Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Mô hình « Đồng thuận Bắc Kinh » phá sản ?

Posted by truongthondlb1


Đức Tâm -Phải chăng cái gọi là mô hình « Đồng thuận Bắc Kinh » đã đến ngày tàn ?

Đó là câu hỏi mà giới phân tích đặt ra, trước phong trào phản kháng trong thế giới Ả Rập hiện nay. Bên cạnh những bình luận, nhận định về nguyên nhân dẫn tới những cuộc nổi dậy tại Tunisia, Ai Cập, Libya, Yemen …thì còn có tranh luận về mô hình phát triển.

Từ nhiều năm nay, một số chuyên gia thường nói đến mô hình phát triển được gọi là « Đồng thuận Bắc Kinh ». Mô hình này chủ trương phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và duy trì chế độ một đảng duy nhất lãnh đạo. Tại nhiều nước đang phát triển, mô hình này được thể hiện cụ thể như sau : chủ nghĩa tư bản đi kèm với sự hiện diện của cảnh sát, mật vụ khắp nơi, một chế độ công an trị.

Các thành công về kinh tế của Trung Quốc, nơi mà đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo đất nước từ năm 1949 đến nay đã tạo thêm tính chính đáng cho mô hình này. Sau ba thập niên cải cách, phát triển, mở cửa kinh tế, Trung Quốc đã trở thành đối thủ đáng gờm của Hoa Kỳ về kinh tế và trong tương lai, cả về quân sự.

Đối với các chính thể chuyên quyền, độc đoán thì đây là giải pháp mầu nhiệm, phù hợp hơn là nền dân chủ « theo kiểu phương Tây » : Vừa phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập vào nền kinh toàn cầu, vừa duy trì được sự độc quyền lãnh đạo đất nước. Chính vì vậy, mô hình « Đồng thuận Bắc Kinh » đã được sao chép, áp dụng, tại nhiều quốc gia đang phát triển – hay còn gọi là các nền kinh tế phương Nam và kể cả Nga.

Thậm chí, một số chuyên gia Mỹ, châu Âu cũng tán dương, ca ngợi mô hình này. Năm ngoái, 2010, giáo sư Stefan Halper, thuộc đại học Cambridge – Anh Quốc – còn có một tiểu luận nhan đề « Đồng thuận Bắc Kinh hay mô hình chuyên quyền Trung Quốc sẽ ngự trị thế kỷ XXI ra sao. Theo vị giáo sư này, mô hình « Đồng thuận Bắc Kinh » là một gỉai pháp khả tín, thay thế cho mô hình « Đồng thuận Washington ». Trường hợp của Trung Quốc cho thấy là chỉ cần tự do kinh doanh đầu tư và độc đảng lãnh đạo, không cần phát triển các quyền tự do phổ cập khác của công dân.

Dường như thành ngữ « Đồng thuận Bắc Kinh » do nhà tư vấn người Mỹ Joshua Cooper Ramos nhào nặn ra vào năm 2004 để đối lập với cái gọi là « Đồng thuận Washington ».

Mô hình « Đồng thuận Washington » được nói đến nhiều vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, đề cao phương thức lãnh đạo quản lý một cách dân chủ nhất, tự do kinh doanh đầu tư, tự do trao đổi thương mại quốc tế. Hoa Kỳ và đặc biệt là Quỹ Tiền tệ Quốc tế – IMF, cổ vũ cho mô hình được coi là các bên cùng có lợi, phù hợp với nền kinh tế của các nước nghèo, đang phát triển, với nước Nga và các quốc gia Trung Đông Âu trong thời kỳ phi Sô viết hóa.

Theo phân tích của nhà báo Alain Franchon, trên báo Le Monde, thì tại Ai Cập, có lẽ chính quyền Mubarak cũng nghĩ như vậy. Thế nhưng, cuộc nổi dậy của giới trẻ Ai Cập tại quảng trường Tahrir – Giải phóng, ở thủ đô Cairo đưa ra một thông điệp rõ ràng : Mô hình « Đồng thuận Bắc Kinh » không phải là một giải pháp màu nhiệm, không bảo đảm ổn định chính trị trong tương lai, cho dù chế độ chuyên quyền có tạo thuận lợi phát triển kinh tế, nhưng không có gì chắc chắn là mô hình này mang lại hạnh phúc cho người dân. Nói tóm lại, những giá trị được quảng bá, tuyên truyền của mô hình « Đồng thuận Bắc Kinh », được thể hiện qua các chế độ bạo quyền của Ben Ali tại Tunisia, hay Mubarak tại Ai Cập, có những giới hạn của nó.

Báo Le Monde trích đăng xã luận của tờ Thời báo Matxcơva, « Bất kể những ồn ào mà các nhà phân tích chính trị đã gây ra vào năm ngoái liên quan đến việc mô hình dân chủ phương Tây bị mất ảnh hưởng và về sự vươn lên của mô hình chuyên quyền độc đoán (bao gồm Trung Quốc, Singapore, v.v.), lịch sử lại không đứng về phía chuyên quyền độc đoán, bởi vì theo định nghĩa, chuyên quyền độc đoán không có tính chính đáng và bản chất của nó là bất ổn định ».

Vì sao Bắc Kinh sợ Hoa Nhài?

Posted by truongthondlb1


Ngô Nhân Dụng – Hai tuần trước, mục này đã đặt câu hỏi: Cuộc cách mạng 2011 ở Tunisia, Ai Cập sẽ diễn biến thế nào? Sẽ lan mạnh như ở Ðông Âu năm 1989, hay biến chất như Iran năm 1979? Cho tới nay, câu trả lời có vẻ nghiêng về các sự kiện năm 1989.

Cuộc Cách Mạng Hoa Nhài mà dân Tunisia và Ai Cập phát khởi lật đổ những chính quyền tham nhũng thối nát đã gây cảm hứng cho dân chúng Bahrain, Libya nổi dậy và cho tới này họ vẫn kiên trì, đứng vững không khuỵu chân, mặc dù bị đàn áp đẫm máu. Thanh niên, sinh viên, công nhân các nước Yemen, Algeria cũng không chịu ngồi yên. Cách mạng như một cơn sóng trào qua các nước Á Rập, không khác gì trận động đất năm 1989 đã lan qua những thành phố Leibzig, Dresden, Berlin, Praha, Budapest, Warzava, Bucarest, vân vân, làm sụp đổ các chế độ cộng sản Ðông Âu.

Ðiều bất ngờ là làn sóng cách mạng năm 2011 lan rất xa, cuối tuần qua đã mon men tới cả lục địa Trung Hoa, mặc dù cơn sóng có vẻ còn rất yếu. Tuy rất yếu, nhưng không thể coi thường được. Chính quyền Cộng Sản Trung Quốc đã chứng tỏ họ không dám coi thường. Vì những biến cố như năm 1989 hay 2011 này, người ta không thể đoán trước được. Giống như những biến chuyển trong thế giới thực vật. Nhà văn Boris Pasternak đã dùng hình ảnh thế giới sinh học để diễn tả lịch sử. Chúng ta không bao giờ trông thấy cỏ cây đang mọc, nhưng một buổi sớm mùa Xuân, mở cửa sổ ra chúng ta bỗng thấy rừng cây xanh um bát ngát ở chân trời.

Không thể coi thường được; vì những biến cố như năm 1989 ở Ðông Âu, 2011 ở các nước Á Rập không phải tự dưng sinh ra. Tất cả đều đã tự âm thầm chuẩn bị, được nung nấu với những nỗi phẫn uất bị đè nén, dồn ép tự lâu đời, chỉ chờ cơ hội là bùng nổ lên. Các chế độ cộng sản ở Ðông Âu thời 1989 và những chính quyền Á Rập thời 2011 có những điểm giống nhau. Họ đều không cho người dân cơ hội phát biểu những điều trái ý nhà nước. Những uất hận tích tụ lại, ngày càng nặng nề hơn. Không có báo chí tự do để cho người dân có cơ hội than thở. Không đảng phái đối lập nào được phép hoạt động tự do vì đảng cầm quyền đã dùng sức mạnh của tiền bạc hay bạo lực đè nén những người không đồng ý. Cuối cùng, người dân, nhất là giới trẻ, thấy chỉ còn một lối thoát ra cảnh bế tắc trong xã hội cũng như trong cuộc đời của mình: Làm Cách Mạng!

Tình trạng các nước cộng sản hiện còn tồn tại cũng không khác gì. Tuy bộ máy công an mật vụ của chính quyền Bắc Kinh, Hà Nội, Bình Nhưỡng được tổ chức chặt chẽ hơn ở các nước Ai Cập, Tunisia, nhưng họ cũng không quên rằng guồng máy công an mật vụ ở Ðông Ðức, Rumania đều đáng bậc thầy của công an Việt Nam, Bắc Hàn. Chuyện gì cũng có thể xẩy ra, không thể coi thường được. Chính phủ Bắc Kinh không dám coi thường cho nên đã phản ứng mạnh mẽ mặc dù chỉ có những lời kêu gọi rất mơ hồ về việc biểu tình ủng hộ cuộc Cách Mạng Hoa Nhài ở Bắc Phi Châu. Một mạng lưới ở nước ngoài đã loan tin tổ chức các cuộc biểu tình ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thẩm Quyến, và mươi thành phố khác. Không biết ai tổ chức, mà cũng không có dấu hiệu nào để những người tham dự nhận ra nhau mà cùng đi biểu tình.

Chính quyền Bắc Kinh đã sợ thật. Nếu không sợ, họ đã không tìm cách đối phó một cách mạnh mẽ như thế. Hàng trăm công an cảnh sát nổi và chìm kéo đến một tiệm ăn McDonald ở Bắc Kinh, chỉ vì lời kêu gọi biểu tình trên mạng đã hẹn lấy nơi đó là điểm hẹn. Cảnh sát công an kéo tới, các nhà báo ngoại quốc kéo tới, dân chúng đi qua thấy vậy, tưởng có một ca sĩ hay tài tử nổi tiếng nào xuất hiện, cũng muốn tụ lại coi. Tất cả chỉ vì một lời kêu gọi biểu tình trên mạng. Phản ứng của công an cộng sản Trung Quốc trong vụ này cũng không khác gì công an cộng sản Việt Nam lo ngăn chặn những thanh niên mặc áo trắng sau khi có tin Linh Mục Nguyễn Văn Lý kêu gọi mọi người cùng mặc áo trắng đi biểu tình đòi tự do dân chủ.

Mấy trăm công an, mật vụ kéo đến giữa khu trung tâm thủ đô Bắc Kinh chỉ vì một bản in “không biết xuất phát từ đâu” nói đến biểu tình ở tiệm ăn rất được giới trẻ hâm mộ. Cuối cùng họ chỉ thấy một thanh niên 25 tuổi, đặt bông hoa nhài trắng lên chậu cây kiểng ngoài cửa tiệm, rối lấy máy điện thoại ra – hình như định chụp hình. Cả toán công an ào tới túm lấy anh này. Anh kêu lên: Tại sao lại bắt tôi? Tôi chỉ là một công dân bình thường. Tôi đặt một bông hoa ở đây thì có tội gì?

Cuối cùng đám công an phải thả anh ta vì bao nhiêu nhà báo ngoại quốc xúm lại chụp hình, quay phim. Nhà báo ngoại quốc còn thấy một cụ già ăn mặc lôi thôi đang bị công an lôi kéo, vừa cãi vừa chửi rủa. Không biết ông cụ vô tình đi qua hay tính biểu tình? Nếu có người nghe theo bản tin trên mạng mà tới đó biểu tình, chắc con số cũng chưa bằng một phần mười số công an được cử tới đàn áp. Ba người bị bắt trước một tiệm cà phê Starbucks ở Thượng Hải. Hàng trăm người vẫn nằm trong sổ đen của chính quyền đã bị bắt khắp nước. Ðặc biệt là tại thành phố Kashgar trong tỉnh Tân Cương, công an mang xe cứu hỏa tới trấn đóng bên một giáo đường Hồi Giáo, chực sẵn để phun nước nếu có biểu tình. Người Uighurs ở đây có thể cảm thấy họ gần gũi dân Ai Cập vì chung một tôn giáo. Chính quyền Bắc Kinh cương quyết không để ai châm ngòi một cuộc cách mạng, theo lối Tunisia, Ai Cập!

Giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc đang sợ. Không phải vì họ sợ một lực lượng đối lập sẽ thành hình công khai. Hiện nay, họ có thể biết, một lực lượng công khai đối lập với đảng Cộng sản chưa thể nào xuất hiện được; nếu có ra đời thì cũng còn rất yếu. Vậy thì họ lo sợ cái gì?

Họ sợ lịch sử. Họ biết lịch sử đang tiến tới. Bánh xe lịch sử có thể đè nghiến họ. Năm 1989 họ đã chứng kiến những họng súng của mật vụ Ðông Ðức buông xuống khi những người dân ở Leipzig kéo nhau từ nhà thờ Thánh Nicolas đi ra, tay cầm nến, miệng đòi tự do, tuần hành qua các con đường. Khi bức tường Berlin sụp đổ, ngay cả những người lính Ðông Ðức canh gác được lệnh sẵn sàng bắn dân vượt biên, cũng hớn hở vui mừng buông súng. Năm 2011, những người lính Ai Cập vẫn lãnh lương của ông Mubarak cũng chĩa súng lên trời, không bắn vào đồng bào họ đi biểu tình chống chế độ. Nhũng hình ảnh đó cho thấy: Lịch sử đang sang trang mới.

Những người Mác Xít đã được đào tạo trong một giáo điều để nhìn lịch sử như một thứ thần linh. Trước năm 1989, phần lớn những người Mác Xít ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam vẫn còn tin tưởng nồng nhiệt rằng lịch sử đứng về phía họ. Lịch sử sẽ kết thúc bằng sự toàn thắng của Cách Mạng Vô Sản Toàn Cầu. Một cán bộ cấp quận ở Long Xuyên cũng biết mắng một thanh niên vượt biên hụt đáng tuổi cháu mình rằng: Mày tưởng mày chạy trốn sang Thái Lan, sang Mỹ là thoát sao? Rồi bánh xe lịch sử sẽ lăn tới Thái Lan, lăn sang tới Mỹ, rồi mày chạy đi đâu? Chàng thanh niên 17 tuổi cúi đầu không dám cãi, nhưng sau đó lại vượt biên, và thoát. Hai chục năm sau thằng cháu Việt kiều về thăm nhà, bỏ tiền ra hối lộ để lấy lại nhà cửa cho bố mẹ. Ông chú họ thì quên luôn cả những lời ông đã mắng nó ngày xưa. Nhưng ông biết, lịch sử vẫn tiến bước, nhưng tiến theo lối khác, đã đổi chiều, hoàn toàn đi ngược lại với những bài học tập mà ông đã được nhồi nhét vào đầu 50 năm trước!

Giới lãnh đạo Cộng Sản ở Trung Quốc cũng như Bắc Hàn, Việt Nam, vẫn còn nghĩ đến lịch sử như một thứ thần linh, họ nhìn vào những cuộc Cách Mạng Hoa Nhài ở Ai Cập, Tunisia, họ phải thấy sợ. Lịch sử quả thật đang tiến bước. Họ có thể đang chờ bị bánh xe lịch sử đè bẹp. Họ sợ. Bởi vì họ biết rõ những nỗi uất ức của người dân đang bị dồn nén, chất chứa, không khác gì dân Ai Cập hay Bahrain. Họ cũng biết, biết rõ hơn người bình thường không được thông tin đầy đủ, rằng những phẫn uất của người dân có thể nổ bùng lên bất cứ lúc nào, khi được khích động và hướng dẫn bằng các phương tiện truyền thông mới nhất: Instant Message, Facebook, Twitter, vân vân.

Các chế độ độc tài rất giỏi trong việc che giấu những khó khăn xã hội. Nhưng cũng vì vậy, họ sợ hãi những biến cố bất ngờ, không đoán trước được. Giới cầm quyền ở Bắc Kinh đã phản ứng rất mạnh vì họ biết lòng dân chứa chất những phẫn uất như thế nào. Mang lưới điện toán đang tác động trên giới trẻ Trung Hoa rất mạnh, đó là một con dao hai lưỡi, nhiều lưỡi, có thể quay đầu chặt tay chặt chân, có thể chặt cả đầu chế độ. Hai tuần trước, báo chí ở Trung Quốc loan tin một người đàn ông đã tìm đứa con bị bắt cóc từ mấy năm trước, nhờ mạng lưới Internet. Vợ chồng anh thương nhớ con, đưa hình cháu bé lên mạng xin nhờ ai thấy đứa trẻ nào giống cháu thì báo tin. Anh ghi lại số điện thoại và email. Sau hai năm cố gắng không nghỉ, cuối cùng có người đã báo tin thấy một đứa trẻ trạc cùng tuổi và khuôn mặt giống con anh, và chỉ cho anh tìm tới một nơi cách xa hàng ngàn cây số để anh tìm lại được đứa con mình.

Với khoảng 400 triệu người dùng Internet, nước Trung Hoa hiện nay có số “công dân mạng” đông nhất thế giới. Trong mấy năm qua, họ đã tạo ra những biến cố. Chính các công dân mạng đã khám phá và truyền bá khắp nơi thảm cảnh của những trẻ em chết trong trận động đất lớn ở Tứ Xuyên; vì các ngôi trường sụp đổ trong khi các ngôi nhà ở chung quanh vẫn đứng vững. Lý do duy nhất, là các ngôi trường đã bị “rút ruột” trong khi xây dựng. Bao nhiêu học sinh chết oan chỉ vì cán bộ tham nhũng cùng bọn nhà thầu làm giầu. Một làn sóng phẫn nộ bùng lên khiến các quan chức trung ương và địa phương phải mở cuộc điều tra.

Giới lãnh đạo ở Bắc Kinh biết rằng những lời kêu gọi biểu tình mang tên Cách Mạng Hoa Nhài nói đúng những gì người dân Trung Hoa đang khát khao. Những người xướng xuất yêu cầu ai đi biểu tình hãy hô các khẩu hiệu: Chúng tôi cần cơm áo! Cần việc làm! Chúng tôi yêu cầu có công lý! Dân chủ muôn năm!

Dân Chủ, Công Lý, Việc Làm, Cơm Áo. Ðó toàn là những lời mà một tỷ người dân Trung Hoa sẵn sàng hô to lên, nếu có ai đứng ra đề xướng. Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đang tìm cách ngăn không cho ai được lớn tiếng nói lên những khát vọng này. Không biết được bao lâu? Vì những bước chân của lịch sử vẫn đang bước tới.

http://www.nguoi-viet.com

Về biến động ở Ai Cập (1)

Trương Đình Trung -

VỀ BIẾN ĐỘNG Ở AI-CẬP

Những biến động diễn ra ở Ai-Cập trong hai tuần lễ gần
đây đang chiếm vị trí trung tâm, thu hút sự chú ý của dư
luận toàn thế giới, choán thời lượng ngày càng cao trong
hoạt động của mọi hệ thống truyền thông lớn nhỏ ở
khắp nơi, cũng như được thảo luận xôn xao trên hầu hết
các diễn đàn; đặc biệt tập trung nhất vào khía cạnh Dân
chủ của sự kiện. Bài viết này là một nổ lực khiêm tốn
nhằm đóng góp vào dư luận chung đó; chú ý đến trước hết
bối cảnh lịch sử, điạ lý, sau đó đến nội tình kinh
tế-xã hội của Ai Cập, tác động ngoại lai do sự thay đổi
của tình hình quốc tế góp phần vào biến động, và sau cùng
mối liên tuởng từ biến động đó đến vấn đề Dân chủ
cho Việt Nam.

SƠ LƯỢC VỀ AI CẬP


Ai-Cập nằm về phía đông Bắc Phi Châu, có biên giới chung
với Sudan ở phía Nam, với Lybia ở phía Tây, Hồng Hải ở phía
Đông, Địa Trung Hải ở phía Bắc, và với Israel ở phía
Đông Bắc (Xem bản đồ 1). Ai-Cập có đến 2,900km đường
duyên hải tiếp giáp với Địa Trung Hải, Vịnh Suez, Vịnh Aqaba
và Hồng Hải.

MapMiddle East.gif


Biên giới dài nhất là với Sudan, 1,270km, chạy dài từ Hồng
Hải về hướng Tây, dọc theo vĩ tuyến 22. Biên giới dài thứ
hai, khoảng 1,150 km, là với Lybia ở phía Tây. Ở hướng Đông
Bắc, Ai Cập chia biên giới với Israel trên bán đảo Sinai trên
một chiều dài hơn 250km; và với dải Gaza của Palestine chừng
11km. Đoạn biên giới ngắn này là nơi trong những năm gần
đây du kích Palestine thường dùng đường hầm để chuyển lén
vũ khí vào Gaza.

Tổng dân số hiện nay của Ai Cập chừng 83 triệu người, trong
đó người Ai Cập chiếm hơn 99%. Ngoài Ả rập là ngôn ngữ
chính ra; tiếng Anh và tiếng Pháp rất thông dụng trong giới
trí thức.

Với vị trí như vậy Ai Cập có đặc điểm như một đầu
cầu nối liền Á Châu và Phi Châu qua bán đảo Sinai. Trước
đây các đạo quân của các dân tộc Assyrians, Babylonians,
Persians, Macedonians, Byzantines, Romans, và rồi về sau này, người
Turks đã lần lượt xâm chiếm Ai Cập. Biên giới phía Nam,
tiếp giáp với Sudan, nhờ sa mạc ngăn cách và phần nào do
lịch sử giao hiếu lâu dài nên ít bị uy hiếp hơn.

Mặt khác, Ai Cập còn là đầu cầu từ Địa Trung Hải đi vào
Hồng Hải, rồi ra Ấn Độ Dương. Vì đặc điểm này nên đế
quốc Anh, trong những thế kỷ trước, rất quan tâm đến việc
kiểm soát Ai Cập. Kênh đào Suez nối Địa Trung Hải với Hồng
Hải đã giúp hải quân Anh rút ngắn được đoạn hải hành
đến Ấn Độ; lộ trình mới là từ Đại Tây Dương qua eo
Gibraltar vào Điạ Trung Hải, qua kênh Suez, ra Hồng Hải, rồi
tiến vào Ấn Độ Dương. Trước đó, để từ Đại Tây Dương
đến Ấn Độ Dương, người ta phải đi xa hơn gấp bội, vòng
hết phần cực Nam của Phi Châu, qua mũi Hảo Vọng (Cape of Good
Hope) rồi mới đến được đích. Vì lý do này mà trước đây
Anh quốc đã đặt vấn đề kiểm soát kênh Suez, và toàn Ai
Cập, lên tầm chiến lược trong việc bảo vệ thuộc địa
lớn nhất của mình là Ấn Độ.

Ngoài ra, trong lịch sử hiện đại, kể từ khi dầu hoả trở
nên nguồn năng lượng huyết mạch của nhân loại thì vị trí
địa lý của Ai Cập lại càng trở nên quan trọng hơn .Ai Cập
là quốc gia lớn nhất trong khối Ả Rập, là khối dân, do một
tình cờ lịch sử, cư trú ngay trên vùng Trung Đông là nơi có
vựa dầu hoả lớn nhất thế giới. Ngoại trừ Iran ra, tất
cả các nước có lượng dầu hoả lớn như Iraq, Arab Saudi,
Kuwait, Syria, Lybia, v.v… đều là người Ả Rập. Khối dân Ả
Rập, tuy trong thời hiện đại bị phân ly thành nhiều quốc gia
khác nhau, nhưng lại có chung các đặc điểm về ngôn ngữ,
chủng tộc, văn hoá, tôn giáo và lịch sử. Do những đặc
điểm chung đó, từ lâu người Ả Rập luôn có một nguyện
vọng thiết tha là được thống nhất lại và làm chủ lấy kho
tài nguyên dầu hoả quý báu của mình. Ai Cập, và các lãnh tụ
như Nasser, Alwar-El-Sadat, đã đóng vai trò lãnh đạo khối Ả
Rập trong nổ lực không ngừng nhằm hiện thực nguyện vọng
thiết tha đó, nhưng không thành. Sự thất bại một phần là do
sự thiếu đoàn kết nội bộ của khối dân Ả Rập; phần
khác là do sự can thiệp của các siêu cường Tây Phương, theo
nguyên tắc cổ điển chia để trị, nhằm duy trì sự khống
chế đối với nguồn dầu hoả lớn nhất của thế giới.

Chính trong bối cảnh trên đây mà trong suốt thời Chiến Tranh
Lạnh lịch sử của Ai Cập đã hầu như luôn gắn liền với
các diễn biến chính trị lớn của toàn vùng Trung Đông, và
sự gắn bó đó vẫn còn tiếp tục cho đến nay.

Năm 1952 Trung Tá Gaman Abdul Nasser lãnh đạo quân đội đứng lên
làm cuộc cách mạng lật đổ vương quyền, đưa Ai Cập vào
một giai đoạn lịch sử mới. Nasser, cầm đầu nhóm sĩ quan
được mệnh danh là Nhóm Sĩ quan Tự Do (Free Officers), là một
người xuất thân thuộc giới bình dân, đã tham gia biểu tình
chống sự cai trị của Anh quốc khi còn là sinh viên. Về sau
Nasser gia nhập quân đội, từng bị thương trong cuộc xung đột
với Israel năm 1948, tỏ ra là một người yêu nước nồng nàn
với mong ước thiết tha cho đất nước Ai Cập của Ông thoát
khỏi sự khống chế của ngoại bang, vươn lên thành quốc gia
lãnh đạo và thống nhất khối Arabs. Độc lập cho Ai Cập và
thống nhất Arabs là hai mục tiêu suốt đời của Nasser.

Nhưng mong ước của Nasser và nguyện vọng của người dân Ai
Cập, cũng như quyền Dân tộc Tự quyết của cộng đồng đông
đảo người Arabs đã không thành đạt trọn vẹn và được
tôn trọng hoàn toàn như mong đợi. Ai Cập đã, cùng với các
nước khác ở Trung Đông, bị cuốn hút vào cuộc tranh chấp
của hai siêu cường Mỹ-Liên Xô, bị dằng xé trong nhiều năm
giữa hai hệ thống: Hệ thống Trung Đông và Hệ thống Arab (The
Middle Eastern and The Arab systems).

Hệ thống Trung Đông do Mỹ chủ xướng, với sự hậu thuẩn
của Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ, có mục đích ngăn chận sự lan
tràn ảnh hưởng của Liên Xô vào Trung Đông. Hệ thống này
cổ suý cho việc hình thành một liên minh quân sự có tên là
Middle East Defense Organization (MEDO), có vai trò như một mắt xích
lớn, phối hợp với NATO và SEATO, tạo thành một vòng đai vây
kín Liên Xô. Liên minh này ngoài các quốc gia vừa nêu tên, sẽ
bao gồm nhiều quốc gia Arabs khác, Iran, Pakistan, và Do Thái.

Hệ thống Arab do Ai Cập lãnh đạo, gồm những quốc gia Arab có
chung ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá và tôn giáo như Syria, Iraq,
Arab Saudi, Algeria, v.v... Hệ thống này là nổ lực thống nhất
Arab, thường được biết với tên gọi Liên Đoàn Arabs (League
of Arabs), nhằm đạt được độc lập khỏi sự chi phối hay cai
trị của các cường quốc, cả từ phiá Anh- Mỹ lẫn từ phía
Liên Xô. Hệ thống này, mà Nasser được xem là lãnh tụ, đã
cùng với Nehru của Ấn Độ và Sukarno của Nam Dương, hình
thành và phát triển Phong Trào Các Quốc gia Không Liên Kết,
chủ trương không liên minh với cả Mỹ lẫn Liên Xô. Ai Cập
của Nasser, và sau này của Anwar el Sadat, chủ trương tinh thần
độc lập quốc gia và xây dựng đất nước theo hướng xã
hội chủ nghĩa (socialism). Tuy giới truyền thông Tây Phương
đã một thời thường chụp cho Nasser và Sadat cái mũ "Cộng
sản", và Ai Cập đã có những lúc nhận được viện trợ vũ
khí và tài chánh lớn của Liên Xô, nhưng trên thực tế các
chính phủ Ai Cập thời đó lại đề cao truyền thống Hồi
Giáo và chống lại vấn đề đấu tranh giai cấp của học
thuyết Cộng Sản. Trong bài diễn văn đọc hồi tháng 10/1972
Anwar el-Sadat đã nêu lên khẩu hiệu: Tự Do-Xã hội Chủ nghĩa-
Thống Nhất (Freedom, Socialism and Unity), trong đó Sadat nhấn mạnh
đến sự độc lập, truyền thống hữu thần và chủ trương
xây dựng Ai cập theo một chế độ thế quyền (secular
government), thực hiện xã hội chủ nghĩa theo hướng hoà giải
các mâu thuẩn giai cấp, đồng thời nêu lên mục tiêu thống
nhất khối Arab.

Vào gìai đoạn đầu, Hệ Thống Arab thu hút được sự hưởng
ứng của đông đảo khối Arab, lý do là vì dấu tích của chủ
nghĩa thực dân với sự thống trị của Anh-Pháp ở trong Vùng
còn mới mẻ quá. Hơn nữa ngay sau đó, năm 1956, việc Anh-Pháp
và Do Thái liên minh tấn công Ai Cập vì vụ quốc hữu hoá kênh
đào Suez, đã khiến cho uy tín của Nasser, và do đó của Hệ
Thống, lên cao. Cuộc tấn công đó củng cố niềm tin của
khối dân Arabs rằng Do Thái là đồn tiền tiêu của Tây Phương
ở Trung Đông với mục tiêu đánh phá, gây chia rẽ và làm suy
yếu khối Arabs để chiếm đoạt tài nguyên dầu hoả của dân
trong Vùng.

Phía Hệ thống Trung Đông nằm dưới sự lãnh đạo của Mỹ.
Trong giai đoạn đầu, tuy hệ thống này có ưu thế gần như
tuyệt đối về quân sự và kinh tế, lại không thâu đạt
được những thành quả chính trị mong muốn. Tuy bề ngoài Mỹ
công khai phản đối và buộc Anh-Pháp-Do Thái phải ngưng việc
tái chiếm kênh Suez, nhưng điều đó không đủ khiến dư luận
của dân trong Vùng tin rằng Mỹ sẽ không nối gót Tây Phương
để tiếp tục khống chế nguồn tài nguyên dầu hỏa cho quyền
lợi vị kỷ của mình.

Nhưng rồi giai đoạn đầu qua đi, Hệ thống Arab, do Ai Cập
lãnh đạo, ngày càng trở nên yếu thế, bị tan vỡ dần và
cuối cùng hoàn toàn bị loại, nhường chỗ cho sự tòan thắng
của Hệ thống TĐ do Mỹ đứng đầu. Sự kiện đánh dấu cho
bước cáo chung của Hệ thống Arab là việc TT Ai Cập Anwar El
Sadat đã đến Camp David của Mỹ để ký Hiệp Định Hoà bình
với Thủ tướng Do Thái Menachem Begin năm 1978 (Camp David Accords).
Hiệp ước Hoà bình David là một bước ngoặt quan trọng trong
chính sách đối ngoại của Ai Cập; một sự quay ngoắt 180 độ
trong thái độ đối với Do Thái, và đối với Mỹ. Chính phủ
Ai Cập từ đó đã hoàn toàn từ bỏ thái độ chống Do Thái
và lập trường Không Liên Kết, ngã hẳn về phía Mỹ và
đồng minh. Sự thay đổi đó gặp phải phản ứng mãnh liệt
của dư luận Arabs trong Vùng, họ cho rằng chính phủ Ai Cập
đã chà đạp lên nguyện vọng của họ và phản bội lý
tưởng thống nhất Arabs. Đỉnh cao của phản ứng đó là việc
Sadat bị ám sát năm 1981.

Thật ra thì các lãnh tụ Ai Cập đã không còn lựa chọn nào
khác. Liên Xô đã không đủ giàu mạnh để cạnh tranh với MỸ
trong việc giúp Ai Cập thành đạt các mục tiêu chiến lược
của mình. Về mặt quân sự, quân viện của Liên Xô không
nhiều, kém cả lượng lẫn phẩm chất, đã không giúp quân
đội Ai Cập, tuy quân số đông hơn, có thể trở nên đồng
cân đồng lạng với quân đội Do Thái. Lượng viện trợ kinh
tế của Liên Xô là không đáng kể so với mức viện trợ của
Mỹ dành cho các quốc gia khác trong Vùng. Trong khi đó Ai Cập
lại là quốc gia phải nhập cảng lúa mì với số lượng lớn
từ Mỹ. Điều quan trọng hơn hết là Ai Cập, do vai trò quan
trọng của Hồi giáo trong xã hội, không thể nào tương hợp
lâu dài với xã hội vô thần của Liên Xô và hòa đồng vào
quỹ đạo của khối Cộng Sản được. Mối quan hệ Liên Xô-Ai
Cập, vì vậy, chỉ có tính chất chiến thuật tạm thời mà
không được xây dựng trên nền tảng của một chiến lược
lâu dài. Cuối cùng rồi Nasser đã phải trục xuất các nhân
viên Liên Xô về nước.

Mặt khác, nhu cầu thống nhất khối Arabs tuy cao cả, nhưng nội
bộ của Khối lại không đòan kết, lòng vị kỷ của mỗi
nước riêng rẽ bị đối phương khai thác để khoét sâu hố
chia rẽ; trong khi đó Ai Cập cũng có những tính toán riêng cho
quyền lợi của mình và của chế độ. Khi bị buộc phải lựa
chọn giữa một bên là quyền lợi quốc gia và chế độ với
bên kia là lý tưởng thống nhất Arabs, giới lãnh đạo Ai Cập
đã đành phải chọn điều thứ nhất. Anwar El Sadat đã phải
tạm gác việc thống nhất Arabs, quay về lo cho chính Ai Cập
của mình. Để làm vậy, Sadat chỉ còn một lựa chọn; đó là
thừa nhận vai trò của Mỹ ở Trung Đông, hòa hiếu với Do
Thái, để nhận được viện trợ cả quân sự lẫn kinh tế
từ Mỹ-Tây Phương nhằm xây dựng quân đội, củng cố chế
độ và phát triển đất nước. Hơn nữa, việc hoà hiếu với
Do Thái sẽ giúp Ai Cập giảm được một lượng ngân sách chi
phí quốc phòng lớn để dùng vào việc phát triển kinh tế sau
này.

Nhìn từ phía khác, việc Ai Cập thay đổi lập trường đối
ngoại và việc ký kết Hiệp ước Hoà bình Camp David với Do
Thái là một thành công lớn lao trong chính sách đối ngoại
của Mỹ ở Trung Đông. Đó là kết quả của nhiều thập niên
xử dụng nhuần nhuyễn cả "cây gậy" lẫn "củ cà rốt"
để phân hoá khối Arabs, phá vỡ Liên Minh Arab, củng cố thế
đứng cho Do Thái, duy trì được sự khống chế Trung Đông,
loại trừ hẳn ảnh hưởng của Liên Xô ra khỏi vùng có trữ
lượng dầu hoả lớn nhất thế giới, và từ đó giữ vững
được thế bá chủ thế giới của mình.

Kể từ đó, chính sách căn bản của Mỹ đối với Ai Cập là
hậu thuẫn cho một chế độ do quân đội nắm quyền và tìm
cách loại trừ dần ảnh hưởng của các lực lượng thần
quyền Hồi giáo khác, như lực lượng Muslim Brotherhood; một tổ
chức đề cao vừa tinh thần quốc gia vừa tinh thần Hồi giáo,
đặt trọng tâm hoạt động của mình vào các công tác tôn
giáo và từ thiện xã hội. Mặt khác, việc quân đội nắm
quyền là một thực trạng phổ biến ở các quốc gia kém phát
triển tại Á-Phi, nơi mà song song với nền kinh tế chậm tiến
là sự kém phát triển của các định chế xã hội cần thiết
cho sự hình thành các lực lượng chính trị dân sự và chính
đảng vững mạnh. Một hệ luận của thực trạng đó là đa
số quân đội của các quốc gia Á-Phi này đều lệ thuộc vào
vũ khí và quân viện của Tây Phương, đứng đầu là Mỹ. Nói
cách khác, Mỹ có thể dễ dàng, qua quân viện, gây ảnh hưởng
sâu xa đến chính tình của các quốc gia. Đối với Ai Cập,
mức viện trợ quân sự trung bình hằng năm của Mỹ, trong gần
3 thập niên qua, là chừng 1.3 tỉ dollars/ năm.

Từ đó đến nay, đã gần 30 năm qua, các chính phủ Mỹ liên
tục ủng hộ cho chế độ quân đội cầm quyền của Hosni
Mubarak. Ngoài quân đội, Mubarak đã sử dụng một mạng lưới
cảnh sát rộng lớn gần cả triệu nhân viên chìm nổi để cai
trị. Mọi đối lập chính trị đều bị đè bẹp; quốc hội
của Ai Cập không gì hơn là một loại "gia nô" của chính
phủ. Ai Cập của Mubarak đã cùng với Do Thái, Saudi Arabia trở
nên ba trụ cột quan trọng giúp duy trì và bảo vệ quyền lợi
của Mỹ ở Trung Đông. Điều đáng chú ý ở đây là trong 3
quốc gia đó, thì ngoại trừ Do Thái ra, Saudi Arabia và Ai Cập
là hai quốc gia, một thần quyền và một thế tục, có chế
độ độc tài với thành tích không mấy tốt đẹp về Nhân
Quyền và Dân Chủ, đến độ thua kém nhiều so với một quốc
gia khác trong Vùng, vẫn luôn bị giới truyền thông Mỹ công
kích, là Iran.

KHÍA CẠNH KINH TẾ


Ngay từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 nền kinh tế Ai Cập
đã chịu sự khống chế mạnh mẽ của hệ thống tài
chánh-ngân hàng Âu Châu, đứng đầu là Anh Quốc. Giới cẩm
quyền Ai Cập lúc đầu đã cố gắng tận dụng ưu thế nông
nghiệp của lưu vực sông Nile để làm nền tảng cho sự phát
triển kỹ nghệ. Nhưng rồi vì thiếu cả vốn lẫn kỹ thuật,
Ai Cập đã phải vay vốn của Tây Phương. Từ đó hệ thống
tài chánh-ngân hàng Anh xâm nhập và dần dần nắm quyền khống
chế kinh tế của Ai Cập. Ngay cả cổ phần của chính phủ Ai
Cập đối với kinh Suez cũng đã phải bán lại cho Tây Phương
để thế chấp các món nợ tài chánh khổng lồ. (Thời đó,
kinh Suez tuy nằm trên lãnh thổ của Ai Cập, nhưng quyền quản
trị lại thuộc một công ty của Anh-Pháp và chính phủ Ai Cập
chỉ sỡ hữu một số cổ phần trong công ty đó. Mãi đến năm
1956 Nasser mới quyết định quốc hữu hóa kinh này và vì vậy
đã gặp phải phản ứng quân sự mạnh mẽ của Anh-Pháp).

Từ năm 1952 trở đi, khi nhóm Sĩ Quan Tự Do (Free Officers Group)
của Nasser lật độ vương quyền thân Anh Quốc rồi lên cầm
quyền, Ai Cập đi theo hướng kinh tế hoạch định cứng rắn
của mô hình xã hội chủ nghĩa. Đường lối kinh tế đó,
cộng thêm với áp lực phong toả của hệ thống Trung Đông,
như trình bày ở phần trước, đã dẫn đưa Ai Cập vào lạc
hậu và bế tắc.

Sự chuyển hướng mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại từ
những năm 1972 trở đi, xa lánh Liên Xô, bắt tay với Mỹ, và
ký hiệp ước hoà bình với Do Thái năm 1978, mở ra con đường
mới cho sự phát triển kinh tế của Ai Cập. Vốn đầu tư và
kỹ thuật Tây Phương tuồn vào ào ạt đã làm thay đổi hẳn
diện mạo của nền kinh tế. Nhìn chung mức sống của xã hội
được cải thiện nhiều về mọi mặt. Thành quả đó củng
cố uy tín của chế độ do quân đội cầm quyền. Vai trò và uy
tín của quân đội từ đó ngày càng gia tăng.

Mặc dầu vậy, nền kinh tế Ai Cập đã không phát triển đúng
mức như mong đợi. Những nhược điểm chí tử do sự cộng
hưởng của chế độ độc tài, trong đó quân đội nắm
quyền, và di sản của nền kinh tế hoạch định bắt đầu
bộc lộ mạnh mẽ vào đầu thập niên 1990s. Tệ nạn tham nhũng
hối lộ lan tràn và ngày càng trầm trọng; bộ máy hành chánh
ngày càng trở nên quan liêu và kém hiệu năng, gây tiêu hao
nặng nề cho tiềm lực kinh tế. Hệ thống công ty quốc doanh
ngốn hết phần lớn ngân sách đầu tư của chính phủ nhưng
lại thua lỗ nặng nề làm gia tăng khiếm hụt ngân sách và nợ
nước ngoài. Những năm 1990-1995 tổng GDP chỉ gia tăng 1.6%; trong
khi mức gia tăng dân số lại lên đến 2.4%! Mức thất nghiệp
cao, trung bình 9-10%. Bất công xã hội lan tràn; sự chênh lệch
giữa giàu-nghèo và giữa nông thôn-thành thị tăng cao. Với
tổng dân số gần 83 triệu người, Ai Cập hiện có tổng GDP
chừng 188 tỉ dollars, nhưng tổng số nợ nước ngoài lên đến
gần 35 tỉ. Sự phân phối lợi tức trong xã hội lại quá bất
công; gần 40% dân số sống với mức thu nhập chỉ 2
dollars/ngày!

Trong khi đó, viện trợ kinh tế của Mỹ từ cuối thập niên
1990 lại bắt đầu giảm dần, mặc dù mức viện trợ quân sự
thì hầu như không thay đổi từ đó cho đến nay, trung bình là
1.3 tỉ dollars. Ngoại trừ đỉnh cao là vào năm 2003 lúc mức
viện trợ kinh tế của Mỹ cho Ai Cập lên đến gần 1 tỉ,
những năm sau đó giảm đi nhiều và cho đến năm 2010 chỉ còn
chừng 200 triệu dollars/ năm.

Ngoài sự giảm sút viện trợ kinh tế của Mỹ, áp lực của
sự toàn cầu hoá kinh tế thông qua các tổ chức quốc tế như
IMF, World Bank và WTO, ngày càng gia tăng đã buộc chính phủ của
Hosni Mubarak, kể từ năm 1991 phải đưa ra chính sách cải cách
kinh tế để thích nghi. Đại thể những cải cách ấy không gì
khác hơn ngoài những toa thuốc thông thường do các tổ chức
quốc tế đó đưa ra cho các nước đang phát triển: Cắt giảm
chi tiêu công ích của chính phủ; thu hẹp và giải thể dần
các cơ sở quốc doanh; gia tăng việc tư hữu hoá doanh nghiệp,
đặc biệt là tư hữu hoá tài chánh-ngân hàng; pháp chế hoá
hoạt động kinh tế; giảm thiểu tài trợ công; v.v…

Nhưng chính sách cải cách gặp phải trở lực lớn; đó là
quán tính của hệ thống quốc doanh xã hội chủ nghĩa trước
đây và sự chống đối, tuy ngấm ngầm, nhưng mạnh mẽ của
quân đội. Suốt nhiều thập niên trước đó và cho đến nay,
với vai trò cầm quyền, quân đội Ai Cập đã được hưởng
vô số đặc quyền đặc lợi, không chỉ về chính trị mà,
quan trọng hơn, cả về kinh tế. Các đặc quyền ấy đã biến
quân đội trở thành một giai cấp mới trong xã hội, và giai
cấp đó không dễ dàng gì một sớm một chiều chấp nhận sự
đổi mới kinh tế để từ bỏ những đặc quyền đã thụ
hưởng cả nửa thế kỷ nay. Một chi tiết bên lề, nhưng đáng
chú ý và đặc biệt liên quan đến những biến động hiện
nay; đó là chính sách cải cách kinh tế lại do chính con trai
của Mubarak cầm đầu thực hiện. Chi tiết này góp phần không
nhỏ vào phản ứng của giới quân nhân cầm quyền đối với
việc cải cách kinh tế, và dẩn đến việc Mubarak không còn
được quân đội ủng hộ, phải ra đi.

Ngoài ra một thực trạng khác, cũng thuộc lãnh vực kinh tế,
có vai trò không nhỏ trong những biến động ở Ai Cập; đó là
sự gia tăng giá cả lương thực.Từ năm 2008 đến nay, giá
lương thực và thực phẩm gia tăng đột ngột và lên rất cao
tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, và đặc biệt
nghiêm trọng tại Trung Đông và Tây Phi. Nguyên nhân là do sự
sút giảm sản lượng của một số nông sản chính yếu ở
những quốc gia sản xuất lương thực lớn như Mỹ và Canada,
trong khi dân số toàn thế giới gia tăng nhanh, do thiên tai ở
nhiều nơi, và kế đến là do giá xăng dầu tăng cao. Theo PBS
thì Chủ tịch World Bank, ông Robert Zoellick, cho biết rằng việc
giá lương thực gia tăng sẽ đẩy chừng 44 triệu người vào
cảnh khốn cùng, và từ đó gây ra biến loạn, tại các quốc
gia như Ai Cập, Algeria, Tunisie và Yemen.

Cũng theo ông Zoellick thì đây là lần tăng giá lương thực cao
nhất trong hơn 20 năm qua, và nhiều chục triệu gia đình sẽ
phải chi phí hơn 50% lợi tức của mình cho phần lương thực.
Riêng ở Ai Cập thì vấn đề lương thực lại còn trầm trọng
hơn, mức gia tăng giá cả trung bình chỉ từ nửa năm nay đã
lên đến 20%, nhiều loại lương thực tăng đến 35%. Trong khi
đó thì có đến hơn 40% dân chúng có thu nhập dưới 2
dollars/ngày và số người này sẽ phải chi gần hết lợi tức
của mình cho phần lương thực mà vẫn không đủ ăn. Đáng
ngại hơn nữa là giá cả lương thực vẫn còn tiếp tục gia
tăng. Người Việt chúng ta có thành ngữ: "đói khát, loạn
lạc"; đói và loạn luôn đi liền với nhau. Tình hình kinh tế
tồi tệ chính là nguyên nhân gần của các biến động hiện
nay ở Ai Cập.

BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ TRONG KHU VỰC.


Sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc, nhiều người đã tưởng
rằng thế giới sẽ bước vào một giai đoạn ổn định và
hoà bình lâu dài, trong một trật tự Thế Giới Mới, như cách
gọi của cựu TT Bush senior, hay như giáo sư tiến sĩ Francis
Fukuyama đã viết, vào năm 1992, trong quyển sách nổi tiếng The
End of History and the Last Man, rằng sự chấm dứt của Chiến Tranh
Lạnh có nghĩa rằng lịch sử-hiểu theo nghĩa là sự tiến hoá
của nhân loại trên bình diện đấu tranh ý thức hệ- đã
đến hồi kết thúc và tự do dân chủ của phương Tây sẽ
được phổ quát hoá như là hình thái chính quyền cuối cùng
của loài người. (Ông viết nguyên văn: "What we may be
witnessing is not just the end of the Cold War, or the passing of a
particular period of postwar history, but the end of history as such... That
is, the end point of mankind's ideological evolution and the universalization
of Western liberal democracy as the final form of human government
").

Tiếc rằng sự hồ hởi (euphoria) của của Fukuyama hơi
"sảng" khiến nhiều người không cảm thấy bị thuyết
phục. Chỉ sau đó một năm, một đồng nghiệp của Fukuyama ở
Havard, ông Samuel P. Huntington, đã bày tỏ quan điểm trái ngược
của mình trong quyển sách bán rất chạy The Clash of Civilizations
and the Remaking World Order, trong đó Huntington cho rằng sự hồ
hởi của Fukuyama là không phù hợp với thực tế và gây ra ảo
tưởng về sự hoà hợp (an illusion of harmony) của nhân loại.
Thực tế thì, theo Huntington, cứ sau khi một cuộc chiến lớn
kéo dài và đẩm máu kết thúc, người ta đều luôn có khuynh
hướng vui mừng và mong đợi một nền hoà bình trong một trật
tự vĩnh cữu và phổ quát; người ta đã từng gọi Thế Chiến
Thứ Nhất là " war to end wars", rồi Roosevelt, sau Đệ Nhị TC
cũng đã rất hân hoan nói về " a universial organization of
peace-loving Nations" với một "permanent structure of peace";
nhưng rồi Chiến Tranh Lạnh lại xảy ra; và chỉ vài năm sau
Chiến Tranh Lạnh, nhân loại lại được nghe nói về "ethnic
cleansing" ở Nam Tư, rồi chiến tranh ở Bosnia và Kosovo!

Tiếp đến là vụ 9/11; biến cố đã đặt nước Mỹ trước
một cuộc chiến hoàn toàn mới, trước đối thủ mới, với
hình thái chiến tranh mới, khác hẳn những cuộc chiến trước
kia; đòi hỏi những phương lược mới hơn, bao trùm lên tất
cả các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế và văn hoá.
Cuộc tấn công làm thiệt mạng gần 3000 công dân Mỹ, ngay tại
thành phố lớn nhất và cả vào Bộ Quốc Phòng của Hoa kỳ,
là một sự kiện không tiền khoáng hậu, gây tổn thất không
chỉ về nhân mạng và vật chất mà còn cả về tâm lý và
chính trị cho nước Mỹ, vì đó là lần đầu tiên một nước
Mỹ được che chắn bởi hai đại dương, đã bị tấn công ngay
vào nội điạ. Về nhiều mặt, vụ 9/11 còn hơn cả cuộc tấn
công Trân Châu Cảng của Nhật trước đây. Vì New York và Ngũ
Giác Đài rõ ràng là quan trọng hơn Trân Châu Cảng, và Nhật
là một đại cường mà sự xung đột với Mỹ, vào thời gian
1941, là không tránh khỏi; trong khi đó Al-Qaeda, kẻ chủ mưu
của vụ 9/11, chỉ là một tổ chức phi quốc gia và phân tán.
Mặt khác, việc bất thần tấn công của Nhật so ra dễ thực
hiện hơn. Để thực hiện thành công vụ 9/11, Al-Qaeda đã phải
dàn dựng một kế hoạch hết sức tinh vi; từ việc chọn lựa
và huấn luyện nhân sự; đến việc tổ chức bảo mật, vấn
đề xâm nhập, vấn đề thu thập tình báo và chống tình báo
để qua mặt không chỉ CIA, FBI mà cả các cơ quan tình báo
đồng minh của Mỹ; vấn đề chọn lựa mục tiêu, chọn lựa
phương tiện và thời điểm; vấn đề phối hợp giữa các
nhóm hoạt động; vấn đề yểm trợ, v.v… Nội một việc
tuyển chọn nhân sự không thôi cũng đủ để khiến Al-Qaeda
trở thành một đối thủ đáng sợ: 19 tên khủng bố, đã
chết theo 4 chiếc phi cơ trong vụ tấn công đã phải hội đủ
những đòi hỏi khó khăn: thông thạo Anh ngữ, có học vấn căn
bản vững vàng đủ để học sử dụng được phi cơ thương
mãi tối tân, thể lực tốt, thông minh, phản ứng bén nhạy và
quan trọng nhất là chấp nhận chịu chết. Những tên khủng
bố ấy hơn hẳn các cảm tử quân thông thường ở chỗ là
họ hành sự với quyết định chết trong sự tỉnh táo và sáng
suốt nhất để lái cho được máy bay vào mục tiêu với mức
sát hại đối phương tối đa. Nếu gác bỏ vấn đề đạo lý
qua một bên thì so ra Kinh Kha qua sông Dịch ngày xưa cũng không
bằng, vì Kinh Kha đã, vì sự thiếu điềm tĩnh của người
đồng sự, chém trượt Tần Thuỷ Hoàng; còn những tên khủng
bố 9/11 đã đánh chính xác vào mục tiêu dự định, ngoại
trừ chiếc thứ tư định chuyển đường bay về White House
hoặc Capitol đã bị hành khách can thiệp nên thất bại, không
bay được vào mục tiêu.

Cũng có dư luận, sau 9/11, không xem trọng khả năng của Al-Qaeda
đến như vậy, mà cho rằng sỡ dĩ cuộc tấn công thực hiện
được là vì chẳng qua các cơ quan tình báo Mỹ, do ảnh hưởng
của nhóm neo-conservatives, đã cố tình làm ngơ cho bọn khủng
bố tiến hành 9/11 để có cớ dấy lên một chiến lược tấn
công toàn diện vào Hồi Giáo. Dư luận đó thường được gán
cho tên gọi là (Thuyết Âm mưu) Conspiracy theory , được một
nhân vật tiếng tăm là Jesse Ventura dẩn đầu. Thuyết Âm mưu
về vụ 9/11, tuy gây xôn xao, nhưng không trưng dẩn đủ chứng
cứ thuyết phục nên dần dà đi vào quên lãng. Hơn nữa,
Thuyết Âm mưu đúng hay không, không quan trọng, vì dù sao 9/11
cũng đã gây nên nhiều biến chuyển lớn từ đó đến nay.

Trên bình diện quốc tế, vụ 9/11 khiến chính phủ Mỹ có
những thay đổi chiến lược rất quan trọng trên bàn cờ quốc
tế, đặc biệt là ở Trung Đông. Trước hết, để tiến hành
tấn công Afghanistan, Mỹ đã phải thay đổi thái độ đối
với Nga, vì Mỹ cần Nga giúp hai điều quan trọng: một là
mượn các phi trường ở Trung Á để chuyển quân và đường
bay qua không phận của Nga để vào vùng đó; hai là tin tức
tình báo về Liên Minh Phương Bắc ở Afghanistan là lực lượng
cho đến lúc đó còn giữ quan hệ với Nga. Vì Afghanistan nằm
sâu trong nội điạ, hải cảng gần nhất là Karachi, của
Pakistan, nằm trên Ấn Độ Dương, cũng cách xa đến 400 miles.
Các pháo đài bay chiến lược B52 có thể bay thẳng đến
Afghanistan từ Anh quốc hoặc từ căn cứ Diego Garcia, nhưng các
máy bay chiến thuật và trực thăng đổ quân thì lại cần
những căn cứ gần hơn. Và những căn cứ gần hơn đó lại ở
Trung Á thuộc vùng ảnh hưởng của Nga. Đổi lại Mỹ thôi
không qua trung gian của Georgia để tiếp trợ vũ khí nữa cho
Chechnya trong việc đòi ly khai khỏi Nga. Về sau này Mỹ cũng
đành phải làm ngơ cho Nga "đập" Georgia tơi bời vào năm
2008 vì cái tội dám dựa vào Mỹ để chống lại ảnh hưởng
lâu đời của Nga.

Ngoài ra, Mỹ cũng hoà hoãn hơn đối với Iran để được sự
ủng hộ của nước này và thu thập tin tức tình báo cần về
Afghanistan, vì Iran vẫn còn có quan hệ rất chặt chẻ đối
với một bộ phận không nhỏ những người theo hệ phái Shiite
ở Afghanistan và cả với vài thành phần khác trong Liên Minh
Bắc Phương mà Mỹ đang muốn hợp tác với trong chiến dịch
tấn công Afghanistan.

Một sự thay đổi khác rất quan trọng trong chính sách đối
ngoại của Mỹ gây ra do vụ 9/11 là mối quan hệ đối với
vương quốc Saudi Arabia, vựa dầu lớn nhất thế giới. Ở đây
sự thay đổi lại hết sức tinh vi nên ít được biết đến.
Chính sách đối với Saudi Arabia thay đổi đơn giản chỉ vì
mối quan hệ mật thiết giữa Vương quốc và Al-Qaeda. Về nhân
sự thì 15 trong số 19 tên khủng bố 9/11 là người của Saudi
Arabia, chưa kể là ngay Osama Bin Laden cũng là người Saudi đã
từng có mối liên lạc thân cận với hoàng tộc. Nhưng điều
quan trọng hơn là hầu hết các nguồn tài chánh cung ứng cho
Al-Qaeda đều đến từ Saudi Arabia. Một sự việc đáng chú ý
khác là trước biến cố 9/11 chừng hai tuần thì ông hoàng Turki
al Faisal, người chỉ huy cơ quan tình báo của Vương quốc,
từng cộng tác chặt chẻ với CIA, đột ngột bị cách chức.
Vụ cách chức này đã khiến cho việc điều tra về sau của
chính phủ Mỹ về đầu mối Al-Qaeda ở Saudi Arabia đi vào ngõ
cụt. Ngoài ra, khác với sự hợp tác nhiệt tình trước kia
của vương triều Saudi với chính phủ Mỹ trong việc giúp
Mujahideen (phần lớn về sau trở nên thành viên nòng cốt của
Al-Qaeda) ở Afghanistan chống lại Liên Xô hồi thập niên 1980s,
trong vụ 9/11 Vương triều đổi hẳn thái độ, không tích cực
cộng tác trong việc truy lùng Al-Qaeda, bất chấp yêu cầu nhiều
lần của chính phủ Mỹ.

Mặc dầu vậy, chính phủ Mỹ của TT Bush đã không gây chiến
với Saudi Arabia, vì điều đó không giúp đạt được mục
đích chiến lược trong cuộc chiến chống Al-Qaeda. Saudi Arabia
là thánh địa của toàn thể Hồi Giáo trên thế giới. Tấn
công trực tiếp vào đó là đồng nghĩa với việc chính thức
gây ra một cuộc thánh chiến với hơn 1 tỉ tín đồ Hồi Giáo,
và đó là cái bẩy mà Al-Qaeda mong muốn cho Mỹ rơi vào khi
khiêu khích Mỹ bằng vụ 9/11. Đối sách tối ưu của chính
phủ Mỹ là làm thế nào để hoặc vương triều Saudi phải tự
nguyện hợp tác với Mỹ chống lại Al-Qaeda, hoặc Saudi Arabia-
xét như một chỗ dựa tài chánh chính yếu của Al-Qaeda- phải
rơi vào khủng hoảng để rồi chuyển biến theo hướng Mỹ mong
muốn mà không cần trực tiếp đổ quân vào. Để thực hiện
đối sách đó, Mỹ chọn việc tấn công Iraq.

Chọn lựa việc tấn công Iraq để giải bài toán Saudi Arabia
trong cuộc chiến chống Al-Qaeda, đồng thời vẫn duy trì được
sự khống chế nguồn dầu hỏa Trung Đông, là một nước cờ
rất cao và bí hiểm của giới lãnh đạo Mỹ. Nước cờ này,
được phối hợp khéo léo với một số những hoạt động
khác, sẽ góp phần tạo ra bối cảnh cho những biến cố hiện
nay ở Tunisia, Ai Cập, Bahrain, và Lybia.

Saudi Arabia là vương quốc, tuy có diện tích rộng đến 900,000
dặm vuông, nhưng dân số ít chỉ khoảng gần 26 triệu người,
đa số theo hệ phái Sunni-Wahabi, một hệ phái Hồi giáo rất
cực đoan. Cho đến đầu thế kỷ 20, Saudi Arabia vẫn còn là
một xã hội bộ tộc, phân hoá và lạc hậu. Nếu không nhờ
vựa dầu lớn nhất thế giới, với sản lượng chừng 8 triệu
tấn, thu gần nửa tỉ dollars/ ngày thì có lẽ không mấy ai
biết đến vùng đất khô cằn với đám dân tàn bạo và hiếu
chiến này. Abdul Aziz Ibn Saud là vị vua thống nhất được các
bộ lạc cát cứ lại thành vương quốc mang tên chính thức là
United Kingdom of Saudi Arabia. Ibn Saud là một người nổi tiếng
hung tàn và nhiều vợ (hơn 100 bà vợ, 45 con trai và 125 con gái!)
, đã xử dụng tiền thu được từ dầu hoả và niềm tin tôn
giáo để củng cố cho độc quyền cai tri của bộ lạc Saud
của Ông. Cũng nhờ dầu hoả mà Saudi Arabia, kể từ thập niên
1930 trở đi được sự che chở hết lòng của siêu cường số
một thế giới. Biểu hiện của sự bảo vệ ấy vẫn còn
mới: khi Saddam Hussein tấn công Kuwait năm 1991, Mỹ đã vội vàng
đáp lời yêu cầu của Saudi đưa quân qua ngăn chận và đánh
tan quân Iraq.

Do vị trí điạ lý của mình, Saudi Arabia luôn bị uy hiếp từ
Do Thái, Iraq và Iran. Đối thủ sinh tử là Iran vì khác biệt
cả chủng tộc lẫn đối địch tôn giáo. Từ lâu Iraq, một
quốc gia trộn lẫn cả hai hệ phái Sunni và Shiite, nằm đệm
vào giữa, trở thành một trái độn an toàn, che chở cho Arab
Saudi khỏi sự uy hiếp trực tiếp của Iran.

Về phần Iraq thì đó là một lãnh thổ trống trải nằm ở
giữa 6 quốc gia khác nhau, rất khó phòng thủ. Nhưng ngược
lại nếu một cường quốc chiếm được Iraq thì có thể một
lúc uy hiếp nhiều nước ở chung quanh: Kuwait, Saudi, Iran, Jordan,
Turkey, và Syria. Sự hiện diện của Mỹ ở Iraq, như vậy, không
những chỉ làm đứt một mắt xích quan trọng của khối Arab,
mà còn uy hiếp cả Saudi Arabia, Syria, và Iran nữa. Trong khi đó
một Iraq không còn Saddam Hussein và do người Shiite cầm quyền
thì lại khiến ảnh hưởng của Iran, theo hệ phái Shiite, gia
tăng và áp lực lên Saudi Arabia nặng nề hơn. Đó là chưa kể
việc làm chủ Iraq sẽ dẩn đến việc khống chế sản lượng
dầu hoả của nước này, trực tiếp ảnh hưởng đến lượng
cung dầu trên thị trường quốc tế, từ đó có thể tạo nên
một áp lực kinh tế nặng nề lên Saudi Arabia là quốc gia chỉ
sống nhờ dầu hoả. Đối phó với áp lực như vậy, vương
triều Saudi bị đặt trước sự lựa chọn: hoặc chấp nhận
nguy cơ đối kháng chính trị lớn trong nội bộ để chống
lại Al-Qaeda, nhưng được Mỹ bảo vệ; hoặc tiếp tục như
hiện nay để tránh xung đột nội bộ thì lại không được
Mỹ che chở trước sự uy hiếp của liên minh Shiite Iraq-Iran.

Đến đây một câu hỏi vẫn thường được nêu ra là tại sao
Mỹ, năm 1991, không nhân đà chiến thắng của chiến dịch
Desert Storm, tiến về Baghdad, chiếm luôn Iraq, mà phải đợi
đến năm 2003. Câu trả lời nằm trong việc áp dụng nguyên
tắc cổ điển về cân bằng quyền lực thường được siêu
cường (hay đế quốc) sử dụng để giữ các nước nhỏ yếu
hơn trong thế kìm chế lẫn nhau nhằm duy trì sự ổn định
trong một khu vực mà không cần trực tiếp can thiệp. Năm 1991,
Saudi Arabia vẫn còn được Mỹ xem là đồng minh cần được
bảo vệ, vì vậy Mỹ vẫn muốn Iraq của Saddam đủ mạnh để
cân bằng với Iran và che chắn cho Saudi. Đến năm 2001 trở đi
thì tình hình lại khác, với những yếu tố mới phát sinh.
Yếu tố đầu tiên là Al-Qaeda trở thành kẻ thù chiến lược.
Saudi Arabia, do từ chối không hợp tác chống Al-Qaeda, không còn
là đồng minh chiến lược nữa, vì vậy không đáng được Mỹ
bảo vệ mà trái lại cần phải bị cưỡng chế. Trong khi đó
thì Iran, do theo hệ phái Shiite, là kẻ đối địch của Al-Qaeda,
nghĩa là có khả năng sẽ là đồng minh của Mỹ chống lại
tổ chức cực đoan đó. Nói cách khác là Mỹ, sau vụ 9/11, tìm
cách thay đổi thế cân bằng của hai hệ phái Hồi Giáo Sunni
và Shiite ở Trung Đông, rồi lợi dụng sự mâu thuẩn của hai
bên cho mục đích tiêu diệt kẻ thù chính là Al-Qaeda.

Vậy việc xâm chiếm Iraq của Mỹ tháng 3/2003 là một nước
cờ hay. Nhưng chưa hết. Mỹ còn mở một mặt trận khác, phối
hợp với việc xâm chiếm Iraq, trong chiến lược chống Al-Qaeda.
Mặt trận đó mang một danh xưng rất hiền lành; đó là Greater
Middle East Project, hay sau này được sửa lại là New Middle East
Project. Đây mới là nguồn chính sách nơi khai sinh ra những
biến động vừa qua tại Tunisia, rồi tại Ai Cập, Bahrain, Lybia
hiện nay, và có lẽ sẽ còn nhiều nơi khác ở Trung Đông.

Có thể nói rằng Greater Middle East, hay New Middle East Project, là
chiến lược thuộc lãnh vực văn hoá, chính trị và kinh tế
của cuộc chiến nhắm vào nền tảng xã hội và cơ cấu chính
quyền của những quốc gia có, hoặc có thể có, gốc rễ của
Al-Qaeda. Ýniệm căn bản, nhìn từ bề ngoài và một cách chính
thức, của chiến lược này rất đơn giản: xiển dương Dân
Chủ và Tự Do để đẩy lùi sự độc đoán, thù hận và bạo
động vốn là những tính chất gắn liền với các tổ chức
cuồng tín. TT Bush, trong một bài diễn văn đọc tại National
Endowment for Democracy vào hồi tháng 11/2003, đã nói rằng: "As
long as the Middle East remains a place where freedom does not flourish, it
will remain a place of stagnation, resentment, and violence ready for export.
Đó là nhận định, tuy nghe đơn sơ, nhưng khơi mào cho một
kế hoạch lớn lao và bao quát hơn về sau, nằm trong chiến
lược chung nhằm đẩy lùi, cô lập những khuynh hướng cực
đoan, hổ trợ sự lớn mạnh cho những quan điểm ôn hoà và
trung dung trong các cộng đồng Hồi giáo; đồng thời tạo ra
một hình ảnh mới về nước Mỹ đối với dân cư trong Vùng.

Xuất phát từ nhận định vừa nói, chính phủ Bush đã đỡ
đầu cho nhiều dự án nghiên cứu về một chiến lược vận
động, cổ suý dân chủ rộng lớn trải dài từ Ma-rốc tới
Afghanistan, bao trọn cả vùng Trung Đông ( vì vậy lúc đầu có
tên là Greater Middle East). Một trong những cơ quan tư nhân nhận
trách nhiệm nghiên cứu là RAND, một think-tank lâu đời, nổi
tiếng chuyên về hoạch định chiến lược thế giới. RAND đã
đúc kết nghiên cứu của mình thành đề nghị về một chiến
lược phức tạp, dựa theo kinh nghiệm của những cuộc cách
mạng màu đã diễn ra trước đây ở các nước như Ukraine,
Georgia, Kazakhstan,v.v…vận dụng phối hợp các hệ thống
truyền thông, các mạng internet, Facebook, Twitter và các phương
tiện tin học tối tân khác nhắm vào giới trẻ (theo thống kê
có giới trẻ trong hạng tuổi 15-35 chiếm đến hơn 60% dân số
trong Vùng), tìm cách huy động khối lượng đông đảo giới
này từ các quốc gia:Algeria, Morocco Lybia, Lebanon, Tunisia, Egypt,
Bahrain, Syria, Sudan, Yemen,v.v… vào một mặt trận chung, rộng
khắp, đứng lên đòi hỏi cho Dân Chủ và Tự Do. Hổ trợ
hoặc công khai, hoặc ngấm ngầm cho cuộc vận động rộng lớn
đó sẽ là các cơ quan phi-chính phủ (NGOs) như Human Right First,
National Endowment for Democracy, Egyptian Center for Women's Rights,USAID,
International Republican Institute, Freedom House, Open Society Institute,
v.v…

Đó là chiến lược chung, riêng trong trường hợp Ai Cập thì,
theo giáo sư William Engdahl, các cơ quan NGOs đã tài trợ và giúp
đỡ kỹ thuật cho một phong trào mang tên Egyptian Movement for
Change, hay còn gọi là Kefaya, do Muslim Brotherhood thành lập
khoảng năm 2004. Phong trào này khai thác kỹ thuật tin học biến
nó thành phương tiện nối kết và huy động chừng 800,000
thành viên trẻ qua interet, blogs, Facebook, Twitter cho mục tiêu
vận động Tự Do-Dân Chủ, và quan trọng hơn, tạo ra thay
đổi chế độ hiện thời. Xin mở ngoặc ở đây là có nguồn
tin cho rằng từ nhiều năm rồi, nhân viên Bộ Ngoại Giao Mỹ
đã tiếp xúc với đại diện của Muslim Brotherhood, tổ chức
Hồi Giáo lâu nay vốn được xem là cực đoan và chống Tây
Phương, từng bị Sadat và Mubarak đàn áp khốc liệt. (Điều
này gợi nhớ lại ở Miền Nam VN trước đây vào năm 1963, toà
Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn cũng bí mật tiếp xúc và bảo vệ cho
một vị lãnh tụ tôn giáo đang chống lại chính phủ lúc đó.)

Một điểm khác đáng chú ý đối với trường hợp Ai Cập;
đó là thái độ ôn hoà của quân đội đối với quần chúng
biểu tình; một thái độ gây nhiều thắc mắc. Như đã trình
bày ở trên, từ năm 1952 đến nay, quân đội là kẻ nắm giữ
chính quyền ở Ai Cập, bản thân Mubarak là một sĩ quan cao cấp
không quân đi theo nhóm Sĩ quan Tự Do của Nasser. Vậy tại sao
trong lúc quần chúng biểu tình đòi Mubarak từ chức thì quân
đội lại tỏ ra thân thiện với dân chúng? Có thể suy diễn
được câu trả lời khi nhìn vào cơ cấu viện trợ của Mỹ
dành cho Ai Cập trong suốt mấy chục năm qua. Trong cơ cấu đó,
viện trợ kinh tế ngày càng giảm, nhưng quân viện không hề
thay đổi mảy may. Để nhận quân viện như vậy, nhiều thế
hệ sĩ quan Ai Cập đã được huấn luyện ở Mỹ, và số
lượng sĩ quan được huấn luyện ở Mỹ ngày càng đông; sự
thâm nhập và tuyển mộ của CIA vào hàng ngũ các sĩ quan này
chắc chắn là càng sâu và càng nhiều. Cũng do đó thành phần
sĩ quan trẻ, chịu ảnh hưởng của Mỹ sẽ ngày càng đông hơn
số sĩ quan già do Anh-Pháp đào tạo trước đây mà Mubarak là
đại diện. Như vậy có thể xuyên qua thái độ của quân đội
để hiểu phần nào lập trường của Mỹ đối với biến cố.
Hoặc Mubarak là cái bung xung để cho nỗi thống khổ của đa
số lớp trẻ và dân nghèo có dịp xả thoát và được xoa
dịu, đồng thời để cho mọi sự diễn ra ăn khớp với chiến
lược mới trong toàn vùng; hoặc đã đến lúc lớp lãnh tụ
già nua trong quân đội Ai Cập trở nên không đắc dụng nữa
nên cần được thay thế. Dù thế nào đi nữa thì đám đông
biểu tình, tuy có nguyện vọng chính đáng, vẫn vô tình trở
thành phương tiện cho siêu cường ở ngoài và tầng lớp thống
trị ở trong xử dụng cho một mục đích định sẳn.

Tóm lại, Ai Cập trước sau vẫn thuộc về khối quốc gia thứ
ba, nghèo và bị các cường quốc thay nhau chi phối, trước đây
đã không hoàn toàn làm chủ được vận mệnh của mình, đến
nay tình hình vẫn vậy. Nhìn bề ngoài, việc đám đông quần
chúng nổi dậy đòi lật đổ chính phủ để xây dựng Tự
Do-Dân Chủ là một sự kiện cao đẹp làm rung động mọi tấm
lòng yêu chuộng công lý-bình đẳng ở khắp nơi. Nhưng đó
chỉ là biểu tượng, sự vùng dậy của dân chúng trong trường
hợp này, tuy do những động cơ chính đáng, đã bị chi phối
bởi những yếu tố không mong muốn cả từ bên trong lẫn bên
ngoài, nên chỉ trở thành như bọt nước sôi sục ở trên
mặt, bị đẩy đưa bởi những động lực khác nằm chìm
khuất ở dưới. Không ai chối cãi về nỗi thống khổ và lòng
khao khát tự do-dân chủ chính đáng của dân chúng Ai Cập. Vấn
đề là ở chỗ nổi thống khổ ấy đã một mặt thì bị lôi
cuốn vào trong một chiến lược quốc tế lớn của siêu
cường, và mặt kia thì bị lợi dụng bởi sự tham quyền cố
vị của giới thống trị bản xứ muốn làm một cuộc đảo
chánh nội bộ. Nhiều người đã vội gán cho sự biến động
ở Ai Cập là một cuộc cách mạng, quên rằng sự ra đi của
Mubarak không hề tạo ra một đảo lộn lớn lao nào đối với
chế độ chính trị hiện có, bởi vì quyền lực vẫn ở trong
tay quân đội, dù rằng quân đội đó có hứa sẽ thay đổi
hiến pháp, giải tán và bầu quốc hội mới trong vòng 6 tháng.
Nhưng bằng vào hiện tình kinh tế của Ai Cập, vào tình hình
hiện nay trong khu vực, và vào việc quân đội đã chỉ biết
sống lệ thuộc vào ngoại viện suốt 30 năm qua thì liệu có
tin được rằng những hứa hẹn ấy sẽ được thực hiện
đúng với tinh thần của nó? Thật đáng ngờ! Có lẽ nhiều
lắm thì giới cầm quyền mới, do sự đạo diễn kín đáo ở
đằng sau, sẽ tỏ ra ít độc đoán hơn ở những vấn đề
thứ yếu, một số những tự do và nhân quyền căn bản có lẽ
sẽ được tôn trọng hơn, cũng có lẽ sẽ có cả chính phủ
dân sự nữa, miễn sao tất cả những thay đổi ít ỏi đó
không gây thay đổi bất lợi cho ảnh hưởng của siêu cường
mà lại phục vụ được cho mục đích chính là triệt tiêu, hay
chí ít vô hiệu hoá, các khuynh hướng cực đoan, khuyến khích
và hổ trợ cho khuynh hướng Hồi giáo ôn hoà. Nhưng chung quy
sẽ không có cái gọi là cách mạng (revolution), hiểu theo nghĩa
là một sự thay đảo lộn, thay đổi tận gốc rễ (radical
change), và quyền lực quốc gia vẫn nằm trong tay của giới
thống trị hiện nay, tức của quân đội.

Mặt khác, biến cố Ai Cập chỉ là một phần, như đã nói,
của một chiến dịch rộng lớn hơn của siêu cường đối
với Trung Đông. Sau Tunisia, đến Ai Cập, và nay thì đang diễn
ra ở Bahrain và ở Lybia. Diễn biến như vậy rõ ràng là rơi
vào đúng kế hoạch vạch ra từ nhiều năm về trước trong
Greater (or New) Middle East Project. Bahrain thì sát ngay sau lưng của
Saudi Arabia và những biến động ở đó chắc chắn sẽ gây
những chấn động lớn vào Saudi Arabia. Trong những ngày này
giới truyền thông bắt đầu loan tin về sự phân rẽ giữa
vương triều Saudi và chính phủ Obama; ngay cả còn có tin đồn
rằng vua Abdullah, tám mươi mấy tuổi, suýt nữa bị heart attack.
Trước đó ông vua này đã lên tiếng công kích chính sách của
Mỹ đối với Mubarak và tuyên bố sẳn sàng giúp Ai Cập trám
vào lỗ hổng tài chánh nếu như bất thần Mỹ cắt quân viện
cho nước này.

(còn tiếp)

Trương Đình Trung
2/20/2011

Tự do và vụ án TS Cù Huy Hà Vũ

Mai Việt Tú –
Qua vụ án của TS Hà Vũ tôi ngẫm nghĩ về quá trình dân tộc
Việt Nam cho đến ngày nay.
Hãy suy ngẫm về tự do.

Có lẽ dân tộc Việt Nam chưa có sự tự do thật sự mặc dù
chính cái "tự do" ấy cũng thay đổi theo quá trình của nhân
loại. Nhân loại đã đi qua quá trình của những thế kỷ qua
và vẫn lần mò trong thế kỷ 21 qua đấu tranh và chiến tranh
để một ngày nào đó đi dành cái dân chủ mà chưa chắc có
đạt được sự tự do; đó là chưa kể mị dân bằng sự dân
chủ nội bộ của đảng cai trị.

Những cái nền căn bản cho tự do của một xã hội văn minh
của nhân loại cố gắng đấu tranh trong bao nhiêu năm là:

1. tự do ngôn luận (bao gồm tự do báo chí thông tin)

2. chính quyền càng phải giới hạn trong quản lý

3. tất cả quyền lực hiện hữu phải được tách rời ra,
thí dụ tam pháp phân lập, công an, quân đội, thuế vụ, v.v…

4. hệ thống tòa án độc lập và tiến hành công lý về
hình sự qua bồi thẩm đoàn (jury trials) chứ không phải chánh
án tự tiện quyết định

TS Hà Vũ đang sống trong một xã hội mà không có được điều
khoản nào kể trên, nghĩa là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt
Nam quyết định tất cả. Ông đã dùng điểm 1 để thực thi
điểm 2 hầu để làm sáng tỏ điểm 3; và ngày ra tòa của ông
sẽ là sự minh chính của điểm 4. Ông đã dùng bản thân mình
để thắp nén nhang đến tổ tiên dân tộc Việt Nam là dân
tộc không có tự do, nghĩa là một dân tộc vẫn còn nô lệ
vong bản.

Xin mở ngoặc ở đây nói cho vui. Lắm lúc tôi hay suy ngẫm so
sánh TS Hà Vũ với Boris Yeltsin của Nga, có lẽ TS Hà Vũ hoạt
bát hơn nhờ có đệm thêm chửi thề.

Dân tộc Việt Nam có tự do thì sẽ qui tụ được lòng yêu
nước và độc lập sẽ đến là điều tất yếu. Cái "độc
lập" đặt trước chữ "tự do" trong câu nói "Không có
gì quí hơn độc lập tự do" chỉ là một sự đánh tráo để
kích động vào lòng yêu nước của dân Việt mà thực sự
độc lập không bao giờ có bởi vì dân tộc Việt Nam chưa bao
giờ có tự do dưới sự độc tài toàn trị qua những điểm
kể trên.

Cái "cọc" Hà Vũ đã cặm trên dòng sông Bạch Đằng và
đừng bao giờ để cái cọc ấy bị nhổ đi. Tất cả hãy cặm
thêm cọc vào sông Bạch Đằng. Và tôi tin rằng sẽ có những
đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ nhận thức đúng
đắn và quay về với dân tộc Việt để cùng nhau xây dựng
một đất nước Việt Nam tự do thật sự, một sự tự do
thật sự mà dân tộc Việt Nam chưa bao giờ có trong quá trình
lịch sử.

"Không có gì quí hơn tự do" sẽ luôn luôn và luôn
luôn là nền tảng đúng đắn của dân tộc Việt Nam.


Mai Việt Tú
(Mai này nước Việt đẹp hơn)
Ngày 23 tháng 2 năm 2011

Đủ loại lãi suất

Nguyễn Vạn Phú -
Cuối cùng Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đã bày tỏ thái
độ dứt khoát, không chịu chìu theo những ý kiến khuyên
ngược đời "giảm mạnh lãi suất để chống lạm
phát
". Thông điệp chính thức đã được phát ra: không
đặt mục tiêu giảm lãi suất trong ngắn hạn nữa. Thay vào
đó là áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tư
công, giảm chi ngân sách, để tập trung giảm lạm phát là ưu
tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, người bình thường như chúng ta nghe các cụm từ như
"lãi suất tái cấp vốn", "lãi suất tái chiết
khấu
" chắc cũng lùng bùng lỗ tai, không hiểu chúng là
gì, chúng tác động đến túi tiền của chúng ta như thế nào.

Các quan chức khi trả lời cho giới báo chí, không chịu dùng
những từ ngữ dễ hiểu để chuyển tải thông điệp cần
chuyển tải đến người dân vì họ quen với các khái niệm
này rồi cũng như đã quen nhìn các vấn đề dưới góc độ
người quản lý. Giới báo chí nghe sao viết vậy chứ cũng ít
khi chịu khó viết tin bài từ góc độ người dân tiếp cận
thông tin để diễn giải sao cho dễ hiểu.

Thôi chúng ta đành tự tìm hiểu với nhau vậy. Quan trọng là
để xem tác động của các chính sách sắp tới sẽ như thế
nào.

Để chống lạm phát, cần phải rút
bớt tiền trong lưu thông về. Muốn rút tiền về thì phải
tăng lãi suất
. Nhưng lãi suất có nhiều loại.

Cách đây một tuần Ngân hàng Nhà nước tuyên bố nâng
"lãi suất tái cấp vốn" lên 11% từ
mức cũ là 9%.

Nghe cụm từ "tái cấp vốn", ắt chúng ta sẽ nghĩ
đến chuyện trước đó cấp vốn rồi, bây giờ vì sao đó nên
cấp vốn lại. Thêm nữa, nghe "lãi suất tái cấp
vốn
" áp dụng cho giới ngân hàng, chắc ai cũng tin cách
hiểu trên là đúng. Thật ra không phải.

Ngân hàng A cho doanh nghiệp vay 1 tỷ đồng để kinh doanh, chưa
đến hạn nhưng ngân hàng A gặp khó khăn trong thanh khoản thì
có thể lấy bộ hồ sơ cho vay nói trên đến Ngân hàng Nhà
nước vay tiền, thế chấp bằng bộ hồ sơ này. Lãi suất
phải trả cho Ngân hàng Nhà nước là "lãi suất tái cấp
vốn
" (refinancing rate).

Cũng vay tương tự như vậy nhưng đem trái phiếu chính phủ đã
mua trước đó, thế chấp để vay vốn Ngân hàng Nhà nước thì
phải áp dụng "lãi suất tái chiết khấu". Lãi suất
tái chiết khấu này vẫn giữ nguyên là 7%.

TS Phạm Thế Anh đã bình luận trên tờ SGTT rằng "quyết
định nâng lãi suất tái cấp vốn, trong khi giữ nguyên lãi
suất tái chiết khấu, sẽ tiếp tục duy trì cầu về trái
phiếu chính phủ. Và thực chất,
chỉ hạn chế tín dụng đối với khu vực tư nhân chứ không
hạn chế tín dụng đối với chính phủ, hay đằng sau đó là
các tập đoàn kinh tế lớn
".

Như thế, có lẽ chúng ta đã hiểu vì sao Ngân hàng Nhà nước
nâng "lãi suất tái cấp vốn" trong khi vẫn giữ
nguyên "lãi suất tái chiết khấu". Ngoài ra, dư luận
hiện chưa phải đã đồng tình chuyện tăng lãi suất nên Ngân
hàng Nhà nước buộc phải thận trọng tăng lãi suất từ từ,
tăng loại lãi suất ít có tác dụng lên thị trường trước,
các loại khác tính sau.

Hôm qua, Ngân hàng Nhà nước lại tăng lãi suất chào mua các
loại giấy tờ có giá (như trái phiếu chính phủ, chẳng hạn)
trên thị trường mở lên 12% cho loại có kỳ hạn 7 ngày (báo
chí nước ngoài gọi đây là lãi suất repo ngược, gọi tắt
lãi suất nghiệp vụ thị trường mở). Theo TS
Lê Hồng Giang (trên blog của anh) thì đây chính là lãi suất
chủ yếu để các ngân hàng trung ương điều hành chính sách
tiền tệ. Hai loại lãi suất trên (tái cấp vốn với tái
chiết khấu) chỉ có chức năng trợ giúp thanh khoản cho các
ngân hàng riêng lẻ.

Thế còn "lãi suất cơ bản"? Sao không
thấy động chạm gì đến loại lãi suất chúng ta thường nghe
nhắc đến trong những năm trước?

Về loại lãi suất này, tôi đã có viết trong bài "Lại
chuyện lãi suất cơ bản
". Xin trích lại mấy đoạn
có liên quan:

Nước nào cũng phải sử dụng một số
công cụ để thực thi chính sách tiền tệ nhằm đạt được
những mục tiêu nào đó, như kiềm chế lạm phát chẳng hạn.
Lãi suất là một công cụ như thế bên cạnh công cụ tăng
giảm dự trữ bắt buộc. Thông thường ngân hàng trung ương
một nước tác động lên lãi suất bằng con đường gián
tiếp, có nghĩa thông qua nghiệp vụ thị trường mở để tăng
hay giảm tổng phương tiện thanh toán. Ví dụ, ngân hàng trung
ương mua vào trái phiếu chính phủ, tức làm tăng tổng lượng
tiền trong lưu thông thì lãi suất thị trường sẽ giảm. Cũng
có thể tác động trực tiếp bằng cách tăng hay giảm lãi
suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu – là những
loại lãi suất ngân hàng trung ương ấn định trong quan hệ mua
bán các loại giấy tờ có giá với ngân hàng thương mại.

Nói cách khác, lãi suất cơ bản như đang được định nghĩa
(là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho
các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh) hoàn toàn
không phải là một công cụ để thực hiện chính sách tiền
tệ quốc gia đúng nghĩa như thông lệ quốc tế.

Chính vì thế mà thời gian vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã
giảm nhẹ tầm quan trọng của loại lãi suất này

Các nhà ngoại giao Libya tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi lật đổ chế độ Kadhafi

Tú Anh

Biểu tình chống chế độ Kadhafi trước trụ sở Liên hiệp quốc, New York, 21/2/2011 (REUTERS/Andrew Burton)

Chế độ Libya đang bị lung lay tận gốc rễ. Bất bình với việc chế độ huy động lính đánh thuê đàn áp biểu tình và dùng máy bay chiến đấu oanh kích thường dân, Bộ trưởng Tư pháp Lybia từ chức. Cùng lúc đó, hàng loạt sĩ quan và Đại sứ đào nhiệm đứng về phía biểu tình và kêu gọi lật đổ nhà độc tài Kadhafi.

Sau 41 năm cầm quyền với bàn tay sắt, Đại tá Kadhafi cô độc hơn bao giờ hết. Hôm qua, nhà thần học Hồi giáo có ảnh hưởng là Giáo sĩ Yussef Al-Qardaoui ra thánh lệnh và, qua đài truyền hình Al-Jazira, kêu gọi quân đội Libya «hạ sát» lãnh đạo Kadhafi, kẻ đã «ra lệnh cho binh sĩ bắn vào dân của mình».

Nhiều nhà lãnh đạo Libya đã đào nhiệm, bỏ rơi chế độ, như trường hợp của Bộ trưởng Tư pháp Moustapha Abdel Jalil, vừa từ chức phản đối chính quyền đàn áp dân chúng.

Đây cũng là trường hợp của hai phi công lái hai chiến đấu cơ Mirage F1, võ trang tên lửa, bay qua đảo Malta vào chiều hôm qua, xin tỵ nạn chính trị.

Hàng loạt Đại sứ và nhân viên ngoại giao cao cấp ở Ấn Độ, Trung Quốc, tại Liên đoàn Ả Rập, đã từ chức.

Hôm qua, đến lượt Phó đại sứ Libya tại Liên Hiệp Quốc, cùng với 6 nhà ngoại giao trong phái bộ, đã công khai kêu gọi quân đội «đứng dậy lật đổ tên bạo chúa».

Theo tin giờ chót, hai Đại sứ của Libya tại Pháp và Unesco, không từ chức, nhưng, theo một nhân viên Unesco tại Paris, hai viên chức kể trên đã tuyên bố, đứng về phía nhân dân, "trong cuộc nổi dậy chống lại chế độ độc tài hung ác".

Từ New York, thông tín viên Karim Lebhour tường thuật:

«Chính Phó đại sứ Libya tại Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Hội Đồng Bảo An triệu tập cuộc họp khẩn cấp. Ông Ibrahim Dabbashi, cùng nhiều nhà ngoại giao khác của Libya tại Liên Hiệp Quốc, thông báo: từ nay họ đứng vào hàng ngũ của phong trào biểu tình và kêu gọi lật đổ chế Kahdafi, mà họ gọi là «tên bạo chúa».

Ngoài phái bộ ngoại giao Libya tại NewYork, cho đến nay đã có ít nhất 6 Đại sứ Libya ở nhiều nước trên thế giới đã đào thoát. Sự kiện này cho thấy mức độ rạn nứt nghiêm trọng trong chế độ Tripoli.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon cũng tuyên bố là ông «kinh hoàng» trước hành động bạo lực của chính quyền Kadhafi, đã đem trực thăng võ trang và máy bay quân sự oanh kích thường dân.

Hội đồng Bảo An có thẩm quyền đưa ra những biện pháp cụ thể để bảo vệ dân lành. Trong bối cảnh này, các nhà ngoại giao Libya kêu gọi mở các hành lang nhân đạo để cho thường dân Libya có thể chạy sang các nước láng giềng lánh nạn. Họ cũng đề nghị thành lập «vùng cấm bay» trên toàn bộ không phận của Libya, để chính quyền không thể dùng máy bay chiến đấu đàn áp biểu tình».

Phong trào phản kháng trong thế giới Ả Rập không dừng bước

Tại Yemen, khoảng 4.000 sinh viên biểu tình ngồi trước Đại học Sanaa đã đụng độ với phe thân chế độ vào sáng nay. Cuộc đụng độ khiến 5 người bị thương.

Theo AFP, phe theo chế độ đã dùng dùi cui và dao găm tấn công vào sinh viên đối lập, trước khi cảnh sát can thiệp.

Biểu tình cũng dâng cao tại vương quốc Bahrain, nơi Hoa Kỳ đặt Tổng hành dinh hạm đội 5. Người dân địa phương từ chối các nhượng bộ của chính quyền và cương quyết đòi thành lập chế độ quân chủ lập hiến với một Thủ tướng phải do dân trực tiếp bầu lên.

Tại Algeria, nhiều vụ xung đột đã xảy ra giữa cảnh sát chống biểu tình và khoảng 4.000 sinh viên tìm cách tập họp trước trụ sở Bộ Giáo dục đại học chiều hôm qua, thứ Hai (21/02).

TA

Nguồn: Viet.rfi.fr

'Quản báo chí như bơi giữa hai làn nước'

Cao Nhật

"Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân... ủng hộ đề nghị cho phép thành lập Tổng cục Thông tin báo chí, xuất bản trực thuộc Bộ để tập trung công tác quản lý và chỉ đạo báo chí hiệu quả hơn trong thời gian tới". Ông Nhân muốn kiểm duyệt [báo chí] chặt hơn nữa. Không ai ngạc nhiên.

Trần Hữu Dũng




Ảnh: Mạnh Vỹ

“Là người được giao trách nhiệm quản lý báo chí, tôi nhiều khi như người bơi giữa hai làn nước”, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Lê Doãn Hợp bộc bạch.

Khen ít, chê nhiều

Phát biểu trong cuộc làm việc với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chiều nay (21/2), Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng quản lý lĩnh vực báo chí, xuất bản vẫn luôn được coi là một nhiệm vụ khó khăn khi thường xuyên phải đối mặt với nhiều vấn đề nhạy cảm, nóng bỏng.

“Là người được giao trách nhiệm quản lý báo chí, xuất bản, tôi nhiều khi như người bơi giữa hai làn nước, khen thì ít mà bị chê thì nhiều”, ông Hợp bộc bạch.

Bộ trưởng cũng nêu thực tế nhiều cơ quan, tổ chức cũng như doanh nghiệp vẫn rất thụ động trong việc cung cấp thông tin cho báo chí.

“Báo chí luôn cần thông tin, đó là lý do rất chính đáng”, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nhấn mạnh.

Việc “né” báo chí, theo Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn, chính là lý do đã gây ra nhiều sự hiểu nhầm trong công tác quản lý báo chí.

Đồng cảm với những khó khăn vừa nêu, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Lưu Vũ Hải cũng thừa nhận: “Xã hội “ảo” trên Internet hiện nay không còn biên giới, việc quản lý với những mệnh lệnh hành chính nhiều khi không mang lại hiệu quả như mong muốn”.

“Chúng ta buộc phải sẵn sàng đối mặt và chủ động hơn trong việc tạo ra nhiều thông tin hấp dẫn về những cái hay, cái đẹp để lấn át đi những tin tức tiêu cực trong xã hội”, ông Hải bày tỏ suy nghĩ.

Lắng nghe tâm tư của lãnh đạo Bộ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ với những khó khăn và trăn trở mà ngành đang phải đối mặt, đồng thời đánh giá cao những đóng góp trực tiếp, thiết thực và hiệu quả của ngành trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Phó Thủ tướng cũng bày tỏ sự ủng hộ với đề nghị cho phép thành lập Tổng cục Thông tin báo chí, xuất bản trực thuộc Bộ để tập trung công tác quản lý và chỉ đạo báo chí hiệu quả hơn trong thời gian tới.

“Bộ cũng nên có một lộ trình để giảm dần tình trạng báo chí đưa tin sai sự thật cũng như cần phối hợp với các cơ quan liên quan để sớm đưa ra được nguyên tắc và chế tài bắt buộc đối với các bộ, ngành, các doanh nghiệp trong nhiệm vụ chủ động cung cấp thông tin chính thống cho báo chí”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ông cũng đề cập đến việc quản lý và tham gia thông tin trên mạng Internet trong xã hội. Theo đó, Bộ cần chủ động hơn nữa trong việc chia sẻ, cung cấp và chuyển tải thông tin đến thanh niên.

Hợp nhất doanh nghiệp thành tập đoàn lớn

Trước đó, trong báo cáo kết quả công tác năm 2010, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp khẳng định năm qua, tuy còn nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của toàn ngành, sự nghiệp thông tin - truyền thông tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tích nổi bật.

Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ phát triển viễn thông và Internet nhanh trên thế giới, doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin tăng mạnh, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin - truyền thông đã được Thủ tướng phê duyệt và được Bộ xem là nhiệm vụ bao trùm, xuyên suốt trong 10 năm tới, nhằm thay đổi thứ hạng của Việt Nam về thông tin - truyền thông.

Chương trình mục tiêu quốc gia “Đưa thông tin về cơ sở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo” cũng đã được Quốc hội thông qua.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành cũng thừa nhận một số tồn tại như các doanh nghiệp viễn thông chưa có sự thống nhất và phối hợp tốt trong việc dùng chung hạ tầng, khai thác các dịch vụ. Hiện tượng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông trên thị trường vẫn diễn ra thiếu lành mạnh...

Bộ trưởng cũng cho biết trong năm nay, Bộ sẽ tập trung giải quyết những tồn tại, bức xúc của xã hội như quản lý trò chơi trực tuyến, truyền hình trả tiền, quản lý thuê bao di động trả trước và ngăn chặn tin nhắn rác.

Cùng với đó, Bộ Thông tin - Truyền thông sẽ xây dựng cơ chế đồng bộ để tránh chồng chéo trong quản lý nhà nước với các bộ liên quan, đặc biệt là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch.

Bộ cũng sẽ xây dựng một số đề án mở đường cho việc thực hiện các chiến lược lớn như đề án khuyến khích hợp tác, hợp nhất các các doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin thành những tập đoàn lớn, làm chủ quốc gia, vươn ra quốc tế.

"Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục thực hiện tốt phương châm đi thẳng vào công nghệ hiện đại, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực", Bộ trưởng Lê Doãn Hợp khẳng định.

Việt Nam hiện có 728 cơ quan báo in với hơn 900 ấn phẩm; 67 đài phát thanh - truyền hình trung ương và địa phương; 34 báo điện tử và tạp chí điện tử; 66 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí.

Có 162,88 triệu thuê bao điện thoại được đăng ký, trong đó thuê bao di động chiếm 91,2%; mật độ đạt 189 máy/100 dân. Trên 26,8 triệu người sử dụng Internet.

CN

Nguồn: Vietnamnet.vn

"Một người làm quan cả họ được nhờ"

Alan Phan

Thừa kế gen (gène) sinh học là qui luật tất yếu của tự nhiên, thừa kế của cải và vị thế xã hội là qui ước phổ biến của loài người. Thế thì chuyện cha truyền con nối cả về gen sinh học lẫn cả về của cải và quyền lực cũng là tất yếu của tự nhiên và phổ biến của xã hội, có gì mà phải bàn?

Đúng là qui luật tự nhiên bao giờ cũng tất yếu, song chuyện thừa kế tài sản và thừa kế vị thế xã hội của cha ông thì chỉ là qui ước của xã hội chứ không phải là qui luật tất yếu của cuộc sống. Nếu ai đó nghĩ rằng, vì cha ông chúng tôi đã có công điều hành cái đất nước này nên chúng tôi có quyền thừa kế nó là lẽ đương nhiên, còn cha ông các anh chỉ có công đổ mồ hôi và đổ xương máu để xây dựng và bảo vệ nó thì các anh chỉ có quyền tiếp tục đổ mồ hôi để giữ gìn nó và khi nó lâm nguy thì các anh lại cũng phải tiếp tục đổ xương máu để bảo vệ nó cũng là lẽ đương nhiên thôi.

Thế nhưng cuộc sống cũng đã từng thể hiện và chứng minh rằng:

- Một mặt: Con vua thì lại làm vua / Con sãi ở chùa thì quét lá đa.


- Mặt khác: Bao giờ dân nổi can qua / Con vua thất thế lại ra quét chùa.


Can qua đang nổi lên ở Trung Đông hiện nay đáng là một minh chứng để chúng ta suy gẫm và lựa chọn, thừa nhận cái quyền con vua thì được làm vua, hay chứng minh ngược lại?

Bauxite Việt Nam


Hiện tượng "một người làm quan, cả họ được nhờ" đã tồn tại suốt 10 ngàn năm trong lịch sử nhân loại, qua mỗi thời đại và không gian. Từ vị vua chúa ở đỉnh cao đến ông trưởng thôn ở một quận hẻo lánh, lợi dụng quyền lực của mình để gia đình cùng hưởng lợi, nhất là vợ con, đã trở thành một thói quen như ăn uống hay giải trí.

Hơn 40 năm trước, khi tôi tốt nghiệp đại học ở Mỹ, do nhu cầu về nhân viên cấp cao vượt qua nguồn cung, nên các công ty Mỹ lớn có thói quen gởi người đến các đại học để tuyển mộ "nhân tài". Những sinh viên ở Top Ten (10% đứng đầu sổ) tha hồ lựa chọn công việc và chỗ làm theo sở thích. Vào thời điểm đó, các cơ quan chánh phủ cũng cho người đến các trường để tìm nhân viên. Nhưng họ chỉ vớ được những sinh viên học dở, nằm ở cuối sổ, vì làm việc cho chính phủ được coi là nhàm chán, lương thấp, không có cơ hội để tỏa sáng và dành cho những anh sinh viên "hơi dốt", "kém may mắn".

Ở những xã hội Âu Mỹ thời đó, làm quan đã bị coi là mạt vận; còn nếu lêu lổng, không lo học hành, đào tạo cho mình kỹ năng bài bản hay trí thức thâm sâu, thì con đường duy nhất đi đến tương lai chỉ có thể là đi... lính (quân đội hoăc cảnh sát).

Có lẽ đây là tư duy của cha mẹ ông Hosni Mubarak khi ông không được học làm Bác sĩ Kỹ sư, mà phải vào quân đội. Tuy nhiên, trái với mọi tiên đoán, khi phải buộc từ chức và giao quyền Tổng Thống Ai Cập lại cho người khác, sau 65 năm, ông Mubarak bây giờ có thể về hưu với tài sản lớn hơn Bill Gates (ước tính khoảng 70 tỷ US dollars) và cả gia đình ông, kể cả hai người con, đều là những tỷ phú dựa trên tài sản riêng của họ. Trong khi đó, 40% dân nghèo Ai Cập phải lo lắng từng bữa ăn với một lợi tức trung bình chừng 2 dollars một ngày cho mỗi đầu người.



Ảnh minh hoạ: Tổng thống Hosni Mubarak (tintucxalo.vn)

Trường hợp ông Mubarak không phải là đơn lẻ. Hiện tượng "một người làm quan, cả họ được nhờ" đã tồn tại suốt 10 ngàn năm trong lịch sử nhân loại, qua mỗi thời đại và không gian. Khởi đầu là các chế độ phong kiến với tập tục "cha truyền con nối", "trung thành với vua quan", rồi biến thành "chiến sĩ của các đại lãnh tụ". Dù mọi lý thuyết và thực tế đã chứng minh sự lỗi thời lạc hậu của định kiến này, nó vẫn được tiếp tục trấn đặt trên người dân khắp nơi để bảo vệ quyền hành của các chính trị gia. Từ vị vua chúa ở đỉnh cao đến ông trưởng thôn ở một quận hẻo lánh, lợi dụng quyền lực của mình để gia đình cùng hưởng lợi, nhất là vợ con, đã trở thành một thói quen như ăn uống hay giải trí. Ngay cả nhiều quốc gia ở Âu Mỹ, các quan chức và gia đình quyền lực vẫn tìm đủ mọi khe hở của pháp luật để phát huy quyền hành và đặc lợi. Sự tham lam không bao giờ chịu ngưng ở một thế hệ.

Mubarak không phải là vị lãnh tụ Ả Rập đầu tiên muốn đưa con trai mình lên nối ngôi Tổng thống. Trước đó, Tổng thống Assad ở Syria đã thành công đưa con là Bashar al-Assad lên vị trí "number one". Saddam Hussein chuẩn bị đầy đủ cho con trai Qusay lên kế vị trước khi ổng bị giết. Các ông lãnh tụ từ Muammar Gadafy của Lybia, Ali Abdullah Salih của Yemen, đến các vị vua ở Kuwait, Bahrain, UAE, Saudi Arabia... luôn tìm đủ cách để con cái được nối ngôi, dù phải trả giá cao đến bao nhiêu, từ giá hạnh phúc cho gia đình mình đến giá xã hội cho nhân dân đang đói nghèo ngoài dinh thự.

Nhìn đến châu Á, tập tục cha truyền con nối còn phổ thông hơn các nơi khác vì triết lý Khổng Mạnh (quân sư phụ) đi theo các chế độ phong kiến vẫn còn tồn tại mạnh mẽ trong xã hội. Gần nhất thì có Chủ tịch Kim Jong Il của Bắc Triều Tiên vừa phong chức Đại tướng cho cậu con trai 25 tuổi (Kim Jong Un). Kim Jong Il đã thừa hưởng chức vụ lãnh tụ này suốt 30 năm qua sau khi nhận lại quyền hành từ thân phụ, ngài Kim Il Sung . Ở Đài Loan, khi Tưởng Giới Thạch qua đời, con trai ông là Tưởng Kinh Quốc thay thế nắm quyền lãnh đạo đến năm 1988. Tại Trung Quốc, thống kê của Chánh phủ khi loan báo đã làm sôi nổi mạng lưới Net là sự kiện 90% các tỷ phú (US dollars) mới của Trung Quốc theo danh sách Forbes 2009 là "con ông cháu cha" của các cựu lãnh tụ trung ương hay còn gọi là các Hoàng tử đỏ (princelings) (a). Tuy vậy, các lãnh tụ Trung Quốc khôn ngoan hơn các xứ khác: họ cho con cái thay đổi tên họ để tránh sự nhận biết quá rõ ràng về những liên hệ gia đình.

Ngay cả một xứ như Mỹ, ông George W Bush đã dùng bộ máy tranh cử và cố vấn của cha để tranh cử và đắc cử Tổng thống vào năm 2000 và 2004. Trong lịch sử Mỹ, dù không kế vị trực tiếp, nhưng Tổng thống John Quincy Adams là con của cựu Tổng thống John Adams. Những gia đình khác có sự tập trung quyền lực chính trị nổi tiếng của Mỹ là gia đình Kennedy ở Massachusetts, gia đình Daley ở Chicago, gia đình Brown ở California,... Nhưng phải công bằng mà nhận định là các người con chính trị gia ở Mỹ phải trải qua những kỳ vận động tranh cử rất mệt nhọc để kiếm phiếu từ người dân, chứ không được trao vương miện bằng một sắc lệnh như tại các xứ khác.

Dĩ nhiên, người dân thường sớm nhận ra những áp đặt bất công và phi lý này. Tuy nhiên, cả mấy chục năm nay, những người dân ở Ai Cập, Tunisia hay Algeria quá nghèo, lay lắt với miếng cơm manh áo. Nghịch lý là chỉ khi Ai Cập, Tunisia và Algeria đạt được một mức thu nhập GDP trên đầu người cao hơn và có thì giờ tiền bạc tiêu xài cho những phương tiện truyền thông hiện đại hơn, thì làn sóng phản ứng mới lan rộng trong nhiều tầng lớp trung lưu. Nhiều giả thuyết cho rằng, nếu GDP của Ai Cập đừng tăng trưởng trung bình 7% mỗi năm như trong 10 năm qua, thì dân Ai Cập vẫn còn ngoan ngoãn như một đàn cừu, lo mưu sinh, nhịn nhục.

Nếu các lãnh tụ độc tài ngày nay quay ngược thời gian và có cơ hội tư vấn từ Machiavelli (nhà quân sự chính trị lỗi lạc nhất thời Trung cổ), họ sẽ nhận lời khuyên như sau, "Đừng để dân giàu nhanh, đừng để dân khôn biết hơn và đừng để dân có thì giờ nhàn rỗi. Quyền lực của các ngài sẽ lâm nguy đó". Tôi không biết có nhà chính trị nào ở Trung Quốc khuyên Chính phủ phải giữ mức độ tăng trưởng GDP dưới 1% trong 20 năm tới, để tránh mọi rắc rối, như bài học Ai Cập, Tunisia đã dạy?

Vừa rồi, khi coi BBC về một phân tích các nguyên nhân của cuộc cách mạng ở Ai Cập, một người bạn gửi cho tôi một đoản văn về Zen (Thiền).

"Một anh mù đến từ giã bạn mình. Người bạn cho anh một cây đèn lồng. Anh mù cười hỏi:

- Tôi đâu cần đèn lồng. Với tôi, sáng hay tối có gì khác nhau?.

- Tôi biết. Nhưng nếu không mang nó theo, trong bóng tối người khác có thể đụng vào anh

- Ồ, vậy thì được.

Đi được một đoạn, bất ngờ anh mù bị một người đâm sầm vào. Bực mình, anh ta quát:

- Bộ không thấy đèn hả?

- Đèn của ông đã tắt từ lâu rồi mà".

Chú thích:

(a) Collard, Tim, 2009, Chinese princelings: the cover-up gets more difficult, The Telegraph, UK, 10/08/2009.

Mời tham khảo thêm bài Giấc mơ "hồi tỵ": http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2009-10-23-giac-mo-hoi-ty-

AP

Nguồn: Tuanvietnam.vietnamnet.vn

Phỏng vấn một anh cục… giá cả

Posted by truongthondlb1


… Dạ đấy là bọn đại gia nhiều đất lắm bồ. Còn đa số bà con đều cấy lúa nuôi gà vịt cả. Vấn đề là trồng cây gì, nuôi con gì thì lãnh đạo đã có chỉ đạo từ trên rồi, cứ thế mà làm, kêu gì ? Dạ bà con kêu không mua được xăng để chạy máy bơm nước ạ. Cứ chờ đấy, Dung quất ra lò có mà tắm bằng xăng. Dạ bác ơi than và điện, thép, xi măng cũng đang lấy đà nhảy giá ạ. Thì tăng là đúng rồi, xứ ta điện rẻ nhất Asean, mỗi số điện chưa bằng hai phần 3 cốc trà đá…

*

- Thưa anh, anh có rảnh không ạ ?

- Rảnh mà làm gì mà không rảnh thì làm gì ?

- Dạ em hỏi chút khí không phải, dạo này bác còn tham gia đóng phim không ạ ? phim dạo trước bác đóng chiếu ở đâu ạ ?

- Ông định hỏi ý đồ gì, dân báo chí các ông là chúa soi mói bới móc, ý ông sao ?

- Dạ em có ý gì đâu, quả là thế này : ngoài chợ bà con đang rên rầm trời về vụ giá cả tăng điên đảo, kể cả giá vé xem phim đấy ạ.

- Giá tăng thì tốt chứ sao ? kích thích phát triển, tăng thu cho xuất khẩu có gì mà rên ?

- Dạ thưa bác, bà con ta chỉ có mấy anh có gạo, lạc, đỗ, cao su là xuất được tí, mấy anh may, da giày thì xuất nhưng lại nhập vật tư đến 90 % nên chả được là bao.

- Chả sao, cứ có xuất là có đô rồi, chuyện nhập tính sau, bọn dân chơi nó nhập cả tỷ đô tiền xe đẹp, điện thoại đẹp, rượu tây, túi áo hàng lờ vê thì có sao ?

- Dạ đấy là bọn đại gia nhiều đất lắm bồ. Còn đa số bà con đều cấy lúa nuôi gà vịt cả.

- Vấn đề là trồng cây gì, nuôi con gì thì lãnh đạo đã có chỉ đạo từ trên rồi, cứ thế mà làm, kêu gì ?

- Dạ bà con kêu không mua được xăng để chạy máy bơm nước ạ.

- Cứ chờ đấy, Dung quất ra lò có mà tắm bằng xăng.

- Dạ bác ơi than và điện, thép, xi măng cũng đang lấy đà nhảy giá ạ,

- Thì tăng là đúng rồi, xứ ta điện rẻ nhất Asean, mỗi số điện chưa bằng hai phần 3 cốc trà đá.

- Dưng mà bác ơi xứ ta công nhân lương có hơn triệu mỗi tháng, thuê nhà thì đắt nên anh chị em cứ chả cần ăn kiêng vẫn như thanh lạt.

- Mẹ bọn tây đang phải mất khối tiền mời giảm béo được, thế là tốt.

- Bác ơi nhưng giá nhà đất lại vẫn đắt nhất thế giới ạ.

- Biết, việc này tốt, như vậy tây nó mới muốn vào đầu tư.

- Bác ơi giá chạy sô của mấy em ca sỹ cũng cao lắm, bọn bển kéo nhau về thuê trung tâm hội nghị Quốc gia để hát nhạc vàng đấy ạ.

- Chứng tỏ dân ta rất giàu mà còn mê đào kép nữa, tốt.

- Phim Lý Công Uẩn cũng mất ngót trăm tỷ hả bác ?

- Nhà báo các anh tò mò lươn lẹo lắm, moi móc rồi bêu xấu lãnh đạo. Tôi được mời tham gia đóng phim vì tài năng mà các anh cứ bới bèo ra bọ.

- Dạ bác đóng phim …

- Phim lãnh tụ chứ sao, tướng tôi không đáng sao ?

- Dạ ý em là bác duyệt kinh phí cho phim ấy…

- Chả sao, tiền bạc phân minh ái tình dứt khoát, đàng nào đi đàng ấy, sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi.

- Ý bác là …?

- Tài năng, địa vị sẽ tạo ra những ngôi sao điện ảnh …lạ.

- Dạ cho em hỏi thêm về kế hoạch tăng giá xăng, giá thuốc, giá thực phẩm, lương thực trong tương lai ?

- Trước mắt chưa tăng trong tháng 6. Hiểu thế nào thì hiểu.

- Dạ em hiểu ạ.

Gọi ngay cho vợ già bảo bán ngay căn chung cư đang ở để ôm xăng, gạo, xi măng, dây điện.

Sau tháng 6 ăn đủ he he.

- Em cám ơn bác, bác đúng là …củ chuối.

Tình yêu thời bão giá

Posted by truongthondlb1


Đoan Trang – Mỗi lần giành trả tiền với người yêu, y cố lấy vẻ mặt hào hứng hoặc tệ nhất cũng là lạnh lùng bình thản. Nhưng trong lòng y xót, y đau, và nhất là y buồn, y nhớ. Vốn người hoài cổ, y nhớ tiếc cái thời cấp ba của y, với mối tình đầu. Đó là đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Thời ấy hình như cái gì cũng ngon hơn, rẻ hơn. Phở 3.000 đồng/bát. Bánh mì patê 2.000 đồng/cái, bánh mì không nhân 1.000 đồng. Với 10.000 đồng thầy u chu cấp, y và tình nhân đầu tiên có thể lang thang đi chơi khắp Hà Nội cả ngày mà vẫn no đủ. Thời ấy nay còn đâu?…

*

Y mới có người yêu. Cô ta xinh hay xấu, lành hay ác, tuổi tác ít hay nhiều, làm nghề ngồi một chỗ hay chạy loạn ngoài đường, là mối tình thứ mấy của y… chuyện ấy chẳng có gì đáng nói. Điều đáng nói là y có tình duyên mới đúng vào lúc cả nước đang rơi vào vòng xoáy điên cuồng của một cơn bão mạnh cấp 11, giật trên cấp 12: bão giá.

Trời hại y, con tim đang vui trở lại, lòng dạt dào muốn yêu, thì bão giá nổ ra. Hàng hóa gì cũng tăng giá, trừ hàng hóa sức lao động của y. Lẽ thường, với một người nghèo, chi tiêu sẽ dồn vào ăn là chính. Điều này đúng cho cả một gia đình lẫn một đất nước: Nhà nghèo tốn tiền ăn phần nhiều chứ mấy nhà tốn vào tiền mua vé xem phim với xem thi hoa hậu. Đứng trên tầm vĩ mô mà nói, khi đất nước nghèo, chi tiêu của dân chúng đổ hầu hết vào ăn uống, còn chuyện làm đẹp, giải trí, giáo dục, nâng cao đời sống tinh thần… phải để sau, cứ theo thứ tự ấy mà ưu tiên.

Y cũng thế. Dạo trước bão giá, sau khi bán hàng hóa sức lao động của mình, y có thể dùng tiền ấy để ăn uống, tậu thiết bị cho con laptop cưng, mua giày, cắt tóc, mua sách báo truyện đọc cho dễ ngủ mỗi đêm. Từ khi bão giá nổ ra, y chẳng còn mua được gì, suốt ngày chỉ thấy lo ăn. Đã thế lại đèo bòng thêm một cô người yêu đúng vào lúc này, quả là trong cái may có cái rủi.

Chẳng hiểu người khác yêu đương thế nào chứ với y, mối tình nào cũng làm y lõm về tài chính. Y quan niệm: làm thằng đàn ông đi ăn uống với phụ nữ dứt khoát là phải trả tiền. “Bất khả tri” thì được chứ “bất khả chi” là một điều không thể chấp nhận. (Chính cái ý nghĩ nặng nề ấy giết chết y, chứ thật ra cô người yêu kể cũng thuộc dạng biết điều, cô ta muốn chung lưng chia sẻ tiền ăn uống với tình nhân lắm. Khổ là cứ mỗi khi cô ta toan rút ví thì đều bị y lấy cái lưng to cồ cộ chặn lại, đứng chắn giữa cô ta và người bán hàng).

Mà giá cái gì cũng tăng chóng mặt, giời ơi. Xưa một ly trà Lipton có 5.000 đồng mà bây giờ lên 12.000. Xưa vé xem phim Vincom có 55.000 đồng/ người, giờ vọt lên 70.000 đồng, thêm tiền vé gửi xe bị tương lên 10.000. Mỗi lần giành trả tiền với người yêu, y cố lấy vẻ mặt hào hứng hoặc tệ nhất cũng là lạnh lùng bình thản. Nhưng trong lòng y xót, y đau, và nhất là y buồn, y nhớ. Vốn người hoài cổ, y nhớ tiếc cái thời cấp ba của y, với mối tình đầu. Đó là đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Thời ấy hình như cái gì cũng ngon hơn, rẻ hơn. Phở 3.000 đồng/bát. Bánh mì patê 2.000 đồng/cái, bánh mì không nhân 1.000 đồng. Với 10.000 đồng thầy u chu cấp, y và tình nhân đầu tiên có thể lang thang đi chơi khắp Hà Nội cả ngày mà vẫn no đủ. Thời ấy nay còn đâu?

Rồi miên man nhớ cái thời ấy, y lại nhớ đến mối tình đầu của y, thầm chép miệng: “Sao hồi xưa mình trong sáng thế nhỉ?…”. Cô người yêu đi bên cạnh chẳng hiểu quái gì, nhìn y âu yếm. Y cũng nhìn cô âu yếm không kém.

Các nhà kinh tế phân tích tình hình sao đó, y không nhớ, nhưng đại ý là thế này: “Thị trường nó lạ lắm nhé, nó tự điều chỉnh được hết. Khi nào lạm phát xảy ra thì dân chúng sẽ tự biết cách thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu cá nhân đi. Mà nói thật ra lạm phát đây là do dân ta ăn tiêu xa hoa quá đấy, bây giờ phải nhịn miệng đi là đúng rồi, còn cãi gì?”

Y vốn dân kỹ thuật, chẳng hiểu gì về kinh tế – cái môn khoa học mà y không biết là nên xếp vào xã hội hay tự nhiên, văn hay toán nữa. Nhưng y nghe mang máng thế thì cũng tự hiểu: Phải biết tiết kiệm chi tiêu. Trong lúc hàng hóa sức lao động của y không lên giá, mà lại vẫn phải đảm bảo “khả chi” mỗi lần đi ăn đi uống với bồ, thì y chỉ còn cách nhịn ăn tiêu ở những chỗ khác. Giống như giáo Thứ của cụ Nam Cao khi xưa, nay y tự bảo y rằng: Y sẽ bỏ cái lệ 10.000 phở mỗi sáng đi. Y sẽ tự cắt tóc để khỏi phải ra hàng. Y sẽ ít đú với bọn thằng X thằng Z để tránh những lúc hứng ăn hàng hay uống nước (trà) chanh. Tất cả những món tiền ấy, góp lại chẳng đủ cho y và bạn gái đi chơi, uống nước cả tuần đó ư?

5/6/2008

* * *

Cập nhật lại số liệu, gần hai năm sau ngày tôi viết bài “nhảm văn” ở trên, lại cũng xoay quanh chuyện ăn uống: Trà Lipton 5000 đồng/cốc (ly) trước khủng hoảng kinh tế, vọt lên 12.000 đồng năm 2008, và giờ đã tăng tới 30.000 đồng là mức trung bình. Nếu bỏ lệ phở sáng thì nhân vật được gọi là “y” trong bài sẽ tiết kiệm không phải 10.000 đồng/ngày nữa mà là 30.000 đồng.

Dân Việt Nam ngày trước có một nét văn hóa rất đẹp là khi đi ăn nhậu, bao giờ cũng đánh nhau để trả tiền. Ba năm trở lại đây trong cơn bĩ cực lạm phát, tôi để ý thấy truyền thống đó đã dịch chuyển thành khuynh hướng “campuchia” – chúng ta cùng chia sẻ tổng thiệt hại. Đơn giản vì không ai, với thu nhập từ mức trung lưu trở xuống, còn đủ sức làm hào kiệt nữa. Thế là một nét văn hóa dân tộc đang có nguy cơ biến mất. Chà…