Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

Cơ duyên đầu tiên của tôi trên đất Mỹ

Một người thợ hàn. Ảnh minh họa: Ecki.
Độc giả Charles Trần - tác giả của bài viết 'Tôi làm giàu ở Mỹ thế nào' - chia sẻ về những ngày đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ.

Kính gửi báo VnExpress,

Sau khi đọc lại một số các góp ý của bạn đọc, tôi vì rảnh rỗi nên viết tiếp phần còn sót lại của bài trước. Hy vọng bài này củng sẽ được quý báo đón nhận.

Trong bài Tôi làm giàu ở Mỹ như thế nào mặc dù muốn trải dài câu chuyện của tôi, nhưng lại cố tóm tắt, nên còn bị thiếu sót những đoạn vui nhộn. Vì vậy tôi cố hoàn thiện thêm phần này để các bạn có cái nhìn vào những khúc, đoạn mà trong bài trước còn sót lại. Tôi cũng dùng bài này để trả lời một số các bạn đã hỏi tôi: Trong sự thành công có may mắn đi kèm không? Câu hỏi của các bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài này. May mắn nếu có thì là một ân sủng, nhưng may mắn cũng chưa hẳn là tốt đâu. Vì may mắn luôn có tai hoạ đi cùng, cũng như làm sao nói được là mình đang gặp may mắn? Tôi sẽ cùng chia sẻ với các bạn về may mắn trong một bài khác.

Có bạn gợi ý kiến là tôi nên viết sách. Bạn đã không chịu nhìn rồi, vì đã là sách thì luôn không đúng sự thật, mà cho có đúng thì vẫn bị dễ dàng đào thải vì sự khác biệt trong môi trường cũng như nhân sinh quan của xã hội và thời gian. Tôi nhận được nhiều cổ vũ, vui thì có vui, nhưng tôi lại thấy rằng thì ra còn quá nhiều người chưa từng trải nghiệm.

Có một bạn khi nhận định về bài viết của tôi: “Đủ ăn đủ mặc là quí rồi”. Tôi thấy mừng cho anh bạn này vì anh ta là người sung sướng và không cần được chia sẻ về kinh nghiệm làm giàu. Giấc mộng của anh bạn ấy chỉ có vậy (!!)

Có anh: (BLOC) hỏi tôi về chuyện credit card và nghi ngờ rằng liệu có ai cho lấy tiền ra như vậy không và nếu làm như tôi thì ngân hàng làm sao có lãi. Anh bạn này cũng chẳng chịu nhìn chút nào, vì khi mức tín dụng đã cho anh, thì anh dùng cách nào là quyền của anh. Mỗi lần anh cash tiền ra anh phải trả cash advanced fee như vậy khi dùng thẻ là anh làm lợi cho ngân hàng chứ đêu có phạm luật như anh bạn nói đâu!

Còn anh nói đến dự án 1.000 mobile home park, là tôi đã làm cú lừa khách hàng, còn tôi gọi là chiến lược phát triển kinh doanh đấy anh bạn ạ. Chẳng ai lại đâm đầu đi mua chỗ đậu mobile home park tại một nơi chưa có dự án phát triển. Còn tôi lên dự án, có bài bản, có giấy phép kinh doanh. Mặc dù số tiền tôi bỏ ra ban đầu không lớn, nhưng lợi nhuận tôi bán đi thì gấp vài chục lần vốn tôi bỏ ra. Xin anh nhớ cho là tôi không xây dựng mobile home park, nhưng người mua lại của tôi họ vẫn kiếm lợi bằng dự án mà tôi khai sinh ra.

Ví dụ thứ nhất khi tôi nói về việc được cho 100 USD, tôi không gọi đó là thành công vì tôi chỉ làm có một lần. Tôi viết lên để so sánh cái góc độ liêm sẻ của con người, cũng như lòng tự tin nó được đánh giá cao đến đâu.

Tôi xin đựơc kết luận vắn tắt như sau: Trên diễn đàn này mục đích của người viết và cả người đọc là được chia sẻ, có những điều không áp dụng được cho người này, nhưng vẫn có thể áp dụng cho người khác. Kinh nghiệm của mỗi ngưởi trải nghiệm trên mục này nó như một mâm bánh, bạn hãy ăn miếng nào bạn có thể ăn nhưng đừng vội vã ăn hết và chê là không biết làm bánh.

Câu chuyện của tôi lại phải quay trở lại, với kỷ niệm của những ngày mới đến Mỹ. Câu chuyện này lại là tiền thân của câu chuyện: Tôi làm giàu trên đất Mỹ ra sao? Xin các bạn cho phép tôi vào cuộc nhé!

Một hôm tôi nhặt được tờ báo địa phương cũ trong phần quảng cáo tìm nhân sự có một hãng đóng tàu của thành phố đang cần tuyển công nhân lao động bao gồm: electrician, carpenter, và welder.Với vốn liếng tiếng Anh có hạn, tôi hiểu electrician là thợ điện, hay carpenter là thợ mộc nhưng welder thì tôi chịu, chẳng hiểu nó là cái quỉ quái gì nhưng tôi vẫn tự đến để xin việc.

Khi tôi đến văn phòng của hãng, điều khiến tôi không ngờ rằng hình như mọi người đều quen tôi. Một phụ nữ tiến ra và hỏi: anh có phải là Mr Trần, người Việt Nam, mới đến thành phố này? Tôi vừa gật đầu vừa run vừa rặn mãi mới ra được chữ “yes madam”. Thế là những tiếng “welcome to" thật thân thiện của họ dành cho tôi đã làm tôi bớt đi rất nhiều ngỡ ngàng. Sau khi biết tôi đến để tìm việc làm, họ cho tôi điền đơn vào một mẫu đã in sẵn và bảo tôi ngồi chờ. Khoảng 15 phút sau, một người da đen to lớn và chững chạc ra dấu cho tôi vào phòng bên trong, và ông đã rất lịch sự và tỏ ra thật kiên nhẫn khi đặt câu hỏi và nghe tôi trả lời bằng tiếng anh với ông. Sau cùng thì chúng tôi cũng hiểu nhau. Ông biết tôi cần việc làm nhưng không tin tưởng lắm về những điều tôi khai, còn tôi thì gần như quả quyết là tôi có thể làm cả ba công việc mà hãng đang cần. Ông gọi một nhân viên về quản lý nhân sự rồi ái ngại nhìn tôi và nói: Thợ điện đã hết chỗ, thợ mộc cũng vậy, chỉ còn welder vậy anh có muốn làm welder không? Thật tội nghiệp cho tôi đã không hiểu, thế mà khi người ta hỏi tôi lại thản nhịên gật đầu.

Một ngày kinh hoàng bắt đầu. Tôi được giao cho một mảnh giấy để đi xuống khu vực thi hành nghề. Khi đến nơi tôi mới hiểu: Chúa ơi nó là nghề thợ hàn mà cả đời tôi có biết hàn là gì đâu! Nhưng đã lỡ phóng lao thì phải theo lao. Tôi nhận được 6 miếng sắt và theo tiêu chuẩn của khảo sát là tôi phải hàn 6 miếng sắt lại với nhau ở những vị trí khác nhau. Flat weller - hàn trên mặt phẳng, horizental -hàn vị thế nằm ngang và over head - hàn qua khỏi đầu. Tôi mang 6 miếng sắt vào boot thi, miệng tôi trở nên đắng ngắt. Tôi chẳng biết mình phải làm gì, mà bỏ ra về thì không ổn, nên trong đầu tôi cứ suy nghĩ trăm phương ngàn kế chỉ làm sao ra khỏi chỗ này một cách bảo toàn danh dự. Chẳng biết là tôi có ở hiền không nhưng quả thật trời đã không phụ lòng tôi. Sau gần một giờ đồng hồ chôn chân trong cái boot vải và hút gần hết gói thuôc mang theo, thì ngay boot bên cạnh có một người khác vào thi. Ông ta chỉ cần 15 phút là đã xong. Người giám sát đi vào quan sát mối hàn và quyết định trình độ hàn của người thi.

Ngay sau khi người thi bên cạnh này bước ra, tôi đã có kế thoát thân bẳng cách lén lấy những thanh sắt mà người kia đã hàn mang sang bên boot của tôi rồi cũng mời giám thị vào để xét nghiệm. Ông ta coi xong rồi hý hoáy vài hàng chữ vào tờ giấy của tôi bảo tôi mang trả lại phòng nhân viên. Mục đích của tôi chỉ là để có kế thoát thân trong danh dự thế mà khi tôi trao miếng giấy cho ông trưởng phòng nhân viên ông ta đã rú lên: Tuyệt quá, quá tuyệt anh bạn trẻ ơi. Chúc mừng anh, anh được nhận làm thợ hàn loại một (first class welder). Nghe ông ta nói mà tôi bủn rủn cả chân tay. Tôi nào có muốn làm thợ hàn loại một, chẳng qua là tôi chỉ muốn có cớ để cho xong việc làm dại dột của mình. Tuy thế vẫn chưa kinh hoàng nếu so với lúc ông ta bốc phone gọi cho đài truyền hình và thông báo: Người công dân mới của thành phố đã được hãng nhận với vị trí chuyên viên hàn hạng một.

Đến nước này thì thôi đã phóng lao đành phải theo lao, bất quá ngày mai mình lấy cớ không thích nghề hàn và không đi làm thế là ổn (tôi tự an ủi). Nhưng lại kinh hoàng hơn khi về đến nhà thì đã thấy người bảo trợ tươi cười bắt tay và nói: Chúc mừng anh, tôi vừa được phone của hãng đóng tàu và đài truyền hình cho biết là anh đã thành công hoàn tất welding test, và sẽ đi làm ngày mai. Để mừng cho tôi ông bà bảo trợ cho lục tung tủ lạnh và lấy hết thực phẩn ra làm một bữa "cook out" với mấy người hàng xóm tham dự. Tới giờ ngủ, tôi còn nghe ông bảo trợ dặn dò: anh phải dậy lúc 4 giờ sáng, tôi sẽ chở anh đi làm và buổi chiều sẽ đón anh! Cả đêm ngủ không được, tôi chỉ mong 4 giờ sáng đừng bao giờ đến nhưng sao đêm nay nó lại ngắn thế chỉ trở mình vài cái là đã bị ông bảo trợ đánh thức và bị đưa tới nơi kinh hoàng nhất của tôi. Vì là thợ loại 1 nên tôi được phân công trên tầng 7 của chiếc tàu đang đóng, tôi được giao cho những chiếc đũa hàn to bằng ngón chân cái và một blue print ghi rõ những phần việc mà tôi phải hàn.

Sau cả tiếng đồng hồ kéo giây hàn, tôi đã chuẩn bị cho giờ phút mà tôi bị đuổi ra khỏi hãng vì không biết hàn. Thế nhưng ở đời vẫn có những cái bất ngờ. Số là sau hơn 3 giờ đứng rồi ngồi và chỉ để hút thuốc, 10 giờ sáng người trưởng bãi đi kiểm tra công việc, khi thấy tôi chưa hàn mối nào thì lập tức ra dấu cho tôi theo ông ta xuống văn phòng điều hành. Một phép lạ đã xảy ra. Tôi đành thành thật trình bày những sự việc liên tiếp xảy ra từ khi tôi đến xin việc và cũng xin lỗi ông ta vì lỗi lầm mà tôi đã gây ra. Nói xong tôi ngạc nhiên khi thấy ông ta ôm bụng cười rồi bỏ ra ngoài. Tôi chẳng biết làm gì hơn, đang định đứng dậy đi về thì ông ta trở lại với một người khác và bàn giao tôi cho người này. Thế là ngày hôm đó tôi làm thợ vịn với mức lương thợ hàn loại 1, mức lương 14 USD một giờ. Đến 4 giờ chiều tôi bị mang trả lại cho phòng điều hành. Mặc dù chỉ mới là nhân viên có một ngày, nhưng môt ngày thật có giá trị với tôi, và biết rằng mình sẽ bị đuổi, nên tôi tỏ vẻ bịn rịn với anh thợ làm chung vì nghĩ mình chẳng còn cơ hội để làm thợ hàn thêm một ngày nào nữa.

Thế nhưng chuyện thần tiên lại vẫn xảy ra trong thế kỷ 20 này đó các bạn. Sau khi trở lại phòng điều hành, người trưởng bãi cho tôi biết là tôi không bị đuổi và đề nghị tôi theo học một khoá học chuyên ngành hàn do hãng đào tạo. Thời gian học là 6 tháng và tôi vẫn được hưởng lương thợ hàn loại 1 trong suốt quá trình khoá học. Sau này tôi mới biết là người trưởng bãi từng là phi công trực thăng và đã có thời gian tham chiến tại Việt Nam. Cái lý do để ông ta giúp tôi là vì tôi đã thể hiện được cái đàn ông tính. Viết đến đây tôi xin ngừng một phút để nhớ về ông Garry một người đã giúp tôi bước vào đời sống Mỹ. Theo như lời giải thích của ông Garry, thì công ty có nhu cầu sử dụng một số chuyên gia ngành hàn, có trình độ cao, và học viên được tuyển là do đốc công đề bạt. Chương trình được review và học lại từ đầu nên mới có sự may mắn xảy đến cho tôi.

Sau 6 tháng, tôi là một trong ba người có điểm đậu cao nhất (thủ khoa). Tôi bây giờ đã có tay nghề cao, để có thể hàn bất cứ một loại hợp kim nào từ đóng tàu cho đến hàn những ống nối nhỏ như ruột bút bi cho các hệ thống thí nghiệm. Với đồng lương 14 USD một giờ, thời điểm đó được gọi là mức lương khá cao. Một kỹ sư mới ra trường lương chỉ 12.000 đến 15.000 một năm. Những người không có nghiệp vụ lương tối thiểu chỉ có 2.75 USD/giờ. Vì sống trong một thành phố nhỏ, tôi biết để dành và tiết kiệm tối đa, nên chỉ sau vài năm trong tài khoản tôi đã có một số tiền tương đối. Nhưng đó vẫn là chuyện sau vài năm vì thời gian này tôi vẫn còn nhiều điều thú vị để kể cùng các bạn.

Để không bị gián đoạn những điều thú vị trong thời gian tôi đi học nghề hàn thì một tai nạn khác xảy ra cho tôi. Số là tôi ở thuê một căn hộ tại số 1900 Oldshell Rd, Mobile Alabama, căn nhà thật cũ, có 1 phòng ngủ và 1 phòng khách, với giá 70 USD một tháng. Chủ nhà là một thiếu phụ ở tuổi 60, hiền lành và rất đạo đức. Vào một buổi sáng tôi nhảy vượt bậc ở cầu thang, nên cái cầu thang cũ kỹ kêu rắc và gãy luôn. Hoảng quá, buổi chiều tôi về sớm và vội vàng đi mua gỗ, đinh vit để làm lại cầu thang mới, lại còn tìm cho đúng màu sơn để trả lại tình trạng cũ cho chủ nhà. Nhưng dù cố gắng đến đâu thì cũng không che giấu được sự khác biệt giữa cái cũ và cái mới. Nhưng chính cái cầu thang này lại tạo cơ hội cho tôi làm chủ đấy các bạn ạ.

Thật ra ở Mỹ, chủ nhà phải sửa chữa mọi hư hại, nếu vì cái cầu thang mà làm tôi bị thương tật thì bà chủ nhà khó tránh khỏi rắc rối. Vì tôi không hiểu luật, nên tự bỏ tiền và thời gian, tự sửa chữa và không dám than vãn về những hư hại của căn nhà, cứ hư cái nào tôi lại tự sửa cái đó. Và chuyện đến tai bà chủ nhà. Bà ấy đã rất cảm kích và khen tôi là super handyman và đề nghị tôi làm việc cho bà ấy. Một đề nghị quá tuyệt vời vì thời gian là tuỳ tôi, không gò bó. Tôi có nhiệm vụ trông coi 62 căn nhà của bà cho thuê nằm rải rác trong thành phố và tôi đồng ý ngay.

Tôi làm thợ sơn

Căn nhà đầu tiên bà yêu cầu tôi sửa chửa lại chính là căn nhà bà ta đang ở. Công việc chỉ là sơn lại bên ngoài của căn nhà. Bà cho biết là nhà thầu ra giá 550 USD tiền công, và hỏi giá của tôi là bao nhiêu? Tôi liều lĩnh ra giá 325 USD làm bà khựng lại nhìn tôi e ngại nhưng vẫn nói: Labor của anh quá thấp, nhưng anh cứ làm đi nếu lỗ thì cho tôi biết. Tôi không muốn anh bị thua thiệt.

Chiến lược của tôi

Vì đã có con số 62 căn nhà phải làm nên tôi đi mua ngay một máy phun sơn, và một máy phun cát. Tôi cũng không thuê ai phụ mà đích thân làm mọi việc. Với máy phun cát tôi chỉ tốn chưa đầy 2 giờ là bóc sạch lớp sơn cũ và thêm 5 tiếng để sơn toàn diện kể cả trimming. Với 325 USD, bạn chia cho 9 tiếng làm việc tôi có tiền công hơn 30 USD một giờ. Và dĩ nhiên tôi thật vui, thì bà chủ nhà của tôi củng thoải mái.. vì rẻ quá.

Thấy làm thợ sơn part time hơi ngon nên tôi tính đến việc thu tiền càng nhanh càng tốt. Vài hôm sau tôi đi kiểm tra tất cả số nhà còn lại, và tất cả đều phải sửa chữa. không nặng thì nhẹ, tôi lên kế hoạch tuyển nhân viên. Tôi tìm đến sở thất nghiệp và kín đáo gọi một số thanh niên Mỹ đang chờ lãnh tiền thất nghiệp, và thuê họ làm việc và trả tiền mặt 30 USD/một ngày. Vì đã trải nghiệm nên tôi biết rõ thời gian và chi phí cho từng căn nhà. Mỗi ngày nhân viên của tôi đông hơn và chỉ trong 3 tháng tôi thanh toán sạch sẽ 62 căn nhà.

Sau đó cũng do người chủ nhà của tôi đã giới thiệu tôi với hàng xóm và trong mắt họ tôi là người đáng yêu nhất, việc làm kỹ lưỡng mà giá thì quá rẻ, rồi nhà thờ và sau đó là cả một số các công sở, tôi thật sự nổi tiếng cho đến độ sở thuế sờ gáy tôi. Nhưng cái ông sở thuế làm việc với case của tôi lại là một vị khách mà tôi đã sửa nhà cho ông. Vì thấy giá quá rẻ thì chính ông ấy lại là người sau khi trả tiền công đã cho tôi thêm 50 USD vì sợ tôi bị lỗ. Tại bàn làm việc ông ta hỏi tôi: anh có lời nhiều không? Tôi vội lắc đầu: chỉ kiếm đủ tiền chứ chẳng là bao. Ông ta tin tôi thật nhưng khuyên tôi nên mở công ty làm dịch vụ, có kế toán để dễ dàng khai thuế. Thế là công ty Homeless Servive Company ra đời. Nghe cái tên cũng đã thê thảm nên chẳng có ma nào làm phiền tôi nữa, và cũng từ đó rất nhiều cơ quan trở thành thân chủ của công ty Homeless Servive.

Hình ảnh khó quên: Mặc dù gặp nhiều may mắn và có đồng ra đồng vào nhưng tôi có đời sống vô cùng khiêm nhường. Quần áo chỉ có 3 bộ, ba quần jean và mấy chiếc áo pull cũ kỷ, giày chỉ có hai đôi bata. Tôi làm chủ một chiếc xe hiệu Ford Falcon đời 1966, sơn thì loang lỗ, chỉ được cái máy thì bất kể thời tiết nào cứ nhích chìa khoá là máy nổ giòn ngay. Cũng chính vì cái xe này mà tôi đã vi phạm luật giao thông, chút xíu nữa là bị nằm ấp đấy. Số là sau khi mua được chiếc xe với giá vừa bán vừa cho, tôi vội vàng đi mua mấy bình sơn xịt và xịt túi bụi lên thân xe dù không đẹp nhưng vẫn dễ coi hơn lúc chưa sơn Thế là tôi thông báo với anh bạn ở cách tôi hơn 100 dặm là tôi đi thăm anh ta vào chiều thứ sáu sau khi tan sở. Tôi còn có lý do chính đáng hơn: khi anh bạn cho biết là có cô em gái mới về ở chung và "mày thích tao làm mai cho"!!!

Đường xa lộ ở Mỹ thì khỏi chê, ra khỏi exit, tôi vào xa lộ lòng đầy phấn khởi, chiếc xe tăng dần lên vận tốc 87-88 dặm một giờ mà tôi chẳng quan tâm. Tôi nghĩ trên xa lộ làm quái gì có cảnh sát nhưng rồi chỉ 40 phút sau, một chiếc trực thăng của cảnh sát bay rà trên đầu tôi và ra hiệu cho tôi ngừng lại. Thế mà tôi không hiểu lại còn vừa cười, tay lại ra dấu vẫy chào đón, xe vẫn không giảm tốc độ. Sau khi chạy thêm vài dặm tôi thấy trước mặt có 2 xe cảnh sát chận ngang và mấy khẩu súng đang chĩa vào xe tôi. Hoảng hồn, tôi vội vàng thắng lại rồi ngồi yên trên xe và nghĩ mình sắp đi ở tù..

Rồi màn khám xét bắt đầu. Bằng lái xe của tôi chỉ mới được cấp có 10 ngày, trong bóp tôi có đúng 47 USD, trên xe ngoài bình xăng vừa đổ đầy, chiếc bánh dự phòng xì lốp chưa kịp vá. Một sĩ quan cảnh sát hỏi tôi: anh có biết anh phạm lỗi gì không? Tôi lắc đầu. Ông ta hỏi tiếp: khi anh thi lấy bằng lái xe anh có hiểu là vận tôc chỉ được chạy 55 dặm một giờ không? Tôi lại lắc đầu và lắp bắp chẳng ra câu. Ông ấy bực bội hỏi lại: thế theo anh thì anh được chay bao nhiêu dặm một giờ? May quá tôi ngừng xe ngay cái bảng chỉ tên highway 98. Tôi lấy tự tin và trả lời: Xa lộ này tôi được chạy 98 dặm nhưng tôi mới chạy có 87, it was under limit still (vẫn dưới mức cho phép). Vừa nghe tôi trả lời xong, tôi nghe trong máy khuếch đại nhiều tiếng người cười rũ rượi. Viên sĩ quan cảnh sát nét mặt dịu lại, cầm cuốn sổ phạt ghi chép rồi đưa cho tôi: Vì anh không biết và chưa từng phạm lỗi, nên tôi cho anh giấy cảnh cáo, anh không bị phạt nhưng từ nay anh phải hiểu là toàn nước Mỹ này vận tốc di chuyển chỉ có 55 dặm, anh hiểu không? Tôi lý nhí cảm ơn nhưng để chắc ăn vị cảnh sát nhắc lại: anh hiểu 55 không? Rôi xoè bàn tay ra nhấn mạnh hai lần: Five –Five Ok. Và tôi cũng vội vàng Ok.

Thấm thoát thời gian trôi qua gần 3 năm. Có chút tiền tôi cũng nghĩ đến chuyện nâng cấp cho mình: mua một chiếc BMW mới, nghỉ vacation 1 tháng (3 năm không lấy vacation), mua cho mình bộ veston, mấy chiếc áo và vài cái quần mới. Và tôi thành người mới. Tôi lái xe một mạch từ Mobile đến California và không quên mang theo các chứng chỉ ngành hàn. San Jose lúc đó còn rất nghèo, người Việt Nam một phần lớn chọn nghề làm điện. Đàn ông thì học điện tử và làm technician còn phụ nữ làm assembly. Các hàng ăn uống chưa có, cuối tuần một vài người mở bán đồ ăn tại nhà. Thế mà vui đáo để. Gặp lại cộng đồng người Việt, lại có rất nhiều phụ nữ Việt chưa chồng, mầm mống của một cộng đồng đang dần thành hình. Tôi rời San Jose đi xuống miền nam California, người Việt còn đông hơn, nhà cửa thì còn quá rẻ, chỉ cần 15 ngàn là đã có thể mua một một căn nhà. Tôi vòng về Los Angeles, nơi nào cũng có người Việt. Điều đặc biệt là là quan hệ chủng tộc, cứ thấy người Việt là mừng rỡ.

Một tháng rong chơi cũng gần hết, nghĩ lại quãng đường trở lại miền đông sao mà xa quá. Tôi định trở lại San Jose lần cuối và không biết bao giờ trở lại nữa. Một lần đi lạc xuống đường Coleman, con đường này hình như bị hãng FMC chiếm ngụ gần hết. Tò mò tôi ghé vào thử lảm đơn xin việc. ( FMC là công ty sản xuất cơ khí quốc phòng như xe tăng và các loại xe hạng cơ giới khác. Họ cần rất nhiều thợ hàn). Tôi được phỏng vấn ngay và trong buổi phỏng vấn tôi trình những chứng chỉ ngành hàn mà tôi có, lập tức tôi được mướn ngay và không cần phải trắc nghiệm, với mức lương 19 USD một giờ. Họ yêu cầu tôi đi làm ngay. Thời gian đầu tôi tá túc ở nhà một người quen.

Cái tin một người Việt Nam làm nghề hàn có mức lương 19 USD một giờ bùng ra. Vài ngày sau có hàng chục người đền hỏi tôi: làm sao để học nghề hàn (?) Cũng trong tuần lễ cuối cùng ở San Jose trước khi dự tính trở lại Mobile Alabama, trong chuyến đi của tôi xuất hiện một bóng hồng và nàng đề nghị tôi đừng trở lại Mobile nữa. Thật ra 3 năm sống tại Mobile tôi cũng có nhiều níu giữ, nhưng sức mạnh ái tình làm tôi phải chọn một, và tôi liên lạc về hãng, xin nghỉ không lương 3 tháng rồi nhờ người bán lại công ty Homeless Services của tôi được 36.000 USD.

Ở thời điểm 78-80 mà có được trên 30 ngàn USD quả thật đó là tài sản lớn. Cô bạn tôi khuyên tôi trở lại đi học mặc dù với đồng lương thợ hàn khá cao nhưng khói bụi và tiếng ồn của cái công việc hàng ngày cũng làm tôi phải đồng ý bỏ nghề và chuyển hướng sang một nghề khác.

* Còn tiếp

Charles Trầ

Ý KIẾN CỦA DÂN MẠNG KHÔNG LÀ “ CÁI ĐINH “ ĐỐI VỚI VTV VÀ CÁC “ ÔNG NHỚN “ CÓ NHÃN MÁC CỦA HỘI NHÀ VĂN ?

Phạm Quang Trung.

…Tôi cũng không nghĩ họ không từng đọc hay nghe nói về những ý kiến khác nhau chung quanh giải thưởng quan trọng của Hội Nhà văn trên mạng. Vậy thì chỉ có thể bảo là họ có biết, hơn thế, biết rất kỹ, rất rõ mà cố tính lờ đi do ngại đụng chạm chăng? Hay họ quan niệm công chúng rộng rãi chỉ nên biết đến mức như họ nói, thế là đủ? Hoặc họ cho là chỉ nên xem là công luận văn chương trên các mặt báo viết chính thống của Nhà nước? Nghĩ vậy, theo tôi, là lỗi thời, thậm chí là không đúng! Nói chung, bởi bất cứ lý do nào cũng đều rất khó biện minh cho được. Vậy nên, tôi rất lấy làm thất vọng trước lời kết chung chung như thường thấy của biên tập viên chương trình, rằng hy vọng các nhà văn có nhiều sáng tạo vươn ngang tầm thời đại, và rằng, trên cơ sở đó, hy vọng Hội Nhà văn ngày càng chọn được những tác phẩm thật xứng đáng, về mọi thể loại, góp phần định hướng thẩm mỹ, thúc đẩy nền văn chương nghệ thuật của dân tộc đi về phía trước. Rằng… vân vân và vân vân. Nghĩa là rất chi… vô vị và vô bổ.
Thật nhảm hết sức!

Lời thưa: Tôi viết xong bài này từ trưa nay, nhưng chưa có ý định gửi đi đâu, thậm chí việc post lên mạng nhà pqtrung.com cũng còn e dè. Bất ngờ thấy xuất hiện bài viết mới của một tác giả tận Thành phố phương Nam Cần Thơ là Nguyễn Trọng Bình nhan đề VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH… “DỊ HỢM” CỦA ÔNG TRẦN MẠNH HẢO KHI PHÊ BÌNH TRUYỆN NGẮN “DỊ HƯƠNG” trên trang mạng trannhuong.com. Thế là tôi quyết định gửi ngay bài viết cho ông chủ cai quản nó. *
Xin phép được nói thật lòng: hiếm khi tôi chủ động theo dõi chuyên mục Diễn đàn văn học nghệ thuật trên VTV1. Tất nhiên có những ngoại lệ, như hôm nay, ngày 04/03/2011 chẳng hạn… Bà xã tôi cho ăn sáng hơi trễ so với mọi khi. Mãi tới 8h30’ mà cả nhà vẫn cứ dềnh dàng tay gắp gắp, miệng húp húp, còn hai mắt thì buâng quơ nhìn lên màn hình cho có chuyện. Nhưng, không biết là may hay là không may đây, tôi lại được nhìn, được nghe từ đầu chí cuối những lời bàn luận chung quanh chủ đề Giải thưởng Văn chương năm 2010 của Hội Nhà văn. Nói thế là bởi đã lâu lắm rồi, tôi tự nhiên thấy mất hết hứng thú đọc hay nghe những gì liên quan đến đời sống văn chương nghệ thuật và văn hóa nói chung trên mặt báo in hay báo hình. Tôi ưa báo mạng hơn nhiều. Nó nhanh nhạy, đa hướng, đa tầng, cấp thời, rất đúng với tinh thần của báo chí thật sự hiện đại của thế giới mà một trí thức đích thực thời nay phải hòa nhập. Tôi là một người chuyên làm nghề viết. Trong hoàn cảnh hiện thời ở nước mình liệu như thế có đáng trách không nhỉ? Đôi khi trong đầu tôi cứ vang lên những câu hỏi vu vơ kiểu ấy. Ừ thì cứ cho là đáng trách 100% đi chăng nữa, thì xin được phép hỏi lại: có phải hoàn toàn lỗi nằm ở phía tôi không đây nếu tôi cứ thờ ơ với các chương trình văn hóa - nghệ thuật kiểu đó? Sáng nay, khi xem và nghe hết, một cách chăm chú, thậm chí còn lấy bút vở ra ghi ghi chép chép điều này điều nọ cho chắc ăn những gì diễn ra trong chương trình Diễn đàn…, tôi mới ngộ ra rằng, thói quen đáng buồn trên không hoàn toàn chỉ thuộc về phía cá nhân tôi nữa. Xin được phân tích đôi nét lợi ích rất hữu hạn của chương trình truyền hình vừa xem sáng nay để chứng minh.
Ngoài người dẫn chuyện là anh Hoài Nam, tôi thấy xuất hiện những đại diện công luận mà về cơ bản phải thừa nhận là rất xứng đáng. Đó là nhà phê bình kiêm nhà thơ Lê Thành Nghị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình văn chương và dịch giả kiêm nhà khảo cứu Nguyễn Văn Dân, Chủ tịch Hội đồng văn chương dịch của Hội Nhà văn Khóa VIII. Ngoài ra, tôi còn thấy một gương mặt khá lạ đến từ Văn nghệ Trẻ - nhà văn Phong Điệp, Trưởng ban của báo này thì phải. Có thể nói, trừ nữ nhà văn Phong Điệp ra, tôi hoàn toàn không thể hoài nghi lý do mời những nhân vật thuộc vào hàng quan chức văn chương ấy tham gia cuộc đối thoại quan trọng và ý nghĩa này. Họ có đủ thẩm quyền về trình độ và tri thức văn học để có thể đưa ra những nhận xét cùng những kiến giải đáng tin cậy của mình trước khán giả. Hơn thế, họ đều là các thành viên của Ban chung khảo giải thưởng, có dịp đọc kỹ, nghĩ kỹ, không phải một lần, về các tác giả, tác phẩm được nhất trí vinh danh ở cấp độ cao nhất. Đó là tập truyện ngắn Dị hương của nhà văn quen biết Sương Nguyệt Minh và Triệu phú khu ổ chuột, tiểu thuyết của Vikas Swarup qua bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Bích Lan - tân hội viên có hoàn cảnh riêng thật đặc biệt và đáng khâm phục của Hội Nhà văn Việt Nam. Qua chương trình, tôi còn được xem lại băng hình nhắc lại những ý kiến đầy cảm hứng của một số nhân vật như Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà thơ và nhà văn thường dám đưa ra những ý kiến táo bạo, sắc sảo thấm nhuần chủ kiến riêng là Nguyễn Việt Chiến và Văn Chinh vào ngày 23/01/2011 (tức cách đây chừng một tháng rưỡi) trong dịp Hội Nhà văn tổ chức Lễ trao giải thưởng và kết nạp hội viên mới.
Nhìn chung, chương trình cũng giúp khán giả xem truyền hình biết thêm một số thông tin, chẳng hạn như: Tại sao năm nay không theo hệ thống giải quen thuộc mà chỉ có Giải chính thức và thêm Bằng khen? Các tác phẩm vào chung khảo nhưng do những hạn chế nào mà chưa được nhất trí vinh danh? Do đâu mà lãnh vực thơ và lý luận - phê bình năm nay lại không có giải?… Tuy nhiên, cái chính yếu, theo tôi, khán giả truyền hình muốn biết là dư luận chung quanh các tác phẩm được giải thưởng đến lúc này - tức ngày 04/03/2011, ra sao thì tịnh không một ai đề cập tới cả. Bảo, những nhân vật trong băng hình cũ đưa ra những nhận xét một chiều (tức chỉ có chiều khen, chiều khẳng định) thì còn có lý. Vào thời điểm ấy, xem ra mọi chuyện còn xuôi chèo mát mái. Nhưng đến lúc này mà không một ai đả động gì tới dư luận sôi động trên các trang web và blog quen thuộc như trannhuong.com, về Dị hương , thì tôi quả không thể hiểu nổi. Xin nói, cư dân mạng không ai không biết cuộc tranh luận vẫn đang diễn ra trong suốt hơn một tháng nay, chung quanh tập truyện ngắn nhận giải của Sương Nguyệt Minh. Lời khen có chê có, bảo vệ có vùi dập có, thẳng thừng có bóng gió có, nhẹ nhàng có gay gắt có… Mà những ai đưa ra ý kiến này nhỉ? Toàn những người có trách nhiệm như nhà văn Trần Hoài Dương, có quyền ăn nói như Trần Mạnh Hảo… Tức, không một ai quan tâm tới dư luận giải lại có thể được phép bịt tai bưng mắt. Thậm chí phải nghiêm túc lắng nghe, nghiêm túc suy ngẫm nếu không anh lập tức bị xem là kẻ ngoài cuộc. Đã vậy thì không còn được quyền bàn luận một cách chính đáng nữa rồi!
Vì sao có chuyện này vậy? Tôi không nghĩ là những người tham gia bàn luận trên truyền hình sáng nay không biết tới thế giới mạng. Lê Thành Nghị và Nguyễn Văn Dân thì tôi biết khá rõ, các anh quấn lấy mạng nếu không nói là từng giờ thì cũng từng ngày. Riêng bà chủ trẻ phongdiep.net thì đã tham gia diễn đàn internet lâu rồi, có ai không lạ. Mà người dẫn chuyện, anh Hoài Nam thì càng phải biết chứ, nếu không thì sao trụ được ở cương vị nhạy bén này nổi. Tôi cũng không nghĩ họ không từng đọc hay nghe nói về những ý kiến khác nhau chung quanh giải thưởng quan trọng của Hội Nhà văn. Vậy thì chỉ có thể bảo là họ có biết, hơn thế, biết rất kỹ, rất rõ mà cố tính lờ đi cho qua chuyện do ngại đụng chạm chăng? Hay họ quan niệm công chúng rộng rãi chỉ nên biết đến mức thế là đủ? Hoặc họ cho chỉ xem là công luận văn chương trên các mặt báo viết chính thống của Nhà nước? Nghĩ vậy, theo tôi, là lỗi thời, thậm chí là không đúng! Nói chung, bởi bất cứ lý do nào cũng đều rất khó biện minh cho được. Vậy nên, tôi rất lấy làm thất vọng trước lời kết chung chung như thường thấy của biên tập viên chương trình, rằng hy vọng các nhà văn có nhiều sáng tạo vươn ngang tầm thời đại, và rằng, trên cơ sở đó, hy vọng Hội Nhà văn ngày càng chọn được những tác phẩm thật xứng đáng, về mọi thể loại, góp phần định hướng thẩm mỹ, thúc đẩy nền văn chương nghệ thuật của dân tộc đi về phía trước. Rằng… vân vân và vân vân. Nghĩa là rất chi… vô vị và vô bổ.
Thật nhảm hết sức!
Từ đấy, tôi mới có điều kiện hiểu rõ thêm vì sao bấy lâu nay người nghe và xem đài ở ta lại hờ hững với những chương trình văn nghệ kiểu đó đến thế!

Đà Lạt, 04/03/2011
PQT.
( Nguồn: Trannhuong.com )

Hãy nhận từ tôi một lời cảnh báo

Bùi Công Tự -
Tôi xin gửi đến tất cả những ai đọc bài viết này lời
cảnh báo rằng những kẻ thủ ác có thể cướp đi cuộc sống
người thân của bạn hoặc cuộc sống của chính bạn vào bất
cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu.

Tôi không nói đến những vụ tai nạn giao thông xảy ra hàng
ngày, hàng giờ khắp nơi trên đất nước, mỗi ngày trung bình
cướp đi hơn 30 mạng sống của nhân dân ta.

Tôi không nói đến cái chết của những người xấu số trong
những trường hợp gọi là hy hữu như sập cầu, lở núi,
đắm tàu, đắm đò, hỏa hoạn.

Tôi cũng không nói đến cái chết tức tưởi của những
người vì lý do này, lý do khác mà quyên sinh. Những người treo
cổ, nhảy sông, nhảy lầu, uống thuốc độc hay tự đâm vào
trái tim để kết liễu đời mình. Cho dù những cái chết gọi
là tự tử này phần lớn trách nhiệm vẫn thuộc về người
đang sống.

Trong bài viết này tôi muốn nói đến những cái chết khác,
cũng là cướp đi sinh mạng con người nhưng nó dã man như thời
Trung cổ. Đó là những cái chết do kẻ thủ ác trực tiếp gây
ra mà nạn nhân hầu hết là những người lương thiện. Có khi
đó là hậu quả của một âm mưu, cũng có khi từ những xung
đột bất ngờ, có khi chỉ là những lí do hết sức "lãng
nhách".

Không ngày nào báo chí không đưa tin một vài vụ giết người
dã man. Đừng cho là báo "lá cải". Tôi cho rằng việc đưa
tin người bị sát hại có thật là những thông tin cần thiết
phản ánh thực trạng xã hội. Nó có tác dụng cảnh báo, thúc
đẩy con người phải mau chóng thủ tiêu tội ác.

Bạn hãy cùng tôi điểm lại đầu đề của những bản tin như
thế hằng ngày trên báo chí:

TP Hồ Chí Minh – 2 thanh niên bị đâm chết giữa đường /
Bị đâm chết khi đang nói chuyện cùng bạn gái / Một bảo vệ
dân phố bị đâm chết / Bị đâm chết khi trèo vào nhà người
lạ / Bị đâm chết vì can bạn gái cãi vã với người yêu cũ
/ Gái bán dâm bị đâm chết / Một học sinh lớp 10 bị đâm
chết trước cổng trường / Bị đâm chết khi đang uống nước
chè / Một học sinh lớp 9 bị đâm chết giữa sân trường / Vô
cớ bị đâm chết / Một thanh niên bị đâm chết khi đang ngủ
trong nhà / Nam sinh lớp 10 bị đâm chết trên đường Tú Xương
/ Một cảnh sát bị đâm chết / Đâm chết người tình trong
nhà trọ/ Một cô gái bị cắt cổ trôi sông / v.v...

Tôi biết rằng báo chí chỉ đưa được một phần thông tin.
Nhiều vụ giết người dù là dã man cũng chỉ được biết
trong phạm vi một vài xã. Nhiều vụ bị bưng bít thông tin. Và
khi người xấu số nấm mồ chưa xanh cỏ thì người sống đã
vội quên rồi.

Tôi không phải là nhà nghiên cứu, nhưng tôi cũng liệt kê
những vụ giết người dã man mà báo chí đưa tin, tìm hiểu xem
xảy ra ở những nơi nào ? Và tôi thấy nó xảy ra ở khắp
nơi, từ thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến các tỉnh đồng
bằng làng quê yên tĩnh và các tỉnh miền núi xa xôi. Và nó
xảy ra bất kể thời gian nào trong ngày, trong tháng, trong năm.

Như thế đã đáng gióng lên hồi chuông báo động chưa ?

Đã đáng báo động chưa khi cháu gái giết bà ngoại, con giết
bố, bố giết con, chồng giết vợ, vợ giết chồng, bạn học
cùng lớp giết nhau, học trò giết thày giáo, có kẻ vừa làm
tình xong là cắt cổ người tình.

Đã đáng báo động chưa khi những kẻ máu lạnh, thủ ác không
phải là những kẻ du thủ du thực, đầu đường xó chợ mà
lại là những trí thức với đôi tròng kính trắng, con nhà khá
giả hoặc quan chức?

Đã đáng báo động chưa khi nạn nhân là cụ bà 90 tuổi, là
cô sinh viên trong trắng xinh đẹp trước ngưỡng cửa cuộc
đời, là cậu bé học trò còn làm nũng mẹ?

Đã đáng báo động chưa khi nạn nhân không còn là "người
trong một nước" mà chính là anh em, họ hàng, bạn bè của
chúng ta. Trước tết Tân Mão 2011 nửa tháng, một người cháu
gọi tôi là cậu ruột, một cựu chiến binh chống Mỹ sống
tại phường Bến Tắm, TX Sao Đỏ tỉnh Hải Dương đã bị kẻ
ác sát hại một cách man rợ ngay tại nhà, đến nay chưa tìm ra
thủ phạm và mới cách đây mấy ngày con gái một người bạn
của tôi tại TP Hồ Chí Minh cũng bị một thanh niên đâm chết
tại chân cầu thang nhà. Tôi và cha của cô gái chưa đủ thời
gian để trở thành bạn thân nhưng cái chết của con gái ông
thật sự làm tôi đau lòng.

Trên báo chí có người viết rằng người Việt Nam mình bây
giờ vô cảm lắm rồi. Vâng, có thể nhưng theo tôi chỉ là
một bộ phận. Tôi vẫn tin rằng số đông đồng bào ta vẫn
còn lương tâm, như bạn, như tôi đây. Và vì thế tôi thấy
mình cần phải lên tiếng.

Chúng ta là con người. Chúng ta mong muốn được sống như con
người. Quyền sống là quyền thiêng liêng nhất nhưng cũng là
quyền tối thiểu nhất. "Cái quý nhất của người ta là
đời sống
" (Axtropsky) Nhưng phải sống trong hạnh phúc
chứ không phải trong sợ hãi. Những kẻ thủ ác, những kẻ
máu lạnh có thể bất ngờ cướp đi cuộc sống của ta. Tất
nhiên mỗi người phải biết bảo trọng cuộc sống của mình.
Song le mỗi con người thì rất nhỏ bé, rất yếu đuối. Vậy
thì ai bảo vệ cuộc sống yên lành cho người dân? Chả lẽ
người dân ở một quốc gia không có ai bảo vệ ư? Tôi biết
gửi tới ai những câu hỏi này? Liệu những ai đó có để tâm
đến những câu hỏi như là tiếng kêu cứu của tôi không.

Vâng, có người sẽ nói: pháp luật bảo vệ nhân dân. Chắc
chắn rồi, kẻ gây tội ác nếu điều tra ra sẽ bị kết án
tù tội hoặc nghiêm khắc hơn là tử hình như đối với tên
Nguyến Đức Nghĩa. Nhưng đó chỉ là biện pháp bất đắc dĩ.
Vấn đề là làm sao để tội ác không xảy ra. Chúng ta cần
một môi trường sống mà tội ác không thể phát sinh. Đó là
một xã hội con người sống trong sự bình đẳng và tôn trọng
lẫn nhau, trong tình bạn và tình yêu, trong đức tin và tấm
lòng vị tha. Dù những điều tôi viết ra đây mới là ước mơ
mà dân tộc ta hướng tới. Nhưng cũng phải công nhận rằng
đã có một thời chúng ta có được một xã hội tốt đẹp
hơn bây giờ, cho dù của cải ít hơn. Một vị đại tá công an
về hưu nói với tôi rằng: "Chúng tôi trong nghề chúng tôi
biết, trước đây những vụ án giết người dã man thật sự
hãn hữu". Thế mà bây giờ ? Ma nào đưa lối, quỉ nào dẫn
đường ?

Các nhà nghiên cứu (chính trị, xã hội, pháp luật, giáo dục,
tâm lý,…) rồi sẽ chỉ ra mọi nguyên nhân, rồi sẽ đề
xuất nhiều biện pháp để ngăn ngừa tội ác. Nhưng trước
hết là các vị lãnh đạo đất nước, tôi muốn biết các vị
nghĩ gì khi tình trạng tội ác càng ngày càng gia tăng trong xã
hội ta? Sinh thời cụ Hồ, để nói về sự xấu xa, suy đồi
của chủ nghĩa tư bản, trong các bài báo, Người thường dẫn
ra số liệu các vụ giết người xảy ra ở ngước Mỹ. Trộm
nghĩ bây giờ mà Người đọc được những tin giết người
đăng hàng ngày trên các báo chắc là Người đau lòng lắm?

Còn với người dân, trong khi chờ đợi tương lai tươi sáng
hơn, buộc chúng ta phải có kỹ năng sống để tự bảo vệ
mình. Kỹ năng ấy ông bà ta đã dạy rồi, chín bỏ làm mười,
lời nói chẳng mất tiền mua, tránh voi chẳng hổ mặt nào,
chọn bạn mà chơi, chọn mặt gửi vàng, ăn tùy nơi, chơi tùy
chốn, đừng dây vơi hủi (nghĩa bóng)…v..v

Ngày hôm nay, để tồn tại, buộc chúng ta phải cảnh giác ngay
cả với đồng bào của mình. Buồn quá!

TP Hồ Chí Minh, 04/03/2011

[*] Bài viết do tác giả Bùi Công Tự gửi trực tiếp cho
Nguyễn Xuân Diện-blog vào đêm 4.3.2011.

Xin chân thành cảm ơn tác giả!

Việt Nam nhất định có cách mạng sớm nếu...

Nguyễn Ngọc Già -
I. THỰC TRẠNG:
Nhìn vào
bảng thống kê các cuộc đình công
của công nhân Việt Nam
trong hơn 15 năm qua (1995 - 2010) ta thấy có 2. 697 cuộc đình công
gồm:

Giai đoạn 1995 – 1999 xảy ra 307 cuộc,

Giai đoạn 2000 – 2004 xảy ra 525 cuộc,

Giai đoạn 2005 – 2009 xảy ra 1.865 cuộc.

Số cuộc đình công giai đoạn 2005 - 2009 tăng gấp 6,07 lần so
với giai đoạn 1995 – 1999 và gấp 3,55 lần so với giai đoạn
2000 – 2004.

Trong 6 tháng đầu năm 2010 đã có trên 200
cuộc đình công
, lưu ý rằng, theo thống kê cho thấy, đa
số các cuộc đình công diễn ra vào nửa cuối năm đông áp
đảo so với nửa đầu năm.

Trong bối cảnh giá cả leo thang, chỉ riêng tại
TPHCM,
số lượng cuộc đình công đang gia tăng mạnh
mẽ. Chỉ trong 2 tháng đầu năm, đã có 21
cuộc đình công
nổ ra do chủ sử dụng lao động không tăng
lương cho công nhân. Con số này bằng gần 1/3 so với cả năm
2010.

Mức độ xảy ra đình công có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt
trong bối cảnh kinh tế Việt Nam vô cùng khó khăn từ cuối năm
ngoái đến nay. Báo Lao Động cho biết, chỉ riêng tỉnh Bình
Dương, đã có hơn 20.000
lao động không trở lại làm việc sau tết
và hiện các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh này cần đến 35.000 - 40.000
công nhân mà vẫn chưa tuyển đủ. Trước đó, vào dịp tết
Nguyên đán đã có 50.000
công nhân không đủ tiền về quê ăn tết


Mới nhất, trang RFA cho biết, lúc 9 giờ sáng ngày 01/3/2011 công nhân kéo đến rất đông
trước cổng công an huyện Trảng Bom - Đồng Nai để biểu tình
phản đối phía công quyền đã bắt một số người biểu tình
thuộc phe công nhân, tuy chưa có số liệu chính xác nhưng những
tấm ảnh cho thấy con số có thể lên đơn vị ngàn người.

Cách đây không lâu, chúng ta cũng không quên Đoàn Huy Chương,
Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh phải nhận lãnh
tổng cộng 23 năm tù oan khuất vì tội
"núp bóng đấu tranh ví quyền công nhân để phá rối an
ninh"
.

Làm sao giải quyết việc làm cho 10.000
lao động tại Lybia
trở về trong bối cảnh kinh tế Việt
Nam đang vô cùng khó khăn?

Chùm bài 11 kỳ về việc "Nông
dân mất đất"
đã được các nhà báo kỳ công thực hiện
khá lâu để cho thấy nguy cơ bất ổn xã hội trong quá trình
đô thị hóa, công nghiệp hóa, đẩy người nông dân vào con
đường cùng. Ông Bình, Phó Chủ tịch UBND Huyện Quốc Oai, cho
biết diện tích canh tác bình quân của huyện chỉ vào khoảng
12 - 13 thước/khẩu. Toàn huyện có 88.600 người trong độ tuổi
lao động, trong số đó số người có việc làm khoảng 42.000,
chủ yếu làm việc trong các làng nghề. Còn lại 40.000
lao động thuần nông, thiếu việc làm khi nông nhàn và khoảng
5.000 không có việc làm.
Trước thực trạng bị thu hồi
đất canh tác, nông dân chưa biết sinh sống bằng cách nào?

Xét tổng thể, Hải Phòng vẫn có khoảng 70% dân số là nông
dân, bởi vậy hệ luỵ đó là số lượng nông dân mất đất
ngày càng tăng, ước tính mỗi năm khoảng 1% diện tích đất
sản xuất nông nghiệp tương đương 1000 ha gắn với gần
11.000 lao động mất việc làm
. Từ đó cũng dẫn đến tình
hình đơn thư khiếu kiện năm 2009 tăng nhanh trong đó 80 % là
vụ việc liên quan đến đất đai. Tại Hải Phòng, giải quyết
số lao động thất nghiệp tiếp tục là câu hỏi bỏ ngỏ...

Tại Bắc Ninh có 10.600
hộ nông dân mất đất làm cho 21.000 lao động không có việc
làm
. Làm sao giải quyết?

Chỉ tính riêng tại Hà Nội, năm 2011, địa phương này cố
gắng giải quyết đến 137.000
lao động đang thất nghiệp
. Vẫn là câu hỏi: giải quyết
làm sao?

Mới đây các trang báo cho biết, Việt
Nam đối mặt với nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng
, ảnh
hưởng nặng nề đến nông nghiệp cũng như tất cả các sinh
hoạt khác.

Điện tăng giá. Xăng dầu tăng giá. Lạm phát tăng. Tất cả
ảnh hưởng đến từng ngóc ngách mỗi gia đình.

Dự
trữ ngoại hối thấp kỷ lục
cộng với tình trạng tham
nhũng không có dấu hiệu dừng lại mà mới đây, các trang báo
tự do lên tiếng ầm ĩ vụ án "tiền Polymer" trong khi đó ĐCSVN
vẫn lặng lẽ như tờ.

... tất cả những thực trạng ê chề nói trên có đủ gọi là
"biến cố", "vận hội", "thời cơ" cho một cuộc cách mạng?

Cho đến nay chưa có số liệu chính thức số lượng công nhân
tham gia các cuộc đình công trên CẢ NƯỚC tính đến 2010, số
nông dân mất đất, số lao động thất nghiệp, số sinh viên ra
trường không kiếm được việc làm... tuy nhiên nhìn tổng thể
ước đoán qua các số liệu cụ thể dẫn ra như trên, có thể
nói số lượng công nhân, nông dân, sinh viên, tầng
lớp dân nghèo... sẵn sàng đứng lên làm cách mạng có lẽ
không dưới 1.000.000 người.
Một con số khá ấn
tượng cho những ai đăm chiêu, suy nghĩ về "cách mạng".

Cuộc cách mạng tại Tunisia, Ai Cập vừa qua cho thấy, chỉ cần
khoảng 200.000 người đồng lòng xuống đường kết hợp với
việc quân đội không tiếp tay những kẻ độc tài đàn áp
nhân dân là cách mạng chiến thắng với rất ít máu đổ,
ngược lại cũng với số người tương đương đó nhưng Lybia
đang có nguy cơ rơi vào nội chiến sâu sắc do yếu tố quân
đội chia rẽ làm hai phe, mà Liên Hiệp Quốc, Mỹ và các đồng
minh có vẻ phản ứng khá chậm trước diễn biến tình hình
làm cho người dân cảm thấy các thế lực yêu chuộng tự do
dân chủ có vẻ chủ quan? "Nước tới trôn mới nhảy"? Dường
như họ cứ ngỡ Lybia có thể nối bước theo Ai Cập để có
dân chủ với máu đổ rất ít, nên họ đứng im quan sát để
rồi sự thể như ngày hôm nay, Mỹ vẫn còn cân nhắc dù đã
đưa quân vào Địa Trung Hải?

II. GIẢI PHÁP:

Vấn đề còn lại đối với Việt Nam, các tổ chức chính trị
trong và ngoài nước, cho đến nay chưa cho thấy tổ chức nào
sẽ trở thành lực lượng nòng cốt cho phong trào?

Cách đây không lâu, một số người đã đề nghị các tổ
chức: Thăng Tiến, Việt Tân, THDCĐN, Đảng Vì Dân, Khối 8406...
hãy ngồi lại với nhau trên tinh thần gạt bỏ hết mọi nghi
kỵ, hiềm khích (nếu có) để cùng thành lập một mặt trận
liên minh làm đối trọng với ĐCSVN, nhưng những ý kiến này
vẫn không được các đảng phái quan tâm, có một vài đảng
phái viện dẫn lý do chưa thể ngồi lại cùng nhau vì nhiều
nguyên nhân nhưng không có nguyên nhân nào thuyết phục.

Các tổ chức chính trị trong và ngoài nước dường như vẫn
loay hoay đi tìm những gì xa xôi hoặc hoạt động theo cái mình
nghĩ là phù hợp thay vì đã phải chuẩn bị lực lượng từ
rất lâu với các hình thức cụ thể:

- Đưa những thành phần cốt cán, có sức ăn nói, thuyết phục
từ nhiều năm qua, tham gia một cách lặng lẽ, ẩn thân chờ
thời, cùng ăn cùng ở, cùng chịu đựng những khó khăn với
hàng triệu công nhân. Làm cách mạng phải kiên trì, dài lâu,
các cá nhân trong đảng phái có đủ sự nhẫn nại, bền chí
làm việc này không? Tại sao chúng ta không nhìn thẳng vào một
thực tế của 2 chữ "DẤN THÂN"??? Hãy cùng cầm chén cơm lạt,
cùng uống ngụm nước lã với công nhân thử xem, từ đó
những người dám dân thân sẽ đủ sức thuyết phục từng
ngưới công nhân.

- Đối với nông dân mất đất, sao các đảng phái không thử
âm thầm mua vài hecta đất (tất nhiên những cá nhân đang hoạt
động âm thầm trong nước sẽ đảm trách việc này), nơi mà
những người nông dân đang bị chiếm đoạt, lặng lẽ hòa vào
trong dòng người thử một lần với đúng nghĩa tư cách dân oan
để tìm hiểu, thâm nhập, chia sẻ, hỗ trợ như những nông
dân thứ thiệt mất đất? Gợi mở cho người nông dân đó
những điều giản dị nhất về một cuộc đổi đời không xa
lắm? Đất đối với nông dân như nước đối với cá. Người
của các đảng phái nên sắm vai là những nông dân thứ thiệt,
cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng chịu đựng chung số phận như
nông dân để hòa quyện vào với họ làm một.

- Tủa ra, chia nhau, âm thầm, lặng lẽ hòa lẫn vào với vai trò
là những công nhân thực thụ, nông dân thứ thiệt, tiểu
thương hẳn hòi, giáo sư, bác sĩ, trí thức đúng nghĩa... để
đi vào bám sát từng nhóm người, từng con người rồi từ đó
lan tỏa dần dần ngày một ngày hai, hơn là ở đâu đó, ấm
êm để đưa ra những tư tưởng "từ dưới lên" hay "từ trên
xuống". Về lý thuyết nghe khá khoa học, tuy nhiên chúng ta tự
hỏi, lý thuyết có vẻ khoa học đó tại sao mãi chưa thành
công. Vâng, vì nguyên nhân này, nguyên nhân kia, chưa có đủ
sức người sức của, dân ta hèn, dân ta quen chịu đựng, chưa
có cá nhân xuất chúng, ĐCSVN còn được ĐCSTQ chống lưng mạnh
mẽ v.v... và v.v...

- Đôi khi tôi tự hỏi, tại sao mỗi năm có cả tỉ đô la Mỹ
được người hải ngoại đưa về trong nước, nhưng cả triệu
công nhân kể trên khi họ cùng đồng lòng xuống đường đình
công để đòi quyền sống thì các tổ chức chính trị ở
đâu? Đây có thể nói về thời cơ chưa? Ai chưa nắm thời cơ?
Làm gì cũng phải có tiền. Đặc biệt dân ta có câu "Một
miếng khi đói bằng một gói khi no", người cần được giúp
đỡ ngay lúc khó khăn sẽ không bao giờ quên nghĩa tình đó.
Dường như các tổ chức chính trị chưa chú ý đến điểm
này? Hãy từ "cái miếng đói" đó mà lay động lòng người,
giảng giải cho họ hiểu về thân phận nô lệ của người
Việt Nam. Đó không hề là việc đóng kịch mà đúng hơn là
sự hòa quyện, đồng cam cộng khổ để đi vào lòng dân mà có
được chân lý (ai cũng biết): "Được lòng dân là được tất
cả".

- Các tổ chức chức chính trị hải ngoại đưa người của
mình hòa vào đời sống của nông dân, công nhân, trí thức,
tầng lớp lao động nghèo... Hãy giúp đỡ họ ngay bàng những
hành động thiết thân, giản dị nhất để từ đó khơi gợi
ở họ ý niệm về một cuộc đổi đời. Có vẻ như các tổ
chức chính trị hải ngoại rất chịu khó suy nghĩ, nhưng hành
động thì chưa đủ thiết thực bởi sự thiếu dấn thân như
nói trên. Đừng nghĩ dấn thân là phải hy sinh mạng sống.
Không, hãy tự coi mình chính là những công nhân, nông dân, trí
thức, thành phần nghèo trong xã hội, đó đã là sự dấn thân
rồi.

- Những cá nhân hoạt động kín này phải đủ khôn khéo, thầm
lặng, không phô trương, phải bí mật tuyệt đối để giữ
thân phận và dần len lõi vào cuộc sống người công nhân,
nông dân... nhằm gầy dựng lực lượng.

- Đặt ra kế hoạch trong 5 năm, 8 năm v.v... thì phải có một
lực lượng nào đó, ví dụ đảng Việt Tân sau 8 năm có lực
lượng 10.000 người, THDCĐN sau 8 năm có lực lượng 10.000
người... và quan trọng không manh động, luôn ghi nhớ sự ẩn
thân và bình thản.

- Khi đã tập hợp một cách thầm lặng như thế phải luôn
nghĩ đến bảo toàn lực lượng, tiến hành các hoạt động
thăm dò, liên kết chặt chẽ và tuyệt đối kín đáo, tìm
hiểu tình hình chính trị xã hội chặt chẽ có hệ thống khoa
học. Ngay đây xin nói thêm, cứ như thầy Phạm Minh Hoàng
(đảng VT) ẩn thân chờ thời khá lâu mà cuối cùng bị lộ
quả là khó thuyết phục (như các đảng viên VT trước đó đã
từng bị lộ rất sớm). Khi đã lộ là mất tác dụng, chỉ có
hoạt động tại hải ngoại (như ông Quân, bà Võ Hồng...)

- Đã dấn thân thì cần nhớ, trong trường hợp xấu nhất là
bị lộ thì dẫu có nhận tội hay không nhận tội cũng thế
thôi, đó là bài học mà chúng ta thấy rõ trong lịch sử. Đối
phương có thể xử nhẹ vài năm tù đi chăng nữa, thì người
đó vẫn trở nên vô hiệu quả đối với phong trào cách mạng,
như anh Lê Công Định, anh Nguyễn Tiến Trung... Vì khi tự do,
các anh ấy vẫn không bao giờ và mãi mãi không bao giờ được
đối phương buông tha (trừ phi xuất ngoại). Những tình tiết
nhỏ mà lớn này lẽ ra từng đảng phái đã phải xác định
kiên trì ngay từ đầu cho những ai tham gia. Tôi không dám nói
về "giữ khí tiết" gì cả, thực tế đã chứng minh, những
người bị lộ, bị tù, mãi mãi CSVN không bao giờ buông tha.
Đó chính là sự hy sinh như Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn,
Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Bắc Truyển, Lê Nguyên Sang... Làm cách
mạng không phải trò chơi, "thích thì tham gia, chán thì đi ra".
Lẽ ra các đảng phái phải nhấn mạnh điều này khi ai đó
quyết định dấn thân cho Quê hương, cho Dân tộc.

- Dù có 100 người như BS. Nguyễn Đan Quế, TS. Cù Huy Hà Vũ,
Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, Nhà dân chủ Nguyễn Gia
Kiểng... ĐCSVN cũng chẳng e ngại mảy may. Nhưng nếu có 200.000
người dân nghèo ĐỒNG LOẠT đứng lên, họ sẽ lẩy bẩy và
chỉ cần một cú hích từ các nước tự do là họ sập ngay
lập tức. Cần nhớ, cái dở của CSVN đó chính là "HÈN". Có
thể Ben Ali, Mubarak, Gaddafi, Kim Chính Nhật rất độc tài, rất
ác nhưng về "cái khoản hèn" họ dường như thua xa các ông CS
nhà mình (trừ một số ít sắc máu thôi, còn đa số đều hèn
và nhát). Đó là một lợi thế lớn mà các đảng phái chưa
chú ý. Tôi nhớ có một phản hồi bên bài "Bạn có muốn nhìn
thấy một cuộc cách mạng hoa lài tai Việt Nam" do Dân Luận
khởi xướng, có một độc giả tự nhận là nhân viên an ninh
(PA 24) cho biết một trong các nguyên tắc đàn áp của CSVN là
"mềm nắn, rắn buông, mạnh hòa, yếu hiếp". Sao các đảng
phái không quan tâm điều này?

(còn tiếp)

Nguyễn Ngọc Già

Trung Quốc bị tố cáo bóc lột công nhân

Tháng Ba 5, 2011
Tú Anh, RFI: Tổ chức Lao động và Nhân quyềnToàn cầu (Insitut for Global Labour and Human Rights) tố cáo tệ nạn bóc lột sức lao động trong một công ty gia công Trung Quốc cung cấp linh kiện cho tập đoàn xe hơi Ford của Hoa Kỳ. Công nhân phải làm việc 14 giờ mỗi ngày, 7 ngày trên 7, với số lương 0,80 đôla mỗi giờ.


Trụ sở công ty Vũ Uy ở Đông Quan (Ảnh: www.nlcnet.org)

Dưới bức ảnh một bàn tay cụt chỉ còn ngón trỏ nguyên vẹn, tổ chức phi chính phủ của Mỹ bảo vệ người lao động trên thế giới tố cáo các tập đoàn kỹ nghệ Hoa Kỳ lạm dụng sức lao động các công nhân ở nước ngoài. Bản báo cáo mang tựa đề: ” Nơi những ngón tay bị cụt không tốn kém nhiều : Ford tại Trung Quốc”.

Bản báo cáo công bố hôm qua 03/03/2011 lên án nhiều công ty gia công Trung Quốc , đặc biệt là xí nghiệp sản xuất plastic Vũ Uy ở Đông Quan ép buộc công nhân làm việc theo nhịp độ «hỏa ngục» bất chấp nguy cơ xảy ra tai nạn và thiệt hại cho sức khỏe.

Theo lời chứng của nhân viên của hãng gia công này, 80% linh kiện sản xuất là để cung cấp cho hãng xe hơi Ford. Công nhân lãnh lương căn bản 80 cents mỗi giờ và phải làm việc 14 tiếng mỗi ngày, 7 ngày liên tục.

Bản báo cáo đưa ra trường hợp một công nhân 21 tuổi bị tai nạn ngày 13/03/2009 cụt mất gần 4 ngón tay. Tai nạn xảy ra do chủ nhân người Trung Quốc tắt hệ thống hồng ngoại ngăn ngừa tai nạn của bộ máy ép linh kiện để buộc công nhân này tăng tốc độ sản xuất. Thanh niên bất hạnh này đã bị máy ép làm đứt ba ngón tay và một phần ngón cái. Sau đó anh bị đuổi việc với số tiền bồi thường không tới 7.500 đôla.

Để tố cáo sự bất công, tổ chức phi chính phủ Mỹ cho biết là nếu nạn nhân là công nhân tại Mỹ thì đã được bồi thường gần 145.000 đôla.

Trả lời phỏng vấn của AFP, đại diện của Ford cho biết đang điều tra xem xí nghiệp Vũ Uy là công ty gia công trực tiếp hay gián tiếp của Ford. Tập đoàn xe hơi Mỹ này ra thông cáo nhấn mạnh rằng « Ford cam kết tôn trọng nhân quyền và an toàn lao động và chờ đợi các công ty gia công tôn trọng nguyên tắc cơ bản của hãng ».

Trung Quốc bịt miệng truyền thông để chặn biểu tình kiểu Trung Đông

Tháng Ba 5, 2011
Heda Bayron, VOA: Giới hữu trách Trung Quốc đã trấn át các phóng viên nước ngoài ở Bắc Kinh để ngăn chặn họ đưa tin về các cuộc biểu tình chống chính phủ. Theo tường thuật của thông tín viên đài VOA Heda Bayron từ Hong Kong, chính phủ dường như lo lắng rằng các cuộc biểu tình từng lật đổ cũng như đe dọa các nhà lãnh đạo ở Trung Đông và Bắc Phi trong những tuần qua có thể lan tới Trung Quốc.



Hình: ASSOCIATED PRESS Công an Trung Quốc gác trong một khu vực ở thủ đô Bắc Kinh cấm các nhà báo nước ngoài

Chính phủ Trung Quốc đe dọa sẽ thu hồi visa và trục xuất các phóng viên nước ngoài đưa tin tại các khu vực náo nhiệt nhất định mà không được cho phép trước.

Chủ Nhật tuần trước, khoảng 16 phóng viên nước ngoài đã bị lực lượng an ninh bắt và sách nhiễu tại khu phố buôn bán Vương Phủ Tỉnh ở Bắc Kinh.

Các phóng viên tới đó để đưa tin về một cuộc tập hợp quy mô nhỏ của những người đáp lại lời kêu gọi trên Internet về các cuộc tập hợp để bày tỏ ủng hộ đối với ‘Cuộc cách mạng Hoa Nhài’ ở Trung Đông cũng như kêu gọi cải tổ ở Trung Quốc.

Một ký giả Mỹ đã bị đả thương nặng đến nỗi phải được đưa vào bệnh viện.

Tự do bày tỏ quan điểm ở Trung Quốc bấy lâu nay đã bị giới hạn một cách khắc nghiệt. Các trang web truyền thông xã hội như Facebook và Twitter và nhiều đài phát thanh nước ngoài như Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), cùng nhiều các trang tin tức nước ngoài khác đã bị chặn.

Nhưng kể từ khi các cuộc biểu tình ở Trung Đông và Bắc Phi làm lung lay các chính phủ bám trụ bấy lâu nay tại những khu vực này, Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực ngăn chặn các cuộc biểu tình tương tự.

Gilles Lordet, người phụ trách việc phối hợp nghiên cứu về châu Á của tổ chức Phóng viên Không Biên giới ở Paris, nhận định rằng Trung Quốc đã gia tăng kiểm soát báo chí cũng như những người chỉ trích chính phủ, kể từ khi nhà hoạt động vì nhân quyền Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa Bình hồi tháng 10:

“Điều đó cho thấy chính phủ lo lắng về các vụ biểu tình, về khả năng các cuộc phản đối ở Trung Đông có thể tác động tới mạng lưới những người bảo vệ nhân quyền, nhà báo và những người bênh vực cho quyền tự do phát biểu ở Trung Quốc. Chúng tôi thấy rằng đó là chính sách ngày càng khắc nghiệt kể từ khi ông Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa Bình hồi tháng 10. Tình hình Trung Đông càng làm chính phủ lo ngại về đề tài này”.

Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đất nước kể từ năm 1949. Cuộc biểu tình chống chính phủ rầm rộ cuối cùng ở Bắc Kinh đã chấm dứt trong tình trạng đổ máu năm 1989, khi các lực lượng của chính phủ nhả đạn vào hàng trăm sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn.

Năm 2008, tình trạng bạo loạn ở Tây Tạng cũng bị quân đội dẹp yên, và năm 2009, chính phủ một lần nữa lại đàn áp các cuộc bạo loạn ở khu vực tự trị Tân Cương.

Tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc hôm qua cảnh báo về một ‘làn sóng đàn áp hoảng loạn’ ở Trung Quốc.

Nhóm này cho biết nhiều nhà hoạt động khắp Trung Quốc đã bị bắt hoặc bị quản thúc tại gia vì bị cáo buộc gây nguy hại tới an ninh quốc gia và lật đổ chính quyền liên quan tới những lời kêu gọi thực hiện một ‘Cuộc cách mạng Hoa Nhài’.

Bà Vương Tùng Liên là người phụ trách việc phối hợp nghiên cứu của nhóm này nói:

“Tôi nghĩ chúng ta có lẽ đang chứng kiến một trong những cuộc đàn áp tàn bạo nhất trong thời gian có lẽ là 5 năm vừa qua, bởi lẽ nếu xét về số người bị bắt giam mà không được đưa ra xét xử, con số là hơn một trăm người. Con số đó cũng ngang ngửa số bị giữ trong thời gian diễn ra lễ trao giải Nobel Hòa Bình. Nhưng tôi nghĩ điều khác biệt ở đây là việc chính phủ nhanh chóng huy động cảnh sát để bắt bớ các nhà hoạt động đó.”

Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa hợp xã hội. Chính quyền đã chi rất nhiều tiền để mua sắm các hệ thống theo dõi tối tân, kiểm duyệt Internet và các biện pháp khác để chặn đứng bất ổn xã hội hoặc bất đồng trước khi chúng lan ra.

Một số nhà phân tích chính trị nói rằng điều đó khiến cho việc phát động dễ dàng cuộc đối kháng chống lại chính phủ không thể thực hiện được.

Một nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua nói rằng chính quyền Bắc Kinh không có lý do gì để hoảng sợ, và rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm làm bất ổn đất nước không thể thành công.

Một số trang web Trung Quốc ở hải ngoại lại kêu gọi biểu tình vào Chủ Nhật này. Tuy nhiên, chưa rõ là người dân Trung Quốc có thể xem được các thông điệp đó hay không