Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Hình Ảnh&Sự Kiện: 10 bãi biển đẹp nhất nước Mỹ







Bãi biển Siesta của Florida - vốn nổi tiếng với cát trắng siêu mịn, nước biển xanh trong màu ngọc lục bảo và sạch sẽ - đã được bình chọn là bãi biển đẹp nhất nước Mỹ năm 2011.
Danh sách thường niên về những bãi biển hàng đầu nước Mỹ đã được công bố bởi chuyên gia chấm điểm các bãi biển, Tiến sĩ Stephen Leatherman, giám đốc Viện nghiên cứu bờ biển của Đại học quốc tế Floria.
10 cái tên lọt vào danh sách năm nay bao gồm 3 bãi biển tại Florida, 2 bãi biển tại Hawaii và 5 bãi biển tại California, New York, Bắc Carolina, Massachusetts và Nam Carolina.
Ông Leatherman cho hay bãi biển Siesta tại Sarasota, Florida được đánh giá là tuyệt vời nhất bởi “nước biển xanh màu ngọc lục bảo, sạch sẽ, sóng nhẹ, cát trắng siêu mịn. Bãi biển cũng có chỗ rộng để đậu xe, một quán rượu nhỏ rất tuyệt và nhiều cơ sở hạ tầng khác”.
Tiến sĩ Leatherman cũng cho bãi biển Siesta “điểm cộng” vì là bãi biển không hút thuốc hiếm có tại Mỹ. Năm ngoái, bãi biển Siesta đứng ở vị trí số 2.
Ông Leatherman được mệnh danh là “Tiến sĩ Bãi biển” nhờ đưa ra bản chấm điểm thường niên uy tín về các bờ biển đẹp tại Mỹ. Năm nay là năm thứ 21 liên tiếp ông Leatherman công bố danh sách này.
Tiến sĩ Leatherman chấm điểm các bãi biển dựa theo 50 tiêu chí bao gồm độ mạnh của sóng, chất lượng nước, màu và độ mịn của cát, độ sạch, cảnh quan, an ninh, cơ sở hạ tầng… Điểm tối đa cho 50 tiêu chí là 250 điểm.
10 bãi biển đẹp nhất nước Mỹ:



1. Bãi biển Siesta tại Sarasota, Florida.

2. Bãi biển Coronado tại San Diego, California.

3. Bãi biển Kahanamoku tại Waikiki, Oahu, Hawaii.

4. Bãi biển Main tại East Hampton, New York.

5. Bãi biển Mũi Hatteras tại Bắc Carolina.

6. Công viên quốc gia đảo St. George tại Florida.

7. Công viên Beachwalker trên đảo Kiawah, Nam Carolina.

8. Bờ biển Coast Guard tại Massachusetts.


9. Bãi biển Waimanalo tại Oahu, Hawaii.

10. Công viên quốc gia Mũi Florida tại Key Biscayne, Florida.
An BìnhTheo ABC

Vinashin: Nếu Chính phủ không hỗ trợ... tất yếu phá sản

Kết luận thanh tra Vinashin đã vẽ nên một bức tranh tổng thể về hệ thống những khiếm khuyết, tồn tại, sai phạm ở đơn vị này. Từ những lỏng lẻo, thiếu các quy định quản lý tương ứng cho mô hình tổ chức, quản lý tập đoàn... đến những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình quản lý, sử dụng vốn.
Hậu quả là tình hình tài chính của Vinashin mất cân đối nghiêm trọng, nếu không có hỗ trợ của Chính phủ thì tất yếu phải tuyên bố phá sản.
Quá trình thanh tra, Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ tập trung kiểm tra, xác minh 3 vấn đề lớn là: Thể chế tổ chức, hoạt động của tập đoàn; tài chính của tập đoàn và việc quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Cả 3 nội dung này đều bộc lộ không chỉ những tồn tại, hạn chế, mà còn là một hệ thống các vi phạm, sai phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Mất 5.000 tỉ đồng vốn nhà nước
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2009 do Tập đoàn Vinashin lập ngày 21.5.2009, tình hình tài chính tại thời điểm hết năm 2009 như sau: Tổng tài sản 95.148,18 tỉ đồng; cơ cấu nguồn vốn gồm, nợ phải trả 85.642,88 tỉ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu 9.505,29 tỉ đồng. Tuy nhiên qua kiểm tra, TTCP xác định báo cáo tài chính trên chưa chính xác, chưa đúng theo quy định các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Vì vậy, số liệu về nguồn vốn, tài sản, đặc biệt là số liệu về nợ phải trả 85.642,88 tỉ đồng chưa đúng với tình hình thực tế.
Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2009 đã được kiểm toán quốc tế KPMG thực hiện cũng được xác định là chưa phản ánh chính xác về nguồn vốn, tài sản, kết quả sản xuất kinh doanh. Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán, giá trị tài sản và nguồn vốn của tập đoàn tại thời điểm 31.12.2009 là 102.536,15 tỉ đồng. TTCP xác định: Nếu loại trừ công nợ nội bộ theo kết quả đối chiếu, xác nhận của tập đoàn thì giá trị nguồn vốn, tài sản của Vinashin là 92.575,15 tỉ đồng.
Về nợ phải trả, theo TTCP thì số nợ phải trả của Vinashin tại thời điểm 31.12.2009 là 96.706,43 tỉ đồng, lớn hơn số báo cáo của tập đoàn 11.000 tỉ và cao hơn số nợ đã qua kiểm toán 71 tỉ đồng. Tuy nhiên, TTCP cũng xác định nếu ghi nhận kết quả đối chiếu nợ nội bộ của tập đoàn, từ đó loại trừ đi 9.961 tỉ đồng, thì số nợ phải trả là 86.745,43 tỉ đồng.
Theo kết quả kiểm toán quốc tế KTMG báo cáo tài chính năm 2009, Vinashin lỗ 1.682,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, qua quá trình thanh tra, TTCP kết luận thực chất số lỗ là 4.985,16 tỉ đồng, tăng thêm 3.302,66 tỉ đồng so với báo cáo của kiểm toán. Ngoài ra, mặc dù chưa ghi nhận là khoản lỗ, nhưng TTCP khuyến cáo Vinashin cần đặc biệt lưu ý kiểm soát khả năng lỗ tiềm tàng, rất hiện thực ở các khoản: 2.787 tỉ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của những hợp đồng đóng tàu đã bị huỷ; chênh lệch các khoản phải thu nội bộ nhưng không xác định được đối tượng phải thu lên đến hơn 4.688 tỉ đồng; 1.035 tỉ đồng bị phạt và trả lãi tiền đặt cọc cho các chủ tàu do Vinashin vi phạm hợp đồng.
Tính đến hết năm 2009, Vinashin đã không bảo toàn được vốn Nhà nước giao, để thâm hụt gần 5.000 tỉ đồng vốn điều lệ Nhà nước cấp. Theo kết luận thanh tra: Tình hình tài chính của Vinashin mất cân đối nghiêm trọng, nếu không có hỗ trợ của Chính phủ thì tất yếu phải tuyên bố phá sản, hậu quả nặng nề trên nhiều phương diện, nhất là chính trị - xã hội.
Không đủ năng lực... đóng tàu
Một trong những nội dung quan trọng, được thanh tra tập trung làm rõ là vấn đề huy động, quản lý, sử dụng vốn: Theo xác định của TTCP, thì từ cuối năm 2005 đến 30.6.2010, Vinashin đã huy động một khối lượng vốn rất lớn từ các nguồn trong và ngoài nước dưới các hình thức vay của các tổ chức tín dụng, vay nguồn trái phiếu quốc tế của Chính phủ, phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức khác lên đến 72.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, Vinashin đã tùy tiện, buông lỏng quản lý và vi phạm quy định của pháp luật trong các giai đoạn của quá trình huy động, quản lý và sử dụng vốn, để lại hậu quả nghiêm trọng trên nhiều mặt.
Kiểm tra khoản vay 750 triệu USD từ nguồn vay trái phiếu quốc tế của Chính phủ, kết luận thanh tra xác định có nhiều sai phạm. Nhiều dự án mới chỉ là ý tưởng đầu tư, chưa và không tồn tại trên thực tế vẫn được đưa vào đề án xin vay vốn. Ngay trong ngày ký hợp đồng vay từ nguồn trái phiếu quốc tế này, Vinashin đã sử dụng 1.000 tỉ đồng để mua lại khoản nợ của các đơn vị thành viên và của bản thân Cty mẹ, trong đó có nhiều khoản nợ xấu tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Theo TTCP thì việc mua nợ trên là trái với quy chế mua bán nợ; sử dụng không đúng mục đích khoản vay trái phiếu quốc tế; có nhiều dấu hiệu cố ý làm trái quy định của pháp luật, dùng thủ đoạn hoán đảo nợ đã mua để che giấu thiệt hại.
Chỉ mua con tàu "5 sao" này đã thiệt hại 550 tỉ đồng. Ảnh: DUY THANH
Ngoài ra, tại tất cả các khoản vay còn lại từ khoản 300 triệu USD trái phiếu quốc tế do Chính phủ phát hành; khoản vay 600 triệu USD của 15 ngân hàng và 2 quỹ đầu tư nước ngoài... đến các khoản vay trong nước đều được xác định là có sai phạm. Theo kết luận thanh tra: Vinashin sử dụng vốn vay tuỳ tiện, dàn trải (615 dự án) nên bình quân chỉ đáp ứng được khoảng 30% vốn cho nhu cầu của dự án; không kiểm soát được vốn đối ứng, dẫn đến toàn bộ các dự án hiện vẫn dở dang, gây lãng phí lớn, nhiều trường hợp mất vốn với số lượng lớn.
Từ năm 2006 đến năm 2009, tập đoàn đã quyết định mua 25 tàu cũ đã qua sử dụng với số tiền lên đến trên 8.000 tỉ đồng. Theo TTCP, việc này vi phạm quyết định của Thủ tướng, gây lãng phí, thiệt hại nghiêm trọng trong đầu tư. Chỉ tính riêng việc mua tàu Hoa Sen - một con tàu mà tập đoàn từng quảng cáo rầm rộ là tàu "5 sao"  - đã gây thiệt hại trên 550 tỉ đồng.
Theo TTCP thì đầu tư dàn trải, tuỳ tiện, không hiệu quả là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới không tăng cường kịp thời năng lực đóng tàu theo đúng chủ trương của Chính phủ và đề án phát triển của tập đoàn. Vì vậy, từ năm 2007 đến nay, Vinashin đã không đủ năng lực về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ tay nghề, trình độ quản lý và tiềm lực tài chính để thực hiện các hợp đồng đã giao kết với khách hàng.
Nhiều hợp đồng đóng tàu bị huỷ không phải do tác động của khủng hoảng kinh tế, thậm chí khách hàng đã nhân nhượng, chia sẻ với Vinashin (biểu hiện ở việc có khách hàng chấp thuận gia hạn hợp đồng giao hàng); Vinashin là bên vi phạm giao kết hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước dẫn tới huỷ quá nhiều hợp đồng. Cụ thể, từ 2006 đến nay, Vinashin đã ký 85 hợp đồng, giá trị 58.224 tỉ đồng. Tuy nhiên, chỉ mới hoàn thành được 15 hợp đồng, đạt tỉ lệ 12%. Số hợp đồng đã bị huỷ và dự kiến huỷ chiếm tới 47% (54 tàu trị giá 27.223 tỉ đồng).
Theo xác định của TTCP thì chỉ tính riêng tiền phạt, tiền lãi phải trả do huỷ hợp đồng và chắc chắn huỷ hợp đồng đã lên đến 1.035,5 tỉ đồng.  Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của 11 đơn vị đóng tàu, công nghiệp phụ trợ cũng vô cùng èo uột. Qua xem xét, TTCP khẳng định báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị này đều chưa đúng thực tế. Tổng số lỗ luỹ kế ở các đơn vi này là trên 3.962 tỉ đồng.
Theo Lao Động

Xe container bốc cháy trên đường


Sáng nay, xe container đang đậu trên đường Lê Thị Riêng, phường Thới An, quận 12, TP HCM bất ngờ phát cháy, khói đen bốc cao hàng chục mét. Hỏa hoạn gây thiệt hại cả tỷ đồng.

Lửa kèm theoi khói đen cuồn cuồn bốc lên từ đầu xe container. Ảnh: An Nhơn.
Lửa kèm theo khói đen cuồn cuộn bốc lên từ đầu xe container. Ảnh: Huỳnh Dũng.
Anh Huỳnh Văn Dũng, người chứng kiến vụ cháy cho biết, xe container đậu tại đây vào buổi sáng. Khoảng 10h, 3 người trên xe vừa đi khỏi thì khói và lửa bất ngờ phát ra từ bên phải của đầu xe sau đó nhanh chóng bao trùm.
"Thấy cháy, tôi kéo dây bơm nước phun vào nhưng lửa tiếp tục bén vào ghế của phụ xe và bùng cao. Một tiếng nổ lớn vang ra, tôi phải bỏ chạy", anh Dũng kể.
Hiện trường vụ cháy rụi đầu xe container
Clip xe container bốc cháy
Lửa bén vào vỏ xe, khói đen cuồn cuộn bốc cao hàng chục mét. Những tiếng nổ vang lên làm cho người dân xung quanh không dám lại gần. Gần 20 cảnh sát cứu hỏa và 2 xe chữa cháy quận 12 nhanh chóng có mặt ứng cứu. Sau gần 30 phút, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
Đầu xe bị cháy rụi hoàn toàn. Thiệt hại ban đầu gần cả tỷ đồng. Ảnh: An Nhơn.
Đầu xe bị cháy rụi hoàn toàn. Thiệt hại ban đầu gần cả tỷ đồng. Ảnh: An Nhơn.
Tại hiện trường, khu vực xe container cháy nằm sát lề đường Lê Thị Riêng, trước lô đất trống. Đầu xe bị cháy rụi hoàn toàn, thùng hàng container 40 feet phía sau bị cháy dàn máy làm lạnh.
Tài xế Nguyễn Hữu Tiết (51 tuổi, ngụ Quảng Ngãi) cho biết, trên thùng xe không có hàng, thiệt hại vụ cháy gần cả tỷ đồng. Nguyên nhân ban đầu có thể do chập điện.
An Nhơn

Quốc hội sẽ dành 11 ngày quyết định nhân sự cấp cao


Trong kỳ họp đầu tiên của khóa 13 (khai mạc 21/7), Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng và phê chuẩn bổ nhiệm các bộ trưởng.

Sáng 1/6, Thường vụ Quốc hội đã họp bàn về nội dung của kỳ họp đầu tiên, Quốc hội khóa 13. Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa mới sẽ diễn ra trong hai tuần, phiên khai mạc vào ngày 21/7.
Quốc hội dự kiến dành tới 11 ngày để xem xét, quyết định bầu Chủ tịch và các Phó chủ tịch Quốc hội; thành viên Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội; bầu Chủ tịch và Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao.
quoc hoi
Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội trong tháng 7. Ảnh:TTXVN.
Quốc hội cũng sẽ quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ; phê chuẩn việc bổ nhiệm các phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ... Ngay tại kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng nhiệm kỳ mới sẽ ra mắt.
Ngoài công tác nhân sự, trong kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ khóa mới, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2011...
Trong sáng 1/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nghe báo cáo của Hội đồng bầu cử trung ương về kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 13 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Trong tuần này, kết quả bầu cử sẽ được công bố.
Tại Đại hội Đảng lần thứ XI (tháng 1/2011), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục được bầu vào Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết không tham gia Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI.
Nguyễn Hưng

Sài Gòn ơi “nắng bụi mưa sình”


Chiều ngày 28 tháng 5 năm 2011, một cơn mưa lớn đổ ập xuống thành phố Sài Gòn. Hệ quả ai cũng biết, người chạy xe trên đường phải… vượt sông tại rất nhiều khu vực.
Mưa xuống là đường phố ở đây biến thành sông vì nước mưa không có lối thoát dù các công trình, dự án thoát nước tốn kém được đầu tư dài dài bằng các khoản tín dụng quốc tế.
Mấy chục năm trước, thành ngữ “nắng bụi mưa sình” dường như là “đặc sản độc quyền” của vùng đất tuổi “mầm non” miền Tây Nam bộ, nơi mà lịch sử khẩn hoang vỡ đất của người Việt mới tròm trèm 300 năm. “Vĩnh Châu nắng bụi mưa sình/ Đường đi lầy lội lộ trình gian nan” hay một dị bản khác là “Bạc Liêu giàu lúa, ngô, khoai/ Giàu cô gái đẹp, giàu trai anh hùng/ Bạc Liêu nắng bụi mưa sình/ Muối mặn, nhãn ngọt đậm tình quê hương”.
Ở vùng đất chằng chịt kênh rạch như mạng nhện này, thuở ấy phương tiện đi lại chủ yếu là xuồng, ghe chạy dưới nước, còn đường sá chỉ toàn đường đất sét được người dân đổ đất đỏ lên cho bớt lún. Đất đỏ này không phải là thứ đất đỏ bazan ở miền Đông Nam bộ mà là đất sét đào ngoài ruộng đem về chất củi xung quanh đống đất đốt một ngày một đêm, chừng lửa tắt đất nguội hết mới dở ra thì đống đất bên trong bị lửa nung giống như khi ta nung gạch lửa không đều, chổ nào đủ lửa thì đất có màu đỏ, chổ nào lép lửa cục đất có màu đen đen, trắng trắng. Cục đất lúc mới đào làm sao thì đốt xong hình thù nó ra làm vậy, nhiều cục còn in nguyên hình thù lưỡi dá đào đất. Vì kiểu đốt như vậy, đất đỏ không cứng bằng đất được nhào trộn kỹ đóng khuôn rồi nung trong lò gạch, đổ ra làm đường đi một thời gian ngắn nó bể vụn hết, tạo thành bụi. Khi có mưa nó lại quện với đất sét thành một thứ sình lẹp nhẹp.
“Nắng bụi mưa sình” bây giờ không còn là “độc quyền” của miền Tây, mà nó đã “thường trú” chình ình lâu ngày ở giữa mảnh đất một thời từng được thế giới ca ngợi là “hòn ngọc Viễn Đông” xinh đẹp và hoa lệ.
Công trình cầu, đường Nguyễn Hữu Cảnh gồm ba cây cầu (Thị Nghè 2, Văn Thánh 2, cầu vượt nút giao thông đầu cầu Sài Gòn) và một phần đường, khởi công tháng 5/1997, đưa vào sử dụng đầu năm 2002, đến tháng 8/2004 bắt đầu liên tục hư hỏng hết chổ này đến chổ khác. Có hư hỏng tất có sửa chữa, biến khu vực này trở thành “đại công trường” quanh năm “nắng bụi mưa sình”. Mùa mưa năm ngoái, tôi có việc đi ngang hầm chui Văn Thánh thấy những con đường quanh khu vực này đều lầy lội sình bùn, đi xe máy mà cứ lo đêm tối rủi xe bị ngập dưới sình thì tôi không đủ sức lôi nó lên. Cuối năm 2010, “Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài đã chỉ đạo Sở GTVT TP phải yêu cầu các đơn vị liên quan triển khai dự án sửa chữa, nâng cấp và chống ngập cho tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh trong thời gian sớm nhất, hoàn thành trước mùa mưa 2011”. Do đó, dù hiện nay có cầu Thủ Thêm rộng 6 làn xe, người dân đi từ quận 2 sang quận 1 (hoặc ngược lại) chọn giải pháp đi phà (như hơn chục năm về trước), tốn có 3 ngàn đồng/xe máy mà rút ngắn được đường đi trong thờ buổi xăng lên giá, vừa né được khu vực thi công “nắng bụi mưa sình”.
Khu vực hồi xưa được mệnh danh là đẹp nhất Sài Gòn gồm các con đường mang tên các danh nhân nổi tiếng như: Tú Xương, Yên Đổ (nay là Lý Chính Thắng), Bà Huyện Thanh Quan, Ngô Thời Nhậm, Nguyễn Đình Chiểu (nay là Trần Quốc Toản), Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ), Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch), Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu)…. Người Sài Gòn cố cựu ai mà không nhớ câu hát “Con đường Duy Tân cây dài bóng mát/ Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát”.
Sài Gòn ngày càng nóng bức chói chang khi mà đường phố bóng cây xanh ngày càng ít đi, từng khối nhà bê-tông cốt thép, đường nhựa, đường xi măng xám xịt ngày càng nhiều. Đó cũng là các loại vật liệu hút và giữ nóng hừng hực đến 8-9 giờ tối mới nhả nóng. Bóng cây trở nên khan hiếm và quý giá, người nước ngoài đến Sài Gòn hết sức ngạc nhiên khi thấy mỗi lần dừng đèn đỏ, người tham gia giao thông dừng xe ở cách vạch dừng xe rất xa, đến gần mới thấy người ta tranh nhau dừng xe dưới bóng cây để tránh nắng. Ngoài đường phố, tất cả người lớn, trẻ con, nam cũng như nữ, đều bịt khẩu trang che kín mặt, không chỉ đeo khẩu trang ban ngày, mà đeo cả buổi tối. Có lần, tôi đi đường ban đêm, nghĩ rằng không có ánh nắng thì để mặt trần cho mát, không ngờ đi một đoạn mới cảm thấy “hối hận”, phải dừng xe máy lại móc khẩu trang ra đeo, vì tôi bị “kính thưa các loại bụi” thi nhau tấp ào ào vô mặt, mũi, miệng không ngừng.
Đường Duy Tân và những con đường từng là nét đẹp hồn thơ quanh đó bây giờ cây cối thưa thớt và nhỏ bé, vắng bóng những cây cổ thụ “dài bóng mát” trên đầu khách bộ hành, nhường chổ cho cái nắng cháy da chực thiêu đốt người qua lại.
Đường Trần Quốc Toản từ đầu đến cuối đường không một bóng cây xanh. Trời nắng, đi ngoài đường hơi nóng hừng hực táp vào mặt bởi sức nóng từ mặt đường nhựa hắt lên. Nhà ở thì luôn luôn đóng kín cửa (nếu không có cửa kính che bên ngoài), vậy mà mỗi lần xe chạy qua thì cuốn theo hàng đống bụi đường tràn vào khe cửa bên dưới, bụi bay vào tận chổ sâu nhất bên trong nhà.
Sáng tôi đi xe máy ngoài đường chừng vài giờ, có đeo khẩu trang đàng hoàng, khi vào nhà lấy cái khăn giấy lau mặt xong nhìn xuống thấy khăn dính đen thui bụi.
Người Sài Gòn cố gắng chống bụi trong khu vực nhà mình bằng cách sắm máy phun sương.
Đường Điện Biên Phủ mỗi lần có mưa là ngập lụt, nước cống tràn lên đen thủi đen thui, mùi hối thúi nồng nặc, mỗi lần có xe 4 bánh chạy qua là người đi xe máy hứng ‘trọn gói” đám nước sình bùn ấy. Ngã tư Trần Quốc Toản – Hai Bà Trưng cũng không kém cạnh, hễ mưa lớn một chút là ngập nửa bánh xe (“khuyến mãi” thêm sình bùn dưới cống tràn lên). Chủ tiệm vải Hạ Vy ở đầu đường Trần Quốc Toản nói: “Hồi trước chổ này không bao giờ ngập, nền nhà cao chớ có thấp đâu. Bây giờ mỗi lần mưa lớn một chút là ngập hết ngã 4 và một nửa trên đường này, nước tràn vô tới trong nhà, tụi em phải khiêng vải chạy nước mệt gần chết”.
Đây là khu vực trung tâm thành phố, chớ các quận ngoại ô như Thủ Đức, Bình Thạnh, Bình Chánh, Tân Bình, Tân Phú, quận 8, quận 9, quận 7… thì người dân khổ hết biết vì cái sự “nắng bụi mưa sình” này.
Tại khu vực ngã tư An Sương, khói bụi từ các nhà máy gần đó cùng với bụi của các công trình xây dựng, bụi mịt mù từ những xe tải chở đất, đá… chạy qua “thi đua” tống vào mũi, miệng, đồ ăn thức uống của con người. “Các con đường gần Khu công nghiệp Tân Bình thì ngoài khói, bụi của đường phố, của các công trình đang thi công xây dựng lại còn khói bụi đầy mùi hôi bốc ra từ các nhà máy sản xuất gần đó. Khu vực ngã tư Hàng Xanh, ngã tư Linh Trung (Thủ Đức) vòng qua khu vực xa lộ Hà Nội (Quận 2) rồi về miệt đường Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Thập (Quận 7)…, cũng không kém cạnh, đâu đâu cũng tràn ngập trong khói bụi đặc quánh”.
Tại hội thảo bàn về giải pháp chống ngập tổ chức ngày 26/5/2010, Tiến sĩ Lê Vinh Danh- Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng cho biết: “Hiện TPHCM vẫn còn đến 163 điểm thường xuyên ngập kéo dài ở khắp 24 quận huyện” (Dân Trí ngày 27/05/2010). Có người nói vui rằng: “Bây giờ có 163 điểm ngập, sang năm tiến tới chỉ còn 1 điểm duy nhất thôi, nhưng là điểm bự vì nó nối hết các điểm nhỏ lại, tức là ngập toàn thành phố”.
Môi trường sống ô nhiễm, ăn uống thì thiếu chất, thanh niên Sài Gòn muốn tăng chiều cao đã thấy rất khó, nói gì đến khu vực miền Trung, vùng sâu vùng xa “chó ăn đá, gà ăn muối”. Xem ra “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011- 2030 vừa được phê duyệt với mục tiêu sau 20 năm chiều cao thanh niên Việt Nam tăng trung bình 3- 4 cm” dường như để nói cho vui miệng vui tai một số người, để “giải quyết khâu oai” với thế giới mà thôi.
Tạ Phong Tần