Trần Ngọc Tuấn
Hà Nội vào tháng này rất ít mưa, nếu có chỉ là những cơn mưa nhỏ ...
Tối hôm qua cả phố ầm ĩ vì một việc rất xoàng. Thằng Du lên cơn nghiện trói mẹ lại lấy giây chuyền mang bán. Chẳng ai dám can, đụng vào nó không ra Văn Điển thì cũng thành phế nhân.
Chị Thanh (người nghiên cứu mỹ học) lẩm bẩm: Các giá trị nhân bản đang bị hành quyết.
Mẹ tôi hỏi: Bộ môn của cô không có định hướng phần này?
- Thưa bà! Hiện tượng này liên quan tới tôn giáo và chính trị.
Hà Nội vào tháng này rất ít mưa, nếu có chỉ là những cơn mưa như người đái giắt.
Tới nhà rủ An đi chơi. Tôi mặc bộ quần áo bộ đội của bố. An đi giày Italia, áo phông Thái, váy màu đen. An bảo: Anh chẳng chú ý gì đến hình thức. Tôi nói: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. An bĩm môi: Anh là loại gỗ mục.
Đang đi gặp thằng Long, tôi hỏi: Mày định đi đâu? Nó bảo: Cũng không biết nữa. Đưa mắt nhìn An, nó lơ lửng một câu: Hà Nội bây giờ có mốt, lũ con gái mặc váy ngắn dắt chó ra ngoài đường phóng uế đó là dấu hiệu phồn thịnh của thủ đô ta.
Quay sang An, nó hỏi: Váy em là hàng Trung Quốc?
An trả lời: Sao anh biết?
- Nhà anh buôn đồ vải, thứ này rẻ, chất lượng tương đối khá, giá phải chăng. Trong cuộc Bắc Thuộc lần này hàng hóa xứ An Nam xem chừng bị tiêu diệt.
Tôi mời nó lên xe, chở ba người, đứa nào đứa nấy cũng lấm lét như kẻ cắp chợ Đồng Xuân, gặp công an là mất toi một chầu bia liên doanh.
Hà Nội vào tháng này rất ít mưa, nếu có chỉ là những cơn mưa lèm nhèm, mưa như trêu tức người ta.
Ba chúng tôi ngồi ăn bánh tôm ở Hồ Tây. Long bảo: Cách đây mấy năm bánh tôm là đặc quyền cho kẻ lắm tiền, bây giờ đã trở thành đại chúng, đấy là cuộc "cách mạng ẩm thực vĩ đại" và giai cấp vô sản đã giành lại vị trí của mình. Tôi nói vuốt đuôi: Chẳng mấy chốc mà khá!
Hà Nội vào tháng này rất ít mưa, nếu có chỉ là những cơn mưa cò con vừa đủ hôi quần áo.
Gió – bụi mù – hình như có cát trong bát nước chấm. Mấy đứa trẻ ở tổ bán báo "Tình thương" bâu lại: Mua đi anh chị, tin mới nhất về vụ buôn ma túy, vợ giết chồng chặt đầu vất xuống ao, băm xác cho vào nồi cám lợn ...
Long gắt: Thôi xin các tướng, để chúng tôi ăn cho ngon miệng, mấy việc này có gì là lạ, xảy ra như cơm bữa.
An co người lí nhí: Khiếp! Hết cả tính người.
Long dịu dàng: Em đa cảm, như vậy rất đáng yêu đó là dấu hiệu sự phục sinh nhân cách của người Thăng Long.
... Long về, tôi rủ An ra ven hồ ngồi ngắm mặt trời đang lặn, nước hồ bốc mùi thum thủm, mấy con bọ cỏ đậu vào tay rin rít rất khó chịu. An hỏi: Anh Long có cách nói chuyện sâu sắc và hóm hỉnh. Tôi nói: Nó rất nổi tiếng, cả Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo đều biết tên ...
An nhỏ nhẹ: Chắc anh ấy học giỏi? Tôi trả lời: Nó nổi tiếng không phải vì học giỏi mà có dũng khí ăn hết bãi cứt gà. Sinh viên thách đố nhau ấy mà, phần thưởng là một chầu thịt chó Nhật Tân. Sự việc vỡ ra kẻ thách đố bị đuổi học, còn nó chịu án kỷ luật đình chỉ học tập một năm, cải tạo lao động, cảnh cáo toàn trường và ghi vào lý lịch sinh viên: ... "Tự hạ thấp nhân cách người trí thức Xã Hội Chủ Nghĩa, bị sa ngã vì những ham muốn vật chất tầm thường dung tục ..." Nó yêu Hà Nội khủng khiếp từng tuyên bố công khai: Không đi bất cứ đâu khi ra trường, thà uống nước cống Hà Nội còn hơn uống nước máy ở các địa phương khác.
An bảo: Đất Thăng Long tự hào vì có một tín đồ trung liệt.
Trời nhập nhoạng, tôi hôn An và luồn tay sờ vú. Vú An căng cứng, An oằn người rên rỉ: Giữ cho em anh nhé, em vẫn còn trinh. Tôi bảo: Trước sau rồi cũng mất, cho anh đi chúng mình yêu nhau mà. An trả lời: Để lúc khác, em không thích nơi bờ bụi, hôm nay là ngày không an toàn. Tôi bảo: Anh nghe lời em, nhớ nhé! Đừng nuốt lời để tìm kế hoãn binh.
An cười: Anh đa nghi như Tào Tháo, tin em đi.
Hà Nội vào tháng này rất ít mưa, nếu có chỉ là những cơn mưa như khiêu khích.
Nóng, khó ngủ, muỗi chiều. Tôi ra đầu phố xem ông Tràng đánh cờ thế. Ông Tràng nổi danh trong làng cờ được phong là Đế Thích. Liên Đoàn Cờ Tướng Việt Nam mời ông làm huấn luyện viên, xong ông từ chối. Vốn kinh doanh của ông có lẽ rẻ nhất thế giới, mảnh bìa và bộ cờ gỗ, cứ tà tà mỗi ngày ông kiếm vài trăm nghìn ngon ơ, chẳng thuế má gì cả.
Ông Tràng ngồi xổm tay thò vào trong quần gãi sồn sột, tay kia dí tốt vượt sông, giọng ông đắc thắng: Hai nước nữa cậu thua! Chơi cờ với ông là một gã trai mới lớn, nhẫn vàng đeo đầy tay, mắt trái bị chột đục nhờ như có người vừa khạc vào đấy một bãi đờm. Cộp! con xe đã nhập cung ... Gã trai xỉa ra tờ 50 nghìn miệng làu bàu: Đen hết chỗ nói, tối hôm qua chơi em nhà quê bướm không có lông, thiên hạ nói chẳng sai "âm hộ vô mao bần chí tử".
Hà Nội vào tháng này rất ít mưa, nếu có chỉ là những cơn mưa lí nhí, mưa như bố thí.
Nhà ông Thăng lại có "nội chiến", tiếng bát đĩa bị đập vỡ, giọng ông Thăng rít lên: Im mồm ngay con đĩ! Vợ ông tru tréo: Tao làm được bao nhiêu tiền mày mang đi trai gái bồ bịch, thế mà cũng là đảng viên, ông nhà nước lầm rồi.
Tiếng đứa con gái: Con xin bố mẹ, hàng xóm người ta cười cho. Ông Thăng hét: Sĩ diện hão, mày dạy dỗ học sinh của mày cho tốt vào, chúng nó còn tụt quần mày ngay giữa lớp chứ hay hớm gì mà lên giọng dạy đời ...
Gặp thằng Nội đi mua phở cho chó ăn đêm. Nó phàn nàn với tôi: Tối nào cũng một bát phở 5 nghìn, đập vào hai quả trứng, nửa cân thịt bò ngày, không kể xương, sữa, cà rốt, khoai tây ... thế mà con chó nhà tao lông cứ rụng hết. Tôi bảo: Nó không thiếu dinh dưỡng đâu, chắc tại khí hậu nước mình.
- Tới nhà tao, xong hai đứa mình đi lượn – nó rủ rê.
Bố thằng Nội là tiến sĩ đầu tiên của ngành giao thông. Mẹ nó tốt nghiệp đại học thể dục thể thao bên Trung Quốc thời Cách Mạng Văn Hóa. Một gia đình "có chữ" (nói theo kiểu hàng phố). Họ sống khép kín, tế nhị trong các mối quan hệ.
Nhà thằng Nội thoáng mát, nhiều sách, cách bài trí đơn giản nhưng có gu thẩm mỹ. Mẹ nó hỏi tôi: Cháu uống gì?
- Dạ! Cô cho cháu xin ly nước đá ...
Mẹ thằng Nội cầm quyển sách dày cộp chăm chú xem rồi đột nhiên hỏi bố nó: Anh ơi! Thánh nhạc là gì, có khác với thánh ca không?
- Khác chứ! Về mặt ngữ học thánh nhạc tương ứng với từ "Musicasacra" (tiếng Latinh) trong tiếng Anh là "Sacred music", tiếng Pháp là "Musicque sacrée". Thánh nhạc có trước, thánh ca chỉ là một loại hình được chia làm hai nhóm chính "Thánh ca phục vụ", "Thánh ca tôn giáo" ...
Tôi nói khẽ với thằng Nội: Bố mày hiểu biết nhiều lĩnh vực quá!
Bố thằng Nội quay sang nói với nó: Ngày mai con ngắt giây chuông. Bố đang làm đề tài cấp "nhà nước" mà ăn xin, ăn mày cứ bấm chuông liên tục không tập trung tư tưởng được.
Mẹ nó hỏi: Sao bây giờ nhiều người ăn xin thế? Bố thằng Nội trả lời: Đó là "cơn sốt vỡ da của tiền kinh tế tư bản", hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của nước mình. Nước Mỹ đã làm giàu trên xương máu, ruộng đất người da đỏ, nô lệ da đen. Nước Anh đã thay thế công nghệ sản xuất khiến bao thợ thủ công phải chết đói. Ngày nay, ai dám bảo hai quốc gia trên là chậm phát triển.
Mẹ thằng Nội nói: Thế thì còn nhiều điếm nhục.
Bố thằng Nội hùng hồn: Sau sự điếm nhục đó các giá trị nhân văn lại tái hiện, những kẻ giết người, buôn lậu, tham nhũng, rửa tiền ... sẽ đi chùa, đi nhà thờ cầu nguyện cho chúng sinh, họ sẽ mở ra các tổ chức từ thiện.
- Thời gian là bao lâu? Mẹ thằng Nội hỏi.
- Điều này phụ thuộc vào sự tử tế, lòng nhân hậu và trí thông minh của người lãnh đạo ...
Thằng Nội đưa mắt nhìn tôi, cái nhìn của nó ngầm bảo: Ra khỏi nhà cho khỏi nhức đầu.
... Hai đứa chúng tôi ngồi uống sen dừa trên phố Thuyền Quang. Một cô gái tới hỏi: Các anh thích đi "tàu nhanh" hay "tàu chậm"? Thằng Nội quát: Biến ngay! Con phò ... nó lắc đầu nói với tôi: Phò phạch bây giờ nhiều hơn người lương thiện. Tôi bảo: Nói như bố mày từ lúc nãy đó cũng là "cơn sốt vỡ da của tiền kinh tế tư bản".
Hai đứa chúng tôi lên xe ra về, ánh điện lọc qua lùm cây loang lổ như da rắn. Tiếng ai thất thanh: Bà con ơi! Bắt hộ tôi cái thằng đi xe Dream màu đỏ, nó giật mất đồng hồ của tôi.
Tiếng kêu bị rơi vào sự im lặng ở con người. Và sự ồn ào của phố xá ...
Tôi về tới nhà, bố mẹ đã ngủ. Chiếc vô tuyến chưa tắt đang phát bản tin dự báo thời tiết Hà Nội ngày mai:
Khu vực Hà Nội ngày mai ít mây, có mưa, lượng mưa không đáng kể.
Được đăng bởi Phạm Viết Đào-Nhà văn
Tìm kiếm Blog này
Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010
ĐỪNG ĐỂ “NỖI SỢ” TRUNG QUỐC DẪN DẮT
ĐỪNG ĐỂ “NỖI SỢ” TRUNG QUỐC DẪN DẮT
(VEF) - Việt Nam cần nhìn lại mình, học tập các tấm gương và mô hình thành công của các quốc gia khác để xây dựng cho mình sự "khác biệt hóa" trong các sản phẩm và dịch vụ của mình trên thương trường. Đừng để "nỗi sợ" Trung Quốc dẫn dắt... (Bài trên trang Vef.vn, chỉ sau vài mươi phút đã thay tít và cắt chỉnh. Nhưng tôi vẫn thích cái tít cũ post lên lúc đầu: Đừng để “nỗi sợ” Trung Quốc dẫn dắt).
Bài học từ tận dụng chất xám
Singapore: Đảo quốc châu Á sát bên Malaysia với chỉ hơn 600km2 và vài triệu dân (khoảng 5 triệu) nhưng sở hữu GDP đầu người cao tầm cỡ thế giới và một đội ngũ nguồn nhân lực chuyên nghiệp và thông tuệ hàng đầu.
Nền kinh tế khuyến khích, động viên và thu hút mọi nguồn lực chất xám để cạnh tranh toàn cầu này nổi tiếng nhờ quản lý giỏi, làm dịch vụ giỏi, đầu tư và hợp tác chuyên nghiệp. Thành phố xanh, sạch và môi trường kinh doanh tốt thu hút rất nhiều các công ty đa quốc gia lựa chọn làm bản doanh trước khi đi vào khu vực châu Á.
Hồng Kông - Trung Quốc: Tương tự Singapore, hòn đảo mang hình dáng "túi đựng tiền" may mắn với diện tích 1.104Km2 và dân số khoảng gấp rưởi Singapore, dân số nói tiếng Hoa và Anh ngữ tốt mang phong cách châu Á và cả Âu nhờ tiếp thu hệ thống quản trị kiểu Anh trong hơn 100 năm.
Thành công của Hồng Kông là sự kết hợp phong cách kinh doanh Á - Âu, cả truyền thống và hiện đại. Hồng Kông vẫn tiếp tục phát triển tốt sau khi Anh trao trả thuộc địa này lại cho Trung Quốc.
Cả Singapore và Hồng Kông là minh chứng cho việc một quốc gia có diện tích đất nhỏ bé, không có tài nguyên, không có lịch sử phát triển lâu đời, không có nền quốc phòng hùng mạnh hay kinh nghiệm chiến tranh, vẫn giữ được chủ quyền và phát triển kinh tế vững mạnh, sánh vai các cường quốc năm châu về mặt GDP đầu người và chất lượng cuộc sống của người dân thật sự phồn vinh.
Thụy Sĩ: Quốc gia nhỏ bé ở châu Âu với dân số dưới 8 triệu người, bên cạnh những nước lớn vốn là cường quốc vang bóng một thời như Ý, Pháp, Đức nhưng vẫn giữ bản sắc riêng với tôn chỉ "trung lập", không bị đe dọa bởi chiến tranh ngay cả trong các thời kỳ chiến tranh!
Dân số ít ỏi nhưng sở hữu rất nhiều những công ty đa quốc gia và ngân hàng và công ty tài chính tầm cở thế giới. Các nhãn hiệu sữa, dược phẩm, đồng hồ, máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng.v.v. như Nestle, Rolex, Roche, Norvatis...v.v. vang danh và được sử dụng khắp nơi trên hành tinh này.
Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc từ đôi đũa đến cái tăm, củ hành, củ tỏi, khoai tây, cà rốt...
Sự phát triển cao độ các sản phẩm công nghệ cao, các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, có bí quyết sản xuất kinh doanh, thể hiện một thực tiễn sinh động rằng biên giới của một quốc gia không phải ở diện tích đất rộng lớn mà quốc gia đó sở hữu mà là độ lớn của "hàm lượng chất xám" mà quốc gia đó có được!
Thụy Sĩ không thể "mở mang" bờ cõi bằng cách "lấn đất" các quốc gia láng giềng được mà chỉ có thể mang các sản phẩm "chất xám" của mình chinh phục các thị trường thế giới. Sức mạnh "mềm" này có quyền uy không kém bất cứ loại vũ khí hiện đại nào!
Ngược lại, hầu như không có "láng giềng" nào của Thụy Sĩ lại có ý muốn sử dụng sức mạnh quân sự để xâm chiếm quốc gia "trung lập" này!
Israel: Quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông, diện tích chưa tới 1/15 so với Việt Nam và dân số gần 8 triệu người, nằm lọt thỏm giữa các nước Ả Rập có ý thức hệ và tôn giáo khác biệt. Mang trong mình cuộc chiến suốt mấy ngàn năm và hận thù chất chứa leo thang luôn chực chờ bùng nổ như một thùng thuốc súng khổng lồ, Israel phải luôn đối phó với chiến tranh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Đây là điển hình của một dân tộc luôn phải "đối phó", luôn phải "sẵn sàng", luôn phải suy nghĩ và vận động nếu không sẽ bị tiêu diệt. Ngày nay, có hơn 5 triệu người Mỹ gốc Do Thái rất thành đạt tại Hoa Kỳ, và có lẽ điều này khiến cho tiếng nói của Hoa Kỳ - cường quốc số 1 thế giới - luôn là tiếng nói ủng hộ Israel trên trường quốc tế.
Họ thành công trên khắp thế giới trong hầu hết các lĩnh vực từ kinh doanh, mua bán tới sáng tạo nghệ thuật và khoa học kỹ thuật công nghệ lẫn tham gia chính trường.
Từ một dân tộc bị "săn đuổi" và "diệt chủng" trong thế chiến thứ II bởi Đức Quốc Xã, họ đã tình nguyện tái lập quốc gia sau hàng ngàn năm bị xua đuổi khỏi mảnh đất lâu đời Jerusalem và xây dựng được một nền khoa học kỹ thuật hiện đại bậc nhất thế giới.
Có lẽ, bí quyết của họ nằm ở lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, khả năng hợp tác kế thừa giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần say mê khoa học sáng tạo, phương pháp quản lý sản xuất kinh doanh truyền thống và hiện đại hài hòa đã khiến Israel trở thành một quốc gia nhỏ bé nhưng hùng mạnh trong hầu hết các lĩnh vực.
Hàn Quốc và Đài Loan - Trung Quốc: đều chịu tình trạng căng thẳng chính trị và quân sự liên tục, chịu ảnh hưởng của các cường quốc lên năng lực phát triển quốc gia. Hấp thu tốt dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Mỹ và các nước khác. Xây dựng được nền công nghiệp cho riêng mình hướng tới sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao với giá cả hợp lý hơn để cạnh tranh xuất khẩu.
Hàn Quốc với các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Samsung, LG, Huyndai, Daewoo, .v.v. từng bước chiếm lĩnh thị trường và cạnh tranh được với các sản phẩm hàng đầu khác trên thế giới.
Đài Loan với rất nhiều hãng sản xuất vi mạch điện tử, máy tính và công nghiệp nặng như Foxcon, Formosa... đang là một trong những nhà sản xuất bán dẫn và hàng công nghiệp lớn nhất thế giới.
Người Hàn Quốc và Đài Loan đều tự hào là mình rất siêng năng lao động, họ luôn có tinh thần cạnh tranh cao độ từ việc học hành trong trường lớp cho tới môi trường làm ăn kinh doanh ngoài xã hội! Họ nói, nếu người Nhật có thể làm việc 10 giờ/ngày thì họ sẳn sàng làm việc 12 giờ/ngày. Nếu người Nhật làm việc 12 giờ/ngày thì họ sẽ làm việc 14 giờ/ngày!
Nhật Bản và Đức: Họ đã vươn lên trở lại thành các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Các sản phẩm "Made in Japan" hay "Made in Germany" luôn là các sản phẩm tốt nhất, uy tín nhất thế giới! Đây là hai trong số các nhà xuất khẩu lớn trên toàn cầu!
Kỷ luật lao động nghiêm khắc, tính siêng năng cần cù, tinh thần hiếu học và nghiên cứu khoa học là các đức tính mà người dân ở hai quốc gia một Á, một Âu này sở hữu.
Lòng kiêu hãnh, tự trọng, tự hào dân tộc luôn là động lực góp phần đưa họ lên vị trí cao nhất trong các cuộc đua tranh trong mọi lĩnh vực.
Việt Nam và sự lớn mạnh của Trung Quốc
Giáo sư Michael Porter trở lại Hà Nội với Báo cáo năng lực cạnh tranh của Việt Nam với một số tư tưởng chủ đạo như "khác biệt hóa" và "độc đáo" để cạnh tranh, lấy năng lực cạnh tranh quốc gia làm trung tâm, chú trọng vai trò kinh tế tư nhân - tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển lớn mạnh, nhà nước phải đóng vai trò người thiết kế và kiến tạo sức cạnh tranh cho quốc gia .v.v. là các ý tưởng mà các sách vở từ lý thuyết đến thực tế cũng đã nêu cùng với ý kiến của rất nhiều chuyên gia kinh tế và các nhà doanh nghiệp.
Vấn đề của chúng ta dường như là "thực thi ra làm sao". Để triển khai thực hiện có dễ dàng không?
Vấn đề đôi khi bị dẫn dắt bởi nỗi lo lắng, sợ hãi với sự lớn mạnh không ngừng của nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Đó là nỗi sợ hàng giá rẻ "Made in China" tràn ngập thị trường... mà doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh nổi.
Trung Quốc phát triển nhanh trong suốt hơn ba thập kỷ mang lại sự phồn vinh cho các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, .v.v... song, bản thân Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào cũng tồn tại các khó khăn thách thức lớn.
Dân số đông nhất thế giới - phải lo cho nhiều miệng ăn và chính sách an ninh lương thực, phòng chống thiên tai luôn trong tình trạng khẩn trương , chính sách một con nhằm hạn chế dân số có thể làm mất cân bằng giới tính và ảnh hưởng đến đời sống tâm lý con người, phân hóa cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn, khoảng cách lớn trong lối sống và đời sống thành thị và nông thôn, nạn ô nhiễm môi trường nặng khiến nhiều chuyên gia cảnh báo Trung Quốc sẽ phải tốn rất nhiều tiền của để xử lý các hậu quả do ô nhiễm môi trường về sau ..v.v...
Mặc khác, nền kinh tế Trung Quốc trong những năm qua còn phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài từ Mỹ, Nhật, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore ... nên hoàn toàn có khả năng phụ thuộc vào nguồn vốn và công nghệ của các quốc gia này.
Hơn nữa, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nóng dựa vào xuất khẩu hàng giá rẻ, nhân công rẻ, hàng chất lượng thấp còn gặp trở ngại nhiều khi chuyển mình nâng cấp lên "hàng chất lượng cao" xuất khẩu, điều này mất nhiều năm để cải thiện tình hình, vì còn ràng buộc với nhiều yếu tố như công nghệ, bí quyết, con người .v.v... mà không thể nói và làm trong ngày một ngày hai.
Điều này giống như việc Trung Quốc không thể dễ dàng tìm được giải Nobel nhanh chóng trong những năm tới và đuổi kịp các quốc gia tiên tiến khác về khoa học công nghệ.
Việt Nam cần nhìn lại mình, học tập các tấm gương và mô hình thành công của các quốc gia khác như đã nói trên, để xây dựng cho mình sự "khác biệt hóa" trong các sản phẩm và dịch vụ của mình trên thương trường.
Ví dụ: Cafe Việt Nam với ánh nắng phương Nam mang lại chất lượng hàng đầu thế giới (Trung Quốc chắc không có nhiều ánh nắng phương Nam này!). Gạo Việt với chất lượng cao nhờ dòng phù sa ngọt ngào cuối nguồn của sông Mêkông! Hay "Ẩm thực Việt" với bí quyết ngàn năm, ít dầu mỡ và nhiều gia vị, rau xanh tuyệt vời nhất! Công nhân Việt khéo tay nhất thế giới! Hoặc nhấn mạnh các đặc điểm chất lượng sản phẩm hay dịch vụ nhờ khâu kiểm định "ngặt nghèo" đạt đẳng cấp quốc tế ..v.v..
Trên hết vẫn là yếu tố "con người". Phải đặt con người ở vị trí trung tâm, phải giải phóng các cơ chế trì trệ đang níu kéo cỗ máy phát triển của đất nước và giải phóng sức dân. Như vậy, phải thẳng thắn nhìn nhận, đâu là điểm yếu, đâu là "nút thắt" cần phải tháo gỡ nhanh chóng.
Nếu không thể phát hiện được các điểm yếu hay nút thắt của hệ thống chính trị - kinh tế - xã hội - con người thì việc thực thi chính sách và chiến lược cạnh tranh thật khó mà thành công. Tránh nguy cơ tụt hậu phụ thuộc vào việc tháo gỡ các nút thắt ở bên trong và ở chính chúng ta chứ chưa chắc đã do yếu tố từ bên ngoài nào!
(VEF) - Việt Nam cần nhìn lại mình, học tập các tấm gương và mô hình thành công của các quốc gia khác để xây dựng cho mình sự "khác biệt hóa" trong các sản phẩm và dịch vụ của mình trên thương trường. Đừng để "nỗi sợ" Trung Quốc dẫn dắt... (Bài trên trang Vef.vn, chỉ sau vài mươi phút đã thay tít và cắt chỉnh. Nhưng tôi vẫn thích cái tít cũ post lên lúc đầu: Đừng để “nỗi sợ” Trung Quốc dẫn dắt).
Bài học từ tận dụng chất xám
Singapore: Đảo quốc châu Á sát bên Malaysia với chỉ hơn 600km2 và vài triệu dân (khoảng 5 triệu) nhưng sở hữu GDP đầu người cao tầm cỡ thế giới và một đội ngũ nguồn nhân lực chuyên nghiệp và thông tuệ hàng đầu.
Nền kinh tế khuyến khích, động viên và thu hút mọi nguồn lực chất xám để cạnh tranh toàn cầu này nổi tiếng nhờ quản lý giỏi, làm dịch vụ giỏi, đầu tư và hợp tác chuyên nghiệp. Thành phố xanh, sạch và môi trường kinh doanh tốt thu hút rất nhiều các công ty đa quốc gia lựa chọn làm bản doanh trước khi đi vào khu vực châu Á.
Hồng Kông - Trung Quốc: Tương tự Singapore, hòn đảo mang hình dáng "túi đựng tiền" may mắn với diện tích 1.104Km2 và dân số khoảng gấp rưởi Singapore, dân số nói tiếng Hoa và Anh ngữ tốt mang phong cách châu Á và cả Âu nhờ tiếp thu hệ thống quản trị kiểu Anh trong hơn 100 năm.
Thành công của Hồng Kông là sự kết hợp phong cách kinh doanh Á - Âu, cả truyền thống và hiện đại. Hồng Kông vẫn tiếp tục phát triển tốt sau khi Anh trao trả thuộc địa này lại cho Trung Quốc.
Cả Singapore và Hồng Kông là minh chứng cho việc một quốc gia có diện tích đất nhỏ bé, không có tài nguyên, không có lịch sử phát triển lâu đời, không có nền quốc phòng hùng mạnh hay kinh nghiệm chiến tranh, vẫn giữ được chủ quyền và phát triển kinh tế vững mạnh, sánh vai các cường quốc năm châu về mặt GDP đầu người và chất lượng cuộc sống của người dân thật sự phồn vinh.
Thụy Sĩ: Quốc gia nhỏ bé ở châu Âu với dân số dưới 8 triệu người, bên cạnh những nước lớn vốn là cường quốc vang bóng một thời như Ý, Pháp, Đức nhưng vẫn giữ bản sắc riêng với tôn chỉ "trung lập", không bị đe dọa bởi chiến tranh ngay cả trong các thời kỳ chiến tranh!
Dân số ít ỏi nhưng sở hữu rất nhiều những công ty đa quốc gia và ngân hàng và công ty tài chính tầm cở thế giới. Các nhãn hiệu sữa, dược phẩm, đồng hồ, máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng.v.v. như Nestle, Rolex, Roche, Norvatis...v.v. vang danh và được sử dụng khắp nơi trên hành tinh này.
Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc từ đôi đũa đến cái tăm, củ hành, củ tỏi, khoai tây, cà rốt...
Sự phát triển cao độ các sản phẩm công nghệ cao, các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, có bí quyết sản xuất kinh doanh, thể hiện một thực tiễn sinh động rằng biên giới của một quốc gia không phải ở diện tích đất rộng lớn mà quốc gia đó sở hữu mà là độ lớn của "hàm lượng chất xám" mà quốc gia đó có được!
Thụy Sĩ không thể "mở mang" bờ cõi bằng cách "lấn đất" các quốc gia láng giềng được mà chỉ có thể mang các sản phẩm "chất xám" của mình chinh phục các thị trường thế giới. Sức mạnh "mềm" này có quyền uy không kém bất cứ loại vũ khí hiện đại nào!
Ngược lại, hầu như không có "láng giềng" nào của Thụy Sĩ lại có ý muốn sử dụng sức mạnh quân sự để xâm chiếm quốc gia "trung lập" này!
Israel: Quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông, diện tích chưa tới 1/15 so với Việt Nam và dân số gần 8 triệu người, nằm lọt thỏm giữa các nước Ả Rập có ý thức hệ và tôn giáo khác biệt. Mang trong mình cuộc chiến suốt mấy ngàn năm và hận thù chất chứa leo thang luôn chực chờ bùng nổ như một thùng thuốc súng khổng lồ, Israel phải luôn đối phó với chiến tranh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Đây là điển hình của một dân tộc luôn phải "đối phó", luôn phải "sẵn sàng", luôn phải suy nghĩ và vận động nếu không sẽ bị tiêu diệt. Ngày nay, có hơn 5 triệu người Mỹ gốc Do Thái rất thành đạt tại Hoa Kỳ, và có lẽ điều này khiến cho tiếng nói của Hoa Kỳ - cường quốc số 1 thế giới - luôn là tiếng nói ủng hộ Israel trên trường quốc tế.
Họ thành công trên khắp thế giới trong hầu hết các lĩnh vực từ kinh doanh, mua bán tới sáng tạo nghệ thuật và khoa học kỹ thuật công nghệ lẫn tham gia chính trường.
Từ một dân tộc bị "săn đuổi" và "diệt chủng" trong thế chiến thứ II bởi Đức Quốc Xã, họ đã tình nguyện tái lập quốc gia sau hàng ngàn năm bị xua đuổi khỏi mảnh đất lâu đời Jerusalem và xây dựng được một nền khoa học kỹ thuật hiện đại bậc nhất thế giới.
Có lẽ, bí quyết của họ nằm ở lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, khả năng hợp tác kế thừa giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần say mê khoa học sáng tạo, phương pháp quản lý sản xuất kinh doanh truyền thống và hiện đại hài hòa đã khiến Israel trở thành một quốc gia nhỏ bé nhưng hùng mạnh trong hầu hết các lĩnh vực.
Hàn Quốc và Đài Loan - Trung Quốc: đều chịu tình trạng căng thẳng chính trị và quân sự liên tục, chịu ảnh hưởng của các cường quốc lên năng lực phát triển quốc gia. Hấp thu tốt dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Mỹ và các nước khác. Xây dựng được nền công nghiệp cho riêng mình hướng tới sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao với giá cả hợp lý hơn để cạnh tranh xuất khẩu.
Hàn Quốc với các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Samsung, LG, Huyndai, Daewoo, .v.v. từng bước chiếm lĩnh thị trường và cạnh tranh được với các sản phẩm hàng đầu khác trên thế giới.
Đài Loan với rất nhiều hãng sản xuất vi mạch điện tử, máy tính và công nghiệp nặng như Foxcon, Formosa... đang là một trong những nhà sản xuất bán dẫn và hàng công nghiệp lớn nhất thế giới.
Người Hàn Quốc và Đài Loan đều tự hào là mình rất siêng năng lao động, họ luôn có tinh thần cạnh tranh cao độ từ việc học hành trong trường lớp cho tới môi trường làm ăn kinh doanh ngoài xã hội! Họ nói, nếu người Nhật có thể làm việc 10 giờ/ngày thì họ sẳn sàng làm việc 12 giờ/ngày. Nếu người Nhật làm việc 12 giờ/ngày thì họ sẽ làm việc 14 giờ/ngày!
Nhật Bản và Đức: Họ đã vươn lên trở lại thành các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Các sản phẩm "Made in Japan" hay "Made in Germany" luôn là các sản phẩm tốt nhất, uy tín nhất thế giới! Đây là hai trong số các nhà xuất khẩu lớn trên toàn cầu!
Kỷ luật lao động nghiêm khắc, tính siêng năng cần cù, tinh thần hiếu học và nghiên cứu khoa học là các đức tính mà người dân ở hai quốc gia một Á, một Âu này sở hữu.
Lòng kiêu hãnh, tự trọng, tự hào dân tộc luôn là động lực góp phần đưa họ lên vị trí cao nhất trong các cuộc đua tranh trong mọi lĩnh vực.
Việt Nam và sự lớn mạnh của Trung Quốc
Giáo sư Michael Porter trở lại Hà Nội với Báo cáo năng lực cạnh tranh của Việt Nam với một số tư tưởng chủ đạo như "khác biệt hóa" và "độc đáo" để cạnh tranh, lấy năng lực cạnh tranh quốc gia làm trung tâm, chú trọng vai trò kinh tế tư nhân - tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển lớn mạnh, nhà nước phải đóng vai trò người thiết kế và kiến tạo sức cạnh tranh cho quốc gia .v.v. là các ý tưởng mà các sách vở từ lý thuyết đến thực tế cũng đã nêu cùng với ý kiến của rất nhiều chuyên gia kinh tế và các nhà doanh nghiệp.
Vấn đề của chúng ta dường như là "thực thi ra làm sao". Để triển khai thực hiện có dễ dàng không?
Vấn đề đôi khi bị dẫn dắt bởi nỗi lo lắng, sợ hãi với sự lớn mạnh không ngừng của nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Đó là nỗi sợ hàng giá rẻ "Made in China" tràn ngập thị trường... mà doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh nổi.
Trung Quốc phát triển nhanh trong suốt hơn ba thập kỷ mang lại sự phồn vinh cho các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, .v.v... song, bản thân Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào cũng tồn tại các khó khăn thách thức lớn.
Dân số đông nhất thế giới - phải lo cho nhiều miệng ăn và chính sách an ninh lương thực, phòng chống thiên tai luôn trong tình trạng khẩn trương , chính sách một con nhằm hạn chế dân số có thể làm mất cân bằng giới tính và ảnh hưởng đến đời sống tâm lý con người, phân hóa cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn, khoảng cách lớn trong lối sống và đời sống thành thị và nông thôn, nạn ô nhiễm môi trường nặng khiến nhiều chuyên gia cảnh báo Trung Quốc sẽ phải tốn rất nhiều tiền của để xử lý các hậu quả do ô nhiễm môi trường về sau ..v.v...
Mặc khác, nền kinh tế Trung Quốc trong những năm qua còn phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài từ Mỹ, Nhật, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore ... nên hoàn toàn có khả năng phụ thuộc vào nguồn vốn và công nghệ của các quốc gia này.
Hơn nữa, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nóng dựa vào xuất khẩu hàng giá rẻ, nhân công rẻ, hàng chất lượng thấp còn gặp trở ngại nhiều khi chuyển mình nâng cấp lên "hàng chất lượng cao" xuất khẩu, điều này mất nhiều năm để cải thiện tình hình, vì còn ràng buộc với nhiều yếu tố như công nghệ, bí quyết, con người .v.v... mà không thể nói và làm trong ngày một ngày hai.
Điều này giống như việc Trung Quốc không thể dễ dàng tìm được giải Nobel nhanh chóng trong những năm tới và đuổi kịp các quốc gia tiên tiến khác về khoa học công nghệ.
Việt Nam cần nhìn lại mình, học tập các tấm gương và mô hình thành công của các quốc gia khác như đã nói trên, để xây dựng cho mình sự "khác biệt hóa" trong các sản phẩm và dịch vụ của mình trên thương trường.
Ví dụ: Cafe Việt Nam với ánh nắng phương Nam mang lại chất lượng hàng đầu thế giới (Trung Quốc chắc không có nhiều ánh nắng phương Nam này!). Gạo Việt với chất lượng cao nhờ dòng phù sa ngọt ngào cuối nguồn của sông Mêkông! Hay "Ẩm thực Việt" với bí quyết ngàn năm, ít dầu mỡ và nhiều gia vị, rau xanh tuyệt vời nhất! Công nhân Việt khéo tay nhất thế giới! Hoặc nhấn mạnh các đặc điểm chất lượng sản phẩm hay dịch vụ nhờ khâu kiểm định "ngặt nghèo" đạt đẳng cấp quốc tế ..v.v..
Trên hết vẫn là yếu tố "con người". Phải đặt con người ở vị trí trung tâm, phải giải phóng các cơ chế trì trệ đang níu kéo cỗ máy phát triển của đất nước và giải phóng sức dân. Như vậy, phải thẳng thắn nhìn nhận, đâu là điểm yếu, đâu là "nút thắt" cần phải tháo gỡ nhanh chóng.
Nếu không thể phát hiện được các điểm yếu hay nút thắt của hệ thống chính trị - kinh tế - xã hội - con người thì việc thực thi chính sách và chiến lược cạnh tranh thật khó mà thành công. Tránh nguy cơ tụt hậu phụ thuộc vào việc tháo gỡ các nút thắt ở bên trong và ở chính chúng ta chứ chưa chắc đã do yếu tố từ bên ngoài nào!
Hotgirl thời bao cấp
Đăng bởi: Nguyễn Quang Lập
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt đầu từ ngôn ngữ chat chít của lớp trẻ. Mình đã viết hot boy thời bao cấp rồi, giờ kể thêm hot girl cho vui.
Khác với hot boy có dăm bảy loại, thời bao cấp hot girl chỉ có một loại thôi, ấy là những cô gái mậu dịch viên. Tất nhiên thời nào gái đẹp, gái nổi tiếng đều hot cả, thời bao cấp cũng thế, nhưng thời này gái mậu dịch được trọng vọng nhất, hầu như họ không có đối thủ trong tình trường. Cái thời dân chủ yếu sống bằng tem phiếu, đường sữa mắm muối vải vóc.. nhất nhất đều phải dựa vào tem phiếu, đồng lương cán bộ chỉ có thể sống được nhờ các cửa hàng cung cấp, không thể sống nhờ chợ búa được thì ai đứng cửa hàng kể như cầm mạng sống của cả nhà.
Các cửa hàng luôn ở tình trạng thiếu hàng, mọi người xếp hàng chầu chực chờ hàng về để được mua đầu tiên. Chỉ cần chậm chân một chút hoặc là xách túi về không, hoặc là phải lấy mấy thứ đầu thừa đuôi thẹo. Mình nhớ ngày đó ba mình cất phiếu thịt chờ con cái đi học, đi làm ở xa lâu ngày về thăm, ông mới đem phiếu ra cửa hàng thịt. Ông dậy từ 4 giờ sáng ra cửa hàng đứng xếp hàng chờ đến 7 giờ cửa hàng mở cửa. Thế mà nhiều khi ông phải xếp thứ mấy chục. Chưa khi nào ông mua được cân thịt ngon. Thịt ngon đều để dành cho cấp trên, người nhà, người quen, người trong cửa hàng trong công ty của mậu dịch viên. Mua được cân thịt là may rồi, chẳng ai dám mơ có được cân thịt ngon. Ba mình xách cân thịt về, mồ hôi muối trắng lưng áo, nói cười hể hả như là nhặt được cân thịt ở đâu về chứ không phải đi mua thịt tiêu chuẩn. Lúc nào ông cũng khoe mình đã gặp may. Khi thì khoe đứa học trò nó nhường cho mua trước. Khi thì khoe đến lượt ông mua xong là hết sạch thịt chỉ còn lòng. Khi thì khoe hết thịt rồi nhưng cô bán thịt nhận ra người quen, cô linh động bán cho phần thịt cô để dành cho người nhà. Cả nhà nghe ông kể ai nấy mừng húm, nói may hè may hè.
Khổ thân, tiêu chuẩn của mình mà mỗi khi mua được thì mừng hơn cha chết sống lại. Một cân thịt có khi về nhà cân lại chỉ còn tám lạng vẫn mừng, có tám lạng còn hơn không có lạng nào. Chả ai ngu xách cân thịt ra cửa hàng yêu cầu cân lại. Người sắp hàng mua rất đông, chẳng ai cho mình chen ngang để kiện cáo. Nếu chen vào được, nói chị ơi tôi cân lại chỉ có tám lạng thôi. Cô mậu dịch một là không thèm trả lời; hai là lườm cái, nói thừa thiếu phải nói ngay tại quầy, bác đã đem thịt ra khỏi quầy còn đem lại đây bảo thiếu a; ba là cô cầm tám lạng thịt ném vào thớt, nói bác chê thiếu thì để người khác mua. Lập tức có cả chục người nói đây đây tôi mua tôi mua, tám lạng thì tám lạng. Xong om.
Kể qua vậy để nói quyền thế của cô mậu dịch viên lớn lắm. Bán ai trước, bán đúng cân hay thiếu cân, hàng nguyên chất hay đầu thừa đuôi thẹo đều thuộc quyền cô cả. Nếu ai thấy cô cân thiếu yêu cầu cân lại, hoặc muốn đổi hàng chất lượng cao hơn cũng không được. Mình chưa nói xong câu thì cả chục người đứng sau réo ầm ầm, nói ông kia mua nhanh cho người khác mua. Mua được hàng là tốt rồi còn đổi chác, ngu thế, tham thế. Nếu mình còn chần chừ nhất địch bị đám đông đứng sau đánh bật mình ra khỏi hàng khi nào không biết.
Muốn mua hàng nhanh, đạt chất lượng chỉ có cách quen biết mậu dịch viên, hoặc cửa hàng trưởng, không còn cách nào khác. Quen được họ rồi thì là được mua đầu tiên, hàng đã không thiếu lại ngon lành. Sáng sớm đi làm gửi phiếu gửi sổ mua hàng cho họ, đến trưa thì viếng qua cửa hàng lấy, khoẻ re. Nếu không cứ đến thẳng cửa hàng, cố dơ mặt ra cho người ta thấy, búng ngón tay cái tách ra hiệu. Cô Mậu dịch thấy rồi, vờ gọi tên hai ba người là đến tên mình ngay. Ai thắc mắc, nói anh này mới đến sao mua nhanh thế thì vờ cau mặt cười nhạt, nói bác đến sau biết gì, tôi sắp hàng từ ba giờ sáng, giờ mới đến lượt đây. Hi hi.
Các cô mậu dịch viên chẳng những có quyền thế lại được hưởng lộc từ các trò cân thiếu, đánh tráo chất lượng hàng, thậm chí còn đánh tráo cả tem phiếu mua rồi thành tem phiếu chưa mua, thành thử thời này tất cả các mậu dịch viên nếu không giàu có cũng không khi nào túng thiếu. Lấy được mấy cô này khác gì chuột sa chĩnh gạo. Nhà nào kiếm được cô dâu là mậu dịch viên thật mừng hết lớn. Cả họ mừng chứ không riêng gì nhà đó mừng.
Mình chưa tán được cô nào là mậu dịch viên cả, mặc dù rắp ranh rất nhiều lần, lần nào cũng thất bại. Hễ cô nào là mậu dịch viên thì nhất định gia đình mấy người quyền thế đều thửa trước. Nếu không thì mấy ông hot boy thời này cũng cua ngay, chẳng cô nào “vườn không nhà trống” cả, rất khó tán. Mậu dịch viên thường mặt mày không đến nỗi, đa số đều sạch nước cản. Cũng có cô xấu, xấu mấy thì xấu, dù xấu ngang tầm Thị Nở cũng không đến lượt mình.
Chẳng phải cưa đổ tán được, anh nào quen được mấy cô cũng đã vinh dự lắm rồi. Quen được một cô mậu dịch là giá mình lên hẳn, từ gia đình, bà con đến thầy cô, bạn bè ai ai cũng nể trọng, ra sức chiều nịnh để nhờ cậy. Vì thế quen được cô mậu dich viên còn phấn khởi gấp mấy lần được thăng chức lên lương ( Tất nhiên là lương nhỏ chức quèn).
Mình nhớ hồi ở Huế, mình làm việc cùng phòng với thằng T. Thằng này thiên tài về quan hệ, thích quen ai là nó quen được liền. Một hôm có cô mậu dịch tìm đến phòng mình tìm nó. Nó kéo cô vào phòng, nói đây là cô A. ở cửa hàng B. Cả phòng bỗng ngẩng phắt lên mặt mày sáng trưng, không ai bảo ai tất cả đều xúm đến rồi rít hỏi han mời mọc. Thằng T. vắt chân chữ ngũ, mặt vênh lên y chang nó vừa quen được ông thủ tướng.
Anh M. là con ông phó chủ tịch huyện. Anh đi bộ đội lên đến hàm đại uý, hàm ấy gọi là siêu, cũng là “đồ quí hiếm”. Ở nhà bố anh dấm sẵn cho một cô mậu dịch viên. Khi anh về phép bố anh dẫn đến xem mặt. Anh chê xấu. Bố anh trừng mắt lên, nói ngu lắm, vàng đó con ơi, tao quyền thế lắm mới kiếm được cho mày đấy, đừng có tưởng bở. Anh vẫn chê. Cô này biết được, cười cái xoẹt, nói đó chê thì đây cũng nỏ thèm, tưởng đại uý là to à. Chỉ trong tuần lễ cô cưới ngay một ông thiếu tá trước mặt anh, ông này còn đẹp trai hơn cả anh nữa.
Thời mình đi lính chơi thân với thằng Q. Thằng này cực đẹp trai lại hát hay đàn giỏi, đi đâu gái chạy theo cả đàn. Chị nó ở nhà viết thư cho nó, nói chị đã dấm cho em một cô rất xinh xắn, khoẻ mạnh, nết na. Mày đồng ý thì để chị nói chuyện với nó. Thằng Q. làm chảnh, viết thư nói chị cứ từ từ, để em về xem có đồng điệu tâm hồn không đã. Thư sau chị nó dục, nói em quyết nhanh lên, ba mạ chờ ý kiến em để làm lễ bỏ trầu. Thẳng Q. vẫn thờ ơ, viết thư nói chị ơi em làm sao quyết được khi chưa biết tâm hồn người ta có đồng điệu hay không. Chị nó lại viết thư, lần này kể chuyện kĩ hơn, nói con bé hiện bán ở cửa hàng tổng hợp huyện em ạ. Thằng Q. đọc thư đến câu này, vội vàng tót ra bưu điện đánh điện khẩn về, nói em đồng ý, chị nói ba mạ làm lễ bỏ trầu cho em. He he.
Thời bao cấp trai gái thời thượng không ai gọi là hot boy, hot girl. Không biết miền Nam gọi là gì chứ ở miền Bắc trai gái thời thượng đều gọi là người yêu lý tưởng. Ngay cả cái từ hot hình như cũng chỉ được dùng hơn chục năm trở lại đây thôi, nó bắt đầu từ ngôn ngữ chat chít của lớp trẻ. Mình đã viết hot boy thời bao cấp rồi, giờ kể thêm hot girl cho vui.
Khác với hot boy có dăm bảy loại, thời bao cấp hot girl chỉ có một loại thôi, ấy là những cô gái mậu dịch viên. Tất nhiên thời nào gái đẹp, gái nổi tiếng đều hot cả, thời bao cấp cũng thế, nhưng thời này gái mậu dịch được trọng vọng nhất, hầu như họ không có đối thủ trong tình trường. Cái thời dân chủ yếu sống bằng tem phiếu, đường sữa mắm muối vải vóc.. nhất nhất đều phải dựa vào tem phiếu, đồng lương cán bộ chỉ có thể sống được nhờ các cửa hàng cung cấp, không thể sống nhờ chợ búa được thì ai đứng cửa hàng kể như cầm mạng sống của cả nhà.
Các cửa hàng luôn ở tình trạng thiếu hàng, mọi người xếp hàng chầu chực chờ hàng về để được mua đầu tiên. Chỉ cần chậm chân một chút hoặc là xách túi về không, hoặc là phải lấy mấy thứ đầu thừa đuôi thẹo. Mình nhớ ngày đó ba mình cất phiếu thịt chờ con cái đi học, đi làm ở xa lâu ngày về thăm, ông mới đem phiếu ra cửa hàng thịt. Ông dậy từ 4 giờ sáng ra cửa hàng đứng xếp hàng chờ đến 7 giờ cửa hàng mở cửa. Thế mà nhiều khi ông phải xếp thứ mấy chục. Chưa khi nào ông mua được cân thịt ngon. Thịt ngon đều để dành cho cấp trên, người nhà, người quen, người trong cửa hàng trong công ty của mậu dịch viên. Mua được cân thịt là may rồi, chẳng ai dám mơ có được cân thịt ngon. Ba mình xách cân thịt về, mồ hôi muối trắng lưng áo, nói cười hể hả như là nhặt được cân thịt ở đâu về chứ không phải đi mua thịt tiêu chuẩn. Lúc nào ông cũng khoe mình đã gặp may. Khi thì khoe đứa học trò nó nhường cho mua trước. Khi thì khoe đến lượt ông mua xong là hết sạch thịt chỉ còn lòng. Khi thì khoe hết thịt rồi nhưng cô bán thịt nhận ra người quen, cô linh động bán cho phần thịt cô để dành cho người nhà. Cả nhà nghe ông kể ai nấy mừng húm, nói may hè may hè.
Khổ thân, tiêu chuẩn của mình mà mỗi khi mua được thì mừng hơn cha chết sống lại. Một cân thịt có khi về nhà cân lại chỉ còn tám lạng vẫn mừng, có tám lạng còn hơn không có lạng nào. Chả ai ngu xách cân thịt ra cửa hàng yêu cầu cân lại. Người sắp hàng mua rất đông, chẳng ai cho mình chen ngang để kiện cáo. Nếu chen vào được, nói chị ơi tôi cân lại chỉ có tám lạng thôi. Cô mậu dịch một là không thèm trả lời; hai là lườm cái, nói thừa thiếu phải nói ngay tại quầy, bác đã đem thịt ra khỏi quầy còn đem lại đây bảo thiếu a; ba là cô cầm tám lạng thịt ném vào thớt, nói bác chê thiếu thì để người khác mua. Lập tức có cả chục người nói đây đây tôi mua tôi mua, tám lạng thì tám lạng. Xong om.
Kể qua vậy để nói quyền thế của cô mậu dịch viên lớn lắm. Bán ai trước, bán đúng cân hay thiếu cân, hàng nguyên chất hay đầu thừa đuôi thẹo đều thuộc quyền cô cả. Nếu ai thấy cô cân thiếu yêu cầu cân lại, hoặc muốn đổi hàng chất lượng cao hơn cũng không được. Mình chưa nói xong câu thì cả chục người đứng sau réo ầm ầm, nói ông kia mua nhanh cho người khác mua. Mua được hàng là tốt rồi còn đổi chác, ngu thế, tham thế. Nếu mình còn chần chừ nhất địch bị đám đông đứng sau đánh bật mình ra khỏi hàng khi nào không biết.
Muốn mua hàng nhanh, đạt chất lượng chỉ có cách quen biết mậu dịch viên, hoặc cửa hàng trưởng, không còn cách nào khác. Quen được họ rồi thì là được mua đầu tiên, hàng đã không thiếu lại ngon lành. Sáng sớm đi làm gửi phiếu gửi sổ mua hàng cho họ, đến trưa thì viếng qua cửa hàng lấy, khoẻ re. Nếu không cứ đến thẳng cửa hàng, cố dơ mặt ra cho người ta thấy, búng ngón tay cái tách ra hiệu. Cô Mậu dịch thấy rồi, vờ gọi tên hai ba người là đến tên mình ngay. Ai thắc mắc, nói anh này mới đến sao mua nhanh thế thì vờ cau mặt cười nhạt, nói bác đến sau biết gì, tôi sắp hàng từ ba giờ sáng, giờ mới đến lượt đây. Hi hi.
Các cô mậu dịch viên chẳng những có quyền thế lại được hưởng lộc từ các trò cân thiếu, đánh tráo chất lượng hàng, thậm chí còn đánh tráo cả tem phiếu mua rồi thành tem phiếu chưa mua, thành thử thời này tất cả các mậu dịch viên nếu không giàu có cũng không khi nào túng thiếu. Lấy được mấy cô này khác gì chuột sa chĩnh gạo. Nhà nào kiếm được cô dâu là mậu dịch viên thật mừng hết lớn. Cả họ mừng chứ không riêng gì nhà đó mừng.
Mình chưa tán được cô nào là mậu dịch viên cả, mặc dù rắp ranh rất nhiều lần, lần nào cũng thất bại. Hễ cô nào là mậu dịch viên thì nhất định gia đình mấy người quyền thế đều thửa trước. Nếu không thì mấy ông hot boy thời này cũng cua ngay, chẳng cô nào “vườn không nhà trống” cả, rất khó tán. Mậu dịch viên thường mặt mày không đến nỗi, đa số đều sạch nước cản. Cũng có cô xấu, xấu mấy thì xấu, dù xấu ngang tầm Thị Nở cũng không đến lượt mình.
Chẳng phải cưa đổ tán được, anh nào quen được mấy cô cũng đã vinh dự lắm rồi. Quen được một cô mậu dịch là giá mình lên hẳn, từ gia đình, bà con đến thầy cô, bạn bè ai ai cũng nể trọng, ra sức chiều nịnh để nhờ cậy. Vì thế quen được cô mậu dich viên còn phấn khởi gấp mấy lần được thăng chức lên lương ( Tất nhiên là lương nhỏ chức quèn).
Mình nhớ hồi ở Huế, mình làm việc cùng phòng với thằng T. Thằng này thiên tài về quan hệ, thích quen ai là nó quen được liền. Một hôm có cô mậu dịch tìm đến phòng mình tìm nó. Nó kéo cô vào phòng, nói đây là cô A. ở cửa hàng B. Cả phòng bỗng ngẩng phắt lên mặt mày sáng trưng, không ai bảo ai tất cả đều xúm đến rồi rít hỏi han mời mọc. Thằng T. vắt chân chữ ngũ, mặt vênh lên y chang nó vừa quen được ông thủ tướng.
Anh M. là con ông phó chủ tịch huyện. Anh đi bộ đội lên đến hàm đại uý, hàm ấy gọi là siêu, cũng là “đồ quí hiếm”. Ở nhà bố anh dấm sẵn cho một cô mậu dịch viên. Khi anh về phép bố anh dẫn đến xem mặt. Anh chê xấu. Bố anh trừng mắt lên, nói ngu lắm, vàng đó con ơi, tao quyền thế lắm mới kiếm được cho mày đấy, đừng có tưởng bở. Anh vẫn chê. Cô này biết được, cười cái xoẹt, nói đó chê thì đây cũng nỏ thèm, tưởng đại uý là to à. Chỉ trong tuần lễ cô cưới ngay một ông thiếu tá trước mặt anh, ông này còn đẹp trai hơn cả anh nữa.
Thời mình đi lính chơi thân với thằng Q. Thằng này cực đẹp trai lại hát hay đàn giỏi, đi đâu gái chạy theo cả đàn. Chị nó ở nhà viết thư cho nó, nói chị đã dấm cho em một cô rất xinh xắn, khoẻ mạnh, nết na. Mày đồng ý thì để chị nói chuyện với nó. Thằng Q. làm chảnh, viết thư nói chị cứ từ từ, để em về xem có đồng điệu tâm hồn không đã. Thư sau chị nó dục, nói em quyết nhanh lên, ba mạ chờ ý kiến em để làm lễ bỏ trầu. Thẳng Q. vẫn thờ ơ, viết thư nói chị ơi em làm sao quyết được khi chưa biết tâm hồn người ta có đồng điệu hay không. Chị nó lại viết thư, lần này kể chuyện kĩ hơn, nói con bé hiện bán ở cửa hàng tổng hợp huyện em ạ. Thằng Q. đọc thư đến câu này, vội vàng tót ra bưu điện đánh điện khẩn về, nói em đồng ý, chị nói ba mạ làm lễ bỏ trầu cho em. He he.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)