Posted o by truongthondlb1
Nói về vai trò của mạng xã hội trong cách mạng dân chủ
1. Cách mạng Hoa Lài đã thành công vang dội ở Tunisia, Ai Cập và tiếp tục bùng phát mạnh mẽ, tích cực tại nhiều quốc gia Bắc Phi, Trung Đông. Các bạn trẻ và nhân dân Ai Cập sẽ không bao giờ quên được công lao to lớn của “Người giấu mặt” trong cách mạng hoa Lài. “Người giấu mặt” được ký giả Mike Giglio đặt cho anh Wael Ghonim trong bài viết “Người giấu mặt khơi mào cuộc biểu tình Ai Cập” đăng trên tờ Newsweek, được Như Nguyệt chuyển ngữ đăng trên Tuần Việt Nam (Vietnamnet.vn) ngày 15/2/2011. Mặc dù không giữ vai trò thủ lãnh, chỉ là một người đàn ông bình thường, 30 tuổi, cha của hai đứa con, “Người giấu mặt” đã sử dụng mạng xã hội facebook nhanh chóng liên kết các bạn trẻ và người dân Ai Câp cùng xuống đường, sát cánh bên nhau lật đổ độc tài, tham nhũng, khôi phục những giá trị dân chủ cho người dân Ai Cập.
Đọc xong bài báo, bên cạnh sự thán phục tinh thần nhiệt huyết, sự thông minh của anh Wael Ghonim, hồi ức về anh Trần Huỳnh Duy Thức bỗng dưng trở lại trong tôi. Tôi còn nhớ, vào thời điểm cuối năm 2007, khi thị trường chứng khoán Việt Nam bùng phát, thu hút hầu hết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tham gia, những người nội trợ cũng “đánh” chứng khoán, nhà nhà chứng khoán, người người chứng khoán, thì trên Blog Trần Đông Chấn xuất hiện bài viết “Việt Nam đồng đang ở đâu và sẽ về đâu”. Bài viết đã phân tích, chỉ cho mọi người thấy được bản chất của “nhóm lợi ích” – tác nhân bơm căng quả bóng chứng khoán nhằm trục lợi và khi xì hơi, người bị khốn khổ chính là nhân dân lao động, viên chức thường trong bộ máy nhà nước vì hám lợi, trót ném tiền vào chứng khoán. Sức sống của bài viết đã được trải nghiệm từ thực tế chứng khoán Việt Nam (xì hơi vào cuối năm 2007), đã làm cho Blog Trần Đông Chấn có số lượng người truy cập cao nhất nước (trên 4 triệu lượt). Lúc bấy giờ, tôi cũng như bao nhiêu bạn trẻ khác khát khao được gặp “bác” Trần Đông Chấn. Sau này, khi anh Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung cùng bị bắt (tháng 7/2008), các bạn trẻ sửng sốt khi biết tin anh Thức chính là chủ nhân của ba Blog nổi tiếng là Trần Đông Chấn, Change Wee Need và Psonkhanh. Có thể nói, giữa anh Wael Ghonim ở Ai Cập và anh Trần Huỳnh Duy Thức ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Các anh đều là chuyên gia công nghệ thông tin: Wael Ghonim là Giám đốc Marketing Khu vực Trung Đông và Bắc Phi của Google (Google MENA), anh Thức là Tổng giám đốc công ty Internet Một Kết Nối. Cả hai đều hoạt động giấu mặt trên mạng, anh wael Ghonim sử dụng bí danh “ElShaheeed” (trong tiếng Ả-rập có nghĩa là “người tử vì đạo”), anh Thức là Trần Đông Chấn (Chấn có nghĩa là thay đổi). Cái giống nhau đáng để mọi người trân trọng là các anh đều đánh giá mình là những con người bình thường. Phát biểu trong ngày được phóng thích, Ghonim cho rằng: “Thực tế, tôi chỉ làm điều đơn giản nhất, đó là viết. Đến cuối cùng, thành công có được là nhờ sức mạnh của quần chúng“. Các anh đều hướng về quần chúng, anh Wael Ghonim chọn khẩu hiệu “Tất cả chúng ta là Khaled Said” (We are All Khaled Said), đó là tên trang mạng xã hội Facebook đã trở thành nơi phát động cuộc biểu tình lịch sử diễn ra cuối tháng 1 – đầu tháng 2/2011. Tên của nó được đặt để tưởng niệm một blogger đã bị cảnh sát thành phố Alexandria bắt giữ và đánh đến chết chỉ vì dám tung lên mạng đoạn băng video tố giác cảnh sát Ai Cập chia nhau chiến lợi phẩm sau khi bắt một vụ buôn lậu ma túy. Anh Thức cũng vậy, khẩu hiệu của anh thể hiện khát vọng của quảng đại nhân dân Việt Nam, cũng chính là khẩu hiệu tranh cử của Tổng thống Hoa Kỳ Obama: Change We Need.
2. Vấn đề đáng để các bạn trẻ Việt Nam chúng ta bàn luận đó là điểm khác biệt tạm thời (chỉ tạm thời thôi) giữa anh Thức và Wael Ghonim: thành công và chưa thành công; vai trò của “người giấu mặt” trong cuộc cách mạng hoa Sen, Đào, Mai hay Trống Đồng trong tương lai tại Việt Nam mà nhiều bạn đã đề cập trên mạng. Để có được sự thành công, cũng như những sự kiện khác, cách mạng dân chủ Việt Nam cần hội đủ các yếu tố theo quan niệm của người phương Đông: thiên thời, địa lợi và nhân hòa.
Thứ nhất, về thiên thời. Về vấn đề này, chúng ta có thể khẳng định độc tài chuyên chế, tham nhũng từ lâu được nhận diện là một thể chế lạc hậu, nhân loại lên án, tìm cách loại trừ. Độc tài, chuyên chế gắn liền với tham nhũng, gieo rắc bất công, phản dân chủ, kìm hãm sự phát triển của xã hội, tất yếu bị quần chúng đứng lên lật đổ. Cách mạng Hoa Lài ở Bắc Phi và Trung Đông đang tiếp diễn, cùng với các cuộc cách mạng hoa Tuy Líp, Cam, Nhung đã diễn ra trước đó, tạo ra niềm tin mãnh liệt cho các nhà dân chủ, bạn trẻ Việt Nam. Mặt khác, ngày nay, nhân dân bị áp bức trên thế giới đã có vũ khí cực kỳ quan trọng để loại trừ độc tài đó là mạng xã hội. Các thành tố tạo ra cuộc cách mạng thần kỳ của nhân dân Tunisia, Ai Cập chính là sự mục ruỗng, thối nát trong lòng xã hội được quản trị bởi sự độc đoán, tham nhũng; sự kết nối hữu hiệu quần chúng qua Internet. Liên hệ Việt Nam, bên cạnh Facebook, hàng loạt mạng nội địa ra đời như Zing Me, GoOnline, Yume, tamtay.net, CyberWorld, Kunkun,… trong đó Zing Me được đánh giá đang cạnh tranh quyết liệt với Facebook, nhanh chóng chạy đua các ứng dụng có thông báo dạng “feed” giữa nhóm bạn bè.
Gần đây, FPT Online tung ra bản beta mạng xã hội banbe.net. Ông Vương Quang Khải, Phó Giám đốc Công ty VNG, trưởng Dự án Zing Me cho biết, hiện nay có khoảng 40% dân số Internet Việt Nam đang sử dụng các dịch vụ mạng xã hội. Con số này không biến động nhiều so với các năm trước, nhưng về hành vi sử dụng đã có sự thay đổi lớn. Thói quen của người dùng chuyển từ những nhu cầu cơ bản ban đầu như viết blog, chơi game, sang những hoạt động hoàn toàn mới như chia sẻ trạng thái (status), ảnh (photo). Tỉ lệ người sử dụng mạng xã hội từ điện thoại di động cũng tăng lên rất nhanh, điều này phù hợp với xu hướng phát triển của hạ tầng 3G tại Việt Nam. Chính vì thế, năm 2010, được đánh giá có nhiều biến động đối với thị trường mạng xã hội Việt Nam. Theo dự báo của các chuyên gia mạng, năm 2011, Việt Nam tiếp tục bùng nổ mạng xã hội. Và như vậy, “người giấu mặt” hoạt động dân chủ trên mạng xã hội tại Việt Nam càng có đất để sống.
Thứ hai, về địa lợi. Sau 30 đảng CSVN thực hiện chính sách Đổi Mới, bộ mặt xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Bên cạnh những thành tựu kinh tế quan trọng đã đạt được, mặc dù không còn nằm trong danh sách các nước nghèo, nhưng xã hội Việt Nam đang tiếp tục đối phó với nhiều thách thức nghiêm trọng về cải cách giáo dục, luật pháp; nạn tham nhũng, tội phạm có tổ chức tràn lan; cấu trúc nền kinh tế chưa phù hợp với tăng trưởng, gần đây là lạm phát, việc làm cho thanh niên và đặc biệt là sự chi phối của yếu tố Trung Quốc và Mỹ. Như chúng ta đã biết, cuối năm 2007, khi Trung Quốc tuyên bố thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thuộc tỉnh Hải Nam, một số “người dấu mặt” diễn đàn X-Cafevn.org, Câu lạc bộ nhà báo tự do, thongtanxavanganh,… đã lên tiếng kêu gọi thanh niên, sinh viên học sinh, văn nghệ sỹ, trí thức xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, phản đối lễ rước đuốc Olimpic Bắc Kinh 2008 đi qua thành phố Hồ Chí Minh. Thông điệp chống Trung Quốc đã được một số bạn học sinh, sinh viên, trí thức văn nghệ sỹ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hưởng ứng, xuống đường biểu tình trước Sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng lãnh sự của họ tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, khi Chính phủ Việt Nam quyết định cho Trung Quốc thực hiện dự án Bauxite Tây Nguyên bất chấp sự phản đối của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một số tướng lĩnh và hàng ngàn trí thức trong và ngoài nước, “người giấu mặt” có nick “Nhóm người Việt Yêu Nước” đã kêu gọi các bạn trẻ mặc áo pull có các biểu ngữ phản đối Bauxite Tây Nguyên, chống Trung Quốc. Nhưng kết cục, người giấu mặt của nhóm Người Việt Yêu nước cũng chỉ dừng lại ở mức độ cảnh tỉnh mọi người mà thôi. Trước Đại hội đảng tòan quốc lần thứ XI, trên mạng xuất hiện các bài viết nói về sự cần thiết phải sửa đổi Hiến pháp 1992 của ông Nguyễn Văn An, nguyên chủ tịch Quốc hội Việt Nam và ý kiến phê phán văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI của các ông Trần Phương, Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Việt Nam, nhiều nhà dân chủ Việt Nam vội vàng đánh giá phong trào sẽ thêm nhiều thuận lợi. Rất tiếc, anh em quên rằng những người này đã một thời đặc quyền đặc lợi, được hưởng nhiều bổng lộc từ nhà cầm quyền. Việc làm của họ, có thể do bị hụt hẩng khi mất quyền lực, bất bình với số đương chức, nên đã góp ý “thẳng thắn”. Mặc dù là bất mãn, là người trong cuộc, nên những ý kiến của họ rất sâu sắc, xứng đáng được để nhà cầm quyền nghiên cứu điều chỉnh xã hội, tránh được sự xung đột của dân chúng, phong trào dân chủ lợi hay hại, mọi người tự phán quyết.
Thứ ba, yếu tố nhân hòa. Cả 03 yếu tố (hay là điều kiện) thiên thời, địa lợi, nhân hòa cho sự thành công đều quan trọng. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hoà. Nhân hoà là thế nào? Nhân hoà là mọi người đều nhất trí. Nhân hoà là quan trọng hơn hết. Như đã nêu trên, tại Việt Nam số người tham gia mạng khá lớn, có không ít “người giấu mặt”, tiêu biểu là “Trần Đông Chấn” (Bloge cùng tên); “Hồ Gươm”, “Diên Vỹ”(trong X-cafevn),… nắm bắt được vấn đề “nóng” của xã hội đương đại, phát ra lời kêu gọi trên mạng, nhưng kết quả còn khiêm tốn, chưa đến mức độ để được nhìn nhận là tập dượt. Từ góc độ này, chúng ta có thể đánh giá, phong trào dân chủ dân chủ Việt Nam thiếu yếu tố nhân hòa, xã hội Việt Nam hiện nay có thể chưa “nóng” đến mức chỉ cần châm lửa là bùng cháy như ở các nước Bắc Phi và Trung Đông và rất có thể các bạn trẻ và dân chúng Việt Nam đã quá ngán ngẩm với những lời kêu gọi biểu tình, xuống đường xuất hiện nhan nhản trên mạng của các nhà dân chủ Việt Nam. Đã có một thời, tuổi trẻ và những ai khát khao dân chủ Việt Nam rất vui khi cụ Hoàng Minh Chính đứng ra tuyên bố thành lập phong trào dân chủ Việt Nam, tập hợp anh chị em trong và ngoài nước đấu tranh đòi quyền dân chủ đích thực cho nhân dân. Tuy nhiên, sau khi Cụ qua đời (2008), yếu tố nhân hoà của phong trào gặp nhiều khó khăn. Cứ mỗi lần có được thông tin nhà dân chủ này ăn chặn tiền nhà dân chủ kia; một số ít nhà dân chủ “chống” chính quyền nhằm mục đích được Mỹ xét cấp tị nạn chính trị; hoặc viết bài bóc mẽ, hạ nhục nhau trên mạng; lớp trẻ không thể không bi quan, lo lắng biết đến bao giờ phong trào thoát khỏi khủng hoảng.
Có một ai đó đã từng viết trên mạng, nhận định rằng phong trào dân chủ Việt Nam như chợ trời, ai cũng thích làm lãnh đạo, thích tuyên bố này nọ. Chỉ riêng tổ chức Khối 8406 do anh Đỗ Nam Hải, linh mục Phan Văn Lợi, anh Nguyễn Chính Kết đứng tên thôi, cũng đã có hàng trăm kháng thư, tuyên bố, lời kêu gọi trên mạng. Đọc riết rồi cũng chán, nhiều lúc nghĩ tiêu cực rằng sau khi cụ Chính qua đời, Công an đã nắm và điều khiển phong trào; hoặc giả thiết các nhà dân chủ cứ nằm im, chính quyền càng làm càn, quần chúng càng uất ức, tự phát đứng lên làm các mạng giống như nhân dân Tunisia, Ai Cập. Trong lúc suy tư vẩn vơ, Hiền Lương chợt nghĩ, nếu đảng CSVN tiếp tục duy trì tình trạng xa rời dân, không tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, không giữ được Hoàng Sa, Trường Sa, lòng dân bất ổn chồng chất, được kết nối với nhau qua các trang mạng xã hội Facebook, Zing Me, GoOnline, Yume, tamtay.net, CyberWorld, Kunkun,… bởi những “người giấu mặt”, chắc chắn Việt Nam sẽ có sự thay đổi kỳ diệu bằng một cuộc cách mạng hoa Sen, hoa Mai, hoa Đào hay Trống Đồng nào đó, giống như cách mạng hoa Lài ở Tunisia, Ai Cập trong tương lai gần. Giả thiết cũng chỉ là giả thiết, mong lắm thay hương Lài từ Bắc Phi sớm thổi vào phong trào dân chủ Việt Nam một luồng không khí trẻ trung, tràn đầy sức sống mới, thế hệ trẻ Việt Nam có nhiều “người giấu mặt” tài năng và nhiệt huyết như anh Wael Ghonim ở Ai Cập, tiếp bước anh Trần Hùynh Duy Thức, sớm tạo ra đột biến cho dân chủ nước nhà.
Hiền Lương
Tác giả tự giới thiệu: Hiền Lương là người yêu dân chủ, công tác trong ngành bưu diện, cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã có một số bài viết về dân chủ trên danchimviet.info, thongluan.org,…
Dân Luận
Tìm kiếm Blog này
Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011
Ông Cù Huy Hà Vũ có chấp nhận cuộc mặc cả hay không?
Posted by truongthondlb1
Lê Nguyên Hồng - Chắc chắn trong trại tạm giam, ông Cù Huy Hà Vũ sẽ phải nếm trải nhiều đòn tâm lý ác hiểm của công an an ninh Việt Nam. Theo kinh nghiệm của rất nhiều nhà đấu tranh và các cựu tù chính trị đã từng nhiều lần bị thẩm vấn, thì thái độ của công an an ninh Việt Nam đối với các công dân đã chắc chắn sẽ bị đem ra truy tố vì tội chính trị là khá mềm mỏng. Nhưng cái gọi là “mềm mỏng” ấy là thứ mật ngọt có độc.
Dư luận có nhiều dự đoán về lý do tại sao phiên tòa dành cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ lại hoãn xử 10 ngày (từ 24/3 dời đến ngày 04/04/2011). Rât có thể trước “giờ G”, phần bằng chứng luận tội của Viện Kiểm Sát phải sửa lại chút ít về đoạn “bị cáo đã trả lời phỏng vấn các đài phát thanh Voice of America (VOA)* và Radio Free Asia (RFA)”, vì đoạn cáo buộc này chắc chắn sẽ bị hai đài phát thanh kể trên chính thức có văn bản phản đối. Đồng thời có thể đã có những cuộc mặc cả nào đó giữa cán bộ cao cấp của ngành công an, với ông Vũ trong trại tạm giam.
Điều này dường như chắc chắn sẽ xảy ra, vì đó là cách làm việc hết sức “bình thường” của ngành an ninh Việt Nam. Vấn đề ở chỗ, tiến sĩ Vũ có chấp nhận điều kiện của công an hay không. Có hai kết quả (định trước) của phiên tòa đặt ra cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ lựa chọn:
Một là, án lệnh 10 năm tù. Điều đó đủ để thể hiện tính “nhân đạo” vì tòa đã không xử ông Cù Huy Hà Vũ hết khung luật, điều 88, nhưng lại quá thừa để “răn đe”. Điều này có thể xảy ra, nếu trong phiên tòa sắp tới tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ sẽ kiên quyết không nhận tội, và còn lớn tiếng cáo buộc hội đồng xét xử là bù nhìn, là công cụ đàn áp của chính quyền…
Hai là, một mức án nhẹ nhàng hơn, khoảng dưới 5 năm, trên 2 năm tù, nếu tiến sĩ Vũ thành khẩn nhận tội. Tòa án sẽ có cách giải thích quen thuộc là do thân nhân gia đình cách mạng có công với nước, chưa có tiền án tiền sự, thành khẩn nhận tội. Khả năng này không thể xảy ra, vì tính cách của tiến sĩ Vũ là hết sức nóng nảy và thẳng thắn, thể hiện rất rõ trong các bài viết, bài phát biểu của mình trên báo chí và đài phát thanh. Nhưng trước đó trong trại tạm giam tiến sĩ Vũ phải xác nhận một việc vô cùng quan trọng là xin rút đơn kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Về việc có tới 5 luật sư được tham gia bào chữa, thay vì 4 (cũng đã là quá nhiều) như thông báo trước ngày 24/03/2011, là một trò ảo thuật trang điểm lòe loẹt cho chế độ Cộng Sản. Vì sao lại nói là “trang điểm òe loẹt”? Bởi vì bản án dành cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã được “lên nòng” từ trước, giống như các vụ án chính trị xét xử theo lối bỏ túi, luật sư có nói đúng, có lý, thì cũng sẽ bị tòa bác bỏ mà thôi.
Việc tòa án thành phố Hà Nội công khai trước về hội đồng xét xử, công khai danh tính chủ tọa phiên tòa là ông Nguyễn Hữu Chính, chánh tòa hình sự tòa án thành phố Hà Nội, chấp nhận cho 5 luật sư bào chữa (một tiền lệ bất thường), đã cho thấy phía chính quyền đã nắm chắc về lý (áp đặt), quyết tâm thực hiện lệnh chỉ đạo từ cấp trên để kết tội tiến sĩ Vũ cho bằng được, dựa vào các bằng chứng chủ yếu, sẽ là bút tích của tiến sĩ Vũ.
Kết quả cụ thể như thế nào thì phải sau phiên tòa công chúng mới được biết. Nhưng một điều mà những người quá hiểu về thứ pháp luật, theo lời ông Trịnh Hồng Dương, cựu chánh án tòa tối cao (nhiệm kỳ 1997- 2002) phát biểu thẳng thừng:“Ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được”. Vậy đừng có ai mơ tưởng đến một phiên tòa công bằng dành cho tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ. Nhưng một điều gần như có thể chắc chắn là, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ sẽ không chấp nhận bất kỳ một cuộc mặc cả nào của công an.
Lê Nguyên Hồng
http://nguyenhong8406.blogspot.com/2011/03/ong-cu-huy-ha-vu-chap-nhan-cuoc-mac-ca.html
Lê Nguyên Hồng - Chắc chắn trong trại tạm giam, ông Cù Huy Hà Vũ sẽ phải nếm trải nhiều đòn tâm lý ác hiểm của công an an ninh Việt Nam. Theo kinh nghiệm của rất nhiều nhà đấu tranh và các cựu tù chính trị đã từng nhiều lần bị thẩm vấn, thì thái độ của công an an ninh Việt Nam đối với các công dân đã chắc chắn sẽ bị đem ra truy tố vì tội chính trị là khá mềm mỏng. Nhưng cái gọi là “mềm mỏng” ấy là thứ mật ngọt có độc.
Dư luận có nhiều dự đoán về lý do tại sao phiên tòa dành cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ lại hoãn xử 10 ngày (từ 24/3 dời đến ngày 04/04/2011). Rât có thể trước “giờ G”, phần bằng chứng luận tội của Viện Kiểm Sát phải sửa lại chút ít về đoạn “bị cáo đã trả lời phỏng vấn các đài phát thanh Voice of America (VOA)* và Radio Free Asia (RFA)”, vì đoạn cáo buộc này chắc chắn sẽ bị hai đài phát thanh kể trên chính thức có văn bản phản đối. Đồng thời có thể đã có những cuộc mặc cả nào đó giữa cán bộ cao cấp của ngành công an, với ông Vũ trong trại tạm giam.
Điều này dường như chắc chắn sẽ xảy ra, vì đó là cách làm việc hết sức “bình thường” của ngành an ninh Việt Nam. Vấn đề ở chỗ, tiến sĩ Vũ có chấp nhận điều kiện của công an hay không. Có hai kết quả (định trước) của phiên tòa đặt ra cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ lựa chọn:
Một là, án lệnh 10 năm tù. Điều đó đủ để thể hiện tính “nhân đạo” vì tòa đã không xử ông Cù Huy Hà Vũ hết khung luật, điều 88, nhưng lại quá thừa để “răn đe”. Điều này có thể xảy ra, nếu trong phiên tòa sắp tới tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ sẽ kiên quyết không nhận tội, và còn lớn tiếng cáo buộc hội đồng xét xử là bù nhìn, là công cụ đàn áp của chính quyền…
Hai là, một mức án nhẹ nhàng hơn, khoảng dưới 5 năm, trên 2 năm tù, nếu tiến sĩ Vũ thành khẩn nhận tội. Tòa án sẽ có cách giải thích quen thuộc là do thân nhân gia đình cách mạng có công với nước, chưa có tiền án tiền sự, thành khẩn nhận tội. Khả năng này không thể xảy ra, vì tính cách của tiến sĩ Vũ là hết sức nóng nảy và thẳng thắn, thể hiện rất rõ trong các bài viết, bài phát biểu của mình trên báo chí và đài phát thanh. Nhưng trước đó trong trại tạm giam tiến sĩ Vũ phải xác nhận một việc vô cùng quan trọng là xin rút đơn kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Về việc có tới 5 luật sư được tham gia bào chữa, thay vì 4 (cũng đã là quá nhiều) như thông báo trước ngày 24/03/2011, là một trò ảo thuật trang điểm lòe loẹt cho chế độ Cộng Sản. Vì sao lại nói là “trang điểm òe loẹt”? Bởi vì bản án dành cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã được “lên nòng” từ trước, giống như các vụ án chính trị xét xử theo lối bỏ túi, luật sư có nói đúng, có lý, thì cũng sẽ bị tòa bác bỏ mà thôi.
Việc tòa án thành phố Hà Nội công khai trước về hội đồng xét xử, công khai danh tính chủ tọa phiên tòa là ông Nguyễn Hữu Chính, chánh tòa hình sự tòa án thành phố Hà Nội, chấp nhận cho 5 luật sư bào chữa (một tiền lệ bất thường), đã cho thấy phía chính quyền đã nắm chắc về lý (áp đặt), quyết tâm thực hiện lệnh chỉ đạo từ cấp trên để kết tội tiến sĩ Vũ cho bằng được, dựa vào các bằng chứng chủ yếu, sẽ là bút tích của tiến sĩ Vũ.
Kết quả cụ thể như thế nào thì phải sau phiên tòa công chúng mới được biết. Nhưng một điều mà những người quá hiểu về thứ pháp luật, theo lời ông Trịnh Hồng Dương, cựu chánh án tòa tối cao (nhiệm kỳ 1997- 2002) phát biểu thẳng thừng:“Ở nước ta xử đúng cũng được, xử sai cũng được, xử hòa cũng được, xử thắng cũng được”. Vậy đừng có ai mơ tưởng đến một phiên tòa công bằng dành cho tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ. Nhưng một điều gần như có thể chắc chắn là, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ sẽ không chấp nhận bất kỳ một cuộc mặc cả nào của công an.
Lê Nguyên Hồng
http://nguyenhong8406.blogspot.com/2011/03/ong-cu-huy-ha-vu-chap-nhan-cuoc-mac-ca.html
Chuyện “đi thầy” ở khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Posted by truongthondlb1
Đ. Hoàng (danlambao) – Đây là chuyện có thật đang xảy ra tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau khi bài báo Chuyện “đi thầy” ở khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội” được đăng lên trang báo mạng tại địa chỉ www.kinhtenongthong.com.vn vào ngày 25/02/2011 thì chỉ sau đó trang web này đã bị đánh sập.
Không hiểu có phải do bưng bít thông tin nên trang web đã bị phá hoại hay không. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại làm ảnh hưởng đến hình tượng người thầy giáo và chất lượng đào tạo của một trường đại học danh tiếng.
*
Chuyện “đi thầy” ở khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
KTNT- Sinh viên các khóa của khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) đồng loạt làm đơn tố cáo một giảng viên đã nhận tiền “đi thầy” của sinh viên trước mỗi kỳ thi. Tổ thanh tra của Khoa Luật đã xác minh, kết luận nội dung đơn tố cáo là có cơ sở. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, Tổ trưởng tổ thanh tra đã bị một số đối tượng đe dọa, hành hung…
Lâu nay, dư luận khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội) vẫn ì xèo chuyện sinh viên muốn qua được kỳ thi môn Tư pháp quốc tế thì phải… “đi thầy”, cụ thể là thầy Nguyễn Bá Diến, PGS.TS, Trưởng bộ môn Luật quốc tế. Tình trạng này tồn tại đã nhiều năm, gần như thành “truyền thống” trong nhiều khóa sinh viên, không những gây bức xúc trong dư luận cán bộ, giáo viên, sinh viên của khoa mà còn nảy sinh tâm lý hoang mang, lo lắng trong sinh viên. Đến nỗi, cuối tháng 12/2010, trước kỳ thi học kỳ 1, sinh viên lớp K53CLC (chất lượng cao) phải tập trung lại, tiến hành bỏ phiếu “có” hoặc “không” (đi thầy). Kết quả: 10 phiếu “có”, 6 phiếu “không”!
Theo phản ánh của hai sinh viên lớp K53A (đề nghị giấu tên), trước ngày thi Luật quốc tế 3 ngày, hai em cùng hai bạn khác bàn nhau gọi điện thoại cho ông Diến, được ông này hẹn tiếp vào 10h sáng hôm sau tại Trung tâm Luật biển (phố Doãn Kế Thiện, gần làng trẻ SOS, do ông Diến phụ trách). Sáng hôm sau, hai sinh viên này đến Trung tâm, mang theo 2kg cam và 4 phong bì, mỗi phong bì 1 triệu đồng, bên ngoài ghi rõ họ tên của 4 sinh viên, tên lớp, mã sinh viên và ngày tháng năm sinh, tất cả đựng trong một túi giấy mầu ghi, rất kín kẽ và kín đáo! Hai em được một nữ nhân viên hướng dẫn lên phòng làm việc của ông Diến ở tầng 3. Tại đây, giữa những cuộc điện thoại của thầy, hai sinh viên đã trao đổi với thầy nhiều chuyện, đại ý “chúng em đến thăm thầy, thứ nhất là để thầy ký sổ đầu bài, thứ hai là có món quà mong thầy tạo điều kiện trong kỳ thi sắp tới”. Các em ngồi chừng 35 phút thì xin phép ra về, ông Diến không quên cảm ơn học trò “đã quan tâm tới thầy”. Xuống đến tầng 1 thì hai em “chạm trán” với hai sinh viên khác của lớp K53CLC, nhưng chỉ chào nhau mà không nói gì.
Thiết nghĩ, Ban giám hiệu ĐH Quốc gia Hà Nội và cơ quan công an cần sớm làm sáng tỏ vụ việc để khôi phục trật tự kỷ cương cũng như trả lại sự trong sạch, tôn nghiêm của môi trường giáo dục. (Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ).
Một sinh viên lớp K53A (đề nghị giấu tên) nêu trong đơn: “Em cũng như các bạn khác rất sợ và rất chú ý môn học Luật quốc tế. Nhưng chúng em biết rằng dù có cố gắng bao nhiêu cũng không thể được điểm bình thường. Mọi người đều biết và đều bảo nhau phải đi thầy. Mặc dù nhà nghèo, bố mẹ làm nông dân nuôi 5 anh chị em em ăn học, em vẫn phải cố gắng lo một khoản tiền là 1 triệu để đến thầy Diến…”.
Đơn của em P.N.L.G, sinh viên K48 khoa Luật (đã ra trường) viết: “Vào năm học 2006-2007, em đang là sinh viên năm cuối, chương trình học có môn Tư pháp quốc tế với thời lượng 5 trình. Bộ môn này tương đối khó và khối lượng kiến thức khá lớn. Được các khóa trước truyền lại “kinh nghiệm” môn này có thầy Nguyễn Bá Diến hỏi thi, thầy nổi tiếng hỏi thi theo cảm hứng lại có mối quan hệ qua lại, hoặc ai đã hối lộ thầy thì sẽ được điểm cao mà không cần dựa vào kiến thức, em hơi băn khoăn và lo lắng bởi nếu môn này em bị điểm kém thì điểm tổng kết toàn khóa sẽ bị kéo xuống. Sau khi suy nghĩ, mặc dù là sinh viên nghèo nhưng em vẫn quyết định trích ra 500.000 đồng để đi thầy… Buổi chiều sau giờ hành chính, em cầm phong bì và giáo trình môn Tư pháp quốc tế lên gặp thầy Nguyễn Bá Diến. Em nói với thầy em đang chuẩn bị thi môn này nhưng em học nhiều chỗ không hiểu, rất mong thầy giúp đỡ và đưa phong bì cho thầy. Thầy cất phong bì đi và hỏi em một số câu về môn Tư pháp quốc tế, sau đó có hướng dẫn cách trả lời. Đến ngày thi, lúc vào hỏi thi thầy gọi em lên hỏi đúng những câu như thế và em trả lời như hướng dẫn. Thầy khen tốt và bảo đi ra. Hôm sau xem điểm em thấy mình đạt điểm 9… Thi môn Tư pháp quốc tế lần 1, K48B rất nhiều người trượt, sau đó nhiều bạn hỏi em làm sao điểm cao, em kể lại hết cho các bạn và khuyên các bạn nên đi thầy. Theo em được biết, khoảng đến 60% các bạn trong lớp đều phải đi thầy mới qua được môn Tư pháp quốc tế này. Đã nhiều năm trôi qua, đến nay em mới có cơ hội và dám nói những sự việc ở trên. Rất mong các thầy cô trong Ban chủ nhiệm khoa Luật nhanh chóng đưa sự việc ra ánh sáng để các em khóa sau được học tập trong môi trường hoàn toàn trong sạch…”.
Ngày 25/2/2011, GS.TS Phạm Hồng Thái, Chủ nhiệm khoa Luật trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội ký Quyết định số 131/QĐ-KL về việc tiến hành xác minh tố cáo của sinh viên đối với ông Nguyễn Bá Diến, Trưởng bộ môn Luật quốc tế, “nội dung xác minh chuyện “đi thầy” của sinh viên các lớp thuộc khóa 53 và các khóa khác trong khi hỏi thi các môn thuộc bộ môn Luật quốc tế quản lý”, thành lập Tổ thanh tra do TS Ngô Huy Cương, Chủ tịch Công đoàn làm Tổ trưởng, Th.S Trần Thị Thu Hạnh, Trưởng ban Thanh tra nhân dân (Tổ phó), thành viên gồm TS Lê Văn Bình, cán bộ giảng dạy bộ môn Luật quốc tế, ông Đặng Phương Hải, chuyên viên phòng QLĐT- KH (thành viên) và ông Hồ Ngọc Thọ, chuyên viên phòng HC-QT.
Ngày 7/3, đại diện Tổ thanh tra làm việc với 4 sinh viên lớp K52CLC (đề nghị giấu tên). Một sinh viên trình bày như sau: “Thầy Diến dạy hai môn là Tư pháp quốc tế và Thương mại quốc tế. Sinh viên nghe theo lời của sinh viên khóa trước thì trước khi thi môn Tư pháp quốc tế, sinh viên có đến thầy và đưa phong bì, nên sinh viên được 8,5 điểm… Đối với môn Tư pháp quốc tế, sinh viên đi cùng sinh viên H và A, đưa phong bì 1.500.000 đồng…, đi ban ngày đến Trung tâm Luật biển tại phố Doãn Kế Thiện. Thầy Diến ngồi ở tầng 3, có đi qua chỗ nhân viên, nếu thầy Diến đồng ý thì nhân viên mới cho lên…”. Một sinh viên khác cho hay: “Lớp K52CLC có nói chuyện về việc đi thầy. Thông qua kinh nghiệm của sinh viên khóa trước đồng thời trong khi học, khi thầy Diến hỏi sinh viên không trả lời được thầy hay cho điểm 1, 2 nên lo lắng khi thi hết môn, nên lớp thống nhất là đi thầy Diến vào cuối môn”. Hai sinh viên còn lại thừa nhận “các em cũng có đến thầy Diến”, “đi cả 2 môn và được thầy tiếp và nhận quà của cả hai lần”. Theo các em, “cả lớp em đều đi và chia thành từng nhóm, mỗi nhóm 2 đến 3 bạn và đều có phong bì với mức giá mỗi môn một sinh viên là 500.000 đồng. Khi đi về, các nhóm cũng có trao đổi và hỏi thăm về việc đến thầy Diến như thế nào”.
Ngày 9/3, Tổ thanh tra đã có “Báo cáo sơ bộ kết quả thanh tra xác minh tố cáo ông Nguyễn Bá Diến” gửi Chủ nhiệm khoa Luật, “sơ bộ kết luận nội dung tố cáo ông Nguyễn Bá Diến nhận tiền “đi thầy” của sinh viên trước kỳ thi môn Tư pháp quốc tế là có thật”, “Qua thanh tra xác minh, Tổ thanh tra nhận thấy ông Nguyễn Bá Diến đã nhận tiền “đi thầy” của sinh viên chính quy nhiều khóa trước các kỳ thi môn học do ông phụ trách”, “Qua thanh tra, Tổ thanh tra còn được biết, Trung tâm Luật biển của khoa Luật đã bị ông Nguyễn Bá Diến biến thành nơi tiếp sinh viên trước các kỳ thi để nhận tiền “đi thầy”.
Nhiều người hẳn còn nhớ vụ án “bút kim xanh” gây bức xúc dư luận cách đây trên chục năm, khi một số cán bộ khoa Luật (Trường ĐH KHXH&NV) bị pháp luật xử lý vì ăn tiền “chạy điểm” của sinh viên lớp Luật tại chức ở Hải Phòng. Có vẻ như vấn nạn tiêu cực trong thi cử ở môi trường giáo dục ĐH hiện vẫn phổ biến, ngày càng trắng trợn và tinh vi hơn, nhưng thật đáng buồn và cực kỳ nghiêm trọng là những hành vi vi phạm pháp luật này lại xảy ra ngay trong lĩnh vực đào tạo Cử nhân Luật, những người sẽ hoạt động trong các cơ quan luật pháp, hoặc ít nhiều liên quan đến luật pháp, trong tương lai. Được biết, quy mô đào tạo của khoa Luật có 4 lớp chính quy (2 lớp cử nhân Luật học, 1 lớp cử nhân Luật kinh doanh, 1 lớp chất lượng cao), 1 lớp văn bằng 2, 2 lớp tại chức, 2 lớp cao học, tổng cộng ngót 1.000 sinh viên. Nếu như việc “đi thầy” như sinh viên tố giác là đúng, và trung bình mỗi lớp chính quy và lớp CLC có khoảng 60-70% sinh viên “đi thầy” (lớp tại chức, cao học có thể cao hơn), mỗi sinh viên phải chi 500.000 đồng (theo nhóm), thậm chí 1.000.000 đồng (nếu đi lẻ), có thể thấy số tiền “tiêu cực phí” ở mỗi kỳ thi không hề nhỏ!
Đáng chú ý là trong quá trình xác minh, làm rõ tiêu cực, TS Ngô Huy Cương, Tổ trưởng tổ thanh tra, đã hai lần bị đe dọa hành hung. Theo đơn trình báo của ông Cương, vụ thứ nhất xảy ra lúc khoảng 17h50 phút ngày 8/3, sau khi làm việc xong, anh ra mở cửa xe ô tô thì bị một người đàn ông thấp đậm chặn lại hỏi: “Mày có phải là Cương không?”. Thấy “có vấn đề”, anh Cương lùi lại, đáp: “Phải”. Người này nói: “Tao là người nhà ông Diến đây. Tại sao mày tố cáo ông Diến? Tao phải xử lý mày”. Vừa nói, anh ta vừa cho tay vào người. Anh Cương liền túm tay người này kéo vào nhà và gọi mọi người đến chứng kiến, có cả GS Phạm Hồng Thái, Chủ nhiệm khoa và GS.TS Nguyễn Đăng Dung. Tuy nhiên, lợi dụng lúc nhốn nháo người lạ đã chuồn mất. Vụ thứ hai xảy ra hồi 11h ngày 10/3, người đàn ông hôm trước lại tới trường uy hiếp anh Cương. Do cảnh giác nên anh Cương đã kịp báo Công an phường Dịch Vọng Hậu tới mời người này về trụ sở CA phường làm việc. Tuy nhiên, theo đơn trình báo của anh Cương, ngay trong lúc làm việc tại trụ sở CA phường với tư cách bị hại, anh đã bị bố con ông Diến uy hiếp, thậm chí còn dọa “giết”!
Thiết nghĩ, Ban giám hiệu ĐH Quốc gia Hà Nội và cơ quan chức năng sớm làm sáng tỏ vụ việc để khôi phục trật tự kỷ cương cũng như trả lại sự trong sạch, tôn nghiêm của môi trường giáo dục, đặc biệt là không để những chuyện tiêu cực làm vấy bẩn hình ảnh cao quý của người thầy trong mắt sinh viên cũng như trong dư luận xã hội.
Nguồn: www.kinhtenongthong.com.vn
Đ. Hoàng (danlambao) – Đây là chuyện có thật đang xảy ra tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau khi bài báo Chuyện “đi thầy” ở khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội” được đăng lên trang báo mạng tại địa chỉ www.kinhtenongthong.com.vn vào ngày 25/02/2011 thì chỉ sau đó trang web này đã bị đánh sập.
Không hiểu có phải do bưng bít thông tin nên trang web đã bị phá hoại hay không. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại làm ảnh hưởng đến hình tượng người thầy giáo và chất lượng đào tạo của một trường đại học danh tiếng.
*
Chuyện “đi thầy” ở khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
KTNT- Sinh viên các khóa của khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) đồng loạt làm đơn tố cáo một giảng viên đã nhận tiền “đi thầy” của sinh viên trước mỗi kỳ thi. Tổ thanh tra của Khoa Luật đã xác minh, kết luận nội dung đơn tố cáo là có cơ sở. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, Tổ trưởng tổ thanh tra đã bị một số đối tượng đe dọa, hành hung…
Lâu nay, dư luận khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội) vẫn ì xèo chuyện sinh viên muốn qua được kỳ thi môn Tư pháp quốc tế thì phải… “đi thầy”, cụ thể là thầy Nguyễn Bá Diến, PGS.TS, Trưởng bộ môn Luật quốc tế. Tình trạng này tồn tại đã nhiều năm, gần như thành “truyền thống” trong nhiều khóa sinh viên, không những gây bức xúc trong dư luận cán bộ, giáo viên, sinh viên của khoa mà còn nảy sinh tâm lý hoang mang, lo lắng trong sinh viên. Đến nỗi, cuối tháng 12/2010, trước kỳ thi học kỳ 1, sinh viên lớp K53CLC (chất lượng cao) phải tập trung lại, tiến hành bỏ phiếu “có” hoặc “không” (đi thầy). Kết quả: 10 phiếu “có”, 6 phiếu “không”!
Theo phản ánh của hai sinh viên lớp K53A (đề nghị giấu tên), trước ngày thi Luật quốc tế 3 ngày, hai em cùng hai bạn khác bàn nhau gọi điện thoại cho ông Diến, được ông này hẹn tiếp vào 10h sáng hôm sau tại Trung tâm Luật biển (phố Doãn Kế Thiện, gần làng trẻ SOS, do ông Diến phụ trách). Sáng hôm sau, hai sinh viên này đến Trung tâm, mang theo 2kg cam và 4 phong bì, mỗi phong bì 1 triệu đồng, bên ngoài ghi rõ họ tên của 4 sinh viên, tên lớp, mã sinh viên và ngày tháng năm sinh, tất cả đựng trong một túi giấy mầu ghi, rất kín kẽ và kín đáo! Hai em được một nữ nhân viên hướng dẫn lên phòng làm việc của ông Diến ở tầng 3. Tại đây, giữa những cuộc điện thoại của thầy, hai sinh viên đã trao đổi với thầy nhiều chuyện, đại ý “chúng em đến thăm thầy, thứ nhất là để thầy ký sổ đầu bài, thứ hai là có món quà mong thầy tạo điều kiện trong kỳ thi sắp tới”. Các em ngồi chừng 35 phút thì xin phép ra về, ông Diến không quên cảm ơn học trò “đã quan tâm tới thầy”. Xuống đến tầng 1 thì hai em “chạm trán” với hai sinh viên khác của lớp K53CLC, nhưng chỉ chào nhau mà không nói gì.
Thiết nghĩ, Ban giám hiệu ĐH Quốc gia Hà Nội và cơ quan công an cần sớm làm sáng tỏ vụ việc để khôi phục trật tự kỷ cương cũng như trả lại sự trong sạch, tôn nghiêm của môi trường giáo dục. (Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ).
Một sinh viên lớp K53A (đề nghị giấu tên) nêu trong đơn: “Em cũng như các bạn khác rất sợ và rất chú ý môn học Luật quốc tế. Nhưng chúng em biết rằng dù có cố gắng bao nhiêu cũng không thể được điểm bình thường. Mọi người đều biết và đều bảo nhau phải đi thầy. Mặc dù nhà nghèo, bố mẹ làm nông dân nuôi 5 anh chị em em ăn học, em vẫn phải cố gắng lo một khoản tiền là 1 triệu để đến thầy Diến…”.
Đơn của em P.N.L.G, sinh viên K48 khoa Luật (đã ra trường) viết: “Vào năm học 2006-2007, em đang là sinh viên năm cuối, chương trình học có môn Tư pháp quốc tế với thời lượng 5 trình. Bộ môn này tương đối khó và khối lượng kiến thức khá lớn. Được các khóa trước truyền lại “kinh nghiệm” môn này có thầy Nguyễn Bá Diến hỏi thi, thầy nổi tiếng hỏi thi theo cảm hứng lại có mối quan hệ qua lại, hoặc ai đã hối lộ thầy thì sẽ được điểm cao mà không cần dựa vào kiến thức, em hơi băn khoăn và lo lắng bởi nếu môn này em bị điểm kém thì điểm tổng kết toàn khóa sẽ bị kéo xuống. Sau khi suy nghĩ, mặc dù là sinh viên nghèo nhưng em vẫn quyết định trích ra 500.000 đồng để đi thầy… Buổi chiều sau giờ hành chính, em cầm phong bì và giáo trình môn Tư pháp quốc tế lên gặp thầy Nguyễn Bá Diến. Em nói với thầy em đang chuẩn bị thi môn này nhưng em học nhiều chỗ không hiểu, rất mong thầy giúp đỡ và đưa phong bì cho thầy. Thầy cất phong bì đi và hỏi em một số câu về môn Tư pháp quốc tế, sau đó có hướng dẫn cách trả lời. Đến ngày thi, lúc vào hỏi thi thầy gọi em lên hỏi đúng những câu như thế và em trả lời như hướng dẫn. Thầy khen tốt và bảo đi ra. Hôm sau xem điểm em thấy mình đạt điểm 9… Thi môn Tư pháp quốc tế lần 1, K48B rất nhiều người trượt, sau đó nhiều bạn hỏi em làm sao điểm cao, em kể lại hết cho các bạn và khuyên các bạn nên đi thầy. Theo em được biết, khoảng đến 60% các bạn trong lớp đều phải đi thầy mới qua được môn Tư pháp quốc tế này. Đã nhiều năm trôi qua, đến nay em mới có cơ hội và dám nói những sự việc ở trên. Rất mong các thầy cô trong Ban chủ nhiệm khoa Luật nhanh chóng đưa sự việc ra ánh sáng để các em khóa sau được học tập trong môi trường hoàn toàn trong sạch…”.
Ngày 25/2/2011, GS.TS Phạm Hồng Thái, Chủ nhiệm khoa Luật trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội ký Quyết định số 131/QĐ-KL về việc tiến hành xác minh tố cáo của sinh viên đối với ông Nguyễn Bá Diến, Trưởng bộ môn Luật quốc tế, “nội dung xác minh chuyện “đi thầy” của sinh viên các lớp thuộc khóa 53 và các khóa khác trong khi hỏi thi các môn thuộc bộ môn Luật quốc tế quản lý”, thành lập Tổ thanh tra do TS Ngô Huy Cương, Chủ tịch Công đoàn làm Tổ trưởng, Th.S Trần Thị Thu Hạnh, Trưởng ban Thanh tra nhân dân (Tổ phó), thành viên gồm TS Lê Văn Bình, cán bộ giảng dạy bộ môn Luật quốc tế, ông Đặng Phương Hải, chuyên viên phòng QLĐT- KH (thành viên) và ông Hồ Ngọc Thọ, chuyên viên phòng HC-QT.
Ngày 7/3, đại diện Tổ thanh tra làm việc với 4 sinh viên lớp K52CLC (đề nghị giấu tên). Một sinh viên trình bày như sau: “Thầy Diến dạy hai môn là Tư pháp quốc tế và Thương mại quốc tế. Sinh viên nghe theo lời của sinh viên khóa trước thì trước khi thi môn Tư pháp quốc tế, sinh viên có đến thầy và đưa phong bì, nên sinh viên được 8,5 điểm… Đối với môn Tư pháp quốc tế, sinh viên đi cùng sinh viên H và A, đưa phong bì 1.500.000 đồng…, đi ban ngày đến Trung tâm Luật biển tại phố Doãn Kế Thiện. Thầy Diến ngồi ở tầng 3, có đi qua chỗ nhân viên, nếu thầy Diến đồng ý thì nhân viên mới cho lên…”. Một sinh viên khác cho hay: “Lớp K52CLC có nói chuyện về việc đi thầy. Thông qua kinh nghiệm của sinh viên khóa trước đồng thời trong khi học, khi thầy Diến hỏi sinh viên không trả lời được thầy hay cho điểm 1, 2 nên lo lắng khi thi hết môn, nên lớp thống nhất là đi thầy Diến vào cuối môn”. Hai sinh viên còn lại thừa nhận “các em cũng có đến thầy Diến”, “đi cả 2 môn và được thầy tiếp và nhận quà của cả hai lần”. Theo các em, “cả lớp em đều đi và chia thành từng nhóm, mỗi nhóm 2 đến 3 bạn và đều có phong bì với mức giá mỗi môn một sinh viên là 500.000 đồng. Khi đi về, các nhóm cũng có trao đổi và hỏi thăm về việc đến thầy Diến như thế nào”.
Ngày 9/3, Tổ thanh tra đã có “Báo cáo sơ bộ kết quả thanh tra xác minh tố cáo ông Nguyễn Bá Diến” gửi Chủ nhiệm khoa Luật, “sơ bộ kết luận nội dung tố cáo ông Nguyễn Bá Diến nhận tiền “đi thầy” của sinh viên trước kỳ thi môn Tư pháp quốc tế là có thật”, “Qua thanh tra xác minh, Tổ thanh tra nhận thấy ông Nguyễn Bá Diến đã nhận tiền “đi thầy” của sinh viên chính quy nhiều khóa trước các kỳ thi môn học do ông phụ trách”, “Qua thanh tra, Tổ thanh tra còn được biết, Trung tâm Luật biển của khoa Luật đã bị ông Nguyễn Bá Diến biến thành nơi tiếp sinh viên trước các kỳ thi để nhận tiền “đi thầy”.
Nhiều người hẳn còn nhớ vụ án “bút kim xanh” gây bức xúc dư luận cách đây trên chục năm, khi một số cán bộ khoa Luật (Trường ĐH KHXH&NV) bị pháp luật xử lý vì ăn tiền “chạy điểm” của sinh viên lớp Luật tại chức ở Hải Phòng. Có vẻ như vấn nạn tiêu cực trong thi cử ở môi trường giáo dục ĐH hiện vẫn phổ biến, ngày càng trắng trợn và tinh vi hơn, nhưng thật đáng buồn và cực kỳ nghiêm trọng là những hành vi vi phạm pháp luật này lại xảy ra ngay trong lĩnh vực đào tạo Cử nhân Luật, những người sẽ hoạt động trong các cơ quan luật pháp, hoặc ít nhiều liên quan đến luật pháp, trong tương lai. Được biết, quy mô đào tạo của khoa Luật có 4 lớp chính quy (2 lớp cử nhân Luật học, 1 lớp cử nhân Luật kinh doanh, 1 lớp chất lượng cao), 1 lớp văn bằng 2, 2 lớp tại chức, 2 lớp cao học, tổng cộng ngót 1.000 sinh viên. Nếu như việc “đi thầy” như sinh viên tố giác là đúng, và trung bình mỗi lớp chính quy và lớp CLC có khoảng 60-70% sinh viên “đi thầy” (lớp tại chức, cao học có thể cao hơn), mỗi sinh viên phải chi 500.000 đồng (theo nhóm), thậm chí 1.000.000 đồng (nếu đi lẻ), có thể thấy số tiền “tiêu cực phí” ở mỗi kỳ thi không hề nhỏ!
Đáng chú ý là trong quá trình xác minh, làm rõ tiêu cực, TS Ngô Huy Cương, Tổ trưởng tổ thanh tra, đã hai lần bị đe dọa hành hung. Theo đơn trình báo của ông Cương, vụ thứ nhất xảy ra lúc khoảng 17h50 phút ngày 8/3, sau khi làm việc xong, anh ra mở cửa xe ô tô thì bị một người đàn ông thấp đậm chặn lại hỏi: “Mày có phải là Cương không?”. Thấy “có vấn đề”, anh Cương lùi lại, đáp: “Phải”. Người này nói: “Tao là người nhà ông Diến đây. Tại sao mày tố cáo ông Diến? Tao phải xử lý mày”. Vừa nói, anh ta vừa cho tay vào người. Anh Cương liền túm tay người này kéo vào nhà và gọi mọi người đến chứng kiến, có cả GS Phạm Hồng Thái, Chủ nhiệm khoa và GS.TS Nguyễn Đăng Dung. Tuy nhiên, lợi dụng lúc nhốn nháo người lạ đã chuồn mất. Vụ thứ hai xảy ra hồi 11h ngày 10/3, người đàn ông hôm trước lại tới trường uy hiếp anh Cương. Do cảnh giác nên anh Cương đã kịp báo Công an phường Dịch Vọng Hậu tới mời người này về trụ sở CA phường làm việc. Tuy nhiên, theo đơn trình báo của anh Cương, ngay trong lúc làm việc tại trụ sở CA phường với tư cách bị hại, anh đã bị bố con ông Diến uy hiếp, thậm chí còn dọa “giết”!
Thiết nghĩ, Ban giám hiệu ĐH Quốc gia Hà Nội và cơ quan chức năng sớm làm sáng tỏ vụ việc để khôi phục trật tự kỷ cương cũng như trả lại sự trong sạch, tôn nghiêm của môi trường giáo dục, đặc biệt là không để những chuyện tiêu cực làm vấy bẩn hình ảnh cao quý của người thầy trong mắt sinh viên cũng như trong dư luận xã hội.
Nguồn: www.kinhtenongthong.com.vn
Lời cáo lỗi
Bauxite Việt Nam
Trong buổi sáng ngày 27-3-2011, BVN đã đưa lên mạng một bài viết nhan đề “Từ Truyện ngắn Đường kiến của của Việt Nam Cộng hòa đến bộ phim cùng tên của Việt Nam vừa được trao giải Cánh Diều Vàng!”, ký tên Phan Thị Trọng Tuyến, nhà văn cư ngụ tại Pháp, với Lời phi lộ là hai bức thư trao đổi giữa bà Phan Thị Trọng Tuyến với ông Nguyễn Huệ Chi, như sau:
“Anh Huệ Chi thân mến,
Đọc bài dưới đây anh nghĩ sao?
Em thì ngờ rằng có lẽ tác giả không dám thổ lộ thẳng ra, rằng mình mượn inspiration từ một nhà văn lính ngụy cũ, nghe không “oách”, với lại như thế thành ra thú nhận phe thắng trận rốt cuộc chẳng có gì có thể tạo hứng cho lớp trẻ cả, những điều họ viết theo định hướng từ trên rốt cuộc chỉ là một lối mòn chẳng làm cho ai xúc động. Ha ha, em chỉ đoán mò thôi. Dù sao tác giả cũng có tài riêng, vì đã thể hiện được cái suy tư sâu thẳm và sensibilité của tác phẩm origine một cách khá đạt – Tuyến.
Tuyến ơi, anh cho rằng những gì mà văn chương học thuật miền Nam đã sản sinh ra trong 30 năm (1945-1975) rốt cuộc vẫn là sản phẩm tinh thần của cả dân tộc, dù ai có ra lệnh nghiền nát nó, thiêu đốt nó, nó vẫn sống trơ trơ, giống như Minh Thành Tổ đã ra sắc chỉ cho viên Tổng binh Chu Năng, Tổng chi huy đạo quân xâm lược Minh trong hai năm 1406-1407, bắt quân lính một khi vào Việt Nam phải đốt hết sách vở của người Việt, đập tan hết bia đá do người Việt dựng, vậy mà y vẫn chẳng làm sao tiêu diệt được văn hóa Việt Nam, đặc biệt nền văn học Lý-Trần rực rỡ vẫn tồn tại như thách thức với y và tất cả bè lũ thiên triều mưu mô thâm hiểm cho đến tận hôm nay.
Thì điều mà Tuyến phát hiện ra đó chẳng cũng cho thấy sức sống, sức hấp dẫn mạnh mẽ, sâu bền, của văn hóa một nửa đất nước chúng ta ở phía Nam trong suốt 30 năm chia cắt, nếu đó thực là văn hóa, đó sao? Cho nên, bên cái rất dở trong Lễ trao giải cánh Diều của ngành điện ảnh nội địa năm nay làm mọi người Việt có lương tri đều phải cúi gầm mặt vì không hiểu sao mà nhân cách tối thiểu của người làm văn hóa lại tụt xuống đến đáy như vậy, thì cũng có điều đáng mừng, bởi đó là bằng chứng hùng hồn về những gì anh vừa nói ở trên, Tuyến có đồng ý không?
Nguyễn Huệ Chi”
Nhưng đến 7 giờ sáng thì một BTV đã phát hiện ra bài này không phải của tác giả Phan Thị Trọng Tuyến mà là của ông Nguyễn Tôn Hiệt, đã được đăng trên Tiền vệ, nên vội báo cho bộ phận kỹ thuật rút ngay xuống.
Thì ra bà Phan Thị Trọng Tuyến chỉ có ý copy lại bài báo trên Tiền vệ gửi đến cho người điều hành trang Bauxite Việt Nam để báo một “tin dữ”, xem Bauxite Việt Nam nghĩ như thế nào. Còn Bauxite Việt Nam thì lại không tìm đọc kỹ các trang mạng, cũng chưa xem phim “Đường kiến” nên nghĩ rằng đây là một phát hiện mới mẻ của Phan Thị Trọng Tuyến gửi đến nhờ đăng, nên đã cố gắng đăng sớm.
Sự thật, như đã nói, không phải bài viết là của Phan Thị Trọng Tuyến, và nội dung cũng không hoàn toàn như bài báo đã viết, bởi có khán giả vừa gửi thư cho biết, ngay trong đoạn mở đầu phim “Đường kiến” dã có ghi rõ kịch bản được trích từ truyện ngắn cùng tên Đường kiến, nhưng sai sót là ở chỗ, trước khi ra phim, Đạo diễn và tác giả kịch bản không liên hệ trực tiếp được với tác giả truyện ngắn Đường kiến mà thôi. Sau sự cố này, nhóm làm phim đã tìm cách liên lạc được với nhà văn Kinh Dương Vương viết truyện Đường kiến (một bút danh của hoạ sĩ Rừng, tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh) và họ đã hòa giải với nhau rồi.
Vì vậy, việc rút bài báo ký tên Phan Thị Trọng Tuyến xuống là một việc làm cần thiết. Chúng tôi thành thật có lời xin lỗi bà Phan Thị Trọng Tuyến, ông Nguyễn Tôn Hiệt, Nhóm làm phim “Đường kiến” và quý độc giả xa gần về sự hiểu lầm không đáng có này.
Để quý bạn hiểu rõ thêm nội tình câu chuyện, xin đăng tiếp dưới đây hai lá thư trao đổi về sau giữa ông Nguyễn Huệ Chi và bà Phan Thị Trọng Tuyến:
“8:48 ngày ngày 27 tháng 3 năm 2011
Tuyến thân mến,
Tuyến làm anh bị nhầm một cú lớn rồi đấy. Anh cứ tưởng bài viết về phim "Đường kiến" mà em gửi cho anh là do em viết nên đã cho đăng lên BVN với tên em, kèm theo một Chapeau. Hóa ra đấy là bài của một người khác đã đăng trên Tiền vệ. Buồn quá. Nay tất nhiên phải rút xuống ngay. Nhưng anh cũng gửi lại bản thảo em xem để sau rút kinh nghiệm, nếu có gửi gì thì nói rõ nhé. Anh bận tối mắt tối mũi có biết gì đâu
HC
15:18 Ngày 27 tháng 3 năm 2011
Anh Huệ Chi ơi,
Ôi trời, không khéo người ta lại mắng em plagiat, chết thật, em gửi là để hỏi anh sự thật như thế nào.
Em xin lỗi anh nhiều, tại vì lúc em vừa nhận được bài này, đọc xong là máu... sôi lên làm tối tăm mặt mũi. Gửi ngay cho anh để hỏi, vì em nghĩ là anh đã au courant de l'évènement.
Đúng là giận mất khôn, làm lây phiền cho anh. Ấy, chứng tật này em vẫn cố chữa mà chưa hết. May là em chưa đọc cái chapeau - và chắc có ai báo tin cho anh phải không, nên anh đã rút tắp lự - đọc xong chắc chỉ có nước độn thổ!
Em gửi bài của em thì em để tên và viết vài lời rào đón chứ ạ.
Thôi mai kia để xin chuộc tội, em sẽ gửi anh một bài, viết lâu rồi mà chưa gửi cho ai.
Hôm nay cuối tuần anh phải được nghỉ ngơi, phải không?
T”
Trong buổi sáng ngày 27-3-2011, BVN đã đưa lên mạng một bài viết nhan đề “Từ Truyện ngắn Đường kiến của của Việt Nam Cộng hòa đến bộ phim cùng tên của Việt Nam vừa được trao giải Cánh Diều Vàng!”, ký tên Phan Thị Trọng Tuyến, nhà văn cư ngụ tại Pháp, với Lời phi lộ là hai bức thư trao đổi giữa bà Phan Thị Trọng Tuyến với ông Nguyễn Huệ Chi, như sau:
“Anh Huệ Chi thân mến,
Đọc bài dưới đây anh nghĩ sao?
Em thì ngờ rằng có lẽ tác giả không dám thổ lộ thẳng ra, rằng mình mượn inspiration từ một nhà văn lính ngụy cũ, nghe không “oách”, với lại như thế thành ra thú nhận phe thắng trận rốt cuộc chẳng có gì có thể tạo hứng cho lớp trẻ cả, những điều họ viết theo định hướng từ trên rốt cuộc chỉ là một lối mòn chẳng làm cho ai xúc động. Ha ha, em chỉ đoán mò thôi. Dù sao tác giả cũng có tài riêng, vì đã thể hiện được cái suy tư sâu thẳm và sensibilité của tác phẩm origine một cách khá đạt – Tuyến.
Tuyến ơi, anh cho rằng những gì mà văn chương học thuật miền Nam đã sản sinh ra trong 30 năm (1945-1975) rốt cuộc vẫn là sản phẩm tinh thần của cả dân tộc, dù ai có ra lệnh nghiền nát nó, thiêu đốt nó, nó vẫn sống trơ trơ, giống như Minh Thành Tổ đã ra sắc chỉ cho viên Tổng binh Chu Năng, Tổng chi huy đạo quân xâm lược Minh trong hai năm 1406-1407, bắt quân lính một khi vào Việt Nam phải đốt hết sách vở của người Việt, đập tan hết bia đá do người Việt dựng, vậy mà y vẫn chẳng làm sao tiêu diệt được văn hóa Việt Nam, đặc biệt nền văn học Lý-Trần rực rỡ vẫn tồn tại như thách thức với y và tất cả bè lũ thiên triều mưu mô thâm hiểm cho đến tận hôm nay.
Thì điều mà Tuyến phát hiện ra đó chẳng cũng cho thấy sức sống, sức hấp dẫn mạnh mẽ, sâu bền, của văn hóa một nửa đất nước chúng ta ở phía Nam trong suốt 30 năm chia cắt, nếu đó thực là văn hóa, đó sao? Cho nên, bên cái rất dở trong Lễ trao giải cánh Diều của ngành điện ảnh nội địa năm nay làm mọi người Việt có lương tri đều phải cúi gầm mặt vì không hiểu sao mà nhân cách tối thiểu của người làm văn hóa lại tụt xuống đến đáy như vậy, thì cũng có điều đáng mừng, bởi đó là bằng chứng hùng hồn về những gì anh vừa nói ở trên, Tuyến có đồng ý không?
Nguyễn Huệ Chi”
Nhưng đến 7 giờ sáng thì một BTV đã phát hiện ra bài này không phải của tác giả Phan Thị Trọng Tuyến mà là của ông Nguyễn Tôn Hiệt, đã được đăng trên Tiền vệ, nên vội báo cho bộ phận kỹ thuật rút ngay xuống.
Thì ra bà Phan Thị Trọng Tuyến chỉ có ý copy lại bài báo trên Tiền vệ gửi đến cho người điều hành trang Bauxite Việt Nam để báo một “tin dữ”, xem Bauxite Việt Nam nghĩ như thế nào. Còn Bauxite Việt Nam thì lại không tìm đọc kỹ các trang mạng, cũng chưa xem phim “Đường kiến” nên nghĩ rằng đây là một phát hiện mới mẻ của Phan Thị Trọng Tuyến gửi đến nhờ đăng, nên đã cố gắng đăng sớm.
Sự thật, như đã nói, không phải bài viết là của Phan Thị Trọng Tuyến, và nội dung cũng không hoàn toàn như bài báo đã viết, bởi có khán giả vừa gửi thư cho biết, ngay trong đoạn mở đầu phim “Đường kiến” dã có ghi rõ kịch bản được trích từ truyện ngắn cùng tên Đường kiến, nhưng sai sót là ở chỗ, trước khi ra phim, Đạo diễn và tác giả kịch bản không liên hệ trực tiếp được với tác giả truyện ngắn Đường kiến mà thôi. Sau sự cố này, nhóm làm phim đã tìm cách liên lạc được với nhà văn Kinh Dương Vương viết truyện Đường kiến (một bút danh của hoạ sĩ Rừng, tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh) và họ đã hòa giải với nhau rồi.
Vì vậy, việc rút bài báo ký tên Phan Thị Trọng Tuyến xuống là một việc làm cần thiết. Chúng tôi thành thật có lời xin lỗi bà Phan Thị Trọng Tuyến, ông Nguyễn Tôn Hiệt, Nhóm làm phim “Đường kiến” và quý độc giả xa gần về sự hiểu lầm không đáng có này.
Để quý bạn hiểu rõ thêm nội tình câu chuyện, xin đăng tiếp dưới đây hai lá thư trao đổi về sau giữa ông Nguyễn Huệ Chi và bà Phan Thị Trọng Tuyến:
“8:48 ngày ngày 27 tháng 3 năm 2011
Tuyến thân mến,
Tuyến làm anh bị nhầm một cú lớn rồi đấy. Anh cứ tưởng bài viết về phim "Đường kiến" mà em gửi cho anh là do em viết nên đã cho đăng lên BVN với tên em, kèm theo một Chapeau. Hóa ra đấy là bài của một người khác đã đăng trên Tiền vệ. Buồn quá. Nay tất nhiên phải rút xuống ngay. Nhưng anh cũng gửi lại bản thảo em xem để sau rút kinh nghiệm, nếu có gửi gì thì nói rõ nhé. Anh bận tối mắt tối mũi có biết gì đâu
HC
15:18 Ngày 27 tháng 3 năm 2011
Anh Huệ Chi ơi,
Ôi trời, không khéo người ta lại mắng em plagiat, chết thật, em gửi là để hỏi anh sự thật như thế nào.
Em xin lỗi anh nhiều, tại vì lúc em vừa nhận được bài này, đọc xong là máu... sôi lên làm tối tăm mặt mũi. Gửi ngay cho anh để hỏi, vì em nghĩ là anh đã au courant de l'évènement.
Đúng là giận mất khôn, làm lây phiền cho anh. Ấy, chứng tật này em vẫn cố chữa mà chưa hết. May là em chưa đọc cái chapeau - và chắc có ai báo tin cho anh phải không, nên anh đã rút tắp lự - đọc xong chắc chỉ có nước độn thổ!
Em gửi bài của em thì em để tên và viết vài lời rào đón chứ ạ.
Thôi mai kia để xin chuộc tội, em sẽ gửi anh một bài, viết lâu rồi mà chưa gửi cho ai.
Hôm nay cuối tuần anh phải được nghỉ ngơi, phải không?
T”
Tản văn Quyền lực của liên tưởng
Phạm Toàn
Cuộc xử án bạn Cù Huy Hà Vũ được dời vào ngày mồng BỐN tháng BỐN năm 2011. Những người ra quyết định chắc không ngờ đã tạo ta cả một chuỗi liên tưởng… Ngày BỐN tháng BỐN, ngày BỐN tháng NĂM và ngày BỐN tháng SÁU!
Ngày BỐN tháng BỐN năm nay gợi lên mấy cái “đát” đầy ý nghĩa trước nó.
* * *
Thoạt tiên là cái “đát” ngày BỐN tháng NĂM năm 1919. Đó là ngày BỐN tháng NĂM song lại gọi theo cách Trụng Hoa là ngày Ngũ Tứ.
Chuyện gì xảy ra ngày BỐN tháng NĂM của năm 1919 bên Trung Hoa mà ở đây lại cần biết đến? Ngày đó, ở quảng trường Thiên An Môn, sinh viên của mười ba trường đại học Trung Hoa biểu tình phản đối việc Tổ quốc của họ bị mất đất – nói chính xác, bị mất cả một tỉnh. Cả một tỉnh Sơn Đông được hòa ước chấm dứt Thế Chiến I giao vào tay Nhật Bản. Thế là sinh viên biểu tình phản đối.
Bạn trẻ giờ đây nếu vào trang mạng Wikipedia sẽ đọc thấy những thông tin cơ bản về khẩu hiệu đấu tranh như thế này:
Ngoại tranh quốc quyền, nội trừng quốc tặc (với bên ngoài thì giành lại chủ quyền đất nước, với bên trong thì trừng trị bọn bán nước)
Trung Quốc là của người Trung Quốc.
Phế bỏ Hiệp ước 21 điều (quy định quyền lợi của các nước phương Tây tại Trung Quốc).
Thề chết giành lại Thanh Đảo
Yêu sách của những người biểu tình còn là đòi xử tội ba nhân vật thân Nhật trong chính phủ Trung Hoa Dân quốc lúc bấy giờ:
Tào Nhữ Lâm (曹汝霖) – Bộ trưởng Giao thông, người trực tiếp ký kết "Hiệp ước 21 điều".
Lục Tông Dư (陆宗舆) – Tổng giám đốc Ngân hàng, người đã ký vay nợ Nhật Bản.
Chương Tông Tường (章宗祥)
Bản Tuyên ngôn của học sinh sinh viên đã nêu lên mục đích của phong trào là "Đất đai Trung Quốc có thể bị chinh phục chứ không thể bị cắt cho ai khác. Nhân dân Trung Quốc có thể bị giết chứ không thể cúi đầu. Nước đã mất rồi! Đồng bào hãy vùng lên!"
Cuộc đấu tranh đã bị đàn áp đẫm máu.
* * *
Tiếp đến là cái “đát” bảy tám chục năm sau, ngày BỐN tháng SÁU năm 1989. Lần này, cái ngày đấu tranh cũng lại là ngày đẫm máu. Cũng ở Thiên An Môn bên Tàu, nhưng dưới chính thể Cộng sản, được khoe mẽ là của dân, do dân, vì dân. Cuộc đấu tranh lần này là đòi TỰ DO – DÂN CHỦ.
Một dân tộc bị Cộng sản Tàu cai trị. Hàng chục triệu người bị chết đói. Những trại gọi bằng cải tạo, là nơi giam giữ không xét xử bất kỳ ai chống đối sự độc tài của Cộng sản Tàu. Là nơi giam giữ và hành hạ người dân oan cho đến chết. Cuốn sách Bắc Kinh hôn mê mô tả đến nao lòng tâm trạng của thanh niên và nhân dân lúc bùng nổ phong trào đòi tự do dân chủ năm 1989.
Còn lưu lại không bao giờ phai mờ hình ảnh người thanh niên mặc áo trắng đứng chắn không cho xe tăng của lính “Giải phóng quân” tuân theo mệnh lệnh ô nhục xéo nát những thanh niên tươi trẻ biểu tình ngồi cả đêm hát hò vui vẻ. Bao nhiêu thanh niên đã chết? Không ai biết hết. Không bao giờ cái Nhà nước của dân do dân vì dân lại cho phép điều tra vụ giết dân năm đó.
Trên trang YouTube vẫn còn bộ phim tài liệu đó. Cuối phim, ta được nghe tiếng một cô gái cố nén tiếng nức nở, cố nói cho rành rẽ chúng tôi không nghĩ là bon họ dám bắn giết thanh niên, dám cho xe tăng nghiền nát nhân dân.
Hồ sơ vụ án giết dân của một Nhà nước do Cộng sản Tàu cai trị rồi sẽ có lúc được đặt lên bàn nghị sự, chắc chắn như vậy. Một dân tộc đã có ngày Ngũ Tứ năm 1919 hẳn là sẽ có đủ ký ức để không biết quên những tội ác của bọn tiếm quyền của dân và đè nén dân. Và cả sự bắn giết dân nhờ sự ngu dốt của lũ lính được nhồi sọ hết cỡ.
* * *
Và sắp tới đây là cái “đát” ngày BỐN tháng BỐN năm 2011.
Thanh niên sẽ mở to mắt để nhìn xem liệu những đại diện của Dân sẽ đối xử với Dân ra sao.
Các nhà thơ đợi lắng nghe cuộc sống sẽ gieo vần gì vào tâm trạng con cháu Nguyễn Du và Nguyễn Trãi.
Chợt lại liên tưởng đến lời Danton, một trong những lãnh tụ Đại Cách mạng Pháp năm xưa bị phe “Tả khuynh” đưa lên máy chém vì nghi ngờ rằng Danton và những lãnh tụ khác đã không hết lòng với Cách mạng. Danton đã nói như một tiếng thở dài ngậm ngùi Cách mạng ăn thịt con đẻ của mình! Dẫu sao, những hy sinh như thế cũng còn có chỗ để mà thể tất.
Lịch sử còn có thể có chuyện tồi tệ hơn nữa kia!
Mượn lời ông Amalric viết trên báo Pháp Libération, về cách mạng ở Ba Lan thời đương đại: “các cuộc cách mạng xâu xé con em, để cuối cùng thì mặc sức cho quân thù bắt cóc chính mình”, những nghiệp lớn ấy sẽ đi tới đâu, ta đều dự đoán được!
Để rồi coi!
Một sự kiện “cách mạng” nghèo nàn về trí lực, rẻ tiền về sức tưởng tượng, sự kiện ấy sẽ dẫn đến những sự kiện nào tiếp theo?
Để rồi coi!
0 giờ 33 phút, ngày thứ bảy, 27-3-2011
P.T.
Cuộc xử án bạn Cù Huy Hà Vũ được dời vào ngày mồng BỐN tháng BỐN năm 2011. Những người ra quyết định chắc không ngờ đã tạo ta cả một chuỗi liên tưởng… Ngày BỐN tháng BỐN, ngày BỐN tháng NĂM và ngày BỐN tháng SÁU!
Ngày BỐN tháng BỐN năm nay gợi lên mấy cái “đát” đầy ý nghĩa trước nó.
* * *
Thoạt tiên là cái “đát” ngày BỐN tháng NĂM năm 1919. Đó là ngày BỐN tháng NĂM song lại gọi theo cách Trụng Hoa là ngày Ngũ Tứ.
Chuyện gì xảy ra ngày BỐN tháng NĂM của năm 1919 bên Trung Hoa mà ở đây lại cần biết đến? Ngày đó, ở quảng trường Thiên An Môn, sinh viên của mười ba trường đại học Trung Hoa biểu tình phản đối việc Tổ quốc của họ bị mất đất – nói chính xác, bị mất cả một tỉnh. Cả một tỉnh Sơn Đông được hòa ước chấm dứt Thế Chiến I giao vào tay Nhật Bản. Thế là sinh viên biểu tình phản đối.
Bạn trẻ giờ đây nếu vào trang mạng Wikipedia sẽ đọc thấy những thông tin cơ bản về khẩu hiệu đấu tranh như thế này:
Ngoại tranh quốc quyền, nội trừng quốc tặc (với bên ngoài thì giành lại chủ quyền đất nước, với bên trong thì trừng trị bọn bán nước)
Trung Quốc là của người Trung Quốc.
Phế bỏ Hiệp ước 21 điều (quy định quyền lợi của các nước phương Tây tại Trung Quốc).
Thề chết giành lại Thanh Đảo
Yêu sách của những người biểu tình còn là đòi xử tội ba nhân vật thân Nhật trong chính phủ Trung Hoa Dân quốc lúc bấy giờ:
Tào Nhữ Lâm (曹汝霖) – Bộ trưởng Giao thông, người trực tiếp ký kết "Hiệp ước 21 điều".
Lục Tông Dư (陆宗舆) – Tổng giám đốc Ngân hàng, người đã ký vay nợ Nhật Bản.
Chương Tông Tường (章宗祥)
Bản Tuyên ngôn của học sinh sinh viên đã nêu lên mục đích của phong trào là "Đất đai Trung Quốc có thể bị chinh phục chứ không thể bị cắt cho ai khác. Nhân dân Trung Quốc có thể bị giết chứ không thể cúi đầu. Nước đã mất rồi! Đồng bào hãy vùng lên!"
Cuộc đấu tranh đã bị đàn áp đẫm máu.
* * *
Tiếp đến là cái “đát” bảy tám chục năm sau, ngày BỐN tháng SÁU năm 1989. Lần này, cái ngày đấu tranh cũng lại là ngày đẫm máu. Cũng ở Thiên An Môn bên Tàu, nhưng dưới chính thể Cộng sản, được khoe mẽ là của dân, do dân, vì dân. Cuộc đấu tranh lần này là đòi TỰ DO – DÂN CHỦ.
Một dân tộc bị Cộng sản Tàu cai trị. Hàng chục triệu người bị chết đói. Những trại gọi bằng cải tạo, là nơi giam giữ không xét xử bất kỳ ai chống đối sự độc tài của Cộng sản Tàu. Là nơi giam giữ và hành hạ người dân oan cho đến chết. Cuốn sách Bắc Kinh hôn mê mô tả đến nao lòng tâm trạng của thanh niên và nhân dân lúc bùng nổ phong trào đòi tự do dân chủ năm 1989.
Còn lưu lại không bao giờ phai mờ hình ảnh người thanh niên mặc áo trắng đứng chắn không cho xe tăng của lính “Giải phóng quân” tuân theo mệnh lệnh ô nhục xéo nát những thanh niên tươi trẻ biểu tình ngồi cả đêm hát hò vui vẻ. Bao nhiêu thanh niên đã chết? Không ai biết hết. Không bao giờ cái Nhà nước của dân do dân vì dân lại cho phép điều tra vụ giết dân năm đó.
Trên trang YouTube vẫn còn bộ phim tài liệu đó. Cuối phim, ta được nghe tiếng một cô gái cố nén tiếng nức nở, cố nói cho rành rẽ chúng tôi không nghĩ là bon họ dám bắn giết thanh niên, dám cho xe tăng nghiền nát nhân dân.
Hồ sơ vụ án giết dân của một Nhà nước do Cộng sản Tàu cai trị rồi sẽ có lúc được đặt lên bàn nghị sự, chắc chắn như vậy. Một dân tộc đã có ngày Ngũ Tứ năm 1919 hẳn là sẽ có đủ ký ức để không biết quên những tội ác của bọn tiếm quyền của dân và đè nén dân. Và cả sự bắn giết dân nhờ sự ngu dốt của lũ lính được nhồi sọ hết cỡ.
* * *
Và sắp tới đây là cái “đát” ngày BỐN tháng BỐN năm 2011.
Thanh niên sẽ mở to mắt để nhìn xem liệu những đại diện của Dân sẽ đối xử với Dân ra sao.
Các nhà thơ đợi lắng nghe cuộc sống sẽ gieo vần gì vào tâm trạng con cháu Nguyễn Du và Nguyễn Trãi.
Chợt lại liên tưởng đến lời Danton, một trong những lãnh tụ Đại Cách mạng Pháp năm xưa bị phe “Tả khuynh” đưa lên máy chém vì nghi ngờ rằng Danton và những lãnh tụ khác đã không hết lòng với Cách mạng. Danton đã nói như một tiếng thở dài ngậm ngùi Cách mạng ăn thịt con đẻ của mình! Dẫu sao, những hy sinh như thế cũng còn có chỗ để mà thể tất.
Lịch sử còn có thể có chuyện tồi tệ hơn nữa kia!
Mượn lời ông Amalric viết trên báo Pháp Libération, về cách mạng ở Ba Lan thời đương đại: “các cuộc cách mạng xâu xé con em, để cuối cùng thì mặc sức cho quân thù bắt cóc chính mình”, những nghiệp lớn ấy sẽ đi tới đâu, ta đều dự đoán được!
Để rồi coi!
Một sự kiện “cách mạng” nghèo nàn về trí lực, rẻ tiền về sức tưởng tượng, sự kiện ấy sẽ dẫn đến những sự kiện nào tiếp theo?
Để rồi coi!
0 giờ 33 phút, ngày thứ bảy, 27-3-2011
P.T.
Uy tín của nhà nước Việt Nam sẽ gia tăng với thế giới trong vụ xử CHHV sắp tới đây?
Nguyễn Khoa Thái Anh phỏng vấn Luật sư Nguyễn Xuân Phước sau khi vụ án của Cù Huy Hà Vũ được Nhà nước Việt Nam hoãn lại 10 ngày.
Hỏi: Trước tiên xin phép được gọi Luật sư Phước bằng anh cho thân mật. Không phải gần chùa gọi bụt bằng anh đâu nhé, vì tôi ở tít tận Cali mà anh thi tận Texas, xa nhau đến hai múi giờ...! (cười).
Vừa rồi, nhiều người rất cảm kích chuyện anh đại diện cho gia đình CHHV đệ đơn khởi tố Nhà nước Việt Nam lên Liên Hiệp Quốc (LHQ) . Bài phỏng vấn của anh trên Người Việt và nhất là sau đó được thông tin trên BôxitViệtNam là một chuyện đáng ghi nhớ. Anh có nghĩ rằng tác dụng của nó (về việc đưa vụ án này ra công pháp quốc tế) có ảnh hưởng tích cực cho vụ xử Luật sư Cù Huy Hà Vũ không? Và nếu có thì anh nghĩ vì sao về vụ Nhà nước Việt Nam đình chỉ vụ này. Có phải họ đang nao núng, tìm cách đối phó với phản ứng của công luận? Theo anh vụ đình hoãn này lợi hại ra sao?
Đáp: Cảm ơn Thái Anh đã cho tôi cơ hội chia sẻ một số suy nghĩ về vụ án Cù Huy Hà Vũ. Nhưng Thái Anh tham quá. Hỏi một câu mà thành 3, 4 câu làm cho tôi bội thực. Hơn nữa Thái Anh đặt những vấn đề rất chuyên môn và phức tạp của hệ thống luật quốc tế rất khó để trình bày ngắn gọn và đầy đủ. Do đó, tôi xin trả lời từng vấn đề một và tôi sẽ tìm cách làm đơn giản vấn đề để mọi người dễ theo dõi.
Vấn đề đưa hồ sơ của Cù Huy Hà Vũ ra Hội đồng Nhân quyền (HDNQ) LHQ thật ra chỉ là thủ tục chính thức để HĐNQ xét trường hợp bắt giam tùy tiện. Nếu chúng ta lên website của HĐNQ thì chúng ta thấy thông tin về Cù Huy Hà Vũ đã có trên đó trước rồi. Điều nầy có nghĩa Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã có mối quan tâm đặc biệt về trường hợp Cù Huy Hà Vũ trước khi chúng tôi chính thức đệ trình hồ sơ của ông ta.
Về tác dụng của đơn khiếu tố của Cù Huy Hà Vũ lên HĐNQ thì ở một chừng mực nào đó nó có ảnh hưởng tích cực cho vụ án chứ. Chúng ta nên nhớ là đây là vụ án chính trị. Và có lẽ vụ án chính trị lớn nhất từ khi Việt Nam đổi mới. Đặc biệt nó là vụ án chính trị lớn nhất từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi ghế Thủ tướng.
Tôi nói đến giai đoạn Thủ tưóng Nguyễn Tấn Dũng vì đây là giai đoạn mà Việt Nam đã hội nhập vào cộng đồng thế giới. Vấn đề tư tưởng Mác Lê vô địch muôn năm, hay chủ nghĩa xã hội sẽ chôn vùi chủ nghĩa tư bản, thì Đảng Cộng Sản (ĐCS) và Nhà nước chỉ nói với nhau nho nhỏ trong nhà, chứ ra ngoài thế giới thì tuyệt đối không hề nói tới vấn đề nầy.
Tôi nói vụ án Cù Huy Hà Vũ là vụ án chính trị lớn nhất từ xưa đến nay vì "tội ác" của ông ta là đặt lại giá trị chủ nghĩa Mác Lê, sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản (CS), đồng thời ông yêu cầu phải có dân chủ, đa đảng và xây dựng cơ chế pháp trị tam quyền phân lập. Nhưng dân chủ, đa đảng và tam quyền phân lập lại là những tiêu chí và nguyên lý chính trị căn bản mà Liên Hiệp Quốc đã đưa ra cho các nước hội viên trên thế giới.
Thành ra vụ án Cù Huy Hà Vũ không những đụng chạm đến quyền tự do ngôn luận của ngưòi dân mà còn là cơ hội để Việt Nam giải thích với thế giới quan điểm chính trị của một nhà nước cộng sản và so sánh nó với các tiêu chí và nguyên lý chính trị phổ quát được Liên Hiệp Quốc công nhận.
Thời trước nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng các vụ án chính trị chỉ là một họp mặt xử lấy lệ để tuyên án theo quyết định của... "bề trên". Nhưng hiện nay Việt Nam đã hoàn toàn hội nhập thế giới, và cả thế giới đang xem Việt Nam có tôn trọng luật chơi chung không qua vụ án này. Nếu Việt Nam đã biết mượn thiên hạ hàng tỷ đô la để phung phí vào các công ty quốc doanh, thì Việt Nam cũng phải biết tôn trọng luật quốc tế mà trong đó có luật về an ninh thế giới, luật thương mại quốc tế, và luật về nhân quyền để tiếp tục nhận đưọc sự tài trợ vay vốn.
Như vậy thì chắc chắn sự quan tâm của quốc tế đối với vụ án phải làm cho nhà nước và ĐCS vô cùng thận trọng. Đồng thời vụ án này là cơ hội để Việt Nam chứng minh tính văn minh, dân chủ và tôn trọng nhân quyền của nhà nước Việt Nam.
Tình hình nhân dân Bắc Phi và Trung Đông nổi dậy đòi tự do dân chủ và Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết bảo vệ dân chúng nổi dậy chống độc tài cho thấy khi dân đã hết sợ độc tài thì "cái hết sợ" của họ rất phiền cho chế độ vì người dân có cả một thế giới yêu tự do dân chủ đứng đằng sau họ.
Do đó, tôi cho rằng việc hoãn lại ngày xử Cù Huy Hà Vũ phản ánh sự do dự của Nhà nước. Hoặc Việt Nam phải để cho ông Hà Vũ đưọc tự do để mua "tín dụng nhân quyền" với thế giới, hoặc cho ông đi tù và xù giá trị tín dụng nhân quyền. 10 ngày là thời gian dài đủ đề Bộ chính trị có thì giờ cân nhắc sự chọn lựa phương thức giải quyết vụ án và hậu quả của nó.
Nói chung, tôi cho rằng hoãn ngày xử Cù Huy Hà Vũ là sách lược mua giờ thông minh. Nó có lợi cho cả hai bên bị cáo và Nhà nước.
H: Nếu anh nghĩ rằng công luận hay dư luận quốc tế làm cho Nhà nước (hệ thống tòa án) Việt Nam chùn chân, phải xét lại thủ tục và bước đi sắp tới của mình, thì có phải pháp luật Việt Nam đã có tiến bộ hơn so với khi trước, vì họ bớt chai mặt, tự ý, cố tình chà đạp một cách trắng trợn lên quy trình/trình tự pháp lý của một cá nhân mà Anh-Mỹ gọi là due process?
Đ: Đúng như thế. Pháp luật Việt Nam dù chưa hoàn chỉnh nhưng có những tiến bộ đáng kể. Tiến bộ là do sự hội nhập vào cộng đồng văn minh của nhân loại. Chúng ta đi từ một nền "pháp luật rừng sâu" ở thời kỳ đấu tranh giai cấp, đánh tư sản, tịch thu tài sản của giai cấp tư sản, bỏ tù các nhà tư sản một cách an nhiên tự tại, đến nền "pháp luật rừng xanh" khi bắt đầu đổi mới, và đến nền "pháp luật rừng thưa" khi hội nhập vào cộng đồng thế giới.
Có nghĩa rằng chúng ta vẫn chưa xây dựng được một hệ thống pháp luật tôn trọng công lý và lẽ phải. Điều nầy được xác định bởi cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, cựu Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An, và cựu Chánh án toà ánh nhân dân tối cao Nguyễn Văn Hiện, chứ không phải do cá nhân tôi võ đoán.
Hướng tiến tới của xã hội văn minh là tiếp tục kiện toàn nền tòa án độc lập và bảo vệ người dân trước sự đàn áp của Nhà nước. Do đó, Việt Nam phải cho thế giới thấy sự tiến bộ của mình qua vụ án lớn này.
H: Yếu tố gì có khả năng làm cho Nhà nước Việt Nam phải xét lại cách xử sự luật rừng của mình? Có phải vì chuyện bất xứng của luật pháp Việt Nam so với luật pháp quốc tế hay vì luật pháp quốc tế có ràng buộc với vấn đề luật lệ kinh doanh, đầu tư của quốc tế vào Việt-Nam?
Đ: Khi chúng ta hội nhập vào thế giới văn minh thì chúng ta cũng phải cố sống cho có vẻ văn minh với thiên hạ. Giống như một anh nhà quê khi ở quê còn chân lấm tay bùn, nhưng khi đã ở tỉnh thành anh phải hành xử như một người thành phố.
Nói một cách khác, cuộc chơi này không khác gì cuộc chơi quanh bàn tiệc giữa bạn bè. Người ta cho anh ngồi chung bàn thì anh cũng phải có cách hành xử đẹp với anh em. Người ta bao anh một chầu bia này, thì anh cũng phải biết mời anh em một chầu bia khác. Anh không thể nào ì mặt ngồi vào bàn nhậu hết ngày này qua ngày khác rồi phủi đít đứng dậy ra về. Anh chơi như thế thì anh em sẽ khinh anh. Và từ từ người ta không chơi với anh nữa.
Quan hệ quốc tế nghe có vẻ to lớn, nhưng cũng chỉ là một sân chơi như thế thôi. Khi vào sân chơi thế giới ở LHQ thì người ta có luật chơi chung.
Hiện nay LHQ có 3 hội đồng là Hội Đồng Bảo An, Hội Đồng Nhân Quyền, và Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội để giải quyết ba vấn đề lớn của thế giới đó là vấn đề hòa bình và an ninh thế giới, vấn đề nhân quyền, và vấn đề kinh tế xã hội. Ba vấn đề này được điều tiết bởi những công ước quốc tế. Những công ước quốc tế là luật chơi chung. Ba vấn đề đó có giá trị ngang nhau trong sân chơi này.
Một quốc gia biết tôn trọng nhân quyền mà cứ hay quịt nợ thì là một quốc gia xấu. Một quốc gia giàu có mà cứ liên tục vi phạm nhân quyền thì cũng là một quốc gia xấu.
Nhưng một quốc gia vừa nghèo, vừa nợ nhiều mà cứ liên tục vi phạm nhân quyền thì là một quốc gia rất xấu. Dân chơi thứ thiệt không muốn chơi với hạng này.
Trong ba vấn đề lớn của thế giới, nhân quyền thuộc phạm vi đạo đức. Nó nói lên nhân cách của một quốc gia. Môt quốc gia tôn trọng nhân quyền là một quốc gia có nhân cách lớn, bạn bè trên thế giới quí trọng anh. Khi anh hoạn nạn các nước xúm lại giúp đỡ anh với sự quí mến, tôn trọng. Như Nhật Bản qua cơn động đất hiện nay. Còn anh sống không có nhân cách, chà đạp nhân quyền ngưòi dân của anh, khi anh hoạn nạn, ngưòi ta cũng giúp đỡ anh, nhưng bố thí cho anh như cho một ngưòi ăn mày. Tất nhiên anh cũng sẽ sống, nhưng sống trong sự tủi nhục.
H: Nhân đây cũng xin anh cho biết ý kiến về sự bất cập giữa luật quốc tế và luật quốc gia? Nhất là đối với Việt Nam, trong lúc tình trạng kinh tế suy đồi như hiện nay, thì sự bất cập này có ý nghĩa gì với giới cầm quyền nếu họ còn muốn duy trì được sự tin tưởng của quốc tế?
Đ: Như đã trình bày trên, khi chơi trên sân chơi quốc tế chúng ta phải biết tôn trọng luật chơi và chơi cho đẹp. Không ai muốn chơi với người chơi bẩn.
Ba vấn đề lớn của thế giới là hòa bình, nhân quyền, và kinh tế xã hội đều liên quan mật thiết với nhau. Trong ba vấn đề nầy vấn đề nhân quyền là vấn đề liên quan đến quan hệ giữa nhà nước sở tại và chính ngưòi dân của mình. Còn an ninh và kinh tế xã hội là những vấn đề liên quan đến quan hệ giữa nước này và nước khác.
Hồ sơ nhân quyền của một quốc gia trở thành một thứ mà trên đây tôi gọi là "tín dụng nhân quyền". Cách nhà nước ứng xử với người dân của mình tạo thành một thứ uy tín để ảnh hưởng đến các vấn đề quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới về vấn dề an ninh và kinh tế xã hội. Như tôi đã trình bày trước đây, khi Việt Nam bị khủng hoảng kinh tế, thế giới sẽ nhìn vào tín dụng nhân quyền của Việt Nam để xem có nên giúp Việt Nam hay không. Ngân hàng Thế giới (World Bank) hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ nhìn vào cách Việt Nam tôn trọng luật nhân quyền quốc tế để đánh giá tín dụng tài chánh của Việt Nam.
Chúng ta có thể tự hỏi tại sao 10 năm trước các tổ chức thế giới không quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam khi cho vay hay viện trợ mà bây giờ họ mới quan tâm?
Xin thưa, mười năm trước Việt nam mới chập chững hội nhập thế giới. Nợ nước ngoài chưa nhiều. Giá nhà đất ở Hà Nội Sài Gòn còn thấp. Các đại gia chưa có xe Rolls Royce Phantom 1 triệu rưỡi, chưa biết ăn tô phở $35 đô, các mệnh phụ phu nhân chưa biết đeo ví Louis Vutton, mặc áo quần Versace, Ralph Lauren v.v. Ngày nay chúng ta đã có tất cả. Như một tay chơi mới ngày nào tập tễnh bén mảng tới bàn nhậu với người lớn, ngày nay Việt Nam đã trở thành một tay chơi sành điệu, có thể nói là siêu đẳng.
Khi Việt Nam đã có mọi thứ vật chất rồi thì Việt Nam phải biết chơi đẹp theo luật chơi chung. Mà thế giới chỉ yêu cầu Việt Nam chơi đẹp với ngưòi dân của mình trước đã. Các tổ chức kinh tế của Liên Hiệp Quốc sẽ nhìn cách Việt Nam tôn trọng luật quốc tế để đánh giá tín dụng tài chính. Và hệ thống luật về nhân quyền, gồm Công ước Quốc tế về Chính trị và Dân sự, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Nguyên tắc tam quyền phân lập, Công ước về Tự do lập hội v.v. là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống Công pháp Quốc tế vể an ninh và kinh tế.
H: Lâu nay Việt Nam vẫn không tuân thủ những gì họ ký kết với Liên Hiệp Quốc, như vậy Liên Hiệp Quốc có thể cưỡng ép Nhà nước Việt Nam thi hành những gì họ đã ký kết không, ví dụ như Luật Nhân quyền, và bằng cách nào?
Đ: Trong sân chơi quốc tế, uy tín đạo đức quốc gia rất quan trọng. Khi một nước tham gia vào một Công ước quốc tế có nghĩa nước đó chấp nhận luật chơi chung. Nhưng nếu nước đó không tôn trọng qui ước chung thì tùy mức độ vi phạm mà Liên Hiệp Quốc ứng phó. Ở mức độ nặng thì Liên Hiệp Quốc sẽ xử lý bằng vũ lực như Libya hiện nay, hay Serbia trước đây. Ở mức độ nhẹ hơn thì người ta sẽ phong tỏa kinh tế như đối với Iran, hay với Miến Điện. Ở mức độ nhẹ hơn nữa thì người ta sẽ cho vay cắt cổ, hoặc hạn chế tín dụng vay vốn v.v.
Chúng ta nên nhớ khi Việt Nam được vào WTO là Việt Nam đã được thế giới chấp nhận vào sân chơi chung. Một trong những điều kiện của WTO là Việt nam phải tôn trọng luật chơi quốc tế.
Do đó, năm 2005 Việt Nam đã ban hành Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, xác định mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước; theo đó, trong trường hợp các văn bản Việt Nam khác với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì áp dụng các quy định của điều ước quốc tế đó (Ðiều 6 khoản 1).
Như vậy là Việt Nam đã chấp nhận luật chơi chung. Luật Ký kết không những áp dụng cho luật về thương mại, hay an ninh, mà cho cả luật nhân quyền. Việt Nam tham gia công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự từ năm 1982. Với Luật ký kết này thì tất cả luật pháp Việt Nam vi phạm quyền căn bản của con người đưọc ghi trong điều 19 của Công ước và cũng điều 19 của Tuyên ngôn Nhân quyền đều vô hiệu lực. Cụ thể là điều 88 Bộ Luật hình sự hạn chế các quyền được nói, phát biểu ý kiến, và lưu hành tài liệu chính trị.
Liên Hiệp Quốc sẽ theo dõi vụ án Cù Huy Hà Vũ như là một trưòng hợp điển hình xem Nhà nước Việt Nam có đáng tin cậy khi tham gia WTO hay không.
Như đã trình bày trên, khả năng cưỡng chế thi hành Hiệp ước quốc tế của LHQ tùy theo trường hợp. Liên Hiệp Quốc có thể dùng vũ lực hay các biện pháp chế tài như phong tỏa kinh tế, giới hạn tín dụng vay vốn, ngưng các chương trình viện trợ xã hội v.v..
H: Từ sau hai trận thế chiến và nhất là những sự đàn áp và tàn sát thảm khốc dân chúng của Gadaffi ở Libya gần đây, thì hai quốc gia, như Libya hay Việt Nam có thể coi vấn đề nhân quyền là phạm vi nội bộ của họ được không?
Đ: Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền năm 1948 xác định những giá trị phổ quát về quyền làm người. Nhưng tuyên ngôn ra đời trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các nước cộng sản đứng đầu là Liên Xô miễn cưỡng tham gia tuyên ngôn, nhưng trong thâm tâm họ vẫn mơ một ngày chôn vùi thế giới tư bản. Họ vẫn chủ trương đấu tranh giai cấp để giành miếng ăn của đồng loại như động vật chưa được thuần hóa. Do đó, nhân quyền không phù hợp với với cách mạng vô sản. Nhưng từ khi bức tường Bá Linh sụp đổ thì một số nước cộng sản trước đây như Ba Lan, Tiệp Khắc trở thành những quán quân về nhân quyền. Các nước lớn như Nga, Ukraine và các nưóc Trung Á cũng đi và quĩ đạo nhân quyền thế giới.
Từ khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nâng cấp Ủy hội Nhân quyền thành Hội đồng Nhân quyền năm 2006, thì vấn đề nhân quyền trở thành vấn đề quan trọng ngang hàng với vấn đề hòa bình và an ninh thế giới, vấn đề kinh tế thế giới. Như thế thì vấn đề nhân quyền không còn là vấn đề nội bộ của môt quốc gia nào hết. Ngay cả nước văn minh cũng luôn luôn bị Hội đồng Nhân quyền giám sát chặt chẽ. Hoa Kỳ là nưóc vẫn bị chất vấn về vấn đề đối xử tù binh Al Quaeda tại Guatanama Bay. Thành ra vấn đề nhân quyền, dù là vấn đề nội bộ của một quốc gia, trở thành vấn đề chung của nhân loại. Nói một cách khác, người dân là công dân của một quốc gia, đồng thờì là công dân quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình.
Nhìn cách Hoa Kỳ và các nước Tây Phương xử lý Gaddafi thì cũng hiểu. Khi những thường dân Libya vô tội biểu tình chống độc tài bị đàn áp thì Hội đồng Bảo an LHQ đã biểu quyết phạt Gaddafi. Trong khi Việt Nam hấp tấp tuyên bố là không nên can thiệp vào nội bộ của nước khác, thì Trung Quốc đã lặng lẽ bỏ phiếu trắng, thay vì phủ quyết, cho phép LHQ dùng vũ lực can thiệp vào Libya để bảo vệ người dân.
H: Theo anh thì Nhà nước Việt Nam phải xử vụ án CHHV thế nào để gỡ lại thế đứng và uy tín (nếu có) của mình đối với thế giới?
Đ: Trở lại vụ án Cù Huy Hà Vũ, chúng ta thấy vụ án này không còn là vụ án xử Cù Huy Hà Vũ mà là vụ án ĐCS Việt Nam tự xử mình trước tòa án quốc tế. Cách thức Bộ chính trị xử lý Cù Huy Hà Vũ trong vụ án nầy quyết định giá trị của ĐCSVN trước con mắt của thế giới.
Khi nghiên cứu hoạt động của Hội đồng Nhân quyền tôi rất kinh ngạc là trên website của họ đã có thông tin về vụ án Cù Huy Hà Vũ. Điều này cho thấy thế giới đang quan tâm sâu sắc vụ án này. Đơn khởi tố của Cù Huy Hà Vũ gởi lên Liên Hiệp Quốc càng giúp làm sáng tỏ trường hợp Cù Huy Hà Vũ dưới ánh sáng của luật nhân quyền.
Nhà nước Việt Nam có sự lựa chọn. Bóng đang ở trong chân ĐCS VN. Đá đẹp theo luật chơi quốc tế sẽ được thế giới hoan hô, tán thưởng. Tôi tin là lãnh đạo Việt Nam có sự khôn ngoan bắt kịp luật chơi nầy trong bối cảnh cách mạng dân chủ ở Bắc Phi và Trung Đông hiện nay. Đồng thời trong bối cảnh của một nền kinh tế xuống dốc không phanh, dự trữ đô la thiếu hụt, và khả năng chi trả các món nợ khổng lồ không có, nếu Nhà nước Việt Nam xử lý Cù Huy Hà Vũ theo luật rừng thì cái giá phải trả cho việc chơi bẩn sẽ rất lớn, có thể làm cho uy tín Việt Nam mất đi trước mắt của thế giới.
Các chế độ độc tài bị sụp đổ đều do những hành động của chính họ vì ảo tưởng rằng bạo lực là chỗ dựa cho sự bền vững của chế độ. Một chế độ không tôn trọng nhân quyền là tự mình chặt một chân ghế đang củng cố của chế độ. Chỉ có sự tôn trọng nhân quyền mới là nền tảng đạo đức và tinh thần của một chế độ và làm cho chế độ bền vững.
H: Cám ơn anh Phước đã bỏ thì giờ trả lời và dẫn giải tường tận cuộc phỏng vấn này. Như anh và nhiều người Việt Nam khác, tôi cũng hy vọng Luật sư Cù Huy Hà Vũ sẽ được Nhà nước xử vô tội trong vụ án này.
Đ: Cảm ơn Thái Anh, chúng ta sẽ chờ xem.
N.K.T.A
Người phỏng vấn gửi trực tiếp cho BVN
Phụ lục:
5 luật sư bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ
Công Lý
(ANTĐ) - Theo tin từ TAND TP Hà Nội, phiên tòa hình sự sơ thẩm xử ông Cù Huy Hà Vũ chính thức diễn ra vào sáng 4-4. Hội đồng xét xử gồm 3 thành viên (một Thẩm phán, hai Hội thẩm nhân dân) do Thẩm phán Nguyễn Hữu Chính - Chánh tòa hình sự TAND TP Hà Nội ngồi ghế chủ tọa.
Theo ông Nguyễn Hữu Chính, sở dĩ phiên tòa lùi lại chục ngày do trước đó, ông Cù Huy Hà Vũ đã có đơn đề nghị được thực hiện một số quyền của mình trước và trong phiên tòa. Xét thấy một số đề nghị của ông Cù Huy Hà Vũ là hợp pháp, TAND TP Hà Nội chấp nhận và quyết định cho phiên tòa lùi lại so với dự kiến ban đầu.
Bị can Cù Huy Hà Vũ trước khi bị bắt. (ảnh do cơ quan an ninh cung cấp)
Theo cáo trạng của VKSND TP Hà Nội, từ năm 2009 đến 10-2010, ông Cù Huy Hà Vũ đã có nhiều bài viết, bài trả lời phỏng vấn đăng tải trên mạng Internet với nội dung "tuyên truyền chống Nhà nước CHXH Việt Nam". Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an thông báo đã thu thập được nhiều chứng cứ, tài liệu cho thấy bị can có hành vi "tuyên truyền, xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên đa đảng"... Với những hành vi trên, bị can Cù Huy Hà Vũ bị truy tố về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88, khoản 1, BLHS với khung hình phạt từ 3 đến 12 năm tù.
Tham gia tố tụng còn có 5 Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Cù Huy Hà Vũ tại tòa. Rất ít khi có một phiên tòa mà nhiều Luật sư tham gia bào chữa cho một bị cáo như vậy. Tuy nhiên, phiên tòa vẫn diễn ra bình thường, đảm bảo sự tranh tụng tại tòa được khách quan, công bằng.
C.L
Nguồn: antd.vn
Hỏi: Trước tiên xin phép được gọi Luật sư Phước bằng anh cho thân mật. Không phải gần chùa gọi bụt bằng anh đâu nhé, vì tôi ở tít tận Cali mà anh thi tận Texas, xa nhau đến hai múi giờ...! (cười).
Vừa rồi, nhiều người rất cảm kích chuyện anh đại diện cho gia đình CHHV đệ đơn khởi tố Nhà nước Việt Nam lên Liên Hiệp Quốc (LHQ) . Bài phỏng vấn của anh trên Người Việt và nhất là sau đó được thông tin trên BôxitViệtNam là một chuyện đáng ghi nhớ. Anh có nghĩ rằng tác dụng của nó (về việc đưa vụ án này ra công pháp quốc tế) có ảnh hưởng tích cực cho vụ xử Luật sư Cù Huy Hà Vũ không? Và nếu có thì anh nghĩ vì sao về vụ Nhà nước Việt Nam đình chỉ vụ này. Có phải họ đang nao núng, tìm cách đối phó với phản ứng của công luận? Theo anh vụ đình hoãn này lợi hại ra sao?
Đáp: Cảm ơn Thái Anh đã cho tôi cơ hội chia sẻ một số suy nghĩ về vụ án Cù Huy Hà Vũ. Nhưng Thái Anh tham quá. Hỏi một câu mà thành 3, 4 câu làm cho tôi bội thực. Hơn nữa Thái Anh đặt những vấn đề rất chuyên môn và phức tạp của hệ thống luật quốc tế rất khó để trình bày ngắn gọn và đầy đủ. Do đó, tôi xin trả lời từng vấn đề một và tôi sẽ tìm cách làm đơn giản vấn đề để mọi người dễ theo dõi.
Vấn đề đưa hồ sơ của Cù Huy Hà Vũ ra Hội đồng Nhân quyền (HDNQ) LHQ thật ra chỉ là thủ tục chính thức để HĐNQ xét trường hợp bắt giam tùy tiện. Nếu chúng ta lên website của HĐNQ thì chúng ta thấy thông tin về Cù Huy Hà Vũ đã có trên đó trước rồi. Điều nầy có nghĩa Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã có mối quan tâm đặc biệt về trường hợp Cù Huy Hà Vũ trước khi chúng tôi chính thức đệ trình hồ sơ của ông ta.
Về tác dụng của đơn khiếu tố của Cù Huy Hà Vũ lên HĐNQ thì ở một chừng mực nào đó nó có ảnh hưởng tích cực cho vụ án chứ. Chúng ta nên nhớ là đây là vụ án chính trị. Và có lẽ vụ án chính trị lớn nhất từ khi Việt Nam đổi mới. Đặc biệt nó là vụ án chính trị lớn nhất từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi ghế Thủ tướng.
Tôi nói đến giai đoạn Thủ tưóng Nguyễn Tấn Dũng vì đây là giai đoạn mà Việt Nam đã hội nhập vào cộng đồng thế giới. Vấn đề tư tưởng Mác Lê vô địch muôn năm, hay chủ nghĩa xã hội sẽ chôn vùi chủ nghĩa tư bản, thì Đảng Cộng Sản (ĐCS) và Nhà nước chỉ nói với nhau nho nhỏ trong nhà, chứ ra ngoài thế giới thì tuyệt đối không hề nói tới vấn đề nầy.
Tôi nói vụ án Cù Huy Hà Vũ là vụ án chính trị lớn nhất từ xưa đến nay vì "tội ác" của ông ta là đặt lại giá trị chủ nghĩa Mác Lê, sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản (CS), đồng thời ông yêu cầu phải có dân chủ, đa đảng và xây dựng cơ chế pháp trị tam quyền phân lập. Nhưng dân chủ, đa đảng và tam quyền phân lập lại là những tiêu chí và nguyên lý chính trị căn bản mà Liên Hiệp Quốc đã đưa ra cho các nước hội viên trên thế giới.
Thành ra vụ án Cù Huy Hà Vũ không những đụng chạm đến quyền tự do ngôn luận của ngưòi dân mà còn là cơ hội để Việt Nam giải thích với thế giới quan điểm chính trị của một nhà nước cộng sản và so sánh nó với các tiêu chí và nguyên lý chính trị phổ quát được Liên Hiệp Quốc công nhận.
Thời trước nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng các vụ án chính trị chỉ là một họp mặt xử lấy lệ để tuyên án theo quyết định của... "bề trên". Nhưng hiện nay Việt Nam đã hoàn toàn hội nhập thế giới, và cả thế giới đang xem Việt Nam có tôn trọng luật chơi chung không qua vụ án này. Nếu Việt Nam đã biết mượn thiên hạ hàng tỷ đô la để phung phí vào các công ty quốc doanh, thì Việt Nam cũng phải biết tôn trọng luật quốc tế mà trong đó có luật về an ninh thế giới, luật thương mại quốc tế, và luật về nhân quyền để tiếp tục nhận đưọc sự tài trợ vay vốn.
Như vậy thì chắc chắn sự quan tâm của quốc tế đối với vụ án phải làm cho nhà nước và ĐCS vô cùng thận trọng. Đồng thời vụ án này là cơ hội để Việt Nam chứng minh tính văn minh, dân chủ và tôn trọng nhân quyền của nhà nước Việt Nam.
Tình hình nhân dân Bắc Phi và Trung Đông nổi dậy đòi tự do dân chủ và Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết bảo vệ dân chúng nổi dậy chống độc tài cho thấy khi dân đã hết sợ độc tài thì "cái hết sợ" của họ rất phiền cho chế độ vì người dân có cả một thế giới yêu tự do dân chủ đứng đằng sau họ.
Do đó, tôi cho rằng việc hoãn lại ngày xử Cù Huy Hà Vũ phản ánh sự do dự của Nhà nước. Hoặc Việt Nam phải để cho ông Hà Vũ đưọc tự do để mua "tín dụng nhân quyền" với thế giới, hoặc cho ông đi tù và xù giá trị tín dụng nhân quyền. 10 ngày là thời gian dài đủ đề Bộ chính trị có thì giờ cân nhắc sự chọn lựa phương thức giải quyết vụ án và hậu quả của nó.
Nói chung, tôi cho rằng hoãn ngày xử Cù Huy Hà Vũ là sách lược mua giờ thông minh. Nó có lợi cho cả hai bên bị cáo và Nhà nước.
H: Nếu anh nghĩ rằng công luận hay dư luận quốc tế làm cho Nhà nước (hệ thống tòa án) Việt Nam chùn chân, phải xét lại thủ tục và bước đi sắp tới của mình, thì có phải pháp luật Việt Nam đã có tiến bộ hơn so với khi trước, vì họ bớt chai mặt, tự ý, cố tình chà đạp một cách trắng trợn lên quy trình/trình tự pháp lý của một cá nhân mà Anh-Mỹ gọi là due process?
Đ: Đúng như thế. Pháp luật Việt Nam dù chưa hoàn chỉnh nhưng có những tiến bộ đáng kể. Tiến bộ là do sự hội nhập vào cộng đồng văn minh của nhân loại. Chúng ta đi từ một nền "pháp luật rừng sâu" ở thời kỳ đấu tranh giai cấp, đánh tư sản, tịch thu tài sản của giai cấp tư sản, bỏ tù các nhà tư sản một cách an nhiên tự tại, đến nền "pháp luật rừng xanh" khi bắt đầu đổi mới, và đến nền "pháp luật rừng thưa" khi hội nhập vào cộng đồng thế giới.
Có nghĩa rằng chúng ta vẫn chưa xây dựng được một hệ thống pháp luật tôn trọng công lý và lẽ phải. Điều nầy được xác định bởi cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, cựu Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An, và cựu Chánh án toà ánh nhân dân tối cao Nguyễn Văn Hiện, chứ không phải do cá nhân tôi võ đoán.
Hướng tiến tới của xã hội văn minh là tiếp tục kiện toàn nền tòa án độc lập và bảo vệ người dân trước sự đàn áp của Nhà nước. Do đó, Việt Nam phải cho thế giới thấy sự tiến bộ của mình qua vụ án lớn này.
H: Yếu tố gì có khả năng làm cho Nhà nước Việt Nam phải xét lại cách xử sự luật rừng của mình? Có phải vì chuyện bất xứng của luật pháp Việt Nam so với luật pháp quốc tế hay vì luật pháp quốc tế có ràng buộc với vấn đề luật lệ kinh doanh, đầu tư của quốc tế vào Việt-Nam?
Đ: Khi chúng ta hội nhập vào thế giới văn minh thì chúng ta cũng phải cố sống cho có vẻ văn minh với thiên hạ. Giống như một anh nhà quê khi ở quê còn chân lấm tay bùn, nhưng khi đã ở tỉnh thành anh phải hành xử như một người thành phố.
Nói một cách khác, cuộc chơi này không khác gì cuộc chơi quanh bàn tiệc giữa bạn bè. Người ta cho anh ngồi chung bàn thì anh cũng phải có cách hành xử đẹp với anh em. Người ta bao anh một chầu bia này, thì anh cũng phải biết mời anh em một chầu bia khác. Anh không thể nào ì mặt ngồi vào bàn nhậu hết ngày này qua ngày khác rồi phủi đít đứng dậy ra về. Anh chơi như thế thì anh em sẽ khinh anh. Và từ từ người ta không chơi với anh nữa.
Quan hệ quốc tế nghe có vẻ to lớn, nhưng cũng chỉ là một sân chơi như thế thôi. Khi vào sân chơi thế giới ở LHQ thì người ta có luật chơi chung.
Hiện nay LHQ có 3 hội đồng là Hội Đồng Bảo An, Hội Đồng Nhân Quyền, và Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội để giải quyết ba vấn đề lớn của thế giới đó là vấn đề hòa bình và an ninh thế giới, vấn đề nhân quyền, và vấn đề kinh tế xã hội. Ba vấn đề này được điều tiết bởi những công ước quốc tế. Những công ước quốc tế là luật chơi chung. Ba vấn đề đó có giá trị ngang nhau trong sân chơi này.
Một quốc gia biết tôn trọng nhân quyền mà cứ hay quịt nợ thì là một quốc gia xấu. Một quốc gia giàu có mà cứ liên tục vi phạm nhân quyền thì cũng là một quốc gia xấu.
Nhưng một quốc gia vừa nghèo, vừa nợ nhiều mà cứ liên tục vi phạm nhân quyền thì là một quốc gia rất xấu. Dân chơi thứ thiệt không muốn chơi với hạng này.
Trong ba vấn đề lớn của thế giới, nhân quyền thuộc phạm vi đạo đức. Nó nói lên nhân cách của một quốc gia. Môt quốc gia tôn trọng nhân quyền là một quốc gia có nhân cách lớn, bạn bè trên thế giới quí trọng anh. Khi anh hoạn nạn các nước xúm lại giúp đỡ anh với sự quí mến, tôn trọng. Như Nhật Bản qua cơn động đất hiện nay. Còn anh sống không có nhân cách, chà đạp nhân quyền ngưòi dân của anh, khi anh hoạn nạn, ngưòi ta cũng giúp đỡ anh, nhưng bố thí cho anh như cho một ngưòi ăn mày. Tất nhiên anh cũng sẽ sống, nhưng sống trong sự tủi nhục.
H: Nhân đây cũng xin anh cho biết ý kiến về sự bất cập giữa luật quốc tế và luật quốc gia? Nhất là đối với Việt Nam, trong lúc tình trạng kinh tế suy đồi như hiện nay, thì sự bất cập này có ý nghĩa gì với giới cầm quyền nếu họ còn muốn duy trì được sự tin tưởng của quốc tế?
Đ: Như đã trình bày trên, khi chơi trên sân chơi quốc tế chúng ta phải biết tôn trọng luật chơi và chơi cho đẹp. Không ai muốn chơi với người chơi bẩn.
Ba vấn đề lớn của thế giới là hòa bình, nhân quyền, và kinh tế xã hội đều liên quan mật thiết với nhau. Trong ba vấn đề nầy vấn đề nhân quyền là vấn đề liên quan đến quan hệ giữa nhà nước sở tại và chính ngưòi dân của mình. Còn an ninh và kinh tế xã hội là những vấn đề liên quan đến quan hệ giữa nước này và nước khác.
Hồ sơ nhân quyền của một quốc gia trở thành một thứ mà trên đây tôi gọi là "tín dụng nhân quyền". Cách nhà nước ứng xử với người dân của mình tạo thành một thứ uy tín để ảnh hưởng đến các vấn đề quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới về vấn dề an ninh và kinh tế xã hội. Như tôi đã trình bày trước đây, khi Việt Nam bị khủng hoảng kinh tế, thế giới sẽ nhìn vào tín dụng nhân quyền của Việt Nam để xem có nên giúp Việt Nam hay không. Ngân hàng Thế giới (World Bank) hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ nhìn vào cách Việt Nam tôn trọng luật nhân quyền quốc tế để đánh giá tín dụng tài chánh của Việt Nam.
Chúng ta có thể tự hỏi tại sao 10 năm trước các tổ chức thế giới không quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam khi cho vay hay viện trợ mà bây giờ họ mới quan tâm?
Xin thưa, mười năm trước Việt nam mới chập chững hội nhập thế giới. Nợ nước ngoài chưa nhiều. Giá nhà đất ở Hà Nội Sài Gòn còn thấp. Các đại gia chưa có xe Rolls Royce Phantom 1 triệu rưỡi, chưa biết ăn tô phở $35 đô, các mệnh phụ phu nhân chưa biết đeo ví Louis Vutton, mặc áo quần Versace, Ralph Lauren v.v. Ngày nay chúng ta đã có tất cả. Như một tay chơi mới ngày nào tập tễnh bén mảng tới bàn nhậu với người lớn, ngày nay Việt Nam đã trở thành một tay chơi sành điệu, có thể nói là siêu đẳng.
Khi Việt Nam đã có mọi thứ vật chất rồi thì Việt Nam phải biết chơi đẹp theo luật chơi chung. Mà thế giới chỉ yêu cầu Việt Nam chơi đẹp với ngưòi dân của mình trước đã. Các tổ chức kinh tế của Liên Hiệp Quốc sẽ nhìn cách Việt Nam tôn trọng luật quốc tế để đánh giá tín dụng tài chính. Và hệ thống luật về nhân quyền, gồm Công ước Quốc tế về Chính trị và Dân sự, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Nguyên tắc tam quyền phân lập, Công ước về Tự do lập hội v.v. là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống Công pháp Quốc tế vể an ninh và kinh tế.
H: Lâu nay Việt Nam vẫn không tuân thủ những gì họ ký kết với Liên Hiệp Quốc, như vậy Liên Hiệp Quốc có thể cưỡng ép Nhà nước Việt Nam thi hành những gì họ đã ký kết không, ví dụ như Luật Nhân quyền, và bằng cách nào?
Đ: Trong sân chơi quốc tế, uy tín đạo đức quốc gia rất quan trọng. Khi một nước tham gia vào một Công ước quốc tế có nghĩa nước đó chấp nhận luật chơi chung. Nhưng nếu nước đó không tôn trọng qui ước chung thì tùy mức độ vi phạm mà Liên Hiệp Quốc ứng phó. Ở mức độ nặng thì Liên Hiệp Quốc sẽ xử lý bằng vũ lực như Libya hiện nay, hay Serbia trước đây. Ở mức độ nhẹ hơn thì người ta sẽ phong tỏa kinh tế như đối với Iran, hay với Miến Điện. Ở mức độ nhẹ hơn nữa thì người ta sẽ cho vay cắt cổ, hoặc hạn chế tín dụng vay vốn v.v.
Chúng ta nên nhớ khi Việt Nam được vào WTO là Việt Nam đã được thế giới chấp nhận vào sân chơi chung. Một trong những điều kiện của WTO là Việt nam phải tôn trọng luật chơi quốc tế.
Do đó, năm 2005 Việt Nam đã ban hành Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, xác định mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước; theo đó, trong trường hợp các văn bản Việt Nam khác với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì áp dụng các quy định của điều ước quốc tế đó (Ðiều 6 khoản 1).
Như vậy là Việt Nam đã chấp nhận luật chơi chung. Luật Ký kết không những áp dụng cho luật về thương mại, hay an ninh, mà cho cả luật nhân quyền. Việt Nam tham gia công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự từ năm 1982. Với Luật ký kết này thì tất cả luật pháp Việt Nam vi phạm quyền căn bản của con người đưọc ghi trong điều 19 của Công ước và cũng điều 19 của Tuyên ngôn Nhân quyền đều vô hiệu lực. Cụ thể là điều 88 Bộ Luật hình sự hạn chế các quyền được nói, phát biểu ý kiến, và lưu hành tài liệu chính trị.
Liên Hiệp Quốc sẽ theo dõi vụ án Cù Huy Hà Vũ như là một trưòng hợp điển hình xem Nhà nước Việt Nam có đáng tin cậy khi tham gia WTO hay không.
Như đã trình bày trên, khả năng cưỡng chế thi hành Hiệp ước quốc tế của LHQ tùy theo trường hợp. Liên Hiệp Quốc có thể dùng vũ lực hay các biện pháp chế tài như phong tỏa kinh tế, giới hạn tín dụng vay vốn, ngưng các chương trình viện trợ xã hội v.v..
H: Từ sau hai trận thế chiến và nhất là những sự đàn áp và tàn sát thảm khốc dân chúng của Gadaffi ở Libya gần đây, thì hai quốc gia, như Libya hay Việt Nam có thể coi vấn đề nhân quyền là phạm vi nội bộ của họ được không?
Đ: Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền năm 1948 xác định những giá trị phổ quát về quyền làm người. Nhưng tuyên ngôn ra đời trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các nước cộng sản đứng đầu là Liên Xô miễn cưỡng tham gia tuyên ngôn, nhưng trong thâm tâm họ vẫn mơ một ngày chôn vùi thế giới tư bản. Họ vẫn chủ trương đấu tranh giai cấp để giành miếng ăn của đồng loại như động vật chưa được thuần hóa. Do đó, nhân quyền không phù hợp với với cách mạng vô sản. Nhưng từ khi bức tường Bá Linh sụp đổ thì một số nước cộng sản trước đây như Ba Lan, Tiệp Khắc trở thành những quán quân về nhân quyền. Các nước lớn như Nga, Ukraine và các nưóc Trung Á cũng đi và quĩ đạo nhân quyền thế giới.
Từ khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nâng cấp Ủy hội Nhân quyền thành Hội đồng Nhân quyền năm 2006, thì vấn đề nhân quyền trở thành vấn đề quan trọng ngang hàng với vấn đề hòa bình và an ninh thế giới, vấn đề kinh tế thế giới. Như thế thì vấn đề nhân quyền không còn là vấn đề nội bộ của môt quốc gia nào hết. Ngay cả nước văn minh cũng luôn luôn bị Hội đồng Nhân quyền giám sát chặt chẽ. Hoa Kỳ là nưóc vẫn bị chất vấn về vấn đề đối xử tù binh Al Quaeda tại Guatanama Bay. Thành ra vấn đề nhân quyền, dù là vấn đề nội bộ của một quốc gia, trở thành vấn đề chung của nhân loại. Nói một cách khác, người dân là công dân của một quốc gia, đồng thờì là công dân quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình.
Nhìn cách Hoa Kỳ và các nước Tây Phương xử lý Gaddafi thì cũng hiểu. Khi những thường dân Libya vô tội biểu tình chống độc tài bị đàn áp thì Hội đồng Bảo an LHQ đã biểu quyết phạt Gaddafi. Trong khi Việt Nam hấp tấp tuyên bố là không nên can thiệp vào nội bộ của nước khác, thì Trung Quốc đã lặng lẽ bỏ phiếu trắng, thay vì phủ quyết, cho phép LHQ dùng vũ lực can thiệp vào Libya để bảo vệ người dân.
H: Theo anh thì Nhà nước Việt Nam phải xử vụ án CHHV thế nào để gỡ lại thế đứng và uy tín (nếu có) của mình đối với thế giới?
Đ: Trở lại vụ án Cù Huy Hà Vũ, chúng ta thấy vụ án này không còn là vụ án xử Cù Huy Hà Vũ mà là vụ án ĐCS Việt Nam tự xử mình trước tòa án quốc tế. Cách thức Bộ chính trị xử lý Cù Huy Hà Vũ trong vụ án nầy quyết định giá trị của ĐCSVN trước con mắt của thế giới.
Khi nghiên cứu hoạt động của Hội đồng Nhân quyền tôi rất kinh ngạc là trên website của họ đã có thông tin về vụ án Cù Huy Hà Vũ. Điều này cho thấy thế giới đang quan tâm sâu sắc vụ án này. Đơn khởi tố của Cù Huy Hà Vũ gởi lên Liên Hiệp Quốc càng giúp làm sáng tỏ trường hợp Cù Huy Hà Vũ dưới ánh sáng của luật nhân quyền.
Nhà nước Việt Nam có sự lựa chọn. Bóng đang ở trong chân ĐCS VN. Đá đẹp theo luật chơi quốc tế sẽ được thế giới hoan hô, tán thưởng. Tôi tin là lãnh đạo Việt Nam có sự khôn ngoan bắt kịp luật chơi nầy trong bối cảnh cách mạng dân chủ ở Bắc Phi và Trung Đông hiện nay. Đồng thời trong bối cảnh của một nền kinh tế xuống dốc không phanh, dự trữ đô la thiếu hụt, và khả năng chi trả các món nợ khổng lồ không có, nếu Nhà nước Việt Nam xử lý Cù Huy Hà Vũ theo luật rừng thì cái giá phải trả cho việc chơi bẩn sẽ rất lớn, có thể làm cho uy tín Việt Nam mất đi trước mắt của thế giới.
Các chế độ độc tài bị sụp đổ đều do những hành động của chính họ vì ảo tưởng rằng bạo lực là chỗ dựa cho sự bền vững của chế độ. Một chế độ không tôn trọng nhân quyền là tự mình chặt một chân ghế đang củng cố của chế độ. Chỉ có sự tôn trọng nhân quyền mới là nền tảng đạo đức và tinh thần của một chế độ và làm cho chế độ bền vững.
H: Cám ơn anh Phước đã bỏ thì giờ trả lời và dẫn giải tường tận cuộc phỏng vấn này. Như anh và nhiều người Việt Nam khác, tôi cũng hy vọng Luật sư Cù Huy Hà Vũ sẽ được Nhà nước xử vô tội trong vụ án này.
Đ: Cảm ơn Thái Anh, chúng ta sẽ chờ xem.
N.K.T.A
Người phỏng vấn gửi trực tiếp cho BVN
Phụ lục:
5 luật sư bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ
Công Lý
(ANTĐ) - Theo tin từ TAND TP Hà Nội, phiên tòa hình sự sơ thẩm xử ông Cù Huy Hà Vũ chính thức diễn ra vào sáng 4-4. Hội đồng xét xử gồm 3 thành viên (một Thẩm phán, hai Hội thẩm nhân dân) do Thẩm phán Nguyễn Hữu Chính - Chánh tòa hình sự TAND TP Hà Nội ngồi ghế chủ tọa.
Theo ông Nguyễn Hữu Chính, sở dĩ phiên tòa lùi lại chục ngày do trước đó, ông Cù Huy Hà Vũ đã có đơn đề nghị được thực hiện một số quyền của mình trước và trong phiên tòa. Xét thấy một số đề nghị của ông Cù Huy Hà Vũ là hợp pháp, TAND TP Hà Nội chấp nhận và quyết định cho phiên tòa lùi lại so với dự kiến ban đầu.
Bị can Cù Huy Hà Vũ trước khi bị bắt. (ảnh do cơ quan an ninh cung cấp)
Theo cáo trạng của VKSND TP Hà Nội, từ năm 2009 đến 10-2010, ông Cù Huy Hà Vũ đã có nhiều bài viết, bài trả lời phỏng vấn đăng tải trên mạng Internet với nội dung "tuyên truyền chống Nhà nước CHXH Việt Nam". Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an thông báo đã thu thập được nhiều chứng cứ, tài liệu cho thấy bị can có hành vi "tuyên truyền, xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên đa đảng"... Với những hành vi trên, bị can Cù Huy Hà Vũ bị truy tố về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88, khoản 1, BLHS với khung hình phạt từ 3 đến 12 năm tù.
Tham gia tố tụng còn có 5 Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Cù Huy Hà Vũ tại tòa. Rất ít khi có một phiên tòa mà nhiều Luật sư tham gia bào chữa cho một bị cáo như vậy. Tuy nhiên, phiên tòa vẫn diễn ra bình thường, đảm bảo sự tranh tụng tại tòa được khách quan, công bằng.
C.L
Nguồn: antd.vn
Du côn khu vực
Hà Văn Thịnh
Theo BBC (8.3.2011), báo Manila Times - tờ báo lâu năm và nhiều uy tín nhất của Philippines mới đây đã chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Bắc Kinh và gọi đích danh đó là kẻ “du côn khu vực” (Regional Bully)! Manila Times còn cho biết rằng Philippines sẵn sàng giáng trả mọi hành động xâm lược của TQ, kẻ “thật là đáng sợ”, mặc dù sức mạnh quân sự của Philippines là lạc hậu nhất vùng Đông Nam Á, kém hơn cả Việt Nam (!).
Đọc mà buồn cho nước mình. Bao nhiêu năm qua, dù TQ có ngang ngược đến mấy, hành hạ tàn nhẫn ngư dân mình như thế nào, ăn cướp trắng trợn ra sao, Chính phủ ta cũng chỉ hành xử đến mức “người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố”, rồi... hết!
Cái đáng bàn ở đây là tại sao một nước nhỏ và yếu về thực lực như Philippines lại dám đối đầu với một cường quốc trong khi Việt Nam không dám và, chỉ lo “bảo vệ tình hữu nghị”? Hữu nghị thì ai cũng rõ là đã có bao giờ đâu mà bảo vệ.
Nếu có truy xét tận cùng thì may ra, có chăng chỉ là “hữu nghị” trong chuyện năm 2010, Việt Nam nhập siêu từ TQ 12,7 tỷ USD. Chỉ nhìn vào đó là thấy rõ “người ta” đã hy sinh quyền lợi của các doanh nhân Việt Nam, sức mạnh kinh tế Việt Nam cho kẻ láng giềng tham lam phương Bắc đến mức nào. Làm sao thoát khỏi sự lạc hậu, kém cỏi khi nền kinh tế bị TQ đè đầu cưỡi cổ như thế? Chẳng lẽ bài học “chấn hưng nội hóa” cách đây tròn một thế kỷ (mà cha ông ta nhận biết một cách tinh tường) đã trở thành vật tế thần cho tình hữu nghị rồi ư? Đó là chưa nói chuyện nếu hải quan Việt Nam không tham nhũng (có thể là đã được ai đó bật đèn xanh) thì một lượng hàng hốa buôn lậu trị giá hàng tỷ USD không thể qua được biên giới. Nói như thế để thấy tham nhũng không chỉ phá hoại nền kinh tế mà còn tiếp tay cho nguy cơ mất nước nhãn tiền.
Nghe chuyện Philippines, càng xót xa hơn khi đọc lại lời dạy của Hồ Chủ tịch, khi Người minh xác rằng chúng ta càng nhân nhượng kẻ thù càng lấn tới. Đó cũng là điều ai cũng biết, ngoại trừ các nhà lãnh đạo hiện nay. Và, ai cũng biết rõ rằng không thể bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc bằng những tuyên bố. Chắc chắn các nhà Marxism thuộc hệ nhai lại hiểu Marx khi ông nói sức mạnh vật chất chỉ có thể bị đánh bại bởi sức mạnh vật chất? Càng “tuyên bố”, càng nói những lời đong đưa theo kiểu bèo dạt, ghế không trôi thì càng dung dưỡng cho cái ác và sự trắng trợn lộng hành.
Đã là du côn thì không thể nói chuyện bằng ngôn từ vì nó có hiểu, có biết thế nào đâu để tốn công vô ích. Đã là du côn thì nhất thiết không nên, không thể kết bạn. Đặc biệt, dám gọi Chính phủ một cường quốc là du côn, đủ để biết tinh thần bất khuất, sẵn sàng dám chơi, dám chịu của người Phi cao đến mức nào! Điều cần phải biết thêm từ lịch sử là: Tại sao hàng ngàn năm qua cha ông ta không bao giờ nhân nhượng trước bất kỳ hành động xâm lược nào từ phương Bắc, không khi nào thất bại trong mọi cuộc đối đầu, mà bây giờ ta lại không dám học theo, dù chỉ một chút, “tinh thần Philippines”? Sự trớ trêu của cuộc đời là ở chỗ, đến thế kỷ XXI, người Việt Nam phải cắp sách đi học người Phi về sự quật cường!
Huế, 26.3.2011
H.V.T
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Theo BBC (8.3.2011), báo Manila Times - tờ báo lâu năm và nhiều uy tín nhất của Philippines mới đây đã chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Bắc Kinh và gọi đích danh đó là kẻ “du côn khu vực” (Regional Bully)! Manila Times còn cho biết rằng Philippines sẵn sàng giáng trả mọi hành động xâm lược của TQ, kẻ “thật là đáng sợ”, mặc dù sức mạnh quân sự của Philippines là lạc hậu nhất vùng Đông Nam Á, kém hơn cả Việt Nam (!).
Đọc mà buồn cho nước mình. Bao nhiêu năm qua, dù TQ có ngang ngược đến mấy, hành hạ tàn nhẫn ngư dân mình như thế nào, ăn cướp trắng trợn ra sao, Chính phủ ta cũng chỉ hành xử đến mức “người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố”, rồi... hết!
Cái đáng bàn ở đây là tại sao một nước nhỏ và yếu về thực lực như Philippines lại dám đối đầu với một cường quốc trong khi Việt Nam không dám và, chỉ lo “bảo vệ tình hữu nghị”? Hữu nghị thì ai cũng rõ là đã có bao giờ đâu mà bảo vệ.
Nếu có truy xét tận cùng thì may ra, có chăng chỉ là “hữu nghị” trong chuyện năm 2010, Việt Nam nhập siêu từ TQ 12,7 tỷ USD. Chỉ nhìn vào đó là thấy rõ “người ta” đã hy sinh quyền lợi của các doanh nhân Việt Nam, sức mạnh kinh tế Việt Nam cho kẻ láng giềng tham lam phương Bắc đến mức nào. Làm sao thoát khỏi sự lạc hậu, kém cỏi khi nền kinh tế bị TQ đè đầu cưỡi cổ như thế? Chẳng lẽ bài học “chấn hưng nội hóa” cách đây tròn một thế kỷ (mà cha ông ta nhận biết một cách tinh tường) đã trở thành vật tế thần cho tình hữu nghị rồi ư? Đó là chưa nói chuyện nếu hải quan Việt Nam không tham nhũng (có thể là đã được ai đó bật đèn xanh) thì một lượng hàng hốa buôn lậu trị giá hàng tỷ USD không thể qua được biên giới. Nói như thế để thấy tham nhũng không chỉ phá hoại nền kinh tế mà còn tiếp tay cho nguy cơ mất nước nhãn tiền.
Nghe chuyện Philippines, càng xót xa hơn khi đọc lại lời dạy của Hồ Chủ tịch, khi Người minh xác rằng chúng ta càng nhân nhượng kẻ thù càng lấn tới. Đó cũng là điều ai cũng biết, ngoại trừ các nhà lãnh đạo hiện nay. Và, ai cũng biết rõ rằng không thể bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc bằng những tuyên bố. Chắc chắn các nhà Marxism thuộc hệ nhai lại hiểu Marx khi ông nói sức mạnh vật chất chỉ có thể bị đánh bại bởi sức mạnh vật chất? Càng “tuyên bố”, càng nói những lời đong đưa theo kiểu bèo dạt, ghế không trôi thì càng dung dưỡng cho cái ác và sự trắng trợn lộng hành.
Đã là du côn thì không thể nói chuyện bằng ngôn từ vì nó có hiểu, có biết thế nào đâu để tốn công vô ích. Đã là du côn thì nhất thiết không nên, không thể kết bạn. Đặc biệt, dám gọi Chính phủ một cường quốc là du côn, đủ để biết tinh thần bất khuất, sẵn sàng dám chơi, dám chịu của người Phi cao đến mức nào! Điều cần phải biết thêm từ lịch sử là: Tại sao hàng ngàn năm qua cha ông ta không bao giờ nhân nhượng trước bất kỳ hành động xâm lược nào từ phương Bắc, không khi nào thất bại trong mọi cuộc đối đầu, mà bây giờ ta lại không dám học theo, dù chỉ một chút, “tinh thần Philippines”? Sự trớ trêu của cuộc đời là ở chỗ, đến thế kỷ XXI, người Việt Nam phải cắp sách đi học người Phi về sự quật cường!
Huế, 26.3.2011
H.V.T
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Nhãn:
Chính Trị,
Quân Đội,
Quốc Tế,
Trung Quốc
Nói không thật, làm không thật, đất nước đi về đâu?
LS Hà Huy Sơn
Là Luật sư tham gia bào chữa cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong vụ án “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tôi đã không khỏi phải suy nghĩ về bản Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam hiện nay không chỉ dưới góc nhìn của pháp luật mà cả góc nhìn của văn hóa.
Nói không thật,
Không ai có thể chối bỏ được rằng: con người, xã hội là sản phẩm của văn hóa. Vậy xã hội chúng ta đang sống là sản phẩm của văn hóa nào? Phải chăng là cái văn hóa “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa long nhau”. Luật pháp là một sản phẩm của văn hóa cao. Vì lịch sử loài người chỉ khi phát triển đến một trình độ nhất định mới làm ra được luật pháp và chỉ có một xã hội có luật pháp tiến bộ mới được coi là xã hội có văn hóa tiến bộ. Do vậy, muốn hiện đại hóa đất nước thì cần phải hiện đại hóa văn hóa và tất nhiên phải hiện đại hóa luật pháp. Không thể xây dựng con người, xây dựng đất nước bằng cách cứ “uốn lưỡi” muốn nói gì thì nói cốt để vừa lòng “người trên”, để lừa “kẻ dưới” như lâu nay. Thực tế buộc chúng ta trước hết phải nói thật cái suy nghĩ của mình, nếu điều nói ra mà không đúng với quy luật khách quan thì chúng ta phải sửa lại cái suy nghĩ đó hay nói cách khác là phải thay đổi tư duy của mình. Và ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, học hỏi, đối thoại của con người với con người chứ tuyệt nhiên không phải là công cụ để nói dối, để lừa mị.
Hiến pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay đã nói thật chưa? Nếu căn cứ vào nội dung một số điều cơ bản của nó mà tôi một lần nữa dẫn ra sau đây (vì điều này nhiều người, nhiều lần đã dẫn ra) thì bản Hiến pháp này đã nói không thật.
1- Điều 2 của Hiến pháp: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Điều này đã khẳng định “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Nhưng nó đã bị ngay Điều 4 của Hiến pháp: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” phủ định hoàn toàn và ngay trong Điều 4 cũng chứa đựng mẫu thuẫn, trái logic.
2 – Điều 4 nêu trên đã trái ngược ngay với Điều 83 của Hiến pháp, trích: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Trong một vấn đề mà có 02 sự thật là một vấn đề không có thật.
Hiến pháp Việt Nam hiện nay có nhiều nội dung lạc hậu về tư tưởng như Lời nói đầu: “Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê Nin …”. Để phát triển con người, đất nước Việt Nam chúng ta phải dựa trên tư tưởng hay trí tuệ của cả dân tộc Việt Nam, trí tuệ của cả nhân loại. Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, không phải là hệ tư tưởng của dân tộc Việt Nam và chỉ là một hệ tư tưởng trong số các tư tưởng của nhân loại. Nó không phải là một phạm trù vĩnh cửu, càng không phải là một phạm trù tuyệt đối. Lịch sử phát triển của các nước Đông Âu đã chứng tỏ nó là một tư tưởng lỗi thời. Một tư tưởng lỗi thời về logic không thể chứa đựng được sự thật của một xã hội hiện đại.
Làm không thật,
Một số điều của Hiến pháp đã qui định về quyền của công dân như sau:
“Điều 52
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”.
“Điều 53
Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.
“Điều 69
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Văn hóa “cá gỗ” không thể thay cho văn hóa “cá thật”. Sao lại ban hành các văn bản dưới Hiến pháp để ngăn cấm, để trói, để bịt, để treo mãi những quyền của công dân đã được ghi trong Hiến pháp như đã nêu trên. Rồi dựa vào đó, sử dụng công cụ “chuyên chính” triệt để, “mạnh tay” quyết để cho tự do của nhân dân, tự do của dân tộc mãi chỉ là con “cá gỗ”.
Bài học nhãn tiền về phong trào cách mạng đòi tự do của nhân dân các nước Bắc Phi, Trung Đông còn đang sôi sục kia. Câu trả lời không gì khác là không thể “chuyên chính giai cấp” mãi, không thể “toàn trị” mãi vì nó là cội nguồn gây nên biết bao đau thương, đổ vỡ về lòng người và hòa giải dân tộc.
Đất nước đi về đâu?
Vật giá leo thang, tiền đồng mất giá, Chính phủ cấm mua bán vàng, ngoại tệ, nhân viên công lực thì lại đánh chết người, “con cá lớn” Vinashin đã vọt lưới chống tham nhũng nhân dân… Chính mỗi người dân Việt Nam ngày hôm qua và ngày hôm nay đã tự trả lời cho chính mình đất nước đang đi về đâu!
Thăng Long - Hà Nội, ngày 27/3/2011
HHS
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Phụ lục:
Việt Nam chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
Tại phiên họp thứ chín là kỳ họp cuối của Quốc hội Việt Nam khóa 12, trong báo cáo của Chánh phủ trình bày trước diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt vấn đề sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, hầu bảo đảm quyền dân chủ của người dân, tăng cường pháp chế, kỷ luật.
Ông Nguyễn Phú Trọng (T) và ông Nguyễn Tấn Dũng tại phiên khai mạc Đại hội 11 ở Hà Nội hôm 11-1-2011. AFP photo
Đỗ Hiếu ghi nhận ý kiến từ nhiều công dân Việt Nam thuộc các khuynh hướng chính trị, vị trí xã hội, vùng đất sống khác nhau, cùng trình bày quan điểm về việc “sửa đổi hiến pháp”.
Không đơn giản
Ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. RFA file
Từ Hà Nội, ông Dương Trung Quốc, thành viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đại biểu đơn vị Đồng Nai lên tiếng ủng hộ kiến nghị của Chánh phủ, muốn sửa đổi Hiến pháp để thích ứng với sự tiến triển của đất nước theo xu hướng chung của thế giới, tuy nhiên theo ông, thực tế sẽ không đơn giản:
“Câu nói của Thủ tướng chính phủ, tôi nghĩ là ông nói ra một nguyên lý rất cơ bản, chắc là sẽ tìm được sự đồng thuận của tất cả mọi người, kể cả tôi, nhưng cái khó nhất là ở Việt Nam, chúng ta phải tìm mô hình hơi đặc thù; nếu như chúng ta biết đến lịch sử nhân loại phát triển thì chúng ta thấy nó có những bước đi, có những yếu tố riêng của mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ, nhưng nó cũng có những nét chung.
Thí dụ như vấn đề Tam Quyền Phân Lập là gần như trở thành một vấn đề chung của nhân loại rồi, nhưng ở Việt Nam hiện nay vẫn cố gắng tìm cái mô hình, không hoàn toàn như vậy, cho nên nguyên lý mà ông Thủ tướng đưa ra hoàn toàn đúng, nhưng đạt được cái nguyên lý ấy, là một bài toán hết sức khó, khó là vì làm sao Việt Nam trong quá trình hội nhập tiếp cận được với tất cả giá trị phổ quát của nhân loại, nhưng vẫn giữ được cái đặc thù của Việt Nam.
Tôi hoan nghênh nguyên lý ấy; thế còn cái việc mà cụ thể hóa như thế nào trong bản hiến pháp được sửa đổi, chắc sẽ là một cuộc trao đổi lâu dài, tôi không dám lạm bàn ngay vào thời điểm này.
Ông Dương Trung Quốc
Việc mỗi quốc gia tìm cái đặc thù riêng của mình về mặt lịch sử, tôn giáo, văn hóa là điều hết sức xác đáng [BVN xin phép bình thêm: Đặc thù này có lẽ là do tôn giáo thôi, tôn giáo CS] nhưng với Việt Nam đó là bài toán chưa được giải mã hết. Tôi hoan nghênh nguyên lý ấy; thế còn cái việc mà cụ thể hóa như thế nào trong bản Hiến pháp được sửa đổi, chắc sẽ là một cuộc trao đổi lâu dài, tôi không dám lạm bàn ngay vào thời điểm này”.
Với tư cách là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Dương Trung Quốc bày tỏ niềm hy vọng là:
“Chắc chắn đứng về lâu dài, một ngày nào đó, tôi nghĩ rằng Việt Nam cũng phải hội nhập với thế giới, về các giá trị phổ quát, vì đây là bước tiến của nhân loại”.
Nói chứ không làm
Trụ sở Tập đoàn Vinashin tại Hà Nội. AFP PHOTO.
Vừa rồi là ý kiến của một đại biểu Quốc hội, từng phục vụ hai nhiệm kỳ và sẽ ứng cử vào cơ quan lập pháp thêm một nhiệm kỳ nữa tại đơn vị Đồng Nai. Một người dân từng làm việc cho nhiều chế độ cầm quyền, trước khi đất nước chia đôi, sau Hiệp định Geneve 1954, nay đã về hưu, ông Hợp nói lên cảm nghĩ của mình khi đón nhận thông tin qua báo đài, về việc sửa đổi và bổ sung Hiến pháp:
“Đừng nghe người ta nói hãy xem người ta làm; nói thì nghe hay lắm nhưng có làm thế đâu, chả có nhà nước pháp quyền nào mà lại là pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đấy là một cách nói thôi; thế còn sửa gì, mà có sửa người ta cũng không theo cái người ta nói đâu.
Đừng nghe người ta nói hãy xem người ta làm; nói thì nghe hay lắm nhưng có làm thế đâu.
Ông Hợp
Đấy là kinh nghiệm của những người ở Việt Nam thì thấy rất rõ, chẳng hạn như vừa rồi cái vụ Vinashin mà bảo không ai mắc khuyết điểm, không kỷ luật ai cả. Quốc hội có những người nói rằng, ăn trộm một con vịt thôi mà còn bị kỷ luật, bị tù huống hồ là bao nhiêu nghìn tỷ như thế mà không ai mắc khuyết điểm thì thật là người dân không chịu, người ta không nghe được.
Cũng có những đại biểu phát biểu như thế đấy, nhưng mà thôi, người ta làm thì cứ làm, bởi vì chế độ này là toàn trị, người dân Việt Nam chán rồi, chả muốn nói gì cả. Bây giờ có cái tâm lý là mọi người lao đi mà kiếm sống, họ không để ý đến chuyện gì cả, đấy là cái nguy hiểm nhất đối với một dân tộc”.
Đĩa hát cũ
Nhà văn Vũ Thư Hiên. Photo courtesy of www.ledinh.ca.
Một công dân Việt Nam sinh trưởng tại Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nay định cư ở Pháp, nhà văn Vũ Thư Hiên cho rằng đề nghị sửa đổi Hiến pháp là một câu chuyện từng được lặp đi lặp lại bao nhiêu lần rồi:
“Bình thường tôi ít để ý tới những tuyên bố vì giống như đĩa hát cũ, dùng nhiều quá thì nó rè, không nghe ra gì cả, thành ra là, theo tôi tốt nhất thì người ta hãy làm cái động tác rất bình thường, thí dụ như trưng cầu dân ý, xem rằng có nên có một nước mà chỉ có một đảng cai trị không, hoặc là tất cả các đại biểu nhân dân được bầu bán tử tế, đàng hoàng, cùng bàn bạc trong một Quốc hội có đầy đủ các thành phần để bàn việc nước.
Tôi nghĩ rằng câu đó (sửa đổi Hiến pháp) không những tôi mà bất cứ ai ở Việt Nam cũng trả lời giống tôi, cái đĩa hát ấy cũ quá rồi”.
Ông cũng trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề “độc đảng hay đa đảng”:
“Cái xu thế của thời đại ngày nay không có gì cưỡng nổi, tất cả các nước đều phải theo chế độ dân chủ, mà dân chủ là phải có đủ mọi thành phần, chứ tôi không muốn dùng chữ đa đảng vì thật sự ra, các đảng họ có mặt hay không có mặt, ra đời, vào lúc nào, có uy tín trong dân thế nào, để ở trong Quốc hội bàn bạc việc nước, là chuyện khác với có nhiều đảng hay không.
Tất cả các đảng họ sẽ xuất hiện trên xu hướng, phương pháp, mục tiêu đấu tranh thế nào, đoàn kết lại một số người, thì phải là những đảng đàng hoàng, đứng đắn, chứ còn nếu đa đảng để chỉ gọi là đa đảng thôi, điều đó không có nghĩa là sẽ có nền dân chủ”.
Tôi nghĩ rằng câu đó (sửa đổi Hiến pháp) không những tôi mà bất cứ ai ở Việt Nam cũng trả lời giống tôi, cái đĩa hát ấy cũ quá rồi.
Nhà văn Vũ Thư Hiên
Có nhiều ý kiến đăng tải trên báo chí nhận định rằng, Quốc hội Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản lên cầm quyền năm 1945 tới giờ chưa thật sự là Quốc hội của nhân dân mà chỉ là Quốc hội của đảng, tức là các đại biểu do đảng cử, dân bầu.
Theo báo chí thì sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội tốt để nâng cao dân trí, thúc đẩy dân chủ hóa công việc quản lý đất nước, vì thế giới trí thức, chuyên gia cần tích cực tham gia nghiên cứu, thảo luận, hầu hoàn chỉnh Hiến pháp.
Tuy nhiên, bao lâu mà các quyền tự do căn bản của người dân chưa được thực thi trọn vẹn như quyền tự do ứng cử, bầu cử mà còn bị lắm hạn chế thì nhân dân Việt Nam sẽ không thể có một Quốc hội đại diện cho mình và vì thế người ta chưa hy vọng sẽ có một Hiến pháp dân chủ mà người dân hằng trông đợi.
Được biết, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có nhiệm vụ nghiên cứu những đổi mới về thảo luận, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Việt Nam được tài trợ ngân khoản 700 ngàn đô la, trong năm nay, phần lớn do viện trợ của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc.
Dự án này kéo dài 18 tháng với mục tiêu tạo sự đổi mới của Quốc hội trong hoàn cảnh hội nhập hiện nay mà hoạt động đáng chú ý nhất là tìm hiểu, khảo sát, tổ chức, thu thập ý kiến để sửa đổi Hiến pháp.
Đ.H
Nguồn: rfa.org
Là Luật sư tham gia bào chữa cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong vụ án “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tôi đã không khỏi phải suy nghĩ về bản Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam hiện nay không chỉ dưới góc nhìn của pháp luật mà cả góc nhìn của văn hóa.
Nói không thật,
Không ai có thể chối bỏ được rằng: con người, xã hội là sản phẩm của văn hóa. Vậy xã hội chúng ta đang sống là sản phẩm của văn hóa nào? Phải chăng là cái văn hóa “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa long nhau”. Luật pháp là một sản phẩm của văn hóa cao. Vì lịch sử loài người chỉ khi phát triển đến một trình độ nhất định mới làm ra được luật pháp và chỉ có một xã hội có luật pháp tiến bộ mới được coi là xã hội có văn hóa tiến bộ. Do vậy, muốn hiện đại hóa đất nước thì cần phải hiện đại hóa văn hóa và tất nhiên phải hiện đại hóa luật pháp. Không thể xây dựng con người, xây dựng đất nước bằng cách cứ “uốn lưỡi” muốn nói gì thì nói cốt để vừa lòng “người trên”, để lừa “kẻ dưới” như lâu nay. Thực tế buộc chúng ta trước hết phải nói thật cái suy nghĩ của mình, nếu điều nói ra mà không đúng với quy luật khách quan thì chúng ta phải sửa lại cái suy nghĩ đó hay nói cách khác là phải thay đổi tư duy của mình. Và ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, học hỏi, đối thoại của con người với con người chứ tuyệt nhiên không phải là công cụ để nói dối, để lừa mị.
Hiến pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay đã nói thật chưa? Nếu căn cứ vào nội dung một số điều cơ bản của nó mà tôi một lần nữa dẫn ra sau đây (vì điều này nhiều người, nhiều lần đã dẫn ra) thì bản Hiến pháp này đã nói không thật.
1- Điều 2 của Hiến pháp: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Điều này đã khẳng định “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Nhưng nó đã bị ngay Điều 4 của Hiến pháp: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” phủ định hoàn toàn và ngay trong Điều 4 cũng chứa đựng mẫu thuẫn, trái logic.
2 – Điều 4 nêu trên đã trái ngược ngay với Điều 83 của Hiến pháp, trích: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Trong một vấn đề mà có 02 sự thật là một vấn đề không có thật.
Hiến pháp Việt Nam hiện nay có nhiều nội dung lạc hậu về tư tưởng như Lời nói đầu: “Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê Nin …”. Để phát triển con người, đất nước Việt Nam chúng ta phải dựa trên tư tưởng hay trí tuệ của cả dân tộc Việt Nam, trí tuệ của cả nhân loại. Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, không phải là hệ tư tưởng của dân tộc Việt Nam và chỉ là một hệ tư tưởng trong số các tư tưởng của nhân loại. Nó không phải là một phạm trù vĩnh cửu, càng không phải là một phạm trù tuyệt đối. Lịch sử phát triển của các nước Đông Âu đã chứng tỏ nó là một tư tưởng lỗi thời. Một tư tưởng lỗi thời về logic không thể chứa đựng được sự thật của một xã hội hiện đại.
Làm không thật,
Một số điều của Hiến pháp đã qui định về quyền của công dân như sau:
“Điều 52
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”.
“Điều 53
Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.
“Điều 69
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Văn hóa “cá gỗ” không thể thay cho văn hóa “cá thật”. Sao lại ban hành các văn bản dưới Hiến pháp để ngăn cấm, để trói, để bịt, để treo mãi những quyền của công dân đã được ghi trong Hiến pháp như đã nêu trên. Rồi dựa vào đó, sử dụng công cụ “chuyên chính” triệt để, “mạnh tay” quyết để cho tự do của nhân dân, tự do của dân tộc mãi chỉ là con “cá gỗ”.
Bài học nhãn tiền về phong trào cách mạng đòi tự do của nhân dân các nước Bắc Phi, Trung Đông còn đang sôi sục kia. Câu trả lời không gì khác là không thể “chuyên chính giai cấp” mãi, không thể “toàn trị” mãi vì nó là cội nguồn gây nên biết bao đau thương, đổ vỡ về lòng người và hòa giải dân tộc.
Đất nước đi về đâu?
Vật giá leo thang, tiền đồng mất giá, Chính phủ cấm mua bán vàng, ngoại tệ, nhân viên công lực thì lại đánh chết người, “con cá lớn” Vinashin đã vọt lưới chống tham nhũng nhân dân… Chính mỗi người dân Việt Nam ngày hôm qua và ngày hôm nay đã tự trả lời cho chính mình đất nước đang đi về đâu!
Thăng Long - Hà Nội, ngày 27/3/2011
HHS
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Phụ lục:
Việt Nam chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
Tại phiên họp thứ chín là kỳ họp cuối của Quốc hội Việt Nam khóa 12, trong báo cáo của Chánh phủ trình bày trước diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt vấn đề sớm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, hầu bảo đảm quyền dân chủ của người dân, tăng cường pháp chế, kỷ luật.
Ông Nguyễn Phú Trọng (T) và ông Nguyễn Tấn Dũng tại phiên khai mạc Đại hội 11 ở Hà Nội hôm 11-1-2011. AFP photo
Đỗ Hiếu ghi nhận ý kiến từ nhiều công dân Việt Nam thuộc các khuynh hướng chính trị, vị trí xã hội, vùng đất sống khác nhau, cùng trình bày quan điểm về việc “sửa đổi hiến pháp”.
Không đơn giản
Ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. RFA file
Từ Hà Nội, ông Dương Trung Quốc, thành viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đại biểu đơn vị Đồng Nai lên tiếng ủng hộ kiến nghị của Chánh phủ, muốn sửa đổi Hiến pháp để thích ứng với sự tiến triển của đất nước theo xu hướng chung của thế giới, tuy nhiên theo ông, thực tế sẽ không đơn giản:
“Câu nói của Thủ tướng chính phủ, tôi nghĩ là ông nói ra một nguyên lý rất cơ bản, chắc là sẽ tìm được sự đồng thuận của tất cả mọi người, kể cả tôi, nhưng cái khó nhất là ở Việt Nam, chúng ta phải tìm mô hình hơi đặc thù; nếu như chúng ta biết đến lịch sử nhân loại phát triển thì chúng ta thấy nó có những bước đi, có những yếu tố riêng của mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ, nhưng nó cũng có những nét chung.
Thí dụ như vấn đề Tam Quyền Phân Lập là gần như trở thành một vấn đề chung của nhân loại rồi, nhưng ở Việt Nam hiện nay vẫn cố gắng tìm cái mô hình, không hoàn toàn như vậy, cho nên nguyên lý mà ông Thủ tướng đưa ra hoàn toàn đúng, nhưng đạt được cái nguyên lý ấy, là một bài toán hết sức khó, khó là vì làm sao Việt Nam trong quá trình hội nhập tiếp cận được với tất cả giá trị phổ quát của nhân loại, nhưng vẫn giữ được cái đặc thù của Việt Nam.
Tôi hoan nghênh nguyên lý ấy; thế còn cái việc mà cụ thể hóa như thế nào trong bản hiến pháp được sửa đổi, chắc sẽ là một cuộc trao đổi lâu dài, tôi không dám lạm bàn ngay vào thời điểm này.
Ông Dương Trung Quốc
Việc mỗi quốc gia tìm cái đặc thù riêng của mình về mặt lịch sử, tôn giáo, văn hóa là điều hết sức xác đáng [BVN xin phép bình thêm: Đặc thù này có lẽ là do tôn giáo thôi, tôn giáo CS] nhưng với Việt Nam đó là bài toán chưa được giải mã hết. Tôi hoan nghênh nguyên lý ấy; thế còn cái việc mà cụ thể hóa như thế nào trong bản Hiến pháp được sửa đổi, chắc sẽ là một cuộc trao đổi lâu dài, tôi không dám lạm bàn ngay vào thời điểm này”.
Với tư cách là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Dương Trung Quốc bày tỏ niềm hy vọng là:
“Chắc chắn đứng về lâu dài, một ngày nào đó, tôi nghĩ rằng Việt Nam cũng phải hội nhập với thế giới, về các giá trị phổ quát, vì đây là bước tiến của nhân loại”.
Nói chứ không làm
Trụ sở Tập đoàn Vinashin tại Hà Nội. AFP PHOTO.
Vừa rồi là ý kiến của một đại biểu Quốc hội, từng phục vụ hai nhiệm kỳ và sẽ ứng cử vào cơ quan lập pháp thêm một nhiệm kỳ nữa tại đơn vị Đồng Nai. Một người dân từng làm việc cho nhiều chế độ cầm quyền, trước khi đất nước chia đôi, sau Hiệp định Geneve 1954, nay đã về hưu, ông Hợp nói lên cảm nghĩ của mình khi đón nhận thông tin qua báo đài, về việc sửa đổi và bổ sung Hiến pháp:
“Đừng nghe người ta nói hãy xem người ta làm; nói thì nghe hay lắm nhưng có làm thế đâu, chả có nhà nước pháp quyền nào mà lại là pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đấy là một cách nói thôi; thế còn sửa gì, mà có sửa người ta cũng không theo cái người ta nói đâu.
Đừng nghe người ta nói hãy xem người ta làm; nói thì nghe hay lắm nhưng có làm thế đâu.
Ông Hợp
Đấy là kinh nghiệm của những người ở Việt Nam thì thấy rất rõ, chẳng hạn như vừa rồi cái vụ Vinashin mà bảo không ai mắc khuyết điểm, không kỷ luật ai cả. Quốc hội có những người nói rằng, ăn trộm một con vịt thôi mà còn bị kỷ luật, bị tù huống hồ là bao nhiêu nghìn tỷ như thế mà không ai mắc khuyết điểm thì thật là người dân không chịu, người ta không nghe được.
Cũng có những đại biểu phát biểu như thế đấy, nhưng mà thôi, người ta làm thì cứ làm, bởi vì chế độ này là toàn trị, người dân Việt Nam chán rồi, chả muốn nói gì cả. Bây giờ có cái tâm lý là mọi người lao đi mà kiếm sống, họ không để ý đến chuyện gì cả, đấy là cái nguy hiểm nhất đối với một dân tộc”.
Đĩa hát cũ
Nhà văn Vũ Thư Hiên. Photo courtesy of www.ledinh.ca.
Một công dân Việt Nam sinh trưởng tại Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nay định cư ở Pháp, nhà văn Vũ Thư Hiên cho rằng đề nghị sửa đổi Hiến pháp là một câu chuyện từng được lặp đi lặp lại bao nhiêu lần rồi:
“Bình thường tôi ít để ý tới những tuyên bố vì giống như đĩa hát cũ, dùng nhiều quá thì nó rè, không nghe ra gì cả, thành ra là, theo tôi tốt nhất thì người ta hãy làm cái động tác rất bình thường, thí dụ như trưng cầu dân ý, xem rằng có nên có một nước mà chỉ có một đảng cai trị không, hoặc là tất cả các đại biểu nhân dân được bầu bán tử tế, đàng hoàng, cùng bàn bạc trong một Quốc hội có đầy đủ các thành phần để bàn việc nước.
Tôi nghĩ rằng câu đó (sửa đổi Hiến pháp) không những tôi mà bất cứ ai ở Việt Nam cũng trả lời giống tôi, cái đĩa hát ấy cũ quá rồi”.
Ông cũng trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề “độc đảng hay đa đảng”:
“Cái xu thế của thời đại ngày nay không có gì cưỡng nổi, tất cả các nước đều phải theo chế độ dân chủ, mà dân chủ là phải có đủ mọi thành phần, chứ tôi không muốn dùng chữ đa đảng vì thật sự ra, các đảng họ có mặt hay không có mặt, ra đời, vào lúc nào, có uy tín trong dân thế nào, để ở trong Quốc hội bàn bạc việc nước, là chuyện khác với có nhiều đảng hay không.
Tất cả các đảng họ sẽ xuất hiện trên xu hướng, phương pháp, mục tiêu đấu tranh thế nào, đoàn kết lại một số người, thì phải là những đảng đàng hoàng, đứng đắn, chứ còn nếu đa đảng để chỉ gọi là đa đảng thôi, điều đó không có nghĩa là sẽ có nền dân chủ”.
Tôi nghĩ rằng câu đó (sửa đổi Hiến pháp) không những tôi mà bất cứ ai ở Việt Nam cũng trả lời giống tôi, cái đĩa hát ấy cũ quá rồi.
Nhà văn Vũ Thư Hiên
Có nhiều ý kiến đăng tải trên báo chí nhận định rằng, Quốc hội Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản lên cầm quyền năm 1945 tới giờ chưa thật sự là Quốc hội của nhân dân mà chỉ là Quốc hội của đảng, tức là các đại biểu do đảng cử, dân bầu.
Theo báo chí thì sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội tốt để nâng cao dân trí, thúc đẩy dân chủ hóa công việc quản lý đất nước, vì thế giới trí thức, chuyên gia cần tích cực tham gia nghiên cứu, thảo luận, hầu hoàn chỉnh Hiến pháp.
Tuy nhiên, bao lâu mà các quyền tự do căn bản của người dân chưa được thực thi trọn vẹn như quyền tự do ứng cử, bầu cử mà còn bị lắm hạn chế thì nhân dân Việt Nam sẽ không thể có một Quốc hội đại diện cho mình và vì thế người ta chưa hy vọng sẽ có một Hiến pháp dân chủ mà người dân hằng trông đợi.
Được biết, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có nhiệm vụ nghiên cứu những đổi mới về thảo luận, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp Việt Nam được tài trợ ngân khoản 700 ngàn đô la, trong năm nay, phần lớn do viện trợ của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc.
Dự án này kéo dài 18 tháng với mục tiêu tạo sự đổi mới của Quốc hội trong hoàn cảnh hội nhập hiện nay mà hoạt động đáng chú ý nhất là tìm hiểu, khảo sát, tổ chức, thu thập ý kiến để sửa đổi Hiến pháp.
Đ.H
Nguồn: rfa.org
Dầu khí hưởng lợi, Nhà nước lỗ ?! [và dân thì cùng khốn - BVN]
Bút Lông
Có hai câu chuyện được thảo luận ở Quốc hội hôm qua tưởng cách biệt song lại có quan hệ mật thiết. Đó là chuyện bù lỗ giá xăng dầu và ngành dầu khí tiếp tục xin ưu đãi.
Cụ thể, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho hay đợt “kìm giá” xăng dầu vừa qua Nhà nước phải bù lỗ tới 16.400 tỉ đồng và do ngân sách hết khả năng chịu đựng, sắp tới nếu giá thế giới tiếp tục tăng thì... phải điều chỉnh tăng giá bán lẻ! Còn nếu giá thế giới giảm thì sẽ... tăng thuế nhập khẩu! Xét trên lập luận này còn lâu người dân mới dám mơ đến việc giảm giá.
Trong khi đó việc Tập đoàn Dầu khí (PVN) được “bật đèn xanh” cho sử dụng 3.500 tỉ đồng từ tiền lãi dầu khí lại gây băn khoăn cho rất nhiều đại biểu. Băn khoăn không chỉ vì hiệu quả sử dụng vốn (trong lúc Chính phủ kêu gọi cắt giảm đầu tư công), mà còn vì phương án sử dụng. Ban đầu, PVN dự kiến sẽ đầu tư vào ba dự án, sau lại rút xuống một. Theo đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội), PVN là doanh nghiệp nhà nước nên xét theo hiệu quả đầu tư tuy Nhà nước chịu trách nhiệm nhưng nhân dân lại phải chịu hậu quả, mà điển hình là “bài học” Vinashin.
Còn nhớ khi “nhấn nút” quyết toán số tiền trên 3 tỉ USD (khoảng hơn 60.000 tỉ đồng, vượt dự toán gần hai lần) xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, một số đại biểu đã phải tự an ủi rằng từ nay người dân sẽ “được nhờ” do PVN đã tự sản xuất được xăng dầu, đáp ứng đến 1/3 nhu cầu thị trường. Thế nhưng cuối cùng dù đã tự làm từ A đến Z giá bán lẻ xăng dầu không giảm. Cho nên một số người đã “đánh cược” là trong số 3.500 tỉ đồng tiền lãi mà PVN xin giữ lại kia có không ít từ nhà máy lọc dầu mang lại.
Cho nên dù hai con số 16.400 tỉ đồng bù lỗ xăng dầu và 3.500 tỉ đồng tiền lãi dầu khí kia khác nhau nhưng người dân vẫn cảm thấy hình như có sự thiếu sòng phẳng. Đặc biệt hơn, như ý kiến đại biểu Nguyễn Văn Tiên, là dịp tết vừa qua trong khi mỗi hộ nghèo chỉ được 200.000-300.000 đồng thì ngành dầu khí thưởng tới 50-60 triệu đồng và kết quả khảo sát lương năm 2010 thì ngành này vẫn luôn dẫn đầu!
B.L
Nguồn: butlong.multiply.com
Có hai câu chuyện được thảo luận ở Quốc hội hôm qua tưởng cách biệt song lại có quan hệ mật thiết. Đó là chuyện bù lỗ giá xăng dầu và ngành dầu khí tiếp tục xin ưu đãi.
Cụ thể, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho hay đợt “kìm giá” xăng dầu vừa qua Nhà nước phải bù lỗ tới 16.400 tỉ đồng và do ngân sách hết khả năng chịu đựng, sắp tới nếu giá thế giới tiếp tục tăng thì... phải điều chỉnh tăng giá bán lẻ! Còn nếu giá thế giới giảm thì sẽ... tăng thuế nhập khẩu! Xét trên lập luận này còn lâu người dân mới dám mơ đến việc giảm giá.
Trong khi đó việc Tập đoàn Dầu khí (PVN) được “bật đèn xanh” cho sử dụng 3.500 tỉ đồng từ tiền lãi dầu khí lại gây băn khoăn cho rất nhiều đại biểu. Băn khoăn không chỉ vì hiệu quả sử dụng vốn (trong lúc Chính phủ kêu gọi cắt giảm đầu tư công), mà còn vì phương án sử dụng. Ban đầu, PVN dự kiến sẽ đầu tư vào ba dự án, sau lại rút xuống một. Theo đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội), PVN là doanh nghiệp nhà nước nên xét theo hiệu quả đầu tư tuy Nhà nước chịu trách nhiệm nhưng nhân dân lại phải chịu hậu quả, mà điển hình là “bài học” Vinashin.
Còn nhớ khi “nhấn nút” quyết toán số tiền trên 3 tỉ USD (khoảng hơn 60.000 tỉ đồng, vượt dự toán gần hai lần) xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, một số đại biểu đã phải tự an ủi rằng từ nay người dân sẽ “được nhờ” do PVN đã tự sản xuất được xăng dầu, đáp ứng đến 1/3 nhu cầu thị trường. Thế nhưng cuối cùng dù đã tự làm từ A đến Z giá bán lẻ xăng dầu không giảm. Cho nên một số người đã “đánh cược” là trong số 3.500 tỉ đồng tiền lãi mà PVN xin giữ lại kia có không ít từ nhà máy lọc dầu mang lại.
Cho nên dù hai con số 16.400 tỉ đồng bù lỗ xăng dầu và 3.500 tỉ đồng tiền lãi dầu khí kia khác nhau nhưng người dân vẫn cảm thấy hình như có sự thiếu sòng phẳng. Đặc biệt hơn, như ý kiến đại biểu Nguyễn Văn Tiên, là dịp tết vừa qua trong khi mỗi hộ nghèo chỉ được 200.000-300.000 đồng thì ngành dầu khí thưởng tới 50-60 triệu đồng và kết quả khảo sát lương năm 2010 thì ngành này vẫn luôn dẫn đầu!
B.L
Nguồn: butlong.multiply.com
Ba người đàn bà thúc đẩy cuộc chiến Libya
Vũ Việt
Ba phụ nữ quyết định chiến tranh (từ phải sang trái): Hillary Clinton, Susann Rice, Samantha Power.
TP - Từ một Tổng thống vốn được coi là yêu hòa bình, ông Obama bỗng quyết định tuyên chiến tại Libya. Được biết, chính ba người phụ nữ theo lập trường chủ chiến đã thuyết phục được Tổng thống Obama quyết định ném bom Libya. Họ là ai?
Giờ đây người ta cũng biết rằng lập trường của ông Obama thay đổi hẳn vào tối 8-3, trong cuộc họp khẩn cấp tại Nhà Trắng bàn về cuộc khủng hoảng ở Libya, khi tình hình đã trở nên cực kỳ căng thẳng. Tham gia cuộc họp này có những nhân vật chóp bu của giới thượng lưu chính trị và ngoại giao Mỹ. Cả hai phía - phía chủ trương can thiệp và phía phản đối - đều trình bày các lý lẽ của mình.
Phó Tổng thống Joe Biden và đặc biệt là nữ Ngoại trưởng Hillary tham dự cuộc họp qua điện thoại, đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ việc tiến hành hoạt động quân sự. Ngoài ra, hai nữ cố vấn của ông Obama là bà Susann Rice và bà Samantha Power cũng theo lập trường này.
Chính bộ ba này đã đẩy lui lập luận của phái không can thiệp và thuyết phục được Tổng thống Obama quyết định ném bom Libya. Chẳng hạn bà Samantha Power đã lên tiếng chỉ trích gay gắt chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm trước đây và khẳng định Mỹ đã can thiệp không đủ mạnh để ngăn chặn những cuộc chiến tranh diệt chủng ở Bosnia và Ruwanda, vì vậy giờ đây Mỹ phải sửa chữa sai lầm đó.
Bộ ba Hillary Clinton, Susann Rice, Samantha Power đã đẩy lui lập luận của phái không can thiệp và thuyết phục được Tổng thống Obama quyết định ném bom Libya.
Phía phản đối cuộc chiến gồm Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, Cố vấn An ninh quốc gia Tom Donilon và Phó Cố vấn An ninh quốc gia Denis McDonough. Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates lo ngại nếu can thiệp quân sự vào Libya thì nhân lực và tài lực của Mỹ sẽ bị phân tán hơn nữa trong khi chưa giải quyết dứt điểm được việc sa lầy ở Iraq và Afghanistan.
Hơn nữa, cũng theo ý kiến của Robert Gates, tất cả các kịch bản chiến lược ở Libya còn quá mơ hồ. Nhưng rút cuộc, Tổng thống Obama đã đồng ý với chủ trương can thiệp vào Libya bằng sức mạnh. Ông lập luận rằng, Libya là nước đang ở trung tâm những thay đổi lớn lao tại Cận Đông.
Theo nhận định của các nhà phân tích, điều này cũng cho thấy mối bất đồng cố hữu giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn còn tồn tại và phần thắng lại một lần nữa thuộc về Bộ Ngoại giao.
Như vậy, cũng như Tổng thống Bill Clinton có cuộc chiến tranh Nam Tư, Tổng thống George Bush có cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan, thì giờ đây, theo ý kiến của tờ báo Đức Die Welt, Tổng thống Barack Obama cũng đã có cuộc chiến tranh của riêng mình.
Nhưng xem ra ông Obama vẫn lưỡng lự. Chẳng thế mà ông đã trao vai trò tiên phong trong cuộc chiến chống Libya cho Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và đang tìm cách chuyển vai trò chỉ huy cuộc chiến cho khối NATO. Rất có thể ông e ngại sẽ phải mang tiếng là “Tổng thống chiến tranh” như người tiền nhiệm Bush và tệ hại hơn nữa, sẽ bị sa lầy như ông Bush đã từng bị sa lầy ở Iraq và Afghanistan.
V.V.
Theo Die Welt
Nguồn: Tienphong.vn
Ba phụ nữ quyết định chiến tranh (từ phải sang trái): Hillary Clinton, Susann Rice, Samantha Power.
TP - Từ một Tổng thống vốn được coi là yêu hòa bình, ông Obama bỗng quyết định tuyên chiến tại Libya. Được biết, chính ba người phụ nữ theo lập trường chủ chiến đã thuyết phục được Tổng thống Obama quyết định ném bom Libya. Họ là ai?
Giờ đây người ta cũng biết rằng lập trường của ông Obama thay đổi hẳn vào tối 8-3, trong cuộc họp khẩn cấp tại Nhà Trắng bàn về cuộc khủng hoảng ở Libya, khi tình hình đã trở nên cực kỳ căng thẳng. Tham gia cuộc họp này có những nhân vật chóp bu của giới thượng lưu chính trị và ngoại giao Mỹ. Cả hai phía - phía chủ trương can thiệp và phía phản đối - đều trình bày các lý lẽ của mình.
Phó Tổng thống Joe Biden và đặc biệt là nữ Ngoại trưởng Hillary tham dự cuộc họp qua điện thoại, đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ việc tiến hành hoạt động quân sự. Ngoài ra, hai nữ cố vấn của ông Obama là bà Susann Rice và bà Samantha Power cũng theo lập trường này.
Chính bộ ba này đã đẩy lui lập luận của phái không can thiệp và thuyết phục được Tổng thống Obama quyết định ném bom Libya. Chẳng hạn bà Samantha Power đã lên tiếng chỉ trích gay gắt chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm trước đây và khẳng định Mỹ đã can thiệp không đủ mạnh để ngăn chặn những cuộc chiến tranh diệt chủng ở Bosnia và Ruwanda, vì vậy giờ đây Mỹ phải sửa chữa sai lầm đó.
Bộ ba Hillary Clinton, Susann Rice, Samantha Power đã đẩy lui lập luận của phái không can thiệp và thuyết phục được Tổng thống Obama quyết định ném bom Libya.
Phía phản đối cuộc chiến gồm Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, Cố vấn An ninh quốc gia Tom Donilon và Phó Cố vấn An ninh quốc gia Denis McDonough. Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates lo ngại nếu can thiệp quân sự vào Libya thì nhân lực và tài lực của Mỹ sẽ bị phân tán hơn nữa trong khi chưa giải quyết dứt điểm được việc sa lầy ở Iraq và Afghanistan.
Hơn nữa, cũng theo ý kiến của Robert Gates, tất cả các kịch bản chiến lược ở Libya còn quá mơ hồ. Nhưng rút cuộc, Tổng thống Obama đã đồng ý với chủ trương can thiệp vào Libya bằng sức mạnh. Ông lập luận rằng, Libya là nước đang ở trung tâm những thay đổi lớn lao tại Cận Đông.
Theo nhận định của các nhà phân tích, điều này cũng cho thấy mối bất đồng cố hữu giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn còn tồn tại và phần thắng lại một lần nữa thuộc về Bộ Ngoại giao.
Như vậy, cũng như Tổng thống Bill Clinton có cuộc chiến tranh Nam Tư, Tổng thống George Bush có cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan, thì giờ đây, theo ý kiến của tờ báo Đức Die Welt, Tổng thống Barack Obama cũng đã có cuộc chiến tranh của riêng mình.
Nhưng xem ra ông Obama vẫn lưỡng lự. Chẳng thế mà ông đã trao vai trò tiên phong trong cuộc chiến chống Libya cho Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và đang tìm cách chuyển vai trò chỉ huy cuộc chiến cho khối NATO. Rất có thể ông e ngại sẽ phải mang tiếng là “Tổng thống chiến tranh” như người tiền nhiệm Bush và tệ hại hơn nữa, sẽ bị sa lầy như ông Bush đã từng bị sa lầy ở Iraq và Afghanistan.
V.V.
Theo Die Welt
Nguồn: Tienphong.vn
Thorium có thể thay thế uranium?
Phùng Liên Đoàn
Sự cố động đất và sóng thần ở Nhật Bản làm rung chuyển Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, đặt nước Nhật trong một tình trạng báo động về nguy cơ rò rỉ phóng xạ cực kỳ nguy hiểm từ nhiều ngày nay, khiến cho vấn đề tương lai của ngành điện hạt nhân lại được đặt ra gay gắt trên phạm vi toàn thế giới. Và trong nhiều cuộc tìm kiếm và bàn thảo, giới chuyên môn về năng lượng nguyên tử đã nói đến một nguyên tố có tên Thorium có khả năng thay thế uranium, lại ít gây ra những tác hại về mặt phóng xạ ghê gớm như uranium. Đây là chủ đề mà một vài học giả như Vũ Quang Việt, Nguyễn quang A đưa ra thăm dò ý kiến TS Phùng Liên Đoàn. Người viết mấy dòng này có tham dự vào cuộc trao đổi giữa các vị, đã đề nghị được sử dụng một e-mail của TS Đoàn đăng lên trang BVN để cống hiến cho bạn đọc, trong khi chờ đợi những bài viết công phu hơn của ông về vấn đề an toàn trong kỹ thuật điện hạt nhân, giữa tình hình các biến cố thời tiết và khí hậu trái đất đang báo hiệu một biến động bất thường như hiện nay.
Ông Đoàn vui lòng sửa sang lại lá thư để thành một bài viết ngắn.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc xa gần.
Nguyễn Huệ Chi
Thorium (Th) có nhiều trên trái đất gấp 3 – 4 lần uranium (U), nhưng không tự nó phản ứng để tạo năng lượng được. Nó cần U-235 hoặc Pu-239 làm “ngòi” để biến Th-232 thành U-233. Sau một vài tuần, sẽ có đủ U-233 để chạy nhà máy.
Tuy nhiên, một trong những sản phẩm phụ của nhà máy thorium là U-232 có phóng xạ gamma rất cao, nên cần phải điều hành ở xa và qua nhiều lớp chì (Pb) bảo vệ.
Các nhà máy chạy thorium thử nghiệm trong 40 năm qua đều đã thất bại vì quá tốn kém và nảy sinh nhiều vấn đề về điều hành và xử lý chất thải. Các lò AVR, THTR ở Đức là tiến bộ nhất, nhưng cũng đã đóng cửa từ 1989. Anh có lò Dragon, Mỹ có lò Peach Bottom 1 và Fort St Vrain đã sản xuất điện, nhưng cũng đều đã đóng cửa. Hiện Ấn Độ vẫn còn theo đuổi khảo cứu, nhưng chưa có dấu hiệu gì là thành công để làm được một lò Th có sức kinh tế cạnh tranh.
Tại Oak Ridge National Laboratory (Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge), tôi có biết về Molten Salt Reactor Experiment (Chương trình thí nghiệm Lò phản ứng muối nóng chảy) do một người bạn đứng đầu từ 1964 đến 1969. Cái lò thí nghiệm này, 7,5 Mwt, đã đóng cửa từ 40 năm này, nhưng việc xử lý phá dỡ và làm sạch thì rất tốn kém.
Người ta đứng núi này thì thấy núi kia cao hơn, đẹp hơn. Nhưng đến gần mới thấy cũng có nhiều cỏ dại, và đường đi cũng khó khăn. Các lò chạy bằng uranium đã tiến bộ đến đời thứ ba, tuy rằng có nhiều vấn đề như Three Mile Island, Chernobyl và Fukushima, nhưng cũng đã sản xuất 80% điện ở Pháp, 70% ở Lithuania, 51% ở Thụy Điển, 38% ở Hàn Quốc, 30% ở Nhật và 20% ở Mỹ. Tổng thể năm 2010, điện hạt nhân từ 441 lò trên thế giới tại 33 nước đã sản xuất khoảng 2.600 tỷ KWh điện mỗi năm (bằng điện của toàn thế giới năm 1960 và gấp khoảng 30 lần toàn bộ lượng điện sản xuất ở Việt Nam ngày nay), đáng giá 260 tỷ USD. Nếu người ta đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân thì sẽ phải đốt thêm 1,3 tỷ tấn than (hoặc khí đốt, hoặc dầu hỏa…) và như vậy sẽ hoàn toàn làm thất bại công ước Kyoto về việc giảm thiểu sự phát tán CO2 và làm chậm lại cơ nguy hâm nóng khí quyển. Và cho đến nay, số người chết vì đào các mỏ than, khai thác dầu, khí đốt… cũng nhiều hơn số người chết vì uranium nhiều lần. Nạn ung thư gây ra bởi than cũng nhiều gấp chục lần các nạn ung thư có thể xảy ra bởi các nhà máy điện hạt nhân.
Tôi có tham dự kiến thiết Nhà máy Brunswick ở South Carolina – cùng loại với Nhà máy Fukushima 2, 3, 4; và Nhà máy Browns Ferry 3 – cùng loại với Nhà máy Fukushima 6. Báo cáo WASH-1400 mà tôi có tham dự, xuất bản năm 1975, khảo cứu các tai nạn lớn nhất có thể xảy ra với các nhà máy điện hạt nhân, nhưng đã không khảo cứu đến nạn động đất 9 độ Richter và sóng thần (tsunami) 10 mét xảy ra cho một nhà máy nằm sát bờ biển như Fukushima và Brunswick. Nếu có khảo cứu, người ta cũng cho rằng xác suất có thể xảy ra là 1 phần triệu, trong khi Three Mile Island và Fukushima đều xảy ra với xác suất là khoảng 1/1000 ry. [ry =reactor year = một lò hạt nhân chạy trong một năm. Ví dụ, sáu lò Fukushima 1-6, chạy từ năm 1971-1979 cho tới 2011 là đã có 207 ry kinh nghiệm; 94 lò BWR trên thế giới đã cho ta khoảng 2.350 ry kinh nghiệm (số này do tôi phỏng tính vì chưa có thì giờ cộng kinh nghiệm của từng lò BWR). Như vậy, biến cố tại Fukushima cho 4 lò điện hạt nhân có xác xuất thực tế là 4/2350 =0,0017, một con số quá lớn, không thể chấp nhận được!]
Ta không thể bỏ hết máy bay khi có một tai nạn phi cơ 747 rơi làm chết 400 người. Người ta vẫn đóng các tàu xuyên đại dương khi chiếc tàu Titanic vĩ đại nhất thế giới “không thể đắm được” vẫn bị đắm vào chuyến đi đầu tiên năm 1912 làm chết 1517 người. Vì thế, theo tôi tai nạn Fukushima sẽ làm Nhật tốn kém hơn 10 tỷ USD và các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới bị kiểm tra gay gắt hơn, nhưng nhân loại vẫn cần điện hạt nhân trong thế kỷ này.
Năng lượng mặt trời chỉ rẻ khi là thủy điện, nhưng nếu là năng lượng gió hay pin mặt trời thì đắt gấp 2 – 3 lần điện sản xuất từ than hay khí thiên nhiên. Tại Mỹ, khí thiên nhiên sẽ là nguồn chính, bởi vì họ có dự trữ tới nhiều chục năm dưới đất loại phiến sét (shale). Tôi đã hỏi một vị Giáo sư địa chất tại Việt Nam xem ta có thể thăm dò shale tương tự tại Việt Nam, nhưng được trả lời là "không biết".
Riêng tại Việt Nam, ta đã làm một việc rất thô sơ về việc chọn lựa địa điểm (Ninh Thuận đối diện với Phi Luật Tân thuộc vùng núi lửa quanh Thái Bình Dương gồm Đài Loan, Nhật, Alaska, California, Chile, Tân Tây Lan và Nam Dương); về việc đào tạo nhân viên; và về cách phỏng tính số lượng điện cần thiết vào năm 2022. Nếu ta mất hơn 15 năm xây dựng nhà máy Dung Quất, một việc làm rất dễ dàng, mà hiện giờ còn lúc chạy lúc không, thì ta chưa đủ trình độ xây nhà máy điện hạt nhân. Hơn nữa, cái yếu của ta là “không có tiền” như nước United Arab Emirates (Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất), và không có kinh nghiệm tránh những tranh chấp tiền bạc với các công ty quốc tế.
Vào năm 2010, tôi có đề nghị Việt Nam nên lợi dụng lúc này để cộng tác với Nga làm nhà máy điện hạt nhân nổi (floating), chỉ nhỏ thôi, khoảng 400 MWe, nhưng không sợ động đất và sóng thần, và lại hợp với nhu cầu từng vùng tại Việt Nam. Đề nghị này có cái hay ở chỗ Việt Nam sẽ trở thành một nước đóng tàu bè cho cả ngàn nhà máy điện hạt nhân nổi rất an toàn cho các quốc gia đang phát triển nằm ven biển. Tuy nhiên, cũng như cả triệu ý kiến khác, ý kiến của tôi rơi vào một “lỗ đen”.
P.L.Đ
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Sự cố động đất và sóng thần ở Nhật Bản làm rung chuyển Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, đặt nước Nhật trong một tình trạng báo động về nguy cơ rò rỉ phóng xạ cực kỳ nguy hiểm từ nhiều ngày nay, khiến cho vấn đề tương lai của ngành điện hạt nhân lại được đặt ra gay gắt trên phạm vi toàn thế giới. Và trong nhiều cuộc tìm kiếm và bàn thảo, giới chuyên môn về năng lượng nguyên tử đã nói đến một nguyên tố có tên Thorium có khả năng thay thế uranium, lại ít gây ra những tác hại về mặt phóng xạ ghê gớm như uranium. Đây là chủ đề mà một vài học giả như Vũ Quang Việt, Nguyễn quang A đưa ra thăm dò ý kiến TS Phùng Liên Đoàn. Người viết mấy dòng này có tham dự vào cuộc trao đổi giữa các vị, đã đề nghị được sử dụng một e-mail của TS Đoàn đăng lên trang BVN để cống hiến cho bạn đọc, trong khi chờ đợi những bài viết công phu hơn của ông về vấn đề an toàn trong kỹ thuật điện hạt nhân, giữa tình hình các biến cố thời tiết và khí hậu trái đất đang báo hiệu một biến động bất thường như hiện nay.
Ông Đoàn vui lòng sửa sang lại lá thư để thành một bài viết ngắn.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc xa gần.
Nguyễn Huệ Chi
Thorium (Th) có nhiều trên trái đất gấp 3 – 4 lần uranium (U), nhưng không tự nó phản ứng để tạo năng lượng được. Nó cần U-235 hoặc Pu-239 làm “ngòi” để biến Th-232 thành U-233. Sau một vài tuần, sẽ có đủ U-233 để chạy nhà máy.
Tuy nhiên, một trong những sản phẩm phụ của nhà máy thorium là U-232 có phóng xạ gamma rất cao, nên cần phải điều hành ở xa và qua nhiều lớp chì (Pb) bảo vệ.
Các nhà máy chạy thorium thử nghiệm trong 40 năm qua đều đã thất bại vì quá tốn kém và nảy sinh nhiều vấn đề về điều hành và xử lý chất thải. Các lò AVR, THTR ở Đức là tiến bộ nhất, nhưng cũng đã đóng cửa từ 1989. Anh có lò Dragon, Mỹ có lò Peach Bottom 1 và Fort St Vrain đã sản xuất điện, nhưng cũng đều đã đóng cửa. Hiện Ấn Độ vẫn còn theo đuổi khảo cứu, nhưng chưa có dấu hiệu gì là thành công để làm được một lò Th có sức kinh tế cạnh tranh.
Tại Oak Ridge National Laboratory (Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge), tôi có biết về Molten Salt Reactor Experiment (Chương trình thí nghiệm Lò phản ứng muối nóng chảy) do một người bạn đứng đầu từ 1964 đến 1969. Cái lò thí nghiệm này, 7,5 Mwt, đã đóng cửa từ 40 năm này, nhưng việc xử lý phá dỡ và làm sạch thì rất tốn kém.
Người ta đứng núi này thì thấy núi kia cao hơn, đẹp hơn. Nhưng đến gần mới thấy cũng có nhiều cỏ dại, và đường đi cũng khó khăn. Các lò chạy bằng uranium đã tiến bộ đến đời thứ ba, tuy rằng có nhiều vấn đề như Three Mile Island, Chernobyl và Fukushima, nhưng cũng đã sản xuất 80% điện ở Pháp, 70% ở Lithuania, 51% ở Thụy Điển, 38% ở Hàn Quốc, 30% ở Nhật và 20% ở Mỹ. Tổng thể năm 2010, điện hạt nhân từ 441 lò trên thế giới tại 33 nước đã sản xuất khoảng 2.600 tỷ KWh điện mỗi năm (bằng điện của toàn thế giới năm 1960 và gấp khoảng 30 lần toàn bộ lượng điện sản xuất ở Việt Nam ngày nay), đáng giá 260 tỷ USD. Nếu người ta đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân thì sẽ phải đốt thêm 1,3 tỷ tấn than (hoặc khí đốt, hoặc dầu hỏa…) và như vậy sẽ hoàn toàn làm thất bại công ước Kyoto về việc giảm thiểu sự phát tán CO2 và làm chậm lại cơ nguy hâm nóng khí quyển. Và cho đến nay, số người chết vì đào các mỏ than, khai thác dầu, khí đốt… cũng nhiều hơn số người chết vì uranium nhiều lần. Nạn ung thư gây ra bởi than cũng nhiều gấp chục lần các nạn ung thư có thể xảy ra bởi các nhà máy điện hạt nhân.
Tôi có tham dự kiến thiết Nhà máy Brunswick ở South Carolina – cùng loại với Nhà máy Fukushima 2, 3, 4; và Nhà máy Browns Ferry 3 – cùng loại với Nhà máy Fukushima 6. Báo cáo WASH-1400 mà tôi có tham dự, xuất bản năm 1975, khảo cứu các tai nạn lớn nhất có thể xảy ra với các nhà máy điện hạt nhân, nhưng đã không khảo cứu đến nạn động đất 9 độ Richter và sóng thần (tsunami) 10 mét xảy ra cho một nhà máy nằm sát bờ biển như Fukushima và Brunswick. Nếu có khảo cứu, người ta cũng cho rằng xác suất có thể xảy ra là 1 phần triệu, trong khi Three Mile Island và Fukushima đều xảy ra với xác suất là khoảng 1/1000 ry. [ry =reactor year = một lò hạt nhân chạy trong một năm. Ví dụ, sáu lò Fukushima 1-6, chạy từ năm 1971-1979 cho tới 2011 là đã có 207 ry kinh nghiệm; 94 lò BWR trên thế giới đã cho ta khoảng 2.350 ry kinh nghiệm (số này do tôi phỏng tính vì chưa có thì giờ cộng kinh nghiệm của từng lò BWR). Như vậy, biến cố tại Fukushima cho 4 lò điện hạt nhân có xác xuất thực tế là 4/2350 =0,0017, một con số quá lớn, không thể chấp nhận được!]
Ta không thể bỏ hết máy bay khi có một tai nạn phi cơ 747 rơi làm chết 400 người. Người ta vẫn đóng các tàu xuyên đại dương khi chiếc tàu Titanic vĩ đại nhất thế giới “không thể đắm được” vẫn bị đắm vào chuyến đi đầu tiên năm 1912 làm chết 1517 người. Vì thế, theo tôi tai nạn Fukushima sẽ làm Nhật tốn kém hơn 10 tỷ USD và các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới bị kiểm tra gay gắt hơn, nhưng nhân loại vẫn cần điện hạt nhân trong thế kỷ này.
Năng lượng mặt trời chỉ rẻ khi là thủy điện, nhưng nếu là năng lượng gió hay pin mặt trời thì đắt gấp 2 – 3 lần điện sản xuất từ than hay khí thiên nhiên. Tại Mỹ, khí thiên nhiên sẽ là nguồn chính, bởi vì họ có dự trữ tới nhiều chục năm dưới đất loại phiến sét (shale). Tôi đã hỏi một vị Giáo sư địa chất tại Việt Nam xem ta có thể thăm dò shale tương tự tại Việt Nam, nhưng được trả lời là "không biết".
Riêng tại Việt Nam, ta đã làm một việc rất thô sơ về việc chọn lựa địa điểm (Ninh Thuận đối diện với Phi Luật Tân thuộc vùng núi lửa quanh Thái Bình Dương gồm Đài Loan, Nhật, Alaska, California, Chile, Tân Tây Lan và Nam Dương); về việc đào tạo nhân viên; và về cách phỏng tính số lượng điện cần thiết vào năm 2022. Nếu ta mất hơn 15 năm xây dựng nhà máy Dung Quất, một việc làm rất dễ dàng, mà hiện giờ còn lúc chạy lúc không, thì ta chưa đủ trình độ xây nhà máy điện hạt nhân. Hơn nữa, cái yếu của ta là “không có tiền” như nước United Arab Emirates (Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất), và không có kinh nghiệm tránh những tranh chấp tiền bạc với các công ty quốc tế.
Vào năm 2010, tôi có đề nghị Việt Nam nên lợi dụng lúc này để cộng tác với Nga làm nhà máy điện hạt nhân nổi (floating), chỉ nhỏ thôi, khoảng 400 MWe, nhưng không sợ động đất và sóng thần, và lại hợp với nhu cầu từng vùng tại Việt Nam. Đề nghị này có cái hay ở chỗ Việt Nam sẽ trở thành một nước đóng tàu bè cho cả ngàn nhà máy điện hạt nhân nổi rất an toàn cho các quốc gia đang phát triển nằm ven biển. Tuy nhiên, cũng như cả triệu ý kiến khác, ý kiến của tôi rơi vào một “lỗ đen”.
P.L.Đ
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Trung Quốc đang đứng sau phiến quân ở Ấn Độ?
Lyle Morris
Phạm Anh Tuấn dịch
Bài viết này của Lyle Morris có lẽ là một mình họa ngẫu nhiên mà trùng hợp cho khái niệm “du côn” mà ông Hà Văn Thịnh đã dùng một cách đích đáng để gọi chính quyền Bắc Kinh hiện nay. Du côn về tất cả các mặt, không chừa mặt nào. Nhưng bài viết này còn cho thấy sự nguy hiểm khôn lường trong cái thói du côn truyền kiếp đầy mưu mẹo thâm độc của “thiên triều”. Tất nhiên, trước hàng loạt mưu mô và hành động bài bản lâu dài nhằm cắn nuốt các nước lân bang trên bàn cờ thế giới do Trung Quốc hôm nay bày ra hệt như thời Xuân thu Chiến quốc, theo quy luật khôn sống mống chết, nếu chỉ có những Tể tướng, Thượng thư, Tổng đốc thiếu học và ranh vặt, chỉ biết chèn ép dân đen, ăn chơi xả láng, và một mực chắp tay “Dạ thưa Anh bốn tốt”, thì sớm muộn đất nước vô phúc nẩy nòi ra những thứ quan lại đó thế nào cũng sẽ trở thành một Tây Tạng hiện tại mà thôi.
Bauxite Việt Nam
Vụ bắt giữ một điệp viên Trung Quốc hồi tháng 1 năm 2011 vì người này được cho đã gặp gỡ phiến quân tại vùng Đông Bắc đất nước có lẽ cho thấy Ấn Độ đã nhận thấy rõ hơn Trung Quốc đang cố gắng làm mất ổn định đất nước mình.
Ngày 25 tháng 1 năm 2011, Vương Thanh (Wang Qing), một điệp viên Trung Quốc dưới vỏ bọc phóng viên truyền hình đã bị bắt giữ và bị trục xuất sau khi có tin nữ phóng viên này đã tới thăm đại bản doanh của Hội đồng Dân tộc Xã hội chủ nghĩa của Nagaland (Isak-Muivah) – NSCN-IM – một trong những nhóm phiến quân lớn nhất và gây nhiều rắc rối nhất tại Ấn Độ. Nhà chức trách Ấn Độ nói rằng họ Vương đã thừa nhận là điệp viên của cơ quan tình báo Trung Quốc (PSB) và đã thực hiện một cuộc họp kín kéo dài 4 tiếng với Thuingaleng Muivah, một lãnh đạo của NSCN-IM hiện đang tiến hành các cuộc hòa đàm với Chính phủ Ấn Độ. Tuy nhiên, nhóm phiến quân này khẳng định họ đang thực bụng tiến hành các cuộc hòa đàm với Chính phủ Ấn Độ và trước nay họ hoàn toàn “không có bất cứ quan hệ nào với Trung Quốc”.
Mặc dù tin tức nói trên ít thu hút sự chú ý, song thật khó để cho là sự việc xảy ra này lại không dính dáng tới các mối quan hệ Trung – Ấn bởi nó gợi giả thuyết về mối liên kết tiềm tàng giữa cơ quan tình báo Trung Quốc với các nhóm phiến loạn tại khu vực Đông Bắc bất ổn của Ấn Độ. New Delhi càng lo lắng hơn bởi trường hợp của họ Vương chỉ là một trong nhiều trường hợp xảy ra gần đây khiến họ đặt giả thuyết rằng Bắc Kinh đang tăng cường nỗ lực ngấm ngầm gây mất ổn định và tìm cách gia tăng lợi thế đối với Ấn Độ trong khi hai nước đang gặp khó khăn trong các cuộc đàm phán nhạy cảm về biên giới.
Mới đây, những mối quan hệ như vậy đã được nêu chi tiết trong một bản phúc trình 100 trang của Chính phủ Ấn Độ được tạp chí Outlook India có được và tiết lộ. Bản phúc trình nói tới vụ nhà chức trách Ấn Độ vào tháng 10 năm 2010 đã bắt giữ Anthony Shimray, một quan chức cao cấp và người môi giới mua bán vũ khí quan trọng của NSCN-IM khi người này đang hoạt động ở Băng Cốc. Trong quá trình thẩm vấn người này, bản phúc trình cho là NSCN-IM được những người môi giới Trung Quốc làm việc cho cơ quan tình báo Trung Quốc mời chào mua tên lửa đất-đối-không (SAM).
Theo bản phúc trình này, họ đã có các cuộc dàn xếp mua bán vào tháng 12 năm 2009 tại Thành Đô, các nhân viên môi giới Trung Quốc đã đặt giá trọn gói 1 triệu đô-la trong đó bao gồm việc huấn luyện sử dụng tên lửa cho phiến quân. Nhưng vụ mua bán đã thất bại bởi vì các nhóm phiến quân đã không thể gom đủ tiền. Shimray còn thú nhận rằng để đổi lấy sự hỗ trợ của Trung Quốc, phiến quân người Naga trước đó đã tiết lộ chi tiết các cuộc triển khai lực lượng của quân đội Ấn Độ tại vùng Tawang thuộc bang Arunachal Pradesh [Trung Quốc gọi khu vực tranh chấp với Ấn Độ này là Nam Tây Tạng] ở biên giới Trung-Ấn, bao gồm cả các vị trí Ấn Độ đặt máy bay và tên lửa.
Nếu đúng như vậy, những tiết lộ của Shimray đối với các quan chức Ấn Độ sẽ có nghĩa là gián điệp Trung Quốc rõ ràng đang có hoạt động gia tăng sự phá rối công việc nội bộ của Ấn Độ. Trung Quốc xác nhận rằng họ không can thiệp vào công việc nội bộ của Ấn Độ, tôn trọng chặt chẽ 5 Nguyên tắc Chung sống hòa bình – tức một loạt các thỏa thuận điều chỉnh mối quan hệ với Ấn Độ do Thủ tướng Chu Ân Lai đề ra năm 1954. Song, Trung Quốc vẫn tiếp tục nghi ngờ những ý định của Ấn Độ ở dọc đường biên giới cực Nam Trung-Ấn và có lẽ Trung Quốc nhận thấy mạng lưới phức tạp các nhóm phiến quân tại khu vực này của Ấn Độ là một cơ hội để họ làm suy yếu sự duy trì quyền lực của Ấn Độ tại đây.
Trung Quốc và phiến quân người Naga
Hội đồng Dân tộc Xã hội chủ nghĩa của Nagaland (NSCN) do Isak Chisi Swu, Thuingaleng Muivah, và S.S. Khaplang thành lập vào đầu những năm 1980 để bày tỏ sự bất mãn với những điều khoản của Hiệp ước Shillong do Hội đồng Dân tộc của người Naga lúc đó (NNC) đã ký kết với Chính phủ Ấn Độ. Những bất đồng bên trong tổ chức NSCN về vấn đề khởi đầu sự đối thoại với Chính phủ Ấn Độ đã xuất hiện sau đó. Kết quả là NSCN đã tách thành hai nhóm vào năm 1988 – nhóm NSCN-K ủng hộ thủ lĩnh Khaplang còn NSCN-IM do Isak và Muivah làm thủ lĩnh.
NSCN-IM được cho là có khoảng 4.500 chiến binh và người ta tin rằng tổ chức này gây quỹ chủ yếu bằng buôn ma túy từ Miến Điện và bán vũ khí và trang thiết bị quân sự cho các nhóm phiến loạn khác trong vùng. Người Naga ngoài vùng Nagaland họ còn sống ở vài bang khác và sáu thập kỷ nay họ đã nổi dậy đòi một Nhà nước “Đại Nagaland” tự trị bao gồm các phần thuộc Manipur, Assam và Arunachal Pradesh. Ước tính 100.000 người đã chết trong bạo lực liên quan đến sự xung đột này. Một thỏa thuận ngừng bắn với Chính phủ hầu như đã được duy trì kể từ năm 1997, song các vòng hòa đàm liên tục vẫn chưa đem lại kết quả lâu dài.
Việc Trung Quốc ủng hộ các phiến quân người Naga không phải là chuyện gì mới mẻ. Sau cuộc xung đột Ấn-Trung năm 1962, được cơ quan tình báo Pakistan tại Dacca giúp đỡ, Thủ tướng tự xưng của người Naga là Kughato Sukhai đã viết thư cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc viện cớ bị Ấn Độ ngược đãi và áp bức đã kêu gọi Trung Quốc “bày tỏ sự tôn trọng và làm theo nguyên tắc bảo vệ và ủng hộ sự nghiệp của mọi dân tộc thuộc nguồn gốc Mông Cổ bị áp bức”.
Tháng 11 năm 1966, Trung Quốc đã bí mật huấn luyện và cung cấp vũ khí cho một nhóm 300 phiến quân người Naga ủng hộ cuộc cách mạng Mao-ít. Nhóm này đã trở về Ấn Độ vào tháng 1 năm 1968 và thành lập một doanh trại khổng lồ trong vùng rừng rậm ở Jotsoma. Khi quân Ấn Độ tấn công nơi ẩn náu của nhóm này vào tháng Sáu năm đó có tin là họ đã tìm thấy vũ khí của Trung Quốc và dấu vết các tài liệu được lần ra là có sự ủng hộ của Trung Quốc. Kể từ sau chuyến viếng thăm Trung Quốc của Thủ tướng Rajiv Gandhi vào cuối những năm 1980, Trung Quốc dường như đã giảm bớt sự giúp đỡ các nhóm phiến quân Ấn Độ. Tuy nhiên, quân đội Ấn Độ nghi ngờ tình báo Trung Quốc trên thực tế vẫn tiếp tục bí mật ủng hộ phiến quân Ấn Độ mặc dù cho tới gần đây quân đội Ấn Độ vẫn có ít bằng chứng để chứng minh điều này.
Một vận may bất ngờ của tình báo
Vụ bắt giữ Shimray là một dịp may mắn bất ngờ đối với tình báo Ấn Độ, họ đã truy bắt người này trong nhiều năm trời. Nhà chức trách Ấn Độ được cho là đã vớ được dịp may này vào tháng 9 năm 2010 khi họ lần ra nơi ở của Shimray tại Băng Cốc. Nhưng theo luật quốc tế họ chỉ có thể bắt giữ khi Shimray đặt chân tới lãnh thổ Ấn Độ. Nhà chức trách Ấn Độ nhận được tin Shimray sẽ phải ra khỏi Thái Lan để xin gia hạn visa và sẽ phải tới gặp những người môi giới của hắn tại Manipur và Nagaland, nhưng trước tiên Shimray sẽ phải đi qua Nepal. Ngày 27 tháng 9, Shimray bay tới Kathmandu bằng máy bay của hãng hàng không Royal Nepal Airlines và vượt qua biên giới để vào Bihar [một bang của Ấn Độ giáp Nepal], tại đây các nhà chức trách Ấn Độ đã bắt giữ hắn tại một nhà ga xe lửa.
Tình báo Ấn Độ trong quá trình phỏng vấn Shimray đã sửng sốt trước quy mô và tính chất phức tạp của mối quan hệ được tiết lộ rõ rành rành giữa tình báo Trung Quốc và các hoạt động của NSCN-IM, trong nhiều trường hợp tình báo Trung Quốc đã sử dụng một mạng lưới rộng lớn các công ty bình phong và những người môi giới tại Nepal, Bangladesh, Thái Lan và Bắc Triều Tiên. Shimray tiết lộ rằng hắn đã tới thăm Trung Quốc lần đầu tiên vào năm 1994 trong một vụ mua bán vũ khí chung với nhóm phiến loạn Ấn Độ có tên Mặt trận Dân tộc Dân chủ của Bodoland (NDFB).
Số vũ khí và đạn dược nói trên được cung cấp bởi Công ty quốc phòng Công nghiệp Phương bắc (Beifang Gongye), [NORINCO (North Industries Corporation] gồm 1.800 súng tiểu liên AK, súng trường tự động M16, súng máy, súng bắn tỉa và súng phóng tên lửa. Tiền được cho là có nguồn gốc từ một doanh nhân người Naga sử dụng các chân rết có trụ sở tại Calcutta. Năm 1996, một vụ mua bán vũ khí khác dính dáng đến một chuyến hàng được gửi từ Bắc Kinh tới thị trấn hải cảng Cox’s Bazar thuộc Bangladesh bằng một chiếc tàu vận tải của Bắc Triều Tiên. Sau đó hàng được dỡ lên những chiếc thuyền nhỏ đậu ngoài khơi và được vận chuyển bằng xe tải trên đất Bangldesh rồi cuối cùng được đưa tới đại bản doanh của NSCM-IM tại Ấn Độ.
Cụ thể, một người môi giới tại Băng Cốc có tên là Willy Narue được cho là một nhà môi giới quan trọng đã mối lái nhiều vụ mua bán vũ khí sau đó. Nhờ sự giúp đỡ của With Narue, Shimray đã mua vũ khí của người Trung Quốc vào cuối năm 2007 sau khi Ban lãnh đạo của NSCN-IM tại New Delhi quyết định tăng cường vũ khí cho tổ chức này. Narue đã giúp Shimray liên hệ với một người tên là “Yuthuna” tại Băng Cốc, người này là một đại diện người Trung Quốc của “TCL” – một công ty con được ủy quyền của Tập đoàn sản xuất vũ khí China Xinshidai [Thời đại mới] của Trung Quốc.
Theo trang web của Công ty này, Xinshidai “xuất nhập khẩu các sản phẩm chuyên dụng do các công ty quốc phòng của Trung Quốc sản xuất và các sản phẩm dân sự nói chung”. Vụ mua bán này gồm 600 khẩu AK, 600.000 băng đạn, 200 tiểu liên tự động, súng ngắn, súng phóng tên lửa, súng máy hạng nhẹ và 200 cân RDX (một loại thuốc nổ được dùng để chế tạo bom). Chuyến hàng ước tính trị giá 1.2 triệu đô la này được đưa lên tàu tại một cảng ở Bắc Hải [thuộc Quảng Tây] rồi được gửi tới địa chỉ cuối cùng là Cox’s Bazar ở Bangladesh thông qua một đại lý vận tải của Công ty Intermarine Shipping có trụ sở tại Băng Cốc. Liên lạc thư từ được thực hiện thông qua một tài khoản email duy nhất mà tên người dùng và mật khẩu chỉ được thông báo cho Willy Narue, lãnh đạo người Naga ở New Delhi và Nagaland, và các điệp viên Trung Quốc.
Thậm chí vào tháng 9 [năm 2010] mới đây – chỉ nhiều tuần trước khi bị bắt – Shimray được cho là đang mua vũ khí và tiếp tục có các cuộc trao đổi với Willy Narue. Một vụ mua vũ khí như vậy đang được thỏa thuận theo đó vũ khí sẽ được giao tại Arunachal Pradesh. Shimray thậm chí còn hỏi các nhà cung cấp liệu họ có thể giao hàng tại “khu vực nằm ở mạn trên của bang Arunachal gần với bên Trung Quốc”. Các nhân viên thẩm vấn nghi ngờ chuyến đi bí mật của Shimray tới Ấn Độ vào tháng 10 [năm 2010] có thể có liên quan tới các vụ mua bán vũ khí.
Vậy tại sao Trung Quốc và NSCN-IM lại có mối quan hệ khăng khít? Một yếu tố rút ra từ lời khai của Shimray cho thấy Trung Quốc vào năm 2008 đã đồng ý cho NSCN-IM đặt một người đại diện thường trực tại Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam. Shimray khai rằng Muivah đã viết một bức thư cho một quan chức tình báo cấp cao Trung Quốc để chính thức bổ nhiệm Kholose Swu Sumi, một người 60 tuổi của bộ tộc Sema ở Nagaland làm người đại diện thường trực của NSCN-IM tại Trung Quốc, điều này đã được người Trung Quốc chấp nhận. Kholose lúc đó vừa trở thành chỉ điểm quan trọng của NSCN-IM tại Trung Quốc, ông ta thường xuyên gặp gỡ các quan chức Trung Quốc để thông báo cho họ biết về các diễn biến hòa đàm tại Ấn Độ và trung chuyển tin tức về quân đội Ấn Độ dọc theo biên giới Ấn-Trung do các điệp viên của NSCN-IM cung cấp.
Kholose, chủ một cửa hàng đá quý, có lần đã đón Shimray và vợ tại sân bay Côn Minh và giới thiệu Shimray với một vài quan chức tình báo Trung Quốc, trong đó có một người đàn ông tên là Chang là người đứng đầu cơ quan tình báo tại huyện Đức Hoành ở Tây Vân Nam. Shimray hiển nhiên đã gặp cả Lee Wuen, người đứng đầu cơ quan tình báo của tỉnh Vân Nam để trung chuyển thông điệp rằng NSCN-IM muốn được hỗ trợ và hợp tác.
Việc Trung Quốc giúp đỡ NSCN-IM có thể xuất phát từ một vài động cơ ngoài việc bán vũ khí đơn thuần. Một trong những động cơ đó là Nagaland nằm ở bang Arunachal Pradesh, một khu vực cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đang đòi chủ quyền. Quân đội hai nước trong nhiều thập niên đã chơi trò mèo vờn chuột dọc theo khu vực biên giới nhạy cảm này, mỗi bên đều tìm cách tuyên bố chủ quyền đối với vùng đất được phân định bởi Đường Biên giới Thực tế (LAC). Bằng cách thâm nhập vào một vùng nhạy cảm chiến lược đối với Ấn Độ, mục tiêu của Trung Quốc là có thể tìm cách gây chuyện trong các cuộc đàm phán biên giới với Ấn Độ. Ngoài ra, Trung Quốc ngày càng lo ngại Ấn Độ đang gia tăng và mở rộng các ý định địa chiến lược như là một đối thủ cạnh tranh ngang bằng với Trung Quốc. Vì thế, phiến quân người Naga giúp Trung Quốc có một đối trọng thích hợp trước các nỗ lực của Ấn Độ nhằm củng cố quyền lực và quyền cai trị tại Đông Bắc Ấn Độ, cho phép Bắc Kinh có thể làm thất bại và quấy rối New Delhi trong lúc New Delhi đang cố gắng kiểm soát các nhóm phiến loạn đang phát triển nhanh chóng về số lượng thuộc ranh giới của họ.
Điều này đặc biệt quan trọng khi giờ đây hai nước đang tiếp tục cố gắng giải quyết tranh chấp biên giới. Từ đầu những năm 1990, Bắc Kinh và New Delhi đã tỏ ra bế tắc trong các cuộc đàm phán biên giới có vẻ như dễ tuột ra khỏi tầm kiểm soát, khiến cho việc này đã trở thành một thứ thuốc thử liệu hai cường quốc đang nổi này có thể hợp tác với nhau được hay không. Nếu các vụ mua bán vũ khí cho NSCN-IM để đổi lấy tin tức tình báo về quân đội Ấn Độ là đúng sự thật, thì New Delhi có lý do để khẳng định rằng Bắc Kinh không thực bụng đàm phán biên giới.
Quy mô và mức độ quan hệ giữa Trung Quốc và NSCN-IM sẽ khiến New Delhi tạm ngừng theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn nữa với Bắc Kinh, bởi vì quan hệ giữa Bắc Kinh với NSCN-IM ngụ ý rằng tình báo Trung Quốc đang sẵn sàng phá hoại các cuộc đàm phán giữa NSCN-IM và Chính phủ Ấn Độ đồng thời họ thu thập các tin tức có thể có lợi về sự di chuyển của quân đội Ấn Độ dọc theo biên giới Ấn-Trung.
Có vẻ như mãi tới gần đây Trung Quốc mới có thể lén lút bán vũ khí cho các nhóm phiến loạn, giao nhận tiền thông qua các quốc gia trung lập và đưa ra lời chối cãi dẻo mồm khi Ấn Độ điều tra những vụ mua bán như vậy. Bắc Kinh thường chỉ tuyên bố là vũ khí được cung cấp từ các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc vô trách nhiệm trên chợ đen có liên hệ với các nhóm phiến loạn tại Pakistan, Myanma hoặc Bangladesh, bằng cách ấy Bắc Kinh phủ nhận rằng họ trực tiếp biết hoặc có liên quan đến những vụ mua bán như vậy. Những tiết lộ của Shimray, nếu được chứng minh là đúng sự thật, chắc chắn sẽ khiến cho Bắc Kinh khó lòng tiếp tục đưa ra luận điệu lảng tránh như vậy.
P.A.T
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Phạm Anh Tuấn dịch
Bài viết này của Lyle Morris có lẽ là một mình họa ngẫu nhiên mà trùng hợp cho khái niệm “du côn” mà ông Hà Văn Thịnh đã dùng một cách đích đáng để gọi chính quyền Bắc Kinh hiện nay. Du côn về tất cả các mặt, không chừa mặt nào. Nhưng bài viết này còn cho thấy sự nguy hiểm khôn lường trong cái thói du côn truyền kiếp đầy mưu mẹo thâm độc của “thiên triều”. Tất nhiên, trước hàng loạt mưu mô và hành động bài bản lâu dài nhằm cắn nuốt các nước lân bang trên bàn cờ thế giới do Trung Quốc hôm nay bày ra hệt như thời Xuân thu Chiến quốc, theo quy luật khôn sống mống chết, nếu chỉ có những Tể tướng, Thượng thư, Tổng đốc thiếu học và ranh vặt, chỉ biết chèn ép dân đen, ăn chơi xả láng, và một mực chắp tay “Dạ thưa Anh bốn tốt”, thì sớm muộn đất nước vô phúc nẩy nòi ra những thứ quan lại đó thế nào cũng sẽ trở thành một Tây Tạng hiện tại mà thôi.
Bauxite Việt Nam
Vụ bắt giữ một điệp viên Trung Quốc hồi tháng 1 năm 2011 vì người này được cho đã gặp gỡ phiến quân tại vùng Đông Bắc đất nước có lẽ cho thấy Ấn Độ đã nhận thấy rõ hơn Trung Quốc đang cố gắng làm mất ổn định đất nước mình.
Ngày 25 tháng 1 năm 2011, Vương Thanh (Wang Qing), một điệp viên Trung Quốc dưới vỏ bọc phóng viên truyền hình đã bị bắt giữ và bị trục xuất sau khi có tin nữ phóng viên này đã tới thăm đại bản doanh của Hội đồng Dân tộc Xã hội chủ nghĩa của Nagaland (Isak-Muivah) – NSCN-IM – một trong những nhóm phiến quân lớn nhất và gây nhiều rắc rối nhất tại Ấn Độ. Nhà chức trách Ấn Độ nói rằng họ Vương đã thừa nhận là điệp viên của cơ quan tình báo Trung Quốc (PSB) và đã thực hiện một cuộc họp kín kéo dài 4 tiếng với Thuingaleng Muivah, một lãnh đạo của NSCN-IM hiện đang tiến hành các cuộc hòa đàm với Chính phủ Ấn Độ. Tuy nhiên, nhóm phiến quân này khẳng định họ đang thực bụng tiến hành các cuộc hòa đàm với Chính phủ Ấn Độ và trước nay họ hoàn toàn “không có bất cứ quan hệ nào với Trung Quốc”.
Mặc dù tin tức nói trên ít thu hút sự chú ý, song thật khó để cho là sự việc xảy ra này lại không dính dáng tới các mối quan hệ Trung – Ấn bởi nó gợi giả thuyết về mối liên kết tiềm tàng giữa cơ quan tình báo Trung Quốc với các nhóm phiến loạn tại khu vực Đông Bắc bất ổn của Ấn Độ. New Delhi càng lo lắng hơn bởi trường hợp của họ Vương chỉ là một trong nhiều trường hợp xảy ra gần đây khiến họ đặt giả thuyết rằng Bắc Kinh đang tăng cường nỗ lực ngấm ngầm gây mất ổn định và tìm cách gia tăng lợi thế đối với Ấn Độ trong khi hai nước đang gặp khó khăn trong các cuộc đàm phán nhạy cảm về biên giới.
Mới đây, những mối quan hệ như vậy đã được nêu chi tiết trong một bản phúc trình 100 trang của Chính phủ Ấn Độ được tạp chí Outlook India có được và tiết lộ. Bản phúc trình nói tới vụ nhà chức trách Ấn Độ vào tháng 10 năm 2010 đã bắt giữ Anthony Shimray, một quan chức cao cấp và người môi giới mua bán vũ khí quan trọng của NSCN-IM khi người này đang hoạt động ở Băng Cốc. Trong quá trình thẩm vấn người này, bản phúc trình cho là NSCN-IM được những người môi giới Trung Quốc làm việc cho cơ quan tình báo Trung Quốc mời chào mua tên lửa đất-đối-không (SAM).
Theo bản phúc trình này, họ đã có các cuộc dàn xếp mua bán vào tháng 12 năm 2009 tại Thành Đô, các nhân viên môi giới Trung Quốc đã đặt giá trọn gói 1 triệu đô-la trong đó bao gồm việc huấn luyện sử dụng tên lửa cho phiến quân. Nhưng vụ mua bán đã thất bại bởi vì các nhóm phiến quân đã không thể gom đủ tiền. Shimray còn thú nhận rằng để đổi lấy sự hỗ trợ của Trung Quốc, phiến quân người Naga trước đó đã tiết lộ chi tiết các cuộc triển khai lực lượng của quân đội Ấn Độ tại vùng Tawang thuộc bang Arunachal Pradesh [Trung Quốc gọi khu vực tranh chấp với Ấn Độ này là Nam Tây Tạng] ở biên giới Trung-Ấn, bao gồm cả các vị trí Ấn Độ đặt máy bay và tên lửa.
Nếu đúng như vậy, những tiết lộ của Shimray đối với các quan chức Ấn Độ sẽ có nghĩa là gián điệp Trung Quốc rõ ràng đang có hoạt động gia tăng sự phá rối công việc nội bộ của Ấn Độ. Trung Quốc xác nhận rằng họ không can thiệp vào công việc nội bộ của Ấn Độ, tôn trọng chặt chẽ 5 Nguyên tắc Chung sống hòa bình – tức một loạt các thỏa thuận điều chỉnh mối quan hệ với Ấn Độ do Thủ tướng Chu Ân Lai đề ra năm 1954. Song, Trung Quốc vẫn tiếp tục nghi ngờ những ý định của Ấn Độ ở dọc đường biên giới cực Nam Trung-Ấn và có lẽ Trung Quốc nhận thấy mạng lưới phức tạp các nhóm phiến quân tại khu vực này của Ấn Độ là một cơ hội để họ làm suy yếu sự duy trì quyền lực của Ấn Độ tại đây.
Trung Quốc và phiến quân người Naga
Hội đồng Dân tộc Xã hội chủ nghĩa của Nagaland (NSCN) do Isak Chisi Swu, Thuingaleng Muivah, và S.S. Khaplang thành lập vào đầu những năm 1980 để bày tỏ sự bất mãn với những điều khoản của Hiệp ước Shillong do Hội đồng Dân tộc của người Naga lúc đó (NNC) đã ký kết với Chính phủ Ấn Độ. Những bất đồng bên trong tổ chức NSCN về vấn đề khởi đầu sự đối thoại với Chính phủ Ấn Độ đã xuất hiện sau đó. Kết quả là NSCN đã tách thành hai nhóm vào năm 1988 – nhóm NSCN-K ủng hộ thủ lĩnh Khaplang còn NSCN-IM do Isak và Muivah làm thủ lĩnh.
NSCN-IM được cho là có khoảng 4.500 chiến binh và người ta tin rằng tổ chức này gây quỹ chủ yếu bằng buôn ma túy từ Miến Điện và bán vũ khí và trang thiết bị quân sự cho các nhóm phiến loạn khác trong vùng. Người Naga ngoài vùng Nagaland họ còn sống ở vài bang khác và sáu thập kỷ nay họ đã nổi dậy đòi một Nhà nước “Đại Nagaland” tự trị bao gồm các phần thuộc Manipur, Assam và Arunachal Pradesh. Ước tính 100.000 người đã chết trong bạo lực liên quan đến sự xung đột này. Một thỏa thuận ngừng bắn với Chính phủ hầu như đã được duy trì kể từ năm 1997, song các vòng hòa đàm liên tục vẫn chưa đem lại kết quả lâu dài.
Việc Trung Quốc ủng hộ các phiến quân người Naga không phải là chuyện gì mới mẻ. Sau cuộc xung đột Ấn-Trung năm 1962, được cơ quan tình báo Pakistan tại Dacca giúp đỡ, Thủ tướng tự xưng của người Naga là Kughato Sukhai đã viết thư cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc viện cớ bị Ấn Độ ngược đãi và áp bức đã kêu gọi Trung Quốc “bày tỏ sự tôn trọng và làm theo nguyên tắc bảo vệ và ủng hộ sự nghiệp của mọi dân tộc thuộc nguồn gốc Mông Cổ bị áp bức”.
Tháng 11 năm 1966, Trung Quốc đã bí mật huấn luyện và cung cấp vũ khí cho một nhóm 300 phiến quân người Naga ủng hộ cuộc cách mạng Mao-ít. Nhóm này đã trở về Ấn Độ vào tháng 1 năm 1968 và thành lập một doanh trại khổng lồ trong vùng rừng rậm ở Jotsoma. Khi quân Ấn Độ tấn công nơi ẩn náu của nhóm này vào tháng Sáu năm đó có tin là họ đã tìm thấy vũ khí của Trung Quốc và dấu vết các tài liệu được lần ra là có sự ủng hộ của Trung Quốc. Kể từ sau chuyến viếng thăm Trung Quốc của Thủ tướng Rajiv Gandhi vào cuối những năm 1980, Trung Quốc dường như đã giảm bớt sự giúp đỡ các nhóm phiến quân Ấn Độ. Tuy nhiên, quân đội Ấn Độ nghi ngờ tình báo Trung Quốc trên thực tế vẫn tiếp tục bí mật ủng hộ phiến quân Ấn Độ mặc dù cho tới gần đây quân đội Ấn Độ vẫn có ít bằng chứng để chứng minh điều này.
Một vận may bất ngờ của tình báo
Vụ bắt giữ Shimray là một dịp may mắn bất ngờ đối với tình báo Ấn Độ, họ đã truy bắt người này trong nhiều năm trời. Nhà chức trách Ấn Độ được cho là đã vớ được dịp may này vào tháng 9 năm 2010 khi họ lần ra nơi ở của Shimray tại Băng Cốc. Nhưng theo luật quốc tế họ chỉ có thể bắt giữ khi Shimray đặt chân tới lãnh thổ Ấn Độ. Nhà chức trách Ấn Độ nhận được tin Shimray sẽ phải ra khỏi Thái Lan để xin gia hạn visa và sẽ phải tới gặp những người môi giới của hắn tại Manipur và Nagaland, nhưng trước tiên Shimray sẽ phải đi qua Nepal. Ngày 27 tháng 9, Shimray bay tới Kathmandu bằng máy bay của hãng hàng không Royal Nepal Airlines và vượt qua biên giới để vào Bihar [một bang của Ấn Độ giáp Nepal], tại đây các nhà chức trách Ấn Độ đã bắt giữ hắn tại một nhà ga xe lửa.
Tình báo Ấn Độ trong quá trình phỏng vấn Shimray đã sửng sốt trước quy mô và tính chất phức tạp của mối quan hệ được tiết lộ rõ rành rành giữa tình báo Trung Quốc và các hoạt động của NSCN-IM, trong nhiều trường hợp tình báo Trung Quốc đã sử dụng một mạng lưới rộng lớn các công ty bình phong và những người môi giới tại Nepal, Bangladesh, Thái Lan và Bắc Triều Tiên. Shimray tiết lộ rằng hắn đã tới thăm Trung Quốc lần đầu tiên vào năm 1994 trong một vụ mua bán vũ khí chung với nhóm phiến loạn Ấn Độ có tên Mặt trận Dân tộc Dân chủ của Bodoland (NDFB).
Số vũ khí và đạn dược nói trên được cung cấp bởi Công ty quốc phòng Công nghiệp Phương bắc (Beifang Gongye), [NORINCO (North Industries Corporation] gồm 1.800 súng tiểu liên AK, súng trường tự động M16, súng máy, súng bắn tỉa và súng phóng tên lửa. Tiền được cho là có nguồn gốc từ một doanh nhân người Naga sử dụng các chân rết có trụ sở tại Calcutta. Năm 1996, một vụ mua bán vũ khí khác dính dáng đến một chuyến hàng được gửi từ Bắc Kinh tới thị trấn hải cảng Cox’s Bazar thuộc Bangladesh bằng một chiếc tàu vận tải của Bắc Triều Tiên. Sau đó hàng được dỡ lên những chiếc thuyền nhỏ đậu ngoài khơi và được vận chuyển bằng xe tải trên đất Bangldesh rồi cuối cùng được đưa tới đại bản doanh của NSCM-IM tại Ấn Độ.
Cụ thể, một người môi giới tại Băng Cốc có tên là Willy Narue được cho là một nhà môi giới quan trọng đã mối lái nhiều vụ mua bán vũ khí sau đó. Nhờ sự giúp đỡ của With Narue, Shimray đã mua vũ khí của người Trung Quốc vào cuối năm 2007 sau khi Ban lãnh đạo của NSCN-IM tại New Delhi quyết định tăng cường vũ khí cho tổ chức này. Narue đã giúp Shimray liên hệ với một người tên là “Yuthuna” tại Băng Cốc, người này là một đại diện người Trung Quốc của “TCL” – một công ty con được ủy quyền của Tập đoàn sản xuất vũ khí China Xinshidai [Thời đại mới] của Trung Quốc.
Theo trang web của Công ty này, Xinshidai “xuất nhập khẩu các sản phẩm chuyên dụng do các công ty quốc phòng của Trung Quốc sản xuất và các sản phẩm dân sự nói chung”. Vụ mua bán này gồm 600 khẩu AK, 600.000 băng đạn, 200 tiểu liên tự động, súng ngắn, súng phóng tên lửa, súng máy hạng nhẹ và 200 cân RDX (một loại thuốc nổ được dùng để chế tạo bom). Chuyến hàng ước tính trị giá 1.2 triệu đô la này được đưa lên tàu tại một cảng ở Bắc Hải [thuộc Quảng Tây] rồi được gửi tới địa chỉ cuối cùng là Cox’s Bazar ở Bangladesh thông qua một đại lý vận tải của Công ty Intermarine Shipping có trụ sở tại Băng Cốc. Liên lạc thư từ được thực hiện thông qua một tài khoản email duy nhất mà tên người dùng và mật khẩu chỉ được thông báo cho Willy Narue, lãnh đạo người Naga ở New Delhi và Nagaland, và các điệp viên Trung Quốc.
Thậm chí vào tháng 9 [năm 2010] mới đây – chỉ nhiều tuần trước khi bị bắt – Shimray được cho là đang mua vũ khí và tiếp tục có các cuộc trao đổi với Willy Narue. Một vụ mua vũ khí như vậy đang được thỏa thuận theo đó vũ khí sẽ được giao tại Arunachal Pradesh. Shimray thậm chí còn hỏi các nhà cung cấp liệu họ có thể giao hàng tại “khu vực nằm ở mạn trên của bang Arunachal gần với bên Trung Quốc”. Các nhân viên thẩm vấn nghi ngờ chuyến đi bí mật của Shimray tới Ấn Độ vào tháng 10 [năm 2010] có thể có liên quan tới các vụ mua bán vũ khí.
Vậy tại sao Trung Quốc và NSCN-IM lại có mối quan hệ khăng khít? Một yếu tố rút ra từ lời khai của Shimray cho thấy Trung Quốc vào năm 2008 đã đồng ý cho NSCN-IM đặt một người đại diện thường trực tại Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam. Shimray khai rằng Muivah đã viết một bức thư cho một quan chức tình báo cấp cao Trung Quốc để chính thức bổ nhiệm Kholose Swu Sumi, một người 60 tuổi của bộ tộc Sema ở Nagaland làm người đại diện thường trực của NSCN-IM tại Trung Quốc, điều này đã được người Trung Quốc chấp nhận. Kholose lúc đó vừa trở thành chỉ điểm quan trọng của NSCN-IM tại Trung Quốc, ông ta thường xuyên gặp gỡ các quan chức Trung Quốc để thông báo cho họ biết về các diễn biến hòa đàm tại Ấn Độ và trung chuyển tin tức về quân đội Ấn Độ dọc theo biên giới Ấn-Trung do các điệp viên của NSCN-IM cung cấp.
Kholose, chủ một cửa hàng đá quý, có lần đã đón Shimray và vợ tại sân bay Côn Minh và giới thiệu Shimray với một vài quan chức tình báo Trung Quốc, trong đó có một người đàn ông tên là Chang là người đứng đầu cơ quan tình báo tại huyện Đức Hoành ở Tây Vân Nam. Shimray hiển nhiên đã gặp cả Lee Wuen, người đứng đầu cơ quan tình báo của tỉnh Vân Nam để trung chuyển thông điệp rằng NSCN-IM muốn được hỗ trợ và hợp tác.
Việc Trung Quốc giúp đỡ NSCN-IM có thể xuất phát từ một vài động cơ ngoài việc bán vũ khí đơn thuần. Một trong những động cơ đó là Nagaland nằm ở bang Arunachal Pradesh, một khu vực cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đang đòi chủ quyền. Quân đội hai nước trong nhiều thập niên đã chơi trò mèo vờn chuột dọc theo khu vực biên giới nhạy cảm này, mỗi bên đều tìm cách tuyên bố chủ quyền đối với vùng đất được phân định bởi Đường Biên giới Thực tế (LAC). Bằng cách thâm nhập vào một vùng nhạy cảm chiến lược đối với Ấn Độ, mục tiêu của Trung Quốc là có thể tìm cách gây chuyện trong các cuộc đàm phán biên giới với Ấn Độ. Ngoài ra, Trung Quốc ngày càng lo ngại Ấn Độ đang gia tăng và mở rộng các ý định địa chiến lược như là một đối thủ cạnh tranh ngang bằng với Trung Quốc. Vì thế, phiến quân người Naga giúp Trung Quốc có một đối trọng thích hợp trước các nỗ lực của Ấn Độ nhằm củng cố quyền lực và quyền cai trị tại Đông Bắc Ấn Độ, cho phép Bắc Kinh có thể làm thất bại và quấy rối New Delhi trong lúc New Delhi đang cố gắng kiểm soát các nhóm phiến loạn đang phát triển nhanh chóng về số lượng thuộc ranh giới của họ.
Điều này đặc biệt quan trọng khi giờ đây hai nước đang tiếp tục cố gắng giải quyết tranh chấp biên giới. Từ đầu những năm 1990, Bắc Kinh và New Delhi đã tỏ ra bế tắc trong các cuộc đàm phán biên giới có vẻ như dễ tuột ra khỏi tầm kiểm soát, khiến cho việc này đã trở thành một thứ thuốc thử liệu hai cường quốc đang nổi này có thể hợp tác với nhau được hay không. Nếu các vụ mua bán vũ khí cho NSCN-IM để đổi lấy tin tức tình báo về quân đội Ấn Độ là đúng sự thật, thì New Delhi có lý do để khẳng định rằng Bắc Kinh không thực bụng đàm phán biên giới.
Quy mô và mức độ quan hệ giữa Trung Quốc và NSCN-IM sẽ khiến New Delhi tạm ngừng theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn nữa với Bắc Kinh, bởi vì quan hệ giữa Bắc Kinh với NSCN-IM ngụ ý rằng tình báo Trung Quốc đang sẵn sàng phá hoại các cuộc đàm phán giữa NSCN-IM và Chính phủ Ấn Độ đồng thời họ thu thập các tin tức có thể có lợi về sự di chuyển của quân đội Ấn Độ dọc theo biên giới Ấn-Trung.
Có vẻ như mãi tới gần đây Trung Quốc mới có thể lén lút bán vũ khí cho các nhóm phiến loạn, giao nhận tiền thông qua các quốc gia trung lập và đưa ra lời chối cãi dẻo mồm khi Ấn Độ điều tra những vụ mua bán như vậy. Bắc Kinh thường chỉ tuyên bố là vũ khí được cung cấp từ các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc vô trách nhiệm trên chợ đen có liên hệ với các nhóm phiến loạn tại Pakistan, Myanma hoặc Bangladesh, bằng cách ấy Bắc Kinh phủ nhận rằng họ trực tiếp biết hoặc có liên quan đến những vụ mua bán như vậy. Những tiết lộ của Shimray, nếu được chứng minh là đúng sự thật, chắc chắn sẽ khiến cho Bắc Kinh khó lòng tiếp tục đưa ra luận điệu lảng tránh như vậy.
P.A.T
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Phỏng vấn giáo dân xã Kỳ Lợi bắt giữ 5 công an
Posted by truongthondlb1
“Sau khi các bà các chị không cho họ về thì có một xe công an đến nhưng dân vẫn giữ 5 công này một đêm. Sau khi yêu cầu ở trên mạnh quá thì dân cũng giải quyết cho họ đi. Trong việc này đối với người dân thì không có hành động gì mà chỉ giữ công an lại tại đó mà thôi. Sở dĩ họ được thả ra về do Tòa Giám Mục ra lệnh thả họ…” – ông Trần Ngọc Quý, chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ Đông Yên.
*
Mặc Lâm, biên tập viên RFA – Sáng ngày 21 tháng 3 vừa qua, giáo dân xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã bắt giữ 5 công an và giam họ tại nhà văn hóa xã.
Ảnh Phong Cầm/vietlandnews.net
Những gia đình ở xã Kỳ Lợi (Kỳ Anh-Hà Tĩnh) phá cả nhà cửa nhường đất cho dự án của Formosa, dựng lán ở tạm tại khu tái định cư.
Lý do vì trong khi người dân tranh chấp với tập đoàn Formosa, không cho tập đoàn này đem tàu tới nạo vét cảng Vũng Áng thuộc vùng nước sâu Sơn Dương thì 5 công an này có thái độ hăm dọa và quay phim chụp cảnh người dân đang tranh chấp.
Mặc Lâm phỏng vấn ông Trần Ngọc Quý, chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ Đông Yên để tìm hiểu thêm diễn tiến của vụ này, trước tiên ông Quý cho biết:
Phản đối công ty Đài Loan
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ khởi công dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu của Formosa, tháng 7/2008.nguồn “Báo Công Thương Điện Tử”.
Ô. Trần Ngọc Quý: Tôi là Trần Ngọc Quý, chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ Đông Yên. Công việc xảy ra sau khi khu kinh tế Vũng Áng được hình thành tức là chính phủ có ý xây dựng khu kinh tế này thì trong đó có cảng nước sâu Sơn Dương do Formosa của Đài Loan đứng ra làm chủ dự án xây dựng cảng Sơn Dương.
Cảng này bà con nhân dân ở vùng Đông Yên bao đời nay hằng trăm năm rồi họ sinh sống chính trên mặt biển và trong khu vực đảo Sơn Dương một thời gian khá dài. Bắt đầu từ khi tàu xây dựng thi công đến cảng thì dân chúng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Họ mong chờ sự trả lời của chính phủ để xem thử cách trả lời về cuộc sống của người dân sau này ra sao.
Mãi đến một thời gian quá dài thì người dân không thể chờ đợi được. Cho đến khi tàu nạo vét về vào ngày mùng 1 tháng 3, mãi cho đến ngày 10 nhà nước cũng không có ý định gì đối với dân chúng.
Sau khi con tàu nạo vét cảng làm việc thì đời sống người dân trên mặt biển không còn, vì nạo vét lớn làm chất thải ra môi trường, môi sinh. Đặc biệt ngư trường trở nên khó khăn vì thế toàn thể nhân dân họp lại làm một kiến nghị gửi lên mọi cấp kể cả khu kinh tế Vũng Áng.
Mặc Lâm: Xin ông cho biết sau đó thì chính quyền các cấp có phản ứng gì trước các kiến nghị của người dân?
Ô. Trần Ngọc Quý: Sau đó 10 ngày chờ mãi cũng không thấy phản hồi mà con tàu nạo vét vẫn tiếp tục thực hiện thì ngư dân dùng thuyền, ghe kéo đến bao vây tàu này không cho làm. Ở đất liền thì các bà các chị không cho xe cộ hoạt động nói chung trên tuyến đường của địa bàn làng đó, không cho người và xe qua lại.
Đặc biệt người dân cấm luôn Ủy ban nhân dân xã ở đó không cho hoạt động lý do là đòi miếng cơm manh áo vì mặt biển đó là nơi nuôi sống gia đình họ.
Hăm dọa, quay phim người dân
Mặc Lâm: Chúng tôi được tin là trong lúc người dân tại đây tranh đấu như vậy thì họ đã bắt giữ 5 công an và giam giữ tại Nhà văn hóa Xã, xin ông cho biết nguồn tin này có đúng hay không?
Ô. Trần Ngọc Quý: Trong thời gian đó thì có những tình báo rồi thì theo dõi, ghi chép rồi chụp ảnh quay phim mà chúng tôi đã bắt những đối tượng đó. Tịch thu những phương tiện như máy quay phim, máy chụp ảnh, điện thoại, sổ ghi chép tài liệu.
Những việc làm này do người dân không tán thành hành động của họ vì ở đây không phải là một việc làm chính trị hoặc tôn giáo hay một tổ chức nào khác mà vì miếng cơm manh áo của người dân mà thôi.
Mặc Lâm: Trước việc bắt người này thì chính quyền đã phản ứng ra sao thưa ông?
Ô. Trần Ngọc Quý: Sau khi các bà các chị không cho họ về thì có một xe công an đến nhưng dân vẫn giữ 5 công này một đêm. Sau khi yêu cầu ở trên mạnh quá thì dân cũng giải quyết cho họ đi. Trong việc này đối với người dân thì không có hành động gì mà chỉ giữ công an lại tại đó mà thôi. Sở dĩ họ được thả ra về do Tòa Giám Mục ra lệnh thả họ; ra sau này Tòa Giám Mục sẽ can thiệp chuyện đó cho giáo dân.
Chúng tôi cũng đã vâng lời cho họ về tuy nhiên cũng cả một vấn đề rất dày công thì 5 công an này mới thoát ra được khỏi làng nhờ sự cộng tác đắc lực của cha xứ mới thoát ra được. Trong khi người dân giữ họ lại thì nhân dân không có hành động gì cả chỉ giữ người thôi. Từ đó đến hôm nay cũng đã 7-8 ngày rồi nói chung không ai lọt vào được trong làng này. Mãi đến hôm nay thì không khí đã tạm ổn phần nào đã mở cửa cho đi lại còn Ủy ban Nhân dân xã thì đã được cho phép mở cửa hai ngày rồi.
Chính quyền xin lỗi dân
Người dân vây quanh và nhốt ông Vương Văn Bút tại trụ sở UBND xã Minh Phú hôm 19/11/2010. Photo courtesy of bee.net.vn.
Mặc Lâm: Trong khi người dân đóng cửa làng không cho ai ra vào thì chính quyền làm cách nào để tíêp xúc với giáo xứ nhằm tìm phương án giải tỏa sự bức xúc này thưa ông?
Ô. Trần Ngọc Quý: Nói chung kể từ ngày dân ở đó cấm vận thì không một ai về được mà họ chỉ nhờ vào nhân dân để dàn xếp thôi. Chính quyền nhờ vào lực lực lượng của giáo xứ cũng như các ban ngành, đặc biệt là linh mục chánh xứ còn ngoài ra không có ai kể cả cấp tỉnh, cấp huyện hay xã không ai về được cái làng này cả.
Dàn xếp thì hôm nay có chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh và các ban ngành liên quan yêu cầu được đến đây nhưng người dân chỉ cho phép có 6 người thôi. Cuối cùng sau khi họ xin mãi thì cũng chỉ quyết định cho 6 người mà thôi.
Mặc Lâm: Kết quả cuộc họp thế nào? có khả quan hay không thưa ông?
Ô. Trần Ngọc Quý: Trước tiên thì chính quyền xin lỗi bà con vì họ đã thiếu sót, không lo liệu cho dân. Về phía người dân thì người ta bức xúc hỏi rằng tại sao có kế hoạch xây dựng cảng Sơn Dương này đã trên hai năm rồi mà mãi hôm nay mới về nói chuyện với dân? Lẽ ra khi bước vào xây dựng thì phải thông báo và tính đến đời sống cho người dân.
Sau hơn ba tiếng đồng hồ người dân phản hồi chuyện đó thì tỉnh đã quyết định sẽ cấp cho mỗi khẩu là 10 kí lô gạo trong vòng một tháng cho đến khi nào có kế hoạch tái định cư. Tuy nhiên người dân chưa đồng tình với quyết định đó bởi vì xét thấy với 10 ký gạo trong một tháng thì được ăn thôi chứ chưa thể sinh sống và những nhu cầu thường ngày.
Giữa dân và tỉnh do đó chưa đạt được thỏa đáng. Tỉnh hứa sẽ về bàn bạc lại và cho người dân ở đây biết sau. Người dân cho biết nếu nguyện vọng họ chưa đạt được thì họ không cho phép thi công khu vực cảng.
Mặc Lâm: Trước những phản ứng phải gọi là rất gay gắt chưa từng có như vậy thì quan điểm của chính quyền ra sao thưa ông?
Ô. Trần Ngọc Quý: Đối với những việc làm này luôn luôn họ nói rằng người dân làm là đúng chưa có phản hồi nào cho rằng dân chống đối gì hết. Nói chung họ công nhận họ không sáng suốt và không quan tâm và họ đã xin lỗi trước người dân.
Mặc Lâm: Xin cảm ơn ông.
Quý vị vừa theo dõi cuộc tranh chấp giữa người dân Đông Yên và chính quyền trong vụ nạo vét cảng Sơn Dương mà nghiêm trọng nhất là 5 công an đã bị người dân bắt giữ tại nhà văn hóa xã. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến câu chuyện để gửi đến những thông tin mới nhất xin quý vị nhớ đón nghe.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dong%20yens-people-hold-5-policemen-mlam-03272011151808.html
“Sau khi các bà các chị không cho họ về thì có một xe công an đến nhưng dân vẫn giữ 5 công này một đêm. Sau khi yêu cầu ở trên mạnh quá thì dân cũng giải quyết cho họ đi. Trong việc này đối với người dân thì không có hành động gì mà chỉ giữ công an lại tại đó mà thôi. Sở dĩ họ được thả ra về do Tòa Giám Mục ra lệnh thả họ…” – ông Trần Ngọc Quý, chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ Đông Yên.
*
Mặc Lâm, biên tập viên RFA – Sáng ngày 21 tháng 3 vừa qua, giáo dân xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã bắt giữ 5 công an và giam họ tại nhà văn hóa xã.
Ảnh Phong Cầm/vietlandnews.net
Những gia đình ở xã Kỳ Lợi (Kỳ Anh-Hà Tĩnh) phá cả nhà cửa nhường đất cho dự án của Formosa, dựng lán ở tạm tại khu tái định cư.
Lý do vì trong khi người dân tranh chấp với tập đoàn Formosa, không cho tập đoàn này đem tàu tới nạo vét cảng Vũng Áng thuộc vùng nước sâu Sơn Dương thì 5 công an này có thái độ hăm dọa và quay phim chụp cảnh người dân đang tranh chấp.
Mặc Lâm phỏng vấn ông Trần Ngọc Quý, chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ Đông Yên để tìm hiểu thêm diễn tiến của vụ này, trước tiên ông Quý cho biết:
Phản đối công ty Đài Loan
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ khởi công dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu của Formosa, tháng 7/2008.nguồn “Báo Công Thương Điện Tử”.
Ô. Trần Ngọc Quý: Tôi là Trần Ngọc Quý, chủ tịch hội đồng mục vụ giáo xứ Đông Yên. Công việc xảy ra sau khi khu kinh tế Vũng Áng được hình thành tức là chính phủ có ý xây dựng khu kinh tế này thì trong đó có cảng nước sâu Sơn Dương do Formosa của Đài Loan đứng ra làm chủ dự án xây dựng cảng Sơn Dương.
Cảng này bà con nhân dân ở vùng Đông Yên bao đời nay hằng trăm năm rồi họ sinh sống chính trên mặt biển và trong khu vực đảo Sơn Dương một thời gian khá dài. Bắt đầu từ khi tàu xây dựng thi công đến cảng thì dân chúng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Họ mong chờ sự trả lời của chính phủ để xem thử cách trả lời về cuộc sống của người dân sau này ra sao.
Mãi đến một thời gian quá dài thì người dân không thể chờ đợi được. Cho đến khi tàu nạo vét về vào ngày mùng 1 tháng 3, mãi cho đến ngày 10 nhà nước cũng không có ý định gì đối với dân chúng.
Sau khi con tàu nạo vét cảng làm việc thì đời sống người dân trên mặt biển không còn, vì nạo vét lớn làm chất thải ra môi trường, môi sinh. Đặc biệt ngư trường trở nên khó khăn vì thế toàn thể nhân dân họp lại làm một kiến nghị gửi lên mọi cấp kể cả khu kinh tế Vũng Áng.
Mặc Lâm: Xin ông cho biết sau đó thì chính quyền các cấp có phản ứng gì trước các kiến nghị của người dân?
Ô. Trần Ngọc Quý: Sau đó 10 ngày chờ mãi cũng không thấy phản hồi mà con tàu nạo vét vẫn tiếp tục thực hiện thì ngư dân dùng thuyền, ghe kéo đến bao vây tàu này không cho làm. Ở đất liền thì các bà các chị không cho xe cộ hoạt động nói chung trên tuyến đường của địa bàn làng đó, không cho người và xe qua lại.
Đặc biệt người dân cấm luôn Ủy ban nhân dân xã ở đó không cho hoạt động lý do là đòi miếng cơm manh áo vì mặt biển đó là nơi nuôi sống gia đình họ.
Hăm dọa, quay phim người dân
Mặc Lâm: Chúng tôi được tin là trong lúc người dân tại đây tranh đấu như vậy thì họ đã bắt giữ 5 công an và giam giữ tại Nhà văn hóa Xã, xin ông cho biết nguồn tin này có đúng hay không?
Ô. Trần Ngọc Quý: Trong thời gian đó thì có những tình báo rồi thì theo dõi, ghi chép rồi chụp ảnh quay phim mà chúng tôi đã bắt những đối tượng đó. Tịch thu những phương tiện như máy quay phim, máy chụp ảnh, điện thoại, sổ ghi chép tài liệu.
Những việc làm này do người dân không tán thành hành động của họ vì ở đây không phải là một việc làm chính trị hoặc tôn giáo hay một tổ chức nào khác mà vì miếng cơm manh áo của người dân mà thôi.
Mặc Lâm: Trước việc bắt người này thì chính quyền đã phản ứng ra sao thưa ông?
Ô. Trần Ngọc Quý: Sau khi các bà các chị không cho họ về thì có một xe công an đến nhưng dân vẫn giữ 5 công này một đêm. Sau khi yêu cầu ở trên mạnh quá thì dân cũng giải quyết cho họ đi. Trong việc này đối với người dân thì không có hành động gì mà chỉ giữ công an lại tại đó mà thôi. Sở dĩ họ được thả ra về do Tòa Giám Mục ra lệnh thả họ; ra sau này Tòa Giám Mục sẽ can thiệp chuyện đó cho giáo dân.
Chúng tôi cũng đã vâng lời cho họ về tuy nhiên cũng cả một vấn đề rất dày công thì 5 công an này mới thoát ra được khỏi làng nhờ sự cộng tác đắc lực của cha xứ mới thoát ra được. Trong khi người dân giữ họ lại thì nhân dân không có hành động gì cả chỉ giữ người thôi. Từ đó đến hôm nay cũng đã 7-8 ngày rồi nói chung không ai lọt vào được trong làng này. Mãi đến hôm nay thì không khí đã tạm ổn phần nào đã mở cửa cho đi lại còn Ủy ban Nhân dân xã thì đã được cho phép mở cửa hai ngày rồi.
Chính quyền xin lỗi dân
Người dân vây quanh và nhốt ông Vương Văn Bút tại trụ sở UBND xã Minh Phú hôm 19/11/2010. Photo courtesy of bee.net.vn.
Mặc Lâm: Trong khi người dân đóng cửa làng không cho ai ra vào thì chính quyền làm cách nào để tíêp xúc với giáo xứ nhằm tìm phương án giải tỏa sự bức xúc này thưa ông?
Ô. Trần Ngọc Quý: Nói chung kể từ ngày dân ở đó cấm vận thì không một ai về được mà họ chỉ nhờ vào nhân dân để dàn xếp thôi. Chính quyền nhờ vào lực lực lượng của giáo xứ cũng như các ban ngành, đặc biệt là linh mục chánh xứ còn ngoài ra không có ai kể cả cấp tỉnh, cấp huyện hay xã không ai về được cái làng này cả.
Dàn xếp thì hôm nay có chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh và các ban ngành liên quan yêu cầu được đến đây nhưng người dân chỉ cho phép có 6 người thôi. Cuối cùng sau khi họ xin mãi thì cũng chỉ quyết định cho 6 người mà thôi.
Mặc Lâm: Kết quả cuộc họp thế nào? có khả quan hay không thưa ông?
Ô. Trần Ngọc Quý: Trước tiên thì chính quyền xin lỗi bà con vì họ đã thiếu sót, không lo liệu cho dân. Về phía người dân thì người ta bức xúc hỏi rằng tại sao có kế hoạch xây dựng cảng Sơn Dương này đã trên hai năm rồi mà mãi hôm nay mới về nói chuyện với dân? Lẽ ra khi bước vào xây dựng thì phải thông báo và tính đến đời sống cho người dân.
Sau hơn ba tiếng đồng hồ người dân phản hồi chuyện đó thì tỉnh đã quyết định sẽ cấp cho mỗi khẩu là 10 kí lô gạo trong vòng một tháng cho đến khi nào có kế hoạch tái định cư. Tuy nhiên người dân chưa đồng tình với quyết định đó bởi vì xét thấy với 10 ký gạo trong một tháng thì được ăn thôi chứ chưa thể sinh sống và những nhu cầu thường ngày.
Giữa dân và tỉnh do đó chưa đạt được thỏa đáng. Tỉnh hứa sẽ về bàn bạc lại và cho người dân ở đây biết sau. Người dân cho biết nếu nguyện vọng họ chưa đạt được thì họ không cho phép thi công khu vực cảng.
Mặc Lâm: Trước những phản ứng phải gọi là rất gay gắt chưa từng có như vậy thì quan điểm của chính quyền ra sao thưa ông?
Ô. Trần Ngọc Quý: Đối với những việc làm này luôn luôn họ nói rằng người dân làm là đúng chưa có phản hồi nào cho rằng dân chống đối gì hết. Nói chung họ công nhận họ không sáng suốt và không quan tâm và họ đã xin lỗi trước người dân.
Mặc Lâm: Xin cảm ơn ông.
Quý vị vừa theo dõi cuộc tranh chấp giữa người dân Đông Yên và chính quyền trong vụ nạo vét cảng Sơn Dương mà nghiêm trọng nhất là 5 công an đã bị người dân bắt giữ tại nhà văn hóa xã. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến câu chuyện để gửi đến những thông tin mới nhất xin quý vị nhớ đón nghe.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dong%20yens-people-hold-5-policemen-mlam-03272011151808.html
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)