Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

Kìm “con ngựa” giá bất kham!

Bút Lông
-
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 1-2011 tăng 1,74%.

Đáng lưu ý là con số này so với tốc độ trung bình quý IV-2010 không giảm, dù từ tháng 11-2010 Chính phủ đã thực thi nhiều biện pháp kìm giá như giữ tỉ giá, giữ giá xăng dầu, tăng tiền hỗ trợ hàng bình ổn…

Có vẻ như “con ngựa” giá đã trở nên bất kham, bởi trong tháng 1 này có tới 10/11 nhóm hàng vẫn tiếp tục tăng giá so với tháng 12-2010. Dù rất thận trọng, các chuyên gia thống kê vẫn phải cảnh báo, giá cả các nhóm hàng sẽ lên cao hơn nữa trong những ngày tới, khi người dân mua sắm tết.

Đã có nhiều phân tích về các nguyên nhân tăng giá như giá nhập đầu vào, tỉ giá tăng, nhân công tăng… song có một nguyên nhân dù đã cũ vẫn không thể không nói. Đó là sự “gương mẫu” của các “đầu tàu” (là doanh nghiệp Nhà nước) trong vai trò dẫn dắt thị trường. Đặc biệt là khi sự “dẫn dắt” ấy chẳng phải có được từ giá thành rẻ, chất lượng cao, hậu mãi tốt mà có được từ sự… độc tôn trên thị trường!

Vậy họ đã hành xử thế nào?

Vừa vào đầu năm mới 2011, ba ngành than, điện và xăng dầu đồng loạt kêu lỗ và đòi… tăng giá! Dường như với họ chỉ có tăng giá mới tránh khỏi lỗ, chứ không phải là tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nhân công, giảm hao hụt (hiện mức hao hụt điện năng, hao hụt xăng dầu và thất thoát trong khai thác than của Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới). Nghĩa là từ vị thế độc tôn, họ bắt cả nền kinh tế và xã hội “gánh giùm” những yếu kém về mặt quản lý cho họ. Thật không gì so sánh chính xác hơn ví dụ mà chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đưa ra: Hơn mười năm trước thị trường điện thoại di động chỉ có một nhà cung cấp, giá cước luôn cao ngất ngưởng. Nhưng chỉ sau mấy năm xuất hiện nhiều nhà mạng mới thì giá cước di động liên tục hạ nhiệt.

Phá vỡ thế độc tôn đó đồng nghĩa với việc người tiêu dùng được hưởng lợi. Hơn thế, nhờ cạnh tranh mà đồng vốn đầu tư mà ngành viễn thông chi ra đã mang lại sản phẩm, dịch vụ rõ rệt chứ không còn là các dự án lãng phí. Do đó, theo bà Phạm Chi Lan, “vấn đề phá vỡ thế độc quyền của ngành điện, xăng dầu, than hiện nay càng đặt ra cấp thiết”.

Thậm chí đó còn giống như việc “đóng cương” cho chú ngựa mang tên giá cả!

Ảo ảnh Trung Quốc _ Nguyễn Xuân Nghĩa

Một nền kinh tế xe đạp - được tiếp nước biển....
Hôm Thứ Ba mùng hai tháng Hai năm 2010, mải lép nhép bài diễn văn kỷ niệm 80 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh không kịp đọc thấy một bản tin từ Bắc Kinh. Mà có đọc được thì cũng cóc hiểu. Vì vậy mới tiếp tục lép nhép chuyện hài:
"Tiến lên chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam đã được đề ra từ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng." Dốt có môn bài được đăng ký!

Đã vào thập niên đầu của thế kỷ 21 mà còn thấy kiểu phát ngôn đó thì hài kịch bỗng thành bi kịch.

Nhưng hãy nói về bản tin từ Bắc Kinh.

Năm ngày sau khi thông báo sẽ phải cải sửa lại cách thu thập và trình bày thống kê vì trong năm 2009 vừa qua đã có tới 14.500 điều sai lạc, hôm mùng hai, Cục Thống kê Quốc gia của Trung Quốc công bố thành quả tăng trưởng kinh tế của năm 2009. Trong một năm mà cả thế giới bị suy trầm kinh tế, Trung Quốc lại đạt tốc độ tăng trưởng là 8,7% thì lãnh đạo Hà Nội tất nhiên phải trầm trồ khen ngợi. Mỹ ngu cũng vậy. Nhưng, họ nên học bài kinh tế nhập môn đã, nếu chịu khó nghe các chuyên gia kinh tế "ngoài luồng" dạy cho. Thành phần này cũng có ở tại Hà Nội vì dân Việt không đến nỗi tệ như lãnh đạo.

Đầu đuôi, đà tăng trưởng trung bình 8,7% của Trung Quốc là kết số của ba thành tố: đầu tư là 8%, tiêu thụ là 4,6% và xuất cảng là -3,9%. Xin viết lại thành một phương trình đơn giản cho dễ hiểu: 8,7% = 8% + 4,6% - 3,9%.

Nếu có học kinh tế nhập môn năm thứ nhất thì sinh viên trốn học cũng biết mức gia tăng sản xuất rồng cọp của Trung Quốc trong năm qua (8,7%; khi kinh tế Mỹ chỉ tăng được 0,8% mà nhờ quý bốn đạt 5,7%) là thành tích phi thường. Nhưng rồi mỉm cười kết luận là sức mạnh rồng cọp ấy chỉ như nước biển tiếp cho bệnh nhân trong phòng cấp cứu.

Kinh tế Trung Quốc có hoàn cảnh bấp bênh của người đi xe đạp. Không lăn bánh là té.

Sức đẩy cho cỗ xe ấy lăn bánh là xuất cảng - bằng mọi giá, tức là rất rẻ. Người dân bị/được thắt lưng buộc bụng để xây dựng chủ nghĩa xã hội với màu sắc Trung Hoa. Họ hỳ hục xuất cảng và ngoại tệ thu về thì theo đúng luật lệ là do nhà nước thống nhất quản lý - y như đất đai. Vì vậy, xứ này có dự trữ ngoại tệ vĩ đại, tương đương với gần 2.400 tỷ Mỹ kim vào cuối năm 2009, trong khi người dân vẫn cực nghèo. Các doanh nghiệp "hương trấn" mà gom dân đi làm gia công để góp phần xuất cảng thì chỉ có mức lời rất thấp, nhưng vẫn ráo riết sản xuất để tạo ra công ăn việc làm cho dân chúng. Nếu không thì loạn.

Bây giờ, nhìn lại phương trình đơn giản trên, ta thấy xuất cảng đã giảm! Đầu máy kinh tế cố hữu bỗng đầy ra ý - là ỳ ra đấy.

Vì vậy, nhà nước phải nhảy vào cấp cứu như bơm nước biển đề hồi sinh một cơ thể rũ liệt: tốc độ tăng trưởng rồng cọp của Trung Quốc lệ thuộc tới 92% (8% của tổng số 8,7%) vào đầu tư của khu vực công. Phần tiêu thụ của dân chúng chỉ có 4,6%, vừa đủ trám vào khoản thiếu hụt -3,9% của xuất cảng.

Khi kinh tế bị suy trầm thì xứ nào cũng phải tìm biện pháp kích thích: bằng tiền tệ qua hạ lãi suất hay in tiền bơm vào kinh tế, hoặc bằng ngân sách qua gia tăng công chi hay giảm thuế, chủ yếu là để bù đắp cho sự thiếu hụt tiêu thụ của tư nhân. Nhìn từ bên ngoài, lãnh đạo Bắc Kinh cũng áp dụng các biện pháp ấy, như gia tăng tín dụng và nâng mức công chi cho các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở.

Nhưng nhìn kỹ hơn thì... lượng biến thành phẩm, mà là phẩm chất rất tồi.

Trung Quốc thường xuyên bơm tiền vào kinh tế qua hai ngả công chi và tín dụng, gọi đó là đầu tư. Nhưng chủ yếu là cấp phát tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước, gọi là "thuộc diện chính sách", và các dự án xây dựng thuộc phạm vi phân bố và chia chác của địa phương. Tất cả là để duy trì khả năng sản xuất và chính yếu là tuyển dụng để tránh nạn thất nghiệp và động loạn xã hội.

Nhưng hệ thống ống bơm ấy lại... theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bơm vào nơi úng thủy và thổi lên bong bóng đầu tư (xin xem bài "Bong Bóng Bay Qua..." trên cột báo này của Việt Báo trong số ra ngày một tháng Giêng năm 2010). Hậu quả xã hội của chế độ kinh tế ấy là một hình thức tái phân lợi tức, và tái phân phối trước tiên cho một thiểu số có chức có quyền. Người dân lầm than thì chỉ còn một ngả là hỳ hục ráp chế hàng xuất cảng để kiếm được chút tiền vụn ở dưới cùng. Khả năng tiêu thụ rất thấp của dân chúng - 4,6% - phản ảnh điều ấy.

Khi xuất cảng lại sụt tại một quốc gia đang làm những người yếu bóng vía xưng tụng là đệ nhất xuất cảng toàn cầu, thì đời sống dân chúng tất nhiên là khốn đốn.

Qua năm nay và năm 2011, tình hình xuất cảng có khả quan hơn không? Nhiều phần là không.

Khối Âu Châu còn vất vả vì những nhược điểm nội tại. Hoa Kỳ thì đang bàng hoàng về giấc mơ cải tạo xã hội của Tổng thống Barack Obama và mức thất nghiệp quá cao. Cho nên số cầu của hai thị trường Âu Mỹ sẽ chưa thể hồi sinh. Huống hồ năm 2010 này ông Obama còn bị áp lực rất mạnh từ cánh tả và các nghiệp đoàn Hoa Kỳ để nêu vấn đề về thế cạnh tranh bất chính của Bắc Kinh với đồng "nhân dân tệ" định giá quá thấp...

Vì vậy, tình hình xuất cảng của Trung Quốc chưa thể khá, trong khi khả năng tiêu thụ của người dân vẫn chỉ thoi thóp.

Kết cuộc thì nhà nước Bắc Kinh sẽ hỳ hục tiếp nước biển, tiếp tục bơm tín dụng và tăng chi. Với bội chi ngân sách ở khoảng hơn 20% của Tổng sản lượng GDP vào năm 2008, họ còn có thể thoải mái tăng chi. Mà để làm chi?

Hỏi vậy là đúng về kinh tế mà vẫn là sai bét! "Tăng chi cho ai" mới là câu hỏi đúng đắn!

Kinh tế Trung Quốc là cái xe đạp được giàng vào cỗ xe của thị trường quốc tế, là xuất cảng. Cố xe ấy đang lăn bánh tại chỗ. Quy luật kinh tế của Trung Quốc là tái phân phối lợi tức từ khu vực duyên hải - hướng ngoại, cho các thị trường xuất cảng - vào các tỉnh lạc hậu nghèo đói ở bên trong. Nhưng hệ thống kinh tế chính trị xứ này lại trao cho nhà nước và các ngân hàng chủ yếu là quốc doanh thực hiện việc tái phân phối đó. Kết quả là các ngân hàng bị chìm dưới một núi nợ khó đòi vì khách nợ là doanh nghiệp nhà nước và lấy tiền đi vay theo diện chính sách để thổi vào sòng bạc đầu cơ địa ốc và cổ phiếu. Trong khi các tỉnh tiếp tục được bơm tiền sản xuất rồi chất hàng vào kho mà không bán được.

Miễn là cứ báo cáo lên trên là đã vượt chỉ tiêu sản xuất và không làm ai thất nghiệp!

Trung Quốc là nơi mà sản lượng thép vẫn cứ tăng trong một năm sản xuất bị suy trầm, và nhà xây xong, dù bị ế và chưa bán được thì vẫn được ghi vào sản lượng quốc gia. Khi bị kéo và được bán lại lần nữa thì lại được ghi lần nữa! Chỉ có truyền thông tối dạ thì mới coi đó là thành tích vượt bậc.

Từ sáu năm nay, lãnh đạo Bắc Kinh như Hồ Cẩm Đào, Uý Kiện Hành hay Ôn Gia Bảo đều đã biết điều ấy và muốn cải sửa, với cái giá là một đợt thanh trừng ngay trong nội bộ. Nhưng vụ suy trầm 2008-2009 là tai họa trời giáng, và nạn xuất cảng sa sút khiến cho việc cải cách bị đình hoãn. Qua năm 2012 thì lại có Đại hội đảng! Ai dại gì là gây cảnh gió tanh mưa máu khi sắp bước vào hậu trường của lịch sử?

Vì vậy, trong năm nay và qua năm 2011 tới, nhà nước sẽ lại tiếp tục tiếp nước biển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. và thò ngón tay bịt lỗ rò rỉ về lạm phát. Lãnh đạo Hà Nội quả thật là vẫn mê muội! Họ Nông mà...

Nguồn: Ảo ảnh Trung Quốc - Nguyễn Xuân Nghĩa

Sẽ trình lại dự án đường sắt cao tốc

Năm nay, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu báo cáo khả thi dự án đường sắt cao tốc (ĐSCT). Hiện nay, đơn vị tư vấn của Nhật Bản đang tiến hành các thủ tục cần thiết để ký hợp đồng nghiên cứu khả thi dự án với phía Việt Nam. Nhân dịp năm mới, Bộ trưởng Bộ GT-VT Hồ Nghĩa Dũng đã dành cho báo chí một cuộc trò chuyện về vấn đề này. Bộ trưởng cho biết, hiện nay Việt Nam và Nhật Bản đã ký biên bản ghi nhớ giữa hai bên, đầu năm 2011 sẽ triển khai nghiên cứu.

- PV: Thưa bộ trưởng, cụ thể kế hoạch nghiên cứu ra sao?

Bộ trưởng HỒ NGHĨA DŨNG: Đề cương nghiên cứu nhiều nội dung lắm. Bây giờ sẽ làm lại báo cáo tiền khả thi trước đó đã trình Quốc hội, bổ sung một số vấn đề cho rõ thêm; đồng thời lập 2 dự án khả thi tuyến Hà Nội - Vinh và Nha Trang - Sài Gòn. Trên cơ sở đó lên quy hoạch chi tiết để cắm mốc giới tuyến nhằm giữ đất về lâu dài.

- Những vấn đề mà vừa qua Quốc hội lo ngại có được giải quyết trong báo cáo khả thi tới đây?

Báo cáo sắp tới không giải quyết được hết vấn đề đó, mà chỉ khi nào làm báo cáo đầu tư mới nói rõ. Lần này, báo cáo về 2 đoạn dự kiến làm trước sẽ nói rõ cụ thể những vấn đề mà Quốc hội quan ngại; còn trên toàn tuyến thì chưa giải quyết được hết. Tinh thần sẽ làm ĐSCT và nghiên cứu công nghệ thế nào, bước đi thế nào, nguồn vốn thế nào cho hợp lý, lộ trình thực hiện, khả năng, thời điểm nào sẽ thực hiện được... báo cáo khả thi sẽ làm rõ hơn.

- Chính phủ vẫn quyết tâm xây ĐSCT?

Dứt khoát là phải làm. Nhưng mà thời điểm như thế nào thì phải tính kỹ, phải theo đúng thủ tục, quy định, rồi phải báo cáo Quốc hội. Chính phủ quyết tâm để chuẩn bị dự án chứ không phải là Chính phủ cứ làm mà không báo cáo Quốc hội như mọi người ngộ nhận.

- Chính phủ quyết tâm lập dự án này thì cũng đã dự định thời điểm trình lại Quốc hội?

Bây giờ nếu làm báo cáo dự án này cũng phải mất từ 2 - 3 năm. Rồi còn xem tính khả thi của nó đến đâu đã rồi mới trình chứ không phải làm xong là trình. Có thể dự án khả thi nhưng cũng phải cân nhắc thời điểm đó nguồn lực của đất nước như thế nào, tình hình kinh tế của đất nước thế nào nữa.

- Bộ trưởng lo ngại nhất điều gì khi làm ĐSCT?

Nguồn lực. Cơ bản vẫn là nguồn lực của đất nước. Bản thân của dự án một phần nhưng còn phải xem sức chịu đựng của nền kinh tế.

- Bộ trưởng từng nói sẽ không thể giải phóng mặt bằng nếu tiến hành nâng cấp đường sắt hiện hành, vì vậy phải làm ĐSCT. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng hoàn toàn làm được, lại đỡ tốn kém. Bộ trưởng giải thích thế nào?

Chúng ta phải phân tích thế này: Đường sắt bây giờ đang là khổ 1m, bây giờ nâng hết lên 1m45 thì phải ngưng toàn bộ hệ thống này vài ba năm để làm. Như vậy việc giải quyết giao thông đường sắt như thế nào đây, chúng ta chưa lường được hết. Bây giờ hành lang hai bên đường sắt đều đô thị hóa hết rồi, làm đường sắt 1m45 là làm đường đôi chứ không thể làm đường một được, mà đường đôi thì không còn mặt bằng trên tuyến này để làm. Tôi khẳng định không thể nào giải phóng mặt bằng được để làm. Vì vậy, tuyến đường sắt bây giờ mình chỉ nâng cấp lên để vận chuyển hành khách trong phạm vi ngắn và chở hàng Bắc - Nam. Còn lâu dài và lớn hơn phải làm 1m45 đường đôi, thì phải trên tuyến mới.

- Nhiều ý kiến cũng cho rằng, thay vì đầu tư ĐSCT, nếu tập trung đầu tư đường bộ cao tốc sẽ hiệu quả hơn?

Đường bộ cao tốc là ưu tiên số 1, giờ đang làm rồi.

- Nhưng đang triển khai rất chậm, thưa bộ trưởng?

Chậm vì phụ thuộc vào nguồn lực. Bây giờ có mấy tuyến đang làm, nếu làm tốt, 5 năm nữa đã có khoảng 1.000km đường bộ cao tốc. Tôi cho rằng, với nguồn lực đất nước như vậy là không chậm.

- Nếu làm ĐSCT, có nối mạng với đường sắt cao tốc trong khu vực không thưa bộ trưởng?

Có chứ. Sẽ nối mạng ASEAN, nối đường sắt Singapore, Côn Minh (Trung Quốc). Mạng ĐSCT của Việt Nam nằm trong dự án ĐSCT ASEAN, Côn Minh. Nói chung là phải làm, còn làm thế nào, thời điểm nào, cân nhắc nguồn lực ra sao thì sẽ tùy điều kiện thực tế để thực hiện. 130 năm trước đây, người Pháp đã làm đường sắt như bây giờ. Chúng ta làm ĐSCT không phải cho 5 - 10 năm mà làm cho 100 - 200 - 300 năm sau. Tôi khẳng định, đây mới là bước nghiên cứu, còn thời điểm làm, làm như thế nào Chính phủ phải tính, nhưng không thể không làm.

- Xin cảm ơn bộ trưởng!

Lâm Nguyên

Phó thủ tướng Nguễn Sinh Hùng: "Yên tâm làm đường sắt cao tốc"

KTNT- Không nằm ngoài dự đoán, vấn đề đầu tư siêu dự án 56 tỷ USD tiếp tục được các đại biểu đem ra chất vấn thành viên cấp cao nhất của Chính phủ đăng đàn tại kỳ họp Quốc hội lần này.
Dự án đường sắt cao tốc được Chính phủ trình xin ý kiến Quốc hội tại đầu kỳ họp và dự kiến thông qua vào ngày 19/6. Trong các ý kiến tranh luận trực tiếp tại Quốc hội, tỷ lệ ủng hộ đang tăng lên, song vẫn còn không ít đại biểu băn khoăn về hiệu quả đầu tư, khả năng vay nợ và cân đối ngân sách để thực hiện dự án.

Trong phiên chất vấn Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng sáng nay, chỉ hai đại biểu đặt câu hỏi liên quan đến chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc, song đều là các câu hỏi xoáy, sắc và thậm chí có thể khiến người nghe tái mặt nếu không đủ bản lĩnh.

"Tôi muốn biết Phó thủ tướng có yên tâm với dự án đường sắt cao tốc hay không. Trong khi nhiều cái nhỏ ta chưa làm được, đầu tư cái lớn sẽ ra sao?", đại biểu Đặng Như Lợi hỏi xoáy, ám chỉ tới phiên chất vấn Bộ trưởng Giao thông Hồ Nghĩa Dũng, tại đó người đứng đầu ngành thừa nhận không thể giải quyết ngay tình trạng dự án thi công chậm trễ, hay thiếu cầu để người dân phải đu dây vượt sông.

"Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm. Yên tâm cùng Chính phủ xin Quốc hội chủ trương để làm. Yên tâm là Quốc hội và Chính phủ tính được bài để làm", Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng không ngại ngần nêu thẳng quan điểm cá nhân về chủ đề nhạy cảm này. Ông đưa ra nhiều lý do giải thích tại sao cần làm dự án, tại sao đường sắt cao tốc của Việt Nam dài đến vậy.

Và, bằng hiểu biết, kinh nghiệm của người từng đảm đương chức vụ Bộ trưởng Tài chính, ông trình bày cặn kẽ bài toán vay mượn, cân đối ngân sách để trả nợ cho dự án. Theo số liệu Phó thủ tướng công bố, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm nay ước đạt 106 tỷ USD. Với đà tăng trưởng hiện nay, đến 2020, GDP sẽ đạt gần 300 tỷ USD; 2030 là 700 tỷ USD; 2040 đạt 1.200-1.400 tỷ USD và đến 2050 sẽ gấp đôi số đó. GDP bình quân đầu người đến 2050 dự kiến lên 20.000 USD, thay vì mức hơn 1.000 USD hiện nay. Nếu cứ lấy ngưỡng an toàn vay nợ là 50% GDP, đến 2020, Việt Nam có thể vay 150 tỷ mà vẫn an toàn.

"Với mức vay nợ như vậy, chúng ta có thể làm được. Mà thưa các đồng chí, có phải chúng ta làm ngay ngày mai đâu. Còn tính toán, cân lên đặt xuống và xin ý kiến Quốc hội nhiều lần nữa trước khi triển khai", ông nói chắc nịch, sau khi rành mạch công bố một loạt số liệu mà chỉ nhầm một chút về ước tính GDP 2040 của Việt Nam (thay vì 1.200-1.400, nói nhầm thành 1,2-1,4 triệu tỷ USD).

Là người chất vấn cuối cùng, đại biểu Dương Trung Quốc không hỏi về hiệu quả đầu tư hay tính kinh tế của dự án. Ông quan tâm đến thể diện dân tộc khi cứ mãi phải lệ thuộc vào đồng vốn ODA, thứ mà ông coi chỉ là nguồn lực nhất thời.

"ODA là khoản vay có điều kiện của nước giàu đối với nước nghèo, thực chất là phương thức đầu tư tài chính, công nghệ và chính trị mang lại lợi ích cho chủ nợ. Việc vay vốn ODA là cần thiết, nhưng chỉ nên coi là nhất thời, giống như đứa trẻ cần bú sữa mẹ, vú nuôi hoặc xin sữa hàng xóm. Các nước đều nỗ lực giảm vay ODA, giống như đứa trẻ cứng cáp cần cai sữa mẹ. Chính phủ đã có kế hoạch cai ODA hay chưa?", ông Quốc vẫn giữ cách hỏi ví von, đầy ẩn ý khi biết ODA là phần vốn quan trọng để triển khai dự án đường sắt cao tốc.

Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng không mấy khó khăn để trả lời câu hỏi sốc này. Giữ nét mặt điềm tĩnh, tươi tắn và thỉnh thoảng cười hóm hỉnh, ông khẳng định Việt Nam không chấp nhận các dự án mà nhà tài trợ có động cơ, mục đích chính trị đằng sau. Tuy nhiên, ông thừa nhận Việt Nam chịu một số ràng buộc về kinh tế và công nghệ khi vay ODA.

"Bú sữa hàng xóm đúng là khó đấy. Vay ODA mà họ cho mình tự quyết thì tốt hơn. Chúng ta vay thực tế có chịu ràng buộc và có thiệt về kinh tế. Song tính chung lại, đánh giá các mặt cho thấy sử dụng vốn ODA là có hiệu quả. Năm vừa rồi mặc dù thế giới khó khăn mà họ vẫn cam kết cho mình vay với mức kỷ lục", ông nói. Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng, trong điều kiện hiện nay, Việt Nam vẫn phải tranh thủ nguồn ODA càng dài càng tốt.

Cùng với câu chuyện đường sắt cao tốc, điện là vấn đề được nhiều đại biểu đặt ra. Cả ba đại biểu đứng lên chất vấn Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trong nửa phiên sáng nay đều xoáy vào câu chuyện thiếu điện, cắt cúp điện tràn lan đang gây bức xúc trong dư luận và thiệt hại sản xuất kinh doanh.

Trách khéo Chính phủ không đưa vấn đề điện vào báo cáo giải trình, đại biểu Lê Văn Cuông cho biết câu chuyện này đã được đem ra chất vấn tại nhiều kỳ họp nhưng không cải thiện, thậm chí còn căng thẳng hơn. Theo ông, tình trạng cắt điện luân phiên xảy ra phổ biến và trên diện rộng, đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân, nhất là trong những ngày hè oi bức.

Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết tốc độ tăng trưởng của ngành điện đạt 13-14% mỗi năm, thời gian tới phấn đấu nâng lên 16% để dự phòng. Theo ông, tốc độ tăng trưởng như vậy là cao nếu so với các nước, song vẫn thiếu điện do đầu tư phát triển còn chậm, công tác quản lý đầu tư và quan hệ giữa người đầu tư và người cung ứng điện, bán điện chưa triệt để.

Phó thủ tướng còn nêu hàng loạt nguyên nhân chủ quan và khách quan như chậm đổi mới thiết bị, vẫn sử dụng các trang thiết bị lạc hậu mà tốn điện, chưa giảm được thất thoát điện năng và đặc biệt là ý thức tiết kiệm của người tiêu dùng, công sở và nơi công cộng.

"Các đồng chí hỏi trách nhiệm thiếu điện ở đâu? Ở Chính phủ, Thủ tướng, các đồng chí giúp việc cho Thủ tướng và trực tiếp là trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực (EVN). Thủ tướng đã liên tục kiểm điểm vấn đề này", ông nói.

Sự thẳng thắn của Phó thủ tướng vẫn chưa làm thỏa mãn người hỏi. Các đại biểu Lê Văn Cuông, Ngô Văn Minh và Vũ Quang Hải tiếp tục đứng lên căn vặn tại sao thiếu điện, chất lượng dự báo và quy hoạch.

"Trong khâu quản lý có quá nuông chiều EVN, để đến nỗi khi cần tăng giá điện thì kêu lỗ, nhưng khi cần thưởng thì báo lãi, dân chưa kịp đóng tiền điện thì phạt, nhưng cắt điện của dân thì chẳng chịu trách nhiệm gì... Người dân cả đêm nóng nực, ngày xưa có thể dùng quạt mo, nay thì không thể quay lại. Không biết các đồng chí trên Trung ương có hiểu rõ cái nhọc nhằn của người dân?", đại biểu Lê Văn Cuông bức xúc.

Đã đến giờ giải lao, song trước bức xúc của đại biểu, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng xin phép trả lời ngay. Theo ông, điện là một trong 3 điểm yếu mà Chính phủ nêu ra và ưu tiên giải quyết. "3 điểm yếu của chúng ta có 2 cái nhanh và một cái chậm. Nhập khẩu tăng nhanh, giá và lãi suất tăng nhanh. Nhưng điện thì giải quyết chậm. Chính phủ chẳng nuông chiều chút nào. Ngành điện làm chưa tốt đã phải kiểm điểm", ông nói.

Phó thủ tướng thừa nhận khâu phối hợp giữa nhà sản xuất và bán điện còn bất cập và yêu cầu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng ghi nhận ý kiến của các đại biểu. Ông tuyên bố đảm bảo nguồn điện là mục tiêu quan trọng của Chính phủ và ngành điện từ nay đến cuối năm.

Dù là phiên chất vấn Phó thủ tướng, song sáng nay các câu hỏi của đại biểu rất thẳng và sắc. Có đại biểu truy đến cùng khi thấy Phó thủ tướng trả lời lệch so với thực tế. Hay như đại biểu Đặng Như Lợi, còn "mát mẻ" nói về chuyện mất kỷ cương trong dự toán, quyết toán thu chi ngân sách. Ông đề xuất giải pháp để Chính phủ quyết dự toán ngân sách, rồi Quốc hội kiểm tra sau, bởi đằng nào cũng thế, như hiện nay Quốc hội quyết song vẫn xảy ra tình trạng tiền trảm hậu tấu, chi vượt xa so với dự toán.

Đại biểu Dương Trung Quốc khi nêu câu chuyện cho nước ngoài thuê đất rừng dài hạn, đã đề cao vai trò phản biện, can gián của các cán bộ lão thành cách mạng và báo chí. Ông đề nghị nhân dịp này Chính phủ nên có lời tri ân với các cán bộ lão thành cách mạng và khích lệ báo chí, đặc biệt là sắp đến ngày kỷ niệm báo chí 21/6. "Nếu làm như vậy cho thấy Chính phủ biết điều và biết lắng nghe", ông Quốc nói.

Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã không trả lời cho đề nghị của ông Quốc, một phần vì thời gian của phiên chất vấn hạn hẹp. Ông là thành viên cấp cao nhất và là thành viên cuối cùng của Chính phủ trả lời chất vấn tại Quốc hội kỳ này

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng: Không loại trừ Trung Quốc tham gia

“Đến bây giờ tôi chưa có trao đổi với nhà chức trách nào của Trung Quốc về dự án ĐSCT”.
Cảm ơn Quốc hội đã dũng cảm lắc đầu
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Làm báo cáo khả thi trình Quốc hội tại kỳ họp khác
Bên hành lang QH ngày 17-6, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng (ảnh) đã trả lời một số vấn đề sau kết quả thăm dò ý kiến ĐBQH về dự án ĐSCT Bắc-Nam.

. Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về kết quả thăm dò ý kiến ĐBQH cũng như dự thảo nghị quyết mà QH đang đưa ra để lấy ý kiến?




+ Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: Tôi cũng không ngạc nhiên lắm vì nếu có giải pháp thích hợp, lộ trình thích hợp thì sẽ thuyết phục được ĐBQH. Ngoài ra, việc dự thảo nghị quyết yêu cầu lựa chọn xây dựng đoạn tuyến thí điểm, tôi thấy là phù hợp. Tôi chọn đoạn TP.HCM-Nha Trang, trong đó ưu tiên tuyến đường TP.HCM-Phan Thiết. QH cũng rất sáng suốt trong việc đưa ra lộ trình xây dựng.
. Nhưng trong báo cáo bổ sung gửi QH đầu tháng 6, Chính phủ vẫn muốn khởi công hai đoạn Hà Nội-Vinh và TP.HCM-Nha Trang ngay năm 2014. Liệu việc giãn ra như vậy có phải là sự nhượng bộ trước QH?

+ Thì ban đầu mình cũng muốn đẩy lên để làm sớm hơn. Nhưng bây giờ QH muốn giãn ra. Tôi cho rằng giãn ra là đúng.

. Ông nghĩ gì về việc gần 200 ĐB không đồng ý với dự án trên?

+ Đây là một dự án rất lớn, có thể có nhiều rủi ro, sẽ có nhiều khó khăn tiềm ẩn, tiềm lực kinh tế của đất nước sẽ tiếp tục có những vấn đề cần xem xét. Cho nên sự đắn đo của các ĐBQH và dư luận là hoàn toàn chính đáng. Bản thân tôi tham gia vào việc xây dựng đề án trên nhưng cũng không thể nào nói đây là một việc dễ dàng. Việc QH đắn đo, cân nhắc càng làm cho mình thấy được trách nhiệm, phải rất thận trọng, tính hết các yếu tố có thể xảy ra nếu thực hiện dự án.



Việc gần 200 đại biểu chưa ủng hộ dự án đường sắt cao tốc cho thấy cần thêm thời gian để tiếp tục nghiên cứu. Trong ảnh: Một đường sắt cao tốc trên cao. Ảnh: CTV

. Trong trường hợp QH thông qua chủ trương thì Chính phủ có tính đến đấu thầu chuyện tư vấn không? Vì nhiều ĐB cho rằng báo cáo vừa trình ra QH không có đấu thầu thành thử không công khai, minh bạch?

+ Đấu thầu lập dự án là một vấn đề rất khó. Trong Luật đấu thầu đã có quy định việc này nhưng phải nói là quá phức tạp. Cho nên thường là mình lựa chọn tư vấn. Nhưng các bước thiết kế kỹ thuật, bước xây dựng là phải đấu thầu. Cái đấy chúng tôi sẽ thực hiện thật nghiêm chỉnh.

. Điều khiến dư luận băn khoăn là một dự án lớn nhưng khi trình ra QH, các đơn vị độc lập, các nhà khoa học, hiệp hội… ít cơ hội phản biện?

+ Thực ra khi lập báo cáo tiền khả thi chúng tôi cũng đã chú ý nghe các tổ chức, phản biện, hội thảo… Nhưng đúng là chưa rộng rãi, đầy đủ lắm. Tới đây, khi lập dự án khả thi thì sẽ tổ chức nhiều hội thảo, kêu gọi các chuyên gia, cơ quan, tổ chức độc lập tham gia.

. Nếu được QH đồng ý cho xây dựng thì Chính phủ sẽ hướng đến nước nào, tổ chức nào để vay vốn?

+ Bây giờ thì ta đang trao đổi với đối tác Nhật Bản. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tác vẫn còn bỏ ngỏ. Sau khi có báo cáo đầu tư rồi, chúng ta sẽ xem xét quốc gia nào, doanh nghiệp nào, nhà thầu nào đáp ứng tốt nhất điều kiện mình đề ra sẽ lựa chọn. Dự án này rất lớn, một quốc gia chưa chắc đã có thể hợp tác để làm hết. Thế thì phải nhiều quốc gia, nhiều nhà thầu. Còn bây giờ Nhật đang giúp mình trong việc chuẩn bị dự án.

. Bộ trưởng nói đối tác thực hiện dự án vẫn bỏ ngỏ, vậy Trung Quốc có thể tham gia không?

+ Trung Quốc cũng không loại trừ. Vì trong đấy có nhiều dự án lắm, có thể nhiều nhà thầu của nhiều quốc gia cùng tham gia. Nhưng đến bây giờ tôi có thể khẳng định là tôi chưa có trao đổi với nhà chức trách nào của Trung Quốc về dự án trên.

. Xin cảm ơn bộ trưởng.

Thêm thời gian là tốt




Việc gần 200 ĐB không ủng hộ cho thấy dự án đưa ra chưa đủ độ tin cậy. Đó là chưa kể các ĐB ủng hộ thì thực chất cũng là ủng hộ có điều kiện. Việc QH ra nghị quyết lần này không như dự kiến ban đầu là đồng ý cho xây dựng. Trái lại, nghị quyết lần này chỉ là thông qua chủ trương để Chính phủ nghiên cứu kỹ hơn và QH sẽ thẩm định lại một lần nữa.
Có hai vấn đề quan trọng mà dự thảo nghị quyết yêu cầu. Một là dự án ĐSCT phải đặt trong một quy hoạch tổng thể về giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển… chứ không tách rời như báo cáo ban đầu mà Chính phủ trình. Hai là sau khi nghiên cứu kỹ hơn ở bước nghiên cứu khả thi, Chính phủ phải trình để QH thông qua một lần nữa rồi mới đầu tư xây dựng.

Như vậy vấn đề đầu tư đã được nghiên cứu kỹ càng, dự án phải trải qua hai kỳ QH xem xét. Quyết định trên cũng đòi hỏi cơ quan chủ quản của dự án phải nỗ lực nghiên cứu và chứng minh những điều mình đưa ra là đúng. Bản thân dư luận xã hội cũng có phản biện đầy đủ hơn, xác đáng hơn.

Đại biểu DƯƠNG TRUNG QUỐC(Đồng Nai)

THÀNH VĂN thực hiện

Bộ trưởng: Đường sắt cao tốc làm BOT chẳng ai mặn mà

,
- "Làm đường sắt cao tốc theo phương án BOT nghe thì hay nhưng không đủ hiệu quả để thu hút nhà đầu tư nước ngoài", Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Hồ Nghĩa Dũng đáp lại câu hỏi của ĐB Ngô Văn Minh, trong phiên chất vấn chiều nay (10/6).

Bằng nhiều câu hỏi "gần, xa" về hiệu quả các dự án giao thông hiện tại, về tuyến đường Hồ Chí Minh, hàng loạt công trình trì trệ... một số ĐBQH "tranh thủ" phiên chất vấn Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng để nhờ giải đáp thắc mắc quanh dự án xây đường sắt cao tốc.

Chưa chọn đối tác

ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) hỏi: "Quốc lộ 1A ngày càng chắp vá. Đoạn đi qua Đà Nẵng nói là thu xếp vốn 10 năm nay chưa xong mà lại lo đàm phán để có 56 tỷ USD xây đường sắt cao tốc. Nếu đường bộ làm theo kiểu BOT được thì đường sắt có làm được BOT không? Liệu ta có thể năn nỉ nhà đầu tư là thôi ông ơi, tài trợ ODA cho chúng tôi làm đường bộ trước, còn lại một ít cho xây thử một tuyến ngắn đường sắt được không?".



ĐB Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu): Bộ trưởng đã đi thực tế chưa hay nghe báo cáo? Xin mời Bộ trưởng về Bạc Liêu, tôi sẵn sàng đi thực tế cùng Bộ trưởng
Đây cũng là câu hỏi mà ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) đặt ra tại phiên thảo luận về đường sắt cao tốc hôm 8/6: "Mời nhà đầu tư vào làm kiểu BOT, miễn thuế 10 năm xem có ai làm không?".

Bộ trưởng GTVT quả quyết: "Không một nhà đầu tư nào nhận làm đường cao tốc theo hình thức BOT. Chỉ làm BOT với các tuyến quy mô nhỏ kèm điều kiện nhà nước phải giải phóng mặt bằng. Không có chuyện làm dự án quy mô lớn".

Ông Dũng cho hay, Bộ GTVT từng kêu gọi BOT cho đường sắt cao tốc song chẳng ai mặn mà vì "không khả thi".

Tiếp tục trăn trở với đường sắt cao tốc, ông Thuyết đặt giả thiết, cứ cho là QH đồng ý chủ trương, Nhật Bản và WB không cho vay tiền nhưng có nước khác sẵn sàng cho vay với giá rẻ hơn thì Chính phủ có sẵn sàng chọn đối tác khác?

Ông Dũng giải thích: "Ta chưa chọn đối tác, phải đợi QH đồng ý chủ trương. Phía Nhật giúp ta chuẩn bị dự án. Ta từng trao đổi với họ về vốn, công nghệ nhưng chưa thỏa thuận cụ thể".

Theo Bộ trưởng, vẫn đang bỏ ngỏ cho bất kỳ nước nào có vốn tương thích, công nghệ hợp lý.

ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) muốn Bộ trưởng so sánh hiệu quả kinh tế đường Hồ Chí Minh trong báo cáo nghiên cứu khả thi với thực tế "vì sắp thông qua dự án đường sắt cao tốc nên chúng tôi muốn có thông tin để đối chiếu".

Ông Dũng nói ngay: "Con số cụ thể về hiệu quả kinh tế đường Hồ Chí Minh tôi không trả lời ngay được".

Theo ông Dũng, đường Hồ Chí Minh đạt hiệu quả tổng hợp kinh tế, chính trị, quốc phòng. Một số đoạn đi qua Bắc Miền Trung tuy lưu lượng giao thông thấp nhưng tác động lên phát triển kinh tế vùng. "Hiệu quả giao thông đúng là không có", ông Dũng chốt lại.

Đu dây qua sông: Sáng tạo không ai ngờ

Đáp lời ĐB Nguyễn Minh Thuyết, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng khẳng định việc đồng bào đu dây qua sông Pôkô là “một sáng tạo không ai ngờ tới”.



ĐB Lê Quốc Dung (Thái Bình): Ta cung ứng vốn cho Vinashin rất lớn
Như phản ánh của báo chí, cơn lũ lịch sử tháng 9/2009 đã cuốn phăng hàng loạt cầu treo bắc ngang qua sông Pôkô. 8 tháng qua, hàng nghìn người dân, phần lớn là học sinh ở xã Đăk Nông, Đăk Dục, Đăk Ang... huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vượt sông Pôkô bằng cách “đu mình” trên sợi dây thép ròng rọc mỏng manh.

Không trả lời ngay vào câu hỏi của ĐB Thuyết "Bộ trưởng đã đi kiểm tra tình hình chưa", ông Hồ Nghĩa Dũng kể từng đích thân đến Kon Tum ngay sau khi cơn bão tan.

Song ông thừa nhận, đến lúc này, địa phương vẫn không báo cáo gì về tuyến cầu treo bị cắt đứt ở sông Pôkô.

“Khi báo chí nêu, tôi đã điện hỏi Sở Giao thông Kon Tum nhưng họ không biết”, ông Dũng cho hay.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Dũng lại nói thêm, về sau Sở giải thích, nơi đây trước kia từng bắc các cầu tạm vì cư dân sống bên sông chủ yếu là dân tái định cư, thưa thớt, không có dân bản địa.

Ông Dũng cho rằng, về lâu dài nên tiếp tục xây cầu treo.

"Đang chờ báo cáo"

Tình hình thua lỗ của Vinashin cũng được nhiều ĐB quan tâm.

ĐB Vũ Quang Hải (Hưng Yên) gửi câu hỏi tới ông Dũng về việc Vinashin bỏ ra ngót nghét 1.000 tỷ đồng mua tàu Hoa Sen chở khách nhưng giờ đắp chiếu để đó và việc Thủ tướng giao trách nhiệm xử lý việc TCT Vinawaco làm ăn thua lỗ "có tên trong danh sách giám sát đặc biệt của Bộ Tài chính".



Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng: Vẫn đang chờ báo cáo
Chưa hài lòng với văn bản trả lời của Bộ trưởng Dũng, ĐB Hải tiếp tục đứng lên chất vấn mong làm rõ trách nhiệm.

Theo ông Dũng, Vinashin sắm tàu Hoa Sen "rơi" đúng lúc thế giới đang khủng hoảng kinh tế, giá cước giảm hàng trăm lần, thị phần hàng hoá giảm.

Đây là hướng đi mới nên Tập đoàn này chưa lường hết khó khăn, chưa tính tới sự đồng bộ của hệ thống cảng, đường bộ. Tàu mua về chưa được khai thác hết công suất.

Bộ GTVT đã vào cuộc kiểm tra và xác định DN phải chịu trách nhiệm về thua lỗ, "nhưng xử lý thế nào, chúng tôi chưa được báo cáo".

Về thua lỗ ở TCT Vinawaco, ông Dũng trần tình: "DN này mua ba con tàu lớn hút bùn, trong tính toán có cái do sự yếu kém của DN, nhưng cũng vì họ hy vọng có được một số dự án lớn để khai thác, rồi thực tế từ năm 90 đến nay chỉ khai thác được 30% công suất. Đi vay bằng euro nên lãi cứ đẻ thêm, kéo theo lỗ dai dẳng".

Theo ông Dũng, đã có nhiều phương án như cổ phần hoá, mua bán nợ. Nhưng xử lý tài chính phức tạp, phải có thời gian.

"Thời gian trôi, nhiều người trong Hội đồng quản trị, báo cáo thực với QH là họ đã nghỉ. Hội đồng quản trị mới đang phải xử lý", ông Dũng nói.

Ông Dũng khẳng định "đang tiếp tục tìm hiểu".

Đây cũng là cách "đáp từ" quen thuộc của Bộ trưởng Giao thông trong suốt buổi chất vấn, vì "đụng" đến bất kỳ vấn đề nào được ĐB nêu, dù là một dự án cấp địa phương hay những công trình lớn thì với ông, mọi chuyện vẫn "đang được tìm hiểu, chưa được báo cáo, không có con số chi tiết"...


Ngày mai, đến lượt Bộ trưởng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao - Du lịch đăng đàn.

Lê Nhung - Ảnh: Lê Anh Dũng

Làm đường sắt cao tốc vì 'muốn đi ngay vào hiện đại

,
- Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay (25/5), Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng giải thích làm đường sắt cao tốc (ĐSCT) vì muốn đi ngay vào hiện đại. "Có thể ban đầu tốn kém, nhưng giải quyết tầm nhìn cho mai sau".

>> "Siêu dự án" và trách nhiệm của Quốc hội

Cần tư vấn độc lập cho báo cáo khả thi

- Thưa ông, nhiều ý đại biểu cho rằng có quá ít thông tin để "ấn nút". Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên hôm qua cũng nói Chính phủ phải giải trình thêm. Vậy Chính phủ tiếp thu ý kiến này như thế nào?



Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng: Chúng tôi sẽ giải trình thêm. Ảnh: XĐ
Chúng tôi đang tập hợp ý kiến từ các tổ cũng như thông tin trên báo chí để hệ thống lại thành nhóm vấn đề. Từ đó tiếp thu và giải trình thêm.
- Vậy còn ý kiến cho rằng, hiện nay Chính phủ chỉ đưa ra một phương án về công nghệ, còn 4 phương án đầu tư thì chỉ phân tích 1 phương án nên đại biểu không có lựa chọn nào ngoài phương án mà Chính phủ trình, Bộ trưởng nghĩ sao?

Trong báo cáo tóm tắt, báo cáo nghiên cứu đã phân tích rõ từng phương án cụ thể. Nhưng trong Tờ trình chỉ đề nghị phương án 4 và phân tích sâu phương án này. Còn các phương án có phân tích nhưng chưa cụ thể, chúng tôi sẽ xem xét và giải trình thêm.

- Trước đây Hàn Quốc đã từng hợp tác với chúng ta và có báo cáo chi tiết việc đầu tư ĐSCT. Sao chúng ta chỉ đề nghị phương án của tư vấn phía Nhật?

Trong khi lập phương án này trình Quốc hội, chúng tôi cũng có nghiên cứu tiếp thu báo cáo của Hàn Quốc, chứ không phải không tiếp thu.

- Bộ trưởng nghĩ sao nếu có đề xuất các đơn vị tư vấn khác ngoài Nhật Bản?

Đây mới là giai đoạn tiền khả thi, để phục vụ nhu cầu Quốc hội cho chủ trương. Còn sau đó báo cáo khả thi các bước tiếp theo thì tư vấn độc lập là cần thiết.

"Tầm nhìn cho mai sau"

- Nhiều chuyên gia cũng nói Nhật Bản làm ĐSCT không chỉ vì mục tiêu giao thông mà còn là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác như chế tạo máy, cơ khí, thép, điện, bưu chính viễn thông… Từ đó, hình thành ra công nghệ làm ĐSCT và đem đi chào bán; còn Việt Nam chỉ đi mua nên lệ thuộc, giá thành đắt đỏ?

Thực ra, Nhật Bản khi làm ĐSCT không có ý định để mang đi bán. Hiện nay, Nhật cũng chưa bán được quá nhiều công nghệ ĐSCT ra thế giới. Nhưng cái chủ yếu của họ là phục vụ đi lại, phát triển kinh tế xã hội và chúng ta cũng thế.

Giao thông của chúng ta đang tập trung áp lực vào đường bộ, làm ách tắc và tai nạn lớn. Trên thế giới chẳng nước nào có xe khách đi từ Hà Nội vào TP.HCM - Cà Mau như ta.

Giao thông đường dài phải là đường sắt. Làm đường sắt cũng là phân công lại chiến lược vận tải. Chứ không thể để đường sắt ngày càng tụt hậu, khi trước chiếm đến 20% thị phần nay chỉ còn 5%.


Chúng ta phải thay đổi cơ cấu này bằng cách đầu tư cho đường sắt, đó cũng là đầu tư cho phát triển bền vững.

Nhưng đầu tư như thế nào? Như hiện nay thị phần vận tải đường sắt cũng sẽ tụt hậu dần và đến mức nào đó, đường bộ cũng không thể chịu được, dù vẫn được ưu tiên đầu tư.

Trong 4 phương án chúng tôi tập trung vào phương án 3 và 4, chỉ khác nhau là điện khí hóa. Đường sắt 200 km/h có ưu điểm là vừa vận tải hành khách vừa hàng hóa; đường sắt cao tốc 300km/h chủ yếu phục vụ hành khách, còn đường sắt cũ thì vận chuyển hàng hóa.

Chúng tôi kiến nghị phương án 4 vì muốn đi ngay vào hiện đại. Có thể ban đầu gặp khó khăn, tốn kém, nhưng giải quyết được tầm nhìn cho mai sau. Phương án 4 đắt hơn 15 - 20% nhưng giải quyết vận tải Bắc - Nam bền vững.


- Tại sao ta không chọn phương thức đầu tư khác ngoài ODA, thưa Bộ trưởng?

Đây mới là phương án tổng thể, còn từng dự án, từng giai đoạn sẽ có báo cáo cụ thể về phương thức huy động vốn. Hơn nữa, dự án kéo dài nên phương thức huy động vốn cũng có nhiều thay đổi. Đây mới chỉ là nguyên tắc.

Vốn hạ tầng thì nhà nước đầu tư, còn thiết bị vận tải thì doanh nghiệp phải đầu tư. Trong phương án huy động vốn Chính phủ đưa ra cũng nêu 2 phương án và sẽ kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng nhuần nhuyễn các phương án cụ thể, phù hợp.

Cao Nhật - Chí Hiếu ghi

Đường Sắt Cao Tốc - Bài tẩy đã ngửa

Nguyễn Trung

Tuy không gây nhiều phản cảm như vụ con tàu ma Vinashin, nhưng dự án ĐSCT cũng khiến người Việt Nam trong và ngoài nước đứng ngồi không yên. Vì sao tất cả mọi người lại “đứng ngồi không yên” trước dự án ĐSCT này? Mọi người “đứng ngồi không yên” vì tại sao Việt Nam phải cố làm dự án ĐSCT với số vốn cả trăm tỉ đô la mà hiệu quả kinh tế thì rất èo uột, rất mơ hồ. Xin được điểm qua một số tin tức liên quan, những lời phát biểu “ấn tượng” của những quan chức cấp cao của Chính phủ về dự án ĐSCT này.

Ngày 25 tháng 5 năm 2010, ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã trả lời báo chí như sau […Làm đường sắt cao tốc vì “muốn đi ngay vào hiện đại”…..Chúng tôi kiến nghị phương án 4 vì muốn đi ngay vào hiện đại. Có thể ban đầu gặp khó khăn, tốn kém, nhưng giải quyết được tầm nhìn cho mai sau. Phương án 4 đắt hơn 15 - 20% nhưng giải quyết vận tải Bắc - Nam bền vững….] (1).

Ngày 10 tháng 6 năm 2010, ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải lại trả lời tiếp báo chí như sau […Bộ trưởng GTVT quả quyết: "Không một nhà đầu tư nào nhận làm đường cao tốc theo hình thức BOT. Chỉ làm BOT với các tuyến quy mô nhỏ kèm điều kiện nhà nước phải giải phóng mặt bằng. Không có chuyện làm dự án quy mô lớn".

Ông Dũng cho hay, Bộ GTVT từng kêu gọi BOT cho đường sắt cao tốc song chẳng ai mặn mà vì "không khả thi"….] (2).

Có nghĩa là dự án ĐSCT nắm chắc phần lỗ. Cũng theo bài báo trên thì […Tiếp tục trăn trở với đường sắt cao tốc, ông Thuyết đặt giả thiết, cứ cho là QH đồng ý chủ trương, Nhật Bản và WB không cho vay tiền nhưng có nước khác sẵn sàng cho vay với giá rẻ hơn thì Chính phủ có sẵn sàng chọn đối tác khác?

Ông Dũng giải thích: "Ta chưa chọn đối tác, phải đợi QH đồng ý chủ trương. Phía Nhật giúp ta chuẩn bị dự án. Ta từng trao đổi với họ về vốn, công nghệ nhưng chưa thỏa thuận cụ thể".

Theo Bộ trưởng, vẫn đang bỏ ngỏ cho bất kỳ nước nào có vốn tương thích, công nghệ hợp lý…].

Ngày 10 tháng 6 năm 2010 là ngày Quốc hội chất vấn dự án ĐSCT chứ chưa phải ngày Quốc hội bỏ phiếu. Do vậy, ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã đưa đẩy hàng hai hàng ba bằng câu trả lời “…vẫn đang bỏ ngỏ cho bất kỳ nước nào có vốn tương thích, công nghệ hợp lý..”! Có nghĩa, những quốc gia có công nghệ ĐSCT như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Trung Quốc đều có thể trúng thầu.

Thế nhưng, đến ngày 18 tháng 6 năm 2010, một ngày trước khi Quốc hội bỏ phiếu dự án ĐSCT thì gió bắt đầu đổi chiều. Báo Pháp luật mạng điện tử đã ghi lại những lời của Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng như sau […..Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng: Không loại trừ Trung Quốc tham gia. “Đến bây giờ tôi chưa có trao đổi với nhà chức trách nào của Trung Quốc về dự án ĐSCT”.

Nếu được QH đồng ý cho xây dựng thì Chính phủ sẽ hướng đến nước nào, tổ chức nào để vay vốn?

- Bây giờ thì ta đang trao đổi với đối tác Nhật Bản. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tác vẫn còn bỏ ngỏ. Sau khi có báo cáo đầu tư rồi, chúng ta sẽ xem xét quốc gia nào, doanh nghiệp nào, nhà thầu nào đáp ứng tốt nhất điều kiện mình đề ra sẽ lựa chọn. Dự án này rất lớn, một quốc gia chưa chắc đã có thể hợp tác để làm hết. Thế thì phải nhiều quốc gia, nhiều nhà thầu. Còn bây giờ Nhật đang giúp mình trong việc chuẩn bị dự án.

- Bộ trưởng nói đối tác thực hiện dự án vẫn bỏ ngỏ, vậy Trung Quốc có thể tham gia không?

- Trung Quốc cũng không loại trừ. Vì trong đấy có nhiều dự án lắm, có thể nhiều nhà thầu của nhiều quốc gia cùng tham gia. Nhưng đến bây giờ tôi có thể khẳng định là tôi chưa có trao đổi với nhà chức trách nào của Trung Quốc về dự án trên….] (3).

Cái bóng ma của người hàng xóm “16 chữ vàng (giả)” đã bắt đầu lộ diện rõ ràng hơn. Ngày 12 tháng 6 năm 2010, ông Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã giải trình dự án ĐSCT trước Quốc hội như sau [….."Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm. Yên tâm cùng Chính phủ xin Quốc hội chủ trương để làm. Yên tâm là Quốc hội và Chính phủ tính được bài để làm", Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng không ngại ngần nêu thẳng quan điểm cá nhân về chủ đề nhạy cảm này. Ông đưa ra nhiều lý do giải thích tại sao cần làm dự án, tại sao đường sắt cao tốc của Việt Nam dài đến vậy.

Và, bằng hiểu biết, kinh nghiệm của người từng đảm đương chức vụ Bộ trưởng Tài chính, ông trình bày cặn kẽ bài toán vay mượn, cân đối ngân sách để trả nợ cho dự án. Theo số liệu Phó thủ tướng công bố, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm nay ước đạt 106 tỷ USD. Với đà tăng trưởng hiện nay, đến 2020, GDP sẽ đạt gần 300 tỷ USD; 2030 là 700 tỷ USD; 2040 đạt 1.200-1.400 tỷ USD và đến 2050 sẽ gấp đôi số đó. GDP bình quân đầu người đến 2050 dự kiến lên 20.000 USD, thay vì mức hơn 1.000 USD hiện nay. Nếu cứ lấy ngưỡng an toàn vay nợ là 50% GDP, đến 2020, Việt Nam có thể vay 150 tỷ mà vẫn an toàn….] (4).

Theo những lời “chắc nịch” trên đây của ông PTT Nguyễn Sinh Hùng thì dự án ĐSCT “không thể không làm”!

Ngày 03 tháng 1 năm 2011, ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã trả lời báo SGGP như sau: [….Nếu làm ĐSCT, có nối mạng với đường sắt cao tốc trong khu vực không thưa Bộ trưởng?

Có chứ. Sẽ nối mạng ASEAN, nối đường sắt Singapore, Côn Minh (Trung Quốc). Mạng ĐSCT của Việt Nam nằm trong dự án ĐSCT ASEAN, Côn Minh. Nói chung là phải làm, còn làm thế nào, thời điểm nào, cân nhắc nguồn lực ra sao thì sẽ tùy điều kiện thực tế để thực hiện. 130 năm trước đây, người Pháp đã làm đường sắt như bây giờ. Chúng ta làm ĐSCT không phải cho 5 - 10 năm mà làm cho 100 - 200 - 300 năm sau. Tôi khẳng định, đây mới là bước nghiên cứu, còn thời điểm làm, làm như thế nào Chính phủ phải tính, nhưng không thể không làm…..] (5).

Dự án ĐSCT của Việt Nam do người Việt Nam trả nợ. Vậy thì xin được hiểu như thế nào với những lời “Mạng ĐSCT của Việt Nam nằm trong dự án ĐSCT ASEAN, Côn Minh” của ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa trên đây?

Hơn nữa, dự án ĐSCT ASEAN được bàn thảo khi nào? Những quốc gia nào trong ASEAN đã đồng ý dự án ĐSCT ASEAN mà ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng trình bày trên đây? Chính phủ Việt Nam vẫn thường tung hô cái câu “Không can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác”! Ấy vậy tại sao các quốc gia trong ASEAN chưa bàn thảo, đồng ý dự án ĐSCT ASEAN mà ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng lại mạnh miệng đến như vậy? Như vậy há chẳng tự vả vào mặt mình vì đã “can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác” hay sao?

Ngoài ra, cái khẩu khí ““Dứt khoát là phải làm…. Nói chung là phải làm… nhưng không thể không làm” ĐSCT này rất phù hợp với khẩu khí của ông PTT Nguyễn Sinh Hùng trong kỳ họp Quốc hội trong ngày 12 tháng 6 năm 2010. Những gì trên đây đều xảy ra trước đại hội đảng lần thứ XI. Nay đại hội đảng lần thứ XI đã xong. Ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư.

Với những người Việt Nam quan tâm đến các sự kiện quan trọng sống còn của đất nước thì chắc không ai quên những lời phát biểu gần như đã là sự định hình tính cách của ông Nguyễn Phú Trọng. Với các dự án khai thác bauxite, ông Trọng đã từng nói “các ý kiến đều đồng thuận”! Với lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của nước nhà trước nạn “tàu lạ” đâm chìm tàu cá ngư dân miền Trung, hải quân Trung Cộng bắt giết ngư dân miền Trung thì dưới tầm nhìn chiến lược của ông Nguyễn Phú Trọng, đấy chỉ là “Biển Đông không có gì mới”! Do vậy, đối với ông tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm nay, ta có thể dự đoán - mà vẫn còn một ít phần trăm mong rằng không chuẩn - chuyện ĐSCT với ông là chuyện “rất nên làm”!

Theo nguồn tin hành lang thì ông PTT Nguyễn Sinh Hùng sẽ lên nắm chức Chủ tịch Quốc hội vào tháng 7 năm 2011. Điều này rất hữu ích cho dự án ĐSCT bởi ông PTT Nguyễn Sinh Hùng ủng hộ dự án ĐSCT rất là quyết liệt.

Cũng theo nguồn tin hành lang thì ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ngồi thêm một nhiệm kỳ Thủ tướng. Ông TT Nguyễn Tấn Dũng là người ủng hộ dự án ĐSCT hết sức nhiệt tình. Là đương kim TT, nhưng ông TT Nguyễn Tấn Dũng đã cho phép trình Quốc hội dự án giá trị cả trăm tỉ đô la khi mà báo cáo được làm rất cẩu thả và nghèo nàn. Do đó, nếu ông TT Nguyễn Tấn Dũng ngồi thêm một nhiệm kỳ Thủ tướng nữa thì dự án ĐSCT lại sẽ được trình Quốc hội và... sẽ được thông qua một cách gọn gàng, có phải thế không nhỉ?

Với bộ ba lãnh đạo trên đây, có thể khẳng định rằng “bài tẩy đã lật” trong dự án ĐSCT. Có thể khẳng định rằng “Việt Nam sẽ làm ĐSCT và Trung Quốc sẽ trúng thầu dự án ĐSCT của Việt Nam”. Và “dự án ĐSCT của Việt Nam sẽ là một dự án làm cho 100 –200 –300 năm” như lời của ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng. Đó là dự án ĐSCT sẽ “gây nợ cho Việt Nam 100 –200 –300 năm” cũng như khiến “Việt Nam lệ thuộc vào Trung Cộng 100 –200 –300 năm”, chứ không phải người dân Việt Nam được hưởng lợi, giao thông đường bộ sẽ vawnminh hơn nhiều, với dự án ĐSCT trong thời gian “100 –200 –300 năm”!

Và trên mạng điện tử của báo Đường sắt Việt Nam đã đưa tin ngày 21 tháng 01 năm 2011 thì Trung Cộng làm đường sắt cao tốc với Singapore đi xuyên qua Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia độc lập, là một nhà nước có chủ quyền. Nhưng cứ theo cách đưa tin của báo điện tử Đường sắt Việt Nam thì Việt Nam không có chút quyết định gì trong vấn đề này. Chờ xem vì sao người ta quyết phải làm cho được ĐSCT. Vì sao và vì ai? Nhưng dứt khoát là không vì 85 triệu người Việt Nam là điều chắc chắn.

NT.

(1) Vietnamnet

(2) Vietnamnet

(3) Phapluattp

(4)Kinhtenongthon

(5) SGGP


Tác giả gửi trực tiếp cho Boxitvietnam

Hai bài viết về cùng một chủ đề: vấn đề củng cố thực lực trước quan hệ mới giữa các siêu cường

Bài 1: Để không trở thành “con tốt” của các thế lực lớn


Trong bối cảnh hiện nay, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên diễn ra căng thẳng và phức tạp, vì một bước lùi của bên nào cũng ảnh hưởng đến quyền lực của họ trong nước. Thậm chí dẫn đến sự sụp đổ.

Hoa Kỳ đang có nhiều phi vụ phải lo ở Iraq, Afganistan, bán đảo liên Triều, Iran, Nga, kinh tế quốc nội,... nên khó có sự mạo hiểm về quân sự ở Đông Nam Á. Chúng ta trông chờ gì?

Trong hoàn cảnh này, nếu ASEAN không thể hiện được sự đoàn kết và "thống nhất" thì sẽ dễ dàng dẫn đến một cuộc bắt tay Trung - Mỹ như đã từng xảy ra. Hoa Kỳ không yếu, nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự đang đi lên của Hoa Lục. Đây rõ ràng là cuộc chơi tay ba nên ASEAN cũng đóng vai trò sẽ làm cho cán cân phải nghiêng về bên nào. Có nghĩa, nếu Hoa kỳ thấy rằng sẽ mạo hiểm và phải trả giá đắt cho việc duy trì thế lực ở khu vực khi "bước tiếp" hoặc ngược lại họ có nguồn lợi lớn mà không mạo hiểm nếu có một thỏa thuận với Hoa Lục (tất nhiên khi đó Hoa Kỳ sẽ chấp nhận sự vươn lên của Hoa Lục là một phần chuyển biến tất yếu phải có) thì rõ ràng là bất lợi với Việt Nam chúng ta nói riêng và ASEAN nói chung.

Để không là con tốt thì đích thân chúng ta phải là kẻ làm nghiêng cán cân. Tức phải chủ động. Tất nhiên sự bứt phá nào cũng có cái thách thức của nó. Muốn bứt phá phải đánh đổi, nhưng anh sẽ có một vị trí mới.

Không chiến đấu không thể tạo ra sự thay đổi ..!

DN


Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Bài 2: Để không thành "con tốt" khi Trung-Mỹ bắt tay

TS Đinh Hoàng Thắng

Hôm nay 24/1, tại Côn Minh (Trung Quốc) sẽ diễn ra cuộc họp giữa Trung Quốc và ASEAN để bàn về bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Cách tiếp cận «hòa đồng bộ», đưa vấn đề của các thành viên thành mối quan ngại trong khu vực, đưa vấn đề của khu vực vào lợi ích của các nước lớn là một sáng kiến.

Các hợp đồng kinh tế Trung Quốc và Mỹ vừa ký kết trị giá gần 50 tỷ usd và Tuyên bố chung 41 điều «long lanh» ngôn từ ngoại giao là món quà hậu hĩnh đối với cả hai nguyên thủ sau chuyến thăm cấp cao và hội nghị thượng đỉnh từ 18-21/1 vừa qua tại Washington.

Tuy nhiên, sự phức tạp của bang giao Trung-Mỹ không chỉ do tranh chấp về kinh tế-thương mại, mà chủ yếu do những căng thẳng địa-chính trị, nhất là do quá trình chuyển dịch quyền lực ở Châu Á-Thái Bình Dương gây ra.

Đây là những mâu thuẫn đan xen và quan trọng giữa an ninh và kinh tế, giữa sách lược và chiến lược, đặc biệt nếu nhìn vào những thay đổi trong cán cân quyền lực ở mỗi nước vào hai năm tới.

Những vướng mắc sinh ra từ mâu thuẫn nói trên không thể giải quyết trong một hội nghị thượng đỉnh cho dù được chuẩn bị công phu đến mấy qua hàng loạt các đoàn tiền trạm do các nhân vật hàng đầu trong chính quyền đích thân đảm lãnh.

Một chút bối cảnh

Mỹ là siêu cường toàn cầu và coi châu Á là khu vực chiến lược quan trọng của mình. Gần ba mươi năm trở lại đây, Mỹ quan hệ buôn bán với châu Á nhiều hơn với châu Âu.

Là vùng địa dư gắn với quyền lợi của Washington, châu Á là nơi Mỹ đầu tư trực tiếp nhiều gấp rưỡi tổng số FDI của tất cả 24 nước và các nền kinh tế trong khu vực, kể cả Nhật Bản, HongKong hay Ôtxtrâylia.


Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Ô-ba-ma tại bữa tiệc tối 18-1. Ảnh: whitehouse.gov

Mỹ cũng tiếp nhận gần 300 tỷ USD đầu tư từ các nước châu Á, kể cả từ Trung Quốc. Nhưng mức đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ hiện nay còn rất thấp (khoảng 800 triệu USD).

Trung Quốc là cường quốc mới nổi và nay đòi vị thế xứng đáng với tiềm lực kinh tế-quân sự đang lên của mình, trước tiên ở ngay sân nhà, tại châu Á.

Với dân số đông gấp hơn bốn lần nước Mỹ, Trung Quốc có sản lượng gần 6.000 tỷ USD. Dù mới chỉ bằng 40% GDP của Mỹ thì năm ngoái cũng vượt qua Nhật để thành nền kinh tế thứ nhì thế giới, kể về tổng sản lượng.

Kinh tế Mỹ có sức tiêu thụ hơn 10.000 tỷ đô la mỗi năm và là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thế giới. Trung Quốc là nước xuất khẩu số một và bán cho Mỹ hơn 290 tỷ đô la hàng hóa và chỉ mua vào hơn 70 tỷ, nhờ đó đạt xuất siêu mạnh với Mỹ và xu hướng này ngày càng tăng.

Từ trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Mỹ đã nhận ra vấn đề và yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt việc neo giá đồng nhân dân tệ (NDT) theo tỷ giá quá thấp để hàng Trung Quốc thành ra quá rẻ. Mỹ cho đó là sự cạnh tranh không công bằng.

Vì bị áp lực, Bắc Kinh đã điều chỉnh tỷ giá đồng bạc, nhưng chỉ được vài năm và lên chừng 20% thì kinh tế thế giới bị khủng hoảng 2008-2009 nên lại trở về nếp cũ, tỷ giá đồng NDT vẫn rất thấp để xuất khẩu.

Quốc hội Mỹ giục chính quyền gây áp lực và dịp này, vấn đề ngoại hối lại được đặt ra. Căng thẳng càng bị bơm lên khi hiện nay Trung Quốc trở thành chủ nợ.

Sau nhiều năm xuất siêu và gom thành dự trữ ngoại tệ, nay đã lên tới 2.850 tỷ USD, Trung Quốc hiện đang cho Mỹ vay và nắm trong tay hơn 900 tỷ USD công khố phiếu, chưa kể hơn 450 tỷ đầu tư vào hai doanh nghiệp bán công là Fannie May và Freddie Mac.

Khoản nợ nói trên chỉ vào khoảng 10% tổng số nợ của Mỹ với công chúng. Tuy nhiên, với tư cách chủ nợ, Trung Quốc cho rằng có thể gây áp lực với Mỹ trong nhiều chuyện khác, kể cả đòi hạ đồng đôla và đưa đồng NDT lên loại ngoại tệ dự trữ.

Xu hướng nào sẽ thắng thế?

Với vị thế đang lên của Trung Quốc, chính quyền Mỹ trông đợi Bắc Kinh cùng tham gia giải quyết một số vấn đề lớn toàn cầu. Nhưng mấy năm nay, Mỹ thấy sự thể không diễn ra như vậy, nhất là khi Mỹ vướng vào các trận chiến chống khủng bố.

Quốc hội Mỹ nêu nhiều vấn đề, như Bắc Kinh thiếu hợp tác trong một số hồ sơ của thế giới. Từ giải quyết nguy cơ nóng lên của trái đất tới việc kiềm chế một số nước như Triều Tiên hay Iran.

Mỹ còn phàn nàn rằng Bắc Kinh tìm lợi thế riêng khi khai thác tình trạng bất ổn do các nước nói trên gây ra. Hai nước cũng gặp nhiều bất đồng tại các diễn đàn quốc tế, kể cả ở Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.


Tổng thống Obama tiếp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Nhà Trắng.

Gần đây, Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự ở châu Á, nhất là triển khai chiến lược hải quân «ba mũi nhọn» (tập trận quân sự, triển khai tầm xa, ngoại giao quốc phòng) . Mỹ cho như thế là đe dọa trực tiếp quyền lợi Mỹ, nhất là vấn đề tự do đi lại trên một số hải lộ quốc tế ở châu Á như Biển Đông chẳng hạn.

Căng thẳng liên Triều và các tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc với một số nước châu Á trong năm qua là thách đố nghiêm trọng đối với quan hệ Trung-Mỹ.

Trung Quốc, ngược lại tố cáo chính sách bá quyền của Mỹ, âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ và ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh.

Tại buổi gặp gỡ các lãnh đạo giới doanh nhân Mỹ ngày 21.1, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào yêu cầu Mỹ tiếp tục công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan và Tây Tạng.

"Trung Quốc và Mỹ sẽ có sự tăng trưởng tốt đẹp và ổn định khi hai nước giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến lợi ích của mỗi bên. Nếu không, mối quan hệ của chúng ta sẽ luôn luôn có vấn đề hoặc thậm chí là căng thẳng". Ông Hồ phát biểu kết thúc chuyến công du được đánh giá là quan trọng nhất trong 30 năm qua của mối bang giao Trung - Mỹ.

Nhưng trước đó, theo New York Times (21.1), Mỹ đã cảnh cáo Trung Quốc rằng Washington có thể tái triển khai lực lượng ở châu Á trong trường hợp Bắc Kinh không kiểm soát được Bình Nhưỡng.

Lời cảnh cáo này được Tổng thống Obama khẳng định trong bữa ăn tối giữa nguyên thủ hai nước tại Nhà Trắng (19.1). Mỹ thuyết phục Trung Quốc có chính sách cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng, thúc đẩy việc nối lại các cuộc thương lượng liên Triều.

Tháng trước, trong cuộc điện đàm thường kỳ, ông Obama cũng đã đưa ra lời cảnh cáo tương tự với ông Hồ Cẩm Đào.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Cui Tiankai, chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc không chỉ thảo luận các vấn đề của hai nước mà còn đề cập đến tất cả các nước trong khu vực châu Á. Ông Thứ trưởng cho biết: "Chúng tôi tôn trọng lợi ích của Mỹ và theo đuổi chính sách hợp tác win-win (đôi bên cùng thắng)".

Thế nhưng cho đến nay, dường như vẫn chưa có một giải pháp chung nào cho những khác biệt giữa Trung Quốc và Mỹ trong nhiều chủ đề của quan hệ song phương (từ kinh tế đến an ninh), lẫn các quan ngại của các nước châu Á (tranh chấp biển đảo).

Đánh giá của giới quan sát đối với triển vọng tình hình sau thượng đỉnh vẫn mang tính nước đôi.

Các mối quan hệ Trung-Mỹ có thể diễn tiến theo một trong hai chiều hướng: tích cực (hai quốc gia tăng cường quan hệ hợp tác và tùy thuộc lẫn nhau để cùng hưởng lợi) hoặc tiêu cực (có thể xuất hiện một "không khí" chiến tranh lạnh kiểu mới).

Tuy nhiên, vì lợi ích của mỗi bên, trước mắt, Mỹ và Trung Quốc thiên về thúc đẩy các mối quan hệ, theo sách lược hòa hoãn, nhưng hai bên vẫn luôn cảnh giác và đề phòng nhau.

Quá trình triển khai thỏa thuận của Tuyên bố chung sẽ cho thấy xu hướng nào vượt trội.

Chủ động "hòa đồng bộ" để đối phó

Khác với "cân bằng trên nỗi sợ hãi" của kỷ nguyên chiến tranh lạnh Mỹ-Xô trước đây, ngày nay do tương quan lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc, do vị thế và nội tình của mỗi nước, Mỹ-Trung không thể và cũng không có lợi ích để gây ra một cuộc chiến tranh lạnh như những năm 70.

Nhưng do chiến lược riêng của từng nước, do chu kỳ phát triển và cấu trúc lợi ích của mối quan hệ, bang giao Trung-Mỹ khó ổn định trong một thời lượng dài hơi. Hòa hoãn xen lẫn căng thẳng sẽ là những trạng thái tiếp nối nhau, mỗi khi có sự chuyển dịch quyền lực trên toàn cầu hay sự thay đổi nội trị trong từng nước.

Bất luận trạng thái nào sẽ diễn ra, rõ ràng Mỹ có lợi ích và mối quan tâm rất lớn dành cho châu Á, chắc chắn rằng Mỹ sẽ còn cam kết và gắn bó lâu dài trong nhiều năm nữa với châu Á.

Và đấy chính là cơ sở để các nước châu Á bình tĩnh đối phó hay thích nghi với tình hình do các thỏa thuận Mỹ-Trung mang lại.

Các nước châu Á theo dõi sát những tiến triển trong quan hệ giữa hai đại cường. Việc xác định quan hệ của từng nước với Mỹ và Trung Quốc trong giai đoan tới là một ưu tiên trong chính sách nhưng cũng là điều khá nhạy cảm.

Các nước châu Á hầu hết đều hoan nghênh Mỹ «trở lại» và can dự tích cực vào khu vực; mặt khác, vẫn phải chấp nhận ảnh hưởng của Trung Quốc, đồng thời thực hiện chính sách đối trọng và cân bằng động.

Một vùng lãnh thổ như Đài Loan cũng chủ động chuẩn bị «món điểm tâm» đặt lên bàn tiệc của thượng đỉnh bằng cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn nhất trong gần 10 năm qua. Thông điệp ở đây cũng mang tính hai mặt.

Đài Bắc muốn chứng tỏ khả năng phòng thủ của hòn đảo trong lúc có quan ngại Mỹ-Trung bắt tay nhau có thể dẫn đến việc Mỹ bỏ rơi hòn đảo này. Đài Loan tỏ rõ quyết tâm tự bảo vệ mình, đồng thời cũng muốn nói với thế giới rằng Đài Loan sẽ tiếp tục làm giàu kho vũ khí, cho dù các căng thẳng trong khu vực có dịu bớt.

Theo hãng Kyodo (20.1), Chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sau cấp cao. Nhật tìm cách để tình trạng những năm 70 của thế kỷ trước không tái diễn, khi Nixon thăm Bắc Kinh, Mỹ đã gạt Nhật sang một bên, "đơn thương độc mã" thúc đẩy ngoại giao tại Đông Bắc Á.

Được biết, lần này Trung-Mỹ đạt được thỏa thuận hợp tác để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Nhật sẽ chủ động thảo luận với Mỹ để kiềm chế các hành động khiêu khích và chuẩn bị cho tình trạng khẩn cấp. Nhật đang thúc đẩy việc củng cố quan hệ liên minh với Mỹ và xây dựng các quan hệ mới với Hàn Quốc.

Những hoạt náo trên bán đảo Triều Tiên hiện nay, đặc biệt là vai trò chủ động của Hàn Quốc trong việc xây dựng các quan hệ liên minh mới, đồng thời chấp nhận đám phán quân sự liên Triều cho thấy hiệu ứng của cấp cao Mỹ-Trung đối với «chảo lửa» này thật rõ ràng.

Những bứt phá gần đây của Indonesia đáng được hoan nghênh nhất !

Indonesia chủ động đề nghị một lối thoát khác để ra khỏi vấn đề Biển Đông đang bế tắc bằng cách khuyến khích các quan chức cấp cao tham gia thảo luận của nhóm chuyên viên và đàm phán trực tiếp về bộ Quy tắc ứng xử (COC).

Trong buổi tiếp tân nhân Tết Nguyên đán, Đại sứ Trung Quốc tại Manila (tại sao không phải là từ Hà Nội?) cho biết Ngoại trưởng của ASEAN và Trung Quốc sẽ họp trong hai ngày 24 và 25/1 này tại Côn Minh, Trung Quốc.

Trong cuộc họp này, quan chức ngoại giao các bên sẽ bàn về việc thiết lập một bộ luật ứng xử trên Biển Đông nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Việt Nam và một số nước ASEAN.

Mặc dù đã ký tuyên bố DOC, nhưng Trung Quốc vẫn đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở quân sự trên quần đảo Trường Sa, khiến các nước có liên quan phản đối và đòi phải thương lượng bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông, một văn bản có tính chất ràng buộc hơn về pháp lý (COC).

Để không trở thành «những con tốt» trên bàn cờ các nước lớn, cách tiếp cận «hòa đồng bộ», đưa vấn đề của các thành viên thành mối quan ngại trong khu vực, đưa vấn đề của khu vực vào lợi ích của các nước lớn là một sáng kiến.

ASEAN phải hội đủ những sáng kiến cần thiết để thương thảo với các cường quốc. Vai trò trung tâm của ASEAN trong EAS là một thước đo về sự vươn lên của chủ nghĩa thực tế chiến lược.

Sự liên kết này mở ra khả năng Mỹ có thể cùng lập trường với ASEAN tìm giải pháp cho vấn đề Biển Đông và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác.

ĐHT

Loạt bài báo xuất hiện trên các trang mạng quốc tế sáng 24/1/2011 đánh thức trí tuệ Việt Nam: Securency trả học phí cho con ông Thúy?

Báo chí lề phải lâu nay đã quên chủ đề về tiền polime, cái tờ giấy ghi mệnh giá 10.000 đồng mắc lỗi tập viết chữ số của học sinh tiểu học “10000” vẫn đang lưu hành rộng rãi trên đất nước vẫn tự hào là “ngời ngời trí tuệ”, và hình ảnh “tác giả của tiền polime” lại xuất hiện thường xuyên trước công chúng, thì đùng một cái, sớm tinh mơ ngày 24/1/2011 lại xuất hiện một loạt bài tiếp tục lôi vụ việc này ra ánh sáng.

Dư luận trên mạng còn tung tin, tác giả của tiền polime chuẩn bị rời bỏ vị trí “giám sát tài chính của Quốc Hội” để ngồi lại vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Có lẽ đó là cách “nói đùa” của cư dân mạng. Nhưng dù sao, câu chuyện về vụ một kẻ đang bị đóng vai “nghi can” về tội tài chính lại nhẩy lên làm quan chức “giám sát” tài chính, thì có lẽ là sự kiện có một không hai trên thế giới này.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc hai trong số loạt bài báo vừa xuất hiện trên các trang mạng quốc tế sớm nay để chúng ta cùng suy ngẫm.


Bauxite Việt Nam





Ông Lê Đức Thúy hiện là Chủ tịch Hội đồng Giám sát Tài chính Quốc gia.

Vụ điều tra cáo buộc Securency đưa hối lộ cho thấy hãng này dùng quỹ đen trả học phí cho con cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy.

Diễn biến được nói trong bài của báo Úc The Age của tác giả Nick McKenzie và Richard Baker đăng ngày 24/01/2011.
Securency, Công ty in tiền của Ngân hàng Trung Ương Australia, bị cáo buộc hối lộ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng việc trả cho con Thống đốc tiền để theo học một trường đại học giành cho những người có tiền ở Anh.
Việc dàn xếp này là một trong nhiều ưu đãi tài chính béo bở mà Ngân hàng Trung Ương Australia bị cáo buộc chuyển cho quan chức Việt Nam để đổi lấy một hợp đồng theo đó Việt Nam in tiền đồng trên chất liệu giấy polymer của Securency.
Vụ hối lộ theo cáo buộc này đã giúp Securency thắng các hợp đồng in tiền lớn tại Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2009.

Đây kể như sẽ trở thành vụ đưa hối lộ cho nước ngoài đầu tiên bị truy tố tại Úc.

The Age

Vụ này xảy ra trước mũi của các thành viên Hội đồng quản trị của Securency do Ngân hàng Trung Ương Australia bổ nhiệm, vốn để cho Securency tham gia vào những phi vụ hối lộ bằng hàng triệu đôla tiền hoa hồng.

Số tiền nhiều triệu đôla này được cất giữ tại tài khoản ở nước ngoài và họ thuê những người trung gian trả tiền cho các quan chức nước ngoài để giành hợp đồng.

Không ai trong số cựu Giám đốc của Securency là người Úc bị qui kết trách nhiệm đối với việc Hội đồng quản trị đã không ngăn chặn Securency trong việc đưa hối lộ như bị cáo buộc.

The Age nói các tiết lộ mới nhất sẽ làm tăng áp lực đối với Cảnh sát Liên bang Australia đi tới việc buộc tội Ban giám đốc Securency đứng đằng sau hoạt động làm ăn với Việt Nam và kể như sẽ trở thành vụ hối lộ cho nước ngoài đầu tiên bị truy tố tại Úc.

Các nguồn pháp lý đã xác nhận với báo The Age rằng Securency dùng nguồn tiền của họ trả tiền học đại học cho một người con của ông Lê Đức Thúy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2007.

'Lập quỹ đen'



Ông Lương Ngọc Anh từng được ca ngợi như doanh nhân giỏi trên báo chí tại VN.

Ông Thúy, hiện vẫn là quan chức đầy quyền lực với cương vị Chủ tịch Hội đồng Giám sát Tài chính Quốc gia đã chọn Securency để ký nhiều hợp đồng trị giá hàng chục triệu đô la.

Trước khi trở thành Thống đốc Ngân hàng, ông Thúy là trợ lý của cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đỗ Mười.
Các nguồn cho biết, hãng thông tấn AFP vào năm ngoái đã chất vấn một số chuyên viên cao cấp của Securency về việc thanh toán học phí đại học.

Người ta cho rằng Securency đã mở một quỹ đen dùng để thanh toán hàng chục ngàn đô la tiền học phí cho con của ông Thúy học tại Đại học Durham.

Quỹ đen này được lập ra trong đó có cả số tiền 15 triệu đôla ở dạng tiền hoa hồng để Securency trả cho người trung gian là ông Lương Ngọc Anh, để đổi lại lấy việc giúp cho Securency giành được hợp đồng.
The Age nói Securency đã trả tiền hoa hồng vào tài khoản ngân hàng dưới sự chỉ đạo của ông Lương Ngọc Anh - bao gồm một tài khoản ở Thụy Sĩ và một tài khoản nữa ở Hong Kong.

Securency đã trả tiền hoa hồng vào các tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ và Hong Kong dưới sự chỉ đạo của ông Lương Ngọc Anh

The Age

Securency đã trả một phần lớn trong số các khoản tiền hoa hồng cho chính ông Lương Ngọc Anh, người mà người ta tin là một quan chức Việt Nam.

Khi trả số tiền này cho người này, Securency không có đủ biện pháp phòng hộ về chống hối lộ hoặc không có bằng chứng là người nhận tiền đã làm những việc xứng đáng được hưởng khoản tiền được trả.
Các nguồn pháp lý xác nhận với báo The Age rằng AFP nghi ngờ số tiền hoa hồng này đã được chuyển cho các quan chức Việt Nam hoặc người thân của họ. Những nguồn này nói rằng một số nhân vật điều hành cấp cao của Securency tại nơi riêng tư đã bác bỏ việc dính líu trực tiếp vào vụ đưa hối lộ, bao gồm cả việc trả lệ phí đại học.
Luật chống hối lộ của Úc qui định việc làm lợi cho một quan chức nước ngoài để đạt được lợi thế kinh doanh là hành vi bất hợp pháp.

Một công ty có thể chịu trách nhiệm về tội hối lộ mà người môi giới của họ ở nước ngoài phạm phải. Hội đồng quản trị của Securency, phân nửa thuộc sở hữu của Ngân hàng Trung ương Australia, chấp thuận thanh toán hàng triệu tiền hoa hồng cho người đóng vai trò trung gian phía Việt Nam của Công ty Securency.
Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Australia và Bộ Trưởng Tài chính Liên bang đã từ chối ra lệnh điều tra hội đồng quản trị Securency, hoặc chính Ngân hàng Trung ương Australia, về chuyện không có biện pháp phòng vệ đủ để tránh tham gia vào việc đưa hối lộ, báo The Age cho biết.

Nguồn:

BBC

Công ty Securency hối lộ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nick McKenzie và Richard Baker




Ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Công ty Securency, công ty in ấn tiền polymer thuộc Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA), bị tố cáo hối lộ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng cách trả học phí cho con ông ta đi du học tại một trường đại học đắt tiền ở Anh Quốc.

Sự sắp xếp này là một trong những ưu đãi tài chính hấp dẫn mà công ty thuộc Ngân hàng Dự trữ Úc đã bị cáo buộc là đã rót cho quan chức Việt Nam để đổi lấy một thỏa thuận rằng Việt Nam sẽ in đồng tiền của mình bằng vật liệu tiền polymer của Securency.

Vụ hối lộ này đã giúp công ty Securency thắng hợp đồng cung cấp vật liệu in tiền lớn tại Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2009.

Sự việc xảy ra ngay dưới mũi của các thành viên Hội đồng Quản trị của Securency do Ngân hàng Dự trữ Úc bổ nhiệm, những người này đã để công ty thực hiện hành vi hối lộ lên đến nhiều triệu đô-la tiền hoa hồng vào các tài khoản ở nước ngoài của các công ty trung gian để giành hợp đồng từ các quan chức nước ngoài.

Không có ai trong số các cựu Giám đốc của Securency tại Úc phải chịu trách nhiệm về sự thất bại của Hội đồng Quản trị trong việc ngăn chặn hành vi hối lộ đang bị cáo buộc của Securency.

Những tiết lộ mới sẽ làm tăng áp lực đối với Cảnh sát Liên bang Úc trong việc truy tố các Giám đốc điều hành của Securency đứng đằng sau giao dịch với Việt Nam, đây sẽ là vụ truy tố hành vi hối lộ nước ngoài đầu tiên ở Úc.

Các nguồn tin pháp lý đã xác nhận với tờ The Age rằng quỹ của Securency đã được sử dụng để trả tiền học phí đại học cho một người con của ông Lê Đức Thúy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2007.

Ông Thúy, hiện vẫn là một quan chức có quyền lực, ngồi ở vị trí Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đã trao hợp đồng trị giá hàng chục triệu đô-la cho Securency. Trước khi trở thành Thống đốc Ngân hàng, ông là một trợ lý của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đỗ Mười.

Các nguồn tin cho biết, Cảnh sát Liên bang Úc đã thẩm vấn một số nhân viên cao cấp của Securency năm ngoái về việc thanh toán lệ phí đại học.

Một quỹ đen bí mật của Securency đã được sử dụng để thanh toán hàng chục ngàn đô-la tiền học phí cho con ông Thúy tham dự vào trường Đại học Durham (University of Durham). Quỹ đen này được thiết lập bằng một phần của số tiền hoa hồng trị giá 15 triệu đô la mà Securency trả cho người trung gian, ông Lương Ngọc Anh, để đổi lại sự trợ giúp để công ty này giành được hợp đồng.

Securency đã trả tiền hoa hồng vào tài khoản ngân hàng dưới sự chỉ đạo của ông Lương Ngọc Anh – bao gồm một ở Thụy Sĩ và một ở Hồng Kông. Securency đã trả một phần lớn tiền hoa hồng cho ông Lương, người được cho là một quan chức Việt Nam, mà không có các biện pháp chống hối lộ thích hợp cũng như chứng cứ cho thấy người nhận xứng đáng nhận thù lao.

Các nguồn tin pháp lý xác nhận với tờ The Age rằng Cảnh sát Liên bang Úc nghi ngờ rằng tiền hoa hồng đã được chuyển đến các quan chức chính quyền Việt Nam hoặc họ hàng của họ. Nguồn tin cũng nói rằng các Giám đốc điều hành cao cấp của Securency đã từ chối một cách cá nhân rằng mình không liên quan trực tiếp đến việc trả hối lộ, bao gồm cả vụ trả học phí đại học.

Theo luật pháp chống hối lộ của Úc, việc cung cấp lợi ích cho một quan chức nước ngoài để dành được lợi thế kinh doanh là bất hợp pháp. Một công ty có thể phải chịu tội hối lộ do các chi nhánh nước ngoài của mình thực hiện. Hội đồng quản trị của Securency, Công ty do Ngân hàng Dự trữ Úc sở hữu một nửa, đã chấp thuận khoản thanh toán hàng triệu đô-la tiền hoa hồng cho công ty trung gian Việt Nam.

Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc và Ngân khố Liên bang đã từ chối thực hiện một cuộc điều tra tìm hiểu liệu Hội đồng quản trị Securency, hay Ngân hàng Dự trữ Úc, đã không thực hiện các biện pháp phòng ngừa hối lộ cần thiết đối với công ty này.

Tqvn2004 dịch từ Theage

Ông Ngụy Kinh Sinh nói về phát biểu của ông Hồ Cẩm Đào về Nhân Quyền

Ngọc Trân, thông tín viên RFA

2011-01-23


Ông Ngụy Kinh Sinh nhận Giải thưởng Lãnh đạo Nhân quyền tại Los Angeles, California năm 2008. Photo courtesy of www.weijingsheng.org


Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ lần này, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã phải đối mặt với rất nhiều chỉ trích về vấn đề vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

Nhân dịp này, Thông tín viên Ngọc Trân phỏng vấn ông Nguỵ Kinh Sinh, một nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng, được mệnh danh là “Cha đẻ của phong trào dân chủ Trung Quốc” hay “Nelson Mandela của Trung Quốc”. Mời quý vị cùng nghe.

Có tư pháp độc lập mới có nhân quyền

Ngọc Trân: Thưa ông, tại buổi họp báo ngày 19 tháng 1 năm 2010, trả lời câu hỏi liên quan về vấn đề Nhân Quyền ở Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy dân chủ và pháp quyền ở Trung Quốc. Đồng thời, chúng tôi cũng sẵn sàng tiếp tục trao đổi và đối thoại với các nước khác về Nhân Quyền".

Thưa ông, ông nghĩ sao về phát biểu của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào liên quan đến việc thúc đẩy dân chủ và pháp quyền ở Trung Quốc? Trung Quốc cần làm thêm những gì để cải thiện các vấn đề này?



Tổng thống Obama và Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tại Tòa Bạch Ốc sáng 19/1/2011. RFA Photo by Wei Ling/Cantonese.

Ông Ngụy Kinh Sinh: Áp lực quốc tế và xã hội đã buộc ông Hồ Cẩm Đào nói như vậy. Ngoài ra tôi nghĩ rằng, do cuộc xung đột kinh tế mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, ông Hồ Cẩm Đào đã phải đưa ra một số nhượng bộ về các vấn đề khác, ngoài vấn đề thương mại. Điều này cho thấy biện pháp trừng phạt kinh tế là một trong những vấn đề mà Đảng Cộng sản Trung Quốc sợ nhất.

Độc lập về mặt tư pháp và chấm dứt việc ngăn chặn thông tin là những điều kiện cần thiết để bảo vệ quyền con người. Chế độ Trung Quốc đã làm những điều tồi tệ nhất liên quan đến hai lĩnh vực này. Chính phủ Trung Quốc luôn luôn sử dụng các phương tiện truyền thông độc quyền để đánh lừa người dân, trong một nỗ lực nhằm bảo đảm cho Chính phủ có thể sử dụng hệ thống tư pháp độc quyền, nhằm ngăn chặn sức phản kháng của người dân.

Đánh tráo khái niệm?

Ngọc Trân: Cũng tại buổi họp báo nói trên, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho biết, nguyên văn như sau: "Trung Quốc công nhận và tôn trọng tính phổ quát về Nhân Quyền". Thưa ông Ngụy Kinh Sinh, như Tổng thống Obama đã nói, các quyền phổ quát bao gồm: các quyền cơ bản của con người như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình, và tự do tôn giáo, những quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp của Trung Quốc.

Ông có cho rằng người dân Trung Quốc hiện đang hưởng những quyền cơ bản này? Chính phủ Trung Quốc có tôn trọng những quyền phổ quát về con người, như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nói?

Bởi vì khi Đảng Cộng sản Trung Quốc công nhận tính “phổ quát về nhân quyền”, thì điều đó không còn là công việc nội bộ của một quốc gia nữa. Đây là ý nghĩa về “nhân quyền không biên giới”.

Ô. Ngụy Kinh Sinh

Ông Ngụy Kinh Sinh: Mọi người đều biết ông Hồ Cẩm Đào nói dối. Những lời phát biểu của ông Hồ rất là khéo léo. Những điều ông ta "ghi nhận và tôn trọng" chỉ là "phổ quát", một khái niệm học thuật, có thể không liên quan đến bất kỳ người nào hoặc các vấn đề cụ thể nào.

Liên quan đến khái niệm học thuật này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng nhiều hơn bất kỳ người nào khác. Tuy nhiên, nó không bao giờ mang ý nghĩa muốn nói về những con người hay những vấn đề cụ thể nào. Hoặc chúng ta có thể nói như thế này: cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc nói về Nhân Quyền đó là, yêu cầu người khác tôn trọng Nhân Quyền của họ, nhưng họ không bao giờ có ý định tôn trọng Nhân Quyền của người khác.

Ngọc Trân: Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào còn nói rằng: "Trung Quốc sẵn sàng tham gia vào các cuộc đối thoại và trao đổi với Hoa Kỳ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau".



Bức tranh nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba trên bức tường khách sạn Grand ở Oslo vào ngày 10 tháng 12 năm 2010. AFP photo

Điều này tương tự như phản ứng của nhiều nhà lãnh đạo ở các nước độc tài khác. Chính phủ các nước này nói rằng họ tôn trọng các quyền phổ quát, mà các quyền đó chính là quyền cơ bản của con người. Nhưng trên thực tế, họ vi phạm nhân quyền và từ chối tuân theo các quy định của pháp luật, cũng như các công ước quốc tế mà họ đã ký kết. Khi Chính phủ các nước khác và các tổ chức hoạt động nhân quyền đề cập đến việc vi phạm nhân quyền của họ, thì họ thường cho rằng các nước khác “can thiệp vào công việc nội bộ”.

Ý kiến của ông về vấn đề này ra sao? Và làm thế nào để các tổ chức quốc tế hoặc Chính phủ các nước khác giúp đỡ Chính phủ Trung Quốc tuân theo luật pháp của họ, mà không bị cáo buộc là "can thiệp vào công việc nội bộ"?

Ông Ngụy Kinh Sinh: Đối với những loại tội phạm không tôn trọng luật pháp như thế này, không thể không “can thiệp” vào “công việc nội bộ” của họ. Chỉ khi nào cộng đồng quốc tế không còn lo ngại chuyện “can thiệp vào công việc nội bộ”, thì mới có thể bảo vệ quyền của những con người đang bị bức hại bởi các Chính phủ độc tài. Bởi vì khi Đảng Cộng sản Trung Quốc công nhận tính “phổ quát về nhân quyền”, thì điều đó không còn là công việc nội bộ của một quốc gia nữa. Đây là ý nghĩa về “nhân quyền không biên giới”.

Dân biểu phải phục vụ cử tri

Ngọc Trân: Một câu hỏi cuối. Như ông đã biết, hôm thứ Tư vừa qua, trả lời phỏng vấn các phóng viên, ông Harry Reid, lãnh đạo Khối đa số Thượng viện đã nói, xin trích: “Tôi chuẩn bị trở lại Washington và gặp Chủ tịch Trung Quốc. Ông ta là một nhà độc tài.” Thưa ông Ngụy Kinh Sinh, ông nghĩ sao về lời nhận nét này?

Ông Ngụy Kinh Sinh: Các chính trị gia thường bị bao quanh bởi những lời nịnh hót. Đây là sự thật vô tình được nói ra, đó cũng là lý do tại sao các nhà lãnh đạo của Quốc hội từ cả hai đảng (Cộng hòa và Dân chủ) không tham dự bữa ăn tối cấp quốc gia tại Nhà Trắng.

Đã là những vị dân biểu Quốc hội được các cử tri bầu ra, họ không muốn cử tri của mình nhìn thấy họ thân thiện với một nhà độc tài.

Ô. Ngụy Kinh Sinh

Đã là những vị dân biểu Quốc hội được các cử tri bầu ra, họ không muốn cử tri của mình nhìn thấy họ thân thiện với một nhà độc tài. Bởi vì làm như thế là trái với các giá trị cơ bản của họ, sẽ làm cho họ cảm thấy xấu hổ trước cử tri. Ngoài ra, điều này cũng có nghĩa là, các chính trị gia này đã không bị mua chuộc bởi hàng trăm tỷ đô la từ Hồ Cẩm Đào, qua cái cách mà họ thể hiện lòng trung thành của họ đối với cử tri.

Ngọc Trân: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn này.

Nguồn: RFA

Phát minh sáng chế hay là ăn cắp công nghệ?

Nguyễn Quốc Việt


Những mảnh vụn máy bay tàng hình F-117 bị bắn hạ tại làng Budjanovci, thủ đô Belgrade của Serbia


Hôm qua báo chí hàng loạt nước ở châu Âu và Mỹ, Canada đã viết về tình trạng ăn cắp công nghệ cao của Trung Quốc gây thiệt hại rất lớn cho các quốc gia là chủ nhân của công nghệ này cần phải được xử lý. Các chuyên gia cho rằng một phần công nghệ chế tạo máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc có thể xuất phát từ Mỹ.

Ngay trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hôm 11.1, Trung Quốc cho bay thử nghiệm máy bay tàng hình J-20. Đây là chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên của nước này và được cho là sẽ cạnh tranh được với các máy bay của Mỹ trong tương lai. Điều trớ trêu là hôm qua AP dẫn lời giới chức quân sự vùng Balkan và nhiều chuyên gia nhận định rằng một phần công nghệ của J-20 có thể bắt nguồn từ máy bay tàng hình F-117 Nighthawk của Mỹ. Ngày 27.3.1999, trong lúc thực hiện chiến dịch ném bom Serbia của NATO trong cuộc chiến Kosovo, một chiếc F-117 bị bắn rơi. Đó là lần đầu tiên một chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ bị hạ.

Các chuyên gia quân sự ở khu vực Balkan và một số các chuyên gia khác ngày 23-1 cho biết có thể Trung Quốc đã “lượm lặt” công nghệ tàng hình của Mỹ.

Ông Davor Domazet-Loso, một lãnh đạo quân sự Croatia trong cuộc chiến Kosovo, cho biết: “Nguồn tin tình báo của chúng tôi cho thấy một số đặc vụ Trung Quốc đã có mặt tại khu vực nơi máy bay tàng hình F-117 bị bắn hạ để mua các mảnh vụn của máy bay này từ nông dân địa phương”. “Những mảnh vụn này có kích cỡ một chiếc ô tô nhỏ được nông dân địa phương nhặt về và đem bán dưới hình thức quà lưu niệm", ông Davor Domazet-Loso cho biết thêm.

Một giới chức quân sự cấp cao của Seriba cũng xác nhận những mảnh vụn của F-117 chim ưng đêm đã được các khách hàng nước ngoài mua về. Họ là những người đang phục vụ trong quân đội.

F-117 có biệt hiệu “Chim ưng đêm” là máy bay tàng hình đầu tiên trên thế giới do hãng Lockheed (Mỹ) phát triển theo chương trình bí mật Aurora năm 1974, thực hiện chuyến bay đầu ngày 18-6-1981. Những chiếc F-117 đầu tiên đưa vào trang bị cho không quân Mỹ ngày 15-10-1983 và không còn được sử dụng từ ngày 22-4-1988.



Chiến đấu cơ tàng hình F-117 Nighthawk -

Ảnh: Wikipedia

Máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc đã được bay thử nghiệm vào ngày 11-1 vừa qua khiến dư luận thế giới rất xôn xao, đặc biệt Mỹ đang rất lo lắng và từng tuyên bố vũ khí công nghệ mới của Bắc Kinh có thể đe dọa quân đội Mỹ. Các chuyên gia cho rằng một phần công nghệ chế tạo máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc có thể xuất phát từ Mỹ. Nhiều người dân Serbia đã thu nhặt các mảnh vỡ của máy bay. “Lúc đó, nguồn tin tình báo của chúng tôi cho biết đặc vụ Trung Quốc thường xuyên đến khu vực chiếc F-117 rơi để mua các mảnh vỡ từ các nông dân địa phương”, Davor Domazet-Loso, cựu Đô đốc hải quân Croatia và nay là một chuyên gia quân sự nổi tiếng, cho hay. Ông cho rằng Bắc Kinh đã nghiên cứu công nghệ tàng hình thông qua những mảnh vỡ nói trên. Chuyên gia về không quân Trung Quốc Alexander Huang ở Đài Loan cũng đồng ý với nhận xét của ông Domazet-Loso. “Không có nguồn nào khác đáng tin cậy hơn về nguồn gốc công nghệ tàng hình của J-20. Ý kiến của ông Domazet-Loso là có cơ sở và không thể bị loại trừ”, ông Huang nhấn mạnh với AP.

Trong khi đó, giới chức quân đội Serbia cũng xác nhận một số mảnh vụn rơi vào tay người nước ngoài. Chuyên gia quân sự Zoran Kusovac ở Ý thì tiết lộ chính quyền cựu Tổng thống Serbia Slobodan Milosevic chia sẻ thiết bị quân sự của phương Tây mà nước này có được với Nga và Trung Quốc. “Chiếc F-117 bị bắn hạ đứng đầu danh sách những thứ mà Nga và Trung Quốc quan tâm”, ông Kusovac nhận định. Hồi năm ngoái, Nga cũng cho bay thử nghiệm bản mẫu của máy bay tàng hình T-50 do nước này chế tạo. Theo ông Kusovac, Bắc Kinh và có thể là cả Moscow đã nghiên cứu công nghệ che mắt radar từ xác chiếc F-117 của Mỹ.

AP cũng dẫn lời các nhà ngoại giao phương Tây tin rằng Trung Quốc duy trì một nhóm tình báo tại Đại sứ quán nước này tại Belgrade trong thời chiến tranh Kosovo. “Điều này cho thấy Trung Quốc và Serbia có thể từng chia sẻ thông tin tình báo. Rất có thể họ đã trao đổi kỹ thuật mà họ tìm thấy ở F-117”, chuyên gia quân sự châu Á tại Anh Alexander Neill nhận định. Hôm qua, Bộ Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc đều chưa có bình luận gì về những thông tin này.

F-117 Nighthawk là chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên trên thế giới, được sản xuất bí mật trong thập niên 1970 và đưa vào sử dụng từ năm 1983. Không quân Mỹ cho F-117 “về hưu” vào năm 2008 với sự xuất hiện của F-22 Raptor và sắp tới là F-35 Lightning II.

Không phải chỉ riêng Mỹ mà ngay cả Nga và Pháp cũng đang rất lo ngại về tình trạng ăn cắp công nghệ cao này của Trung Quốc qua việc mua các mặt hàng có công nghệ cao như máy bay chiến đấu, tầu ngầm tàng hình, v.v. rồi về đem tháo ra chế lại để xử dụng và cả bán cho các nước khác, đối chọi thách thức cả chủ nhân của công nghệ này (1).

Một thông tin mà hiện nay các nhà khoa học trên thế giới đang rất quan tâm đó là việc Trung Quốc vừa công bố thành công kỹ nghệ chế lại được các thanh nguyên liệu cũ để lấy uranium và do đó đã guíp Trung Quốc có thể đủ lượng hạt nhân để cung cấp cho nhu cầu điện hạt nhân Trung Quốc đến năm 3000. Nhưng công nghệ đó lại chính là việc các gián điệp công nghệ Trung Quốc đã mua của các nhà khoa học hạt nhân của Pakistan.

Hiện nay các du khách Trung Quốc, các nhà ngoại giao và cả các doanh nghiệp, các Hoa kiều tại các quốc gia này đang là những người mà các quốc gia đang phải theo dõi sát sao, họ sẵn sàng làm bất kỳ điều gì để đánh cắp công nghệ cao. Có thể nói hàng năm số khách du lịch của Trung Quốc ra nước ngoài càng nhiều, con số lên đến hàng 200 triệu người /năm thì số gián điệp chuyên và không chuyên cũng càng nhiều hơn, mà ưu tiên chính của họ là lấy cắp công nghệ tiến tiến của các nước vì nếu để nghiên cứu phát minh một công nghệ cao trong nước họ phải mất hàng trăm triệu hoặc mất hàng tỷ đô la mà có thể vẫn không thành công.

Đây là bài học không riêng gì của một quốc gia nào trước một Trung Quốc mạnh và nhiều tiền hiện nay.


N. Q. V.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

(1) Xin nhớ lại trong cuộc chiến ở Kosovo, tháng 3-1999 máy bay Mỹ đã oanh kích “nhầm” vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade. Theo một nguồn tin xin được giấu tên cho BVN biết, thì những gì Trung Cộng khua khoắng được ở chiếc máy bay tàng hình của Mỹ bị rơi nói trên đã may mắn không hề hấn gì trong cuộc oanh kích này, vì chúng được cất giấu dưới tầng hầm tòa nhà Đại sứ - BVN.

Tàu cao tốc bên Mỹ

Hiệu Minh


Nhà ga trong mơ. Ảnh: Newgeography

Tổng Cua đi xe hơi nên không đọc báo lá cải Express và Examiner. Nhưng anh bạn lại cho xem một bài về tàu cao tốc bên Mỹ. Cua Times tạm dịch cho các bạn tham khảo và để các đồng chí trong Quốc hội suy nghĩ trước khi “làm đường cao tốc bằng mọi giá”.

Hóa ra dân Mỹ cũng thích tàu cao tốc và có người ghét cay ghét đắng. Ông phóng viên già Michael Baron của tờ báo vỉa hè Examiner có trụ sở ở Baltimore (Maryland) viết rất hay về đề tài mà bên ta cho là IQ cao thì nên làm.

Ông cho rằng “High-speed rail is a fast way to waste taxpayer money – Tàu cao tốc là cách tiêu rất nhanh tiền thuế của dân một cách lãng phí nhất”. Trời ơi, sao mà giống nước quen nào đến thế.

Lão Baron đưa ra lời khuyên: Quốc hội Hoa Kỳ nhóm họp và bàn cách cắt chi tiêu bên Chính phủ. Cách tốt nhất, gọn nhất là cắt khoản đầu tư cho đường sắt cao tốc.

Chính quyền Obama đã chi hàng chục tỷ đô la trong gói kích thích nền kinh tế bằng cách đầu tư vào xây dựng đường sắt tốc độ cao (chưa đến mức cao tốc như bên VN ta), giúp tạo ra hàng chục ngàn công ăn việc làm.

Phản ví dụ: Đoạn 78 miles (120km) từ Madison và Milwaukee đã có đường bộ cao tốc liên bang 94, giúp cho người ta di chuyển giữa thành phố này sang thành phố khác trong khoảng 1 giờ. Tại sao phải đầu tư phao phí thêm 810 triệu đô la cho tàu hỏa.

Rồi một bên ủng hộ tàu hỏa đưa ra dự án 400 triệu đô la để xây tuyến đường cho tàu chạy với tốc độ cao nhất là 130km/giờ trong lúc cánh lái xe nhát chết như HM cũng đạt 130km/giờ. Tàu hỏa cao tốc để làm gì, hả trời.

Đoạn nối Orlando và Tampa dài 140km với đầu tư 2.7 tỷ đô la. Liệu có cần thiết khi đã có đường bộ cao tốc liên bang số 4. Giá thành tàu hỏa sẽ cao hơn và mất thêm thời gian đi từ ga đến văn phòng hơn là dùng xe hơi.

Chẳng có ai ngốc nghếch đến mức, đi máy bay đến Orlando, mua vé tàu hỏa cao tốc rất đắt, rồi xuống ga nào đó, thuê xe hơi và đi tiếp. Họ có thể thuê xe hơi trên sân bay và đi thẳng đến nhà nghỉ với bồ, thêm được vài “cú” so với thằng cha đi tàu hỏa cao tốc.

Nghe nói, Pháp, Nhật có tàu cao tốc hoạt động hiệu quả và mang lại lời. Họ làm được tại sao Hoa Kỳ không. Đó là lý luận của cánh ủng hộ vì toàn lấy nước người ra làm ví dụ. May mà chưa ai lấy IQ ra dọa.

Nhưng Pháp và Nhật có chính phủ chẳng cần quan tâm đến môi trường như bên Mỹ. Paris hoa lệ nhưng cứt chó, nước đái mèo đầy đường. Bên Nhật sai người đi bắt cá voi về làm sushi/sashimi. Họ để ý gì đến môi trường. Xứ Mỹ không có kiểu chính phủ phi môi trường như thế.

Nhà báo vườn Baron đưa ra hàng loạt dẫn chứng về tác dụng ngược của tàu cao tốc. Ông cho rằng, đó là cách tiêu hoang phí tiền thuế của dân nhanh hơn cả tàu cao tốc.

Tác hại lâu dài của dự án tốn kém này là dân đóng thuế è cổ tiếp hàng thế kỷ để bảo dưỡng đường ray và đội tàu chỉ vì muốn bắt chước cho bằng Nhật và Pháp. Tàu cao tốc có cao tốc thật hay trở thành thấp tốc và là món nợ cao cấp muôn đời không trả được.

Cua Times dịch tạm ra đây để các bạn tham khảo. Nhớ nhắc khéo các bác bên Quốc hội là nên đọc entry này trước khi bỏ phiếu dự án 56 tỷ đô la của một nước có 15 tỷ đô la dự trữ quốc gia.

Mình vẫn tin bác Trọng mới lên TBT sẽ “cẩn trọng” khi đưa ra bỏ phiếu “cao tốc” lần nữa. Chả lẽ đời ông chứng kiến tới hai lần dự án “tốc”… bất đạt.

Chúc các bạn vui cuối tuần và nhớ tiễn cụ Táo Quân về trời với thông điệp của Cua Times.

HM. 21-01-2011

Trung Quốc lặng lẽ chinh phục Trung Á

“Trung Hoa là một nước lớn luôn lấy phương châm hòa hiếu để sống chung với thế giới và các nước láng giềng”. Vâng, đấy là lời tuyên bố ngọt như mía lùi của các ngài có khuôn mặt bì bì thâm hiểm và hàm răng chó sói ở Trung Nam Hải từ xưa đến nay. Sự thật thì sao? Trên một bài báo mới cách đây dăm bảy ngày, chúng ta đã biết, Quốc hội Tajikistan gần đây đã bàn đến phương sách đành cắt 1.000 km2 biên giới ở khu vực dãy núi Pamir cho bọn sói hòa hiếu ấy trong nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc tranh chấp có từ hơn 100 năm qua với lũ sói hung hãn và hám thịt người giai như đỉa này này, nếu không thì mất tất cả lãnh thổ với chúng. Dân Việt Nam hãy nhớ lấy làm lòng câu này của Phan Bội Châu nói về thực dân Pháp vào khoảng những năm 1918 khi biết tin Pháp thắng trận trong Thế chiến I và buộc lòng viết bài Đề huề chính kiến thư: “Đề huề chi mà đề huề / Oán thù ta hãy còn lâu / Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh què”. Tất nhiên, Phan tiên sinh không bao giờ nhầm lẫn bọn cướp nước thực dân với nhân dân Pháp vốn rất yêu chuộng tự do và không bao giờ ủng hộ kẻ cầm quyền đem quân xâm chiếm lãnh thổ nước khác .


Bauxite Việt Nam





Ở Murghab, Tajikistan, một thị trấn ngoại ô đầy gió thành lập năm 1893 như là một cơ sở quân sự của Nga, công trình xây dựng một khu hải quan mới như một “điềm báo” về sự trở lại của một cường quốc khác.

Khi mở cửa trong năm nay, khu liên hợp này sẽ thuận tiện hơn nhiều cho các xe tải cơ lỡn của Trung Quốc hơn là khu thương mại hiện có. Dòng xe tải ấy đem theo quần áo, hàng điện tử, đồ gia dụng tới Trung Á, từ thảo nguyên du mục tới các thũng lũng cổ ở Samarkand và Bukhara.

"Thương mại đang gia tăng giữa Trung Quốc và tất cả các nước quanh đây", Tu'er Hong, một người lái xe tải nằm trong số đội xe khoảng 50 tài xế vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc tới Tajikistan cho biết.

Trong khi Trung Quốc khá "ồn ào" ở Đông và Đông Nam Á với việc mở rộng sức mạnh kinh tế cũng như ngoại giao, thì họ lại khá lặng lẽ hiện diện ở Trung Á, khu vực trước đây từng là lãnh địa của Nga.

Quan chức Trung Quốc xem Trung Á như là khu vực chiến lược cho an ninh năng lượng, mở rộng thương mại, ổn định dân tộc và phòng thủ quân sự của họ. Các tập đoàn kinh tế nhà nước đã tiến sâu vào khu vực này với hệ thống ống dẫn năng lượng, đường sắt, đường bộ trong khi Chính phủ Trung Quốc thì gần đây đã mở Học viện Khổng Tử dạy tiếng phổ thông tại thủ đô khắp các nước Trung Á.



Trung Á, như tướng Lưu Á Châu của quân đội Trung Quốc nói, là "miếng bánh lớn nhất dành cho Trung Quốc".

Năm quốc gia Hồi giáo giành độc lập sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan - lại một lần nữa trở thành "đấu trường" của các siêu cường, giống như hồi thế kỷ XIX giữa Nga và Anh. Những người chơi lần này là Trung Quốc, Nga và Mỹ, sử dụng Trung Á như "tuyến đường" cho quân đội tới Afghanistan.

Các quan chức Trung Quốc lo lắng về những gì họ coi là các nỗ lực của Mỹ để bao vây Trung Quốc, chứng kiến quân đội Mỹ và lực lượng đồng minh ở Trung Á, Ấn Độ, Afghanistan như một vòng cung phía Tây trong chiến lược ngăn chặn.

Trung Quốc đang trình diễn sức mạnh quân sự của họ ở khu vực này, như cuộc tập trận quy mô ở Kazakhstan hồi tháng 9 - một phần các cuộc diễn tập thường niên có sự tham gia của các nước Trung Á. Theo một bức điện tín ngoại giao mật của Bộ Ngoại giao Mỹ bị Wikileaks tiết lộ, quan chức Mỹ đã nghi ngờ về đề nghị của Trung Quốc với Kyrgyzstan trị giá 3 tỉ USD để đóng cửa căn cứ không quân Mỹ ở đây. Bức điện tín phát đi ngày 13/2/2009, mô tả về cuộc gặp giữa Tatiana C. Gfoeller, Đại sứ Mỹ tại Kyrgyzstan, với Trương Yên Niên - đại sứ Trung Quốc về việc bà Gfoeller cảnh báo với ông Trương về đề nghị 3 tỉ USD.

Tuy nhiên, sự hiện diện mới của Trung Quốc tại Trung Á khác hẳn với cuộc chơi ngày cũ. Giới phân tích Trung Quốc nói rằng, một mục tiêu của Bắc Kinh là tương tác kinh tế Trung Á với khu vực tương đối nhạy cảm ở phía Tây là Tân Cương.

"Dấu ấn kinh tế ngày một lớn ở Trung Á là tín hiệu tốt", một quan chức Mỹ nói. "Theo rất nhiều cách, kiểu đầu tư được hoan nghênh, không chỉ với các nước trong khu vực mà cả Mỹ. Nhưng ở đây có sự thiếu minh bạch trong hạng mục đầu tư cũng như quan hệ của Trung Quốc với các nước Trung Á".

Người dân địa phương cũng khá thận trọng, nhất là ở Kyrgyzstan và Kazakhstan, nơi họ luôn sợ hãi rằng, người di cư Trung Quốc có thể làm mất cân bằng kinh tế ở những nước thưa thớt cư dân này. Tauh Almaty, Kazakhstan, một cuộc biểu tình từng xảy ra tháng 1 năm trước để phản đối thỏa thuận đất đai có liên quan tới Trung Quốc.

"Rất nhiều người Kazakhstan như chúng tôi hoài nghi về dòng người di cư Trung Quốc, nhưng chúng tôi có thể làm gì?", Aidelhan Onbedbayev, 35 tuổi, tài xế chuyên chở hàng hóa giữa Almaty và Zharkent nói. "Chính phủ đưa ra quyết định và mời họ đầu tư với những khu vực tự do thương mại và khuyến khích đất đai".

Một số quan chức Trung Quốc thì không ngại "thẳng thừng" vì những lợi ích của họ.

"Hợp tác năng lượng của Trung Quốc với các quốc gia Trung Á bắt đầu từ những năm 1990, nhưng gần đây, với sự tăng trưởng nhanh chóng, Trung Quốc có lợi thế để tận dụng những điểm yếu của Mỹ và Nga trong khu vực", tướng Lưu viết trong một bài bình luận đăng trên Tạp chí Phoenix Weekly. "Trung Quốc đã bắt đầu khuấy động người tiêu dùng trong khu vực".

Các nước Trung Á với biên giới giáp Trung Quốc, đặc biệt là Kyrgyzstan, đã trở thành điểm trung chuyển quan trọng cho hàng hóa Trung Quốc trên con đường tới khu vực Biển Caspi, Nga và châu Âu. Thương mại giữa Trung Quốc và năm nước Trung Á đạt tổng cộng 25,9 tỉ USD năm 2009, tăng từ mức 527 triệu USD năm 1992, theo thống kê từ Bộ Thương mại nước này.

Trong khi đó, một hệ thống ống dẫn mới đang nỗ lực vận chuyển dầu và khí tự nhiên tới Tân Cương từ các mỏ ở Trung Á, nơi các công ty Trung Quốc đã mua quyền khai thác phát triển. Quan chức Trung Quốc xem Trung Á và Biển Caspi là nguồn năng lượng thay thế chủ chốt; Trung Đông với nhiều bất ổn chính trị, và các tàu chở dầu phải đi qua Eo Malacca, khu vực Trung Quốc quan ngại do khá gần gũi với quân đội Mỹ hay các lực lượng khác.

Theo giới phân tích, Trung Quốc cũng xem Trung Á là chỗ đứng để duy trì ổn định Tân Cương – nơi tiềm ẩn căng thẳng giữa người Hồi giáo Uighurs và người Hán – từng bùng nổ thành bạo lực chết người. Kể từ vụ bạo lực xảy ra năm 2009 ở Tân Cương, Bắc Kinh đặc biệt lo ngại về những phần tử Hồi giáo cực đoan từ các nước Trung Á hoặc Pakistan và Afghanistan, có thể xâm nhập. Khoảng nửa triệu người Uighurs sống trong khu vực này, rất nhiều trong số họ đã di cư từ Tân Cương tới Kazakhstan và Kyrgyzstan.

Quan chức Mỹ cho hay, năm 1996, Trung Quốc tham gia thành lập một tổ chức tiền thân của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Thành viên của nhóm này có Nga và hầu hết các nước Trung Á, cùng chia sẻ thông tin và tiến hành các cuộc tập trận chung, kể cả thường thất bại trong hợp tác chính sách lớn hơn vì cạnh tranh lợi ích.

Trung Quốc còn hy vọng sử dụng nhóm này để mở rộng ảnh hưởng kinh tế. Năm ngoái, Bắc Kinh cam kết 10 tỉ USD cho các khoản vay với những nước thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải "để ổn định kinh tế".

Một số quan chức và nhà phân tích Trung Quốc hy vọng, viện trợ cùng với việc tăng cường quan hệ thương mại sẽ dẫn tới tăng trưởng kinh tế ở Tân Cương, giảm tình trạng bất ổn tại đây. Quan chức Chính phủ đã đệ trình một đề xuất lên Hội đồng Nhà nước Trung Quốc về việc biến Urumqi, thủ phủ Tân Cương trở thành một trung tâm sản xuất năng lượng khu vực.

Nhu cầu dầu khí ngày một lớn của Trung Quốc cũng đặt ra vấn đề về chiến lược an ninh năng lượng . Hai hệ thống ống dẫn mới, lần đâu tiên giữa Trung Quốc và các nước ngoài, sẽ cung cấp khí tự nhiên cho nước này từ Turkmenistan và dầu từ Kazakhstan.

Hệ thống ống dẫn ấy quan trọng đủ để Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới sa mạc Karakum của Turkmenistan năm 2009 để tham dự lễ khởi công đường ống dẫn gần 2.000km tại đây. Đường ống này dự kiến đạt đủ công suất 40 tỉ mét khối vào năm 2012 hoặc 2013, và Turkmenistan đã thỏa thuận vận chuyển khí tới Trung Quốc trong 30 năm.

Thụy Phương (Theo Nytimes)

Công nghệ quốc phòng Trung Quốc 'vỡ mộng' với EU?

Kiên trì vận động dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí do EU áp đặt, Trung Quốc đang tiến hành một cuộc "trường chinh" mới nhằm tiếp cận công nghệ quốc phòng hiện đại.
>> TBN giúp TQ tiếp cận CNQP châu Âu
>> Quân sự Trung Quốc mạnh lên nhờ EU?

Chuyến thăm châu Âu của phó thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường được kỳ vọng là sẽ thúc đẩy, thậm chí tiến tới dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí áp đặt lên Bắc Kinh từ 1989. Tuy nhiên, nhìn vào lịch sử và căn cứ vào các vấn đề thời sự, chuyến đi của ông Lý Khắc Cường khó có thể là đoạn cuối của cuộc trường chinh tiếp cận công nghệ vũ khí hiện đại, nhằm "thổi hồn" cho kho vũ khí của Trung Quốc.

Vấn đề lệnh cấm vận vũ khí với Trung Quốc đã được đưa ra thảo luận trong một thời gian khá dài. Các nước Tây Âu từng hy vọng có được một phân khúc trong thị trường vũ khí Trung Quốc, vốn lâu nay là thị trường chính của Nga.

Nội bộ EU vẫn không thống nhất được trong các vấn đề liên quan đến Trung Quốc, lệnh cấm vận chỉ được dỡ bỏ khi có sự đồng ý của tất cả 27 nước thành viên EU. Đây là khó khăn đầu tiên mà Trung Quốc phải vượt qua, tuy nhiên, điểm mấu chốt có tính quyết định cho vấn đề dường như lại thuộc về một quốc gia nằm ngoài châu Âu, đó chính là Mỹ.

Năm 2004, Pháp chủ động đề xuất dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Trung Quốc. Tuy nhiên, kiến nghị này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ.

Năm 2005, Mỹ tuyên bố nếu EU dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Trung Quốc, Mỹ sẽ áp đặt các hạn chế thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu sang EU. Trong một thời gian dài, EU đã tìm kiếm các cơ hội thỏa hiệp với Mỹ trong vấn đề này.

Một số nước kiến nghị thay thế lệnh cấm vận vũ khí bằng các quy tắc xuất khẩu đặc biệt, áp đặt những hạn chế nhất định về nguồn cung cấp vũ khí cho Trung Quốc, cũng như công nghệ sản xuất thiết bị. Đáp lại, Washington cho rằng, không có gì đảm bảo hiệu quả của một hệ thống kiểu như vậy.

Về phía mình, Trung Quốc từng tuyên bố sẽ không mua số lượng lớn vũ khí từ EU, nếu lệnh cấm vận vũ khí được dỡ bỏ. Tuy nhiên, tuyên bố nhằm xoa dịu sự quan ngại của Washington đã không thành công. Thời kỳ đó, các nhà lãnh đạo EU tuyên bố sẽ không đề cập đến vấn đề này cho đến năm 2007.

Đến tháng 4/2008, Nghị viện châu Âu nhất trí tuyên bố duy trì lệnh cấm vận vũ khí với Trung Quốc.


Sẽ còn rất lâu các chuyên gia Trung Quốc mới có thể "sờ tận tay" những chiến đấu cơ tiên tiến của Châu Âu.


Phía Trung Quốc cho rằng lệnh cấm vận vũ khí của EU là một sự phân biệt đối xử mang động cơ chính trị, không phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra, cản trở lợi ích quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và EU.

Năm 2010, thêm một lần nữa Tây Ban Nha với tư cách là Chủ tịch luân phiên của EU đưa ra kiến nghị dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Trung Quốc. Rõ ràng, các khó khăn về kinh tế trong khu vực đồng Euro khiến các nước này mạo hiểm tìm đến Trung Quốc để cứu vãn nền kinh tế của mình. Đây cũng là cơ hội để Trung Quốc đưa vấn đề cấm vận vũ khí lên bàn đàm phán.

Theo TSAMTO nếu lệnh cấm vận được dỡ bỏ sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của vũ khí Trung Quốc, và Nga cần phải chuẩn bị cho điều này. Đồng thời các nước EU sẽ phải rất thận trọng trong quan hệ hợp tác quân sự với Trung Quốc.

Thực tế cho thấy rằng, Trung Quốc đang tích cực sao chép các mẫu vũ khí từ Nga. Để giải quyết các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ, các nhà sản xuất phương Tây có lẽ sẽ cần một thời gian rất dài để tìm ra giải pháp cho vấn đề vốn làm đau đầu các nhà sản xuất của Nga.

Ngoài ra, các yếu tố thời sự đang ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc vận động của Trung Quốc. Đó là tình hình an ninh trong khu vực Đông Á đang xấu đi, đặc biệt là tình hình bất ổn leo thang trên bán đảo Triều Tiên, các vấn đề xung quanh Đài Loan. Kèm theo đó là sự phản đối kịch liệt của Mỹ và Nhật Bản. Do đó, lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc không chỉ được giữ nguyên mà thậm chí có thể được nâng lên cấp độ mới, chuyên gia TSAMTO dự báo.
Quốc Việt (theo Armstrade)