Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Lạm phát Trung Quốc vượt mức mục tiêu

Tác giả: ĐÌNH NGÂN (THEO FINANCIAL TIMES)


Lạm phát trong tháng Một của Trung Quốc cao hơn mục tiêu của chính phủ, làm gia tăng áp lực lên các nhà hoạch định chính sách phải giảm quy mô gói kích thích tiền tệ khổng lồ từ mấy năm nay.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Một tăng 4,9%, so với mức 4,6% tháng 12, cao hơn mục tiêu 4% của Bắc Kinh và kết quả trên có thể một phần đã chịu ảnh hưởng từ việc điều chỉnh lại rổ hàng hóa tính CPI.

Vài tháng trở lại đây Trung Quốc đang dần thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách kiềm chế cho vay mới và điều chỉnh lãi suất theo hướng tăng ba lần kể từ tháng Mười.

Số liệu hôm thứ Ba (15/2) càng chứng tỏ những nỗ lực hạ nhiệt này vẫn chưa phát huy tác dụng và trong những tháng tới có thể sẽ tiếp tục diễn ra các biện pháp thắt chặt hơn nữa.

Cục Thống kê Trung Quốc đã điều chỉnh lại cơ cấu tính chỉ số giá tiêu dùng bắt đầu từ năm nay, theo đó yếu tố lương thực được giảm xuống và nhấn mạnh hơn chi phí bất động sản và dịch vụ. Cục này cho biết cách tính mới không làm thay đổi nhiều báo cáo tháng vừa rồi so cách tính cũ, dù một số nhà phân tích có thể không đồng tình.


Chuyên gia Ken Peng của Citigroup nói: "Điều chỉnh lại rổ hàng tính CPI rõ ràng là lý do khiến cho con số trên thấp hơn dự tính ban đầu. Vẫn còn nhiều điều đáng quan ngại và chính sách tiền tệ có lẽ cần thắt chặt hơn nữa".

Các nhà kinh tế cho rằng cách tính chỉ số giá mới và ảnh hưởng Tết của người Hoa có thể khiến so sánh với tháng trước chưa thật chính xác, nhưng cũng chỉ ra, việc chỉ số giá sản xuất - đơn vị đo lường chi phí các nguyên vật liệu đầu vào - tăng mạnh chính là bằng chứng cho thấy áp lực lạm phát còn duy trì.

Paul Cavey, chuyên gia kinh tế tại Macquarie, nhận định: "Kỳ vọng lạm phát vẫn khá cao tại Trung Quốc và áp lực lạm phát là hết sức thực tế. Tăng trưởng tín dụng tại Trung Quốc có thể sẽ chậm lại trong ba đến bốn tháng nữa".

Rổ hàng tính CPI của Trung Quốc được cập nhật năm năm một lần và sẽ đến hạn điều chỉnh năm nay, dù thành phần phần của rổ hàng không bao giờ được công bố đầy đủ.

Nhân tố gây lạm phát lớn nhất là giá lương thực, thành phần tăng tới 10,3%, và giá nhà đất, tăng 6,8%.

Các ngân hàng Trung Quốc cũng đã cho vay tới 200 tỷ NDT (182 tỷ USD) trong tháng Một, tờ THX đưa tin hôm 15/2. Con số trên giảm nhẹ so với tháng Một năm ngoái, nhưng phù hợp với dự đoán của các nhà phân tích.

Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, số liệu ngày 15/2 khó có khả năng làm thay đổi kỳ vọng tăng lãi suất.

Cavey nói: "Lãi suất có thể sẽ tăng thêm vài lần nữa, có thể ngay trong nửa đầu năm nay"

Gọng kìm “16 chữ vàng”?

Nguyễn Hữu Quý
Báo VietNamnet và các báo khác, ngày hôm nay (19/12/2010) đều đưa tin “Tàu cá Trung Quốc đụng tàu Hàn Quốc”; cũng với sự kiện này, nhưng báo điện tử của cộng đồng người Việt ở Châu Âu (Vietinfo.eu), còn so sánh: “Duy nhất chỉ có vùng Biển Đông thì ngược lại. Ngư dân Việt Nam tại vùng biển của Tổ quốc mình thì bị các tàu chiến của "nước lạ" bắt, đánh đập và đòi tiền chuộc. Trong khi đó, tàu cá của Trung Quốc vẫn thường xuyên ngang nhiên, thậm chí áp sát miền duyên hải Việt Nam đánh bắt cá một cách ngang ngược. Nếu chẳng may bị lực lượng chức năng Việt Nam phát hiện thì cùng lắm là lập biên bản và nhắc nhở trên tinh thần hữu hảo anh em”.
Trên một số báo mạng, cũng cho biết, trong 5 năm qua, Bộ đội biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện hơn 2000 lượt tàu đánh cá nước ngoài xâm phạm chủ quyền vùng biển VN.
Đấy là ta mới nói vùng biển thuộc vùng biển Đà Nẵng; thử hỏi dọc suốt từ Hoàng Sa đến Trường Sa vòng về Biển tây Nam bộ, thì chủ quyền nước nhà đang bị đe dọa nghiêm trọng đến mức nào.
Có điều lạ là, các báo nước nhà đều im hơi lặng tiếng trong những sự kiện như thế này.
Nghĩ đến dân tộc Hàn Quốc, tuy nhỏ mà hiên ngang, đáng để người Việt học tập, và hôm nay ta cảm thấy xấu hổ, nhục nhã so với tiền nhân của mình.
Xin có thơ rằng:
Ai đã tự mình chui cổ vào gông
Để muốn thoát ra, biết thì đã muộn
Người Tàu mưu thâm “lạt mềm buộc chặt”
Hối lộ, giữ quyền tội ác lấn sâu?!
Đến hôm nay, người Việt biết vì sao
Bô xít Tây nguyên như món nợ phải trả
Innov Green “trồng rừng” hối hả
Nắm hết công trình trọng điểm quốc gia…
Người Việt lén nhìn Hàn quốc hôm qua (18/12)
Tàu Trung Quốc bị đâm chìm vỡ mặt
Xâm phạm biển Hàn ắt thì là giặc
Ôi Đại Hàn, dân tộc nhỏ hiên ngang!
Còn Việt Nam mình, bạc nhược biết bao
Trung quốc nghênh ngang Biển Đông làm chủ
Báo đài Việt Nam câm lặng, mơ ngủ?!
Hay đã quên rồi, vùng biển quê hương?
Núp bóng chiêu bài Chủ nghĩa Mác – Lê
Anh lớn tham lam, lừa em bạc nhược
Bờ cõi, giang sơn nước nhà thu hẹp
Để lòng dân uất hận nỗi căm thù!
19.12.2010

Cảm xúc tháng Hai

Các mũi tiến của quân Trung Quốc xâm lấn biên giới Việt Nam năm 1979
Từ rất sớm, VN đã phát hiện và đề phòng dã tâm của TQ – luôn muốn VN suy yếu, bắt buộc lệ thuộc vào TQ, thần phục TQ, đi vào quỹ đạo của TQ. Họ đã lợi dụng cuộc chiến của VN với người Mỹ nhằm thu lợi cho họ. Những nhà lãnh đạo TQ quả là không “hổ thẹn” với tiền nhân của họ!
Có những ngày tháng Hai được nói đến rất nhiều, ca ngợi rất nhiều, cờ đỏ bay khắp nơi và cũng có những ngày tháng Hai rất đáng nhớ, cần phải nhớ thì lại đang chìm dần vào quên lãng. Bến Lú – sông Tương? “Sông Tương tư suốt đời anh sẽ nhớ. Bến Lú mà, em sẽ chóng quên thôi”?
Cảm xúc tháng Hai? Trên đất nước VN này, nói đến ngày nào, tháng nào, năm nào mà lại không cảm xúc? Chúng ta không nói đến tháng Tư hay tháng Tám, tháng Năm hay tháng Mười. Thời gian đang tiến dần đến ngày 17.2, đánh dấu 32 năm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Thời gian có thể làm cho lịch sử hiện lên rõ nét hơn, sống động hơn và thời gian cũng có thể làm phai nhòa lịch sử, song chắc chắn không một ai có thể xóa bỏ được lịch sử.
Trước mắt tôi là các tác phẩm bàn về quân sự của Võ Nguyên Giáp và Trường Chinh. Vào thời điểm nổ ra cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979, Võ Nguyên Giáp vẫn là Bộ trưởng Quốc phòng. Đáng tiếc là vai trò của ông trong cuộc chiến này chưa được nói đến nhiều. Còn Trường Chinh, bấy giờ là Chủ tịch Quốc hội, đến năm 1986, ông trở lại làm Tổng Bí thư, sau khi Lê Duẩn mất.
Khi cuộc chiến nổ ra, như chiến thuật ông cha ta thường dùng, VN trước tiên tìm cách ngăn cản bước tiến của quân TQ bằng các lực lượng tại chỗ như dân quân, du kích, cố gắng kìm chân các lực lượng TQ càng lâu càng tốt. Đồng thời, cấp tốc điều các sư đoàn chủ lực từ phía Tây Nam về. Liệu chiến tranh có “hạn chế về không gian và thời gian” như TQ rêu rao hay không? Thử hỏi, nếu 60 vạn quân TQ không bị tổn thất nặng nề, họ có tự nguyện dừng lại ở mấy tỉnh biên giới rồi rút lui?
Giờ đây, nguyên nhân của cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 giữa VN và TQ phần nào đã được làm rõ. Mới đây, phát biểu của tướng Lưu Á Châu càng cho chúng ta thấy tính toán sâu xa của TQ và Đặng Tiểu Bình. Gạt ra ngoài tính chất phi nghĩa của cuộc xâm lược, có thể nói tầm nhìn của họ Đặng đặc biệt xa rộng.
Ngay từ những năm tám mươi, phân tích nguyên nhân vì sao TQ đánh VN, Trường Chinh đã chỉ rõ, một số giới phương Tây cho rằng đây là “cuộc đánh nhau giữa các nước cộng sản”, nó chừng tỏ “những mâu thuẫn về lợi ích dân tộc đã vượt lên trên sự thống nhất về hệ tư tưởng trong các nước XHCN”. Không! Vấn đề là ở chỗ âm mưu và hành động của TQ chống VN từ trước đến nay, TQ đang thực hiện “chủ nghĩa Mao sau Mao” hay là “chủ nghĩa Mao không có Mao”. Mà biểu hiện nổi bật nhất của chủ nghĩa Mao là chủ nghĩa bành trướng và chủ nghĩa bá quyền đại Hán tộc.
Giữa lúc quân TQ đang ào ạt tấn công trên toàn tuyến biên giới, quân đội VN đang cố gắng ngăn cản bước tiến của quân TQ, Võ Nguyên Giáp đã khẳng định “Nhân dân VN nhất định thắng lợi, giặc TQ xâm lược nhất định thất bại”.
Võ Nguyên Giáp đã phân tích rất sâu sắc dã tâm và mưu đồ đen tối của nhà cầm quyền phản động TQ đối với VN. Chính sách của họ chính là sự kế tục ở một thời kỳ mới của chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc đã từng ngự trị trong lịch sử lâu đời của các triều đại phong kiến TQ. Nó là sự biểu hiện tập trung tất cả những gì độc ác nhất, nham hiểm nhất trong quốc sách thôn tính VN mà các Hoàng đế TQ đã từng theo đuổi mấy ngàn năm qua. Rõ ràng, phân tích đó đã chiếu một cái nhìn toàn diện vào chiều sâu lịch sử của VN và TQ, cho thấy sự am hiểu và đánh giá đúng đối phương, từ đó đề ra đường lối đúng. Võ Nguyên Giáp là một nhà quân sự nhưng trước hết, ông là một nhà chính trị có cái nhìn toàn cục, biện chứng.
Từ rất sớm, VN đã phát hiện và đề phòng dã tâm của TQ – luôn muốn VN suy yếu, bắt buộc lệ thuộc vào TQ, thần phục TQ, đi vào quỹ đạo của TQ. Họ đã lợi dụng cuộc chiến của VN với người Mỹ nhằm thu lợi cho họ. Những nhà lãnh đạo TQ quả là không “hổ thẹn” với tiền nhân của họ!
Có một chi tiết đặc biệt, Võ Nguyên Giáp nêu rõ: “Với sự thỏa thuận ngầm của Mỹ, họ đã thừa lúc ta dồn sức vào kháng chiến, ngang nhiên đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của nước ta”.
Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp đặc biệt phân tích về chiến lược hai gọng kìm và chiến lược đánh vòng của TQ. Mỗi khi các triều đại phong kiến phương Bắc muốn đánh nước ta, họ thường đánh chiếm Lâm Ấp, Chiêm Thành để tạo nên thế trận bao vây từ hai hướng. Thế kỷ XI, đời nhà Lý, nhà Tống cấu kết với vua Chămpa quấy phá biên giới phía Nam VN để chuẩn bị cho quân nhà Tống từ phía Bắc đánh xuống. Thế kỷ XIII, đời nhà Trần, để xâm lược nước ta lần thứ hai, nhà Nguyên dùng một lực lượng khá mạnh do Toa Đô chỉ huy, liên minh với quân Chămpa đánh vào miền Nam VN, phối hợp với đại quân do Thoát Hoan chỉ huy từ phía Bắc đánh xuống.
Song, tất cả mưu đồ đó của các triều đại phong kiến TQ đều thất bại và lần này lịch sử cũng sẽ lặp lại. Quả nhiên, điều đó đã xảy ra. Khẳng định TQ sẽ thất bại trong cuộc xâm lược VN của Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp đã được chứng minh là chính xác.
Bây giờ nhìn lại, ta càng thấy sự phân tích của hai ông ngày càng có tính tiên tri hơn. Hiện nay, VN có thể bị bao vây từ phía Bắc, phía Đông, phía Tây và phía Tây Nam. Đó là chưa kể hàng loạt kiểu “bom nổ chậm” khác. Trường Chinh đã chỉ ra vai trò của lưới gián điệp cài sẵn của TQ, vấn đề sử dụng người Hoa…
Là một nhà quân sự, dĩ nhiên Võ Nguyên Giáp bàn sâu về những biện pháp quân sự trong cuộc chiến với TQ – tất nhiên, không để lộ ý đồ chiến lược. Ông nhấn mạnh, bộ đội thường trực phải thật tinh. Lực lượng hậu bị phải thật mạnh, vừa chiến đấu vừa rèn luyện, làm chủ mọi thứ binh khí kỹ thuật hiện đại, nâng cao trình độ hiệp đồng tác chiến, tạo nên chất lượng chiến đấu thật cao, sức mạnh và hiệu lực chiến đấu thật lớn. Nhanh chóng phát hiện và nắm vững quy luật của chiến tranh, nhanh chóng phát hiện chỗ yếu cơ bản và chỗ mạnh tạm thời của địch. Kiên quyết và linh hoạt, giỏi đánh địch bằng mọi hình thức, tiến công dũng mãnh, phản công kiên quyết, phòng ngự kiên cường.
Có một điều khá lý thú, lập luận của Võ Nguyên Giáp về “làm chủ đất nước để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để giữ vững quyền làm chủ đất nước; làm chủ chiến trường trong từng trận chiến đấu…”, phải chăng là vì cái lý thuyết “làm chủ tập thể” của Lê Duẩn lúc bấy giờ đang được tung hô, đề cao? Hẳn vậy! Nghiên cứu các tác phẩm quân sự của Võ Nguyên Giáp trước đó, chúng ta có thể trả lời được câu hỏi này.
Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp đều nhấn mạnh phải làm cho đất nước ta mạnh lên trong mọi hoàn cảnh. Ta mạnh lên thì buộc địch phải cân nhắc trong các tính toán quân sự phiêu lưu của chúng, do đó, có điều kiện đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, giữ vững hòa bình lâu dài.
Đây lại là một bài học thời sự nóng hổi đối với chúng ta.
TQ từ trước đến nay vẫn nói rất nhiều đến cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 với VN. Họ luôn khẳng định họ là chính nghĩa. Họ ca ngợi các tướng lĩnh và quân đội TQ trong cuộc chiến. Còn VN thì sao?
Đây là lời của Trường Chinh, nhân kỷ niệm ba năm ngày xảy ra cuộc chiến:
“Thắng lợi của nhân dân VN đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng và bá quyền TQ cách đây ba năm mãi mãi được ghi vào lịch sử như một cái mốc quan trọng của phong trào đấu tranh của nhân dân VN và nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
Tháng Hai 8, 2011
Lê Mai.
Nguồn: http://lemaiblog.wordpress.com/2011/02/08/c%E1%BA%A3m-xuc-thang-hai/#comments

Nguồn: Vietinfo.eu

Bạn hiểu như thế nào về: “Quốc tịch: Việt Nam; Tôn giáo:… Không”?

Nguyễn Hữu Quý


tượng Kim Thân Phật Tổ tại Nha Trang
Hãy trở lại với minh triết Việt, đừng làm trái điêu Phật răn dạy để rồi chuốc lấy thảm hoạ!

Mọi người trong chúng ta, trong đời chí ít cũng phải hàng chục lần, có người có khi đến hàng trăm, còn đối với người “cả đời làm bản tự kiểm điểm” thì không biết thế nào mà kể số lần mà ta phải ghi, mỗi khi làm “Sơ yếu lý lịch”; bản khai giấy khai sinh cho con; đơn xin việc; đơn xin chuyển công tác; bản tự kiểm điểm cá nhân; hay bất kỳ bản khai nào về các thủ tục trong cuộc sống mà ta cần; như là kê khai các thủ tục hợp đồng mà mỗi cần vay tiền ngân hàng; làm thủ tục về quyền sử dụng nhà – đất; hoặc một chứng từ liên quan gì đó v.v…

Những lúc như vậy, ta thường khai:

Họ và tên khai sinh:
Tên thường gọi:
Ngày, tháng, năm, sinh:
Nơi sinh:
Quê quán:
Quốc tịch: Việt Nam Tôn giáo: Không

Ở đây, tôi muốn bàn đến: Phó từ phủ định “Không” nêu trên; mà có khi, chính nó đang là nguyên nhân và thủ phạm đã huỷ hoại cả một nền văn hoá dân tộc Việt Nam; mà hôm nay dân tộc ta đang chịu hậu quả (?!).

Thực tình, đã từ lâu tôi suy nghĩ về điều này, và hôm nay xin được viết ra để mọi người quan tâm ta cùng nhìn lại.

1. Nói về Tôn giáo:

Tôn giáo là một khái niệm rất rộng mà không phải ai, nếu không nghiên cứu, cũng hiểu một cách trọn vẹn được; Tôn giáo, thường được hiểu như là một tín ngưỡng; tức là nơi để ta đặt niềm tin đối với thần thánh; mang ý nghĩa tâm linh.

Trong suy nghĩ của một người bình thường, nói về tôn giáo, ta thường hiểu là theo ĐẠO nào; đồng nghĩa với đạo là THỜ AI (tức là thờ vị thần nào).

Ngày còn nhỏ, ở miền Bắc ta thấy có 2 đạo chủ yếu: đó là Phật giáo (thờ Phật) và Công giáo (thờ chúa Giê su).

Mãi sau này, khi lớn lên, tìm hiểu về lịch sử của đất nước trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, ta còn được biết; trong miền Nam còn có các đạo: Cao đài, Hoà Hảo, Tin Lành v.v…

Đối với những người theo đạo Phật; thì ngoài việc làm bàn thờ Phật trong gia đình; ta còn thờ hương hồn Tổ tiên, ông bà, cha mẹ (những người đã chết) và tổ chức làm giỗ để tưởng nhớ ngày Tổ tiên, ông bà khi về với thế giới bên kia; và đã hình thành một thứ tôn giáo: Tôn giáo thờ Tổ tiên; ông bà [riêng bên công giáo thì tôi không rành lắm nên không giám lạm bàn].



Tượng Trần Nhân Tông tại Tháp tổ Huệ Quang (Yên Tử)
hãy trở về với nhân văn phật pháp Trúc Lâm Yên Tử mới có cơ may tồn tại,
hỡi những người Việt Nam còn đầu óc!


Tôi được biết; ngày đất nước còn chiến tranh; việc một người được đứng trong hàng ngũ của Đảng là cao quý, thiêng liêng; bởi Đảng luôn luôn gắn liền với thống nhất đất nước, giải phóng dân tộc khỏi chủ nghĩa đế quốc, xây dựng nước nhà giầu mạnh...; thậm chí, có những người không phải là đảng viên nhưng khí tiết trong lao tù mà sử sách để lại, khiến cho nhiều thế hệ sau này không khỏi ngưỡng mộ, tự hào… vì họ mang trong mình tinh thần của một người cộng sản; cũng rất thiêng liêng và cao quý.

Tôi cũng được biết, đối với những người theo đạo Thiên chúa, việc vào Đảng là rất khó khăn; có lẽ, đạo Thiên chúa là do phương Tây đưa vào nước ta, nó gắn chặt với quá trình thực dân, xâm lược (?!) cho nên đôi khi bị hiểu sai chăng?

Và như vậy, những người là Đảng viên Đảng CSVN chủ yếu là những người theo đạo Phật; thờ Phật và thờ Tổ tiên, ông bà… mặc dù không ai nói ra, chưa có một văn bản nào công bố, nhưng đây là QUỐC ĐẠO của người Việt [giống như một số nước Đông nam Á khác như: Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Lào].

Vào “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”, ta có dòng ghi như sau: “Ngoài ra từ 80% đến 90% dân số Việt Nam mang thiên hướng Phật giáo”.

Như vậy; với hơn 80% dân số Việt Nam là mang theo tôn giáo thờ Tổ tiên; ông bà; vì vậy, (tạm) có thể nói: Tôn giáo của Việt Nam là Phật giáo.

2. Hiểu như thế nào khi ta ghi: Tôn giáo: Không…?

Theo văn phạm: “KHÔNG” ngoài ý nghĩa là một tính từ; “KHÔNG” còn là phó từ phủ định; vô hình dung, kể từ khi du nhập Chủ nghĩa cộng sản vô thần vào đất nước ta; và ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, qua các văn bản, thủ tục có tính pháp lý (Đơn từ, hợp đồng, bản khai sơ yếu lý lịch…) đã nêu trên; thì, Việt Nam đã trở thành một dân tộc vô thần (?!).

Phải chăng, hậu quả suy thoái về đạo đức trong xã hội Việt Nam hôm nay, nguyên nhân được bắt đầu từ đây? sự vô thần (?).

Rõ ràng là, bằng sự phủ định tôn giáo, mà cụ thể là Phật giáo; với tất cả tính nhân văn, huyền diệu của nó… chúng ta đã mấy mươi năm nay, vô hình dung chà đạp lên văn hoá dân tộc, để rồi hôm nay dân tộc Việt Nam đang phải chịu hậu quả (?!); liệu rằng đây có là một tội ác?

3. Sự bất cập: Tôn giáo: Không…?

Sự suy thoái, thậm chí là suy đồi về đạo đức, về văn hoá Việt hôm nay; buộc tất cả chúng ta phải nghĩ lại, và đặt lại vấn đề về khái niệm này.

Tôi không nghĩ rằng, Các Mác và Ăng ghen, những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản lại có chủ trương “vô thần” trong học thuyết của mình; bởi vì, các vị vốn sinh ra tại phương Tây, nơi có nền văn minh về triết học rất phát triển; những quy luật khách quan các vị ấy nắm vũng vì là những người tài cao, học rộng hiểu hơn ai hết…; vì vậy, các vị ấy không phải là những kẻ vô thần (?!);

Phải chăng, do chính Lênin và đặc biệt là Mao [Trạch Đông]; do sự cuồng tín, đam mê quyền lực… đã biến chủ nghĩa cộng sản thành vô thần, từ đó gieo tai hoạ cho nhân loại?



Trong phạm vi hẹp, tôi không đủ tầm nhìn và các số liệu ở châu Âu; nhưng những gì mà Mao đã gây nên cho dân tộc Trung Hoa; với gần 100 triệu người đã chết, sau “cuộc trường chinh vĩ đại”, và đặc biệt là sau các cuộc “Đại cách mạng…” rất cuồng tín của Mao…; đã đủ để chúng ta nhận ra rằng, chủ nghĩa cộng sản ra đời bởi Mác – Ăng ghen; cho dù chưa hoàn hảo đi chăng nữa, nhưng đã bị biến tướng là bởi Lênin-Mao (?!).

Đối với nước ta; Những hậu quả đã nhãn tiền ngay từ thời mới du nhập, với những chủ trương “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”; rồi đến sau này là “cách mạng cải cách ruộng đất”, “Nhân văn giai phẩm”… đều có sự hướng dẫn của “chuyên gia” Trung Quốc; đây quả thực, bên cạnh sự vĩ cuồng tại Trung Hoa, mưu đồ của Mao là hết sức thâm độc trong việc muốn Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc mà báo chí đã nêu [cùng với nó là hàng loạt các công trình văn hoá; đền chùa, miếu mạo; các phong tục truyền thống đã bị phê phán, đập bỏ… tương tự như thời Bắc thuộc và sau này là thời phong kiến, các vua chúa phương Bắc luôn luôn tiêu diệt, phá huỷ… nhằm mưu đồ đồng hoá nước ta].

Hôm nay ta thấy, phải có đến 99% đảng viên là theo đạo Phật (thờ Tổ tiên; ông bà); nhưng ta đã dối lòng, để chấp nhận ghi rằng: Tôn giáo: Không; Bản thân một học thuyết nó đã bị biến tướng bởi những tham vọng cuồng tín; mà tại sao ta lại đi theo? nó đã không nhân bản thì tại sao ta phải theo? Có ông uỷ viên TW nào không thờ Tổ tiên, ông bà không?

Vậy đâu là trí tuệ, đâu là lý trí của người Việt? mà người Việt lại lựa chọn sự vô đạo ấy?

Vì không phải là nhà nghiên cứu lý luận; nhưng qua sự suy đồi về đạo đức, mà hơn thế nữa là cả một nền văn hoá Việt đang bị huỷ hoại; mong rằng, những nhà nghiên cứu lý luận về Chủ nghĩa Mác – Lênin trong nước hãy cùng lên tiếng và ngồi lại, sự cần thiết phải bỏ hoặc thay cụm từ: Tôn giáo: Không, nói riêng; và có thể là cả Chủ nghĩa Mác – Lênin… nhằm sớm cứu dân tộc thoát mau khỏi thảm hoạ này.

Một xã hội văn minh là một xã hội biết tôn trọng ý kiến đa chiều; để từ đó, cộng đồng chắt lọc để mang lại cho mình cái phổ quát, rồi dựa vào đó để điều chỉnh chính sách…; Đồng thời, biết tôn trọng mọi tín ngưỡng của từng cá nhân trong cộng đồng. Trong tiến trình chọn lọc tự nhiên ấy [tất nhiên là ưu việt vì theo quy luật], đời sống xã hội sẽ tự chọn và thích ứng với tín ngưỡng mang tính nhân văn nhất; bởi chỉ có tín ngưỡng mang tính nhân văn mới có cơ may tồn tại, phát triển… đó cũng là quy luật chung của sự phát triển của loài người.

Không có lẽ người Việt Nam không hiểu được chân lý ấy?

Có thể việc tôi nói ra là chưa được chính xác, chỉ là một góc nhìn cá nhân; mong rằng các nhà nghiên cứu, chuyên môn cùng có ý kiến.

01.02.2011

------------------
Nguyễn Hữu Quý

Xin chào Blog RFA (ST - phong trào đòi ly khai tách khỏi Trung Quốc)

Xin chào Blog
Sat, 01/22/2011 - 17:53 — trandongduc
Trần Đông Đức - RFA

Đây là bài đầu tiên mình viết trang blog RFA. Thật ra cái gì mới lần đầu cũng có phần bỡ ngỡ và thật sự không biết phải nhập đề bài đầu tiên như thế nào.



Mình từng ước có một trang blog thật rộn ràng nhộn nhịp nhưng chưa bao giờ làm tới trọn vẹn mặc dù mình có rất nhiều chủ đề muốn viết. Mình thường viết tạp văn trên facebook nhưng ở đó số người đọc rất giới hạn chỉ trong vòng danh sách bạn bè (Friend List).
Trên Facebook thì viết lách bổ bả thế nào cũng được. Nhưng ở đây là hệ thống có tính chất bài vở và phải tuân theo một số tiêu chuẩn của đài cho nên mình phải cân nhắc nhiều hơn.
Xin tự giới thiệu một tí về cá nhân. Mình cũng từng viết báo nhưng chưa được đào tạo chuyên nghiệp cho lắm, chủ yếu là “học tắt viết lén” mà thôi. Ngoài công việc chính thức bào chế dược phẩm cho công ty Fraunhofer, mình thỉnh thoảng đi làm phóng sự và viết bài này nọ cho Đàn Chim Việt (hệ dot net), Việt Báo... Đài BBC gọi mình là “ký giả tự do” đấy. Có nghĩa là mình “tự do hóng hớt” có tin nào hay ở Hoa Kỳ thì báo cho nhà đài. Nếu thấy thích hợp thì nhà đài sẽ cậy mình viết.
Bài gần đây nhất là mình viết về vụ biểu tình chống chủ tịch Hồ Cẩm Đào sang Mỹ ở Washington DC.
Mình cũng thường hay tổng hợp và dịch tin từ Trung Quốc sang tiếng Việt và trả lời phỏng vấn cho các đài báo về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc từ thực phẩm độc hại đến tranh chấp Biển Đông. Đây là phạm vi riêng biệt ít đụng hàng với những nhà báo khác.
Hy vọng, với blog này mình có thể phiên dịch các mảng thông tin toàn cầu để bạn đọc Việt Nam có một góc nhìn thực tế về đất nước đang lên này.
Với bài đầu tay trên blog này, mình không biết giới thiệu làm sao.
À phải rồi! Cũng vẫn là đề tài Trung Quốc lúc Hồ Cẩm Đào sang thăm Hoa Kỳ vẫn còn đang nóng trên thị trường. Số là hôm đi là phóng sự về cuộc biểu tình, mình phát hiện ra một số điều thú vị mà ngay cả chính mình cũng còn ngạc nhiên.
Thật đấy, lần đầu tiên mình thấy người Trung Quốc thuộc dân tộc Mông Cổ đòi ly khai “tổ quốc”. Mình cứ tưởng những bạn nào đã nằm trong các hệ triều đại Hán Đường Tống Nguyên Minh Thanh sau này thì thành Tàu hết thảy. Nhưng không, dân tộc Mông Cổ vẫn có ước mơ muốn ly khai với Trung Quốc và đoàn kết thống nhất với nước Mông Cổ độc lập ở phía Bắc. Tuy hăng say và tự hào với bản sắc văn hóa nhưng những người Mông Cổ chống Trung Quốc cũng tỏ ra vẻ bi quan vì ước mơ của họ quá khó. Hiện nay, dân tộc Mông Cổ ở Trung Quốc đông gấp đôi số người Mông Cổ ở nước độc lập. Nhưng ở khu tự trị Nội Mông dân tộc Mông Cổ chỉ bằng 1/5 người Trung Quốc gốc Hán.
Thế rồi, người Mông Cổ chỉ còn nước yêu cầu chính quyền Trung Quốc nên đối xử với dân Mông Cổ thiểu số tốt hơn về mặt nhân quyền trên “khu tự trị” mà các bạn Mông Cổ cho rằng là đó chính ra đất thực dân tồi tệ nhất còn sót lại trên thế giới do Trung Quốc cai trị.
Hôm đó cũng là lần đầu tiên mình gặp và nói chuyện với người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ), một dân tộc Trung Á có thể trạng nhân chủng như người Âu Châu thuộc khu tự trị Tân Cương. Các bạn Duy Ngô Nhĩ tỏ vẻ quyết liệt hơn. Trong tâm lý dân tộc, các bạn Duy Ngô Nhĩ tỏ ra xem thường văn hóa, ngôn ngữ và nhân chủng của dân tộc Hán. Các bạn ấy thậm chí từ chối nói tiếng Trung Quốc và dương cao khẩu hiệu gọi Trung Quốc là nhà nước khủng bố. Tâm lý ly khai không muốn dây dưa gì với Trung Quốc mà bị Trung Quốc thống trị tàn nhẫn tạo nên cảm giác đau đớn vô bờ.
Trong lúc đó, các bạn Tây Tạng thì cũng tỏ ra rất quyết liệt đòi đuổi Trung Quốc ra khỏi Tây Tạng nhưng có khi lại ôn hòa về lý luận. Các bạn ấy đưa ra quan niệm dân tộc tự quyết. Muốn ly khai hay ở lại với Trung Quốc thì là ý nguyện của người Tây Tạng chứ không phải chính quyền cộng sản đơn phương quyết định.
Trong ba vùng tự trị chống lại Trung Quốc thì chỉ còn Tây Tạng là số người Hán chiếm thiểu số (trừ thủ đô Lhasa). Những người Tây Tạng lưu vong có chính sách giáo dục riêng và từ chối nói tiếng Trung Quốc, trừ phi người đối diện không biết nói thứ tiếng nào khác ngoài tiếng Trung Quốc phổ thông.
Các bạn Đài Loan cũng giương cao biểu ngữ “Một Trung Quốc, Một Đài Loan”. Có lẽ, dân Đài Loan được coi là sung sướng nhất. Các bạn ấy mặc sức reo hò theo các bạn Tây Tạng, Mông Cổ... Ai chửi Trung Quốc thế nào thì các bạn ấy nhiệt tình tán dương không cần phân biệt. Vấn đề độc lập Đài Loan chỉ còn là sự đấu tranh về danh nghĩa. Đài Loan ở vị trí đắc địa và đặc thù khiến Trung Quốc chỉ thòm thèm vì không được trực tiếp cai trị. Các bạn Đài Loan biết điều này cho nên họ biểu tình chống đối trong sự tự hào trào dâng và thách thức “làm gì được nhau” trước tham vọng bá quyền “buồn cười” của Trung Quốc.
Cộng đồng Việt Nam ta cũng có mặt trong cuộc biểu tình này để chống lại Trung Quốc về phần bành trướng trên mặt biển. Tuy nhiên, xét cho cùng về màu sắc âm thanh ánh sáng và các lý luận thì không bằng các khối Đài Loan, Mông Cổ, Tây Tạng, Pháp Luân Công và các lực lượng Trung Hoa dân chủ.

Các bạn ấy nhân cơ hội này để nêu cao ngọn cờ và ý nguyện con người rất quyết liệt. Các bạn Tây Tạng đã biểu tình suốt 3 ngày không nghỉ.
Mình chỉ định viết bài chào hàng giới thiệu với độc giả ngăn ngắn thôi, nhưng đâm ra lại viết dài. Chủ đề về Trung Quốc viết dài bao nhiêu cũng không đủ.
Hy vọng, vào những bài sau, có chủ đề đàng hoàng mình sẽ viết theo trình tự nhé!
Hẹn gặp lại...
Nguồn: RFA
------------------
Nguyễn Hữu Quý

Cuộc chiến 1979 và Hoàng Sa

Huy Đức
Nguồn: VietSudies.info
-
Ngày 7-2-1979, tại Tokyo, khi ngầm thông báo với báo chí một chiến dịch “trừng phạt” Việt Nam, Đặng Tiểu Bình giải thích: “Hiệp ước mà Việt Nam và Liên Xô ký kết có tính chất đồng minh quân sự. Việt Nam đã mở cuộc xâm nhập vũ trang vào Campuchia và đang khiêu khích ở biên giới Trung Quốc”. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự của cuộc chiến tranh mà Đặng Tiểu Bình thực hiện 10 ngày sau không đơn giản chỉ là những gì được nói ra trong lời tuyên bố ấy.
Hiệp ước mà ông Đặng đề cập là Hiệp ước hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên Xô, ký ngày 3-11-1978. Hiệp ước này được ký kết sau khi mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã rất trầm trọng: Trung Quốc yêu cầu Việt Nam đóng cửa 3 Tổng lãnh sự quán (6-6-1978) và cắt toàn bộ viện trợ (7-1978). Ngày 29-1-1979, khi hội đàm ở Mỹ, Đặng Tiểu Bình nhắc tới Campuchia, Afganistan với Tổng thống Jimmy Carter và cảnh báo “nguy cơ phản ứng dây chuyền”. J. Carter “đồng ý với Đặng cách nhìn nhận” ấy. Tuyên bố chung, hai ngày sau đó (1-3), nhấn mạnh, “Trung-Mỹ chống lại bất kỳ quốc gia hoặc tập đoàn quốc gia nào mưu kế bá quyền”. Đặng đã thành công khi sử dụng liên minh Việt-Xô để gieo rắc hoài nghi, khiến Mỹ làm ngơ cho Trung Quốc đánh Việt Nam, bên trong, Đặng không hề đánh giá cao “liên minh” ấy.
Trong hội nghị do Quân ủy Trung ương Trung Quốc triệu tập, bàn “chủ trương” đánh Việt Nam, không ít tướng lĩnh đã cảnh báo nguy cơ bị Liên Xô tấn công. Khi ấy, trên biên giới Trung- Xô, Liên Xô bố trí tới 50 sư đoàn chủ lực. Đặng Tiểu Bình nhận định: “Liên Xô không thể không xét tới nhiều nhân tố quốc tế nên khả năng [vì Việt Nam mà] can thiệp vào Trung Quốc là rất ít”. Trên thực tế, một tuần sau khi Trung Quốc đánh Việt Nam, không thấy Liên Xô “ra tay”, Trung Quốc đã đánh tiếp sang thị xã Lạng Sơn, và chỉ rút khi trên hướng này Quân đoàn II xuất hiện.
Tại thời điểm Đặng tuyên bố với báo chí, 7-2-1979, quân đội Việt Nam có mặt ở Phnom Penh vừa tròn một tháng, nên “yếu tố Campuchia” có vẻ như rất dễ thuyết phục. Nhưng, theo cuốn sách 10 năm Chiến tranh Trung Việt của NXB Đại học Tứ Xuyên, công bố năm 1993, ngay trong Hội nghị Quân ủy Trung ương, từ 7 đến ngày 9 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc đã quyết định đánh Việt Nam. Trong ngày 9-12-1978, Quyết định này đã được “tuyệt mật” chuyển tới tay Tướng Hứa Thế Hữu (Tướng Hữu cùng với Dương Đắc Chí là hai tướng chỉ huy cuộc chiến tranh 17-2). Trong khi mãi tới ngày 25-12-1978, quân đội Việt Nam mới bắt đầu mở chiến dịch đánh sang Phnom Penh.
Khi Khmer Đỏ chưa nắm được chính quyền, đang “ăn nhờ, ở đậu” gần Trung ương Cục (Việt Nam), Pol Pot, Yeng Sary đã “đi lại” với Bắc Kinh. Năm 1970, Lon Nol lật đổ Sihanouk, Pol Pot đã rất cay cú khi Sihanouk được đưa về Hà Nội. Pol Pot nhận ra, họ không phải là lực lượng duy nhất mà Việt Nam ủng hộ ở đất nước nhỏ bé này. Cho dù sau đó “lá bài” Sihanouk cũng được “nuôi” ở Bắc Kinh như một ông hoàng, người Trung Quốc đã khéo léo nhen nhúm hiềm khích Việt Nam cho Pol Pot. Chính vì thế mà ngay trong năm 1975, Khmer Đỏ đã phản bội Việt Nam, bắn giết ở Phú Quốc, ở Thổ Chu và từ năm 1977 đánh sang An Giang, Tây Ninh, có khi vào sâu hơn 10 km. Tuy nhiên, cho dù có bị “mất mặt” khi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn bị Việt Nam đánh đổ ở Phnom Penh, liệu, Trung Quốc có phải là một “đàn anh” trung thành với lân bang đến mức hy sinh mình như vậy?
Người Hoa và vấn đề “nạn kiều” cũng đóng một vai trò nhất định. Thật khó lý giải vì sao cuộc “cải tạo tư sản công thương nghiệp”, đụng tới hàng trăm nghìn người Hoa, lại được Việt Nam tiến hành năm 1978, khi mà mối quan hệ với Trung Quốc đang hết sức căng, nếu như không đề cập đến câu chuyện sau đây, câu chuyện mà sách vở chưa bao giờ nói đến. Bí thư Thành ủy TP HCM vào thời điểm 1975, ông Võ Văn Kiệt, kể: “Sau ngày 30-4, ở khu vực Chợ Lớn có một chi bộ có vũ trang thuộc bộ phận hải ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chi bộ này xuất hiện bí mật từ trước 30-4 và khi đó họ đòi được công khai hoạt động”. Để một lực lượng Trung Quốc có vũ trang ở Chợ Lớn thì cũng không khác chi “đặt mồi lửa dưới đống củi”, Việt Nam buộc phải “giải giáp” họ. Bắc Kinh rất khó chịu về vụ “giải giáp” này. Nhưng, cho dù có bao nhiêu người Hoa đã phải ra đi trong năm 1978 thì “nạn kiều” vẫn là một “lá bài” mà Trung Quốc cũng chủ động “chơi” chứ không hẳn là nguyên nhân khiến cho Đặng Tiểu Bình đưa quân sang Việt Nam xâm lược.
Tác giả của 10 năm Chiến tranh Trung Việt còn chỉ ra một vấn đề rất có thể cũng là nguyên nhân: Năm 1978, Đặng Tiểu Bình vừa khôi phục lại quyền lãnh đạo quân đội, “Ông có ý thức nhạy bén… thông qua cuộc chiến tranh, vừa thăm dò được sự trung thành [của quân đội], vừa làm cho các nhà lãnh đạo [Trung Quốc] khác nhận rõ những mặt phải cải cách quân đội”. Đại tá Hà Tám, chỉ huy Trung đoàn 12 anh hùng đánh Trung Quốc tháng 2-1979, cho biết: “Mặc dù pháo theo cùng của Trung Quốc bắn khá chính xác, nhưng, bộ binh thì chủ yếu dùng ‘biển người’; chỉ huy của Trung Quốc lúc ấy ra trận mà vẫn có người che ô, quân thì chờ kèn kêu mới xông trận”. Sau ngày 17-2, Trung Quốc đã gấp rút cải cách quân đội, và họ đã “thử nghiệm” lại trên Biên giới Việt Nam vào ngày 28-4-1984 bằng một chiến dịch với phương thức chiến tranh hoàn toàn mới.
Đặng Tiểu Bình nói: “Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán”. Cuộc chiến tranh được huy động khi mà Trung Quốc đang vô cùng lạc hậu sau các cuộc cách mạng “da thịt tàn nhau” không chỉ nhắm đến một mục tiêu. Bằng cách kể lể kiểu chương hồi, cuốn sách mà Trung Quốc cho công bố, 10 năm Chiến tranh Trung Việt, đã để lộ một ý đồ thâm sâu của Đặng, đó là vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Ngay sau khi kết thúc chiến tranh ở miền Nam, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã bày tỏ thái độ khá kiên định về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa, quần đảo mà từ lâu Trung Quốc đã rắp tâm thôn tính.
Tháng 6-1975, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa. Ngày 24-9-1975, khi gặp Đặng Tiểu Bình ở Bắc Kinh, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã “yêu cầu Phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình đàm phán về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa”. Tháng 4-1977, trên đường đi Liên Xô ghé qua Bắc Kinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã gửi đến Trung Quốc thông điệp của Việt Nam về hai quần đảo ấy. Tuy nhiên, trước sau Trung Quốc đều một mực “yêu cầu Việt Nam trở lại lập trường trước năm 1974”. “Lập trường trước năm 1974”, theo cuốn sách 10 năm Chiến tranh Trung Việt là “Tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958”. Cuốn sách nói là Đặng Tiểu Bình đã rất “khó chịu” với Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, Đặng nói: “Vấn đề này không cần thiết phải đàm phán… [đó] là lãnh thổ Trung Quốc”.
Có lẽ, năm 1979, Đặng Tiểu Bình nghĩ là có thể đè bẹp ý chí của người Việt Nam trong vấn đề đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa nên đã phát động chiến tranh. Và, các yếu tố như Liên Xô, Campuchia được Đặng vận dụng tối đa để cô lập Việt Nam trên trường quốc tế. Điều cay đắng là, lẽ ra Đặng đã không thể cô lập Việt Nam để gây đổ máu của dân ta như thế nếu như sau 1975, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khối ASEAN ngay và đặc biệt, bình thường ngoại giao với Mỹ. Năm 1977, khi Mỹ chìa tay ra cho Việt Nam, theo Tổng thống Jimmy Carter, “vấn đề bồi thường chiến tranh đã gây khó khăn”. Rồi, trong khi Việt Nam đang loay hoay thì Đặng Tiểu Bình đã khai thác yếu tố này ngay, để thiết lập được quan hệ ngoại giao với Mỹ và đặt Việt Nam vào tình huống bị bao vây, cấm vận. Tất nhiên, “ý thức hệ” đóng một vài trò quan trọng trong quyết định “nhất biên đảo” với Liên Xô; năm ấy, báo Nhân dân vẫn chỉ trích Đặng về chủ thuyết “mèo trắng, mèo đen” và ngày nay, chúng ta vẫn cần phải quan tâm tới bài học ấy.
Tôi công bố bài viết này không chỉ vì sắp đến ngày 17-2 mà còn vì, muốn lưu ý, “người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán”, không nên đặt cuộc chiến tranh 17-2 ra ngoài âm mưu Biển Đông. Bản Giốc, Tục Lãm… giờ đã xong; nhưng, Hoàng Sa, Trường Sa thì vẫn đó.
Tác giả Huy Đức. Nguồn: VietSudies.info

------------------
Nguyễn Hữu Quý

Lời kêu gọi của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trước cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979

Dưới đây là bài viết của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới Trung-Việt bắt đầu từ ngày 17/2/1979 với ý đồ “dạy cho Việt Nam một bài học” của Đặng Tiểu Bình mà phía Trung Quốc gọi là “Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam” (对越自卫还击战 Đối Việt tự vệ hoàn kích chiến). Cuộc chiến nầy kéo dài trong một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía và kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trong không khí sục sôi căm thù, cả nước ra trận, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã chấp bút bài kêu gọi toàn dân và toàn quân đứng lên đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc.
Sau hơn 30 năm kể từ ngày ấy, quan hệ Việt-Trung cũng đã sang trang. Ngày nay quan hệ hai nước Việt-Trung bước vào thời kỳ mới với “16 chữ vàng” và tinh thần “4 tốt”. Mong rằng sẽ không có một cuộc tranh chấp bằng vũ lực nào tái diễn, nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trên đất liền cũng như trên biển đảo của Việt Nam sẽ được Trung Quốc tôn trọng và những gì còn khác nhau trên biển Đông sẽ được thương thảo trên tinh thần mà lãnh đạo hai nước đã xác nhận.
Vì vậy tư liệu nầy chỉ dùng để tham khảo trong việc tìm hiểu về một giai đoạn gay go nhất sau khi đất nước thống nhất. Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn gần xa.
Hồng Lê Thọ
Tạp Chí Cộng Sản

số 3/1979

NHÂN DÂN VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI,
GIẶC TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC NHẤT ĐỊNH THẤT BẠI
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Cuộc kháng chiến cứu nước thần thánh chống giặc Trung Quốc xâm lược, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang diễn ra quyết liệt ở các tỉnh biên giới phía bắc của nước ta.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn chống nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ những ngày đầu, quân và dân ta ở các tỉnh biên giới, từ Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, đến Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, chiến đấu cực kỳ anh dũng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc, gây cho quân giặc những tổn thất nặng nề.
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta từ Bắc chí Nam, ức triệu người như một, nhất tề đứng lên, chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Cả nước ta đang hướng về tiền tuyến phía bắc, sôi sục căm thù, tăng cường sẵn sàng chiến đấu, ra sức lao động quên mình, quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Trung Quốc xâm lược.
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công bố lệnh tổng động viên trong cả nước, để bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa: chủ trương quân sự hóa toàn dân, vũ trang toàn dân đang được khẩn trương thực hiện để đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc.
I
Cuộc chiến tranh xâm lược do bọn cầm quyền phản động Trung Quốc gây ra đã ngang nhiên xâm phạm độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt-nam, chà đạp lên mọi tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế và những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước độc lập có chủ quyền.
Tập đoàn phản động Băc Kinh đã phát hành một cuộc chiến tranh xâm lược không tuyên bố, mở những cuộc tiến công quy mô lớn vào các tỉnh biên giới ở phía Bắc nước ta. Trong lúc đó, chúng rêu rao là đang tiến hành cái gọi là “một cuộc phản công tự vệ”
Chúng đã tuôn ra trên chiến trường một lực lượng quân sự trên nửa triệu quân gồm nhiều quân đoàn và sư đoàn với nhiều đơn vị xe tăng, pháo binh và không quân, ồ ạt đánh sang nước ta trên toàn tuyến biên giới. Chúng đã bị tiêu diệt hàng vạn sinh lực, hàng trăm xe tăng và nhiều phương tiện chiến tranh khác; mặc dù đã bị tổn thất nặng nề, chúng vẫn hung hăng tiếp tục chiến tranh. Trong lúc đó, chúng lại rêu rao là đang tiến hành cái gọi là “những hành động quân sự có tính chất hạn chế về không gian và thời gian” với những lực lượng được gọi là bộ đội biên phòng.
Chúng đốt phá làng bản, cướp bóc của cải, giết người già, trẻ em, hãm hiếp phụ nữ, gây ra những tội ác trời không dung, đất không tha. Chúng đến đâu cũng bị đồng bào, chiến sĩ ta đánh trả mãnh liệt. Thế mà, chúng lại rêu rao về cái gọi là thái độ “hữu nghị” với nhân dân địa phương.
Tại sao bọn giặc Trung Quốc xâm lược lại phải bưng bít giấu giếm, hành động xâm lược bỉ ổi của chúng như vậy ?
Đó là về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam do chúng gây ra là một trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn bạo nhất trong lịch sử. Cuộc chiến tranh ấy là cuộc chiến tranh bẩn thỉu và hèn hạ chống lại nhân dân một nước xã hội chủ nghĩa, một nước từ lâu đã từng là người bạn chiến đấu của nhân dân cách mạng Trung Quốc. Cuộc chiến tranh ấy đã xâm phạm độc lập và chủ quyền của một nước đã được thế giới coi là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, một nước đã từng hy sinh tất cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc mình, vì sự nghiệp cách mạng và hòa bình của nhân dân các dân tộc trên thế giới, trong đó có nhân dân Trung Quốc.
Đó là vì, cuộc chiến tranh xâm lược nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là biểu hiện tập trung bản chất phản bội, độc ác và nham hiểm của bọn cầm quyền phản động Trung Quốc. Cuộc chiến tranh ấy chính là sản phẩm của sự câu kết giữa tập đoàn phản bội Trung Quốc với các giới chống cộng khét tiếng ở Mỹ và các giới quân phiệt phản động ở Nhật.
Trong lịch sử phong trào cộng sản Quốc tế, cũng đã từng có bọn phản động đội lốt xã hội chủ nghĩa Mác để chống lại chủ nghĩa Mác, làm tay sai cho chủ nghĩa đế quốc để phá hoại phong trào cách mạng. Đặc điểm nổi bật của các thế lực phản bội Bắc Kinh là chúng đang lũng đoạn quyền bính trong một nước đất rộng người đông, có sẵn trong tay một tiềm lực kinh tế và quân sự đáng kể. Chúng luôn luôn nói đến chủ nghĩa Mác – Lênin để chống chủ nghĩa Mác – Lênin, đội lốt cách mạng để chống phá cách mạng. Chẳng thế mà chúng không ngới hò hét chiến tranh, tự hào là NATO của phương đông, là “người bạn nghèo” của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chủ nghĩa tư bản phương Tây. Chúng điên cuồng chống liên xô và các nước xã hội chủ ngĩa khác, chống phong trào giải phóng dân tộc, phá hoại hòa bình thế giới với hành động phiêu lưu quân sự xâm lược Việt Nam, chúng đã nghiễm nhiên trở thành một thứ sen đầm quốc tế mới, một tên lính xung kích của chủ nghĩa đế quốc quốc tế.
Chính vì vậy, mà bọn cầm quyền phản động Trung Quốc là bọn phản bội lớn nhất của thời đại. Chúng là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của nhân dân ta, đồng thời là kẻ thù nguy hiểm của cả toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa, của phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình ở châu Á và trên thế giới.
Đối với nước Việt Nam ta, thì chính sách xâm lược tàn bạo của chúng chính là sự kế tục ở một thời kỳ mới của chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc đã từng ngự trị trong lịch sử lâu đời của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Chính sách ấy là sự biểu hiện tập trung của tất cả những gì là phản động nhất, độc ác và nham hiểm nhất trong quốc sách thôn tính nước ta mà bọn hoàng đế Trung Quốc đã từng theo đuổi qua mấy ngàn năm. Trước chí khí quật cường của dân tộc ta, quốc sách ấy đã bị đập nát tan tành.
Cũng cần nói rằng, chúng ta đã sớm phát hiện dã tâm của các thế lực bành trướng ngày nay, từ lúc chúng chưa có điều kiện xuất đầu lộ diện một cách trắng trợn, ngay trong những năm tháng nhân dân ta còn đang kề vai sát cánh với nhân dân cách mạng Trung Quốc, cùng nhau chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc quốc tế. Dã tâm của bọn chúng là luôn luôn tìm mọi cách làm cho nước ta suy yếu, buộc nhân dân ta phải thần phục chúng. Đi vào quỹ đạo của chúng.
Ngay lúc đế quốc Mỹ mới phát động chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc nước ta, nhân dân Trung Quốc đang ủng hộ và giúp đỡ nhân dân ta chiến đấu, thì giới cầm quyền Trung Quốc đã từng nói cho Mỹ biết: hễ Mỹ không đụng đến Trung Quốc, Trung Quốc không đụng đến Mỹ. Nói một cách khác, Mỹ có thể yên tâm đánh phá Việt Nam.
Đến lúc nhân dân ta giành được thắng lợi vang dội, quân đội viễn chinh Mỹ đang lâm vào thế bị suy sụp thì giới cầm quyền Bắc Kinh đã vội vã đón tiếp Ních-xơn, lợi dụng thắng lợi của ta để gây dựng nên cái gọi là “kỷ nguyên mới” trong quan hệ Trung Mỹ, một điều mà họ đã từng ước mơ từ lâu.
Tiếp đó, với sự thỏa thuận ngầm của Mỹ, họ đã thừa lúc ta còn phải dồn sức vào kháng chiến, ngang nhiên đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của nước ta.
Mùa xuân năm 1975, nhân dân ta phát động cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì trong giới cầm quyền Băc Kinh lại có những kẻ trách cứ chúng ta không làm theo lời khuyên của họ: nên để công việc thống nhất nước nhà lại cho thế hệ con cháu mai sau.
Họ đã coi thắng lợi vĩ đại của cả nhân dân ta là thất bại thảm hại của đế quốc Mỹ, đồng thời là thất bại nghiêm trọng của chính bản thân họ.
Với thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời; ước mơ lâu đời của nhân dân ta đã biến thành hiện thực. Anh em bè bạn khắp năm châu đều đón mừng sự kiện vĩ đại ấy, coi đó là biểu tượng sức mạnh vô địch của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thế nhưng, đối với bọn bành trướng Trung Quốc thì lại khác. Chúng cho rằng, một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu mạnh, có đường lối cách mạng Mác – Lênin chân chính, độc lập và tự chủ là một trở ngại to lớn đối với cuồng vọng của chúng, là một nguy cơ không cho phép chúng dễ dàng bành trướng xuống các nước Đông Nam Châu Á.
Chính vì vậy, mà ngay từ những ngày đầu nhân dân ta giành được toàn thắng, các thế lực bành trướng Bắc Kinh ngày càng công khai theo đuổi một chính sách thù địch có hệ thống đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chúng không ghê tay sử dụng một bọn đồ tể man rợ là bọn Pôn Pốt – Iêng-xa-ry để tàn sát cho hết những người dân yêu nước Cam-pu-chia. Biến nước này thành nước chư hầu và căn cứ quân sự của chúng, gây ra cuộc chiến tranh biên giới ngày càng đẫm máu ở Tây nam nước ta. Trong lúc đó, chúng xúc tiến mọi mưu đồ nham hiểm, dựng nên cái gọi là “Nạn kiều” mượn cớ cắt hết viện trợ gầy ra tình hình căng thẳng ở biên giới phía bắc, chuẩn bị thế trận thôn tính nước ta từ hai hướng, buộc nước ta phải khuất phục chúng.
Nhân dân ta hết sức bình tĩnh, vững vàng, quyết không rời bỏ con đường cách mạng chân chính của mình. Tiếp tục theo sự vùng lên đấu tranh thắng lợi của nhân dân Cam-pu-chia anh em, trận đồ bát quái của chúng đã bị phá vỡ. Tập đoàn phản bội Trung Quốc bèn điên cuồng phát động chiến tranh xâm lược nước ta hòng thực hiện mưu đồ đen tối của chúng.
Cuộc xâm lược quy mô lớn vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã làm cho tập đoàn phản động Trung Quốc lộ rõ nguyên hình. Chúng là bọn phản bội lớn nhất của thời đại, phản cách mạng, phản chủ nghĩa Mác – Lê nin. Chúng là một “bầy quạ đội lốt công”, đã vứt bỏ cái mặt nạ giả danh cách mạng. Cuộc chiến tranh xâm lược nước ta thực chất là một bộ phận của chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của chúng, của chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đồng thời là một bộ phận của chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc quốc tế.
Chúng là những tên tội phạm chiến tranh độc ác hơn cả Hitler, gây ra những tội ác tày trời trên đất nước ta, coi thường xương máu của bản thân nhân dân nước chúng. Chúng đantg ra sức kế tục và hoàn thiện hơn nữa cái thứ đạo đức kinh tởm mà một nhà văn vô sản vĩ đại Trung Quốc dã từng mệnh danh là “đạo đức ăn thịt người” của các triều đại phong kiến (1). Chúng đã làm ô nhục truyền thống và thanh danh của nhân dân cách mạng Trung Quốc và của những người cộng sản Trung Quốc chân chính. Chúng muốn biến nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thành quả cách mạng của nhân dân Trung Quốc thành dinh lũy của một tập đoàn phát xít hiếu chiến, biến quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thành một công cụ bành trướng xâm lược.
Các thế lực phong kiến phương Bắc cũng như các nước đế quốc đã mang quân xâm lược nước ta đều đã phạm sai lầm chiến lược, do đó mặc dù hung hăng, tàn bạo đến đâu, cuối cùng đều đi đến thất bại nhục nhã.
Tập đoàn phản động Bắc Kinh hãy coi chừng. Chúng hẵn chưa lường hết những thất bại thảm hại trước mắt và cả lâu dài đang chờ đợi chúng.
Tổ quốc Việt Nam anh hùng từng là mồ chôn của tất cả mọi kẻ thù xâm lược. Bọn bành trướng ngày nay nhất định không thể nào thoát khỏi quy luật của lịch sử. Chúng sẽ cùng chung một số phận, chuốc lấy thất bại hoàn toàn.
II
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc độc lập, có hơn bốn nghìn năm văn hiến, một quốc gia có chủ quyền từ thuở xa xưa. Với một sức sống và chiến đấu mãnh liệt, nhân dân ta đã sớm cùng nhau chung lưng đấu cật, đem hết sức lực và trí tuệ để dựng nước và giữ nước, rèn luyện nên một khí phách kiên cường, một truyền thống bất khuất chống mọi kẻ thù xâm lược.
Qua các thế hệ, chúng ta đã biết bao phen đứng lên chiến đấu và chiến thắng bọn phong kiến xâm lược phương Bắc, giữ gìn độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. Hết diệt Tần, chống Hán, phạt Đường, lại đánh Tống, thắng Nguyên, bình Ngô, phá Thanh. Dân tộc ta có thể tự hào rằng, vào thế kỉ XIII, nước đại Việt đã đánh thắng giặc Nguyên là kẻ xâm lăng hung bạo nhất bấy giờ, không những bảo vệ được nền độc lập của mình mà còn góp phần quan trọng ngăn chận giặc Nguyên tràn xuống Đông – Nam châu Á.
Bước vào thời kì lịch sử hiện đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc chiến tranh chống ngoại xâm oanh liệt nhất trong lịch sử của dân tộc. Nhân dân ta có thể tự hào rằng, trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước dân tộc ta đã lần lượt đánh đổ chủ nghĩa phát xít Nhật, dánh thắng chủ nghĩa đế quốc Pháp, đánh thắng chủ nghĩa đế quốc Mỹ là tên đế quốc đầu sỏ có tiềm lực kinh tế và quân sự hết sức to lớn.
Ngày nay, đi theo vết xe cũ của bọn phong kiến Trung Quốc và bọn đế quốc thực dân, tập đoàn phản động Bắc Kinh lại ngang nhiên phát động chiến tranh quy mô lớn nhằm thôn tính nước ta, nô dịch nhân dân ta. Chúng ta đang đứng trước một sứ mệnh lịch sử mới, một nhiệm vụ trọng đại không những có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của dân tộc ta, mà còn có ý nghĩa thời dại sâu sắc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn dân ta cả nước một lòng đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh cứu nước nhằm bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta còn mang tính chất một cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm đánh bại kẻ thù nguy hiểm của hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Trong cuộc đụng đầu lịch sử mới giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa văn minh với bạo tàn, giữa cách mạng với phản cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam ta nhất định thắng lợi, giặc Trung Quốc xâm lược nhất định sẽ thất bại.
Chúng ta nhất định thắng, bởi vì chúng ta chiến đấu cho hòa bình, cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chúng ta có đường lối Mác – Lê nin đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta. Chúng ta có sức mạnh của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, của nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta nhất định thắng, bởi vì chúng ta có sức mạnh tổng hợp vô địch của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc và của nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, có lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng, có khoa học giữ nước ưu việt và nghệ thuật quân sự sáng tạo.
Chúng ta nhất định thắng, bởi vì chúng ta có sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ quốc tế to lớn và có hiệu lực của Liên xô, của các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, của nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới, kể cả nhân dân cách mạng Trung Quốc. Chúng ta có sức mạnh to lớn của dân tộc kết hợp với sức mạnh của ba dòng thác sức mạnh của thời đại.
Không kể tập đoàn phản động Bắc Kinh gây ra chiến tranh xâm lược với quy mô nào, sử dụng lực lượng và phương tiện vũ khí như thế nào, không kể mưu mô và thủ đoạn của chúng tàn bạo và nham hiểm như thế nào, nhân dân ta quyết dứng lên giết giặc cứu nước, quyết đưa cuộc kháng chiến thần thánh chống giặc Trung Quốc xâm lược đến thắng lợi hoàn toàn, làm tròn nghĩa vụ dân tộc vẻ vang và nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình trong giai đoạn mới của cách mạng.
Phải chăng giặc Trung Quốc xâm lược cho rằng, nước chúng lớn, dân chúng đông, quân chúng nhiều thi nhân dân Việt Nam phải sợ chúng, phải khuất phục chúng ?
Tập đoàn phản động Bắc Kinh phải biết rằng: Dân tộc Việt Nam không hề biết sợ. Ngay từ thuở xa xưa, khi số dân nước ta mới trên dưới một triệu người, dân tộc ta đã từng đứng lên chiến đấu thắng lợi, lật đổ ách thống trị của bọn phong kiến phương Bắc. Với số quân ít hơn địch, chúng ta đã từng chiến thắng oanh liệt những đội quân đông hơn mình gấp nhiều lần, từ những đội quân xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc cho đến những đội quân xâm lược của các nước đế quốc.
Bọn xâm lược Trung Quốc phải biết rằng: đất nước chúng rộng, người chúng nhiều, nhưng sức chúng nào có mạnh; quân chúng đông mà lại yếu. Đó là vì sức mạnh kháng chiến của cả một dân tộc, cả nước đứng lên chiến đấu, dũng cảm và thông minh, quyết đánh và biết đánh, bao giờ cũng là một sức mạnh vô địch. Đó là vì cuộc chiến chúng gây ra là phi nghĩa, lòng dân ly tán, nội bộ lục đục, làm sao có đủ sức để cướp nước ta. Đó là vì nước Việt Nam ta có chủ; non sông Việt Nam là của người Việt Nam; bất cứ kẻ thù nào đến xâm phạm, nhất định nhân dân Việt Nam ta dánh bại.
Phải chăng tập đoàn phản động Bắc Kinh cho rằng, với đường biên giới chung dài trên một nghìn ki lô mét – một đường biên giới mà nhân dân hai nước bao giờ cũng mong muốn xây dựng thành đừơng biên giới hữu nghị – chúng có thể lợi dụng địa thế nước ta ở gần nước chúng mà mang quân ồ ạt đánh chiếm nước ta, buộc chúng ta phải khuất phục chúng chăng ?
Bọn chúng hẵn còn nhớ: 600 năm trước đây, giặc Nguyên đã từng cho rằng, nước Nam ở gần như trong lòng bàn tay, còn Gia-va thì xa hơn như ở đầu ngón tay, vì vậy cần phải xâm lược nước Nam trước để mở đường tràn xuống các nước khác sau. Và chúng đã ba lần phát động chiến tranh xâm lược nước Nam, đã ba lần bị đánh bại hoàn toàn. Xưa nay, nước ta vẫn ở gần Trung Quốc, những điều kiện địa lý ấy nào có cứu vãn được cho các đạo quân xâm lược đông đảo từ đời Tần, đời Tống, cho đến đời Nguyên, Minh, Thanh tránh khỏi số phận bị nhân dân ta đánh bại. Chúng ta càng thấy rõ, nhân tố quyết định thắng bại trong chiến tranh đâu phải là đường đất xa gần; bọn xâm lược bao giờ cũng là kẻ thù địch, xa lạ đối với nhân dân ta, đất nước ta. Vì vậy, chúng làm thế nào lường được hết sức mạnh to lớn của dân tộc ta trong thời đại mới khi vùng lên chiến đấu vì đại nghĩa. Chúng làm thế nào hiểu được núi sông, cây cỏ, bầu trời và vùng biển của Việt Nam, làm thế nào hiểu được cái thế thiên hiểm của địa hình Việt Nam, “bất cứ nơi nào trên đất nước ta cũng là những Chi Lăng, Đống Đa, sông biển ta đều là những Bạch Đằng, Hàm Tử”.
Phải chăng tập đoàn phản động Bắc Kinh đang muốn diễn lại thế trận xâm lược Việt Nam của các thế lực bành trướng phương Bắc dưới thời phong kiến ?
Chúng ta đều biết rằng mỗi khi muốn đánh nước ta thì bọn phong kiến phương Bắc thường đánh chiếm Lâm ấp, Chiêm Thành để tạo nên thế trận bao vây từ hai hướng. Ngày nay, để chuẩn bị xâm lược Việt Nam, tập đoàn phản động Bắc Kinh lại ra sức biến Cam-pu-chia thành căn cứ quân sự vững chắc của chúng, và để phối hợp với quân của chúng từ phía Bắc đánh xuống, vừa để chuẩn bị cho cuộc chinh phục Đông Nam châu Á sau này. Thế nhưng, nhân dân Cam-pu-chia đã vùng lên làm chủ vận mệnh của mình, khôi phục tình hữu nghị lâu đời với nhân dân Việt Nam anh em, giáng cho bọn bành trướng một đòn chí mạng, thế trận nham hiểm của chúng đã bị phá vỡ.
Phải chăng tập đoàn phản động Bắc Kinh cho rằng, chúng là tập đoàn cầm quyền ở một nước lớn đang đội lốt Mác – Lê nin, lại câu kết chặt chẽ với chủ nghĩa đế quốc quốc tế và mọi loại phản động nhất trên thế giới, thì chúng đã có vây cánh hơn trước, cho nên đã đủ sức để phát động chiến tranh xâm lược quy mô lớn thôn tính nước ta, buộc nhân dân ta phải khuất phục ?
Ngang nhiên xâm lược nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng đã lộ rõ bộ mặt phản cách mạng trước dư luận tiến bộ toàn thế giới. Không những nhân dân ta đang quyết tâm chống lại chúng, đánh bại chúng, mà nhân dân Liên-xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, nhân dân tiến bộ cả thế giới đều đứng lên chống lại chúng; những người cộng sản chân chính và phong trào cộng sản và công nhân khắp trái đất đang kiên quyết chống lại chúng. Ngay nhân dân cách mạng Trung Quốc và những người cộng sản Trung Quốc chân chính cũng đang đứng lên và sẽ đứng lên ngày càng đông đảo chống lại chúng. Chúng không nghe thấy tiếng thét phẩn nộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới nguyền rủa chúng, lên án chúng đó sao ?
Hơn thế nữa, những kẻ đồng minh của chúng là chủ nghĩa đế quốc quốc tế và mọi loại phản động hiện đang trên con đường suy yếu, nội bộ đầy mâu thuẫn, làm sao có thể hà hơi tiếp sức để cứu vớt chúng khỏi cảnh cô lập. Còn ba dòng thác cách mạng của thời đại thì đang ở trên thế tiến công mạnh mẽ. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày nay mạnh hơn bao giờ hết, không ngừng phát huy tác dụng là nhân tố chủ yếu quyết định sự phát triển của xã hội loài người trong thời đại mới, bất chấp sự phản bội của các thế lực bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn câu kết với chủ nghĩa đế quốc, bất chấp sự giãy giụa điên cuồng của chủ nghĩa đế quốc liên minh với các thế lực bành trướng và bá quyền nước lớn.
Chúng phải biết rằng, chỉ có chủ nghĩa Mác- Lê-nin chân chính, chỉ có lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, chỉ có nhân dân cách mạng và những người cộng sản chân chính mới có sức mạnh vô địch, sức mạnh đó nhất định sẽ đánh bại tất cả mọi thế lực phản động, kể cả bọn phản động Trung Quốc xâm lược.
III
Tổ quốc ta một lần nữa dang đứng trước nguy cơ còn mất.
Toàn quân và toàn dân ta hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng, với niềm tin vô hạn, với tinh thần quyết chiến quyết thắng cao nhất, đang anh dũng lên đường ra trận, giáng cho quân xâm lược Trung Quốc những đòn chí mạng.
Tiếp theo cuộc chiến tranh giải phóng chống đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống giặc Trung Quốc xâm lược là một cuộc chiến tranh toàn dân phát triển đến những đỉnh cao mới. Trong lịch sử chống ngoại xâm, chúng ta đã từng lấy nhân nghĩa thắng bạo tàn, lấy chính nghĩa thắng phi nghĩa, lấy những giá trị cao quý nhất của con người mà thắng sức mạnh của sắt thép.
Ngày nay, vì độc lập, chủ quyền của đất nước, vì sự sống còn của dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì sự trong sáng của chủ nghĩ Mác – Lê-nin, chúng ta nhất định đánh thắng hoàn toàn chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn, đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn cầm quyền phản động Trung Quốc.
Bí quyết bách chiến bách thắng của dân tộc ta là cả nước chung sức lại, toàn dân đoàn kết chiến đấu, phát động và tổ chức chiến tranh toàn dân, phát huy đến trình độ cao sức mạnh của cả nước đánh giặc, thề không đội trời chung với kẻ thù xâm lược. Từ miền biên cương đến các hải đảo, từ thành thị đến nông thôn, toàn thể đồng bào các dân tộc trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, bất kể già, trẻ, gái, trai, hễ là người dân Việt Nam thì đều kiên quyết đứng lên giết giặc, cứu nước; năm mươi triệu đồng bào từ Bắc chí Nam kết thành đội ngũ chiến đấu là 50 triệu dũng sĩ giết giặc Trung Quốc xâm lược.
Hơn lúc nào hết, sự nghiệp giữ nước vĩ đại đòi hỏi ở mỗi người chúng ta những hy sinh lớn lao. Trên con đường đi đến thắng lợi, khó khăn gian khổ còn nhiều. Tuy nhiên, sức mạnh giữ nước của dân tộc ta ngày nay lớn mạnh hơn bao giờ hết, chúng ta có những điều kiện cơ bản hơn bao giờ hết.
Đã qua rồi những ngày mà nhân dân ta chưa có một tấc đất tự do, chưa có một tấc sắt trong tay, trong khi nhiệm vụ đề ra là phải chớp lấy thời cơ đưa Tổng khởi nghĩa tháng Tám đến thắng lợi. Cũng đã qua rồi những năm tháng của hai cuộc kháng chiến thần thánh, lúc đầu còn phải chiến đấu với gậy tầm vông và súng kíp, về sau cũng chỉ mới có nửa nước được giải phóng làm hậu phương.
Bước vào kỷ nguyên mới, đất nước ta đã thay đổi và khác xưa. Cả nước Việt Nam đã hoàn toàn độc lập và thống nhất, đang vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở chế độ xã hội mới, với sự nhất trí chính trị và tinh thần, với lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa ngày càng cao, chúng ta đã xây dựng được nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, một lực lượng vũ trang hùng mạnh hơn bao giờ hết.
Cả nước một lòng, phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, nhân dân ta quyết nâng cao hơn nữa những kinh nghiệm đánh giặc, cứu nước, phát triển hơn nữa khoa học và nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, chiến tranh nhân dân ở các địa phương trên mọi miền đất nước đã có một bước phát triển mới, một sức mạnh chiến đấu mới hết sức to lớn. Mỗi một người dân là một chiến sĩ. Mỗi bản làng, xí nghệp, nông trường, hợp tác xã, thị xã, quận huyện, là một pháo đài kiên cường chống giặc. Mỗi tỉnh, thành là một đơn vị chiến lược có đủ sức mạnh tiêu diệt hàng vạn quân địch. Cả nước ta là một chiến trường rộng lớn. Thực tế đó đã được chứng minh ngay từ những ngày đầu kháng chiến khi giặc Trung Quốc xâm lược đặt chân lên mảnh đất biên cương của Tổ quốc ta. Trong cuộc đọ sức với dân quân tự vệ và bộ đội địa phương của ta, quân đội chính quy của chúng đã bị giáng trả những đòn trừng phạt nặng nề. Mỗi một ngọn đồi ở biên cương là một Chi Lăng chồng chất xác thù. Mỗi một con suối, dòng sông là một Bạch Đằng nhuộm đỏ máu giặc. Ý nghĩa quan trọng của những thắng lợi đầu tiên của quân và dân ta là ở chỗ đó.
Ngày nay, quân đội ta đã có những binh đoàn chủ lực hùng mạnh, có sức đột kích lớn, khả năng cơ động cao, sức chiến đấu mạnh, đã từng tiêu diệt hàng chục vạn quân địch trong một trận tiến công, dù kẻ địch đông như thế nào, hung hãn và được trang bị như thế nào. Trước họa xâm lăng, phối hợp chặt chẽ với cuộc chiến đấu tại chỗ của nhân dân, cả ba thứ quân đều đánh giỏi. Lục quân, hải quân, không quân đều đánh giỏi. Bộ đội thường trực phải thật tinh. Lực lượng hậu bị phải thật mạnh. Vừa chiến đấu vừa rèn luyện, nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, nâng cao kỷ luật trong toàn quân, làm chủ mọi thứ binh khí kỹ thuật hiện đại, nâng cao trình độ hiệp đồng tác chiến, tạo nên chất lượng chiến đấu thật cao, sức mạnh và hiệu lực chiến đấu thật lớn. Các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam quyết làm tròn xuất sắc mọi nhiệm vụ, phát huy tác dụng to lớn trên chiến trường, tiêu diệt quân giặc Trung Quốc xâm lược.
Trong cuộc kháng chiến thần thánh bảo vệ Tổ quốc hiện nay, với ý chí chiến đấu cao, với những kinh nghiệm sẵn có, với những tổ chức đã được hình thành, với những thế trận đã được bố trí, quân và nhân dân ta nhất định phát huy lên một trình độ mới khả năng chủ động và sáng tạo của mình, đánh bại hoàn toàn quân xâm lược. Nhanh chóng phát hiện và nắm vững quy luật của chiến tranh, bám sát và nắm chắc quân địch, nhanh chóng phát hiện chỗ yếu cơ bản và chỗ mạnh tạm thời của quân địch. Lấy đó làm cơ sở để thực hiện chiến lược làm chủ đất nước để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để giữ vững quyền làm chủ đất nước. Làm chủ chiến trường trong từng trận chiến đấu, trong từng hướng chiến dịch cũng như trong toàn bộ cuộc chiến tranh. Luôn luôn chủ động, luôn luôn quán triệt tư tưởng tiến công, Kiên quyết và linh hoạt, giỏi đánh địch bằng mọi hình thức, tiến công dũng mãnh, phản công kiên quyết, phòng ngự ngoan cường. Bất luận trong tình hình so sánh lực lượng như thế nào, điều kiện và phương tiên vũ khí như thế nào đều phải tạo nên sức mạnh tổng hợp áp đảo, đánh địch trên thế mạnh, giành chủ động về ta, dồn địch vào thế bị động. Đó chính là biểu hiện cao nhất của tư tưởng cách mạng tiến công, là biểu hiện tập trung của tinh thần làm chủ tập thể ở trên chiến trường.
Cuồng vọng của bọn bành trướng Trung Quốc và vô hạn độ. Mưu đồ độc ác và nham hiểm của chúng là trường kỳ tiêu hao lợc lượng của ta, trường kỳ phá hoại công cuộc hòa bình xây dựng đất nước ta. Mục đích sâu xa mà chúng theo đuổi là dùng trăm phương nghìn kế làm sao cho nước Việt Nam ta không thể trở nên một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh để chúng dễ dàng khuất phục, dễ dàng thôn tính.
Chính vì vây, mà trong lúc tập trung sức lực ra chiến trường để tiêu diệt chúng, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, thì nhân dân ta phải ra sức phấn đấu, vừa chiến đấu, vừa xây dựng, hoàn thành xuất sắc nhỡng nhiệm vụ cấp bách mà Trung ương Đảng để ra, thực hiện kỳ được phương sách giữ nước và dựng nước về lâu dài.
Trên mặt trận, đồng bào và chiến sĩ ta phải chiến đấu kiên cường cũng cảm, đánh bại quân xâm lược. Ở hậu phương, khắp cả nước, đồng bào và chiến sĩ ta phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, chi viện cho tiền tuyến và ra sức xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, ổn định đời sống của nhân dân. Lao động quên mình với năng suất cao, luyện tập quân sự để sẵn dàng ra trận. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cả nước phải có sự cố gắng vượt bậc về mọi mặt, kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, thực hiện càng đánh càng thắng, càng đánh càng mạnh.
Để bảo vệ độ lập, chủ quyền của tổ quốc, chỉ có một con đường là tiêu diệt hoàn toàn giặc Trung Quốc xâm lược. Để làm cho nước ta ngày càng giàu mạnh lên, chỉ có một con đường là vừa giành thắng lợi trên mặt trận, vừa giành thắng lợi trong lao động sản xuất, chăm lo đời sống cho chiến sĩ và đồng bào ta trong cả nước. Đó là nhiệm vụ cao nhất mà Đảng và Tổ quốc đề ra cho các chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân, cho giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức xã hội chủ nghía, cho mỗi một người công dân yêu nước trong lúc này. Hơn lúc nào hết, với tính sáng tạo phi thường, toàn dân và toàn quân ta nhất định sẽ lập nên những chiến công vang dội trên tiền tuyến, đồng thhời lập nên những chiến công to lớn trong công cuộc xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước.
Trước tình hình mới, chúng ta cần ra sức biến tiềm lực mọi mặt của đất nước thành sức mạnh quân sự trên chiến trường, chuyển sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân thành sức mạnh lớn nhất của chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc, muốn vậy cần căn cứ vào kế hoạch đã được chuẩn bị và tình hình diễn biến thực tế của chiến tranh mà nhanh chóng động viên sức người, sức của phục vụ tốt nhất cho chiến tranh và quốc phòng, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm đời sống của nhân dân.
Đây là một công tác tổ chức thực tiễn cực kỳ quan trọng, có liên quan đến mọi mặt đời sống của xã hội. Chúng ta phải làm thật tốt công tác tổ chức thực tiễn ấy, vừa tập trung lực lượng để đánh thắng quân xâm lược, vừa tăng cường quản lý kinh tế – xã hội, nâng cao kỷ luật lao động và hiệu quả kinh tế trong tất cả các ngành, các địa phương. Có làm được như vậy, chúng ta mới phát huy được tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, động viên được mạnh mẽ và kịp thời sức người, sức của cho tiền tuyến, thực hiện “Tất cả để đánh thắng giặc Trung Quốc xâm lược”, đồng thời bảo vệ tính mệnh, tài sản của nhân dân, xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh.
Trong những thế kỷ trước đây, trước họa xâm lăng, chúng ta chứ hề có những bạn đồng minh lớn mạnh như bây giờ. Tuy vậy, dân tộc ta đã nêu cao tinh thần chiến đâu bất khuất, tự lực tự cường và tài thao lược kiệt xuất, đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực bành trướng thống trị ở Trung Quốc lúc bấy giờ.
Ngày nay, trong thời đại mới, sự nghiệp chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam ta có một ý nghĩ quốc tế to lớn. Đứng lên chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dân tộc Việt Nam đã được coi như lương tri và trái tim của cả loài người. Dựa vào sức mình là chính, chúng ta có cả loài người tiến bộ cổ vũ và ủng hộ mạnh mẽ. Chúng ta só sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn và có hiệu lực của Liên-xô -nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên trái đất- và của các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác. Chúng ta có tình đoàn kết chiến đấu keo sơn của nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia anh em” “Hết lòng ủng hộ Việt Nam”, “không được đụng đến Việt Nam”, đó là ý chí và hành động của mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược. Trong lịch sử của dân tộc, chưa bao giờ bằng lúc này, kể cả trong những năm kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Việt Nam ta lại được sự đồng tình, ủng hộ quốc tế mạnh mẽ, rộng rãi, kịp thời và kiên quyết như ngày nay.
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
Cả nước lên đường ra trận.
Giương cao ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh đứng đầu là đồng chí Lê Duẫn kính mến, với quyết tâm cao, với niềm tin lớn, quân và dân ta kiên quyết tiến lên, đánh thắng cuộc chiến tranh phi nghĩa của giặc Trung Quốc xâm lược, đưa sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam đến toàn thắng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Bọn phản động Trung Quốc xâm lược nhất định sẽ thất bại !
Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi !
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa muôn năm !

Cách mạng: Iran – Thiên An Môn – Ai Cập

Posted by Báo Dân


Tiến sỹ Mark Almond (Giáo sư thỉnh giảng về Quan hệ Quốc tế tại Đại học Bilkent, Ankara) – Điều kiện cần thiết để biến sự bất mãn âm ỉ của hàng triệu người thành đám đông trên đường phố là tia lửa khơi dậy nguồn điện kết nối họ.


Điều kiện cần có của cách mạng là tia lửa kết nối dòng điện của hàng triệu người bất mãn
Cách mạng có thể ngắn và đẫm máu nhưng cũng có thể lâu dài và hòa bình.

Mỗi cuộc cách mạng mỗi khác nhưng cũng có những điều luôn lặp đi lặp lại ngay cả trong những diễn biến mới đây ở Ai Cập.

Nhà hoạt động cách mạng Trotsky từng nói nếu đói nghèo là nguồn cơn của các cuộc cách mạng thì thế giới sẽ luôn có những cuộc cách mạng vì hầu hết người dân trên thế giới đều nghèo.

Điều kiện cần thiết để biến sự bất mãn âm ỉ của hàng triệu người thành đám đông trên đường phố là tia lửa khơi dậy nguồn điện kết nối họ.

Những cái chết bạo lực là chất xúc tác phổ biến nhất trong việc biến bất mãn thành cách mạng trong 30 năm qua.

Đôi khi tia lửa thật ghê rợn – chẳng hạn vụ thiêu tập thể hàng trăm người tại một rạp chiếu phim ở Iran hồi năm 1978 mà người ta đổ lỗi cho công an mật Iran gây ra.

Đôi khi hành động tuyệt vọng của một người biểu tình tự thiêu như người bán rau Mohammed Bouazizi ở Tunisia hồi tháng 12 năm 2010 đã khuấy động cả đất nước.

Ngay cả những tin đồn về sự tàn bạo, giống như những cáo buộc mật vụ cộng sản đã đánh chết hai sinh viên ở Prague, Tiệp Khắc hồi tháng Mười Một năm 1989 cũng có thể thổi bùng ngọn lửa trong dân chúng vốn đã chán ngán sẵn với chế độ.

Tin tức về chuyện ông Milosevic khiến người tiền nhiệm Ivan Stambolic “biến mất” trong những tuần trước cuộc bầu cử tổng thống hồi năm 2000 đã làm cho người Serbia quay lưng lại với chế độ.

Khuôn mẫu Trung Quốc

Các cuộc Cách mạng

Iran 1979 – kéo dài 448 ngày, hơn 3.000 người chết. Người dân nổi dậy lật đổ chế độ Shah nhưng phe Hồi giáo chiếm quyền.
Thiên An Môn 1989 – 51 ngày biểu tình, khoảng 3.000 người chết nhưng không xóa bỏ được chế độ một đảng.
Indonesia 1998 – kéo dài 10 ngày, khoảng 1.000 người chết, chế độ Suharto bị lật đổ.
Ukraine 2004 - 37 ngày, không ai tử vong, một phần đạt được mục tiêu hủy kết quả bầu cử gian lận và bỏ việc kiểm duyệt.
Tunisia 2010 – 30 ngày, 147 người chết, chế độ của Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali bị lật đổ.
Ai Cập 2011 – 18 ngày, khoảng 300 người chết, Tổng thống Hosni Mubarak phải từ chức.
Tử vong – cho dù trong trường hợp này là không bạo lực – cũng là nguyên nhân khiến cho sinh viên Bắc Kinh đoạt lấy diễn đàn của đám tang cựu lãnh đạo Hồ Diệu Bang được nhà nước tổ chức và chiếm Quảng trường Thiên An Môn nhằm biểu tình phản đối nạn tham nhũng và độc tài.

Nhưng cho dù người Trung Quốc đã định ra khuôn mẫu về cách tổ chức biểu tình và chiếm các quảng trường có tính biểu tượng, vụ Thiên An Môn cũng là ví dụ rõ ràng nhất về sự thất bại của “Quyền lực Nhân dân”.

Không giống như các nhà độc tài lớn tuổi khác, ông Đặng Tiểu Bình tỏ ra đầy sức mạnh và mưu mô khi phản công lại người biểu tình.

Chế độ do Đặng dựng lại sau đó đã làm cuộc sống của một tỷ người dân khấm khá hơn và họ chính là những người lính được cử tới bắn vào đám đông.

Các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Suharto “tái đắc cử” ở Indonesia hồi tháng Ba năm 1998 đã dẫn tới vụ bắn chết bốn sinh viên trong tháng Năm và kéo theo những cuộc biểu tình lớn hơn và bạo lực hơn cho tới khi hơn 1000 người chết.

Ba mươi năm trước đó ông Suharto có thể giết cả trăm ngàn người mà vẫn nhởn nhơ. Nhưng tệ tham nhũng và cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á làm tan biến sự ủng hộ cho chế độ.

Sau 32 năm cầm quyền, gia đình ông và những người thân cận quá giàu trong khi nhiều người từng ủng hộ ông ngày một nghèo đi – sự nghèo khó mà họ có chung với người dân bình thường.

Một chế độ sẽ sụp đổ khi những người ở trong lòng chế độ tạo phản.

Khi mà cảnh sát, quân đội và các quan chức cao cấp vẫn còn nghĩ rằng họ sẽ mất nhiều hơn khi cách mạng nổ ra thì ngay cả những cuộc biểu tình hàng loạt của có thể bị đè nát. Chúng ta hãy nhớ biến cố Thiên An Môn.


Quyết định không cử Hồng Quân tới giúp Đông Âu của ông Gorbachev góp phần làm cách mạng thành công
Nhưng khi những người ở bên trong chế độ và những người cầm súng nghi ngờ lý do phải bảo vệ chế độ, hoặc họ có thể bị mua chuộc, thì chế độ sẽ tan rã nhanh chóng.

Tổng thống Ben Ali của Tunisia đã quyết định bỏ trốn sau khi các tướng lĩnh của ông nói rằng họ sẽ không bắn vào đám đông.

Tại Rumani hồi tháng Mười Hai năm 1989, Ceausescu đã chứng kiến cảnh chính viên tướng mà ông trông cậy để trấn áp người biểu tình đã trở thành người phán xử ông tại phiên tòa trong Ngày Giáng Sinh.

Sức ép từ bên ngoài cũng góp phần thúc đẩy sự thay đổi chế độ.

Hồi năm 1989, việc nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tuyên bố không cử Hồng Quân tới ủng hộ các nước Cộng sản Đông Âu đang đối mặt với biểu tình trên đường phố đã khiến các viên tướng nhận ra rằng họ không thể dùng bạo lực.

Hoa Kỳ thường xuyên ép các đồng minh độc đoán phải thỏa hiệp và một khi mà họ đã trượt dốc, Washington muốn họ từ chức.

Xơ cứng

Sự tồn tại lâu dài của một chế độ và nhất là tuổi già của người lãnh đạo có thể dẫn tới sự chậm chạp chết người vào những lúc cần phản ứng nhanh trước những diễn biến.

Cách mạng là những sự kiện kéo dài suốt 24 giờ mỗi ngày và đòi hỏi cả người biểu tình lẫn người lãnh đạo có độ trì cũng như khả năng suy nghĩ nhanh.

Một nhà lãnh đạo già kém linh hoạt và ốm yếu thường làm cho các cuộc khủng hoảng thêm tồi tệ.

Từ vị Shah bị ung thư ở Iran tới lãnh đạo Honecker ốm yếu của Đông Đức và Tổng thống Suharto của Indonesia, hàng thập niên cầm quyền đã khiến họ bị xơ cứng chính trị và mất khả năng phản ứng linh hoạt trong chính trường.

Và như Ai Cập nhắc nhở chúng ta, cách mạng do những người trẻ tuổi tạo ra.

Lối thoát lịch lãm thường khó xảy ra trong các cuộc cách mạng nhưng nếu các nhà lãnh đạo được đảm bảo họ sẽ về hưu an toàn, thay đổi có thể diễn ra nhanh chóng và êm thấm hơn.

Hồi 2003, nhà lãnh đạo Shevardnadze bị một số người đả phá là “Ceausescu” nhưng người ta để yên cho ông sống trong villa của ông sau khi từ chức.

Các viên tướng của Tổng thống Suharto đã đảm bảo ông về hưu và chết trong yên bình nhưng con trai ông “Tommy” bị tù giam.

Thông thường người dân “khao khát” trả thù những nhà lãnh đạo bị lật đổ. Những người kế nhiệm cũng thấy rằng trừng trị nhà lãnh đạo già là cách để làm dân chúng nhãng khỏi những vấn đề kinh tế và xã hội, vốn không biến mất khi có chế độ mới.

Sử gia từ Đại học Oxford, Mark Almond là tác giả cuốn Uprising – Political Upheavals that have Shaped the World, tạm dịch Khởi nghĩa – Những Biến động Chính trị góp phần Định hình Thế giới.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/02/110214_revolutions.shtml

Lăng Lenin – câu chuyện cũ với những sự kiện mới

Posted by truongthondlb1


Bùi Lan Hương (danchimviet.info) – Hôm 23 tháng 1 đảng “Nước nga thống nhất” đã mở một trang web riêng, tên là goodbyelenin.ru chỉ để làm một việc duy nhất là lấy ý kiến dân chúng xem có nên đưa di hài Lênin ra khỏi lăng hay không.

Tính đến hôm nay, sau hơn 2 tuần lễ trôi qua, đã có hơn 312 ngàn người dân lên mạng bỏ phiếu, kết quả là hơn 68% dân chúng ủng hộ ý kiến đưa di hài của Lenin ra khỏi lăng.

Vấn đề di hài Lenin năm nào cũng đều được đưa ra thảo luận vào các dịp kỷ niệm ngày sinh, hay ngày mất của vị lãnh tụ này. Mỗi năm vào dịp này người ta thường tiến hành thăm dò ý kiến dân chúng, để biết bao nhiêu người còn muốn giữ Lenin nằm lại trong lăng, và bao nhiều người muốn ông được giải thoát khỏi nhiệm vụ một mình làm tiền đồn của chủ nghĩa cộng sản ở trên quảng trường Đỏ. Mỗi năm qua đi, số người muốn đưa di hài Lenin ra khỏi lăng lại nhiều hơn. Năm 2000, số người muốn giữ Lenin ở trong lăng vẫn chiếm đến 44% dân chúng, đến năm 2005 số người này đã giảm xuống chỉ còn 30%. Năm 2009, chỉ còn 25% số người được hỏi muốn Lenin ở trong lăng. Năm nay cũng không ngoài thông lệ đó, người ta cũng lại đưa ra vấn đề này để dân chúng thảo luận. Nhưng năm nay vấn đề này trở nên đặc biệt sôi động và gây được sự chú ý của dư luận sau hơn 10 năm bị cất vào ngăn hồ sơ: chuyện không nên bàn nữa.


Lenin: Trông vậy mà…
Vào thời kỳ Tổng thống của Yeltsin, vấn đề lăng Lenin là để tài thường xuyên được hâm nóng. Dân chúng nhiều phen tưởng trong tương lai không xa sẽ không còn nhìn thấy lăng Lenin trên quảng trường Đỏ nữa. Nhưng khi đó phe cộng sản trong hạ viện Đuma còn rất mạnh, nên Tổng thống Yeltsin không thể thực hiện được giấc mơ của mình là nhổ đi chiếc đền đài cuối cùng của họ.

Đến thời kỳ Tổng thống của Putin, ông không muốn làm mất lòng tầng lớp trung niên có nhiều kỷ niệm đẹp với chủ nghĩa cộng sản, từ đầu năm 2000 ông đã tuyên bố không động đến lăng Lenin, hơn thế nữa, ông cho dùng lại nhạc quốc ca thời kỳ Liên Xô, chỉ thay đổi lời ca cho hợp thời hơn. Thế là từ đó đến nay, ngoài những trung tâm thăm dò dư luận vô hại, không ai còn nhắc đến việc đưa Lenin ra khỏi lăng nữa.

Hiện nay, tuy Putin không còn là Tổng thống, nhưng ông vẫn là chủ tịch đảng “Nước nga thống nhất”, chính vì vậy việc ông Vladimir Medinsky- một đảng viên của đảng này lên tiếng đòi đưa di hài Lenin ra khỏi lăng, và đảng này dùng tên tuổi của mình để khai trương một trang web riêng cho cuộc trưng cầu ý kiến dân chúng làm người ta hết sức ngạc nhiên và tự hỏi sự việc này có ý nghĩa gì?.

Putin không lên tiếng ủng hộ việc mở trang web này, nhưng ông cũng không lên tiếng phản đối việc đưa di hài Lenin ra khỏi lăng. Tháng 9 năm 2010, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Putin nói rằng, di hài của Lenin sẽ trở về với cát bụi vào thời điểm của nó, đến thời điểm đó dân chúng Nga sẽ tự nói lên ý nguyện của mình. Phải chăng lập một trang web cho dân chúng tự do bầy tỏ ý kiến của mình là một hình thức để chờ đợi thời điểm lịch sử đó?

Tổng thống Medvedev chưa bao giờ lên tiếng về vấn đề này. Người đại diện của ông thì cho hay, cho đến nay trong văn phòng Tổng thống chưa hề có kế hoạch đưa di hài của Lenin ra khỏi lăng. Tờ báo “Vedomosti” giả định là chuyện này rất có thể nằm trong kế hoạch xây dựng cho Tổng thống Medvedev uy tín của một nhà lãnh đạo có tư tưởng dân chủ.

Cũng có ý kiến cho rằng, trước ngưỡng cửa cuộc bầu cử vào Đuma vào cuối năm nay, rất có thể Đảng nước Nga thống nhất muốn lôi kéo các cử tri thuộc phe dân chủ về với mình. Hiện nay tinh thần chống cộng sản thường được Đảng dân chủ tự do và Đảng nước Nga công bằng khai thác. Hai đảng này cũng là nhũng đối thủ chính của “Nước Nga thống nhất” trong cuộc bầu cử sắp tới. Việc lôi kéo các cử tri chống cộng sản đã được đảng này tìm cách khai thác từ cuộc bầu cử trước. Tháng 8 năm 2008 ban lãnh đạo Đảng “Nước Nga thống nhất” đã quyết định dùng các hệ thống tư tưởng của Aleksandr Soldzenitsyn, một nhà văn, một nhà tư tưởng nổi tiếng chống đối chủ nghĩa cộng sản. Nhưng vấn đề đưa di hài Lenin ra khỏi lăng cũng là một con dao hai lưỡi, một mặt nó có thể mang lại cho đảng này nhũng cử tri chống cộng sản, nhưng cũng lại làm các cử tri trung niên có nhiều kỷ niệm với quá khứ tức giận, chính vì vậy một mặt đảng này cho phép dùng tên tuổi của mình để mở trang web, nhưng một mặt thì người đứng đầu Ủy ban thường trực trung ương đảng này là ông Andrey Vorobev bình luận việc đưa di hài Lenin ra khỏi lăng chỉ là ý kiến của những cá nhân trong đảng, nó không phải là quyết định chính thức của đảng này. Ông cũng lấp lửng bổ xung thêm, là cũng có thể trong tương lai đảng sẽ chính thức ủng hộ ý kiến này. Như vậy có thể thấy, Đảng nước Nga thống nhất đang thận trọng thăm dò ý kiến của cử tri trong cuộc bầu cử sắp tới, nếu tâm lý chống cộng sản lên cao thì họ sẽ lựa chọn những đường lối thích hợp cho cả cuộc bầu cử vào Duma và bầu cử Thổng thống, và khi đó sáng kiến “của một vài cá nhân trong đảng” này sẽ được chính thức công nhận và thực hiện, còn nếu tâm lý chống cộng còn chưa rõ ràng và yếu ớt, thì sáng kiến này sẽ bị chìm vào quên lãng.

Sáng kiến đưa di hài Lenin ra khỏi lăng cũng làm bùng lên một cuộc tranh cãi giữa các đảng phái. Ông Igor Lebedev, người đứng đầu Đảng dân chủ tự do trong Đuma cũng lên tiếng ủng hộ sáng kiến đưa di hài Lenin ra khỏi lăng để được chôn cất như một con người và theo các nghi thức truyền thống của Chính thống giáo. Đảng cộng sản thì ngay lập tức lên tiếng phản đối sáng kiến này. Họ đòi khởi tố ông Vladimir Medinsky vì tội khêu lên mối hận thù giữa các nhóm xã hội khác nhau. Nhưng tất nhiên trong vấn đề này thì cả tòa án và cảnh sát sẽ đứng ra bên ngoài, không dại gì nhảy vào cuộc chiến giữa các phe phái.

Dù cuộc tranh cãi này đi đến đâu, thì trên thực tế ý nghĩa lãnh đạo của lăng Lenin cũng đã qua lâu rồi. Tháng 10 năm 1993, Tổng thống Yeltsin đã ra sắc lệnh giải thể các nghi thức bảo vệ lăng, và như vậy lăng Lenin đã mất vai trò bốt gác số 1 của nước Nga, mất vai trò là một biểu tượng của nước Nga. Giờ đây lăng Lenin chỉ còn là một di tích của lịch sử, và việc đưa Lenin ra khỏi lăng chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi.

—————————————–

P.S: Trước khi gửi bài viết này đến bạn đọc, tác giả kiểm tra lại số lượng người đã lên mạng bỏ phiếu một lần nữa, và thấy rất ngạc nhiên là sao số người tăng lên rất chậm. Chỉ 5 ngày đầu tiên sau khi khai trương trang web đã có hơn 250 ngàn người lên bỏ phiếu, với số lượng người tán thành đưa Lenin ra khỏi lăng là trên 70%. Thế nhưng càng ngày số người lên bỏ phiếu càng chậm lại, từ ngày 23-1 đến ngày 13-2, nghĩa là đúng 3 tuần lễ trôi qua mà tác giả chỉ thấy số người vào bỏ phiếu tăng từ hơn 312 ngàn người lên trên 315 ngàn người, và càng ngày thì con số người đồng ý với tác giả trang web càng giảm đi đáng kể, đến ngày 13-2 số người đồng ý đưa Lenin ra khỏi lăng đã chỉ còn 67,9% mà thôi. Dường như sau này chỉ còn toàn người phản đối lên bỏ phiếu mà thôi. Một điều đặc biệt nữa là tác giả định bỏ phiếu trên trang mạng này, nhưng không thể bỏ phiếu được, từ bất cứ máy tính nào cũng chỉ nhận được một dòng thông báo là từ IP máy tính của bạn đã bỏ phiếu rồi, nên không được bỏ phiếu lại nữa. Đầu tiên tác giả tưởng mình lú lẫn, đã bỏ phiếu rồi, lại không nhớ. Bật tiếp cái máy tính thứ hai để bỏ phiếu thì cũng lại nhận được một thông báo tương tự, đâm ra hoang mang, hay là..tác giả trang web bị lú lẫn, đã…nhầm lẫn, khóa trang web lại rồi, nên chẳng ai lên bỏ phiếu được nữa. Nhưng số lượng người lên trang web vẫn chạy, tuy rất chậm, tuy chỉ có số người phản đối là tăng nhanh….làm tác giả phân vân, hay đây là trang web thông minh, biết lựa chọn người bỏ phiếu, lúc nào cần tăng số người ủng hộ thì mở riêng cho họ vào bỏ phiếu, khi nào cần người phản đối tăng nhanh thì mở riêng cho họ vào thôi. Nếu trang web thông minh như thế thì các nhà phân tích chính trị cùng các nhà báo nửa mùa như tác giả phải xin về hưu thôi. Vì nói gì cũng sai hết.

Bùi Lan Hương
http://www.danchimviet.info/archives/27832

Sao cứ “núp”… để phạt?

Posted by truongthondlb1


Chắc chắn giải pháp “núp” sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Cần nghĩ đến một giải pháp công khai, minh bạch, thẳng thắn và công bằng hơn trong việc duy trì trật tự giao thông thì mới mong văn hóa giao thông được cải thiện…

Không thể phủ nhận sự cố gắng, nỗ lực của lực lượng công an giao thông trong công tác bảo đảm an toàn giao thông trên cả nước nói chung và việc chống ùn tắc giao thông ở các đô thị, nhất là tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Dù vậy, năm qua, các vụ việc tai nạn giao thông vẫn hết sức nhức nhối gây thiệt hại lớn và bức xúc trong xã hội. Những ngày này-những ngày giáp Tết Nguyên đán, để chống ùn tắc giao thông, lực lượng công an lại tiếp tục ra quân. Các ngã tư, ngã năm của Hà Nội đã thấy khá đông bóng màu áo vàng để điều khiển các dòng xe cộ qua lại. Mỗi lần ra quân như vậy, chúng ta thấy quá nhiều người tham gia giao thông bị phạt. Điều đó chứng tỏ việc chấp hành luật giao thông của ta còn kém và chuyện ùn tắc vẫn thường xuyên xảy ra.

Có nhiều nguyên nhân giải thích cho nỗi bức xúc trên, trong đó có một nguyên nhân chủ quan quan trọng là giải pháp chưa thật hợp lý của các cơ quan chức năng. Khi đưa ra giải pháp phạt thật nặng, phạt vi phạm giao thông trong nội đô nặng hơn ngoại thành… thì đúng là một giải pháp mạnh, ít nhiều đánh vào tâm lý của người tham gia giao thông. Việc đi bừa, đi ẩu, vi phạm luật có giảm đi. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, khi các cơ quan chức năng “làm căng”, “làm mạnh” thì tình hình tốt lên, còn khi các cơ quan chức năng “chùng” xuống thì tình hình lại đâu vào đó. Nghĩa là tại các ngã ba, ngã tư, nếu thấy bóng dáng công an giao thông thì mọi người chấp hành nghiêm, còn không, đặc biệt là một số thanh thiếu niên càn quấy, chẳng coi pháp luật ra gì. Các phương tiện đậu đỗ thoải mái bất cứ chỗ nào, chen lấn thoải mái; khi tắc đường thì leo lên cả vỉa hè để đi hoặc len vào bất kể khoảng trống nào có thể. Như vậy, khi vắng bóng cảnh sát giao thông, sự kém văn hóa khi tham gia giao thông đã bộc lộ hết “bản chất thật của nó”.

Sự có mặt của cảnh sát giao thông quan trọng như vậy, không chỉ trong các tình huống cụ thể mà về lâu dài và trong sâu thẳm sự việc là người góp phần xây dựng, củng cố nền văn hóa giao thông. Cho nên hành động của cảnh sát giao thông có tác động mạnh mẽ đến ý thức người dân trong việc chấp hành luật lệ giao thông. Song hiện nay một số vụ việc rất dễ di ngược lại bản chất của sự việc, gây phản cảm và thiếu hiệu quả trong việc xây dựng văn hóa giao thông, đó là việc phạt những hành vi vi phạm giao thông. Còn nhớ đã hơn một lần, một lãnh đạo của Bộ Công an đã từng phê phán việc công an giao thông một số tỉnh đặt camera, bắn tốc độ trên đường “một cách bí mật” để bắt quả tang các xe tải chạy quá tốc độ. Cách làm đó là theo qui định của nghiệp vụ, là không sai nhưng hiệu quả không nhiều. Các lái xe đã tìm cách đối phó trên các đoạn đường đó, còn vượt ra khỏi khu vực kiểm soát họ lại phóng hết tốc độ gọi là “bù lại thời gian chạy đúng tốc độ”. Còn chẳng may bị bắt thì “đành phải chịu” và hơn nữa thì hối lộ công an để được qua. Vị lãnh đạo đó kêu gọi hãy công bố, công khai việc đặt camera kiểm soát tốc độ cho dân biết để thực hiện theo đúng qui định, không gì phải “bí mật”, có như vậy mới duy trì việc chấp hành Luật Giao thông lâu dài.

Trong nội đô cũng vậy, đã có một thời gian, tại các ngã tư, ngã năm, công an đã đứng ngay nơi dừng đỗ để nhắc nhở và phạt ngay “tại trận” những người vi phạm qui định dừng đỗ trước đèn đỏ, như lấn vạch phân cách, ngoài vạch phân cách, đỗ sai các làn đường… Và hiệu quả thấy rõ là việc chấp hành giao thông tốt hẳn lên, trật tự hẳn lên. Mọi người nhắc nhau cẩn thận khi dừng đỗ để khỏi vi phạm qui định giao thông mà bị phạt. Nhưng việc làm đó không được nhiều và không kéo dài được lâu. Giờ sao ít công an giao thông đứng ngay nơi dừng đỗ xe mà đứng thật xa qua cuối ngã tư, ngã năm, thậm chí lại đứng nơi thật khuất-mà dân thường nói “núp” để bất ngờ “bắt” những người vi phạm giao thông. Hiện tượng đó cảm thấy như “chống” nhiều hơn “xây”, lấy mục tiêu “phạt” làm chính chứ không chú trọng “nhắc nhở” để mọi người chấp hành luật giao thông. Đành rằng “đứng” như vậy dễ bắt được người vi phạm giao thông và họ khó chối cãi nhưng rõ ràng, khi không được nhắc nhở, không bị “phạt” ngay từ khi vi phạm ở nơi dừng đỗ, nhiều người đã “hồn nhiên” vi phạm Luật Giao thông. Không thấy bóng dáng công an họ vi phạm “hồn nhiên” hơn, lâu ngày, việc vi phạm “trở thành chuyện thường ngày ở huyện”.

Như vậy, việc phạt vi phạm luật giao thông bản thân nó cũng là một trong những giải pháp góp phần củng cố trật tự, an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông, nhưng chỉ đúng khi tổ chức thực hiện hợp lý, đúng mục đích đề ra. Được biết, ở nhiều nước, lực lượng công an xuất hiện ở đường rất ít nhưng họ quản lý việc chấp hành giao thông rất hiệu quả. Đã có những chiếc xe ô tô vi phạm luật giao thông vượt đèn đỏ, cảnh sát cơ động bám theo nhiều ngã tư nhưng họ không trực tiếp xử lý lại báo cho các trạm trực ngăn chặn và phạt rất nặng. Người lái xe không thể chối cãi và “khiếp đảm”. Có lẽ là bài học nhớ đời lần sau họ khó vi phạm lại. Còn với nước ta, lần này bị bắt, lần sau qua ngã tư không thấy bóng dáng công an đứng ở đầu đường họ lại “sẵn sàng vi phạm luật”.

M.H.A

Thanh tra đất đai: Nhiều tỉnh đang… run?

Posted by truongthondlb1


Anh Minh – Thanh tra Chính phủ đã tỏ ra “mạnh tay” với Bắc Ninh, cộng với áp lực từ Chính phủ về việc phải xử lý nghiêm minh các sai phạm trong vấn đề quản lý và sử dụng đất, lãnh đạo Quảng Nam rõ ràng có lý do để lo lắng…

*

Kết luận thanh tra công tác quản lý và sử dụng đất đai tại một số tỉnh thành đã và đang được hoàn tất và lần lượt công bố, qua đó có thể khiến lãnh đạo không ít tỉnh thành lo lắng vì vấn đề trách nhiệm.

Từ chuyện của Bắc Ninh

Mới đây nhất, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã có văn bản đồng ý với Kết luận thanh tra số 2931/KL-TTCP về việc quản lý, sử dụng đất và thực hiện quy hoạch một số dự án công nghiệp, đô thị của UBND tỉnh Bắc Ninh do Thanh tra Chính phủ lập.


Dự án khu đô thị mới Quế Võ (Bắc Ninh) đã nhiều lần điều chỉnh quy hoạch.
Theo văn bản này, Phó thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ; đồng thời tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra khuyết điểm, sai phạm.

Tại Kết luận 2931, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm từ khâu lập kế hoạch sử dụng đất tới thực hiện tại hàng loạt các dự án khu công nghiệp, đô thị, nhà ở đến sản xuất kinh doanh và giáo dục… Theo đó, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị xem xét thu hồi diện tích đất tại 6 dự án vi phạm Luật Đất đai; yêu cầu thu tiền sử dụng đất tại 4 dự án và thu hồi hơn 56 tỉ đồng sai phạm về ngân sách Nhà nước.

Kết luận cũng cho rằng, giai đoạn 2008 – 2010, Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhưng UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt không đúng chỉ tiêu một số loại đất theo nghị quyết của Chính phủ, khiến đất nông nghiệp giảm hơn 1.300 ha.

Tại nhiều nơi, việc giao đất thực hiện không đúng quy hoạch, thu hồi giao đất vượt so với nhu cầu của người sử dụng; nhiều dự án được giao đất thời gian dài nhưng chủ đầu tư không sử dụng, để lãng phí…

Trước khi Kết luận 2931 được công bố, bản dự thảo kết luận đã được gửi tới tỉnh Bắc Ninh để tỉnh này có ý kiến phản hồi theo đúng quy trình. Khi đó, tỉnh này đã có báo cáo giải trình về một số nội dung liên quan đến dự thảo kết luận thanh tra.

Theo UBND tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh là một tỉnh đang phát triển mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh theo hướng tích cực. Vì vậy, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thường xuyên được điều chỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Chính vì vậy, tỉnh Bắc Ninh đã kiến nghị không đưa vào kết luận thanh tra nhiều nội dung trong dự thảo kết luận. Về các dự án thu hồi đất, tỉnh này đề nghị Chính phủ giao UBND tỉnh xem xét và xác định lộ trình để thực hiện thu hồi đất của các dự án có vi phạm pháp luật đất đai.

Tỉnh cũng đề xuất việc xử lý tài chính đối với một số dự án đầu tư như khu đô thị mới Quế Võ, dự án khu nhà ở đường Kinh Dương Vương cũng như đối với các dự án khu đô thị có điều chỉnh quy hoạch tăng diện tích đất ở theo hướng “xử lý nội bộ”.

Tuy nhiên, cuối cùng thì Kết luận 2391 đã được công bố, với những nội dung khá “nghiêm khắc” dành cho Bắc Ninh.

Đến chuyện các tỉnh thành

Ngay sau khi Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng có ý kiến, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có động thái cụ thể để “tiếp thu” chỉ đạo này.

Mới đây, tỉnh này đã ban hành bản kế hoạch thực hiện Kết luận số 2931/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ, trong đó đưa ra một bảng công việc khá chi tiết.

Theo ông Bùi Vĩnh Kiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, mục đích của bản kế hoạch là để tổ chức thực hiện nghiêm túc, dứt điểm Kết luận số 2931 nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và quản lý sử dụng đất nói riêng.

Tỉnh cũng quyết định sẽ đôn đốc việc nộp tiền sử dụng đất còn nợ đọng một số dự án như dự án khu đô thị mới Nam Võ Cường, khu đô thị mới Quế Võ, dự án khu nhà ở Nguyễn Quyền, dự án khu nhà ở đường Kinh Dương Vương… Một loạt sở ngành chức năng đã được yêu cầu “vào việc” một cách gấp rút để giải quyết các vấn đề mà Kết luận 2931 đã nêu.

Câu chuyện của Bắc Ninh có thể khiến cho lãnh đạo nhiều tỉnh thành khác phải lo lắng khi nhận được bản dự thảo kết luận thanh tra đất đai tại địa phương mình.

Lấy ví dụ tại tỉnh Quảng Nam, ngày 4/11/2010, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành công bố dự thảo kết luận thanh tra về công tác quản lý, sử dụng đất đai tại tỉnh này với khá nhiều nội dung đụng chạm đến một loạt dự án đầu tư.

Ngay sau đó, tỉnh này cũng đã có báo cáo giải trình về các nội dung trong dự thảo kết luận của Thanh tra Chính phủ. Các nội dung nổi cộm là việc giao đất cho các dự án thuộc Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của các dự án này; quy trình triển khai dự án đầu tư trồng mới và chăm sóc cây cao su của Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất Việt Hàn; quy trình triển khai dự án trồng rừng nguyên liệu của Công ty TNHH Innovgreen Quảng Nam; việc lập quy hoạch rừng liên quan đến mỏ vàng Phước Sơn và mỏ vàng Bông Miêu; việc cho thuê đất của Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Chu Lai; việc thuê đất của Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải; việc cấp phép một số dự án sử dụng đất tại thành phố Tam Kỳ…

Theo báo cáo giải trình của UBND tỉnh Quảng Nam do Phó chủ tịch Nguyễn Ngọc Quang ký, một loạt nội dung trong dự thảo kết luận của Thanh tra cần được xem xét lại và không nên đưa vào. Một số nội dung khác, UBND tỉnh Quảng Nam cũng kiến nghị được “xử lý nội bộ”.

Tuy nhiên, với việc Thanh tra Chính phủ đã tỏ ra “mạnh tay” với Bắc Ninh, cộng với áp lực từ Chính phủ về việc phải xử lý nghiêm minh các sai phạm trong vấn đề quản lý và sử dụng đất, lãnh đạo Quảng Nam rõ ràng có lý do để lo lắng.

http://vneconomy.vn/20110214030452801P0C17/thanh-tra-quan-ly-va-su-dung-dat-dai-nhieu-tinh-dang-run.htm

Và bạn nói bạn muốn làm cách mạng

Posted by truongthondlb1


Trần Vinh Dự – Trong bài nghiên cứu này, Ginkel và Smith phân tích mối quan hệ tương tác chiến lược (game theoretic interactions) giữa ba nhóm đối tượng – (1) bộ máy chính quyền, (2) công chúng, và (3) những người hoạt động đối lập…

Cuộc cách mạng gần đây ở Ai Cập và Tunisia khiến tôi nhớ lại một bài nghiên cứu cũ của John Ginkel và Alastair Smith có tựa “So you say you want a revolution” (tạm dịch “Và bạn nói bạn muốn làm cách mạng”) trên tạp chí Journal of Conflict Resolution (“Khoa học Giải quyết Xung đột”). John Ginkel là giáo sư của trường ĐH Washington ở St. Louis còn Alastair Smith thuộc trường Yale. Cả hai đều nghiên cứu về chính trị học. Cũng giống như phần nhiều các học giả chính trị học hiện đại, các ông nghiêng về việc sử dụng các công cụ toán định lượng trong phân tích chính trị thay vì dựa thuần túy vào các lập luận ngôn ngữ.

Trong bài nghiên cứu này, Ginkel và Smith phân tích mối quan hệ tương tác chiến lược (game theoretic interactions) giữa ba nhóm đối tượng – (1) bộ máy chính quyền, (2) công chúng, và (3) những người hoạt động đối lập.

Ẩn số chính trong cuộc cờ của ba nhóm này là câu chuyện về cuộc cách mạng: nếu một cuộc cách mạng nổ ra thì kết cục có phải là sự xụp đổ của chính quyền hay không. Nếu chính quyền đủ mạnh, họ có thể dập tắt được cuộc cách mạng. Nếu chính quyền không đủ mạnh, thì cách mạng sẽ thành công – theo nghĩa là chính quyền sẽ bị lật đổ.

Ginkel và Smith cho rằng không ai trong số ba nhóm này biết chắc chắn kết cục của một cuộc cách mạng sẽ như thế nào. Điều này một phần vì hiểu biết sức mạnh của bộ máy chính quyền đã khó, hiểu biết sức mạnh của công chúng lại càng khó do yếu tố mà Kunan – một học giả bậc thầy về chính trị học liên quan tới cách mạng – gọi bằng cái tên “trong nhà thật thà, ra ngõ giả dối” (“private truth, public lie”). Tức là trong một chế độ hà khắc, công chúng thường phải nói dối ở nới công cộng về nhận định của họ đối với chính quyền. Thí dụ, ở nhà hoặc trong những nhóm bạn bè thân thiết họ có thể bộc bạch sự tức giận của họ với chính quyền nhưng ra ngoài họ buộc phải nói ngược lại.

Mặc dù cùng không biết kết cục tất yếu của cách mạng sẽ như thế nào, chính quyền là bên đoán tốt nhất kết cục này. Tiếp theo đó là nhóm những người hoạt động đối lập – vì công việc chính của họ là nghiên cứu về chế độ để tìm ra các điểm yếu của đối thủ. Nhóm cuối cùng, ít thông tin nhất, là công chúng.

Trong mô hình của Ginkel và Smith, công chúng sẽ không thể làm cách mạng nếu không có những người cầm lái – đó là nhóm những người đối lập.

Trước áp lực của xã hội, chính quyền có thể nhượng bộ công chúng bằng những chính sách nhất định, hoặc chọn không nhượng bộ gì cả. Đứng trước quyết định của chính quyền, những người đối lập có thể chọn đứng ra kêu gọi cách mạng, hoặc tiếp tục ẩn náu. Trong trường hợp nhóm thứ (2) này kêu gọi cách mạng, công chúng có thể chọn nghe theo lời kêu gọi này và làm cách mạng, hoặc phớt lờ các nhà đối lập. Trong trường hợp một cuộc cách mạng nổ ra, chính quyền sẽ nỗ lực dập tắt. Khi đó, tương quan sức mạnh của công chúng và chính quyền sẽ quyết định cuộc cách mạng có thành công hay là không.

Đây là một mô hình toán tương đối đơn giản, và hai tác giả Ginkel và Smith phải dựa vào nhiều giả định đơn giản hóa. Tuy nhiên, khi giải mô hình này họ cũng thu được một số kết quả thú vị và có ẩn ý đối với thực tiễn xã hội. Sau đây chỉ là ba điểm chính đáng chú ý.

Thế tiến thoái lưỡng nan của chuyện nhượng bộ

Kết luận đầu tiên có ẩn ý đối với chính quyền: nhượng bộ là con dao hai lưỡi. Nhượng bộ sẽ làm giảm xác suất xảy ra một cuộc cách mạng, nhưng nó lại cho hai nhóm còn lại thấy sự yếu đuối của chính quyền. Do đó, nhượng bộ một lần sẽ dẫn tới các yêu sách tiếp theo, và vì thế cần có các nhượng bộ tiếp theo.

Nếu không có các nhượng bộ tiếp theo thì cách mạng nhiều khả năng sẽ nổ ra, và vì chính quyền yếu, cách mạng sẽ có nhiều khả năng sẽ thành công. Câu chuyện vừa rồi của Mubarak là bằng chứng sống động của nghịch lý này. Lãnh đạo một số nước khác trong khu vực cũng đang đi theo vết xe đổ của chính quyền Mubarak.

Đàn áp hay không đàn áp

Ginkel và Smith cũng chỉ ra thêm một nghịch lý của đàn áp đối lập. Nếu chính quyền không đàn áp đối lập, hoặc không mạnh tay với nhóm này, thì những người đối lập dễ kêu gọi công chúng làm cách mạng hơn. Tuy nhiên, nếu chính quyền thể hiện rằng họ sẽ mạnh tay với đối lập mà các nhà đối lập vẫn dám đứng ra kêu gọi cách mạng, thì chính hành vi bất chấp của nhóm đối lập lại gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ cho công chúng rằng chính quyền không thực sự mạnh.

Lý do là theo cách phân tích của Ginkel và Smith, công chúng biết rằng nhóm đối lập có nhiều thông tin về chính quyền hơn bản thân họ. Vì thế công chúng sẽ nhìn vào hành vi của nhóm đối lập như một chỉ dấu về sức mạnh của chính quyền. Khi nhóm đối lập kêu gọi cách mạng mặc cho đe dọa đàn áp đối lập của chính quyền, thì đối với công chúng điều đó cũng đồng nghĩa các nhà đối lập đã ước đoán được khả năng bị đàn áp (do cách mạng thất bại) là không lớn. Và vì thế, nó cũng có nghĩa nhóm đối lập này tin rằng khả năng thành công của cách mạng là cao. Do đó, thông tin này do nhóm đối lập đưa ra có tác dụng dẫn dắt hành vi của công chúng cao hơn nhiều so với trường hợp chính quyền không mạnh tay đàn áp đối lập.

Tại sao các cuộc cách mạng và sụp đổ luôn bất ngờ

Câu chuyện thứ hai là tính bất ngờ của các cuộc cách mạng. Vì bản chất hà khắc của chế độ, sức mạnh tương đối của chính quyền đối với công chúng là một ẩn số không có cách gì giải mã được. Vì không giải mã được, các bên thường “chờ thời” – những người đối lập không lộ diện và các chính quyền cũng không có bất kỳ nhượng bộ nào. Và sự tồn tại của status quo cứ kéo dài như thế.

Khi có những yếu tố bất ngờ mang tính ngẫu nhiên xuất hiện, thí dụ như bệnh dịch, mất mùa, khủng hoảng kinh tế, hay thiên tai…, ba bên kể trên buộc phải ngồi chơi bàn cờ cách mạng. Khi bàn cờ này được bày, nhất là khi có những thông tin cho thấy sự yếu kém của chế độ, và những người đối lập cũng như công chúng nhận biết được khả năng thành công cao của cách mạng, thì mọi chuyện sẽ diễn ra rất nhanh, đẩy chính quyền vào chỗ bất ngờ sụp đổ. Trong những trường hợp đó, nhượng bộ của chính quyền chỉ khiến họ càng trở nên yếu ớt trước công chúng, và vì thế chỉ làm đẩy nhanh quá trình sụp đổ tất yếu. Ngay cả khi họ đàn áp, thì vì sức mạnh của chính quyền không nhiều, đàn áp cũng không giúp họ bám giữ được quyền lực.

http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/du/va-ban-noi-ban-muon-lam-cach-mang-02-15-11-116256504.html