Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Làm lãnh đạo phải “Biết Xấu Hổ”

Posted by dinhtan
Thiện Giao, phóng viên RFA, Bangkok

2009-05-28

Một bài viết có tựa đề “Biết Xấu Hổ” được đăng trên blog của tác giả Osin ngày 24 tháng Năm. Bài viết này cũng được đăng trên trang nhà của tờ báo Sài Gòn Tiếp Thị, ký tên Huy Đức.

“Biết Xấu Hổ” là bài báo liên kết 2 sự kiện. Hay nói đúng hơn, là dựa vào 1 sự kiện xảy ra tại Hàn Quốc, để nói về một sự kiện khác đã và đang xảy ra tại Việt Nam.




Cựu tổng thống Nam Hàn Roh Moo- huyn. Photo courtesy Wikipedia
Đầu tiên là vụ cựu tổng thống Roh Moo-hyun của Hàn Quốc tự tử ngày 23 tháng Năm.

“Cuộc sống quả là “khó khăn” như ông Roh Moo-hyun trăn trối. Từ một công nhân, tự học để trở thành luật sư, trở thành một chính trị gia lên tới đỉnh cao: đắc cử tổng thống của một quốc gia dân chủ.

Cảm thấy xấu hổ trước người dân của mình

Tác giả Osin, tức Huy Đức, viết:

“Cuộc sống quả là “khó khăn” như ông Roh Moo-hyun trăn trối. Từ một công nhân, tự học để trở thành luật sư, trở thành một chính trị gia lên tới đỉnh cao: đắc cử tổng thống của một quốc gia dân chủ.

Để rồi, sáng 23-5-2009, phải kết thúc cuộc đời bằng cách gieo mình xuống một vách đá sâu. “Tôi cảm thấy xấu hổ trước người dân của mình,” trước đó, ông Roh Moo-hyun thừa nhận khi phải đến Seoul theo triệu tập của tòa.

Ông Roh thành công nhờ xây dựng được niềm tin của công chúng vào ông như là một chính trị gia trong sạch. Cái chết của ông được mô tả là gây sốc cho cả nước, từ hôm 23-5, người dân ở vùng quê ông đã xếp hàng dài, đã khóc khi quan tài ông đi qua.

Ông nói, ông chỉ biết đến khoản tiền 6 triệu USD mà người thân ông cầm ấy khi không còn là Tổng thống. Rõ ràng đã có những động cơ chính trị. Nhưng, rõ ràng cũng đã có những khoản tiền lọt vào nhà, qua những người thân nhất, là vợ, là con trai, là cháu rể, là trợ lý.

Thật là chua xót nếu ông thực sự vẫn còn trong sạch mà phải kết thúc sự nghiệp lẫy lừng trong xấu hổ bởi vợ con.”

Để rồi, sáng 23-5-2009, phải kết thúc cuộc đời bằng cách gieo mình xuống một vách đá sâu. “Tôi cảm thấy xấu hổ trước người dân của mình,” trước đó, ông Roh Moo-hyun thừa nhận khi phải đến Seoul theo triệu tập của tòa.

Quả thực, cuộc sống đã trở nên quá “khó khăn” cho ông Roh Moo-hyun. Có người đặt câu hỏi, những khó khăn ấy, chúng “khó” đến mức nào?

Có người cho rằng, ông Tổng Thống không phải là người trực tiếp cầm lấy những đồng tiền hối lộ. Thậm chí, như tác giả Osin đã viết, ông Roh Moo-hyun “chỉ biết đến khoản tiền 6 triệu USD mà người thân ông cầm khi ông không còn là Tổng thống.”

Có người cũng nói, kết cuộc bi thảm nhất cho ông cố Tổng Thống chỉ là án tù, nhiều lắm là vài năm tù, và trả lại cho Nhà Nước những khoản tiền không chính đáng.

Nếu có vậy, thì làm sao mà cuộc sống lại trở nên “khó khăn” đối với ông? Để ông phải chọn cái chết để giải quyết mọi chuyện?

Khó có thể phủ nhận, rằng những khó khăn mà ông Roh Moo-hyun nói đến trong bức thư tuyệt mệnh đến từ chính lòng tự trọng của người đã từng lãnh đạo đất nước Hàn Quốc.

Những người khác viết trên blog của mình, rằng họ thấy thương cảm cho vị tổng thống xấu số, nhưng đồng thời, họ cảm thấy người dân Hàn may mắn có một tổng thống như vậy.

Cái chết của ông Roh Moo-hyun có thể là tiếng chuông cảnh tỉnh cho bất cứ ai đang ngồi ở cương vị lãnh đạo, đang nắm lấy những vị trí mà, hoặc là giúp họ trở thành nô bộc thật sự của dân chúng, hoặc là biến họ thành những kẻ thù của chính dân mình.

Những người khác viết trên blog của mình, rằng họ thấy thương cảm cho vị tổng thống xấu số, nhưng đồng thời, họ cảm thấy người dân Hàn may mắn có một tổng thống như vậy.

Vụ ông tổng thống Hàn Quốc tự vận được tác giả Osin gắn với sự kiện đang bùng nổ trở lại tại Việt Nam những ngày gần đây.

Tiền hoa hồng lên đến hàng triệu Mỹ kim

Báo chí Australia mấy ngày qua liên tục đăng tải phóng sự điều tra, cáo buộc công ty Securency của nước này trả cho một người môi giới Việt Nam số tiền lên đến hơn 10 triệu Úc kim, chỉ để làm công việc … thông dịch.

Một luật sư Việt Nam, hiện đang sống tại Úc, là ông Lưu Tường Quang, tóm tắt sự việc:

“Vào năm 2002, dưới thời Thống Đốc Lê Đức Thúy, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam muốn chuyển giấy bạc sang tiền nhựa (polymer) để có thể giữ an toàn và tránh làm giả. Công ty Securency [của Úc] có quan hệ với công ty Company For Technology and Development, gọi tắt là CFCD, của Việt Nam.

Công ty này lại có một công ty khác là BankTech, mà người giám đốc của BankTech là ông Lê Đức Minh, con trai Lê Đức Thúy.”

Vụ Lê Đức Minh – Lê Đức Thúy ra sao? Xin dẫn tiếp lời kể của blogger Osin:

“Cũng sáng nay, 25-5, trong một diễn tiến có thể liên hệ, cảnh sát Úc xác nhận với báo chí là sẽ điều tra một vụ “môi giới” liên quan đến con trai của ông Lê Đức Thúy, cựu thống đốc Ngân hàng Việt Nam. Cảnh sát vào cuộc sau khi tờ báo The Age, có bài cáo buộc những môi giới viên cho hãng Securency đã “trả hàng triệu đôla tiền hoa hồng cho công ty CFTD”.

Trong một diễn tiến có thể liên hệ, cảnh sát Úc xác nhận với báo chí là sẽ điều tra một vụ “môi giới” liên quan đến con trai của ông Lê Đức Thúy, cựu thống đốc Ngân hàng Việt Nam.

CFTD được tờ báo này xác định là công ty mẹ của Banktech, công ty thuộc quyền quản lý của ông Lê Đức Minh, con trai ông Lê Đức Thúy, liên quan đến việc in tiền polymer hồi năm 2002.

Chưa rõ kết quả điều tra từ Úc sẽ đi tới đâu, nhưng nếu thực sự có một khoản hoa hồng lên tới hàng triệu USD đã được chi ra thì “cánh cửa vợ con” quả thực là ở đâu cũng vô cùng lợi hại.

Theo nguồn tin riêng, ông Lê Đức Minh được điều về Banktech bởi một ngành không liên quan đến vai trò Thống đốc của ông Lê Đức Thúy.

Tuy nhiên, như kết luận trước đây của Thanh tra Chính phủ, việc ông Minh “nắm” Banktech “tuy không trái quy định của pháp luật, nhưng đã gây nghi ngờ về sự khách quan, minh bạch”.”

Vụ việc trả hàng chục triệu Úc kim cho một người thông dịch không phải là sự kiện duy nhất liên quan đến sai phạm của giới chức Việt Nam tại nước ngoài nói chung và tại Úc Đại Lợi nói riêng. Những chuỗi vi phạm liên tục trong thời gian qua đang bào mòn hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam trong cái nhìn của người dân và chính quyền Úc Đại Lợi.

Luật sư Lưu Tường Quang nhắc lại các sự kiện dính dáng đến Vietnam Airlines, và thậm chí, cả trong ngành giáo dục liên quan đến vấn đề du học sinh Việt Nam đến Úc.

Vụ việc trả hàng chục triệu Úc kim cho một người thông dịch không phải là sự kiện duy nhất liên quan đến sai phạm của giới chức Việt Nam tại nước ngoài nói chung và tại Úc Đại Lợi nói riêng.

“Về mặt dư luận, thực tế thì dư luận không giới hạn trong cộng đồng gốc Việt, mà mở rộng ra cho cộng đồng người Úc nói chung. Nhìn về Châu Á, Đông Nam Á, sự hợp tác của Úc với Việt Nam, thì người Úc nói chung không đánh giá cao hệ thống luật pháp cũng như sự trong sáng trong cách điều hành các công ty tại Việt Nam. Sự kiện này, một lần nữa, xác nhận sự đánh giá thấp của công luật Úc đối với Việt Nam.

Sự kiện này không chỉ liên hệ đến 1 công ty Úc và 1 công ty Việt Nam. Đã có nhiều chuyện xảy ra rồi. Vụ Vietnam Airlines là một ví dụ. Ngay cả vấn đề du học sinh cũng vậy.

Tôi biết có 1 số giáo sư Việt Nam đặt ra vấn đề thù lao để cho phép sinh viên sang Úc du học. Những điều này đều trái với luật lệ nước Úc. Những việc này, nước Úc không hề chấp nhận và sẽ không bao giờ chấp nhận.”

Tham nhũng bị phanh phui bởi báo chí nước ngoài

Điều đáng nói ở đây, là các vụ việc lớn liên quan đến tham nhũng tại Việt Nam thường được phanh phui nhờ vào báo chí nước ngoài.

Công ty tư vấn PCI của Nhật Bản trong dự án Xa Lộ Đông Tây là một ví dụ. Chính báo chí Nhật Bản truy tìm và đưa ra ánh sáng.

Điều đáng nói ở đây, là các vụ việc lớn liên quan đến tham nhũng tại Việt Nam thường được phanh phui nhờ vào báo chí nước ngoài.

Nay, vụ công ty Securency của Úc cũng do báo chí Úc điều tra và công bố.

Trở lại với ý tưởng “biết xấu hổ” trong bài viết cùng tên của tác giả Osin. Ông viết, rằng “Banktech là một trường hợp rất hiếm được đưa ra công luận, nhưng, những mối liên hệ kiểu “Lê Đức Minh” trên thực tế không phải hiếm hoi.

Vấn đề không chỉ là trái hay không trái những “quy định” hiện hành vốn đang có nhiều khoảng trống. Một nhà lãnh đạo nghiêm minh không nên để vợ con làm những việc mà dư luận có thể “nghi” về tính khách quan. Đừng đợi đến khi nhân dân đưa ra chứng cứ, phải biết xấu hổ từ những “dự án” đầu tiên mà anh em, vợ con, dâu rể… tham gia.”

Tác giả nhận định, là “Cho dù ở trong thể chế nào, ở đâu có quyền lực là ở đó có tham nhũng. Vấn đề là ở đâu, những người giàu có nhất là nhân dân; ở đâu những người giàu có nhất là “con ông cháu cha”; ở đâu, tham nhũng vẫn cứ “vinh thân phì gia”; ở đâu tham nhũng không có nơi để an toàn hạ cánh.

Ở những quốc gia không biết xấu hổ thì kết cục cũng có nhiều bi thảm; nhưng, người gánh chịu lại rất tiếc là thường ở phía nhân dân.

Quốc gia nào thì tham nhũng cũng cần phải được coi là “thế lực thù địch” nguy hiểm nhất. Nguy hiểm vì nó không rõ ràng phân tuyến; nguy hiểm vì, đôi khi nó nhởn nhơ bên cạnh, và đôi khi là cánh tay đắc lực của những bậc có quyền.”

Blogger Osin kết luận “Chỉ ở những quốc gia biết xấu hổ, kết cục của một kẻ dính tới tham nhũng mới có thể là tù tội như cựu tổng thống Trần Thủy Biển (Đài Loan); có thể phải lưu vong như Thaksin, Thailand; có thể phải cắn rứt lương tâm như tổng thống Roh Moo-hyun, Hàn Quốc.

Ở những quốc gia không biết xấu hổ thì kết cục cũng có nhiều bi thảm; nhưng, người gánh chịu lại rất tiếc là thường ở phía nhân dân.”

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia

Nghĩ trước thềm xuân

LÊ MAI

Năm 2011, tính theo lịch ta, khởi đầu bằng một ngày khá đặc biệt – ngày Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất hai tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trên đất Hương Cảng. Sự trùng hợp ngẫu nhiên này có thể là một sự trùng hợp lịch sử, song nó còn là thông điệp gửi đến cho tương lai, ĐCS sẽ tiếp tục lãnh đạo dân tộc này, đất nước này như thế nào hầu đưa đất nước vươn lên, sánh vai với các cường quốc năm châu như mong ước của người sáng lập?

Câu hỏi không dễ trả lời – dẫu một kỳ ĐH của ĐCS vừa kết thúc. Hiển nhiên, ánh sáng của các chính sách sẽ chiếu rọi khắp nơi trên cả nước. Song giờ đây, khi mùa xuân sắp về, nhìn ra ngoài khung cửa, chỉ thấy mênh mông mờ mịt một màu xám ngắt, cộng với cái lạnh tê tái từ phía Bắc, vượt qua đèo Hải Vân cao vút lỗ châu mai tràn vào. Bầu trời thành phố vẫn đầy mây mù, chưa thấy tín hiệu nắng lên. Năm nay, hình như thiếu đi cái vẻ tất bật, rộn ràng của những ngày giáp Tết? Người đi lại trên đường phố hình như thưa vắng hơn? Chợ búa hình như ít người hơn? Mua bán hình như ít tấp nập hơn? “Siêu lạm phát B52 rải thảm trên toàn bờ cõi. Sông dài cá lội biệt tăm. Anh hùng kẻ gian đánh tráo lộn sòng”? Cái không mấy thay đổi, có lẽ là những câu khẩu hiệu mừng đảng, mừng xuân giăng khắp phố phường?

Nói đến đảng, nhất là ĐCS, luôn luôn phải thận trọng, suy nghĩ thấu đáo, nhất thiết không thể tuỳ tiện. Tôi không dám lạm bàn. Thế là tôi nhớ đến một bài viết của Trần Bạch Đằng – nhà cách mạng lão thành, nhà nghiên cứu uyên bác về “nỗi thèm khát nóng bỏng”. Ông muốn nói thèm khát cái gì?

Ấy là những năm kháng chiến chống Pháp, ở Nam Bộ, các ông Lê Duẩn, Phạm Hùng, Hà Huy Giáp, Ung Văn Khiêm, Trần Bạch Đằng…luôn được các ba, các má, các chị thương yêu, đùm bọc, chở che. Nhiều khi, họ gọi các nhân vật lẫy lừng ấy bằng “thằng” – một cách gọi thân mật, thân thiết rất Nam Bộ.

Hãy đọc hai câu thơ của Trần Bạch Đằng viết về Lê Duẩn:

Má gọi bằng thằng và cười ấm áp

Anh bồi hồi như mọi tầm cao

Hai câu thơ nói lên lòng tin cậy, sự mến thương, bình đẳng của người dân đối với Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ lúc bấy giờ và cũng nói lên cảm xúc sâu lắng của Bí thư Xứ ủy. Nhà thơ phải rất cao tay và rất hiểu “nhân vật” mới có thể viết được như vậy. Trong trường hợp này, được người dân kêu bằng “thằng” – như Lê Duẩn, thật không dễ dàng. Và dĩ nhiên, đó là một niềm vui, một phần thưởng từ người dân.

Đáng mừng là lúc bấy giờ có nhiều người thuộc “đẳng cấp thằng”: Thằng Ba Duẩn, thằng Ba Khiêm (Ung Văn Khiêm), thằng Tám Hà (Hà Huy Giáp), thằng Hai Hùng (Phạm Hùng)…

Vẫn lời Trần Bạch Đằng:

“…khi cùng bơi xuồng với anh Ba Duẩn, ghé xin nước uống một nhà trên bờ kênh.

- Tao biết mầy là thằng Ba Duẩn – chủ nhà trao gáo nước mưa cho anh Ba và bảo:

- Mầy là chỉ huy cao hơn hết ở xứ Nam này, ai cũng phục, vậy tại sao mầy để thằng con của hương hào Lẹ làm chủ tịch xã?

….

- Tôi sẽ giải quyết vụ này! – Anh Ba tự xem có lỗi, đã hứa, phải qua phiên dịch của tôi vì giọng Quảng Trị của anh rất khó nghe. Chủ nhà cười rạng rỡ:

- Tao biết tụi bây quang minh chánh đại mà!”

Cuộc đối thoại thật thú vị. Một người dân “tao, mầy, thằng” với Bí thư xứ uỷ Nam Bộ và ông Bí thư lập tức giải quyết thắc mắc của người dân. Không gì có thể nói nhiều hơn chi tiết ấy.

Câu chuyện trên gợi cho chúng ta trả lời câu hỏi, phải chăng nỗi thèm khát nóng bỏng của Trần Bạch Đằng là giá mà bây giờ đảng viên được người dân gọi bằng “thằng” với tất cả sự tin yêu, quý mến? Thế nhưng, đáng buồn là hiện thực rất phũ phàng, người dân hiện nay cũng gọi không ít cán bộ, đảng viên bằng “thằng” song không phải là “thằng” theo nghĩa Nam Bộ…

Lại có một cách gọi khác cũng không kém phần độc đáo của Mười Trí (Huỳnh Văn Trí), một nhân sỹ miền Nam, từng là một nhân vật khét tiếng trong giới giang hồ (Bình Xuyên), đã đi theo kháng chiến vì dân tộc. Sau khi Bảy Viễn về thành, Mười Trí viết thư cho Hồ Chí Minh, gửi qua Phạm Hùng. Đó chính là “Bức tâm thư kính gửi anh Hồ Chí Minh” độc đáo của Mười Trí. Trong thư, Mười Trí gọi Hồ Chí Minh là “anh” và xưng là “thằng em của anh”: “thằng em của anh là Mười Trí gửi thư này chúc anh mạnh khỏe…thằng em của anh xin hứa chắc với anh là thằng em của anh sẽ tiếp tục kháng chiến cho tới thắng lợi cuối cùng”.

Các nhân vật trong đoàn Phạm Hùng toát mồ hôi khi đọc thư Mười Trí, vì nó có vẻ “giang hồ” quá. Nhưng sau khi phân tích kỹ, cả đoàn đều đồng ý chuyển thư này lên Hồ Chí Minh. Vì đây chính là khẩu khí, phong cách, tâm hồn của một người từng trong giới giang hồ theo kháng chiến. Họ phải rất quý, rất phục ai đó, họ mới xưng hô như vậy. Đó cũng là một nét độc đáo của văn hóa VN, con người VN.

Hai câu chuyện đều nói lên mối quan hệ giữa người dân và lãnh đạo. Khi người lãnh đạo hiểu dân, thực sự vì dân, người dân sẽ quý họ, không một “lý luận” nào có thể thay thế điều đó – “lý luận giáo điều” càng không thể!

Bây giờ, chúng ta trở về với hoa trái mùa xuân. Những chậu quất bày đầy dọc phố, trái vàng rực nằm lẫn trong lá xanh, mùa xuân về rồi đấy nhỉ. Hoa tầm xuân xanh biếc, hoa cúc vàng rực, hoa lay ơn đỏ, hoa lan lá xanh với bông trắng…Có lẽ cái lạnh năm nay làm cho hoa mai – loài hoa đặc trưng của Tết miền Nam, nở muộn…

Đất trời đang sang xuân. Dù hoa nở muộn, mùa xuân vẫn cứ về, cũng như đất nước này, dân tộc này vạn đại tươi xanh.

(Lê Mai’s blog)

Mùi Vịt Bắc Kinh Trong Đảng CSVN

Từ sau Đại hội đảng IX với Nộng Đức Mạnh “lên ngôi” Tổng Bí thư đảng tháng 4 năm 2001, mùi cơm Tầu, Vịt quay Bắc Kinh đã tỏa ra khắp cõi Việt Nam. Đến năm 2008, trong nhiệm kỳ hai của Mạnh, thì bàn tay Tầu đã mò tới Tây Nguyên để xây dựng nhà máy khai thác Bauxite mà Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất Nước không được hỏi ý.
Sau đó, hàng lọat các Công ty Tầu được “trúng thầu” nhiều dự án phát triển Kinh tế của Việt Nam, quan trọng hơn cả là còn được quyền đưa công nhân của mình vào làm việc và đem hàng hóa, trang cụ sản xuất từ nước Tầu vào sử dụng, dù hàng hóa cùng lọai sản xuất từ Việt Nam có thừa.
Cho đến năm nay (2011), không ai biết đã có bao nhiều ngàn công nhân người Tầu đang có mặt ở Việt Nam, kể cả những người mượn cớ du lịch rồi ở luôn làm việc cho các công ty Tầu Cộng. Nhà nước chỉ nhìn nhận có khỏang 35 ngàn người, nhưng các tin của Báo Việt Nam ước lượng có tới 75 ngàn.
Một sự kiện khác chứng minh cho mùi Vịt Bắc Kinh đã khỏa lấp cả quyền làm chủ đất nước của dân Việt là người Việt đã bị cấm vào các cơ sở kinh doanh hay khu nhà máy do người Tầu chủ qủan. Công nhân Việt Nam cũng không được thuê mướn, dù chỉ làm những việc tầm thường.
Chuyện khai thác Bauxite còn nhiêu khê hơn.
Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng đã hớn hở cam đoan rằng, sau khi dựng xong nhà máy, công ty Tầu Chalieco sẽ bàn giao tòan bộ cho Việt Nam. Nhưng Dũng quên nói cho dân biết rằng, sau khi lọc hết chất độc bùn đỏ bỏ vào hồ chứa ở Lâm Đồng và Đắk Nông thì Việt Nam phải bán quặng làm ra nhôm cho Tầu.
Bán với gía nào và lời lỗ ra sao thì chưa ai biết rõ, kể cả Chủ đầu tư là Tập đòan Than- Khóang sản Việt Nam (TKV). Các chuyên viên trong và ngòai nước, kể cả một số người làm việc cho TKV thì xác tín rằng, dự án khai thác Bauxite không có lời mà sẽ lỗ to vì chi phí qúa lớn so với giá bán ra thị trường.
Phía nhà nước cãi lại, nhưng họ lại quên cộng thêm các khỏan tiền chưa biết lấy đâu ra để làm đường bộ, đường sắt, xây bến cảng Kê Gà ở Bình Thuận để chuyên chở sản phẩm cho Tầu đem về nước.
Cho đến năm 2011, các dự án giao thông căn bản này vẫn còn trong vòng nghiên cứu. Ấy là chưa kể những hậu qủa về môi sinh dọc theo các tuyến lưu thông khi chuyên chở sản phẩm của Bauxite. Nhiều chuyên viên nói thẳng canh bạc khai thác Bauxite của Nhà nước hòan tòan bất khả thi, phí phạm và nguy hiểm tột cùng nếu chẳng may các hồ chứa bùn đỏ bị vỡ làm tràn chất độc diệt chủng xuống các mạch nước, sông, hồ và suối khe.
Hàng ngàn Trí thức và người Việt Nam yêu nước từ trong và ngòai nước, kể cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước đã gửi thư hay ký tên vào hai Kiến Nghị, lần thứ nhất ngày 12/4/2009 và lần thứ nhì ngày 9/10/2010, yêu cầu ngưng ngay Dự án khai thác Bauxite để tránh hiểm họa cho dân tộc.
Những người ký tên cho rằng tài nguyên của Tổ tiên để lại, nếu chưa khai thác vẫn còn nguyên đó và hãy đợi khi nào Việt Nam có đủ kiến thức và phương tiện làm chủ khai thác thì làm cũng chưa muộn. Hơn nữa, ông Võ Nguyên Giáp và một số Tướng lãnh nghĩ hưu còn vạch ra mối nguy về Quốc phòng nếu để cho người Tầu vào thao túng ở vùng lãnh thổ chiến lược Tây Nguyên. Bởi lẽ cuộc chiến Việt Nam đã chứng minh kẻ nào làm kiểm sóat được Tây Nguyên thì sẽ làm chủ được cuộc chiến.
Rất tiếc cho số phận dân tộc là những người có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là đảng Cộng sản Việt Nam đã bỏ ngòai tai những lời khuyên phải để, tiếp tục “chũi đầu xuống cát” đưa ra, vào ngày 25-4-2009, “Kết luận của Bộ chính trị về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025.”
Kết luận này có điểm quan trọng viết rằng :” Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bauxite là chủ trương nhất quán từ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng đến nay. Triển khai các nghị quyết Đại hội, trong 2 nhiệm kỳ, Bộ Chính trị đã nhiều lần bàn và ra các nghị quyết, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ngành công nghiệp bauxite, alumin, nhôm, phục vụ phát triển kinh tế đất nước nói chung, góp phần phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên nói riêng.
Thực hiện nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 với bước đi cụ thể và chỉ đạo triển khai 2 dự án khai thác bauxite, sản xuất alumin đầu tiên tại Tân Rai (Bảo Lộc, Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông); đồng thời, chỉ đạo tìm kiếm, lựa chọn đối tác nước ngoài có năng lực để hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng và đầu tư xây dựng ngành công nghiệp bauxite, alumin, nhôm. Chính phủ đã giao Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam là đơn vị có kinh nghiệm trong khai thác khoáng sản làm chủ đầu tư thực hiện 2 dự án và chủ trì đàm phán với các đối tác nước ngoài.”
ĐẠI HỘI ĐẢNG IX VIẾT GÌ VỀ BAUXITE ?
Nhưng hai Đại hội đảng IX và X đã nói gì về khai thác Bauxite ?
Trong Báo cáo về “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010′ ở Tây Nguyên, khóa đảng VIII dưới quyền Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã trình tại Đại hội Khóa đảng IX về khai thác Bauxite nguyên văn như sau :
“Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước cả về kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh, có lợi thế để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp sản xuất hàng hoá lớn kết hợp với công nghiệp chế biến, phát triển công nghiệp năng lượng và công nghiệp khai thác khoáng sản. Có chiến lược và quy hoạch xây dựng Tây Nguyên giàu về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng, an ninh, tiến tới thành vùng kinh tế động lực.
Phát triển nhanh theo hướng thâm canh là chính đối với các cây công nghiệp gắn với thị trường xuất khẩu (cà phê, cao su, chè, bông…), chăn nuôi đại gia súc, trồng và bảo vệ rừng, cây dược liệu, cây đặc sản và công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Phát triển thủy điện lớn và vừa, các hồ chứa nước cho thủy lợi. Khai thác và chế biến quặng bôxít. Phát triển công nghiệp giấy. Nâng cấp, khai thác tốt các tuyến đường trục và đường ngang nối xuống vùng Duyên hải. Phát triển sự hợp tác liên kết kinh tế – thương mại – dịch vụ với các nước láng giềng Lào, Campuchia. Có chính sách thu hút vốn đầu tư, bố trí dân cư và lao động và đất đai theo quy hoạch, nâng cao dân trí và trình độ công nghệ. Thực hiện tốt chính sách dân tộc, thật sự cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của đồng bào dân tộc.”
Sau đó, chuyện “Bauxite” đã được lập lại tại Đại hội đảng khóa X. Nhưng vấn đề không phải là khai thác hay không khai thác mà giao cho ai làm và ai có lợi, Việt Nam hay nước ngòai ?
Trong điều kiện hiện nay và thực tế đã chứng minh việc khai thác Bauxite trên Tây Nguyên chỉ làm lợi cho Tầu Bắc Kinh vì sản phẩm của VN không bán cho ai khác ngòai Tầu là quốc gia đã “trúng thầu” xây dựng nhà máy khai thác khóang sản Bauxite và muốn mua hết lọai qúy phẩm này để phục vụ kỹ nghệ vửa rẻ, vừa đỡ tốn tiền vận chuyện nhờ ở bên cạnh Việt Nam.
Hơn nữa liệu Việt Nam nào có dám bán hàng cho nước khác ?
Tiếp đến là chuyện 10 tỉnh đấu nguồn, có vị trí chiến lược sát biên giới Tầu (có tin của Quốc hội là 18 tỉnh) cho các công ty Tầu Bắc Kinh, Hồng Kông và Đài Loan thuê đất rừng dài hạn 50 năm trồng cây kỹ nghệ.
Nhiều viên chức địa phương đã chóang váng không biết tại sao các Quan đầu tỉnh đã có quyết định cho thuê đất, nhất là tại những khu vực, nếu khi xẩy ra chiến tranh thì quân Tầu có thể thong dong chạy theo các con đường mòn do các công ty Tầu mới làm vòng quanh các ngọn đồi chiến lược để nã súng xuống quân Việt Nam ở dưới đồng bằng !
Nhiều trí thức trong nước đã lên tiếng lo ngại đến trường hợp công nhân Tầu sẽ lập ra các làng “tự chủ” ngay trong các khu đất thuê rồi sinh con đẻ cái họp thành một “nước Tầu” trong lãnh thổ Việt Nam thì lúc đó ai đuổi họ đi được ?
ĐƯỜNG SẮT TẦU XUYÊN VIỆT NAM ?
Sau cùng là chuyện Tầu có kế họach làm đường tầu cao tốc nối liền với các nước Đông Nam Á để bành trướng kinh tế và thương mại.
Kế họach này đã do Báo China Daily tiết lộ Trung Quốc sẽ xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc nối liền Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc với Tân Gia Ba xuyên qua Hà Nội, sang Lào, Cao Miên để qua Thái Lan rồi xuống Mã Lai Á trước khi chạy đến Tân Gia Ba.
Nhưng ai đã cho phép Tầu Bắc Kinh làm đường sắt cao tốc xuyên qua lãnh thổ Việt Nam là điều những người cầm đầu đảng CSVN, đầu tiên là Nguyễn Phú Trọng, tân Tổng Bí thư đảng khóa XI mới được bầu ngày 18/1 (2011) phải trả lời trước nhân dân.
Trong chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Phú Trọng đã chứng minh có khuynh hướng thân Tầu khi chống việc đem vấn đề khai thác Bauxite vào chương trình nghị sự để Quốc hội tranh luận, dù có yêu cầu của một số không nhỏ Đại biểu.
Trọng cũng chống cả việc đòi Chính phủ phải tường trính để cho Quốc hội chất vấn về áp lực của Tầu tại Biển Đông.
Do đó, không ai khỏi lo ngại khi có tin Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, Phó Thủ tướng thường trực sẽ thay Trọng làm Chủ tịch Quốc hội.
Tại sao ?
Bởi vì Hùng rất hăng hái chuyện làm đường cao tốc nối liền Sài Gòn với Hà Nội và nối Hà Nội với Tầu.
Trong cuộc điều trần trước Quốc hội ngày 12/06/2010, Hùng nói : ” Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm. Yên tâm cùng Chính phủ xin Quốc hội chủ trương để làm. Yên tâm là Quốc hội và Chính phủ tính được bài để làm”
Cả Bộ trường Giao thông-Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cũng “say làm đường cao tốc” không kém Hùng.
Trong Cuộc phỏng vấn của Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 3/1/2011, Dũng nói hùng hổ : ” Dứt khoát là phải làm. Nhưng mà thời điểm như thế nào thì phải tính kỹ, phải theo đúng thủ tục, quy định, rồi phải báo cáo Quốc hội. Chính phủ quyết tâm để chuẩn bị dự án chứ không phải là Chính phủ cứ làm mà không báo cáo Quốc hội như mọi người ngộ nhận.”
Dũng còn tiết lộ Việt nam “không lọai trừ việc cho Trung Quốc tham gia đấu thầu” làm đường Cao Tốc khi phỏng vấn bởi Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/6/2010.
Cũng may mà Quốc hội Việt Nam, trong cuộc bỏ phiếu ngày 19/6/2010, đã thẳng tay bác bỏ đề nghị làm đường sắt cao tốc, có kinh phí dự trù 56 tỷ Mỹ Kim, với số phiếu 208 trên tổng số 427 Đại biểu có mặt. Số đồng ý chỉ có 185 người. Số người không bỏ phiếu là 34.
Nhưng chuyện nhà nước “cố đấm ăn xôi” chưa ngừng ở đây mà hiện đang có nỗ lực đem dự án làm đường sắt cao tốc ra Quốc hội một lần nữa với sự chuẩn bị kỹ càng hơn cho chắc ăn.
Nhưng bao giờ đưa ra thì cũng phải đợi bầu xong Khóa XIII cùa Quốc hội, dự trù ngày 22/5 (2011).
Vì vậy, khi có tin đồn ở Hà Nội nói rằng Nguyễn Sinh Hùng đã được bố trí vào chức Chủ tịch Quốc hội thay vì Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư đảng Hà Nội thì mọi người đều nghĩ ngay đến “âm mưu” làm đường cao tốc cho Tầu hưởng lợi lại có cơ hội sống mới dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng mùi hôi hám của Vịt Bắc Kinh thiu lại cũng đi theo phủ kín cả đảng và Nhà nước CSVN. -/-
Phạm Trần
(01/011)

Hà Nội, Ga Lẻ Hoa Lục

Trung Cộng sẽ xây tuyến đường sắt cao tốc từ Quảng Tây (Nam TQ) tới Singapore, chạy ngang qua Hà nội (Việt Nam). Nghe tin này hồi Thứ năm 20 Tháng Giêng 2011 trên Đài RFI mà không dám tin vào lổ tai của mình nên phải mở Internet xem lại bản tin giấy trắng mực đen cho chắc. Rồi chắc hơn nữa, ngày Chủ nhật 23 Tháng Giêng 2011 trong Mục Điểm Báo, Đài RFI có đề cập một bài báo của tờ The Economist, tựa đề “Hội nhập Đông Nam Á, Trung Quốc đưa đường xe lửa xuống phía nam ». Tiểu tựa mục điểm báo này là “Tham vọng của Trung Quốc qua đường tàu tốc hành xuyên Đông Nam Á”. Đến đây có thể yên trí là TC sẽ xây một đường cao tốc chạy qua Hà nội; thủ đô của nước Việt Nam thời CS trở thành là một ga lẻ của đường xe lửa của TC.
Một, qua con đường này thủ đô của nước VN thời CS là Hà nội thành một ga lẻ như ga quận huyện của TC. Báo China Daily cho biết đường xe lửa này của TC nối liền khu tự trị của người thiểu số Choang ở Quảng Tây (Nam TQ) với Singapore, chạy ngang qua Hà nội (Việt Nam). Đường này là ưu tiên hàng đầu của tỉnh Quảng Tây nên bắt đầu làm năm 2011 này. Đường này như đưởng liên tỉnh của TC, nối liền thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây với thành phố Bình Hương của tỉnh Giang Tây, ở gần biên giới TQ và VN.
Đối với các nước ở Đông Nam Á, đường này bắt đầu từ Nam Ninh của Quảng Tây, chạy qua thủ đô Hà Nội của Việt Nam, sang Vientiane (Lào), Phnom Penh (Cam Bốt), Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia) trước khi đến Singapore. Quảng Tây sẽ là trung tâm buôn bán của toàn khu vực với ASEAN là khối đối tác thương mại lớn nhất.
Hai, qua con đường này, Trung Cộng thống lĩnh Đông Nam Á trên bộ như Đế quốc La Mã xưa kia tạo thành một mạng lưới đường sá “đường nào cũng về La Mã”. Về kinh tế, con đường cao tốc này là con đường TC xuất cảng hàng hoá và chuyên chở nguyên liệu mà TC thèm muốn nhập cảng về TC. Hàng hoá TC giá rẻ sẽ tràn ngập các nước ĐNA. ĐNA còn nhiều tài nguyên thiên nhiên TC rất cần cho guồng máy kinh tế của TC. TC mua chở về nước dễ dàng.
Giả sử Mỹ có phong toả Eo Biển Mã Lai, Mỹ cũng không ngăn cản bước chân khổng lồ của TC trên bộ được. TC cũng còn giao thương được với các nước ĐNA.
Dù TC chưa phải là thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á gọi là ASEANm nhưng TQ đã ký được Hiệp định tự do mậu dịch giữa Trung Quốc và ASEAN có hiệu lực cách đây một năm, đã cắt giảm thuế quan cho rất nhiều hàng hóa.
Đó là chưa nói TC dùng các nước Đông Nam Á như những thuộc địa di dân, Hán hóa một cách êm đềm trên con đường nam tiến như đã từng làm với Tân Cương, Tây Tạng. Vùng này TQ đã có sẵn đội quân thứ năm. Mã lai, Nam dương, Tân gia ba, Thái Lan, Lào, Miên số Hoa kiều đã có sẵn, nắm chặt nền kinh tế của các nước sở tại.
Ba, qua con đường này, Trung Cộng tạo thành một thế liên hoàn TC đánh bạt Mỹ ra khỏi đất liền ĐNA. Trong thời buổi Mỹ dồn dập trở lại ĐNA qua con đường ASEAN, gây trở ngại cho thế thống lĩnh của TC trên biển Đông mà TC gọi là Nam Hải của TQ, nhiều nước ĐNA muốn Mỹ có mặt, nghiêng về phía Mỹ, TC muốn lôi kéo các ĐNA vào vòng ảnh hưởng kinh tế của mình.
TC đã đánh bạt ảnh hưởng của Mỹ và VN ra khỏi Miên Lào rồi bằng viện trợ hào phóng và bằng đầu tư xây đập thủy điện hàng chục cái ở Lào, Miên. VN rơi vào thế “Biển Đông dậy sóng, Cữu Long cạn nguồn”; TC giết hai cái vựa lúa và cá của Việt Nam.
TC cũng cấm chốt ngay trên vương quốc Thái Lan, thành lập một khu chế xuất hoàn toàn của TC trị giá một tỷ rưởi Đô la để từ đó có thế xuất cảng hàng hoá made in China mà không bị thuế suất cao của các nước ngoài WTO.
Bốn, qua con đường này TC biến giấc mộng lâu đời của người Trung hoa thành hiện thực. Đó là biến các phiên quốc thành chư hầu hay quận huyện của TQ. Ngày xưa TQ dùng quân binh, gươm giáo. Thơi Chiến tranh Lạnh TC dùng chủ nghĩa CS biến mình thành Anh Cả Đỏ của Bắc Hàn, Việt Nam, Mông cổ, Tây Tạng. Thời kinh tế toàn cầu, TC dùng vũ khí kinh tế tài chánh đầu tư, viện trợ, cho vay. Mỹ còn phải làm con nợ của TC.
Con đường nam tiến trên bộ chỉ tốn có 45 tỷ đô la để thực hiện con đường trong vòng 5 năm để biến giấc mộng lớn thành sự thật – thì quá rẻ. Giấc mộng biến các phiên quốc thành chư hầu hay quận huyện là giấc mộng ngàn đời của TQ. Danh xưng tên nước Trung Hoa đã nói lên tham vọng đó. Lúc nào Trung Hoa thống nhứt được trong nước, mạnh lên là làm bung ra để “khai hoá” các quốc gia dân tộc nhỏ ở xung quanh.
Về ĐNA, từ thập niên 90, TC đã dự trù mở đường xe lửa nối liền Côn Minh thủ phủ của tỉnh Vân Nam của TQ với Singapore của bán đảo Mã lai rồi. TC đã ký thỏa thuận xây các tuyến đường sắt mới với Lào và Thái Lan, và đang chuẩn bị kéo dài mạng lưới hỏa xa nội địa từ Côn Minh sang đến biên giới Trung – Lào. Các tuyến đường này TC cố hoàn thành vào năm 2015, sẽ mang lại những lợi ích khổng lồ cho TC về kinh tế, chánh trị, văn hoá, xã hội, v.v.
TC đi từng giai đoạn, làm từng khúc đường để sau cùng ráp nối lại để như Đế Quốc La Mã ở Âu châu thời trước Công Nguyên biến hệ thống đường sá này thành “đường nào cũng về La Mã” hầu đế quốc có thể chuyển quân lê dương, chuyển lịnh hành chánh của hoàng đế đến các thuộc địa của La Mã. Phải nói hệ thống đường sá chiến lược và hệ thống hành chánh cai trị này đóng góp rất nhiều cho Âu châu và cho giáo hội Công Giáo La mã phát triển sau khi Đế quốc La mã suy tàn và sụp đổ.
Và nếu đi sâu xa vào lịch sử Trung Hoa cỗ đại một chút sẽ thấy. Khi các nước bây giờ mạnh như Đức còn là vùng chưa khai khẩn ở Âu châu, thì Trung Hoa đã có triều cương, đường sá với nhà hàng, khách sạn, thành phố bên đường từ thủ đô chạy toả khắp các đơn vị hành chánh – gọi là đường cái quan. Chữ ‘hoả tốc’ bắt nguồn từ việc người có nhiệm vụ chuyển lịnh của vua chúa, quan viên bằng ngựa, từ trạm này sang trạm kế tiếp, nếu chạy chậm lò lửa tắt khi đến, thì phải chịu trách nhiệm có thể bị tù đày. /.

Một bài chính luận ngụy biện, nói lấy được!

Các đại biểu giơ cao thẻ đảng tại lễ bế mạc Đại hội Ðảng XI tại Hà Nội, ngày 19/1/2011
Tôi rất mừng khi đọc trên báo Quân đội Nhân dân trong nước số ra ngày chủ nhật 23-1-2011 trong mục “Chính luận” bài của tác giả Xuân Bằng với đầu đề là: “Cái nhìn siêu thực về một hiện tượng sống động”, nhằm tranh luận với bài viết của tôi trên VOA về Đại hội XI của đảng Cộng sản Việt Nam: “Nội dung siêu thực, nhân sự lên gân, đe dọa”.

Tôi vui vì bài báo của tôi đã được chú ý, được phản hồi từ trong nước, và có thể mở ra một cuộc tranh luận công khai bổ ích và lý thú về kết quả của Đại hội XI vừa kết thúc. Bài này là để đáp lễ ông Xuân Bằng.

Tôi cho rằng nội dung của 3 ngày thảo luận các văn kiện dự thảo nhìn chung là xa rời cuộc sống, tránh né những vấn đề lý luận và thực tiễn nóng bỏng nhất, và tôi vẫn cho đó là một nhận định chính xác, phản ánh đúng sự thật.

Tại sao không mở ra cuộc tranh luận sôi nổi lý thú vể vấn đề liệu chủ nghĩa Marx – Lenin còn cần thiết, còn có giá trị hay không? về chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-xít còn cần thiết hay không? về chế đô độc đảng có ưu việt hơn chế độ đa đảng hay không? và có nên coi sở hữu quốc doanh là then chốt và chủ đạo trong nền kinh tế hay không?

Đó là những vấn đề nóng bỏng, thiết thực, có nhiều ý kiến khác nhau, trái ngược nhau, sao không nêu lên để thảo luận?

Nhà báo Xuân Bằng có thấy trong cả 27 bản tham luận ở hội trường, đã có đại biểu nào nêu lên vấn đề có nên khai thác bauxite trên vùng Tây Nguyên, có nên làm đường xe lửa cao tốc lúc này, giải quyết quyền sở hữu ruộng đất của nông dân ra sao, hay vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thổ, hải đảo quốc gia trong cuộc khủng hoảng ở vùng biển Đông ra sao hay không?

Tránh né một loạt vấn đề thực tiễn quan trọng cực lớn như vậy thì không phải là quay lưng lại với cuộc sống thật, không phải là siêu thực hay sao?

Tác giả Xuân Bằng chỉ lấy một dẫn chứng là đại hội có sửa vài chữ trong nhận định về quan hệ sở hữu, thay “chế độ công hữu tư liệu sản xuất” bằng “quan hệ sản xuất tiên tiến phù hợp”, thì thực tế chỉ là lấy một sự thay đổi còn rất mơ hồ, không rõ ràng dứt khoát, nhằm chứng minh rằng đã có thảo luận dân chủ (!) và sinh động (!). Lẽ ra đại hội cần xác định rõ thực tế các tập đoàn kinh tế quốc doanh đã hư hỏng do được đảng và nhà nước nuông chiều quá đáng tai hại ra sao, và nền kinh tế vừa và nhỏ của tư nhân đã bị kìm hãm nặng nề ra sao, nguyên tắc cạnh tranh công bằng giữa các hình thức sở hữu quốc doanh, hợp tác xã và tư nhân đã bị vi phạm nghiêm trọng ra sao, nhưng không ai đề cập đến. Vẫn là xa rời cuộc sống thật, xa rời các vấn đề thiết yếu nhất, không siêu thực thì là gì?

Tất nhiên các đại biểu đều có nói đến những vấn đề mà xã hội quan tâm, nhưng rất chung chung, hời hợt, nhạt nhòa, nhìn chung toàn cảnh, trên đại thể là siêu thực.

Chỉ cần quan sát thái độ thờ ơ, có thể nói là chán nản, thất vọng của quần chúng lao động, nông dân, trí thức, tuổi trẻ đối với kết quả Đại hội XI là rõ.

Tất nhiên không thể kể đến những luận điệu tuyên truyền, tô vẽ khiên cưỡng, kiểu nói lấy được như bài báo trên đây của ông Xuân Bằng nào đó xưa nay ít ai biết.

Về nhân sự, ông Xuân Bằng càng đuối lý, chỉ viện được ra là kỳ này bầu cử đều có số dư khác các đại hội trước. Đây lại là lấy một vài chi tiết để che dấu cái toàn thể, cái bản chất. Có những vấn đề hệ trọng hơn nhiều. Xin hỏi ông có tin 200 vị được bầu là thuộc những phần tử ưu tú vào loại nhất, những người có tâm và có tầm cao, vào loại nhân tài của đất nước và của đảng CS hay không? Ông có tin là ông Nông Quốc Tuấn từ nơi khác “nhảy dù” xuống đảng bộ Bắc Giang chỉ 5 tháng trước đại hội của tỉnh là tinh hoa của đảng bộ Bắc Giang và được toàn đảng bộ này tín nhiệm thật hay không? Ông có tin là trong 200 vị trúng cử, không có ai là “làm giàu nhanh”, “có tài sản nghi là bất minh”, “lý lịch có điểm chưa rõ ràng”, như tiêu chuẩn đã đề ra hay không? Vậy theo ông lý lịch ông Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh đã minh bạch rõ ràng ngay trong toàn đảng hay chưa?

Trong Bộ Chính trị có bổ sung 5 vị mới, sao không có ai là nhà kinh tế, nhà tài chính, nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà văn hóa kiệt xuất, làm tăng thêm chất lượng lãnh đạo? Sao lại là 3 viên chức bàn giấy: ông Ngô Dụ, Chánh văn phòng Trung ương đảng; ông Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng chính phủ; bà Tòng Thị Phóng,Trưởng ban Dân vận của đảng; thêm ông Đinh Thế Huynh, hội trưởng Hội nhà báo nhưng không thể viết báo, chỉ làm cái việc cai quản chặt chẽ gần 10.000 nhà báo theo ý muốn của đảng. Và kỳ lạ nhất là thêm một ông Trung tướng Công an Trần Đại. Thêm một nhân vật chuyên chính trong Bộ Chính trị, bên cạnh Đại tướng Công an Lê Hồng Anh, để làm gì vậy? Thế không phải là “lên gân, đe dọa”, như tôi nhận định hay sao, thưa ông?

Trong Trung ương vừa bầu, có 1 đại tướng bộ trưởng và 7 thứ trưởng công an, chưa kể 1 tướng công an làm Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Bộ Quốc phòng củng không có nhiều thứ trưởng là ủy viên Trung ương như thế. Các Bộ Kinh tế Công thương, Lao động, Tài nguyên-Môi trường, Văn hóa, Giáo dục, Khoa học Công nghệ lại càng hiếm, vắng.

Giữa thời kỳ xây dựng hoà bình, thế không phải là lên gân, là đe dọa cả xã hội đang khao khát tự do, dân chủ và nhân quyền, đang thật lòng mong muốn sớm hội nhập với xã hội dân chủ văn minh hay không? Thế mà không siêu thực sao?

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Chưa thể có báo cáo sâu về Đường sắt cao tốc trong năm 2011

"Việc trình dự án trong năm 2011 là mong muốn của Bộ Giao thông, hay nói cách khác là chủ đầu tư. Nhưng nghiên cứu có hoàn thành được trong năm 2011 hay không, vẫn chưa thể khẳng định".

TS. Khuất Việt Hùng – Viện Trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý giao thông, người tham gia phản biện báo cáo đầu tư dự án ĐSCT Bắc - Nam trả lời PV Bee xung quanh dự kiến báo cáo nghiên cứu sâu về đường sắt cao tốc (ĐSCT) năm 2011.

3 năm nữa mới xong nghiên cứu sâu

Báo cáo đầu tư về ĐSCT trình Quốc hội vừa rồi đã nhận được rất nhiều phản biện và góp ý. Vậy bản nghiên cứu sâu lần này tiếp thu những phản biện và góp ý đó như thế nào?

Lần này tôi không tham gia cùng JICA là làm nghiên cứu khả thi nhưng rất hi vọng chúng tôi sẽ được mời để tham gia góp ý kiến khi có dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi. Lần trước khi Chính phủ trình Quốc hội chỉ là báo cáo đầu tư. Vì vậy những số liệu, tính toán của báo cáo trước đây sơ sài hơn rất nhiều báo cáo bây giờ.

Theo đề nghị của nhiều chuyên gia khác nhau, phải nghiên cứu lại, chi tiết hơn. Trong đó phải xem xét đến những yếu tố liên quan đến công nghệ, những đánh giá tác động đến môi trường, biến đổi khí hậu, phân tích mối liên hệ giữa đường sắt cao tốc với phát triển hệ thống đô thị dọc tuyến đường…

Tất nhiên, nghiên cứu này phải vừa cụ thể, lại vừa tổng thể. Tức, nghiên cứu trên cơ sở định hướng phát triển toàn tuyến, nhưng phần nghiên cứu khả thi sẽ nghiên cứu cụ thể đoạn Hà Nội – Vinh và TP. HCM – Nha Trang. Sau khi có kết quả nghiên cứu từ hai tuyến trên, có thẩm định, đánh giá, trong đó có mời thẩm định độc lập. Sau đấy mới tổng hợp, lập báo cáo để Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ xem xét, cân nhắc để trình Quốc Hội.

Với chừng đó việc phải làm, theo anh, mục tiêu trình Chính phủ nghiên cứu sâu năm 2011 như tuyên bố mới đây của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có vẻ như hơi gấp?

Việc trình dự án trong năm 2011 là mong muốn của Bộ Giao thông, hay nói cách khác là chủ đầu tư. Nhưng nghiên cứu có hoàn thành được trong năm 2011 hay không, vẫn chưa thể khẳng định. Vì thực tế, hai tuyến này rất phức tạp, có độ dài lớn, yêu cầu phải nghiên cứu tỉ mỉ.

Vậy để có một bản báo cáo sâu hoàn chỉnh, cần thời gian bao lâu?

Nhanh phải mất 3 năm. Còn nếu đơn giản chỉ là trình thử để xin chỉ đạo tiếp, hoặc để đảm bảo tính thời sự, có thêm số liệu cụ thể, chi tiết hơn trình Quốc hội mới có thể kịp trong năm 2011.



Để VN có đường sắt trong năm 2020 là không thể !


Nhật Bản muốn làm theo lộ trình, Việt Nam muốn làm cả

Anh đánh giá thế nào về thời gian dự kiến vận hành một số đoạn đường sắt cao tốc vào năm 2020?

Không chỉ tôi, mà nhiều chuyên gia đều đánh giá, chúng ta không thể có đường sắt cao tốc vận hành vào năm 2020 được. Nếu chúng ta quyết làm hai đoạn Hà Nội – Vinh, và TP.HCM – Nha Trang thì sớm nhất phải là năm 2025, bình thường thì phải năm 2030 chúng ta mới có thể có. Còn toàn tuyến thì năm 2040 là sớm.

Cũng phải nói thêm rằng, phía Nhật Bản họ cũng đề nghị việc thực hiện phải có lộ trình, chỉ nên làm từng đoạn một. Và làm xong một đoạn để chúng ta đánh giá, tiếp nhận về công nghệ xây dựng, điều hành… rồi sẽ làm những đoạn tiếp theo. Đấy là thành ý của họ, ta không nên hiểu sai. Việt Nam cứ muốn làm cả.

Theo tôi, chúng ta nên làm trước đoạn Hà Nội – Hải Phòng, hoặc TP.HCM – Biên Hòa. Đây là những đoạn ngắn, khi hoàn thành chúng ta có thể đánh giá được. Hơn nữa, nếu có muốn lựa chọn công nghệ khác cho toàn tuyến Bắc – Nam thì cũng không hề bị ảnh hưởng. Nếu để thử nghiệm mà thử đoạn Hà Nội – Vinh hoặc TP.HCM – Nha Trang thì dài quá.

Xong nghiên cứu khả thi mới quyết được xây 1 đoạn hay toàn tuyến

Báo cáo sâu lần này có tính đến chuyện đó không, tức là những thay đổi về số vốn, nguồn vốn, hay thời gian thực hiện không?

Vấn đề số vốn thì chắc chắn sẽ thay đổi, vì nguyên tắc là trong nghiên cứu khả thi là 1 thì vốn thực hiện phải là 1,4 đến 1,5. Trừ khi trong nghiên cứu khả thi đã có tính và nhân hệ số bù. Còn về thời gian thực hiện và đưa vào sử dụng, còn tùy thuộc vào việc quyết định xây dựng một đoạn, hai đoạn hay toàn tuyền… Cái này hoàn toàn phụ thuộc vào nghiên cứu khả thi.

Theo kinh nghiệm nghiên cứu, và thực tế của tôi, tôi hoàn toàn có thể đoán được thời gian thực hiện, vốn sẽ có thay đổi. Thậm chí là thay đổi cả công nghệ. Báo cáo trước đây cũng có đề cập đến công nghệ của Đức, Pháp… để so sánh, nhưng so sánh đấy là chưa đủ.

Lần này họ so sánh kỹ lưỡng hơn. Đặc biệt, việc xuất hiện công nghệ Trung Quốc, giá thành thấp hơn cũng là cái hay để người Nhật phải xem xét lại, đây cũng là cái lợi thế cho Việt Nam khi đàm phán với phía Nhật, tránh hiện tượng độc quyền về mặt công nghệ. Tất nhiên, nếu Nhật cấp vốn ODA họ sẽ có thế mạnh nhất định.

Với điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, xây ĐSCT sẽ rất khó khăn. Còn nếu phụ thuộc hoàn toàn vào ODA Nhật Bản, liệu sẽ có những rủi ro gì?

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 chúng ta có thể sử dụng ODA cho phần hạ tầng. Sau đấy chúng ta chọn một vài đoạn có hiệu quả khai thác cao nhất, rồi thương mại hóa, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư mua đầu máy, toa tàu để khai thác. Như vậy ta có thể giảm một phần ODA.

Hoặc chúng ta có thể đầu tư dần dần, hoàn thiện từng đoạn một, với mức phát triển kinh tế là 6 - 7%/năm thì tương lai ta có thể tự làm. Khi ta có đủ tiềm lực, những đoạn còn lại có thể tự bỏ vốn để đầu tư.

Lê Việt

Nguồn: Bee

Dự án Đường Sắt Cao Tốc và những câu hỏi còn bỏ ngỏ

Nguyễn Trung

Dư luận trong và ngoài nước đang rất quan tâm đến dự án Đường Sắt Cao Tốc (ĐSCT). Vì dự án giá trị cả trăm tỉ đô la này gắn liền với vận mệnh của Đất nước. Sự nguy hiểm của dự án ĐSCT không chỉ đơn thuần như vụ Vinashin hay các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Dự án ĐSCT có thể khiến Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Cộng cả một thế kỷ hoặc hơn. Qua báo chí, và dĩ nhiên là “báo chí lề phải”, chúng tôi thấy có những câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Ngày 03 tháng 1 năm 2011, ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã trả lời báo Sài Gòn giải phóng như sau:

“Nếu làm ĐSCT, có nối mạng với đường sắt cao tốc trong khu vực không thưa bộ trưởng?

Có chứ. Sẽ nối mạng ASEAN, nối đường sắt Singapore, Côn Minh (Trung Quốc). Mạng ĐSCT của Việt Nam nằm trong dự án ĐSCT ASEAN, Côn Minh. Nói chung là phải làm, còn làm thế nào, thời điểm nào, cân nhắc nguồn lực ra sao thì sẽ tùy điều kiện thực tế để thực hiện. 130 năm trước đây, người Pháp đã làm đường sắt như bây giờ. Chúng ta làm ĐSCT không phải cho 5 - 10 năm mà làm cho 100 - 200 - 300 năm sau. Tôi khẳng định, đây mới là bước nghiên cứu, còn thời điểm làm, làm như thế nào Chính phủ phải tính, nhưng không thể không làm.” (1)

1. Xin được hiểu “Mạng ĐSCT của Việt Nam nằm trong dự án ĐSCT ASEAN, Côn Minh.” theo nghĩa nào???

2. Có phải là dự án ĐSCT của Việt Nam là một phần nhỏ trong dự án ĐSCT ASEAN –Côn Minh hay không?

3. Những quốc gia nào trong ASEAN đã thương thảo với chính phủ Việt Nam và Trung Cộng để đồng ý xây dựng dự án ĐSCT ASEAN và thương thảo vào lúc nào?

4. Chính phủ Việt Nam đã thương thảo với các quốc gia trong ASEAN cũng như với Trung Cộng dự án ĐSCT ASEAN-Côn Minh vào lúc nào?

5. Ai là người đại diện Chính phủ Việt Nam (có thẩm quyền và chịu trách nhiệm) trong các cuộc thương thảo dự án ĐSCT ASEAN-Côn Minh với các quốc gia trong ASEAN và Trung Cộng trong dự án ĐSCT ASEAN-Côn Minh này?

6. Có ai đã hứa “Việt nam sẽ làm dự án ĐSCT” hay không? Người đó là ai? Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước, Chủ Tịch Quốc hội, hay là Thủ tướng Chính phủ? Vì chúng tôi dám chắc ngoài bốn người đứng đầu trên đây thì không có ai dám “hứa sẽ làm” một dự án giá trị cả hàng trăm tỉ đô la!!! Nói một cách khác là lãnh đạo từ cấp Phó thủ tướng và Bộ trưởng không có khả năng, hay dám hứa “sẽ làm” dự án quan trọng này.

Theo các báo điện tử của Báo Đường sắt (2) và VnEconomy (3) đưa tin ngày 21 tháng 01 năm 2011 và được báo điện tử Dân trí (4) đưa tin lại ngày 23 tháng 01 năm 2011 thì “Trung Quốc công bố tuyến ĐS tốc độ cao tới Việt Nam”. Các báo điện tử của Báo Đường sắt và VnEconomy đã đăng lại bản tin này từ China Daily. Và câu hỏi được đặt ra ở đây là:

-Chính phủ Việt Nam đã đồng ý cho dự án ĐSCT của Trung Cộng “băng ngang” qua lãnh thổ của Việt Nam lúc nào?

Rất mong được nghe những lời giải đáp từ các bậc trí giả xa gần.

Thân kính.

N. T.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

(1) http://sggp.org.vn/congnghiepkt/2011/1/247526/


(2) http://www.baoduongsat.vn//DuongSatTheGioi-Home&action=viewNews&id=5367

(3) http://vneconomy.vn/2011012102472634P0C99/trung-quoc-sap-xay-tuyen-tau-cao-toc-den-singapore-qua-ha-noi.htm

(4) http://dantri.com.vn/c728/s728-453145/trung-quoc-sap-xay-tuyen-tau-cao-toc-den-singapore-qua-ha-noi.htm

Hai bài báo về quân sự đáng chú ý

# Trung Quốc đóng hàng chục tàu hải giám mới


Trung Quốc mới đây đã công bố kế hoạch đóng thêm nhiều tàu mới nhằm phục vụ các lợi ích của nước này.

Tân Hoa xã ngày 22/1 đưa tin Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc quyết định sẽ đóng mới 36 chiếc tàu hải giám có trọng tải từ 600 tấn trở lên trong năm 2011 để phục vụ các lợi ích trên một số vùng biển.

Người phụ trách Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho biết đợt đóng mới tàu hải giám lần này sẽ bao gồm bảy chiếc loại 1.500 tấn, 15 chiếc loại 1.100 tấn và 14 chiếc loại 600 tấn.

Theo nhận định của tờ Morning News của Nhật Bản, số tàu hải giám nói trên nhiều khả năng sẽ được Trung Quốc triển khai tại các vùng biển trọng điểm đang có tranh chấp với các nước.

Hồi đầu tháng này, Cục Hải dương Trung Quốc cũng cho hay sẽ chế tạo tàu tuần tra trên biển tổng hợp lớn nhất trong lịch sử, mang tên Hải Tuần 01. Theo đó, tàu này là tàu có lượng giãn nước lớn nhất, tính năng mạnh nhất, công năng kiện toàn nhất và hàm lượng kĩ thuật cao nhất trong hệ thống hải sự của Trung Quốc.

Trà My (tổng hợp)

Nguồn: Bee

# Việt Nam có thể tham gia tập trận với Mỹ


Hãng AP đưa tin Mỹ đã đưa ra đề nghị mời Việt Nam tham gia tập trận hải quân CARAT.

Chỉ huy Hạm đội 7, Đô đốc Patrick M. Walsh ngày 20/1 cho biết nước này sẵn sàng mời Việt Nam tham gia tập trận hải quân CARAT.

Phát biểu với báo giới tại Malaysia, ông Walsh cho biết các nước đang tham gia tập trận hải quân CARAT hy vọng rằng Việt Nam sẽ đồng ý. Tập trận hải quân liên hợp CARAT được tiến hành ở một số điểm trên khu vực Thái Bình Dương.

CARAT là chữ viết tắt của "Cooperation Afloat Readiness and Training". Đây là cuộc tập trận hàng năm giữa Hạm đội 7 của Mỹ với bảy nước Đông Nam Á gồm Malaysia, Phillipines, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Brunei và Campuchia.

Cuộc tập trận nhằm duy trì khả năng tác chiến và sự hợp tác hải quân các nước. Ngoài ra, mục tiêu của CARAT là tăng cường hợp tác cấp vùng, xây dựng tình hữu nghị, nâng cao kỹ năng chuyên môn.

Trà My (tổng hợp)

Nguồn: Bee

Cân bằng với Trung Quốc thông qua Việt Nam

Richard Weitz

Việc các phương tiện truyền thông vừa phô bày chiến đấu cơ tàng hình mới J-20, rồi dự kiến sẽ sớm xuất hiện tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc và chuyến thăm đầy băn khoăn của Bộ trưởng Gates đến quốc gia này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng phải duy trì tốt các mối quan hệ an ninh giữa Hoa Kỳ với các nước láng giềng xung quanh Hoa lục. Các ràng buộc quốc phòng với Hàn Quốc vẫn được thắt chặt, trong khi với Nhật Bản, các quan hệ này đã phục hồi từ suy thoái năm ngoái, một phần nhờ chính sách đối đầu của Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo. Thế nhưng quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Việt Nam lại tụt hậu một chút do di chứng của sự đối đầu và một số yếu tố khác. Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở nên khắng khít hơn trong những năm gần đây, mặc dù họ vẫn tiếp tục bất đồng về chính sách nhân quyền và các vấn đề trong nước khác của Việt Nam. Hiện nay, sự hợp tác giữa hai nước được mở rộng, vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế và chương trình tìm kiếm hài cốt quân nhân, để giành thế chủ động ngoại giao nhằm chống lại các yêu sách bành trướng trên biển của Bắc Kinh.

Trong năm 2009, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Hoa Kỳ thông báo sẵn sàng cấp phép xuất khẩu các thiết bị quân sự "không gây chết người" (non-lethal) cho Việt Nam. Đầu tháng 8/2010, Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận bắt đầu các cuộc đàm phán Việt - Mỹ về một thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự. Cũng trong tháng đó, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tổ chức những cuộc hội đàm quốc phòng chính thức đầu tiên và lực lượng hải quân hai nước đã bố trí các bài tập đầu tiên giữa họ kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Tàu khu trục USS John McCain hướng dẫn thực hiện các bài tập với các tàu hải quân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, hàng không mẫu hạm USS George Washington đã tổ chức đón một phái đoàn kết hợp dân-quân sự của Việt Nam lên thăm ngay khi đang “dong buồm” trong vùng tranh chấp ở Biển Đông.

Các mối đe dọa

Việt Nam có chung một đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc, điều “bất hạnh” này là nguyên nhân dẫn đến không biết bao nhiêu cuộc xâm lược từ phương Bắc và các cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước trong hàng thế kỷ, lần gần đây nhất xảy ra vào cuối những năm 1970. “Họa vô đơn chí” cho Việt Nam, căng thẳng Trung-Việt thời gian gần đây lại chủ yếu liên quan đến Biển Đông (hay Biển Nam Trung Hoa). Vùng nước rộng 3,5 triệu cây số vuông này bao gồm các quần đảo, khoáng sản (trữ lượng dầu mỏ, khí đốt) và tuyến đường biển bị tranh chấp bởi các quốc gia trên tất cả các bờ. Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tất cả các quần đảo nhỏ ở Biển Đông, còn Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan tuyến bố chủ quyền một phần các đảo. Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là những hòn đảo nổi tiếng nhất khu vực, người ta cho rằng chúng được bao quanh bởi trữ lượng dầu và khí đốt dưới đáy biển.

Hải quân Việt Nam đã chiến đấu với người Trung Quốc trên các quần đảo này suốt những năm giữa thập niên 1970 và cuối những năm 1980. Trung Quốc đã chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, khi Việt Nam còn đang mải mê với cuộc nội chiến, và từ đó thành lập các đơn vị quân sự đồn trú tại đây. Nhà cầm quyền Trung Quốc cũng đã cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt trong vùng Biển Đông và bắt giữ các tàu cá của họ. Toàn bộ các ngư phủ và tàu thuyền chỉ được thả sau khi phải trả những khoản tiền phạt nặng. Người Trung Quốc cũng đã đang cảnh báo các công ty năng lượng phương Tây không được tiến hành đàm phán các hợp đồng khoan dầu ngoài khơi với chính phủ Việt Nam.

Phần lớn trữ lượng dầu của Việt Nam nằm ngoài khơi vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hơn nữa, Việt Nam phải quan tâm theo đuổi việc tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa giàu tiềm năng, bởi sự giảm sút sản lượng dầu trong nước cộng với việc tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng có thể khiến Việt Nam trở thành nước nhập khẩu dầu. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng giao nhau bởi các tuyến hàng hải thương mại xuất phát từ các cảng ở Việt Nam và nó cũng chính là khu vực đánh cá và nuôi trồng thủy sản mở rộng của Việt Nam. Tinh thần dân tộc cũng đóng một vai trò. Các cuộc biểu tình đã nổ ra trên khắp Việt Nam khi Trung Quốc công khai tuyên bố quần đảo Hoàng Sa nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền tự trị tỉnh đảo Hải Nam vào năm 2008. Thêm một nguy cơ tiềm tàng có thể dẫn tới xung đột với Trung Quốc nữa đó chính là sông Mekong. Việt Nam là điểm cuối cùng mà con sông này đi qua trước khi nó đổ ra biển, thế nên Mekong là nguồn nước tưới cho cả đồng bằng sông Cửu Long thuộc miền Nam Việt Nam. Vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long chiếm một nửa sản lượng vụ mùa của Việt Nam và là yếu tố quyết định giúp Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo - một nguồn thu ngoại tệ quan trọng đối với nhà cầm quyền Hà Nội. Đồng bằng sông Cửu Long đang bị 2 mối đe dọa lớn đó là mực nước biển dâng cao và dòng chảy bị thay đổi do việc xây đập ngày càng nhiều ở khu vực thượng nguồn thuộc Trung Quốc. Những điều này khiến cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long dễ gặp nguy hiểm khi độ mặn và xói mòn đất gia tăng.

Phản ứng

Việt Nam tiếp tục nung nấu tinh thần độc lập dân tộc dưới một hình thức mạnh mẽ và quyết chiến, điều đã được “thiết kế” để biến Việt Nam thành một "con tôm tẩm độc" mà một khi đã ngoạm phải, Trung Quốc sẽ không thể tiêu hóa. Theo sau Chiến tranh Lạnh cũng là việc chấm dứt các khoản trợ cấp kinh tế và quốc phòng hậu hĩ từ các thành viên khối Liên Xô khác, Việt Nam đã điều chỉnh lại tư thế quân sự của mình bằng cách rút khỏi Campuchia và giải quyết tranh chấp biên giới đất liền với Trung Quốc.

Tuy nhiên, với gần 500.000 binh sĩ trong tay, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang sở hữu một trong mười đội quân lớn nhất thế giới. Ngoài ra, chính phủ vẫn khăng khăng trong việc tiếp tục mua các hệ thống vũ khí của nước ngoài để bù đắp cho lực lượng quân đội phần lớn được huấn luyện theo cách đánh du kích và các kỹ thuật chiến đấu truyền thống.

Năm 2009, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đạt 92,4 tỷ USD và ngân sách quốc phòng cùng năm lên đến 4 tỷ USD, tức chiếm khoảng 2% GDP. Dự đoán lạc quan nhất về ngân sách được dành cho Quân đội nhân dân Việt Nam (VPA) vào năm 2018, giả định rằng khoảng 5% GDP quốc gia chi cho quốc phòng, tức chừng 10 tỷ USD, đó chính là con số tương đương với chi tiêu quốc phòng năm 2009 của Đài Loan.

Nhưng nếu như chi tiêu 5% GDP cho quốc phòng là một điển hình của các nước phát triển và thịnh vượng hơn, thì hầu hết các nước thành viên ASEAN dành 3% GDP cho nó. Theo đó, con số tương ứng 3% GDP của Việt Nam, là khoảng 5,5 tỷ USD chi tiêu cho quốc phòng vào năm 2018… Mặc dù vậy, việc mua vũ khí nước ngoài có thể tăng thêm nếu quân đội giảm quân số các cấp.

Tiếp nối Liên Xô, Nga tiếp tục là nhà cung cấp chính các loại vũ khí tinh vi cho Việt Nam, mặc dù mối quan hệ giữa Moscow và Hà Nội hiện nay dựa trên những cân nhắc thương mại và chiến lược hơn là sự tương đồng ý thức hệ (như trước đây). Các công ty Canada và châu Âu cũng đã bán một số vũ khí cho Trung Quốc.

Mặc dù không cung cấp các loại vũ khí chính cho Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ đã nới lỏng các hạn chế chuyển giao từ thời Chiến tranh Lạnh. Ngoài ra, các nhà ngoại giao Mỹ đã tỏ ra quan tâm đến đối tác Việt Nam trong công cuộc chống lại tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hiện nay, chính quyền Obama cho biết đã sẵn sàng bán các mặt hàng quân sự “không gây chết người” cho Việt Nam. Tất nhiên, định nghĩa chính xác của từ "không gây chết người" được bỏ ngỏ ai muốn hiểu sao thì hiểu.

Hải quân

Hải quân nhân dân Việt Nam (VPN) dành phần lớn nguồn lực của mình để giám sát các hoạt động của các lực lượng hải quân nước ngoài và các đội tàu đánh bắt cá cũng như chống buôn lậu và cướp biển. Chiến lược chủ chốt của hải quân Việt Nam có thể tóm tắt trong nhiệm vụ xua đuổi, ngăn chặn lực lượng địch từ hoạt động tuần tra trong vùng biển Việt Nam, hơn là chủ ý tìm cách phô bày sức mạnh. Nga là nhà cung cấp chính tàu chiến cho Việt Nam.

Nga đã chuyển giao 2 chiếc hải phòng hạm Gepard, mỗi chiếc trang bị 8 tên lửa chống tàu KH-35U và trọng tải rẽ nước tiêu chuẩn 1.500 tấn, cho hải quân Việt Nam trong năm 2009 và 2010. Đây là những chiến binh trên biển lớn nhất của Việt Nam.

Nga và Việt Nam hiện đang đàm phán việc cung cấp thêm 2 chiếc Gepard nữa và chúng có khả năng sẽ được đóng theo giấy phép tại các xưởng đóng tàu của Việt Nam. Nhiệm vụ hàng đầu của hải phòng hạm Gepard thuộc lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam sẽ là ngăn chặn các hoạt động thương mại hàng hải của kẻ thù và giao chiến với các tàu có hành động tấn công, với tư cách là chủ sở hữu nguyên thủy các quần đảo ở Biển Đông. Trước đây, hải quân Việt Nam còn được trang bị máy bay siêu thanh, tên lửa chống tàu P-270 Moskit và P-800 Oniks từ Nga.

Trong năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng trị giá 1,8 tỷ USD để mua 6 tàu ngầm tấn công thuộc lớp Kilo quy chuẩn. Thỏa thuận này cũng bao gồm việc người Nga sẽ hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng các căn cứ tàu ngầm theo cấu trúc Nga. Các tàu ngầm Kilo - tuy bị giới hạn về tốc độ, độ bền và công suất ắc quy, nhưng lại vận hành êm ả và được vũ trang khá tốt với ngư lôi và tên lửa chống tàu.

Chúng có thể lợi dụng điểm yếu cố hữu của hải quân Trung Quốc trong phạm vi chiến tranh chống tàu ngầm nhằm quan sát, theo dõi các bài tập trận của hải quân hoa lục cũng như các nước khác. Chúng cũng có thể giúp Việt Nam thoát ra khỏi bất kỳ sự phong tỏa nào của hải quân nước ngoài. Tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam có xuất xứ từ Bắc Triều Tiên, đó là 2 chiếc tàu ngầm mini thuộc lớp Yugo mà Hà Nội đã mua vào năm 1997 với mục đích gián điệp và xâm nhập.

Trong những năm tới, có khả năng hải quân Việt Nam sẽ tập trung tìm mua những tàu chiến nhỏ mới thuộc loại tàu hộ tống hoặc tàu khu trục (với trọng tải rẽ nước từ 1.000 đến 4.000 tấn) nhằm hỗ trợ cho cả hoạt động tuần duyên lẫn thu thập kinh nghiệm khi vận hành chung với các tàu chiến lớn. Việt Nam cũng có thể sử dụng thêm các phương tiện vận chuyển hải quân để liên tục củng cố các đơn vị đồn trú đảo.

Không quân

Canada đã nổi lên như là một nguồn cung cấp chính máy bay quân sự cho Việt Nam. Năm ngoái, Việt Nam đã mua 6 chiếc máy bay đổ bộ DHC-6400 Twin Otter từ Canada với giá 500 triệu USD. DHC-6400 là một loại máy bay phi kích (noncombatant) chủ yếu được thiết kế để tìm kiếm cứu nạn, tuần tra hàng hải và đổ bộ thủy quân. Cảnh sát biển Việt Nam (có chức năng tương tự như Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ - US Coast Guard) đã mua 3 máy bay giám sát C212 và hệ thống radar MSS 6000 vào năm 2008 từ các hãng sản xuất châu Âu. Trong những năm 1990, Việt Nam mua một tá chiến đấu cơ cường kích Su-27 Flankers. Năm 2009, Việt Nam đã nhận 8 máy bay tiêm kích Su-30MMK và đặt thêm một tá chiếc tương tự vào năm sau với số tiền chi ra là 1 triệu USD.

Hầu hết các chiến đấu cơ mạnh nhất trong kho vũ khí của Lực lượng Không quân nhân dân Việt Nam đều thuộc dòng Sukhoi Flanker, duy nhất Việt Nam có thế hệ thứ tư của dòng máy bay này. Chúng tỏ ra rất cơ động và có thể bay xa. Được trang bị tên lửa không chiến tầm xa R-77 và tên lửa R-27 tầm ngắn, trên lý thuyết, đạo quân này là đối thủ xứng hợp với bất cứ thứ gì mà Trung Quốc có thể đưa ra. Năm 2005, Việt Nam cũng mua 40 chiếc Su-22M second-hand, loại vừa tiêm kích vừa oanh tạc (fighter-bombers).

Su-22 có thể được sử dụng để hỗ trợ cho Su-30MKK trong nhiệm vụ tấn công trên biển cũng như có thể là một đài yểm trợ cận chiến. Trong báo cáo gửi Ủy ban đăng ký vũ khí thông thường Liên Hiệp Quốc (UNROCA), Cộng hòa Séc và Ukraine cũng cho biết họ đã lần lượt bán 5 và 3 chiếc Su-22M3s cho Việt Nam.

Trong tương lai, Không quân nhân dân Việt Nam có thể sẽ rất cần loại máy bay tiêm kích một động cơ hiện đại thay thế cho 200 chiếc MiG-21 đã lỗi thời. Việc thay thế MiG-21 rất có thể sẽ cần đến những loại máy bay đa nhiệm mang được các tên lửa tầm xa không-đối-không và các loại vũ khí tấn công chính xác được hướng dẫn từ mặt đất. Các ứng viên cho nhu cầu này với chi phí thấp có thể sẽ là loại LCA của Ấn Độ, MiG 29, Saab Gripen của Thụy Điển, Mirage 2000 hoặc những chiếc F-16 bán cải tiến (MLU). Trớ trêu thay, cuộc họp giữa Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Huy Hiệu và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc hồi tháng 01/2008 đã đưa ra khả năng Không quân Việt Nam có thể chọn mua chiến đấu cơ JF-17 giá rẻ của Trung Quốc (đồng sản xuất với Pakistan). Không quân nhân dân Việt Nam có thể cũng đang xem xét để có được máy bay tiếp liệu trên không cho loại máy bay Flanker của mình, nhằm tăng tầm hoạt động và thời gian bay của loại chiến đấu cơ này.

Lục quân

Nga đã thiết kế và xây dựng hệ thống phòng không hiện đại cho Việt Nam. Hai khẩu đội pháo, gồm tổng cộng mười hai bệ phóng cho loại tên lửa tầm xa đất đối không khét tiếng S-300PMU1 của Nga, đã được mua vào năm 2003. Chúng có tầm bắn 125 km. Mỗi khẩu đội, sáu bệ phóng, lần lượt được triển khai tại thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế TPHCM. Việt Nam còn có một số lượng lớn súng phòng không rải đều khắp đất nước.

Quân đội nhân dân Việt Nam không có các loại trọng pháo tự hành hoặc xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại, đó là một bất lợi trong cuộc chiến trên bộ với Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa. Israel đã nâng cấp loại tăng T-55 của Việt Nam với ngòi nổ thụ động và giáp phản lực được cải thiện, một khẩu pháo 125mm lớn hơn và hệ thống điều khiển khai hỏa của Ba Lan, nhưng đây là một biện pháp tạm thời cho đến lúc Việt Nam sẽ sớm cần những chiếc tăng mới thay thế những chiếc T-55 nhỏ bé với những hạn chế cố hữu về động cơ, đạn dược và phòng thủ.

Với địa hình của hầu hết đường biên giới là đầm lầy hoặc núi, Quân đội nhân dân Việt Nam không thể tìm mua các loại xe tăng chiến đấu chủ lực có trọng lượng trên 60 tấn, điều này có nghĩa hầu hết các loại tăng của phương Tây như Leopard II và M1 Abrams đều không phù hợp. Rất có thể cái họ cần sẽ là loại T-90, với trọng lượng khoảng từ 45 đến 50 tấn. T-90 cũng ít đòi hỏi tiếp vận hơn hầu hết các loại xe tăng của NATO nhưng vẫn mang hỏa lực đáng kể.

Việt Nam đã bản địa hóa nhiều xe bọc thép M113 thu được từ quân Mỹ và Quân lực miền Nam Việt Nam, nhưng những cố gắng hiện đại hóa này chứng minh sự khó khăn do chính sách trừng phạt vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam còn mong muốn cải tiến các loại xe bọc thép khác mà mình có, như thay thế các khẩu pháo, các ụ súng từ xa thứ cấp, thiết bị hình ảnh trực quan, tua bin khí đốt hay các động cơ diesel tốt hơn. Giàn phóng tên lửa BM-21 Grad của Việt Nam, được triển khai lần đầu tiên năm 1963, có thể sẽ được thay thế bằng một loại vũ khí đánh chặn mới.

Người Mỹ có thể bán “hàng”

Trong quá khứ, những quan ngại chính trị ở quốc nội đã cản trở Hoa Kỳ bán vũ khí cho Việt Nam. Điều này bao gồm những ký ức đau đớn về chiến tranh Việt Nam, chính phủ Việt Nam ngược đãi người Hmong, các nhóm dân tộc thiểu số Degar, đàn áp những người bất đồng chính kiến và sự chống đối mạnh mẽ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt đối với sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Khi cân nhắc chính sách đối ngoại, lại có thêm những trở ngại khác. Bao gồm những âu lo gây tổn hại đến quan hệ giữa Hoa Kỳ với nhiều đồng minh truyền thống ở Đông Nam Á, đặc biệt là Singapore và Thái Lan. Cả hai đều đã được xác định là những đồng minh chiến lược ngoài NATO và Thái Lan đã từng đụng độ với Việt Nam ở biên giới Campuchia trong những năm 1980. Các quan chức Trung Quốc có lẽ cũng sẽ phản đối việc chuyển giao nhiều hệ thống vũ khí sát thương của Hoa Kỳ cho Việt Nam và có thể trả đũa bằng cách gửi nhiều vũ khí hơn đến các chế độ thù địch với Hoa Kỳ.

Việt Nam sở hữu một số lượng khá lớn các loại vũ khí có nguồn gốc từ Mỹ sau cuộc nội chiến. Bao gồm các chiến đấu cơ F-5 Tiger, máy bay không kích OV-10 Bronco, máy bay vận tải C-130 Hercules, trực thăng UH-1 Huey, thiết vận xa M-113 và xe tăng M-48. Hầu hết các loại vũ khí này đã được “nghỉ hưu do tuổi tác” hoặc thiếu bảo trì và phụ tùng thay thế, nhưng các máy bay vận tải, trực thăng và xe bọc thép do Mỹ chế tạo vẫn được sử dụng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và có thể đã được người Mỹ nâng cấp để tăng cường độ an toàn, phạm vi hoạt động, tải trọng, các hệ thống điện tử và các động cơ tiết kiệm nhiên liệu.

Quân đội nhân dân Việt Nam đã đặt ưu tiên cao cho việc củng cố các đơn vị đồn trú đảo, cho thấy Việt Nam có thể bị động với những tàu chiến trống trơn, không vũ khí và đã ngừng hoạt động của quân đội Mỹ. Hoa Kỳ đã bán nhiều chiếc dương vận hạm (chứa tăng) lớp Newport cho Úc, Chile, Mexico, Ma Rốc, Tây Ban Nha và Đài Loan. Loại tàu này được thiết kế thân thon thoải giúp giảm tải ở vùng nước nông, chẳng hạn như ở vùng duyên hải quần đảo Trường Sa. Các loại tàu đổ bộ có boong đỗ máy bay như Ex-USN và Austin đã lần lượt được bán cho Đài Loan và Ấn Độ. So với dương vận hạm, các loại tàu này được tăng cường khả năng hỗ trợ các hoạt động của trực thăng và sẽ nâng cao khả năng tìm kiếm, cứu hộ trên biển của Việt Nam.

Có thể Việt Nam cũng muốn có các loại trực thăng vận tải của Hoa Kỳ. Những chiếc S-70 Seahawks và UH-60 Blackhawks khá hấp dẫn đặc trưng kiểu Mỹ, ngoài việc mang tải vượt hơn 4 tấn, chúng có thể được tối ưu hóa để tác chiến trên biển, ở tầm cao và các phi vụ ban đêm. Thú vị không kém là CH-47 Chinook, loại trực thăng vận tải hạng nặng, có thể được sử dụng cho cả các hoạt động không vận và tiếp tế cho các tiền đồn xa trên núi, gần biên giới Trung Quốc. Các vận tải cơ C-130J Super Hercules và C-27A Spartan là những chọn lựa lý tưởng cho nhu cầu không vận của Việt Nam. Hai loại này có thể mang trọng tải lần lượt là 20 và 11 tấn, có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn, địa hình gồ ghề, do đó nó còn có thể rất hữu ích trong việc phân phối cứu trợ nhân đạo khi có các thiên tai xảy ra.

Trước đây, người Việt Nam đã nỗ lực tự sản xuất các phương tiện không người lái trên không với sự giúp đỡ của Israel nhưng không thành công. Các máy bay không người lái MQ-1 Predator và RQ-7 Shadow (tấn công tầm ngắn) sẽ là các vũ khí có độ bền lâu dài, khó phát hiện (bởi radar) và chi phí thấp giúp giám sát hiệu quả đường biên giới trải dài trên bộ và trên biển của Việt Nam.

Các máy bay không người lái cũng sẽ giúp cho việc phối hợp hành quân giữa lục quân và hải quân. Có thể cũng rất có lợi cho Việt Nam nếu tậu được loại máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AEW&C), như E-2T Hawkeye, đây là loại máy bay được tăng cường khả năng xử lý dữ liệu từ chiến trường, xử lý radar và truyền tin. “Nước cờ” AEW&C sẽ giúp Việt Nam có khả năng đương đầu với các máy bay KJ-2000 và KJ-200 của Trung Quốc, Phalcon Gulfstream của Singapore và Erieye Saab 340 của Thái Lan.

Hiện đại hóa quân đội cũng đòi hỏi sự đổi mới các hệ thống điều khiển và truyền tin của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nếu quan hệ Mỹ-Việt được cải thiện đáng kể, Việt Nam có thể có cơ hội để mua những máy vô tuyến tương đương Link 11 và 16, hoặc các hệ thống truyền tin đa chức năng như MIDS/LVT-1 nhằm tăng lưu lượng thông tin và an toàn cả hai mức chiến lược và chiến thuật. Sự gia tăng các khả năng xử lý tình huống và tốc độ ra quyết định từ các hệ thống lệnh số hóa sẽ cho phép Việt Nam phối hợp tác chiến trên không, trên bộ và trên biển tốt hơn…

Cuối cùng, cuộc chiến Việt Nam còn để lại hàng chục ngàn tấn bom, mìn, đạn pháo, bẫy mìn và các loại chất nổ chưa sử dụng khác khắp đất nước này, ở cả các khu đô thị đông dân cư và nông thôn. Các loại xe bọc thép chống mìn và thiết bị nổ (MRAP) và xe dọn mìn M60 Panther do Mỹ chế tạo sẽ giúp nâng cao hiệu quả, tốc độ và tính an toàn cho nỗ lực gỡ mìn của người Việt Nam, mà phần nhiều trong số đó hiện đang được thực hiện bằng tay.

Quốc Ngọc dịch từ http://www.sldinfo.com/?p=14664

Người dịch gửi trực tiếp cho BVN

Thư của Trần Văn Thủy

Kính thưa anh Huệ Chi, anh Nguyễn Trọng Tạo, anh Trần Nhương.

Trước hết tôi xin có lời cám ơn các anh và cáo lỗi cùng các anh. Cáo lỗi bởi tôi là tác nhân đầu tiên, tác nhân chính gây ra vụ trao đổi ồn ĩ, căng thẳng cả tháng qua trên các trang mạng của các anh xung quanh cuốn Nếu Đi Hết Biển của tôi và cuốn sách phản đối nó. Sự việc đã làm mất nhiều thì giờ và làm bận tâm các anh. Nhân đây tôi cũng xin cáo lỗi và cám ơn ông Nguyễn Hữu Đính, ông Trần Huy Thuận, trang mạng Facebook, Đàn Chim Việt.info và một số bạn đọc đã quan tâm tới đề tài này.

Thành thật mong các anh lượng thứ.

Trong bài của mình, ông Lê Thanh Dũng và một số bạn đọc yêu cầu tôi trao đổi đôi điều và công bố cuốn Nếu Đi Hết Biển trên mạng. Xin thưa, những cuộc tranh luận, viết lách như thế này thực tình mà nói, tôi rất, rất ngại. Hơn nữa, đó là chuyện xảy ra cũng quá lâu rồi, tôi lại rất ít thì giờ, sức khỏe không tốt, trong lòng thiếu sự an bình, nhưng thôi, tôi xin cố gắng phúc đáp để khỏi mang tiếng bất nhã.

Cũng xin cho phép tôi được nghĩ gì nói nấy, chẳng có bài bản gì, kể lại đôi ba câu chuyện liên quan đến cuốn Nếu Đi Hết Biển. Xin coi câu chuyện này như một lời tâm tình thay cho lời cám ơn đối với các anh mà thôi.

1- “ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT CỘNG”

Như các anh biết, có ý kiến khẳng định rằng: Tôi được “Đảng và nhà nước Việt cộng” “cấp giấy thông hành” cử đi Mỹ để làm nhiệm vụ. Lạy Chúa! Sự việc chẳng đến nỗi long trọng như thế đâu!

Về việc “cấp giấy thông hành” phải nói dài dài như sau: Ngay từ chuyến đi châu Âu 1997 (có việc ở Bruxelle, Aix en Provence, Paris …) tôi đã không phải làm bất cứ thủ tục nào dù nhỏ nhất với các cơ quan hữu trách Việt Nam. Lúc đầu tôi rất ngạc nhiên, nhưng sau mới biết đấy là kết quả của những công ước quốc tế mà nhà nước Việt Nam đã ký kết cam đoan thực hiện. Từ đó cho đến nay, tất cả các chuyến đi nước ngoài của tôi (Nhật, Pháp và nhiều nhất là ở Mỹ – hầu hết là do lời mời từ các nước sở tại) tuyệt đối không có can hệ gì đến bất kỳ cơ quan nào của nhà nước Việt Nam. Tôi chỉ việc cầm hộ chiếu của mình (mà mọi người dân bình thường đều có thể có nếu họ xin ở Sở Công an thành phố với lệ phí khi đó là 200 ngàn đồng) cùng giấy mời đến Đại Sứ Quán của các nước muốn tới, họ cấp visa, thế là tôi đi. Sự thay đổi thủ tục này là một bước ngoặt lớn trong việc giao lưu quốc tế vốn cực kỳ rắc rối khó hiểu kéo dài suốt nhiều thập kỷ ở Viêt Nam. Vậy thì, với một chuyện thanh thiên bạch nhật như thế này, cả triệu người biết như thế này thì một người có đầu óc bình thường không thể nghĩ ra rằng tôi đi Mỹ vì được“Đảng và nhà nước Việt cộng” “cấp giấy thông hành”.

Về việc “Đảng và nhà nước Việt cộng” cử tôi sang Mỹ “làm nhiệm vụ” (!):

Giữa năm 2002 William Joiner Center (WJC) thuộc trường đại học Massachusett ngỏ ý mời tôi sang Mỹ để tham gia chương trình gọi là “Nghiên cứu về cộng đồng người Việt” do Rockefeller tài trợ. Tôi đã cám ơn và từ chối vì đơn giản là tôi không biết “nghiên cứu” và tôi không thích “nghiên cứu”. Làm một cái việc rất mất thì giờ, mất nhiều công sức, kết quả là một xấp giấy được bỏ vào ngăn kéo, may ra một năm được vài ba người đọc. Theo tôi đó là chuyện vớ vẩn.

Tháng 8-2002 WJC lại liên lạc với tôi nhắc lại lời mời, tôi rất cám ơn và vẫn từ chối. Cuối cùng họ chân tình cho biết, nhiều người ở Mỹ muốn gặp tôi. Tôi vui vẻ Thank you very much và bay qua Mỹ. Nhận 6 tháng lương, các loại vé bay nội địa và một cái Thẻ Xanh (nếu có thì giờ tôi sẽ trở lại câu chuyện cái Thẻ Xanh này sau nhé. Lúc đó tôi chẳng hiểu nước Mỹ cấp cho tôi cái đó để làm gì, mãi đến sau này tôi mới hiểu được giá trị của cái Thẻ Xanh). Viết tới đây tôi rất nhớ và cám ơn mấy người bạn ở WJC đã trở thành thân thiết, quan tâm chu đáo với tôi rất nhiều.

Sự can dự của “Đảng và nhà nước Việt cộng” vào những chuyến đi nước ngoài của tôi, có chăng là trước đó, vào cuối những năm 80, tôi vô cùng khốn khổ với những việc làm, với những bộ phim không được sự chấp thuận của cấp trên.

*

2- “GIÀ RỒI, LÀM THẾ ĐỦ RỒI! CHƠI ĐI! KHÔNG CHƠI THÌ CŨNG CHẾT!”

Ngày 1-10-2002 tới Boston , mấy ngày sau tôi tới văn phòng của WJC trong khuôn viên của Đại học Massachusett để chào mọi người, “nhận việc” với ông Kevin Bowen giám đốc Trung tâm.

Sau một hồi trao đi đổi lại về những băn khoăn của tôi trước lời mời và những việc mà tôi sẽ làm. Các bạn ở WJC hóm hỉnh nói với tôi rằng:

-Đây là nước Mỹ…có nghĩa là ông muốn làm gì thì làm, ông muốn đi đâu thì đi, muốn viết lách hoặc làm phim gì tùy ông. Nếu không hứng thú làm cái gì cả, tiêu hết tiền thì ông về Việt Nam.

-Nước Mỹ của các ông thật là tuyệt! Nếu không làm được gì thì tôi đi chơi. Ông có biết không? Trước khi lên máy bay ở Hà Nội một bạn trẻ của tôi, nó bô bô dặn tôi rằng “Già rồi! Làm thế đủ rồi! Chơi đi! Không chơi thì cũng chết!”. Nó nói rất thật lòng và có ý thương tôi.

OK! Thế là tôi đi chơi. Một nhà thơ mới quen biết, anh Hoàng Chính Nghĩa đã đưa tôi đi Las Vegas. Lần khác, một cô gái Mỹ chính cống nói tiếng Việt rất sành điệu lái xe đưa tôi đi Hollywood. Cô ấy rất tốt với tôi, có lúc hai đứa dừng xe, ngồi trên đồi cao, ngắm toàn cảnh vùng Hollywood… Thế mà bây giờ tôi quên mất tên cô ấy rồi, chán thật! Tôi gặp lại Lưu Hà, người quay phim Hà Nội Trong Mắt Ai sau nhiều năm lưu lạc. Hà đãi tôi một chuyến du ngoạn Disneyland. Rồi mấy bạn trẻ từ Việt Nam sang du học rủ tôi đi xem Lá Vàng, mùa thu vàng ở vùng Đông Bắc, tiểu bang Vermont… Thiên nhiên nước Mỹ, bầu trời, rừng cây, sóng biển, màu nắng quả là hấp dẫn trong mắt một người làm phim như tôi.

Nhưng, tựa như một ma lực, một định mệnh, tôi bắt gặp nhiều hoàn cảnh, nhiều câu chuyện trong bà con người Việt mà tôi có thể tiếp xúc. Vui thì tôi chóng quên, buồn thì tôi bị ám ảnh, ám ảnh nhiều lắm, nhất là chuyện vượt biên, vượt biển, cải tạo, tù tội…

Bất giác trong tôi, mơ hồ một mặc cảm tội lỗi…

Rồi một lần đi trên xa lộ mênh mông với hơn chục làn đường, dài hun hút, ngước nhìn bầu trời, có những đàn chim bay rất cao về phương Nam, bên phải là Đại Tây Dương sóng đập ầm ầm vào vách đá tung bọt trắng xóa. Tôi chợt rùng mình, như thấy một sự mách bảo từ rất cao, từ rất xa, rằng: Trời Phật đang cho ngươi một cơ hội để làm một việc có ích! Tôi lặng người…

Từ đó tôi không đi chơi nữa, tôi quyết định toàn tâm toàn ý vào một công việc rất mơ hồ và không rõ cái đích ở đâu, chỉ đinh ninh là nó sẽ có ích. Tất nhiên với WJC, với Kevin, nói gì thì nói, nghĩ gì thì nghĩ chứ trước khi rời khỏi Mỹ, dài ngắn nông sâu gì thì tôi cũng sẽ nộp cho anh ta một xấp giấy có chữ. Gọi nó là gì cũng được, nhưng xin chớ gọi là “công trình nghiên cứu” Kevin ạ!

Tôi không rong chơi được nữa, dù lời người bạn trẻ vẫn văng vẳng bên tai: “Già rồi! Làm thế đủ rồi! Chơi đi! Không chơi thì cũng chết!”.

3- ĐẦU TÊU LÀ BỐ NGUYÊN NGỌC!

Tôi đặt bút viết những trang đầu, rồi cố gắng “rặn” ra được quãng bốn năm mươi trang, suôn sẻ. Do có thói quen “đội mũ Kim Cô ôtômatích” (trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam không ít người chỉ cần nghĩ khác cấp trên là tự nhiên thấy đau đầu), tôi luôn nghĩ đến người đọc, người đọc trong nước và đặc biệt là người đọc ở Mỹ. Tôi bị khựng lại hoàn toàn. Tôi không thể viết được, dù cố gắng, dù có tấm lòng, dù chân thực, dù khách quan thì những gì tôi viết ra vẫn sẽ bị săm soi, mổ xẻ, suy diễn bởi một điều đơn giản: Tôi từ Việt Nam sang! “Ôi, cái người Việt mình nó thế!” Có biết bao điều cần nhắn gửi, cần tỏ bày, cần suy ngẫm xung quanh tôi, nhất là tôi đi nhiều tiểu bang, gặp nhiều người, thăm nhiều gia đình, lắng nghe và nói chuyện đến gần một trăm buổi ở các Đại học danh tiếng nước Mỹ.

Hoàn cảnh xui khiến, nghề nghiệp mách bảo, có một cách làm khả dĩ hơn, người đời dễ cảm thông hơn, đó là đè mấy ông bạn văn chương, trí thức, cởi mở để trao đổi, trò chuyện về chính cuộc sống và suy nghĩ của người Việt ở đây. Ôi đó là thượng sách, khỏi phải đau đầu, khỏi phải viết, chỉ việc ghi chép trung thực và cam đoan với nhau: nếu công bố thì phải “y như bản chính”.

Tôi nhẹ cả người, tấm lòng của bạn bè và sự tinh quái của một người làm phim tài liệu đã mở ra một lối đi cho tôi. Nhưng cũng mất nhiều công sức lắm, bàn thảo với các anh chị ấy nhiều lắm, cuối cùng thì toàn bộ bản thảo được chỉnh lý, đánh máy đóng bìa, chốt lại trên 200 trang, để nộp cho WJC, hai tuần trước khi tôi rời nước Mỹ.

Thế rồi, “trời xui đất khiến” thế nào, bỗng dưng bố Nguyên Ngọc lù lù tới Boston, ở cùng nhà, đi dạo, chuỵên trò, thăm hỏi linh tinh: “Thủy, cậu sang đây làm gì?” … “Thế à? Viết xong chưa?”… “Đưa tớ đọc chơi được không?”… Bố Nguyên Ngọc đọc 3 đêm, sáng dậy chưa ngồi vào bàn ăn, mắt còn đỏ vì thức khuya, bố đặt tay lên tập bản thảo và nhìn vào mắt tôi: “Thủy! Cái này nó rất cần và có ích.” Tôi không tin ở tai mình, hỏi lại: “Anh bảo sao?”. Nguyên Ngọc nhắc lại: “Cái này rất cần và có ích.” Tôi nóng ran cả người. Bố này mà đã nói là tôi tin, nhưng chẳng lẽ cái “công trình nghiên cứu” dơi chẳng ra dơi, chuột không ra chuột này mà lại cần và có ích sao? Một người bạn đứng bên nghe chuyện, anh không khen chê, không bình luận mà chỉ thủng thẳng: “Tập này mà in thì cậu không về nước được! Về nước thì không bao giờ có chuyện in. Chưa có thằng nào qua đây in sách kiểu này mà dám vác mặt về nước.” Chỉ vài giây im lặng, tôi nói rành rọt với nhà văn Nguyên Ngọc: “Nếu anh bảo cái này nó cần và có ích thì chắc chắn tôi in ngay và tôi cũng sẽ về nước ngay.”

Ngay hôm sau tôi bay từ Boston qua Las Vegas đến Los Angeles. Đón tôi ở sân bay là nhà văn Hoàng Khởi Phong và Cao Xuân Huy. Ngay lập tức, trên xe, với mobilephone, Hoàng Khởi Phong cùng Cao Xuân Huy đã liên lạc, thu xếp và quyết định việc in Nếu Đi Hết Biển trước khi tôi bay về VN. Tôi bảo in ấn thì phải xin phép và duyệt nữa thì chẳng kịp đâu. Hoàng Khởi Phong và Cao Xuân Huy cười phá, diễu nhau: Chán quá! nước Mỹ không có Ban Tư Tưởng Văn Hóa! Ừ nhỉ, ngay cả Bộ Văn Hóa cũng không có nữa! Vậy mà tại sao người Mỹ lại ẵm về quá nhiều giải Văn hóa Nghệ thuật đến thế, cả Oscar và cả Nobel?… Quái lạ!

Cuốn Nếu Đi Hết Biển nó ra đời lòng vòng là vậy. Chẳng có âm mưu gì đáng ngại, chẳng có tài cán gì đáng nể. Chung qui, hay dở, đúng sai gì thì do bố Nguyên Ngọc đầu têu mà thôi.

4- “CÁI NGƯỜI VIỆT MÌNH NÓ THẾ!”

Cuốn Nếu Đi Hết Biển ra đời ở Quận Cam năm 2003, ngay lập tức được lan truyền. Nói một cách công bằng rằng, ở Mỹ khá nhiều người đọc chấp nhận nó, nhưng cái kẹt của nó là: Do một người trong nước sang thực hiện. Thời điểm đó, phương tiện thông tin đại chúng của người Việt ở Mỹ không dễ dàng đồng tình với việc làm của một người trong nước, vốn sống dưới chế độ “cộng sản toàn trị”. Do vậy những người đồng tình thì im lặng; những người sốt sắng tỏ thái độ phản đối, lên án thì sẵn sàng có diễn đàn.

Tình cảnh của Nếu Đi Hết Biển ở Mỹ lúc đó cũng giống như tình cảnh của Hà Nội Trong Mắt Ai ở Việt Nam vào đầu những năm 80. Ngày ấy người thích thú, tán thành Hà Nội Trong Mắt Ai thì khá đông nhưng không có quyền, không có diễn đàn; người phản đối, lên án thì rất ít, nhưng có quyền, có diễn đàn, thậm chí có cả một guồng máy. Các cụ ngày xưa nói “Trong họa có phúc” chẳng sai. Người ta tò mò tìm mua, biếu tặng nhau và gửi về Việt Nam “Nếu Đi Hết Biển” đến đoạn hết sạch. Năm 2004 Hoàng Khởi Phong lại lo việc tái bản. Tái bản sách tiếng Việt ở Mỹ cũng là chuyện hiếm vì người đọc tiếng Việt thưa thớt dần. Nếu Đi Hết Biển giống Hà Nội Trong Mắt Ai ở chỗ được mọi người quan tâm tìm xem, đọc vì nó được chửi, được đồn thổi nhiều chứ chưa hẳn vì nó hay. Cho nên “trong họa có phúc” là thế.

Chuyện phúc-họa này tôi cũng đã có lần nói với các đạo diễn điện ảnh Mỹ nhân dịp ở Viện Hàn Lâm Âm nhạc Brooklyn (BAM) – New York tổ chức chiếu phim của tôi với sự có mặt của đạo diễn đoạt giải Oscar, Peter David. Người ta hỏi tôi:

-Làm phim ở Việt Nam có phải kiểm duyệt qua nhà nước không?

Tôi bảo:

-Câu hỏi vừa rồi như của một người ở hành tinh khác! Đương nhiên là có chứ!

-Tại sao?

-Làm phim ở Việt Nam muốn công chiếu thì phải duyệt! Nhờ duyệt, nhờ phê phán, nhờ cấm đoán ầm ĩ mà tôi được mọi người chú ý, rồi có thể nói… tôi nổi tiếng! Đấy các ông xem, làm phim mà cứ muốn làm thế nào thì làm như ở Mỹ các ông thì làm sao tôi nổi tiếng được. Tôi thương các đạo diễn Mỹ, các vị thường phải bỏ ra đến một phần ba kinh phí để làm quảng cáo thì mới có đông người xem, mới nổi tiếng. Tôi chẳng mất xu nào, chỉ nhờ vào duyệt, vào phê phán, cấm đoán, tôi nổi tiếng.

Thưa các anh, bởi vậy các anh có thể tin là tôi rất bình thản trước những phê phán, bài xích, bôi nhọ Nếu Đi Hết Biển. Chuyện này tuyệt đối không là cái gì so với những điều tôi từng trải qua. Những chuyện từng trải trong việc làm nghề của tôi nó kinh khủng hơn nhiều, nó ly kỳ hơn nhiều, những chuyện ấy thật mà như bịa, hấp dẫn chẳng kém chuyện kiếm hiệp Tàu.

Có chăng, tôi thấy buồn cho người Việt mình. Hãy đọc lại Vũ Ánh (một phóng viên kỳ cựu của VNCH, đã từng tháp tùng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thăm Italia). Trong lời bạt của Nếu Đi Hết Biển, ông đã thất vọng như thế nào về bản ngã của người Việt.

Mọi người đều biết, ở Mỹ từ lâu đã có một khái niệm “Nồi Hầm Nhừ” (Melting Pot). Nó rất có ý nghĩa với các cộng đồng nhập cư vào Mỹ. Về nghĩa bóng, tự điển tiếng Anh BBC (1993) định nghĩa Melting Pot như sau: “Một nơi, một hoàn cảnh trong đó những con người những nền văn hóa và tư tưởng hòa trộn với nhau.” (Hồ sơ Văn Hoá Mỹ. trang 63. NXB Thế giới.) Ở Mỹ, sự hòa trộn đó không diễn ra như một quá trình xâm thực, đồng hóa, áp đặt mà dựa trên nền tảng chấp nhận sự khác biệt để cùng nhau xây dựng cuộc sống văn minh và thịnh vượng. Phải chăng đó là cốt lõi, là tinh hoa của “Nồi Hầm Nhừ”. Vậy nó có tác động gì không đối với cộng đồng người Việt Nam trong vấn đề mà chúng ta đang đề cập?

Theo nhiều nhà nghiên cứu xưa và nay, bản ngã con người Viêt là rất có vấn đề. Bởi vậy cụ Phan Châu Trinh mới chủ trương nâng cao dân trí là việc hàng đầu; rồi học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã có mục “Xét Tật Mình” trên các trang báo của ông đầu thế kỷ 20, cũng là để nói vấn đề này.

Vậy phải chăng cái gốc của vấn đề không chỉ là thể chế chính trị (đương nhiên thể chế chính trị là quan trọng, tối quan trọng) nhưng vấn đề cốt lõi là bản ngã con người Việt?

Có lẽ nên kể thêm rằng, thời kỳ đó cùng qua Mỹ tham gia chương trình của WJC có anh Huệ Chi, anh Hoàng Ngọc Hiến và nhiều trí thức ở các quốc gia khác nhau. Anh Huệ Chi, một trí thức có bản lĩnh, chưa bao giờ là đảng viên cộng sản, một người luôn đau đáu với những ngang trái của xã hội, lúc đó cũng bị la ó, chửi bới tồi tệ là tay sai cộng sản, là du kích văn hóa… Anh Huệ Chi chỉ mỉm cười và chăm chú vào việc học vi tính để đến ngày nay làm chủ một trang mạng được kính trọng vào bậc nhất VN: BauxiteVN. Tôi thì rất dốt về computer, may quá hồi đó cùng ở với đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, anh là người đầu tiên chỉ dẫn cho tôi cách meo móc, chát chúa…

Hồi đó, ở Mỹ, anh Hoàng Ngọc Hiến cũng bị chửi dữ lắm, nhưng anh cũng chỉ cười khì khì, suốt ngày cậu cậu, tớ tớ. Chúng tôi quý trọng anh lắm, thăm hỏi, gặp nhau luôn, ở nhà, ở câu lạc bộ, ở hội thảo văn học Việt Mỹ vừa rồi. Chứng kiến thời thế, tình cảnh dở khóc dở cười của người Việt mình ở trong nước cũng như ở ngoài nước, anh thường lắc đầu, hạ một câu mà ai cũng khoái: “Ôi! Cái người Việt mình nó thế.”

5- “MÊ LỘ”

Thưa các anh,

Thư tới đây kể như đã dài dòng. Tuy nhiên sẽ không khách quan, không trung thực nếu lảng tránh hoặc quên đi một việc quan trọng mà có thể nhiều bạn đọc quan tâm. Đó là thái độ của cấp có thẩm quyền nhà nước Việt Nam ra sao với cuốn Nếu Đi Hết Biển. Vui đáo để. Xin kể:

Sau khi tôi từ Mỹ về Hà Nội vài ngày, có một người bạn, xưa cùng đi chiến trường đến thăm tôi (anh viết văn, tôi làm phim). Anh rất OK với Nếu Đi Hết Biển và đặc biệt lưu ý xin tôi một cuốn để về chuyển cho một người, cũng là bạn thuở chiến tranh nhưng bây giờ làm thủ trưởng cơ quan Tư Tưởng Văn Hóa của Đảng. Tôi ngại quá, nói rằng đây không phải tác phẩm, tác giả gì cả mà chỉ là một điều tra xã hội học trực tiếp, chẳng hay ho gì đâu, đưa ông ấy đọc chẳng tiện tí nào. Anh bạn quyết xin và nói ông ấy đọc xong sẽ gặp tôi. Anh bạn cầm cuốn sách đi, rất chân thành. Tất nhiên tôi chẳng có thì giờ chờ đợi gặp gỡ ai cả. Nhưng, sau đó, vào đầu năm 2005, chuyện chẳng lành đã tới: Một người thương tôi đã chuyển cho tôi một văn bản có tiêu đề: “Báo cáo tổng kết tình hình Tư tưởng Văn hóa năm 2004” có đóng dấu TỐI MẬT, do một người tên là Đào Duy Quát ký. Tất nhiên trong cái báo cáo “tối mật” mà tôi bất đắc dĩ phải đọc ấy có nhiều chuyện trời ơi đất hỡi mà tôi chẳng quan tâm. Nhưng đến cái mục phê phán gay gắt cuốn Nếu Đi Hết Biển thì tôi phải đọc. Tôi đã quen đọc những bài báo, những tổng kết, báo cáo phê phán tôi rồi, không những thế trong tay tôi còn lưu giữ khá nhiều những gì trong và ngoài nước viết về tôi. Chẳng lẽ lại chụp hình bản “báo cáo tối mật” đó và đính kèm cùng bức thư này, làm thế thì cầu kỳ, sang trọng quá.

Nhưng có lẽ ơn nhờ vào sự phê phán ấy, cùng với những lời đồn thổi của Thông Tấn Vỉa Hè, Nếu Đi Hết Biển được lén lút mang về Việt Nam cũng không ít, nhiều người chuyền tay đọc bản photo của bản photo và thậm chí thuê, mượn ở các quán sách vỉa hè. Một số nhà xuất bản có nhã ý muốn in. Anh Nguyễn Đức Bình, giám đốc Nhà Xuất Bản Văn nghệ từ Sài Gòn ra Hà Nội, tới nhà tôi thương thảo việc in Nếu Đi Hết Biển. Tôi vui vẻ tiếp anh và rằng, tôi cám ơn sự quan tâm của anh và sẽ không lấy một xu bản quyền. Nhưng có một điều kiện duy nhất: Nhà Xuất Bản phải in nguyên xi 100%, đúng từng dấu chấm dấu phẩy. Anh Bình bảo chữ nào nhạy cảm quá anh sẽ cho lược bỏ và chấm chấm. Tôi nói: Có lẽ không nên như thế, bởi vì làm như vậy, các bạn và những người đã đối thoại với tôi, giúp tôi làm cuốn sách này ở bên kia sẽ ăn đòn vì bị cho rằng: Mắc mưu cộng sản.

Quả là không đơn giản.

Thưa các anh,

Tổng quát lại, nhân đây tôi cũng muốn tâm sự một điều, người Việt Nam ta không biết tự bao giờ, không biết vì lý do gì, bỏ ra không biết bao công sức, thời gian, tiền bạc và tính mạng để (nói theo kiểu dân gian)... Oánh nhau!

Thật khổ! Một dân tộc thiệt thòi đủ đường, khó khăn đủ đường; chung sức chung lòng, hết tình hết nghĩa với nhau còn chẳng ăn ai huống hồ chỉ ham “oánh nhau” thì làm sao mà khá lên được. Sức lực đâu còn, ca-lo đâu còn để mà xây dựng, để mà kiến thiết nữa. Phải chăng cái chuyện “Biểu Diễn Lập Trường”, cái chuyện “Mê Lộ” (tôi ngẫm nghĩ nhiều lắm về cái từ “Mê Lộ” này của Nguyễn Mộng Giác) vẫn còn là vấn nạn của người Việt chúng ta dài dài. Các thể chế chính trị và cả giới trí thức chưa thực sự quan tâm đúng mức đến vấn nạn này. Rõ ràng là bên cạnh những cốt cách tốt đẹp, thì người Việt Nam ta, đâu đó vẫn tiềm ẩn không ít những thói hư tật xấu rất tệ và rất hại.

Cuối cùng cho tôi được thành tâm bày tỏ tình thân ái và lòng biết ơn chân thành với các anh vì đã có dịp được sẻ chia những điều mà tôi cho là đáng lưu tâm này.

TRẦN VĂN THỦY

Tái bút:

À quên, các anh có nhắc tôi đồng ý hoặc tự đưa Nếu Đi Hết Biển lên mạng. Về phía tôi, không có gì trở ngại, nhưng tôi vốn là người được dạy dỗ kỹ nhất ngành điện ảnh Việt Nam về “ý thức tổ chức kỷ luật” nên tôi đề nghị các anh: Thứ nhất, xin phép Ban Tư Tưởng Văn Hóa. Thứ hai, đọc rồi nếu thấy cuốn sách dở quá thì ráng chịu.

Tôi nghĩ tết nhất sắp đến rồi, mong có dịp được gặp gỡ các anh, làm một bữa rượu, hi hi, ha ha cho vui cuộc đời. Ở đời, cái gì quan trọng thì quan trọng rồi nhưng xét cho cùng thì chẳng có gì là quan trọng cả. C’est la vie!

Tấm gương Kim Ngọc

Nguyễn Vĩnh

Vài ngày sau cuộc bầu cử ban lãnh đạo cao nhất trong Đại hội Đảng XI, tối 21/1, buổi chiếu bộ phim trên truyền hình quốc gia dài 50 tập về ông Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc cũng vừa kết thúc (trong phim đặt tên là ông Hoàng Kim).

Cái chết của ông ở tập phim cuối cùng này thực sự gây nên nỗi xúc động lớn lao trong lòng người xem. Ông Bí thư quá tốt và hoàn hảo cả về mặt tư cách đạo đức đảng viên cũng như tính nhân văn con người trong con mắt của hàng triệu khán giả Việt Nam .

Cảnh đám tang Bí thư Tỉnh ủy diễn ra ở quê ông trên Vĩnh Phúc (mà phim gọi là tỉnh Phước Vĩnh) thật không giống bất cứ đám tang nào. Nhiều đoàn người – là những nông dân đủ lứa tuổi già trẻ lớn bé – họ không mang hoa tang mà nâng trên tay những dé lúa vàng đến viếng ông. Họ trân trọng đặt những dé lúa ấy bên quan tài như một cách tạ ơn con người ấy. Những dé lúa kia – được hiểu là thành quả tượng trưng của khoán hộ đang thành công mà ông Bí thư Hoàng Kim dẫn dắt – đúng là thứ bửu bối cứu đói lúc giáp hạt và cải thiện đời sống cho những người nông dân vùng trung du này.

Tôi không biết cái chi tiết mang lúa chín vàng đến phúng điếu Bí thư Hoàng Kim có thật đúng như khi ông Kim Ngọc nằm xuống năm xưa hay không? Mà điều đó với người thời nay như chúng ta cũng không còn mấy quan trọng nữa. Giờ đây xem phim chúng ta hoàn toàn có thể cho đó là sự miêu tả chân thật dù trước kia “không phải hoàn toàn như thế” cũng chẳng sao cả! Bởi vì câu chuyện đang kể đã chuyển tải được bản chất của sự việc chứ không hoàn toàn câu nệ vào hình thức bề ngoài. Mang lúa đến như cách để báo cáo trước hương hồn vị Bí thư Tỉnh ủy kính mến là biểu lộ tình cảm chân thật nhất của người nông dân đối với người lãnh đạo đã hết lòng hết sức vì họ.

Việc làm của ông Hoàng Kim là vì cuộc sống thiết thực hằng ngày của người nông dân chứ không hô hào thuyết lý viển vông. Nói điều đó vì trong phim không hiếm các trường đoạn mô tả một số lãnh đạo, có cao có thấp của thời ấy, cứ bám riết các luận thuyết sách vở để cản trở bằng được cách vượt rào khoán hộ trong nông nghiệp của ông Hoàng Kim. Điều đó thật sự gây nên biết bao khó khăn cho ông Bí thư cũng như những cộng sự ủng hộ ông.

Về bộ phim này, tôi cũng không biết những người có trách nhiệm của truyền hình có sắp đặt nên sự trùng hợp vào dịp bộ phim kết thúc với ngày Đại hội Đảng họp xong hay không (phim dài đến 50 tập, chiếu ròng rã mấy tháng nay rồi), nhưng đối với người dân bình thường, sự trùng hợp ngẫu nhiên này có thể là một dịp để mọi người xem phim suy nghĩ và so sánh về vai trò cũng như chỗ đứng của người đảng viên lãnh đạo trong xã hội.

Hình ảnh đảng viên cộng sản lãnh đạo thời ông Kim Ngọc nó là như vậy. Thật sự là hết lòng vì nước vì dân, cụ thể là rất gần gũi gắn bó với người nông dân chân lấm tay bùn. Và thực sự người đảng viên lãnh đạo đã có chỗ đứng xứng đáng và lâu bền trong lòng mọi người dân.

Nay, chúng ta cùng nhìn nhận tại nhiều vị trí lãnh đạo tương tự – từ cấp địa phương cho tới cấp trung ương – sẽ thấy ngay một cái gì đó như thể chênh vênh, không còn ăn khớp dân với Đảng, Đảng với dân như thời xưa nữa. Đó là điều đáng buồn, nhưng tiếc thay đó là sự thật.

Người ta có lý khi nói rằng các đảng viên lãnh đạo và người dân lúc này không còn chung lo nghĩ, chung nguyện vọng sát cánh bên nhau như những năm xưa nữa. Nó tạo nên sự cách bức không những về vị trí chỗ đứng trong xã hội khác nhau mà quan trọng hơn là quyền lợi, là lợi ích không còn giống nhau nữa. Từ đó không thể còn cái chất kết dính dân với Đảng, Đảng với dân như thời xa xưa kia nữa. Báo chí và các báo cáo chính thức của Đảng đã nêu lên thực trạng đó rất nhiều chứ không phải người viết bài này tự nghĩ ra hoặc suy diễn.

Cuối cùng câu chuyện làm ăn bứt phá vượt rào, dũng cảm đặt ra bên những luận thuyết có khi tự mình nghĩ ra trong sách vở, bộ phim Bí thư Tỉnh ủy với hình tượng người đảng viên lãnh đạo mẫu mực như ông Hoàng Kim xứng đáng là tấm gương cho những người đảng viên cộng sản – nhất là những người vừa mới được giao trọng trách trong Đại hội Đảng. Hãy suy nghĩ và hành động vì quyền lợi người dân. Chỉ như vậy người lãnh đạo mới giành được lòng tin yêu của cộng đồng như những người đảng viên năm xưa, thời đất nước không những rất khó khăn mà còn lửa đạn. Không làm được như thế lòng tin kia sẽ mất, và mất điều đó là mất tất cả. Tấm gương Bí thư Hoàng Kim – Kim Ngọc đáng soi lại kỹ càng trong xã hội hiện nay.

N. V.

Nguồn: Nguyenvinh Blog

Việt Nam nợ nước ngoài 29 tỉ USD

TT - Bộ Tài chính vừa công bố bản tin nợ nước ngoài số 6. Theo đó, trong năm 2010 VN đã vay thêm 1 tỉ USD, nâng tổng số nợ lên 29 tỉ USD. Bộ Tài chính khẳng định an toàn, trong khi các chuyên gia cho rằng nên cẩn thận...


Đánh giá khoản nợ 29 tỉ USD, ông Nguyễn Thành Đô - cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - cho rằng con số này là phù hợp với nhu cầu và chiến lược, các định hướng về nợ của đất nước. Với số vay như vậy, theo ông Đô, việc trả nợ hằng năm vẫn đang nằm trong khả năng của đất nước. Ông Đô cho biết tính từ năm 1993 đến nay, VN luôn trả được nợ và trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi, chưa bao giờ để nợ nước ngoài quá hạn, vượt khả năng thanh toán.

Theo báo cáo của Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, riêng quý 1-2010 VN phải trả trên 329 triệu USD cả gốc và lãi, phí. Các doanh nghiệp, tổ chức được Chính phủ bảo lãnh cũng phải dành số tiền trả gốc và lãi, phí trong quý 1-2010 là trên 127 triệu USD. Với số nợ hiện tại, trong những năm tới không vay thêm thì số tiền VN phải bỏ ra mỗi năm để trả nợ sẽ cao nhất vào năm 2016 với trên 1,7 tỉ USD trả nợ gốc và trên 250 triệu USD trả lãi. Trước mắt, năm 2011 VN sẽ phải trả nợ khoảng 1,1 tỉ USD tính cả gốc lẫn lãi. Đến năm 2025, VN cũng còn phải trả 764 triệu USD/năm tiền gốc và 91 triệu USD lãi...

Hiện nay, nhiều tập đoàn đang có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế huy động vốn trong năm tới khiến nợ của VN sẽ tăng mạnh hơn. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thành Đô cho biết tất cả các khoản vay sẽ được kiểm soát kỹ.

Theo ông Đoàn Hồng Quang - chuyên gia cao cấp Ngân hàng Thế giới tại VN, các quốc gia đang phát triển như VN vay là bình thường nhưng điều quan trọng nhất cần tính đến là khả năng trả nợ. Hiện VN đang vay khá nhiều từ Nhật Bản, chủ yếu vay bằng đồng yen. Trong khi đó, đồng yen lên giá vẫn thường được nhắc đến khá nhiều và đây là bài toán ngay với nước Nhật. Vì vậy, ông Quang cho rằng nếu vay nhiều bằng đồng yen và đồng tiền này lên giá, đồng USD cũng lên giá ở VN thì khi đến hạn trả nợ, việc phải mua USD rồi dùng USD mua yen trả nợ sẽ khiến VN phải chịu tăng giá kép, gánh nặng trả nợ nhiều lên không ít.

“Vì vậy, theo tôi, VN ngoài việc tính đến khả năng trả nợ khi vay, cần tính toán kỹ việc vay bằng đồng tiền nào để tránh rủi ro tỉ giá, nhất là với đồng yen và cả USD” - ông Quang nói.

Nhật Bản là chủ nợ lớn nhất

Theo số liệu do Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại Bộ Tài chính soạn thảo, tổng nợ của Chính phủ và nợ được Chính phủ VN bảo lãnh tính đến ngày 30-6-2010 là 29 tỉ USD, quy ra tiền Việt khoảng 537.800 tỉ đồng (GDP của VN năm 2010 là khoảng 104 tỉ USD). Như vậy, so với tổng nợ tính đến hết năm 2009 27,9 tỉ USD, nợ năm 2010 của VN đã tăng trên 1 tỉ USD. Trong tổng số nợ trên, nợ của Chính phủ là trên 25 tỉ USD, nợ Chính phủ bảo lãnh là trên 3,9 tỉ USD.

Theo Bộ Tài chính, VN đã vay nhiều nhất từ Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) với số tiền 6,1 tỉ USD, tiếp theo là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) 3,8 tỉ USD, các chủ nợ tư nhân khác 2,4 tỉ USD... Nợ song phương với các quốc gia khác, VN hiện nợ Nhật Bản nhiều nhất (trên 8,4 tỉ USD), tiếp theo là Pháp (trên 1 tỉ USD), Nga (579 triệu USD), Trung Quốc (448 triệu USD)... Với Mỹ, VN chỉ nợ trên 89 triệu USD.

Tinh thần cách mạng Hoa lài lan sang các nước Ả Rập

Posted by truongthondlb1


Tú Anh - Cuộc nổi dậy thành công của người dân Tunisia lật đổ một chế độ áp bức đang gây tác động đến nhiều nước Ả Rập trong khu vực. Từ Vương quốc Oman, cho đến Jordanie, từ Cộng hòa Algeri cho đến Ai Cập , « mùi hương hoa lài » hòa lẫn với khói lựu đạn cay. Tấm gương nhà độc tài Ben Ali tháo chạy đã cung cấp cho giới trẻ, công đoàn, đối lập và người dân bình thường những khẩu hiệu và lý luận đòi tự do, công lý và nhân phẩm.




Biểu tình chống chính phủ của hàng chục nghìn người Yemen (27/1/2011) tại một tỉnh miền nam (REUTERS/Stringer )

Tuy không tin vào hệ quả domino, nhưng các nhà phân tích chắc chắn một điều là, sẽ có những thay đổi lớn. Bởi vì người dân đã ý thức được quyền lợi và sức mạnh của mình, các nhà cầm quyền sẽ buộc phải thực sự quan tâm đến khát vọng của dân chúng.

Theo giáo sư Abbel Khaleq Abdalla, đại học Dubai, thì phong trào nổi dậy tại Tunisia đã khích lệ dân chúng trong khối Ả Rập. Báo chí và nhất là hai đài truyền hình vệ tinh Al-Jazira và Al-Arabiya với các bài tường thuật đã khuyến khích tinh thần tranh đấu của người dân Ả Rập, đang bức xúc vì tình trạng thiếu tự do và quá nhiều bất công tại nước mình.

Hôm thứ tư vừa qua, Tổng thư ký Liên đoàn Ả rạp đã tuyên bố gây chấn động : « Công dân các nước Ả Rập đang thịnh nộ và thất vọng hơn bao giờ hết ».

Trong số 300 triệu dân của thế giới Ả Rập, có đến 50 triệu người không có công ăn việc làm. Thảm nạn xã hội này đã đẩy một thanh niên Tunisia vào tuyệt vọng. Khi bị cảnh sát bức hiếp, anh Mohamed Bouazzi đã tự thiêu để bày tỏ sự uất ức.

Cái chết này là tia lửa điện làm bùng lên cuộc cách mạng Hoa lài.

Người dân Tunisia vẫn chưa hài lòng với việc đánh đổ gia đình Ben Ali. Họ tiếp tục tranh đấu đòi một chính phủ hoàn toàn vắng bóng các nhân vật thuộc chính quyền cũ. Lệnh truy nã Ben Ali cùng với gần 200 nhân vật thân cận và lệnh phong tỏa tài sản đã được ban hành.

Phòng trào phản kháng lan rộng

Trong khi đó, song song với cuộc nổi dậy tại Tunisia, hàng chục cuộc xuống đường tại Algeri gây chấn động suốt một tuần lễ đầu tháng giêng khiến chính phủ phải gấp rút ra lệnh hạ giá thực phẩm, đang trong xu hướng tăng vọt trong những tháng trước do hệ thống phân phối độc quyền. Trong số các hành động tuyệt vọng, người ta ghi nhận có 2 người chết trong 7 vụ tự thiêu, tính từ khi cách mạng Hoa lài thành công tại Tunisia.

Tại Ai Cập, tình hình có vẻ nghiêm trọng hơn.

Phong trào « 6 tháng 4 » , một tổ chức thanh niên dân chủ huy động hơn 15 ngàn người biểu tình suốt hai ngày đầu tuần kêu gọi dân chúng theo gương Tunisia, lật đỗ Tổng thống Moubarak, 82 tuổi, cầm quyền từ năm 1981 và đang chuẩn bị trao ghế lại cho con trai. Cảnh sát đàn áp mạnh làm 4 người chết.

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhà phân tích nào dám xác quyết là cách mạng Hoa lài sẽ lan tỏa khắp khu vực.

Để tìm hiểu lý do khách quan chủ quan đưa đến nhận định này, mời quý thính giả theo dõi ý kiến của giáo sư Hamadi Ghilane, người Tunisia và nhà báo Nguyễn Văn Huy tại Pháp.

RFI liên lạc được với nhà tranh đấu Tunisia, đúng vào lúc ông đang biểu tính đòi giải tán chính phủ lâm thời vì có nhiều nhân vật trong chính quyền cũ.

Câu hỏi đầu tiên là : tại sao dân chúng Tunisia đã phải nổi dậy và vì lý do nào chính quyền Ben Ali không thấy trước để cải cách kịp thời ?

Giáo sư Hamadi Ghilane giải thích :

« Tại vì chế độ này, năm này qua năm kia, mỗi ngày mỗi áp bức không cho xã hội dân sự và các lực lượng đối lập phát triển. Những tổ chức nào bất chấp lệnh cấm mà vẫn hoạt động thì bị công an truy bức.

Các cấp chính quyền thì không lo phục vụ quyền lợi đất nước, quyền lợi kinh tế quốc gia, mà chỉ lợi dụng chức tước để thu vén cho cá nhân. Một hệ thống chính trị gồm một ông thủ lãnh ngồi ở trên, độc quyền thu tóm mọi quyền lực.

Lực lượng an ninh, đúng ra là có bổn phận bảo vệ dân chúng, thì lại làm tay sai phục vụ các quan lớn, các ông bộ trưởng và gia đình những kẻ có chức quyền. Người dân Tunisia biết rõ những bất công xảy ra trên đất nước mình. Do vậy, người dân đã đứng lên tranh đấu đòi tự do, nhân phẩm và quyền lợi của mình.

Chế độ Ben Ali gây hận thù trong dân chúng. Thượng tầng lãnh đạo làm gương xấu cho cấp dưới. Hậu quả là mọi ngành, mọi lãnh vực đều sinh hoạt theo mô hình tham ô từ trên xuống dưới.

Ông vừa hỏi tại sao Ben Ali không cải cách kịp thời để tránh sụp đổ ? Tại vì đảng cầm quyền không phải là một đảng chính trị. Đảng viên cao cấp là các bộ trưởng và những kẻ chỉ biết phục vụ quyền lợi riêng. Họ đâu biết dân nghĩ gì. Họ có quan tâm đến nguyện vọng của dân bao giờ. Ở trong chính quyền mà không làm bổn phận của một nhà chính trị. Bộ trưởng không bao giờ tiếp xúc với dân, ngay khi xuất hiện trên đài truyền hình, họ tỏ ra rất thảm não, không bao giờ phát biểu một câu nói nào với dân hay tỏ ra quan tâm đến dân. Trong chính quyền cũ, chỉ có một người duy nhất phát biểu là ông Ben Ali.

Những kẻ hoan hô chế độ là những kẻ lợi dụng chế độ để làm giàu. Gọi chế độ Ben Ali là gì nhỉ ? Phải gọi là chế độ xã hội đen, chế độ mafia ».

Hiện nay công luận và giới lãnh đạo quốc tế đang nhìn về Ai Cập nơi đã xảy ra những cuộc biểu tình đòi lật đổ tổng thống Moubarak và đã bị đàn áp mạnh với 4 người chết và 1000 người bị bắt, theo bản tin AFP 27/01/2011.

Nhà giáo Hamadi Ghilane nhận xét những điểm giống nhau giữa hai chế độ và ông dự báo :

« Những gì đang xảy ra tại Ai Cập, Jordanie, Algêri, cho thấy là thành công của cách mạng Tunisia là một tấm gương cho các nước Ả Rập khác noi theo.

Theo tôi, chế độ Ai Cập có nhiều nét tương đồng với Tunisia, cũng tham ô, cũng áp bức, cũng có một gia đình thống trị dự vào công an cảnh sát. Chế độ Ai Cập có nhiều nhược điểm nhất trong số các nước trong khu vực. Người dân Ai Cập có thể tranh đấu thành công như Tunisia.

Tuy nhiên, điều chắc chắn là, khi thấy tấm gương Ben Ali, từ nay họ sẽ phải thay đổi. Không phải các vị vua hay nguyên thủ quốc gia Ả Rập hiện nay chấp nhận cải cách vì lý tưởng tự do, dân chủ.

Họ không có tinh thần dân chủ đâu, họ vẫn cố bám vào quyền lực nhưng vì sợ chiếc ghế gẫy đổ mà họ phải quan tâm đến nguyện vọng của dân chúng nhiều hơn.”

Cải cách chính trị để tránh vết xe đổ của Ben Ali

Trong bối cảnh này, một câu hỏi khác được đặt ra là tình hình Ai Cập sẽ biến đổi ra tới đâu ?

Giáo sư chính trị Rabab el Mahdi tại đại học Mỹ ở thủ đô Cairo nhận định là cuộc nổi dậy của nhân dân Tunisia sẽ tác động lâu dài đến tư duy của người dân Ả Rập và làm tăng thêm lòng tự tin. Tuy nhiên, Tunisia là một trường hợp đặc biệt, vì Ben Ali quá chuyên chế về chính trị, quá tham lam về kinh tế và tham ô.

Ai Cập và các nước khác trong vùng còn cho dân chúng một không gian tương đối tự do, cho nên ít có khả năng xảy ra cách mạng trong tương lai gần. Lo ngại tác động dây chuyền, một số chính quyền Ả Rập, như Yemen, tìm cách đối thoại với dân.

Nhà báo Nguyễn Văn Huy, phân tích thêm về các yếu tố làm cho Ben Ali bị lật đổ, nhưng cách mạng Hoa lài sẽ không tạo ra được hiệu ứng Domino.

Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, Nhà báo Nguyễn Văn Huy, chủ nhiệm tạp chí “Thông Luận” tại Paris phân tích :

«các chế độ độc tài lâu năm không thấy, không biết dân chúng muốn gì… đến khi dân công khai bày tỏ nguyện vọng bằng biểu tình thì đem cảnh sát đàn áp… nhưng lúc đó thì trễ rồi…cái nồi bất mãn sôi sùng sục đã vỡ tung … ».

Yếu tố Hoa Kỳ và nhà cải cách El Baradai

Giới phân tích còn ghi nhận thêm một yếu tố quan trọng khác là Hoa Kỳ. Khát vọng quần chúng có thể gặp cản trở từ Washington. Hoa Kỳ không muốn xảy ra bất ổn định tại khu vực. Để cho chính quyền lọt vào tay hồi giáo cực đoan không phải là mong muốn của Mỹ. Do vậy, con đường duy nhất tránh sụp đổ chế độ là phải chấp nhận đa đảng đa nguyên. Hoa Kỳ đã thúc giục tổng thống Moubarak bãi bỏ lệnh cấm biểu tình và tiến hành « cải cách chính trị, kinh tế và xã hội ».

Trong khi đó báo chí tại Cairo bắt đầu nói nhiều đến một nhân vật từng được quốc tế biết đến. Đó là cựu Tổng Giám đốc Cơ quan nguyên tử quốc tế AIEA, ông El Baradai. Trên mạng xã hội Faceboook của ông đã có 310 ngàn ủng hộ viên. Một phần công luận Ai Cập xem El Baradai là giải pháp thứ ba, vừa thay thế Moubarak, vừa chận đường phong trào cực đoan « Huynh đệ hồi giáo ».

Rút kinh nghiệm bài học Tunisia, ngoại trưởng Pháp Michèle Alliot-Marie tuyên bố Paris hậu thuận giải pháp « mở rộng dân chủ tại tất cả các nước trong vùng ».

http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20110127-tinh-than-cach-mang-hoa-lai-lan-sang-cac-nuoc-a-rap