Vietsciences-Trần Quang Hải
Phần I
Nhạc Mới hay là Tân Nhạc hay là Nhạc Cải Cách là một loại nhạc xuất hiện vào khoảng năm 1928. Ðó là một thể nhạc lấy nhạc ngữ Tây phương làm nền tảng (thang âm thất cung do-ré-mi-fa-sol-la-si-do, hòa âm phối khí, nhạc khí Tây phương vv...).
Lịch sử tân nhạc Việt Nam có thể chia thành năm giai đoạn:
Giai đoạn tượng hình (1928-1937)
Giai đoạn thành lập (1938-1945)
Giai đoạn kháng Pháp (1946-1954)
Giai đoạn đất nước chia đôi (1954-1975)
Giai đoạn di tản (từ 1975 trở đi)
Giai đoạn tượng hình (1928-1937)
Nói cho đúng thì sự phát xuất đầu tiên của âm nhạc cải cách khởi xướng từ loại nhạc đàn tài tử trong Nam với những nhạc phẩm mới của thầy ký Trần Quang Quờn khoảng trước thế chiến thứ nhứt (1914-1918)
Nghệ sĩ cải lương tiền phong Tư Chơi (tên thật là Huỳnh Thủ Trung) đã sáng tác một số bài hát ta theo điệu tây như "Tiếng nhạn trong sương", "Hòa duyên", đồng thời viết bài Việt cho một số bài Tây thịnh hành thời đó như "Marinella" (trong vở tuồng Phũ Phàng). Một số bản nhạc Pháp được dịch ra lời Việt như "Pouet Pouet " (trong tuồng Tiếng Nói Trái Tim), "Tango mystérieux " (trong tuồng Ðóa Hoa Rừng), "La Madelon " (trong tuồng Giọt Lệ Chung Tình), vv..
Nghệ sĩ Bảy Nhiêu có sáng tác bài "Hoài Tình" trở thành một bản rất được ưa chuộng . Năm 1930, đảng cộng sản Ðông Dương được thành lập và bài ca của Ðình Như "Cùng Nhau Ði Hồng Binh" được sáng tác trong tù và đi liền với phong trào kháng Pháp.
Có một số bản nhạc được viết ra trước thế chiến thứ hai như « Bẽ Bàng » (1935), « Nghệ Sĩ Hành Khúc » (1936) của Lê Yên, « Bóng Ai Qua Thềm » (1937)của Văn Chung, « Xuân Năm Xưa »(1936) của Lê Thương , « Biệt Ly » (1939) của Doãn Mẫn, vv…
Vào khoảng năm 1937, phong trào "ái Tino" lên rất cao tại Việt Nam. Trên làn sóng điện, trong rạp hát, tại các vũ trường, nơi tư nhân đâu đâu cũng nghe những âm điệu du dương của nhạc sĩ Vincent Scotto qua giọng hát êm ả của Tino Rossi.
Giai đoạn thành lập (1938-1945)
Phong trào chuyển theo hướng làm thay đổi sở thích của giới trẻ. Trước mối nguy vọng Pháp và trong tinh thần bảo vệ nghệ thuật của dân tộc, một số nhạc sĩ Việt Nam ra tay sáng tác nh"ng bản tân nhạc đầu tiên. Ðó là vào năm 1938. Ở miền Bắc lúc ấy có Thẩm Oánh (định cư tại Hoa kỳ và từ trần năm 1996) , Dương Thiệu Tước (từ trần năm 1998 tại Việt Nam) , Trần Quang Ngọc, Lê Thương (từ trần năm 1996 tại Việt Nam). Trong Nam thì có Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Xuân Khoát, Phạm Ðăng Hinh. Tháng 3, 1938, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên được chánh phủ bảo hộ Pháp gởi ra Hà Nội để thuyết trình về âm nhạc cải cách hầu tạo một phong trào mới.
Vào tháng 9, 1938, báo Ngày Nay đã góp công vào phong trào phổ biến nhạc mới bằng cách đăng những bài tân nhạc đầu tiên. Từ năm 1938 tới 1942 báo Ngày Nay đã đăng "Bông Cúc Vàng", "Kiếp Hoa" của Nguyễn Văn Tuyên, "Bình Minh", "Ðàn Xuân "của Nguyễn Xuân Khoát, "Khúc Yêu Ðương" của Thẩm Oánh, "Bản Ðàn Xuân" của Lê Thương, "Ðám Mây Rừng " của Phạm Ðăng Hinh, "Ðường Trường" của Trần Quang Ngọc.Báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy có đăng bản "Con Thuyền Không Bến " của Ðặng Thế Phong.
Các nhạc sĩ Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Trần Dư, Vũ Khánh, Phạm Văn Nhượng cùng nhau thành lập nhóm MYOSOTIS. Trong nhóm này có hai xu hướng:
1. sáng tác nhạc mới nhưng có âm hưởng nhạc dân tộc do Thẩm Oánh chủ trương.
2. sáng tác hoàn toàn theo nhạc ngữ Tây phương do Dương Thiệu Tước cầm đầu.
Ít lâu sau, một nhóm khác gồm vài nhạc sĩ trẻ đầy nhiệt quyết thành lập nhóm TRICEA gồm Văn Chung, Lê Yên, Dzoãn Mẫn. Nhóm này chịu ảnh hưởng nhạc Trung Quốc lúc đầu, về sau phảng phất âm hưởng Âu châu và phải rả sớm. Nhóm Ðồng Vọng ở Hải Phòng có các nhạc sĩ Hoàng Quý, Văn Cao, Canh Thân. Nhóm Ðồng Vọng do Hoàng Quý điều khiển ra đời chuyên về nhạc hướng đạo lúc đầu và sau đó tích cực đóng góp trong việc phổ biến nhạc mới.
Lê Thương lúc đó giảng dạy tại trường trung học Lê Lợi. Một số tráng sinh hướng đạo có nh"ng tên đi vào lịch sử âm nhạc Việt Nam như Canh Thân, Phạm Ngữ, Hoàng Quý đã sáng tác những bài nhạc đáng kể như "Nhớ Quê Hương" (Phạm Ngữ), và "Chùa Hương" (Hoàng Quý).
Tỉnh Nam Ðịnh chứng kiến sự chào đơì của hai bài "Ðêm Thu" và "Con Thuyền Không Bến" của nhạc sĩ đoản mệnh Ðặng Thế Phong.
Hai bài nhạc Nhựt "Hà Nhựt Quân Tái Lai " (Bao giờ anh trở lại ) và "Shina No Yoru " (Ðêm Trung Hoa) trích trong phim "Ðêm Trung Hoa" (Nuit de Chine) đã gợi hứng cho nhạc sĩ Việt Nam thời bấy giờ sáng tác nhạc Việt, tạo thành phong trào "Người Việt hát nhạc Việt ".
1939: thế chiến thứ hai bùng nổ tại Âu Châu. Nh"ng bài "Việt Nam Bất Diệt" của Hoàng Gia Linh, "Trên Sông Bạch Ðằng" của Hoàng Quý, "Tiếng Gọi Sinh Viên" của Lưu Hữu Phước đã làm sống dậy tinh thần yêu nước của tuổi trẻ.
Tân nhạc trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ đã đóng một vai trò đáng kể và từ đó phát triển rất mạnh. Phong trào tân nhạc đã được đưa lên cao tột đỉnh với Tổng Hội Sinh Viên trong giai đoạn lịch sử 1943-1945. Nhạc sĩ đi liền với Tổng Hội Sinh Viên không ai khác hơn là Lưu Hữu Phước. Những bài hát làm ra đúng thời, đúng lúc và vẫn còn sống mãi trong tim đa số người Việt ngày hôm nay (nhứt là những ngươì vào tuổi ngũ tuần trở đi). Những ai đã sống trong thời kháng chiến chống Pháp vẫn còn nhớ những bài gợi lên những giai đoạn lịch sử Việt Nam như "Ải Chi Lăng", "Bạch Ðằng Giang", "Hội Nghị Diên Hồng", hay những bài khích động thanh niên như "Tiếng Gọi Sinh Viên" (đổi thành Tiếng Gọi Thanh Niên, và cũng là bài quốc ca của thơì Ngô Ðình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu). "Lên Ðàng" hay với thiếu nữ như "Thiếu Nữ Việt Nam", hay những bài gắn liền với lịch sử như "Kinh Cầu Nguyện", "Hồn Tử Sĩ" (bài mà trong bất cứ chương trình đấu tranh của người Việt di tản vẫn còn dùng để tưởng nhớ các chiến sĩ tử trận) . Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là người đầu tiên sáng tác nhạc ca kịch trong kịch thơ "Tục Lụy" của Khái Hưng và Thế Lữ và tiểu ca kịch "Con Thỏ Ngọc". Nguyễn Ðình Thi sáng tác bài "Diệt Phát Xít" thúc đẩy dân chúng nổi lên chống Nhựt Bổn.
Lúc bấy giờ ở tại Sài Gòn, chỉ lẻ tẻ vài hội hoạt động về nhạc cải cách. Hội Nam Kỳ Ðức Trí Thể dục mời bà nhạc sĩ dương cầm Louise Nguyễn Văn Tỵ (tên thật là Thái Thị Lang) trình diễn piano với những bài do bà sáng tác. Nhạc sĩ quá cố Võ Ðức Thu trình bày nhạc phẩm "Việt Nam Tân Ðiệu". Từ Bắc tới Nam, nhạc sĩ tân nhạc bắt đầu mọc lên như nấm.
Trong giai đoạn 1944-1945, nhiều bài bạn tôn giáo như "A Di Ðà Phật" của Thẩm Oánh được hát nhân ngày khánh thành trùng tu chùa quan sứ Hà Nội vào cuối năm 1942 hay bài "Sám Hối" và nhiều ca khúc khác của Nguyễn Hữu Ba và Văn Giảng sáng tác tại Huế. Nhạc đoàn Lê Bão Tịnh gồm các nhạc sĩ Hùng Lân, Hải Linh, Tâm Bảo, Thiên Phụng đã sáng tác tập Cung Thánh gồm hàng trăm bài Thánh ca Thiên chúa giáo (1944-1945).
Giai đoạn 1945-1946 đánh dấu cuộc chiến tranh bùng nổ tại Việt Nam vừa sau trận thế chiến thứ hai. Các nhạc sĩ lo sáng tác nhạc chiến đấu như Văn Cao với "Tiến Quân Ca" (trở thành Quốc Ca của chế độ cộng sản miền Bắc từ năm 1945, và được dùng làm Quốc Ca của Việt Nam Xã hội chủ nghĩa từ năm 1976 sau khi thống nhứt đất nước), "Chiến Sĩ Việt Nam ", như Ðỗ Nhuận với "Nhớ Chiến Khu ", như Phạm Duy với "Chiến Sĩ Vô Danh ", "Xuất Quân ", như Lưu Hữu Phước với "Ðoàn Quân Ma ", như Phan Huỳnh Ðiểu với "Giải Phóng Quân ", như Thẩm Oánh với "Việt Nam Phục Quốc ". Song song vơí những sáng tác chiến đấu, tình cảm vẫn còn rung động trong nguồn hứng qua các bài "Thiên Thai " (Văn Cao), "Ðêm Ðông " (Nguyễn Văn Thương), "Xuân và Tuổi Trẻ " (La Hối), "Mùa Ðông Binh Sĩ " (Phan Huỳnh Ðiểu), "Dạ Khúc " (Nguyễn Mỹ Ca), "Ðêm Tàn Bến Ngự " (Dương Thiệu Tước), " Cây Ðàn Bỏ Quên " (Phạm Duy), "Mơ Hoa " (Hoàng Giác), "Cô Lái Ðò" (Thẩm Oánh), "Suối Mơ " (Văn Cao), "Hẹn Một Ngày Về " (Lê Hữu Mục), "Ði Chơi Chùa Hương " (Trần Văn Khê/Nguyễn Nhược Pháp).
Các nhạc sĩ đã dùng nhạc để diễn tả những bài thơ lãng mạn của Đoàn Phú Tứ (« Màu Thời Gian » nhạc Nguyễn Xuân Khoát), của Lưu Trọng Lư ( « Tiếng Thu » nhạc Phạm Duy), của Nguyễn Bính (« Cô Lái Đò » nhạc Nguyễn Đình Phúc) . Các đề tài lãng mạn của Tự Lực Văn Đoàn tạo nguồn hứng cho một vài nhạc phẩm như « Bướm Hoa » của Nguyễn Văn Thương , hay « Cô Hái Hoa » của Hoàng Giác .
Nhạc nhà thờ với nhạc sĩ Hùng Lân (tù trần năm 1986 tại Việt Nam), nhạc quân đội với Đinh Ngọc Liên khởi xướng trong giai đoạn sơ khai này .
Trước năm 1945, nhạc dành cho trẻ em rất hiếm. Hoàng Quý có viết một số bài vì ông là huynh trưởng của đoàn hướng đạo Hải Phòng . Phạm Văn Xung đã đưa nhiều bản nhạc trẻ em Tây phương với lời Việt vào phong trào hướng đạo. Một số rất ít nhạc phẩm của Nguyễn Xuân Khoát như « Con Voi », « Thằng Bờm », hay của Lê Thương như « Thằng Cuội » được xem như là những ca khúc trẻ em đầu tiên của Việt Nam . Sau 1945, Phong Nhã là người đầu tiên thật sự viết ca khúc cho trẻ em như « Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi nhi đồng », « Kim Đồng », « Nhanh Bước Nhanh Nhi Đồng », vv…
Giai đoạn kháng pháp (1946-1954)
Giai đoạn kháng Pháp (1946-1954) bắt đầu từ tháng 12, 1946 đã chứng kiến sự chào đời của một số nhạc khúc tranh đấu mãnh liệt. Ða số các nhạc sĩ đã rời cuộc sống xa hoa của thủ đô và các thành phố để tự nguyện dấn thân vào cuộc kháng chiến toàn quốc. Từ đó, âm nhạc Việt Nam bước vào một giai đoạn mới. Tại vùng bị chiếm, âm nhạc vẫn tiếp tục theo chiều hướng nhạc tr" tình, lãng mạn, hay nhạc nói lên những hình ảnh dân tộc Việt, phong cảnh Việt. Có thể kể một số bài bản điển hình như "Người Hà Nội " (Nguyễn Ðình Thi), "Làng Tôi " (Văn Chung), "Quê Em " (Nguyễn Ðức Toàn), "Rạng Ðông " (Hùng Lân), "Tình Ca" (Phạm Duy), "Bà Mẹ Quê" (Phạm Duy), "Vợ Chồng Quê " (Phạm Duy), "Em Bé Quê " (Phạm Duy), "Ngày Trở Về " (Phạm Duy), "Mơ Khúc Tương Phùng " (Văn Phụng), "Ai Về Sông Tương "(Thông Ðạt), "Tiếng Thời Gian " (Lâm Tuyền), "Hòn Vọng Phu 1,2,3 " (Lê Thương), "Hòa Bình 48 " (Lê Thương), "Liên Hiệp Quốc " (Lê Thương), "Chúc Tết " (Lê Thương), "Tiếng Thùy Dương " (Lê Thương), vv....
Với thể hành khúc, ca khúc chiến đấu, âm điệu hùng tráng lúc đầu dựa theo các điệu diễn binh của Pháp, rồi dần dần hấp thụ và chuyển biến thành những hành khúc mang màu sắc dân tộc. Qua những nhạc khúc đi sâu vào lòng dân tộc thời bấy giờ như "Du kích Sông Thao", "Chiến Thắng Ðiện Biên " của Ðỗ Nhuận, "Sông Lô" của Văn Cao, "Tiểu Ðoàn 307 " của Nguyễn Hữu Trí, "Bộ Ðội Về Làng" của Lê Yên, "Quê Tôi Giải Phóng " của Văn Chung. "Hò Kéo Pháo" của Hoàng Vân, nhạc đấu tranh đã thành công trong việc kết hợp ngôn ngữ âm nhạc Tây phương và âm điệu dân tộc dựa trên thang âm ngũ cung. Bác và đảng cũng là một đề tài mới mẻ đã sinh ra một bài như "Ca Ngợi Hồ Chủ Tịch" của Văn Cao, "Biết Ơn Cụ Hồ" của Lưu Bách Thụ, và "Chào Mừng Ðảng Lao Ðộng Việt nam " của Lưu Hữu Phước, vv....
Trong giai đoạn này , tại Pháp trong những năm 1949 tới năm 1951, hãng dĩa ORIA đã thu mấy chục dĩa nhựa 78 vòng tiếng hát của các ca sĩ Hải Minh (biệt hiệu của giáo sư Trần Văn Khê), Bích Thuận, Hoàng Lan, Văn Lý (tức nhạc sĩ Nguyễn Văn Thông) những ca khúc của Lưu Hữu Phước (« Hội nghị Diên Hồng »), Phạm Duy (« Chiến sĩ vô danh »), Lê Thương (« Tiếng Thùy Dương », « Hòa Bình 48 »), Võ Ðức Thu (« Quyết Tiến »), Nguyễn Hữu Ba ( « Lửa Rừng Ðêm »), Đan Trường (« Trách Người Đi ») vv...
Giai đoạn thứ nhì của lịch sử tân nhạc khởi sự từ sau hiệp định Genève (1954) cho tới lúc mất Saigon (30 tháng 4, 1975).
4. Giai đoạn đất nước chia đôi (1954-74)
Hiệp định Genève được ký vào tháng 7,1954. Ðất nước Việt Nam bị chia đôi. Vĩ tuyến 17 được tạm dùng làm ranh giới cắt đôi xứ Việt Nam. Miền Bắc với chế độ xã hội chủ nghĩa, và miền Nam với chế độ dân chủ cộng hòa.
A. Nhạc mới tại miền Bắc
Với đường lối cộng sản, với sự ảnh hưởng âm nhạc của Trung Quốc và Nga sô ngày càng sâu đậm theo tỷ số ngày càng cao của các nhà soạn nhạc được gởi đi du học ở các nước cộng sản. Bốn chủ đề được khuyến khích để phát triển:
1. Hồ chí Minh.
Tên của Hồ Chí Minh được dùng làm nguồn hứng cho một số sáng tác như " Việt Bắc nhớ Bác Hồ" (Phạm Tuyên), "Hồ Chí Minh Ðẹp Nhất Tên Người " (Trần Kiết Tường), "Ðôi Dép Bác " (Văn An), " Nhớ Ơn Hồ Chí Minh" (Tô Vũ), "Lời Ca Dâng Bác " (Trọng Loan), "Trồng Cây Lại Nhớ Ðến Người" (Ðỗ Nhuận), vv....
2. Phong cảnh và tâm hồn Việt Nam
cũng gợi cho một số nhạc sĩ viết những nhạc phẩm như "Quảng Bình Quê Ta Ơi" (Hoàng Vân), "Vàm Cỏ Ðông " (Trương Quang Lực), "Tây Nguyên Bất Khuất" (Văn Ký), "Bài Ca Hà Nội " (Vũ Thành), "Trường Sơn Ðông, Trường Sơn Tây" (Hoàng Hiệp), "Một Khúc Tâm Tình Của Người Hà Tĩnh " (Nguyễn Văn Tý), "Những Cô Gái Ðồng Bằng Sông Cửu Long" (Huỳnh Thơ), « Cô Gái Sài Gòn Đi Tải Đạn » (Lư Nhất Vũ), « Tiếng Về Sài Gòn » (Huỳnh Minh Siêng), « Sài Gòn Quật Khởi » (Hồ Bắc), « Hướng Về Hà Nội » (Hồ Bắc), vv...
3. Dân tộc thiểu số
là một đề tài mơí cho những sáng tác như "Tiếng Ðàn Tà Lư" (Huy Thục), "Cô Gái Cầm Ðàn Lên Ðỉnh Núi" (Văn Ký), "Bản Mèo Ðổi Mới" (Trịnh Lai), "Em Là Hoa Pơ Lang" (ÐứcMinh), "Bóng Cây Kơ Nia" (Phan Huỳnh Ðiểu).
4. Giai đoạn kháng Mỹ, Giải phóng miền Nam (1965-1975)
là một động cơ thúc đẩy những nhà sáng tác âm nhạc sản xuất những bản nhạc như "Anh Vẫn Hành Quân" (Huy Du), "Chào Anh Giải Phóng Quân" (Hoàng Vân), "Lời Anh Vọng Mãi Ngàn Năm - Nguyễn Văn Trỗi " (Vũ Thành), "Bài Ca Năm Tấn" (Nguyễn Văn Tý), "Lá Thư Hậu Phương" (Phạm Tuyên), "Trai Anh Hùng, Gái Ðảm Ðang" (Ðỗ Nhuận), "Bài Ca May Áo" (Xuân Hồng), "Hành Khúc Giải Phóng" (Lưu Nguyễn Long Hưng tức Lưu Hữu Phước), "Giải Phóng Miền Nam" (Huỳnh Minh Siêng , một biệt hiệu khác của Lưu Hữu Phước). Bài "Giải Phóng Miền Nam" được dùng làm quốc ca của Mặt trận giải phóng từ năm 1960 tới năm 1975.
Sau khi "giải phóng " miền Nam ngày 30 tháng 4,1975, một số bản nhạc được chào đời : "Tiếng Hát Thành Phố Mang Tên Người" (Cao Việt Bách), "Bài Ca Thống Nhứt" (Võ Văn Di), "Ðất Nước Trọn Niềm Vui" (Hoàng Hà), "Bài Ca Xây Dựng" (Hoàng Vân), vv..... Ngoài bốn chủ đề trên, các nhạc sĩ miền Bắc cũng có sáng tác cho những nhạc khí cổ truyền qua những nhạc phẩm như : "Vì Miền Nam" cho độc huyền và dàn nhạc giao hưởng của Huy Thục, "Vững Một Niềm Tin" cho đàn nguyệt của Xuân Bá, "Vũ Khúc Tây Nguyên" cho đàn độc huyền của Ðỗ Nhuận, "Hội Mùa" cho sáo của Ðinh Thìn, "Tình Quê Hương" cho đàn nhị của Thao Giang, "Kể Chuyện Quê Hương" cho đàn tỳ bà của Mai Phương, "Bình Minh Trên Reo Cao" cho đàn tranh của Phương Bảo. Đa số những sáng tác cho nhạc khí cổ truyền đều do chính tác giả trình diễn như các nhạc sĩ Đức Tùy, Ngọc Phan , Đinh Thình với sáo trúc, Mai Phương với đàn tỳ bà, Hồ Khắc Chí với đàn bầu, Kim Oanh với đàn trưng, klôngput, Phương Bảo với đàn tranh, Thao Giang, Thế Dân. Riêng về đàn bầu có khá nhiều nhạc sĩ sáng tác đóng góp như Huy Thục, Hoàng Đạm, Hoàng Vân, Đức Nhuận, Huy Du, Đinh Long, Xuân Khải, Khắc Chí, Văn Thắng , Xuân Tứ, Hồng Thái , Quốc Lộc được các nhạc sĩ trình diễn sau đây độc tấu : Mạnh Thắng, Đức Nhuận, Đoàn Anh Tuấn, Nguyễn Tiến, Khắc Chí, Nguyễn Chương, Thanh Tâm, Xuân Ba, Ngọc Hướng.
Sau khi hiệp định Genève ( Accord de Genève) ký xong, nhiều đoàn ca múa chuyên nghiệp của các quốc gia Liên Xô và Đông Âu tới Hà nội trình diễn với những màn hợp xướng làm cho các nhạc sĩ Việt Nam thời đó quan tâm tới việc soạn ca khúc nhiều bè . Những sáng tác đầu tiên vào năm 1955 như « Hò Đẵn Gỗ » (Đỗ Nhuận), « Sóng Cửa Tùng » (Doãn Nho), « Chiến Sĩ Biên Phòng » (Huy Thục), cũng như trong năm 1956 và 1957 với « Ta Đã Lớn », « Hò Kiến Thiết » (Nguyễn Xuân Khoát), « Tiếng Chim » (Lưu Cầu), « Tiếng Hát Người Chiến Sĩ Biên Thùy » (Tô Hải , 1958), vv…
Từ 1960 tới 1975, song song với lớp nhạc sĩ đi đầu như Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Lương Ngọc Trác, sau đó tới Doãn Nho, Tô Hải, Lưu Cầu, Vân Đông, Hoàng Hà, Hồ Bắc, Huy Thục, La Thăng, một số nhạc sĩ trẻ (Trọng Bằng, Cao Việt Bách, Đỗ Dũng, Hoàng Bội, Thế Bảo) chú ý tới soạn vừa cho hát và nhạc khí xuất hiện và đẩy mạnh phong trào sáng tác hợp xướng ở miền Bắc .
Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát thể nghiệm vở thanh xướng kịch (một loại trường ca) đầu tiên « Vượt Sông Cái » vào năm 1955, và Đàm Linh viết vở « Nguyễn Văn Trỗi » theo lời thơ của Chu Điền vào năm 1965.
Ảnh hưởng nhạc cổ điển Tây phương được thể hiện trong những bài hát dân ca, những giao hưởng khúc, những "opera" (kịch hát) với phương pháp phối âm phối khí theo nhạc ngữ Tây phương do các nhạc sĩ được gởi đi tu nghiệp ở các viện âm nhạc các quốc gia cộng sản. Nguyễn Ðình Tân, Ðàm Linh, Nguyễn Văn Nam, Trọng Bằng, Ðỗ Nhuận, Văn Ký đều du học ở Nga Sô, Hoàng Việt ở Bảo Gia Lợi, Nguyễn Văn Thương ở Ðông Ðức, Hoàng Ðàm, Hoàng Vân ở Trung Quốc, Nguyễn Tài Tuệ ở Bắc Hàn. Những kịch hát (opera) Việt hóa được thành hình như "A Sao" và "Người Tạc Tượng" của Ðỗ Nhuận, "Bên Bờ Krong Pa" của Nhật Lai, "Bông Sen" của Lưu Hữu Phước và Nguyên Vũ, "Quê Hương" của Hoàng Việt.
Một xu hướng mới được phát hiện sau khi đất nước bị chia đôi, đó là thể loại sáng tác bài ca không lời theo cấu trúc cổ điển Tây phương dùng cho dàn nhạc hơn là hát . Các nhạc sĩ Lưu Cầu (« Quê Hương »), Nguyễn Văn Thương, Chu Minh (« Bài Ca Không Lời »), Tô Vũ (« Trăng Cung Hồ »), Hồng Đăng , Văn Ký, Lê Lôi, Huy Du (« Miền Nam Quê Hương Ta Ơi »), Ca Lê Thuần (12 préludes không tiêu đề), Minh Khang (10 préludes), Hoàng Dương (« Giai Điệu Quê Hương »), Hoàng Cương , Sơn Ngọc Hoàng , vv… Rồi các loại khác như vũ khúc chú trọng đến các vũ điệu các sắc tộc miền núi như các tác phẩm « Vũ Khúc Tây Nguyên » (Hoàng Đạm), « Tây Nguyên Vui Chiến Thắng » (Nguyễn Văn Thương), « Rừng Xuân Tây Nguyên » (Vĩnh Cát), « Vũ Khúc Hơ Rê » (Hoàng Dương), « Vũ Khúc Tây Bắc » (Trọng Bằng), vv…
Các loại khác như Scherzo ( « Lý Ngựa Ô » của Nguyễn Tuấn), Ru Con (« Hát Ru cho piano » của Nguyễn Đình Tấn), Sérénade ( « Chiều Quê Hương » cho piano và violon của Nguyễn Thị Nhung), Fantaisie (« Fantaisie số 1 » của Quang Hải), Rhapsodie (« Bài Ca Chim Ưng » của Đàm Linh), Sonate (« Người Về Đem Tới Ngày Vui » của Trọng Bằng ), Symphonie (Giao hưởng khúc) (« Quê Hương » của Hoàng Việt) được sự hưởng ứng của nhiều nhạc sĩ .
Một loại hình khác là Ca kịch nhỏ (operette như « Tục Lụy » của Lưu Hữu Phước), kịch hát nói (« Căn Nhà Màu Hồng Ngọc » của Hoàng Vân) và điện ảnh . Tác giả đầu tiên của nhạc phim ảnh là Nguyễn Đình Phúc (phim « Chung Một Dòng Sông », « Lửa Trung Tuyến ») đã tạo nên một trường phái viết nhạc phim . Các nhạc sĩ khác như Trọng Bằng (« Cù Chính Lan », « Biển Lửa »), Hồng Đăng (« Hà Nội Mùa Chim Làm Tổ ») , Hoàng Vân ( « Con Chim Vành Khuyên »), Đàm Linh ( « Đường Về Quê Mẹ »), Trọng Đài ( « Canh Bạc »), Đặng Hữu Phúc (« Tướng Về Hưu ») tiếp nối và phát triển mạnh mẽ nhạc phim ở Việt Nam .
A. Nhạc mới tại miền Nam
Song song với sự phát triển nhạc tại miền Bắc, luồng sóng người Bắc di cư vào miền Nam sau hiệp định Genève đã mang theo rất nhiều nhạc sĩ , và văn nghệ sĩ. Trong một chiều hướng tự do, các nhạc sĩ đã cùng nhau thi đua sáng tác qua những khuynh hướng và chủ đề mà tôi tạm chia thành bốn giai đoạn:
Nhạc tình tự dân tộc (1954-63)
Nhạc tình cảm lãng mạn (1963-1975)
Nhạc phản chiến xuống đường (1966-1975)
Du ca và nhạc trẻ (1968-1975)
1. Nhạc tình tự dân tộc (1954-1963)
Trong giai đoạn đầu này, miền Nam trở thành đệ nhất cộng hòa dươí thời cố tổng thống Ngô Ðình Diệm. Những bài hát bộc lộ, thể hiện hình ảnh dân tộc, đất nước, cũng như đơì lính chiến được dùng làm đề tài để sáng tác. "Con đường cái quan" (Phạm Duy), "Mẹ Việt Nam", và "Tâm Ca" của Phạm Duy là những thiên trường ca nói lên cái đẹp của quê hương. Nhiều nhạc sĩ khác đã đóng góp rất nhiều như Lam Phương với "Khúc Ca Ngày Mùa", "Chiều Hành Quân", như Lê Trọng Nguyễn với "Nắng Chiều", như Lê Trạch Lựu với "Em Tôi", như Trần Văn Trạch với "Chiến Xa Việt Nam", "Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia", "Chiếc Xe Lửa Mùng Năm", như Nguyễn Văn Ðông với "Chiều Mưa Biên Giới", "Mấy Dặm Sơn Khê", như Huỳnh Anh với "Mưa Rừng", như Hoàng Thi Thơ với "Gạo Trắng Trăng Thanh", "Tìm Anh", như Trịnh Hưng với « Lối Về Xóm Nhỏ », « Tôi Yêu ».
2. Nhạc tình cảm lãng mạn (1963-1975)
Ðệ nhị cộng hòa bắt đầu tháng 11,1963 sau khi Ngô Ðình Diệm bị giết. Tình và Lính là hai chủ đề quan trọng nhứt. Ðời lính được nói tới nhiều qua một số nhạc phẩm: "Lính Nghĩ Gì ? (Hoài Linh), "Tình Anh Lính Chiến " (Lam Phương), "Lính Trận Mưa Xa" (Bằng Giang và Anh Châu), "Anh Tiền Tuyến, Em Hậu Phương" (Minh Kỳ), "Phiên Gác Ðêm Xuân" (Nguyễn Văn Ðông), "Trên Vùng Bốn Chiến Thuật" (Trúc Phương), "Người Ở Lại Charlie" (Trần Thiện Thanh), "Người Yêu Của Lính" (Anh Chương ), "Em Yêu Người Lính Chiến" (Thu Hồ), "Ngày Phép Của Lính" (Thanh Sơn), "Vì Yêu Anh Là Lính" (Y Vân), "Tình Lính" (Y Vân), "Lính Mà Anh" (Anh Thy), "Người Lính Chung Tình" (Khánh Băng), "Hai Người Lính Tâm Sự" (Thanh Sơn), "13 Tuổi Lính" (Lê Dinh-Minh Kỳ), "Ngày Tròn Tuổi Lính" (Lê Dinh-Dạ Cầm). Cho tới năm 1969, một số nhạc phẩm sau đây đã được rất đông người Việt miền Nam ưa thích và vẫn còn gợi lại trong lòng những người lìa xa đất nước ngày hôm nay. Như những tình khúc và các bài không tên nhứt là "Bài Không Tên Thứ Nhứt", "Bài Không Tên Số 2" của Vũ Thành An, "Mộng Dưới Hoa" (Phạm Ðình Chương-Ðinh Hùng), "Nửa Hồn Thương Ðau" (Phạm Ðình Chương-Cung Tiến-Thanh Tâm Tuyền), "Sang Ngang " (Ðỗ Lễ), "Giọt Mưa Trên Lá "(Phạm Duy), "Kỷ Vật Cho Em" (Phạm Duy) , "Nghìn Trùng Xa Cách" (Phạm Duy), "Nửa Ðêm Ngoài Phố" (Trúc Phương), "Lệ Ðá" (Hà Huyền Chi- Trần Trịnh), "Thôi " (Y Vân), "Căn Nhà Ngoại Ô" (Anh Bằng - T.H.), "Thương Quá Việt Nam" (Phạm Thế Mỹ), "Nỗi Lòng " (Nguyễn Văn Khánh), "Kiếp Nghèo" (Lam Phương), "Khi Ðã Yêu" (Phượng Linh), "Tình Yêu Ðã Mất " (Phạm Mạnh Cương), "100 phần 100" (Ngọc Sơn -Tuấn Hải), vv.... Khi bước sang 1970 cho tới khi Saigon bị thất thủ vào ngày 30 tháng 4, 1975, nhạc sĩ trẻ đã gây một tiếng vang lớn trong làng tân nhạc Việt Nam. Trần Thiện Thanh (cũng là ca sĩ Nhật Trường, sang định cư tại Hoa kỳ , 1993) là nhạc sĩ tiêu biểu cho giai đoạn tân nhạc thời này (1970-75). Những nhạc khúc của anh như "Mùa Ðông Của Anh", "Người Yêu Tôi Khóc", "Anh Không Chết Ðâu Em", "Người Ở Lại Charlie", tả lại nỗi đau khổ của người lính , người tình ở tiền tuyến cũng như nỗi lo lắng của người sống hay chết sau chiến tranh. Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận những ca khúc khác cũng đánh dấu vai trò của nó trong giai đoạn này. Phạm Duy với "Mùa Thu Chết", "Em Hiền Như Ma Soeur" , Nguyễn Ánh 9 với "Không", « Buồn Ơi, Chào Mi », Châu Kỳ với "Tôi Viết Nhạc Buồn", Vũ Chương-Dạ Cầm với "Lần Ðầu Cũng Là Lần Cuối", Lê Dinh với "Nếu Mai Này", Lê Mộng Bảo với "Ve Sầu", Vũ Thành An với "Ðừng Yêu Tôi", Khánh Băng vơí "Nếu Một Ngày", Mai Bích Dung với "Cho Người Tình Nhớ" , Hoàng Thi Thơ với "Một Lần Cuối", Tùng Giang và Nam Lộc với "Anh Ðã Quên Mùa Thu", Ngân Giang với "Vỗ Ta Mừng Rạng Ðông", vv.... Cũng trong giai đoạn này (1963-1975) Phạm Duy là nhạc sĩ sáng tác nhiều nhạc phẩm nhất ở Việt Nam, và đa số các bản nhạc đều được ưa thích. Phạm Duy đã sáng tác trên 700 bài và nhiều tập nhạc về một chủ đề như "Bé Ca", "Tục Ca", "Tâm Phẫn Ca", "Ðạo Ca", "Bình Ca". Hoàng Thi Thơ là một trong một số ít nhạc sĩ đã thành công ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhạc mang nhiều dân tộc tính như "Gạo Trắng Trăng Thanh", "Rước Tình Về Với Quê Hương", nhạc quê hương như "Trơì Quê Hương Ta Xanh", "Mặt Trời Lại Sáng Quê Hương", nhạc hùng mạnh như "Những Người Không Biết Quay Lùi", "Quân Thù Nào", nhạc tình cảm như "Ðường Xưa Lối Cũ ", "Tà Áo Cưới", "Chuyện Tình Người Trinh Nữ Tên Thi". Hoàng Thi Thơ còn soạn một số nhạc cảnh như "Xe Phở Việt Nam", "Lão Hành Khất Mù Ðộc Ðáo", hay những trường ca như "Trường Ca Một Ngày Trọng Ðại", "Trường Ca Màu Hồng Sử Xanh", cũng như viết nhạc cho một số vũ điệu dân tộc ít người như múa xòe , múa sập, múa kơ ho, và những kịch hát như "Ả Ðào Say", "Cô Gái Ðiên". Lam Phương là nhạc sĩ miền Nam đã sáng tác mấy trăm nhạc phẩm và một số đã đi sâu vào lòng dân miền Nam vì giai điệu phản ảnh dân nhạc. Có thể kể như "Khúc Ca Ngày Mùa", "Chuyến Ðò Vĩ Tuyến", "Chiều Hành Quân", "Kiếp Nghèo", "Ðoàn Người Lữ Thứ" "Tình Anh Lính Chiến", "Nhạc Rừng Khuya", "Trăng Thanh Bình", "Ngày Tạm Biệt", vv... Trần Văn Trạch, một thiên tài của Việt Nam, giữ một ngôi vị độc tôn về nhạc hài hước trong lịch sử tân nhạc Việt Nam và đã đóng góp một số nhạc phẩm như "Tai Nạn TêLêPhôn", "Cái Ðồng Hồ", "Chiếc Xe Lửa Mùng Năm". Bài "Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia" của Trần Văn Trạch đã được sáng tác vào năm 1955 và đã nổi tiếng khắp miền Nam Việt Nam trong vòng 20 năm (tới năm 1975), một bài hát mà hầu như mọi người Việt Nam miền Nam đều đã được nghe vì là bài hát được trình bày mỗi tuần trước khi xổ số tại Saigon. Nhạc châm biếm xã hội đã được thể hiện qua ban tam ca AVT với những bản nhạc chịu nhiều ảnh hưởng của Chèo như "Trấn Thủ Lưu Ðồn", "Bán Nước", "Ba Bà Ði Bán Lợn Xề", vv....
3. Nhạc phản chiến - xuống đường (1966-1975)
Hiện tượng Trịnh Công Sơn tiêu biểu cho phong trào nhạc phản chiến tại miền Nam. Bắt đầu vào khoảng năm 1966, những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn với một nhạc ngữ mới lạ dựa vào dân ca Mỹ, Ái nhĩ lan, hay loại nhạc thể (modal music) của thời Trung Cổ bên Âu châu, đã chinh phục thế hệ trẻ qua giọng hát của Khánh Ly. Trịnh Công Sơn đã đánh trúng tâm lý của giới trẻ, một giới trẻ ngao ngán cuộc chiến, chỉ khao khát hòa bình. Năm 1968, Trịnh Công Sơn đã tung ra tập nhạc "Kinh Việt Nam" sau Tết Mậu Thân và đã kêu gào mọi người nên dừng tay giết nhau.
"Dân ta tàn phế 20 năm. Nước mắt và máu đã làm thành nh"ng con suối lớn chảy mòn tiềm lực sáng tạo. Ðã mươì năm nay, anh em ta săn đuổi nhau bằng hận thù giả tạo. Xin hãy dừng tay để mọi căn nhà Việt Nam co' thể mở rộng chờ đón một sớm mai hòa bình ".
"Cánh Ðồng Hòa Bình", "Ðồng Dao Hòa Bình", "Nối Vòng Tay Lớn" của Trịnh Công Sơn đã được vang dậy trong các buổi hát phản chiến. Tập nhạc "Ta Phải Thấy Mặt Trời " (1969) Trịnh Công Sơn gieo tiếp những hạt giống chống chiến tranh tại miền Nam một cách mãnh liệt. Sự thành công của "Những Tình Khúc" (1967) của Trịnh Công Sơn với các bản "Nhìn Những Mũa Thu Ði", "Mưa Hồng", "Diễm Xưa", "Nắng Thủy Tinh", "Còn Tuổi Nào Cho Em", "Tôi Ru Em Ngủ", "Tình Sầu", "Tình Xa", "Ru Em", "Ru Ta Ngậm Ngùi", "Biển Nhớ", "Hạ Trắng ", "Cát Bụi", "Như Cánh Vạc Bay" đã tạo một chỗ đứng vững vàng trong làng tân nhạc Việt Nam. Từ đó mới nẩy sinh những bài hát kêu gọi hòa bình trong "Hãy Nói Giùm Tôi" trong "Ca Khúc Da Vàng". Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ nổi nhất trong vòng 10 năm chót của đệ nhị Cộng Hòa Việt Nam (1966-1975) với hàng trăm bản nhạc nói lên tình yêu, đau khổ bởi chiến tranh, kêu gọi hòa bình. Những chủ đề đó đã được thể hiện qua các tập "Ca Khúc Thần Thoại Quê Hương" , "Ca Khúc Da Vàng".
Song song với nhạc phẩm phản chiến của Trịnh Công Sơn, vào lúc sau Tết Mậu Thân 1968, mầm móng chóng đối chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ở Saigon bắt đầu nẩy nở ở tại các trường đại học văn khoa Saigon với Miên Ðức Thắng (tên thật là Nguyễn Văn Thắng), tác giả của những nhạc phẩm "Hát Từ Ðồng Hoang", "Lớn Mãi Không Ngừng". Phong trào học sinh và sinh viên xuống đường dưới sự lèo lái của Huỳnh Tấn Mẫm, chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Saigon lúc đó đã tạo thành một luồng gió mới đối với nền tân nhạc Việt. "Hát Cho Ðồng Bào Ta Nghe" ra đời giữa ngọn lửa đấu tranh của các thành thị miền Nam. "Hát Cùng Ðồng Bào Ta" , tập nhạc xuống đường thứ hai xuất bản vào năm 1971 đã đưa tiếng hát từ những công trường, bến tàu, những phường xóm lao động đến các học đường. Những bài hát xuống đường được giới sinh viên học sinh hát nhiều nhất lúc đó là "Sức Mạnh Nhân Dân (Trương Quốc Khánh), "Tình Nghĩa Bắc Nam" (Nguyễn Văn Sanh), "Ðường Ta Ði Niềm Tin Lớn Mạnh" (Nguyễn Văn Sanh), "Phương Ðông Ðã Dậy Nắng Hồng" (Nguyễn La Nghi), "Qui Nhơn Ngời Ngời Biển Lửa" (thơ Trần Nhật Nam, nhạc Ðoàn Ðình Quang), "Hát Trên Ðường Ðường Tranh Ðấu" (Ðoàn Công Nhân), "Người Cha Bến Tàu" (ý thơ Võ Thiệu Quang, nhạc Trần Long Ẩn), "Không Ai Ngăn Nỗi Lời Ca" (La Hữu Vang), "Dậy Mà Ði" (Nguyễn Xuân Tấn). Tôn Thất Lập đã đóng góp nhiêù bản nhạc đi liền với phong trào sinh viên xuống đường như "Những Ngày Ðại Hội Ðấu Tranh", viết trong đại hội kỳ 2 tại đại học Vạn Hạnh, "Lúa Reo Trên Khắp Ðồng Bằng", "Từ Sông Hương đến Sông Hát", "Chúng Ta Ðã Ðứng Dậy", vv..... Phạm Thế Mỹ, một nhạc sĩ của đại học Vạn Hạnh đã viết "Hoa Vẫn Nở Trên Ðường Quê Hương ", "Những Người Không Chết ", "Thương Quá Việt Nam", "Bông Hồng Cài Áo" (qua y' thơ của Thích Nhật Hạnh).
4. Du ca và phong trào nhạc trẻ (1968-1975)
Phong trào du ca Việt Nam được thành lập năm 1966 tại Saigon cùng một lúc với phong trào làm công tác xã hội của thanh niên , sinh viên và học sinh; hai sáng lập viên của phong trào là các anh Nguyễn Quyết Thắng và Ðinh Gia Lập. Phong trào được bộ Quốc Gia giáo dục và thanh niên Việt Nam Cộng Hòa công nhận chính thức và cấp giấy phép hoạt động trên toàn quốc kể từ ngày 24 tháng giêng năm 1969.
Du ca là một đoàn thể hoạt động về văn nghệ phục vụ cộng đồng. Văn nghệ cộng đồng là hình thức văn nghệ trong đó cả người nghe lẫn người hát đều cộng tác với nhau, mục đích tác động tinh thần và cảm hóa ngươì nghe hơn là ru ngủ, để tất cả cùng ý thức và phục vụ cho cộng đồng, xứ sở . Người hát du ca trao đổi những khả năng chuyên môn qua sinh hoạt tập thể. Du ca viên gây tinh thần cộng đồng trong phạm vi khả năng của mình. Người du ca noí với mọi người bằng những lời tai nghe mắt thấy qua âm thanh tiếng nhạc, hoạt cảnh , hay vũ khúc, vv.. Những lọai nhạc du ca gồm có: thanh niên ca, thiếu niên ca, sinh hoạt ca, dân ca, sử ca, nhận thức ca, và những bài ca tình người. Phong trào du ca do anh Hoàng Ngọc Tuệ làm chủ tịch đến năm 1967 thì anh Ðỗ Ngọc Yến lên thay thế. Các huynh trưởng hướng dẫn cũng như cố vấn như Nguyễn Ðức Quang, Trầm Tử Thiêng, Phạm Duy, Lê Ðình Ðiểu, Ngô Mạnh Thu, Hà Tường Cát, Trần Văn Ngô, Trần Ðại Lộc, Nguyễn Thanh, Nguyễn Khả Lộc, Phan Huy Ðạt, Tống Hoằng và Phương Oanh. Phong trào cũng quy tụ khá nhiều nhạc sĩ tên tuổi cũng như huấn luyện viên và các cây viết trẻ gồm có: Nguyễn Ðức Quang, Ngô Mạnh Thu, Trầm Tử Thiêng, Phạm Duy, Nguyễn Thanh, Anh Việt Thu, Giang Châu, Nguyễn Hữu Nghĩa, Phan Ni Tấn, và Nguyễn Quyết Thắng. Những tuyển tập nhạc du ca đã phát hành như: tuyển tập du ca 1, du ca 2, du ca 3, "Những Bài Ca Khai Phá", "Ta Ði Trên Dòng Lịch Sử" , "Những Ðiều Trông Thấy", "Sinh Hoạt Ca", "Những Khuôn Mặt Du Ca", "Hát Cho Những Người Sống Sót".
Phong trào du ca Việt Nam trước 1975 có tác dụng mạnh đối với các giới trẻ qua các toán ca diễn đó đây, trong học đường, ngoài sân cỏ, trên sân khấu, trong các đoàn thể bạn, hướng đạo, hay thanh sinh công (thanh niên, sinh viên, công nhân). Những ca khúc sinh hoạt của du ca là thức ăn nuôi dưỡng các đoàn thể để sinh hoạt. Du ca ra đời đúng lúc mọi người đang đòi hỏi một nền văn nghệ sống động, thức tỉnh và mới lạ, và cũng bởi niềm tỉnh thức đó, đâu đâu ta cũng nghe những bài hát quen thuộc. Thí dụ như bài "Việt Nam , Việt Nam " (Phạm Duy), "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ " (Nguyễn Ðức Quang), "Hát Từ Tim, Hát Bằng Hơi Thở" (Nguyễn Quyết Thắng), "Anh Sẽ Về" (Nguyễn Hữu Nghĩa, thơ Kinh Kha), "Xin Chọn Nơi Này Làm Quê Hương" (Nguyễn Ðức Quang), vv....
Phạm Duy cũng có đóng góp trong phong trào du ca với một số bài bản như "Sức Mấy Mà Buồn", "Thôi Bỏ Ði Tám". Tất cả những ca khúc trong phong trào du ca đều có mục đích kêu gọi thanh niên hãy tự hào, tin tưởng và hy vọng nơi tương lai. Dù khó khăn, dù gian nan, dù sao đi nữa, người dân Việt Nam nên chấp nhận Việt Nam là quê hương ngàn đời. Niềm hy vọng nhỏ nhoi chỉ lóe lên và chưa được bừng sáng thì 30 tháng 4, 1975 đã đưa hàng trăm nghìn người ra đi trên đường di tản.
Nhạc trẻ là một hiện tượng âm nhạc xuất hiện tiên khởi vào đầu thập niên 60. Nhạc kích động Âu Mỹ bắt đầu xâm nhập thị trường miền Nam vào cuối năm 1959. Giới trẻ, con của các thương gia và giới trưởng giả theo học chương trình Pháp thường nghe các loại nhạc kích động của Mỹ và Pháp. Phải đợi tới khoảng 1963-65, phong trào nghe nhạc kích động tây phương bành trướng mạnh qua các buổi tổ chức khiêu vũ tại gia. Các danh ca của Mỹ như Paul Anka, Elvis Presley, The Platters, của Anh quốc nhu Cliff Richard, The Shadows, The Beatles, The Rolling Stones, của Pháp như Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Françoise Hardy, Christophe, Dalida, vv.... là thần tượng của giới thanh niên nam nữ dưới 18 tuổi.
Những ban nhạc trẻ kích động mang những trên như C.B.C., The Dreamers, The Uptight, The Blue Jets, The Spotlights (sau đổi thành Strawberry Four với Tùng Giang, Ðức Huy, Tuấn Ngọc và Billy Shane - cả 4 người này hiện nay ở Mỹ và Billy Shane đã qua đời năm 1998). Một số ca sĩ Việt thích kèm theo tên ngoại quốc bên cạnh tên Việt như Elvis Phương (hiện ở Hoa Kỳ), Pauline Ngọc (không còn hát nữa và hiện sống bên Ðức), Prosper Thắng (sống ở Pháp và từ trần năm 1998), Julie Quang (hiện sống ở Mỹ), Carol Kim ( sống ở Mỹ), vv.. Họ nổi danh với các bản nhạc ngoại quốc hát bằng lời Pháp và Anh. Những hộp đêm Mỹ ngày càng nhiều từ 1968 trở đi càng khuyến khích số người hát nhạc Mỹ nhiều hơn nữa. Trước sự bành trướng mạnh mẽ của nhạc ngoại quốc nổi tiếng, Phạm Duy, Quốc Dũng, Nam Lộc, Tùng Giang, Trường Hải, vv... chuyển sang đặt lời Việt cho nhạc ngoại quốc.
Phải đợi tới năm 1971 mơí thấy xuất hiện đại hội nhạc trẻ đầu tiên được tổ chức tại sân Hoa Lư do Trường Kỳ (hiện ở Montreal, Canada), Tùng Giang (ở California, Hoa Kỳ), và Nam Lộc ( làm việc cho một cơ quan thiện nguyện USCC ở Los Angeles, Cali) đảm trách. Sự thành công của đại hội nhạc trẻ đầu tiên ở Saigon đã đẩy mạnh nhạc trẻ lên cao độ qua những năm kế tiếp (1971 tại trường trung học Taberd với hơn 10.000 người nghe, và 1974 , năm chót trước khi mất Saigon tại vườn sở thú với trên 20.000 khán giả).
Những bản nhạc ngoại quốc như "The House of the Rising Sun", "Reviens la Nuit", "Tous les Garçons et les Filles", "Capri, c'est fini", "Bang Bang" , "Besame Mucho", "Only You", "My Prayer", "Be Bop Be Lu La", "Love Story", "Yesterday", "Michelle", etc... là những bài vẫn còn được "ăn khách" trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại hiện nay. Loại nhạc trẻ không đóng góp gì vào gia tài của nền tân nhạc Việt Nam hay chỉ là loại nhạc bắt chước theo người Tây phương, không có gì là sáng tạo cả. Ðó là loại nhạc cuồng loạn, ru hồn thế hệ trẻ trong khung cảnh chiến tranh để cho họ tạm quên cảnh tương tàn của đất nước qua những bước nhảy tango, twist, be-bop, valse, pasodoble, rumba, cha cha cha, vv.. Một giai đoạn bị Mỹ hóa giữa thơì kỳ náo loạn.
Giai đoạn thứ ba của lịch sử tân nhạc Việt Nam kể từ khi hàng triệu người Việt bỏ xứ ra đi trên đường tạm dung sau ngày 30 tháng 4,1975 cho tới đầu thiên niên kỷ thứ ba
Tìm kiếm Blog này
Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011
Tôi ước ao phải chi Việt Nam mình có ngay một ngàn container-tên lửa
Trần Bích Đăng
Chiến hạm mang tên lửa điều khiển diễn tập trên biển Đông 29/10/2009 (Ảnh Chinamil)
Sáng nay nhận được e-mail của một nhóm bạn mà có chút vui cho dân tộc nếu… nhưng rất buồn lo cho nhân loại. Cứ mỗi năm chi phí mua sắm vũ khí ngày càng tăng, số lượng bom nguyên tử đủ để giết mấy chục lần nhân loại, số bom đạn chế tạo, thay thế và tích lủy sẵn sàng nã vào nhau đã nặng hơn hàng ngàn lần số lượng lương thực cho con người thì… Người ta hỏi Einstein về Thế Chiến thứ 3, ông bảo không biết nhưng biết Thế Chiến thứ 4, lúc ấy người ta vác đá ném vào nhau. Số người ta lúc ấy không cần vi tính cũng đếm được với tờ giấy và cái bút chì.
Xem thống kê chi phí quân sự: Wikipedia.org
Cái e-mail giới thiệu bài (Vietnamdefence.com) làm cho tôi có chút vui là câu “hệ thống hoả tiễn mới trước hết là dành cho các nước có bờ biển dài, ví dụ như cho vùng Đông Nam Á.”. Vào Wikipedia kiếm cụm từ “Tên lửa Club-K: Vũ khí chiến lược” là ra hàng chục websites, một số thêm cho tròn câu “vũ khí chiến lược con nhà nghèo” (Việt Nam ta là một nước nghèo). Tên lửa Club-K có tầm xa 200 hải lý (1 hải lý = 1,852 km) giá 15 triệu một container chứa 4 tên lửa bay theo địa hình do vệ tinh dẫn đường
Tôi ước ao phải chi Việt Nam mình có ngay một ngàn container-tên lửa hay chừng một trăm cũng được. Tàu lạ đánh ta, ta có cái mà đánh lại và khoá ngay đường biển chở dầu, hàng đi về nước lạ. Ai mà không biết cái thủy lộ Đông Tây thêm cái nút thắt Malaca? Một trăm cái là một tỷ ruỡi đô la, mức này con nhà nghèo chúng ta chơi được. Mà tôi nghĩ, nếu ông anh khó chịu cứ muốn cho ta thật nhiều bài học thì họ được gì? Một viên đạn bắn ra cũng phải tính bằng tiền, một mạng người ngã xuống cũng tính bằng đau thương. Họ chiếm Biển Đông, ai mà chấp nhận thủy lộ luôn kèm hai chữ “huyết mạch” ấy bị khống chế? Họ chiếm tài nguyên nhưng phải trả giá vì những chống đối chính trị, thương mãi và có khi cả quân sự. Bù qua sớt lại coi bộ không đáng.
Nhưng câu hỏi là ta có mua được thứ tên lửa-container ấy không? Sức mấy mà các nước có liên quan “đối thọi” với ta lại không có động tác ngăn chận? Thậm chí họ còn có thể bao mua hết (giàu vì gạo bạo vì tiền) để trừ hậu hoạn. Anh làm ra vũ khí, ai mua giá cao thì ta bán. Chuyện đang xảy với BP đấy thôi. Hắn đang làm ăn khai thác dầu với Việt Nam, Trung Quốc doạ một cú, ngưng ngay, đang lo bán phần đang có ở Việt Nam. BP bây giờ xoay ra cùng hợp tác với Trung Quốc khai thác dầu ở vùng biển Hoàng Sa (mai mốt không khéo lại lấn xuống phía Nam xa hơn). Nghĩ đi nghĩ lại, mừng lại không mừng, một thứ mừng với chữ “nếu” to như con bò mộng.
Thế thì ta (xin lỗi quí vị cho phép tôi đứng vào vị thế nhà lãnh đạo Việt Nam, ít ra tôi hoàn toàn do tình yêu Tổ Quốc dẫn dắt trong suy nghĩ, hành động) phải làm gì để xây dựng và “bảo vệ” (như một đại biểu yêu cầu thêm vào Cương Lĩnh Đại Hội XI mới đây). Nội lực và nội lực, thuốc bổ (bạn bè) nếu cần. Nội lực thì đầu tiên và đơn giản là phải làm một cuộc xét nghiệm tổng thể cái thân và thần xác của mình, từ đó mới quyết những kế sách chữa bệnh. (Tôi đang viết chuyện vô duyên, vì ai cũng thấy Việt Nam ta đang bệnh gì. Thôi thì cứ xem như một khúc dạo đàn để nhắc lại). Thân thì đầy bệnh tật: tham nhũng, xa rời nhân dân, giáo dục xập xệ, phân hoá trầm trọng giàu nghèo, ô nhiễm môi sinh (môi trường, tiếng động) xem ra có lẽ mạnh ở phần cơ bắp đủ để lùa thiên hạ trong nhà vào lề cho đúng ý, phần cơ bắp coi chừng người lạ thì cố gắng tối đa. Thần trí thì coi bộ đang bị đang bị “an xai mơ” (alzheimer). Nội cái đuôi “định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa” cũng đã làm nảy sinh bao nhiêu câu hỏi. Tìm khắp Google cũng không thấy cái định nghĩa thực dụng của nó (functional definition). Hỏi phải kiểu mấy nước Bắc Âu (Na Uy, Thụy Điển) không? Hỏi như thế vì rất nhiều người biết đời sống nhân dân hai nước ấy hạnh phúc, tự do và độc lập thế nào. Thế mà các nhà lãnh đạo, đặc biệt là vị đang lo về Tư Tưởng vẫn không có một câu trả lời cho rõ ràng gãy gọn. Rốt cuộc cái đuôi vẫn là cái đuôi với cái vị trí cố hữu của nó trên một cơ thể của sinh vật… có đuôi… Xin hỏi “quí vị còn là người Cộng Sản nữa không?” khi quí vị hùng hồn bài Quốc Tế Ca? Cứ lấy mấy thước đo “tư hữu”, “tư liệu sản xuất”, “giai cấp”, “tư sản”, “vô sản”, v.v. của mấy cụ Mác, Lê Nin mà so thì thấy cái lộn xộn trong phần tâm trí nó lớn thế nào? Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh, tôi lại nghĩ đến Chúc Thư của Bác, không biết có tin được quí vị không? Bác đã bảo mang tro cốt của Bác rải trên ba miền Đất Nước mà.
Tôi rất hiểu là không phải dễ dàng để “chăm lo” cho một đất nước mà đất thì chật người thì đông. Một cục chỉ rối mà cứ nắm bên này kéo, nắm chỗ kia giật thì chỉ có rối thêm. Bây giờ ta đã biết bệnh sao không chịu tiến hành chữa bệnh? Cái lớn nhất, cái làm xói mòn nội lực nhất xét cho cùng vẫn là tham nhũng. Có quá nhiều thứ, biện pháp để đưa kính chiếu yêu soi ra kẻ có quá nhiều tiền không có nguồn gốc chính đáng. Cái nhiêu khê là không lẽ ta lại chiếu yêu ta? Thôi thì van xin quí vị, vì Dân Tộc, ăn đủ thì thôi, lo làm việc đi. Nếu cảm thấy mình không thích hay không khả năng thì về vui với đống tiền gom bấy lâu nay. Đừng biện minh hay viện cớ gì mà gài Dân Tộc vào thế ân tình với quí vị từ hồi kháng chiến chống Pháp dành Độc Lập cho Dân Tộc. Kampuchia mới ra Luật buộc các nhà chính trị đương quyền phải khai tài sản thì lập tức một số quan xin từ chức. Ta cũng có, nhưng quí vị không khai (xin vinh danh những đảng viên đã minh bạch tài sản) rốt cuộc quí vị còn tệ hơn mấy quan chức nước em nhỏ bên cạnh.
Có một biện pháp khác là nhân dân đang và sẽ ghi sổ sự “tiến lên” qua cơ ngơi nhà cửa, xa hoa phung phí của quí vị và vào lúc thuận lợi nhân dân sẽ tính sổ mang đến công bằng cho xã hội…
Bài học sức mạnh của nhân dân ở Roumanie hạ Ceaucescu, của Philippines, những cuộc Cách Mạng màu và mới đây ở Tunisie là những bài học rất cụ thể. Chính thể nào đồng hành với Dân Tộc, chính thể đó sẽ lâu dài với Dân Tộc.
TBĐ
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Chiến hạm mang tên lửa điều khiển diễn tập trên biển Đông 29/10/2009 (Ảnh Chinamil)
Sáng nay nhận được e-mail của một nhóm bạn mà có chút vui cho dân tộc nếu… nhưng rất buồn lo cho nhân loại. Cứ mỗi năm chi phí mua sắm vũ khí ngày càng tăng, số lượng bom nguyên tử đủ để giết mấy chục lần nhân loại, số bom đạn chế tạo, thay thế và tích lủy sẵn sàng nã vào nhau đã nặng hơn hàng ngàn lần số lượng lương thực cho con người thì… Người ta hỏi Einstein về Thế Chiến thứ 3, ông bảo không biết nhưng biết Thế Chiến thứ 4, lúc ấy người ta vác đá ném vào nhau. Số người ta lúc ấy không cần vi tính cũng đếm được với tờ giấy và cái bút chì.
Xem thống kê chi phí quân sự: Wikipedia.org
Cái e-mail giới thiệu bài (Vietnamdefence.com) làm cho tôi có chút vui là câu “hệ thống hoả tiễn mới trước hết là dành cho các nước có bờ biển dài, ví dụ như cho vùng Đông Nam Á.”. Vào Wikipedia kiếm cụm từ “Tên lửa Club-K: Vũ khí chiến lược” là ra hàng chục websites, một số thêm cho tròn câu “vũ khí chiến lược con nhà nghèo” (Việt Nam ta là một nước nghèo). Tên lửa Club-K có tầm xa 200 hải lý (1 hải lý = 1,852 km) giá 15 triệu một container chứa 4 tên lửa bay theo địa hình do vệ tinh dẫn đường
Tôi ước ao phải chi Việt Nam mình có ngay một ngàn container-tên lửa hay chừng một trăm cũng được. Tàu lạ đánh ta, ta có cái mà đánh lại và khoá ngay đường biển chở dầu, hàng đi về nước lạ. Ai mà không biết cái thủy lộ Đông Tây thêm cái nút thắt Malaca? Một trăm cái là một tỷ ruỡi đô la, mức này con nhà nghèo chúng ta chơi được. Mà tôi nghĩ, nếu ông anh khó chịu cứ muốn cho ta thật nhiều bài học thì họ được gì? Một viên đạn bắn ra cũng phải tính bằng tiền, một mạng người ngã xuống cũng tính bằng đau thương. Họ chiếm Biển Đông, ai mà chấp nhận thủy lộ luôn kèm hai chữ “huyết mạch” ấy bị khống chế? Họ chiếm tài nguyên nhưng phải trả giá vì những chống đối chính trị, thương mãi và có khi cả quân sự. Bù qua sớt lại coi bộ không đáng.
Nhưng câu hỏi là ta có mua được thứ tên lửa-container ấy không? Sức mấy mà các nước có liên quan “đối thọi” với ta lại không có động tác ngăn chận? Thậm chí họ còn có thể bao mua hết (giàu vì gạo bạo vì tiền) để trừ hậu hoạn. Anh làm ra vũ khí, ai mua giá cao thì ta bán. Chuyện đang xảy với BP đấy thôi. Hắn đang làm ăn khai thác dầu với Việt Nam, Trung Quốc doạ một cú, ngưng ngay, đang lo bán phần đang có ở Việt Nam. BP bây giờ xoay ra cùng hợp tác với Trung Quốc khai thác dầu ở vùng biển Hoàng Sa (mai mốt không khéo lại lấn xuống phía Nam xa hơn). Nghĩ đi nghĩ lại, mừng lại không mừng, một thứ mừng với chữ “nếu” to như con bò mộng.
Thế thì ta (xin lỗi quí vị cho phép tôi đứng vào vị thế nhà lãnh đạo Việt Nam, ít ra tôi hoàn toàn do tình yêu Tổ Quốc dẫn dắt trong suy nghĩ, hành động) phải làm gì để xây dựng và “bảo vệ” (như một đại biểu yêu cầu thêm vào Cương Lĩnh Đại Hội XI mới đây). Nội lực và nội lực, thuốc bổ (bạn bè) nếu cần. Nội lực thì đầu tiên và đơn giản là phải làm một cuộc xét nghiệm tổng thể cái thân và thần xác của mình, từ đó mới quyết những kế sách chữa bệnh. (Tôi đang viết chuyện vô duyên, vì ai cũng thấy Việt Nam ta đang bệnh gì. Thôi thì cứ xem như một khúc dạo đàn để nhắc lại). Thân thì đầy bệnh tật: tham nhũng, xa rời nhân dân, giáo dục xập xệ, phân hoá trầm trọng giàu nghèo, ô nhiễm môi sinh (môi trường, tiếng động) xem ra có lẽ mạnh ở phần cơ bắp đủ để lùa thiên hạ trong nhà vào lề cho đúng ý, phần cơ bắp coi chừng người lạ thì cố gắng tối đa. Thần trí thì coi bộ đang bị đang bị “an xai mơ” (alzheimer). Nội cái đuôi “định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa” cũng đã làm nảy sinh bao nhiêu câu hỏi. Tìm khắp Google cũng không thấy cái định nghĩa thực dụng của nó (functional definition). Hỏi phải kiểu mấy nước Bắc Âu (Na Uy, Thụy Điển) không? Hỏi như thế vì rất nhiều người biết đời sống nhân dân hai nước ấy hạnh phúc, tự do và độc lập thế nào. Thế mà các nhà lãnh đạo, đặc biệt là vị đang lo về Tư Tưởng vẫn không có một câu trả lời cho rõ ràng gãy gọn. Rốt cuộc cái đuôi vẫn là cái đuôi với cái vị trí cố hữu của nó trên một cơ thể của sinh vật… có đuôi… Xin hỏi “quí vị còn là người Cộng Sản nữa không?” khi quí vị hùng hồn bài Quốc Tế Ca? Cứ lấy mấy thước đo “tư hữu”, “tư liệu sản xuất”, “giai cấp”, “tư sản”, “vô sản”, v.v. của mấy cụ Mác, Lê Nin mà so thì thấy cái lộn xộn trong phần tâm trí nó lớn thế nào? Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh, tôi lại nghĩ đến Chúc Thư của Bác, không biết có tin được quí vị không? Bác đã bảo mang tro cốt của Bác rải trên ba miền Đất Nước mà.
Tôi rất hiểu là không phải dễ dàng để “chăm lo” cho một đất nước mà đất thì chật người thì đông. Một cục chỉ rối mà cứ nắm bên này kéo, nắm chỗ kia giật thì chỉ có rối thêm. Bây giờ ta đã biết bệnh sao không chịu tiến hành chữa bệnh? Cái lớn nhất, cái làm xói mòn nội lực nhất xét cho cùng vẫn là tham nhũng. Có quá nhiều thứ, biện pháp để đưa kính chiếu yêu soi ra kẻ có quá nhiều tiền không có nguồn gốc chính đáng. Cái nhiêu khê là không lẽ ta lại chiếu yêu ta? Thôi thì van xin quí vị, vì Dân Tộc, ăn đủ thì thôi, lo làm việc đi. Nếu cảm thấy mình không thích hay không khả năng thì về vui với đống tiền gom bấy lâu nay. Đừng biện minh hay viện cớ gì mà gài Dân Tộc vào thế ân tình với quí vị từ hồi kháng chiến chống Pháp dành Độc Lập cho Dân Tộc. Kampuchia mới ra Luật buộc các nhà chính trị đương quyền phải khai tài sản thì lập tức một số quan xin từ chức. Ta cũng có, nhưng quí vị không khai (xin vinh danh những đảng viên đã minh bạch tài sản) rốt cuộc quí vị còn tệ hơn mấy quan chức nước em nhỏ bên cạnh.
Có một biện pháp khác là nhân dân đang và sẽ ghi sổ sự “tiến lên” qua cơ ngơi nhà cửa, xa hoa phung phí của quí vị và vào lúc thuận lợi nhân dân sẽ tính sổ mang đến công bằng cho xã hội…
Bài học sức mạnh của nhân dân ở Roumanie hạ Ceaucescu, của Philippines, những cuộc Cách Mạng màu và mới đây ở Tunisie là những bài học rất cụ thể. Chính thể nào đồng hành với Dân Tộc, chính thể đó sẽ lâu dài với Dân Tộc.
TBĐ
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Khi 1000 Giáo sư Tiến sỹ Bộ Giao thông Vận tải đã ‘botay.com” !
Trần Đình Bá
“Sẽ có trên 1.000 chuyên gia bộ GTVT nhận mình là Giáo sư Tiến sỹ khi ngợi ca về vinh dự khoa học và cũng sẽ không có một ai dám nhận mình là GS- TS GTVT nếu đề cập tới trách nhiệm khoa học”, đó là lời khẳng định của TS Trần Đình Bá – Hội Kinh tế & Vận tải ĐSVN trước báo giới khi nói về : Ai sẽ là người giải bài toán giao thông vận tải cho Việt Nam!
Để rộng đường dư luận, BVN xin đăng toàn văn quan điểm của ông!
Bauxite Việt Nam
“Đi tắt đón đầu “bằng một tuyến ĐSCT 1.570 km dài nhất thế giới để “đi thẳng vào hiện đại”, hay “đu dây qua sông là sáng tạo không ngờ của người dân” Pô Cô dù có thành công bao nhiêu chăng nữa cũng không rửa nổi vết nhục tụt hậu và không che nổi trách nhiệm lịch sử của hơn 1.000 Giáo sư Tiến sỹ GTVT trước thực trạng hỗn loạn và thảm họa quốc gia về giao thông nước ta!
“Diễn đàn Hiến kế quốc gia”, sự sáng tạo hay bế tắc của các GS TS bộ GTVT!
Phải thấy rằng “Diễn đàn Hiến kế giao thông” năm 2008 là một nét đẹp văn hóa nhằm thu hút sáng kiến, nhân tài, cho việc giải một bài toán lớn, nan giải mang vận mệnh quốc gia … lần đầu tiên trong lịch sử ở một nước có bề dày văn hiến. Nó đã khơi dậy lòng yêu nước thương nòi, lòng tự hào dân tộc, kích hoạt trí tuệ thông minh trong các tầng lớp nhân dân, thu hút được cả xã hội quan tâm với hàng vạn công trình nghiên cứu, các đề án, các giải pháp, sáng kiến hướng tới một trật tự của cộng đồng. Tất cả những người hiến kế đều mang dòng máu Lạc Hồng, Tối cao ủy ban Hiến kế quốc gia đã chọn ra được những công trình khoa học, những giải pháp hay để trao giải. Tiêu chí hàng đầu của Bộ trưởng GTVT kiêm Chủ tịch Ủy ban ATGTQG là “trân trọng từng hiến kế”, song đã qua 3 năm sau tổng kết trao giải thì tình hình giao thông của nước nhà chẳng những không được cải thiện, trái lại càng nghiêm trọng thêm và tiến bộ của khoa học công nghệ về GTVT như đường sắt, hàng không, đường biền, đường bộ càng thi nhau tụt hậu, nhiều hãng, doanh nghiệp thua lỗ, nợ nần, phá sản và thảm họa quốc gia về tai nạn và ùn tắc giao thông vẫn chưa có gì sáng sủa!
Cũng tại thời điểm có diễn đàn quốc gia đó, một câu hỏi lớn đặt ra: “1.000 Giáo sư Tiến sỹ Bộ GTVT đang ở đâu, đóng vai trò gì, phải nghiên cứu những gì cho Đất nước khi họ là “Tinh hoa trí tuệ”của giao thông mà toàn dân đang kỳ vọng. Đây lại là “thời cơ và vận hội lớn” cho các GS TS bộ GTVT thực hành “thi đua yêu nước” trổ tài sáng tạo để cống hiến cho Đảng, Nhà nước và phụng sự cho toàn dân.
Thật đáng tiếc các GS TS bộ GTVT đã dành “vinh quang” đó cho nhân dân, cho các chuyên gia nước ngoài hiến kế về giao thông cho VN bằng một siêu dự án tầm quốc tế là ĐSCT dài nhất thế giới để “giảm thiểu TNGT” như Bộ trưởng đã ngợi ca!
Thực ra “hội chứng kỷ lục” như: Cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á, hầm đường bộ xuyên núi dài nhất ĐNA, hầm dìm vượt sông dài nhất ĐNA,… có trở thành “niềm kiêu hãnh tự hào của các GS TS ngành GTVT VN” hay không !? Siêu dự án 1570 km ĐSCT dài nhất thế giới có cứu nổi tình trạng giao thông ngày càng hỗn loạn, tắc nghẽn và đầy chết chóc được không?! Lại có một câu hỏi lớn lập tức được đặt ra: Học Tiến sỹ để làm gì!? Và 1.000 luận án Tiến sỹ của ngành đã làm được gì cho nước nhà, để có một thực trạng giao thông vô cùng tồi tệ như hiện nay?! Câu hỏi đó đang chiếu thẳng hướng trách nhiệm về phía các chuyên gia cao cấp Bộ GTVT!
Khi giao thông đang là “đáy” của khoa học công nghệ tại VN!
Có thể nói Việt Nam đứng hàng đầu ASEAN về “kinh tế trí thức” trong lĩnh vực GTVT với trên 10 trường Đại học lớn như GTVT Hà Nội , TP Hồ Chí Minh , Đại học hàng hải VN, Học viện hàng không VN, Viện nghiên cứu Công nghệ Giao thông, các khoa cầu đường, khoa đường sắt có hầu hết trong các trường đại học Bách khoa, Sư phạm kỹ thuật… các viện nghiên cứu và tại các cục, vụ, viện, sở của Bộ GTVT với trên 1.000 Giáo sư Tiến sỹ được đào tạo trong nước và nước ngoài. Ngoài ra còn có nhiều GSTS về xây dựng, cơ khí, tự động hóa, thông tin tín hiệu, quản lý kinh tế, kiến trúc quy hoạch liên quan đến giao thông.
Tiềm năng trí tuệ người Việt Nam không thua kém các nước, chỉ số IQ của người Việt Nam là cao trong khu vực Động Nam Á, ra nước ngoài họ không thua kém người bản xứ. Tại các tập đoàn lớn ở Mỹ hay EU đều có trí thức Việt kiều giữ những vị trí quan trọng, nhất là ở thung lũng Silicon, cái nôi công nghệ của thế giới. Đỉnh cao trong khoa học công nghệ là người VN đã đoạt huy chương Fields giải nô-ben toán học thế giới , người VN đã vạch và tính toán được quỹ đạo cho tàu Apolo lên cung trăng và trở về trái đất thành công, lý thuyết và bài toán đó đã được NASA ứng dụng nhiều lần cho tàu Con thoi bay lên và trở về thành công . Từ chỗ quanh năm thiếu thốn lương thực, bằng công nghệ sinh học và chính sách khuyến nông, VN đã vươn lên giành vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo, nhất thế giới về xuất khẩu cà phê, phóng thành công vệ tinh VINASAT để làm chủ không gian, giành nhiều thành tựu trong công nghệ viễn thông, tin học, dầu khí, xây dựng…
Vậy mà tổn thất nặng nề nhất về con người và kinh tế của nước ta ở thời kỳ hiện đại lại ở lĩnh vực giao thông với bình quân mỗi ngày có trên 30 người thiệt mạng. Như vậy đã 10 năm qua tính bình quân tương đương thì ở Việt Nam cứ 7 ngày có một vụ rớt máy bay làm trên 200 người phải chết, cứ 2 tuần có một vụ “thảm họa giẫm đạp” với trên 400 người chết, cứ mỗi tháng có 1.000 tử nạn ngang với một vụ thảm họa thiên tai sóng thần hay động đất lớn trên thế giới…, cứ mỗi năm số người chết và bị thương của chúng ta còn cao hơn chiến tranh nóng như Irăc hay Apganixtan. Tại các kỳ họp của Chính phủ - của Quốc hội… không có phút mặc niệm để tưởng nhớ nạn nhân trong thảm họa song đây là tổn thất lớn, giai dẳng của cả một dân tộc.
Đường sắt quốc gia và Hàng không quốc gia là hai ngành vận tải công cộng chủ lực hiện đại tiên tiến, có tốc độ cao được toàn dân kỳ vọng thì tụt thê thảm. ĐS thua xa thời kỳ nô lệ, thị phần vận tải chỉ còn dưới 6% đang nằm trong thời kỳ phá sản, tốc độ vận hành chậm hơn tàu thuyền trên sông. Đã có người ví von rằng 1.000 Giáo sư Tiến sỹ Bộ GTVT đang ngủ say trên chiếc giường ĐS khổ 1 mét với “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”! Hàng không của một nước đã từng là cường quốc về không quân, đánh bại cả không quân hùng mạnh nhất thế giới, hiện có 48 sân bay trong đó có 9 sân bay quốc tế hiện đại trở thành cường quốc sân bay trong khu vục có tổng diện tích về sân bay lớn hơn Singapore lại tụt hậu thê thảm xếp gần cuối bảng của 10 nước hàng không ASEAN, chất lượng thua xa hàng không Lào, thị phần vận tải thua xa Singapore chỉ có 3 triệu dân có duy nhất 1 sân bay Changgi có diện tích nhỏ hơn Tân Sơn Nhất. Trình độ quản lý kinh tế hàng không yếu kém, bảo thủ đang gây thua lỗ và ùn tắc cả đường hàng không. Còn nhớ trong cuộc hội thảo khoa học toàn quốc “Hiệu quả kinh tế đường bay thẳng Hà Nội – TP Hồ Chí Minh”, 100 Tiến sỹ Cục HKVN đã “bó tay”, phải đi mua phần mềm của nước ngoài về để tính toán và công bố “chỉ tiết kiệm được 42 km , với 2 phút rưỡi bay” làm cả hội thảo choáng váng. Giáo sư Trần Phương – Chủ tịch Hội khoa học kinh tế VN chủ tọa hội thảo đã bác bỏ kết quả này và Cục phó – TS Lại Xuân Thanh đã phải thừa nhận sai sót và hứa sẽ bay thẳng theo Hiệp định “Bầu trời mở rộng”, song cho đến nay hàng không VN vẫn đang trong thời kỳ bảo thủ theo kiểu “gà què ăn quẩn cối xay” gây nên thua lỗ nặng nề do bay vòng lãng phí trên 25% chi phí sản xuất, Nhà nước có nguy cơ mất trắng 200 triệu USD vốn cổ phần góp tại JPA, và thất thu hoàn toàn thuế tài nguyên không gian, cay đắng hơn Nhà nước đang phải bù lỗ cho hàng không.
Ngành vận tải biển mang gánh nợ thế kỷ “Vinashin”, vận tải đường bộ, đường sông qua tải, hỗn loạn, tắc nghẽn và chồng chất tai nạn. Rõ ràng rằng tiến bộ của khoa học công nghệ GTVT đang ở đáy của xã hội VN. Điều chứng minh là 1.000 Giáo sư Tiến sỹ bộ GTVT đã hoàn toàn “botay.com “và đầu năm 2008 đã khẩn thiết yêu cầu Bộ trưởng lập “diễn đàn hiến kế ” khẩn cầu trước toàn dân!
Hỗn loạn giao thông và “ăn mày trí thức”!
Một thực tế cay đắng là tất cả các Giáo sư Tiến sỹ bộ GTVT đã mất hết sự năng động sáng tạo trong nghiên cứu khoa học thì còn đâu trí tuệ để lập kế hoạch làm tham mưu cho Đảng và Nhà nước về giao thông và Chiến lược giao thông. Trả lời phòng vấn báo Sài gòn tiếp thị , Tiến sỹ Nguyễn Lương Hải Khôi một chuyên gia nghiên cứu tại Nhật Bản đã nói về hiện thực căy đắng này: “Chúng ta mở cửa từ 1986, nhưng nay đang “cô lập” về trí tuệ. Chúng ta độc lập từ năm 1945, nhưng nay đang “nô lệ” về trí tuệ. Và bởi vì tự chủ trong trí tuệ là cơ sở để tự chủ trong kinh tế, và tự chủ trong kinh tế là nền tảng của độc lập chính trị, cho nên sự “nô lệ” và “cô lập” trong trí tuệ phải được chấm dứt… Trong suốt 10 năm qua, kẻ xây dựng chiến lược giao thông toàn quốc cho Việt Nam là JICA của Nhật, từ Vitranss 1 đến Vitranss 2. Và cũng chính JICA đề xuất cho Việt Nam vay ODA để xây dựng từng tiểu mục trong cái tổng thể chung ấy. Như vậy, họ kiểm soát từ A đến Z: không chỉ vốn vay, tiền lãi, kỹ thuật, thị phần xây dựng, mà cả tri thức, hiểu biết về thực tiễn của chính chúng ta, từ kế hoạch tổng thể chung đến từng dự án cụ thể.
Việt Nam gần như chẳng phải làm gì. Chỉ cần ký vào tờ giấy vay nợ và cầu đường cứ thế mọc lên. JICA đề xuất các dự án là với mục đích cho vay. Vì vậy, tư duy dự án, nhắm đến mục đích “gắp từng món trên mâm”, là kiểu tư duy chủ đạo. Nếu họ có vạch ra cho ta một “hệ thống” thì cái “hệ thống” đó chỉ là bản đồ những dự án mà các công ty Nhật đã sẵn sàng giành hợp đồng xây dựng”.
Thế mới biết các Giáo sư Tiến sỹ bộ GTVT từ lâu đã trở thành “nô lệ”, mất hết tính độc lập sáng tạo để nghiễm nhiên trở thành “ăn mày trí thức”, đang hưởng những đồng lương trong kinh phí “nghiên cứu đề tài khoa học” từ tiền thuế đóng góp của nhân dân, trong đó có nhiều nông dân và các tầng lớp tiểu thương, còn về trách nhiệm khoa học thì trông chờ vào trí tuệ nhân dân hiến kế và chuyên gia nước ngoài nghiên cứu hộ.
Vậy ai sẽ giải bài toán giao thông cho Việt Nam ?!
Xưa, Nguyễn Công Trứ khi còn là một học trò nghèo mà có tấm lòng yêu nước thương nòi, ngổi nắn nót viết 10 điều dâng Vua hiến kế những việc cần làm cho nước non thái bình, muôn dân no ấm!
Nay 1.000 Giáo sư Tiến sỹ Bộ GTVT được nhân dân dành cho ăn học tới nơi tới chốn, được thỏa sức nghiên cứu trong viện nghiên cứu hiện đại lại chấp nhận “botay.com” trước một thực trạng hỗn loạn và thảm họa quốc gia về giao thông được sao? Lại tiếp tục nhờ chuyên gia nước ngoài giải hộ bài toán giao thông được sao?!
Tại sao gỡ rối cho bài toán giao thông VN lại không chịu bắt đầu từ việc phải mở rộng và hiện đại hóa Đường sắt quốc gia, và cải tổ phương thức quản lý và hoạt động của ngành Hàng không quốc gia vì đó là hai ngành giao thông hiện đại chủ lực có tốc độ cao, có thể nhanh chóng làm thăng bằng được “cán cân cung cầu”. Khi ĐS và hàng không giành được trên 60% thị phần vận tải thì coi như chúng ta đã thắng. Cú đột phá chiến lược này nhằm khai thông “động mạch chủ” để làm cơ sở cho khai thông các mao mạch, đó là hệ thống giao thông công cộng tại các đô thị để thay thế dần phương tiện giao thông cá nhân vốn đã ngập tràn các đường phố . Tại sao các Tiến sỹ người VN lại không chịu “Mở rộng và hiện đại ĐS quốc gia”, không chịu xây dựng “ Chiến lược Giao thông VN, Chiến lược Đường sắt Việt Nam, Chiến lược Hàng không Việt Nam…” mà lại trao vận mệnh quốc gia cho người nước ngoài lập “Chiến lược”. Thực tế 10 năm qua JICA cũng đã bó tay hoàn toàn trước bài toán giao thông tại VN!
Trên thế giới các thành phố có 3 triệu dân thường phải có nhiều sân bay, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh trên 8 triệu dân cần có tối thiểu hai sân bay ở hai đầu thành phố để tránh được dồn cục, để còn chi viện cho nhau. Vậy mà chúng ta đang để lãng phí sân bay Biên Hòa, sân bay Gia Lâm, sân bay Bạch Mai trên 35 tỷ USD. Chúng ta để xảy ra hỗn loạn, quá tải, ùn tắc hàng không trong khi quá lãng phí hạ tầng giao thông, đó là cả một hệ thống 48 sân bay, lãng phí 3200 km ĐS quốc gia, trong khi lại loay hoay đi thuê nước ngoài làm ĐSCT 56 tỷ USD, làm mới sân bay 20 tỷ USD bằng vốn vay ODA để “làm quà tặng cho con cháu 50 năm sau…”. Đã đến lúc 1.000 Giáo sư Tiến sỹ GTVT cần tỉnh giấc trên “chiếc giường ĐS khổ 1 mét” để rửa cái nhục tụt hậu, để được làm một trí thức chân chính của một nước độc lập có chủ quyền!
“Một dân tộc không sáng tạo sẽ trở thành hủ bại”, đó là tiêu đề lớn của một cuộc tọa đàm trên VNN. Kéo dài thảm họa quốc gia về giao thông sẽ là “đại hủ bại” cho cả một dân tộc và hủy hoại nhiều thế hệ. Xin mượn lời của chuyên gia Nguyễn Lương Hải Khôi để kết thúc cho bài viết đầy đau đớn này: “Muốn có hệ thống giao thông hiện đại, thông suốt, đồng thời giảm đầu tư công và thoát khỏi bẫy nợ nần, Việt Nam cần có một “binh pháp”, giúp chúng ta “chủ động” việc vay đó, đối trị với “binh pháp” ODA của các nước cho vay”.
TĐB
Hội Kinh tế &Vận tải Đường sắt Việt Nam !
“Sẽ có trên 1.000 chuyên gia bộ GTVT nhận mình là Giáo sư Tiến sỹ khi ngợi ca về vinh dự khoa học và cũng sẽ không có một ai dám nhận mình là GS- TS GTVT nếu đề cập tới trách nhiệm khoa học”, đó là lời khẳng định của TS Trần Đình Bá – Hội Kinh tế & Vận tải ĐSVN trước báo giới khi nói về : Ai sẽ là người giải bài toán giao thông vận tải cho Việt Nam!
Để rộng đường dư luận, BVN xin đăng toàn văn quan điểm của ông!
Bauxite Việt Nam
“Đi tắt đón đầu “bằng một tuyến ĐSCT 1.570 km dài nhất thế giới để “đi thẳng vào hiện đại”, hay “đu dây qua sông là sáng tạo không ngờ của người dân” Pô Cô dù có thành công bao nhiêu chăng nữa cũng không rửa nổi vết nhục tụt hậu và không che nổi trách nhiệm lịch sử của hơn 1.000 Giáo sư Tiến sỹ GTVT trước thực trạng hỗn loạn và thảm họa quốc gia về giao thông nước ta!
“Diễn đàn Hiến kế quốc gia”, sự sáng tạo hay bế tắc của các GS TS bộ GTVT!
Phải thấy rằng “Diễn đàn Hiến kế giao thông” năm 2008 là một nét đẹp văn hóa nhằm thu hút sáng kiến, nhân tài, cho việc giải một bài toán lớn, nan giải mang vận mệnh quốc gia … lần đầu tiên trong lịch sử ở một nước có bề dày văn hiến. Nó đã khơi dậy lòng yêu nước thương nòi, lòng tự hào dân tộc, kích hoạt trí tuệ thông minh trong các tầng lớp nhân dân, thu hút được cả xã hội quan tâm với hàng vạn công trình nghiên cứu, các đề án, các giải pháp, sáng kiến hướng tới một trật tự của cộng đồng. Tất cả những người hiến kế đều mang dòng máu Lạc Hồng, Tối cao ủy ban Hiến kế quốc gia đã chọn ra được những công trình khoa học, những giải pháp hay để trao giải. Tiêu chí hàng đầu của Bộ trưởng GTVT kiêm Chủ tịch Ủy ban ATGTQG là “trân trọng từng hiến kế”, song đã qua 3 năm sau tổng kết trao giải thì tình hình giao thông của nước nhà chẳng những không được cải thiện, trái lại càng nghiêm trọng thêm và tiến bộ của khoa học công nghệ về GTVT như đường sắt, hàng không, đường biền, đường bộ càng thi nhau tụt hậu, nhiều hãng, doanh nghiệp thua lỗ, nợ nần, phá sản và thảm họa quốc gia về tai nạn và ùn tắc giao thông vẫn chưa có gì sáng sủa!
Cũng tại thời điểm có diễn đàn quốc gia đó, một câu hỏi lớn đặt ra: “1.000 Giáo sư Tiến sỹ Bộ GTVT đang ở đâu, đóng vai trò gì, phải nghiên cứu những gì cho Đất nước khi họ là “Tinh hoa trí tuệ”của giao thông mà toàn dân đang kỳ vọng. Đây lại là “thời cơ và vận hội lớn” cho các GS TS bộ GTVT thực hành “thi đua yêu nước” trổ tài sáng tạo để cống hiến cho Đảng, Nhà nước và phụng sự cho toàn dân.
Thật đáng tiếc các GS TS bộ GTVT đã dành “vinh quang” đó cho nhân dân, cho các chuyên gia nước ngoài hiến kế về giao thông cho VN bằng một siêu dự án tầm quốc tế là ĐSCT dài nhất thế giới để “giảm thiểu TNGT” như Bộ trưởng đã ngợi ca!
Thực ra “hội chứng kỷ lục” như: Cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á, hầm đường bộ xuyên núi dài nhất ĐNA, hầm dìm vượt sông dài nhất ĐNA,… có trở thành “niềm kiêu hãnh tự hào của các GS TS ngành GTVT VN” hay không !? Siêu dự án 1570 km ĐSCT dài nhất thế giới có cứu nổi tình trạng giao thông ngày càng hỗn loạn, tắc nghẽn và đầy chết chóc được không?! Lại có một câu hỏi lớn lập tức được đặt ra: Học Tiến sỹ để làm gì!? Và 1.000 luận án Tiến sỹ của ngành đã làm được gì cho nước nhà, để có một thực trạng giao thông vô cùng tồi tệ như hiện nay?! Câu hỏi đó đang chiếu thẳng hướng trách nhiệm về phía các chuyên gia cao cấp Bộ GTVT!
Khi giao thông đang là “đáy” của khoa học công nghệ tại VN!
Có thể nói Việt Nam đứng hàng đầu ASEAN về “kinh tế trí thức” trong lĩnh vực GTVT với trên 10 trường Đại học lớn như GTVT Hà Nội , TP Hồ Chí Minh , Đại học hàng hải VN, Học viện hàng không VN, Viện nghiên cứu Công nghệ Giao thông, các khoa cầu đường, khoa đường sắt có hầu hết trong các trường đại học Bách khoa, Sư phạm kỹ thuật… các viện nghiên cứu và tại các cục, vụ, viện, sở của Bộ GTVT với trên 1.000 Giáo sư Tiến sỹ được đào tạo trong nước và nước ngoài. Ngoài ra còn có nhiều GSTS về xây dựng, cơ khí, tự động hóa, thông tin tín hiệu, quản lý kinh tế, kiến trúc quy hoạch liên quan đến giao thông.
Tiềm năng trí tuệ người Việt Nam không thua kém các nước, chỉ số IQ của người Việt Nam là cao trong khu vực Động Nam Á, ra nước ngoài họ không thua kém người bản xứ. Tại các tập đoàn lớn ở Mỹ hay EU đều có trí thức Việt kiều giữ những vị trí quan trọng, nhất là ở thung lũng Silicon, cái nôi công nghệ của thế giới. Đỉnh cao trong khoa học công nghệ là người VN đã đoạt huy chương Fields giải nô-ben toán học thế giới , người VN đã vạch và tính toán được quỹ đạo cho tàu Apolo lên cung trăng và trở về trái đất thành công, lý thuyết và bài toán đó đã được NASA ứng dụng nhiều lần cho tàu Con thoi bay lên và trở về thành công . Từ chỗ quanh năm thiếu thốn lương thực, bằng công nghệ sinh học và chính sách khuyến nông, VN đã vươn lên giành vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo, nhất thế giới về xuất khẩu cà phê, phóng thành công vệ tinh VINASAT để làm chủ không gian, giành nhiều thành tựu trong công nghệ viễn thông, tin học, dầu khí, xây dựng…
Vậy mà tổn thất nặng nề nhất về con người và kinh tế của nước ta ở thời kỳ hiện đại lại ở lĩnh vực giao thông với bình quân mỗi ngày có trên 30 người thiệt mạng. Như vậy đã 10 năm qua tính bình quân tương đương thì ở Việt Nam cứ 7 ngày có một vụ rớt máy bay làm trên 200 người phải chết, cứ 2 tuần có một vụ “thảm họa giẫm đạp” với trên 400 người chết, cứ mỗi tháng có 1.000 tử nạn ngang với một vụ thảm họa thiên tai sóng thần hay động đất lớn trên thế giới…, cứ mỗi năm số người chết và bị thương của chúng ta còn cao hơn chiến tranh nóng như Irăc hay Apganixtan. Tại các kỳ họp của Chính phủ - của Quốc hội… không có phút mặc niệm để tưởng nhớ nạn nhân trong thảm họa song đây là tổn thất lớn, giai dẳng của cả một dân tộc.
Đường sắt quốc gia và Hàng không quốc gia là hai ngành vận tải công cộng chủ lực hiện đại tiên tiến, có tốc độ cao được toàn dân kỳ vọng thì tụt thê thảm. ĐS thua xa thời kỳ nô lệ, thị phần vận tải chỉ còn dưới 6% đang nằm trong thời kỳ phá sản, tốc độ vận hành chậm hơn tàu thuyền trên sông. Đã có người ví von rằng 1.000 Giáo sư Tiến sỹ Bộ GTVT đang ngủ say trên chiếc giường ĐS khổ 1 mét với “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”! Hàng không của một nước đã từng là cường quốc về không quân, đánh bại cả không quân hùng mạnh nhất thế giới, hiện có 48 sân bay trong đó có 9 sân bay quốc tế hiện đại trở thành cường quốc sân bay trong khu vục có tổng diện tích về sân bay lớn hơn Singapore lại tụt hậu thê thảm xếp gần cuối bảng của 10 nước hàng không ASEAN, chất lượng thua xa hàng không Lào, thị phần vận tải thua xa Singapore chỉ có 3 triệu dân có duy nhất 1 sân bay Changgi có diện tích nhỏ hơn Tân Sơn Nhất. Trình độ quản lý kinh tế hàng không yếu kém, bảo thủ đang gây thua lỗ và ùn tắc cả đường hàng không. Còn nhớ trong cuộc hội thảo khoa học toàn quốc “Hiệu quả kinh tế đường bay thẳng Hà Nội – TP Hồ Chí Minh”, 100 Tiến sỹ Cục HKVN đã “bó tay”, phải đi mua phần mềm của nước ngoài về để tính toán và công bố “chỉ tiết kiệm được 42 km , với 2 phút rưỡi bay” làm cả hội thảo choáng váng. Giáo sư Trần Phương – Chủ tịch Hội khoa học kinh tế VN chủ tọa hội thảo đã bác bỏ kết quả này và Cục phó – TS Lại Xuân Thanh đã phải thừa nhận sai sót và hứa sẽ bay thẳng theo Hiệp định “Bầu trời mở rộng”, song cho đến nay hàng không VN vẫn đang trong thời kỳ bảo thủ theo kiểu “gà què ăn quẩn cối xay” gây nên thua lỗ nặng nề do bay vòng lãng phí trên 25% chi phí sản xuất, Nhà nước có nguy cơ mất trắng 200 triệu USD vốn cổ phần góp tại JPA, và thất thu hoàn toàn thuế tài nguyên không gian, cay đắng hơn Nhà nước đang phải bù lỗ cho hàng không.
Ngành vận tải biển mang gánh nợ thế kỷ “Vinashin”, vận tải đường bộ, đường sông qua tải, hỗn loạn, tắc nghẽn và chồng chất tai nạn. Rõ ràng rằng tiến bộ của khoa học công nghệ GTVT đang ở đáy của xã hội VN. Điều chứng minh là 1.000 Giáo sư Tiến sỹ bộ GTVT đã hoàn toàn “botay.com “và đầu năm 2008 đã khẩn thiết yêu cầu Bộ trưởng lập “diễn đàn hiến kế ” khẩn cầu trước toàn dân!
Hỗn loạn giao thông và “ăn mày trí thức”!
Một thực tế cay đắng là tất cả các Giáo sư Tiến sỹ bộ GTVT đã mất hết sự năng động sáng tạo trong nghiên cứu khoa học thì còn đâu trí tuệ để lập kế hoạch làm tham mưu cho Đảng và Nhà nước về giao thông và Chiến lược giao thông. Trả lời phòng vấn báo Sài gòn tiếp thị , Tiến sỹ Nguyễn Lương Hải Khôi một chuyên gia nghiên cứu tại Nhật Bản đã nói về hiện thực căy đắng này: “Chúng ta mở cửa từ 1986, nhưng nay đang “cô lập” về trí tuệ. Chúng ta độc lập từ năm 1945, nhưng nay đang “nô lệ” về trí tuệ. Và bởi vì tự chủ trong trí tuệ là cơ sở để tự chủ trong kinh tế, và tự chủ trong kinh tế là nền tảng của độc lập chính trị, cho nên sự “nô lệ” và “cô lập” trong trí tuệ phải được chấm dứt… Trong suốt 10 năm qua, kẻ xây dựng chiến lược giao thông toàn quốc cho Việt Nam là JICA của Nhật, từ Vitranss 1 đến Vitranss 2. Và cũng chính JICA đề xuất cho Việt Nam vay ODA để xây dựng từng tiểu mục trong cái tổng thể chung ấy. Như vậy, họ kiểm soát từ A đến Z: không chỉ vốn vay, tiền lãi, kỹ thuật, thị phần xây dựng, mà cả tri thức, hiểu biết về thực tiễn của chính chúng ta, từ kế hoạch tổng thể chung đến từng dự án cụ thể.
Việt Nam gần như chẳng phải làm gì. Chỉ cần ký vào tờ giấy vay nợ và cầu đường cứ thế mọc lên. JICA đề xuất các dự án là với mục đích cho vay. Vì vậy, tư duy dự án, nhắm đến mục đích “gắp từng món trên mâm”, là kiểu tư duy chủ đạo. Nếu họ có vạch ra cho ta một “hệ thống” thì cái “hệ thống” đó chỉ là bản đồ những dự án mà các công ty Nhật đã sẵn sàng giành hợp đồng xây dựng”.
Thế mới biết các Giáo sư Tiến sỹ bộ GTVT từ lâu đã trở thành “nô lệ”, mất hết tính độc lập sáng tạo để nghiễm nhiên trở thành “ăn mày trí thức”, đang hưởng những đồng lương trong kinh phí “nghiên cứu đề tài khoa học” từ tiền thuế đóng góp của nhân dân, trong đó có nhiều nông dân và các tầng lớp tiểu thương, còn về trách nhiệm khoa học thì trông chờ vào trí tuệ nhân dân hiến kế và chuyên gia nước ngoài nghiên cứu hộ.
Vậy ai sẽ giải bài toán giao thông cho Việt Nam ?!
Xưa, Nguyễn Công Trứ khi còn là một học trò nghèo mà có tấm lòng yêu nước thương nòi, ngổi nắn nót viết 10 điều dâng Vua hiến kế những việc cần làm cho nước non thái bình, muôn dân no ấm!
Nay 1.000 Giáo sư Tiến sỹ Bộ GTVT được nhân dân dành cho ăn học tới nơi tới chốn, được thỏa sức nghiên cứu trong viện nghiên cứu hiện đại lại chấp nhận “botay.com” trước một thực trạng hỗn loạn và thảm họa quốc gia về giao thông được sao? Lại tiếp tục nhờ chuyên gia nước ngoài giải hộ bài toán giao thông được sao?!
Tại sao gỡ rối cho bài toán giao thông VN lại không chịu bắt đầu từ việc phải mở rộng và hiện đại hóa Đường sắt quốc gia, và cải tổ phương thức quản lý và hoạt động của ngành Hàng không quốc gia vì đó là hai ngành giao thông hiện đại chủ lực có tốc độ cao, có thể nhanh chóng làm thăng bằng được “cán cân cung cầu”. Khi ĐS và hàng không giành được trên 60% thị phần vận tải thì coi như chúng ta đã thắng. Cú đột phá chiến lược này nhằm khai thông “động mạch chủ” để làm cơ sở cho khai thông các mao mạch, đó là hệ thống giao thông công cộng tại các đô thị để thay thế dần phương tiện giao thông cá nhân vốn đã ngập tràn các đường phố . Tại sao các Tiến sỹ người VN lại không chịu “Mở rộng và hiện đại ĐS quốc gia”, không chịu xây dựng “ Chiến lược Giao thông VN, Chiến lược Đường sắt Việt Nam, Chiến lược Hàng không Việt Nam…” mà lại trao vận mệnh quốc gia cho người nước ngoài lập “Chiến lược”. Thực tế 10 năm qua JICA cũng đã bó tay hoàn toàn trước bài toán giao thông tại VN!
Trên thế giới các thành phố có 3 triệu dân thường phải có nhiều sân bay, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh trên 8 triệu dân cần có tối thiểu hai sân bay ở hai đầu thành phố để tránh được dồn cục, để còn chi viện cho nhau. Vậy mà chúng ta đang để lãng phí sân bay Biên Hòa, sân bay Gia Lâm, sân bay Bạch Mai trên 35 tỷ USD. Chúng ta để xảy ra hỗn loạn, quá tải, ùn tắc hàng không trong khi quá lãng phí hạ tầng giao thông, đó là cả một hệ thống 48 sân bay, lãng phí 3200 km ĐS quốc gia, trong khi lại loay hoay đi thuê nước ngoài làm ĐSCT 56 tỷ USD, làm mới sân bay 20 tỷ USD bằng vốn vay ODA để “làm quà tặng cho con cháu 50 năm sau…”. Đã đến lúc 1.000 Giáo sư Tiến sỹ GTVT cần tỉnh giấc trên “chiếc giường ĐS khổ 1 mét” để rửa cái nhục tụt hậu, để được làm một trí thức chân chính của một nước độc lập có chủ quyền!
“Một dân tộc không sáng tạo sẽ trở thành hủ bại”, đó là tiêu đề lớn của một cuộc tọa đàm trên VNN. Kéo dài thảm họa quốc gia về giao thông sẽ là “đại hủ bại” cho cả một dân tộc và hủy hoại nhiều thế hệ. Xin mượn lời của chuyên gia Nguyễn Lương Hải Khôi để kết thúc cho bài viết đầy đau đớn này: “Muốn có hệ thống giao thông hiện đại, thông suốt, đồng thời giảm đầu tư công và thoát khỏi bẫy nợ nần, Việt Nam cần có một “binh pháp”, giúp chúng ta “chủ động” việc vay đó, đối trị với “binh pháp” ODA của các nước cho vay”.
TĐB
Hội Kinh tế &Vận tải Đường sắt Việt Nam !
Thói Đua Đòi Của Tầu:Cuộc đua trên không gian xuất hiện Thần Long
Không lâu sau khi X-37B của Mỹ cất cánh vào không gian, Trung Quốc cũng đã đưa một mẫu thử nghiệm tàu không gian tương tự vào quỹ đạo. Tàu vũ trụ không người lái này được Trung Quốc gọi là Shenlong (Thần Long), đưa vào quỹ đạo bằng máy bay ném bom H-6.Đây là một chương trình phát triển không gian đầy bí mật của quân đội Trung Quốc. Rất ít thông tin về chương trình này được công bố.
Viện Thiết kế 611 cùng với Tập đoàn máy bay Thành Đô được giao nhiệm vụ phát triển tàu không gian không người lái này.
Trước đó, theo một số nguồn tin tình báo phương Tây, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm một tàu không gian với động cơ “siêu scramjet” được cho là đã hạ cánh thành công tại Ấn Độ Dương, vào cuối năm 2006.
Một mẫu thiết kế lai tạp
Một số nguồn tin khẳng định, Thần Long là thành quả của sự hợp tác của Viện 611 với chương trình phát triển tàu không gian của Pháp vào những năm 1980. Cụ thể, Viện 611 đã khai thác triệt để những gì hiểu biết được về chương trình tàu không gian Hermes của Pháp để phát triển tàu Thần Long.
Sự phát triển của Thần Long còn được cho là sử dụng một phiên bản của phần mềm thiết kế CATIA của Hãng Dassault, Pháp.
Thần Long có vẻ ngoài hiện đại, hệ thống định vị toàn cầu kiểu GPS, hệ thống dẫn đường quán tính, hệ thống điều khiển kỹ thuật số được phát triển bởi ĐH kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân, kết cấu vật liệu composite được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật quân sự hải quân.
Thần Long có thể sử dụng một động cơ tubin cánh quạt D-30K của Nga, mang lại khả năng cơ động tại độ cao lớn.
Thần Long treo dưới "bụng" máy bay ném bom chiến lược H-6.
Thiết kế khí động học của Thần Long có dáng dấp tàu không gian X-34 và X-37 của Mỹ, cùng với tàu không gian Hope-X của Nhật Bản. Tuy nhiên, theo quan sát kích thước của Thần Long chỉ bằng khoảng 2/3 so với X-37B. Dựa vào đây, có thể đưa ra nhận định, Thần Long chỉ hoạt động hạn chế trên vùng không gian của Trung Quốc.
Tham vọng to lớn
Cơ hội tiếp cận công nghệ hàng không vũ trụ của Trung Quốc bắt đầu với sự xuất hiện của nhà khoa học Tiền Học Sâm, người đồng sáng lập Phòng thí nghiệm Jet Propulsion tại Viện công nghệ California. Một trong những người có đóng góp to lớn cho công nghệ tên lửa của Mỹ những năm 1950.
Năm 1955, ông bị trục xuất sang Trung Quốc vì nghi nghờ làm gián điệp. Cuộc trở về Trung Hoa đại lục của ông mang lại cơ hội tiếp cận công nghệ hàng không vũ trụ, cạnh tranh với Mỹ trong cuộc đua chiếm lĩnh không gian.
Ngay từ những năm 1988, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng ý tưởng cho 3 mẫu tàu không gian không người lái khác nhau bao gồm Trường Thành - 1 của Học viện công nghệ vũ trụ Thượng Hải, mẫu CALT của Viện Hàn lâm công nghệ không gian Trung Quốc, cuối cùng là mẫu Thần Long của Viện 611, dự kiến sẽ đi vào hoạt động chính thức vào năm 2020.
Mẫu CALT của Trung Quốc.
Trong nhiều điểm gần gũi với X-37B, mục đích thực sự của Thần Long vẫn còn là một dấu hỏi. Giới quan sát vẫn chưa thể khẳng định, liệu tàu vũ trụ này của Trung Quốc đã đạt được khả năng hoạt động ban đầu hay chưa? Thời gian hoạt động trong không gian của tàu vũ trụ này vẫn là một dấu hỏi.
Mặc dù, các thử nghiệm hiện tại được giới thiệu với mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học. Song cũng chẳng ai phủ nhận khả năng Thần Long có thể được thiết kế cho các mục đích quân sự. Rất nhiều câu hỏi đặt ra quanh Thần Long, nhưng có một điều có thể khẳng định, đó là, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong phát triển tàu vũ trụ không người lái, tạo cơ sở vững chắc để phát triển các phương tiện chiến tranh không gian trong tương lai.
Cuộc chiến không gian?
Phó chỉ huy các chương trình không gian của Không quân Mỹ Gary Payton cho biết: “Nếu Trung Quốc phát triển các công nghệ tàu không gian một cách nhanh chóng, Mỹ buộc phải đẩy nhanh chương trình phát triển Máy bay chiến đấu không gian (Warfighter), nếu không muốn mất đi lợi thế trong tương lai”.
Tạp chí Hàng không Trung Quốc tuyên bố, cuộc đua phát triển các công nghệ vũ khí không gian giữa Mỹ và Trung Quốc có thể là một số quốc gia khác nữa sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm, thậm chí còn nguy hiểm hơn cả vũ khí hạt nhân.
Như vậy, cùng với Nga, Mỹ, Trung Quốc đang hăng hái đi đầu trong công cuộc chiến chiếm lĩnh không gian. Các hệ thống vũ khí có khả năng bắn hạ vệ tinh cũng đang được phát triển nhộn nhịp. Trong khi thế giới nghi ngờ X-37B (Mỹ), Thần Long (Trung Quốc) thì Nga chưa hé lộ những dự án tương tự, nhưng nước này đang tiến đến rất gần việc sở hữu hệ thống phòng không S-500, được cho là có thể vươn tới không gian..
Trong khi cuộc đua phát triển các vũ khí cho cuộc chiến đối không, đối hải, đối đất chưa kết thúc, cuộc đua phát triển vũ khí cho cuộc chiến ngoài không gian đã bắt đầu. Diễn biến an ninh thế giới ngày càng tỏ ra phức tạp.
Nguồn: Báo Đất Việt
Viện Thiết kế 611 cùng với Tập đoàn máy bay Thành Đô được giao nhiệm vụ phát triển tàu không gian không người lái này.
Trước đó, theo một số nguồn tin tình báo phương Tây, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm một tàu không gian với động cơ “siêu scramjet” được cho là đã hạ cánh thành công tại Ấn Độ Dương, vào cuối năm 2006.
Một mẫu thiết kế lai tạp
Một số nguồn tin khẳng định, Thần Long là thành quả của sự hợp tác của Viện 611 với chương trình phát triển tàu không gian của Pháp vào những năm 1980. Cụ thể, Viện 611 đã khai thác triệt để những gì hiểu biết được về chương trình tàu không gian Hermes của Pháp để phát triển tàu Thần Long.
Sự phát triển của Thần Long còn được cho là sử dụng một phiên bản của phần mềm thiết kế CATIA của Hãng Dassault, Pháp.
Thần Long có vẻ ngoài hiện đại, hệ thống định vị toàn cầu kiểu GPS, hệ thống dẫn đường quán tính, hệ thống điều khiển kỹ thuật số được phát triển bởi ĐH kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân, kết cấu vật liệu composite được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật quân sự hải quân.
Thần Long có thể sử dụng một động cơ tubin cánh quạt D-30K của Nga, mang lại khả năng cơ động tại độ cao lớn.
Thần Long treo dưới "bụng" máy bay ném bom chiến lược H-6.
Thiết kế khí động học của Thần Long có dáng dấp tàu không gian X-34 và X-37 của Mỹ, cùng với tàu không gian Hope-X của Nhật Bản. Tuy nhiên, theo quan sát kích thước của Thần Long chỉ bằng khoảng 2/3 so với X-37B. Dựa vào đây, có thể đưa ra nhận định, Thần Long chỉ hoạt động hạn chế trên vùng không gian của Trung Quốc.
Tham vọng to lớn
Cơ hội tiếp cận công nghệ hàng không vũ trụ của Trung Quốc bắt đầu với sự xuất hiện của nhà khoa học Tiền Học Sâm, người đồng sáng lập Phòng thí nghiệm Jet Propulsion tại Viện công nghệ California. Một trong những người có đóng góp to lớn cho công nghệ tên lửa của Mỹ những năm 1950.
Năm 1955, ông bị trục xuất sang Trung Quốc vì nghi nghờ làm gián điệp. Cuộc trở về Trung Hoa đại lục của ông mang lại cơ hội tiếp cận công nghệ hàng không vũ trụ, cạnh tranh với Mỹ trong cuộc đua chiếm lĩnh không gian.
Ngay từ những năm 1988, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng ý tưởng cho 3 mẫu tàu không gian không người lái khác nhau bao gồm Trường Thành - 1 của Học viện công nghệ vũ trụ Thượng Hải, mẫu CALT của Viện Hàn lâm công nghệ không gian Trung Quốc, cuối cùng là mẫu Thần Long của Viện 611, dự kiến sẽ đi vào hoạt động chính thức vào năm 2020.
Mẫu CALT của Trung Quốc.
Trong nhiều điểm gần gũi với X-37B, mục đích thực sự của Thần Long vẫn còn là một dấu hỏi. Giới quan sát vẫn chưa thể khẳng định, liệu tàu vũ trụ này của Trung Quốc đã đạt được khả năng hoạt động ban đầu hay chưa? Thời gian hoạt động trong không gian của tàu vũ trụ này vẫn là một dấu hỏi.
Mặc dù, các thử nghiệm hiện tại được giới thiệu với mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học. Song cũng chẳng ai phủ nhận khả năng Thần Long có thể được thiết kế cho các mục đích quân sự. Rất nhiều câu hỏi đặt ra quanh Thần Long, nhưng có một điều có thể khẳng định, đó là, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong phát triển tàu vũ trụ không người lái, tạo cơ sở vững chắc để phát triển các phương tiện chiến tranh không gian trong tương lai.
Cuộc chiến không gian?
Phó chỉ huy các chương trình không gian của Không quân Mỹ Gary Payton cho biết: “Nếu Trung Quốc phát triển các công nghệ tàu không gian một cách nhanh chóng, Mỹ buộc phải đẩy nhanh chương trình phát triển Máy bay chiến đấu không gian (Warfighter), nếu không muốn mất đi lợi thế trong tương lai”.
Tạp chí Hàng không Trung Quốc tuyên bố, cuộc đua phát triển các công nghệ vũ khí không gian giữa Mỹ và Trung Quốc có thể là một số quốc gia khác nữa sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm, thậm chí còn nguy hiểm hơn cả vũ khí hạt nhân.
Như vậy, cùng với Nga, Mỹ, Trung Quốc đang hăng hái đi đầu trong công cuộc chiến chiếm lĩnh không gian. Các hệ thống vũ khí có khả năng bắn hạ vệ tinh cũng đang được phát triển nhộn nhịp. Trong khi thế giới nghi ngờ X-37B (Mỹ), Thần Long (Trung Quốc) thì Nga chưa hé lộ những dự án tương tự, nhưng nước này đang tiến đến rất gần việc sở hữu hệ thống phòng không S-500, được cho là có thể vươn tới không gian..
Trong khi cuộc đua phát triển các vũ khí cho cuộc chiến đối không, đối hải, đối đất chưa kết thúc, cuộc đua phát triển vũ khí cho cuộc chiến ngoài không gian đã bắt đầu. Diễn biến an ninh thế giới ngày càng tỏ ra phức tạp.
Nguồn: Báo Đất Việt
Trung Quốc tung tiền vào Cam Bốt để đánh bật VN và Hoa Kỳ
Trong những năm gần đây, nhờ hàng tỷ đô la đổ vào Cam Bốt một cách dễ dãi, Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng so với Mỹ và Việt Nam. Trong bài viết « Trung Quốc thu lợi bạc tỷ tại Cam Bốt » (China's billions reap rewards in Cambodia) trên tờ Washington Post ngày 20/11, nhà báo John Pomfret đã điểm lại cách thức mà Bắc Kinh đã sử dụng tại Cam Bốt để giành lại uy thế mà họ đã có vào thời Khmer đỏ.
Phia dưới một con đường mòn bẩn thỉu màu đỏ máu nằm sâu trong rừng rậm miền Tây Nam Cam Bốt, tiếng gầm rú bắt đầu. Quẹo qua một khúc quanh, ta thấy ngay căn nguyên – hàng chục chiếc xe đổ đất, xe máy xúc và xe đào đất đang phát quang khu rừng. Bên trên một cái hố lớn, một lá cờ bay phấp phới trong cơn gió nhẹ mang bụi và nóng. Đó là cờ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tại khu vực nằm sâu trong dãy núi Cardamom, nơi mà lực lượng Cộng Sản Khmer đỏ do Trung Quốc ủng hộ đã thiết lập căn cứ cuối cùng của họ vào cuối thập niên 1970, Trung Quốc đang khẳng định quyền của họ như một đế chế đang hồi sinh ở Châu Á. Thay vì xuất khẩu cách mạng và nạn máu đổ qua các láng giềng, Trung Quốc giờ đây gởi tiền và người của họ đến nơi.
Tại khu vực đập thủy điện náo nhiệt này dọc theo biên giới Cam Bốt – Thái Lan, tại Miến Điện, Lào và ngay cả tại Việt Nam, Trung Quốc đang ồ ạt đẩy mạnh việc mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của họ trong vùng Đông Nam Á. Bằng cách tung vốn đầu tư và viện trợ kèm theo sức ép chính trị, Trung Quốc đang thay đổi diện mạo mảng lãnh thổ mênh mông dọc theo biên giới phía Nam của họ. Hãy gọi điều này là Học thuyết Monroe theo kiểu Trung Quốc.
Bị nhiều chính quyền Mỹ liên tiếp lơ là, sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vùng đang gióng lên tiếng chuông báo động tại Washington, vốn đang tích cực chiêu dụ nhiều quốc gia Đông Nam Á. Chính quyền của Tổng Thống Obama đã nuôi dưỡng các mối quan hệ chặt chẽ hơn với kẻ cựu thù là Việt Nam. Họ cũng nỗ lực mở cửa với Miến Điện, mà theo các quan chức Mỹ nó đang có nguy cơ trở thành nước chư hầu của Trung Quốc. Mỹ cũng đang cải thiện quan hệ với Lào, quốc gia mà phân nửa phía Bắc đã bị doanh nghiệp Trung Quốc thống trị. Trong bài diễn văn về chính sách Châu Á của Mỹ đọc ngày 28/10/2010 trước khi lên đường công du các nước Châu Á lần thứ 6 trong vòng hai năm, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đã dùng thuật ngữ quân sự “Ngoại giao triển khai – tiến công” để chỉ đến các cố gắng của Mỹ.
Trong chuyến viếng thăm Phnom Penh gần đây, lần đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ kể từ năm 2002, khi nói chuyện với sinh viên Cam Bốt và được hỏi về quan hệ của Cam Bốt với Bắc Kinh, bà Clinton đã nói rằng: « Các bạn không muốn đất nước mình bị lệ thuộc quá nhiều vào bất kỳ một nước duy nhất nào ».
Thế nhưng Trung Quốc vẫn gia tăng uy lực
Trung Quốc đã hoàn tất một thỏa thuận thương mại với toàn thể 10 quốc gia Đông Nam Á, trong khi một hiệp định tương tự của Mỹ chỉ mới trong giai đoạn sơ khai. Mỹ đang củng cố quan hệ với đồng minh Thái Lan của mình, bất chấp các bất ổn chính trị mới đây tại đấy.
Tại Cam Bốt, các công ty Trung Quốc đã biến các khu vực họ được nhượng quyền khai thác mỏ và nông nghiệp tại tỉnh Mondulkiri ở vùng Đông Bắc Cam Bốt thành những nơi mà cảnh sát Cam Bốt không còn quyền lai vãng. Nhân viên canh gác tại cổng ra vào của hai trong số các khu vực khai thác này - một mỏ vàng và đồn điền trồng đay – đã xua đuổi mọi khách vãng lai trừ phi họ có thể trả tiền mãi lộ. Theo lời kể của một số người đã tham dự hội nghị về thực thi luật pháp vào đầu năm nay thì Bộ trưởng Nội vụ Cam Bốt, ông Sar Kheng, đã phải nhận xét chua cay : « Đó không khác gì một quốc gia trong một quốc gia. »
Các hãng phát triển bất động sản của Trung Quốc đã đổ xô đến Cam Bốt với tất cả tham vọng, sự xấc xược và ồn ào y như thái độ của các công ty trái cây và chế tạo vỏ xe của Mỹ tại Châu Mỹ La tinh hay Châu Phi trong các thập niên trước đây. Một công ty, Liên hiệp Phát triển thuộc thành phố Thiên Tân ở mạn Bắc Trung Quốc, đã chiếm được quyền khai thác trong vòng 99 năm một khu bất động sản rộng 120 dặm vuông - gấp hai lần kích thước thủ đô Washington – ngay mặt tiền bãi biển bên vịnh Thái Lan. Tại đó, các toán công nhân Trung Quốc đang làm đường và chuẩn bị các dự án xây khách sạn, biệt thự và sân golf. Tiền đầu tư ước lượng là 3,8 tỷ đô la. Đối tượng khách hàng là ai ? Là những kẻ mới giàu lên đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu.
Tháng 10 vừa rồi, Trung Quốc cam kết ủng hộ công trình xây dựng tuyến đường sắt trị giá 600 triệu đô la giữa Phnom Penh và Việt Nam. Tuyến đường này sẽ giúp cho Trung Quốc tiến được một bước quan trọng trong việc hòa nhập toàn bộ Đông Nam Á, kể cả Singapore ở xa tận phía Nam, vào mạng lưới xe lửa của họ.
Trên khắp Cam Bốt, hàng chục công ty quốc doanh Trung Quốc đang xây dựng 8 đập thủy điện, bao gồm đập thủy điện khổng lồ với công suất 246 megawatt trên sông Tatay ở Koh Kong. Tổng số chi phí cho các con đập này sẽ vượt mức 1 tỷ đô la. Theo ông Cheam Yeap, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân Dân Cam Bốt đang cầm quyền, tổng cộng Cam Bốt đang nợ Trung Quốc 4 tỷ đô la.
« Khả năng (Trung Quốc) chiếm quyền kiểm soát là điều không thể tránh khỏi ». Lak Chee Meng, thông tín viên kỳ cựu của báo Sin Chew Daily tại Phnom Penh đã nhận định như vậy. Sin Chew Daily là một trong 4 nhật báo Hoa Ngữ tại Cam Bốt, phục vụ cho 300.000 độc giả người Khmer gốc Hoa và thêm khoảng 250.000 người nhập cư đến từ Trung Quốc bao gồm di dân và các nhà kinh doanh. « Cam Bốt ngả vào Trung Quốc với vòng tay mở rộng. Đó là cách thức trước đây Mỹ dùng để giành quyền kiểm soát các láng giềng. Địa lý chính trị là như vậy ».
Tiền Trung Quốc đổ vào Cam Bốt đã biến thành uy lực chính trị
Câu hỏi muôn thuở về sự trổi dậy của Trung Quốc là khi nào Bắc Kinh sẽ có thể biến tiền bạc của họ thành quyền lực. Tại Cam Bốt, điều đó đã thành hiện thực.
Chính quyền Cam Bốt đã tránh né chỉ trích Bắc Kinh trên vấn đề đập thủy điện mà họ xây dựng trên sông Mekong khúc chảy qua Trung Quốc, những công trình mà giới chuyên gia tiên đoán sẽ tác hại đến đời sống của hàng triệu người dân Cam Bốt sinh sống với nghề đánh bắt cá trên Biển Hồ.
Cam Bốt cũng tuân thủ chính sách “Một Trung Hoa” một cách nghiêm ngặt đến mức từ chối cả yêu cầu của Đài Loan xin mở một văn phòng kinh tế, bất kể hàng triệu đô la đầu tư Đài Loan tại Cam Bốt.
Uy lực của Trung Quốc được phô bày vào tháng 12/2009 khi các nhà ngoại giao Mỹ và Trung Quốc đối đầu trực tiếp với nhau về số phận của 20 người Duy Ngô Nhĩ đã bỏ chạy khỏi Trung Quốc đến Cam Bốt xin tỵ nạn chính trị. Trung Quốc nói một số trong nhóm 20 người này đang bị truy nã vì đã tham gia cuộc bạo động chống lại người Hán tại Tân Cương vào tháng 7/2009. Phía Mỹ thì nói không được gởi trả họ về Trung Quốc.
Trung Quốc đe dọa hủy bỏ chuyến đi thăm Cam Bốt của Phó chủ Tịch Tập Cận Bình, nhân vật sẽ tới Phnom Penh với các hợp đồng và tín dụng trị giá 1,2 tỷ đô la. Thế là Cam Bốt liền giao trả người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc. Hai hôm sau, Tập Cận Bình, nhân vật sẽ lãnh đạo Trung Quốc sắp tới đây, đã đến Phnom Penh.
Vào tháng 4 năm nay (2010), Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo trừng phạt Cam Bốt, bằng cách hủy bỏ chuyến tàu chở 200 xe vận tải quân sự và loại xe rờ moọc trong số thiết bị quân sự thặng dư dự trù viện trợ cho Phnom Penh. Chưa đầy 3 tuần sau, Bắc Kinh tặng cho Cam Bốt 257 xe vận tải quân sự.
Cam Bốt về hùa với Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông
Cam Bốt cũng đi theo sự chỉ đạo của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, một vùng biển rộng 1 triệu dặm vuông mà Bắc Kinh khẳng định thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Vào tháng 7, Ngoại trưởng Clinton phát biểu tại Hà Nội, đã bác bỏ đòi hỏi của Trung Quốc trên vùng biển khơi thuộc Biển Đông và bênh vực cho một sự tiếp cận đa phương, nhằm chia sẻ quyền đánh cá cũng như các tài nguyên dầu khí được cho là hiện nằm dưới đáy biển. Trung Quốc phản đối các cuộc thảo luận đa phương, họ chủ trương chia để trị thông qua các cuộc đàm phán song phương. Qua tháng 10, Thủ tướng Hun Sen ủng hộ đề nghị của Trung Quốc.
Cuộc đọ sức tay đôi Mỹ - Trung đã tiếp diễn tục vào đầu tháng 11. Một ngày sau khi bà Clinton rời khỏi Cam Bốt, Ngô Bang Quốc, một trong những quan chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đến Phnom Penh. Trong chuyến viếng thăm, bà Clinton cho biết có thể xóa bỏ một phần trong món nợ 445 triệu đô la mà Cam Bốt còn thiếu Mỹ. Ông Ngô Bang Quốc thẳng thắn hơn, xóa bỏ ngay 4,5 triệu đô la tiền nợ của Cam Bốt. Các viên chức Trung Quốc còn xem xét việc xóa thêm nợ 200 triệu đô la khác mà Cam Bốt đã vay mượn.
Việt Nam vẫn còn là cản lực của Trung Quốc tại Cam Bốt
Con đường đưa Trung Quốc lên thống trị Cam Bốt không phải không gặp chướng ngại. Việt Nam, nước từng lật đổ chế độ Khmer Đỏ vào năm 1979 và đưa ông Hun Sen lên nắm quyền, đã tỉnh giấc trước mối đe dọa của ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc và đã chỉ đạo cho các công ty quốc doanh Việt Nam đổ tiền vào Xứ Chùa Tháp. Từ 28 triệu đô la năm 2008, mức đầu tư của Việt nam vọt lên 268 triệu năm 2009 và đến 1,2 tỷ đô la trong năm nay, theo số liệu thống kê của chính quyền Cam Bốt.
Quân đội Việt Nam đang điều hành công ty viễn thông số 2 – sắp tới đây sẽ trở thành số 1- của Cam Bốt. Đa số giới chức chính quyền Cam Bốt sử dụng dịch vụ của công ty Việt Nam vì được tặng thẻ sim với thời lượng gọi miễn phí.
Nhưng Trung Quốc đã nhanh chóng phản công chống Việt Nam. Vào tháng 11, Trung Quốc và Cam Bốt ký kết một thỏa thuận tín dụng 591 triệu đô la, trị giá lớn chưa từng thấy tại Cam Bốt – mà ngân hàng Trung Quốc Bank of China dành cho các công ty viễn thông chủ yếu khác của Cam Bốt. Trong thỏa thuận này có 500 triệu đô la dùng để mua trang bị từ tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc.
Ngay cả lãnh đạo Cam Bốt Hun Sen, thỉnh thoảng cũng bị bực mình vì Bắc Kinh. Tháng 12/2009, công nhân Trung Quốc hoàn thành một trụ sở chính quyền đồ sộ trị giá 30 triệu đô la, nơi dự trù làm Phủ thủ tướng cho ông Hun Sen. Nhưng ông Hun Sen không thích nơi này, ông than phiền về những cái cầu tiêu kiểu ngồi xổm và « ngay cả những chùm đèn treo thích hợp cũng không có », theo lời kể của một nhà ngoại giao Phương Tây. Cũng có mối lo ngại Trung Quốc khi xây đã gắn thiết bị nghe trộm trong dinh thự này, vì thế ông Hun Sen cho xây một trụ sở khác bên cạnh và cả hai đã được khánh thành vào tháng 10.
Ảnh hưởng bắt nguồn từ lịch sử
Trung Quốc đã áp đặt quyền lực của Thiên triều trên Cam Bốt trong nhiều thế kỷ. Cách đây 800 năm, quân đội Trung Hoa đã từng cứu giúp các vua chúa Khmer, hình các chiến binh Trung Hoa thân thiện được chạm khắc trên các bức tường đền Bayon nổi tiếng gần Angkor Wat. Trong thập niên 1950-1960, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã bảo bọc Quốc vương Sihanouk, rồi giúp đỡ cho Khmer Đỏ về kinh tế, an ninh và tư tưởng trong suốt thời gian cai trị đẫm máu từ 1975 đến 1979. Ông Sihanouk, năm nay đã 88 tuổi và là Vua Cha, đang cư ngụ tại Bắc Kinh.
Hoắc Triệu Quốc (Huo Zhaoguo), một người Trung Quốc quản trị dự án đồ sộ dọc duyên hải Cam Bốt của công ty Liên hiệp Phát triển, là điển hình của người Trung Quốc mới đến Cam Bốt. Trong thập niên 1980, tại Lan Châu miền Tây Bắc Trung Quốc, ông đã giàu lên nhờ bán đậu, nhưng sau đó đã bị lỡ vận. Ông đến Cam Bốt trong thập niên 1990 khi truy đuổi một nhà phân phối người Việt đã thiếu tiền ông. Sau đó ông trở về Lan Châu không một đồng xu dính túi và không thể ở lại đấy. Ông nói: « Tôi từng là người giàu có ở đây, do đó mà mọi người đều chế nhạo tôi. Một con người luôn cần đến sự tự trọng ».
Ông Hoắc Triệu Quốc trở lại Cam Bốt và mở một quầy bán mì. Sau đó ông tiến tới lập một tiệm mì và gặp được ông chủ của công ty Liên hiệp Phát triển khi ông này ghé tiệm mì tìm kiếm món ăn miền Bắc Trung Quốc. Ông chủ này đã cho ông Hoắc Triệu Quốc cơ hội làm việc tại Liên hiệp Phát triển, và bây giờ ông có trách nhiệm giám sát việc xây dựng đường sá. Theo ông, sở dĩ công ty Liên hiệp Phát triển giành được khoảng đất này, đó là nhờ tiền bạc và quan hệ.
Đối với ông : « Cam Bốt còn quá nghèo và nạn tham nhũng cũng giống như ở Trung Quốc. Nếu anh có quyền thế ở đây, anh sẽ có một tương lai vĩ đại ".
Với một vẻ tự cao mang tính chất thực dân thường thấy nơi nhiều người Hoa tại Cam Bốt, ông nói : « Người Cam Bốt chẳng hề thấy là họ bị buộc phải thành đạt. Thậm chí họ còn lấy ngày nghỉ cuối tuần nữa. Chúng tôi thì không như vậy. Chúng tôi làm việc. »
Theo RFI
Phia dưới một con đường mòn bẩn thỉu màu đỏ máu nằm sâu trong rừng rậm miền Tây Nam Cam Bốt, tiếng gầm rú bắt đầu. Quẹo qua một khúc quanh, ta thấy ngay căn nguyên – hàng chục chiếc xe đổ đất, xe máy xúc và xe đào đất đang phát quang khu rừng. Bên trên một cái hố lớn, một lá cờ bay phấp phới trong cơn gió nhẹ mang bụi và nóng. Đó là cờ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tại khu vực nằm sâu trong dãy núi Cardamom, nơi mà lực lượng Cộng Sản Khmer đỏ do Trung Quốc ủng hộ đã thiết lập căn cứ cuối cùng của họ vào cuối thập niên 1970, Trung Quốc đang khẳng định quyền của họ như một đế chế đang hồi sinh ở Châu Á. Thay vì xuất khẩu cách mạng và nạn máu đổ qua các láng giềng, Trung Quốc giờ đây gởi tiền và người của họ đến nơi.
Tại khu vực đập thủy điện náo nhiệt này dọc theo biên giới Cam Bốt – Thái Lan, tại Miến Điện, Lào và ngay cả tại Việt Nam, Trung Quốc đang ồ ạt đẩy mạnh việc mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của họ trong vùng Đông Nam Á. Bằng cách tung vốn đầu tư và viện trợ kèm theo sức ép chính trị, Trung Quốc đang thay đổi diện mạo mảng lãnh thổ mênh mông dọc theo biên giới phía Nam của họ. Hãy gọi điều này là Học thuyết Monroe theo kiểu Trung Quốc.
Bị nhiều chính quyền Mỹ liên tiếp lơ là, sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vùng đang gióng lên tiếng chuông báo động tại Washington, vốn đang tích cực chiêu dụ nhiều quốc gia Đông Nam Á. Chính quyền của Tổng Thống Obama đã nuôi dưỡng các mối quan hệ chặt chẽ hơn với kẻ cựu thù là Việt Nam. Họ cũng nỗ lực mở cửa với Miến Điện, mà theo các quan chức Mỹ nó đang có nguy cơ trở thành nước chư hầu của Trung Quốc. Mỹ cũng đang cải thiện quan hệ với Lào, quốc gia mà phân nửa phía Bắc đã bị doanh nghiệp Trung Quốc thống trị. Trong bài diễn văn về chính sách Châu Á của Mỹ đọc ngày 28/10/2010 trước khi lên đường công du các nước Châu Á lần thứ 6 trong vòng hai năm, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đã dùng thuật ngữ quân sự “Ngoại giao triển khai – tiến công” để chỉ đến các cố gắng của Mỹ.
Trong chuyến viếng thăm Phnom Penh gần đây, lần đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ kể từ năm 2002, khi nói chuyện với sinh viên Cam Bốt và được hỏi về quan hệ của Cam Bốt với Bắc Kinh, bà Clinton đã nói rằng: « Các bạn không muốn đất nước mình bị lệ thuộc quá nhiều vào bất kỳ một nước duy nhất nào ».
Thế nhưng Trung Quốc vẫn gia tăng uy lực
Trung Quốc đã hoàn tất một thỏa thuận thương mại với toàn thể 10 quốc gia Đông Nam Á, trong khi một hiệp định tương tự của Mỹ chỉ mới trong giai đoạn sơ khai. Mỹ đang củng cố quan hệ với đồng minh Thái Lan của mình, bất chấp các bất ổn chính trị mới đây tại đấy.
Tại Cam Bốt, các công ty Trung Quốc đã biến các khu vực họ được nhượng quyền khai thác mỏ và nông nghiệp tại tỉnh Mondulkiri ở vùng Đông Bắc Cam Bốt thành những nơi mà cảnh sát Cam Bốt không còn quyền lai vãng. Nhân viên canh gác tại cổng ra vào của hai trong số các khu vực khai thác này - một mỏ vàng và đồn điền trồng đay – đã xua đuổi mọi khách vãng lai trừ phi họ có thể trả tiền mãi lộ. Theo lời kể của một số người đã tham dự hội nghị về thực thi luật pháp vào đầu năm nay thì Bộ trưởng Nội vụ Cam Bốt, ông Sar Kheng, đã phải nhận xét chua cay : « Đó không khác gì một quốc gia trong một quốc gia. »
Các hãng phát triển bất động sản của Trung Quốc đã đổ xô đến Cam Bốt với tất cả tham vọng, sự xấc xược và ồn ào y như thái độ của các công ty trái cây và chế tạo vỏ xe của Mỹ tại Châu Mỹ La tinh hay Châu Phi trong các thập niên trước đây. Một công ty, Liên hiệp Phát triển thuộc thành phố Thiên Tân ở mạn Bắc Trung Quốc, đã chiếm được quyền khai thác trong vòng 99 năm một khu bất động sản rộng 120 dặm vuông - gấp hai lần kích thước thủ đô Washington – ngay mặt tiền bãi biển bên vịnh Thái Lan. Tại đó, các toán công nhân Trung Quốc đang làm đường và chuẩn bị các dự án xây khách sạn, biệt thự và sân golf. Tiền đầu tư ước lượng là 3,8 tỷ đô la. Đối tượng khách hàng là ai ? Là những kẻ mới giàu lên đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu.
Tháng 10 vừa rồi, Trung Quốc cam kết ủng hộ công trình xây dựng tuyến đường sắt trị giá 600 triệu đô la giữa Phnom Penh và Việt Nam. Tuyến đường này sẽ giúp cho Trung Quốc tiến được một bước quan trọng trong việc hòa nhập toàn bộ Đông Nam Á, kể cả Singapore ở xa tận phía Nam, vào mạng lưới xe lửa của họ.
Trên khắp Cam Bốt, hàng chục công ty quốc doanh Trung Quốc đang xây dựng 8 đập thủy điện, bao gồm đập thủy điện khổng lồ với công suất 246 megawatt trên sông Tatay ở Koh Kong. Tổng số chi phí cho các con đập này sẽ vượt mức 1 tỷ đô la. Theo ông Cheam Yeap, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân Dân Cam Bốt đang cầm quyền, tổng cộng Cam Bốt đang nợ Trung Quốc 4 tỷ đô la.
« Khả năng (Trung Quốc) chiếm quyền kiểm soát là điều không thể tránh khỏi ». Lak Chee Meng, thông tín viên kỳ cựu của báo Sin Chew Daily tại Phnom Penh đã nhận định như vậy. Sin Chew Daily là một trong 4 nhật báo Hoa Ngữ tại Cam Bốt, phục vụ cho 300.000 độc giả người Khmer gốc Hoa và thêm khoảng 250.000 người nhập cư đến từ Trung Quốc bao gồm di dân và các nhà kinh doanh. « Cam Bốt ngả vào Trung Quốc với vòng tay mở rộng. Đó là cách thức trước đây Mỹ dùng để giành quyền kiểm soát các láng giềng. Địa lý chính trị là như vậy ».
Tiền Trung Quốc đổ vào Cam Bốt đã biến thành uy lực chính trị
Câu hỏi muôn thuở về sự trổi dậy của Trung Quốc là khi nào Bắc Kinh sẽ có thể biến tiền bạc của họ thành quyền lực. Tại Cam Bốt, điều đó đã thành hiện thực.
Chính quyền Cam Bốt đã tránh né chỉ trích Bắc Kinh trên vấn đề đập thủy điện mà họ xây dựng trên sông Mekong khúc chảy qua Trung Quốc, những công trình mà giới chuyên gia tiên đoán sẽ tác hại đến đời sống của hàng triệu người dân Cam Bốt sinh sống với nghề đánh bắt cá trên Biển Hồ.
Cam Bốt cũng tuân thủ chính sách “Một Trung Hoa” một cách nghiêm ngặt đến mức từ chối cả yêu cầu của Đài Loan xin mở một văn phòng kinh tế, bất kể hàng triệu đô la đầu tư Đài Loan tại Cam Bốt.
Uy lực của Trung Quốc được phô bày vào tháng 12/2009 khi các nhà ngoại giao Mỹ và Trung Quốc đối đầu trực tiếp với nhau về số phận của 20 người Duy Ngô Nhĩ đã bỏ chạy khỏi Trung Quốc đến Cam Bốt xin tỵ nạn chính trị. Trung Quốc nói một số trong nhóm 20 người này đang bị truy nã vì đã tham gia cuộc bạo động chống lại người Hán tại Tân Cương vào tháng 7/2009. Phía Mỹ thì nói không được gởi trả họ về Trung Quốc.
Trung Quốc đe dọa hủy bỏ chuyến đi thăm Cam Bốt của Phó chủ Tịch Tập Cận Bình, nhân vật sẽ tới Phnom Penh với các hợp đồng và tín dụng trị giá 1,2 tỷ đô la. Thế là Cam Bốt liền giao trả người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc. Hai hôm sau, Tập Cận Bình, nhân vật sẽ lãnh đạo Trung Quốc sắp tới đây, đã đến Phnom Penh.
Vào tháng 4 năm nay (2010), Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo trừng phạt Cam Bốt, bằng cách hủy bỏ chuyến tàu chở 200 xe vận tải quân sự và loại xe rờ moọc trong số thiết bị quân sự thặng dư dự trù viện trợ cho Phnom Penh. Chưa đầy 3 tuần sau, Bắc Kinh tặng cho Cam Bốt 257 xe vận tải quân sự.
Cam Bốt về hùa với Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông
Cam Bốt cũng đi theo sự chỉ đạo của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, một vùng biển rộng 1 triệu dặm vuông mà Bắc Kinh khẳng định thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Vào tháng 7, Ngoại trưởng Clinton phát biểu tại Hà Nội, đã bác bỏ đòi hỏi của Trung Quốc trên vùng biển khơi thuộc Biển Đông và bênh vực cho một sự tiếp cận đa phương, nhằm chia sẻ quyền đánh cá cũng như các tài nguyên dầu khí được cho là hiện nằm dưới đáy biển. Trung Quốc phản đối các cuộc thảo luận đa phương, họ chủ trương chia để trị thông qua các cuộc đàm phán song phương. Qua tháng 10, Thủ tướng Hun Sen ủng hộ đề nghị của Trung Quốc.
Cuộc đọ sức tay đôi Mỹ - Trung đã tiếp diễn tục vào đầu tháng 11. Một ngày sau khi bà Clinton rời khỏi Cam Bốt, Ngô Bang Quốc, một trong những quan chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đến Phnom Penh. Trong chuyến viếng thăm, bà Clinton cho biết có thể xóa bỏ một phần trong món nợ 445 triệu đô la mà Cam Bốt còn thiếu Mỹ. Ông Ngô Bang Quốc thẳng thắn hơn, xóa bỏ ngay 4,5 triệu đô la tiền nợ của Cam Bốt. Các viên chức Trung Quốc còn xem xét việc xóa thêm nợ 200 triệu đô la khác mà Cam Bốt đã vay mượn.
Việt Nam vẫn còn là cản lực của Trung Quốc tại Cam Bốt
Con đường đưa Trung Quốc lên thống trị Cam Bốt không phải không gặp chướng ngại. Việt Nam, nước từng lật đổ chế độ Khmer Đỏ vào năm 1979 và đưa ông Hun Sen lên nắm quyền, đã tỉnh giấc trước mối đe dọa của ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc và đã chỉ đạo cho các công ty quốc doanh Việt Nam đổ tiền vào Xứ Chùa Tháp. Từ 28 triệu đô la năm 2008, mức đầu tư của Việt nam vọt lên 268 triệu năm 2009 và đến 1,2 tỷ đô la trong năm nay, theo số liệu thống kê của chính quyền Cam Bốt.
Quân đội Việt Nam đang điều hành công ty viễn thông số 2 – sắp tới đây sẽ trở thành số 1- của Cam Bốt. Đa số giới chức chính quyền Cam Bốt sử dụng dịch vụ của công ty Việt Nam vì được tặng thẻ sim với thời lượng gọi miễn phí.
Nhưng Trung Quốc đã nhanh chóng phản công chống Việt Nam. Vào tháng 11, Trung Quốc và Cam Bốt ký kết một thỏa thuận tín dụng 591 triệu đô la, trị giá lớn chưa từng thấy tại Cam Bốt – mà ngân hàng Trung Quốc Bank of China dành cho các công ty viễn thông chủ yếu khác của Cam Bốt. Trong thỏa thuận này có 500 triệu đô la dùng để mua trang bị từ tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc.
Ngay cả lãnh đạo Cam Bốt Hun Sen, thỉnh thoảng cũng bị bực mình vì Bắc Kinh. Tháng 12/2009, công nhân Trung Quốc hoàn thành một trụ sở chính quyền đồ sộ trị giá 30 triệu đô la, nơi dự trù làm Phủ thủ tướng cho ông Hun Sen. Nhưng ông Hun Sen không thích nơi này, ông than phiền về những cái cầu tiêu kiểu ngồi xổm và « ngay cả những chùm đèn treo thích hợp cũng không có », theo lời kể của một nhà ngoại giao Phương Tây. Cũng có mối lo ngại Trung Quốc khi xây đã gắn thiết bị nghe trộm trong dinh thự này, vì thế ông Hun Sen cho xây một trụ sở khác bên cạnh và cả hai đã được khánh thành vào tháng 10.
Ảnh hưởng bắt nguồn từ lịch sử
Trung Quốc đã áp đặt quyền lực của Thiên triều trên Cam Bốt trong nhiều thế kỷ. Cách đây 800 năm, quân đội Trung Hoa đã từng cứu giúp các vua chúa Khmer, hình các chiến binh Trung Hoa thân thiện được chạm khắc trên các bức tường đền Bayon nổi tiếng gần Angkor Wat. Trong thập niên 1950-1960, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã bảo bọc Quốc vương Sihanouk, rồi giúp đỡ cho Khmer Đỏ về kinh tế, an ninh và tư tưởng trong suốt thời gian cai trị đẫm máu từ 1975 đến 1979. Ông Sihanouk, năm nay đã 88 tuổi và là Vua Cha, đang cư ngụ tại Bắc Kinh.
Hoắc Triệu Quốc (Huo Zhaoguo), một người Trung Quốc quản trị dự án đồ sộ dọc duyên hải Cam Bốt của công ty Liên hiệp Phát triển, là điển hình của người Trung Quốc mới đến Cam Bốt. Trong thập niên 1980, tại Lan Châu miền Tây Bắc Trung Quốc, ông đã giàu lên nhờ bán đậu, nhưng sau đó đã bị lỡ vận. Ông đến Cam Bốt trong thập niên 1990 khi truy đuổi một nhà phân phối người Việt đã thiếu tiền ông. Sau đó ông trở về Lan Châu không một đồng xu dính túi và không thể ở lại đấy. Ông nói: « Tôi từng là người giàu có ở đây, do đó mà mọi người đều chế nhạo tôi. Một con người luôn cần đến sự tự trọng ».
Ông Hoắc Triệu Quốc trở lại Cam Bốt và mở một quầy bán mì. Sau đó ông tiến tới lập một tiệm mì và gặp được ông chủ của công ty Liên hiệp Phát triển khi ông này ghé tiệm mì tìm kiếm món ăn miền Bắc Trung Quốc. Ông chủ này đã cho ông Hoắc Triệu Quốc cơ hội làm việc tại Liên hiệp Phát triển, và bây giờ ông có trách nhiệm giám sát việc xây dựng đường sá. Theo ông, sở dĩ công ty Liên hiệp Phát triển giành được khoảng đất này, đó là nhờ tiền bạc và quan hệ.
Đối với ông : « Cam Bốt còn quá nghèo và nạn tham nhũng cũng giống như ở Trung Quốc. Nếu anh có quyền thế ở đây, anh sẽ có một tương lai vĩ đại ".
Với một vẻ tự cao mang tính chất thực dân thường thấy nơi nhiều người Hoa tại Cam Bốt, ông nói : « Người Cam Bốt chẳng hề thấy là họ bị buộc phải thành đạt. Thậm chí họ còn lấy ngày nghỉ cuối tuần nữa. Chúng tôi thì không như vậy. Chúng tôi làm việc. »
Theo RFI
Chuyện Cầu Mỹ Thuận
Đã lâu lắm tôi không về lại Việt Nam. Nói vậy không có nghĩa là tôi không nhớ quê hay nhớ ít hơn những người đi đi về về từ mấy năm nay. Không, tôi nhớ quê tôi lắm chớ. Tôi nhớ đâu ngay từ khi mới vừa đặt chân xuống ghe trong đêm vượt biển. Nỗi nhớ như những lọn máu nhỏ từ đời kiếp nào vẫn chảy rì rầm trong trái tim héo mỏi. Tôi có quên đâu. Thấp thoáng giữa đám lau lách của trí nhớ bội bạc, quê hương vẫn còn đó, lẻ loi như một bông cúc vàng nở muộn, đẹp đến xót xa. Tôi nhớ như một người tình bị phụ rẫy nhớ lời đay nghiến, như người thương phế nhớ một phần thân thể đã thất lạc. Nhớ từ cơn đổ vở nhớ đi. Nhớ trong hồi đoạn lìa nhớ lại. Vậy mà tôi không về. Hay chưa về lại đó một lần. Nghe thì rắc rối như bày đặt. Nhưng mà cuộc đời cũng có suông sẻ gì đâu.
Những năm mười tám, đôi mươi từ tỉnh nhỏ lên Sài-gòn trọ học, cách quê đâu chừng trên trăm cây số gì đó là tôi đã bắt đầu thấy nhớ. Hồi đó bạn bè cứ sửa câu hát ru em mộc mạc thành câu hát trêu chọc: “Đèn Sài-gòn ngọn xanh ngọn đỏ. Đèn lục tỉnh ngọn tỏ ngọn lu. Mới đi xa anh khóc lu bù. Chừng quen con nước bắt bỏ tù anh cũng đi”. Dĩ nhiên con trai mới nhổ giò nhổ cẳng, đứa nào chẳng có lần mơ mộng làm những chuyến giang hồ vặt để cứ tưởng mình đã lớn. Lẩn quẩn trong cái phố chợ nhỏ xíu đi tới đi lui chưa mỏi cẳng đã thấy vòng lại chỗ cũ, lòng cứ nôn nao những chuyến đi xa. Đọc hành Nguyễn Bính thấy mê làm sao cái hình ảnh hào tráng của người khách lữ, rũ áo phong sương một chiều cuối năm trên gác trọ, rượu say ngất ngưởng rồi cười khinh mạn mà nhắc tới mấy con mắt trắng với mắt xanh. Chưa hết đâu, còn cái hình ảnh não nùng của người em gái sầu muộn bên song cửa cứ vò võ trông chừng từng cánh nhạn đưa tin. Trời ơi được làm người tình cho người ta chờ đợi như vậy có nhuốm bụi cũng cam. Mơ thì mơ toàn chuyện động trời như vậy mà mới xách va-li đi khỏi nhà được đâu trăm cây số chừng đôi ba bữa là đã thấy nhớ cồn cào cả người. Có lạ không. Vẫn có những chiều đang lang thang giữa phố, lòng bỗng nhiên chùng xuống khi chợt thấy chân mình lỡ đạp trùng lên mấy lọn nắng cũ vàng hoe. Hay những sớm thức dậy bỗng thấy buồn ngang vì một tiếng xe thổ mộ lăn lóc cóc đều đều như gõ nhịp vào thiên cổ. Cái thằng đang vui đời đô thị bỗng trở buồn ngang xương vì vệt nắng hoang, vì tiếng xe ngựa sao giống y như bóng nắng tiếng xe ở quê nhà. Có một cái gì trùng lẫn ở đâu đây. Dường như mấy góc phố nhỏ, cây me già cỗi, đêm mưa tỉnh lỵ, giọt trăng châu thổ… vẫn là một dù người ta đã thay nơi đổi chốn. Người đi bỏ lại hình ở chốn cũ mà quên bóng cứ lúc thúc theo sau. Có lúc giả bộ ngoảnh mặt mà thật ra có làm ngơ được đâu. Nó cặp kè, lẩn lút, chỉ đợi dịp là ló mặt ra trêu chọc. Bởi vậy mà trong khi đầu tôi thì háo hức lo đuổi bắt mấy cái bóng sắc mới lạ thì lòng tôi lại trì trì những kỷ niệm cũ xì. Cứ như vậy mà dằng co níu kéo hết tháng sang năm lòng vòng chơi mãi cái trò bắt trốn. Hết nhớ rồi quên. Hết quên rồi lại nhớ. Riết rồi tôi cứ thả mặc cho dòng đời xốc nổi, bởi gốc vốn từ đất ruộng bốc bụi bay đi thì làm sao chẳng có lúc tấp lại bên đường mà không nhớ xó đất quê !
Vậy đó, suốt mấy năm lang bạt ở Sài-gòn, mặc dầu lúc nào cũng tỏ ra là “tay chơi” sành sõi, nhẵn mặt khắp đầu trên xóm dưới, như một dân Sài-gòn chính hiệu, tôi vẫn cứ là một tên nhà quê đặc sệt ở trong lòng. Hở ra là nhớ. Nhớ từ cọng cỏ ướt sương nhớ đi. Nhớ từ bụi lúa trổ đòng đòng nhớ lại. Người tình đầu đời sao tôi quên cái một. Mà khoảnh đất quê nhà sao tôi lại nhớ hoài. Có lúc tôi thấy thèm về ngồi lại trên bực đá lở bên bờ sông Cái, một buổi trưa hè nào đó, lượm đá thảy lia thia trên mặt sóng mà đầu thì thả lông bông như một người vô tích sự. Có lúc tôi muốn được quay lại bãi cỏ xanh cạnh ngôi đền văn miếu cũ, chắp hai tay sau gáy nằm dài ra đó ngủ dật dờ ngó lơ mơ mặc cho cuộc đời xoay trở chung quanh. Cả cái tỉnh nhỏ mà gần như ai nấy đều biết mặt nhau, ở thì rầu muốn chết mà đi xa thì nhớ đến đứt ruột. Tôi cũng không biết tại sao. Có phải cái đó là cái mà mấy ông văn sĩ gọi là tình quê đó chăng? Tôi nhớ những con đường lặng lẽ duổi dài theo bóng mấy hàng sao, tôi nhớ cái châu thành nhỏ xíu như chiếc khăn tay với những căn nhà xây cất nửa tây nửa ta, nhớ mấy quán sinh tố góc chợ chiều có mấy cô chiêu đãi quê mùa gọi mời đon đả. Tôi nhớ ngôi trường tiểu học với cái sân chơi lầy lội, ngôi trường trung học im ỉm uy nghiêm và tiếng trống gọi trường nghe dồn dập đến thót tim mỗi lần ham chơi tụ tập lê la ngoài phố. Tôi nhớ như in dãy phố tàu. Bạn bè dăm đứa rủ rê nhau. Áo phanh ngực đón mùi hương lạ. Háo hức chia nhau khói thuốc đầu. Còn nữa, còn nhiều lắm, làm sao kể hết. Ngay cả những thứ có lúc thấy tầm thường, nhạt nhẽo gì đâu mà sao cứ … nhớ ơi là nhớ !
Như cái bến phà Mỹ Thuận vậy đó, tôi đã đi qua lần đầu đâu thuở chín mười tuổi rồi cứ nhớ hoài mặc dầu sau này, lớn lên đã qua không biết bao nhiêu là bến đợi khác. Có một cái gì lạ lắm như nối kết tôi, thằng con trai sinh ra và lớn lên ở bên này sông cứ nhìn ngó bên kia sông như chót đỉnh của một giấc mơ phiêu lãng. Có phải con sông lớn mênh mông đó như một ranh giới vô tình đã chằng giữ những cơn mơ tuổi nhỏ. Có phải những con sóng cuồn cuộn đó đã một thời đẩy đưa hồn tôi phiêu lưu đến những chân trời xa tít, miễn phí và không nguy hiểm. Bằng lý do nào, thì đó vẫn là nơi ưa thích nhất và cũng là nơi tôi nhớ nhiều nhất, nhất là từ lúc biết mình khó có dịp qua lại nữa.
Những năm mới bỏ xứ ra đi, năm ba hôm là lại chiêm bao thấy mình về quê cũ. Mà lần nào cũng vậy, mỗi lần lại thấy đứng đợi phà qua bến Mỹ Thuận. Nghĩ cũng lạ. Lội sông lội suối cũng nhiều mà rồi cũng chỉ nhớ có khúc sông trắc trở đó thôi. Dĩ nhiên điều đó chắc không ăn nhằm gì với cái vị trí quan trọng của nó trong việc thông thương ở miền tây. Quốc lộ số 4 từ Sài-gòn xuôi nam đến đó là phải khựng lại. Sông rộng mênh mông, tách nguồn từ Tiền giang ở phía bắc chảy nghiêng nghiêng theo hướng tây nam đến đó phát đổ ròng ròng đến phát sợ. Thuở ấy, tiền bạc và kỹ thuật chắc còn non yếu quá, người ta chưa đủ sức bắc cầu. Xe đò, xe hàng tới đó là phải đậu lại, sắp hàng dài thậm thượt đợi lượt qua sông. Gặp lúc có công-voa nhà binh chiếm ưu tiên là thôi chờ đợi dài người ra. Xe cộ phì phò hục hặc, khách khứa nhốn nháo, mấy chú lơ xe hấp ta hấp tấp xách thùng xuống sông múc nước đổ máy cho hạ hỏa, mấy bà mấy cô cũng vội vội vàng vàng chạy tìm mấy chỗ giải thủy cho nhẹ mình, khi thì bờ ruộng lúc lại mấy lùm cây khuất khuất hở hở. Cái hoạt cảnh ồn ào náo nhiệt không có chỗ nào giống được. Lạ lắm. Làm như đó là một nơi người ta rất mong cho mau tới, mà tới rồi lại cứ mong cho mau đi. Nói vậy mà không đi mau được là cũng vui vẻ như thường. Có khi thấy xe kẹt nhiều quá là thiên hạ cứ miệng lầm thầm rủa xả mà chân thì xắn xả nhắm hướng mấy cái quán nước thân tình. Hàng quán thì bán đủ thứ thượng vàng hạ cám. Người đi xa lỡ độ đường không sợ đói. Cơm nước trái cây bốn mùa, mùa nào thức nấy. Cứ nhìn mấy giỏ mận hồng đào chín mọng là bắt khát nước, mấy giỏ ổi xá-lỵ căng da xanh mướt mà phát thèm. Điệu nghệ hơn nữa, những xâu chim trao trảo quay vàng ngậy chảy mỡ bóng lưỡng chấp chới trong lồng kiếng quyến rũ còn hơn cao lâu Chợ Lớn, mấy miếng thịt sườn nướng than tại chỗ bốc mùi thơm thấu tới thiên đình. Kề đó mấy chai bia con cọp sắp hàng dọc ngang như nghinh nghinh thách đố ai mà chịu nỗi. Bởi vậy mà khách giang hồ qua đó thế nào rồi cũng phải có lần ngả bàn nhậu dọc đường. Mà bởi vậy khách đa tình qua đó cũng không thiếu người vướng lại những cuộc tình tứ chiếng. Bà lớn bà nhỏ em gái em nuôi gì không biết chớ chuyện ghen bóng ghen gió vẫn xảy ra hà rằm làm cho cái bến đổ vốn đã ồn ào lại được thêm phần…ầm ĩ.
Nhưng mà tại sao là Mỹ Thuận mà không là một cái bến khác. Dọc theo miền tây còn bao nhiêu là bến phà. Vàm Cống, Cần Thơ, Rạch Miểu, Chợ Gạo, Cổ Chiên … sao không nhớ. Mà chỉ nhớ rặt có Mỹ Thuận? Hay tại tôi cũng nòi tình như ông cò quận chín trong tuồng cải lương Tuyệt tình ca có bà vợ nhỏ ở Vĩnh Long đã chèo xuồng đưa chồng qua sông Mỹ Thuận về Mỹ Tho thăm vợ lớn rồi biệt tăm biệt tích luôn mấy chục năm trời. Không, tôi biết cái bến phà đó từ lúc còn rất nhỏ, chưa tới tuổi có một vợ chớ đừng nói tới vợ hai. Kỷ niệm của tôi với cái bến phà đó không dính líu gì hết tới mấy cái chuyện tình duyên tấm mẳn. Nó chỉ dính líu tới cái tuổi nhỏ mà mộng lớn của tôi thôi. Vốn là quê tôi cách bến phà Mỹ Thuận đâu chừng chín mười cây số gì đó. Con đường nối liền bến nước với tỉnh lỵ chạy qua những thửa ruộng nho nhỏ cắt chia bằng mấy bờ đê lúp xúp, ngang qua vài xóm nhà lá lụp xụp và một hai chiếc cầu xi-măng bắt cong cong rất điệu. Con đường hiền lành thơ mộng một cách quê mùa, cũng chẳng có gì là đặc sắc. Chỉ có điều con đường đó là cái ngõ thoát êm đềm nhất để chạy trốn nhịp sống đều đặn nhàm chán của tỉnh nhỏ buồn hiu. Con đường là cái gạch nối ngắn nhất đưa đứa con trai mới lớn từ thực tế vây khốn đến mộng mị phiêu lãng qua trung gian là cái bến phà rộn rịp đầy khách lữ hành xuôi ngược. Lần đầu tiên qua đó một lần năm chín tuổi là bắt mê ngay cái không khí chộn rộn, tất tả, lăng xăng của kẻ đến người đi, của người qua kẻ lại làm như ai nấy đều vội vã lắm. Người ta sốt ruột trông cho mau đến, đến rồi sốt ruột trông cho mau đi, đi hấp ta hấp tấp như chỉ sợ trễ một chuyến qua sông là sẽ trễ luôn cả một cuộc đời. Làm như cuộc sống không chịu ngừng lại một chút, cứ phải là những chuyến lên đường.
Ờ, những chuyến lên đường! Hình ảnh những khách bộ hành lật đật xuống xe, tay xách nách mang kéo nhau đi như chạy qua phà là cái biểu lộ tuyệt diệu nhất cho sức hút của dặm trường thiên lý, của kiểu đời gạo chợ nước sông đã làm tôi mê mẩn suốt một thời mới lớn.
Hình dung trở lại đứa trẻ sinh ra ở một tỉnh nhỏ lần đầu tiên được cha mẹ dẫn cho đi Sài-gòn. Chuyến xe tài nhứt khởi hành đâu khoảng bốn giờ sáng. Trời gần tết đẫm sương. Lòng xe tối mò. Hơi khói xăng xông lên mũi kích thích. Đứa bé cố nhướng mắt thật to để nhìn cho hết con đường mơ trước mặt. Mà có được đâu. Cơn mê ngủ đậu chực trên mí mắt cứ đè sụp xuống hoài làm nó lắc lắc đầu như để phủi đi mà không phủi được. Tiếng xe chạy ù ù càng như ru thêm. Nhưng mà mới ngủ gà ngủ gật đâu được một chút đã giựt mình nghe tiếng anh lơ la oang oang. Bà con cô bác xuống xe qua đò. Có ăn gì thì xả rác trong xe bà con ơi…Đứa bé giựt mình mở choàng mắt dậy. Ôi thôi đâu mà đèn đuốc sáng trưng. Người qua lại rộn rịp, kêu réo thúc hối kèn cựa tự nhiên như giữa chỗ không người. Đứa bé ngơ ngác tưởng trong chiêm bao. Đâu mà mới chút nãy còn ở giữa đồng hoang tối mịt, mới ngủ quên một chút, bừng con mắt dậy đã thấy ở ngay giữa bữa chợ đông. Bở ngỡ, chớp chớp con mắt mấy cái là tỉnh như sáo sậu. Nó khoái chí dòm cái hoạt cảnh mới thấy lần đầu. À thì ra người ta có ngủ như nó đâu. Người ta đi đi lại lại, chạy tới chạy lui, cười giỡn nạnh hẹ nhau suốt đêm suốt ngày. Cái cõi người lớn này lạ thiệt. Đêm hào hứng như vậy cách chỗ nó ở có bao xa, bằng đâu một chớp mắt thôi. Vậy mà ở nhà mới chạng vạng ba má đã bắt nó phải lên giường ngủ một mạch cho tới sáng trưng. Như vậy ở ngoài căn nhà nó ở, ngoài con đường tráng nhựa nó đi tới trường hàng ngày, ngoài ngôi chợ lớn cạnh bờ sông thỉnh thoảng có mấy gánh sơn đông về múa võ bán cao đơn hòan tán, ngoài cái rạp xi-nê chiếu phim cao bồi bắn lộn với mọi da đỏ… còn có cả một thế giới lạ lùng, vui tươi, rộn rịp, chờn vờn một sức sống mãnh liệt bừng bừng ngay kề bên cái phố nhỏ buồn hiu của nó. Đúng là cả một khám phá kỳ diệu. Xe chạy chậm lại rồi rà rà tìm chỗ đậu. Mọi người lục tục xuống xe. Thằng bé nắm chặt tay mẹ nó đi những bước như nhảy. Nó cố làm ra vẻ người lớn như để được hòa hết mình vào cái thế giới sôi sùng sục quanh nó. Nó nở mũi hít thật dài một hơi không khí mát lạnh từ ngoài sông thổi tới, thấy như hít luôn cả cái chộn rộn của đoàn người đang vội vã đi bên cạnh, luôn cả cái mùi kỳ lạ pha trộn đủ thứ thập vật trần gian: hơi người, hơi gà vịt treo buộc tòn teng dưới cặp đòn gánh của mấy bà bạn hàng, hơi trái cây vừa mới hái đổ đống trên sạp, hơi nước lèo của mấy xe hủ tiếu thơm phức, hơi xăng nhớt nồng nồng, cả hơi tinh sương của một ngày đang trổi dậy. Trong khi đó đoàn xe chạy chậm chậm cẩn thận từng chiếc một xuống phà theo sự chỉ dẫn của ông “xếp bắc”, miệng ngậm tu-huýt mặt câng câng như tự thấy mình quá sức quan trọng. Mỗi chiếc xe bò lên cầu từ tốn vừa chạy vừa run run chắc vì lòng cầu nhỏ quá chỉ vừa lọt chí mí. Kề bên một anh lơ chạy lúp xúp tay cầm cục gỗ chặn như để sẵn sàng can thiệp khi xe lỡ trớn. Chiếc cầu sắt lót ván kêu rần rần dưới vòng bánh xe nặng trịch. Xe chạy tới đầu “bông-tông” thì ngừng lại, khục khà khục khặc như vừa thấy nguy hiểm chờn vờn trước mặt. Mà nguy hiểm thật. Ở giữa “bông-tông” là một cái cầu quay hình chữ thập, bề ngang đâu cũng chỉ vừa lọt hai bánh xe, cái nhánh thẳng nối với đường cầu đâu chỉ dài hơn chiều dài chiếc xe đò một chút mà lại đâm thẳng ra dòng sông đang chảy cuồn cuộn. Ngó mà thấy rùng mình. Hèn chi ngay đầu cầu lúc nãy thấy có một tấm bảng đỏ ghi mấy hàng chữ trắng:”Coi chừng thử thắng xe qua phà”. Điệu này không khéo xe chạy tuốt xuống sông như chơi. À thì ra tại vậy người ta bắt bộ hành xuống xe đi bộ bỏ mặc chiếc xe với ông tài xế thử thời vận. Mà chắc cũng không sao vì ông tài xế coi bộ bình tĩnh lắm, miệng ngậm trệch điếu thuốc lá, từ từ rà thắng cho xe rề rề chạy xuống tới mút bửng cầu thì ngừng lại đúng lúc ông kiểm soát khoác hai tay ra dấu ngừng. Tất cả ăn khớp đúng phốc như dứt hết sáu câu mà rơi ngay đúng nhịp song lang. Tức tốc, anh lơ xe chêm ngay hai khúc cây chặn cứng hai bánh xe hết đường nhúc nhích. Rồi đợi đâu sẵn, bốn người phu đứng ngay bốn đầu cầu quay, người kéo người đẩy vận sức xoay bàn cầu quay một phần tư vòng tròn cho đầu mũi xe hướng ngay mũi phà đã hạ bửng đợi sẵn. Chiếc xe rú một hơi dài rồi chồm lên chạy xuống phà. Vậy là xong một chiếc xe. Phà nhỏ chở được có bốn năm xe là đầy một chuyến. Ông tài công ngồi tuốt trên phòng lái ra lệnh dở bửng. Ai đó đánh một tiếng kẻng. Vậy là coi như nội ngoại bất xuất, trên dưới không được lên xuống nữa, hành khách và xe cộ không được chộn rộn chàng ràng nữa. Phà dỡ đõi rồi từ từ lùi ra bến. Trời hưng hửng sáng. Gió bốc theo khói sóng thổi phần phật mấy tấm bạt che hàng trên mui xe. Nước bắn tung toé hai bên thành phà làm ướt nhem mấy dãy băng dành cho hành khách. Mặt trời hà tiện chút ánh sáng vàng cam không soi nổi con sông lớn quẩy sóng đen ngòm. Phà chạy chậm như thong thả lắm hay là tại không có sức nhanh hơn. Máy nổ rì rì đến sốt ruột. Ngồi trên mấy cái băng gỗ có lúc người ta tưởng chừng như đang đứng yên một chỗ nếu không có mấy dề lục bình trôi băng băng ngược chiều. Gặp mùa lũ chướng xem chừng còn nhàn nhã hơn nữa. Phà qua ngang không nổi, phải thả trôi theo con nước xuống tuốt đuôi cồn rồi mới ì ạch vòng lên bờ bên kia. Như vậy mà chắc ăn nếu không phà tròng trành có thể lật ngang như chơi. Vậy mà thằng bé vẫn khoái như thường. Dễ chừng nó còn mong cho lâu tới nữa. Đâu phải lúc nào cũng được đi trên sông một cách nghênh ngang như vậy, ngó mấy chiếc tam bản chèo chống lê thê bị sóng tàu nhồi đờ đẫn mà tội nghiệp. Nó ngửa mặt hứng mấy giọt nước bay trong gió, tóc dựng đứng như bờm ngựa, lòng mơn man một nỗi vui kỳ lạ. Cùng lúc trời lộ hết bình minh. Con sông hiện rõ dần, lớn lao, chói lọi, bất trắc và mê hoặc như một huyền nhiệm. Đứa bé thấy con sông và bến nước lần đầu tiên mà sao có cảm tưởng như sẽ thấy muôn đời. Tấm lòng nhỏ xíu của nó như đã dành một chỗ rất lớn cho khoảnh sông nước đó. Nó chăm bẩm cái hình ảnh của thiên nhiên cựa mình sống dậy như một khám phá bất ngờ. Và lớn lên một cách đột ngột, từ đó.
Như vậy mà tôi qua phà Mỹ Thuận lần thứ nhất. Tôi trở ngược lại qua phà lần thứ hai ít ngày sau gì đó. Cũng y như lần đầu. Chỉ khác là vào buổi chiều, trời sắp tắt nắng. Bóng đêm chực chờ càng làm con sông, chiếc phà và người ta thêm gấp gáp. Cũng cái vội vã thêm một chút lo lắng. Cũng cái ồn ào nhưng bớt đi một chút náo nhiệt. Nhưng không có vẻ gì là sắp ngừng nghỉ. Sông nước có thôi chảy đâu. Và người ta cũng đâu có hết lên đường. Ở đó là hình ảnh một dòng sống không có khởi đầu và cũng không có kết cuộc.
Có phải tại vậy mà tôi mê cái bến Mỹ Thuận hay không? Tôi đã giữ trong tôi cái hình ảnh qua lại bất tận trên dòng sông bất tuyệt này rất lâu. Mãi đến khi lên trung học, tôi vẫn thường trốn nhà những ngày nghỉ học đạp cái xe đạp cà tàng chín cây số lên đó, đứng ngó ngu ngơ một đỗi rồi đạp xe trở về. Mệt đừ mà lòng lại thấy vui sướng như vừa làm một chuyến đi xa, hồn mê mải với cuộc mộng du tưởng tượng. Không biết có phải tại tôi chịu ảnh hưởng của đứa bé mê nhà ga và xe lửa trong thơ Tế Hanh hay không mà tôi cứ hay làm như nó. “Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt. Lòng buồn đau xót nỗi chia xa”. Cái hình ảnh đẹp và buồn đến dại người. Mà cũng dại thiệt. Tôi mê cái bến phà Mỹ Thuận đến dại dột. Năm học lớp đệ tứ, cô bạn gái cùng lớp thân thích với tôi như quít với cam. Còn tôi thì cứ tưởng thiên hạ ai cũng mê thích kỳ quái như tôi. Lần đó tôi rủ cô ta trốn học, hai đứa lén ra bến xe lam đi Mỹ Thuận. Cô ta nghe tôi tả cái cảnh và cái tình của Mỹ Thuận nên cũng náo nức đi theo. Đến chừng lên tới đó thấy phố xá lu bu, người ta lật đật, sông nước thì vô tình cô ta đâm chán nản đòi bỏ về đi coi chớp bóng. Tôi đâu chịu. Thế là giặc giã nổi lên đùng đùng. Cô bạn thường ngày phụng phịu dỗi hờn dễ thương hết sức, hôm đó không biết nổi chứng gì mà quyết liệt còn hơn bà Trưng thù nhà hận nước dứt khoát bỏ tôi lên xe trở về. Tôi tự ái ở lại. Xui một cái là sau đó cô ta bị cha mẹ khám phá được chuyến giang hồ vặt, chắc bị nọc ra đánh đòn rồi đày vào lãnh cung hay sao đó mà thề cự tuyệt mặt tôi. Thế là “anh đi đường anh, tôi đường tôi…” Nghĩ cũng uổng, chỉ vì ba cái vụ lên xe xuống xe mà đành rẽ thúy chia uyên. Nhưng mà tôi có tởn đâu. Tôi vẫn chứng nào tật nấy. Hể được cô nào thân ái là tôi cứ cà rà mời cho được lên chơi Mỹ Thuận một lần. Ở đó tôi huyên thuyên dẩn giải hoặc trầm ngâm tâm sự làm như chỗ đó là giang sơn riêng của tôi vậy. Có cô cũng kiên nhẫn ngồi nghe nhưng đa số thì dẩy nẩy đòi về. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì cũng đâu lỗi tại tôi. Nơi cái thành phố tôi ở thuở đó có chỗ nào thơ mộng đâu mà hẹn hò. Chẳng lẽ đưa nhau vào Văn thánh miếu, chỗ thờ ông thánh Khổng chuyên trị lễ giáo mà đi lạng quạng dưới mấy gốc mù u tối om để nỉ non tâm sự. Lỡ ổng nghe được thì hóa ra tôi cũng lỗi đạo với bậc tiên sư. Nếu không thì dưới bóng cây da Cửa Hữu có miếu Bảy Bà sơn thủy cũng hữu tình nhưng thời đó nghe đồn bà hay xẹt đi xẹt lại thì càng nên tránh cái chuyện tới đó thề non hẹn biển. Còn cái rạp xi-nê nhỏ như cái lổ mũi chuyên môn chiếu tuồng cao bồi đánh nhau với da đỏ thì giữa cảnh tên bay đạn lạc đó thì còn đâu tâm trí mà nói chuyện tâm tình. Vả lại ngay xuất chiếu buổi trưa rạp chẳng có máy lạnh lại còn đóng cửa kín bưng nên cứ vừa coi phim vừa quạt phành phạch thì hơi sức đâu nữa mà thủ thỉ. Chỉ có Mỹ Thuận của tôi là thượng hạng. Vừa có gió sông lồng lộng, có phà trôi rập rình, có đủ thứ quà cáp trần gian và nhất là có những vóc dáng giang hồ qua qua lại lại. Bến nước là nơi tao ngộ của những tay tứ chiếng, là ngã tư gặp gỡ của trăm họ miền Tây. Cà mau, Rạch Giá, Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh Long , Sa Đéc, Trà Vinh… Họ băng ngang thì thôi chớ còn xổ dọc là gặp nhau ở đó. Không hẹn mà gặp. Gặp không chào không hỏi. Gặp một lần trong một đời. Rồi thôi. Rồi mất biệt như chưa từng đã gặp. Dĩ nhiên chắc họ cũng có trở đi trở lại nhưng rồi có ai gặp lại ai đâu. Tôi đã thấy ở đó bao nhiêu là mặt người, bao nhiêu là nhân dáng mà rồi có gặp lại ai bao giờ. Phải vậy không, ở đó giống y như cái cõi đời này mà một ông Tàu xưa đã cảm thán đến để rơi nước mắt: “tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất kiến lai giã, niệm thiên địa chi du du, độc thương nhiên nhi lệ hạ”. Đó là một quán trạm bên đường mà mọi người phải ghé qua trong cuộc hành thiên lý dù có muốn hay không. Ghé qua một chút, vui vẻ hay buồn rầu, nhẹ nhàng hay gồng gánh thì cũng phải ghé qua, đi tới đi lui, dòm ngó loanh quanh rồi quay lưng đi mất biệt. Đó chẳng giống cái đường trần thăm thẳm này sao mà khách lữ chính là chúng ta đó. Chúng ta đến rồi đi có ai biết, dòng đời vẫn chảy đến biệt mù cũng chẳng làm sao hay. Thuở ấy tôi đã triết lý vụn như vậy với bạn bè mà không ai chịu nghe tôi. Riết rồi chỉ còn mình tôi là đi lại chung tình với cái bến phà-bến đời náo nhiệt đó. Vậy mà hay, bởi vì ở đó tôi đã sống bao nhiêu cảnh tình mà cả chục năm sau tôi cũng chưa hề sống lại được. Bãi trường năm 66, 67 gì đó, tôi từ Sài-gòn về quê nghỉ hè, cô bạn con nhà trọc phú được cha mẹ lo cho đi du học ở Pháp, ngày đi quá bất ngờ cô ta đáp xe đò về tìm tôi từ giã. Không biết lúc ấy lòng buồn đến đâu mà sau khi đưa cô ta qua sông trở lại Sài-gòn, một mình đón phà ngược trở lại, bỗng nhiên tôi khải ngộ được một điều thắc mắc từ thuở mới mê thơ. Đưa người ta không đưa qua sông. Sao có tiếng sóng ở trong lòng. Trời ơi lần ấy tôi mới thấy hết cái tài hoa của người thi sĩ mệnh bạc. Đưa người, ông không đưa qua sông mà nghe sóng vỗ ở trong lòng. Còn tôi đưa người, tôi lại đưa ngang sông thì sóng vỗ biết cơ man nào mà nói. Con tim dù lớn cách mấy cũng chỉ bằng nắm tay thì chỉ có nước chết đuối thôi. Lần đó tôi tôn ông Thâm Tâm làm sư phụ. Mấy thằng bạn trời đánh của tôi chỉ lo chạy xe lạng đào trong thành phố làm sao hiểu thấu được cái lớn lao u trầm của người thơ. Đời mộng và thực như vậy đó bàng bạc trên từng ngọn sóng, từng khúc quành, từng vết xe lăn, từng chuyến phà ngang trắc trở. Sao không tới đó mà coi, không tới đó mà nghe tiếng đời kêu réo. Phải rồi còn cái tiếng đời huyễn hoặc này nữa, tiếng độc huyền của ông ăn mày mù ngồi trước hàng ba một tiệm nước. Ông ta ngồi đó tự lúc nào tôi không biết. Chỉ biết khi tôi bắt đầu quến thật sự cái sinh hoạt của bến Mỹ Thuận thì ông ta đã có ở đó rồi. Ông ta ngồi đó lặng lẽ, nhỏ nhoi, có mà như không có, giống như cây cột đèn bữa cháy bữa không. Sự có mặt của ông có làm bận tâm ai đâu họa chăng là mấy thầy phú-lít. Nhưng mà ông ta mờ nhạt quá, cũ kỹ quá nên riết rồi người ta cũng lờ đi coi như là một vai câm của vở kịch cứ đổi cảnh hoài. Như cái phần tĩnh của bức tranh động vậy. Ông ta ngồi yên như một khúc gỗ đẽo sần sùi, lưng cong vòng, mặt nghiêng nghiêng, đôi mắt sâu hoắm, hai chân xếp lại, gần như không nhúc nhích. Chỉ có tiếng đàn của ông là bay lượn thảm sầu. Cái giọng ỉ ôi như kêu rêu, như trách cứ mà cam phận, nghe nghèn nghẹn đến tức tưởi. Nó gần như gom hết tất cả cái gì oan nghiệt nhất, cái gì đoạn trường nhất, cái gì tang thương nhất của cuộc đời này lại rồi phát ra một lượt làm chết điếng lòng người. Đàn chỉ có một dây thôi mà đủ hết mùi trường hận. Tôi khám phá ra ông một bữa về ngang trời đổ mưa bất chợt. Mọi người chạy túa vào mấy cái mái hiên tìm chỗ đụt. Vừa tấp vào một quán nước tôi để ý tới người đàn ông mù tức khắc. Có một vẻ gì lạ lắm toát ra trên gương mặt vô tri như trét sáp. Ông ta ngồi đó, lặng lờ như một vệt khói, mặc cơn mưa rào rơi lộp độp, mặc đám phàm nhân lao xao. Ông làm như không hay biết gì hết, ông chỉ biết tiếng đàn của ông thôi. Mấy ngón tay xương xẩu, đen đúa thoăn thoắt bắt nắm sợi dây đàn độc nhất, còn bàn tay trái vặn vẹo cái cần gỗ đã lên nước bóng ngời. Tôi không biết ông đàn bản gì chỉ nghe được cái não nuột của âm thanh như từng mũi kim chích thẳng vào da thịt mình đến nhức buốt. Tiếng đàn thoát đi bay lượn lẹo trong không khí ẩm đục nghe như tiếng khóc từ cõi âm vọng lại, kêu réo, van nài làm tôi rùng mình muốn phát lãnh. Nó bay ra xa, uốn éo rồi vòng lại, oằn oại. Nó vút lên cao, lanh lảnh rồi chùi xuống thấp, rụng rời. Người ăn mày mù vẫn say mê đàn như không biết cái tiếng đàn ma quái đang truyền nhiễm về đời bóng tối của u minh, dẫn đường cho những hồn oan kéo nhau về lướt thướt. Một lúc mưa bỗng tạnh. Mọi người lục tục bỏ đi. Có bà nhón vài đồng bạc cắc bỏ nhẹ vào cái hộp thiếc đặt trên góc chiếu. Còn đa số thì chắc quá vội đi mà không kể gì đến tiếng đàn bỏ lại. Còn tôi sao tôi bỗng nhiên thấy đi không nỡ. Sao tôi có cảm giác như thiên hạ quá vô lễ với nghệ nhân. Người ăn xin mù đó đúng là một nghệ nhân. Con người đó, tiếng đàn đó sao tôi thấy tài hoa đến tột vời. Mù đã là một thiệt thòi. Mù mà tài hoa thì đúng là tội nghiệt. Có phải ông mù đã gởi tâm sự mình trong tiếng đàn tận tuyệt đó không? Tôi quay vào quán, gọi một ly cà-phê bảo người hầu bàn đem ra cho người ăn xin rồi đến ngồi trong một góc nhìn ra. Suốt buổi chiều, tôi ngồi nghe lóm hết khúc này đến khúc khác, lòng cứ thắc thỏm từng hồi theo mấy cung bạc mệnh. Mà thật ra tôi có biết bài bản nào đâu. Thuở đó đối với tôi, những kim tiền bản, khốc hoàng thiên hay gì gì nữa cũng là quê mùa hết. Tôi chỉ khóai rum-ba với lại xì-lô. Đã nói tôi còn dại dột lắm mà. Vậy mà buổi chiều đó tôi ngồi im như chết trong góc quán, hồn mỏi mê như bị ma ám, lần đầu tiên khám phá ra cây độc huyền quái đản. Tại sao có loại đàn kỳ dị như vậy. Và tuyệt diệu như vậy. Còn người mù đó nữa, có phải chính cặp mắt đục lờ đó mới nhìn thấu được tới vô thanh để biến ngũ cung thành trăm bài kinh khổ? Đã có lúc tôi tưởng chừng ông ta biến đi đâu mất tiêu mà chỉ còn tiếng đàn ở đó thay ông kêu khóc. Hay có thể nói ông ta và đàn như nhập làm một. Làm sao có sự hóa thân kỳ diệu đó nếu không là một bậc dị nhân. Có lúc thần trí tôi mê hoang tưởng như Sư Khoáng đội mồ trở về vác đàn đi tìm bạn tri âm… Rồi tiếng đàn dứt. Tôi giựt mình thấy mình ngồi ủ rũ. Trời ngoài kia đã chạng vạng, bến phà cũng thưa bớt người qua.
Bữa đó khi ra về tôi đã dốc hết tiền còn lại trong túi cho ông ta rồi nhảy lên đeo xe hàng có giang về chợ.
Đấy cái bến Mỹ Thuận nó hỗn mang như vậy đó, nó tập trung tất cả mọi hạng người từ cùng căn mạt kiếp tới những tay đâm thuê chém mướn, coi trời bằng vung, trước ngực thì xâm “ hận kẻ bạc tình” sau lưng thì xâm “thù người hại bạn” đến người cuồng sĩ tối ngày cứ đón phà từ bờ này qua bờ kia như để đón đợi một người nào đó chưa bao giờ gặp mặt mà hể mở miệng ra là cứ “liên hoành” với “hợp tung”. Tôi đã thấy có ông tự chặt ngón tay thề thôi cờ bạc, có ông cầm dao đòi rạch bụng khi người yêu đòi “tách bến sang ngang”, có ông dẫn cô nhân tình bụng mang dạ chửa đâu từ dưới quê lên tới đó rồi “quất ngựa truy phong” bỏ cô ngồi khóc bù lu bù loa bên bờ sông “định mạng”. Tôi đã thấy những anh lơ xe mở miệng ra là chửi thề thí mạng mà giữ chữ tín còn hơn cả đám anh hùng Lương Sơn Bạc, những em bé bán hàng rong nhỏ như ngón tay út tối ngày chạy theo mấy chuyến xe đò ép nài từng xâu mía ghim để nuôi bà mẹ tật nguyền. Mấy ông già ngồi bán báo mà thông hiểu trời đất không sót một mảy may, bình chuyện đời xưa không thua gì Mao Tôn Cương hay Kim Thánh Thán.Thôi thì đủ thứ cảnh đời mà có học đến già người trong trường lớp cũng không làm sao biết được. Bởi vậy tôi yêu mến Mỹ Thuận như một người tình chung thủy, như một người thầy lão luyện đã dạy tôi bao nhiêu ngón khôn khéo mà cũng không biết bao nhiêu món đoạn trường. Có lúc tôi tự thấy mình giàu có như một tay hào trưởng.
Bởi vậy bỏ đi xa rồi mới thấy mất mát biết bao nhiêu.
Ở đây xa quá lắm lúc nhớ quê, tôi hay làm thơ kể lể. Có khi nhắc tô canh chua tôm nấu với bông sua đũa, nhắc tộ cá lòng tong kho khô rắc chút tiêu thơm, có khi nhớ dĩa cơm sườn ram mặn, nhắc tô hủ tiếu của chú Thoòng có cái bụng to bằng thùng nước lèo, có khi thèm nghe lại một điệu vọng cổ mà hồi trước cứ chê lên chê xuống. Trời ơi bây giờ mà cho tôi chui vào rạp Miếu Quốc Công đeo tòn teng mấy chiếc cột chỗ hạng cá kèo mà coi tuồng cải lương Nửa đời hương phấn chắc là tôi sướng lắm. Nhưng mà sướng hơn nữa nếu được về đứng lại dòm ngó ngu ngơ hai bên bờ sông Mỹ Thuận như ở tuổi mới vào đời.
Vậy đó tôi vẫn nhớ quê như mọi người nhớ quê của họ. Tôi còn nhớ thêm cái bến nước ơn nghĩa của tôi nữa. Nơi mà không ai chịu nhớ tới chỉ bởi cái tội nằm ở giữa một chặng đường. Người ta chỉ nhớ nơi đi và nơi đến. Đâu ai bỏ công đi thương nhớ một trạm dừng. Rồi bây giờ nghe đâu người ta đã bỏ luôn cái bến phà đó nữa. Người ta đã cất cầu treo ở trên dòng sông lớn. Những chuyến phà chắc đã kéo vào ụ hay rã ra đem bán sắt vụn. Hàng quán hai bên bờ chắc cũng phải đóng cửa. Mấy người chủ quán chắc đã đổi nghề khác làm ăn. Con đường đá chạy xuống phà chắc bây giờ bỏ hoang cho cỏ dại mọc lan. Tôi không về nên chỉ tưởng tượng được thôi. Sông kia rày đã nên đồng. Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai. Đêm nghe tiếng ếch bên tai. Giựt mình còn tưởng tiếng ai gọi đò. Đấy ông Tế Xương ngày xưa cảm khái như vậy đó sau khi con sông ở Nam Định quê ông bị Tây tới lấp đi. Nghe mà thấy tội tình. Tôi nghĩ ông chưa nói hết những điều muốn nói. Ông không chỉ nhớ tiếng gọi đò thôi đâu. Chắc chắn ông còn rất nhiều kỷ niệm khác mà ông giữ kín cho riêng mình. Bởi vì nói ra cũng không hết được. Mà lắm khi còn bị bĩu môi là hoài cổ, là không thức thời. Cũng như tôi bây giờ vậy, tôi cứ bị người thân kẻ lạ rầy rà, lắm khi mắng nhiếc khi thấy tôi cứng đầu cứ khư khư giữ riết lấy cho mình những hình ảnh cũ, những thương tiếc này, những ngậm ngùi nọ. Chi mà mệt vậy. Quên phức cái cho được việc. Cuộc đời còn hàng trăm chuyện phải lo, hàng ngàn chuyện phải làm, nhắc làm chi cái chuyện đất nước cũ xì, mốc thếch. Chuyện đời thay ngôi đổi chúa là thường tình, trăm họ có khốn khó thì cũng là vận số thôi. Thì vâng. Nhưng vận số gì mà quái đản. Kẻ quyền thế dư ăn dư mặc thì cứ ngày một phủ phê. Còn bạn bè anh em tôi vốn dĩ nghèo đói ngu dốt thì cứ tiếp tục trần ai khổ lụy. Nếu tin được vào vận số thì cũng phải tin vào một quyền lực thiêng liêng nào đó. Mà hể thiêng liêng thì phải có công bằng. Đằng này chuyện bất công ngang trái cứ xảy ra nhan nhản. Như vậy thì đâu phải là vận số nữa. Mà cái này đúng là chuyện thế gian rồi. Ai đời một dân tộc với đức kiên nhẫn, tánh cần cù, lòng đạm bạc đã đi vào huyền thoại mà mấy mươi năm rồi vẫn không ngóc đầu lên nổi thì thử hỏi có lạ không. Đã không còn giặc giã để đổ thừa, cũng không ai chen vào phá đám. Vậy thì tại sao? Chắc chắn không phải tại đám con đỏ đang chạy gạo từng bữa toát mồ hôi, càng không phải tại đám con ghẻ lang bạt kỳ hồ tứ tán ngoài cõi tạm. Vậy thì tại ai? Hỏi thì cứ hỏi chớ câu trả lời đã sờ sờ ra đó.
Gần đây bè bạn ân cần gởi cho mấy tấm hình chụp chiếc cầu trên sông Mỹ Thuận. Cầu mới tinh, cất theo kiến trúc và kỹ thuật tân kỳ, thoạt nhìn ngất ngưởng chẳng thua gì Kim môn kiều ở Cựu Kim Sơn, chỉ thiếu có một chút sương muối lửng tha lửng thửng là lẫn lộn như chơi. Cũng mấy cột tháp cao treo mấy sợi giây cáp cong cong. Nhìn trong hình chắc không đẹp bằng cảnh thực. Ngoài đó có con sông lớn, có gió lồng lộng, có mặt trời dát vàng buổi sáng, có mặt trăng dát bạc đêm rằm chắc còn đẹp hơn nữa. Ở xa tôi hình dung xe cộ qua lại suông sẻ, khách đi đường khỏi phải lên xe xuống phà lôi thôi. Nghĩ tới nghĩ lui thấy cũng mừng. Mặc dầu trong bụng vẫn có chút nao nao khi biết đã mất rồi nơi chốn cũ. Bến phà xưa không còn nữa thì những vóc dáng xưa chắc cũng đã biệt mù. Chén cơm nóng lỡ đường, giỏ ổi làm quà đường xa, ly nước mía mới ép ngọt lịm, người chủ quán hay kể chuyện Tam quốc mấy buổi trưa ế khách, những cuộc tình xốc nổi, những gặp gỡ bất chợt, người hành khất mù và ngón đàn tận tuyệt… tất cả rồi sẽ được xếp vào loại chuyện cổ tích mà người kể nào cũng bắt đầu bằng hai tiếng “hồi xưa…”. Có thể mấy chi tiết mà tôi vừa nhắc đã mất đâu từ nhiều năm trước. Có thể trong thời buổi gạo châu củi quế người ta phải vội vã hơn trước, ăn uống nhín nhút, nói cười dè sẻn chớ không còn bung thùa như thuở tôi còn đi lại. Có thể cái bến nước đó đã mất phong độ từ lúc mới đổi đời. Nếp tinh thần đã khác thì nếp sống cũng khác theo. Người đi lại ơ thờ thì sông nước cũng chỉ là một cõi bơ vơ có lấy gì làm thân thiết. Nếu bây giờ đường đi phải rẽ qua hướng khác để đắp cao dốc cầu, bỏ lại xóm cũ hắt hiu thì cũng chỉ là nối tiếp một cách hợp lý cái cuộc sống đã bị bỏ quên từ lâu lắm. Bởi vậy mà càng nhìn tấm hình chiếc cầu mới, tôi càng thấy buồn hơn vui. Chiếc cầu được xây cất bằng vốn liếng tiền bạc và kiến thức của người nước ngoài để nối hai bờ con sông trắc trở. Mừng thì có mừng cho việc đi lại đỡ phần vất vả nhưng sao vẫn tiếc cho một nếp đời đã ăn sâu trong lòng của một số không ít người.
Và nhất là cứ tự hỏi, sao còn hàng chục triệu chiếc cầu lỗi nhịp trong lòng người mà không chịu lo bắc lại để mọi tấm lòng người Việt không còn những bờ bến phân chia?
Chính vì những chiếc cầu lỗi nhịp đó mà tới giờ này tôi chưa trở lại được quê nhà.
CAO VỊ KHANH
( Bài do Dieu Huynh chuyển )
Những năm mười tám, đôi mươi từ tỉnh nhỏ lên Sài-gòn trọ học, cách quê đâu chừng trên trăm cây số gì đó là tôi đã bắt đầu thấy nhớ. Hồi đó bạn bè cứ sửa câu hát ru em mộc mạc thành câu hát trêu chọc: “Đèn Sài-gòn ngọn xanh ngọn đỏ. Đèn lục tỉnh ngọn tỏ ngọn lu. Mới đi xa anh khóc lu bù. Chừng quen con nước bắt bỏ tù anh cũng đi”. Dĩ nhiên con trai mới nhổ giò nhổ cẳng, đứa nào chẳng có lần mơ mộng làm những chuyến giang hồ vặt để cứ tưởng mình đã lớn. Lẩn quẩn trong cái phố chợ nhỏ xíu đi tới đi lui chưa mỏi cẳng đã thấy vòng lại chỗ cũ, lòng cứ nôn nao những chuyến đi xa. Đọc hành Nguyễn Bính thấy mê làm sao cái hình ảnh hào tráng của người khách lữ, rũ áo phong sương một chiều cuối năm trên gác trọ, rượu say ngất ngưởng rồi cười khinh mạn mà nhắc tới mấy con mắt trắng với mắt xanh. Chưa hết đâu, còn cái hình ảnh não nùng của người em gái sầu muộn bên song cửa cứ vò võ trông chừng từng cánh nhạn đưa tin. Trời ơi được làm người tình cho người ta chờ đợi như vậy có nhuốm bụi cũng cam. Mơ thì mơ toàn chuyện động trời như vậy mà mới xách va-li đi khỏi nhà được đâu trăm cây số chừng đôi ba bữa là đã thấy nhớ cồn cào cả người. Có lạ không. Vẫn có những chiều đang lang thang giữa phố, lòng bỗng nhiên chùng xuống khi chợt thấy chân mình lỡ đạp trùng lên mấy lọn nắng cũ vàng hoe. Hay những sớm thức dậy bỗng thấy buồn ngang vì một tiếng xe thổ mộ lăn lóc cóc đều đều như gõ nhịp vào thiên cổ. Cái thằng đang vui đời đô thị bỗng trở buồn ngang xương vì vệt nắng hoang, vì tiếng xe ngựa sao giống y như bóng nắng tiếng xe ở quê nhà. Có một cái gì trùng lẫn ở đâu đây. Dường như mấy góc phố nhỏ, cây me già cỗi, đêm mưa tỉnh lỵ, giọt trăng châu thổ… vẫn là một dù người ta đã thay nơi đổi chốn. Người đi bỏ lại hình ở chốn cũ mà quên bóng cứ lúc thúc theo sau. Có lúc giả bộ ngoảnh mặt mà thật ra có làm ngơ được đâu. Nó cặp kè, lẩn lút, chỉ đợi dịp là ló mặt ra trêu chọc. Bởi vậy mà trong khi đầu tôi thì háo hức lo đuổi bắt mấy cái bóng sắc mới lạ thì lòng tôi lại trì trì những kỷ niệm cũ xì. Cứ như vậy mà dằng co níu kéo hết tháng sang năm lòng vòng chơi mãi cái trò bắt trốn. Hết nhớ rồi quên. Hết quên rồi lại nhớ. Riết rồi tôi cứ thả mặc cho dòng đời xốc nổi, bởi gốc vốn từ đất ruộng bốc bụi bay đi thì làm sao chẳng có lúc tấp lại bên đường mà không nhớ xó đất quê !
Vậy đó, suốt mấy năm lang bạt ở Sài-gòn, mặc dầu lúc nào cũng tỏ ra là “tay chơi” sành sõi, nhẵn mặt khắp đầu trên xóm dưới, như một dân Sài-gòn chính hiệu, tôi vẫn cứ là một tên nhà quê đặc sệt ở trong lòng. Hở ra là nhớ. Nhớ từ cọng cỏ ướt sương nhớ đi. Nhớ từ bụi lúa trổ đòng đòng nhớ lại. Người tình đầu đời sao tôi quên cái một. Mà khoảnh đất quê nhà sao tôi lại nhớ hoài. Có lúc tôi thấy thèm về ngồi lại trên bực đá lở bên bờ sông Cái, một buổi trưa hè nào đó, lượm đá thảy lia thia trên mặt sóng mà đầu thì thả lông bông như một người vô tích sự. Có lúc tôi muốn được quay lại bãi cỏ xanh cạnh ngôi đền văn miếu cũ, chắp hai tay sau gáy nằm dài ra đó ngủ dật dờ ngó lơ mơ mặc cho cuộc đời xoay trở chung quanh. Cả cái tỉnh nhỏ mà gần như ai nấy đều biết mặt nhau, ở thì rầu muốn chết mà đi xa thì nhớ đến đứt ruột. Tôi cũng không biết tại sao. Có phải cái đó là cái mà mấy ông văn sĩ gọi là tình quê đó chăng? Tôi nhớ những con đường lặng lẽ duổi dài theo bóng mấy hàng sao, tôi nhớ cái châu thành nhỏ xíu như chiếc khăn tay với những căn nhà xây cất nửa tây nửa ta, nhớ mấy quán sinh tố góc chợ chiều có mấy cô chiêu đãi quê mùa gọi mời đon đả. Tôi nhớ ngôi trường tiểu học với cái sân chơi lầy lội, ngôi trường trung học im ỉm uy nghiêm và tiếng trống gọi trường nghe dồn dập đến thót tim mỗi lần ham chơi tụ tập lê la ngoài phố. Tôi nhớ như in dãy phố tàu. Bạn bè dăm đứa rủ rê nhau. Áo phanh ngực đón mùi hương lạ. Háo hức chia nhau khói thuốc đầu. Còn nữa, còn nhiều lắm, làm sao kể hết. Ngay cả những thứ có lúc thấy tầm thường, nhạt nhẽo gì đâu mà sao cứ … nhớ ơi là nhớ !
Như cái bến phà Mỹ Thuận vậy đó, tôi đã đi qua lần đầu đâu thuở chín mười tuổi rồi cứ nhớ hoài mặc dầu sau này, lớn lên đã qua không biết bao nhiêu là bến đợi khác. Có một cái gì lạ lắm như nối kết tôi, thằng con trai sinh ra và lớn lên ở bên này sông cứ nhìn ngó bên kia sông như chót đỉnh của một giấc mơ phiêu lãng. Có phải con sông lớn mênh mông đó như một ranh giới vô tình đã chằng giữ những cơn mơ tuổi nhỏ. Có phải những con sóng cuồn cuộn đó đã một thời đẩy đưa hồn tôi phiêu lưu đến những chân trời xa tít, miễn phí và không nguy hiểm. Bằng lý do nào, thì đó vẫn là nơi ưa thích nhất và cũng là nơi tôi nhớ nhiều nhất, nhất là từ lúc biết mình khó có dịp qua lại nữa.
Những năm mới bỏ xứ ra đi, năm ba hôm là lại chiêm bao thấy mình về quê cũ. Mà lần nào cũng vậy, mỗi lần lại thấy đứng đợi phà qua bến Mỹ Thuận. Nghĩ cũng lạ. Lội sông lội suối cũng nhiều mà rồi cũng chỉ nhớ có khúc sông trắc trở đó thôi. Dĩ nhiên điều đó chắc không ăn nhằm gì với cái vị trí quan trọng của nó trong việc thông thương ở miền tây. Quốc lộ số 4 từ Sài-gòn xuôi nam đến đó là phải khựng lại. Sông rộng mênh mông, tách nguồn từ Tiền giang ở phía bắc chảy nghiêng nghiêng theo hướng tây nam đến đó phát đổ ròng ròng đến phát sợ. Thuở ấy, tiền bạc và kỹ thuật chắc còn non yếu quá, người ta chưa đủ sức bắc cầu. Xe đò, xe hàng tới đó là phải đậu lại, sắp hàng dài thậm thượt đợi lượt qua sông. Gặp lúc có công-voa nhà binh chiếm ưu tiên là thôi chờ đợi dài người ra. Xe cộ phì phò hục hặc, khách khứa nhốn nháo, mấy chú lơ xe hấp ta hấp tấp xách thùng xuống sông múc nước đổ máy cho hạ hỏa, mấy bà mấy cô cũng vội vội vàng vàng chạy tìm mấy chỗ giải thủy cho nhẹ mình, khi thì bờ ruộng lúc lại mấy lùm cây khuất khuất hở hở. Cái hoạt cảnh ồn ào náo nhiệt không có chỗ nào giống được. Lạ lắm. Làm như đó là một nơi người ta rất mong cho mau tới, mà tới rồi lại cứ mong cho mau đi. Nói vậy mà không đi mau được là cũng vui vẻ như thường. Có khi thấy xe kẹt nhiều quá là thiên hạ cứ miệng lầm thầm rủa xả mà chân thì xắn xả nhắm hướng mấy cái quán nước thân tình. Hàng quán thì bán đủ thứ thượng vàng hạ cám. Người đi xa lỡ độ đường không sợ đói. Cơm nước trái cây bốn mùa, mùa nào thức nấy. Cứ nhìn mấy giỏ mận hồng đào chín mọng là bắt khát nước, mấy giỏ ổi xá-lỵ căng da xanh mướt mà phát thèm. Điệu nghệ hơn nữa, những xâu chim trao trảo quay vàng ngậy chảy mỡ bóng lưỡng chấp chới trong lồng kiếng quyến rũ còn hơn cao lâu Chợ Lớn, mấy miếng thịt sườn nướng than tại chỗ bốc mùi thơm thấu tới thiên đình. Kề đó mấy chai bia con cọp sắp hàng dọc ngang như nghinh nghinh thách đố ai mà chịu nỗi. Bởi vậy mà khách giang hồ qua đó thế nào rồi cũng phải có lần ngả bàn nhậu dọc đường. Mà bởi vậy khách đa tình qua đó cũng không thiếu người vướng lại những cuộc tình tứ chiếng. Bà lớn bà nhỏ em gái em nuôi gì không biết chớ chuyện ghen bóng ghen gió vẫn xảy ra hà rằm làm cho cái bến đổ vốn đã ồn ào lại được thêm phần…ầm ĩ.
Nhưng mà tại sao là Mỹ Thuận mà không là một cái bến khác. Dọc theo miền tây còn bao nhiêu là bến phà. Vàm Cống, Cần Thơ, Rạch Miểu, Chợ Gạo, Cổ Chiên … sao không nhớ. Mà chỉ nhớ rặt có Mỹ Thuận? Hay tại tôi cũng nòi tình như ông cò quận chín trong tuồng cải lương Tuyệt tình ca có bà vợ nhỏ ở Vĩnh Long đã chèo xuồng đưa chồng qua sông Mỹ Thuận về Mỹ Tho thăm vợ lớn rồi biệt tăm biệt tích luôn mấy chục năm trời. Không, tôi biết cái bến phà đó từ lúc còn rất nhỏ, chưa tới tuổi có một vợ chớ đừng nói tới vợ hai. Kỷ niệm của tôi với cái bến phà đó không dính líu gì hết tới mấy cái chuyện tình duyên tấm mẳn. Nó chỉ dính líu tới cái tuổi nhỏ mà mộng lớn của tôi thôi. Vốn là quê tôi cách bến phà Mỹ Thuận đâu chừng chín mười cây số gì đó. Con đường nối liền bến nước với tỉnh lỵ chạy qua những thửa ruộng nho nhỏ cắt chia bằng mấy bờ đê lúp xúp, ngang qua vài xóm nhà lá lụp xụp và một hai chiếc cầu xi-măng bắt cong cong rất điệu. Con đường hiền lành thơ mộng một cách quê mùa, cũng chẳng có gì là đặc sắc. Chỉ có điều con đường đó là cái ngõ thoát êm đềm nhất để chạy trốn nhịp sống đều đặn nhàm chán của tỉnh nhỏ buồn hiu. Con đường là cái gạch nối ngắn nhất đưa đứa con trai mới lớn từ thực tế vây khốn đến mộng mị phiêu lãng qua trung gian là cái bến phà rộn rịp đầy khách lữ hành xuôi ngược. Lần đầu tiên qua đó một lần năm chín tuổi là bắt mê ngay cái không khí chộn rộn, tất tả, lăng xăng của kẻ đến người đi, của người qua kẻ lại làm như ai nấy đều vội vã lắm. Người ta sốt ruột trông cho mau đến, đến rồi sốt ruột trông cho mau đi, đi hấp ta hấp tấp như chỉ sợ trễ một chuyến qua sông là sẽ trễ luôn cả một cuộc đời. Làm như cuộc sống không chịu ngừng lại một chút, cứ phải là những chuyến lên đường.
Ờ, những chuyến lên đường! Hình ảnh những khách bộ hành lật đật xuống xe, tay xách nách mang kéo nhau đi như chạy qua phà là cái biểu lộ tuyệt diệu nhất cho sức hút của dặm trường thiên lý, của kiểu đời gạo chợ nước sông đã làm tôi mê mẩn suốt một thời mới lớn.
Hình dung trở lại đứa trẻ sinh ra ở một tỉnh nhỏ lần đầu tiên được cha mẹ dẫn cho đi Sài-gòn. Chuyến xe tài nhứt khởi hành đâu khoảng bốn giờ sáng. Trời gần tết đẫm sương. Lòng xe tối mò. Hơi khói xăng xông lên mũi kích thích. Đứa bé cố nhướng mắt thật to để nhìn cho hết con đường mơ trước mặt. Mà có được đâu. Cơn mê ngủ đậu chực trên mí mắt cứ đè sụp xuống hoài làm nó lắc lắc đầu như để phủi đi mà không phủi được. Tiếng xe chạy ù ù càng như ru thêm. Nhưng mà mới ngủ gà ngủ gật đâu được một chút đã giựt mình nghe tiếng anh lơ la oang oang. Bà con cô bác xuống xe qua đò. Có ăn gì thì xả rác trong xe bà con ơi…Đứa bé giựt mình mở choàng mắt dậy. Ôi thôi đâu mà đèn đuốc sáng trưng. Người qua lại rộn rịp, kêu réo thúc hối kèn cựa tự nhiên như giữa chỗ không người. Đứa bé ngơ ngác tưởng trong chiêm bao. Đâu mà mới chút nãy còn ở giữa đồng hoang tối mịt, mới ngủ quên một chút, bừng con mắt dậy đã thấy ở ngay giữa bữa chợ đông. Bở ngỡ, chớp chớp con mắt mấy cái là tỉnh như sáo sậu. Nó khoái chí dòm cái hoạt cảnh mới thấy lần đầu. À thì ra người ta có ngủ như nó đâu. Người ta đi đi lại lại, chạy tới chạy lui, cười giỡn nạnh hẹ nhau suốt đêm suốt ngày. Cái cõi người lớn này lạ thiệt. Đêm hào hứng như vậy cách chỗ nó ở có bao xa, bằng đâu một chớp mắt thôi. Vậy mà ở nhà mới chạng vạng ba má đã bắt nó phải lên giường ngủ một mạch cho tới sáng trưng. Như vậy ở ngoài căn nhà nó ở, ngoài con đường tráng nhựa nó đi tới trường hàng ngày, ngoài ngôi chợ lớn cạnh bờ sông thỉnh thoảng có mấy gánh sơn đông về múa võ bán cao đơn hòan tán, ngoài cái rạp xi-nê chiếu phim cao bồi bắn lộn với mọi da đỏ… còn có cả một thế giới lạ lùng, vui tươi, rộn rịp, chờn vờn một sức sống mãnh liệt bừng bừng ngay kề bên cái phố nhỏ buồn hiu của nó. Đúng là cả một khám phá kỳ diệu. Xe chạy chậm lại rồi rà rà tìm chỗ đậu. Mọi người lục tục xuống xe. Thằng bé nắm chặt tay mẹ nó đi những bước như nhảy. Nó cố làm ra vẻ người lớn như để được hòa hết mình vào cái thế giới sôi sùng sục quanh nó. Nó nở mũi hít thật dài một hơi không khí mát lạnh từ ngoài sông thổi tới, thấy như hít luôn cả cái chộn rộn của đoàn người đang vội vã đi bên cạnh, luôn cả cái mùi kỳ lạ pha trộn đủ thứ thập vật trần gian: hơi người, hơi gà vịt treo buộc tòn teng dưới cặp đòn gánh của mấy bà bạn hàng, hơi trái cây vừa mới hái đổ đống trên sạp, hơi nước lèo của mấy xe hủ tiếu thơm phức, hơi xăng nhớt nồng nồng, cả hơi tinh sương của một ngày đang trổi dậy. Trong khi đó đoàn xe chạy chậm chậm cẩn thận từng chiếc một xuống phà theo sự chỉ dẫn của ông “xếp bắc”, miệng ngậm tu-huýt mặt câng câng như tự thấy mình quá sức quan trọng. Mỗi chiếc xe bò lên cầu từ tốn vừa chạy vừa run run chắc vì lòng cầu nhỏ quá chỉ vừa lọt chí mí. Kề bên một anh lơ chạy lúp xúp tay cầm cục gỗ chặn như để sẵn sàng can thiệp khi xe lỡ trớn. Chiếc cầu sắt lót ván kêu rần rần dưới vòng bánh xe nặng trịch. Xe chạy tới đầu “bông-tông” thì ngừng lại, khục khà khục khặc như vừa thấy nguy hiểm chờn vờn trước mặt. Mà nguy hiểm thật. Ở giữa “bông-tông” là một cái cầu quay hình chữ thập, bề ngang đâu cũng chỉ vừa lọt hai bánh xe, cái nhánh thẳng nối với đường cầu đâu chỉ dài hơn chiều dài chiếc xe đò một chút mà lại đâm thẳng ra dòng sông đang chảy cuồn cuộn. Ngó mà thấy rùng mình. Hèn chi ngay đầu cầu lúc nãy thấy có một tấm bảng đỏ ghi mấy hàng chữ trắng:”Coi chừng thử thắng xe qua phà”. Điệu này không khéo xe chạy tuốt xuống sông như chơi. À thì ra tại vậy người ta bắt bộ hành xuống xe đi bộ bỏ mặc chiếc xe với ông tài xế thử thời vận. Mà chắc cũng không sao vì ông tài xế coi bộ bình tĩnh lắm, miệng ngậm trệch điếu thuốc lá, từ từ rà thắng cho xe rề rề chạy xuống tới mút bửng cầu thì ngừng lại đúng lúc ông kiểm soát khoác hai tay ra dấu ngừng. Tất cả ăn khớp đúng phốc như dứt hết sáu câu mà rơi ngay đúng nhịp song lang. Tức tốc, anh lơ xe chêm ngay hai khúc cây chặn cứng hai bánh xe hết đường nhúc nhích. Rồi đợi đâu sẵn, bốn người phu đứng ngay bốn đầu cầu quay, người kéo người đẩy vận sức xoay bàn cầu quay một phần tư vòng tròn cho đầu mũi xe hướng ngay mũi phà đã hạ bửng đợi sẵn. Chiếc xe rú một hơi dài rồi chồm lên chạy xuống phà. Vậy là xong một chiếc xe. Phà nhỏ chở được có bốn năm xe là đầy một chuyến. Ông tài công ngồi tuốt trên phòng lái ra lệnh dở bửng. Ai đó đánh một tiếng kẻng. Vậy là coi như nội ngoại bất xuất, trên dưới không được lên xuống nữa, hành khách và xe cộ không được chộn rộn chàng ràng nữa. Phà dỡ đõi rồi từ từ lùi ra bến. Trời hưng hửng sáng. Gió bốc theo khói sóng thổi phần phật mấy tấm bạt che hàng trên mui xe. Nước bắn tung toé hai bên thành phà làm ướt nhem mấy dãy băng dành cho hành khách. Mặt trời hà tiện chút ánh sáng vàng cam không soi nổi con sông lớn quẩy sóng đen ngòm. Phà chạy chậm như thong thả lắm hay là tại không có sức nhanh hơn. Máy nổ rì rì đến sốt ruột. Ngồi trên mấy cái băng gỗ có lúc người ta tưởng chừng như đang đứng yên một chỗ nếu không có mấy dề lục bình trôi băng băng ngược chiều. Gặp mùa lũ chướng xem chừng còn nhàn nhã hơn nữa. Phà qua ngang không nổi, phải thả trôi theo con nước xuống tuốt đuôi cồn rồi mới ì ạch vòng lên bờ bên kia. Như vậy mà chắc ăn nếu không phà tròng trành có thể lật ngang như chơi. Vậy mà thằng bé vẫn khoái như thường. Dễ chừng nó còn mong cho lâu tới nữa. Đâu phải lúc nào cũng được đi trên sông một cách nghênh ngang như vậy, ngó mấy chiếc tam bản chèo chống lê thê bị sóng tàu nhồi đờ đẫn mà tội nghiệp. Nó ngửa mặt hứng mấy giọt nước bay trong gió, tóc dựng đứng như bờm ngựa, lòng mơn man một nỗi vui kỳ lạ. Cùng lúc trời lộ hết bình minh. Con sông hiện rõ dần, lớn lao, chói lọi, bất trắc và mê hoặc như một huyền nhiệm. Đứa bé thấy con sông và bến nước lần đầu tiên mà sao có cảm tưởng như sẽ thấy muôn đời. Tấm lòng nhỏ xíu của nó như đã dành một chỗ rất lớn cho khoảnh sông nước đó. Nó chăm bẩm cái hình ảnh của thiên nhiên cựa mình sống dậy như một khám phá bất ngờ. Và lớn lên một cách đột ngột, từ đó.
Như vậy mà tôi qua phà Mỹ Thuận lần thứ nhất. Tôi trở ngược lại qua phà lần thứ hai ít ngày sau gì đó. Cũng y như lần đầu. Chỉ khác là vào buổi chiều, trời sắp tắt nắng. Bóng đêm chực chờ càng làm con sông, chiếc phà và người ta thêm gấp gáp. Cũng cái vội vã thêm một chút lo lắng. Cũng cái ồn ào nhưng bớt đi một chút náo nhiệt. Nhưng không có vẻ gì là sắp ngừng nghỉ. Sông nước có thôi chảy đâu. Và người ta cũng đâu có hết lên đường. Ở đó là hình ảnh một dòng sống không có khởi đầu và cũng không có kết cuộc.
Có phải tại vậy mà tôi mê cái bến Mỹ Thuận hay không? Tôi đã giữ trong tôi cái hình ảnh qua lại bất tận trên dòng sông bất tuyệt này rất lâu. Mãi đến khi lên trung học, tôi vẫn thường trốn nhà những ngày nghỉ học đạp cái xe đạp cà tàng chín cây số lên đó, đứng ngó ngu ngơ một đỗi rồi đạp xe trở về. Mệt đừ mà lòng lại thấy vui sướng như vừa làm một chuyến đi xa, hồn mê mải với cuộc mộng du tưởng tượng. Không biết có phải tại tôi chịu ảnh hưởng của đứa bé mê nhà ga và xe lửa trong thơ Tế Hanh hay không mà tôi cứ hay làm như nó. “Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt. Lòng buồn đau xót nỗi chia xa”. Cái hình ảnh đẹp và buồn đến dại người. Mà cũng dại thiệt. Tôi mê cái bến phà Mỹ Thuận đến dại dột. Năm học lớp đệ tứ, cô bạn gái cùng lớp thân thích với tôi như quít với cam. Còn tôi thì cứ tưởng thiên hạ ai cũng mê thích kỳ quái như tôi. Lần đó tôi rủ cô ta trốn học, hai đứa lén ra bến xe lam đi Mỹ Thuận. Cô ta nghe tôi tả cái cảnh và cái tình của Mỹ Thuận nên cũng náo nức đi theo. Đến chừng lên tới đó thấy phố xá lu bu, người ta lật đật, sông nước thì vô tình cô ta đâm chán nản đòi bỏ về đi coi chớp bóng. Tôi đâu chịu. Thế là giặc giã nổi lên đùng đùng. Cô bạn thường ngày phụng phịu dỗi hờn dễ thương hết sức, hôm đó không biết nổi chứng gì mà quyết liệt còn hơn bà Trưng thù nhà hận nước dứt khoát bỏ tôi lên xe trở về. Tôi tự ái ở lại. Xui một cái là sau đó cô ta bị cha mẹ khám phá được chuyến giang hồ vặt, chắc bị nọc ra đánh đòn rồi đày vào lãnh cung hay sao đó mà thề cự tuyệt mặt tôi. Thế là “anh đi đường anh, tôi đường tôi…” Nghĩ cũng uổng, chỉ vì ba cái vụ lên xe xuống xe mà đành rẽ thúy chia uyên. Nhưng mà tôi có tởn đâu. Tôi vẫn chứng nào tật nấy. Hể được cô nào thân ái là tôi cứ cà rà mời cho được lên chơi Mỹ Thuận một lần. Ở đó tôi huyên thuyên dẩn giải hoặc trầm ngâm tâm sự làm như chỗ đó là giang sơn riêng của tôi vậy. Có cô cũng kiên nhẫn ngồi nghe nhưng đa số thì dẩy nẩy đòi về. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì cũng đâu lỗi tại tôi. Nơi cái thành phố tôi ở thuở đó có chỗ nào thơ mộng đâu mà hẹn hò. Chẳng lẽ đưa nhau vào Văn thánh miếu, chỗ thờ ông thánh Khổng chuyên trị lễ giáo mà đi lạng quạng dưới mấy gốc mù u tối om để nỉ non tâm sự. Lỡ ổng nghe được thì hóa ra tôi cũng lỗi đạo với bậc tiên sư. Nếu không thì dưới bóng cây da Cửa Hữu có miếu Bảy Bà sơn thủy cũng hữu tình nhưng thời đó nghe đồn bà hay xẹt đi xẹt lại thì càng nên tránh cái chuyện tới đó thề non hẹn biển. Còn cái rạp xi-nê nhỏ như cái lổ mũi chuyên môn chiếu tuồng cao bồi đánh nhau với da đỏ thì giữa cảnh tên bay đạn lạc đó thì còn đâu tâm trí mà nói chuyện tâm tình. Vả lại ngay xuất chiếu buổi trưa rạp chẳng có máy lạnh lại còn đóng cửa kín bưng nên cứ vừa coi phim vừa quạt phành phạch thì hơi sức đâu nữa mà thủ thỉ. Chỉ có Mỹ Thuận của tôi là thượng hạng. Vừa có gió sông lồng lộng, có phà trôi rập rình, có đủ thứ quà cáp trần gian và nhất là có những vóc dáng giang hồ qua qua lại lại. Bến nước là nơi tao ngộ của những tay tứ chiếng, là ngã tư gặp gỡ của trăm họ miền Tây. Cà mau, Rạch Giá, Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh Long , Sa Đéc, Trà Vinh… Họ băng ngang thì thôi chớ còn xổ dọc là gặp nhau ở đó. Không hẹn mà gặp. Gặp không chào không hỏi. Gặp một lần trong một đời. Rồi thôi. Rồi mất biệt như chưa từng đã gặp. Dĩ nhiên chắc họ cũng có trở đi trở lại nhưng rồi có ai gặp lại ai đâu. Tôi đã thấy ở đó bao nhiêu là mặt người, bao nhiêu là nhân dáng mà rồi có gặp lại ai bao giờ. Phải vậy không, ở đó giống y như cái cõi đời này mà một ông Tàu xưa đã cảm thán đến để rơi nước mắt: “tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất kiến lai giã, niệm thiên địa chi du du, độc thương nhiên nhi lệ hạ”. Đó là một quán trạm bên đường mà mọi người phải ghé qua trong cuộc hành thiên lý dù có muốn hay không. Ghé qua một chút, vui vẻ hay buồn rầu, nhẹ nhàng hay gồng gánh thì cũng phải ghé qua, đi tới đi lui, dòm ngó loanh quanh rồi quay lưng đi mất biệt. Đó chẳng giống cái đường trần thăm thẳm này sao mà khách lữ chính là chúng ta đó. Chúng ta đến rồi đi có ai biết, dòng đời vẫn chảy đến biệt mù cũng chẳng làm sao hay. Thuở ấy tôi đã triết lý vụn như vậy với bạn bè mà không ai chịu nghe tôi. Riết rồi chỉ còn mình tôi là đi lại chung tình với cái bến phà-bến đời náo nhiệt đó. Vậy mà hay, bởi vì ở đó tôi đã sống bao nhiêu cảnh tình mà cả chục năm sau tôi cũng chưa hề sống lại được. Bãi trường năm 66, 67 gì đó, tôi từ Sài-gòn về quê nghỉ hè, cô bạn con nhà trọc phú được cha mẹ lo cho đi du học ở Pháp, ngày đi quá bất ngờ cô ta đáp xe đò về tìm tôi từ giã. Không biết lúc ấy lòng buồn đến đâu mà sau khi đưa cô ta qua sông trở lại Sài-gòn, một mình đón phà ngược trở lại, bỗng nhiên tôi khải ngộ được một điều thắc mắc từ thuở mới mê thơ. Đưa người ta không đưa qua sông. Sao có tiếng sóng ở trong lòng. Trời ơi lần ấy tôi mới thấy hết cái tài hoa của người thi sĩ mệnh bạc. Đưa người, ông không đưa qua sông mà nghe sóng vỗ ở trong lòng. Còn tôi đưa người, tôi lại đưa ngang sông thì sóng vỗ biết cơ man nào mà nói. Con tim dù lớn cách mấy cũng chỉ bằng nắm tay thì chỉ có nước chết đuối thôi. Lần đó tôi tôn ông Thâm Tâm làm sư phụ. Mấy thằng bạn trời đánh của tôi chỉ lo chạy xe lạng đào trong thành phố làm sao hiểu thấu được cái lớn lao u trầm của người thơ. Đời mộng và thực như vậy đó bàng bạc trên từng ngọn sóng, từng khúc quành, từng vết xe lăn, từng chuyến phà ngang trắc trở. Sao không tới đó mà coi, không tới đó mà nghe tiếng đời kêu réo. Phải rồi còn cái tiếng đời huyễn hoặc này nữa, tiếng độc huyền của ông ăn mày mù ngồi trước hàng ba một tiệm nước. Ông ta ngồi đó tự lúc nào tôi không biết. Chỉ biết khi tôi bắt đầu quến thật sự cái sinh hoạt của bến Mỹ Thuận thì ông ta đã có ở đó rồi. Ông ta ngồi đó lặng lẽ, nhỏ nhoi, có mà như không có, giống như cây cột đèn bữa cháy bữa không. Sự có mặt của ông có làm bận tâm ai đâu họa chăng là mấy thầy phú-lít. Nhưng mà ông ta mờ nhạt quá, cũ kỹ quá nên riết rồi người ta cũng lờ đi coi như là một vai câm của vở kịch cứ đổi cảnh hoài. Như cái phần tĩnh của bức tranh động vậy. Ông ta ngồi yên như một khúc gỗ đẽo sần sùi, lưng cong vòng, mặt nghiêng nghiêng, đôi mắt sâu hoắm, hai chân xếp lại, gần như không nhúc nhích. Chỉ có tiếng đàn của ông là bay lượn thảm sầu. Cái giọng ỉ ôi như kêu rêu, như trách cứ mà cam phận, nghe nghèn nghẹn đến tức tưởi. Nó gần như gom hết tất cả cái gì oan nghiệt nhất, cái gì đoạn trường nhất, cái gì tang thương nhất của cuộc đời này lại rồi phát ra một lượt làm chết điếng lòng người. Đàn chỉ có một dây thôi mà đủ hết mùi trường hận. Tôi khám phá ra ông một bữa về ngang trời đổ mưa bất chợt. Mọi người chạy túa vào mấy cái mái hiên tìm chỗ đụt. Vừa tấp vào một quán nước tôi để ý tới người đàn ông mù tức khắc. Có một vẻ gì lạ lắm toát ra trên gương mặt vô tri như trét sáp. Ông ta ngồi đó, lặng lờ như một vệt khói, mặc cơn mưa rào rơi lộp độp, mặc đám phàm nhân lao xao. Ông làm như không hay biết gì hết, ông chỉ biết tiếng đàn của ông thôi. Mấy ngón tay xương xẩu, đen đúa thoăn thoắt bắt nắm sợi dây đàn độc nhất, còn bàn tay trái vặn vẹo cái cần gỗ đã lên nước bóng ngời. Tôi không biết ông đàn bản gì chỉ nghe được cái não nuột của âm thanh như từng mũi kim chích thẳng vào da thịt mình đến nhức buốt. Tiếng đàn thoát đi bay lượn lẹo trong không khí ẩm đục nghe như tiếng khóc từ cõi âm vọng lại, kêu réo, van nài làm tôi rùng mình muốn phát lãnh. Nó bay ra xa, uốn éo rồi vòng lại, oằn oại. Nó vút lên cao, lanh lảnh rồi chùi xuống thấp, rụng rời. Người ăn mày mù vẫn say mê đàn như không biết cái tiếng đàn ma quái đang truyền nhiễm về đời bóng tối của u minh, dẫn đường cho những hồn oan kéo nhau về lướt thướt. Một lúc mưa bỗng tạnh. Mọi người lục tục bỏ đi. Có bà nhón vài đồng bạc cắc bỏ nhẹ vào cái hộp thiếc đặt trên góc chiếu. Còn đa số thì chắc quá vội đi mà không kể gì đến tiếng đàn bỏ lại. Còn tôi sao tôi bỗng nhiên thấy đi không nỡ. Sao tôi có cảm giác như thiên hạ quá vô lễ với nghệ nhân. Người ăn xin mù đó đúng là một nghệ nhân. Con người đó, tiếng đàn đó sao tôi thấy tài hoa đến tột vời. Mù đã là một thiệt thòi. Mù mà tài hoa thì đúng là tội nghiệt. Có phải ông mù đã gởi tâm sự mình trong tiếng đàn tận tuyệt đó không? Tôi quay vào quán, gọi một ly cà-phê bảo người hầu bàn đem ra cho người ăn xin rồi đến ngồi trong một góc nhìn ra. Suốt buổi chiều, tôi ngồi nghe lóm hết khúc này đến khúc khác, lòng cứ thắc thỏm từng hồi theo mấy cung bạc mệnh. Mà thật ra tôi có biết bài bản nào đâu. Thuở đó đối với tôi, những kim tiền bản, khốc hoàng thiên hay gì gì nữa cũng là quê mùa hết. Tôi chỉ khóai rum-ba với lại xì-lô. Đã nói tôi còn dại dột lắm mà. Vậy mà buổi chiều đó tôi ngồi im như chết trong góc quán, hồn mỏi mê như bị ma ám, lần đầu tiên khám phá ra cây độc huyền quái đản. Tại sao có loại đàn kỳ dị như vậy. Và tuyệt diệu như vậy. Còn người mù đó nữa, có phải chính cặp mắt đục lờ đó mới nhìn thấu được tới vô thanh để biến ngũ cung thành trăm bài kinh khổ? Đã có lúc tôi tưởng chừng ông ta biến đi đâu mất tiêu mà chỉ còn tiếng đàn ở đó thay ông kêu khóc. Hay có thể nói ông ta và đàn như nhập làm một. Làm sao có sự hóa thân kỳ diệu đó nếu không là một bậc dị nhân. Có lúc thần trí tôi mê hoang tưởng như Sư Khoáng đội mồ trở về vác đàn đi tìm bạn tri âm… Rồi tiếng đàn dứt. Tôi giựt mình thấy mình ngồi ủ rũ. Trời ngoài kia đã chạng vạng, bến phà cũng thưa bớt người qua.
Bữa đó khi ra về tôi đã dốc hết tiền còn lại trong túi cho ông ta rồi nhảy lên đeo xe hàng có giang về chợ.
Đấy cái bến Mỹ Thuận nó hỗn mang như vậy đó, nó tập trung tất cả mọi hạng người từ cùng căn mạt kiếp tới những tay đâm thuê chém mướn, coi trời bằng vung, trước ngực thì xâm “ hận kẻ bạc tình” sau lưng thì xâm “thù người hại bạn” đến người cuồng sĩ tối ngày cứ đón phà từ bờ này qua bờ kia như để đón đợi một người nào đó chưa bao giờ gặp mặt mà hể mở miệng ra là cứ “liên hoành” với “hợp tung”. Tôi đã thấy có ông tự chặt ngón tay thề thôi cờ bạc, có ông cầm dao đòi rạch bụng khi người yêu đòi “tách bến sang ngang”, có ông dẫn cô nhân tình bụng mang dạ chửa đâu từ dưới quê lên tới đó rồi “quất ngựa truy phong” bỏ cô ngồi khóc bù lu bù loa bên bờ sông “định mạng”. Tôi đã thấy những anh lơ xe mở miệng ra là chửi thề thí mạng mà giữ chữ tín còn hơn cả đám anh hùng Lương Sơn Bạc, những em bé bán hàng rong nhỏ như ngón tay út tối ngày chạy theo mấy chuyến xe đò ép nài từng xâu mía ghim để nuôi bà mẹ tật nguyền. Mấy ông già ngồi bán báo mà thông hiểu trời đất không sót một mảy may, bình chuyện đời xưa không thua gì Mao Tôn Cương hay Kim Thánh Thán.Thôi thì đủ thứ cảnh đời mà có học đến già người trong trường lớp cũng không làm sao biết được. Bởi vậy tôi yêu mến Mỹ Thuận như một người tình chung thủy, như một người thầy lão luyện đã dạy tôi bao nhiêu ngón khôn khéo mà cũng không biết bao nhiêu món đoạn trường. Có lúc tôi tự thấy mình giàu có như một tay hào trưởng.
Bởi vậy bỏ đi xa rồi mới thấy mất mát biết bao nhiêu.
Ở đây xa quá lắm lúc nhớ quê, tôi hay làm thơ kể lể. Có khi nhắc tô canh chua tôm nấu với bông sua đũa, nhắc tộ cá lòng tong kho khô rắc chút tiêu thơm, có khi nhớ dĩa cơm sườn ram mặn, nhắc tô hủ tiếu của chú Thoòng có cái bụng to bằng thùng nước lèo, có khi thèm nghe lại một điệu vọng cổ mà hồi trước cứ chê lên chê xuống. Trời ơi bây giờ mà cho tôi chui vào rạp Miếu Quốc Công đeo tòn teng mấy chiếc cột chỗ hạng cá kèo mà coi tuồng cải lương Nửa đời hương phấn chắc là tôi sướng lắm. Nhưng mà sướng hơn nữa nếu được về đứng lại dòm ngó ngu ngơ hai bên bờ sông Mỹ Thuận như ở tuổi mới vào đời.
Vậy đó tôi vẫn nhớ quê như mọi người nhớ quê của họ. Tôi còn nhớ thêm cái bến nước ơn nghĩa của tôi nữa. Nơi mà không ai chịu nhớ tới chỉ bởi cái tội nằm ở giữa một chặng đường. Người ta chỉ nhớ nơi đi và nơi đến. Đâu ai bỏ công đi thương nhớ một trạm dừng. Rồi bây giờ nghe đâu người ta đã bỏ luôn cái bến phà đó nữa. Người ta đã cất cầu treo ở trên dòng sông lớn. Những chuyến phà chắc đã kéo vào ụ hay rã ra đem bán sắt vụn. Hàng quán hai bên bờ chắc cũng phải đóng cửa. Mấy người chủ quán chắc đã đổi nghề khác làm ăn. Con đường đá chạy xuống phà chắc bây giờ bỏ hoang cho cỏ dại mọc lan. Tôi không về nên chỉ tưởng tượng được thôi. Sông kia rày đã nên đồng. Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai. Đêm nghe tiếng ếch bên tai. Giựt mình còn tưởng tiếng ai gọi đò. Đấy ông Tế Xương ngày xưa cảm khái như vậy đó sau khi con sông ở Nam Định quê ông bị Tây tới lấp đi. Nghe mà thấy tội tình. Tôi nghĩ ông chưa nói hết những điều muốn nói. Ông không chỉ nhớ tiếng gọi đò thôi đâu. Chắc chắn ông còn rất nhiều kỷ niệm khác mà ông giữ kín cho riêng mình. Bởi vì nói ra cũng không hết được. Mà lắm khi còn bị bĩu môi là hoài cổ, là không thức thời. Cũng như tôi bây giờ vậy, tôi cứ bị người thân kẻ lạ rầy rà, lắm khi mắng nhiếc khi thấy tôi cứng đầu cứ khư khư giữ riết lấy cho mình những hình ảnh cũ, những thương tiếc này, những ngậm ngùi nọ. Chi mà mệt vậy. Quên phức cái cho được việc. Cuộc đời còn hàng trăm chuyện phải lo, hàng ngàn chuyện phải làm, nhắc làm chi cái chuyện đất nước cũ xì, mốc thếch. Chuyện đời thay ngôi đổi chúa là thường tình, trăm họ có khốn khó thì cũng là vận số thôi. Thì vâng. Nhưng vận số gì mà quái đản. Kẻ quyền thế dư ăn dư mặc thì cứ ngày một phủ phê. Còn bạn bè anh em tôi vốn dĩ nghèo đói ngu dốt thì cứ tiếp tục trần ai khổ lụy. Nếu tin được vào vận số thì cũng phải tin vào một quyền lực thiêng liêng nào đó. Mà hể thiêng liêng thì phải có công bằng. Đằng này chuyện bất công ngang trái cứ xảy ra nhan nhản. Như vậy thì đâu phải là vận số nữa. Mà cái này đúng là chuyện thế gian rồi. Ai đời một dân tộc với đức kiên nhẫn, tánh cần cù, lòng đạm bạc đã đi vào huyền thoại mà mấy mươi năm rồi vẫn không ngóc đầu lên nổi thì thử hỏi có lạ không. Đã không còn giặc giã để đổ thừa, cũng không ai chen vào phá đám. Vậy thì tại sao? Chắc chắn không phải tại đám con đỏ đang chạy gạo từng bữa toát mồ hôi, càng không phải tại đám con ghẻ lang bạt kỳ hồ tứ tán ngoài cõi tạm. Vậy thì tại ai? Hỏi thì cứ hỏi chớ câu trả lời đã sờ sờ ra đó.
Gần đây bè bạn ân cần gởi cho mấy tấm hình chụp chiếc cầu trên sông Mỹ Thuận. Cầu mới tinh, cất theo kiến trúc và kỹ thuật tân kỳ, thoạt nhìn ngất ngưởng chẳng thua gì Kim môn kiều ở Cựu Kim Sơn, chỉ thiếu có một chút sương muối lửng tha lửng thửng là lẫn lộn như chơi. Cũng mấy cột tháp cao treo mấy sợi giây cáp cong cong. Nhìn trong hình chắc không đẹp bằng cảnh thực. Ngoài đó có con sông lớn, có gió lồng lộng, có mặt trời dát vàng buổi sáng, có mặt trăng dát bạc đêm rằm chắc còn đẹp hơn nữa. Ở xa tôi hình dung xe cộ qua lại suông sẻ, khách đi đường khỏi phải lên xe xuống phà lôi thôi. Nghĩ tới nghĩ lui thấy cũng mừng. Mặc dầu trong bụng vẫn có chút nao nao khi biết đã mất rồi nơi chốn cũ. Bến phà xưa không còn nữa thì những vóc dáng xưa chắc cũng đã biệt mù. Chén cơm nóng lỡ đường, giỏ ổi làm quà đường xa, ly nước mía mới ép ngọt lịm, người chủ quán hay kể chuyện Tam quốc mấy buổi trưa ế khách, những cuộc tình xốc nổi, những gặp gỡ bất chợt, người hành khất mù và ngón đàn tận tuyệt… tất cả rồi sẽ được xếp vào loại chuyện cổ tích mà người kể nào cũng bắt đầu bằng hai tiếng “hồi xưa…”. Có thể mấy chi tiết mà tôi vừa nhắc đã mất đâu từ nhiều năm trước. Có thể trong thời buổi gạo châu củi quế người ta phải vội vã hơn trước, ăn uống nhín nhút, nói cười dè sẻn chớ không còn bung thùa như thuở tôi còn đi lại. Có thể cái bến nước đó đã mất phong độ từ lúc mới đổi đời. Nếp tinh thần đã khác thì nếp sống cũng khác theo. Người đi lại ơ thờ thì sông nước cũng chỉ là một cõi bơ vơ có lấy gì làm thân thiết. Nếu bây giờ đường đi phải rẽ qua hướng khác để đắp cao dốc cầu, bỏ lại xóm cũ hắt hiu thì cũng chỉ là nối tiếp một cách hợp lý cái cuộc sống đã bị bỏ quên từ lâu lắm. Bởi vậy mà càng nhìn tấm hình chiếc cầu mới, tôi càng thấy buồn hơn vui. Chiếc cầu được xây cất bằng vốn liếng tiền bạc và kiến thức của người nước ngoài để nối hai bờ con sông trắc trở. Mừng thì có mừng cho việc đi lại đỡ phần vất vả nhưng sao vẫn tiếc cho một nếp đời đã ăn sâu trong lòng của một số không ít người.
Và nhất là cứ tự hỏi, sao còn hàng chục triệu chiếc cầu lỗi nhịp trong lòng người mà không chịu lo bắc lại để mọi tấm lòng người Việt không còn những bờ bến phân chia?
Chính vì những chiếc cầu lỗi nhịp đó mà tới giờ này tôi chưa trở lại được quê nhà.
CAO VỊ KHANH
( Bài do Dieu Huynh chuyển )
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)