Tìm kiếm Blog này
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011
Việt Nam lạm phát đứng thứ 2 thế giới
Venezuela là nền kinh tế có mức lạm phát cao nhất với 29.6%. Nếu lạm phát của Việt Nam trong tháng 4 trên 1.2% thì chắc chắn sẽ “về nhì” trong bảng xếp hạng này. Nền kinh tế có mức lạm phát đứng thứ 3 là Mozambique với mức 15.23%.
Cục Thống kê TP.HCM vừa công bố CPI tháng 4 tại thành phố này đã tăng 3.16% so với tháng 3. CPI tại Hà Nội và cả nước sắp được công bố có thể xấp xỉ con số này, hay ít ra là khó có thể thấp hơn đáng kể.
Kỳ vọng lạm phát được kiểm soát ngay trong tháng 4 gần như tan biến khi CPI của tháng này không hề giảm mà tăng ở mức cao nhất trong gần 3 năm qua.
Việt Nam 'về nhì'
Với mức tăng 3.16% trong tháng 4, CPI trong 4 tháng của TP.HCM đã lên tới 8.2% so với đầu năm, và tăng 13.99% so với cùng kỳ năm trước. Với giả định CPI cả nước trong tháng 4 tăng khoảng 3% so với tháng 3, thì so với đầu năm đã tăng tới 9.2%, còn so với cùng kỳ năm trước tăng 17.15%.
Xu thế lạm phát trên thế giới đang tăng mạnh khi giá cả nguyên vật liệu và năng lượng tăng do kinh tế thế giới phục hồi và các bất ổn tại Bắc Phi. Ngoài ra, còn do nhiều quốc gia bơm tiền để chống suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, mức tăng quá cao như lạm phát ở Việt Nam là một điều hiếm có.
Theo thống kê của Trading Economics, trong 70 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới hiện này thì Venezuela là nền kinh tế có mức lạm phát cao nhất với mức 29.6%.
Nếu lạm phát của Việt Nam trong tháng 4 trên 1.2% thì chắc chắn sẽ “về nhì” trong bảng xếp hạng này. Nền kinh tế có mức lạm phát đứng thứ 3 là Mozambique với mức 15.23%.
Hầu hết các quốc gia láng giềng tại châu Á chỉ có lạm phát từ 0-6%, tức là thấp hơn nhiều so với Việt Nam.
Tại Trung Quốc, tính đến hết tháng 3 lạm phát của nước này là 5.4%. Đây là một mức không cao nếu so với Việt Nam nhưng đã trở thành một vấn đề rất nghiêm trọng đối với quốc gia này. Trung Quốc đã đồng loạt thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa và bình ổn giá để kiềm chế lạm phát.
Lạm phát ở Việt Nam và một số quốc gia khác
Trở lại với CPI tại TP.HCM trong tháng 4 và xét từng mặt hàng cụ thể có thể thấy nhóm hàng tăng giá mạnh nhất trong tháng 4 là nhóm Thực phẩm tăng 6.19%; Giao thông đã tăng tới 5.77%; nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4.56%; nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 4.12%.
Giá lương thực tăng 1.23%, chủ yếu là do nhóm thực phẩm chế biến tăng mạnh. Còn các mặt hàng khác phần lớn đều tăng trên 1%.
Như vậy, các con số trên cho thấy hầu hết các mặt hàng đều đồng loạt tăng giá. Nguyên nhân trực tiếp là do giá điện, xăng dầu trong thời gian qua đồng loạt điều chỉnh đã tác động mạnh tới việc tăng giá các mặt hàng.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là mức tăng trên là quá lớn so với những tác động “hợp lý” của việc điều chỉnh giá xăng dầu, giá điện. Mức tăng quá cao trên cũng không chỉ giải thích đơn thuần bởi “chi phí đẩy” mà nó còn xuất phát từ nguyên nhân sâu xa trong cơ cấu nền kinh tế.
Nguyên nhân quan trọng nhất được thừa nhận rộng rãi là tính kém hiệu quả của nền kinh tế. Trong suốt nhiều năm qua tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế quá cao làm cho tăng trưởng tín dụng gia tăng mạnh mẽ. Trong khi đó, tăng trưởng GDP lại ở mức không tương xứng, điều này đồng nghĩa với chất lượng tăng trưởng thấp.
Một thực tế có thể nhận thấy là với tỷ lệ tín dụng trong nền kinh tế hiện nay vượt quá 125% GDP, thì chỉ cần với một tốc độ tăng trưởng tín dụng nhỏ đã làm cho nền kinh tế “thừa tiền”. Do vậy, sức ép về lạm phát lên toàn bộ nền kinh tế đang ngày càng lớn.
Thông tin lạm phát tháng 4 của TP.HCM phần nào cho thấy xu hướng tăng cao của CPI cả nước. Có thể CPI cả nước tháng 4 sẽ không cao như vậy, do mức tăng mạnh của TP.HCM trong tháng này có một số đặc thù riêng.
Dù với con số nào thì chắc chắn là lạm phát ở Việt Nam đang ở mức rất cao và cụ thể đang đứng thứ 2/70 nền kinh tế lớn nhất thế giới, cao gấp 4-5 lần so với các quốc gia trong khu vực và gấp hàng chục lần so với các nước phát triển.
Với con số “ấn tượng” này, có thể NHNN buộc phải tiếp tục “thắt chặt” chính sách tài chính tiền tệ thêm nữa. Tuy nhiên, điều thiết yếu là Chính phủ cần phải tiết giảm thêm đầu tư công. Ngoài ra, phải kiên quyết tái cấu trúc nền kinh tế để có thể dần nâng cao hiệu quả đầu tư.
Nguồn: Hồ Bá Tình (VietStock)
Mười Năm, Quảng Ngãi Và Trăng
Tác Giả: Đoàn Thị Thượng
Trăng cũ, mười năm tôi trở lại
Biết có như xưa, những tối nào
Những tối nào xưa đã mãi mãi
Hun hút đi về trong cõi nao?
Những tối nào xưa, trăng Quảng Ngãi
Lụt khắp đường đêm một ánh vàng
Ai biết bàn chân tôi mê mải
Cũng từ độ ấy sớm lang thang
Lang thang xa Quảng, xa trăng Quảng
Biền biệt hàng cây quốc lộ dài
Trăng khuyết xuôi rồi trăng khuyết ngược
Một mảnh trên trời như mảnh chai
Mảnh trăng đâm nhói trời xa xứ
Lòng rách một niềm thương nhớ quê
Dẫu vậy cứ cầu trăng chớ rụng
Sợ bóng đêm che mịt hướng về
Trăng cũ! Mười năm tôi quá ngại
Tưởng lòng đã ố bụi thời gian
Cảm động thấy trăng vành vạch mãi
Tráng giữa lòng tôi một lớp vàng.
Chiếc Răng Khểnh
Tác Giả: Nguyễn Thị Trúc Linh
Chiếc răng khểnh bên khóe môi của nhỏ
Sao dễ thương duyên dáng đến lạ kỳ
Để những chiều trên phố nhỏ theo đi
Ta ngơ ngẩn tìm nụ hoa hàm tiếu.
Ôi chiếc răng xinh xinh và bé xíu,
Rót vào ta nỗi nhớ đến vô cùng.
Mơ một ngày ta được nhỏ về chung
Để chiếc răng "khểnh" lên bao ước vọng.
Ôi sao ta quá ư là mơ mộng
Có bao giờ ta được nhỏ cười đâu?
Dù tan trường ta vẫn đợi thật lâu,
Để thất vọng rồi bồi hồi hờn trách...
Chiếc răng khểnh bên khóe môi của nhỏ
Sao dễ thương duyên dáng đến lạ kỳ
Để những chiều trên phố nhỏ theo đi
Ta ngơ ngẩn tìm nụ hoa hàm tiếu.
Ôi chiếc răng xinh xinh và bé xíu,
Rót vào ta nỗi nhớ đến vô cùng.
Mơ một ngày ta được nhỏ về chung
Để chiếc răng "khểnh" lên bao ước vọng.
Ôi sao ta quá ư là mơ mộng
Có bao giờ ta được nhỏ cười đâu?
Dù tan trường ta vẫn đợi thật lâu,
Để thất vọng rồi bồi hồi hờn trách...
Đẹp Duyên Cầm Sắc
Tác Giả: Khuyết Danh
Hồi ấy, nghĩa là cách đây đúng 56 năm, mùa Xuân năm giáp Thân (1884) ngày 16 tháng 2, thành Bắc Ninh thất thủ, về tay Pháp. Hai đạo binh, dưới quyền chỉ huy của hai thiếu tướng de Négrier và Brière de L’Isle, một mặt qua sông Hồng Hà, theo dọc sông Ðuống một mặt ở Hải Dương, đi tàu tới Phả Lại rồi đổ bộ, cùng men bờ sông Nguyệt Cầu tiến đánh Bắc Ninh.
trận ấy, quân Pháp chỉ mất độ tám tên binh và độ vài chục khẩu súng. Quân Tàu Cờ Ðen, núng thế, rút cả về Yên Thế, còn trơ quân An Nam thế cô, phải cởi giáp lai hàng. Một vị quan binh đứng đầu cai quản đội binh ta hồi ấy trong thành Bắc Ninh là Lãnh binh Lê Vũ Khúc. Ông là dòng dõi cựu thần nhà Lê, tuy không phải tôn thất, song tổ tiên ông đã làm quan tới chức Công Khanh, ba bốn đời nối tiếp nhau trong hàng tứ trụ. Sau bốn năm thế hệ văn quan, trong họ bỗng đổi nghề nghiên bút sang nghề cung kiếm, tổ phụ Lê Lãnh Binh xuất chân cử võ, làm tới Ngũ Quân Ðô thống, thân sinh ông làm Sơn Nam Ðề Ðốc, đến đời ông khí nhuệ nhụt đi chút ít, ông chỉ làm tới Chánh Lãnh Binh thôị Khi thành Bắc Ninh có cuộc xung đột binh đao, Lê Công đứng trên mặt thành đốc thúc quân sĩ, hợp với quân Cờ Ðen khánh chiến cùng binh Pháp.
Phải một tốp lính phía dưới thành bắn lên, ông bị một phát trúng dưới xương vai, một phát trúng tay phải, rơi mất ba ngón taỵ Biết mình khó lòng chống cự được nữa, Lê Công bèn nhảy vào trong thành, theo đường hầm chạy vào chiến trường, rồi lên ngựa phóng thẳng một mạch về chỗ đất phong ấp của ông, ở cách thành Bắc Ninh hơn một dặm. Gia đình ông ở cả trong ấp đó. Ông vừa phi ngựa tới cửa chưa kịp vào đến sân thì ngã gục xuống, lịm đị Vực vào nhà ông cứ thế thiếp dần, máu chảy ra lênh láng, không trối trăng câu nào cả.
Lê phu nhân hồi đó mới non bốn mươi tuổi; bà sống với hai người con trai đã khôn lớn, một người mười bốn, một người mười haị Cậu cả tên Lê Mạnh Khôi, cậu em là Lê Trọng Việt. Hai anh em được chứng kiến cái chết thảm thương của thân phụ lấy làm đau đớn lắm, tuy còn thơ ấu nhưng cũng đã cảm thấy sự tử biệt sinh ly là một nỗi thương tâm thống thiết nhất trên đờị Hai anh em giúp mẹ tắm rửa cho cha, khâm liệm tử tế và an táng cho người bị chết nạn chiến tranh vì tận tâm báo quốc.
Thành Bắc Ninh bị hạ rồi, khi loạn lạc đã yên, ba mẹ con thu thập đồ đạc, bỏ đất phong ấp ở Bắc Ninh rút về an cư lập nghiệp ở núi Gôi, là quê quán tổ tiên hai anh em Khôi và Việt.
Về đến tổ hương, mẹ dệt cửi vá may để nuôi cho hai con ăn học, theo các trẻ con trong làng. Sang đình thụ giáo của một ông đồ. Hai anh em họ Lê rất nhác, chẳng bao giờ thuộc bài vở sử kinh, chỉ toàn trốn thầy đi với lũ trẻ con du thủ du thực, tìm đến chân đồi chơi đánh trận giả và tập dượt quyền cước. Thầy đồ nhiều phen đánh đòn rất đau, mà hai anh em vần không chừa, cứ ham mê nghề võ hơn nghề văn. Bà từ mầu ngày ngày hết sức khuyên răn, Khôi và Việt thờ mẹ rất hiếu thảo nên lại quỳ xuống xin lỗi mẹ và hẹn sẽ ra công chăm chỉ học, nhưng đến hôm sau, vắng mặt mẫu thân thì chứng nào tật nấy như thường.
Dần dần, bà mẹ biết rằng máu truyền thống chảy trong huyết mạch hai đứa con mình còn sôi nổi hăng hái lắm, nên cũ chỉ bảo ban lấy lệ mà thôi, còn mặc hai anh em Khôi và Việt được tự do luyện tập gân cốt, không ngăn cản nữạ Thành thử đến sáu năm sau, cả hai cùng to lớn khỏe mạnh; rõ ràng một đôi lực sĩ hùng dũng, oai phong. Từ khi góa chồng, Lê mẫu làm lụng chăm chỉ, để dành để dụm, thu xếp tảo tần, khi bỏ ấp ở Bắc ra đi, cứ bao nhiêu của cải thu vén đem cả về Nam Ðịnh; nhờ thế cũng có ít nhiều ruộng nương phong phú, đủ túc dụng một đờị Hai anh em Khôi, Việt, kịp đến tuổi trưởng thành, bà chưa có thì giờ lo bề gia thất cho hai con thì tự nhiên lâm bệnh, rồi lúc khỏi, liệt mất cả hai chân, không làm ăn gì được nữa. Hai anh em phải ở nhà lo liệu công việc giúp đỡ mẹ già. Tuy nói là giúp đỡ, nhưng kỳ thực hai cậu ấm chả được việc gì có lợi, cả bà mẹ ngồi một chỗ mà vẫn phải để tâm coi sóc đến công chuyện hàng ngày. Ruộng nương thì bà ấy cho cấy rẽ, cứ đến vụ là có gia đinh đi thu thóc lúa về, hai cậu ấm chỉ phải trông lũ người nhà, đừng để chúng ăn bớt ăn xén, thế là đủ. Lúc bán lúa cho hàng sáo, thì cũng đã có các vú bõ đếm tiền đong thóc, chả bận gì đến cậu ấm cả và cậu ấm hai.
Những buổi tối không phải coi sóc người nhà, ngoài vụ mùa màng và vụ bán chác, hai anh em lại chia nhau, anh ở nhà với mẹ già ba tháng, em đi ngao du săn bắn nơi xa; rồi em lại trở về nhà ba tháng trong khi anh được tự do đi chơi đây đó. Cậu hai Việt hay vào mạn Ðồng Giao săn bắn, mồi khi cậu đi vắng thì cậu cả có thèm thuồng lắm cũng không dám rời mẹ đi chơi nốt, chỉ quanh quẩn vào chợ Ghềnh lùng hươu nai hay chồn cáo một hai ngày mà thôị Nhưng hễ cậu hai quay gót trở về, lại tha hồ cho cậu ấm Khôi muốn vượt bể băng ngàn được tới đâu mặc sức.
Một buổi sớm, cậu Việt về nhà bỗng thấy vẻ vui mừng tươi tỉnh, song chỉ vui mừng tươi tỉnh được ít hôm đầu. Vui tươi xong, cậu bỗng đâm ra thẫn thờ, vớ vẩn, tựa hồ thần hồn thần trí bị một cái gì ám ảnh; có ngày cậu buồn thỉu buồn thiu chẳng nói một câu nào, bà mẹ có hỏi thì cậu gượng cười chốc lát, nhưng phút sau, lại trầm ngâm mơ tưởng nhớ nhung aị Thấy anh cả đi vắng lâu, cậu lộ ra vẻ sốt ruột lắm, chỉ ngong ngóng ra đứng cửa chầu chực, đợi cậu Khôi về suốt mấy ngày.
Mong ròng rã ba tháng, cũng chả thấy, mãi gần sáu tháng mới gặp cậu ấm anh trở lại, tải về một xe gạc hươu nai và hai ba tấm da báo, một tấm da cọp và một bộ hổ cốt. Anh em chả kịp hàn huyên nữa; cậu hai thấy có anh về thì mừng quýnh vội vàng thu xếp hành lý ra đi ngaỵ Lần này cậu đi chơi có non nửa tháng đã về, đem theo một người con gái mặc tang phục, và một đứa trẻ độ 15 tuổi.
Từ trước tới nay, có nhiều nhà phú hộ và danh giá trong vùng Gôi, thấy hai anh em họ Lê con nhà võ tướng, và rất khôi ngô tuấn tú, có ý muốn gả con cho. Mối lái có đến nhà hai cậu ngỏ lời cho Lê mẫu biết, bà cụ hỏi ý kiến hai con, song cả hai cậu, chẳng cậu nào bằng lòng lập gia đình cả.
Lạy mẹ, anh em chúng con còn ít tuổi có đi đâu mà vội! Mẹ còn trường thọ nữa, vì lão niên đới tật là một số rất tốt. Nếu mẹ cho phép chúng con, thì chúng con sẽ tự chọn lấy người bạn trăm năm chăn gối, như thế sau này chúng con chẳng oán than nỗi gì. Duyên số là một sự tình cờ mà thành, chớ biết thế nào mà chọn lựa.
Lê Mẫu nghe hai con trình bày như vậy, cũng vui lòng chiều ý không có ép uổng nữạ Hai anh em vì trọng võ thuật, cũng chả nghĩ đến sự lấy vợ. Tới khi Việt thình lình đem một người con gái ở đâu về, cả nhà đều kinh ngạc hết sức. Cậu hai đem nàng ấy vào lạy mẹ và lạy anh, rồi đầu đuôi sự thể thế nào, thú thật cả một lượt cho mẹ và anh rõ. Lê mẫu mới hay thiếu nữ đó là nàng Oanh Cơ, quê ở Bàn Thạch tỉnh Thanh Hóa, mồ côi cha mẹ và hiện không còn ai thân thích họ hàng. Bà và cậu ấm cả thấy Oanh Cơ thùy mị dịu dàng lại thướt tha kiều diễm, nên rất vui lòng đẹp ý, nghỉ ngay đến sự cho phép nàng được cùng cậu hai Việt sánh đôị Cậu hai cũng chỉ mong ước có thế thôi, lú nghe mẹ và anh nói trúng tâm can mình, cậu bất giác đỏ mặt tía tai, phần vì thẹn, phần vì mừng, phần vì thương anh thương mẹ đã nghĩ đến hạnh phúc trăm năm của mình, không hề cản trở ý định của mình một chút cỏn con nào cả.
Cậu Việt vội bẩm mẹ là nàng Oanh còn có anh chị nàng bị chết trong khi vào rừng gặp cọp, phải đợi nàng trừ phục đã mới sẽ bàn đến chuyện thành hôn. Từ đó, hai cô cháu Oanh Cơ ở hầu hạ Lê Mẫu như hầu hạ mẹ già, không có lòng muốn đi đâu nữa. Mà cậu ấm hai cũng nhường anh đi xa săn bắn; về phần cậu, cậu chỉ muốn ở nhà thần hôn định tỉnh bên gối huyên đường mà thôi.
Hơn một năm sau, nàng Oanh Cơ mặc áo quần hồng, quấn khăn vành dây, che quạt lượt đỏ, lạy Lê Mẫu hai lạy để trở nên mợ Hai Việt. Lứa uyên ương mới cả ngày chỉ quấn quít lấy nhau, yêu nhau cực điểm, khiến mẹ già trông thấy cũng vui lòng. Trong gia định họ Lê từ đó, càng ngày càng thêm vui, thêm thịnh; Oanh Cơ đã từ lâu, đem về cho Lê Mẫu sự an nhàn thư thái, đem về cho cậu hai sự hạnh phúc êm đềm. Từ ngày có nàng, Lê Mẫu không phải nai lưng cáng đáng công việc trong nhà nữạ Bao nhiêu việc tần tảo thu vén gặt lúa, bán thóc, một tay nàng coi sóc được hoàn hảo, vẹn toàn.
Nàng là người không những có thanh, có sắc, nàng còn khéo léo đủ đường, tề gia nội trợ đảm đang khôn xiết. Nhà họ Lê có nàng thì phòng ốc cửa ngõ ngăn nắp đâu vào đấy; thềm gạch, sân hầu bao giờ cũng sạch sẽ tươm tất; đồ đạc giường chiếu bao giờ cũng ngay ngắn chỉnh tề; cơm bao giờ cũng ngon, canh bao giờ cũng ngọt; trong gia đình bao giờ cũng êm thắm yên vuị Lê Mẫu, nhiều phen ngồi bên ngọn đèn dầu đọc sách xem con dâu dệt cửi, thỉnh thoảng gấp sách ngường đọc trông Oanh Cơ một cách yêu thương âu yếm, bảo nàng rằng:
- Này nhà hai! Mày về làm dâu mẹ, mẹ chả còn có điều gì trách móc được. Mẹ bình sinh không có con gái, nay được con mẹ quý mến biết baọ Nhất là tất cả mọi chuyện trong nhà, con một tay thu xếp gọn gàng yên ổn cả, khiến mẹ được ăn không dưỡng lão, thực mẹ không ân hận oán than gì nữa! Sau này nếu mẹ thác đi, buổi lâm chung anh con chưa có vợ, vợ chồng con chưa có con, nếu hai sự ấy nhất đán nhờ Trời Phật, đều được như lòng mẹ ước, thì mẹ dù nhắm mắt cũng sẽ mãn nguyện đủ trăm bề.
Bà cụ mong như vậy, ai ngờ ước mong của bà có linh hiệu làm saọ Chẳng bao lâu, nàng Oanh thụ thai, khiến bà thiếu chút nữa mừng quá mà chết. Mãn nguyện khai hoa, Oanh cho ra đời một đứa con gái nhỏ giống mẹ như tạc, lại được cái vẻ khảng khái lẫm liệt của chạ Trong gia đình, nhờ có đứa trẻ càng tăng thêm hạnh phúc êm vui; cậu Việt, từ buổi có con, chỉ quấn quít chung quanh mình vợ, hầu hạ con như một ông bõ trung thành tận tụy.
Riêng chỉ có Khôi thì vẫn không quên nghề nguy hiểm, ở nhà không săn bắn tập luyện là thấy bồn chồn khó chịu vô cùng. Chàng thường đi đây đó suốt năm, ở nhà nhiều nhất chỉ được độ vài ba tháng. Mỗi kỳ ở nhà, Khôi lại bắt Việt theo mình ra chân đồi múa võ, sợ em lâu ngày không rèn tập thì gân cốt yếu kém đị Bởi thế, cứ độ nào có Khôi, thì Việt phải tạm xa vợ xa con một ngày hai buổi, cùng anh ra dượt võ ở ngoài đồng. Lâu dần thành một thói quen, hễ cứ anh đi vắng thì thôi, lúc nào anh có ở nhà, Việt lại cùng anh đối thủ. Hai anh em tựa hồ rất có tín ngưỡng trong nghề quyền cước; họ thi nhau trổ tài, không phải để cố ý đánh nhau, cũng không để khoe khoang tài nghệ mình trước mặt công chúng. Công chúng đây là vài ba người nhà quê hiền hậu, chất phác chả hiểu cung kiếm là gì. Lắm khi hai anh em họ Lê rượt nhau chạy bên mình họ, họ cũng thản nhiên điềm tĩnh cày bừa, không buồn để ý đến. Tuy họ không chú ý ngắm nhìn hai cậu ấm luyện võ, mà trong làng, từ trên chí dưới, chẳng ai là người không rõ hai anh em họ Lê là một đôi tráng sĩ hùng dũng, săn bắn rất giỏi, có sức địch nổi muôn người. Tiếng đó đồn đại rất xa, quanh một vùng từ Bình Lục cho đến chợ Ghềnh, Ðồng Giao, rất nhiều tay hào kiệt, rất nhiều đảng lục lâm, đều mộ tiếng cả hai chàng Khôi, Việt.
Hai chàng giỏi võ nghệ gần đến nơi tuyệt đích thế mà không bao giờ dùng sức mạnh của mình để làm một sự gì phạm pháp, hoặc mưu công danh tài lợi trong đờị Hai anh em chỉ an cư ở thôn quê, sinh hoạt bằng vài mươi mẫu ruộng và bằng nghề săn hươu, nai, beo, cọp; họ thờ mẹ chí hiếu, đối với anh em vợ con, thân bằng cố hữu, chí tình, tịnh không có một dục vọng cao kỳ nào cả.
Ai ngờ đâu xử thế đến như vậy mà cả hai đều không tránh khỏi dây oan nghiệt đến chằng vào cổ; một ngày kia, Khôi, Việt cùng bị tình nghi, phải bắt giải lên Tỉnh lỵ, rồi chẳng bao lâu, bị ghép vào tội án tử hình. Thực là vạ gió tai bay, chả ai hiểu vì đâu nên nỗị Có kẻ hiếu sự len lỏi vào gia đình hai cậu ấm, bàn tán rằng chẳng qua chỉ vì Oanh Cơ mà cửa nhà phút chốc tan tành. Họ nói:
Phàm giả những đóa hồng nhan rực rỡ và hoàn hảo quá chỉ toàn là những binh khí giết ngườị Muội Hỉ làm chết vua Kiệt, Ðắc Kỷ làm chết vua Trụ, Tây Thi xui Phù Sai vong quốc diệt thân và Bao Tự khiến U Vương táng mệnh, còn Quí Phi thì làm Minh Hoàng sống cũng như chết, thực quả đàn bà đẹp là cái mầm tai họa cho đời! Ðến vương bá bị những của vưu vật đó còn thiệt thân mất nước nữa huống chi người thường tránh sao khỏi nạn tan cửa nát nhà!
Câu nói ấy, tuy quá độc địa, song cũng có một phần sự thực. Sắc đẹp nàng Oanh Cơ quả là một duyên cớ trọng yếu khiến chồng và anh chồng nàng bị cái nạn đoản đầụ Hai anh em họ Lê bình sinh hay đem nhau ra thí võ ở chân làng Gôi, đều bị đao phủ hành hình tại chỗ đó.
Oan hồn, sau khi lìa khỏi xác trong một trường hợp cực kỳ thảm thiết, vì uất ức nên không tài nào tiêu tán được, nhất là vì hai tráng sĩ, chết rồi, lại không được họ hàng cầu nguyện cho linh hồn nhanh chóng được siêu thoát. Hấp thụ mãi khí thiêng liêng của non sông cây cỏ, hai vong hồn đó lâu dần hóa ra một thứ ma có đủ tư cách hiện hình về được, hiện về chẳng để dọa nạt hay làm hại ai cả, nhưng chỉ để diễn lại một bài quyền xưa kia họ ngày ngày hằng tập luyện ngõ hầu ghi trong cái thế hệ mới mẻ này vết tích một nỗi thương tâm uất ức của thời dĩ vãng, một nỗi đau thương do “oan nghiệt” dệt thành...
Kết Thúc (END)
Hồi ấy, nghĩa là cách đây đúng 56 năm, mùa Xuân năm giáp Thân (1884) ngày 16 tháng 2, thành Bắc Ninh thất thủ, về tay Pháp. Hai đạo binh, dưới quyền chỉ huy của hai thiếu tướng de Négrier và Brière de L’Isle, một mặt qua sông Hồng Hà, theo dọc sông Ðuống một mặt ở Hải Dương, đi tàu tới Phả Lại rồi đổ bộ, cùng men bờ sông Nguyệt Cầu tiến đánh Bắc Ninh.
trận ấy, quân Pháp chỉ mất độ tám tên binh và độ vài chục khẩu súng. Quân Tàu Cờ Ðen, núng thế, rút cả về Yên Thế, còn trơ quân An Nam thế cô, phải cởi giáp lai hàng. Một vị quan binh đứng đầu cai quản đội binh ta hồi ấy trong thành Bắc Ninh là Lãnh binh Lê Vũ Khúc. Ông là dòng dõi cựu thần nhà Lê, tuy không phải tôn thất, song tổ tiên ông đã làm quan tới chức Công Khanh, ba bốn đời nối tiếp nhau trong hàng tứ trụ. Sau bốn năm thế hệ văn quan, trong họ bỗng đổi nghề nghiên bút sang nghề cung kiếm, tổ phụ Lê Lãnh Binh xuất chân cử võ, làm tới Ngũ Quân Ðô thống, thân sinh ông làm Sơn Nam Ðề Ðốc, đến đời ông khí nhuệ nhụt đi chút ít, ông chỉ làm tới Chánh Lãnh Binh thôị Khi thành Bắc Ninh có cuộc xung đột binh đao, Lê Công đứng trên mặt thành đốc thúc quân sĩ, hợp với quân Cờ Ðen khánh chiến cùng binh Pháp.
Phải một tốp lính phía dưới thành bắn lên, ông bị một phát trúng dưới xương vai, một phát trúng tay phải, rơi mất ba ngón taỵ Biết mình khó lòng chống cự được nữa, Lê Công bèn nhảy vào trong thành, theo đường hầm chạy vào chiến trường, rồi lên ngựa phóng thẳng một mạch về chỗ đất phong ấp của ông, ở cách thành Bắc Ninh hơn một dặm. Gia đình ông ở cả trong ấp đó. Ông vừa phi ngựa tới cửa chưa kịp vào đến sân thì ngã gục xuống, lịm đị Vực vào nhà ông cứ thế thiếp dần, máu chảy ra lênh láng, không trối trăng câu nào cả.
Lê phu nhân hồi đó mới non bốn mươi tuổi; bà sống với hai người con trai đã khôn lớn, một người mười bốn, một người mười haị Cậu cả tên Lê Mạnh Khôi, cậu em là Lê Trọng Việt. Hai anh em được chứng kiến cái chết thảm thương của thân phụ lấy làm đau đớn lắm, tuy còn thơ ấu nhưng cũng đã cảm thấy sự tử biệt sinh ly là một nỗi thương tâm thống thiết nhất trên đờị Hai anh em giúp mẹ tắm rửa cho cha, khâm liệm tử tế và an táng cho người bị chết nạn chiến tranh vì tận tâm báo quốc.
Thành Bắc Ninh bị hạ rồi, khi loạn lạc đã yên, ba mẹ con thu thập đồ đạc, bỏ đất phong ấp ở Bắc Ninh rút về an cư lập nghiệp ở núi Gôi, là quê quán tổ tiên hai anh em Khôi và Việt.
Về đến tổ hương, mẹ dệt cửi vá may để nuôi cho hai con ăn học, theo các trẻ con trong làng. Sang đình thụ giáo của một ông đồ. Hai anh em họ Lê rất nhác, chẳng bao giờ thuộc bài vở sử kinh, chỉ toàn trốn thầy đi với lũ trẻ con du thủ du thực, tìm đến chân đồi chơi đánh trận giả và tập dượt quyền cước. Thầy đồ nhiều phen đánh đòn rất đau, mà hai anh em vần không chừa, cứ ham mê nghề võ hơn nghề văn. Bà từ mầu ngày ngày hết sức khuyên răn, Khôi và Việt thờ mẹ rất hiếu thảo nên lại quỳ xuống xin lỗi mẹ và hẹn sẽ ra công chăm chỉ học, nhưng đến hôm sau, vắng mặt mẫu thân thì chứng nào tật nấy như thường.
Dần dần, bà mẹ biết rằng máu truyền thống chảy trong huyết mạch hai đứa con mình còn sôi nổi hăng hái lắm, nên cũ chỉ bảo ban lấy lệ mà thôi, còn mặc hai anh em Khôi và Việt được tự do luyện tập gân cốt, không ngăn cản nữạ Thành thử đến sáu năm sau, cả hai cùng to lớn khỏe mạnh; rõ ràng một đôi lực sĩ hùng dũng, oai phong. Từ khi góa chồng, Lê mẫu làm lụng chăm chỉ, để dành để dụm, thu xếp tảo tần, khi bỏ ấp ở Bắc ra đi, cứ bao nhiêu của cải thu vén đem cả về Nam Ðịnh; nhờ thế cũng có ít nhiều ruộng nương phong phú, đủ túc dụng một đờị Hai anh em Khôi, Việt, kịp đến tuổi trưởng thành, bà chưa có thì giờ lo bề gia thất cho hai con thì tự nhiên lâm bệnh, rồi lúc khỏi, liệt mất cả hai chân, không làm ăn gì được nữa. Hai anh em phải ở nhà lo liệu công việc giúp đỡ mẹ già. Tuy nói là giúp đỡ, nhưng kỳ thực hai cậu ấm chả được việc gì có lợi, cả bà mẹ ngồi một chỗ mà vẫn phải để tâm coi sóc đến công chuyện hàng ngày. Ruộng nương thì bà ấy cho cấy rẽ, cứ đến vụ là có gia đinh đi thu thóc lúa về, hai cậu ấm chỉ phải trông lũ người nhà, đừng để chúng ăn bớt ăn xén, thế là đủ. Lúc bán lúa cho hàng sáo, thì cũng đã có các vú bõ đếm tiền đong thóc, chả bận gì đến cậu ấm cả và cậu ấm hai.
Những buổi tối không phải coi sóc người nhà, ngoài vụ mùa màng và vụ bán chác, hai anh em lại chia nhau, anh ở nhà với mẹ già ba tháng, em đi ngao du săn bắn nơi xa; rồi em lại trở về nhà ba tháng trong khi anh được tự do đi chơi đây đó. Cậu hai Việt hay vào mạn Ðồng Giao săn bắn, mồi khi cậu đi vắng thì cậu cả có thèm thuồng lắm cũng không dám rời mẹ đi chơi nốt, chỉ quanh quẩn vào chợ Ghềnh lùng hươu nai hay chồn cáo một hai ngày mà thôị Nhưng hễ cậu hai quay gót trở về, lại tha hồ cho cậu ấm Khôi muốn vượt bể băng ngàn được tới đâu mặc sức.
Một buổi sớm, cậu Việt về nhà bỗng thấy vẻ vui mừng tươi tỉnh, song chỉ vui mừng tươi tỉnh được ít hôm đầu. Vui tươi xong, cậu bỗng đâm ra thẫn thờ, vớ vẩn, tựa hồ thần hồn thần trí bị một cái gì ám ảnh; có ngày cậu buồn thỉu buồn thiu chẳng nói một câu nào, bà mẹ có hỏi thì cậu gượng cười chốc lát, nhưng phút sau, lại trầm ngâm mơ tưởng nhớ nhung aị Thấy anh cả đi vắng lâu, cậu lộ ra vẻ sốt ruột lắm, chỉ ngong ngóng ra đứng cửa chầu chực, đợi cậu Khôi về suốt mấy ngày.
Mong ròng rã ba tháng, cũng chả thấy, mãi gần sáu tháng mới gặp cậu ấm anh trở lại, tải về một xe gạc hươu nai và hai ba tấm da báo, một tấm da cọp và một bộ hổ cốt. Anh em chả kịp hàn huyên nữa; cậu hai thấy có anh về thì mừng quýnh vội vàng thu xếp hành lý ra đi ngaỵ Lần này cậu đi chơi có non nửa tháng đã về, đem theo một người con gái mặc tang phục, và một đứa trẻ độ 15 tuổi.
Từ trước tới nay, có nhiều nhà phú hộ và danh giá trong vùng Gôi, thấy hai anh em họ Lê con nhà võ tướng, và rất khôi ngô tuấn tú, có ý muốn gả con cho. Mối lái có đến nhà hai cậu ngỏ lời cho Lê mẫu biết, bà cụ hỏi ý kiến hai con, song cả hai cậu, chẳng cậu nào bằng lòng lập gia đình cả.
Lạy mẹ, anh em chúng con còn ít tuổi có đi đâu mà vội! Mẹ còn trường thọ nữa, vì lão niên đới tật là một số rất tốt. Nếu mẹ cho phép chúng con, thì chúng con sẽ tự chọn lấy người bạn trăm năm chăn gối, như thế sau này chúng con chẳng oán than nỗi gì. Duyên số là một sự tình cờ mà thành, chớ biết thế nào mà chọn lựa.
Lê Mẫu nghe hai con trình bày như vậy, cũng vui lòng chiều ý không có ép uổng nữạ Hai anh em vì trọng võ thuật, cũng chả nghĩ đến sự lấy vợ. Tới khi Việt thình lình đem một người con gái ở đâu về, cả nhà đều kinh ngạc hết sức. Cậu hai đem nàng ấy vào lạy mẹ và lạy anh, rồi đầu đuôi sự thể thế nào, thú thật cả một lượt cho mẹ và anh rõ. Lê mẫu mới hay thiếu nữ đó là nàng Oanh Cơ, quê ở Bàn Thạch tỉnh Thanh Hóa, mồ côi cha mẹ và hiện không còn ai thân thích họ hàng. Bà và cậu ấm cả thấy Oanh Cơ thùy mị dịu dàng lại thướt tha kiều diễm, nên rất vui lòng đẹp ý, nghỉ ngay đến sự cho phép nàng được cùng cậu hai Việt sánh đôị Cậu hai cũng chỉ mong ước có thế thôi, lú nghe mẹ và anh nói trúng tâm can mình, cậu bất giác đỏ mặt tía tai, phần vì thẹn, phần vì mừng, phần vì thương anh thương mẹ đã nghĩ đến hạnh phúc trăm năm của mình, không hề cản trở ý định của mình một chút cỏn con nào cả.
Cậu Việt vội bẩm mẹ là nàng Oanh còn có anh chị nàng bị chết trong khi vào rừng gặp cọp, phải đợi nàng trừ phục đã mới sẽ bàn đến chuyện thành hôn. Từ đó, hai cô cháu Oanh Cơ ở hầu hạ Lê Mẫu như hầu hạ mẹ già, không có lòng muốn đi đâu nữa. Mà cậu ấm hai cũng nhường anh đi xa săn bắn; về phần cậu, cậu chỉ muốn ở nhà thần hôn định tỉnh bên gối huyên đường mà thôi.
Hơn một năm sau, nàng Oanh Cơ mặc áo quần hồng, quấn khăn vành dây, che quạt lượt đỏ, lạy Lê Mẫu hai lạy để trở nên mợ Hai Việt. Lứa uyên ương mới cả ngày chỉ quấn quít lấy nhau, yêu nhau cực điểm, khiến mẹ già trông thấy cũng vui lòng. Trong gia định họ Lê từ đó, càng ngày càng thêm vui, thêm thịnh; Oanh Cơ đã từ lâu, đem về cho Lê Mẫu sự an nhàn thư thái, đem về cho cậu hai sự hạnh phúc êm đềm. Từ ngày có nàng, Lê Mẫu không phải nai lưng cáng đáng công việc trong nhà nữạ Bao nhiêu việc tần tảo thu vén gặt lúa, bán thóc, một tay nàng coi sóc được hoàn hảo, vẹn toàn.
Nàng là người không những có thanh, có sắc, nàng còn khéo léo đủ đường, tề gia nội trợ đảm đang khôn xiết. Nhà họ Lê có nàng thì phòng ốc cửa ngõ ngăn nắp đâu vào đấy; thềm gạch, sân hầu bao giờ cũng sạch sẽ tươm tất; đồ đạc giường chiếu bao giờ cũng ngay ngắn chỉnh tề; cơm bao giờ cũng ngon, canh bao giờ cũng ngọt; trong gia đình bao giờ cũng êm thắm yên vuị Lê Mẫu, nhiều phen ngồi bên ngọn đèn dầu đọc sách xem con dâu dệt cửi, thỉnh thoảng gấp sách ngường đọc trông Oanh Cơ một cách yêu thương âu yếm, bảo nàng rằng:
- Này nhà hai! Mày về làm dâu mẹ, mẹ chả còn có điều gì trách móc được. Mẹ bình sinh không có con gái, nay được con mẹ quý mến biết baọ Nhất là tất cả mọi chuyện trong nhà, con một tay thu xếp gọn gàng yên ổn cả, khiến mẹ được ăn không dưỡng lão, thực mẹ không ân hận oán than gì nữa! Sau này nếu mẹ thác đi, buổi lâm chung anh con chưa có vợ, vợ chồng con chưa có con, nếu hai sự ấy nhất đán nhờ Trời Phật, đều được như lòng mẹ ước, thì mẹ dù nhắm mắt cũng sẽ mãn nguyện đủ trăm bề.
Bà cụ mong như vậy, ai ngờ ước mong của bà có linh hiệu làm saọ Chẳng bao lâu, nàng Oanh thụ thai, khiến bà thiếu chút nữa mừng quá mà chết. Mãn nguyện khai hoa, Oanh cho ra đời một đứa con gái nhỏ giống mẹ như tạc, lại được cái vẻ khảng khái lẫm liệt của chạ Trong gia đình, nhờ có đứa trẻ càng tăng thêm hạnh phúc êm vui; cậu Việt, từ buổi có con, chỉ quấn quít chung quanh mình vợ, hầu hạ con như một ông bõ trung thành tận tụy.
Riêng chỉ có Khôi thì vẫn không quên nghề nguy hiểm, ở nhà không săn bắn tập luyện là thấy bồn chồn khó chịu vô cùng. Chàng thường đi đây đó suốt năm, ở nhà nhiều nhất chỉ được độ vài ba tháng. Mỗi kỳ ở nhà, Khôi lại bắt Việt theo mình ra chân đồi múa võ, sợ em lâu ngày không rèn tập thì gân cốt yếu kém đị Bởi thế, cứ độ nào có Khôi, thì Việt phải tạm xa vợ xa con một ngày hai buổi, cùng anh ra dượt võ ở ngoài đồng. Lâu dần thành một thói quen, hễ cứ anh đi vắng thì thôi, lúc nào anh có ở nhà, Việt lại cùng anh đối thủ. Hai anh em tựa hồ rất có tín ngưỡng trong nghề quyền cước; họ thi nhau trổ tài, không phải để cố ý đánh nhau, cũng không để khoe khoang tài nghệ mình trước mặt công chúng. Công chúng đây là vài ba người nhà quê hiền hậu, chất phác chả hiểu cung kiếm là gì. Lắm khi hai anh em họ Lê rượt nhau chạy bên mình họ, họ cũng thản nhiên điềm tĩnh cày bừa, không buồn để ý đến. Tuy họ không chú ý ngắm nhìn hai cậu ấm luyện võ, mà trong làng, từ trên chí dưới, chẳng ai là người không rõ hai anh em họ Lê là một đôi tráng sĩ hùng dũng, săn bắn rất giỏi, có sức địch nổi muôn người. Tiếng đó đồn đại rất xa, quanh một vùng từ Bình Lục cho đến chợ Ghềnh, Ðồng Giao, rất nhiều tay hào kiệt, rất nhiều đảng lục lâm, đều mộ tiếng cả hai chàng Khôi, Việt.
Hai chàng giỏi võ nghệ gần đến nơi tuyệt đích thế mà không bao giờ dùng sức mạnh của mình để làm một sự gì phạm pháp, hoặc mưu công danh tài lợi trong đờị Hai anh em chỉ an cư ở thôn quê, sinh hoạt bằng vài mươi mẫu ruộng và bằng nghề săn hươu, nai, beo, cọp; họ thờ mẹ chí hiếu, đối với anh em vợ con, thân bằng cố hữu, chí tình, tịnh không có một dục vọng cao kỳ nào cả.
Ai ngờ đâu xử thế đến như vậy mà cả hai đều không tránh khỏi dây oan nghiệt đến chằng vào cổ; một ngày kia, Khôi, Việt cùng bị tình nghi, phải bắt giải lên Tỉnh lỵ, rồi chẳng bao lâu, bị ghép vào tội án tử hình. Thực là vạ gió tai bay, chả ai hiểu vì đâu nên nỗị Có kẻ hiếu sự len lỏi vào gia đình hai cậu ấm, bàn tán rằng chẳng qua chỉ vì Oanh Cơ mà cửa nhà phút chốc tan tành. Họ nói:
Phàm giả những đóa hồng nhan rực rỡ và hoàn hảo quá chỉ toàn là những binh khí giết ngườị Muội Hỉ làm chết vua Kiệt, Ðắc Kỷ làm chết vua Trụ, Tây Thi xui Phù Sai vong quốc diệt thân và Bao Tự khiến U Vương táng mệnh, còn Quí Phi thì làm Minh Hoàng sống cũng như chết, thực quả đàn bà đẹp là cái mầm tai họa cho đời! Ðến vương bá bị những của vưu vật đó còn thiệt thân mất nước nữa huống chi người thường tránh sao khỏi nạn tan cửa nát nhà!
Câu nói ấy, tuy quá độc địa, song cũng có một phần sự thực. Sắc đẹp nàng Oanh Cơ quả là một duyên cớ trọng yếu khiến chồng và anh chồng nàng bị cái nạn đoản đầụ Hai anh em họ Lê bình sinh hay đem nhau ra thí võ ở chân làng Gôi, đều bị đao phủ hành hình tại chỗ đó.
Oan hồn, sau khi lìa khỏi xác trong một trường hợp cực kỳ thảm thiết, vì uất ức nên không tài nào tiêu tán được, nhất là vì hai tráng sĩ, chết rồi, lại không được họ hàng cầu nguyện cho linh hồn nhanh chóng được siêu thoát. Hấp thụ mãi khí thiêng liêng của non sông cây cỏ, hai vong hồn đó lâu dần hóa ra một thứ ma có đủ tư cách hiện hình về được, hiện về chẳng để dọa nạt hay làm hại ai cả, nhưng chỉ để diễn lại một bài quyền xưa kia họ ngày ngày hằng tập luyện ngõ hầu ghi trong cái thế hệ mới mẻ này vết tích một nỗi thương tâm uất ức của thời dĩ vãng, một nỗi đau thương do “oan nghiệt” dệt thành...
Kết Thúc (END)
Người Con Gái Tỉnh Bắc
Tác Giả: Phạm Cao Cũng
Vũ đến trọ học ở hàng cơm bà cụ Đỗ đã ba tháng rồị Nhà chật chội, mái lợp tôn, nên mùa hè rất nóng nực. Nhưng Vũ không muốn tìm chỗ trọ khác, bởi bà cụ Đỗ tính giá rẻ, phần vì mọi việc trong nhà, cụ làm lấy, ít phải thuê mượn, phần vì chính gian nhà ấy, cụ cũng không phải mất tiền thuê.
Bà cụ Đỗ hồi cư rất sớm, thấy gian nhà bị chiến tranh tàn phá, chỉ còn trơ lại hai bức tường và một gian gác xép đằng sau, nên dựng mái tạm trú. Mãi, chủ nhà chưa thấy về, nên cụ yên chí ở, tưởng chừng như đất của mình.
Gian gác xép ấy bỏ không. Có lẽ vì thấy có nhiều chiếc rầm gỗ bị cháy xém, sắp rơi, trần lại nhiều chỗ nứt lở, nên chẳng ai dại gì hứng lấy tai nạn. Mùa hè đến, cùng với những kỳ thị Vũ cần phải học nhiều lắm, nhưng không được như ý. Nhà chật chội quá. Khách ăn hàng lại thường đông, ăn uống bi bô rầm rĩ.
Hơn nữa, mái tôn càng làm nắng hè gay gắt. Bởi vậy, Vũ đã nghĩ nhiều đến gian gác xép bỏ hoang ấỵ Một chiều chủ nhật, Vũ mượn được thang, dựng trèo lên xem. Gác tuy bỏ hoang nhưng không đến nỗi bẩn quá. Sàn vẫn còn nguyên vẹn, chỉ có nhiều bụi cát, cùng một ít vôi vữa long trên trần xuống.
Tường cũng còn khá sạch. Riêng các cánh cửa đều đã mất hết. Gió bên ngoài lùa vào mát rượị Vũ suy tính nếu mình quét dọn qua loa, mỗi buổi tối, trèo lên gác xép này, thắp nến mà học rồi giải (trải) chiếu ngủ thì tốt quá. Vừa yên tĩnh, vừa mát mẻ.
Cẩn thận Vũ hỏi qua bà cụ thì được ưng thuận ngay, bà chỉ dặn thêm rằng:
- Nhưng cậu phải coi chừng, nhà cửa ọp ẹp lắm, khéo mà?oan giả.
Ngay buổi chiều, Vũ hì hục quét dọn. Gió lùa vào mát rợị Gian gác bỏ hoang đã được Vũ đặt cho cái tên văn vẻ:?Nghênh Phong Các. Mấy chồng sách, vừa để học, vừa để gối đầu, một ngọn nến, một manh chiếu, đó là tất cả đồ đạc trần thiết trong căn gái?đón gió? nàỵ
Tối đến, Vũ sung sướng trèo lên gác của mình. Lại rút luôn thang lên theo, vì e ngại mấy ông Tổng, Xã rượu say rồi lên phá quấỵ
Thật là tĩnh-mịch. Tiếng huyên áo trong hàng cơm vẳng xa hẳn; bên ngọn lửa nến lập lòe Vũ yên chí học.
Nhưng chưa ôn bài được mấy lần, Vũ đã thiu thiu ngủ gục. Cho đến lúc tiếng chuông đồng hồ nhà thờ dóng dả, Vũ mới choàng mở mắt. Trời bạch nhật, có lẽ đã sáu giờ sáng. Cây nến cháy đến gốc còn lưu lại vũng nến đọng. Cuốn sách đêm trước vẫn còn mở ở trang học dở.
Vũ bực mình quá, vì thường rất tỉnh táo, có khuya, mệt thì đi ngủ, chứ không bao giờ ngủ gục như vậỵ
Vũ cho đó là vì gác mát mẻ quá lại yên tĩnh nên dễ làm cho người ta chợp mắt.
Đêm hôm sau, Vũ đề phòng cẩn thận. Ăn cơm xong, Vũ uống một cốc cà phê thật đặc. Lại mang lên theo một bao thuốc lá nữạ Gió lùa mát rợị Tiếng cười nói văng vẳng xa...
Dưới ánh nến, chập chờn theo gió, Vũ ngồi chăm chú học, nhưng không hơn gì đêm trước chốc lát đã thiu thiu buồn ngủ. Sực nhớ, Vũ với tay cầm lấy bao thuốc lá. Nhưng lại nghĩ: Hãy cố dùng nghị lực chống chọi đã, cùng lắm hãy nhờ đến thuốc lá, dùng ngay e sẽ thành thói quen. Và Vũ không bóc bao thuốc vội, để bao lên chồng sách.
Nhưng chỉ một lát sau, Vũ đã ngủ gục, cho tới khi tỉnh dậy thì đã thấy cây nến hao quá nửạ Vũ giận mình vô cùng.
Vũ nhất định lấy thuốc lá để chống lại cơn buồn ngủ lạ lùng. Nhưng bao thuốc lúc nãy để trên chồng sách đã không thấy nữạ Có lẽ khi ngả lưng xuống, tôi đã quơ tay làm rơi bao thuốc chăng. Vũ bèn nhìn quanh và quả nhiên thấy bao thuốc lá ở ngay sau lưng mình. Nhưng lạ thay bao thuốc lá đã bị bốc ra tự bao giờ. Một điếu thuốc lại kéo lùi ra khỏi bao chút ít như sẵn sàng mời Vũ hút.
Vũ dụi con mắt, kinh ngạc! Chàng cố nhớ lại, và đinh ninh quả quyết lúc trước chàng chưa hề bóc bao thuốc mà chỉ để bao nguyên lên trên chồng sách. Vừa suy nghĩ Vũ vừa rút điếu thuốc ra ngậm lên môị Ngay phía sau Vũ, bỗng một que diêm xòe lên. Một bàn tay nhỏ nhắn, mềm mại, đưa que lửa mời Vũ châm thuốc.
Vũ hoảng hốt nhìn lạị Và thấy đó là một nữ lang rất đẹp, tuổi khoảng 16, 17, có vẻ như một nữ học sinh.
Vũ liếc mắt nhìn cái thang tre, thấy vẫn còn để nằm yên chỗ chân tường.
Nữ lang mỉm cười và nhắc:
- Anh châm thuốc.
Tiếng nói nhẹ nhàng như gió thụ Vũ ngập ngừng mãi mới thốt ra lời:
- Cô, cô đến đây? Đêm khuya...
Nữ lang ngắt lời:
- Nhà em ở gần đâỵ Nhân nhìn qua cửa sổ, thấy cây nến bị anh quờ tay đổ nghiêng, nên vào dựng lạị Vừa toan quay về, thì anh chợt tỉnh...
Vũ nhìn lại, quả nhiên thấy trên mặt chiếu, có vết sáp nến loang. Nếu vậy, không có nữ lang, lửa nến có thể bén dần qua chống sách! Nhưng Vũ vẫn tò mò muốn biết:
- Xin cảm ơn cộ Nhưng cô là...
Nữ lang mỉm cười:
- Em tên là Ngọc Bách, nhà ở cạnh đây... Nhân đêm khuya, trằn trọc không ngủ được, thấy gian gác này trước bỏ không, nay có ánh lửa và bóng người, nên tò mò nhìn vào... anh tha lỗi cho em nhé!
Vũ hỏi tiếp:
- Nhưng cô làm cách nào mà vào đây được?
Nàng mỉm cười:
- Anh không nên hỏi nhiềụ Em là phận gái, lại chưa hề quen anh bao giờ, nên đột ngột đến đây, thực quá ư trơ trẽn... Chính vì vậy mà em không muốn nói rõ, anh biết nhiều để làm chị Ngừng một lát, nàng lại tiếp:
- Chúng ta quả là tình cờ gặp gỡ, thời gian họp mặt chưa thể biết dài ngắn ra saọ Vậy tốt hơn hết là chúng a cứ vui khi chùng nhau gần gũị
Vừa nói xong, nàng đến ngồi xuống chiếu, sát bên cạnh Vũ. Vốn tính người đứng đắn, Vũ nghiêm sắc mặt nói:
- Trai gái gặp gỡ đêm khuya, là một sự chẳng haỵ Hơn nữa, cô và tôi lại chưa hề quen biết bao giờ. Vã lại, tôi đang cần yên tĩnh để học vì kỳ thi đã tới nơi... Nếu cô có lòng mến, xin để trưa mai, tôi có thì giờ rỗi rãi, tôi sẽ tiếng chuyện với cô.
Nữ lang làm ra bộ hờn dỗị Nàng đứng dậy, liếc nhìn chồng sách trên chiếu cười nhạt:
- Có lẽ anh tưởng chỉ có anh là học thôi ư? Và anh tưởng những?hình học không gian? những?phân tích hóa học? kia của anh là ghê gớm lắm rồi saỏ Có lẽ vì thế nên anh mới dám đem so sánh giữa Học với Tình!
Vũ sốt ruột:
- Cô muốn tranh luận gì, xin cũng hãy để đến trưa mai!
Nữ lang không nói gì hơn nữa, quay ngoắt đị Vũ xiết nỗi ngạc nhiên, khi thấy nàng không xuống lối cầu thang, mà lại vượt qua cửa sổ.
Gió đêm khuya càng thêm lạnh lẽọ Vũ bất chợt thấy rùng mình nhưng được cái không buồn ngủ nữạ Đêm ấy chàng học được kỹ càng cho đến ba giờ sáng mới dọn dẹp đi ngủ.
Hôm sau, lúc đi học về, ngồi ăn cơm, Vũ lại lựa lời hỏi bà cụ Đỗ. Nhưng bà cụ cho biết hai bên hàng xóm không hề có một thiếu nữ nàọ Và cả quanh đây không có cô con gái nào tên là Ngọc Bách giống như hình dáng của lời Vũ tả. Vũ ngạc nhiên nhưng chưa nói rõ sự thực ý muốn đợi xem trưa nay, người con gái kỳ dị ấy có đến gặp mình như lời đã yêu cầu không. Nhưng không thấy đến.
Buổi tới hôm ấy, Vũ lại lên căn gác của mình ngồi học. Chàng lại thấy thiu thiu buồn ngủ, khi gió mát lùa vàọ Tuy vậy, chàng đã biết trước việc xảy ra, nên ung dung lấy thuốc lá châm hút. Rồi ngồi đợị
Quả nhiên, chốc lát thấy Ngọc Bách đến. Lần này, Vũ thấy rõ ràng nàng do lối cửa sổ mà bước vào, nhẹ nhàng như một cái bóng.
Ra chiều thân mật, Ngọc Bách ngồi ngay xuống cạnh Vũ. Rồi lã lơi trách:
- Em hôm nay lại hơi muộn, anh có giận không?
Vũ lặng thinh không nói, chỉ lấy sách vở ra học. Nàng lại nhìn chăm chăm vào mặt Vũ rồi tiếp:
- Có lẽ không giận nhưng ý chừng cũng mong đợi lắm thì phảỉ
Vũ thẳng lời cự:
- Hôm qua tôi đã nói với cô rằng tôi bận học thi không tiện tiếp chuyện. Tôi đã hẹn buổi trưa, muốn nói năng gì, sao cô không lạỉ
Ngọc Bách ra vẻ phụng phịu:
- Anh tưởng con gái muốn gặp đàn ông một cách tự nhiên lúc nào cũng được hay saỏ Anh không sợ người ta trông thấy dị nghị ư? Về phần em thì không ngại, nhưng lo cho anh bị người chế riễụ
Vũ lắc đầu:
- Tôi không sợ. Việc làm đàng hoàng, chẳng sợ ai cười hết, mặc cho có người ngờ vực, nhưng lòng mình thẳng thắn thì dư luận sai lạc ấy tôi cũng chẳng quan tâm. Tôi ngại là ngại sự đêm hôm khuya khoắt cô lại đây, nguyên một sự gặp gỡ ấy cũng đã là bất chính rồị Vậy mong từ sau, cô đừng đến đây nữa, muốn hỏi gì xin đợi ban ngàỵ
Ngọc Bách rưng rưng ngồi khóc. Một lát sau mới nói:
- Em biết khi người con gái tự tìm đến gặp người con trai, bao giờ cũng bị khinh rẻ. Nhưng em dám đường đột, chẳng qua là tưởng anh khoáng đạt, không chấp nê những nhỏ nhặt thường tình. Không ngờ anh cũng chẳng hơn gì người khác...
Vừa nói nàng vừa gục xuống gối Vũ mà khóc nức nở.
Nhưng Vũ gạt ra, nghiêm giọng bảo:
- Những lời tôi nói đã đầy đủ. Cô nên hiểu biết và đừng quấy rầy thêm nữa!
Rồi quay sang phía khác mà ngồi học lớn tiếng làm như không có ai ở cạnh mình.
Ngọc Bích vùng đứng dậỵ Nàng biến sắc, nói:
- Số anh sắp chết đến nơi, ta thương tình đến cứụ Lại không biết thân, còn làm ra bộ kiêu kỳ, vậy hãy coi chừng.
Nói rồi, bước ra cửa sổ biến mất.
Vũ vừa ngạc nhiên vừa bâng khuâng. Chàng không hiểu người con gái ấy là ai, ma quái chăng, người thực chăng? Trước lời dọa nạt kia chàng không sợ. Những cảnh chinh chiến đã làm cho Vũ tin tưởng ở số mệnh. Sống, chết, chẳng phải là những thứ có thể tìm, hoặc tránh được dễ dàng...
Vũ vừa toan gác bỏ những ý nghĩ vẩn vơ ấy để chuyên tâm ngồi học, thì chợt cơn gió mạnh từ đâu ào ào tới làm cho ngọn nến tắt phụt. Vũ định sờ lấy bao diêm châm, nhưng không thấỵ Gió như lạnh hơn lúc trước, làm cho Vũ chợ rùng mình. Ngoài trời không đến nỗi tối lắm. Những lùm cây rung động như những bóng đen hình dáng to lớn lạ kỳ...
Giữa khung cửa sổ, Vũ bỗng thấy hiện ra một bộ xương người trắng xóa, dập dờn đi lạị
Vũ biết lời dọa nạt của người con gái kỳ dị đã thực hiện. Đã suy nghĩ từ trước, nên Vũ không lấy làm kinh hoảng. Bộ xương ấy bước vào, tiến đến trước mặt Vũ. Cái đầu nhe bộ răng trắng nhởn nhơ cười một cách rùng rợn.
Vũ ráng bình tĩnh, vẫn cứ ngồi yên giả bộ học.
Thoáng cái, bộ xương đã biến đâu mất. Vũ cười thầm:
- Mi dọa ai thì được, chớ dọa ta sao nổỉ
Chưa dứt lời, một thanh xương tay bỗng từ trên treần nhà rơi xuống, ngay trước mặt Vũ. Tiếp đó, là thanh xương mỗi chốc thêm nhiều, đến mấy chiếc xương sườn... Thấy đống xương mỗi chốc thêm nhiều, lù lù trước mặt... sẵn lọ mực trên bàn Vũ cầm luôn ném vào bộ xương. Mực đổ tung tóe, bộ xương vụt biến mất.
Vũ tưởng vậy là yên. Không ngờ Ngọc Bách lại hiện ra đứng cạnh chàng, nghiêm giọng trách:
- Anh thực là tệ! Lại là người đã hấp thụ văn minh Tây Âu, sao không biết quý người phái yếủ
Vũ thẳng lời, cự lại:
- Người ta chỉ có thể lịch sự đối với người lịch sự! Quấy rầy làm mất tự do của kẻ khác, đó có phải là cách cư xư của hạng người có giáo dục hay không?
Nữ lang không nói lại được, tần ngần đứng lặng người, chốc lát mới thở dàị Vũ thấy sắc mặt nàng vô cùng buồn thảm, cũng động lòng, hỏi:
- Cô là ai, xin nói thật: Nếu còn giấu diếm ta không bao giờ muốn nói chuyện.
Ngọc Bách hỏi lại:
- Nói thiệt liệu anh có khỏi sợ hay không?
Vũ cười:
- Hỏi thế là thừa, nếu là kẻ nhút nhác thì ngay từ đêm trước tôi đã không dám lên căn gác này ngồi mà học nữạ
Nữ lang gật đầu:
- Chính đó là một điều mà em lấy làm kính phục. Em không phải là người, chính là mạ
Vũ thản nhiên:
- Tôi cũng đã đoán biết ngaỵ
Rồi Vũ lại nói:
- Thường thường tôi nghe thấy nói đến oan hồn, song chưa tin là thực; hồn ma còn ẩn hiện lẩn quất nơi đây, ý hẳn cũng có điều oan khuất chứ chẳng không?
Ngọc Bách rơm rướm nước mắt, thưa:
- Sự đời man mác những nỗi oan khiêng nhiều không kể xiết, nhất là trong thời chiến tranh ly loạn này, chẳng phải là trường hợp riêng em. Có điều kẻ chết đi, dù sao cũng mong nắm xương tàn được vùi sâu, chôn chặt, thế mà em thì bộc lộ, gián nhấm, chuột gậm, thê thảm vô cùng...
Vũ thấy nàng từ nãy giờ vẫn đứng trước mặt mình, chớ không dám suồng sã như trước, nên dịu dàng bảo:
- Dù sao nữa cũng xin mời cô ngồi xuống đâỵ Theo luân lý Khổng Mạnh, trai gái?bất tương thân?, nhưng thiển nghĩ: đã là âm dương cách biệt, thì hai thế giới khác nhau, chúng ta là ngay thẳng nói chuyện, tất cũng không ai chê trách vào đâu được!
Nữ lang bùi ngùi nói:
- Nghe lời anh, em chợ nhớ đến ba em ngày xưa, tuy là người Tây học, mà vẫn giữ được nền nếp Đông Phương, quả thực cũng là hiếm có vậỵ Càng nhớ lại trong mấy hôm nay, có biết bao nhiêu cử chỉ hành động suồng sã, thẹn chết đi một lần nữa được.
Vũ gật gù, tán thưởng:
- Nghe lời, thấy rõ ràng là người có học thức. Mong rằng đừng giấu diếm, xin cô kể rành mạch câu chuyện từ đầụ
Ngọc Bách lau nước mắt thưa:
- Nguyên những lời vàng ngọc ấy cũng đủ an ủi em được ngàn phần. Em tên thật là Ngọc Bách, họ Nguyễn, vốn quên ở tỉnh Bắc, con của một ông Tham tá, đã từ trần từ lúc em mới lên 15 tuổi...
Mỉm cười chua chát, Ngọc Bách lại tiếp:
- Năm nay em 18 tuổi! Nói như vậy, nghĩa là: khi chết thì em mới 18 tuổi, nhưng nếu tính theo người sống, qua mấy năm tao loạn thì hiện nay em đã ngoài 20... già mất rồị
Vũ nghĩa thầm trong bụng:
- Khi đã là đàn bà, dù chết đi rồi, cũng vẫn còn lo lắng đến sắc đẹp tàn phaị
Nữ lang lại kể tiếp:
- Trong gia đình, tuy em là lớn nhất, nhưng vì em theo lời trối trăn của cha em dặn lại, nhất định cho em đi học đến nơi đến chốn. Bởi vậy, sua khi đỗ bằng cơ-thủy ở tỉnh Bắc, em được mẹ em cho về học bậc Trung học tại Hà Nộị Cẩn thận mẹ em cho em ăn trọ tại nhà bà Phán Tâm ở ngay liền vách nhà nàỵ
Nhừng lại giây phút, Ngọc Bách lại kể:
- Nếu không có chiến tranh thì không đâu đến nỗi... Khi được lệnh tản cư, bà Phán cùng những trẻ nhỏ đều về quê cả, chỉ còn lại một người con trai lớn, đi làm công sở và em cùng một người vú già ở lạị Bỗng đô thành khói lửa mù trời, căn nhà bên cạnh này (tức là nhà em ở) bị sụp đổ. Người u già, cũng như con trai bà Phán, đều bị chết vùi trong đống gạch ngóị Riêng có em là may mắn núp dưới chân cầu thang được thoát chết. Nghe tiếng bom đạn rầm ran, em sợ hãi vô cùng, bò lần sang hàng xóm, tức là căn nhà này, lúc đó bỏ không, vì người trong nhà đều đã tản cư từ trước. Sợ hãi, em tìm được chiếc thang, treo ẩn lên trên trần căn gác này, vì em cho đó là chỗ ẩn náu kín đáo nhất.
Thân gái trong thời binh lửa, may ra nhờ đó mà được an toàn chăng. Thường lệ, mỗi khi tìm kiếm thức ăn, nước uốn đầy đủ rồi thì em lại trèo lên trần nhà, và rút thang lên theọ Em có ngờ đâu, chính gian nhà này cũng bị sụp đổ, chiếc thang em vừa trèo lên bị rơi xuống. Thế là bỗng dưng bị giam gọn trên trần gác, với một số lượng thức ăn đủ chừng ba ngàỵ Em chỉ còn một hy vọng có thấy bóng người nào thì kêu cứu, không những trong lúc khói lửa tơi bời, ai cũng lo lẩn trốn nên em ngồi yên trên trần đã bốn ngày liền mà cũng không hề thấy có một bóng người nào... Vừa đói và khát, em đành phải chịu cực hình, giống hệt như người bị lạc lõng giữa nơi xa mạc. Cho đến khi sức một yếu dần em thở hơi cuối cùng, thiệt oan một đời xuân xanh đầy hứa hẹn.
Vũ nói tiếp:
- Rồi sao nữa, xin cô cứ kể tiếp cho nghe!
Ngọc Bách thở dài:
- Rồi ngày tháng trôi quạ Cảnh đô thành dần dần trở lại đông đúc, vui vẻ hơn xưạ Riêng có tấm oan hồn của em vẫn bị ngậm ngùi, đáng thương hại nhất là một nắm xương tàn rụi vẫn bị bộc lộ trên trần nhà này, làm mồi cho gián, chuột.
Vũ ngắt lời:
- Nhưng tại sao thấy tôi lên học trên đây, cô lại hiện hình bỡn cợt? Hồn oan đau tủi, há lại còn ưa thích những chuyện cợt đùa...
Ngọc Bách rơm rớm nước mắt:
- Anh quở trách như vậy, em xin nhận lỗi, nhưng chỉ vì em ngu muội, lóng nghe thấy bọn yêu quái thường bàn nhau rằng nếu chúng tìm được người thế mạng thì sẽ được đầu thai thành kiếp khác! Thoạt đầu thấy anh lên học trên căn gác trống này, em dùng tà khí làm cho tinh thần anh bị hôn quyện, rồi sau đó, định hiện nguyên hình người con gái đẹp, để nhờ nhan sắc mà quyến rũ anh... nhưng anh không hề vì sắc đẹp mà động tâm. Em lại định tác quái để cho anh sợ hãi... nhưng kết cục cũng bị thất bại... Em thực đã đắc tội với anh nhiều lắm.
Vũ ngắt lời hỏi:
- Bây giờ cô muốn gì?
Ngọc Bách gạt nước mắt, thưa:
- Em chỉ mong anh vì thương người bạc phận, ra tay tế độ, chôn cất cho yên đẹp nắm xương tàn của em mà thôị Như vậy, em không còn phải oán hận gì nữa...
Vũ nhận lời, Ngọc Bách sụp lại tạ Ơn, nhưng Vũ giục nàng hãy ra đi, vì âm dương cách biệt, lần lửa lâu lai, cũng e hại cho cả đôi bên.
Ngay sáng hôm sau, Vũ hỏi thăm những người ở gần đấy, họ đều nhận rằng có thực, tại nhà bà Phán Tâm khi xưa có cô con gái tỉnh Bắc trọ học, nhưng hình như đã thiệt mạng trong những ngày khói lửa đô thành... Vũ lại tìm thang trèo lên trên trần nhà lục lạo khắp nơi, quả nhiên có một đống xương người, nhện chăng, bụi phủ, riêng lạ một điều là có mấy khúc xương rõ ràng có vấy mực. Sau khi tìm được xương cốt của cô gái Vũ bèn nhờ người chôn cất, cho đúng lời hẹn với hồn ai!
Kết Thúc (END)
Tượng Đài \"Thương Tiếc\"
Tác Giả: Mac Nhien
Nhân nghe anh Tám Tàng kể về pho tượng Tiếc Thương trong Nghĩa Trang Quân Đội VN Cộng Hoà, tôi cũng xin đóng góp thêm những chuyện tương tự về bức tượng đó.
Những câu chuyện này đã được nhiều người chính mắt thấy tại nghe kể lạị Chung qui đều là những chuyện “huyền bí” nói về một linh hồn uẩn ức trong cái pho tượng của người lính chiến VNCH. Có nhiều người khi nghe những câu chuyện này sẽ cho là thật, cũng có người dửng dưng cho là truyện giải trí, bịa đặt, hay là mê tín dị đoan, hoang đường. Họ sẽ nói: “môt. bức tượng vô tri vô giác thì làm gì có linh hồn? Sự uẩn ức nào chứ... ” Vâng ai cũng có thể nói vậy, nhưng tin hay không là quyền của họ Chỉ biết rằng tất cả người kể những câu chuyện này đều thật lòng, nghiêm chỉnh và họ không dám cười lên những linh hồn đã hy sinh cho tổ quốc vì chính họ cũng là những người dấn thân cho quê hương.
Cũng có thể những câu chuyện này thật sự phát sinh ra từ uẩn ức. Sự uẩn ức cuả người lính chiến đã bị bức tử môt. cách vô tình, hay là sự uẩn ức cuả người dân miền Nam VN bị mất nước vào tay CS. Với bất cứ lý do nào đó, tượng anh lính chiến với đề Tài “Thương Tiếc”, có nét mặt trầm buồn ưu tư bao la thăm thẳm, mà lại có vẻ ẩn chứa sự bình thản của một thiền sư, đã dể dàng đi sâu vào lòng ngườị Tượng đài sống động, như ẩn như hiện, nhìn vào, thấy những thổn thức tâm can của những con người khao khác hoà bình. Kiệt tác là ở nơi chúng ta, cũng như chúng ta ở nơi kiệt tác. Sự đồng tình giao cảm của tâm hồn rất cần thiết cho sự thưởng lãm nghệ Thuật. Lúc đó kiệt tác sẽ trở thành một thực thể có sinh khí. Chính vì vậy mà tượng “Tiếc Thương” đã hoá thành thần linh chăng?
…Nghĩa Trang Quân Đội toạ Lac trên một đồi cao nên từ ngã tư xa lộ Sàigòn-Biên Hoà và lối vào Thủ Đức mọi người có thể nhìn thấỵ Ngày từ lối vào, sừng sửng bức tượng quân nhân trẻ tuổi, ngồi nghỉ, vai đeo ba lô, đầu đội nón sắt, tay cầm khẩu Garant M1 để trên đùị Đó là tác phẩm điêu khắc “TIẾC THƯƠNG” cuả Điêu khắc Gia Nguyễn Thanh Thụ
DKG Nguyễn Thanh Thu, cấp bậc Đại Úy, phục vụ Tại Cục Chiến Tranh Chính Trị, là người chịu trách nhiệm thực hiện tượng đài kỷ niệm “TIẾC THƯƠNG” cho Nghĩa Trang. Mới đầu nghệ Sĩ Thu tốn biết bao tháng ngày phác họa trên mô hình, trên giấy và thạch cao những “mẫu” Tượng Đài nhưng vẫn chưa hài lòng tác phẩm nào cả.
Tình cờ một hôm, Đại Úy Thu đến thăm bạn ở Tiểu Đoàn III Nhảy Dù. (Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Trần Quốc Lịch, Tiểu Đoàn Phó, Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh). Bạn Thu cư ngụ trong doanh trại ở Ngã Tư Bảy Hiền Sài Gòn (Sau này là Bệnh Viện Vì Dân). Nhưng trưóc khi vô nhà bạn, Thu ghé vào quán giải khát trước cổng, Lúc vào quán Đại Úy Thu chú ý một Hạ Sĩ Nhảy Dù đang ngồi nhậu La Dẹ Trên bàn chỉ một mình anh nhưng có hai ly bia đầy đối nhaụ Mỗi khi cầm ly bia lên, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù vẫn không quên cụng ly bia đối diện và nói:
-Uống đi mày, uống đi mày …
Tiếng cụng ly, lời mời vẫn đều đặn theo nhịp uống của anh tạ Thoạt đầu, Đại Uý Thu nghĩ là anh này đã say nên không kềm chế được hành động, nhưng nhìn xung quanh chẳng ai thắc mắc thái độ lạ lùng đó, có lẻ họ đã hiểu tâm sự của anh.
Anh Hạ Sì lại tiếp tục, tay cụng ly, miệng nói:
-Uống đi mày …
Ông Thu hiếu kỳ, nhìn nét mặt buồn, đau xót vời vợi của anh Hạ Sĩ. Ông hỏi chủ quán sự tình rồi đến bàn anh để biết chi tiết hơn. Anh Hạ Sĩ điềm tỉnh trả lời:
-Trình Đại Úy, tôi và người bạn ở Vùng 4, rủ nhau gia nhập binh chủng Nhảy Dù cùng một ngàỵ Sau thời gian huấn luyện, cả hai về Tiểu Đoàn IIỊ Nay … người bạn thân đã chết ở trận điạ …
Nói tới đây anh Hạ Sĩ nghẹn ngàọ Ngưng lại một lúc như để cho cơn xúc động lắng xuống, anh lại nâng ly, cụng vào ly bên kia và miệng lại nói:
-Uống đi mày … Có Đại Úy đang uống với tao đâỵ
Sau đó anh nói tiếp:
-Từ ngày bạn tôi mất tôi rất buồn, khi ra đi có nhau, nay còn một, đôi lúc tôi muốn đào ngũ về quê, nhưng về quê tôi cũng không tìm lại được nó nữa, ở đâu tôi còn tìm thấy hình bóng của nó?…
Người Hạ Sĩ Nhảy Dù buồn vời vợi và tình bạn thắm thiết của anh đã gây cho Nghệ Sĩ Thu một xúc động tràn ngập, vô bờ. Từ giao cảm thiên thu đó, Nhà Điêu Khắc xin phép Tiểu Đoàn Trưởng cho biệt phái anh Hạ Sĩ làm người mẫu để ông hoàn thành bức tượng đài kỷ niệm. Bức tượng “TIẾC THƯƠNG” được hoàn thành đầu tiên bằng xi-măng.
Sau đó, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù trở về đơn vị, và trong một trận chiến quyệt liệt ở Tam Quan, Bồng Sơn, anh đã hy sinh trên trận địa để sang bên kia thế giới với người bạn cố tri ngày nàọ Anh Hạ Sĩ sầu vời vợi vỉnh viễn ra đi, nhưng hình ảnh còn ghi mãi mãi trong lòng chúng tạ
Nếu câu chuyện đến đây chấm dứt cũng đã nhiều lạ lùng kỳ diệu về tình bạn, tình chiến hữu, nhưng bức tượng lại còn những kỳ bí khác nữa, có thể vì những kỳ bí mà bức tượng xi măng đã đổi thành tượng đồng. Sau đó, biết bao tin đồn đại về bức tượng hóa thần, nào là:
-Các xe chở rau từ Đà Lạt về khuya thường gặp một người lính ra chận xe xin mua rau, khi tới bến kiểm lại tiền chỉ thấy toàn là tiền vàng mã.
-Một viêc. khác xảy ra ở Biên Hòa, số là vào buổi sáng kia một quân nhân đặt mua bánh mì khá nhiều, khi giao hàng cho người quân nhân ra về, người chủ cất tiền vô tủ, bất chợt khi cần tiền lấy hàng, mở Tủ ra chỉ thấy toàn là tiền vàng mã, trong khi đó mỗi mộ Ở nghĩa trang đều được cúng một khúc bánh mì…
-Có một cụ già ở chân núi Châu Thới, đêm nọ trời đã khuya, cụ nghe tiếng gọi ở ngoài xin nước uống. Khi đem nước và đèn ra cho người xin nước, thoạt đầu cụ tưởng như những lần quân đội hành quân vào xin nước uống là thường. Nhưng khi người lính uống xong, ngẩng mặt lên cám ơn ra đi thì cụ chợt sửng sốt, tự nghĩ “sao lại có người lính giống anh lính ở tượng đài Tiếc Thương đến như thế?
Sáng hôm sau cụ già ra nghĩa trang để kiểm lạị Cụ nhận thấy mặt mũi vóc dáng anh lính xin nước tối qua y hệt tượng đài TIẾC THƯƠNG, cụ cho rằng bức tượng đã hiện thành người và thấy vết sình non hảy còn dính đầy đôi giầy trận.
Cụ về thuật lại với bà con ở Suối Lồ Ô, một đi xem rồi về đồn mười, đồn trăm … lan khắp cả Thủ Đức, Tân Vạn, Biên Hòa, đổ nhau đi coi tượng đài TIẾC THƯƠNG làm xe cộ kẹt cứng cả một quãng đường trước cổng Nghĩa Trang.
-Nào là những đêm trăng, những đêm mưa gió trở trời hiu hắt, dân chúng xung quanh vùng Nghĩa Trang có người nhất quyết chính mắt họ trông thấy người lính giống hệt bức tượng TIẾC THƯƠNG đi lại trên Xa Lộ !
Truyện huyền bí lan truyền rất nhiều trong dân chúng và trong Quân Độị
Một số sĩ quan yêu cầu Chuẩn Uý Thường vụ Chung Sự Nghĩa Trang cho biết những gì thật sự mắt thấy tai nghẹ Chuẩn Úy Thường Vụ Kể:
- Nhân một hôm đi chợ Tam Hiệp sắm đồ giỗ ông già, khi mua xong, tôi cho tài xế đem về nhà trước. Tôi ghé thăm các bạn ở Tam Hiệp và mời họ đến nhà ăn giỗ ngày hôm saụ Khi về, trời sẩm tối, đến cổng nghĩa trang, tôi nghỉ Chân dưới bức tượng. Không biết cao hứng thế nào, trước khi lội bộ về nhà, tôi nhìn tượng đài và nói với giọng điệu cố hữu của một “Thượng Sĩ” Đại Đội:
-Ê mày, mai giỗ ông già tao, mày có rảnh ghé nhà tao 2 giờ chiều nhậu chơị
Nói xong tôi bước vào nghĩa trang vì tôi ở phía sau khu nhà phục dịch việc chung sự Tám giờ sáng hôm sau, việc thờ cúng bắt đầu và tiệc nhậu kéo dài môt. giờ chiềụ Tiễn khách ra về xong, tôi đi ngủ, phần vừa say, phần vì đêm quá thức khuyạ Trong giấc ngủ Chập chờn, tôi nghe tiếng gõ cửa ầm ầm. Nhà cửa rung rinh, tôi giật mình la to:
-Ai phá nhà tao đó?
Tiếng gỏ Cửa vẫn không dứt, tôi bực bội đứng dậỵ Khi mở Cửa, tôi bật ngữa, thấy bức tượng “TIẾC THƯƠNG” đứng chình ình trước cửa nhà tôi và nói:
-Chuẩn Úy Thường Vụ Bê bối qúa, kêu hai giờ chiều đến nhậu, nhưng ông nằm say sưa ngủ Tôi nhậu với ai?…
Tôi hoảng, đóng sập cửa lại, không dám ngó ra ngoàị Tôi nghe tiếng cười khằng khặc và bước đi rung rinh nhà, dần dần tiếng chân xa đi rồi im bặt”
Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Đại Đội Chung Sự Nghĩa Trang Biên Hoà kể trường hợp ông gặp tượng “TIẾC THƯƠNG” ngồi sau xe Jeep của ông:
-Khi chạy xe vào Nghĩa Trang, tôi hay dừng lại, đón những binh sĩ đi bộ từ cổng vào, cho họ đở Mõi chân. Một buổi trưa, ăn cơm xong, trở lại làm việc, khi tới cổng nghĩa trang, tôi dừng xe lại đón một Hạ Sĩ xin qúa giang.
Khi anh ta ngồi vào phía sau, tôi bắt đầu rồ ga, sang tay số tiếp tục chạy vào trong. Rồ ga hoài mà xe không tiến thêm môt. tí nào…Tôi quay lại sau , định nhờ anh lính xuống đẩy giùm… thì thấy bức tượng “TIẾC THƯƠNG” đang ngồi phía saụ Tôi chưa phản ứng gì thì có tiếng nói cất lên:
-Xe jeep Thiếu Tá sao chở nổi tôi …
Tiếp đó là một tràng cười khằng khặc, đồng thời bức tượng phía sau cũng biến mất.”
Vị Thiếu Tá còn kể một chuyện khác:
-Nghĩa trang ở trên đồi vào tháng mưa cỏ mọc um tùm nên phải thuê người lân cận vô cắt cỏ. Trong lúc một cô đang cắt cỏ, có một anh binh sĩ đến tán tỉnh, qúa quen với kiểu đó nên cô chẳng thèm quay trở lại xem hình dáng người tán tỉnh mình ở sau lưng ra saọ Cô nghe tiếng người lính hỏi:
-Cô có biết tôi là ai không?
Cô gái không ngó lại, vẫn cắm cúi làm việc và trả lời::
-Ông là ai, kệ Ông chứ, mắc mớ gì tôi …
Bỗng một tràng cười ngạo nghễ khác thường từ phiá sau cô gái và nghe những bước chân thật nặng nề rung chuyển cả đất. Bấy giờ cô mới quay lại, thì ôi thôi nguyên bức tượng đài kỷ niệm đang đứng trước mặt cộ Cô la hoảng, chạy vào khu làm việc, kể lại sự tình vừa xảy ra cho tôi nghe, đồng thời cô cũng xin nghỉ Việc ngay ngày hôm đó…”
Chú thích:
Đó là những mẫu chuyện mà tôi đã nghe về bức tượng “Thương Tiếc” ở nghĩa trang quân đội, xin chia sẽ cùng các bạn. Tôi xin cảm ơn Chú ruột tôi ,Chi Lan, đang cộng tác cho tờ báo Viettime Bách Khoa, đã cung cấp cho tôi tài liệu cho chuyện nàỵ
Hết
Kết Thúc (END)
Nhân nghe anh Tám Tàng kể về pho tượng Tiếc Thương trong Nghĩa Trang Quân Đội VN Cộng Hoà, tôi cũng xin đóng góp thêm những chuyện tương tự về bức tượng đó.
Những câu chuyện này đã được nhiều người chính mắt thấy tại nghe kể lạị Chung qui đều là những chuyện “huyền bí” nói về một linh hồn uẩn ức trong cái pho tượng của người lính chiến VNCH. Có nhiều người khi nghe những câu chuyện này sẽ cho là thật, cũng có người dửng dưng cho là truyện giải trí, bịa đặt, hay là mê tín dị đoan, hoang đường. Họ sẽ nói: “môt. bức tượng vô tri vô giác thì làm gì có linh hồn? Sự uẩn ức nào chứ... ” Vâng ai cũng có thể nói vậy, nhưng tin hay không là quyền của họ Chỉ biết rằng tất cả người kể những câu chuyện này đều thật lòng, nghiêm chỉnh và họ không dám cười lên những linh hồn đã hy sinh cho tổ quốc vì chính họ cũng là những người dấn thân cho quê hương.
Cũng có thể những câu chuyện này thật sự phát sinh ra từ uẩn ức. Sự uẩn ức cuả người lính chiến đã bị bức tử môt. cách vô tình, hay là sự uẩn ức cuả người dân miền Nam VN bị mất nước vào tay CS. Với bất cứ lý do nào đó, tượng anh lính chiến với đề Tài “Thương Tiếc”, có nét mặt trầm buồn ưu tư bao la thăm thẳm, mà lại có vẻ ẩn chứa sự bình thản của một thiền sư, đã dể dàng đi sâu vào lòng ngườị Tượng đài sống động, như ẩn như hiện, nhìn vào, thấy những thổn thức tâm can của những con người khao khác hoà bình. Kiệt tác là ở nơi chúng ta, cũng như chúng ta ở nơi kiệt tác. Sự đồng tình giao cảm của tâm hồn rất cần thiết cho sự thưởng lãm nghệ Thuật. Lúc đó kiệt tác sẽ trở thành một thực thể có sinh khí. Chính vì vậy mà tượng “Tiếc Thương” đã hoá thành thần linh chăng?
…Nghĩa Trang Quân Đội toạ Lac trên một đồi cao nên từ ngã tư xa lộ Sàigòn-Biên Hoà và lối vào Thủ Đức mọi người có thể nhìn thấỵ Ngày từ lối vào, sừng sửng bức tượng quân nhân trẻ tuổi, ngồi nghỉ, vai đeo ba lô, đầu đội nón sắt, tay cầm khẩu Garant M1 để trên đùị Đó là tác phẩm điêu khắc “TIẾC THƯƠNG” cuả Điêu khắc Gia Nguyễn Thanh Thụ
DKG Nguyễn Thanh Thu, cấp bậc Đại Úy, phục vụ Tại Cục Chiến Tranh Chính Trị, là người chịu trách nhiệm thực hiện tượng đài kỷ niệm “TIẾC THƯƠNG” cho Nghĩa Trang. Mới đầu nghệ Sĩ Thu tốn biết bao tháng ngày phác họa trên mô hình, trên giấy và thạch cao những “mẫu” Tượng Đài nhưng vẫn chưa hài lòng tác phẩm nào cả.
Tình cờ một hôm, Đại Úy Thu đến thăm bạn ở Tiểu Đoàn III Nhảy Dù. (Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Trần Quốc Lịch, Tiểu Đoàn Phó, Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh). Bạn Thu cư ngụ trong doanh trại ở Ngã Tư Bảy Hiền Sài Gòn (Sau này là Bệnh Viện Vì Dân). Nhưng trưóc khi vô nhà bạn, Thu ghé vào quán giải khát trước cổng, Lúc vào quán Đại Úy Thu chú ý một Hạ Sĩ Nhảy Dù đang ngồi nhậu La Dẹ Trên bàn chỉ một mình anh nhưng có hai ly bia đầy đối nhaụ Mỗi khi cầm ly bia lên, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù vẫn không quên cụng ly bia đối diện và nói:
-Uống đi mày, uống đi mày …
Tiếng cụng ly, lời mời vẫn đều đặn theo nhịp uống của anh tạ Thoạt đầu, Đại Uý Thu nghĩ là anh này đã say nên không kềm chế được hành động, nhưng nhìn xung quanh chẳng ai thắc mắc thái độ lạ lùng đó, có lẻ họ đã hiểu tâm sự của anh.
Anh Hạ Sì lại tiếp tục, tay cụng ly, miệng nói:
-Uống đi mày …
Ông Thu hiếu kỳ, nhìn nét mặt buồn, đau xót vời vợi của anh Hạ Sĩ. Ông hỏi chủ quán sự tình rồi đến bàn anh để biết chi tiết hơn. Anh Hạ Sĩ điềm tỉnh trả lời:
-Trình Đại Úy, tôi và người bạn ở Vùng 4, rủ nhau gia nhập binh chủng Nhảy Dù cùng một ngàỵ Sau thời gian huấn luyện, cả hai về Tiểu Đoàn IIỊ Nay … người bạn thân đã chết ở trận điạ …
Nói tới đây anh Hạ Sĩ nghẹn ngàọ Ngưng lại một lúc như để cho cơn xúc động lắng xuống, anh lại nâng ly, cụng vào ly bên kia và miệng lại nói:
-Uống đi mày … Có Đại Úy đang uống với tao đâỵ
Sau đó anh nói tiếp:
-Từ ngày bạn tôi mất tôi rất buồn, khi ra đi có nhau, nay còn một, đôi lúc tôi muốn đào ngũ về quê, nhưng về quê tôi cũng không tìm lại được nó nữa, ở đâu tôi còn tìm thấy hình bóng của nó?…
Người Hạ Sĩ Nhảy Dù buồn vời vợi và tình bạn thắm thiết của anh đã gây cho Nghệ Sĩ Thu một xúc động tràn ngập, vô bờ. Từ giao cảm thiên thu đó, Nhà Điêu Khắc xin phép Tiểu Đoàn Trưởng cho biệt phái anh Hạ Sĩ làm người mẫu để ông hoàn thành bức tượng đài kỷ niệm. Bức tượng “TIẾC THƯƠNG” được hoàn thành đầu tiên bằng xi-măng.
Sau đó, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù trở về đơn vị, và trong một trận chiến quyệt liệt ở Tam Quan, Bồng Sơn, anh đã hy sinh trên trận địa để sang bên kia thế giới với người bạn cố tri ngày nàọ Anh Hạ Sĩ sầu vời vợi vỉnh viễn ra đi, nhưng hình ảnh còn ghi mãi mãi trong lòng chúng tạ
Nếu câu chuyện đến đây chấm dứt cũng đã nhiều lạ lùng kỳ diệu về tình bạn, tình chiến hữu, nhưng bức tượng lại còn những kỳ bí khác nữa, có thể vì những kỳ bí mà bức tượng xi măng đã đổi thành tượng đồng. Sau đó, biết bao tin đồn đại về bức tượng hóa thần, nào là:
-Các xe chở rau từ Đà Lạt về khuya thường gặp một người lính ra chận xe xin mua rau, khi tới bến kiểm lại tiền chỉ thấy toàn là tiền vàng mã.
-Một viêc. khác xảy ra ở Biên Hòa, số là vào buổi sáng kia một quân nhân đặt mua bánh mì khá nhiều, khi giao hàng cho người quân nhân ra về, người chủ cất tiền vô tủ, bất chợt khi cần tiền lấy hàng, mở Tủ ra chỉ thấy toàn là tiền vàng mã, trong khi đó mỗi mộ Ở nghĩa trang đều được cúng một khúc bánh mì…
-Có một cụ già ở chân núi Châu Thới, đêm nọ trời đã khuya, cụ nghe tiếng gọi ở ngoài xin nước uống. Khi đem nước và đèn ra cho người xin nước, thoạt đầu cụ tưởng như những lần quân đội hành quân vào xin nước uống là thường. Nhưng khi người lính uống xong, ngẩng mặt lên cám ơn ra đi thì cụ chợt sửng sốt, tự nghĩ “sao lại có người lính giống anh lính ở tượng đài Tiếc Thương đến như thế?
Sáng hôm sau cụ già ra nghĩa trang để kiểm lạị Cụ nhận thấy mặt mũi vóc dáng anh lính xin nước tối qua y hệt tượng đài TIẾC THƯƠNG, cụ cho rằng bức tượng đã hiện thành người và thấy vết sình non hảy còn dính đầy đôi giầy trận.
Cụ về thuật lại với bà con ở Suối Lồ Ô, một đi xem rồi về đồn mười, đồn trăm … lan khắp cả Thủ Đức, Tân Vạn, Biên Hòa, đổ nhau đi coi tượng đài TIẾC THƯƠNG làm xe cộ kẹt cứng cả một quãng đường trước cổng Nghĩa Trang.
-Nào là những đêm trăng, những đêm mưa gió trở trời hiu hắt, dân chúng xung quanh vùng Nghĩa Trang có người nhất quyết chính mắt họ trông thấy người lính giống hệt bức tượng TIẾC THƯƠNG đi lại trên Xa Lộ !
Truyện huyền bí lan truyền rất nhiều trong dân chúng và trong Quân Độị
Một số sĩ quan yêu cầu Chuẩn Uý Thường vụ Chung Sự Nghĩa Trang cho biết những gì thật sự mắt thấy tai nghẹ Chuẩn Úy Thường Vụ Kể:
- Nhân một hôm đi chợ Tam Hiệp sắm đồ giỗ ông già, khi mua xong, tôi cho tài xế đem về nhà trước. Tôi ghé thăm các bạn ở Tam Hiệp và mời họ đến nhà ăn giỗ ngày hôm saụ Khi về, trời sẩm tối, đến cổng nghĩa trang, tôi nghỉ Chân dưới bức tượng. Không biết cao hứng thế nào, trước khi lội bộ về nhà, tôi nhìn tượng đài và nói với giọng điệu cố hữu của một “Thượng Sĩ” Đại Đội:
-Ê mày, mai giỗ ông già tao, mày có rảnh ghé nhà tao 2 giờ chiều nhậu chơị
Nói xong tôi bước vào nghĩa trang vì tôi ở phía sau khu nhà phục dịch việc chung sự Tám giờ sáng hôm sau, việc thờ cúng bắt đầu và tiệc nhậu kéo dài môt. giờ chiềụ Tiễn khách ra về xong, tôi đi ngủ, phần vừa say, phần vì đêm quá thức khuyạ Trong giấc ngủ Chập chờn, tôi nghe tiếng gõ cửa ầm ầm. Nhà cửa rung rinh, tôi giật mình la to:
-Ai phá nhà tao đó?
Tiếng gỏ Cửa vẫn không dứt, tôi bực bội đứng dậỵ Khi mở Cửa, tôi bật ngữa, thấy bức tượng “TIẾC THƯƠNG” đứng chình ình trước cửa nhà tôi và nói:
-Chuẩn Úy Thường Vụ Bê bối qúa, kêu hai giờ chiều đến nhậu, nhưng ông nằm say sưa ngủ Tôi nhậu với ai?…
Tôi hoảng, đóng sập cửa lại, không dám ngó ra ngoàị Tôi nghe tiếng cười khằng khặc và bước đi rung rinh nhà, dần dần tiếng chân xa đi rồi im bặt”
Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Đại Đội Chung Sự Nghĩa Trang Biên Hoà kể trường hợp ông gặp tượng “TIẾC THƯƠNG” ngồi sau xe Jeep của ông:
-Khi chạy xe vào Nghĩa Trang, tôi hay dừng lại, đón những binh sĩ đi bộ từ cổng vào, cho họ đở Mõi chân. Một buổi trưa, ăn cơm xong, trở lại làm việc, khi tới cổng nghĩa trang, tôi dừng xe lại đón một Hạ Sĩ xin qúa giang.
Khi anh ta ngồi vào phía sau, tôi bắt đầu rồ ga, sang tay số tiếp tục chạy vào trong. Rồ ga hoài mà xe không tiến thêm môt. tí nào…Tôi quay lại sau , định nhờ anh lính xuống đẩy giùm… thì thấy bức tượng “TIẾC THƯƠNG” đang ngồi phía saụ Tôi chưa phản ứng gì thì có tiếng nói cất lên:
-Xe jeep Thiếu Tá sao chở nổi tôi …
Tiếp đó là một tràng cười khằng khặc, đồng thời bức tượng phía sau cũng biến mất.”
Vị Thiếu Tá còn kể một chuyện khác:
-Nghĩa trang ở trên đồi vào tháng mưa cỏ mọc um tùm nên phải thuê người lân cận vô cắt cỏ. Trong lúc một cô đang cắt cỏ, có một anh binh sĩ đến tán tỉnh, qúa quen với kiểu đó nên cô chẳng thèm quay trở lại xem hình dáng người tán tỉnh mình ở sau lưng ra saọ Cô nghe tiếng người lính hỏi:
-Cô có biết tôi là ai không?
Cô gái không ngó lại, vẫn cắm cúi làm việc và trả lời::
-Ông là ai, kệ Ông chứ, mắc mớ gì tôi …
Bỗng một tràng cười ngạo nghễ khác thường từ phiá sau cô gái và nghe những bước chân thật nặng nề rung chuyển cả đất. Bấy giờ cô mới quay lại, thì ôi thôi nguyên bức tượng đài kỷ niệm đang đứng trước mặt cộ Cô la hoảng, chạy vào khu làm việc, kể lại sự tình vừa xảy ra cho tôi nghe, đồng thời cô cũng xin nghỉ Việc ngay ngày hôm đó…”
Chú thích:
Đó là những mẫu chuyện mà tôi đã nghe về bức tượng “Thương Tiếc” ở nghĩa trang quân đội, xin chia sẽ cùng các bạn. Tôi xin cảm ơn Chú ruột tôi ,Chi Lan, đang cộng tác cho tờ báo Viettime Bách Khoa, đã cung cấp cho tôi tài liệu cho chuyện nàỵ
Hết
Kết Thúc (END)
Kẻ Báo Tin Dữ
Tác Giả: Truyện Ma
Ít ai sống ở vùng Ngã Ba Ông Tạ vào khoảng thập niên 60s mà không biết danh của Thầy Bảy! Thầy Bảy sống trong một căn nhà ba tầng khá khang trang! Thầy tuy đã trên 50 mà vẫn chưa có vợ con gì cả ! Ai cũng cho là Thầy rất cô đơn một mình trong căn nhà 3 tầng to lớn này! Ai có hỏi thì Thầy chỉ cười nói là nghề của Thầy chưa cho phép Thầy lấy vợ! Nghe tên của Thầy ta cũng có thể đoán được Thầy làm nghề gì rồi! Thầy chuyên lo việc bói toán! Từ coi tướng, chỉ tay, bói bài, giải mộng, và ngay cả chiêm tinh Thầy bao thầu hết!
Ta không ngạc nhiên khi thấy Thầy ngày càng khá giả hơn! Chỉ khi nào không còn đàn bà trên thế gian này thì ngày đó Thầy mới sợ đói mà thôi! Chính Thầy cũng biết là mình sống nhờ vào lòng tin của các bà! Bọn đàn ông thì cả năm trời may ra mới thấy mặt một mống xin coi về công danh sựghiệp! Nếu ai cũng như bọn dàn ông hết thì có lẽ thầy đã bỏ nghề lâu rồi!
Thầy cũng như các nhà bói toán khác! Nghĩa là "bói ra ma quét nhà ra rác" mà thôi! Nhưng Thầy được tiếng hơn họ nhờ Thầy đoán trúng nhiều hơn! Bí quyết của Thầy là dùng tâm lý để đoán cho khách hàng của Thầy! Thí dụ có lần một người đến xin giải mộng, bà ta nằm mơ thấy heo kêu! Thầy đoán là bà ta sắp được mời ăn tiệc! Quả đúng như vậy tuần đó bà được mời đi ăn đám giổ của một người bà con! Tuần sau bà ta lại tới xin giải mộng, nói là bà lại mơ nghe tiếng heo kêu! Lần này Thầy bảo là phải cẩn thận kẻo bị đánh! Bà nọ ra về! Quả đúng như lời Thầy cảnh cáo, mấy hôm sau bà đi chợ ngang qua chổ hàng cá, hai bà bán cá chửi lộn rồi đánh nhau! Họ lấy đòn gánh phang nhau, nhè đâu trúng bà một cái lổ đầu phải đi nhà thương! Tiếng Thầy coi hay đồn xa nên các bà ở các vùng khác đua nhau tới xin Thầy coi cho! Họ đâu biết là Thầy chỉ dựtheo tâm lý mà đoán thôi: Theo Thầy thì khi lần đầu nghe heo kêu, tức là heo đang đói và chủ sẽ cho heo ăn! Còn lần thứ hai vẫn nghe heo kêu thì Thầy cho là heo đã ăn no mà còn kêu réo thì sẽ bị chủ đánh đòn! Mà ngờ đâu các điều Thầy đoán đều trúng phóc! Cũng nhờ đoán đúng nhiều vụ cho nên lúc đầu nhà Thầy cũng chỉ lụp xụp mà chỉ trong vòng năm bảy năm Thầy đã xây được căn nhà 3 tầng khang trang như hiện nay!
Nhưng nếu chỉ có thế thì cũng chẳng có gì đáng nói! Bất quá Thầy chỉ có danh hơn các ông Thầy khác thôi! Nhưng cái điều mà làm cho Thầy nổi danh, ở thập kỷ 60, là cái danh hiệu "Kẻ báo tin dữ!" Có một thời mà dân chúng tại Saigon và vùng phụ cận đều sợ hãi mỗi khi nhắc đến tên Thầy! Mỗi khi nhấc điện thoại lên hỏi "Xin lỗi ai ở đầu giây đó?" Và nếu người ở đầu giây kia trả lời "Tôi là Thầy Bảy đây! Xin cho nói chuyện với ông/ bà...." là chủ nhà cảm thấy mình đã mang vận mạt vào thân rồi! Từ chết tới bị thương thôi! Mà như có một ma lựnào đó khiến người được gọi có muốn cúp máy cũng không được! Cái ma lựđó làm cho người ta tò mò muốn nghe việc gì mà Thầy Bảy muốn báo cho mình! Dù đó toàn là việc xấu không thôi! Cảnh sát cũng nhận được những cú điện thoại từ văn phòng Thầy, báo cho họ biết nơi xảy ra tai nạn của nạn nhân! Hoặc báo cho họ biết sựì sẽ xảy ra cho các nạn nhân nếu nhà các người này không có điện thoại!
Ddặc biệt là những sựiệc xấu này xảy ra như là các tai nạn! Không một dấu vết gì để lại để có thể tìm ra hung thủ hay quy về một người đáng nghi nào cả ! Trong hầu hết các vụ án này, cảnh sát đều phải làm biên bản là do tai nạn, hoặc chờ bổ tuc' các chi tiết trong khi đợi điều tra thêm! Cảnh sát đặt một nhóm đặc biệt để theo dõi chuyện này, và một toán khác chuyên theo dõi việc làm của Thầy Bảy từng bước một! Họ cũng mời Thầy về sở cảnh sát đô thành để hỏi cung mấy lần, nhưng lần nào Thầy cũng chỉ nói là có một thế lựvô hình nào đó chỉ cho Thầy biết số điện thoại, và cho Thầy thấy các điều sẽ xảy ra cho các nạn nhân! Thầy chỉ muốn kêu để giúp họ tránh cái thảm họa sắp xảy đến cho họ mà thôi! Nhưng hình như vô hiệu! Cái thế lựvô hình đó hình như muốn Thầy kêu, và như để chứng tỏ là nó có mãnh lự làm hại kẻ khác mà chính quyền không làm gì được nó cả ! Cảnh sát làm việc dựtheo khoa học nên làm sao họ tin được các lời Thầy Bảy nói! Họ tin là Thầy có liên hệ gì đó với bọn giết người chuyên nghiệp kia! Có thể là Thầy mướn bọn đó làm ra các việc kia rồi làm bộ gọi báo để mọi người cho là Thầy tinh thông mọi việc, ngỏ hầu làm mọi người tin vào tài Thầy mà kéo đến xem bói đông hơn, và Thầy sẽ làm giàu vì cái danh tiếng này!
Nhưng thật ra cái tin đồn Thầy là "Kẻ báo tin dữ" hại Thầy nhiều hơn là giúp! Các bà sợ không giám tới nhờ xem bói nữa! Họ sơ. Thầy sẽ báo cho họ các tin dữ trong gia đìnmh họ! Công việc của Thầy càng ngày càng ế ẩm! Thầy chỉ còn việc ngồi chơi trước bàn làm việc, mắt dòm chừng cứ sợ quyển điện thoại mấp mô tựở trang và chỉ tên kẻ sắp bị tai nạn! Cái việc chờ đợi này nó làm căng thẳng thần kinh của Thầy hết mức! Hơi nghe một tiếng động dù mạnh hay nhẹ cũng đủ làm cho Thầy bị giật bắn người lên!
Một hôm kia, Thầy đang ngồi ở bàn làm việc thì cuốn sổ điện thoại niên giám tự#273;ộng lật từng tờ, rồi ngừng tại trang có quảng cáo của cửa hàng bán xe gắn máy và phụ tùng xe Honda! Cái số điện thoại trên trang ấy cứ nhấp nháy đập vào mắt thầy! Thầy thấy ông chủ hảng bị xe đụng chết ở trước cửa hàng đúng 6 giờ chiều! Thầy cố chống chọi với cái cám dỗ để khỏi cầm máy kêu người chủ tiệm như Thầy đã làm như các lần trước kia! Thầy biết là mình đang bị cảnh sát theo dõi, và họ không tin vào các điều Thầy đã nói cho họ nghe! Thầy đã chống cựại cái thế lựvô hình cho đến gần 5 giờ chiều! Tuy thế tình con người vẫn cao hơn sựợ hãi! Thầy không muốn một người nữa chết mà không biết vì sao mình chết! Thầy nghĩ có lẽ ông ta sẽ tin ta hơn nếu ta đến tận nơi để khuyến cáo ông ta đừng ra khỏi nhà vào lúc 6 giờ là xong chuyện! Thế là Thầy lấy xe Honda phóng về hướng cửa tiệm đó! Còn cả tiếng đồng hồnữa, dư sức để Thầy tới đó và nói cho ông chủ tiệm biết điều nguy hiểm đang chờ đón ông ta! Nhưng mới chạy được một đoạn đường thì phía trước có tai nạn xe cộ! Xe kẹt cứng đường! Muốn tới hay lui gì cũng không được! Khi đường đã được giải tỏa xong thì chỉ còn có 7 phút là tới 6 giờ chiều! Thầy rồ ga phóng vội đi! Cứu người như cứu lửa mà! Khi Thầy vừa phóng tới trước cửa tiệm thì thấy ông chủ tiệm đang đuổi theo một thanh niên miệng la "Bắt nó, bắt nó! Nó ăn cắp đồ trong tiệm tôi!" Tên trộm phóng băng đại qua đường, ông chủ rượt theo, cũng là vừa lúc Thầy chạy tới đó, và ông ta đã lao ngay vào đầu xe của Thầy! Ông ta bị hất văng và đập đầu xuống đất chết tươi! Chuông nhà thờ gần đó bắt đầu đổ cho lễ 6 giờ chiều! Cảnh sát đến bắt Thầy về đồn làm biên bản! Thầy bị nhốt mấy ngày nhưng cuối cùng được thả vì nhân chứng cho biết là ông chủ tiệm tiếc của đuổi theo tên trộm và lao đầu vào xe của Thầy! Thầy biết là thế lự vô hình muốn cảnh cáo Thầy về việc cãi lại sựai khiến của nó !
Một hôm khác, quyển điện thoại lại mở ra từng trang và dừng lại tên một chủ tiệm bán gương (kiếng) Cái số điện thoại cứ chớp chớp trước mắt Thầy như mời gọi, như chọc giận, như thách đố Thầy! Thầy cố nhắm mắt để không nhìn thấy nó nhưng cũng không xong! Ddến trưa Thầy đành cầm máy kêu bà chủ tiệm để báo là đúng 3 giờ chiều nay, bà đừng đứng gần một tấm gương nào hết! Nếu không nó sẽ rớt xuống gây tai nạn cho bà! Bà chủ tiệm nghe tiếng Thầy thì sợ điếng hồn! Tuy sợ nhưng cũng cám ơn việc Thầy báo cho biết trước để đề phòng! Bà vội đóng cửa tiệm và vào nhà nghỉ ngơi! Khoảng gần 3 giờ bà đi vào phòng tắm! Ddang xối nước thì bổng đâu đánh xoảng một tiếng! Cả một mảng kính to ở cửa sổ tròn trên vách phòng tắm rơi xuống cắt đứt bay ba ngón tay trái của bà! Bà vơ mặc vội quần áo rồi cầm ba ngón tay của mình chạy ra kêu cứu ầm ỉ ! Chồng bà vội lấy xe chở đi bệnh viện để cấp cứu! Nhưng các bác sĩ chỉ nối các ngón tay cho bà nhưng không thể nối các gân, thần kinh được! Bà bị tê liệt ba ngón tay từ đó! Mảnh kính trong phòng tắm bể xuống vì bọn trẻ con chơi ném nhau chẳng may một hòn đá bay lạc vào cái cửa kính ngay phòng tắm! Một lần nữa cái thế lự vô hình lại thắng!
Riết rồi ai cũng sơ. Thầy! Ngay cả việc tránh nhìn thấy Thầy! Họ sợ lỡ thấy và Thầy phán cho một câu là đi đời nhà ma! Trước kia, ai gặp Thầy cũng chào hỏi, nay thấy Thầy xa xa là họ tìm cách lẩn đi rôì! Thầy cảm thấy cô đơn thật sựVà cảm thấy như bị tù ngay chính trong căn nhà mình! Sựô đơn cộng với nỗi lo sợ cho tương lai của mình khiến cho Thầy phải tìm cách trừ khử đi cái thế lựvô hình đang bám theo ám ảnh Thầy! Thầy xuống vùng Châu Ddốc, lên tận núi Thất Sơn để nhờ các sư ông tu ở trên chùa cứu giúp! Các vị chân tu này đã nổi danh là trừ khử được các tà ma ám ảnh! Các vị sư bèn làm đàn cúng trừ tà cho Thầy! Sau cả buổi tụng kinh và làm phép, họ nói là đã thâu bắt được tà ma rồi! Từ nay yên tâm về sinh sống! Không ai theo khuấy phá nữa! Thầy mạn phép hỏi tà ma đó là ai mà theo ám ảnh Thầy và chọc tức nhà cầm quyền! Vị sư chủ trì cho biết đây là hồn ma của một tên cướp khét tiếng ở Khánh Hội, đã bị cảnh sát vây bắt và bắn chết trong một vụ cướp ngân hàng! Hồn hắn vẫn còn thù hận, và chưa siêu thoát được nên về để trả thù!
Từ hôm đó trở đi, Thầy Bảy không còn gọi điện thoại để báo tin xấu nữa! Nhưng cái danh "Kẻ báo tin dữ" kia vẫn bám theo Thầy! Làm Thầy không thể làm ăn gì được nữa! Khách vẫn sợ không giám tới nhờ coi bói! Thầy quyết định giải nghệ, bán nhà, và về Cần Thơ mua một mảnh vườn sống cho tới tuổi già! Từ đó dân vùng Saigon, Gia Ddịnh cũng dần quên đi tên Thầy Bảy! Cái tên mà một thời đã làm cho họ sợ hãi mỗi khi nhắc đến! Và không còn ai phải bị giật mình mỗi khi nghe tiếng chuông điện thoại reo vang nữa!
Kết Thúc (END)
Ít ai sống ở vùng Ngã Ba Ông Tạ vào khoảng thập niên 60s mà không biết danh của Thầy Bảy! Thầy Bảy sống trong một căn nhà ba tầng khá khang trang! Thầy tuy đã trên 50 mà vẫn chưa có vợ con gì cả ! Ai cũng cho là Thầy rất cô đơn một mình trong căn nhà 3 tầng to lớn này! Ai có hỏi thì Thầy chỉ cười nói là nghề của Thầy chưa cho phép Thầy lấy vợ! Nghe tên của Thầy ta cũng có thể đoán được Thầy làm nghề gì rồi! Thầy chuyên lo việc bói toán! Từ coi tướng, chỉ tay, bói bài, giải mộng, và ngay cả chiêm tinh Thầy bao thầu hết!
Ta không ngạc nhiên khi thấy Thầy ngày càng khá giả hơn! Chỉ khi nào không còn đàn bà trên thế gian này thì ngày đó Thầy mới sợ đói mà thôi! Chính Thầy cũng biết là mình sống nhờ vào lòng tin của các bà! Bọn đàn ông thì cả năm trời may ra mới thấy mặt một mống xin coi về công danh sựghiệp! Nếu ai cũng như bọn dàn ông hết thì có lẽ thầy đã bỏ nghề lâu rồi!
Thầy cũng như các nhà bói toán khác! Nghĩa là "bói ra ma quét nhà ra rác" mà thôi! Nhưng Thầy được tiếng hơn họ nhờ Thầy đoán trúng nhiều hơn! Bí quyết của Thầy là dùng tâm lý để đoán cho khách hàng của Thầy! Thí dụ có lần một người đến xin giải mộng, bà ta nằm mơ thấy heo kêu! Thầy đoán là bà ta sắp được mời ăn tiệc! Quả đúng như vậy tuần đó bà được mời đi ăn đám giổ của một người bà con! Tuần sau bà ta lại tới xin giải mộng, nói là bà lại mơ nghe tiếng heo kêu! Lần này Thầy bảo là phải cẩn thận kẻo bị đánh! Bà nọ ra về! Quả đúng như lời Thầy cảnh cáo, mấy hôm sau bà đi chợ ngang qua chổ hàng cá, hai bà bán cá chửi lộn rồi đánh nhau! Họ lấy đòn gánh phang nhau, nhè đâu trúng bà một cái lổ đầu phải đi nhà thương! Tiếng Thầy coi hay đồn xa nên các bà ở các vùng khác đua nhau tới xin Thầy coi cho! Họ đâu biết là Thầy chỉ dựtheo tâm lý mà đoán thôi: Theo Thầy thì khi lần đầu nghe heo kêu, tức là heo đang đói và chủ sẽ cho heo ăn! Còn lần thứ hai vẫn nghe heo kêu thì Thầy cho là heo đã ăn no mà còn kêu réo thì sẽ bị chủ đánh đòn! Mà ngờ đâu các điều Thầy đoán đều trúng phóc! Cũng nhờ đoán đúng nhiều vụ cho nên lúc đầu nhà Thầy cũng chỉ lụp xụp mà chỉ trong vòng năm bảy năm Thầy đã xây được căn nhà 3 tầng khang trang như hiện nay!
Nhưng nếu chỉ có thế thì cũng chẳng có gì đáng nói! Bất quá Thầy chỉ có danh hơn các ông Thầy khác thôi! Nhưng cái điều mà làm cho Thầy nổi danh, ở thập kỷ 60, là cái danh hiệu "Kẻ báo tin dữ!" Có một thời mà dân chúng tại Saigon và vùng phụ cận đều sợ hãi mỗi khi nhắc đến tên Thầy! Mỗi khi nhấc điện thoại lên hỏi "Xin lỗi ai ở đầu giây đó?" Và nếu người ở đầu giây kia trả lời "Tôi là Thầy Bảy đây! Xin cho nói chuyện với ông/ bà...." là chủ nhà cảm thấy mình đã mang vận mạt vào thân rồi! Từ chết tới bị thương thôi! Mà như có một ma lựnào đó khiến người được gọi có muốn cúp máy cũng không được! Cái ma lựđó làm cho người ta tò mò muốn nghe việc gì mà Thầy Bảy muốn báo cho mình! Dù đó toàn là việc xấu không thôi! Cảnh sát cũng nhận được những cú điện thoại từ văn phòng Thầy, báo cho họ biết nơi xảy ra tai nạn của nạn nhân! Hoặc báo cho họ biết sựì sẽ xảy ra cho các nạn nhân nếu nhà các người này không có điện thoại!
Ddặc biệt là những sựiệc xấu này xảy ra như là các tai nạn! Không một dấu vết gì để lại để có thể tìm ra hung thủ hay quy về một người đáng nghi nào cả ! Trong hầu hết các vụ án này, cảnh sát đều phải làm biên bản là do tai nạn, hoặc chờ bổ tuc' các chi tiết trong khi đợi điều tra thêm! Cảnh sát đặt một nhóm đặc biệt để theo dõi chuyện này, và một toán khác chuyên theo dõi việc làm của Thầy Bảy từng bước một! Họ cũng mời Thầy về sở cảnh sát đô thành để hỏi cung mấy lần, nhưng lần nào Thầy cũng chỉ nói là có một thế lựvô hình nào đó chỉ cho Thầy biết số điện thoại, và cho Thầy thấy các điều sẽ xảy ra cho các nạn nhân! Thầy chỉ muốn kêu để giúp họ tránh cái thảm họa sắp xảy đến cho họ mà thôi! Nhưng hình như vô hiệu! Cái thế lựvô hình đó hình như muốn Thầy kêu, và như để chứng tỏ là nó có mãnh lự làm hại kẻ khác mà chính quyền không làm gì được nó cả ! Cảnh sát làm việc dựtheo khoa học nên làm sao họ tin được các lời Thầy Bảy nói! Họ tin là Thầy có liên hệ gì đó với bọn giết người chuyên nghiệp kia! Có thể là Thầy mướn bọn đó làm ra các việc kia rồi làm bộ gọi báo để mọi người cho là Thầy tinh thông mọi việc, ngỏ hầu làm mọi người tin vào tài Thầy mà kéo đến xem bói đông hơn, và Thầy sẽ làm giàu vì cái danh tiếng này!
Nhưng thật ra cái tin đồn Thầy là "Kẻ báo tin dữ" hại Thầy nhiều hơn là giúp! Các bà sợ không giám tới nhờ xem bói nữa! Họ sơ. Thầy sẽ báo cho họ các tin dữ trong gia đìnmh họ! Công việc của Thầy càng ngày càng ế ẩm! Thầy chỉ còn việc ngồi chơi trước bàn làm việc, mắt dòm chừng cứ sợ quyển điện thoại mấp mô tựở trang và chỉ tên kẻ sắp bị tai nạn! Cái việc chờ đợi này nó làm căng thẳng thần kinh của Thầy hết mức! Hơi nghe một tiếng động dù mạnh hay nhẹ cũng đủ làm cho Thầy bị giật bắn người lên!
Một hôm kia, Thầy đang ngồi ở bàn làm việc thì cuốn sổ điện thoại niên giám tự#273;ộng lật từng tờ, rồi ngừng tại trang có quảng cáo của cửa hàng bán xe gắn máy và phụ tùng xe Honda! Cái số điện thoại trên trang ấy cứ nhấp nháy đập vào mắt thầy! Thầy thấy ông chủ hảng bị xe đụng chết ở trước cửa hàng đúng 6 giờ chiều! Thầy cố chống chọi với cái cám dỗ để khỏi cầm máy kêu người chủ tiệm như Thầy đã làm như các lần trước kia! Thầy biết là mình đang bị cảnh sát theo dõi, và họ không tin vào các điều Thầy đã nói cho họ nghe! Thầy đã chống cựại cái thế lựvô hình cho đến gần 5 giờ chiều! Tuy thế tình con người vẫn cao hơn sựợ hãi! Thầy không muốn một người nữa chết mà không biết vì sao mình chết! Thầy nghĩ có lẽ ông ta sẽ tin ta hơn nếu ta đến tận nơi để khuyến cáo ông ta đừng ra khỏi nhà vào lúc 6 giờ là xong chuyện! Thế là Thầy lấy xe Honda phóng về hướng cửa tiệm đó! Còn cả tiếng đồng hồnữa, dư sức để Thầy tới đó và nói cho ông chủ tiệm biết điều nguy hiểm đang chờ đón ông ta! Nhưng mới chạy được một đoạn đường thì phía trước có tai nạn xe cộ! Xe kẹt cứng đường! Muốn tới hay lui gì cũng không được! Khi đường đã được giải tỏa xong thì chỉ còn có 7 phút là tới 6 giờ chiều! Thầy rồ ga phóng vội đi! Cứu người như cứu lửa mà! Khi Thầy vừa phóng tới trước cửa tiệm thì thấy ông chủ tiệm đang đuổi theo một thanh niên miệng la "Bắt nó, bắt nó! Nó ăn cắp đồ trong tiệm tôi!" Tên trộm phóng băng đại qua đường, ông chủ rượt theo, cũng là vừa lúc Thầy chạy tới đó, và ông ta đã lao ngay vào đầu xe của Thầy! Ông ta bị hất văng và đập đầu xuống đất chết tươi! Chuông nhà thờ gần đó bắt đầu đổ cho lễ 6 giờ chiều! Cảnh sát đến bắt Thầy về đồn làm biên bản! Thầy bị nhốt mấy ngày nhưng cuối cùng được thả vì nhân chứng cho biết là ông chủ tiệm tiếc của đuổi theo tên trộm và lao đầu vào xe của Thầy! Thầy biết là thế lự vô hình muốn cảnh cáo Thầy về việc cãi lại sựai khiến của nó !
Một hôm khác, quyển điện thoại lại mở ra từng trang và dừng lại tên một chủ tiệm bán gương (kiếng) Cái số điện thoại cứ chớp chớp trước mắt Thầy như mời gọi, như chọc giận, như thách đố Thầy! Thầy cố nhắm mắt để không nhìn thấy nó nhưng cũng không xong! Ddến trưa Thầy đành cầm máy kêu bà chủ tiệm để báo là đúng 3 giờ chiều nay, bà đừng đứng gần một tấm gương nào hết! Nếu không nó sẽ rớt xuống gây tai nạn cho bà! Bà chủ tiệm nghe tiếng Thầy thì sợ điếng hồn! Tuy sợ nhưng cũng cám ơn việc Thầy báo cho biết trước để đề phòng! Bà vội đóng cửa tiệm và vào nhà nghỉ ngơi! Khoảng gần 3 giờ bà đi vào phòng tắm! Ddang xối nước thì bổng đâu đánh xoảng một tiếng! Cả một mảng kính to ở cửa sổ tròn trên vách phòng tắm rơi xuống cắt đứt bay ba ngón tay trái của bà! Bà vơ mặc vội quần áo rồi cầm ba ngón tay của mình chạy ra kêu cứu ầm ỉ ! Chồng bà vội lấy xe chở đi bệnh viện để cấp cứu! Nhưng các bác sĩ chỉ nối các ngón tay cho bà nhưng không thể nối các gân, thần kinh được! Bà bị tê liệt ba ngón tay từ đó! Mảnh kính trong phòng tắm bể xuống vì bọn trẻ con chơi ném nhau chẳng may một hòn đá bay lạc vào cái cửa kính ngay phòng tắm! Một lần nữa cái thế lự vô hình lại thắng!
Riết rồi ai cũng sơ. Thầy! Ngay cả việc tránh nhìn thấy Thầy! Họ sợ lỡ thấy và Thầy phán cho một câu là đi đời nhà ma! Trước kia, ai gặp Thầy cũng chào hỏi, nay thấy Thầy xa xa là họ tìm cách lẩn đi rôì! Thầy cảm thấy cô đơn thật sựVà cảm thấy như bị tù ngay chính trong căn nhà mình! Sựô đơn cộng với nỗi lo sợ cho tương lai của mình khiến cho Thầy phải tìm cách trừ khử đi cái thế lựvô hình đang bám theo ám ảnh Thầy! Thầy xuống vùng Châu Ddốc, lên tận núi Thất Sơn để nhờ các sư ông tu ở trên chùa cứu giúp! Các vị chân tu này đã nổi danh là trừ khử được các tà ma ám ảnh! Các vị sư bèn làm đàn cúng trừ tà cho Thầy! Sau cả buổi tụng kinh và làm phép, họ nói là đã thâu bắt được tà ma rồi! Từ nay yên tâm về sinh sống! Không ai theo khuấy phá nữa! Thầy mạn phép hỏi tà ma đó là ai mà theo ám ảnh Thầy và chọc tức nhà cầm quyền! Vị sư chủ trì cho biết đây là hồn ma của một tên cướp khét tiếng ở Khánh Hội, đã bị cảnh sát vây bắt và bắn chết trong một vụ cướp ngân hàng! Hồn hắn vẫn còn thù hận, và chưa siêu thoát được nên về để trả thù!
Từ hôm đó trở đi, Thầy Bảy không còn gọi điện thoại để báo tin xấu nữa! Nhưng cái danh "Kẻ báo tin dữ" kia vẫn bám theo Thầy! Làm Thầy không thể làm ăn gì được nữa! Khách vẫn sợ không giám tới nhờ coi bói! Thầy quyết định giải nghệ, bán nhà, và về Cần Thơ mua một mảnh vườn sống cho tới tuổi già! Từ đó dân vùng Saigon, Gia Ddịnh cũng dần quên đi tên Thầy Bảy! Cái tên mà một thời đã làm cho họ sợ hãi mỗi khi nhắc đến! Và không còn ai phải bị giật mình mỗi khi nghe tiếng chuông điện thoại reo vang nữa!
Kết Thúc (END)
Người đẹp đông phương
Tác Giả: Truyện Ma
Cách đây mấy năm, chúng tôi còn là một lũ học sinh ở trọ một căn gác tại Hà Nội. Một buổi tối thứ bảy trời mưa, chúng tôi ngồi nói chuyện đoán đến cách chết của mỗi người sau này.
Phát nói một cách khôi hài:
- Chắc chắn rằng mau hay lâu đây tôi cũng thua một trận oanh liệt với mấy đạo quân vi trùng lao đã một năm nay đi dạo trong phổi tôi.
- Tôi có thể tin ở bệnh đau ruột của mình.
Sau lời ý, đến tôi.
Thanh, họa sĩ nói:
- Tôi chết vì đàn bà.
Hạ cười:
- Thật không?
Thanh ngừng một lúc rồi thong thả:
- Không, tôi sẽ gãy đổ vì nghệ thuật.
Sự sống và cuộc đời đưa chúng tôi về một nơi xa khác nhau. Năm năm sau, tôi gặp Nam, Cử nhân luật ở Sài Gòn. Nam rủ tôi cùng đi ăn cơm tối. Khi tôi tỏ ý hỏi thăm các bạn cũ còn ở Hà Nội, thì Nam nói:
- Bây giờ họ không còn đủ hết đâu!
- Tại sao thế?
- Mấy người đều theo đúng lời bàn đoán trước của họ. Anh còn nhớ buổi tối chúng ta nói đến cách chết của mỗi người sau này?
- Phải, nhớ lắm. Nửa năm sau đó tôi về đây, rồi trôi dạt khắp nơi đến nay gặp anh.
- à, Phát là người đi trước, sáu tháng sau, hắn chết lúc gần kỳ thi.
- Chúng ta cả thảy là sáu - ba đứa đều đi theo mỗi cách chết riêng. ý thì lẽ tất nhiên vì bệnh đau ruột. Tứ thì vỡ não vì quá trụy lạc. Thần chết cũng chiều theo ý muốn của người đấy chứ!
- Còn Thanh họa sĩ thì thế nào?
- Thanh đã theo đúng lời hơn hết trong bọn chúng ta. Hắn gẫy đổ vì đàn bà và nghệ thuật.
- Hắn chết vì đàn bà?
- Đã mấy tháng nay Thanh ở trong nhà thương điên, thuộc vào hạng không chữa được. Người thiếu nữ làm kiểu mẫu của Thanh tan ra vì khoái lạc, dưới những cái hôn nồng cháy của hắn rồi bốc lên não làm cho hắn thành điên.
- Tôi tưởng Nam nên khôi hài một lúc khác thì hơn.
- Không, tôi có khôi hài đâu, sự thật là thế. Nam khẩy tàn thuốc, gọi thêm một cốc rượu rồi nói:
- Câu chuyện tóm tắt như tôi đã nói với anh: một thiếu nữ trẻ, đẹp chừng hai nghìn tuổi, mà Thanh vẽ rồi yêu, tan ra vì khoái lạc trong lúc Thanh âu yếm. Vì thế mà Thanh trở nên điên. Hết! Nhưng nếu muốn rõ ràng, tôi có thể kể lại cho anh nghe.
Rồi Nam thong thả tiếp theo:
- Lúc anh từ giã Hà Nội, bốn tháng sau Thanh đến vẽ cho "Cổ viện á Đông". Tìm một họa sĩ chuyên về lối phương Đông như Thanh không phải dễ dàng. Thanh là một thiên tài và cũng vì thế mới đưa hắn vào nhà điên.
Độ ấy viên hội trưởng "Cổ viện á đông" có mua được một thứ đồ cổ rất quý, ở miền bắc á châu, không thể định giá được là bao nhiêu, vì trên mặt đất này chẳng có một vật thứ hai như thế. Đó là một khối nước đá lớn, đã mấy nghìn năm nay đựng một người đẹp còn giữ được thân thể nguyên vẹn nằm trong đó.
Việc chở "Người đẹp Đông phương" về rất khó khăn. Cái phòng làm chỗ ở cho người đàn bà lại khác lạ lắm. Một tòa nhà hai mươi thước bề cao, bốn mươi thước bề ngang và khá dài. "Cổ viện á Đông" muốn giữ được vẻ đặc biệt, cho "Người đẹp Đông phương" ở một căn phòng xây dưới đất, cả một tháp nước đá, mà nhờ các máy, khí hậu ở đây luôn luôn giá lạnh. Hai lớp cửa sắt phủ nước đá phía trong ngăn cách một gian phòng ấm áp ở ngoài. ánh đèn khí đặt rất khôn khéo chiếu sáng cái tháp mùa đông.
Ai muốn vào xem "Người đẹp Đông phương" thì phải có giấy phép của viên hội trưởng "Cổ viện á Đông". Thế rồi một người đến, và sự gặp gỡ này tai hại cho cả hai.
Thanh là người đã được chứng kiến lúc rước người đẹp đến. Nhân dịp này, có người chụp vài tấm hình về cuộc đón tiếp, nhưng hư hỏng gần hết, vì tảng nước đá phản ánh sáng, một người đàn bà bị thay đổi, như ở trong một tấm kính trá dạng. Bởi thế viên hội trưởng nhờ Thanh vẽ nàng để gửi bức tranh ấy qua trường Bác Cổ Pháp. Thanh nhận lời.
Thế rồi một sự dị thường đi qua tâm trí Thanh. Về sau các người canh giữ nhà nước đá nói rằng lúc đầu họ không thấy gì lạ trong các cử chỉ của Thanh, nhưng mấy ngày cuối cùng phải để ý vì thấy có khi họa sĩ ngồi yên hàng giờ, mắt chăm chú vào người đẹp, không vẽ một nét. Một hôm lạnh, tay cầm bút họa run, Thanh thôi, và cũng vẽ xong một bức chứa chan tài nghệ.
Trong mấy ngày trước khi thôi vẽ, Thanh nói với mấy người canh giữ ra ở phòng trước. Ban đầu họ không lấy làm lạ và cho là lòng tử tế của họa sĩ muốn được ở gian ngoài ấm áp hơn là gần khối nước đá lạnh lẽo. Thanh còn cho họ tiền riêng để họ mặc yên một mình họa sĩ. Hai lần, ở căn phòng trước, họ nghe tiếng nói trong gian phòng nước đá, và nhận ra là giọng của Thanh.
Về độ này, một hôm Thanh nói chuyện cùng viên hội trưởng mượn các thìa khoá trong gian phòng để người đẹp. Thanh muốn vẽ một bức tranh lớn về nàng và cần phải được luôn luôn tự do vô ra. Theo trường hợp khác thì Thanh đã được nhận lời, nhưng trong lúc ấy, cử chỉ của Thanh và cách yêu cầu có vẻ khác thường làm cho viên hội trưởng nghi nan liền từ chối một cách lịch thiệp. Thanh run người lên, nói vài câu vô nghĩa rồi vội vã ra ngoài, không chào nữa. Lẽ tất nhiên thái độ lạ lùng ấy làm cho viên hội trưởng thêm nghi ngờ. Ông ta bảo cùng những người canh giữ "Cổ viện á Đông" không được để một người nào vào gian phòng nước đá nếu chẳng có giấy phép có chữ ký của ông ta.
Sau đó có tin ở Cổ viện rằng có người định đánh đuổi tên canh gác để vào trong tháp nước đá. Người ấy không ai khác hơn là Thanh. Ông hội trưởng hay tin, tìm đến nhà Thanh gặp lúc Thanh đang ngồi trước đồ vẽ, mặt úp trong hai tay. Thấy khó cắt nghĩa về việc đã xẩy ra, Thanh lễ phép mời viên hội trưởng đi ngay khỏi căn phòng mà Thanh là chủ nhân. Thấy họa sĩ có vẻ kỳ dị, ông nhún vai ra về và đặt thêm ba ống khóa bí mật ở cửa phòng "Người đẹp Đông phương" và giữ chìa khóa trong tủ sắt ở buồng giấy riêng. Trong ba tháng, không có sự gì xẩy ra. Mỗi tuần hai lần viên hội trưởng cùng hai người canh giữ coi về các máy lạnh tự mình vào thăm người đẹp.
Mỗi ngày, Thanh vào phòng họa nhưng không làm việc nữa, nước thuốc khô lại, bút vẽ bừa bãi không rửa. Có lúc, Thanh ngồi hàng giờ trước giá vẽ hay là đi lui tới luôn trong phòng không nghỉ. Cách nửa tháng, một buổi khuya, tôi gặp Thanh trong một tiệm cà phê bán sáng đêm. Lạnh lùng bơ phờ, Thanh bắt tay tôi, chỉ nói một câu:
- Tôi mới bán ba bức tranh cho một người Pháp được gần một ngàn đồng.
Rồi im lặng ngồi nhìn tách cà phê đậm đen cho đến lúc trời hừng sáng, Thanh đứng dậy nhìn tôi cười gượng đầy cả buồn rầu ra về.
Vắng Thanh khá lâu, một hôm tôi đọc thấy trên báo rằng Thanh và đồng lõa, một người thợ khóa, và tên canh giữ "Cổ viện á Đông" bị truy tố. Người thợ khóa có tiền án trốn thoát; tên canh giữ bị bắt thú nhận hết: Thanh năn nỉ nếu hắn ngủ yên trong đêm phiên gác thì sẽ cho một trăm đồng. Được món tiền lớn hắn nhận lời. Lúc chín giờ tối Thanh đến Cổ viện với một người thợ khóa, tên canh giữ mở cửa cho hai người vào phòng giấy của viên hội trưởng.
Tên thợ khóa mở cửa vào, rồi đem ra thử đủ các kiểu thìa khóa để mở tủ sắt. Hắn không phải khó nhọc lắm, vì ống khóa tủ sắt làm theo một kiểu xưa, Thanh lấy mấy cái thìa khóa để trong đó và đóng lại. Rồi cả ba người vào trong Cổ viện mở các ống khóa bí mật ở tòa nước đá để vào văn phòng trước.
Thanh bảo tên canh giữ đốt củi ở lò sưởi cho được ấm áp rồi bày thuốc màu và đồ vẽ đem theo. Thanh đưa cho tên canh giữ số tiền đã hẹn và cho tên thợ khóa ba chục rồi bảo đi ra để yên một mình Thanh. Hai đứa ra uống rượu mừng được món tiền lớn, rồi người thợ khóa đi, tên canh giữ ngả ra ngủ cho đến sáng.
Tình cờ ngày sau lại gặp hôm viên hội trưởng đến thăm người đẹp. Thấy cánh cửa sắt khóa ở trong, ông cho tìm một người thợ khóa và báo tin cùng sở cảnh sát. Sau một giờ phá, cạy, cái cửa sắt nặng rơi rầm xuống trong gian phòng ngoài. Một mùi thối ghê gớm hắt vào mặt bắt họ muốn nhào lui, long óc. Viên hội trưởng bịt mũi bằng khăn tay, chạy vào thì thấy khối nước đá đã tan vỡ và ở phía giữa, người đẹp biến mất.
Thình lình trong góc, một giọng rền rĩ, than vãn nghe như không phải là tiếng của người. Thanh đang cựa quậy trong đống nước đá bị ướp lạnh đến nửa người. Mặt và hai tay đầy máu, mình mặc sơ mi và quần áo rách hư. Hai con mắt của Thanh như lìa ra khỏi sọ dừa, nước bọt chảy đầy cả miệng. Người ta đem Thanh ra khỏi nơi này rất khó khăn. Trả lời cho những câu hỏi, Thanh chỉ lập cập nói không đâu. Khi muốn đưa Thanh ra căn phòng trước thì hắn la hét và vùng vẫy chống cự lại. Bốn người phải giữ lấy Thanh nhưng lúc đem ra gần cửa phía ngoài thì hắn giật thoát được, với một tiếng hét ghê gớm rồi chạy vào một góc trong xa. Một sự giày vò điên cuồng đưa lại cho cái thân hình đã giá cứng một sức mạnh lạ thường khiến những người canh gác phải bắt trói chân tay Thanh lại, khiêng đi như một con vật. Ra đến trước cửa Thanh còn cố gỡ thoát ra với một tiếng kêu rùng rợn, rồi rơi xuống đất, đầu gối trên một tảng nước đá, bất tỉnh.
Người ta mới chở Thanh vào nhà thương và ở đây, cách ba tháng sau, đưa vào nhà điên. Tôi có đến thăm Thanh một lần trông thảm hại quá. Hai lỗ tai và bàn tay mặt cứng giá lại, độ mười lăm phút, thì một cơn ho dữ dội làm run rẩy cả mình Thanh. Sau một đêm ghê rợn trong gian phòng nước đá, Thanh chẳng có một lúc yên. Một cơn mê sảng ghê gớm giày vò hắn cả ngày lẫn đêm.
Tôi sôi nổi giục Nam.
- Nhưng mà trong đêm đó tại "Cổ viện á Đông" đã xẩy ra những gì?
- Tôi đã hết sức chú ý, thu nhặt đến những tài liệu gần như vô ích để đi tới sự hiểu biết rõ ràng. Tôi sục sạo những tranh vẽ, các hộc bàn của Thanh; ở đây, một nét vẽ, chỗ kia một hàng chữ, cắt nghĩa cho tôi biết thấu những dây tơ tưởng, những giấc mơ của Thanh. Có lẽ tôi phải nghĩ ra nhiều trường hợp nữa, nhưng tôi chắc không đến nỗi phải lầm.
Nguyễn Thanh là một người khác thường. Thanh đi trên cuộc đời với một giấc mơ trong tâm hồn. Đối với Thanh cái gì rồi cũng ra tro bụi trong nháy mắt, cái xác con chó chết thối tha bên đường cũng như hình ảnh người đàn bà đẹp nhất bằng xương bằng thịt. Thanh muốn sự không bao giờ có thực hiện. Phải có một cái đẹp nữa, đứng trên cả thời gian và không gian: sự bất diệt.
Và sự vô vọng ấy đã thành sự thật: nhà nghệ sĩ đã tìm được nàng bất diệt, "Người đẹp Đông phương" - Một người đàn bà đẹp, đã sống mấy ngàn năm trước đây ở một góc trời á đến làm kiểu mẫu cho Thanh. Nàng đã đặt mình nằm trên sức mạnh của thời gian để gặp Thanh. Nàng đã chết. Nhưng cần gì? Thanh nói thế, dẫu nàng chết đi rồi, sao Thanh lại không có thể yêu? Người xưa đã yêu một pho tượng đá và pho tượng đã cảm động hóa ra người. Người đẹp phương Đông đã thắng được sức mạnh của thời gian trong khi loài người tiêu tan trở về với cát bụi. Nhà nghệ sĩ theo đuổi sự bất tử liền ôm ấp lấy sự phi thường ấy.
Cứ mỗi lần Thanh đến ở Cổ viện để vẽ người đẹp, thì trong hồn càng in sâu bức tranh tượng trưng sự thắng lợi của sắc đẹp trên thời gian. Và bởi đây, trí tưởng điên cuồng của nhà nghệ sĩ đã nẩy nở ra cái hoa đẹp nhất mà không bao giờ một người trần gian nào được hưởng: ái tình và Nghệ thuật hòa nhịp đời đời. Nhưng mà không phải Thanh vẽ người yêu ở trong khối óc đá. Nàng phải được tự do nằm ở gần chàng. Dưới chân nàng thời gian giết hại bất lực quỳ trước nhan sắc thắng thế.
ý nghĩ đem nàng ra khỏi khối nước đá ăn sâu trong tâm hồn Thanh và những sự khó khăn phải gặp chỉ làm cho Thanh thêm bồng bột muốn đi ngay đến định tưởng. Với số tiền đã bán được mấy bức tranh, Thanh đưa cho tên canh giữ và người thợ khóa, Thanh có thể thực hiện được ý muốn. Trong thời kỳ viên hội trưởng cấm không cho Thanh vào Cổ viện, sự ước muốn gần người đẹp càng sôi nổi trong đầu óc Thanh. Và chàng đã tìm đến "Người đẹp Đông phương".
Trong khối nước đá, nàng như muốn đi ra với Thanh. Hai mắt người đẹp như chăm chú nhìn Thanh, bàn tay nàng như ra dấu trước sự mờ loạn của Thanh.
Chàng rút cái rìu nhỏ đem theo trong túi ra bắt đầu làm việc.
Nhưng với một vật nhỏ như thế không phải là dễ dàng, Thanh đã phải làm việc rất lâu. Từng lúc người đẹp như thúc giục chàng với đôi mắt xanh biếc.
- Gắng lên, người yêu của em! Chỉ trong chốc lát là em sẽ ở trong tay anh!
Bốn bề nước đá vỡ vớt ra từng mảng. Thanh phá mãi, và bồng được người đẹp ra ở phòng ngoài ấm áp và tiếng nổ trong lò sưởi như hát một điệu nhạc lạ lùng.
Nhẹ nhàng, Thanh đặt nàng trên ghế dài rồi bắt đầu vẽ. Với một sự sôi nổi dị thường, một cảm hứng kỳ lạ, Thanh đặt hết thiên tài vào tác phẩm của mình. Trong khi ấy, lửa ở lò sưởi cháy rực làm không khí trong phòng trở nên nóng bức. Mồ hôi nhỏ giọt ở trán, Thanh tưởng là sự kích thích của linh hứng đã làm cho chàng nóng nảy nên cởi áo ngoài ra mặc sơ mi để vẽ.
Có phải môi nàng đã cử động không? Thanh chăm chú nhìn nàng, môi dưới của người đẹp như thoáng một nét cười. Thanh dụi mắt tưởng mình lầm lạc. Nhưng tay nàng se sẽ cử động như tỏ dấu cho Thanh lại. Thanh vứt bút vẽ vội vàng đến bên nàng. Chàng quỳ xuống, nắm lấy bàn tay xinh đẹp in mấy làn gân xanh nhạt Nàng để yên cho Thanh. Chàng ấp vào bàn tay, ngẩng đầu lên nhìn rồi ngả mình vào lòng nàng, nhắm mắt hôn má, môi, cổ, làn ngực trắng nõn nà.
Xác thịt tan rữa, hôi nồng nặc dính vào người Thanh. Chàng lùi vài bước. Những nét đẹp mất dần... Một mùi thối ghê gớm, không thể chịu nổi lấn át Thanh và theo hơi nóng của lửa càng tăng thêm. Xác người đàn bà đẹp chảy ra. Trước mắt Thanh, một cảnh tượng khủng khiếp đi sâu vào trí não chàng: thời gian, cái vĩ đại tàn ác trả thù.
Thanh muốn trốn thoát, chạy ra cửa... nhưng thìa khóa đâu? Trong lúc ấy, Thanh không còn lý trí nữa. Chàng đánh đầu đến chảy máu, nhưng cửa sắt vẫn đóng chặt. Và cứ mỗi lúc cảnh rùng rợn càng tăng thêm. Thanh cảm thấy mùi thịt rữa nát bấu cắn lấy mũi, miệng chàng. Thanh hét lên như một con vật bị cắn họng, chàng đâm mình vào trong phòng nước đá rồi ngồi yên trong một góc mặc cho sự hối hận vò xé, đay nghiến.
Và đây, ta thấy con người bé nhỏ rồ dại tưởng có thể giãy đạp thời gian ở dưới chân.
Kết Thúc (END)
Cách đây mấy năm, chúng tôi còn là một lũ học sinh ở trọ một căn gác tại Hà Nội. Một buổi tối thứ bảy trời mưa, chúng tôi ngồi nói chuyện đoán đến cách chết của mỗi người sau này.
Phát nói một cách khôi hài:
- Chắc chắn rằng mau hay lâu đây tôi cũng thua một trận oanh liệt với mấy đạo quân vi trùng lao đã một năm nay đi dạo trong phổi tôi.
- Tôi có thể tin ở bệnh đau ruột của mình.
Sau lời ý, đến tôi.
Thanh, họa sĩ nói:
- Tôi chết vì đàn bà.
Hạ cười:
- Thật không?
Thanh ngừng một lúc rồi thong thả:
- Không, tôi sẽ gãy đổ vì nghệ thuật.
Sự sống và cuộc đời đưa chúng tôi về một nơi xa khác nhau. Năm năm sau, tôi gặp Nam, Cử nhân luật ở Sài Gòn. Nam rủ tôi cùng đi ăn cơm tối. Khi tôi tỏ ý hỏi thăm các bạn cũ còn ở Hà Nội, thì Nam nói:
- Bây giờ họ không còn đủ hết đâu!
- Tại sao thế?
- Mấy người đều theo đúng lời bàn đoán trước của họ. Anh còn nhớ buổi tối chúng ta nói đến cách chết của mỗi người sau này?
- Phải, nhớ lắm. Nửa năm sau đó tôi về đây, rồi trôi dạt khắp nơi đến nay gặp anh.
- à, Phát là người đi trước, sáu tháng sau, hắn chết lúc gần kỳ thi.
- Chúng ta cả thảy là sáu - ba đứa đều đi theo mỗi cách chết riêng. ý thì lẽ tất nhiên vì bệnh đau ruột. Tứ thì vỡ não vì quá trụy lạc. Thần chết cũng chiều theo ý muốn của người đấy chứ!
- Còn Thanh họa sĩ thì thế nào?
- Thanh đã theo đúng lời hơn hết trong bọn chúng ta. Hắn gẫy đổ vì đàn bà và nghệ thuật.
- Hắn chết vì đàn bà?
- Đã mấy tháng nay Thanh ở trong nhà thương điên, thuộc vào hạng không chữa được. Người thiếu nữ làm kiểu mẫu của Thanh tan ra vì khoái lạc, dưới những cái hôn nồng cháy của hắn rồi bốc lên não làm cho hắn thành điên.
- Tôi tưởng Nam nên khôi hài một lúc khác thì hơn.
- Không, tôi có khôi hài đâu, sự thật là thế. Nam khẩy tàn thuốc, gọi thêm một cốc rượu rồi nói:
- Câu chuyện tóm tắt như tôi đã nói với anh: một thiếu nữ trẻ, đẹp chừng hai nghìn tuổi, mà Thanh vẽ rồi yêu, tan ra vì khoái lạc trong lúc Thanh âu yếm. Vì thế mà Thanh trở nên điên. Hết! Nhưng nếu muốn rõ ràng, tôi có thể kể lại cho anh nghe.
Rồi Nam thong thả tiếp theo:
- Lúc anh từ giã Hà Nội, bốn tháng sau Thanh đến vẽ cho "Cổ viện á Đông". Tìm một họa sĩ chuyên về lối phương Đông như Thanh không phải dễ dàng. Thanh là một thiên tài và cũng vì thế mới đưa hắn vào nhà điên.
Độ ấy viên hội trưởng "Cổ viện á đông" có mua được một thứ đồ cổ rất quý, ở miền bắc á châu, không thể định giá được là bao nhiêu, vì trên mặt đất này chẳng có một vật thứ hai như thế. Đó là một khối nước đá lớn, đã mấy nghìn năm nay đựng một người đẹp còn giữ được thân thể nguyên vẹn nằm trong đó.
Việc chở "Người đẹp Đông phương" về rất khó khăn. Cái phòng làm chỗ ở cho người đàn bà lại khác lạ lắm. Một tòa nhà hai mươi thước bề cao, bốn mươi thước bề ngang và khá dài. "Cổ viện á Đông" muốn giữ được vẻ đặc biệt, cho "Người đẹp Đông phương" ở một căn phòng xây dưới đất, cả một tháp nước đá, mà nhờ các máy, khí hậu ở đây luôn luôn giá lạnh. Hai lớp cửa sắt phủ nước đá phía trong ngăn cách một gian phòng ấm áp ở ngoài. ánh đèn khí đặt rất khôn khéo chiếu sáng cái tháp mùa đông.
Ai muốn vào xem "Người đẹp Đông phương" thì phải có giấy phép của viên hội trưởng "Cổ viện á Đông". Thế rồi một người đến, và sự gặp gỡ này tai hại cho cả hai.
Thanh là người đã được chứng kiến lúc rước người đẹp đến. Nhân dịp này, có người chụp vài tấm hình về cuộc đón tiếp, nhưng hư hỏng gần hết, vì tảng nước đá phản ánh sáng, một người đàn bà bị thay đổi, như ở trong một tấm kính trá dạng. Bởi thế viên hội trưởng nhờ Thanh vẽ nàng để gửi bức tranh ấy qua trường Bác Cổ Pháp. Thanh nhận lời.
Thế rồi một sự dị thường đi qua tâm trí Thanh. Về sau các người canh giữ nhà nước đá nói rằng lúc đầu họ không thấy gì lạ trong các cử chỉ của Thanh, nhưng mấy ngày cuối cùng phải để ý vì thấy có khi họa sĩ ngồi yên hàng giờ, mắt chăm chú vào người đẹp, không vẽ một nét. Một hôm lạnh, tay cầm bút họa run, Thanh thôi, và cũng vẽ xong một bức chứa chan tài nghệ.
Trong mấy ngày trước khi thôi vẽ, Thanh nói với mấy người canh giữ ra ở phòng trước. Ban đầu họ không lấy làm lạ và cho là lòng tử tế của họa sĩ muốn được ở gian ngoài ấm áp hơn là gần khối nước đá lạnh lẽo. Thanh còn cho họ tiền riêng để họ mặc yên một mình họa sĩ. Hai lần, ở căn phòng trước, họ nghe tiếng nói trong gian phòng nước đá, và nhận ra là giọng của Thanh.
Về độ này, một hôm Thanh nói chuyện cùng viên hội trưởng mượn các thìa khoá trong gian phòng để người đẹp. Thanh muốn vẽ một bức tranh lớn về nàng và cần phải được luôn luôn tự do vô ra. Theo trường hợp khác thì Thanh đã được nhận lời, nhưng trong lúc ấy, cử chỉ của Thanh và cách yêu cầu có vẻ khác thường làm cho viên hội trưởng nghi nan liền từ chối một cách lịch thiệp. Thanh run người lên, nói vài câu vô nghĩa rồi vội vã ra ngoài, không chào nữa. Lẽ tất nhiên thái độ lạ lùng ấy làm cho viên hội trưởng thêm nghi ngờ. Ông ta bảo cùng những người canh giữ "Cổ viện á Đông" không được để một người nào vào gian phòng nước đá nếu chẳng có giấy phép có chữ ký của ông ta.
Sau đó có tin ở Cổ viện rằng có người định đánh đuổi tên canh gác để vào trong tháp nước đá. Người ấy không ai khác hơn là Thanh. Ông hội trưởng hay tin, tìm đến nhà Thanh gặp lúc Thanh đang ngồi trước đồ vẽ, mặt úp trong hai tay. Thấy khó cắt nghĩa về việc đã xẩy ra, Thanh lễ phép mời viên hội trưởng đi ngay khỏi căn phòng mà Thanh là chủ nhân. Thấy họa sĩ có vẻ kỳ dị, ông nhún vai ra về và đặt thêm ba ống khóa bí mật ở cửa phòng "Người đẹp Đông phương" và giữ chìa khóa trong tủ sắt ở buồng giấy riêng. Trong ba tháng, không có sự gì xẩy ra. Mỗi tuần hai lần viên hội trưởng cùng hai người canh giữ coi về các máy lạnh tự mình vào thăm người đẹp.
Mỗi ngày, Thanh vào phòng họa nhưng không làm việc nữa, nước thuốc khô lại, bút vẽ bừa bãi không rửa. Có lúc, Thanh ngồi hàng giờ trước giá vẽ hay là đi lui tới luôn trong phòng không nghỉ. Cách nửa tháng, một buổi khuya, tôi gặp Thanh trong một tiệm cà phê bán sáng đêm. Lạnh lùng bơ phờ, Thanh bắt tay tôi, chỉ nói một câu:
- Tôi mới bán ba bức tranh cho một người Pháp được gần một ngàn đồng.
Rồi im lặng ngồi nhìn tách cà phê đậm đen cho đến lúc trời hừng sáng, Thanh đứng dậy nhìn tôi cười gượng đầy cả buồn rầu ra về.
Vắng Thanh khá lâu, một hôm tôi đọc thấy trên báo rằng Thanh và đồng lõa, một người thợ khóa, và tên canh giữ "Cổ viện á Đông" bị truy tố. Người thợ khóa có tiền án trốn thoát; tên canh giữ bị bắt thú nhận hết: Thanh năn nỉ nếu hắn ngủ yên trong đêm phiên gác thì sẽ cho một trăm đồng. Được món tiền lớn hắn nhận lời. Lúc chín giờ tối Thanh đến Cổ viện với một người thợ khóa, tên canh giữ mở cửa cho hai người vào phòng giấy của viên hội trưởng.
Tên thợ khóa mở cửa vào, rồi đem ra thử đủ các kiểu thìa khóa để mở tủ sắt. Hắn không phải khó nhọc lắm, vì ống khóa tủ sắt làm theo một kiểu xưa, Thanh lấy mấy cái thìa khóa để trong đó và đóng lại. Rồi cả ba người vào trong Cổ viện mở các ống khóa bí mật ở tòa nước đá để vào văn phòng trước.
Thanh bảo tên canh giữ đốt củi ở lò sưởi cho được ấm áp rồi bày thuốc màu và đồ vẽ đem theo. Thanh đưa cho tên canh giữ số tiền đã hẹn và cho tên thợ khóa ba chục rồi bảo đi ra để yên một mình Thanh. Hai đứa ra uống rượu mừng được món tiền lớn, rồi người thợ khóa đi, tên canh giữ ngả ra ngủ cho đến sáng.
Tình cờ ngày sau lại gặp hôm viên hội trưởng đến thăm người đẹp. Thấy cánh cửa sắt khóa ở trong, ông cho tìm một người thợ khóa và báo tin cùng sở cảnh sát. Sau một giờ phá, cạy, cái cửa sắt nặng rơi rầm xuống trong gian phòng ngoài. Một mùi thối ghê gớm hắt vào mặt bắt họ muốn nhào lui, long óc. Viên hội trưởng bịt mũi bằng khăn tay, chạy vào thì thấy khối nước đá đã tan vỡ và ở phía giữa, người đẹp biến mất.
Thình lình trong góc, một giọng rền rĩ, than vãn nghe như không phải là tiếng của người. Thanh đang cựa quậy trong đống nước đá bị ướp lạnh đến nửa người. Mặt và hai tay đầy máu, mình mặc sơ mi và quần áo rách hư. Hai con mắt của Thanh như lìa ra khỏi sọ dừa, nước bọt chảy đầy cả miệng. Người ta đem Thanh ra khỏi nơi này rất khó khăn. Trả lời cho những câu hỏi, Thanh chỉ lập cập nói không đâu. Khi muốn đưa Thanh ra căn phòng trước thì hắn la hét và vùng vẫy chống cự lại. Bốn người phải giữ lấy Thanh nhưng lúc đem ra gần cửa phía ngoài thì hắn giật thoát được, với một tiếng hét ghê gớm rồi chạy vào một góc trong xa. Một sự giày vò điên cuồng đưa lại cho cái thân hình đã giá cứng một sức mạnh lạ thường khiến những người canh gác phải bắt trói chân tay Thanh lại, khiêng đi như một con vật. Ra đến trước cửa Thanh còn cố gỡ thoát ra với một tiếng kêu rùng rợn, rồi rơi xuống đất, đầu gối trên một tảng nước đá, bất tỉnh.
Người ta mới chở Thanh vào nhà thương và ở đây, cách ba tháng sau, đưa vào nhà điên. Tôi có đến thăm Thanh một lần trông thảm hại quá. Hai lỗ tai và bàn tay mặt cứng giá lại, độ mười lăm phút, thì một cơn ho dữ dội làm run rẩy cả mình Thanh. Sau một đêm ghê rợn trong gian phòng nước đá, Thanh chẳng có một lúc yên. Một cơn mê sảng ghê gớm giày vò hắn cả ngày lẫn đêm.
Tôi sôi nổi giục Nam.
- Nhưng mà trong đêm đó tại "Cổ viện á Đông" đã xẩy ra những gì?
- Tôi đã hết sức chú ý, thu nhặt đến những tài liệu gần như vô ích để đi tới sự hiểu biết rõ ràng. Tôi sục sạo những tranh vẽ, các hộc bàn của Thanh; ở đây, một nét vẽ, chỗ kia một hàng chữ, cắt nghĩa cho tôi biết thấu những dây tơ tưởng, những giấc mơ của Thanh. Có lẽ tôi phải nghĩ ra nhiều trường hợp nữa, nhưng tôi chắc không đến nỗi phải lầm.
Nguyễn Thanh là một người khác thường. Thanh đi trên cuộc đời với một giấc mơ trong tâm hồn. Đối với Thanh cái gì rồi cũng ra tro bụi trong nháy mắt, cái xác con chó chết thối tha bên đường cũng như hình ảnh người đàn bà đẹp nhất bằng xương bằng thịt. Thanh muốn sự không bao giờ có thực hiện. Phải có một cái đẹp nữa, đứng trên cả thời gian và không gian: sự bất diệt.
Và sự vô vọng ấy đã thành sự thật: nhà nghệ sĩ đã tìm được nàng bất diệt, "Người đẹp Đông phương" - Một người đàn bà đẹp, đã sống mấy ngàn năm trước đây ở một góc trời á đến làm kiểu mẫu cho Thanh. Nàng đã đặt mình nằm trên sức mạnh của thời gian để gặp Thanh. Nàng đã chết. Nhưng cần gì? Thanh nói thế, dẫu nàng chết đi rồi, sao Thanh lại không có thể yêu? Người xưa đã yêu một pho tượng đá và pho tượng đã cảm động hóa ra người. Người đẹp phương Đông đã thắng được sức mạnh của thời gian trong khi loài người tiêu tan trở về với cát bụi. Nhà nghệ sĩ theo đuổi sự bất tử liền ôm ấp lấy sự phi thường ấy.
Cứ mỗi lần Thanh đến ở Cổ viện để vẽ người đẹp, thì trong hồn càng in sâu bức tranh tượng trưng sự thắng lợi của sắc đẹp trên thời gian. Và bởi đây, trí tưởng điên cuồng của nhà nghệ sĩ đã nẩy nở ra cái hoa đẹp nhất mà không bao giờ một người trần gian nào được hưởng: ái tình và Nghệ thuật hòa nhịp đời đời. Nhưng mà không phải Thanh vẽ người yêu ở trong khối óc đá. Nàng phải được tự do nằm ở gần chàng. Dưới chân nàng thời gian giết hại bất lực quỳ trước nhan sắc thắng thế.
ý nghĩ đem nàng ra khỏi khối nước đá ăn sâu trong tâm hồn Thanh và những sự khó khăn phải gặp chỉ làm cho Thanh thêm bồng bột muốn đi ngay đến định tưởng. Với số tiền đã bán được mấy bức tranh, Thanh đưa cho tên canh giữ và người thợ khóa, Thanh có thể thực hiện được ý muốn. Trong thời kỳ viên hội trưởng cấm không cho Thanh vào Cổ viện, sự ước muốn gần người đẹp càng sôi nổi trong đầu óc Thanh. Và chàng đã tìm đến "Người đẹp Đông phương".
Trong khối nước đá, nàng như muốn đi ra với Thanh. Hai mắt người đẹp như chăm chú nhìn Thanh, bàn tay nàng như ra dấu trước sự mờ loạn của Thanh.
Chàng rút cái rìu nhỏ đem theo trong túi ra bắt đầu làm việc.
Nhưng với một vật nhỏ như thế không phải là dễ dàng, Thanh đã phải làm việc rất lâu. Từng lúc người đẹp như thúc giục chàng với đôi mắt xanh biếc.
- Gắng lên, người yêu của em! Chỉ trong chốc lát là em sẽ ở trong tay anh!
Bốn bề nước đá vỡ vớt ra từng mảng. Thanh phá mãi, và bồng được người đẹp ra ở phòng ngoài ấm áp và tiếng nổ trong lò sưởi như hát một điệu nhạc lạ lùng.
Nhẹ nhàng, Thanh đặt nàng trên ghế dài rồi bắt đầu vẽ. Với một sự sôi nổi dị thường, một cảm hứng kỳ lạ, Thanh đặt hết thiên tài vào tác phẩm của mình. Trong khi ấy, lửa ở lò sưởi cháy rực làm không khí trong phòng trở nên nóng bức. Mồ hôi nhỏ giọt ở trán, Thanh tưởng là sự kích thích của linh hứng đã làm cho chàng nóng nảy nên cởi áo ngoài ra mặc sơ mi để vẽ.
Có phải môi nàng đã cử động không? Thanh chăm chú nhìn nàng, môi dưới của người đẹp như thoáng một nét cười. Thanh dụi mắt tưởng mình lầm lạc. Nhưng tay nàng se sẽ cử động như tỏ dấu cho Thanh lại. Thanh vứt bút vẽ vội vàng đến bên nàng. Chàng quỳ xuống, nắm lấy bàn tay xinh đẹp in mấy làn gân xanh nhạt Nàng để yên cho Thanh. Chàng ấp vào bàn tay, ngẩng đầu lên nhìn rồi ngả mình vào lòng nàng, nhắm mắt hôn má, môi, cổ, làn ngực trắng nõn nà.
Xác thịt tan rữa, hôi nồng nặc dính vào người Thanh. Chàng lùi vài bước. Những nét đẹp mất dần... Một mùi thối ghê gớm, không thể chịu nổi lấn át Thanh và theo hơi nóng của lửa càng tăng thêm. Xác người đàn bà đẹp chảy ra. Trước mắt Thanh, một cảnh tượng khủng khiếp đi sâu vào trí não chàng: thời gian, cái vĩ đại tàn ác trả thù.
Thanh muốn trốn thoát, chạy ra cửa... nhưng thìa khóa đâu? Trong lúc ấy, Thanh không còn lý trí nữa. Chàng đánh đầu đến chảy máu, nhưng cửa sắt vẫn đóng chặt. Và cứ mỗi lúc cảnh rùng rợn càng tăng thêm. Thanh cảm thấy mùi thịt rữa nát bấu cắn lấy mũi, miệng chàng. Thanh hét lên như một con vật bị cắn họng, chàng đâm mình vào trong phòng nước đá rồi ngồi yên trong một góc mặc cho sự hối hận vò xé, đay nghiến.
Và đây, ta thấy con người bé nhỏ rồ dại tưởng có thể giãy đạp thời gian ở dưới chân.
Kết Thúc (END)
Nhất Dương Chỉ
Tác Giả: ATOANMT
Năm tôi 14 tuổi, lúc chưa gia nhập Môn Phái, thỉnh thoảng tôi phóng xe lên nhà Thầy chơi, một hôm, đang ở nhà Thầy, có người đến rước Thầy đi trị bịnh, mới đầu, Thầy từ chối, nói là ở nhà bận việc, nhưng khách năn nỉ quá, đồng thời nói là Bà Mẹ bịnh đă 3 năm, nay làm dữ lắm, nên không chở đến nhà Thầy được. Thế là Thầy chịu đi và cho tôi đi theo luôn.
Khi đến trước cổng sân, Thầy đứng lại và nói với người đi rước: “Chú em vô nhà cởi trói người bịnh ra đi”. Người này nhìn Thầy có vẻ ngạc nhiên và ngần ngại, nhưng khi thấy Thầy khoát tay ra dấu, thì người đó lẳng lặng mở cổng, đi tuốt vô nhà. Thầy đứng im trước cửa, tôi đứng bên cạnh...chờ...Bỗng có 1 tiếng hét ghê rợn từ trong nhà vọng ra, tôi nhìn thì thấy dáng 1 người áo đen, tóc dài, đang chạy mù cát lên, từ trong nhà chạy ra và khi đến gần, tôi thấy đó là 1 bà già, tóc dài muối tiêu (muối nhiều hơn tiêu) tay cầm 1 con dao phay lớn...sau lưng bà là 1 nhóm người khác chạy theọ Phản ứng tự nhiên, tôi bước nghiêng người qua 1 bên, với tư thế sẵn sàng...đá (Tôi lúc đó đă qua mấy trường Võ: Judo, Tae Kwon Do, và cả Thiếu Lâm nữa mà cái nào cũng 3 mứa!) Thầy thấy tôi rục rịch, bèn đưa 1 tay ra dấu tôi đứng yên. Vừa lúc đó thì Bà Già đă chạy đến, cùng với con dao, xin các bạn hình dung cho là bà ta chạy với tốc độ nhanh, không cần chém, chỉ...té vô mình là mình cũng lãnh 1 dao ngọt sớt !. Nhưng đằng này con dao lại chém thẳng vào mặt Thầy, tôi hồi hộp nhìn, thực ra chưa kịp...hồi hộp. (!) đă thấy con dao còn cách mặt Thầy khoảng 2, 3 gang tay, thì như có 1 bức tường vô hình chận lạị Có lẽ...vì trớn dao chém mạnh, đụng bức tường vô hình, nên con dao sượng lại và rung nhồi nhồi về phía trước.
Thầy vẫn bình thản đứng như không có việc gì sảy ra, trong khi những người từ phía sau Bà già vừa chạy tới vừa la um sùm. Còn Bà Già, thấy chiêu đầu tiên của mình không vô, bà bèn lui lại mấy bước, hạ thấp người xuống như...Tẩu Mã Tấn, rồi hét lên 1 tiếng khác cùng lúc với tay dao chém vút tớị Lần này thì tôi đã nhìn được...dung nhan của Bà, và tôi tự động...lui 1 hơi 2, 3 bước. Vì thưa các bạn, Bà Già y như 1 bộ xương bọc da di động, giữa trời chiều, trông bà như 1...loài quỷ dữ nào đó hiện lên...Cái đầu không còn thịt, chỉ còn da bọc bên ngoài, nên trông y như cái đầu lâu, và làm cho mớ tóc có vẻ phồng lên lớn quá khổ, nhưng vẫn không đủ để che đôi mắc sáng quắc, quá sáng! sau hốc mắt sâu thẳm của bà...Con dao của bà, giống như lần trước, nó sựng lại, rung rung trước mặt Thầy...Có lẽ cảm thấy..."quê", nên Bà ta lui mấy bước, khoa dao và phóng thêm 1 chiêu thứ 3 nữa, tôi bên cánh phải của Thầy cũng...lẹ làng thối lui thêm 1 bước...còn Thầy vẫn đứng nguyên! Khi cây dao đến trước mặt lần thứ 3, Thầy chăm chú nhìn nó rung 1 lúc rồi Thầy từ từ đưa tay lên, bàn tay nắm lại, có 1 ngón trỏ chĩa ra, chỉ thẳng vào Bà Già, và bà ta bỗng té bật ngửa ra sau một cái bịch, y như bị trúng “Nhất Dương Chỉ” ! Bà ta còn lăn dưới đất, thì Thầy đứng cách khoảng 4m đă chỉ tay và khều nhẹ trong không khí 1 cái nữạ Phía bên kia thì Bà Già lại văng ra thêm mấy thước, các bạn hãy tưởng như Thầy đang nắm 1 sợi giây, có cột trái banh ở đầu giây, hễ Thầy giựt 1 cái, thì trái banh văng đi vậỵ Tôi không nhớ rõ Thầy “khều” mấy cái, vì tôi lo nhìn bà già, chỉ nhớ là bà cứ văng người khắp cái sân cát rộng, lăn như bị người ta đá !. Tất cả chỉ có mấy phút, nhưng cũng đủ để khoảng 4, 5 người quỳ sụp xuống sân và...lạy Thầy: “ Xin Thầy tha cho....kẻo già ốm như vậy mà Thầy đánh 1 hồi chắc chết.!..” Khi lúc chính bà già quay lại lạy Thầy, thì Thầy mới thôi, Thầy hỏi: “Ai vậỷ hãy xưng danh tánh cho ta biết”... “Dạ không dám nói” “Tại sao không dám?” “Sợ Sư phạt nặng” “Biết sợ phạt sao nhà ngươi dám nhập xác của bà này suốt 3 năm?” “Dạ, tại tôi tưởng không ai đánh lại mình” “Nhà ngươi to gan thiệt, hãy báo danh cho mau kẻo ta dùng phép Ngũ-Lôi đánh chết” “Dạ xin Sư tha cho, tôi là...” (Xin lỗi quý bạn, tên của Vị này, Thầy tôi cấm không cho tôi nhắc đến). Sau cùng Thầy nói: “ Thôi được rồi, xuất đi, để cho bác đây ra sau tắm rửa thay đồ”
Thế là bà già tỉnh luôn, bà ta đứng dậy phủi quần áo dính đầy đất cát, và không cần ai đỡ mà tự mình đi trở vô nhà trong. Chuyện có 1 chút nhưng sự huyên náo đă kéo cho lối xóm đến coi cũng cỡ trên 20 người, lúc đó chủ nhà mời...2 Thầy trò vô nhà dùng cơm, tôi khoan khoái nhìn thấy cái bàn dài đầy thức ăn, gà vịt...nhưng chưa kịp vui đă bị mất hứng khi nghe Thầy nói: “Dạ cám ơn mấy chú, bữa nay tụi tui ăn lạt” Chủ nhà càng bỡ ngỡ hơn, họ bối rối nói: “Chà, hổng ngờ bữa nay mấy Thầy ăn chay, tụi tui hổng biết trước, bây giờ thiệt không có gì đăi Thầy...” “Hổng sao, mấy chú rang đậu phộng lên, lặt mấy cành Cải chìa sau hè là được rồi” Thế là tôi đành ngồi nhai cơm với đậu phộng cho qua bữa, nhưng vừa ăn xong, thì Thầy nói: “Mấy chú lo lấy xe đưa tui về trước đi, vì ở nhà tui có công chuyện, ngày mai rước tui tới, tui trị dứt cho” “Dạ, nhưng Bả chưa hết, rủi đêm nay bả quậy thì ai mà giữ nổỉ” “Hổng sao, có “Đệ-Tử” của tui ở lại mà, à, mấy chú có cái phòng nào kín để tui làm phép không? đuổi mọi người ra xa, giữ không cho ai lại gần nghen” Các bạn biết không, lúc đó, tôi chưa hề học 1 chữ nào của Thầy cả, và hoàn toàn chẳng biết tý gì về Bùa, Phép, nên tôi ngạc nhiên khi tự dưng Ông Thầy nói tôi là đệ tử ! Thầy dắt tôi vô buồng, thả màn che xuống, vẽ vẽ vô lòng bàn tay tôi rồi chỉ tôi cách nắm bàn tay, chừa ngón trỏ ra, và chỉ tôi học thuộc lòng 1 câu chú ngắn, dặn hễ có chuyện gì, cứ chỉa ngón tay vô bà già và niệm chú là xong!
Thầy tôi đi về, để tôi 1 mình giữa những người xa lạ, chuyện hồi chiều, có 1 số người biết, bây giờ tối xuống, những người đi ruộng rẫy về, nghe kể, họ tò mò muốn vô nhà để..coi mặt “Thầy”, nên lúc tôi ngồi ở bộ ván gõ gần cửa, cứ 5 phút là có người đến trước cửa réo hỏi mượn đủ thứ: đường, tiêu, tỏi, ớt và mượn cả...nước mắm nữạ Có cô đi ngang gần chỗ tôi ngồi còn...”Xí” 1 cái và nói: “Chắc học trò chớ thầy gì mà công tử thấy mồ!” Làm tôi quê quá, bèn hỏi chủ nhà có sách truyện gì đọc không? Chủ nhà lục cho tôi được 1 cuốn kiếm hiệp trong bộ mấy chục cuốn của Kim Dung, tôi đành coi đỡ. Mới 8 giờ tối mà làm như khuya lắm, cả nhà bắt đầu đi ngủ, họ soạn sẵn giường chiếu cho tôị Còn tôi thì không ngủ được bèn ngồi bên cái bàn tròn ngoài phòng khách chong đèn dầu đọc Chưởng. Tôi ngồi trên cái ghế đẩu đang say sưa đọc truyện, thì bỗng ai đấm vô lưng 1 cái bịch ! làm tôi té văng xuống đất đau điếng !. Đầu tiên là tôi giựt mình, lồm cồm ngồi dậy ngay, sợ có ai thấy thì “quê” quá, nhưng khi tôi nhìn lại, thấy cái bà già hồi chiều, thì tay chân tôi cuống lên luôn. Bạn tưởng tượng lúc chiều, trời sáng, mà coi bả còn thấy ghê, huống gì ban đêm, qua ánh đèn dầu leo lét, trông bả y như Quỷ hiện hình. Tôi còn đang nghĩ kiếm “thế” làm sao chạy 1 cách an toàn, thì bà già bỗng chạy trở vào buồng trong, núp sau cái màn cửa, và vỗ tay nói: “Ha ha, Thầy về rồi, còn trò, ta hổng sợ” Thấy bà đã cách xa mình, tôi hoàng hồn, và nhìn quanh coi có ai thấy mình bị đánh té bò lăn dưới đất không, cũng may, chẳng có aị Và tôi lập tức nắm bàn tay theo kiểu Thầy chỉ, nhưng tay nắm xong, mà câu chú thì quên mất tiêu ! Tôi cứ lập đi lập lại 2 chữ đầu: “Ề Hế...ề hế...” trong khi bà già cứ vỗ tay um sùm và nói “Thầy về rồi, hổng sợ....” Có tiếng lục đục ở các buồng bên, chắc có người mới thức, còn tôi, đứng cách bà già khoảng 4 thước, cách qua cái bàn tròn, nhưng tôi cũng đă...âm thầm để 1 chân dưới cái ghế đẩu, nếu bả bước tới, thì cái ghế sẽ bay vô bả, còn tôi sẽ bay...ngược chiều... ra ngoài cửa chạy luôn !!!
Bất chợt, sau câu “Ề hế, ề hế...” tôi lại đọc được 1 hơi nguyên câu chú, tôi thấy cánh tay mình rần rần lên, và lòng bàn tay bắt ấn bỗng nóng rực, tôi vội đưa ra chỉ về phía bà già, thì nghe 1 cái rầm !,bà già té ngược vô trong buồng, lẫn vào bóng tối mất tiêụ Tôi bắt chước Thầy, co ngón tay “khều” nhẹ một cái, thì bà già bay từ trong buồng ra, lăn tròn dưới đất, cả thân đụng vào cái bàn làm đổ tung cái ly nước và dĩa bánh men xuống đất. Lúc này thì cả nhà thức giấc, đèn đuốc sáng trưng, tôi an tâm tiếp tục biểu diễn màn “khều” cho bà già té lăn cù trong phòng khách...Nếu tôi nhớ không lầm, thì thỉnh thoảng, lúc xỉ ngón tay về phía bà già, hình như tôi có gồng lên chút ít, và khoa chân xuống tấn, thêm vẻ oai phong cho cái cánh tay....ốm nhom, ốm nhách của mình !!! (Lúc đó tôi còn nhỏ tuổi mà!!!)
Rồi mọi người lạy, rồi bà già lạy, tôi mới “phán”: “Ra đằng sau tắm rửa thay đồ!” Bà già nghe lời lủi ra sau, tôi khoái trí an toạ trước tách trà mà chủ nhà bưng hai tay dâng đến...Nhưng cái khoái trí đó chỉ được có 5 phút, thì 1 người đến, mặt xanh lè nói: “Trời trời, Thầy làm ơn biểu bả lên đi kẻo bả chết cóng dưới sông...” Tôi đi theo vào nhà trong, ra sân sau, sau nhà là 1 dòng sông nhỏ, dưới ánh trăng vàng vọt của đêm khuya, bà già đang đứng giữa sông, hai tay xoãi ra múa, hát, tiếng hát hò lồng lộng, bên cạnh, mái tóc dài của bà già nổi trên mặt nước, trôi dài lấp loáng. Tôi nhìn mà có cảm tưởng như mình đang ở 1 thế giới khác, y như là ở xứ của Ma Quỷ, và trước mặt, một bộ xương người đang múạ Tôi thấy rợn người, nổi da gà! chết lặng trước cảnh quái đản đó khoảng mấy phút, mới tỉnh hồn. Nhưng biết làm gì bây giờ? Thầy đâu có chỉ vụ xuống sông? Câu chú lại quên nữa, tôi bối rối trong khi mọi người xúm lại năn nỉ, làm như tôi trói bả xuống sông vậy!. Sau cùng tôi cũng nhớ lại được câu chú duy nhất và đầu đời của mình, tôi vội niệm và dùng ấn, ngoắc ngoắc bả lên bờ. Không ngờ, xa như vậy mà ấn cũng tác dụng, bả quay phắt lại phía tôi và lội ngược nước phăng phăng lên. Tôi vội nạt gấp khi bả vửa bước lên cây cầu gỗ: “Nhà ngươi xuất ra ngay, cho Bà vô buồng tắm, thay đồ rồi vô phòng ngủ, cấm ra, nếu ra thì tui đánh không nghỉ.” Bà ta lạy tôi 1 lạy và...xong chuyện. Mọi người đi ngủ êm ả, còn tôi thức trắng, cứ hồi hộp sợ nửa đêm bả ra bả bóp cổ mình!
Từ nhỏ, sống ở Quận 3 Saigòn, đêm đó là đêm tôi mới biết thế nào là "Tiếng Nhạc Đồng Quê" tôi nghe không sót 1 tiếng gì, Đặc biệt là từ phía phòng trong dài ra tới mé sông, tiếng dế kêu, tiếng cóc, tiếng ếch nhái, tiếng cắc kè, tiếng mái chèo khua ngoài sông...sao mà rõ quá, kể cả tiếng của những cơn gió giật, làm các bụi tre kẽo kẹt...Những âm thanh mộc mạc, vừa xa lạ, vừa quen thuộc, vừa có vẻ bí ẩn của đêm,,, thỉnh thoảng vẫn còn dậy trong ký ức tôi cho đến mãi bây giờ...
Như lời hứa, sáng sớm hôm sau người nhà đem xe đến rước Thầy...tôị Vào nhà, lập tức Thầy tôi biểu chủ nhà đơm cho 4 chén cơm đầy, xong Thầy thắp nhang tất cả các bàn thờ trong nhà, Tôi để ý thì thấy Thầy dùng nhang đang cháy mà vẽ Bùa gì lằng ngoằng trên 4 chén cơm, rồi tự tay Thầy đi vòng quanh nhà 3 vòng, xong úp 4 chén cơm xuống đất tại 4 góc nhà. Tôi hỏi, thì Thầy cắt nghĩa là Vị Thần nhập vào Bà già đó, là 1 Vị Thần cũng khá cao, nên Thầy mời Tứ Đại Thiên Vương xuống trấn 4 góc nhà. 4 chén cơm là nơi để Tứ Đại Thiên Vương...đứng! (Các bạn hẳn có người đã tình cờ đọc tên Tứ Đại Thiên Vương trong các truyện tàu rồi, mà các bạn có tin không?, riêng tôi, lúc đó nghe Thầy nói vậy, thì nghe vậy, chứ thực sự trong lòng tôi không tin ! Mãi đến trên 30 năm sau chính mình đụng chuyện, tôi mới tin là có, đó là chuyện “Chùa Tứ Phương Tăng” mà tôi sẽ viết ra để chứng minh với các bạn sau...).
Thầy tôi mời bà già ra, hai người nói chuyện bằng...tiếng âm sau cùng bà già quỳ lạy Thầy tôi, rồi té xuống nằm thiêm thiếp. Thầy tôi liền làm phép vẽ bằng nhang vô người của bà già, được 1 lúc thì bà già tỉnh dậy, và coi như hoàn toàn bình phục, không còn bị ai nhập trong người nữa....(Một tháng sau, Bác giá bịnh nhân đó nhờ con cháu đưa lên nhà Thầy tôi để lễ tạ, tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi gặp Bà, một người hoàn toàn khác hẳn, Bác gái lúc đó là một người trông rất...đẹp Lão và phúc hậu, hoàn toàn khác với "Bộ xương di động" mà mới chỉ 1 tháng trước đó, khi gặp bác thì...tôi luôn luôn co giò muốn chạy trốn...
Khi chúng tôi từ giã ra về thì chủ nhà cám ơn rối rít và đưa ra 2 bao thơ để tạ lễ, tôi lúc đó lại đứng hơi gần ông chủ nhà, thấy người ta đưa bao thư đến tận tay mình, nên tôi...đành lịch sự đỡ lấy, không ngờ khi vừa cầm trên tay thì Thầy tôi nói: “ Tôi đến để giúp dùm cho Bác gái ở nhà này thôi, không có nhận tiền đâu, xin anh lấy lại đi, bây giờ điều anh nên làm là lo chăm sóc cho bác gái ăn để tẩm bổ lại...” Nói xong chúng tôi từ giã ra về, khi về đến nhà Thầy, được 1 lát thì Thầy lấy ra 1 “can” xăng, Thầy nói:
-“Em đem can xăng này ra bán dùm Thầy đi, ở nhà hết tiền chợ rồi!”
Tôi ngẩn ngơ, nhớ lại 2 bao thư dày cộm mà chủ nhà trao cho hồi sáng, Thầy tôi đã từ chối không nhận, trong khi Thầy biết là ở nhà Thầy thì hết tiền. Từ đó, tôi mới sanh lòng kính trọng Thầy và quyết tâm theo Thầy học đạo....
Kết Thúc (END)
Năm tôi 14 tuổi, lúc chưa gia nhập Môn Phái, thỉnh thoảng tôi phóng xe lên nhà Thầy chơi, một hôm, đang ở nhà Thầy, có người đến rước Thầy đi trị bịnh, mới đầu, Thầy từ chối, nói là ở nhà bận việc, nhưng khách năn nỉ quá, đồng thời nói là Bà Mẹ bịnh đă 3 năm, nay làm dữ lắm, nên không chở đến nhà Thầy được. Thế là Thầy chịu đi và cho tôi đi theo luôn.
Khi đến trước cổng sân, Thầy đứng lại và nói với người đi rước: “Chú em vô nhà cởi trói người bịnh ra đi”. Người này nhìn Thầy có vẻ ngạc nhiên và ngần ngại, nhưng khi thấy Thầy khoát tay ra dấu, thì người đó lẳng lặng mở cổng, đi tuốt vô nhà. Thầy đứng im trước cửa, tôi đứng bên cạnh...chờ...Bỗng có 1 tiếng hét ghê rợn từ trong nhà vọng ra, tôi nhìn thì thấy dáng 1 người áo đen, tóc dài, đang chạy mù cát lên, từ trong nhà chạy ra và khi đến gần, tôi thấy đó là 1 bà già, tóc dài muối tiêu (muối nhiều hơn tiêu) tay cầm 1 con dao phay lớn...sau lưng bà là 1 nhóm người khác chạy theọ Phản ứng tự nhiên, tôi bước nghiêng người qua 1 bên, với tư thế sẵn sàng...đá (Tôi lúc đó đă qua mấy trường Võ: Judo, Tae Kwon Do, và cả Thiếu Lâm nữa mà cái nào cũng 3 mứa!) Thầy thấy tôi rục rịch, bèn đưa 1 tay ra dấu tôi đứng yên. Vừa lúc đó thì Bà Già đă chạy đến, cùng với con dao, xin các bạn hình dung cho là bà ta chạy với tốc độ nhanh, không cần chém, chỉ...té vô mình là mình cũng lãnh 1 dao ngọt sớt !. Nhưng đằng này con dao lại chém thẳng vào mặt Thầy, tôi hồi hộp nhìn, thực ra chưa kịp...hồi hộp. (!) đă thấy con dao còn cách mặt Thầy khoảng 2, 3 gang tay, thì như có 1 bức tường vô hình chận lạị Có lẽ...vì trớn dao chém mạnh, đụng bức tường vô hình, nên con dao sượng lại và rung nhồi nhồi về phía trước.
Thầy vẫn bình thản đứng như không có việc gì sảy ra, trong khi những người từ phía sau Bà già vừa chạy tới vừa la um sùm. Còn Bà Già, thấy chiêu đầu tiên của mình không vô, bà bèn lui lại mấy bước, hạ thấp người xuống như...Tẩu Mã Tấn, rồi hét lên 1 tiếng khác cùng lúc với tay dao chém vút tớị Lần này thì tôi đã nhìn được...dung nhan của Bà, và tôi tự động...lui 1 hơi 2, 3 bước. Vì thưa các bạn, Bà Già y như 1 bộ xương bọc da di động, giữa trời chiều, trông bà như 1...loài quỷ dữ nào đó hiện lên...Cái đầu không còn thịt, chỉ còn da bọc bên ngoài, nên trông y như cái đầu lâu, và làm cho mớ tóc có vẻ phồng lên lớn quá khổ, nhưng vẫn không đủ để che đôi mắc sáng quắc, quá sáng! sau hốc mắt sâu thẳm của bà...Con dao của bà, giống như lần trước, nó sựng lại, rung rung trước mặt Thầy...Có lẽ cảm thấy..."quê", nên Bà ta lui mấy bước, khoa dao và phóng thêm 1 chiêu thứ 3 nữa, tôi bên cánh phải của Thầy cũng...lẹ làng thối lui thêm 1 bước...còn Thầy vẫn đứng nguyên! Khi cây dao đến trước mặt lần thứ 3, Thầy chăm chú nhìn nó rung 1 lúc rồi Thầy từ từ đưa tay lên, bàn tay nắm lại, có 1 ngón trỏ chĩa ra, chỉ thẳng vào Bà Già, và bà ta bỗng té bật ngửa ra sau một cái bịch, y như bị trúng “Nhất Dương Chỉ” ! Bà ta còn lăn dưới đất, thì Thầy đứng cách khoảng 4m đă chỉ tay và khều nhẹ trong không khí 1 cái nữạ Phía bên kia thì Bà Già lại văng ra thêm mấy thước, các bạn hãy tưởng như Thầy đang nắm 1 sợi giây, có cột trái banh ở đầu giây, hễ Thầy giựt 1 cái, thì trái banh văng đi vậỵ Tôi không nhớ rõ Thầy “khều” mấy cái, vì tôi lo nhìn bà già, chỉ nhớ là bà cứ văng người khắp cái sân cát rộng, lăn như bị người ta đá !. Tất cả chỉ có mấy phút, nhưng cũng đủ để khoảng 4, 5 người quỳ sụp xuống sân và...lạy Thầy: “ Xin Thầy tha cho....kẻo già ốm như vậy mà Thầy đánh 1 hồi chắc chết.!..” Khi lúc chính bà già quay lại lạy Thầy, thì Thầy mới thôi, Thầy hỏi: “Ai vậỷ hãy xưng danh tánh cho ta biết”... “Dạ không dám nói” “Tại sao không dám?” “Sợ Sư phạt nặng” “Biết sợ phạt sao nhà ngươi dám nhập xác của bà này suốt 3 năm?” “Dạ, tại tôi tưởng không ai đánh lại mình” “Nhà ngươi to gan thiệt, hãy báo danh cho mau kẻo ta dùng phép Ngũ-Lôi đánh chết” “Dạ xin Sư tha cho, tôi là...” (Xin lỗi quý bạn, tên của Vị này, Thầy tôi cấm không cho tôi nhắc đến). Sau cùng Thầy nói: “ Thôi được rồi, xuất đi, để cho bác đây ra sau tắm rửa thay đồ”
Thế là bà già tỉnh luôn, bà ta đứng dậy phủi quần áo dính đầy đất cát, và không cần ai đỡ mà tự mình đi trở vô nhà trong. Chuyện có 1 chút nhưng sự huyên náo đă kéo cho lối xóm đến coi cũng cỡ trên 20 người, lúc đó chủ nhà mời...2 Thầy trò vô nhà dùng cơm, tôi khoan khoái nhìn thấy cái bàn dài đầy thức ăn, gà vịt...nhưng chưa kịp vui đă bị mất hứng khi nghe Thầy nói: “Dạ cám ơn mấy chú, bữa nay tụi tui ăn lạt” Chủ nhà càng bỡ ngỡ hơn, họ bối rối nói: “Chà, hổng ngờ bữa nay mấy Thầy ăn chay, tụi tui hổng biết trước, bây giờ thiệt không có gì đăi Thầy...” “Hổng sao, mấy chú rang đậu phộng lên, lặt mấy cành Cải chìa sau hè là được rồi” Thế là tôi đành ngồi nhai cơm với đậu phộng cho qua bữa, nhưng vừa ăn xong, thì Thầy nói: “Mấy chú lo lấy xe đưa tui về trước đi, vì ở nhà tui có công chuyện, ngày mai rước tui tới, tui trị dứt cho” “Dạ, nhưng Bả chưa hết, rủi đêm nay bả quậy thì ai mà giữ nổỉ” “Hổng sao, có “Đệ-Tử” của tui ở lại mà, à, mấy chú có cái phòng nào kín để tui làm phép không? đuổi mọi người ra xa, giữ không cho ai lại gần nghen” Các bạn biết không, lúc đó, tôi chưa hề học 1 chữ nào của Thầy cả, và hoàn toàn chẳng biết tý gì về Bùa, Phép, nên tôi ngạc nhiên khi tự dưng Ông Thầy nói tôi là đệ tử ! Thầy dắt tôi vô buồng, thả màn che xuống, vẽ vẽ vô lòng bàn tay tôi rồi chỉ tôi cách nắm bàn tay, chừa ngón trỏ ra, và chỉ tôi học thuộc lòng 1 câu chú ngắn, dặn hễ có chuyện gì, cứ chỉa ngón tay vô bà già và niệm chú là xong!
Thầy tôi đi về, để tôi 1 mình giữa những người xa lạ, chuyện hồi chiều, có 1 số người biết, bây giờ tối xuống, những người đi ruộng rẫy về, nghe kể, họ tò mò muốn vô nhà để..coi mặt “Thầy”, nên lúc tôi ngồi ở bộ ván gõ gần cửa, cứ 5 phút là có người đến trước cửa réo hỏi mượn đủ thứ: đường, tiêu, tỏi, ớt và mượn cả...nước mắm nữạ Có cô đi ngang gần chỗ tôi ngồi còn...”Xí” 1 cái và nói: “Chắc học trò chớ thầy gì mà công tử thấy mồ!” Làm tôi quê quá, bèn hỏi chủ nhà có sách truyện gì đọc không? Chủ nhà lục cho tôi được 1 cuốn kiếm hiệp trong bộ mấy chục cuốn của Kim Dung, tôi đành coi đỡ. Mới 8 giờ tối mà làm như khuya lắm, cả nhà bắt đầu đi ngủ, họ soạn sẵn giường chiếu cho tôị Còn tôi thì không ngủ được bèn ngồi bên cái bàn tròn ngoài phòng khách chong đèn dầu đọc Chưởng. Tôi ngồi trên cái ghế đẩu đang say sưa đọc truyện, thì bỗng ai đấm vô lưng 1 cái bịch ! làm tôi té văng xuống đất đau điếng !. Đầu tiên là tôi giựt mình, lồm cồm ngồi dậy ngay, sợ có ai thấy thì “quê” quá, nhưng khi tôi nhìn lại, thấy cái bà già hồi chiều, thì tay chân tôi cuống lên luôn. Bạn tưởng tượng lúc chiều, trời sáng, mà coi bả còn thấy ghê, huống gì ban đêm, qua ánh đèn dầu leo lét, trông bả y như Quỷ hiện hình. Tôi còn đang nghĩ kiếm “thế” làm sao chạy 1 cách an toàn, thì bà già bỗng chạy trở vào buồng trong, núp sau cái màn cửa, và vỗ tay nói: “Ha ha, Thầy về rồi, còn trò, ta hổng sợ” Thấy bà đã cách xa mình, tôi hoàng hồn, và nhìn quanh coi có ai thấy mình bị đánh té bò lăn dưới đất không, cũng may, chẳng có aị Và tôi lập tức nắm bàn tay theo kiểu Thầy chỉ, nhưng tay nắm xong, mà câu chú thì quên mất tiêu ! Tôi cứ lập đi lập lại 2 chữ đầu: “Ề Hế...ề hế...” trong khi bà già cứ vỗ tay um sùm và nói “Thầy về rồi, hổng sợ....” Có tiếng lục đục ở các buồng bên, chắc có người mới thức, còn tôi, đứng cách bà già khoảng 4 thước, cách qua cái bàn tròn, nhưng tôi cũng đă...âm thầm để 1 chân dưới cái ghế đẩu, nếu bả bước tới, thì cái ghế sẽ bay vô bả, còn tôi sẽ bay...ngược chiều... ra ngoài cửa chạy luôn !!!
Bất chợt, sau câu “Ề hế, ề hế...” tôi lại đọc được 1 hơi nguyên câu chú, tôi thấy cánh tay mình rần rần lên, và lòng bàn tay bắt ấn bỗng nóng rực, tôi vội đưa ra chỉ về phía bà già, thì nghe 1 cái rầm !,bà già té ngược vô trong buồng, lẫn vào bóng tối mất tiêụ Tôi bắt chước Thầy, co ngón tay “khều” nhẹ một cái, thì bà già bay từ trong buồng ra, lăn tròn dưới đất, cả thân đụng vào cái bàn làm đổ tung cái ly nước và dĩa bánh men xuống đất. Lúc này thì cả nhà thức giấc, đèn đuốc sáng trưng, tôi an tâm tiếp tục biểu diễn màn “khều” cho bà già té lăn cù trong phòng khách...Nếu tôi nhớ không lầm, thì thỉnh thoảng, lúc xỉ ngón tay về phía bà già, hình như tôi có gồng lên chút ít, và khoa chân xuống tấn, thêm vẻ oai phong cho cái cánh tay....ốm nhom, ốm nhách của mình !!! (Lúc đó tôi còn nhỏ tuổi mà!!!)
Rồi mọi người lạy, rồi bà già lạy, tôi mới “phán”: “Ra đằng sau tắm rửa thay đồ!” Bà già nghe lời lủi ra sau, tôi khoái trí an toạ trước tách trà mà chủ nhà bưng hai tay dâng đến...Nhưng cái khoái trí đó chỉ được có 5 phút, thì 1 người đến, mặt xanh lè nói: “Trời trời, Thầy làm ơn biểu bả lên đi kẻo bả chết cóng dưới sông...” Tôi đi theo vào nhà trong, ra sân sau, sau nhà là 1 dòng sông nhỏ, dưới ánh trăng vàng vọt của đêm khuya, bà già đang đứng giữa sông, hai tay xoãi ra múa, hát, tiếng hát hò lồng lộng, bên cạnh, mái tóc dài của bà già nổi trên mặt nước, trôi dài lấp loáng. Tôi nhìn mà có cảm tưởng như mình đang ở 1 thế giới khác, y như là ở xứ của Ma Quỷ, và trước mặt, một bộ xương người đang múạ Tôi thấy rợn người, nổi da gà! chết lặng trước cảnh quái đản đó khoảng mấy phút, mới tỉnh hồn. Nhưng biết làm gì bây giờ? Thầy đâu có chỉ vụ xuống sông? Câu chú lại quên nữa, tôi bối rối trong khi mọi người xúm lại năn nỉ, làm như tôi trói bả xuống sông vậy!. Sau cùng tôi cũng nhớ lại được câu chú duy nhất và đầu đời của mình, tôi vội niệm và dùng ấn, ngoắc ngoắc bả lên bờ. Không ngờ, xa như vậy mà ấn cũng tác dụng, bả quay phắt lại phía tôi và lội ngược nước phăng phăng lên. Tôi vội nạt gấp khi bả vửa bước lên cây cầu gỗ: “Nhà ngươi xuất ra ngay, cho Bà vô buồng tắm, thay đồ rồi vô phòng ngủ, cấm ra, nếu ra thì tui đánh không nghỉ.” Bà ta lạy tôi 1 lạy và...xong chuyện. Mọi người đi ngủ êm ả, còn tôi thức trắng, cứ hồi hộp sợ nửa đêm bả ra bả bóp cổ mình!
Từ nhỏ, sống ở Quận 3 Saigòn, đêm đó là đêm tôi mới biết thế nào là "Tiếng Nhạc Đồng Quê" tôi nghe không sót 1 tiếng gì, Đặc biệt là từ phía phòng trong dài ra tới mé sông, tiếng dế kêu, tiếng cóc, tiếng ếch nhái, tiếng cắc kè, tiếng mái chèo khua ngoài sông...sao mà rõ quá, kể cả tiếng của những cơn gió giật, làm các bụi tre kẽo kẹt...Những âm thanh mộc mạc, vừa xa lạ, vừa quen thuộc, vừa có vẻ bí ẩn của đêm,,, thỉnh thoảng vẫn còn dậy trong ký ức tôi cho đến mãi bây giờ...
Như lời hứa, sáng sớm hôm sau người nhà đem xe đến rước Thầy...tôị Vào nhà, lập tức Thầy tôi biểu chủ nhà đơm cho 4 chén cơm đầy, xong Thầy thắp nhang tất cả các bàn thờ trong nhà, Tôi để ý thì thấy Thầy dùng nhang đang cháy mà vẽ Bùa gì lằng ngoằng trên 4 chén cơm, rồi tự tay Thầy đi vòng quanh nhà 3 vòng, xong úp 4 chén cơm xuống đất tại 4 góc nhà. Tôi hỏi, thì Thầy cắt nghĩa là Vị Thần nhập vào Bà già đó, là 1 Vị Thần cũng khá cao, nên Thầy mời Tứ Đại Thiên Vương xuống trấn 4 góc nhà. 4 chén cơm là nơi để Tứ Đại Thiên Vương...đứng! (Các bạn hẳn có người đã tình cờ đọc tên Tứ Đại Thiên Vương trong các truyện tàu rồi, mà các bạn có tin không?, riêng tôi, lúc đó nghe Thầy nói vậy, thì nghe vậy, chứ thực sự trong lòng tôi không tin ! Mãi đến trên 30 năm sau chính mình đụng chuyện, tôi mới tin là có, đó là chuyện “Chùa Tứ Phương Tăng” mà tôi sẽ viết ra để chứng minh với các bạn sau...).
Thầy tôi mời bà già ra, hai người nói chuyện bằng...tiếng âm sau cùng bà già quỳ lạy Thầy tôi, rồi té xuống nằm thiêm thiếp. Thầy tôi liền làm phép vẽ bằng nhang vô người của bà già, được 1 lúc thì bà già tỉnh dậy, và coi như hoàn toàn bình phục, không còn bị ai nhập trong người nữa....(Một tháng sau, Bác giá bịnh nhân đó nhờ con cháu đưa lên nhà Thầy tôi để lễ tạ, tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi gặp Bà, một người hoàn toàn khác hẳn, Bác gái lúc đó là một người trông rất...đẹp Lão và phúc hậu, hoàn toàn khác với "Bộ xương di động" mà mới chỉ 1 tháng trước đó, khi gặp bác thì...tôi luôn luôn co giò muốn chạy trốn...
Khi chúng tôi từ giã ra về thì chủ nhà cám ơn rối rít và đưa ra 2 bao thơ để tạ lễ, tôi lúc đó lại đứng hơi gần ông chủ nhà, thấy người ta đưa bao thư đến tận tay mình, nên tôi...đành lịch sự đỡ lấy, không ngờ khi vừa cầm trên tay thì Thầy tôi nói: “ Tôi đến để giúp dùm cho Bác gái ở nhà này thôi, không có nhận tiền đâu, xin anh lấy lại đi, bây giờ điều anh nên làm là lo chăm sóc cho bác gái ăn để tẩm bổ lại...” Nói xong chúng tôi từ giã ra về, khi về đến nhà Thầy, được 1 lát thì Thầy lấy ra 1 “can” xăng, Thầy nói:
-“Em đem can xăng này ra bán dùm Thầy đi, ở nhà hết tiền chợ rồi!”
Tôi ngẩn ngơ, nhớ lại 2 bao thư dày cộm mà chủ nhà trao cho hồi sáng, Thầy tôi đã từ chối không nhận, trong khi Thầy biết là ở nhà Thầy thì hết tiền. Từ đó, tôi mới sanh lòng kính trọng Thầy và quyết tâm theo Thầy học đạo....
Kết Thúc (END)
Trâu Tự Tử
Tác Giả: ATOANMT
Tôi có 1 "Sư-Ðệ" sau 75 nổi danh ở Hóc Môn chuyên trị bịnh tên là Thầy Sáu Nhỏ (tên vậy, chứ hắn rất cao lớn người và có giọng nói rổn rảng dữ tợn lắm) Cha của hắn làm Phó Bí-Thư Huyện Ủy (Mình nhớ không rõ lắm, nhưng có chức vụ khá cao trong Huyện) thấy thằng con làm bùa phép, bị Công An kiểm điểm, nói này nói nọ nên ông ta bực lắm thường rầy la Chú Sáu Nhỏ. Nên Chú Sáu Nhỏ cứ phải đi tri bịnh cho dân mà lén lút hoàị
Một hôm, Sáu Nhỏ lên Thầy tôi, hắn kể: Mẹ của hắn bịnh nặng, vì là Cán Bộ VC nên đã được đưa vào bịnh viện đặc biệt dành cho cán bộ (Bịnh Viện VìĐân cũ) nhưng các Bác Sĩ chịu thua, cho về, bây giờ Mẹ của hắn nằm chờ chết. Sáu Nhỏ tức quá vì hắn làm Thầy, chuyên trị đủ mọi chứng bịnh, nay chính Mẹ mình bịnh thì lại không biết bịnh gì và trị không được, Thầy tôi nói là không sao, cứ về lại Hóc Môn hỏi mấy ông "Lái Bò, Lái Trâu" thì rõ. Sáu Nhỏ về, tìm hỏi thì được biết con "Trâu Cổ" (Trâu Cổ là Trâu trẻ, lớn con, khoẻ mạnh) mà Ba của Sáu Nhỏ mới mua mấy tháng trước, có mấy cái “soáy” đặc biệt , - là con "Trâu-Sát-Chủ". Trong khi Ba của Sáu Nhỏ thì rất thích con trâu này, ông ta thường khen nó quá khôn, và có sức, nên hễ mỗi khi cày, muốn "Thá, Ví" trái phải gì, thì con trâu Cổ này đều kéo con đi cặp với nó quẹo đúng ngaỵ (Nếu Trâu ngu và yếu sức, sẽ kéo đường cày đi tầm bậy và làm mất thời giờ cũng như làm người nông dân rất vất vả) Vì vậy khi Ba của Sáu Nhỏ nghe thằng con "Mê Tín Dị Ðoan" của mình nói là Má của nó bị bịnh vì con Trâu cưng của Ông ta là Trâu Sát Chủ !!!, thì Ông Phó Bí Thư Huyện Uỷ Hóc-Môn không chịu được nữa, bèn...vác hèo đập cho Sáu Nhỏ 1 trận, rượt Sáu Nhỏ chạy mất tiêu!.
Ngày hôm sau, buổi chiều khi con trâu được dẫn đi ăn về, đến trước của nhà, nó bỗng rống lên rất lớn, nghe rất khủng khiếp, đến nỗi mọi người nói là trâu điên và chạy lánh xạ Lúc đó, con Trâu phóng đôi sừng của nó vào hàng rào, rồi tự...bẻ cổ !, té cái bịch xuống đất, nhưng không sao !, và con trâu lại rống lên ầm ỉ nữạ Mọi người đều đứng xa nhìn chứ không ai dám lại gần. Sau cùng con trâu bèn đi đảo quanh hàng rào, tìm chỗ có khe chắc chắn, đút cặp sừng vô, rồi tự bẻ cổ cái rắc 1 cái, lăn ra giãy giãy chết luôn. Tận mắt chứng kiến chuyện con Trâu... tự tử như vậy, Ông Phó Bí Thư chắc cũng sợ và ngạc nhiên, ông ta bèn khẽ hỏi thằng con trai út: “Mày thấy Anh Sáu mày ðâu không? Nó có làm bùa phép gì cho con trâu không vậỷ” –“Dạ con hổng biết, chớ hồi sáng sớm có người đem xe lại rước anh Sáu đi Lái Thiêu trị bịnh rồi, mà trước khi đi, ảnh nói con lấy 1 miếng vôi ăn trầu của Má đưa cho ảnh, ảnh quẹt vôi, vẽ cái gì lên trán con trâu rồi ảnh mới đị” Nghe vậy, Ông Phó Bí Thư bèn kêu lái chiếc xe Jeep, đưa ông ta đến ngay nhà Thầy tôị Khi được hỏi, Thầy tôi trả lời là Thầy tôi không có dạy phép nào giết Trâu, giết người cho Sáu Nhỏ cả. Nếu cần, để Thầy tôi “gọi” Sáu Nhỏ đến để kiểm chứng. Ông Phó Bí Thư nói là thằng con đi Lái Thiêu, biết chỗ nào mà cho người kêu về! Thầy tôi bèn thắp 3 cây nhang, rồi nói: “Ông cứ chờ ở đây đi, khoảng hơn 1 tiếng nữa nó sẽ về tới”. Và đúng như vậy... Sáu Nhỏ hết hồn khi thấy chiếc xe jeep của Cha mình đậu trước nhà Sư Phụ mình, hắn riu ríu bước vàọ Khi được hỏI, hắn đáp: “Dạ con nóng lòng muốn cứu mạng của Mẹ con, nên thà con mang tội sát sanh, cho nên con đã tới năn nỉ Sư Thúc dạy cho con phép…”Hoá-Ðộ” con trâu sát chủ đó!” –“Vậy nhà ngươi đi kêu chú Tư qua đây cho Thầy hỏi”. “Tứ Sư Thúc” của tôi được mời đến, ông thản nhiên lý luận: (Sư Thúc gọi Tên Phó Bí Thư Huyện là Chú em) “ Chú em à, chú hãy về Hóc Môn, hỏi ngay cái người Lái đã bán con Trâu đó cho chú đị Coi chủ trước của nó phải mới chết không? Cũng như liên tiếp 3 năm nay, mỗi năm 1 chủ bị chết... Sát nhứt Miêu, cứu vạn Thử mà, hơn nữa con trâu này đã tới số, nên khi thằng Sáu Nhỏ nó năn nỉ tôi cho phép nó làm cho con trâu chết, tôi có cho gì đâu ngoài chữ bùa vãng-sanh. Như vậy là hoá kiếp cho con trâu chớ có hại nó đâụ Chú em về Hóc Môn hỏi mà không đúng thì trở lên đây tôi đền tiền cho mua con trâu khác.”
Kết quả Má của Sáu Nhỏ tự nhiên hết bịnh. Ba của Sáu Nhỏ làm lơ cho con làm Thầy trị bịnh. Bà vợ của Trưởng Công An Huyện và các “Bà Lớn VC” cũng đến để xin Thầy Sáu trị bịnh, cho nên không anh Công An nào dám thắc mắc cái “phòng mạch” của Sáu Nhỏ nữa…
Trâu tự tử !!! Chuyện lạ ghê phải không các bạn?
Kết Thúc (END)
Tôi có 1 "Sư-Ðệ" sau 75 nổi danh ở Hóc Môn chuyên trị bịnh tên là Thầy Sáu Nhỏ (tên vậy, chứ hắn rất cao lớn người và có giọng nói rổn rảng dữ tợn lắm) Cha của hắn làm Phó Bí-Thư Huyện Ủy (Mình nhớ không rõ lắm, nhưng có chức vụ khá cao trong Huyện) thấy thằng con làm bùa phép, bị Công An kiểm điểm, nói này nói nọ nên ông ta bực lắm thường rầy la Chú Sáu Nhỏ. Nên Chú Sáu Nhỏ cứ phải đi tri bịnh cho dân mà lén lút hoàị
Một hôm, Sáu Nhỏ lên Thầy tôi, hắn kể: Mẹ của hắn bịnh nặng, vì là Cán Bộ VC nên đã được đưa vào bịnh viện đặc biệt dành cho cán bộ (Bịnh Viện VìĐân cũ) nhưng các Bác Sĩ chịu thua, cho về, bây giờ Mẹ của hắn nằm chờ chết. Sáu Nhỏ tức quá vì hắn làm Thầy, chuyên trị đủ mọi chứng bịnh, nay chính Mẹ mình bịnh thì lại không biết bịnh gì và trị không được, Thầy tôi nói là không sao, cứ về lại Hóc Môn hỏi mấy ông "Lái Bò, Lái Trâu" thì rõ. Sáu Nhỏ về, tìm hỏi thì được biết con "Trâu Cổ" (Trâu Cổ là Trâu trẻ, lớn con, khoẻ mạnh) mà Ba của Sáu Nhỏ mới mua mấy tháng trước, có mấy cái “soáy” đặc biệt , - là con "Trâu-Sát-Chủ". Trong khi Ba của Sáu Nhỏ thì rất thích con trâu này, ông ta thường khen nó quá khôn, và có sức, nên hễ mỗi khi cày, muốn "Thá, Ví" trái phải gì, thì con trâu Cổ này đều kéo con đi cặp với nó quẹo đúng ngaỵ (Nếu Trâu ngu và yếu sức, sẽ kéo đường cày đi tầm bậy và làm mất thời giờ cũng như làm người nông dân rất vất vả) Vì vậy khi Ba của Sáu Nhỏ nghe thằng con "Mê Tín Dị Ðoan" của mình nói là Má của nó bị bịnh vì con Trâu cưng của Ông ta là Trâu Sát Chủ !!!, thì Ông Phó Bí Thư Huyện Uỷ Hóc-Môn không chịu được nữa, bèn...vác hèo đập cho Sáu Nhỏ 1 trận, rượt Sáu Nhỏ chạy mất tiêu!.
Ngày hôm sau, buổi chiều khi con trâu được dẫn đi ăn về, đến trước của nhà, nó bỗng rống lên rất lớn, nghe rất khủng khiếp, đến nỗi mọi người nói là trâu điên và chạy lánh xạ Lúc đó, con Trâu phóng đôi sừng của nó vào hàng rào, rồi tự...bẻ cổ !, té cái bịch xuống đất, nhưng không sao !, và con trâu lại rống lên ầm ỉ nữạ Mọi người đều đứng xa nhìn chứ không ai dám lại gần. Sau cùng con trâu bèn đi đảo quanh hàng rào, tìm chỗ có khe chắc chắn, đút cặp sừng vô, rồi tự bẻ cổ cái rắc 1 cái, lăn ra giãy giãy chết luôn. Tận mắt chứng kiến chuyện con Trâu... tự tử như vậy, Ông Phó Bí Thư chắc cũng sợ và ngạc nhiên, ông ta bèn khẽ hỏi thằng con trai út: “Mày thấy Anh Sáu mày ðâu không? Nó có làm bùa phép gì cho con trâu không vậỷ” –“Dạ con hổng biết, chớ hồi sáng sớm có người đem xe lại rước anh Sáu đi Lái Thiêu trị bịnh rồi, mà trước khi đi, ảnh nói con lấy 1 miếng vôi ăn trầu của Má đưa cho ảnh, ảnh quẹt vôi, vẽ cái gì lên trán con trâu rồi ảnh mới đị” Nghe vậy, Ông Phó Bí Thư bèn kêu lái chiếc xe Jeep, đưa ông ta đến ngay nhà Thầy tôị Khi được hỏi, Thầy tôi trả lời là Thầy tôi không có dạy phép nào giết Trâu, giết người cho Sáu Nhỏ cả. Nếu cần, để Thầy tôi “gọi” Sáu Nhỏ đến để kiểm chứng. Ông Phó Bí Thư nói là thằng con đi Lái Thiêu, biết chỗ nào mà cho người kêu về! Thầy tôi bèn thắp 3 cây nhang, rồi nói: “Ông cứ chờ ở đây đi, khoảng hơn 1 tiếng nữa nó sẽ về tới”. Và đúng như vậy... Sáu Nhỏ hết hồn khi thấy chiếc xe jeep của Cha mình đậu trước nhà Sư Phụ mình, hắn riu ríu bước vàọ Khi được hỏI, hắn đáp: “Dạ con nóng lòng muốn cứu mạng của Mẹ con, nên thà con mang tội sát sanh, cho nên con đã tới năn nỉ Sư Thúc dạy cho con phép…”Hoá-Ðộ” con trâu sát chủ đó!” –“Vậy nhà ngươi đi kêu chú Tư qua đây cho Thầy hỏi”. “Tứ Sư Thúc” của tôi được mời đến, ông thản nhiên lý luận: (Sư Thúc gọi Tên Phó Bí Thư Huyện là Chú em) “ Chú em à, chú hãy về Hóc Môn, hỏi ngay cái người Lái đã bán con Trâu đó cho chú đị Coi chủ trước của nó phải mới chết không? Cũng như liên tiếp 3 năm nay, mỗi năm 1 chủ bị chết... Sát nhứt Miêu, cứu vạn Thử mà, hơn nữa con trâu này đã tới số, nên khi thằng Sáu Nhỏ nó năn nỉ tôi cho phép nó làm cho con trâu chết, tôi có cho gì đâu ngoài chữ bùa vãng-sanh. Như vậy là hoá kiếp cho con trâu chớ có hại nó đâụ Chú em về Hóc Môn hỏi mà không đúng thì trở lên đây tôi đền tiền cho mua con trâu khác.”
Kết quả Má của Sáu Nhỏ tự nhiên hết bịnh. Ba của Sáu Nhỏ làm lơ cho con làm Thầy trị bịnh. Bà vợ của Trưởng Công An Huyện và các “Bà Lớn VC” cũng đến để xin Thầy Sáu trị bịnh, cho nên không anh Công An nào dám thắc mắc cái “phòng mạch” của Sáu Nhỏ nữa…
Trâu tự tử !!! Chuyện lạ ghê phải không các bạn?
Kết Thúc (END)
Mùa Xuân Chín
Tác Giả: Hàn Mặc Tử
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thỉ với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây.
Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
"Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?..."
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thỉ với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây.
Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
"Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?..."
Thơ Xuân 8 Cách Đọc
Tác Giả: Thơ Hay
1. Đọc xuôi :
Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài dậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trần bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.
2. Đọc ngược:
Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biéc xanh cành trúc dậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta
3. Bỏ hai từ đầu ở mỗi câu, đọc xuôi :
Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Dậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trần bổng
Bóng ai mắt mỉm cười.
4. Bỏ hai từ cuối ở mỗi câu, đọc ngược
Mắt ai bóng thướt tha
Đàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc xuân hương quyện lá
Cành trúc dậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh xuân cảnh mến ta
5. Bỏ ba từ đầu ở mỗi câu, đọc ngược
Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh xuân.
6. Bỏ ba từ cuối ở mỗi câu, đọc xuôi :
Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài dậu trúc
Lá quyện hương xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai
7. Bỏ bốn từ đầu ở mỗi câu, đọc xuôi
Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Đàn trần bổng
Mắt mỉm cười.
8. Bỏ bốn từ cuối ở mỗi câu, đọc ngược :
Bóng thướt tha
Tiếng ngân xa
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Dậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta.
1. Đọc xuôi :
Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài dậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trần bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.
2. Đọc ngược:
Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biéc xanh cành trúc dậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta
3. Bỏ hai từ đầu ở mỗi câu, đọc xuôi :
Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Dậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trần bổng
Bóng ai mắt mỉm cười.
4. Bỏ hai từ cuối ở mỗi câu, đọc ngược
Mắt ai bóng thướt tha
Đàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc xuân hương quyện lá
Cành trúc dậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh xuân cảnh mến ta
5. Bỏ ba từ đầu ở mỗi câu, đọc ngược
Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh xuân.
6. Bỏ ba từ cuối ở mỗi câu, đọc xuôi :
Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài dậu trúc
Lá quyện hương xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai
7. Bỏ bốn từ đầu ở mỗi câu, đọc xuôi
Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Đàn trần bổng
Mắt mỉm cười.
8. Bỏ bốn từ cuối ở mỗi câu, đọc ngược :
Bóng thướt tha
Tiếng ngân xa
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Dậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta.
Mái Lều Tranh
Tác Giả: Hồ Dzếnh
Mẹ tôi sống lặng trong làng nhỏ,
Đâu biết thời gian đổi mới rồi;
Lòng vẫn đau buồn thiên vạn cổ,
Nào hay Non nước đã reo vui.
Bồ hôi cứ thấm từng thân áo,
Lưng mãi còng trên lớp bụi đời ;
Mẹ vẫn điềm nhiên trong dáng lão,
Vun trồng mấy luống bắp, khoai tươi.
Ngoài kia Niên thiếu ca Xuân mới,
Trong lũy tre xanh, đời vẫn buồn.
Ai biết để lòng yêu một buổi,
Bay về thăm viếng mái cô thôn?
Bao giờ cho sáng lều tranh nhỏ,
Mẹ Việt-nam mừng nước Việt Nam?
Hay vẫn đau buồn thiên vạn cổ,
Những người không biết ánh vinh quang?
Mẹ tôi sống lặng trong làng nhỏ,
Đâu biết thời gian đổi mới rồi;
Lòng vẫn đau buồn thiên vạn cổ,
Nào hay Non nước đã reo vui.
Bồ hôi cứ thấm từng thân áo,
Lưng mãi còng trên lớp bụi đời ;
Mẹ vẫn điềm nhiên trong dáng lão,
Vun trồng mấy luống bắp, khoai tươi.
Ngoài kia Niên thiếu ca Xuân mới,
Trong lũy tre xanh, đời vẫn buồn.
Ai biết để lòng yêu một buổi,
Bay về thăm viếng mái cô thôn?
Bao giờ cho sáng lều tranh nhỏ,
Mẹ Việt-nam mừng nước Việt Nam?
Hay vẫn đau buồn thiên vạn cổ,
Những người không biết ánh vinh quang?
Lũy Tre Xanh
Tác Giả: Hồ Dzếnh
Làng tôi thắt đáy lưng... tre,
Sông dài, cỏ mượt đường đê tứ mùa.
Nhịp đời định sẵn từ xưa:
Ươm tơ tháng sáu, lên chùa tháng giêng.
Chợ làng mỗi quý, mươi phiên,
Đong ngô đổi gạo, trang tiền bằng khoai.
Trong làng lắm gái, thưa trai
Nên thường có luật chồng hai vợ liền.
Làng gần đô thị, tuy nhiên
Mắt trong vẫn giữ được niềm sắt son.
Lâu rồi, truyền tử lưu tôn
Màu duyên ân ái mây còn thoảng bay.
Tôi yêu... nhưng chính là say
Tình quê Nam-Việt bàn tay dịu dàng.
Thơ tôi: đê thắm, bướm vàng,
Con sông be bé, cái làng xa xa.
Làng tôi thắt đáy lưng... tre,
Sông dài, cỏ mượt đường đê tứ mùa.
Nhịp đời định sẵn từ xưa:
Ươm tơ tháng sáu, lên chùa tháng giêng.
Chợ làng mỗi quý, mươi phiên,
Đong ngô đổi gạo, trang tiền bằng khoai.
Trong làng lắm gái, thưa trai
Nên thường có luật chồng hai vợ liền.
Làng gần đô thị, tuy nhiên
Mắt trong vẫn giữ được niềm sắt son.
Lâu rồi, truyền tử lưu tôn
Màu duyên ân ái mây còn thoảng bay.
Tôi yêu... nhưng chính là say
Tình quê Nam-Việt bàn tay dịu dàng.
Thơ tôi: đê thắm, bướm vàng,
Con sông be bé, cái làng xa xa.
Dung Quất: Con số đầu tư có thật sự sinh lời?
Trang dudoankinhte xin giới thiệu loạt bài về nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhân dịp tình hình giá xăng dầu biến động và Petrolimex liên tục kêu lỗ, trong khi vai trò của Dung Quất thì vẫn mập mờ chưa thấy đâu.
Kì 1: Con số đầu tư có thật sự sinh lời?
(Để theo dõi các kì kế tiếp, mời mọi người cập nhật link ở cuối bài.)
Lọc dầu không phải là công nghệ gì mới, cao cấp, do đó mức value-added RẤT thấp.
Để so sánh:
http://www.nytimes.com/2007/02/28/business/28auto.html
Toyota đầu tư 1,3 tỉ USD vào nhà máy sản xuất… 150 ngàn xe hơi/năm. Đó là giá năm 2007.
Đầu tư 6 tỉ USD, tức 4,6 lần nhà máy trên đây, thì phải sản xuất… 700.000 xe hơi 1 năm, mỗi chiếc cho là trung bình 25k USD, thì giá trị thành phẩm lên đến 17,5 tỉ USD.
Lọc 1 thùng dầu chỉ lời cao lắm 5 USD, 1 tấn 35 USD.
6 tỉ USD, chỉ tính tiền lời đã 600 triệu USD, tiền chi phí vận hành ít nhất 20% tức tổng cộng phải có gross profit trên 2 tỉ USD/ năm, phải lọc trên… 50 triệu tấn dầu/ năm mới gọi là huề vốn, chưa tính thuế.
Đầu tư thì có, NHƯNG KHÔNG TỚI 6 tỉ USD, và tiền lời RẤT THẤP cho phía VN.
6 tỉ USD cho 1 nhà máy lọc dầu là con số LÁO KHOÉT.
—————————–
Và cũng để so sánh, NMLD DQ hiện ĐÃ ngốn 3,3 tỉ USD, phải lọc trên 20 triệu tấn dầu hàng năm mới có lời, đang khi công suất chỉ 6 triệu tấn.
Cho thấy, nhà máy này đang lỗ rất nặng, và trong thời gian tới sẽ còn lỗ nặng cho dù không tính tiền lời cho số 2,3 tỉ USD tự bỏ vào.
Chỉ tính số 1 tỉ USD vay mượn cũng khó đủ tiền trả vốn lời.
Kì 2: Việt Nam lãng phí nhiều cơ hội vàng từ TOTAL.
Ở bài trước tôi ghi, chỉ cần 1,3 tỉ USD là Toyota đủ mở xưởng lắp ráp xe hơi, làm ra mỗi năm 150 ngàn chiếc.
Theo Purchasing Power Parity thì giá hàng tại Mỹ cao hơn tại VN gấp 3 lần, do đó tại VN 1 xưởng tương đương chỉ tốn khoảng 400 triệu.
“Nhà máy lọc dầu giá 6 tỉ USD”, trừ khi làm ra sản phẩm lời như ráp 1,8 triệu chiếc xe hơi thì họ mới làm.
Cho dù cãi chày cãi chối thế nào, PPP VN = PPP Mỹ, v.v… thì 6 tỉ USD cũng phải làm ra sản phẩm đem lời tương đương với ráp 700 ngàn chiếc xe hơi hàng năm.
——————————-
Lọc dầu KHÔNG đem lại kỹ thuật nào mới cho VN. Trên thế giới có hàng TRĂM nước có các nhà máy này, Thái lan còn có.
Như vậy, VN chẳng học được gì, có chăng là cách bấm nút cho đúng giờ.
Và do hầu hết “xứ nào cũng có”, chẳng đem lại lợi ích KT nào đáng kể cả. Breaking even là may, huề vốn là may.
——————————
TOTAL khi trước cất tại Vũng tàu có thể có lời, vì họ có chuyên gia riêng, nếu cần thì thuê VN, công nghệ họ có sẵn, phụ tùng do mua nhiều cái (ECONOMIES OF SCALE, http://en.wikipedia.org/wiki/Economies_of_scale) nên họ mua rẻ, ví dụ mua 10 cái pump giá mỗi cái chỉ 50% giá VN chỉ mua 1 cái.
TOTAL còn có thể đem phụ tùng tồn kho, còn mới tinh, đem qua VN. Hàng mua từ lâu, giá rẻ, không xài bị hư có thể phải đem bỏ, trong khi VN mua 1 cái thì giá rất mắc.
Nhiều phần trong nhà máy có thể tháo gỡ từ nhà máy nào khác đem qua VN, vì bên kia cần thay thế bằng công nghệ tốt hơn nữa. VN xài ké công nghệ cũ vài năm cũng không tệ.
Do đó, TOTAL cho dù BOT cũng có thể có lời, sau 20 năm giao lại VN không tốn 1 xu 1 cắc cũng có nguyên nhà máy xài được, thay vì hiện nay đút 3,3 tỉ USD vào DQ, cất cái còn thua xa cái TOTAL đã có thể cất xong từ… 1995, nay chỉ còn 5 năm là giao lại cho VN, FREE OF CHARGE.
Kì 3: Dung Quất có thật sự đảm bảo an toàn năng lượng, là đầu kéo phát triển miền Trung?
(Để xem lại những bài viết cũ [cũng như theo dõi các kì kế tiếp], mời mọi người tham khảo link ở cuối bài.)
–
Tất cả sản phẩm dầu lọc ra đều mua được trên thị trường thế giới.
Giá TẤT CẢ các sản phẩm này, so với dầu thô, tăng khoảng 5 USD/ thùng dầu.
Các loại này chẳng có gì quý, hiếm đến mức vác tiền mua không được.
Nói VN có “an toàn năng lượng” là lối ngụy biện.
————————————
(1) NMLD vẫn cần phải thay phụ tùng, nếu quốc tế muốn, họ có thể dễ dàng cấm vận VN mua phụ tùng, vậy là VN cũng chẳng thể lọc dầu.
(2) Nếu quốc tế cấm VN mua dầu thô, thì VN vẫn có thể dùng dầu tự khai thác đem qua 100 nước khác nhờ lọc dùm.
Nếu quốc tế cấm lọc dầu dùm, thì cho dù VN có NMLD, họ vẫn có thể cấm vận phụ tùng thay thế.
Vậy là, “an toàn năng lượng” chỉ có nghĩa khi (a) VN tự túc 100% phụ tùng thay thế (kỳ rồi hư cái van, phải mua của Ý, chở qua hết 2 tháng), và (2) VN có đủ dầu thô.
Cả (a) và (b) đều không có, vậy thì an toàn năng lượng chỗ nào mà cần phải có cái nhà máy mà 100 xứ khác đang có, vận hành, trong khi cho mỗi thùng dầu thì giá TẤT CẢ MỌI thành phẩm bán chỉ 5 USD cao hơn giá dầu thô đưa vào lọc?
————————————
Trước hết, NMLD làm ra là lỗ, dứt khoát KHÔNG làm.
Ngoài ra, phải tập trung vào làm những hàng hóa có giá trị gia tăng cao, bằt đầu từ cây đinh, con ốc, và gia công các loại hàng này.
Ví dụ, tại sao không gia công làm iPhone, iPad, vì lương khá, học được chút ít.
Làm software rất tốt, nhưng phải cho ngoại quốc vào dạy dễ dàng, đừng như hiện nay kiều bào về tới phi trường là phải hối lộ 2 lần, không thôi bị làm khó đủ thứ.
Phải cho 100 trường lớn nhất thế giới vào mở chi nhánh, cho họ tự do giảng dạy. Phải có kế hoạch MỘT CỬA, chứ hiện nay họ phải hối lộ 100 cửa khác nên không thèm vào.
Chi tiết còn nhiều, trên đây chỉ nêu ra tầm vĩ mô.
Nói nhiều vô ích, hãy làm 1 financial statement, xem làm sao mà đầu tư 3,35 tỉ USD, lọc mỗi năm 6,5 triệu tấn dầu, mà có lời?
Nếu lỗ, ví dụ 300 triệu USD/ năm, thì thà là bỏ tiền này bao học phí phổ thông còn hơn, kết quả chắc chắn hơn.
Mỗi tấn dầu lọc ra chỉ làm tăng giá trị $35 so với dầu thô, và đây là trường hợp TỐI ƯU.
6,5 triệu tấn x $35 USD chỉ tăng khoảng $230 triệu USD/ năm.
Trong đó, tiền lời 3,3 tỉ USD x 8% = 264 triệu USD.
Chi phí vận hành vô cùng to lớn, có thể 2, 300 triệu USD/ năm.
Ngoài ra còn đất đai, hạ tầng cơ sở chưa tính vào, các con đường dẫn vào, thiệt hại môi trường, dầu chảy ra biển, v.v…
Và còn phải tính depreciation costs.
———————————————-
Việc này tôi ghi ra rồi, có bạn nói, “chỉ tính 1 tỉ USD mượn về”.
Như vậy sao được, 2,3 tỉ USD bỏ vào, chạy đi đâu? Đem cho các ngân hàng VN vay rẻ lắm cũng lời 8%, như HAGL chạy đi vay 200 triệu USD, tiền lời 10% chưa chắc được.
NMLD DQ lỗ ít thì 200 triệu USD/ năm, nhiều thì 500 triệu USD nếu tính đúng 3,3 tỉ USD đổ vào.
Cho dù rút lại còn 1 tỉ USD, bỏ đi 2,3 tỉ USD, thì cũng lỗ tuốt.
Ra làm ăn, PHẢI nghe Principle #1 của Warren Buffett:
“NEVER lose ANY money”.
————————————
Dung Quất xây lên mà chẳng có ai là dân địa phương được vào làm (lương rất khá, như thợ điều khiển máy bơm cũng 25tr/tháng) hầu hết là con em các quan chức bên Vietsopetro, PVI oil, các quan trên Bộ gởi gắm vào là chính và số CB này ra ngoài tiêu xài hơn hẳn mức sống bình thường của dân địa phương làm giá cả tăng vọt
Ngân sách thu của QN cũng tăng vọt từ 500tỉ/năm – 1500tỉ/năm nhưng người dân chẳng thấy được gì ngoài giá cả tăng.
Hầu như có tục lệ, cứ dầu khí là phải lương cao bất chấp lời lỗ…
Gần DQ có những bãi biển đẹp đến kinh ngạc, nước trong thấy đáy, cá lội tung tăng, đi ra cả cây số nước vẫn ngang ngực nhưng có mấy vị CTy TNHH được cấp phép vây lại thành bãi tắm riêng dành cho kinh doanh
Sắp tới chắc chẳng còn bãi tắm công cộng nào.
————————————
Theo tính toán sơ bộ, với công suất của Nhà máy là 149.000 thùng/ngày, sau khi trừ chi phí sản xuất, mỗi ngày lợi nhuận đạt 1 triệu USD (chưa tính lương cho cán bộ)
[1]
Xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất không phải là công việc dễ dàng. Có rất nhiều “kỷ lục” đã được ghi ở đây với lượng công việc đồ sộ hiếm thấy: tổng thời gian từ khi thai nghén đến khi hoàn thành dự án lên đến 15 năm! Tổng vốn đầu tư lên đến hơn 3 tỉ USD
[2]
Hoạt động nhà máy sẽ tạm dừng 2 tháng vào giữa cuối năm để bảo dưỡng tổng thể nhà máy theo hợp đồng đã ký với nhà thầu chính.
[3]
Từ 15/7 tới, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ tạm ngừng hoạt động trong hai tháng, để bảo dưỡng toàn bộ lần thứ nhất.
[4]
Bây giờ bắt đầu tính hiệu quả thu hồi vốn của NMLDDQ
3 tỷ * 8% (lãii xuất ) = 240 tr
chạy 10 tháng (2 tháng bảo hành) = 300 tr
tiền lời 60 tr
3000/60 tr = 50 năm
Theo tính toán sơ bộ thu hồi vốn của NMLDDQ là 50 năm. Hy vọng là CP VN có chính sách như thế nào chứ 50 năm để thu hồi vốn là quá oải.
TB: đó là chưa tính tới lãi suất 15 năm xây dựng.
Kì 4: Phân tích cụ thể về thiệt hại từ dự án.
(Để xem lại những bài viết cũ, mời mọi người tham khảo link ở cuối bài.)
Các nước khác cất có lời là vì họ:
1. Cất nơi thuận lợi, như TOTAL định cất tại Vũng Tàu. Khi bị buộc phải cất ngoài Trung, họ bỏ chạy ngay.
2. Có công nghiệp phụ trợ, nội hóa nhiều phụ tùng. VN chưa làm được cây đinh con ốc, do đó phải nhập gần 100% máy móc, phụ tùng.
3. Trình độ kỹ thuật họ tiến bộ hơn VN nhiều, họ không tốn tiền thuê kỹ sư ngoại quốc, dạy kỹ sư trong nước.
4. Không bị tham nhũng tận răng. Bạn tôi làm tạp dịch ngoài DQ, nói tham nhũng kinh hoàng. Chuyên gia ngoại quốc phải ở nhà do quan chức cho thuê, hoặc “làm mối” ăn tiền. Tiền thuê cao, thì lương chuyên gia bị nâng lên. Các khóa học liên tục, tầm bậy, cho quan chức, công nhân, rồi tính vào tiền chi phí.
5. NMLD DQ nếu cất tại Vũng tàu, chi phí ban đầu chỉ khoảng 1,3 tỉ USD thì KHÔNG LỖ, còn có lời, do lọc xong bán rất dễ, chi phí vận chuyển thấp, do khí hậu tốt. Tại DQ, biển động rất mạnh, lại thêm hay bị bão hàng 3+ tháng/ năm, đường bộ lại không thuận tiện.
TOTAL làm được rẻ là vì họ có sẵn chuyên gia ăn lương tháng, dễ dàng “mượn” từ Trung đông qua. Vật tư phụ tùng họ mua số nhiều, hoặc cũ tháo ra từ nơi khác lắp vào, do còn tốt.
VN phải thuê chuyên gia rất mắc tiền, mỗi ngày vài ngàn USD/ người, vật tư phụ tùng phải mua từng cái, giá gấp 2x, 5x giá TOTAL mua, lại có khi không có ngay, trong khi TOTAL còn tồn kho ít là họ mua ngay.
Cho dù mua có, giá mắc, nhưng trễ 1 vài ngày là thiệt hại to lớn, lại phải chở gấp qua, rất mắc, thay vì TOTAL có tàu riêng, máy bay riêng của họ.
NMLD Dung Quất là một ĐẠI THẢM HỌA, có khi còn hơn cả VINASHIN, do hàng chục cty khác đang “ăn theo” các sản phẩm của NMLD này.
Vài năm sau khi máy móc cũ kỹ, rủi bị hư nặng, cháy nổ sao đó, thì hàng chục cty khác mang họa theo, do không có nguyên nhiên vật liệu từ NMLD DQ, mua nhập về thì quá mắc, thiệt hại dây chuyền toàn vùng, có thể lên đến hàng chục tỉ USD.
———————-
Dung Quất có khả năng lọc 65 triệu tấn dầu mỗi năm.
Ðáp ứng được chừng 33% nhu cầu dùng trong nước.
Chi phí xây từ năm 1993 mượn là 1,5 tỉ Mỹ kim.
Hoàn thành năm 2008 và tổng chi phí lên gần 3,2 tỉ đô la.
*Nếu tính công lọc 1 tấn dầu là 11 Mỹ kim (lấy giá của Singapore ), thì tổng số tiền lọc được 1 năm là:
6.5 triệu tấn x $11/ tấn = 71,5 triệu đô la mỗi năm.
- Mượn 1.5 tỉ đô la, với lãi suất 6-8%, trong thời gian 30 năm, thì tiền lời VN phải trả cho ngoại quốc trong 15 năm qua là gần 1,3 tỉ đô la (90 triệu đô/1 năm x 15 năm).
- Nhà máy Dung Quất đi vào sản xuất đầu năm 2009. Lấy tiền kiếm được qua việc lọc dầu TRỪ tiền trả lãi hàng năm cho việc mượn tiền xây dựng nhà máy = số tiền mà nhà máy Dung Quất thu được
Vì sau khi khởi công xây dựng từ 1993, nhưng không hoàn thành như tiến độ xây dựng là 5-7 năm, khoảng thời gian gần đây VN phải mượn thêm 1,7 tỉ để hoàn tất công trình, nên món nợ thật sự xây Dung Quất là 3,2 tỉ đô la.
Năm 2009, tiền lời 1 năm phải trà cho việc vay mượn 3,2 tỉ đô la nầy là 3,2 tỉ đô x 6% = 192 triệu đô la/1 năm.
Tiền lời của nhà máy lọc dầu Dung Quất hàng năm là 71.5 triệu (tiền lời do lọc dầu) – 192 triệu (tiền phải trả lãi do vay mượn) = -120 triệu đô la.
Tóm lại, nhà máy Dung Quất sẽ lỗ hàng năm là 120 triệu đô la. (chưa nhắc tới số tiền lãi phải trả lại cho ngoại quốc từ 1993-2008 là 1.3 tỉ đô la). Nhiều nhà kinh tế tính rằng, số tiền lỗ thực sự lên đến hơn 250 triệu Mỹ kim hàng năm.
Giá xăng dầu: theo các nhân viên cao cấp ngành dầu khí VN cho biết, thì giá xăng dầu của VN trong nhiều năm sắp tới đây cũng sẽ vẫn cao hơn giá xăng dầu ở nước ngoài, và giá xăng dầu ở TQ cũng sẽ cao hơn giá mua xăng dầu phải nhập cảng ở các nước ngoài, vì giá lọc dầu $11/1 tấn là giá lọc của Singapore. Vì chính phủ có thể điều chỉnh giá lọc dầu ở Dung Quất phải cao hơn giá tiền $11/1 tấn thì Dung Quất mới bớt bị lỗ lã.
Nói một cách khác là toàn dân VN hiện nay phải mua xăng dầu giá cao hơn giá xăng dầu được nhập cảng của các nước ngoài và sẽ cao gấp rưỡi (1.5 lần) giá xăng nhập, và dân chúng VN phải gánh hết lỗ lã do chính sách đầu tư sai lầm của nhà nước ở Dung Quất.
Trong suốt 5 năm qua, mỗi năm VN khai thác được trung bình từ 17 triệu tấn đến 21 triệu tấn đầu (2003-2008), và con số nầy đang giảm dần vì giếng dầu Bạch Hổ đã bắt đầu cạn do đã khai thác gần 20 năm qua.
Nếu VN không tìm được mỏ dầu mới, thì Dung Quất sẽ không có đủ dầu để lọc. Tuy vậy, nhà nước đã mượn tiền ngoại quốc để đầu tư xây dựng thêm 2 nhà máy lọc dầu nữa ở gần Hà Nội. Quan điểm của nhà nước là “có làm, là có ăn.”
———————-
“…Hôm qua, tại cuộc họp quyết toán nhà máy, tổng vốn đầu tư cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là 43 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn của Petro Vietnam chiếm 30%, còn lại là vốn vay từ ngân hàng thương mại, quỹ hỗ trợ khác…”
“…Theo hợp đồng tín dụng thì từ bây giờ chúng tôi bắt đầu trả nợ và nguồn này được lấy từ chính lợi nhuận của nhà máy. Dự kiến năm 2010 lợi nhuận đạt khoảng 250 tỷ đồng, trong năm 2011 sẽ là trên 500 tỷ đồng, đảm bảo đủ để trả nợ và lãi…”
http://vneconomy.vn/2011010510272729P0C5/mo-rong-nha-may-loc-dau-dung-quat-hoan-toan-khong-mao-hiem.htm
—————————-
Vốn 43 ngàn tỉ đồng, nếu không làm gì cả, bỏ vào ngân hàng, cũng lời 14% tức 6020 tỉ đồng/ năm.
Nay, năm 2010 lời 250 tỉ đồng, năm 2011 lời 500 tỉ đồng, “đảm bảo đủ để trả nợ và lãi”?
Tính kiểu nào đây?
Cho dù chỉ tính trên số tiền nợ 70% của 43 ngàn tỉ đồng, thi cũng là 30 ngàn tỉ đồng, tiền lời 18%, thì cũng phải trả – chỉ tiền lời mà thôi – 5400 tỉ đồng.
“Xạo Hoài Cha Nội”, 250 tỉ đồng lời HÀNG NĂM của DQ không đủ trả tiền LỜI cho 3 tuần!
Đừng tính tiền vốn, nghe điếc lỗ tai!
Do vậy, nay phải chạy mượn “tăng năng suất”, thực tế là kê giá lên cho cao, lấy chênh lệch trả nợ gấp, và như vậy chẳng qua sẽ làm nợ càng nhiều, vài năm sau khi phải trả nợ hiện nay, nợ mới, thì lại phải “tăng năng suất” lần nữa.
Đây là 1 trong 2 nơi, nơi kia là EVN, mà bà Phạm Chi Lan nhắc đến “Còn 2 VINASHIN nữa, nợ rất nhiều”.
Không chạy kịp 5400 tỉ đồng trả tiền LỜI cho năm nay, thêm vào tiền vốn khoảng 10% cho số 30 ngàn tỉ đồng, tức tổng cộng 8400 tỉ đồng, thì lại có tin “Nhà máy lọc dầu DQ quỵt nợ”, chỉ trong vài tháng tới.
Năm 2010, theo lời công bố CHÍNH THỨC của NMLD DQ, chỉ lời ọp ẹp 250 tỉ đồng.
Mà cũng chưa chắc đâu, do còn làm phù phép các con tính thống kê. Amortization nợ ra sao, Depreciation costs thế nào?
Hè này ngưng 2 tháng bảo trì, sẽ thêm bao nhiêu chi phí vật tư, phụ tùng, thuê chuyên gia?
———————-
Kì 1: Con số đầu tư có thật sự sinh lời?http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/04/07/dung-quất-con-số-dầu-tư-co-thật-sự-sinh-lời/
Kì 2: Việt Nam lãng phí nhiều cơ hội vàng từ TOTAL.http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/04/07/dung-quất-việt-nam-lang-phi-nhiều-cơ-hội-vang-từ-total/
Kì 3: Dung Quất có thật sự đảm bảo an toàn năng lượng, là đầu kéo phát triển miền Trung? http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/04/15/dung-quất-co-thật-sự-dảm-bảo-an-toan-nang-lượng-la-dầu-keo-phat-triển-miền-trung/
Kì 4: Phân tích cụ thể về thiệt hại từ dự án.http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/04/21/dung-quất-phan-tich-cụ-thể-về-thiệt-hại-từ-dự-an/
Kì 1: Con số đầu tư có thật sự sinh lời?
(Để theo dõi các kì kế tiếp, mời mọi người cập nhật link ở cuối bài.)
Lọc dầu không phải là công nghệ gì mới, cao cấp, do đó mức value-added RẤT thấp.
Để so sánh:
http://www.nytimes.com/2007/02/28/business/28auto.html
Toyota đầu tư 1,3 tỉ USD vào nhà máy sản xuất… 150 ngàn xe hơi/năm. Đó là giá năm 2007.
Đầu tư 6 tỉ USD, tức 4,6 lần nhà máy trên đây, thì phải sản xuất… 700.000 xe hơi 1 năm, mỗi chiếc cho là trung bình 25k USD, thì giá trị thành phẩm lên đến 17,5 tỉ USD.
Lọc 1 thùng dầu chỉ lời cao lắm 5 USD, 1 tấn 35 USD.
6 tỉ USD, chỉ tính tiền lời đã 600 triệu USD, tiền chi phí vận hành ít nhất 20% tức tổng cộng phải có gross profit trên 2 tỉ USD/ năm, phải lọc trên… 50 triệu tấn dầu/ năm mới gọi là huề vốn, chưa tính thuế.
Đầu tư thì có, NHƯNG KHÔNG TỚI 6 tỉ USD, và tiền lời RẤT THẤP cho phía VN.
6 tỉ USD cho 1 nhà máy lọc dầu là con số LÁO KHOÉT.
—————————–
Và cũng để so sánh, NMLD DQ hiện ĐÃ ngốn 3,3 tỉ USD, phải lọc trên 20 triệu tấn dầu hàng năm mới có lời, đang khi công suất chỉ 6 triệu tấn.
Cho thấy, nhà máy này đang lỗ rất nặng, và trong thời gian tới sẽ còn lỗ nặng cho dù không tính tiền lời cho số 2,3 tỉ USD tự bỏ vào.
Chỉ tính số 1 tỉ USD vay mượn cũng khó đủ tiền trả vốn lời.
Kì 2: Việt Nam lãng phí nhiều cơ hội vàng từ TOTAL.
Ở bài trước tôi ghi, chỉ cần 1,3 tỉ USD là Toyota đủ mở xưởng lắp ráp xe hơi, làm ra mỗi năm 150 ngàn chiếc.
Theo Purchasing Power Parity thì giá hàng tại Mỹ cao hơn tại VN gấp 3 lần, do đó tại VN 1 xưởng tương đương chỉ tốn khoảng 400 triệu.
“Nhà máy lọc dầu giá 6 tỉ USD”, trừ khi làm ra sản phẩm lời như ráp 1,8 triệu chiếc xe hơi thì họ mới làm.
Cho dù cãi chày cãi chối thế nào, PPP VN = PPP Mỹ, v.v… thì 6 tỉ USD cũng phải làm ra sản phẩm đem lời tương đương với ráp 700 ngàn chiếc xe hơi hàng năm.
——————————-
Lọc dầu KHÔNG đem lại kỹ thuật nào mới cho VN. Trên thế giới có hàng TRĂM nước có các nhà máy này, Thái lan còn có.
Như vậy, VN chẳng học được gì, có chăng là cách bấm nút cho đúng giờ.
Và do hầu hết “xứ nào cũng có”, chẳng đem lại lợi ích KT nào đáng kể cả. Breaking even là may, huề vốn là may.
——————————
TOTAL khi trước cất tại Vũng tàu có thể có lời, vì họ có chuyên gia riêng, nếu cần thì thuê VN, công nghệ họ có sẵn, phụ tùng do mua nhiều cái (ECONOMIES OF SCALE, http://en.wikipedia.org/wiki/Economies_of_scale) nên họ mua rẻ, ví dụ mua 10 cái pump giá mỗi cái chỉ 50% giá VN chỉ mua 1 cái.
TOTAL còn có thể đem phụ tùng tồn kho, còn mới tinh, đem qua VN. Hàng mua từ lâu, giá rẻ, không xài bị hư có thể phải đem bỏ, trong khi VN mua 1 cái thì giá rất mắc.
Nhiều phần trong nhà máy có thể tháo gỡ từ nhà máy nào khác đem qua VN, vì bên kia cần thay thế bằng công nghệ tốt hơn nữa. VN xài ké công nghệ cũ vài năm cũng không tệ.
Do đó, TOTAL cho dù BOT cũng có thể có lời, sau 20 năm giao lại VN không tốn 1 xu 1 cắc cũng có nguyên nhà máy xài được, thay vì hiện nay đút 3,3 tỉ USD vào DQ, cất cái còn thua xa cái TOTAL đã có thể cất xong từ… 1995, nay chỉ còn 5 năm là giao lại cho VN, FREE OF CHARGE.
Kì 3: Dung Quất có thật sự đảm bảo an toàn năng lượng, là đầu kéo phát triển miền Trung?
(Để xem lại những bài viết cũ [cũng như theo dõi các kì kế tiếp], mời mọi người tham khảo link ở cuối bài.)
–
Tất cả sản phẩm dầu lọc ra đều mua được trên thị trường thế giới.
Giá TẤT CẢ các sản phẩm này, so với dầu thô, tăng khoảng 5 USD/ thùng dầu.
Các loại này chẳng có gì quý, hiếm đến mức vác tiền mua không được.
Nói VN có “an toàn năng lượng” là lối ngụy biện.
————————————
(1) NMLD vẫn cần phải thay phụ tùng, nếu quốc tế muốn, họ có thể dễ dàng cấm vận VN mua phụ tùng, vậy là VN cũng chẳng thể lọc dầu.
(2) Nếu quốc tế cấm VN mua dầu thô, thì VN vẫn có thể dùng dầu tự khai thác đem qua 100 nước khác nhờ lọc dùm.
Nếu quốc tế cấm lọc dầu dùm, thì cho dù VN có NMLD, họ vẫn có thể cấm vận phụ tùng thay thế.
Vậy là, “an toàn năng lượng” chỉ có nghĩa khi (a) VN tự túc 100% phụ tùng thay thế (kỳ rồi hư cái van, phải mua của Ý, chở qua hết 2 tháng), và (2) VN có đủ dầu thô.
Cả (a) và (b) đều không có, vậy thì an toàn năng lượng chỗ nào mà cần phải có cái nhà máy mà 100 xứ khác đang có, vận hành, trong khi cho mỗi thùng dầu thì giá TẤT CẢ MỌI thành phẩm bán chỉ 5 USD cao hơn giá dầu thô đưa vào lọc?
————————————
Trước hết, NMLD làm ra là lỗ, dứt khoát KHÔNG làm.
Ngoài ra, phải tập trung vào làm những hàng hóa có giá trị gia tăng cao, bằt đầu từ cây đinh, con ốc, và gia công các loại hàng này.
Ví dụ, tại sao không gia công làm iPhone, iPad, vì lương khá, học được chút ít.
Làm software rất tốt, nhưng phải cho ngoại quốc vào dạy dễ dàng, đừng như hiện nay kiều bào về tới phi trường là phải hối lộ 2 lần, không thôi bị làm khó đủ thứ.
Phải cho 100 trường lớn nhất thế giới vào mở chi nhánh, cho họ tự do giảng dạy. Phải có kế hoạch MỘT CỬA, chứ hiện nay họ phải hối lộ 100 cửa khác nên không thèm vào.
Chi tiết còn nhiều, trên đây chỉ nêu ra tầm vĩ mô.
Nói nhiều vô ích, hãy làm 1 financial statement, xem làm sao mà đầu tư 3,35 tỉ USD, lọc mỗi năm 6,5 triệu tấn dầu, mà có lời?
Nếu lỗ, ví dụ 300 triệu USD/ năm, thì thà là bỏ tiền này bao học phí phổ thông còn hơn, kết quả chắc chắn hơn.
Mỗi tấn dầu lọc ra chỉ làm tăng giá trị $35 so với dầu thô, và đây là trường hợp TỐI ƯU.
6,5 triệu tấn x $35 USD chỉ tăng khoảng $230 triệu USD/ năm.
Trong đó, tiền lời 3,3 tỉ USD x 8% = 264 triệu USD.
Chi phí vận hành vô cùng to lớn, có thể 2, 300 triệu USD/ năm.
Ngoài ra còn đất đai, hạ tầng cơ sở chưa tính vào, các con đường dẫn vào, thiệt hại môi trường, dầu chảy ra biển, v.v…
Và còn phải tính depreciation costs.
———————————————-
Việc này tôi ghi ra rồi, có bạn nói, “chỉ tính 1 tỉ USD mượn về”.
Như vậy sao được, 2,3 tỉ USD bỏ vào, chạy đi đâu? Đem cho các ngân hàng VN vay rẻ lắm cũng lời 8%, như HAGL chạy đi vay 200 triệu USD, tiền lời 10% chưa chắc được.
NMLD DQ lỗ ít thì 200 triệu USD/ năm, nhiều thì 500 triệu USD nếu tính đúng 3,3 tỉ USD đổ vào.
Cho dù rút lại còn 1 tỉ USD, bỏ đi 2,3 tỉ USD, thì cũng lỗ tuốt.
Ra làm ăn, PHẢI nghe Principle #1 của Warren Buffett:
“NEVER lose ANY money”.
————————————
Dung Quất xây lên mà chẳng có ai là dân địa phương được vào làm (lương rất khá, như thợ điều khiển máy bơm cũng 25tr/tháng) hầu hết là con em các quan chức bên Vietsopetro, PVI oil, các quan trên Bộ gởi gắm vào là chính và số CB này ra ngoài tiêu xài hơn hẳn mức sống bình thường của dân địa phương làm giá cả tăng vọt
Ngân sách thu của QN cũng tăng vọt từ 500tỉ/năm – 1500tỉ/năm nhưng người dân chẳng thấy được gì ngoài giá cả tăng.
Hầu như có tục lệ, cứ dầu khí là phải lương cao bất chấp lời lỗ…
Gần DQ có những bãi biển đẹp đến kinh ngạc, nước trong thấy đáy, cá lội tung tăng, đi ra cả cây số nước vẫn ngang ngực nhưng có mấy vị CTy TNHH được cấp phép vây lại thành bãi tắm riêng dành cho kinh doanh
Sắp tới chắc chẳng còn bãi tắm công cộng nào.
————————————
Theo tính toán sơ bộ, với công suất của Nhà máy là 149.000 thùng/ngày, sau khi trừ chi phí sản xuất, mỗi ngày lợi nhuận đạt 1 triệu USD (chưa tính lương cho cán bộ)
[1]
Xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất không phải là công việc dễ dàng. Có rất nhiều “kỷ lục” đã được ghi ở đây với lượng công việc đồ sộ hiếm thấy: tổng thời gian từ khi thai nghén đến khi hoàn thành dự án lên đến 15 năm! Tổng vốn đầu tư lên đến hơn 3 tỉ USD
[2]
Hoạt động nhà máy sẽ tạm dừng 2 tháng vào giữa cuối năm để bảo dưỡng tổng thể nhà máy theo hợp đồng đã ký với nhà thầu chính.
[3]
Từ 15/7 tới, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ tạm ngừng hoạt động trong hai tháng, để bảo dưỡng toàn bộ lần thứ nhất.
[4]
Bây giờ bắt đầu tính hiệu quả thu hồi vốn của NMLDDQ
3 tỷ * 8% (lãii xuất ) = 240 tr
chạy 10 tháng (2 tháng bảo hành) = 300 tr
tiền lời 60 tr
3000/60 tr = 50 năm
Theo tính toán sơ bộ thu hồi vốn của NMLDDQ là 50 năm. Hy vọng là CP VN có chính sách như thế nào chứ 50 năm để thu hồi vốn là quá oải.
TB: đó là chưa tính tới lãi suất 15 năm xây dựng.
Kì 4: Phân tích cụ thể về thiệt hại từ dự án.
(Để xem lại những bài viết cũ, mời mọi người tham khảo link ở cuối bài.)
Các nước khác cất có lời là vì họ:
1. Cất nơi thuận lợi, như TOTAL định cất tại Vũng Tàu. Khi bị buộc phải cất ngoài Trung, họ bỏ chạy ngay.
2. Có công nghiệp phụ trợ, nội hóa nhiều phụ tùng. VN chưa làm được cây đinh con ốc, do đó phải nhập gần 100% máy móc, phụ tùng.
3. Trình độ kỹ thuật họ tiến bộ hơn VN nhiều, họ không tốn tiền thuê kỹ sư ngoại quốc, dạy kỹ sư trong nước.
4. Không bị tham nhũng tận răng. Bạn tôi làm tạp dịch ngoài DQ, nói tham nhũng kinh hoàng. Chuyên gia ngoại quốc phải ở nhà do quan chức cho thuê, hoặc “làm mối” ăn tiền. Tiền thuê cao, thì lương chuyên gia bị nâng lên. Các khóa học liên tục, tầm bậy, cho quan chức, công nhân, rồi tính vào tiền chi phí.
5. NMLD DQ nếu cất tại Vũng tàu, chi phí ban đầu chỉ khoảng 1,3 tỉ USD thì KHÔNG LỖ, còn có lời, do lọc xong bán rất dễ, chi phí vận chuyển thấp, do khí hậu tốt. Tại DQ, biển động rất mạnh, lại thêm hay bị bão hàng 3+ tháng/ năm, đường bộ lại không thuận tiện.
TOTAL làm được rẻ là vì họ có sẵn chuyên gia ăn lương tháng, dễ dàng “mượn” từ Trung đông qua. Vật tư phụ tùng họ mua số nhiều, hoặc cũ tháo ra từ nơi khác lắp vào, do còn tốt.
VN phải thuê chuyên gia rất mắc tiền, mỗi ngày vài ngàn USD/ người, vật tư phụ tùng phải mua từng cái, giá gấp 2x, 5x giá TOTAL mua, lại có khi không có ngay, trong khi TOTAL còn tồn kho ít là họ mua ngay.
Cho dù mua có, giá mắc, nhưng trễ 1 vài ngày là thiệt hại to lớn, lại phải chở gấp qua, rất mắc, thay vì TOTAL có tàu riêng, máy bay riêng của họ.
NMLD Dung Quất là một ĐẠI THẢM HỌA, có khi còn hơn cả VINASHIN, do hàng chục cty khác đang “ăn theo” các sản phẩm của NMLD này.
Vài năm sau khi máy móc cũ kỹ, rủi bị hư nặng, cháy nổ sao đó, thì hàng chục cty khác mang họa theo, do không có nguyên nhiên vật liệu từ NMLD DQ, mua nhập về thì quá mắc, thiệt hại dây chuyền toàn vùng, có thể lên đến hàng chục tỉ USD.
———————-
Dung Quất có khả năng lọc 65 triệu tấn dầu mỗi năm.
Ðáp ứng được chừng 33% nhu cầu dùng trong nước.
Chi phí xây từ năm 1993 mượn là 1,5 tỉ Mỹ kim.
Hoàn thành năm 2008 và tổng chi phí lên gần 3,2 tỉ đô la.
*Nếu tính công lọc 1 tấn dầu là 11 Mỹ kim (lấy giá của Singapore ), thì tổng số tiền lọc được 1 năm là:
6.5 triệu tấn x $11/ tấn = 71,5 triệu đô la mỗi năm.
- Mượn 1.5 tỉ đô la, với lãi suất 6-8%, trong thời gian 30 năm, thì tiền lời VN phải trả cho ngoại quốc trong 15 năm qua là gần 1,3 tỉ đô la (90 triệu đô/1 năm x 15 năm).
- Nhà máy Dung Quất đi vào sản xuất đầu năm 2009. Lấy tiền kiếm được qua việc lọc dầu TRỪ tiền trả lãi hàng năm cho việc mượn tiền xây dựng nhà máy = số tiền mà nhà máy Dung Quất thu được
Vì sau khi khởi công xây dựng từ 1993, nhưng không hoàn thành như tiến độ xây dựng là 5-7 năm, khoảng thời gian gần đây VN phải mượn thêm 1,7 tỉ để hoàn tất công trình, nên món nợ thật sự xây Dung Quất là 3,2 tỉ đô la.
Năm 2009, tiền lời 1 năm phải trà cho việc vay mượn 3,2 tỉ đô la nầy là 3,2 tỉ đô x 6% = 192 triệu đô la/1 năm.
Tiền lời của nhà máy lọc dầu Dung Quất hàng năm là 71.5 triệu (tiền lời do lọc dầu) – 192 triệu (tiền phải trả lãi do vay mượn) = -120 triệu đô la.
Tóm lại, nhà máy Dung Quất sẽ lỗ hàng năm là 120 triệu đô la. (chưa nhắc tới số tiền lãi phải trả lại cho ngoại quốc từ 1993-2008 là 1.3 tỉ đô la). Nhiều nhà kinh tế tính rằng, số tiền lỗ thực sự lên đến hơn 250 triệu Mỹ kim hàng năm.
Giá xăng dầu: theo các nhân viên cao cấp ngành dầu khí VN cho biết, thì giá xăng dầu của VN trong nhiều năm sắp tới đây cũng sẽ vẫn cao hơn giá xăng dầu ở nước ngoài, và giá xăng dầu ở TQ cũng sẽ cao hơn giá mua xăng dầu phải nhập cảng ở các nước ngoài, vì giá lọc dầu $11/1 tấn là giá lọc của Singapore. Vì chính phủ có thể điều chỉnh giá lọc dầu ở Dung Quất phải cao hơn giá tiền $11/1 tấn thì Dung Quất mới bớt bị lỗ lã.
Nói một cách khác là toàn dân VN hiện nay phải mua xăng dầu giá cao hơn giá xăng dầu được nhập cảng của các nước ngoài và sẽ cao gấp rưỡi (1.5 lần) giá xăng nhập, và dân chúng VN phải gánh hết lỗ lã do chính sách đầu tư sai lầm của nhà nước ở Dung Quất.
Trong suốt 5 năm qua, mỗi năm VN khai thác được trung bình từ 17 triệu tấn đến 21 triệu tấn đầu (2003-2008), và con số nầy đang giảm dần vì giếng dầu Bạch Hổ đã bắt đầu cạn do đã khai thác gần 20 năm qua.
Nếu VN không tìm được mỏ dầu mới, thì Dung Quất sẽ không có đủ dầu để lọc. Tuy vậy, nhà nước đã mượn tiền ngoại quốc để đầu tư xây dựng thêm 2 nhà máy lọc dầu nữa ở gần Hà Nội. Quan điểm của nhà nước là “có làm, là có ăn.”
———————-
“…Hôm qua, tại cuộc họp quyết toán nhà máy, tổng vốn đầu tư cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là 43 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn của Petro Vietnam chiếm 30%, còn lại là vốn vay từ ngân hàng thương mại, quỹ hỗ trợ khác…”
“…Theo hợp đồng tín dụng thì từ bây giờ chúng tôi bắt đầu trả nợ và nguồn này được lấy từ chính lợi nhuận của nhà máy. Dự kiến năm 2010 lợi nhuận đạt khoảng 250 tỷ đồng, trong năm 2011 sẽ là trên 500 tỷ đồng, đảm bảo đủ để trả nợ và lãi…”
http://vneconomy.vn/2011010510272729P0C5/mo-rong-nha-may-loc-dau-dung-quat-hoan-toan-khong-mao-hiem.htm
—————————-
Vốn 43 ngàn tỉ đồng, nếu không làm gì cả, bỏ vào ngân hàng, cũng lời 14% tức 6020 tỉ đồng/ năm.
Nay, năm 2010 lời 250 tỉ đồng, năm 2011 lời 500 tỉ đồng, “đảm bảo đủ để trả nợ và lãi”?
Tính kiểu nào đây?
Cho dù chỉ tính trên số tiền nợ 70% của 43 ngàn tỉ đồng, thi cũng là 30 ngàn tỉ đồng, tiền lời 18%, thì cũng phải trả – chỉ tiền lời mà thôi – 5400 tỉ đồng.
“Xạo Hoài Cha Nội”, 250 tỉ đồng lời HÀNG NĂM của DQ không đủ trả tiền LỜI cho 3 tuần!
Đừng tính tiền vốn, nghe điếc lỗ tai!
Do vậy, nay phải chạy mượn “tăng năng suất”, thực tế là kê giá lên cho cao, lấy chênh lệch trả nợ gấp, và như vậy chẳng qua sẽ làm nợ càng nhiều, vài năm sau khi phải trả nợ hiện nay, nợ mới, thì lại phải “tăng năng suất” lần nữa.
Đây là 1 trong 2 nơi, nơi kia là EVN, mà bà Phạm Chi Lan nhắc đến “Còn 2 VINASHIN nữa, nợ rất nhiều”.
Không chạy kịp 5400 tỉ đồng trả tiền LỜI cho năm nay, thêm vào tiền vốn khoảng 10% cho số 30 ngàn tỉ đồng, tức tổng cộng 8400 tỉ đồng, thì lại có tin “Nhà máy lọc dầu DQ quỵt nợ”, chỉ trong vài tháng tới.
Năm 2010, theo lời công bố CHÍNH THỨC của NMLD DQ, chỉ lời ọp ẹp 250 tỉ đồng.
Mà cũng chưa chắc đâu, do còn làm phù phép các con tính thống kê. Amortization nợ ra sao, Depreciation costs thế nào?
Hè này ngưng 2 tháng bảo trì, sẽ thêm bao nhiêu chi phí vật tư, phụ tùng, thuê chuyên gia?
———————-
Kì 1: Con số đầu tư có thật sự sinh lời?http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/04/07/dung-quất-con-số-dầu-tư-co-thật-sự-sinh-lời/
Kì 2: Việt Nam lãng phí nhiều cơ hội vàng từ TOTAL.http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/04/07/dung-quất-việt-nam-lang-phi-nhiều-cơ-hội-vang-từ-total/
Kì 3: Dung Quất có thật sự đảm bảo an toàn năng lượng, là đầu kéo phát triển miền Trung? http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/04/15/dung-quất-co-thật-sự-dảm-bảo-an-toan-nang-lượng-la-dầu-keo-phat-triển-miền-trung/
Kì 4: Phân tích cụ thể về thiệt hại từ dự án.http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/04/21/dung-quất-phan-tich-cụ-thể-về-thiệt-hại-từ-dự-an/
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)