Posted by truongthondlb1
Dân Làm Báo (tin cập nhật) – Cuộc xuống đường đã bắt đầu vào tuần thứ ba.
Hôm qua chính quyền Mubarak vừa tuyên bố sẽ tăng 15% lương và tiền hưu trí cho hơn 6 triệu nhân viên chính phủ bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 tới đây. Động thái này nhằm giảm bớt sự phẩn nộ cũng như cố gắng lấy lại sự ủng hộ của dân chúng Ai Cập, đặc biệt là thành phần công chức, những người trực tiếp trong guồng máy vận hành của chính quyền. Hãng thông tấn AP cho biết, những người ủng hộ ông Mubarak tấn công vào đoàn biểu tình trong tuần qua chính là những công chức lãnh lương của chế độ.
Sinh hoạt tại thủ đô Cairo đang từ từ trở lại bình thường. Thời gian giới nghiêm được thu ngắn lại từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng. Cuộc biểu tình được thu nhỏ hơn vào chu vi quãng trường Giải Phóng (Tahrir). Dân chúng biểu tình đã dựng lều ngủ qua đêm và chuẩn bị lương thực cho tình trạng kéo dài. Tinh thần của những người biểu tình vẫn còn rất cao. Tài tử điện ảnh Ai Cập Khalid Abldalla có mặt trong đoàn biểu tình nói “Những người biều tinh ở quãng trường này muốn giải tán cái chế độ cảnh sát trị này, muốn huỷ bỏ đạo luật quân sự khẩn cấp, muốn giải tán cái quốc hội giả tạo không đại diện dân”.
Thái độ của chinh quyền Mubarak sẵn sàng đối thoại và nhượng bộ một số đòi hỏi của một số thành phần trong phe đối lập, cộng thêm sự phân hoá của phe đối lập và thái độ thụ động của quân đội đã làm cuộc xuống đường chống tham nhũng và độc tài ở Ai Cập thêm khó khăn. Để gia tăng thêm sức ép lên phe đối lập, Thủ Tướng Ahmed Shafiq, trong cuộc phỏng vấn truyền đi trên đài tuyền hình đã tuyên bố hàm ý có thể bắt giam bất cứ ai đến thăm tiến sĩ Mohamed ElBaradei, một trong những lãnh tụ đối lập từ nước ngoài về: “Cơ quan an ninh chưa bắt giữ một người nào đã tham dự cuộc xuống đường ở quãng trường Tahrir, nhưng nếu có bắt giữ, thì lý do là họ đã đến thăm một người đang tạo khó khăn cho chính phủ và đang bị theo dõi bởi lực lương an ninh”.
Đang có chỉ dấu bất mãn với Hoa Kỳ, khi một số người biểu tình cho rằng chính phủ Hoa Kỳ không đứng hẳn về phía nhân dân Ai Cập. Họ cho rằng việc chính phủ Hoa Kỳ lo sợ Ai Cập có thể trở thành một quốc gia Hồi Giáo cực đoan như Iran không có căn cứ và sai lầm. “Đây là cuộc cách mạng của nhân dân Ai Cập. Không phải của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo”.
Sự việc trớ trêu khi chính tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo đã vào bàn hội nghị với chính quyền độc tài Mubarak ngày hôm qua, trong khi những người xuống đường vì dân chủ, chống độc tài còn đang hô khẩu hiệu tại quãng trường Tahrir.
Chính phủ các quốc gia ở Âu Châu và Hoa Kỳ vẫn đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến tại Ai Cập, tuy nhiên những chỉ dấu cho thấy chế độ đang vượt qua cuộc nổi dậy của dân chúng và ông Mubarak có thể ngồi yên trên ghế Tổng Thống cho đến tháng 9 năm nay.
(theo tin từ Aljazeer,Washington Post, AlMasryAlYoum News, AP)
Thứ Hai, 7 tháng 2
Cuộc xuống đường vẫn tiếp diễn qua ngày thứ 14.
Hôm qua, 6 tháng 2, một cuộc họp mặt lịch sử đã diễn ra giữa một số đại diên phe đối lập và chính quyền Mubarak. Lần đầu tiên lãnh đạo của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, tổ chức mạnh nhất trong các phe đối lập đã bị đặt ngoài vòng pháp luật từ mấy chục năm qua, trực tiếp đối thoại với Phó Tổng Thống Suleiman…
Một số điểm quan trọng được thảo luận như mở rộng tự do báo chí, tự do ngôn luận, trả tự do tất cả những người biểu tình đã bị giam giữ trong hai tuần qua và việc hủy bỏ đạo luật quân sự khẩn cấp được lập ra từ năm 1981, trong tương lai. Thành phần phe đối lập tham dự ngoài tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo gồm có đại diện của đảng WAFD, đảng AHRAR, và 6 thanh niên thuộc tổ chức “January 25” (Ngày 25 tháng 1), tên của tổ chức này được đặt dựa trên ngày đầu tiên của cuộc xuống đường.
Tuy nhiên, theo những người đang tiếp tục kêu gọi biểu tình cho biết thì họ không thỏa mãn về buổi họp này vì cho rằng những tổ chức nói trên không đại diện cho họ. Tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo đã tuyên bố từ những ngày đầu là sẽ không thương lượng với chính quyền cho đến khi ông Mubarak từ chức, nhưng nay họ đã chuyển hướng, còn nhóm “Ngày 25 tháng 1” thì họ chưa được biết tới. Đối với những người này thì điểm đòi hỏi quan trọng của phe đối lập là Tổng Thống Mubarak phải từ chức ngay tức khắc vẫn chưa được đáp ứng.
Ông Mohamed ElBaradei, một trong những lạnh tụ của phe đối lập đã tỏ ý nghi ngờ về thiện chí của chính quyền Mubarak. Ông cho rằng nếu ông Mubarak vẫn chưa ra đi thì chính quyền có thể lấy sức trở lại và trả thù những người đã chống lại họ.
Trong khi đó những người đại diện tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, ông Mohammed Mursi và ông Mohamed Saad Al Katatni, đã tuyên bố rằng những thoả thuận đạt được với chính quyền Mubarak quan trọng cho tiến trình chuyển giao quyền lực và giải thể quốc hội đương thời. Họ cũng cho biết những người trách nhiệm trong việc tạo ra cuộc bạo loạn sẽ bị đem ra xét xử thích đáng. Ngày 1 tháng ba sắp tới, tổ chức này sẽ bắt đầu làm việc cùng chính quyền để sửa lại hiến pháp và cái tổ quốc hội.
Từ phía Hoa Kỳ, tổng thống Obama ủng hộ việc thay đổi chính quyền một cách hoà bình nhưng không tin tưởng vào tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo có thể đại diện cho tất cả các phe đối lập. Ông nói : “ Họ (Huynh đệ Hồi Giáo) không đại diện cho số đông tại Ai Cập, nhưng họ có tổ chức tốt. Vẫn còn rất nhiều các phe nhóm khác tại Ai Cập, còn nhiều nhà trí thức và các thành phần xã hội dân sự ở Ai Cập đã cùng đứng ra trong cuộc xuống đường. Tương lai của Ai Cập hiện đang nằm trong tay của chính nhân dân Ai Cập.”
Cũng trong ngày hôm qua, Tổng Bí Thư đảng cầm quyền Dân Chủ Quốc Gia đã từ chức. Con trai tổng thống Mubarak, ông Gamal Mubarak, cũng đã chính thức rút lui khỏi các vị trí trong đảng.
(Theo Aljazeera, CNN, AP, Egypt Daily News)
Thứ Bảy, 5 tháng 2 – Ngày thứ Sáu, “Ngày ra đi”, đã qua nhưng cả Tổng Thống Mubarak lẫn phe dân chủ đối lập vẫn giữ nguyên vị trí không bên nào nhượng bộ. Cuộc xuống đường tiếp tục bước qua ngày thứ 12, dù đã khuya nhưng vẫn có vài ngàn người tụ tập tại quãng trường Giải Phóng Tahrir, có những nhóm vừa hát vừa hô khẩu hiệu. Những người biểu tình nói “chúng tôi sẽ không lùi bước cho đến khi ông Mubarak bước xuống, chết hay được tự do”.
Cuộc xuống đường chống tham nhũng và độc tài của nhân dân Ai Cập đã bắt đầu nổ ra từ thứ Ba tuần rồi. Trên trang mạng “Tin Ai Cập hàng ngày” đăng tin gia sản của gia đình ông Mubarak lên tới 70 tỉ mỹ kim.
Theo tin của hãng thông tấn Aljazeera, giới “tin tặc” Ả Rập cũng đã nhập cuộc hỗ trợ cuộc xuống đường bằng cách đột nhập vào các trang mạng của chính quyền để dán những tuyên cáo và lời kêu gọi của phe đối lập.
Cũng theo hãng tin trên, đã có hơn một triệu người xuống đường trên các thành phố lớn ở Ai Cập trong ngày thứ Sáu. Những cuộc đụng độ giữa phe chống và ủng hộ tổng thống Mubarak đã giảm sút nhiều. Trong khi đó, các nhà báo Ai Cập và nước ngoài vẫn bị xách nhiễu. Trụ sở hãng thông tấn Aljazeera đã bị cảnh sát Ai cập tấn công, máy móc bị tịch thu. Trưởng văn phòng Aljazeera tại Cairo cùng với 2 phóng viên bị bắt giam. Bộ Y Tế Ai Cập cho biết đến nay đã có 11 người chết, trong đó có một ký giả Ai Cập và trên 900 người bị thương nhưng theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc thì con số này cao hơn nhiều, có hơn 300 người bị chết và hơn 5000 người bị thương.
Thủ tướng Hy Lạp, George Papandrerau đại diện cho Khối Liên Hiệp Âu Châu, đang trên đường đến Ai Cập để thảo luận với tổng thống Mubarak trực tiếp về nhưng quan tâm của khối này về những diễn biến đang xảy ra và những giải pháp cho giai đoạn chuyển tiếp.
Từ Washington, Tổng Thống Obama cùng với Thủ Tướng Canada, Stephen Harper, cùng kêu gọi Tổng Thống Mubarak hãy lắng nghe nguyện vọng của nhân dân Ai Cập và thực hiện việc chuyển giao quyền lực ngay tức khắc để nhanh chóng tái ổn định tình hình xã hội và chính trị.
Trước mắt, theo các bình luận gia, các áp lực ngoại giao từ thế giới và áp lực nội tại từ chính trong thành phần chính quyền sẽ là những yếu tố quyết định tình hình Ai Cập biến chuyển theo hướng nào.
(theo tin Aljazeera, CNN)
Thứ Sáu: Ngày ra đi của Mubarak ?
Tình hình Ai cập đang đến hồi quyết định. Hôm nay thứ Sáu, phong trào dân chủ đối lập tuyên bố sẽ tăng cường cuộc xuống đường và mục tiêu là dinh tổng thống với khẩu hiệu “Friday: Freedom is just a Palace Away” (tạm dịch “Thứ Sáu: Tự Do chỉ còn cách một toà nhà”). Họ tin tưởng rằng đây là “cú đẩy cuối cùng” để buộc Tổng Thống Mubarak phải ra đi.
Trả lời cuộc phỏng vấn đặc biệt của hãng thống tấn ABC News, Tổng Thống Mubarak nói ông ta đã “chán” làm tổng thống, sau 62 năm “phục vụ nhân dân” ông sẵn sàng bước xuống nhưng ông phải ở lại vì sự ra đi của ông sẽ mang lại nhiều rối loạn cho Ai Cập. Tuy ông vẫn chưa từ chức nhưng đây đã là chỉ dấu đầu tiên cho thấy đã có nhiều diễn biến lớn trong nội tình chính quyền độc tài Mubarak. Hiện nay ông Mubarak đang ở trong dinh Tổng Thống được canh giữ chặt chẽ với các đơn vị quân đội, dây kẽm gai và xe tăng bao bọc.
Mặc dù Thủ Tướng Ahmed Shafiq, đã chính thức lên án những hành vi xử dụng bạo lực, những cuộc đụng độ vẫn tiếp tục xảy ra trên đường phố nhưng với mức độ nhỏ hơn. Trong khi đó, giới truyền thông nước ngoài đã bị tấn công bởi chính những nhân viên an ninh của chính quyền. Theo báo cáo của Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (Committee to Protect Journalists (CPJ)), trụ sở tại New York, chỉ trong buổi chiều thứ Năm đã có 24 vụ bắt giữ, 21 vụ hành hung và 5 vụ máy móc bị tịch thu hay bị phá hoại. Trên hệ thống truyền hình quốc gia, Phó Tổng Thống Ai Cập đã nhắc tới vai trò của truyền thông và đổ lỗi cho các nhà báo đã tạo ra cuộc “nổi loạn” của dân chúng.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, bà Clinton đã lên án việc tấn công vào các nhà báo của chính quyền Ai Cập một cách mạnh mẽ “Đây là hành động vi phạm những hiệp ước quốc tế bảo đảm quyền tự do của báo chí và không thể chấp nhận được dù dưới bất cứ trường hợp nào”.
Một nhân viên Bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ cho hay đã có những tin tức người đứng đằng sau việc tấn công các nhà báo là Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Ai Cập.
Song song, tin từ Nhà Trắng cho biết chính phủ Hoa Kỳ đang xúc tiến việc đưa ra các giải pháp để cuộc thảo luận giữa các phe đối lập và chính quyền Ai Cập được xảy ra nhanh chóng, thúc đẩy Tổng Thống Mubarak phải từ chức ngay và chuyển giao quyền lực cho một chính phủ lâm thời mới với sự hỗ trợ của lực lượng quân đội. Chính phủ lâm thời sẽ phụ trách việc tiến hành tổ chức một cuộc bầu cử tự do và công bằng vào cuối năm 2011.
Tình hình đang biến chuyển nhanh chóng theo chiều hướng thuận lợi hơn cho phong trào dân chủ Ai Cập sau khi họ bị tấn công bằng vũ lực bởi phe ủng hộ ông Mubarak. Tuy nhiên không ai có thể biết trước kết quả sẽ ra sao trong vài giờ tới đây. Liệu Mubarak sẽ ra đi hay sẽ có một cuộc tắm máu như Thiên An Môn ở Trung Quốc ?
(theo Al Jazeera TV, CNN, AP, CTVNews)
Đụng Độ Lớn Ở Ai Cập
(Tin cập nhật) – Tin từ phóng viên Jon Leyne của hãng thông tấn BBC vừa cho biết “Quân đội quyết định sẵn sàng ủng hộ cuộc xuống đường của nhân dân Ai Cập”. Dù tình hình vẫn còn căng thẳng nhưng đây là chỉ dấu mạnh mẽ nhất cho thấy chế độ độc tài của đảng Dân Chủ Quốc Gia của ông Mubarak đang đến hồi kết thúc.
Để xoa dịu tình hình, Tổng thống Mubarak vừa tuyên bố con trai của ông, ông Gamal Mubarak, 46 tuổi, người dự định sẽ lên kế vị cha, cũng sẽ không tham gia cuộc bầu cử vào tháng 9 tới đây.
Tuy nhiên, lời tuyên bố này không có kết quả. Lãnh tụ đối lập, Tiến sĩ Mohamed ElBaradei đã từ chối không chấp nhận thương thuyết cho đến khi tổng thống Mubarak từ chức.
Phe đối lập cho hay nếu ông Mubarak không chịu từ chức thì một cuộc xuống đường quy mô sẽ xảy ra và lần này không phải ở quãng trường Giải Phóng Tahrir nhưng ở ngay dinh tổng thống.
(Tổng hợp từ CNN, BBC, Egypt News)
Bên cạnh đó, một sự kiện ngoạn mục vừa xảy ra, tân Thủ tướng Ai Cập, Ahmed Shafiq, người vừa được Tổng Thống Mubarak chỉ định hôm thứ Bảy, đã đứng ra xin lỗi nhân dân về vụ bạo loạn vừa xảy ra ngày hôm qua. Ông tuyên bố sẽ cho tiến hành điều tra việc tấn công vào dân biểu tình có phải là một âm mưu nhằm phá hoại các nhóm đối lập có tổ chức hay không.
Tân Thủ tướng Ai Cập - Ahmed Shafiq - xin lỗi nhân dân trên truyền hình
Cùng lúc, cựu Bộ trưởng Nội Vụ Ai Cập, Habib Adli, người phụ trách lực lựợng cảnh sát, an ninh toàn quốc và một số nhân viên chính phủ cao cấp trong nội các cũ của ông Mubarak vừa bị phong toả tài sản và cấm rời khỏi Ai Cập cho đến khi trật tự được vãn hồi và việc điều tra kết thúc.
Tính đến cuối ngày, đã có 5 người bị chết và 836 người bị thương. Mặc dù số người của phe ủng hộ thống thống Mubarak đã giảm sút đáng kể nhưng tình hình tại thủ đô Cairo vẫn rất căng thẳng.
(theo CNN)
*
Thứ Tư, ngày 2 tháng 2 – Không chịu nhượng bộ trước đòi hỏi của đoàn biểu tình, Tổng Thống Mubarak đã ngầm ra lệnh cho các thành phần ủng hộ tổ chức tấn công vào đoàn biểu tình ôn hoà. Trên hệ thống truyền hình ngoại quốc chiếu cảnh những người ủng hộ ông Mubarak đã cỡi ngựa, lạc đà, dùng kiếm và bom xăng tấn công vào dân biểu tình không có vũ khí tự vệ.
Cuộc đụng độ giữa hai bên đã khiến ít nhất 3 người bị chết và hơn 600 người bị thương. Trong khi đó, các đơn vị quân đội vẫn giữ thế thụ động không can thiệp. Với vũ khí và thái độ hung hãn sẵn sàng giết người, phe ủng hộ ông Mubarak đã chiếm được quãng trường Tahrir (Giải Phóng), nơi mà dân chúng đã thực hiện cuộc xuống đường lịch sử một cách ôn hoà trong suốt tám ngày qua.
Trong phần tường thuật của một ký giả Canada Martin Seemungal trực tiếp từ thủ đô Cairo cho biết, một người trong phe chống biểu tình ủng hộ ông Mubarak đã cho hay anh ta là công nhân của công ty xăng dầu quốc gia, được lệnh từ cấp trên đến chống cuộc biểu tình. Một người khác bị chết vì té từ trên cầu xuống bị nhận diện là nhân viên an ninh, nhưng lại mặc quần áo thường phục.
Những người biểu tình ôn hòa đã tố cáo chính quyền đã ra lệnh cho những thành phần bất hảo được trả tiền để tấn công vào dân chúng (tương tự với hình thức nhà nước Việt Nam xử dụng “quần chúng tự phát”).
Việc phe ủng hộ ông Mubarak xuất hiện bất ngờ tấn công vào người dân đang biểu tình đã xảy ra cùng lúc với việc các ký giả ngoại quốc bị tấn công, hành hung khi đang làm việc lấy tin. Sự việc này chưa từng xảy ra trong suốt 8 ngày biểu tình qua. Một phóng viên bị giật máy, cuớp tiền bạc, các giấy tờ tuỳ thân và bị đánh trọng thương đang được cấp cứu tại một nhà thương trong thủ đô.
Thế giới đã nhanh chóng lên án việc xử dụng bạo lực đối với những người dân biểu tình ôn hoà. Tổng thống Hoa Kỳ, ông Obama tuyên bố, Ai Cập phải tiến hành việc cải cách và đổi mới chính trị ngay tức khắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét