Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

Tiếng thở dài của Thánh

Đông A

Người ta kể rằng khi Thánh Thán chào đời, miếu thờ Khổng tử có phát ra một tiếng thở dài. Tên Thánh Thán của ông có nguồn gốc như vậy. Thánh Thán bị xử chém trong vụ "Khốc miếu án" đầy bất ngờ và bi đát. Nhân vua Thuận Trị ra chiếu xuống Giang Tô tuần, các học sinh đến tố cáo việc làm sai trái của huyện lệnh. Tuần phủ bắt 5 học sinh trị tội. Hôm sau học sinh tụ tập ở Quốc Tử Giám kêu khóc, bị bắt tiếp 30 người, trong đó có Thánh Thán. Đúng lúc đấy vùng Giang Nam có giặc cướp, các học sinh bị khép vào tội phụ họa với giặc, kết án tử hình, tịch biên gia sản. Khi thọ hình, Thánh Thán than rằng: "Chém đầu thì đau đớn lắm, tịch biên thì thê thảm lắm, thế mà ngờ đâu Thánh Thán lại gặp cảnh này, kì lạ lắm thay!", rồi cười và chịu chém.

Tôi nhớ câu chuyện lạ kỳ này về Thánh Thán nhân đọc thấy tin tuần sau ông Cù Huy Hà Vũ bị đưa ra tòa xét xử tội tuyên truyền chống nhà nước. Tiếng thở dài của Thánh phải chăng cũng là đây? Có nhiều điểm tôi không ưa ông Cù Huy Hà Vũ, nhưng không khỏi cảm thương cho số phận của ông. Ông Vũ là người mà tôi thấy xuyên suốt tư tưởng và hành động của ông chính là sự hợp nhất của tri hành. Tư tưởng xuyên suốt của ông Vũ, như tôi thấy, là muốn thấy có một nhà nước pháp quyền, mọi vấn đề phát sinh tranh chấp cần phải giải quyết bằng luật pháp, không loại trừ một ai và không có ai ở ngoài hay trên pháp luật. Hành động của ông Vũ chính là đưa vào cuộc sống, thực tiễn hóa một cách cụ thể, không lý luận suông hay tư biện hình thức, tư tưởng nhà nước pháp quyền.

Từ tư tưởng như vậy, cộng thêm vào thực tế không đáp ứng được kỳ vọng lý tưởng của ông, đã dẫn đến quan điểm chính trị về nhu cầu thay đổi thể thế chính trị như một tất yếu của thất vọng vào hiện thực. Có thể thấy đấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng và hành động của ông Vũ một cách nhất quán và kiên định. Đọc những dòng chữ này của ông Vũ "Ai chỉ ra được cách nào để cứu những người dân “côi cút làm ăn” kia khỏi sự bức hại tập thể của “Tam quyền không phân lập” hay “Tam quyền nhất lập” nói trên ở Việt Nam, người viết bài này xin đội ơn và hậu tạ!" như cảm thấy một tiếng kêu cô phẫn bi thương trào máu ra đầu ngọn bút. Tôi không biết vụ việc cụ thể trong bài viết có câu kết bi phẫn đấy thực hư như thế nào, nhưng đọc xong bài viết không khỏi cảm thấy ngậm ngùi thân phận con người dường như ở vào một bước đường cùng, không có một lối thoát, như thân phận con kiến trong câu ca dao thưở nào "con kiến mà leo cành đa / leo phải cành cụt leo ra leo vào / con kiến leo phải cành đào / leo phải cành cụt leo vào leo ra". Những người dân đấy đúng hay sai cũng không có một phiên tòa nào giải quyết cho họ. Công lý ở đâu? Pháp luật ở đâu? Phải chăng nỗi bi phẫn đó chỉ còn có thể vạch lên trời xanh để viết?

Trang Tử từng nói rằng mắt phải nhìn thấy những điều không muốn nhìn, tai phải nghe thấy những điều không muốn nghe, sao không khỏi khốn cùng? Tiếng thở dài của Thánh phải chăng chính là sự khốn cùng, không biết phải làm sao đấy?

Đ. A.

Nguồn: donga01.blogspot.com

Lá thư không niêm gửi lãnh đạo đảng CSVN

Posted by truongthondlb1


Phạm Trần – Mặc dù các Cuộc phỏng vấn của tôi không thấy có ghi trong hồ sơ của Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng như không thấy bị kê ra như những bằng chứng để buộc tội Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ trong Bản Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội (Số 18/CT-VKS-P2) đề ngày ngày 17 tháng 12 năm 2010, nhưng vì lương tâm nghề nghiệp của một Nhà báo tôi tự nhận thấy có trách nhiệm tinh thần đối với người bị Quý vị Tố cáo…

Hoa Thịnh Đốn ngày 15 tháng 03 năm 2011

Lá Thư Không Niêm

Kính gửi Quý ông:

- Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

- Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước CHXHCNVN

- Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCNVN

Đồng kính gửi: Ông Nguyễn Sơn, Chánh án Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội
43 Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

(Xin kính nhờ Trang Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trang tin Điện tử Văn phòng Chính phủ, Trang tin Điện tử Quốc hội Việt Nam và Cổng giao tiếp điện tử Thành phố Hà Nội chuyển giúp vì tính khẩn trương của sự việc)

Thưa Quý ông,

Trước hết tôi xin lỗi vì thời gian cấp bách của sự việc nên tôi đã không thể gửi Thư này đến Quý vị qua đường Bưu Điện thông thường, xin Qúy vị thông cảm.

Tôi là Nhà báo-Bình luận Phạm Trần, Công dân Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ, xin có đôi điều muốn thưa với Quý ông về việc Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội sẽ đem Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ ra xử vào ngày 24-03-2011 với tội danh được gọi là “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự.

Như Quý vị đã biết, vào ngày 13-01-2011, tôi đã gửi một Điện thư về cho Bà Nguyễn Thị Dương Hà, Luật sư Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ, để xin Bà can thiệp cho tôi được tham gia vụ tố tụng Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ do Văn phòng của Bà đại diện bào chữa.

Lý do vì trong năm 2010, thay mặt cho Văn phòng Bản tin Hoa Thịnh Đốn của Hệ thống Truyền hình SBTN (Saigon Broadcasting Television Network), có Văn phòng chính tại California, 10501 Garden Grove Blvd, Garden Grove, California 92843 – ĐT: (714) 636-1121, tôi đã thực hiện các Cuộc phỏng vấn bằng điện thoại với Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ về những vấn đề: 1) Liên quan đến lãnh hải. 2) Cho ngoại quốc thuê rừng. 3) Khai thác Bauxite trên Tây Nguyên. 4) Phục hồi danh dự và truy điệu những Chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận chiến chống quân Trung Quốc cưỡng chiếm Quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Mặc dù các Cuộc phỏng vấn của tôi không thấy có ghi trong hồ sơ của Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng như không thấy bị kê ra như những bằng chứng để buộc tội Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ trong Bản Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội (Số 18/CT-VKS-P2) đề ngày ngày 17 tháng 12 năm 2010, nhưng vì lương tâm nghề nghiệp của một Nhà báo tôi tự nhận thấy có trách nhiệm tinh thần đối với người bị Quý vị Tố cáo.

Sau một thời gian nghiên cứu vụ án và căn cứ vào những phiên tòa xử trước đây đối với những công dân Việt Nam bị cáo buộc tội danh tương tự như Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, các Luật sư cố vấn pháp lý của Văn phòng Bản tin Hoa Thịnh Đốn (SBTN) quyết định không xúc tiến thêm nữa vì khả năng tôi được Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp giấy làm nhân chứng với lời yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông của Nhà nước cho tôi đem theo một đoàn quay phim về tường thuật phiên tòa là bất khả thi đối với chính sách Thông tin và Báo chí của Nhà nước Việt Nam hiện nay.

Trước tình trạng này, tôi rất làm tiếc đã không có mặt để lên tiếng bênh vực cho những việc làm mà tôi cho là yêu nước và can đảm của Tiến sỹ Vũ.

Để lấp vào chỗ vắng mặt trước tòa, tôi muốn bầy tỏ quan điểm của tôi về vụ án Cù Huy Hà Vũ với tư cách một Nhà báo từ trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam đã theo dõi đường lối và chính sách của đảng và nhà nước CHXHCNVN trong suốt 36 năm qua để viết bình luận cho Báo, Đài Phát thanh, Đài Truyền hình của người Việt Nam ở nước ngoài và một số Báo Điện tử trong và ngoài nước.

Thưa Quý vị,

Theo dõi vụ án từ ngày đầu tiên lúc 14h ngày 4/11 (2010) tại phòng 101, khách sạn Mạch Lâm phường 11, quận 6, TP Hồ Chí Minh, nơi nghỉ qua đêm của Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, thì hẳn Qúy vị cũng thấy đây là một vụ án mà tôi tạm gọi là “Đầu Chuột Đuôi Voi” được đạo diễn rất vụng về của Cơ quan điều tra và Bộ Công an với mục đích duy nhất là để bắt ông Vũ bằng mọi giá.

Tại sao?

Bởi vì ngay từ lúc đầu các báo Việt Nam, được Công an địa phương cung cấp tin đã đồng loạt loan báo ngay sáng ngày 5/11/2010 mà không cần kiểm chứng rằng Tiến sỹ Vũ bị bắt trong phòng khách sạn với “gái mại dâm’. Có báo viết tắt tên “gái mại dâm” đó là HLNQ, tức Luật sư Hồ Lê Như Quỳnh, người sau đó đã nhờ Luật sư Trần Đình Triển, Văn phòng Luật sự Vì Dân ở Hà Nội “tư vấn làm việc với các cơ quan chức năng, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện một tờ báo tại thành phố Hồ Chí Minh đăng sai sự thật, xúc phạm danh dự nhân phẩm” của bà.

Có báo còn viết quậy rằng: “Hồi 0 giờ 05 phút ngày 05 tháng 11 năm 2010 sau khi nhận được tin báo của quần chúng về việc có hoạt động mại dâm và sử dụng ma túy tại phòng 101 khách sạn Mạch Lâm tại đường số 28 số 10, phường 11, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, công an phường 11, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức kiểm tra hành chính phát hiện một đôi nam nữ ở trong phòng không có đăng ký kết hôn. Kiểm tra giấy tờ tùy thân xác định hai người có tên là Cù Huy Hà Vũ và Hồ Lê Như Quỳnh. Kiểm tra đồ vật của Cù Huy Hà Vũ có 212.231.000 đồng; 1 máy tính xách tay và 2 USB. Công an phường đã đưa cả hai đối tượng về trụ sở làm rõ.”

Báo Công an Nhân dân ngày 06/11/2010 đưa tin: “Bị phát hiện quan hệ bất chính với một phụ nữ tại khách sạn, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã bất hợp tác với lực lượng chức năng thậm chí hành hung người thi hành công vụ.

Hồi 14h ngày 4/11, Công an phường 11, quận 6, TP Hồ Chí Minh kiểm tra hành chính thường kỳ tại địa bàn.

Qua kiểm tra phát hiện tại phòng 101, khách sạn Mạch Lâm có một đôi nam nữ đang có hành vi quan hệ bất chính mà không phải là quan hệ vợ chồng, hay quan hệ yêu đương.

Tổ kiểm tra đã tiến hành lập biên bản theo quy định của pháp luật tại khách sạn; tuy nhiên chỉ có người phụ nữ tên là Hồ Lê Như Quỳnh ký xác nhận vào biên bản là quan hệ bất chính; riêng người nam giới, sau được làm rõ là Cù Huy Hà Vũ phản đối và có thái độ bất hợp tác, thậm chí anh ta còn hành hung người thi hành công vụ….”

Đến ngay VietnamNet, cơ quan ngôn luận điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông còn được Công an mớm tin để bôi nhọ thanh danh Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ và Luật sự Hồ Lê Như Quỳnh rằng: “kiểm tra hiện trường ban đầu cơ quan công an xác định trong phòng có hai bao cao su đã qua sử dụng cùng nhiều tài sản, tư trang cá nhân.”

Nhưng đến chiều 6/11, tại Hà nội, Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) đã gặp gỡ báo chí để chuyển vụ án từ “mại dâm” qua “quan hệ bất chính với một phụ nữ”, nhưng bỏ tang chứng “hai bao cao su đã qua sử dụng” để dừng chân ở chốt “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 88 Bộ luật Hình sự” sau khi khám máy vi tính và tư gia của ông Vũ.

Nhóm Phóng viên của Đài Tiếng Nói Việt Nam cho biết trong cuộc họp báo có Trung tướng Tô Lâm – Thứ trưởng Bộ Công an tham dự, Trung tướng Hoàng Kông Tư – Thủ trưởng Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an cho biết: “Ngày 5/11/2010, Cơ quan an ninh điều tra đã tiến hành bắt, khám xét khẩn cấp đối với ông Cù Huy Hà Vũ vì hành vi “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 88 Bộ luật Hình sự.

Trước đó, đêm 4/11, Công an phường 11, quận 6, TP HCM đã kiểm tra hành chính khách sạn Mạch Lâm (đường số 10, phường 11), phát hiện ông Cù Huy Hà Vũ có “quan hệ bất chính với một phụ nữ”. Tại đây, tổ kiểm tra đã lập biên bản với sự chứng kiến và ký tên của chủ khách sạn.”

Đọc đến đây, tôi thiết nghĩ không cần phải là một Nhà báo hay một điều tra viên cũng thấy tại sao vụ án Cù Huy Hà Vũ lại có thể tự nó “tàng hình” chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ từ “Đầu Chuột” biến thành “Đuôi Voi” hoàn toàn không còn dính dáng gì đến chuyện trai gái không đăng ký kết hôn và những hành vi vô luân lý khác?

Nhiều người ở nước ngoài, trong đó có tôi, rất đỗi sững sờ khi nghe cụm từ “quan hệ bất chính với một phụ nữ” vẫn còn thấy được sử dụng trong Cuộc họp báo của Trung tướng Hoàng Kông Tư mà không biết nói như thế thì có phạm tội vu khống người khác theo Điều 122 của Bộ Luật hình sự không?

Là những người có nhiệm vụ bảo vệ luật pháp và bắt người khác phải tuân thủ pháp luật thiết tưởng những người như hai tướng Tô Lâm và Hoàng Kông Tư phải biết rõ Điều 122 của Bộ Luật hình sự của Nhà nước CHXHCNVN đã định nghĩa như thế nào về “Tội vu khống”?

Điều Luật này viết nguyên văn:

1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với nhiều người;

d) Đối với ông bà, cha mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người thi hành công vụ;

e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Tôi không hiểu rồi đây, danh dự của Tiến sỹ Vũ và Bà Luật sư Hồ Lê Như Quỳnh có được Điều Luật này bảo vệ không hay đã bị bắt, hoặc liên hệ đến vụ án này là hết cả tư cách công dân trước Pháp luật?

Tôi viết ra điều này có mục đích trình bầy với Quý vị rằng, đối với số đông người Việt Nam ở nước ngoài, kể cả tôi, thì Bộ Công an và Bộ Tư pháp mà Tòa án Nhân nhân Thành phố Hà Nội là một bộ phận sẽ trực tiếp xét xử vụ án Cù Huy Hà Vũ đã sử dụng chuyện trai gái phòng the bất chính để làm bàn đạp cho một vụ án chính trị.

Để bổ túc thêm những điều tôi nói, xin mời Quý vị hãy đọc một đoạn về những “màn kịch” này trong Lời Khuyên Chân Tình của nhóm các Nhà Trí thức báo mạng Bauxite Việt Nam phổ biến, từ Hà Nội ngày 13 tháng 01 năm 2011:

“Không chỉ ít sức thuyết phục, mà hoàn toàn khó thuyết phục là nhà cầm quyền có chính nghĩa khi tìm cách bắt Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong vụ việc gán ghép thô kệch với một “gái bán dâm” mà về sau mới lộ ra là một trí thức con nhà lành, và việc “mua dâm bán dâm” mất vệ sinh đó lại đã được một vị Trung tướng vội vã công bố trên truyền hình vào giờ đông người xem nhất.

Như ở bên trên chúng tôi đã trình bày, chúng tôi thực sự lo lắng cho sức khỏe và sinh mệnh của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ khi ông nằm trong tay những thế lực đã bị Cù Huy Hà Vũ làm bẽ mặt nay có đủ cơ hội trả thù – mặt khác chúng tôi cũng thực sự lo lắng cho uy tín của quý vị nếu để sự việc trôi đi theo chiều hướng xấu, chiều hướng của những việc làm quá thấp so với hành vi nghiêm minh tối thiểu buộc người chức việc nhà nước nào cũng phải có mà vụ hai cái bao cao su “đã qua sử dụng” là một dẫn chứng đáng xấu hổ.”

Như thế đã rõ ràng các cơ quan thi hành luật pháp Việt Nam đã “chính trị hóa” những màn kịch ở khách sạn Mạch Lâm phường 11, quận 6, TP Hồ Chí Minh đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 tháng 11 năm 2010 để bắt Tiến sỹ Vũ rồi buộc ông vào tội “tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN”, như đã ghi trong Cáo trạng ngày 17/12/2010.

Thưa Quý vị,

Tại sao tôi nói như thế? Bởi vì, căn cứ vào những lời phát biểu của Tiến sỹ Vũ nói với tôi trong các Cuộc phỏng vấn cũng như với các Cơ quan Truyền thông khác mà các cơ quan điều tra của Nhà nước CHXHCNVN cho là có mục đích “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” thật ra, nếu biết khôn ngoan sử dụng sẽ rất có lợi cho đất nước và con người Việt Nam.

Nhiều vị Lão thành Cách mạng và Trí thức trong nước đã lên tiếng về vụ án Cù Huy Hà Vũ cho rằng những điều Tiến sỹ Vũ can đảm nói ra là ông đã nói thay cho rất nhiều người khác không dám nói hay chưa kịp nói.

Theo tôi đó là những lời nói rất ngay thẳng và chí tình của những người đã từng nằm gai nếm mật trong Cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn của 20 năm khói lửa đã nói với Quý vị, những người Lãnh đạo đang có trách nhiệm với đất nước và dân tộc và đang nắm trong tay sinh mệnh của Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ.

Thiết nghĩ chỉ bằng tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc thật sự của tất cả mọi người Việt Nam, trong và ngoài nước, chúng ta mới có thể đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu.

Cũng với tinh thần này, chỉ có đoàn kết trong tinh thần của Hội nghị Diên Hồng của Tổ tiên, chúng ta mới có sức mạnh bảo vệ vững chắc Tổ quốc trước hiểm họa lâm nguy ngày một rõ ràng trên cả đất liền và biển Đông.

Tất cả những hành động có tính cách cá nhân hay tập thể để trả thù một người dám nói ra những điều nghịch nhĩ đối với nhà cầm quyền nhưng thuận lòng dân chỉ gây thêm chia rẽ.

Đối với vụ án Cù Huy Hà Vũ thì thái độ nóng giận cường điệu của người có quyền muốn áp đặt lên một người dân chỉ có hai bàn tay trắng và một nghĩa khí thì hậu quả còn nghiêm trọng lâu dài hơn những gì sẽ diễn ra tại phiên tòa ngày 24-3-2011.

Hơn thế nữa, ông Cù Huy Hà Vũ đã thực thi quyền công dân của mình theo đúng như đã quy định trong Hiến Pháp, Bộ Luật cao nhất của Nhà nước CHXHCNVN.

Quyền này đã được viết rõ trong Hiến pháp năm 1992, Điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”

Hiến Pháp 1980 viết trong Điều 67: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân.

Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó.

Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.”

Hiến pháp năm 1959 viết trong Điều 25: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.”

Hiến Pháp năm, 1946 viết trong Điều thứ 10: “Công dân Việt Nam có quyền:

- Tự do ngôn luận

- Tự do xuất bản

- Tự do tổ chức và hội họp

- Tự do tín ngưỡng

- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.”

Ngòai ra trong “BÁO CÁO QUỐC GIA KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM” năm 2007, Nhà nước CHXHCNVN đã nói với Thế giới rằng: “Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin của người dân Việt Nam được thể hiện rõ qua sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng. Tính đến năm 2008, cả nước có hơn 700 cơ quan báo chí in với 850 ấn phẩm, gần 15.000 nhà báo được cấp thẻ, 68 đài phát thanh, truyền hình của trung ương, cấp tỉnh và đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất (đài truyền hình Việt Nam phủ sóng đến 85% hộ gia đình Việt Nam), 80 báo điện tử và hàng nghìn trang tin điện tử trên mạng Internet, 55 nhà xuất bản. Báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân và trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt về quyền con người. Người dân Việt Nam ngày càng tiếp cận tốt hơn với công nghệ thông tin hiện đại, đặc biệt là Internet, với khoảng 20 triệu người truy cập, chiếm 23,5% dân số, cao hơn mức trung bình của châu Á (18%). Ngoài hệ thống thông tin, báo chí, truyền thông trong nước, người dân Việt Nam còn được tiếp cận với hàng chục hãng thông tấn, báo chí và kênh truyền hình nước ngoài, như Reuters, BBC, VOA, AP, AFP, CNN và nhiều báo, tạp chí quốc tế lớn khác.”

Vậy tôi xin hỏi Quý vị: Khi Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình để nói với mọi người Việt Nam và dư luận Thế giới về những lo âu của ông trước hiểm họa mất nước về tay ngoại bang; vạch ra những sai trái của Nhà nước và một số người Lãnh đạo có trách nhiệm trong các kế hoạch kinh tế không đem lại lợi nhuận cho quốc gia; nói lên những bất công xã hội, hành động chà đạp quyền làm chủ đất nước của người dân, hoặc tố cáo một số người đã lạm dụng có chức có quyền để mưu lợi riêng thì ông có tội gì với Hiến pháp và các Luật về an ninh-quốc phòng của Việt Nam?

Hơn thế nữa, tôi cũng xin thưa với Quý vị rằng khác với các vụ án chính trị trước đây, kể cả hình ảnh xấu xa công an bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý trước tòa án năm 2007 đã được truyền đi khắp thế giới, vụ án Cù Huy Hà Vũ đã trở thành một biểu tượng cho Nhà nước pháp quyền XHCNVN vì từ Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, tôi đã thấy con mắt của cả Thế giới đang hướng về Hà Nội để chờ xem Nhà nước sẽ đối xử với ông Cù Huy Hà Vũ như thế nào trong phiên tòa ngày 24 tháng 03 năm 2011.

Trân trọng kính chào Quý vị và xin chúc Quý vị sức khỏe và sự khôn ngoan.

Phạm Trần
Nhà báo-Bình luận
6396 True Lane
Springfield, Virginia 22150
ĐT: (703) 785-9265
U.S.A.

Bản sao đồng kính gửi :

-Bà Nguyễn Thị Dương Hà
VP Luật sư Cù Huy Hà Vũ
24 Điện Biên Phủ, Hà Nội
Điện thoại: (04) 37478636, 39902269
Fax: (04) 38435793
-Gia đình Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ (Bà Cù Thị Xuân Bích)

(Xin nhờ Bà Nguyễn Thị Dương Hà chuyển giúp)

-Qúy vị: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
Nhà giáo Phạm Tòan
GSTS Nguyễn Thế Hùng
(Website Bauxite Việt Nam)

-Tất cả các Cơ quan Ngôn luận trong và ngòai nước
-Lưu: – Bản tin Hoa Thịnh Đốn/SBTN
– Phạm Trần

* gửi Dân Làm Báo

danlambao1.wordpress.com

Từ an toàn hơn Nhật cho đến tai nạn… cầu Ghềnh

Posted by truongthondlb1


Tai nạn Cầu Ghềnh là do lỗi của dân?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA – Tai nạn Cầu Ghềnh gần đây liên quan đến sự vô trách nhiệm của nhân viên đường sắt, thế nhưng Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho rằng do trình độ dân trí thấp đã dẫn đến tai nạn trên.


Cầu Ghềnh được sử dụng chung cho xe lửa và các phương tiện giao thông khác.

Vào lúc 7 giờ 30 đêm mùng 4 tết vừa qua tại khu vực cầu Ghềnh, trên tuyến đường sắt Bắc Nam thuộc phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã xảy ra tai nạn đường sắt khiến hai người chết tại chỗ và 22 người khác bị thương.

Tai nạn này mở ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm của ngành đường sắt khi công an điều tra tỉnh Đồng Nai xác nhận trách nhiệm hình sự đối với 7 đối tượng gồm lái tàu chính, lái tàu phụ, nhân viên bảo trì đèn tín hiệu và 4 nhân viên gác chắn khác.

Những người này sau đó bị khởi tố vụ án hình sự về tội “Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cầu Ghềnh là chiếc cầu có làn xe cho người lái xe, người đi bộ cùng với tàu hỏa dùng chung. Mỗi lần tàu tới thì mọi phương tiện giao thông khác đều bị người gác chắn buộc phải ngừng lại để tàu đi qua. Khi tai nạn xảy ra người ta phát hiện rằng những người gác chắn không làm nhiệm vụ của mình và trên làn xe đang xảy ra ùn tắc giao thông vì hai làn xe ngược chiều nhau, khi tàu hỏa tới những người đi bộ và ngồi trên xe không biết tránh vào đâu thế là tai nạn thảm khốc xảy ra.

Văn hóa giao thông

Trong khi dư luận đang theo dõi phản ứng của Bộ Giao Thông Vận Tải sẽ xử lý trường hợp này ra sao thì một bài báo của tờ Dân Trí làm cho người dân cũng như nạn nhân của vụ tai nạn càng thêm bức xúc.

Trong một bài phỏng vấn của báo Dân Trí đối với Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng tại Hội nghị Tăng cường quản lý Chất lượng công trình giao thông năm 2011. Khi phóng viên đặt câu hỏi về cảm tưởng của ông Bộ trưởng như thế nào trước tai nạn giao thông này ông bộ trưởng trả lời:

“Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn, trong đó phải xem xét đến văn hóa giao thông và ý thức tham gia giao thông của con người là quá kém. Không thể chấp nhận được chuyện 2 dòng xe đi ngược chiều cứ đối đầu với nhau, đứng trên cầu cãi nhau và cố tình gây căng thẳng, gây ùn tắc giao thông, vậy văn hóa giao thông ở chỗ nào? Nếu lúc bấy giờ có ai đó nhường đường mà lùi xe lại thì giao thông được giải tỏa, cầu được thông trước lúc tàu đến thì tai nạn đáng tiếc đã không xảy ra.

Theo cơ quan công an thì trong vụ tai nạn cầu Ghềnh những người quản lý ở đây có vấn đề, tất nhiên các cơ quan sẽ xem xét cụ thể. Tuy nhiên, tai nạn xảy ra rõ ràng có vấn đề về văn hoá giao thông, ý thức tuân thủ Luật của người tham gia giao thông.”

Câu trả lời của ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải khiến dư luận ngạc nhiên. Rõ ràng là ông đang đặt gánh nặng trách nhiệm lên trên vai những người dân đang sử dụng một hệ thống cầu đường có vấn đề nhưng lại bị cho là thiếu trách nhiệm khi tham gia lưu thông, nói cách khác là do dân trí thấp mới dẫn đến thảm họa.

Người ta cũng ngạc nhiên vì cách đặt vấn đề của một Bộ trưởng. Lập luận cho rằng người dân có dân trí thấp nảy sinh hai hình ảnh khiến người nghe khó chấp nhận. Thế nào thì được gọi là dân trí thấp và liệu một bộ trưởng có quyền lên tiếng với người dân một cách khá thiếu tế nhị như vậy hay không?

Ông Hồ Nghĩa Dũng trong vai trò một bộ trưởng, ông không có quyền tuyên bố có tính mạt sát tập thể người dân. Thông thường không ai chịu nổi khi nghe người khác cho rằng mình là người dân trí thấp, hay màu mè hơn khi thay bằng cụm từ “văn hóa giao thông thấp”. Dân trí thấp khi được nói trong ngữ cảnh này đồng nghĩa với lạc hậu, thiếu giáo dục và cần phải được giáo dục lại.

Giáo sư Tương Lai, nguyên viện trưởng Viện Xã Hội Học Việt Nam, nguyên Tổng biên tập tạp chí Xã Hội Học cho biết ý kiến của ông về dân trí:

“Thực ra phát biểu trước đây của ông Phạm Quang Nghị trong vần đề Hà Nội bị ngập thì sau đó ông biết là đã lỡ lời nên xin lỗi. Gần đây phát biểu của ông Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải trong vụ tàu hỏa cái cách lẩn tránh trách nhiệm ấy là hết sức dở. Về vấn đề dân trí khi cần thiết để mà nói hay nhận định đưa ra giải pháp thì vấn đề dân trí đúng là phải nâng cao lên.

Thí dụ bây giờ muốn thực thi dân chủ thì phải có nâng cao dân trí. Ví dụ sắp tới đây bầu Quốc hội thì làm thế nào dân trao quyền mà không mất quyền thì cần phải nâng cao dân trí để người dân có một thái độ chọn lựa cho đúng đắn. Về vần đề dân trí thì luôn luôn phải quan tâm để nâng cao lên đó là điều mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng phải quan tâm. Cho nên nâng cao dân trí là một đòi hỏi khách quan, nhưng không phải vì vấn đề dân trí mà trút trách nhiệm cho dân. Thái độ của người lãnh đạo là phải trân trọng vai trò của dân. Dân là gốc, chở thuyền cũng dân mà lật thuyền cũng là dân! Cho nên không thể vô trách nhiệm khi đổ lỗi cho dân được.”

Trách nhiệm quản lý

Tai nạn giao thông trước hết phải nhìn lại vấn đề về tổ chức và điều hành qua các biển báo và xử phạt. Biển báo giữ vai trò tuyệt đối chỉ dẫn cho người sử dụng phương tiện giao thông mà tai nạn cầu Ghềnh là một thí dụ điển hình cho thấy khi biển báo bị coi thường hay vận hành không đúng quy định.
Bên cạnh biển báo là vấn đề điều hành giao thông trong đó xử phạt là biện pháp then chốt.


Dạo phố SG bằng xích lô. RFA photo
Những người mới đặt chân xuống đất Mỹ trăm người như một đều ngạc nhiên khi thấy tất cả xe cộ đều tuân theo luật lệ giao thông một cách nghiêm khắc. Ngay cả nửa đêm, khi trên đường không thấy bóng dáng một chiếc xe nào nhưng người ta vẫn ngừng khi tới đèn đỏ. Ngay cả những nơi giao lộ không có đèn, mọi người đều dừng lại trước khi tiếp tục chạy.

Động thái này có được do sự nghiêm minh của luật lệ giao thông tại Mỹ chứ nói dân tộc Mỹ có dân trí cao hơn Việt Nam thì e rằng mình tự xem nhẹ mình.
Tại Mỹ, nếu vượt đèn đỏ coi như một tai họa. Thứ nhất anh phải đóng tiền phạt, thứ hai phải ra tòa, thứ ba tiền insurance xe sẽ tăng lên và trên một vài tiểu bang nếu vi phạm nhiều lần sẽ mất bằng lái.

Những biện pháp nghiêm khắc này làm cho người lái xe giữ khuôn phép vì sợ bị phạt. Lâu dần người ta không còn sợ nữa mà thói quen tuân theo luật pháp như một quán tính được hình thành trong dân chúng. Luật pháp nghiêm minh và cách thực thi luật cũng đáng suy gẫm. Tại Mỹ cũng như hầu hết các quốc gia phương Tây luật pháp không chấp nhận cho nhân viên xử phạt người vi phạm luật giao thông lấy tiền trực tiếp mà người vi phạm phải ra tòa hoặc gửi tiền nộp phạt về tòa án.

Nói về việc chiếc cầu được sử dụng cùng lúc bởi hai luồng giao thông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nói:

“Tôi khẳng định Việt Nam không phải là nước duy nhất trên thế giới sử dụng chung cầu đường sắt và đường bộ để tổ chức giao thông. Ở một số nước có trình độ như chúng ta, cao hơn chúng ta và thậm chí những nước tiên tiến họ vẫn sử dụng chung cầu đường sắt và đường bộ giống chúng ta, vấn đề là quản lý cầu như thế nào mà thôi.

Chúng ta phải thừa nhận thực tế là cũng cây cầu đó, cũng sự quản lý đó nhưng trong mấy chục năm vừa qua chưa từng xảy ra vụ tai nạn nào nặng nề như tai nạn ở cầu Ghềnh nên không thể đổ tất cả lỗi cho cầu được mà ở đây ý thức tham gia giao thông, thực hiện Luật giao thông của con người cũng là quan trọng, tất nhiên về mặt quản lý ở đây cũng có sai sót, khuyết điểm.”

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng vẫn đổ lỗi cho người dân trong khi cơ quan công an đã xác định lỗi ở những người điều hành cây cầu khi có xe lửa chạy ngang nhưng đèn hiệu cũng như người gác thanh chắn đều vắng mặt. Ông Dũng không chấp nhận lỗi ở ngành giao thông và đưa ra nhận xét: cũng cây cầu đó cũng sự quản lý đó nhưng tới hôm nay mới có tai nạn nên không thể đỗ lỗi cho cây cầu.

Không ai lại đi đổ lỗi cho cây cầu khi con người mới thực sự là tác nhân gây ra tai nạn.

Bí thư Thành ủy Hà Nội là ông Phạm Quang Nghị từng lỡ lời khi nói “Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm” ngay lập tức dư luận Hà Nội nổi lên chống đối kịch liệt đến nỗi ông này phải thừa nhận là lời lẽ của ông đã gây nên sự bức xúc và đáng bị phê phán.

Báo chí Việt Nam cho rằng ông Phạm Quang Nghị là một người làm chính trị can đảm, lỡ lời nhưng biết sửa đổi. Còn Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng thì sao?

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/low-intellectual-make-traffic-accidents-ml-03152011115747.html

Quét mãi lá đa!

Posted by truongthondlb1


Tầm Nã – Cú nầy, nếu đảng CSVN thành công với mưu chước cha truyền con nối để đè đầu cởi cổ mãi mãi hơn tám chục triệu người Việt, thì trong tương lai đừng có ai là thường dân mà mở miệng ra nói “Nuớc Việt nam của tôi” nhen, vì cái Nước ấy nó đã thuộc về vài giòng họ cầm quyền mà thôi. Nói ẩu, công an nó quánh cho trẹo cổ mà chết đó.!

Cái câu “Con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa!” nghe ra như có lời tự an ủi và tự an phận và cũng tự cho rằng đó là cái luật… tự nhiên rồi, có làm sao cũng không thể thay đổi được!

Không biết sự chiêm nghiệm thô thiễn của tôi có thực sự đúng như ý cuả câu trên hay không, nhưng khi theo dõi những chuyển biến, những quyết định của một số quốc gia trên thế giới về vụ “tập ấm”, vốn là thói tục từ thời phong kiến xa xưa cho đến bây giờ xem ra lại ngày càng có nhiều lãnh tụ lôi ra áp dụng.

Đất nước, theo sự hiểu biết tối thiểu của bất kỳ công dân nào thì đó cũng là CỦA CHUNG, chữ nầy đuợc viết hoa. Bởi, những ai được sinh ra, lớn lên và sinh hoạt ở nơi ấy thì đương nhiên họ có một phần, vừa là bổn phận vừa là trách nhiệm đối với cái nơi chốn ấy.

Có thể dùng chữ chủ quyền, dù nhỏ xiú, chỉ bằng một mét vuông thôi thì cũng là chủ quyền và, là lẽ đương nhiên, theo luật, chủ quyền ấy được hiến pháp bảo vệ hẵn hòi.

Thế nhưng, luật lệ vốn có đó nhưng thi hành theo luật lệ lại là điều khác. Cho nên, hàng khối lãnh tụ trên đời nầy lại khoái ngồi chồm hổm lên luật nên cái thói xấu “truyền” lại cho con ngày càng phát mạnh trên cái quả địa cầu ngày càng đi gần đến chổ cạn kiệt tài nguyên nầy.

Bắc Hàn đã thành công trong việc cha truyền con nối một cách viên mản đến thế hệ thứ nhì và đang chuyển tiếp đến đời cháu.

Đất nước nầy không cần người tài đức để trị dân mà cần nhất là lãnh đạo tối cao phải biết xoay sở mọi cách láu cá vặt, bằng cách lâu lâu cho đặc công đặt chất nổ máy bay của người anh em ruột thịt với mình, lưu manh cao cấp bằng cách dồn hết tiền của sản xuất bom nguyên tử, hỏa tiển cho bay qua không phận hù hạp lân quốc chơi…!khi dân chúng đói khát quá thì bày trò…thảo luận để tìm viện trợ nhân đạo!

Rồi cái chu kỳ “vòi vĩnh” đó cứ xào đi, nấu laị nhiều lần với sự nhẹ dạ cả tin của thế giới tự do.
Có một học giả Mỹ cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho Ông Hosni Mubarak bị dân chúng Ai cập lôi xuống là vì ông nầy đã để lộ liểu ý đồ truyền ngôi báu cho con trai ông ta.

Người em trai nối khố với đảng CSVN, Hun Sen cũng không mắc cở gì mà không chuẫn bị con đường lui ra, có người bọc hậu là con trai vừa ra khỏi trường võ bị của Mỹ được vaì năm đã đuợc “vinh thăng”thiếu tướng!( tay nầy mặt mỏng hơn Kim chánh Nhất).

“Đỉnh cao trí tuệ của loài người” ở Hà nội quả thật bản lãnh cao cường hơn hết thẩy các lãnh tụ khác về mục tiêu”muôn năm trường trị” dân Việt, khi chọn Nông đức Mạnh làm Tổng bí thư đảng CSVN .

Thứ nhất, đúng như đường lối CS, là cướp được chính quyền là phải giữ cho thật chặt.
Thứ hai, NĐM là con rơi của ông Hồ nên nối nghiệp ông ấy là đúng quá rồi,
Thứ ba, Tổng bí thư phải là người có thông minh dưới trung bình và phải là “lưỡi gổ”!

Sau cú thành công đầy “ấn tượng” nầy, mấy tay cầm quyền Hà nội sau khi mà cả, kỳ cò và đi đến kết luận là, chúng ta(CSVN) đã có công (sic!) với đất nuớc, đã “đội bôm, đội đạn” trong thời kỳ chiến tranh thì khi đảng cho “phục viên”, con cháu chúng ta tiếp tục công việc hãy còn dang dở thì phải quá chứ còn gì nữa?

Bọn dân ngu (cu đen) bất quá chỉ bép xép vài ngày thôi, chứ nhằm nhò gì. Nầy nhé, các công tử (bột) toàn đỏ sau đây đã học hành giỏi dang hơn cha mẹ thì ai bảo là nhà “vô phúc”.

Nông Quốc Tuấn con Nông Đức Mạnh,
Nguyễn Thanh Nghị, con Nguyễn Tấn Dũng,
Nguyễn Chí Vịnh, con Nguyễn Chí Thanh,
Và, còn ba cháu nữa cũng thuộc loại đỏ lòm thuộc hạng gộc.

Cú nầy, nếu đảng CSVN thành công với mưu chước cha truyền con nối để đè đầu cởi cổ mãi mãi hơn tám chục triệu người Việt, thì trong tương lai đừng có ai là thường dân mà mở miệng ra nói “Nuớc Việt nam của tôi” nhen, vì cái Nước ấy nó đã thuộc về vài giòng họ cầm quyền mà thôi.

Nói ẩu, công an nó quánh cho trẹo cổ mà chết đó.!

Tầm Nã
http://den75.blogspot.com/2011/03/quet-mai-la.html

Bao giờ công nhân Việt Nam “làm chủ xí nghiệp” và ăn được tô phở Hà Nội 35 đô?

Posted on Tháng Ba 16, 2011 by truongthondlb1


Hoàng Diệu (danlambao) – Trong vui mừng khi thấy nhân dân một số các nước Bắc Phi đã thoát khỏi được ách nô lệ, thì tôi lại rất buồn khi đọc tin liên quan đến số phận dân Việt mình, nhất là cho giai cấp công nhân và nông dân.

Ở Hà Nội, nơi đầu đảng CS sống, các Ủy Viên Trung ương Đảng đi xe Mercedes (loại xe sang trong Đức trị giá 5-7 tỷ ĐVN) đến ăn phở 35 đô ở nước Việt Nam cộng sản, trong khi lương công nhân bình quân hằng tháng chỉ “lót” bụng được bằng 2 tô!

Hởi giai cấp công nhân Việt Nam, sau ngày đất nước thống nhất, ĐCSVN đã có từng tuyên truyền và hứa rắng dưới cái chế độ XNCH “Công nhân làm chủ Xí Nghiệp!” hay sao?

Vào thế kỷ 21, sau hơn 35 năm cai trị, chủ nghĩa CS với cái chế độ định hướng XHCN, giai cấp công nhân Việt Nam làm “Chủ Xí Nghiệp” như ĐCSVN đã từng cho ăn bánh vẽ không?

Ngày nay, trong nước thì ĐCSVN tiếp tay cho tư bản nước ngoài bốc lột công nhân để giải quyết vấn đề lao động trong xã hội Việt Nam; Trớ trêu thêm là để giải tỏa áp lực lao động trong nước, người công nhân Việt Nam phải chi tiền cho cán bộ CS để bị bán đi làm nô lệ xứ người dưới cái chiêu bài “Xuất Khẩu Lao Động” (nhưng thực chất là “Xuất Khẩu Nô Lệ” để mang ngoại tệ về duy trì chế độ bất công này)!

Thêm vào đó, để thu về được ngoại tệ bằng nguồn xuất khẩu, những người cầm quyền chề độ CS đã không ngần ngại phá giá đổng tiền Việt Nam, tức là bán rẽ sức lao động của giai cấp công nhân, và thành quả lao động của nông dân trong khi lạm phát lại tăng không ngừng!

Đảng CSVN thực chất là đảng “Cướp Sạch Việt Nam” đang dồn dân tộc Việt Nam vào đường bần cùng, trong khi chúng dững dưng ngồi ăn bát phở 35 đô!

Hảy vùng dạy đi Đồng Bào ơi!

Hơn 86 triệu người Việt ơi, không thể chịu làm nô lệ tới năm thứ 36 nửa, quá đủ rôi !

Phải đập đổ chính phủ bán nước hại dân này!

Chính ông Hồ Chí Minh từng tuyên bố là:

“Hễ chính phủ nào mà có hại cho dân chúng thì dân chúng phải đập đổ chính phủ ấy đi và gây nên chính phủ khác” …(Hồ Chí Minh, Toàn Tập, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995; T.2; tr. 270).

Đồng Bào ơi, hãy vùng dậy giải tán cái chế độ CSVN (Cướp Sạch Việt Nam) và cái chính phủ bán nước hại dân này đi Đồng Bào ơi!

Không lẽ Đồng bào Việt Nam chấp nhận sống mãi dưới cái CHXHCN Việt Nam Muôn Năm?

Hoàng Diệu
danlambao1.wordpress.com

Bài phát biểu của đại diện nhân dân tại khu vực VQG Ba Vì

Nhà nghiên cứu âm nhạc Lê Thanh Bảo mang đến hội thảo một cây búa,
một đôi gậy thiêng và một chiếc chiêng nhỏ.
Ông thề quyết đem sức tàn để bảo vệ tổ sơn của nước Đại Việt.
Ảnh: Lê Việt Hà


Lời dẫn của Nguyễn Hữu Quý:

Nguyễn Hữu Quý Blog nhận được Email của KTS Trần Thanh Vân, về bài phát biểu của ông Đinh Văn Luân, đại diện cho nhân dân các xóm Rùa, Xoan, Muồng Voi, xã Vân Hoà, thuộc khu vực Vườn quốc gia Ba Vì (VQG Ba Vì); đây là bài phát biểu tham gia hội thảo “Chung ta cứu Vườn quốc gia Ba Vì”, được tổ chức vào hôm qua 14/3/2011 mà Blog này có vinh hạnh được đăng tải một vài bài viết có liên quan.

Xin giới thiệu bài phát biểu này đến bạn đọc; qua đó, để bạn đọc tự tìm hiểu đâu là nguyên nhân của vấn đề, để rồi hôm nay, phải tốn thời gian, tiền bạc… chỉ để… “cứu Vườn quốc gia Ba Vì”!

Một vài hình ảnh liên quan đến Hội thảo là do Nguyễn Hữu Quý lấy từ nguồn Nguyễn Xuân Diện Blog.

Kính thưa toàn thể quý vị !

Ba Vì có 3 dân tộc Mường, Dao, Kinh sống quần tụ đoàn kết xung quanh chân núi Ba Vì. Chúng tôi tự hào có núi Tản, sông Đà. Thiên nhiên ban tặng cho con người nơi đây một tài sản vô giá. Dân cư xã Vân Hòa nơi chúng tôi sống hiện nay, người dân tộc Mường chiếm 80%, di cư từ Mường Bi, Hòa Bình cách đây cả nghìn năm. Sinh sống từ lâu đời chủ yếu làm nghề nông, hái lượm lâm sản rừng. Tuy 3 dân tộc sống chung, song mỗi dân tộc có bản sắc riêng.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Ba Vì nói chung, Vân Hòa nói riêng là căn cứ vững chắc để bảo tồn lực lượng cách mạng được an toàn cho đến ngày thắng lợi.

Năm 1992, nhà Nước thành lập vườn Quốc gia Ba Vì và ra chính sách giao khoán đất trồng rừng. Từng hộ thành viên, người dân sở tại, Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đó là chủ trương của Nhà nước và Đảng rất đúng đắn, hợp với lòng dân và dân ra sức bảo vệ rừng. Chúng tôi đã có cuộc sống khấm khá hơn nhờ kết hợp được nông-lâm-vườn đồi rừng.

Vậy mà năm 1995, cái gọi là Tổ hợp Du lịch Hương Ổi nay là Công ty xây dựng Du lịch Bình Minh với dự án Khu Du lịch giải trí thể thao liên hợp từ năm 2000 đã được UBND tỉnh Hà Tây giao sai 450ha rừng kể cả lõi rừng nguyên sinh không xin phép Thủ tướng và tiếp tục đến nay đội lốt dưới các dự án thủy lợi, đắp hàng loạt đập như Vai Xô, Đồng Xô... đã cướp đất, cướp rừng của dân chúng tôi một cách tàn bạo. Ví dụ: Vườn Quốc gia Ba Vì lừa dân nói đổi sổ cũ lấy sổ mới làm dự án trồng cây ăn quả và không trả lại để chuyển nhượng cho Phùng Văn Hệ - Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch XD Bình Minh để kiếm lời. Ông GĐ vườn QG Ba Vì còn bày kế lập ra nhiều sổ đứng tên người nhà Phùng Văn Hệ để che mắt.

Đập Vai Xô năm 1997 được xây dựng thì quá trình cướp đất, cướp rừng trắng trợn càng dữ dội hơn. Đã nhiều năm nay hoàn toàn nước tưới tiêu từ đập Vai Xô lấy cớ là đắp đập cho dân phục vụ nông nghiệp nhưng toàn bộ đập thủy lợi này đã thuộc vào tay ông Hệ và khu Du lịch Thiên Sơn Thác Ngà. Hàng năm vào mùa vụ dân vẫn phải lên van xin và khu Du lịch của ông Hệ không chịu cấp nước cho dân nên đã gây hậu quả mất mùa liên tục. Với diện tích cấy lúa vô cùng ít ỏi, và hàng ngàn năm nay nước vẫn tự chảy vào đồng ruộng chúng tôi do độ dốc tự nhiên nên chúng tôi không hiểu nhà Nước chi tiền cho ông Hệ để trữ nước đãi vàng hay sao? Chưa kể các máy mọc hạng nặng đang móc, bừa, xới các bậc thang ruộng lúa theo Văn hóa Mường của chúng tôi hàng ngàn năm mới tạo được đang bị phá hoại một cách thương tâm (hiện nay đang tiếp tục làm thêm một đập là Đồng Xô).

Thêm vào đó, tuy có kết luận của thanh tra chính phủ số 204/QĐ-TTNN ngày 07/06/2002 đã kết luận những sai phạm rất rõ ràng của công ty Bình Minh. Nhưng vì ông Hệ “là con nuôi” của vợ chồng ông Chủ tịch Nước Trần Đức Lương nên vụ việc xử lý theo bản thanh tra đã bị dập tắt. Hơn nữa, rất nhiều người dân đã bị tiếp tục cướp đất trắng trợn và bị đàn áp đi tù như dùng dùi cui điện, mắc hàng rào điện... thậm chí còn dùng thủ đoạn đi xe máy đâm chết ông Giang Văn Bạo – người thường xuyên đi kiện đòi công lý cho dân.

Và đến nay, Công ty Bình Minh còn chạy lên tận Ông Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng để áp đặt từ trên xuống, lấy cớ tiếp tục mở rộng Khu Du lịch Thiên Sơn Thác Ngà dưới cốt 100 mà không có dự án minh bạch họp bàn với dân. Ông Hệ bằng mọi thủ đoạn cùng với ông GĐ vườn QG Ba Vì và một số Quan chức của huyện Ba Vì và TP Hà Nội để lấy tiếp đất rừng theo dự án mù mờ, cứ lấy đất của dân và rừng của Nhà nước đã giao khoán cho dân bảo vệ lâu dài rồi tính sau theo kiểu cướp như những năm 2000. Hộ ông Phùng Văn Kha bị cưỡng chế khi chưa cắm đất và không nhà cửa, ruộng vườn cũng bị lấy hết. Mọi người trong thôn ai cũng xót xa mà không biết kêu đi đâu!

Hiện nay, do đào xới, khai thác vàng trái phép nên bùn đất độc hại đã lấp hết dòng suối chạy vài cây số, hai bên là ruộng vườn của dân chúng tôi, làm tôm cá chết hết và trâu, bò không có nước uống ảnh hưởng đến cuộc sống của những người dân Mường chúng tôi tại các xóm Rùa, Xoan, Đa Cuống, Muồng Voi... rất nặng nề. Chúng tôi những người dân tộc Mường làm nông nghiệp tại xã Vân Hòa sẽ kiện tội ác môi trường này cho đến khi dòng suối, và các ruộng bậc thang chúng tôi được khôi phục lại nguyên trạng giống như vụ Vedan trong Nam.

Thưa quý vị là nạn nhân suốt hơn 10 năm nay của sự cấu kết có hệ thống giữa Ông Phùng Văn Hệ- đại diện cho Doanh nghiệp Bình Minh, Ông Đỗ Khắc Thành-Giám đốc Vườn Quốc Gia Ba Vì, cùng với một số quan chức tham nhũng của Huyện Ba Vì, xã Vân Hòa điển hình là ông Nguyễn Văn Lập, hiện giữ chức Chủ tịch và Bí Thư 15 năm nay không được lòng dân nhưng dùng mọi thủ đoạn để ở lại chức, trong lúc dân nghèo mất đất mất ruộng thì ông ta có biệt thự rất lộng lẫy ngay trong xã Vân Hòa vì vậy chúng tôi xin đề nghị Đảng và Nhà nước giúp đỡ chúng tôi khẩn cấp những việc sau:

1. Đình chỉ ngay dự án đắp đập Đồng Xô và thủy lợi đập Vai Xô phải do dân chúng tôi giám sát và quản lý. Thủy lợi đầu tiên phải phục vụ cho người dân Mường chúng tôi sống bằng ruộng đất nông nghiệp.
2. Thanh tra, điều tra các công trình xử lý bằng vốn Nhà nước nhưng không phục vụ cho dân sinh của xã Vân Hòa.
3. Điều tra xử lý nghiêm khắc việc phá rừng nguyên sinh bằng các công trình kiên cố trong vùng lõi như đường xá, nhà cửa, phục hồi lại nguyên trạng dòng suối đã bị hủy hoại và cảnh quan đồng ruộng.
4. Điều tra các vụ cướp đất, cướp rừng của dân suốt 10 năm nay và phải trả lại cho dân bản địa chúng tôi những diện tích đất rừng đã giao sai cho công ty Bình Minh. Vì chúng tôi là những người dân bản địa sinh sống bằng đất nông nghiệp và đã nhiều năm bảo vệ rất tốt rừng thì đáng được ưu tiên nhất trong các dự án phát triển. Thêm vào đó du lịch Thiên Sơn- Thác Ngà của ông Hệ không sử dụng những người dân hoặc con cháu của chúng tôi được bao nhiêu cả và đặc biệt những người bị thu hồi đất ruộng và rừng hoàn toàn không được lao động trong khu Thiên Sơn- Thác Ngà.
5. Xử lý nghiêm những cá nhân sai phạm, bức hiếp dân, tham nhũng, lợi dụng quyền lực để trục lợi cá nhân.

Xin cám ơn và kính chúc các vị dồi dào sức khỏe và chúng tôi những người dân Mường sẽ hết lòng chung tay cứu vùng núi Ba Vì như vấn đề của buổi tọa đàm đặt ra hôm nay.

Vân Hòa ngày 14 tháng 03 năm 2011
Đại diện cho nhân dân các xóm Rùa, Xoan, Muồng Voi
Ông Đinh Văn Luân

Đình chỉ vụ án Cù Huy Hà Vũ vì thiếu vật chứng?

Posted by truongthondlb1

Thưa quý vị bạn đọc

Những ngày qua, thông tin trên mạng internet đã làm nóng lên những con tim thiết tha yêu Công lý và sự thật, yêu mến đất nước, quê hương, xót xa cho dân tộc Việt Nam khi Ts Luật Cù Huy Hà Vũ đang gần đến ngày đứng trước cái gọi là “tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội” để nhà cầm quyền diễn nốt vở bi hài kịch về nền pháp lý Xã hội chủ nghĩa.

Căng thằng, bất bình, tức giận, phẫn nộ… đó là những gì đã và đang trải qua trong lòng dân.

Mời quý vị thư giãn vài phút, nhìn sâu vào bản chất của vở kịch “phiên tòa hai bao cao su đã qua sử dụng” qua câu chuyện của Song Hà




Đang buồn ngủ, một ông bạn gọi điện thông báo giọng rất bí mật:

- Này, có biết tin gì không? Cù Huy Hà Vũ được hoãn xét xử, đình chỉ vụ án đấy.

Tôi ngạc nhiên:

- Làm gì có chuyện đó, ai nói thế?

- Tin tôi đi, tôi là Luật sư mà.

Cứ tưởng vị luật sư này có được nguồn tin bí mật nào, tôi sốt ruột:

- Thì tình hình thế nào, nói nghe xem cụ thể đi?

- Này nhé, tôi đã đọc cáo trạng rồi, cáo trạng trên mạng đăng rồi, căn cứ vào cáo trạng, thì khi chuyển sang Tòa, thế nào cũng sẽ trả lại cáo trạng và yêu cầu đình chỉ vụ án thôi, không thể khác được, luật pháp của ta là nghiêm minh, phải là như thế. Thế anh đọc cáo trạng chưa?

Tưởng gì, hóa ra vì đọc cái cáo trạng, bực mình tôi thở dài đánh sượt và tuôn ra một tràng:

- Thôi đi ông, tôi chưa đọc, nhưng tôi cũng hiểu nội dung nó nói gì rồi. Cáo Trạng với lại cáo… Phó bảng, viết thế nào chẳng được, đảng thích thì viết con kiến thành con trâu, con chuột Tréc nô bưn nặng hàng chục cân. Trộm vài con vịt là tội hết sức nghiêm trọng và cần phạt tù mấy năm, thật nặng để có tính răn đe, ăn cắp hàng chục tỉ đồng chỉ là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng có công với cách mạng, cảnh cáo hoặc phê bình, mua dâm trẻ em thì thằng liệt dương đi tù 9 năm, thằng chẳng liệt chút nào chơi bời khắp nơi còn lưu cả ảnh khỏa thân với cave thì không có đủ cơ sở pháp luật truy tố… có sao đâu, luật ta đang xài là luật của Hà Giang, ông hiểu chứ, trên đó còn lắm rừng.

- Không được, lu…ật pháp là nghiêm minh, Tòa án Xã hội chủ nghĩa chứ dỡn à. Lại xét xử giữa thủ đô chứ có phải trên Hà Giang Quản Bạ đâu mà nói gì cũng được, người dân Hà Nội chứ có phải bọn dân tộc Nhắng trên đó đâu.

- Vậy ông nói cụ thể là ông căn cứ vào đâu?

- Này nhé, cáo trạng viết thiếu những căn cứ luật pháp hết sức quan trọng và cái chính là vật chứng quan trọng nhất đã không được thu thập và đưa vào cáo trạng. Thế là toi chứ sao, xét xử vụ án mà không có vật chứng, thu giữ vật chứng mà không đưa ra tòa, thì còn gì gọi là cáo trạng với xét xử. Vật chứng cơ bản không đưa ra tòa lại đưa những thứ vớ vẩn không có bị hại ra xét xử thì hỏi rằng xử cái gì mà chẳng tuyên hủy bỏ, ông đúng là chẳng hiểu gì về pháp luật.

- Thì nhà nước đã trả lại 200 triệu đồng thu giữ đấy thôi, trả lại rồi thì còn đâu mà đưa ra tòa.

- Không, tiền thì không nói làm gì, ông Vũ đi công tác mang tiền cũng là chuyện thường, không có tiền thì ông ấy đi ăn xin mà sống à, thế nên nhà nước giữ tiền của ông Vũ là không đúng, vì đó là tiền của ông ta nên phải trả. Lu..ật pháp là phải nghiêm minh như thế ông ạ.

- Vậy thì còn cái gì mà ông phải bí mật và vòng vo lắm thế, nói thẳng đi xem nào.

- Thì đấy, quan trọng nhất trong vụ án này là cái gì ông biết không, là “hai bao cao su đã qua sử dụng”, nhớ là đã qua sử dụng nhé, còn nếu chưa qua sử dụng thì có mà đầy túi không ai chấp, luật pháp là phải nghiêm minh và chính xác thế ông ạ. Khi ông Vũ bị bắt tại khách sạn ông ý thuê, nguyên nhân chính không phải là ông ấy ăn cắp, cũng không phải là buôn ma túy, chống chế độ hay có âm mưu lật đổ chính quyền gì cả, mà chỉ vì trong phòng có một cô gái và “hai bao cao su đã qua sử dụng”. Đấy, báo chí nói đầy ra thế, mà là báo đảng, báo nhà nước cả đấy nhé, sai làm sao được, sai thì có mà mấy thằng làm báo đi tù hết à. Luật pháp xã hội chủ nghĩa của chúng ta phải nghiêm minh như thế.

- Thì báo vẫn nói đểu, nói sai đầy ra đấy thôi có sao đâu.

- Ông đùa à, báo chí nói sai bắt xin lỗi ngay nhé, kỷ luật, vào tù nữa là đằng khác. Đấy ông xem, mới đây tờ VietnamNet đăng bài: “Cảnh sát đứng đầu bảng về tham nhũng” của một tổ chức minh bạch quốc tế khảo sát đàng hoàng, nhưng vì là của tổ chức đó khảo sát khách quan chứ không theo sự lãnh đạo của đảng, nên khi đăng lên đã phải rút xuống, xin lỗi và tự kỷ luật đấy thôi. Đấy là nói đúng còn bị kỷ luật đấy nhé, nói sai chắc còn bị kỷ luật nặng hơn nhiều. Luật pháp xã hội chủ nghĩa ta phải nghiêm minh như thế.

Vì thế, trong vụ ông Vũ này, khi bắt ông ý, chỉ vì hai bao cao su đã qua sử dụng để bắt và kết tội, báo chí đưa tin, không cải chính nghĩa là chính xác nhé, vậy thì hai bao cao su đã qua sử dụng đó đâu mà không thấy đưa vào cáo trạng.

- Thôi ông, ai lại đưa cái thứ bẩn thỉu đó lên Tòa án Xã hội Chủ nghĩa của Thủ đô văn hiến cho bẩn mặt quan chức, nhỡ khi giơ nó lên nó rơi toẹt cái bắn tung tóe vào mặt các bác quan tòa và Viện Kiểm sát thì sao?

- Ông đùa với vật chứng á, xác chết còn phải đưa ra nữa là, vật chứng quan trọng nhất đề bắt người lại không đưa ra Tòa xét xử, thì xét cái gì? Không có “hai bao cao su đã qua sử dụng” đó làm sao bắt được ông Vũ về đồn? Đó mới là nguyên nhân chính của vụ án này nhé.

Vì thế tôi khẳng định là Tòa sẽ tuyên hủy và đình chỉ vụ án ngay tức khắc. Luật pháp xã hội chủ nghĩa của chúng ta phải nghiêm minh như thế.

- Vậy hai bao cao su đấy đâu mà không đưa ra nhỉ?

- Thì thế, tôi cứ nghĩ mãi mà chưa hiểu, nhưng chắc chắn Tòa và Viện Kiểm sát thì đã cân nhắc kỹ chứ. Hay là…

- Ông bảo hay là sao?

- Hay là sau khi Viện Khoa học kỹ thuật hình sự Bộ Công an giám định, xét nghiệm lại có vấn đề gì bất trắc nhỉ?

- Ông hỏi tôi thì tôi biết hỏi ai? Nhưng làm gì phải xét nghiệm giám định thứ đó.

- Sao không, cáo trạng ghi rõ giọng nói của ông Vũ trả lời phỏng vấn còn được Viện Khoa học hình sự giám định cơ mà. Luật pháp xã hội chủ nghĩa của chúng ta phải nghiêm minh như thế. Chắc chắn hai bao cao su đã qua sử dụng đó đã được giám định nhưng có vấn đề rồi.

- Vấn đề gì được nhỉ?

- Thì chẳng hạn… nhỡ ra lại là của một sếp lớn nào đó có công với cách mạng, có thân nhân tốt chẳng hạn, hoặc đồng chí Lê Thanh Hải mới tái đắc cử đi liên hoan rồi có vào đó nghỉ ngơi chẳng hạn xong để lại sản phẩm đó, nếu đưa ra có mà… đứt à.

- Nếu thế thì cũng phải đưa ra xét xử chứ sao? Lu…ật pháp xã hội chủ nghĩa của chúng ta phải nghiêm minh như thế.

- Nhưng lu…ật pháp thì cũng phải bảo vệ uy tín cán bộ đảng viên chứ, đảng lãnh đạo tuyệt đối mà?

- Ông là luật sư gì đấy?

- Thì tôi học lớp luật tại chức buổi tối, học từ xa, xin được vào đoàn Luật sư Hà Nội tôi mất gần 1.000 đô đấy ông ạ, mới được kết nạp đảng viên dự bị tháng trước.



Song Hà

Nữ Vương Công Lý

Điều hành kiểu bán cá

Posted by truongthondlb1


Lê Dũng -Thấy báo chí lại bảo: Thủ tướng họp chiều nay ra chỉ thị cương quyết chấm dứt thị trường vàng miếng, lại thấy mấy chuyên gia kinh tế nói trên vê tê cê là không, chỉ cấm buôn lậu, mua bán không …giấy phép ( ?) mà chả hiểu đầu cua tai nheo ra sao. Con mẹ bán cá cạnh nhà thấy bà con nhao đi bán vàng miếng thì cười sằng sặc bảo: “bố khỉ, sao lại lo cuống lên mà bán vàng miếng, có thì mang chặt mẹ nó ra làm cái vòng đeo tay to bằng cái cạp quần của tôi đây này thì sao ? nó là trang sức thì sao, bán thì cân lên không được à ? rõ dở ! “

Ừ nhỉ, thảo nào mấy con mẹ tiệm vàng phố cổ bảo hôm nay thấy Thủ tướng họp xong thì hết sạch cả vàng nhẫn, vàng lắc, vàng vòng và cả khuyên tai nữa, không đánh kịp mà bán. Hóa ra là vậy, bà con chả nghe theo con mẹ bán cá mà lại cứ đi hóng hớt nghe hơi nồi chõ chuyện Thủ tướng nhà ta họp, nói năng chưa có gì là chắc chắn cả.

Thông tin bao giờ phải được xác nhận qua thông tư hay nghị định gì đấy thì mới tạm gọi là chính xác chứ, thậm chí còn ối thứ có cả nghị định thông tư rồi mà còn chả thực hiện được nữa là. Đâu xa cái nghị định thông tư gì đấy về việc cám hú thuốc lá nơi công cộng kia kìa, ai cấm, ai phạt, ai thực thi việc cấm, phạt đây? chả nhẽ thấy một thằng nhỏ hút thuốc lá trong quán cà phê hay trong nhà ga mà lại xông vào bắt, phạt nó bao nhêu đây ? ồ la la chưa có hướng dẫn là phạt bao nhiêu ạ. Chán phèo !

Cấm mua bán đô, bắt vụ bán mua 400 ngàn đô giờ chả biết xử lý theo luật nào, qui định ở đâu như báo Dân việt đăng. Nhỡ sau này phải trả lại người bán người mua tiền và đô đã tóm thì nói năng thế nào với báo chí đây ? khổ cái đôi khi mấy anh em lại nhiệt tình quá nên thấy bà con bán mua cả nắm đô thì tưởng là buôn lậu nên cứ tạm thu về đã.

Đôi khi nhiệt tình cộng với … thiếu luật dẫn đến rắc rối không lường trước được và hố. Tuy nhiên, đẹp giai không bằng chai mặt, cứ nhìn thấy tờ xanh có hình mấy ông lãnh đạo Mỹ trên đó là người mình còn xốn xang nữa là mấy anh em khác. Mai ngoài chợ chắc mấy bà con hàng vàng chỉ bày mấy cái lượng vàng bằng… mô hình (nhôm nhựa mạ vàng) mà thôi, còn nếu có nhu cầu mua bán thì a le hấp, cứ a lo là chị đến tận nhà. Con mẹ bán cá nó dạy cách mua bán vàng rồi : cứ chặt ra làm nhẫn, vòng tránh thai hay vòng đeo tay là ổn, mua bán tuốt, luật đâu có chỗ nào cấm mua bán mấy cái vàng đẹp kiểu ấy ?

Con mẹ bán cá thế mà trí tuệ cao đấy chứ, ngồi cạnh mẹt cá tanh lòm mà điều hành cả thị trường vàng dễ như… chém cá.

http://vn.360plus.yahoo.com/Elec-Life/article?mid=1204

Tái cơ cấu trách nhiệm

Posted by truongthondlb1


Đào Tuấn - Ở Phú Thọ, điện cắt ngày chẵn. Ở Đồng Nai, điện cắt ngày lẻ. Có tỉnh thì cắt điện ban ngày. Tỉnh khác thì cắt ban đêm. Có lẽ vì là “tỉnh lẻ chân đất” nên ít có nhu cầu? Hay vì là “dân quê cổ ngắn” nên ngành điện bịt mắt cắt bừa?

Mùa khô năm nay điện sẽ thiếu 2 tỷ, hay 3 tỷ kwh? Có lẽ cả EVN lẫn Bộ Công thương đều chưa thể đưa ra con số chính xác. Chỉ biết là chưa đến mùa khô thì điện đóm ở hầu hết các tỉnh đã rơi vào tình cảnh cắc bụp cắc xoè. Cứ nhìn vào động thái của EVN thì chả cần phải là Bộ trưởng Bộ Công thương cũng biết mùa khô năm nay điện sẽ thiếu trầm trọng như thế nào. Cách đây hai hôm, chủ động một cách bất thường, thông tin Trung Quốc đòi tăng 15% giá bán điện cho Việt Nam được tung ra hầu hết các báo. Mà Trung Quốc là gì? Là hơn 4,6 tỷ KWh, là điện cho ngót chục tỉnh miền Bắc. EVN cho biết là họ chưa đồng ý với giá mới, nhưng có lẽ sẽ phải đồng ý, bởi lẽ từ khi tiến hành mua điện của “bạn”, EVN ngày càng chứng tỏ sự tầm gửi của mình. Năm 2005, khi bắt đầu mua điện từ Trung Quốc, sản lượng chỉ 180 kWh, cũng chỉ để cung cấp cho hai tỉnh miền núi là Hà Giang và Yên Bái. Tới 2007, EVN mua 2,67 tỉ kWh và phân phối cho 8 tỉnh miền Bắc. Năm 2008, lượng điện nhập khẩu lên đến 3,5 tỉ kWh. Và năm 2011, lượng mua dự kiến lên tới 4,671 tỉ kWh.

EVN nói “chưa chấp nhận”, nhưng rõ ràng quyền mặc cả thuộc về người mua, còn chuyện có chấp nhận hay không, lại là quyền của người bán. Còn nhớ năm ngoái, giá điện “bạn” bán cho ta cũng đã tăng thêm 12%. Vả lại trong thực tế, “bạn” cũng đã từng chứng tỏ cái quyền của người bán: Vào tháng 3-2010, đúng lúc các nhà máy thuỷ điện miền Bắc “rớt xuống mực nước chết” thì “bạn” tạm ngưng cấp điện với lý do lãng xẹt là…bảo trì đường dây.

Không ai có thể chắc rằng tình cảnh đó không lặp lại vào mùa khô năm nay.

Nhưng sự tầm gửi – hay lệ thuộc, chỉ là một nguyên nhân khiến EVN không thể chủ động nguồn điện. Nguyên nhân thứ hai: Tính chất con buôn trong những cái đầu EVN đã làm lãng phí một nguồn điện quan trọng: Các thuỷ điện nhỏ. Tuần rồi, các thuỷ điện nhỏ ở hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai đồng loạt la làng vì câu chuyện có điện rồi nhưng không thể bán lên lưới của EVN. Báo chí dẫn lời chủ đầu tư thủy điện Đăk Ne cho biết nhà máy, có công suất hơn 8MW, liên tục bị phía điều độ cho tạm dừng phát điện vì quá tải đường dây, dù trong hợp đồng với EVN có điều khoản cam kết Tập đoàn độc quyền truyền dẫn này cam kết thu mua hết sản lượng điện của doanh nghiệp. Nguyên nhân được nhìn thấy ngay sau đó, thoạt nghe rất ngớ ngẩn: Đường truyền tải của EVN không đủ để truyền tải điện. Và thế là các thuỷ điện phải hoạt động cầm chừng, sản xuất cầm chừng, và đứng trước nguy cơ đình chỉ, phá sản vì không bán được điện, nhấn mạnh là trong bối cảnh điện đang thiếu và cắt cúp bất tử trên toàn quốc.

Đăk Ne chỉ là một trong số ngót chục thuỷ điện tư nhân là nạn nhân của sự thiếu đồng bộ trong hạ tầng lưới điện của EVN. Và trường hợp Đăk Ne năm nay chỉ là cái gạch nối cho sự liên tục những bất cập, bất cập một cách vớ vẩn, và ngớ ngẩn kéo nhiều năm nay.

Trước Đăk Ne, hàng chục thuỷ điện nhỏ cũng “kêu cứu” vì làm ra điện nhưng không có dây để bán. Chẳng hạn như Lào Cai- vương quốc của thuỷ điện. Hơn 100 nhà máy thuỷ điện đã ngóng… dây, đã trông vào lời hứa của EVN suốt từ năm 2004. Bởi vì đường dây 220 KV và các trạm biến áp là lĩnh vực độc quyền của EVN. Mà không độc quyền các DN thuỷ điện cũng chịu không thấu khi xuất đầu tư đường truyền vào khoảng 2,5 tỷ vnd/km. Chuyện lãng phí thuỷ điện nhỏ rõ như ban ngày. Nhưng vì sao, từ năm 2004, sự bất cập đã được phát hiện, mà chuyện “thuỷ điện không dây” vẫn tồn tại? Đơn giản là vì EVN còn phải tính toán. Đơn giản là vì họ độc quyền, muốn mua thì có dây, không mua thì xin mời các vị bán cho… Trung Quốc.

Người ta hẳn sẽ lại nói đến câu chuyện tái cơ cấu, đến thuật ngữ “thị trường phát điện cạnh tranh” và tất nhiên là cả chuyện tăng giá điện- trước sức ép của “bạn” chẳng hạn, trong mùa khô năm nay. Nhưng cái cần tái cơ cấu đầu tiên có lẽ phải là trách nhiệm của ngành độc quyền này khi họ luôn sẵn sàng chấp nhận sự tầm gửi lệ thuộc, trong khi hống hách và quá thiếu trách nhiệm với những gì họ cho là chưa cần thiết. Điện đã tăng 15,28% từ 1-3. Nhưng nếu có tăng tới 60%, như tính toán của các quan chức, thì với cách quản lý “kiểu độc quyền EVN” như hiện nay, mùa khô chắc chắn sẽ vẫn và mãi là cơn ác mộng đối với dân chúng.

Đào Tuấn

http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=5219

Người trí thức giữa “tam giác quỷ”

Posted by truongthondlb1


Phan Thắng - “Có thể coi ba đối tượng ĐỒNG TIỀN, LỊCH SỬ và QUYỀN LỰC là ba đỉnh của một Tam Giác Quỷ mà người trí thức luôn bị cuốn vào. Đặc điểm của Tam Giác Quỷ là làm cho con người mất tích một cách bí ẩn. Đồng tiền, lịch sử và quyền lực cũng làm cho người trí thức mất tích theo những cách khác nhau” – Trong tư cách khách mời của Văn hóa Nghệ An, Nhà thơ – Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, đã chia sẻ những suy tư của anh về thân phận và sứ mệnh của người trí thức nói chung và trí thức Việt Nam nói riêng.

PV: Giữa chằng chịt các mối quan hệ xã hội, các vấn đề của đất nước và cuộc sống, giữa trách nhiệm công dân và vai trò của người trí thức, giữa những nguyên tắc được đặt ra trong các quy ước mà mình phải thực hiện…. anh suy nghĩ gì về mình trước mọi vấn đề xã hội và đất nước.

Đỗ Minh Tuấn – Nếu nói một cách hình tượng thì, trong chằng chịt các mối quan hệ xã hội của thời đại hôm nay, tôi thấy mình nói riêng và người trí thức nói chung nhiều khi ở trong tình cảnh bị lạc giữa mê cung, hay bị biến thành trò cười trong những ngôi nhà chất đầy gương méo. Càng vào sâu mê cung người ta càng đánh mất mình, không biết mình là ai và không biết mình rồi sẽ đi đến đâu! Nhưng đánh mất mình hoàn toàn, quên khuấy những nguyên tắc, quy ước mình đã từng tin cậy và rao giảng để sống mộng du trong cuộc phiêu lưu mới thì còn may. Vì khi đó người ta không có nỗi đau văn hóa như khi thấy cuộc sống xung quanh biến thành những nhà cười giải trí trong công viên. Càng vào sâu nhà cười người ta càng thấy mình méo mó, quái dị, khi béo khi gầy, khi thấp khi cao, khi bị nhân đôi nhân ba, khi lại vón cục trở thành một đống nháo nhào không diện mạo, khi lại bị nhập vào kẻ khác như một quái thai. Biết đấy không phải là mình mà không thể chối bỏ cái hình hài bị xuyên tạc ấy. Khi đó, con người có nỗi đau tha hóa, nhìn thấy nhân cách của xã hội, của chính mình bị bóp méo, bị nhào nặn hồn nhiên, như trẻ con chơi trò nặn đất. Mình càng có vai trò trí thức, càng có trách nhiệm công dân thì mình càng thấy đau, và càng thấy buồn cười. Nói hình tượng thì như vậy đấy.

Thế nói bằng lý luận thì sao? Anh nghĩ gì về mình giữa mê hồn trận những vấn đề văn hoá và xã hội hôm nay?

Đỗ Minh Tuấn: Nói bằng lý luận thì thế này, anh phải nhìn nhận và phán xét tư cách người trí thức trong anh bằng cách tìm ra những đặc trưng trong thái độ của người trí thức trong lịch sử nhân loại, ở mọi nơi mọi lúc, để xem xét mình và những trí thức quanh mình đã thể hiện những đặc trưng đó ra sao trong bối cảnh hôm nay? Một học giả Nga đã nhận xét rằng, có thể phân biệt giới trí thức với các nhóm xã hội khác căn cứ vào ba dấu hiệu có tính nguyên tắc là thái độ đối với sự giàu có, với lịch sử và với nhà nước. Ông cho rằng ba thái độ này luôn luôn là hỗn hợp của sự khinh bỉ, nôn nóng và ganh tị. Theo ông, đây là điều đặc biệt tiêu biểu đối với giới trí thức Pháp và Nga, dù cho trong các nước Anglo-Saxon những tâm trạng tương tự ở thế kỷ vừa qua cũng tăng lên đáng kể. Nhận xét của học giả Nga có thể không hoàn toàn đúng với mọi trí thức, những cũng là một cách nhìn sắc sảo có thể lấy làm một vật chuẩn để đối chiếu hành vi và suy nghĩ của người trí thức trong xã hội ta hôm nay. Nói cách khác, có thể coi ba đối tượng ĐỒNG TIỀN, LỊCH SỬ và QUYỀN LỰC là ba đỉnh của một Tam Giác Quỷ mà người trí thức luôn bị cuốn vào để xem xét cách thân phận và ứng xử của anh ta trong môi trường xã hội cụ thể. Vậy, câu hỏi trên có thể đổi thành: “Thái độ của anh với đồng tiền, với lịch sử và với quyền lực ra sao trong bối cảnh xã hội hôm nay?”

Vâng, một cách phiên dịch thú vị và dễ hiểu. Nhưng theo anh đặc điểm lớn nhất của cái Tam giác quỷ mà người trí thức xưa nay hay bị cuốn vào là gì?

Đỗ Minh Tuấn: Một đặc điểm của Tam Giác Quỷ là làm cho con người mất tích một cách bí ẩn. Thì đồng tiền, lịch sử và quyền lực cũng làm cho con người mất tích theo những cách khác nhau. Đồng tiền nhiều khi che khuất con người và biến con người thành hàng hoá. Lịch sử nhiều khi làm cho số phận cá nhân không còn lý do tồn tại. Và Quyền lực thì thường có rất nhiều cách khác nhau, khi kín đáo khi trắng trợn, để làm tiêu biến con người. Và cuộc quyết đấu của nhiều trí thức với đồng tiền, quyền lực và lịch sử đã dẫn đến hậu quả là nhiều người trong họ đã bị mất tích theo những cách không thể nào tiên liệu trước. Có thể bị mất tích trong các trại giam, có thể mất tích không còn ai nhắc đến trên mặt báo, có thể mất tích trong đời sống văn hoá nghệ thụât vì không còn khả năng sáng tác, cũng có thể bị mất tích trong trí nhớ đồng loại, không còn được ai nhớ đến nữa.v.v.

Hình như khi đưa ra hình ảnh Tam Giác Quỷ anh muốn khuôn vấn đề lại trong nhưng tương quan cụ thể. Nếu đúng vậy thì chúng ta nên lần lượt bàn về từng goc của cái Tam giác vẫn làm mất tích người trí thức. Đầu tiên hãy bàn về đồng tiền vì nó gần gũi và thời thượng? Có vẻ như đồng tiền bây giờ ít bị khinh bỉ hơn mấy thập kỷ trước đây?

Đỗ Minh Tuấn: Đúng thế đây. Thái độ coi khinh tiền bạc đặc trưng cho trí thức Pháp. Hình ảnh Serge Gainsbourg, một trí thức Pháp, đốt tờ 500 FR châm thuốc lá ngay trên truyền hình khá tiêu biểu cho thái độ này. Hình ảnh công tử Bạc Liêu đốt tiền làm đóm soi tìm đồng tiền rơi cho người đẹp cũng rất đặc trưng cho thái độ trọng nghĩa khinh tài phổ biến trong xã hội Việt Nam ngày xưa. Ấy vậy mà càng ngày đồng tiền càng tăng quyền lực. Nó báo thù những thái độ khinh miệt đồng tiền của trí thức châu Âu và kẻ sỹ phương Đông một cách ngoạn mục. Ngày xưa đồng tiền bị K.Marx gọi là “con đĩ của nhân loại” (K.Marx), nhưng hôm nay thì đồng tiền đã ngày càng trở thành biểu tượng thiêng liêng mang tự hào dân tộc. Từ chỗ coi khinh sự giàu có, các trí thức khắp nơi trên thế giới bắt đầu quen với lý tưởng làm giàu và trang sức bằng các chỉ số phát triển kinh tế. Trí thức ngày càng bị cuốn theo ma lực của cuộc sống tiêu dùng, nhiều người ngày xưa ghét giàu sang, bây giờ cũng sắm máy tính xịn để làm thơ ca ngợi những con buôn và những tiện nghi (cười). Cho nên , nói rằng thái độ khinh bỉ đồng tiền tiêu biểu cho trí thức xưa đã lạc hậu cũng không sai. Song điều đó có nghĩa là quyền lực của đồng tiền đã ngày càng làm cho người trí thức kiểu cũ bị…mất tích.

Ngày nay, khi sự phát triển của một quốc gia, sự hạnh phúc của con người được đo bằng chỉ số GDP thì thái độ kỳ thị với đồng tiền đã trở thành phản phát triển, nếu không muốn nói là bảo thủ, hẹp hòi. Anh có nghĩ vậy không?

Đỗ Minh Tuấn: Có thể nói đồng tiền đã đạt được quyền lực tuyệt đối khi trở thành chỉ số của hạnh phúc con người trong một quốc gia có GNP cao. Tôi cho rằng việc cấp cho đồng tiền vai trò thước đo hạnh phúc và tiến bộ của một dân tộc là quá trớn và dại dột, thậm chí ngu xuẩn nữa. Ông G.Soros (Mỹ), một huyền thoại trong thế giới tài chính đã phản đối việc lấy tổng sản phẩm quốc dân (GNP) làm thước đo phát triển vì, theo ông, làm như vậy có khác gì chấp nhận đồng tiền như một giá trị đích thực, một giá trị tự thân. Ông cho rằng, trên thực tế thì GNP cao chưa phản ánh sự tiến bộ xã hội. Trong một nước bệnh Aids đang hoành hành thì GNP tăng lên vì người ta phải tốn nhiều chi phí xử lý căn bệnh thế kỷ này.Vì thế, vận dụng thước đo đồng tiền sẽ không thể biết thế giới đang tiến lên hay đang đi giật lùi. Ông Soros cho rằng, các giá trị đích thực không thể dùng đồng tiền để đo lường, phải có những thước đo tiến bộ khác phản ánh được những chỉ số vô hình như hạnh phúc và quyền tự chủ của công dân. Nét đặc sắc riêng của các giá trị đích thực là chúng tự bản thân đã chứa đựng các giá trị nội tại, bất luận chúng đã chiếm lĩnh được vị trí chủ đạo hay chưa. Ông Soros khẳng định rằng các giá trị đích thực – mà người trí thức xưa nay luôn tôn thờ – khác xa với các giá trị thị trường ở chỗ tự thân nó đã có giá trị, có quyền lực, không cần phải cạnh tranh để tự khẳng định như giá trị thị trường. [1]

Nghĩa là, trước đây các giá trị văn hóa tinh thần luôn luôn ở thế thượng phong trước đồng tiền, bây giờ lại phải cạnh tranh trong thị trường để khẳng định giá trị của mình?

Đỗ Minh Tuấn: Đúng vậy. Thực tế phát triển cho thấy những điều Soros nói là rất sâu sắc. Khi đánh giá về phát triển, người ta thường quên đi những sự thụt lùi hay phá sản trong các lĩnh vực vô hình như văn hoá, tình cảm, ý nghĩa, tâm linh. Đó là nơi người trí thức nhạy cảm về ý nghĩa và giá trị. Kỹ nghệ bành trướng toàn cầu đã làm suy giảm môi trường cần có cho sự nảy sinh và phát triển tình thương, luân lý và trí thông minh của trái tim – những phẩm chất cần cho cuộc sống cộng đồng. Vì thế, cuộc sống gia đình trong các xã hội phát triển kinh tế đang trở nên nghèo nàn, đơn điệu, bị chia cắt, vỡ nát. Trẻ em không còn được hô hấp trong bầu dinh dưỡng tình cảm, tâm linh và trí tuệ như ngày xưa, mà luôn luôn dán mắt vào Tivi hay computer để sống với thế giới ảo đầy bạo lực và hoang tưởng. Gia đình hiện đại lại dạy chúng cách hành xử giản đơn kiểu duy lý thực dụng. Mọi thứ có thể quy ra luật và tiền. Mọi mâu thuẫn trong đời sống được giải quyết một cách giản đơn và thô bạo, thiếu một bàn tay khéo léo, bao dung và mềm mại của tình người và của thời gian.

Thế còn Lịch sử, nó có tăng quyền lực trước xã hội như đồng tiền không? Vì sao thái độ với lịch sử lại có thể được coi là một trong những dấu hiệu nhận diện người trí thức?

Đỗ Minh Tuấn:Không, ngày nay lịch sử không tăng quyền lực, trái lại nó còn bị người ta mưu toan loại ra khỏi đời sống nhân loại. Người ta đưa ra những học thuyết mới theo đó lịch sử giờ đây như một ông già lụ khụ không còn đủ sức khoẻ để bám theo đời sống nhân loại nữa. Đồng tiền lên ngôi cũng thỉnh thoảng đá đít cụ già lịch sử một cách láo xược. Tuy nhiên, những người trí thức đích thực vẫn luôn kiên trì bảo vệ giá trị của lịch sử, chống lại mọi biểu hiện xuyên tạc lịch sử, buôn bán lịch sử, cống nạp lịch sử cho ngoại bang. Vì với người trí thức, giá trị lịch sử là kết tinh lẽ sống, sức sống và cách sống của một cộng đồng, có thể truyền thừa cho đời sau. Giá trị lịch sử nằm trong những giá trị đích thực không thể đem ra thị trường để đo đạc cạnh tranh giá trị. Điều thú vị là mặc dù những bước chân vạm vỡ của lịch sử có những lúc dẫm nát hàng loạt trí thức tinh hoa, làm mất tích nhiều trí thức khổng lồ, nhưng người trí thức vẫn tôn thờ những giá trị lịch sử của dân tộc mình. Và một lần nữa, thái độ tôn thờ lịch sử lại đưa người trí thức đến nguy cơ bị hút vào Tam giác quỷ.

Trong nhận xét về trí thức của học giả Nga mà anh đã dẫn ra có nói đến Nhà nước như một thứ giấy quỳ có thể làm hiển thị thái độ đặc thù của người trí thức thiên niên kỷ trước. Anh cụ thể hoá khái niệm nhà nước trong ý kiến của học giả này thành ra quyền lực chính trị. Mối quan hệ giữa trí thức và Nhà nước xưa nay là thế nào?

Đỗ Minh Tuấn:Quyền lực chính trị không phải luôn luôn đối lập với quyền lực của tri thức, nhưng trong nhiều trường hợp, quyền lực chính trị đạt được do nhận thức hạn chế đi kèm với sự nhẫn tâm. Người trí thức nhiều khi không có quyền lực trong guồng máy vì trong sự hiểu biết và nhạy cảm của anh ta có hàm chứa sự bất cập về khả năng hành động không do dự. Vì thế, người trí thức xưa nay thường có thái độ ghét quyền lực, thậm chí khinh bỉ giới cầm quyền. Và ngược lại, giới cầm quyền đại diện cho nhà nước mọi thời cũng không ít khi nghi ngờ, khó chịu thậm chí coi khinh người trí thức. Mao Trạch đông còn coi trí thức như cục phân! Việc các chính khách coi thường và nghi ngờ trí thức có cơ sở ở những nhược điểm và những đặc điểm hành xử đầy nghịch lý của anh ta. Hiện nay các định nghĩa về trí thức thường tập trung vào những chức năng cơ bản sau mà một người được coi là trí thức không thể thiếu trong đó có các chức năng nổi bật nhất là sáng tạo và truyền bá văn hoá, duy trì những giá trị cơ bản của xã hội theo hướng Chân, Thiện Mỹ và chân lý, biết nhìn rõ sự vật, suy nghĩ đến cùng và dám phê phán đến cùng những gì không đúng, không tốt, không hợp lý. Nhưng người trí thức không phải lúc nào cũng kiên định được hai chức năng này vì bản thân anh ta là một thực thể đầy mâu thuẫn và đầy nghịch lý. Bách khoa toàn thư Pháp (tập X) viết: “Trong đời sống xã hội trí thức có vị trí nhất định. Họ có thể có thái độ đơn thuần”trùm chăn” cũng có thể tích cực dấn thân vào hoạt động chính trị. Người ta có thể chia trí thức thành kỹ sư và quan chức, thành nhà phản biện xã hội (objecteur), nhà luân lý học, nhà hoạt động chính trị, nhà cách mạng. Trong xã hội ổn định trí thức có thể là quan chức của chế độ hiện hành, trong xã hội khủng hoảng, họ có thể trở thành nhà lý luận cách mạng,trong xã hội buồn thảm thậm chí họ bị coi là kẻ bung xung”. [2]Nhà sử học Nga Poliakov Alecxandrovich cho rằng trí thức luôn là người khởi xướng vĩ đại nhưng cũng luôn bị gánh những tai hoạ lịch sử lớn. Vì “trong lúc phục vụ chính quyền, người trí thức lại mơ đến việc thay thế nó. Trong khi thề thốt yêu quý nhân dân, giới trí thức lại sợ và khinh bỉ họ.Trong khi ca ngợi tự do, dân chủ, bình đẳng, giới trí thức lại ủng hộ những tên bạo chúa và những kẻ trọc phú. Trong khi mong muốn tiên đoán tương lai, bản thân giới trí thức lại không được dự đoán. Trong khi tố cáo sự bất lương, giới trí thức lại sẵn sàng bán mình, hơn nữa những kẻ mua trí tuệ thì bao giờ cũng sẵn. Người trí thức thường xa lạ với cả chính quyền lẫn nhân dân: là người thân thuộc giưã những người xa lạ và là kẻ xa lạ giữa những người thân thuộc”. Thời chiến tranh lạnh, không ít trí thức chơi trò bập bênh, dựa vào chính quyền này để “gây sự” với chính quyền kia, hoặc cơ hội đóng vai nạn nhân của một nhà nước này để hưởng lộc từ một nhà nước khác. Vì thế, bên cạnh những trí thức chân chính dấn thân cho những giá trị dân chủ, nhân văn và tiến bộ, cũng có những trí thức cơ hội, trở thành con bài cho các thế lực chính trị khác nhau. Dù ở tư cách nào thì người trí thức cũng dễ bị mất tích trong Tam giác quỷ, theo các cách khác nhau. [3]

Vậy, trong tư cách người trí thức của thời đại, anh đã bị cuốn vào Tam Giác Quỷ tạo bởi Đồng tiền, Lịch sử và Quyền lực bao giờ chưa và anh đã hành xử như thế nào trong ấy để có thể sống sót và thoát ra?

- Tôi không bị cuốn vào Tam Giác quỷ một cách ngẫu nhiên, mà tôi có thái độ chủ động, phiêu lưu. Tôi không lảng tránh cái Tam Giác Quỷ này như nhiều trí thức đạo mạo khác, mà lao vào nó như một nhà thám hiểm tự tin với ảo tưởng sẽ từ đáy Tam Giác quỷ trở về với những thông tin mới mẻ và thú vị (cười). Anh có hiểu cái tự tin của nghệ sỹ khi nghĩ rằng mình có thể sắp đặt lại trật tự của thượng đế để cái xấu trở thành cái đẹp không? Cái bồn cầu là xấu, nhưng sau khi được bàn tay nghệ sỹ của Marchel Duchamp ký tên lên và đặt vào thế giới riêng của nghệ sỹ, cái bồn cầu trở nên một hình tượng nghệ thụât mang tinh thần thẩm mỹ của thời đại mới.

Nếu như đặc điểm lớn nhất của Tam giác quỷ là làm cho người mất tích một cách bí ẩn như anh nói thì kông thể nói anh đã dấn than vào Tam giác quỷ Vì anh luôn luôn hiện diện với tư cách một trí thức văn nghệ sỹ, anh đã có thời kỳ nào bị “mất tích” đâu?

Đỗ Minh Tuấn: Anh không để ý đấy thôi!Tôi có nhiều khi mất tích đấy chứ! Chẳng hạn, hơn mười năm nay nhà thơ Đỗ Minh Tuấn rõ ràng mất tích, không hề in thêm một bài thơ hay một tập thơ nào nữa. Anh ta nói anh ta ngủ đông với thi ca, nhưng ngủ đông cũng là một kiểu mất tích trong mùa rét. Vì sao nhà thơ mất tích? Chắc chắn là do anh ta say mê lao theo quyền lực của lý luận, một hình thức của quyền lực văn hoá và chính trị. Trong những năm 90, khi tôi nổi lên trong lĩnh vực phê bình lý luận với những cuộc tranh luận nảy lửa ở cả trong nước và hải ngoại về huyền thoại, về thơ hiện đại, về thơ con cóc, về văn học cách mạng và văn học hải ngoại…thì tự nhiên con người thi sỹ bị mất tích. Quyền lực của lý trí, của lý luận và của cả sự hiếu thắng, thích rạch ròi đã làm cho con người thi sỹ vốn quen sống với những thứ mơ hồ, giao thoa, mờ ảo phải lặng lẽ biến đi. Khi tôi đã nhận ra mặt trái của quyền lực trí tuệ thì thi ca vẫn chưa trở về, có lẽ vì quyền lực của đồng tiền lại làm nó mất tích lâu hơn.

Quyền lực của đồng tiền mà anh vừa nói đến hiểu theo nghĩa nào đây? Phải chăng anh kiếm được nhiều tiền hơn trước đây nên thi ca sợ hãi và…mất tích? Hay vì một xã hội chạy theo đồng tiền, hăm hở kiếm tiền, hợm hĩnh tiêu tiền là một xã hội phi thơ?

Đỗ Minh Tuấn: Thực ra, trước đây tôi cũng căm ghét đồng tiền và ác cảm với giàu sang. Khi ở Viện Triết, tôi đã viết một cuốn sách bào chữa cho việc Juda bán Chúa lấy 30 đồng bạc trắng để từ đó lên án đồng tiền đẩy nhân loại vào tội lỗi. Vì cuốn sách đó mà tôi bị kỷ luật, ra khỏi viện Triết học để đi học nghề đạo diễn. Nhưng làm điện ảnh tôi vẫn tin rằng, trong bản chất, nghệ thuật và thi ca gắn với cái nghèo, cái khổ. Đến mức, ngay cả làm phim tôi cũng thích những bối cảnh rách rưới, xưa cũ, những khuôn mặt khắc khổ, không chỉ vì nó là vẻ đẹp của nghèo khổ, mà còn vì nó là những chất liệu có chất hội họa, có màu thời gian. Và có dấu vết của thân phận nữa. Nhưng sau này tôi thấy những show trình diễn hoành tráng ở Mỹ gắn với công nghệ cao có nhiều vẻ đẹp lộng lẫy và kỳ vĩ, những bộ phim về người giàu và những tòa nhà chọc trời cũng rất xúc động, rất giàu chất thơ. Nhìn vào đó ta không thấy đồng tiền mà thấy tầm nhìn, trí tuệ và bản lĩnh của người nghệ sỹ. Vì thế, năm ngoái tôi nhận làm 70 tập Bí mật Eva chiếu trên giờ Vàng VTV3 để chia sẻ với thân phận người phụ nữ sống trong nhà đẹp, đầy đủ tiện nghi, ăn mặc toàn hàng hiệu nhưng cũng đau khổ thiệt thòi, cần chia sẻ như hàng triệu người nghèo khổ khác. Làm một bộ phim về những người giàu sang là một thách đố lớn với người nghệ sỹ. Anh có thắng được ấn tượng về đồng tiền, nỗi căm ghét giàu sang trong hàng triệu khán giả nghèo, để làm họ xúc động, biết thương những con người giàu có kia không? Thực tế cho thấy hang triệu khan giả nghèo khổ ở cả nông thôn và thành thị đã háo hức theo dõi và đồng cảm với số phận của những nhân vật có cuộc sống giàu sang hơn mình gấp nhiều lần.

Như vậy thì con người đạo diễn của anh không những không bị mất tích trong Tam giác quỷ, mà còn có thể hặt hái được những thành công?

Đỗ Minh Tuấn: Không hẳn thế! Người đạo diễn trong tôi cũng có những thời gian bị mất tích do không có tiền làm phim, hoặc vì lý do nhạy cảm nào đó mà không được làm phim, không nơi nào dám bỏ tiền cho mình làm một bộ phim có thể không được duyệt. Hai tập phỉm tuyền hình Những người cha tôi làm theo kịch bản Con của Nhuệ của nhà văn Nguyễn Quang Hà từ năm 1998, theo đơn đặt hàng của VTV3, đến nay vẫn không được Đài Truyền hình VN duyệt chiếu, mặc dù tôi đã làm đúng kịch bản được duyệt và đã sửa chữa cắt bỏ hết những gì bị coi là gai góc. Bộ phim rõ ràng là mất tích trong Tam giác quỷ rồi!(cười). Và có những năm ngay cả cái tên tôi cũng bị mất tích, không có cơ hội hiện diện trên phim, trên báo vì những lý do nào đó không thể nào biết hết. Tôi phải ký bút danh để bài được in, để phim được phát sóng. Nhưng rồi, như anh thấy đấy, người đạo diễn, người viết văn viết báo vẫn trở lại từ Tam giác quỷ với cái tên đã từng bị mất tích và đang chuyện trò đàng hoàng cởi mở với anh đây. Như thế, Tam giác quỷ không phải lúc nào cũng có thể làm cho người trí thức văn nghệ sỹ mất tích mãi mãi.

Xin cám ơn anh! Chúc anh luôn du lịch dưới đáy Tam giác quỷ rồi lại trở về với những tin tốt đẹp!

Phan Thắng ( thực hiện)

Người Nhật không biết khóc !

Posted by truongthondlb1


Hồ Trung Tú - Thật khó mà kể hết những cảnh tượng tang thương, đau lòng mà trận động đất và sóng thần gây ra cho người dân Nhật Bản. Sóng xé nát, bóp vụn rồi cuốn phăng nhà cửa, ô tô và có thể cả những con người trong đó rồi cuộn đi, đen ngòm trong một thứ hình hài chết chóc chưa từng thấy bao giờ.Phóng viên truyền hình Nhật Bản hoàn toàn có thể nghẹn ngào, nghẹn lời khi tường thuật những hình ảnh ấy, thế nhưng chúng ta đã thấy những khuôn mặt, giọng nói hết sức điềm tĩnh trong tường thuật.

Phảng phất một vẻ buồn đau trên khuôn mặt họ nhưng không ai nhận ra cảm xúc nào đang cuộn lên trong lòng họ. Và Thủ tướng cũng như toàn bộ hệ thống công quyền cũng vậy, ai ai cũng giữ một vẻ mặt như là không cảm xúc. Nói thì môi mấp máy, vậy thôi. Ai việc gì làm việc ấy, nói việc ấy, cứ như đây không phải là chỗ để tỏ bày cảm xúc vậy.

Người dân Nhật được huấn luyện và hướng dẫn nhiều trong ứng phó với thiên tai nên tất cả đều trật tự, không có cảnh hôi của như nhiều nơi khác và ngay cả ở Mỹ trong trận bão Katrina. Nhưng ở đây ta thấy còn có điều gì đó cao hơn là chuyện bình tĩnh, nề nếp, không để ra hoảng loạn của một xã hội văn minh, có tổ chức, kỷ luật cao, như là bản sắc của một dân tộc vậy.


Không chỉ những phóng viên hay Thủ tướng cố giữ vẻ mặt điềm tĩnh để tường thuật hoặc điều hành đất nước lúc lâm nguy, người dân Nhật cũng không thấy khóc trên tivi suốt mấy ngày kinh hoàng ấy. Nói vậy cũng không đúng, họ có khóc nhưng che mặt lại để khóc, quay vào tường để khóc, họ ghi tên người thân vào giấy đeo trước ngực, gắn lên xe, họ cầm ảnh đi tìm vợ con, ai hỏi, mắt đầy nước nhưng không khóc.


Japan Earthquake
Lúc phóng viên đến phỏng vấn chính là lúc dễ khóc nhất, ở truyền hình ta, chuyện buồn có khi đã ba bốn chục năm nhưng phóng viên truyền hình hỏi đến là lại khóc, bởi đó là lúc dễ xúc động nhất, được chia sẻ nhất, thế nhưng những người dân Nhật thì không vậy, “Tôi mất đứa con gái, nó tụt khỏi tay tôi, tôi cố níu lại mà không được !”, “Tôi muốn gặp lại gia đình tôi. Tôi không tìm thấy họ ở đâu cả !”, khuôn mặt đầy vết trầy sướt, một người đàn ông nói: “Lúc chìm trong nước, hình ảnh người thân hiện ra và tôi nghĩ tôi phải sống, tôi yêu mến họ nhưng giờ không còn ai nữa cả” … Hỏi thì nói nhưng vẫn không khóc. Nước mắt chảy đầm trên mặt nhưng đó vẫn cứ không phải là khóc, giọt nào chảy ra lau vội giọt ấy, hoàn toàn không có tiếng khóc, không ai hờ và cũng không ai vật vã, không trách trời trách đất…điều ta thấy nhiều khi sóng thần tràn vào Srilanka và Ấn Độ năm 2004 !


Tại sao vậy, người dân Nhật không biết khóc ư ? Những lúc tận cùng sự mất mát này chính nước mắt sẽ giúp người ta vợi đi nỗi đau mà tiếp tục tồn tại kia mà !

Không phải là người Nhật không biết khóc, bằng chứng là những ngày sau, tin truyền hình cho thấy những cuộc đoàn viên bất ngờ, khi ôm được đứa con bé nhỏ trong tay, nhiều người đã khóc, khóc rất to. Và lúc đó họ không biết có phóng viên đang quay hình. Theo dõi thật kỹ chúng tôi thấy cứ toáng nhìn thấy máy quay là họ lại nuốt nước mắt xuống, kìm nén lại, vội lau mắt, cho dù trong đó chỉ mới vừa ướt.

Cả một dân tộc dường như xấu hổ khi để cho người khác nhìn thấy mình khóc. Điều đó thật khác với người Việt Nam mình, luôn muốn được người khác nhìn thấy mình nhạy cảm, mình khóc. Và sự nhạy cảm, biểu lộ cảm xúc lại thường được đánh giá cao như trường hợp một biên tập viên VTV đã thăng tiến sau một lần dẫn tin về bão lụt ở miền Trung.

Tại sao vậy ? Không phải là người hiểu biết về văn hóa, văn minh Nhật Bản, cũng chưa kịp tìm ra ai để hỏi, tôi truy tìm trên mạng và hiểu ra phần nào chuyện này khi bắt gặp câu châm ngôn: “ Hãy gạt tất cả nước mắt dưới mái hiên nhà, và sự chịu đựng sẽ là người bạn tốt của bạn”.


Tôi không biết người dân Nhật dạy dỗ con cái họ như thế nào về cái khóc nhưng sự nhẫn nại, chịu đựng, cam chịu kể cả lúc oan ức là có thể thấy được trong các tác phẩm văn học và điện ảnh. Như phim Osin được chúng ta yêu mến một thời. Cô bé Osin đã chịu không biết bao nhiêu oan ức và khổ nhục nhưng không một lời than vãn, không một lời tâm sự, cũng không cần sẻ chia, chỉ cam chịu và cam chịu để cố làm tốt hơn.

Tiến Sĩ sử học Đặng Thị Vân Chi sở trường đại học KHXH và NV trong một bài dịch về “Tinh thần nghệ nhân” chị kể một chuyện về đứa trẻ đi học nghề Ví dụ như việc đào tạo thợ mộc, một cậu bé 12-13 tuổi sẽ được dẫn đến nhà thầy dạy nghề và ở lại đó từ 7 đến 10 năm mà không bao giờ được phép về thăm bố mẹ mình thậm chí cho dù nhà cậu ta ở gần đó. Cậu ta làm việc dưới sự hướng dẫn ông chủ mà không phải trả tiền công và sinh hoạt cùng với gia đình của ông ta. Sự vất vả của việc học nghề được diễn tả bằng câu châm ngôn như: “Hãy gạt tất cả nước mắt dưới mái hiên nhà, và sự chịu đựng sẽ là người bạn tốt của bạn”.

Tìm hiểu bản sắc văn hóa một dân tộc là một điều khó, hiểu được đời sống tinh thần, đời sống tâm lý dân tộc đó càng khó hơn nữa, trên chỉ là những ghi vội khi thấy mọi người bàn luận nhiều về sựđềm tĩnh của người dân Nhật trong thảm họa. Nó cần được tìm hiểu nhiều hơn nếu chúng ta muốn thực sự điều chỉnh điều gì đó không hay lắm trong đời sống tinh thần của mình.

HTT

https://www.facebook.com/hotrungtu

Việt Nam: một chính quyền kém năng lực

Posted by truongthondlb1


David Koh -Hãy quan sát những số liệu do BBC thu thập, đơn vị tính bằng đôla Mỹ. Nợ nước ngoài của chính phủ Việt Nam vào đầu tháng 3/2011 là 29 tỷ, chiếm hơn 42% tổng sản phẩm quốc nội hằng năm. Quốc gia này đang trải qua thâm hụt kép, trong cả thương mại lẫn ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, rút từ các số liệu, sẽ thấy chính phủ Việt Nam có thể bị phá sản (vỡ nợ).

Dự trữ của chính phủ, tức tiết kiệm của họ, chiếm không đầy 50% trị giá khoản nợ. Nếu bắt buộc phải thanh toàn bộ 29 tỷ USD nợ này ngay ngày mai, chính phủ Việt Nam sẽ không có đủ tiền để trả. Nếu tất cả các chủ nợ đòi tiền một lúc, ngân sách của chính phủ không đủ tính thanh khoản để chi trả. Điều này có thể không xảy ra, nhưng tồn tại một khả năng như thế, chẳng hạn khi đất nước rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị như ở Ai Cập vừa qua, hay một thảm họa tầm cỡ quốc gia như động đất tại Nhật Bản tuần vừa rồi, hoặc một cơn hoảng loạn đột ngột của các nhà đầu tư và người cho vay ngoại quốc.

Tình hình ít có cơ tiến triển trong ngắn hạn. Thâm hụt ngân sách vẫn tiếp tục và chính phủ lại đang dự liệu thâm hụt 5% trong tài khóa này. Thâm hụt mậu dịch cũng không có dấu hiệu sớm dịu đi, số liệu tháng 2 cho thấy thâm hụt tới gần 1 tỷ USD. Chính phủ có kế hoạch giới hạn thâm hụt mậu dịch năm nay ở mức 18% kim ngạch xuất khẩu, tương đương 14,2 tỷ USD. Nhưng như thế vẫn là tăng nhẹ so với năm 2010.

Do đó, trong bối cảnh thâm hụt kép gia tăng, việc vay nợ thêm có lẽ sẽ là cần thiết, có tính đến yếu tố FDI và kiều hối từ Việt kiều gửi về. Tuy nhiên, kiều hối lại đi thẳng vào túi người dân chứ không vào ví của chính phủ. Dân chúng có tài sản trị giá vài tỷ đôla Mỹ, nằm dưới các dạng thức tiết kiệm khác nhau mà chủ yếu là đôla Mỹ và vàng. Lý do chủ yếu của việc này tất nhiên là sự thiếu tin tưởng vào đồng nội tệ Việt Nam, cũng như không tin vào khả năng chống lạm phát của chính phủ.

Năm 2011, cần 4 tỷ USD để trả lãi suất tiền chính phủ nợ nước ngoài. Khoản này chiếm chừng 12% ngân sách Nhà nước. Càng ngày, những người cho chính phủ Việt Nam vay tiền càng phải tính đến thu nhập tương lai và khả năng chính phủ thu được thuế, coi đó như những yếu tố quan trọng quyết định có cho vay nữa không. Ở khía cạnh này, những người đi vay nào nắm quyền tối thượng (tức là Nhà nước – ND) thì đều có xu hướng có lợi thế trước những người cho vay là tư nhân; và người ta tự hỏi phải chăng đó là một rủi ro đạo đức trên thị trường tài chính quốc tế?

Nếu dự trữ ngoại tệ của chính quyền Việt Nam rớt xuống dưới mức 4 tỷ USD cần có hằng năm để trả lãi suất đi vay, thì khi ấy điều gì xảy ra? Dự trữ ngoại tệ của Nhà nước đã và đang theo khuynh hướng đi xuống, kể từ khi khủng hoảng tài chính bắt đầu ở Việt Nam vào năm 2008, trước cả cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Phản ứng của khu vực sẽ thế nào nếu Việt Nam trở thành một Iceland hay Hy Lạp của Đông Nam Á?

Giờ đây, đã có một động lực buộc phải hạn chế thâm hụt ngân sách, bằng cách cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Việc cắt giảm đã được lên kế hoạch, tuy nhiên chỉ là giảm 0,5% so với năm 2010. Cần phải giảm nhiều hơn nữa, và chính phủ cùng các nhà lãnh đạo đảng phải tự làm gương, cũng như các cơ quan của họ phải đi đầu trong vấn đề này. Vài năm trước đây, người dân Việt Nam đã từng rất ấn tượng khi một nguyên thủ nước ngoài rời Hà Nội bằng hàng không giá rẻ. Đối nghịch với đó, trong các chuyến đi cấp nhà nước, các vị lãnh đạo của Việt Nam thường mang theo hàng đoàn nhân viên, sử dụng chuyên cơ của hàng không quốc gia. Đi lại ít “phong cách” hơn có thể là một biện pháp giúp cắt giảm ngân sách. Các ví dụ khác về sự lãng phí thì có đầy rẫy.

Điều mà chính phủ cần phải làm là thiết chế hóa công tác điều hành vĩ mô và ngăn ngừa nạn lạm chi. Trên tổng thể, cần ấn định một mức thâm hụt mà không chính phủ nào được phép thay đổi hoặc chi tiêu vượt quá nếu không được 80% đại biểu Quốc hội chuẩn y, và Chủ tịch Nước cũng phải được phép nghiên cứu ngân sách nhà nước, phải có quyền yêu cầu chính phủ thực thi những thay đổi mang tính cưỡng chế, theo luật định. Chủ tịch Nước cũng phải được phép phủ quyết thâm hụt ngân sách nếu ông ta thấy rằng tỷ lệ 80% đại biểu Quốc hội phê chuẩn kia đã không phải vì lợi ích của quốc gia. Việc bắt buộc tiết kiệm chi tiêu ngân sách hàng năm của chính phủ nên trở thành một thông lệ.

Cần thể chế hóa cả kiểm soát đối với những lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, trong khi lĩnh vực quốc phòng, y tế và giáo dục không cần thiết phải bị ấn định quá chặt, thì ngân sách dành cho các bộ ngành khác và các doanh nghiệp nhà nước phải được kiểm soát chặt chẽ và đặt vào một lộ trình giảm dần trong vòng 5 năm tới, cho đến chừng nào tình hình tài chính đã được cải thiện đáng kể. Trừ phi các doanh nghiệp nhà nước có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh quốc gia, còn nếu chúng không thể tồn tại mà không có ngân sách nhà nước bơm vào, thì nên thu gọn hết chúng lại.

Điều nghịch lý là, đây cũng là thời điểm các nước tài trợ cho Việt Nam nên xem xét giảm viện trợ, dù chỉ là dần dần, để buộc chính phủ nước này phải đưa ra những lựa chọn quyết liệt hơn đối với vấn đề ngân sách của họ, cũng như để đảm bảo Việt Nam chi tiêu có chừng mực. Với tình trạng tài chính hiện nay thì câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam rất không bền vững và có thể còn đi giật lùi.

David Koh là nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

Người dịch: Đan Thanh

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

http://basam.info/2011/03/15/397-vi%E1%BB%87t-nam-m%E1%BB%99t-chinh-quy%E1%BB%81n-kem-nang-l%E1%BB%B1c

TIN GÂY SỖC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀNG

Thủ tướng: 'Dứt khoát xóa bỏ kinh doanh vàng miếng tự do'
ĐÂY LÀ TUYÊN BỐ CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TRONG PHIÊN LÀM VIỆC SÁNG NAY (15/3) CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT 11 VỀ CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH VĨ MÔ VÀ AN SINH XÃ HỘI.

Theo đánh giá của thường trực Chính phủ, sau một thời gian ngắn triển khai Nghị quyết 11, đặc biệt là sau các biện pháp về lãi suất, tỷ giá, kinh doanh vàng, tình hình thị trường ngoại tệ và thị trường vàng đã có xu hướng ổn định hơn, có thời điểm giảm so với trước.
Tuy nhiên, trước bối cảnh kinh tế - chính trị thế giới vẫn sẽ diễn biến phức tạp trong thời gian tới, đặc biệt là trong quý I/2011, gói biện pháp nhằm ổn định các thị trường nói trên cần được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt hơn.

Việc kinh doanh vàng miếng tự do sẽ chính thức được xóa bỏ. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng quyết liệt thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, tích cực sử dụng các biện pháp nhằm chống đôla hóa, vàng hóa trong nền kinh tế. Quản lý chặt chẽ thị trường vàng, ngoại hối. Kiểm soát, xử lý nghiêm tình trạng kinh doanh ngoại tệ trái pháp luật.
Cùng với đó, các cơ quan chức năng, đặc biệt là ngành ngân hàng phải đảm bảo đủ nguồn ngoại tệ để bán cho người dân, doanh nghiệp khi có nhu cầu hợp lý, đảm bảo đủ nguồn cung ngoại tệ đối với việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. Riêng với thị trường vàng, Thủ tướng khẳng định cần dứt khoát thực hiện lộ trình xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do.
Lộ trình này nhiều khả năng sẽ được vạch ra một các rõ ràng tại dự thảo Nghị định về quản lý kinh doanh vàng miếng mà Ngân hàng Nhà nước đang hoàn tất. Theo tinh thần của Nghị định này, quyền nắm giữ vàng miếng của người dân vẫn được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, các cá nhân chỉ có thể bán cho Ngân hàng Nhà nước hoặc các đầu mối do cơ quan này chỉ định, mà không được phép mua lại.
Theo kế hoạch, dự thảo sẽ được Ngân hàng Nhà nước hoàn thành và trình Chính phủ phê duyệt trong quý II năm nay.
Trước đó, thông tin Ngân hàng Nhà nước có thể xóa bỏ kinh doanh vàng miếng tự do có thể bị xóa bỏ xuất hiện từ cuối tháng 2 và gây nhiều xôn xao trong giới đầu tư lẫn doanh nghiệp.
Vài ngày gần đây, nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho biết trong tương lai, vàng miếng có thể chỉ giao dịch một chiều. Người dân chỉ có quyền bán chứ không có chiều ngược lại.
Hiện đại diện các doanh nghiệp cho biết họ vẫn chưa rõ lộ trình và phương thức xóa bỏ kinh doanh vàng miếng tự do sẽ được thực hiện như thế nào. Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng, ông Đỗ Minh Phú cho biết Hiệp hội cũng chưa được tham gia ý kiến vào nghị định mà Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng.
Còn sự lo lắng của người dân thể hiện qua việc giao dịch mua bán vàng miếng trên thị trường giảm khoảng 30% những ngày gần đây. Thay vào đó, một số nhà đầu tư chuyển sang tích trữ nhẫn tròn trơn.
Theo ông Đỗ Minh Phú, cũng là Chủ tịch Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, với người dân thì vàng miếng vẫn là phương tiện đầu tư tích trữ lý tưởng, nhất là khi về mặt dài hạn, vàng vẫn có triển vọng tăng giá. Nếu dân chỉ được bán vàng miếng cho Nhà nước mà không được quyền mua thì đến một lúc nào đó, nhu cầu tăng cao ắt sẽ xuất hiện "cung" dưới dạng một thị trường ngầm, ông Phú nhận định.
Nhật Minh - Thanh Bình

È he, lạ rứa hè?

NGUYỄN THẾ THỊNH

Hôm qua, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã ban hành chính sách tiết giảm chi tiêu, theo đó, năm nay, các đơn vị sẽ không được mua sắm xe công và các thiết bị đắt tiền, đồng thời cắt 10% chi phí ở các công sở. Đây là động thái tiếp theo của chính quyền cấp tỉnh, thành phố sau một loạt chủ trương của chính quyền trung ương như tăng tỷ giá ngoại tệ, tăng giá xăng dầu và siết chặt thị trường vàng, đô la…

Giá cả tăng vùn vụt từng ngày, tác động không khác gì một đợt sóng thần vào đời sống nhân dân nói chung và người làm công ăn lương nói riêng.

Có cảm giác như chúng ta đang trên đường trở lại thời bao cấp. Rất có thể, vì nếu lương không tăng, đến khi tăng thì đã lại lạc hậu, thuế thu nhập không giảm, đến khi giảm thì đã lỗi thời; giá vé xe, tàu, máy bay tăng khiến việc đi lại lưu thông sẽ phải hạn chế; hầu như chỉ có cách quay về thời kỳ tem phiếu may ra đời sống công chức mới có thể duy trì đuợc theo tốc độ tăng giá như máy bay siêu thanh hiện nay.

Một đứa cháu gái của tôi mới được nhận vào trường đại học. ba mẹ nó tính làm một cuộc liên hoan để cám ơn và báo tin vui với anh em họ hàng, tôi hỏi lương bao nhiêu, nó bảo 1,8 triệu đồng/tháng, vừa đủ tiền xăng và tiền thuê nhà. Nhưng liên hoan thì không thể dừng lại, dù bữa đó có thể chi mất 6 tháng lương của nó.

Một sinh viên ra trường đã 3 năm nay điện thoại nói với tôi, em đã không nghe lời thầy, bố em cầm đổ đỏ vay 100 triệu đồng chung chi để em được ký hợp đồng rồi. Tôi hỏi, lương tháng bao nhiêu, nó bảo 2,5 triệu. Như vậy nó làm việc và nhịn ăn hơn 3 năm bố mới trả nợ để lấy sổ đỏ về được.

*

Mấy hôm trước được nghỉ học về nhà chơi, con gái tôi hỏi, ba mẹ định cho con học đến đâu? Tôi và mẹ nó đều nói đến tiến sĩ. Con gái cười rồi nói, giá hồi trước, ba mẹ tính toàn bộ chi phí cho con ăn học từ lớp một đến tiến sĩ rồi cho con một cục, con gửi vào tiết kiệm chắc mỗi tháng rút ra cũng bằng lương giáo sư bây giờ, khỏi mệt.

Tôi giật mình, è he, lạ rứa hè?

Theo Nguyễn Thế Thịnh’s blog

Những bài thơ đăng báo cuối cùng của Phạm Công Thiện

Tue, 03/15/2011 - 04:44 — daotrungdao
Đào Trung Đạo, RFA

Khi Phạm Công Thiện đột nhiên vắng bóng ở Quận Cam, Miền Nam California quãng dăm bảy năm về trước chúng tôi không có dịp gặp nhau nữa. Trong số bạn hữu văn nghệ thân thiết Phạm Công Thiện là kẻ đi hay ở chỗ này chỗ khác đối với chúng tôi là chuyện “cơm bữa”, chúng tôi không thắc mắc tìm hiểu. Nhất là từ khi anh nhập vào nhóm nhưng nhà văn vô xứ chúng tôi chọn nước Mỹ làm nhà. Vì Phạm Công Thiện là thế. Không thắc mắc nhưng chúng tôi luôn nghĩ Phạm Công Thiện vẫn đang sống ở đâu đó, rồi ra sẽ lại gặp nhau. Như đã nhiều lần như thế. Nhưng sự an tâm của tôi đã không còn nữa khi được tin Phạm Công Thiện qua đời vào ngày 8 tháng 3, 2011 ở Houston Texas. Chút an ủi cuối cùng với tôi khi đọc tin tức do gia đình phổ biến cho biết Phạm Công Thiện trong những ngày cuối cùng “dường như biết trước thời điểm ‘sẽ đi’, và trong ngày cuối cùng của cuộc đời đã dặn gia đình ‘không làm tang lễ rườm rà, chỉ hỏa thiêu’. Chiều cùng ngày [PCT] thấy mệt dần. bắt đầu nhập định, và ra đi nhẹ nhàng.” Lời dặn dò “không làm tang lễ rườm rà” của Phạm Công Thiện làm tôi nhớ tới bậc đại trí Nguyễn Khuyến làm thơ dặn dò con cháu làm đám tang cho mình: “Đồ tống táng chớ nề xấu tốt, Tưới cho thầy một cút rượu bia, Lại thuê một lũ thợ kèn, Vừa đi vừa thổi mỗi bên năm thằng.” Nghĩa là một đám tang đơn giản, không rườm rà.

Từ khi về Houston Texas ở Phạm Công thiện thay đổi hoàn toàn lối sống: nếu trước đây Phạm Công Thiện hay có mặt trong những sinh hoạt văn học nghệ thuật hay trong những bàn rượu quây quần thân hữu thì nay Phạm Công Thiện hoàn toàn sống qui ẩn. Những lần tôi về Houston mấy năm trước đây thường gặp Đặng Phùng Quân, Tô Thùy Yên, Gs Trần Quí Phiệt...tôi không nghe bạn bè nói có gặp Phạm Công Thiện, tuy có nghe nói Phạm Công Thiện đã di chuyển về ở Texas.

Vậy là Phạm Công Thiện đã thực sự “đi xa”. Còn nhớ, vào dịp giáp Tết Tân Mão, nhân khi lật phần mục lục tờ báo Xuân Người Việt, tôi thấy có thơ của Phạm Công Thiện. Từ rất lâu, ngoài gặp mặt nhau khi thì ở ngôi chùa của Thượng tọa Thích Tâm Giác trên Los Angeles, khi thì ở tòa soạn nhật báo Người Việt, khi thì ở các quán tiệm trong vùng Quận Cam, tôi không theo dõi những bài viết của bạn. Nhưng lần này – có khi là “điềm gở” - tôi đã đọc những bài thơ và lướt qua bài “Đi Tìm Một Cái Gì Khác: Một cái gì dường như là hố thẳm Sự Không Huyền Thoại về Bồ Đề Đạt Ma” của Phạm Công Thiện đăng trên tờ Xuân Tân Mão Người Việt. Hóa ra đây là những bài thơ đăng báo cuối cùng của Phạm Công Thiện! Và một điềm báo: “Đi Tìm Một Cái gì Khác”!

Với tôi Phạm Công Thiện trước hết là một thi sĩ. Và khi tôi nói với anh điều này Phạm Công Thiện đã ôm choàng tôi.

Thay cho lời ai điệu tôi chép lại ba bài thơ cuối cùng của Phạm Cộng thiện:

1. Bài Thơ Mùng Hai Tết Canh Dần

Sống không thơ tôi chết từ lâu

A đã chết rồi Ô biển dâu

Những cô thiên nữ thơm tho quá

Bay rợp đất trời tìm chỗ đậu



Thiên nữ là tiên nữ trần gian

Thế giới nhân gian bỗng sáng ngời

Bông sen bông súng đỏ trắng vàng

Chim kêu trời sáng nắng thênh thang



Quên là nhớ những gì không nhớ

Chẳng nhớ gì chỉ nhớ mộng mơ

Sương bay đầu núi hồng dang dở

Chẳng còn tiên nữ vẫn còn thơ



Không nhớ màu xanh mãi nhớ nàng

Năm cô thiên nữ đỏ thôn làng

Cỏ xanh cỏ héo đều thơm lạ

chim kêu đêm tối thương hải tang



mỗi ngày thơ đậu ở trên vai

con ó diều hâu ngó thẳng ai

rồi bay cao vút trên đầu núi

im lặng ttrong veo tôi sụp lạy

OM A HÙM con két thong dong

Gái lấy chồng đất trời nứt mọng

Mông mống mộng cô dâu đánh trống

An Ma Ni Bát Nạp Di Hồng



2. Hè xa lại hiện



Hè xa lại hiện đến gần

Một chùm bông dại bất thần trôi sông

Gió hiu hiu thổi từ đông

Ngàn thu bất động rừng hồng trổ bông

Xanh xanh vàng rực lên đồng

Xuân mai vụt nở bềnh bồng cỏ khô

Thong dong mây lặn xuống hồ

Người thơ sụp lạy nửa bồ mộng mơ

Gió chiều thơ thở hong tơ

Người thơ đứng dậy: Bài thơ mất rồi.



3 Một bài thơ nhỏ

Mưa lạnh trời cuối năm

Giường cũ không chỗ nằm

Ngồi thiền đêm rạng sáng

Xương rồng bông đỏ đậm



Đời người chua hơn giấm

Tĩnh lự ngó mưa dầm

Tình yêu là trái ớt

Cúng cơm chạy đêm rằm



Nội không và ngoại không

Thanh tịnh bông xương rồng

Đại không vừa mở cửa

Thắng Nghĩa không bềnh bồng



Loài người sống thơ mộng

Khi gái chưa có chồng

Lúc trai lội ra sông

Bèo giạt trôi bầy ngỗng



Ngan ngỗng sống mỗi ngày

Không uống rượu vẫn say

Người say làm thơ bậy

Nhân loại vẫn khen hay.



Đào Trung Đạo