Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Việc nhiều, lương thấp, lao động trù trừ

TT - Hàng ngàn chỗ làm được các doanh nghiệp tại TP.HCM rao tuyển rầm rộ nhưng vẫn chưa tuyển được bao nhiêu người. Trong khi nhiều lao động vẫn đang đôn đáo tìm việc.


Một lao động trẻ chọn việc trước các thông tin tuyển dụng của chương trình “Tiếp sức người lao động” ở bến xe miền Đông. Ngoài lương họ cần các ưu đãi khác như nhà ở, bữa ăn trưa... - Ảnh: Mai Vinh

Mức lương chưa xứng đáng, các chế độ về nhà ở và các ưu đãi khác chưa tốt là điều khiến người lao động trù trừ, không nhận việc.

Năm 2011: TP.HCM cần 265.000 lao động

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết trong năm 2011 TP.HCM cần tuyển khoảng 265.000 lao động. Trong đó, lao động phổ thông chiếm khoảng 45%, lao động trình độ cao đẳng-đại học là 20% và 35% lao động từ trung cấp nghề trở xuống. Các nhóm ngành nghề có nhu cầu cao là dệt may - da giày, cơ khí, điện-điện tử, chế biến thực phẩm, tài chính-ngân hàng, trang trí nội thất, mộc-mỹ nghệ, xây dựng-kiến trúc, quản lý điều hành, nhân sự... Các công việc có tính thời vụ như vệ sinh công nghiệp, giúp việc gia đình, bán hàng... cũng được dự báo tăng mạnh trong năm nay.

Đỏ mắt tìm lao động!

Ông Nguyễn Văn Toàn, phụ trách nhân sự của Công ty bảo vệ Thanh Bình Phú Mỹ, cho biết nơi đây tuyển lao động không giới hạn nhưng đến nay vẫn chưa tuyển được bao nhiêu. Ông Kan Quốc Long thuộc bộ phận nhân sự của Công ty mua sắm Hạnh Phúc cho hay công ty này đang mở rộng kinh doanh, đăng tuyển 100 nhân viên bán hàng qua điện thoại, 50 nhân viên bán hàng ở cửa hiệu nhưng mới tuyển được gần 20 người.

Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhưng số lượng lao động đăng ký vào làm chưa được bao nhiêu. Cụ thể, các công ty như Sợi Thế Kỷ (Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi), Thực phẩm Asuzac (KCX Tân Thuận), Bảo vệ Thanh Bình Phú Mỹ (Q.Gò Vấp), Tosadenshi VN (KCN Tân Bình), Nidec Copal Precision VN (Khu công nghệ cao Q.9), Mua sắm Hạnh Phúc (Q.Bình Thạnh), Vòng Tròn Đỏ (Q.4), Nhựa Dương Gia (huyện Hóc Môn) mỗi nơi rao tuyển 100-500 công nhân sản xuất, giám sát, nhân viên bán hàng, bảo vệ... nhưng số lượng người đăng ký vào làm vẫn còn rất thấp.

Theo khảo sát của chúng tôi, tổng thu nhập mà người lao động nhận được hằng tháng khi vào làm chính thức tại các công ty trên gần 2-5 triệu đồng.

Một số công ty như Sợi Thế Kỷ đưa ra các chế độ đãi ngộ cho người lao động khá hấp dẫn như miễn phí nhà trọ, cơm giữa ca 12.000 đồng/phần, đóng bảo hiểm, làm việc tốt được xem xét bổ nhiệm lên vị trí quản lý với thu nhập tăng thêm, thưởng riêng theo chế độ của công ty... Vậy mà vẫn không tuyển đủ người.

Đắn đo chọn mặt gửi vàng

Anh Nguyễn Minh Luân (quê An Giang) đến TP.HCM tìm việc từ sau tết. Anh Luân muốn tìm một công việc lao động phổ thông với mức lương khoảng 2 triệu đồng/tháng, bao ăn ở nhưng vẫn chưa có nơi nào ưng ý. “Nhiều nơi đưa mức lương 2-3 triệu đồng/tháng nhưng như vậy rất khó dư vì phải thuê nhà trọ, điện nước, ăn uống”, anh tính.

Trong ngày 15-2, anh Luân chọn được công việc làm bảo vệ ở tỉnh Bình Dương với thu nhập 1,6 triệu đồng/tháng, bao ăn ở. Anh Luân chọn vì tính toán ở tỉnh chi phí rẻ hơn, mức lương đó sống được. Tuy nhiên anh vẫn chưa thấy hài lòng vì tính ra tiền công mỗi ngày chỉ hơn 50.000 đồng. “Tôi vẫn đang cố gắng tìm một việc khác tốt hơn” anh Luân nói.

Có hai tấm bằng chuyên ngành công nghệ sinh học ĐH Mở TP.HCM và sư phạm, chị Nguyễn Thị Khánh An (quê Tiền Giang) cho hay mấy hôm nay đi tìm một công việc phù hợp chuyên môn thì mức lương kiếm được chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng. “Thu nhập như vậy không đủ sống ở TP.HCM”, chị An cho biết.

Chị An xin làm giáo viên ở một trường học với mức thu nhập cao hơn 3 triệu đồng/tháng nhưng phải chờ đến ngày khai giảng năm học mới vào tháng 9 tới mới bắt đầu nhận việc. “Tôi đang làm hồ sơ tìm việc vài nơi khác thử xem tình hình ra sao”, chị cho biết.

Hiện mặt bằng mức lương chung đối với lao động phổ thông ở các ngành nghề như vệ sinh công nghiệp, nhân viên bảo vệ, công nhân sản xuất, tạp vụ, phụ quán... dao động 1,3-3 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này theo nhiều người đi tìm việc là quá thấp so với đời sống, khi giá cả thị trường tăng cao như hiện nay.

Ngoài nguyên nhân đầu năm lao động chưa trở lại thành phố thì theo ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, một nguyên nhân nữa do mức thu nhập quá thấp, dẫn đến việc doanh nghiệp khó tuyển lao động.

Ông Tuấn phân tích: “Việc làm không đủ nuôi sống bản thân thì không thể gọi là việc làm. Doanh nghiệp gia công, sản xuất theo đơn giá, có kế hoạch, họ cũng cố gắng cân đối để chăm lo cho công nhân nhưng giá cả thị trường tăng đã đẩy chi phí sản xuất lên. Các doanh nghiệp lớn có khả năng đảm bảo đời sống cho công nhân chứ các doanh nghiệp vừa và nhỏ chắc chắn gặp khó khăn. Tôi cho rằng lao động không thiếu nhưng họ không thể làm việc với thu nhập quá thấp. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp khi thiếu thì kêu gọi công nhân vào làm, lúc khó khăn đẩy họ ra, làm họ mất tin tưởng nên về lâu dài nơi đó khó tuyển người”.

Ông Trần Anh Tuấn cho rằng người lao động đơn giản chỉ muốn lo đủ chi phí cuộc sống nên vào thời điểm này nơi nào thuận tiện chỗ ở, đi lại, lương đảm bảo mức sống thì họ sẽ chọn vào làm. “Giải pháp cho tình hình hiện nay là các doanh nghiệp phải cải thiện mức lương, tăng năng suất lao động mới giải quyết được chuyện thiếu lao động” - ông Tuấn nói.

NGUYỄN NA

CXN – Việt nam: Nền kinh tế “nữa nạc nữa mở” của “đỉnh cao trí tuệ”

Chau Xuan Nguyen

CXN_1095_021711 Nền kinh tế “nữa nạc nữa mở” của “đỉnh cao trí tuệ” đang cho thấy biểu hiệu “sụm bà chè” như nền kinh tế “bao cấp” trước thời mở cửa. Như tôi viết hằng hai năm nay trên diễn đàn này, tất cả những nền kinh tế thế giới đều hoặc là thị trường tự do hay bao cấp chứ không có chuyện “định hướng xã hội chủ nghĩa” Tôi còn nhớ những đỉnh cao trí tuệ của đảng ta 8 năm về trước hỉ hả khoe với 86 triệu người VN rằng”đây là đặc thù của VN, chỉ có VN mới nghĩ ra được nền kinh tế này.

Nền kinh tế này được “phát minh” bởi hoạn lợn, y tá chiến trường, lớp ba trường làng và những “cố vấn kinh tế toàn là Tiến Sĩ, Giáo sư với Phó Giáo Sư” chưa một ngày nhìn thấy kinh tế thị trường thực thụ vận hành. Vậy mà họ “phát minh” và thử nghiệm trên cuộc sống của 86 triệu người mới kinh chứ.

Hôm nay tôi đọc báo Tuổi Trẻ có bài với tựa như thế này.. “Việc nhiều, lương thấp, lao động trù trừ” và tôi tự nhủ, càng ngày cháy nhà càng lòi mặt chuột, càng nhìn thấy rỏ “thiên tài của đảng ta”, được vận hành bởi ‘đỉnh cao trí tuệ”.

Ở Melbourne này, tôi có một cơ sở chế tạo kết cấu thép, lực lượng lao động du di theo nhu cầu công việc. Tôi quyết định mướn những du học sinh, chủ yếu là huấn luyện phong cách làm việc của các em, giúp các em có tài chành để đóng tiền học cũng như sinh hoạt. Thêm một số thành phần nữa là lao động hợp tác từ VN qua, họ làm thêm thứ bảy, CN và họ không ngớt nói với tôi : “cha, cha !! làm việc ở đây một ngày 150 aud, bằng 3 triệu, bằng một tháng lương ở VN, đi chợ ăn toàn cánh gà với giá sale aud 2/kg, VN phải mua 70 hay 80 ngàn/kg mà không có”. Tôi mới giải thích hệ thống kinh tế thị trường ở đây như thế nào, không phải vì thưa dân (22 triệu) mà thiếu lao động nhưng vì họ xử dụng lao động rất thông minh, vận hành kinh tế thì chỉ “thua” “đỉnh cao trí tuệ” một tí thôi. Những người hợp tác lao động phải “lo lót” 30 ngàn tới 50 ngàn aud để vợ con đi theo, qua đây, làm 1 năm là trả hết nợ và tiếp tục cuộc sống sung sướng như mọi công dân Úc, mua xe, mua nhà trả góp, con cái đi học đàng hoang, công việc ổn định 60 ngàn aud/năm v.v.

Lúc trước khi có du học sinh và hợp tác lao động, chúng tôi rất khó kiếm lao động cuối tuần, mặc dầu trả 15 hay 18aud/giờ, bây giờ thì có nhiều em xin vào làm nên được chọn lựa.

Tại sao ở Úc, 1 người VN đi làm được 150 aud/ngày mà ở VN, lương tối thiểu là 49 aud/tháng (trước phá giá, aud 44 sau phá giá). Lao động VN thì dôi dư, ko chịu làm, còn Úc thì kiếm không ra…đây chính là hậu quả của “định hướng xã hội chủ nghĩa đấy”. Lương được “định hướng” bởi nhà nước mà không áp dụng luật cung cầu, kết quả là nhà sản xuất có hàng nhưng không kiếm được nhân công để thực hiện, “định giá” tiếng Anh chúng tôi gọi là ‘intervention into the natural process of the market economy” tức là “can thiệp vào quá trình kinh tế tự do”. Công đoàn chỉ can thiệp khi công nhân bị bóc lột, chứ nếu công nhân thay vì aud 800 tối thiểu, mà họ mặc cả được 8,000 aud/tháng thì công đoàn càng hoan nghênh (chứ không như “đỉnh cao trí tuệ’ phán rằng “nếu công nhân đình công đòi “lên lương” 100 ngàn/tháng tức là 5 aud/tháng, 2 kg cánh gà/tháng thì công đoàn phải dập tắt họ ngay…” .Đó là nguyen tắc của đảng cộng sản, lấy giai cấp công nhân làm trụ cột và tranh đấu cho đời sống và phúc lợi của công nhân VN.

Đây là một chuyện trong hàng triệu chuyện xẩy ra từ “phát minh’ “định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Quá nhiều nên tôi không kể tất cả ra đây được nhưng những cái mà tôi suy nghĩ được là :



1. Điện lực.

Giá điện được “định hướng” bởi Thủ tướng nên bây giờ không đủ để tái đầu tư. Hiện thời thiếu 3 tỉ kWH tức là khoảng 350 MW phát điện, cần 1.5 tỉ usd để xây. Nhưng từ khi nhen nhúm ý định xây cho đến khi vận hành nhà máy điện ít nhất là 5 năm cho Úc, cho thầu TQ thì 10 năm và nhiều trắc trở khi vận hành. Tại sao lâu thế ??? : vì 2 năm để thiết kế, tiền khả thi, khả thi, 1 năm để tìm tài chánh (chuyện này là 1 chuyện khác nữa của định hướng XHCN), 2 năm để xây dựng và hòa mạng điện. Bây giờ chưa có bắt đầu mặc dầu lộ trình điện 1,2,3,4,5,6 đều có hoành tráng nhưng khâu “đầu tiên” chưa có. Những nhà đầu tư FDI, FII đều lên tiếng về thang máy bị cúp điện giật cụt ngay giữa lòng Hà Nội thì làm sao họ dám đầu tư 1 tỉ usd để làm nhà máy sản xuất “máy in” nữa ??? Khi bỏ ra 1 tỉ usd, xây xong rồi nhà máy chạy 3 ngày /tuần thì họ sẽ làm gì ??? Bỏ thêm 1 tỉ xây nhà máy phát điện ??? Thôi tốt hơn hết là họ đem 1 tỉ usd qua Thái lan hay Singapore hay thậm chí Nam Dương, nơi ko có lao động thấp nhưng có điện 24/7

Rồi khi định hướng giá điện, đến lúc khô hạn không có nước cho thủy điện, chạy bằng Fuel oil mắc gấp 2 tới 3 lần, vẫn không được tăng giá để bù lỗ, cho dầu chỉ tăng giá doanh nghiệp…Lỗ rồi thì sao ??? Lỗ lã không biến đi mà chỉ đem vào tài chính năm sau (carry-on losses), năm này qua năm khác đến 8 năm mở cửa thành “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì sau ?? Thì Bộ công thương và Bộ Tài chính hôm nay xét duyệt tăng giá điện từ 18% đến 40%, tất cả được duyệt bởi “một đỉnh cao trí tuệ tối cao hơn tất cả 14 đỉnh cao trí tuệ còn lại”, đỉnh cao này tên là nguyen tấn dũng, đỉnh cao này là chủ xị của vinashin lổ 120 ngàn tỉ vnd, 6 tỉ usd, đỉnh cao này từng quyết định “bình ổn giá thực phẩm, xăng không được tăng giá, không phá giá vnd…tất cả phải làm sau tết”. Sự lừa bịp của nguyen tấn dũng với 86 triệu người VN ngày càng trắng trợn, sừng sỏ, nhất là sau kỳ ĐH 11, được trao quyền độc tài sát sinh cho tất cả 86 triệu người dân VN.Nếu kinh tế thị trường quyết định thì chúng ta không có tình hình như bây giờ và cúp điện giật cụt đến 2016



2. VN không mượn tiền phố Wall và bất cứ định chế tài chánh thế giới nào nữa.

Tất cả chỉ vì định hướng Vinashin không trả 60 triệu usd ngày 20.12.2010.

Tập đoàn TKV không mượn được 500 triệu usd, Petrol Vn không mượn được 1 tỉ usd để sửa chửa Dung Quốc, Điện lực VN không mượn được 1 tỉ usd để xây 1 nhà máy thủy điện nên mới phải lên giá khủng khiếp. Ngay cả bầu Đức cũng không bán trái phiều được (chỉ 200 triệu usd) mặc dầu là cty tư nhân cổ phần.

Bây giờ “đỉnh cao của đỉnh cao trí tuệ” lại lên diễn đàn 700 tờ báo của mình khoác lác về P.P.P. của mình. PPP là Public, Private, partnership..Đây là mô hình đầu tư mà chính phủ Úc rất sợ vì tốn kém cho ngân sách quốc gia rất lớn, họ chọn mô hình tư nhân 100% rồi thu phí, tức là BOT (Built Operate Transfer). Họ dùng BOT để xây hệ thống CityLink ở Melbourne, 10 tỉ usd, mỗi đoạn vài chục km trả 5 hay 10 aud, nhưng với thu nhập cao nên người dân sẵn sàng trả thì họ mới có kinh phí đầu tư mượn từ nhà băng (Không có nhà đầu tư nào không mượn tiền của nhà băng). Ở VN trả 20 ngàn (1 usd) qua cầu Cần Thơ còn khó thì làm sao kiếm người đầu tư PPP được, lại một cơ hội rút rĩa rồi sau khi khanh thành, lỗ, tăng thuế xăng dầu hay thuế đầu máy xe v.v..rốt cuộc thì dân ngu lãnh hết cho những quyết định của “đỉnh cao trí tuệ”



3. Xăng dầu.

Với giá bình ổn, usd khan hiếm nên Petrolimex và những tập đoàn tay trong không thèm nhập khẩu xăng nữa, mỗi tháng lỗ 70 tỉ, mỗi lít lỗ 3,000 vnd, cây xăng lúc trước hưởng chiết khấu 650 vnd /lít, bây giờ 50 vnd/lít nên cây xăng lúc này đóng cửa thường xuyên vì..bơm hư, điện cúp nhưng kế đó là những “viên gạch đứng đường” bán xăng chợ đen…Ai lãnh hậu quả của “định hướng xã hội chủ nghĩa” này, chắc chắn ko là con gái rượu Phượng và Phò mả Hoa Kỳ Bảo Hoàng rồi, dân đen VN phải đi bộ hay xe đạp đi làm vì xăng quá mắc, thuế đường quá mắc…



4. Vật giá tiêu dùng.

Hệ lụy của nhập siêu vì “định hướng xã hội chủ nghĩa” quên chỉ đạo tăng xuất khẩu (nếu kinh tế thị trường hoàn toàn, vì sinh tồn, cty tư nhân sẽ đẩy mạnh xuất khẩu qua những hiệp hội như hạt điều, xuất khẩu cá ba sa v.v..)… nên usd khan hiếm tận cùng, nên nảy sinh nạn phá giá, nên thực phẩm gia súc tăng, xăng dầu tăng, phân bón tăng nên đẩy thịt cá, rau, gạo, nước mắm, bột ngọt, dầu ăn đều tăng (hỏi những bà nội trợ và bịt tai lại khi các bà mở miệng trả lời nhé).

Ai sẽ chịu thiệt về những bảo giá này, người dân đen chịu đấy.



5. Lời kết

Trong suốt 2 năm viết bài, tôi luôn luôn nói rằng vận hành nền kinh tế này cần một kinh nghiệm vững chắc, một kiến thức uyên thâm để nhìn thấy khi biến đổi một thông số nào, ảnh hưởng của nó với những ngành nghề, địa phương khac như thế nào. Và với kiến thức và nhận xét của tôi, 14 đĩnh cao trí tuệ và những linh của họ không ai có một khái niệm thực tế về kinh tế thị trường, họ thử hết cái này tới cái khác, không nghe lời chuyên gia và cuối cùng là 86 triệu người sắp sủa lâm vào lầm than nữa của bảo giá, điện, xăng, y tế, giáo duc v.v…

Tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống tăng giá chỉ trừ lương từ ATM hàng tháng là cố định ở 3 hay 4 triệu.



Chau Xuan Nguyen

Độc tài thì tham nhũng

Posted by truongthondlb1


Vi Anh (Vietbao) - Ăn gì uống rượu không say? Ăn gian. Làm nghề gì giàu nhanh và lớn nhứt? Làm chánh trị độc tài, tham nhũng ăn cướp của nước, của dân. Trường hợp Tổng Thống Mubarak cai trị độc tài Ai cập trong 30 năm, đã tham nhũng ăn cướp của nước, của dân được từ 40 đến 70 tỷ Mỹ Kim, mới bị dân chúng biểu tình lật đổ đây, là thí dụ điển hình. Từ đó có thể phỏng tính CS Hà nội độc tài ở Việt Nam gần 100 năm nếu tính Miền Bắc và Miền Nam, Bộ Chánh Trị có tới 15 người ăn cướp của nước, của dân VN dân số nhiều hơn Ai cập cả chục triệu, của nổi của chìm bất chánh của “đại cán” của CS phải gấp nhiều lần hơn.

Ai cập là một nước có khoảng 80 triệu dân đông nhứt trong Khối Á rập, ít hơn VN khoảng mười mấy triệu. Chế độ của TT Mubarak độc tài khoảng 30 năm. CS Hà nội độc tài 75 năm ở Miền Bắc và 35 năm ở Miền Nam. Độc tài chánh trị là cha sanh mẹ đẻ của tham nhũng, hối mại quyền thế, độc quyền kinh tế mà mục tiêu tối hậu là làm tiền.

Tin sơ khởi của báo Guardian của Anh trích dẫn nguồn tin không tiết lộ danh tánh ở Trung Đông, nhà độc tài Mubarak trong 30 năm cai trị, đã cướp của nước, của dân Ai cập, thu thập được một tài sản từ 40 đến 70 tỷ Mỹ Kim. Nều tính trung bình mỗi năm nhà độc tài Mubarak kiếm được trên 2 tỷ, cao hơn số tiền 1.5 tỷ Mỹ viện trở hàng năm cho Ai cập.

Người Việt có câu, “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. TT Mubarak đã ăn cướp của nước, của dân, một cách vô tội vạ, khiến nhà độc tài Mubarak trở thành người giàu hơn những người giàu nhứt thế giới. Dù tên không có trong tạp chí Forbes, Ô Mubarak vẫn là người giàu hơn nhà kinh doanh của Mễ tài sản 54 tỷ, người kế là Bill Gates vua ngành Tin học ở Mỹ 53 tỷ.

Người Tàu có câu “phi thương bất phú”. Ông Mubarak là một nhà độc tài nên buôn dân, bán nước là mặt hàng quí hiếm nhứt nên giàu mau, giàu lớn nhứt. Ông bóc lột được 70 tỷ của 80 triệu dân Ai cập và của nước Ai cập đã có nền văn minh cổ đại rực rỡ, đang là nước đông dân nhứt trong Khối Á rập gồm 22 nước, có Kinh đào Suez mà tàu bè Đông Tây thế giới thường phải qua lại và là đồng minh ở Trung Đông thân cận với Mỹ nhứt.

Ông cầm thế sinh mạng quốc gia dân tộc cho Mỹ; Ông cướp cạn nước và dân. Riết rồi lớp trẻ Ai cập là thành phần đầu tư tốn kém cho tương lai nhứt, học hành nhiều nhứt lại là thành phần bị thiệt thòi nhứt, không việc làm, bị chén ép nhứt.

Còn tổng sản lượng quốc gia, tính trên đầu người mỗi năm chỉ $6,200. Ông đã biến Ai Cập thành nước kinh tế đứng hạng thứ 136 trên thế giới dù là nước có dân số lớn thứ 16 của thế giới. Nhưng Ngân Hàng Thế Giới cho con số còn thê thảm hơn: mỗi ngày người dân Ai cập chỉ kiếm được 2 Đô la Mỹ để sống: ngang ngửa người dân Việt.

Việc xác định số tài sản của nổi của chìm của nhà độc tài Mubarak và chứng minh y đã cướp cạn của nước và dân để tịch thu sung đương vào ngân sách quốc gia để của đất nước và nhân dân thì dùng để phục vụ đất nước và nhân dân – là một thử thách của Hội Đồng Tối Cao Quân Lực Ai cập đang tiếp quản chánh quyền sau khi Mubarak từ chức tổng thống do áp lực của cuộc biểu tình 18 ngày, có 300 người chết và 2000 bị thương, bị cảnh sát, côn đồ do nhà độc tài và đảng độc tài của Mubarak mướn để chống biểu tình.

Tài sản chưa chuyển đi cất dấu ở ngoại quốc, chắc còn một số, trong kho, ngân hàng, hay các công ty ở trong nước Ai cập. Việc TT Mubarak trì hoãn ra đi viện lẽ chuyển tiếp chánh quyền suông sẽ êm thấm có thể hiều là hoãn binh chi kế của Ông để “thu vén cuối đòi như TT Võ Văn Kiệt của CSVN nói” và tẩu tán cuối đời như nhà độc tài Mubarak muốn mà dân chúng biểu tình tạo áp lực quá mạnh ông phải ra đi. Nhưng chưa thấy Quân Đội đưa vấn đề ấy ra là chuyện phải làm ngay.

Tài sản đã tẩu tán cất giấu ở ngoại quốc rồi, thì chánh quyền Thụy sĩ, quốc gia có hệ thống ngân hàng gởi tiền bí mật nhứt, nhiều nhà độc tài hay gởi ở đây, đã tuyên bố tạm thời bất động hoá tất cả những tài khoản của Mubarak ở ngân hàng. Ngân hàng Anh cũng đang xem xét làm như thế.

Nhưng đó là của nổi, còn của chìm tức tài sản mà nhà độc tài giao cho những tay chân quản lý và làm ăn thì sao? Thông thường tiền bạc của cải bất chánh của những người bất chánh thường ở dưới dạng của chìm.

Nhà độc tài trọc phú Mubarak vốn là một tướng lãnh Không Quân nên theo thói quen phi hành tính toàn kỹ và cẩn trọng. Hai người con trai của y, Gamal và Alaa, không thấy chơi trội, chơi ngông, chơi nổi ở Pháp hay những thành phố ăn chơi khác như các ông hoàng bà chúa của các nhà vua cai trị Á rập. Nhưng thân nhân gia đình bên vợ, bên chồng của ông đều có có dinh thự ở Luân đôn, Nữu Ước, Hollywood và ở Ai cập như ở thành phố du lịch và nghỉ mát Sharm El Sheikh, nơi có tin Ô Mubarak về đó.

Tướng tá, bộ trưởng, dân biểu, lãnh tụ tôn giáo có thế lực hàng đầu đều có trong bảng lương bổng ngầm mà Mubarak trả hàng tháng dưới dạng ban ân sủng, phóng tài hoá thu nhân tâm.
Việc truy hoàn của nổi của chìm từ 40 đến 70 tỷ Mỹ Kim của Mubarak để sung đương vào ngân sách quốc gia hầu của dân phục vụ nhân dân là thước đo Hội Đồng Quân Lực Tối cao đang nắm chánh quyền quân quản có minh bạch, có chí công vô tư, có vì dân, có đáng cho dân tin cậy hay không.

Dù Ông Mubarak tuy đã hết cầm quyền, việc Hội Đồng Quân Lực, các tướng lãnh có để yên Ông ở trong nước hay ra hải ngoại, đường dây kinh tài 30 năm của Ông cũng còn ảnh hưởng. Trừ khi Ông bị bất động hoá trong để điều tra nhiều loại tội ác mà Ông đã làm trong đó có việc ăn cướp của nước, của dân.

Thủ Tướng Thái Lan hối mại quyền thế, trốn thuế, độc quyền kinh tế một vài lãnh vực, làm giàu bị lật đổ và tại đào ở ngoại quốc. Từ ngoại quốc, Ông dùng số tiền bất chánh để mua chuộc một số người trong nước tổ chức biểu tình đã gây vô vàn khó khăn cho chánh quyển mới, rất lâu.

Có cách mạng thì cũng có phản cách mạng; có đảo chánh thì cũng có chỉnh lý. Đó là điều người dân biểu tình lật đổ và chánh quyền mới ở Ai cập cần rút kinh nghiệm. Tunisia cũng gặp không ít khó khăn để bảo vệ tinh thần cách mạng, nguyện vọng của người dân trong cuộc biểu tình.

Còn ở VN thời CS, CS Hà nội đã độc tài ở Miển Bắc 75 năm và Miền Nam 35 năm. Tham nhũng trở thành quốc nạn suốt 25 năm mở cửa cho nước ngoài vào đầu tư. Số tài sản mà cán bộ đảng viên cầm cán Đảng Nhà Nước CS Hà nội đã cướp, cắp của nước và dân VN gần 90 triệu chắc chắn phài nhiều hơn 70 tỷ của nhà độc tài Mubarak. Số tư bản đỏ nằm trong Bộ Chánh Trị và Chánh Phủ và số cường hào ác bá đỏ Bí thư và Chủ Tịch Đô Tỉnh Thị gởi đi cất dấu ở ngoại quốc phải nhiều hơn của nhà độc tài Ai cập. Chắc những nhà độc tài CS này đang run trong bụng trước làn sóng biểu tình lật đổ độc tài ở Trung Đông.

Chắc những người Việt trẻ đang chiếm hơn phân nửa dân số ở VN phải nhìn lớp trẻ ở Tunisia và Ai cập quyết sanh tử với độc tài để cứu nước, cứu dân trong đó có mình.

Đầu thế kỷ 21, thiên niên kỷ thứ 3, “thanh niên là người Tổ Quốc mong cho mai sau”, dân tộc Việt là dân tộc với tinh thần bất khuất, từng chiến thắng Nguyên Mông không lý do gì cam phận bị nhốt trong gọng kềm CS độc tài đảng trị toàn diện. Nếu Trời cao có mắt, không lý do gì để 90 triệu người VN lương thiện bị CS gian ác đè đầu đè cổ quá lâu như vậy.

Vi Anh

Sai phạm tại dự án đường cao tốc TP. HCM-Trung Lương

Posted by truongthondlb1


SGTT.VN – Dự án đường ôtô cao tốc TP. HCM – Trung Lương là dự án đường ô tô cao tốc đầu tiên, do các nhà thầu trong nước tự thiết kế, thi công, có vị trí đặc biệt quan trọng trong quy hoạch đường cao tốc TP. HCM – Cần Thơ. Hiệu quả của dự án đã được thấy rõ từ khi hoàn thành, thông xe từ ngày 3.2.2010 đến nay.

Tuy nhiên, theo kết quả một cuộc thanh tra mới kết thúc, quá trình xây dựng công trình có số vốn đầu tư khổng lồ này (9.884,5 tỷ đồng, đã điều chỉnh) đã để xảy ra một số sai phạm.


Thanh tra Chính phủ phát hiện ra nhiều sai phạm trong quá trình thi công đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Ảnh: Đ.L
Ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, theo đánh giá của cơ quan chức năng, chất lượng chuẩn bị đầu tư cho công trình này là thấp. Do cả phía tư vấn lập dự án, tư vấn thẩm định không nghiên cứu kỹ lưỡng quá trình thiết kế và thẩm định, dẫn đến phải điều chỉnh tổng mức đầu tư (tổng vốn đầu tư ban đầu là 6.555 tỷ đồng).

Mặc dù việc điều chỉnh các hạng mục về biện pháp thi công, chỉ tiêu kỹ thuật… được một số bộ, ngành như Tài chính, Kế hoạch – đầu tư, Xây dựng thống nhất đề nghị Thủ tướng chấp thuận nhưng Thanh tra Chính phủ cho rằng, các cơ quan này chưa làm rõ hiệu quả kinh tế của các hạng mục điều chỉnh. Điều này được cho là không đúng với quy định trong nghị định số 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư và xây dựng, làm tăng tổng mức đầu tư trên 673,7 tỷ đồng.

Trong quá trình thực hiện đầu tư, theo Thanh tra Chính phủ, việc khảo sát địa chất đã không kỹ. Khi tính toán xử lý nền đất yếu của một số hạng mục, các đơn vị liên quan chưa cập nhật hết điều kiện địa chất bất thường dẫn đến kết quả tính toán không phù hợp với thực tế. Khi kiểm tra gói thầu số 7 và số 9, tại một số vị trí trên mặt cắt ngang, chiều dày của đệm cát thoát nước không đảm bảo quy định.

Ví dụ như gói thầu số 9 có chiều dày lớp đất yếu tới 26 m và có mạch nước ngầm nhưng việc khảo sát thiết kế kỹ thuật đã không phát hiện ra.

Cũng theo cơ quan thanh tra, sự thiếu tính đồng bộ và không đủ kích thước chiều cao của dải phân cách đối với đoạn tuyến cầu cạn dẫn đến không chống được vấn đề loá mắt của đèn pha ô tô chạy ngược chiều về ban đêm.

Một vấn đề đáng nói khác là ban quản lý dự án (BQLDA) Mỹ Thuận, đại diện chủ đầu tư đã không chấp thuận cho các nhà thầu khoan khảo sát địa chất trong bước vẽ thi công, theo Thanh tra Chính phủ là sai so với quy định trong thông tư số 06/2006/TT-BXD ban hành năm 2006 của bộ Xây dựng. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ xây dựng của dự án.

Trong quá trình thi công, xảy ra hiện tượng lún sụt và sụt trượt tại gói thầu số 7 và số 9, hiện tượng bục đáy trụ T3, cầu Bến Lức của gói thầu số 3 là có nguyên nhân phần nào từ lỗi trên của ban quản lý dự án Mỹ Thuận. Cho đến thời điểm kết thúc cuộc thanh tra (12.2010), một số gói thầu vẫn còn lún khi đưa vào khai thác, sử dụng và người ta vẫn còn phải bù lún bằng bê tông nhựa, hạt mịn.

Một điều “lạ” là công trình được mua bảo hiểm nhưng đến thời điểm thanh tra, BQLDA Mỹ Thuận vẫn chưa làm đủ thủ tục để yêu cầu hãng bảo hiểm AAA thực hiện bồi thường theo hợp đồng.


Nhiều đoạn đường bị sụt, lún trượt khi đưa vào sử dụng. Ảnh: M.L
Đáng chú ý, trong khâu nghiệm thu, thanh quyết toán, BQLDA Mỹ Thuận đã nghiệm thu, thanh toán cho nhà thầu khi chưa đủ cơ sở, có chỗ sai về khối lượng, định mức, đơn giá với số tiền trên 32,7 tỷ dồng. Tại thời điểm kết thúc thanh tra, BQLDA đã thu hồi trên 11 tỷ đồng, bổ sung thủ tục thanh toán khoản tiền trên 6 tỷ đồng nhưng còn lại số tiền hơn 15,57 tỷ đồng, ban này vẫn chưa thực hiện thu hồi.

Một chi tiết đáng lưu ý khác là 4 bộ: Giao thông – Vận tải, Kế hoạch - đầu tư, Tài chính, Xây dựng thống nhất cho phép BQLDA Mỹ Thuận áp dụng tỷ lệ tiết kiệm 2% trong khi còn có những ý kiến khác nhau xác định thời gian hoàn thành dự án (nếu chưa hoàn thành, chỉ được áp dụng tỷ lệ 5%) và nhờ đó đã thanh toán thêm cho các nhà thầu số tiền trên 209 tỷ đồng. Nhưng các cơ quan này đã không báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Được biết, cho đến nay, cuộc thanh tra đã kết thúc, Thanh tra Chính phủ đã báo cáo kết quả cuộc thanh tra lên Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị nhiều vấn đề như yêu cầu bộ Giao thông – Vận tải chỉ đạo thu hồi của các nhà thầu khi quyết toán số tiền trên 15,57 tỷ đồng; giải trình việc áp dụng tỷ lệ tiết kiệm dự án; giao cho các bộ, ngành liên quan kiểm điểm các cá nhân, tập thể liên quan đến các sai phạm…

Về phía bộ Giao thông – Vận tải cũng có những điều chưa thống nhất với kết luận thanh tra.

Mạnh Quân

http://sgtt.com.vn/Kien-truc-doi-song/Chi-tiet/137197/Sai-pham-tai-du-an-duong-cao-toc-TP-HCM-Trung-Luong.html

Ông Nguyễn Hữu Bằng – Chủ tịch HĐTV – TGĐ Tổng công ty ĐSVN: Nhiều dự án đường sắt lớn sẽ được triển khai

Posted by truongthondlb1


“Tuy Quốc hội chưa thông qua chủ trương đầu tư Dự án ĐSCT Hà Nội – TP.HCM song Chính phủ và Bộ GTVT đã giao cho Tổng công ty ĐSVN tiếp nhận hỗ trợ từ JICA để lập Dự án đầu tư xây dựng (F/S) hai đoạn Hà Nội – Vinh và TP.HCM – Nha Trang thuộc Dự án ĐSCT Hà Nội – TP.HCM để đánh giá tính khả thi của từng đoạn, phân kỳ đầu tư cũng như tổng hợp đầy đủ hơn, toàn diện hơn thông tin về Dự án ĐSCT để báo cáo Quốc hội…” – Nguyễn Hữu Bằng

PV: Thưa ông, 5 năm tới, diện mạo đường sắt VN sẽ như thế nào?

Ông Nguyễn Hữu Bằng: Đại hội Đảng bộ ĐSVN lần thứ X giai đoạn 2010 – 2015 đã thông qua mục tiêu: “Huy động mọi nguồn lực xây dựng ĐSVN phát triển bền vững và từng bước hiện đại”.

Mục tiêu đó đang được cụ thể hóa vào Kế hoạch 5 năm (2011 – 2015) và kế hoạch hàng năm của ĐSVN. Toàn Ngành đang quyết tâm thực hiện để hoàn thành một phần Chiến lược phát triển ĐSVN tới năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1686/QĐ-TTg ngày 20/11/2008.

5 năm tới, sẽ có nhiều dự án quan trọng hoàn thành. Đáng chú ý là Dự án nâng cấp đường sắt Hà Nội – Lào Cai sẽ được hoàn thành vào năm 2013, nâng cao năng lực vận chuyển trên tuyến thêm 50%. Dự án 44 cầu trên tuyến Thống Nhất khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian chạy tàu khách trên tuyến còn từ 26-28 giờ, riêng đoạn Nha Trang – TP.HCM có thể đạt tốc độ 100 – 110 km/h. Dự án đường sắt Hà Nội – Sân bay Nội Bài, Dự án đường sắt trên cao Trảng Bom – Hòa Hưng cũng sẽ được triển khai và đưa vào khai thác từng phần…

Tuy Quốc hội chưa thông qua chủ trương đầu tư Dự án ĐSCT Hà Nội – TP.HCM song Chính phủ và Bộ GTVT đã giao cho Tổng công ty ĐSVN tiếp nhận hỗ trợ từ JICA để lập Dự án đầu tư xây dựng (F/S) hai đoạn Hà Nội – Vinh và TP.HCM – Nha Trang thuộc Dự án ĐSCT Hà Nội – TP.HCM để đánh giá tính khả thi của từng đoạn, phân kỳ đầu tư cũng như tổng hợp đầy đủ hơn, toàn diện hơn thông tin về Dự án ĐSCT để báo cáo Quốc hội.

PV: TCT đề ra những giải pháp gì để có thể hoàn thành thắng lợi các mục tiêu này thưa ông?

Ông Nguyễn Hữu Bằng: Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, theo tôi có 4 nhiệm trọng tâm trong thời gian tới. Về tổ chức sẽ tiếp tục hoàn thiện bộ máy, cơ cấu tổ chức và các quy chế hoạt động của Công ty TNHH một thành viên Công ty mẹ ĐSVN, đảm bảo gọn nhẹ, năng động, minh bạch và hiệu quả.

Các công ty vận tải đường sắt sẽ hoàn thành cổ phần hóa và ĐSVN nắm chi phối, trong đó ưu tiên cổ phần hóa trước Công ty Vận tải hàng hóa để rút kinh nghiệm tiến hành với các công ty vận tải hành khách. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng các khối trên 7%, trong đó doanh thu tăng trưởng trên 10%.

Không để người lao động không có việc làm và thu nhập không ngừng được cải thiện. Đề án đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2015 và 2020 của ĐSVN đã được thông qua. Theo Đề án này, ngành sẽ huy động mọi hình thức để đào tạo các nhà quản lý đường sắt, cán bộ khoa học công nghệ và công nhân kỹ thuật để quản lý, vận hành và kinh doanh đường sắt quốc gia cũng như đường sắt đô thị, đảm bảo có một đội ngũ cán bộ có trình độ để quản lý và khai thác hạ tầng đường sắt trong hiện tại và tương lai.

PV: Xin cảm ơn ông.

T.T (Thực hiện)

Mỹ: Dự án đường sắt cao tốc bị bác do tốn kém

Posted by truongthondlb1


Lo lắng cho những người đóng thuế tiểu bang Florida, Thống đốc mới đắc cử Rick Scott đã từ chối 2,4 tỉ USD quỹ liên bang đầu tư cho tuyến đường sắt cao tốc từ Orlando tới Tampa.

“Sự thật là dự án sẽ quá tốn kém với người đóng thuế và tôi tin rủi ro của nó lớn hơn lợi ích”, ông Scott lý giải trong một cuộc họp báo ở bang. Ông đã thông báo với Bộ trưởng Vận tải Ray LaHood quyết định của mình trong ngày 16/2.


Thống đốc Florida, Rick Scott. Ảnh: jacktimes
“Nếu dự án quá tốn kém với người đóng thuế và bị dừng lại, bang sẽ phải trả lại 2,4 tỉ USD”, ông cho biết. Scott tin tưởng rằng, những tính toán về lượng hành khách và lợi nhuận có vẻ quá lạc quan và dự án sẽ phải phụ thuộc vào nguồn trợ cấp của chính phủ.

Trước đó, các Thống đốc Cộng hòa ở Ohio và Wisconsin cũng đã từ chối những dự án đường sắt cao tốc.

Nối Tampa, Orlando và Miami bằng tàu cao tốc là lịch trình được bàn tới trong nhiều thập niên, nhưng viễn cảnh mà nó mang lại hiện tại vẫn chỉ là con số 0. Hầu hết các dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường sắt ở Mỹ đều bị thua lỗ và đòi hỏi trợ cấp lớn.

Tàu cao tốc thực sự thú vị, những đoàn tàu lao nhanh như gió với vận tốc 268,8km/h tới gần 300km/h. Điều không may là, một hệ thống tàu công nghệ cao như vậy lại không đủ khả năng chi trả cho chính mình. Việc vận chuyển và số lượng hành khách sử dụng dịch vụ phục thuộc vào “tính thân thiện” của giá vé. Do vậy, mỗi km đi lại trên con tàu cao tốc hình đầu đạn (tàu siêu tốc) sẽ gặm từng đồng đôla công quỹ.

Hơn một thập niên trước, khi tranh cãi về đường sắt cao tốc lên tới đỉnh điểm, một chuyên gia tư vấn vận chuyển quốc gia Mỹ đã đưa ra một báo cáo dài 55 trang. Báo cáo dự đoán rằng, tuyến đường cao tốc giữa miền trung Florida và Miami sẽ có thể là một thảm họa tài chính. Wendell Cox của Học viện nghiên cứu James Madison cho biết, sẽ không có đủ người lấp đầy ghế trên con tàu đầu đạn, một phần vì các gia đình có thể thuê xe hơi cùng lái đến lộ trình tương tự với giá rẻ hơn. Ông ước tính, tuyến đường sắt cao tốc sẽ ngốn của người Florida từ 14-39 tỉ USD tiền trợ cấp.

Hiến pháp tiểu bang Florida yêu cầu một ngân sách cân bằng. Điều đó có nghĩa là, khi con tàu đầu đạn lao trên lộ trình, nó sẽ hút cạn đồng tiền công quỹ dành cho những dự án trường học, dịch vụ xã hội… Nhiều người ủng hộ cho rằng, tuyến đường cao tốc là cách để gỡ bỏ tình trạng ách tắc trên đường quốc lộ, khuyến khích thương mại giữa các trung tâm thành thị trong bang. Và khi khắp nước Mỹ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp ngày một lớn, thì xây dựng tuyến đường cao tốc sẽ được thổi phồng lên với danh xưng một chương trình tạo nhiều việc làm.

Rõ ràng, việc xây dựng tuyến đường như vậy sẽ thu hút hàng nghìn người làm việc trong ít năm. Nhưng một khi dự án kết thúc, ước tính sẽ chỉ cần 600 nhân công làm việc lâu dài. Sức nặng chi phí khổng lồ để duy trì, bảo dưỡng và trợ cấp cho một hệ thống tàu cao tốc hơn 500km sẽ đòi hỏi việc cắt giảm, thậm chí hủy bỏ những chương trình khác của bang. Chi phí cho tàu cao tốc sẽ khiến ngân quỹ, vốn rất yếu ớt, của Florida kiệt quệ triền miên.

Thái An (Theo wokv, Reuters, miamiherald)
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/9430/thong-doc-my-tu-choi-2-4-ti-usd-lam-tau-cao-toc.html

*

- Ngày 16/2, Thống đốc bang Florida của Mỹ, ông Rick Scott đã hủy dự án đường sắt cao tốc ở bang này vì cho rằng dự án này gây tốn kém cho người đóng thuế.

Tân Thống đốc Rick Scott thuộc đảng Cộng hòa tuyên bố những rủi ro của dự án đường sắt do Tổng thống Barack Obama đưa ra vượt quá những lợi ích do dự án mang lại. Theo ông, dù Chính phủ liên bang đã phân bổ 2,4 tỉ USD để xây đường sắt cao tốc giữa hai thành phố Orlando và Tampa thì dự án này vẫn gây tốn kém cho người dân.


Bộ trưởng Giao thông Mỹ Ray LaHood đã bày tỏ sự thất vọng trước quyết định của Thống đốc Scott. Bộ trưởng Ray LaHood cho rằng dự án có thể giúp tạo hàng ngàn việc làm được trả lương khá cho người dân Florida.

Ông LaHood cũng phủ nhận tuyên bố của Thống đốc Scott về rủi ro. Theo đó, bất cứ những rủi ro về tài chính nào đối với Florida đều được giải quyết thông qua đấu thầu với quy định các công ty dự thầu phải chịu trách nhiệm về chi phí bị “đội thêm” và chi phí thực hiện dự án.

Bảo Minh (Tổng hợp)

Xu thế chống lại dự án đường sắt tốn kém tại Trung Quốc

Posted by truongthondlb1


Trọng Thành (RFI) – Le Monde hôm nay chú ý đến những tin tức bên lề vụ Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân (Liu Zhijun) bị cách chức hồi đầu tháng 2. Ông cũng là người đứng đầu dự án đường sắt cao tốc đầy tham vọng kể từ năm 2003. Sự kiện này cho thấy xu thế phát triển ào ạt hệ thống đường sắt cao tốc đang bị đặt thành vấn đề.



Nhân viên lái tàu cao tốc trên tuyến Vũ Hán – Quảng Châu (Reuters)

Ngày 12/02/2011 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của đảng Cộng sản Trung Quốc đã có kết luận về việc nguyên Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân bị nghi ngờ là “phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Theo tuần báo trên mạng Economic Observer, dẫn một nguồn tin ẩn danh, có quan hệ chặt chẽ với Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân đã bị đặt dưới sự theo dõi đặc biệt từ năm 2010. Người kiến thiết dự án đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã bị tình nghi dính líu đến việc « phân bổ thầu » trong quá trình phát triển của mạng lưới đường sắt khổng lồ của Trung Quốc với 110 000 cây số, trong đó có 13 000 cây số đường cao tốc, dự kiến được thực hiện vào năm 2012.

Hiện tại, cơ quan an ninh đang tiến hành điều tra hai doanh nghiệp liên quan. Doanh nghiệp thứ nhất là một tập đoàn hoạt động trong ngành vận tải than và lắp đặt trang thiết bị tại các ga. Tập đoàn này, nhờ các quan hệ mờ ám, mà nhận được các hợp đồng cung cấp các tấm cách ly dọc các đường sắt cao tốc nối liền Vũ Hán và Quảng Châu. Vụ thứ hai liên quan đến một cựu giám đốc một công ty vận tải đường sắt, nguyên thư ký văn phòng đường sắt Bắc Kinh cho đến năm 2007.

Như vậy, ông Lưu Chí Quân là nhân vật chính trị cao cấp nhất tại Trung Quốc bị hạ bệ vì tham nhũng, kể từ vụ Bí thư Thượng Hải bị bắt năm 2006. Người kế nhiệm Bộ trưởng Đường sắt đã cam đoan rằng các kế hoạch phát triển đường sắt sẽ vẫn được tiếp tục, nhưng phải bảo đảm được an toàn, chất lượng và hiệu quả xây dựng.

Tuy nhiên, cơn sốt đường cao tốc, được siêu kế hoạch chấn hưng kinh tế năm 2008 tạo điều kiện, kể từ một vài tháng nay, đã trở thành đối tượng của nhiều tranh luận. Mùa thu năm ngoái, một nhóm các chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã gửi một báo cáo đến Chính phủ Trung Quốc để đả phá chính sách ưu tiên quá mức cho « các dự án hạ tầng cơ sở khổng lồ ». Trong báo cáo này, các chuyên gia đã cho thấy một nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng. Đó là mức nợ lên rất cao, mà theo báo cáo của UBS Securities, nợ của Bộ Đường sắt Trung Quốc đạt đến mức khoảng 130 tỷ euro vào cuối năm 2009.

Bên cạnh vụ đường sắt cao tốc, một tố cáo khác liên quan đến chất lượng nhựa đường được sử dụng để làm các đường tàu điện ngầm tại thành phố Quảng Châu cũng được chính quyền tỉnh chú ý. Tố cáo này do một kỹ sư về hưu 68 tuổi, cựu thanh tra xây dựng, đưa lên trang blog cá nhân. Một biến cố khác là, vào ngày thứ Hai (14/02/2011) vừa qua, một báo cáo của Tòa án xử các vụ việc tài chính Trung Quốc đưa ra kết luận, theo đó 20% dự án chào thầu tại 23 công trình làm sân bay trên toàn quốc « là có vấn đề » tham nhũng.

Le Monde kết luận, các vụ việc mới đây kể trên dường như cho thấy, có một chuyển hướng tại Trung Quốc trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, có lợi cho những người tố cáo các nhũng lạm của nhà nước Trung Quốc trong những năm gần đây. Cũng bởi, cái giá của những nhũng lạm này ngày càng trở nên không thể chịu đựng nổi.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110217-xu-the-chong-lai-cac-du-an-duong-sat-ton-kem-tai-trung-quoc

17.2.1979 – 17.2.2011: Các nghĩa trang bộ đội hương khói vắng tanh! Lãnh đạo im thin thít, nhưng để Nguyễn Chí Vịnh phân trần với Bắc kinh!

Posted by truongthondlb1


Âu Dương Thệ – …Thật là vô cùng ngạc nhiên, hôm nay cũng như các ngày vừa qua, từ tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không có một lời tuyên bố nào về biến cố lịch sử cận đại này. Các tờ báo chính thức của chế độ toàn trị như tờ Nhân dân, Cộng sản, Chính phủ, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân không đăng một dòng tin nào về ngày kỉ niệm này…

Hôm nay là ngày kỉ niệm 32 năm chiến tranh biên giới Việt-Hoa do Đặng Tiều Bình phát động để „dạy VN bài học“. Ngày 17.2.1979 Bắc kinh đã đưa 20 sư đoàn sang đánh chiếm nhiều tỉnh ở sát biên giới Trung quốc và đã giết hại mấy chục ngàn binh sĩ và thường dân VN. Như vậy đúng ra xét về quyền cũng như trách nhiệm thì những người cầm đầu Nhà nước phải đứng ra tổ chức lễ kỉ niệm những bộ đội và thường dân đã bị quân xâm lược phương Bắc giết hại và cử các đại diện tới thăm viếng nghĩa trang, mồ mả của những người đã hi sinh vì Tổ quốc. Lễ kỉ niệm như vậy không phải là khơi dậy hận thù giữa hai dân tộc láng giềng, nhưng là để tố cáo cuộc chiến tranh xâm lược của chế độ CS Trung quốc, đồng thời cũng là để thức tỉnh nhân dân VN trước các chính sách gây hấn và lấn chiếm hiện nay của bá quyền Bắc kinh!

Nhưng thật là vô cùng ngạc nhiên, hôm nay cũng như các ngày vừa qua, từ tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không có một lời tuyên bố nào về biến cố lịch sử cận đại này. Các tờ báo chính thức của chế độ toàn trị như tờ Nhân dân, Cộng sản, Chính phủ, Quân đội nhân dân và Công an nhân dân không đăng một dòng tin nào về ngày kỉ niệm này. Dĩ nhiên các tờ báo “đi bên lề phải” cũng phải câm nín! Trong khi đó báo chí của chế độ lại dành những phần rộng rãi tường thuật các cuộc chẩy hội của các quan lớn với xe xịn và dân chúng chen lấn, giẫm đạp đến ngất xỉu để “xin ấn cầu danh” ở các đền nhân ngày 15 tháng giêng âm lịch. Trong số này thấy có cả Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu. Nhưng trong các ngày qua nhiều Blog điện tử độc lập ở trong nước đã can đảm viết bài và đưa tin rất trân trọng về ngày lịch sử 17.2.1979!

Giữa khi không dám nhắc tới cuộc chiến tranh xâm lược của phương Bắc, nhóm cầm đầu cũng không dám tổ chức kỉ niệm và thăm viếng mồ mả, nghĩa trang các chiến sĩ và thường dân đã bị giết hại; nhưng cho tới nay năm nào họ cũng đứng ra tổ chức long trọng cấp Nhà nước kỉ niệm ngày 30.4.1975. Mặc dầu các đơn vị quân đội Mĩ đã rút khỏi miền Nam không lâu sau Hiệp định Paris 27.1.1973. Cho nên nói đúng ra, vào giai đoạn chót của cuộc chiến VN là một cuộc nội chiến. Như chính cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhìn nhận, người Việt ở miền Bắc cũng như người Việt ở miền Nam đều nặng lòng yêu nước theo cách của họ!

Hàng năm cố tình tổ chức long trọng ngày 30.4 kết thúc một cuộc nội chiến thì rõ ràng là những người cầm đầu chế độ toàn trị chỉ nhằm khơi dậy hận thù và gây tức tưởi giữa các thành phần dân tộc VN, trái với mục tiêu đoàn kết và hướng tới tương lai giữa người Việt với nhau! Nhưng giữa lúc đó thì chính những người cầm đầu này lại im lặng làm như không có ngày 17.2. 1979! Không cho cả bộ đội và thân nhân được tổ chức kỉ niệm, thăm viếng mồ mả những người đã bị quân đội xâm lược phương Bắc giết hại! Thái độ cực kì mâu thuẫn này đối với hai sự kiện lịch sử quan trọng cận đại của VN không phải do sự mất trí nhớ của nhóm cầm đầu, mà phải thấy đây là lòng dạ tính toán hơn thiệt của họ. Nếu xét về mặt tiêu chuẩn đặt giá trị về việc, ai có thể giúp họ ngồi vững trên các ghế cao hiện nay, thì những người cầm đầu chế độ toàn trị đặt rất cao vai trò của Bắc kinh và đặt rất thấp vai trò của nhân dân VN!

Giữa lúc những người cầm đầu mới (cũ) của chế độ toàn trị giữ thái độ ngậm miệng như thế thì ngày 16.2 tờ Quân đội nhân dân lại cho phổ biến bài phỏng vấn dài của tân Ủy viên Trung ương đảng đồng thời là Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh với tựa đề “Việt Nam chưa chủ trương tham gia các cuộc tập trận quốc tế”. Cuộc phỏng vấn được chọn lựa đúng vào thời điểm kỉ niệm 32 năm cuộc chiến xâm lược của Trung quốc, nhưng cũng như thượng cấp, ông Vịnh cũng biết tiết kiệm không có một lời hay một chữ nào nhớ tới đồng đội và đồng bào đã bị hi sinh! Trái lại, khi trả lời câu hỏi (đã được mớm cho nhà báo) tại sao đã có tin của báo chí bên ngoài nói rằng, VN sẽ tham gia cuộc tập trận “Hổ mang vàng” do các đơn vị quân đội Thái lan và Hoa kì tổ chức ở Thái lan vào đầu tháng 2? Tướng Vịnh đã trả lời:

“Việt Nam đã tham dự các cuộc tập trận “Hổ mang vàng” với tư cách Quan sát viên từ năm 2003. Từ đó đến nay, tùy thuộc vào điều kiện của mình cũng như tùy thuộc vào tính chất hay nội dung của cuộc tập trận, có năm Việt Nam tham dự, có năm không. Mục đích tham dự của Việt Nam là để xem các nước thực hiện tập trận như thế nào.

Năm nay, Việt Nam không cử người tham gia cuộc tập trận kể cả ở mức độ Quan sát viên. Thông tin về Việt Nam cử người tham gia lập kế hoạch tác chiến là sai lệch, không rõ nguồn tin xuất phát từ đâu. Thông tin sai lệch này có thể làm cho dư luận hiểu sai chủ trương của Việt Nam. Trong thời điểm hiện nay Việt Nam không tham gia các cuộc tập trận hay các cuộc diễn tập quân sự.“

Phần trả lời của Nguyễn Chí Vịnh khiến các quan sát viên lưu ý ba việc. Thứ nhất, sự giải thích có tính cách phân trần để tránh “dư luận hiểu sai” như thế này là nhắm vào đối tượng nào? Với Washington hay với Bắc kinh? Chắc chắn là không phải nói với Washington mà ở đây đúng là tìm cách phân trần với anh cả Bắc kinh. Vì từ hè 2010 Bắc kinh đã rất khó chịu trước việc Ngoại trưởng Mĩ, Bộ trưởng quốc phòng Mĩ và nhiều phái đoàn cao cấp của Hoa kì đã có mặt ở VN và tuyên bố ủng hộ quốc tế hóa vấn đề tranh chấp biển Đông. Trong những tuần lễ gần đây Bắc kinh còn cảnh cáo Hà nội gián tiếp là, đi với Washington là chống Bắc kinh. Hà nội phải chọn lựa dứt khoát!

Vì thế, ngay sau khi hãng thông tấn Nhật Kyodo loan tin về việc năm nay VN còn cử cả sĩ quan tham gia việc lên kế hoạch tập trận cùng 9 nước khác thì Bộ quốc phòng chế độ CSVN đã phải vội vã lên tiếng cải chính ngay về việc này vào ngày 9.2. Nhưng đối với Bắc kinh, đính chính sơ sài như tthế không được. Vì vậy nhóm cầm đầu Hà nội đã phải để cho Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vính công khai đính đính! Nếu ai theo dõi tình hình nội bộ nhóm cầm đầu mới của Đảng cộng sản VN thì sẽ thấy, trong thời gian qua Tướng Nguyễn Chí Vịnh không chỉ tuyên bố những vấn đề chính về an ninh quốc phòng và ngoại giao vào nhiều dịp quan trọng và được theo dõi đặc biệt của dư luận quốc tế, khiến người ta có cảm tưởng là Nguyễn Chí Vịnh mới chính là người có quyền thực sự trong Bộ quốc phòng, còn Tướng Phùng Quang Thanh chỉ đứng làm vì mà thôi. Việc ông Vịnh nhẩy cả được vào Trung ương đảng tại Đại hội 11 vào giữa tháng giêng vừa qua, mặc dầu Đại tướng Võ Nguyên Giáp -một đại thần cuối cùng còn sống- và nhiều tướng lãnh đã về hưu hay còn tại chức đã công khai chống tướng Vịnh, lại càng biện minh cho giả thuyết này!

Tuyên bố trên của Nguyễn Chí Vịnh còn nêu ra điểm thứ hai cũng rất đáng chú ý: Tại sao ông đã phải nhấn mạnh trong câu cuối “Trong thời điểm hiện nay Việt Nam không tham gia các cuộc tập trận hay các cuộc diễn tập quân sự.”? Theo dõi tình hình bang giao giữa hai chế độ toàn trị Bắc kinh và Hà nội sẽ thấy, sự lệ thuộc của Hà nội đối với Bắc kinh không chỉ giới hạn trong lãnh vực ý thức hệ theo phương châm “nếu Bắc kinh trụ được thì Hà nội cũng trụ được“, trong các năm gần đây sự lệ thuộc đang mở rộng cả trong lãnh vực kinh tế và thương mại. Trung quốc đã trở thành nước cung cấp hàng lớn nhất cho VN. Điều cực kì nguy hiểm nữa là, mức nhập siêu của VN với Trung quốc ngày càng cao. Theo tin của chính Hà nội thì trong năm qua đã lên tới trên 12 tỉ USD. Trong khi ấy số ngoại tệ dự trữ của VN chỉ còn khoảng 10 tỉ USD. Như vậy trọc phú Bắc kinh đã trở thành chủ nợ lớn nhất của VN! Ai cũng biết, ngay cả với siêu cường Mĩ từ khi trở thành con nợ của Bắc kinh thì Bắc kinh cũng đã từng đưa ra các yêu sách cao có lợi cho chủ nợ. Vì thế người ta có thể nhận ra được những áp lực và yêu sách mà Bắc kinh đang đặt ra cho Hà nội mạnh như thế nào, nhất là đối với nhóm cầm đầu vừa mới được cử ra trong Đại hội 11.

Cụm từ “trong thời điểm hiện nay” mà Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh trong bài phỏng vấn ngày 16.2 còn có hàm ý quan trọng khác nữa. Hiên nay tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang chuẩn bị ráo riết chuyến thăm ra mắt tại Bắc kinh. Vì chỉ một ngày sau khi được bầu làm Tổng bí thư, ông Trọng đã phải tiếp Trưởng ban Đối ngoại Đảng cộng sản Trung quốc Vương Gia Thụy, đặc phái viên của Tổng bí thư và Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào để nhận lời „mời“ sang thăm Trung quốc càng sớm càng tốt. Như vậy thì Nguyễn Phú Trọng phải tạo một không khí thích hợp cho chuyến đi này, đừng có làm gì phật lòng người anh cả phương Bắc. Cho nên việc năm nay nhóm cầm đầu CSVN không dám cử quan sát viên tới dự cuộc tập trận “Hổ mang vàng“ là thái độ tất yếu, nhưng nó là một tín hiệu về sự cúi đầu thêm. Tiếp đến chuyện phải để Nguyễn Chí Vịnh đính chính và phân trần công khai với Bắc kinh về việc báo chí quốc tế đưa tin khác trước đó lại càng chứng tỏ mức độ cúi đầu càng nhiều hơn nữa!

Từ đó, người ta hiểu được tại sao thái độ của tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ việc tuyên bố tình hình biển Đông “không có gì mới“ , tới việc coi như không có ngày 17.2.1979 là hệ luận tất yếu, mặc cho những mồ mả của bộ đội và nhân dân đã bị hi sinh và giết hại phải chịu cảnh hương khói vắng tanh. Đối với những người chỉ biết đội quyền-tiền thì việc cúi đầu trước phương Bắc lại là một vinh hạnh!

Âu Dương Thệ
gửi Dân Làm Báo

Thưa Mẹ! Trái Tim

Posted by truongthondlb1


Mai Thanh Hải - Chúng con đã lớn, không còn cái thuở chai tay với những sảo đất đào giao thông hào, dùng K44-CKC ngăn bước quân xâm lược. Bài học quân sự đầu đời của thủa sinh viên đã là AK47 và đến nay, đã là bàn phím – tác chiến điện tử. Chúng con sẽ không để những người trẻ như anh con phải ngã xuống uất ức như 32 năm trước nữa – Nói như vậy, mẹ có yên lòng và nguôi ngoai cho chúng con yên lòng không nhỉ?

Thưa Mẹ! Con còn Trái tim!

Sáng nay, con biết là mẹ dậy sớm và đi chợ sớm, để mua hoa cúc, bánh khúc và 1 con gà, về cặm cụi nấu nướng, làm mâm cơm cúng cho anh của con. Năm nay, mùa rươi của vùng đất có nước lợ quê mình đã hết mùa rươi sớm, mẹ tìm xem còn có cá ngần, để kho với tương, chêm thêm vào mâm cơm cúng cho anh con nhé!

Vùng cửa biển quê mình, có gì đâu ngoài con cá – con tôm bình dị, nhưng đã nuôi chúng con lớn lên từng ngày, để thành những thằng con trai miền biển, ăn sóng nói gió, yêu ghét phân minh rõ ràng và tạo thành dấu ấn của những đứa con miền biên ải.

Con nhớ! Trước khi anh con vào bộ đội, mỗi buổi chiều, anh thường đưa con ra trạm bơm đầu làng, cởi hết quần áo lao xuống dòng nước đỏ ngầu, sủi bọt đưa vào từ sông Văn Úc và anh hét lên “Đi học Đại học Bách Khoa, anh sẽ đưa em lên Hà Nội, thăm Lăng Bác, ăn kem Bờ Hồ”. Anh dạy con tập bơi, dạy con khoát nước vượt sóng để khỏi bị chìm với lý do rất đơn giản: “Đạp lên mà sống. Sống cho đàng hoàng, không lụy vào ai” và buông tay để con có khi uống no nước, chìm xuống rồi lại vẫy vùng ngoi lên, vẫy vùng tồn tại sống.

Anh con không vào Đại học, anh cũng chẳng đưa con lên Hà Nội thăm Lăng Bác, ăn kem Bờ Hồ và đi chơi công viên Thủ Lệ được, bởi anh của con đã tình nguyện vào bộ đội, lên biên giới Vị Xuyên giữ đất quê mình. Ký ức của con vẫn nhớ hình ảnh mẹ khóc đến khan cả tiếng khi anh chụp mũ cứng, bước chân lên chiếc xe Hải Âu hòa vào những bạn bè, anh em đồng trang lứa, ai cũng trẻ trung, tươi rói, thẳng tay – khua mũ vẫy chào người thân và thẳng tiến Hà Bắc huấn luyện cấp tốc, tăng cường cho mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang.

Những ngày anh xa nhà, đêm nào mẹ cũng khóc. Mẹ khóc và em cũng khóc. Giá như ở nhà, anh sẽ bế em ra đầu làng để… dọa ma khiến em thin thít, vùi đầu vào ngực anh, ngủ ngon lành trước khi về nằm bên mẹ. Nhưng anh đi xa, mẹ bảo “anh sẽ về khi con ngoan” khiến em càng ngoan, càng mong và nhớ anh về với em, để dọa ma, để nạt nộ và để em có anh, để được lũn cũn đi bên anh bắt cào cào, châu chấu, vớt rươi, vợt cá ngần.

Tuổi thơ của em đằng đẵng gần 10 năm đằng đẵng nhớ anh. Hồi ấy, khu nhà mình nằm ven Quốc lộ 10 thành điểm trung chuyển cho những đoàn quân ngược lên biên giới. Nhớ anh, em và những đứa bạn đã rộp tay khênh những sảo đất, giúp thầy cô đào những đường hào hình con rắn, vòng vèo trong sân trường, trên núi Voi để làm công sự giữ đất quê hương; thương anh, mỗi buổi chiều em ra đứng ngoài đường quốc lộ 10, vẫy tay – ríu chân chạy theo những đoàn xe vận tải chở những người lính trạc tuổi anh, bơ phờ ngủ gà gật trên những thùng xe Gat, Zin, khoác AK 47 lên vùng chiến sự Móng Cái, Bình Liêu…; đợi anh, em và mẹ ngắt từng nụ vối, châm rơm nấu nước và cùng những cô bác trong làng mang ra đường, đợi những hàng quân qua, rót nước nguôi khát, níu tay nhìn mẹ khóc – những giọt nước mắt ghìm lại, dành cho anh đang lăn lộn trên điểm cao Vị Xuyên, Hà Tuyên.

10 tuổi và đến 16 tuổi – em là thằng học sinh, học rất chăm và sống rất ngoan để anh yên lòng viết vài dòng cho mẹ từ trên chốt. Mỗi đêm, em thay anh (như anh đã dặn) thắp ngọn đèn dầu hỏa, bi bô đọc từng trang sách trong ánh đèn dầu vàng ệch để mẹ yên lòng nằm ngủ; mỗi khi bão gió đổ bộ vào vùng đất ven biển quê mình, em cũng lon ton ra chặt cây chuối, níu dây thừng chằng buộc cho căn nhà mình khỏi bị tốc mái, rách tường…

Tất cả, để giữ anh và thương mẹ

Thế nhưng, trong tâm trí của con bây giờ vẫn không thể quên được, mãi mãi không thể quên cái buổi chiều, có những người lạ đến nhà mình, dìu mẹ đang khóc nức nở vào ghế và tất cả đều rưng rưng nước mắt, lõm bõm nói anh con đã hy sinh. Hồi đó, con không biết hy sinh là gì, nhưng con rất biết, mọi người dúi vào tay mẹ chiếc ba lô sờn rách, trong đó có quần áo của anh, tầm hình anh chụp với con ở hiệu ảnh thị trấn trước khi vào bộ đội… thì con biết là anh đã chết, không bao giờ quay về để đưa con đi Bờ Hồ, đến Thủ Lệ, thăm Lăng Bác nữa.

Hôm đó, mẹ đã ngất lịm và con cũng đã khóc đến khan cả giọng trước tấm hình anh con, trẻ trung trong khung hình hạ sĩ trên ve áo, đội mũ mềm đính sao vàng và… điệu đàng với quân phục xuân hè, nhấp nhô ba lô – lá ngụy trang sau lưng. Con nhớ anh, mẹ ạ!..

Vùng đất Hải Phòng – Quảng Ninh – Thái Bình (và bao vùng đất khác trên dải đất hình chữ S) những năm 1979-1990 đã có bao nhiêu bà mẹ như mẹ, bao nhiêu người em như con (điều ấy, khi đã tốt nghiệp Đại học con mới biết), đến bây giờ con vẫn không biết được. Thế nhưng, có một điều mà con và vợ của con, những đứa con của con vẫn trung trinh, không bao giờ quên nổi là chúng con có được cuộc sống như bây giờ, là có xương máu của chính anh của con, của những đồng đội anh của con và bao nhiêu người khác, đã ngã xuống vì đất nước của mẹ, của anh con, của con và của con cháu bao đời sau chúng con.

Khi đã lớn lên và đã trưởng thành, chuyến công tác đầu tiên của con là lên với vùng địa đầu biên giới Hà Giang, lọ mọ đến các nghĩa trang liệt sĩ, tìm lại tên anh con trên những tấm bia quét vôi trắng, gắn ngôi sao vàng tỏa sáng. Tìm mãi, nhưng con không thấy tên anh con. Con đã khóc và mẹ cũng đã khóc. Khóc đến tận cùng, hết nước mắt và khóc để không còn gì để mà khóc nữa bởi nắm tay của anh, không về được với vùng đất bồi bãi duyên hải quê mình.

Con đã lớn, đã có gia đình. Mỗi tháng, con đưa vợ hiền và những đứa con xinh xẻo về quê mình, để vợ con quây quần bên mẹ, cho mẹ nguôi đi những nỗi nhớ về anh.

Con đã trưởng thành, đã sống không hèn như anh đã nhắc. Mỗi chuyến đi, con đều tìm đến những nghĩa trang, thắp nén hương thơm, hoài niệm về những người nằm xuống.

Con đã thành người, đã biết phải – trái phân minh và biết giá trị của những ngày con đã sống, đang sống và có thể, còn sẽ sống. Nhưng không bao giờ, con có thể quên anh con, cũng như quên một thời gian khổ của đất nước này -Đất nước mà chúng con đang sống!

Chúng con đã lớn, không còn cái thủa chai tay với những sảo đất đào giao thông hào, dùng K44-CKC ngăn bước quân xâm lược. Bài học quân sự đầu đời của thủa sinh viên đã là AK47 và đến nay, đã là bàn phím – tác chiến điện tử. Chúng con sẽ không để những người trẻ như anh con phải ngã xuống uất ức như 32 năm trước nữa – Nói như vậy, mẹ có yên lòng và nguôi ngoai cho chúng con yên lòng không nhỉ?

Thưa Mẹ! Con còn Trái tim!

(Viết tặng mẹ tôi, đúng ngày 17-2-2011)

Mai Thanh Hải

Nhật ký ngày 17-2 và Nghĩa trang Liệt sĩ Hoàng Đồng – Lạng Sơn

Posted by truongthondlb1


Người Buôn Gió – Tôi ứa nước mắt khi chắp tay vái các bác, các chú, các anh đã nằm xuống. Vì yên bình của ngày hôm nay với Trung Quốc. Xin các vị hãy hy sinh thêm lần nữa trong sự lãng quên…

Ngồi uống nước ở thành phố Lạng Sơn trong khi chờ đợi phòng TBXH đến giờ làm việc. Tôi xem lại những tấm hình chụp trong máy. Ồ thật bất ngờ. Có một tấm ảnh ngôi mộ có hoa và địa chỉ rõ ràng. Lần theo địa chỉ trên tấm bia tôi đến số nhà 74 Trần Hưng Đạo- Lạng Sơn. Lòng thầm khấn. Chú ơi có thiêng thì giúp cháu cho nhà mình vẫn ở đó nhé.



Đã 30 năm trôi qua, sau sự tàn bạo muốn san bằng, phá hủy Lạng Sơn của quân xâm lược Trung Quốc. Có bao gia đình đã ly tán. Rời chỗ ở đi nơi khác. Thật may mắn như lời khấn. Tôi gặp vợ liệt sĩ Nguyễn Ngọc Linh. Một bà già có mái tóc đã bạc phơ. Nghe thấy tôi nói là muốn tìm gặp gia đình có thân nhân đã hy sinh trong ngày 17-2 -2009 chỉ để mong muốn được thắp nén hương trên bàn thờ để tỏ lòng kính nhớ. Bà Lan không ngạc nhiên như cô con dâu. Bởi bà đã từng qua những năm tháng mà con người ta có thể sống vì những thứ tình cảm chả ra đâu như thế. Bà vồn vã mời tôi vào nhà khi nghe lý do.



Cô con dâu pha chà, gọt táo. Qua thái độ của bà Lan, cô nhận thấy tôi đang đánh thức những kỷ niệm trân trọng nhất của mẹ chồng. Cô hỏi tôi ăn gì chưa, nếu tôi muốn ăn bất kỳ món gì có ở thành phố này có lẽ cô cũng đáp ứng ngay. Người xứ Lạng thường vẫn nhiệt tình với khách phương xa như vậy. Pha nước xong cô ngồi bên cạnh bà Lan lắng nghe câu chuyện bà kể.

Có những người lạ mà bỗng nhiên họ coi ta như người thân, như khách quý cho dù ta chẳng làm gì. Chỉ đến để họ kể cho ta câu chuyện mà họ đã trải qua. Lúc ấy thời gian, địa vị, tiền bạc đều vô nghĩa. Chỉ có người kể và người nghe và ký ức thời đã qua mới quan trọng và thiêng liêng nhất. Các con của bà Lan đều giàu có , thành đạt, địa vị. Nhưng giống nhau họ đều kính trọng không gian xung quanh tôi và bà. Họ còn nhìn tôi với ánh mắt quý mến.

Cùng là bộ đội biên phòng, hai ông bà lấy nhau đến khi ông mất là 13 năm.



Ảnh ngày cưới, mặc quân phục vì đơn vị tổ chức.

Chiều ngày 16-2 -1979 ông mới rời nhà đi lên cửa khẩu Hữu Nghị Quan, là chính trị viên của đồn biên phòng. Đại úy Nguyễn Văn Linh không hề biết đây là lần chia ly vĩnh viễn với người vợ và 4 đứa con. Cùng với ngôi nhà cấp 4 ông vừa xây xong, chưa lắp cửa.

Sáng sau khi đạn pháo trút mù mịt góc trời, bà Lan từ cơ quan chạy về nhà. Gửi 4 đứa con cho nhà hàng xóm nhờ cho chúng đi theo chạy nạn. Đứa lớn nhất 12, đứa bé mới 4 tuổi. Bà chạy đi nghe tin chồng. Có người y sĩ gặp bà nói ông đồn trưởng bị thương đang nằm bệnh viện. Bà chạy đến thấy đồn trường Hoàng Công Muôi bê bết máu, thấy bà ông Muối nói.

- Anh nhà chạy được ra ngoài, lúc đấy em thấy anh đang xua dân chạy. Chắc anh chạy thoát cùng đám dân rồi.

Đấy là lần thứ nhất bà nghe tin về chồng mình. Bà Lan về nhà thu xếp ít đồ đạc, tưởng hàng xóm đã cho con mình đi nhờ. Nào ngờ 4 đứa vẫn lít nhít trong nhà. 5 mẹ con gồng gánh ít đồ cần thiết, dắt díu nhau chạy xuống cây số 9 ở nhờ nhà dân mấy ngày. Chiến tranh càng ác liệt, quân thù lồng lộn, hung bao tràn vào đất nước sâu hơn. Bà và các con phải chạy xuống Đồng Mỏ ở . Vừa lo cho các con cái ăn, vừa lang thang đi ngóng tin chồng.

Khi trở về thị xã Lạng Sơn, bà đi khắp nơi để tìm tin tức của chồng. Người ta xác nhận ông đã hy sinh. Nhưng 3 tháng sau người ta đến nhà bà đòi tiền lương của chồng bà, bắt bà phải trả đủ 3 tháng lương của ông mà bà đã nhận. Họ nói rằng.

- Có tin rằng chồng bà vẫn sống, ở bên Trung Quốc.

Người ta không cần biết bà sống vất vả thế nào để nuôi 4 đứa con. Bà lấy đâu tiền mà trả lại khi ngày chủ nhật nghỉ làm còn phải dẫn hai đứa con lớn lên rừng hái củi về bán cho người ta. Đã thế có người bị bắt được trả về còn nói như thật.

- Tôi thấy anh ấy bị giam ở khu sĩ quan, hàng chiều còn thấy anh ý đánh bóng chuyền.

Các chế độ của người chồng bị cắt hết. Cùng với khó khăn cuộc sống là nỗi dằn vặt về tinh thần đổ lên bà và 4 đứa trẻ thơ. Không chịu được nữa, bà dẫn con lên sư đoàn gặp Dũng Tiến người phụ trách chính sách. Dũng Tiến nói trường hợp của ông không rõ ràng cho nên không làm chính sách được. Bà ai oán gào lên giữa sân sư đoàn bộ. Chính ủy sư đoàn Lê Lan đi ra, bà bám ông nói

- Nếu không lo cho bà, thì bà không sao nuôi nổi các con. Bà để chúng ở đây cho sư đoàn nuôi.

Chính ủy Lê Lan cười, mắng bà là ghê gớm. Sau đó ông bảo Dũng Tiến làm chính sách cho ông.

Hai mươi năm sau, khi các con bà đã trưởng thành. Người làm công an, người viện kiểm sát, người lại là sĩ quan của đồn biên phòng cửa khẩu Hữu Nghị Quan. Gia đình mới có điều kiện, kinh tế tổ chức đi tìm thi hài của ông.

Trong những người dân tránh nạn năm đó, có người kể lại ông đi sau cùng, mồm luôn hối thúc mọi người chạy. Đến đoạn đó thì không thấy ông nữa. Gia đình sau bao nhiêu năm đi đào khắp cả vùng, chỗ người ta lần cuối thấy ông. Người bảo ở gốc cây kia, người bảo mỏm đá. Cuối cùng trong một bụi cây gai mọc kín mín, khi phát quang và đào qua lớp đất mỏng. Trên bộ hài cốt còn lẫn những chiếc khuya áo. Hai trong số chiếc khuy có màu khác. Bà gào lên tiếng.

- Ông ơi !.



Bà Lan xem lại những giấy tờ của chồng. Bằng khen huân chương và cả đơn bà khiếu nại về việc chồng bà không được xét vào diện chính sách.



Ban thờ ông vừa qua ngày giỗ. Đến đây tôi mới chợt nhớ rằng, người Việt nam mình giỗ theo phong tục lấy ngày âm. Hôm đó là 21-1 âm lịch.



Huân chương chiến công của một vị anh hùng đã ngã xuống vì tổ quốc bởi đạn pháo của quân xâm lược Bắc Kinh. Trong lúc ông đang lo lắng cho dân. Người ngã xuống này đã có lúc bị đồn là tù binh của giặc.

Những người tôi đã gặp, từ sĩ quan đến lính trơn, đến thân nhân liệt sĩ. Mọi người đều nghĩ rằng. Thôi chiến tranh đã qua, Trung Quốc là nước lớn ở cạnh ta. Giữ gìn hòa khí, nhân nhượng nó để sống hòa bình là cái quý. Không nên gợi làm làm gì nó lại căng thẳng.

Tôi ứa nước mắt khi chắp tay vái các bác, các chú, các anh đã nằm xuống. Vì yên bình của ngày hôm nay với Trung Quốc. Xin các vị hãy hy sinh thêm lần nữa trong sự lãng quên.



Và dưới đây là những gì mà hiện tại đang quan tâm nghĩ đến.



*

Nghĩa trang liệt sĩ Hoàng Đồng – Lạng Sơn

Tọa lạc trên ngọn đồi cao của xã Hoàng Đồng – Lạng Sơn. Chiếc bia tưởng niệm các liệt sĩ có đề ” tổ quốc ghi công” lừng lững . Người đi trên đường quốc lộ cũng dễ nhận thấy. Ngày 17- 2. Dưới chân nghĩa trang, đang là ngày hội của xã Hoàng Đồng. Người dân dập dìu đi lễ hội. Ngay trước cổng nghĩa trang, người ta căng dây làm bãi trông xe. Khi tôi gửi xe máy, người trông xe nói:

- 10 nghìn một xe anh ạ, hôm nay ngày hội.

Tôi nhìn xem lối nào vào nghĩa trang, quay lại nói với anh ta bằng cái giọng lạnh lùng nhất mà tôi có thể.

- Tôi đi vào nghĩa trang thắp hương, tôi trả anh 10 nghìn. Trông đồ luôn cho tôi.

Anh ta có vẻ bối rối, ân hận. Để bù lại anh ta ríu rít:

- Vâng , em xách đồ của anh ra bàn em để, anh yên tâm. Anh đi cái lối nhỏ kia vào nghĩa trang kìa.

Nghĩa trang vắng lặng, không bóng người. Các anh nằm im lìm trong ánh nắng, trên ngọn đồi quê hương. Từng hàng, từng dãy trải dài mênh mông. Như hàng quân đang đứng chào cờ tổ quốc vào sáng thứ hai. Ngay ngắn và nghiêm trang. Những tấm bia trong nhà tưởng niệm ghi tên các liệt sĩ đã hy sinh. Có người ghi hy sinh chống Mỹ, có người ghi hy sinh chống Pháp. Rất nhiều vị liệt sĩ chỉ ghi hy sinh với lý do ”bảo vệ tổ quốc” đó là những liệt sĩ hy sinh từ năm 1979 đến năm 1988. Tất nhiên các anh nằm xuống trong cuộc chiến đấu với bọn xâm lược Trung Quốc, để bảo vệ biên cương và tính mạng của những người dân Việt Nam. Nhưng đứng trước hàng bia tưởng niệm này. Tôi hỏi: Đã bao năm qua chúng ta không hề nhắc gì đến cuộc chiến bảo vệ tổ quốc này, trên bia mộ của những người anh hùng đã ngã xuống cũng không hề ghi họ ngã xuống khi chiến đấu chống ai. Liệu thế hệ về sau này, các em, các cháu có đi thăm nghĩa trang có biết vì sao họ đã ngã xuống như vậy. Bảo vệ biên giới ư? bảo vệ trước bọn thổ phỉ, bọn thế lực người Việt phản động như Hoàng Cơ Minh. Họ hy sinh trong lúc thế nào ? Đang đi tuần tra ngã xuống vực, bị đá lở, lốc xoáy hay bị lợn nòi húc chết. Đôi khi người ta có thể lờ đi lịch sử để phục vụ lợi ích hiện tại. Những người đã chấp nhận hy sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ tổ quốc, chắc họ chẳng hẹp hòi gì khi hy sinh thêm cả cái lý do cao cả mà họ đã ngã xuống. Dẫu biết các anh không cần đến thứ vinh quang đó, nhưng những người còn sống. Chúng ta đã nợ các anh quá nhiều, lẽ nào chúng ta dùng lãng quên để lấy của các anh, những người lính đã hy sinh cả cái chính nghĩa mà vì nó các anh đã quên cả thân mình. Đây là những người lính ngã xuống trong ngày đầu đánh chặn bọn xâm lược Trung Quốc đã tràn sang biên giới Việt Nam. Các anh đến biên cương từ mọi miền đất nước. Các anh nằm lại nơi đây. Gia đình các anh vì xa xôi nên mộ của các anh thảng chỉ có nén hương của thân nhân gia đình liệt sĩ khác. Một nhà báo Nhật trong khi làm nhiệm vụ đã bị đạn pháo của Trung Quốc. Có rất nhiều nấm mộ ghi – Liệt Sĩ chưa rõ tên.

Tôi rời nghĩa trang đến ủy ban xã Hoàng Đồng. Trong phòng Xã Hội – Chính Sách khoảng 8-9 người đang nâng cốc hò zô zô. Tôi hỏi mấy lần họ không nghe thấy. Lát sau có người ra hỏi tôi cần gì. Tôi nói:

- Tôi muốn gặp người phụ trách sổ sách về các liệt sĩ đã hy sinh.

Người đó hất hàm bảo:

- Hôm nay phòng Chính sách đi vắng, mai anh đến đây. Tôi quay đi, bỗng trong đám đông ấy có người chạy theo tôi. Anh ta kém tôi khoảng vài tuổi, hỏi lý do tôi tìm làm gì. Tôi trả lời:

- Tôi muốn tìm địa chỉ của người thân những liệt sĩ đã hy sinh vào ngày 17-2-1979 để thắp hương chia buồn với gia đình họ. Anh cán bộ trả lời với vẻ tôn trọng và ân cần.

- Em không phụ trách việc này, bây giờ anh xuống thành phố, tìm phòng Thương Binh – Xã Hội ở đó họ có đầy đủ hơn. Anh xuống chắc cũng trưa họ nghỉ rồi, hay anh vào đây làm chén rượu, ăn cơm với bọn em. Lát nữa xuống đó.

Vẻ tử tế của anh khiến tôi ngừng cái ý nghĩ bật cái máy camera nhỏ xíu quay đám nhân viên nhà nước đang ăn nhậu ầm ĩ trong trụ sở. Tôi hỏi.

- Hôm nay ngày gì mà tưng bừng thế em ? Cậu ta cười ngượng ngịu.

- Hôm nay ở xã em là ngày hội , bọn em liên hoan tí chút ý mà.

Tôi đi xuống thành phố Lạng Sơn với ý định tìm một nhà ai có người thân đã ngã xuống vào ngày 17-2-1079. Khi tôi viết đến dòng này ở nhà tôi, bên cạnh trong chiếc ti vi. Phát thanh viên truyền hình đang đọc bản tin về kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sẽ có diễu binh, diễu hành và nhiều nghi lễ trọng thể.

Người Buôn Gió

"Giá một kWh điện của Việt Nam rẻ hơn cốc nước chè'

Cục trưởng Cục điều tiết Điện lực Phạm Mạnh Thắng khẳng định, phương án tăng giá điện năm 2011 dựa trên cơ sở biến động giá nguyên liệu đầu vào. Mức tăng này đã tính đến lạm phát và đối tượng sử dụng điện.
>Giá điện có thể tăng 18%

- Việc điều chỉnh tỷ giá mới đây cùng với việc nhiều mặt hàng quan trọng, trong đó có điện dự kiến sẽ tăng giá đang gây sức ép lên lạm phát. Xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này?


Cục trưởng Phạm Mạnh Thắng. Ảnh: Hoàng Lan.
- Quyết định 21 của Chính phủ đã quy định rõ hằng năm phải điều chỉnh giá điện. Theo Luật, đáng lẽ phải tăng giá điện từ đầu năm nhưng Chính phủ đã cân nhắc thời điểm và mức độ tăng giá điện để làm sao gây tác động ít nhất đến sản xuất của người dân nói riêng cũng như các vấn đề kinh tế xã hội nói chung.

Bộ Công Thương chỉ là cơ quan trình phương án để các tác động trên là nhỏ nhất. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ thẩm định. Trên cơ sở ý kiến của các Bộ, Thủ tướng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Thời điểm tăng giá điện và mức tăng bao nhiêu thuộc quyền quyết định của Chính phủ.

- Khi đưa ra các phương án tăng giá điện, Bộ Công Thương đã tính toán như thế nào đến việc tăng giá than và khí, thưa ông?

- Giá than và khí sẽ được tăng giá theo thị trường nhưng lộ trình tăng bao nhiêu và thời điểm nào thì chưa có. Xác định giá than và khí theo thị trường thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính. Than và khí là đầu vào của điện. Nếu đầu vào tăng mà đầu ra không tăng thì ngành ngành điện sẽ chết. Tôi cho rằng, nguyên tắc cơ bản là đầu vào tăng thì đầu ra cũng phải tăng. Sự tăng giá phải đồng bộ theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định giá than, khí, dầu tăng thì giá điện phải tăng theo, nếu không ngành điện sẽ lỗ.

- Nếu phương án tăng giá 18% của Bộ Công Thương được chấp thuận thì mức độ ảnh hưởng sẽ thế nào đối với nền kinh tế thưa ông?

- Phương án tăng giá điện bao nhiêu phần trăm hiện Bộ Công Thương chưa được phép công bố. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, tất cả các phương án đưa ra đều phải được tính toán và đánh giá đến tác động tới lạm phát cũng như từng đối tượng sử dụng điện như sản xuất, hộ sinh hoạt.

- Thưa ông, nếu phương án tăng giá điện của Bộ Công Thương được phê duyệt thì giá điện của Việt Nam sẽ như thế nào so với các nước trong khu vực?

- Hiện giá điện năm 2010 của Việt Nam là 1.058-1.060 đồng mỗi kWh. Nếu theo tỷ giá đầu năm 2010 thì bằng 5,3 cent mỗi kWh. Nhưng theo tỷ giá mới từ 11/2 thì giá điện hiện chỉ còn khoảng hơn 4 cent. Từ đầu năm 2010, giá điện của Việt Nam đã thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Nước bạn Lào thấp thứ nhì cũng đã lên tới 5,8 cent mỗi kWh. Chúng ta phải chạy điện bằng dầu, bằng khí, bằng than với giá rất đắt. Rõ ràng ở đây có những điều không hợp lý và chưa phản ánh được vấn đề đầu ra. Chính phủ đang có lộ trình để điều chỉnh lại để giá điện phản ánh đúng chi phí đầu vào.

Tuy nhiên cũng phải nói rằng, giá điện cao hay thấp phụ thuộc vào cơ cấu nguồn phát, năng lượng cũng như cơ cấu chi phí của từng nước. Mỗi nước khác nhau nên cũng khó để so sánh. Nhưng tôi đưa ra một ví dụ thế này để các bạn tự nhận định. Một kWh điện của Việt Nam chưa đến 1.100 đồng, trong khi một cốc nước chè là 2.000 đồng. Để sản xuất được 1kWh điện của nhà máy Thủy điện Hòa Bình là mất 5 m3 nước, còn nhà máy thủy điện Thác Bà mất 10 m3 nước. Mỗi kWh điện có thể chạy cho một chiếc điều hòa làm mát cho căn phòng trong vòng 1 tiếng. Từ đó chúng ta có thể thấy giá điện là rẻ hay đắt.

- Nếu giá điện tăng thì tình hình cung ứng điện có khả quan hơn không?

- Giá điện không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết việc cung cấp điện. Nó chỉ là một trong những yếu tố giúp giải quyết chuyện cung ứng điện mà thôi. Nếu giá điện thấp sẽ không thu hút nhà đầu tư và về lâu dài, chúng ta sẽ không có đủ điện. Ngược lại, giá điện tốt sẽ khuyến khích được nhà đầu tư. Nhưng tôi cho rằng, vấn đề này không giải quyết được ngày một ngày hai. Muốn 5 năm nữa có điện đầy đủ thì bây giờ phải thu hút được nhiều nhà đầu tư. Nếu không, tôi e rằng, 5 năm nữa chúng ra sẽ thiếu điện. Và tôi chắc chắn rằng, nếu giá điện tăng, người sử dụng sẽ phải tiết kiệm hơn.

Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng bộ Công Thương cho biết, chiều nay Thường trực Chính phủ sẽ họp và đưa ra quyết định cuối cùng về phương án tăng giá điện năm 2011. Bộ Công Thương sẽ công bố chính thức các quyết định của Chính phủ trong tuần tới.

Trước đó, một nguồn tin có thẩm quyền của Liên bộ Tài chính - Công Thương khẳng định với VnExpress.net, Bộ Công Thương - đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng đề án chính thức để lấy ý kiến các bộ ngành, cơ quan này cũng đề xuất 3 phương án tính giá điện năm 2011, với mức tăng 26,3 %, 18,03% và 30,3 %. Trong 3 phương án đưa ra, Liên bộ Tài chính - Công Thương thiên về phương án tăng 18% - mức thấp nhất

Hoàng Lan

Trung Quốc: Hết thời "thiên đường" nhân công giá thấp?

Tác giả: NGUYỄN TUYẾN (THEO FINANCIAL TIMES)
Chính quyền Trung Quốc ở nhiều tỉnh thành lớn lại đồng loạt tăng lương tối thiểu. Liệu làn sóng mới này có dẫn tới một làn sóng chuyển sản xuất ra ngoài Trung Quốc, tạo cơ hội cho những nước láng giềng như Việt Nam?

Hàn Chính, thị trưởng thành phố Thượng Hải vừa mang đến một sự ngạc nhiên dễ chịu đến cho người lao động trong thành phố: mức lương tối thiểu của họ sẽ tăng hơn 10% trong tháng Tư.

Không ai sẽ trở nên giàu có với mức lương mới lên tới khoảng 1.232 nhân dân tệ (187 USD) một tháng. Nhưng tuyên bố của ông Hàn là một phần trong xu hướng đang lên tại quốc gia tỉ dân. Các quan chức Trung Quốc đang tìm cách ngăn chặn việc lặp lại những vụ nổi loạn như năm ngoái, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát dai dẳng và gia tăng có thể gây ra thêm bức xúc đòi tăng lương của nhân công.

Không còn là thiên đường nhân công rẻ...

Trước tình trạng nổ ra vô số những cuộc tranh cãi về tiền lương từ giữa tháng 5 và tháng 8, những người sử dụng lao động đã phải đối mặt với một số cuộc đình công, ví dụ công ty con của Honda và một số nhà cung cấp Nhật Bản đặt tại Trung Quốc như Omron.

Kết quả là một làn sóng tăng lương, đáng chú ý là mức tăng 30% tại Foxconn, nhà sản xuất sản phẩm điện tử iPad cho Apple của Đài Loan, sau một loạt các vụ tự sát thu hút sự chú ý tới điều kiện làm việc của nhân công.

Không chỉ riêng Thượng Hải hành động sớm để ngăn chặn sự bất ổn thêm trong năm nay. Chính quyền thành phố Bắc Kinh cũng tăng mức lương tối thiểu 21% vào tháng Một và Quảng Đông, một tỉnh phía nam cũng đang xem xét việc tăng lương.

Việc Trung Quốc đồng loạt tăng lượng có thể khơi mào lại những tranh luận về việc liệu điều đó có thúc đẩy các công ty chuyển đổi sản xuất sang các khu vực khác ở Châu Á hay không? Rất nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh nghĩ rằng họ có thể làm như vậy.



Matt Rubel, giám đốc điều hành của Collective Brands, tập đoàn sản xuất giày dép Mỹ sở hữu chuỗi cửa hàng giày dép Payless, đang chuyển một phần sản xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ, nền kinh tế lớn nhất khu vực Nam Á.

Ông Rubel nói: "Trung Quốc từng là thiên đường gia công với chất lượng và giá thấp... nhưng thiên đường không bao giờ vĩnh cửu".

Harry Lee, giám đốc điều hành của Tal Apparel, một nhà sản xuất may mặc Hong Kong cũng có quan điểm tương tự.

"5 năm trước, nếu bạn hỏi tôi nơi nào tốt nhất để lập một nhà máy thì trước tiên là Trung Quốc, thứ hai là Trung Quốc và thứ ba cũng là Trung Quốc. Nhưng mọi chuyện ngày nay đã khác rồi".

... nhưng sẽ vẫn là công xưởng của thế giới?

Tuy nhiên, cũng có sự hoài nghi đáng kể về những tác động lâu dài của Trung Quốc với vai trò là trung tâm sản xuất của Châu Á.

Chi phí lao động gia tăng tại Trung Quốc không phải là một hiện tượng mới. Các nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy rằng tiền lương tại Trung Quốc đã tăng nhanh hơn các nước Châu Á còn lại ít nhất một thập kỷ.

Theo ILO, công nhân Trung Quốc được tăng lương thực tế trung bình 12,6% / năm từ năm 2000 đến 2009 so với 1,5% tại Indonesia và không tăng tại Thái Lan.

Ở mức khoảng 400 USD một tháng, công nhân Trung Quốc đang có mức lương cao hơn gấp 3 lần so với công nhân tại Indonesia, và 5 lần tại Việt Nam mặc dù vẫn được coi là rẻ hơn so với tại Đài Loan và Malaysia.

Tuy nhiên, tính toán đơn giản đó lại không tính đến những thay đổi trong năng suất tương ứng. Stephen Roach, chủ tịch của Morgan Stanley Asia cho biết các dữ liệu của ngân hàng thế giới cho thấy rằng tăng trưởng năng suất lao động trong sản xuất tại Trung Quốc từ dao động từ 10 đến 15% /năm kể từ năm 1990.

Mức tăng trưởng trung bình gần bằng mức tăng lương thực tế hàng năm trong thập kỷ qua cho thấy chi phí lao động thực ra tăng rất ít.

Accenture, một công ty tư vấn quản lý toàn cầu kết luận trong một báo cáo công bố hôm thứ Hai rằng tăng lương tối thiểu 30% sẽ chỉ giảm lợi nhuận từ 1 đến 5% đối với những công ty có cơ sở sản xuất lớn đặt tại Trung Quốc.

Đáng chú ý là phần lớn những thảo luận về việc chuyển sản xuất liên quan tới các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nhưng lợi nhuận thấp như sản xuất giày da và may mặc tới Việt Nam, Bangladesh, Camphuchia.

Tuy nhiên lại có rất ít thảo luận liên quan tới việc di chuyển các ngành sản xuất phức tạp hơn như chip silicon và màn hình phẳng mà lao động chỉ chiếm khoảng 2-3% chi phí.

Thực tế, Intel, nhà sản xuất chip Mỹ gần đây đã mở một nhà máy trị giá 1 tỷ USD tại Việt Nam. Hon Hai và Compal, các nhà sản xuất thiết bị Đài Loan cũng thành lập các nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, các chuyên gia về sản xuất nghi ngờ việc các công ty công nghệ cao dự định bỏ rơi Trung Quốc. Nguyên nhân là nhiều trong số họ phụ thuộc vào các nhà cung cấp đặt nhà máy tại tổ hợp công nghệ rộng lớn miền Nam Trung Quốc, ngay sát cạnh các công ty vốn là khách hàng của họ.

Bhavtosh Vajpayee, người đứng đầu ban nghiên cứu công nghệ tại công ty đầu tư và môi giới CLSA, Hồng Kong nói: "Các công ty công nghệ cao này không thể chuyển đổi phẩn lớn sản xuất của họ đến các nước Châu Á, các nước này không có các kỹ năng và cơ sở hạ tầng cần thiết. Điều đó không thể thực hiện được".

Người Trung Quốc có hài lòng khi vượt Nhật?

Tác giả: THU HẰNG (THEO WSJ)
Những suy nghĩ dưới đây có thể sẽ khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ, khi chính những người dân Trung Quốc lại không hề cảm thấy thú vị việc GDP của nước này vượt qua Nhật Bản.

Thậm chí, một số người còn thấy tức giận, vì theo họ, để có được GDP mạnh như vậy, Trung Quốc đã tốn không ít "gạo tiền" vào hệ thống đường sắt cao tốc, công nghiệp sản xuất ôtô khiến nhiều đường phố trở nên chật cứng xe cộ và ô nhiễm mù trời.

Theo ông Lý Ngạn Hoằng, 42 tuổi, Giám đốc điều hành mạng tìm kiếm Baidu: "Từ khi cải cách mở cửa tới nay đã hơn 30 năm, trải qua sự nỗ lực không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ, kinh tế trung Quốc đã nhanh chóng trưởng thành, được cả thế giới chú ý".

Tuy nhiên, ông cho biết, có một sự thực không thể phủ nhận, Trung Quốc vẫn chưa có được một công ty có sức ảnh hưởng quốc tế thực sự, tương xứng với thực lực của nó. Đây rõ ràng là một hiện tượng bất bình thường.

Chỉ cần nói tới hãng máy tính IBM hay tập đoàn điện GE của Mỹ, hoặc hãng điện tử Sony, công ty ôtô Toyota của Nhật, hay Samsung, Hyundai của Hàn Quốc, người ta đã rất dễ hình dung ra những công ty này có sức ảnh hưởng toàn cầu như thế nào.

Anh nông dân Tôn Quyền, 40 tuổi, đến từ Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, thẳng thắn: "Tôi không rõ việc này, trước giờ chưa từng nghe nói đến. Ở đây, chúng tôi không có tivi, điện thoại. Bóng đèn và dây điện là những đồ điện duy nhất mà chúng tôi có. Chúng tôi không thấy tự hào. Là nông dân, chúng tôi không cảm nhận được sự phát triển kinh tế Trung Quốc mạnh cỡ nào".



Anh Quyền khẳng định, những năm gần đây, mức sống của nông dân đích thực đã được nâng lên, nhiều người bắt đầu xây dựng sửa chữa nhà cửa, hoặc cho con tiền đi học, nhưng mức sống của nông dân Trung Quốc không thể nào vượt Nhật Bản.

Nông dân hiện kiếm tiền nhiều hơn trước, nhưng vật giá lại quá cao, chi phí cũng nhiều hơn. Ngay nửa cân tỏi, gừng cũng mất tới 10 Nhân dân tệ (khoảng 30.000 đồng).

"Mười mấy năm trước, mỗi năm, tôi có thể kiếm được 7 - 8.000 Nhân dân tệ, nhưng tôi có thể tiết kiệm hơn một nửa. Hiện, tôi kiếm được gần 30.000 Nhân dân tệ mỗi năm, nhưng tiết kiệm không được 1/3", anh Quyền tâm sự.

Với Mạnh Chiêu Hải, 52 tuổi, đến từ Bắc Kinh, "tuy nói GDP vượt qua Nhật Bản, nhưng mức sống trung bình của người Trung Quốc còn kém xa Nhật Bản, huống hồ là so với Mỹ".

Theo ông này, sức ảnh hưởng của Trung Quốc chưa lớn đến thế. Đúng vậy, sức ảnh hưởng đã mạnh hơn, nhưng chỉ với khu vực xung quanh. Sức ảnh hưởng của Trung Quốc còn kém xa Mỹ, cho dù Trung Quốc muốn phát huy tác dụng lớn hơn trên thế giới, thì vẫn phải xem Mỹ quyết định như thế nào. Nếu Mỹ muốn, thì Trung Quốc mới phát huy vai trò được.

Ông Hải kể: "Mức sống của người Trung Quốc, nói chung đã cao hơn so với trước đây, nhưng đối với gia đình tôi thì không lớn, thì tăng trưởng thu nhập của tôi không theo kịp giá cả thị trưởng. Tiền lương của tôi trong 3 năm qua tăng khoảng 20%, nhưng giá cả leo tháng khiến tôi cảm thấy túng bấn".

Đến từ Chiết Giang, anh Tiêu Cương 27 tuổi, nhân viên quản lý công ty đầu tư, cho rằng, cùng với sự phát triển nhanh chóng, Trung Quốc cũng xuất hiện rất nhiều vấn đề, ví dụ giá nhà cao trở thành gánh nặng rất lớn đối với thế hệ trẻ. Vật giá cũng tăng kinh khủng, lương không theo kịp.

Còn theo bác Trịnh Mạo Hoa, viên chức đã nghỉ hưu ở Bắc Kinh, hiện nhiều địa phương dùng con số để báo cáo thành tích. "lịch sử "đại nhảy vọt" chẳng phải cũng là như vậy hay sao? Có thể có người cảm thấy thích thú đối với vấn đề này, nhưng tôi thì không", bác nói.

Ân Kiện Bình, đầu bếp một trường đại học, cho hay: "Tôi chẳng cảm thấy điều này có gì đáng phải kiêu ngạo. Người Mỹ có lý do để mà tự hào, tôi nghe nói dân số người ta có hai trăm triệu. Rất nhiều số liệu ở đất nước chúng tôi là giả, đều là làm ra để đưa cho người khác xem".

Còn anh Văn Lạc, giám đốc một công ty địa ốc tư nhân ở Bắc Kinh, thì: "Vì cái GDP này, Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền xây đường sắt cao tốc, mở rộng sản xuất ôtô, hiện tại là thủy lợi. Kết quả là thành phố của chúng tôi đâu cũng là xe cộ,... những điều này đương nhiên đều khiến chất lượng cuộc sống của chúng tôi bị giảm sút".

Không chỉ những người dân Trung Quốc ở trong nước mới có phản ứng "kỳ cục" như vậy. Các sinh viên Trung Quốc đang du học ở Nhật Bản cũng cho rằng, thang giá trị GDP vốn chẳng mang lại khoảnh khắc chiến thắng với Trung Quốc, cũng không hề tạo cảm giác giai đoạn tồi tệ đối với Nhật Bản.

“Cho dù Nhật Bản xuống vị trí số 3 và Trung Quốc vượt lên số 2, tôi vẫn cho rằng, GDP không phải là đích tới. GDP chỉ là một công cụ đánh giá mức độ phát triển kinh tế mà thôi”, Tạ Chí Hải, sinh viên 28 tuổi đang học trường Waseda ở Tokyo cho hay.

“Thước đo chuẩn mực”, theo anh Hải, “là liệu mọi người có cảm thấy cuộc sống dễ chịu hay không. Ở Nhật Bản, tôi có thể cảm nhận được điều đó”. Anh Hải khẳng định, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn chỉ bằng 1/10 của Nhật Bản.

Việc Trung Quốc đang tăng trưởng bùng nổ là không thể phủ nhận. Các thành phố ngày được mở rộng và hiện đại hóa, sức mạnh chính trị của Trung Quốc đang tăng lên rất nhanh, nhưng ngược lại nước này cũng đối mặt với vô số vấn đề phải lấp khoảng trống, như tình trạng đói nghèo ở nông thôn, nạn ô nhiễm môi trường, thiếu hạ tầng cơ sở ở nhiều vùng…

Lý An Minh, một sinh viên Trung Quốc đang học ở Tokyo cho hay, “tôi không nghĩ Nhật Bản đang suy yếu, mà chỉ đứng nguyên ở chỗ cũ, nên khi so với tốc độ tăng trưởng rất nhanh của Trung Quốc, người ta có cảm giác Nhật Bản đang lùi”.

“Nhưng Nhật Bản vẫn có nhiều điểm mạnh như công nghệ, và Trung Quốc không dễ san lấp khoảng trống này”, anh nói thêm.

Đó chính là lý do vì sao sinh viên Trung Quốc tiếp tục đổ xô sang Nhật Bản du học. Sinh viên Trung Quốc hiện chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các du học sinh nước ngoài ở Nhật Bản. Năm 2010, có hơn 86.000 sinh viên đến từ Trung Quốc, tăng 9% so với năm trước đó