Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

Thời của những kẻ nhỏ bé

Posted on Tháng Ba 18, 2011 by truongthondlb1


Nguyễn Hưng Quốc – Trong bài “Một kiểu cách mạng mới” đăng ngày 22 tháng 2 năm 2011, tôi nêu lên một số đặc điểm nổi bật trong các nổi dậy tranh đấu cho tự do và dân chủ ở Trung Đông và Bắc Phi gần đây: một, thực sự mang tính quần chúng; hai, không gắn liền với một đảng phái hay một ý thức hệ nào cả; và ba, cũng không có cả lãnh tụ. Trong bài này, tôi xin khai triển thêm đặc điểm thứ ba ấy.

Nhiều nhà bình luận chính trị trên thế giới cho đó là sự khác biệt căn bản giữa sinh hoạt chính trị của thế kỷ 21 này với thế kỷ 20 vừa qua; đồng thời, đó cũng là món quà có ý nghĩa nhất mà internet đã mang lại cho nhân loại.

Trước, cuộc cách mạng nào cũng gắn liền với những tên tuổi lớn, đầy những huyền thoại, và có sức cuốn hút mãnh liệt đối với quần chúng. Ở nửa đầu thế kỷ 20, có Lenin ở Nga, sau đó, Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, Hồ Chí Minh ở Việt Nam, Fidel Castro ở Cuba, Gamal Abdel Nasser ở Ai Cập, Mustafa Kemal Ataturk ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mahatma Gandhi ở Ấn Độ. Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 có Nelson Mandela ở Nam Phi, Lech Walesa ở Ba Lan, Václav Havel ở Tiệp Khắc, Aung San Suu Kyi ở Miến Điện, v.v…

Còn bây giờ, trong cuộc cách mạng được mệnh danh là “cách mạng hoa nhài” ở một số nước Trung Đông và Bắc Phi, những hình ảnh nổi bật nhất, được giới truyền thông chú ý nhất và xem như là biểu tượng của các cuộc nổi dậy, là những ai?

Đó là:

Thứ nhất, Mohamed Bouazizi, 26 tuổi, làm nghề bán trái cây ở Tunisia. Anh thuộc loại người ít học, nghèo nàn và không có tham vọng chính trị gì cả. Anh sống bằng một cái nghề rất ư khiêm tốn và chỉ mong được sống qua ngày. Vậy thôi. Đến lúc bị cảnh sát bức bách và nhục mạ đến mức không thể chịu đựng được nữa, anh cũng chẳng biết làm cách gì khác hơn là tự hại bản thân mình: tự thiêu. Nhưng ngọn lửa thiêu cháy đó đã được lan truyền đi khắp nơi qua internet, thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh trong cả nước Tunisia, cuối cùng, làm đổ nhào chế độ độc tài Zine el-Abidine Ben Ali; hơn nữa, còn lan sang tận Ai Cập.

Thứ hai, Khaled Said, 28 tuổi, một chuyên viên về computer, bị cảnh sát Ai Cập bắt và đánh chết khi anh tìm cách tung lên mạng hình ảnh một số cảnh sát ăn cắp cần sa. Bạn bè anh đã nhanh chóng tung bức ảnh thân thể bầm dập của anh lên internet, và cũng giống như Mohamed Bouazizi ở Tunisia, Khaled Said đã trở thành mồi lửa làm bùng cháy cuộc cách mạng ở Ai Cập, cuối cùng, thiêu rụi cả sự nghiệp kéo dài cả ba chục năm của Tổng thống Hosni Mubarak.

Thứ ba, Wael Ghonim, 31 tuổi, kỹ sư computer, trưởng phòng tiếp thị của Google ở Trung Đông và Bắc Phi. Xúc động trước cái chết thảm thương của Khaled Said, Ghomin đã lập trang Facebook “Tất cả chúng ta đều là Khaled Said” được rất đông thanh niên và sinh viên theo dõi. Cảm thấy nguy hiểm, cảnh sát Ai Cập bắt anh. Việc bắt bớ ấy đã làm dấy lên làn sóng tranh đấu không những tại Ai Cập mà còn cả khắp thế giới qua nhiều tổ chức quốc tế khác nhau. Cuối cùng, chính quyền Ai Cập buộc phải thả anh. Nhưng lúc ấy đã quá muộn. Cuộc cách mạng dân chủ ở Ai Cập đã tiến đến cao trào, không ai có thể ngăn chận được nữa.

Trước cuộc cách mạng hoa nhài ở Tunisia và Ai Cập, một phụ nữ vô danh ở Iran, Neda Agha-Soltan, cũng suýt làm sụp đổ chính phủ Mahmoud Ahmadinejad khi cô bị cảnh sát đánh chết ngoài đường phố vào ngày 20 tháng 6 năm 2009. Cho đến nay, không ai biết chắc lý do tại sao cô bị cảnh sát đánh chết: Cô tham gia một đoàn biểu tình hay chỉ là khách bàng quan tình cờ đi ngang qua đó? Nhưng hình ảnh cô quằn quại dưới trận đòn ác nghiệt của cảnh sát đã được nhiều người qua đường chụp và tung lên mạng khiến dân chúng căm phẫn và tạo nên những cuộc biểu tình rầm rộ ở Iran.

Tất cả những người trở thành trung tâm của các cuộc cách mạng, hoặc đã hoàn thành (ở Tunisia và Ai cập) hoặc còn dang dở (ở Iran) đều có một số điểm chung:

Một, họ đều còn trẻ và hoàn toàn vô danh trước đó.

Hai, họ tuyệt đối không có tham vọng hay toan tính gì về chính trị cả.

Ba, với những mức độ khác nhau, họ đều là những nạn nhân của các chính quyền bạo ngược.

Tuy vậy, tất cả đều trở thành những hình ảnh trung tâm, góp phần làm bùng nổ cách mạng (trường hợp của Mohamed Bouazizi, Khaled Said và Neda Agha-Soltan) hoặc đẩy cách mạng đến chỗ toàn thắng (trường hợp của Wael Ghonim). Dù còn sống hay đã chết thì họ cũng không hề là “lãnh tụ”, bất kể ở phạm vi hay với tầm vóc nào. Mà, thật ra, nói cho cùng, ngay cả khi cách mạng đã thành công, người ta cũng không hề thấy bóng dáng một lãnh tụ nào.

Có thể nói, khác với mọi cuộc cách mạng khác trong lịch sử, cuộc cách mạng hoa nhài ở Trung Đông và Bắc Phi gần đây và có lẽ, hiện nay nữa, đều xuất phát từ và hoàn tất bởi những con người hoàn toàn vô danh. Nhiều nhà nghiên cứu chính trị cho rằng, với các biến động ấy, chúng ta đang giã từ một kỷ nguyên – kỷ nguyên chính trị gắn liền với các vĩ nhân (big-man theory of politics) để bước vào một kỷ nguyên mới trong lịch sử – kỷ nguyên của những người nhỏ bé (small-person era of history).

Thật ra, kỷ nguyên ấy đã manh nha và có thể được nhìn thấy ngay ở các quốc gia dân chủ và phát triển nhất. Như Mỹ, chẳng hạn. Chiến thắng của Barack Obama vào năm 2008 cũng là chiến thắng của những con người nhỏ bé: thay vì vận động sự tài trợ của các đại công ty và đại tư bản như tất cả các ứng cử viên khác, Obama và ủy ban tranh cử của ông đã khôn khéo, qua các phương tiện truyền thông hiện đại, từ email đến facebook và twitter, vận động quần chúng rải rác khắp nơi. Số tiền mỗi người đóng góp rất khiêm tốn, trung bình chỉ khoảng 80 đô la. Nhưng có đến trên ba triệu người hiến tặng. Nhân lên: hơn nửa tỉ! Trở thành kỷ lục trong lịch sử tranh cử tại Mỹ. Trong cuộc vận động tranh cử vào năm 2012 sắp tới, có lẽ ông cũng tiếp tục theo đuỗi chiến lược ấy nhưng với một mục tiêu nhiều tham vọng hơn: đạt được khoảng một tỉ đô.

Nhờ đâu những con người nhỏ bé ấy làm nên lịch sử?

Câu trả lời hầu như ai cũng xác nhận: internet!

Nguyễn Hưng Quốc

http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/quoc/thoi-cua-nhung-ke-nho-be-03-17-2011-118188769.html

Nuclear, cụ “Dùa” và bịch sữa Vinamilk

Posted by truongthondlb1


Đào Tuấn – Bài bị dừng. Lý do dừng: Bị tuýt còi tập thể. Cậu em bảo: Bác Khải hôm nay gọi điện hỏi bài vở sao. Không đăng được là muối mặt anh ạ. Mình chẳng biết trả lời sao, đành ậm ừ rằng các báo nó cũng chỉ lởn vởn chuyện bên Nhật cả, chả nhẽ bảo để anh đăng…blog. Mình biên ra đây mấy cái tuýt còi gạch đầu dòng để anh em báo chí cùng biết mà đi cho đúng lề…

Tuần này mình có mấy lần “nháy con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái”. Chuyện rất vớ vẩn: Cái lò phản ứng hạt nhân nó nổ, dù là nổ bên Nhật, hoặc chính xác hơn là đến ở bên Nhật nó còn nổ, thì ít nhất cũng phải xem lại cái điện hạt nhân bên mình. Cái đó là phản xạ thông thường. Là lẽ thường. Đến bọn khoai tây EU còn đề nghị các nước châu Âu kiểm tra lại vẫn đề an toàn điện hạt nhân, thằng Đức còn thậm chí đóng cửa 7 lò phản ứng, hay gần mình nhất là thằng đầu đen Philippines còn xem lại chiến lược phát triển hạt nhân thì sao VN ngàn năm văn hiến mình mũ ni che tai bảo: An toàn an toàn được.

Mình với cậu em cùng phòng 2 thằng hì hụi tìm tìm, đọc đọc, điện điện, hẹn hẹn. Nó, thì phỏng vấn bác Nghiêm Vũ Khải. Bác này có bằng tiến sĩ vật lý, lại là quan chức Quốc hội, không hỏi bác í thì còn hỏi ai. Ý kiến của bác í mà không đăng thì còn đăng ý kiến của ai. Mình thì phỏng vấn giáo sư Phạm Duy Hiển, cũng chuyên gia vật lý hạt nhân đầu ngành. Bà chị mình, từng phỏng vấn bác Hiển, bảo: Hay lắm, hay lắm. Ông cụ còn nói cả chuyện vì chuyện tiền nong vay mượn mà mấy thằng Ngô Ngá lắc đầu. Rồi cả chuyện đòi xây đến 4 lò phản ứng mà tay không bắt giặc ra sao.

Hồi xưa hay chơi điện tử, trò StarCraft, cứ nghỉ đến hồi bọn Terran cho một cái chấm đỏ giữa nhà để đánh quả nuclear mà rợn tóc gáy. Cái lò phản ứng hạt nhân nổ có khác gì quả bom. Huống chi bác Khải bảo việc chống lại sóng thần cấp độ lớn là một thách thức lớn, nhất là khi Dự án Ninh Thuận lại nằm sát bờ biển, chả khác quái gì Fukushima.

Nhưng chuyện không đơn giản. Bài bị dừng. Lý do dừng: Bị tuýt còi tập thể. Cậu em bảo: Bác Khải hôm nay gọi điện hỏi bài vở sao. Không đăng được là muối mặt anh ạ.

Mình chẳng biết trả lời sao, đành ậm ừ rằng các báo nó cũng chỉ lởn vởn chuyện bên Nhật cả, chả nhẽ bảo để anh đăng…blog.

Mình biên ra đây mấy cái tuýt còi gạch đầu dòng để anh em báo chí cùng biết mà đi cho đúng lề:

Rùa Hồ Gươm đưa hạn chế, tốt nhất là không đưa

Giảm tin cướp giết hiếp, chuyện vụ án, không bôi nhọ chế độ

Báo Lao động, Pháp luât đưa tin bài về ngày 8.3, nêu nhiều phụ nữ không có ngày 8.3, nhất là phụ nữ nông thôn, nghèo khó… là không nên.

Bee.net đưa tin thủ tưởng Putin nhận hối lộ không có nguồn chính xác, thông tin chưa được kiểm chứng là không được; ngoài ra một số báo đưa tin tổng thống LYBYA có những điểm hạn chế này kia, khiếm khuyết này nọ là không nên, vì thông tin chưa được kiểm chứng, chỉ đưa theo một số nguồn tin nước ngoài đối lập, không có lợi cho ngoại giao sau này.

Về động đất và sóng thần của Nhật, chỉ đưa tin theo nguồn tin chính thống của Nhật, không đưa tin theo nguồn phương Tây nhất là trong vấn đề hạt nhân, không gắn với việc phát triển hạt nhân của Việt nam, không gây hoang mang trong lao động và tu nghiệp sinh của VN tại Nhật.

Về đường dây đẻ thuê ở Thái Lan không đưa rõ tên người tham gia, đưa tin thận trọng tránh việc bị Liên hiệp quốc đưa ta vào các nước buôn bán người.

Không đưa tin Vinamilk bị làm giả, bị đưa vật lạ vào để tống tiền, tránh bị kẻ gian bắt chước.

Báo chí phương tây đưa Việt Nam vào 1/10 quốc gia là kẻ thù của Internet. Đề nghị các báo có bài phản ứng. Bộ TT&TT sẵn sang trả lời phỏng vấn về việc báo chí phương Tây xuyên tạc vấn đề này.

Chuyện Nuclear Việt Nam mình có thể tự giải thích (cho mình) được vì sao bị tuýt. Nhưng chuyện “cụ dùa” hay Vinamilk vì sao thì mình cũng chịu. Chả nhẽ lại hỏi cái đầu gối.

Đào Tuấn

http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=5231

Cứu rùa – Quốc gia đại sự ?

Posted on Tháng Ba 18, 2011 by truongthondlb1


Lê Dũng – Khi cả thế giới đang lo méo mặt về sự cố hạt nhân tại Nhật và Canada, Đức phải đóng cửa 7 nhà máy để ra soát lại an toàn thì ở ta đang lo …cứu rùa.

Khi nước bạn ta là Nhật đang để tang các nạn nhân của động đất, sóng thần, sứ quán Nhật tại ta mở sổ tang để bạn bè đến viếng đồng bào của họ thì một số đông dân “trí thức, trí ngủ” xứ ta đang xúm vào ném đá hòng giết cô “Lượm” và đứa con bé bỏng của cô ấy.

Cả thế giới đang lo lắng bởi trái đất đang trở mình, mặt trăng đang tiến gần chúng ta, những biến động chưa thể lường trước được ảnh hưởng đến sự tồn vong của loài người thì ở xứ ta đang lo chống đỡ lạm phát, bão giá. Chính phủ è cổ ra điều tiết tiền, vàng, đô – vài xu lẻ so với một Quốc gia bé nhỏ là bạn Nhật.

Việc lớn của chúng ta đang là con rùa, cô Lượm, vàng thỏi hay vàng miếng, trường mẫu giáo phải có …vườn cây, học sinh cấp 3 phải đi học … không bằng xe máy, không dùng điện thoại, đi xe máy phải đội mũ, muốn có hộ khẩu phải có nhà, muốn có sổ đỏ nhà thì phải có …hộ khẩu…

Xem ti vi chiếu cảnh các lãnh đạo ta đến chia buồn với đại sứ Nhật tại sứ quán của họ cũng thấy buồn thêm : một ông bộ trưởng của ta bụng to ngồi ngả roài ra xa lon như vừa đi bia hơi giữa trưa hè về, bối cảnh rất mâu thuẫn giữa hai luồng thẩm mỹ : tai nghe và mắt thấy, buồn !

Xem bà con văn phòng đi làm giữa trời mưa giá rét căm căm mà còn cố mang theo cái cặp lồng cơm đến văn phòng để ăn trưa khiến lòng thêm tê tái …dại.

Nhìn đám trâu bò vùng cao đứng giữa trời băng giá, tuyết phủ đầy đầu rồi dự đoán mai ti vi lại đăng tin cả ngàn con trâu bò chết vì giá lạnh mà chắc không thể buồn hơn. Sao chỉ đạo nuôi con gì mà không chỉ đạo cho bà con biết làm cho nó cái nhà tranh để chui vào tránh rét cho khỏi chết ?

Lại thấy tin ta sắp bắn được vệ tinh tự sản xuất lên quỹ đạo mà lại thấy buồn…tè. Cái lưới bắt rùa mua tận Nhật mà mới kéo thử đã bục rồi thì sao làm được cái xe máy cho ra hồn đã huống hồ là vệ tinh hay thiết bị vệ sinh …Inax.

Nhìn cả ngàn ô tô mới tinh bên nước bạn ngổn ngang bẹp dí ước gì mai bạn cho ta nhập về tân trang bán lại giá rẻ cho dân mình để đỡ mất nhiều tiền đô nhập siêu xe mới.

Cứ nhìn lại thấy tiếc, thấy buồn, thấy ngán, thấy chướng, thấy xứ ta bé nhỏ nghèo nghèo mà xinh – an toàn.

http://vn.360plus.yahoo.com/Elec-Life/

50 người hùng ở nhà máy hạt nhân

Posted by truongthondlb1


Những người can trường bám trụ lại “tử địa”, quên mình chiến đấu để tránh cho Fukushima khỏi một thảm họa tồi tệ nhất. Họ là 50 nhân viên của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Trước khi xảy ra động đất, có 800 kỹ thuật viên, kỹ sư… làm việc tại nhà máy này. Không sơ tán cùng 750 đồng nghiệp, họ đã chấp nhận đương đầu với nồng độ phóng xạ ngày càng cao để tiếp tục nhiệm vụ…

Khi tình hình ngày càng căng thẳng, vẫn còn 50 người chấp nhận hy sinh để cứu Fukushima khỏi trường hợp xấu nhất.


Ban quản trị TEPCO cúi đầu xin lỗi khi ra lệnh sơ tán nhân viên tại Nhà máy Fukushima số 1, chỉ để lại nhóm 50 người
Hôm 15.3, chính quyền Tokyo chính thức công nhận mức phóng xạ tại khu vực quanh Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 gây nguy hiểm cho sức khỏe. Sau những sự cố cháy nổ liên tục, Reuters dẫn nguồn tin chính phủ thông báo mức phóng xạ 400 millisievert/giờ đã được ghi nhận gần lò phản ứng số 4. Trong khi đó, chỉ cần phơi nhiễm hơn 100 millisievert/năm đã có nguy cơ dẫn đến ung thư. Trong vòng bán kính 30 km quanh nhà máy, hàng trăm ngàn người đã được gấp rút di tản hoặc cố thủ trong nhà. Sự cố hạt nhân tại Fukushima hiện được xem là một trong những trường hợp nghiêm trọng nhất kể từ vụ nổ Chernobyl.

Vậy mà vẫn có những người can trường bám trụ lại “tử địa”, quên mình chiến đấu để tránh cho Fukushima khỏi một thảm họa tồi tệ nhất. Họ là 50 nhân viên của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Trước khi xảy ra động đất, có 800 kỹ thuật viên, kỹ sư… làm việc tại nhà máy này. Không sơ tán cùng 750 đồng nghiệp, họ đã chấp nhận đương đầu với nồng độ phóng xạ ngày càng cao để tiếp tục nhiệm vụ.

Cảm tử quân thời bình

Hệ thống làm lạnh của các lò hạt nhân tại Nhà máy Fukushima số 1 bị hư hỏng vì động đất và sóng thần. Theo Le Figaro, nhiệm vụ của những người ở lại là bơm nước biển vào các lò hạt nhân để tránh cho các thanh nhiên liệu trong lõi lò không bị tan chảy thành “nham thạch” có độ phóng xạ cực kỳ cao. Ngoài việc bơm nước, có rất nhiều thao tác cứu hộ chỉ có thể thực hiện bằng tay, như mở van giảm áp để tránh cháy nổ. Mang trang phục đặc biệt chuyên chống phóng xạ và đeo mặt nạ dưỡng khí để tránh hít phải khí ô nhiễm, nhóm nhân viên trên luôn trong tư thế sẵn sàng, bất kể ngày đêm hay đang lúc tuyết rơi lạnh giá. Hôm qua, 50 “cảm tử quân thời bình” chỉ tạm lánh khỏi Nhà máy Fukushima số 1 một thời gian để mức phóng xạ giảm bớt, rồi lại quay về tiếp tục nhiệm vụ. Le Figaro dẫn nguồn thông cáo từ Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), cơ quan quản lý nhà máy Fukushima số 1, cho biết tính đến hôm qua, ít nhất 15 người đã bị thương.

Tờ Le Parisien dẫn lời Giám đốc chuyên trách tình trạng khẩn cấp Julien Collet thuộc Cơ quan An ninh hạt nhân Pháp (ANS) cho biết: “Các nhân viên cứu hộ đặc biệt này thực hiện nhiệm vụ từ một phòng điều khiển của nhà máy hoặc ở sát các lò phản ứng đang gặp sự cố”. Theo ông Collet, để giảm thiểu nguy cơ cho nhóm 50 người, họ được chia thành nhiều nhóm thay phiên nhau “tác chiến” và luôn phải nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất để giảm thời gian tiếp xúc với môi trường nhiễm phóng xạ.

Trên nguyên tắc, bụi phóng xạ không thể bám trên trang phục bảo hộ của họ, tuy nhiên, khó có thể tránh hoàn toàn nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Tại Chernobyl, các nhân viên cứu hộ cũng được mặc trang phục trùm kín người nhưng vẫn có nhiều người bị nhiễm phóng xạ. Bác sĩ Patrick Smeesters chuyên ngành y học hạt nhân nhận định trên Đài truyền hình RTBF: “Chính quyền Nhật đã làm mọi cách để tránh công việc của 50 nhân viên Nhà máy Fukushima số 1 không quá mức nguy hiểm. Nhưng rõ ràng là họ đã phải nhận lượng phóng xạ rất cao, có thể dẫn đến nguy cơ ung thư về lâu dài. Quả thật những vị anh hùng này đã hy sinh vì mọi người”.

Theo Thanh Niên

http://haydanhthoigian.wordpress.com/2011/03/17/50-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-hung-%E1%BB%9F-nha-may-h%E1%BA%A1t-nhan/#more-11974

Xấu hổ

Posted by truongthondlb1


KTS, Họa sĩ Lý Trực Dũng (basam.info) - Xin đừng để người dân Nhật Bản hiểu lầm người Việt Nam vô ơn bạc nghĩa đối với bè bạn, với những người đã giúp Việt Nam tận tình những năm tháng khó khăn trong chiến tranh, trong xây dựng đất nước. Không ít anh chị bức xúc: “Đã không giúp thì thôi, nếu giúp thì giúp cho tử tế!” “Đừng để người ta cười coi khinh dân mình .” Chiều nay,15/3/2011, cháu Thanh,một thanh niên lái xe ô tô mà tôi hay thuê đi có công việc, bày tỏ: “200.000 USD, chưa mua nổi một cái xe ô tô xịn mà nhiều đại ca Việt Nam đang đi. Đúng là buồn cười !!! ”

Toàn thế giới đang chứng kiến thảm họa động đất và sóng thần khủng khiếp nhất trong lịch sử Nhật Bản từ 140 năm nay, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người và hiện còn có hơn 10.000 người mất tích mà người ta sợ rằng đã bị sóng thần cuốn trôi từ ngày 11/3/2011. Hàng triệu người Nhật Bản đang thiếu lương thực, hàng trăm ngàn người phải sơ tán khẩn cấp, sống trong cảnh màn trời chiếu đất, thiếu diện nước …Nhiều thành phố bị sóng thần tàn phá hoàn toàn. Nguy cơ dò rỉ hạt nhân khủng khiếp sau 3 vụ nổ tại các lò phản ứng hạt nhân ở thành phố Fukushima đang treo trên lơ lửng trên đầu nước Nhật.Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố: “ Nhật đang phải gánh chịu thảm họa lớn nhất sau chiến tranh thế giới II ”. Rất nhiều nước lập tức tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật, gửi các đội cứu nạn, y tế… đến Nhật để cứu các nạn nhân của thảm họa thiên tai quá sức tưởng tượng này.

Trong bối cảnh đó, ngày 13/3/2011 báo chí và TV Việt Nam đưa tin : “Chính phủ Việt Nam đã quyết định trợ giúp nhân dân Nhật Bản 200.000 USD để góp phần khắc phục hậu quả do trận động đất và sóng thần gây ra.” Cùng lúc các báo cũng đăng tin tại quốc gia có nhiều khó khăn như Afghanistan, chính quyền tỉnh Kandahar đã gửi 50.000 USD giúp nhân dân Nhật Bản.

Theo báo chí, Việt Nam thuộc nhóm dẫn đầu tăng trưởng kinh tế. Năm 2008, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên bố : “Dự trữ ngoại hối ròng của Việt Nam là 20,7 tỉ USD”. Người ta nói đến con Hổ, con Rồng Việt Nam…Một Việt Nam đáng tự hào. Vậy mà Chính phủ Việt Nam quyết định trợ giúp nhân dân Nhật 200.000 USD?

200.000 USD, khoảng hơn 4 tỉ VNĐ. Chưa đủ tiền xây chỉ một trong nhiều cái tượng đài không đáng có mà chúng ta đang dựng tràn lan khắp nơi. Chỉ đủ tiền mua đúng 4m2 đất ở trung tâm Hà Nội. Chỉ là một con số lẻ so với số tiền người ta đổ vào lễ hội Ngàn Năm Thăng Long vừa qua. Còn ít hơn số tiền 262.000 USD mà Huỳnh Ngọc Sĩ nguyên giám đốc BQL dự án xây dựng Đại lộ Đông-Tây và Môi trường nước nhận từ một nhà thầu Nhật.

Vì sao lại 200.000 USD? Việt Nam chúng ta có quá nghèo đến cái mức chỉ có thể giúp nhân dân Nhật Bản anh em trong cơn hoạn nạn khủng khiếp này chỉ 200.000 USD? Quả thực cá nhân tôi và nhiều bạn bè của tôi đều cảm thấy xấu hổ, ngượng vì không hiểu nhân dân Nhật Bản sẽ nghĩ gì khi họ nhận được thông tin trên. Xin đừng để người dân Nhật Bản hiểu lầm người Việt Nam vô ơn bạc nghĩa đối với bè bạn, với những người đã giúp Việt Nam tận tình những năm tháng khó khăn trong chiến tranh, trong xây dựng đất nước. Không ít anh chị bức xúc: “Đã không giúp thì thôi, nếu giúp thì giúp cho tử tế!” “Đừng để người ta cười coi khinh dân mình .” Chiều nay,15/3/2011, cháu Thanh,một thanh niên lái xe ô tô mà tôi hay thuê đi có công việc, bày tỏ: “200.000 USD, chưa mua nổi một cái xe ô tô xịn mà nhiều đại ca Việt Nam đang đi. Đúng là buồn cười !!! ”

Nên nhớ, dù trực tiếp hay gián tiếp, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều phải cảm ơn nhân dân Nhật Bản đã tích cực phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và sau khi Việt Nam thống nhất, ngoài khoản viện trợ không hoàn lại rất lớn trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, dạy nghề …Nhật Bản là nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 30% tổng vốn ODA của cộng đồng quôc tế cam kết giúp Việt Nam. Theo báo chí, tổng vốn ODA Nhật Bản giúp Việt Nam từ 1992 đến 2011 khoảng 15 tỉ USD! Chỉ riêng trong năm 2011 này là 1,76 tỉ USD. Đây là trợ giúp rất to lớn của nhân dân Nhật Bản để Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng,cầu đường, sân bay, nhà máy điện …

KTS, Họa sĩ Lý Trực Dũng

http://basam.info/

Mây phóng xạ, bóng ma đe dọa cả hành tinh

Posted by truongthondlb1


Lê Phước - Cả thế giới đang dõi theo từng « hơi thở » của nhà máy hạt nhân Fukushima Nhật Bản. Nếu điều bất trắc xảy ra, những đám mây phóng xạ không phân biệt được ranh giới quốc gia, mà sẽ đe dọa rất nhiều nước. Phân tích sự việc này, Libération nhận định « Mây phóng xạ, mối đe doa ám ảnh toàn cầu ».



Một đám khói lớn thoát ra từ Trung tâm hạt nhân Fukushima Daiichi. Ảnh chụp lúc 10 giờ sáng (02h00 GMT), ngày 16/3/ 2011.
Reuters/Tokyo Electric Power Co (TEPCO)/Handout
Những sản phẩm phân rã phát ra từ các nhà máy hạt nhân bao gồm khí và bụi. Khí này rất dễ phát tán. Trong hỗn hợp khí đó người ta thấy có chất phóng xạ i-ốt và nhiều loại khí hiếm khác như kryton hay xénon. Trong đó, độc hại nhất là chất phóng xạ i-ốt, nó có thể gây bệnh ung thư. Còn trong bụi thì có chất plutonium, uranium, césium…Thế nhưng, theo Libération, thật khó xác định chính xác thành phần cấu tạo của hỗn hợp phóng xạ này.

Liên quan đến tình hình tại nhà máy hạt nhân Fukushima, người ta chỉ có thể khẳng định được hiện tượng tăng hàm lượng phóng xạ xung quanh nhà máy, chứ chưa thể xác định chính xác những yếu tố phóng xạ hiện diện. Dù vậy, Chúng ta vẫn có thể đưa ra giả thuyết dựa trên thành phần chất đốt phóng xạ được sử dụng ở nhà máy Fukushima. Một trong những lò phản ứng ở đây sử dụng nhiên liệu hỗn hợp MOX ( một loại hỗn hợp của uranium nghèo và plutonium) và uranium giàu.

Theo các nhà khoa học, thành phần cấu tạo của mây phóng xạ phụ thuộc vào việc chất đốt đã được nạp vào lò lâu hay chưa. Trong lò phản ứng vừa đề cập, những thanh đốt MOX chỉ được nạp vào lò hồi tháng 10 rồi. Vì thế, nó còn mới và chứa ít chất phân rã phóng xạ. Cũng giống những đám mây bình thường, mây phóng xạ bay trong bầu khí quyển. Một khi được thải ra khỏi lò, những chất cấu tạo nên đám mây này sẽ phát tán trong không khí. Vận tốc và hướng bay của mây phóng xạ lệ thuộc vào điều kiện thời tiết và độ cao của nó. Nếu mây phóng xạ ở độ cao 1 000m, nó có thể bay khắp thế giới.

Libération nhắc lại việc mây phóng xạ trong thảm họa Tchernobyl đã lan tới Châu Âu chỉ trong vài ngày.Thêm vào đó, nếu phân tử phóng xạ càng nóng, thì nó sẽ bay lên càng cao và càng nhanh. Khi có mưa hay có tuyết rơi, bụi phóng xạ sẽ lẫn vào trong nước để rơi xuống đất và sông biển.

Từ tối hôm qua (15/3), hướng gió thổi về phía Thái Bình Dương với vận tốc từ 20 đến 30km/h. Theo dự báo của đài khí tượng Pháp, hiện tượng này sẽ kéo dài trong những ngày tới. Một nhà khoa học cho rằng, Tokyo cách nhà máy Fukushima đến 250 km, vì thế nếu có mây phóng xạ, thị bầu khí quyển cũng có thời gian phát tán và làm yếu những phân tử phóng xạ trong không khí. Khi đó, dù có chạm đất, thì độ phóng xạ cũng đã giảm đi nhiều.

Còn về mức độ ảnh hưởng của Fukushima đối với thế giới, các chuyên gia đánh giá, hiện tại gió chỉ đạt 30 km/h, vì thế nếu có mây phóng xạ thì cũng phải mất nhiều ngày nữa mới tời bờ bên kia Thái Bình Dương để đi vào lãnh thổ Canada và Hoa Kỳ. Nếu việc đó xãy ra thì hệ thống máy đo phóng xạ của hai nước này sẽ lập tức phát hiện. Libération dẫn lời các chuyên gia kết luận : hiện tại vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn được điều gì.

Tinh thần quả cảm của những nhân viên bám trụ nơi xảy ra tai nạn

Cũng liên quan đến nguy cơ hạt nhân ở Nhật Bản, Le Figaro thể hiện lòng kính phục đối với những nhân viên còn bám trụ tại nhà máy để tìm cách cứu các lò phản ứng. Bài viết có hàng tựa « Lính quyết tử chống thảm họa hạt nhân : những vị anh hùng chấp nhận hy sinh ».

Tờ báo cho biết, bình thường tại nhà máy Fukushima có đến 800 nhân viên làm việc. Thế nhưng, hiện tại tình hình quá nguy kịch, hầu hết tất cả đã được sơ tán, chỉ còn 50 người « chiến đấu ». Mục tiêu cuối cùng của họ là bất chấp tính mạng để cứu các lò phản ứng nhầm tránh cho mọi người thảm họa phóng xạ hạt nhân. Nhiệm vụ cụ thể của họ là bom nước để làm nguội lò phản ứng. Họ phải phải làm việc trong điều kiện hết sức nguy hiểm với khả năng phơi nhiễm phóng xạ rất cao. Trong vụ Tchernobyl, hàng chục người ở lại cứu lò đã phải chết một tháng sau đó.

Ở Fukushima, tình hình rất đáng quan ngại. Độ phóng xạ đo được trên thực địa là rất cao. Tối qua trong phòng điều hành của lò phản ứng số 4, hàm lượng phóng xạ đã cao đến mức các kỷ sư hầu như không thể làm việc được. Theo đánh gia của các chuyên gia , độ phóng xạ ở đây đã rất cao, sợ rằng các nhân viên sẽ không thể tiếp tục bám trụ.

Trong cơn họan nạn người dân Nhật hiểu thêm về thủ tướng

Trong tình hình nước sôi lửa bỏng, người đứng đầu chính phủ Nhật đã dần cải thiện được hình ảnh của mình trong lòng người dân. Thông tin này được đăng trên nhật báo Les Echos qua bài viêt « Thủ tướng Naoto Kan tỏ rõ mình Trong nghịch cảnh ».

Tờ báo cho biết, theo nguồn tin hành lang, phóng viên của tờ Kyodo News đã nghe trộm được câu chuyện về thủ tướng Naoto Kan. Ông đã nỗi giận và lớn tiếng trách tập đoàn Tepco, tập đoàn điều hành nhà máy hạt nhân Fukushima, khi tập đoàn này chậm cung cấp thông tin diễn biến tại hiện trường. Từ khi xảy ra sóng thần, để khẳng định quyết tâm đối phó thảm họa, ông này đã phá đi những cung cách vui tươi thường thấy của những vị lãnh đạo.

Những ngày qua, ông Naoto Kan luôn ở tiền tiêu trong « cuộc chiến » lịch sử này. Ông thường xuyên có mặt ở những vùng bị thiên tai trong bộ đồng phục công nhân màu xanh và liên tiếp tổ chức những cuộc họp về thảm họa. Tháng rồi, chỉ số tín nhiệm của người dân Nhật đối với ông xuống dưới 20%. Giờ đây, trong nghịch cảnh, người dân bắt đầu hiểu thêm về vị nguyên thủ của mình.

Phương Tây vẫn bất đồng trên hồ sơ khủng hỏang Libya

Liên quan đến cuộc chiến tại Libya, La Croix có bài nhận định về sự bất đồng quan điểm của các nước trong khối G8 được thể hiện tại cuộc họp bàn về quyết sách cho vấn đề Libya diễn qua hôm qua ở Paris.

Paris và Luân Đôn muốn vận động các nước thiết lập vùng cấm bay hay thậm chí tiến hành không kích có mục tiêu chống lại lực lượng trung thành với đại tá Kadhafi. Khối G8 đã không đạt được thống nhất về giải pháp này. Hôm thứ hai, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cũng bị chia rẽ. Nga, nước có quyền phủ quyết trong hội đồng, cho rằng cần phải giải quyết xong những vấn đề cơ bản trước khi đi đến một nghi quyết chính thức về giải pháp dùng vũ lực. Về phần mình, Đức chọn giải pháp tăng cường sức ép về mặt kinh tế và chính trị lên chế độ Kadhafi. Nhật Bản thì không chấp nhận giải pháp quân sự và cho rằng nếu thiết lập vùng cấm bay thì cần phải có sự giải thích thuyết phục.

Theo ngoại trưởng Pháp, các nước G8 đã thống nhất sẽ thảo luận tại Hội đồng bảo an nhầm sớm có nghị quyết về việc tăng cường sức ép lên chính quyền Kadhafi. La Croix cũng giải thích việc Hoa Kỳ không muốn can thiệp. Tổng thống Mỹ Obama đã từng hứa sẽ can thiệp quân sự vào Libya trong trường hợp quân đội Kadhafi tấn công thường dân trong tay không tấc sắt. Thế nhưng, ông này cũng khẳng định, mọi can thiệp của Mỹ điều phải được cân nhất kỷ càng về nguy cơ và hiệu quả. Theo La Croix, sự cẩn trọng này phù hợp với phong cách Obama. Hoa Kỳ yêu cầu có một thỏa thuận đa phương, tránh lập lại việc can thiệp đơn phương vào một quốc gia Hồi Giáo.

Trong bài xã luận đăng trên trang nhất, La Croix nhận định : không thể trách các nước G8 đã quá e dè. Một hành động quân sự thường khiến người ta phải dấn thân ngày sâu hơn và dài hơn dự kiến, mà lại không đảm bảo được sẽ chắc chắn thành công. Ngoài ra còn gây nguy hiểm cho người dân và làm xấu đi hình ảnh của phương tây. Bài học nhãn tiền chẳng phải là sự sa lầy của Mỹ ở Irak và Afghanistan đó sao ?!

http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20110316-may-phong-xa-bong-ma-de-doa-ca-hanh-tinh

Phó thủ tướng VN Trương Vĩnh Trọng lẻn sang thăm TQ?

Posted by truongthondlb1


Hai Xe Ôm – Một ông Phó Thủ tướng đi thăm một nước lạ mà lại không được hãng tin quốc doanh của quốc gia đó đưa tin; đọc bản tin thấy việc đi thăm này không có ai mời và không thấy ai đón? Phó Thủ tướng nhà ta tự sang, tự về ? Đường đường là một ông Phó Thủ tướng của một quốc gia sao mà xuề xòa tới mức vậy…

*

Ngày 13/3/2011, trên blog Phamvietdaonv đã sốt sắng đưa lại tin của Báo Điện tử Chính phủ kèm theo mấy lới bình, đó là tin: “Sáng nay (13/3), tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng đã tới thăm cán bộ, chiến sĩ của đồn biên phòng Trà Cổ…”Tin này được Blog Phamvietdaonv đội cho một “cái tít” rất bắt mắt:” Chính phủ bắt đầu để mắt tới “ông bạn vàng” Trung Quốc…”

Tin này chỉ thấy báo Điện tử Chính phủ đưa mà không thấy TTXVN đưa, mấy ngày sau mới thấy báo Quân đội nhân dân…lò dò đưa theo ?!

Blog Phamvietdaonv “ hý hửng “ đưa tin này vì nghĩ ngày mai là ngày 14/3, ngày cách đây 33 năm, Trung Quốc đánh chiếm hòn đảo Gacma của Việt Nam, làm cho trên bảy mươi chiến sĩ của ta hy sinh…

Mấy tuần nay, nhiều mạng rầm rộ đưa tin, khả năng Trung Quốc phát động một cuộc hải chiến trong tháng tưnawm 2011 nhằm đánh chiếm những hòn đảo còn lại trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam…Vì thế nên mới đoán mò: chắc ông Phó Thủ tướng nhà ta đánh đường từ Hà Nội ra tới đồn biên phòng Trà Cổ, Móng Cái, Quảng ninh để úy lão quân sĩ, gián tiếp dằn mặt “ông bạn vàng”, chớ có lớ xớ tới biên cương hải đảo của Việt Nam mà rầy rà…

Thế nhưng cái sự “hý hửng” này vừa lóe ra lập tức bị tắt ngấm vì, cũng ngay hôm đó, ngày 13/3 trên Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ( CRI ) đưa ngay chềnh ềnh cái tin sau đây. Xin đưa nguyên văn bản tin này:

“Phó Thủ tướng Việt Nam thăm Quảng Tây thúc đẩy việc xây dựng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới…

Theo Hãng tin Trung Quốc: Ngày 12/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Trương Vĩnh Trọng đã dẫn Đoàn đến thăm và khảo sát tại thành phố Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc trong 1 ngày, để thúc đẩy hợp tác thực tế giữa thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam với thành phố Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc.

Tháng 9 năm ngoái tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc đã ký Hiệp định khung về xây dựng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới giữa tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam với Quảng Tây, Trung Quốc. Theo đó, hai bên sẽ lấy cây cầu số hai trên sông Bắc Luân Trung-Việt sắp xây dựng theo quy hoạch làm hành lang, hai bên cầu lần lượt hoạch định 4 km 2 cho xây dựng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Đông Hưng, Trung Quốc-Móng Cái, Việt Nam trên tổng diện tích khoảng 8 km2.

Thành viên của Đoàn khảo sát, ông Đặng Huy Hậu, Ủy viên Thường trực tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho biết, hiện nay, thành phố Móng Cái đã khởi động việc xây dựng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới kể trên theo quy hoạch hữu quan, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông như đường cao tốc Móng Cái-Vịnh Hạ Long, tuyến đường sắt nối liền Phòng Thành Cảng-Đông Hưng, Trung Quốc với Hải Phòng, Việt Nam theo quy hoạch chung mà hai bên đã xác định cũng sẽ được thúc đẩy trong thời gian tới.”
(http://vietnamese.cri.cn/421/2011/03/13/1s152741.htm )

Khi đọc mẩu tin này trên CRI, Hai Xe Ôm lấy làm băn khoăn mấy điểm sau đây:

1/Theo Hai Xe Ôm thì Trung Quốc có một hãng tin “ quốc doanh “ duy nhất đó là Tân Hoa xã, chưa thấy ai nhắc tới “Hãng tin Trung Quốc”; chắc dây là hãng tin “ hợp tác xã “, hãng tin tư nhân, hay có khi là hãng tin “ cổ phần hóa “?

Một ông Phó Thủ tướng đi thăm một nước lạ mà lại không được hãng tin quốc doanh của quốc gia đó đưa tin; đọc bản tin thấy việc đi thăm này không có ai mời và không thấy ai đón? Phó Thủ tướng nhà ta tự sang, tự về ? Đường đường là một ông Phó Thủ tướng của một quốc gia sao mà xuề xòa tới mức vậy…

Cách đây hơn 1 năm, một ông Phó Thủ tướng khác của Việt Nam cũng đánh đường từ Hà Nội sang thăm Quảng Tây, cũng Đài CRI đưa tin cho thấy: ông này còn được Chủ tịch tỉnh Quảng Tây giao cho Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang tiếp; Còn Chủ tịch tỉnh Quảng Tây cũng không thấy tăm hơi đâu…Thông tin này cũng đã được blog Phamvietdaonv giành cho một bài bình.

Phải chăng do sang nước lạ lần này không được đón tiếp gì, vì là khách không mời, nên ông Phó Thủ tướng nhà ta đành ghé qua đồn biên phòng Trà Cổ,chụp mấy kiểu ảnh đăng báo để hợp thức hóa chuyến đi công tác để làm “chứng từ thanh toán” với công luận…

Theo CRI thì Phó Thủ tướng Việt Nam sang làm việc tại Trung Quốc ngày 12/3/2011, ngày 13/3 mới thăm Đồn biên phòng Trà Cổ ?



2/ Theo như bản tin của CRI thì:” Theo đó, hai bên sẽ lấy cây cầu số hai trên sông Bắc Luân Trung-Việt sắp xây dựng theo quy hoạch làm hành lang, hai bên cầu lần lượt hoạch định 4 km 2 cho xây dựng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Đông Hưng, Trung Quốc-Móng Cái, Việt Nam trên tổng diện tích khoảng 8 km2.”

Nếu việc này là xác thực thì việc đưa một quỹ đất tới 8 k2 tại khu vực cửa khẩu, một vùng nhạy cảm để liên doanh liên kết với nước ngoài có phải thông qua Quốc hội không ? Có vi phạm Luật Đất đai không ?

3/ Bản tin của CRI viết tiếp:”Ông Đặng Huy Hậu, Ủy viên Thường trực tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho biết hiện nay, thành phố Móng Cái đã khởi động việc xây dựng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới kể trên theo quy hoạch hữu quan, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông như đường cao tốc Móng Cái-Vịnh Hạ Long, tuyến đường sắt nối liền Phòng Thành Cảng-Đông Hưng, Trung Quốc với Hải Phòng, Việt Nam theo quy hoạch chung mà hai bên đã xác định cũng sẽ được thúc đẩy trong thời gian tới.”

Một chuyến đi khảo sát của một ông Phó Thủ tướng ra nước ngoài, bàn đến việc hợp tác liên doanh xây dựng một dự án kinh doanh lớn, liên quan đến một nguồn vốn đất đai lớn; Và cũng chính Đài CRI đưa tin dự án này nằm trong dự án phát triể kinh tế Vịnh Bắc Bộ; Trung Quốc dự định ném vào 2600 tỷ nhân dân tệ, tương đương với 400 tỷ USD; tin này cũng được công bố trên Đài CRI vào ngày 14/3/2011. Tất cá những thông tin này lại không thấy các cơ quan thông tấn chính thống của Việt Nam nào đưa ?

Báo Điện tử Chính phủ và Báo Quân đội nhân dân chỉ hé ra chuyện đi thăm Đồn biên phòng Trà Cổ của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng mà thôi ?

Thứ nữa, cái “tuyến đường sắt nối liền Phòng Thành Cảng-Đông Hưng, Trung Quốc với Hải Phòng, Việt Nam theo quy hoạch chung mà hai bên đã xác định…” này do ái xác định ? Dự án đã quy hoạch này đã được thông qua Quốc hội cho phép chưa? Khi Quốc hội chưa có ý kiến mà đường đường một ông Phó Chủ tịch tỉnh lại dám tuyên bố với một cơ quan thông tấn nước ngoài ngay trước mặt Phó Thủ tướng có sái luật không ?

Theo Hai Xe Ôm thì đây không phải là chuyện chơi, nói chơi ?!

Mở ngoặc cái tin động trời này: Ông Phó Thủ tướng Việt Nam Trương Vĩnh Trọng bí mật đi thăm Trung Quốc do CRI đưa, không một cơ quan thông tấn nào trong nước đưa tin; tin này chỉ xuất hiện rất ngắn trên giao diện của CRI; hiện nay muốn tìm phải vào Google ?

H.X.Ô

http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=7473

Xóa mua bán vàng miếng: nguy cơ lợi ích nhóm

Posted by truongthondlb1


Nam Nguyên, phóng viên RFA - “Hiện nay ở Việt Nam có 10.000 tiệm mua bán vàng bạc, theo những tính toán thận trọng thì số vàng trong dân cũng khoảng 500 tấn, điều chính phủ muốn là số vàng đó được sử dụng vào đầu tư để có lợi cho nền kinh tế. Nhưng việc sử dụng vàng để đầu tư phải phù hợp với lợi ích và là quyết định của người dân…” – TS Lê Đăng Doanh.

*

Việt Nam tiến tới xóa bỏ thị trường kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do. Công luận phản ứng như thế nào về vấn đề này. Nam Nguyên trình bày chi tiết:


AFP – Vàng lá 24K còn gọi là vàng miếng

Xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do

Không còn là thông tin tin thăm dò dư luận nữa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định cần dứt khoát thực hiện lộ trình xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam chỉ đạo như vậy trong phiên họp ngày 15/3 ở Hà Nội về việc thực hiện nghị quyết 11 chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

Việc chống đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế được đề cập tới và việc cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do nằm trong mục tiêu này.

Trả lời chúng tôi, TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội nhận định là, Thủ tướng muốn chấm dứt việc đầu cơ, lợi dụng kinh doanh vàng để buôn lậu vàng. TS Doanh phân tích:

“Việc xóa buôn bán vàng miếng này đòi hỏi một giải pháp thực sự kinh tế và đồng bộ, bởi vì trong lịch sử của Việt Nam chiến tranh diễn ra rất dài, nhiều chính phủ nhiều đồng tiền thay nhau nhưng mà vàng luôn luôn được công nhận.

Cho nên người dân Việt Nam từ rất lâu có truyền thống là giữ vàng, một khối lượng vàng rất ít ngay cả những người rất nghèo cũng giữ vàng. Thứ hai, bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam chưa rộng khắp mặc dầu chính phủ có nhiều nỗ lực nhưng người già cũng cần phải tiết kiệm để lo cho tuổi già của mình và họ cũng giữ vàng.




Cửa hàng bán vàng bạc nữ trang. AFP

Thứ ba là Việt Nam bây giờ đã hội nhập kinh tế quốc tế và giá vàng thế giới ảnh hưởng trực tiếp giá vàng của Việt Nam. Do vậy tôi nghĩ là tất cả những việc đó cần được xem xét hết sức cẩn trọng và điều quan trọng là quyết định đó của Thủ tướng được thực hiện theo hướng thị trường hay được quyết định theo hướng có tính chất hành chính, thì điều đó chúng ta cần phải xem xét thêm.”

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, trưởng ban tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM thì Hiến pháp và Bộ Luật Dân sự qui định rõ về tài sản của cá nhân được pháp luật bảo vệ do vậy cải cách không thể là cấm đoán. LS Hậu tiếp lời:

“Về mặt pháp lý không nên cấm kinh doanh vàng mà nên đặt ra một số điều kiện nhất định cho người kinh doanh vàng thí dụ như nguồn tài chính lớn. Hiện nay thị trường kinh doanh vàng rất khó kiểm soát, do đó nhà nước muốn tập trung quản lý thị trường vàng này.

Trong cơ chế kinh tế thị trường tôi cho rằng không nên cấm mà nên đặt điều kiện kinh doanh, bởi vì ở Việt Nam người dân có thể kinh doanh bất cứ thứ gì mà pháp luật không cấm, trước đây đã có những qui định về kinh doanh vàng bạc thì bây giờ nên sửa đổi cho phù hợp thực tế thị trường là tốt nhất.”

Về việc xóa bỏ thị trường vàng miếng tự do, VnExpress trích thuật các nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết trong tương lai vàng miếng có thể chỉ được giao dịch một chiều, người dân có quyền sở hữu vàng miếng nhưng chỉ có thể bán cho ngân hàng và không được mua vàng miếng nữa. Phải chăng Nhà nước tiến tới mục tiêu cuối cùng là tất cả vàng miếng sẽ vào tay chính phủ.

Cần phải được xem xét thận trọng

Trả lời câu hỏi của chúng tôi, TS Lê Đăng Doanh nhận định, hiện nay ở Việt Nam có 10.000 tiệm mua bán vàng bạc, theo những tính toán thận trọng thì số vàng trong dân cũng khoảng 500 tấn, điều chính phủ muốn là số vàng đó được sử dụng vào đầu tư để có lợi cho nền kinh tế.

Nhưng theo TS Lê Đăng Doanh việc sử dụng vàng để đầu tư phải phù hợp với lợi ích và là quyết định của người dân, chứ chính phủ không nên tập trung số vàng ấy trong tay mình để thực hiện đầu tư. Việc này cần phải được xem xét thận trọng và cần hiểu quyết định của thủ tướng như thế nào.

Vấn đề cơ bản là giá vàng sẽ như thế nào, nếu giá vàng ở Việt Nam cao hơn thế giới thì buôn lậu vàng vào Việt Nam sẽ diễn ra, như Hội đồng vàng thế giới đã cảnh báo. Nhưng nếu giá vàng tại Việt Nam thấp hơn thế giới thì xuất khẩu vàng kiếm chênh lệch giá cũng là một vấn đề. TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh:

“Tôi nghĩ về lâu về dài cần phải tiến tới áp dụng những biện pháp thị trường, có một thị trường vàng, có một khung pháp luật thích hợp để có những sản phẩm như chứng chỉ buôn bán vàng cho tương lai, chứng chỉ buôn bán vàng tự chọn, chứng chỉ buôn bán vàng hoán đổi như swaps, futures hay options. Trên cơ sở đó người ta không cần phải có vàng thực mà sử dụng vàng trên tín chỉ, trên giấy phù hợp với tập tục quốc tế.

Điều quan trọng là chính phủ có những qui định pháp lý chặt chẽ để cấm không được đầu cơ. Trong quá khứ Việt Nam đã có thị trường vàng nhưng chỉ cần ký quĩ 7% là có thể mua bán 100% số tiền ký quĩ đó, điều đó là đầu cơ. Bây giờ cần có qui chế pháp lý thích hợp, điều đấy cần phải hướng tới bởi vì Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế cho nên về thị trường vàng sớm hay muộn Việt Nam cũng phải hội nhập và chấp nhận các tập tục quốc tế.”

Theo Thời báo kinh tế Saigon thị trường vàng miếng trở nên trầm lắng sau các thông tin về việc dứt khoát sẽ xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do. Tuy vậy người dân lại chuyển sang mua vàng nhẫn như trong thời kỳ bao cấp. Các công ty vàng bạc đá quí như Saigon SJC, Bảo Tín Minh Châu, Phú Nhuận PNJ đều ghi nhận giao dịch vàng nhẫn gia tăng từ 40% tới 60% so với trước kia.

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi TS lê Đăng Doanh cảnh báo nếu chính phủ làm ráo riết và nếu người dân thấy không có lợi thì thị trường vàng sẽ đi vào bí mật, chính phủ sẽ không thu được thuế không kiểm sóat được và điều đó không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh:

“Bây giờ chúng ta phải tôn trọng lợi ích của người dân, tôn trọng quyền có vàng và được hoán đổi vàng ra tiền khi nào thích hợp và điều đấy liên quan tới một loạt các biện pháp rộng lớn trong nền kinh tế Việt Nam nghĩa là chấm dứt sử dụng vàng như là một phương tiện thanh toán, chấm dứt sử dụng tiền mặt để thanh toán và sử dụng công cụ ngân hàng, bằng cách đó kinh doanh vàng sẽ trở nên nhẹ nhàng và có thể kiểm soát được.”

TS Lê Đăng Doanh trình bày quan điểm rằng mọi cải cách sắp tới đây phải phù hợp với kinh tế thị trường và thể hiện sự công khai minh bạch, bất cứ những quyết định nào tạo ra lợi ích nhóm, hoặc chỉ định những quyền không công khai thì theo ông là không có lợi cho việc thu hút nguồn vàng 500 tấn trong dân đưa vào nền kinh tế.

Qua các phương tiện truyền thông chính phủ Việt Nam đã bày tỏ quyết tâm xóa bỏ thị trường vàng miếng tự do, nhưng Hiệp hội Kinh doanh vàng cho đến ngày 15/3 chưa được tham gia ý kiến vào dự thảo nghị định cũng như lộ trình thực hiện sắp được Ngân hàng Nhà nước trình chính phủ.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ban-gold-piece-free-market-03162011074810.html

Việt Nam – thêm một lần lỡ tàu!

Posted on Tháng Ba 17, 2011 by truongthondlb1


Song Chi – Dân tộc nào chính phủ ấy và ngược lại. Nếu như tính cách của một con người có thể tạo ra số phận của người đó thì với một dân tộc cũng vậy, tính cách của một dân tộc sẽ góp phần quyết định làm nên số phận của dân tộc, đất nước đó. Mà tính cách của một dân tộc phần lớn là từ cái môi trường xã hội tạo nên…

Thế là Việt Nam lại lỡ con tàu “cách mạng hoa nhài” từ các nước Bắc Phi và Trung Đông. Như đã từng lỡ con tàu cách mạng “nhung”, cách mạng “màu” ở các nước Đông Âu thuộc khối XHCN cũ và ở Liên Xô hơn 20 năm trước.

Và trước đó, sau khi thống nhất đất nước, giai đoạn từ năm 1975-1985, nếu những người cộng sản biết nắm lấy cơ hội, biết nhìn xa và có tấm lòng rộng mở, thi hành một đường lối chính sách khác hẳn về chính trị, đối nội, đối ngoại, lẫn kinh tế, văn hóa, Việt Nam có thể đã đi theo một con đường khác hẳn.

Đối nội, người Việt Nam, nhất là người miền Nam đã không phải chịu thêm những vết thương hậu chiến nặng nề từ sự phân biệt Bắc-Nam, chủ nghĩa lý lịch, trại cải tạo và rất nhiều sự sai lầm khác buộc hàng triệu người phải bỏ nước ra đi và cho đến bây giờ việc hòa giải, hòa hợp vẫn chưa thực hiện được; kinh tế miền Nam có thể đã không bị phá sản, cả nước đã không phải suýt nữa thì chết đói chẳng khác nào Bắc Hàn bây giờ để rồi mãi đến năm 1986, những người lãnh đạo mới bừng tỉnh “mở cửa”, thay đổi, thực chất là đi lại từ đầu, học lại cách làm ăn theo lối kinh tế thị trường…

Đối ngoại, Việt Nam có thể đã không phải vướng vào hai cuộc chiến tranh với Campuchia và Trung Quốc, có thể giảng hòa với Mỹ sớm hơn khi chính Mỹ đã chìa bàn tay ra trước trong giai đoạn này, để từ đó hội nhập với thế giới sớm hơn rất nhiều, điều mà Trung Quốc đã làm được sau cuộc chiến tranh biên giới với VN mà thực chất, như nhiều nhà nghiên cứu, bình luận chính trị sau này đã phân tích, là một “món quà” để đổi lấy quan hệ với Mỹ và phương Tây…

Và nếu nhìn xa hơn nữa vào quá khứ, Việt Nam đã từng bỏ lỡ rất nhiều cơ hội khác. Giữa thế kỷ XIX, Minh Trị Thiên Hoàng của nước Nhật đã biết nhìn xa trông rộng, quyết định thực hiện những cải cách triệt để về mọi mặt từ giáo dục, chính trị, quân sự cho đến kinh tế, học tập phương Tây, thoát Á, biến Nhật Bản từ một nước phong kiến với một nền nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc về kinh tế-quân sự đầu thế kỷ XX và mấy mươi năm sau nữa, cả thế giới phải khiếp sợ trước sức mạnh quân sự của Nhật trong thế chiến thứ 2. Trong khi đó, Việt Nam thời nhà Nguyễn thì lại làm ngược lại, “bế quan tỏa cảng” khước từ mọi cơ hội cải cách, học hỏi, hậu quả là nước Việt Nam nghèo đói, lạc hậu phải trở thành thuộc địa của Pháp…

Việt Nam. Một dân tộc luôn luôn nhỡ tàu. Nhà văn Võ Thị Hảo từng than như thế. Phải, số phận bi kịch của đất nước này, dân tộc này chính là như thế.

Và bây giờ điều đó đang lập lại.

Trong suốt những ngày qua, khi phong trào cách mạng hoa nhài bắt đầu bùng lên từ Tunisia rồi lan rộng sang Ai Cập và các nước khác ở Bắc Phi, Trung Đông…nhiều người Việt Nam trong và ngoài nước cũng nhân đó nghĩ suy đến vận mệnh của đất nước. Một câu hỏi đau đáu nhất được đặt ra: Liệu có một cuộc cách mạng như thế ở Việt Nam vào thời điểm này?

Nếu theo dõi một số bài viết, ý kiến của mọi người xung quanh chủ đề này, có thể thấy khá nhiều quan điểm đối chọi nhau nhưng nhìn chung, có thể chia làm hai luồng chính. Quan điểm thứ nhất, thường là của những người Việt ở hải ngoại và những người hoạt động cho phong trào dân chủ, cho rằng sẽ có, và cần phải có một cuộc cách mạng hoa nhài ở Việt Nam vào thời điểm này. Những người ủng hộ quan điểm này thường lý giải dựa trên tình hình kinh tế xã hội lẫn chính trị ở Việt Nam hiện nay quá bí bét, bất ổn về nhiều mặt chưa kể mối họa từ phương Bắc đã quá rõ ràng, người dân VN đã phải chịu đựng một cuộc sống tồi tệ quá lâu rồi, cần phải thay đổi để cứu mình, cứu dân tộc, cứu đất nước. Và rõ ràng là những cuộc cách mạng từ các nước Tunisia, Ai Cập…có những điểm khiến người ta có quyền hy vọng: không do các đảng phái tổ chức chính trị tạo nên, không có một gương mặt lãnh tụ nổi bật, hoàn toàn bất ngờ từ sự bức xúc của chính người dân, từ những cuộc biểu tình ôn hòa và đã đi đến thắng lợi…Tất nhiên, trường hợp của Lybia thì hoàn toàn khác. Có những người rất lạc quan, cũng đã có những lời kêu gọi được đưa ra trên các trang mạng…

Quan điểm thứ hai, thường là của những người ở trong nước, ngược lại, cho rằng VN sẽ không có một cuộc cách mạng, thậm chí chưa nên, không nên có, vào thời điểm này. Một số lập luận được đưa ra để lý giải tại sao như vậy: Có người cho rằng vì cuộc sống ở VN hiện nay dễ chịu hơn xưa nhiều, vì người dân VN đang tạm bằng lòng với những gì họ có. Có người thì chỉ trích phong trào dân chủ ở VN quá yếu, và lập luận: cứ cho là VN sẽ xảy ra một cuộc cách mạng tự phát của quần chúng, thế thì chuyện gì sẽ xảy ra sau đó, đâu là lực lượng đối lập có đủ sức đứng ra “làm việc”, thậm chí “giải giáp” đảng cộng sản VN , nắm quyền lãnh đạo đất nước? Liệu có chăng một tình trạng hỗn loạn, xâu xé tranh giành quyền lực khiến mọi chuyện càng thêm bí bét sau đó? Cũng có người cho rằng chỉ khi nào Trung Quốc thay đổi thì VN mới hy vọng có thay đổi, rằng ở VN không thể có cách mạng từ dưới lên mà chỉ có cách mạng từ trên xuống, rằng nên trông đợi vào sự thay đổi từ phía nhà nước VN, họ đã thay đổi nhiều và sẽ còn tiếp tục thay đổi v.v…

Thực tế cho thấy một cuộc cách mạng như mong đợi đã không xảy ra. Nhưng lại không hẳn từ những lý do như quan điểm thứ hai nói trên. Vậy thì vì sao?

Phân tích tình hình chính trị xã hội ở VN hiện nay, phải nói là thời cơ đã quá chín muồi. Quan điểm của ai đó cho rằng vì cuộc sống ở VN hiện nay dễ chiụ hơn trước kia nên người VN cảm thấy tạm bằng lòng như vừa nêu trên là hoàn toàn không đúng. Nếu là thời điểm nào khác, khi chính sách đổi mới bước đầu đã đem lại sự tăng trưởng về kinh tế, thoát khỏi nạn đói theo nghĩa đen…thì còn có lý. Còn hiện nay? Ai đang sống ở VN hoặc nếu không sống ở trong nước nhưng theo dõi đều đặn tình hình qua báo chí, đều thấy rõ VN hiện đang phải đối mặt với một giai đoạn khủng hoảng thực sự về kinh tế. Sự bất ổn đã thể hiện quá rõ. Đây là hậu quả của sự điều hành quản lý kinh tế kém cỏi và những phương pháp sai lầm suốt một thời gian dài, mà người dân đang phải trực tiếp gánh chịu. Lạm phát tăng cao, đồng tiền bị mất giá, vật giá leo thang tác động đến đời sống của từng gia đình. Chỉ trừ một bộ phận nhỏ là tầng lớp quan chức, giới giàu có, trung lưu trở lên ở các thành phố lớn, còn thì nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị, sinh viên, công nhân viên chức bình thường cho tới đồng bào ở tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số…đời sống thực sự khó khăn. Khái niệm “ổn định” mà nhà nước VN thường đem ra để mỵ dân và “hù dọa” mọi ý muốn đòi thay đổi đã không còn đứng vững nữa. Bởi ổn định đây không chỉ là ổn định về chính trị do được cai trị bằng bàn tay sắt. Người dân cần có sự ổn định về kinh tế, xã hội. Cuộc sống hàng ngày, tương lai có thể hoạch định được. Nên nếu nói đời sống hiện nay đã tạm ổn là một cái nhìn phiến diện. Đừng quên đời sống và thu nhập đầu người của các nước như Tunisia hay Ai Cập còn cao hơn của VN nhiều vậy mà dân chúng họ đã không bằng lòng.

Kinh tế thì như vậy, còn xã hội? Có lẽ cũng không cần phải chứng minh về bức tranh thực trạng xã hội VN hiện nay là như thế nào, chính báo chí truyền thông nhà nước hàng ngày đã nêu lên quá rõ. Nạn tham nhũng, những bất công phi lý trong xã hội, khoảng cách giàu nghèo, đạo đức bị xuống cấp, cái xấu cái ác cái không tử tế ngày càng tràn lan như cỏ dại trong lúc cái đẹp, cái thiện, cái tử tế ngày càng hiếm hoi; giáo dục thì lạc hậu, nạn chạy chữ chạy chức, đạo văn, thói lừa lọc…nhan nhản, môi trường sống bị ô nhiễm, thiên nhiên bị tàn phá… Một người sinh ra trong một gia đình quan chức hoặc có tiền, không quan tâm đến bất cứ chuyện gì trừ việc kiếm sống và ngắm vuốt bản thân có thể sẽ không thấy hết mọi điều nhưng còn đa số người dân? Vì sao 36 năm sau ngày thống nhất đất nước, người VN vẫn tìm mọi cách bỏ nước ra đi? Đi bằng con đường “xuất khẩu lao động” làm thuê cho xứ người, đi lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc…-những cuộc hôn nhân qua môi giới may ít rủi nhiều; đi học, đi làm ăn rồi tìm cách ở lại v.v…

Nếu thử một lần, tìm hiểu số phận của những người nông dân một nắng hai sương, là một trong hai lực lượng chính đem lại đồng tiền ngoại tệ cho đất nước qua con đường xuất khẩu gạo và các sản phẩm nông nghiệp nhưng lại luôn luôn bị ép giá từ chính những công ty nhà nước, bị cưỡng bức bán rẻ đất đai nhà cửa từ những đợt giải phóng mặt bằng để rồi một ngày nhập trong hàng ngũ dân oan đi khiếu kiện đất đai…Những người công nhân với đồng lương rẻ mạt, bị bóc lột ngay trên đất nước mình. Những ngư dân đi làm thuê ở xứ lạ bị hải tặc bắt cóc, còn ở ngay trên vùng bờ biển nước mình thì bị “tàu lạ” đâm chìm tàu, bắt giữ, đánh đập, đòi tiền chuộc…Những cô gái nông thôn vì nghèo khó phải đi lấy chồng xa, đi làm Ôsin, đi làm gái, đi đẻ thuê…kiếm tiền….Những đồng bào dân tộc thiểu số sống nghèo nàn lạc hậu mọi thứ từ tinh thần đến vật chất…

Nếu thử tìm hiểu, thì câu trả lời cuộc sống ở VN hiện nay có ổn không sẽ khác ngay.

Hoặc nếu một ngày chẳng may đi trên đường bị tai nạn giao thông do một kẻ nào đó chạy xe ẩu tông phải nhưng nếu kiện thì cũng chẳng ăn thua gì; một ngày chẳng may chạy xe ngoài đường quên đội mũ bảo hiểm và bị mấy tay công an đánh cho gãy cổ, tử vong-như đã từng có nhiều người chết oan vì bị những ông công an chả coi mạng sống của dân ra gì, quen thói dùng bạo lực hành hung người dân đến tử vong chỉ vì những sai phạm hết sức nhỏ nhặt; một ngày thấy mình học hành tử tế, làm việc vất vả cả đời nhưng vẫn chỉ là một nhân viên quèn trong khi thằng bạn cùng lớp dốt đặc cán mai, đạo đức tệ hại lại là xếp mình chỉ vì con của ông X cháu của ông Y; một ngày thấy người anh là công nhân xây dựng chết oan chỉ vì công trình đang xây bị “rút ruột”, đổ sập trên đầu; người chị ngồi khóc đứa con gái nhỏ bị làm nô lệ tình dục cho ông Hiệu trưởng đạo mạo và những vị quan chức tai to mặt lớn…v.v…và v.v…

Đến lúc đó, câu trả lời cuộc sống ở VN hiện nay có ổn không sẽ khác ngay.

Nghĩa là nói thẳng ra, tình hình kinh tế chính trị xã hội ở VN đã quá đủ cho những mâu thuẫn xã hội dồn nén từ bao lâu nay. Chưa kể, mối họa từ Trung Quốc mà tôi sẽ nói đến sau.

Thế nhưng ở VN vẫn chẳng có chuyện gì xảy ra. Vì sao? Phải chua xót mà nhận thấy rằng dân tộc nào chính phủ ấy và ngược lại. Nếu như tính cách của một con người có thể tạo ra số phận của người đó thì với một dân tộc cũng vậy, tính cách của một dân tộc sẽ góp phần quyết định làm nên số phận của dân tộc, đất nước đó. Mà tính cách của một dân tộc phần lớn là từ cái môi trường xã hội tạo nên. Tính cách của người Việt, vốn dĩ đã mang nhiều nhược điểm của người dân sống trong một nước nông nghiệp lạc hậu, cộng thêm một thời gian dài sống dưới một chế độ độc tài toàn trị và một môi trường xã hội tệ hại, đã dần dần hình thành một số “căn bệnh” khó chữa. Trước đây tôi đã từng viết bài “Những căn bệnh đang hủy hoại xã hội VN”, đó là: bệnh vô cảm;cái xấu cái ác lên ngôi; sự bạc nhược, cầu an; sự giả dối;hoài nghi và mất lòng tin. Và nếu nói kỹ hơn thì sẽ còn một số “bệnh” khác nữa. Một cuộc sống bất an, luôn phải vật lộn với cơm áo gạo tiền, bao nhiêu nỗi lo nỗi sợ hàng ngày, mặt khác, cũng đang tồn tại phổ biến ở VN một lối sống phụ thuộc nặng nề vào vật chất và những giá trị giả, giá trị ảo, qua đó con người được đánh giá dựa theo cái nhà, cái xe, quần áo bên ngoài hay mảnh bằng, cái “ghế”…Cả hai khía cạnh đều khiến tạo nên những thế hệ “phi chính trị”, chỉ quan tâm đến việc mưu sinh và kiếm một chỗ đứng trong xã hội, đến bản thân, gia đình mình. Chưa bao giờ nội lực xã hội VN lại cạn kiệt về mọi mặt và nguyên khí con người VN cũng cạn kiệt đi như bây giờ. Bao nhiêu sự dũng cảm, quật khởi bất khuất, lòng tự hào tự tôn dân tộc đã bị chính những người nắm quyền đất nước bào mòn đi, làm cho hèn hạ bạc nhược đi, như họ.

Tôi cũng muốn nói thêm một ý là một số người viết bài trong nước thường hay tỏ ra coi thường, chỉ trích người Việt hải ngoại và những người hoạt động dân chủ là không hiểu biết về tình hình trong nước, làm chính trị salon…rằng cách mạng nếu có, phải do người trong nước tạo nên. Không ai chối cãi và cũng không ai tranh công gì điều hiển nhiên này. Nhưng vận mệnh đất nước như thế này chưa lo được mà ngồi chỉ trích chê bai nhau làm gì, đất nước là của chung, ai cũng nên và có quyền đóng góp phần của mình, dù chỉ một bài viết, một câu nói, cũng đã là quý. Tôi nghĩ thế. Sự chia rẽ, dường như cũng là một trong những nhược điểm khá rõ của dân tộc tôi.

Với một dân tộc như thế, tinh thần đâu để có một cuộc cách mạng?

Lý do chính là nằm ở đó chứ không phải vì xã hội VN hôm nay đã ổn và người dân VN chưa muốn thay đổi.

Với quan điểm cho rằng ở VN không thể có cách mạng từ dưới lên, mà chỉ có cách mạng từ trên xuống, nên trông đợi vào sự thay đổi từ phía nhà nước VN, rằng họ đã thay đổi nhiều và sẽ còn tiếp tục thay đổi…tôi cũng nghi ngờ luôn vào điều này. Không phải vì quá cực đoan như Boris Yeltsin là “Cộng sản chỉ có thể thay thế chứ không thể thay đổi được”. Đúng là trong những năm qua, các thế hệ lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản ở VN buộc phải thay đổi và có thay đổi. Ai cũng thấy, về mặt lý thuyết con đường đi của xã hội hiện nay cũng như trên thực tế, những gì họ đang tiến hành ở VN hoàn toàn trái ngược 180 độ so với những gì họ từng tuyên bố hay thực hiện trước kia, thời thập niên 50 cho tới 80. Nhưng có những cái không bao giờ họ thay đổi, ví dụ như sự bảo thủ đến cùng vì quyền lợi của chế độ, luôn luôn đặt quyền lợi của đảng, của chế độ, của một thiểu số đặc quyền đặc lợi lên trên quyền lợi của đất nước, dân tộc. Trong nhiều mặt, họ vẫn thay đổi rất chậm, họ tìm mọi cách để trì hoãn thời gian. Vả lại nếu có muốn đổi nhanh họ cũng không dám (và cũng không làm được) vì cứ nhìn qua các thế hệ lãnh đạo của VN thì thấy, không có ai có tầm nhìn xa, trí tuệ vượt trội, họ đều kém cả về đầu óc, tư duy lẫn bản lĩnh. VN không có một Mikhail Gorbachov hay Boris Yeltsin. Họ cứ dàn đều cùng nhau một bước tiến hai bước lùi.

Một dân tộc thì như thế, những người lãnh đạo thì như thế. Trong khi tình hình của VN thì không còn có thể chờ đợi được nữa. Bởi kinh tế quá nguy ngập. Xã hội nát bét. Nội lực, nguyên khí con người đều cạn kiệt. Bên cạnh đó là mối họa từ phương Bắc.

Tôi cũng từng viết: nếu đảng cộng sản Trung Quốc có tiếp tục lãnh đạo đất nước thêm cả trăm năm nữa, Trung Quốc cũng chẳng mất vào tay nước nào, nhưng nếu đảng cộng sản Việt Nam mà tiếp tục “tại vị” thêm chừng hai thập niên nữa thôi, VN chắc chắn sẽ mất vào tay Trung Quốc-không “mất” kiểu này thì kiểu khác.

Một chính quyền điều hành kinh tế kém cỏi, không đảm bảo được một sự ổn định trong đời sống hàng ngày của người dân. Một chính quyền bạc nhược để mất đất mất biển, đảo vào tay nước khác. Có còn xứng đáng để tiếp tục độc quyền lãnh đạo?

Trong cuộc đời một con người, chẳng bao giờ nên dùng chữ “nếu”. Vận mệnh của một dân tộc, một đất nước cũng vậy. Nhưng dù sao, cũng chỉ một lần thử đặt những chữ “nếu”…Hơn hai mươi năm trước, nếu VN cũng chuyển mình dứt khoát và triệt để như các nước Đông Âu, chúng ta đã có được 20 năm đi theo một con đường khác, với một thể chế chính trị khác, như hầu hết các nước tiến bộ trên thế giới đã lựa chọn. Những Hiệp ước Biên giới trên đất liền năm 1999, Hiệp định phân vịnh Bắc bộ VN-TQ năm 2000 đã không được ký, và VN đã không phải mất đi thêm hàng trăm kilomet vuông lãnh thổ dọc theo biên giới, hàng ngàn kilomet vuông lãnh hải, thác Bản Giốc, Ải Nam Quan vẫn còn…Chúng ta chắc chắn đã không mắc kẹt quá sâu trong mối quan hệ với TQ như bây giờ và TQ cũng không dám bắt nạt ta quá mức, bởi chúng ta có đồng minh quân sự chứ không phải như hiện tại. Hai mươi năm trước TQ khác xa bây giờ. Hai mươi năm là đủ cho một đất nước có thể tiến được rất xa nếu đi đúng đường.

Với một TQ ngày càng mạnh, càng đầy tham vọng, liệu sự mất mát của VN có dừng lại ở đó? Không ít lần trên những trang mạng TQ các tướng lĩnh thuộc phái diều hâu của TQ, với giọng điệu đầy hung hăng, đã từng hằm hè muốn gây chiến nữa ở vùng biển Đông nói chung và với VN nói riêng. Những ngày này nhiều bài viết cũng đã nói đến nguy cơ TQ có thể nhân dịp VN đang lao đao vì kinh tế, để tấn công chiếm thêm một số đảo ở Trường Sa. Và nếu sự thật xảy ra, gần như chắc chắn TQ sẽ chiếm được thôi, ai sẽ là đồng minh của VN, ai sẽ hỗ trợ VN? Mỹ ư. Đừng hy vọng hão. Hoặc chưa cần đến nói đến chuyện TQ tấn công bằng vũ lực. Nếu kinh tế VN sụp đổ, ai sẽ chìa bàn tay ra “giúp đỡ”? Vẫn không phải là Mỹ hay các nước phương Tây. Còn Nhật Bản, đất nước rộng lòng giúp đỡ VN thực sự từ trước đến nay thì lại đang gặp thảm họa quá lớn. Vậy thì ông anh cả TQ sẽ bỏ hầu bao ra và kèm theo đó là những điều kiện gì. Xin dành câu trả lời lại cho mọi người.

Lại nếu…Chính vì vậy, nếu VN lỡ tàu thêm lần này sẽ là ân hận vô cùng cho tương lai. Cũng có thể không còn đường lùi nữa, cái họa một ngàn năm phương Bắc lại trở lại chăng?

Song, số phận của VN là do chính người dân VN quyết định. Không một lời kêu gọi nào có tác dụng một khi người dân còn đang lơ mơ, mụ mị, chưa tỉnh thức. Hơn ba thập niên trước, cũng chính vì sự thờ ơ vô cảm với vận mệnh của đất nước đó mà người miền Nam đã khiến cho đồng minh của họ, người Mỹ thêm một lý do để nản lòng bỏ cuộc khi ván cờ VN vốn đã làm nước Mỹ quá thiệt hại, tốn kém. Trong khi miền Bắc thì quá quyết tâm đến cùng để giành chiến thắng, cho dù cái giá của chiến thắng là bao nhiêu.

Việt Nam-một số phận đầy bi kịch.

Song Chi

http://www.rfavietnam.com/node/467

Nạn nhân Cộng sản

Posted by truongthondlb1


Vi Anh (Vietbao) – Đau cái đau của những đồng bào mình trở thành “Dân Oan” một danh từ mới để chỉ những nạn nhân của CS bị mất đất, mất vườn, mất ruộng vì chánh sách qui hoạch của CS Hà nội. Theo đó cán bộ đảng viên lợi dụng lấy đất của dân trả rẻ mạt như cướp ban ngày để cấu kết với những tài phiệt tư bản ngoại bang làm giàu riêng, trong thời CS Hà nội gọi là đổi mới sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa…

Tin Đài Á châu Tự do, ngày 14-03-2011, “Từ sáng sớm cho đến trưa ngày hôm nay 13/3, rất đông những người dân oan mất đất từ các tỉnh Cần Thơ, Bến Tre, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp và TPHCM đã tập trung ở số 210 Võ Thị Sáu, TPHCM, để biểu tình đòi quyền lợi và công lý.” Quá nhiều oan sai, dân chúng quá phẩn nộ.

Tiêu biểu như một số người nói trong phóng sư, có xưng tên họ hẳn hòi, âm chứng rõ ràng. Chị Nhu một dân oan biểu tình nói, “Có, công an áo xanh, công an áo vàng, cơ động với công an khu vực, rất đông, rồi có nhiều phóng viên, người chụp hình, quay phim…” Chị “Trần Thị Mãnh tố cáo chủ tịch Phan Văn Long, chủ tịch huyện Tháp Mười, đã tháo gỡ nhà của tôi, cướp đất không đền bù. Yêu cầu chính phủ giải quyết trả đất cho tôi. Có sự bao che của trung ương đảng ở Đồng Tháp”. “Chúng tôi người dân An Giang đi khiếu kiện nhiều năm mà chưa được giải quyết.” “Tôi là Nguyễn Thị Nguyệt ở ấp 5, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Chính quyền tỉnh Tiền Giang lấy nhà tôi 3 lần…”Tôi đi khiếu kiện) từ năm 1995 đến giờ, không ai bồi thường cho chúng tôi một đồng nào, để chúng tôi đau khổ, đẩy 8 nhân khẩu ra đường không nơi ăn chốn ở. Việt Nam là như vậy, chính quyền tự do Việt Nam là như vậy đó!”. “Tôi tên Lê Thị Ngọc Đa, ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Tôi bị Hội Nông dân trung ương gạt bán bốn mẫu đất. Tôi chồng vàng xong rồi nó không giao đất cho tôi. Từ năm 1996 tới giờ, tôi đi kiện 14 năm mà không nơi nào giải quyết hết. Cho nên tôi rất bức xúc. Hôm nay tôi cùng đoàn kéo lên biểu tình đòi công lý. “Tôi là dân Bến Tre, tôi tên Huỳnh Thị Hường. Hoàn cảnh của tôi là các tập đoàn vô trả 37.000 đồng/met mà bây giờ trả cho tôi có 23.000 đồng/met…Vì vậy mà chúng tôi rất bức xúc. Kéo lên đây rất là khổ sở, phải đi trốn lánh này kia thì mới lên đây được, chứ còn không là không thể đi được. Đi lên tới đây mà công an còn hỏi là ở đâu, đủ thứ chuyện trên đời. Bây giờ nó kiềm kẹp rất gắt gao. Người dân chúng tôi không có tự do, không có gì hết á. Bây giờ chẳng những không đi mà nó cho công an lại giữ ngay tại nhà. Có những người nó giữ tại nhà rồi nó giật nó đánh, bây giờ mình mẩy còn xây xát.”. “Bà Trần Thị Mãnh: Dạ, con tôi là kỹ sư nông lâm. Nó là Nguyễn Thiện Thành, sinh năm 1975, bị bắt 5 năm. Bây giờ nó bắt thằng nhỏ phải ký nhận tội thì nó mới để yên. Nó bắt con tôi tội “phá hoại tài sản nhà nước” trong khi nó đang dùng đất của tôi.”

Nghe và đọc lại cho chắc phóng sự “Hàng trăm dân oan miền Đông, miền Tây đổ về TPHCM biểu tình” này của Khánh An, trên Đài Á châu Tự do; nhìn hình “cảnh biểu tình đòi đất, với băng rôn mang dòng chữ: “Chính quyền dừng tay, không được cướp đất của dân” chiếu trên đài Al-Jazeera, hệ thống truyền hình lớn nhất bao trùm toàn bộ thế giới Ả Rập. Feb 22-2011. Screen capture,” và hình “Chị Nguyệt tham gia biểu tình đòi công lý ngày 21 tháng 2, 2011- tại TPHCM. Screen capture” , tuy là hình tài liệu minh hoạ, mà lòng người Việt hải ngoại may mắn thoát khỏi chế độ CS Hà nội, sống êm ấm ở các nước định cư (trong đó có người viết bài này) không khỏi đau nhói trong tim.

Đau cái đau của đồng bào mình, của bà con cô bác, anh chị em mình phải sống cùng khổ trên quê hương mình, trên quê cha đất tổ của mình vốn là Vựa Lúa của cả nước do đất nước ông bà để lại mà không được hưởng vì dất nước VN bây giờ theo người dân Việt thể nghiệm thấy do “Đảng Lãnh đạo Nhà Nước, quản lý Nhân dân, làm chủ Đất nước”; tức là Đảng CS là chúa trùm tất cả như điều 4 Hiện pháp của CS Hà nội qui định.

Đau cái đau của những đồng bào mình trở thành “Dân Oan” một danh từ mới để chỉ nhữg nạn nhân của CS bị mất đất, mất vườn, mất ruộng vì chánh sách qui hoạch của CS Hà nội. Theo đó cán bộ đảng viên lợi dụng lấy đất của dân trả rẻ mạt như cướp ban ngày để cấu kết với những tài phiệt tư bản ngoại bang làm giàu riêng, trong thời CS Hà nội gọi là đổi mới sang kinh tế thị trướng theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Qua phóng sự nói trên sao cảm thấy đâu đây trong xã hội Việt Nam hình ảnh lời nói của những người châm ngòi cho các cuộc cách mạng lật đổ độc tài. Cách Mạng Pháp 1789 bắt đầu bùng lên khi một cô bé đánh phèn la, la to lên kêu cứu, “Tôi đói, cho tôi bánh mì”. Lời kêu thống thiết đó nhói tim gan xã hội Pháp, làm người dân chịu hết nổi đứng lên phá ngục Bastille, giết hoành dậu Marie Antoinette, lật đổ chế độ vương quyền Pháp mạnh nhứt Âu châu mà giới vua chúa, công hầu bá tước và tăng lữ Công Giáo sống vương giả trên sự cùng khổ của người dân mà nhà văn Victor Hugo đã mô tả trong tiểu thuyết luận đề bất hủ của mình là Le Misérables.

Cách mạng Hoa Lài ở Tunisia mới đây đang lan tràn ảnh hưởng sang Việt Nam và Trung Quốc CS, tạo cảm hứng cho người dân quá khổ vì độc tài CS. Một Mohamad Bouazzi, một người dân của nước Tunisia, 26 tuổi tốt nghiệp đại học kiếm không được việc làm, phải đi bán hàng rong, bị cảnh sát xua đuổi, tịch thu phương tiện nuôi sống gia đình và sỉ nhục đến phẫn uất tẩm xăng tự thiêu ngày 17 tháng 12 năm 2010. Ngọn lửa này đã tạo thành cơn bão lửa đấu tranh của người dân, làm thành cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài của Ben Ali thống trị nước Tunisia từ năm 1987.

Thưa mấy ông Chủ Tịch Nguyễn minh Triết từng ăn học ở Saigon, Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng ở Cà mau, Trưởng Ban Bí Thư Trung Ương Đảng CSVN Trương tấn Sang ở Hậu Nghĩa sắp lên làm Chủ Tịch Nước thay Ông Triết hồi hưu. Ba ông là người gốc gác Miền Nam chánh tông, may mắn được ăn học thời Việt Nam Cộng Hoà ở Miền Nam.

Ba Ông có thấy thời Việt Nam Cộng Hoà tuy chiến tranh liên miên, ruộng có nơi không làm được và chỉ làm tối đa hai mùa để cho đất nghỉ ngơi, tái tạo mà người dân có khổ như “Dân Oan” thời Cộng sản mấy Ông cai trị hay không. Thời bây giờ Cộng sản, mấy Ông ra Hà nội ngồi làm ”thần thừ” ở đó, người dân ở Miền Nam, Miền Bắc, và đồng bào Thượng ở Cao Nguyện biết bao nhiêu người mất đất, mất nhà vì bị CS tịch thu do qui hoạch, và sanh vô gia cư, tử vô địa táng vì chế độ hộ khẩu của CS không.

Mấy Ông có biết người dân Miền Nam mất đất, mất nhà vác đơn đi kiện hết năm này sang tháng nọ, tập họp tọa kháng, biểu tình biết bao nhiêu lần, bao nhiêu chỗ mà chẳng có con ma nào giải quyết. Trái lại công an cảnh sát CS của mấy Ông bắt bớ, khiêng thẩy lên xe như quăng heo chở về địa phương cho những đảng viên,cán bộ địa phương cuớp đất của dân cùng bè lũ cường hào ác bá đỏ trả thù, hành hạ thành Dân Oan không.

Đành rằng không có người dân nào biết mấy Ông vô đảng CS hồi nào, Đảng CS kết nạp và mấy ông tuyên thệ trung thành với Đảng hồi nào, ở đâu, và cũng không có người dân nào tự do, thiệt tình bầu các Ông lên. Đã biết mấy ông là người của Đảng, do Đảng , cố nhiên quí Ông phải vì Đảng, làm lợi cho Đảng CS. Nhưng dù sao quí Ông cũng là người Việt, gốc gác Miền Nam, sanh ra ở Miển Nam, trưởng thành ở Miền Nam, sự nghiệp chánh trị trong Đảng Nhà Nước của mấy Ông nhờ thế Miền Nam mà đi lên, thì ít ra mấy Ông cũng “dẫu lìa ngó ý cũng vươn tơ lòng” phần nào chớ.

Cớ sao mấy Ông đành đoạn để người Miển Nam khốn cùng ngay trên vựa lúa của cả nước vậy. Mấy Ông để cho người Nam ở thành thị phải vô hẻm hóc mà ở, ở nông thôn phải vô ngọn cùng hẻm cạn mà ở vậy.

Cớ sao mấy Ông là những người điều hành chuyện nước việc dân mà để hố ngăn cách nghèo giàu giữa thành thị và nông thôn ghê hồn như hiện tại.

Cớ sao mấy Ông để tham nhũng bòn vét, bóc lột người dân tận xương tủy như vậy. Mấy Ông có biết mỗi năm có bao nhiêu học sinh sơ cấp đi học rớt cầu khỉ chết không. Mấy Ông có biết mỗi năm bao nhiêu học sinh trung tiểu học vì gia đình nông dân càng làm càng nghèo, phải bỏ trường, bỏ lớp không.

Vi Anh

http://www.vietbao.com/D_1-2_2-66_4-171951_15-2/

Thoát khỏi nền kinh tế tiền mặt

Để thoát khỏi nền kinh tế tiền mặt như hiện nay, Việt Nam cần nỗ lực cải thiện ít nhất 15 năm nữa, từ nay cho đến năm 2020, và có thể còn xa hơn.

Đây là nhận định được đưa ra trong Đề án tổng thể phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn đến 2020 do Ngân hàng Nhà nước giới thiệu mới đây.


Thoát khỏi nền kinh tế tiền mặt: Việt Nam cần ít nhất 15 năm nữa?
Từ trước đến nay, Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế tiền mặt, có tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán từ 17% trở lên. Trong năm 1997, tỷ lệ này ở Việt Nam là 32,2% và phải mất 10 năm mới giảm xuống mức khoảng 21,4% như hiện nay.

Mục tiêu mà đề án nói trên đề ra là lượng tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán ở Việt Nam sẽ giảm xuống còn 17% vào năm 2010. Đến năm 2020, tỷ lệ này dự kiến giảm còn 10%.

Nếu đạt mục tiêu tầm nhìn 2020 như trên thì cơ bản Việt Nam dần thoát khỏi nền kinh tế tiền mặt. Nói cách khác, văn minh trong thanh toán của nền kinh tế được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam vẫn còn kém với một khoảng cách khá xa.

Tại một số quốc gia ở Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan…, tỷ lệ này hiện ở khoảng từ 11 – 17%. Tại các nước châu Âu, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều; một số quốc gia phát triển như Thụy Điển, Na Uy… chỉ ở dưới mức 1%.

Đi cùng với mục tiêu nói trên, trong các giai đoạn, các mục tiêu hỗ trợ khác được xác định trong Đề án là phấn đấu đạt 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn… có lắp đặt các thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán vào cuối năm 2010; năm 2020 là 95%. Nếu mục tiêu này hiện thực thì sự phát triển thị trường thẻ Việt Nam sẽ có thêm một ý nghĩa lớn.

Một mục tiêu khác là tăng cường việc lập và sử dụng tài khoản cá nhân trong dân cư. Dự kiến đến năm 2010 Việt Nam sẽ có 20 triệu tài khoản loại này để thực hiện trả lương cho cán bộ hưởng lương ngân sách qua tài khoản (70%) và 50% công nhân lao động trong doanh nghiệp, tư nhân.

Đối với các khoản chi tiêu từ ngân sách sẽ có 60% phải thực hiện qua chuyển khoản (vào năm 2010), tương ứng các giao dịch thanh toán dịch vụ công cộng định kỳ là 70%. Dự kiến, đến năm 2020, 90% chi tiêu từ ngân sách và 90% thanh toán dịch vụ công cộng được thực hiện qua tài khoản.

Và lý tưởng hơn, đến năm 2020, dự kiến 100% các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp với nhau sẽ được thực hiện qua tài khoản tại ngân hàng, thay cho những túi tiền vẫn có người áp tải như hiện nay.

(Theo Thời báo Kinh tế VN)

"Nền kinh tế tiền mặt"

"Nền kinh tế tiền mặt" được hiểu là thị phần thanh toán hầu như dùng tiền mặt là chính. Tiền mặt ở đây không chỉ là nội tệ mà cả ngoại tệ. Cả về hai mặt này (nội tệ, ngoại tệ) thì Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới có thị phần thanh toán bằng tiền mặt. Lý giải tình hình trên, các chuyên gia đã đưa ra ba nguyên nhân chủ yếu.

Một mặt, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp bằng hiện vật sang nền kinh tế thị trường, vai trò của đồng tiền đã được mở rộng và phát huy tương đối đầy đủ các chức năng của nó. Mặt khác cũng thể hiện sự yếu kém, và việc đổi mới phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng diễn ra rất chậm.

Mặt khác nữa, do thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân chưa giảm cũng như quy mô thanh toán của cá nhân dân cư còn nhỏ. Chính vì vậy mà hai hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được các ngân hàng đưa ra thực hiện từ hàng chục năm trước, nhưng chỉ có thẻ thanh toán còn được duy trì và mở rộng, do được một bộ phận dân cư, nhất là lớp trẻ, đón nhận, còn séc cá nhân thì gần như chẳng còn. Riêng về ngoại tệ, thì tình trạng "đô la hóa" đã được đề cập từ rất lâu rồi, nhưng vẫn không giảm được bao nhiêu!

Tác hại của "nền kinh tế tiền mặt" gọi là "kép" nhưng không phải là hai, mà được hiểu theo nghĩa rộng là ba, bốn...

Thiệt hại thứ nhất là chi phí cho việc thanh toán bằng tiền mặt từ khâu in ấn, vận chuyển, tính đếm, bảo quản, thất thoát khá tốn kém. Đối với các đồng tiền mệnh giá nhỏ, thì việc in, vận chuyển, tính đếm còn hơn nhiều.

Thiệt hại thứ hai có lẽ còn tốn kém hơn nhiều và không thể đo đếm được, đó là rất dễ dung dưỡng cho kinh tế ngầm, cho buôn gian bán lận, trốn thuế, cho tham nhũng tiêu cực phát sinh, phát triển và rất khó kiểm soát. Đây cũng là một trong những cản trở cho các cuộc điều tra, phát hiện các hiện tượng trên.

Thiệt hại thứ ba là khó kiểm soát chính xác thu nhập để thực hiện Luật Thuế thu nhập đối với cá nhân có thu nhập cao.

Thiệt hại thứ tư mà "nền kinh tế tiền mặt" gây ra là chưa bảo đảm cho sự an toàn của đồng tiền mỗi khi thanh toán, vận chuyển, bảo quản..., kể cả đối với các cơ quan, doanh nghiệp, người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Đã có không ít các vụ thụt két, cướp tiền của người đi lĩnh tiền hay nộp tiền vào ngân hàng; tạo thuận lợi cho tình trạng rửa tiền...

Để khắc phục hậu quả của "nền kinh tế tiền mặt", cần khẩn trương áp dụng đồng bộ các giải pháp và có sự phối hợp chặt chẽ:

Đối với các cơ quan, đơn vị phải thực hiện việc trả lương, trả bảo hiểm cho công nhân viên và các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội qua tài khoản.

Đa dạng hóa, hiện đại hóa hình thức không dùng tiền mặt, như thẻ thanh toán (thẻ cá nhân, thẻ thương mại,...), thanh toán qua mobile, internet...

Phát triển và bảo đảm tính thuận tiện của hạ tầng thanh toán, trong đó cần quan tâm hơn việc phát triển mạng lưới chấp nhận phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Hệ thống thanh toán gồm các máy ATM, đặc biệt là các điểm chấp nhận thanh toán (POS) không nên chỉ tập trung ở các khách sạn, nhà hàng, siêu thị lớn như hiện nay.

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 291/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Ngân hàng Nhà nước đang có kế hoạch triển khai thực hiện quyết định này với 10 đề án cụ thể. Trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước đã có trên 20 ngân hàng thương mại phát hành khoảng 6,2 triệu thẻ thanh toán; 4 liên minh thẻ với trên 3.800 máy ATM. Số lượng tuy tăng khá như vậy, nhưng vẫn tập trung ở TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng; mật độ so với dân số còn thấp, việc hợp tác với nhau cùng chia sẻ cơ sở hạ tầng thanh toán thẻ qua việc kết nối để cùng hoạt động hiệu quả, thuận lợi cần làm tốt hơn.

N.M

Việt Báo (Theo_Thanh_Nien