Càng có tuổi
- Càng có tuổi, tôi lại càng thấy sự kỳ diệu của mỗi độ xuân về.
- Càng có tuổi, tôi càng thấy những mùa xuân còn lại không còn bao nhiêu nữa.
- Càng có tuổi, tôi càng sung sướng thưởng thức mỗi giây phút quý giá qua đi trong cuộc đời.
- Càng có tuổi, tôi càng thấy mùa xuân mang lại cho tôi sự ngất ngây và vui sướng.
- Càng có tuổi, tôi càng thích săn sóc cây và hoa của tôi, và tôi thích tâm sự với những người bạn im lặng này.
- Càng có tuổi, tôi càng thích nghe chim hót; mỗi tiếng chim là mỗi một giai điệu mật ngọt rót vào tai.
- Càng có tuổi, tôi càng ao ước được thấy nhiều mùa xuân trở lại.
- Càng có tuổi, tôi càng thấy mình không nghĩ được như vậy khi còn trẻ.
- Càng có tuổi, tôi càng muốn cám ơn cuộc sống đã cho tôi thấy thêm một mùa Xuân trở lại.
Những điều nên nhớ
- Bạn là duy nhất; không ai giống bạn 100%. Hãy biết tận hưởng trọn vẹn một ngày bạn sống. Hãy đếm những điều làm bạn hạnh phúc; đừng tính những điều làm bạn phiền muộn.
- Đừng biến bất cứ vấn đề gì trở nên trầm trọng. Đừng sống một cuộc đời tiếc nuối.
- Hãy nhớ rằng nhiều thứ sẽ ra đi mãi mãi và không bao giờ quay trở lại. Cuộc sống thật quý giá khi người ta ở bên nhau. Hãy nhận ra rằng mọi thứ không bao giờ trễ cả. Hãy thực hiện những điều bình dị theo những cách phi thường nhất.
- Hãy luôn nhớ về gia đình; họ là những người làm mục tiêu cho đời sống của bạn. Quý trọng họ khi bạn có thể, bởi vì có ai ở bên bạn mãi đâu.
- Thời gian luôn chuyển động, và hãy ước rằng, một lúc nào đó, ta sẽ vươn tới những vì sao.
Hãy cảm ơn
- Hãy cảm ơn những gì bạn muốn mà không được, vì nếu được, thì bạn sẽ không còn gì để mà mong đợi.
- Hãy cảm ơn khi bạn không biết về một điều gì đó, vì nó sẽ tạo cho bạn một cơ hội để tìm tòi, học hỏi.
- Hãy cảm ơn những giờ phút khó khăn, vì nhờ đó mà bạn trưởng thành.
- Hãy cảm ơn những nhược điểm của bạn, vì chúng thách thức bạn cố hoàn thiện bản thân.
- Hãy cảm ơn những sai lầm của bạn, vì nó là bài học dạy bạn những bài học có giá trị.
- Hãy cảm ơn những ngày gian khổ của bạn để chúng trở thành những ân điển.
- Nếu mọi người chưa công nhận khả năng của bạn, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ ngừng khám phá bản thân, mà hãy tiếp tục nỗ lực hết mình.
- Nếu chưa có ai đến chia sẻ cùng bạn, điều đó không có nghĩa là bạn đang lẻ loi.
- Nếu chưa có những điều tốt đẹp nhất như bạn muốn, điều dó không có nghĩa là cuộc đời này thiếu công bằng.
- Nếu công việc của bạn chưa có dấu hiệu tiến triển, điều đó không có nghĩa là bạn là người thiếu khả năng.
- Nếu chưa thành công, điều đó không có nghĩa là bạn đã thua cuộc.
- Hãy giữ vững niềm tin, giữ lấy những hy vọng để vươn tới điều mà bạn chắc chắn là mình đã sẵn sàng để có được.
Sẽ đến lúc
- Sẽ đến lúc bạn nhận ra tình yêu không còn là một điểm tựa, và bên nhau không có nghĩa là bình yên.
- Sẽ đến lúc bạn nhận ra không phải mùa nắng nào cũng đẹp, và bạn biết chấp nhận thất bại với tư thế ngẩng cao đầu và đôi mắt sáng , với sự cao thượng của tuổi trưởng thành, chứ không bị lụy cố chấp của trẻ thơ.
- Có ai bước đi mà không vấp ngã một đôi lần. Hãy góp nhặt những mãnh vỡ của mình và bước tiếp từ đây trên con đường đã chọn ngày hôm nay, và không trông chờ vào những gì chưa chắc chắn của ngày mai.
- Ta hãy cho đi đừng tiếc nuối, níu kéo, vì có ai cho đi mà cảm thấy mất mát bao giờ. Và hãy giữ lại những gì tốt đẹp nhất, gieo hạt trồng hoa trên mảnh đất tâm hồn, hơn là mòn mỏi đợi chờ ai mang đến.
- Hãy nhớ là, cho dù bất cứ điều gì xảy ra, thì tất cả những điều tốt đẹp nhất đang chờ đón bạn phía trước. Hãy sống với ánh mắt ngập tràn niềm tin của ngày mới đang đến, bạn nhé!
( Dieu Huynh chuyển )
Tìm kiếm Blog này
Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011
ĐÃ THỨC DẬY, CON SƯ TỬ TRUNG CỘNG
Cách đây hơn 200 năm, vào đầu thế kỷ 19, đúng là vào năm 1800, Napoléon có nói : « Con sư tử Tàu đang ngủ, khi nó thức dậy thì thế giới sẽ rung chuyển. », vào những năm 70, của thế kỷ thứ 20, một nhà trí thức kiêm chính trị gia Pháp, ông Alain Peyrefite, có viết quyển sách mang tựa đề « Quand la Chine s’éveillera… » ( Khi Nước Tàu thức dậy .. ), đã là sách bán chạy nhất lúc bấy giờ. Ngày hôm nay, mọi người đều bàn tán xôn xao : » Trung cộng đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì, với tổng sản lượng 5 700 tỷ $, vượt qua Nhật, với tổng sản lượng là 5 200 tỷ $. »
Phải chăng con sư tử Trung cộng đã thức giấc hay vẫn còn ngủ quên ?
I ) Con sư tử Trung Cộng đã thức giấc
Không ai chối cãi rằng trong vòng hơn 30 năm nay, từ ngày Trung Cộng mở cửa, kinh tế nước này đã có những bước nhảy vọt: Tổng sản lượng quốc gia đứng thứ nhì trên thế giới, 5 700 tỷ $; sau Hoa Kỳ 15 000 tỷ; trên Nhật, 5 200 tỷ; là nước xuất cảng nhiều nhất thế giới, với số 1 800 tỷ, bằng 1/3 tổng sản lượng; với số thặng dư về cán cân thương mại khoảng 300 tỷ; sau đó là Đức khoảng 150 tỷ. Hàng Trung Cộng đã được bày bán ở mọi nơi trên thị trường quốc tế, ngay cả xe hơi.
Tuy nhiên dựa vào tổng sản lượng quốc gia để đánh giá sức mạnh toàn bộ của quốc gia ấy là một điều không đúng hoàn toàn. Chúng ta nhớ, nước Tàu vào cuối đời nhà Thanh, thời bà Từ hy Thái hậu, tổng sản lượng quốc gia chiếm 1/3 tổng sản lượng thế giới, chắc chắn hơn Nhật bản. Nhưng sức mạnh sứ Tàu ngay vào lúc đó đã thua Nhật. Năm 1871, Nhật chiếm Đài loan, vào năm 1894 thì chiếm Triều Tiên, làm cho Tàu thất điên bát đảo. Đấy là thí dụ có tính cách tiêu biểu, còn nhiều sự kiện khác.
Mặc dầu phát triển, nhưng có nhiều mặt trái của nó: vì nhờ dân số đông, nên tổng sản lượng cao, chứ sản lượng tính theo đầu người hàng năm, thì Trung cộng đứng hàng thứ 146/231, vào khoảng hơn 4 000$. Sự phát triển của Trung cộng là một sự phát triển mất quân bằng, nông thôn bị hy sinh cho một vài vùng thành thị ven biển, cả mấy trăm triệu nông dân bỏ đất đai ra tỉnh sống cuộc đời vất vả để kiếm công ăn việc làm, môi sinh môi trường bị ô nhiễm, 70% sông ngòi bị ô nhiễm.
Chính phủ theo chính sách bóc lột công nhân tối đa, kìm lương bổng ở mức thấp, để thâu hút đầu tư thế giới, để có giá thành rẻ, để xuất cảng. Chính sách xuất cảng còn kèm theo chính sách tiền tệ, theo đó, làm thế nào để đồng Nhân Dân tệ bám sát đồng US $, nhưng luôn luôn rẻ hơn từ 15 đến 20% trên thị trường để dễ xuất cảng.
Về quân sự, ngân sách quốc phòng của Trung Cộng vào khoảng 100 tỷ $, đứng thứ nhì trên thế giới, sau Hoa Kỳ, khoảng 600 tỷ, trên Anh quốc, khoảng 60 tỷ. Có những nguồn tin cho rằng ngân sách quốc phòng của Trung cộng lên tới 150 tỷ, mà nguồn tin này phần lớn là từ cơ quan truyền thông Hoa kỳ. Chính vì vậy mà có người tiên đoán sẽ có chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, vì họ dựa vào sự kiện, trước khi Liên sô sụp đổ, thì Hoa Kỳ đã thổi phồng ngân sách quốc phòng của nước này; trước khi đánh Irak, thì Hoa Kỳ thổi phồng ngân sách quốc phòng của Irak, cho là sức mạnh quân sự đứng hàng thứ tư trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ, Nga và Trung cộng. Trong khuôn khổ bài này tôi không thể đi vào sâu đề tài này, hẹn một dịp khác. Với ngân sách quốc phòng đứng thứ nhì, Trung cộng đã có thể lập những nhà máy chế tạo võ khí, mua võ khí trên thế giới, nhất là từ Nga. Tuy nhiên sức mạnh quân sự của Trung Cộng chỉ có lượng nhiều hơn phẩm, chẳng hạn về hải quân, số tàu thì nhiều, nhưng phần lớn là tàu cũ, và tàu chạy quanh vùng duyên hải chứ không thể đi xa. Ngay cả việc mua và đóng hàng không mẫu hạm, đây là một việc làm lỗi thời, vừa hao kém, vừa thiếu khả năng thích ứng của thời đại.
Ở đây tôi không thể đi sâu vào chi tiết, nhưng đại thể, tôi có thể nói rằng sức mạnh quân sự của Trung Cộng ngày hôm nay còn chưa sánh bằng sức mạnh quân sự của Liên Sô thời sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Chính vì vậy nên vẫn có người cho rằng con sư tử Trung Cộng vẫn còn ngủ mê:
I I ) Con sư tử Trung cộng vẫn còn ngủ quên
1 ) Con sư tử Tàu vẫn còn ngủ vì chế độ quân chủ phong kiến kéo dài quá lâu và quá ác ôn, giết chết hết mọi ý chí tiến thủ của dân Tàu:
Thật vậy, ông Tiền kỳ Minh, con của cựu Phó Thủ tướng Tiền kỳ Thâm, người đã từng du học 8 năm bên Hoa Kỳ, có viết quyển sách “ Mặt trời chiếu sáng nhiều ở phương đông hay ở phương tây “, theo ông vấn đề mặt trời chiếu sáng nhiều ở phương nào cũng không quan trọng, việc quan trọng đó là nước Tàu bị chìm đắm quá lâu trong chế độ quân chủ phong kiến, dù lúc đầu nó là một bước tiến của nhân loại, so với chế độ gia tộc, tù trưởng; nhưng sau đó nó trở thành một chướng ngại, kìm hãm tất cả mọi ý chí tiến thủ, phát minh sáng kiến của người dân. Ông không muốn chỉ trích rõ chế độ cộng sản, nhưng theo ông chế độ cộng sản cũng chỉ là một chế độ quân chủ, phong kiến trá hình; và ông lấy tên quyển sách là để phản bác tuyên truyền của Mao trạch Đông cho rằng mặt trời chiếu sáng nhiều ở phương đông.
2) Con sư tử Trung cộng vẫn ngủ, vì giới lãnh đạo cộng sản, từ trước tới nay, ở một trình độ trí thức quá kém cỏi, trình độ sơ học yếu lược, chưa đủ trình độ để hiểu rõ đâu là những tinh hoa, đâu là những khuyết điểm của cả 2 nền văn hóa đông tây, đã vội vã vất bỏ tất cả những gì là văn hóa đông phương, vội vã nhập cảng những cặn bã của văn hóa tây phương, biểu hiệu là tư tưởng K. Marx. Trước đó đã vậy, ngày hôm nay thì lý thuyết này đã chứng tỏ sự bất lực của nó để mang lại tự do, no ấm cho dân, bị chối bỏ ngay tại những nước là cái nôi của nó như Đông Đức, Liên sô, thế mà giới lãnh đạo cộng sản VN và Trung Cộng vẫn bám vào nó, đi ngược lại lòng dân, ngược lại trào lưu tiến bộ của văn minh nhân loại. Cộng thêm lại có một số trí thức bên cạnh, cố bẻ cong ngòi bút, vặn óc, bóp tim tạo ra những ngụy biện, ngụy ngôn, ngụy từ để bênh vực chế độ. Ngày nào còn giới lãnh đạo và giới trí thức đó, thì con sư tử Trung Cộng vẫn còn ngủ mê.
Thật vậy, chúng ta nên nhớ là lý thuyết của Marx phát xuất từ Âu châu, chính Marx cho rằng cách mạng cộng sản chỉ có thể xẩy ra ở những nước có một nền kỹ nghệ cao, như Anh, Đức, Pháp. Tuy nhiên cách mạng cộng sản lại không xẩy ra ở những nước kỹ nghệ này, mà xẩy ra ở những nước bán kỹ nghệ như Nga, không có kỹ nghệ như Tàu và Việt Nam. Sở dĩ có tình trạng đó là vì giới trí thức Anh Đức Pháp đã nhìn thấy rất rõ sự sai lầm của lý thuyết Marx. Ở đây tôi chỉ dẫn chứng một người tiêu biểu là ông Pierre Joseph Proudhon ( 1809-1865), có thể nói là người cùng thời với Marx (1818-1883), đã được Marx kính phục, khen ngợi :“ Có một can đảm phi thường dám đụng tới những sào huyệt của kinh tế “, khi ông cho xuất bản quyển “ Quyền tư hữu là gì ( Qu ‘est – ce que la propriété ), xuất bản năm 1840, là tác giả của câu: “ Quyền tư hữu là ăn cắp “ La propriété privée, c’est le vol “,đã từng bút chiến với Marx, khi ông viết quyển “ Triết lý của sự nghèo khổ ( La Philosophie de la misère), Marx trả lời lại trong quyển “Sự Nghèo nàn của triết lý” ( Misère de la philosophie). Nhưng sau đó ông suy nghĩ lại, và cho rằng không thể bãi bỏ quyền tư hữu, mà chỉ có thể làm cho quyền tư hữu bớt quá chênh lệch, cho bất công xã hội đỡ bất công, cũng như nhận ra rằng lý thuyết của Marx, chủ trương bãi bỏ quyền tư hữu, nhưng thực tế không bãi bỏ được, và chỉ là một sự chuyển nhượng quyền tư hữu từ tay đại đa số dân vào tay thiểu số đảng đoàn cán vộ, trở thành một giai tầng bóc lột, sán lãi, hút hết sức sống của dân. Nên ông đã nói rõ : « Lý thuyết của Marx, nếu được thực hiện, thì trở thành con sán lãi ( le ténïa) của xã hội «. Ngày hôm nay thì chúng ta nhìn quá rõ qua gần 2/3 thế kỷ áp dụng lý thuyết này, đảng cộng sản do Lénine lập ra, do áp dụng lý thuyết của Marx, được sao chép lại ở tất cả những chế độ cộng sản khác, chỉ là con sán lãi của xã hội.
Nhưng điều đáng tiếc, đó là những người áp dụng lý thuyết của Marx, tiêu biểu bắt đầu bằng Lénine, sau đó là Mao trạch Đông, rồi Hồ chí Minh, không đủ trình độ để thấy sự sai lầm của lý thuyết Marx, như những trí thức tây phương.
Lénine, mặc dầu vào thời đó có cử nhân luật, cũng có viết nhiều sách, tuy nhiên Lénine là con người thực tế, thực tiễn, dùng lý thuyết Marx như một phương tiện cướp chính quyền. Người ta có thể nói Lénine cũng đã ý thức sự sai lầm của Marx ngay từ lúc đầu và nhất là khi vào cuối đời.
Vào lúc đầu, khi thấy Marx chờ đợi cách mạng tất yếu hoài không xẩy ra ở những nước kỹ nghệ, rồi chết, Lénine đã viết câu, trong quyển Phải làm gì ( Que Faire) : « Nếu không có ý thức cách mạng, thì không có cách mạng « (Sans conscience révolutionnaire, pas de révolution ), câu này chính ra phải viết ( Sans idée révolutionnaire, pas de révolution ). « Không có ý tưởng cách mạng, thì không có cách mạng « , chứng tỏ rằng Lénine đã từ bỏ chủ nghĩa duy vật ( le matérialisme) mà bước sang chủ nghĩa duy ý (l’idéalisme) ; nhưng Lénine xảo quyệt không dùng chữ ý tưởng ( idée) mà dùng chữ ý thức ( conscience).
Nói về xảo ngữ, nguỵ biện, ngụy ngôn, ngụy từ của những người cộng sản, chúng ta phải kể Lénine, dùng tùy tiện bất cứ ngôn từ nào, miễn là có lợi cho mục đích của mình, chẳng hạn cũng trong quyển Phải làm gì, Lénine chủ trương cần phải có một đảng độc tài để chờ thời cơ cướp chính quyền, nhưng như vậy thì trái với chủ trương dân chủ, nên Lénine đã dùng chữ « Tập trung dân chủ « ( le centralisme démocratique). Thử hỏi đã tập trung thì làm gì có dân chủ ; và cũng trong quyển đó ông nói rõ : « Cần phải có một tổ chức có kỷ luật sắt, kỷ luật nhà binh » ; Rồi ông tùy tiện định nghĩa « Người cộng sản là người vâng lời cấp trên nhất « , cũng như « Xã hội chủ nghĩa là thành phố hóa cộng với điện .«
Sau khi cướp được chính quyền, áp dụng lý thuyết của Marx, Lénine đã nhận thấy chỉ đưa đến cảnh « Cha Chung không ai khóc, ruộng chung không ai cày « , đưa đến nạn đói, nên Lénine đã đưa ra Chính Sách Kinh tế mới (NEP). Tuy nhiên vào lúc này Lénine đã quá bệnh hoạn và bị khống chế bởi Staline.
Lénine đã vậy, huống chi là Mao trạch Đông, Hồ chí Minh và những tay em.
Người ta có thể nói, Mao trạch Đông, Lưu thiếu Kỳ, Đặng tiểu Bình, Chu Ân Lai, Trần Vân, Dương thiệu Côn ở bên Tàu, Hồ chí Minh, Trần Phú, Lê Duẫn, Lê hồng Phong, Lê đức Thọ, Hoàng Tùng, Xuân Thủy ở Việt Nam đều là những người do giáo dục Pháp tạo ra. Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người Pháp ở Việt Nam cũng như ở phần nhượng địa của mình ở bên Tàu đã bắt đầu thành lập nền giáo dục thuộc địa bằng cách thành lập bậc tiểu học, với bằng Cao đẳng Tiểu học, nói là cao đẳng cho sang, nhưng thực sự là trình độ tiểu học, nhưng lâu hơn, thay vì 5 năm thì là 6 hay 7 năm, vì học tiếng Pháp nhiều hơn. Mao trạch Đông, Hồ chí Minh và những tay em, phần lớn theo học chương trình này, rồi đi qua Pháp như Hồ chí Minh, Chu ân Lai, Đặng tiểu Bình. Hồ chí Minh thì qua trước đó, nhưng Chu Ân Lai và Đặng tiểu Bình thì qua vào lúc cuối Thế Chiến thứ Nhất, lúc người Pháp cần những nhân công. Chính Mao trạch Đông lúc đầu tiếc rằng không có hoàn cảnh để đi và đã tiễn 200 công nhân qua Pháp trong một chuyến tàu trong đó có Chu ân Lai và Đặng tiểu Bình. Hai người này làm thợ ở hãng xe Renault. Ở việt nam, với trình độ sơ học yếu lược, tức tiểu học Pháp, thì đi làm thày giáo làng như Hồ chí Minh làm thầy giáo làng ở Phan Thiết, Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của đảng cộng sản Việt Nam, cũng là thầy giáo làng. Những ai không muốn đi dạy học, thì đi làm hỏa xa, trên thực tế là đi xét vé tàu hỏa, như Lê đức Thọ và nhiều người khác.Thêm vào đó, với căn bản tiếng Pháp, những người này học về lý thuyết cộng sản từ những quyển Vỡ lòng chủ ngĩa cộng sản ( A, B, C du Communisme ) do đảng cộng sản Pháp xuất bản. Sau đó những người này được tuyển lựa sang bên Liên sô học trường Đông Phương, như Hồ chí Minh, Trần Phú, Lê hồng Phong v.v.. ở Việt Nam ; Lưu thiếu Kỳ, Đặng tiểu Bình, Dương Thiệu Côn v.v.., ở bên Tàu. Trình độ học vấn của trường này rất thấp, để được vào học chỉ cần có chứng chỉ làm việc 2 năm ở một hãng xưởng, chương trình học có lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản, nhưng rất thô sơ, học trình chính đó là học phá hoại, tổ chức lén lút, như việc học viên phải làm ra 3 phiếu lý lịch khác nhau, và phải học thuộc lòng, để tùy cơ nói dối.
Bởi lẽ đó những người lãnh đạo đảng cộng sản Tàu kể từ Mao, không kể những người trước đó, như Trần độc Tú, Lý đại Siêu, thì bị kết án là quá thiên tả, thân Trotsky, cùng 28 người mà người thứ 28 là Dương thiệu Côn v.v…, xuất thân từ trường Đông Phương là là những thành phần chính của đảng cộng sản Tàu. Ở Việt Nam, với Hồ chí Minh, Trần Phú, Lê hồng Phong cũng vậy, tất cả đều ở trình độ thấp kém, tiểu học, không đủ trình độ để hiểu rõ cái dở, cái hay của văn hóa đông phương, cũng như văn hóa tây phương, nay vứt bỏ hoàn toàn văn hóa đông phương, ùa theo văn hóa tây phương, nhưng lại là cái cặn bã là thuyết Mác xít, đã bị giới trí thức tây phương ở trình độ cao hơn họ vứt bỏ. Thêm vào đó lại có lý thuyết của Lénine, không có gì đặc sắc trên phương diện tư tưởng, ngoài việc chủ trương một đảng độc tài để chờ thời cơ cướp quyền. Lý thuyết này rất hợp với truyền thống độc tài phong kiến, ác ôn, chủ trương chu di tam tộc, hoạn quan của Tàu và Việt Nam, làm cho Tàu và Việt Nam tưởng là được hiện đại hóa với lý thuyết của Marx, nhưng thực tế là đi dật lùi lịch sử, vì chế độ cộng sản chỉ là mặt trái mặt phải của chế độ quân chủ phong kiến, nhưng ác ôn, vô liêm sĩ gấp nhiều lần hơn chế độ này.
Con sư tử Trung Cộng vẫn còn ngủ mê vì lẽ đó.
3) Con sư tử Trung Cộng vẫn ngủ vì người Tàu vẫn chưa gột bỏ được những thói quen cố hữu, đó là tính trả thù và tính lý luận giản tiện hóa, vội vã hồ đồ, thêm vào đó là lại nghĩ rằng mình chỉ thua tây phương về vấn đề khoa học, kỹ thuật, chứ không thua tây phương về phương diện tư tưởng, lý luận, có tinh thần tự kỷ trung tâm, quốc gia quá khích. Nguyên tên nước là Trung Hoa, cái rốn của vũ trụ cũng đã đủ nói lên điều này.
Khoa học bắt đầu bằng tư tưởng lý luận, để đi đến kết luận phải có nguyên nhân ắt có và đủ; đây mới có nguyên nhân ắt có đã vội kết luận.
Tôi cũng không thể đi sâu bàn về văn hóa, cách suy tư của người Tàu, tôi chỉ nêu lên một vài tiêu biểu như cách lý luận qua tiểu thuyết và phim ảnh, một phần của văn hóa.
Người Tàu thích tiểu thuyết và phim chưởng; nhưng chúng ta thấy qua đó, tinh thần trả thù quá nặng, cộng thêm, để trả thù thì dựa trên những lý luận vội vã. Đồng ý là thù cha thù mẹ thì phải trả, nhưng việc chính đây là kiếm ra đúng kẻ thù. Chỉ cần nghe một vài câu nói, dựa trên một vài sự kiện, mới chỉ là sự kiện ắt có, chưa đủ, theo đúng tinh thần khoa học, thì đã mang chân tay bộ hạ đi giết người, trở thành óan trùng trùng. Người Tàu có tinh thần thực tế, thực tiễn, thích dựa trên nhân chứng, vật chứng. Nhưng nhân chứng, vật chứng chưa đủ, mà phải bắt đầu bằng tư tưởng, lý luận hợp lý và khoa học, mới có thể đi đến kết luận. Đây là tinh thần tây phương. Đừng nghĩ rằng khoa học đây chỉ là vật chất, người ta chế tạo được cái xe, thì mình cũng chế tạo được cái xe là đủ. Chúng ta nên nhớ văn minh tây phương bắt đầu bằng văn hóa Anh, Pháp, Đức là tổng hợp của ít nhất 6 nền văn minh: văn minh Hy Lạp bắt đầu với triết học, lý luận, khoa học; văn minh La Mã với tinh thần tổ chức, trọng luật pháp; văn minh Do Thái, Thiên Chúa giáo với tinh thần thương người, công bằng, hy sinh; văn minh Ả rập, với tinh thần buôn bán, mạo hiểm; và ngay cả văn minh “ man rợ “ ( civilisations barbares) của người Hung nô ( Huns), người Mông Cổ, thí dụ tiêu biểu là Beafsteak cũng như Fromages va Steak tartars là đến từ người “ man rợ “, Mông Cổ, Hung nô, đấy là chưa nói khoai tây ( pommes de terres) là đến từ văn minh Nam Mỹ.
Văn minh tây phương phát tiển được một phần cũng là nhờ những phát minh sang kiến của Tàu như địa bàn, thuốc súng, giấy, máy in. Chính nhờ địa bàn giúp họ di chuyển xa trên đường hàng hải. Chính nhờ máy in giúp họ quảng bá kiến thức. Và nói một cách chua xót là chính nhờ thuốc súng với địa bàn mà họ đã đến xâu xé nước Tàu vào giữa thế kỷ 19.
Con sư tử Trung Cộng vẫn chưa hoàn toàn thức giấc khi nghĩ rằng mình là rốn của vũ trụ, những dân tộc khác là man di, mọi rợ, khi nghĩ rằng khoa học chỉ là vật chất chứ không phải bắt đầu bằng tư tưởng, lý luận hợp lý.
Lịch sử nhân loai đã trải qua 5 thời kỳ văn minh: 1) Văn minh chẩy hái là lúc con người còn ăn lông, ở lỗ, hái trái cây quanh hang hốc của mình để sống; 2) Văn minh du mục, đó là lúc trái cây hoa quả khan hiếm, con người phải đi xa để kiếm ăn; 3) Văn minh định cư nông nghiệp: Ngay dù đi xa, hoa quả, thú rừng để săn cũng khan hiếm, con người bắt buộc phải trồng trọt và nuôi súc vật; 4) Văn minh thương mại: Với nền văn minh định cư nông nghiệp, con người đã có thể thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của mình, nên con người cần trao đổi, như việc đã có thể dệt vải để mặc, nhưng muốn mặc lụa, nên trao đổi với người dệt lụa; đã đủ ăn, nhưng muốn ăn ngon, nên cần gia vị. Con đường tơ lụa và gia vị có trong lịch sử là như vậy. 5) Trong thời văn minh này, ngoài những phát minh, sáng kiến trước đó như địa bàn, thuốc súng, con người phát minh ra điện, điện thoại, máy điện toán, nó bước sang nền văn minh thứ 5, đó là văn minh tri thức điện toán ngày hôm nay. Mỗi một nền văn minh, tương xứng với một mô hình tổ chức nhân xã khác nhau. Với 2 nền văn minh đầu, đó là mô hình gia tộc, bộ lạc. Với nền văn minh nông nghiệp là chế độ quân chủ phong kiến. Với nền văn minh thương mại và tri thức điện toán là chế độ dân chủ, kinh tế thị trường.
Thực ra con sư tử Trung Cộng vẫn còn mơ ngủ vì vẫn còn lùng thùng trong nền văn minh định cư, nông nghiệp với mô hình tổ chức nhân xã quân chủ phong kiến, vì chế độ cộng sản chỉ là quân chủ trá hình. Trung cộng đang chập chững bước vào nền văn minh thương mại; nhưng lại bước vào một cách vội vã, gian xảo, bị nhiễm độc bởi tuyên truyền cộng sản, cho rằng thương mại là kiếm lời bằng bất cứ giá nào, nên đã không ngần ngại làm gian xảo, làm hàng giả để bán, không những ở thị trường quốc nội mà cả thị trường quốc ngoại. Đây là một điều sai lần của cả K. Marx và những người cộng sản cho rằng tư bản là chỉ kiếm lời.
Người ta thường nói đến ông thủy tổ của kinh tế thị trường là Adam Smith, với quyển sách “Recherches sur la nature et les causes de la richesse des nations “ ( Tìm kiếm bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các dân tộc ) xuất bản năm 1776, mà quên đi trước đó, năm 1759, ông đã cho xuất bản quyển “ Théorie des sentiments moraux “ ( Lý thuyết về tình cảm đạo đức ), ông chủ trương con người phải sống có đạo đức với nhau; và căn bản đạo đức chính là câu châm ngôn “Đừng làm cho người khác cái mà anh không muốn họ làm cho anh “, ngay cả trong lãnh vực thương mại, người ta bỏ tiền với mồ hôi nước mắt của họ để mua hàng anh, thì anh cũng đừng nên gian xảo, làm hàng giả. Đây cũng là câu châm ngôn đông tây, mà những nhà làm ra bản Tuyên Ngôn quốc tế Nhân quyền năm 1948 đã lấy làm kim chỉ nam để soạn thảo.
Tóm lại, ngày nào Trung Cộng còn chưa bước sang chế độ dân chủ, tôn trọng nhân quyền, ngày nào mà Trung cộng còn chỉ thấy cái cặn bã của văn minh tây phương, của chủ nghĩa thương mại, ngày đó con sư tử Trung cộng còn chưa thức tỉnh hẳn. (1)
Paris ngày 03/03/2 011
Chu chi Nam
Phải chăng con sư tử Trung cộng đã thức giấc hay vẫn còn ngủ quên ?
I ) Con sư tử Trung Cộng đã thức giấc
Không ai chối cãi rằng trong vòng hơn 30 năm nay, từ ngày Trung Cộng mở cửa, kinh tế nước này đã có những bước nhảy vọt: Tổng sản lượng quốc gia đứng thứ nhì trên thế giới, 5 700 tỷ $; sau Hoa Kỳ 15 000 tỷ; trên Nhật, 5 200 tỷ; là nước xuất cảng nhiều nhất thế giới, với số 1 800 tỷ, bằng 1/3 tổng sản lượng; với số thặng dư về cán cân thương mại khoảng 300 tỷ; sau đó là Đức khoảng 150 tỷ. Hàng Trung Cộng đã được bày bán ở mọi nơi trên thị trường quốc tế, ngay cả xe hơi.
Tuy nhiên dựa vào tổng sản lượng quốc gia để đánh giá sức mạnh toàn bộ của quốc gia ấy là một điều không đúng hoàn toàn. Chúng ta nhớ, nước Tàu vào cuối đời nhà Thanh, thời bà Từ hy Thái hậu, tổng sản lượng quốc gia chiếm 1/3 tổng sản lượng thế giới, chắc chắn hơn Nhật bản. Nhưng sức mạnh sứ Tàu ngay vào lúc đó đã thua Nhật. Năm 1871, Nhật chiếm Đài loan, vào năm 1894 thì chiếm Triều Tiên, làm cho Tàu thất điên bát đảo. Đấy là thí dụ có tính cách tiêu biểu, còn nhiều sự kiện khác.
Mặc dầu phát triển, nhưng có nhiều mặt trái của nó: vì nhờ dân số đông, nên tổng sản lượng cao, chứ sản lượng tính theo đầu người hàng năm, thì Trung cộng đứng hàng thứ 146/231, vào khoảng hơn 4 000$. Sự phát triển của Trung cộng là một sự phát triển mất quân bằng, nông thôn bị hy sinh cho một vài vùng thành thị ven biển, cả mấy trăm triệu nông dân bỏ đất đai ra tỉnh sống cuộc đời vất vả để kiếm công ăn việc làm, môi sinh môi trường bị ô nhiễm, 70% sông ngòi bị ô nhiễm.
Chính phủ theo chính sách bóc lột công nhân tối đa, kìm lương bổng ở mức thấp, để thâu hút đầu tư thế giới, để có giá thành rẻ, để xuất cảng. Chính sách xuất cảng còn kèm theo chính sách tiền tệ, theo đó, làm thế nào để đồng Nhân Dân tệ bám sát đồng US $, nhưng luôn luôn rẻ hơn từ 15 đến 20% trên thị trường để dễ xuất cảng.
Về quân sự, ngân sách quốc phòng của Trung Cộng vào khoảng 100 tỷ $, đứng thứ nhì trên thế giới, sau Hoa Kỳ, khoảng 600 tỷ, trên Anh quốc, khoảng 60 tỷ. Có những nguồn tin cho rằng ngân sách quốc phòng của Trung cộng lên tới 150 tỷ, mà nguồn tin này phần lớn là từ cơ quan truyền thông Hoa kỳ. Chính vì vậy mà có người tiên đoán sẽ có chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, vì họ dựa vào sự kiện, trước khi Liên sô sụp đổ, thì Hoa Kỳ đã thổi phồng ngân sách quốc phòng của nước này; trước khi đánh Irak, thì Hoa Kỳ thổi phồng ngân sách quốc phòng của Irak, cho là sức mạnh quân sự đứng hàng thứ tư trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ, Nga và Trung cộng. Trong khuôn khổ bài này tôi không thể đi vào sâu đề tài này, hẹn một dịp khác. Với ngân sách quốc phòng đứng thứ nhì, Trung cộng đã có thể lập những nhà máy chế tạo võ khí, mua võ khí trên thế giới, nhất là từ Nga. Tuy nhiên sức mạnh quân sự của Trung Cộng chỉ có lượng nhiều hơn phẩm, chẳng hạn về hải quân, số tàu thì nhiều, nhưng phần lớn là tàu cũ, và tàu chạy quanh vùng duyên hải chứ không thể đi xa. Ngay cả việc mua và đóng hàng không mẫu hạm, đây là một việc làm lỗi thời, vừa hao kém, vừa thiếu khả năng thích ứng của thời đại.
Ở đây tôi không thể đi sâu vào chi tiết, nhưng đại thể, tôi có thể nói rằng sức mạnh quân sự của Trung Cộng ngày hôm nay còn chưa sánh bằng sức mạnh quân sự của Liên Sô thời sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Chính vì vậy nên vẫn có người cho rằng con sư tử Trung Cộng vẫn còn ngủ mê:
I I ) Con sư tử Trung cộng vẫn còn ngủ quên
1 ) Con sư tử Tàu vẫn còn ngủ vì chế độ quân chủ phong kiến kéo dài quá lâu và quá ác ôn, giết chết hết mọi ý chí tiến thủ của dân Tàu:
Thật vậy, ông Tiền kỳ Minh, con của cựu Phó Thủ tướng Tiền kỳ Thâm, người đã từng du học 8 năm bên Hoa Kỳ, có viết quyển sách “ Mặt trời chiếu sáng nhiều ở phương đông hay ở phương tây “, theo ông vấn đề mặt trời chiếu sáng nhiều ở phương nào cũng không quan trọng, việc quan trọng đó là nước Tàu bị chìm đắm quá lâu trong chế độ quân chủ phong kiến, dù lúc đầu nó là một bước tiến của nhân loại, so với chế độ gia tộc, tù trưởng; nhưng sau đó nó trở thành một chướng ngại, kìm hãm tất cả mọi ý chí tiến thủ, phát minh sáng kiến của người dân. Ông không muốn chỉ trích rõ chế độ cộng sản, nhưng theo ông chế độ cộng sản cũng chỉ là một chế độ quân chủ, phong kiến trá hình; và ông lấy tên quyển sách là để phản bác tuyên truyền của Mao trạch Đông cho rằng mặt trời chiếu sáng nhiều ở phương đông.
2) Con sư tử Trung cộng vẫn ngủ, vì giới lãnh đạo cộng sản, từ trước tới nay, ở một trình độ trí thức quá kém cỏi, trình độ sơ học yếu lược, chưa đủ trình độ để hiểu rõ đâu là những tinh hoa, đâu là những khuyết điểm của cả 2 nền văn hóa đông tây, đã vội vã vất bỏ tất cả những gì là văn hóa đông phương, vội vã nhập cảng những cặn bã của văn hóa tây phương, biểu hiệu là tư tưởng K. Marx. Trước đó đã vậy, ngày hôm nay thì lý thuyết này đã chứng tỏ sự bất lực của nó để mang lại tự do, no ấm cho dân, bị chối bỏ ngay tại những nước là cái nôi của nó như Đông Đức, Liên sô, thế mà giới lãnh đạo cộng sản VN và Trung Cộng vẫn bám vào nó, đi ngược lại lòng dân, ngược lại trào lưu tiến bộ của văn minh nhân loại. Cộng thêm lại có một số trí thức bên cạnh, cố bẻ cong ngòi bút, vặn óc, bóp tim tạo ra những ngụy biện, ngụy ngôn, ngụy từ để bênh vực chế độ. Ngày nào còn giới lãnh đạo và giới trí thức đó, thì con sư tử Trung Cộng vẫn còn ngủ mê.
Thật vậy, chúng ta nên nhớ là lý thuyết của Marx phát xuất từ Âu châu, chính Marx cho rằng cách mạng cộng sản chỉ có thể xẩy ra ở những nước có một nền kỹ nghệ cao, như Anh, Đức, Pháp. Tuy nhiên cách mạng cộng sản lại không xẩy ra ở những nước kỹ nghệ này, mà xẩy ra ở những nước bán kỹ nghệ như Nga, không có kỹ nghệ như Tàu và Việt Nam. Sở dĩ có tình trạng đó là vì giới trí thức Anh Đức Pháp đã nhìn thấy rất rõ sự sai lầm của lý thuyết Marx. Ở đây tôi chỉ dẫn chứng một người tiêu biểu là ông Pierre Joseph Proudhon ( 1809-1865), có thể nói là người cùng thời với Marx (1818-1883), đã được Marx kính phục, khen ngợi :“ Có một can đảm phi thường dám đụng tới những sào huyệt của kinh tế “, khi ông cho xuất bản quyển “ Quyền tư hữu là gì ( Qu ‘est – ce que la propriété ), xuất bản năm 1840, là tác giả của câu: “ Quyền tư hữu là ăn cắp “ La propriété privée, c’est le vol “,đã từng bút chiến với Marx, khi ông viết quyển “ Triết lý của sự nghèo khổ ( La Philosophie de la misère), Marx trả lời lại trong quyển “Sự Nghèo nàn của triết lý” ( Misère de la philosophie). Nhưng sau đó ông suy nghĩ lại, và cho rằng không thể bãi bỏ quyền tư hữu, mà chỉ có thể làm cho quyền tư hữu bớt quá chênh lệch, cho bất công xã hội đỡ bất công, cũng như nhận ra rằng lý thuyết của Marx, chủ trương bãi bỏ quyền tư hữu, nhưng thực tế không bãi bỏ được, và chỉ là một sự chuyển nhượng quyền tư hữu từ tay đại đa số dân vào tay thiểu số đảng đoàn cán vộ, trở thành một giai tầng bóc lột, sán lãi, hút hết sức sống của dân. Nên ông đã nói rõ : « Lý thuyết của Marx, nếu được thực hiện, thì trở thành con sán lãi ( le ténïa) của xã hội «. Ngày hôm nay thì chúng ta nhìn quá rõ qua gần 2/3 thế kỷ áp dụng lý thuyết này, đảng cộng sản do Lénine lập ra, do áp dụng lý thuyết của Marx, được sao chép lại ở tất cả những chế độ cộng sản khác, chỉ là con sán lãi của xã hội.
Nhưng điều đáng tiếc, đó là những người áp dụng lý thuyết của Marx, tiêu biểu bắt đầu bằng Lénine, sau đó là Mao trạch Đông, rồi Hồ chí Minh, không đủ trình độ để thấy sự sai lầm của lý thuyết Marx, như những trí thức tây phương.
Lénine, mặc dầu vào thời đó có cử nhân luật, cũng có viết nhiều sách, tuy nhiên Lénine là con người thực tế, thực tiễn, dùng lý thuyết Marx như một phương tiện cướp chính quyền. Người ta có thể nói Lénine cũng đã ý thức sự sai lầm của Marx ngay từ lúc đầu và nhất là khi vào cuối đời.
Vào lúc đầu, khi thấy Marx chờ đợi cách mạng tất yếu hoài không xẩy ra ở những nước kỹ nghệ, rồi chết, Lénine đã viết câu, trong quyển Phải làm gì ( Que Faire) : « Nếu không có ý thức cách mạng, thì không có cách mạng « (Sans conscience révolutionnaire, pas de révolution ), câu này chính ra phải viết ( Sans idée révolutionnaire, pas de révolution ). « Không có ý tưởng cách mạng, thì không có cách mạng « , chứng tỏ rằng Lénine đã từ bỏ chủ nghĩa duy vật ( le matérialisme) mà bước sang chủ nghĩa duy ý (l’idéalisme) ; nhưng Lénine xảo quyệt không dùng chữ ý tưởng ( idée) mà dùng chữ ý thức ( conscience).
Nói về xảo ngữ, nguỵ biện, ngụy ngôn, ngụy từ của những người cộng sản, chúng ta phải kể Lénine, dùng tùy tiện bất cứ ngôn từ nào, miễn là có lợi cho mục đích của mình, chẳng hạn cũng trong quyển Phải làm gì, Lénine chủ trương cần phải có một đảng độc tài để chờ thời cơ cướp chính quyền, nhưng như vậy thì trái với chủ trương dân chủ, nên Lénine đã dùng chữ « Tập trung dân chủ « ( le centralisme démocratique). Thử hỏi đã tập trung thì làm gì có dân chủ ; và cũng trong quyển đó ông nói rõ : « Cần phải có một tổ chức có kỷ luật sắt, kỷ luật nhà binh » ; Rồi ông tùy tiện định nghĩa « Người cộng sản là người vâng lời cấp trên nhất « , cũng như « Xã hội chủ nghĩa là thành phố hóa cộng với điện .«
Sau khi cướp được chính quyền, áp dụng lý thuyết của Marx, Lénine đã nhận thấy chỉ đưa đến cảnh « Cha Chung không ai khóc, ruộng chung không ai cày « , đưa đến nạn đói, nên Lénine đã đưa ra Chính Sách Kinh tế mới (NEP). Tuy nhiên vào lúc này Lénine đã quá bệnh hoạn và bị khống chế bởi Staline.
Lénine đã vậy, huống chi là Mao trạch Đông, Hồ chí Minh và những tay em.
Người ta có thể nói, Mao trạch Đông, Lưu thiếu Kỳ, Đặng tiểu Bình, Chu Ân Lai, Trần Vân, Dương thiệu Côn ở bên Tàu, Hồ chí Minh, Trần Phú, Lê Duẫn, Lê hồng Phong, Lê đức Thọ, Hoàng Tùng, Xuân Thủy ở Việt Nam đều là những người do giáo dục Pháp tạo ra. Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người Pháp ở Việt Nam cũng như ở phần nhượng địa của mình ở bên Tàu đã bắt đầu thành lập nền giáo dục thuộc địa bằng cách thành lập bậc tiểu học, với bằng Cao đẳng Tiểu học, nói là cao đẳng cho sang, nhưng thực sự là trình độ tiểu học, nhưng lâu hơn, thay vì 5 năm thì là 6 hay 7 năm, vì học tiếng Pháp nhiều hơn. Mao trạch Đông, Hồ chí Minh và những tay em, phần lớn theo học chương trình này, rồi đi qua Pháp như Hồ chí Minh, Chu ân Lai, Đặng tiểu Bình. Hồ chí Minh thì qua trước đó, nhưng Chu Ân Lai và Đặng tiểu Bình thì qua vào lúc cuối Thế Chiến thứ Nhất, lúc người Pháp cần những nhân công. Chính Mao trạch Đông lúc đầu tiếc rằng không có hoàn cảnh để đi và đã tiễn 200 công nhân qua Pháp trong một chuyến tàu trong đó có Chu ân Lai và Đặng tiểu Bình. Hai người này làm thợ ở hãng xe Renault. Ở việt nam, với trình độ sơ học yếu lược, tức tiểu học Pháp, thì đi làm thày giáo làng như Hồ chí Minh làm thầy giáo làng ở Phan Thiết, Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của đảng cộng sản Việt Nam, cũng là thầy giáo làng. Những ai không muốn đi dạy học, thì đi làm hỏa xa, trên thực tế là đi xét vé tàu hỏa, như Lê đức Thọ và nhiều người khác.Thêm vào đó, với căn bản tiếng Pháp, những người này học về lý thuyết cộng sản từ những quyển Vỡ lòng chủ ngĩa cộng sản ( A, B, C du Communisme ) do đảng cộng sản Pháp xuất bản. Sau đó những người này được tuyển lựa sang bên Liên sô học trường Đông Phương, như Hồ chí Minh, Trần Phú, Lê hồng Phong v.v.. ở Việt Nam ; Lưu thiếu Kỳ, Đặng tiểu Bình, Dương Thiệu Côn v.v.., ở bên Tàu. Trình độ học vấn của trường này rất thấp, để được vào học chỉ cần có chứng chỉ làm việc 2 năm ở một hãng xưởng, chương trình học có lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản, nhưng rất thô sơ, học trình chính đó là học phá hoại, tổ chức lén lút, như việc học viên phải làm ra 3 phiếu lý lịch khác nhau, và phải học thuộc lòng, để tùy cơ nói dối.
Bởi lẽ đó những người lãnh đạo đảng cộng sản Tàu kể từ Mao, không kể những người trước đó, như Trần độc Tú, Lý đại Siêu, thì bị kết án là quá thiên tả, thân Trotsky, cùng 28 người mà người thứ 28 là Dương thiệu Côn v.v…, xuất thân từ trường Đông Phương là là những thành phần chính của đảng cộng sản Tàu. Ở Việt Nam, với Hồ chí Minh, Trần Phú, Lê hồng Phong cũng vậy, tất cả đều ở trình độ thấp kém, tiểu học, không đủ trình độ để hiểu rõ cái dở, cái hay của văn hóa đông phương, cũng như văn hóa tây phương, nay vứt bỏ hoàn toàn văn hóa đông phương, ùa theo văn hóa tây phương, nhưng lại là cái cặn bã là thuyết Mác xít, đã bị giới trí thức tây phương ở trình độ cao hơn họ vứt bỏ. Thêm vào đó lại có lý thuyết của Lénine, không có gì đặc sắc trên phương diện tư tưởng, ngoài việc chủ trương một đảng độc tài để chờ thời cơ cướp quyền. Lý thuyết này rất hợp với truyền thống độc tài phong kiến, ác ôn, chủ trương chu di tam tộc, hoạn quan của Tàu và Việt Nam, làm cho Tàu và Việt Nam tưởng là được hiện đại hóa với lý thuyết của Marx, nhưng thực tế là đi dật lùi lịch sử, vì chế độ cộng sản chỉ là mặt trái mặt phải của chế độ quân chủ phong kiến, nhưng ác ôn, vô liêm sĩ gấp nhiều lần hơn chế độ này.
Con sư tử Trung Cộng vẫn còn ngủ mê vì lẽ đó.
3) Con sư tử Trung Cộng vẫn ngủ vì người Tàu vẫn chưa gột bỏ được những thói quen cố hữu, đó là tính trả thù và tính lý luận giản tiện hóa, vội vã hồ đồ, thêm vào đó là lại nghĩ rằng mình chỉ thua tây phương về vấn đề khoa học, kỹ thuật, chứ không thua tây phương về phương diện tư tưởng, lý luận, có tinh thần tự kỷ trung tâm, quốc gia quá khích. Nguyên tên nước là Trung Hoa, cái rốn của vũ trụ cũng đã đủ nói lên điều này.
Khoa học bắt đầu bằng tư tưởng lý luận, để đi đến kết luận phải có nguyên nhân ắt có và đủ; đây mới có nguyên nhân ắt có đã vội kết luận.
Tôi cũng không thể đi sâu bàn về văn hóa, cách suy tư của người Tàu, tôi chỉ nêu lên một vài tiêu biểu như cách lý luận qua tiểu thuyết và phim ảnh, một phần của văn hóa.
Người Tàu thích tiểu thuyết và phim chưởng; nhưng chúng ta thấy qua đó, tinh thần trả thù quá nặng, cộng thêm, để trả thù thì dựa trên những lý luận vội vã. Đồng ý là thù cha thù mẹ thì phải trả, nhưng việc chính đây là kiếm ra đúng kẻ thù. Chỉ cần nghe một vài câu nói, dựa trên một vài sự kiện, mới chỉ là sự kiện ắt có, chưa đủ, theo đúng tinh thần khoa học, thì đã mang chân tay bộ hạ đi giết người, trở thành óan trùng trùng. Người Tàu có tinh thần thực tế, thực tiễn, thích dựa trên nhân chứng, vật chứng. Nhưng nhân chứng, vật chứng chưa đủ, mà phải bắt đầu bằng tư tưởng, lý luận hợp lý và khoa học, mới có thể đi đến kết luận. Đây là tinh thần tây phương. Đừng nghĩ rằng khoa học đây chỉ là vật chất, người ta chế tạo được cái xe, thì mình cũng chế tạo được cái xe là đủ. Chúng ta nên nhớ văn minh tây phương bắt đầu bằng văn hóa Anh, Pháp, Đức là tổng hợp của ít nhất 6 nền văn minh: văn minh Hy Lạp bắt đầu với triết học, lý luận, khoa học; văn minh La Mã với tinh thần tổ chức, trọng luật pháp; văn minh Do Thái, Thiên Chúa giáo với tinh thần thương người, công bằng, hy sinh; văn minh Ả rập, với tinh thần buôn bán, mạo hiểm; và ngay cả văn minh “ man rợ “ ( civilisations barbares) của người Hung nô ( Huns), người Mông Cổ, thí dụ tiêu biểu là Beafsteak cũng như Fromages va Steak tartars là đến từ người “ man rợ “, Mông Cổ, Hung nô, đấy là chưa nói khoai tây ( pommes de terres) là đến từ văn minh Nam Mỹ.
Văn minh tây phương phát tiển được một phần cũng là nhờ những phát minh sang kiến của Tàu như địa bàn, thuốc súng, giấy, máy in. Chính nhờ địa bàn giúp họ di chuyển xa trên đường hàng hải. Chính nhờ máy in giúp họ quảng bá kiến thức. Và nói một cách chua xót là chính nhờ thuốc súng với địa bàn mà họ đã đến xâu xé nước Tàu vào giữa thế kỷ 19.
Con sư tử Trung Cộng vẫn chưa hoàn toàn thức giấc khi nghĩ rằng mình là rốn của vũ trụ, những dân tộc khác là man di, mọi rợ, khi nghĩ rằng khoa học chỉ là vật chất chứ không phải bắt đầu bằng tư tưởng, lý luận hợp lý.
Lịch sử nhân loai đã trải qua 5 thời kỳ văn minh: 1) Văn minh chẩy hái là lúc con người còn ăn lông, ở lỗ, hái trái cây quanh hang hốc của mình để sống; 2) Văn minh du mục, đó là lúc trái cây hoa quả khan hiếm, con người phải đi xa để kiếm ăn; 3) Văn minh định cư nông nghiệp: Ngay dù đi xa, hoa quả, thú rừng để săn cũng khan hiếm, con người bắt buộc phải trồng trọt và nuôi súc vật; 4) Văn minh thương mại: Với nền văn minh định cư nông nghiệp, con người đã có thể thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của mình, nên con người cần trao đổi, như việc đã có thể dệt vải để mặc, nhưng muốn mặc lụa, nên trao đổi với người dệt lụa; đã đủ ăn, nhưng muốn ăn ngon, nên cần gia vị. Con đường tơ lụa và gia vị có trong lịch sử là như vậy. 5) Trong thời văn minh này, ngoài những phát minh, sáng kiến trước đó như địa bàn, thuốc súng, con người phát minh ra điện, điện thoại, máy điện toán, nó bước sang nền văn minh thứ 5, đó là văn minh tri thức điện toán ngày hôm nay. Mỗi một nền văn minh, tương xứng với một mô hình tổ chức nhân xã khác nhau. Với 2 nền văn minh đầu, đó là mô hình gia tộc, bộ lạc. Với nền văn minh nông nghiệp là chế độ quân chủ phong kiến. Với nền văn minh thương mại và tri thức điện toán là chế độ dân chủ, kinh tế thị trường.
Thực ra con sư tử Trung Cộng vẫn còn mơ ngủ vì vẫn còn lùng thùng trong nền văn minh định cư, nông nghiệp với mô hình tổ chức nhân xã quân chủ phong kiến, vì chế độ cộng sản chỉ là quân chủ trá hình. Trung cộng đang chập chững bước vào nền văn minh thương mại; nhưng lại bước vào một cách vội vã, gian xảo, bị nhiễm độc bởi tuyên truyền cộng sản, cho rằng thương mại là kiếm lời bằng bất cứ giá nào, nên đã không ngần ngại làm gian xảo, làm hàng giả để bán, không những ở thị trường quốc nội mà cả thị trường quốc ngoại. Đây là một điều sai lần của cả K. Marx và những người cộng sản cho rằng tư bản là chỉ kiếm lời.
Người ta thường nói đến ông thủy tổ của kinh tế thị trường là Adam Smith, với quyển sách “Recherches sur la nature et les causes de la richesse des nations “ ( Tìm kiếm bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các dân tộc ) xuất bản năm 1776, mà quên đi trước đó, năm 1759, ông đã cho xuất bản quyển “ Théorie des sentiments moraux “ ( Lý thuyết về tình cảm đạo đức ), ông chủ trương con người phải sống có đạo đức với nhau; và căn bản đạo đức chính là câu châm ngôn “Đừng làm cho người khác cái mà anh không muốn họ làm cho anh “, ngay cả trong lãnh vực thương mại, người ta bỏ tiền với mồ hôi nước mắt của họ để mua hàng anh, thì anh cũng đừng nên gian xảo, làm hàng giả. Đây cũng là câu châm ngôn đông tây, mà những nhà làm ra bản Tuyên Ngôn quốc tế Nhân quyền năm 1948 đã lấy làm kim chỉ nam để soạn thảo.
Tóm lại, ngày nào Trung Cộng còn chưa bước sang chế độ dân chủ, tôn trọng nhân quyền, ngày nào mà Trung cộng còn chỉ thấy cái cặn bã của văn minh tây phương, của chủ nghĩa thương mại, ngày đó con sư tử Trung cộng còn chưa thức tỉnh hẳn. (1)
Paris ngày 03/03/2 011
Chu chi Nam
Nhãn:
Kinh Tế,
Quốc Tế,
Trung Quốc,
Xã Hội
"Cụ" rùa già, cụ chết là chuyện bình thường!
"Rùa chết thì chôn hay đem cho bảo tàng lưu giữ để mọi nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu. Đó là chuyện bình thường. Có gì mà phải sợ?", tiến sĩ Vũ Thế Long nêu quan điểm.
LTS: Ngày 2/3, Tuần Việt Nam đăng bài phỏng vấn GS Hà Đình Đức về việc cứu chữa rùa Hồ Gươm. Mới đây, TTXVN có bài phỏng vấn Tiến sĩ Vũ Thế Long, nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam nêu quan điểm khác với góc nhìn của GS Hà Đình Đức. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đăng lại bài viết này.
>> "Bao nhiêu năm cụ Rùa sống ngoài vòng pháp luật"
Xung quanh câu chuyện rùa hồ Hoàn Kiếm đã và đang tạo nhiều luồng dư luận. Tiến sĩ Vũ Thế Long, nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam trả lời phỏng vấn TTXVN về cách nhìn của một nhà khoa học với chuyện rùa Hoàn Kiếm. Chúng tôi xin đăng lại bài viết này.
Xin ông cho biết việc "đánh đồng" rùa truyền thuyết trong lịch sử và "cụ" rùa ở hồ Hoàn Kiếm hiện nay có sai lệch thế nào?
Tiến sĩ Vũ Thế Long: Truyền thuyết là những câu chuyện mà người ta đồn đại, đó không hẳn là một sự thật khoa học. Ta có thể tham khảo truyền thuyết để hiểu được tiền nhân gửi gắm lại điều gì cho mai sau qua cái truyền thuyết ấy.
Chuyện rùa hồ Hoàn Kiếm mà truyền thuyết lưu lại xét về mặt sinh học hoàn toàn là không có thật. Đừng mơ hồ chuyện đó.
Cụ Rùa xuất hiện với vết thương ngày 30/12/2010. Ảnh do GS Hà Đình Đức cung cấp
Quan niệm "cụ" rùa đang thỉnh thoảng hiện hữu ở hồ Hoàn Kiếm là rùa thiêng huyền thoại có thể đem đến nguy hại vì rất có thể "cụ" rùa sinh học rồi cũng có thể chết đi theo quy luật tự nhiên mà cụ rùa trong tâm thức, tình cảm của người dân thì cần sống mãi, ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Tâm thức dân ta là một chuyện còn sự có mặt của một con vật đang tồn tại lại là chuyện khác. Đừng lẫn lộn. Vật chất tồn tại theo quy luật của tự nhiên. Sinh vật có sinh có tử là chuyện thường tình. Có gì mà phải làm rùm beng lên! Đừng tự huyễn hoặc mình và chớ thổi to những chuyện mê tín dị đoan lên.
Rùa chết thì chôn hay đem cho bảo tàng lưu giữ để mọi nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu. Đó là chuyện bình thường. Có gì mà phải sợ?
Chuyện truyền thuyết dị đoan thể hiện cái tâm thức của con người và có thể chỉ là gửi gấm của tiền nhân đến mai sau về ý chí gìn giữ độc lập dân tộc thôi. Nó chỉ có giá trị về tinh thần, hoàn toàn không có thật.
Những nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho biết về loài rùa, theo ông, đâu là điểm nổi bật cần lưu ý về loài sống lâu đặc biệt và rất gắn với văn hóa, sử sách Việt Nam ta này?
Đây là loài động vật hiếm quý theo tôi cần bảo tồn như mọi động vật hiếm quý khác. Làm sao cho loài này trường tồn, không bị tuyệt chủng. Cần dùng mọi biện pháp kĩ thuật để theo dõi, bảo
tồn và nhân giống nếu có thể.
Lời khuyên của tiến sĩ với những người dân đang sa vào mê tín rồi suy luận từ việc "cụ" rùa nổi lên?
Rùa nổi lên là vì nó có nhu cầu lấy dưỡng khí hay chỉ là tập tính sinh học bình thường của nó mà thôi. Không có dính líu đến bất cứ sự kiện văn hóa xã hội nào cả. Đừng có tin vào những chuyện dị đoan. Nó nổi lên lúc nào là do nhu cầu cá nhân của nó với môi trường. Ai lợi dụng gắn chuyện rùa nổi với những ngày kỉ niệm lịch sử là kẻ bịp bợm, cơ hội. Không có chuyện đó.
Người ta từng đặt ra câu hỏi, nếu "cụ" rùa chết thì trách nhiệm thuộc về ai? Ông nghĩ sao xung quanh cách nhìn nhận này?
Rùa già, chết là lẽ thường. Nếu có thể chăm sóc vật quý cho nó sống đến tuổi tối đa của nó thì nên làm. Gây bẩn môi trường thì không chỉ rùa và nhiều sinh vật khác cũng bị xâm lại là lỗi của các nhà quản lí môi trường. Đừng tự huyễn hoặc và tạo ra những áp lực không cần thiết.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo TTXVN
---------
Gửi ông Tiến sĩ: "cụ" rùa Hồ Gươm, có phải già thì chết?!!
Đọc xong bài phỏng vấn của Tiến sĩ Vũ Thế Long - nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam, tôi ước gì có thể nói với ông một vài lời, như của một trí thức trẻ với bậc trí thức tiền bối:
Kính thưa Tiến Sĩ.
Theo ông nói, rùa già rùa chết là chuyện tất nhiên. Thật vậy. Nhưng, nếu rùa chưa già mà rùa dã chết thì có hợp lẽ không? Vậy, đứng về phía một nhà tiến sĩ, ông có cho rằng nên cứu chữa, đặc biệt, đây là loài quý hiếm hay không? Không hiểu ông có yêu quý thiên nhiên, động vật hay không? Hay ông chỉ đứng trên lập trường của một nhà khảo cổ, cái gì chết rồi, đem chôn rồi, quá khứ rồi thì mới lật lên, đem đi tìm hiểu vì sao nó chết, niên đại nó bao lâu... mà đánh giá sự việc này? Thưa ông!
Truyền thuyết cha rồng mẹ tiên, mẹ âu cơ đẻ ra trăm trứng mà tất thảy người dân Việt đều biết, chắc ông cũng biết. Nó đã đi sâu vào tiềm thức dân tộc ta, coi đó như là tinh thần, động lực đấu tranh phát triển. Rùa hoàn kiếm cũng là truyền thuyết như vậy. Nó đã gắn liền với tinh thần đấu tranh bảo vệ lãnh thổ, đất nước. Vậy ông nghĩ đó là mê tín, vậy cha rồng mẹ tiên chắc cũng là mê tín? Nhưng khi ông và đồng nghiệp cất công đi đào đá, đi khảo cổ những gì chìm vào quá khứ, lòng đất rồi trung tu, phục dựng, thì hiện tại, ông có nên coi "cái mê tín" này cần bảo tồn trước khi nó lại được ông và đồng nghiệp khảo tiếp không ạ!
Có bấy nhiêu lời để nói đến Tiến Sĩ, có lẽ ông rất bận. Chúc ông có nhiều công trình khảo sát hơn nữa. Và đừng xem những thứ trong truyền thuyết là mê tín, ông nhé. Và không biết ông có dạy cho con cháu mình tình yêu thiên nhiên không? Ông nhỉ?
Hic, lâu lắm mới thấy 1 ông liều như ông này, ổng không nói có ai bảo ổng câm đâu. Báng bổ lịch sử
Sanh mạng cụ rùa có gắn gì đến chế độ không nhỉ?
Em ủng hộ việc cứu rùa vì rùa đang bị thương và đây là một loài rùa hiếm. Các em nhỏ sẽ nhìn vào hành động này để bồi đắp tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. Còn việc dùng rùa như sợi dây neo giữ truyền thuyết trong lòng người thì sẽ có ngày sợi dây ấy đứt vì như em đã nói rùa không thể sống mãi.
Có một cây cột của đền cổ (mới vài trăm năm) bị một thằng thần kinh đốt mà dân Hàn Quốc khóc như cha chết! Còn VN, từ thành cổ Sơn Tây, Thành nhà Mạc.. đều thành lò gạch của Chí Phèo hết!....
Cứu được Rùa thiêng (phải cụ rùa ngày xưa đưa gươm cho Lê Lợi không thì từ từ bàn) thì cố mà cứu, sao lại chưa gì đã bàn bạc việc làm "món rùa gì để nhậu" theo cách các tiến Sỹ "rùa" đang làm thì ai mà không xót, không giận....
Chắc các anh ấy biết trước được số phận cụ rùa rồi thì phải................ Tốn thêm một đống chi phí để tổ chức hội nghị rồi mua sắm phương tiện chữa trị...........Ôi đau Nhưng bực nhất là cái bọn cơ hội, lợi dụng: Khi thì "cụ" nổi lên mừng 1000 năm, mừng đại hội thành công. Nghĩa là cụ có sự liên hệ với họ.
Nhưng nay "cụ" nổi liên tục chứng tỏ môi trường và sức khoẻ có vấn đề thì cho tung lên 1 số bài tranh cãi về "cụ là rùa hay giải (Ba ba trên 100 năm gọi là giải)
LTS: Ngày 2/3, Tuần Việt Nam đăng bài phỏng vấn GS Hà Đình Đức về việc cứu chữa rùa Hồ Gươm. Mới đây, TTXVN có bài phỏng vấn Tiến sĩ Vũ Thế Long, nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam nêu quan điểm khác với góc nhìn của GS Hà Đình Đức. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đăng lại bài viết này.
>> "Bao nhiêu năm cụ Rùa sống ngoài vòng pháp luật"
Xung quanh câu chuyện rùa hồ Hoàn Kiếm đã và đang tạo nhiều luồng dư luận. Tiến sĩ Vũ Thế Long, nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam trả lời phỏng vấn TTXVN về cách nhìn của một nhà khoa học với chuyện rùa Hoàn Kiếm. Chúng tôi xin đăng lại bài viết này.
Xin ông cho biết việc "đánh đồng" rùa truyền thuyết trong lịch sử và "cụ" rùa ở hồ Hoàn Kiếm hiện nay có sai lệch thế nào?
Tiến sĩ Vũ Thế Long: Truyền thuyết là những câu chuyện mà người ta đồn đại, đó không hẳn là một sự thật khoa học. Ta có thể tham khảo truyền thuyết để hiểu được tiền nhân gửi gắm lại điều gì cho mai sau qua cái truyền thuyết ấy.
Chuyện rùa hồ Hoàn Kiếm mà truyền thuyết lưu lại xét về mặt sinh học hoàn toàn là không có thật. Đừng mơ hồ chuyện đó.
Cụ Rùa xuất hiện với vết thương ngày 30/12/2010. Ảnh do GS Hà Đình Đức cung cấp
Quan niệm "cụ" rùa đang thỉnh thoảng hiện hữu ở hồ Hoàn Kiếm là rùa thiêng huyền thoại có thể đem đến nguy hại vì rất có thể "cụ" rùa sinh học rồi cũng có thể chết đi theo quy luật tự nhiên mà cụ rùa trong tâm thức, tình cảm của người dân thì cần sống mãi, ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Tâm thức dân ta là một chuyện còn sự có mặt của một con vật đang tồn tại lại là chuyện khác. Đừng lẫn lộn. Vật chất tồn tại theo quy luật của tự nhiên. Sinh vật có sinh có tử là chuyện thường tình. Có gì mà phải làm rùm beng lên! Đừng tự huyễn hoặc mình và chớ thổi to những chuyện mê tín dị đoan lên.
Rùa chết thì chôn hay đem cho bảo tàng lưu giữ để mọi nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu. Đó là chuyện bình thường. Có gì mà phải sợ?
Chuyện truyền thuyết dị đoan thể hiện cái tâm thức của con người và có thể chỉ là gửi gấm của tiền nhân đến mai sau về ý chí gìn giữ độc lập dân tộc thôi. Nó chỉ có giá trị về tinh thần, hoàn toàn không có thật.
Những nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho biết về loài rùa, theo ông, đâu là điểm nổi bật cần lưu ý về loài sống lâu đặc biệt và rất gắn với văn hóa, sử sách Việt Nam ta này?
Đây là loài động vật hiếm quý theo tôi cần bảo tồn như mọi động vật hiếm quý khác. Làm sao cho loài này trường tồn, không bị tuyệt chủng. Cần dùng mọi biện pháp kĩ thuật để theo dõi, bảo
tồn và nhân giống nếu có thể.
Lời khuyên của tiến sĩ với những người dân đang sa vào mê tín rồi suy luận từ việc "cụ" rùa nổi lên?
Rùa nổi lên là vì nó có nhu cầu lấy dưỡng khí hay chỉ là tập tính sinh học bình thường của nó mà thôi. Không có dính líu đến bất cứ sự kiện văn hóa xã hội nào cả. Đừng có tin vào những chuyện dị đoan. Nó nổi lên lúc nào là do nhu cầu cá nhân của nó với môi trường. Ai lợi dụng gắn chuyện rùa nổi với những ngày kỉ niệm lịch sử là kẻ bịp bợm, cơ hội. Không có chuyện đó.
Người ta từng đặt ra câu hỏi, nếu "cụ" rùa chết thì trách nhiệm thuộc về ai? Ông nghĩ sao xung quanh cách nhìn nhận này?
Rùa già, chết là lẽ thường. Nếu có thể chăm sóc vật quý cho nó sống đến tuổi tối đa của nó thì nên làm. Gây bẩn môi trường thì không chỉ rùa và nhiều sinh vật khác cũng bị xâm lại là lỗi của các nhà quản lí môi trường. Đừng tự huyễn hoặc và tạo ra những áp lực không cần thiết.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo TTXVN
---------
Gửi ông Tiến sĩ: "cụ" rùa Hồ Gươm, có phải già thì chết?!!
Đọc xong bài phỏng vấn của Tiến sĩ Vũ Thế Long - nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ học Việt Nam, tôi ước gì có thể nói với ông một vài lời, như của một trí thức trẻ với bậc trí thức tiền bối:
Kính thưa Tiến Sĩ.
Theo ông nói, rùa già rùa chết là chuyện tất nhiên. Thật vậy. Nhưng, nếu rùa chưa già mà rùa dã chết thì có hợp lẽ không? Vậy, đứng về phía một nhà tiến sĩ, ông có cho rằng nên cứu chữa, đặc biệt, đây là loài quý hiếm hay không? Không hiểu ông có yêu quý thiên nhiên, động vật hay không? Hay ông chỉ đứng trên lập trường của một nhà khảo cổ, cái gì chết rồi, đem chôn rồi, quá khứ rồi thì mới lật lên, đem đi tìm hiểu vì sao nó chết, niên đại nó bao lâu... mà đánh giá sự việc này? Thưa ông!
Truyền thuyết cha rồng mẹ tiên, mẹ âu cơ đẻ ra trăm trứng mà tất thảy người dân Việt đều biết, chắc ông cũng biết. Nó đã đi sâu vào tiềm thức dân tộc ta, coi đó như là tinh thần, động lực đấu tranh phát triển. Rùa hoàn kiếm cũng là truyền thuyết như vậy. Nó đã gắn liền với tinh thần đấu tranh bảo vệ lãnh thổ, đất nước. Vậy ông nghĩ đó là mê tín, vậy cha rồng mẹ tiên chắc cũng là mê tín? Nhưng khi ông và đồng nghiệp cất công đi đào đá, đi khảo cổ những gì chìm vào quá khứ, lòng đất rồi trung tu, phục dựng, thì hiện tại, ông có nên coi "cái mê tín" này cần bảo tồn trước khi nó lại được ông và đồng nghiệp khảo tiếp không ạ!
Có bấy nhiêu lời để nói đến Tiến Sĩ, có lẽ ông rất bận. Chúc ông có nhiều công trình khảo sát hơn nữa. Và đừng xem những thứ trong truyền thuyết là mê tín, ông nhé. Và không biết ông có dạy cho con cháu mình tình yêu thiên nhiên không? Ông nhỉ?
Hic, lâu lắm mới thấy 1 ông liều như ông này, ổng không nói có ai bảo ổng câm đâu. Báng bổ lịch sử
Sanh mạng cụ rùa có gắn gì đến chế độ không nhỉ?
Em ủng hộ việc cứu rùa vì rùa đang bị thương và đây là một loài rùa hiếm. Các em nhỏ sẽ nhìn vào hành động này để bồi đắp tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. Còn việc dùng rùa như sợi dây neo giữ truyền thuyết trong lòng người thì sẽ có ngày sợi dây ấy đứt vì như em đã nói rùa không thể sống mãi.
Có một cây cột của đền cổ (mới vài trăm năm) bị một thằng thần kinh đốt mà dân Hàn Quốc khóc như cha chết! Còn VN, từ thành cổ Sơn Tây, Thành nhà Mạc.. đều thành lò gạch của Chí Phèo hết!....
Cứu được Rùa thiêng (phải cụ rùa ngày xưa đưa gươm cho Lê Lợi không thì từ từ bàn) thì cố mà cứu, sao lại chưa gì đã bàn bạc việc làm "món rùa gì để nhậu" theo cách các tiến Sỹ "rùa" đang làm thì ai mà không xót, không giận....
Chắc các anh ấy biết trước được số phận cụ rùa rồi thì phải................ Tốn thêm một đống chi phí để tổ chức hội nghị rồi mua sắm phương tiện chữa trị...........Ôi đau Nhưng bực nhất là cái bọn cơ hội, lợi dụng: Khi thì "cụ" nổi lên mừng 1000 năm, mừng đại hội thành công. Nghĩa là cụ có sự liên hệ với họ.
Nhưng nay "cụ" nổi liên tục chứng tỏ môi trường và sức khoẻ có vấn đề thì cho tung lên 1 số bài tranh cãi về "cụ là rùa hay giải (Ba ba trên 100 năm gọi là giải)
Kỳ ngộ
Được đăng bởi mocxi.vn
Hồi chiến tranh biên giới phía Bắc mình là đứa trẻ ranh 3 tuổi rưỡi thò lò mũi xanh. Trong trí nhớ ấu nhi của mình thì háng đu nách mẹ, tay sờ chim non ra đình nghe trống hội. Năm đó hội làng rặt một sắc xanh áo lính tân binh. Mình vui vì có kẹo ăn, được các cô gái làng bẹo má, được anh Kỳ trong bộ áo lính tinh tươm bế nựng, làm cho hai cái chong chóng lá dừa, quay tít mù. Ai cũng sụt sùi khóc, mẹ mình cũng khóc. Trai làng năm đó tòng quân 7 người.
Năm 1986, mình học lớp 4. Đang học thì được lệnh đi hô cổ động dưới xã, tưởng hô chuyện gì hóa ra đi hô khẩu hiệu cho đám ma. Giữa bãi đất trống, 6 cái tiểu sành phủ cờ đỏ nằm im lìm, 7 trai làng chết mất 6, còn sống mỗi anh Kỳ. Hôm ấy họ mới được đem về với mẹ, với làng. Anh Kỳ oai phong trong bộ quân phục sờn rách, chẳng mũ mãng, sao giăng, anh đứng sụi lơ, cười ngây ngô. Người làng gọi anh là Kỳ ngộ nhẽ từ hôm đó?
Mẹ kể, năm anh Kỳ đi lính mới 17, học lớp 10 ( tương đương lớp 12 bây giờ ). Anh đẹp trai nhất làng, học giỏi, đàn cừ, hát rất hay. Tóc anh xanh biếc, quăn bồng bềnh như thi sĩ. Ở đâu có anh ở đó có gái đẹp, có ghi ta gỗ bập bùng, có những đồi hoa sim và tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới. Nhà anh cạnh nhà mình, bố chết trận hồi đánh Mỹ, mẹ làm thư ký ủy ban, anh con một. Đúng ra thì anh không phải đi lính nhưng tại anh, anh thích, anh xung phong. Mẹ anh khóc hết nước mắt, nhỡ có sao thì sống với ai. Anh bảo là thanh niên, nước có giặc là phải lên đường, để không tủi hổ với tuổi trẻ và ông bố ngồi trên bàn thờ. Ngày anh đi, gái làng khóc cạn nước mắt, tóc thề, khăn tay thêu chim bồ câu anh nhận được nhiều vô khối, các bà, các mẹ, các chị dấm dúi túi anh kẻ năm xu, người hai hào. Trai làng 7 người đi, mỗi mình anh trở về với cái tên Kỳ ngộ.
Mẹ anh già, sau cú trở về của con trai ngã lăn phát ngoài bậu cửa, liệt nửa người. Anh sống âm thầm, vật vờ, quanh quẩn bên mẹ, chăm mấy sào vườn, cấy vài luống rau, trông cái ao tù. Anh chẳng nói năng chi, chỉ cười trừ mặc dù anh chẳng phải câm hay điếc. Thân hình tráng niên sau năm bảy năm lính teo như miếng tóp mỡ quá lửa, mái đầu xanh, quăn bồng bềnh giờ trọc lóc, da anh bủng xanh, mặt anh vàng vọt, nốt ghẻ lở hắc lao chi chít toàn thân. Chẳng ai có thể nhận ra anh ngoài cái tên Kỳ nhưng cũng được những kẻ tinh ranh đặt thêm cho chữ Ngộ.
Vườn nhà anh nhiều chuối nhưng chẳng cây nào có lá bởi cứ cây nào có lá, bẹ to, sống cứng là anh phát tiệt. Anh dùng dao khía vào sống lá, lật miếng vỏ mỏng vuốt ngược ra sau rồi làm động tác lên quy lát, tay phải miết những miếng vỏ mỏng vuốt ngược đổ rụp tạo ra tiếng phành phành phạch rất vui tai, anh bảo tiếng súng đấy, nổ cả băng, thi thoảng còn hai ba miếng anh tần ngần miết từng miếng một, bảo đang điểm xạ. Thi thoảng anh còn hô cả xung phong, tiếng hô còn bé hơn tiếng cục tác của con gà mái đang nhảy ổ.
Chẳng cô gái làng nào lấy anh, kể cả mấy cô mắt lác, hăm bẹn hay chập nhẹ. Những người con gái thương thầm nhớ trộm anh năm nào họa hoằn lắm mới ghé thăm mua cho anh cái bánh lá, cho mẹ anh dăm đồng thuốc nam. Dần dà rồi cũng vắng bởi chẳng ai dại gì dây vào thằng ngộ, thằng tạc dăng người rừng. Người ta bảo anh ngộ do bắn nhau nhiều, do ở rừng bị ngã nước, do trúng bùa ngải của gái dân tộc, ôi thôi, đủ thứ họ có thể nghĩ ra. Chẳng biết anh có nghe và biết không chứ suốt ngày chỉ thấy nhe răng cười, chả khác gì đười ươi cầm ống.
Mấy năm ngần đây, tự dưng anh hay được đi dự lễ lạt, lúc thì với hội cựu chiến binh xã, khi thì với đơn vị chiến đấu xưa. Người ta mang anh đi như mang đồ vật đi triển lãm tức là có người của xã mang anh đi cũng như mang anh về. Ở đâu anh cũng chỉ cười, có nói năng hay tỏ bày người của xã làm thay, mọi nhẽ. Anh chẳng lấy làm buồn.
Mình ngày một lớn lên rồi đi xa, hiểu thế nào là chiến tranh, nhất là cuộc chiến không tên mà anh bồng súng. Cứ có dịp về quê là mình đáo sang anh, khi thì lạng thuốc lào, bao thuốc lá, cả những chiếc phong bì xinh xinh. Mình quý mến anh thật lòng. Có điều ngồi nói chuyện với anh thì rất chán vì anh chẳng nói gì, chỉ cười.
Tết rồi ở lại quê hơi lâu vì làng sau bao năm giờ mở lại hội. Anh cũng ra đình như bao con dân khác nhưng chẳng thấy anh cười ngô nghê như mọi khi mà trầm ngâm như bô lão. Người ta bảo năm nay mở lại hội, Kỳ không cười chắc làng được mùa to. Mình kéo anh ra góc khuất, rút thuốc mời, anh tỷ mẩn châm rồi rít, hốc mắt ràn rạt nước. Mình kéo anh về nhà mời rượu, bảo với em anh vẫn là anh Kỳ đẹp trai, học giỏi nhất làng trong ký ức cũng như lời mẹ kể. Anh khóc rống. Lạ thật, sau bao năm cười trừ giờ đột nhiên anh khóc rống. Mình thật thà, hỏi thật anh có bị ngộ thật không? Anh bảo, ngộ sao lại biết khóc. Thế sao bao năm nay anh cứ cười như đười ươi thế? Để sống, anh đáp nhanh.
Mình uống rượu với anh cả một buổi chiều để kịp hiểu sao anh cười bao năm qua cũng như sao lại mang danh Kỳ ngộ. Sự thật làm mình không mấy hãi hùng mà ngược lại nó làm mình cười rung rốn. Có mẹ gì đâu, lính mới trận đầu lên chốt, đũng quần tên nào chả ngập nước đái và phân. Anh nằm chốt chờ địch thì thấy tên giặc Tàu lấp ló, anh xả nguyên băng AK, để chắc ăn anh còn nhô lên điểm xạ 3 phát vào ngực tên lính xâm lược. Tên lính xâm lược trước khi chết còn với tay lên không trung rên khẽ, ối giời ơi, rồi mới nằm ngục.
Sau chiến công đó, anh được thay chốt, lùi tuyến sau. Cuộc chiến đi vào kết cục với bao bi thương. Chuyện của anh chẳng biết bi thương hay hài hước. Mình viết vội lên đây, viết cho ngày 17 tháng 2 năm 1979. Ngày tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới. 32 năm rồi, không biết còn tiếng súng nào vang?!
Hồi chiến tranh biên giới phía Bắc mình là đứa trẻ ranh 3 tuổi rưỡi thò lò mũi xanh. Trong trí nhớ ấu nhi của mình thì háng đu nách mẹ, tay sờ chim non ra đình nghe trống hội. Năm đó hội làng rặt một sắc xanh áo lính tân binh. Mình vui vì có kẹo ăn, được các cô gái làng bẹo má, được anh Kỳ trong bộ áo lính tinh tươm bế nựng, làm cho hai cái chong chóng lá dừa, quay tít mù. Ai cũng sụt sùi khóc, mẹ mình cũng khóc. Trai làng năm đó tòng quân 7 người.
Năm 1986, mình học lớp 4. Đang học thì được lệnh đi hô cổ động dưới xã, tưởng hô chuyện gì hóa ra đi hô khẩu hiệu cho đám ma. Giữa bãi đất trống, 6 cái tiểu sành phủ cờ đỏ nằm im lìm, 7 trai làng chết mất 6, còn sống mỗi anh Kỳ. Hôm ấy họ mới được đem về với mẹ, với làng. Anh Kỳ oai phong trong bộ quân phục sờn rách, chẳng mũ mãng, sao giăng, anh đứng sụi lơ, cười ngây ngô. Người làng gọi anh là Kỳ ngộ nhẽ từ hôm đó?
Mẹ kể, năm anh Kỳ đi lính mới 17, học lớp 10 ( tương đương lớp 12 bây giờ ). Anh đẹp trai nhất làng, học giỏi, đàn cừ, hát rất hay. Tóc anh xanh biếc, quăn bồng bềnh như thi sĩ. Ở đâu có anh ở đó có gái đẹp, có ghi ta gỗ bập bùng, có những đồi hoa sim và tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới. Nhà anh cạnh nhà mình, bố chết trận hồi đánh Mỹ, mẹ làm thư ký ủy ban, anh con một. Đúng ra thì anh không phải đi lính nhưng tại anh, anh thích, anh xung phong. Mẹ anh khóc hết nước mắt, nhỡ có sao thì sống với ai. Anh bảo là thanh niên, nước có giặc là phải lên đường, để không tủi hổ với tuổi trẻ và ông bố ngồi trên bàn thờ. Ngày anh đi, gái làng khóc cạn nước mắt, tóc thề, khăn tay thêu chim bồ câu anh nhận được nhiều vô khối, các bà, các mẹ, các chị dấm dúi túi anh kẻ năm xu, người hai hào. Trai làng 7 người đi, mỗi mình anh trở về với cái tên Kỳ ngộ.
Mẹ anh già, sau cú trở về của con trai ngã lăn phát ngoài bậu cửa, liệt nửa người. Anh sống âm thầm, vật vờ, quanh quẩn bên mẹ, chăm mấy sào vườn, cấy vài luống rau, trông cái ao tù. Anh chẳng nói năng chi, chỉ cười trừ mặc dù anh chẳng phải câm hay điếc. Thân hình tráng niên sau năm bảy năm lính teo như miếng tóp mỡ quá lửa, mái đầu xanh, quăn bồng bềnh giờ trọc lóc, da anh bủng xanh, mặt anh vàng vọt, nốt ghẻ lở hắc lao chi chít toàn thân. Chẳng ai có thể nhận ra anh ngoài cái tên Kỳ nhưng cũng được những kẻ tinh ranh đặt thêm cho chữ Ngộ.
Vườn nhà anh nhiều chuối nhưng chẳng cây nào có lá bởi cứ cây nào có lá, bẹ to, sống cứng là anh phát tiệt. Anh dùng dao khía vào sống lá, lật miếng vỏ mỏng vuốt ngược ra sau rồi làm động tác lên quy lát, tay phải miết những miếng vỏ mỏng vuốt ngược đổ rụp tạo ra tiếng phành phành phạch rất vui tai, anh bảo tiếng súng đấy, nổ cả băng, thi thoảng còn hai ba miếng anh tần ngần miết từng miếng một, bảo đang điểm xạ. Thi thoảng anh còn hô cả xung phong, tiếng hô còn bé hơn tiếng cục tác của con gà mái đang nhảy ổ.
Chẳng cô gái làng nào lấy anh, kể cả mấy cô mắt lác, hăm bẹn hay chập nhẹ. Những người con gái thương thầm nhớ trộm anh năm nào họa hoằn lắm mới ghé thăm mua cho anh cái bánh lá, cho mẹ anh dăm đồng thuốc nam. Dần dà rồi cũng vắng bởi chẳng ai dại gì dây vào thằng ngộ, thằng tạc dăng người rừng. Người ta bảo anh ngộ do bắn nhau nhiều, do ở rừng bị ngã nước, do trúng bùa ngải của gái dân tộc, ôi thôi, đủ thứ họ có thể nghĩ ra. Chẳng biết anh có nghe và biết không chứ suốt ngày chỉ thấy nhe răng cười, chả khác gì đười ươi cầm ống.
Mấy năm ngần đây, tự dưng anh hay được đi dự lễ lạt, lúc thì với hội cựu chiến binh xã, khi thì với đơn vị chiến đấu xưa. Người ta mang anh đi như mang đồ vật đi triển lãm tức là có người của xã mang anh đi cũng như mang anh về. Ở đâu anh cũng chỉ cười, có nói năng hay tỏ bày người của xã làm thay, mọi nhẽ. Anh chẳng lấy làm buồn.
Mình ngày một lớn lên rồi đi xa, hiểu thế nào là chiến tranh, nhất là cuộc chiến không tên mà anh bồng súng. Cứ có dịp về quê là mình đáo sang anh, khi thì lạng thuốc lào, bao thuốc lá, cả những chiếc phong bì xinh xinh. Mình quý mến anh thật lòng. Có điều ngồi nói chuyện với anh thì rất chán vì anh chẳng nói gì, chỉ cười.
Tết rồi ở lại quê hơi lâu vì làng sau bao năm giờ mở lại hội. Anh cũng ra đình như bao con dân khác nhưng chẳng thấy anh cười ngô nghê như mọi khi mà trầm ngâm như bô lão. Người ta bảo năm nay mở lại hội, Kỳ không cười chắc làng được mùa to. Mình kéo anh ra góc khuất, rút thuốc mời, anh tỷ mẩn châm rồi rít, hốc mắt ràn rạt nước. Mình kéo anh về nhà mời rượu, bảo với em anh vẫn là anh Kỳ đẹp trai, học giỏi nhất làng trong ký ức cũng như lời mẹ kể. Anh khóc rống. Lạ thật, sau bao năm cười trừ giờ đột nhiên anh khóc rống. Mình thật thà, hỏi thật anh có bị ngộ thật không? Anh bảo, ngộ sao lại biết khóc. Thế sao bao năm nay anh cứ cười như đười ươi thế? Để sống, anh đáp nhanh.
Mình uống rượu với anh cả một buổi chiều để kịp hiểu sao anh cười bao năm qua cũng như sao lại mang danh Kỳ ngộ. Sự thật làm mình không mấy hãi hùng mà ngược lại nó làm mình cười rung rốn. Có mẹ gì đâu, lính mới trận đầu lên chốt, đũng quần tên nào chả ngập nước đái và phân. Anh nằm chốt chờ địch thì thấy tên giặc Tàu lấp ló, anh xả nguyên băng AK, để chắc ăn anh còn nhô lên điểm xạ 3 phát vào ngực tên lính xâm lược. Tên lính xâm lược trước khi chết còn với tay lên không trung rên khẽ, ối giời ơi, rồi mới nằm ngục.
Sau chiến công đó, anh được thay chốt, lùi tuyến sau. Cuộc chiến đi vào kết cục với bao bi thương. Chuyện của anh chẳng biết bi thương hay hài hước. Mình viết vội lên đây, viết cho ngày 17 tháng 2 năm 1979. Ngày tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới. 32 năm rồi, không biết còn tiếng súng nào vang?!
Khai xuân
Thằng chọi con tết rồi được hẳn 10 triệu tiền mừng tuổi, khấm khá hơn năm ngoái. Chuyện, mẹ nó đi đâu cũng vác đi, tăng gia, làm kinh tế hehe có nòi. Nó bi bô bảo bỏ tất, cất đầu giường, hè vào lớp 1 mua đồ chơi. Bố ông kễnh, nhớn tướng còn thích đồ chơi.
Hôm rồi, mình bí quá, vợ giận không cho tiền tiêu, mình thó sạch, nhét vào đó toàn tiền đi chùa, cả đô la âm phủ, 500 ông Cụ, cũng âm phủ nốt. Thằng chọi con ngày nào cũng kiểm đếm, chả thấy ho hắng gì. Hehe, ngu lắm con ạ!
Cũng hôm rồi, mẹ nó be ầm, ăn cả cứt của con. Hehe, anh bí quá, tiêu tạm, mình nhăn nhở. Mới lại trẻ con biết đếch gì, làm sao ăn được thịt chó. Mẹ nó văng tục, đéo gì làm bố mà lại đi lừa con nít. Mình không lừa, đã bảo rồi, lấy tiêu tạm thôi mà. Mẹ nó giơ nắm đấm vào mặt, dứ dứ, liệu cái thần hồn.
Gái rủ đi xa chơi, tần ngần nhìn mớ bạc, áy náy vô cùng. Ai lại lấy trộm tiền mừng tuổi của con đi chơi mới gái bao giờ. Định từ chối, nhưng thôi, đầu năm, hẹn hò rồi, không đi, hãm bỏ mẹ. Đổ đầy bình xăng, mình nhất quyết lên đường. Gái hỏi, đi đâu anh? Ơ, dở người à, rủ đi chơi lại hỏi đi đâu. Chùa nhé? Đông bỏ mẹ. Xuống biển? Lạnh sun dái, làm ăn mẹ. Hay lên rừng? Chơi với khỉ à? Thế đi đâu? Ngủ mẹ bên Gia lâm, cho lành.
Gái đấm búp phát vào ngực, đầu năm, máu thế. Ôi giời, máu me đếch, coi như khai chim, à quên, khai xuân. Dong gái sang nhà nghỉ quen, hết phòng. Sang chỗ khác, rứa luôn. Mẹ, thiên hạ kinh thật, đầu xuân khai đao, khai thớt ầm ầm.
Chẳng biết đi đâu, không nhẽ đầu xuân mang đến lại mang về, nhời bài hát nói về phượng hồng mùa hạ. Gái bảo, về em nhế? Đéo, sợ Pa – Ma bỏ mẹ. Gái cười, hay về anh? Mẹ, cho con Gấu quý hiếm thuộc diện bảo tồn ra đường phải rọ mõm nó thiến. Bi kịch!
Quyết tìm quán đi nhậu. Đầu năm, chả ai mở ngoài mấy hàng bún phở cho thiên hạ chống ngán mấy ngày xuân. Không nhẽ ngồi bú bia nhắm với bún riêu, bún ốc, mắm tôm? Gái chép miệng, hay về? Về thế đéo nào được, mất công anh dong xe, trộm tiền con. Hãm! Mình lồng lộn, đầu năm không biết đi hướng nào chắc cả năm vô phương, lận đận. Phải đi, phải đi, kể cả chui xuống đất. Nhưng đi đéo đâu?
Bạn già gọi, hát khai xuân? Hố hố, buồn ngủ vớ ngay chiếu manh, đến liền, đến liền. Gái phụng phịu, lại bạn, lại bạn, chẳng phút nào cho em. Mình dỗ, cứ đi đi, có gì tính tiếp.
Cả buổi, gái ngồi cắn hạt dưa, ho sặc sụa. Gái không thích hát hò, không thích chỗ đông người nhưng không dám mở miệng. Bi bô, càu nhàu, tát lệch mỏ. Mình sa đà, uống say mẹ. Gái đòi về, mình bành trướng gọi cho con taxi. Cút. Hãm!
Giở về nhà, ngất ngây con gà tây. Mẹ thằng chọi con cho chăn đắp mới cả thoa dầu. Mình móc túi, đưa lại số tiền mừng tuổi, dặn cất chỗ cũ cho thằng chọi. Ngủ li bì.
Mấy hôm sau, ân hận cách cư xử với gái, mình gọi điện rủ đi ăn, đồ Nhật bổn hẳn hòi nhế. Gái cũng như giai, xin lỗi suông là cấm có được. Có thực mới vực được gái, mọi nhẽ. Thề đấy!
Ăn hết 6 triệu, la đà móc túi, gọi bồi như như sếp quát nhân viên. Mình vô tư xỉa tiền nhoay nhoay nhoáy. Thằng bồi cầm thật lực. Mình nhổm đít, nó lật đật chạy đến. Anh ơi, tiền âm phủ.
Hehe, anh biết đéo đâu!
Phot phet
Hôm rồi, mình bí quá, vợ giận không cho tiền tiêu, mình thó sạch, nhét vào đó toàn tiền đi chùa, cả đô la âm phủ, 500 ông Cụ, cũng âm phủ nốt. Thằng chọi con ngày nào cũng kiểm đếm, chả thấy ho hắng gì. Hehe, ngu lắm con ạ!
Cũng hôm rồi, mẹ nó be ầm, ăn cả cứt của con. Hehe, anh bí quá, tiêu tạm, mình nhăn nhở. Mới lại trẻ con biết đếch gì, làm sao ăn được thịt chó. Mẹ nó văng tục, đéo gì làm bố mà lại đi lừa con nít. Mình không lừa, đã bảo rồi, lấy tiêu tạm thôi mà. Mẹ nó giơ nắm đấm vào mặt, dứ dứ, liệu cái thần hồn.
Gái rủ đi xa chơi, tần ngần nhìn mớ bạc, áy náy vô cùng. Ai lại lấy trộm tiền mừng tuổi của con đi chơi mới gái bao giờ. Định từ chối, nhưng thôi, đầu năm, hẹn hò rồi, không đi, hãm bỏ mẹ. Đổ đầy bình xăng, mình nhất quyết lên đường. Gái hỏi, đi đâu anh? Ơ, dở người à, rủ đi chơi lại hỏi đi đâu. Chùa nhé? Đông bỏ mẹ. Xuống biển? Lạnh sun dái, làm ăn mẹ. Hay lên rừng? Chơi với khỉ à? Thế đi đâu? Ngủ mẹ bên Gia lâm, cho lành.
Gái đấm búp phát vào ngực, đầu năm, máu thế. Ôi giời, máu me đếch, coi như khai chim, à quên, khai xuân. Dong gái sang nhà nghỉ quen, hết phòng. Sang chỗ khác, rứa luôn. Mẹ, thiên hạ kinh thật, đầu xuân khai đao, khai thớt ầm ầm.
Chẳng biết đi đâu, không nhẽ đầu xuân mang đến lại mang về, nhời bài hát nói về phượng hồng mùa hạ. Gái bảo, về em nhế? Đéo, sợ Pa – Ma bỏ mẹ. Gái cười, hay về anh? Mẹ, cho con Gấu quý hiếm thuộc diện bảo tồn ra đường phải rọ mõm nó thiến. Bi kịch!
Quyết tìm quán đi nhậu. Đầu năm, chả ai mở ngoài mấy hàng bún phở cho thiên hạ chống ngán mấy ngày xuân. Không nhẽ ngồi bú bia nhắm với bún riêu, bún ốc, mắm tôm? Gái chép miệng, hay về? Về thế đéo nào được, mất công anh dong xe, trộm tiền con. Hãm! Mình lồng lộn, đầu năm không biết đi hướng nào chắc cả năm vô phương, lận đận. Phải đi, phải đi, kể cả chui xuống đất. Nhưng đi đéo đâu?
Bạn già gọi, hát khai xuân? Hố hố, buồn ngủ vớ ngay chiếu manh, đến liền, đến liền. Gái phụng phịu, lại bạn, lại bạn, chẳng phút nào cho em. Mình dỗ, cứ đi đi, có gì tính tiếp.
Cả buổi, gái ngồi cắn hạt dưa, ho sặc sụa. Gái không thích hát hò, không thích chỗ đông người nhưng không dám mở miệng. Bi bô, càu nhàu, tát lệch mỏ. Mình sa đà, uống say mẹ. Gái đòi về, mình bành trướng gọi cho con taxi. Cút. Hãm!
Giở về nhà, ngất ngây con gà tây. Mẹ thằng chọi con cho chăn đắp mới cả thoa dầu. Mình móc túi, đưa lại số tiền mừng tuổi, dặn cất chỗ cũ cho thằng chọi. Ngủ li bì.
Mấy hôm sau, ân hận cách cư xử với gái, mình gọi điện rủ đi ăn, đồ Nhật bổn hẳn hòi nhế. Gái cũng như giai, xin lỗi suông là cấm có được. Có thực mới vực được gái, mọi nhẽ. Thề đấy!
Ăn hết 6 triệu, la đà móc túi, gọi bồi như như sếp quát nhân viên. Mình vô tư xỉa tiền nhoay nhoay nhoáy. Thằng bồi cầm thật lực. Mình nhổm đít, nó lật đật chạy đến. Anh ơi, tiền âm phủ.
Hehe, anh biết đéo đâu!
Phot phet
Chính quyền Obama chuẩn bị khả năng đối phó các tân chế độ Hồi giáo tiếp theo sau các vụ nổi dậy
Ghi chú của dịch giả: Kinh
nghiệm Việt Nam Cộng Hòa liên quan đến cuộc lật đổ chế
độ Ngô Đình Diệm có lẽ cho ta một cái nhìn khá kỳ thú và
sâu sắc đối với tình hình đang triển khai tại Ai Cập, nếu
chúng ta tập trung sự chú ý vào bàn tay lông lá của Hoa Kỳ
đối với quân đội và các thế lực tôn giáo tại đó. Theo
một nguồn tin báo chí, trong khi các cuộc biểu tình đang diễn
ra sôi động tại thủ đô Cairo và thành phố cảng Alexandria,
thì một bộ phận của quân đội Ai Cập gồm các tướng tá
có mặt tại Washington qua một chương trình trao đổi quân sự.
Hiện nay việc quản trị quốc gia Ai Cập đang nằm trong tay
một hội đồng quân nhân (military juncta), sự kiện này khiến
chúng ta liên tưởng đến vai trò của Hội đồng Quân nhân
Cách mạng sau cuộc đảo chính do Mỹ giật dây ngày 1-11-1963
tại Sài Gòn. Và qua bài viết này, chúng ta thấy Mỹ đang đánh
bóng Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, như một nỗ lực tương
đương với việc Mỹ cầu thân với phong trào Phật giáo Ấn
Quang tiếp theo sau việc lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm.
Phải chăng lịch sử đang lặp lại chính nó, nhưng ở một nơi
khác?
Chính quyền Obama đang chuẩn bị cho viễn ảnh các chính phủ nghiệm Việt Nam Cộng Hòa liên quan đến cuộc lật đổ chế
độ Ngô Đình Diệm có lẽ cho ta một cái nhìn khá kỳ thú và
sâu sắc đối với tình hình đang triển khai tại Ai Cập, nếu
chúng ta tập trung sự chú ý vào bàn tay lông lá của Hoa Kỳ
đối với quân đội và các thế lực tôn giáo tại đó. Theo
một nguồn tin báo chí, trong khi các cuộc biểu tình đang diễn
ra sôi động tại thủ đô Cairo và thành phố cảng Alexandria,
thì một bộ phận của quân đội Ai Cập gồm các tướng tá
có mặt tại Washington qua một chương trình trao đổi quân sự.
Hiện nay việc quản trị quốc gia Ai Cập đang nằm trong tay
một hội đồng quân nhân (military juncta), sự kiện này khiến
chúng ta liên tưởng đến vai trò của Hội đồng Quân nhân
Cách mạng sau cuộc đảo chính do Mỹ giật dây ngày 1-11-1963
tại Sài Gòn. Và qua bài viết này, chúng ta thấy Mỹ đang đánh
bóng Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, như một nỗ lực tương
đương với việc Mỹ cầu thân với phong trào Phật giáo Ấn
Quang tiếp theo sau việc lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm.
Phải chăng lịch sử đang lặp lại chính nó, nhưng ở một nơi
khác?
Hồi giáo sẽ nắm quyền ở Bắc Phi và Trung Đông, nhìn nhận
rằng các cuộc cách mạng được quần chúng hậu thuẫn ở đó
sẽ mang lại cho vùng này một mô hình chính trị chịu ảnh
hưởng tôn giáo nhiều hơn trước.
Chính quyền Mỹ đang từng bước phân biệt các phong trào khác
nhau muốn đưa luật Hồi giáo vào guồng máy chính phủ ở trong
vùng. Một bản đánh giá tình hình được lưu hành trong nội
bộ, do lệnh của Nhà Trắng đưa ra tháng trước, đã phát
hiện những dị biệt to lớn về ý thức hệ giữa các phong
trào như Tổ chức huynh đệ Hồi giáo (the Muslim Brotherhood) tại
Ai Cập và al-Qaeda. Những dị biệt này sẽ định hướng
đường lối của Hoa Kỳ đối với vùng này.
"Chúng ta không nên lo sợ vai trò của Hồi giáo trong sinh hoạt
chính trị của các quốc gia này", một quan chức cấp cao của
chính quyền Mỹ đã nói như thế, với điều kiện danh tánh
được giữ kín, khi mô tả các thảo luận nội bộ về chính
sách. "Chúng ta sẽ phán đoán các đảng phái chính trị và
các chính phủ trong vùng dựa vào hành vi của họ, chứ không
dựa vào mối quan hệ của họ đối với Hồi giáo".
Các chính phủ Hồi giáo trải dài trên một lăng kính bao gồm
nhiều ý thức hệ và tham vọng chính trị khác nhau, từ sự
tàn bạo dã man của Taliban tại Afghanistan đến Đảng Công lý
và Phát triển của Turkey, một phong trào có gốc rễ Hồi giáo
đang lãnh đạo một chế độ chính trị chủ yếu thế tục.
Không một cuộc cách mạng nào diễn ra trong nhiều tuần qua
công khai biểu lộ màu sắc Hồi giáo, nhưng hiện có những
dấu hiệu cho thấy các cuộc nổi dậy có thể nhường bước
cho các thế lực đậm màu sắc tôn giáo hơn. Một giáo sĩ có
nhiều ảnh hưởng tại Yemen vào tuần này đã kêu gọi chính
quyền do Mỹ hậu thuẫn của Tống thống Ali Abdullah Saleh phải
được thay thế bằng một chế độ Hồi giáo, và tại Ai Cập,
một nhà thần học Hồi giáo đang giữ vai trò lãnh đạo trong
việc soạn thảo các tu chính hiến pháp sau khi Tổng thống Hosni
Murabak bị lật đổ tháng trước.
Một số các đảng chính trị Hồi giáo đang quyết định nên
giữ một vai trò như thế nào trong các cuộc chống đối chính
quyền và trong những cải tổ vào thời hậu-cách mạng.
Từ khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã biện hộ cho một
"cuộc khởi đầu mới" với Hồi giáo, gợi ý rằng đức
tin Hồi giáo và chính trị dân chủ không phải là không tương
hợp. Nhưng trong khi làm như vậy, Obama đã gây báo động cho
một số người theo chủ nghĩa thực dụng trong chính sách đối
ngoại và cho các đồng minh như Israel, vì họ sợ rằng các
chính phủ đặt cơ sở trên luật lệ tôn giáo nhất định sẽ
phá họai các cải cách dân chủ và các giá trị khác của
phương Tây.
Một số viên chức trong cộng đồng tình báo, các giới ngoại
giao Hoa Kỳ và Đảng Cộng Hoà cho rằng việc Obama sẵn sàng
chấp nhận các phong trào Hồi giáo, thậm chí cả những phong
trào đã hội đủ một số điề kiện, là không xét đến con
đường có bài bản (the methodical approach) mà nhiều đảng phái
Hồi giáo đang đi theo nhằm từng bước chuyển đổi các quốc
gia thế tục thành các quốc gia Hồi giáo xung khắc với các
mục tiêu chính sách của Hoa Kỳ.
Tổ chức Hezbolla tại Li-Băng và tổ chức Hamas tại các lãnh
thổ Palestine đã thành công lớn trong các cuộc tuyển cử dân
chủ và nắm được ảnh hưởng to lớn. Cả hai đảng, mỗi
đảng với một lực lượng vũ trang riêng, đều không chấp
nhận quyền hiện hữu của Israel, đều không chịu từ bỏ
bạo lực như một công cụ chính trị.
Và mặc dù nhiều người trong vùng này đã viện dẫn trường
hợp Turkey như một mô hình tổng hợp Hồi giáo và dân chủ,
nhưng đảng Hồi giáo cầm quyền tại nước này được kềm
hãm bởi hai quyền lực thế tục là quân đội và hệ thống
tòa án, một cặp định chế vững mạnh dùng để kiểm soát
chính quyền mà các nước như Ai Cập và Tunisia không có
được.
"Từ ngữ và định nghĩa đích thực của chủ nghĩa Hồi giáo
tự nó không tạo ra một mối đe dọa", Jonathan Peled, người
phát ngôn của Đại sứ quán Israel tại Washington, đã nói như
thế, bằng cách trích dẫn chẳng hạn như quan hệ ngoại giao
của Israel với chính phủ Turkey.
Nhưng Peled cho biết Israel sợ rằng "các thế lực cực đoan
phản dân chủ có thể lợi dụng một hệ thống dân chủ",
như, ông nói, tổ chức Hamas đã làm với thắng lợi đạt
được trong cuộc bầu cử quốc hội Palestine năm 2006. Israel cho
phép Hamas tham gia sinh hoạt chính trị chỉ dưới sức ép của
chính quyền George W. Bush một phần vì chính quyền này đã công
khai cam kết sẽ thúc đẩy một nền dân chủ Ả-rập.
"Hiễn nhiên là, chúng tôi có những lo lắng khác với những
quan tâm của chính quyền Mỹ", Peled nói. "Rõ ràng là, chúng
tôi sống ngay trong vùng đó, và chúng tôi sẽ chịu hậu quả
trực tiếp hơn Hoa Kỳ".
Việc lựa chọn giữa ổn định và dân chủ xưa nay vẫn là
mối căng thẳng thường xuyên trong chính sách đối ngoại Mỹ,
và ít có nơi nào sự căng thẳng này nổi bật như tại Trung
Đông.
Nhiều nhà độc tài đã bị truất phế hay đang bị lung lay ở
trong vùng này vốn từng được nhiều chính phủ Hoa Kỳ liên
tục hậu thuẫn, hoặc như những kẻ ngăn chặn ảnh hưởng
của Liên Xô trong thời Chiến tranh lạnh hoặc như thành trì
kiên cố chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trước và
sau những cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng Chín năm 2011.
Trong bài diễn văn đọc tại Đại học Cairo tháng Sáu 2009,
Obama nhìn nhận cuộc tranh luận mà nỗ lực đẩy mạnh dân
chủ của chính quyền Bush đã khuấy động lên ở trong vùng.
"Tuy nhiên, sự kiện đó không làm suy yếu cam kết của tôi
đối với những chính phủ phản ánh nguyện vọng của người
dân", ông nói như thế và thêm rằng "mỗi quốc gia tạo ra
nguyên tắc dân chủ theo cách riêng của mình, đặt cơ sở trên
những truyền thống văn hóa của dân tộc mình".
Tại vùng Trung Đông Á-rập, những truyền thống đó bao gồm
Hồi giáo, mặc dù Obama không trực tiếp bàn về vai trò của
tôn giáo này trong chính trị dân chủ. Ông nói rằng Hoa Kỳ
"sẽ hoan nghênh mọi chính phủ dân chủ và yêu chuộng hòa
bình - miễn là những chính phủ đó điều hành quốc gia với
sự tôn trọng dành cho mọi người dân".
Mục đích của các phong trào Hồi giáo sau khi nắm được chính
quyền là nguồn gốc của mối quan ngại được các nhà lập
pháp đảng Cộng hòa và nhiều nhân vật khác tại Washington bày
tỏ.
Paul Pillar, một nhà phân tích kỳ cựu của CIA hiện dạy tại
Đại học Georgetown, đã nói: "Hầu hết mọi người trong
cộng đồng tình báo sẽ thấy những vấn đề trên đề tài
này rất giống với Tổng thống Obama – nghĩa là, về phương
diện chính trị, Hồi giáo là một chuổi ý thức hệ rất đa
dạng, tất cả đều sử dụng một loại từ vựng giống nhau,
nhưng bản chất thì hoàn toàn khác biệt".
"Thách thức chính mà Tổng thống Obama sẽ đối đầu là một
thách thức chính trị đến từ đảng đối lập và là một
thách thức được củng cố bởi Israel", Pillar đã nói như
vậy - hồ sơ công tác trước đây của ông bao gồm vùng Trung
Đông.
Trong lúc các cuộc cách mạng Á rập đang diễn ra, thì Nhà
Trắng lại phải bận tâm nghiên cứu nhiều phong trào Hồi giáo
khác nhau, phát hiện những điểm dị biệt ý hệ để tìm
những chỉ dấu về đường lối cai trị của các phong trào
này trong ngắn hạn và dài hạn.
Bản đánh giá lưu hành nội bộ của Nhà Trắng, đề ngày 16
tháng Hai, phân tích quan điểm của Tổ chức Huynh đệ Hồi
giáo và quan điểm của al-Qaeda về thánh chiến toàn cầu, và
các đề tài khác như cuộc xung đột Israel-Palestine, vai trò
của Hoa Kỳ, Hồi giáo trong chính trường, thể chế dân chủ
và chủ nghĩa dân tộc.
Bản báo cáo đã rút tỉa những dị biệt rõ nét giữa tham
vọng của hai nhóm Hồi giáo, cho thấy rằng nỗ lực tổng hợp
Hồi giáo và chủ nghĩa dân tộc của nhóm Huynh đệ đã khiến
nó trở thành một tổ chức rất khác biệt với al-Qaeda, một
tổ chức vốn coi các biên giới quốc gia là những chướng
ngại cho việc phục hồi nhà nước Hồi giáo chính thống.
Bản nghiên cứu cũng kết luận rằng Tổ chức Huynh đệ Hồi
giáo chủ yếu chỉ trích Hoa Kỳ về điều mà họ coi là lập
trường đạo đức giả (hypocritical stance) của Hoa Kỳ đối
với thể chế dân chủ -- nghĩa là, một mặt Hoa Kỳ rêu rao
dân chủ nhưng mặt khác lại hậu thuẫn những nhà lãnh đạo
độc tài như Mubarak.
"Nếu chúng ta không thấy được sự khác biệt giữa al-Qaeda
và Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, chúng ta sẽ không thể thích
nghi được với tình hình thay đổi hiện nay [tại Trung
Đông]", một viên chức cấp cao trong chính quyền Obama đã
nói. "Chúng ta cũng không thể cho phép mình bị nỗi lo sợ lèo
lái".
Sau khi tổ chức Hamas giành được thắng lợi trong các cuộc
bầu cử quốc hội Palestine năm 2006, Hoa Kỳ và Israel đã lãnh
đạo một cuộc tẩy chay quốc tế đối với chính quyền Hamas.
Nhưng những viên chức trong chính quyền Obama, trong lúc xét lại
giai đoạn lịch sử ấy bằng con mắt hướng về những cuộc
cách mạng Trung Đông hiện nay, lại cho rằng lý do để Hoa Kỳ
tẩy chay Hamas không phải vì tính chất Hồi giáo của tổ chức
này nhưng vì Hamas đã không chịu đáp ứng những điều kiện
như là phải công nhận quốc gia Israel.
Trong một diễn văn đọc hôm Thứ Hai [28-2-2011] tại Geneva, Bộ
trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Rodham Clinton tỏ ra là đã rút
được bài học đó, khi ngụ ý mời những đảng chính trị
Hồi giáo tham gia các cuộc tuyẻn cử tương lai ở trong vùng,
với một số điều kiện. Bà Clinton nói: "Việc tham gia sinh
hoạt chính trị phải được mở ra cho mọi thành thần trong
lăng kính ý hệ bác bỏ phương thức bạo động, chủ trương
bình đẳng và tuân theo những qui luật dân chủ".
Nguồn: Washington Post, March 4, 2011
Vui cười
Việt Nam là quốc gia đạt được nhiều kỷ lục nhất thế giới. · Bà mẹ sinh con nhiều nhất trên thế giới từ xưa đến nay là bà Âu cơ: 100 con. · Người đầu tiên trên thế giới lên tới mặt trăng và hiện còn ở đó: ... Chú Cuội. · Chiếc máy bay đầu tiên của thế giới : con ngựa sắt của Thánh Gióng. · Kẻ đầu tiên đưa hàng giả nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam : Trọng Thuỷ. · Người đầu tiên bay vào vũ trụ: Phù Đổng Thiên Vương.
· Người bay lên mặt trăng bằng phương tiện thô sơ nhất: Chú Cuội.
· Vị nữ Tổng Tư Lệnh kiêm Chủ Tịch nước đầu tiên trên thế giới : Hai Bà Trưng.
· Ca sinh sản vô tính đầu tiên : Mẹ của Thánh Gióng.
· Người đàn ông đầu tiên có sữa cho trẻ em bú ở Việt Nam : Ông Thọ.
· Người quái thai dị dạng nhất Việt Nam : Sọ Dừa.
· Người phụ nữ nặng nhất hành tinh : Chị Hai năm tấn.
· Cascader đầu tiên của VN là Lê Lai.
· Món hàng đặc biệt nhất mà Hàn mạc tử dám rao bán là : Trăng
· Việt Nam là nước giàu nhất hành tinh vì có "Rừng vàng, biển bạc"
. Việt Nam hiện tại, nhờ có bác và đảng, là nước có nhiều triệu phú và tỷ phú nhất
· Khách sạn nhiều sao nhất thế giới: Khách sạn "Ngàn Sao" ở đường Hai Bà Trưng Sài-Gòn (vào năm 1991)
· Vụ ly dị đầu tiên và lớn nhất trong lịch sử VN : Lạc Long Quân và Âu Cơ 50 người con theo cha lên rừng, 50 người con theo mẹ xuống biển.
Sự Khác Biệt Giửa: Người Đẹp và Xe Đạp, Phụ Nử và Chai Bia, Tủ Lạnh và Đàn Bà
Trong Cuộc Thi Hoa Hậu, có 3 người đẹp vào Chung Kết
Ban Giám Khảo hỏi:
-Cô hãy cho biết theo quan niệm của mình, người đẹp khác xe đạp chổ nào?
Cô này --công nhân xưởng lắp Ráp Xe Đạp-- trả lời:
-Thưa ban giám khảo và thưa tất cả quí vị (chúm chím cười duyên), đối với xe đạp thì phải đạp pê-đan lấy trớn rồi mới leo lên cưỡi, còn với đàn bà nói chung thì phải làm ngược lại ạ!
Khán giả đồng thanh vổ tay tán thưởng.
Kế tiếp Ban Giám Khảo hỏi:
-Cô hay cho biết chổ khác nhau giửa phụ nử và chai bia?
Cô này --công nhân Hãng Bia-- trả lời:
-Thưa quí vị, theo ý em thì chai bia được đong đầy trước khi đóng nút, còn phụ nử thì được đóng nút trước đấy ạ!
Cử toạ vổ tay vang dậy và có tiếng huýt sáo như điên.
Trước câu hỏi tương tự của Ban Giám Khảo, các bạn đoán xem cô ta sẻ trả lời ra sao để nói lên sự khác biệt giửa tủ lạnh và đàn bà?
Cô thí sinh thứ ba này -- công nhân xưởng Lắp Ráp Tủ Lạnh National-- mắt sáng long lanh, trả lời:
-... theo em thì có 1 điểm khác biệt nhỏ như thế này: Thường thì người ta cho vào tủ lạnh miếng thịt lúc nó còn mềm, để rồi lúc lấy ra nó trở thành cứng. Còn đối với đàn bà thì ngược lại, miếng thịt cho vào thì cứng, đến lúc lấy ra thì đã hoá mềm...
( Dieu Huynh chuyển )
· Người bay lên mặt trăng bằng phương tiện thô sơ nhất: Chú Cuội.
· Vị nữ Tổng Tư Lệnh kiêm Chủ Tịch nước đầu tiên trên thế giới : Hai Bà Trưng.
· Ca sinh sản vô tính đầu tiên : Mẹ của Thánh Gióng.
· Người đàn ông đầu tiên có sữa cho trẻ em bú ở Việt Nam : Ông Thọ.
· Người quái thai dị dạng nhất Việt Nam : Sọ Dừa.
· Người phụ nữ nặng nhất hành tinh : Chị Hai năm tấn.
· Cascader đầu tiên của VN là Lê Lai.
· Món hàng đặc biệt nhất mà Hàn mạc tử dám rao bán là : Trăng
· Việt Nam là nước giàu nhất hành tinh vì có "Rừng vàng, biển bạc"
. Việt Nam hiện tại, nhờ có bác và đảng, là nước có nhiều triệu phú và tỷ phú nhất
· Khách sạn nhiều sao nhất thế giới: Khách sạn "Ngàn Sao" ở đường Hai Bà Trưng Sài-Gòn (vào năm 1991)
· Vụ ly dị đầu tiên và lớn nhất trong lịch sử VN : Lạc Long Quân và Âu Cơ 50 người con theo cha lên rừng, 50 người con theo mẹ xuống biển.
Sự Khác Biệt Giửa: Người Đẹp và Xe Đạp, Phụ Nử và Chai Bia, Tủ Lạnh và Đàn Bà
Trong Cuộc Thi Hoa Hậu, có 3 người đẹp vào Chung Kết
Ban Giám Khảo hỏi:
-Cô hãy cho biết theo quan niệm của mình, người đẹp khác xe đạp chổ nào?
Cô này --công nhân xưởng lắp Ráp Xe Đạp-- trả lời:
-Thưa ban giám khảo và thưa tất cả quí vị (chúm chím cười duyên), đối với xe đạp thì phải đạp pê-đan lấy trớn rồi mới leo lên cưỡi, còn với đàn bà nói chung thì phải làm ngược lại ạ!
Khán giả đồng thanh vổ tay tán thưởng.
Kế tiếp Ban Giám Khảo hỏi:
-Cô hay cho biết chổ khác nhau giửa phụ nử và chai bia?
Cô này --công nhân Hãng Bia-- trả lời:
-Thưa quí vị, theo ý em thì chai bia được đong đầy trước khi đóng nút, còn phụ nử thì được đóng nút trước đấy ạ!
Cử toạ vổ tay vang dậy và có tiếng huýt sáo như điên.
Trước câu hỏi tương tự của Ban Giám Khảo, các bạn đoán xem cô ta sẻ trả lời ra sao để nói lên sự khác biệt giửa tủ lạnh và đàn bà?
Cô thí sinh thứ ba này -- công nhân xưởng Lắp Ráp Tủ Lạnh National-- mắt sáng long lanh, trả lời:
-... theo em thì có 1 điểm khác biệt nhỏ như thế này: Thường thì người ta cho vào tủ lạnh miếng thịt lúc nó còn mềm, để rồi lúc lấy ra nó trở thành cứng. Còn đối với đàn bà thì ngược lại, miếng thịt cho vào thì cứng, đến lúc lấy ra thì đã hoá mềm...
( Dieu Huynh chuyển )
Từ chuyện tô phở nghĩ về chuyện kiểm soát quyền lực công
SGTT.VN - Nhân chuyện báo chí gần đây đưa thông tin một số người Hà thành – mà trong đó nhiều người là doanh nhân – ăn một tô phở bữa sáng bằng giá một tạ lúa, tôi đâm hay nghĩ ngợi, suy tư.
Theo những gì tôi biết, doanh nhân làm ăn chân chính – nhất là các chủ doanh nghiệp tư nhân – thì “đồng tiền liền khúc ruột”, vất vả cực nhọc lắm mới làm ra được tiền bạc của cải nên mọi chi tiêu của họ thường được toan tính rất kỹ lưỡng, chặt chẽ. Vậy, ai trong số họ là người có thể “vung tiền qua cửa sổ” đến mức như vậy (dù rất có thể bát phở có giá bằng một tạ lúa ấy đúng là bát phở tuyệt vời về dưỡng chất)?
Doanh nhân làm ăn chân chính thì “đồng tiền liền khúc ruột”, vất vả cực nhọc lắm mới làm ra được tiền bạc của cải nên mọi chi tiêu của họ thường được toan tính rất kỹ lưỡng, chặt chẽ. Ảnh minh hoạ Ảnh:
Có một thực tế mà ai cũng dễ thừa nhận, ấy là đồng tiền có được một cách dễ dàng sẽ dễ dàng được tiêu xài hoang phí!
Trong đời sống hiện nay, có những người giàu lên nhanh chóng không bằng năng lực, cũng chẳng nhờ vào thời cơ hay sự bền chí, táo bạo mà nhờ vào các mối quan hệ. Những mối quan hệ ấy, ít nhiều, đều có dính dáng đến quyền lực. Ở hầu hết các nước kém phát triển, khi quyền lực liên kết với tư bản trong làm ăn thì phân hoá giàu nghèo trong xã hội càng rõ ràng và khó giải quyết. Về mặt lý thuyết, quyền lực chính trị là khả năng quyết định ai sẽ nhận được “cái gì” để làm ra được “cái gì” và cho ai được hưởng.
Xưa nay, quyền lực luôn là một vấn đề nhạy cảm, là một con dao hai lưỡi. Ở đâu có quyền lực ở đó có người đến luồn cúi, cầu cạnh, bớt xén... Và ai cũng biết rằng khi quyền lực không được kiểm soát hay kiểm soát không có hiệu quả thì hậu quả tai hại sẽ xảy ra. Tham nhũng là hệ quả tất yếu của quyền lực không được kiểm soát hoặc kiểm soát không hiệu quả. Chính sự yếu kém đó tạo ra nhiều sơ hở để hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng có điều kiện phát triển. Khi đó, một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế.
Tham nhũng làm chậm sự phát triển kinh tế – xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nước, là một nguyên nhân không kém phần quan trọng tạo ra phân hoá giàu nghèo, đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế – xã hội.
Nhìn ra các nước xung quanh chúng ta, để bảo đảm cho công chức thực thi công vụ một cách tận tuỵ và thật sự vô tư, ngay thẳng, hầu hết các nước – trong luật Công chức hoặc các quy định về hoạt động công vụ – đều quy định rõ ràng và rất cụ thể những điều công chức không được làm, thậm chí đến cả chuyện giải trí hay dự chiêu đãi của công chức. Một ví dụ: luật Công vụ của Malaysia quy định: “Công chức không được đề nghị hoặc chấp nhận sự giải trí, chiêu đãi dưới bất kỳ dạng nào của bất kỳ người nào, tổ chức hoặc nhóm người nào khi sự giải trí, chiêu đãi như vậy có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện các nhiệm vụ chính thức của công chức làm lợi cho người, tổ chức hoặc nhóm người nói trên”.
Từ chuyện ăn tô phở mỗi sáng có giá bằng một tạ thóc bàn sang chuyện kiểm soát quyền lực công, phân hoá giàu nghèo... không biết có lạm bàn? Và cũng xin lỗi nếu có những người nhờ làm ăn chân chính mà giàu có nay cho phép mình được hưởng thụ!
DIỆP VĂN SƠ
Theo những gì tôi biết, doanh nhân làm ăn chân chính – nhất là các chủ doanh nghiệp tư nhân – thì “đồng tiền liền khúc ruột”, vất vả cực nhọc lắm mới làm ra được tiền bạc của cải nên mọi chi tiêu của họ thường được toan tính rất kỹ lưỡng, chặt chẽ. Vậy, ai trong số họ là người có thể “vung tiền qua cửa sổ” đến mức như vậy (dù rất có thể bát phở có giá bằng một tạ lúa ấy đúng là bát phở tuyệt vời về dưỡng chất)?
Doanh nhân làm ăn chân chính thì “đồng tiền liền khúc ruột”, vất vả cực nhọc lắm mới làm ra được tiền bạc của cải nên mọi chi tiêu của họ thường được toan tính rất kỹ lưỡng, chặt chẽ. Ảnh minh hoạ Ảnh:
Có một thực tế mà ai cũng dễ thừa nhận, ấy là đồng tiền có được một cách dễ dàng sẽ dễ dàng được tiêu xài hoang phí!
Trong đời sống hiện nay, có những người giàu lên nhanh chóng không bằng năng lực, cũng chẳng nhờ vào thời cơ hay sự bền chí, táo bạo mà nhờ vào các mối quan hệ. Những mối quan hệ ấy, ít nhiều, đều có dính dáng đến quyền lực. Ở hầu hết các nước kém phát triển, khi quyền lực liên kết với tư bản trong làm ăn thì phân hoá giàu nghèo trong xã hội càng rõ ràng và khó giải quyết. Về mặt lý thuyết, quyền lực chính trị là khả năng quyết định ai sẽ nhận được “cái gì” để làm ra được “cái gì” và cho ai được hưởng.
Xưa nay, quyền lực luôn là một vấn đề nhạy cảm, là một con dao hai lưỡi. Ở đâu có quyền lực ở đó có người đến luồn cúi, cầu cạnh, bớt xén... Và ai cũng biết rằng khi quyền lực không được kiểm soát hay kiểm soát không có hiệu quả thì hậu quả tai hại sẽ xảy ra. Tham nhũng là hệ quả tất yếu của quyền lực không được kiểm soát hoặc kiểm soát không hiệu quả. Chính sự yếu kém đó tạo ra nhiều sơ hở để hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng có điều kiện phát triển. Khi đó, một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế.
Tham nhũng làm chậm sự phát triển kinh tế – xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nước, là một nguyên nhân không kém phần quan trọng tạo ra phân hoá giàu nghèo, đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế – xã hội.
Nhìn ra các nước xung quanh chúng ta, để bảo đảm cho công chức thực thi công vụ một cách tận tuỵ và thật sự vô tư, ngay thẳng, hầu hết các nước – trong luật Công chức hoặc các quy định về hoạt động công vụ – đều quy định rõ ràng và rất cụ thể những điều công chức không được làm, thậm chí đến cả chuyện giải trí hay dự chiêu đãi của công chức. Một ví dụ: luật Công vụ của Malaysia quy định: “Công chức không được đề nghị hoặc chấp nhận sự giải trí, chiêu đãi dưới bất kỳ dạng nào của bất kỳ người nào, tổ chức hoặc nhóm người nào khi sự giải trí, chiêu đãi như vậy có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện các nhiệm vụ chính thức của công chức làm lợi cho người, tổ chức hoặc nhóm người nói trên”.
Từ chuyện ăn tô phở mỗi sáng có giá bằng một tạ thóc bàn sang chuyện kiểm soát quyền lực công, phân hoá giàu nghèo... không biết có lạm bàn? Và cũng xin lỗi nếu có những người nhờ làm ăn chân chính mà giàu có nay cho phép mình được hưởng thụ!
DIỆP VĂN SƠ
Những cú sút tuyệt vời
Posted by truongthondlb1
Trần Việt Hoàng (Đàn Chim Việt Online) – Khi Messi Lionel dẫn banh và lừa qua được 6 đối thủ để làm bàn một cách lạ lùng trong trận túc cầu giữa Barcelona và Getafe, anh đã để lại cho lịch sử bóng đá một pha công thành tuyệt diệu và được bầu chọn là “cú làm bàn hay nhất thế giới”. Và cũng trong lĩnh vực nầy, Diego Maradona đã làm nên lịch sử với “cú làm bàn thế kỷ” trong trận tranh hùng giữa Argentina và Anh Quốc vào năm 1986.
Thưa bạn, những cú sút tuyệt vời nầy quả thật vô cùng đẹp mắt, mà tôi nghĩ rằng bạn sẽ rất thích thú khi xem lại chúng ở trên Internet, mạng lưới toàn cầu.
Khi mà cuộc sống càng trở nên văn minh và xã hội dần trở nên nối kết thì chúng ta được học hỏi và thưởng thức những cái hay, cái đẹp trên thế giới cho dù nó xảy ra ở nơi đâu và vào thời điểm nào. Cái mạng nối kết nầy không những cho chúng ta phương tiện để liên lạc, để giao lưu, mà còn cho ta sự hiểu biết về mọi khía cạnh của cuộc sống, của lịch sử, và hơn hết những quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người công dân trong việc xây dựng một xã hội văn minh tốt đẹp hơn cho chính mình, cho gia đình mình và cho con cháu chúng ta sau nầy.
Thưa bạn, cái hay của mạng lưới toàn cầu là ở chỗ đa diện, phong phú và khách quan của nó mà mỗi người trong chúng ta đều có quyền lựa chọn những cái gì chúng ta muốn xem, muốn theo dõi, muốn học hỏi hay muốn đóng góp. Nó không những cho chúng ta biết được sự thật mà còn có thể biến chúng ta trở thành những phóng viên, những nhà đưa tin cho cả thế giới đều biết. Và đúng là không quá đáng khi nói rằng Internet đã mở đường cho những biến chuyển lớn lao trên thế giới như những cuộc cách mạng thành công ở Tunisia, ở Ai Cập và sẽ thành công ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Thưa bạn, nhờ có Internet mà tôi được biết và xem những thành công ngoạn mục của những cầu thủ lừng danh trên thế giới như Pele Edson Arantest Do Nascimento, Lionel Messi, David Beckham, Wayne Rooney, Cristiano Ronaldo, Kala Ricardo Izecson Leite, David Beckham, Diego Maradona, David Villa, Carlos Tevez, Diego Forlan. Và cũng nhờ có Internet mà tôi thấy được cái hay cái đẹp của xứ người mà chạnh lòng nghĩ tới quê hương.
Phải quê hương mình đó bạn ạ. Sao nó còn lắm cảnh trái ngang. Tại sao tôi và bạn sau những ngày tháng cắm cổ học hành và tận lòng làm việc, cuộc sống vẫn mãi tối đen? Tại sao nhân dân nghèo khổ mà cán bộ lại quá sang giàu, tiền xài như nước? Có phải tại vì họ vô Đảng, vô Đoàn nên rộng đường tiến thân và thênh thang quyền lợi?
Quê hương mình đó bạn ạ. Sao còn trăm nghìn lo lắng? Lo ăn, lo uống vì thiếu tiền, thiếu việc, thiếu sự đảm bảo an toàn. Lo đi, lo đứng vì thiếu đảm bảo lưu thông. Lo hít, lo thở, vì ô nhiểm môi trường. Lo đi tù vì nói lời chân thật. Lo bị hại vì nhà nước không thật sự vì dân, do dân và của dân. Lo mất đất, mất nhà vì mở đường, mở mang đô thị. Lo cho mình, lo cho con cháu, vì đất Việt có kẻ hiến dâng cho người “nước lạ”. Lo cho người sống, lo cho kẻ chết vì bị dời nhà, dời mộ.
Những cảnh trái ngang và trăm nghìn lo lắng đó có lẻ nào cứ ngang nhiên tồn tại?
Bạn ơi, nó cứ ngang nhiên tồn tại vì chính chúng ta đó thôi. Chúng ta chấp nhận sống an phận, sống chịu đựng, sống chỉ biết có ngày hôm nay. Chắc không ai trong chúng ta là muốn sống hèn, sống nhục như những lời chân thật mà đầy đắng cay trong “Hồi Ký Một Thằng Hèn” mà bác Tô Hải đã kể lại ở cuối đời mình sau bao năm sống trong xã hội do đảng Cộng Sản cai trị. Dòng máu bất khuất của tổ tiên đã không cho phép chúng ta sống nhục, sống hèn như thế, nhưng chắc tại thiếu thông tin, thiếu sự hiểu biết về quyền lợi của mình và trách nhiệm của chính phủ, và thiếu niềm tin vào sức mạnh của sự nối kết, sự hợp quần, mà chúng ta vẫn mãi cắn răng chấp nhận. Mỗi người chúng ta ao ước sống như một Quang Trung, một Lê Lợi, một Trần Bình Trọng hay một Lê Chân, phải không bạn? Hay ít ra cũng như một Cù Huy Hà Vũ, ở trong tù mà vẫn vang vọng lời hô: “Tổ Qưốc Việt Nam hay chết”.
Thưa bạn, thật ra thì chúng ta cũng không cần phải sống oai hùng như một Nguyễn Thái Học hiên ngang lên đọan đầu đài, hay kiên cường như Lê Thị Công Nhân, “dù cho có còn một mình vẫn còn tranh đấu”. Chúng ta chỉ cần mạnh dạn đứng lên đòi hỏi quyền lợi của mình. Đòi cơm ăn áo mặc, đòi lẽ phải và sự công bằng, đòi có tự do và được quyền ứng cử và bầu cử cho người đại diện của mình. (Chỉ có những người do dân bầu ra là của dân, vì dân và sẽ lo cho dân). Những đòi hỏi nầy có phải quá đáng hay không hay chỉ là lẽ tất nhiên đáng lẽ ra phải có trong bất kỳ xã hội văn minh tiến bộ ngày nay?
Thưa bạn, ngày nay chúng ta không lẻ loi trong tiến trình đòi sự thay đổi vì có rất nhiều sự nối kết tinh vi. Sự nối kết nầy không cần một người lãnh đạo mà mỗi chúng ta là một mắt xích, một trạm lưu thông muôn chiều mà cho dù một hay nhiều mắt xích bị cắt bỏ, thì vẫn không ảnh hưởng đến sự nối kết số đông. Chính sự nối kết muôn chiều nầy đã cho chúng ta một sức mạnh của số đông mà khi đã huy động thì khó ai có thể trù dập. Không những như vậy, mà khi các bạn xuống đường, mỗi người đều có thể thu thanh, thu hình và gởi đi ngay trong chớp mắt. Hình ảnh, tiếng nói và âm thanh là những bằng chứng để bảo vệ bạn và tố cáo với thế giới nếu có đàn áp xảy ra. Bạn nhớ chụp cho rõ mặt những người dùng bạo lực nghe bạn.
Thưa bạn, cả thế giới đang đứng về phía nhân dân bị áp bức mà đang vùng lên đòi sự thay đổi. Liên Hiệp Quốc đã quyết định đem ra tòa án quốc tế những cá nhân dùng vũ lực đàn áp đồng bào mình. Đây quả là thời cơ tốt đẹp cho những cuộc xuống đường. Nếu ai nói là chưa phải lúc, thì tôi xin hỏi; đợi đến khi mô?
Có người cho rằng chuyện đổi thay chỉ xảy ra khi nào Trung Quốc thay đổi. Bạn có thấy nó là tư tưởng quá lệ thuộc hay không? Chẳng lẽ những đòi hỏi đúng đắn của người dân cho một đời sống tốt đẹp hơn cũng phải đợi chờ Trung Quốc hay sao? Chẳng lẻ mình đợi Trung Quốc đổi thay rồi mình mới bắt chước thay đổi? (cái tư tưởng rập khuông nầy sao mà nghe quen quá). Hay là mình đợi Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc rồi mình mới vùng lên làm cách mạng?
Có người cho rằng đảng Cộng Sản có ba triệu người và đòan thể lung tung rất vững mạnh, họ không dễ gì thay đổi. Thì tôi xin hỏi bạn, trong số ba triệu người đó có bao nhiêu là thành phần trung kiên đi theo đảng vì lý tưởng? Chắc bạn và tôi cũng đều biết rằng con số ấy chắc chỉ đếm được trên đầu ngón tay, vì chủ nghĩa Cộng Sản đã thật sự chết rồi, họ chỉ đi theo vì sợ đứng ngoài thì không có cơ hội thăng tiến. Ngay cả những bậc lão thành cách mạng, những cựu ủy viên bộ chính trị, cựu chủ tịch quốc hội, đi theo đảng CS mấy chục năm trường, cũng đều lên tiếng công nhận là nó sai từ gốc rễ, từ cơ chế và kêu gọi đổi thay, thì con số chống lại nhân dân sẽ là bao khi có những cuộc xuống đường?
Thưa bạn, cũng rất may số người nhìn thấy thời cơ thì đã nhiều và những lời kêu gọi thì cùng khắp, từ những lời đầy tâm huyết của bác sĩ Nguyễn Đan Quế, đến những chúc thư chân tình của linh mục Nguyễn Văn Lý, lời kêu gọi của khối 8496, của “Nhóm Bạn Trẻ”, một kế hoạch đầy khoa học của Thiên Đức ở danchimviet.info đến những lời kêu gọi cho một cuộc cách mạng hoa sen, hay điểm hội tụ của dcvonline.net. Tất cả đều nên được phân tích và xử dụng một cách hữu lý nhất.
Thưa bạn, những cú sút tuyệt vời của các cầu thủ quốc tế đã làm nên lịch sử cho nền bóng đá thế giới, và những cú sút điêu luyện của Lee Nguyễn, của Vũ Phong, của Trọng Hoàng, của Mạnh Cường đã làm người Việt tự hào, nhưng chỉ có những cuộc xuống đường của bạn mới làm cho cuộc sống của chính bạn và người thân được tốt đẹp hơn, và công bằng hơn. Con cháu của bạn sẽ muôn đời nhớ ơn bạn. Vậy thì còn chần chờ gì nữa mà không kết nối, không kêu gọi và không xuống đường? Bạn chỉ nên nhớ rằng bạn không làm điều gì ghê gớm cả mà chỉ đòi hỏi những quyền lợi căn bản của mình mà thôi.
© Trần Việt Hoàng
© Đàn Chim Việt Online
Trần Việt Hoàng (Đàn Chim Việt Online) – Khi Messi Lionel dẫn banh và lừa qua được 6 đối thủ để làm bàn một cách lạ lùng trong trận túc cầu giữa Barcelona và Getafe, anh đã để lại cho lịch sử bóng đá một pha công thành tuyệt diệu và được bầu chọn là “cú làm bàn hay nhất thế giới”. Và cũng trong lĩnh vực nầy, Diego Maradona đã làm nên lịch sử với “cú làm bàn thế kỷ” trong trận tranh hùng giữa Argentina và Anh Quốc vào năm 1986.
Thưa bạn, những cú sút tuyệt vời nầy quả thật vô cùng đẹp mắt, mà tôi nghĩ rằng bạn sẽ rất thích thú khi xem lại chúng ở trên Internet, mạng lưới toàn cầu.
Khi mà cuộc sống càng trở nên văn minh và xã hội dần trở nên nối kết thì chúng ta được học hỏi và thưởng thức những cái hay, cái đẹp trên thế giới cho dù nó xảy ra ở nơi đâu và vào thời điểm nào. Cái mạng nối kết nầy không những cho chúng ta phương tiện để liên lạc, để giao lưu, mà còn cho ta sự hiểu biết về mọi khía cạnh của cuộc sống, của lịch sử, và hơn hết những quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người công dân trong việc xây dựng một xã hội văn minh tốt đẹp hơn cho chính mình, cho gia đình mình và cho con cháu chúng ta sau nầy.
Thưa bạn, cái hay của mạng lưới toàn cầu là ở chỗ đa diện, phong phú và khách quan của nó mà mỗi người trong chúng ta đều có quyền lựa chọn những cái gì chúng ta muốn xem, muốn theo dõi, muốn học hỏi hay muốn đóng góp. Nó không những cho chúng ta biết được sự thật mà còn có thể biến chúng ta trở thành những phóng viên, những nhà đưa tin cho cả thế giới đều biết. Và đúng là không quá đáng khi nói rằng Internet đã mở đường cho những biến chuyển lớn lao trên thế giới như những cuộc cách mạng thành công ở Tunisia, ở Ai Cập và sẽ thành công ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Thưa bạn, nhờ có Internet mà tôi được biết và xem những thành công ngoạn mục của những cầu thủ lừng danh trên thế giới như Pele Edson Arantest Do Nascimento, Lionel Messi, David Beckham, Wayne Rooney, Cristiano Ronaldo, Kala Ricardo Izecson Leite, David Beckham, Diego Maradona, David Villa, Carlos Tevez, Diego Forlan. Và cũng nhờ có Internet mà tôi thấy được cái hay cái đẹp của xứ người mà chạnh lòng nghĩ tới quê hương.
Phải quê hương mình đó bạn ạ. Sao nó còn lắm cảnh trái ngang. Tại sao tôi và bạn sau những ngày tháng cắm cổ học hành và tận lòng làm việc, cuộc sống vẫn mãi tối đen? Tại sao nhân dân nghèo khổ mà cán bộ lại quá sang giàu, tiền xài như nước? Có phải tại vì họ vô Đảng, vô Đoàn nên rộng đường tiến thân và thênh thang quyền lợi?
Quê hương mình đó bạn ạ. Sao còn trăm nghìn lo lắng? Lo ăn, lo uống vì thiếu tiền, thiếu việc, thiếu sự đảm bảo an toàn. Lo đi, lo đứng vì thiếu đảm bảo lưu thông. Lo hít, lo thở, vì ô nhiểm môi trường. Lo đi tù vì nói lời chân thật. Lo bị hại vì nhà nước không thật sự vì dân, do dân và của dân. Lo mất đất, mất nhà vì mở đường, mở mang đô thị. Lo cho mình, lo cho con cháu, vì đất Việt có kẻ hiến dâng cho người “nước lạ”. Lo cho người sống, lo cho kẻ chết vì bị dời nhà, dời mộ.
Những cảnh trái ngang và trăm nghìn lo lắng đó có lẻ nào cứ ngang nhiên tồn tại?
Bạn ơi, nó cứ ngang nhiên tồn tại vì chính chúng ta đó thôi. Chúng ta chấp nhận sống an phận, sống chịu đựng, sống chỉ biết có ngày hôm nay. Chắc không ai trong chúng ta là muốn sống hèn, sống nhục như những lời chân thật mà đầy đắng cay trong “Hồi Ký Một Thằng Hèn” mà bác Tô Hải đã kể lại ở cuối đời mình sau bao năm sống trong xã hội do đảng Cộng Sản cai trị. Dòng máu bất khuất của tổ tiên đã không cho phép chúng ta sống nhục, sống hèn như thế, nhưng chắc tại thiếu thông tin, thiếu sự hiểu biết về quyền lợi của mình và trách nhiệm của chính phủ, và thiếu niềm tin vào sức mạnh của sự nối kết, sự hợp quần, mà chúng ta vẫn mãi cắn răng chấp nhận. Mỗi người chúng ta ao ước sống như một Quang Trung, một Lê Lợi, một Trần Bình Trọng hay một Lê Chân, phải không bạn? Hay ít ra cũng như một Cù Huy Hà Vũ, ở trong tù mà vẫn vang vọng lời hô: “Tổ Qưốc Việt Nam hay chết”.
Thưa bạn, thật ra thì chúng ta cũng không cần phải sống oai hùng như một Nguyễn Thái Học hiên ngang lên đọan đầu đài, hay kiên cường như Lê Thị Công Nhân, “dù cho có còn một mình vẫn còn tranh đấu”. Chúng ta chỉ cần mạnh dạn đứng lên đòi hỏi quyền lợi của mình. Đòi cơm ăn áo mặc, đòi lẽ phải và sự công bằng, đòi có tự do và được quyền ứng cử và bầu cử cho người đại diện của mình. (Chỉ có những người do dân bầu ra là của dân, vì dân và sẽ lo cho dân). Những đòi hỏi nầy có phải quá đáng hay không hay chỉ là lẽ tất nhiên đáng lẽ ra phải có trong bất kỳ xã hội văn minh tiến bộ ngày nay?
Thưa bạn, ngày nay chúng ta không lẻ loi trong tiến trình đòi sự thay đổi vì có rất nhiều sự nối kết tinh vi. Sự nối kết nầy không cần một người lãnh đạo mà mỗi chúng ta là một mắt xích, một trạm lưu thông muôn chiều mà cho dù một hay nhiều mắt xích bị cắt bỏ, thì vẫn không ảnh hưởng đến sự nối kết số đông. Chính sự nối kết muôn chiều nầy đã cho chúng ta một sức mạnh của số đông mà khi đã huy động thì khó ai có thể trù dập. Không những như vậy, mà khi các bạn xuống đường, mỗi người đều có thể thu thanh, thu hình và gởi đi ngay trong chớp mắt. Hình ảnh, tiếng nói và âm thanh là những bằng chứng để bảo vệ bạn và tố cáo với thế giới nếu có đàn áp xảy ra. Bạn nhớ chụp cho rõ mặt những người dùng bạo lực nghe bạn.
Thưa bạn, cả thế giới đang đứng về phía nhân dân bị áp bức mà đang vùng lên đòi sự thay đổi. Liên Hiệp Quốc đã quyết định đem ra tòa án quốc tế những cá nhân dùng vũ lực đàn áp đồng bào mình. Đây quả là thời cơ tốt đẹp cho những cuộc xuống đường. Nếu ai nói là chưa phải lúc, thì tôi xin hỏi; đợi đến khi mô?
Có người cho rằng chuyện đổi thay chỉ xảy ra khi nào Trung Quốc thay đổi. Bạn có thấy nó là tư tưởng quá lệ thuộc hay không? Chẳng lẽ những đòi hỏi đúng đắn của người dân cho một đời sống tốt đẹp hơn cũng phải đợi chờ Trung Quốc hay sao? Chẳng lẻ mình đợi Trung Quốc đổi thay rồi mình mới bắt chước thay đổi? (cái tư tưởng rập khuông nầy sao mà nghe quen quá). Hay là mình đợi Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc rồi mình mới vùng lên làm cách mạng?
Có người cho rằng đảng Cộng Sản có ba triệu người và đòan thể lung tung rất vững mạnh, họ không dễ gì thay đổi. Thì tôi xin hỏi bạn, trong số ba triệu người đó có bao nhiêu là thành phần trung kiên đi theo đảng vì lý tưởng? Chắc bạn và tôi cũng đều biết rằng con số ấy chắc chỉ đếm được trên đầu ngón tay, vì chủ nghĩa Cộng Sản đã thật sự chết rồi, họ chỉ đi theo vì sợ đứng ngoài thì không có cơ hội thăng tiến. Ngay cả những bậc lão thành cách mạng, những cựu ủy viên bộ chính trị, cựu chủ tịch quốc hội, đi theo đảng CS mấy chục năm trường, cũng đều lên tiếng công nhận là nó sai từ gốc rễ, từ cơ chế và kêu gọi đổi thay, thì con số chống lại nhân dân sẽ là bao khi có những cuộc xuống đường?
Thưa bạn, cũng rất may số người nhìn thấy thời cơ thì đã nhiều và những lời kêu gọi thì cùng khắp, từ những lời đầy tâm huyết của bác sĩ Nguyễn Đan Quế, đến những chúc thư chân tình của linh mục Nguyễn Văn Lý, lời kêu gọi của khối 8496, của “Nhóm Bạn Trẻ”, một kế hoạch đầy khoa học của Thiên Đức ở danchimviet.info đến những lời kêu gọi cho một cuộc cách mạng hoa sen, hay điểm hội tụ của dcvonline.net. Tất cả đều nên được phân tích và xử dụng một cách hữu lý nhất.
Thưa bạn, những cú sút tuyệt vời của các cầu thủ quốc tế đã làm nên lịch sử cho nền bóng đá thế giới, và những cú sút điêu luyện của Lee Nguyễn, của Vũ Phong, của Trọng Hoàng, của Mạnh Cường đã làm người Việt tự hào, nhưng chỉ có những cuộc xuống đường của bạn mới làm cho cuộc sống của chính bạn và người thân được tốt đẹp hơn, và công bằng hơn. Con cháu của bạn sẽ muôn đời nhớ ơn bạn. Vậy thì còn chần chờ gì nữa mà không kết nối, không kêu gọi và không xuống đường? Bạn chỉ nên nhớ rằng bạn không làm điều gì ghê gớm cả mà chỉ đòi hỏi những quyền lợi căn bản của mình mà thôi.
© Trần Việt Hoàng
© Đàn Chim Việt Online
Đã đến lúc cộng đồng dân tộc Việt Nam phải lãnh trách nhiệm trước tổ quốc và lịch sử
Posted by truongthondlb1
Trần Bảo Việt (danlambao) – Đã đến lúc toàn thể cộng đồng dân tộc VN phải cùng nhau nhìn cho ra được một sự thật quá đau lòng từ hướng đi và đường lối của các nhà lãnh đạo CSVN, con đường mất nước vào tay bọn bá quyền TQ đang gần kề…
Trong thời gian qua, cách mạng hoa Lài đã đem thành công đến với nhân dân Tunisia, Ai cập và Lybia cũng như đang lan tỏa khắp nơi từ Phi châu đến các nước độc tài, toàn trị khác khắp nơi trên thế giới. TQ đang đối diện với làn sóng đòi dân chủ của nhân dân. Tại VN các nhà lãnh đạo phải run sợ và đang dùng lực lượng công an ra sức trấn áp các thành phần dân chủ như BS Nguyễn Đan Quế, LS Lê Trần Luật, nhà báo tự do Tạ Phong Tần, KS Đỗ Nam Hải, bà Tân vợ cũ của Blogger Điếu Cày, thành viên khối 8406 Lư Thị Thu Trang, LS Nguyễn Bắc Truyển. Đặc biệt, nhà cầm quyền CSVN đang có cả một kế hoạch quy mô để cô lập HT Thích Quảng Độ, LM Nguyễn Văn Lý, LM Phan Văn Lợi, Hội trưởng PGHH thuần túy ông Lê Quang Liêm và các nhân vật đấu tranh dân chủ khác…v.v… Lời kêu gọi nhân dân cùng đứng lên biểu tình lật đổ chế độ của nhóm sinh viên Hà nội-Huế-Sài gòn, của LM Nguyễn Văn Lý, của BS Nguyễn Đan Quế, của khối 8406…v.v…vẫn còn hiện diện trên các trang mạng toàn cầu, đó là bản án cho ngày cáo chung của các nhà lãnh đạo CSVN.
Thế kỷ XXI này là thế kỷ của nền dân chủ đa nguyên, những nước độc tài toàn trị còn sót lại trên thế giới chắc chắn sẽ bị cáo chung trước sức mạnh và ý chí của toàn dân cùng cộng đồng thế giới. Mục đích của bài viết này, người viết xin phân tích về hướng đi giữa đa đảng và độc đảng, giữa độc quyền lãnh đạo và dân chủ đa nguyên, giữa yêu nước và bán nước để cho những ai còn trung thành với đường lối không tưởng, mỵ dân của các nhà lãnh đạo CSVN, nhất là lực lượng công an và quân đội hiểu được lòng dạ và việc làm của các nhà lãnh đạo CSVN để mà quay về với nhân dân, để sau này không bị nhân dân và lịch sử lên án.
Marx cũng thường nói: vạn vật trên thế gian này sẽ không thêm không bớt, nó chỉ biến thiên và thay đổi từ trạng thái này qua trạng thái khác mà thôi. Điều này cũng đúng phần nào trong thuyết luân hồi của Nhân-Duyên-Quả của đạo Phật. Nhưng thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác không có nghĩa hiện nay anh làm thủ tướng, tự do tung hoành trên sự đau khổ của toàn dân và kiếp sau anh cũng vẫn được làm thủ tướng.
Loài cây cỏ muốn được xanh tươi tốt đẹp thì phải qua quá trình chăm sóc và được sống trong môi trường thích hợp. Con người muốn được một kết quả tốt lành cho kiếp sau thì khi còn sống phải làm nhiều việc thiện có ích cho mọi người, từ bỏ mọi việc ác và tâm phải giữ cho trong sạch không vì tư lợi cá nhân mà làm hại người khác bởi vì chết chưa phải là hết, điều này đã được các nhà ngoại cãm là những con người có cơ duyên tiếp xúc với cõi âm xác nhận, đây là một sự thực quá rõ ràng đang hiện hữu hàng ngày trong cuộc sống của con người. Người viết xin những ai còn mang trong lòng thuyết vô thần và chủ trương chết là hết để sống theo bản năng ích kỷ, hẹp hòi của mình và luôn luôn nghĩ cách để vu khống và ám hại người khác cũng như trung thành với cấp trên mà làm những điều không tốt nên suy nghĩ và xem xét lại nếu không muốn khổ sở ở kiếp lai sinh. Đã là con người thì không ai muốn mình phải đui mù, nghèo khổ và tàn tật, tất cả cũng đều có nguyên nhân.
Hệ thống dân chủ đa nguyên tuy không phải là tuyệt đối, nhưng nó cũng đem đến cho mọi người trong cộng động xã hội một cuộc đời tương đối ấm no hạnh phúc, một cuộc sống có nhiều quyền tự do căn bản mà con người cần đến bởi vì, bàn tay còn có ngón dài ngón ngắn, trong gia đình còn có ý kiến khác nhau thì trong một đất nước không thể nào bắt buộc mọi người dân phải răm rắp nghe theo những quan niệm lỗi thời của một thiểu số thành phần lãnh đạo, nhất là những quan niệm đó đã đi ngược lại trào lưu tiến bộ của nhân loại và ý muốn của toàn dân. Một đất nước có đa đảng thì có những lợi ích như sau:
- Nhân dân có quyền tự do thành lập các hội đoàn, đảng phái để cổ vũ cho chủ trương, đường lối và quyền lợi của đất nước và của tập thể mà mình đang theo đúng với quy trình của luật pháp trong một nhà nước pháp quyền. Các cá nhân và các đảng phái được tự do hoạt động, được tự do ứng cử, được tự do đưa ra những chính kiến của mình phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân…. Quyền quyết định sau cùng là của toàn dân xuyên qua một cuộc trưng cầu dân ý hoặc một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Những cá nhân và đảng phái không được toàn dân ủng hộ trong vai trò lãnh đạo đất nước vẫn có quyền hoạt động trong vai trò đối lập, vẫn có quyền phê bình và kiểm soát đảng cầm quyền về những việc làm sai trái đối với đất nước và quyền lợi của nhân dân trong một nhà nước thượng tôn luật pháp. Đảng cầm quyền nếu muốn nhân dân tiếp tục ủng hộ thì cần phải làm thật tốt trong vai trò lãnh đạo. Trong thể chế dân chủ đa nguyên thì các đảng phái chỉ là đối thủ của nhau chớ không phải là kẻ thù.
- Các đảng phái không được quyền có quân đội và lực lượng công an riêng cho dù đó là đảng cầm quyền, quân đội và công an là của đất nước, của toàn dân và chỉ có nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống của toàn dân chớ không bảo vệ cho riêng bất cứ một cá nhân hay một đảng phái nào hết.
- Tiền đóng góp của nhân dân vào ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng vào công ích chung cho quyền lợi của đất nước và nhân dân, trả lương cho những nhân viên, cán bộ phục vụ trong guồng máy chính quyền do dân chọn lựa. Cơ quan và nhân viên phục vụ trong các đảng phái do chính đảng phái đó tự tìm lấy để hoạt động chớ không được lấy từ tiền đóng thuế của nhân dân vào ngân sách nhà nước.
- Không bao giờ có chuyện các công ty, xí nghiệp quốc doanh lấy từ tiền ngân sách quốc gia kinh doanh vô tội vạ, tự do làm giàu bất chánh để rồi bắt nhân dân phải trả những món nợ khổng lồ từ cách làm ăn cẩu thả này.
- Trong guồng máy lãnh đạo đất nước từ trung ương xuống địa phương, vẫn có những thành phần của các đảng phái khác chung lòng, chung sức phục vụ đất nước chớ không nhất thiết phải là duy nhất của đảng cầm quyền.
- Báo chí tư nhân độc lập và đối lập với chính quyền được phát huy tối đa, các đảng phái và cá nhân đều có quyền tự do ra báo để tuyên truyền và bênh vực quyền lợi của nhân dân, vạch trần những sai trái của chính quyền nếu có.
- Hệ thống tam quyền phân lập được phân định rõ ràng để tránh tối đa tình trạng độc tài, tham nhũng trong guồng máy chính quyền.
- Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao đứng vai trò lập pháp và làm ra luật pháp, có quyền phủ quyết các chính sách của chính quyền lãnh đạo đất nước nếu chính sách đó không phù hợp với quyền lợi chung của đất nước và nhân dân. Trường hợp đặc biệt, QH có quyền truất phế cá nhân trong vai trò lãnh đạo đất nước.
- Hành pháp là cơ quan quyền lực lãnh đạo và điều hành nội các của chính phủ. Hành pháp có nhiệm vụ thi hành những chính sách của Quốc hội đề ra, thực hiện chủ trương và đường lối ích quốc lợi dân về đối nội cũng như đối ngoại, về những lời đã hứa trước toàn dân khi tranh cử.
- Tư pháp là cơ quan tòa án có nhiệm vụ xét xử những công dân vi phạm luật pháp quốc gia kể cả các viên chức cấp cao trong guồng máy chính quyền. Trong hệ thống tư pháp thì Luật sư giữ vai trò quan trọng nhất, luật sư được hưởng quyền bất khả tài phán để tự do tranh luận trước tòa án mà không bị lệ thuộc vào bất cứ một thế lực đen tối nào khác.
- Các Dân Biểu, Nghị Sĩ trong QH, Tổng thống và phó Tổng thống trong Hành pháp, Chánh án tối cao của tòa án đều độc lập với nhau và đều hưởng quyền bất khả xâm phạm để họ có tự do trong nhiệm vụ của mình trước Tổ quốc và toàn dân.
- Ngoài ra, cơ quan ngôn luận đại diện là ngành báo chí cũng là thành trì trong hệ thống dân chủ đa nguyên, để những thông tin và tiếng nói của người dân được mở rộng ra trong cộng động xã hội, để sự độc tài và tham nhũng trong guồng máy chính quyền không có cơ hội phát triển.
Một thực tế cho chúng ta thấy là hầu hết các nước có nền dân chủ đa nguyên đúng nghĩa trên thế giới, đều là những nước có nền công nghiệp tiên tiến, đa số nhân dân đều có cuộc sống giàu sang hạnh phúc điển hình như Hoa kỳ, Pháp, Anh, Đức, Thụy điển, Nhật bản, Canada, Ustralia, Thụy sĩ…v.v…, là giấc mơ cho nhân dân và các nước độc đảng, độc tài. Nếu có bất ổn trong tình hình chính trị xã hội là do các nhà lãnh đạo của các nước đó độc tài, tham nhũng không thực hiện đúng với chủ trương của nền dân chủ đa nguyên, chớ không phải do đa đảng gây ra như lập luận của các nhà lãnh đạo CSVN.
Khách quan để nhìn lại tình hình VN kể từ khi có sự hiện diện của ĐCSVN:
- Trước năm 1975, một địa ngục trần gian đã bao trùm lên đời sống của nhân dân miền Bắc VN, đây là một thực tế quá rõ ràng mà người viết cũng không cần nêu ra bởi vì, nó đã được phơi bày trước bàn dân thiên hạ cũng như nó đã được tường thuật lại từ các hàng cán bộ lão thành cấp cao đã thức tỉnh trong hàng ngũ của đảng như: GS Hoàng Minh Chính, trung tướng Trần Độ, đại tá Bùi Tín, trung tá Trần Anh Kim, nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Cần, Lê Hồng Hà, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Văn Trấn, Vi Đức Hồi…v.v…, nhất là cuốn phim “Sự thật về Hồ chí Minh” đang được lưu giữ trên các trang web toàn cầu. Quan trọng là sau 1975 và sau 36 năm thống nhất đất nước, các nhà lãnh đạo bảo thủ CSVN đã và đang đưa đất nước và nhân dân vào con đường diệt vong, đã và đang lệ thuộc hoàn toàn vào kẻ thù TQ.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà ngày nay quần đảo Hoàng sa, phần lớn của quần đảo Trường sa, Ải Nam Quan, 2/3 danh thắng thác Bãn Giốc, bãi Tục Lãm và trên 10 ngàn km2 vùng biển vịnh Bắc bộ…v.v… đang nằm trong bàn tay của kẻ thù TQ. Riêng HS-TS (TQ đã xác nhập vào huyện Tam sa của chúng), mặc dù thỉnh thoảng phát ngôn viên BNG CSVN lên tiếng là VN có đầy đủ chủ quyền, nhưng TQ đã thành lập xong phi trường và căn cứ quân sự rồi mà chính quyền CSVN vẫn câm nín, không dám đưa ra hội đồng bảo an LHQ xét xử. Trớ trêu thay sinh viên và các thành phần yêu nước biểu tình phản đối sự xâm lăng của TQ thì công an lại thẳng tay đàn áp, kể cả việc mặc áo có hàng chữ HS-TS là của VN.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà TQ mới được tự do khai thác Bô xít Tây nguyên theo chủ trương lớn của đảng, bất chấp mọi lời khuyên và can ngăn của gần 3000 nhà khoa học, trí thức ưu tú của đất nước trong đó, có sự tham gia của đại tướng Võ nguyên Giáp và cựu phó chủ tịch nước Nguyễn thị Bình. Tây nguyên là nóc nhà của Đông dương và cũng là yết hầu của đất nước VN, và cũng vì độc quyền lãnh đạo mà trên 300 ngàn km2 rừng chiến lược đầu nguồn cho TQ mướn khai thác trong thời gian 50 năm.
Sau 50 năm, con cháu của chúng ta sẽ làm gì với những làng xã đã được TQ thành lập xong trên 300 ngàn km2 này, cộng thêm số bùn đỏ khổng lồ từ việc khai thác Bô xít của TQ. Tấm gương vỡ đê bùn đỏ của Hungary đã không làm cho các nhà lãnh đạo CSVN thức tỉnh.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà ngày nay hầu hết các hàng cán bộ cấp cao trong guồng máy chính quyền, đã trở thành những nhà giàu tư bản đỏ không thua các nhà giàu có trên thế giới. Trong khi đó đại bộ phận nhân dân thì nghèo xác xơ trên đồng ruộng, trong các công ty xí nghiệp của nước ngoài và quốc doanh trong nước.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà các ngư dân VN không được tự do đánh cá trên vùng biển của mình, thường xuyên bị hải quân TQ bắt bớ, đánh đập, tịch thu tài sãn và đòi tiền chuộc…v.v…
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà đất nước mới có những tiến sĩ ma, tiến sĩ giấy, mới có quốc nạn tham nhũng tràn lan không sao bài trừ được.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà đất nước mới có những công ty, xí nghiệp quốc doanh tự do kinh doanh vô tội vạ trên đồng tiền xương máu của nhân dân, tự do báo cáo lỗ hàng trăm ngàn tỷ đồng để rồi nhân dân phải cong lưng gánh chịu điển hình như công ty tàu thủy Vinashine lỗ trên 100 ngàn tỷ, EVN lổ trên 24 ngàn tỷ…v.v…
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà hàng chục ngàn chiến sĩ nhân dân hy sinh trong cuộc xâm lăng của TQ tháng 2/1979 không được tuyên dương và làm lễ kỷ niệm hàng năm.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo cho nên không có cơ quan ngôn luận và báo chí tư nhân độc lập với chính quyền, mặc dù hiến pháp thì vẫn quy định là có (điều 69HP).
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo cho nên người dân mới chỉ được quyền bầu cử trong danh sách đã được đảng chọn sẵn, và cũng vì độc quyền lãnh đạo cho nên vấn đề tín ngưỡng, nhân dân chỉ được tự do hành lễ trong các tôn giáo quốc doanh do đảng thành lập chịu sự điều hành của ban tôn giáo và UBMTTQ đảng.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà QH là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước chỉ có trên danh nghĩa, chớ thật ra chỉ là bù nhìn dưới sự điều hành của đảng bởi vì trên 95% dân biểu QH là đảng viên. Do đó, các chức vụ từ chủ tịch nước, chủ tịch QH và thủ tướng theo luật pháp phải do QH bầu chọn, nhưng thực tế đều do đảng chọn trước khi bầu cử QH.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà dân oan bị chiếm tài sãn, đất đai càng ngày càng nhiều. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, hà hiếp nhân dân thì hầu như bất trị.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo đã tạo ra một quân đội và công an ươn hèn với giặc nhưng ác với dân và chỉ biết trung thành với đảng, quên đi quyền lợi chung của đất nước và nhân dân.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà đất nước ngày nay vẫn còn nằm trong danh sách nghèo của thế giới, lạm phát thì càng ngày càng gia tăng. Hàng trăm ngàn thanh niên rường cột của đất nước phải đem thân làm tôi mọi cho nước ngoài qua chương trình hợp tác lao động, hàng chục ngàn cô gái phải bán thân làm nô lệ tình dục cho đàn ông nước ngoài để kiếm tiền giúp đỡ gia đình bớt khổ…v.v… Điều tồi tệ nhất là số nợ mà các nhà lãnh đạo CSVN vay của thế giới trên 30 tỷ đô la rồi, biết bao giờ nhân dân mới trả hết đây.
Có bất công không khi cả một cộng đồng dân tộc 87 triệu người bắt buộc phải nuôi và chịu sự chỉ đạo của đảng chỉ có trên dưới 3 triệu đảng viên với trình độ đa số là chuyên tu, tại chức, học từ xa…v.v… để có bằng cấp đồng hóa vào chức vụ. Còn biết bao nhiêu những cảnh bất công, tệ hại khác mà các nhà lãnh đạo CSVN đang gây ra hàng ngày trong nhân dân nếu kể ra đầy đủ thì chắc không có bút mực nào tả cho hết.
Đã đến lúc toàn thể cộng đồng dân tộc VN phải cùng nhau nhìn cho ra được một sự thật quá đau lòng từ hướng đi và đường lối của các nhà lãnh đạo CSVN, con đường mất nước vào tay bọn bá quyền TQ đang gần kề. Bằng tất cả niềm tin và lòng yêu nước, người viết kính xin.
Lực lượng quân đội, công an là thành trì bảo vệ chế độ, hãy nhìn ra thế giới với cuộc sống sung túc và đầy đủ mọi quyền tự do mà nhân dân của các nước tiên tiến có nền dân chù đa nguyên đang thụ hưởng, hãy nhìn lại sự dã tâm, độc ác của bọn bá quyền TQ đối với sự mất nước của Tây Tạng, Tân Cương, nhất là những gì mà TQ và các nhà lãnh đạo CSVN đang âm thầm thực hiện để biết rằng, nếu còn tiếp tục trung thành với đường lối của họ là mang tội phản quốc. Hãy can đảm noi gương theo quân đội của Tunisia, Ai Cập, Libya….để đứng về phía nhân dân, hòa mình vào các phong trào đấu tranh dân chủ ôn hòa trong nước để cùng nhau lật đổ bạo quyền.
Kính xin các phong trào và các lực lương đấu tranh hướng về quê hương của cộng đồng VN hải ngoại, ngoại trừ một thiểu số rất ít cộng tác với chính quyền CSVN theo chỉ thị 36 của chúng, còn lại đa số xin hãy dẹp bỏ mọi bất đồng để cùng nhau vững bước chung, cùng nhau là hậu phương vững chắc cho nhân dân trong nước trên con đường giải phóng quê hương thoát khỏi bàn tay độc tài cộng sản.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng…..
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây dụm lại nên hòn núi cao
Những câu ca dao trên chắc chắn sẽ vẫn còn đọng lại trong tất cả những người VN đang mang trên mình dòng máu Lạc Hồng. Mong lắm thay!.
Sài Gòn ngày 6/3/2011
Trần Bảo Việt (danlambao)
Trần Bảo Việt (danlambao) – Đã đến lúc toàn thể cộng đồng dân tộc VN phải cùng nhau nhìn cho ra được một sự thật quá đau lòng từ hướng đi và đường lối của các nhà lãnh đạo CSVN, con đường mất nước vào tay bọn bá quyền TQ đang gần kề…
Trong thời gian qua, cách mạng hoa Lài đã đem thành công đến với nhân dân Tunisia, Ai cập và Lybia cũng như đang lan tỏa khắp nơi từ Phi châu đến các nước độc tài, toàn trị khác khắp nơi trên thế giới. TQ đang đối diện với làn sóng đòi dân chủ của nhân dân. Tại VN các nhà lãnh đạo phải run sợ và đang dùng lực lượng công an ra sức trấn áp các thành phần dân chủ như BS Nguyễn Đan Quế, LS Lê Trần Luật, nhà báo tự do Tạ Phong Tần, KS Đỗ Nam Hải, bà Tân vợ cũ của Blogger Điếu Cày, thành viên khối 8406 Lư Thị Thu Trang, LS Nguyễn Bắc Truyển. Đặc biệt, nhà cầm quyền CSVN đang có cả một kế hoạch quy mô để cô lập HT Thích Quảng Độ, LM Nguyễn Văn Lý, LM Phan Văn Lợi, Hội trưởng PGHH thuần túy ông Lê Quang Liêm và các nhân vật đấu tranh dân chủ khác…v.v… Lời kêu gọi nhân dân cùng đứng lên biểu tình lật đổ chế độ của nhóm sinh viên Hà nội-Huế-Sài gòn, của LM Nguyễn Văn Lý, của BS Nguyễn Đan Quế, của khối 8406…v.v…vẫn còn hiện diện trên các trang mạng toàn cầu, đó là bản án cho ngày cáo chung của các nhà lãnh đạo CSVN.
Thế kỷ XXI này là thế kỷ của nền dân chủ đa nguyên, những nước độc tài toàn trị còn sót lại trên thế giới chắc chắn sẽ bị cáo chung trước sức mạnh và ý chí của toàn dân cùng cộng đồng thế giới. Mục đích của bài viết này, người viết xin phân tích về hướng đi giữa đa đảng và độc đảng, giữa độc quyền lãnh đạo và dân chủ đa nguyên, giữa yêu nước và bán nước để cho những ai còn trung thành với đường lối không tưởng, mỵ dân của các nhà lãnh đạo CSVN, nhất là lực lượng công an và quân đội hiểu được lòng dạ và việc làm của các nhà lãnh đạo CSVN để mà quay về với nhân dân, để sau này không bị nhân dân và lịch sử lên án.
Marx cũng thường nói: vạn vật trên thế gian này sẽ không thêm không bớt, nó chỉ biến thiên và thay đổi từ trạng thái này qua trạng thái khác mà thôi. Điều này cũng đúng phần nào trong thuyết luân hồi của Nhân-Duyên-Quả của đạo Phật. Nhưng thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác không có nghĩa hiện nay anh làm thủ tướng, tự do tung hoành trên sự đau khổ của toàn dân và kiếp sau anh cũng vẫn được làm thủ tướng.
Loài cây cỏ muốn được xanh tươi tốt đẹp thì phải qua quá trình chăm sóc và được sống trong môi trường thích hợp. Con người muốn được một kết quả tốt lành cho kiếp sau thì khi còn sống phải làm nhiều việc thiện có ích cho mọi người, từ bỏ mọi việc ác và tâm phải giữ cho trong sạch không vì tư lợi cá nhân mà làm hại người khác bởi vì chết chưa phải là hết, điều này đã được các nhà ngoại cãm là những con người có cơ duyên tiếp xúc với cõi âm xác nhận, đây là một sự thực quá rõ ràng đang hiện hữu hàng ngày trong cuộc sống của con người. Người viết xin những ai còn mang trong lòng thuyết vô thần và chủ trương chết là hết để sống theo bản năng ích kỷ, hẹp hòi của mình và luôn luôn nghĩ cách để vu khống và ám hại người khác cũng như trung thành với cấp trên mà làm những điều không tốt nên suy nghĩ và xem xét lại nếu không muốn khổ sở ở kiếp lai sinh. Đã là con người thì không ai muốn mình phải đui mù, nghèo khổ và tàn tật, tất cả cũng đều có nguyên nhân.
Hệ thống dân chủ đa nguyên tuy không phải là tuyệt đối, nhưng nó cũng đem đến cho mọi người trong cộng động xã hội một cuộc đời tương đối ấm no hạnh phúc, một cuộc sống có nhiều quyền tự do căn bản mà con người cần đến bởi vì, bàn tay còn có ngón dài ngón ngắn, trong gia đình còn có ý kiến khác nhau thì trong một đất nước không thể nào bắt buộc mọi người dân phải răm rắp nghe theo những quan niệm lỗi thời của một thiểu số thành phần lãnh đạo, nhất là những quan niệm đó đã đi ngược lại trào lưu tiến bộ của nhân loại và ý muốn của toàn dân. Một đất nước có đa đảng thì có những lợi ích như sau:
- Nhân dân có quyền tự do thành lập các hội đoàn, đảng phái để cổ vũ cho chủ trương, đường lối và quyền lợi của đất nước và của tập thể mà mình đang theo đúng với quy trình của luật pháp trong một nhà nước pháp quyền. Các cá nhân và các đảng phái được tự do hoạt động, được tự do ứng cử, được tự do đưa ra những chính kiến của mình phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân…. Quyền quyết định sau cùng là của toàn dân xuyên qua một cuộc trưng cầu dân ý hoặc một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Những cá nhân và đảng phái không được toàn dân ủng hộ trong vai trò lãnh đạo đất nước vẫn có quyền hoạt động trong vai trò đối lập, vẫn có quyền phê bình và kiểm soát đảng cầm quyền về những việc làm sai trái đối với đất nước và quyền lợi của nhân dân trong một nhà nước thượng tôn luật pháp. Đảng cầm quyền nếu muốn nhân dân tiếp tục ủng hộ thì cần phải làm thật tốt trong vai trò lãnh đạo. Trong thể chế dân chủ đa nguyên thì các đảng phái chỉ là đối thủ của nhau chớ không phải là kẻ thù.
- Các đảng phái không được quyền có quân đội và lực lượng công an riêng cho dù đó là đảng cầm quyền, quân đội và công an là của đất nước, của toàn dân và chỉ có nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống của toàn dân chớ không bảo vệ cho riêng bất cứ một cá nhân hay một đảng phái nào hết.
- Tiền đóng góp của nhân dân vào ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng vào công ích chung cho quyền lợi của đất nước và nhân dân, trả lương cho những nhân viên, cán bộ phục vụ trong guồng máy chính quyền do dân chọn lựa. Cơ quan và nhân viên phục vụ trong các đảng phái do chính đảng phái đó tự tìm lấy để hoạt động chớ không được lấy từ tiền đóng thuế của nhân dân vào ngân sách nhà nước.
- Không bao giờ có chuyện các công ty, xí nghiệp quốc doanh lấy từ tiền ngân sách quốc gia kinh doanh vô tội vạ, tự do làm giàu bất chánh để rồi bắt nhân dân phải trả những món nợ khổng lồ từ cách làm ăn cẩu thả này.
- Trong guồng máy lãnh đạo đất nước từ trung ương xuống địa phương, vẫn có những thành phần của các đảng phái khác chung lòng, chung sức phục vụ đất nước chớ không nhất thiết phải là duy nhất của đảng cầm quyền.
- Báo chí tư nhân độc lập và đối lập với chính quyền được phát huy tối đa, các đảng phái và cá nhân đều có quyền tự do ra báo để tuyên truyền và bênh vực quyền lợi của nhân dân, vạch trần những sai trái của chính quyền nếu có.
- Hệ thống tam quyền phân lập được phân định rõ ràng để tránh tối đa tình trạng độc tài, tham nhũng trong guồng máy chính quyền.
- Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao đứng vai trò lập pháp và làm ra luật pháp, có quyền phủ quyết các chính sách của chính quyền lãnh đạo đất nước nếu chính sách đó không phù hợp với quyền lợi chung của đất nước và nhân dân. Trường hợp đặc biệt, QH có quyền truất phế cá nhân trong vai trò lãnh đạo đất nước.
- Hành pháp là cơ quan quyền lực lãnh đạo và điều hành nội các của chính phủ. Hành pháp có nhiệm vụ thi hành những chính sách của Quốc hội đề ra, thực hiện chủ trương và đường lối ích quốc lợi dân về đối nội cũng như đối ngoại, về những lời đã hứa trước toàn dân khi tranh cử.
- Tư pháp là cơ quan tòa án có nhiệm vụ xét xử những công dân vi phạm luật pháp quốc gia kể cả các viên chức cấp cao trong guồng máy chính quyền. Trong hệ thống tư pháp thì Luật sư giữ vai trò quan trọng nhất, luật sư được hưởng quyền bất khả tài phán để tự do tranh luận trước tòa án mà không bị lệ thuộc vào bất cứ một thế lực đen tối nào khác.
- Các Dân Biểu, Nghị Sĩ trong QH, Tổng thống và phó Tổng thống trong Hành pháp, Chánh án tối cao của tòa án đều độc lập với nhau và đều hưởng quyền bất khả xâm phạm để họ có tự do trong nhiệm vụ của mình trước Tổ quốc và toàn dân.
- Ngoài ra, cơ quan ngôn luận đại diện là ngành báo chí cũng là thành trì trong hệ thống dân chủ đa nguyên, để những thông tin và tiếng nói của người dân được mở rộng ra trong cộng động xã hội, để sự độc tài và tham nhũng trong guồng máy chính quyền không có cơ hội phát triển.
Một thực tế cho chúng ta thấy là hầu hết các nước có nền dân chủ đa nguyên đúng nghĩa trên thế giới, đều là những nước có nền công nghiệp tiên tiến, đa số nhân dân đều có cuộc sống giàu sang hạnh phúc điển hình như Hoa kỳ, Pháp, Anh, Đức, Thụy điển, Nhật bản, Canada, Ustralia, Thụy sĩ…v.v…, là giấc mơ cho nhân dân và các nước độc đảng, độc tài. Nếu có bất ổn trong tình hình chính trị xã hội là do các nhà lãnh đạo của các nước đó độc tài, tham nhũng không thực hiện đúng với chủ trương của nền dân chủ đa nguyên, chớ không phải do đa đảng gây ra như lập luận của các nhà lãnh đạo CSVN.
Khách quan để nhìn lại tình hình VN kể từ khi có sự hiện diện của ĐCSVN:
- Trước năm 1975, một địa ngục trần gian đã bao trùm lên đời sống của nhân dân miền Bắc VN, đây là một thực tế quá rõ ràng mà người viết cũng không cần nêu ra bởi vì, nó đã được phơi bày trước bàn dân thiên hạ cũng như nó đã được tường thuật lại từ các hàng cán bộ lão thành cấp cao đã thức tỉnh trong hàng ngũ của đảng như: GS Hoàng Minh Chính, trung tướng Trần Độ, đại tá Bùi Tín, trung tá Trần Anh Kim, nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Cần, Lê Hồng Hà, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Văn Trấn, Vi Đức Hồi…v.v…, nhất là cuốn phim “Sự thật về Hồ chí Minh” đang được lưu giữ trên các trang web toàn cầu. Quan trọng là sau 1975 và sau 36 năm thống nhất đất nước, các nhà lãnh đạo bảo thủ CSVN đã và đang đưa đất nước và nhân dân vào con đường diệt vong, đã và đang lệ thuộc hoàn toàn vào kẻ thù TQ.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà ngày nay quần đảo Hoàng sa, phần lớn của quần đảo Trường sa, Ải Nam Quan, 2/3 danh thắng thác Bãn Giốc, bãi Tục Lãm và trên 10 ngàn km2 vùng biển vịnh Bắc bộ…v.v… đang nằm trong bàn tay của kẻ thù TQ. Riêng HS-TS (TQ đã xác nhập vào huyện Tam sa của chúng), mặc dù thỉnh thoảng phát ngôn viên BNG CSVN lên tiếng là VN có đầy đủ chủ quyền, nhưng TQ đã thành lập xong phi trường và căn cứ quân sự rồi mà chính quyền CSVN vẫn câm nín, không dám đưa ra hội đồng bảo an LHQ xét xử. Trớ trêu thay sinh viên và các thành phần yêu nước biểu tình phản đối sự xâm lăng của TQ thì công an lại thẳng tay đàn áp, kể cả việc mặc áo có hàng chữ HS-TS là của VN.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà TQ mới được tự do khai thác Bô xít Tây nguyên theo chủ trương lớn của đảng, bất chấp mọi lời khuyên và can ngăn của gần 3000 nhà khoa học, trí thức ưu tú của đất nước trong đó, có sự tham gia của đại tướng Võ nguyên Giáp và cựu phó chủ tịch nước Nguyễn thị Bình. Tây nguyên là nóc nhà của Đông dương và cũng là yết hầu của đất nước VN, và cũng vì độc quyền lãnh đạo mà trên 300 ngàn km2 rừng chiến lược đầu nguồn cho TQ mướn khai thác trong thời gian 50 năm.
Sau 50 năm, con cháu của chúng ta sẽ làm gì với những làng xã đã được TQ thành lập xong trên 300 ngàn km2 này, cộng thêm số bùn đỏ khổng lồ từ việc khai thác Bô xít của TQ. Tấm gương vỡ đê bùn đỏ của Hungary đã không làm cho các nhà lãnh đạo CSVN thức tỉnh.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà ngày nay hầu hết các hàng cán bộ cấp cao trong guồng máy chính quyền, đã trở thành những nhà giàu tư bản đỏ không thua các nhà giàu có trên thế giới. Trong khi đó đại bộ phận nhân dân thì nghèo xác xơ trên đồng ruộng, trong các công ty xí nghiệp của nước ngoài và quốc doanh trong nước.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà các ngư dân VN không được tự do đánh cá trên vùng biển của mình, thường xuyên bị hải quân TQ bắt bớ, đánh đập, tịch thu tài sãn và đòi tiền chuộc…v.v…
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà đất nước mới có những tiến sĩ ma, tiến sĩ giấy, mới có quốc nạn tham nhũng tràn lan không sao bài trừ được.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà đất nước mới có những công ty, xí nghiệp quốc doanh tự do kinh doanh vô tội vạ trên đồng tiền xương máu của nhân dân, tự do báo cáo lỗ hàng trăm ngàn tỷ đồng để rồi nhân dân phải cong lưng gánh chịu điển hình như công ty tàu thủy Vinashine lỗ trên 100 ngàn tỷ, EVN lổ trên 24 ngàn tỷ…v.v…
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà hàng chục ngàn chiến sĩ nhân dân hy sinh trong cuộc xâm lăng của TQ tháng 2/1979 không được tuyên dương và làm lễ kỷ niệm hàng năm.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo cho nên không có cơ quan ngôn luận và báo chí tư nhân độc lập với chính quyền, mặc dù hiến pháp thì vẫn quy định là có (điều 69HP).
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo cho nên người dân mới chỉ được quyền bầu cử trong danh sách đã được đảng chọn sẵn, và cũng vì độc quyền lãnh đạo cho nên vấn đề tín ngưỡng, nhân dân chỉ được tự do hành lễ trong các tôn giáo quốc doanh do đảng thành lập chịu sự điều hành của ban tôn giáo và UBMTTQ đảng.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà QH là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước chỉ có trên danh nghĩa, chớ thật ra chỉ là bù nhìn dưới sự điều hành của đảng bởi vì trên 95% dân biểu QH là đảng viên. Do đó, các chức vụ từ chủ tịch nước, chủ tịch QH và thủ tướng theo luật pháp phải do QH bầu chọn, nhưng thực tế đều do đảng chọn trước khi bầu cử QH.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà dân oan bị chiếm tài sãn, đất đai càng ngày càng nhiều. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, hà hiếp nhân dân thì hầu như bất trị.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo đã tạo ra một quân đội và công an ươn hèn với giặc nhưng ác với dân và chỉ biết trung thành với đảng, quên đi quyền lợi chung của đất nước và nhân dân.
- Cũng vì độc quyền lãnh đạo mà đất nước ngày nay vẫn còn nằm trong danh sách nghèo của thế giới, lạm phát thì càng ngày càng gia tăng. Hàng trăm ngàn thanh niên rường cột của đất nước phải đem thân làm tôi mọi cho nước ngoài qua chương trình hợp tác lao động, hàng chục ngàn cô gái phải bán thân làm nô lệ tình dục cho đàn ông nước ngoài để kiếm tiền giúp đỡ gia đình bớt khổ…v.v… Điều tồi tệ nhất là số nợ mà các nhà lãnh đạo CSVN vay của thế giới trên 30 tỷ đô la rồi, biết bao giờ nhân dân mới trả hết đây.
Có bất công không khi cả một cộng đồng dân tộc 87 triệu người bắt buộc phải nuôi và chịu sự chỉ đạo của đảng chỉ có trên dưới 3 triệu đảng viên với trình độ đa số là chuyên tu, tại chức, học từ xa…v.v… để có bằng cấp đồng hóa vào chức vụ. Còn biết bao nhiêu những cảnh bất công, tệ hại khác mà các nhà lãnh đạo CSVN đang gây ra hàng ngày trong nhân dân nếu kể ra đầy đủ thì chắc không có bút mực nào tả cho hết.
Đã đến lúc toàn thể cộng đồng dân tộc VN phải cùng nhau nhìn cho ra được một sự thật quá đau lòng từ hướng đi và đường lối của các nhà lãnh đạo CSVN, con đường mất nước vào tay bọn bá quyền TQ đang gần kề. Bằng tất cả niềm tin và lòng yêu nước, người viết kính xin.
Lực lượng quân đội, công an là thành trì bảo vệ chế độ, hãy nhìn ra thế giới với cuộc sống sung túc và đầy đủ mọi quyền tự do mà nhân dân của các nước tiên tiến có nền dân chù đa nguyên đang thụ hưởng, hãy nhìn lại sự dã tâm, độc ác của bọn bá quyền TQ đối với sự mất nước của Tây Tạng, Tân Cương, nhất là những gì mà TQ và các nhà lãnh đạo CSVN đang âm thầm thực hiện để biết rằng, nếu còn tiếp tục trung thành với đường lối của họ là mang tội phản quốc. Hãy can đảm noi gương theo quân đội của Tunisia, Ai Cập, Libya….để đứng về phía nhân dân, hòa mình vào các phong trào đấu tranh dân chủ ôn hòa trong nước để cùng nhau lật đổ bạo quyền.
Kính xin các phong trào và các lực lương đấu tranh hướng về quê hương của cộng đồng VN hải ngoại, ngoại trừ một thiểu số rất ít cộng tác với chính quyền CSVN theo chỉ thị 36 của chúng, còn lại đa số xin hãy dẹp bỏ mọi bất đồng để cùng nhau vững bước chung, cùng nhau là hậu phương vững chắc cho nhân dân trong nước trên con đường giải phóng quê hương thoát khỏi bàn tay độc tài cộng sản.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng…..
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây dụm lại nên hòn núi cao
Những câu ca dao trên chắc chắn sẽ vẫn còn đọng lại trong tất cả những người VN đang mang trên mình dòng máu Lạc Hồng. Mong lắm thay!.
Sài Gòn ngày 6/3/2011
Trần Bảo Việt (danlambao)
VN có thể noi gương Philppines đối với sự lấn lướt của TQ ở Biển Đông
Posted by truongthondlb1
Ba Tê (vietinfo-euro) - Nếu như Việt Nam thường chỉ lên tiếng về mặt ngoại giao với giọng điệu đều đều, cũ mòn, lấy “bảo bối” 16 chữ vàng và 4 tốt ra để phản đối các hành động hung hăng ngày càng càng leo thang, tỏ rõ dã tâm nuốt trọn Biển Đông của Trung Quốc thì ngược lại, chính quyền Philippines có vẻ đã mạnh mẽ, cương quyết hơn khi thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm.
Ngày 2/3 vừa qua Manila đã điều hai phi cơ chiến đấu đến để đuổi tàu chiến của Trung Quốc đang hăm dọa một chiếc tàu thăm dò của Philippines trên vùng biển Đông. Sự kiện này xảy ra vào lúc quan hệ giữa Manila với Bắc Kinh đang xấu đi và cũng trong bối cảnh Manila tìm cách cân bằng lại mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.
Theo lời kể của trung tướng Juancho Sabban, chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Tây, ngày hôm đó, hai tàu tuần tra của Trung Quốc đã áp sát một chiếc tàu của một công ty dầu khí tư nhân Philippines, lúc ấy đang thăm dò địa chấn ở Reed Bank, nằm giữa quần đảo Trường Sa và mỏ khí đốt Malampaya ngoài khơi Philippines. Tàu Trung Quốc ra lệnh cho tàu Philippines ngừng thăm dò và rời khỏi khu vực này.
Khi nhận được lời kêu cứu, Không quân và Hải quân Philippines liền điều động một oanh tạc cơ và một máy bay loại nhẹ bay ngay đến Reed Bank. Khi bay đến nơi thì hai tàu Trung Quốc đã bỏ chạy. Tướng Sabban tuyên bố « Chúng tôi không để cho ai bắt nạt. Đây là lãnh thổ của chúng tôi. Nếu họ doạ nạt chúng tôi, thì ngay cả trẻ con cũng sẽ chống trả ».
Hôm qua, tổng thống Aquino đã ra lệnh cho tàu tuần duyên Philippines hộ tống chiếc tàu để bảo vệ chiếc tàu thăm dò bị phía Trung Quốc sách nhiễu ở khu vực Reed Bank.
Về phía Trung Quốc dĩ nhiên là đã bác bỏ những lời tố cáo của phía Philippines và một lần nữa khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên toàn bộ quần đảo Trường Sa ( mà Trung Quốc gọi là Nam Sa) và vùng biển lân cận.
Khi trả lời báo chí hôm qua, phát ngôn viên Phủ tổng thống Philippines đã tự hỏi không hiểu vì sao Trung Quốc lại xâm nhập Reed Bank, vốn không phải là khu vực đang tranh chấp. Thật ra thì việc thăm dò dầu khí ở Reed Bank đã bị dừng lại từ thập niên 1980 do cả ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đều đòi chủ quyền ở khu vực này. Năm 2002, chính phủ của tổng thống Gloria Arroyo đã từng nhượng quyền thăm dò khu vực Reed Bank cho công ty dầu khí Anh quốc Sterling Energy, nhưng công ty này cho tới nay chưa thể khai thác dầu khí tại đây.
Sự kiện máy bay Philippines đuổi tàu Trung Quốc ở Reed Bank diễn ra trong bối cảnh mà Manila đang thay đổi đường lối ngoại giao đối với Trung Quốc. Kể từ năm 2004, chính quyền của tổng thống Arroyo đã dần dần chuyển hướng, bớt thân thiện với Hoa Kỳ và nghiêng về phía Trung Quốc. Vào năm 2004, bà Arroyo đã ký hiệp định ba bên với Trung Quốc và Việt Nam về thăm dò địa chấn chung. Ba nước đã thực hiện thăm dò chung cho đến năm 2008.
Nhưng ngay sau khi hiệp định nói trên hết hạn vào đầu năm 2008, tháng hai năm đó, dư luận Philippines đã rất bất bình sau khi tạp chí Far Eastern Economic Review tiết lộ là trong bản hiệp định nói trên, chính quyền Arroyo đã có rất nhiều nhân nhượng, cho phép thăm dò chung ở cả những phần thềm lục địa mà Việt Nam lẫn Trung Quốc đều không đòi chủ quyền.
Kể từ khi ông Benigno Aquino lên nắm quyền, Manila quay trở lại hướng dựa vào đồng minh Hoa Kỳ nhiều hơn (Reuters)
Kể từ khi tổng thống Benigno Aquino lên nắm quyền cách đây tám tháng, chính sách ngoại giao của Philippines đã quay trở lại hướng dựa vào đồng minh Hoa Kỳ nhiều hơn, trong khi quan hệ với Trung Quốc thì đang xấu đi, phần lớn là do vụ giải cứu con tin khiến 8 du khách Hồng Kông thiệt mạng vào tháng 8 năm ngoái.
Chính trong bối cảnh này mà đầu tháng 2 vừa qua, chính phủ Aquino đã quyết định nhượng quyền khai thác dầu khí cho Forum Energy, một công ty mà trong đó 65% vốn là do công ty Filex nắm giữ. Chủ nhân của Filex chính là Manny Pangilian, một nhân vật đã hổ trợ hết mình cho tổng thống Aqino trong những ngày đầu ông này nắm quyền và cũng là nhân vật có quan hệ chặt chẽ với giới tài chính Hoa Kỳ.
Như vậy, việc Philippines mạn bạo hơn khi đáp trả hành động cậy lớn nuốt bé của Trung Quốc ít nhiều sẽ có tác động đến Việt Nam. Gần đây Việt Nam cũng đã công khai lên tiếng, “vạch tội ác” của Trung Quốc đối vơi Việt Nam ở Biển Đông qua từng thời kì xâm chiếm.
Cũng cần biết thêm, năm 1995 Philippines đã từn cho phi cơ ném bom ra thả bom vào khu vực đảo Vành Khăn, Trường Sa khi Trung Quốc vừa chiếm từ tay của Philippines.
Hiện nay, máy bay chiến đấu hiện đại Sukhoi Su- 30 MK2 của Việt Nam vẫn thỉnh thoảng bay qua bầu trời Trường Sa, nhưng liệu có dám tấn công khi giả dụ Trung Quốc cho tàu chiến áp sát các đảo của Việt Nam hay không thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó yếu tố đã bị “thuần phục” dễ chi phối các hành động mang tính cứng rắn, sáng suốt thể hiện bản lĩnh người chèo lái đất nước.
Ba Tê tổng hợp
http://www1.vietinfo.eu/chuyen-muc-bien-dong/vn-co-the-noi-guong-philppines-doi-voi-su-l%E1%BA%A5n-luot-cua-tq-o-bien-dong.html
Ba Tê (vietinfo-euro) - Nếu như Việt Nam thường chỉ lên tiếng về mặt ngoại giao với giọng điệu đều đều, cũ mòn, lấy “bảo bối” 16 chữ vàng và 4 tốt ra để phản đối các hành động hung hăng ngày càng càng leo thang, tỏ rõ dã tâm nuốt trọn Biển Đông của Trung Quốc thì ngược lại, chính quyền Philippines có vẻ đã mạnh mẽ, cương quyết hơn khi thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm.
Ngày 2/3 vừa qua Manila đã điều hai phi cơ chiến đấu đến để đuổi tàu chiến của Trung Quốc đang hăm dọa một chiếc tàu thăm dò của Philippines trên vùng biển Đông. Sự kiện này xảy ra vào lúc quan hệ giữa Manila với Bắc Kinh đang xấu đi và cũng trong bối cảnh Manila tìm cách cân bằng lại mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.
Theo lời kể của trung tướng Juancho Sabban, chỉ huy Bộ Tư lệnh miền Tây, ngày hôm đó, hai tàu tuần tra của Trung Quốc đã áp sát một chiếc tàu của một công ty dầu khí tư nhân Philippines, lúc ấy đang thăm dò địa chấn ở Reed Bank, nằm giữa quần đảo Trường Sa và mỏ khí đốt Malampaya ngoài khơi Philippines. Tàu Trung Quốc ra lệnh cho tàu Philippines ngừng thăm dò và rời khỏi khu vực này.
Khi nhận được lời kêu cứu, Không quân và Hải quân Philippines liền điều động một oanh tạc cơ và một máy bay loại nhẹ bay ngay đến Reed Bank. Khi bay đến nơi thì hai tàu Trung Quốc đã bỏ chạy. Tướng Sabban tuyên bố « Chúng tôi không để cho ai bắt nạt. Đây là lãnh thổ của chúng tôi. Nếu họ doạ nạt chúng tôi, thì ngay cả trẻ con cũng sẽ chống trả ».
Hôm qua, tổng thống Aquino đã ra lệnh cho tàu tuần duyên Philippines hộ tống chiếc tàu để bảo vệ chiếc tàu thăm dò bị phía Trung Quốc sách nhiễu ở khu vực Reed Bank.
Về phía Trung Quốc dĩ nhiên là đã bác bỏ những lời tố cáo của phía Philippines và một lần nữa khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên toàn bộ quần đảo Trường Sa ( mà Trung Quốc gọi là Nam Sa) và vùng biển lân cận.
Khi trả lời báo chí hôm qua, phát ngôn viên Phủ tổng thống Philippines đã tự hỏi không hiểu vì sao Trung Quốc lại xâm nhập Reed Bank, vốn không phải là khu vực đang tranh chấp. Thật ra thì việc thăm dò dầu khí ở Reed Bank đã bị dừng lại từ thập niên 1980 do cả ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đều đòi chủ quyền ở khu vực này. Năm 2002, chính phủ của tổng thống Gloria Arroyo đã từng nhượng quyền thăm dò khu vực Reed Bank cho công ty dầu khí Anh quốc Sterling Energy, nhưng công ty này cho tới nay chưa thể khai thác dầu khí tại đây.
Sự kiện máy bay Philippines đuổi tàu Trung Quốc ở Reed Bank diễn ra trong bối cảnh mà Manila đang thay đổi đường lối ngoại giao đối với Trung Quốc. Kể từ năm 2004, chính quyền của tổng thống Arroyo đã dần dần chuyển hướng, bớt thân thiện với Hoa Kỳ và nghiêng về phía Trung Quốc. Vào năm 2004, bà Arroyo đã ký hiệp định ba bên với Trung Quốc và Việt Nam về thăm dò địa chấn chung. Ba nước đã thực hiện thăm dò chung cho đến năm 2008.
Nhưng ngay sau khi hiệp định nói trên hết hạn vào đầu năm 2008, tháng hai năm đó, dư luận Philippines đã rất bất bình sau khi tạp chí Far Eastern Economic Review tiết lộ là trong bản hiệp định nói trên, chính quyền Arroyo đã có rất nhiều nhân nhượng, cho phép thăm dò chung ở cả những phần thềm lục địa mà Việt Nam lẫn Trung Quốc đều không đòi chủ quyền.
Kể từ khi ông Benigno Aquino lên nắm quyền, Manila quay trở lại hướng dựa vào đồng minh Hoa Kỳ nhiều hơn (Reuters)
Kể từ khi tổng thống Benigno Aquino lên nắm quyền cách đây tám tháng, chính sách ngoại giao của Philippines đã quay trở lại hướng dựa vào đồng minh Hoa Kỳ nhiều hơn, trong khi quan hệ với Trung Quốc thì đang xấu đi, phần lớn là do vụ giải cứu con tin khiến 8 du khách Hồng Kông thiệt mạng vào tháng 8 năm ngoái.
Chính trong bối cảnh này mà đầu tháng 2 vừa qua, chính phủ Aquino đã quyết định nhượng quyền khai thác dầu khí cho Forum Energy, một công ty mà trong đó 65% vốn là do công ty Filex nắm giữ. Chủ nhân của Filex chính là Manny Pangilian, một nhân vật đã hổ trợ hết mình cho tổng thống Aqino trong những ngày đầu ông này nắm quyền và cũng là nhân vật có quan hệ chặt chẽ với giới tài chính Hoa Kỳ.
Như vậy, việc Philippines mạn bạo hơn khi đáp trả hành động cậy lớn nuốt bé của Trung Quốc ít nhiều sẽ có tác động đến Việt Nam. Gần đây Việt Nam cũng đã công khai lên tiếng, “vạch tội ác” của Trung Quốc đối vơi Việt Nam ở Biển Đông qua từng thời kì xâm chiếm.
Cũng cần biết thêm, năm 1995 Philippines đã từn cho phi cơ ném bom ra thả bom vào khu vực đảo Vành Khăn, Trường Sa khi Trung Quốc vừa chiếm từ tay của Philippines.
Hiện nay, máy bay chiến đấu hiện đại Sukhoi Su- 30 MK2 của Việt Nam vẫn thỉnh thoảng bay qua bầu trời Trường Sa, nhưng liệu có dám tấn công khi giả dụ Trung Quốc cho tàu chiến áp sát các đảo của Việt Nam hay không thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó yếu tố đã bị “thuần phục” dễ chi phối các hành động mang tính cứng rắn, sáng suốt thể hiện bản lĩnh người chèo lái đất nước.
Ba Tê tổng hợp
http://www1.vietinfo.eu/chuyen-muc-bien-dong/vn-co-the-noi-guong-philppines-doi-voi-su-l%E1%BA%A5n-luot-cua-tq-o-bien-dong.html
Nhãn:
Chính Trị,
Quân Đội,
Quốc Tế,
Trung Quốc
tin hot : 9 "mẹo nhỏ" để chạy quyền chạy chức, tại sao phải chạy chức chạy quyền
Đã nhiều năm nay, chúng ta phải đau lòng thừa nhận với nhau rằng, hối lộ để chạy chức chạy quyền đã trở thành quốc nạn ở Việt Nam. Mới đây, ông Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Võ Thanh Bình đã cho tài xế mang vào phòng họp 100 triệu đồng và cho biết đây là khoản "chạy chức" của cấp dưới, tuy nhiên, không tiết lộ danh tính người đưa tiền. Và ông Võ Thanh Bình cũng cho biết nếu trong thời gian đó mà ông nhận tiền của cấp dưới thì ông đã nhận ít nhất là một tỷ đồng.
9 "mẹo nhỏ" để chạy quyền chạy chức shopping entertainments
ảnh minh họa
Có bao nhiêu phần trăm người được đề bạt không chạy hối lộ cho cấp trên của mình? Tôi không dám công bố con số mà tôi ước đoán. Nhưng nếu sự thật được công bố thì chắc chắn là một con số kinh hoàng. Tất cả những người được đề bạt ở Việt Nam hãy tự hỏi mình có phải là người hoàn toàn trong sạch không? Tất nhiên, có người sẽ trả lời tôi hoàn toàn trong sạch. Tôi không hối lộ. Tôi chỉ cám ơn cấp trên đã giúp đỡ tôi mà thôi hoặc tôi đối với sếp là tình nghĩa con người thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Phải biết ơn người đã giúp mình chứ.
Có rất nhiều cách hối lộ tạo lý do cho người hối lộ và người nhận hối lộ không phải “thẹn thùng” và không vi phạm luật pháp. Nếu bạn muốn chạy quyền, chạy chức, tôi xin mách bạn một số mẹo. Thực ra không phải sách lược do tôi nghĩ ra mà tôi chỉ là người tổng hợp những cách mà người Việt Nam chúng ta đã, đang và tiếp tục dùng mà thôi. Dưới đây là 9 "mẹo" (hay còn gọi là "cách") hối lộ cơ bản để chạy quyền chạy chức ở Việt Nam. Bạn cứ học thuộc lòng 9 cách dưới đây và cứ thế… cứ thế… mà làm, không phải dày vò làm gì. Hiệu quả của những cách này sẽ làm bạn rất ngạc nhiên cho dù bạn không hề là người có tài.
Cách 1: Hãy tạo ra lý do hợp lý để cấp trên có thể nhận một khoản tiền từ một công trình hay một đề án nào đó mà cấp trên thừa biết đó là tiền hối lộ của cấp dưới.
Ví dụ một trong hàng trăm cách đơn giản là hóa giá nhà cho cấp trên. Sau đó cấp trên có thể bán ngôi nhà đó đi để mua một ngôi nhà khác cho tiện lợi việc đi làm hoặc sửa sang một chút rồi cho người nước ngoài thuê. Bạn biết lương cấp trên quá khiêm tốn, làm sao đủ chi tiêu điện nước, chợ búa hàng ngày và con cái học hành. Tiền chênh lệch giữa nhà hóa giá và thị trường cũng không nhiều lắm đâu. Nó chỉ khoảng dăm, bảy tỷ đồng thôi.
Cách này gọi là Lọt sàng xuống nia.
Cách 2: Hãy lợi dụng cơ hội tự nhiên như cha mẹ cấp trên đau ốm hay từ trần. Bạn cầm phong bì đến thăm là vừa tạo ra sự xúc động cho cấp trên và vừa đưa được khoản tiền hối lộ một cách rất tình cảm. Việc thăm nom người đau ốm hay phúng viếng người mất là một phong tục đẹp. Cứ thế mà làm. Ngượng ngùng gì đâu.
Bạn có tin là có người thăm bố cấp trên nằm viện với phong bì là 10.000 USD không ?
Cách này gọi là Kính lão đắc quyền chức.
Cách 3: Hãy lợi dụng cơ hội phu nhân của cấp trên đau ốm hoặc đi du lịch trong và ngoài nước để tặng phong bì.
Ví dụ bạn mua vé hai chiều cho phu nhân cấp trên (có thể cả con gái hay con trai cấp trên đi cùng) rồi đưa thêm một phong bì nhỏ từ 5000 đến 7000 USD để phu nhân cấp trên mua quà và dặn thêm: Chị nhớ mua quà cho em đấy nhé. Bạn sẽ có quà như chai rượu, cây thuốc không dán tem, thuốc bổ dương hoặc một áo sơ mi hàng hiệu.
Cách này gọi là Mua quà cho em.
Cách 4: Hãy lợi dụng những cơ hội liên quan đến con của cấp trên như đỗ đại học, đi du học nước ngoài hay lập gia đình riêng.
Việc này quá dễ với bạn. Bạn chỉ cần tặng cho cháu một học bổng trong 3 năm học ở Mỹ, London, Thụy Sĩ, Hà Lan… Vì đó là những nước cấp trên muốn con mình đến học.
Con cấp trên đỗ đại học bạn có thể tặng một xe máy Vespa khoảng 100 triệu đồng hay có điều kiện thì tặng một xe hơi cho cháu đi học đỡ mưa nắng, bụi bặm. Việc động viên con cháu học hành là việc đáng làm của toàn dân. Bạn thấy có hợp lý không? Quá hợp lý.
Cách này gọi là Sữa để em thơ…
Cách 5: Hãy lợi dụng cơ hội khi cấp trên đi công tác nước ngoài. Nếu bạn có quyền ở cơ quan mình thì bạn quyết định chi tiền làm việc và tiếp khách ở nước ngoài cho cấp trên.
Lưu ý là tiền chi như thế cho cấp trên phải dựa vào hoàn cảnh của cơ quan. Cơ quan nghèo thì khoảng dăm ngàn đô, giàu thì mươi mười lăm ngàn đô. Đồng thời bạn đưa phong bì của riêng của bạn cho sếp. Cũng không cần nhiều. Chỉ nên từ 5.000 đến 10.000 USD và phải dặn dò sếp kỹ lưỡng một chút: Giá cả nước ngoài đắt đỏ lắm, anh cầm thêm vài đồng để uống cốc bia hơi cho đỡ khát và phòng bị khó khăn lúc xa nhà.
Cách này gọi là Lương khô đường dài.
Cách 6: Hãy lợi dụng tục mừng tuổi năm mới, một phong tục đẹp của dân tộc. Một phong bì có thiếp chúc mừng năm mới kèm theo năm, mười, mười lăm hay hai mươi ngàn đô… ( nghĩa là tùy vào sự quan tâm của bạn đối với sếp và tùy vào hoàn cảnh của bạn). Bạn yên tâm là sếp không từ chối đâu. Vì chưa ai từ chối tiền mừng tuổi bao giờ. Nghã là không ai từ chối một phong tục đẹp của người Việt Nam ta.
Cách này gọi là Phong tục nước Nam.
Cách 7: Cách này có vẻ “trắng trợn” hơn. Đó là cách mà bạn đến chơi nhờ sếp một việc gì đó rồi cứ nhét vào túi sếp một phong bì đô la và nói: anh cầm uống chai bia. Nhưng bạn cẩn thận kẻo vợ sếp mắng cho ấy chứ. Bà ấy sẽ lừ mắt nhìn bạn và bảo: Chú chỉ làm hư anh chú thôi. Nhưng cách này chưa ai áp dụng mà bị từ chối thẳng thừng cả đâu. Cứ yên tâm mà thực hiện nhé.
Cách này gọi là Làm hư sếp.
Cách 8: Hãy lợi dụng tính thương người của phụ nữ. Mà cụ thể đây là vợ sếp. Bạn trình bày nguyện vọng của mình với vợ sếp. Chị ấy sẽ rất thương bạn và hết lòng ủng hộ bạn. Hơn nữa, sếp của bạn là người rất tôn trọng phụ nữ mà cụ thể là vợ mình.
Bạn cứ đưa phong bì và nói: Chị cầm mà thêm rau muối. Vợ sếp sẽ vô cùng xúc động và có thể ứa nước mắt. Rất nhiều người áp dụng cách này và thành công mỹ mãn.
Hãy chú ý đến tính thương người của phụ nữ.
Cách này gọi là Lòng dạ đàn bà.
Cách 9: Cách này không dùng tiền mặt mà chỉ dùng hiện vật. Nhỏ thì xe máy, xe hơi/ Lớn thì đất cát, cơ ngơi cửa nhà.
Cách này trong tiếng Anh gọi là No cash but money (tạm dịch Không tiền mặt nhưng vẫn là tiền).
Tôi không dám trao túi gấm chứa ba mẹo cao cho bạn lúc gặp “nan nguy” như Khổng Minh trao cho các tướng lĩnh của mình. Tôi chỉ trao cho bạn 9 "mẹo vặt" mà hầu như ai cũng biết và ghé tai dặn: Cứ thế…cứ thế…mà làm!
Nếu bạn biết dùng những mẹo trên thì việc cá nhân của bạn ắt xong còn việc công ắt bại.
9 "mẹo nhỏ" để chạy quyền chạy chức shopping entertainments
ảnh minh họa
Có bao nhiêu phần trăm người được đề bạt không chạy hối lộ cho cấp trên của mình? Tôi không dám công bố con số mà tôi ước đoán. Nhưng nếu sự thật được công bố thì chắc chắn là một con số kinh hoàng. Tất cả những người được đề bạt ở Việt Nam hãy tự hỏi mình có phải là người hoàn toàn trong sạch không? Tất nhiên, có người sẽ trả lời tôi hoàn toàn trong sạch. Tôi không hối lộ. Tôi chỉ cám ơn cấp trên đã giúp đỡ tôi mà thôi hoặc tôi đối với sếp là tình nghĩa con người thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Phải biết ơn người đã giúp mình chứ.
Có rất nhiều cách hối lộ tạo lý do cho người hối lộ và người nhận hối lộ không phải “thẹn thùng” và không vi phạm luật pháp. Nếu bạn muốn chạy quyền, chạy chức, tôi xin mách bạn một số mẹo. Thực ra không phải sách lược do tôi nghĩ ra mà tôi chỉ là người tổng hợp những cách mà người Việt Nam chúng ta đã, đang và tiếp tục dùng mà thôi. Dưới đây là 9 "mẹo" (hay còn gọi là "cách") hối lộ cơ bản để chạy quyền chạy chức ở Việt Nam. Bạn cứ học thuộc lòng 9 cách dưới đây và cứ thế… cứ thế… mà làm, không phải dày vò làm gì. Hiệu quả của những cách này sẽ làm bạn rất ngạc nhiên cho dù bạn không hề là người có tài.
Cách 1: Hãy tạo ra lý do hợp lý để cấp trên có thể nhận một khoản tiền từ một công trình hay một đề án nào đó mà cấp trên thừa biết đó là tiền hối lộ của cấp dưới.
Ví dụ một trong hàng trăm cách đơn giản là hóa giá nhà cho cấp trên. Sau đó cấp trên có thể bán ngôi nhà đó đi để mua một ngôi nhà khác cho tiện lợi việc đi làm hoặc sửa sang một chút rồi cho người nước ngoài thuê. Bạn biết lương cấp trên quá khiêm tốn, làm sao đủ chi tiêu điện nước, chợ búa hàng ngày và con cái học hành. Tiền chênh lệch giữa nhà hóa giá và thị trường cũng không nhiều lắm đâu. Nó chỉ khoảng dăm, bảy tỷ đồng thôi.
Cách này gọi là Lọt sàng xuống nia.
Cách 2: Hãy lợi dụng cơ hội tự nhiên như cha mẹ cấp trên đau ốm hay từ trần. Bạn cầm phong bì đến thăm là vừa tạo ra sự xúc động cho cấp trên và vừa đưa được khoản tiền hối lộ một cách rất tình cảm. Việc thăm nom người đau ốm hay phúng viếng người mất là một phong tục đẹp. Cứ thế mà làm. Ngượng ngùng gì đâu.
Bạn có tin là có người thăm bố cấp trên nằm viện với phong bì là 10.000 USD không ?
Cách này gọi là Kính lão đắc quyền chức.
Cách 3: Hãy lợi dụng cơ hội phu nhân của cấp trên đau ốm hoặc đi du lịch trong và ngoài nước để tặng phong bì.
Ví dụ bạn mua vé hai chiều cho phu nhân cấp trên (có thể cả con gái hay con trai cấp trên đi cùng) rồi đưa thêm một phong bì nhỏ từ 5000 đến 7000 USD để phu nhân cấp trên mua quà và dặn thêm: Chị nhớ mua quà cho em đấy nhé. Bạn sẽ có quà như chai rượu, cây thuốc không dán tem, thuốc bổ dương hoặc một áo sơ mi hàng hiệu.
Cách này gọi là Mua quà cho em.
Cách 4: Hãy lợi dụng những cơ hội liên quan đến con của cấp trên như đỗ đại học, đi du học nước ngoài hay lập gia đình riêng.
Việc này quá dễ với bạn. Bạn chỉ cần tặng cho cháu một học bổng trong 3 năm học ở Mỹ, London, Thụy Sĩ, Hà Lan… Vì đó là những nước cấp trên muốn con mình đến học.
Con cấp trên đỗ đại học bạn có thể tặng một xe máy Vespa khoảng 100 triệu đồng hay có điều kiện thì tặng một xe hơi cho cháu đi học đỡ mưa nắng, bụi bặm. Việc động viên con cháu học hành là việc đáng làm của toàn dân. Bạn thấy có hợp lý không? Quá hợp lý.
Cách này gọi là Sữa để em thơ…
Cách 5: Hãy lợi dụng cơ hội khi cấp trên đi công tác nước ngoài. Nếu bạn có quyền ở cơ quan mình thì bạn quyết định chi tiền làm việc và tiếp khách ở nước ngoài cho cấp trên.
Lưu ý là tiền chi như thế cho cấp trên phải dựa vào hoàn cảnh của cơ quan. Cơ quan nghèo thì khoảng dăm ngàn đô, giàu thì mươi mười lăm ngàn đô. Đồng thời bạn đưa phong bì của riêng của bạn cho sếp. Cũng không cần nhiều. Chỉ nên từ 5.000 đến 10.000 USD và phải dặn dò sếp kỹ lưỡng một chút: Giá cả nước ngoài đắt đỏ lắm, anh cầm thêm vài đồng để uống cốc bia hơi cho đỡ khát và phòng bị khó khăn lúc xa nhà.
Cách này gọi là Lương khô đường dài.
Cách 6: Hãy lợi dụng tục mừng tuổi năm mới, một phong tục đẹp của dân tộc. Một phong bì có thiếp chúc mừng năm mới kèm theo năm, mười, mười lăm hay hai mươi ngàn đô… ( nghĩa là tùy vào sự quan tâm của bạn đối với sếp và tùy vào hoàn cảnh của bạn). Bạn yên tâm là sếp không từ chối đâu. Vì chưa ai từ chối tiền mừng tuổi bao giờ. Nghã là không ai từ chối một phong tục đẹp của người Việt Nam ta.
Cách này gọi là Phong tục nước Nam.
Cách 7: Cách này có vẻ “trắng trợn” hơn. Đó là cách mà bạn đến chơi nhờ sếp một việc gì đó rồi cứ nhét vào túi sếp một phong bì đô la và nói: anh cầm uống chai bia. Nhưng bạn cẩn thận kẻo vợ sếp mắng cho ấy chứ. Bà ấy sẽ lừ mắt nhìn bạn và bảo: Chú chỉ làm hư anh chú thôi. Nhưng cách này chưa ai áp dụng mà bị từ chối thẳng thừng cả đâu. Cứ yên tâm mà thực hiện nhé.
Cách này gọi là Làm hư sếp.
Cách 8: Hãy lợi dụng tính thương người của phụ nữ. Mà cụ thể đây là vợ sếp. Bạn trình bày nguyện vọng của mình với vợ sếp. Chị ấy sẽ rất thương bạn và hết lòng ủng hộ bạn. Hơn nữa, sếp của bạn là người rất tôn trọng phụ nữ mà cụ thể là vợ mình.
Bạn cứ đưa phong bì và nói: Chị cầm mà thêm rau muối. Vợ sếp sẽ vô cùng xúc động và có thể ứa nước mắt. Rất nhiều người áp dụng cách này và thành công mỹ mãn.
Hãy chú ý đến tính thương người của phụ nữ.
Cách này gọi là Lòng dạ đàn bà.
Cách 9: Cách này không dùng tiền mặt mà chỉ dùng hiện vật. Nhỏ thì xe máy, xe hơi/ Lớn thì đất cát, cơ ngơi cửa nhà.
Cách này trong tiếng Anh gọi là No cash but money (tạm dịch Không tiền mặt nhưng vẫn là tiền).
Tôi không dám trao túi gấm chứa ba mẹo cao cho bạn lúc gặp “nan nguy” như Khổng Minh trao cho các tướng lĩnh của mình. Tôi chỉ trao cho bạn 9 "mẹo vặt" mà hầu như ai cũng biết và ghé tai dặn: Cứ thế…cứ thế…mà làm!
Nếu bạn biết dùng những mẹo trên thì việc cá nhân của bạn ắt xong còn việc công ắt bại.
VN – TQ: Những trận bão biển và câu chuyện bách chiến bách thắng
Posted by truongthondlb1
Báo Không Lề (07/03/2011) – Hà Nội – Mới đây một lần nữa lại gióng lên những đợt bão biển vô cùng kinh hãi đối với Dân Tộc Việt Nam. Thêm một trận cuồng phong xuất phát từ phương Bắc đang tiến dần về miền Trung nước ta. Những trận bão biển “nhân tạo” do những người “đồng chí 4 tốt và 16 chữ vàng” của đảng cộng sản Việt Nam tạo ra. Nó hung hãn, dồn dập, và liên tục diễn ra hàng tháng, hàng năm. Hầu như là Việt Nam gánh chịu bão nhân tạo này tương đương với mười mấy trận bão thiên nhiên trong một năm.
Việt Nam dưới chế độ XHCN luôn tự hào là “muôn năm” đã chống đỡ những trận bão biển phương Bắc này như thế nào? Với một cái chính quyền luôn kiêu ngạo khi nó được đẻ ra từ họng súng đến bây giờ là “bách chiến, bách thắng” thì liệu có thắng được trước bão Trung Quốc?.
Vào ngày 24/02/2011, Trung quốc đã xua Hải quân của mình tiến hành tập trận ngay tại khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trước đó, theo tin tức từ trong nước thì vào những ngày cuối tháng giêng năm 2011 vừa qua, thì các nhà hải dương học Trung Quốc đã nhóm họp tại một hội nghị ở Thượng Hải để thảo luận về một dự án có tên là “Biển Đông sâu thẳm”. Ngoài ra Trung Quốc còn đăng Google Maps bản đồ vẽ sai lãnh hải Việt Nam. Phải chăng đây là những toan tính để xâm chiếm biển đảo của Việt Nam một cách công khai?.
Theo các mốc lịch sử ghi chép, chỉ trong vòng thế kỷ 20 Trung Quốc đã có ít nhất 7 lần đưa quân đánh chiếm các quần đảo thuộc Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam trong những năm 1909, 46, 56, 59, 74, 88, 95. Các mốc lịch sử này ghi lại cho thấy khá chi tiết từng trận đánh thắng, bại của Việt Nam. Một bước tiến lớn trong mưu đồ của Trung Quốc là vào năm 1956, lợi dụng tình hình chính trị rối ren của Việt Nam giữa hai miền Nam – Bắc, Trung quốc đã huy động lực lượng quân đội ra xâm chiếm nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa.
- Bốn chiến hạm của quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tham dự trận hải chiến năm 1974
Lúc ấy, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã đưa quân ra đóng giữ nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa với tư cách là người quản lý hợp pháp phạm vi lãnh thổ từ vỹ tuyến 17 trở vào và đã phản đối kịch liệt trước hành động xâm chiếm, tiến hành các hoạt động ngoại giao, pháp lý để thực hiện và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1959 cuộc bành trướng của quân xâm lược Bắc Kinh vào khu vực phía tây Hoàng Sa đã bị Quân lực Sài Gòn tóm gọn và áp giải về giam tại Đà Nẵng. Lịch sử chói lọi cho công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo Việt Nam có thể nói đến trận đánh trả của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa vào 1974. Chính quyền Sài Gòn đã huy động Hải quân và chiến đấu một cách anh dũng nhưng vì lực lượng không cân xứng, đã có nhiều chiến sĩ vùi thây nơi đây trước sự hung tàn của kẻ thù.
Năm 1988, Trung Quốc tiếp tục đưa quân đánh chiếm các quần đảo thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. Năm 1995 Trung quốc chiếm được đảo Vành Khăn thuộc một đảo đá nằm phía tây nam Trường Sa, lúc này cộng sản độc tài toàn trị khắp bờ cõi Việt Nam. Không thấy một trang sử nào chép lại sự chống trả của quân đội mà chỉ thấy người ta biện hộ do thời thế lúc này Việt Nam phải vật lộn những khó khăn về kinh tế mà Việt Nam phải đương đầu cùng tình hình chính trị quốc tế có những diễn biến phức tạp bất lợi cho Việt Nam tại thời điểm đó. Vì phải chăng quá lo lắng cho việc tránh nguy cơ bị sụp đổ dây chuyền của khối cộng sản đang diễn ra tại Liên xô và Đông âu mà bỏ quên cả biên cương hải đảo cho kẻ thù chăng?.
Điểm qua lịch sử chúng ta mới thấy dã tâm xâm lược Việt Nam của Trung Quốc mà nhà cầm quyền Việt Nam luôn tung hứng cho mối thịnh tình anh em đồng chí môi hở răng lạnh của mình. Cũng qua đó một phần nào cho thấy được mưu đồ của cộng sản hai phương đang từng bước biến Việt Nam là của chung.
Những năm gần đây chúng ta thấy gì trên biển Đông, trên các quần đảo thuộc khu vực Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam? Năm 2005, tàu tuần tra biển của Trung Quốc bắn chết tám ngư dân Việt Nam vào đêm ngày 9/01/05. Họ là những ngư dân thuộc xã Hoà Lộc, huyện Hậu Lộc, và xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá. Phản ứng của chính phủ Việt Nam trong vụ này khá chậm chạp và ủy mị. Sau vài ngày, mới thấy báo đài nhà nước đưa tin khi ông phát ngôn nhân bộ ngoại giao lên tiếng yêu cầu một cách yếu ớt. Không thấy đau trước nỗi đau con dân bị bắn giết do Trung Quốc gây ra. Đã vậy, chính Thủ Tướng Phan Văn Khải đã ca ngợi hết lời mối quan hệ “môi hở răng lạnh” Việt Nam –Trung Quốc mà không hề đả động đến vụ việc này khi có một vị lãnh đạo nước này sang thăm Việt Nam chỉ vài ngày sau đó. Lại còn thêm ông Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Duy Niên nhận lời mời của Đại Sứ Trung Quốc đến dự lễ kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam –Trung Quốc, mà cũng không hề đả động gì đến vụ việc thương tâm của ngư dân nước mình mới bị bắn chết.
Việt Nam – Trung Quốc Hợp tác chiến lược?
Ngư dân chết phơi thây ngoài biển, bị bắt đòi tiền chuộc, bị đâm thủng tàu kéo dài từ Thanh Hóa đến tận Lý Sơn, nơi đâu có tại nạn thì hung phạm đều chính là Trung Quốc. Từ việc không lên tiếng của chính phủ Việt Nam một cách dứt khoát đó nên chẳng lạ gì khi mà tần suất Trung quốc tiếp tục bắn, và bắt ngư dân Việt Nam mỗi ngày càng lớn hơn. Ngày 27/6/2007, Anh Tiêu Viết Là thuộc thôn Châu Thuận, xã Bình Châu , Bình Sơn, Quảng Ngãi, tàu đánh cá của anh Là đã bị tàu Trung Quốc bắn. Sáu nhân công trên tàu bị thương, trong đó có một người bị nặng là Huỳnh Văn Hưng.
Tháng 12/2009, Trung Quốc lại tiếp tục bắt giữ ba tàu cá cùng hơn 40 ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi, tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ba tàu gồm QNg 96004 của ông Lê Tân; tàu QNg 96199 của ông Lê Văn Lộc và QNg 66398 của ông Dương Lúa, đều ở đảo Lý Sơn, bị tuần ngư của Trung Quốc bắt trong hai hôm 07/12-08/12 khi đang hoạt động ở vùng biển của Việt Nam. Khi đó, bộ ngoại giao cũng chưa lên tiếng. Rất nhiều lần ngư dân Việt Nam bị bắn giết hoặc bị bắt bớ đòi tiền chuộc từ phía Trung Quốc nhưng chính phủ Việt Nam hoặc không lên tiếng, hoặc lên tiếng một cách yếu ớt, dè dặt rồi chìm sâu vào quên lãng. Ngư dân không còn dám ra biển vì sợ tiếp tục bị bắn chết hay bị bắt đòi tiền chuộc của Trung Quốc và do lệnh cấm hoạt động trên biển áp đặt trên chủ quyền của Việt Nam của họ.
Trung Quốc đã dở đủ trò từ bắn giết đến bắt bớ ngư dân Việt Nam. Giờ đây, họ đã công khai sự có mặt của mình trên Hoàng Sa, Trường Sa bằng quân sự. Bộ ngoại giao Việt Nam lại chỉ biết lên tiếng phản đối một cách yếu ớt rồi chìm vào quên lãng. Hay là họ đang dùng phương châm “giải quyết vấn đề Biển Đông và các vấn đề khác thông qua thương lượng hữu nghị để bảo vệ phát triển quan hệ song phương”? Hữu nghị là thế nào? Cho kẻ thù tha hồ xâm chiếm từng phần lãnh hải của đất nước, dân tộc, bắn giết ngư dân để “bảo vệ quan hệ môi hở răng lạnh” của tình đồng chí cộng sản chăng?
Đường lưỡi bò Trung Quốc sát thềm lục địa Việt Nam
Tại sao nhà cầm quyền không có biện pháp cứng rắn để giải quyết sự vi phạm trắng trợ chủ quyền của Trung Quốc?. Đừng có bao biện là Trung Quốc rất mạnh, chúng ta chỉ là nước nhỏ.v.v…Đó là những kiểu bao biện bán nước. Trung Quốc mạnh hơn và chúng ta là một nước nhỏ bé, điều đó đúng đến mấy ngàn năm lịch sử nay rồi. Nhưng hãy lật giở lại các trang vàng vĩ đại của tiền nhân chúng ta đánh đuổi kẻ thù phương Bắc tan tành xác pháo, xác phơi chất thành núi, máu chảy thành sông. Đã bao lần các triều đại Vua Chúa Việt Nam chinh phạt kẻ thù và đã chiến thắng? Có vì kẻ thù mạnh hơn, vì nước ta nhỏ hơn mà tổ tiên chúng ta ngồi yên dâng đất nước cho kẻ thù ngoại trừ Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc?
Chính quyền hiện tại, thể chế độc tài toàn trị tại Việt Nam đã luôn cho rằng trong lịch sử đấu tranh của mình, họ đã chiến thắng tất cả các kẻ thù từ thực dân đến đế quốc. Thể chế độc tài này luôn lấy đó làm thước đo để tuyên tuyền trong nhân dân là “nhờ ơn đảng cộng sản nên Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Họ thường tung hê là dưới ngọn cờ bách chiến, bách thắng của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại-vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, đã có bao lớp người đấu tranh, hy sinh vì lý tưởng cao đẹp của Đảng. Đảng cộng sản tiếp tục triển khai mạnh mẽ cuộc đấu tranh ý thức hệ nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Cái bách chiến bách thắng của họ là chiến đấu cật lực, đấu tranh hi sinh chỉ vì cái “lý tưởng cao đẹp của đảng” và coi đó là kim chỉ nam cho hành động chỉ và trong cái thứ chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HCM. Lý tưởng cao đẹp của cộng sản là gì, chủ nghĩa Mac-Lê còn cao hơn cả chủ nghĩa Dân Tộc chăng?
Công an trấn sinh viên biểu tình chống Trung Quốc xâm lược
Có lẽ do vậy nên trước sự xâm lược bành trướng của Trung Quốc đối với lãnh thổ Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam đã chiến thắng, và tiếp tục bách chiến, bách thắng qua việc để cho Trung Quốc liên tục đánh giết nhân dân và dân tộc Việt Nam, qua việc ra sức đàn áp các sinh viên, học sinh Việt Nam bày tỏ lòng yêu nước trước sự xâm lược trắng trợn Hoàng Sa, Trường Sa tại đại sứ quán của Trung Quốc năm 2007?
Bách chiến, bách thắng của đảng cộng sản Việt Nam có thắng nổi sự xâm lược hung tàn của Trung quốc hay là cái bách chiến bách thắng đó để chống lại dân tộc Việt Nam?
Hà Nội 07/03/2011
Báo Không Lề
gửi Dân Làm Báo
http://baokhongle.wordpress.com
Báo Không Lề (07/03/2011) – Hà Nội – Mới đây một lần nữa lại gióng lên những đợt bão biển vô cùng kinh hãi đối với Dân Tộc Việt Nam. Thêm một trận cuồng phong xuất phát từ phương Bắc đang tiến dần về miền Trung nước ta. Những trận bão biển “nhân tạo” do những người “đồng chí 4 tốt và 16 chữ vàng” của đảng cộng sản Việt Nam tạo ra. Nó hung hãn, dồn dập, và liên tục diễn ra hàng tháng, hàng năm. Hầu như là Việt Nam gánh chịu bão nhân tạo này tương đương với mười mấy trận bão thiên nhiên trong một năm.
Việt Nam dưới chế độ XHCN luôn tự hào là “muôn năm” đã chống đỡ những trận bão biển phương Bắc này như thế nào? Với một cái chính quyền luôn kiêu ngạo khi nó được đẻ ra từ họng súng đến bây giờ là “bách chiến, bách thắng” thì liệu có thắng được trước bão Trung Quốc?.
Vào ngày 24/02/2011, Trung quốc đã xua Hải quân của mình tiến hành tập trận ngay tại khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trước đó, theo tin tức từ trong nước thì vào những ngày cuối tháng giêng năm 2011 vừa qua, thì các nhà hải dương học Trung Quốc đã nhóm họp tại một hội nghị ở Thượng Hải để thảo luận về một dự án có tên là “Biển Đông sâu thẳm”. Ngoài ra Trung Quốc còn đăng Google Maps bản đồ vẽ sai lãnh hải Việt Nam. Phải chăng đây là những toan tính để xâm chiếm biển đảo của Việt Nam một cách công khai?.
Theo các mốc lịch sử ghi chép, chỉ trong vòng thế kỷ 20 Trung Quốc đã có ít nhất 7 lần đưa quân đánh chiếm các quần đảo thuộc Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam trong những năm 1909, 46, 56, 59, 74, 88, 95. Các mốc lịch sử này ghi lại cho thấy khá chi tiết từng trận đánh thắng, bại của Việt Nam. Một bước tiến lớn trong mưu đồ của Trung Quốc là vào năm 1956, lợi dụng tình hình chính trị rối ren của Việt Nam giữa hai miền Nam – Bắc, Trung quốc đã huy động lực lượng quân đội ra xâm chiếm nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa.
- Bốn chiến hạm của quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tham dự trận hải chiến năm 1974
Lúc ấy, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã đưa quân ra đóng giữ nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa với tư cách là người quản lý hợp pháp phạm vi lãnh thổ từ vỹ tuyến 17 trở vào và đã phản đối kịch liệt trước hành động xâm chiếm, tiến hành các hoạt động ngoại giao, pháp lý để thực hiện và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1959 cuộc bành trướng của quân xâm lược Bắc Kinh vào khu vực phía tây Hoàng Sa đã bị Quân lực Sài Gòn tóm gọn và áp giải về giam tại Đà Nẵng. Lịch sử chói lọi cho công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo Việt Nam có thể nói đến trận đánh trả của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa vào 1974. Chính quyền Sài Gòn đã huy động Hải quân và chiến đấu một cách anh dũng nhưng vì lực lượng không cân xứng, đã có nhiều chiến sĩ vùi thây nơi đây trước sự hung tàn của kẻ thù.
Năm 1988, Trung Quốc tiếp tục đưa quân đánh chiếm các quần đảo thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. Năm 1995 Trung quốc chiếm được đảo Vành Khăn thuộc một đảo đá nằm phía tây nam Trường Sa, lúc này cộng sản độc tài toàn trị khắp bờ cõi Việt Nam. Không thấy một trang sử nào chép lại sự chống trả của quân đội mà chỉ thấy người ta biện hộ do thời thế lúc này Việt Nam phải vật lộn những khó khăn về kinh tế mà Việt Nam phải đương đầu cùng tình hình chính trị quốc tế có những diễn biến phức tạp bất lợi cho Việt Nam tại thời điểm đó. Vì phải chăng quá lo lắng cho việc tránh nguy cơ bị sụp đổ dây chuyền của khối cộng sản đang diễn ra tại Liên xô và Đông âu mà bỏ quên cả biên cương hải đảo cho kẻ thù chăng?.
Điểm qua lịch sử chúng ta mới thấy dã tâm xâm lược Việt Nam của Trung Quốc mà nhà cầm quyền Việt Nam luôn tung hứng cho mối thịnh tình anh em đồng chí môi hở răng lạnh của mình. Cũng qua đó một phần nào cho thấy được mưu đồ của cộng sản hai phương đang từng bước biến Việt Nam là của chung.
Những năm gần đây chúng ta thấy gì trên biển Đông, trên các quần đảo thuộc khu vực Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam? Năm 2005, tàu tuần tra biển của Trung Quốc bắn chết tám ngư dân Việt Nam vào đêm ngày 9/01/05. Họ là những ngư dân thuộc xã Hoà Lộc, huyện Hậu Lộc, và xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá. Phản ứng của chính phủ Việt Nam trong vụ này khá chậm chạp và ủy mị. Sau vài ngày, mới thấy báo đài nhà nước đưa tin khi ông phát ngôn nhân bộ ngoại giao lên tiếng yêu cầu một cách yếu ớt. Không thấy đau trước nỗi đau con dân bị bắn giết do Trung Quốc gây ra. Đã vậy, chính Thủ Tướng Phan Văn Khải đã ca ngợi hết lời mối quan hệ “môi hở răng lạnh” Việt Nam –Trung Quốc mà không hề đả động đến vụ việc này khi có một vị lãnh đạo nước này sang thăm Việt Nam chỉ vài ngày sau đó. Lại còn thêm ông Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Duy Niên nhận lời mời của Đại Sứ Trung Quốc đến dự lễ kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam –Trung Quốc, mà cũng không hề đả động gì đến vụ việc thương tâm của ngư dân nước mình mới bị bắn chết.
Việt Nam – Trung Quốc Hợp tác chiến lược?
Ngư dân chết phơi thây ngoài biển, bị bắt đòi tiền chuộc, bị đâm thủng tàu kéo dài từ Thanh Hóa đến tận Lý Sơn, nơi đâu có tại nạn thì hung phạm đều chính là Trung Quốc. Từ việc không lên tiếng của chính phủ Việt Nam một cách dứt khoát đó nên chẳng lạ gì khi mà tần suất Trung quốc tiếp tục bắn, và bắt ngư dân Việt Nam mỗi ngày càng lớn hơn. Ngày 27/6/2007, Anh Tiêu Viết Là thuộc thôn Châu Thuận, xã Bình Châu , Bình Sơn, Quảng Ngãi, tàu đánh cá của anh Là đã bị tàu Trung Quốc bắn. Sáu nhân công trên tàu bị thương, trong đó có một người bị nặng là Huỳnh Văn Hưng.
Tháng 12/2009, Trung Quốc lại tiếp tục bắt giữ ba tàu cá cùng hơn 40 ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi, tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ba tàu gồm QNg 96004 của ông Lê Tân; tàu QNg 96199 của ông Lê Văn Lộc và QNg 66398 của ông Dương Lúa, đều ở đảo Lý Sơn, bị tuần ngư của Trung Quốc bắt trong hai hôm 07/12-08/12 khi đang hoạt động ở vùng biển của Việt Nam. Khi đó, bộ ngoại giao cũng chưa lên tiếng. Rất nhiều lần ngư dân Việt Nam bị bắn giết hoặc bị bắt bớ đòi tiền chuộc từ phía Trung Quốc nhưng chính phủ Việt Nam hoặc không lên tiếng, hoặc lên tiếng một cách yếu ớt, dè dặt rồi chìm sâu vào quên lãng. Ngư dân không còn dám ra biển vì sợ tiếp tục bị bắn chết hay bị bắt đòi tiền chuộc của Trung Quốc và do lệnh cấm hoạt động trên biển áp đặt trên chủ quyền của Việt Nam của họ.
Trung Quốc đã dở đủ trò từ bắn giết đến bắt bớ ngư dân Việt Nam. Giờ đây, họ đã công khai sự có mặt của mình trên Hoàng Sa, Trường Sa bằng quân sự. Bộ ngoại giao Việt Nam lại chỉ biết lên tiếng phản đối một cách yếu ớt rồi chìm vào quên lãng. Hay là họ đang dùng phương châm “giải quyết vấn đề Biển Đông và các vấn đề khác thông qua thương lượng hữu nghị để bảo vệ phát triển quan hệ song phương”? Hữu nghị là thế nào? Cho kẻ thù tha hồ xâm chiếm từng phần lãnh hải của đất nước, dân tộc, bắn giết ngư dân để “bảo vệ quan hệ môi hở răng lạnh” của tình đồng chí cộng sản chăng?
Đường lưỡi bò Trung Quốc sát thềm lục địa Việt Nam
Tại sao nhà cầm quyền không có biện pháp cứng rắn để giải quyết sự vi phạm trắng trợ chủ quyền của Trung Quốc?. Đừng có bao biện là Trung Quốc rất mạnh, chúng ta chỉ là nước nhỏ.v.v…Đó là những kiểu bao biện bán nước. Trung Quốc mạnh hơn và chúng ta là một nước nhỏ bé, điều đó đúng đến mấy ngàn năm lịch sử nay rồi. Nhưng hãy lật giở lại các trang vàng vĩ đại của tiền nhân chúng ta đánh đuổi kẻ thù phương Bắc tan tành xác pháo, xác phơi chất thành núi, máu chảy thành sông. Đã bao lần các triều đại Vua Chúa Việt Nam chinh phạt kẻ thù và đã chiến thắng? Có vì kẻ thù mạnh hơn, vì nước ta nhỏ hơn mà tổ tiên chúng ta ngồi yên dâng đất nước cho kẻ thù ngoại trừ Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc?
Chính quyền hiện tại, thể chế độc tài toàn trị tại Việt Nam đã luôn cho rằng trong lịch sử đấu tranh của mình, họ đã chiến thắng tất cả các kẻ thù từ thực dân đến đế quốc. Thể chế độc tài này luôn lấy đó làm thước đo để tuyên tuyền trong nhân dân là “nhờ ơn đảng cộng sản nên Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Họ thường tung hê là dưới ngọn cờ bách chiến, bách thắng của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại-vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, đã có bao lớp người đấu tranh, hy sinh vì lý tưởng cao đẹp của Đảng. Đảng cộng sản tiếp tục triển khai mạnh mẽ cuộc đấu tranh ý thức hệ nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Cái bách chiến bách thắng của họ là chiến đấu cật lực, đấu tranh hi sinh chỉ vì cái “lý tưởng cao đẹp của đảng” và coi đó là kim chỉ nam cho hành động chỉ và trong cái thứ chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng HCM. Lý tưởng cao đẹp của cộng sản là gì, chủ nghĩa Mac-Lê còn cao hơn cả chủ nghĩa Dân Tộc chăng?
Công an trấn sinh viên biểu tình chống Trung Quốc xâm lược
Có lẽ do vậy nên trước sự xâm lược bành trướng của Trung Quốc đối với lãnh thổ Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam đã chiến thắng, và tiếp tục bách chiến, bách thắng qua việc để cho Trung Quốc liên tục đánh giết nhân dân và dân tộc Việt Nam, qua việc ra sức đàn áp các sinh viên, học sinh Việt Nam bày tỏ lòng yêu nước trước sự xâm lược trắng trợn Hoàng Sa, Trường Sa tại đại sứ quán của Trung Quốc năm 2007?
Bách chiến, bách thắng của đảng cộng sản Việt Nam có thắng nổi sự xâm lược hung tàn của Trung quốc hay là cái bách chiến bách thắng đó để chống lại dân tộc Việt Nam?
Hà Nội 07/03/2011
Báo Không Lề
gửi Dân Làm Báo
http://baokhongle.wordpress.com
Nhãn:
Chính Trị,
Quân Đội,
Quốc Tế,
Trung Quốc
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)