Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Việt Nam là quốc gia bị lệ thuộc kinh tế Trung Quốc

Dương Trung Quốc:
Vấn đề thứ nhất, liên quan đến Vinashin,
những thông tin từ báo cáo của Chính phủ liên quan đến
Quyết nghị của Đảng mang lại cho người dân hai tâm trạng.
Tâm trạng thứ nhất là thở phào nhẹ nhõm chắc là thất
thoát không đáng kể. Tâm trạng thứ hai là thất thoát nhưng
chúng ta chưa có cơ chế để xử lý trách nhiệm cá nhân. Chính
vì thế chúng tôi thấy rất cần thiết là chúng ta phải thông
báo kết luận cuối cùng về thất thoát đó.
Vấn đề thứ hai Chính phủ rất năng động trong vấn
đề ứng biến, ứng xử với những tình huống nhưng tầm nhìn
thấy rất chủ quan.


Bằng chứng là khi xảy ra những hiện tượng ở Nhật Bản
liên quan đến an toàn của nhà máy điện nguyên tử, chúng ta
thấy phản ứng của rất nhiều nước, kể cả những nước
có kinh nghiệm và có tiềm lực về nguyên tử họ cũng rất
thận trọng và họ cũng rất khôn ngoan khi đưa ra những ứng
xử một cách thận trọng, đồng thời có từng bước đi một.

Ở đây chúng ta thấy những cán bộ, những cơ quan quản lý
lĩnh vực này phát biểu một cách hết sức chủ quan, có thể
phần nào là vì vấn đề xây dựng nhà máy điện nguyên tử
đã trở thành nghị quyết của Quốc hội, mỗi chúng ta ở
đây đều phải chịu trách nhiệm về việc đó.

Nhưng nếu như Trung Quốc chúng ta thấy là một nước có tiềm
năng, có kinh nghiệm họ cũng tuyên bố là tạm dừng nhưng sau
đó họ lại đưa ra một quyết định là sẽ tiếp tục xây
dựng nhưng ở cấp độ, trình độ cao hơn. Trong khi đó chúng
tôi thấy những bài phát biểu của các cơ quan phụ trách vấn
đề này của Chính phủ có phần rất chủ quan và sự chủ quan
đó không trấn an được người dân mà còn làm tăng thêm nỗi
lo lắng của người dân.

Vấn đề thứ ba, báo cáo của Chính phủ đưa ra rất nhiều
những con số, những thống kê, những giải pháp nhưng chúng
tôi thấy chưa có sự phân tích cần thiết bên cạnh những
yếu tố mang tính chất định lượng.

Tôi lấy ví dụ chúng ta vẫn nhắc đến đầu tư, chúng ta vẫn
nhắc đến nhập siêu, chúng ta vẫn nhắc đến rất nhiều lĩnh
vực, vấn đề liên quan đến kinh tế, nhưng chúng ta chưa bao
giờ phân tích cơ cấu của nó cả. Nhập siêu rõ ràng hiện nay
Chính phủ trong báo cáo của mình không nói nhập siêu từ đâu
nhiều nhất và hiện nay những vấn đề liên quan đến kinh tế
của chúng ta, nguồn lực nào và khó khăn nào, đến từ đâu.

Ví dụ, báo cáo lúc nãy của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công
thương nói về những nhà máy điện mà bị trục trặc kỹ
thuật khiến cho chúng ta gặp khó khăn. Vậy nhà máy điện
đấy của ai xây? Và công nghệ nào? Bởi vì chúng ta đã từng
lo lắng, việc chúng ta là đa phương trong quan hệ quốc tế là
rất cần thiết và chúng ta khai thác nguồn lực, tiềm năng
của những nước lớn là cũng rất cần thiết, nhưng phải làm
thế nào để cân bằng, để bảo đảm an toàn.

Ở đây chúng tôi muốn nói đến quan hệ của chúng ta với
Trung Quốc. Trung Quốc là một nước lớn, láng giềng, có
nhiều truyền thống, giúp đỡ nhau và chúng ta cũng khai thác
tối đa những điều kiện để hợp tác phát huy hiệu quả,
nhưng chúng ta có lo lắng đến việc phụ thuộc kinh tế hay
không?

Tại kỳ họp trước chúng tôi đã định phát biểu nhân một
nhận xét của những nhà nghiên cứu nước ngoài cho rằng trong
số các nước ASEAN thì Việt Nam hiện nay là quốc gia bị lệ
thuộc kinh tế nhiều nhất. Nếu chúng ta phân tích tất cả
những số liệu mà Báo cáo của Chính phủ đưa ra với đầy
đủ tất cả những yếu tố phân tích cần thiết chúng ta
thấy điều đó không phải không có thực.

Tôi muốn nhắc lại rằng việc khai thác lợi ích từ
quan hệ Trung Quốc là vấn đề cơ bản, lâu dài và hết sức
quan trọng, nhưng đừng để lệ thuộc vào Trung Quốc.

Ở đây chúng ta có thể xem xét lại xem ngay trong cơ chế pháp
luật của chúng ta có hay không? Luật đầu tư có hay không?
Luật đấu thầu có hay không?

Chúng tôi thấy rất nhiều những nhà phân tích kinh tế cũng
như những người hoạt động kinh tế cho rằng hiện nay nếu
chúng ta vẫn tiếp tục như thế này thì chúng ta phụ thuộc là
tất yếu, mà phụ thuộc một cách rất hợp pháp.

Vì thế chúng tôi muốn lưu ý điều này để Chính phủ trong
báo cáo của mình nên phân tích kỹ tất cả những yếu tố
đó để thông tin đến cho các đại biểu Quốc hội và đến
nhân dân đầy đủ hơn, nó có thể phát huy những mặt tích
cực, nhưng nó cảnh báo những khả năng, nguy cơ.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/8292), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Posted by Dân Luận (www.danluan.org)

Cái nút

Đào Tuấn -
Sử gia Dương Trung Quốc râu tóc muối tiêu, kính trễ mũi
hôm nay đã đăng đàn QH để nói về cái nút bấm. Ông đòi
phải công khai và minh bạch hoá quyết định của đại biểu QH
thông qua việc bấm nút. "Đây là điều kiện để dân giám
sát đại biểu mà họ bầu ra". Chắc ông Quốc không muốn ù
ù cạc cạc mình như chúng nó kiểu vỗ tay gật cả làng với
bất cứ thứ gì được bất cứ ai đưa ra QH. Ông Quốc nói
đã có văn bản gửi Uỷ ban thường vụ QH và nhận được
trả lời là "do tập quán của từng nước" và "có những
cái công khai có những cái không cần không khai"- Chắc ông
Quốc không bằng lòng với câu trả lời. "Vì sao chúng ta
không chọn sự công khai mình bạch, để chính đại biểu phải
tự chịu trách nhiệm cao hơn đối với các quyết định của
mình trước dân"- ông đặt câu hỏi.
Công khai việc bấm nút, có lẽ đúng là sẽ làm các vị đại
biểu QH phải nhìn trước ngó sau nhiều hơn. Nhưng khó mà nói
sẽ thay đổi được điều gì.

Hôm nay, câu nói ấn tượng nhất thuộc về ông Nguyễn Ngọc
Đào, và bà Phạm Thị Loan. "Quốc hội cần nâng cao vị thế
của mình" - ông Đào nói. "Quốc hội cần phải độc lập
hơn" - bà Loan phát biểu. Vậy thì QH đang ở vị thế nào?
Chả lẽ quyền "giám sát tối cao" còn chưa đủ? Cần phải
độc lập. Có nghĩa là QH đang trong trạng thái bị động? QH
đang lệ thuộc? Hình như vào đúng ngày áp chót của phiên
họp, ngày cuối cùng còn được đeo huy hiệu "dân biểu"
nhiều nghị sĩ mới nhận thấy, hoặc đúng hơn là dám nói ra
sự phụ thuộc của cơ quan, mà theo hiến pháp, là cơ quan lập
pháp tối cao.

Cái vị thế của QH hiện nay là gì?


Sự thụ động trong việc lập pháp. Chính phủ trình dự án
luật gì thì QH bàn bạc, thông qua dự án luật đó. Luật, vì
thế, bắt nguồn từ nhu cầu của Chính phủ chứ chưa bắt
đầu từ cuộc sống. Ông Nguyễn Đăng, vị đại biểu của cơ
quan quyền lực cao nhất nước dường như nuốt không trôi
việc "một cậu chuyên viên hành pháp" nói: "Không có
tiền" cho việc thực hiện giám sát VSATTP. "Cái chết với
cái sống như nhau cả", "cái cụ thể không giải quyết thì
không thể nói cái lớn được", ông Vang nói rất bức xúc.
Còn nhớ năm ngoái, bà Phạm Thị Loan, đại biểu QH Hà Nội
đã bị viên chức của chính quyền "Mặc quần đùi tiếp
đại biểu", rồi thì "Khoá nhốt". Dư luận ồn lên một
dạo. Việc hành pháp bắt nhốt lập pháp thậm chí còn được
đưa ra trước diễn đàn QH. Nhưng sau đó, thành chuyện "muỗi
đốt I-nốc", vị quan chức địa phương này vẫn tiếp tục
nhiệm kỳ tiếp theo ở Hoà Bình theo cái lối "Bắt nhốt thì
đã làm sao".

Chuyện bắt nhốt, hay cái lắc đầu hình như không phải là
chuyện cá biệt. Niềm sung sướng âm ỉ khi lầm đầu tiên QH
dám "nói không" với một dự án do Chính phủ đệ trình:
"Dự án ĐSCT", không khoả lấp nỗi bức xúc vì bị lệ
thuộc, vì bị ép người quá đáng.

Luật gia Nguyễn Ngọc Đào đã nói đầy chua chát, rằng: QH
đang phải chấp nhận câu chuyện Chính phủ đưa tới cái gì
thì bàn cái đó. (Và trừ cái ĐSCT thì muốn cái gì QH phải
biểu quyết cho cái đó). Bà Phạm Thị Loan thì phàn nàn
"Nhiều cái CP đưa lên thì QH có giám sát. Nếu CP không đưa
lên thì cũng không biết đâu mà giám sát". Ông Trần Du Lịch
kể lể: Uỷ ban Kinh tế khuyến nghị rất nhiều việc sau đợt
giám sát việc sử dụng vốn của các tập đoàn, TCTy, nhưng sau
đó cũng không ai nghe. Ông Nguyễn Đình Xuân cay đắng thừa
nhận: Không có tỉnh nào muốn làm mất lòng trung ương. Và:
"Nói và làm của Quốc hội chưa phải lúc nào cũng hiệu
quả. Nhiều việc nói thì như vậy nhưng làm thì còn nhiều
hạn chế".

Chính vì chưa, thực ra là không dám, hoặc không thể "truy
tới cùng sự việc" cho nên QH giám sát, rồi không biết giám
sát để làm gì, sau giám sát ra sao, ai nghe, ai làm, để rồi
lại tiếp tục giám sát, giám sát "như một công việc
thường nhật".

Ông Đào "trình bày suy nghĩ thô thiển" của mình, rằng:
Việc quyết định đối với các công trình trọng điểm quốc
gia không chỉ, không phải chỉ là những công trình nhiều
tiền. QH phải quyết định cả những vấn đề như học phí
của sinh viên, vấn đề tăng giá xăng dầu, điện nước.
Thoạt nhìn thì đó là nhỏ, nhưng lại gây tác động rất
mạnh, rất rộng lớn đối với xã hội. Chứ Như bây giờ,
mỗi lần có tăng giá, QH không nói gì, chính đại biểu QH
phải bỏ tiền mua hơn 19k đồng/lít xăng.

Con số 92,9% hình như chính là hình ảnh cho QH khoá XII: Có hung
hăng đến mấy nhưng chỉ cần nhìn thấy cái nhíu mày là tịt
ngòi. Bà Phạm Thị Loan đã tâm sự là "nhiều lúc" sau khi
"bấm nút" thì cảm thấy rất buồn. Bà mong muốn việc
giải quyết các vấn đề quan trọng của QH cần thấu đáo và
độc lập. Quan trọng nhất là "Cần phải được bấm nút
mà không chịu sự chi phối".

Nhưng cái đó khó đấy. Khóa tới, các vị dân biểu thẳng
thắn nhất, không ngại va chạm nhất hoặc đương nhiên nghỉ,
hoặc dĩ nhiên nghỉ, hoặc tất nhiên nghỉ. Chả phải vô cớ
mà ông Trần Du Lịch dẫn ý kiến cử tri, nói rằng: Nghe các
vị nói trên diễn đàn QH thì sướng, nhưng cũng chẳng giải
quyết được cái gì.

Thưa bác Quốc, cái nút nó không có lỗi gì cả. Cái nút bấm,
cũng không phải là vấn đề của Quốc hội. Bởi điều đó
sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có những cái nút trong
chính tư duy các vị đại biểu, cũng chẳng bao giờ phải đặt
ra nếu không có những cái nút khác từ trên đầu các vị.

Tính chính đáng của các bên trong cuộc chiến tại Việt Nam 1945 - 1975

Lạc Văn -
Đã từ lâu tôi có tham vọng bình luận về tính chính đáng
của các bên trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam 1945-1975, tuy
những chuẩn mực để đánh giá cũng chỉ mang tính tương
đối, nhưng vì đó là đề tài quá phức tạp nên đã đắn đo
rất nhiều.
Phức tạp xuất hiện ngay từ điều tưởng chừng đơn giản
nhất như tên gọi nào là thích hợp. Tên thường dùng tại
Việt Nam là "cuộc kháng chiến chống Pháp" và "cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước", trên thế giới là "chiến tranh
Đông Dương 1" và "chiến tranh Đông Dương 2" hay vẫn được
biết đến là "cuộc chiến tranh Việt Nam", hoặc như một số
người Việt Nam chống cộng gọi đó là "cuộc chiến Quốc –
Cộng". Mỗi cái tên đều mang hàm ý nhất định. Qua cái tên
"cuộc kháng chiến chống Pháp" và "cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước" người ta khẳng định vai trò của mình là chống
quân xâm lược ngoại bang như bao đời cha ông ta đã làm. Cái
tên "chiến tranh Việt Nam" lại không chỉ ra vai trò chủ thể
của Mỹ trong cuộc chiến đó. Điều này làm cho ta liên tưởng
tới trường hợp người Mỹ thay đổi cách gọi ban đầu của
quá trình phi-Mỹ hóa (de-Americanization) chiến tranh thành Việt
Nam hóa (Vietnamization) chiến tranh. Người ta làm vậy vì cố
tình làm nhẹ sự can dự của Mỹ vào cuộc chiến. Còn những
người gọi nó là "cuộc chiến Quốc – Cộng" thì coi mình như
những người vì Quốc Gia, chống cộng để bảo vệ tự do.

Sự phức tạp khi nhận xét về cuộc chiến tại Việt Nam
cũng bởi có quá nhiều thông tin để tham khảo, nó liên quan
đến nhiều bên, trong tình hình thế giới đặc biệt phức
tạp và có quá nhiều sự kiện diễn ra trong quá trình dài,
đặc biệt là tính nhiều mặt của mỗi sự việc v.v.

Bản thân xác định thời điểm bắt đầu của cuộc chiến
đó cũng mang tính quy ước. Mỹ coi sự kiện Vịnh Bắc Bộ
xảy ra vào mùng 2 và 4 tháng 8 năm 1964 là thời điểm bắt
đầu, nhưng sự kiện đó cũng chỉ là một mốc thời gian tất
yếu phải xảy ra, và là kết quả của cả một quá trình. Nói
vậy không chỉ vì có bao nhiêu phần trăm sự sắp đặt ở
trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ, mà còn bởi sự tham dự quá sâu
của Mỹ vào quyết định số phận của nước Việt Nam, đã
làm thay đổi cục diện chính trị, quân sự ở Việt Nam
trước thời điểm đó.

Trước sự kiện Vịnh Bắc Bộ, tuy Mỹ chưa chính thức
tham chiến tại Đông Dương, nhưng 16.732 quân Mỹ có mặt tại
Việt Nam vào thời điểm tháng 10 năm 1963 dưới hình thức cố
vấn quân sự ("The Pentagon Papers", Gravel Edition, Volume 2, Chapter 3,
"Phased Withdrawal of U.S. Forces, 1962-1964," pp. 160-200). Quân đội
Mỹ đã tham gia một số nhiệm vụ bí mật chống lại VNDCCH,
như OPLAN 34A. OPLAN 34A (Operation Plan - kế hoạch hành quân)
được tổng thống Johnson chấp thuận vào tháng 1 năm 1964 với
mục đích chống lại VNDCCH, đưa những đội thám báo phá
hoại vào Miền Bắc, đột kích một số cơ sở của VNDCCH
được chọn lựa trước, bí mật thu thập thông tin bằng không
quân và ném bom tại Lào, mở rộng do thám của hải quân Mỹ
tại vịnh Bắc Bộ được biết dưới cái tên Desoto ("Chapter 4
– The Burden's First Fanfare: American SIGINT Arrives in the Republic of
Vietnam,1961-1964").

Vào năm 2001, nhà sử học của Cục an ninh quốc gia Mỹ (the
National Security Agency) Robert J. Hanyok đã đăng bài "Skunks, Bogies,
Silent Hounds, and the Flying Fish: The Gulf of Tonkin Mystery, 2-4 August
1964" (http://www2.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB132/relea00012.pdf) trên
tạp chí Cryptologic Quarterly của Cục an ninh quốc gia Mỹ NSA
dựa trên những tài liệu tối mật, đưa ra chứng cớ là vào
ngày 4/8/1964 không xảy ra việc Bắc Việt Nam tấn công các tàu
chiến Mỹ trên Vịnh Bắc Bộ, mà NSA cố tình che đậy và bóp
méo sự thật.
Ngoài chứng cứ mà Hanyok đưa ra, có nhiều thông tin cho ta thấy
là sự chuẩn bị cho hành động vũ trang quy mô chống VNDCCH
của Mỹ bắt đầu từ trước sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Trước
thời điểm cuối năm 1964, Nam Việt Nam gần với sụp đổ ("CIA
and the Generals, Convert Support to Military Government in South Vietnam",
Thomas L. Ahern, Jr.). Vào quý 3 của năm 1964, có sự đồng thuận
trong chính quyền tổng thống Johnson trong đánh giá về việc
công khai gây áp lực mạnh chống lại VNDCCH sắp tới có thể
là cần thiết. Mục đích của việc gây áp lực đó là:

1) Tác động đến quyết tâm và khả năng của VNDCCH để
thuyết phục và ép lãnh đạo Hà Nội dừng việc ủng hộ và
chỉ đạo chiến tranh tại Miền Nam.

2) Khiến đàm phán trong thời điểm tương lai theo điều kiện
của Mỹ sau khi Bắc Việt Nam bị thương tổn và phải nghe theo
quyết định của Mỹ (The Pentagon Papers", Gravel Edition, Volume 3,
Chapter 2, 2, "Military Pressures Against North Vietnam, February
1964-January 1965," pp. 106-268).

Báo Washington Post ngày 14 tháng 6 năm 1971 có đăng bài "U.S.
Planned Before Tonkin For War on North, Files Show", chỉ ra rằng Mỹ
đã đặt kế hoạch chiến tranh trước sự kiện Vịnh Bắc
Bộ. Hai tháng trước sự kiện Vịnh Bắc Bộ, chính quyền Mỹ
đã phái nhà ngoại giao Canada J. Blair Seaborn đi một chuyến công
du bí mật đến Hà Nội để thông báo với Thủ tướng Phạm
Văn Đồng rằng: "trong trường hợp chiến tranh leo thang, VNDCCH
sẽ phải chịu sự tàn phá lớn nhất". Vào ngày 30 tháng 4
(1964) Ngoại trưởng Mỹ Rusk bay đi Ottawa gặp Seaborn để mang
tin nhắn đến Hà Nội vào tháng 6, tin nhắn "cái gậy và củ
cà rốt" với lời gợi ý hỗ trợ kinh tế đi cùng với sự đe
dọa "tàn phá".
Đó là kế hoạch 16 điểm cho "Ngày D", ám chỉ ngày được
chọn sẽ tấn công bằng không quân vào Bắc Việt Nam. Kịch
bản được đề nghị bao gồm tránh các cuộc họp báo cho
đến "Ngày D" với lời tuyên bố của Tổng thống kêu gọi
thông qua nghị quyết Nghị viện cho phép hành động chống Bắc
Việt Nam.

Hành động được đề nghị, bắt đầu từ "Ngày D", bao gồm
rải mìn các cảng Bắc Việt Nam, đánh phá các cầu, doanh trại
quân đội, sân bay quân sự và các mục tiêu khác tiến hành
trước tiên bằng không quân Mỹ. Cùng lúc, trong „Ngày D", Hoa
Kỳ sẽ tổ chức họp báo và tuyên bố: mục đích không phải
lật đổ chế độ Bắc Việt Nam hay phá hoại đất nước, mà
là ngăn chặn những can dự của VNDCCH tại Miền Nam.

Với Việt Nam, cuộc chiến tranh đó đã bắt đầu từ trước
đó lâu rồi. Có thể coi thời điểm quân Pháp nã đại bác
vào Đà Nẵng vào năm 1858 là điểm đầu của cuộc chiến liên
tục của nước Việt Nam giữ và giành lại độc lập, tự
chủ, thống nhất Đất nước. Tuy cuộc đấu tranh suốt hơn
trăm năm đó có những hình thái khác nhau qua mỗi thời kỳ,
giai đoạn, nhưng đó là một quá trình liên tục không thể
tách rời.

Đánh giá về cuộc chiến đó, người ta thường hay nhìn dưới
lăng kính ý thức hệ hoặc ý thức hệ hóa cuộc chiến. Nhưng
theo tôi, cuộc chiến xảy ra tại Việt Nam và quyết định số
phận của nước Việt Nam thì cần phải đánh giá theo tiêu
chuẩn quyền lợi và yêu cầu cơ bản nhất của dân tộc Việt
Nam.

Yêu cầu cơ bản nhất của dân tộc Việt Nam từ thủa cha ông
ta dựng nước tới giờ, không thay đổi theo thời gian là: ĐỘC LẬP – TỰ CHỦ, THỐNG NHẤT ĐẤT
NƯỚC, TOÀN VẸN LÃNH THỔ
.

Có những nhu cầu xuất hiện trong một giai đoạn lịch sử mang
tính thời đại của dân tộc ta như: Hạnh phúc, Tự do.

Ngoài các tiêu chuẩn trên, tính Hợp pháp cũng là yếu tố cần
tham khảo để đánh giá tính chính đáng của các bên.

I. TIÊU CHÍ ĐỘC LẬP – TỰ CHỦ VÀ TÍNH HỢP PHÁP CỦA
CÁC BÊN


Nếu chỉ xét tính hợp pháp của một chính quyền dựa trên
sự công nhận của LHQ thì sẽ là không đủ, bởi bản thân LHQ
bị thao túng bởi các nước lớn trong HĐBA. Có những trường
hợp lợi ích các nước lớn đó đi ngược lại với quyền
tự quyết của dân tộc khác.

Tính hợp pháp của chính quyền phải dựa trên sự công nhận
của người dân. Để xác định được liệu một chính quyền
có được người dân công nhận hay không thì cần phải xem
người dân có chân thành hợp tác, ủng hộ những mục tiêu
chính của chính quyền đó đề ra hay không.

VNDCCH ra đời vào mùng 2/9/1945, trước đó vua Bảo
Đại đã chính thức thoái vị tại Huế vào tháng 8/1945, trao
ấn kiếm cho chế độ mới.

Có người đem so sánh sự ra đời của VNDCCH với việc vua Bảo
Đại ra chiếu số 1 tuyên bố Độc Lập vào ngày 17/3/1945 lập
nên Đế quốc Việt Nam, và vào ngày 17/4/1945 thành lập chính
phủ do Trần Trọng Kim đứng đầu. Nhưng điểm khác biệt
giữa VNDCCH và Đế quốc Việt Nam là ở chỗ:

- Nhà nước VNDCCH hoạt động có hiệu quả, lập ra bộ máy
hành chính từ trung ương đến địa phương, trong thời gian
ngắn huy động được sức người và vật chất để chuẩn
bị kháng chiến trong khi phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn. Những khó khăn như việc phải giải quyết nạn đói Ất
Dậu và hậu quả của nó. Quân đội nước ngoài đang có mặt
trên Đất nước dựa vào ủy thác của Đồng Minh theo hiệp
ước Postdam với số lượng lớn, gồm có quân Anh – Pháp tại
phía Nam, quân Tưởng Giới Thạch tại phía Bắc, quân Nhật thì
chưa rút về nước.

- Việt Minh giành chính quyền bằng nội lực và sức mạnh
quần chúng và đó cũng là một trong những lý do VNDCCH tự chủ
trong quyết định của mình.

- Việt Minh có thể vượt qua được nhiều khó khăn, huy động
được sức người và vật chất chuẩn bị kháng chiến như
đã nêu cũng bởi được đa số người dân công nhận và chân
thành hợp tác với chính quyền. Mục tiêu của chính quyền là
giữ độc lập và thống nhất Đất nước hợp với ý nguyện
người dân. Yếu tố này đồng hành cùng VNDCCH suốt 30 năm
chiến tranh, và cũng là yếu tố tạo nên sự ủy thác của đa
số người dân đối với chế độ.

Những việc mà Đế quốc Việt Nam đã làm được có thể kể
đến như:

- Thay chương trình dạy học từ tiếng Pháp sang tiếng Việt.

- Thống nhất Nam Kỳ trên danh nghĩa. Bản thân việc thống
nhất trên danh nghĩa này cũng phản ánh tính chất "tự chủ"
của nhà nước đó đối với phát xít Nhật.

Ngày 11/3/1945 hoàng đế Bảo Đại nêu vấn đề thống nhất
lãnh thổ với đại sứ Nhật Yokohama, ông này trả lời: "Xin
Hoàng Thượng hãy nhẫn nại. Tình hình quân sự hiện giờ làm
cho nước Nhật phải đặt Nam Kỳ như một vùng chiến lược,
và phải nắm quyền cai trị xứ đó. Nhưng khi Nhật đã thắng
trận, sẽ trao trả lại cho Việt Nam". Ngày 14/8/1945 Mỹ chấp
nhận cho chính phủ Nhật đầu hàng, cũng ngày hôm đó, đại
sứ Nhật mới trả Nam Kỳ bởi không còn giữ được nữa. Như
vậy cũng thấy "thành ý" của phát xít Nhật đối với nền
độc lập của Việt Nam, và cũng thấy tính tự chủ của Đế
quốc Việt Nam.

Hiệu quả hoạt động của chính phủ Trần Trọng Kim có thể
thấy ở việc chính phủ đó đã làm được gì khi nạn đói
hoành hành với khoảng hai triệu đồng bào chết đói (không có
con số thống kê cụ thể) tại Miền Bắc, trong khi Nam Kỳ có
thừa lúa gạo.

Vả lại nếu nhà nước đó có được sự ủng hộ, ủy thác
của người dân thì đã không dễ dàng mất quyền vào tháng 8
năm 1945.

1. Yếu tố độc lập – tự chủ và VNDCCH


Không ít người đồng nghĩa việc tham chiến của Pháp, rồi
đến Mỹ tại Việt Nam với sự trợ giúp vật chất, chính
trị cũng như nhân lực của Trung Quốc và Liên Xô cho VNDCCH.
Đó chính là tính nhiều mặt của sự việc. Có những sự
việc bề ngoài giống nhau, nhưng bản chất lại khác nhau. Yếu
tố quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt đó là tính tự
chủ và tính hợp pháp của chính quyền.

Ngoài mục tiêu giữ vững chính quyền như bất cứ chế độ
nào khác, mục tiêu chính của VNDCCH (do Việt Minh lãnh đạo)
trong giai đoạn 1945-1946 là giữ được tự chủ (ít nhất trên
thực tế) và thống nhất Đất nước.

Có người cho rằng Việt Minh hành động theo chỉ đạo của
Quốc tế cộng sản. Trong báo cáo vào năm 1947, Special Projects
Staff - Ban Những Kế hoạch Đặc Biệt, chuyên đánh giá các tin
tức tình báo của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cùng với COMINT
(Communications Intelligence – Tình báo thông tin) đã không thể
tìm ra bất kỳ chứng cớ nào về sự điều khiển của Moskva
đối với phong trào cộng sản Việt Nam. Bản báo cáo tương
tự vào năm 1948 của bộ ngoại giao Hoa Kỳ lập lại tình
trạng đó và không thể tìm ra chứng cớ trực tiếp, nếu
xuất hiện bất cứ chứng cứ nào, âm mưu do Moskva điều
khiển là sự không bình thường ("Prelude: Indochina before 1950").

Trước năm 1950 Việt Minh không nhận được sự
ủng hộ của các nước cộng sản và bị cô lập cũng là
điều dễ hiểu bởi Stalin hoài nghi phong trào cộng sản Việt
Nam pha đậm màu sắc dân tộc chủ nghĩa. Sự hoài nghi càng
tăng khi đảng cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán
ngày 11/11/1945. Stalin lo ngại Việt Nam là một Nam Tư ở Châu Á.

Mục tiêu chính của VNDCCH trong giai đoạn 1947-1954 là
kháng chiến chống thực dân Pháp, giành lại độc lập. Việt
Minh thực hiện chiến tranh nhân dân để áp chế sức mạnh
vượt trội của đối phương. Giành chủ động trên chiến
trường, chủ động về thời gian, địa điểm, giàn mỏng lực
lượng cơ động của Pháp. Trên lý thuyết, chiến tranh nhân
dân được tiến hành trong 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là xây
dựng và giữ vững căn cứ cách mạng, bảo toàn lực lượng,
đẩy mạnh hoạt động du kích. Giai đoạn 1 ứng với thời kỳ
1947-1950. Giai đoạn 2 là khi lực lượng hai bên cân bằng, và
giai đoạn 3 là giai đoạn phản công, khi chiếm ưu thế về
quân sự cũng như chính trị, tiến về giải phóng đồng bằng
và các đô thị.

Từ năm 1950, khi VNDCCH nhận được sự giúp đỡ hữu ích của
CHND Trung Hoa, tình thế trên chiến trường có thay đổi. Quân
đội NDVN thay đổi tắc chiến từ đánh du kích với quy mô
lực lượng "đại đội độc lập" thành đánh vận động
hoặc công kiên với quy mô đến đại đoàn hoặc nhiều đại
đoàn phối hợp. Chiến thuật tuy có thay đổi, song mục tiêu
và chiến lược không thay đổi.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Minh có lợi thế tinh
thần, tuy nhiên thế và lực của Việt Minh chưa thể giành
chiến thắng hoàn toàn trên chiến trường. Pháp và các Quốc
gia liên kết nằm trong Liên bang Đông Dương vẫn còn khoảng 450
ngàn quân, và vẫn nắm ưu thế về vũ khí. Nước Pháp tuy mệt
mỏi với cuộc chiến nhưng không đầu hàng. Tình hình đặc
biệt phức tạp vì Mỹ có thể nhẩy vào tham chiến thay Pháp
bất cứ lúc nào. Với tình hình như vậy, giải pháp chính trị
là giải pháp duy nhất đối với VNDCCH.

Thất bại trong đàm phán của VNDCCH tại Hội nghị Giơ-ne-vơ
là phải chấp nhận vĩ tuyến 17. CHND Trung Hoa và Liên Xô đã
không quyết tâm đấu tranh vì quyền lợi đồng minh vì cả
Liên Xô và Trung Quốc đều không muốn kéo dài cuộc chiến và
nguy cơ đối đầu trực tiếp với Mỹ.
Hiệp định Giơ-ne-vơ là thất bại đối với nước Việt Nam
nói chung, bởi không có ràng buộc pháp lý nào bắt buộc Mỹ
và chính quyền Sài Gòn phải thực thi Hiệp định dẫn đến
việc chia cắt Đất nước. Vấn đề nằm ở chỗ Mỹ và
đồng minh của họ đã có dã tâm quyết định vận mệnh của
Việt Nam.

Vào hạ tuần tháng 6/1954 các nhà lãnh đạo Anh - Mỹ gặp nhau
bàn về vấn đề Đông Dương đã đưa ra nguyên tắc 7 điểm
gửi cho người Pháp, theo như Ngoại trưởng Anh Eden thì đó là:

1) Duy trì độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Lào và
Campuchia, và đảm bảo sự rút quân của Việt Minh ra khỏi các
nước đó;

2) Duy trì ít nhất nửa phía nam của Việt Nam với đường phân
chia không xa về phía nam hơn Đồng Hới, và nếu có thể, lỏm
đất (enclave) nằm ở đồng bằng (sông Hồng);

3) Không với những hạn chế đối với Lào, Campuchia, và phần
Việt Nam còn lại dẫn đến suy giảm khả năng duy trì chế
độ ổn định không cộng sản của họ; và đặc biệt những
hạn chế làm suy giảm quyền duy trì quân đội thích hợp để
giữ an ninh nội địa, quyền để nhập vũ khí và dùng cố
vấn nước ngoài của họ;

4) Không với điều khoản chính trị có thể đánh mất phần
đất còn lại vào tay cộng sản;

5) Không với điều khoản có thể loại bỏ khả năng thống
nhất cuối cùng của Việt Nam bằng những biện pháp hòa bình;

6) Điều khoản cho người dân di cư hòa bình từ một vùng này
đến vùng khác của Việt Nam, dưới sự kiểm soát quốc tế;

7) Điều khoản cho phép kiểm soát quốc tế theo hiệp định
hoạt động hiệu quả.

Ngày hôm sau, 7/7/1954 Ngoại trưởng Mỹ Dulles gửi điện đến
Đại sứ Mỹ tại Paris Dillon có đoạn viết: "Chúng ta nhận
thức rõ rằng ngay cả khi Hiệp định đáp ứng cả 7 điểm
cũng không thể đảm bảo rằng một ngày nào đó Đông Dương
không rơi vào tay cộng sản. 7 điểm với mục đích cung cấp
cơ hội tốt nhất để điều đó không xảy ra. Cái đó yêu
cầu sự tuân thủ theo tiêu chí không chỉ đơn thuần trên mặt
chữ mà trên tinh thần. Vì sự thật không nghi ngờ là Tổng
tuyển cử có thể đồng nghĩa với thống nhất Việt Nam dưới
sự lãnh đạo Hồ Chí Minh, và bởi vậy Tổng tuyển cử chỉ
có thể xảy ra ở thời điểm xa nhất có thể sau hiệp định
ngừng bắn và trong điều kiện không bị đe dọa, để dành cho
những yếu tố dân chủ (ở Miền Nam) cơ hội tốt nhất" ("The
Pentagon Papers", Gravel Edition, Volume 1, Chapter 3, Document 74, "Telegram
from Secretary of State Dulles to Ambassador Dillon on the Negotiations in
Geneva, 7 July 1954, pp. 546-47").

Đầu năm 1954 tổng thống Mỹ Eisenhower có nhận xét là nếu
Tổng tuyển cử diễn ra trong thời điểm đó giữa Hồ Chí Minh
và Bảo Đại thì Hồ Chí Minh có thể nhận được 80% phiếu
bầu ("President Dwight D. Eisenhower on the likelihood that Ho Chi Minh
would win a national election in Vietnam in 1955").

Mỹ và đồng minh đã quyết định số phận Việt Nam mà không
quan tâm đến quyền tự quyết của nước Việt Nam, không quan
tâm đến nhu cầu căn bản nhất của dân tộc Việt Nam là
độc lập - tự chủ, thống nhất đất nước, họ không chấp
nhận thực tế là những người cộng sản là thế lực chính
trị mạnh nhất và được nhiều người dân ủng hộ nhất
tại Việt Nam.

Chiến lược của Mỹ đối với Đông Dương trong thời gian đó
xuất phát vì học thuyết Đô-mi-nô. Vào tháng 4/1954. Tống
thống Eisenhower đưa ra lời tiên đoán nổi tiếng rằng nếu
Đông Dương sụp đổ, phần còn lại của Đông Nam Á sẽ "sụp
đổ rất nhanh" như "những quân bài Domino". Ông còn thêm rằng
"những hậu quả có thể xảy ra của mất mát này là không
thể tính được đối với thế giới tự do". Như trong hồi ký
của mình, McNamara viết: Cuối cùng tôi cũng nhận ra rằng trong
những năm ở Thượng viện, John F. Kennedy đã lặp lại những
đánh giá của Eisenhower về Đông Nam Á. Trong bài diễn văn
được công bố rộng rãi vào năm 1956, ông đã nói: "Việt Nam
là hòn đá tảng của Thế giới tự do ở Đông Nam Á. Đó là
con đẻ của chúng ta. Chúng ta không thể từ bỏ nó, không thể
phớt lờ những nhu cầu của nó".

Mỹ đã tham dự vào vấn đề Đông Dương vì ý thức hệ,
đặt xung đột tại Đông Dương trong cái nhìn của cuộc chiến
tranh Lạnh trên toàn cầu như vậy đó.

Tuy nhiên sự đối đầu và mối quan hệ tứ giác VNDCCH, Mỹ,
Trung Quốc, Liên Xô hoàn toàn không đơn thuần chỉ là cuộc
đối đầu Đông – Tây như nhiều người lầm tưởng. Đằng
sau đó là cả sự ích kỷ, tính toán vì những mục đích
riêng. Chính trị vốn là trò chơi bí hiểm và đầy bất ngờ.

Dưới đây là một vài số liệu về sự tham gia của các
nước liên quan đến cuộc chiến tranh tại Việt Nam:

a. Các nước XHCN


CHNH Trung Hoa:

Từ tháng 06/1965 đến tháng 03/1969, CHND Trung Hoa đưa sang Việt
Nam 346 chuyên gia quân sự và 320.000 lượt quân nhân, công nhân
xây dựng công trình quốc phòng, làm đường bộ, đường sắt.
Những đơn vị đầu tiên sang Việt Nam tháng 06/1965 gồm 4 chi
đội (tương đương sư đoàn) công binh 1, 4, 5, 6 được tổ
chức thành 22 trung đoàn công binh, trong đó chi đội 1 công binh
đảm nhiệm xây dựng đường sắt Lưu Xá - Kép, chi đội 5
công binh đảm nhiệm sửa chữa đường ô tô từ Lào Cai xuống
Yên Bái, chi đội 4 công binh đảm nhiệm nâng cấp quốc lộ 3
từ Bờ Đậu - Phú Lương đến Cao Bắc - Ngân Sơn. Ngoài ra còn
một số đơn vị công binh đường sắt, công binh không quân,
quân y, rà phá mìn của hải quân và công nhân xây dựng với
tổng số khoảng 170.000 lượt người.
Từ tháng 02/1969, toàn bộ các đơn vị CHND Trung Hoa gồm 7 trung
đoàn công binh làm đường sắt, 2 trung đoàn công binh sửa
chữa đường bộ, 4 chi đoàn cao xạ và một số đơn vị công
binh không quân với quân số 114.563 người lần lượt được
tổ chức rút về nước và đến tháng 09/1969 hoàn thành rút
quân khỏi Việt Nam.

Trong thời gian ở Việt Nam, các đơn vị CHND Trung Hoa bị tổn
thất 771 người chết và 1.675 người bị thương.

Từ cuối năm 1966, một số đơn vị phòng không CHND Trung Hoa
cũng được đưa sang Việt Nam làm nhiệm vụ chiến đấu tại
khu vực gần biên giới Việt - Trung, những đơn vị đầu tiên
là Chi đội (tương đương sư đoàn) 62 phòng không (từ tháng
12/1966 đến tháng 08/1967), Chi đội 170 phòng không (từ tháng
07/1967 đến tháng 03/1968) v.v. Tổng cộng có 16 lượt chi đội
với 63 lượt trung đoàn phòng không đã tham chiến ở Việt Nam,
với khoảng 150.000 lượt người.

Liên Xô:

Từ 1960 đến 1975, Liên bang CHXHCN Xô Viết đưa khoảng 6.500
lượt sĩ quan và 4.500 lượt hạ sĩ quan, binh sĩ sang làm nhiệm
vụ tại Việt Nam. Tổn thất ở Việt Nam là 13 người chết (4
không trong chiến đấu).

CHDCNH Triều Tiên:

Từ năm 1966 đến 1969, CHDCND Triều Tiên cử sang Việt Nam 384
chuyên gia quân sự (trong đó có 96 phi công và nhân viên kỹ
thuật không quân) và 35 chuyên gia về địch vận, phát thanh.
Trong thời gian tham chiến ở Việt Nam, tổn thất của CHDCND
Triều Tiên là 14 phi công chết (trong đó 2 không trong chiến
đấu)(http://www.quansuvn.net/index.php?topic=113.0).

Đến năm 1967 toàn bộ viện trợ của các nước xã hội chủ
nghĩa cho Việt Nam dân chủ cộng hoà ước tính đạt khoảng 1,5
tỷ rúp (hơn 1,5 tỷ đô-la nếu chuyển ra đô-la theo tỷ giá
hối đoái chính thức của Liên Xô 1 đô-la bằng 0,9 rúp). Phần
của Liên Xô là 36,8% hay 547,3 triệu rúp (608,1 triệu đô-la).

Thời gian trôi qua, viện trợ của Liên Xô lên tới khoảng 50%
của tổng số viện trợ của xã hội chủ nghĩa và vào năm
1968 nó đã đạt tỷ lệ 524 triệu rúp (582,2 triệu đô-la).

Những khoản viện trợ này hoàn toàn được tài trợ thông qua
các khoản cho vay tín dụng dài hạn. Mặc dù hàng hoá của Liên
Xô rất quan trọng cho ngành công nghiệp, viễn thông và nông
nghiệp, song VNDCCH vẫn quan tâm nhiều hơn đến viện trợ quân
sự.

Hợp tác quân sự giữa hai nước nhận được sự chú ý của
các nhà lãnh đạo ở Moskva và Hà Nội. Liên Xô bắt đầu
viện trợ cho đồng minh Việt Nam của mình vũ khí và các trang
bị quân sự vào năm 1953 (năm mà nó xuất hiện trong các bản
báo cáo của các quan chức Liên Xô). Số lượng viện trợ quân
sự của Liên Xô trước 1965 không lớn, phần lớn viện trợ do
Trung Quốc cung cấp. Tình hình thay đổi căn bản từ năm 1965.
Liên Xô tăng cường viện trợ quân sự của họ cho VNDCCH và
dần dần trở thành nguồn cung cấp chính các vũ khí và trang
thiết bị hiện đại cho VNDCCH. Theo một bản báo cáo của Bộ
Ngoại giao Liên Xô ngày 26 tháng 10 năm 1965, từ năm 1962 Moskva
đã cung cấp cho Chính phủ VNDCCH xấp xỉ 200 triệu đô-la trang
thiết bị quân sự, kể cả máy bay. Hơn một nửa số này đã
được chuyển đến trong năm 1965.

Trong năm 1966-1967 Moskva đã lĩnh trách nhiệm cung cấp 500 triệu
rúp trang thiết bị quân sự cho VNDCCH (xấp xỉ 550,5 triệu
đô-la) và đạt 1 tỷ rúp trị giá hàng quân sự tính từ năm
1953. Năm 1968 viện trợ quân sự chiếm khoảng hai phần ba tổng
số viện trợ của Liên Xô cho VNDCCH và tính ra được 357
triệu rúp (369,7 triệu đô-la).
Vào năm 1969 VNDCCH đã nhận được số viện trợ nửa tỷ
đô-la từ Liên Xô, chiếm năm mươi phần trăm số viện trợ
khối XHCN cung cấp. Mặc dù số viện trợ quân sự suy giảm
trong năm 1969, do giảm bớt các hoạt động quân sự ở chiến
trường, song con số vẫn trên hai trăm triệu đô-la.

Cùng với máy bay chiến đấu, pháo phòng không và ra-đa, tên
lửa "đất đối không" đã trở thành những chướng ngại vật
nghiêm trọng cho kế hoạch đè bẹp VNDCCH bằng những nỗ lực
quân sự của Mỹ. Vũ khí hiện đại bản thân chúng không đáp
ứng được tất cả những nhu cầu của VNDCCH. Hà Nội cũng
cần những cán bộ quân sự được đào tạo tốt, những
người có kinh nghiệm vận hành các vũ khí do Liên Xô cung cấp.
Điều này làm cho VNDCCH phụ thuộc vào các cố vấn Liên Xô và
đòi hỏi các quân nhân cần phải được gửi sang Liên Xô đào
tạo. Mỗi năm trong cuộc chiến tranh Việt Nam có hàng ngàn sĩ
quan, chiến sĩ của Việt Nam được đào tạo tại các trường
quân sự của Liên Xô.

Năm 1966, theo báo cáo của đại sứ quán Liên Xô, 2.600 người
Việt Nam được gửi tới đào tạo tại Liên Xô để phục vụ
cho ngành không quân và phòng không.

Vào cuối năm 1964, Trung Quốc đã cung cấp cho đồng minh Việt
Nam 457 triệu đô-la trị giá hàng viện trợ (48%), trong khi Liên
Xô là 370 triệu đô-la hay 40%.

Theo đánh giá của Liên Xô, từ năm 1955 đến 1965 CHND Trung Hoa
đã cung cấp cho Việt Nam 511,8 triệu rúp viện trợ kinh tế
(khoảng 569 triệu đô-la). Trong tổng số này, 302,5 triệu rúp
(336 triệu đô-la) được cung cấp dưới dáng các khoản viện
trợ. Liên Xô đánh giá sự giúp đỡ của Trung Quốc cho Hà
Nội năm 1972 là vào khoảng nửa tỷ đô-la.
Mặc dù năm 1968 Trung Quốc để mất vị trí đứng đầu trong
việc viện trợ, nhưng họ tiếp tục cung cấp một khối
lượng lớn viện trợ cho VNDCCH. Chẳng hạn, Bắc Kinh là nguồn
cung cấp chủ yếu ngoại tệ mạnh cho Mặt trận dân tộc giải
phóng MNVN. Năm 1966, Trung Quốc gửi cho MTDTGP 20 triệu đô-la,
năm 1967 khoản viện trợ này lên đến 30 triệu đô-la. Và CHND
Trung Hoa tiếp tục cung cấp thực phẩm và vũ khí cho
VNDCCH("Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam", Ilya V.
Gaiduk).

b. Hoa Kỳ và các nước đồng minh


Hoa Kỳ:

Vào thời điểm cao nhất tháng 4/1969, lục quân Mỹ tại Việt
Nam đạt quân số 363.000 người. Trang bị gồm có:

Pháo binh: 84 tiểu đoàn với khoảng 1.500 khẩu pháo các loại
(chủ yếu là pháo 105mm, 155mm trở lên).

Xe tăng thiết giáp: 24 tiểu đoàn với khoảng 2.900 xe tăng, xe
bọc thép các loại.

Vào thời điểm cao nhất tháng 4/1969, hải quân Mỹ đạt quân
số 36.000 người và lính thủy đánh bộ 81.800 người, lực
lượng phòng vệ bờ biển 400 người. Trang bị khoảng 267 tàu
hải quân các loại.

Lực lượng tác chiến của Hạm đội 7 Mỹ đánh phá miền
Bắc Việt Nam thường xuyên có 2-3 tàu sân bay, 15-30 tàu chiến
gồm tàu chống ngầm, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu ngầm.
Riêng trong chiến dịch Linebecker II tháng 12/1972 có 6 tàu sân bay
tham gia.

Vào thời điểm cao nhất tháng 4/1969, không quân Mỹ đạt quân
số 61.400 người. Trang bị: 4.050 máy bay trong đó có 768 máy bay
chiến đấu và 2.668 máy bay trực thăng.

Mỹ đã huy động vào thời điểm cao nhất 68% lục quân, 40%
hải quân, 32% không quân chiến thuật, 50% không quân chiến
lược, 45 % pháo binh. Có 3.525.000 lượt quân đã sang tham chiến
tại Việt Nam. Trong thời gian chiến tranh, Mỹ đã động viên 8
sư đoàn, 2 lữ đoàn hậu bị, đồng thời huy động 5.000.000
lao động sản xuất cho quốc phòng phục vụ cuộc chiến tranh
này.

Hàn Quốc:

Tổng quân số lúc cao nhất: 50.000 người. Tổn thất: 4.407
người chết, 17.060 người bị thương.

Thái lan:

Tổng quân số: 13.000 người. Tổn thất: 351 người chết, 1.358
người bị thương.

Úc:

Tổng quân số: 7.000 người. Tổn thất: 469 người chết, 2.940
người bị thương.

Philippines:

Tổng quân số: 2.000 người.

New Zealand:

Tổng quân số: 600 người. Tổn thất: 55 người chết, 212
người bị thương.

Đài Loan:

Có 29 cố vấn quân sự(http://www.quansuvn.net/index.php?topic=113.0).
Tổng chi phí quân sự của riêng Mỹ tại cuộc chiến tranh tại
Việt Nam từ 1965-1975 là 111 tỷ đô-la, quy đổi theo thời giá
năm 2008 thì bằng 686 tỷ đô-la. Cao điểm của cuộc chiến là
năm 1968, chi phí quân sự của Mỹ vào cuộc chiến tại Việt
Nam bằng 2,3% GDP của Mỹ("CRS Report for Congress. Costs of Major U.S.
War", Stephen Daggett).

c. Quan hệ tứ giác VNDCCH, Mỹ, Liên Xô, CHND Trung Hoa trong
chiến tranh tại Việt Nam


Mục tiêu của VNDCCH trong giai đoạn 1954-1975 là thống nhất
Đất nước, xóa bỏ chế độ VNCH. Trong mỗi thời điểm của
cuộc chiến, VNDCCH lại có những chiến lược khác nhau để
thực hiện mục tiêu tùy vào tình hình cụ thể. Mối quan hệ
giữa VNDCCH với các đồng minh chính của mình là Liên Xô và
Trung Quốc cũng có những thay đổi rất lớn trong giai đoạn
đó. Cuốn sách "Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam" của
Ilya V. Gaiduk đưa ra những thông tín quý để ta tham khảo về
mối quan hệ tứ giác đầy phức tạp đó.

Ilya V. Gaiduk viết cuốn sách dựa trên các tài liệu quan trọng
về chính sách đối ngoại của Liên Xô lưu trữ trong hồ sơ
mật đã được đưa ra công khai sau khi Liên Xô sụp đổ vào
năm 1991.

Năm 1964 là một năm quá độ đối với phía Liên Xô. Thái độ
của Liên Xô đối với cuộc xung đột ở Đông Dương chuyển
biến dần dần từ một chính sách không can dự vào các sự
kiện xảy ra vì chiến lược cùng tồn tại hoà bình của
Khơ-ru-sốp với phương Tây và tránh những cuộc xung đột
giống như cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba năm 1962 đến
chính sách ủng hộ mạnh mẽ những người cộng sản Việt Nam.

Dưới thời Khơ-ru-sốp, Liên Xô giới hạn chủ yếu ở sự
ủng hộ về tinh thần đối với Việt Nam. Giữa VNDCCH và Liên
Xô có nhiều điểm bất đồng hơn là tương đồng.

Trong chuyến thăm Liên Xô bắt đầu từ ngày 31/1/1964 do Tổng
bí thư Lê Duẩn dẫn đầu với mục đích là khuyên các đối
tác Xô Viết hãy ủng hộ những quyết định của Đảng Lao
Động tại hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành trung ương
Đảng tháng 12 năm 1963. Tại hội nghị 9, những người lãnh
đạo đã đưa ra một quyết tâm to lớn nhằm chuẩn bị một
cuộc tổng khởi nghĩa ở miền Nam và đã dưa ra một chiến
lược cho cuộc khởi nghĩa này.

Các nhà lãnh đạo Liên Xô đã kết luận: "các nhà lãnh đạo
Đảng Lao Động Việt Nam thực sự đã loại bỏ cơ hội theo
đuổi một chính sách cùng tồn tại hoà bình".

Trong chuyến thăm, các đại diện của Việt Nam dân chủ cộng
hòa cũng nhấn mạnh đến cuộc đấu tranh chống lại chủ
nghĩa xét lại và sự đoàn kết với phong trào cộng sản thế
giới. Họ ủng hộ ý tưởng về một Hội nghị của các
đảng cộng sản và đảng công nhân quốc tế, nhưng khăng
khăng yêu cầu về cuộc đàm phán sơ bộ giữa Đảng cộng
sản Liên Xô và Đảng cộng sản Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo Xô Viết đã không thoả mãn với lập
trường của Hà Nội. Khơ-ru-sốp đã cho phía Việt Nam hiểu
rằng sẽ không có triển vọng cho việc hợp tác chặt chẽ
giữa hai nước nếu Hà Nội không thay đổi lập trường của
họ.

Hà Nội không thoả mãn với lập trường của Moskva. Để biến
những kế hoạch thống nhất đất nước thành hiện thực,
VNDCCH cần sự giúp đỡ vật chất dưới dạng vũ khí, đạn
dược, lương thực và các phương tiện vận tải từ các
đồng minh của họ. Vào mùa hè năm 1964, chỉ có Trung Quốc là
sẵn sàng cung cấp những viện trợ như trên, mà việc làm này
phần nào đó trùng khớp với những quan điểm của Trung Quốc
về những diễn biến đang xảy ra ở Đông Nam Á. Kết quả là,
vị thế của Liên Xô đối với VNDCCH và Mặt trận dân tộc
giải phóng MNVN nhanh chóng bị phai mờ, trong khi đó ảnh hưởng
của Trung Quốc phát triển vững chắc.
Những chuyển hướng của Liên Xô đối với cuộc chiến Việt
Nam diễn ra nhanh ngay sau khi "Ban lãnh đạo tập thể mới" lên
nắm chính quyền ngày 14/10/1964.

Việc quan hệ với Trung Quốc ngày càng xấu đi, và tình trạng
thù địch giữa hai cường quốc cộng sản này đã tác động
mạnh mẽ đến những cân nhắc của Liên Xô đối với chiến
tranh tại Việt Nam.

Vào đầu tháng 2/1965, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên
Xô Kosygin thăm Hà Nội. Chuyến thăm đã tạo ra một bước
tiến trong quan hệ giữa Liên Xô và Bắc Việt Nam sau cuộc gặp
của các nhà lãnh đạo Xô Viết với Thủ tướng Phạm Văn
Đồng vào tháng 10-11 năm 1964. Khoảng cách giữa các cuộc gặp
này và chuyến thăm của Kosygin đã được đánh dấu bằng
những thay đổi về chất trong mối quan hệ song phương giữa
Liên Xô và VNDCCH. Liên Xô không thể cứ thờ ơ với số phận
của một nước xã hội chủ nghĩa anh em.

Ngay sau khi Kosygin đến Hà Nội, các đơn vị của Mặt trận
dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã tấn công vào một
căn cứ của Mỹ ở Pleiku, giết 8 lính Mỹ và làm bị thương
hơn 60 người. Cuộc tấn công này đã biến thành một cái cớ
mà Mỹ chờ đợi từ lâu nay để tiến hành một cuộc trả
đũa.

Sự kiện ở Pleiku và việc trả đũa của Mỹ đã xoá đi
những gì còn lại trong hy vọng của Moskva nhằm tránh được
việc quốc tế hoá cuộc xung đột ở Việt Nam. Liên Xô bị
buộc phải gác qua một bên chính sách ủng hộ về tinh thần,
không tham dự và phải nhảy vào một cuộc chiến với những
hậu quả không thể lượng trước được.

Đối với các nhà lãnh đạo Xô Viết, sự bắt đầu của
hoạt động quân sự của Mỹ chống lại VNDCCH đã rút ngắn
khoảng cách chiến thuật của họ. Sự đoàn kết "vô sản"
cùng với cuộc đấu tranh giành độc lập và chống chủ nghĩa
đế quốc là luật lệ đã đặt ra của Liên Xô. Dù sao ủng
hộ Việt Nam, Moskva nâng cao hình ảnh của mình đối với các
Phong trào giải phóng dân tộc và chứng tỏ được uy tín của
mình trong con mắt của các đồng minh và khách hàng. Và do cuộc
chiến ngày càng đòi hỏi sự quan tâm chú ý của Washington, nên
Liên Xô có thể rảnh tay tác động tới các khu vực khác của
thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu. Thêm vào đó, các hoạt
động quận sự ở Việt Nam đã tạo cho Liên Xô một cơ hội
tuyệt vời để thử nghiệm vũ khí cùng các trang thiết bị
khác nhằm phát triển công nghệ quân sự của họ.

Tuy nhiên Liên Xô không thể không nhận được mối nguy hiểm
của việc đối đầu trực tiếp với Mỹ, nhất là, nếu
Washington lựa chọn giải pháp vũ khí hạt nhân ở miền Nam
Việt Nam. Đối với Moskva đây là cơn ác mộng thực sự, vì
vào mùa hè năm 1965 Kreml thường xuyên nhận được những báo
cáo về khả năng này. Chẳng hạn, tháng 6 năm 1965, nguồn tin
tình báo Liên Xô thông báo với Điện Kreml rằng trong một
cuộc đối thoại với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ý, Amintore
Fanfani, Ngoại trưởng Mỹ Rusk thừa nhận rằng, các nhà hoạch
định chính sách Mỹ đang xem xét khả năng sử dụng vũ khí
hạt nhân chiến thuật tại Việt Nam.
Moskva cũng không thể bỏ qua những cạm bẫy bắt nguồn từ
sự dính líu của Liên Xô tại Việt Nam như là gánh nặng tài
chính của viện trợ cho VNDCCH, quan hệ xấu đi với phương Tây
và thái độ ương ngạnh không thể sửa chữa được của
những người đồng chí Việt Nam, luôn coi sự giúp đỡ cuộc
đấu tranh của họ là trách nhiệm duy nhất của nhân dân Liên
Xô.

Về phía Mỹ, các nhà lãnh đạo hy vọng việc để ngỏ những
kênh thông tin đối với Moskva và việc lôi kéo Liên Xô tham gia
vào sáng kiến hoà bình như là một bảo đảm ngăn chặn sự
dính líu quân sự của Liên Xô trong cuộc xung đột. Cuối cùng,
Washington xem Liên Xô như là một đối trọng đáng hoan nghênh
đối với Bắc Kinh tại khu vực Đông Nam Á và do vậy sẵn
sàng có những bước đi, tuy chỉ mang tính biểu trưng, để
đáp ứng mong muốn của Liên Xô cho một giải pháp hoà bình
của cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Nhưng với chiến lược của mình, VNDCCH đánh giá thời điểm
đó chưa thích hợp để đàm phán với Mỹ. Quan điểm thể
hiện qua cuộc nói chuyện giữa ông Lê Đức Thọ và một nhà
báo Pháp. Lê Đức Thọ không che giấu sự hài lòng về viện
trợ kinh tế và quân sự, cũng như sự ủng hộ tinh thần của
Liên Xô dành cho VNDCCH. Tuy nhiên ông cũng nhận thấy rằng các
nhà lãnh đạo Liên Xô không tỏ ra tin tưởng vào thắng lợi
sau cùng của Việt Nam trong cuộc chiến: "và điều này đã thúc
đẩy họ (các nhà lãnh đạo Liên Xô) tìm kiếm một giải pháp
cho vấn đề Việt Nam thông qua con đường đàm phán. Về phía
mình, chúng tôi nghĩ rằng những điều kiện đàm phán chưa
chín muồi".

Phía Mỹ hiểu rõ chính sách của Liên Xô là duy trì "chính sách
cơ bản là tìm kiếm sự cải thiện trong mối quan hệ song
phương Mỹ - Xô" như lời tuyên bố của Bộ trưởng Bộ ngoại
giao Liên Xô Gromyko tại buổi gặp gỡ lễ tân do Đại sứ quán
Mỹ tại Moskva tổ chức để chào mừng một nhà ngoại giao và
học giả có tiếng tăm, và cựu đại sứ tại Liên Xô, George
F. Kennan vào ngày 25/6/1965. Gromyko nhấn mạnh rằng tình hình
của Việt Nam cần phải được thảo luận trực tiếp với
VNDCCH. Quan điểm của Liên Xô là ủng hộ phát biểu bốn
điểm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 8 tháng 4.

Tuy nhiên chính quyền Johnson vẫn hy vọng rằng Moskva "sẽ dùng
ảnh hưởng của minh đối với Hà Nội trong nỗ lực mang lại
giải pháp hoà bình cho vấn đề Việt Nam" mà Mỹ không muốn
thấy tình hình leo thang đến một mức độ nguy hiểm.

Một trong những bước đầu tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía
Liên Xô của Mỹ là lộ trình của Harriman (cựu Đại sứ Mỹ
tại Moskva và có quan hệ mật thiết với các nhà lãnh đạo Xô
Viết, sau này là trưởng đoàn đàm phán Mỹ tại Paris dưới
thời Tổng thống Johnson) tới Liên Xô. Để che mắt dư luận
về mục đích thực của chuyến đi, lộ trình bao gồm Paris,
Moskva, Brussel, Tây Đức, Rome, Belgrad và London.

Ngày 8 tháng 7, Harriman tới Paris, tại đây ông đã thảo luận
mục tiêu chính chuyến đi của ông với Bộ trưởng Bộ ngoại
giao Pháp, Couve De Murville. Ngay sau khi biết bối cảnh nhiệm vụ
của Harriman, Couve De Murville đã thu hút sự chú ý của vị
đại sứ về vị thế khó khăn của Moskva. Ông lưu ý rằng,
"Liên Xô thực sự mong muốn hoà bình nhưng không có cách nào
khác để gây ảnh hưởng theo hướng này. Họ không thể làm
VNDCCH thất vọng, nhưng mặt khác, họ không muốn phó mặc
cuộc xung đột ngày một gia tăng cho sự rủi ro".

Với những thông tin gây lo lắng này, Harriman rời Paris đi Moskva
ngày 12 tháng 7. Trong buổi gặp với Thủ tướng Liên Xô, Kosygin
đã nêu rõ rằng, tình hình Việt Nam, mặc dù chỉ bó hẹp trong
phạm vi bó hẹp của nó, nhưng có ảnh hưởng đến quan hệ
giữa Moskva và Washington. Cho dù Kosygin có mong muốn giải quyết
được vấn đề Việt Nam nhiều đến đâu đi chăng nữa, thì
dẫu sao ông cũng vẫn ủng hộ ý kiến của Phạm Văn Đồng.

Tại Belgrad, Tito nói với Harriman rằng ấn tượng mà ông có
được từ các nhà lãnh đạo Moskva là tình hình bán đảo
Đông Dương đặc biệt khó khăn cho Liên Xô, bởi vì Mỹ ném
bom Bắc Việt Nam. Tito giải thích rằng: "Liên Xô không thể
không đoàn kết với Hà Nội vì làm khác đi sẽ tự đưa mình
vào một tình thế nguy hiểm là tự cô lập mình ở Đông Nam Á
và các đảng cộng sản ở các nơi khác". Nếu Mỹ muốn Liên
Xô giúp đỡ, Tito nhấn mạnh, trước hết cần phải ngừng ném
bom VNDCCH.

Cuối năm 1965, VNDCCH tin rằng chỉ có một giải
pháp có thể thoát ra khỏi cuộc chiến đó là phải giành
thắng lợi về quân sự đối với đế quốc Mỹ xâm lược và
chính quyền Sài Gòn. Trong tình hình này thì những nỗ lực
của Moskva nhằm thúc đẩy những ý tưởng về một thoả
thuận với Mỹ tại bàn thương lượng đã cho thấy là vô ích.
Hơn nữa, khi thảo luận những vấn đề trên với đồng
nghiệp Bắc Việt Nam, Moskva đã phải cẩn thận không làm tổn
hại đến vị trí của họ ở Hà Nội.

Liên Xô rõ ràng đã có ảnh hưởng tới các hoạt động tiếp
xúc của đoàn ngoại giao VNDCCH với các nước phương Tây. Các
quan chức và các nhà ngoại giao Xô Viết đã khuyên các đồng
nghiệp của họ ở Mỹ, Pháp, Anh và các nước phương Tây khác
về lập trường của Hà Nội đối với nhiều vấn đề trong
việc giải quyết cuộc chiến. Lần lượt, họ đã cung cấp cho
Hà Nội tin tức về lập trường của phương Tây cũng như các
tin mật từ các nguồn tin tình báo của họ. Các quan chức
VNDCCH đôi khi hướng dẫn các đồng minh Xô Viết về các hoạt
động cần tiến hành trong những tình huống cụ thể.

Sự minh hoạ rõ ràng nhất về vai trò của Liên Xô trong vấn
đề này nằm trong các tài liệu có liên quan đến các chính
sách của VNDCCH đối với Liên Hợp Quốc.

Năm 1966, khi chính quyền Sài Gòn yêu cầu Liên Hợp Quốc cử
các quan sát viên độc lập tới Nam Việt Nam để tham dự các
cuộc bầu cử, Tham tán VNDCCH ở Moskva Lê Trang đã gặp một
quan chức cao cấp ở Bộ Ngoại giao Liên Xô và đề nghị Moskva
"chặn đứng âm mưu của Mỹ nhằm sử dụng tổ chức này vào
những lợi ích của riêng Mỹ". Quan chức Liên Xô đó đã thông
báo với đồng nghiệp Việt Nam của ông ta rằng Liên Xô đã
tiến hành một số biện pháp nhất định đối với kết cục
trên.

Vấn đề phức tạp của LHQ nổi lên vào tháng 10 năm
đó, vụ này liên quan đến một trong những sáng kiến xuất
hiện lại của U. Thant. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy
Trinh đã hướng dẫn đại diện của Liên Xô về những bước
đi mà Liên Xô nên thực hiện trong giai đoạn này. Mặc dù
những chỉ dẫn của Nguyễn Duy Trinh đối với Moskva được
trình bày dưới vỏ bọc là một lời đề nghị, nhưng chúng
đã minh chứng một cách chi tiết về những biện pháp mà Liên
Xô phải thực hiện nhằm ngăn chặn LHQ khỏi biến thành "một
công cụ cho đế quốc Mỹ nặn ra".

Tình hình chiến tranh tạo nên thay đổi nhất định trong chiến
lược của VNDCCH trong năm 1966. Trong báo cáo chính trị năm 1966,
Sứ quán Liên Xô tại Hà Nội đã ghi nhận rằng Mặt trận dân
tộc giải phóng chỉ có thể tiếp tục cuộc chiến tranh bằng
cách dựa hoàn toàn vào sự trợ giúp của miền Bắc. Về phần
mình, VNDCCH cũng không thể chịu đựng được sức ép của Mỹ
nếu không có sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa,
mà nguồn viện trợ của họ chiếm đến hai phần ba ngân sách
của VNDCCH. Sứ quán Liên Xô cũng nhận thấy những khó khăn
về kinh tế và những khó khăn khác đã buộc Hà Nội đánh giá
lại chiến lược chiến tranh trường kỳ và quan tâm đến các
triển vọng trên các mặt trận chính trị và ngoại giao. Moskva
hài lòng sử dụng các thay đổi này để đưa quan điểm của
mình về một giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột ở Việt
Nam.

Những cố gắng của họ trở nên dễ dàng hơn bởi sự thật
rằng từ cuối năm 1966, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam số
lượng lớn viện trợ quân sự, loại bỏ vũ khí của Trung
Quốc đã quá lạc hậu. Các nhà lãnh đạo Xô Viết bắt đầu
cởi mở hơn khi khuyên các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải
tăng cường các hoạt động ngoại giao.

Ngay cả khi biết rõ Hà Nội không sẵn sàng từ bỏ các kế
hoạch quân sự ở miền Nam và không đồng ý đàm phán,
Washington vẫn tiếp tục tìm kiếm một giải pháp cho Đông
Dương, hy vọng có được sự ủng hộ của Liên Xô trong nỗ
lực này.

Vào mùa thu năm 1966, Kreml đã nhận được một bản báo cáo,
từ các nguồn tin của Hungary ở Washington, về một loạt các
cuộc họp cấp cao đã được tổ chức ở Nhà Trắng để
hoạch định chính sách đối ngoại và triển vọng quan hệ Xô
- Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã nhìn nhận
rằng thân thiện hơn với Liên Xô là sự đảm bảo cho an ninh
Mỹ trong "tình hình đặc biệt phức tạp" ở Đông Nam Á.

Để duy trì mối quan hệ như vậy, các nhà lãnh đạo Mỹ mong
muốn thuyết phục được quan điểm thường thấy của Liên Xô
khi cho rằng cuộc chiến ở Việt Nam là trở ngại chính cho sự
hợp tác có lợi giữa hai nước trong các lĩnh vực như giảm
vũ khí hạt nhân, trao đổi văn hoá và khoa học và các mối
quan hệ kinh tế. Theo phía Hungary, chính quyền Mỹ đã quyết
định cam kết với Liên Xô rằng Mỹ sẽ có những nhượng bộ
trong các lĩnh vực này và cả trong các lĩnh vực khác nếu sự
dính líu của Liên Xô trong cuộc chiến tranh Việt Nam giảm đi
hoặc chí ít cũng không tăng lên nữa.

Thậm chí Washington sẵn sàng xem xét đến những thay đổi trong
NATO và mối quan hệ với Bonn, ví dụ công nhận đường biên
giới Oder-Neisse giữa Đông Đức và Ba Lan và giới hạn sự tham
gia của Tây Đức trong việc điều khiển vũ khí hạt nhân
bằng việc tham gia có tính chất tượng trưng trong Uỷ ban
McNamara của NATO.

Sự thay đổi quan điểm của Hà Nội trong năm 1966 thể hiện
trong "Chiến dịch Marigold", theo sáng kiến của nhà ngoại giao Ba
Lan Janusz Lewandowski, đại diện của Ba Lan trong Uỷ ban kiểm sát
quốc tế về Việt Nam.

Vào cuối tháng 6 năm 1966, Janusz Lewandowski, từ Hà Nội trở
lại Sài Gòn, đã gặp Đại sứ Italia ở miền Nam Việt Nam.
Bước tiếp cận đầu tiên này của Lewandowski đã được nối
tiếp bởi một loạt các cuộc gặp giữa D'Orlandi và Lodge. Rõ
ràng là Hà Nội đã thay đổi đáng kể lập trường đối với
một số vấn đề chủ chốt. VNDCCH không còn đòi hỏi Mặt
trận dân tộc giải phóng phải được công nhận là người
đại diện duy nhất của nhân dân miền Nam và không phản đối
sự tham gia của chính quyền Sài Gòn vào việc đàm phán miễn
là Mặt trận dân tộc giải phóng cũng có mặt. Hơn nữa, VNDCCH
cũng chỉ yêu cầu tạm ngừng ném bom chứ không phải ngừng
bắn hẳn.

Nhận thức được mối lo mất thể diện của VNDCCH, Washington
đề nghị cả hai bên cùng giảm các hoạt động quân sự thành
hai giai đoạn. Trong cuộc nói chuyện với Lodge sau khi từ Hà
Nội trở về ngày 30 tháng 11, Lewandowski đã thảo luận những
điểm trên và nhấn mạnh rằng chúng đã được Hà Nội quan
tâm. Ông đề nghị "nên xác nhận ngay những điều này bằng
cách gặp và nói chuyện với Đại sứ VNDCCH ở Warszawa".

Bộ ngoại giao Mỹ cũng đã chỉ thị cho Lodge thông báo cho
Lewandowski biết việc Sứ quán Mỹ ở Warszawa sẽ liên lạc với
Sứ quán VNDCCH ở đó vào ngày 6 tháng 12 hoặc ngay sau đó.

Không chỉ Ba Lan đã thất vọng với kết quả của chiến dịch
Marigold mà cả Liên Xô cũng vậy. Moskva đã theo rất sát quá
trình phát triển đã hé mở giữa Ba Lan, Mỹ và Việt Nam từ
giữa tháng 6 đến tháng 12 năm 1966. Mặc dù không rõ là Moskva
có được thông báo về các sáng kiến của Lewandowski ngay từ
lúc đầu không, nhưng sự thực là Ba Lan đã giữ vai trò hết
sức quan trọng mà không gây ngạc nhiên cho giới lãnh đạo
Liên Xô.

Bất luận trường hợp nào, vào lúc cao điểm của Chiến dịch
Marigold tháng 11 năm 1966, Gromyko đã gặp Đại sứ Ba Lan ở
Moskva, người đã thông báo cho Ngoại trưởng Liên Xô về cuộc
nói chuyện giữa Lewandowski với Lodge và lập trường mà Mỹ
đưa ra.

Theo Đại sứ Ba Lan, Lodge đã bác bỏ bốn điểm của VNDCCH
nhưng chấp nhận khả năng ngừng ném bom Bắc Việt Nam miễn là
có thể nhân nhượng lẫn nhau từ phía Hà Nội.

Tuy nhiên, dù Kế hoạch Marigold có đem lại niềm hy vọng đáng
kể thì cuộc không kích của Mỹ vào các ngày 2 và 4 tháng 12
và 12 và 14 tháng 12 "đã làm hỏng tất cả". VNDCCH nhìn nhận
các cuộc tấn công này là hành động của chính quyền Johnson
nhằm bắt Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán theo các điều kiện
của Mỹ.

Ngay sau khi Chiến dịch Marigold bị đổ bể, Washington quyết
định thử tiếp cận trực tiếp với VNDCCH.

Nó được khuyến khích bởi các tín hiệu phát đi từ Thủ
tướng Phạm Văn Đồng trong buổi trả lời phỏng vấn nhà báo
Mỹ Harrison Salisbury vào đầu tháng 1 năm 1967 cũng như những
lời góp ý gián tiếp của các nhà ngoại giao Liên Xô qua các
buổi nói chuyện với các quan chức Mỹ.
Cơ hội cho sáng kiến xuất hiện vào tháng 1 năm 1967, khi
Washington chỉ thị cho Sứ quán Mỹ ở Moskva tìm cách hẹn gặp
với Đại sứ VNDCCH và chuyển một bức thông điệp tới Hà
Nội.

Bức thông điệp khẳng định với phía Việt Nam rằng Chính
phủ Mỹ đặt "sự ưu tiên cao nhất cho việc tìm cách sắp
xếp cho việc trao đổi thông tin hoàn toàn đảm bảo an toàn và
có thể chấp nhận được với Chính phủ VNDCCH về khả năng
đạt được một giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột ở
Việt Nam". Chính quyền Johnson khẳng định thiện chí sẵn sàng
với bất kỳ đề nghị nào của giới lãnh đạo Bắc Việt Nam
về thời gian và địa điểm của các cuộc thảo luận và
nhận thông tin của Hà Nội về các vấn đề này một cách
trực tiếp từ Bắc Việt Nam thông tin qua các cuộc tiếp xúc
ngoại giao ở bất kỳ thủ đô nào trên thế giới.

Sau một số nỗ lực, phó đoàn của Mỹ ở Moskva đã thành
công trong việc thu xếp một cuộc gặp với Tham tám công sứ
của VNDCCH Lê Trang vào ngày 10 tháng 1, và đã chuyển bức thông
điệp của Washington tại buổi gặp.

Dù cho ý định của cả hai bên là giữ kín các buổi tiếp
xúc, chính quyền Liên Xô cũng đã biết được. Sứ quán Mỹ
đã thông báo cho Bộ Ngoại giao (Liên Xô) biết những di
chuyển, và các cú điện thoại của các nhân viên ngoại giao
Mỹ đã được các tài xế và người trực tổng đài điện
thoại báo cáo cho KGB biết. Và không nghi ngờ gì nữa, Sứ quán
VNDCCH cũng là một mục tiêu nghe lén của Liên Xô.

Vào thời điểm đầu năm 1967, sự tự tin của Bắc Việt Nam
vào một chiến thắng nhanh và dễ dàng đã bị lung lay. Hà Nội
giờ đây không chỉ thừa nhận tính khả thi của các cuộc
đàm phán với Mỹ mà còn cho phép Liên Xô thăm dò lập trường
của Mỹ. Có lẽ đây là lần đầu tiên Hà Nội yêu cầu một
sự trợ giúp như vậy từ Moskva.

Các nhà lãnh đạo Liên Xô cảm thấy cơ hội thực hiện kế
hoạch hoà bình của họ trong chuyến thăm theo kế hoạch tới
Vương quốc Anh của Thủ tướng Liên Xô Kosygin vào đầu tháng
2 năm 1967. Thủ tướng Harold Willson và các đồng nghiệp của
ông phấn khởi với những thiện chí của Thủ tướng Liên Xô
khi thảo luận vấn đề về giải pháp tại Việt Nam, cho dù
Kosygin ủng hộ công thức mà ông Trinh đã trình bày trong buổi
phỏng vấn của Burchett. Kosygin xem cuộc phỏng vấn này "như là
nguyên tắc cơ bản để Bắc Việt Nam sẵn sàng đi tới đàm
phán".
Tổng thống Johnson uỷ quyền cho Willson thông báo cho Kosygin
biết việc nếu ông nhận được một sự cam kết của Bắc
Việt Nam vào trước 10 giờ sáng ngày hôm sau rằng "mọi sự di
chuyển quân đội và tiếp tế vào miền Nam sẽ chấm dứt từ
thời điểm đó thì Mỹ sẽ không khôi phục lại việc ném bom
Bắc Việt Nam kể từ lúc đó".

Kosygin không nhận được sự đáp lại của Hà Nội về đề
nghị của Washington. Ông ta trở về Moskva mà không thu được
kết quả quan trọng nào cho giải pháp ở Đông Dương.

Kosygin cho rằng thời hạn mà Johnson áp đặt "giống như một
tối hậu thư" và lưu ý rằng Hà Nội không có cơ hội để xem
xét bức thông điệp và xử lý những ý kiến bàn bạc cần
thiết. Trong khi Mỹ yêu cầu Hà Nội chấm dứt việc thâm nhập
vào miền Nam, thì chính Mỹ lại tiếp tục gửi thêm quân, di
chuyển tàu chiến tới bờ biển Bắc Việt Nam và tăng số
lượng máy bay trong khu vực.

Như Đại sứ quán Liên Xô đã nhận xét, việc định hướng
lại chính sách và lập trường của Hà Nội, vào mùa xuân 1967,
thiên về quân sự là phù hợp với quan điểm của các nhà
lãnh đạo Bắc Việt Nam về các sách lược tiến hành chiến
tranh chống Mỹ và "bè lũ bù nhìn nguỵ Sài Gòn". Tuy nhiên,
trong định hướng chính sách này, rõ ràng giới lãnh đạo Bắc
Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ của đồng minh ở Bắc
Kinh.

Trong những tháng 10, tháng 11 năm 1966, giữa mùa hoa cúc vàng,
Tổng bí thư Lê Duẩn sang thăm thủ đô Trung Quốc và gặp gỡ
các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Chu Ân Lai kiên trì thuyết phục
các nhà lãnh đạo Việt Nam tiếp tục Chiến tranh chống Mỹ,
ít nhất đến năm 1968. Tuy vậy, Lê Duẩn không hề có một
lời hứa hẹn gì với Chu Ân Lai. Ông khẳng định với Chu Ân
Lai rằng VNDCCH mong muốn chấm dứt chiến tranh "với những lợi
thế tối đa của mình".

Mối quan ngại của Liên Xô về Việt Nam cùng với nỗi lo âu
về mối đe doạ của Trung Quốc được Moskva cho là tăng gấp
đôi. Trước hết, Ban lãnh đạo Liên Xô sợ rằng Bắc Kinh có
thể làm phương hại đến vị trí của Liên Xô ở Đông Nam Á
bằng việc khoét sâu những bất đồng về chính sách giữa
Liên Xô và Việt Nam. Mặt khác, Kreml cũng không kém phần lo
ngại về khả năng có sự câu kết giữa Trung Quốc và Mỹ có
thể tạo ra một giải pháp cho cuộc chiến ở Việt Nam hoặc
có lợi cho Washington hoặc đáp ứng được đòi hỏi của Bắc
Kinh. Trong trường hợp nào thì Moskva cũng đều có thể bị thua
thiệt.

CHND Trung Hoa có vai trò quan trọng trong cuộc chiến tại Đông
Dương. Các nhà cộng sản Việt Nam chia sẻ với những người
đương nhiệm Trung Quốc quan điểm về cuộc xung đột ở Đông
Nam Á và về tình hình quốc tế, về vai trò của phong trào
cộng sản trên thế giới và về những cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, về việc giảm tình trạng căng thẳng và về
những triển vọng của sự chung sống hoà bình giữa chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa tư bản.

Thái độ ủng hộ Trung Quốc mạnh mẽ phổ biến trong các nhà
lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trong khi
các chính trị gia, những người thông cảm với Liên Xô đã
bị cách chức trong giai đoạn bất hoà giữa Moskva và Hà Nội
vào đầu những năm 60.

Các khoản viện trợ của Trung Quốc rất cần thiết đối với
VNDCCH để theo đuổi chiến lược của mình. Ngoài ra Trung Quốc
còn duy trì sự có mặt quân sự trên lãnh thổ VNDCCH. Trong khi
đó các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam hiểu rõ rằng sự có mặt
của quân đội Trung Quốc chứa đựng nguy cơ về sự phụ
thuộc lớn vào Bắc Kinh, đặc biệt là vì số lượng quân
Trung Quốc và quân Việt Nam tại các tỉnh phía bắc Việt Nam
gần như tương đương. Hà Nội phản đối những lời đề
nghị của Trung Quốc gửi thêm quân tới lãnh thổ Việt Nam.

Nhân tố khác xác định vị thế mạnh mẽ của Trung
Quốc tại Bắc Việt Nam là VNDCCH phụ thuộc vào sự cộng tác
của Trung Quốc để có sự viện trợ từ các nước khác, kể
cả Liên Xô, bởi vì khối lượng lớn viện trợ từ các
nước xã hội chủ nghĩa khác phải đi qua lãnh thổ Trung Quốc.

Những người Xô Viết theo kịp với những diễn biến trong các
mối quan hệ Bắc Việt Nam - Trung Quốc. Họ để ý đến mọi
dấu hiệu của sự bất hoà đó cho những lợi ích riêng của
họ. Moskva đầu tiên nhận được những dấu hiệu như vậy
từ năm 1965 qua báo cáo của các nhân viên ngoại giao và các
nhà báo về sự phật ý đang tăng lên ở Hà Nội với chính
sách của Trung Quốc.

Theo báo cáo này, các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam đã bắt
đầu nghi ngờ về những mục đích đầu tiên của Bắc Kinh ở
Đông Nam Á. Hợp tác với Moskva sẽ tạo cho Hà Nội một cơ
hội để thoát khỏi sự bảo trợ quá đáng của Trung Quốc và
có một vị trí độc lập hơn trong quan hệ giữa Bắc Việt Nam
và Bắc Kinh.

Kreml trông đợi vào một nhóm các nhà chính trị thực dụng
trong giới lãnh đạo Bắc Việt Nam, họ là những người không
hài lòng với ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc ở VNDCCH và
mong muốn có được một chính sách mang tính dân tộc cao hơn.

Liên Xô đã được thông báo rằng, nhóm đó đang tồn tại ở
Hà Nội và thực sự bao gồm những nhân vật như Lê Duẩn,
Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp với sự ủng hộ ngầm của
Hồ Chí Minh. Rõ ràng là Liên Xô không thể sử dựng sức ép
trực tiếp đối với các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam do sợ
bị mất họ.

Những nỗ lực của Liên Xô nhằm thúc đẩy sự bất hoà giữa
Trung Quốc và Bắc Việt Nam đạt tới đỉnh cao trong cuộc
"Cách mạng văn hoá" do một phe nhóm thân Mao trong tầng lớp
lãnh đạo Trung Quốc gây ra.

Hà Nội rất lo lắng trước cuộc đấu đá giành quyền lực
ở Bắc Kinh và về những ý đồ của Trung Quốc lôi kéo Việt
Nam tham gia vào cuộc đấu đá này. Năm 1967, Bộ Chính trị
Đảng Lao động Việt Nam cử một ủy viên đến Bắc Kinh để
đánh giá tình hình ở Trung Quốc và những hậu quả của nó
đối với VNDCCH. Những kết quả của chuyến đi tìm hiểu
thực tế này đã cảnh báo các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam,
họ lo ngại rằng thắng lợi sắp đến của Mao có thể dẫn
đến sức ép của Trung Quốc đối với Hà Nội tăng lên.

Do nhận thức được sự ủng hộ có bảo đảm của Moskva và
nhận thức được cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường cộng
sản nhằm giành lấy ảnh hưởng ở Đông Nam Á, giới lãnh
đạo Việt Nam coi đây là một cơ hội duy nhất để "bắt cá
hai tay".

Khôn khéo vận dụng khủng hoảng giữa Trung Quốc và Liên Xô,
Hà Nội đã giữ được vị trí độc lập trong các mục tiêu
chính trị, trong khi càng ngày càng phụ thuộc hơn vào các
nguồn viện trợ vật chất của các đồng minh.

Như Douglas Pike đã nhận xét, trong suốt cuộc chiến tranh,
những người cộng sản Việt Nam đã duy trì một quan điểm
"cứng rắn một cách cực đoan và bảo thủ" đối với kẻ thù
của họ ở phía Nam. Và đối với những đóng góp của họ cho
"tiến trình cách mạng thế giới" và với trách nhiệm của các
nước xã hội chủ nghĩa khác đối với họ. "Mỗi một quốc
gia cộng sản, dù lớn hay nhỏ - lời của một nhà lý luận
cộng sản Hà Nội - đều có cả lợi ích quốc gia và nghĩa
vụ quốc tế. Và để giải quyết những vấn đề này, một
nước nhỏ (như VNDCCH) phải được tự do quyết định những
lợi ích và nghĩa vụ của nó mà không nên bị ép buộc phải
thực hiện bởi một quốc gia lớn hơn (như Liên Xô hoặc Trung
Quốc). Tuy nhiên một số quốc gia nhỏ cũng có quyền trông
đợi sự giúp đỡ từ những nước lớn". Như vậy, lời tuyên
bố này đã xác định rằng Liên Xô (và Trung Quốc) phải giúp
đỡ VNDCCH, dưới danh nghĩa vô sản quốc tế nhưng cũng với
tinh thần như vậy họ không thể đưa ra những đòi hỏi đối
với VNDCCH, vì như vậy là vi phạm đến quyền tự quyết.
Có một câu hỏi đặt ra là trong khái niệm này thì đâu là
sự tính toán thực tế và đâu là niềm tin trung thực. Hoà
quyện lại với nhau, cả hai điều này hình thành nền móng
trong chính sách đối ngoại của VNDCCH. Hai khái niệm này cũng
đã khẳng định hành vi cư xử của VNDCCH với Liên Xô.

Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội đã mô tả hành vi cư xử
này của Bắc Việt Nam như là một cách tiếp cận "dân tộc
hẹp hòi" đối với vài trò của Liên Xô trên vũ đài quốc
tế và ở Việt Nam.

Giới lãnh đạo Bắc Việt Nam tin tưởng rằng, chỉ có Đảng
Lao động Việt Nam mới có thể đánh giá đúng mức tình hình
ở Đông Dương và có thể tìm ra những phương pháp thích hợp
để giải quyết vấn đề Việt Nam, do đó tất cả các nước
xã hội chủ nghĩa phải có nghĩa vụ ủng hộ sự nghiệp của
Hà Nội. Nói một cách khác, theo quan điểm của Liên Xô, Bắc
Việt Nam đang chứng minh cho thấy đó là một nước độc lập
và cứng đầu.

Do đó, giới lãnh đạo Bắc Việt Nam đã phải miễn cưỡng
thông báo với các đồng nghiệp Liên Xô những thông tin về
tình hình chính trị ở Việt Nam và Đông Dương. Họ giấu
giếm thực trạng các vấn đề nội bộ của Đảng Lao động
và các diễn biến trong mối quan hệ giữa Hà Nội với Bắc
Kinh. Hà Nội không muốn chia sẻ với Moskva về những kế
hoạch tác chiến hoặc những quan điểm của họ về những
biện pháp khả thi để giải quyết cuộc xung đột. Để đáp
lại những thắc mắc dai dẳng của Moskva về các kế hoạch
tác chiến của VNDCCH năm 1967, Phạm Văn Đồng thậm chí còn
trả lời rằng Bắc Việt Nam không có những kế hoạch tác
chiến đó vì họ hành động theo tình hình đang diễn ra.

Moskva cũng không hài lòng với thái độ của Bắc
Việt Nam đối với vấn đề hợp tác kinh tế và quân sự.
Đối với viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam như là một
nghĩa vụ quốc tế đối với "nhân dân Việt Nam anh hùng", Hà
Nội đã sử dụng nguồn viện trợ này một cách đặc biệt
cho lợi ích riêng. Giới lãnh đạo Việt Nam tận dụng mọi cơ
hội để đề nghị các đồng chí Xô Viết mở rộng sự giúp
đỡ, nhưng Hà Nội đã không đáp lại sự quan tâm của đồng
minh một cách đúng mực, họ từ chối xem xét đến những lợi
ích và hiểm họa của người bạn đồng minh của mình và từ
chối đáp lại một cách tích cực những yêu cầu của Liên Xô
đưa ra.

Việt Nam dân chủ cộng hoà đã nhận được rất nhiều thiết
bị công nghiệp, các loại máy móc, mô tơ điện và xe tải.
Hầu hết các thiết bị này có thể được sử dụng để tái
thiết các nhà máy, các nhà máy điện, nhà ga xe lửa và những
cánh đồng bị bom Mỹ phá hoại. Và Hà Nội đã liên tục yêu
cầu viện trợ bổ sung những thiết bị trên. Nhưng chỉ một
phần viện trợ được sử dụng cho việc thái thiết. Phần
còn lại thì được dự trữ để sử dụng lâu dài.

Đôi lần quan chức cấp cao của Liên Xô đã phải nêu vấn
đề về việc tiếp cận các chiến lợi phẩm trong các cuộc
hội đàm với Phạm Văn Đồng và Lê Duẩn nhằm giải quyết
vấn đề đó. Tất cả các chuyên gia Liên Xô làm việc ở
Việt Nam đã được chứng kiến sự giấu giếm và trò chơi hai
mặt của các đồng chí Việt Nam. Các nhà ngoại giao và các
nhà chuyên môn khác bị đặt dưới sự giám sát chặt chẽ
của lực lượng an ninh VNDCCH. Họ sống trong một bầu không
khí thiếu tin cậy và bị ngờ vực. Các quan chức của VNDCCH,
cố gắng ngăn chặn sự tiếp xúc giữa người Liên Xô và
người Việt Nam, phía Việt Nam nghi ngờ rằng các chiến sĩ
đồng mình của họ có thể thu được những tin tức bí mật
bằng những kiểu gặp gỡ như vậy.

Một thái độ đáng kể nhất về thái độ của Việt Nam đối
với Liên Xô đã được thể hiện trong bức thư của Bộ hàng
hải thương mại Liên Xô gửi Xô Viết tối cao ngày 18 tháng 7
năm 1966. Qua việc miêu tả các hành động của người Việt Nam
ở cảng Hải Phòng, Bộ này đã nói rằng lãnh đạo cảng Hải
Phòng đã cố ý trì hoãn việc dỡ hàng của các tàu Liên Xô
và giữ các tàu đó tại cảng bởi vì những con tàu này có
thể hạn chế thiệt hại do bom gây ra đối với cảng khi Mỹ
ném bom. Hơn nữa, lãnh đạo cảng Hải Phòng thường xuyên xếp
những con tàu của Liên Xô gần những điểm dễ bị ném bom
nhất, ví dụ như gần những khẩu pháo phòng không nhằm đảm
bảo sự an toàn cho những khẩu pháo này trong các cuộc ném bom
của Mỹ. Trong các cuộc tấn công không quân của Mỹ, các tàu
quân sự Việt Nam sử dụng các con tàu của Liên Xô như một
lá chắn trong khi họ bắn trả các máy bay của Mỹ.

Vào mùa hè 1967 Hà Nội thiên về giải pháp quân sự và chuẩn
bị cho một cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền
Nam. Các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam không thể không thấy rõ
rằng kế hoạch Tổng tiến công này đi ngược lại với quan
điểm của các đồng minh lớn của họ là Liên Xô và Trung
Quốc. Hầu như ngay từ lúc đầu, Liên Xô coi cuộc chiến tranh
Việt Nam là điều không mong muốn và cố thuyết phục Hà Nội
giải quyết vấn đề trên bàn đàm phán.

Trung Quốc cũng không hoan nghênh chủ trương tổng tiến công
này, vì Trung Quốc cho đó là một cuộc chiến tranh hao người
tốn của, một cuộc chiến tranh du kích chỉ hạn chế trong các
cuộc đột kích riêng lẻ của các lực lượng không chính quy
chống lại một kẻ thù siêu cường về quân sự.

Nhưng Hà Nội vẫn ấp ủ những kế hoạch Tổng tiến
công vì tin rằng thậm chí một thắng lợi cục bộ cũng có
thể làm xoay chuyển tình hình ở miền Nam có lợi cho những
người cộng sản Việt Nam, giáng một đòn chí mạng vào chế
độ Sài Gòn, và buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh chống
miền Bắc Việt Nam, qua đó tăng cường uy tín của Hà Nội
đối với Liên Xô và Trung Quốc cũng như phong trào cộng sản
quốc tế. Càng giành được nhiều thắng lợi nổi bật, những
người cộng sản Việt Nam càng chiếm được nhiều lợi thế
hơn. Hà Nội không hy vọng đánh bại Mỹ, nhưng Hà Nội có
đủ lý do để hy vọng thắng lợi đập tan chế độ Sài Gòn.

Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 đã không diễn ra như
dự kiến của các nhà lãnh đạo ở Hà Nội, nó còn chỉ ra cho
họ thấy rằng chỉ bám vào một giải pháp quân sự ở Việt
Nam là không thể chấp nhận được.
Tuy cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân thất bại trên phương
diện quân sự của những người cộng sản, nhưng nó lại là
đòn chí mạng cho chính sách giải quyết vấn đề Việt Nam
bằng giải pháp quân sự của Mỹ. Nhà cầm quyền Mỹ hiểu ra
rằng không thể thắng được cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Người dân Mỹ cũng mất lòng tin vào những báo cáo sai sự
thật về tình hình chiến sự tại Việt Nam của Lầu Năm Góc.

Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân đã đưa hai bên đến bàn
đàm phán tại Paris. Hội đàm chính thức giữa VNDCCH và Hoa Kỳ
diễn ra vào ngày 13 tháng 5 tại Khách sạn Majestic Paris.

Đối với Trung Quốc, ảnh hưởng đối với chính sách của
Bắc Việt Nam được CIA đánh giá là giảm đi một cách căn
bản. Trung Quốc chỉ có hai cách gây sức ép đối với Bắc
Việt Nam. Họ có thể cắt cung cấp gạo và bột mì, nhưng Hà
Nội có ít nhất ba tuần dự trữ gạo và Liên Xô có thể cung
cấp gạo bằng đường biển cho họ. Hoặc Trung Quốc có thể
triệu hồi các trung đoàn lao động quốc tế của họ khỏi
Bắc Việt Nam, nhưng việc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc có thể
làm những lực lượng này không còn có vai trò quan trọng nữa.
CIA báo cáo rằng tất cả các quan chức Bắc Việt Nam đều
đồng ý việc Trung Quốc không thể áp đặt ý chí của họ
đối với Bắc Việt Nam một cách có hiệu quả.

Phản ứng của Bắc Kinh đối với các cuộc Hội đàm ở Paris
không hề có dấu hiệu tích cực nào. Rõ ràng, Hà Nội đã
nhất trí phải ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ mà không hề
hỏi ý kiến phía Trung Quốc trước.

Thậm chí, sau khi Bắc Việt Nam tuyên bố sẵn sàng đàm phán,
trong cuộc viếng thăm Bắc Kinh của lãnh đạo Bắc Việt Nam
hồi tháng 4 năm 1968, phía Trung Quốc còn nói rằng, chưa phải
lúc Việt Nam ngồi vào đàm phán với Mỹ. Các nhà lãnh đạo
Trung Quốc nhấn mạnh: "Chúng ta đã quá vội đi đến nhân
nhượng".

Ban lãnh đạo Trung Quốc đã gây sức ép buộc Hà Nội từ bỏ
quyết tâm đàm phán bằng việc tạo ra những khó khăn cho hàng
loạt lĩnh vực hoạt động của Bắc Việt Nam. Họ ngăn trở
việc cung cấp viện trợ của Liên Xô cho Bắc Việt Nam.

Ngoài các kế hoạch ngăn trở Bắc Việt Nam ngồi vào hội đàm
với Mỹ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn ra sức lợi dụng
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, Bắc Kinh bắt đầu
mở rộng các quan hệ riêng rẽ với Mặt trận dân tộc giải
phóng, thuyết phục các nhà lãnh đạo Mặt trận tiếp tục
"trường kỳ kháng chiến".

Theo báo cáo thì việc tiếp tục cuộc chiến ở Việt Nam cho
phép Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục đặt Trung Quốc
trong tình trạng căng thẳng, nhân dân càng sợ chiến tranh xâm
lược.

Theo những người Mao-ít, về mặt chiến lược, cuộc chiến
tranh ở Việt Nam sẽ làm suy yếu cả Mỹ và Liên Xô, và làm
tăng cơ hội đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai đối
thủ chính của Trung Quốc. Ngoài ra, Đại sứ quán Liên Xô tin
rằng Trung Quốc đang cố sử dụng các chiến thuật chiến tranh
và lợi dụng sự có mặt của Mỹ ở Đông Nam Á nhằm tăng
cường vị trí của mình ở khu vực này.

Năm 1969 tổng thống Nixon lên nắm quyền. Chính quyền Nixon có
những chính sách đối ngoại mới, đặc biệt là chính sách
cải thiện quan hệ với CHND Trung Hoa. Những gì được xem như
động lực để Nhà Trắng mở rộng lợi ích của Mỹ ở Trung
Quốc chính là sự xuống cấp nghiêm trọng trong quan hệ Trung -
Xô năm 1969 và là kết quả của các mưu toan giành được sự
ủng hộ về ngoại giao ở Washington của Liên Xô. Theo Kissinger,
"chính cử chỉ ngoại giao vụng về của Liên Xô đã làm chúng
ta nghĩ tới các cơ hội của mình".

Các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam có vẻ như buồn bã nhất với
thực tế mới này. Có một điều rõ ràng đối với họ là
Mỹ có khả năng tách họ ra khỏi đồng minh của chính họ
bằng cách sử dụng "ngoại giao tam giác".
Các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam đã nhận ra các hậu quả nếu
như cả hai đồng minh của VNDCCH đều quan tâm tới việc làm
hoà dịu mới căng thẳng đối với Mỹ. Nếu vậy, họ sẽ
thúc Hà Nội chấm dứt cuộc chiến ở Việt Nam càng sớm càng
tốt.

Tháng 5 năm 1971, các nhà lãnh đạo Hà Nội đã đưa ra quyết
định tổ chức một cuộc tiến công. Mục đích của cuộc
tiến công quân sự mới này là nhằm phá vỡ sự bế tắc trong
cuộc chiến và trong cuộc đàm phán ở Paris bằng cách giáng
một đòn mạnh vào chính sách Việt Nam hoá chiến tranh của
Nixon và thuyết phục Mỹ rằng chế độ Sài Gòn không có chủ
quyền riêng đối với miền Nam Việt Nam. Nếu như hai mục tiêu
này được hoàn tất, các nhà lãnh đạo Hà Nội hy vọng sẽ
nhận được các nhượng bộ từ phía Mỹ đối với vấn đề
căn bản của các buổi đàm phán là thành lập một chính phủ
liên hiệp.

Các nhà chiến lược của Hà Nội luôn coi cuộc đấu tranh quân
sự là một bộ phận cấu thành chính sách chiến tranh của
họ, họ không bao giờ từ bỏ chiến lược "vừa đánh vừa
đàm" mặc dù năm 1972 họ đã nhấn mạnh đến biện pháp
ngoại giao hơn. Bởi vậy, khi Việt Nam dân chủ cộng hoà nhận
thấy rõ ràng hơn rằng nếu chỉ dùng các biện pháp ngoại giao
không thôi thì không thể giành được những kết quả mong
đợi, họ đã hướng tới hành động quân sự.

Khi được thông báo các kế hoạch bắt đầu một cuộc tấn
công vào "mùa khô" năm 1972 của VNDCCH để "tạo điều kiện
thuận lợi cho các cuộc hoà đàm ở Việt Nam và Đông Dương",
Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội đã cho rằng "người Việt
Nam đang quá mạo hiểm". Họ đã đề nghị Moskva tiếp tục
giải thích cho các đồng chí Việt Nam việc sự dụng các biện
pháp ngoại giao.

Đại sứ quán Liên Xô đã nhắc lại đề nghị của mình trong
quá trình chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam dân chủ cộng hoà
của Chủ tịch Nicolai Podgornyi mùa thu năm 1971. Nhưng Hà Nội
đã bỏ ngoài tai đề nghị này của Liên Xô và các công việc
chuẩn bị cho một cuộc tiến công vẫn cứ được tiến hành
sau đó.

Trong khi Moskva và Washington tích cực tham gia thảo luận về
cuộc họp thượng đỉnh Xô - Mỹ ở thủ đô Liên Xô thì ngày
30/3/1972, các đơn vị pháo binh và bộ binh Bắc Việt Nam đã
phát động một cuộc tiến công kết hợp qua khu phi quân sự
tới thành Quảng Trị và từ phía Tây tới Huế.

Kế hoạch của các nhà chiến lược VNDCCH vẫn cứ làm cho các
đồng minh ở Moskva và Bắc Kinh bị một cú sốc ghê gớm. Cả
Liên Xô và Trung Quốc đều không nhiệt tình với quyết định
sử dụng hành động quân sự hỗ trợ cho các nỗ lực ngoại
giao của Hà Nội. Bắc Kinh quan tâm tới việc chấm dứt chiến
tranh ở Việt Nam bởi tình hình quốc tế đã thay đổi và bởi
tiến trình lập lại quan hệ với Mỹ. Còn Moskva đã đặc
biệt thất vọng về cuộc tiến công xảy ra ngay trước khi có
cuộc họp thượng đỉnh ở Moskva.

Vào thời điểm 1972, nước Mỹ thì đã quá mệt mỏi với
chiến tranh, dư luận trong cũng như ngoài nước Mỹ đòi hỏi
giải quyết vấn đề hòa bình ở Việt Nam như chính quyền
Nixon đã hứa. Quốc hội Mỹ dọa không chi thêm bất cứ đồng
đô-la nào cho cuộc chiến này nữa. Mỹ chỉ còn mục tiêu
chính trị duy nhất tại Đông Dương là rút quân trong danh dự
và giải quyến vấn đề tù binh Mỹ. Nỗ lực quân sự cuối
cùng của Mỹ là chiến dịch Linebacker II, được Việt Nam gọi
là chiến dịch "oanh tạc 12 ngày đêm". Rồi thì bốn bên: Hoa
Kỳ, VNCH, VNDCCH, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa MNVN
cũng ký kết Hiệp định Paris vào ngày 27/1/1973, chấm dứt sự
tham chiến của quân đội Mỹ tại Đông Dương.

2. Yếu tố độc lập – tự chủ của Quốc Gia Việt Nam và
VNCH


Từ cuối năm 1947, sau chiến dịch Lea với mục đích tiêu diệt
đầu não Việt Minh tại Việt Bắc không thành công, Pháp nhận
thấy không thể thắng Việt Minh một cách dễ dàng như đã
lầm tưởng ban đầu và tình hình chiến sự tại Đông Dương
càng ngày càng xấu đi. Không thể thực hiện chiến lược
"đánh nhanh thắng nhanh", Pháp phải thay bằng chiến lược mới
"đánh lâu dài", và cần xây dựng một chính quyền bản địa.
Để có được sự ủng hộ của dư luận trong cũng như ngoài
nước và đặc biệt sự hỗ trợ vật chất của Mỹ cho cuộc
chiến tranh giành lại thục địa của mình, nhà cầm quyền
Pháp đã gắn cái mác chống cộng bảo vệ tự do cho hành
động của mình tại Đông Dương trong tình hình đối đầu
của cuộc chiến tranh Lạnh gia tăng.

Mùng 5 tháng 6 năm 1948, trên tuần dương hạm Duguay-Trouin cựu
hoàng Bảo Đại chứng kiến lễ ký hiệp ước Vịnh Hạ Long
giữa Emile Bollaert và Nguyễn Văn Xuân. Pháp công nhận độc
lập của Việt Nam, nhưng Pháp vẫn nắm quyền quản lý quân
đội và ngoại giao, ngoài ra Pháp trì hoãn trao các quyền lực
khác. Trên thực tế là không có quyền hạn nào được chuyển
giao cho phía Việt Nam. Trong khi người Pháp tại Hà Nội dựng
lên chính quyền bản địa trên danh nghĩa, Bảo Đại quay về
ở Châu Âu.
Trong năm 1949, tình hình Trung Quốc biến đổi nhanh, Quốc dân
đảng ngày càng thất thế. Sau chiến dịch Bình-Tân từ
29/11/1948 đến 31/1/1949, quân Giải phóng giành được Bắc Bình
(Bắc Kinh) và Thiên Tân, Mỹ khuyến cáo Pháp nên đi đến thỏa
thuận với Bảo Đại hoặc bất cứ nhóm Quốc gia nào khác.
Mùng 8/3/1949 tổng thống Pháp Auriol ký hiệp ước Elysee với
Bảo Đại, tái công nhận độc lập của Việt Nam là Quốc gia
Liên kết, nằm trong Liên hiệp Pháp và toàn bộ lãnh thổ Việt
Nam đặt dưới sự quản lý của Chính phủ Quốc gia Việt Nam.
Tuy nhiên người Pháp vẫn nắm quân sự, tài chính và ngoại
giao, và lần nữa lại trì hoãn trao lại các quyền tự trị
khác.

Vào cuối tháng 6/1949, Việt Nam chính thức thống nhất
dưới quyền Bảo Đại, nhưng sự chuyển giao quyền lực xảy
ra rất chậm, thường chỉ trên danh nghĩa, thực quyền không
được chuyển cho người Việt Nam. Quốc gia Việt Nam trở thành
ngụy trang để người Pháp tiếp tục thống trị Đông Dương
("The Pentagon Papers", Gravel Edition, Volume 1, Chapter 2, "U.S.
Involvement in the Franco-Viet Minh War, 1950-1954").

Trong Hội nghị Giơ-ne-vơ, phái đoàn Chính phủ QGVN cùng phái
đoàn Hoa Kỳ đã từ chối không ký Hiệp định. Ngay trong ngày
21/7/1954, Trưởng đoàn Chính phủ QGVN đưa ra bản tuyên bố
riêng, giải thích lý do phái đoàn QGVN không ký là để phản
đối "cách ký Hiệp định cùng những điều khoản không tôn
trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt", khẳng định Chính
phủ QGVN "hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền
thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện
thống nhất và tự do cho xứ sở".

Viện lý do không ký vào bản Hiệp định Giơ-ne-vơ và nhất là
không tham dự vào bản "Tuyên bố cuối cùng", Chính phủ QGVN
tự cho rằng không bị ràng buộc vào những điều khoản và
không có trách nhiệm thi hành Hiệp định Geneva.

Ngày Tổng tuyển cử (20 tháng 7 năm 1956) theo như Hiệp định
Giơ-ne-vơ quy định tới gần, Bắc Việt Nam cố gắng một cách
không hiệu quả tiến hành thảo luận với Nam Việt Nam. Vào
đầu tháng 6/1955, Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Bắc Việt Nam
and cựu trưởng đoàn đàm phán tại Hội nghị Giơ-ne-vơ, tuyên
bố rằng miền Bắc sẵn sàng tiến hành Tổng tuyển cử và
"tất cả các đảng phái, tổ chức cũng như các cá nhân đều
có quyền tham gia". Một tháng sau, với sự chống lưng của
người Mỹ, Ngô Đình Diệm bác bỏ đề nghị Phạm Văn Đồng.

Quan điểm của Washington đơn giản là nếu Tổng tuyển cử có
được tiến hành, thậm chí hoàn toàn tự do, được giám sát
bởi các tổ chức quốc tế thì những người cộng sản vẫn
có thể thắng ("Chapter 2 - The Struggle for Heaven's Mandate: SIGINT and
the Internal Crisis in South Vietnam,... 1962").

Như những đánh giá của Mỹ, đến cuối năm 1960, chính quyền
Ngô Đình Diệm xa lánh dần các cộng đồng xã hội chính của
Nam Việt Nam. Trước khi Tổng thống Kennedy lên nắm quyền vào
năm 1961, một điều rõ ràng là sự ủng hộ của người nông
dân Nam Việt Nam - mà họ là khoảng 90% dân số - đối với
chính quyền Sài Gòn là rất thấp ("The Pentagon Papers", Gravel
Edition, Volume 1, Chapter 5, "Origins of the Insurgency in South Vietnam,
1954-1960"). Những người ủng hộ chính đối với Ngô Đình
Diệm chỉ là cộng đồng Công giáo nhỏ bé tại Nam Việt Nam,
những người được hưởng ưu tiên, đặc quyền, đặc lợi do
ông ta ban cho. Sự ưu đãi đó cũng được dành cho những
người Công giáo di cư từ Bắc Việt Nam, con số khoảng 900
ngàn người.

Cao điểm của cuộc khủng hoảng xã hội Nam Việt Nam bắt
đầu từ giữa năm 1963. Như hồi ký "Nhìn lại quá khứ - Tấn
thảm kịch và những bài học về Việt Nam" của cựu Bộ
trưởng Bộ quốc phòng Mỹ McNamara miêu tả lại, vào thời
điểm đó nổ ra cuộc khủng hoảng chính trị và tôn giáo trên
toàn Nam Việt Nam. Nổi giận do việc Diệm hạn chế tự do tôn
giáo, giới Phật giáo (Phật tử chiếm gần 80% dân số Nam
Việt Nam) đã tiến hành những cuộc biểu tình phản đối dẫn
đến những cuộc trả đũa dữ dội do lực lượng an ninh của
Diệm tiến hành. Phản ứng tàn bạo này làm bùng thêm nhiều
cuộc biểu tình, trong đó có những vụ tự thiêu ghê người
của các nhà sư. Những sự kiện này làm tôi (McNamara) và
nhiều người khác ở Washington sửng sốt, kinh hoàng và làm cho
sự thống trị của Diệm gặp khó khăn hơn bao giờ hết.

Xung đột giữa các Phật tử và chính quyền Nam Việt Nam đã
âm ỉ suốt mùa hè. Rồi bỗng nhiên ngày 21/8 chính phủ ra tay
đàn áp. Với sự đồng ý của Diệm, Nhu đã ra lệnh cho một
đơn vị quân đặc biệt tấn công các ngôi chùa Phật giáo vào
sáng sớm. Họ đạp đổ các cánh cửa cản đường và đánh
đập các nhà sư có phản ứng chống lại. Vài trăm người đã
bị tống vào nhà tù.

Diệm đã hành động bất chấp lời đảm bảo của chính ông
ta với Frederick E. Nolting (Jr.), Đại sứ Mỹ sắp hết nhiệm
kỳ, rằng ông ta sẽ không có bất kỳ bước đi nào chống
lại các Phật tử. Sự trở mặt xấu xa này làm át cả một
diễn biến gây bối rối khác có liên quan tới Charles de Gaulle
ở Paris. Hồi đầu mùa hè năm đó, chúng tôi (Mỹ) đã nhận
được thông báo cho biết Diệm, thông qua em mình là Nhu, đã bí
mật thiết lập mối liên hệ với Hà Nội. De Gaulle, người
vẫn mong muốn gây lại ảnh hưởng của Pháp tại Đông Dương,
cũng đã nhận được tin đó theo các nguồn riêng của mình ở
miền Bắc và Nam Việt Nam và coi đây là một cơ hội. Ông ta
nhanh chóng đưa ra lời kêu gọi thống nhất và trung lập hoá
Việt Nam. Lúc đó chúng tôi không chắc là liệu lời đồn
đại trên có đúng sự thật không, và chúng tôi băn khoăn
không biết liệu có phải Diệm định tống tiền nước Mỹ vì
đã buộc ông ta phải nhẹ tay trong việc đối xử với các
nhóm chống đối.

Ngày 24/8, khi những tin tức về vụ bạo lực tới Washington,
một vài quan chức còn lại ở Washington thấy đây là một cơ
hội để loại bỏ chính quyền Diệm. Cuối ngày hôm ấy,
nước Mỹ đã sắp đặt cho một cuộc đảo chính quân sự.

Người đưa ra sáng kiến này là Roger Hilsman (Jr.), người đã
kế nhiệm Averell Harriman làm Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách
Viễn Đông. Ông ta và các cộng sự của mình tin rằng với
Diệm chúng tôi (Mỹ) không thể thắng và do vậy phải loại
bỏ Diệm. Hilsman bắt đầu bằng việc thảo bức điện gửi
Đại sứ mới của chúng tôi (Mỹ) tại Sài Gòn, Henry Cabot Lodge
(Jr.). Bức điện (DEPTEL 243) bắt đầu bằng lời lên án những
hành động của Nhu:

"Giờ đây sự việc đã rõ ràng là dẫu quân đội có đề
xuất việc thiết quân luật hay Nhu đã buộc họ làm việc đó,
thì Nhu đã lợi dụng việc thiết quân luật để phá chùa...
Cũng rõ ràng là Nhu đã dùng thủ đoạn để giành cho mình vị
trí chỉ huy.

Chính phủ Mỹ không thể chịu được khi quyền lực lại nằm
trong tay Nhu. Diệm cần phải có cơ hội để thoát khỏi Nhu và
những người thân cận của Nhu và thay thế họ bằng những
người tốt nhất hiện có trong giới quân sự và chính trị.

Nếu, bất chấp những cố gắng của chúng ta, Diệm vẫn cứng
đầu và từ chối, thì chúng ta chắc chắn phải đối mặt
với khả năng là không thể giữ Diệm lại được.

Đồng thời, chúng ta cũng cùng một lúc phải báo cho những
người đứng đầu giới quân sự biết rằng nước Mỹ sẽ
không thể tiếp tục hỗ trợ chính quyền Nam Việt Nam về quân
sự và kinh tế được nữa trừ phi... có những hành động ngay
lập tức (thả các nhà sư bị bắt giữ). Chúng tôi thấy cần
phải loại bỏ gia đình Nhu ra khỏi cuộc. Chúng tôi mong muốn
đem lại cho Diệm cơ hội thích hợp để loại bỏ Nhu, nhưng
nếu ông ta vẫn không thay đổi, thì chúng ta sẵn sàng chấp
nhận tình huống hiển nhiên là chúng ta không thể ủng hộ
Diệm hơn được nữa. Ngài cũng có thể thông báo cho các tư
lệnh quân đội biết là chúng ta sẽ trực tiếp hỗ trợ họ
trong bất cứ giai đoạn chuyển tiếp nào khi cơ chế chính phủ
trung ương bị phá vỡ.

Cùng với những việc trên, ngài Đại sứ và đội ngũ nhân
viên sở tại nên khẩn trương xem xét giới chức lãnh đạo có
khả năng thay thế và lập kế hoạch chi tiết làm thế nào
chúng ta có thể thay thế Diệm, nếu điều này trở nên cần
thiết".

Ta có thể thấy rằng cho dù chính quyền họ Ngô có mong muốn
hoặc tự cho rằng mình có thể tự chủ, độc lập với chính
sách của Hoa Kỳ thì đó là sai lầm lớn. Sự thật là quyền
lực tại Nam Việt Nam nằm trong tay người Mỹ. Người ta có
quyền thay thế chính quyền đó nếu khi thấy cần.

Kịch bản xóa sổ chế độ Ngô Đình Diệm lại được Tổng
thống Nixon đem ra dọa Tổng thống Thiệu khi ông này định
không chấp nhận các điều khoản của Hiệp định Paris mà Mỹ
và VNDCCH đã phác thảo.

Ngày 20/1/1973, Nixon hỏi Kissinger như vậy chúng ta có đi quá xa
với Thiệu không? Nixon nói cụ thể với Kissinger như sau: "Nói
một cách khác, tôi không biết sự đe dọa của chúng ta có đi
quá xa hay không, nhưng tôi sẽ làm bất cứ điều gì kể cả
những điều không hay ho gì như cắt cái đầu Thiệu".

Ngày 23/6/2009, thư viện Tổng thống Richard Nixon công bố thêm
những cuốn băng ghi âm ở Nhà Trắng với thời gian tổng cộng
là 154 giờ đã được thu từ tháng 1 đến tháng 2/1973. Lần
đầu tiên những cuốn băng được công bố như những tài
liệu giải mật này là ngày 11/7/2007. Lần thứ hai là ngày
2/12/2008. Cả ba lần công bố này với tổng số giờ của các
cuốn băng là 2.371 giờ.

Điều nổi bật trong 154 giờ ghi âm được công bố lần này
là thái độ của Nixon đối với Nguyễn Văn Thiệu và chính
quyền Sài Gòn. Nguyễn Văn Thiệu trở thành cái gai hay nói cách
khác trở thành một nhân vật mà Nixon nhiều lúc muốn loại
bỏ.

Có một thực tế là từ khi có cuộc thương thuyết giữa Mỹ
và Bắc Việt Nam về việc Mỹ phải rút quân ra khỏi Việt Nam
và chấm dứt chiến tranh thì Thiệu luôn chống lại những
thảo thuận giữa Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Lúc đầu, Nixon
chưa có thái độ mạnh với Thiệu vì sự chống lại của phe
Bảo thủ đối với ông ta.

Nhưng từ khi Nixon thuyết phục được 2 thượng nghị sỹ quan
trọng của phe Bảo thủ là Goldwater và Stennis thì Nixon ra tối
hậu thư cho Thiệu rằng nếu Thiệu không chấp nhận thảo
thuận giữa Mỹ và Bắc Việt Nam thì Mỹ sẽ chấm dứt mọi
viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

Và như vậy, chính quyền Sài Gòn trong mắt các cố vấn quân
sự của Nhà Trắng chỉ còn một con đường duy nhất là sụp
đổ. Nixon ra chỉ thị cho Kissinger hãy nói thẳng vào mặt
Thiệu là nếu Thiệu không ký nháy vào bản thảo thuận thì
những lãnh tụ Quốc hội Mỹ sẽ chấm dứt ủng hộ chính
quyền Sài Gòn ngay lập tức.

Trong những lần tuyên bố trước đó, khi nghe Kissinger nói
Thiệu không chịu đồng ý với sự thỏa thuận giữa Mỹ và
Bắc Việt Nam thì Nixon nổi giận và nói: Cái đuôi con chó
không thể nào quẫy con chó được. Ý của Nixon là chính quyền
Sài Gòn hay cụ thể là Thiệu chỉ là một một tay sai phụ
thuộc vào Mỹ quá nhiều nên không có quyền và không thể nào
điều khiển được Mỹ. Chỉ có Mỹ mới có quyền điều
khiển chính quyền Sài Gòn và Thiệu mà thôi.

II.TIÊU CHÍ THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VÀ TOÀN VẸN LÃNH
THỔ


Đất nước Việt Nam là một, cho dù vì một mục đích chính
trị nào mà người ta đi ngược lại thì cũng là điều không
thể chấp nhận được.
Thời hạn cuối để thảo luận vào tháng 7/1955, và ngày Tổng
tuyển cử được sắp đặt vào tháng 7/1956 trôi qua mà không
có hành động quốc tế nào. VNDCCH lại cố gắng tiến hành
các cơ chế của Hiệp định Giơ-ne-vơ, chuyển tin đến chính
quyền Nam Việt Nam vào tháng 7/1955, tháng 5 và 6/1956, tháng
3/1958, tháng 7/1959 và tháng 7/1960, đề nghị thảo luận để
đàm phán về "Tổng tuyển cử tự do thông qua bỏ phiếu kín",
và tự do hóa quan hệ Bắc-Nam nói chung. Mỗi lần như vậy VNCH
trả lời bằng thái độ khinh khỉnh hoặc im lặng. Vĩ tuyến 17
với vùng phi quân sự mỗi bên trên thực tế đã trở thành
biên giới quốc gia, và từ khi Ngô Đình Diệm nhất quyết từ
chối thông thương với miền Bắc và ngay cả sự thỏa thuận
trao đổi bưu điện, vĩ tuyến 17 là biên giới kiểm soát
nghiêm ngặt nhất trên thế giới. VNDCCH kiến nghị với Anh và
Liên Xô, đồng chủ tịch Hội nghị Giơ-ne-vơ nhưng không có
kết quả("The Pentagon Papers", Gravel Edition, Volume 1, Chapter 5,
"Origins of the Insurgency in South Vietnam, 1954-1960").

Một sai lầm của VNDCCH trong thời kỳ đó cũng nên nhắc tới
là việc tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của
chính phủ nước CHDN Trung Hoa, quyết định về hải phận của
Trung Quốc. Tuy công hàm đó (14/9/1958) không đủ tính pháp lý
để Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, cũng không phải vì công hàm đó mà Trung
Quốc mới có tham vọng đối với Biển Đông, và không phải
vì nó mà Trung Quốc đưa ra quyết định tiến đánh vào năm
1974 và 1988 (động lực đưa Trung Quốc đưa ra quyết định đó
là do diễn biến chính trị trên thế giới có lợi để họ
tiến hành những hành động như vậy), nhưng dù sao đây cũng
là bài học chính trị cho ta về sau. Trong mọi trường hợp,
chúng ta cần phải giữ lập trường rõ ràng trong vấn đề
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cho dù đối mặt với đồng
minh thân cận nhất.

III.TIÊU CHÍ TỰ DO, HẠNH PHÚC


Dân chủ - tự do là yếu tố căn bản biện minh cho sự tồn
tại của Quốc Gia Việt Nam, và sau này là VNCH, dân chủ – tự
do cũng là lý do biện minh cho tính chính đáng của cuộc chiến
tranh của Pháp và Mỹ tại Việt Nam.

Viện cớ không có tự do - dân chủ tại Bắc Việt Nam, Tổng
thống Ngô Đình Diệm từ chối tiến hành Tổng tuyển cử để
thống nhất Đất nước theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhưng bản
thân ông ta thắng Bảo Đại trong cuộc trưng cầu dân ý tiến
hành vào ngày 23 tháng 10 năm 1955 với 98,2% phiếu bầu và trở
thành Tổng thống VNCH cũng nhờ gian lận. Tại đô thành Sài
Gòn, Ngô Đình Diệm nhận được hơn 600 ngàn phiếu bầu, trong
khi khu vực này chỉ có 450 ngàn cử chi ghi tên.

Ngô Đình Diệm tiến hành chiến dịch công kích cá nhân Bảo
Đại, người bị ngăn cấm tiến hành vận động bầu cử.
Quân đội và cảnh sát Quốc gia tuần tra bắt tuân theo lệnh
cấm các hoạt động ủng hộ Bảo Đại và chống Diệm.("State
of Vietnam referendum"). Ngày 6 Tháng 10 Thủ tướng Ngô Đình Diệm
tuyên bố quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý. Các cơ quan
truyền thông do Thủ tướng điều khiển cũng bắt đầu vận
động dân chúng sửa soạn đi bầu với những bài chỉ trích
hành vi của Quốc trưởng Bảo Đại và phổ biến những câu
nhắc nhở cử tri như:

"Phiếu đỏ ta bỏ vô bì (phiếu đỏ bầu cho Ngô Đình Diệm)
Phiếu xanh Bảo Đại ta thì vứt đi".

Sau đảo chính gia đình họ Ngô, chính quyền VNCH thay
đổi như chong chóng. Bắt đầu là Hội đồng quân nhân cách
mạng nắm quyền do Dương Văn Minh và Trần Văn Đôn cầm đầu,
rồi 30/1/1964 Nguyễn Khánh đảo chính và chuyên quyền nắm hết
quyền lực. Do sức ép từ các đảng phái và dân chúng, vào
tháng 9/1964 vai trò Quốc trưởng được giao lại cho Dương Văn
Minh. 26/10/1964 Thượng hội đồng Quốc gia bầu Phan Khắc Sửu
làm Quốc trượng. Chỉ được vài tháng, Phan Khắc Sửu bất
đồng với Thủ tướng Phan Huy Quát, chính phủ của Phan Huy
Quát bị giải tán, Phan Khắc Sửu rút lui. Quyền hành giao lại
cho Hội đồng Quân lực. 12/6/1965 Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu
trở thành Chủ tịch Hội đồng Quân Lực và là Chủ tịch Ủy
ban Lãnh đạo Quốc gia (coi như Quốc trưởng), Thiếu tướng
không quân Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ban Hành pháp Trung ương
(coi như Thủ tướng).

Ngày 10/3/1967, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia duyện bản dự thảo
Hiến pháp mới do Quốc hội Lập Hiến soạn thảo. Bầu cử
Tổng thống VNCH được ấn định vào 3/9/1967.

Ứng cử Tổng thống VNCH năm 1967 có liên danh quân nhân Thiệu
– Kỳ, phía dân sự có liên danh Trương Đình Du, liên danh
Trần Văn Hương... Thiệu và Kỳ đều muốn làm Tổng thống,
nhưng nếu không hợp tác thì cả hai có thể bị thua.

Lo sợ sự bất ổn định vẫn thường thấy của chính quyền
dân sự yếu kém, Mỹ muốn giới quân sự thắng. Nhưng Mỹ
lại muốn Thiệu – Kỳ không làm sai quy tắc để mất uy tín
của cuộc bầu cử.

Trong buổi gặp với Russ Miller (quan chức CIA tại Sài Gòn) 21/6,
Kỳ đề nghị ông ta tiếp xúc với người phụ trách cuộc
vận động bầu cử Nguyễn Xuân Phong, Bộ trưởng Bộ phúc
lợi xã hội, từng tốt nghiệp Oxford. Miller chấp nhận đề
nghị của Kỳ, gặp Phong vào ngày 14/7 và thực hiện những cố
gắng của Văn phòng CIA tại Sài Gòn để gây ảnh hưởng tới
cuộc vận động.

Kỳ hướng dẫn Phong thông báo đầy đủ cho Miller về kế
hoạch của cuộc vận động bầu cử, cũng như lắng nghe những
kiến nghị từ phía Mỹ. Miller ghi lại rằng Phong dường như
nghĩ là có thể tiến hành cuộc vận động một cách tinh tế.
Nhưng Văn phòng CIA lại lo rằng, một cuộc bầu cử hoàn toàn
trung thực là cuộc bầu cử thất bại, Văn phòng CIA chấp
nhận ý định sử dụng bộ máy cánh sát của Tướng Loan,
không có lời bình luận của Phong (Nguyễn Ngọc Loan – Giám
đốc Cảnh sát Quốc gia và Giám đốc Nha An ninh quân đội, tùy
tùng thân tín của Nguyễn Cao Kỳ) "trong những trường hợp nguy
hại đòi hỏi nhiều cố gắng hơn để quay ngoặt lá phiếu cho
Thiệu – Kỳ".

Cuộc vận động bị hụt hơi, một phần vì thiếu tiền, Kỳ
dọa rằng, thiếu quỹ hộ trợ của Mỹ, ông ta buộc phải
trông vào tướng Loan bòn rút "từ những cá nhân mà kết quả
là những hậu quả không tốt đẹp". Văn phòng CIA đánh giá
rằng cuộc vận động của Thiệu – Kỳ thiếu tiền sẽ có
vẻ trung thực hơn. Vài ngày sau Phong có nhắc là sử dụng 8
triệu đồng tại đồng bằng sông Cửu Long. Kỳ không tiết
lộ nguồn tiền và Phong chỉ có thể phỏng đoán tiền đó có
từ Tướng Loan.

Mùng 3/9 liên danh Thiệu – Kỳ đắc cử với 35% phiếu bầu.
Liên danh Trương Đình Du về nhì với 17% số phiếu.

Một tuần trước khi thông qua kết quả bỏ phiếu vào
ngày 2/10, Văn phòng CIA huy động toàn bộ các mối quan hệ
chính trị của mình, thực hiện 50 cuộc gặp với mục đích
ngăn cản việc không thừa nhận kết quả bầu cử gây rắc
rối. Một đối thủ Thiệu – Kỳ thú nhận "một cách ngây
thơ và thô kệch" rằng, ông ta và các đồng minh của mình quan
tâm ít hơn tới việc điều chỉnh gian lận bầu cử so với
"khả năng bòn rút lợi ích nhất định từ việc tống tiền
chính trị". Dù kết quả của chiến thuật gây sức ép của
Văn phòng CIA sao đi nữa, thì các thành viên của Quốc hội
Lập pháp cũng không nghi ngờ về sự ưu tiên của Mỹ đối
với việc thông qua kết quả bầu cử. Quốc hội Lập pháp
thông qua với số phiếu 58/43. Thiệu và Kỳ tuyên thệ nhận
chức vào ngày 31/10/1967.

Sau cuộc bầu cử Thượng viện 1970, Phái đoàn Mỹ tại Sài
Gòn bắt đầu quan tâm đến cuộc bầu cử Tổng thống được
ấn định vào tháng 10/1971. Vào cuối năm 1970, Phó tổng thống
Kỳ dường như không chắc ra ứng cử, các quan chức Mỹ lo
ngại hậu quả đối với tính hợp pháp chính trị của Thiệu,
nếu như ông ta ứng cử không có đối lập. Đại sứ Bunker
đề nghị giải quyết trước hậu quả bằng cách thuyết phục
cựu Quốc trượng và là người theo đạo Phật Dương Văn Minh
ứng cử vào chức đó.

Không phải Mỹ muốn Minh giành ghế Thiệu. Sự cống hiến của
Minh đối với nỗ lực chiến tranh là đáng nghi ngờ, và câu
hỏi về mối quan hệ không được ủy quyền với miền Bắc
qua người em ở Hà Nội chưa có lời giải.

Mặc dù sự miễn cưỡng của Minh, chiến thắng của Thiệu
không phải nắm chắc, và vào tháng 1/1971 Đại sứ Bunker muốn
hành động để đảm bảo điều đó. Văn phòng CIA cũng muốn
có thế đứng vững chắc trong phía đối lập để loại bỏ
khả năng, tuy mơ hồ, thất bại của Thiệu. Văn phòng CIA muốn
thêm 10 người "dễ cảm" tại Hạ viện, nơi mà 10 điệp viên
đang có của họ có thể thúc đẩy hoặc ngăn chặn sự lập
pháp. Dành cho những công việc này, và hỗ trợ những ứng cử
viên ủng hộ Thiệu vào Hạ viện, Văn phòng CIA muốn 252 ngàn
đô-la. Khi cuộc bầu cử tiến gần, Văn phòng xác định lại
mục tiêu dài hạn của mình về sự huy động chính trị tại
Việt Nam, giờ đây đơn giản là kiếm phiếu cho Nguyễn Văn
Thiệu.

Ngày 24/7, Thiệu tuyên bố ứng cử, và Minh "lớn" chiều
lòng mong muốn của Đại sứ Bunker ứng cử 2 ngày sau đó. Phó
tổng thống Kỳ tuyên bố vào mùng 4/8, nhưng Tòa án tối cao
bác đơn của ông ta ngày hôm sau, công bố rằng ông ta không
đáp ứng đủ những điều lệ theo luật bầu cử, những cái
mà Thiệu đã đưa ra công thức với Kỳ trên tinh thần. Khi đó
Minh bắt đầu dọa rút lui. Điều này lại đưa ra viễn cảnh
của một cuộc bầu cử không đối lập, 19/8 Đại sứ Bunker
tới thăm Minh và thuyết phục ông ở lại cuộc chạy đua. Minh
thực chất rút lui ngày hôm sau.

Tòa án tối cao thay đổi ý kiến của mình ngày 20/8, phục hồi
lại Kỳ, nhưng ông ta rút lui vào ngày 23/8, để lại Thiệu là
ứng cử viên duy nhất. Việc này không có nghĩa là Kỳ nhường
chiến thắng cho Thiệu, mà ông ta cố gắng sử dụng CIA để
tạo ra sức ép của Mỹ đối với cải cách bầu cử. Ông ta
bắt đầu bằng việc đưa lậu người thân tín Đặng Đức
Khôi qua Phnôm Pênh, từ đó Khôi bay đi Washington vào đầu tháng
8 và thỉnh cầu mối quan hệ CIA cũ để sắp xếp cuộc gặp
với cố vấn An ninh quốc gia Kissinger. Giám đốc Trung tâm tình
báo DCI Helms thông báo cho Kissinger về lời đề nghị, kết
luận thỉnh cầu của Kỳ là để buộc Thiệu dẫn dắt cuộc
bầu cử công bằng. Nhưng ràng buộc của người Mỹ với
chiến thắng của Thiệu đã che mờ sự quan tâm về công bằng
trong bầu cử. Khôi đã gặp được Quyền trợ lý Ngoại
trưởng William Sulliva, nhưng không làm Kỳ hài lòng.

Tổng thống Thiệu đắc cử với 91,5% vào ngày 3/10/1971
trong cuộc bầu cử 1 ứng cử viên duy nhất ("CIA and the Generals,
Convert Support to Military Government in South Vietnam", Thomas L. Ahern,
Jr.).

Đối với tự do cá nhân, Tổng thống Diệm phân loại dân
chúng ra thành các nhóm chính trị tùy thuộc mối liên hệ của
họ với Việt Minh. Vào năm 1956, VNCH lộ ra rằng, khoảng 15-20
ngàn người cộng sản bị giam giữ trong "các trại cải tạo
chính trị" của mình, trong khi đó Devillers đánh giá con số 50
ngàn người. Chuyên gia người Anh về Việt Nam, P.J. Honey,
người được Diệm mời điều tra về các trung tâm cải tạo
vào năm 1959 kết luận rằng, sau khi phỏng vấn một số người
nông dân Việt Nam, "sự đồng thuận trong ý kiến được bày
tỏ của những người đó là phần lớn những người bị giam
cầm không phải cộng sản cũng như ủng hộ cộng sản". Tra
tấn và giết hại "những người bị tình nghi cộng sản" là
việc xảy ra thường ngày.

Vào cuối 1957, những tòa báo phê phán chế độ bắt đầu bị
quấy rối, và vào tháng 3/1958, sau bài xã luận châm biếm, VNCH
đóng cửa tòa báo lớn nhất tại Sài Gòn. Vào năm 1958, những
nhà chính trị đối lập mạo hiểm bị tống tù cho việc thử
lập đảng phái không được Nhu hoặc Cẩn ủy quyền, và
trước 1959 tất cả các hoạt động chính trị chống đối bị
bắt dừng.

Trước thu 1960, giới trí thức Nam Việt Nam bị câm về chính
trị, công đoàn bị bất lực, chống đối ở dạng đảng phái
không tồn tại ("The Pentagon Papers", Gravel Edition, Volume 1, Chapter
5, "Origins of the Insurgency in South Vietnam, 1954-1960").

Chính quyền Ngô Đình Diệm phân biệt đối xử tôn giáo. Là
người theo Công giáo, Ngô Đình Diệm ưu tiên đặc quyền đặc
lợi, tin dùng và nâng đỡ những người Công giáo. Vì chính
sách bất công đối với những tín đồ theo đạo Phật của
chính quyền dẫn đến cuộc khủng hoảng xã hội trầm trọng
từ giữa năm 1963 và kết quả là cuộc đảo chính lật đổ
gia đình họ Ngô.

Xung đột giữa chính quyền và Phật tử bắt đầu xảy ra ngày
8/5/1963, xuất phát từ việc cấm treo cờ Phật trong ngày lễ
Phật đản trong khi trước đó cờ Va-ti-căng được treo nhân
dịp ngày lễ của Thiên Chúa giáo, quân lính Ngô Đình Diệm
đã nổ súng vào đám đông biểu tình tại Huế, giết chết 9
người.

Ngày 3/6/1963 cảnh sát và quân đội VNCH dội chất hóa học lên
đầu những người biểu tình niệm Phật tại Huế, 67 người
được đưa vào viện. 11/6/1963 Hòa thượng Thích Quảng Đức
tự thiêu tại Sài Gòn để phản đối chính sách của chế
độ Ngô Đình Diệm. Ngày 21/8/1963 Lực lượng đặc biệt của
Đại tá Lê Quang Tung tấn công một loạt các chùa ở Nam Việt
Nam, 1400 sư sãi bị bắt. Số người bị giết hoặc mất tích
lên đến hàng trăm (wikipedia).

Từ năm 1965, chiến tranh leo thang ác liệt. Chiến tranh len lỏi
vào từng ngõ ngách của đất nước Việt Nam. Bất cứ ai cũng
có thể trở thành nạn nhân chiến tranh bất cứ khi nào. Tự do
cá nhân là cái không thể tồn tại trong điều kiện đó. Một
ví dụ về "tự do" trong chiến tranh là chiến dịch Phượng
Hoàng.

Chương trình Phượng Hoàng từ năm 1968 đến 1975 thường
được gọi bằng cái tên "chiến dịch ám sát", bị chỉ trích
là một ví dụ tiêu biểu của những hành động tàn bạo xâm
phạm nhân quyền mà chính quyền VNCH và CIA đã tiến hành.

Theo thống kê của Mỹ, trong những năm 1968-1972, 81.740 người
được coi là Việt Cộng đã bị "vô hiệu hóa": 26.369 người
bị giết, 33.358 bị bắt, 22.013 chiêu hồi("Phoenix and the Birds of
Prey – The CIA's secret campaign to Destroy Vietcong", Mark Moyer).

Trong số nêu trên, không ai có thể khẳng định bao nhiêu
người là Việt Cộng đích thực, bao nhiêu người là nạn nhân
thường dân. Cơ sở để định đoạt một đối tượng có
phải là Việt Cộng hay không rất thiếu cụ thể.

Điều tệ hại của chương trình này là có thể giết hại
người tình nghi không cần xét sử, và các hình thức tra tấn
có hệ thống đối với những người bị tình nghi là Việt
cộng.

Nếu như chính quyền Mỹ coi mình đã đem dân chủ, tự do đến
cho đất nước Việt Nam qua chế độ VNCH thì tiêu chuẩn dân
chủ - tự do đó là quá thấp. Tôi không mong rằng trong tương
lai sẽ lặp lại một chế độ dân chủ - tự do chỉ có vậy
tại Việt Nam.

Còn nhiều điều phải nói nếu bình luận về tự do và dân
chủ của VNDCCH, nhưng mô hình chính trị - xã hội đó hoạt
động đặc biệt hiệu quả trong thời kỳ chiến tranh. Khác
với VNCH, xã hội chia rẽ nặng nề, chế độ VNDCCH đã tạo
nên sự đoàn kết, sự đồng thuận của đa số người dân và
tính kỷ luật của xã hội, thế nên nó có thể huy động mọi
tài lực của Đất nước và sự hy sinh cao nhất của người
dân cho mục tiêu rõ ràng.

Trong chiến tranh người dân mong ước những điều đơn sơ
nhất. Người ta mong Đất nước được độc lập, hòa bình,
gia đình được yên ổn, không phải khắc khoải lo âu liệu
ngày mai mình hoặc người thân có còn được sống hay không,
mong cho Đất nước hết chiến tranh để có quyền mơ ước
đến hạnh phúc, được no ấm hơn.

Chẳng nhẽ những bộ não siêu việt của chính quyền Mỹ lại
không hiểu lý luận sơ đẳng là khi nhu cầu cuộc sống cơ
bản nhất của người người dân bản địa chưa được đáp
ứng, thì khẩu hiệu tự do - dân chủ không thể là mồi câu
hữu hiệu để có được sự cộng tác của người dân nơi
đó? Thực ra vì sự thiếu hiểu biết về Việt Nam, họ đã
phạm sai lầm, và từ những sai lầm ban đầu gây nên những sai
lầm kế tiếp, người trước kéo người sau xuống vũng lầy
ngày càng sâu hơn.

Nhắc đến lịch sử không phải để coi lịch sử là liều
thuốc trường sinh đối với bất kỳ ai, mà tôi muốn có một
lời công bằng đối với những gì đất nước - dân tộc
Việt Nam đã gánh chịu. Công bằng cho Đất nước bị tàn phá
nặng nề, công bằng cho hàng triệu nạn nhân chiến tranh, thậm
chí những người của thế hệ tương lai sẽ là nạn nhân của
chất độc da cam, bom mìn còn sót lại của chiến tranh.

Mỹ không thể dùng sức mạnh của siêu cường, bẻ cong lịch
sử, biến những gì là tội lỗi thành công lao bảo vệ tự do
- dân chủ tại Việt Nam. Sự can dự vào số phận Việt Nam
của Mỹ đã không những không đem lại mà còn đi ngược lại
những yêu cầu cơ bản của dân tộc Việt Nam: Độc lập,
Thống nhất, Tự do, Hòa bình và Hạnh phúc.

Một khi vấn đề chất độc da cam chưa được phía Mỹ giải
quyết thỏa đáng thì nó vẫn sẽ là hòn đá tảng cản
đường phát triển của mối quan hệ Việt - Mỹ. Nó còn tồn
tại thì Mỹ cũng không thể cao giọng dạy người dân Việt Nam
một cách hiệu quả về tự do và dân chủ.

Lạc Văn
3/2010