Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Không thể bịt miệng một Dân Tộc !


Tưởng niệm 81 năm Ngày Tang Yên Bái (17/06/1930 - 17/06/2011) 

Đây là điều nhắc nhở ta rằng - Không thể bịt miệng một dân tộc
Mà người ta không thể khuất phục - Băng lưỡi kiếm của đao phủ
Luis Aragon
Aragon viết tháng 6-1930 trên báo Công đoàn Paris về khởi nghĩa Yên Bái.


Tưởng niệm 81 năm Ngày Tang Yên Bái (17/06/1930 - 17/06/2011)

"Anh đã là người yêu nước, không làm trọn được nghĩa vụ cứu nước, anh giữ lấy linh hồn cao cả để về dưới suối vàng, chiêu binh rèn súng đánh đuổi quân thù. Phải chịu đựng nhục nhã mới mong có ngày vẻ vang. Các bạn đồng chí còn sống lại sau Anh, phải phấn đấu thay Anh, để đánh đổ cường quyền mà cứu đồng bào đau khổ." Nguyễn Thị Giang, Yên Bái, 17.06.1930.

Ngày nay, khu lăng mộ và tượng đài Nguyễn Thái Học và các anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) tọa lạc trong Công Viên Yên Hòa thuộc tỉnh Yên Bái (Yên Báy).

Tỉnh lỵ nằm dọc theo sông Hồng, phiá Tây Bắc của Hà Nội, và cách thành phố này 150 Km. Công viên rộng khoảng 30 mẫu ta, nằm trên đại lộ Nguyễn Thái Học, con đường chính của Yên Bái. Vị trí công viên Yên Hòa được đặt tại "Nhà Máy Xay" cũ, nơi đã đặt máy chém, gần sát khám đường của Tỉnh lỵ.

Phía sau là một dòng sông. Giữa dòng có núi, trên núi có nhiều miếu và đền. Tượng Nguyễn Thái Học và các liệt sĩ hướng về phía Đông Nam. Các pho tượng trông rất giống và hữu thần, nhất là tượng Xứ Nhu. Sau tượng Xứ Nhu là tượng của một binh sĩ VNQDĐ.

Cổng có hàng chữ di ngôn của Nguyễn Thái Học: "KHÔNG THÀNH CÔNG CŨNG THÀNH NHÂN", được chống đỡ bằng 17 trụ cột xây bằng xi-măng cốt sắt, hình bán nguyệt. Mỗi trụ cột tượng trưng cho một vị anh hùng đã hi sinh vì Tổ Quốc tại Yên Báy. Một khối đá hình thang đối diện với phần mộ có khắc câu : "CHẾT VÌ TỔ QUỐC CHẾT VINH QUANG". Khối đá đen này là nơi an vị hài cốt của 17 liệt sĩ.

Sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930, mười ba vị anh hùng bước lên đoạn đầu đài ở Yên Bái, nơi 4 vị khác đã bị hành hình trước đó mấy tháng (8.03.1930). Cạnh đó là một bia đá đồ sộ khắc tên 17 vị anh hùng vị quốc vong thân:

1-Nguyễn Thái Học. 2-Phó Đức Chính. 3-Bùi Tư Toàn. 4-Nguyễn An. 5-Đào Văn Nhít. 6-Bùi Văn Chuẩn. 7-Hà Văn Lạo. 8-Ngô Văn Du. 9-Nguyễn Đức Thịnh. 10-Nguyễn Văn Tiềm. 11-Đỗ Văn Tư (Sứ). 12-Bùi Văn Cửu. 13-Nguyễn Như Liên. 14-Nguyễn Văn Thinh. 15-Nguyễn Thanh Thuyết. 16-Ngô Hải Hoàng. 17-Nguyễn Hát Thuần.

Học sinh lớp 5 bị đánh phải nhập viện
TT -  Chiều 16-6, Bệnh viện Giao thông vận tải Huế cho biết đang điều trị một bệnh nhân 11 tuổi tên N.Đ.P., học sinh lớp 5, trú tại phường Thủy Xuân, TP Huế. Bác sĩ Trần Nhân Thao, người trực tiếp điều trị, cho biết P. đã bị vật cứng đánh gây đa chấn thương phần mềm, sưng tấy, thâm tím ở vùng mông, hai bên đùi, vành tai trái. Mẹ của P. cho hay sáng 15-6 khi đến nhà cô ruột chơi, P. đã lấy trộm hơn 3 triệu đồng.
N.Đ.P. đang điều trị tại khoa ngoại Bệnh viện Giao thông vận tải Huế (ảnh chụp chiều 16-6) - Ảnh: Hà Linh
Khi cô ruột đến tìm thì P. khai nhận có lấy tiền và trả lại. Sau đó, cô ruột đưa P. đến Công an phường Thủy Xuân. Cha của P. cho biết thêm chiều tối 15-6, nhận được điện thoại của phó công an phường ông đã đến bảo lãnh con. Về nhà P. rên la đau đớn, cởi quần ra thấy mông và hai đùi sưng tấy, thâm tím. Đến 20g thì P. lên cơn sốt, co giật nên ông đưa con đi bệnh viện cấp cứu. Sáng 16-6, ông đã cầm đơn đến công an phường tố cáo việc con trai bị đánh thì công an bảo gia đình thông cảm, đừng làm lớn chuyện và đưa 1,5 triệu đồng lo thuốc men.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, trung tá Nguyễn Ánh - phó trưởng Công an phường Thủy Xuân - cho biết khi cô ruột đưa P. đến công an phường đã phân công thiếu úy Trần Nguyễn Hồng Quang, cảnh sát khu vực, trực tiếp hỏi cung. Ông Ánh nói công an phường đã đến bệnh viện thăm P. và xác nhận số tiền mà cha P. đã nhận là tiền của công an thăm riêng để hỗ trợ thuốc men.


HÀ LinhBé 11 tuổi phải nhập viện vì bị công an đánh trong trụ sở
(NLĐO) - Lỡ trộm tiền của cô ruột đi mua điện thoại, một cháu bé bị công an phường đánh, phải nhập viện điều trị.

Ngày 16-6, đại diện Bệnh viện GTVT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đang tiến hành theo dõi và điều trị các vết thương cho bệnh nhân Ngô Đình Phát (SN 2000, học lớp 5 Trường Tiểu học Phường Đúc), trú tại tổ 20, khu vực 5, phường Thủy Xuân, TP Huế.

Trước đó, vào khoảng 21 giờ ngày 15-6, cháu Phát được gia đình đưa tới cấp cứu trong tình trạng có nhiều vết thương bầm tím tại đùi và mông.

Bác sĩ Trần Nhân Thao, Khoa Ngoại - Bệnh viện GTVT, cho biết cháu Phát bị tổn thương từ đầu đến chân, trong đó ở vành tai trái, mông và mặt sau hai đùi chân bị bầm tím. Tuy nhiên, do ngày 16-6, bệnh viện bị cắt điện nên chưa thể làm các xét nghiệm và chụp X-quang, vì vậy chưa có kết luận về mức độ chấn thương. “Các xét nghiệm và chẩn đoán chính xác về tổn thương của cháu Phát sẽ có trong ngày 17-6” - bác sĩ Thao cho biết.

Theo chị Nguyễn Thị Son, mẹ cháu Phát, nguyên nhân cháu bị chấn thương là do Công an phường Thủy Xuân đánh vào chiều 15-6.

Chị Son kể lại: Vào 12 giờ ngày 15-6 cháu Phát qua nhà cô ruột là Ngô Thị Ánh thì phát hiện số tiền 3,1 triệu đồng của cô giấu ở dưới gối để trên giường. Phát đã lấy số tiền này mua một ĐTDĐ 800.000 đồng, một thẻ nhớ, một sim điện thoại và một cục sạc điện thoại.

Biết Phát trộm tiền mình nên chị Ánh nhờ người thân, hàng xóm đi tìm cháu về để hỏi lấy lại số tiền. Sau khi đi mua điện thoại về tới gần nhà thì Phát bị một người hàng xóm tên là An bắt được, đưa về nhà.
ại
Phát khai đã mua những thứ trên hết 900.000 đồng, trả lại chị Ánh 1,7 triệu, còn 500.000 đồng Phát nói đã rơi ở đâu đó không nhớ. Sau đó, Phát được mẹ và chị Ánh, cùng một người hàng xóm dẫn tới quầy điện thoại nơi Phát mua để trả lại điện thoại và lấy lại tiền nhưng chủ quầy điện thoại này chối bỏ rằng Phát không mua điện thoại ở đây.

Khoảng 15 giờ cùng ngày, chị Ánh cùng một người hàng xóm tên Tý chở Phát xuống Công an phường Thủy Xuân để nhờ công an ra can thiệp, yêu cầu trả lại điện thoại để lấy lại tiền. Sau đó, chủ quầy điện thoại đã trả lại tiền cho chị Ánh.

Sau đó, chị Ánh và Phát được đưa về trụ sở công an phường làm việc. Chị Ánh được đưa sang một phòng riêng viết lời khai, còn Phát ở lại một phòng riêng để "điều tra".

Đến 16 giờ 40 phút, anh Ngô Đình Chung, cha của cháu Phát, được ông Nguyễn Ánh - Phó Trưởng Công an phường Thủy Xuân, gọi lên làm giấy bảo lãnh để đưa con về.

Anh Chung kể: “Sau khi viết xong giấy bảo lãnh thì tôi đưa Phát ra xe cùng cô ruột định chở về nhà thì cháu van đau bụng, đau chân, đi lại không vững. Thấy cháu gần ngã xuống đất nên cô Ánh phải đỡ cháu lên xe”.

Chở về nhà, cháu Phát kêu đau, sốt nặng. Khi vén hai ống quần của con lên thì thấy ở hai đùi và mông cháu Phát bị bầm tím.

“Chồng tôi điện thoại hỏi lại ông Ánh sao đánh con tôi nặng vậy thì ông này bảo có đánh ở đùi, lấy muối xát vào cho cháu là không sao đâu” - chị Son kể.

Tại bệnh viện, cháu Phát kể rằng sau khi bị đưa vào phòng cách ly với cô Ánh, cháu đã bị hai công an viên thay nhau lấy dùi cui đánh vào đùi và mông, trong khi tay thì xách tai trái của Phát. Hai người này còn dùng chân đá vào hai bên đùi của Phát.

Chị Son cho biết sáng 16-6, có một số người xưng là công an phường Thủy Xuân tới gặp chị ở một quán nước trong Bệnh viện GTVT và nói rằng muốn dạy dỗ cháu Phát nhưng do lỡ tay nên làm cháu bị thương nặng. “Họ năn nỉ tôi bỏ qua, gia đình tôi đừng làm ầm lên mà to chuyện” - chị Son kể.

Cũng trong sáng 16-6, anh Chung đã tới gửi đơn khiếu nại với UBND phưởng Thủy Xuân và Công an phường Thủy Xuân về việc con mình bị đánh. Tuy nhiên, sau khi Công an phường Thủy Xuân đứng ra xin lỗi gia đình và đưa cho anh Chung 1,5 triệu đồng bảo về lo thuốc thang cho cháu Phát nên anh Chung đã làm đơn bãi nại, đồng thời rút đơn khiếu nại.

Theo trả lời của ông Nguyễn Ánh với cha cháu Phát, người trực tiếp đánh cháu Phát là một cảnh sát khu vực có tên là Quang. “Thấy Quang đánh cháu Phát nên tôi nói đừng đánh nữa nhưng Quang nói thằng cu này hay nghịch để em dạy nó” - ông Ánh cho biết.

Một phó trưởng Công an TP Huế cho biết sẽ tiến hành điều tra làm rõ vụ việc. Nếu cán bộ, chiến sĩ nào sai phạm sẽ xử lý nghiêm minh.


Cần kiện thẳng chính quyền


Hình từ trang plxh.vn
Vấn đề an toàn trong xây dựng và giao thông tại Việt Nam không thể chỉ dừng lại ở khẩu hiệu
"Tối nay đi uống cà fê hả?" tôi rủ người bạn luật sư và bị từ chối ngay: "Chịu thôi, trời mưa đường ngập, lỡ sụp hố là tiêu đời ông ơi".
"Dũng cảm lên, sụp hố thì ông kiện làm gương đi".
"Còn lâu mới tìm ra mấy công ty làm cống thì kiện thế nào được."
"Sao lại kiện công ty?", tôi hỏi và bị vặn lại "Chứ biết kiện ai?"
Ai cũng từng nghe câu "Quân vương không bao giờ sai".
Không phải vì Vua là thiên tài, hiểu biết tất cả, mà chỉ đơn giản vì đó là Vua.
Nhà Vua ban hành luật lệ, nhưng không bị ràng buộc hay hạn chế bởi luật lệ. Chế độ quân chủ được thay thế bởi chế độ cộng hòa. Thoạt đầu, Nhà nước thay thế vị trí của Vua và cũng không bao giờ sai, vì hiển nhiên Nhà nước không thể sai. Chỉ có nhân viên Nhà nước làm sai mà thôi.
Trách nhiệm của Nhà nước
Cùng với sự hình thành Nhà nước pháp quyền là sự xuất hiện ý thức, triết lý pháp lý mới. Bản chất Nhà nước pháp quyền là sự ràng buộc Nhà nước và việc sử dụng quyền lực Nhà nước bằng pháp luật.
Như vậy Nhà nước có thể sai, có thể vi phạm pháp luật. Theo nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước phải chịu hoàn toàn trách nhiệm- kể cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại-đối với những hành vi vi phạm pháp luật của mình như mọi thành viên khác trong xã hội.
Điều 2 Hiến pháp 1992 của nước CHXHCN Việt nam (sửa đổi năm 2001), nêu rõ Nhà nước là của dân, do dân, vì dân, toàn bộ quyền lực Nhà nước là của dân. Chính điều này xác định rõ quan hệ giữa Nhà nước với người dân (công dân).
Người dân trao quyền lực Nhà nước cho cơ quan hiến định là Quốc hội, Chính phủ và Tư pháp sử dụng. Vì vậy, các cơ quan này phải chịu trách nhiệm trực tiếp với người dân về việc sử dụng quyền lực Nhà nước đúng mục đích vì dân, trên cơ sở và trong khuôn khổ pháp luật.
Cùng với sự phát triển quan niệm về quyền lực Nhà nước, người ta cũng chứng kiến sự thay đổi quan niệm về người phải chịu trách nhiệm khi sử dụng sai quyền lực công.
Trước kia, công chức nào nào làm sai, người đó phải chịu trách nhiệm, vì Nhà nước không thể sai. (Chẳng hạn như Luật nước Phổ- nước Đức xưa- năm 1794 qui định).
Ngày nay, khi quyền lực Nhà nước bị sử dụng sai, người chịu trách nhiệm là người trực tiếp nhận quyền lực ấy từ người dân: cơ quan hiến định. Trên nguyên tắc, ngay cả khi cá nhân công chức làm sai thì Nhà nước cũng phải là người chịu trách nhiệm, vì công chức chỉ là người được Nhà nước ủy quyền thực hiện quyền lực Nhà nước cho những trường hợp cụ thể.
Trong ý nghĩa pháp lý, điều đó có nghĩa là người dân có thể và trước tiên cần khởi kiện trực tiếp Chính phủ khi Chính phủ không hoàn thành nhiệm vụ của mình.

̣ĐIỂM BÁO VỀ TAI NẠN

  • Ngày 25/8/2010 tại khúc cua giao cắt giữa đường Pháp Vân và đường Giải Phóng đã xảy ra một vụ tai nạn thương tâm (do vấp phải ổ gà rồi ngã vào ô tô) khiến chị Bùi Thị Thắm (quê Thái Bình) và hai đứa trẻ chết thảm.
  • Ngày 9/9/2010: anh Nguyễn Duy Lượng là một trong những nạn nhân bởi cái "ổ voi" quái ác trên đoạn đê ở gần trụ sở UBND xã Phú Cường, Ba Vì khiến cả xe và người lăn xuống chân đê, xương sườn bị gãy.
  • Ngày 20/4, Bệnh viện đa khoa Phú Yên cho biết bệnh nhân Phạm Đình Thống, 28 tuổi, ở xã Hòa An, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên đã tử vong sau hai ngày được phẫu thuật chấn thương sọ não, do bị ba trụ cáp viễn thông đổ đè vào người.
  • Chiều 21/4, khoa chấn thương sọ não Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết ông Lý Văn, nạn nhân của vụ tai nạn do vướng dây thông tin rớt từ trụ điện tại ngã tư đường Trần Phú - Nguyễn Tri Phương, Q.5, TP.HCM hiện vẫn còn trong tình trạng hôn mê sâu
Trong Nhà nước pháp quyền, quyền lực được trao là để hoàn thành những nhiệm vụ xác định. Người dân trao cho ba cơ quan hiến định Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, quyền lực Nhà nước là để hoàn thành những nhiệm vụ vì dân được qui định trong Hiến pháp, gồm những nhiệm vụ cơ bản chung, trong đó có nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự công cộng, bảo đảm các điều kiện sống tối thiểu …
Điều 3 Hiến pháp CHXHCNVN còn qui định nhiệm vụ cao hơn thế cho Nhà nước: Nhà nước phải đảm bảo thực hiện mục tiêu cho „mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện…“. Các cơ quan hiến định phải trực tiếp chịu trách nhiệm trước dân khi không hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản chung này.
Nhà nước- cụ thể là Chính phủ- có nhiệm vụ bảo đảm và bảo vệ an toàn giao thông (là một trong những nhiệm vụ công cơ bản dẫn ra từ Điều 3 Hiến pháp). Nhiệm vụ này bao trùm cả trước, trong và sau khi sửa chữa, tu bổ nâng cấp hệ thống giao thông công cộng. Người tham gia lưu thông phải được quyền tin rằng họ đang lưu thông trên những con đường an toàn.
Chính phủ phải là người đầu tiên chịu trách nhiệm khi không đảm bảo giữ gìn được các điều kiện bảo đảm an toàn tối thiểu cho hệ thống giao thông.
Đổ tại trời mưa?
Trời mưa, đường ngập nước làm ách tắc giao thông thông, thậm chí gây tai nạn chết người; lưu thông trên đường bị sụp ổ "voi“, sụp "hố tử thần“, bị cột điện đổ, vướng dây điện thoại khi đang lưu thông gây tai nạn đều là do hệ thống giao thông chưa được đảm bảo an toàn. Chính phủ phải là người chịu trách nhiệm trước tiên do không hoàn thành nhiệm vụ công cơ bản này.
Vụ ông Lý Văn chết do vướng dây điện thoại khi đang đi trên đường; vụ anh Thống, anh Bảo chết do bị trụ mắc cáp viễn thông đổ trúng khi đang đi xe máy trên đường, trước tiên là do Chính phủ không hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hệ thống đường giao thông.
Chính phủ lẽ ra phải nghiên cứu kỹ lưỡng kế hoạch xây dựng cột viễn thông, kế hoạch bố trí dây điện thoại ven đường sao cho chúng không thể gây nguy hiểm cho người đang lưu thông trên đường trong bất cứ hoàn cảnh thời tiết nào mà trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay dự báo được.
Khi cấp phép cho công ty điện lực, công ty điện thoại lắp đặt đường dây, Chính phủ có trách nhiệm đề ra tiêu chuẩn, điều kiện mà các công ty này phải tuân theo để đảm bảo an toàn cho người lưu thông trên đường. Chính phủ chỉ không phải chịu trách nhiệm, khi chứng minh được tai nạn đã không xẩy ra, nếu các công ty này tuân thủ những qui định đó của Chính phủ.
Xây dựng, bảo trì hệ thống thoát nước, bảo vệ môi trường, hệ thống cấp nước, cấp điện cũng là một trong các nhiệm vụ công cơ bản của Nhà nước. Ngoài việc phải chịu trách nhiệm về sự hoạt động thông suốt có hiệu quả của các hệ thống này (nhiệm vụ chung), Chính phủ còn phải chịu trách nhiệm lựa chọn phương án và các nhà thầu phù hợp cho việc xây dựng, bảo trì chúng. Nghĩa là Chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm trước dân về sự chậm trễ, về chất lượng công trình của nhà thầu được Chính phủ chọn.
Trách nhiệm theo hợp đồng giữa Chính phủ và nhà thầu là chuyện riêng của hai bên. Khi nhà thầu vi phạm hợp đồng mà gây thiệt hại (không mang yếu tố hình sự) cho người dân, thì Chính phủ cũng là một bên liên quan trong tư cách người giao việc thực hiện một nhiệm vụ công ích cho công ty trúng thầu.
Đường dây điện, cáp viễn thông do các công ty nhà nước quản lý, chúng là tài sản của Nhà nước. Chính phủ có nhiệm vụ quản lý tài sản công, bảo đảm sự vận hành an toàn của hệ thống cấp điện, hệ thống viễn thông. Vì vậy cũng phải chịu trách nhiệm nếu đường dây điện công cộng, cột cáp viễn thông gây tai nạn.
Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất và trực tiếp. Nó cũng không cần (không cho phép) bất cứ một nghị định hướng dẫn thực hiện nào. Trên nguyên tắc, Hiến pháp 1992 cho phép người dân khởi kiện Chính phủ khi bị thiệt hại do Chính phủ không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Người bị kiện là cơ quan công quyền, chính quyền địa phương được Chính phủ giao quyền quản lý lĩnh vực xẩy ra vụ việc.
Nếu người dân không xác định được bị đơn trực tiếp, họ vẫn có thể và cần khởi kiện trực tiếp Chính phủ. Chính phủ có trách nhiệm chỉ ra cơ quan nào là bị đơn trực tiếp.
Việc ta chưa có đủ những qui định bảo đảm quyền của người dân khởi kiện Nhà nước cho những trường hợp nói trên, không thể loại trừ quyền khởi kiện của họ, vì giản dị là họ đã được Hiến pháp cho phép.
Nói một cách nghiêm khắc, ở đây, Chính phủ cũng chưa hoàn thành nhiệm vụ phải tạo đầy đủ điều kiện để Người Dân kiểm tra, giám sát Chính phủ sử dụng quyền lực công mà họ trao cho như thế nào trong một Nhà nước là của họ, do họ và vì họ.
Bài viết thể hiện quan điểm của tiến sĩ luật Nguyễn Vân Nam từ CHLB Đức, hiện sống và hành nghề tại TP HCM.Quý vị có ý kiến gì về chủ đề này, xin chia sẻ vớiBấmDiễn đàn BBC.
---------------------
yang huynh, tp.hcm:
Bài "Kiện chính phủ" hay đấy chứ. Nhưng sao đọc comment của các bạn sao thấy nản quá, mà xã hội này tệ hại vì ai, xin lỗi nhưng những con người đang ngồi trong các cơ quan công quyền là ai? họ là con, là cháu, là người thân của các vị đấy. Cái gì khiến họ như vậy? Cái gì cũng có lý do của nó...Các vị vì quyền lợi của mình, xem quyền lợi của mình to như cái bánh xe bò rồi xem cái gì trái ý mình là sai cả. Tôi cũng một thời chỉ nhìn được từ phía bên kia chiến tuyến, nhưng giờ đã khác rùi.
vu minh thanh, Huế:
Tôi đã kiện được cơ quan đại diện cho luật pháp Việt Nam, rất đơn giản, bạn hãy nêu lên những điều có thật và những điều có quy định rõ ràng trong văn bản pháp luật.
Noname, tphcm:
Chúng tôi hoàn toàn bất lực trước những ông "vua". Dân sai là chỉ nghĩ đến hai chữ "nhà đá" nhưng "vua" sai thì do thiếu quan tâm..xem lại, hứa lần sau, vụ này sẽ làm sáng tỏ. Nghe riết thấy quen rồi, chán chết. Không làm được thì để người tài đức lên làm xin đừng làm dân đen đã khổ càng thêm khổ.
Batbinh:
Đi kiện chính phủ à, đừng có mà nằm mơ! Chỉ vài anh "công an" quèn bắt người trái phép, rồi tạo hiện trường giả về vụ chết người tại đồn công an còn không làm gì được bọn nó kìa, ở VN cái việc gì đụng đến công an, chính quyền (những đứa con cưng của đảng" dù là bọn cò con bọn nó cũng binh nhau là đằng khác. Chỉ có bọn dân đen chịu thiệt thòi thôi.
Trương Anh Bảy:
Kiện ai bây khi mà chúng nó bao che từ trên xuống dưới? Từ giao thông khi kỉ niệm 1000 năm đại lộ thăng long bị rạn nứt, đến cầu thăng long, đến vụ vinashin , giờ đến vụ evn... chuẩn bị rồi đến xây dựng , y tế ...cuối cùng chết người dân thôi mọi người ơi.
Haiau, Atlanta:
Đọc bài này mình thấy cũng hơi tiếu lâm. Nhưng tác giả bài này chỉ nghỉ về quyền lợi cho bản thân của mình thôi, mọi cái đều đổ tội cho nhà nước, nhưng phải nhìn lại mình. Bản thân là một công dân mình đã làm tròn nghĩa vụ công dân của một nước chưa? Quyền và Nghĩa Vụ đều đi đôi với nhau. Đừng bao giờ xúi bẩy người ta đi vào chỗ nguy hiểm, rủi khi gạp tai nạn chết tồi thì kiện ai? Thật là tức cười cho mấy bác.
Ngoclan, Việt Nam:
Mọi thứ đều ngẫu nhiên, đâu ai có thể lường trước được đâu. Nếu ông người Canada kia nói như thế không khác nào khơi mào cho bạo động chống lại chính phủ Việt Nam hay sao? Số tiền của ông ta có thể nuôi sồng cho bao nhiêu người Việt Nam?
Mai Trương Tú Oanh, Việt Nam:
Tiến sĩ Nam thật là: 'Những người thích đùa'.
Người Sài Gòn:
Chính xác là dân Việt Nam quá vô tư đóng thuế nuôi chính phủ (và Đảng) nhưng không hề biết họ sử dụng tiền mồ hôi xương máu của người dân vào việc gì!
Phuc Thach, Canada:
Bài viết của TS luật Nguyễn Vân Nam đọc thật thú vị, kiện chính phủ là một điều cần thiết, thế nhưng xã hội VN thú thật rằng rằng nếu bạn thắng kiện tôi cho là hy hữu. Con kiến kiện củ khoai, hay Được và má đã xưng vêu lên rồi. Tôi sẵn sàng tặng tiền cho ai đó nếu thắng kiện chính phủ VN. Xưa nay lý thuộc về kẻ mạnh...

Hàng trăm công ty VN ngừng sản xuất hải sản


Thuyền cá Việt Nam
Tin cho hay nhiều công ty Việt Nam phải ngừng sản xuất chế biến hải sản vì thiếu nguyên liệu do thương nhân Trung Quốc 'vét hàng'.
Cùng lúc có tin Trung Quốc cử tàu Hải Tuần 31 ra các vùng biển tranh chấp ở Đông Nam Á.
Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn từ một cuộc họp của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết "nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản của Việt Nam đang phải tạm ngưng sản xuất mặt hàng này hoặc hoạt động cầm chừng do không đủ nguyên liệu sản xuất".
"Nguyên nhân do các thương nhân Trung Quốc sang tận nơi mua hải sản mà ngư dân đánh bắt về."
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch VASEP, được báo này dẫn lời nói từ đầu năm đến nay đã có 147 doanh nghiệp ngưng chế biến và xuất khẩu hải sản để chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác.
VASEP nói đang có tình trạng thương nhân Trung Quốc "tranh giành, đón mua" tại các cảng cá hoặc thậm chí ngay tận ngoài biển.
Một lý do khác khiến lượng hải sản đánh bắt được ít đi, là do Trung Quốc đang áp dụng lệnh cấm đánh bắt cho tới tận 01/08 tại các vùng biển mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền, trong có nhiều vùng biển mà Việt Nam cũng nói là của mình.
Hàng năm Bắc Kinh đưa ra lệnh cấm đánh bắt, năm sau dài hơn năm trước, với mục đích được nói là để "bảo vệ nguồn hải sản".
Ngư dân Việt Nam thì than phiền rằng họ không dám ra khơi vì lo ngại rằng theo lệnh cấm này, nếu bị bắt họ sẽ bị kiểm ngư Trung Quốc tịch thu tài sản hoặc phạt vạ.

Nguồn hải sản cạn kiện

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc cũng nói trên báo Tuổi Trẻ rằng "nhiều vùng đánh bắt đang có dấu hiệu cạn kiệt nguồn hải sản".
Giới chức Việt Nam đang kêu gọi tạo điều kiện cho ngư dân ra đánh cá xa bờ.
Cựu Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh, cũng trên Tuổi Trẻ, cho hay đánh bắt xa bờ chỉ đóng góp khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hằng năm.
ảnh của Nguyễn Giang
Thuyền cá của ngư dân Việt Nam phần nhiều còn rất thô sơ
Bà Minh kêu gọi chính phủ có chính sách cụ thể để hỗ trợ phát triển hạ tầng cầu cảng, trang bị kỹ thuật hiện đại hơn cho ngư dân và kêu gọi đầu tư của nước ngoài.
Bảo đảm an toàn cho ngư dân là vấn đề đau đầu cho chính phủ, vì ngày càng nhiều thuyền cá của Việt Nam "gặp nạn" khi đánh bắt ở các vùng biển xa.
Hàng nghìn ngư dân bị nước ngoài bắt mỗi năm, khi hoạt động trong các vùng biển chồng lấn.
Hồi đầu tháng, thực trạng này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nhắc tới tại một diễn đàn an ninh tại Singapore.
Ông Thanh thừa nhận đã có một số vụ ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển của nước ngoài, "nhưng cũng có những vụ ngư dân nước ngoài vi phạm vùng biển của Việt Nam".
"Để xử lý, chúng ta cần ứng xử bằng luật pháp quốc tế, một cách láng giềng, hữu nghị và nhân đạo, không xâm phạm thân thể và vật chất của ngư dân."
Ông Phùng Quang Thanh cũng đề cập tới lệnh cấm đánh bắt hàng năm mà Trung Quốc đưa ra, rằng lệnh này Trung Quốc tuyên bố áp dụng cho cả những vùng biển của Việt Nam.
"Chúng tôi không đồng tình với việc này, và đã phản đối qua con đường ngoại giao. Các tuyên bố đưa ra cần thể theo luật pháp quốc tế."
Tin hôm 16/6 cho hay Trung Quốc cử tàu Hải Tuần 31 đi qua Biển Đông để đến Singapore trong bối cảnh căng thẳng vẫn còn cao trong vùng.
Phía Trung Quốc nói chiếc tàu hải giám thuộc loại lớn nhất của nước này, có cả bãi đỗ cho trực thăng, sẽ "tuần tra, giám sát các tuyến hàng hải trong biển Nam Hải".
Dự kiến tàu sẽ tới Singapore vào ngày 23/6, chỉ vài hôm trước khi Hoa Kỳ và Philippines dự kiến có cuộc tập trận CARAT, trước khi quay trở về Trung Quốc.
Báo chí nước ngoài theo dõi câu chuyện cho hay tàu Hải Tuần 31 sẽ đi ngang vùng Trường Sa đang bị nhiều bên tranh chấp.