Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

Phỏng vấn Trên

Posted on Tháng Ba 19, 2011 by truongthondlb1



Đông Ngàn Đỗ Đức - Ôi lại câu hỏi ngây thơ, đất để ăn, nước để uống, nếu không vì đất nước thì ta giành giật làm Trên để làm gì? Ta làm Trên là vì đất nước, rõ chưa?…



Phỏng vấn 1

PV: Chào Trên!

Trên: Chào cậu!

- Thưa Trên, tôi muốn phỏng vấn Trên một số vấn đề…

- Cứ tự nhiên đi, vấn đề gì cũng được.

- Trên có biết tay Tổ chức của Trên có vấn đề gì không?

- Vấn đề gì?

- Vấn đề tham nhũng, ăn của đút!

- Biết, biết quá đi chứ, biết rõ hơn anh.

- Sao không kỉ luật sa thải ạ?

- Đây là câu hỏi ngu nhất mà tôi nghe được từ khi làm Trên

- Sao ạ?

- Kỉ luật nó thì đứa nào chia tiền cho ta trong mỗi vụ tuyển dụng. Thế nên mới bảo anh ngu. Nó mà không biết tham nhũng thì ta sa thải khẩn cấp lâu rồi.

- Xin hỏi tiếp, chống tham nhũng mãi mà sao không chống được?

- Có thế mà cũng hỏi. Chống là tinh thần thế thôi, chứ lực lượng tham nhũng là gần trăm phần trăm, về nguyên tắc, thiểu số phải phục tùng đa số, tham nhũng phát triển là tất yếu.

- ThẾ là hiểu rồi, xin cảm ơn!

Phỏng vấn 2

- Thưa Trên, mấy thằng Tổng công ti nhà nước làm ăn thua lỗ, tham nhũng triền miên sao Trên cứ để ạ?

- Thua lỗ là nó ngu, nhưng tham nhũng là có lợi ích của Trên trong đó, bỏ nó thì Trên sống bằng gì. Nó cần phải được duy trì dài lâu nếu Trên còn tại vị.

- Nó đổ thì cũng nguy cho Trên chứ ạ.

- Có nguy, nhưng lúc đó Trên đã hết nhiệm kì. Mà cũng có khi đổ tội cho nó hoặc nó nhận tội thì ta chẳng sao cả. Anh biết lịch sử có chuyên Lê Lai cứu chúa chứ?

- Đành rằng thế, nhưng còn đất nước?

- Ôi lại câu hỏi ngây thơ, đất để ăn, nước để uống, nếu không vì đất nước thì ta giành giật làm Trên để làm gì? Ta làm Trên là vì đất nước, rõ chưa?

Phỏng vấn 3

- Thưa Trên, Trên thấy dân tình thế nào ạ?

- Không biết, a chỉ biết việc của Trên thôi.

- Là việc gì ạ!

- Việc gì à, phát biểu tổng kết như thế này chẳng hạn: “Một trong những yếu tố thành công của đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội là trái tim của đại biểu đập nhịp đập với trái tim của cử tri, biết lắng nghe ý kiến cử tri”.

- Sao thế được ạ?

- Thế cậu không hiểu đại biểu là do dân bầu à, dân bầu thì khi đại biểu nói là tiếng nói của dân, tim cật của đại biểu là tim cật của dân chứ còn của ai vào đây nữa. Nói là nói theo nguyên lí, chứ cuộc sống nó lằng nhằng bỏ mẹ, dưới ấy hàng trăm người trăm ý khác nhau, sao mà theo kịp..

- Thế thì chịu Trên!

- Thế không chịu Trên thì chịu ai nào, chán cậu mớ đời.

Đông Ngàn Đỗ Đức


Trần Nhân Tâm says:
Có 1001 câu chuyện về phỏng vấn người…cõi trên !
Giám thị phòng thi : Đề nghị anh phải nghiêm túc, thi cử cho đàng hoàng, không được mang tài liệu ra quay cóp như thế !
Thí sinh tại chức: ơ cái ông nầy vớ vẩn thế, tôi học đây là học cho đảng, ông biết con chó lửa nầy để làm cái gì không ? không im mồm thì liệu.
Phỏng vấn 2:
PV: thưa thủ trưởng để chấm dứt nạn tham nhũng phải có phương cách nào ?
Thủ: Bắt được tham nhũng phải xử thật nghiêm để thằng khác noi gương không dám tham nhũng nữa.
PV: Thưa thủ trưởng, nếu thằng tham nhũng đó nó biết cách hối lộ quan thanh tra, thì làm sao bắt được tham nhũng ạ ?
Thủ: Nhà nước ta có đầy đủ các ban thanh tra để trị tham nhũng, thanh tra tham nhũng, đã có thanh tra cấp cao hơn.
PV: Thanh tra cấp cao cũng là người, nếu cũng tham nhũng bao che cho nhau thì làm sao phát hiện được quan thanh tra cũng tham nhũng mà trừng trị ?
Thủ: Cậu nầy hỏi lằng nhằng quá, thanh tra cấp cao là người của đảng, trung ương đảng không có hiện tượng tham nhũng biết chưa ?
PV: Theo tôi thì những người có chức có quyền và có đảng mới tham nhũng nhiều ?
Thủ: Cậu nói rất đúng ! đó là đảng viên cấp dưới, lên tới trung ương đảng không còn hiện tượng tham nhũng nữa, ví dụ anh ba Dũng đang làm Thủ Tướng có nghe nói anh ấy tham nhũng bao giờ chưa ?
PV: Cù Huy Hà Vũ nói ông ta nhận tiền hối lộ của Trung Quốc, ký cho Trung Quốc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên là bán nước.
Thủ: Thằng đó phản động bởi vậy mới bắt bỏ tù, tuyên truyền xuyên tạc chống nhà nước CHXHCNVN, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao, đòi đa nguyên đa đảng, cứ như Đinh Thế Huynh tuyên bố đất nước ta chưa có nhu cầu đa đảng và vĩnh viễn không cần có nhu cầu đa đảng, cho làm Trưởng ban tư tưởng trung ương bảo vệ đảng.
PV: Tôi nghĩ như vậy các ông cùng tham nhũng bao che cho nhau, bán cả đất nước cho Tàu cộng, phản bội tổ quốc, phản bội đồng đội, đi ngược lại lợi ích của dân Tộc, các ông không sợ nhân dân sao ?
Thủ: Nhân dân phải nghe theo tuyệt đối sự lãnh đạo của đảng, đứa nào cãi lại cho vào tù thì sợ xanh mắt mèo ngay !
PV: Thưa thủ trưởng đã nghe từ Bắc Phi và Trung Đông hiện nay có cơn địa chấn động chính trị, người dân các nước nầy không còn sợ đảng độc tài, nhất tề vùng lên biểu tình bất bạo động lật đổ chế độ ông không thấy sao ?
Thủ: Mấy thằng đó nó ngu hơn tụi tao, tụi tao đã chuyển tiền ra nước ngoài từ lâu để mua nhà và gởi nhà Bank Thụy Sĩ, dân nổi loạn ta giao cho các đàn em CA và quân đội đánh chặn cản đường và ta cao chạy xa bay. thôi bye bye nha !

Thầy ơi, chữ “tâm” sao viết khó quá!

Posted by truongthondlb1


Trần Thị Lơ – Có một chữ chỉ vẻn vẹn bốn nét mà con viết mãi không thành. Đấy là chữ “TÂM” thầy ạ!

Kì học đầu tiên, thấy trong lịch học có môn Cơ sở ngôn ngữ và văn tự Hán Nôm, con đã thấy khó hiểu. Đó là môn học gì nhỉ? Chẳng lẽ học ở khoa Văn thì phải học cả chữ Hán. Cũng thú vị đây!

Buổi học đầu tiên, con đi học mà vẫn chưa biết mình học cái gì, nhưng thấy háo hức – như một đứa trẻ trong một sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ với môi trường học tập mới. Và thầy bước vào, mang đến cho chúng con những điều mới lạ, rồi dần dần con cũng hình dung ra cái mình đang học, bằng một niềm say mê, thú vị đến lạ thường… Con đâu biết rằng mình đã yêu những nét chữ Hán ngay từ cái ngày đầu được biết và viết nó. Những nét sổ, nét ngang, những nét chấm, nét mác… hợp lại mà thành những chữ có hình thù giống với ý nghĩa nó mang trong mình, như thể những con chữ mang linh hồn cuộc sống. Con miệt mài, mê mẩn viết thuộc từng chữ… Niềm say mê khiến người ta dễ dàng thành công. Và sự thành công nhỏ nhoi của con là được thầy khen viết chữ Hán đẹp.

Con viết chữ “nhật”, “nguyệt”, “mộc”, “thủy“… rồi cả những chữ nhiều nét như “điểu”, “ngư”… thật dễ dàng. Nhưng có một chữ chỉ vẻn vẹn bốn nét mà con viết mãi không thành. Đấy là chữ “TÂM” thầy ạ!



Chữ “tâm” sao viết khó quá thầy ơi! Nó chỉ có ba nét chấm và một nét cong móc thôi. Thầy bảo viết chữ Hán phải viết theo quy tắc bút thuận, nhưng khi đặt bút viết con lại không nhớ trật tự của từng nét. Con cẩu thả nguệch một nét cong móc rồi đánh ba nét chấm vào. Khi nhìn vào chữ ấy, người ta làm sao mà biết mình có viết đúng theo quy tắc hay không. Thầy dạy, lòng người cũng cần phải có trật tự, phải biết suy nghĩ trước sau, nên con không dám viết cẩu thả, bừa bãi nữa. Dần dần, con cũng nhớ được rằng phải chấm “giọt máu” ở ngoài cùng tay trái trước, rồi vẽ nét cong móc hình quả tim và cuối cùng mới là hai “giọt máu” còn lại. Như thế mới là chữ “tâm” chỉn chu thầy nhỉ?

Nhớ rồi con viết đi viết lại nhiều lần, nhưng mỗi lần nhìn lại cái chữ “tâm” là thành quả ấy con đều không ưng ý. Chữ tâm thầy viết đẹp hơn cơ. Ba nét chấm như những giọt máu căng tròn chảy vào quả tim, như tình thương lúc nào cũng cuộn chảy và ắp đầy trong tâm. Sao ba nét ấy con viết nó khô khốc, gầy guộc quá, không có chút hồn nào cả! Con buồn… Lẽ nào con chưa có nhiều tình thương để gửi vào ba “giọt máu” ấy? Thầy ơi, chữ “tâm” sao viết khó quá vậy!

Đến cái nét cong móc kia còn phức tạp hơn. Khi con lớn lên một chút, con hiểu ra rằng không thể nguệch ngoạc vẽ cho giống hình quả tim là được. Phải vẽ thế nào để nó ra hình thù của lòng người mới được chứ? Nét này có đoạn phải viết cong tròn, mềm mại và đầy đặn. Đó là cái góc chứa mọi tình cảm của nhân gian, lúc nào cũng muốn thâu vào tất cả, ôm ấp tất cả để căng mọng tình đời. Nhưng cũng có đoạn phải cứng tay mà viết nét móc cho nhọn. Đó là cái phần gai góc của tâm hồn con người. Cái tâm cần gai góc để thấu hiểu nhân tình, để tình yêu mình gửi đi không bị nhầm chỗ. Con người ta cứ hiền mãi thì đến một ngày dễ ác lắm! Ác đến thậm tệ… Bởi thế vẫn cần có những lúc góc cạnh, sắc nhọn để giải tỏa cái “tôi” cho nó không quay lại đâm thủng phần mềm mại, cong tròn kia. Trong thâm tâm, con vẫn ý thức được từng đoạn từng nét ấy, nhưng cầm bút viết, con vẫn không sao chỉnh được theo ý muốn, bàn tay con cứng lại… Bao nhiêu năm vẫn không viết được một chữ “tâm” hoàn hảo. Chữ “tâm” sao viết khó quá thầy ơi!

“Thầy ơi, chữ “tâm” sao viết khó quá?”. Mỉm cười âu yếm nhìn con, thầy bảo: “Con đã tập viết chữ “tâm” được bao nhiêu năm, còn thầy đã tập viết nó gần cả một đời rồi. Cả một đời tập viết chữ “tâm” mà thầy cũng chưa viết nó được hoàn hảo, được ra hồn”. Con hiểu rồi, cuộc sống là hành trình đi kiếm tìm chữ “tâm” và khi tìm được rồi thì phải trau chuốt cho nó. Viết chữ “tâm” khó nên con phải tập viết nó đến cuối đời, đến khi nào nhắm mắt xuôi tay…

Trần Thị Lơ

http://www.muctim.com.vn/Vietnam/The-gioi-tuoi-moi-lon/Sinh-vien/2011/3-17/43262/

Những cây đàn vỡ

Posted by truongthondlb1


Tưởng Năng Tiến – “Bố mẹ bình tĩnh nghĩ xem, việc làm lạc hậu ấy, nó kìm hãm bước tiến của con. Có lẽ đâu gia đình của một quân nhân cách mạng lại như vậy. Bố mẹ vẫn tự cùm mình trong thành phần tiểu tư sản nông thôn. Con chậm kết nạp Đảng là vì vậy: là vì cây đàn!”…

Bữa rồi – chắc vui miệng – soạn giả Nguyễn Phương có kể lại lúc đưa đám cô Năm Phỉ, và chuyện ông Chín Trích đập vỡ cây đàn:

“Ngày cô Năm Phỉ mất, người đến viếng tang nghe nhạc sĩ Chín Trích đàn ròng rã mấy ngày liên tiếp bên quan tài… Ông vừa đờn vừa khóc. Đến lúc động quan, trước khi đạo tỳ đến làm lễ di quan, nhạc sĩ Chín Trích đến lậy lần chót, ông khóc lớn:’ Cô Năm đã mất rồi, từ nay Chín Trích sẽ không còn đờn cho ai ca nữa…’ Nói xong ông đập vỡ cây đờn trước quan tài người quá cố.”

“Việc xảy quá đột ngột và trong hoàn cảnh bi thương của kẻ còn đang khóc thương người mất, mọi người im lặng chia sẻ nỗi đau của gia đình người quá cố và của nhạc sĩ Chín Trích. Khi hạ huyệt thì người nhà của cô Năm Phỉ chôn luôn cây đàn gãy của nhạc sĩ Chín Trích xuống mộ phần của cô Năm Phỉ.” (Thời Báo USA, số 321, 18/02/2011, trang 67)

Nguồn: Thời Báo Canada

Cô Năm Phỉ Năm qua đời năm 1952, vì tai biến mạch máu não, khi đang trình diễn ở rạp Nam Quang. Cái chết đột ngột của cô, ngay trên trên sân khấu của gánh hát Nam Phi, được tất cả các tờ nhật báo ở miền Nam trang trọng loan tin, đã khiến cho khán giả mộ điệu bốn phương bàng hoàng nuối tiếc!

Thập niên 50 và 60 là thời vàng son của nền cổ nhạc, vẫn theo như lời kể của soạn giả Nguyễn Phương:

“Saigon và các tỉnh thành ở miền Nam Việt Nam, có nhiều đoàn hát cải lương như đoàn hát Nam Đồng Ban, Huỳnh Kỳ, Trần Đắc, Phước Cương, Văn Hí Ban, Văn Võ Hí Ban, Tân Thinh, Hữu Thành, Phụng Hảo, Nam Hưng, Kỳ Quan, Tập Ích Ban, Thái Bình, Tiến Hóa, đoàn cải lương Hậu Tấn – Năm Nghĩa, Hậu Tấn – Bảy Cao, Việt Kịch Năm Châu, đoàn Mộng Vân, đoàn Sống Mới – Năm Nở, đoàn hát Phát Thanh, đoàn Tiếng Chuông … (còn nhiều nữa, kể không xiết…)”

“Tuồng tích trong đợt nầy có hàng trăm tuồng, tuồng Tàu, tuồng phóng tác theo kịch Anh, Pháp của Nguyễn Thành Châu, tuồng Kiếm Hiệp của phái Mộng Vân, có các soạn giả Mộng Vân, Năm Nghĩa, Ba Tẹt(đoàn hát Phát Thanh), Lâm Tồn, Thanh Cao, Tư Thới, tuồng dã sử, xã hội của Năm Châu, Tư Chơi, Tư Trang, Năm Nở, Duy Lân, Nguyễn Phương, Viễn Châu, tuồng chiến tranh của Bảy Cao và Trần Văn May.”

Bia mộ nhạc sĩ Chín Trích. Nguồn: Thời Báo Canada

Cùng lúc, đây cũng là thời mà “cái nghề nghiệp ca trù (bị ) truy nã tận cùng” – ở bên kia giới tuyến – theo như cách nói của Phùng Cung. Qua truyện ngắn Mộ Phách, tác giả đã kể lại chuyện đập vỡ một cây đàn khác (của một đôi nghệ sĩ khác) sau khi thời thế đã buộc họ phải bỏ nghề:

“Vợ chồng kép Chản, đào Khuê lặng buồn, trăn trở thầm kín, nuối tiếc không phải là sự thất thoát lưng cơm, manh áo, mà là sự đổi thay từ dáng dấp đến vẻ mặt, đến lời ăn tiếng nói của cả vợ chồng. Tư Chản rầu rĩ thương nghề, thương vợ mà không một lời phàn nàn ra miệng.”

“Ngày nào ông cũng hai lần nâng tấm khăn, nhìn kỹ toàn cây đàn. Sóc, vọng hai lần mỗi tháng; vào buổi tối, ông đều lau bụi, và bàn tay lại chạm khẽ lên dây tơ, lặng nghe tiếng xa xưa vọng lại. Ông đứng ngẩn ngơ, quên, nhớ mông lung. Trước khi quay lưng ông không quên chắp tay thành kính vái cây đàn đủ bốn vái.”

Sự “rầu rĩ thương nghề” của kép Chản, cũng như thái độ “thành kính” của ông với cây đàn – tất nhiên – không qua khỏi tai mắt nhân dân và (cuối cùng) đã lọt đến tai cậu con trai, đang đi bộ đội ở xa. Khi được về phép thăm nhà, cậu không bỏ lỡ cơ hội để “động viên” hai đấng sinh thành:


- “Bố mẹ bình tĩnh nghĩ xem, việc làm lạc hậu ấy, nó kìm hãm bước tiến của con. Có lẽ đâu gia đình của một quân nhân cách mạng lại như vậy. Bố mẹ vẫn tự cùm mình trong thành phần tiểu tư sản nông thôn. Con chậm kết nạp Đảng là vì vậy: là vì cây đàn!”
….


“Ông Chản như bị cứng lưỡi, không dám nhìn lại con, ngơ ngác; đi lùi lại hai bước; vẫn không cất nên lời. Thuyên giục bố:

- Bố cứ đập quách nó đi!


“Ông Chản nhìn lên cây đàn, mặt nhợt đi, miệng lắp bắp lạc giọng:


- Thôi! Mày đập đi Thuyên ạ!


- Vâng, để con! Mắt Thuyên long lên…


“Choác!’ một tiếng trước cửa bếp. Thuyên mắm môi, quắc mắt, tay đập, chân đạp vào cần vào đáy đàn khiến cây đàn biến thành củi. Ngoài sân, ông Chản bưng tai như nghe sét đánh, liêu xiêu bước ra ngõ. Bà Chản thoái dạ, “ối” lên một tiếng. Trống ngực rộn rã như xẩy chân từ trên cao xuống, mắt hoa lên, mọi vật trước mắt quay cuồng, bà Chản phải chống hai tay xuống đất để giữ được thế ngồi “cóc vái giời.” Bà cố định thần để nhận biết việc xẩy ra đã xẩy ra. Bà cúi mặt khóc rấm rứt. Nước mắt đứt, nối, kéo dài cả một quá khứ tiêu tan trong giây lát.” [Phùng Cung. “Mộ Phách.” Truyện Và Thơ (Chưa Hề Xuất Bản). Văn Nghệ: California, 2003].

Phùng Cung và bìa tác phẩm “Truyện Và Thơ” – Nguồn: RFI

“Mộ Phách,” theo nhận xét của nhà phê bình văn học Thụy Khuê:”… là là bài điếu văn cho thi ca, cho âm nhạc trong một thời mà nghệ thuật đích thực không còn chỗ đứng.” Và cái Thời Thổ Tả này đã kéo dài suốt từ ngày đó đến hôm nay. Hôm 2 tháng 5 năm 2010, báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam loan tin:

“Trong các ngày từ 11 đến 13-5, tại Trung tâm hội nghị tỉnh (Gia Nghĩa), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đăk Nông đã tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng toàn tỉnh lần thứ 3 năm 2010 chào mừng các ngày lễ lớn và kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.”

“Tham gia Hội diễn có 15 đoàn nghệ thuật quần chúng, với gần 600 diễn viên đến từ 8 huyện, thị xã; 3 đơn vị thuộc lực lượng vũ trang … Các đoàn tham dự đã lần lượt công diễn gần 100 tiết mục văn nghệ với nhiều thể loại khác nhau như, đơn ca, song ca, tốp ca, hợp xướng, múa, biểu diễn nhạc cụ dân tộc…với nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước.”

Không một chữ nào, nửa chữ cũng không (trong bản tin thượng dẫn) đề cập đến số lượng khán giả tham dự, ḥoặc sự tán thưởng của họ – nếu có – đối với những “màn đơn ca, song ca, tốp ca, hợp xướng …với nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước.” Người đến xem Hội Diễn Nghệ Thuật Quần Chúng Toàn Tỉnh (chắc) không đông lắm, e còn ít hơn con số (600) của những người trình diễn.

Dân cao nguyên, sau bao nhiêu năm cặm cụi “vót chông” và hì hục “giã gạo ban đêm vì ngày bận làm mùa” (nay) lại phải tiếp tục nghe mấy “màn đơn ca, song ca, tốp ca, hợp xướng … ca ngợi Đảng, Bác Hồ (chắc) họ sợ bị ói nên không đến dự. Sức người, kể cả người dân miền núi, có hạn thôi chớ bộ!

Kẻ ở miền xuôi, tất nhiên, cũng thế. Và chắc vì thế nên người ta đã không tổ chức Hội diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn và kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Thay vào đó, là màn trình diễn của Hương Lan và Tuấn Vũ – theo như lời tường thuật (và phàn nàn) của tác giả Đặng Hữu Phúc:

“Hồi cuối tháng 8 vừa qua, show diễn hát theo yêu cầu của họ ở Nhà Hát Lớn giá 1 triệu rưỡi đến 1 triệu 7 cho 1 vé. Biểu diễn hàng nửa tháng trời mà vẫn kín chỗ, không có vé mà mua. Mà hình như họ ăn khách Thủ đô đến ngỡ ngàng, vượt cả sự tưởng tượng của chính họ, nên họ lại đã quảng cáo biểu diễn tiếp tại Nhà hát lớn sau Đại lễ 1000 năm. Như vậy, ‘sự kiện âm nhạc’ nổi bật trong thời gian trước thềm Đại lễ lại là những đêm nhạc ‘Sến’ của Hương Lan, Tuấn Vũ (!!!) Những chuyện này trước đây không thể xảy ra. Còn nhớ năm 1970, dịp kỉ niệm 200 năm ngày sinh Beethoven, 10 đêm nhạc Beethoven ở Nhà Hát Lớn lúc nào cũng đông nghịt người. Bây giờ chắc không thể được như thế, ngay mới đây thôi, hai tối 17&18/9/2010, chương trình hòa nhạc ‘VNSO Beethoven cycle Vol.5’ với nghệ sĩ piano nổi tiếng người Nhật Michie Koyama (Người đoạt cả 2 giải quốc tế vào loại lớn nhất : Chopin và Tchaikovsky) thì vắng người xem. Hàng năm nghệ sĩ Đặng Thái Sơn thường có ít nhất 10-15 buổi concert tại Nhật, nhiều buổi tại Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc…và trên khắp thế giới , còn tại Việt Nam nếu tính đêm diễn trọn vẹn thì 3 hay 4 năm Sơn mới làm một concert tại Việt Nam. Đơn giản vì ngày nay không còn nhiều khán giả biết thưởng thức thứ âm nhạc chuyên nghiệp tinh hoa, và văn hóa nghe nhạc (im lặng tuyệt đối) còn rất thấp. Bây giờ thì số đông người ta chọn nghe Hương Lan – Tuấn Vũ. Vậy văn hóa Hà nội đang xuống cấp so với chính ta?”

Nói thiệt: không nhờ cái ông Phúc này thì phen này tui hố nặng. Ai mà dè rằng người Hà Nội chỉ sính nghe nhạc cổ điển tây phương, và những “đêm nhạc Beethoven ở Nhà Hát Lớn lúc nào cũng đông kìn kịt người” như thế. Chèn ơi, vậy mà tui cứ tưởng là dân Hà Thành chỉ toàn nghe loại nhạc loa (giăng mắc khắp 36 phố phường) thôi chớ.

Tôi thực lấy làm tiếc vì sự hồ đồ của mình, và vô cùng cảm kích vì những thông tin rất qúi giá (và cũng rất qúi tộc) mà ông Đặng Hữu Phúc vừa cung cấp. Tôi chưa bao giờ có cơ duyên được đặt chân đến mảnh Đất Ngàn Năm Văn Vật. Một kẻ xa lạ (tới cỡ đó ) mà cứ tiếp tục huyên thuyên nói mãi về Hà Nội, và Thời Đại Hồ Chí Minh Quang Vinh – xem ra – cũng có hơi kỳ, nếu chưa muốn nói là … lố bịch! Xin nhường lời lại cho một ông bạn cố tri, vốn người đất Tràng An, một tác giả sinh trưởng trong lòng cách mạng:

« Nơi em về trời xanh không em… ? Bên này vĩ tuyến 17 không có một câu hỏi thơ mộng, lãng mạn như vậy, còn các Vũ Hoàng Chương, Khái Hưng, Hàn Mặc Tử… đã bị đánh bật rễ khỏi người đọc, gom lại trong cái nghĩa địa văn hóa cổ, le lói trong ký ức người già. Các tay ‘yêu’ lừng lẫy một thời vẫn còn đấy, nhưng đã biến thành Xuân Diệu Xuân Xanh Xuân… Tóc đỏ. Người ta đã tiêu thổ kháng chiến đến cả yêu đương. Nói đến ‘yêu’ cũng phạm húy, phải gọi là ‘tìm hiểu’, người yêu là ‘đối tượng tình cảm’ (đối tượng đoàn, đối tượng đảng, đối tượng của pháp luật )…Tình yêu không được thi ca ấp ủ, dẫn dắt, hướng thượng, thè lè đi ngoài đường trong những dịp quốc khánh, hội hè đông người để sờ mó, gỡ gạc lẫn nhau, ‘hủ hóa’ với nhau trong nhà kho công sở, hoặc nếu đúng đắn nghiêm chỉnh hơn thì đặt ra tiêu chuẩn ‘3B’ (Bôn sê vích, buồng ở, bia cung cấp) để ‘tìm hiểu’. Vì vậy những lời yêu đương được mở đầu bằng «Ðồng chí công tác ở cơ quan nào ?…» (Thế Giang. Thằng Người Có Đuôi. Nguời Việt: California, 1987).

Nghe (thiệt) ớn chè đậu!

Thảo nào, khi Hương Lan và Tuấn Vũ mang những bản nhạc sến của miền Nam ra trình diễn thì “họ ăn khách Thủ đô đến ngỡ ngàng.”

Trời, còn làm bộ “ngỡ ngàng” gì nữa?

Chớ (không lẽ) suốt ngày cứ bâng khuâng “nhớ đôi dép đơn sơ đôi dép bác Hồ,” suốt đêm cứ nằm mơ thấy “râu Bác dài, tóc Bác bạc phơ,” và suốt đời lúc nào cũng chỉ có mỗi một “nguyện vọng duy nhất” là được dịp “dâng lên cho Đảng cả niềm tin chiếu sáng ngời” sao?

Hát hò kiểu đó hoài, mắc cở chết mẹ, ai mà chịu được? Thỉnh thoảng cũng phải có Chuyện Tình Lan Và Điệp, Hoa Sứ Nhà Nàng, Giọt Lệ Đài Trang, Lâu Đài Tình Ái, Người Yêu Cô Đơn… này nọ – cho nó hợp với tính thật của mình, và đỡ ớn chút xíu – chớ, đúng không?

Đi nghe Hương Lan và Tuấn Vũ hát thử một đêm, giữa lòng Hà Nội, cũng tựa như đi ăn một bữa phở chui vào thời bao cấp vậy. Dù “nhạc sến” không “chất lượng” gì cho lắm nó vẫn có thể khiến cho thiên hạ bùi ngùi, xuýt xoa hay hít hà chỉ vì họ đã (lỡ) phải ăn quá nhiều những tô phở quốc doanh – không người lái – thế thôi!

Giản dị, và trần trụi, chỉ có “thế thôi” mà giáo sư âm nhạc Đặng Hữu Phúc đặt vấn đề rất trầm trọng (nghe) thấy ghê quá hà:

”Nếu ta cứ khuyến khích thế hệ trẻ nghe và ta cứ quảng bá những loại nhạc ‘rác’, nhạc bình dân, ca khúc quần chúng mãi, thì rồi sẽ đến một lúc họ sẽ quay lưng lại với Bach, Beethoven, Chopin.. với Quan họ, Chèo, Ca trù… với văn hoá đích thực. Đó sẽ là chuyện tất yếu và đã xảy ra rồi.” (“Khi Đặng Thái Sơn không thể ‘địch’ lại Hương Lan, Tuấn Vũ” – Báo Mới 24/10/2010)

Coi: Đảng và nhà nước (ta) có “khuyến khích” và “quảng bá những loại nhạc rác” cũng như “nhạc vàng, nhạc sến” bao giờ đâu, Trời? Nói theo nguyên văn lời của Phùng Cung là chúng bị “truy nã đến tận cùng”, từ hơn nửa thế kỷ nay, nhưng vẫn (may mắn) thoát nạn đấy chứ. Chúng cũng bị hết bị nghị quyết này, đến nghị quyết khác (rắp tâm) chôn sống nhiều lần nhưng vẫn không (chịu) chết đấy thôi.

Và nếu (lỡ) quần chúng có quay “lưng lại với Bach, Beethoven, Chopin.. với Quan họ, Chèo, Ca trù… với văn hoá đích thực” thì hãy chỉ mặt vào thủ phạm mà … chửi, chứ sao quay ra mắng nạn nhân (xa xả) kỳ cục vậy – cha nội?

Tưởng Năng Tiến
Sổ Tay Thường Dân
tuongnangtien.wordpress.com

Bài học 40 năm trong “mớ bòng bong đấu tranh giai cấp” của đời bố – Tặng con 14 tuổi

Posted by truongthondlb1


Phan Châu Thành – Con trai yêu quí, năm nay con sẽ tròn 14 tuổi, và bố viết bài này tặng con nhân dịp trọng đại này. Đối với bố, đó là kỷ niệm trọng đại, vì cuộc đời bố dường như chỉ thực sự bắt đầu năm bố 14 tuổi, mảnh khảnh như con bây giờ, từ khi bố phải tham gia vào…”đấu tranh giai cấp”!

Lần đầu tiên bố biết đến khái niệm “thành phần giai cấp” là năm lớp 7, khi bố phải làm đơn và hồ sơ thi lên cấp 3 và vào Đoàn TNCS. Khi đó bắt buộc phải ghi rõ “thành phần giai cấp” và “thành phần chính trị” của mình. Vì không biết đó là gì nên bố được thầy cô hướng dẫn “khai” mình có thành phần giai cấp là “tiểu tư sản học sinh”, khai cha mẹ mình là “công nhân vô sản”, và ông bà là “bần cố nông”… Về thành phần chính trị, bố ghi là “đội viên Thiếu niên Tiền phong”, và rất thích thú, dù cũng không hiểu thành phần chính trị là gì!

Thấy lạ về thành phần giai cấp của mình, bố đến trường hỏi các thầy cô – những người bố rất kính yêu – xem họ thuộc thành phần nào? Họ đều tự nhận là tiểu tư sản, nên bố càng băn khoăn hơn. Hỏi tại sao họ là tiểu tư sản thì thì được giải thích vì họ không lao động chân tay, không làm ra của cải cho xã hội – bị coi là ăn bám, và có một ít tài sản (tiểu)… (?). Các thầy cô đã dạy bố cấp 2 cấp 3 ở vùng trung du “chó ăn đá gà ăn sỏi” ấy ai giàu nhất là có xe đạp, không ai có radio… và đều ở trong những căn phòng vách trát đất trộn rơm lợp mái tranh do chính học sinh như bố cùng các thầy cô lao động làm nên… Còn ăn bám ư? Họ là những nhà giáo tận tụy vô tư vì học trò nhất mà bố từng được học. Không làm ra của cải vật chất ư? Họ đã “làm ra” thế hệ bố – thế hệ đang cầm quyền…

Hai vị “thành phần vô sản” sinh ra bố thực tế còn có nhà riêng (cũng vách đất tự làm) và hai chiếc xe đạp, nhiều tài sản hơn các tiểu tư sản giáo viên cơ mà? Và quan trọng hơn là gia đình vô sản nhà ta luôn mong và cố gắng làm để có nhiều tài sản hơn. Còn bố, con của giai cấp vố sản sao lại là “tiểu tư sản”? 14 tuổi, lớp 7, “tiểu tư sản”, ăn bám giai cấp vô sản, tài sản quí nhất là cây bút máy Trường Sơn với quyết tâm đi thi toán Miền Bắc để được “giai cấp vô sản” thưởng một tài sản mơ ước là đôi dép cao su (để tiểu tư sản không phải chân đất đi học xa khi đường mùa hè nóng cháy, mùa đông lạnh nứt da…).

Dù được coi là học giỏi, khái niệm “thành phần giai cấp” đã làm bố quá bối rối! Lại hỏi thầy cô, nếu sau này em học xong ra trường đi làm thì sẽ thuộc giai cấp gì? Trả lời: Nếu em cũng dạy học như thầy cô thì vẫn chỉ là tiểu tư sản ăn bám! Nếu là là Kỹ sư, Bác sĩ thì là “trí thức tiểu tư sản”, nhưng nếu em đi làm công nhân như cha mẹ thì sẽ có thành phần “ưu tú” nhất xã hội: vô sản. Từ đó, bố quyết học giỏi thành Kỹ sư để thêm đuôi “trí thức” vào thành phần giai cấp của mình, vì rõ ràng cả ở nhà và ở trường không ai muốn bố thành vô sản, dù ai cũng nói đó là thành phần “ưu tú nhất xã hội”. Trong đầu non trẻ của bố càng thêm băn khoăn: có gì đó không nhất quán trong cách xã hội nói, làm và dạy thế hệ sau về giai cấp vô sản?

Phát hiện nhà mình khi đó có đến ba, bốn thành phần giai cấp cũng làm bố rất lo lắng. Ông bà (cố của con) hóa ra không phải “bần cố nông” như bố đã chép của thằng bạn vì thấy mặt nó vênh lên khi ghi mấy chữ đó, mà ông là thành phần “tiểu tư sản phong kiến -tư bản” (vì ông cố là thầy đồ chữ nho rồi cả chữ tây) còn bà cố lại là “tư sản bóc lột” (vì bà từng có nghề đi buôn chuyến ở chợ quê để nuôi chồng con)… Bố đã gần như phát ốm vì thành phần giai cấp rất “thành phần” của ông bà mình, và bố đã phải rất cố gắng để có đủ dũng khí đến gặp cô giáo Chủ nhiệm thú tội mình đã khai sai thành phần giai cấp của ông bà… trong lý lịch Học sinh Cấp 2 và Đoàn viên lớp 7… Cô giáo bố đã tái mặt, kéo riêng bố – cậu học trò cưng của cô – ra một góc lớp và cấm bố không được nói điều đó với bất kỳ ai nữa, để cô lo sửa lại…

Thành phần giai cấp của bố chưa rõ sửa thế nào thì lớp bố tiễn tám tân binh tình nguyện – tất cả các cậu trai 16 tuổi lớp 7 của bố – được ưu tiên ra trận “vì có thành phần giai cấp cũng ưu tú”: nông dân, như thầy Hiệu trưởng nói, làm bố đã có cảm giác vì mình là tiểu tư sản nên không có vinh dự đi bộ đội (chứ không phải vì mới 14 tuổi). Các bạn bố được vội vã kết nạp vào Đoàn, và sau hai tuần huấn luyện (!) được đưa thẳng ra chiến trường thành cổ Quảng Trị năm đó, để mãi mãi không ai trở về… Tin tám bạn từ Đoàn viên Trường mới kết nạp bỗng chuyển thành Liệt sĩ đã về đúng dịp tháng 5 năm đó khi bố và các bạn khác còn chưa học xong lớp 7, và thầy Hiệu trưởng đã “vinh dự tuyên bố Trường ta đã vinh dự góp 8 Liệt sĩ mừng sinh nhật Bác” mà bố chẳng hiểu đó là vinh dự gì?

Ôi, các bạn bố đều là con cháu các “thành phần giai cấp ưu tú”: bần cố nông, và bản thân họ đều là những chàng trai nông dân thực thụ mà bố – cậu bé 14 tuổi từ thành phố sơ tán về – từng vô tình ghen tị, cả về thành phần giai cấp lẫn vinh dự được ra trận của họ… Trong số Liệt sĩ đó có bạn thân của bố vì không đủ cân nặng và chiều cao nên đã nhờ bố khám sức khoẻ thay, và bố đã tự hào vì giúp bạn vượt qua kỳ khám sức khoẻ đó (!). Họ đã hy sinh cho giai cấp vô sản khi – cũng như bố – họ chưa hiểu thành phần giai cấp là gì…

Kết luận mơ hồ đầu tiên của bố về “thành phần giai cấp”: thành phần ưu tú – vô sản: bần cố nông PHẢI tiên phong hy sinh vô tư cho chế độ cộng sản. Thực ra, cả xã hội cộng sản không ai muốn làm như thế, họ chỉ nói thế thôi. Họ chỉ “tham gia” giai cấp ưu tú nhất xã hội vì không có lựa chọn nào khác hoặc vì muốn vào Đảng để làm lãnh đạo…

*Ghi chú: Bố rất mừng là hôm nay 14 tuổi con chưa bị ai nhồi nhét về thành phần và đấu tranh giai cấp. Nếu bố là người đầu tiên nói với con điều này thì con biết phải làm gì rồi đấy: cứ suy nghĩ và có ý kiến của riêng mình.

Lên cấp 3, bố và các bạn phải sống và học trong rừng sâu. Bố “bị mất” lý lịch đoàn viên từ lớp 7 nên phải “khai” lại. Lần này bố “khai” đúng tình trạng “đa giai cấp” của gia đình mình. Bố còn thấy gia đình tất cả các bạn cũng vậy: đều đa giai cấp! Vấn đề đó sẽ chẳng làm bố lo lắng nhiều nếu từ cấp 3 bố không được học rất nhiều về chuyên chính vô sản và đấu tranh giai cấp của Mác Lê Mao. Bố và các bạn đã phải học tập “đấu tranh giai cấp” với nhau ở trường, phải liên tục rèn luyện để “gột rửa” “thành phần tiểu tư sản” như các thầy cô dạy chính trị và nhà trường yêu cầu. Bố đã phải thường xuyên viết tự kiểm điểm và kiểm điểm người khác theo tiêu chuẩn của giai cấp ưu tú, phải theo dõi nhau mọi lúc mọi nơi (moi xấu bạn bè, và cả thầy cô…) gọi là “đấu tranh phê và tự phê”, phải tìm xem ai có người thân có thành phần bóc lột (đi buôn, không vào hợp tác xã…) để đem ra “đấu tranh giai cấp”, ai thành phần “phản động” thì phải báo công an bắt ngay…

Bố bắt đầu lo lắng quan sát “mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp” trong nhà mình, vì “Ở đâu có giai cấp, ở đó có xung đột và mâu thuẫn giai cấp, và ở đó phải có đấu tranh bạo lực do giai cấp vô sản lãnh đạo!” Mà gia đình ta hội tụ mọi điều Mác nói trên, có đủ cả tư bản bóc lột đến vô sản lãnh đạo… Lạ thay, đấu tranh giai cấp đã không diễn ra trong gia đình ta. Ông bà nội con và các cô cậu bố đều là các đảng viên cộng sản, “thuộc” giai cấp vô sản chính hiệu lại không bao giờ đấu tranh gì với “giai cấp tiểu tư sản phong kiến và tư sản bóc lột” trong nhà là ông bà cố, mặc dù Mác Lê khẳng định phải có đấu tranh, và Đảng thúc giục phải đấu tranh… Ngược lại, cả nhà ta chỉ một lòng yêu kính “thành phần phong kiến và tư sản nhà mình”.

Kết luận “khôn ngoan” của bố về “thành phần và đấu tranh giai cấp” khi tốt nghiệp cấp 3: Thành phần giai cấp chỉ là cái vỏ, không quyết định bạn có ưu tú hay không. Đấu tranh giai cấp chỉ là giả tạo, là cách để người ta “làm lãnh đạo”, hoặc “phục vụ đất nước”.

* Ghi chú: Lúc này bố đã cảm thấy có gì đó rất không ổn với việc cả xã hội cứ điên lên phân chia, kết buộc nhau về thành phần giai cấp rồi mang nhau ra đấu tranh giai cấp?

Vì thế, một mặt bố luôn mong ước được giống như ông cố, vì ông luôn có uy tín hơn nhiều các vị “vô sản lãnh đạo” trong nhà là ông nội con hay các chú bác, mặt khác, bố cũng muốn phấn đấu vào đảng để được “làm lãnh đạo” và “phục vụ nhân dân”…

Nhờ gia đình không bị vấn đề “thành phần giai cấp”, luôn tích cực “đấu tranh giai cấp” như một Hồng vệ binh Việt, bố được chọn là “hạt giống cộng sản” để gieo cho vụ sau. Với điểm thi đại học cao, “Hồng vệ binh Việt – bố” đã được “gieo” sang trời Âu XHCN để thành người cộng sản trí thức để về “phục vụ nhân dân” và xây dựng XHCN.

Từ đó, quá trình “đấu tranh giai cấp” của bố đã bị thay đổi và hủy bỏ sau những gì bố đã trải nghiệm về “đấu tranh giai cấp” của vô sản quốc tế trên quê hương cộng sản Nga, ở Tiệp, Đức, Hung, và nhất là tại Ba Lan… trong những năm bố du học đó.

Bố đã thấy, nhân danh “đấu tranh giai cấp”, xe tăng quân đội cộng sản đã bao vây và húc vào cổng rồi bắn vào xưởng đóng tàu (nơi bố đang thực tập để trở thành Kỹ sư cộng sản). Bố đã thấy công an cộng sản bắn vào giai cấp vô sản ưu tú của họ mà họ tự nhận là “đại diện trung thành”. Bố đã thấy các bạn học và các vị Giáo sư đáng kính của bố gom những quả lựu đạn khói và cay do quân đội cộng sản bắn vào các trường đại học cổ kính và các khu ký túc xá rồi dùng chúng để đốt ra tro các thẻ đảng viên cộng sản của họ, rồi họ dùng bàn ghế làm thành lũy ngăn xe quân đội cộng sản vào trường bắt bớ, họ cùng nhau sống nhiều tuần lễ trong giảng đường như công nhân sống nhiều tháng trời trong xưởng đóng tàu của mình… Bố đã thấy những hầm mộ linh thiêng trong các nhà thờ Ba Lan trở thành nơi cứu sống cả dân tộc khao khát tự do – nơi những cỗ máy photocopy nhân bản sự thật hàng triệu lần làm vũ khí hạ gục những nòng đại bác cộng sản chạy điên cuồng trên các đường phố và thôn quê của Chopin…

Tóm lại, bố đã được “mở mắt” về bản chất của cái gọi là “đấu tranh giai cấp” (thực ra là nhiều lần “nhắm tịt như mù’, không khóc mà nước mắt vẫn chảy ròng ròng nhiều ngày, đầu óc luôn đau buốt vì hóa chất từ lựu đạn khói cay của cộng sản trên đường đi học và đi thực tập và trong ký túc xá của bố) để kịp nhận ra khái niệm “giai cấp” và “đấu tranh giai cấp” của cộng sản là vô cùng ác độc và nguy hại đối với loài người. Bố đã thấy dường như không gia đình nào, dân tộc “XHCN” nào được bình yên trước các cuộc “đấu tranh giai cấp” của các đảng cộng sản nhân danh giai cấp vô sản. Sau này trở về, bố càng thấy điều đó rõ ràng trên đất nước mình, cho đến hôm nay… Bố thấy cả hệ thống cấu trúc xã hội, nền tảng đạo đức con người, các nền văn hóa xã hội của các dân tộc vẻ vang trong đó cả dân tộc mình đã bị vùi xuống bùn tanh của chuyên chính vô sản và đấu tranh giai cấp như thế nào…

Vì thế, bố đã nhiều lần từ chối gia nhập đảng cộng sản. Bố tin khái niệm giai cấp vô sản và đấu tranh giai cấp của Mác sai và mâu thuẫn với bản chất con người, đi ngược quá trình phát triển của loài người, nên chủ nghĩa cộng sản thiếu tính người đã, đang và sẽ phải diệt vong. Bố không cố chứng minh kết luận trên vì không phải nhà xã hội học, chính trị học hay triết học. Nhưng việc phải tự tìm ra câu trả lời cho chính mình về giai cấp vô sản và đấu tranh giai cấp với bố lại vô cùng quan trọng, vì bố không muốn con phải lạc vào mê hồn trận “đấu tranh giai cấp vô sản” đó, rồi mất cả đời người để tìm lối thoát ra.

Với bố, không có cái gọi là “giai cấp vô sản” mà chỉ có giai cấp công nhân, như các giai cấp khác đều làm ra giá trị và tài sản cho xã hội, đều muốn và có quyền tự do sở hữu tài sản của mình, và đều không muốn “cộng sản”. Với bố, không phải đấu tranh giai cấp hãm hại nhau ngược bản chất con người, mà là xây dựng xã hội tự do dân chủ trên cơ sở đảm bảo quyền con người bình đẳng mọi giai cấp mới làm xã hội phát triển tốt đẹp lên.

Sau gần 40 năm sống trong “đấu tranh giai cấp” bố thấy Mác chỉ là một đầu óc không bình thường, còn các đảng cộng sản thì đã phạm đầy sai lầm và tội ác với các dân tộc họ vì các cuộc cách mạng giai cấp vô sản đẫm máu bạo lực cộng sản của họ. Bạo lực vô sản và đấu tranh giai cấp là hai thứ nguy hiểm nhất mà loài người từng phải chịu đựng và không thể chịu đựng được nữa.

Hôm nay, tuy cộng sản vẫn đang cực thịnh trên đất nước ta, nhưng bố tin rằng nếu tất cả các cậu trai 14 tuổi lớp 7 như con, tuy đã không còn phải lo âu về “thành phần giai cấp” của mình nữa, được nghe cha anh mình nói thật về bản chất của giai cấp vô sản và cái gọi là “đấu tranh giai cấp” của họ, như bố đang nói với con, như bố đã nói với chị con khi chị 17 tuổi, thì nhất định con sẽ không bao giờ tham gia “đấu tranh giai cấp” man rợ đó, nhất định không ai muốn “đấu tranh giai cấp” nữa, nhất định chế độ cộng sản sẽ diệt vong khi thế hệ con trưởng thành trên đôi chân mình, không phải trên ảo giác mê hoặc và lừa bịp của chế độ cộng sản giả dối đang bao vây kín khắp nơi từ khi các con là tờ giấy trắng.

Con hãy nhớ: ông bà nội con không vô sản, ông bà là công nhân và có tài sản lớn lao để lại là Niềm tin vào Tự do Dân chủ cho nước Việt – giá trị mà bố tin và con sẽ tin vào.

PS: Bố hy vọng là ngày ấy rất gần thôi, con ạ, dù con chưa hiểu hết những gì bố muốn nói. Nhưng bố mong con hiểu điều này khi con lên trung học, đại học – điều bố chỉ hiểu sau gần 40 năm bị “đấu tranh giai cấp” cộng sản đã hầu như đánh cắp cả cuộc đời.

Sài Gòn – 12/03/2011

P. C. T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

boxitvn.wordpress.com

Vì sao mà VN ngày càng nhiều “bọn phản động” thế?

Posted by truongthondlb1


Đỗ Việt Khoa – Từ sau 1975, liên tục có các vụ bắt bỏ tù những người có tư tưởng chống đối, đòi dân chủ nhân quyền… Vài năm nay đa số bị bỏ tù là luật sư, trí thức, phóng viên, linh mục… nay sắp tới đây là Ls Cù Huy Hà Vũ. Đó là “Bọn phản động” mới…

Người dân VN trải qua thời kỳ chiến tranh tàn khốc, được định hướng tư tưởng, kiên định chuyên chính vô sản, …nên hễ nghe đến 3 chữ “Bọn phản động” là ghét lắm. Ghét cay ghét đắng. Đến nay đa số người dân vẫn ghét như vậy.

Hồi 1986 chúng tôi mới vào ĐH năm nhất, có chuyện: Ở khoa Sử có ai đó viết bài cho rằng chiến tranh 2 miền Nam Bắc thực chất là nồi da xáo thịt của anh em một nhà. Sau đó trưởng khoa này bị cách chức. Tôi thấy ghét luôn cái đứa viết láo viết lếu kia. Ghét thật lòng.

Từ đó đến nay, liên tục có tin bọn phản động chống phá chỗ này, xuyên tạc chỗ kia…nghe thế tôi nhất trí hết rằng phải bắt lũ ấy bỏ tù tất….Nhiều người bây giờ vẫn nghĩ vậy.

Lợi dụng tâm lý này của người dân, người ta hay gán ghép cho những kẻ không ưa bằng 2 chữ: Phản động. Cá nhân tôi đã từng bị viên hiệu trưởng và tay chân ông ta gán cho là phản động.

Câu chuyện Cù Huy Hà Vũ vừa qua khiến tôi chợt nghĩ : Bọn phản động kia là ai? Sao chúng ngày càng nhiều? Mà toàn là luật sư, trí thức vậy?

Nhờ Internet, đọc nhiều và cuối cùng tôi cũng ngẫm ra cái sự thật.

1) Sau ngày 30-4-1975, nếu chính quyền biết thực hiện hòa hợp dân tộc 1 cách thực tâm, thì chắc chắn không có chuyện 3 triệu người bỏ tổ quốc ra đi. Hàng chục ngàn binh lính của chính quyền cũ bị đi học tập cải tạo (hay là đi tù?) có cần thiết không? Nhiều người trong đó là nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Đến nay, những người đó hỏi có mấy phần hối hận vì đã ra đi, đã chống cộng?

Rất đông trong số này bị gọi là ” bọn phản động”. Mà “bọn phản động” này có lực lượng thật là hùng hậu, có tiền, có trình độ nhưng lại không hề có ý định thỏa hiệp.

Đó là “Bọn phản động” cũ.

Chiến tranh đã đi qua 36 năm, nhưng sự chia cắt lòng người vẫn rất sâu. Cứ hỏi đến những người đó là họ chửi cộng sản, chửi chính quyền. Cá nhân tôi 1 lần được mời lên diễn đàn Pantalk, vừa mở lời được mấy cây cũng bị họ gọi là “thằng CS bị nhồi sọ” khiến phải bỏ chạy không dám trở lại diễn đàn nữa.

Người ta đã đem chuyện này ra so sánh với sự sát nhập Đông Đức- Tây Đức, hay chiến tranh Nam Bắc Hoa Kỳ để phê phán tư duy của những người có trách nhiệm. Liệu lãnh đạo nào của VN hiện nay dám lên tiếng, dám hành động để xóa bỏ lòng hận thù của lực lượng đó?

2) Từ sau 1975, liên tục có các vụ bắt bỏ tù những người có tư tưởng chống đối, đòi dân chủ nhân quyền…Vài năm nay đa số bị bỏ tù là luật sư, trí thức, phóng viên, linh mục… nay sắp tới đây là Ls Cù Huy Hà Vũ. Đó là “Bọn phản động” mới.

Tôi quan tâm tới anh Vũ vì sau vụ tiêu cực thi cử 2006 anh mời tôi tới thăm và biết anh là con của nhà thơ-Bộ trưởng Cù Huy Cận. Có ý kiến cho rằng: Nếu xét theo tình hình VN hiện nay bảo anh Vũ vi phạm cũng được mà không cũng được. Đúng sai phải đợi 15-20 năm nữa (như ý kiến Ls Trần Đình Triển).

Vậy thì tại sao người ta không dừng lại cái việc bỏ tù Cù Huy Hà Vũ và những cá nhân tương tự để rồi lịch sử 20 năm nữa sẽ phán xét lại? Liệu nhà tù có cải tạo nổi tư tưởng của họ không hay là sau khi ra tù, họ càng cứng rắn hơn trở thành “bọn phản động” đúng nghĩa, sẵn sàng đi tiên phong trong cách mạng Hoa Nhài mà họ đang cổ vũ khắp các trang mạng hiện nay?

Vừa qua tôi tình cờ đọc được tin “Người tù lâu năm nhất thế giới Trần Văn Thiêng mãn hạn tù” thì muốn hỏi ông Thiêng và những người như ông rằng ra tù rồi các ông sẽ từ bỏ tư tưởng chống đối hay là lại chống mạnh hơn?

3)

Quan tham nhũng, bọn ngụy Cộng sản được người ta gọi là giặc nội xâm. Đây mới thực sự là bọn nguy hại hơn bất cứ bọn phản động nào. Chúng nằm ngay trong bộ máy chính quyền, phá từ trong phá ra, phá từ trên xuống. Chúng phá hoại kinh tế, phá hoại niềm tin của nhân dân vào chính quyền, làm mọt rỗng, làm thối nát chính quyền. Chính bọn chúng sẽ làm sụp đổ chính quyền vô cùng nhanh chóng.

Rất nhiều người bức xúc với các tệ nạn xã hội, tin tưởng ở lời kêu gọi chống tham nhũng từ chính quyền nên đã đấu tranh với tham nhũng, bất công. Nông dân thì đòi đất đai.



Ông nông dân này đã gửi trên 2345 lá đơn tới các cấp, nhưng không hề có trả lời của bất cứ cấp nào. Ông ta liệu còn niềm tin vào Đảng , vào chính quyền không?(Tư liệu do cụ Lê Hiền Đức cung cấp)



Một kỷ lục Guiness chưa được ghi ở VN: Hoá đơn bưu điện gửi tố cáo nối dài hàng chục mét.

Họ đơn thư khắp nơi mãi không được giải quyết. Báo chí thì đưa tin: Người chống tham nhũng đều bị trù dập. Chuyện này không lạ khi bản thân tôi cũng đã từng kiên trì nhiều năm gửi hàng chục đơn tố cáo tham nhũng tiêu cực mà không hề được bất cứ cấp nào giải quyết, trái lại còn bị 1 số báo cấu kết với lãnh đạo quay ra hãm hại và bảo vệ bọn tham nhũng sai phạm. Quốc hội thì báo cáo rằng hơn 90% đơn thư tố cáo của dân không được giải quyết, chất thành kho.

Tôi đến thăm cụ bà Lê Hiền Đức- người đạt giải Liêm chính quốc tế duy nhất của VN- tại 7/56 Pháo đài Láng HN, thấy hàng trăm bộ hồ sơ tố cáo tham nhũng tiêu cực chất đầy các tủ. Cụ đã 82 tuổi nhưng hàng ngày vẫn phải đi gõ cửa chính quyền yêu cầu họ giải quyết việc tố cáo cho dân. Cụ cho tôi xem nhiều hồ sơ tố cáo, trong đó có các vụ mà trách nhiệm giải quyết thuộc Sở giáo dục và UBND Hà Nội: Giống y như vụ của tôi, các tố cáo không hề được giải quyết. Việc bảo kê cho lãnh đạo sai phạm rất là công khai trắng trợn. Cụ cho biết: Chúng nó (quan chức) đều trốn cụ cả, chúng nó đá đi đá lại như đá bóng mà không giải quyết. Chúng thối nát lắm rồi.

Những công dân khác khi đọc báo chí về các vụ tiêu cực, bao che tham nhũng, bảo kê sai phạm là họ rất bức xúc. Từ đó ngày càng nhiều người mất niềm tin vào lãnh đạo, rất có thể sẽ quay sang chống đối đòi thay đổi.

Đó là ”Bọn phản động” tiềm tàng ngay trong dân ngày càng nhiều là do vậy đấy.

Nếu đọc các phản hồi từ 1 bài trên diễn đàn BBC chẳng hạn thì sẽ giật mình thấy phản hồi của phe lề trái áp đảo tuyệt đối, phe lề phải thì lẻ loi.

Bệnh giả dối, hình thức, tham nhũng lãng phí hoành hành khắp nơi. Hàng chục năm nay trong ngành giáo dục vẫn duy trì cái trò giả dối: học- thi nghề phổ thông. Bệnh lạm thu trong nhà trường thực chất là tham nhũng và tình trạng ép buộc học sinh học thêm ngày càng tràn lan. Thi cử thì tiếp tục gian lận. Bầu cử các cấp mãi vẫn như diễn văn nghệ. Lãnh đạo thì yếu kém mọi mặt vì thực quyền không có hay không dám dùng quyền. Vị nào cũng giống nhau ở chỗ giỏi làm ngơ, xa dân, khó gặp và rất giàu. Thế thì làm sao bảo người dân tin tưởng được vào họ? Không tìm đâu ra người nào trong hàng ngũ lãnh đạo đủ khả năng thay đổi tình hình, tiến hành cải cách. Trong khi đó người láng giềng lớn phía bắc phát triển ào ạt, nguy cơ bị họ nuốt chửng ngày càng lớn.

“Bọn phản động” cũ, “Bọn phản động” mới, “Bọn phản động” tiền tàng ngày càng nhiều là như vậy đó.

Phải làm gì để giảm bớt số lượng bọn họ? Bắt bỏ tù thì hạ sách, bắt sao hết, chỉ chứng tỏ anh bịt miệng người ta và tác dụng ngược khiến họ nhiều lên. Tốt nhất là hãy thành thực với nhân dân.

Có thực mới vực được đạo. Khi mà lời nói và việc làm của quan chức là thật lòng, là vì dân vì nước, là hòa hợp dân tộc, là kiên quyết chống tham nhũng tiêu cực, là bảo vệ cái đúng, bài trừ cái sai, là công bằng, dân chủ văn minh thực sự thì tự người dân sẽ tin tưởng ủng hộ, phản động sẽ tự tiêu. Khi mà toàn là giả dối, tham lam bán nước hại dân thì̀ người ta sẽ chống đối ngày càng nhiều. Lúc đó “Bọn phản động” đông đảo quá mà làm cách mạng như ởTuynidi hay Ai cập thì nguy to.

Đỗ Việt Khoa

http://vn.360plus.yahoo.com/vietkhoa_ht/article?mid=815&prev=-1&next=804

Viết cho anh Cù Huy Hà Vũ trước ngày ra toà

Posted by truongthondlb1


Lê Diễn Đức - Đảng Cộng Sản Việt Nam hãy nhớ rằng, “CHXHCN Việt Nam” không phải là đất nước Việt Nam, không phải là Tổ Quốc Việt Nam của mọi người Việt, mà là một hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam áp đặt, một triều đại phong kiến mới với những vị vua mới: “Vua Tập Thể” (như nhận định của cựu Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An).

Tôi gọi điện thoại về Việt Nam nói chuyện với anh trai của mình.

Anh tôi thuộc lớp giáo viên đầu tiên của Trường Cao đẳng Pháp lý, tiền thân của Đại học Luật ở Hà Nội.

Đến thập niên 90, sau những năm tháng mở cửa, rồi nỗ lực “vươn ra biển lớn”, có lẽ muốn cho thiên hạ thấy mình chẳng kém ai, rất nhiều trường đại học ở Việt Nam bị đẻ non hoặc các trường đạo tạo chuyên ngành được đổi ngôi thành đại học, trong đó có Đại học Luật, mà thực tế về quy mô, cơ sở vật chất và trình độ của đội ngũ giáo viên còn rất lâu, rất lâu nữa, mới có thể nằm ở vị trí chót trong bảng xếp hạng hàng năm cho 500 trường đại học tốt nhất trên thế giới.

Cũng phải thôi, nhu cầu có học vị, bằng cấp của quan chức nhà nước và trí thức xã hội chủ nghĩa bức xúc quá! Cần phải có nhiều trường đại học, ta tự phong học hàm, tự cấp bằng cho người của ta, oai với ta đã, thế giới tính sau.

Chẳng thế mà trên báo chí của Việt Nam, học hàm giáo sư, tiến sĩ gắn với tên các nhân vật lãnh đạo của Việt Nam xuất hiện nhiều nhất thế giới. Trong khi đó, các nhà báo ở Mỹ, Đức, Pháp và nhiều nước văn minh khác, thường xuyên gọi các lãnh đạo nhà nước cộc lốc. Đơn giản là W. Bush, Barack Obama, Nicolas Sarkozy, Markel Angiela, v.v… Đôi khi không viết tên mà chỉ mỗi họ. Chẳng biết có phải do tiết kiệm diện tích mặt báo hay không. Rất có thể, bởi vì nếu kê hết học hàm, bằng cấp của họ ra sẽ dài lắm, mà toàn các trường danh tiếng cả!

Có lần tôi làm ông anh giận lắm khi nói Việt Nam xử lý theo kiểu luật rừng, vậy trường của anh dạy luật gì? Còn cô cháu, con anh trai, là luật sư của đoàn luật sư Hà Nội, nghe tôi hỏi một số chuyện liên quan đến luật quốc tế thì lễ phép nói cái này tụi cháu được học ít lắm chú ạ!

Quay lại cuộc điện thoại với anh tôi.

Chúng tôi trao đổi về tình hình chính trị và ý thức muốn cải cách hệ thống của trí thức Việt Nam. Tôi nêu lên sự cảm phục của mình đối với nhiều người bất đồng chính kiến trong nước bị bắt giữ, tù đày, về bản lĩnh can đảm và trong sáng cho tiền đồ tốt đẹp hơn của Việt Nam của một số trí thức trong nước, như nhóm các nhà khoa học, học giả của Viện IDS (đã giải thể) hay Ban biên tập trang web Bauxite Việt Nam, đứng đầu là giáo sư Nguyễn Huệ Chi.

Khi tôi nói về trường hợp anh Cù Huy Hà Vũ, anh tôi nói ngay “cái thằng ngông nghênh ấy sẽ bị bóp chết thôi”.

Thế là cuộc điện đàm trở thành khẩu chiến giữa tôi và ông anh. Có lúc tôi nói như thét. Rằng, anh có biết anh Hà Vũ là con Cụ Cù Huy Cận, người thân cận của Hồ Chí Minh, một trong 11 người được Quốc hội khóa I trong 1946 bầu vào Ban Dự thảo Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam không? Anh có biết anh Hà Vũ là tiến sĩ luật được đào tạo tại Pháp, có văn phòng luật sư ở Hà Nội không? Một người như anh Hà Vũ có thể được rất nhiều, từ tiền bạc, đến danh vọng, nếu sống khác đi không? Anh Hà Vũ chắc chắn không thuộc “lực lượng thù địch” ở nước ngoài, đúng không? Vậy dưới góc độ pháp luật của chính thể mà anh đang sống, cùng với kiến thức và lòng trung thực, anh hãy chứng minh anh Hà Vũ “chống” nhà nước CHXH Việt Nam ở đâu, chỗ nào trong các bài viết, bài phỏng vấn với các cơ quan truyền thông quốc tế? Anh có thấy những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay nhẫn tâm và bội bạc với một vị tiền bối đã góp công sức xây dựng nên chế độ mà hôm nay họ đang ngồi chễm chệ hưởng phú quý và giàu sang không? Vân vân…

Tôi nói xối xả, như “tấn công”, nên ông anh phía bên kia có vẻ nhận ra lẽ phải, vì thấy im lặng nghe.

Cuối cùng anh tôi nói chú để anh nói với. Anh tôi nói rằng, chú hoàn toàn có lý. Nhưng chú ở nước ngoài, nói gì cũng được, anh khác. Tuy nhiên, với hiểu biết của anh và cái nhìn từ gia tộc, thân thế của anh Cù Huy Hà Vũ, anh thấy anh ta không hề có ý “chống” nhà nước như bị quy kết. Anh ta là người yêu nước! Kể cả anh ta đòi bỏ điều 4 của Hiến pháp cũng nên xem là một khả năng có thể, chứ không phải chống Đảng. Nếu Đảng thực sự muốn chứng minh là nhà nước của dân, vì dân và hoạt động theo cơ chế pháp trị, thì bỏ đi điều 4 đi, đảng vẫn cầm quyền, nhưng vì được dân giao trách nhiệm lãnh đạo, Đảng cũng phải tuân thủ Hiến pháp là khung luật cao nhất của toàn dân. Nếu Đảng cầm quyền đứng trên cả hiến pháp thì dẫn đến lạm quyền là tất yếu, xã hội sẽ mất chức năng kiểm soát và do đó tiêu cực sẽ phát triển…

Anh tôi cho rằng, nếu những người lãnh đạo có thái độ cởi mở, dân chủ, hướng về tinh thần phê, tự phê như trong các tiêu chí của Đảng, muốn cải thiện hệ thống tốt hơn, giữ quyền lực với uy tín cao hơn, thì đúng ra quan điểm của anh Hà Vũ phải được Đảng tôn trọng và nghiên cứu. Có thể có điểm anh Hà Vũ nói làm lãnh đạo khó nghe, khó chấp nhận, cũng là chuyện bình thường. Tại sao không đối thoại thẳng thắn? Nhà nước có cả một hệ thống báo chí, truyền thông rộng lớn, có Học viện Nguyễn Ái Quốc, Viện Mác – Lênin, có cả Ban Tuyên giáo với nhiều trí thức giỏi, có kinh nghiệm, tại sao không mở diễn đàn tranh luận ai đúng ai sai? Nếu Cù Huy Hà Vũ sai, dư luận xã hội sẽ phê phán, anh ta sẽ phải nhìn nhận, như thế càng nâng cao tiếng nói chính nghĩa của Đảng. Nếu quan điểm của anh ta đúng, thì tiếp thu, sửa đổi, điều chỉnh. Quyền lực trong tay mình, công an, quân đội trong tay mình, việc gì lại đi sợ tiếng nói phản biện của một trí thức yêu nước. Tại sao lại bắt giam, hành hạ một trí thức trung thực, con một gia đình có công lớn với cách mạng như thế chỉ vì dũng cảm nêu ra những mặt yếu kém của hệ thống, có nguyện vọng thay đổi. Có hệ thống nào hoàn hảo đâu…

Nhưng rồi cuối cùng anh tôi buông một câu chán ngắt: Anh nói vậy với chú thôi. Khó lắm. Tự chú biết. Anh nhắc lại, những người như Cù Huy Hà Vũ sẽ bị bóp chết. Nhà nước này không chấp nhận bất kỳ ai nói khác mình đâu!

Không chấp nhận ai nói khác mình? Cho dù đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam hiện đang nảy sinh những vấn đề kinh tế xã hội hết sức nghiêm trọng, cần phải có những cải cách cấp thiết?

Tôi tìm tư liệu xem những chỗ anh tôi dùng chữ “nếu” có hợp lý không, thì đúng là có rất nhiều lời khuyên vàng ngọc của các bậc đi trước của Đảng Cộng sản Việt Nam mà những người lãnh đạo hôm nay đã quên hoặc cố tình làm ngơ. Xin đưa ra vài ví dụ.

Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trong phê bình còn thiếu dân chủ, cấp dưới không dám thẳng thắn phê bình cấp trên. Cấp trên có nơi không lắng nghe ý kiến phê bình của quần chúng. thậm chí còn trù úm, trả thù, coi đó là luận điệu của kẻ xấu. Trong nhân dân và cán bộ có câu nói :”Đấu tranh rồi tránh đâu”…

“Tuyệt đối không được áp bức phê bình”; “Phải mở rộng dân chủ; phải mở rộng phê bình và tự phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên trên; Chúng ta còn phải hoan nghênh những lời phê bình thật thà của nhân dân; Phải kiên quyết chống lại thói “cả vú lấp miệng em”, ngăn cản quần chúng phê bình. Một Đảng viên ở địa vị càng cao thì phải giữ đúng kỷ luật của Đảng càng phải làm gương dân chủ”.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng”.

“Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào”.

“Nói thẳng với nhau: cũng như những người đối lập bây giờ, có những ý kiến khác nhau, chính kiến khác nhau, thì mình xử lý không được tốt, và phải nhìn lại”.

Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, người cho rằng, góc nhìn của ông đôi chỗ có thể “khó nghe” hoặc cần phải tranh luận thêm, nhưng với trách nhiệm Đảng viên, trách nhiệm công dân, ông mạnh dạn đưa ra, như một sự xới xáo vấn đề trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, tôn trọng những ý kiến khác biệt mà Đảng luôn kêu gọi.

“Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình và đã được cuộc sống kiểm nghiệm là chưa phù hợp với thời đại ngày nay. Lâu nay chúng ta thường mới nói tới cái lỗi của mô hình thôi”.

“Có lẽ, lỗi hệ thống rõ ràng nhất, cụ thể nhất, toàn diện và triệt để nhất chủ yếu là từ khi chúng ta chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo mô hình của Cộng hòa Xô Viết – một mô hình rất xa lạ với những mô hình và lý thuyết phổ quát. Mà mô hình của Cộng hòa Xô Viết thì lại bắt nguồn từ những lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin”.

Lời kết

Anh Cù Huy Hà Vũ sẽ bị bóp chết ư?

Vâng! Anh Cù Huy Hà Vũ có thể bị xử thậm chí rất nặng, 10 – 12 năm tù, nếu lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam muốn, bởi vì Đảng muốn dằn mặt những người còn lại, buộc họ phải cúi đầu, rụt cổ nghĩ rằng, Cù Huy Hà Vũ còn bị đối xử như thế, huống là thường dân thấp cổ, bé miệng.

Vâng! Đảng Cộng sản Việt Nam có thể quy chụp cho anh Cù Huy Hà Vũ chống lại “CHXHCN Việt Nam”! Có chế độ nào người chống không bị nghiêm trị đâu.

Nhưng xin hãy nhớ cho rằng, “CHXHCN Việt Nam” không phải là đất nước Việt Nam, không phải là Tổ Quốc Việt Nam của mọi người Việt, mà là một hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam áp đặt, một triều đại phong kiến mới với những vị vua mới: “Vua Tập Thể” (như nhận định của cựu Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An),

Cho nên xử tù và hành hạ tiếp anh Cù Huy Hà Vũ, Đảng Cộng sản Việt Nam có thể bảo vệ được “CHXHCN Việt Nam” của riêng mình! Luật trong tay các người. Nếu các người vẫn chưa nhìn thấy hậu quả tai hại của tính ngạo mạn, kiêu căng trong quá khứ, bất chấp dư luận của nhân dân và quốc tế, các người cứ việc làm! Các người sẽ mất nhiều hơn. Con cháu những gia đình cách mạng đang làm việc trong bộ máy của CHXHCN Việt Nam sẽ nhận diện rõ hơn một lần nữa bản chất của các người!

Và các người sẽ làm ô danh một Việt Nam đúng nghĩa, không cộng thêm bất kỳ tính từ nào, một đất nước Việt Nam với truyền thống cao thượng, bác ái, nhân nghĩa, “uống nước nhớ nguồn”.

Những ai làm điều này, lịch sử sẽ không bao giờ quên và các thế hệ kế tiếp chắc chắn không tha thứ! ■

Ngày 18 tháng 3 năm 2011

© 2011 Lê Diễn Đức

http://www.rfavietnam.com/node/477

Bài học Nhật Bản

Posted by truongthondlb1


Nguyễn Quang Lập – Người ta thấy trên ti vi gương mặt của thủ tướng Naoto Kan từ sững sờ đến đau buốt khi ông nhìn thấy trên màn hình sóng thần đang cuốn trôi đi một thị trấn, tỉnh trưởng tỉnh Aoyama đã bật khóc khi trình bày về tình trạng đói-khát-rét của cư dân trong tỉnh…“ Tất cả vì con người”, đó là mệnh lệnh khẩn thiết, yêu cầu tối cao được phát đi từ thủ tướng Naoto Kan.Đó chính là bài học Nhật Bản, bài học sáng ngời của một chính phủ hết lòng vì dân…

Nước Nhật đang phải chịu đựng cơn Đại hồng thuỷ chưa từng có trong vòng 100 năm nay. 5 ngày liên tiếp 3 thảm hoạ kinh hoàng: Trận động đất 9 độ richter, kéo theo sóng thần cao tới 10m khiến hơn 10.000 người chết và mất tích, cùng với mối đe dọa rò rỉ phóng xạ từ các vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi khủng khiếp nhất, kể từ tai hoạ bom nguyên tử Nagasaki và Hiroshima 65 năm trước.

Khỏi phải nói nước Nhật đang rơi vào khủng hoảng như thế nào, khi mà cả vạn người chết và mất tích, thiệt hại hàng trăm tỉ đô la, khoảng 30 vạn người không có nhà ở, hơn 2 triệu nhà không có điện, và khoảng 1.4 triệu căn nhà không có nước. Điều làm cho thế giới ngạc nhiên và khâm phục là người Nhật đã giữ được sự bình tĩnh kì lạ trước thảm hoạ “có thể so với Ngày tận thế”. Khác với những thảm hoạ ở Haiti (2010), Pakistan (2005) hay Tứ Xuyên- Trung Quốc (2008) và nhiều nơi khác trên thế giới, ở đây không có sự hoảng loạn dày xéo nhau, không có cướp bóc và hôi của, ngay cả sự đầu cơ tích trữ, đục nước béo cò cũng không. Tất cả đang gấp rút phối hợp nhịp nhàng, bài bản giữa dân chúng và chính quyền trong trật tự. Một nhà báo kể lại: “ Dòng người xếp hàng chờ được cấp nước uống, vì quá đông nên người ta đã vẽ vạch sơn chạy vòng ngoằn ngoèo và người dân đã xếp thứ tự theo vạch vẽ ngoằn ngoèo đó chứ không phải xếp hàng theo đường thẳng.” Thật quá tuyệt vời.

Vẫn biết tinh thần Samurai trung thành – can đảm – danh dự 130 năm trước đây vẫn tiềm tàng trong tính cách Nhật, bản lĩnh Nhật. Vẫn biết người Nhật vốn nổi tiếng về tính kỉ luật và ý thức cộng đồng rất cao. Nhưng điều gì làm cho dân chúng Nhật đủ niềm tin để giữ vững những phẩm chất tốt đẹp nói trên trước thảm hoạ kinh khủng này? Đó là vì dân Nhật tin chắc rằng sau lưng họ là những tấm lòng hết mực yêu dân và tinh thần vì nước quên thân, vì dân phục vụ của quan chức Nhật từ cơ sở đến trung ương.

Người ta thấy trên ti vi gương mặt của thủ tướng Naoto Kan từ sững sờ đến đau buốt khi ông nhìn thấy trên màn hình sóng thần đang cuốn trôi đi một thị trấn, tỉnh trưởng tỉnh Aoyama đã bật khóc khi trình bày về tình trạng đói-khát-rét của cư dân trong tỉnh. Liên tiếp 5 ngày qua, thủ tướng Kan, tổng thư ký nội các Edano và tất cả các quan chức trong chính phủ Nhật luôn mặc áo quần bảo hộ, “ Không ai được rời vị trí của mình”- theo lệnh của thủ tướng Kan, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống có thể xảy ra.

Không diễn đạt sự thương dân bằng ngôn ngữ và cử chỉ từ thiện, dành sự thăm hỏi và tặng quà cho các tổ chức cứu trợ nhân đạo, tất cả quan chức Nhật trên từng vị trí của mình đã hành động, hành động và hành động đầy quyết liệt, quả đoán, hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại và khổ đau cho dân chúng, bất kể tốn kém thế nào, khó khăn đến đâu. “ Tất cả vì con người”, đó là mệnh lệnh khẩn thiết, yêu cầu tối cao được phát đi từ thủ tướng Naoto Kan.

Đó chính là bài học Nhật Bản, bài học sáng ngời của một chính phủ hết lòng vì dân.

http://quechoa.info/2011/03/18/bai-h%E1%BB%8Dc-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n/#more-10213

Nhà cầm quyền CSVN hiện chỉ cầm búa cầm liềm

Nhà cầm quyền CSVN hiện chỉ cầm búa cầm liềm theo kiểu cầm chừng: Chủ nghĩa bây giờ là cầm Sổ Đỏ của Dân. Chính sách là cầm cố đất nước. Định hướng là cầm cái/cầm con mọi nguồn viện trợ. Quan chức thì cầm cốc mua vui. Khẩu hiệu đạo đức là cầm lòng. Kẻ thù là sĩ phu cầm bút. Đối nội là cầm tù phản biện. Đối ngoại là cầm dao đằng lưỡi. Tư tưởng là uốn gối cầm bô. Kinh tế là khấu đầu cầm bị. Văn hóa nhắm mắt cầm loa. Thông tin bịt mồm cầm kéo. Tuyên giáo nhắc tuồng cầm canh. Công thương khum lưng cầm khách. Công an khóa xích cầm chân. Tư pháp cầm đèn chạy án. Báo đài khép nép cầm ca. Giáo dục huơ roi cầm tiền. Y tế miên man cầm giá. Hành chánh xum xoe cầm dù. Dân phòng lăm le cầm súng. Tại chức nhi nhô cầm bằng. Cấp ủy loay hoay cầm đũa. Đảng viên tí toáy cầm nhầm. Chất xám tất bật cầm máu. Mặt Trận đắm đuối cầm chầu. Phong bì thoải mái cầm cương. Đầu tư tuột dốc là cầm chắc. Quốc Hội không dám cầm còi. Tham nhũng ung dung cầm lái. Đất nước nghèo đói tụt hậu cầm đèn đỏ sau lưng nhân loại
Sứ mệnh lịch sử bây giờ là cầm cự: Lãnh đạo níu ghế cầm đô. Nhân dân lũ lượt cầm đồ. Công nhân hút gió cầm cữ. Nông dân chạy gạo cầm hơi. Ngư dân cầm mạng chuộc tàu. Tiểu thương cầm vợ đợ con. Trí thức rán cầm nước mắt, Trung ương vẫn nỡ cầm đầu.Cử Tri gượng ép cầm phiếu.Trên dưới tranh quyền cầm trịch. Cả giuộc lắm phen cầm cập. Đại Tướng bô-xít cho ra cầm quần.Gái xuất ngoại ước mơ cầm “hàng”. Nhìn giặc đoạt ải/chiếm đất/cướp đảo mà chẳng dám cầm quân. Thấy dân đòi đất/đòi nhà/đòi chỗ tu hành thì giả dạng du côn cầm gạch/cầm đá/cầm cây/cầm gậy…cầm còng số 8
Một nhà cầm quyền như thế đáng gọi là gì? Nghe chừng phảng phất đâu đây thoảng chút hoang mang: Loài Cầm Thú?
Sorry A DTLuc em mượn Bờ-Lốc anh xíu

Fan của A Đinh Tấn Lực says:

Đại Vệ Chí Dị: CẤM …………………… BÁN

Posted by truongthondlb1


Người Buôn Gió – Tể tướng tuy học hành không nhiều, nhưng ý chí đúc kết cả tinh hoa ngàn cuốn sách, đạo trị nước quả là trong đúng một chữ Cấm mà thôi. Ví như bộ ta quản lý, cấm không cho nói chuyện đói rét, thất nghiệp, giặc giã. Không được nói thì sẽ là không có chuyện đó, mà không có chuyện đó thì tất nhiên sẽ chỉ còn có chuyện no ấm, thái bình, thịnh trị….

Nước Vệ triều nhà Sản, năm thứ 66, mùa xuân năm Tân Mão.

Thiên hạ thái bình, dân tình no ấm, hoan ca khắp nơi.

Nhờ ơn đức triều đình thấm nhuần bốn cõi, khắp nơi đều phẳng lặng.

Ngân khố đầy ắp, trù phú thật là một nước cường thịnh đang đi lên, vị thế bang giao lớn mạnh. Thật là mấy mươi mươi năm chưa lúc nào nước Vệ oai hùng thực sự đến vậy.

Bấy giờ nhân lúc thiên hạ thái bình, các quan trong triều nhàn tản mới mở tiệc trong cung luận đàm cách trông coi việc nước. Nước Vệ thường hay có lệ luận đàm, trước là đúc kết kinh nghiệm, sau là vạch ra đường lối, thể thức để cứ thế mà làm.

Bạo là tể tướng, quyền to như Chúa ngày xưa, làm chủ cuộc luận đàm. Bạo tự đắc lắm, dù sao bao nhiêu năm qua nước Vệ có được ngày nay phồn thịnh, ấm no đều một tay Bạo quyết cả. Các quan tán tụng mãi về tài năng của Bạo.

Các quan bàn nhau đạo làm quan, cai trị, sách lược nào là nhân, trí , dũng, tín tràng giang đại hải một hồi. Bạo nghe tủm tỉm cươi, đợi khi các quan bàn chán chê Bạo mới nói:

- Nực cười, đạo làm quan nước Vệ chỉ có đúng một từ mà thôi, lấy đâu ra nhiều thế.

Các quan xúm lại quanh Bạo, mong mỏi nghe lời hay. Bạo nói:

- Nước Vệ này sở dĩ có được thái bình, ấm no, phẳng lặng tất đều nhờ vào chữ Cấm mà thôi.

Các quan nghe Bạo nói xong, nhìn nhau giây lát rồi ai nấy đều gật gù khen phải. Quan tuyên huấn nói rằng:

- Tể tướng tuy học hành không nhiều, nhưng ý chí đúc kết cả tinh hoa ngàn cuốn sách, đạo trị nước quả là trong đúng một chữ Cấm mà thôi. Ví như bộ ta quản lý, cấm không cho nói chuyện đói rét, thất nghiệp, giặc giã. Không được nói thì sẽ là không có chuyện đó, mà không có chuyện đó thì tất nhiên sẽ chỉ còn có chuyện no ấm, thái bình , thịnh trị….

Quan thương mại khoái trá cười:

- Thật là tuyệt diệu, như chỗ chúng tôi, cái gì khan hiếm, đắt đỏ khỏi cần phải nghĩ cách tăng cường , bổ sung mà chỉ cấm là xong hết. Thiên hạ có vàng, triều đình thiếu thốn, giá vàng cao ngất, tiền triều đình mất giá. Chỉ cấm tư thương buôn bán vàng là xong, bắt được tịch thu, giá vàng giảm đột ngột, nay đây sắp tới bộ tôi sắp dâng sớ xin triều đình cấm thêm một số thứ nữa.Có gì xin các ngài đồng lòng duyệt giúp.

Quan bộ hình nói:

- Nước nhà yên ổn cũng là do các quan hành pháp biết khéo dùng chữ cấm, ví dụ bọn dân khiếu kiếu đông thì chúng cấm chúng tụ tập. Cấm đứng đơn nhiều người, bẻ chúng nó ra riêng rẽ từng thằng thì làm sao mà đất nước không yên lành, phẳng lặng.

Các quan lao xao, quan giao thông cấm đường, quan dân số cấm đẻ, quan nào cũng ráo riết khoe mình cấm nhiều, cấm triệt để. Bạo ngồi trên ghế Chúa nói:

- Các quan một lòng như vậy, nước Vệ này dẫu có sụp đất, đổ trời, thiên tai, mất mùa, đói kém đến đâu đi nữa thì vẫn là thái bình, ấm no, hạnh phúc. Khắp nơi nơi hoan ca, vui vẻ.

Bạo rời triều, các quan lục tục kéo về, sân điện thưa thớt người. Hai tên lính hầu nói chuyện, một tên bên hữu nói:

- Ban nãy tể tướng nói có một chữ Cấm, theo tôi còn thiếu chữ nữa. Chắc ngài không muốn nói ra.

Tên lính bên tả hỏi:

- Có phải đó là chữ Bán phải không ?

Tên kia gật đầu, tên bên tả bảo:

- Thì vua quan nước Vệ này cả đời quan nghiệp chỉ làm hai điều là Cấm và Bán mà thôi. Cấm người ta mọi thứ, còn mình thì bán đủ thứ để vơ vét.

Tên bên hữu nói:

- Cấm thì bàn cho nhau được, những bán phải giữ riêng cho mình, kẻo thi nhau bán thì mình bán không kịp.

Cả hai tên cười ngặt nghẽo, lát sau tên bên tả thì thầm:

- Giờ mà ghép cả hai lại thành Cấm Bán nhỉ ?

Tên bên hữu nói:

- Ông dở mồm, cấm bán thì triều đình ta sao mà tồn tại được.

Người Buôn Gió

http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/256/256

Chuyện xưa chuyện nay

Nguyễn Trung (*)

Chuyện xưa

"Ngày xửa ngày xưa, vị Vua đang trị vì tại một vương quốc nọ có đôi tai lừa. Nhà vua vì muốn bảo toàn bí mật này cho nên sau mỗi lần hớt tóc đều ra lệnh giết chết người thợ đó. Và cứ thế… cứ thế cho đến khi cả kinh thành chỉ còn sót lại một ông thợ duy nhất, nếu nhà vua giết luôn thì lấy ai hớt tóc cho mình, nên nhà vua buộc người thợ phải thề là không được tiết lộ ra ngoài đôi tai lừa của mình, nếu không sẽ tru di tam tộc. Ông thợ thề với vua, nhưng điều kỳ quặc đó lại không thể chứa nặng trong lòng cho nên sau mỗi lần được triệu vào kinh trở về, người thợ hớt tóc luôn phiền não, trầm buồn. Một ngày kia, người thợ hớt tóc đào một hố thật sâu và trút vào đó điều bí mật mà ông biết được. Ông gào to:

-Ông vua có đôi tai lừa!!! Ông vua có đôi tai lừa!!! Ông vua có đôi tai lừa!!!

Và sau đó thì tự sát để khỏi phải liên lụy đến người thân. Dù cát bụi đã chôn chặt bí mật chết người đó cùng với người thợ hớt tóc xấu số, nhưng sau đó trên ngôi mộ hoang mọc lên những cây sậy, để rồi, thông tin truyền từ đất lên cây sậy và theo gió rì rào đưa đi. Bí mật đã của ông Vua có bật mí như thế đó…

Chuyện nay


Những năm gần đây, phúc lợi xã hội của người dân ở những quốc gia văn minh dân chủ mà Chính quyền được xây dựng theo mô hình Nhà nước Pháp quyền được nâng cao hơn hẳn ở những xứ khác. Ấy là vì Chính phủ của những nước này đặt nặng vấn đề phúc lợi xã hội của người dân lên hàng đầu cũng như tôn trọng những quyền sống căn bản của người dân trong xã hội mà đã được cơ quan Liên Hiệp Quốc công nhận và gọi chung là Nhân quyền.

-----------------------------------------------

From: Bertil Nord
Date: 2011/1/18
Subject: Upprop: Behåll Svenska ambassaden i Hanoi
To: …….

Hi all


As you may have heard by now the Swedish Embassy in Hanoi is suppsed to be closed within six months from to date, due to what I think is a domestic political dispute in Sweden. The decision to close the Embassy is so dumb so I lack words but please try to help by signing the petition at the website below. Please also inform any friends and supporters to help by signing.


Best regards

Bertil


Hej!
Jag vill tipsa om uppropet "Behåll Svenska ambassaden i Hanoi"
Läs mer och skriv gärna på uppropet på http://upprop.nu/OVZB

-----------------------------------------------

Cách đây không lâu, chúng tôi nhận được cái e-mail trên đây của ông Bertil Nord từ một vài người bạn – và có lẽ còn có rất nhiều người Việt Nam khác cũng nhận được cái e-mail này. Ông Bertil Nord đã gởi e-mail này đến nhiều người với hy vọng tìm được sự ủng hộ của nhiều để có thể thay đổi được quyết định đóng cửa Đại sứ quán tại Việt Nam từ Bộ Ngoại giao của Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển.

Thực ra, chúng tôi đã biết chuyện này trước khi nhận được cái e-mail của ông Bertil Nord bởi vì báo chí Việt Nam đã đưa tin Bộ Ngoại giao của Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển đưa ra quyết định đóng cửa Đại sứ quán ở Hà Nội từ tháng 12 năm ngoái (2010). Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga ngày 23 tháng 12 cho biết đây là "quyết định nội bộ của Thụy Điển" (1).

Cũng theo bài báo trên thì lý do dẫn đến việc đóng cửa Đại sứ quán của Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển ở Việt Nam là do “Quốc hội Thụy Điển vừa quyết định cắt giảm 300 triệu krona (tương đương hơn 44 triệu USD) ngân sách dành cho chính phủ. Ông Đại sứ Staffan Herrström cho biết việc đóng cửa sứ quán ở Hà Nội giúp tiết kiệm số tiền tương đương 3% mức ngân sách bị cắt giảm”.

Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc cắt giảm ngân sách của một quốc gia để rồi có thể dẫn tới đóng cửa Đại sứ quán ở nước ngoài là chuyện bình thường mà chúng ta có thể hiểu được. Và điều này có thể xảy ra đến với tất cả các quốc gia trên thế giới chứ không riêng gì với Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển.

Chúng ta nên nhớ, Thụy Điển là một trong những quốc gia phương Tây thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam sớm nhất, năm 1969. Ngoài ra, Thụy Điển cũng là một trong những nước ở châu Âu có nhiều chương trình viện trợ nhân đạo cho Việt Nam.

Đại sứ quán là cầu nối cho sự giao hảo giữa hai quốc gia cũng như hỗ trợ cho nhiều hoạt động song phương khác – kể cả hoạt động tình báo. Tuy nhiên, với một mối quan hệ có từ năm 1969, trong thời điểm chiến tranh đầy khó khăn thì chúng tôi tin rằng Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển mở bang giao với Việt Nam dựa trên tinh thần “Hữu nghị - 4 Tốt” là chính – cho dù Thụy Điển không phải là một quốc gia “môi hở răng lạnh” đất nước Việt Nam.

Thế thì tại sao hôm nay Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển đã phải đưa ra cái quyết định đóng cửa Đại sứ quán tại Việt Nam đầy khó khăn này? Theo Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển thì đó là do “Quốc hội Thụy Điển vừa quyết định cắt giảm 300 triệu krona (tương đương hơn 44 triệu USD) ngân sách dành cho chính phủ”! Thế nhưng tại sao chỉ vài tuần sau đó thì Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển lại “có quyết định thành lập Đại sứ quán ở Campuchia để thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia?”! Có phải là mâu thuẫn hay không? (2).

Chúng tôi trộm nghĩ, có phải vì Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển đã không bằng lòng với những chính sách của Chính phủ Việt Nam hiện nay trước những vấn nạn bức thiết của xã hội Việt Nam hiện nay như cải thiện Nhân quyền, cải cách Y tế, cải cách Hành chánh, sửa đổi Luật pháp, cải thiện Môi trường, nâng cấp Giáo dục, chống Tham nhũng… và nhiều chuyện khác như vụ khách sạn SAS Royal, bắt giam Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ… và nhiều chuyện khác, nên đã phải đưa ra quyết định đầy khó khăn này?!

Những “võ đoán” này của chúng tôi, dù đúng hay sai đi chăng nữa thì Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển cũng đã đưa ra quyết định “đóng cửa Đại sứ quán tại Việt Nam” cũng như đã “có quyết định thành lập Đại sứ quán ở Campuchia” là những sự thật đã rõ ràng. Vì vậy, có lẽ không cần phải bàn thêm chuyện này ở đây.


Điều mà chúng tôi thấy đáng bàn, cần bàn ở đây là cái e-mail của ông Bertil. Như chúng ta đều biết, Thụy Điển là một trong những quốc gia luôn ở trong nhóm những quốc gia dẫn đầu thế giới về ít tham nhũng, phúc lợi xã hội cao, nhân quyền và tự do dân chủ của người dân được được chính phủ đặt lên hàng đầu và coi trọng. Tóm lại, Thụy Điển là một quốc gia đáng sống bởi người dân được hưởng hầu hết những quyền lợi mà một nhà nước có thể đem lại cho công dân của mình.


Vì những điều tốt đẹp trên đây, đã có không ít người vì đã lầm khi nghĩ rằng quốc gia Thụy Điển là một mô hình của cái được gọi là “Xã hội chủ nghĩa”. Vì sao mô hình “XHCN Thụy Điển” (xin được tạm gọi như vậy) thành công? Còn mô hình XHCN của Việt Nam hiện nay vẫn đang loanh quanh trong cái được gọi là “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”? Nếu chúng ta đọc lại cái e-mail của ông Bertil thì chúng ta thấy có một sự khác biệt rất lớn giữa một công dân của Nhà nước Thụy Điển và một công dân của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Chúng ta hãy xem qua sự phản đối của ông Bertil –một công dân của quốc gia Thụy Điển trước quyết định đóng cửa Đại sứ quán ở Việt Nam của Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển.

-The decision to close the Embassy is so dumb so I lack words. (Tạm dịch: Quyết định đóng cửa Đại sứ quán là một quyết định hết sức ngu ngốc và tôi có lời gì để nói về chuyện này).

Những người phản đối việc Bộ Ngoại giao của Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển đóng cửa Đại sứ quá ở Việt Nam còn đi xa hơn khi lấy ý kiến của người dân để có thể nhờ Quốc hội can thiệp để có thể thay đổi quyết định đóng cửa Đại sứ quán tại Việt Nam từ Bộ Ngoại giao của Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển.

Thế đấy, công dân của một quốc gia với đầy đủ Tự do và Dân chủ thì có thể bày tỏ ý kiến của mình một cách thẳng thắn mà không sợ bị đụng chạm hay dè bỉu là “góp ý thiếu tính xây dựng, té nước theo mưa, có ý đồ xấu…, vân vân”. Còn ở những quốc gia XHCN thì sao? Chúng tôi nghĩ rằng không cần phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, mà chỉ cần chúng ta nhớ đến, nghĩ đến, nhắc đến Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thì chúng ta đều biết, đều hiểu, và đều rõ.


Ngoài ra, cũng cần nói thêm ở đây là ngay như ông Tổng thống Pháp cũng không thể dùng quyền lực của mình để cấm tạp chí này in hình gia đình vợ con của ông ta. Ông Tổng thống Pháp phải nhờ đến tòa án can thiệp. Mà kết quả là do Quan tòa quyết định chứ chẳng phải do ông Tổng thống Pháp. Hay như ông Tổng thống Obama của Mỹ đã làm nửa nhiệm kỳ đầu nhưng đến nay vẫn còn không ít người Mỹ nghi ngờ cái giấy khai sinh của ông Obama không được hợp lệ.


Như vậy, có phải Thần Công Lý đã bị xỏ mũi khi Nhà nước Pháp quyền CHXHCN Việt Nam cáo buộc ông Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đã “tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền và thể chế Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Sẽ là một vết nhơ trong ngành Tư pháp nếu ông Cù Huy Hà Vũ lại phải chịu cái oan ức của người thợ hớt tóc năm xưa bởi một vị Vua ác độc.



N. T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

(1) http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/417321/Thuy-Dien-se-dong-cua-su-quan-tai-VN.html

(2) Vietinfo.eu

Một lá thư khác của những người phản đối việc đóng cửa Đại sứ quán

Gửi tới các bạn - những người đã ký tên vào lời yêu cầu Duy trì Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội,

Xin chân thành cảm ơn các bạn vì đã nhiệt tình tham gia!

Tôi xin được thông báo rằng lời kiến nghị của chúng ta đã được chuyển tới nhà ngoại giao Cecilia Julin, là người đứng đầu Ban Báo chí, Thông tin và Liên lạc trực thuộc Bộ Ngoại giao. Bà ấy hứa sẽ trực tiếp chuyển lời kiến nghị tới Ngoại trưởng Carl Bildt. Bốn người tham dự cuộc họp bao gồm bà Maissa Al Adhami, tiến sĩ Phạm Hồng Thắng, bà Anna Lehmusto và tôi. Chúng tôi đã nhấn mạnh về nỗi bất an của mọi người trước quyết định chóng vánh này, đồng thời cũng nói rõ rằng chúng tôi thực lòng hy vọng giới chính khách sẽ tìm được một giải pháp tốt đẹp hơn thay vì đóng cửa Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội. Nguyện vọng của chúng ta đã được đón nhận với sự cảm thông và thấu hiểu sâu sắc. Tuy nhiên vẫn chưa thể nói trước gì về khả năng Chính phủ và ông Carl Bildt sẽ thay đổi quyết định này. Bà Cecilia Julin cho biết Quốc hội có thể phải đưa ra quyết định mới để thay đổi cục diện.

Chính phủ quyết định sẽ tiến hành cuộc trưng cầu dân ý (Chỉ thị 2099:67) vào ngày 23 tháng Bảy 2009 nhằm phát triển hệ thống ngoại giao linh hoạt hơn. Một báo cáo mới đây với tiêu đề “Hệ thống Quản trị Ngoại giao tầm cỡ thế giới – một hệ thống ngoại giao linh hoạt hơn” được trình bày trước Ngoại trưởng vào ngày 27 tháng Tư 2010. Bản báo cáo cuối cùng sẽ sớm được hoàn thành và công bố.

Bộ Ngoại giao Thụy Điển vấp phải sự chỉ trích trong một báo cáo gần đây của Quốc hội (báo cáo ESO thực hiện bởi Nhóm chuyên viên phụ trách Tài chính công). Điều tra viên Richard Murray cho hay đẩy mạnh hiệu quả của công tác quản trị có thể giúp tránh đóng cửa Đại sứ quán Thụy Điển tại các nước. Ông Carl Bildt đã phủ nhận ý kiến này – Ngoại trưởng cho biết công tác quản trị hiệu quả sẽ không giúp cắt giảm 130 triệu SEK.

Tôi sẽ để lời kêu gọi trên trang web đến tháng Năm. Những người quan tâm tới bản kiến nghị được đệ trình trước Quốc hội xin vui lòng liên hệ với tôi để nhận được văn bản cụ thể. Sự đóng góp của mỗi người đều mang giá trị nhất định! Dưới đây là bức thư của Malin Johansson, một công dân Thụy Điển đã đem lòng yêu mến đất nước và con người Việt Nam.

Thân mến,

Ingeborg van der Ploeg, người phụ trách bản kiến nghị trên trang http://upprop.nu/OVZB

(*)­ Xin độc giả lưu ý: Nguyễn Trung trong bài này cũng như một số bài trước đây đã đăng trên BVN mà chúng tôi từng có chú dẫn, không phải là Nguyễn Trung tác giả bài Thời cơ vàng (BVN)

Hai điều cần phải bỏ

Nguyễn Xuân Huy

Trong một tuyên bố gần đây, Tổng Bí thư Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có nói: “Cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới phải hoàn toàn dân chủ…”. Muốn được vậy thì cần phải bỏ hẳn hai điều sau đây:

1/ Tổ Dân phố bình chọn một người có được ứng cử hay không

Theo thông lệ xưa nay, một người ra ứng cử đại biểu Quốc hội hay Hội đồng Nhân dân phải được đưa về Tổ dân phố nơi người đó cư trú để họp tổ bình chọn xem người đó có xứng đáng được ứng cử hay không. Nếu đa số tổ viên biểu quyết (bằng cách giơ tay) là không thì người đó không được ứng cử. Điều này hết sức vô lý. Tổ dân phố không phải là một đơn vị hành chánh, chỉ là một tổ chức nhân dân, thử hỏi lấy quyền gì mà cho hay không cho một người ứng cử?

Trường hợp Luật sư Cù Huy Hà Vũ ứng cử đại biểu Quốc hội lại càng buồn cười hơn nữa: người ta cho họp đến bốn Tổ dân phố để cầm chắc số đông phản đối, để loại ông ra khỏi danh sách mới thật là phi lý. Những người ở các tổ khác thì biết gì về ứng cử viên này mà thuận hay không thuận. Đưa ứng cử viên về Tổ dân phố biểu quyết chỉ là một ngón tiểu xảo để loại bỏ ứng cử viên mà đảng và chính quyền không muốn.

Thử xem ở các nước dân chủ thật sự như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật có nơi nào làm như vậy hay không? Hoàn toàn không. Theo Hiến pháp Việt Nam, công dân đủ 18 tuổi thì có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi thì có quyền ứng cử, ngoại trừ vài trường hợp như công dân đang ở tù hay bị bệnh tâm thần, cớ sao lại dùng Tổ dân phố để hạn chế quyền ấy? Đây chẳng những là việc làm phi lý mà còn vi hiến nữa. Hãy để cho cử tri toàn quyền quyết định trong việc chọn đại biểu của mình vào Quốc hội hay trong Hội đồng Nhân dân.

Vậy điều này cần phải bỏ ngay trong dịp bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân vào tháng 5 sắp tới.

2/ Tổ trưởng Dân phố giục cử tri đi bỏ phiếu

Ở các nước dân chủ như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, trong một cuộc bầu cử Quốc hội được 50% cử tri đi bầu là mừng lắm rồi, có nơi chỉ 40%. Đó là cử tri thực hiện cái quyền bầu cử của mình. Nếu thấy không có ứng cử viên nào xứng đáng thì cử tri có quyền không đi bầu.

Ở Việt Nam, cuộc bầu cử nào cũng thấy chính quyền khoe có đến 90%, thậm chí 99,99% cử tri đi bầu. Có phải dân Việt Nam yêu nước hơn các dân tộc khác, sốt sắng vì việc nước hay không? Không phải đâu. Sở dĩ người ta đi bầu đông như vậy là vì cứ đến chín mười giờ sáng ngày bầu cử mà xem trong sổ thấy ai chưa đi bầu thì Tổ trưởng dân phố đến tận nhà nhắc nhở, nhắc một lần chưa đi thì nhắc lần thứ hai, thứ ba… kỳ đến khi nào chịu đi mới thôi. Để đỡ bị làm phiền, người ta đi bầu cho xong chuyện, chứ cái kiểu “đảng cử, dân bầu” thì thú vị gì mà đi cho mất công. Như thế mà không đạt 99,99% mới lạ!

Nên nhớ rằng đi bầu là quyền của cử tri. Hãy để cho cử tri tự do muốn đi bầu hay không tùy ý, Tổ trưởng dân phố không được đến nhà nhắc nhở, thật ra là bắt buộc người ta đi bầu để có một tỷ số cao hòng khoe với thế giới. Như thế là xâm phạm đến quyền tự do của cử tri.

Vậy muốn cho dân chủ trong lần bầu cử sắp tới, dứt khoát phải bỏ hẳn hai điều vô lý trên đây.

N. X. H.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Điện hạt nhân ở Nhật - họa vô đơn chí

GS Phạm Duy Hiển
(nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt)

Trận động đất 8.9 độ richter lúc 3 giờ chiều ngày 11/3 khiến các nhà máy điện hạt nhân trên đất Nhật tự động dập lò, chấm dứt tức khắc phản ứng dây chuyền bên trong các lõi lò phản ứng. Nhưng các lõi lò vẫn còn rất nóng, bởi nhiệt tỏa ra do bức xạ gamma từ vô số mảnh vỡ phân hạch được tích lũy nhiều năm bên trong các bó nhiên liệu. Nếu không kịp thời tải lượng nhiệt này đi (bằng 6% công suất lò), các bó nhiên liệu sẽ bị nóng chảy, chất phóng xạ sẽ thoát ra nước tuần hoàn vốn được dùng để tải nhiệt và làm chậm nơ trôn khi lò hoạt động bình thường.



Sơ đồ hoạt động của một lò phản ứng hạt nhân - Đồ họa: NHƯ KHANH

Nhưng đây chưa phải là trạm dừng chân cuối cùng của các chất phóng xạ. Tuy làm bằng thép không gỉ rất dày, nhưng nếu thùng lò, nền móng bên dưới và các đường ống dẫn ra bên ngoài bị nứt hoặc hư hại do động đất, chất phóng xạ sẽ thoát ra ngoài nhà lò và từ đó tiếp tục hành trình ra môi trường khí và nước, gây ô nhiễm phóng xạ cho cả khu vực xung quanh. Liên tiếp trong bốn ngày qua, cả nước Nhật phải vật lộn với những con quái vật ấy để bắt nó phải nằm yên tại trạm dừng chân thứ nhất.

Để cảm nhận được việc này khó khăn dường nào, ta nên tìm hiểu qua nguyên tắc hoạt động của các lò nước sôi (BWR) khá phổ biến ở Nhật, và đang bị trận động đất quật ngã trong mấy ngày qua (xem sơ đồ). Lõi lò, gồm các bó nhiên liệu (2) và thanh điều khiển (3), được tải nhiệt và làm chậm nơtrôn bằng nước nguyên chất sôi ở 285oC dưới áp suất 75 atm nhờ hệ thống tuần hoàn (7). Hơi nước (6) sau khi qua hệ thống tuabin (6, 7, 9, 10) được ngưng tụ (8) để từ đó quay lại vòng tuần hoàn làm nguội lõi lò. Bộ phận ngưng hơi cần phải được làm nguội (11), nhưng bằng nước thường.

Nguyên lý an toàn của các lò phản ứng là làm sao các chất phóng xạ được nhốt chặt lại bằng nhiều lớp tường thành kiên cố, nếu lớp trước bị chọc thủng thì còn có lớp sau. Lớp thứ nhất là vỏ bọc các bó nhiên liệu (2). Nếu bức tường thành này bị thủng, chất phóng xạ sẽ thoát ra bên ngoài, nhưng sẽ bị nhốt lại bên trong bức tường thành thứ hai, đó là thùng lò bằng thép không gỉ (1) đủ dày để chống chịu áp lực và nhiệt độ cao. Nhà lò chứa thùng lò và hệ thống tuabin, máy phát (xem sơ đồ) có thể xem là bức tường thành thứ ba. Khi lò hoạt động, nước và hơi bị nơtrôn kích hoạt trở nên phóng xạ, do đó nhà lò, và đặc biệt hệ thống tuabin, phải có tường bêtông đủ dày (12) để cản xạ.

Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) Fukushima I gồm 6 lò nước sôi, trong đó chỉ có ba lò 1, 2 và 3 đang hoạt động trước khi động đất xảy ra. Lò thứ nhất công suất 440 mêgaoát là một “ông lão” đang có kế hoạch nghỉ hưu vào tháng tư này sau 40 năm hoạt động. Nhưng nó vừa bị quật ngã nặng nhất. Động đất và mất điện lưới đã đánh gục hoàn toàn hệ thống bơm tải nhiệt và cả hệ thống làm nguội khi có sự cố. Các nhân viên vận hành lúc này phải nghĩ đến máy diesel dự phòng.

Nhưng họa vô đơn chí! Con đê chắn kiên cố phía bờ biển bị sóng thần phá vỡ, nước biển tràn vào nhà làm ngập gian nhà chứa máy diesel, nó chỉ chạy được chưa đầy một giờ rồi lịm hẳn. Nhà máy còn có hệ thống ắc quy dự phòng, nhưng chỉ đủ điện cho các hệ thống điều khiển và chiếu sáng hạn chế. Máy phát điện lưu động được điều đến trong vòng 13 giờ sau đó, nhưng không kết nối được vào các thiết bị của nhà máy bởi tầng hầm chứa các tủ điện bị ngập nước do sóng thần.

Lúc này bên trong thùng lò nước tiếp tục sôi, nhưng hệ thống ngưng hơi và bơm nước không hoạt động khiến hơi cứ đầy lên, áp suất hơi bên trong thùng lò tăng cao mà pha nước lại vơi nhanh làm nhiệt độ các bó nhiên liệu tăng cao do chúng bị phơi trơ ra khỏi mặt nước. Phải kiềm chế quá trình này, nếu không, toàn lõi lò sẽ tan chảy (melt down), một hiện tượng được xem như cơn ác mộng kinh hoàng nhất đối với những ai quản lý lò hạt nhân. Chỉ còn cách xì bớt hơi ra nhà lò để giảm áp suất bên trong thùng lò, đồng thời dùng bơm cứu hỏa, công cụ cuối cùng khả dĩ lúc này, để bơm nước biển vào thùng lò làm nguội các bó nhiên liệu. Axít boric được pha vào nước biển để hấp thụ nơtrôn, phòng khi phản ứng dây chuyền xảy ra.

Quyết định này là một sự đánh đổi táo bạo trong tuyệt vọng. Bơm nước biển vào lò chẳng khác nào khai tử lò phản ứng, bởi chlo sẽ làm mọi thứ bên trong gỉ rất nhanh. Nhưng đổi mạng sống của một “ông lão về hưu” để tránh thảm họa cho nhiều người xem ra còn “dễ quyết” hơn là làm cho các nhân viên vận hành và dân chúng bên ngoài bị nhiễm xạ khi xì hơi nước có chứa phớng xạ ra nhà lò. (Thật ra, chôn cất cái xác lò này rất không đơn giản, nhưng việc này rồi sẽ hạ hồi phân giải!).

Trên thực tế, phóng xạ ở buồng điều khiển lên cao gấp nghìn lần so với mức bình thường. Sáng 12/3, mức phóng xạ trong nhà chứa máy tuabin lên quá cao buộc lãnh đạo nhà máy phải xì tiếp ra môi trường. Mức phóng xạ đo được ở cổng nhà máy đã tăng lên hơn mười lần sau 40 phút, trước đó nhà chức trách đã phải phát lệnh di tản dân chúng khẩn cấp. Lúc này thông tin đáng chú ý nhất là phát hiện thấy hai sản phẩm phân hạch trong không khí xung quanh khu vực lò, đồng vị xêsi (Cs-137, Cs-134) và iốt (I-131).

Vậy là vỏ bọc nhiên liệu đã bị hỏng! Lõi lò đã bị tan chảy một phần. Nhà chức trách đã bắt đầu phân phát muối kali iốt để giảm nguy cơ iốt phóng xạ xâm nhập vào tuyến giáp. Máy bay trực thăng của quân đội Mỹ lượn cách nhà máy 60 dặm phát hiện ra xêsi phóng xạ, nhận được lệnh quay trở về ngay căn cứ để tẩy xạ. Các hãng thông tấn cảnh báo tính độc hại của xêsi phóng xạ. Thật ra, ngoài xêsi phóng xạ còn nhiều sản phẩm phân hạch khác độc hại hơn như stronxi (Sr-92), song không dễ phát hiện như xêsi và iốt. Cả xêsi và stronxi đều sống rất lâu, sau 30 năm chỉ phân hủy một nửa.

Lúc 3 giờ chiều ngày 12/3 một vụ nổ đã xảy ra, sự kiện không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia ngoài cuộc theo dõi trên truyền hình. Vụ nổ đã làm tung mái nhà lò do khí hyđrô xì ra từ bên trong thùng lò kết hợp với ôxy trong không khí. Vụ nổ đã cung cấp thêm một minh chứng nữa cho thấy vỏ bọc nhiên liệu làm bằng hợp kim zircaloy đã bị thủng do ziacôn (Zr) phản ứng với nước ở nhiệt độ rất cao. Phản ứng này tạo ra khi hydrô bên trong thùng lò. Vụ nổ càng làm tăng thêm lượng chất phóng xạ tung ra môi trường. Còn nhớ, kịch bản này đã xảy ra ở Chernobyl cách đây gần đúng 25 năm, khi đó một vụ nổ khí hyđrô đã xảy ra trước khi toàn lõi lò bị nổ gieo rắc chất phóng xạ ra khắp Bắc bán cầu. May ra chuyện tồi tệ này dường như không lặp lại ở đây. Có vẻ như lò số 1 chưa bị melt down hoàn toàn.

Hai ngày sau, 14/3, vụ nổ hyđrô tương tự lại xảy ra ở lò phản ứng số 3 của nhà máy. Lò này vừa mới nạp loại nhiên liệu mới MOX chứa cả chất plutonium (Pu). Nếu nhiên liệu bị nóng chảy và phóng xạ thoát ra môi trường thì tác hại còn đáng sợ hơn nhiều, bởi Pu rất độc và sống lâu hàng nghìn năm. Hôm nay, 15/3, lò phản ứng số 2 cũng chịu số phận như hai lò trên, và mọi người đang lo việc gì sẽ xảy ra. Hình như tình hình ở đây có thể tồi tệ hơn bởi có thông tin cho biết nước đã cạn trong thùng lò. Cầu mong cho điều tồi tệ nhất đừng xảy ra.

Lại có thông tin mức phóng xạ đang dâng lên trong môi trường. Chắc nhiều người sẽ hỏi liệu phóng xạ có lan đến Việt Nam không? Từ ngày 12 đến hôm nay (15/3), và dự báo cho ba ngày tới, các khối khí xuất phát từ Fukushima luôn di chuyển về phía đông và bắc, tránh Việt Nam. Khi nào gió chuyển hướng Tây Nam, khí phóng xạ có thể lan đến Việt Nam sau 4-5 ngày, lượng phóng xạ trong không khí đến Việt Nam từ Nhật Bản sẽ giảm đi nhiều vì chúng di chuyển trong tầng khí quyển thấp (khác với trường hợp Chernobyl 25 năm về trước khi vụ nổ “hạt nhân” đã tung chất phóng xạ lên tận tầng bình lưu và đã lan đến Việt Nam).

Thế đấy! Không có một biên giới nào cho an toàn tuyệt đối trong điện hạt nhân cả. Lò phản ứng thế hệ nào cũng vậy, chỉ có xác suất xảy ra thảm họa khác nhau ít nhiều thôi. Cái gì do con người làm ra đều có thể bị phá đi, bởi thiên nhiên, bởi con người và nhất là bởi cả hai cùng hiệp lực. Thảm họa thiên nhiên không chỉ có động đất, chúng muôn hình vạn trạng. Những chuyên gia Nhật giỏi giang chắc chắn đã tính toán rất nhiều kịch bản cho các lò phản ứng nằm trên vành đai động đất của họ chứ? Nhưng sao họ lại đặt máy phát diesel dưới tầng hầm, mà giờ đây xem ra lại làm cho họa vô đơn chí! Đủ thấy con người quan trọng dường nào trong khống chế thiên tai.

Đây chưa phải là lúc bàn đến chuyện điện hạt nhân ở Việt Nam. Ưu tiên hiện nay là cần phải hiểu đầy đủ và đúng bản chất những gì đang và sẽ xảy ra với các nhà máy đang bị quật ngã đến tàn phế này. Khó lắm, bởi qua nhiều chuyện mới lạ, ngay giới chuyên gia chưa hề trải nghiệm, lại không đủ thông tin đầy đủ và đáng tin cậy để tính toán. Không trách người Nhật về chuyện này được. Mong sao những sự kiện vừa qua giúp những người có trách nhiệm học hỏi và thức tỉnh, khi chưa muộn.

P. D. H.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Chuyện kể của một người Việt Nam tham gia cứu nạn tại khu vực Fukushima, Nhật Bản

Posted by truongthondlb1


Hà Minh Thành – Nhân viên Đại sứ quán và chính phủ VN vẫn chưa thấy xuất hiện ở đây dù đọc trên báo mạng của VN thấy họ nói lo lắng cho dân VN rất tốt, toàn xạo cả. Ngay cả cảnh sát tụi em còn đói khát tả tơi thì huống chi tới mấy đứa nhỏ tu nghiệp sinh VN. Nỗi khổ nhất ở vùng này bây giờ là Lạnh, Đói, Khát, không có điện, thiếu thông tin…

*



Blog Phamvietdaonv: Anh Hà Minh Thành là người Việt Nam hiện đang công tác trong lực lượng cảnh sát Nhật Bản; Hiện anh Hà Minh Thành đang tham gia cứu nạn động đất tại vùng Fukushima… Hôm trước anh Hà Minh Thành có thông tin trên blog Phamvietdaonv địa chỉ email và điện thoại cá nhân của anh, bà con nào là người Việt Nam đang gặp khó khăn tại Nhật cần giúp đỡ thì liên hệ với anh. Xin ghi lại địa chỉ của anh Hà Minh Thành: minhthanhjp@yahoo.com; điện thoại 09085381634…

Cách đây vài hôm, một độc giả đã liên hệ với số điện thoại trên nhưng đã gặp tiếng nói của một phụ nữ. Tôi đã email cho anh Hà Minh Thành thì anh Thành cho biết: Điện thoại hiện anh đang giao cho con gái lớn của anh đang tham gia cứu nạn với bố; Có thể do con gái anh Hà Minh Thành không sõi tiếng Việt nên có thể bị hiểu nhầm… Bà con nào cần giúp đỡ xin cứ liên hệ với số điện thoại và địa chỉ email trên…

Hôm qua, Báo Tuổi trẻ đã liên hệ với Blog Phamvietdaonv muốn tìm hiểu thêm về sự giúp đỡ thiện nguyện của anh Hà Minh Thành, tôi đã thông tin với anh Hà Minh Thành và anh đã đồng ý đăng địa chỉ điện thoại và email cá nhân của anh lên báo Tuổi trẻ để sẵn sàng hỗ trợ những bà con người Việt Nam nào đang gặp khó khăn hoạn nạn ở Nhật …

Sau đây là bức thư mới nhất của anh Hà Minh Thành kể về công việc mà anh đang tham gia tại vùng Fukushima…

Xin chào anh Đào,

Em là Minh Thành đây. Anh và gia đình khỏe không? Mấy ngày nay mọi sự đều quay cuồng lên cả. Mở mắt cũng thấy xác chết, nhắm mắt cũng thấy xác chết. Mỗi thằng tụi em mỗi đứa phải trực 20h/một ngày. Ước gì thời gian dài 48 tiếng một ngày để mà còn đi tìm cứu người. Điện nước không, thực phẩm gần như số không ? Di tản dân chưa xong thì lại có lệnh đưa dân đi di tản tiếp.

Em đang ở Fukushima, cách nhà máy điện Fukushima 1 khoảng cách 25km, có rất nhiều chuyện có thể viết nên thành sách về tình người trong hoạn nạn. Ngày hôm kia em đã tìm thấy và cứu được một người Việt Nam. Anh ta tên là Toàn đến từ Mỹ, kỹ sư nguyên tử lực làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, anh ta bị tai nạn ngay cơn động đất đầu tiên, mọi thứ hỗn loạn nên chẳng ai giúp anh ta liên lạc cả. Tình cờ biết được em đã liên lạc với Đại sứ quán Mỹ và phải công nhận tụi Mỹ nó nhanh, ngay lập tức trực thăng của quân đội Mý đến bệnh viện bốc anh ta đưa thẳng ra hạm đội 7.

Còn lại một số tu nghiệp sinh VN ở trong vùng này thì em đang tìm vẫn chưa có thông tin rõ ràng. Nếu có thông tin chính xác tên tuổi, nơi làm việc của họ thì dễ tìm kiếm hơn. Ở Nhật cảnh sát không có quản lý gắt gao về hộ tịch như ở VN và luật bảo hộ thông tin cũng khiến cho việc tìm thông tin của họ cũng khó. Em gặp một phụ nữ Nhật có làm việc chung với 7 cô gái đến từ VN làm việc với tư cách tu nghiệp sinh, chỗ họ làm cách bờ biển khoảng 3km, bà ta nói rằng họ không biết tiếng Nhật và lúc chạy loạn thì họ chạy theo bà ta, nhưng sau đó thì không biết chạy đi đâu còn sống hay là chết. Trong đó bà ta chỉ nhớ tên một cô gái tên là Nguyễn Thị Huyền (Có thể tên là Hiền) vì làm việc chung nhau.

Nhân viên Đại sứ quán và chính phủ VN vẫn chưa thấy xuất hiện ở đây dù đọc trên báo mạng của VN thấy họ nói lo lắng cho dân VN rất tốt, toàn xạo cả. Ngay cả cảnh sát tụi em còn đói khát tả tơi thì huống chi tới mấy đứa nhỏ tu nghiệp sinh VN. Nỗi khổ nhất ở vùng này bây giờ là Lạnh, Đói, Khát, không có điện, thiếu thông tin. Dân chúng thì vẫn bình tĩnh, lòng tự trọng và luân lý của họ tốt nên chưa đến nỗi loạn nhưng nếu tình hình này kéo dài thêm chừng 1 tuần nữa thì có khả năng tình hình an ninh không thể kiểm soát nổi. Họ cũng là con người mà, khi cơn đói khát đã vượt quá lòng tự trọng và nhân cách thì cái gì cũng phải làm thôi. Chính phủ đang lập cầu không vận thực phẩm và thuốc men vào vùng này nhưng chỉ như muối bỏ biển. Có nhiều chuyện muốn kể cho anh nghe để đăng trang tin của anh nhưng mà nhiều đến độ bây giờ em cũng chẳng biết gì mà viết nữa. Có một câu chuyện cảm động ngày hôm qua một đứa bé Nhật đã dạy cho một người lớn như em một bài học làm người.

Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, em sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm. Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe em hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh em mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của em bị rơi ra ngoài, em nhặt lên đưa cho nó và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”.

Thằng bé nhận túi lương khô của em, khom người cảm ơn. Em tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng. Ngạc nhiên vô cùng, em hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.

Em nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy em một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.

Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.

Nghĩ lại câu nói của ông già Fuwa nguyên chủ tịch Đảng CS Nhật giáo sư dạy em về Tư bản luận đã nói rằng “Nếu Mac sống lại, ông ta sẽ thêm một câu vào trong cuốn Tư bản luận đó là “Chủ nghĩa CS chỉ thành công trên đất Nhật”.

Vài dòng gửi cho anh, chúc anh khỏe .Tới giờ em vào phiên trực nữa rồi.

Chúc anh và gia đình vạn sự an khang.

Hà Minh Thành

Tái bút: À, quên. Số điện thoại em ghi là số điện thoại cá nhân của em, hiện tại con gái lớn của em mới tốt nghiệp y tá và cháu đang tham gia công tác cứu trợ thiện nguyện trong vùng này, em đưa cho cháu dùng điện thoại của em cho tiện liên lạc. Cháu không rành tiếng VN nên chắc bị hiểu lầm như vậy.

http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=7472&prev=7474&next=7473

Chuyện của Hạnh

Posted by truongthondlb1


Vũ Đông Hà (danlambao) - Lúc ấy, Hạnh 24 tuổi, tuổi của Cô Giang khi vị anh thư đầy khí phách của ngày Yên Bái tự kết liễu đời mình vào một buổi sáng mờ sương bên gốc cây Đề của làng Thổ Tang…

Hạnh sinh vào ngày 13 tháng 3 năm 1985 tại Di Linh, Lâm Đồng. Lớn lên ở vùng núi đồi cao nguyên Hạnh là người con hiếu thảo, một người bạn được mọi người quý mến và một học sinh giỏi. Là người sinh ra và lớn lên trong môi trường XHCN, Hạnh cũng như nhiều bạn bè học sinh trung học khác bị che khuất bởi màn đêm bưng bít thông tin và tuyên truyền một chiều của đảng và nhà nước. Cho đến khi về Sài Gòn, trong khuôn viên Đại học, Hạnh mới tiếp cận những luồng thông tin khác nhau, nhận thức được thực trạng của đất nước và tình trạng quyền làm người.

Nhận thức dẫn đến hành động. Hạnh đã chọn cho mình một con đường sống: sống một đời sống có ý nghĩa. Hạnh tham gia các sinh hoạt xã hội, nhân đạo giúp đỡ người nghèo khó. Con đường Hạnh chọn không chỉ dừng lại ở việc làm giảm bớt khổ đau cho một số người mà phải góp phần thay đổi hiện trạng của đất nước để dân tộc có thể theo kịp khuynh hướng của thời đại và cất cánh toàn diện. Trên con đường ấy, cô gái sinh viên 19 tuổi đã tìm đến gặp gỡ những công dân Việt Nam khác không cùng suy nghĩ với cách cai trị và nắm quyền của đảng và nhà nước đương thời.

Một năm sau, vào những ngày lập xuân, khi người người chào đón mùa xuân mới, Hạnh nếm mùi vị tết tù đầu tiên của một công dân nước CHXHCNVN. Công an Hà Nội đã bắt giữ trái phép Hạnh trong nhiều ngày. Không một lý do chính đáng. Không một luật lệ nào cấm hay nêu rõ Hạnh không được phép gặp công dân A hoặc công dân B của nước CHXHCNVN. Chỉ tùy tiện bắt giam, thẩm vấn, tra hỏi và sau đó giam lỏng theo cái gọi là áp giải về địa phương để địa phương quản lý.

Mùa xuân ấy là mùa xuân năm 2005. Hạnh – Đỗ Thị Minh Hạnh vừa tròn 20 tuổi.

Suốt chiều dài hơn 4000 năm, lịch sử VN thấp thoáng những anh thư mà câu chuyện của họ theo năm tháng đã trở thành những huyền thoại. Nhưng có lẽ nếu chứng kiến được từng ngày họ sống như thế nào chắc hẳn họ cũng bình dị như bao người. Hạnh cũng thế. Những ngày bị CA của đảng tròng một sợi dây thòng lọng vào cổ, Hạnh chăm sóc gia đình như một con người con hiếu thảo. Khi sợi dây thòng lọng được nới rộng một chút, Hạnh về lại Sài Gòn để vừa đi học, vừa đi làm và… vừa giúp dân oan.

Dân Oan! Dưới thiên đường XHCN, nước Việt Nam có nhiều từ mới, đa dạng phong phú cũng có và tầm bậy cũng có. Nhưng không cụm từ nào oái ăm bằng Dân Oan khi nó được ra đời tại một đất nước mà khẩu hiệu đại trà là Nhân Dân Làm Chủ. Nó làm cho các “chiến sỹ” Công an Nhân dân phải léo lưỡi, ngọng miệng, ngượng nghịu khi lỡ mồm gọi nhân dân là Dân Oan. Những người dân oan khiên bị tập đoàn cán-bộ-đầy-tớ cấu kết với nhau để tiến hành đại chính sách lẫn đại kế hoạch ăn cướp với tên gọi mỹ miều “Giải Phóng Mặt Bằng”. Họ đã tiếp tục sự nghiệp giải phóng và lần này đối tượng của dòng thác cách mạng là quần chúng nhân dân, mục tiêu của công cuộc đấu tranh là làm giàu, thành quả vinh quang là hình thành một thành phần mới trong xã hội: Dân Oan.

Hạnh đã đến, đứng vào hàng ngũ và sánh vai chiến đấu với những người Dân Oan Việt Nam trong lúc sợi dây thòng lọng của đảng quang vinh và vĩ đại vẫn lơ lững trên đầu. Đây cũng là thời khoảng Hạnh gặp Nguyễn Hoàng Quốc Hùng.

Cách đây hơn 80 năm, giữa những dòng nhạc của bản đại hùng ca Yên Bái, xen lẫn giữa tiếng thét Việt Nam Muôn Năm của những anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng trước khi bị máy chém cắt ngang đầu, người ta rướm lệ bởi chuyện tình của Nguyễn Thái Học với một thiếu nữ phi thường của Việt Nam ở thế kỷ 20 – anh thư Nguyễn Thị Giang. Cô Giang gặp Nguyễn Thái Học vào lứa tuổi đôi mươi. Họ thề nguyện với nhau ở đền Hùng, nắm tay nhau hẹn ước cùng hiến dâng đời mình cho tổ quốc. Ngày Nguyễn Thái Học không thành công cũng thành nhân, Nguyễn Thị Giang lặng lẽ nhìn chồng lên máy chém, trở về quê quán quấn khăn tang và tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục mà Nguyễn Thái Học đã tặng ở đền Hùng năm xưa.

Hơn 80 năm sau, những người con, người cháu của Cô Giang và Nguyễn Thái Học lại gặp nhau ở chốn này. Chung quanh họ là những người cùng khổ thời đại mới. Cuộc tình của Hạnh và Hùng được tưới xanh bằng lòng yêu nước và niềm thương cảm đối với những người dân khốn cùng. Hai sinh viên đại học đã nắm tay nhau đồng hành trên con đường hỗ trợ Dân Oan và bảo vệ những người công nhân lao động. Họ đã phải đi ngược thời gian đến gần 70 năm để hát lại bài ca mà nhiều thế hệ cha anh đã cất lời: vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian. Bài hát đó ngày hôm nay đã trở thành một lời nguyền ngược ngạo, cay đắng. Những kẻ cầm cờ lôi kéo lũ nô lệ ngày xưa giờ đã chết hoặc già nua. Còn lại là một tập đoàn ăn bám hào quang (dày công thêu dệt) của quá khứ, vẫn tự xưng là đại diện của tầng lớp nhân dân mà chính họ đã biến thành nô lệ. Thực dân trắng cuốn gói. Thực dân đỏ lên ngôi. Nô lệ vẫn còn đó. Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian… Hạnh đã cùng với Hùng lên đường, phẫn nộ nhưng không hận thù, hiền hòa nhưng dũng cảm, chông gai nhưng không khiếp nhược, thất bại nhưng không sờn lòng.

Tháng 1 năm 2010 Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng cùng với Đoàn Huy Chương và những người bạn cùng chí hướng về Trà Vinh để hỗ trợ cho các công nhân nhà máy Mỹ Phong. Trong các ngày từ 29/1 đến 1/2 năm 2010, hàng vạn công nhân nhà máy Mỹ Phong – Trà Vinh đã đồng loạt đình công sau khi một số công nhân nữ bị xúc phạm nhân phẩm và bị bóc lột nặng nề. Sau đó, các cuộc đình công khác tiếp tục nổ ra trên khắp các tỉnh thành, kéo dài 7 ngày liên tục.

Gần 2 tháng sau, tập đoàn “đại diện cho giai cấp công nhân” ra lệnh Công an còn đảng còn mình bắt giam Hạnh và Hùng sau khi đã bắt giam Đoàn Huy Chương. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị đánh đập gẫy sống mũi, tra tấn tại một nhà giam bí mật tại Sài Gòn. Sau 7 ngày bị tra tấn, khi Hùng vẫn kiên cường không khai bất cứ điều gì, công an áp giải anh về trại giam B14 – Nguyễn Văn Cừ. Đỗ Thị Minh Hạnh cũng bị đánh đập, bỏ đói và tra khảo.

Ngày 26 tháng 10 năm 2010 trong một phiên toà vội vã, không luật sư, không nhân chứng, toà án tỉnh Trà Vinh của đảng CSVN chớp nhoáng tuyên án xử tội những thanh niên thiếu nữ đã đứng lên vì quyền lợi của Dân Oan – những người là chủ của đất nước và Công Nhân – giai cấp tiên phong của đảng. Hạnh 7 năm tù. Hùng 9 năm tù. Chương 7 năm tù.

Trước vành móng ngựa của các quan tòa thực dân đỏ cộng với đám công an dày đặc, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương đã tự làm luật sư bào chữa chính mình, hiên ngang bày tỏ khí phách can trường của những công dân yêu nước và nắm trong tay chính nghĩa dân tộc.

Tháng 10 năm 2010, lúc ấy Hạnh 24 tuổi; tuổi của Cô Giang khi vị anh thư đầy khí phách ấy tự kết liễu đời mình vào một buổi sáng mờ sương bên gốc cây Đề của làng Thổ Tang.

*

và chuyện của Phượng

Phượng sinh năm 1981. Phượng đi du học tại Thụy Sĩ, ra trường và tiếp tục học Thạc sỹ Quản trị tài chính tại Geneva, Thụy Sĩ. Ngoài thời gian học, Phượng đến thực tập tại tập đoàn Holcim. Ngay vừa mới tốt nghiệp xong, Phượng đã được tập đoàn này mời về Việt Nam làm Phó Giám đốc Tài chính cho công ty liên doanh Holcim Việt Nam.

Năm ấy, Phượng vừa tròn 25 tuổi, độ tuổi mà Đỗ Thị Minh Hạnh bị kết án 7 năm tù.

Công ty Holcim trước kia là công ty xi măng Sao mai ở tỉnh Kiên Giang vốn là quê quán của ba Phượng. Đây là một công ty của Thụy Sĩ đầu tư với một phần vốn nhà nước VN với nhãn hiệu Đầu trâu. Ba của Phượng có nhiều liên hệ mật thiết với công ty này và qua đó đã gửi gắm Phượng du học Thụy Sĩ, học ở đâu, làm sao tốt nghiệp… Có lúc ba của Phượng đã ép công ty Holcim phải ký hợp đồng mua bao bì tại công ty bao bì Hakipack.

Hiện nay Phượng là giám đốc đầu tư / chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Quản lý Quỹ Đầu Tư Bản Việt (Viet Capital Fund Management – VCFM), một công ty đầu tư với số vốn từ 500 – 800 tỉ đồng và có khả năng vận động vốn đầu tư ngoại quốc 100 triệu USD nhờ những quan hệ của Phượng – người đi gom tiền.

Phượng trở thành đảng viên đảng CSVN khi còn là học sinh, là một người phục sức sành điệu với quan niệm sống: học cho bản thân mình và “tôi muốn Phượng của ngày mai, của năm sau phải thật sự khác Phượng của ngày hôm nay”. Điều này được thể hiện qua “resume” của Phượng:

18 tuổi vào đại học.
4 năm ở trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
22 tuổi đi học tại Thụy Sĩ 3 năm.
Từ 25 tuổi đến 28 tuổi, trong vòng 3 năm Phượng là:
– Phó giám đốc tài chính của Holcim VN
– Giám đốc đầu tư của Vietnam Holding Asset Management
– Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty quản lý quỹ đầu tư Bản Việt (Viet Capital Fund Management -VCFM)

Phượng không cần phải bắt đầu từ một vị trí thấp nào của bất kỳ công ty nào. Phượng ngay từ đầu đã khác với muôn người và mỗi năm sau của Phượng đều thật sự khác với năm trước.

Trên con đường thênh thang của chủ nghĩa tư bản, Phượng trở thành người bạn đời đồng hành với Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam. Hoàng là con trai của ông Nguyễn Bang, là một thứ trưởng trong chính quyền VNCH.

Chuyện của Phượng không có gì hồi hộp, gay cấn. Chuyện của Phượng cũng rất riêng, không có bóng dáng người Dân Oan, hay Công Nhân buồn bã nào. Cũng không có nhiều điều để kể ngoài những chức vụ và con số đô la hàng trăm triệu.

Phượng là Nguyễn Thanh Phượng. Ba của Phượng là Nguyễn Tấn Dũng, thành viên BCT, ủy viên Trung Ương Đảng CSVN – đảng đại diện cho giai cấp vô sản và công nhân. Ngày Hạnh vào tù là ngày ba Phượng nâng ly Champagne chúc mừng con gái cưng về thành công của một mối đầu tư bạc tỷ mới.

Vũ Đông Hà (danlambao)
danlambao1.wordpress.com