Tổng thống Hosni Mubarak: 82 tuổi, lãnh đạo Ai Cập từ 30 năm qua, lâu nhất Ai Cập thời cận đại. Lãnh tụ đảng Dân chủ Quốc gia đương quyền. Lên nắm quyền sau khi người tiền nhiệm, Anwar Sadat, bị ám sát. Vì chưa chính thức thấy ai kế vị và vì sức khỏe yếu kém, các nhà phân tích cho rằng Tổng thống đang chuẩn bị cho người con trai Gamal lên thay. VOA: Xin nói các lý do dẫn đến các cuộc biểu tình ở Cairo và các thành phố khác của Ai Cập?
Ông Stephen Cook: Đây là kết quả của nhiều năm bực bội và chán nản bị dồn nén. Trong vòng năm sáu năm qua, Ai Cập vẫn thường có biểu tình, nhưng lần này nó xuất phát từ ngày kỷ niệm của cảnh sát 25 tháng 1, cộng với tình hình tại Tunisia, khiến cho nhân dân Ai Cập có thêm động lực và một cảm giác rằng một lãnh đạo A-rập có thể bị loại bỏ quyền lực bằng sức mạnh nhân dân, là chuyện có thể xảy ra.
VOA: Tại sao lần này biểu tình có vẻ vững mạnh hơn trong khi những lần biểu tình trước đây thì chết yểu và nhanh chóng bị chính quyền dẹp bỏ?
Ông Stephen Cook: Tôi nghĩ chế độ hiện nay tại Ai Cập vẫn trông đợi lần này biểu tình chỉ là chuyện xảy ra trong ngày và mọi thứ sẽ trở lại bình thường giống như cũ. Nhưng có lẽ các cuộc biểu tình ở Tunisia kéo dài suốt tháng đã làm cho nhiều người Ai Cập có quyết tâm hơn và cũng muốn làm y như vậy.
VOA: Ở những nước như Jordan, Yemen và Libăng cũng có những cuộc biểu tình tương tự để đòi cơm ăn áo mặc, thất nghiệp, giá cả sinh hoạt tăng. Điều gì đã dẫn đến những sự phản đối dồn dập như thế?
Ông Stephen Cook: Chúng ta nên tách riêng Libăng vì tình hình tại đây có tính cách đặc thù. Trên khắp Trung đông, giống như Yemen, người dân đã chán ngán với các chế độ toàn trị và khinh bỉ giới lãnh đạo. Tại Ai Cập, kinh tế không là lý do quan trọng, mặc dù có những khẩu hiệu liên quan đến kinh tế; tại đây người ta muốn có một xã hội tự do hơn.
VOA: Tại Ai Cập, ông Mohammed El Baradei, một người mạnh mẽ chống đối chế độ đã trở về nước. Có phải sự trở về này châm dầu thêm cho các cuộc biểu tình chống chính phủ?
Ông Stephen Cook: Sự trở về của ông El Baradei rất quan trọng. Nếu ông có thể lãnh đạo những nhóm biểu tình rời rạc và nhiều xu hướng trên đường phố, ông ta sẽ có thể tạo cho phong trào này một sự đoàn kết và trở thành một trung tâm điểm cho cải cách và thay đổi; trở thành một thách thức lớn cho chế độ.
Trong khi đó, chính quyền đã gán cho các cuộc biểu tình này là do Muslim Brotherhood, một nhóm Hồi giáo đối lập lớn, giật giây. Mục đích là để nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ và có lý do để mạnh tay đàn áp.
Nhưng trong thực tế phong trào này chỉ do một luật gia thế tục lãnh đạo và chỉ muốn cải cách. Do đó, sự trở về của ông El Baradei là một diễn biến quan trọng.
VOA: Phải chăng Hoa Kỳ đang mắc kẹt vì ở vào thế đứng giữa Tổng thống Hosni Mubarak và người biểu tình?
Ông Stephen Cook: Tôi nghĩ chính quyền của Tổng thống Obama khó xử với Ai Cập hơn là với Tunisia, nhưng đến lúc nào đó cũng phải tôn trọng nguyên tắc.
Cách mà Bộ Ngoại giao Mỹ xử lý đối với tình hình Ai Cập khiến tôi thất vọng. Kêu gọi các bên tự chế trong khi rõ ràng là một bên không hề tự chế. Kêu gọi chế độ phải cải cách trong lúc này thì không còn hợp thời nữa.
Các vai chính hiện nay tại Ai Cập
Tổng thống Hosni Mubarak: 82 tuổi, lãnh đạo Ai Cập từ 30 năm qua, lâu nhất Ai Cập thời cận đại. Lãnh tụ đảng Dân chủ Quốc gia đương quyền. Lên nắm quyền sau khi người tiền nhiệm, Anwar Sadat, bị ám sát. Vì chưa chính thức thấy ai kế vị và vì sức khỏe yếu kém, các nhà phân tích cho rằng Tổng thống đang chuẩn bị cho người con trai Gamal lên thay.
Mohamed ElBaradei: Chuyên viên ngoại giao từng lãnh giải Nobel Hòa bình. Ông được quốc tế chú ý vì hay chỉ trích Tổng thống Mubarak và chính phủ. Chức vụ quan trọng sau cùng là Giám đốc IAEA, cơ quan nguyên tử năng quốc tế. Sống bên ngoài Ai Cập từ nhiều năm qua. Là người thành lập phong trào cải cách, ông lên tiếng sẵn sang lãnh đạo chính phủ lâm thời nếu Tổng thống Mubarak ra đi.
Bộ trưởng Omar Suleiman: Đứng đầu ngành tình báo và đồng minh đắc lực của Tổng thống Mubarak. Các nhà phân tích xem ông là người có thể kế vị ông Mubarak. Ông được quốc tế kính nể vì đóng vai trung gian hòa giải cho cuộc xung đột Israel Palestine và ngăn chận chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Ayman Nour: Nhân vật bất đồng chính kiến lập ra đảng Al Ghad, Ngày Mai. Tranh cử tổng thống chống ông Mubarak năm 2005 và sau đó đi tù về tội tham nhũng. Chính quyền trả tự do cho ông trước áp lực của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế.
Muslim Brotherhood, Huynh Đệ Hồi giáo: Tổ chức Hồi giáo cực đoan bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, nhưng vẫn giữ một vai trò chống đối quan trọng. Thành viên của họ giữ 20% ghế Quốc hội. Nhóm này lãnh đạo một phong trào ôn hòa nhằm cải cách chính trị và xã hội, tiến đến một quốc gia Hồi giáo.
Người biểu tình Ai Cập bất chấp lệnh giới nghiêm
Bất chấp lệnh giới nghiêm ban hành tối thứ Sáu, người biểu tình Ai Cập tiếp tục đốt phá các tòa nhà tại Cairo và chính quyền đã cho bố trí nhiều xe tăng.
Tổng thống Hosni Mubarak đã nới rộng giới nghiêm trên cả nước nhưng theo tin báo chí biện pháp này chẳng có nhiều hiệu quả ngăn chận bạo động.
Người biểu tình, mà người ta tin là có đến hàng vạn người, đòi Tổng thống Mubarak từ chức.
Có tin nói Tổng thống sẽ đọc bài diễn văn trước nhân dân nhưng không có cơ quan truyền thông nhà nước nào cho biết khi nào thì ông xuất hiện.
Người biểu tình tại Cairo bao vây các xe của lực lượng an ninh, và lật tung một chiếc trước khi đốt.
Tại nhiều nơi trong thành phố có nhiều đám cháy lớn, trong đó có một số tòa nhà chính phủ; và có người còn nghe cả tiếng súng trên đường phố.
Trụ sở của đảng Dân chủ Quốc gia đang cầm quyền là một trong những nơi bị đốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét