (vốn đã bó tay), ngay trước lúc bác Mười chính thức vào BCT. Đảng chiếm công đổi mới để giữ quyền thống trị bằng hệ thống độc tài độc đảng. Cựu thư ký riêng của bác Mười là ông Đoàn Duy Thành từng có một nhận xét chính xác để đời: “Anh Mười là một con người tráo trở đến thế là cùng!”.

*

Thú thật!

Bởi bác Mười cứ tưởng lại còn có đâu đó khá nhiều độc giả của bài viết “Không có Ðảng CSVN…” này khó lòng hình dung ra nổi cái kết quả vĩ đại (mà theo tác giả là rất đáng tự hào) của công cuộc đổi mới hoành tráng của đảng và nhà nước ta tới đâu:

Sau 25 năm đổi mới và gần cuối thập kỷ đầu của thế kỷ 21, VN ta đã gần chạm ngưỡng chế tạo được toàn bộ chiếc xe đạp và 40% chiếc xe máy.
Đất nước ta lấp lánh thay da đổi thịt từ ruộng đồng phì nhiêu biến thành sân golf, từ bãi tắm thiên nhiên biến thành resorts, từ quán cóc biến thành hàng hàng lớp lớp vũ trường với khách sạn từ cấp mini cho tới 4-5 sao. Các khu “giải trí và hoạt động đêm” luôn thuộc diện ưu tiên xây dựng.
Hiện nay, thanh niên nam nữ Việt Nam trở thành lao công/ôsin cho nhân dân nhiều nước, qua tận Trung Đông ngập cát hay Samoa ngập sóng, còn công nghiệp cả nước thì nhanh chóng tiến lên trình độ gia công/phục vụ cho thế giới thu lợi nhuận.
Thiếu nữ Việt Nam trở thành món hàng mua bán cho các nước láng giềng, thậm chí, được chính mồm bác Triết quảng cáo mồi chài doanh nhân Mỹ. Thống kê (chưa đầy đủ của chính phủ Việt Nam) hồi tháng 6/2008: Có 21.038 phụ nữ và trẻ em bị bán ra nước ngoài (2% là trẻ em trai dưới 10 tuổi) và 177.000 phụ nữ lấy chồng nước ngoài. Tỷ lệ khám nghiệm thanh niên nhiễm HIV trước khi thi hành nghĩa vụ quân sự trung bình là 35/1000, đạt kỷ lục là 10%, ở huyện Đô Lương, Bắc Ninh.
Về mặt tinh thần thì nhân dân ta ngày nay thuộc sử Tàu hơn sử Việt, nhờ vào tiến trình đổi mới của xấp xỉ 70 đài truyền hình trên toàn quốc.
Hệ thống báo chí/truyền thanh/truyền hình chính quy của ta đã chứng tỏ rành mạch rằng nói láo là một phong cách sống nghiêm túc đến mức trở thành truyền thống. Trong đó, những ai dám nói thật đều trở thành nạn nhân của chủ trương “thông tin liều lượng” và “bảo vệ bí mật quốc gia” (Kim Hạnh, Nguyễn Hoàng Linh, Nguyễn Hoàng Thu, Hoàng Thiên Nga, Nguyễn Việt Chiến…).
Hệ thống luật pháp của ta đã thành công vượt bực về nỗ lực “biến mỗi công dân thành một người tù dự khuyết” (theo Vũ Thư Hiên). Nhà tù của ta từng bước được tăng cường thông thoáng nhiều nơi. Mỗi năm ta thường có thông báo đặc xá khoảng nửa vạn tù nhân.
Hệ thống giáo dục của ta (từng nổi tiếng thời trước đổi mới là dắt một con bò sang Nga thì có thể dắt về một tiến sĩ) hiện đã biến thành những siêu thị bán phao cho tới bán bằng. Dù vậy, vẫn có gần 87% thí sinh không đủ điểm trung bình 5 trong kỳ thi tốt nghiệp (2003).
Về y tế: Các bệnh viện chuyên khoa như ung thư, chấn thương chỉnh hình, nhi khoa… bị quá tải vượt quá 150% công suất. Bản thống kê của nhà nước (8/2003) công bố VN có 850 bác sĩ chuyên khoa trị liệu cho trên 10 triệu người mắc bệnh tâm thần (tỷ lệ điên loạn cao nhất, còn tỷ lệ bác sĩ thấp nhất thế giới).
Thống kê 2008 công bố tiền nợ của Việt Nam lên đến hơn 28 tỷ USD. Con số này còn tăng vọt cao hơn trong năm khủng hoảng 2009 và chắc chắn sẽ làm còng lưng những thế hệ người Việt sau này.
Khi gia nhập vào WTO, Việt Nam ta phải chờ Campuchia ký thuận. Xứ Chùa Tháp này đã theo thể chế chính trị đa đảng và có báo riêng của từng đảng. Ta vẫn chưa theo kịp.
Thống kê của Asian Culture -1960 : Lợi tức bình quân tính bằng USD/người/năm: Nhật 245, Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam VN) 141, Đài Loan 121, Thái Lan 64.2, Ấn Độ 55. Singapore bấy giờ còn thuộc về Malaysia, chưa đáng kể. Còn theo tài liệu của World Bank – 2007: Lợi tức bình quân USD/người/năm của Singapore là 35.000, Thái Lan là 3.850, VN ta là 760. Nghĩa là ta vừa tăng trưởng lại vừa tụt hậu. IL Houng Lee, Trưởng Đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF tại Việt Nam nhận định: “VN có thể mất 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm với Thái Lan và 197 năm với Singapore ” (báo Tiền Phong 3/2006), với điều kiện các nước đó dậm chân tại chỗ.
Phải chăng đó cũng là nguyên do xuất hiện câu thành ngữ dân gian trong những năm 80: “Mặt Thanh Hoa, da Ái Vân, chân Hồ Kiểng, trán Đỗ Mười”?

Rõ ràng: Tiến trình đổi mới của đảng và nhà nước VN là một chuỗi sửa sai liên tu bất tận, càng sửa càng sai, bởi cốt lõi chủ nghĩa xã hội và cơ chế tập quyền này đã gây ra thảm họa từ đầu và liên tục nuôi dưỡng những kẻ gây ra những thảm họa kế tiếp để làm giàu.

*

Thú thật!

Ở nửa cuối bài viết, tác giả cố tập trung vào những trọng điểm về xây dựng đảng. Đại loại cũng chỉ là những điều than phiền từng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong mọi hội nghị đảng bộ về một khối nhân sự thiểu trí thừa tham ở mọi cấp đảng mà ai cũng biết nhưng khó đụng tới vì nó thuộc diện “bí mật quốc gia”:

Bác Phiêu, người lật đổ và kế tục bác Mười giữa nhiệm kỳ từng phán: “Đảng đã biết cái bệnh đó rồi thì phải giải quyết đi chứ. Cũng có thực tế là anh chẳng dám đấu tranh với ai cả nhưng anh lại bè phái hại nhau: đơn thư tố cáo nhau, nói xấu nhau, dựng chuyện hại nhau… Tình trạng đó là tương đối phổ biến chứ không phải cá biệt. Và đôi lúc cũng có việc các đồng chí trung ương đảng kiểm điểm lại thì thấy chặn chỗ này lại bục chỗ kia, có cái càng bục lớn hơn”.
Cụ thể là các vụ liên tục “phá án” Năm Cam, Hang Dơi, Thủy Cung Thăng Long… mấy năm trước, đều là hệ quả “chập mạch” của các đường dây tham nhũng ở cấp trung ương.
Phóng viên Ben Rowse của hãng thông tấn AFP đã từng có một nhận định không thể nào chính xác hơn được nữa: “Bất cứ quan chức nào tại Việt Nam cũng đều có thể bị đưa ra tòa về tội tham nhũng”. Vậy là cả thế giới đều hiểu giới tư bản đỏ VN từ đâu chui ra. Còn lời bình mẫu mực nhất là của tướng CA Lê Thế Tiệm về nạn tham nhũng xuyên suốt đó: “Tình trạng đang rất phức tạp và khó giải quyết”. Vì sao?
Ngay cả bác Triết là đương kim Chủ tịch nước cũng từng hồn nhiên phán rằng: “Làm người ai mà chẳng tham?”. Đã tham mà còn có quyền tuyên bố “Đảng là tao” nữa thì hỏi sao chẳng phức tạp và khó giải quyết?
Chính bản thân bác Mười cũng đã tư túi nhiều triệu USD trong chuyến công du Nam Hàn, và chuyện chỉ ló ra ánh sáng công luận sau khi bác nôn ra một ít để làm từ thiện. Cũng chính bác Mười là tác giả một câu danh ngôn ấn tượng khác: “Nếu đã no thì đừng xơi thêm!”.
Còn Nguyễn Văn Thuận, nguyên Bí thư thành ủy Hải Phòng, con nuôi của bác Mười, cũng đã từng tốn nửa triệu USD để chạy án vụ tham nhũng sân bay Cát Bi. Nghe đâu còn tốn thêm nhiều triệu khác để chạy ghế TW.
Chuyện thật 1: Riêng trong năm 2003, hệ thống ăn chia trong ngành Tư Pháp đã tiếp tay cho 17.100 kẻ phạm pháp đào thoát, trong đó có cả 7 trường hợp được cấp giấy xuất cảnh ra ngoại quốc.

Chuyện thật 2: Có một huấn luyện viên bóng đá nọ (tạm dấu tên), khi bị buộc tội hối lộ cho trọng tài trận đấu, đã chân thành trần tình: “Tui hối lộ như thế không phải để cho trọng tài bênh đội mình, mà là chỉ muốn trọng tài công bằng thôi!”. Bởi nếu không thì tiền hối lộ phía bên kia sẽ giúp họ chiếm thượng phong?

Rõ ràng: Lãnh đạo ta, cả cựu lẫn kim, cả nguyên chức lẫn tại chức, đều có khiếu hài hước cực nghiêm túc trong các hội nghị hay các bài xã luận. Khoa học ngày nay vẫn chưa thể kết luận được, ngày nào y khoa thế giới chưa tìm ra được cách dò dây thần kinh xấu hổ. Bác Mười này không là người duy nhất, hôm nay và cả ngày mai. Sẽ không một ai ngạc nhiên khi thấy còn nhiều bác Mười khác có cùng một loại tuyên bố hùng hồn như tựa bài viết nói trên, cho đến ngày nhân dân ta cùng xuống đường giơ cao nắm tay bảo nhau rằng họ “hết thời rồi!”.

*

Thú thật!

Trong hồi ký của ông Đoàn Duy Thành có một đoạn đáng ngẫm:

Anh Nguyễn Văn Linh đã nói nhiều lần ở Hội nghị Trung ương: “Tôi có được chuẩn bị làm Tổng Bí thư đâu”, và lúc cần quá, phải đi tìm người, anh Linh ví: “Chẳng khác gì cầm bó đóm đi tìm ếch, tìm không được ếch, lại bắt được nhái”.

Còn nhân dân ở Thủ Đô ta đã có một thời sôi máu khi nghe truyền tai một giai thoại của bác Mười cũng đáng ngẫm không kém:

Trong thời chiến tranh, trường CNKT1 ở Hà Nội được sơ tán về Lạng Giang. Đến sau 1975, vị Hiệu trưởng trường này lặn lội về thủ đô để kiến nghị với Phó thủ tướng cho trường được dời về lại nguyên quán. Bác Mười rất hồn nhiên mà phán rằng: “Ở Lạng Giang rộng rãi thông thoáng không muốn, muốn về Hà Nội để ăn cứt à?”.

Trong ý nghĩa đó, bài viết công phu/uyên bác nói trên, nếu do chính tay bác viết, thì đó là một khẳng định chắc nịch rằng bác Mười muốn giành độc quyền ở Hà Nội, và bác đã từng ở đó từ bấy tới nay.

Còn, thảng hoặc, nếu vì bác quá bận đời tư (đến mức có cả con mọn ở tuổi 91), và đó là bài của người khác viết cho bác ký tên, nhân dịp bác mừng sinh nhật 93, cộng thêm vinh dự được trao tặng huy chương 70 tuổi đảng, thì quả đúng hắn là một tay cực đểu: Muốn dâng lên bác cái độc quyền ở Hà Nội.

Thú thật!

14-3-2010, kỷ niệm 22 năm hy sinh không ngày giỗ của những liệt sĩ ở Trường Sa

Blogger Đinh Tấn Lực

Việt Nam nợ nước ngoài bao nhiêu?

Posted by truongthondlb1
Nguyễn Văn Tuấn – Phải nói ngay rằng bài này không có mục đích bàn về kinh tế, nhưng chỉ mượn bài viết của bác Vũ Thành Tự Anh để bàn về cách trình bày con số thống kê kinh tế và ý nghĩa của những con số đó. Đọc bài của Tự Anh mấy lần, nhưng tôi không cách gì hiểu được bởi vì những con số trong đó cứ nhảy nhót tứ tung cả.

Giới kinh tế gia là bậc thầy của thống kê. Họ nói cái gì cũng có con số kèm theo. Họ rất thích con số phần trăm. Phần trăm tăng trưởng. Phần trăm GDP. Nhưng thú thật, nhiều khi đọc qua những con số quá lớn, tôi không có cảm giác gì cả. Chẳng hạn như có con số nói rằng các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam đang nợ 300,000 tỉ đồng (chỉ là ví dụ), thì làm sao tôi có thể hình dung ra qui mô đó lớn như thế nào. Thành ra, phải qui ra con số phần trăm của GDP thì dễ hiểu hơn. Hóa ra, con số tỉ trọng nợ trên GDP là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá nguy cơ một quốc gia sẽ vỡ nợ. Do đó, con số của nhà kinh tế rất quan trọng, cần phải xem xét cho thật kĩ để hiểu vấn đề.

Theo báo chí thì Việt Nam là nước có nguy cơ cao bị vỡ nợ vì các doanh nghiệp thuộc Nhà nước quản lí thiếu nợ nhiều quá. Một cách để biết qui mô thiếu nợ là thể hiện số tiền thiếu nợ nước ngoài như là một tỉ lệ của GDP. Tuy nhiên, đọc bài báo trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn thì tôi vẫn chẳng biết Việt Nam thiếu nợ bao nhiêu, vì cách trình bày con số quá rối rắm, và có khi không hợp lí. Dưới đây là vài lí giải tại sao có những con số không hợp lí:

1. Chúng ta thử đọc xem năm 2008, các doanh nghiệp Nhà nước nợ bao nhiêu. Vào đầu, Tự Anh viết “[…] tính đến 31-12-2008, tổng dư nợ nội địa của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 287.000 tỉ đồng. Nếu tính cả nợ nước ngoài thì đến cuối 2008, tổng nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) xấp xỉ 23,9% GDP.” Câu này thì tôi hiểu như sau: đến cuối năm 2008, số tiền mà các DNNN nợ chiếm xấp xỉ 24% GDP của Việt Nam. Nhưng 24% là bao nhiêu USD? Theo nguồn này thì GDP của Việt Nam năm 2008 là 84.98 tỉ USD. Như vậy, tính đến cuối năm 2008 các DNNN nợ 20.31 tỉ USD.

2. Bây giờ chúng ta xem qua con số của năm 2009. Bài báo cho biết: “Trong năm 2009, theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội ngày 1-11-2010 thì nợ của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chưa tính Vinashin) là 813.435 tỉ đồng, tương đương với 49% GDP. Nếu tính cả nợ của Vinashin, theo báo cáo của Bộ Tài chính là 86.000 tỉ, thì nợ của khu vực DNNN đến cuối năm 2009 (không kể chín tập đoàn, tổng công ty chưa có số liệu) đã lên tới 54,2% GDP năm 2009.”

Tôi hiểu câu này như sau: đến cuối năm 2009, số tiền mà các tập đoàn DNNN nợ là 813,435 + 86,000 = 899,435 tỉ đồng, chiếm 54.2% GDP của Việt Nam. Suy ra, GDP của Việt Nam trong năm 2009 là 1,659,474 tỉ đồng (hay khoảng 83 tỉ USD, tính theo 1 USD = 20,000 đồng), thấp hơn 2008 (84.98 tỉ USD)! Con số GDP [83 tỉ USD] này xem ra không hợp lí, bởi vì chúng ta biết rằng kinh tế Việt Nam tăng trưởng hàng năm từ 6 đến 8%. Thật vậy, theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mĩ GDP của VN năm 2009 là 92.6 tỉ USD. Con số có vẻ hợp lí hơn là 83 tỉ USD, vì nó thể hiện tăng 9% so với 2008. Nhưng chúng ta vẫn phải dè dặt vì con số này không xuất phát từ nguồn chính thức của Việt Nam.

Vấn đề do đó đặt ra là con số nợ là đúng hay con số GDP sai? Giả dụ như con số về nợ là đúng thì tính đến năm 2009, các doanh nghiệp Nhà nước nợ 44.97 tỉ USD. Thử đặt vào một bảng số liệu để dễ hiểu:

2008 2009 Tỉ lệ tăng trưởng
GDP (tỉ USD) 84.98 92.60 9 %
Nợ của DNNN (tỉ USD) 20.31 44.97 122 %
Như vậy, chỉ trong vòng 1 năm mà số tiền nợ của DNNN tăng hơn 2 lần. Có lẽ chính vì thế mà giới tài chính quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong 18 nước có nguy cơ vỡ nợ cao.

3. Bài báo có kèm theo một biểu đồ để minh họa, nhưng cách trình bày dữ liệu thì rất rối rắm. Trục tung của biểu đồ là phần trăm (tỉ trọng GDP). Trục hoành là năm. Mỗi bar có 2 phần: phần dưới thể hiện nợ của DNNN, và phần trên là “Nợ của chính phủ”. Con số nợ của DNNN trong năm 2008 và 2009 (23.9% và 54.2%) được đề cập trong bài viết. Nhưng con số nợ của Chính phủ (36.2% bà 44.7%) thì hoàn toàn không được đề cập trong bài viết! Trình bày con số trong biểu đồ mà không có diễn giải là một “đại kị” trong khoa học.


Tôi không hiểu được biểu đồ này nói lên điểm gì. Con số 36.2% và 44.7% đề cập cụ thể đến cái gì? Nếu cộng 2 con số nợ của DNNN và nợ của chính phủ lại thì năm 2009, tổng số nợ chiếm 98.9% GDP sao? Nợ đến mức đó thì vỡ nợ rồi! Khó hiểu quá.

Ngoài ra, đường nối giữa hai con số có nghĩa là gì? Cần nói thêm rằng một qui ước chung trong khoa học là không ai dùng biểu đồ để thể hiện những con số đã đề cập trong văn bản cả, vì làm như thế là thừa.

Bài viết còn có một thông tin mà tôi không cách gì hiểu nổi. Đó là đoạn “Nếu nhìn vào con số tuyệt đối, sau khi trừ đi các khoản nợ nước ngoài và với những tính toán thận trọng nhất thì trong năm 2009, khu vực DNNN chiếm không dưới 60% trong tổng tín dụng nợ nội địa tăng thêm của toàn nền kinh tế”. Phần tô đậm là phần tôi không hiểu nổi. “Tổng tín dụng nợ nội địa” là gì? Chắc chắn phải có một cách viết để thường dân có thể hiểu, chứ đâu cần đến cái cụm từ dài như thế. Ngoài ra, mới nói ở phía trên rằng trong năm 2009 nợ của các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 54.2% tổng GDP, vậy mà đoạn này nói rằng “không dưới 60% tổng tín dụng nội địa tăng thêm của toàn nền kinh tế”. Mẫu số của 60% là cái gì?

Nói tóm lại, một bài báo ngắn có nhiều ảnh hưởng, nhưng thông tin thì quá mù mờ. Mù mờ là do cách trình bày và cách dùng những thuật ngữ kinh tế làm cho thông tin càng thêm khó hiểu. Tuy nhiên, nói gì thì nói, Việt Nam nợ quá nhiều. Chỉ riêng doanh nghiệp của Nhà nước mà đã nợ gần 45 tỉ USD, chưa biết doanh nghiệp tư nhân nợ bao nhiêu. Điều đáng chú ý hay quan tâm hơn là chỉ trong vòng 12 tháng mà số nợ của DNNN tăng hơn 2 lần. Có thể xem đó là khủng hoảng?

Nguyễn Văn Tuấn

Theo blog Nguyễn Văn Tuấn

Nhục và đau

Posted by truongthondlb1


Hà Văn Thịnh - Sắp đến ngày xử TS Cù Huy Hà Vũ. Chắc chắn đó là ngày mà cả hai phía (không, phải là nhiều phía mới đúng) lề phải – lề trái (đó là người có quyền nói; chứ theo tôi, rất nhiều những điều lề trái đúng cả trăm trăm còn lề phải thì sai toè loe) cùng những kẻ lừng chừng, vô số ông ba phải, không ít kẻ nửa vời (kể cả người viết bài này đôi khi sợ quá cũng phải ỡm ờ) quan tâm, theo dõi.

Do bận việc nhà, có vài chuyện thật buồn, rất buồn nên lâu nay tôi không lên được mạng. Hôm nay (12.3) đọc bài của Luật sư Trần Đình Triển và Lời Thỉnh cầu của BVN về việc xử án TS CHHV, tôi thật thấm thía cụm từ Nhục và đau và, cũng đã gần như cay cả hai con mắt khi đọc thấy câu: Nếu cả chúng tôi nữa cũng bị đàn áp, thì văn bản này vẫn sẽ còn nguyên giá trị nâng cao nhận thức của người đọc.

Vâng, tại sao lại đến nỗi như thế? Một chế độ do dân, vì dân, của dân mà đi đâu cũng nghe dân ta thán; hàng ngàn trí thức liên tục góp ý, thỉnh cầu, kiến nghị; hàng trăm tướng lĩnh, cán bộ lão thành phản đối hết chính sách này đến chính sánh khác là tại làm sao? Do dốt nát, do tham lam, do thiển cận, đạo đức giả hay là do tất tần tật mọi nhẽ của các loại câu hỏi đang tồn tại trên cõi đời này? Tại sao Đại hội chưa khai mạc mà ngay cả ông bán nước chè cũng biết ai là ai (who is who?) trong ban lãnh đạo sắp tới? Tại sao mồm miệng khi nào cũng xoen xoét “đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực phát triển” nhưng hễ phản biện mạnh một tí là y như rằng nhẹ thì bị dọa, “nặng” thì bị bắt?… Chao ôi là tại sao! Mới đây nhất là chỉ vì có cái mũ bảo hiểm hơi bị lệch trên đầu mà một mạng người phải chết thảm thê ngay giữa thủ đô Hà Nội bởi dùi cui của một Ngài Trung Tá Công An thì quả là đau đớn đến mức phải kêu trời!…

Một giáo viên THPT hỏi tôi rằng vì sao Nhật Bản động đất nhiều như thế, chết và thiệt hại nhiều như thế mà họ vẫn giàu có, phát triển (năm 1923, 1927, 1933, 1943, 1944, 1945, 1946, 1948, 1995, 2011)? Tôi trả lời rằng: Họ hơn Việt Nam 3 điều. Một, năm 1868, Nhật Hoàng Mushuhito tuyên bố “Thời kỳ học hỏi lâu dài nền văn minh Trung Hoa phải chấm dứt. Kể từ đây phải học hỏi phương Tây để đuổi kịp và vượt phương Tây sau 100 năm”. Mushuhito đã bày tỏ quyết tâm không dây dưa với Trung Quốc bằng cách huỷ bỏ âm lịch, dùng dương lịch… Còn chúng ta thì cứ ăn theo, chạy theo, sợ hãi Trung Quốc nên mới ra nông nỗi này. Hai, lãnh đạo của Nhật tuyệt đại đa số luôn vì dân, vì lòng tự hào dân tộc, sẵn sàng hy sinh vì dân, vì nước. Ba, dân Nhật chịu khó, tiết kiệm, có lòng tự tôn và dũng cảm hơn dân ta. Tôi trả lời thế không biết đúng sai thế nào xin các bậc thức giả góp ý. Có thể tôi không đúng hoặc là đúng chưa nhiều, nhưng đừng vì thế mà đổ hô cho tôi là phản động.

Những năm 1936 – 1939 dân ta do trí thức vận động đưa hết thỉnh cầu này tới thỉnh nguyện khác cho bọn thực dân và lũ bán nước. 70 năm sau, lại vẫn tiếp tục thỉnh cầu thì đúng quả thật là, lịch sử đang bị đùa giỡn một cách bi hài. Dân ta hồi đó – sau đó không chịu nhục. Dân ta bây giờ chỉ biết thở dài là nhục và đau (?). Thử hỏi, nếu đổi đời rồi mà vẫn còn nhục và đau thì có gì để vui, để tự hào? Không có trí thức nào không cảm thấy bị đau và nhục ít hay nhiều. Tôi đố vị nào chỉ ra rằng điều này không đúng? Nếu đúng thì chúng ta hãy cùng nhau nhắc lại câu thỉnh cầu của Boxitvn.

Huế, 12.3.2011

H. V. T.

http://boxitvn.wordpress.com/2011/03/14/nh%E1%BB%A5c-v-dau/

Cái đức của nhà cầm quyền

Posted by truongthondlb1
Cái đức của nhà cầm quyền thì sách vở đông tây kim cổ hẳn nhiên đã nói tới nhiều rồi, có nhắc lại cũng tốt, song nhiều khi cũng bằng thừa, bởi mỗi thời đại có thể có các yêu cầu và cách nhìn hoàn toàn khác nhau. Bởi vậy bài viết này chỉ tập trung nói về thời hiện đại. Song tất nhiên trước khi nói đến cái đức của nhà cầm quyền, phải nói đến cái đức của con người, vì bất cứ nhà cầm quyền nào chẳng qua đó cũng chỉ là những lực lượng con người, tức mọi cá nhân những con người liên quan trong đó tạo ra, mà cụ thể là những người đứng đầu, tức chính phủ và chính quyền của một nước.

Thế cái đức của mỗi cá nhân con người trước hết là gì ? Đó là điều tốt hay giá trị tốt của bản thân cá nhân đó. Bởi đức có nghĩa là đạo đức, tức ý nghĩa tốt, ý nghĩa đúng đắn và hữu lý, vừa ích lợi cho chính bản thân cá nhân mà cũng ích lợi cho mọi người khác nói chung. Điều tốt hay cái đức đó chính là điều đức hạnh, mà dĩ nhiên trong đó phải có ý nghĩa nhận thức, ý nghĩa trung thực, và ý nghĩa thiện chí. Bởi nếu không nhận thức thì mù quáng, không mang khả năng tự chủ, cũng rất khó mà trung thực được với mình, với người khác, và như thế cũng thiết yếu rất khó để có thiện chí với mọi người hay với toàn xã hội. Vậy rõ ràng như thế thì đức trung thực, đức thẳng thắn phải là những đức tính hàng đầu của ý nghĩa cái đức nơi cá nhân cũng như nơi nhà cầm quyền ở mọi lúc, mọi nơi và trong mọi thời đại.

Chính sự trung thực tạo nên niềm tin nơi người khác, đó là yếu tố an tâm, yếu tố đoàn kết. Còn sự thẳng thắn là nền tảng của sự phát triển và sự tiến bộ. Vì thẳng thắn mới có đấu tranh, loại bỏ, chỉnh đốn cái sai, cái xấu để tìm đến cái đúng, cái phát triển, cái tiến tới. Mặt khác, tính trung thực cũng là yếu tố của sự thẳng thắn, vì không trung thực thì cũng không thể có thẳng thắn, mà không thẳng thắn thì nhu nhược, giả dối, lừa mị, không có đấu tranh tích cực vì các mục tiêu, ý nghĩa hay giá trị tích cực, có nghĩa cũng sẽ không có điều gì đáng giá hết, hay không còn gì để nói nữa hết. Điều này không những chỉ mang tính chất đức hạnh cá nhân, mà còn mang cả ý nghĩa chính trị và xã hội, có khi cả ý nghĩa lịch sử nói chung trong mọi thời đại mà mọi người đều có thể dễ dàng đánh giá, kết luận hoặc suy ra được. Bởi lẽ mọi người đều biết không ai có thể lấy tay che được mặt trời, và mọi sự thật hay ý nghĩa khách quan vẫn chỉ có thể che giấu được trong các không gian, thời gian nhất định nào đó, nhưng không bao giờ che giấu được mãi với lịch sử và với thời gian.

Điều đó cũng nói lên cái đức của nhà cầm quyền nó là như thế. Bởi vì mọi nhà cầm quyền đều phải từ những cá nhân trong xã hội mà ra. Ở đây không nói tại sao những cá nhân nào đó được lên cầm quyền, bởi vì nguồn gốc của điều ấy có cả ngàn lý do và thiên hình vạn trạng, nhưng cái chính là cái đức của nhà cầm quyền như thế nào mới chính là điều đang được nói tới. Bởi mọi nhà cầm quyền thực chất đều mang ba ý nghĩa, ý nghĩa hiện tại, ý nghĩa tương lai, và ý nghĩa lịch sử. Ý nghĩa hiện tại là yêu cầu giải quyết mọi thực trạng hiện tại của xã hội làm sao cho hiệu quả, tốt đẹp hoặc tối ưu nhất. Ý nghĩa tương lai là từ nền tảng giải quyết hiện tại đó cũng đồng thời đặt để hay tạo lập nền tảng, triển vọng của mọi sự phát triển xã hội trong tương lai. Ý nghĩa lịch sử là dù cá nhân, đảng phái, tập thể, hay nhà cầm quyền trong mọi giai đoạn lịch sử đều không thể trốn chạy đi đâu được khỏi sự đánh giá, khen chê về mọi mặt của lịch sử nói chung về sau này, nếu không nói là một cách hoàn toàn vĩnh cửu.

Thế thì nếu không nói những cá nhân hoặc những tập hợp con người nào đó, vì những hoàn cảnh lịch sử xã hội nào đó mà lên cầm quyền được, cho dù trong những thời gian ra sao, chỉ là chuyện khác. Còn những nhà cầm quyền thật sự có ý thức, có ý chí, có mục đích, có thiện chí, tất nhiên không thể không quan tâm tới cái đức của nhà cầm quyền như trên kia đã nói. Bởi vì ai cũng biết, sự cầm quyền là một thực tế xã hội phức tạp mà không hề đơn giản. Vì bất kỳ một cá nhân nào đó có quyền, không hề chỉ độc nhất riêng cá nhân đó, mà đàng sau anh ta, chung quanh anh ta, có biết bao nhiêu là lực lượng, là sức mạnh mà thực chất anh ta không hoàn toàn độc lập hoặc tách rời ra được. Đó là lực lượng, đảng phái hay nhóm người nào đó đã đưa anh ta lên cầm quyền. Đó là cả một cơ chế nhà nước, chế độ, chính phủ đứng đằng sau lưng anh ta. Ngay trong chính phủ, mỗi khi quyết định điều gì quan trọng đều cũng phải họp bàn, hỏi ý kiến chung ngang cấp, cấp trên, kể cả đôi khi cấp dưới, cũng có khi phải hỏi ý kiến cả toàn dân, đâu phải chỉ hoàn toàn tùy tiện hoặc đơn giản.

Tuy vậy, qua đó vẫn có thể nói được có hai diện đối lập hoặc khác nhau chính yếu. Đó là nhà cầm quyền, xã hội hay toàn dân. Đây là một thực tế khách quan, hoàn toàn hiển nhiên, nên cũng không thể xem thường. Nhà cầm quyền xem thường dân, trước sau cũng phải đương đầu với dân, sự bạo loạn, sự lật đổ, sự đổ máu thế nào rồi cũng sẽ xảy ra, kiểu như tức nước vỡ bờ, bất kỳ trong thời đại nào, hay nước nào cũng thế. Người dân xem thường nhà cầm quyền, tất nhiên có thể đưa đến bạo lực, trấn áp, bất kể những điều đó có cần thiết hoặc chính đáng hay không. Bởi mọi người dân trong tay đều không có một tất sắt. Trong khi đó quyền lực của nhà cầm quyền bao giờ cũng là súng ống, đạn dược, vũ lực. Điều này chẳng khác gì người ngồi trong xe với người đi chân đất dưới lề đường. Cho dù người lái xe đó có như thế nào, song nếu đó là chiếc xe bọc thép, dĩ nhiên không ai tay không mà có thể cự lại được. Đó chỉ là mối tương quan giữa vật chất và thân xác con người. Đó chỉ là mối tương quan xấu, mối quan hệ bạo hành. Còn mối quan hệ tốt giữa người và người, dĩ nhiên bao giờ cũng phải là mối quan hệ về ý thức, về nhận thức, về đức hạnh, về đối thoại, trao đổi, để cùng tìm ra một hướng đúng, một nhu cầu chính đáng, như trên kia đã nói.

Bởi vì bất kỳ nhà cầm quyền nào hình thành nên trong lịch sử, hoặc đó là do nhu cầu khách quan của lịch sử, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, hoặc do các tham vọng cá nhân chủ quan, được đưa đẩy bởi những yếu tố ngẫu nhiên hoặc các phương cách khôn ngoan nào đó. Tất nhiên, không một cá nhân hay nhóm cá nhân nào có thể khơi khơi mà tự thân lên cầm quyền được. Luôn luôn họ phải dựa vào số động. Chính số đông ban đầu là lực lượng thực tế đã đưa họ lên. Song kết quả sau đó là những người được đưa lên trở thành nhà cẩm quyền, và mọi người còn lại đều trở thành dân. Điều này đúng trong thời đại phong kiến cũng như đúng với mọi cuộc cách mạng nói chung, từ các cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Mỹ, ở Pháp trước kia, hoặc cuộc cách mạng vô sản ở Liên xô và nhiều nước tiếp theo trong thời kỳ đó cũng thế. Đây chỉ là quy luật khách quan xã hội, ai có nói khác đi hay muốn khác đi cũng không được. Có lý thuyết cho rằng vấn đề cầm quyền chỉ là vấn đề giai cấp. Nói như vậy chẳng khác gì cưỡng lý đoạt từ, là kiểu nói bướng hay kiểu mê tín dị đoan, bởi vì đấu tranh giai cấp trong xã hội thực chất luôn luôn là đấu tranh kinh tế, còn đấu tranh chính trị lại vẫn luôn là đấu tranh quyền hành. Quyền hành bao trùm cả toàn xã hội, trong khi đó kinh tế chỉ mang tính cách cá nhân hay các giai tầng xã hội nào đó nhất định.

Hãy lấy hình ảnh một cái xe, một con tàu, mọi bộ phận trong đó có thể có mọi chiều ngược nhau hay khác nhau, nhưng bộ phận tay lái hay vô lăng chỉ có một. Đó là bộ phận phải nhìn thấy và nhìn đến đàng trước, không thể nhìn ra phía sau hay nhìn nghiêng sang bên, cho dầu cách thiết kế tay lái hay vô lăng có thể trên mặt cong, mặt phẳng đứng, hoặc mặt phẳng nằm ngang như thế nào đó là tùy nhà sản xuất. Tuy nhiên, một thực tế khác là quyền hành dễ dàng cùng đi theo với quyền lợi và ý chí làm chủ. Đó là tính cách của cha truyền con nối ngôi vua thời quân chủ, hay bất kỳ hình thức độc tài nào. Ngược lại, ý nghĩa thời của dân chủ hiện đại phải là dân bầu đúng nghĩa, tức là nguyên tắc phổ thông đầu phiếu hoàn toàn thực chất và tự do để toàn dân lựa chọn nhà cầm quyền một cách hoàn toàn khách quan và sòng phẳng, là một lẽ công bằng, thích đáng, và hoàn toàn hợp lý nhất. Bởi tính cách chính trị luôn luôn đi theo với quyền lợi, cho nên bất kỳ một lực lượng nào lên cầm quyền, thường cũng kéo theo bè phái, những kẻ điếu đóm, những kẻ ăn theo, những kẻ xu nịnh, những kẻ cơ hội, lợi dụng, đó là điều hoàn toàn không tránh khỏi, mà bất kỳ lịch sử ở đâu, thời nào cũng cho thấy điều đó.

Chính vì thế mà chỉ có cái đức của nhà cầm quyền mới có thể chế ngự được phần nào mọi tính chất tiêu cực đó. Ngoài ra chính thể chế dân chủ, tự do khách quan, cũng là biện pháp kỹ thuật hữu hiệu nhất về mọi tiêu cực xã hội ăn theo chính trị như trên đã nói. Bởi bản năng, tham vọng của mọi cá nhân luôn luôn vô hạn, nếu không có ý chí và điều kiện dân chủ cho toàn dân thì không thể nào tránh khỏi được. Dân chủ, tự do của xã hội như vậy không phải chỉ là một nghĩa vụ, một bổn phận, một trách nhiệm, mà còn là cái đức của nhà cẩm quyền, tức nhà cầm quyền lành mạnh, hợp lòng dân, nhà cầm quyền tiến bộ, hữu ích. Còn nếu ngược lại thì là chuyện khác. Do đó, cầm quyền không thể nào theo cách mút mùa lệ thủy, mà phải có bầu bán chân thực, phải có nhiệm kỳ cụ thể, rõ ràng, nhất định. Tổng thống Putin của Nga, qua hai nhiệm kỳ thì phải lui bước cho người kế nhiệm của mình mà xuống làm Thủ tướng. Đó là một mẫu mực tiến bộ rất đáng khen, đáng ca ngợi và hoàn toàn hợp lý. Bởi không bất kỳ ai có thể tự cho mình giỏi, mình cần thiết để nắm quyền suốt đời. Đó chỉ có thể là sự lạm quyền, sự mị dân, sự giả dối, bởi vì nguyên tắc hậu sinh khả ủy và nguyên lý có mợ chợ cũng đông, không có mợ chợ cũng chẳng bỏ không bữa nào, đều là những chân lý khách quan mà dân gian muôn đời đã hoàn toàn thấm đượm.

Vậy thì rõ ràng cái đức của nhà cầm quyền là cái vô cùng quan trọng, hay thực tế hết sức quan trọng. Cái đức đó ngay từ đầu bài chúng ta đã nói nó gồm có những yếu tố thiết yếu như thế nào rồi. Cho nên nếu hiểu chính trị chỉ là các thủ đoạn được thực hiện để lên cầm quyền và nắm quyền lâu dài là điều hoàn toàn không đúng. Đó là kiểu chính trị bá đạo trong thời tao loạn. Trong khi đó kiểu chính trị của các bậc minh quân, anh hùng, thật sự luôn luôn đều là kiểu chính trị vương đạo, tức là việc đưa lên hoàn toàn do dân, việc nắm quyền hoàn toàn vì dân, và việc nhường quyền cũng hoàn toàn vì dân. Điều đó không nói đâu xa, cả nước ta trong thời quân chủ cũng không phải hoàn toàn không có. Nhưng đó là nói ngày xưa, khi trình độ phát triển xã hội còn thấp, trình trạng dân trí chưa cao và chưa phổ biến. Ngược lại, thời đại ngày nay là thời công nghiệp, thời dân chủ tự do, thời điện toán, ý nghĩa của sự cầm quyền là ý nghĩa khách quan, khoa học, mà không thể là ý nghĩa chủ quan hay giả tạo. Có nghĩa người cầm quyền, hệ thống cầm quyền, chính phủ cầm quyền, kể cả đảng phái cầm quyền phải cần là những tinh hoa thật sự của xã hội, của đất nước, mà không phải chỉ kiểu đào tạo hàng loạt, lâu năm lên lão làng, hoặc cầm quyền theo kiểu chủ quan, tự nghĩ mình tài giỏi, cần thiết, không thể ai thay thế được. Điều đó có nghĩa cầm quyền không giống với việc lái xe, kiểu ai ngồi vào vô lăng đều có thể lái được, còn xe chạy ra sao mặc kệ. Ngược lại, cầm quyền phải thể hiện tính chất tinh hoa của xã hội (1).

Bởi người cầm quyền không giống như một chủ tọa cuộc họp, chỉ ngồi đó và tiếp thu ý kiến của bá tính đăng làm của mình, và rút ra kết luận thực hiện, cũng coi như đã xong. Trái lại, người chủ tọa cuộc họp biết hướng dẫn cuộc họp lại là chuyện khác, và người cầm quyền có được khả năng lãnh đạo “tàng hung trung”, tức năng lực thấy trước, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết tối ưu nhất về mọi vấn đề, hay mọi ý nghĩa trọng đại, nhưng vốn đã được tàng chứa trong lòng rồi, lại là chuyện khác. Đó là điều mà đất nước ta trong thời quá khứ, hay ngay cả cụ thể ở miền Nam trước đây, đã hoàn toàn cho thấy rõ. Kiểu lên voi xuống chó, chính phủ này thay chính phủ trước, rồi khi lên rồi, khi đã nắm quyền trong tay, lại càng tệ hại hơn, sa sút hơn giai đoạn tiền nhiêm. Đó cũng là ý nghĩa để ngày nay rất nên hiểu chính trị cần phải đi theo với sự công chính, mà không nên đi theo với sự tuyên truyền. Bởi sự công chính thì không thể lừa dân hay mị dân, nên khi chính quyền đã được xây lên, cũng phải là chính quyền do dân, của dân, vì dân trong thực chất, không phải là kiểu cầm quyền mang tính hình thức, hay cầm quyền mà thiếu đức, như toàn bộ các ý nghĩa phần trên đã phân tích. Nên nói tóm lại, mọi sự tuyền truyền chính trị chính nghĩa nếu phải có, cũng luôn luôn sẽ đi đến những kết quả chính trị chính nghĩa. Trái lại, mọi sự tuyên truyền chính trị phi chính nghĩa được sử dụng, tức giả dối, thì luôn luôn cũng chỉ đi đến những kết quả chính trị phi chính nghĩa, giả dối. Đây vẫn luôn là một bài học chung của nhân loại, trong đó không loại trừ bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào, hay thời đại nào, nên tất cả mọi người ngày nay, dù ở đâu và trong điều kiện, hay trường hợp ra sao, đều có thể cùng nhau nên suy xét.

(1) Xem thêm cùng tác giả : Thế nào là những thành phần ưu tú của một dân tộc (07/3/2011).

© Võ Hưng Thanh

© Đàn Chim Việt Online

Trung Quốc sẽ báo thù hay là "cổ đông" có trách nhiệm?

Tác giả: THE ECONOMIST


1
Tạp chí The Economist, số ra gần đây đăng loạt bài phân tích về những ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc và phản ứng của Mỹ cũng như các nước khác đối với sự trỗi dạy của Trung Quốc. Nội dung như sau:

>> Sao phải hoảng hốt với đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc

Trung Quốc nhất quyết rằng ảnh hưởng quân sự và ngoại giao đang gia tăng của mình không ẩn chứa bất cứ mối đe dọa nào. Tuy nhiên, phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Mỹ không chắc chắn về điều đó.

Vào năm 492 trước Công nguyên, vào lúc kết thúc giai đoạn: Xuân Thu" trong lịch sử Trung Quốc, Việt vương Câu Tiễn ở vùng Triết Giang hiện nay đã bị bắt giam sau chiến dịch thảm bại chống lại Ngô vương Phù Sai, thuộc nước láng giềng phía Bắc. Câu Tiễn bị bắt đi phục dịch ở các chuồng ngựa hoàng gia, nơi ông phải chịu cảnh giam cầm nhưng vẫn giữ vững được khí tiết của mình tới mức dần dần ông được Phù Sai hết sức nể trọng. Sau một vài năm, Phù Sai thả ông về quê nhà với tư cách là một chư hầu.

Câu Tiễn không bao giờ quên nỗi nhục của mình. Ông ngủ trên bụi gai và treo một túi mật đắng trong phòng, hàng ngày liếm nó để nhắc nhở chí phục thù. Nước Việt ra vẻ trung thành, nhưng các cống phẩm của nước này là các thợ thủ công và các cây gỗ đã xui khiến Phù Sai xây dựng các công điện và các tòatháp cho dù sự xa xỉ này đã đẩy ông ta vào cái bẫy nợ nần. Câu Tiễn đã làm ông phân tán tư tưởng bằng các phụ nữ đẹp nhất của nước Việt, mua chuộc các quan lại và mua hết kho lương thực của Vua Phù Sai. Trong khi đó, khi vương quốc của Phù Sai suy tàn, thì nước Việt trở nên giàu có và xây dựng quân đội mới.

Câu Tiễn đã chờ đợi suốt 8 năm dài, Vào năm 482 trước Công nguyên, tin tưởng vào ưu thế của mình, ông đã bắt đầu tiến lên phía Bắc với gần 50.000 chiến binh. Sau một vài chiến dịch, họ đã đặt Phù Sai và vương quốc của ông dưới lưỡi gươm của họ.

Vị vua ngủ trên bụi gai và nếm mật đắng quen thuộc với người Trung Quốc giống như vua Alfred và những chiếc bánh của ông đối với người Anh, hay George Washington và cây anh đào đối với người Mỹ. Vào đầu thế kỷ 20, ông đã trở thành biểu tượng của việc chống lại các hải càng thỏa thuận, những sự nhượng bộ đối với nước ngoài và những năm chịu nỗi nhục thuộc địa.

Theo chiều hướng đó, câu chuyện răn dạy về Câu Tiễn tóm lại những gì mà một số người nhận thấy là đáng báo động về sự nổi lên của Trung Quốc như một siêu cường ngày nay. Ngay từ khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu tiến hành cải cách nền kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc đã nói về hòa bình. Vẫn còn quá yếu về quân sự và kinh tế để có thể thách thức Mỹ, Trung Quốc tập trung vào việc trở nên giàu có hơn nữa. Ngay cả khi Trung Quốc gia tăng sức mạnh của mình và xây dựng lại các lực lượng vũ trang, thì phương Tây và Nhật Bản vẫn đang tích thêm nợ và bán cho Trung Quốc công nghệ của mình. Trung Quốc đã kiên nhẫn nhưng cái ngày mà họ một lần nữa có thể áp đặt ý chí của họ đang đến gần.

Tuy nhiên, câu chuyện về Câu Tiễn cũng có ý nghĩa khác, Paul Cohen, một học giả của Trường Harvard đã viết về vị vua này, giải thích rằng Trung Quốc ngày nay xem ông như là biểu tượng của lòng kiên nhẫn và sự tận tụy.

Ảnh minh họa: THX
Các sinh viên được dạy rằng nếu họ muốn thành công thì họ phải học theo Vua Câu Tiễn, ngủ trên bụi gai và nếm mật đắng - rằng những thành quả lớn thường chì đi cùng với sự hy sinh và mục đích kiên định. Vị vua Câu Tiễn này đại diện cho sự tự cải tiến và tận tụy, chứ không phải báo thù.

Trung Quốc sẽ tiếp bước theo Câu Tiễn nào trong thế kỷ 21? Phải chăng họ sẽ hòa nhập với thế giới phương Tây, trở thành nơi mà mọi người muốn không gì hơn ngoài một cơ hội để thành công và tận hưởng những thành quả lao động miệt mài của họ? Hay khi sự giàu có và quyền lực của họ bắt đầu che phủ tất cả trừ Mỹ, thì phải chăng Trung Quốc sẽ trở thành một mối đe dọa- một quốc gia giận dữ kiên quyết trả thù cho những sai lầm trong quá khứ và buộc các nước khác phải theo ý muốn của mình? Jim Steinberg, thứ trưởng ngoại giao của Mỹ nói rằng sự lựa chọn vai trò của Trung Quốc là "một câu hỏi lớn trong thời đại của chúng ta". Hòa bình và thịnh vượng của thế giới này phụ thuộc vào việc Trung Quốc đi con đường nào.

Một số người lập luận rằng Trung Quốc hiện nay dính líu đến toàn cầu hóa tới mức không thể đặt nền kinh tế thế giới vào tình trạng nguy hiểm thông qua chiến tranh hay sự ép buộc. Thương mại đem lại sự thịnh vượng. Trung Quốc mua các nguyên liệu thô và các linh kiện từ nước ngoài và bán sản phẩm của mình ra các thị trường nước ngoài. Trung Quốc đang giữ khoản dự trữ ngoại hối trị giá 2,6 nghìn tỷ USD. Vậy thì tại sao họ phải phá bỏ một hệ thống đang rất có ích đối với họ?

Nhưng điều đó là quá lạc quan. Trong quá khứ, sự hội nhập đôi khi biến mất trước xung đột. Châu Âu đã bị thiêu rụi vào năm 1914 cho dù Đức là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Anh và Anh là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đức. Nhật bản trở nên giàu có và dính líu đến các nước lớn của châu Âu trước khi họ bắt đầu thực dân hóa châu Á một cách tàn bạo.

Những người khác có quan điểm đối lập cực đoan, tranh luận rằng Trung Quốc và Mỹ buộc phải là các đối thủ của nhau. Họ nói rằng kể từ khi quân Sparta dẫn đầu Liên minh Peloponnesia chống lại người Athen, các cường quốc đang suy sụp đã không kịp nhường bước để thỏa mãn các cường quốc đang nổi lên. Khi sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc gia tăng, thì tâm lý toàn quyền và tham vọng của họ cũng tăng lên. Cuối cùng thì sự kiên nhẫn sẽ không còn nữa, bởi vì Mỹ sẽ không sẵn sàng từ bỏ sự lãnh đạo của mình.

Những lý do để lạc quan

Nhưng điều đó là lạc quan. Trung Quốc vẫn trung thành với các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình- về Đài Loan, biển Đông, một số hòn đảo và với Ấn Độ. Tuy nhiên, không như các nước lớn trước năm 1945, Trung Quốc đang không tìm kiếm các thuộc địa mới. Và không như Liên Xô, Trung Quốc không có một hệ tư tưởng để lan truyền ra bên ngoài. Trên thực tế, chủ nghĩa lý tưởng tự do của Mỹ còn hiệu nghiệm hơn rất nhiều so với chủ nghĩa cộng sản nang tính chiếu lệ, hệ tư tưởng Khổng tử được hâm nóng hay bất cứ hệ tư tưởng nào khác mà Trung Quốc đưa ra. Khi hai nước này có vũ khí hạt nhân, thì có thể chẳng đáng để gây chiến với nhau.

Trong thế giới thực tại, các thỏa thuận giữa các cường quốc đang nổi lên và đang suy tàn là không rõ ràng. Nước Anh đã hai lần lo sợ rằng lục địa châu Âu sẽ thống trị bởi nước Đức có tư tưởng bành trướng và đã hai lần họ tham gia chiến tranh. Tuy nhiên, khi Mỹ tiếp quản sự lãnh đạo thế giới từ Anh, hai nước này vẫn là các đồng minh trung thành. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản và Đức nổi lên từ đám tro tàn để trở thành các nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba của thế giới mà không hề có tin đồn nào về thách thức chính trị với Mỹ.

Các nhà lý luận về các mối quan hệ quốc tế đã dành phần lớn sự quan tâm cho sự qua đi của các đế chế. Bản chất của "học thuyết chuyển giao quyền lực" là các cường quốc đã thỏa mãn như Đức và Nhật Bản sau chiến tranh không thách thức trật tự thế giới khi họ nổi lên. Nhưng các cường quốc không thỏa mãn như Đức và Nhật Bản trước chiến tranh, đã kết luận rằng hệ thống này được định hướng và duy trì bởi các cường quốc đương thời được dựng lên để chống lại họ. Trên vũ đài địa-chính trị hỗn loạn họ tin rằng họ sẽ bị từ chối những gì chính thức thuộc về họ trừ khi họ củng cố yếu sách của họ.

Chính vì thế, trong hầu hết thập kỷ qua, hai nước lớn đã đi tới cái mà David Lampton, giáo sư tại Viện nghiên cứu Quốc tế cao cấp John Hopkins, gọi là sự cá cước kép. Trung Quốc nhìn chung sẽ tán thành trật trự thời hậu chiến của Mỹ, đánh cược rằng phần còn lại của thế giới, thiết tha với sự giúp đỡ và các thị trường của Trung Quốc, sẽ cho phép Trung Quốc phát triển giàu có hơn và nhiều quyền lực hơn. Mỹ sẽ không tìm cách ngăn chặn sự nổi lên này, đánh cược rằng sự thịnh vượng cuối cùng sẽ biến Trung Quốc thành một trong những người ủng hộ hệ thống này - "một cổ đông có trách nhiệm" theo lời của Robert Zeollik, một thứ trưởng Ngoại giao dưới thời George Bush và hiện nay là chủ tịch Ngân hàng thế giới.

Trong phần lớn thập kỷ qua, ngoại trừ thỉnh thoảng có vài sự bất hòa, sự đánh cược này đã có tác dụng. Trước năm 2001, Trung Quốc và Mỹ đã cãi vã về Đài Loan, về việc Mỹ ném bom sứ quán của Trung Quốc ở Belgrade và vụ đụng độ chết người trên không giữa một chiếc máy bay thám thính EP3 của Mỹ và một máy bay chiến đấu của Trung Quốc.

Nhiều nhà bình luận khi đó đã nghĩ rằng Mỹ và Trung Quốc đang ở trong một tiến trình nguy hiểm, nhưng các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Mỹ đã không theo đuổi nó. Kể từ đó, Mỹ bận rộn với cuộc chiến chống khủng bố và tìm cách giao thiệp một cách thẳng thắn với Trung Quốc. Các công ty của Mỹ đã được thoải mái tham giác các thị trường của Trung Quốc. Trung Quốc đã cho chính quyền Mỹ vay những khoản tiền khổng lồ.

Việc này phù hợp với Trung Quốc, mà rất lâu trước đây đã kết luận rằng cách tốt nhất để xây dựng "sức mạnh quốc gia toàn diện" là thông qua sự phát triển kinh tế. Theo phân tích của Trung Quốc, đã được đề cập trong một loạt Sách Trắng và các bài phát biểu vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, đất nước này cần một "Khái niệm an ninh mới". Sự tăng trưởng đòi hỏi phải có sự ổn định điều đến lượt nó lại đòi hỏi việc các nước láng giềng của Trung Quốc không cảm thấy bị đe dọa.

Để trấn an lại họ, Trung Quốc bắt đầu gia nhập các tổ chức quốc tế mà họ đã từng xa lánh. Cũng như giúp họ có được uy tín là một thành viên tốt, việc này cũng là một cách an toàn để chống lại ảnh hưởng của Mỹ. Trung Quốc đã dẫn đầu các vòng đám phán 6 bên được thiết lập nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Chính phủ đã ký Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện và hầu như đã chấm dứt phổ biến các vũ khí (cho dù việc phổ biến của các công ty không lương thiện của Trung Quốc vẫn tiếp diễn). Họ cử người tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, cung cấp lực lượng nhiều hơn bất cứ thành viên thường trực nào thuộc Hội đồng bảo an hay bất cứ nước nào thuộc NATO.

Chắc chắn là vẫn có các tranh chấp và những sự khác biệt. Nhưng các nhà ngoại giao, các nhà hoạch định chính sách và các học giả tự cho phép mình tin rằng trong kỷ nguyên hạt nhân, Trung Quốc chỉ có thể nổi lên một cách hòa bình với tư cách là một siêu cường mới. Tuy nhiên, sự tự tin đó gần đây đã bị suy giảm. Trong một vài tháng qua, Trung Quốc đã tranh cãi với Nhật Bản về một con tàu đánh cá đã va chạm với ít nhất là một nếu không muốn nói là hai chiếc tàu tuần tra bảo vệ bờ biển của Nhật Bản trên khu vực mà Nhật Bản gọi là đảo Senkaku còn phía Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư.

Trước đó, Trung Quốc đã không ủng hộ Hàn Quốc về vụ đắm tàu hải quân Hàn Quốc, làm thiệt mạng 46 người trên đó- cho dù một hội đồng quốc tế đã kết luận rằng tàu Cheonan này đã bị một tàu ngầm của Bắc Triều Tiên tấn công. Khi Mỹ và Hàn Quốc phản ứng lại vụ đắm tàu nói trên bằng việc lên kế hoạch diễn tập chung ở Hoàng Hải, Trung Quốc đã phản đối và đưa một trong những chiếc tàu của họ chuyển hướng sang phía Đông, đến biển Nhật Bản. Và khi Bắc Triều Tiên nã pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc vào Tháng 11/2010, Trung Quốc đã đặc biệt miễn cưỡng lên án hành động này.

Trung Quốc cũng đã bắt đầu đưa các tuyên bố chủ quyền đối với các phần rộng lớn trên Biển Đông vào "sáu quan tâm chính" của mình - một ngôn ngữ mới báo động cho các nhà ngoại giao. Khi các thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phàn nàn về việc này trong một hội nghị ở Hà Nội vào mùa hè năm 2010, ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nổi nóng: "tất cả các vị hãy nhớ rằng sự thịnh vượng về inh tế củ các vị phụ thuộc vào chúng tôi nhiều như thế nào".

Năm 2009, một bài xã luận ác ý trên tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc đã công kích Ấn Độ sau khi Thủ tướng nước này Manmohan Singh đến thăm vùng lãnh thổ tranh chấp ở gần Tây Tạng; Barack Obama đã bị đối xử một cách tồi tệ, lần đầu trong một chuyến thăm Bắc Kinh và lần sau tại các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu ở Copenhaghen, nơi một quan chức cấp thấp của Trung Quốc đã vẩy ngón tay chế giễu nhà lãnh đạo của thế giới tự do này; các tàu của Trung Quốc đã liên tục quấy nhiễu các tàu hải quân của Mỹ và Nhật Bản, kể cả tàu khu trục USS John S.McCain và tàu khảo sát USNS Impeccable.

Những sự việc như vậy có thể bản thân chúng chỉ là những điều nhỏ nhặt nhưng quan trọng do sự đánh cược kép đó. Mỹ liên tục tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang lẩn tránh thỏa thuận nay và trở nên gây hấn- và Trung Quốc đang tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy Mỹ và các đồng minh sẽ kết bè phái để ngăn chặn sự nổi lên của mình. Mọi thứ bị bao phủ bởi sự mất tin tưởng chiến lược đó.

Xem xét kỹ lưỡng qua lăng kính này, những người theo dõi Trung Quốc phát hienj ra một sự thay đổi. Richard Armitage, thứ trưởng Ngoại giao dưới thời George Bush nói: "chính sách ngoại giao mỉm cười đã chấm dứt". Yukio Okamoto, một chuyên gia về an ninh của Nhật Bản nói: "tham vọng sức mạnh của Trung Quốc là rất rõ ràng". Các nhà ngoại giao yêu cầu giấu tên nói về những sự nghi ngờ và lo ngại ẩn dưới sự giao thiệp với Trung Quốc của họ. Mặc dù sự qua lại ngày này qua ngày khác giữa các ban ngành của Mỹ và Trung Quốc diễn ra êm thấm, nhưng Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế nói rằng "sự mất tin tưởng chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục sâu sắc thêm".

Chẳng có gì gọi là không thể tránh khỏi về tình trạng xấu đi này. Hòa bình vẫn có ý nghĩa. Trung Quốc phải đương đầu với các vấn đề to lớn ở trong nước. Nước này hưởng lợi từ các thị trường của Mỹ và các mối quan hệ tốt với các nước láng giềng, như họ đã có vào năm 2001. Đảng Cộng sản Trung Quốc và chủ nhân của Nhà Trắng, dù thuộc bất cứ phe phái chính trị nào, phải đạt được nhiều thành quả từ tăng trưởng kinh tế hơn từ bất cứ lĩnh vực nào.

Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc hiểu điều đó. Vào tháng 11/2003 và tháng 2/2004, bộ chính trị đã tổ chức các phiên họp đặc biệt về sự thăng trầm của các quốc gia kể từ thế kỷ 15. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có ý thức không kém, cho dù sẽ khó đối phps với một Trung Quốc hùng mạnh, rằng một Trung Quốc không thỏa mãn và hùng mạnh sẽ là không thể được.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nhân tốt trên nhiều phương diện từ công việc chính trị trong nước đến hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính, đang cùng nhau làm cho các mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn. Mối nguy hiểm không phải là chiến tranh - trong lúc này điều đó vẫn hầu như không thể tưởng tượng nổi, nếu chỉ bởi vì nó sẽ gây bất lợi rất lớn cho các bên. Mối nguy hiểm là các nhà lãnh đạo của Trung Quốc vả Mỹ trong thập kỷ tới sẽ thiết lập các nền tảng cho thái độ thù địch sâu đậm hơn. Điều này đã được Henry Kissinger miêu tả rất rõ.

Mặt tối

Dưới thời Richard Nixon, ông Kissinger đã tạo ra các điều kiện đảm bảo cho 40 năm hòa bình ở châu Á bằng nhìn nhận rằng Mỹ và Trung Quốc có thể gặt hái được nhiều thành quả từ việc hợp tác với nhau hơn là từ việc đối đầu với nhau. Ngày nay, ông Kissinger đang lo lắng. Phát biểu vào tháng 9/2010 tại một hội nghị của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, ông đã nhận xét rằng, việc đưa Trung Quốc vào trật tự toàn cầu thậm chí còn khó khăn hơn việc đưa Đức vào một thế kỷ trước đây.

Ông nói: "Không phải là vấn đề về hội nhập một nhà nước - quốc gia theo kiểu châu Âu, mà là một cường quốc lục địa trưởng thành. AND của cả Mỹ lẫn Trung Quốc có thể tạo ra một mối quan hệ ngày càng thù địch, chẳng khác gì Đức và Anh đã chuyển hướng từ quan hệ hữu hảo sang sự đối đầu...

Cả Washington lẫn Bắc Kinh đều không có nhiều kinh nghiệm trong các mối quan hệ hợp tác bình đẳng. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của họ không có nhiệm vụ nào quan trọng hơn việc nhìn nhận những sự thật rằng chẳng đất nước nào có thể chế ngự nước khác, và rằng cuộc xung đột giữa họ sẽ làm kiệt quệ xã hội của họ và phá hoại triển vọng hòa bình thế giới".

Không ở đâu mà sự đối địch vừa mới bắt đầu đã gay gắt hơn như giữa các lực lượng vũ trang của Mỹ và các lực lượng vũ trang của Trung Quốc đng hiện đại hóa nhanh chóng. Trên phương diện toàn cầu, quân đội Mỹ vẫn vượt trội hơn nhiều. Nhưng ở các lãnh hải của Trung Quốc thì họ không còn có được một chiến thắng dễ dàng như vậy.

Theo TTXVN
* Tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt