Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

Vụ bắt cóc 500 người dân trên đảo châu thổ

Có lẽ trong các bạn có người biết ..cũng có người không biết về Pôn pốt ( khơ me đỏ ) 1 tập đoàn diệt chủng ..của Campuchia , tồn tại trong từ năm 1975 - 1979...tập đoàn này đã gây ra nạn diệt chủng ở Campuchia.. và đang cho quân xâm lược biên giới phía tây nam nước ta . gây ra cái chết của 25.000 dân thường VN ..hôm nay nhân kỉ niệm 30 năm chiến thắng pôn pốt ..D.A (Zon ) xin post 1 câu chuyện buồn cho các bạn đọc :thodai1: 1 câu chuyện mà không lên kể thì hơn nhưng hơn hết nó là Lịch sử

Vụ bắt cóc 500 người dân trên đảo châu thổ

Quần đảo Thổ Châu gồm 8 đảo lớn nhỏ, nằm ở địa đầu Tây Nam của nước ta, cách mũi Cà Mau khoảng 160 km về phía Tây Bắc và cách thị xã Rạch Giá (Kiên Giang) khoảng 220 km. Ngày 10/5/1975, lực lượng Khơme Đỏ đã xâm chiếm và bắt toàn bộ cư dân trên đảo đưa đi sát hại. Từ 23-25/5/1975 các lực lượng của ta tiến công giải phóng Thổ Châu và các đảo lân cận.

Ký ức đẫm máu:
Trong lúc bộ đội địa phương huyện Phú Quốc đang tất bật với việc tiếp quản các cơ sở của địch để lại, thì sáng ngày 2/5/1975, bọn phản động Khơme Đỏ đã đưa một tiểu đoàn xâm nhập vùng biển phía Bắc đảo.

Những nạn nhân đầu tiên bị chúng sát hại là 2 anh em ngư dân Nguyễn Văn Lực - Nguyễn Văn Lượng, mới ngoài 20 tuổi, đang đánh cá trên biển Gành Dầu. Sau đó, Khơme Đỏ đổ quân lên đảo Phú Quốc, chiếm cứ một khu vực bờ biển dài hơn 3km dọc theo bãi Dài.

Ông Nghiêm Văn Thành (Hai Thành) ở ấp Búng Gội, xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc, nguyên đại đội trưởng quân địa phương của huyện Phú Quốc vào thời điểm ấy nhớ lại: "Lực lượng của ta đã tài tình hóa giải mà không phải tốn một viên đạn. Đầu tiên, bộ đội của ta giả làm ngư dân đổ bộ lên sau lưng nơi chúng đóng quân. Sau đó, ta cho 3 tàu tuần duyên PCF có trang bị vũ khí hạng nặng, chạy dọc theo bờ biển nơi để biểu dương lực lượng. Tiếp đó phía ta phát loa ra "tối hậu thư" buộc chúng phải rút quân về nước. Nửa đêm hôm đó thì chúng rút đi...".

Nhưng đến ngày 10/5/1975, Khơme Đỏ lại lén lút đổ bộ xâm lược quần đảo Thổ Châu. Do thông tin liên lạc lúc ấy rất hạn chế, đảo lại cách xa đất liền hơn 200 km, hơn một tháng mới có chuyến tàu ra vào nên khi chúng đổ quân lên, nhiều người dân còn nhầm tưởng quân cách mạng ra tiếp quản nên kéo nhau ra bãi biển đón tiếp.

Ông Lê Trắc, Bí thư chi bộ đầu tiên sau khi tỉnh Kiên Giang thành lập xã Thổ Châu (năm 1993) kể: "Sau khi Khơme Đỏ đổ quân lên đảo thì mọi người mới té ngửa, biết đã bị lừa. Ít hôm sau, một số ngư dân đã lén lấy ghe gắn máy đuôi tôm chạy suốt cả ngày đêm vào Rạch Giá để cấp báo cho chính quyền tỉnh Kiên Giang. Nhận tin, đồng chí Bí thư tỉnh ủy thất kinh, liền biểu tôi (lúc đó ông Trắc đang làm Phó Văn phòng UBND tỉnh) đưa những người này sang báo cáo trực tiếp với đồng chí Ba Kính, tỉnh đội trưởng để tìm cách ứng phó".

Sau khi nghiên cứu tình hình, ngày 23/5/1975, Đoàn 125 Bộ Tư lệnh Hải quân, Quân Khu 9 và bộ đội địa phương huyện Phú Quốc đã hành quân ra giải phóng Thổ Châu. Đây là chiến công đầu tiên mở đầu cho hàng loạt chiến công chống bọn diệt chủng Khơme Đỏ xâm lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam.

Những người dân sinh sống bao đời ở đảo Thổ Châu (thời điểm tháng 4/1975 có khoảng 500 người) đã vĩnh viễn ra đi trước khi nhìn thấy quê hương mình được giải phóng. Đúng 13 ngày sau khi chiếm đóng Thổ Châu, bọn diệt chủng đã khống chế, buộc hơn 500 người dân sinh sống trên đảo phải lên tàu của chúng, rồi chở về Campuchia để sát hại một cách dã man.

Nhân chứng duy nhất:

Chỉ có trường hợp duy nhất thoát khỏi bàn tay diệt chủng của Khơma Đỏ là vợ chồng và 4 đứa con nhỏ của ông Nguyễn Văn Sỹ (Tư Sỹ). Nhà ông Tư Sỹ cũng bán tạp hóa, lại có thêm hiệu may nhỏ ở gần chỗ Khơme Đỏ đóng quân.

Trong số lính thường lui tới nhà ông có một tài công người Khơme gốc Việt quê Châu Đốc (An Giang) nói tiếng Việt rất sõi. Chính người này đã cứu cả nhà Tư Sỹ.

Hơn 33 năm trôi qua, nhưng Tư Sỹ vẫn không thể quên những giờ khắc định mệnh: "Chiều tối ngày 13/5 năm Ất Mão (tức 23/5/1975) Khơme Đỏ đã lùa toàn bộ dân trên đảo xuống tàu. Riêng vợ chồng tôi, ngay trước lúc khởi hành, đã được anh tài công nọ dặn dò có đồ đạc gì thì cứ chất sẵn lên ghe. Anh ta nói tối nay mọi người sẽ bị chở đi xa, nhưng sẽ xin với mấy tay thủ lĩnh Khơme Đỏ cho cả nhà tôi được đi riêng trên ghe nhà, rồi cột dây kéo theo. Đồng thời dặn tôi không được tiết lộ cho bất cứ ai, nếu không sẽ cực kỳ nguy hiểm. Khoảng 8-9 giờ tối thì tàu đi. Đến giữa khuya tự dưng tôi có cảm giác ghe mình mất lái, chao đảo, bèn bò ra mũi nắm đầu dây thừng lên thì thấy dây đã bị cắt rời khỏi tàu lớn. Dưới ánh trăng mờ tôi thấy mọi người bị đưa về phía đất liền Campuchia. Tôi lập cập quay mũi ghe chạy suốt đêm về tới Hòn Mấu (quần đảo Nam Du, Kiên Hải, Kiên Giang) rồi ở đó luôn đến giờ...".


http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20081130/xhthochau1.gif


Một nhân chứng ở Thổ Châu tại ngôi làng bị Khơme Đỏ thảm sát.

Trường hợp duy nhất không bị cưỡng chế lên tàu là gia đình ông Chín Hải. Hồi ấy nhà ông Chín Hải ở bãi Ngự thuộc hàng giàu có nhất đảo Thổ Châu.

Ông Hải biết chút ít tiếng Campuchia nên đám thủ lĩnh Khơme Đỏ thường lân la đến quán ông ăn nhậu, chơi bời. Để được yên ổn làm ăn, ông cũng hay đãi đằng chúng. Ngày lùa dân đi sát hại, chúng đã giữ gia đình ông lại để còn có người phục vụ.

Khi bộ đội ra giải phóng Thổ Châu, biết tin hàng trăm bạn bè, hàng xóm đã bao năm gắn bó với mình nơi đảo xa đã bị sát hại, ông Chín Hải thẫn thờ như người mất trí.

Ít tháng sau, ông lẳng lặng đưa vợ con rời đảo, tìm đến một phương trời xa mà không ai còn biết tới. Từ một hòn đảo đông đúc, lúc nào cũng nhộn nhịp tàu thuyền, Thổ Châu trở nên vắng lặng.

Chắp nối những thông tin ít ỏi về cuộc thảm sát này, rồi tìm gặp những người làm công tác nghiên cứu lịch sử của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi được biết có khoảng 513 người dân Thổ Châu đã bị Khơme Đỏ đưa đi bức hại.

Sau này, khi truy đuổi bọn diệt chủng qua tới hòn Ông, hòn Bà (thuộc Campuchia), có người đã tìm thấy chứng minh thư của nhiều người dân Thổ Châu đựng trong thùng đạn. Và họ cũng nghe kể rằng Khơme Đỏ đã giết hại dã man tất cả thường dân Việt Nam bằng cách, đàn ông thì bị chặt đầu, đàn bà thì bị dùng sắt nhọn đâm xuyên từ cửa mình lên bụng!

Thổ Châu bây giờ không còn "xa ngái" nữa. Mỗi tuần có 2 chuyến tàu ra vào, làm "nhịp cầu" nối đảo với đất liền. Hàng hóa trên đảo bây giờ không thiếu thứ gì. Trường học, trạm y tế và mạng lưới liên lạc viễn thông cũng đã phủ đều khắp xã.

Có một điều làm Chủ tịch UBND xã Thổ Châu Nguyễn Hoàng Quân luôn day dứt: "Mấy năm trước, địa phương đã đề nghị dựng bia căm thù và chọn một ngày để làm lễ giỗ tập thể cho các nạn nhân của thảm họa diệt chủng, nhưng suốt mấy năm qua những đề xuất này vẫn còn nằm trên giấy...".






Theo ViệtNamNet