Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Nhập khẩu Than

Đào Tuấn - Trả giá

Năm 2009, khi đòi "quật" Bể than Sông Hồng, Tập
đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã tung ra dư luận dự báo
Việt Nam sẽ thiếu than trầm trọng, và sẽ phải nhập than, và
nhập ngay từ năm 2013, và nhập đến cả trăm triệu tấn trong
tương lai không quá 10 năm. Bấy giờ, dư luận sốc nặng. Một
quốc gia mà số lượng mỏ than, thể hiện bằng những chấm
vuông màu đen chi chit trên bản đồ khoáng sản, một quốc gia
"rừng vàng biển bạc" mà trữ lượng than lên tới 220 tỷ
tấn cuối cùng đã "mút đến những ngón tay cuối cùng". Và
bây giờ, khi TKV hân hoan thông báo những tấn than đầu tiên
cập cảng (Vâng, chính xác là TKV đã hân hoan. Còn tại sao lại
hân hoan thì cứ nhìn sang EVN, nhìn vào những số liệu xủng
xoảng bị chi phối bởi "dã tâm thành tích" thì biết), sự
trả giá hoá ra đã đến sớm hơn rất nhiều so với lời đe
doạ của TKV.Nhưng 9,5 ngàn tấn than nhập khẩu, một "thành tích"
đau xót của TKV khi dưới sự "thống trị" của họ, Việt
Nam rất nhanh chóng từ một nước xuất khẩu trở thành một
nước nhập khẩu than. Đã có những năm, việc xúc bán của TKV
còn mang lại cho họ thành thích lọt top những ngành xuất khẩu
có kim ngạch trên 1 tỷ USD. Thành tích của TKV ngày hôm nay rõ
ràng là sự trả giá cho lối khai thác tài nguyên sa đoạ và vô
tội vạ của hôm qua. Chúng ta đã có "một ngày hôm qua" vô
tội vạ. Sự vô tội vạ kéo dài suốt nhiều chục năm với
công nghệ khai thác kiểu cuốc xẻng, theo lối đào đất bán
lấy tiền. Nhiều chục năm xuất than vô tội vạ với giá rẻ
mạt, với hoạch định kiểu bóc ngắn cắn dài. Và nhiều
chục năm những tập đoàn than thổ phỉ cạnh tranh lạnh lùng
với những đoàn tàu nối dài vô tội vạ vượt biên đưa than
về phương Bắc.
Mỗi năm, TKV vẫn xuất khẩu trên dưới hai chục triệu
tấn than, có năm, họ xuất tới gần 32,5 triệu tấn. Và
trước nguy cơ thiếu hụt nguồn than được cảnh báo từ
trước, họ vẫn không thể ngừng xuất khẩu. Chỉ với một
lý do duy nhất là để có tiền, có doanh số, có lợi nhuận
với danh nghĩa "cân đối tài chính" cho việc bán than dưới
giá thành cho nhu cầu trong nước. Nhưng ngay cả khi xuất tới
32,5 triệu tấn than thì giá trị của sự bán thô tài nguyên
mang lại là rất rẻ mạt. Chẳng hạn với 1,08 tỷ USD thu
được từ việc xuất thô hơn 32 triệu tấn than năm 2007, chỉ
đủ mua lại 7,5 tấn than chỉ sau đó 1 năm.
Và giờ là đến lượt nhập. Năm 2012 phải nhập 10 triệu
tấn. Năm 2020 sẽ là 100 triệu tấn "theo kế hoạch", theo
dự báo. Nhưng có lẽ, với việc những vỉa than lộ thiên ở
Quảng Ninh đã cạn kiệt, với việc những tấn than ngoại đã
được nhập sớm 2 năm so với dự kiến và tất nhiên là với
cả công nghệ nhiệt điện ăn than như ăn gỏi, thì có lẽ con
số 100 triệu tấn than nhập khẩu cũng sẽ rất sớm "vượt
kế hoạch".
Một câu hỏi cần được đặt ra: Ai sẽ là người được
hưởng lợi từ việc nhập than. Câu trả lời rất dễ: Chỉ
có thể là TKV dù người kêu gào nhiều nhất, cần nhiều than
nhất là điện, là xi măng. Rất đơn giản là bởi bên cạnh
độc quyền khai thác, họ còn có thêm độc quyền xuất nhập
khẩu mặt hàng này.
Có một điều đáng chú ý: Khi ném ra dư luận những lời đe
doạ về việc thiếu than lần đầu năm 2009, tức là gần 40
năm sau khi khái niện an ninh năng lượng được đưa ra sau cuộc
khủng hoảng năng lượng 1973, TKV hướng tới việc đòi
"quật" bể than Sông Hồng chứ không phải để rút kinh
nghiệm cho việc quản lý, hoạch định và khai thác của mình.
Bởi vậy, dù có trữ lượng dự đoán hơn 200 tỷ tấn, bể
than Sông Hồng vẫn là quá ít cho cung cách quản lý và khai thác
của TKV chừng nào những lời đe doạ và việc nhập khẩu than
chưa được coi là hậu quả nhãn tiền của lối khai thác đào
đất ăn tiền của một ngành độc quyền mà công việc chính
là bán rẻ tài nguyên.
Vẫn phải nhắc lại là nạn than thổ phỉ chưa bao giờ chấm
dứt với "kim ngạch" không dưới 10 triệu tấn mỗi năm.
Liệu an ninh năng lượng có nên phụ thuộc vào thành tích của
chỉ một ngành, một tập đoàn, một cái đầu?

NẾU TRUNG QUỐC BỊ PHƯƠNG TÂY CẤM VẬN LẦN NỮA?



Việt Nam và ASEAN quyết tâm cắt lưỡi bò Bắc Kinh

Nếu Trung Quốc bị phương Tây cấm vận lần nữa 

Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Trung Quốc bị một số nước phương Tây chủ yếu cấm vận về nhiều mặt. Sau một thời gian, hầu hết mọi cấm vận đã được xoá bỏ. Nay, nếu bị cấm vận lần nữa, Trung Quốc sẽ ra sao?

Một người Trung Quốc giấu tên (bút danh: Thần Bản bố y xyj) nhưng tỏ ra khá quen thuộc với nhiều nhân vật có trách nhiệm trong những ngành sản xuất, quản lý có liên quan của Trung Quốc đã đề cập tới vấn đề nói trên. Theo ông này, nếu Trung Quốc bị cấm vận lần nữa, Trung Quốc phải gánh những hậu quả sau đây:

1. Sau ba năm, mọi máy bay hàng không dân dụng Trung Quốc sẽ phải ngừng bay vì không còn phụ tùng thay thế.

2. Sau ba năm, mọi tuyến đường sắt cao tốc phải ngừng chạy. Theo ông Hà Hoa Vũ, tổng công trình sư bộ Đường sắt Trung Quốc và ông Tạ Duy Đạt, giáo sư trường đại học Đồng Tế: “Toàn bộ bánh xe lửa chạy tốc độ cao và phần mềm hệ thống điều khiển phải nhập khẩu”.

3. Toàn bộ ngành sản xuất xe hơi du lịch Trung Quốc phải ngừng sản xuất, vì Trung Quốc chưa thể sản xuất được các chi tiết của động cơ. Ngay cả thép tấm, bu lông dùng cho xe cao cấp cũng vậy.

4. Toàn bộ ngành sản xuất ti vi màu Trung Quốc sụp đổ. Theo thứ trưởng bộ Công nghiệp Loại Cần Kiệm, toàn bộ hệ thống mạch vi điện tử trong ti vi do Trung Quốc sản xuất vẫn dựa vào nhập khẩu.

5. Toàn bộ ngành sản xuất điện thoại di động sụp đổ. Toàn bộ hệ thống mạch vi điện tử dùng trong điện thoại di động đều phải dựa vào nhập khẩu.

6. Toàn bộ ngành sản xuất màn hình lỏng sụp đổ vì 98% màn hình lỏng dựa vào nhập khẩu.

7. Trung Quốc sẽ không xây dựng những toà nhà cao tầng nữa, bởi vì sẽ không có thang máy đủ khả năng leo lên độ cao lớn. Ngành thang máy Trung Quốc, kể cả khâu kỹ thuật và nghiên cứu phát triển ngành này hoàn toàn bị thương nhân nước ngoài khống chế, người Trung Quốc chỉ nhận trách nhiệm “lắp ráp”. 

8. Ngành công nghiệp đóng tàu sẽ sụp đổ toàn diện vì Trung Quốc chỉ biết đóng vỏ tàu và lắp ráp.

9. Trung Quốc sẽ không còn máy giặt, tủ lạnh, vì chưa sản xuất được hệ thống điện dùng cho hai loại máy này.

10. Ngành sản xuất đồ chơi Trung Quốc sẽ hoàn toàn sụp đổ, bởi vì các hệ thống vi mạch dùng cho đồ chơi, Trung Quốc cũng chưa sản xuất được.

11. Ngành máy móc công trình Trung Quốc sẽ sụp đổ toàn diện. Theo thống kê của hội máy móc công trình tỉnh Hồ Nam, tiền nhập khẩu phụ tùng cho các loại máy công trình của tỉnh này chiếm 40% giá thành. Năm 2006 xuất khẩu được 500 triệu USD, tiền nhập khẩu phụ tùng chi tiết máy mất 300 triệu USD.
12. Ngành sản xuất điện chạy bằng sức gió Trung Quốc sẽ sụp đổ toàn diện vì toàn bộ kỹ thuật then chốt của ngành này đều do nước ngoài nắm.

13. Trung Quốc sẽ không còn máy bay trực thăng. Qua lần động đất ở Tứ Xuyên, thấy xuất hiện nhiều máy bay trực thăng với nhiều kiểu dáng. Toàn bộ là hàng nhập của Nga, Mỹ, Pháp. Trong nước có loại Zhi-8 (Trực-8) nhưng phải phỏng theo kiểu Siêu ong vàng của Pháp, còn loại Zhi-9 (Trực-9) phải nhập khẩu kỹ thuật của Pháp.

14. Máy công cụ khống chế bằng số và dao cắt gọt sẽ tuyệt chủng ở Trung Quốc. Hiệu trưởng trường đại học Khoa học kỹ thuật Trung Hoa, viện sĩ viện Công trình Trung Quốc Lý Bồi Căn cho biết từ năm 2002, Trung Quốc trở thành nước dùng nhiều máy công cụ các loại lớn nhất thế giới và nước nhập khẩu các loại máy này lớn nhất thế giới. Năm 2005, Trung Quốc nhập khẩu các loại máy công cụ cao cấp hết 5,2 tỉ USD, năm 2006 tăng lên 6,4 tỉ USD. 80% máy công cụ sản xuất trong nước và các loại dao cắt gọt vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu.

15. Các thiết bị then chốt dùng cho điện hạt nhân, thiết bị chế tạo các mạch vi điện tử, thiết bị y tế dùng hạt nhân, thiết bị kỹ thuật cốt lõi của ngành hoá dầu v.v... sẽ không còn vì Trung Quốc chưa chế tạo được.

16. Toàn bộ ngành sản xuất mô tô Trung Quốc sẽ sụp đổ bởi vì những phụ tùng then chốt vẫn phải nhập khẩu.

Sau khi đưa ra những luận cứ trên, tác giả viết: “Thưa các vị, tôi biết những điều tôi viết đã làm tổn thương sâu sắc tới lòng tự tôn yếu đuối của các vị, trước tiên xin đừng vội phản đối, tôi nói là sự thực. Sự thực là các máy tính điện tử mà các vị đang sử dụng hiện nay có tới 99,99999% sử dụng mạch vi điện tử nước ngoài...”.

Tam Dương (lược dịch)

Mỹ Vay Tiền Trung Cộng Nhưng Ai Là Chủ ?







Cái lợi mà Trung Cộng được trong ván bài kinh tế này không phải là 2 ngàn tỷ USD dự trữ ngoại tệ mà Trung Cộng biết sẽ mất một phần trong tương lai. Mục tiêu của Trung Cộng chính là tăng trưởng kinh tế thông qua con đường xuất khẩu, đây là điều cần thiết để Trung Cộng giữ xã hội ổn định và là phương tiện để đạt được các mục tiêu chính trị khác. Có nghĩa là Trung Cộng chấp nhận sẽ bị quịt nợ trong tương lai, hay nói cách khác sẵn sàng để Mỹ “bóc lột”. Mỹ Vay Tiền Trung Cộng
Nhưng Ai Là Chủ ?
Lê Giang


Thấy hay nhất là câu : tác giả Paul R. La Monica nêu ra một câu ngạn ngữ xưa: “Nếu ngân hàng cho bạn vay một ngàn đô la, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay một triệu đô la, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng” (If the bank lends you a thousand dollars, the bank owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank).


Cách đây mấy bữa, tôi có trao đổi với bạn hữu trên Facebook về tình hình kinh tế toàn cầu và chuyện Trung Cộng trong vòng một thập niên nữa có thể đuổi kịp Hoa Kỳ về tổng thu nhập nội địa (GDP). 
Nói là có thể đuổi kịp về GDP thôi, chứ về thu nhập trung bình tính trên đầu người thì có lẽ một vạn mùa quýt nữa Trung Cộng cũng khó bắt kịp với số dân trên 1,3 tỷ người và hàng trăm triệu người ở vùng nông thôn và miền núi vẫn đang sống dưới mức nghèo khổ.
Theo Quỹ Tiện tệ Quốc tế, thu nhập đầu người (GDP per capita) của Trung Cộng trong năm 2010 là 4.382 USD, so với của Mỹ là 47.284 USD.Hơn nữa, Hoa Kỳ là một quốc gia có các định chế dân chủ vững chắc, với một nền kinh tế năng động, sáng tạo và luôn tìm ra được chính sách thích ứng với hoàn cảnh, thậm chí với các cuộc khủng hoảng. Trong khi Trung Quốc duy trì một cơ chế kinh tế tư bản nửa vời, chịu áp lực chi phối quá mạnh mẽ bởi nhà nước độc quyền và vẫn còn chủ yếu dựa vào xuất khẩu, bên cạnh nguy cơ bất ổn về chính trị xã hội luôn hiện hữu.
Trung Cộng hiện nay là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ. Trong bài “China: The new landlord of the U.S” trên CNNMoney, ngày 18 tháng 1 năm 2011, phân tích chủ đề này tác giả Paul R. La Monica cho biết Cục Ngân khố Hoa Kỳ thông báo Trung Cộng hiện sở hữu 895,6 tỷ đô la trái phiếu kho bạc Mỹ, có nghĩa là giảm từ 906,8 tỷ đô la so với một tháng trước đó và là sự suy giảm đầu tiên giá trị trái phiếu nợ của Trung Quốc kể từ tháng Sáu 2010. Trong một tháng mà giảm giá trị 11,2 tỷ đô la, quả là không nhỏ tý nào!
Trong cuộc mạn đàm trên Facebook tôi có nhắc lại nhận xét dí dỏm của một người bạn thân của tôi là Szymon Moldewhawer. Szymon Moldewhawer đã từng là đại diện Văn phòng Thương mại của Mỹ tại Warsaw, Ba Lan.
Szymon Moldewhawer nói với tôi rằng, tớ đưa ra cho cậu một bức tranh đơn giản về chuyện nợ nần giữa Trung Cộng và Mỹ. Thế này nhé, một thằng Mỹ đầu tư vào Trung Cộng, ví dụ 1 tỷ đô la. Nhưng hắn ta cóc thèm mang tiền từ Mỹ vào Trung Cộng mà lấy ngay tiền của Trung Cộng qua các tác vụ tài chính từ khoản Trung Cộng cho Mỹ vay qua việc mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Nên nhớ rằng, chính phủ Mỹ khi phát hành trái phiếu không phải lấy tiền chỉ để chi dụng cho các nhu cầu nội địa, mà dành đến 60% cho đầu tư ở nước ngoài. Số tiền này mang lại lợi nhuận lớn, đặc biệt là từ thị trường Hoa Lục tiềm tàng. Bây giờ ta có một phép tính số học của học sinh cấp 1: 
Ví dụ Apple lấy tiền của Trung Cộng, tận dụng nhân công Tàu rẻ mạt, sản xuất ra một cái iPad cứ cho là 100 đô la chẳng hạn. Sản phẩm được xuất qua Mỹ và nhiều nước khác, bán với giá 500 đô la. Tiền lãi chảy hết vào túi Mỹ. Trung Cộng nghèo hơn, cho Mỹ giàu hơn vay tiền, còn Mỹ kiếm lợi ngay trên lưng thằng cho vay, tớ hỏi cậu ai khôn hơn ai? Đây là tớ chưa nói tới việc thằng đi vay lại là cái thằng in ra đồng tiền đó. Chỉ cần nó phá giá một tý thôi, giá trị trái phiếu có thể mất đi vài trăm triệu đô la, nếu không nói đến vài tỷ, trong chốc lát!
Ông bạn tôi cười thích thú và thêm rằng, kinh doanh tiền tệ trên thế giới khó ai khôn ngoan và điếm đàng hơn tư bản Mỹ!
Không lâu sau cuộc chuyện trò trên đây, thực tế đã chứng minh điều người bạn tôi phác hoạ là đúng.
Vào tháng 10 năm ngoái Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (The Federal Reserve System), viết tắt là Fed (cũng có thể hiểu tương tự như Ngân hàng trung ương) đã thông báo một chương trình có biệt hiệu là QE2.
Đây là chính sách được gọi là nới lỏng định lượng, trong đó Fed công bố kế hoạch mua lại 600 tỷ đô la trái phiếu kho bạc dài hạn từ tháng 10 năm 2010, nhằm mục đích cung cấp vốn mới, hỗ trợ nền kinh tế các khoản tín dụng rẻ.
Ngay sau khi Fed công bố, Trung Cộng đã cao giọng chỉ trích chương trình QE2 này.
Kế hoạch mua lại trái phiếu của Fed dẫn đến một đồng đô la yếu hơn và lãi suất cao hơn, do đó làm giảm giá trị trái phiếu kho bạc mà Trung Quốc đang nắm giữ, như chúng ta đã thấy ở trên.
Trong ngày thứ Tư, 27 tháng 4 năm 2011, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã ấn định tỷ lệ lãi suất nằm trong khoảng 0-0,25 phần trăm và tuyên bố giữ nguyên quyết định mua lại trái phiếu với tổng số tiền 600 tỷ đô la.











Giám đốc Fed, ông Ben Bernanke, tại buổi họp báo cùng ngày cho biết Ủy ban Thị trường Mở đã có quyết định đầu tiên cho việc duy trì chính sách tái đầu tư các quỹ từ chứng khoán.
Sau cuộc họp hai ngày trước đó, Fed kết luận rằng, “sự phục hồi kinh tế Mỹ đang ở tốc độ vừa phải, và tình hình thị trường lao động cải thiện dần dần”; “Sự gia tăng lạm phát, đặc biệt là việc tăng giá nguyên liệu trong thời gian gần đây, có vẻ như là quá độ. Tình hình thị trường bất động sản vẫn còn yếu”.
Quyết định về tỷ lệ lãi suất trên phù hợp với những gì các nhà phân tích đã dự đoán, và không gây ra phản ứng nào lớn. Tuy nhiên sự chú ý của thị trường trong khi chờ quyết định của Fed đã tập trung vào cái khác, cụ thể là, điều gì tiếp theo chương trình mua lại trái phiếu mà trên thực tế là in thêm tiền để bơm vào nền kinh tế 600 tỷ đô la..
Ông Bernanke nói thêm rằng, kết thúc chương trình mua lại trái phiếu dài hạn với giá trị 600 tỷ đô la vào tháng 6 này, Fed sẽ tiếp tục theo dõi khối lượng đầu tư vào trái phiếu kho bạc trong ánh sáng của các thông tin mới nhất, sẵn sàng điều chỉnh đầu tư trái phiếu ở mức tốt nhất nhằm bảo đảm việc làm tối đa trong nền kinh tế Hoa Kỳ và ổn định giá.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Giám đốc Fed, Ben Bernanke, có mặt và kết thúc một cuộc họp báo.
Chưa biết phản ứng mới của Trung Cộng với quyết định mới của Fed. Tuy nhiên để ứng phó, Trung Cộng có thể phải bắt đầu bán trái phiếu nợ ra.
Ngoài ra, người ta cho rằng, Trung Cộng đang tìm cách đa dạng hóa trái phiếu nợ của ngân hàng trung ương và có thể chuyển sang trái phiếu khu vực đồng euro, một ngoại tệ mạnh nhưng tính ổn định đang đặt trước nhiều dấu hỏi khi hàng loạt các nước khu vực đồng euro như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland… đang vật lộn với khủng hoảng nợ công.
Cũng có người tin rằng Trung Cộng đã sử dụng các đại lý tại Vương quốc Anh để vực giá trị kho bạc lên. Giá trị hàng hoá sẽ hiển thị trên các cổ phiếu của Vương quốc Anh, không phải của Trung Cộng.
Một câu đặt câu hỏi đặt ra là trong tương lai, nếu Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu kho bạc mới, thì Trung Cộng có tiếp tục mua nữa hay không?
Cái khổ nằm ở chỗ là Trung Cộng vẫn phải mua, vì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng và lớn nhất của Trung Cộng, là “căn cứ địa” bảo đảm công việc làm cho hàng chục triệu, nếu không nói là hàng trăm triệu người lao động Trung Hoa. Một biến động lớn trên thị trường lao động sẽ là một thảm hoạ cho ổn định xã hội, điều mà các nhà lãnh đạo Bắc Kinh không bao giờ muốn xảy ra, bằng mọi giá.
Trong cuộc chơi khó khăn này, anh Mỹ có vẻ như được nước, tha hồ mè nheo, õng ẹo rằng, anh cho vay thì tôi mới có tiền trả hàng hoá, còn Trung Cộng dù rất khó chịu, phàn nàn anh Mỹ khôn thì vừa thôi, đừng quá đáng. Nhưng rồi cuối cùng Trung Cộng cũng phải đồng ý nếu cò kè được lãi suất cao hơn. Trừ phi anh Mỹ không muốn vay thêm!
Kiểu gì thì bác Sam nhà ta vẫn đứng ở thế lợi hơn.
Kết thúc bài báo đã dẫn trên CNNMoney, tác giả Paul R. La Monica nêu ra một câu ngạn ngữ xưa: “Nếu ngân hàng cho bạn vay một ngàn đô la, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay một triệu đô la, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng” (If the bank lends you a thousand dollars, the bank owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank). 
Nghe ra có vẻ diễu cợt và hài hước quá! 
Chủ nghĩa Tư bản và Cách bóc lột kiểu mới 
Cách đây hơn mười năm, một thầy giáo của tôi nói rằng chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến một mức rất tinh vi. Nếu trước kia các chủ đồn điền phải dùng gậy ba-tong để bóc lột công nhân bản xứ, bây giờ việc bóc lột diễn ra ở tầm mức quốc gia. Ông lấy ví dụ thời những năm 70-80 Nhật đã mua rất nhiều tài sản ở Mỹ, kể cả trái phiếu chính phủ vì Nhật có thặng dư mậu dịch lớn với Mỹ giống như Trung Quốc bây giờ. Thế rồi năm 1985 Mỹ đã buộc Nhật phải ký vào Plaza Accord để đồng Yen lên giá hơn 50% so với đồng USD trong hai năm sau đó. Điều này tương đương với tất cả các khoản đầu tư trước đây của Nhật vào Mỹ bị mất giá hơn một nửa, cũng có nghĩa là Mỹ đã “bóc lột” Nhật một cách trắng trợn bằng cách “quịt” 50% số nợ với Nhật. 
Hơn 20 năm sau, Trung Cộng đã thế chân Nhật trở thành “chủ nợ” lớn nhất của Mỹ. Có điều những nỗ lực của Mỹ trong suốt giai đoạn 2000-2006 không làm Trung Cộng nhượng bộ và đồng yuan chỉ được thả lỏng một phần và cho lên giá từ từ so với USD trong 2 năm gần đây. Điều đáng nói là dù đồng yuan đã bắt đầu lên giá, thặng dư mậu dịch của Trung Cộng với Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng và những số liệu gần đây cho thấy gần như toàn bộ thâm hụt ngân sách của Mỹ đều được tài trợ từ nguồn này. Hiện tại dự trữ ngoại hối của Trung Cộng đã gần đạt 2 ngàn tỷ USD. Thử tưởng tượng nếu Mỹ thành công trong việc làm USD mất giá khoảng 50% so với đồng yuan như đã làm với Nhật năm 1985, số tiền Trung Cộng bị “quịt” sẽ tương đương với 10 năm GDP hiện tại của Việt Cộng.
Vậy tại sao Trung Cộng không chuyển dự trữ ngoại tệ của mình sang các đồng tiền khác hay vàng? Hay đơn giản hơn là ngừng không tăng dự trữ ngoại tệ nữa vì đã quá đủ để đảm bảo an toàn cho cán cân thanh toán? Vấn đề là bản thân Trung Cộng muốn giữ tỷ giá của đồng yuan với đồng USD cố định vì Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất. Theo cách nói của một số nhà kinh tế thì Trung Cộng đã “hối lộ” cho dân Mỹ thông qua chính sách tỷ giá để họ tiếp tục mua hàng của Trung Cộng. Cái lợi mà Trung Cộng được trong ván bài kinh tế này không phải là 2 ngàn tỷ USD dự trữ ngoại tệ mà Trung Cộng biết sẽ mất một phần trong tương lai. Mục tiêu của Trung Cộng chính là tăng trưởng kinh tế thông qua con đường xuất khẩu, đây là điều cần thiết để Trung Cộng giữ xã hội ổn định và là phương tiện để đạt được các mục tiêu chính trị khác. Có nghĩa là Trung Cộng chấp nhận sẽ bị quịt nợ trong tương lai, hay nói cách khác sẵn sàng để Mỹ “bóc lột”.
Không chỉ bị “bóc lột” vì khoản cho vay của mình sẽ mất giá khi đồng yuan lên giá, người dân Trung Cộng hiện tại đang bị bóc lột trên một khía cạnh khác. Họ buộc phải giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm cá nhân vì chính sách quản lý vĩ mô méo mó của chính quyền Trung Cộng. Mỗi đô la thêm vào dự trữ ngoại tệ quốc gia đều có đóng góp của những công nhân Trung Hoa làm việc trong các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Đây có thể coi là một loại thuế trá hình đánh lên thu nhập của những người công nhân này và lên cả lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, mọi người dân Trung Hoa đều phải giảm tiêu dùng các loại hàng hóa nhập khẩu vì chính sách tỷ giá thấp của chính phủ. Họ đang bị “bóc lột” gián tiếp thông qua dự trữ ngoại tệ mà có lẽ nhiều người không biết và không đồng ý.
Năm 1985, Reagan và Volcker đã ép buộc thành công Nhật chấp nhận đồng Yen lên giá để giải quyết vấn đề thâm hụt mậu dịch của Mỹ và nguy cơ khủng hoảng tài chính. Bush và Greenspan đã không làm được như vậy với Trung Quốc, để rồi cuộc khủng hoảng hiện tại nổ ra. Tất nhiên người Mỹ phải chịu hậu quả đầu tiên, nhưng không ai tiên liệu được cuộc khủng hoảng này sẽ dừng lại ở đâu. Nếu khoảng tháng 9-10/2008 “mắt bão” cuộc khủng hoảng nằm ở Mỹ thì hiện tại có vẻ nó đã chuyển sang các nước Đông Âu, và nhiều người dự báo nó sẽ đi dần sang phía Đông. Có thể Trung Cộng sẽ trắng tay trong ván bài kinh tế-chính trị vẫn “chơi” lâu nay. Ngược lại nếu Trung Cộng khéo léo và may mắn, họ sẽ xoay chuyển được global geopolitical landscape theo một hướng mới có lợi hơn cho mình. Đó có lẽ là bản chất dân tộc Trung Hoa, sẵn sằng nhịn ăn nhịn mặc, bị bóc lột và khinh rẻ trong thời gian dài để vùng lên đúng lúc. Có điều chiến lược này rất rủi ro và người lãnh đạo phải sẵn sàng hy sinh lợi ích của cả dân tộc trong một ( vài ) thế hệ để có được cơ hội
“thắng làm vua”... 

Lê Giang

Những Mầm Đại Loạn_Lê Nguyên Hồng








 Loạn lạc xảy ra trong một đất nước, phản ánh sự khủng hoảng của một thể chế, đế chế, triều đại, hay chế độ. Đại loạn là khi quốc gia đó mất kiểm soát và mất cân bằng trong trật tự xã hội, quan chức tác trách, pháp luật lỏng lẻo bất minh, lòng dân không phục, nạn cướp bóc hoành hành. Các chuẩn mực đạo đức xã hội bị bào mòn thoái hóa, biến dị. Dân nghèo trỗi dậy, giặc ngoài nhòm ngó vv…
Loạn lạc xảy ra trong một đất nước, phản ánh sự khủng hoảng của một thể chế, đế chế, triều đại, hay chế độ. Đại loạn là khi quốc gia đó mất kiểm soát và mất cân bằng trong trật tự xã hội, quan chức tác trách, pháp luật lỏng lẻo bất minh, lòng dân không phục, nạn cướp bóc hoành hành. Các chuẩn mực đạo đức xã hội bị bào mòn thoái hóa, biến dị. Dân nghèo trỗi dậy, giặc ngoài nhòm ngó vv…

Nước Việt Nam, hàng ngàn năm qua luôn phát triển theo một quy luật có dạng đồ thị hình sin: Thịnh – Suy => Suy – Thịnh. Hiện nay nó đang đi xuống dốc với tốc độ khủng khiếp, mang trong mình sự loạn lạc khôn cùng, thể hiện sự suy tàn nghiêm trọng của thể chế Độc tài Cộng sản. Đại loạn nay đã bắt đầu vượt qua giai đoạn “mầm” và phát triển thành “cây”, có lẽ phải gọi mối nguy hiểm khôn lường ấy là “cây đại loạn”…

Đại loạn ở Việt Nam không còn là nguy cơ, nó đã gõ cửa chế độ, len lỏi vào từng ngôi làng, từng ngõ xóm, từng con phố, góc chợ, cuối đường. Đại loạn luôn sẵn sàng cướp đi miếng cơm của bác dân cày, sẵn sàng cướp đi tuổi thơ của em bé, sẵn sàng phá tan hạnh phúc của mọi gia đình. Chúng ta cùng tìm hiểu xem ác thần Đại loạn đang hoành hành ở Việt Nam như thế nào?

Loạn mua quan bán chức:

Có lẽ còn trắng trợn hơn cả thời Phong kiến, nạn mua quan bán chức trong xã hội Việt Nam từ mấy chục năm nay đã tồn tại và phát triển như một thứ bệnh dịch kháng thuốc. Trước đây là chuyện đút lót thông qua quà biếu. Nay thì là chuyện ăn chia hẳn hoi, rành mạch, ví dụ: Để được chuyển sang làm cảnh sát giao thông, một viên công an bình thường sẽ phải chung chi khoảng từ 1 đến 2 trăm triệu đồng cho cấp trên. Muốn được lên chức bí thư, chủ tịch huyện, một viên trưởng phòng sẽ phải chi khoảng 500 triệu trở lên. Chức chủ tịch, bí thư tỉnh, thành phố (vùng núi) là 1 đến 3 tỉ, tùy theo vị trí chức vụ người đó đang ngồi, còn những chức vụ này ở vùng đồng bằng thì cần phải chạy với khoản tiền lớn hơn. Cấp thứ trưởng, bộ trưởng thì vô cùng, tùy theo túi tiền của kẻ mua và mối quan hệ thân tình gần gũi của người bán. Theo những thông tin truyền miệng rò rỉ từ người nhà của một số ủy viên trung ương Đảng Cộng Sản, để leo lên được chức phó thủ tướng, một ông bộ trưởng nọ đã phải chi 2 triệu USD. Còn một bộ trưởng khác thì đã chi hơn 800 ngàn USD“Báo cáo của các cơ quan Nhà nước đã thừa nhận có hiện tượng “chạy” chức, “chạy” quyền, “chạy” tội, “chạy” dự án, “chạy” bằng cấp, “chạy” khen thưởng và kể cả chạy tuổi nữa” (Phát biểu của Lê Văn Cuông – Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa khóa 12)

Loạn văn bản pháp luật:

Riêng Quốc hội, Chính phủ Việt Nam và các bộ chủ quản qua các nhiệm kỳ, đã ban hành và ký duyệt hàng chục ngàn văn bản pháp luật và quy phạm pháp luật. Đối với Chính phủ thì theo Vụ pháp luật của Văn phòng Chính phủ “để đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản quy định chi tiết như kế hoạch đã đăng ký, cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 31/2006/CT-TTg ngày 25/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác soạn thảo và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh; thường xuyên báo cáo Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng được phân công chỉ đạo về tình hình soạn thảo văn bản”. Cũng theo thông tin từ Vụ này thì “tính đến thời điểm đầu năm 2011, các luật do Quốc hội thông qua chỉ riêng năm 2010 đã có hiệu lực như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật nuôi con nuôi, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,... Như vậy, trong thời gian tới các cơ quan quản lý cần ban hành khoảng 90 văn bản quy định chi tiết cho các Luật đã có hiệu lực”…

Nói một cách ngắn gọn là Việt Nam hiện nay đang có một rừng luật, thậm chí người ban hành nó cũng không thể nào nhớ nổi tên của các luật mà mình đã ký. Và tốc độ “sản xuất luật” của Quốc hội và Chính phủ luôn được đẩy mạnh. Nhưng thực tế nếu tiến hành điều tra lại, thì rừng luật nói trên đã đi vào cuộc sống như thế nào? Lấy ví dụ vụ Vinashin thất thoát do tham nhũng lãng phí 1 trăm ngàn tỉ, được thanh tra tới 11 lần ở cấp nhà nước nhưng không phát hiện được sai phạm, đến nay vẫn không thể quy trách nhiệm quản lý thuộc về ai. Gần đây nhất là vụ chìm tàu Dìn Ký, làm 16 người chết, sau khi họp đi họp lại ở cấp tỉnh Bình Dương và thành phố Biên Hòa, vẫn không biết ai, cơ quan nào phải chịu trách nhiệm. Mặc dù Dìn Ký hoạt động không phép nhiều năm nay…

Loạn giao thông:

Giao thông vốn được coi như mạch máu của đất nước, nhưng những “mạch máu” này ở Việt Nam rất hẹp và chỉ chiếm tỉ lệ khoảng dưới 10% mặt bằng đô thị, có nơi là dưới 5%. Trong khi đó tỉ lệ mặt bằng dành cho giao thông trung bình của các đô thị hiện đại lại cần ít nhất là 20% diện tích mặt bằng đô thị. Vì vậy nạn tắc đường thường xuyên xảy ra trầm trọng tại Hà Nội và Sài Gòn là điều không tránh khỏi. Bên cạnh đó luật lệ giao thông không được tôn trọng, vì bản thân các luật này có nhiều điểm bất hợp lý, phản khoa học, cộng thêm ý thức người tham gia giao thông yếu kém, đã tạo nên một trạng thái giao thông hỗn loạn, gây hậu quả lớn là ách tắc giao thông ở khu vực đô thị và thường xảy ra tai nạn thảm khốc ở các cung đường liên tỉnh. Người dân bước chân ra khỏi nhà là như đi vào một trận đánh mà mình nắm chắc phần thua. Cứ đi ra đường an toàn trở về nhà đã là một may mắn tuyệt vời…

Loạn hàng Tầu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém phẩm chất:

Theo tạp chí Công Nghiệp Việt Nam, số ra ngày 18/10/2010, có tới 50% đồ kỹ thuật số, 60% số phụ tùng ô tô, 72% đồ may mặc, giầy dép, túi xách mang nhãn hiệu nổi tiếng, 71% đĩa DVD, thẻ nhớ... là hàng giả lưu thông công khai tại Việt Nam (số liệu này chắc chắn là còn khiêm tốn). Trong 100% các gia đình ở Việt Nam đều có sự hiện diện của hàng Tầu, từ xe máy, quạt, điện thoại, và nhiều hàng gia dụng khác. Điều đáng nói là ngoài việc hàng Tầu có chất lượng kém, thì nó phần lớn đều là hàng buôn lậu, làm thất thoát nguồn thu thuế của quốc gia. Hàng hóa của Tầu đã thực sự khuynh loát thị trường tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là sự độc hại thì không có một cơ quan nào có thể kiểm định. Đây là một hiểm họa lâu dài cho sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam.

Loạn băng đảng, chém giết:

Chưa bao giờ nạn chém giết, cướp bóc, lại kinh hoàng như hiện nay ở Việt Nam. Có người nói “ở Việt Nam mạng người không bằng mạng chó”, quả có hơi ngoa dụ, nhưng hoàn toàn phản ánh rất đúng thực tại. Chuyện cướp tiệm vàng, trộm ô tô xe máy, đuổi chém người cả trong các bệnh viện như phim hành động Holywood là chuyện thường xuyên xảy ra. Hiện nay chuyện các băng đảng giang hồ dàn trận chiến với hàng chục đến vài chục người có hung khí lạnh và nóng trong tay, sẵn sàng tàn sát nhau như thời trung cổ là chuyện không còn xa lạ gì nữa. Ra đường đồng nghĩa với sự không an toàn, đó là cách giải thích vì sao người dân lại ngán tham gia giao thông là như vậy…

Loạn chiến tranh:

Nếu liệt kê đầy đủ các mầm loạn ở Việt Nam thì còn phải tốn giấy mực nhiều, như loạn chuẩn văn hóa, loạn chuẩn giáo dục, loạn bằng giả, loạn cò dịch vụ, loạn thu phí vv... Nhưng có lẽ loạn chiến tranh là đại loạn lớn nhất đang rình rập non sông Việt Nam. Với những tuyên bố hiếu chiến, thể hiện tham vọng Biển Đông, Trung Quốc đã khơi mào những đụng độ trên biển bằng hàng loạt những vụ gây hấn và xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng. Ngoài ý đồ bành trướng thường thấy ở các nước lớn, cũng là điều tất nhiên và tự nhiên. Một yếu tố quan trọng khiến Trung Quốc được đà lấn tới, đó là Việt Nam tỏ ra dè dặt tới mức đớn hèn trong cách hành xử trên bình diện ngoại giao, nhất là cách giấu nhẹm các vụ ngư dân và hải quân Việt Nam bị Trung Quốc tấn công trên Biển Đông trong nhiều năm qua. Đây là biểu hiện tâm lý sợ hãi của con mồi trước kẻ đi săn. Nắm được tâm lý này cho nên Trung Quốc càng lấn tới. Nếu Việt Nam đã là một nước giàu mạnh thì họ sẽ không dám khinh xuất như vậy.

Chiến tranh biển, và có thể là cả trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ xảy ra, nếu quốc tế không kịp can thiệp. Biển Đông đang nóng lên từng ngày với các vụ diễn tập quân sự, tàu chiến tăng cường. Đây thường là dấu hiệu dạo đầu cho mỗi cuộc chiến.

Nếu chiến tranh xảy ra, những sự rối ren loạn lạc trong nước sẽ nhân cơ hội gia tăng. Người dân sẽ rút tiền tại các ngân hàng, mua vàng tích trữ, giao dịch tiền tệ sẽ ngưng trệ lưu thông, loạn càng thêm loạn. Xét cho cùng, vì là nước nghèo, nước yếu cho nên Việt Nam lúc nào cũng trong tình trạng đứng giữa ngã ba đường, không biết đi đâu về đâu. Để đất nước đói nghèo, để xảy ra loạn lạc, không cứng rắn và cương quyết từ đầu trên Biển Đông, đó đều là trách nhiệm của những người đã và đang nắm quyền đất nước. Họ sẽ làm gì? Liệu họ có dám thẳng thắn nhìn nhận là, để xảy ra cơ sự này chính do bởi họ?

Đại loạn là điều tất yếu:

Vụ việc hơn 300 người dân nghèo tấn công mỏ vàng Bồng Miêu lúc 2 giờ sáng ngày 4/6/2011 cướp hàng chục tấn quặng vàng và dùng đá, dùi cui, dao rựa, đập bể kính xe, đánh toác đầu bảo vệ mỏ vàng. Rồi ngày 25/05/2011 khoảng hơn 30 người dân đã tấn công trạm kiểm lâm Xuyên Á. Hoặc ngày 12/04/2011 hàng trăm người dân đã tấn công trạm liểm lâm Thanh Chương – Nghệ An vv.., là những ví dụ cho thấy nỗi bức xúc của người dân lành, do đói khát thiếu thốn, do bất mãn với chính sách bất công của nhà nước, do căm ghét cán bộ công quyền lộng hành, đã buộc phải bùng phát thành bạo lực.

Đại loạn là điều tất yếu! Khi guồng máy cầm quyền tỏ ra yếu kém, bất lực, tham nhũng, hách dịch cửa quyền, “hèn với giặc, ác với dân”. Khi hố sâu giai cấp giữa quan chức và người dân lao động ngày càng lớn. Khi pháp luật bất công và bất minh. Khi mâu thuẫn giàu nghèo gia tăng. Khi các băng nhóm tội phạm hình sự được sự bảo kê của các cán bộ thừa hành pháp luật. Khi người dân nghèo không có việc làm. Khi cái đói hành hạ. Khi giặc ngoài ngấp nghé giang sơn. Tất cả những yếu tố đó sẽ làm nên đại loạn…

Lê Nguyên Hồng

http://lenguyenhong.blogspot.com

( Dương Thị Hường chuyển )