Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

Vào năm 2011, Vinashin trả nợ hay tiếp tục khất nợ???

Lê Trung Thành

imageCho đến hôm nay, các chủ nợ từ ngân hàng Thụy Sĩ làm đại diện chưa chính thức trả lời có cho Vinashin (VNS) khất nợ 60 triệu USD phải trả đợt đầu hay không. Nếu chủ nợ đồng ý, ông Chủ tịch Hội đồng thành viên VNS – Nguyễn Ngọc Sự sẽ tạm yên lòng mừng đón lễ giáng sinh và có thể ngủ giấc ngon lành vào đêm giao thừa chuyển sang năm mới 2011?

Là một chuyên gia tài chính, ông Nguyễn Ngọc Sự đang giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nên có nhiều người lãnh đạo hy vọng vào khả năng “chuyển bại thành thắng” khi điều động ông sang VNS dọn dẹp “đống đổ nát, hoang tàn” mà mấy người tiền nhiệm “tạm vắng mặt” gây ra?

Ông hẳn không vui vẻ gì khi được “tín nhiệm” giao trọng trách này vì phải dời bỏ nơi rủng rỉnh tiền bạc, tha hồ chi tiêu. Hình như ở nơi làm việc cũ, việc nợ quá hạn, nợ khó đòi vài ba chục, thậm chí năm, sáu chục tỉ đồng chẳng là nghĩa lý gì nên khi có đơn tố cáo từ các cán bộ công nhân viên làm việc ở Công ty Nhập khẩu thiết bị Dầu khí PVN (Machinoimport PVN), ông Sự đã ký công văn số 3726/DKVN ngày 05/05/2010 trả lời nhưng theo bài báo “Phản biện thư trả lời của Phó TGĐ Dầu khí Việt Nam Nguyễn Ngọc Sự” thì công văn này “có biểu hiện bao che của cá nhân ông Sự trong khi lại nhân danh Tập đoàn, không tập trung vào các sai phạm, hành vi phạm tội của giám đốc công ty Machino Trần Đức Trương cũng như công nợ, giải quyết chính sách cho người lao động […]” (Trích từ trang mạng Machinoimport PVN ngày 7 tháng 5-2010).

Sơ qua một chút về ông Chủ tịch thành viên VNS để thấy ông là người quyền biến, có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý công nợ và biết đâu rằng ông sẽ có cách để giải quyết khối công nợ khổng lồ của VNS.

Dù mới đến VNS hơn 80 ngày, ông kịp nhận ra rằng những người công nhân đóng tàu có tay nghề giỏi và nhiều sáng tạo, chỉ “tiếc” là, VNS có quá nhiều cán bộ năng lực yếu kém và hư hỏng nên ông đã mạnh tay sắp xếp lại tổ chức ngay tại cơ quan đầu não và “phế truất” mấy lãnh đạo chủ chốt ở Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, điều động lãnh đạo mới từ Hạ Long về thay thế. Ông cũng kêu gọi sự hợp tác sản xuất giữa các cơ sở đóng tàu nhằm đẩy nhanh tiến độ và giảm lãng phí nhân lực, thiết bị…

Một bầu không khí mới, lóe lên một chút sức sống mới và hy vọng mới ở khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, Sài Gòn, nhiều ngàn thợ đã có việc làm,… Ấy là những điều có thực dẫn đến một loạt con tàu được bàn giao, được bán đi mang lại năm bảy chục triệu đô la Mỹ. Chính phủ cũng nhiệt tình hỗ trợ cho VNS một khoản tiền lớn bù đắp vào số vốn điều lệ còn thiếu, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đề nghị cho VNS vay không lãi suất để thanh toán hơn 230 tỷ tiền lương và tiền bảo hiểm xã hội nợ đọng nhiều năm nay.

Thế nhưng, những “cái mới” còn mong manh lắm. Có việc làm nhưng nhiều công ty không có tiền trả lương, nhiều kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có tay nghề giỏi vẫn đành dứt áo ra đi. VNS bán được tàu, giao được tàu nhưng trừ tiền nợ, tiền ứng trước chẳng còn bao lăm. Có ký được hợp đồng với các đối tác trong nước, ngoài nước nhưng hầu như “chỉ để làm dáng” nhằm xoa dịu nỗi hoài nghi của dư luận xã hội…

Muốn thực hiện, chủ hàng phải có tiền, có rất nhiều tiền và bản thân VNS cũng cần có nhiều vốn lưu động mới có thể thực hiện được những hợp đồng này.

Do vậy, trên thực tế, dù đã có đôi chút chuyển biến nhưng khó khăn vẫn chồng chất, nếu VNS nuôi sống được hơn 40.000 công nhân vượt qua những năm tháng đầy cam go. Tết âm lịch 2011 sắp tới, dù là ăn tết “khiêm tốn” VNS cũng cần phải có 60-70 tỷ đồng để chia cho mỗi cán bộ CNV hơn một triệu đồng và đó đã là một kỳ tích.

Với các khoản nợ đến hạn chi trả trong năm 2011 và các năm sau, ông Nguyễn Ngọc Sự sẽ tìm tiền ở đâu???

Vào ngày 15.01.2011, VNS phải trả lãi vay (từ khoản trái phiếu quốc tế 750 triệu USD thông qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển) số tiền 25,78 triệu USD. Sáu tháng sau, vào ngày 15.7.2011, tiếp tục trả đợt 2 là 25,78 triệu USD. Cộng lại: 51,56 triệu USD.

Ngày 20.6.2011, trả gốc lần 2 số tiền 60 triệu USD vay của Ngân hàng Thụy Sĩ. Ngày 20.12.2011, trả gốc lần 3: 60 triệu USD. Nếu được khất nợ, VNS phải thanh toán tiền lãi khoảng 40 triệu USD của khoản vay 600 triệu USD. Và đến ngày 20.12.2011 VNS phải thanh toán 60 triệu USD tiền trả gốc đợt 1. Tổng cộng khoản trả lãi và trả gốc đợt đầu là khoảng 100 triệu USD.

Cũng năm 2011, VNS phải trả khoảng 1.000 tỷ đồng lãi phát hành trái phiếu trong nước năm 2007 tương đương 50 triệu USD.

Với ba khoản lãi, gốc như trên, VNS cần có khoản tiền 210 triệu USD để thanh toán cho các chủ nợ. Còn nếu không được khất nợ, khoản phải trả cộng thêm 120 triệu USD nữa trả cho ngân hàng Thụy Sĩ.

Chưa hết, khoản vay tín dụng 70 triệu USD của Chính phủ Ba Lan thông qua Chính phủ Việt Nam (theo Hiệp định ký ngày 06.6.1998 giữa chính phủ CHXHCN Việt Nam và chính phủ Cộng hòa Ba Lan) “toàn bộ số tiền vay được hạch toán vào ngân sách nhà nước. Bộ tài chính có trách nhiệm trả nợ khi đến hạn”. Được Chính phủ cho vay lại, VNS chịu trách nhiệm nhận nợ và hoàn trả cho ngân sách nhà nước theo đúng hợp đồng vay ký với Tổng cục Đầu tư và Phát triển (nay là Tổng công ty Đầu tư và Quản lý vốn nhà nước).

Theo đó, các khoản tín dụng cho việc mua tàu đóng tại Ba Lan hoặc mua vật tư, thiết bị đóng tàu ở Việt Nam có thời gian vay 13,5 năm (có 3 năm ân hạn trả gốc vay), lãi suất 5%/năm và khoản tín dụng hiện đại hóa nhà máy đóng tàu có thời gian vay 15,5 năm (có 5 năm ân hạn trả gốc vay), lãi suất 4,5%/năm. VNS sẽ phải thanh toán các khoản vay thông qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo chỉ định của Bộ tài chính.

Cuối cùng, món nợ 25 triệu USD của Ngàn hàng Natixis (CHLB Đức) lẽ ra VNS phải trả hết vào quý III/2010 nhưng chủ nợ đã chấp nhận cho trả vào năm 2011 sau khi tạm thanh toán 3 triệu USD bằng nguồn vay của Bộ Tài chính.

Như vậy, trong năm 2011, VNS cần có 300-350 triệu USD để thanh toán các khoản nợ nêu trên. Số tiền này không bao gồm phần trả lãi, gốc đã quá hạn hoặc đến hạn của rất nhiều ngân hàng thương mại và ngân hàng phát triển trong nước mà VNS đã vay mượn. Số tiền vay khá lớn nhưng nhờ được “cơ cấu nợ”, được giãn nợ, khoanh nợ nên tạm bỏ ra ngoài danh sách trả nợ năm 2011. Tất nhiên, các chủ nợ nội địa sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải “gồng mình” chịu đựng. Họ cũng bị vạ lây khi các định chế tài chánh quốc tế giảm hạng tín nhiệm do các khoản nợ khó đòi mà VNS gây ra.

Khoản tiền rất lớn tìm ở đâu khi Chính phủ đã tuyên bố không trả nợ thay VNS? Ông chủ tịch HĐTV Nguyễn Ngọc Sự đặt kỳ vọng vào số tiền bán tàu, bán vật tư tồn đọng, tiền thu được từ việc rao bán hơn 200 công ty cháu, chắt, tiền cổ phần hóa doanh nghiệp…

Đóng tàu là việc VNS có thể chủ động điều hành nhưng bán công ty chắc chẳng dễ dàng gì. Có một số công ty bán được giá cao hơn giá gốc nhưng không đáng kể so với hầu hết các công ty èo uột, hữu danh vô thực và nợ đầm đìa, nợ lẫn nhau theo kiểu “đánh bùn sang ao” không thể xác định được, chiếm phần lớn. Giữa cơn khủng hoảng tiền tệ, lãi suất vay cao ngất trời thì mấy ai dám bỏ triệu, triệu đô ra mua doanh nghiệp đang đình đốn mọi bề?

Bởi vậy, năm 2011 sẽ là năm cực kỳ khó khăn khiến ông Sự cùng ban lãnh đạo VNS sẽ có nhiều đêm dài không ngủ để tìm ra những biện pháp khả thi, có hiệu quả kinh tế cao mới tìm được nguồn trả nợ.

Còn những năm tiếp sau?

Khoản nợ phải trả gốc, trả lãi bình quân mỗi năm là 240-250 triệu USD sẽ kéo dài từ năm 2012 tới năm 2015.

Đến đầu năm 2016, VNS phải thanh toán đủ 750 triệu USD vay từ tháng 10-2005 cho các chủ nợ quốc tế.

Năm 2017, đến hạn trả gần 10 ngàn tỷ đồng (tương đương 500 triệu USD) trái phiếu công ty mà VNS phát hành năm 2007.

Ông Nguyễn Ngọc Sự là người đứng đầu VNS nên ông có nhiều cơ hội lập lại trật tự sản xuất kinh doanh ở VNS theo kế hoạch tái cơ cấu. Tuy nhiên, khoản nợ khổng lồ mà VNS phải trả, ông không thể tự “cơ cấu” theo ý chủ quan.

VNS chậm trả nợ đồng nghĩa với uy tín của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế bị giảm sút nghiêm trọng. Ngày 21.12, theo công bố của Ngân hàng Hoàng gia Scotland, chứng chỉ hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) do chính phủ Việt Nam bảo lãnh đã leo tới 295 điểm cơ bản tại Singapore vào hồi 13h18’. Đây là mức giá cao nhất trong vòng 17 tháng kể từ ngày 17-7-2009. Trước đó, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ cấp trái phiếu của Việt Nam từ hạng B3 xuống B1 do những hệ lụy liên quan tới các khoản vay của VNS.

“Vinashin vay được thì trả nợ được!”, lời tuyên bố hùng hồn của cựu lãnh đạo Phạm Thanh Bình còn văng vẳng bên tai các chủ nợ.

Ông Sự cũng dõng dạc tiếp lời trong cuộc họp báo do Bộ GTVT và VNS tổ chức tháng 11-2010: “Không ai có thể thay VNS trả nợ. Chúng tôi vay thì sẽ trả bằng mọi cách. Các chủ nợ hãy đến gặp chúng tôi để cùng giải quyết”.

Tôi tin ông sẽ có cách trả, và tìm được nguồn tiền để trả số nợ này.

Tôi cầu mong cho ông “chân cứng đá mềm”, bảo trọng sức lực bởi vào tuổi ngoài sáu mươi, có mấy ai đoán được mình sẽ “phục vụ” được bao lâu nữa?

L. T. T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Tin mới:

Vinashin chưa trả được nợ

Lan Anh

SGTT.VN - Theo một nguồn tin thân cận với các chủ nợ nước ngoài, đến 5 giờ chiều giờ Hà Nội ngày 23.12.2010, tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Vinashin vẫn chưa chuyển trả số nợ 60 triệu USD, khoản tới hạn đầu tiên trong tổng gói nợ 600 triệu USD mà tập đoàn này vay từ năm 2008.

Theo thông lệ quốc tế, Vinashin có ba ngày ân hạn kể từ khi đến hạn trả vào ngày 20.12. Trước đó, các nguồn tin nước ngoài cho biết Vinashin đã gửi một thư thông báo sẽ thanh toán khoản lãi trong một thời gian ngắn, nhưng không đả động gì đến việc tập đoàn này có trả khoản gốc 60 triệu USD. Tuần trước, trả lời báo chí trong nước, ông Nguyễn Ngọc Sự, chủ tịch Vinashin cho biết đang đề nghị các chủ nợ cho hoãn việc trả nợ đến tháng 12 năm sau để công ty có thời gian sắp xếp ổn định kinh doanh. Cho đến cuối ngày 23.12, theo các nguồn tin của SGTT, chưa có một thoả thuận nào đạt được giữa hai bên.

Các chuyên gia có kinh nghiệm về xử lý nợ cho biết theo quy định quốc tế, trong trường hợp bên vay không trả nợ, bên cho vay có quyền đòi tất cả số tiền cho vay ngay lập tức mà không cần phải theo cam kết ban đầu. Trong trường hợp của Vinashin, cam kết vay quy định khoản vay này được trả số nợ gốc làm 10 lần, mỗi lần 60 triệu đôla Mỹ.

L. A.

Nguồn: SGTT

Vinashin không kịp trả vay đáo hạn nên sẽ đàm phán với các chủ nợ

Đức Tâm

clip_image001

Nợ của Vinashin lên tới 4,4 tỷ đô la, tương đương 4,5% GDP (DR)

Hôm nay, tờ báo kinh tế Wall Street Journal đưa tin là Tập đoàn Vinashin đã không trả được một khoản nợ quốc tế đến hạn trong lúc tình trạng gần như phá sản của doanh nghiệp nhà nước này tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam.

Dựa theo một nguồn tin thông thạo, tờ báo kinh tế Wall Street Journal cho biết là Vinashin đã không thể thực hiện được đợt trả nợ đầu tiên 60 triệu đô la, đáo hạn vào ngày 20/12 vừa qua. Đây là một phần trong khoản tín dụng 600 triệu đô la mà một nhóm các ngân hàng, đứng đầu là Crédit Suisse cho Vinashin vay vào năm 2007.

Mặc dù vậy, vẫn theo nguồn tin trên, thì tình hình có vẻ “khả quan”, bởi vì Vinashin cho biết muốn thanh toán phần lãi của khoản nợ đáo hạn đầu tiên này. Giữa tháng giêng năm tới, lãnh đạo của Vinahsin sẽ đàm phán với các chủ nợ về việc thanh toán phần vốn.

Theo báo chí Việt Nam, nợ của Vinashin lên tới khoảng 4,4 tỷ đô la, tương đương 4,5% tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam trong năm 2009. Theo AFP, một phát ngôn viên của tập đoàn này đã từ chối bình luận những thông tin của tờ Wall Street Journal.

Đầu tuần này, tân tổng giám đốc Vinashin Nguyễn Ngọc Sử nói với báo chí Việt Nam là tập đoàn không đủ khả năng thanh toán ngay khoản nợ đáo hạn đầu tiên. Trong khi đó, nhiều quan chức trong chính quyền Việt Nam nhấn mạnh là Vinashin phải tự thanh toán các khoản nợ của mình.

Ngày 22/12 vừa qua, chính phủ Việt Nam cho phép Vinashin được hoãn trả một số khoản thuế trong vòng một năm. Theo giới phân tích, biện pháp này là một cách thức giúp đỡ gián tiếp tập đoàn. Những khó khăn về tài chính của Vinashin gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là hệ thống ngân hàng của Việt Nam.

Hôm qua, công ty thẩm định tài chính Standard & Poor’s đã hạ điểm về khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng ngoại tệ của Việt Nam, trước nguy cơ hệ thống ngân hàng phải đối phó với một cú sốc về kinh tế hoặc tài chính. Trước đó, vào ngày 15/12, công ty thẩm định tài chính Moody’s đã hạ điểm về khả năng thanh toán đối với công trái do Nhà nước Việt Nam do có những lo ngại về khủng hoảng cán cân thanh toán, lạm phát phi mã và món nợ khổng lồ Vinashin.

Đ. T.

Nguồn: RFI

CEO Đặng Thành Tâm: Đừng gọi tôi là “đại gia” == Tác giả: VEF

(VEF) - Luôn nằm trong top những người giàu nhất trên sàn chứng khoán, Đặng Thành Tâm rất "kỵ" từ "đại gia". Ông chỉ muốn được biết đến như một CEO, và khát khao trở thành CEO toàn cầu.




Đã mang về rất nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài, Đặng Thành Tâm chia sẻ ông không bao giờ quảng bá Việt Nam với nhân công và đất rẻ, bởi "người ta đến đầu tư chứ không phải ăn xin".

Luôn nằm trong TOP những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam nhưng ông không muốn được gọi là "đại gia", mà chỉ muốn mọi người biết đến như một CEO. Theo ông, thách thức lớn nhất với các CEO Việt Nam là phải có tầm nhìn và tư duy toàn cầu hoá.

Mời các bạn theo dõi tiếp phần 3 trực tuyến với một trong những người giàu nhất Việt Nam: Ông Đặng Thành Tâm.

Không "khoe" đất rẻ, nhân công rẻ

Nhà báo Lê Vũ Phong: Bạn đọc gửi rất nhiều câu hỏi thắc mắc với anh về việc anh là một nhà xúc tiến đầu tư mát tay. Vậy trong những lần anh đi xúc tiến ở nước ngoài, câu chuyện anh trao đổi với những nhà đầu tư nước ngoài nhiều nhất là về gì? Có phải là quảng bá cho những lợi thế của Việt Nam, hay nói với những nhà đầu tư nước ngoài khả năng kiếm lợi khi ở Việt Nam?

Ông Đặng Thành Tâm: Có 2 vấn đề rất quan trọng.

Thứ nhất, người ta chưa biết thì mình phải làm cho người ta biết. Trong quá trình đó, người ta chưa thấy Việt Nam thì người ta phải quý mình. Nếu người ta quý mình thì người ta mới nghe mình. Nghe mình, người ta đến, người ta mới nhìn thấy, người ta mới quý tiếp.

Còn các yếu tố, nói chung quy là lợi, nhưng mọi người nghĩ lợi là về vật chất thì không phải.


Tiếng Anh là benefit, có nghĩa là lợi ích. Người ta đến vì lợi ích, nhưng nhiều người nhầm tưởng lợi ích vật chất, thì không phải, mà tại vì Việt Nam ổn định. Vì họ đã bỏ mấy trăm triệu đô la vào đầu tư thì liệu có ổn định lâu dài hay không? Đây là câu hỏi người ta băn khoăn nhất.

Tôi ví dụ như vì sao gần đây doanh nghiệp của Hàn Quốc chuyển dịch sang đây? Vì bên họ mất ổn định, người ta chuyển dịch sang đây. Đó cũng là lợi ích, chứ không phải lúc nào cũng là lợi ích tiền bạc.

Rồi nhiều người nói rằng, ở Việt Nam nhân công rẻ, nhưng nói như thế cũng là rất đáng buồn. Tại vì nhân lực như thế, trình độ sẽ thấp, toàn làm bằng tay chân thì không có gì hay ho để giới thiệu. Người ta bảo tôi có đi ăn xin đâu mà rẻ.

Thứ hai nữa, cũng phải nói thật là, tôi ví dụ như năm vừa rồi Việt Nam với vai trò là Chủ tịch ASEAN, và tiếng nói cộng với nó là những cam kết, của những người lãnh đạo Việt Nam.

Có bao giờ lãnh đạo cao cấp Việt Nam đi nước ngoài nhiều như thời đại này, và hiện nay ngoại giao có 2 vai trò: vai trò ngoại giao về chính trị và vai trò ngoại giao về kinh tế. Đây là 2 yếu tố mà bản thân tôi nói rất nhiều. Nhân công tôi đâu cung cấp được cho họ, lỡ đâu về sau nhân công lên giá thì sao. Đất rẻ, lỡ đầu tiên đền bù giải toả mỗi năm người ta gia tăng, rồi bất động sản, đất người ta gia tăng, tôi làm sao bán rẻ được?

Và tổng thể là gì? Tổng thể là tạo ra một yếu tố cạnh tranh.

Không phải nói xấu các quốc gia khác, nhưng trước đây, người ta đầu tư nhiều vào Thái Lan, nhưng hiện nay Thái Lan mất ổn định về chính trị. Mà bất ổn về chính trị thì làm sao người ta dám đầu tư được.

Indonesia cũng là nước cạnh tranh với Việt Nam, nhân lực rẻ, nhưng lại vướng vấn đề sắc tộc. Bây giờ còn Malaysia thôi, mà Malay thì, đến đó mới biết rằng, đất nước phát triển cao rồi, lương lại quá cao.

Vậy nên từ khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam rẻ, từ xưa vẫn rẻ, mà xưa còn rẻ hơn thế, tại sao nó không vào? Mà chẳng qua rằng đây là cam kết của Việt Nam. Khi Việt Nam vào WTO, cam kết một sự phát triển ổn định cho quý vị, cam kết tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp, và họ không sợ bị quốc hữu hoá, người ta không sợ bị phân biệt đối xử ở Việt Nam, giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Nỗi khổ của doanh nghiệp tư nhân

Ông Đặng Thành Tâm: Hồi xưa, nhân công rẻ nhưng các doanh nghiệp nhà nước là trên trần, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lưng lửng đâu đó, và doanh nghiệp tư nhân chúng tôi là dưới sàn.

Về phân bổ tài nguyên, trong một quốc gia trước đây chúng ta cũng thấy phân bổ nhiều nhất là khối doanh nghiệp nhà nước. Đến bây giờ người ta vẫn thống kê thế, dần dần sẽ phải phân bổ lại cơ cấu.

Thứ hai thì cũng phải nói thật để cho bạn đọc hiểu một cách thấu đáo các doanh nghiệp Việt Nam vất vả như thế nào. Miếng ngon thì ông đầu tư nước ngoài đến rất hoành tráng, bảo rằng đầu tư vài ba tỷ đô là choáng váng hết rồi, thế đồng ý ngay tức khắc.

Ngay cả miếng đất chúng tôi làm cũng thế. Chẳng qua họ không làm nổi nữa, nhả ra thì mới đến lượt mình thôi. Có nghĩa là tất cả những gì đẹp, những gì tốt, không đến lượt doanh nghiệp. Mấy năm vừa rồi khủng hoảng, mấy ông mới nhả ra hết. Doanh nghiệp Nhà nước vay hồi xưa không phải thế chấp vay, nhưng bây giờ bình đẳng, cũng phải thế chấp, hạn mức như nhau, thì không thể làm được nữa, để giãn lâu quá, người ta thu hồi thì mới đến lượt các doanh nghiệp khác.

Trong quá trình phát triển đi lên, cũng có doanh nghiệp từ tay trắng, mà hầu hết là từ tay trắng nhưng có những ông nhanh quá, không ứng xử được nổi đối với tình trạng của mình, nên đôi khi mới gọi là kệch cỡm. Người ta mới gọi những người đấy là đại gia.

Thực ra doanh nghiệp chúng tôi chẳng ai thích nghe đại gia bao giờ cả. Chỉ thích mình là doanh nghiệp, nên gọi là CEO như tiếng nước ngoài.

Nhiều người bảo tôi, trời ơi mày nhiều tiền thế mà vẫn tham. Tôi cũng chia sẻ, ở đây không có tham, mà thực sự tôi thấy rằng vẫn còn làm việc được tiếp thì mình làm.

Như vừa nãy tôi nói về giá trị gia tăng, một miếng đất này, nếu nhà nước sử dụng, tiếp tục như hiện tại chỉ mang lại giá trị như này, nhưng nếu vào ta chúng tôi, nó đem lại ngàn lần giá trị hiện tại, sao không làm? Thì cả xã hội này, tổng tài sản xã hội gia tăng, thì chúng tôi nhận được nột phần, và xã hội nhận được nhiều hơn.

Năm ngoái, người ta hỏi Carlos, người giàu nhất thế giới là sao tỷ phú Mỹ, ai cũng hứa tặng cả tài sản cho từ thiện, trong khi đó tỷ phú giàu nhất của Mexico chả thấy công bố 1 đồng nào hết.

Ông nói rằng đối với người khác, cho tiền là từ thiện, là giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ người khác, nhưng tôi thà dùng tiền đó đầu tư vào vùng nghèo khó không sinh ra lợi.

Thay vì tôi cho, tôi chọn đầu tư những vùng không sinh lợi, nhưng tạo ra chuyển biến cả vùng đất đó, tạo ra bao nhiêu công việc làm đó, thì đối với tôi còn vui hơn. Và tôi cho rằng đấy cũng là từ thiện.

Một năm tôi tăng trưởng 10% thì cũng giúp cho GDP bao nhiêu thì còn tốt hơn rất nhiều tại sao bắt tôi cắt cái khoản ấy đi. Do đó cách tôi nghĩ là tôi sẽ điều tiết đầu tư của tôi, thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận thì phải có 1 phần đầu tư vào các vùng rất nghèo khổ tạo công an việc làm. Mà khi tôi đầu tư vào đó mà ông ấy đầu tư vào đó thì tự dưng người khác cũng theo vào, thấy Carlos đầu tư vào người ta tưởng là ngon lắm, ăn theo mà. Đầu tư vào đó thì tự dưng tạo thành một vết nứt theo phát triển.

Tôi nói thật thôi, vấn đề giàu nghèo chỉ là một khái niệm, không phải là một sự thật.

Tôi vẫn còn nhiều ước mơ, nhiều hoài bão, và cũng còn nhiều nghĩa vụ phải trả, tôi phải tiếp tục làm. Khi tôi hết nghĩa vụ phải trả, lúc đó tôi xem cái nào là của tôi, tôi mới quyết định được. Bây giờ tôi muốn hoành tráng tự nhiên tôi công bố tôi cho 90% tài sản nhưng mà nhỡ đâu tôi nợ nhiều hơn thì chẳng nhẽ đi cống hiến cái nợ à?


CEO toàn cầu hoá

Nhà báo Lê Vũ Phong: Nhưng như anh nói thì anh cũng không sợ từ đại gia, cũng không sợ từ người giàu nhưng bây giờ CEO là cái từ anh thích nhất và anh sẽ cống hiến để trở thành một CEO giỏi. Theo quan điểm của anh, một CEO như thế ở Việt Nam thì cần hội tụ những đặc điểm nào?

Ông Đặng Thành Tâm: Nói chung, đến bây giờ Việt Nam có rất nhiều CEO được đánh giá là rất tốt, không phải trong đất nước, trong nội địa đánh giá tốt mà quốc tế người ta cũng đánh giá tốt ví dụ như thế này thôi.

Như trước đây, một nữ doanh nhân được Bộ Chính trị đưa vào Trung ương để nhưng chị vẫn từ chối để ra làm doanh nghiệp. Sau đó, chị tiếp tục đưa doanh nghiệp từ bé đến giờ thành quá hoành tráng. Và đấy là một cái hình ảnh rất tốt để cho các cái doanh nhân Việt Nam học tập.

Thì thực ra, tôi không biết rằng người khác nghĩ như thế nào, chứ đại đa số doanh nghiệp chúng tôi coi là làm doanh nghiệp là sự nghiệp cả đời.

Mỗi người một kiếp mỗi người một nghiệp. Người đi theo con đường chính trị họ có "máu làm quan". Họ sẽ phấn đấu để lên bộ trưởng hoặc chức gì đó vĩ đại, để cống hiến suốt đời và họ coi đó là sung sướng.

Thách đố đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là CEO toàn cầu hóa. Nghĩa là mình làm sao vươn ra ngoài thế giới được, mình ngang hàng với các CEO khác, tức là ngồi nói chuyện thoải mái về các vấn đề thế giới, không chỉ mỗi vấn đề về Việt Nam, mà nói cái gì CEO Việt Nam cũng tham gia được, tức là bằng vai phải lứa với các doanh nghiệp toàn cầu hóa. Đấy là cái mong ước mà tôi cho là rất là chính đáng.

Điều đó cũng giúp cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển, mà phát triển lên thì đương nhiên rằng sản phẩm của họ sẽ tiến bộ hơn. Một ông giám đốc hiểu biết thì sẽ phải nghiên cứu nâng cấp sản phẩm, giá trị gia tăng trong nước ngày càng nhiều hơn, rồi hàm lượng chất xám cao hơn, tự khắc kinh tế tốt hơn và các sản phẩm giá trị chất xám cũng cao hơn.

Tôi lấy ví dụ châu Âu đang lặn ngụp trong nợ nần quốc tế, không chỉ mỗi doanh nghiệp, chính phủ cũng nợ nần. Trong khi mọi người không nghe, không nghĩ, không thấy thì mình cũng canh me, cũng bốc được một cái công ty con con nhưng mà rất hay. Đặc biệt là trước kia công ty đó lỗ nhưng bây giờ bắt đầu hoạt động có lãi. Mặc dù nó rất nhỏ thôi nhưng mang mầm mống công nghệ, cơ khí công nghệ cao rất lớn.

Các anh em khác nghe thấy thế cũng phải nghiên cứu để làm như thế.

Doanh nghiệp gần như phá sản vì tỉnh quy hoạch sai

Tác giả: NGUYỄN HÙNG (PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KHÔI VIỆT)

(VEF) - Trong vòng 8 năm, từ chỗ được chào đón như một nhà đầu tư nhiều kỳ vọng khi xây dựng một khu đô thị ở Thanh Hóa, một DN đã bị đẩy đến chỗ phá sản, dự án bị "tước đoạt" mà không phải do lỗi của mình. Đó là do những sai sót trong quy hoạch và cách hành xử chưa phù hợp của địa phương.

LTS: Đây là trường hợp của Công ty Cổ phần Khôi Việt - chủ đầu tư Khu Đô thị mới Quảng Thành (ĐTM QT) tại TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Công ty này đã gửi thư kêu cứu tới Hộp thư Doanh nhân của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF).

Chúng tôi xin đăng nội dung bức thư này.

Quy hoạch sai nên phải điều chỉnh

Công ty Cổ phần Khôi Việt (Khôi Việt) đã bắt tay vào dự án Khu Đô thị mới Quảng Thành (ĐTM) tại TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa từ tháng 8 năm 2003.

Triển khai dự án này, Khôi Việt đã tham gia đấu giá ngày 04/10/2006 và trúng đấu giá quyền sở dụng đất do UBND tỉnh tổ chức, nhằm đầu tư xây dựng ĐTM Quảng Thành. Ngày 23/10/2006, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định 3013/QĐ - UBND phê duyệt kết quả đấu giá và công nhận đơn vị trúng đấu giá là Khôi Việt.

Theo quyết định đó, ngày 06/11/2006, Khôi Việt đã ký hợp đồng kinh tế với Hội đồng Đấu giá quyền sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa về việc giao đất và nộp tiền sử dụng đất xây dựng khu đô thị mới.

Ngày 06/12/2006, Khôi Việt đã nộp 5% tiền sử dụng đất vào tài khoản ngân sách tỉnh Thanh Hóa tại Kho bạc Nhà nước và vào tháng 4 và tháng 9 năm 2007, Khôi Việt cũng ứng trước 200 triệu đồng cho UBND thành phố Thanh Hóa để hỗ trợ tổ chức công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Ngoài ra, công ty cũng đã trả hàng tỉ đồng cho các đơn vị lập/ điều chỉnh quy hoạch và cũng đã tiêu nhiều tỉ đồng cho công tác quản lí dự án từ năm 2003 đến nay.

Tuy nhiên, khi Hội đồng GPMB xác định mốc giới để bàn giao cho nhà đầu tư nhằm thực hiện việc giải phóng mặt bằng, họ mới phát hiện quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt theo quyết định 4131/QĐ - UB ngày 21/12/2004 bị sai nên phải điều chỉnh lại quy hoạch trước khi thực hiện GPMB.



Ngày 08/03/2007, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa đã thay mặt Hội đồng GPMB gửi công văn 320/GPMB - UBND báo cáo Chủ tịch tỉnh về vụ việc trên và xin ý kiến chỉ đạo. Ngày 22/03/2007, UBND tỉnh đã có công văn 1014/UBND - CN chỉ đạo UBND thành phố Thanh Hóa và các ngành chức năng liên quan hướng dẫn đơn vị trúng đấu giá điều chỉnh lại quy hoạch của khu đô thị Quảng Thành.

Trước tình hình đó, Khôi Việt đã ký kết hợp đồng thuê đơn vị tư vấn điều chỉnh quy hoạch. Đầu tháng 12/2007, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục có công văn chỉ đạo và hướng dẫn việc nộp hồ sơ điều chỉnh quy hoạch và 10 ngày sau, Khôi Việt đã nộp đủ hồ sơ điều chỉnh quy hoạch cho UBND thành phố Thanh Hóa.

Đột ngột hủy kết quả đấu giá

Mặc dù hồ sơ điều chỉnh quy hoạch đã được Khôi Việt thực hiện theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa, nhưng thay vì phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, đột nhiên Chủ tịch tỉnh Mai Văn Ninh lại ban hành quyết định 2284/QĐ - UB ngày 25/07/2008 hủy bỏ quyết định phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án Đô thị mới Quảng Thành.

Khôi Việt cho rằng đây là một mệnh lệnh hành chính tùy tiện, sai luật và không quan tâm đến quyền lợi của doanh nghiệp đã đổ hàng chục tỉ đồng vào dự án.

Cụ thể, việc đấu giá một khu đất quy hoạch sai do chính UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch đó hai năm trước và chính UBND tỉnh đã tổ chức đấu giá là lỗi của UBND chứ không thuộc về doanh nghiệp tham gia đấu giá. DN không phải là người thực thi công tác quy hoạch, mà chỉ là đơn vị ứng trước kinh phí cho công tác quy hoạch hộ cho tỉnh mà thôi.

UBND tỉnh đã yêu cầu DN điều chỉnh quy hoạch chi tiết và DN đã tuân thủ chính xác yêu cầu về cả thời gian và chất lượng chất lượng quy hoạch. Để có bản quy hoạch này DN đã phải chi tới hàng tỉ đồng cho các nhà tư vấn và nhân viên thực hiện, nhưng tất cả nỗ lực đó đã bị bỏ qua một cách không thương tiếc.

Bên cạnh đó, việc quyết định hủy bỏ kết quả trúng đấu giá đất do Chủ tịch UBND tỉnh Mai Văn Ninh ký sai quy trình ra văn bản và nội dung của một quyết định hành chính. Quyết định hủy bỏ kết quả trúng thầu giá đất do ông Mai Văn Ninh ký không tuân thủ Luật Đầu tư, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật này.

Với cách nhìn nhận như trên, Khôi Việt không chấp nhận quyết định số 2284/QĐ - UB ngày 25/07/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Mai Văn Ninh về việc hủy bỏ kết quả đấu giá đất nên đã khiếu nại nhiều lần lên Thường trực và Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và thể hiện thiện chí của mình bằng việc đề xuất được đối thoại trực tiếp với ông Mai Văn Ninh, để mong làm rõ và thảo luận hướng giải quyết cũng như có những tháo gỡ thích hợp cho cả dự án này và doanh nghiệp.


Một khu chung cư xây xong bỏ hoang ở Thanh Hóa (ảnh nguoixuthanh)
Sau nhiều lần khiếu nại với UBND tỉnh và xin gặp mặt Chủ tịch UBND tỉnh nhưng đều không có kết quả, Khôi Việt đã khiếu nại vượt cấp tới Tổng Thanh tra và Thủ tướng Chính phủ. Các Bộ ngành đã thay mặt Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết khiếu nại, tuy nhiên, quyền lợi của công ty vẫn không được giải quyết.

Dồn doanh nghiệp đến chân tường

Ngày 19/03/2010, Khôi Việt đã chính thức khởi kiện hành chính yêu cầu hủy bỏ quyết định trên của ông Mai Văn Ninh tại Tòa Hành chính, Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 04/10/2010, Tòa Hành chính, Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã thông báo cho Khôi Việt về việc thụ lí vụ án và yêu cầu Khôi Việt nộp án phí tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa. Nhưng ngay tại tòa, sự việc cũng chưa được giải quyết.

Ngày 21/10/2010, Tòa Hành chính đã mời Khôi Việt vào Thanh Hóa và sau nhiều giải thích, thẩm phán Đỗ Xuân Yên đã kết luận rằng công văn số 5889/UBND- KTTC ngày 10/11/2009 của UBND tỉnh Thanh Hóa chưa phải là quyết định giải quyết khiếu nại nên trả lại đơn kiện!

Chưa kể, trước đó UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 13/10/2010 còn có công văn số 5605/UBND - NC gửi Tòa Hành chính với nội dung kiến nghị để Chủ tịch tỉnh đối thoại với công ty. Khi đó, Khôi Việt đã yêu cầu tòa tổ chức một buổi đối thoại giữa UBND tỉnh và Khôi Việt nhằm giải quyết những vấn đề liên quan.

Tuy nhiên, đã gần hai tháng nay kể từ khi tòa mời Khôi Việt làm việc tại Thanh Hóa, không có buổi gặp nào được tổ chức và không có bất ký công văn hay thông tin gì của UBND tỉnh hay Tòa Hành chính gửi cho Khôi Việt.

Tính tới nay, công ty đã mất tới 8 năm cho dự án này, với hơn 3 chuẩn bị dự án, hơn 2 năm đấu giá và thay đổi quy hoạch chi tiết do lỗi của UBND tỉnh và hơn 2 năm mệt mỏi trong khiếu kiện một mệnh lệnh hành chính tùy tiện. Đó cũng là 8 năm dự án này bị "treo" do lỗi của UBND tỉnh Thanh Hóa.

Không chỉ mất quá nhiều thời gian, Khôi Việt còn đang phải gánh khoản lỗ nhiều chục tỉ đồng, bao gồm khoản lãi và trượt giá cho nhiều tỉ đồng nằm chết trong tài khoản ngân sách tỉnh mấy năm trời, chi phí cả chục tỷ đồng để nuôi một bộ máy nhân sự hàng chục con người và chi phí hàng vài trăm chuyến đi, thời gian chầu chực, chờ đợi ở tỉnh nhiều năm trời.

"Quyết định số 2284/QĐ - UB ngày 25/07/2008 hủy bỏ kết quả đấu giá đất của ông Mai Văn Ninh đã thực sự dồn chúng tôi đến chân tường! Điều đáng nói là dự án rơi vào tình trạng trên hoàn toàn không phải lỗi của Khôi Việt", bức thư viết.

Trả khoản tiền nhỏ, Vinashin sẽ làm yên lòng chủ nợ

Tác giả: LUẬT SƯ NGUYỄN MINH VỌNG

(VEF) - Nếu Vinashin trả nợ quá dễ dàng thì tạo ra tiền lệ không hay ho chút nào trong bối cảnh hiện nay. Một khoản tiền nhỏ có thể làm "yên lòng" được nhiều chủ nợ mà Vinashin vẫn còn nhiều có cơ hội để tiếp tục xem xét cấp thêm tiền để thúc đẩy hoạt động phát triển của mình.

LTS: Bình luận về phản ứng của "con nợ" Vinashin trước các nhà băng - chủ nợ nước ngoài, luật sư Nguyễn Minh Vọng cho rằng, do đây là khoản nợ đầu tiên nên tập đoàn phải làm căng, tạo tiền lệ vì con đường trả nợ rất dài. Tốt nhất, tập đoàn nên trả một khoản nhỏ để làm yên lòng các chủ nợ.

Mời độc giả xem xét ý kiến này qua bài viết dưới đây. Bạn có đồng ý với quan điểm này? Vinashin nên làm gì với các khoản nợ tiếp theo, nếu các chủ nợ nước ngoài cũng làm căng với tập đoàn này thì sao? Hãy cùng tham gia tranh luận và gửi ý kiến của bạn về: vef@vietnamnet.vn.

Credit Suisse và các chủ nợ nước ngoài đều biết đòi nợ ở nước ngoài (Việt Nam) là việc khó, đặc biệt là đòi nợ các doanh nghiệp nhà nước đang gặp khủng hoảng. Vinashin thì xem 60 triệu USD là khoản nợ nước ngoài đầu tiên do đó có thể sẽ là khoản tạo ra tiền lệ, chính vì vậy xét về tình thế, Vinashin buộc phải làm găng đến mức "không thể đàm phán được nữa".

Vinashin phải tính đến bài toán "làm mẫu" cho những lần tiếp theo, vì con đường trả nợ là rất dài.

Trong chính sách chi trả nợ của Vinashin, như chúng ta đã biết, việc trả nợ nước ngoài phải được ưu tiên hơn so với việc trả nợ trong nước. Dù sao, trong nước, tập đoàn này cũng dễ dàng đàm phán hay thực hiện những biện pháp cơ cấu.


Các nhà băng - chủ nợ nước ngoài sẽ trông chờ vào số tiền Vinashin thu được từ phần chuyển sang Vinalines và PVN quản lý? (ảnh Phạm Huyền)
Bản thân các ngân hàng và chủ nợ trong nước khác đang tìm cách "cơ cấu" để một mặt hỗ trợ cho Vinashin, mặt khác nhằm thắt chặt các yếu tố rủi ro tiềm ẩn. Có lẽ, chưa ngân hàng nào thu được một cách thực tế các khoản nợ này, trừ việc thu được do cơ cấu lại.

Việc chi tiêu - trong đó có việc trả nợ của Vinashin - đương nhiên phải được kiểm soát chặt chẽ. Việc trả nợ nước ngoài phải có căn cứ đầy đủ về mặt pháp lý, tình thế cấp bách có khả năng ảnh hưởng đến "sinh mạng" của Vinashin và phải có nguồn tiền thì mới được xem xét chi trả.

Về mặt pháp lý, ngoài các vấn đề chứng từ nợ thì phải có căn cứ chứng minh yếu tố "không thể đàm phán được". Theo tôi, yếu tố này không hẳn có tính pháp lý mà là chỉ mang tính chỉ đạo nội bộ trong chế độ quản lý tài chính hiện nay của Vinashin. Vì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, khi lâm vào tình trạng khó khăn, mất khả năng thanh toán chung thì phải đàm phán để tìm cách hoãn, xin miễn, giảm nợ.

Tuy nhiên, phía các ngân hàng nước ngoài đang ở thế chủ động khi nắm bắt được việc đó, và chắc chắn đã có điều tra về các nguồn tài chính mà Vinashin hiện có.

Không chỉ nước ngoài mà trong nước đều nắm được quá trình "tái cơ cấu" của Vinashin theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ tại Quyết định 926/QĐ-TTg ngày 18/06/2010 sẽ làm phát sinh các nguồn thu mà Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) và Tập đoàn Dầu khí (PVN) phải trả cho Vinashin. Nguồn tiền này hiện chưa được công bố, nhưng sẽ là một trong những khoản mà Vinashin sử dụng để phục vụ cho hoạt động của mình và cho việc trả nợ.

Chủ nợ sẽ mong đợi từ những khoản tiền này hơn là khoản tiền mà Chính phủ Việt Nam tài trợ.

Bản thân Vinashin cũng cần có những hành động tích cực để chứng tỏ khả năng, cũng như sự thiện chí, trong việc trả nợ để các chủ nợ không ép và tạo áp lực phá sản hay áp lực lên Chính phủ Việt Nam.

Để làm việc này, Vinashin sẽ đáp ứng phần nào nhu các khoản nợ của nước ngoài. Nhưng để trả nợ, Vinashin sẽ phải làm và chứng minh rằng, việc hoàn trả một phần khoản nợ này là không đơn giản, phải khó khăn đấy, có điều kiện đấy như về gia hạn, miễn giảm phần còn lại thì "chúng tôi" mới trả. Vì nếu trả quá dễ dàng thì tạo ra tiền lệ không hay ho chút nào trong bối cảnh hiện nay.

Với cách làm tương tự, một khoản tiền nhỏ có thể làm "yên lòng" được nhiều chủ nợ mà Vinashin vẫn còn nhiều có cơ hội để tiếp tục xem xét cấp thêm tiền để thúc đẩy hoạt động phát triển của mình.

Mikhail Gorrbachov: “Tôi đã để cho Bức tường Berlin sụp đổ như thế đấy”

Tin tham khảo đặc biệt


Dưới đây là bài trả lời trên nhật báo La Repubblica (Italia) của nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, nguyên Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorrbachov nhân kỷ niệm 20 năm ngày sụp đổ Bức tường Berlin. Gorrbachov sẽ đến Italia vào giữa tháng 10 để tham dự một hội thảo quốc tế do Diễn đàn chính trị thế giới (WPF) mà ông làm chủ tịch tổ chức để nhìn lại sự kiện lịch sử này.

20 năm sau, Mikhail Gorrbachov hồi tưởng lại những sự kiện đã xảy ra mà ít người biết đến trong sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Ngồi trong phòng làm việc của mình ở Moscow, ông nói về những diễn biến của ngày ấy với một sự bình thản. Nhưng bản thân những lời nói của ông lại toát ra biết bao nhiêu tình cảm, sự hài lòng và cả những uất ức về những gì ông đã chứng kiến trong các năm 1988 và 1989, những năm tháng không thể nào quên đã tạo ra một phần của lịch sử thế kỷ 20. Ông nhớ lại những người dân Berlin đã hướng về phía ông mà kêu lên “Gorby”, hãy ở lại cùng với chúng tôi”, “Gorby tự do”. Ông nhớ lại những cuộc gặp mặt với các đảng cộng sản Đông Âu khác trong thời điểm lịch sử thế giới chuẩn bị sang trang mới, những cuộc điện đàm kéo dài với Thủ tướng Đức Helmut Kohl, với “đồng chí” Erich Honecker, người đứng đầu đảng cộng sản Đông Đức, những cuộc chiến nhằm duy trì “perestroika” (sự cải tổ chế độ kinh tế và chính trị của Liên Xô) trong đảng cộng sản Liên Xô và cả những nỗ lực của phương Tây trong việc ngăn chặn quá trình thống nhất nước Đức. “Tất cả đều chống lại tiến trình ấy. Thatcher khẳng định điều đó từ London, Mitterrand từ Paris, Andreotti từ Roma. Họ sợ. Họ muốn ngăn chặn người Đức thống nhất thành một quốc gia hùng mạnh trở lại và họ chờ đợi Liên Xô đưa xe tăng vào Đức cùng với quan lính của Gorrbachov. Trong những cuộc gặp gỡ chính thức, tôi luôn nói thẳng thắn với họ, từng người một về vấn đề nước Đức thống nhất. Thậm chí Mitterrand còn đến gặp tôi ở Kiev. Về câu chuyện này, tôi xin nói thẳng, chỉ có 2 dân tộc anh hùng, là người Đức và người Nga.”

- Gorrbachov, từ khi nào ngài nhận thấy rằng đã đến thời điểm để nước Đức thống nhất?

- Lịch sử không thể diễn ra trong một ngày và tôi không thể chỉ ra chính xác một ngày cụ thể nào. Trên thực tế, sự sụp đổ của Bức tường Berlin chỉ là hồi chót của một quá trình đã diễn ra từ rất lâu. Khi Liên Xô bắt đầu tiến hành một loạt thay đổi mang tính bước ngoặt, như tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên, thì ở các nước Đông Âu khác, những cuộc cách mạng đầu tiên cũng diễn ra, theo cả cách êm đẹp và không êm đẹp, khi bắt đầu tiến trình giải trừ quân bị giữa Mỹ và Nga để chấm dứt Chiến tranh Lạnh, với việc tháo bỏ các đầu đạn hạt nhân, thì chúng tôi đứng trước một thực tế hết sức buồn bã, là nước Đức, chỉ nước Đức, đang đứng trước con đường lịch sử. Người Đức cảm thấy bị xúc phạm. Và tôi hiểu điều đó.

- Theo ngài, đâu là thời điểm bắt đầu cho việc tái thống nhất nước Đức?

- Chúng ta đang nói về năm 1988. Đấy là lúc ở Đức bắt đầu xuất hiện những cuộc biểu tình đầu tiên. Tại Moscow, chúng tôi nhận được các tin tức nói rằng các công dân Đông Đức đang tìm cách sang Cộng hòa Liên bang Đức thông qua ngả biên giới Hunggari, lúc đó đã mở cửa biên giới với Áo. Điều tương tự cũng xảy ra với đại sứ quán Đức ở Ba Lan và Tiệp Khắc, nơi mà người Đông Đức có thể xin tị nạn chính trị dễ dàng hơn. Số người làm đơn xin sang Tây Đức theo dạng này ngày càng lên cao và tới một con số khổng lồ vào mùa Hè năm 1989. Những điều đó xảy ra trước khi báo chí nắm được tình hình, rất lâu trước khi Hans-Dietrich Genscher (ngoại trưởng Đức bấy giờ) tuyên bố tại Praha, Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Séc và Slovakia), rằng nước này sẽ mở cửa biên giới với Cộng hòa liên bang Đức. Lịch sử đã được viết theo cách ấy và các sự kiện tiến triển theo từng ngày, với 2 khả năng duy nhất xảy ra, hoặc là chúng ta tìm cách để chế ngự chúng và phát triển theo ý chúng, hoặc là chúng ta bị chúng cuốn trôi.

- Như vậy là vào lúc đó, ngài cho rằng việc thống nhất nước Đức là không thể tránh khỏi?

- Những gì mà tôi biết được vào cuối năm 1988 là đã quá muộn để ngăn chặn các sự kiện này lại. Người Đông Đức không hề có ý định chấm dứt các cuộc biểu tình để trở về nhà và họ đấu tranh đến cùng, cho đến khi đạt được mục đích mới thôi. ngày 26/1/1989, trong khi ở Berlin đang diễn ra những cuộc biểu tình mới, tôi triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của trung ương đảng cộng sản Liên Xô mở rộng, với sự có mặt của các đại diện tướng lĩnh quân đội, để hỏi ý kiến của họ. Tất cả cùng thống nhất rằng người Đức sẽ không chịu buông xuôi và họ không còn tuân lệnh của Liên Xô nữa.

- Đảng cộng sản Liên Xô không cảm thấy sợ hãi trước sự thống nhất của nước Đức sao?

- Đấy là một thời điểm hết sức nóng bỏng. Trong đảng nổ ra những cuộc đấu tranh nảy lửa chống lại tôi và chống lại perestroika. Lúc đó, hàng loạt cải cách về chính trị cũng như những cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của chúng tôi được đưa ra bàn luận. Năm 1989, trung ương đảng họp ngay sau khi diễn ra cuộc bầu cử vào tháng 3 với kết quả rất đáng chú ý, là bầu cử tự do, danh sách ứng cử từ 7 đến 27 thành viên, thay vì một cái tên duy nhất như trước đây. Lần đầu tiên tất cả các tổ chức và lực lượng chính trị đưa ra các ứng viên của họ và cuối cùng, 35 bí thư ở các vùng của đảng không trúng cử. 84% các nghị sĩ quốc hội Liên Xô là đảng viên đảng cộng sản. Trong cuộc họp ấy, trung ương đảng không chấp nhận cho nước chúng tôi cũng như các quốc gia khác cấu thành khối các quốc gia trong hiệp ước Vacsava, có thể quyết định quyền tự chủ nếu như thay đổi những người lãnh đạo. Đấy là cơ hội để những người chống đối trong đảng đứng lên chống lại những cải cách chính trị và coi đó như là những đe dọa chết người đối với họ, và họ chống đối rất quyết liệt. Họ đã từng im lặng trong một thời gian dài, vì không có đủ can đảm để bước lên đấu tranh. Rất nhiều lần tôi đã phải dùng nắm đấm để đập lên bàn nhằm giữ trật tự.

- Thế còn những nhà lãnh đạo Đức thì sao?

- Năm 1989, tôi sang Đức 2 lần. Tháng 6/1989, tôi sang Bonn và gặp Kohl. Đó là một cuộc nói chuyện rất chân tình. Các nhà báo có hỏi tôi về việc liệu chúng tôi có bàn với nhau về các sự kiện xảy ra trên đất Đông Đức không. Dĩ nhiên là chúng tôi có thảo luận về điều ấy, nhưng chúng tôi không quyết định điều gì cả. Đấy không phải là một vấn đề có thể bàn bạc trên bàn. Chính lịch sử sẽ phán xét chúng tôi. Khi nào ư? Tôi và Kohl cùng đưa ra câu trả lời cứ như là chúng tôi cùng một lúc nhất trí với nhau về điều ấy: không phải thế kỷ 21. Tuy nhiên, các sự kiện đi theo một con đường khác. Điều mà chúng tôi thấy rõ ràng là không thể ngăn cản được những gì xảy ra trên đất Đức. Kohl đã gọi điện cho tôi nhiều lần và câu hỏi mà tôi luôn nghe là “Chúng ta phải làm gì đây?”. Tôi nói với ông ấy: “Ngài cứ bình tĩnh và không được làm bất cứ điều gì manh động, nếu không chúng ta sẽ gặp rắc rối lớn đấy”. Chính vào lúc ấy, ông ấy đưa ra 10 điểm bàn về việc để cho 2 nước Đức sát lại gần nhau, với một loạt lộ trình quan trọng cho việc thống nhất. Ở Moscow, chúng tôi không cảm thấy hào hứng lắm với việc làm của Kohl, nhưng chúng tôi hiểu là việc tiến hành bầu cử ở nước Đức thống nhất sau này đã buộc ông ấy phải hành động.

- Ngài thấy điều gì khi đến Berlin?

- Tôi tới Berlin vào ngày 6/10/1989, để kỷ niệm 40 năm ngày thành lập nước Cộng hòa dân chủ Đức. Tôi còn nhớ là vào lúc đó, tôi nhận thấy một bầu không khí bất ổn. Quyền lực của đảng đã không còn giúp họ kiểm soát được đất nước nữa. Đấy là một thực tế được thừa nhận, chưa nói gì đến các vấn đề có liên quan trực tiếp đến Bức tường Berlin. Có cảm giác là người Đức cảm thấy dường như mình đã bị bỏ rơi và lãng quên, chỉ riêng họ thôi, trong khi thế giới xung quanh đã thay đổi nhanh chóng, mà điều ấy thì bức tường lại ra sức ngăn cản. Người dân không còn chịu đựng được nữa. Từ nhiều tháng trước đó, các quảng trường luôn chật cứng những người biểu tình chống chế độ. Khi tôi sang đó, trong những sự kiện được tổ chức nhân 40 năm quốc khánh Đông Đức, có cả Fackelzug, lễ rước đuốc tuần hành, với sự tham gia của các đại diện từ 28 vùng trong cả nước. Đứng trước tôi có một nhóm thanh niên trẻ trung gào lên bằng tiếng Đức, “Gorrbachov, hãy ở đây một tháng nữa thôi”, “Gorby, tự do”. Thủ tướng Ba Lan Tadeusz Mazowiecki đến gặp tôi và nói: “Mikhail Sergeevich, ngài có hiểu tiếng Đức không?”. Tôi trả lời: “Đọc hiệp định bằng tiếng Đức thì khó, chứ những gì mà họ gào lên với tôi, tôi hiểu cả”. Ông ấy trả lời: “Thế thì bây giờ ngài sẽ hiểu rằng đấy chính là sự kết thúc”.

- Có đúng là Honecker đã tiết lộ với ngài một trong những rắc rối lớn nhất của ông ta không?

- Tôi đã gặp ông ấy trong những ngày đó và nói chuyện khá dài, ít nhất là 3 tiếng. Tôi quan sát ông ấy khá kỹ và tôi cảm thấy ông ấy không ổn lắm, tôi có cảm giác là dường như tất cả không hiểu được sự vĩ đại của những sự kiện đang xảy ra quanh họ, không biết được những gì mà họ phải đối đầu ở phía trước. Chính vì thế, ngày hôm sau, tôi đề nghị được gặp tất cả các ủy viên trung ương đảng cộng sản Đông Đức. Tôi không buộc tội ai cũng như không buộc ai phải phản ứng. Trung thành với nguyên tắc mà tôi đã chọn, tôi kể lại cho họ nghe về perestroika, về việc tại sao và như thế nào mà trong một số trường hợp, chúng ta đưa ra những quyết định chậm trễ khiến phải trả giá đắt và nếu ngược lại thì như thế nào. Trong một số trường hợp, chúng ta lại tỏ ra quá vội vã, tự đẩy chúng ta vào những tình huống hết sức khó khăn. Tôi nói rằng để nắm bắt được tiến trình đang xảy ra, cần phải hết sức thông minh. Thế rồi bài nói chuyện hôm đó trở nên nổi tiếng, và được đúc kết lại thành công thức “Ai đến chậm, lịch sử sẽ trừng phạt người đó.”

- Mikhail Sergeevich, các nhà lãnh đạo châu Âu phản ứng như thế nào. Họ muốn duy trì sự tồn tại của Bức tường Berlin ư?

- Ngoại trừ Mỹ ra, tất cả đều phản đối. Thacher khẳng định là bà không ủng hộ. Bà không nói điều này một cách công khai, mà nói trong một cuộc gặp chính thức với tôi. Andreotti chống lại và đặc biệt Mitterrand chống kịch liệt. Ông nói: “Tôi yêu nước Đức rất nhiều. Tôi muốn cứ duy trì hai nước Đức cùng lúc. Tất cả các nhà lãnh đạo Âu châu đều sợ, nhưng họ lại không đưa ra được bất cứ đề xuất nào về việc làm sao để đối phó với tình hình. Tôi nói rõ với họ là tôi muốn bức tường sụp đổ và nước Đức cần thống nhất, nhưng họ muốn chúng tôi ngăn cản họ lại, bằng quân đội của Gorbachov. Tất cả đều đến gặp tôi, từng người một, và yêu cầu một cách công khai. Mitterrand thậm chí còn sang tận Kiev để bàn bạc với tôi về vấn đề này.

- Ngài có hối hận điều gì không?

- Tôi đã nghĩ đến điều này hàng nghìn lần trong những năm qua, rằng điều gì có thể sẽ xảy ra, nếu như quân đội và xe tăng sẽ rời trại để lên đường đến Berlin. Chắc chắn sẽ có đổ máu. Thế chiến thứ 3 có thể sẽ tới. Tôi bây giờ có thể tin chắc vào điều đó. Phần còn lại, thì tôi đã nói ngay từ đầu, với lãnh đạo các nước trong khối Vácsava, rằng Liên Xô sẽ không can thiệp vào nội tình nước họ. Họ có thể không tin tôi, nhưng tôi luôn giữ lời. Chúng tôi không hề nhúng tay vào bất cứ việc gì liên quan họ. Và đấy chính là bi kịch lớn của họ.

Vinashin “đẩy” phí bảo lãnh nợ của Việt Nam tăng vọt

Chi phí để đảm bảo cho các khoản nợ của Việt Nam không bị mất khả năng chi trả đạt mức cao nhất trong 17 tháng qua khi các nhà cho vay quốc tế chờ Vinashin thực hiện trả nợ 60 triệu USD đáo hạn vào hôm 20/12.

Theo ngân hàng hoàng gia Scotland Groups Plc, giao dịch hoán đổi các khoản tín dụng không có khả năng chi trả đối với các khoản nợ của chính phủ Việt Nam được định giá ở mức 295 điểm cơ bản vào lúc 13h18 hôm 20/12 tại Singapore. Đây là mức cao nhất kể từ 17/7/2009, giá từ nhà cung cấp dữ liệu CMA.

Moody đã hạ bậc tín dụng của Việt Nam từ Ba3 xuống B1 vào hôm 15/12 với việc viện dẫn sự rủi ro của một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán và nhấn mạnh vào “thảm cảnh nợ nần” tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Vinashin.

Trả lời Diễn đàn Kinh tế Việt Nam điện tử tuần trước, chủ tịch Nguyễn Ngọc Sự cho biết Vinashin không có khả năng thực hiện việc trả nợ vì không có nguồn tài chính. Theo chính phủ cho biết vào tháng Sáu, công ty mắc nợ khoảng 86 nghìn tỉ VND (4,4 tỉ USD).



Nếu không thanh toán khoản nợ, Vinashin sẽ “khiến cho bất kỳ một tổ chức Việt Nam nào, dù là công ty nhà nước hay không, mất nhiều hơn để có được các khoản vay từ nước ngoài,” Jonathan Pincus, nhà kinh tế học từ trường Harvard Kennedy School tại thành phố Hồ Chí Minh trả lời trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại “Mọi người trong chính phủ dường như không nghĩ đến tác động dài hạn của việc này đến sự tín nhiệm tài chính của Việt Nam.”

Giao dịch hoán đổi các khoản tín dụng mất khả năng chi trả trả cho người mua giá gốc nếu người vay không thực hiện được nghĩa vụ của mình, trừ giá trị của khoản nợ không được trả đúng kỳ hạn.

Một điểm cơ bản tương đương với 1.000 USD hàng năm trên một giao dịch hoán đổi đảm bảo khoản nợ 10 triệu USD. Các hợp đồng giao dịch hoán đổi tín dụng ở mức 287 điểm khi đóng cửa vào ngày 17/12, mức tăng cao nhất trong tuần kể từ 27/8/2010 theo giá CMA.

Quỹ tiền tệ quốc tế trong tháng này cho rằng Việt Nam cần “một gói tích hợp” các biện pháp gồm lãi suất cao hơn để thiết lập lại uy tín của chính sách tiền tệ và làm chậm lạm phát.

Theo Ngân hàng phát triển Châu Á việc Vinashin gần sụp đổ chỉ ra một “thất bại mang tính hệ thống” trong việc giám sát các công ty nhà nước của các nhà lập pháp.

Vinashin đã thuê Credit Suisse Group Ag giúp hoạch định khoản vay 7 năm trị giá 600 triệu USD vào tháng 12/2008. Một ủy ban thường trực các nhà cho vay, gồm các đại diện từ ngân hàng Thụy Sĩ, Standard Chartered Plc và quỹ dự phòng Elliott Advisors Ltd., đã được thành lập để thương thảo với công ty.

KPMG LLP được chỉ định cố vấn và hỗ trợ Vinashin trong khi nhóm các nhà cho vay thuê công ty luật Allen & Overy LLP làm cố vấn pháp lý.

Edward Middleton, đối tác KPMG tại Hong Kong phụ trách việc tái cơ cấu lại dịch vụ, từ chối bình luận trong một thư điện tử. David Kidd, một đối tác tại Allen & Overy cũng từ chối bình luận.

Đại diện của Vinashin cũng không nghe điện thoại. Người phát ngôn của Credit Suise Adam Harper và một công ty quan hệ công chúng đại diện cho Elliott Advisors cũng từ chối bình luận.

T. N.

Nguồn: VEF

Boxitvn

TOP TEN ẤN TƯỢNG VIỆT 2010

1- Lễ hội tai tiếng nhất: Đại lễ nghìn năm Thăng Long- Hà Nội được tổ chức một cách quá phô trương, tốn kém, một lễ hội quá nhiều lời ra tiếng vào, trống giong cờ mở, hát hò nhảy múa giữa lúc lũ lụt nhấn chìm miền Trung, vùi chết gần 200 nhân mạng.






2- Vụ án ồn ào nhất: Vụ án Vinashin, mô hình “quả đấm thép” của nền kinh tế sụp tan thành bọt biển với khá nhiều đồn đoán “nhạy cảm” ồn ào không thua kém vụ PMU 18, ồn và nhạy đến mức nhiều áp lực trước Quốc hội đòi điều tra và bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng cùng các thành viên Chính phủ.



3- Nhân vật ấn tượng nhất: Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô. Ông Tô nổi tiếng nhờ vụ lộ seri ảnh cởi truồng sau khi hành sự với gái gọi. Vì vụ này, ông mất chức Chủ tịch tỉnh và bị sa thải khỏi đảng. Có thể nói ông là “nhân vật của năm” theo nghĩa trừ. Năm 2010, ông nổi tiếng đến mức hầu như không một ai lại không biết đến cái tên Nguyễn Trường Tô sau vụ “cởi truồng” lịch sử này.





4- Vụ bắt giữ ấn tượng nhất: Bắt “nhân vật hay kiện” Cù Huy Hà Vũ về tội tuyên truyền chống phá nhà nước khi ông Vũ đang ăn mặc “nhạy cảm” cùng một phụ nữ trong khách sạn và... 2 bao cao su đã qua sử dụng nằm trong sọt rác.





5- Sáng kiến khùng điên nhất: Đúc tim cho tượng Thánh Gióng và ngựa Gióng. 2 trái tim được đúc rỗng bằng đồng nguyên chất với 2 sợi dây nối tượng trưng cho động mạch và tĩnh mạch, hình dáng giống trái tim thật, đường kính 50cm được đưa vào đặt yểm vĩnh viễn đúng vị trí tim thánh và tim ngựa trên tượng đài Thánh Gióng, Sóc Sơn, Hà Nội.

6- Cuộc thi ấn tượng nhất: Cuộc thi hoa hậu Việt Nam báo Tiền Phong với sự đăng quang của hoa hậu Việt Nam 2010 Đặng Thị Ngọc Hân, một gương sắc được đánh giá là xấu nhất trong lịch sử hoa hậu Việt, thậm chí như là sự phỉ báng cái đẹp!



7- Đại hội bị chửi nhiều nhất: Đại hội Hội nhà văn Việt Nam, một đại hội bị chửi rủa nhiều nhất và nặng nề nhất từ chính các nhà văn trước trong và sau đại hội cùng sự tái vị ngôi chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam của ông Hữu Thỉnh, người được cho là nhà văn không biết dị điển hình bậc nhất của đội ngũ nhà văn Việt đương đại.







8- Tấm gương ấn tượng nhất: Ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế, 1 trong 3 Bí thư tỉnh ủy trong cả nước được tuyên dương vì có thành tích trong phong trào “học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trong khi báo chí loan tin trước đó ông có hành vi rất khiếm nhã trong quán bia và bị gái tiếp thị cảnh cáo bằng một cái tát như trời giáng vào mặt. Ông cũng chính là “tấm gương” trả lại 3.000 USD hối lộ trong một động thái trả bị dư luận đặt quá nhiều dấu hỏi.

9- Clip phản cảm nhất: Clip quay cảnh công an Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh bắt gái mại dâm với những “biện pháp nghiệp vụ” phản cảm và thô bỉ.







10- Pha “lộ hàng” ấn tượng nhất: Trong hàng loạt những pha lộ hàng đình đám nhất của trào lưu khoe hàng thuộc giới ca sĩ, diễn viên, người mẫu thì pha lộ hàng của ca sĩ Đoan Trang được xem là “ấn tượng” nhất.

Thư tống tiền Chúa

Giáng Sinh sắp đến rồi và Sammy rất muốn mẹ mua cho cậu một chiếc xe đạp. Mẹ cậu nói rằng tốt nhất là cậu nên viết thư cho ông già Noel hỏi xin. Nhưng Sam nói rằng cậu thích viết cho Chúa Jesu hơn, và mẹ cậu bảo thế cũng đượ Sam đi về phòng và viết: “Chúa kính mến, con là một cậu bé ngoan và con thích một chiếc xe đạp vào dịp Giáng Sinh“.

Nhưng khi đọc lại Sam không hài lòng. Cậu quyết định viết lại: “Chúa kinh mến, con là một cậu bé ngoan ơi là ngoan, và con thích có một chiếc xe đạp vào dịp Giáng Sinh lắm!”.

Vẫn không thấy được. Cậu viết lần nữa: “Chúa kính mến, nếu con cố gắng, và nhất là nếu con có một chiếc xe đạp mới, thì con hẳn đã là một cậu bé ngoan rồi“.

Lần viết thứ ba này Sam vẫn thấy chưa ưng ý. Vì thế cậu bước ra ngoài đi dạo một chút cho tỉnh táo và để nghĩ cách viết sao thuyết phục nhất. Đi một lúc, Sam bước ngang qua một ngôi nhà nhỏ có bức tượng Đức mẹ Đồng Trinh trong vườn trước. Cậu bò vào, lấy áo khoác trùm lên bức tượng, sau đó ôm bức tượng chạy vù về nhà, giấu xuống gầm giường. Cậu hăm hở cầm bút viết thư cho Chúa: “Thưa Chúa, nếu ngài muốn gặp lại mẹ của ngài, thì hãy mang một chiếc xe đạp đến đây!”.

Lá thư gửi Chúa đẫm nước mắt



Thư gửi bà già Noel

Lê Hoàng

Bà thân mến,

Em viết thư này cho bà với tư cách là một người phụ nữ. Phụ nữ chúng ta, như bà biết, cần phải thương yêu, bảo vệ và che chở cho nhau, giúp nhau né tránh những nỗi nguy nan trong cuộc sống.

Mà thưa bà Noel, nỗi lo của bà, theo em, là do ông Noel đang tiến hành một công việc có quá nhiều cám dỗ.

Mới đọc tới đây, chắc bà sẽ giật mình. Đã bao nhiêu năm qua, bà tin tưởng ông Noel. Đúng vậy. Em cũng tin ông ấy là người rất đứng đắn. Nhưng dù sao, bà ơi, dù sao vẫn là đàn ông. Với đàn ông, phụ nữ chúng mình luôn luôn cần giữ ít nhất là một phần trăm cảnh giác.

Bởi vì cái nghề của ông ấy toàn đi khuya. Mà đêm khuya, thưa bà, trong thành phố thiếu gì chuyện, thiếu gì hạng người. Tuy rằng không phải toàn người xấu, nhưng chắc bà cũng đồng ý là đêm khuya phức tạp hơn ban ngày nhiều, rất nên cẩn thận.

Tiếp theo, ông già Noel lại có xe đạp. Trong thời buổi xe gắn máy đã trở nên tầm thường, xe hơi trở thành phổ biến, xe xích lô bị cấm thì những chiếc xe độc đáo sẽ gây ấn tượng vô cùng. Mà xe của ông nhà mới độc đáo làm sao. Nó được tới sáu con hưu kéo, nhưng không bao giờ hết xăng, không bao giờ hỏng máy lại không bao giờ bị phạt vì chạy quá tốc độ. Chiếc xe ấy, rõ ràng là niềm mơ ước của rất nhiều chàng trai và cô gái trẻ.

Đã thế, ông già Noel lại giàu. Bao nhiêu năm nay, ông cho quà liên tiếp hàng triệu trẻ em, với đủ thứ rất đẹp mà chẳng bao giờ lấy phí gì, chứng tỏ ông rất nhân ái và cũng rất dồi dào về tài chính. Có thể nói ông mua gì cũng được, vì trong lịch sử đã có những món quà Noel cực đắt. Một sự giàu có như vậy là đích nhắm của nhiều anh và nhiều cô.

Rồi ông lại có học thức. Chắc bà cũng biết, ông phải giỏi ngoại ngữ như thế nào mới hiểu được trẻ con toàn thế giới, ông lại giỏi địa lý như thế nào mới thuộc được đường trong mọi thành phố. Các đồ chơi hiện đại có rất nhiều linh kiện điện tử, cho nên việc mua sắm, bảo dưỡng và hướng dẫn sử dụng chúng một cách thành thạo đòi hỏi ông phải có kiến thức như một vị giáo sư. Mà không cần nhìn túi quà, chỉ cần nhìn chòm râu và cặp kính cũng đủ biết ông là giáo sư rồi.

Ông nhìn cũng rất khỏe mạnh.

Trời mưa tuyết rét thế, kẻ tầm thường chỉ chui ra khỏi chăn là chết cóng, vậy mà ông bao nhiêu năm nay, ông đi lại bao nhiêu lần mà chẳng ốm đâu gì. Chưa có năm nào ông vắng mặt, chưa có căn phòng nào cần tới mà ông không tới được dù có ở tít trên tầng cao chung cư (không thang máy hay trên đỉnh núi không đường đi). Đã thế, túi quà ông vác trên vai vừa to vừa nặng. Ông chắc chắn là nhà vô địch cử tạ, vô địch đi bộ và leo núi.

Cuối cùng, ông Noel là một người đàn ông hiền lành. Lịch sử chưa từng ghi nhận ông kiện tụng ai, cãi nhau với ai hoặc tranh chấp điều gì. Những cử chỉ thô lỗ, những lời nói to tiếng, hoặc những động tác bực bội luôn xa lạ với ông.

Bà thân mến,

Một người đàn ông giàu có, khỏe mạnh, có xe đạp, có học thức, tính dễ thương lại hay đi khuya, rõ ràng là mục tiêu của một loại đối tượng nào đấy, em không nói chắc bà cũng hiểu. Cuộc sống có rất nhiều điều phức tạp, nhiều chuyện bất ngờ và chị em mình có nghĩa vụ phải bảo vệ cho nhau.

Em không dám bảo bà cần theo dõi ông Noel hoặc đi coi trộm tin nhắn trong điện thoại di động của ông, nhưng việc thỉnh thoảng quan sát hoặc tra hỏi ông một chút em nghĩ cũng chả thừa. Lý do cao nhất khiến bà yên tâm là ông đã nhiều tuổi, nhưng thưa bà, em xin phép nhắc rằng cao tới đâu thì vẫn là đàn ông, chị em mình đừng quá dễ dàng.

Em của chị.

Rút từ Chúng ta.com