Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

TIẾT LỘ VỀ VIỆC TBT VIETNAMNET XIN THÔI VIỆC

Bài viết của Xuân Ba (Tiền Phong) gửi riêng Nguyễn Xuân Diện-Blog:
Nhà báo Xuân Ba cho biết:

"Bài này Báo Tiền Phong đã lên trang để phát hành vào sáng thứ 6 ngày 4 tháng 3 năm 2011. Nhưng không hiểu vì lý do gì đã để lại vào phút chót!? Bài tác giả trực tiếp gửi cho Blog Nguyễn Xuân Diện".

6h45, Nguyễn Xuân Diện ra quầy báo, mua tờ Tiền Phong hôm nay, lật đi lật lại, không thấy có bài này.

Có phải lần cuối
Tổng Biên tập Vietnamnet thôi chức?
Xuân Ba
Phải nói lần cuối bởi cách đây tròn 3 năm (thiếu ít ngày) ngày 20 tháng 3 năm 2008, ông Nguyễn Anh Tuấn Tổng Biên tập Báo Vietnamnet cũng có đơn xin thôi chức...
Đơn nối... đơn?
Thời điểm ấy ông Tuấn là Giám đốc Công ty phần mềm và truyền thông VASC ( Tập đoàn Bưu chính viễn thông) kiêm Tổng Biên tập Vietnamnet. Ông viết đơn kính đề nghị lãnh đạo Tập đoàn cho ông được nghỉ việc từ ngày 1 tháng tư năm 2008 như lý do viết trong đơn muốn giành thời gian cho bản thân và gia đình.
Nhoàng cái mà đã 3 năm. Ba năm sau, ông Nguyễn Anh Tuấn không nghỉ việc như trong đơn mà vẫn cái chức danh TBT ấy. Vietnamnet như có lần Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúc Chúc Vietnamnet ngày một nét hơn, Vietnamnet là một trong những tờ báo mạng giành được nhiều ái mộ của bạn đọc...
Nhưng đùng cái, lại xuất hiện lá đơn xin nghỉ việc của ông Tổng Biên tập Vietnamnet Nguyễn Anh Tuấn
Hà Nội ngày 2 tháng 3 năm 2011
Kính gửi ông Lê Doãn Hợp Bộ trưởng Bộ TTTT
Đồng kính gửi ông Bùi Như Uyên, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Thông tin và truyền thông
Tôi là Nguyễn Anh Tuấn TBT Báo VietnamNet viết đơn này xin được trình bày nguyện vọng cho tôi được nghỉ việc không làm Tổng Biên tập Báo Vietnamnet và xin được thôi việc không làm công chức nhà nước.
Tôi đã nỗ lực làm việc từ những ngày đầu xây dựng Vietnamnet cho đến ngày hôm nay. Thời gian đã là 14 năm trong đó 11 năm trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam và 3 năm trực thuộc Bộ Thông tin truyền thông. Tôi nghĩ hiện nay trong những anh chị em đã cùng tôi cộng tác làm việc nhiều năm ở Vietnamnet có người có thể đảm nhận có hiệu quả tốt nhiệm vụ Tổng Biên tập thay tôi và cả đội ngũ anh chị em có đủ bản lĩnh tiếp tục phát triển Báo Vietnamnet một cách đáng tin cậy.
Tôi nhận được thư bổ nhiệm làm công việc nghiên cứu lâu dài ở một Trung tâm nghiên cứu thuộc Đại học Harvard (tôi có gửi kèm thư ở đây)
Vậy tôi kính đề nghị ông Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ chấp nhận cho tôi được nghỉ việc. Tôi sẵn sàng bàn giao công việc Tổng Biên tập Báo Vietnamnet cho Phó Tổng Biên tập Phạm Anh Tuấn. Tôi mong rằng chậm nhất là ngày 1 tháng 4, tôi có thể thôi việc ở Vietnamnet để sau đó giành thời gian làm công việc nghiên cứu ở ĐH Harvard.
14 năm tôi làm việc ở Vietnamnet, tôi đã nhận được rất nhiều tình cảm cao quí của cấp trên, đồng nghiệp cộng tác viên cùng đông đảo bạn đọc đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm sâu sa thắm thiết mà tôi xin được ghi nhớ mãi...
Xin trân trọng cảm ơn ông và lãnh đạo Bộ đã tạo điều kiện để tôi làm việc và hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian qua. Trân trọng.
(Đã ký)
Nguyễn Anh Tuấn
Cũng tình cờ mà tôi may mắn mà tôi có được lá đơn... Nhưng gặp Nguyễn Anh Tuấn thì khó lắm... Đành trao đổi ngắn qua điện thoại. Việc đầu tiên là tôi nhắc đến những khúc nhôi mà Vietnamnet tự dưng không được... nét! Nghe tôi dài dòng liệt kê cuối năm ngoái, Vietnamnet có 2 đợt tin tặc đánh phá ( Có hai đợt tấn công, một là 22 tháng 11, một là mùng 6 tháng 12 thì đều là nhằm muốn triệt hạ VietnamNet; đặc biệt đợt 22 tháng 11 thì rất là nặng, họ muốn phá tan cả hệ thống cơ sở dữ liệu, cả hạ tầng VietnamNet về các phần mềm, rồi kể cả chuyện truy cập thông tin cho đến cơ sở dữ liệu.
Rồi ngày 6 tháng 12 thì là thay bài, đẩy lên, thì tôi nghĩ rằng chủ đích họ muốn triệt hạ, muốn đánh sập hoàn toàn VietnamNet để VietnamNet không hoạt động được nữa (trích trả lời phỏng vấn của Tổng Biên tập Vietnamnet Nguyễn Anh Tuấn trên một số báo) mà đến tận bây giờ các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra thủ phạm? Rồi nữa, tôi thử liệt kê ra những lẫn Vietnamnet bất đắc dĩ phải dỡ bỏ bài trên mạng...
Có phải đó là áp lực là sức ép khiến TBT Vietnamnet thôi việc hay không? Nguyễn Anh Tuấn cười đáp ngay không phải lý do ấy mà là nguyên nhân như Tuấn đã viết trong đơn! Cụ thể là muốn nhiệm làm công việc nghiên cứu lâu dài ở một Trung tâm nghiên cứu thuốc Đại học Havard...
Chứ không vì muốn giành thời gian cho bản thân và chăm sóc gia đình như lần trước? Nghe vậy Nguyễn Anh Tuấn cười. Cái cười mà người ngoài cuộc chả biết đoán định thế nào. Thứ thực lần trước, vì chả biết đường nào mà lần nên tôi đã phân vân tợn trước quyết định lý do mà Nguyễn Anh Tuấn xin nghỉ việc như đã nói. Bảo là hoàn cảnh gia đình (ở đây xin không liệt kê ra những thứ cụ thể sợ cái chuyện xâm phạm đời tư này khác, nhưng nói như các cụ là trông lên, có kém một số hộ nhưng trông xuống còn nhiều nhà chưa bằng gia đình mình. Đời sống riêng của Tuấn như thế là tạm ổn. Còn lý do chăm sóc bản thân thì nghe hơi bị... buồn cười! TBT Vietnamnet Nguyễn Anh Tuấn mà tự dưng rẽ ngoặt một lối sống, một thói quen đã là cố hữu là ham công tiếc việc ư? Nhiều lần đi công tác, khi thì gần, khi xa với Nguyễn Anh Tuấn, tôi thấy hình như cái nghề báo (cả hai việc viết và quản lý coi sóc) đã chọn Nguyễn Anh Tuấn? Và Tuấn có cái may lẫn hạnh phúc thực sự là đam mê với nó! Để ý cái sơmi cả tuần Tuấn không thay, không giặt. Thường qua bữa liền mấy ngày bằng mì tôm (đơn giản là không có thời gian nấu nướng lẫn đi ăn). Hay là ông này đang bị làm sao, tự dưng muốn sống khác đi, phát rồ lên làm cái việc tỉa lông rỉa cánh? Những phân vân lấn bấn cùng là tìm hiểu này nọ, thời điểm Nguyễn Anh Tuấn dâng sớ từ quan, tôi có viết loạt bài Nguyễn Anh Tuấn mất việc hay từ chức cũng được ít người quan tâm. Cần khẳng định ngay rằng, không có tí ti hiệu ứng nào từ những thứ tò mò, vọc vọi qua những bài báo ấy mà bởi những quyết định chắc nịch chủ quan của Nguyễn Anh Tuấn (mà có người từng nói rằng, cụ thể ra sao chỉ có Tuấn và trời mới biết?) đã khiến Nguyễn Anh Tuấn trụ vững thêm ba năm ở vị thế ở cái ghế (từng được coi là nóng) như TBT Vietnamnet!
Năm 2008, khi VietNamnet được chuyển giao về Bộ Thông tin và Truyền thông, Tuấn vẫn là TBT. Tôi nhớ trong cuộc trao đổi với một tờ báo mạng vào ngày 8-12-2010, ông Tuấn bất ngờ phát biểu “thấy cần thiết phải chuyển giao việc lãnh đạo tờ báo cho những anh em trẻ hơn. Họ sẽ tập sự làm lãnh đạo, kể cả việc tập sự làm Tổng biên tập…”
Thế còn lần này?
Xuống ngựa hay lên voi?
Hai sự kiện trong một ngày của Nguyễn Anh Tuấn
Buổi sáng ngày mồng 2-3-2011, TBT VietNamnet Nguyễn Anh Tuấn đã nộp đơn xin nghỉ việc lên cơ quan chủ quản của báo là Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hàng loạt tờ báo mạng giăng đầy tin ấy... Thì buổi chiều, tôi lại may mắn được mời dự Đại hội thành lập Hội Thông tin truyền thông số (HTTTTS) trực thuộc Bộ Thông tin và truyền thông.
Mặc dù chưa bầu bán gì, nhưng nghe phong thanh TBT Vietnamnet Nguyễn Anh Tuấn đã được anh em tín nhiệm bầu làm Phó chủ tịch thường trực của Hội. Thế là thế nào? Đã đành Hội nơi tập hợp các cá nhân và tổ chức có mối quan tâm đối với việc sử dụng các phương tiện thông tin, điện tử, thiết bị số trong hoạt động truyền thông, và những người muốn đóng góp, tạo điều kiện cho truyền thông số Việt Nam phát triển. Hội còn làm cầu nối giữa các hội viên với các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực truyền thông số; nỗ lực đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực mới mẻ này ở Việt Nam. Đã đành thông cảm và chia xẻ với thông tin mà ông thứ trưởng Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Thành Hưng bộc bạch trong Đại hội rằng, trong những năm gần đây, VN luôn là nước duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong lĩnh vực TTTT đặc biệt là Internet và thông tin di động..Tuy nhiên, VN vẫn chưa từng vượt qua thứ hạng 70 về CNTT&TT trên thế giới. Vì vậy, theo ông Hưng, Hội vừa có vai trò quan trọng trong việc góp phần đưa VN trở thành một quốc gia mạnh về công nghệ thông tin vào năm 2020.
Nhưng việc ở Harvard bên kia trời Tây của Nguyễn Anh Tuấn và cái chức Phó Chủ tịch thường trực HTTTTS này? Tôi băm bổ đi tìm Tuấn mong nối mạng lại thông tin mà cuộc điện thoại hồi sáng đang dang dở cùng những phân vân này khác nhưng ngay sau ĐH, ông TBT này biến đằng nào? Lại có người nói, nhà báo Nguyễn Anh Tuấn xin nghỉ việc ở VietNamnet để "toàn tâm toàn ý" cho HTTTTS VietNam này! Toàn tâm toàn ý là thế nào? Những cú nick chuột trong thời đại truyền thông số này sẽ nối dài cánh tay, làm ngắn lại những bước chân của những chuyên gia như Nguyễn Anh Tuấn từ Hà Nội đến Boston (nơi có ĐH Harvard) chăng?
Tại ĐH, tôi gặp khá nhiều đồng nghiệp đã từng giăng cái tin trên mạng đại ý, ông TBT Nguyễn Anh Tuấn từ chối tiếp xúc cũng như trả lời tất cả những câu hỏi liên quan đến việc này. “Thông tin chi tiết, bạn hỏi Vụ Tổ chức cán bộ (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông’’
Cũng hơi bị hiếm trong thời buổi bình bình thông tin này mà có người, một ngày tung ra được đến ngần ấy những câu hỏi còn để ngỏ?!
Không được tiếp cận với thư mời ĐH Harvard nên tôi chưa kịp biên ra đây những thứ nhọc nhằn (hay hấp dẫn) mà chuyên gia được mời của Harvard như Nguyễn Anh Tuấn phải đảm trách. Rồi nghe phong thanh trong thư ấy, ngoài trách nhiệm nghĩa vụ ra cũng còn quyền lợi nữa? Không phải là tò mò hay tọc mạch mà những bạn đọc từng yêu mến Vietnamnet cần được biết mức lương mà chuyên gia Nguyễn Anh Tuấn được hưởng! Như ta vẫn nói là y phục xứng kỳ đức cũng như trong trường hợp này là ngân lượng xứng kỳ tài vậy! Tại sao không?
Một chút phập phồng, trong đơn xin nghỉ việc từ chức ấy, cả hai lần Nguyễn Anh Tuấn đều đề cập đến hạn định là ngày mồng một tháng 4...
Mong rằng mọi sự chỉ là cá tháng Tư !?
Cuối ngày, cuộc họp báo của Liên đoàn bóng đá Việt Nam níu chân tôi lâu hơn cả. Chả phải không khí bịn rịn kẻ ở người đi khi thày Tô (HLV Calisto) tạm biệt VFF mà là câu nói thẳng băng khá ấn tượng của thầy Tô rằng quyết định từ chức không phải bởi áp lực quá lớn từ phía nào đó như báo chí chẳng hạn mà việc ông cảm thấy thất vọng cũng như đã không còn cảm thấy hạnh phúc với công việc huấn luyện!
Nguyễn Anh Tuấn ơi, thử thẳng băng một chút, có lẽ chả nên để những câu hỏi ngỏ lâu đến thế rằng có lúc nào đó TBT Vietnamnet, trong công việc của mình đã thấy thất vọng và không còn cảm thấy hạnh phúc như khẩu khí của thày Tô không?
Đành một nhẽ, báo chí và bóng đá là hai địa hạt khó mà na ná?
Đêm 3-3-2011
X.B

Chi bạo – hành vi khó coi với dân tộc, với đất nước!

Posted by truongthondlb1
Luật sư Trần Hữu Huỳnh - Những người “chi bạo” thường là những người có được đồng tiền không phải từ sự chắt chiu, tần tảo, từ cạnh tranh gay gắt. Do kiếm tiền dễ dàng, cư xử của họ với đồng tiền trở nên không đúng mực. Những người này thường có cách tiêu tiền xa hoa, phô trương… Không thể không nhắc tới những người xài hoang do kiếm được tiền từ việc tham nhũng, từ việc lợi dụng cơ chế xin – cho, hay các thủ tục cấp phép… để trục lợi.

Về xu hướng “chi bạo” của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam hôm nay, khi mà đời sống chung của xã hội đã được cải thiện, mặt bằng chung được nâng lên so với trước đây, người tiêu dùng có quyền hưởng thụ cao hơn, tôi nghĩ nên có sự tách bạch các đối tượng khác nhau.

Trước hết, đó là những người làm giàu một cách chân chính do thành đạt trong sự nghiệp, do thành công trên thương trường, do khai thác được những cơ hội và lợi thế trong hội nhập. Khoảng cách giàu – nghèo đang ngày càng doãng ra. Đa số người dân còn nghèo, hoặc vừa thoát nghèo. Ở đây có một bất hợp lý đáng lo ngại: còn thiếu những điều tiết nhằm khuyến khích làm giàu chính đáng và chưa tạo được nhiều cơ hội cho người nghèo tăng thêm thu nhập.

Ở lĩnh vực kinh doanh, một số doanh nhân do khai thác được những kẽ hở, những điểm chưa hợp lý của cơ chế chính sách, pháp luật và vô hình trung cơ chế chính sách chưa hoàn thiện đã tạo điều kiện cho họ “phất” lên (ví dụ trong lĩnh vực đất đai, nhiều người trở thành đại gia bất động sản lớn do đã tận dụng được cơ chế chính sách bất chấp một bộ phận nông dân bị mất ruộng đất và bị bần cùng hoá). Một số khác, số này khá nhiều, do có những quan hệ riêng, họ khai thác và hưởng lợi từ việc “kinh doanh quan hệ” nên đã kiếm được tiền và giàu lên một cách nhanh chóng – đối lập với những doanh nghiệp sản xuất rất vất vả trong việc tìm kiếm lợi nhuận.

Trong bối cảnh đó, hiện tượng “chi bạo” có chiều hướng phát triển thành một xu hướng tiêu dùng ở nước ta. Phải thấy là những người có tiền luôn có những cách đối xử với đồng tiền khác nhau và không phải ai kiếm được nhiều tiền cũng “chi bạo”, nếu không nói đó chỉ là những trường hợp cá biệt. Nhìn ra thế giới, không ít tỉ phú sống rất giản dị.

Những người “chi bạo” thường là những người có được đồng tiền không phải từ sự chắt chiu, tần tảo, từ cạnh tranh gay gắt. Do kiếm tiền dễ dàng, cư xử của họ với đồng tiền trở nên không đúng mực. Những người này thường có cách tiêu tiền xa hoa, phô trương… Không thể không nhắc tới những người xài hoang do kiếm được tiền từ việc tham nhũng, từ việc lợi dụng cơ chế xin – cho, hay các thủ tục cấp phép… để trục lợi.




Trên phạm vi cả nước, chênh lệch giàu nghèo không giảm mà tăng lên từ 8,1 lần năm 2002 đến 8,9 lần năm 2008 (Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008. Hà Nội, 2010 – nguồn: tổng cục Thống kê). So với mức sống còn thấp mặc dù đã được cải thiện của người dân Việt Nam, thì mức chênh lệch giàu nghèo gần 9 lần như vậy là rất cao. Trong ảnh: người nghèo mưu sinh tại thành phố trọng tâm kinh tế của cả nước, nơi mà theo nghiên cứu “Mức sống kết hợp với môi trường sống của các hộ gia đình tại TP.HCM” của viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM thực hiện tại 12 quận huyện hoàn thành đầu năm 2010 thì chênh lệch giàu nghèo lên tới 6,9 lần. Ảnh: Ảnh: Hồng Thái


Tôi muốn đề cập thêm về không ít người trong bộ máy nhà nước ta, đồng lương eo hẹp chỉ đủ “giật gấu vá vai”, việc mưu sinh tồn tại rất khó khăn. Đó là những người làm công nhân, y tá, hộ lý, giáo viên… Trong số họ, tỷ lệ có thu nhập từ làm thêm không cao. Một số có thêm thu nhập ngoài lương do lịch sử (ví dụ đã từng có tiền do ở nước ngoài về) hoặc giàu nhanh do có thông tin, năng nổ “chân trong chân ngoài”, chớp được những cơ hội biến động giá cả, những cơn sốt bong bóng trên thị trường vàng, bất động sản, chứng khoán… Phần lớn họ tiêu xài phù hợp, ngoài một số xài sang theo kiểu “bù cho những lúc không tiền”!

Người nhiều tiền “chi bạo” đã đành, nhưng ngay cả một số người chưa làm ra tiền, hoặc kiếm tiền chỉ vừa đủ tiêu, vẫn đua nhau xài sang, chơi hàng hiệu, hàng cao cấp… Một phần do hệ luỵ trực tiếp hay gián tiếp của những người làm ra tiền, ví dụ con cái tiêu tiền do cha mẹ kiếm, đã thể hiện “văn hoá tiêu tiền” trong nhiều mái nhà với những cách tiêu xài không phù hợp với hoàn cảnh đất nước, gia đình; quên mất những điều cha ông ta đã cảnh báo: “miệng ăn núi lở”, “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”…

Một xã hội văn minh luôn đòi hỏi cách ứng xử với đồng tiền một cách có văn hoá. Điều này cũng thể hiện sự nhân bản của con người với nhau. Chúng ta không phê phán việc chi tiêu nói chung mà chỉ phản ứng với cách tiêu xài thái quá, đến mức phản cảm, trong điều kiện số đông còn nghèo.

Đây là lúc đất nước ta đang gồng mình chống lạm phát, phải chắt chiu từng đồng ngoại tệ để đầu tư cho sản xuất. Việc tiêu hoang, chi bạo, xài sang… phải được coi là hành vi khó coi với dân tộc, với cộng đồng xã hội, với đất nước. Đua nhau tiêu xài đồ nhập khẩu, hàng hiệu, ôtô xịn… là không phù hợp, không bảo vệ đồng nội tệ, không yêu nước và không ủng hộ phong trào, nếp ứng xử “người Việt dùng hàng Việt”.

Sức mạnh một dân tộc trong nhiều trường hợp đã có được, đã được nhân lên, nhờ những ứng xử văn hoá. Thiết nghĩ, trong trường hợp này là cách ứng xử có văn hoá đối với đồng tiền, là cách tiêu dùng phù hợp với hoàn cảnh đất nước và gia đình của những người có tiền chân chính.

http://sgtt.vn/Loi-song/141130/Chi-bao-%E2%80%93-hanh-vi-kho-coi-voi-dan-toc-voi-dat-nuoc.html

Người giàu Việt Nam khác gì người giàu thế giới?

Posted by truongthondlb1


Trần Minh Quân – Xu hướng nhiều quan chức, cán bộ cũng bắt đầu thể hiện đẳng cấp của mình thông qua thú vui chơi “hàng độc”. Từ đó một xu hướng sưu tầm, tìm kiếm các sản vật quý hiếm, kể cả trong sách đỏ được hình thành.

Để xứng với danh xưng “đại gia” hay được xem là giới thượng lưu, nhiều người đã không ngần ngại “chi bạo”, thậm chí nhiều người đã bỏ ra hàng đống tiền chỉ để thỏa mãn một thú vui hay đơn giản chỉ là một trò tiêu khiển nào đó.


Nhiều người đã không ngần ngại giết thú ruưg để phục vụ cho nhu cầu ăn uống. Ảnh: Lê Hoài Phương
Hình như đã qua rồi cái thời người ta thi thố nhau bằng “dế” xịn hay siêu xe. Ngày nay, muốn thể hiện “đẳng cấp” hơn, người thì phải biết ăn thịt rừng quý hiếm hay phải biết chơi “hàng độc”, hàng gỗ quý đã được xếp vào loại tuyệt chủng. Ai chơi hàng càng hiếm thì chứng tỏ đẳng cấp người ấy càng cao, kể cả những thứ đang bị liệt vào sách đỏ, hàng quốc cấm.

Ngoài những người thực sự giàu có, một số đại gia hay quan chức vì do mê tín, cho rằng ăn thú rừng trong dịp đầu năm sẽ mang lại may mắn và phát tài nên đã đổ xô lên miền núi săn thịt thú rừng vào những ngày đầu năm mới.

Cũng vì những thú vui của một số người lắm tiền nhiều của, hay xu hướng chạy theo việc thể hiện đẳng cấp mà càng ngày những loài động vật quý hiếm, động vật hoang dã hay các loại gỗ quý đang bị liệt vào danh sách đỏ, thậm chí cả những mảng rừng nguyên sinh đang bị tàn phá nghiêm trọng, khiến cho tình trạng lũ lụt ngày càng thêm nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, xu hướng ăn thịt rừng cũng đã khiến cho thị trường buôn bán động vật hoang dã đã đến mức báo động hiện nay. Theo các tài liệu, ước tính có khoảng 80/ 200 loài động vật hoang dã quý hiếm được buôn bán trên thị trường Việt Nam, trong đó đa phần là khai thác bất hợp pháp. Và nạn buôn bán động vật hoang dã đang được xếp vào loại có lợi nhuận đứng thứ hai, sau ma túy.

Có một điều đáng nói là trong khi nhiều người giàu trên thế giới đều dành phần lớn tài sản của mình để đóng góp cho xã hội, cho các quỹ từ thiện thì người giàu Việt Nam lại dành nó cho những thú vui của riêng mình. Trong số đó không ít người còn tham gia tích cực vào việc tận diệt thiên nhiên.

Xu hướng nhiều quan chức, cán bộ cũng bắt đầu thể hiện đẳng cấp của mình thông qua thú vui chơi “hàng độc”. Từ đó một xu hướng sưu tầm, tìm kiếm các sản vật quý hiếm, kể cả trong sách đỏ được hình thành.

Về mặt xã hội, trong khi ở các nước phát triển, cuộc sống gần gủi, thân thiện với thiên nhiên đang được đề cao thì chúng ta lại làm ngược lại. Rất nhiều du khách phương Tây đã phải sững sờ khi chứng kiến cảnh giết mổ, tận diệt thú rừng tại Việt Nam.

Trong môi trường giáo dục cũng vậy. Ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, người ta dạy cho trẻ em biết yêu thương thiên nhiên, biết yêu quý động vật và thường xuyên có những buổi hoạt động ngoại khóa ngoài trời. Còn ở Việt Nam thì đôi ngược lại.

Vì nhiều lý do mà trong chương trình giáo dục thiếu hẳn những buổi thực hành, những hoạt động ngoại khóa hướng về thiên nhiên đã đành, trong khi nhiều bậc làm cha, làm mẹ lại thường khoe khoang những “chiến tích” tận diệt thú rừng hay khoe những sản vật từ các loại cây quý hiếm với bạn bè ngay trước mặt trẻ con. Không khó để bắt gặp những hình ảnh nhiều người làm cha, làm chú ngang nhiên yêu cầu nhân viên nhà hàng làm thịt thú rừng ngay trước mặt trẻ em.

Điều này vô tình đã tạo cho trẻ những suy nghĩ lệch lạc về giá trị của cuộc sống đồng thời cũng dạy cho trẻ những hành vi phá hoại thiên nhiên.

Đã có nhiều người gọi những đại gia này là những “đồ tể” của rừng xanh. Cách gọi này xem ra không quá lời đối với những hành động phá hoại thiên nhiên trực tiếp và dán tiếp của họ!

Bắt chước phong cách “đại gia”

Trong những năm gần đây, xã hội có phần phát triển hơn trước, số lượng những người trung lưu và giàu có tăng lên đáng kể. Nhiều người trong số đó vì nhiều lý do mà giàu lên rất nhanh. Có thể họ không được trang bị đầy đủ những ý thức bảo vệ và gìn giữ thiên nhiên, nhưng lại rất giỏi thích nghi, bắt chước phong cách “đại gia”.

TRẦN MINH QUÂN

http://tranminhquan.wordpress.com

Người lao động Việt Nam

Mẹ Nấm :
Posted by truongthondlb1
Đối diện với bản tin “Việt Nam kêu gọi quốc tế hỗ trợ sơ tán lao động Việt tại Lybia”, có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau đưa ra. Người thì cho rằng đây là một hành động hoàn toàn có thể chấp nhận được, người khác lại cho rằng việc bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam lao động tại nước ngoài là trách nhiệm của chính phủ khi có những kế hoạch chi tiêu, “giải ngân” ngân sách cho các dịp lễ hội vô tội vạ

Riêng tôi, muốn đặt ra một câu hỏi mà có lẽ rất nhiều người đang tự vấn: “Người lao động (NLĐ) Việt Nam thực sự có những quyền lợi gì và ai sẽ bảo vệ quyền lợi của họ?”, bởi bản chất của nhà nước hiện tại không hề bảo vệ quyền lợi NLĐ.

Đối với lực lượng lao động trong nước, có lẽ là Liên đoàn Lao Động, và các tổ chức Công đoàn cơ sở được thành lập tại doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật lao động: “để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động”.

Lý thuyết là như vậy, còn thực tế ra sao?

Thực tế, những người làm công tác bảo vệ quyền lợi cho người lao động lại là “kiêm nhiệm” mà không phải là chuyên trách hoặc không do người lao động thực sự cử ra để đại diện. Sự nhập nhằng lãnh đạo này dẫn đến NLĐ có nhiều thiệt thòi. Khi người lao động không được tăng lương tối thiểu – phải nhận đồng lương không đúng sức lao động, nhiều quyền lợi hợp pháp khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các khoản trợ cấp… cũng bị thiệt hại vì tất cả đều căn cứ theo lương. Chưa kể đến trường hợp họ thường xuyên bị vắt kiệt sức vì tăng ca quá mức, vì chế độ ăn uống không bảo đảm…

Khi NLĐ có được một công việc để bảo đảm sự sống của bản thân họ, gia đình họ , làm ra của cải vật chất cho xã hội như giáo trình trong các nhà trường nêu khái niệm, thực tế họ phải thỏa thuận với bên sử dụng lao động bằng một loại giấy tờ văn bản mà ta hiểu đó là hợp đồng lao động.

Để được làm việc, NLĐ lại phải ký hoặc buộc tuân thủ không điều kiện một thứ văn bản nữa được xây dựng trên cơ sở luật lao động gọi là thỏa ước lao động tập thể.

Mặt tích cực của loại văn bản này ai cũng rõ, bên cạnh đó nó có “tác dụng” khống chế thái độ của người lao động, hiểu theo nghĩa rộng. Bản chất của thỏa ước lao động tập thể là những điều khoản ràng buộc do giới chủ đưa ra, không hề có sự đóng góp ý kiến của NLĐ.

Ví dụ, thỏa ước ghi: “Người lao động có quyền từ chối làm việc ở chỗ nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe… hoặc không bảo đảm an toàn, thiếu thiết bị bảo hộ…” Nhưng trên thực tế khi nhận việc, NLĐ thử từ chối xem, mất việc, hay bị đơn phương chấm dứt hợp đồng ngay. Khi có tranh chấp, hay mâu thuẫn giữa các bên, giới chủ lại vin vào cái gọi là pháp luật bảo hộ… mà thực chất là chân lý của kẻ mạnh để trấn áp người lao động.

Ai sẽ kiểm tra, giám sát tới nơi tới chốn để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động?

Tất nhiên, không chỉ có tổ chức công đoàn cơ sở, mà các cơ quan quản lý nhà nước và cả hệ thống pháp luật Việt Nam phải thực hiện vai trò này. Đáng tiếc là trên thực tế người lao động cũng không mấy trông mong vào việc được bảo đảm quyền lợi bởi thực chất nhiều công đoàn cơ sở gần như chỉ đóng vai trò mờ nhạt trong cơ chế hoạt động như hiện nay. Còn các tổ chức công đoàn cấp trên lại quá xa xôi và thường chỉ có mặt khi sự việc đã rồi.

Bởi một thực tế tréo ngoe ở Việt Nam, công đoàn là một bộ phận của bên sử dụng lao động, hay nói khác đi là của giới chủ nên người lao động đành phải sử dụng “vũ khí” cuối cùng đó là đình công. Bản chất của đình công hay lãn công ở đây không phải họ muốn thay đổi thỏa hiệp trước đó với “giới chủ” mà họ đòi “giới chủ” thực hiện nghiêm túc thỏa hiệp trước công việc của mình.

Tuy nhiên khi đối mặt để giải quyết vấn đề với người lao động lúc đình công xảy ra, người sử dụng lao động và công đoàn thay vì giải quyết tận gốc vấn đề, họ lại thường tìm cách trấn an xoa dịu, bên cạnh đó còn ráo riết truy tìm những người dũng cảm bảo vệ quyền lợi của người lao động không nằm trong các tổ chức công đoàn để truy ép và xử lý với tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”.

Rõ ràng người lao động là nguồn tài nguyên lớn nhất của mỗi doanh nghiệp (DN), kỳ vọng của họ là được hưởng mức lương xứng đáng với chính công sức bỏ ra. Nếu DN biết chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ, chắc chắn họ sẽ làm việc hết mình, từ đó sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Khi có vấn đề giữa người sử dụng lao động và NLĐ xảy ra, các cơ quan chức năng và các cơ quan chủ quản làm gì để bảo vệ quyền lợi của NLĐ và giải quyết vấn đề một cách rốt ráo?

Đối với những lao động Việt Nam tại nước ngoài, ngoài Bộ Lao động – Thương binh và xã hội ( LĐ-TB&XH) là cơ quan quản lý và cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ), còn có Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, Uỷ ban của các vấn đề và xã hội cùng các Lãnh sự ngoài nước trực thuộc Cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao.

Theo Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài;
2. Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này;

3. Được doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng thực tập;

4. Chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

5. Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

6. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Thực tế thì sao?

Bài “Bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài” trên báo Công an nhân dân có đoạn viết:

Nhiều trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra, bản thân NLĐ cũng như người thân của họ ở quê nhà đều không biết tìm kiếm sự hỗ trợ của cơ quan nào, trong khi Chính phủ đã xây dựng cả một hệ thống bảo vệ quyền lợi của NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Tờ báo này cũng nhìn nhận rằng “Các cơ quan chức năng còn thiếu sự phối hợp”

Một khi đã chấp nhận xa quê hương mưu sinh, NLĐ Việt Nam đã tin tưởng vào sự trợ giúp của doanh nghiệp XKLĐ, các ban ngành có liên quan, hẳn không ai nghĩ rằng, khi sự cố xảy ra, số phận của họ tuỳ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp của các cơ quan chức năng, mà ở Việt Nam còn đang nặng về cơ chế quản lý hành chính.

Phóng sự “Công nhân Việt ở Malaysia: Môi giới Mã xử tệ, môi giới Việt Nam bỏ mặc” của đài Á Châu Tự Do là một ví dụ chỉ ra thực tế rằng, quyền lợi hợp pháp của NLĐ Việt Nam ở nước ngoài thực sự bị bỏ ngỏ.

Bên cạnh việc kết luận các vấn đề xảy ra đối với NLĐ Việt Nam tại nước ngoài “lỗi chính thuộc về doanh nghiệp” thì các cơ quan chức năng và cơ quan chủ quản đã làm gì ngoài việc phủ nhận trách nhiệm, đổ lỗi cho doanh nghiệp nước ngoài, gia tăng “tuyên truyền, cảnh báo, điểm mặt một số tổ chức phản động mà lao động Việt Nam ở nước ngoài không nên tìm đến”

Trường hợp lao động Việt Nam ở nước ngoài gặp biến cố chính trị ở nước sở tại như Libya, thực tế là trường hợp bất khả kháng. Nhà nước Việt Nam phải tức tốc thi hành những phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ công dân của mình. Từ đó, nếu có muốn kêu gọi bất kỳ một tổ chức quốc tế nào, họ cũng sẵn sàng. Chứ như tình trạng hiện nay, liệu sự kêu gọi của “đại diện” nhân dân Việt Nam với quốc tế có “thấu” hay không? Câu trả lời nằm ở thái độ của người có “đòn cân” tức quyền, người có “quả cân” tức hành.

Người lao động Việt Nam thực sự có những quyền lợi nào?

Ai giúp người lao động biết cách đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình một cách hợp pháp, chính đáng để không xảy ra những sự cố đáng tiếc?

Bạn và tôi đã có câu trả lời thoả đáng hay chưa?

© DCVOnline

Nên cư xử với cụ rùa Hồ Gươm như thế nào cho phải?

Posted on Tháng Ba 5, 2011 by truongthondlb1
Đọc bài viết táo tợn “Rùa & hoa” của nhà báo blogger nổi tiếng Trương Duy Nhất (TDN) khiến tôi cứ ray rứt mãi không thôi. Chuyện hoa (Lài hay cứt lợn – như chữ của TDN) thì đã có các blogger Tô Hải và Kami bàn nhiều rồi tôi không muốn đi sâu vào chuyện này nữa. Chỉ muốn bàn tới chuyện cụ rùa đang già nua ốm yếu với lở loét đầy mình thôi.

Trước khi bàn về cụ tôi xin nêu ra một hiện tượng văn hoá và tâm linh rất phổ biến ở mọi dân tộc cổ sơ (bất kể nay đã văn minh hay còn mông muội) là hiện tượng thờ cúng vật tổ (totem)! Tức là tục thờ phượng một động vật hay một thực vật được cho là tổ tiên chung hay có liên hệ mật thiết với vị tổ tiên chung của của mọi người trong cộng đồng. Người cổ sơ cũng có cách cách cư xử khác nhau tuỳ phong tục đối với vật tổ. Như có nơi hoàn toàn không động đến vật tổ. Nơi khác lại có thể được ăn vật tổ trong một thời kỳ nhất định mỗi năm để mong có được các khả năng của vật tổ.

Liên hệ với “cụ rùa” ở hồ Hoàn Kiếm Thăng Long – Hà Nội nói riêng hay loài rùa nói riêng thì ngoài các sự tích rùa thần (do người phương Nam dâng biếu người phương Bắc) trên mai rùa có hình Hà Đồ được cho là tiền đề hình thành nên Kinh Dịch và cả chữ tượng hình của Trung Nguyên hiện nay. Còn hai sự tích nữa là “Thần Kim Quy” dâng móng làm lẫy nỏ thần cho An Dương Vương (khoảng 300 năm trước Công nguyên) và rùa thần dâng kiếm cho Lê Lợi (hồi thập niên X – thế kỷ XV). Từ đó “Thần Kim Quy” (rùa thần) được mọi người trân qúi vì đã gắn chặt mật thiết với việc chống ngoại xâm giữ nước. Mặc dù “ngài” rùa chưa bao giờ được tôn sùng như vật tổ cả. Nhưng ngài cũng được xếp vào hàng “tứ linh” (Long – Lân – Quy – Phụng) hiện diện ở nơi đình chùa miếu mạo hay các chốn tôn nghiêm của triều đình. Thứ hạng của ngài cũng tầm tầm bật trung thôi. Cái câu “Thương thay thân phận con rùa / Trên thì hạc cưỡi dưới chùa đội bia” đã nói lên đẳng cấp vừa phải của cụ trong hàng tứ linh trên.


Lở loét đầy mình, rùa hồ Gươm lại như cố đặt chân lên bờ – Ảnh: Tuổi trẻ
Rùa ở Hồ Gươm hiện nay được dân gọi là “cụ” là do rùa đã già. Hai là do hình ảnh cụ trong truyền thuyết “Thần Kim Quy” được lưu truyền cho tới ngày nay mà bất cứ già trẻ lớn bé người Việt nào cũng đều tỏ tường. Cũng như ngay ông Hồ Chí Minh (HCM) đã được toàn dân Việt Nam gọi bằng “cụ” từ sau ngày 19.08.1945 – tức là khi lãnh tụ HCM mới 55 tuổi. Sau này, nếu ai đã đọc cuốn “Truyện kể năm 2000” của nhà văn Bùi Ngọc Tấn (BNT), thấy có Già Đô (một người bạn tù của BNT) cũng gọi BNT là “cụ” để tỏ ý tôn trọng một phần. Phần khác do trong nhà tù cấm không cho dùng chữ “ông” với các bạn tù (vì chữ đó chỉ để gọi “ông quản giáo” thôi). Nên BNT ít tuổi hơn Già Đô đã lên “cụ” một cách ngoạn mục như thế!

Trên các đình làng đều có thờ cả ngựa (gỗ) của Đức Thánh. Mặc dù cũng là một động vật, đều đã được người dân trân trọng gọi “ông” là chuyện hoàn toàn bình thường. Tương tự như vậy nhiều con vật như hổ, lợn, trâu… cũng được tín ngưỡng dân gian ở một số vùng ở châu thổ sông Hồng gọi là “Ngài” hay “Ông” như “Ông Ba Mươi” (“Ông Mãnh”) ; “Ông Ỉn”; “Ông Trâu”…

Từ đó rùa ở Hồ Gươm hiện nay được đại đa sốn dân chúng gọi là “cụ rùa” là có thể chấp nhận được. Chứ không có gì đáng phê phán nặng nề như ý kiến của TDN: “Một đất nước, một dân tộc đến bây giờ vẫn cứ mãi dựa níu vào những truyền thuyết hoang đường thì khó mà lớn lên được. Đến mức một con rùa già ghẻ lở cũng biến thành rùa thiêng, được xưng là Cụ (viết hoa), nhốn nháo như sắp bị… đào mộ Tổ” (

Thủ thuật cầm quyền của Gaddafi

Ngô Minh Trí –
Posted on Tháng Ba 5, 2011 by truongthondlb1


“…Bằng sự khéo léo của mình, đại tá Gaddafi đã thiết lập quyền lực tuyệt đối tại Libya dù ông không đảm nhiệm một chức vụ chính thức nào trong chính quyền nước này…”

Mới đây, ba phóng viên của BBC, ABC và Sunday Times của Anh đã thực hiện một cuộc phỏng vấn trực tiếp đại tá Gaddafi, lãnh đạo của Libya, trong bối cảnh căng thẳng tại quốc gia Bắc Phi này đang tăng cao. Trong cuộc phỏng vấn, đại tá Gaddafi đã chính thức lên tiếng cho rằng mình chẳng có chức vụ gì để từ chức vì ông không phải vua, cũng không phải tổng thống, hay nắm bất cứ một chức vụ chính thức nào trong chính quyền.

Năm 1969, Gaddfi, lúc này 27 tuổi, đã lãnh đạo một nhóm sỹ quan quân đội thực hiện một cuộc đảo chính để hạ bệ vua Idris cùng hoàng gia và chính thức nắm quyền tại Libya. Khi đó, một Hội đồng chỉ huy Cách mạng được lập ra để cai trị đất nước, hội đồng này do ông Gaddafi giữ chức chủ tịch. Đến năm 1970, Libya chính thức thành lập chính phủ dân sự, đứng đầu là thủ tướng và ông Gaddafi đảm nhiệm chức vụ thủ tướng. Nhưng đến năm 1972, đại tá Gaddafi cũng từ bỏ chức vụ thủ tướng để không còn nắm giữ chính thức một chức vụ nào trong chính quyền. Bắt đầu từ đây, một mô hình chính phủ kép đã hình thành tại Libya.


Đại tá Gaddafi là lãnh đạo tối cao của Libya, nhưng không có chức vụ gì (ảnh: Reuters)
Về mặt chính thức, chính phủ được hình thành bởi một nhánh lập pháp mà có thể được hiểu là quốc hội, được hình thành từ các Đại hội Nhân dân Địa phương, tập trung đại biểu do các địa phương bầu ra vào mỗi đợt bầu cử theo chu kỳ bốn năm. Từ quốc hội này, chính phủ được thành lập với người đứng đầu là thủ tướng. Tuy nhiên, những người muốn vào quốc hội phải được sự đồng ý từ các thành viên của một Ban cách Mạng. Ban Cách Mạng gồm đại tá Gaddafi, Ủy ban Cách mạng và các thành viên còn lại của Hội đồng Chỉ huy Cách mạng, vốn được thành lập sau cuộc đảo chính 1969. Ban cách mạng này cũng không chính thức là một đảng phái, mà được xem như một ủy ban tối thượng. Thành viên của Ban cách mạng không được bầu ra và cũng không bị khai trừ vì có công “khai quốc”. Đứng đầu Ban cách mạng là đại tá Gaddafi với danh xưng là “Lãnh đạo và người hướng dẫn Anh em của cuộc Cách mạng”.

Tất nhiên, Ban Cách Mạng này cũng không phải là một vương triều hay một tôn giáo, nên một định nghĩa rõ ràng dành cho nó là gần như không có. Cứ như thế, Gaddafi cho rằng đất nước mình cực kỳ dân chủ vì không có đảng phái chính trị và cũng không có hoàng gia, chỉ có quốc hội do dân bầu. Cho nên, dù ai cũng biết ông Gaddafi là lãnh đạo tối cao của Libya thì cũng khó có một câu trả lời ông đang nắm chức vụ gì để có thể bị bãi nhiệm.

Không chỉ khéo léo xây dựng quyền lực cho mình, đại tá Gaddafi cũng khéo léo “lo xa” sự lệ thuộc vào quân đội chính quy, để tránh tình trạng quân đội thay đổi sự ủng hộ. Theo đó, Đại tá Gaddafi không tập trung xây dựng lực lượng quân đội quốc gia, mà tập trung phát triển lực lượng quân sự có cơ cấu phức tạp cho riêng Ủy ban Cách mạng.

Các lực lượng quân sự của Ủy ban Cách Mạng không nằm trong sự quản lý của quân đội chính quy mà do Ủy Ban Cách Mạng trực tiếp lãnh đạo, lực lượng này bao gồm các tổ chức an ninh và “dân quân” do người thân của ông Gaddafi trực tiếp nắm giữ.

Chưa dừng lại ở đó, Gaddafi còn đề phòng cả trường hợp thành phần dân quân gốc Libya quay lưng với mình. Thế nên, đại tá Gaddafi còn xây dựng một đội ngũ lính đánh thuê từ nước khác. Vì là lính đánh thuê đến từ nước khác nên lực lượng này sẽ hoàn toàn “vô cảm” với người dân và đất nước Libya, họ chỉ vì tiền. Nếu chế độ của Gaddafi bị sụp đổ thì lực lượng lính đánh thuê sẽ không có chốn dung thân. Nhờ đó, trong trường hợp quân đội chuyển sang ủng hộ lực lượng chống chính phủ như Ai Cập thì cũng không phải là chấm hết cho ông Gaddafi.

Mô hình chính phủ không chính thức cùng với một lực lượng quân sự không chính thức nhưng đóng vai trò tối thượng không chỉ giúp cho đại tá Gaddafi duy trì quyền lực trong suốt 41 năm qua, mà còn tạo cho ông sự tự tin để ông tuyên bố sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng.

Ngô Minh Trí

Nguồn : Blog Ngô Minh Trí

Giai đoạn “đồng thuận” trong đảng Cộng sản TQ đã chấm dứt

Posted by truongthondlb1


Trọng Thành (RFI) – Khẩu hiệu “hạnh phúc” đang được giương cao để thay thế cho khẩu hiệu “hài hòa”, vì từ “hài hòa” giờ đã mất thiêng. “Hài hòa”, đối với cư dân mạng, đã chuyển nghĩa thành hành động kiểm duyệt Internet. Les Echos ghi nhận một sự việc rất đáng ngạc nhiên là, thông báo của China Daily ngày hôm qua, chỉ có 6% người Trung Quốc cảm thấy hạnh phúc, với mối lo ngại lớn nhất là giá cả đắt đỏ…

Theo nhà chính trị học Pháp Matthieu Timmerman, thì giai đoạn đồng thuận trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc nay đã chấm dứt. Giai đoạn đồng thuận, từ năm 1989, có nghĩa là sau cuộc đàn áp Thiên An Môn cho đến thời gian gần đây, dựa trên một chủ trương rất rõ ràng của Đặng Tiểu Bình : cải cách kinh tế, nhưng giữ nguyên hệ thống chính trị.

Dưới tựa đề « Tại Bắc Kinh, một đại lễ chính trị diễn ra trong không khí cực kỳ căng thẳng », Les Echos hôm nay hướng đến sự kiện chính trị thường niên tại Trung Quốc, kỳ họp đầu năm của Quốc hội, tức « Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc », sẽ khai mạc vào ngày mai, 04/03/2011. Les Echos ghi nhận, thay vì khẩu hiệu «hài hòa », được tuyên truyền lâu nay, giới lãnh đạo Trung Quốc đang chuẩn bị một khẩu hiệu mới : xây dựng xã hội « hạnh phúc ».Hai biến cố được quan tâm đặc biệt là diễn văn của ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc, với việc thông báo những chủ trương lớn của chính quyền Trung Quốc trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 và, biến cố thứ hai là, một chiến dịch chưa từng có mà Bắc Kinh đang tiến hành, để ngăn chặn những ảnh hưởng của Cách mạng Hoa Nhài.

Trên các trang mạng nước ngoài, tràn ngập các thông điệp của các cây bút ẩn danh, có mục tiêu xóa đi hình ảnh về một Trung Quốc đang rơi vào trạng thái mất niềm tin. Riêng tại Bắc Kinh, 500.000 người tình nguyện, thuộc các lứa tuổi, mang băng đỏ, tham gia bảo vệ an ninh. Cảnh sát có mặt tại nhiều ngã tư để ngăn ngừa các cuộc tụ tập đông người, theo lời kêu gọi của các nhà hoạt động Internet. Hơn một trăm nhà đấu tranh dân chủ, mà chính quyền cho là « nguy hiểm », đã bị khống chế. Một số nhà báo nước ngoài bị gây sức ép, hay đe dọa tước visa.

Như vậy, nhân dịp này, công chúng có thể nhận ra sức mạnh của lực lượng an ninh Trung Quốc, mà ngân sách dành cho họ đang không ngừng tăng lên, trong những năm gần đây.

Bên cạnh các biện pháp trấn áp, nhà cầm quyền Trung Quốc cũng tiến hành một chiến dịch tuyên truyền nhằm quyến rũ người dân. Khẩu hiệu « hạnh phúc » đang được giương cao để thay thế cho khẩu hiệu « hài hòa », vì từ « hài hòa » giờ đã mất thiêng. « Hài hòa », đối với cư dân mạng, đã chuyển nghĩa thành hành động kiểm duyệt Internet. Les Echos ghi nhận một sự việc rất đáng ngạc nhiên là, thông báo của China Daily ngày hôm qua, chỉ có 6% người Trung Quốc cảm thấy hạnh phúc, với mối lo ngại lớn nhất là giá cả đắt đỏ.

Chủ trương xây dựng xã hội hạnh phúc của chính quyền Trung ương, như vậy, đã được các chính quyền địa phương tuân thủ. Tỉnh Quảng Đông đã hứa sẽ xây dựng một « Quảng Đông hạnh phúc » trong 5 năm tới. Còn ông Bạc Hy Lai (Bo Xilai), ngôi sao đang lên của đảng Cộng sản Trung Quốc, phụ trách khu tự trị Trùng Khánh, thì cam kết sẽ làm cho dân cư trong khu vực này trở thành những người hạnh phúc nhất nước vào năm 2015, với việc tăng gấp đôi thu nhập của dân cư tại khu vực nông thôn.

Theo Les Echos, đằng sau các từ ngữ đao to búa lớn này, Bắc Kinh đang phải đối mặt với thách thức cân bằng lại các mục tiêu phát triển. Trong những ngày gần đây, chính quyền Bắc Kinh liên tục đưa ra các hứa hẹn cải cách xã hội và môi trường. Ví dụ như : các gia đình thu nhập thấp sẽ được miễn thuế, hay hỗ trợ cho nông thôn …

Một giáo sư kinh tế của Đại học Công nghệ Bắc Kinh hy vọng vào một đường lối mới sẽ được ban hành, trong đó, giới lãnh đạo chú ý nhiều hơn đến các tiêu chí xã hội và năng lực của các công chức, và quan tâm ít hơn đến mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào chính quyền Trung Quốc có thể đưa ra các biện pháp cụ thể để thực hiện được những hứa hẹn kể trên.

Les Echos ghi nhận, cách đây 5 năm, vào lúc khởi đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ 11, lãnh đạo Trung Quốc đã từng đề ra chủ trương chỉ giới hạn tăng trưởng ở mức 7,5%, nhưng kết quả là, như ai cũng biết, tỷ lệ này đã vượt quá 10%. Vậy việc nói một đằng làm một nẻo như vậy liệu sẽ tiếp tục tái diễn ?

Giai đoạn đồng thuận trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc đã chấm dứt

Cũng trong số báo này, Les Echos đã phỏng vấn nhà chính trị học Matthieu Timmerman, giảng viên tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Bắc Kinh. Ông Matthieu Timmerman là tác giả một bài phân tích về đặc điểm của chế độ chính trị Trung Quốc, có nhan đề « Huyền thoại về sự chuyển hóa dân chủ tại Trung Quốc 1989-2008 ».

Đồng ý với nhà Hán học Jean-Philippe Béja, nhà chính trị học Pháp cho rằng, giai đoạn đồng thuận trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc đã chấm dứt. Giai đoạn đồng thuận, từ năm 1989, có nghĩa là sau cuộc đàn áp Thiên An Môn, cho đến thời gian gần đây dựa trên một chủ trương rất rõ ràng của Đặng Tiểu Bình : cải cách kinh tế, nhưng giữ nguyên hệ thống chính trị.

Mô hình tuyệt đối ưu tiên kinh tế này đã biết đến những thành công lớn cho đến trước Thế vận hội 2008, thời điểm mà nhiều vấn nạn xã hội buộc chính quyền phải quan tâm trước hết đến các biện pháp giải quyết. Nhà chính trị học Matthieu Timmerman cũng lưu ý độc giả đến lối sống hai mặt của chính quyền Bắc Kinh hiện nay. Kể từ năm 1989, chính quyền luôn muốn thể hiện với phương Tây như là một đất nước của « hòa bình » và «cải cách », nhưng thực tế bên trong của nước này là khác hẳn.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110304-giai-doan-%C2%AB-dong-thuan-%C2%BB-trong-dang-cong-san-tq-da-cham-dut

Chính phủ Việt Nam điên lên vì sức mạnh của internet

Posted by truongthondlb1


“…Ở Việt Nam hàng gì cũng có, nhưng bạn chỉ được mua hàng của chúng tôi làm ra hay phải có phép của chúng tôi bạn mới được mua hàng khác…”

Không phải tự nhiên mà Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ trong một số báo (số 4 (220) năm 2011) đã đăng năm bài viết cáo buộc Hoa Kỳ đứng sau lưng các biến cố chính trị đang tiếp diễn ở Trung Đông và Bắc Phi, đồng thời lên án Bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã công khai yểm trợ kế hoạch dùng các phương tiện thông tin của Internet để thúc đẩy các dân tộc nổi lên chống chính phủ của họ.

Trong số các bài này, đáng chú ý nhất là bài viết “Vì sao người ta đòi Việt Nam không được “hạn chế Internet” ? của tác giả Bắc Hà. Ngoài ra còn phải kể đến bài “Tự do báo chí vì lợi ích quốc gia, dân tộc” của Hưng Hà đăng trong báo Quân Đội Nhân Dân ngày 27/2/1011.

Cả hai bài báo đếu tập trung lên án những người bị vu cáo là “các phần tử phản động, chống đối ở trong và ngoài nước” và những cá nhân và tổ chức quốc tế lên án chính sách kìm kẹp tự do ngôn luận và tự do sử dụng Internet tại Việt Nam.


Tạp chí Cộng Sản vu cáo facebook là công cụ bí mật của CIA
Bắc Hà phản ảnh sự lo ngại của đảng CSVN trong bài viết của mình: “Ở Việt Nam, ngay sau khi xảy ra sự kiện bạo loạn, khủng hoảng chính trị ở Bắc Phi, Trung Đông, các phần tử phản động, chống đối ở trong và ngoài nước như vớ được vàng, họ xem đây là cơ hội để kích động các lực lượng chống đối đẩy mạnh hoạt động chống phá Nhà nước theo kịch bản mà người ta đã thực hiện thành công ở Ai Cập, Tuy-ni-di. Chúng tung lên mạng nhiều bài phân tích, bình luận, gợi ý vận dụng những kinh nghiệm thắng lợi ở Bắc Phi, Trung Đông vào Việt Nam. Người ta cho rằng “tình hình Việt Nam và Ai Cập khác nhau – sự độc tài ở Việt Nam là “đảng phiệt”, do đó, chống độc tài ở đây là chống lại vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản”; hoặc cộng sản sẽ không bao giờ nhượng bộ, “ra đi” như ở Ai Cập, Tuy-ni- di, cho nên phải dùng sức mạnh áp đảo của đông đảo nhân dân; Tranh thủ sự ủng hộ của quân đội là việc người ta đã nghĩ đến, họ nói: “nếu quân đội chọn thái độ đứng về phía nhân dân và bảo vệ đất nước, đồng bào, thay vì bảo vệ Đảng Cộng sản thì tình hình chính trị sẽ có cơ hội ổn định sớm hơn”.

Không phải như vậy sao?

Sở dĩ đảng CSVN còn đứng vững được cho đến hôm nay không phải vì đã được “nhân dân đồng tình ủng hộ”, hay “đảng đã có quan hệ máu thịt với nhân dân” như đảng tuyên truyền mà hoàn toàn do quân đội và lực lượng cảnh sát công an ăn lương của dân để bào vệ chế độ, làm chỗ tựa lưng cho đảng tồn tại.

Bằng chứng đảng không thật lòng khi viết rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”. (Điều lệ Đảng mới bổ sung, sửa chữa tại Đại hội đảng XI ngày 19/1/2011)

Tại sao ? Bởi vì hai giai cấp “công nhân” và “lao động” lại là những thành phần bị đảng bóc lột và phải chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội ngày nay.

Những người cầm đầu đảng cứ thử đốt đuốc đi tìm xem trong số 200 Uỷ viện Trung ương đảng khoá XI có người nào là đại biểu của giới công nhân và lao động khố rách áo ôm được ngồi mát ăn bát vàng không hay toàn là người của phe cánh ăn trên ngồi trốc đã tự cho mình có quyền ngồi trên đầu dân lãnh đạo. Đến khi hết nhiệm kỳ hay nghỉ hưu, hoặc có địa vị cao trong đảng, trong chính quyền đã gài con cháu mình vào Trung ương để tiếp tục ăn theo theo chế độ cha truyền con nối ? Bằng chứng: Nông Quốc Tuấn, con cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Nguyễn Thanh Nghị,con Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng; Nguyễn Xuân Anh,con Nguyễn Văn Chi, cựu Trưởng ban Kiểm tra Trung ương đảng và Nguyễn Chí Vịnh, con tướng Nguyễn Chí Thanh, người đã bị ngăn lại nhiều lần vì kém tiêu chuẩn đạo đức đã được vào Ban Chấp hành Trung ương đảng Khoá XI.

Thế rồi đảng cũng nói trong Điều lệ rằng: “Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản” là những mục đích và tiêu chuẩn chỉ mới đạt được một điều đó là “độc lập”.

Các mục tiêu cơ bản còn lại, kể từ năm 1946 cho đến bây giờ (2011), vẫn còn nguyên trên giấy với nhửng tấm bánh vẽ khổng lồ đã tả tơi hay tan theo mây gió.

Vì vậy, cho dù tất cả những nguyên nhân như độc tài, gia đình trị, tham nhũng, bất công xã hội và không có tự do đã khơi ngòi cho cuộc cách mạng tự phát của nhân dân các nước Bắc Phi và Trung Đông đã hội dủ trong xã hội Việt Nam cho điều kiện một cuộc nổi dậy của nhân dân bị trị. Vấn đề còn lại là thời gian mà thôi.

Do đó, nếu đảng CSVN vẫn đứng nguyên để đi theo Chủ nghĩa phá sản Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh , hoàn toàn không do dân yêu đảng, muốn trao quyền lãnh đạo cho đảng như đảng đã tuyên truyền mà đảng phải trông cậy vào lượng công an, cảnh sát và trên một triệu quân đội được đảng nuôi ăn để đổi lấy sự trung thành tuyệt đối.

Nhưng bài học ở Tunisia và Ai Cập vẫn còn nóng hổi. Một quân đội dưới quyền lãnh đạo trên 20 năm của Tổng thống Ben Ali của Tunisia và 30 năm dưới quyền cai trị độc tài của Tổng thống Hosni Mubara ở Ai Cập đã quay lưng đứng về phía nhân dân tự phát vùng lên đòi dân chủ, tự do và cải tạo xã hội.

Bắc Hà phê bình tiếp rằng, khi có người hy vọng quân đội nhân dân sẽ có lúc sẽ xoay chiều khi nhận ra đâu là chân lý để đưa đất nước tiến lên ngang tầm với các dân tộc láng giềng và để được sống trong một quốc gia có dân chủ và quyền bình đẳng được tôn trọng thì những người “ở nước ngoài sẽ tưởng rằng chế độ cộng sản ở Việt Nam chỉ có thể tồn tại được tính từng ngày! Còn những người đang sống ở trong nước thì ngỡ rằng những kẻ viết những bình luận phân tích trên đang nằm mơ hoặc mắc chứng hoang tưởng”.

Đúng hay sai chỉ có tương lai mới trả lời được, nhưng nếu Bắc Hà và đảng CSVN can đảm thì thử tổ chức một cuộc trưng cầu ý kiến nhân dân, có quốc tế và các tổ chức nhân dân bên ngoài Việt Nam kiểm soát, xem đảng CSVCN có còn được người dân tín nhiệm nữa hay không?

Vì vậy, chừng nào đảng CSVN chưa dám lấy vàng thử lửa thì hãy khoan nói những điều chủ quan.

Tác giả Bắc Hà viết tiếp để biện bạch cho hành động đàn áp tự do ngôn luận, một điều đã được Hiến pháp 1992 công nhận: “Trở lại câu chuyện ở Việt Nam, phụ hoạ cho ý kiến của Ngoại trưởng Mỹ, người ta đã post lên mạng nhiều bài chỉ trích Việt Nam bắt bớ, cầm tù một số blogger như trường hợp cogaidolong – Lê Nguyễn Hương Trà hoặc “Điếu cày”- Nguyễn Văn Hải và cả Cù Huy Hà Vũ đã tung lên mạng những bài viết và trả lời phỏng vấn… rằng họ là những người yêu nước, họ có quyền tự do ngôn luận, báo chí theo các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã gia nhập, ký kết… Ai cũng biết vấn đề ở đây không phải là sử dụng phương tiện thông tin gì mà là ở nội dung thông tin đó ra sao. Việc những blogger nói trên bị bắt là do họ đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Có nhiều nội dung, trong đó cả việc xâm phạm bí mật riêng tư của cá nhân, nhất là việc tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam bằng những hình thức khác nhau”.

Lý do bắt giữ những tiếng nói đòi dân chủ, tự do và chỉ trích những việc làm sai trái của nhà nước như trường hợp Tiến sĨ Cù Huy Hà Vũ được nguỵ tạo như “vi phạm pháp luật Việt Nam”, hay “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam” hoàn toàn không đứng vững. Nếu những người bị nhà nước quy kết tội danh được xét xử tại các toà án không phải của nhà nước CSVN thì họ hoàn toàn vô tội, bởi vì toà án của Việt Nam là thứ toà án, trong các vụ án chính trị, đều là “vừa đá bóng, vừa thổi còi” xét xử theo lệnh đảng chứ không theo luật.

Vì vậy, khi tranh luận về quyền tự do thông tin trên làn sóng điện tử Internet thì Bắc Hà cũng phân bua: “Lại nói về khái niệm “tự do Internet”- chưa có cá nhân, tổ chức nào định nghĩa về khái niệm này. Song, nếu đọc qua những bài nói về chủ đề này của các nhà dân chủ, nhân quyền phương Tây thì người ta thấy ngay đây là một thủ thuật chơi chữ của các chính trị gia. Khía cạnh mập mờ ở đây chính là ở chỗ Internet là một thành quả của nền văn minh nhân loại, khi một quốc gia nào bị vu cho tội vi phạm “tự do Internet” thì có nghĩa chính phủ đó đang đi ngược lại nền văn minh nhân loại, là chế độ độc tài, là lạc hậu, bảo thủ, quân phiệt…, làm như vậy người ta dễ tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân, nhất là giới trẻ”.

Lối cãi lý của Bắc Hà chỉ lọt tai những ai muốn cãi chày cãi cối thế nào là quyền tự do của nhân loại khi sử dụng Internete để liên lạc hay thông tin cho nhau.

Bằng chứng khi Nhà nước CSVN bắt những người sử dụng Internet để truyền tài tư tưởng của họ mà không có có hành động bạo lực hay cổ võ bạo lực gây bất ổn định xã hội hay lật đổ chính quyền thì không phải là độc tài, đàn áp tự do ngôn luận và dân chủ thì là cái gì?

Việt Nam cũng xây hết bức tường lửa này đến bức tường lửa khác để ngăn chận thong tin từ nước ngoài vào Việt Nam, ngoại trừ những kênh riêng được dành riêng cho các cơ quan đảng và nhà nước thì việc làm này có phản dân chủ và chống quyền được thông tin của người dân không?

Do đó khi Bắc Hà khoe rằng: “Những ai quan tâm đến tình phát triển Inernet ở Việt Nam thì đều nhận thấy rằng: Việt Nam đang là quốc gia dẫn đầu trong khu vực trên lĩnh vực này. Hiện nay có tới gần 27 triệu người sử dụng Internet, chiếm 31% dân số. Một chuyên gia nước ngoài nhận định rằng Internet không chỉ phát triển rộng rãi ở Việt Nam mà “công nghệ 3G đang phổ cập tại đây, loại công nghệ mà không phải nước nào cũng có”, thì không khác gì bảo rằng: “Ở Việt Nam hàng gì cũng có, nhưng bạn chỉ được mua hàng của chúng tôi làm ra hay phải có phép của chúng tôi bạn mới được mua hàng khác”.

Nhưng những mạng nhà nước cho phép không phải là những kênh bị liệt vào loại “nhạy cảm” có nội dung làm chói tai đảng.

Hay còn biện bạch như người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nan Nguyễn Phương Nga trong cuộc họp báp chiều 17/2/2011 thì: “Việt Nam coi trọng quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận. Điều này đã được ghi nhận trong Hiến Pháp và thực tế. Ở Việt Nam, Internet được tạo điều kiện thuận lợi và phát triển mạnh mẽ.

Cũng như các quốc gia khác, mọi thông tin trên Internet đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật để không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia. Nếu vi phạm, mọi đối tượng đều bị xử lý theo pháp luật”.

Bà Nga đã nói như thế khi được yêu cầu lên tiếng về lời chỉ trích Việt Nam đã vi phạm quyền tự do sử dụng Internet của các nhà báo tự do (bloggers) của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton trong bài diễn văn nói về sức mạnh và quyền tự do thông tin của Internet tại Đại học George Washington ngày 15/2/2011.

Bà Nga còn nói thêm rằng: “Trong các quan hệ quốc tế, mọi khác biệt cần được trao đổi trên cơ sở xây dựng, tôn trọng hiểu biết lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”.

Các bài viết trong Tạp chí Cộng sản và một số báo điện tử của đảng CSVN còn lên án kế hoạch viện trợ tài chính 25 triệu Mỹ kim của Hoa Kỳ dành cho các tổ chức muốn bành trướng tự do thông tin và quyền sử dụng Internet của các dân tộc trên thế giới như là hành động của Hoa Kỳ muốn xúi bẩy các dân tộc nổi lên chống chính quyền của họ theo ý muốn của Mỹ.

Đến lượt Hưng Hà của báo Quân Đội Nhân Dân thì tác giả này đã quay mũi súng vào các lực lượng tưởng tượng để bênh vực cho điều được giọi là “tự do báo chí” của Việt Nam.

Trong bài viết ngày 27/02/2011, Hưng Hà nói: “Trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng Việt Nam, bên cạnh các vấn đề về “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tự do tôn giáo”… các thế lực thù địch thường sử dụng chiêu bài “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”, vu cáo Đảng và Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Mục tiêu là làm cho báo chí tách rời sự lãnh đạo của Đảng, làm cho các nhà báo mất phương hướng chính trị, mất sức chiến đấu trong hoạt động báo chí, tiến tới gây mất ổn định và rối loạn về tư tưởng xã hội.

Mới đây, có tổ chức báo chí và quan chức ngoại giao nước ngoài lại đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch về tình hình tự do báo chí, tự do internet ở Việt Nam. Họ xuyên tạc rằng Việt Nam “có nhiều hoạt động chống lại giới bloggers khi họ phổ biến các thông tin về các dự án bauxite ở Tây Nguyên”; rằng Việt Nam đang “siết chặt kiểm soát internet, từ các quán cà phê internet tới trang mạng Facebook”; rằng Việt Nam là nước trong số các quốc gia “hạn chế ngôn luận trên internet”, và đòi thúc đẩy “tự do báo chí”, “tự do internet”!”.

Tác giả của những lời chỉ trích không ai khác hơn là tổ chức Freedom House và bà Ngoại trưởng Clinton, người đã đánh trúng “tim đen” của đảng CSVN trong Bài diễn văn ngày 15/2/2011.

Hưng Hà phê bình bà Clinton rằng: “Đó là cách nhìn nhận và đánh giá thiếu khách quan, vô căn cứ, không đúng với tình hình tự do báo chí và sự phát triển internet ở Việt Nam, cho thấy thái độ thiếu thiện chí của họ đối với Việt Nam. Những luận điệu trên không có gì mới và chúng được tung ra nhằm hậu thuẫn những người cố tình lợi dụng tự do internet và tự do báo chí để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đưa những thông tin nguỵ tạo, truyền bá những thông tin thiếu xác thực, chưa được kiểm chứng, thậm chí cả những ý kiến mạo danh các lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước lên blog cá nhân, lên các trang mạng phục vụ ý đồ cá nhân”.

Hưng Hà ngon trớn nói tiếp: “Những ai đòi Việt Nam mở rộng hơn nữa “tự do báo chí”, “tự do internet” cần phải hiểu đúng hơn về các khái niệm trên. Tự do ngôn luận, tự do báo chí là quyền căn bản của con người, nhưng tự do báo chí không có nghĩa là vô tổ chức, là đổi trắng thay đen, là tự do đảo lộn chính-tà… Chúng ta khuyến khích tự do báo chí vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, bảo vệ lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Và lẽ tất nhiên, chúng ta không thể chấp nhận việc lợi dụng tự do báo chí, tự do internet để gây mất ổn định, chống lại tổ quốc và dân tộc, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xâm phạm lợi ích của công dân. Thực chất “tự do báo chí” và tự do internet mà một số thế lực mong muốn là kiểu tự do vô chính phủ, hoàn toàn trái với dân chủ đích thực. Quyền tự do báo chí, tự do internet ở Việt Nam được pháp luật bảo vệ. Bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào lợi dụng tự do báo chí để chống lại tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, vi phạm pháp luật, đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Điều này là hiển nhiên mà bất cứ một quốc gia độc lập có chủ quyền nào cũng đều phải thực hiện”.

Những ngôn ngữ đao to búa lớn đe doạ kiểu hàng tôm hàng cá, cả vú lập miệng em chỉ phản ảnh một thái độ sợ hãi tự do báo cghí, khiếp đảm trước sức mạnh của tự do Internet như đã và đang xẩy ra trong các Cuộc cách mạng tự phát đứng lên chống độc tài của các dân tộc ở Bắc Phi và Trung Đông.

Khi khoe có tự do báo chí hay tự do Internet phải trong vòng kỷ cương của luật pháp không được phát biểu trái chiều với hệ thống thông tin một chiều của nhà nước thì tự do ngôn luận này chỉ còn là thứ tự do trong rọ mõm lợn (heo), như Công an đã để lại tấm ảnh lịch sử bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý trước toà án cách nay ít năm.

Ngoài ra khi bênh vực chính sách tự do báo chí và Internet của đảng thì Hưng Hà cũng quên không giải thích tại sao khi đã có tự do mà lại chỉ có báo nhà nước, không cho ra báo tư nhân?

Và tại sao đảng lại sợ đa nguyên, đa đảng đến hơn sợ Cọp?

Như vậy có phải đội ngũ tuyên truyền của đảng đã sợ đến phát run trước các phong trào quần chúng nổi lên ở Trung Đông hay lãnh đạo đảng đang điên lên vì các yếu tố cho một cuộc cách mạng hoa Nhài ở Việt Nam cũng đã chín muồi?

Phạm Trần
03/03/2011

© Thông Luận 2011

Hàn Quốc nổ súng vào tàu cá Trung Quốc

Posted by truongthondlb1


Hãng tin Yonhap ngày 4/3 đưa tin Lực lượng Bảo vệ Bờ biển của Hàn Quốc đã nổ súng vào một tàu cá Trung Quốc, làm một thủy thủ bị thương.

Yonhap dẫn lời các quan chức Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc cho biết vụ nổ súng xảy ra sau khi 2 tàu đánh cá của Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc 11km.

Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hàn Quốc đã chặn bắt 2 chiếc tàu này. Tuy nhiên, các thuyền viên có vũ khí của Trung Quốc đã kháng cự quyết liệt. Phía Hàn Quốc buộc phải nổ súng làm một người trên thuyền bị thương ở chân. Vụ va chạm cũng làm một sĩ quan của Hàn Quốc bị thương.


Hai tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc

Sau đó, lực lượng Hàn Quốc đã bắt giữ tổng cộng 10 thành viên thủy thủ đoàn. Một số nguồn tin cho biết Lực lượng Bảo về Bờ biển Hàn Quốc có thể sẽ phạt mỗi tàu đánh cá 30 triệu won (khoảng 27.000 USD) vì đánh bắt cá trái phép và bắt giữ đoàn thủy thủ trên tàu với cáo buộc làm bị thương một sĩ quan Hàn Quốc.

Các vụ va chạm tương tự giữa Hàn Quốc và Trung Quốc thường xuyên xảy ra. Tháng 12/2010, Hàn Quốc đã bắt giữ 3 thuyền viên Trung Quốc vì tội đánh bắt cá trái phép, nhưng đã thả ngay sau đó do những phản đối từ phía Bắc Kinh. Năm 2008, một vụ đụng độ giữa tàu Trung Quốc và tàu Hàn Quốc đã khiến một sĩ quan của Hàn Quốc thiệt mạng.

Bảo Minh (Tổng hợp)

http://bee.net.vn/channel/1987/201103/Han-Quoc-no-sung-tan-cong-tau-ca-Trung-Quoc-1791956/

“Quan” xã ưu tiên “gạo cứu đói” cho… nội tộc

Posted by truongthondlb1


(VnMedia) Nhân dân xã Yên Lạc, huyện Yên Định (Thanh Hoá) đang bức xúc với cách chia gạo cứu trợ cho người nghèo ăn tết của cán bộ xã trong dịp tết vừa qua. Nhiều hộ nghèo đợi hụt hơi, còn người thân của các “chức sắc” trong xã lại được cấp đủ.

Dành gạo cứu trợ cho người thân cán bộ?

Theo báo cáo của phòng Lao động, thương binh và xã hội huyện Yên Định, Yên Lạc là xã nghèo nhất của huyện này. Hộ nghèo chiếm tới 25% số hộ trên toàn xã. Tết Nguyên đán Tân Mão vừa qua, địa phương này được phân bổ 3.150 kg gạo để cứu trợ cho người nghèo đón tết. Theo đó, số gạo trên được cấp phát cho 210 đối tượng là người nghèo, người già cả neo đơn… theo mức 15kg/khẩu.



Đồng bào dân tộc xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hoá) phấn khởi khi được nhà nước hỗ trợ gạo trong dịp tết và những ngày đói giáp hạt sắp tới
Tuy nhiên, việc cấp gạo của chính quyền xã Yên Lạc có nhiều vấn đề không hợp tình, hợp lý khiến người dân nơi đây rất bức xúc. Nhiều công dân cho rằng, UBND xã Yên Lạc đã cấp gạo cứu trợ của Chính phủ theo kiểu… tùy hứng.

Qua kiểm tra thực tế, chúng tôi phát hiện, nhiều gia đình có tên trong danh sách hộ nghèo lại không được cấp gạo, trong khi hàng loạt hộ không có trong danh sách nghèo lại được nhận gạo cứu đói của nhà nước? Đặc biệt, có nhiều người thân của cán bộ xã đã được cấp phát gạo cứu trợ.

Đôi mắt đỏ hoe vì tủi thân, ông Lại Đắc Tý (70 tuổi), ở Phác Thôn 2, xã Yên Lạc phản ánh, “Tôi và vợ đều đã cao tuổi, hai thân già sống dựa vào nhau. Vợ tôi hiện đang mang trong mình cơn bạo bệnh liệt nửa người đã nhiều năm nay. Gia đình tôi là hộ nghèo, nghe tin Chính phủ hỗ trợ gạo cho dân nghèo ăn tết tôi mừng đến rơi nước mắt. Nhưng đợi mãi không thấy được chia gạo. Ngày 27 tết, tôi thất thểu lên UBND xã nộp đơn và hỏi cán bộ, thì họ bảo cứ về đi rồi xã sẽ giải quyết, nhưng chắc là hết gạo, họ (cán bộ – P/V) quên rồi anh ơi!”.



Ông Lưu Đình Dết, ở Phác thôn 2, xã Yên Lạc

Cũng có hoàn cảnh tương tự, gia đình ông Lưu Đình Dết (68 tuổi), bà Nguyễn Thị Bình (65 tuổi) ở Phác Thôn 2, là cựu thanh niên xung phong, có sổ hộ nghèo, cũng bị “bỏ quên” ngoài danh sách cấp gạo của UBND xã Yên Lạc. Ông Dết bức xúc, “chẳng biết cán bộ xã cấp phát gạo cứu trợ thế nào, nhưng vợ chồng tôi không được nhận. Còn một số người khác không thuộc hộ nghèo, lại có con cái làm cán bộ thì lại có gạo cứu trợ? Đúng là một người làm quan cả họ được nhờ chú ạ”.

Đẩy trách nhiệm cho trưởng thôn

Qua kiểm tra, đối chiếu danh sách hộ nghèo của xã Yên Lạc và danh sách người được nhận gạo cứu đói trong dịp tết, chúng tôi phát hiện danh sách này “vênh” tới 67 trường hợp không có tên trong danh sách hộ nghèo, nhưng vẫn được nhận gạo cứu đói.

Ông Trịnh Trung Duy, Chủ tịch UBND xã Yên Lạc lý giải, “67 đối tượng không có trong danh sách hộ nghèo mà được nhận gạo đều thuộc đối tượng là người già”(?!).

Trao đổi về phản ứng bất bình của người dân về việc hàng loạt bố, mẹ của cán bộ xã được “ưu ái” cấp gạo cứu đói trong dịp tết. Ông Lưu Ngọc Uyến, Phó ban chính sách xã Yên Lạc thừa nhận, có một số trường hợp được nhận gạo là người thân của cán bộ xã như mẹ đẻ của Chủ tịch UBND xã; mẹ đẻ của Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; mẹ đẻ của Chủ nhiệm HTX; mẹ đẻ của Phó Chủ tịch HĐND; mẹ đẻ của cán bộ Giao thông xã.

“Các trường hợp thân nhân của cán bộ xã nói trên, dù đang hưởng chế độ 167 nhưng vẫn được cấp gạo, vì cứ người già, là được nhận gạo cứu đói hết”. Thế nhưng, khi được hỏi vì sao các trường hợp như gia đình ông Tý, ông Dết và còn nhiều trường hợp khác lại không được cấp gạo, thì cán bộ xã có phần lúng túng, “khó xử”. “Việc cấp gạo cứu trợ trong dịp tết vừa qua cho người nghèo là cán bộ xã dựa trên danh sách của trưởng thôn gửi lên”, ông Uyến nhấn mạnh.

Như vậy, “quả bóng trách nhiệm” lúc này đã được đẩy sang cho các trưởng thôn? Tuyệt nhiên không thấy ai đề cập đến trách nhiệm của Ban chỉ đạo cấp phát gạo cấp xã mà ông chủ tịch xã làm trưởng ban?

Trao đổi về vấn đề trên, bà Nguyễn Thị Lý, Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá cho biết, chúng tôi chưa nhận được bất cứ phản hồi nào của các huyện về công tác cấp phát gạo cứu trợ dịp tết vừa qua. Sở sẽ thành lập ngay đoàn kiểm tra xuống các huyện để xác minh lại vụ việc. Nếu sự việc đúng như quý báo phản ánh, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm khắc. Đây là một bài học cho công tác cấp phát gạo những năm tới đây”.

Hoàng Sơn

http://www8.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=214221&CatId=22

Trung Quốc dọa trục xuất ký giả nước ngoài

Peter Simpson, VOA: Trung Quốc đang thay đổi cách thức các ký giả nước ngoài có thể làm việc tại Trung Quốc như thế nào và các phóng viên đang bị cảnh báo rằng họ có thể bị trục xuất nếu tìm cách tường thuật các cuộc biểu tình đòi dân chủ. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Peter Simpson từ Bắc Kinh, một số khu du lịch ở thủ đô và Thượng Hải nay đang áp dụng một số quy định hạn chế đối với những vùng nhây cảm như Tây Tạng.




Hình: Reuters Cảnh sát Trung Quốc ngăn chặn các phóng viên chụp hình một người đàn ông bị bắt ở Thượng Hải, ngày 27/2/2011

Trong một cuộc họp báo căng thẳng hôm nay, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án một số ký giả là cố ý khích động rối ren trong khi tường thuật các cuộc biểu tình đòi dân chủ.

Bà cảnh báo rằng các ký giả bị cáo buộc là vi phạm những quy định có thể không được bảo về theo các luật lệ về truyền thông của Trung Quốc.

Tuy nhiên, bà Khương Du nói rằng các ký giả tôn trọng các quy định sẽ được luật pháp bảo vệ.

Bà cho biết không có luật lệ nào bảo vệ những ký giả gây ra điều mà bà mô tả là những sự xáo trộn.

Bà Khương Du lên tiếng sau khi cảnh sát Trung Quốc cảnh báo các ký giả nước ngoài trong tuần này phải tuân theo các hạn chế mới về việc tường thuật các cuộc tụ tập teho lời kêu gọi của một chiến dịch chống đối trên mạng, nếu họ không muốn vấp phải rủi ro bị hủy thị thực làm việc.

Hôm Chủ nhật tuần trước, hơn 16 ký giả đã bị đối xử thô bạo bởi công an mặc sắc phục và thường phục, trong đó một ký giả Mỹ đã phải nhập viên vì bị đả thương nặng.

Các ký giả đã đến một khu ở Bắc Kinh có tên la Vương Phủ tỉnh. Một chiến dịch trên mạng đã kêu gọi mọi người đến khu vực đó, và các địa điểm khác ở khắp Trung Quốc và những chiều chủ nhật để bầy tỏ sự ủng hộ cho các cuộc cách mạng đàng tràn qua Trung Đông, và mưu tìm công lý và cải cách ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, dường như không có mấy người biểu tình xuất hiện hôm chủ nhật. Tại Vương Phủ Tỉnh, các ký giả thuật lại rằng họ đã nhìn thấy mấy chục nhân viên an ninh.

Bắc Kinh và Thượng Hải đã tăng cường an ninh để đáp lại những lời kêu gọi biểu tình. Một số thành phần bất đồng chính kiến cho hay họ đã bị các hạn chế mới đối với các hoạt động của họ.

Hôm nay, bà Khương Du nói đi nói lại nhiều lần rằng không có thay đổi trong các quy định về tường thuật tin tức đã được biến thành luật sau Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2008.

Các quy định này cho phép phóng viên phỏng vấn dân chúng với điều kiện được họ đồng ý và cho phép các ký giả nước ngoài đi lại không cần có giấy phép, ngoại trừ đến các khu vực nhậy cảm như Tây Tạng.

Nhưng các giới chức an ninh đã nói với một số phóng viên nước ngoài rằng họ phải được phép chính thức để thực hiện các cuộc phỏng vấn hay tường thuật công khai tại nhiều khu vực.

Các ký giả được cho hay họ phải có giấy phép để tường thuật từ Vương Phủ Tỉnh, một con đường buôn bán rất đông du khách gần quảng trường Thiên An Môn.

Các giới chức nói với các ký giả nước ngoài rằng họ có thể tự do tường thuật ở bất cứ nơi nào khác của Trung Quốc, ngoại trừ các khu vực biểu tình, và nên lánh xa các khu vực đó.

Một số ký giả đã nộp đơn xin tường thuật từ các địa điểm biểu tình vào ngày chủ nhật tới đây, nhưng đã bị từ chối.

Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu, và các tổ chức truyền thông đã lên án các biện pháp hạn chế truyền thông.

Việt Nam dành 4 tỷ USD để trả nợ

BBC: Năm nay Việt Nam cần trên 4 tỷ USD, hay 86.000 tỷ đồng để trả nợ, tăng 22,4% so với 2010. Số tiền này chiếm 11,9% tổng chi ngân sách. Dự toán thu ngân sách năm nay đạt 595.000 tỷ đồng, tăng 12,7% so với năm ngoái.

Dự toán chi ngân sách là 725.600 tỉ đồng. Bội chi ngân sách sẽ là 130.000 tỷ , khoảng 5,5% GDP. Quốc hội Việt Nam muốn số bội chi được điều chỉnh xuống dưới 5% cho những năm sau.

Bội chi ngân sách là một trong các nguyên nhân gây ra lạm phát. Nghị quyết 11 của chính phủ mới ban hành gần đây về “kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô” đặt mục tiêu giảm bội chi ngân sách năm nay xuống 5%.

Nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay là 29 tỷ USD, chiếm 42,2% GDP.


Việt Nam dành 4 tỷ USD để trả nợ trong năm nay.

Trong đó nợ của Chính phủ là 25 tỷ USD, nợ được Chính phủ bảo lãnh là 4 tỷ USD.

Với các tổ chức tài chính quốc tế, Việt Nam vay nhiều nhất từ Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) với số tiền 6,1 tỷ USD.

Tiếp theo là Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) 3,8 tỷ USD, các chủ nợ tư nhân khác khoảng 2,4 tỷ USD, theo số liệu của Bộ Tài chính.

Về các khoản nợ song phương, Nhật Bản hiện là chủ nợ lớn nhất của Việt Nam, với 8,4 tỷ USD.

Tiếp theo là Pháp (hơn 1 tỷ USD), Nga (579 triệu USD), Trung Quốc (448 triệu USD).

Việt Nam vay Nhật Bản chủ yếu bằng đồng yen, và chuyên gia cảnh báo, có thể số tiền trả nợ sẽ đắt hơn mỗi năm, do xu hướng đồng yen lên giá. Nợ bằng đôla Mỹ cũng sẽ cần nhiều tiền hơn để thanh toán, do nhà nước mới điều chỉnh tỷ giá gần đây.

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh có lần nói trước Quốc hội: “Trong trung hạn thì nợ công của Việt Nam là an toàn, nhưng về dài hạn thì phải tính kỹ khi cơ cấu nợ thay đổi, vay ưu đãi ODA giảm dần và vay thương mại tăng lên do Việt Nam đã thoát ra khỏi nhóm nước nghèo theo tiêu chuẩn tài trợ ODA”.

Còn ông Nguyễn Thành Đô, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, từng phát biểu: “Con số nợ nước ngoài phù hợp với nhu cầu và chiến lược, các định hướng về nợ của đất nước. Việc trả nợ hằng năm vẫn đang nằm trong khả năng của đất nước”

Quan chức Việt Nam nói thêm, tính từ 1993 đến nay, “Việt Nam luôn trả được nợ và trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi, chưa bao giờ để nợ nước ngoài quá hạn, vượt khả năng thanh toán.”

Hãy thức dậy và tận hưởng mùi hoa nhài

Nguồn: Nicholas Bequelin, Foreign Policy, Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

Kể từ kinh nghiệm suýt chết vào năm 1989 của Đảng Cộng sản Trung Quốc – lần cuối cùng mà họ phải đối diện một sự kiện gần giống như các cuộc biểu tình phổ biến đại chúng từng được chứng kiến trong những tuần gần đây ở Trung Đông – những người cai trị ở Bắc Kinh đã không hề nắm lấy cơ hội khi các phong trào xã hội xảy ra.



Vì thế, khi một lời thỉnh cầu trực tuyến kêu gọi công dân Trung Quốc đua tranh với những cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập thực sự chuyển thành các cuộc tụ họp của những người kiếu kỳ nửa tò mò, nửa thận trọng ở Bắc Kinh và một số thành phố khác cách đây hai tuần, nhà chức trách đã nhanh chóng phản ứng.

Một số người xử dụng Internet đã chuyển tiếp lời thỉnh cầu trên các microblogs như Twitter, đã bị bắt vì tội “kích động lật đổ”, một tội phạm về an ninh quốc gia. Trên toàn quốc, công an đã vây bắt, giam giữ, hoặc quản thúc tại nhà hơn 100 người. Ba luật sư nổi tiếng bị công an Bắc Kinh bắt đi vào ngày 16 và 19 vẫn chưa thấy trở về. Một luật sư đến tham dự một hội nghị dự kiến tại thành phố Quảng Châu vào ngày 19 tháng 2 đã bị đánh đập ngay tại chỗ và sau đó đã bị công an làm cho biệt tích. Cũng vào ngày 19, tại tỉnh Tứ Xuyên, Chen Wei và Ran Yunfei, hai blogger nổi tiếng và các nhà hoạt động xã hội dân sự đã bị bắt. Chen đang bị điều tra vì tội “kích động lật đổ”, tội phạm mà người đoạt giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba đã bị đưa vào tù đến 11 năm vào tháng Mười Hai năm 2009; Ran đang bị điều tra về tội “lật đổ”, tội danh có hình phạt tù tối đa là chung thân.

Bắc Kinh đã không dừng lại ở đó. Chính phủ Trung Quốc đồng thời còn triển khai hàng ngàn công an sắc phục và thường phục đến các địa điểm của những cuộc tụ họp và tăng cường kiểm duyệt các dịch vụ như Twitter và các mạng xã hội ảo. Họ cũng tìm cách đàn áp báo chí nước ngoài bằng cách cho công an sách nhiễu các nhà báo nước ngoài, cư xử thô bạo nhiều người trong số họ, kể cả phóng viên Damian Grammaticas của đài BBC, khi đến hiện trường vào chủ nhật 27 Tháng 2 này, để xem liệu các lời kêu gọi nặc danh trên mạng để tổ chức các cuộc “tuần hành phản đối” có thu hút người tham dự nào hay không. Tường thuật của các phương tiện truyền thông chính thức về các sự kiện Trung Đông đã đánh giá thấp nhu cầu về dân chủ và quyền con người, giải thích cuộc khủng hoảng như là một hệ quả của việc tăng giá lương thực.

Đến nay, vô số nhà quan sát đã vạch ra những khác biệt lớn giữa tình hình ở Trung Quốc và ở Trung Đông để giải thích lý do tại sao những cuộc biểu tình rất ít có khả năng xảy ra trong chàng khổng lồ Đông Á. Ví dụ như, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt và nền kinh tế trì trệ ở Trung Đông, nhiều người Trung Quốc đã trải qua hai thập kỷ cải tiến từng bước nhưng đáng kể trong đời sống của họ. Như một sự khôn ngoan thông thường, cách mạng sẽ không lây lan sang Trung Quốc miễn là nền kinh tế tiếp tục vững mạnh.

Nhưng phản ứng kiểu búa tạ của Bắc Kinh đã khiến nhiều người tự hỏi giới lãnh đạo của họ đã đã hoang tưởng và không yên tâm đến dường nào về những rủi ro của sự bất ổn trong nước. Nếu chính phủ Trung Quốc dễ dàng dựa vào các biện pháp rõ ràng là quá mức cần thiết, chẳng phải là đã cho thấy một sự tin tưởng cơ bản vào sự ổn định thực sự của đất nước và tính hợp pháp của đảng cầm quyền. Như Mao Trạch Đông từng tuyên bố một câu nổi tiếng : “Một tia lửa đơn độc có thể phát hỏa cả cánh đồng”. Chắc chắn một chế độ thực sự tự tin vào tính hợp pháp và thành tựu của mình sẽ không cảm thấy phải đáp ứng một cách không cân xứng như thế.

Có một số sự thật về phản biện này. Giới lãnh đạo Trung Quốc bị căng thẳng, đặc biệt là về số lượng những cuộc biểu tình mỗi năm – 80.000, theo các thống kê của chính phủ. Nhưng quy sự hoang tưởng này đến những sự kiện ở Trung Đông là hiểu sai quan điểm của chính phủ Trung Quốc. Theo quan điểm của Bắc Kinh, Tunisia, Ai Cập và Libya là những chế độ độc tài thất bại. Trong khi Trung Quốc là một loại thành công. Trong cùng một phương cách mà tấm gương của các nền dân chủ thất bại đã không ngăn cản người dân chủ ở những nơi mà các định chế tự do hoạt động khá tốt, giới lãnh đạo Trung Quốc không nghĩ rằng tình hình ở Trung Đông có thể áp dụng cho họ. Cơ chế của họ đã đem lại sự tăng trưởng, không bị ảnh hưởng ngoại bang, đưa được người có khả năng vào các vị trí quyền lực, không cần đến sự cai trị của quân đội đằng sau hậu trường, giữ đối lập chính trị ở mức tối thiểu và không tổ chức những cuộc bầu cử vốn cần đến sự gian lận. Hoặc đấy chính là những điều họ tin.

Tuy nhiên, nếu có điều gì mà những người cai trị ở Bắc Kinh từng rút ra được chính là họ đã đúng. Các loại thử thách mà họ phải đối diện vốn không phải là chính trị: làm dịu nền kinh tế trong khi tạo ra hàng triệu công ăn việc làm mới mỗi năm, tái cân bằng sự tăng trưởng và làm giảm sự khác biệt, đô thị hóa hàng chục triệu người nông thôn di cư mỗi năm và xây dựng một nhà nước phúc lợi. Đấy là kỹ trị. Cuộc tranh luận chính trị duy nhất trong ban lãnh đạo đảng là về thời điểm và những mối ưu tiên trong hệ thống hiện có, chứ không phải về việc nếu phải hoặc khi nào thì bắt đầu một tiến trình dân chủ hóa.

Thực tế, các cuộc đàn áp đã chứng kiến trong vài tuần qua là một chương trình phô diễn của lực lượng công an hơn là bất cứ điều gì khác: đảng tự tin là mình có thể bắt bớ, giam giữ, làm biệt tích và bị quản thúc tại nhà một số lượng ngày càng tăng các nhà hoạt động mà không phải trả giá gì trước cộng đồng quốc tế. Và, thật không may, có vẻ như là Bắc Kinh đúng về điều này.

Nói cho cùng, hình phạt gì đã từng được áp dụng đối với chính phủ Trung Quốc khi đã bắt giữ người vợ của Lưu Hiểu Ba từ tháng Mười, mà không có một minh định gì của luật pháp, một sự kiện vô tiền khoáng hậu trong toàn bộ lịch sử của giải Nobel Hòa bình ? Chính phủ Trung Quốc có phải trả giá gì về loại đối xử côn đồ đối với nhà hoạt động pháp lý khiếm thị Chen Guangcheng, từng bị giam giữ ngay tại nhà của mình kể từ khi ông được ra khỏi nhà tù vào tháng Chín năm ngoái? Có chính phủ nước ngoài nào từng công khai bày tỏ mối quan ngại về những tin tức đáng báo động rằng Hu Jia, người ủng hộ đấu tranh cho các quyền về y tế, người từng đoạt Giải thưởng Sakharov 2008 về Tự do tư tưởng cũng bị quản thúc tại gia khi ông được ra tù vào tháng Sáu này? Có chính phủ nào đã bày tỏ sự lo lắng về sự cưỡng bức biệt tích của không ít hơn bốn luật sư nhân quyền nổi tiếng – trong đó có Teng Biao, một người nhận giải thưởng năm 2007 của nước Cộng hoà Pháp về nhân quyền, giảng viên tại một trong những đại học hàng đầu của Trung Quốc ? Danh sách có thể còn dài nữa, nhưng câu trả lời luôn luôn giống nhau: Không hề có ai.

Sự im lặng của cộng đồng quốc tế thực sự khuyến khích Bắc Kinh tiếp tục khép chặt hơn ngưỡng cửa hẹp của sự chịu đựng mà họ đã hé ra cho các nhà hoạt động trong nước, góp phần vào sự gia tăng bộ máy an ninh trong những năm gần đây. Các chiến tuyến đang ngày càng rõ ràng: một nên là các ông trùm an ninh, những người phản đối việc cải cách pháp luật, một bên là các công dân đang ngày càng đòi hỏi đúng sự thay đổi ấy.

Và chính nơi đây tồn tại cội nguồn thực sự nỗi lo lắng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc: Không có gì quan trọng hơn một cuộc cách mạng truyền thông đang diễn ra trên đồng hồ thời gian của họ, đang chuyển đổi hoàn toàn các tính cách và niềm mong đợi của xã hội. Điện thoại di động và Internet đang biến đổi sâu sắc cách thức người dân nhìn thấy bản thân và mức độ chịu đựng của họ về các biệu hiện tùy tiện của nhà nước. Ý thức về pháp luật được chuyển thành các hoạt động hợp pháp và các mối kỳ vọng ngày càng tăng phản ánh một thực tế rằng Trung Quốc không còn có thể ngăn cản công dân của mình khỏi cộng đồng toàn cầu và những phát triển quốc tế quan trọng. Những ngày này, bức Vạn Lý tường lửa hầu như khó có thể còn là một rào cản không xuyên qua được nữa.

Đối với công an chính trị, cuộc cách mạng này là những cơn đau đầu phát triển. Trong quá khứ, đặt một vài công an đóng tại cửa nhà của một người bất đồng chính kiến và giám sát điện thoại là đủ để dập tắt tiếng nói của ông ta, nhưng ngày nay không một loại bắt cóc nào đem được ông ta ra khỏi mạng lưới hoạt động. Twitter đã trở thành thiết bị theo dõi trung tâm của các nhà hoạt động xã hội dân sự trên khắp đất nước, một sự im lặng trong vài giờ đồng hồ là đã đủ để truyền bá tin tức về một sự việc có khả năng bị công an bắt giữ. Trong ý nghĩa đó, cuộc đàn áp trên quy mô lớn dẫn đến từ những lời kêu gọi về một cuộc cách mạng kiểu Hoa Nhài cho thấy rằng công an đang bắt đầu thua cuộc trong trận chiến thông tin.

Ngay cả nếu như loại biểu tình quần chúng phổ biến trong thế giới Ả Rập trong những tuần gần đây vẫn còn cách xa Trung Quốc, những hố ngăn cách đang nở rộng giữa mặt tiền của một “xã hội hài hòa” và một thực tế quá sóng gió chắc chắn sẽ dẫn đến một bất ổn xã hội lớn hơn. Khi chính phủ Trung Quốc phải đối diện với sự suy yếu không thể tránh khỏi trong việc kiểm soát thông tin của mình, có một nguy cơ lớn là họ sẽ lựa chọn tiếp tục trao quyền cho bộ máy an ninh để đàn áp những người biểu tình, các nhà hoạt động dân sự và những biểu hiện chính đáng của bất đồng chính kiến. Thực tế của việc tổng ngân sách cho nền an ninh trong nước hiện ngang ngửa với ngân sách quốc phòng, theo một nghiên cứu của Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh, chắc chắn là quay về chiều hướng này.

Liều thuốc giải độc thực sự cho cuộc nổi dậy hoặc cuộc đàn áp nguy hiểm sẽ là phải nhóm lại một tiến trình cải cách pháp lý vốn có thể mở lối được cho sự tôn trọng thực sự các quyền căn bản của công dân Trung Quốc và cắt giảm tiến trình quyền lực độc đoán của nhà nước. Đó là điều sẽ trở thành, nếu không phải là một nhu cầu tức thời, tối thiểu của niềm khao khát chung trong xã hội Trung Quốc. Các nhà cai trị ở Bắc Kinh cũng sẽ được khuyên là nên lưu ý trước khi những lời than phiền thì thầm hiện nay của tình trạng bất ổn trở thành những lời gầm thét dữ dội.

MÊ LINH QUẬT KHỞI : Dựng nền độc lập TRIỀU ĐẠI TRƯNG VƯƠNG _ PHẠM HY SƠN

Trong tâm khảm người Việt chưa ai quên được 80 năm dưới chế độ Thực dân Pháp dân tộc ta đã chịu biết bao nhiêu thống khổ dưới gót giày xâm lược. Thực dân tha hồ bắn giết, nhiều làng bị san bằng như làng Cổ Am ở Hải Dương năm 1930 trong cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng . Người dân đói khát khổ cực, miếng cơm không có ăn, manh áo không có mặc. Chúng bóc lột bằng mọi thứ thuế, trong đó có cả thuế thân ! Muốn sống cuộc đời trâu ngựa cũng phải đóng thuế!
Mấy chục năm sau khi thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam, chúng ta lại phải sống dưới các chế độ độc tài, không có quyền sống, phẩm giá không được tôn trọng , bị bóc lột , bị đàn áp không nương tay.
Đấy là những kẻ độc tài còn mang chút máu mủ của nòi giống Việt , nói chi đến chế độ cai trị trực tiếp trăm lần khắc nghiệt của thực dân phương Bắc trong gần 250 năm , từ 207 trước TL đến năm 40 sau TL, là năm hai chị em bà Trưng phất cờ khởi nghĩa lấy lại độc lập cho đất nước.
Trong thời gian đen tối đó, quan cai trị người Taù, lính tráng người Tàu mặc tình chém giết, vơ vét của cải, người dân Việt nghèo đói đến nỗi trai gái lớn lên không có tiền để cưới hỏi. Hình ảnh những người Việt phải xuống sông, xuống biển mò ngọc trai, lên rừng tìm ngà voi, sừng tê giác nộp cho bọn Thứ Sử, Thái Thú...để chúng đem về triều cống vua Tàu và bỏ túi riêng làm giàu trên xương máu người bản xứ.
Chúng ta thử tưởng tượng thời xa xưa ấy quận Giao Chỉ có 746.217 người, quận Cửu Chân có 166.013, tức từ miền Bắc tới Quảng Bình dân số vỏn vẹn chưa tới 1 triệu (912.230 người), đất đai, sông ngòi còn hoang rậm, thú dữ và cá sấu (giao long) tràn ngập trên rừng, dưới sông, dưới biển thì những người phải đi tìm châu báu cho quan lại Tàu mấy người được toàn thân trở về.
Những chuyện truyền khẩu trong dân gian kể lại cho tới bây giờ việc quan lại Tàu giàu có khi về nước của cải đem theo không hết phải đào hầm chôn giấu và bắt các trinh nữ người Việt trói chặt ngồi trên ghế, miệng ngậm sâm nhốt trong hầm làm ma giữ của cho chúng (chúng sẽ để lại họa đồ cho con cháu sang lấy).
Chính sự tham lam tàn bạo ấy đến thời Tô Định đã lên cao tới cực điểm làm dân chúng oán hờn và những người nặng lòng với dân với nước căm giận nổi lên khắp nơi.
Ngoài gia đình Trưng Vương ở Mê Linh và ông Thi Sách ở Châu Diên còn có ông Trương Quân ở Thái Bình, ba anh em ông Cao Doãn ở Lai Tảo Hà Đông, ông Nguyễn Nga ở Tuy Lai. Khi thấy lòng dân đã lên cao độ, ông Thi Sách, một người khí phách và nhân hậu ở Châu Diên (nay là Sơn Tây và Vĩnh Yên) viết thư kể tội Tô Định: "Lúc nào cũng bô bô nói chuyện thương dân thế mà tấm lòng bóc lột kẻ dưới càng ngày càng dữ. Rán mỡ dân để thỏa lòng dục... " và ông cảnh cáo: "Nếu không sửa đổi chính sách cho rộng rãi thì sẽ nguy vong đến nơi đãy! " (Phạm Văn Sơn, Việt Sử Tân Biên Q1, trang 172).
Nhưng những kẻ bạo ngược từ xưa đến nay không bao giờ nghe lời nói phải. Ông Thi Sách sửa soạn lực lượng để khởi binh nhưng trong một lúc sơ hở bị Tô Định bắt và đem giết.
Bà Trưng Trắc cùng với em là Trưng Nhì lên thay quyền phát hịch gửi đi khắp Châu quận kêu gọi khởi nghĩa được hào kiệt các nơi hưởng ứng đem quân về hợp lực.
Cũng nên nhắc lại, hai Bà Trưng là con một vị lạc tướng ở Mê Linh mồ côi cha sớm được người mẹ là bà Thiện dòng dõi vua Hùng nuôi nấng, dạy dỗ để hai Bà trở thành những người yêu nước, đảm lược, có ý chí và lòng độ lượng. Tương truyền chính bà Thiện là người đứng ra chuẩn bị cuộc kháng chiến ngay từ đầu. Khi chuẩn bị xong bà giao cho con rể là ông Thi Sách và con gái là Trưng Trắc và Trưng Nhì . Hổ mẫu sinh hổ tử ! Những người xứng đáng là dòng giõi của các vua Hùng ! Vì vậy gia đình Trưng Vương được toàn dân tin tưởng ,mến mộ.
Khi hai bà khởi binh trong tay vỏn vẹn có hai ngàn nghĩa sĩ nhưng chỉ trong thời gian ngắn , anh hùng hào kiệt từ các nơi kéo về, quân lên tới 60 ngàn người. Dân số lúc ấy chưa tới 1 triệu mà có 60 ngàn người tình nguyện, nhập ngũ, chứng tỏ lòng dân nô nức đánh giặc như thế nào.
Lễ xuất quân tổ chức tại bến Nam Nguyên . Hai Bà cưỡi voi, mặc áo giáp, che lọng vàng cầm gươm thúc đại quân đánh thẳng vào Liên Lâu, bản doanh của Tô Định bên bờ sông Nhuệ thuộc Hà Đông. Hiện nay ở giữa Lương Sơn và Mỹ Đức tỉnh ấy còn dãy núi được kêu là núi Vua Bà, tương truyền có những trận đánh quan trọng trong khu vực này .
Liên Lâu thất thủ, Tô Định và bọn quân Tàu chạy thoát về Nam Hải, tức đảo Hải Nam bây giờ.
Thừa thắng, quân của Hai Bà tiến như vũ bão giải phóng đất nước. Chẳng bao lâu hơn 60 thành trì treo cờ độc lập. Hai Bà lên làm vua đóng đô ở quê nhà Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên dựng nên triều đại Trưng Vương.
Lên ngôi xong thấy đất nước điêu tàn, nhân dân thống khổ sau bao nhiêu năm sống trong nô lệ : cha mất con, vợ mất chồng, con côi bơ vơ đói khát , hai Bà cho giảm binh để thanh niên trở về cùng với mọi người lo xây dựng đất nước cốt cho nhân dân sớm được hưởng cảnh thái bình thịnh trị của tổ tiên xưa như đã được ghi lại trong Đại Việt Sử Ký Tiền Biên: "Nước Nam về dời Lạc Hồng, vua dân cùng cày... Dân sống đời bấy giờ cùng nhau vui vẻ chơi đùa ở trong cõi đất không rét, không nóng. Người già thì chết, người trẻ đến lúc già không biết đến việc đánh nhau. Có thể gọi được là đời chí đức, gọi là nước cực lạc. Vua thì yên vui như tượng Phật. Dân thì vẽ mình làm ăn không phiền nhiễu gì đến sưu thuế, không việc gì phải canh phòng. Vua, dân thân nhau, dẫu vài ngàn năm cũng không thay đổi. "
Nhờ ân đức của hai Bà , già trẻ trai gái vui vẻ chăm lo trồng trọt chăn nuôi, cây cỏ tươi tốt, chim muông nhởn nhơ vui hót ca ngợi cảnh thanh bình.
Nhưng cảnh sống yên vui đó chẳng được bao lâu vì bọn thực dân phương Bắc rắp tâm phục hận. Tháng Chạp (11) năm 41 Hán Quang Vũ sai Mã Viện và Đoàn Chí, Lưu Long đem 20 ngàn quân sang Việt Nam. Cái gương Tô Định còn sờ sờ trước mắt nên lão luyện như Mã Viện mà còn run sợ. Chúng không dám đường đường , chính chính xuất quân mà phải âm thầm chặt rừng phá núi hàng ngàn dậm từ Quảng Đông qua miền Lạng Sơn vào nước Việt. Thủy quân của Đoàn Chí tiến song song trên nhánh Bắc sông Thái Bình để hai bên yểm trợ cho nhau. Khi đoàn quân xâm lăng tới Tây Lý, một địa điểm ở giữa Mê Linh và Hà Nội thì bị quân của hai Bà chận đánh kịch liệt làm Tô Định phải lui về Lãng Bạc vùng Tiên Du (Bắc Ninh).
Nữ tướng của hai Bà là Thánh Thiên Công Chúa đem binh tới đánh mấy trận giết cả ngàn quân Hán làm Mã Viện phải lui về cố thủ ở Bắc Giang xin tiếp viện và chờ hậu quân tiếp viện. Mặt khác Mã Viện dùng kế nghi binh giả đưa binh lên đánh vùng Thái Nguyên, Tuyên Quang. Thánh Thiên Công Chúa đem quân lên cứu viện miền thượng du.
Mã Viện thấy lực lượng của hai Bà bị phân tán liền tiến về Lãng Bạc, hai Bà thân chinh cầm quân chiến đãu. Quân Nam chiến đãu rất hăng nhưng trước quân thù quá đông đảo đành thất bại. Hai Bà lui binh về Kim Khê vùng núi Ba Vì.
Lão tướng Đô Dương từ Cửu Chân đem quân ra tiếp viện bị chận đánh, Thánh Thiên Công Chúa rút về cứu nhưng không kịp.
Khi quân giặc tiến đánh Kim Khê, hai bà thua chạy dọc theo hữu ngạn sông Hát tới An Hát (nay là xã Hát Môn) chỗ cửa sông Hát chảy vào sông Đáy được dân chúng tiếp đón nồng nhiệt dâng bánh trôi (bánh xôi nước) và lương thực cho đoàn tùy tùng. Nhưng rồi quân giặc lại đuổi theo, hai Bà gieo mình xuống giòng sông Hát từ trần để lại tấm gương anh liệt cho con cháu muôn đời về sau. Tất cả quân theo hầu và hai trinh nữ dâng bánh trôi lên hai Bà cũng lao theo làn nước.
Giờ phút đau thương trời sầu , đất thảm ! Núi Tản Viên phủ mờ mây xám , Dòng Hát giang dậy sóng căm hờn !
Từ đây toàn dân lại đắm chìm trong nô lệ, tủi nhục , làm thân trâu ngựa cho người.
Ngày ấy là ngày 6-3AL năm 43 sau TL . Người dân An Hát lập đền thờ hai Bà tại nơi hai vị hiển thánh và xây một cái miếu nhỏ thờ hai trinh nữ dâng bánh gọi là miếu hai Cô hiện nay vẫn còn và sáng chiều nhang khói. Hàng năm , đúng ngày mồng 6 tháng 3 người dân làm lễ đại tế kỷ niệm , trong các lễ vật luôn luôn có bánh trôi để tưởng nhớ bữa ăn cuối của hai Ngài . Lễ Đại Tế được tổ chức theo nghi vệ dành cho những vì Vua . Hai Bà ngự trên Ngai vàng , che lọng vàng có đoàn quân phù gía cầm gươm đao, cờ quạt theo hầu . Tiếng chiêng , trống , thanh la rộn ràng như lệnh xuất quân đánh vào thành Lư Lâu thuở nào .
Theo Việt Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên , vua Lý Anh Tông (1138-1175) vì trời làm hạn hán nêu vua sai thiền sư Tịnh Giới đến đền thờ ở An Hát cầu mưa và trời làm mưa. Nhà vua thấy linh ứng sắm lễ vật đến tế và sai sứ rước về phía bắc Đại Nội dựng đền Vũ Sư thờ phụng. Sau nhà vua cho lập đền thờ ở làng Cổ Lai, huyện An Lãng tức là kinh đô Mê Linh , quê hương hai Bà.
Riêng ở Hát Môn trải qua gần hai ngàn năm, lịch sử có lúc thăng trầm nhưng đền hai Bà vẫn sáng hôm nhang khói tưỏng nhớ công đức.
Tấm gương anh dũng của hai Bà luôn sáng ngời cho các thế hệ con cháu về sau tiến bước. Bà Triệu khởi nghĩa chống quân Ngô. Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo diệt quân xâm lược ở sông Bạch Đằng, hai lần dòng sông nhuộm đỏ máu quân thù: "Đằng Giang tử cổ huyết do hồng. " Tụy Động mồ chôn giặc Minh và Đống Đa giặc Thanh không còn manh giáp.
Dân tộc Việt Nam trường tồn cùng năm châu trên thế giới, đất nước Việt Nam trải dài từ Lào Cai đến mũi Cà Mau như một bức trường thành nằm bên bờ Biển Đông đời đời bền vững.
Hai Ngài thật xứng danh với lời tôn vinh của người sau :
Phù An Quốc Thế Thạch Bàn Nam
Phủ Trấn Thần Uy Đồng Trụ Bắc
nghĩa là:
Hai Bà phù giúp cho nước Nam vững như bàn thạch
Uy danh hai Bà phủ mờ và trấn áp cột đồng trụ của Mã Viện dựng ở biên giới phía Bắc!
(câu đối trên cổng đi vào đền thờ Hai Bà ở xã Hát Môn.)

PHẠM HY SƠN