Ngụ ngôn «những người mù rờ voi» của Đức Phật, hầu như ai cũng biết. Những người mù này cùng nói chuyện về con voi, ông nào cũng lấy làm lạ khi nghe những người mù khác tả con voi khác hẳn với kinh nghiệm của mình, nên ai cũng cho rằng những người kia bịa chuyện, nói láo. Ông mù nào cũng đều đã tận tay mình rờ vào con voi nên ông nào cũng quả quyết cái biết của mình về con voi là chân thực, nên quyết bảo vệ cho bằng được cái biết của mình. Kết quả là họ đánh nhau sứt đầu chảy máu. Những người sáng mắt ở ngoài cuộc đều thấy rằng ông mù nào cũng đúng, nhưng chẳng ông nào biết được con voi cách toàn diện.
Tình cảnh như vậy vẫn thường xảy ra trong rất nhiều lãnh vực của đời sống, đặc biệt trong lãnh vực chính trị. Cùng theo đuổi một mục đích chính trị như nhau, nhưng mỗi người nhận định vấn đề mỗi khác, mỗi tổ chức nhìn thời cuộc mỗi cách. Ai cũng cho nhận định của mình là đúng và có khuynh hướng cho những nhận định khác với mình là sai, là bịa chuyện. Nhiều người còn nặng lời với những người có quan điểm khác với mình, cho rằng họ ngu xuẩn, dối trá, thậm chí chụp mũ họ là phe địch. Kết quả là sát phạt nhau lỗ đầu sứt trán. Khi hành động như thế, ai cũng cho mình là đúng, là làm vì thiện chí, vì lương tâm, vì lòng thành với quốc gia dân tộc.
Trước một cái dĩa hay cái chén, kẻ bảo nó lồi, người lại nói nó lõm. Sao vậy? Vì mỗi người nhìn từ một góc độ khác nhau: người thấy mặt ngửa, kẻ thấy mặt úp. Trước một sự vật, có hàng trăm vị thế khác nhau để nhìn vào sự vật ấy: từ phải, từ trái, từ trước, từ sau, từ trên, từ dưới, và từ rất nhiều vị thế khác ở giữa những vị thế chính ấy. Những cái thấy từ những cái nhìn ấy thường khác nhau, có những khi ngược hẳn nhau như trường hợp trước cái chén hay cái dĩa, kẻ nói lồi người nói lõm. Bảo người này đúng, người kia sai thì có thể là chưa thấy được toàn diện sự vật.
Đã thấy khác nhau, ắt phải quan niệm, suy nghĩ và hành động khác nhau. Bắt mọi người phải thấy giống mình, suy nghĩ và hành động giống mình là chuyện hết sức phi lý, dễ dẫn tới ẩu đả, sát phạt, thù hận nhau.
Nhìn vào vũ trụ với vô số loại hữu thể khác nhau, mỗi loại lại có hàng ngàn thứ khác nhau, mỗi thứ lại có hàng triệu cá thể khác biệt nhau, ta sẽ nhận ra sự khác biệt là lẽ tự nhiên trong vũ trụ. Cũng thế, trong xã hội, cách riêng trong lãnh vực chính trị, sự khác biệt về quan niệm, cách suy nghĩ , cách nhìn vấn đề và đường lối hành động giữa người này với người kia là chuyện tất yếu và tự nhiên. Có thấu hiểu như thế ta mới dễ dàng chấp nhận và “cho phép” người khác được nghĩ khác, chủ trương khác, hành động khác hoặc có đường lối khác với mình. Đó chính là tinh thần đa nguyên -mà rất nhiều người đang kiên quyết đấu tranh để đạt tới- nó ngược hẳn với tinh thần độc tài, độc đoán. Có chấp nhận khác biệt thì đời sống chung trong gia đình cũng như ngoài xã hội mới vui vẻ, hạnh phúc, hài hòa và đoàn kết. Không chấp nhận khác biệt sẽ phát sinh đủ mọi rắc rối, chia rẽ, đánh phá lẫn nhau.
Sự khác biệt nhau trong xã hội rất dễ hiểu:
− Mỗi người được sinh ra trong những môi trường, hoàn cảnh khác nhau, bởi những cha mẹ khác nhau, có những khuynh hướng bẩm sinh khác nhau, được giáo dục theo những phương hướng khác nhau, và trong quá trình sống có những kinh nghiệm và hiểu biết khác nhau…
− Sự hiểu biết của người ta cũng rất khác nhau: người biết 100 điều, kẻ biết 500, kẻ khác nữa biết 1000 điều. Làm sao suy nghĩ giống nhau được? Giữa những người chỉ biết 100 điều, thì 100 điều của người này khó mà giống với 100 điều của người kia. Khác nhau như vậy, làm sao quan niệm giống nhau được? Quan niệm đã khác nhau, làm sao chủ trương hay đường lối giống nhau được?
Ngay nơi một người, khi biết 100 điều thì suy nghĩ thế này, khôn ngoan kiểu này; nhưng khi biết 200 điều thì lại suy nghĩ thế khác, khôn ngoan kiểu khác. Nhiều trường hợp, chỉ cần biết thêm một điều nào đó, lập tức ta thay đổi cách suy nghĩ và quyết định cách khác ngay. Nhiều trường hợp ta thay đổi ý kiến hết sức dễ dàng, nhanh chóng, và cho rằng ý kiến cũ của mình là sai. Khi nhỏ ta nghĩ một đằng, khi lớn ta nghĩ đằng khác. Lúc nghèo, ta nghĩ thế này là đúng; khi giàu, ta lại nghĩ khác và cho rằng lúc trước mình đã nghĩ sai. Ngay cả những tập thể lớn như những đảng phái chính trị, các tôn giáo, thậm chí cả nhân loại, cũng có khi thay đổi quan niệm, nghĩa là nhận ra quan niệm cũ của mình là sai hoặc không thích hợp nữa. Thế nhưng lạ thay, khi đưa ra một ý kiến hay lập trường nào đó, tự nhiên ta có khuynh hướng bảo vệ nó đến cùng, làm như nó không thể sai hay không thể thay đổi. Ai phản bác ta thì ta nổi sùng lên.
Quan niệm và lập trường khác biệt nhau thường tạo nên xung đột, tranh cãi. Đó là chuyện rất thường tình. Vấn đề là cách nhìn và cách giải quyết những khác biệt hay xung đột ấy có khôn ngoan và mềm dẻo hay không, có dùng phương tiện ôn hòa để giải quyết hay không.
Điều khá lạ lùng và phi lý nơi nhiều dân tộc là: dẫu chỉ khác biệt nhau trên bình diện ý tưởng, lập trường là người ta đã loại trừ nhau, không thể hợp tác với nhau, thậm chí còn coi nhau như thù địch. Nếu có xung đột và mâu thuẫn về quyền lợi, hẳn nhiên chiến tranh sẽ xẩy ra rất tàn khốc. Những dân tộc này quả khó mà xây dựng được một thể chế dân chủ đa nguyên, khó mà có được hòa bình lâu dài.
Thật ra, Trời sinh ra con người khác biệt nhau để họ cần lẫn nhau, bổ túc cho nhau, để từ đó yêu thương và hợp tác với nhau. Trong gia đình, người cha và người mẹ nhờ có cách nhìn khác nhau, quan niệm khác nhau, khuynh hướng khác nhau mà bổ túc lẫn nhau trong việc nuôi con và chăm sóc gia đình. Nhưng nếu không khôn khéo thì sự khác biệt ấy lại là cớ sinh ra bất hòa trong gia đình.
Cách lý tưởng và khôn ngoan để giải quyết xung đột và mâu thuẫn do khác biệt nhau là đối thoại. Đối thoại để hiểu nhau, để nhận ra sự hữu lý của nhau, khả năng bổ túc lẫn nhau, và cùng tìm ra một giải pháp có lợi cho cả đôi bên. Nếu cứ giải quyết bằng cách tránh xa nhau, loại trừ hay tiêu diệt nhau, thì cả hai bên đều bị thiệt hại.
Trong cuộc đấu tranh chống độc tài cộng sản hiện nay, việc vượt lên trên những khác biệt của nhau để thấy được cái toàn diện là tổng thể những khác biệt ấy, để thấy được sự cần thiết phải hợp tác hầu bổ túc cho nhau là yếu tố tối cần thiết để có sức mạnh tổng hợp hầu đi đến thành công.
Houston, 23-3-2011.
Nguyễn Chính Kết
Tìm kiếm Blog này
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011
Cảm nghĩ về vụ án Cù Huy Hà Vũ
Posted by truongthondlb1
Qua các phương tiện truyền thông, mọi người khắp nơi chờ đợi xem kết quả của Nhà cầm quyền Hà Nội sẽ đưa Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ ra hầu toà vào ngày 24/3/2011. Đột nhiên lịch đó đã bị hoãn lại và có thể sẽ diến ra vào ngày 4/4/2011 theo truyền thông nhà nước Cộng sản Việt Nam đưa tin, gây cho mọi người thật sự ngạc nhiên và tiếp tục đợi chờ.
Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ làm nhà cầm quyền Việt Nam lúng túng và vụng về
Trước và sau ngày mùng 5/11/2010, khi nhà cầm quyền Việt Nam tạo nên một màn hài kịch bắt giữ Tiến sỹ Cù Huy Hà vũ trong vụng về tại Sài Gòn với việc: “Tìm thấy hai bao cao su đã qua sử dụng”. Gây sự thu hút công luận.
Chỉ sau ít ngày, bất ngờ việc bắt giữ ông đã chuyển sang một mục đích khác là tạm giam để điều tra về việc ông: “Tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCNVN” đã tạo nên một sự khập khiểng vô cùng lớn trong vở diễn này.
Trong một quá trình dài trước khi bắt giữ Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ. Nhà cầm quyền Việt Nam đã rất đau đầu với ông. Vì ông là Nguời chính trực. Luôn đứng về phía Công lý lên án bạo quyền, bất chấp đe doạ đủ phía. Đặc biệt, ông đã thể hiện lòng yêu nước Công khai trong việc lên án những kẻ phản quốc của là những người cầm đầu nhà nước Việt Nam như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông luôn vach trần các bộ mặt tham nhũng , lạm dụng quyền lực và sự vi phạm pháp luật của các quan chức nhà nước từ Nam ra Bắc, như trong vụ giải oan cho tướng Trần Văn Thanh, qua đó tố cáo việc tham nhũng của Bí thư Nguyễn Bá Thanh và đồng bọn tại Đà Nẵng. Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ đã tạo nên một cái “gai” khó gỡ trong mắt nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trong suốt nhiều năm qua.
Trong suốt quá trình tạm giam Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ đã qua 4 tháng, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam muốn tìm một lối thoát cho việc làm vụng về của mình trong việc bắt giữ Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ. Nhiều người vẫn thường truyền miệng nhau: “Nhà cầm quyền muốn nuốt cũng khó và nhả cũng khó trong việc bắt giữ Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ”. Những gì đã diễn ra, thật đúng là như vậy.
Trong thời gian gần đây trên phương tiện truyền thông của nhà nước đã thổ lộ về: tính phức tạp và sự sai phạm trong các vấn để pháp lý của những người thi hành pháp luật… trong nhiều vụ án. Phải chăng, chính điều này, đã vô tình nói với nhân dân rằng: chúng tôi đã rất khó xử khi bắt giữ tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ?.
Những ngày qua, trên mọi tuyến đường Hà Nội, mọi người vẫn thường trông thấy sự xuất hiện lạ thường của Công an đủ mọi thành phần, đủ mọi phương tiện như xe bắt người, chó nghiêp vụ…Phải chăng, nhà cầm quyền Việt Nam đang rất lo ngại cho phiên toà xét xử Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ ngày 24/3 theo dự kiến ban đầu?. Chính vì thế phải bố trí an ninh thật chu đáo để bủa vây, hăm doạ những người đến tham dự phiên toà. Nhưng nhà cầm quyền vẫn không an tâm nên đã phải thay đổi lịch xử vụ án Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ một cách chóng mặt như thế. Chứng tỏ một sự vụng về khi bắt giữ và đưa tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ ra xét xử.
Tién Sỹ Cù Huy Hà Vũ sẽ được đông đảo mọi người đến ủng hộ tại phiên toà
Mọi người trong và ngoài nước đều biết rằng: Công lý thuộc về Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ. Tiếng nói và vịêc làm của Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ là nguyện vọng của người dân Việt Nam khắp mọi nơi, như chính ông Nguyễn Trọng Vĩnh đã nói: “Những băn khoăn, những ưu tư của Vũ cũng là những băn khoăn và ưu tư của mọi người. Mọi người đều nghĩ, còn Vũ thì đã nói ra được những điều đó. Vũ không nói, thì người khác cũng nói. Vì đó là những điều hiện thời mọi người lo lắng cho đất nước “.
Tiến sỹ được giới Nhân sỹ Trí Thức ủng hộ
Sau khi kiện thủ tuớng Nguyễn Tấn Dũng về việc phản đối cho triển khai dự án Bauxit Tây Nguyên, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ đã được sự ủng hộ của hơn 2000 nhân sỹ Trí thức để đồng loạt ký tên vào danh sách phản đối việc chính phủ cho thực hiện dự án chết người đó. Đó là chưa kể đến nhiều người âm thầm ủng hộ Tiến Sỹ CHHV nhưng chưa có điều kiện bày tỏ công khai quan điểm của mình.
Người Công Giáo quý mến tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ
Một trong những nguyên do tạo nên mục tiêu bắt giữ Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ là khi ông mạnh mẽ lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Đà Nẵng và quyết định nhận bào chữa cho những người Công Giáo thuộc xứ đạo Cồn Dầu trong phiên sơ thẩm. Mọi người Công Giáo xem đây là tình hiệp thông sắt son và thiện tình của Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ với những người Công giáo. Chính vì thế, sau khi ông bị bắt giữ, nhiều nhà thờ đã công khai dâng thánh lễ để cầu nguyện cho Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, như Giáo xứ Thái Hà, Hà Nôi đã được đăng tải trên truyền thông trước đây….Gần đây nhất, khi hay tin phiên toà xử Tiến sỹ sẽ được diễn ra vào ngày 24/3, mọi người tín hữu Công Giáo tại Giáo xứ Cồn Dầu đã gửi thư hiệp thông ủng hộ Tiến sỹ CHHV. Đồng thời, qua bức thư hiệp thông với Tíên sỹ và Gia đình là lời mời gọi các tín hữu Công giáo khắp mọi nơi đến dự phiên toà xét xử Cù Huy Hà Vũ để ủng hộ ông.
Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ được dân oan, dân nghèo ủng hộ
Đã nhiều lần trên các phương tiện truyền thông đại chúng, qua các bài trả lời phóng vấn, Tíên sỹ Cù Huy Hà Vũ đã đứng về phía người dân nghèo, người bị áp bức. Đặc biệt, những người bị mất nhà, mất đất bởi nạn tham nhũng của các viên chức nhà nước khắp nơi. Đồng thời, tiến sỹ đã luôn ủng hộ và trả lời nhà báo không biên giới Trâm Oanh, một nữ Ký Giả phụ trách về mảng dân oan Việt Nam cho các tờ báo ở hải ngoại. Những điều đó nói lên rằng: Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ sẽ được người dân nghèo, người oan ức, người neo đơn ủng hộ….và đến dự phiên toà mà nhà cầm quyền Việt Nam xét xử ông.
Phiên toà xét xử tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ nếu được diễn ra cách công khai, công bằng, đúng pháp luật….thì đó sẽ là một ngày hội ngộ của những người yêu chuộng công lý.
Nhưng, pháp luật việt Nam thì sử dụng luật rừng và luôn giả dối.
Tôi xin mượn lời của Luật sư Huỳnh Văn Đông nhận định trong phiên xử phúc thẩm những giáo dân Cồn Dầu của nhà cầm quyền Đà Nẵng, để nhận định về phiên toà xét xử Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ sắp tới: ”Đây là bản án đã được định sẵn, còn vở diễn hôm đó sẽ là vở diễn tồi”.
Hà Nội, 22/3/2011
Người Hà Nội
Nguồn : ChuaCuuThe
Qua các phương tiện truyền thông, mọi người khắp nơi chờ đợi xem kết quả của Nhà cầm quyền Hà Nội sẽ đưa Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ ra hầu toà vào ngày 24/3/2011. Đột nhiên lịch đó đã bị hoãn lại và có thể sẽ diến ra vào ngày 4/4/2011 theo truyền thông nhà nước Cộng sản Việt Nam đưa tin, gây cho mọi người thật sự ngạc nhiên và tiếp tục đợi chờ.
Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ làm nhà cầm quyền Việt Nam lúng túng và vụng về
Trước và sau ngày mùng 5/11/2010, khi nhà cầm quyền Việt Nam tạo nên một màn hài kịch bắt giữ Tiến sỹ Cù Huy Hà vũ trong vụng về tại Sài Gòn với việc: “Tìm thấy hai bao cao su đã qua sử dụng”. Gây sự thu hút công luận.
Chỉ sau ít ngày, bất ngờ việc bắt giữ ông đã chuyển sang một mục đích khác là tạm giam để điều tra về việc ông: “Tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCNVN” đã tạo nên một sự khập khiểng vô cùng lớn trong vở diễn này.
Trong một quá trình dài trước khi bắt giữ Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ. Nhà cầm quyền Việt Nam đã rất đau đầu với ông. Vì ông là Nguời chính trực. Luôn đứng về phía Công lý lên án bạo quyền, bất chấp đe doạ đủ phía. Đặc biệt, ông đã thể hiện lòng yêu nước Công khai trong việc lên án những kẻ phản quốc của là những người cầm đầu nhà nước Việt Nam như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông luôn vach trần các bộ mặt tham nhũng , lạm dụng quyền lực và sự vi phạm pháp luật của các quan chức nhà nước từ Nam ra Bắc, như trong vụ giải oan cho tướng Trần Văn Thanh, qua đó tố cáo việc tham nhũng của Bí thư Nguyễn Bá Thanh và đồng bọn tại Đà Nẵng. Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ đã tạo nên một cái “gai” khó gỡ trong mắt nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trong suốt nhiều năm qua.
Trong suốt quá trình tạm giam Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ đã qua 4 tháng, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam muốn tìm một lối thoát cho việc làm vụng về của mình trong việc bắt giữ Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ. Nhiều người vẫn thường truyền miệng nhau: “Nhà cầm quyền muốn nuốt cũng khó và nhả cũng khó trong việc bắt giữ Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ”. Những gì đã diễn ra, thật đúng là như vậy.
Trong thời gian gần đây trên phương tiện truyền thông của nhà nước đã thổ lộ về: tính phức tạp và sự sai phạm trong các vấn để pháp lý của những người thi hành pháp luật… trong nhiều vụ án. Phải chăng, chính điều này, đã vô tình nói với nhân dân rằng: chúng tôi đã rất khó xử khi bắt giữ tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ?.
Những ngày qua, trên mọi tuyến đường Hà Nội, mọi người vẫn thường trông thấy sự xuất hiện lạ thường của Công an đủ mọi thành phần, đủ mọi phương tiện như xe bắt người, chó nghiêp vụ…Phải chăng, nhà cầm quyền Việt Nam đang rất lo ngại cho phiên toà xét xử Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ ngày 24/3 theo dự kiến ban đầu?. Chính vì thế phải bố trí an ninh thật chu đáo để bủa vây, hăm doạ những người đến tham dự phiên toà. Nhưng nhà cầm quyền vẫn không an tâm nên đã phải thay đổi lịch xử vụ án Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ một cách chóng mặt như thế. Chứng tỏ một sự vụng về khi bắt giữ và đưa tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ ra xét xử.
Tién Sỹ Cù Huy Hà Vũ sẽ được đông đảo mọi người đến ủng hộ tại phiên toà
Mọi người trong và ngoài nước đều biết rằng: Công lý thuộc về Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ. Tiếng nói và vịêc làm của Tiến Sỹ Cù Huy Hà Vũ là nguyện vọng của người dân Việt Nam khắp mọi nơi, như chính ông Nguyễn Trọng Vĩnh đã nói: “Những băn khoăn, những ưu tư của Vũ cũng là những băn khoăn và ưu tư của mọi người. Mọi người đều nghĩ, còn Vũ thì đã nói ra được những điều đó. Vũ không nói, thì người khác cũng nói. Vì đó là những điều hiện thời mọi người lo lắng cho đất nước “.
Tiến sỹ được giới Nhân sỹ Trí Thức ủng hộ
Sau khi kiện thủ tuớng Nguyễn Tấn Dũng về việc phản đối cho triển khai dự án Bauxit Tây Nguyên, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ đã được sự ủng hộ của hơn 2000 nhân sỹ Trí thức để đồng loạt ký tên vào danh sách phản đối việc chính phủ cho thực hiện dự án chết người đó. Đó là chưa kể đến nhiều người âm thầm ủng hộ Tiến Sỹ CHHV nhưng chưa có điều kiện bày tỏ công khai quan điểm của mình.
Người Công Giáo quý mến tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ
Một trong những nguyên do tạo nên mục tiêu bắt giữ Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ là khi ông mạnh mẽ lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Đà Nẵng và quyết định nhận bào chữa cho những người Công Giáo thuộc xứ đạo Cồn Dầu trong phiên sơ thẩm. Mọi người Công Giáo xem đây là tình hiệp thông sắt son và thiện tình của Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ với những người Công giáo. Chính vì thế, sau khi ông bị bắt giữ, nhiều nhà thờ đã công khai dâng thánh lễ để cầu nguyện cho Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, như Giáo xứ Thái Hà, Hà Nôi đã được đăng tải trên truyền thông trước đây….Gần đây nhất, khi hay tin phiên toà xử Tiến sỹ sẽ được diễn ra vào ngày 24/3, mọi người tín hữu Công Giáo tại Giáo xứ Cồn Dầu đã gửi thư hiệp thông ủng hộ Tiến sỹ CHHV. Đồng thời, qua bức thư hiệp thông với Tíên sỹ và Gia đình là lời mời gọi các tín hữu Công giáo khắp mọi nơi đến dự phiên toà xét xử Cù Huy Hà Vũ để ủng hộ ông.
Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ được dân oan, dân nghèo ủng hộ
Đã nhiều lần trên các phương tiện truyền thông đại chúng, qua các bài trả lời phóng vấn, Tíên sỹ Cù Huy Hà Vũ đã đứng về phía người dân nghèo, người bị áp bức. Đặc biệt, những người bị mất nhà, mất đất bởi nạn tham nhũng của các viên chức nhà nước khắp nơi. Đồng thời, tiến sỹ đã luôn ủng hộ và trả lời nhà báo không biên giới Trâm Oanh, một nữ Ký Giả phụ trách về mảng dân oan Việt Nam cho các tờ báo ở hải ngoại. Những điều đó nói lên rằng: Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ sẽ được người dân nghèo, người oan ức, người neo đơn ủng hộ….và đến dự phiên toà mà nhà cầm quyền Việt Nam xét xử ông.
Phiên toà xét xử tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ nếu được diễn ra cách công khai, công bằng, đúng pháp luật….thì đó sẽ là một ngày hội ngộ của những người yêu chuộng công lý.
Nhưng, pháp luật việt Nam thì sử dụng luật rừng và luôn giả dối.
Tôi xin mượn lời của Luật sư Huỳnh Văn Đông nhận định trong phiên xử phúc thẩm những giáo dân Cồn Dầu của nhà cầm quyền Đà Nẵng, để nhận định về phiên toà xét xử Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ sắp tới: ”Đây là bản án đã được định sẵn, còn vở diễn hôm đó sẽ là vở diễn tồi”.
Hà Nội, 22/3/2011
Người Hà Nội
Nguồn : ChuaCuuThe
Nguyên Ngọc : Chương trình vĩ đại bị dở dang của Phan Châu Trinh
Posted by truongthondlb1
“…Nhà cách mạng là người muốn thay đổi một xã hội, biến đổi số phận một dân tộc, chuyển cuộc sống của đất nước và con người sang một cấp độ khác, một đường hướng và một thời đại khác…”
Xây dựng con người tự chủ, để dân tộc tự chủ, chương trình vĩ đại bị dở dang của Phan Châu Trinh
Đầu thế kỷ XX, sau thất bại của các cuộc khởi nghĩa Cần Vương, đã xuất hiện Phong trào Duy Tân, thoạt tiên được khởi xướng bởi một nhóm trí thức ưu tú, thường được gọi là “bộ ba Quảng Nam” gồm Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng. Phong trào nhóm lên ở Quảng Nam, nhanh chóng loan ra khắp Trung Kỳ, ảnh hưởng sâu rộng đến cả nước, đưa tới cuộc Trung Kỳ dân biến năm 1908, cuộc bạo loạn chống Pháp lớn nhất trước Cách mạng tháng Tám. Cuộc nổi dậy bị đàn áp nặng nề, Trần Quý Cáp bị chém ở Khánh Hòa, Phan Châu Trinh bị đày ra Côn Đảo, về sau thoát tù đã sang Pháp để tiếp tục hoạt động, đến năm 1925 trở về nước, và mất ngày 24/03/1926, đến nay vừa đúng 85 năm. Huỳnh Thúc Kháng cũng bị đày Côn Đảo, sau khi ra tù đã chuyển sang hoạt động hợp pháp, chủ trương báo Tiếng Dân, tờ báo đậm khuynh hướng yêu nước chống Pháp sống được lâu nhất dưới thời Pháp thuộc; và trong số ba người, ông cũng là người còn sống được lâu nhất, để trở thành Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1945.
Có một điều cần chú ý: cuộc nổi dậy rung trời chuyển đất năm 1908 không hề nằm trong ý đồ hay kế hoạch của những người chủ chốt khởi xướng phong trào Duy Tân, họ không hề lãnh đạo nó, nó nằm ngoài ý định của họ, thậm chí ngược với nguyện vọng và chương trình của họ. Có lẽ đó là một điều chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu, thử giải thích đôi phần hôm nay.
Nói về người đồng chí thân thiết nhất của mình, cũng là người đứng đầu nhóm “bộ ba Quảng Nam”, Huỳnh Thúc Kháng có một đánh giá rất đáng chú ý, ông gọi Phan Châu Trinh là “nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam”. Như thường thấy ở các nhà Nho uyên thâm chuyển sang Tây học và sử dụng chữ quốc ngữ, Huỳnh Thúc Kháng vốn là người rất nghiêm túc, cẩn trọng, súc tích trong từng câu chữ phát ngôn. Chắc chắn đánh giá trên đây của ông dựa trên những suy ngẫm sâu xa, những hiểu biết rất kỹ về người đồng chí tâm huyết nhất của mình, và những so sánh không hời hợt. Ông hiểu nhà cách mạng không chỉ là người mưu đồ một cuộc nổi dậy, chủ trương một cuộc khởi nghĩa, lật đổ một chính quyền… Nhà cách mạng là người muốn thay đổi một xã hội, biến đổi số phận một dân tộc, chuyển cuộc sống của đất nước và con người sang một cấp độ khác, một đường hướng và một thời đại khác. Chính vì nhận thức như vậy nên ông đã không dành danh hiệu ấy cho ai khác trong những người chiến sĩ và anh hùng cùng thời với ông, ngoài Phan Châu Trinh.
Để cố gắng tìm hiểu đánh giá thoạt nghe có thể đáng ngạc nhiên này, có lẽ cần trở lại dù chỉ rất vắn tắt hành trình tư tưởng và hoạt động của Phan Châu Trinh.
“Đọc sách mới”…
Nguyên Ngọc
Phan Châu Trinh sinh năm 1872 tại làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, nay là huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Cha ông hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Cần Vương do Trần Dư và Nguyễn Duy Hiệu cầm đầu. Năm 29 tuổi đỗ Phó bảng, cùng khoa với cụ Nguyễn Sinh Huy, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; sau đó làm thừa biện, một chức quan nhỏ ở bộ Lễ của triều đình Huế. Những ai đã đọc qua dù chỉ đôi chút về Phan Châu Trinh đều biết ông rất khinh bỉ, căm ghét, đả kích kịch liệt vua quan triều đình Huế. Vậy tại sao ông lại ra Huế và làm quan? Huế bấy giờ là kinh đô, nơi diễn ra đời sống chính trị và văn hóa quan trọng nhất, nơi hội tụ và liên lạc rộng rãi với những nhân vật ưu tú trên cả nước… Và điều còn quan trọng hơn: là đầu mối (cùng với Hội An một phần) qua đường biển tiếp nhận tài liệu đến từ Trung Hoa cũng đang sôi sục trăn trở tìm đường. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dương trong Tuyển tập Phan Châu Trinh, ở phần Niên biểu, về những năm này chỉ ghi rất gọn mà đầy ý nghĩa: “1903: Làm quan ở Huế. Đọc sách mới. Kết giao với Phan Bội Châu… Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp cũng ra Huế đọc sách mới”. Năm 1904, Phan Châu Trinh từ quan. Còn Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng đỗ cao song không hề chịu làm quan, nhưng cũng ra Huế, để “đọc sách mới”. Cùng có mặt ở Huế và cùng say sưa “đọc sách mới” bấy giờ còn có nhiều trí thức nổi tiếng: Phan Bội Châu, Đào Nguyên Phổ, Vũ Phương Trứ… Nhiều người khác như Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Nguyễn Hiệt Chi, Lương Văn Can… ở Bắc, Hồ Tá Bang, Trần Lê Chất, Nguyễn Trọng Lợi… ở trong Nam, tuy không về Huế nhưng đều liên lạc với trung tâm Huế, và cũng chủ yếu để “đọc sách mới”.
“Sách mới” là chữ của Nguyễn Văn Dương dịch cái mà hồi ấy người ta quen gọi là “Tân Thư”. Hẳn rồi đến một lúc cần trở lại nghiên cứu những “Tân Thư”, hiện tượng “đọc Tân Thư” sôi nổi một thời ấy, hiểu cho rõ tác động của chúng đối với một giai đoạn có thể có tính quyết định của lịch sử cận đại nước ta. Tân Thư là các sách được chuyển sang từ Trung Quốc, gồm các tác phẩm của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi, và các sách của Nhật, của Pháp được dịch ra chữ Hán, trong đó các tác phẩm kinh điển của Montesquieu (mà người ta dịch là Mạnh Đức Tư Cưu) và Jean Jacques Rousseau (được dịch là Lư Thoa). Sau khi đọc Tân Thư, Trần Quý Cáp thổn thức: “… nửa đêm tỉnh giấc, nước mắt đầm đìa”. Tân Thư đã gây chấn động dữ dội trong tất cả tầng lớp tinh hoa yêu nước đang đau đáu tìm đường trong thế cùng cực bế tắc sau thất bại Cần Vương anh hùng mà tuyệt vọng. Tìm đường, đi con đường nào đây để có thể cứu nước, đưa dân tộc thoát ra khỏi vòng nô lệ? Tân Thư thổi một luồng gió mới vào những đầu óc đang cháy bỏng bấy giờ. Tác động của nó cực kỳ to lớn. Tuy nhiên, đều là những nhà ái quốc tâm huyết, mỗi người đã chịu tác động đó một cách khác nhau, đi đến những suy ngẫm và những kết luận khác nhau, theo cách nói ngày nay, những phương án chiến lược khác nhau. Chính ở đây ta nhận ra chân dung tư tưởng và văn hóa, chính trị đặc sắc, có thể nói đặc sắc đến “độc nhất”, của Phan Châu Trinh. Trong một nghiên cứu gần đây (tháng 09/2010) tác giả Lê Thị Hiền Minh ở Đại học Québec, Canada viết:
“Khác với Phan Bội Châu chỉ thấy ở đấy một cuộc chiến đấu vũ trang đánh đuổi người Pháp ra khỏi Việt Nam cũng giống hệt như tổ tiên ông đối với quân xâm lược Trung Hoa, Phan Châu Trinh đã nhận ngay ra một vấn đề phức tạp hơn là một cuộc ngoại xâm về mặt lãnh thổ: vấn đề trang bị cho “những người yếu hơn” các phương tiện để bước vào một cuộc tiến hóa ở cấp độ toàn cầu, đưa dân tộc Việt Nam lên con đường hiện đại hóa”. [1]
Như vậy, nếu đối với hầu hết những chí sĩ yêu nước đương thời, chấn động của Tân Thư chỉ là thêm một kích thích mạnh mẽ ý chí dân tộc, tinh thần chống ngoại xâm, mà không dẫn đến một đường hướng gì mới về căn bản, do chưa có thay đổi gì về tầm nhìn; thì ở Phan Châu Trinh (và hai người đồng chí thân thiết nhất của ông trong bộ ba Quảng Nam) nó mở ra một chân trời hoàn toàn khác; như cách nói ngày nay, nó mở ra cho ông chân trời “toàn cầu hóa”. Ông là người đầu tiên nhận ra phương Tây, không chỉ là một phương Tây kỹ thuật tiên tiến như Phạm Phú Thứ, thậm chí như Nguyễn Trường Tộ đã thấy và lo lắng …, mà là một phương Tây văn hóa, văn minh, khác hẳn và cao hơn cái thế giới hạn hẹp phương Đông ta từng biết xưa nay và vẫn loay hoay tìm đường trong đó.
Pháp (và phương Tây nói chung bấy giờ) là thế lực (puissance) hoàn toàn khác với Trung Hoa, mối uy hiếp mà Việt Nam đã thành công trong việc giữ một khoảng cách nhất định suốt gần một nghìn năm. Giữ được như vậy là vì dù tương quan lực lượng đã nhiều lần hết sức chênh lệch, nhưng hai bên đều thuộc cùng một thời đại lịch sử, một nền văn minh tương đồng. Thắng lợi của Việt Nam chống đồng hóa Trung Hoa suốt nghìn năm, như chúng ta đã nói nhiều lần, là thắng lợi văn hóa. Thắng lợi văn hóa trong khung khổ đóng kín của phương Đông, hay cũng có thể nói khung khổ thế giới Hán hóa (sinisé).
… và bài học về văn hoá
Giáp mặt với Pháp, với phương Tây, “sự thống nhất văn hóa và chính trị cho đến nay được bảo vệ bằng việc giữ gìn các giá trị Khổng Giáo bị lay chuyển bởi các giá trị của Thiên Chúa Giáo và, ít nhận ra được rõ hơn, bởi việc du nhập một hệ chữ viết dựa trên nguyên tắc Hy-La, chữ Quốc ngữ, được coi là ngôn ngữ chính thức song song với chữ Pháp từ năm 1878…” [2]. Nhà sử học David Marr viết:
“Việt Nam đi vào một biện chứng văn hóa và bản sắc quyết định; việc mất lãnh thổ lại cộng thêm mối uy hiếp mất tiếp ngay các quy chiếu tâm lý-xã hội văn hóa… Thế hệ các nhà nho trưởng thành vào những năm 1900 bị ám ảnh bởi hình ảnh ‘mất nước’, không chỉ theo nghĩa chính trị, mà còn nghiêm trọng hơn là mất ‘một sự sống còn về sau với tư cách là người Việt Nam’ ”…
Cụ Phan Châu Trinh và con trai Phan Châu Dật ở Pháp
Có lẽ lâu nay, khi nói về tình thế của đất nước vào đầu thế kỷ XX chúng ta đã tập trung chú ý vào sự mất mát đau đớn lãnh thổ, mà chưa làm rõ được hết những khía cạnh sâu xa và tinh tế này của xã hội khi đối mặt với phương Tây, với cuộc “toàn cầu hóa” lần thứ nhất, có thể gọi như vậy, mà Phan Châu Trinh, với một cái nhìn sáng suốt đã là người duy nhất nhận ra một cách hết sức tỉnh táo và sáng rõ. Ông nhận ra không chỉ tai họa đau đớn mất lãnh thổ quốc gia (như trong lịch sử ta đã nhiều lần mất vào tay Trung Hoa), mà lâu dài hơn, sâu sắc hơn, căn bản hơn, khó khăn hơn, nguy hiểm mất còn hơn, ông nhận ra một cuộc khủng hoảng văn hóa nghiêm trọng, thậm chí chưa từng có; điều mà David Marr chỉ ra là ở “các quy chiếu tâm lý-xã hội văn hóa”. Về sau Hoàng Xuân Hãn nói rằng chỗ độc đáo và đặc sắc nhất của Phan Châu Trinh so với tất cả những người ưu tú nhất đương thời, là ông đã đi tìm và tìm thấy nguyên nhân mất nước, dân tộc sa vào vòng nô lệ bi thảm, ở trong văn hóa, trong sự lạc hậu nguy hiểm về văn hóa của Việt Nam, lạc hậu cả một thời đại, so với thế giới văn minh rộng lớn, toàn cầu, và Việt Nam từ nay không thể sống còn ngoài cái thế giới ấy, cái toàn cầu ấy, mà các Tân Thư đã mở mắt cho ông nhìn thấy. Vậy nên, tôi nghĩ có thể nói mà không hề sợ quá đáng, Phan Châu Trinh là nhà văn hóa tiên phong và lớn nhất của Việt Nam trong thế kỷ XX – và có thể cả thế kỷ sau đó nữa như ta sẽ suy nghĩ thêm. Và bài học lớn nhất của Phan Châu Trinh để lại cho chúng ta là bài học về văn hóa.
Từ nhận thức cơ bản đó, ông đặt lên hàng đầu nhiệm vụ và chương trình đưa dân tộc vào “một cuộc tiến hóa ở cấp độ toàn cầu, đưa dân tộc Việt Nam lên con đường hiện đại hóa”. Và như vậy, vấn đề lãnh thổ, khôi phục lãnh thổ quốc gia, tức vấn đề độc lập, được coi như là một bộ phận cần thiết nhưng không phải là cứu cánh của chương trình dài hạn rộng lớn, cơ bản hơn nhiều, mà ông biết và chủ trương phải tiến hành từng bước.
Ta từng biết Phan Châu Trinh có chủ trương tự trị; và đi đến tự trị bằng con đường hòa bình, không bao động. Hẳn cần nói rõ, dù chỉ là phần nào, về tư tưởng này của ông, hình như lâu nay thường khá bị hiểu lầm. Trong chủ trương này có phần mà ông gọi là “Ỷ Pháp cầu tiến bộ”, học lấy ngay cái hay chắt lọc được của đối thủ để đem lại sự tiến bộ cho dân ta. Thực ra trong suốt lịch sử lâu dài bài học này vốn không lạ với người Việt. Tổ tiên ta đã học biết bao nhiêu của Trung Hoa để góp cho sự trưởng thành toàn diện và cả cho sức mạnh chống ngoại xâm của dân tộc. Huống nữa học lấy văn minh phương Tây mà ta biết ta đã chậm trễ mất cả một thời đại là vô cùng cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, tư tưởng về tự trị của Phan Châu Trinh không chỉ bó hẹp trong ý nghĩa đó. Trong luận văn đã nhắc đến trên đây của Lê Thị Hiền Minh, tự trị được dịch là autonomie. Và theo từ điển autonomie được giải thích: “Quyền tự trị. Quyền tự do, độc lập về đạo đức hoặc về trí tuệ”. Đây là khía cạnh và nội dung quan trọng trong chủ trương lớn của Phan Châu Trinh. Lê Thị Hiền Minh viết:
“Dự án hiện đại hóa Việt Nam của ông (Phan Châu Trinh), trong thực tế, là một dự án tự trị hóa (autonomisation) trong đó sự tự trị cá nhân và tập thể của những người Việt Nam sẽ thúc đẩy đất nước lên những đường ray của hiện đại hóa và văn minh”.
Vậy rõ ràng ở đây có thể thay từ tự trị (thường chỉ được hiểu theo nghĩa một thiết chế chính trị) bằng từ tự chủ. Và từ đó, khẩu hiểu nổi tiếng của Phan Châu Trinh “Khai dân trí” cũng rõ ràng bộc lộ một ý nghĩa sâu xa mà có lẽ lâu nay chúng ta cũng chưa thấu hiểu hết tinh thần. Khai dân trí chính là xây dựng nên con người tự chủ, cá nhân tự chủ, để đi đến tập thể tự chủ. Nhà nghiên cứu Verbunt viết:
“Chính trong sự tự trị được hiểu là một sự tự tổ chức quản trị trong liên quan phụ thuộc lẫn nhau… Phan Châu Trinh tìm thấy một sức mạnh giải phóng chứ không phải một nền độc lập như Phan Bội Châu. Theo nghĩa đó, tự trị là “giá trị cho phép cùng tồn tại với những người khác mà ta không còn có thể áp đặt nền văn hóa của mình. Quyền của các thiểu số được xác định trong chính chuyển động cơ bản này”.
Tác giả này còn nói rõ hơn:
“Bởi mọi tập thể đều gồm những cá nhân, nên sự tự trị như một tiến trình không thể được trao cho một tập thể người mà không đi qua từng người. Tiến trình mà chúng ta gọi là “tự trị hóa” đó trước hết phải là một tiến trình riêng biệt (tức của từng cá nhân, từng cá nhân tiến đến tự chủ) trước khi đạt đến một kích thước tập thể, và việc đó, thông qua giáo dục, theo Phan Châu Trinh mà khái niệm tu thân trong tự phát triển của mỗi người không hề xa lạ… Dự án tự trị hóa của Phan Châu Trinh đồng thời là một dự án giáo dục hiện đại đưa mọi người Việt Nam qua con đường của trường học tự do ở Bắc Kỳ (tức mô hình Đông Kinh Nghĩa Thục) và một dự án xã hội-kinh tế nhằm thiết lập một hệ thống hỗ trợ tập thể cho sự phát triển của các tổ chức kinh tế…”
“Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh”…
Ở đây cần đặc biệt chú ý tư tưởng của Phan Châu Trinh về giáo dục nhấn mạnh đến việc xây dựng cá nhân tự chủ, mà ông coi là cơ sở của tự chủ tập thể, tự chủ dân tộc. Nhiều tác giả nghiên cứu các văn bản của Phan Châu Trinh, đặc biệt các thư ông viết cho Toàn quyền Beau, cho vua Hàm Nghi, cho vua Khải Định nêu bật cách xưng hô của Phan Châu Trinh được cho là hoàn toàn có ý thức: ông luôn xưng “tôi”. Chúng ta biết về mặt từ nguyên “tôi” vốn xuất phát từ quan hệ “vua-tôi”, với ý nghĩa là “tôi tớ, thần dân của vua”. Phan Châu Trinh xưng tôi với ý nghĩa khác, ý nghĩa được Alexandre de Rhodes chỉ ra khi ông coi từ này là tương đương với ego trong tiếng La-tinh. “Tôi” của Phan Châu Trinh chính là cái “le moi” phương Tây. Một cái “tôi” độc lập, có ý thức về nhân cách độc lập và ngang bằng của mình với người đối thoại. Phan Châu Trinh luôn xưng “tôi” trong tất cả các văn bản viết cho nhân dân, cho người cấp trên, cho các quan chức Pháp và Việt. Trong thư gửi Toàn quyền Beau năm 1907, ông mở đầu: “Tôi, Phan Châu Trinh, thự trước tác hậu bổ, tỏ bày cái tình trạng nguy cấp ở nước Việt Nam…”. Năm 1922, trong thư Thất điều gửi Khải Định, ông viết: “Tôi, Trinh, sinh gặp lúc: trong thì nước nhà nghiêng ngập, ngoài thì các nước đua tranh lên đường tiến bộ…” Lê Thị Hiền Minh nhận xét:
“Phan Châu Trinh nói với toàn quyền Beau với tư cách là viên chức nói với viên chức, nhà chuyên môn nói với nhà chuyên môn, con người nói với con người”.
Một nhà nghiên cứu khác, Trương, B.L. thì viết:
“Là con người tư duy tự do, có thể nhìn chính lịch sử của dân tộc mình với một khoảng cách, chính là với tư cách “con người đích thực” (“personne authentique”) mà Phan Châu Trinh đã viết cho toàn quyền Beau: “Tôi, Phan Châu Trinh, quan chức cũ…”. Guidon cho rằng “bản sắc cá nhân đó (ở Phan Châu Trinh) đòi hỏi một hệ đạo đức thẩm nhập suốt đời, hệ đạo đức của một công dân tự do đảm nhận các quyền và các bổn phận của mình”.
Hình như lâu nay khi nghiên cứu về hệ thống các trường Duy Tân mà bộ ba Quảng Nam đã lập được ở tỉnh nhà trong khoảng thời gian từ năm 1903 đến 1908, cũng như về trường Đông Kinh Nghĩa Thục, chúng ta chưa chú ý tìm hiểu kỹ nội dung và tính chất rất quan trọng này trong quan điểm giáo dục ở các cơ sở nói trên. Chúng ta đã nói nhiều về tinh thần yêu nước, ý chí chống ngoại xâm được kích thích, cổ vũ mạnh mẽ, tinh thần thực hoc ở đây, mà chưa làm rõ được triết lý về xây dựng con người hiện đại tự trị, tự chủ, con người tự do trước hết tự trong chính mình còn sâu xa hơn nhiều của các trường này.
Dò lại hành trình tư tưởng của ông, đọc lại kỹ các trước tác của ông, ta nhận ra rõ ở chính Phan Châu Trinh hình ảnh tiêu biểu của một con người như vậy. Và một con người đạt được đến tự do như vậy thì có khả năng đặt biệt là giữ được khoảng cách với mọi điều đã được coi là “chân lý”, là “lịch sử”, kể cả với lịch sử của chính dân tộc mình.
Chính với khoảng cách độc lập đặc sắc đó, đầy trách nhiệm và cực kỳ dũng cảm, Phan Châu Trinh đã ráo riết chỉ ra hai nhược điểm chí tử của dân tộc, đặc biệt trong hoàn cảnh của “toàn cầu hóa”, mà thẳng thắn một cách phi thường ông cho là tập trung rõ nhất, cực điểm nhất ở một con người đương thời lừng danh mà ông rất thân thiết, yêu mến, kính trọng và bảo vệ: Phan Bội Châu. Hai nhược điểm chí tử: một mặt chủ nghĩa yêu nước hẹp hòi, sô vanh, mặt khác, nghịch lý thay, ý thức vọng ngoại mù quáng. Ông nói về Phan Bội Châu, mà cũng là nói về dân tộc mình, chẳng hề một chút khoan nhượng, nương nhẹ:
“Phan Bội Châu là người chưng ra rõ nhất những tập quán dân tộc hình thành trong lịch sử của dân tộc Việt Nam suốt thiên niên kỷ qua. Nếu có ai đó không biết bản chất thật của người Việt Nam, thì hãy cứ nhìn ông ấy. Dân tộc ta có tình yêu nước hẹp hòi và ở ông ấy, tư tưởng sô vanh lên đến cực điểm. Dân tộc ta có tính vọng ngoại và ở ông ấy, sự phụ thuộc vào sức mạnh bên ngoài lên đến tối đa. Dân tộc ta thiếu tinh thần độc lập và ở ông ấy cái thiếu đó càng rõ rệt hơn cả …”
Phan Châu Trinh coi ý nghĩa của cuộc đời ông là nỗ lực cứu nhân dân thoát ra khỏi những điểm yếu chí tử ấy, tự xây dựng cho mình, từ từng cá nhân, đến toàn dân tộc ý thức tự chủ – mà ông gọi là tự trị. Tư tưởng đó tập trung trong khẩu hiệu nổi tiếng của ông: “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh”…
Trong một thời gian ngắn hôm nay hẳn không thể nói kỹ và sâu hết về tư tưởng của Phan Châu Trinh mà dẫu chỉ điểm qua ta đã có thể nhận ra tính hệ thống, liên hoàn chặt chẽ, sâu sắc, và tính hiện đại đáng kinh ngạc của nó. Chương trình của ông là chương trình thay đổi một dân tộc, sửa chữa và làm lại nó, tự trong chiều sâu nhất của nó, chiều văn hóa, để nó có thể tồn tại và phát triển trong một thế giới tất yếu toàn cầu hóa.
Kẻ “lạc lối trời Âu”…
Cũng như tất cả những nhà tiên phong, những nhà khai sáng chân chính, nghĩa là những người đi trước, Phan Châu Trinh đã cô đơn trong cuộc đời của ông, và theo một ý nghĩa nào đó, cả về sau nữa. Ông không được sự đồng tình của phần lớn giới sĩ phu cùng thời, trong đó có vị sĩ phu ông kính trọng nhất: Phan Bội Châu. Quan hệ giữa Phan Châu Trinh-Phan Bội Châu là điển hình của một tình bạn kỳ lạ mà tiếc thay hình như ngày nay chúng ta không còn được thấy, đối nghịch kịch liệt về tư tưởng và quan điểm, đường lối, nhưng thân thiết và kính trọng nhau chẳng ai bằng. Khi Phan Châu Trinh mất năm 1926, Phan Bội Châu đã viết đôi câu đối thống thiết và đầy ý nghĩa:
“Thương hải vi điền, tinh vệ hàm thạch
Chung Kỳ ký một, Bá Nha đoạn huyền”
“Biển thẳm lấp chưa bằng, tinh vệ còn đội đá
Chung Kỳ thôi đã mất, Bá Nha dứt dây đàn”
Chung Kỳ Phan Châu Trinh đã mất, Bá Nha Phan Bội Châu đau đớn dứt dây đàn bởi biết còn cùng ai chia sẻ?
Phan Châu Trinh cũng cô đơn trước nhân dân đương thời của ông mà ông đã cống hiến cả cuộc đời để quyết cứu, cho một tương lai xán lạn bền vững mà ông đã sáng suốt nhận ra con đường để đi tới. Ông hiểu điều đó một cách sâu sắc. Ông nói:
“Không phải tôi không biết sự ngờ vực của các quan chức người Pháp đối với tôi. Không phải tôi không biết sự căm ghét của các quan chức người Việt đối với tôi. Không phải tôi không biết mối hiềm khích của Phan Bội Châu đối với tôi. Không phải tôi không cảm thấy sự gièm pha của nhân dân Việt Nam đối với tôi. Nhưng tôi không tìm cách tránh sự ngờ vực ấy”.
Ông tin sắt đá ở tư tưởng của ông, đường lối cứu dân tộc của ông. Là con người tự trị, tự chủ cao độ, là nhà tư tưởng tự do, có khả năng tạo một khoảng cách ngay với lịch sử dân tộc mình, với một hệ đạo đức ông đã tự xây dựng được cho mình, với tư cách là công dân tự do đảm nhận các quyền và các bổn phận của mình, cô đơn, ông dõng dạc tuyên bố:
“Việc này, tôi, Trinh, đã nhận ra, quyết đảm nhận lấy, không nhường cho ai nữa hết!”
Gần suốt một trăm năm ông cũng cô đơn với hậu thế. Chúng ta đã quá biết những người coi ông là kẻ “lạc lối trời Âu” …
Tiếp tục chương trình lớn của Phan Châu Trinh
Lịch sử đã đi những con đường khác. Chúng ta đều biết song song với phong trào Duy Tân hòa bình của Phan Châu Trinh, là chủ trương “thiết huyết” của Phan Bội Châu, mà Phan Châu Trinh thẳng thắn chỉ ra rằng ông ấy đã lợi dụng sự ngu dốt của nhân dân (mà Phan Châu Trinh quyết ra công thức tỉnh) để kích động “nhằm thỏa mãn chính khuynh hướng hủy hoại của mình”. Cuộc khai dân trí của phong trào Duy Tân, hoàn toàn ngoài ý muốn và chủ trương của những người khởi xướng, chịu ảnh hưởng tự nhiên và cũng tất yếu của phái thiết huyết, sự bất bình tự nhiên và quyết liệt của nhân dân tự phát, đã dẫn đến cuộc Trung Kỳ dân biến 1908 anh hùng của nhân dân nhưng tai hại cho một con đường đi đang được sáng suốt tính toán và thực hiện. Nó đã được kẻ thù lập tức lợi dụng để tiến hành một cuộc tắm máu. Chương trình anh minh và vĩ đại của ông bị phá vỡ và dở dang.
Chúng ta đều biết trong lịch sử không có “nếu”. Nhưng suy nghiệm từ lịch sử cho hôm nay thì bao giờ cũng cần. Những gì đã diễn ra thì đã diễn ra. Song phải chăng có thể một trong những nguyên nhân của những vấn nạn mà chúng ta, xã hội chúng ta, đang gặp ngày nay và vẫn còn rất loay hoay chưa thật tìm được đường ra, chính là ở sự dở dang vừa nói trên đó. Cuộc khai hóa cơ bản, do nhà khai hóa vĩ đại Phan Châu Trinh chủ trương và tiến hành một trăm năm trước thì nay vẫn dở dang, vẫn còn nguyên đó.
Rõ ràng tư tưởng của ông, chương trình của ông, trong cốt lõi của nó, hôm nay vẫn còn nguyên tính cập nhật, thậm chí còn nóng hổi hơn, cấp bách hơn.
Tiếp tục chương trình lớn của ông là trách nhiệm lịch sử của chúng ta, mỗi chúng ta, hôm nay, và cả ngày mai.
Nguyên Ngọc
Tháng 03/2011
Nguồn: Diễn Đàn
Chú thích
Nguồn: Bài nói ở hội thảo về Phan Châu Trinh ngày 23/03 do trường Đại học Hoa Sen và Quỹ Văn Hoá Phan Châu Trinh đồng tổ chức, trong khuôn khổ Ngày giỗ lần thứ 85 của cụ Phan, do tác giả gửi cho Diễn Đàn. Các tiểu đề là của chúng tôi. Hình từ internet.
[1] Lê Thị Hiền Minh, Phan Châu Trinh et le projet d’autonomisation à l’aube du XXe siècle.
[2] Lê Thị Hiền Minh, Phan Châu Trinh et le projet d’autonomisation à l’aube du XXe siècle.
“…Nhà cách mạng là người muốn thay đổi một xã hội, biến đổi số phận một dân tộc, chuyển cuộc sống của đất nước và con người sang một cấp độ khác, một đường hướng và một thời đại khác…”
Xây dựng con người tự chủ, để dân tộc tự chủ, chương trình vĩ đại bị dở dang của Phan Châu Trinh
Đầu thế kỷ XX, sau thất bại của các cuộc khởi nghĩa Cần Vương, đã xuất hiện Phong trào Duy Tân, thoạt tiên được khởi xướng bởi một nhóm trí thức ưu tú, thường được gọi là “bộ ba Quảng Nam” gồm Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng. Phong trào nhóm lên ở Quảng Nam, nhanh chóng loan ra khắp Trung Kỳ, ảnh hưởng sâu rộng đến cả nước, đưa tới cuộc Trung Kỳ dân biến năm 1908, cuộc bạo loạn chống Pháp lớn nhất trước Cách mạng tháng Tám. Cuộc nổi dậy bị đàn áp nặng nề, Trần Quý Cáp bị chém ở Khánh Hòa, Phan Châu Trinh bị đày ra Côn Đảo, về sau thoát tù đã sang Pháp để tiếp tục hoạt động, đến năm 1925 trở về nước, và mất ngày 24/03/1926, đến nay vừa đúng 85 năm. Huỳnh Thúc Kháng cũng bị đày Côn Đảo, sau khi ra tù đã chuyển sang hoạt động hợp pháp, chủ trương báo Tiếng Dân, tờ báo đậm khuynh hướng yêu nước chống Pháp sống được lâu nhất dưới thời Pháp thuộc; và trong số ba người, ông cũng là người còn sống được lâu nhất, để trở thành Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1945.
Có một điều cần chú ý: cuộc nổi dậy rung trời chuyển đất năm 1908 không hề nằm trong ý đồ hay kế hoạch của những người chủ chốt khởi xướng phong trào Duy Tân, họ không hề lãnh đạo nó, nó nằm ngoài ý định của họ, thậm chí ngược với nguyện vọng và chương trình của họ. Có lẽ đó là một điều chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu, thử giải thích đôi phần hôm nay.
Nói về người đồng chí thân thiết nhất của mình, cũng là người đứng đầu nhóm “bộ ba Quảng Nam”, Huỳnh Thúc Kháng có một đánh giá rất đáng chú ý, ông gọi Phan Châu Trinh là “nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam”. Như thường thấy ở các nhà Nho uyên thâm chuyển sang Tây học và sử dụng chữ quốc ngữ, Huỳnh Thúc Kháng vốn là người rất nghiêm túc, cẩn trọng, súc tích trong từng câu chữ phát ngôn. Chắc chắn đánh giá trên đây của ông dựa trên những suy ngẫm sâu xa, những hiểu biết rất kỹ về người đồng chí tâm huyết nhất của mình, và những so sánh không hời hợt. Ông hiểu nhà cách mạng không chỉ là người mưu đồ một cuộc nổi dậy, chủ trương một cuộc khởi nghĩa, lật đổ một chính quyền… Nhà cách mạng là người muốn thay đổi một xã hội, biến đổi số phận một dân tộc, chuyển cuộc sống của đất nước và con người sang một cấp độ khác, một đường hướng và một thời đại khác. Chính vì nhận thức như vậy nên ông đã không dành danh hiệu ấy cho ai khác trong những người chiến sĩ và anh hùng cùng thời với ông, ngoài Phan Châu Trinh.
Để cố gắng tìm hiểu đánh giá thoạt nghe có thể đáng ngạc nhiên này, có lẽ cần trở lại dù chỉ rất vắn tắt hành trình tư tưởng và hoạt động của Phan Châu Trinh.
“Đọc sách mới”…
Nguyên Ngọc
Phan Châu Trinh sinh năm 1872 tại làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, nay là huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Cha ông hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Cần Vương do Trần Dư và Nguyễn Duy Hiệu cầm đầu. Năm 29 tuổi đỗ Phó bảng, cùng khoa với cụ Nguyễn Sinh Huy, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; sau đó làm thừa biện, một chức quan nhỏ ở bộ Lễ của triều đình Huế. Những ai đã đọc qua dù chỉ đôi chút về Phan Châu Trinh đều biết ông rất khinh bỉ, căm ghét, đả kích kịch liệt vua quan triều đình Huế. Vậy tại sao ông lại ra Huế và làm quan? Huế bấy giờ là kinh đô, nơi diễn ra đời sống chính trị và văn hóa quan trọng nhất, nơi hội tụ và liên lạc rộng rãi với những nhân vật ưu tú trên cả nước… Và điều còn quan trọng hơn: là đầu mối (cùng với Hội An một phần) qua đường biển tiếp nhận tài liệu đến từ Trung Hoa cũng đang sôi sục trăn trở tìm đường. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dương trong Tuyển tập Phan Châu Trinh, ở phần Niên biểu, về những năm này chỉ ghi rất gọn mà đầy ý nghĩa: “1903: Làm quan ở Huế. Đọc sách mới. Kết giao với Phan Bội Châu… Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp cũng ra Huế đọc sách mới”. Năm 1904, Phan Châu Trinh từ quan. Còn Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng đỗ cao song không hề chịu làm quan, nhưng cũng ra Huế, để “đọc sách mới”. Cùng có mặt ở Huế và cùng say sưa “đọc sách mới” bấy giờ còn có nhiều trí thức nổi tiếng: Phan Bội Châu, Đào Nguyên Phổ, Vũ Phương Trứ… Nhiều người khác như Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Nguyễn Hiệt Chi, Lương Văn Can… ở Bắc, Hồ Tá Bang, Trần Lê Chất, Nguyễn Trọng Lợi… ở trong Nam, tuy không về Huế nhưng đều liên lạc với trung tâm Huế, và cũng chủ yếu để “đọc sách mới”.
“Sách mới” là chữ của Nguyễn Văn Dương dịch cái mà hồi ấy người ta quen gọi là “Tân Thư”. Hẳn rồi đến một lúc cần trở lại nghiên cứu những “Tân Thư”, hiện tượng “đọc Tân Thư” sôi nổi một thời ấy, hiểu cho rõ tác động của chúng đối với một giai đoạn có thể có tính quyết định của lịch sử cận đại nước ta. Tân Thư là các sách được chuyển sang từ Trung Quốc, gồm các tác phẩm của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi, và các sách của Nhật, của Pháp được dịch ra chữ Hán, trong đó các tác phẩm kinh điển của Montesquieu (mà người ta dịch là Mạnh Đức Tư Cưu) và Jean Jacques Rousseau (được dịch là Lư Thoa). Sau khi đọc Tân Thư, Trần Quý Cáp thổn thức: “… nửa đêm tỉnh giấc, nước mắt đầm đìa”. Tân Thư đã gây chấn động dữ dội trong tất cả tầng lớp tinh hoa yêu nước đang đau đáu tìm đường trong thế cùng cực bế tắc sau thất bại Cần Vương anh hùng mà tuyệt vọng. Tìm đường, đi con đường nào đây để có thể cứu nước, đưa dân tộc thoát ra khỏi vòng nô lệ? Tân Thư thổi một luồng gió mới vào những đầu óc đang cháy bỏng bấy giờ. Tác động của nó cực kỳ to lớn. Tuy nhiên, đều là những nhà ái quốc tâm huyết, mỗi người đã chịu tác động đó một cách khác nhau, đi đến những suy ngẫm và những kết luận khác nhau, theo cách nói ngày nay, những phương án chiến lược khác nhau. Chính ở đây ta nhận ra chân dung tư tưởng và văn hóa, chính trị đặc sắc, có thể nói đặc sắc đến “độc nhất”, của Phan Châu Trinh. Trong một nghiên cứu gần đây (tháng 09/2010) tác giả Lê Thị Hiền Minh ở Đại học Québec, Canada viết:
“Khác với Phan Bội Châu chỉ thấy ở đấy một cuộc chiến đấu vũ trang đánh đuổi người Pháp ra khỏi Việt Nam cũng giống hệt như tổ tiên ông đối với quân xâm lược Trung Hoa, Phan Châu Trinh đã nhận ngay ra một vấn đề phức tạp hơn là một cuộc ngoại xâm về mặt lãnh thổ: vấn đề trang bị cho “những người yếu hơn” các phương tiện để bước vào một cuộc tiến hóa ở cấp độ toàn cầu, đưa dân tộc Việt Nam lên con đường hiện đại hóa”. [1]
Như vậy, nếu đối với hầu hết những chí sĩ yêu nước đương thời, chấn động của Tân Thư chỉ là thêm một kích thích mạnh mẽ ý chí dân tộc, tinh thần chống ngoại xâm, mà không dẫn đến một đường hướng gì mới về căn bản, do chưa có thay đổi gì về tầm nhìn; thì ở Phan Châu Trinh (và hai người đồng chí thân thiết nhất của ông trong bộ ba Quảng Nam) nó mở ra một chân trời hoàn toàn khác; như cách nói ngày nay, nó mở ra cho ông chân trời “toàn cầu hóa”. Ông là người đầu tiên nhận ra phương Tây, không chỉ là một phương Tây kỹ thuật tiên tiến như Phạm Phú Thứ, thậm chí như Nguyễn Trường Tộ đã thấy và lo lắng …, mà là một phương Tây văn hóa, văn minh, khác hẳn và cao hơn cái thế giới hạn hẹp phương Đông ta từng biết xưa nay và vẫn loay hoay tìm đường trong đó.
Pháp (và phương Tây nói chung bấy giờ) là thế lực (puissance) hoàn toàn khác với Trung Hoa, mối uy hiếp mà Việt Nam đã thành công trong việc giữ một khoảng cách nhất định suốt gần một nghìn năm. Giữ được như vậy là vì dù tương quan lực lượng đã nhiều lần hết sức chênh lệch, nhưng hai bên đều thuộc cùng một thời đại lịch sử, một nền văn minh tương đồng. Thắng lợi của Việt Nam chống đồng hóa Trung Hoa suốt nghìn năm, như chúng ta đã nói nhiều lần, là thắng lợi văn hóa. Thắng lợi văn hóa trong khung khổ đóng kín của phương Đông, hay cũng có thể nói khung khổ thế giới Hán hóa (sinisé).
… và bài học về văn hoá
Giáp mặt với Pháp, với phương Tây, “sự thống nhất văn hóa và chính trị cho đến nay được bảo vệ bằng việc giữ gìn các giá trị Khổng Giáo bị lay chuyển bởi các giá trị của Thiên Chúa Giáo và, ít nhận ra được rõ hơn, bởi việc du nhập một hệ chữ viết dựa trên nguyên tắc Hy-La, chữ Quốc ngữ, được coi là ngôn ngữ chính thức song song với chữ Pháp từ năm 1878…” [2]. Nhà sử học David Marr viết:
“Việt Nam đi vào một biện chứng văn hóa và bản sắc quyết định; việc mất lãnh thổ lại cộng thêm mối uy hiếp mất tiếp ngay các quy chiếu tâm lý-xã hội văn hóa… Thế hệ các nhà nho trưởng thành vào những năm 1900 bị ám ảnh bởi hình ảnh ‘mất nước’, không chỉ theo nghĩa chính trị, mà còn nghiêm trọng hơn là mất ‘một sự sống còn về sau với tư cách là người Việt Nam’ ”…
Cụ Phan Châu Trinh và con trai Phan Châu Dật ở Pháp
Có lẽ lâu nay, khi nói về tình thế của đất nước vào đầu thế kỷ XX chúng ta đã tập trung chú ý vào sự mất mát đau đớn lãnh thổ, mà chưa làm rõ được hết những khía cạnh sâu xa và tinh tế này của xã hội khi đối mặt với phương Tây, với cuộc “toàn cầu hóa” lần thứ nhất, có thể gọi như vậy, mà Phan Châu Trinh, với một cái nhìn sáng suốt đã là người duy nhất nhận ra một cách hết sức tỉnh táo và sáng rõ. Ông nhận ra không chỉ tai họa đau đớn mất lãnh thổ quốc gia (như trong lịch sử ta đã nhiều lần mất vào tay Trung Hoa), mà lâu dài hơn, sâu sắc hơn, căn bản hơn, khó khăn hơn, nguy hiểm mất còn hơn, ông nhận ra một cuộc khủng hoảng văn hóa nghiêm trọng, thậm chí chưa từng có; điều mà David Marr chỉ ra là ở “các quy chiếu tâm lý-xã hội văn hóa”. Về sau Hoàng Xuân Hãn nói rằng chỗ độc đáo và đặc sắc nhất của Phan Châu Trinh so với tất cả những người ưu tú nhất đương thời, là ông đã đi tìm và tìm thấy nguyên nhân mất nước, dân tộc sa vào vòng nô lệ bi thảm, ở trong văn hóa, trong sự lạc hậu nguy hiểm về văn hóa của Việt Nam, lạc hậu cả một thời đại, so với thế giới văn minh rộng lớn, toàn cầu, và Việt Nam từ nay không thể sống còn ngoài cái thế giới ấy, cái toàn cầu ấy, mà các Tân Thư đã mở mắt cho ông nhìn thấy. Vậy nên, tôi nghĩ có thể nói mà không hề sợ quá đáng, Phan Châu Trinh là nhà văn hóa tiên phong và lớn nhất của Việt Nam trong thế kỷ XX – và có thể cả thế kỷ sau đó nữa như ta sẽ suy nghĩ thêm. Và bài học lớn nhất của Phan Châu Trinh để lại cho chúng ta là bài học về văn hóa.
Từ nhận thức cơ bản đó, ông đặt lên hàng đầu nhiệm vụ và chương trình đưa dân tộc vào “một cuộc tiến hóa ở cấp độ toàn cầu, đưa dân tộc Việt Nam lên con đường hiện đại hóa”. Và như vậy, vấn đề lãnh thổ, khôi phục lãnh thổ quốc gia, tức vấn đề độc lập, được coi như là một bộ phận cần thiết nhưng không phải là cứu cánh của chương trình dài hạn rộng lớn, cơ bản hơn nhiều, mà ông biết và chủ trương phải tiến hành từng bước.
Ta từng biết Phan Châu Trinh có chủ trương tự trị; và đi đến tự trị bằng con đường hòa bình, không bao động. Hẳn cần nói rõ, dù chỉ là phần nào, về tư tưởng này của ông, hình như lâu nay thường khá bị hiểu lầm. Trong chủ trương này có phần mà ông gọi là “Ỷ Pháp cầu tiến bộ”, học lấy ngay cái hay chắt lọc được của đối thủ để đem lại sự tiến bộ cho dân ta. Thực ra trong suốt lịch sử lâu dài bài học này vốn không lạ với người Việt. Tổ tiên ta đã học biết bao nhiêu của Trung Hoa để góp cho sự trưởng thành toàn diện và cả cho sức mạnh chống ngoại xâm của dân tộc. Huống nữa học lấy văn minh phương Tây mà ta biết ta đã chậm trễ mất cả một thời đại là vô cùng cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, tư tưởng về tự trị của Phan Châu Trinh không chỉ bó hẹp trong ý nghĩa đó. Trong luận văn đã nhắc đến trên đây của Lê Thị Hiền Minh, tự trị được dịch là autonomie. Và theo từ điển autonomie được giải thích: “Quyền tự trị. Quyền tự do, độc lập về đạo đức hoặc về trí tuệ”. Đây là khía cạnh và nội dung quan trọng trong chủ trương lớn của Phan Châu Trinh. Lê Thị Hiền Minh viết:
“Dự án hiện đại hóa Việt Nam của ông (Phan Châu Trinh), trong thực tế, là một dự án tự trị hóa (autonomisation) trong đó sự tự trị cá nhân và tập thể của những người Việt Nam sẽ thúc đẩy đất nước lên những đường ray của hiện đại hóa và văn minh”.
Vậy rõ ràng ở đây có thể thay từ tự trị (thường chỉ được hiểu theo nghĩa một thiết chế chính trị) bằng từ tự chủ. Và từ đó, khẩu hiểu nổi tiếng của Phan Châu Trinh “Khai dân trí” cũng rõ ràng bộc lộ một ý nghĩa sâu xa mà có lẽ lâu nay chúng ta cũng chưa thấu hiểu hết tinh thần. Khai dân trí chính là xây dựng nên con người tự chủ, cá nhân tự chủ, để đi đến tập thể tự chủ. Nhà nghiên cứu Verbunt viết:
“Chính trong sự tự trị được hiểu là một sự tự tổ chức quản trị trong liên quan phụ thuộc lẫn nhau… Phan Châu Trinh tìm thấy một sức mạnh giải phóng chứ không phải một nền độc lập như Phan Bội Châu. Theo nghĩa đó, tự trị là “giá trị cho phép cùng tồn tại với những người khác mà ta không còn có thể áp đặt nền văn hóa của mình. Quyền của các thiểu số được xác định trong chính chuyển động cơ bản này”.
Tác giả này còn nói rõ hơn:
“Bởi mọi tập thể đều gồm những cá nhân, nên sự tự trị như một tiến trình không thể được trao cho một tập thể người mà không đi qua từng người. Tiến trình mà chúng ta gọi là “tự trị hóa” đó trước hết phải là một tiến trình riêng biệt (tức của từng cá nhân, từng cá nhân tiến đến tự chủ) trước khi đạt đến một kích thước tập thể, và việc đó, thông qua giáo dục, theo Phan Châu Trinh mà khái niệm tu thân trong tự phát triển của mỗi người không hề xa lạ… Dự án tự trị hóa của Phan Châu Trinh đồng thời là một dự án giáo dục hiện đại đưa mọi người Việt Nam qua con đường của trường học tự do ở Bắc Kỳ (tức mô hình Đông Kinh Nghĩa Thục) và một dự án xã hội-kinh tế nhằm thiết lập một hệ thống hỗ trợ tập thể cho sự phát triển của các tổ chức kinh tế…”
“Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh”…
Ở đây cần đặc biệt chú ý tư tưởng của Phan Châu Trinh về giáo dục nhấn mạnh đến việc xây dựng cá nhân tự chủ, mà ông coi là cơ sở của tự chủ tập thể, tự chủ dân tộc. Nhiều tác giả nghiên cứu các văn bản của Phan Châu Trinh, đặc biệt các thư ông viết cho Toàn quyền Beau, cho vua Hàm Nghi, cho vua Khải Định nêu bật cách xưng hô của Phan Châu Trinh được cho là hoàn toàn có ý thức: ông luôn xưng “tôi”. Chúng ta biết về mặt từ nguyên “tôi” vốn xuất phát từ quan hệ “vua-tôi”, với ý nghĩa là “tôi tớ, thần dân của vua”. Phan Châu Trinh xưng tôi với ý nghĩa khác, ý nghĩa được Alexandre de Rhodes chỉ ra khi ông coi từ này là tương đương với ego trong tiếng La-tinh. “Tôi” của Phan Châu Trinh chính là cái “le moi” phương Tây. Một cái “tôi” độc lập, có ý thức về nhân cách độc lập và ngang bằng của mình với người đối thoại. Phan Châu Trinh luôn xưng “tôi” trong tất cả các văn bản viết cho nhân dân, cho người cấp trên, cho các quan chức Pháp và Việt. Trong thư gửi Toàn quyền Beau năm 1907, ông mở đầu: “Tôi, Phan Châu Trinh, thự trước tác hậu bổ, tỏ bày cái tình trạng nguy cấp ở nước Việt Nam…”. Năm 1922, trong thư Thất điều gửi Khải Định, ông viết: “Tôi, Trinh, sinh gặp lúc: trong thì nước nhà nghiêng ngập, ngoài thì các nước đua tranh lên đường tiến bộ…” Lê Thị Hiền Minh nhận xét:
“Phan Châu Trinh nói với toàn quyền Beau với tư cách là viên chức nói với viên chức, nhà chuyên môn nói với nhà chuyên môn, con người nói với con người”.
Một nhà nghiên cứu khác, Trương, B.L. thì viết:
“Là con người tư duy tự do, có thể nhìn chính lịch sử của dân tộc mình với một khoảng cách, chính là với tư cách “con người đích thực” (“personne authentique”) mà Phan Châu Trinh đã viết cho toàn quyền Beau: “Tôi, Phan Châu Trinh, quan chức cũ…”. Guidon cho rằng “bản sắc cá nhân đó (ở Phan Châu Trinh) đòi hỏi một hệ đạo đức thẩm nhập suốt đời, hệ đạo đức của một công dân tự do đảm nhận các quyền và các bổn phận của mình”.
Hình như lâu nay khi nghiên cứu về hệ thống các trường Duy Tân mà bộ ba Quảng Nam đã lập được ở tỉnh nhà trong khoảng thời gian từ năm 1903 đến 1908, cũng như về trường Đông Kinh Nghĩa Thục, chúng ta chưa chú ý tìm hiểu kỹ nội dung và tính chất rất quan trọng này trong quan điểm giáo dục ở các cơ sở nói trên. Chúng ta đã nói nhiều về tinh thần yêu nước, ý chí chống ngoại xâm được kích thích, cổ vũ mạnh mẽ, tinh thần thực hoc ở đây, mà chưa làm rõ được triết lý về xây dựng con người hiện đại tự trị, tự chủ, con người tự do trước hết tự trong chính mình còn sâu xa hơn nhiều của các trường này.
Dò lại hành trình tư tưởng của ông, đọc lại kỹ các trước tác của ông, ta nhận ra rõ ở chính Phan Châu Trinh hình ảnh tiêu biểu của một con người như vậy. Và một con người đạt được đến tự do như vậy thì có khả năng đặt biệt là giữ được khoảng cách với mọi điều đã được coi là “chân lý”, là “lịch sử”, kể cả với lịch sử của chính dân tộc mình.
Chính với khoảng cách độc lập đặc sắc đó, đầy trách nhiệm và cực kỳ dũng cảm, Phan Châu Trinh đã ráo riết chỉ ra hai nhược điểm chí tử của dân tộc, đặc biệt trong hoàn cảnh của “toàn cầu hóa”, mà thẳng thắn một cách phi thường ông cho là tập trung rõ nhất, cực điểm nhất ở một con người đương thời lừng danh mà ông rất thân thiết, yêu mến, kính trọng và bảo vệ: Phan Bội Châu. Hai nhược điểm chí tử: một mặt chủ nghĩa yêu nước hẹp hòi, sô vanh, mặt khác, nghịch lý thay, ý thức vọng ngoại mù quáng. Ông nói về Phan Bội Châu, mà cũng là nói về dân tộc mình, chẳng hề một chút khoan nhượng, nương nhẹ:
“Phan Bội Châu là người chưng ra rõ nhất những tập quán dân tộc hình thành trong lịch sử của dân tộc Việt Nam suốt thiên niên kỷ qua. Nếu có ai đó không biết bản chất thật của người Việt Nam, thì hãy cứ nhìn ông ấy. Dân tộc ta có tình yêu nước hẹp hòi và ở ông ấy, tư tưởng sô vanh lên đến cực điểm. Dân tộc ta có tính vọng ngoại và ở ông ấy, sự phụ thuộc vào sức mạnh bên ngoài lên đến tối đa. Dân tộc ta thiếu tinh thần độc lập và ở ông ấy cái thiếu đó càng rõ rệt hơn cả …”
Phan Châu Trinh coi ý nghĩa của cuộc đời ông là nỗ lực cứu nhân dân thoát ra khỏi những điểm yếu chí tử ấy, tự xây dựng cho mình, từ từng cá nhân, đến toàn dân tộc ý thức tự chủ – mà ông gọi là tự trị. Tư tưởng đó tập trung trong khẩu hiệu nổi tiếng của ông: “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh”…
Trong một thời gian ngắn hôm nay hẳn không thể nói kỹ và sâu hết về tư tưởng của Phan Châu Trinh mà dẫu chỉ điểm qua ta đã có thể nhận ra tính hệ thống, liên hoàn chặt chẽ, sâu sắc, và tính hiện đại đáng kinh ngạc của nó. Chương trình của ông là chương trình thay đổi một dân tộc, sửa chữa và làm lại nó, tự trong chiều sâu nhất của nó, chiều văn hóa, để nó có thể tồn tại và phát triển trong một thế giới tất yếu toàn cầu hóa.
Kẻ “lạc lối trời Âu”…
Cũng như tất cả những nhà tiên phong, những nhà khai sáng chân chính, nghĩa là những người đi trước, Phan Châu Trinh đã cô đơn trong cuộc đời của ông, và theo một ý nghĩa nào đó, cả về sau nữa. Ông không được sự đồng tình của phần lớn giới sĩ phu cùng thời, trong đó có vị sĩ phu ông kính trọng nhất: Phan Bội Châu. Quan hệ giữa Phan Châu Trinh-Phan Bội Châu là điển hình của một tình bạn kỳ lạ mà tiếc thay hình như ngày nay chúng ta không còn được thấy, đối nghịch kịch liệt về tư tưởng và quan điểm, đường lối, nhưng thân thiết và kính trọng nhau chẳng ai bằng. Khi Phan Châu Trinh mất năm 1926, Phan Bội Châu đã viết đôi câu đối thống thiết và đầy ý nghĩa:
“Thương hải vi điền, tinh vệ hàm thạch
Chung Kỳ ký một, Bá Nha đoạn huyền”
“Biển thẳm lấp chưa bằng, tinh vệ còn đội đá
Chung Kỳ thôi đã mất, Bá Nha dứt dây đàn”
Chung Kỳ Phan Châu Trinh đã mất, Bá Nha Phan Bội Châu đau đớn dứt dây đàn bởi biết còn cùng ai chia sẻ?
Phan Châu Trinh cũng cô đơn trước nhân dân đương thời của ông mà ông đã cống hiến cả cuộc đời để quyết cứu, cho một tương lai xán lạn bền vững mà ông đã sáng suốt nhận ra con đường để đi tới. Ông hiểu điều đó một cách sâu sắc. Ông nói:
“Không phải tôi không biết sự ngờ vực của các quan chức người Pháp đối với tôi. Không phải tôi không biết sự căm ghét của các quan chức người Việt đối với tôi. Không phải tôi không biết mối hiềm khích của Phan Bội Châu đối với tôi. Không phải tôi không cảm thấy sự gièm pha của nhân dân Việt Nam đối với tôi. Nhưng tôi không tìm cách tránh sự ngờ vực ấy”.
Ông tin sắt đá ở tư tưởng của ông, đường lối cứu dân tộc của ông. Là con người tự trị, tự chủ cao độ, là nhà tư tưởng tự do, có khả năng tạo một khoảng cách ngay với lịch sử dân tộc mình, với một hệ đạo đức ông đã tự xây dựng được cho mình, với tư cách là công dân tự do đảm nhận các quyền và các bổn phận của mình, cô đơn, ông dõng dạc tuyên bố:
“Việc này, tôi, Trinh, đã nhận ra, quyết đảm nhận lấy, không nhường cho ai nữa hết!”
Gần suốt một trăm năm ông cũng cô đơn với hậu thế. Chúng ta đã quá biết những người coi ông là kẻ “lạc lối trời Âu” …
Tiếp tục chương trình lớn của Phan Châu Trinh
Lịch sử đã đi những con đường khác. Chúng ta đều biết song song với phong trào Duy Tân hòa bình của Phan Châu Trinh, là chủ trương “thiết huyết” của Phan Bội Châu, mà Phan Châu Trinh thẳng thắn chỉ ra rằng ông ấy đã lợi dụng sự ngu dốt của nhân dân (mà Phan Châu Trinh quyết ra công thức tỉnh) để kích động “nhằm thỏa mãn chính khuynh hướng hủy hoại của mình”. Cuộc khai dân trí của phong trào Duy Tân, hoàn toàn ngoài ý muốn và chủ trương của những người khởi xướng, chịu ảnh hưởng tự nhiên và cũng tất yếu của phái thiết huyết, sự bất bình tự nhiên và quyết liệt của nhân dân tự phát, đã dẫn đến cuộc Trung Kỳ dân biến 1908 anh hùng của nhân dân nhưng tai hại cho một con đường đi đang được sáng suốt tính toán và thực hiện. Nó đã được kẻ thù lập tức lợi dụng để tiến hành một cuộc tắm máu. Chương trình anh minh và vĩ đại của ông bị phá vỡ và dở dang.
Chúng ta đều biết trong lịch sử không có “nếu”. Nhưng suy nghiệm từ lịch sử cho hôm nay thì bao giờ cũng cần. Những gì đã diễn ra thì đã diễn ra. Song phải chăng có thể một trong những nguyên nhân của những vấn nạn mà chúng ta, xã hội chúng ta, đang gặp ngày nay và vẫn còn rất loay hoay chưa thật tìm được đường ra, chính là ở sự dở dang vừa nói trên đó. Cuộc khai hóa cơ bản, do nhà khai hóa vĩ đại Phan Châu Trinh chủ trương và tiến hành một trăm năm trước thì nay vẫn dở dang, vẫn còn nguyên đó.
Rõ ràng tư tưởng của ông, chương trình của ông, trong cốt lõi của nó, hôm nay vẫn còn nguyên tính cập nhật, thậm chí còn nóng hổi hơn, cấp bách hơn.
Tiếp tục chương trình lớn của ông là trách nhiệm lịch sử của chúng ta, mỗi chúng ta, hôm nay, và cả ngày mai.
Nguyên Ngọc
Tháng 03/2011
Nguồn: Diễn Đàn
Chú thích
Nguồn: Bài nói ở hội thảo về Phan Châu Trinh ngày 23/03 do trường Đại học Hoa Sen và Quỹ Văn Hoá Phan Châu Trinh đồng tổ chức, trong khuôn khổ Ngày giỗ lần thứ 85 của cụ Phan, do tác giả gửi cho Diễn Đàn. Các tiểu đề là của chúng tôi. Hình từ internet.
[1] Lê Thị Hiền Minh, Phan Châu Trinh et le projet d’autonomisation à l’aube du XXe siècle.
[2] Lê Thị Hiền Minh, Phan Châu Trinh et le projet d’autonomisation à l’aube du XXe siècle.
Công An đánh chết người – Bạn đã an toàn chưa?
Posted by truongthondlb1
Nông Đức Dân – Dưới chế độ độc đảng cộng sản đồng nghĩa với chế độ độc tài, việc người dân Việt Nam bị đánh chết không còn là điều mới mẽ nữa. Mạng sống của một công dân có thể bị lấy đi bất cứ lúc nào và điều đó tùy thuộc vào sự chỉ đạo của các vị lãnh đạo ở chính quyền địa phương. Điều rất đáng được quan tâm là việc bạo hành đưa đến chết người của lực lượng công an đang ngày càng gia tăng cùng tỷ lệ thuận với tình hình lạm phát hiện nay. Nếu cứ theo đà tăng trưởng này, có lẽ con số người dân bị giết hại bởi ngành công an sẽ tăng lên một cách đáng kể trong những năm tới đây.
Vấn đề cần được mang ra để mỗ sẻ và tìm hiểu là tại sao ở trong một nước xã hội chủ nghĩa ấm no, hạnh phúc cùng với một chính quyền cộng sản do dân bầu ra, hết lòng chăm lo cho đời sống của người dân mà những sự việc bạo hành dẫn đến chết người vô cớ lại xảy ra quá nhiều như vậy? Nếu như sự việc này chỉ xảy ra lần đầu tiên, thì người ta có thể tạm chấp nhận được với lý do là người công an đó chưa thấu hiểu được đường lối hoặc chủ trương của đảng, nên đã dùng bạo lực để thay cho luật pháp. Nhưng thật đáng tiếc, đây không còn là lần đầu nữa và tình trạng lạm dụng bạo hành này đang trên đà tăng nhanh và nó đang xảy ra hầu như ở khắp mọi nơi từ thành thị cho đến thôn quê.
Điều vô cùng ngạc nhiên là người dân chưa hề thấy hoặc nghe bất cứ một vị lãnh đạo nào trong guồng máy chính phủ đứng ra xin lỗi hoặc cam kết với người dân rằng tình trạng công an lạm dụng quyền lực đánh chết người phải được chấm dứt! Điều mà đại đa số người dân thường thấy trong những trường hợp công an đánh chết người, một là người bị đánh chết “tự dưng” bị chết ở cơ quan công an, hai là khi không còn chối cải được, thì họ chỉ truy tố cá nhân vi phạm mà tuyệt nhiên không hề quy trách nhiệm đến những vị lãnh đạo từ bộ trưởng cho đến thủ tướng hoặc ngay cả tổng bí thư! Chúng ta nên biết rằng trong điều 4 hiến pháp ghi rõ như sau: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, được vũ trang bằng học thuyết Mác-Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam…” Căn cứ theo điều 4 hiến pháp, đảng là lực lượng lãnh đạo mọi thứ, vì vậy, việc truy cứu trách nhiệm của ông tổng bí thư cũng không ngoại lệ.
Với đà “lạm phát” bạo hành trên, có hai lý do để được suy ngẫm:
1. Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng đã không có khả năng lãnh đạo. Lập luận này có thể đúng bởi vì những vụ việc lạm dụng bạo lực cướp đi mạng sống vô tội của công dân Việt Nam đã và đang xảy ra và không có chiều hướng thuyên giãm. Hơn thế nữa, người dân chưa hề thấy có bất cứ một văn bản nào từ cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng ra chỉ thị xuống chính quyền địa phương phải chấm dứt ngay tình trạng lạm dụng quyền lực dẫn đến chết người trong khi thi hành công vụ của lực lượng công an.
2. Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng đã chỉ đạo ngầm cho việc dùng bạo lực thay cho pháp luật. Lập luận này cũng có thể chấp nhận được vì tình trạng lực lượng công an dùng bạo lực thay cho pháp luật đang ngày càng tăng nhanh. Và, khi một ngưòi công an nào đó bị truy tố trước pháp luật về tội trạng đánh chết người, thì hầu như những can phạm này đều bị kết án rất nhẹ so với người không trong ngành công an. Những vụ việc người dân vô tội bị đánh đập và bị đánh chết sau khi bị tạm giam tại các cơ quan công an đang tăng lên một cách chóng mặt. Chỉ riêng trong đầu năm của năm 2011 đã có những vụ đánh chết người nghiêm trọng do công an gây ra:
Trường hợp của nạn nhân: Ông Trịnh Xuân Tùng bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, thuộc công an phường Thịnh Liệt, Hà Nội, còng tay đánh đập dã man và chết vì bị đánh gãy xương cổ.
Trường hợp của nạn nhân: ông Nguyễn Lập Phương bị đánh và chết vào chiều 6-3-2011 sau khi bị nhốt qua đêm tại đồn công an xã Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Trường hợp của nạn nhân: Đặng Ngọc Trung sau một đêm bị tạm giữ đã bị đánh chết tại trụ sở công an xã Tiến Hưng, Thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Bài học cùng suy ngẫm: Bất cứ một công dân nào sống trong đất nước Việt Nam ngày nay, đều có thể trở thành nạn nhân của sự bạo hành chết người nêu trên. Điều mà mọi người cần phải hiểu rõ rằng sẽ không có bất cứ kỳ luật pháp nào có thể bảo vệ bạn vì pháp luật ở Việt Nam chỉ là một hình thức che đậy cho một hệ thống luật rừng dựa trên sức mạnh và bạo lực. Vì vậy, không ai có thể bảo vệ cho bạn bằng chính bản thân bạn. Nếu bạn không dám mạnh dạn đứng lên để yêu cầu nhà cầm quyền ban hành ngay chỉ thị nghiêm cấm việc lực lượng công an lạm dụng bạo lực trong khi thi hành công vụ và truy tố trước pháp luật những kẻ đánh người phạm pháp, bạn hoặc người thân của bạn có thể sẽ là những nạn nhân kế tiếp của họ!
Sự im lặng trong một chế độ độc tài không phải là vàng, mà chính là liều thuốc độc đang ngày đêm hủy hoại đời sống của bạn. Hãy cất lên tiếng nói, dù là nhỏ, nhưng vẫn tạo được âm vang, còn hơn là bạn không nói gì.
Nông Đức Dân
This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink.
Nông Đức Dân – Dưới chế độ độc đảng cộng sản đồng nghĩa với chế độ độc tài, việc người dân Việt Nam bị đánh chết không còn là điều mới mẽ nữa. Mạng sống của một công dân có thể bị lấy đi bất cứ lúc nào và điều đó tùy thuộc vào sự chỉ đạo của các vị lãnh đạo ở chính quyền địa phương. Điều rất đáng được quan tâm là việc bạo hành đưa đến chết người của lực lượng công an đang ngày càng gia tăng cùng tỷ lệ thuận với tình hình lạm phát hiện nay. Nếu cứ theo đà tăng trưởng này, có lẽ con số người dân bị giết hại bởi ngành công an sẽ tăng lên một cách đáng kể trong những năm tới đây.
Vấn đề cần được mang ra để mỗ sẻ và tìm hiểu là tại sao ở trong một nước xã hội chủ nghĩa ấm no, hạnh phúc cùng với một chính quyền cộng sản do dân bầu ra, hết lòng chăm lo cho đời sống của người dân mà những sự việc bạo hành dẫn đến chết người vô cớ lại xảy ra quá nhiều như vậy? Nếu như sự việc này chỉ xảy ra lần đầu tiên, thì người ta có thể tạm chấp nhận được với lý do là người công an đó chưa thấu hiểu được đường lối hoặc chủ trương của đảng, nên đã dùng bạo lực để thay cho luật pháp. Nhưng thật đáng tiếc, đây không còn là lần đầu nữa và tình trạng lạm dụng bạo hành này đang trên đà tăng nhanh và nó đang xảy ra hầu như ở khắp mọi nơi từ thành thị cho đến thôn quê.
Điều vô cùng ngạc nhiên là người dân chưa hề thấy hoặc nghe bất cứ một vị lãnh đạo nào trong guồng máy chính phủ đứng ra xin lỗi hoặc cam kết với người dân rằng tình trạng công an lạm dụng quyền lực đánh chết người phải được chấm dứt! Điều mà đại đa số người dân thường thấy trong những trường hợp công an đánh chết người, một là người bị đánh chết “tự dưng” bị chết ở cơ quan công an, hai là khi không còn chối cải được, thì họ chỉ truy tố cá nhân vi phạm mà tuyệt nhiên không hề quy trách nhiệm đến những vị lãnh đạo từ bộ trưởng cho đến thủ tướng hoặc ngay cả tổng bí thư! Chúng ta nên biết rằng trong điều 4 hiến pháp ghi rõ như sau: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân, được vũ trang bằng học thuyết Mác-Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam…” Căn cứ theo điều 4 hiến pháp, đảng là lực lượng lãnh đạo mọi thứ, vì vậy, việc truy cứu trách nhiệm của ông tổng bí thư cũng không ngoại lệ.
Với đà “lạm phát” bạo hành trên, có hai lý do để được suy ngẫm:
1. Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng đã không có khả năng lãnh đạo. Lập luận này có thể đúng bởi vì những vụ việc lạm dụng bạo lực cướp đi mạng sống vô tội của công dân Việt Nam đã và đang xảy ra và không có chiều hướng thuyên giãm. Hơn thế nữa, người dân chưa hề thấy có bất cứ một văn bản nào từ cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng ra chỉ thị xuống chính quyền địa phương phải chấm dứt ngay tình trạng lạm dụng quyền lực dẫn đến chết người trong khi thi hành công vụ của lực lượng công an.
2. Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng đã chỉ đạo ngầm cho việc dùng bạo lực thay cho pháp luật. Lập luận này cũng có thể chấp nhận được vì tình trạng lực lượng công an dùng bạo lực thay cho pháp luật đang ngày càng tăng nhanh. Và, khi một ngưòi công an nào đó bị truy tố trước pháp luật về tội trạng đánh chết người, thì hầu như những can phạm này đều bị kết án rất nhẹ so với người không trong ngành công an. Những vụ việc người dân vô tội bị đánh đập và bị đánh chết sau khi bị tạm giam tại các cơ quan công an đang tăng lên một cách chóng mặt. Chỉ riêng trong đầu năm của năm 2011 đã có những vụ đánh chết người nghiêm trọng do công an gây ra:
Trường hợp của nạn nhân: Ông Trịnh Xuân Tùng bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, thuộc công an phường Thịnh Liệt, Hà Nội, còng tay đánh đập dã man và chết vì bị đánh gãy xương cổ.
Trường hợp của nạn nhân: ông Nguyễn Lập Phương bị đánh và chết vào chiều 6-3-2011 sau khi bị nhốt qua đêm tại đồn công an xã Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Trường hợp của nạn nhân: Đặng Ngọc Trung sau một đêm bị tạm giữ đã bị đánh chết tại trụ sở công an xã Tiến Hưng, Thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Bài học cùng suy ngẫm: Bất cứ một công dân nào sống trong đất nước Việt Nam ngày nay, đều có thể trở thành nạn nhân của sự bạo hành chết người nêu trên. Điều mà mọi người cần phải hiểu rõ rằng sẽ không có bất cứ kỳ luật pháp nào có thể bảo vệ bạn vì pháp luật ở Việt Nam chỉ là một hình thức che đậy cho một hệ thống luật rừng dựa trên sức mạnh và bạo lực. Vì vậy, không ai có thể bảo vệ cho bạn bằng chính bản thân bạn. Nếu bạn không dám mạnh dạn đứng lên để yêu cầu nhà cầm quyền ban hành ngay chỉ thị nghiêm cấm việc lực lượng công an lạm dụng bạo lực trong khi thi hành công vụ và truy tố trước pháp luật những kẻ đánh người phạm pháp, bạn hoặc người thân của bạn có thể sẽ là những nạn nhân kế tiếp của họ!
Sự im lặng trong một chế độ độc tài không phải là vàng, mà chính là liều thuốc độc đang ngày đêm hủy hoại đời sống của bạn. Hãy cất lên tiếng nói, dù là nhỏ, nhưng vẫn tạo được âm vang, còn hơn là bạn không nói gì.
Nông Đức Dân
This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink.
Một phân tích về Libya cần cho người Việt Nam
Posted by truongthondlb1
Tác giả: Alison Pargeter. Phạm Hồng Sơn dịch từ nguồn OpenDemocracy.net
“…một khi tình hình được vãn hồi, an ninh được khôi phục, bất cứ ai cầm quyền sắp tới ở Libya cũng sẽ phải đối diện với những thách thức rất lớn gần như không thể vượt qua…”
Tâm sự của người dịch: Trên mạng gần đây đã có những cuộc tranh luận khá thẳng thắn và gay gắt về việc có nên kêu gọi người dân Việt nam làm “Cách mạng Hoa Nhài” hay không. Tôi tin rằng tất cả những người nói “nên” hay “không” một cách ôn hòa, lịch thiệp đều là những người thực sự cùng trăn trở cho vận mệnh bấp bênh của đất nước. Và chắc chắn các cuộc “Cách mạng Hoa Nhài” đang diễn ra ở Trung Đông và Bắc Phi đang làm cho nhiều người Việt phải day dứt và ghen tỵ. Vì những nhà độc tài ở đó chưa có ai dám dâng cả núi sông, biển đảo cho ngoại bang. Nhưng nếu “cách mạng” chỉ được hiểu là việc dân chúng đầy căm hờn nổi dậy để lật đổ một thể chế độc tài thì thật đáng thất vọng. Chả phải chế độ của Việt nam hiện nay không phải là kết quả của những cuộc nổi dậy rầm rộ của nhân dân trên khắp ba miền, của những đoàn người, tay dao, tay gậy, hầm hầm lao tới phá kho tàng hay chiếm đóng các trụ sở quan yếu, bắt giữ, hành quyết các viên chức của chính quyền đương thời (1945) đó sao?
Tại Lybia hiện nay, tình hình “Cách mạng Hoa Nhài” đang có những diễn tiến thuận lợi cho người nổi dậy chống lại chế độ độc tài của Gaddafi. Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết 1973 để bảo vệ người nổi dậy, Liên quân gồm nhiều nước phương Tây đã mở các cuộc tấn công phá hủy các căn cứ quân sự của Gaddafi. Nhưng “Cách mạng Hoa Nhài” liệu có tỏa “mùi hương” dễ chịu cho người dân Libya không? Đó là những gì mà học giả Alison Pargeter trình bày trong bài viết gần đây có nhan đề: Libya: con đường gian nan phía trước (Libya: a hard road ahead). Khi đọc bài viết này người dịch có lúc đã tưởng rằng tác giả đang nhắn nhủ cho độc giả Việt nam. Đó là lý do chính để người dịch muốn chia sẻ với quí vị. Trân trọng giới thiệu:
——————————————————————–
Libya: con đường gian nan phía trước
Tháng Hai năm 2011: cuộc cách mạng nhân dân tại Libya vẫn tiếp tục vừa phải bảo vệ những vùng đã được giải phóng vừa phải chống lại những cuộc phản công từ lực lượng của Đại tá Gaddafi. Còn khi chính quyền vẫn đang cố lấy lại quyền kiểm soát các thành phố Misrata và Zawiya, ở phía đông và tây của thủ đô, thì những kẻ trung thành với Gaddafi vẫn đang cố bám vào quyền lực ngay tại Tripoli – thủ đô.
Trong tình hình bấp bênh như thế thì câu hỏi không thể tránh được sẽ là cái gì sẽ tiếp theo. Nhiều kịch bản khác nhau đã được nghĩ tới, từ chuyện quân đội sẽ nổi lên cướp quyền cho đến việc sẽ có chính phủ lâm thời do các cựu quan chức ly khai thành lập.
Nhưng không thể đoán chắc được chính xác, dù chỉ là một chút, là bên nào hay phe nào sẽ thắng thế. Việc lực lượng ly khai ở miền đông mới củng cố thêm được chút ít cho quyền lực của họ qua việc thành lập một hội đồng lãnh đạo lâm thời gồm các luật sư và nhiều chuyên gia (gồm cả cựu bộ trưởng tư pháp Mustafa Abdel Jalil) đang làm cho họ tiếp tục hy vọng sẽ giữ vai trò lãnh đạo trong quá trình chuyển tiếp sau này.
Nhưng Gaddafi và bộ xậu thân cận nhất vẫn đang nhất quyết giữ bằng được quyền lực. Lực lượng hạt nhân của chế độ, cũng như nhiều bộ tộc quan trọng vẫn còn trung thành với chế độ (bất chấp việc đã xảy ra nhiều vụ ly khai của các nhân vật quan trọng). Điều đó cho thấy Gaddafi sẽ bám trụ vào căn cứ quyền lực Tripoli. Nếu Gaddafi cứ chơi theo cách này thì sự bế tắc cả về chính trị và quân sự của Libya sẽ phải kéo dài là chắc chắn.
Tuy nhiên trong tình trạng bấp bênh này vẫn có một điều có thể đoan chắc là: một khi tình hình được vãn hồi, an ninh được khôi phục, bất cứ ai cầm quyền sắp tới ở Libya cũng sẽ phải đối diện với những thách thức rất lớn gần như không thể vượt qua.
Phép thử của chuyển đổi
Có thể Libya đang chìm vào vòng xoáy tranh giành quyền lực kéo dài, nhưng về lý thuyết đất nước này vẫn có khả năng làm một cuộc chuyển đổi quyền lực êm dịu hơn, từ độc tài sang một chế độ gần với dân chủ hiến định hơn một số quốc gia khác như là Ai-cập hay thậm chí cả Iraq.
Libya là một quốc gia khá thuần nhất về chủng tộc. Dù vẫn có một số dân tộc ít người như Tebu và Tuareg ở sa mạc phía nam hay nhóm người thiểu số Berber, nhưng các cộng đồng này không lớn và chưa bao giờ tỏ ra có ý muốn tự trị. Libya cũng thuần nhất về tôn giáo, với đa số dân theo dòng Al-Maliki của Hồi giáo Sunni.
Hơn nữa, Libya là nước có dân số nhỏ, khoảng 6 triệu, nhưng lại có tài nguyên giàu có là dầu lửa. Nhiều người Libya đã từng kêu ca rằng đất nước của họ nên phải giống như Dubai hơn là một quốc gia vỡ nát, bất ổn như Libya dưới sự cai trị của Gaddafi.
Nói một cách khác, nghĩa là Libya có thể sẽ phải chịu sự bất ổn, đổ vỡ nhiều hơn trong cuộc chuyển đổi quyền lực so với các quốc gia khác (cũng đang chuyển đổi). Dĩ nhiên, trở ngại lớn nhất cho sự chuyển đổi quyền lực của Libya là bản chất chế độ của Gaddafi – một chế độ đã làm cho sự phát triển của cả một quốc gia phải phụ thuộc vào tư tưởng và nhân cách kỳ cục của một lãnh tụ. Thực tế là suốt 42 năm qua Libya chỉ như là một vật dùng để thử nghiệm cho tư tưởng của Gaddafi – học thuyết “nhà nước của quần chúng” (Jamahiriyah). Đó là khái niệm do Gaddafi ấp ủ từ những lúc mới 20 tuổi và đến nay vẫn tiếp tục được theo đuổi.
Còn các trở ngại khác lại liên quan tới các vấn đề của lịch sử và địa thế lãnh thổ. Libya là một vùng đất rộng với hai trung tâm dân cư chính – Tripoli ở phía tây và Benghazi ở đông, nhưng bị ngăn cách bằng một sa mạc lớn. Sự chia cắt về địa lý này đã dẫn đến sự khác biệt về bản sắc giữa hai vùng, và là yếu tố làm cho Libya vẫn là một hệ thống có cấu trúc theo bộ tộc. Như vậy, sự hòa trộn giữa di sản của Gaddafi và các yếu tố sử địa của Libya sẽ khiến cho việc xây dựng một tương lai ổn định cho Libya là một phép thử đối với bốn vấn đề sau đây.
Khoảng trống định chế
Vấn đề đầu tiên là sự thiếu vắng gần như hoàn toàn các định chế chức năng (functionning institutions)[i] tại Libya. Quyền lực dưới thời Gaddafi đã bị cá nhân hóa cao độ. Những điều đó có nghĩa là: đằng sau bề mặt của một chính quyền có đầy đủ các bộ phận thường có thì toàn bộ quyền lực đều nằm trong tay của Gaddafi và những kẻ thân cận nhất (trước tiên là các thành viên trong gia đình và bộ tộc của Gaddafi). Lybia thậm chí không có lấy một đảng cầm quyền như RCD tại Tunisia hay NDP ở Ai-cập.
Các định chế chính thức của chính phủ cũng không có một chút thực quyền nào và chúng hoạt động chỉ hơn một chút những cỗ máy ngốn tiền. Các cơ quan đó – và nói rộng hơn là cả chế độ – chỉ dựa vào một nhóm rất ít người, những kẻ cứ vài năm chỉ phải hoán đổi quanh một số chức vụ. “Đạo đức” và sự thân thiết với lãnh tụ luôn là những thứ có uy quyền lớn hơn nhiều so với cấp bậc, chức vụ.
Gaddafi từ lâu đã thực hiện chính sách chia để trị nhằm đảm bảo không có một định chế nào có thể gây nguy hiểm cho sự thống trị của ông ta. Quân đội chỉ được giữ ở mức độ yếu, chia rẽ và còn bị tham nhũng phá hoại. Hệ thống tư pháp chỉ khá hơn tí chút. Các đảng chính trị, các phong trào đối lập, các nghiệp đoàn lao động hay bất kỳ một tổ chức xã hội dân sự độc lập đúng nghĩa nào – những cái có thể hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi – đều bị cấm hoàn toàn. Thậm chí ngay cả cộng đồng doanh nghiệp cũng bị trói chặt vào chế độ để đảm bảo không một sức mạnh kinh tế nào có thể thoát khỏi sự khống chế của nhà nước.
Có thể các định chế chức năng thực sự duy nhất ở Libya là Công ty Dầu khí Quốc gia (NOC) và các cơ quan an ninh, đặc biệt là các Phong trào Ủy ban Cách mạng, những tổ chức khét tiếng trong việc thâm nhập và theo rõi mọi bộ phận của xã hội. NOC sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng cho tương lai của Libya vì dầu lửa chiếm tới 95% thu nhập từ xuất khẩu của Libya. Các cơ quan an ninh chắc sẽ không còn có vai trò gì đối với Lybia hậu Gaddafi nhưng lực lượng này cần phải được chú ý và thậm chí cần phải được sử dụng lại bằng một cách nào đó. Các hậu quả tồi tệ của việc loại bỏ ngay các cựu thành viên của đảng Bath khỏi tiến trình chính trị ở Iraq hậu Saddam Hussein là lời cảnh báo nghiêm khắc cho vấn đề này.
Do đó, bất kỳ một chính quyền mới nào cũng sẽ phải bắt đầu gần như từ con số không để tạo dựng các định chế chức năng quan trọng. Việc thiếu nhân lực có kinh nghiệm và có đào tạo cùng với sự yếu kém của hệ thống giáo dục cho thấy vấn đề nhân sự cần cho các định chế đó hình thành và vận hành hiệu quả sẽ không phải là việc dễ dàng. Libya đã quá trông cậy vào chuyên gia ngoại quốc và có lẽ chính vì thế đó cũng là lĩnh vực mà cộng đồng quốc tế sau này có thể có vị trí tốt nhất để trợ giúp quốc gia này tạo dựng một cơ sở hạ tầng đúng nghĩa.
Tập quán tham nhũng
Vấn đề thứ hai mà Libya hậu Gaddafi sẽ bị thử thách là khả năng đối phó với nạn tham nhũng – đã trở thành bệnh dịch phổ biến. Một cách khác mà Gaddafi vẫn dùng để đảm bảo sự trung thành với ông ta là tạo ra các mạng lưới bảo kê rộng lớn mà những quyền lợi vật chất sẽ làm cho chúng gắn bó với quyền lực của ông ta.
Cái giá của thủ đoạn này là làm cho tham nhũng trở thành tập quán hàng ngày. Hầu như tất cả mọi giao dịch dù lớn hay bé cũng đều bị nhúng chàm tham nhũng hết. Tình trạng đó đã khiến mọi cấp độ của chính quyền đều bị bó chặt trong nạn hối lộ và chủ nghĩa thân quen, nhờ vả. Kết quả đương nhiên là dân chúng rất căm phẫn. Vượt qua được những tập quán xấu xa này, và quan trọng hơn là thay đổi được lối nghĩ đã bị gắn chặt với chúng, sẽ đòi hỏi những nỗ lực lớn của bất cứ ai sẽ lên cầm quyền.
Mặc cảm bộ tộc
Vấn đề thứ ba mà chính quyền mới sẽ bị thử thách là việc phải đối phó với một Libya đã quen theo lối suy nghĩ riêng lẻ theo bộ tộc. Trước đây Gaddafi đã từng nhiều lần cố loại bỏ chủ nghĩa bộ tộc ra khỏi đất nước ngay sau khi ông ta nắm quyền vào năm 1969 nhưng đã sớm nhận thấy là không thể. Cuối cùng ông ta đã phải chọn cách dùng thủ đoạn để chi phối các cấu trúc xã hội có tính truyền thống đó bằng cách chơi con bài chia rẽ các bộ tộc để họ chống lẫn nhau và đảm bảo không có bộ tộc nào nắm được quá nhiều ảnh hưởng. Chính sách đó đã trở thành một trong những công cụ chính để ông ta duy trì chế độ.
Một khi mất đi chính sách kiềm chế bộ tộc của Gaddafi thì rất có thể các thủ lãnh bộ tộc sẽ có nhiều cơ hội hơn để tự khẳng định và họ sẽ cố để có nhiều quyền kiểm soát hơn trên lãnh địa của họ. Điều này đã bắt đầu xuất hiện ở phía đông rồi, nơi một số bộ tộc đã lên tiếng đe dọa cắt nguồn cung cấp dầu trừ khi Gaddafi phải rời bỏ quyền lực. Do đó bất kỳ một chính quyền mới mở rộng nào của Libya cũng cần phải tìm ra cách để quản lý và đón nhận các bộ tộc mà lại không bị trở thành con tin của họ.
Nhưng quá dựa vào các bộ tộc cũng khó có thể củng cố được sự đoàn kết dân tộc. Ông cựu bộ trưởng tư pháp có thể đã tuyên bố rằng tất cả mọi bộ tộc (kể cả bộ tộc của chính Gaddafi, là Gaddadhfa) cần phải được tham gia vào bất kỳ một chính phủ hay hội đồng lâm thời nào. Nhưng sự đối kháng lẫn nhau giữa họ, đã từng xảy ra trước cả thời Gaddafi, vẫn còn căng tới mức là có thể chỉ sau sự hân hoan của việc lật đổ được chế độ hiện nay (cứ cho là có thể xảy ra) qua đi là sẽ rất khó có thể để đạt được một sự đồng thuận, dù chỉ là tối thiểu.
Các bộ tộc lớn hiện vẫn còn trung thành với Gaddafi và đang có chiều hướng ly khai hàng loạt cũng có thể đang lo sợ bị gạt bỏ và chắc chắn sẽ quyết đấu để không bị lấy mất những đặc quyền đang có. Cùng với tình trạng rất nhiều vũ khí đang bị thả nổi thì vấn đề này lại càng không cho thấy điều gì tốt đẹp cả.
Vấn đề chia rẽ vùng miền
Thách thức thứ tư đối với một chính quyền mới là Libya có truyền thống chia rẽ giữa các địa phương.
Libya có 3 vùng chính: Tripolitania ở phía tây, Cyrenaica ở đông và Fezzan ở phía nam. Nhưng sự phân cách đông/tây là lớn nhất. Đó cũng đang là vấn đề đau đầu đối với Gaddafi, vì đồng thời những bộ tộc chính ở phía đông đã là những người đối kháng với Gaddafi rất lâu trước khi ông ta lên nắm quyền và phía đông hiện cũng đang là trung tâm của nổi dậy. Vùng phía đông, có tiếng là bảo thủ và hướng nội hơn, cũng là nơi cung cấp rất nhiều chiến binh cho lực lượng đối lập Hồi giáo của Libya-thành phần chính trong cuộc nổi dậy của những người Hồi giáo có vũ trang giữa những năm1990.
Sự chia rẽ vùng miền còn bị trầm trọng thêm do sự đối xử của chính quyền đối với các phần tử nổi dậy. Gaddafi đã sử dụng những cách tàn bạo nhất để gần như loại bỏ hẳn nhóm đối lập Hồi giáo vào cuối những năm 1990. Sau đó miền đông luôn bị duy trì trong sự kiểm soát an ninh gay gắt (gần như mọi gia đình ở miền đông đều bị theo rõi) và bị giữ trong tình trạng kém phát triển.
Gần đây, chính quyền đã có một số nỗ lực để giải quyết tình trạng mất cân bằng đầy đe dọa này. Saif al-Islam, con trai của Gaddafi, đã bắt đầu tỏ ra hết sức ra dịu dàng với miền đông và ngay sau những cuộc nổi dậy ở Ai-cập và Tunisia thì một con trai khác của Gaddafi là Saadi đã đến tận Benghazi để hứa hẹn sẽ có những kế hoạch phát triển cho vùng. Nhưng những gì xảy ra sau đó đã cho thấy những động tác như thế không có ý nghĩa gì khi sự tức giận và căm hờn của người dân đã dâng lên quá cao.
Ở bình diện sâu hơn thì vấn đề chia rẽ đông-tây không chỉ là sự đối kháng giữa chế độ và miền đông mà còn do chính giữa hai vùng với nhau. Bản sắc địa phương, vùng miền tại Libya luôn vượt cả trên bản sắc quốc gia.
Thêm nữa, việc cư dân ở Tripoli vẫn chưa nổi dậy cùng với những người ở miền đông cũng có thể vừa là một biểu hiện vừa là cái làm trầm trọng thêm cảm giác chia rẽ này. Sự lưỡng lự của một số người ở Tripoli có thể là kết quả của sự kìm kẹp quá chặt của chính quyền, nhưng cũng có thể là biểu hiện của việc vắng bóng nhu cầu thay đổi. Phản ứng của người dân ở Tripoli cũng có thể đang reo rắc thêm bất đồng lớn hơn cho hai miền đông và tây.
Nhưng dù thế nào thì thực sự là đang có một cảm giác rõ trong những người biểu tình ở miền đông là đó là cuộc cách mạng của họ. Do đó họ sẽ rất nóng lòng muốn lập lại cân bằng quyền lực đã bị mất trong suốt những năm do Gaddafi cai trị và để đạt tới một giải pháp chính trị chấm dứt tình trạng bị gạt bỏ của họ.
Thêm nữa, ngay cả khi những cư dân ở Tripoli có thể hài lòng khi thấy các cựu thành viên của chế độ Gaddafi được nắm quyền trong chính quyền mới thì nhiều người ở phía đông sẽ không chấp nhận những nhân vật đó – trong đó có những người đã tham gia vào các chiến dịch tàn bạo nhất chống lại miền đông. Mustafa Jalil có thể là một ngoại lệ, vì ông ta vừa có gốc miền đông và vừa có sự cách biệt với chính quyền mà ông đã phục vụ.
Do đó vẫn chưa thể rõ liệu người dân Libya – như một quốc gia- sẽ có khả năng vượt qua được các khác biệt sử địa này không. Nhưng sẽ khá khó khăn để người miền đông tự đạt được một đồng thuận nội bộ và đủ khó cho những nhóm phe phái khác, chưa kể các bộ tộc, có thể có được quyền lực như mong muốn. Những phe phái đó sẽ phải có cả các lực lượng Hồi giáo kiểu như tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo (của Ai-cập-ND), và các bộ phận cũ của Nhóm Chiến binh Hồi giáo Libya – nhóm đã bị chính quyền Gaddafi hóa giải và gần đây đã bị thuyết phục từ bỏ bạo lực để đổi lấy việc được ra khỏi tù.
Không thể bỏ qua các bộ phận này. Họ vẫn đang là một phần trong toàn cảnh chính trị tại miền đông từ nhiều thập niên qua và do việc vừa chấp nhận chiến lược đấu tranh bất bạo động nên có khả năng thu được một số thiện cảm của dân chúng.
Nhưng sẽ đặc biệt khó để đưa các lợi ích khác nhau này vào trong một khối thống nhất tại miền đông và làm cho chúng hòa thuận với những gì đang diễn ra tại Tripoli. Chính vì vậy mà nhiều người Libya đã đề xuất một giải pháp hình thành nhà nước kiểu liên bang cho Libya, dù dạng thức chính trị này cũng có một loạt những vấn đề khó của riêng nó.
Do đó, bất cứ ai lên nắm quyền tới đây cũng phải có những nỗ lực to lớn mới có thể hàn gắn được các vết thương chia rẽ, củng cố lại tinh thần đoàn kết và tinh thần quốc gia, những cái mà Gaddafi, cùng với cả cái tư tưởng cách mạng chống đế quốc của ông ta, đã không làm được. Dù cuộc đấu quyền lực trong nội bộ của Libya sẽ kết thúc như thế nào thì quốc gia này sau đó cũng phải đối mặt với những thách thức sống còn.
8/03/2011
(Về tác giả: Alison Pargeter là nữ chuyên gia phân tích chính trị về Trung Đông và Bắc Phi, chuyên về chính trị Hồi Giáo và xu hướng cực đoan hóa. Bà còn là nghiên cứu viên cao cấp thuộc khoa chính trị và nghiên cứu quốc tế của Đại học Cambridge.)
© Phạm Hồng Sơn (Bản tiếng Việt)
© Đàn Chim Việt
[i] Functioning institutions: ở đây dịch tạm sang tiếng Việt là các “định chế chức năng”. Theo cách sử dụng của một số học giả chính trị ở các nước Anh, Mỹ thì thuật ngữ đó nhằm chỉ những cấu trúc hữu hình hoặc vô hình trong xã hội. Hữu hình như các cơ quan lập pháp (quốc hội), hành pháp (chính phủ), các tổ chức nghiên cứu, trường đại học, thậm chí là cả công ty nhưng phải hoạt động một cách độc lập theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã định. Vô hình là các tập quán có tính phổ biến và ổn định trong xã hội nhằm duy trì một lợi ích công cộng và tập thể hơn là cá nhân, ví dụ như tập quán đã làm việc cho các cơ quan nhà nước thì phải đặt lợi ích của xã hội và quốc gia lên trên lợi ích của đảng phái tổ chức hoặc tập quán độc lập, khách quan của nghành báo chí, truyền thông. (ND)
Tác giả: Alison Pargeter. Phạm Hồng Sơn dịch từ nguồn OpenDemocracy.net
“…một khi tình hình được vãn hồi, an ninh được khôi phục, bất cứ ai cầm quyền sắp tới ở Libya cũng sẽ phải đối diện với những thách thức rất lớn gần như không thể vượt qua…”
Tâm sự của người dịch: Trên mạng gần đây đã có những cuộc tranh luận khá thẳng thắn và gay gắt về việc có nên kêu gọi người dân Việt nam làm “Cách mạng Hoa Nhài” hay không. Tôi tin rằng tất cả những người nói “nên” hay “không” một cách ôn hòa, lịch thiệp đều là những người thực sự cùng trăn trở cho vận mệnh bấp bênh của đất nước. Và chắc chắn các cuộc “Cách mạng Hoa Nhài” đang diễn ra ở Trung Đông và Bắc Phi đang làm cho nhiều người Việt phải day dứt và ghen tỵ. Vì những nhà độc tài ở đó chưa có ai dám dâng cả núi sông, biển đảo cho ngoại bang. Nhưng nếu “cách mạng” chỉ được hiểu là việc dân chúng đầy căm hờn nổi dậy để lật đổ một thể chế độc tài thì thật đáng thất vọng. Chả phải chế độ của Việt nam hiện nay không phải là kết quả của những cuộc nổi dậy rầm rộ của nhân dân trên khắp ba miền, của những đoàn người, tay dao, tay gậy, hầm hầm lao tới phá kho tàng hay chiếm đóng các trụ sở quan yếu, bắt giữ, hành quyết các viên chức của chính quyền đương thời (1945) đó sao?
Tại Lybia hiện nay, tình hình “Cách mạng Hoa Nhài” đang có những diễn tiến thuận lợi cho người nổi dậy chống lại chế độ độc tài của Gaddafi. Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết 1973 để bảo vệ người nổi dậy, Liên quân gồm nhiều nước phương Tây đã mở các cuộc tấn công phá hủy các căn cứ quân sự của Gaddafi. Nhưng “Cách mạng Hoa Nhài” liệu có tỏa “mùi hương” dễ chịu cho người dân Libya không? Đó là những gì mà học giả Alison Pargeter trình bày trong bài viết gần đây có nhan đề: Libya: con đường gian nan phía trước (Libya: a hard road ahead). Khi đọc bài viết này người dịch có lúc đã tưởng rằng tác giả đang nhắn nhủ cho độc giả Việt nam. Đó là lý do chính để người dịch muốn chia sẻ với quí vị. Trân trọng giới thiệu:
——————————————————————–
Libya: con đường gian nan phía trước
Tháng Hai năm 2011: cuộc cách mạng nhân dân tại Libya vẫn tiếp tục vừa phải bảo vệ những vùng đã được giải phóng vừa phải chống lại những cuộc phản công từ lực lượng của Đại tá Gaddafi. Còn khi chính quyền vẫn đang cố lấy lại quyền kiểm soát các thành phố Misrata và Zawiya, ở phía đông và tây của thủ đô, thì những kẻ trung thành với Gaddafi vẫn đang cố bám vào quyền lực ngay tại Tripoli – thủ đô.
Trong tình hình bấp bênh như thế thì câu hỏi không thể tránh được sẽ là cái gì sẽ tiếp theo. Nhiều kịch bản khác nhau đã được nghĩ tới, từ chuyện quân đội sẽ nổi lên cướp quyền cho đến việc sẽ có chính phủ lâm thời do các cựu quan chức ly khai thành lập.
Nhưng không thể đoán chắc được chính xác, dù chỉ là một chút, là bên nào hay phe nào sẽ thắng thế. Việc lực lượng ly khai ở miền đông mới củng cố thêm được chút ít cho quyền lực của họ qua việc thành lập một hội đồng lãnh đạo lâm thời gồm các luật sư và nhiều chuyên gia (gồm cả cựu bộ trưởng tư pháp Mustafa Abdel Jalil) đang làm cho họ tiếp tục hy vọng sẽ giữ vai trò lãnh đạo trong quá trình chuyển tiếp sau này.
Nhưng Gaddafi và bộ xậu thân cận nhất vẫn đang nhất quyết giữ bằng được quyền lực. Lực lượng hạt nhân của chế độ, cũng như nhiều bộ tộc quan trọng vẫn còn trung thành với chế độ (bất chấp việc đã xảy ra nhiều vụ ly khai của các nhân vật quan trọng). Điều đó cho thấy Gaddafi sẽ bám trụ vào căn cứ quyền lực Tripoli. Nếu Gaddafi cứ chơi theo cách này thì sự bế tắc cả về chính trị và quân sự của Libya sẽ phải kéo dài là chắc chắn.
Tuy nhiên trong tình trạng bấp bênh này vẫn có một điều có thể đoan chắc là: một khi tình hình được vãn hồi, an ninh được khôi phục, bất cứ ai cầm quyền sắp tới ở Libya cũng sẽ phải đối diện với những thách thức rất lớn gần như không thể vượt qua.
Phép thử của chuyển đổi
Có thể Libya đang chìm vào vòng xoáy tranh giành quyền lực kéo dài, nhưng về lý thuyết đất nước này vẫn có khả năng làm một cuộc chuyển đổi quyền lực êm dịu hơn, từ độc tài sang một chế độ gần với dân chủ hiến định hơn một số quốc gia khác như là Ai-cập hay thậm chí cả Iraq.
Libya là một quốc gia khá thuần nhất về chủng tộc. Dù vẫn có một số dân tộc ít người như Tebu và Tuareg ở sa mạc phía nam hay nhóm người thiểu số Berber, nhưng các cộng đồng này không lớn và chưa bao giờ tỏ ra có ý muốn tự trị. Libya cũng thuần nhất về tôn giáo, với đa số dân theo dòng Al-Maliki của Hồi giáo Sunni.
Hơn nữa, Libya là nước có dân số nhỏ, khoảng 6 triệu, nhưng lại có tài nguyên giàu có là dầu lửa. Nhiều người Libya đã từng kêu ca rằng đất nước của họ nên phải giống như Dubai hơn là một quốc gia vỡ nát, bất ổn như Libya dưới sự cai trị của Gaddafi.
Nói một cách khác, nghĩa là Libya có thể sẽ phải chịu sự bất ổn, đổ vỡ nhiều hơn trong cuộc chuyển đổi quyền lực so với các quốc gia khác (cũng đang chuyển đổi). Dĩ nhiên, trở ngại lớn nhất cho sự chuyển đổi quyền lực của Libya là bản chất chế độ của Gaddafi – một chế độ đã làm cho sự phát triển của cả một quốc gia phải phụ thuộc vào tư tưởng và nhân cách kỳ cục của một lãnh tụ. Thực tế là suốt 42 năm qua Libya chỉ như là một vật dùng để thử nghiệm cho tư tưởng của Gaddafi – học thuyết “nhà nước của quần chúng” (Jamahiriyah). Đó là khái niệm do Gaddafi ấp ủ từ những lúc mới 20 tuổi và đến nay vẫn tiếp tục được theo đuổi.
Còn các trở ngại khác lại liên quan tới các vấn đề của lịch sử và địa thế lãnh thổ. Libya là một vùng đất rộng với hai trung tâm dân cư chính – Tripoli ở phía tây và Benghazi ở đông, nhưng bị ngăn cách bằng một sa mạc lớn. Sự chia cắt về địa lý này đã dẫn đến sự khác biệt về bản sắc giữa hai vùng, và là yếu tố làm cho Libya vẫn là một hệ thống có cấu trúc theo bộ tộc. Như vậy, sự hòa trộn giữa di sản của Gaddafi và các yếu tố sử địa của Libya sẽ khiến cho việc xây dựng một tương lai ổn định cho Libya là một phép thử đối với bốn vấn đề sau đây.
Khoảng trống định chế
Vấn đề đầu tiên là sự thiếu vắng gần như hoàn toàn các định chế chức năng (functionning institutions)[i] tại Libya. Quyền lực dưới thời Gaddafi đã bị cá nhân hóa cao độ. Những điều đó có nghĩa là: đằng sau bề mặt của một chính quyền có đầy đủ các bộ phận thường có thì toàn bộ quyền lực đều nằm trong tay của Gaddafi và những kẻ thân cận nhất (trước tiên là các thành viên trong gia đình và bộ tộc của Gaddafi). Lybia thậm chí không có lấy một đảng cầm quyền như RCD tại Tunisia hay NDP ở Ai-cập.
Các định chế chính thức của chính phủ cũng không có một chút thực quyền nào và chúng hoạt động chỉ hơn một chút những cỗ máy ngốn tiền. Các cơ quan đó – và nói rộng hơn là cả chế độ – chỉ dựa vào một nhóm rất ít người, những kẻ cứ vài năm chỉ phải hoán đổi quanh một số chức vụ. “Đạo đức” và sự thân thiết với lãnh tụ luôn là những thứ có uy quyền lớn hơn nhiều so với cấp bậc, chức vụ.
Gaddafi từ lâu đã thực hiện chính sách chia để trị nhằm đảm bảo không có một định chế nào có thể gây nguy hiểm cho sự thống trị của ông ta. Quân đội chỉ được giữ ở mức độ yếu, chia rẽ và còn bị tham nhũng phá hoại. Hệ thống tư pháp chỉ khá hơn tí chút. Các đảng chính trị, các phong trào đối lập, các nghiệp đoàn lao động hay bất kỳ một tổ chức xã hội dân sự độc lập đúng nghĩa nào – những cái có thể hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi – đều bị cấm hoàn toàn. Thậm chí ngay cả cộng đồng doanh nghiệp cũng bị trói chặt vào chế độ để đảm bảo không một sức mạnh kinh tế nào có thể thoát khỏi sự khống chế của nhà nước.
Có thể các định chế chức năng thực sự duy nhất ở Libya là Công ty Dầu khí Quốc gia (NOC) và các cơ quan an ninh, đặc biệt là các Phong trào Ủy ban Cách mạng, những tổ chức khét tiếng trong việc thâm nhập và theo rõi mọi bộ phận của xã hội. NOC sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng cho tương lai của Libya vì dầu lửa chiếm tới 95% thu nhập từ xuất khẩu của Libya. Các cơ quan an ninh chắc sẽ không còn có vai trò gì đối với Lybia hậu Gaddafi nhưng lực lượng này cần phải được chú ý và thậm chí cần phải được sử dụng lại bằng một cách nào đó. Các hậu quả tồi tệ của việc loại bỏ ngay các cựu thành viên của đảng Bath khỏi tiến trình chính trị ở Iraq hậu Saddam Hussein là lời cảnh báo nghiêm khắc cho vấn đề này.
Do đó, bất kỳ một chính quyền mới nào cũng sẽ phải bắt đầu gần như từ con số không để tạo dựng các định chế chức năng quan trọng. Việc thiếu nhân lực có kinh nghiệm và có đào tạo cùng với sự yếu kém của hệ thống giáo dục cho thấy vấn đề nhân sự cần cho các định chế đó hình thành và vận hành hiệu quả sẽ không phải là việc dễ dàng. Libya đã quá trông cậy vào chuyên gia ngoại quốc và có lẽ chính vì thế đó cũng là lĩnh vực mà cộng đồng quốc tế sau này có thể có vị trí tốt nhất để trợ giúp quốc gia này tạo dựng một cơ sở hạ tầng đúng nghĩa.
Tập quán tham nhũng
Vấn đề thứ hai mà Libya hậu Gaddafi sẽ bị thử thách là khả năng đối phó với nạn tham nhũng – đã trở thành bệnh dịch phổ biến. Một cách khác mà Gaddafi vẫn dùng để đảm bảo sự trung thành với ông ta là tạo ra các mạng lưới bảo kê rộng lớn mà những quyền lợi vật chất sẽ làm cho chúng gắn bó với quyền lực của ông ta.
Cái giá của thủ đoạn này là làm cho tham nhũng trở thành tập quán hàng ngày. Hầu như tất cả mọi giao dịch dù lớn hay bé cũng đều bị nhúng chàm tham nhũng hết. Tình trạng đó đã khiến mọi cấp độ của chính quyền đều bị bó chặt trong nạn hối lộ và chủ nghĩa thân quen, nhờ vả. Kết quả đương nhiên là dân chúng rất căm phẫn. Vượt qua được những tập quán xấu xa này, và quan trọng hơn là thay đổi được lối nghĩ đã bị gắn chặt với chúng, sẽ đòi hỏi những nỗ lực lớn của bất cứ ai sẽ lên cầm quyền.
Mặc cảm bộ tộc
Vấn đề thứ ba mà chính quyền mới sẽ bị thử thách là việc phải đối phó với một Libya đã quen theo lối suy nghĩ riêng lẻ theo bộ tộc. Trước đây Gaddafi đã từng nhiều lần cố loại bỏ chủ nghĩa bộ tộc ra khỏi đất nước ngay sau khi ông ta nắm quyền vào năm 1969 nhưng đã sớm nhận thấy là không thể. Cuối cùng ông ta đã phải chọn cách dùng thủ đoạn để chi phối các cấu trúc xã hội có tính truyền thống đó bằng cách chơi con bài chia rẽ các bộ tộc để họ chống lẫn nhau và đảm bảo không có bộ tộc nào nắm được quá nhiều ảnh hưởng. Chính sách đó đã trở thành một trong những công cụ chính để ông ta duy trì chế độ.
Một khi mất đi chính sách kiềm chế bộ tộc của Gaddafi thì rất có thể các thủ lãnh bộ tộc sẽ có nhiều cơ hội hơn để tự khẳng định và họ sẽ cố để có nhiều quyền kiểm soát hơn trên lãnh địa của họ. Điều này đã bắt đầu xuất hiện ở phía đông rồi, nơi một số bộ tộc đã lên tiếng đe dọa cắt nguồn cung cấp dầu trừ khi Gaddafi phải rời bỏ quyền lực. Do đó bất kỳ một chính quyền mới mở rộng nào của Libya cũng cần phải tìm ra cách để quản lý và đón nhận các bộ tộc mà lại không bị trở thành con tin của họ.
Nhưng quá dựa vào các bộ tộc cũng khó có thể củng cố được sự đoàn kết dân tộc. Ông cựu bộ trưởng tư pháp có thể đã tuyên bố rằng tất cả mọi bộ tộc (kể cả bộ tộc của chính Gaddafi, là Gaddadhfa) cần phải được tham gia vào bất kỳ một chính phủ hay hội đồng lâm thời nào. Nhưng sự đối kháng lẫn nhau giữa họ, đã từng xảy ra trước cả thời Gaddafi, vẫn còn căng tới mức là có thể chỉ sau sự hân hoan của việc lật đổ được chế độ hiện nay (cứ cho là có thể xảy ra) qua đi là sẽ rất khó có thể để đạt được một sự đồng thuận, dù chỉ là tối thiểu.
Các bộ tộc lớn hiện vẫn còn trung thành với Gaddafi và đang có chiều hướng ly khai hàng loạt cũng có thể đang lo sợ bị gạt bỏ và chắc chắn sẽ quyết đấu để không bị lấy mất những đặc quyền đang có. Cùng với tình trạng rất nhiều vũ khí đang bị thả nổi thì vấn đề này lại càng không cho thấy điều gì tốt đẹp cả.
Vấn đề chia rẽ vùng miền
Thách thức thứ tư đối với một chính quyền mới là Libya có truyền thống chia rẽ giữa các địa phương.
Libya có 3 vùng chính: Tripolitania ở phía tây, Cyrenaica ở đông và Fezzan ở phía nam. Nhưng sự phân cách đông/tây là lớn nhất. Đó cũng đang là vấn đề đau đầu đối với Gaddafi, vì đồng thời những bộ tộc chính ở phía đông đã là những người đối kháng với Gaddafi rất lâu trước khi ông ta lên nắm quyền và phía đông hiện cũng đang là trung tâm của nổi dậy. Vùng phía đông, có tiếng là bảo thủ và hướng nội hơn, cũng là nơi cung cấp rất nhiều chiến binh cho lực lượng đối lập Hồi giáo của Libya-thành phần chính trong cuộc nổi dậy của những người Hồi giáo có vũ trang giữa những năm1990.
Sự chia rẽ vùng miền còn bị trầm trọng thêm do sự đối xử của chính quyền đối với các phần tử nổi dậy. Gaddafi đã sử dụng những cách tàn bạo nhất để gần như loại bỏ hẳn nhóm đối lập Hồi giáo vào cuối những năm 1990. Sau đó miền đông luôn bị duy trì trong sự kiểm soát an ninh gay gắt (gần như mọi gia đình ở miền đông đều bị theo rõi) và bị giữ trong tình trạng kém phát triển.
Gần đây, chính quyền đã có một số nỗ lực để giải quyết tình trạng mất cân bằng đầy đe dọa này. Saif al-Islam, con trai của Gaddafi, đã bắt đầu tỏ ra hết sức ra dịu dàng với miền đông và ngay sau những cuộc nổi dậy ở Ai-cập và Tunisia thì một con trai khác của Gaddafi là Saadi đã đến tận Benghazi để hứa hẹn sẽ có những kế hoạch phát triển cho vùng. Nhưng những gì xảy ra sau đó đã cho thấy những động tác như thế không có ý nghĩa gì khi sự tức giận và căm hờn của người dân đã dâng lên quá cao.
Ở bình diện sâu hơn thì vấn đề chia rẽ đông-tây không chỉ là sự đối kháng giữa chế độ và miền đông mà còn do chính giữa hai vùng với nhau. Bản sắc địa phương, vùng miền tại Libya luôn vượt cả trên bản sắc quốc gia.
Thêm nữa, việc cư dân ở Tripoli vẫn chưa nổi dậy cùng với những người ở miền đông cũng có thể vừa là một biểu hiện vừa là cái làm trầm trọng thêm cảm giác chia rẽ này. Sự lưỡng lự của một số người ở Tripoli có thể là kết quả của sự kìm kẹp quá chặt của chính quyền, nhưng cũng có thể là biểu hiện của việc vắng bóng nhu cầu thay đổi. Phản ứng của người dân ở Tripoli cũng có thể đang reo rắc thêm bất đồng lớn hơn cho hai miền đông và tây.
Nhưng dù thế nào thì thực sự là đang có một cảm giác rõ trong những người biểu tình ở miền đông là đó là cuộc cách mạng của họ. Do đó họ sẽ rất nóng lòng muốn lập lại cân bằng quyền lực đã bị mất trong suốt những năm do Gaddafi cai trị và để đạt tới một giải pháp chính trị chấm dứt tình trạng bị gạt bỏ của họ.
Thêm nữa, ngay cả khi những cư dân ở Tripoli có thể hài lòng khi thấy các cựu thành viên của chế độ Gaddafi được nắm quyền trong chính quyền mới thì nhiều người ở phía đông sẽ không chấp nhận những nhân vật đó – trong đó có những người đã tham gia vào các chiến dịch tàn bạo nhất chống lại miền đông. Mustafa Jalil có thể là một ngoại lệ, vì ông ta vừa có gốc miền đông và vừa có sự cách biệt với chính quyền mà ông đã phục vụ.
Do đó vẫn chưa thể rõ liệu người dân Libya – như một quốc gia- sẽ có khả năng vượt qua được các khác biệt sử địa này không. Nhưng sẽ khá khó khăn để người miền đông tự đạt được một đồng thuận nội bộ và đủ khó cho những nhóm phe phái khác, chưa kể các bộ tộc, có thể có được quyền lực như mong muốn. Những phe phái đó sẽ phải có cả các lực lượng Hồi giáo kiểu như tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo (của Ai-cập-ND), và các bộ phận cũ của Nhóm Chiến binh Hồi giáo Libya – nhóm đã bị chính quyền Gaddafi hóa giải và gần đây đã bị thuyết phục từ bỏ bạo lực để đổi lấy việc được ra khỏi tù.
Không thể bỏ qua các bộ phận này. Họ vẫn đang là một phần trong toàn cảnh chính trị tại miền đông từ nhiều thập niên qua và do việc vừa chấp nhận chiến lược đấu tranh bất bạo động nên có khả năng thu được một số thiện cảm của dân chúng.
Nhưng sẽ đặc biệt khó để đưa các lợi ích khác nhau này vào trong một khối thống nhất tại miền đông và làm cho chúng hòa thuận với những gì đang diễn ra tại Tripoli. Chính vì vậy mà nhiều người Libya đã đề xuất một giải pháp hình thành nhà nước kiểu liên bang cho Libya, dù dạng thức chính trị này cũng có một loạt những vấn đề khó của riêng nó.
Do đó, bất cứ ai lên nắm quyền tới đây cũng phải có những nỗ lực to lớn mới có thể hàn gắn được các vết thương chia rẽ, củng cố lại tinh thần đoàn kết và tinh thần quốc gia, những cái mà Gaddafi, cùng với cả cái tư tưởng cách mạng chống đế quốc của ông ta, đã không làm được. Dù cuộc đấu quyền lực trong nội bộ của Libya sẽ kết thúc như thế nào thì quốc gia này sau đó cũng phải đối mặt với những thách thức sống còn.
8/03/2011
(Về tác giả: Alison Pargeter là nữ chuyên gia phân tích chính trị về Trung Đông và Bắc Phi, chuyên về chính trị Hồi Giáo và xu hướng cực đoan hóa. Bà còn là nghiên cứu viên cao cấp thuộc khoa chính trị và nghiên cứu quốc tế của Đại học Cambridge.)
© Phạm Hồng Sơn (Bản tiếng Việt)
© Đàn Chim Việt
[i] Functioning institutions: ở đây dịch tạm sang tiếng Việt là các “định chế chức năng”. Theo cách sử dụng của một số học giả chính trị ở các nước Anh, Mỹ thì thuật ngữ đó nhằm chỉ những cấu trúc hữu hình hoặc vô hình trong xã hội. Hữu hình như các cơ quan lập pháp (quốc hội), hành pháp (chính phủ), các tổ chức nghiên cứu, trường đại học, thậm chí là cả công ty nhưng phải hoạt động một cách độc lập theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã định. Vô hình là các tập quán có tính phổ biến và ổn định trong xã hội nhằm duy trì một lợi ích công cộng và tập thể hơn là cá nhân, ví dụ như tập quán đã làm việc cho các cơ quan nhà nước thì phải đặt lợi ích của xã hội và quốc gia lên trên lợi ích của đảng phái tổ chức hoặc tập quán độc lập, khách quan của nghành báo chí, truyền thông. (ND)
Đền bù 1 tỷ đồng/m2: đất vàng và hệ lụy
Tác giả: THIÊN BÌNH
(VEF.VN) - “Thẻ đỏ” (quyết định cưỡng chế) đã được rút ra. Tuy nhiên, hệ lụy từ câu chuyện đòi đền bù 1 tỷ đồng/m2 đã rõ. Đó là, dù không đạt đến con số 1 tỷ/m2 nhưng nó cũng đã thiết lập một mặt bằng giá mới, đủ sức làm “choáng váng” các nhà đầu tư triển khai các dự án sau.
Câu chuyện về dự án xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở tái định cư tại số 22-24 phố Hàng Bài, 25-27 phố Hai Bà Trưng phải "đắp chiếu" kéo dài nhiều năm do 2 hộ dân không chịu nhận đền bù, bàn giao mặt bằng, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư trả 1 tỷ đồng/m2, xôn xao làng bất động sản thời gian qua.
Lý giải về việc không chấp nhận mức đền bù được cho là kỷ lục, 500 triệu đồng/m2, đại diện của 2 hộ sống này cho rằng, đây là dự án xây trung tâm thương mại là nhằm mục đích kinh doanh chứ không phải phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh hay lợi ích công cộng, không thuộc diện Nhà nước thu hồi.
Vì thế, "chúng tôi chỉ đồng ý khi chủ đầu tư đưa giá hợp lý. Chủ đầu tư muốn mua thì phải thỏa thuận", các hộ này khẳng định.
Phân tích về vụ việc này, một chuyên gia BĐS đã hài hước kể câu chuyện: Một anh thuyền chài vớt được xác của bố một anh thương nhân. Anh thương nhân tìm đến để xin chuộc về mai táng nhưng anh chài đòi phải trả một giá cắt cổ là 10 nén vàng vì cho rằng "nếu anh không chuộc từ tôi thì chẳng còn một xác thứ hai nào của ông bố anh để mà chôn cất cả".
Sau một hồi suy nghĩ, thương nhân đã quyết định chỉ trả 1 nén vàng vì "nếu anh không cho tôi chuộc thì anh cũng chẳng có thể bán cho ai khác, kể cả 1 xu vì đó chỉ là bố tôi chứ không phải là bố ai khác".Và nếu vài ngày nữa, cái xác thối ra thì anh mới là người lãnh hậu quả.
Tuy nhiên, ở đây chuyện tạm thời chỉ đúng một vế là "anh không mua của tôi thì không thể triển khai được dự án", và càng để lâu thì sự thiệt hại kinh tế của chủ đầu tư càng cao.
Có lẽ cũng chỉ, và chính vì thế, mà Công ty là CP Thời đại mới T&T mới phải "nhắm mắt, nhắm mũi" bỏ ra cả núi tiền để thỏa thuận đền bù, trong khi khung giá của khu vực này được TP. Hà Nội quy định chỉ khoảng trên dưới 70 triệu đồng/m2, còn nếu định giá theo thị trường thì cũng chỉ vào khoảng 400-500 triệu đồng/m2 (mà thực tế, đa phần cũng mới chỉ là "định giá" hay "trả giá", chưa ghi nhận được giao dịch).
Việc 2 hộ dân nêu trên không chịu nhận bồi thường, di dời và đưa ra một giá "trên trời" được cho là cố tình "bắt bí" và làm khó doanh nghiệp.
Nhưng, câu hỏi pháp lý được đặt ra là các hộ dân này có quyền "bắt bí" như vậy không?
Theo nguyên thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ, về nguyên tắc, thu hồi đất phục vụ dự án nhằm mục đích kinh doanh thương mại phải thỏa thuận đền bù sát giá thị trường. Nhưng vấn đề là người dân phải chứng minh được giá thị trường là bao nhiêu. Người dân có thể thuê Trung tâm thẩm định giá của Bộ Tài chính thực hiện việc này.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia BĐS khác, nếu đồng ý đem ra định giá thì "phần thiệt" sẽ thuộc về 2 hộ dân, bởi thực tế giá bồi thường mà chủ đầu tư đã đưa ra được cho là đã cao hơn nhiều so với giá thẩm định.
Căn nhà ở địa chỉ 22-24 Hàng Bài Ảnh: DĐDN
Trên thực tế, theo ông Trịnh Tiến Dũng, phụ trách sàn giao dịch BĐS T&T, thì việc giao dịch nhà đất trong khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm ở mức giá 1 tỷ đồng/m2 vẫn có xảy ra. Song, mức giá đó thường áp dụng với những lô đất ở vị trí "siêu đắc địa", như góc ngã tư đường Lý Thường Kiệt - Hàng Bài hay phía cuối Hàng Trống có hướng nhìn thẳng ra Bờ Hồ.
Các phố kinh doanh khác, như mặt tiền phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Bông... rơi vào khoảng 700-800 triệu đồng/m2, song các khu vực khác giá mềm hơn, chỉ 400-500 triệu đồng, trong đó có phố Hàng Bài và Hai Bà Trưng.
Vấn đề mấu chốt của vụ việc này chính nằm ở "phải thỏa thuận đền bù sát giá thị trường". Vin cớ này, các hộ dân đã cho rằng giá mà chủ đầu tư đưa ra vẫn... chưa sát! Nhưng đúng là, nếu "sát" thì "đất vàng" cũng khiến doanh nghiệp phải... vàng mắt!
Tuy nhiên, trong vấn đề này, cần nhận thức rõ ràng rằng, dù đây là một dự án "mang tính thương mại", song xét ở khía cạnh khác, khi quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội đã phê duyệt, cấp phép và trở thành một dự án trọng điểm của quận, đây sẽ không còn là "việc riêng", tự thỏa thuận của doanh nghiệp và người dân. Bởi lẽ, nói đi nói lại, sự thành bại của dự án còn liên quan đến sự phát triển và quy hoạch phát triển chung của đô thị và xã hội.
Vì vậy ở đây, về nguyên tắc, việc thu hồi phải thỏa thuận đền bù sát giá thị trường nhưng không phải là "cuộc chơi" riêng của người dân và doanh nghiệp mà nó còn có vai trò "trọng tài" điều tiết "cuộc chơi" của chính quyền, và các bên phải có trách nhiệm tuân thủ "luật chơi", tôn trọng sự công bằng, không thể có chuyện "chơi xấu", "bắt bí" phá bĩnh kiểu "không thích thì không bán" hay "anh phải bán, tôi thích trả bao nhiêu thì trả".
Trở lại câu hỏi "các hộ dân này có quyền "bắt bí" như vậy không?". Có lẽ, câu trả lời đã có, đó là: Không! Vì mới đây, UBND quận Hoàn Kiếm đã báo cáo UBND TP Hà Nội và ra quyết định cưỡng chế, tống đạt đến các hộ dân chưa tuân thủ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án, thể hiện vai trò "trọng tài" của chính quyền. Thời hạn thu hồi là sau ngày 18/3/2011, nếu 2 hộ dân không tự nguyện sẽ cưỡng chế thực hiện.
"Thẻ đỏ" (quyết định cưỡng chế) đã được rút ra. Tuy nhiên, hệ lụy từ câu chuyện này không phải là không có. Đó là việc, dù không đạt đến con số 1 tỷ/m2 nhưng nó cũng đã thiết lập một mặt bằng giá mới, đủ sức làm "choáng váng" cho việc giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án về sau.
Nếu không được giải quyết sớm, đây có thể là một tiền lệ xấu làm "sản sinh" nhiều khu đất hoang hóa hoặc dự án treo nơi tấc đất, tấc vàng giữa lòng thành phố.
Trong một cuộc thăm dò gần đây của tạp chí Wealth Bulletin (Anh Quốc), 10 khu phố có giá đất cao nhất thế giới được tính theo mét vuông được xếp thứ tự như sau:
1. Đại lộ Princess Grace (Monaco): 190.000 USD/m2 (tương đương khoảng hơn 3 tỷ đồng)
2. Đường Severn (Hong Kong): 121.000 USD/m2.
3. Đại lộ số 5 (New York, Mỹ): 80.000 USD/m2.
4. Kensington Palace Gardens (London, Anh): 77.000 USD/m2.
5. Đại lộ Montaigne (Paris, Pháp): 54.000 USD/m2.
6. Khu Ostozhenka (Matxcơva, Nga): 40.000 USD/m2.
7. Via Suvretta (St Moritz, Thụy Sĩ): 38.000 USD/m2.
8. Carolwood Drive (Los Angeles, Mỹ)): 30.000 USD/m2.
9. Đường Wolseley (Sydney, Australia): 28.000 USD/m2.
10. Đường Altamount (Mumbai, ấn Độ): 25.000 USD/m2.
Mặc dù không đứng trong bảng xếp hạng này, nhưng nếu chủ đầu tư chịu bồi thường cho 2 hộ dân tại Hà Nội với mức giá 1 tỉ VND/m2 (xấp xỉ 50.000 USD) thì Hà Nội sẽ trở thành đô thị có giá đất đắt thứ 6 trên thế giới; vượt qua các thành phố khác như St Moritz (Thụy Sĩ), Los Angeles (Mỹ)...
(VEF.VN) - “Thẻ đỏ” (quyết định cưỡng chế) đã được rút ra. Tuy nhiên, hệ lụy từ câu chuyện đòi đền bù 1 tỷ đồng/m2 đã rõ. Đó là, dù không đạt đến con số 1 tỷ/m2 nhưng nó cũng đã thiết lập một mặt bằng giá mới, đủ sức làm “choáng váng” các nhà đầu tư triển khai các dự án sau.
Câu chuyện về dự án xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở tái định cư tại số 22-24 phố Hàng Bài, 25-27 phố Hai Bà Trưng phải "đắp chiếu" kéo dài nhiều năm do 2 hộ dân không chịu nhận đền bù, bàn giao mặt bằng, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư trả 1 tỷ đồng/m2, xôn xao làng bất động sản thời gian qua.
Lý giải về việc không chấp nhận mức đền bù được cho là kỷ lục, 500 triệu đồng/m2, đại diện của 2 hộ sống này cho rằng, đây là dự án xây trung tâm thương mại là nhằm mục đích kinh doanh chứ không phải phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh hay lợi ích công cộng, không thuộc diện Nhà nước thu hồi.
Vì thế, "chúng tôi chỉ đồng ý khi chủ đầu tư đưa giá hợp lý. Chủ đầu tư muốn mua thì phải thỏa thuận", các hộ này khẳng định.
Phân tích về vụ việc này, một chuyên gia BĐS đã hài hước kể câu chuyện: Một anh thuyền chài vớt được xác của bố một anh thương nhân. Anh thương nhân tìm đến để xin chuộc về mai táng nhưng anh chài đòi phải trả một giá cắt cổ là 10 nén vàng vì cho rằng "nếu anh không chuộc từ tôi thì chẳng còn một xác thứ hai nào của ông bố anh để mà chôn cất cả".
Sau một hồi suy nghĩ, thương nhân đã quyết định chỉ trả 1 nén vàng vì "nếu anh không cho tôi chuộc thì anh cũng chẳng có thể bán cho ai khác, kể cả 1 xu vì đó chỉ là bố tôi chứ không phải là bố ai khác".Và nếu vài ngày nữa, cái xác thối ra thì anh mới là người lãnh hậu quả.
Tuy nhiên, ở đây chuyện tạm thời chỉ đúng một vế là "anh không mua của tôi thì không thể triển khai được dự án", và càng để lâu thì sự thiệt hại kinh tế của chủ đầu tư càng cao.
Có lẽ cũng chỉ, và chính vì thế, mà Công ty là CP Thời đại mới T&T mới phải "nhắm mắt, nhắm mũi" bỏ ra cả núi tiền để thỏa thuận đền bù, trong khi khung giá của khu vực này được TP. Hà Nội quy định chỉ khoảng trên dưới 70 triệu đồng/m2, còn nếu định giá theo thị trường thì cũng chỉ vào khoảng 400-500 triệu đồng/m2 (mà thực tế, đa phần cũng mới chỉ là "định giá" hay "trả giá", chưa ghi nhận được giao dịch).
Việc 2 hộ dân nêu trên không chịu nhận bồi thường, di dời và đưa ra một giá "trên trời" được cho là cố tình "bắt bí" và làm khó doanh nghiệp.
Nhưng, câu hỏi pháp lý được đặt ra là các hộ dân này có quyền "bắt bí" như vậy không?
Theo nguyên thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ, về nguyên tắc, thu hồi đất phục vụ dự án nhằm mục đích kinh doanh thương mại phải thỏa thuận đền bù sát giá thị trường. Nhưng vấn đề là người dân phải chứng minh được giá thị trường là bao nhiêu. Người dân có thể thuê Trung tâm thẩm định giá của Bộ Tài chính thực hiện việc này.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia BĐS khác, nếu đồng ý đem ra định giá thì "phần thiệt" sẽ thuộc về 2 hộ dân, bởi thực tế giá bồi thường mà chủ đầu tư đã đưa ra được cho là đã cao hơn nhiều so với giá thẩm định.
Căn nhà ở địa chỉ 22-24 Hàng Bài Ảnh: DĐDN
Trên thực tế, theo ông Trịnh Tiến Dũng, phụ trách sàn giao dịch BĐS T&T, thì việc giao dịch nhà đất trong khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm ở mức giá 1 tỷ đồng/m2 vẫn có xảy ra. Song, mức giá đó thường áp dụng với những lô đất ở vị trí "siêu đắc địa", như góc ngã tư đường Lý Thường Kiệt - Hàng Bài hay phía cuối Hàng Trống có hướng nhìn thẳng ra Bờ Hồ.
Các phố kinh doanh khác, như mặt tiền phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Bông... rơi vào khoảng 700-800 triệu đồng/m2, song các khu vực khác giá mềm hơn, chỉ 400-500 triệu đồng, trong đó có phố Hàng Bài và Hai Bà Trưng.
Vấn đề mấu chốt của vụ việc này chính nằm ở "phải thỏa thuận đền bù sát giá thị trường". Vin cớ này, các hộ dân đã cho rằng giá mà chủ đầu tư đưa ra vẫn... chưa sát! Nhưng đúng là, nếu "sát" thì "đất vàng" cũng khiến doanh nghiệp phải... vàng mắt!
Tuy nhiên, trong vấn đề này, cần nhận thức rõ ràng rằng, dù đây là một dự án "mang tính thương mại", song xét ở khía cạnh khác, khi quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội đã phê duyệt, cấp phép và trở thành một dự án trọng điểm của quận, đây sẽ không còn là "việc riêng", tự thỏa thuận của doanh nghiệp và người dân. Bởi lẽ, nói đi nói lại, sự thành bại của dự án còn liên quan đến sự phát triển và quy hoạch phát triển chung của đô thị và xã hội.
Vì vậy ở đây, về nguyên tắc, việc thu hồi phải thỏa thuận đền bù sát giá thị trường nhưng không phải là "cuộc chơi" riêng của người dân và doanh nghiệp mà nó còn có vai trò "trọng tài" điều tiết "cuộc chơi" của chính quyền, và các bên phải có trách nhiệm tuân thủ "luật chơi", tôn trọng sự công bằng, không thể có chuyện "chơi xấu", "bắt bí" phá bĩnh kiểu "không thích thì không bán" hay "anh phải bán, tôi thích trả bao nhiêu thì trả".
Trở lại câu hỏi "các hộ dân này có quyền "bắt bí" như vậy không?". Có lẽ, câu trả lời đã có, đó là: Không! Vì mới đây, UBND quận Hoàn Kiếm đã báo cáo UBND TP Hà Nội và ra quyết định cưỡng chế, tống đạt đến các hộ dân chưa tuân thủ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án, thể hiện vai trò "trọng tài" của chính quyền. Thời hạn thu hồi là sau ngày 18/3/2011, nếu 2 hộ dân không tự nguyện sẽ cưỡng chế thực hiện.
"Thẻ đỏ" (quyết định cưỡng chế) đã được rút ra. Tuy nhiên, hệ lụy từ câu chuyện này không phải là không có. Đó là việc, dù không đạt đến con số 1 tỷ/m2 nhưng nó cũng đã thiết lập một mặt bằng giá mới, đủ sức làm "choáng váng" cho việc giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án về sau.
Nếu không được giải quyết sớm, đây có thể là một tiền lệ xấu làm "sản sinh" nhiều khu đất hoang hóa hoặc dự án treo nơi tấc đất, tấc vàng giữa lòng thành phố.
Trong một cuộc thăm dò gần đây của tạp chí Wealth Bulletin (Anh Quốc), 10 khu phố có giá đất cao nhất thế giới được tính theo mét vuông được xếp thứ tự như sau:
1. Đại lộ Princess Grace (Monaco): 190.000 USD/m2 (tương đương khoảng hơn 3 tỷ đồng)
2. Đường Severn (Hong Kong): 121.000 USD/m2.
3. Đại lộ số 5 (New York, Mỹ): 80.000 USD/m2.
4. Kensington Palace Gardens (London, Anh): 77.000 USD/m2.
5. Đại lộ Montaigne (Paris, Pháp): 54.000 USD/m2.
6. Khu Ostozhenka (Matxcơva, Nga): 40.000 USD/m2.
7. Via Suvretta (St Moritz, Thụy Sĩ): 38.000 USD/m2.
8. Carolwood Drive (Los Angeles, Mỹ)): 30.000 USD/m2.
9. Đường Wolseley (Sydney, Australia): 28.000 USD/m2.
10. Đường Altamount (Mumbai, ấn Độ): 25.000 USD/m2.
Mặc dù không đứng trong bảng xếp hạng này, nhưng nếu chủ đầu tư chịu bồi thường cho 2 hộ dân tại Hà Nội với mức giá 1 tỉ VND/m2 (xấp xỉ 50.000 USD) thì Hà Nội sẽ trở thành đô thị có giá đất đắt thứ 6 trên thế giới; vượt qua các thành phố khác như St Moritz (Thụy Sĩ), Los Angeles (Mỹ)...
Tử thần mang hộ chiếu Việt Nam?
Posted on Tháng Ba 25, 2011 by truongthondlb1
Đinh Tấn Lực
“Cái chết là giải pháp cho mọi vấn đề”
– Joseph Stalin
Đồng chí Stalin (kính mến) — kẻ từng được “cha già” họ Hồ tôn là vị “cha già của thế giới XHCN” — hễ đã phán thì cấm có sai.
Giải pháp để có một VN độc đảng là tận diệt tất cả các đảng phái khác.
Giải pháp để giữ một VN độc đảng vẫn là tận diệt tất cả các đảng phái khác.
(Thương mình thương một, thương Ông thương mười là ở chỗ này chăng?).
Nạn nhân của thời 1930-1945 thì hằng hà sa số, đếm không xuể/kể không hết. Cả VN Quang Phục Hội & Tâm Tâm Xã, cả Đại Việt, cả Việt Quốc, cả Việt Cách, cả An Nam Độc Lập Đảng… thậm chí, cả những đồng chí đầu súng trăng treo cùng trường nhưng khác phái. Tiêu biểu của nỗ lực CS Quốc Tế III tận diệt đồng chí CS Quốc Tế IV là trường hợp của Trốt-kít Tạ Thu Thâu: Trong buổi phỏng vấn ngày 25-6-1946, Hồ Chí Minh đã trả lời Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu như sau: Ce fut un patriote et nous le pleurons… Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés (Đó là một người yêu nước, chúng tôi đau buồn khi được hung tin… Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt)! Chẳng ai nỡ nghĩ đến chuyện quyết toán vặt, nhưng ngay cả con lộ Tạ Thu Thâu ở Sài Gòn lẫn Mỹ Tho đều bị đổi tên sau ngày miền Nam thất thủ.
Nạn nhân của thời sau 1945, đặc biệt là sau 1975, cũng là vô phương đong đếm. Quả là một cuộc rửa hận/trả thù/xử lý vô tiền khoáng hậu ở nước ta. Bất kể đó là đảng viên các chính đảng kể trên còn kẹt lại miền Bắc; đã di cư vào Nam năm 1954; hoặc bị liệt vào hàng địch/ngụy của “chế độ cũ”… Hay thậm chí, ngay cả các đảng viên lão thành cách mạng của CSVN, những người đã nghiệm ra rằng gông cùm thực dân còn nhẹ nhàng hơn xích xiềng ý thức hệ; đã thấy ra mặt thật của “chiến thắng” là “thống nhất” cả nước vào tròng nô lệ Quốc Tế III; đã cọ xát với nỗi nhục đói nghèo/lạc hậu của đất nước thời “hậu giải phóng”; hay đã dự kiến cả tương lai đất nước gắn liền vào một đận Bắc Thuộc vĩnh viễn….
Tiến trình khai trừ và thanh trừng, do đó, nói theo ngôn ngữ tiếp thị ngày nay, là “2 trong1”. Hễ không phải bầu bạn anh em thì hẳn phải là thế lực thù địch. Cũng vậy, hết đồng chí ắt phải là kẻ thù, không thể khác. Mà đã là kẻ thù thì tất yếu là phải chết — chết ngay/chết dần/chết đói/chết kiệt/chết thảm/chết đột biến/chết tiệm tiến/chết tự nhiên/chết tai nạn/chết bờ/chết bụi/chết ngộp/chết chìm/chết tù/chết bệnh/chết dở/chết tiệt v.v… — kiểu nào cũng được, càng nhanh càng tốt, nhưng nói chung là phải chết, không chỉ bởi hệ vô thần khẳng định Chết Là Hết, mà còn bởi đối sách xuyên suốt của lãnh đạo là Chết …Cho Yên Chuyện.
Thử tạm liệt kê một vài trường hợp khai trừ/thanh trừng đồng chí tương đối dễ nhớ đã xảy ra ở xứ này, để xem thử có phải chết là hết hay không:
Ông Nguyễn Văn Trấn (1914-1998), (còn được gọi là Bảy Trấn Chợ Đệm), tác giả quyển sách gây chấn động cả đảng: Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội, từng nhận giải Hellman-Hammett năm 1997.
Ông Trần Độ (1923-2002), tác giả Nhật Ký Rồng Rắn, được ông Hà Sĩ Phu điếu tặng cặp đối “Văn võ tung hoành, trung tướng phong trần, thế sự song kiên, song trọng đảm – Bắc Nam xuất nhập, đại quân tế độ, hùng binh nhất trượng, nhất đan tâm”.
Ông Trần Xuân Bách (1924-2006), nguyên ủy viên BCT, chủ trương dân chủ hóa VN cùng nhịp với Đông Âu và Liên Xô, tác giả phương ngôn nổi danh: “Dân chủ không phải là ban ơn, không phải là mở rộng dân chủ hay dân chủ mở rộng… Dân chủ là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử, không phải là ban phát – do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia. Thực chất của dân chủ là khơi thông trí tuệ của toàn dân tộc và đưa đất nước đi lên kịp thời đại…“.
Ông Nguyễn Ngọc Lan (1930-2007), nguyên chủ bút báo Đối Diện, bị quản chế cùng linh mục Chân Tín vì đã chủ trương Cá nhân sám hối/Giáo hội sám hối/Đảng phải sám hối, từng bị nhà nước ép té xe cùng với LM Chân Tín khi đi dự đám tang ông Bảy Trấn.
Ông Hoàng Minh Chính (1920-2008), nguyên Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, từng nhận định chính xác “Đất nước ta đứng ở đáy nhân loại trên mọi bình diện” (2005), rồi quyết định phục hoạt đảng Dân Chủ VN, và cùng với ông Lê Hồng Hà kêu gọi thành lập Hội Nhân Dân Chống Tham Nhũng.
Ông Nguyễn Hộ (1916-2009), lãnh đạo Hội Những Người Kháng Chiến Cũ, tác giả quyển Quan Điểm Và Cuộc Sống, giải thưởng Hellman-Hammett, từng bị ép xuồng, bị bắt giữ và bị quản thúc tại gia cho tới chết.
V.v…
Những di thư, di cảo, di ngôn tâm huyết của họ vẫn còn đó và còn nguyên giá trị lịch sử lẫn thời sự. Rõ ràng, chết chưa hẳn là hết. Lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN hiện giờ chỉ xoa bụng/vỗ tay/nâng cốc có mỗi điều về đối thủ: Chết là hết …nói!
Lãnh đạo đương thời cũng chẳng màng che giấu nỗi mong mỏi/chờ trông từng ngày điều đó xảy ra cho những đồng chí khai quốc công thần lòng ngay mắt sáng/trung ngôn nghịch nhĩ/thẳng lời phản biện/nói thật nói hết: Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng Sĩ Nguyên, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Minh Cần… cùng rất đông quý vị lão thành cách mạng, thậm chí, cả quý vị nhân sĩ Dương Danh Di, Trần Phương, Vũ Khoan, Nguyễn Văn An, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Trung, Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Nguyễn Minh Thuyết, Phạm Chi Lan, Phan Đình Diệu v.v…
Ở một tầng nấc khác, cả trong và ngoài đảng, cả trong và ngoài nước, cả trong và ngoài tù, là một danh sách “đáng chết” rất dài, không thể kể hết danh tánh, của những người từng có tiểu luận/khảo cứu/phản biện/phân tích/bình luận/đề nghị/cảnh báo/tuyển tập… không thể đăng trên dàn báo chính quy xưa nay (nên thường phải lập riêng thư viện/thư khố trên không gian mạng), và gần đây là những tay dân báo mạnh dạn gõ phím và chuyển tải tất cả những điều mắt thấy/tai nghe/óc nghĩ… thông qua hệ internet và ung dung chiếm lĩnh đại khối độc giả có điều kiện ngồi trước màn hình ở VN. Đáng “chết để hết nói” là vì vậy!
Tự thân đảng không muốn làm kẻ thù của internet như RSF tố giác. Tự thân internet và các dàn mạng xã hội đã đứng về phía Sự Thật và trở thành kẻ thù của đảng đó chứ!
Mà đã thế thì những danh sách “đáng chết” nói trên đã trở thành vô dụng, bởi đảng không thể trông chờ mãi vào cứu cánh “chết là hết” của đối kháng, mà ngược lại, chính sự trông chờ đó đã lột trần tình trạng “kiệt mưu/cạn chước/đuối lý/hết thời” của nguyên dàn lãnh đạo đảng đương nhiệm.
*
“Tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt”
– Hồ Chí Minh
Câu hỏi thứ hai được đặt ra là: Trên thực tế, chết có yên chuyện không?
Hội nghị Việt Bắc 1949 từng ghi lại lời khẳng định/trần tình của đồng chí Hồ Chí Minh (cũng kính mến không kém) rằng: “Các vị lãnh tụ thế giới Staline, Mao Trạch Đông thì không thể sai lầm, nghĩa là những gì cần nói và đáng nói họ đã nói hết rồi và nói đúng, thì mình còn gì nữa, nhất là điều mình nói có thể sai”.
Ngoại trừ cái chỉ thị đóng khung trên đây là …cấm sai. Và trở thành kim chỉ nam của lực lượng công an “còn đảng còn mình”:
21/1/2010: công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đánh chết công dân Nguyễn Quốc Bảo.
29/3/2010: công an huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, giả dạng đầu gấu, đánh dân oan đến nhập viện.
04/5/2010: công an Đà Nẵng cướp quan tài ở Cồn Dầu, đánh chết công dân Nguyễn Thành Năm, cho dù vợ con nạn nhân đã quỳ lạy xin tha mạng.
07/5/2010: công an Điện Bàn, Quảng Nam đánh chết công dân Võ Văn Khánh rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng dây cột giày.
14/5/2010: công an huyện Chương Mỹ, Hà Hội, chận xe, đòi hối lộ, chưa được thì đánh công dân Tống Bá Đức bằng dùi cui và còng số 8, cho tới khi nạn nhân cầm xe máy cho 1 CA khác để nộp tiền hối lộ.
25/5/2010: công an huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, bắn thủng bàn tay trái của công dân Lê Thị Thanh, bắn chết công dân thiếu niên Lê Xuân Dũng, và bắn chết công dân Lê Hữu Nam ở Nghi Sơn.
28/6/2010: công an huyện Đại Từ, Thái Nguyên, đánh chết công dân Vũ Văn Hiền.
23/7/2010: thiếu úy công an Nguyễn Thế Nghiệp, huyện Tân Yên, Bắc Giang, đánh chết công dân Nguyễn Văn Khương về tội không đội mũ bảo hiểm.
06/8/2010: công an thường phục Thái Nguyên bắn thủng đùi xuyên xương chậu công dân Hoàng Thị Trà, về tội không đội mũ bảo hiểm.
14/8/2010: công an huyện Châu Thành A, Hậu Giang, đánh chết công dân Trần Duy Hải rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng áo sơ mi tay dài.
09/9/2010: công an xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, đánh chết công dân Trần Ngọc Đường rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng dây thắt lưng.
16/9/2010: công an Hà Tĩnh đánh hội đồng công dân Đặng Đình Việt bằng gậy, phải nhập viện, cho tới khi rất đông người đi đường đến can mới bỏ đi.
06/11/2010: công an xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, đánh công dân Lưu Đình Tăng đến phải nhập viện.
24/11/2010: công an xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, Thái Nguyên, bóp cổ và đánh công dân thiếu niên Dương Đình Hiếu bằng dùi cui đến ngất xỉu, xong bắt thân nhân đến ký giấy xác nhận tình trạng sức khỏe bình thường trước khi đón cháu Hiếu về nhà.
17/12/2010: công an phường Mỹ Bình, Long Xuyên, đánh chết công dân Đặng Văn Đen.
19/12/2010: công an phường Quán Trữ, Hải Phòng, đạp ngã xe để bắt giữ người đi xe máy ngồi sau không đội mũ bảo hiểm, gây trọng thương cho cả hai nạn nhân rồi tìm cách xóa dấu vết hiện trường.
28/12/2010: công an xã La Phù, Hoài Đức, Hà Tây, đánh hội đồng đến gãy xương sườn công dân Phạm Quang Sơn, mặc cho người thân quỳ lạy xin tha, sau đó, phó công an xã kéo côn đồ về bao vây và đòi giết cả nhà và đốt nhà nạn nhân.
11/1/2011: công an huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, đánh gãy tay công dân Ngô Thị Thu trong lúc biểu tình tố cáo nhà máy nhả khói độc, lại còn tuyên bố rằng nạn nhân chưa chế đâu mà lo.
01/3/2011: công an phường Nghi Tân, Cửa Lò, Nghệ An, đánh hội đồng công dân Nguyễn Văn Hướng bằng dùi cui đến tét đầu, về tội không đội mũ bảo hiểm.
02/3/2011: trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, phường Thịnh Liệt, Hà Nội, đánh công dân Trịnh Xuân Tùng gãy 2 đốt sống cổ, gây liệt tứ chi và hệ thống hô hấp, dẫn đến tử vong, về tội đi xe ôm mà dừng lại tháo mũ bảo hiểm ra để nghe điện thoại.
23/3/2011: thiếu tá công an Bùi Minh Thắng, phó trưởng phòng CSGT Hậu Giang (con của giám đốc CA tỉnh Hậu Giang), đánh công dân Đỗ Quốc Thái bằng dây thắt lưng đến nhập viện, khi nạn nhân không chịu lái xe taxi vượt đèn đỏ như Thắng yêu cầu. Chi được đưa về trạm CSGT Cửa Ô, Thắng còn buộc đồng nghiệp ở đây phải quỳ lạy, :không tao bắn!”.
Sự liên hệ hữu cơ xâu chuỗi của hàng loạt án mạng tàn độc/thảm thiết kể trên không khỏi khiến dư luận nhiều nguồn rút ra một kết luận khách quan khó cãi: Tử thần đã chính thức nhập tịch và đang mang hộ chiếu VN.
Trong tất cả các vụ công an đánh/giết người vừa kể, chỉ có độc nhất vụ thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp bị truy tố ra tòa, lãnh án 7 năm tù giam.
Trong tất cả những công an từng đánh/giết người kể trên, cũng chỉ độc nhất thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp là có được sự bảo vệ tương đối khá hơn cả, nhờ lọt vào bên trong hệ thống trại giam. Đa phần những kẻ còn lại bên ngoài đang sinh hoạt trong sự sợ hãi thường trực, sau những vụ nhân dân bất bình bao vây hiện trường; mang xác nạn nhân đến triển lãm tại trụ sở CA; biểu tình đòi làm sáng tỏ vụ việc; hoặc, phá tan cổng UBND tỉnh (trường hợp Bắc Giang).
Tức là, so với sự trông đợi của đảng và nhà mước mong giới đối kháng “chết cho yên chuyện”, thì ngược lại, khi nhân dân VN bị hành hung dưới tay tử thần công an VN đã trở thành những cái “chết gây lớn chuyện” rất đáng lo ngại.
Chứng cớ là nhà nước bịt kín/bẻ cong tin tức về cuộc tự thiêu của KS Phạm Thành Sơn ngay trước UBND thành phố Đà Nẵng ngày 17/2/2011 vừa qua.
Chứng cớ nữa là nhà nước đã phải hoàn tất khám nghiệm thi thể nạn nhân Trịnh Xuân Tùng sớm hơn dự định 1 ngày, đồng thời, dời vụ xét xử TS Cù Huy Hà Vũ trễ lại 10 ngày, tránh sự trùng hợp cả 2 sự kiện có tính “ngòi nổ” này vào cùng ngày 24/3/2011.
Rõ ràng là nhà cầm quyền Hà Nội biết sợ hương hoa nhài tỏa ngát từ Trung Đông/Bắc Phi và cái lò năng lượng hạt nhân căm phẫn của nhân dân VN đang chực nổ dưới những nhát chém của lưỡi hái tử thần công an hiện nay. Vì sao?
Vì đảng và nhà nước đã hiển thị đậm nét tình trạng thiểu năng/kém trí/vi luật/kiệt ngân/cạn lý/hết thời… ngược chiều với tình hình cập nhật về kỹ năng đấu tranh bất bạo động của nhiều người nhiều giới đang biến dần những quan tâm thành hành động.
Vì nhân dân đã vượt qua tâm lý makeno cùng nỗi sợ, đã thao dượt đối đầu với nhà cầm quyền ở tầng địa phương, đang chờ đợi một ngòi dẫn nhạy lửa, và sẵn sàng cho một cuộc tập họp tại thủ đô có tầm vóc và hiệu quả như ở Tunis hồi đầu năm nay.
Vì, bên dưới tình trạng các chủ tịch tỉnh thường xuyên bất chấp lệnh chính phủ, các hiện tượng công an cấp xã có toàn quyền sinh sát và tùy tiện sử dụng quyền này chính là chỉ dấu rõ nhất của một hệ thống quyền lực đứt rời từ trung ương xuống tới địa phương.
Vì dàn thông tin 4T chính quy ở đây đã chính thức quy hàng hệ truyền thông dân báo ung dung lấn lướt ở mức áp đảo trên từng bảng pageviews, và với nội dung xây dựng mạng sinh hoạt xã hội dân sự làm nền cho việc huy động sức mạnh quần chúng.
Vì mối liên kết giữa giới bloggers ở đây tiến đến những quy ước bất thành văn về phong trào quật ngược cán cân nạn nhân-hung thủ: Đẩy mạnh việc thu thập chứng cứ tham nhũng/lạm quyền/gian dối/tàn ác/phạm tội của dàn quan chức các cấp.
Vì, quan trọng hơn cả, là xóa tan mọi nỗi nhục VN hôm nay, để những thế hệ người Việt sắp tới được hãnh diện sống trong một đất nước tung cánh và một nền văn hóa nhân bản, không một ai bị tiêu diệt vì không đi cùng đường vạch ra bởi kẻ khác.
Và vì, nếu thật sự cái chết (như Mohamed Bouazizi) là giải pháp (châm ngòi) để dân chủ hóa VN thoát khỏi mọi hình thái độc tài, cộng sản lẫn không cộng sản, thì cũng đáng chọn lắm thay.
Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.
(Nguyễn An Ninh)
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.
(Phan Sào Nam)
24-03-2011 – Kỷ niệm 85 năm đám tang Cụ Phan Chu Trinh & Kính điếu các nạn nhân của Tử Thần CAVN.
Blogger Đinh Tấn Lực
http://dinhtanluc.multiply.com/journal/item/609/609
Đinh Tấn Lực
“Cái chết là giải pháp cho mọi vấn đề”
– Joseph Stalin
Đồng chí Stalin (kính mến) — kẻ từng được “cha già” họ Hồ tôn là vị “cha già của thế giới XHCN” — hễ đã phán thì cấm có sai.
Giải pháp để có một VN độc đảng là tận diệt tất cả các đảng phái khác.
Giải pháp để giữ một VN độc đảng vẫn là tận diệt tất cả các đảng phái khác.
(Thương mình thương một, thương Ông thương mười là ở chỗ này chăng?).
Nạn nhân của thời 1930-1945 thì hằng hà sa số, đếm không xuể/kể không hết. Cả VN Quang Phục Hội & Tâm Tâm Xã, cả Đại Việt, cả Việt Quốc, cả Việt Cách, cả An Nam Độc Lập Đảng… thậm chí, cả những đồng chí đầu súng trăng treo cùng trường nhưng khác phái. Tiêu biểu của nỗ lực CS Quốc Tế III tận diệt đồng chí CS Quốc Tế IV là trường hợp của Trốt-kít Tạ Thu Thâu: Trong buổi phỏng vấn ngày 25-6-1946, Hồ Chí Minh đã trả lời Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu như sau: Ce fut un patriote et nous le pleurons… Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés (Đó là một người yêu nước, chúng tôi đau buồn khi được hung tin… Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt)! Chẳng ai nỡ nghĩ đến chuyện quyết toán vặt, nhưng ngay cả con lộ Tạ Thu Thâu ở Sài Gòn lẫn Mỹ Tho đều bị đổi tên sau ngày miền Nam thất thủ.
Nạn nhân của thời sau 1945, đặc biệt là sau 1975, cũng là vô phương đong đếm. Quả là một cuộc rửa hận/trả thù/xử lý vô tiền khoáng hậu ở nước ta. Bất kể đó là đảng viên các chính đảng kể trên còn kẹt lại miền Bắc; đã di cư vào Nam năm 1954; hoặc bị liệt vào hàng địch/ngụy của “chế độ cũ”… Hay thậm chí, ngay cả các đảng viên lão thành cách mạng của CSVN, những người đã nghiệm ra rằng gông cùm thực dân còn nhẹ nhàng hơn xích xiềng ý thức hệ; đã thấy ra mặt thật của “chiến thắng” là “thống nhất” cả nước vào tròng nô lệ Quốc Tế III; đã cọ xát với nỗi nhục đói nghèo/lạc hậu của đất nước thời “hậu giải phóng”; hay đã dự kiến cả tương lai đất nước gắn liền vào một đận Bắc Thuộc vĩnh viễn….
Tiến trình khai trừ và thanh trừng, do đó, nói theo ngôn ngữ tiếp thị ngày nay, là “2 trong1”. Hễ không phải bầu bạn anh em thì hẳn phải là thế lực thù địch. Cũng vậy, hết đồng chí ắt phải là kẻ thù, không thể khác. Mà đã là kẻ thù thì tất yếu là phải chết — chết ngay/chết dần/chết đói/chết kiệt/chết thảm/chết đột biến/chết tiệm tiến/chết tự nhiên/chết tai nạn/chết bờ/chết bụi/chết ngộp/chết chìm/chết tù/chết bệnh/chết dở/chết tiệt v.v… — kiểu nào cũng được, càng nhanh càng tốt, nhưng nói chung là phải chết, không chỉ bởi hệ vô thần khẳng định Chết Là Hết, mà còn bởi đối sách xuyên suốt của lãnh đạo là Chết …Cho Yên Chuyện.
Thử tạm liệt kê một vài trường hợp khai trừ/thanh trừng đồng chí tương đối dễ nhớ đã xảy ra ở xứ này, để xem thử có phải chết là hết hay không:
Ông Nguyễn Văn Trấn (1914-1998), (còn được gọi là Bảy Trấn Chợ Đệm), tác giả quyển sách gây chấn động cả đảng: Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội, từng nhận giải Hellman-Hammett năm 1997.
Ông Trần Độ (1923-2002), tác giả Nhật Ký Rồng Rắn, được ông Hà Sĩ Phu điếu tặng cặp đối “Văn võ tung hoành, trung tướng phong trần, thế sự song kiên, song trọng đảm – Bắc Nam xuất nhập, đại quân tế độ, hùng binh nhất trượng, nhất đan tâm”.
Ông Trần Xuân Bách (1924-2006), nguyên ủy viên BCT, chủ trương dân chủ hóa VN cùng nhịp với Đông Âu và Liên Xô, tác giả phương ngôn nổi danh: “Dân chủ không phải là ban ơn, không phải là mở rộng dân chủ hay dân chủ mở rộng… Dân chủ là quyền của dân, với tư cách là người làm nên lịch sử, không phải là ban phát – do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia. Thực chất của dân chủ là khơi thông trí tuệ của toàn dân tộc và đưa đất nước đi lên kịp thời đại…“.
Ông Nguyễn Ngọc Lan (1930-2007), nguyên chủ bút báo Đối Diện, bị quản chế cùng linh mục Chân Tín vì đã chủ trương Cá nhân sám hối/Giáo hội sám hối/Đảng phải sám hối, từng bị nhà nước ép té xe cùng với LM Chân Tín khi đi dự đám tang ông Bảy Trấn.
Ông Hoàng Minh Chính (1920-2008), nguyên Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin, từng nhận định chính xác “Đất nước ta đứng ở đáy nhân loại trên mọi bình diện” (2005), rồi quyết định phục hoạt đảng Dân Chủ VN, và cùng với ông Lê Hồng Hà kêu gọi thành lập Hội Nhân Dân Chống Tham Nhũng.
Ông Nguyễn Hộ (1916-2009), lãnh đạo Hội Những Người Kháng Chiến Cũ, tác giả quyển Quan Điểm Và Cuộc Sống, giải thưởng Hellman-Hammett, từng bị ép xuồng, bị bắt giữ và bị quản thúc tại gia cho tới chết.
V.v…
Những di thư, di cảo, di ngôn tâm huyết của họ vẫn còn đó và còn nguyên giá trị lịch sử lẫn thời sự. Rõ ràng, chết chưa hẳn là hết. Lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN hiện giờ chỉ xoa bụng/vỗ tay/nâng cốc có mỗi điều về đối thủ: Chết là hết …nói!
Lãnh đạo đương thời cũng chẳng màng che giấu nỗi mong mỏi/chờ trông từng ngày điều đó xảy ra cho những đồng chí khai quốc công thần lòng ngay mắt sáng/trung ngôn nghịch nhĩ/thẳng lời phản biện/nói thật nói hết: Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng Sĩ Nguyên, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Minh Cần… cùng rất đông quý vị lão thành cách mạng, thậm chí, cả quý vị nhân sĩ Dương Danh Di, Trần Phương, Vũ Khoan, Nguyễn Văn An, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Trung, Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Nguyễn Minh Thuyết, Phạm Chi Lan, Phan Đình Diệu v.v…
Ở một tầng nấc khác, cả trong và ngoài đảng, cả trong và ngoài nước, cả trong và ngoài tù, là một danh sách “đáng chết” rất dài, không thể kể hết danh tánh, của những người từng có tiểu luận/khảo cứu/phản biện/phân tích/bình luận/đề nghị/cảnh báo/tuyển tập… không thể đăng trên dàn báo chính quy xưa nay (nên thường phải lập riêng thư viện/thư khố trên không gian mạng), và gần đây là những tay dân báo mạnh dạn gõ phím và chuyển tải tất cả những điều mắt thấy/tai nghe/óc nghĩ… thông qua hệ internet và ung dung chiếm lĩnh đại khối độc giả có điều kiện ngồi trước màn hình ở VN. Đáng “chết để hết nói” là vì vậy!
Tự thân đảng không muốn làm kẻ thù của internet như RSF tố giác. Tự thân internet và các dàn mạng xã hội đã đứng về phía Sự Thật và trở thành kẻ thù của đảng đó chứ!
Mà đã thế thì những danh sách “đáng chết” nói trên đã trở thành vô dụng, bởi đảng không thể trông chờ mãi vào cứu cánh “chết là hết” của đối kháng, mà ngược lại, chính sự trông chờ đó đã lột trần tình trạng “kiệt mưu/cạn chước/đuối lý/hết thời” của nguyên dàn lãnh đạo đảng đương nhiệm.
*
“Tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt”
– Hồ Chí Minh
Câu hỏi thứ hai được đặt ra là: Trên thực tế, chết có yên chuyện không?
Hội nghị Việt Bắc 1949 từng ghi lại lời khẳng định/trần tình của đồng chí Hồ Chí Minh (cũng kính mến không kém) rằng: “Các vị lãnh tụ thế giới Staline, Mao Trạch Đông thì không thể sai lầm, nghĩa là những gì cần nói và đáng nói họ đã nói hết rồi và nói đúng, thì mình còn gì nữa, nhất là điều mình nói có thể sai”.
Ngoại trừ cái chỉ thị đóng khung trên đây là …cấm sai. Và trở thành kim chỉ nam của lực lượng công an “còn đảng còn mình”:
21/1/2010: công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đánh chết công dân Nguyễn Quốc Bảo.
29/3/2010: công an huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, giả dạng đầu gấu, đánh dân oan đến nhập viện.
04/5/2010: công an Đà Nẵng cướp quan tài ở Cồn Dầu, đánh chết công dân Nguyễn Thành Năm, cho dù vợ con nạn nhân đã quỳ lạy xin tha mạng.
07/5/2010: công an Điện Bàn, Quảng Nam đánh chết công dân Võ Văn Khánh rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng dây cột giày.
14/5/2010: công an huyện Chương Mỹ, Hà Hội, chận xe, đòi hối lộ, chưa được thì đánh công dân Tống Bá Đức bằng dùi cui và còng số 8, cho tới khi nạn nhân cầm xe máy cho 1 CA khác để nộp tiền hối lộ.
25/5/2010: công an huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, bắn thủng bàn tay trái của công dân Lê Thị Thanh, bắn chết công dân thiếu niên Lê Xuân Dũng, và bắn chết công dân Lê Hữu Nam ở Nghi Sơn.
28/6/2010: công an huyện Đại Từ, Thái Nguyên, đánh chết công dân Vũ Văn Hiền.
23/7/2010: thiếu úy công an Nguyễn Thế Nghiệp, huyện Tân Yên, Bắc Giang, đánh chết công dân Nguyễn Văn Khương về tội không đội mũ bảo hiểm.
06/8/2010: công an thường phục Thái Nguyên bắn thủng đùi xuyên xương chậu công dân Hoàng Thị Trà, về tội không đội mũ bảo hiểm.
14/8/2010: công an huyện Châu Thành A, Hậu Giang, đánh chết công dân Trần Duy Hải rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng áo sơ mi tay dài.
09/9/2010: công an xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, Đồng Nai, đánh chết công dân Trần Ngọc Đường rồi báo cáo nạn nhân tự treo cổ bằng dây thắt lưng.
16/9/2010: công an Hà Tĩnh đánh hội đồng công dân Đặng Đình Việt bằng gậy, phải nhập viện, cho tới khi rất đông người đi đường đến can mới bỏ đi.
06/11/2010: công an xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, đánh công dân Lưu Đình Tăng đến phải nhập viện.
24/11/2010: công an xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, Thái Nguyên, bóp cổ và đánh công dân thiếu niên Dương Đình Hiếu bằng dùi cui đến ngất xỉu, xong bắt thân nhân đến ký giấy xác nhận tình trạng sức khỏe bình thường trước khi đón cháu Hiếu về nhà.
17/12/2010: công an phường Mỹ Bình, Long Xuyên, đánh chết công dân Đặng Văn Đen.
19/12/2010: công an phường Quán Trữ, Hải Phòng, đạp ngã xe để bắt giữ người đi xe máy ngồi sau không đội mũ bảo hiểm, gây trọng thương cho cả hai nạn nhân rồi tìm cách xóa dấu vết hiện trường.
28/12/2010: công an xã La Phù, Hoài Đức, Hà Tây, đánh hội đồng đến gãy xương sườn công dân Phạm Quang Sơn, mặc cho người thân quỳ lạy xin tha, sau đó, phó công an xã kéo côn đồ về bao vây và đòi giết cả nhà và đốt nhà nạn nhân.
11/1/2011: công an huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, đánh gãy tay công dân Ngô Thị Thu trong lúc biểu tình tố cáo nhà máy nhả khói độc, lại còn tuyên bố rằng nạn nhân chưa chế đâu mà lo.
01/3/2011: công an phường Nghi Tân, Cửa Lò, Nghệ An, đánh hội đồng công dân Nguyễn Văn Hướng bằng dùi cui đến tét đầu, về tội không đội mũ bảo hiểm.
02/3/2011: trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, phường Thịnh Liệt, Hà Nội, đánh công dân Trịnh Xuân Tùng gãy 2 đốt sống cổ, gây liệt tứ chi và hệ thống hô hấp, dẫn đến tử vong, về tội đi xe ôm mà dừng lại tháo mũ bảo hiểm ra để nghe điện thoại.
23/3/2011: thiếu tá công an Bùi Minh Thắng, phó trưởng phòng CSGT Hậu Giang (con của giám đốc CA tỉnh Hậu Giang), đánh công dân Đỗ Quốc Thái bằng dây thắt lưng đến nhập viện, khi nạn nhân không chịu lái xe taxi vượt đèn đỏ như Thắng yêu cầu. Chi được đưa về trạm CSGT Cửa Ô, Thắng còn buộc đồng nghiệp ở đây phải quỳ lạy, :không tao bắn!”.
Sự liên hệ hữu cơ xâu chuỗi của hàng loạt án mạng tàn độc/thảm thiết kể trên không khỏi khiến dư luận nhiều nguồn rút ra một kết luận khách quan khó cãi: Tử thần đã chính thức nhập tịch và đang mang hộ chiếu VN.
Trong tất cả các vụ công an đánh/giết người vừa kể, chỉ có độc nhất vụ thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp bị truy tố ra tòa, lãnh án 7 năm tù giam.
Trong tất cả những công an từng đánh/giết người kể trên, cũng chỉ độc nhất thiếu úy Nguyễn Thế Nghiệp là có được sự bảo vệ tương đối khá hơn cả, nhờ lọt vào bên trong hệ thống trại giam. Đa phần những kẻ còn lại bên ngoài đang sinh hoạt trong sự sợ hãi thường trực, sau những vụ nhân dân bất bình bao vây hiện trường; mang xác nạn nhân đến triển lãm tại trụ sở CA; biểu tình đòi làm sáng tỏ vụ việc; hoặc, phá tan cổng UBND tỉnh (trường hợp Bắc Giang).
Tức là, so với sự trông đợi của đảng và nhà mước mong giới đối kháng “chết cho yên chuyện”, thì ngược lại, khi nhân dân VN bị hành hung dưới tay tử thần công an VN đã trở thành những cái “chết gây lớn chuyện” rất đáng lo ngại.
Chứng cớ là nhà nước bịt kín/bẻ cong tin tức về cuộc tự thiêu của KS Phạm Thành Sơn ngay trước UBND thành phố Đà Nẵng ngày 17/2/2011 vừa qua.
Chứng cớ nữa là nhà nước đã phải hoàn tất khám nghiệm thi thể nạn nhân Trịnh Xuân Tùng sớm hơn dự định 1 ngày, đồng thời, dời vụ xét xử TS Cù Huy Hà Vũ trễ lại 10 ngày, tránh sự trùng hợp cả 2 sự kiện có tính “ngòi nổ” này vào cùng ngày 24/3/2011.
Rõ ràng là nhà cầm quyền Hà Nội biết sợ hương hoa nhài tỏa ngát từ Trung Đông/Bắc Phi và cái lò năng lượng hạt nhân căm phẫn của nhân dân VN đang chực nổ dưới những nhát chém của lưỡi hái tử thần công an hiện nay. Vì sao?
Vì đảng và nhà nước đã hiển thị đậm nét tình trạng thiểu năng/kém trí/vi luật/kiệt ngân/cạn lý/hết thời… ngược chiều với tình hình cập nhật về kỹ năng đấu tranh bất bạo động của nhiều người nhiều giới đang biến dần những quan tâm thành hành động.
Vì nhân dân đã vượt qua tâm lý makeno cùng nỗi sợ, đã thao dượt đối đầu với nhà cầm quyền ở tầng địa phương, đang chờ đợi một ngòi dẫn nhạy lửa, và sẵn sàng cho một cuộc tập họp tại thủ đô có tầm vóc và hiệu quả như ở Tunis hồi đầu năm nay.
Vì, bên dưới tình trạng các chủ tịch tỉnh thường xuyên bất chấp lệnh chính phủ, các hiện tượng công an cấp xã có toàn quyền sinh sát và tùy tiện sử dụng quyền này chính là chỉ dấu rõ nhất của một hệ thống quyền lực đứt rời từ trung ương xuống tới địa phương.
Vì dàn thông tin 4T chính quy ở đây đã chính thức quy hàng hệ truyền thông dân báo ung dung lấn lướt ở mức áp đảo trên từng bảng pageviews, và với nội dung xây dựng mạng sinh hoạt xã hội dân sự làm nền cho việc huy động sức mạnh quần chúng.
Vì mối liên kết giữa giới bloggers ở đây tiến đến những quy ước bất thành văn về phong trào quật ngược cán cân nạn nhân-hung thủ: Đẩy mạnh việc thu thập chứng cứ tham nhũng/lạm quyền/gian dối/tàn ác/phạm tội của dàn quan chức các cấp.
Vì, quan trọng hơn cả, là xóa tan mọi nỗi nhục VN hôm nay, để những thế hệ người Việt sắp tới được hãnh diện sống trong một đất nước tung cánh và một nền văn hóa nhân bản, không một ai bị tiêu diệt vì không đi cùng đường vạch ra bởi kẻ khác.
Và vì, nếu thật sự cái chết (như Mohamed Bouazizi) là giải pháp (châm ngòi) để dân chủ hóa VN thoát khỏi mọi hình thái độc tài, cộng sản lẫn không cộng sản, thì cũng đáng chọn lắm thay.
Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.
(Nguyễn An Ninh)
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.
(Phan Sào Nam)
24-03-2011 – Kỷ niệm 85 năm đám tang Cụ Phan Chu Trinh & Kính điếu các nạn nhân của Tử Thần CAVN.
Blogger Đinh Tấn Lực
http://dinhtanluc.multiply.com/journal/item/609/609
Nhiệt liệt hoan hô Chính phủ của Đảng ta!!!
Posted by truongthondlb1
Dân Làm Báo – Trước khi nhiệt liệt hoan hô, DLB xin thành khẩn nhận tội trước Đảng và Nhà nước là đã xé rào đăng tải các phát biểu linh tinh của các thành phần phản động, bị thế lực thù địch kích động trong diễn đàn quốc hội của đảng ta (Phản động trong quốc hội đảng ta!!!).
Phải nói rằng không ai biết rõ ta bằng chính ta. Trong trường hợp này không ai biết rõ Chính phủ ta bằng… Chính phủ ta. Điều này đã được công bố đàng hoàng, trịnh trọng trên Cổng Thông tin Chính phủ (lưu ý, lưu ý, lưu ý: muốn vào cổng phải bò, không cần trèo tường, vượt lửa). Dân Làm Báo xin trân trọng tóm tắt thông tin của chú Phỉnh về Chính phủ như sau:
Một là: Nhiệm kỳ qua đã để lại dấu ấn về sự năng động, quyết liệt, sáng tạo của Chính phủ trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp, khó lường – “Một số đại biểu Quốc hội”.
Hai là: Nhiệm kỳ qua đã để lại dấu ấn về sự năng động, quyết liệt, sáng tạo của Chính phủ trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động… Nhiệm kỳ 2007-2011, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn (đại biểu Hà Tĩnh)
(Đại biểu Trần Đình Đàn còn có một bí danh khác là “Trần Một Số ĐBQH”)
Ba là: Điểm nổi bật nhất của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2007-2011 là sự nhạy bén để ứng phó biến động của tình hình khủng hoảng, thể hiện sự năng động của Chính phủ và vai trò nổi bật của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó có thể nhận thấy, Chính phủ đã chèo lái nền kinh tế đất nước đạt được nhiều thành quả, vượt qua nhiều thử thách, củng cố hơn nữa niềm tin của nhân dân – TS. Trần Du Lịch (đại biểu TP.HCM)
Bốn là: Đánh giá cao những chính sách về bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ trong thời gian qua, đặc biệt là những lúc nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Điều này tạo niềm tin cho nhân dân về sự ưu việt và sự quan tâm của Nhà nước đối với đời sống người dân, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân trong thực hiện các chính sách của Chính phủ – Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa (đại biểu Bắc Ninh)
Năm là: Đánh giá cao nhiệm kỳ công tác của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đây là sự đánh giá thẳng thắn, có trách nhiệm và tâm huyết trước Đảng, trước nhân dân. Chủ tịch nước đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình, nhất là các hoạt động đối ngoại trong nhiệm kỳ vừa qua – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh Huỳnh Thành Lập.
Sáu là: Chủ tịch nước đã có nhiều đóng góp với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là công tác đối ngoại Nhà nước, để lại hình ảnh tốt đẹp về đất nước chúng ta trên trường quốc tế – Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Hoàng Thám.
Tìm đâu ra trên cả hành tinh này có một chính phủ nào trên cả tuyệt vời như chính phủ của đảng ta không? Thế thì nhiệt liệt hoan hô nhé.
Dân Làm Báo
*
Chính phủ để lại dấu ấn về sự năng động, quyết liệt, sáng tạo
(Chinhphu.vn) – Thảo luận tại tổ, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, nhiệm kỳ qua đã để lại dấu ấn về sự năng động, quyết liệt, sáng tạo của Chính phủ trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp, khó lường.
Đoàn đại biểu TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Tĩnh thảo luận tại tổ – Ảnh Chinhphu.vn
Chiều nay (23/3), Quốc hội thảo luận ở tổ về báo cáo công tác nhiệm kỳ 2007-2011 của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Các đại biểu bày tỏ sự nhất trí cao với các Báo cáo.
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh Huỳnh Thành Lập đánh giá cao nhiệm kỳ công tác của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ và cho rằng, đây là sự đánh giá thẳng thắn, có trách nhiệm và tâm huyết trước Đảng, trước nhân dân.
“Chủ tịch nước đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình, nhất là các hoạt động đối ngoại trong nhiệm kỳ vừa qua”, đại biểu Lập nhận định.
Đồng tình với quan điểm trên, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Hoàng Thám cho rằng, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước đã có nhiều đóng góp với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là công tác đối ngoại Nhà nước, để lại hình ảnh tốt đẹp về đất nước chúng ta trên trường quốc tế.
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn (đại biểu Hà Tĩnh), nhiệm kỳ qua đã để lại dấu ấn về sự năng động, quyết liệt, sáng tạo của Chính phủ trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động.
Đại biểu Huỳnh Thành Lập – Ảnh Chinhphu.vn
Cho rằng nhiệm kỳ 2007-2011, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó, ông Trần Đình Đàn cho rằng, Chính phủ cần tổng kết nhiệm kỳ, đưa ra những đề xuất cần sửa đổi trong bộ máy hành chính Nhà nước sao cho hiệu quả hơn trong nhiệm kỳ tới.
“Tôi đề nghị Quốc hội Khóa XIII cần thảo luận kiến nghị của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước”, đại biểu Trần Hoàng Thám nêu quan điểm.
TS. Trần Du Lịch (đại biểu TP.HCM) bày tỏ sự tâm đắc đối với báo cáo của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc thể hiện được vai trò cá nhân của mình nhiệm kỳ 2007-2011.
“Báo cáo của Chủ tịch nước thể hiện sự trăn trở của người đứng đầu nhà nước, sự gửi gắm đối với nhiệm kỳ sau”, đại biểu Trần Du Lịch nhấn mạnh.
Đối với nhiệm kỳ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, đại biểu Trần Du Lịch nêu rõ, nhiệm kỳ Chính phủ 2007-2011 là thời điểm nền kinh tế Việt Nam hội nhập đầy đủ với kinh tế quốc tế. Đặc biệt, trong 4 năm của nhiệm kỳ này, có đến 3 năm Chính phủ tập trung vào điều hành nền kinh tế đất nước để ứng phó với tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới.
Chèo lái nền kinh tế vượt qua nhiều thử thách
“Theo tôi, điểm nổi bật nhất của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2007-2011 là sự nhạy bén để ứng phó biến động của tình hình khủng hoảng, thể hiện sự năng động của Chính phủ và vai trò nổi bật của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó có thể nhận thấy, Chính phủ đã chèo lái nền kinh tế đất nước đạt được nhiều thành quả, vượt qua nhiều thử thách, củng cố hơn nữa niềm tin của nhân dân”, đại biểu Trần Du Lịch nhận định.
Đại biểu Trần Đình Đàn - Ảnh Chinhphu.vn
Tuy nhiên, đề cập đến những tồn tại hạn chế, đại biểu Trần Du Lịch cũng cho rằng, đối với Chủ tịch nước là Trưởng ban Cải cách tư pháp Trung ương, công tác cải cách tư pháp chưa đạt yêu cầu.
Bày tỏ sự băn khoăn của mình, đại biểu Trần Du Lịch đề nghị, trong điều hành nền kinh tế không nên nặng về tăng trưởng GDP hơn là tái cấu trúc nền kinh tế. Phải lấy phát triển bền vững làm trọng chứ không nên lấy tăng trưởng làm đầu.
Bên cạnh đó, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cần giải quyết cho tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường cũng như sớm xây dựng, ban hành Luật Kinh doanh vốn nhà nước để quản lý nguồn vốn khổng lồ của Nhà nước đang giao cho các doanh nghiệp nắm giữ.
Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa (đại biểu Bắc Ninh) lại đánh giá cao những chính sách về bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ trong thời gian qua, đặc biệt là những lúc nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Theo đại biểu Thanh Hòa, điều này tạo niềm tin cho nhân dân về sự ưu việt và sự quan tâm của Nhà nước đối với đời sống người dân, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân trong thực hiện các chính sách của Chính phủ.
Lê Sơn
http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Chinh-phu-de-lai-dau-an-ve-su-nang-dong-quyet-liet-sang-tao/20113/71369.vgp
Dân Làm Báo – Trước khi nhiệt liệt hoan hô, DLB xin thành khẩn nhận tội trước Đảng và Nhà nước là đã xé rào đăng tải các phát biểu linh tinh của các thành phần phản động, bị thế lực thù địch kích động trong diễn đàn quốc hội của đảng ta (Phản động trong quốc hội đảng ta!!!).
Phải nói rằng không ai biết rõ ta bằng chính ta. Trong trường hợp này không ai biết rõ Chính phủ ta bằng… Chính phủ ta. Điều này đã được công bố đàng hoàng, trịnh trọng trên Cổng Thông tin Chính phủ (lưu ý, lưu ý, lưu ý: muốn vào cổng phải bò, không cần trèo tường, vượt lửa). Dân Làm Báo xin trân trọng tóm tắt thông tin của chú Phỉnh về Chính phủ như sau:
Một là: Nhiệm kỳ qua đã để lại dấu ấn về sự năng động, quyết liệt, sáng tạo của Chính phủ trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp, khó lường – “Một số đại biểu Quốc hội”.
Hai là: Nhiệm kỳ qua đã để lại dấu ấn về sự năng động, quyết liệt, sáng tạo của Chính phủ trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động… Nhiệm kỳ 2007-2011, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn (đại biểu Hà Tĩnh)
(Đại biểu Trần Đình Đàn còn có một bí danh khác là “Trần Một Số ĐBQH”)
Ba là: Điểm nổi bật nhất của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2007-2011 là sự nhạy bén để ứng phó biến động của tình hình khủng hoảng, thể hiện sự năng động của Chính phủ và vai trò nổi bật của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó có thể nhận thấy, Chính phủ đã chèo lái nền kinh tế đất nước đạt được nhiều thành quả, vượt qua nhiều thử thách, củng cố hơn nữa niềm tin của nhân dân – TS. Trần Du Lịch (đại biểu TP.HCM)
Bốn là: Đánh giá cao những chính sách về bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ trong thời gian qua, đặc biệt là những lúc nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Điều này tạo niềm tin cho nhân dân về sự ưu việt và sự quan tâm của Nhà nước đối với đời sống người dân, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân trong thực hiện các chính sách của Chính phủ – Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa (đại biểu Bắc Ninh)
Năm là: Đánh giá cao nhiệm kỳ công tác của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Đây là sự đánh giá thẳng thắn, có trách nhiệm và tâm huyết trước Đảng, trước nhân dân. Chủ tịch nước đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình, nhất là các hoạt động đối ngoại trong nhiệm kỳ vừa qua – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh Huỳnh Thành Lập.
Sáu là: Chủ tịch nước đã có nhiều đóng góp với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là công tác đối ngoại Nhà nước, để lại hình ảnh tốt đẹp về đất nước chúng ta trên trường quốc tế – Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Hoàng Thám.
Tìm đâu ra trên cả hành tinh này có một chính phủ nào trên cả tuyệt vời như chính phủ của đảng ta không? Thế thì nhiệt liệt hoan hô nhé.
Dân Làm Báo
*
Chính phủ để lại dấu ấn về sự năng động, quyết liệt, sáng tạo
(Chinhphu.vn) – Thảo luận tại tổ, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, nhiệm kỳ qua đã để lại dấu ấn về sự năng động, quyết liệt, sáng tạo của Chính phủ trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp, khó lường.
Đoàn đại biểu TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Tĩnh thảo luận tại tổ – Ảnh Chinhphu.vn
Chiều nay (23/3), Quốc hội thảo luận ở tổ về báo cáo công tác nhiệm kỳ 2007-2011 của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Các đại biểu bày tỏ sự nhất trí cao với các Báo cáo.
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh Huỳnh Thành Lập đánh giá cao nhiệm kỳ công tác của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ và cho rằng, đây là sự đánh giá thẳng thắn, có trách nhiệm và tâm huyết trước Đảng, trước nhân dân.
“Chủ tịch nước đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình, nhất là các hoạt động đối ngoại trong nhiệm kỳ vừa qua”, đại biểu Lập nhận định.
Đồng tình với quan điểm trên, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Hoàng Thám cho rằng, nhiệm kỳ của Chủ tịch nước đã có nhiều đóng góp với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là công tác đối ngoại Nhà nước, để lại hình ảnh tốt đẹp về đất nước chúng ta trên trường quốc tế.
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn (đại biểu Hà Tĩnh), nhiệm kỳ qua đã để lại dấu ấn về sự năng động, quyết liệt, sáng tạo của Chính phủ trước tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động.
Đại biểu Huỳnh Thành Lập – Ảnh Chinhphu.vn
Cho rằng nhiệm kỳ 2007-2011, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó, ông Trần Đình Đàn cho rằng, Chính phủ cần tổng kết nhiệm kỳ, đưa ra những đề xuất cần sửa đổi trong bộ máy hành chính Nhà nước sao cho hiệu quả hơn trong nhiệm kỳ tới.
“Tôi đề nghị Quốc hội Khóa XIII cần thảo luận kiến nghị của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước”, đại biểu Trần Hoàng Thám nêu quan điểm.
TS. Trần Du Lịch (đại biểu TP.HCM) bày tỏ sự tâm đắc đối với báo cáo của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc thể hiện được vai trò cá nhân của mình nhiệm kỳ 2007-2011.
“Báo cáo của Chủ tịch nước thể hiện sự trăn trở của người đứng đầu nhà nước, sự gửi gắm đối với nhiệm kỳ sau”, đại biểu Trần Du Lịch nhấn mạnh.
Đối với nhiệm kỳ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, đại biểu Trần Du Lịch nêu rõ, nhiệm kỳ Chính phủ 2007-2011 là thời điểm nền kinh tế Việt Nam hội nhập đầy đủ với kinh tế quốc tế. Đặc biệt, trong 4 năm của nhiệm kỳ này, có đến 3 năm Chính phủ tập trung vào điều hành nền kinh tế đất nước để ứng phó với tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới.
Chèo lái nền kinh tế vượt qua nhiều thử thách
“Theo tôi, điểm nổi bật nhất của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2007-2011 là sự nhạy bén để ứng phó biến động của tình hình khủng hoảng, thể hiện sự năng động của Chính phủ và vai trò nổi bật của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó có thể nhận thấy, Chính phủ đã chèo lái nền kinh tế đất nước đạt được nhiều thành quả, vượt qua nhiều thử thách, củng cố hơn nữa niềm tin của nhân dân”, đại biểu Trần Du Lịch nhận định.
Đại biểu Trần Đình Đàn - Ảnh Chinhphu.vn
Tuy nhiên, đề cập đến những tồn tại hạn chế, đại biểu Trần Du Lịch cũng cho rằng, đối với Chủ tịch nước là Trưởng ban Cải cách tư pháp Trung ương, công tác cải cách tư pháp chưa đạt yêu cầu.
Bày tỏ sự băn khoăn của mình, đại biểu Trần Du Lịch đề nghị, trong điều hành nền kinh tế không nên nặng về tăng trưởng GDP hơn là tái cấu trúc nền kinh tế. Phải lấy phát triển bền vững làm trọng chứ không nên lấy tăng trưởng làm đầu.
Bên cạnh đó, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cần giải quyết cho tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường cũng như sớm xây dựng, ban hành Luật Kinh doanh vốn nhà nước để quản lý nguồn vốn khổng lồ của Nhà nước đang giao cho các doanh nghiệp nắm giữ.
Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa (đại biểu Bắc Ninh) lại đánh giá cao những chính sách về bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ trong thời gian qua, đặc biệt là những lúc nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Theo đại biểu Thanh Hòa, điều này tạo niềm tin cho nhân dân về sự ưu việt và sự quan tâm của Nhà nước đối với đời sống người dân, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân trong thực hiện các chính sách của Chính phủ.
Lê Sơn
http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Chinh-phu-de-lai-dau-an-ve-su-nang-dong-quyet-liet-sang-tao/20113/71369.vgp
Đồng chí: phải bò vào BCT trước khi tham ô!
Posted by truongthondlb1
Các đồng chí chỉ mới gây thất thoát trên 3,3 tỷ đồng mà đã bị khai trừ đảng, cách chức, khởi tố và bắt giam. 3,3 tỷ đồng trong tổng kinh phí trên 13,5 tỉ đồng. Phải chi các đồng chí là UVBCT thì chuyện sẽ nhỏ như con thỏ so với “thất thoát” 80 ngàn tỉ đồng Vinaxỉn.
Tính thử xem: nếu các đồng chí cở như đồng chí ba Dũng, các đồng chí sẽ thoải mái cho bốc hơi 24,000 lần số tiền mà các đồng chí “lỡ tay” thất thoát. Dĩ nhiên dưới chế độ cực kỳ (cục) dân chủ của đảng ta các đồng chí cũng sẽ phải kinh qua những màn ruồi bu kiến đậu như:
Là người đứng đầu, tôi nhận trách nhiệm đó. Tôi cũng nói rõ hơn, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, các thành viên Chính phủ có liên quan đến việc quản lý Nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với vấn đề này đang kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm. Kết luận kiểm điểm như thế nào, trách nhiệm cụ thể như thế nào chúng tôi sẽ công khai.
Chữ “sẽ” này hay cực kì nhé các đồng chí. Cứ sẽ sẽ là sau đó các đồng chí cứ tà tà say xỉn. Nhớ phone cho đồng chí nắm đầu cánh nhà báo bảo chúng im re. Sẽ sẽ mà, chuyện đâu còn đấy. Rồi các đồng chí chọn 1 ngày đẹp trời, coi bói cho chính xác ngày lành tháng tốt, quay quần một lũ bầy đàn lại và bỏ phiếu cho vui. Cuối cùng các đồng chí quyết một cú:
Các đồng chí nêu trên (thì cũng là các đồng chí thôi đấy mà) có thiếu sót, khuyết điểm, nhưng đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, và xét thấy chưa đến mức phải thi hành kỷ luật.
Thế là xong. Nhớ lúc nào cũng phải có những cụm từ nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Chúng nó sẽ botay.com. Tên nào còn léng phéng thì các đồng chí cho nó bochieu.com luôn. Còn lâu mới có chuyện khai trừ đảng, cách chức, khởi tố và bắt giam!
Rõ?
Dân Làm Báo
*
Nhiều quan chức môi trường Phú Yên bị khởi tố, bắt giam
Ngày 24/3, Công an tỉnh Phú Yên đã tống đạt quyết định khởi tố, khám xét chỗ ở, nơi làm việc, bắt tạm giam nhiều quan chức ngành tài nguyên môi trường với tội danh tham ô tài sản.
Đây là những cán bộ có liên quan đến vụ tham ô, gây thất thoát trên 3,3 tỷ đồng trong chương trình “Tăng cường quản lý đất đai, môi trường hợp phần Phú Yên” (SEMLA) do Chính phủ Thụy Điển tài trợ, thực hiện tại Phú Yên từ năm 2007 – 2009, với tổng kinh phí trên 13,5 tỉ đồng.
Ba người bị bắt, gồm: bà Trần Thị Na (43 tuổi, điều phối viên đất đai, cán bộ Ban quản lý các dự án cấp bách tỉnh Phú Yên, nguyên Phó bí thư Chi bộ, nguyên Phó trưởng Phòng nghiệp vụ Quản lý đất đai Sở TN-MT tỉnh Phú Yên, nguyên Trưởng nhóm đất đai chương trình SEMLA); ông Hà Thượng Trúc (52 tuổi, Phó trưởng phòng nghiệp vụ kỹ thuật Sở TN-MT Phú Yên, nguyên Phó chánh văn phòng, Kế toán trưởng chương trình SEMLA); và ông Võ Văn Dũng (33 tuổi, cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên, nguyên Thư ký chuyên trách chương trình SEMLA).
Ông Hà Thượng Trúc khi bị bắt sáng 24/3. Ảnh: VNE
Ba người bị khởi tố nhưng cho tại ngoại, gồm: Nguyễn Văn Mẫu (48 tuổi, nguyên Chánh văn Phòng chương trình SEMLA); Phạm Thế Quốc (38 tuổi) và Lưu Phạm Bá Luân (31 tuổi) đều nguyên là cán bộ chương trình SEMLA Phú Yên.
Liên quan đến vụ án này, trước đó, các cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên đã khai trừ Đảng, cách chức, đề nghị khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Kim Phúc (nguyên Giám đốc Sở TN-MT, Phó trưởng Ban quản lý, Giám đốc chương trình SEMLA Phú Yên) và khai trừ Đảng đối với bà Trần Thị Na.
Hoàng Yến
http://bee.net.vn/channel/1987/201103/Nhieu-quan-chuc-moi-truong-Phu-yen-bi-khoi-to-bat-giam-1794076/
Các đồng chí chỉ mới gây thất thoát trên 3,3 tỷ đồng mà đã bị khai trừ đảng, cách chức, khởi tố và bắt giam. 3,3 tỷ đồng trong tổng kinh phí trên 13,5 tỉ đồng. Phải chi các đồng chí là UVBCT thì chuyện sẽ nhỏ như con thỏ so với “thất thoát” 80 ngàn tỉ đồng Vinaxỉn.
Tính thử xem: nếu các đồng chí cở như đồng chí ba Dũng, các đồng chí sẽ thoải mái cho bốc hơi 24,000 lần số tiền mà các đồng chí “lỡ tay” thất thoát. Dĩ nhiên dưới chế độ cực kỳ (cục) dân chủ của đảng ta các đồng chí cũng sẽ phải kinh qua những màn ruồi bu kiến đậu như:
Là người đứng đầu, tôi nhận trách nhiệm đó. Tôi cũng nói rõ hơn, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, các thành viên Chính phủ có liên quan đến việc quản lý Nhà nước và quản lý của chủ sở hữu đối với vấn đề này đang kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm. Kết luận kiểm điểm như thế nào, trách nhiệm cụ thể như thế nào chúng tôi sẽ công khai.
Chữ “sẽ” này hay cực kì nhé các đồng chí. Cứ sẽ sẽ là sau đó các đồng chí cứ tà tà say xỉn. Nhớ phone cho đồng chí nắm đầu cánh nhà báo bảo chúng im re. Sẽ sẽ mà, chuyện đâu còn đấy. Rồi các đồng chí chọn 1 ngày đẹp trời, coi bói cho chính xác ngày lành tháng tốt, quay quần một lũ bầy đàn lại và bỏ phiếu cho vui. Cuối cùng các đồng chí quyết một cú:
Các đồng chí nêu trên (thì cũng là các đồng chí thôi đấy mà) có thiếu sót, khuyết điểm, nhưng đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, và xét thấy chưa đến mức phải thi hành kỷ luật.
Thế là xong. Nhớ lúc nào cũng phải có những cụm từ nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Chúng nó sẽ botay.com. Tên nào còn léng phéng thì các đồng chí cho nó bochieu.com luôn. Còn lâu mới có chuyện khai trừ đảng, cách chức, khởi tố và bắt giam!
Rõ?
Dân Làm Báo
*
Nhiều quan chức môi trường Phú Yên bị khởi tố, bắt giam
Ngày 24/3, Công an tỉnh Phú Yên đã tống đạt quyết định khởi tố, khám xét chỗ ở, nơi làm việc, bắt tạm giam nhiều quan chức ngành tài nguyên môi trường với tội danh tham ô tài sản.
Đây là những cán bộ có liên quan đến vụ tham ô, gây thất thoát trên 3,3 tỷ đồng trong chương trình “Tăng cường quản lý đất đai, môi trường hợp phần Phú Yên” (SEMLA) do Chính phủ Thụy Điển tài trợ, thực hiện tại Phú Yên từ năm 2007 – 2009, với tổng kinh phí trên 13,5 tỉ đồng.
Ba người bị bắt, gồm: bà Trần Thị Na (43 tuổi, điều phối viên đất đai, cán bộ Ban quản lý các dự án cấp bách tỉnh Phú Yên, nguyên Phó bí thư Chi bộ, nguyên Phó trưởng Phòng nghiệp vụ Quản lý đất đai Sở TN-MT tỉnh Phú Yên, nguyên Trưởng nhóm đất đai chương trình SEMLA); ông Hà Thượng Trúc (52 tuổi, Phó trưởng phòng nghiệp vụ kỹ thuật Sở TN-MT Phú Yên, nguyên Phó chánh văn phòng, Kế toán trưởng chương trình SEMLA); và ông Võ Văn Dũng (33 tuổi, cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên, nguyên Thư ký chuyên trách chương trình SEMLA).
Ông Hà Thượng Trúc khi bị bắt sáng 24/3. Ảnh: VNE
Ba người bị khởi tố nhưng cho tại ngoại, gồm: Nguyễn Văn Mẫu (48 tuổi, nguyên Chánh văn Phòng chương trình SEMLA); Phạm Thế Quốc (38 tuổi) và Lưu Phạm Bá Luân (31 tuổi) đều nguyên là cán bộ chương trình SEMLA Phú Yên.
Liên quan đến vụ án này, trước đó, các cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên đã khai trừ Đảng, cách chức, đề nghị khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Kim Phúc (nguyên Giám đốc Sở TN-MT, Phó trưởng Ban quản lý, Giám đốc chương trình SEMLA Phú Yên) và khai trừ Đảng đối với bà Trần Thị Na.
Hoàng Yến
http://bee.net.vn/channel/1987/201103/Nhieu-quan-chuc-moi-truong-Phu-yen-bi-khoi-to-bat-giam-1794076/
Quyết định lịch sử của LHQ: Ðặt cuộc sống đồng loại ở tầm cao nhất
Posted by truongthondlb1
Bùi Tín – Ở Việt Nam, các báo nhà nước được lệnh không đưa tin sâu đậm, không bình luận gì về Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an. Nhưng dấu diếm hay úp mở chỉ khêu gợi tò mò của bạn đọc, và không thiếu nguồn thông tin và bình luận phong phú trên mạng lưới thông tin dày đặc…
Nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chiều ngày 17-3-2011 là một nghị quyết lịch sử.
Có thể nói trong lịch sử 69 năm của LHQ (1942 – 2011), Nghị quyết 1973 là một trong những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và tư tưởng quan trọng nhất, cao quý nhất về tôn trọng quyền sống của đồng loại trên trái đất, về bảo vệ quyền tự do của một dân tộc đang bị nguy cơ tàn sát bởi một chính quyền cực kỳ hung bạo đang lên cơn điên.
Cái cao quý của Nghị quyết 1973 là nội dung của nó nhắm cấp cứu nhân dân một nước quyết nổi dậy chống ách độc tài cá nhân của Moammar Gadhafi, tên điên khùng ở Địa Trung Hải, và đang bị đàn áp điên cuồng, đang kêu cứu thế giới can thiệp gấp để tránh khỏi bị diệt chủng.
Cả 15 nước trong Hội đồng Bảo an, cả 192 nước thành viên của LHQ đều không có một lợi ích riêng tư nào khi bàn bạc về Nghị quyết này. Do đó động cơ để ra nghị quyết về tình hình Libya hoàn toàn là trong sáng, vô tư; đó là tình Người, là lòng Nhân ái giữa cộng đồng nhân loại, là thương Người như thể thương thân, người chung Quả đất hãy thương nhau cùng. Mục tiêu của Nghị quyết là bảo vệ cuộc sống vô giá của người dân tay không.
Hình Reuters
Một Nghị quyết vô tư, trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng như thế là rất hiếm, cho nên rất đáng quý. Nghị quyết này sẽ có ý nghĩa dài lâu, vượt qua không gian và thời gian, làm nức lòng mọi người dân lương thiện trên trái đất, củng cố niềm tin cho mọi dân tộc chưa có tự do và quyền công dân thật sự, đang khao khát quyền sống dân chủ, tự do giữa thế giới văn minh hiện tại. Đây là một mũi đột phá có ý nghĩa lịch sử, mang lại tiếng thơm và vinh dự cho Hội đồng Bảo an và cho cả LHQ trong sứ mạng cao quý bảo vệ hòa bình và an ninh của toàn nhân loại.
Cần chỉ rõ vinh quang trước hết thuộc về 10 nước đã bỏ phiếu thuận cho bản dự thảo đã được Pháp và Anh khởi thảo, được Ngoại trưởng Alain Juppé Pháp đọc ttrước Hội đồng Bảo an. Đó là các nước: Pháp, Anh, Brazil, Colombia, Gabon, Bosnia Herzegovina, Lebanon, ibania, Nigeria, Bồ Đào Nha và Nam Phi.
Theo tin các nhà báo Pháp theo dõi chặt chẽ cuộc bỏ phiếu lịch sử, đến phút chót, Nigeria và Nam Phi định không tham gia bỏ phiếu, đại biểu Pháp và Lebanon đã ra sức thuyết phục có kết quả, do đó mà đạt vừa đủ 10 phiếu thuận. Thật đáng mừng.
Cũng nhờ đại biểu Lebanon đã thay mặt khối nước A-rập ra sức thuyết phục các đại biểu Nga và Trung Quốc để 2 nước này chỉ không tham gia bỏ phiếu mà không dùng quyền phủ quyết của nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, do đó mà cuộc bỏ phiếu tránh khỏi thất bại.
Thái độ của Đức cũng đáng ghi nhận. Bà Merkel tuy giữ lập trường không can thiệp, không bỏ phiếu, nhưng ngày 19-3 bà vẫn sang Paris để tỏ tình đoàn kết với các nước châu Âu, A-rập và châu Phi; bà cho biết Đức sẽ gửi ngay một số máy bay quan sát AWACS hiếm hoi sang Afghanistan, để các nước bạn có thể điều các máy bay AWACS ở đó sang hoạt động ở bầu trời Libya và quanh đó.
Ngay chiều 19-3, máy bay quân đội Pháp đã đánh trúng 4 xe tăng Libya đầu tiên từng bắn vào dân thường. Các máy bay Anh, Canada đang hành động tiếp. Quân đánh thuê của Libya đang hoang mang, có dấu hiệu tan rã từng mảng.
Nghị quyết 1973 ngày 17-3-2011 của Hội đồng Bảo an LHQ sẽ cổ vũ các dân tộc Bắc Phi và Trung Đông vùng dậy giành dân chủ và tự do theo đường lối hòa bình không bạo lực. Nhân dân Algerie đang rục rịch. Nhân dân Bahrain đã xuống đường đông đảo. Nhân dân Yemen đang xuống đường quyết liệt đòi tự do và công ăn việc làm. Nhà Vua Maroc đã cam kết dân chủ hóa vương quốc với một bản hiến pháp mới. Nhân dân các nước trên đây tin rằng thế giới đã chi viện, tiếp sức cho nhân dân Libya thì cũng sẽ ủng hộ chi viện các dân tộc khác.
Ở Việt Nam, các báo nhà nước được lệnh không đưa tin sâu đậm, không bình luận gì về Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an. Nhưng dấu diếm hay úp mở chỉ khêu gợi tò mò của bạn đọc, và không thiếu nguồn thông tin và bình luận phong phú trên mạng lưới thông tin dày đặc.
Sau Nghị quyết 1973, có thể thấy trên trái đất, quan hệ người với người đã đổi khác. Gần gụi, thân quen, tinh thần cứu giúp nhau trong hoạn nạn nồng ấm hơn trước. Cái lý sự cùn «không can thiệp vào nội bộ nước khác» đã bị bẻ gãy vụn từ lâu rồi. Người với người, nước này với nước khác bị ràng buộc chặt chẽ cả về luật pháp và đạo lý. Đã có cả một lập luận văn minh về «quyền can thiệp», «về bổn phận can thiệp», «về nghĩa vụ can thiệp». Đã có nhiều đạo luật văn minh nghiêm trị những công dân thấy đồng bào, đồng loại lâm nguy mà bỏ qua không ứng cứu. Làm ngơ khi đó là phạm tội, tội nặng.
Rất cần giới thiệu kỹ cho 14 người trong Bộ Chính trị của đảng CS Việt Nam về sự hình thành của Nghị quyết 1973 trên đây, cũng nên cho họ tập huấn sâu sắc về «quyền can thiệp», về «nghĩa vụ can thiệp». Và cũng nên mời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hà Nội tham dự.
http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/quyet-dinh-cua-lhq-03-22-2011-118451814.html
Bùi Tín – Ở Việt Nam, các báo nhà nước được lệnh không đưa tin sâu đậm, không bình luận gì về Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an. Nhưng dấu diếm hay úp mở chỉ khêu gợi tò mò của bạn đọc, và không thiếu nguồn thông tin và bình luận phong phú trên mạng lưới thông tin dày đặc…
Nghị quyết số 1973 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chiều ngày 17-3-2011 là một nghị quyết lịch sử.
Có thể nói trong lịch sử 69 năm của LHQ (1942 – 2011), Nghị quyết 1973 là một trong những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và tư tưởng quan trọng nhất, cao quý nhất về tôn trọng quyền sống của đồng loại trên trái đất, về bảo vệ quyền tự do của một dân tộc đang bị nguy cơ tàn sát bởi một chính quyền cực kỳ hung bạo đang lên cơn điên.
Cái cao quý của Nghị quyết 1973 là nội dung của nó nhắm cấp cứu nhân dân một nước quyết nổi dậy chống ách độc tài cá nhân của Moammar Gadhafi, tên điên khùng ở Địa Trung Hải, và đang bị đàn áp điên cuồng, đang kêu cứu thế giới can thiệp gấp để tránh khỏi bị diệt chủng.
Cả 15 nước trong Hội đồng Bảo an, cả 192 nước thành viên của LHQ đều không có một lợi ích riêng tư nào khi bàn bạc về Nghị quyết này. Do đó động cơ để ra nghị quyết về tình hình Libya hoàn toàn là trong sáng, vô tư; đó là tình Người, là lòng Nhân ái giữa cộng đồng nhân loại, là thương Người như thể thương thân, người chung Quả đất hãy thương nhau cùng. Mục tiêu của Nghị quyết là bảo vệ cuộc sống vô giá của người dân tay không.
Hình Reuters
Một Nghị quyết vô tư, trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng như thế là rất hiếm, cho nên rất đáng quý. Nghị quyết này sẽ có ý nghĩa dài lâu, vượt qua không gian và thời gian, làm nức lòng mọi người dân lương thiện trên trái đất, củng cố niềm tin cho mọi dân tộc chưa có tự do và quyền công dân thật sự, đang khao khát quyền sống dân chủ, tự do giữa thế giới văn minh hiện tại. Đây là một mũi đột phá có ý nghĩa lịch sử, mang lại tiếng thơm và vinh dự cho Hội đồng Bảo an và cho cả LHQ trong sứ mạng cao quý bảo vệ hòa bình và an ninh của toàn nhân loại.
Cần chỉ rõ vinh quang trước hết thuộc về 10 nước đã bỏ phiếu thuận cho bản dự thảo đã được Pháp và Anh khởi thảo, được Ngoại trưởng Alain Juppé Pháp đọc ttrước Hội đồng Bảo an. Đó là các nước: Pháp, Anh, Brazil, Colombia, Gabon, Bosnia Herzegovina, Lebanon, ibania, Nigeria, Bồ Đào Nha và Nam Phi.
Theo tin các nhà báo Pháp theo dõi chặt chẽ cuộc bỏ phiếu lịch sử, đến phút chót, Nigeria và Nam Phi định không tham gia bỏ phiếu, đại biểu Pháp và Lebanon đã ra sức thuyết phục có kết quả, do đó mà đạt vừa đủ 10 phiếu thuận. Thật đáng mừng.
Cũng nhờ đại biểu Lebanon đã thay mặt khối nước A-rập ra sức thuyết phục các đại biểu Nga và Trung Quốc để 2 nước này chỉ không tham gia bỏ phiếu mà không dùng quyền phủ quyết của nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, do đó mà cuộc bỏ phiếu tránh khỏi thất bại.
Thái độ của Đức cũng đáng ghi nhận. Bà Merkel tuy giữ lập trường không can thiệp, không bỏ phiếu, nhưng ngày 19-3 bà vẫn sang Paris để tỏ tình đoàn kết với các nước châu Âu, A-rập và châu Phi; bà cho biết Đức sẽ gửi ngay một số máy bay quan sát AWACS hiếm hoi sang Afghanistan, để các nước bạn có thể điều các máy bay AWACS ở đó sang hoạt động ở bầu trời Libya và quanh đó.
Ngay chiều 19-3, máy bay quân đội Pháp đã đánh trúng 4 xe tăng Libya đầu tiên từng bắn vào dân thường. Các máy bay Anh, Canada đang hành động tiếp. Quân đánh thuê của Libya đang hoang mang, có dấu hiệu tan rã từng mảng.
Nghị quyết 1973 ngày 17-3-2011 của Hội đồng Bảo an LHQ sẽ cổ vũ các dân tộc Bắc Phi và Trung Đông vùng dậy giành dân chủ và tự do theo đường lối hòa bình không bạo lực. Nhân dân Algerie đang rục rịch. Nhân dân Bahrain đã xuống đường đông đảo. Nhân dân Yemen đang xuống đường quyết liệt đòi tự do và công ăn việc làm. Nhà Vua Maroc đã cam kết dân chủ hóa vương quốc với một bản hiến pháp mới. Nhân dân các nước trên đây tin rằng thế giới đã chi viện, tiếp sức cho nhân dân Libya thì cũng sẽ ủng hộ chi viện các dân tộc khác.
Ở Việt Nam, các báo nhà nước được lệnh không đưa tin sâu đậm, không bình luận gì về Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an. Nhưng dấu diếm hay úp mở chỉ khêu gợi tò mò của bạn đọc, và không thiếu nguồn thông tin và bình luận phong phú trên mạng lưới thông tin dày đặc.
Sau Nghị quyết 1973, có thể thấy trên trái đất, quan hệ người với người đã đổi khác. Gần gụi, thân quen, tinh thần cứu giúp nhau trong hoạn nạn nồng ấm hơn trước. Cái lý sự cùn «không can thiệp vào nội bộ nước khác» đã bị bẻ gãy vụn từ lâu rồi. Người với người, nước này với nước khác bị ràng buộc chặt chẽ cả về luật pháp và đạo lý. Đã có cả một lập luận văn minh về «quyền can thiệp», «về bổn phận can thiệp», «về nghĩa vụ can thiệp». Đã có nhiều đạo luật văn minh nghiêm trị những công dân thấy đồng bào, đồng loại lâm nguy mà bỏ qua không ứng cứu. Làm ngơ khi đó là phạm tội, tội nặng.
Rất cần giới thiệu kỹ cho 14 người trong Bộ Chính trị của đảng CS Việt Nam về sự hình thành của Nghị quyết 1973 trên đây, cũng nên cho họ tập huấn sâu sắc về «quyền can thiệp», về «nghĩa vụ can thiệp». Và cũng nên mời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hà Nội tham dự.
http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/quyet-dinh-cua-lhq-03-22-2011-118451814.html
Bài học cho VN từ sự cố Fukushima
Posted by truongthondlb1
“Tại Việt Nam từ trước đến nay đã có những trận động đất hơn 6 độ richter như trận động đất tại Điện Biên hồi năm 1935 với cường độ 6,8, rồi năm 1983 tại Tuần giáo với cường độ 6,8 độ richter. Ngoài ra những trận động đất nhỏ cũng rất nhiều. Trong năm 2010 cũng xảy ra cả chục trận động đất nhỏ hơn 5,5 độ richter tại khắp các vùng có thể có động đất ở Việt Nam. Các vùng khác như Thanh Hóa, Nghệ An và ngoài khơi bờ biển Việt Nam đều là những nơi có thể xảy ra động đất.” – Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm thông tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc viện Vật lý địa cầu Việt Nam
*
Việt Hà, phóng viên RFA – Tin tức về những sự cố tại các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima tại Nhật đang là tâm điểm sự chú ý của thế giới những ngày qua.
AFP photo – Mô hình của lò phản ứng hạt nhân Mitshubishi của Nhật Bản tại một cuộc triển lãm về điện hạt nhân được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 28 Tháng 5 năm 2010.
Chính phủ một số nước đã ngay lập tức đưa ra quyết định xem xét độ an toàn của các lò phản ứng hạt nhân, thậm chí cho đóng cửa các lò phản ứng quá cũ. Những diễn biến này có tác động thế nào đối với người dân và chính phủ Việt Nam hiện cũng đang chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của mình?
Người dân lo lắng
Thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật kéo theo những sự cố tại các lò phản ứng hạt nhân đang khiến người dân ở nhiều nước trên thế giới phải chú ý và lo lắng về khả năng một thảm họa hạt nhân Chernobyl thứ hai. Người thì lo về mức độ phóng xạ lan xa, người khác thì lo về các lò phản ứng hiện tại ở gần khu vực mình sống có an toàn không. Những người dân ở tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam cũng có những nỗi lo không kém bởi chẳng bao lâu nữa nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ thành hình tại đây.
Ông Ngô Khắc Liên, một người dân ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh thuận cho biết ngày nào ông cũng coi thời sự để biết tình hình bên Nhật ra sao. Ông nói:
“Tối nào tôi cũng theo dõi thời sự hết, tôi cũng sợ, … mà mới thời sự vừa rồi nói là lò hạt nhân này làm tiên tiến hơn lò bên Nhật. Vùng này thì chưa có động đất, nhưng cũng có một cơn chấn.”
Theo dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân được Quốc hội Việt Nam phê duyệt hồi năm 2009, Việt Nam sẽ xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại tỉnh Ninh Thuận với tổng số vốn lên đến 11 tỷ đô la. Việt Nam dự kiến sẽ xây 8 lò phản ứng với công suất 8000 mwh và hoàn tất vào năm 2030.
Chính phủ vẫn xúc tiến dự án
Trước những diễn biến phức tạp đang xảy ra tại Nhật, nơi có trình độ công nghệ và khoa học kỹ thuật phát triển rất cao, giới chức Việt Nam cho biết sẽ vẫn tiếp tục dự án nhà máy điện hạt nhân và sẽ coi thảm họa tại Nhật là một bài học để xem xét trong quá trình nghiên cứu dự án. Ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng viện năng lượng nguyên tử cho biết:
“Quan điểm của tôi thì chủ trương nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam đã được nghiên cứu rất lâu, chính phủ và quốc hội đã quyết định. Bây giờ cái sự cố ở Nhật bản thì mình xem xét ở đây là mình nên phát triển như thế nào. Chúng ta đang ở giai đoạn bắt đầu. Sự cố này xảy ra thì ta cần phải có các cân nhắc những yếu tố để tính đến vấn đề bảo đảm an toàn.”
Mô hình nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận. RFA file
Theo ông Tấn thì các lò phản ứng hạt nhân tại Nhật được sử dụng là lò thế hệ thứ hai, được xây dựng từ khoảng năm 1966 đến 1970. Các lò này áp dụng nguyên lý về an toàn thụ động nên có những hạn chế nhất định. Việt Nam sẽ sử dụng lò thế hệ thứ 3 hoặc 3 cộng theo khuyến cáo của các chuyên gia quốc tế.
Ông Tấn cũng cho rằng Việt Nam cũng chưa cần phải thay đổi gì trong kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân của mình vì vẫn đang ở giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, một chuyên gia hàng đầu về lò phản ứng hạt nhân của Mỹ là ông Arnold Gundersen gần đây lại khuyến cáo các nước nên ngưng việc dựng nhà máy điện hạt nhân mới. Ông nói:
“Ngay lúc này tôi nghĩ là không nên xây dựng thêm một nhà máy điện nguyên tử nào cả, cho tới khi chính phủ định lượng lại xem mức độ nguy hiểm tối đa thế nào. Bởi vì điều rõ ràng là chúng ta đã không định lượng đúng mức những nguy hiểm do thiên tai gây nên và cần phải lượng định xem nếu gặp động đất thì sao, gặp bão lụt, sóng thần thì sao, để có thể đảm bảo nhà máy đó đứng vững trong bất kỳ mọi tình huống. Đó là điều phải làm nhưng chúng ta chưa làm.”
Ông Gundersen cho biết khi khởi công xây dựng thì nhà máy điện Fukushima I không nằm trong danh sách có thể chịu được mức nguy hiểm tối đa.
Mặc dù Việt Nam không nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của núi lửa và động đất như Nhật Bản nhưng những số liệu thống kê cho thấy những thảm họa này cũng đã từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam. Ông Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm thông tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc viện Vật lý địa cầu Việt Nam cho biết:
“Tại Việt Nam từ trước đến nay đã có những trận động đất hơn 6 độ richter như trận động đất tại Điện Biên hồi năm 1935 với cường độ 6,8, rồi năm 1983 tại Tuần giáo với cường độ 6,8 độ richter. Ngoài ra những trận động đất nhỏ cũng rất nhiều. Trong năm 2010 cũng xảy ra cả chục trận động đất nhỏ hơn 5,5 độ richter tại khắp các vùng có thể có động đất ở Việt Nam. Các vùng khác như Thanh Hóa, Nghệ An và ngoài khơi bờ biển Việt Nam đều là những nơi có thể xảy ra động đất.”
Ông Minh nói khi xây dựng các công trình lớn như thủy điện hay nhà máy điện hạt nhân thì viện Vật lý địa cầu đều có cung cấp những thông tin về nguy cơ động đất và sóng thần tại vùng liên quan để có thiết kế phòng chống hợp lý.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 16 tháng 3 nói với báo chí là trong kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Việt Nam đặt an toàn hạt nhân lên ưu tiên hàng đầu.
Hệ thống quản lý
Tuy nhiên, các chuyên gia về hạt nhân tại Việt Nam lại tỏ ra lo ngại về khả năng đảm bảo vận hành an toàn điện hạt nhân tại Việt Nam do thiếu nhân lực và cơ sở pháp lý cần thiết. Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên viện phó viện năng lượng nguyên tử quốc gia cho biết:
Một người đang xem xét mô hình lò phản ứng điện hạt nhân Đông Phương của Trung Quốc tại cuộc triển lãm về điện hạt nhân được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 28 tháng 5 năm 2010. AFP photo
“Tất cả những sự cố điện hạt nhân là cái mà mọi người đều biết và phải cố tránh không xảy ra. Đó là vấn đề quan trọng. Và cái này đòi hỏi người hiểu biết. Đội ngũ vừa hiểu biết, vừa đạo đức nghề nghiệp, chủ yếu là kỷ luật nghề nghiệp nghiêm minh. Mà cái kỷ luật này ở Việt Nam thì thường khó có thể đảm bảo được.
Hệ thống quản lý mà hệ thống đó đưa ra dựa trên một cơ sở pháp lý, các pháp quy và các tiêu chuẩn và các cái đó đều phải tôn trọng. Nói chung là cả một hệ thống đó phải đầy đủ. Cái quan ngại hiện nay là ta chưa có đầy đủ cái đó.”
Về phần này, ông Vương Hữu Tấn cho rằng Việt Nam cũng đang tích cực chuẩn bị gửi người đi học tại Nhật Bản và Nga để đảm bảo khi nhà máy điện được xây xong có thể được vận hành an toàn.
Trong thảm họa tại Nhật, người ta cũng phải chú ý đến một yếu tố quan trọng khác. Đó là người dân được cập nhật thông tin và huấn luyện trong trường hợp có thảm họa rò rỉ hạt nhân. Liệu những người dân ở tỉnh Ninh Thuận đã biết được những thông tin này hay chưa? Ông Ngô Khắc Liên cho biết:
“Người ta dạy hay nói gì đâu, người ta tới chỉ khuyến khích mình là nhà máy hạt nhân này có lợi ích cho tổ quốc hay đất nước thôi.”
Ông nói chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức các cuộc họp với người dân nhưng vấn đề chính trong các cuộc họp là khuyến khích di dời người dân khỏi khu vực xây dựng nhà máy. Hiện những người dân ở xã Vĩnh Hải biết rằng họ sẽ được di dời ra ngoài Hòn Mun, cách nhà máy điện khoảng 3 km.
Phần lớn những thông tin về an toàn hạt nhân mà ông Liên thu thập được là từ báo chí, xem truyền hình hoặc nói chuyện với bà con trong xã. Ông nói thông tin mới nhất mà truyền hình Việt Nam đưa lên rằng lò phản ứng hạt nhân của Việt Nam sẽ hiện đại hơn Nhật Bản đã làm ông yên tâm phần nào. Tuy nhiên, ông cũng không loại trừ khả năng có rò rỉ phóng xạ trong khi nhà máy điện vận hành, vì suy cho cùng Nhật hiện đại như vậy mà vẫn có tai nạn huống gì là các nước khác.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-do-vn-learn-from-japan-vh-03242011165916.html
“Tại Việt Nam từ trước đến nay đã có những trận động đất hơn 6 độ richter như trận động đất tại Điện Biên hồi năm 1935 với cường độ 6,8, rồi năm 1983 tại Tuần giáo với cường độ 6,8 độ richter. Ngoài ra những trận động đất nhỏ cũng rất nhiều. Trong năm 2010 cũng xảy ra cả chục trận động đất nhỏ hơn 5,5 độ richter tại khắp các vùng có thể có động đất ở Việt Nam. Các vùng khác như Thanh Hóa, Nghệ An và ngoài khơi bờ biển Việt Nam đều là những nơi có thể xảy ra động đất.” – Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm thông tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc viện Vật lý địa cầu Việt Nam
*
Việt Hà, phóng viên RFA – Tin tức về những sự cố tại các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima tại Nhật đang là tâm điểm sự chú ý của thế giới những ngày qua.
AFP photo – Mô hình của lò phản ứng hạt nhân Mitshubishi của Nhật Bản tại một cuộc triển lãm về điện hạt nhân được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 28 Tháng 5 năm 2010.
Chính phủ một số nước đã ngay lập tức đưa ra quyết định xem xét độ an toàn của các lò phản ứng hạt nhân, thậm chí cho đóng cửa các lò phản ứng quá cũ. Những diễn biến này có tác động thế nào đối với người dân và chính phủ Việt Nam hiện cũng đang chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của mình?
Người dân lo lắng
Thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật kéo theo những sự cố tại các lò phản ứng hạt nhân đang khiến người dân ở nhiều nước trên thế giới phải chú ý và lo lắng về khả năng một thảm họa hạt nhân Chernobyl thứ hai. Người thì lo về mức độ phóng xạ lan xa, người khác thì lo về các lò phản ứng hiện tại ở gần khu vực mình sống có an toàn không. Những người dân ở tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam cũng có những nỗi lo không kém bởi chẳng bao lâu nữa nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ thành hình tại đây.
Ông Ngô Khắc Liên, một người dân ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh thuận cho biết ngày nào ông cũng coi thời sự để biết tình hình bên Nhật ra sao. Ông nói:
“Tối nào tôi cũng theo dõi thời sự hết, tôi cũng sợ, … mà mới thời sự vừa rồi nói là lò hạt nhân này làm tiên tiến hơn lò bên Nhật. Vùng này thì chưa có động đất, nhưng cũng có một cơn chấn.”
Theo dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân được Quốc hội Việt Nam phê duyệt hồi năm 2009, Việt Nam sẽ xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại tỉnh Ninh Thuận với tổng số vốn lên đến 11 tỷ đô la. Việt Nam dự kiến sẽ xây 8 lò phản ứng với công suất 8000 mwh và hoàn tất vào năm 2030.
Chính phủ vẫn xúc tiến dự án
Trước những diễn biến phức tạp đang xảy ra tại Nhật, nơi có trình độ công nghệ và khoa học kỹ thuật phát triển rất cao, giới chức Việt Nam cho biết sẽ vẫn tiếp tục dự án nhà máy điện hạt nhân và sẽ coi thảm họa tại Nhật là một bài học để xem xét trong quá trình nghiên cứu dự án. Ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng viện năng lượng nguyên tử cho biết:
“Quan điểm của tôi thì chủ trương nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam đã được nghiên cứu rất lâu, chính phủ và quốc hội đã quyết định. Bây giờ cái sự cố ở Nhật bản thì mình xem xét ở đây là mình nên phát triển như thế nào. Chúng ta đang ở giai đoạn bắt đầu. Sự cố này xảy ra thì ta cần phải có các cân nhắc những yếu tố để tính đến vấn đề bảo đảm an toàn.”
Mô hình nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận. RFA file
Theo ông Tấn thì các lò phản ứng hạt nhân tại Nhật được sử dụng là lò thế hệ thứ hai, được xây dựng từ khoảng năm 1966 đến 1970. Các lò này áp dụng nguyên lý về an toàn thụ động nên có những hạn chế nhất định. Việt Nam sẽ sử dụng lò thế hệ thứ 3 hoặc 3 cộng theo khuyến cáo của các chuyên gia quốc tế.
Ông Tấn cũng cho rằng Việt Nam cũng chưa cần phải thay đổi gì trong kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân của mình vì vẫn đang ở giai đoạn đầu.
Tuy nhiên, một chuyên gia hàng đầu về lò phản ứng hạt nhân của Mỹ là ông Arnold Gundersen gần đây lại khuyến cáo các nước nên ngưng việc dựng nhà máy điện hạt nhân mới. Ông nói:
“Ngay lúc này tôi nghĩ là không nên xây dựng thêm một nhà máy điện nguyên tử nào cả, cho tới khi chính phủ định lượng lại xem mức độ nguy hiểm tối đa thế nào. Bởi vì điều rõ ràng là chúng ta đã không định lượng đúng mức những nguy hiểm do thiên tai gây nên và cần phải lượng định xem nếu gặp động đất thì sao, gặp bão lụt, sóng thần thì sao, để có thể đảm bảo nhà máy đó đứng vững trong bất kỳ mọi tình huống. Đó là điều phải làm nhưng chúng ta chưa làm.”
Ông Gundersen cho biết khi khởi công xây dựng thì nhà máy điện Fukushima I không nằm trong danh sách có thể chịu được mức nguy hiểm tối đa.
Mặc dù Việt Nam không nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của núi lửa và động đất như Nhật Bản nhưng những số liệu thống kê cho thấy những thảm họa này cũng đã từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam. Ông Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm thông tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc viện Vật lý địa cầu Việt Nam cho biết:
“Tại Việt Nam từ trước đến nay đã có những trận động đất hơn 6 độ richter như trận động đất tại Điện Biên hồi năm 1935 với cường độ 6,8, rồi năm 1983 tại Tuần giáo với cường độ 6,8 độ richter. Ngoài ra những trận động đất nhỏ cũng rất nhiều. Trong năm 2010 cũng xảy ra cả chục trận động đất nhỏ hơn 5,5 độ richter tại khắp các vùng có thể có động đất ở Việt Nam. Các vùng khác như Thanh Hóa, Nghệ An và ngoài khơi bờ biển Việt Nam đều là những nơi có thể xảy ra động đất.”
Ông Minh nói khi xây dựng các công trình lớn như thủy điện hay nhà máy điện hạt nhân thì viện Vật lý địa cầu đều có cung cấp những thông tin về nguy cơ động đất và sóng thần tại vùng liên quan để có thiết kế phòng chống hợp lý.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 16 tháng 3 nói với báo chí là trong kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Việt Nam đặt an toàn hạt nhân lên ưu tiên hàng đầu.
Hệ thống quản lý
Tuy nhiên, các chuyên gia về hạt nhân tại Việt Nam lại tỏ ra lo ngại về khả năng đảm bảo vận hành an toàn điện hạt nhân tại Việt Nam do thiếu nhân lực và cơ sở pháp lý cần thiết. Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên viện phó viện năng lượng nguyên tử quốc gia cho biết:
Một người đang xem xét mô hình lò phản ứng điện hạt nhân Đông Phương của Trung Quốc tại cuộc triển lãm về điện hạt nhân được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 28 tháng 5 năm 2010. AFP photo
“Tất cả những sự cố điện hạt nhân là cái mà mọi người đều biết và phải cố tránh không xảy ra. Đó là vấn đề quan trọng. Và cái này đòi hỏi người hiểu biết. Đội ngũ vừa hiểu biết, vừa đạo đức nghề nghiệp, chủ yếu là kỷ luật nghề nghiệp nghiêm minh. Mà cái kỷ luật này ở Việt Nam thì thường khó có thể đảm bảo được.
Hệ thống quản lý mà hệ thống đó đưa ra dựa trên một cơ sở pháp lý, các pháp quy và các tiêu chuẩn và các cái đó đều phải tôn trọng. Nói chung là cả một hệ thống đó phải đầy đủ. Cái quan ngại hiện nay là ta chưa có đầy đủ cái đó.”
Về phần này, ông Vương Hữu Tấn cho rằng Việt Nam cũng đang tích cực chuẩn bị gửi người đi học tại Nhật Bản và Nga để đảm bảo khi nhà máy điện được xây xong có thể được vận hành an toàn.
Trong thảm họa tại Nhật, người ta cũng phải chú ý đến một yếu tố quan trọng khác. Đó là người dân được cập nhật thông tin và huấn luyện trong trường hợp có thảm họa rò rỉ hạt nhân. Liệu những người dân ở tỉnh Ninh Thuận đã biết được những thông tin này hay chưa? Ông Ngô Khắc Liên cho biết:
“Người ta dạy hay nói gì đâu, người ta tới chỉ khuyến khích mình là nhà máy hạt nhân này có lợi ích cho tổ quốc hay đất nước thôi.”
Ông nói chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức các cuộc họp với người dân nhưng vấn đề chính trong các cuộc họp là khuyến khích di dời người dân khỏi khu vực xây dựng nhà máy. Hiện những người dân ở xã Vĩnh Hải biết rằng họ sẽ được di dời ra ngoài Hòn Mun, cách nhà máy điện khoảng 3 km.
Phần lớn những thông tin về an toàn hạt nhân mà ông Liên thu thập được là từ báo chí, xem truyền hình hoặc nói chuyện với bà con trong xã. Ông nói thông tin mới nhất mà truyền hình Việt Nam đưa lên rằng lò phản ứng hạt nhân của Việt Nam sẽ hiện đại hơn Nhật Bản đã làm ông yên tâm phần nào. Tuy nhiên, ông cũng không loại trừ khả năng có rò rỉ phóng xạ trong khi nhà máy điện vận hành, vì suy cho cùng Nhật hiện đại như vậy mà vẫn có tai nạn huống gì là các nước khác.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-do-vn-learn-from-japan-vh-03242011165916.html
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)