Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011

Bọn tham nhũng xứ ta sắp tới ngày mạt vận?

Posted by truongthondlb1


Gocomay - Quan thanh liêm ngày xưa thường gối đầu gường hay thuộc nằm lòng câu nói “Tứ Tri”. Vậy “Tứ Tri” là cái gì mà tôn nghiêm vậy? Cụ Lê Qúi Đôn giải thích trong Châm Cảnh rằng: “Tứ Tri là Ta; Người; Trời và Đất. Dù việc nhỏ đến đâu, như việc một người mang qùa biếu tới cửa quan chẳng hạn. Nơi sảnh đường (hay chốn tư gia) kín cổng cao tường, lúc đó dù chỉ có hai người: Quan và người trao qùa. Nhưng thực ra còn Trời và Đất nữa chứ. Tưởng chỉ có hai người mà đã ”tai vách mạch rừng” huống hồ cả “Tứ Tri” (Ta-Người-Trời-Đất) chứng kiến nữa. Bởi thế “Tứ Tri” được các quan thanh liêm tôn thờ là vậy!

Cuối năm con cọp, bác Phó tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình trả nhời phỏng vấn trên báo SGTT về việc ông cựu Thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy đang bị báo chí Úc và Tây phương tố cáo đích danh liên quan tới việc nhận hàng chục triệu Đôla tiền hối lộ vụ in tiền Polymer của Công ty Securency. Ông Bình hồn nhiên cho biết: “Chính phủ chưa giao việc nên mình chưa thể tham gia. Việc này không tự nhiên mà làm được, phải theo sự chỉ đạo của Chính phủ…. Dư luận người ta không chịu, nhưng cơ chế là như vậy.”(http://sgtt.vn/Goc-nhin/136685/Thanh-tra-Chinh-phu-chua-duoc-giao-theo-doi-vu-viec.html).

Đầu năm con mèo này thấy bác Tổng Thanh tra Chính Phủ Trần Văn Truyền đăng đàn trả nhời những câu có cánh như thế này: “Đảng và Nhà nước đang khuyến khích chống tham nhũng và chúng ta phải bắt đầu từ các cá nhân. Bởi vì tham nhũng diễn ra trong từng cá nhân, và người chống tham nhũng cũng phải có hành động ở từng cá nhân. Nếu chúng ta cứ hô hào chống tham nhũng nhưng rồi không ai dám làm gì, mà nếu làm rồi cũng bị chùn bước vì chịu quá nhiều áp lực, đe dọa thì bao giờ mới chấm dứt được nạn tham nhũng?

Mình phải chấp nhận khi đã dấn thân vào cuộc chiến này thì đương nhiên sẽ có những tổn thương và nguy hiểm. Vì vậy, trước hết chúng ta phải có bản lĩnh, dám đương đầu. Ngay như bản thân tôi, mỗi khi có kết luận thanh tra chỗ này, chỗ khác thì ít hay nhiều vẫn bị ảnh hưởng về mặt tình cảm, quan hệ, ứng xử với nhau. Nhưng như từ tôi hay dùng là “đã dấn thân thì phải có sự hy sinh”. Tuy có thể mất mát về phía mình nhưng được cho việc chung thì vẫn phải làm”.

Bác Truyền còn được phóng viên tờ TBKTVN mô tả như một bậc chân tu “phải giữ mình đến mức ”ép xác”, gương mặt lúc nào cũng phảng phất buồn”. Chính ông, cũng giống như bác Lê Khả Phiêu trước đây, đã từng phải từ chối những chiếc cặp mà “…mở cặp ra thì bên trong chứa hàng xấp tiền toàn là đôla”. Nếu qủa đúng như nhời ông nói như vậy thì bọn tham nhũng ở xứ ta chắc sắp tới ngày mạt vận rồi? Ha ha

Gocomay

Chuyện của Tổng thanh tra Chính Phủ

Ở cương vị phải giữ mình đến mức gần như là “ép xác”, gương mặt lúc nào cũng phảng phất buồn, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền bộc bạch dù thế nào, ông vẫn là con người bằng xương bằng thịt chứ đâu phải là gỗ đá.

- Từng có nhiều câu chuyện “truyền kỳ” về việc người ta mang đến nhà tặng ông hàng cặp tiền đôla?

- Có lần, cũng chỉ mới đây thôi, một người quen với một họ hàng của tôi qua nhà chơi, nói là vừa đi Trung Quốc vừa, có chút quà nhỏ thăm tôi. Đó là một chiếc cặp, nhìn cũng rất giản dị thôi, nhưng khi yêu cầu mở cặp ra thì bên trong chứa hàng xấp tiền toàn là đôla. Người này sau đó đã xin lỗi và cầm tiền về.



Tồng Thanh tra Chính phủ – Trần Văn Truyền.

Sinh năm 1950 ở Bến Tre, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, X, đại biểu Quốc hội khóa X, XII và từng là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tháng 6/2006, ông Trần Văn Truyền được Quốc hội phê chuẩn vào cương vị Tổng thanh tra Chính phủ. Một năm sau đó, ông tái đắc cử với số phiếu lên đến 93%.

Chia sẻ với báo giới khi đó, ông đã nói: “Trong nhiệm kỳ mới, vấn đề tôi quan tâm hàng đầu là nâng chất lượng đội ngũ cán bộ, không để xảy ra tiêu cực làm mất uy tín, đồng thời, xây dựng thể chế để hoạt động thanh tra có hiệu quả hơn”.

***

- Ông đã từng lập biên bản “tại trận” trường hợp nào mang quà thái quá, như cái cặp đầy đôla kia?

- Thực tế là những người nào có cơ hội đến tận nhà mình biếu quà như vậy, đều là có quen biết với người thân của mình. Ai đến chơi để lại quà kèm theo tiền thì tôi bảo họ cầm về và nhắc nhở nghiêm khắc không được làm thế. Những trường hợp như vậy, người ta đều xin lỗi, nhận lại. Nếu người ta cố tình không chịu nhận lại thì mình phải lập biên bản, báo cáo cơ quan chức năng xem xét chứ nếu lập biên bản ngay khi người ta vừa mang quà đến thì thật tình không nỡ.

Còn có nhiều lúc họ đến tôi chơi, mang quà nhưng nói không phải biếu tôi mà gửi biếu mẹ tôi ở quê. Tôi vẫn nói thẳng: “Mấy ông thương tôi thì không nên làm vậy. Dùng tiền quan hệ với nhau, mai mốt không vướng chuyện này cũng dính việc khác nên thôi đành mất lòng trước vậy”. Riêng đối với những người đang là đối tượng thanh tra của mình thì dứt khoát một xu quà cũng không được nhận và phải xử lý đúng quy định.

- Thay bằng hình thức như gửi quà cho mẹ, họ không cần qua ông mà gửi quà cho vợ con ông và nhờ họ thuyết phục thì sao?

- Thú thực là từ khi làm Tổng thanh tra, không chỉ cá nhân mà tôi cũng phải “trông coi” đến cả vợ con, bởi đúng là nhiều khi người ta tác động đến cả vợ con mình.

- Thường xuyên phải đối diện với những sự việc gay cấn như vậy, có lẽ đã tạo cho ông phản xạ nhìn tất cả các gói quà đều bằng ánh mắt rất “cảnh giác” và những người yêu quý ông thật sự, chắc cũng khó có cơ hội để bày tỏ?

Quy chế quà biếu, tặng Chính phủ ban hành đã quy định rõ trường hợp nào, giá trị bao nhiêu thì được nhận, khi nào phải trả lại… chứ không phải không bao giờ được phép nhận quá. Trong quan hệ tình nghĩa bình thường, giá trị quà tặng cũng bình thường thì không nên đánh giá, quy kết thái quá. Chẳng hạn các bạn tới nhà tôi chơi nhân chuyến công tác, có chút quà thì có gì tôi lại phải từ chối, nhất là quan hệ giữa chúng ta không liên quan gì tới công việc. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất để giữ mình trong chuyện này là người được tặng quà phải hiểu đối tượng mình đang tiếp xúc là ai, việc tặng quà có bình thường không.

- Như vậy là rất có lý khi người ta vẫn truyền tai nhau rằng “mua” Tổng thanh tra Chính phủ bằng tiền là rất khó. Nhưng còn mua bằng… mỹ nhân thì sao, thưa ông?

- Thực tế, cũng có những cuộc gọi đến tôi, đầu tiên là lấy lý do gọi nhầm số, rồi làm quen, giọng nói rất dễ thương. Họ gửi tin nhắn cũng rất tình cảm, tha thiết. Rồi có những cuộc thăm hỏi tình cờ. Tôi nghĩ, họ ứng xử lịch thiệp thì mình cũng phải ứng xử lịch thiệp, cũng không nên quá sắt đá và cứng nhắc, miễn là trong giới hạn cho phép và không vì mục đích vụ lợi. Cũng như ứng xử với chuyện nhận quà thôi.

Theo tôi, điều quan trọng nhất để giữ mình trong chuyện này là người được quý phải hiểu đối tượng quý mình là ai và việc họ quý mình có bình thường không. Thực sự là cũng có người họ quý mình thật lòng chứ không phải họ đều làm quen với mục đích này hay mục đích khác không chính đáng. Chẳng lẽ là Tổng thanh tra Chính phủ thì không được phép có bạn bè?

- Nhưng giữa quà tặng tình cảm và quà tặng vụ lợi còn dễ phân biệt chứ giữa mỹ nhân tình cảm và mỹ nhân vụ lợi, hẳn là ranh giới khó hơn nhiều và ông làm thế nào để có thể phân biệt được?

- Tôi nghĩ thời gian sẽ làm rõ việc người ta muốn thực sự là bạn với mình hay chỉ muốn lợi dụng.

- Nhưng ông có khi nào thấy e ngại về việc thời gian chưa kịp làm rõ thì đã bị lợi dụng?

- Điều đó thì thuộc về bản lĩnh của những người công tác trong những lĩnh vực như tôi mà.

- Trong 5 năm qua, với vai trò là một người chuyên đi truy tìm dấu vết của các vụ án tham nhũng, những điều mà ông cảm thấy còn nhiều trăn trở?

- Đảng và Nhà nước đang khuyến khích chống tham nhũng và chúng ta phải bắt đầu từ các cá nhân. Bởi vì tham nhũng diễn ra trong từng cá nhân, và người chống tham nhũng cũng phải có hành động ở từng cá nhân. Nếu chúng ta cứ hô hào chống tham nhũng nhưng rồi không ai dám làm gì, mà nếu làm rồi cũng bị chùn bước vì chịu quá nhiều áp lực, đe dọa thì bao giờ mới chấm dứt được nạn tham nhũng?

Mình phải chấp nhận khi đã dấn thân vào cuộc chiến này thì đương nhiên sẽ có những tổn thương và nguy hiểm. Vì vậy, trước hết chúng ta phải có bản lĩnh, dám đương đầu. Ngay như bản thân tôi, mỗi khi có kết luận thanh tra chỗ này, chỗ khác thì ít hay nhiều vẫn bị ảnh hưởng về mặt tình cảm, quan hệ, ứng xử với nhau. Nhưng như từ tôi hay dùng là “đã dấn thân thì phải có sự hy sinh”. Tuy có thể mất mát về phía mình nhưng được cho việc chung thì vẫn phải làm.

- Thực tế cho thấy, không phải tất cả các vụ bê bối mà Thanh tra Chính phủ phát hiện ra đều được làm đến cùng. Khi đó, cảm nghĩ của ông là gì?

- Tất nhiên, là người làm công tác thanh tra, không ai là không muốn đi đến cùng sự việc, không thể bỏ dở. Nhưng đôi khi vẫn gặp phải những tình huống như vậy thì phải xem xét kỹ và cố gắng tìm cách làm sao để giải quyết, thực hiện cho đến cùng. Nhưng không thể cực đoan, làm lấy được, làm đến cùng theo kiểu bằng ý kiến chủ quan của mình mà phải khách quan, thực tế để mang lại hiệu quả tích cực nhất.

- Theo ông, đâu là chìa khóa mở ra cánh cửa dẫn đến thành công của công cuộc chống tham nhũng ở VN?

- Công khai minh bạch chính là chìa khóa, là vấn đề xương sống. Có công khai, minh bạch mới kiểm soát được bộ máy nhà nước, công việc của cán bộ, công chức nhà nước. Đặc biệt là công khai về tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức… Tiếp đến là phát huy vai trò tổng hợp của toàn dân, tìm sự đồng thuận của xã hội trong công tác phòng chống tham nhũng. Các cơ chế, chính sách nhằm phát huy vai trò của công dân, làm cho người dân vừa ý thức được trách nhiệm công dân phải được triển khai mạnh mẽ.

Công việc sau đó, Thủ tướng đã góp ý với chúng tôi là tiếp tục cải cách chế độ tiền lương bởi điều này cũng liên quan đến việc phòng ngừa và chống tham nhũng. Chúng ta không dùng tiền lương để giải quyết mọi thứ, nhưng đồng lương là một động lực để thôi thúc cán bộ, công nhân viên cống hiến nhiều hơn…

Bọn tham nhũng xứ ta sắp tới ngày mạt vận?

Posted by truongthondlb1


Gocomay - Quan thanh liêm ngày xưa thường gối đầu gường hay thuộc nằm lòng câu nói “Tứ Tri”. Vậy “Tứ Tri” là cái gì mà tôn nghiêm vậy? Cụ Lê Qúi Đôn giải thích trong Châm Cảnh rằng: “Tứ Tri là Ta; Người; Trời và Đất. Dù việc nhỏ đến đâu, như việc một người mang qùa biếu tới cửa quan chẳng hạn. Nơi sảnh đường (hay chốn tư gia) kín cổng cao tường, lúc đó dù chỉ có hai người: Quan và người trao qùa. Nhưng thực ra còn Trời và Đất nữa chứ. Tưởng chỉ có hai người mà đã ”tai vách mạch rừng” huống hồ cả “Tứ Tri” (Ta-Người-Trời-Đất) chứng kiến nữa. Bởi thế “Tứ Tri” được các quan thanh liêm tôn thờ là vậy!

Cuối năm con cọp, bác Phó tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình trả nhời phỏng vấn trên báo SGTT về việc ông cựu Thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy đang bị báo chí Úc và Tây phương tố cáo đích danh liên quan tới việc nhận hàng chục triệu Đôla tiền hối lộ vụ in tiền Polymer của Công ty Securency. Ông Bình hồn nhiên cho biết: “Chính phủ chưa giao việc nên mình chưa thể tham gia. Việc này không tự nhiên mà làm được, phải theo sự chỉ đạo của Chính phủ…. Dư luận người ta không chịu, nhưng cơ chế là như vậy.”(http://sgtt.vn/Goc-nhin/136685/Thanh-tra-Chinh-phu-chua-duoc-giao-theo-doi-vu-viec.html).

Đầu năm con mèo này thấy bác Tổng Thanh tra Chính Phủ Trần Văn Truyền đăng đàn trả nhời những câu có cánh như thế này: “Đảng và Nhà nước đang khuyến khích chống tham nhũng và chúng ta phải bắt đầu từ các cá nhân. Bởi vì tham nhũng diễn ra trong từng cá nhân, và người chống tham nhũng cũng phải có hành động ở từng cá nhân. Nếu chúng ta cứ hô hào chống tham nhũng nhưng rồi không ai dám làm gì, mà nếu làm rồi cũng bị chùn bước vì chịu quá nhiều áp lực, đe dọa thì bao giờ mới chấm dứt được nạn tham nhũng?

Mình phải chấp nhận khi đã dấn thân vào cuộc chiến này thì đương nhiên sẽ có những tổn thương và nguy hiểm. Vì vậy, trước hết chúng ta phải có bản lĩnh, dám đương đầu. Ngay như bản thân tôi, mỗi khi có kết luận thanh tra chỗ này, chỗ khác thì ít hay nhiều vẫn bị ảnh hưởng về mặt tình cảm, quan hệ, ứng xử với nhau. Nhưng như từ tôi hay dùng là “đã dấn thân thì phải có sự hy sinh”. Tuy có thể mất mát về phía mình nhưng được cho việc chung thì vẫn phải làm”.

Bác Truyền còn được phóng viên tờ TBKTVN mô tả như một bậc chân tu “phải giữ mình đến mức ”ép xác”, gương mặt lúc nào cũng phảng phất buồn”. Chính ông, cũng giống như bác Lê Khả Phiêu trước đây, đã từng phải từ chối những chiếc cặp mà “…mở cặp ra thì bên trong chứa hàng xấp tiền toàn là đôla”. Nếu qủa đúng như nhời ông nói như vậy thì bọn tham nhũng ở xứ ta chắc sắp tới ngày mạt vận rồi? Ha ha

Gocomay

Chuyện của Tổng thanh tra Chính Phủ

Ở cương vị phải giữ mình đến mức gần như là “ép xác”, gương mặt lúc nào cũng phảng phất buồn, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền bộc bạch dù thế nào, ông vẫn là con người bằng xương bằng thịt chứ đâu phải là gỗ đá.

- Từng có nhiều câu chuyện “truyền kỳ” về việc người ta mang đến nhà tặng ông hàng cặp tiền đôla?

- Có lần, cũng chỉ mới đây thôi, một người quen với một họ hàng của tôi qua nhà chơi, nói là vừa đi Trung Quốc vừa, có chút quà nhỏ thăm tôi. Đó là một chiếc cặp, nhìn cũng rất giản dị thôi, nhưng khi yêu cầu mở cặp ra thì bên trong chứa hàng xấp tiền toàn là đôla. Người này sau đó đã xin lỗi và cầm tiền về.



Tồng Thanh tra Chính phủ – Trần Văn Truyền.

Sinh năm 1950 ở Bến Tre, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, X, đại biểu Quốc hội khóa X, XII và từng là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tháng 6/2006, ông Trần Văn Truyền được Quốc hội phê chuẩn vào cương vị Tổng thanh tra Chính phủ. Một năm sau đó, ông tái đắc cử với số phiếu lên đến 93%.

Chia sẻ với báo giới khi đó, ông đã nói: “Trong nhiệm kỳ mới, vấn đề tôi quan tâm hàng đầu là nâng chất lượng đội ngũ cán bộ, không để xảy ra tiêu cực làm mất uy tín, đồng thời, xây dựng thể chế để hoạt động thanh tra có hiệu quả hơn”.

***

- Ông đã từng lập biên bản “tại trận” trường hợp nào mang quà thái quá, như cái cặp đầy đôla kia?

- Thực tế là những người nào có cơ hội đến tận nhà mình biếu quà như vậy, đều là có quen biết với người thân của mình. Ai đến chơi để lại quà kèm theo tiền thì tôi bảo họ cầm về và nhắc nhở nghiêm khắc không được làm thế. Những trường hợp như vậy, người ta đều xin lỗi, nhận lại. Nếu người ta cố tình không chịu nhận lại thì mình phải lập biên bản, báo cáo cơ quan chức năng xem xét chứ nếu lập biên bản ngay khi người ta vừa mang quà đến thì thật tình không nỡ.

Còn có nhiều lúc họ đến tôi chơi, mang quà nhưng nói không phải biếu tôi mà gửi biếu mẹ tôi ở quê. Tôi vẫn nói thẳng: “Mấy ông thương tôi thì không nên làm vậy. Dùng tiền quan hệ với nhau, mai mốt không vướng chuyện này cũng dính việc khác nên thôi đành mất lòng trước vậy”. Riêng đối với những người đang là đối tượng thanh tra của mình thì dứt khoát một xu quà cũng không được nhận và phải xử lý đúng quy định.

- Thay bằng hình thức như gửi quà cho mẹ, họ không cần qua ông mà gửi quà cho vợ con ông và nhờ họ thuyết phục thì sao?

- Thú thực là từ khi làm Tổng thanh tra, không chỉ cá nhân mà tôi cũng phải “trông coi” đến cả vợ con, bởi đúng là nhiều khi người ta tác động đến cả vợ con mình.

- Thường xuyên phải đối diện với những sự việc gay cấn như vậy, có lẽ đã tạo cho ông phản xạ nhìn tất cả các gói quà đều bằng ánh mắt rất “cảnh giác” và những người yêu quý ông thật sự, chắc cũng khó có cơ hội để bày tỏ?

Quy chế quà biếu, tặng Chính phủ ban hành đã quy định rõ trường hợp nào, giá trị bao nhiêu thì được nhận, khi nào phải trả lại… chứ không phải không bao giờ được phép nhận quá. Trong quan hệ tình nghĩa bình thường, giá trị quà tặng cũng bình thường thì không nên đánh giá, quy kết thái quá. Chẳng hạn các bạn tới nhà tôi chơi nhân chuyến công tác, có chút quà thì có gì tôi lại phải từ chối, nhất là quan hệ giữa chúng ta không liên quan gì tới công việc. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất để giữ mình trong chuyện này là người được tặng quà phải hiểu đối tượng mình đang tiếp xúc là ai, việc tặng quà có bình thường không.

- Như vậy là rất có lý khi người ta vẫn truyền tai nhau rằng “mua” Tổng thanh tra Chính phủ bằng tiền là rất khó. Nhưng còn mua bằng… mỹ nhân thì sao, thưa ông?

- Thực tế, cũng có những cuộc gọi đến tôi, đầu tiên là lấy lý do gọi nhầm số, rồi làm quen, giọng nói rất dễ thương. Họ gửi tin nhắn cũng rất tình cảm, tha thiết. Rồi có những cuộc thăm hỏi tình cờ. Tôi nghĩ, họ ứng xử lịch thiệp thì mình cũng phải ứng xử lịch thiệp, cũng không nên quá sắt đá và cứng nhắc, miễn là trong giới hạn cho phép và không vì mục đích vụ lợi. Cũng như ứng xử với chuyện nhận quà thôi.

Theo tôi, điều quan trọng nhất để giữ mình trong chuyện này là người được quý phải hiểu đối tượng quý mình là ai và việc họ quý mình có bình thường không. Thực sự là cũng có người họ quý mình thật lòng chứ không phải họ đều làm quen với mục đích này hay mục đích khác không chính đáng. Chẳng lẽ là Tổng thanh tra Chính phủ thì không được phép có bạn bè?

- Nhưng giữa quà tặng tình cảm và quà tặng vụ lợi còn dễ phân biệt chứ giữa mỹ nhân tình cảm và mỹ nhân vụ lợi, hẳn là ranh giới khó hơn nhiều và ông làm thế nào để có thể phân biệt được?

- Tôi nghĩ thời gian sẽ làm rõ việc người ta muốn thực sự là bạn với mình hay chỉ muốn lợi dụng.

- Nhưng ông có khi nào thấy e ngại về việc thời gian chưa kịp làm rõ thì đã bị lợi dụng?

- Điều đó thì thuộc về bản lĩnh của những người công tác trong những lĩnh vực như tôi mà.

- Trong 5 năm qua, với vai trò là một người chuyên đi truy tìm dấu vết của các vụ án tham nhũng, những điều mà ông cảm thấy còn nhiều trăn trở?

- Đảng và Nhà nước đang khuyến khích chống tham nhũng và chúng ta phải bắt đầu từ các cá nhân. Bởi vì tham nhũng diễn ra trong từng cá nhân, và người chống tham nhũng cũng phải có hành động ở từng cá nhân. Nếu chúng ta cứ hô hào chống tham nhũng nhưng rồi không ai dám làm gì, mà nếu làm rồi cũng bị chùn bước vì chịu quá nhiều áp lực, đe dọa thì bao giờ mới chấm dứt được nạn tham nhũng?

Mình phải chấp nhận khi đã dấn thân vào cuộc chiến này thì đương nhiên sẽ có những tổn thương và nguy hiểm. Vì vậy, trước hết chúng ta phải có bản lĩnh, dám đương đầu. Ngay như bản thân tôi, mỗi khi có kết luận thanh tra chỗ này, chỗ khác thì ít hay nhiều vẫn bị ảnh hưởng về mặt tình cảm, quan hệ, ứng xử với nhau. Nhưng như từ tôi hay dùng là “đã dấn thân thì phải có sự hy sinh”. Tuy có thể mất mát về phía mình nhưng được cho việc chung thì vẫn phải làm.

- Thực tế cho thấy, không phải tất cả các vụ bê bối mà Thanh tra Chính phủ phát hiện ra đều được làm đến cùng. Khi đó, cảm nghĩ của ông là gì?

- Tất nhiên, là người làm công tác thanh tra, không ai là không muốn đi đến cùng sự việc, không thể bỏ dở. Nhưng đôi khi vẫn gặp phải những tình huống như vậy thì phải xem xét kỹ và cố gắng tìm cách làm sao để giải quyết, thực hiện cho đến cùng. Nhưng không thể cực đoan, làm lấy được, làm đến cùng theo kiểu bằng ý kiến chủ quan của mình mà phải khách quan, thực tế để mang lại hiệu quả tích cực nhất.

- Theo ông, đâu là chìa khóa mở ra cánh cửa dẫn đến thành công của công cuộc chống tham nhũng ở VN?

- Công khai minh bạch chính là chìa khóa, là vấn đề xương sống. Có công khai, minh bạch mới kiểm soát được bộ máy nhà nước, công việc của cán bộ, công chức nhà nước. Đặc biệt là công khai về tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức… Tiếp đến là phát huy vai trò tổng hợp của toàn dân, tìm sự đồng thuận của xã hội trong công tác phòng chống tham nhũng. Các cơ chế, chính sách nhằm phát huy vai trò của công dân, làm cho người dân vừa ý thức được trách nhiệm công dân phải được triển khai mạnh mẽ.

Công việc sau đó, Thủ tướng đã góp ý với chúng tôi là tiếp tục cải cách chế độ tiền lương bởi điều này cũng liên quan đến việc phòng ngừa và chống tham nhũng. Chúng ta không dùng tiền lương để giải quyết mọi thứ, nhưng đồng lương là một động lực để thôi thúc cán bộ, công nhân viên cống hiến nhiều hơn…

Vì sao nông dân vẫn nghèo?

Posted by truongthondlb1


Năm 2010, ĐBSCL sản xuất hơn 20 triệu tấn lúa, 500 ngàn tấn trái cây, khai thác 900 ngàn tấn hải sản và nuôi hơn 1,5 triệu tấn thuỷ sản. Lúa đưa vào chế biến gần 11 triệu tấn gạo, xuất khẩu hơn 6 triệu tấn.

Lượng hàng hoá cung cho thị trường mỗi năm đều tăng, uy tín của sản phẩm mỗi năm đều tăng, nhưng giá cả hoàn toàn do người tiêu thụ trong nước lẫn nước ngoài định đoạt.

Nhà nông đứng đầu gian khó

Do đó, cái cảnh được mùa mất giá là chuyện thường xảy ra mỗi năm, và giá chỉ tăng khi nông ngư dân hết hàng.

Chính phủ chỉ giúp các doanh nghiệp mua hàng với giá có lời chứ chưa giúp nông dân bán hàng với giá có lời. Chưa kể có mặt hàng mà các doanh nghiệp không “thèm” mua mà chỉ “thèm” nhập khẩu, như muối. Riêng về gạo, gần như mỗi năm nông dân đều lo lắng bị hạn chế xuất khẩu gạo.

Và mỗi lần như thế là giá lúa giảm, gây ra xáo trộn trong sản xuất và đời sống của nông dân, khiến “nhà nông” – vốn được xếp hàng đầu trong mối liên kết bốn nhà: nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp – phải đối phó với nợ phân, nợ thuốc, nợ giống…


Ảnh minh họa (IE)
Nông ngư dân bên cạnh cần tiêu thụ hết sản phẩm, dĩ nhiên còn cần phương tiện và vật tư cho sản xuất và hàng tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu đời sống, cần những tiện nghi sinh hoạt để nâng cao đời sống tinh thần, hưởng thụ văn hoá và để giữ chân thanh niên ở lại với ruộng vườn.

Về phương tiện sản xuất, trong khoảng năm năm gần đây, các sáng kiến hay cải tiến kỹ thuật liên quan đến canh tác lúa, trái cây, nuôi thuỷ sản ngày càng hiếm. Công tác lai tạo giống mới gần như chựng lại mà chủ yếu nhập giống của Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc về thích nghi với điều kiện địa phương là chính. Thỉnh thoảng nông dân gặp nạn giống giả (bắp, gà).

Về bảo vệ động thực vật, có nhiều nhà khoa học và doanh nhân nước ngoài, kể cả Việt kiều, nói nông dân ĐBSCL đang sử dụng các loại thuốc trừ sâu mà các nước tiên tiến đã cấm dùng chừng 15 – 20 năm rồi. Thỉnh thoảng nạn phân giả, thuốc trừ sâu giả, thức ăn nuôi tôm giả vẫn xuất hiện, nhưng các cơ quan chuyên trách chỉ… theo sau sự thiệt hại của nông ngư dân.

Nông dân tự xoay xở là chính

Việc bảo hiểm cho toàn ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục được “nghiên cứu”.

Trong kế hoạch năm năm 2006 – 2010 của bộ Kế hoạch và đầu tư cũng không có hạng mục đầu tư nào cho các công trình thuỷ lợi lớn của ĐBSCL. Kênh lớn, kênh nhỏ lần hồi bị bồi lắng, dân tự lo nạo vét thì cũng chỉ nạo được kênh cấp ba. Nạo vét kênh mương còn giúp nông ngư dân đưa sản phẩm trực tiếp đến thị trường tiêu thụ, giảm bớt trung gian của thương lái, tăng thêm thu nhập.

Do thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh, việc giành đất nuôi tôm và trồng lúa vẫn còn tiếp diễn ở vùng ranh ngọt mặn.

Máy móc nông nghiệp tuy có hiện tượng bùng phát, nhiều sáng kiến cơ giới hoá trong khâu gặt, đập, tuốt, sấy, nhưng tựu trung là do nông dân mua từ Trung Quốc hoặc do các trường nông nghiệp và chính nông dân chế tạo.

Các đơn vị Nhà nước chưa được đầu tư từ ngân sách nghiên cứu chế tạo rốt ráo, hạ giá thành, hỗ trợ tín dụng, mở rộng phạm vi ứng dụng. Chưa thấy tổng công ty Nông nghiệp có một cơ sở chuyên doanh máy nông nghiệp có cho nông dân thuê mua (leasing) hoặc khai thác dịch vụ cày, bừa, gặt, đập, sấy, tồn trữ.

Nếu cây lúa của thập niên 80 được các nhà quản lý và các nhà khoa học chăm sóc chu đáo với bốn cái “hoá”: sinh học hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá là những cái cầu căn bản cho sản xuất nông ngư nghiệp, thì ngày nay gần như được khoán trắng cho nhà nông. Có được chăng là nhà băng tiếp tục hỗ trợ tín dụng làm mùa, mua máy móc.

Về hàng tiêu dùng và tiện nghi sinh hoạt, ngày nay hàng hoá được đưa về nông thôn ngày càng nhiều, nhưng hàng kém chất lượng cũng không phải ít. Các đơn vị quản lý chất lượng và quản lý thị trường chưa làm hết chức năng, cũng làm nghèo thêm cho dân nông thôn, dù lượng hàng hoá cầu của thị trường nông thôn mỗi năm đều tăng theo nhịp tăng dân số và thu nhập tăng.

Vì sao nông dân nghèo?

1. Đất canh tác ngày càng bị manh mún do dân số nông thôn tăng nhanh; đất nông nghiệp ngày càng teo tóp do phải “hy sinh” cho các khu công nghiệp, các sân golf, đất xây dựng hạ tầng và nhà ở.

2. Lao động ngày càng thiếu do thanh niên nông thôn chán ruộng vườn vì vất vã mà thu nhập thấp, vì nông thôn thiếu tiện nghi sinh hoạt, vì tâm lý nghề nghiệp.

3. Vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn trong tổng vốn đầu tư ngày càng giảm so với sự đóng góp của ngành vào GDP. Các đầu tư vào giống, cơ giới, thuỷ lợi, phòng trừ sâu bệnh, nghiên cứu và phổ biến tin tức thị trường ngày càng ít so nhịp tăng trưởng của nông ngư nghiệp. Mạng lưới tín dụng nông nghiệp của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa mở rộng đến các hợp tác xã và quỹ tín dụng nông thôn. Nội hàm tín dụng nông thôn còn hạn chế cho vay để phát triển các mặt đời sống.

4. Lý do từ chính sách: ngoại trừ các chính sách nhằm thu mua nông ngư sản khi có biến động tăng hay giảm của thị trường thường có lợi cho doanh nghiệp, các chính sách căn bản cho phát triển nông ngư nghiệp như về đất đai, về đào tạo lao động, về tín dụng còn hoặc rất ít hoặc bất cập; chính sách về tam nông, về đầu tư cho nông nghiệp nông thôn không hấp dẫn các nhà đầu tư kể cả trong và ngoài nước; các quy hoạch về nông nghiệp chưa được thực hiện đồng bộ từ đầu vào đến đầu ra của nông ngư sản.

(Theo SGTT )

Nếu biến cố Thiên An Môn xảy ra hôm nay

Posted on Tháng Hai 4, 2011 by truongthondlb1


Trần Trung Đạo (danlambao) - Một sinh viên đứng trên bục cao trong tang lễ Hồ Diệu Bang ngày 24 tháng Tư 1989, phát biểu: Đồng chí Hồ Diệu Bang vừa qua đời. Ông là một lãnh đạo trong sạch. Ông không có một chương mục ngân hàng ở nước ngoài. Con cái ông không thăng quan tiến chức chỉ vì cha là lãnh đạo đảng Cộng Sản. Hôm qua chúng ta nói về minzhu, dân chủ. Vậy minzhu nghĩa là gì? Min là “nhân dân” và Zhu là “làm chủ”. Chúng tôi muốn nhận trách nhiệm làm chủ !

Lời phát biểu của anh được đáp lại bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt của hàng trăm ngàn người như được ghi lại trong cuốn phim tài liệu nổi tiếng The Gate of Heavenly Peace của Long Bow Group.

Và đó cũng là một trong hàng loạt các hoạt động của phong trào dân chủ Trung Quốc đã kéo dài suốt bảy tuần lễ tại quảng trường Thiên An Môn. Kết quả, một thiên hùng ca được viết bằng máu của nhiều ngàn sinh viên Trung Quốc yêu dân chủ và được thế giới biết đến hôm nay và mãi mãi về sau như Tàn Sát Thiên An Môn. Một điều cần lưu ý, nguyện vọng của nhân dân bị đáp lại bằng máu chẳng phải chỉ phát xuất từ quan điểm Cộng Sản cứu cánh biện minh phương tiện thôi mà còn là đặc tính riêng của văn hóa Trung Quốc. Ngay từ 1926, Lỗ Tấn đã phát biểu “Thỉnh nguyện lên chính phủ xảy ra tại mọi nước. Điều đó không cần thiết phải kết quả bằng cái chết, ngoại trừ, dĩ nhiên tại Trung Quốc”.

Lý tưởng Cộng Sản được Marx, Engel và các môn đệ ở Trung Quốc điểm tô như một thiên đàng tuyệt hảo, có khả năng thỏa mãn mọi nhu cầu của loài người tự giác. Lý thuyết đó cuốn hút hàng triệu nông dân Trung Quốc nghèo khó bỏ gia đình, vợ con, ruộng vườn, đi theo Mao Trạch Đông tìm chân lý. Từ vỏn vẹn 12 đại biểu đại diện cho 57 đảng viên cả nước trong đại hội thành lập đảng 1921 tại Thượng Hải, đảng Cộng Sản Trung Quốc có trên 10 triệu trong đại hội lần thứ Tám vào 1956, chưa tính số đảng viên bị giết trong thời kỳ nội chiến và trong chiến tranh chống Nhật.

Tuy nhiên, sau khi tóm thâu toàn lục địa Trung Hoa, đảng Cộng Sản Trung Quốc đã lộ nguyên hình là một đảng độc tài toàn trị, chăn dân chẳng khác gì chăn trâu ngựa. Thiên đàng đâu không thấy, chỉ có một chế độ nô lệ mới ra đời trong địa ngục trần gian Trung Quốc. Giới lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc đã phản bội khát vọng của nhân dân, bỏ chết đói nhiều chục triệu người qua các chính sách kinh tế vô cùng ngu xuẩn trong những năm từ 1958 đến 1961, và sáng sớm ngày 5 tháng Sáu 1989 đã tàn sát thêm nhiều ngàn thanh niên Trung Quốc vô tội.

Trong lúc phong trào Thiên An Môn 1989 là một thiên hùng ca về khát vọng dân chủ tự do của con người sẽ mãi mãi được hát lên trên khắp địa cầu, nguyên nhân, diễn tiến và hậu quả thảm khốc của biến cố đã để lại những bài học hữu ích cho các phong trào sinh viên dân chủ thế giới, đặc biệt đối với các phong trào sinh viên dân chủ tại các quốc gia có hoàn cảnh chính trị tương tự như Trung Quốc trong những ngày trước mắt.

Trước hết cần sơ lược những diễn biến chính của phong trào Thiên An Môn. Tại Trung Quốc, các buổi tập hợp nhằm mục đích biểu dương sức mạnh quần chúng đã trở thành một tập quán lâu đời. Có thể vì nhiều lần và có nội dung trùng hợp, nhất là trong thời “Cách Mạng Văn Hóa” nên các biến cố thường được gọi bằng ngày tháng mà biến cố đó phát sinh thay vì nguyên nhân tạo nên biến cố. Ví dụ, Phong Trào 4 tháng Năm để nhắc nhở cuộc nổi dậy chống đế quốc qua các hiệp ước bất bình đẳng do sinh viên Bắc Kinh phát động ngày 4 tháng Năm 1919 hay biến cố 5 tháng Tư với hàng trăm ngàn người tập trung để kỷ niệm một năm ngày cố Thủ Tương Chu Ân Lai qua đời. Biến cố 4 tháng Sáu, hay còn được báo chí quốc tế gọi là biến cố Thiên An Môn, diễn ra từ 14 tháng Tư đến 5 tháng Sáu 1989, được quan tâm nhiều nhất, không những vì phong trào kéo dài nhiều tuần lễ, số người chết cao, được hàng ngàn nhà báo quốc tế theo dõi mà còn gây tác dụng mạnh mẽ đối với vị thế chính trị của Trung Quốc trong bang giao quốc tế.

Biến cố Thiên An Môn phát sinh sau khi cựu Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang, nguyên là một lãnh tụ Cộng Sản có khuynh hướng cải cách ôn hòa, qua đời sáng sớm 15 tháng Tư 1989. Sáng hôm đó, hàng trăm ngàn người thuộc nhiều giới, trong đó có các đảng viên Cộng Sản trẻ, các nhóm Cộng Sản có khuynh hướng cải cách, các nhóm Cộng Sản thuộc phe đệ tứ tập trung để thương tiếc cựu tổng bí thư và phản đối chính sách trung ương tập quyền của đảng, đòi hỏi các cải cách chính trị, kinh tế. Trong những ngày đầu này sinh viên chưa thực sự tham gia mặc dầu có một số đã có mặt, trong đó có Chai Ling, người sẽ đóng vai trò quan trọng trong nhiều tuần sau đó. Ngày 15 tháng Tư cũng là ngày sinh nhật của cô sinh viên 23 tuổi này và như cô ta nhìn lại sau này: “Phong trào là một biểu lộ ý thức dân chủ tự nhiên của người dân và sinh viên”.

Sau tuần lễ đầu không có một lãnh tụ nào nổi bật và cũng không có mục đích cụ thể, sáng 17 tháng Tư, ba ngàn sinh viên từ Đại Học Bắc Kinh tiến về quảng trường Thiên An Môn, và tiếp theo sau, nhiều ngàn sinh viên khác từ Đại Học Thanh Hoa (Tsinghua) nỗi tiếng cũng tham gia cuộc biểu dương lực lượng. Cuộc biểu tình nhận được sự ủng hộ của các trường đại học khác ở Bắc Kinh và bắt đầu lan tràn sang các thành phố khác.

Ngày 19 tháng Tư, một liên hiệp sinh viên các trường đại học tại Bắc Kinh ra đời. Ba ngày sau, sinh viên tham dự lễ tưởng niệm cựu Tổng Bí Thư Hồ Diệu Bang tại Nhân Dân Đại Sảnh. Vào thời điểm này, một bản thỉnh nguyện bảy điểm được sinh viên công bố, gồm (1) Khẳng định quan điểm dân chủ và tự do của cố Tổng Bí Thư Hồ Diệu Bang; (2) thừa nhận chiến dịch chống sa đọa tinh thần và giải phóng tư sản là sai lầm; (3) công khai hóa lợi tức của các lãnh đạo nhà nước và gia đình họ; (4) chấm dứt việc ngăn cấm báo chí tư nhân và cho phép tự do ngôn luận; (5) tăng ngân sách giáo dục và tăng lương cho trí thức; (6) chấm dứt hạn chế biểu tình tại Bắc Kinh; (7) tổ chức các cuộc tuyển cử dân chủ để thay thế các viên chức chính phủ đã thực hiện các quyết định sai lầm. Ngoài ra, các lãnh tụ phong trào Thiên An Môn còn đòi hỏi các phương tiện truyền thông nhà nước phải công bố các yêu sách của họ cho dân chúng biết.

Ngày 26 tháng Tư, tờ Nhân Dân Nhật Báo trong bài bình luận đã tố cáo “một nhóm nhỏ âm mưu” tạo sự xáo động nhằm lật đổ đảng Cộng Sản và hệ thống xã hội chủ nghĩa. Sinh viên đã phản ứng bằng một cuộc biểu dương lực lượng của 40 trường đại học để phản đối nội dung của bài bình luận trên báo Nhân Dân. Ngày 13 tháng Năm sinh viên bắt đầu cuộc tuyệt thực trước Nhân Dân Đại Sảnh, trụ sở của Ủy Ban Thường Trực Hội Đồng Đại Biểu Nhân Dân. Hơn một ngàn người tham gia chiến dịch này. Trong lúc đó, nhiều ngàn sinh viên khác bao vây khu Trung Nam Hải, trụ sở của các cơ quan nhà nước. Tại cả hai nơi, các lãnh tụ sinh viên yêu cầu chính phủ phải công bố bản thỉnh nguyện bảy điểm. Các lực lượng công an phòng vệ giải tán bằng gậy gộc. Sinh viên phản ứng bằng cách kêu gọi đình công, bãi trường. Cả Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương lẫn Thủ Tướng Lý Bằng đều có gặp sinh viên để tìm cách chấm dứt cuộc tuyệt thực nhưng không có kết quả. Trong các lãnh đạo đảng, Triệu Tử Dương có khuynh hướng mềm dẻo, trong lúc Lý Bằng và Đặng Tiểu Bình thiên về các phương pháp cứng rắn. Đặng Tiểu Bình trong một phiên họp mật của trung ương đảng đã cảnh giác một mối đe dọa thực sự đang xảy ra. Mặc dù vị trí nhà nước của họ Đặng tương đối thấp so với các lãnh đạo khác, y lại là Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương và là người có quyết định ban hành luật quân sự nhân danh các lãnh đạo nhà nước, phần lớn chỉ có tính cách lễ nghi.

Trong lúc cuộc tuyệt thực đang tiến hành, ngày 15 tháng Năm, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Xô Mikhail Gorbachev đến Bắc Kinh trong ngày đầu của chuyến viếng thăm cực kỳ quan trọng giữa hai nước. Đây là chuyến viếng thăm chính thức đầu tiên trong 30 năm và hy vọng sẽ tái lập mối quan hệ ngoại giao vốn bị rạn nứt từ thời Nikita Khrushchev. Hơn một ngàn đại diện báo chí quốc tế, trong đó rất đông do chính nhà nước Trung Quốc mời, để tường thuật chuyến viếng thăm của Mikhail Gorbachev. Luật quân sự được ban hành ngày 20 tháng Năm. Ngày 24 tháng Năm, Tổng Hành Dinh Bảo Vệ Quảng Trường Thiên An Môn được thành lập và sinh viên bậc cao học Chai Ling được bầu làm Tổng Chỉ Huy. Một bức tượng Nữ Thần Tự Do cao mười mét được dựng lên vào tuần lễ sau đó.

Lúc 5 giờ chiều ngày 2 tháng Sáu, Lưu Hiểu Ba và hai người khác bắt đầu tuyệt thực. Trường hợp Lưu Hiểu Ba rất đặc biệt vì khi mới bắt đầu xảy ra vụ Thiên An Môn ông còn ở New York. Như ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn truyền hình sau đó, các hình ảnh trên TV Mỹ đã có tác dụng sâu sắc vào nhận thức của ông và ngày 26 tháng Tư, ông quyết định trở lại Trung Quốc qua ngả Tokyo. Ngày 2 tháng Sáu, Trung Ương Đảng dứt khoát đồng ý dọn sạch quảng đường Thiên An Môn bằng võ lực. Ngày 3 tháng Sáu, các đơn vị Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc bắt đầu tấn công vào quảng trường. Binh đoàn 27 được báo chí ghi nhận là chủ chốt gây thương vong cho sinh viên và dân chúng. Vào lúc 5 giờ 40 sáng 4 tháng Sáu, quảng trường Thiên An Môn nằm trong tay kiểm soát của quân đội. Số người bị giết được ước tính khác nhau tuy theo nguồn tin. Tình báo của NATO ước lượng 7 ngàn người bị giết trong lúc tin của Liên Xô có khoảng 10 ngàn và theo tin của cơ quan Hồng Thập Tự Trung Quốc có 5 ngàn người bị giết và 30 ngàn bị thương.

Dưới các chế độ Cộng Sản những cuộc thảm sát thường không được tiết lộ ra ngoài. Các chính sách kinh tế sai lầm tệ hại của Mao dẫn đến hàng nhiều chục triệu người dân vô tội chết oan, chết đói cũng không được thế giới biết đến một cách chi tiết. Cuộc Tàn Sát Thiên An Môn là biến cố được các hãng truyền hình ghi nhận nhiều nhất và đã có tác hại trầm trọng đến uy tín chính trị của đảng và nhà nước Cộng Sản Trung Quốc trong bang giao quốc tế một thời gian khá dài vì hai lý do. (1) Các cơ sở truyền thông quốc tế đến Trung Quốc như một trùng hợp ngẫu nhiên để đưa tin về chuyến viếng thăm Trung Quốc của Tổng Bí Thư Liên Xô Michail Gorbachev nhưng lại có cơ hội hiếm hoi ghi nhận các hậu quả của biến cố Thiên An Môn, và (2) các hãng truyền thông truyền hình của đảng trong lúc chỉ trích cuộc biểu tình qua các tin tức, phóng sự truyền hình đã vô tình tiếp tay giúp loan tin đến các tầng lớp quần chúng và kích động quần chúng tham gia biểu tình.

Dù gây một tiếng vang lớn, phong trào Thiên An Môn của sinh viên Trung Quốc đã không đạt được mục đích như đã đề ra trong tuyên bố bảy điểm và để lại cho các phong trào dân chủ trẻ thế giới nói chung và tại các quốc gia Cộng Sản nói riêng những bài học cần thiết:

1. Đoàn kết nội bộ: Theo ký giả Robert Gifford của đài BBC nhận xét nhân dịp đánh dấu 10 năm Tàn Sát Thiên An Môn, một trong những lý do dẫn đến sự thất bại của phong trào Thiên An Môn là sự thiếu đoàn kết trong lãnh đạo phong trào sinh viên. Phần lớn các lãnh tụ sinh viên tham gia một cách tự phát cuộc biểu tình chỉ vì bất mãn trước tình trạng lạc hậu kinh tế, tham nhũng xã hội và độc tài chính trị nhưng không có một nghị trình rõ ràng cần phải làm gì để chuyển hóa một tập thể đầy cảm tính sang một phong trào có tổ chức. Sự chia rẽ không những vì quan điểm mà còn cục bộ đến mức theo mỗi trường, mỗi khoa, mỗi nhóm đã diễn ra rất sâu sắc trong hàng ngũ lãnh đạo phong trào.

2. Ý thức về dân chủ: Tất cả sinh viên Trung Quốc trong lứa tuổi hai mươi trưởng thành dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, ở đó các lý thuyết dân chủ hoàn toàn không được giảng dạy đừng nói chi đến việc ứng dụng vào một hoàn cảnh xã hội đa văn hóa vô cùng phức tạp như Trung Quốc. Bản thân của những lãnh tụ sinh viên chẳng những không phải phát xuất từ thành phần chống đảng mà còn được rèn huấn bằng lý luận Cộng Sản. Cha mẹ của Chai Ling, lãnh tụ hàng đầu của phong trào là đảng viên Cộng Sản và bản thân cô là thành viên của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Trung Ương.

3. Phong trào kéo dài quá lâu nhưng không thực hiện các biện pháp có tính quyết định: Các lãnh tụ sinh viên lẽ ra ngay từ đầu phải đặt chỗ dựa vững chắc trong lòng nhân dân, tìm mọi cách nối kết với các phong trào lao động, nhưng theo nhiều nguồn tin quốc tế, họ đã tỏ ra do dự không chịu sự hợp tác đấu tranh với tầng lớp công nhân. Thái độ thiếu dứt khoát và tầm nhìn chiến lược quá giới hạn của sinh viên đã dẫn phong trào đến chỗ bế tắc. Căn cứ vào lời phát biểu của các lãnh tụ sinh viên, dù vụ tàn sát Thiên An Môn không diễn ra, phong trào Thiên An Môn sớm muộn cũng tự giải tán. Tác giả Eddie Chang trong tác phẩm Standoff at Tiananmen mô tả tâm trạng tuyệt vọng của các lãnh tụ sinh viên trong những ngày cuối trước khi cuộc tàn sát xảy ra như trường hợp Chai Ling: “Ngoại trừ những khi thật cần để phát biểu để sinh viên lên tinh thần, Chai Ling ít khi xuất hiện và giao phó hết công việc cho phụ tá của cô”.

Đó là chưa kể các khó khăn về thông tin, vệ sinh, thực phẩm, nước uống, y tế, trật tự trong quảng trường bao la với nhiều trăm ngàn người tập trung suốt nhiều tuần lễ.

Vào thời điểm 1989, phần lớn những khó khăn đó là những khó khăn khách quan bị quy định bởi hoàn cảnh xã hội, ý thức chính trị và giới hạn thông tin tại Trung Quốc.

Nếu biến cố Thiên An Môn xảy ra hôm nay, những khó khăn đó chắc chắn sẽ được vượt qua khá dễ dàng bởi vì, về mặt chủ quan thế hệ trẻ ngày nay có một nhận thức dân chủ rõ ràng và vững chắc, và về mặt khách quan thế giới đã chuyển mình sang một thời đại thông tin rộng mở mà không nhà nước nào, không một kỹ thuật nào có khả năng bưng bít được hoàn toàn, kể cả tại Trung Quốc. Cuộc cách mạng tin học bùng nổ đầu thập niên 1990 đã giúp mang con người không phân biệt giàu, nghèo, sang, hèn, khác biệt về tôn giáo đến gần nhau trong một căn nhà. Trái đất mỗi ngày một nhỏ dần. Những hàng rào ngăn cách giữa người và người đã bị giới hạn nhiều. Nhân loại ngày nay cần được sống trong một xã hội mở, không bị bao bọc trong bốn bức tường độc tôn hay độc tài.

Một số nhà phân tích tình hình Trung Quốc cho rằng những gì đang xảy ra tại Quảng Trường Tahrir ở Cairo không thể xảy tại Quảng Trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh như giới lãnh đạo Trung Quốc đang lo lắng quá xa. Xin đừng quên, trước ngày Thiên An Môn bùng nổ 1989 không ai nghĩ biến cố đó có thể xảy ra. Các lãnh đạo nhà nước Trung Quốc được Đặng Tiểu Bình đưa lên trong giai đoạn đó như Triệu Tử Dương, Lý Bằng là những chuyên viên có đầu óc thực dụng. Chính sách bốn hiện đại hóa đang chứng tỏ thành công. Nền kinh tế Trung Quốc đang bước vào thời kỳ phát triển thứ hai với các kết quả vượt kế hoạch dự trù. Hệ thống tập thể hóa nông nghiệp đã bị xóa bỏ. Công nghiệp tư doanh phát triển một cách nhanh chóng. Giá cả hàng hóa không còn bị quy định bởi nhà nước mà theo nhu cầu thị trường. Nhưng tất cả những phát triển đó đã không đáp ứng được đòi hỏi của thế hệ thanh niên đã tiến xa hơn thực tế xã hội.

Sau ngày thảm sát Thiên An Môn tháng Sáu 1989, một nhà văn Trung Quốc dấu tên đã viết những lời tưởng niệm và dán lên bức tường Thiên An Môn chưa khô hết máu, trong đó có đoạn: “Chúng tôi vững tin tưởng rằng, sẽ có một ngày khi chúng tôi có thể hát bài hát vui mừng và chiến thắng cho những người đã chết hôm qua, cho những người đang chết hôm nay, và sẽ chết ngày mai, và cho những người gặp nhau đây rồi vĩnh biệt hôm sau.”

Đúng vậy, phong trào Thiên An Môn bùng nổ và đã bị dập tắt nhưng chắc chắn một Thiên An Môn khác đang được hình thành tại Trung Quốc bởi vì khát vọng tự do dân chủ là ngọn lửa thiêng âm thầm cháy trong lòng người dù đang sống ở đâu trên mặt đất này. Nơi nào có độc tài đảng trị nơi đó sẽ có cách mạng dân chủ. Không ai biết thời điểm nào một cách mạng sẽ diễn ra nhưng không thể phủ nhận hay trốn tránh quy luật xã hội đó.

Nếu biến cố Thiên An Môn xảy ra hôm nay, ý thức dân chủ trong thệ hệ trẻ Trung Quốc đã trưởng thành cộng với các phương tiên thông tin đang có, cuộc tranh đấu sẽ không dừng lại ở những điều thỉnh nguyện suông mà có thể dẫn đến sự sụp đổ toàn bộ hay ít nhất làm thay đổi căn bản cơ chế chính trị tại Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ ngăn chận Internet như họ đã ngăn chận Twitter, Facebook, Flickr, Youtube, Blogspot v.v. nhân dịp kỷ niệm 20 năm Tàn Sát Thiên An Môn cách đây hai năm, nhưng phe dân chủ vẫn còn rất nhiều cách để thông tin trong nội địa cũng như chuyển và nhận tin từ nước ngoài. Một chuyên viên kỹ thuật Trung Quốc dấu tên khi được hỏi những gì sẽ xảy ra nếu biến cố Thiên An Môn đang diễn tiến hôm nay, đã thừa nhận rằng với số lượng người được nối kết vào Internet mỗi ngày tăng hàng triệu, việc chận đứng toàn bộ và lâu dài không phải là chuyện dễ dàng.

Một bằng chứng điển hình, theo The Wall Street Journal Asia phát hành hôm 31 tháng Giêng 2011, chính phủ Trung Quốc chặn hai chữ Egypt và Cairo từ các nguồn tìm kiếm internet. Hành động trẻ con đó của giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc cho thấy họ luôn sống trong bất an, bị động và luôn nằm trong thế thủ hơn là thế công. Hơn ai hết, giới lãnh đạo Trung Quốc biết vị trí của họ là vị trí của một quốc gia bị bao vây, bởi vì chung quanh họ hầu hết là kẻ thù, không chỉ thù kinh tế, chính trị mà cả về văn hóa, lịch sử, địa lý. Ngoài ra, Trung Quốc ngày nay không phải là một quốc gia đang phát triển, không có gì để mất như hai chục năm trước mà là một cường quốc, dù muốn hay không, họ cũng phải đóng vai trò cường quốc với tất cả trách nhiệm quốc tế để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc. Nếu không, một khi phong trào dân chủ thế giới qua đi, Mỹ sẽ xuất hiện trên trường quốc tế như một cường quốc có lợi nhất, ngay cả còn mạnh hơn một nước Mỹ sau thế chiến thứ hai.

Và cho dù chế độ có thể ngăn chận được thông tin trong lục địa Trung Quốc, Bắc Kinh cũng không thể làm gì được để ngăn chận thông tin quốc tế được truyền đi qua hàng trăm phương tiện internet nhanh nhất và có tác dụng tạo nên một làn sóng công phẫn trên phạm vi toàn thế giới. Sinh viên Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc sẽ không cô đơn như 1989 mà cả nhân loại sẽ đứng về phía họ. Hàng trăm cuộc biểu tình trước các tòa đại sứ Trung Quốc ở nước ngoài sẽ tạo nên một áp lực quốc tế thường trực không kém gì tại lục địa Trung Hoa. Thượng Nghị Sĩ John McCain phát biểu trên CNN tuần này “Chúng ta không thể chấp nhận một Tiananmen Square xảy ra tại Cairo”. Điều đó có nghĩa nếu Thiên An Môn xảy ra hôm nay, giới lãnh đạo Mỹ, vì cả hai lý do nhân đạo cũng như kinh tế, sẽ không đứng bàng quan nhìn hàng ngàn thanh niên vô tội bị nghiền nát dưới lằn xích sắt như đã diễn ra trong 1989.

Giống như cơ chế nhà nước tư bản là hệ quả khoa học của cuộc cách mạng kỹ nghệ vào thế kỷ 18, các chế độ dân chủ mở rộng ngày nay là hệ quả khoa học của một nền kinh tế đang được toàn cầu hóa. Ánh sáng tự do đang rọi vào những nơi mà trước đây không mấy ai quan tâm đến như Tunisia, Sudan, Yemen, Morocco và lần lượt sẽ đến nhiều nơi khác đang sống dưới chế độ độc tài.

Trần Trung Đạo

Tin cập nhật: Phe đối lập bị phân hóa – Mubarak sẽ không ra đi.

Posted by truongthondlb1
Dân Làm Báo (tin cập nhật) – Cuộc xuống đường đã bắt đầu vào tuần thứ ba.

Hôm qua chính quyền Mubarak vừa tuyên bố sẽ tăng 15% lương và tiền hưu trí cho hơn 6 triệu nhân viên chính phủ bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 tới đây. Động thái này nhằm giảm bớt sự phẩn nộ cũng như cố gắng lấy lại sự ủng hộ của dân chúng Ai Cập, đặc biệt là thành phần công chức, những người trực tiếp trong guồng máy vận hành của chính quyền. Hãng thông tấn AP cho biết, những người ủng hộ ông Mubarak tấn công vào đoàn biểu tình trong tuần qua chính là những công chức lãnh lương của chế độ.



Sinh hoạt tại thủ đô Cairo đang từ từ trở lại bình thường. Thời gian giới nghiêm được thu ngắn lại từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng. Cuộc biểu tình được thu nhỏ hơn vào chu vi quãng trường Giải Phóng (Tahrir). Dân chúng biểu tình đã dựng lều ngủ qua đêm và chuẩn bị lương thực cho tình trạng kéo dài. Tinh thần của những người biểu tình vẫn còn rất cao. Tài tử điện ảnh Ai Cập Khalid Abldalla có mặt trong đoàn biểu tình nói “Những người biều tinh ở quãng trường này muốn giải tán cái chế độ cảnh sát trị này, muốn huỷ bỏ đạo luật quân sự khẩn cấp, muốn giải tán cái quốc hội giả tạo không đại diện dân”.



Thái độ của chinh quyền Mubarak sẵn sàng đối thoại và nhượng bộ một số đòi hỏi của một số thành phần trong phe đối lập, cộng thêm sự phân hoá của phe đối lập và thái độ thụ động của quân đội đã làm cuộc xuống đường chống tham nhũng và độc tài ở Ai Cập thêm khó khăn. Để gia tăng thêm sức ép lên phe đối lập, Thủ Tướng Ahmed Shafiq, trong cuộc phỏng vấn truyền đi trên đài tuyền hình đã tuyên bố hàm ý có thể bắt giam bất cứ ai đến thăm tiến sĩ Mohamed ElBaradei, một trong những lãnh tụ đối lập từ nước ngoài về: “Cơ quan an ninh chưa bắt giữ một người nào đã tham dự cuộc xuống đường ở quãng trường Tahrir, nhưng nếu có bắt giữ, thì lý do là họ đã đến thăm một người đang tạo khó khăn cho chính phủ và đang bị theo dõi bởi lực lương an ninh”.



Đang có chỉ dấu bất mãn với Hoa Kỳ, khi một số người biểu tình cho rằng chính phủ Hoa Kỳ không đứng hẳn về phía nhân dân Ai Cập. Họ cho rằng việc chính phủ Hoa Kỳ lo sợ Ai Cập có thể trở thành một quốc gia Hồi Giáo cực đoan như Iran không có căn cứ và sai lầm. “Đây là cuộc cách mạng của nhân dân Ai Cập. Không phải của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo”.

Sự việc trớ trêu khi chính tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo đã vào bàn hội nghị với chính quyền độc tài Mubarak ngày hôm qua, trong khi những người xuống đường vì dân chủ, chống độc tài còn đang hô khẩu hiệu tại quãng trường Tahrir.

Chính phủ các quốc gia ở Âu Châu và Hoa Kỳ vẫn đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến tại Ai Cập, tuy nhiên những chỉ dấu cho thấy chế độ đang vượt qua cuộc nổi dậy của dân chúng và ông Mubarak có thể ngồi yên trên ghế Tổng Thống cho đến tháng 9 năm nay.

(theo tin từ Aljazeer,Washington Post, AlMasryAlYoum News, AP)



Thứ Hai, 7 tháng 2

Cuộc xuống đường vẫn tiếp diễn qua ngày thứ 14.

Hôm qua, 6 tháng 2, một cuộc họp mặt lịch sử đã diễn ra giữa một số đại diên phe đối lập và chính quyền Mubarak. Lần đầu tiên lãnh đạo của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, tổ chức mạnh nhất trong các phe đối lập đã bị đặt ngoài vòng pháp luật từ mấy chục năm qua, trực tiếp đối thoại với Phó Tổng Thống Suleiman…

Một số điểm quan trọng được thảo luận như mở rộng tự do báo chí, tự do ngôn luận, trả tự do tất cả những người biểu tình đã bị giam giữ trong hai tuần qua và việc hủy bỏ đạo luật quân sự khẩn cấp được lập ra từ năm 1981, trong tương lai. Thành phần phe đối lập tham dự ngoài tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo gồm có đại diện của đảng WAFD, đảng AHRAR, và 6 thanh niên thuộc tổ chức “January 25” (Ngày 25 tháng 1), tên của tổ chức này được đặt dựa trên ngày đầu tiên của cuộc xuống đường.

Tuy nhiên, theo những người đang tiếp tục kêu gọi biểu tình cho biết thì họ không thỏa mãn về buổi họp này vì cho rằng những tổ chức nói trên không đại diện cho họ. Tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo đã tuyên bố từ những ngày đầu là sẽ không thương lượng với chính quyền cho đến khi ông Mubarak từ chức, nhưng nay họ đã chuyển hướng, còn nhóm “Ngày 25 tháng 1” thì họ chưa được biết tới. Đối với những người này thì điểm đòi hỏi quan trọng của phe đối lập là Tổng Thống Mubarak phải từ chức ngay tức khắc vẫn chưa được đáp ứng.



Ông Mohamed ElBaradei, một trong những lạnh tụ của phe đối lập đã tỏ ý nghi ngờ về thiện chí của chính quyền Mubarak. Ông cho rằng nếu ông Mubarak vẫn chưa ra đi thì chính quyền có thể lấy sức trở lại và trả thù những người đã chống lại họ.

Trong khi đó những người đại diện tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, ông Mohammed Mursi và ông Mohamed Saad Al Katatni, đã tuyên bố rằng những thoả thuận đạt được với chính quyền Mubarak quan trọng cho tiến trình chuyển giao quyền lực và giải thể quốc hội đương thời. Họ cũng cho biết những người trách nhiệm trong việc tạo ra cuộc bạo loạn sẽ bị đem ra xét xử thích đáng. Ngày 1 tháng ba sắp tới, tổ chức này sẽ bắt đầu làm việc cùng chính quyền để sửa lại hiến pháp và cái tổ quốc hội.



Từ phía Hoa Kỳ, tổng thống Obama ủng hộ việc thay đổi chính quyền một cách hoà bình nhưng không tin tưởng vào tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo có thể đại diện cho tất cả các phe đối lập. Ông nói : “ Họ (Huynh đệ Hồi Giáo) không đại diện cho số đông tại Ai Cập, nhưng họ có tổ chức tốt. Vẫn còn rất nhiều các phe nhóm khác tại Ai Cập, còn nhiều nhà trí thức và các thành phần xã hội dân sự ở Ai Cập đã cùng đứng ra trong cuộc xuống đường. Tương lai của Ai Cập hiện đang nằm trong tay của chính nhân dân Ai Cập.”

Cũng trong ngày hôm qua, Tổng Bí Thư đảng cầm quyền Dân Chủ Quốc Gia đã từ chức. Con trai tổng thống Mubarak, ông Gamal Mubarak, cũng đã chính thức rút lui khỏi các vị trí trong đảng.

(Theo Aljazeera, CNN, AP, Egypt Daily News)



Thứ Bảy, 5 tháng 2 – Ngày thứ Sáu, “Ngày ra đi”, đã qua nhưng cả Tổng Thống Mubarak lẫn phe dân chủ đối lập vẫn giữ nguyên vị trí không bên nào nhượng bộ. Cuộc xuống đường tiếp tục bước qua ngày thứ 12, dù đã khuya nhưng vẫn có vài ngàn người tụ tập tại quãng trường Giải Phóng Tahrir, có những nhóm vừa hát vừa hô khẩu hiệu. Những người biểu tình nói “chúng tôi sẽ không lùi bước cho đến khi ông Mubarak bước xuống, chết hay được tự do”.

Cuộc xuống đường chống tham nhũng và độc tài của nhân dân Ai Cập đã bắt đầu nổ ra từ thứ Ba tuần rồi. Trên trang mạng “Tin Ai Cập hàng ngày” đăng tin gia sản của gia đình ông Mubarak lên tới 70 tỉ mỹ kim.



Theo tin của hãng thông tấn Aljazeera, giới “tin tặc” Ả Rập cũng đã nhập cuộc hỗ trợ cuộc xuống đường bằng cách đột nhập vào các trang mạng của chính quyền để dán những tuyên cáo và lời kêu gọi của phe đối lập.

Cũng theo hãng tin trên, đã có hơn một triệu người xuống đường trên các thành phố lớn ở Ai Cập trong ngày thứ Sáu. Những cuộc đụng độ giữa phe chống và ủng hộ tổng thống Mubarak đã giảm sút nhiều. Trong khi đó, các nhà báo Ai Cập và nước ngoài vẫn bị xách nhiễu. Trụ sở hãng thông tấn Aljazeera đã bị cảnh sát Ai cập tấn công, máy móc bị tịch thu. Trưởng văn phòng Aljazeera tại Cairo cùng với 2 phóng viên bị bắt giam. Bộ Y Tế Ai Cập cho biết đến nay đã có 11 người chết, trong đó có một ký giả Ai Cập và trên 900 người bị thương nhưng theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc thì con số này cao hơn nhiều, có hơn 300 người bị chết và hơn 5000 người bị thương.



Thủ tướng Hy Lạp, George Papandrerau đại diện cho Khối Liên Hiệp Âu Châu, đang trên đường đến Ai Cập để thảo luận với tổng thống Mubarak trực tiếp về nhưng quan tâm của khối này về những diễn biến đang xảy ra và những giải pháp cho giai đoạn chuyển tiếp.

Từ Washington, Tổng Thống Obama cùng với Thủ Tướng Canada, Stephen Harper, cùng kêu gọi Tổng Thống Mubarak hãy lắng nghe nguyện vọng của nhân dân Ai Cập và thực hiện việc chuyển giao quyền lực ngay tức khắc để nhanh chóng tái ổn định tình hình xã hội và chính trị.



Trước mắt, theo các bình luận gia, các áp lực ngoại giao từ thế giới và áp lực nội tại từ chính trong thành phần chính quyền sẽ là những yếu tố quyết định tình hình Ai Cập biến chuyển theo hướng nào.

(theo tin Aljazeera, CNN)



Thứ Sáu: Ngày ra đi của Mubarak ?

Tình hình Ai cập đang đến hồi quyết định. Hôm nay thứ Sáu, phong trào dân chủ đối lập tuyên bố sẽ tăng cường cuộc xuống đường và mục tiêu là dinh tổng thống với khẩu hiệu “Friday: Freedom is just a Palace Away” (tạm dịch “Thứ Sáu: Tự Do chỉ còn cách một toà nhà”). Họ tin tưởng rằng đây là “cú đẩy cuối cùng” để buộc Tổng Thống Mubarak phải ra đi.

Trả lời cuộc phỏng vấn đặc biệt của hãng thống tấn ABC News, Tổng Thống Mubarak nói ông ta đã “chán” làm tổng thống, sau 62 năm “phục vụ nhân dân” ông sẵn sàng bước xuống nhưng ông phải ở lại vì sự ra đi của ông sẽ mang lại nhiều rối loạn cho Ai Cập. Tuy ông vẫn chưa từ chức nhưng đây đã là chỉ dấu đầu tiên cho thấy đã có nhiều diễn biến lớn trong nội tình chính quyền độc tài Mubarak. Hiện nay ông Mubarak đang ở trong dinh Tổng Thống được canh giữ chặt chẽ với các đơn vị quân đội, dây kẽm gai và xe tăng bao bọc.

Mặc dù Thủ Tướng Ahmed Shafiq, đã chính thức lên án những hành vi xử dụng bạo lực, những cuộc đụng độ vẫn tiếp tục xảy ra trên đường phố nhưng với mức độ nhỏ hơn. Trong khi đó, giới truyền thông nước ngoài đã bị tấn công bởi chính những nhân viên an ninh của chính quyền. Theo báo cáo của Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (Committee to Protect Journalists (CPJ)), trụ sở tại New York, chỉ trong buổi chiều thứ Năm đã có 24 vụ bắt giữ, 21 vụ hành hung và 5 vụ máy móc bị tịch thu hay bị phá hoại. Trên hệ thống truyền hình quốc gia, Phó Tổng Thống Ai Cập đã nhắc tới vai trò của truyền thông và đổ lỗi cho các nhà báo đã tạo ra cuộc “nổi loạn” của dân chúng.

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, bà Clinton đã lên án việc tấn công vào các nhà báo của chính quyền Ai Cập một cách mạnh mẽ “Đây là hành động vi phạm những hiệp ước quốc tế bảo đảm quyền tự do của báo chí và không thể chấp nhận được dù dưới bất cứ trường hợp nào”.

Một nhân viên Bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ cho hay đã có những tin tức người đứng đằng sau việc tấn công các nhà báo là Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Ai Cập.

Song song, tin từ Nhà Trắng cho biết chính phủ Hoa Kỳ đang xúc tiến việc đưa ra các giải pháp để cuộc thảo luận giữa các phe đối lập và chính quyền Ai Cập được xảy ra nhanh chóng, thúc đẩy Tổng Thống Mubarak phải từ chức ngay và chuyển giao quyền lực cho một chính phủ lâm thời mới với sự hỗ trợ của lực lượng quân đội. Chính phủ lâm thời sẽ phụ trách việc tiến hành tổ chức một cuộc bầu cử tự do và công bằng vào cuối năm 2011.

Tình hình đang biến chuyển nhanh chóng theo chiều hướng thuận lợi hơn cho phong trào dân chủ Ai Cập sau khi họ bị tấn công bằng vũ lực bởi phe ủng hộ ông Mubarak. Tuy nhiên không ai có thể biết trước kết quả sẽ ra sao trong vài giờ tới đây. Liệu Mubarak sẽ ra đi hay sẽ có một cuộc tắm máu như Thiên An Môn ở Trung Quốc ?

(theo Al Jazeera TV, CNN, AP, CTVNews)

Đụng Độ Lớn Ở Ai Cập

(Tin cập nhật) – Tin từ phóng viên Jon Leyne của hãng thông tấn BBC vừa cho biết “Quân đội quyết định sẵn sàng ủng hộ cuộc xuống đường của nhân dân Ai Cập”. Dù tình hình vẫn còn căng thẳng nhưng đây là chỉ dấu mạnh mẽ nhất cho thấy chế độ độc tài của đảng Dân Chủ Quốc Gia của ông Mubarak đang đến hồi kết thúc.

Để xoa dịu tình hình, Tổng thống Mubarak vừa tuyên bố con trai của ông, ông Gamal Mubarak, 46 tuổi, người dự định sẽ lên kế vị cha, cũng sẽ không tham gia cuộc bầu cử vào tháng 9 tới đây.

Tuy nhiên, lời tuyên bố này không có kết quả. Lãnh tụ đối lập, Tiến sĩ Mohamed ElBaradei đã từ chối không chấp nhận thương thuyết cho đến khi tổng thống Mubarak từ chức.

Phe đối lập cho hay nếu ông Mubarak không chịu từ chức thì một cuộc xuống đường quy mô sẽ xảy ra và lần này không phải ở quãng trường Giải Phóng Tahrir nhưng ở ngay dinh tổng thống.

(Tổng hợp từ CNN, BBC, Egypt News)

Bên cạnh đó, một sự kiện ngoạn mục vừa xảy ra, tân Thủ tướng Ai Cập, Ahmed Shafiq, người vừa được Tổng Thống Mubarak chỉ định hôm thứ Bảy, đã đứng ra xin lỗi nhân dân về vụ bạo loạn vừa xảy ra ngày hôm qua. Ông tuyên bố sẽ cho tiến hành điều tra việc tấn công vào dân biểu tình có phải là một âm mưu nhằm phá hoại các nhóm đối lập có tổ chức hay không.


Tân Thủ tướng Ai Cập - Ahmed Shafiq - xin lỗi nhân dân trên truyền hình



Cùng lúc, cựu Bộ trưởng Nội Vụ Ai Cập, Habib Adli, người phụ trách lực lựợng cảnh sát, an ninh toàn quốc và một số nhân viên chính phủ cao cấp trong nội các cũ của ông Mubarak vừa bị phong toả tài sản và cấm rời khỏi Ai Cập cho đến khi trật tự được vãn hồi và việc điều tra kết thúc.

Tính đến cuối ngày, đã có 5 người bị chết và 836 người bị thương. Mặc dù số người của phe ủng hộ thống thống Mubarak đã giảm sút đáng kể nhưng tình hình tại thủ đô Cairo vẫn rất căng thẳng.

(theo CNN)

*

Thứ Tư, ngày 2 tháng 2 – Không chịu nhượng bộ trước đòi hỏi của đoàn biểu tình, Tổng Thống Mubarak đã ngầm ra lệnh cho các thành phần ủng hộ tổ chức tấn công vào đoàn biểu tình ôn hoà. Trên hệ thống truyền hình ngoại quốc chiếu cảnh những người ủng hộ ông Mubarak đã cỡi ngựa, lạc đà, dùng kiếm và bom xăng tấn công vào dân biểu tình không có vũ khí tự vệ.

Cuộc đụng độ giữa hai bên đã khiến ít nhất 3 người bị chết và hơn 600 người bị thương. Trong khi đó, các đơn vị quân đội vẫn giữ thế thụ động không can thiệp. Với vũ khí và thái độ hung hãn sẵn sàng giết người, phe ủng hộ ông Mubarak đã chiếm được quãng trường Tahrir (Giải Phóng), nơi mà dân chúng đã thực hiện cuộc xuống đường lịch sử một cách ôn hoà trong suốt tám ngày qua.

Trong phần tường thuật của một ký giả Canada Martin Seemungal trực tiếp từ thủ đô Cairo cho biết, một người trong phe chống biểu tình ủng hộ ông Mubarak đã cho hay anh ta là công nhân của công ty xăng dầu quốc gia, được lệnh từ cấp trên đến chống cuộc biểu tình. Một người khác bị chết vì té từ trên cầu xuống bị nhận diện là nhân viên an ninh, nhưng lại mặc quần áo thường phục.

Những người biểu tình ôn hòa đã tố cáo chính quyền đã ra lệnh cho những thành phần bất hảo được trả tiền để tấn công vào dân chúng (tương tự với hình thức nhà nước Việt Nam xử dụng “quần chúng tự phát”).

Việc phe ủng hộ ông Mubarak xuất hiện bất ngờ tấn công vào người dân đang biểu tình đã xảy ra cùng lúc với việc các ký giả ngoại quốc bị tấn công, hành hung khi đang làm việc lấy tin. Sự việc này chưa từng xảy ra trong suốt 8 ngày biểu tình qua. Một phóng viên bị giật máy, cuớp tiền bạc, các giấy tờ tuỳ thân và bị đánh trọng thương đang được cấp cứu tại một nhà thương trong thủ đô.

Thế giới đã nhanh chóng lên án việc xử dụng bạo lực đối với những người dân biểu tình ôn hoà. Tổng thống Hoa Kỳ, ông Obama tuyên bố, Ai Cập phải tiến hành việc cải cách và đổi mới chính trị ngay tức khắc.