Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

Việt Hoàng - Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử?

Việt Nam là một nước vừa lớn, vừa nhỏ. Về dân số Việt
Nam là nước lớn nhưng về kinh tế chính trị hay văn hóa thì
Việt Nam là một nước nhỏ. Tiếng nói Việt Nam trên trường
quốc tế không có trọng lượng là bao nhiêu. Việt Nam không
đóng góp được gì cho nền văn minh nhân loại mà còn là gánh
nặng cho thế giới như nạn di dân bất hợp pháp, các chương
trình viện trợ nhân đạo… Trên bàn cờ chính trị thế giới
Việt Nam là quân cờ của các cường quốc. "Quân cờ" Việt Nam
cũng không phải là quân cờ quan trọng như "xe, pháo, mã" mà
nhiều khi chỉ là "con tốt" cho nên nếu cần các "tay chơi cờ"
không hề ngần ngại "thí tốt".
Nói như vậy để chúng ta thấy được sự thật về đất
nước mình, một sự thật không lấy gì làm tự hào và không
có gì để phô trương hay khoe mẽ. Những giọng điệu tự ca
ngợi và bốc thơm Việt Nam là những lời nói dối nhằm ru
ngủ người dân và che đậy những yếu kém đang tồn tại.
Người Việt, nhất là chính quyền Việt Nam cần bỏ đi tính
"tự hào dân tộc" không thực tế để nhìn thẳng vào sự
thật là Việt Nam đang tụt hậu, đang là một trong những
nước kém phát triển…

Người xưa nói: "Biết mình biết địch, trăm trận trăm
thắng
", chúng ta cần biết rõ về chúng ta hơn, rồi từ
đó sẽ có những cố gắng và những chính sách phù hợp với
chính mình dựa trên tình hình thế giới để phát triển đất
nước. Một chân lý cần được chính quyền và mỗi người
dân tâm niệm và nhớ rõ: đó là Việt Nam chỉ thực sự
được đối xử bình đẳng với các nước khác khi Việt Nam
có thực lực về kinh tế-chính trị-quân sự". Một nước
Việt Nam nghèo và yếu như bây giờ thì không thể nào được
các nước khác tôn trọng và đối xử bình đẳng do bởi qui
luật "cá lớn nuốt cá bé". Việt Nam
muốn không để bị nước khác "nuốt" thì đơn giản Việt Nam
phải là con cá đừng bé quá.


Việt Nam dưới sự lãnh đạo "tài tình và sáng suốt" của
đảng cộng sản suốt 65 năm qua nên đã trở thành một con cá
"bé", bé đến nỗi ai cũng có thể bắt nạt, và nguy cơ bị
"nuốt chửng" luôn cận kề. Việt Nam đã bị mất Hoàng Sa và
giờ đang có nguy cơ mất nốt Trường Sa bởi con "cá mập Trung
Quốc". Vì yếu, vì nghèo và nhu nhược nên Việt Nam đã bị
Trung Quốc lấn dần từng bước, từng bước và bước cuối
cùng là tuyên bố: Biển Đông là của Trung Quốc. Không những
thế, Biển Đông còn là "quyền lợi cốt lõi" của Trung Quốc
nên Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ nếu cần.

Chính quyền Việt Nam vô cùng bối rối bởi tham vọng của ông
cá mập khổng lồ này. Một mặt Việt Nam muốn kết thân với
Trung Quốc vì cùng mục tiêu ý thức hệ "đảng cộng sản
độc quyền lãnh đạo đất nước", thế nhưng (trước những)
tham vọng và đòi hỏi quá đáng cũng như thái độ hiếu chiến
của Trung Quốc trên khu vực Biển Đông đã làm cho chính quyền
Việt Nam lo lắng và đang tìm cách thoát ra khỏi vòng cương
tỏa bằng cách xích lại gần với Hoa Kỳ, cường quốc số
một trên thế giới.

Hành động phản kháng bắt buộc của Việt Nam khi xích lại
gần Mỹ là để bảo vệ mình chứ không nhằm chống Trung
Quốc. Thế nhưng ngay cả lý do như vậy cũng khiến Trung Quốc
tức giận và phản ứng gay gắt, với cả Việt Nam và với cả
Mỹ. Trung Quốc là đối tác quan trọng của Mỹ trên nhiều hồ
sơ quốc tế nhưng Trung Quốc cũng là đối thủ tiềm tàng của
Mỹ trong tương lai. Mỹ rõ ràng là chưa muốn gây căng thẳng
với Trung Quốc nhưng cũng không thể đứng nhìn Trung Quốc
muốn làm gì thì làm. Tuyên bố của ngoại trưởng Hoa Kỳ tại
Hà Nội hồi tháng 7/2010 và hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Hoa
Kỳ ngày 24/9/2010 khẳng định sự "quan tâm" và sự trở lại
của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.

Trung Quốc ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ và sự lớn mạnh của
Trung Quốc khiến thế giới không yên tâm vì Trung Quốc vẫn là
quốc gia độc tài cộng sản. Việt Nam sống bên cạnh Trung
Quốc nên càng có lý do để lo lắng. Dù biết rằng Trung Quốc
đã và đang có nhiều vấn đề nội bộ cần giải quyết (như
vấn đề Tây Tạng, Tân Cương, vấn đề giàu nghèo, sự phát
triển không đồng đều giữa các vùng…) nhưng chính vì lý do
Trung Quốc gặp khó khăn mà Việt Nam lại càng đáng lo ngại
hơn. Lý do: ở bên cạnh một người bình thường gặp khó khăn
không đáng ngại lắm, nhưng bên cạnh một người khổng lồ
gặp khó khăn thì rất đáng ngại. Hơn nữa Trung Quốc là một
người khổng lồ có nhiều tham vọng. Trung Quốc ngày càng
muốn khẳng định vai trò cường quốc của mình. Việc "thôn
tính Biển Đông" là bước đi vừa để thử phản ứng của
Mỹ và các nước ASEAN vừa để chứng tỏ thế lực của Trung
Quốc.

Tình thế trên Biển Đông đang bất lợi cho Việt Nam thì một
sự kiện mới xảy ra và theo tôi, đây là một biến cố có
thể làm đảo lộn mọi suy nghĩ và toan tính của các cường
quốc trong khu vực và cả thế giới trong tương lai. Việt Nam
có lợi trong biến cố này. Đó là sự cố quan trọng xảy ra
giữa Nhật Bản và Trung Quốc tại khu vực đảo đang tranh
chấp Điếu Ngư/Senkaku. Nhật đã bắt giữ viên thuyền trưởng
tàu đánh cá Trung Quốc bị coi là đã cố tình khiêu khích,
dùng tàu đánh cá húc tàu tuần tra của Nhật. Bắc Kinh đã
phản ứng một cách giận dữ. Bộ ngoại giao Trung Quốc đã 6
lần triệu tập đại sứ Nhật tại Bắc Kinh để đòi thả
người; Trung Quốc đã bắt giữ 4 người Nhật; ngưng xuất
khẩu đất hiếm sang Nhật; Thủ tướng Ôn Gia Bảo từ chối
gặp người đồng nhiệm Nhật tại diễn đàn Liên Hợp Quốc
và đồng thời đe dọa nhiều biện pháp trả đũa khác. Cuối
cùng Nhật đã phải nhân nhượng và trả tự do cho viên thuyền
trưởng.

Sự kiện này đã nói lên điều gì? Rõ ràng Trung Quốc không
chỉ đe dọa và lấn lướt những nước yếu như Việt Nam mà
sẵn sàng khiêu khích cả các nước lớn như Nhật Bản hay Hoa
Kỳ. Sự việc này sẽ để lại nhiều dư âm quan trọng. Thủ
tướng Nhật đã công khai bày tỏ sự lo ngại về các hoạt
động hải quân và tăng cường quân sự của Trung Quốc. Ông
Kan cho rằng "Nhật cần áp dụng các chính sách ngoại giao vào
quốc phòng tích cực hơn để đối phó với sự không chắc
chắn và bất ổn đang tồn tại ở các khu vực xung quanh đất
nước chúng ta".

Nhật sẽ làm mọi việc để củng cố liên minh quân sự
Nhật-Mỹ. Nhật. Mỹ và các cường quốc dân chủ trong khu vực
như Ấn Độ, Úc cũng như các cường quốc khác trên thế giới
sẽ phải chú ý nhiều hơn đến Trung Quốc. Một điều đương
nhiên các cường quốc dân chủ phải làm là tăng cường quan
hệ với các nước trong khu vực, tức các nước ASEAN (trong đó
có Việt Nam), giúp đỡ các nước này mạnh lên để có thể
cân bằng lực lượng với Trung Quốc nhằm mục đích duy trì
hòa bình và ổn định trong khu vực.

Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn. Nếu Việt Nam
muốn mạnh lên để có thể tự bảo vệ mình thì đây là cơ
hội rất thuận lợi để hợp tác toàn diện với các cường
quốc dân chủ. Việt Nam sẽ không "liên minh quân sự" với bất
cứ nước nào nhưng Việt Nam sẽ hợp tác toàn diện với các
cường quốc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, xây dựng hạ
tầng… Các hợp tác quân sự giữa Việt Nam và các cường
quốc sẽ dựa trên cơ sở và qui tắc chung của cả khối ASEAN.
Mục đích chủ yếu của Việt Nam trong mọi sự hợp tác với
các nước là để xây dựng đất nước Việt Nam phú cường
thật sự. Đây là nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt
Nam. Việt Nam hùng mạnh không để chống Trung Quốc hay đe dọa
bất cứ ai mà hùng mạnh chỉ để mong không bị nước khác
lấn áp.

Việt Nam đang có những bước đi xích lại gần với Mỹ và
các cường quốc dân chủ khác, đây là một bước đi đúng
đắn và cần thiết. Dù đây chỉ có thể là bước đi nhằm
mục đích "bảo vệ chủ quyền" hay là "xoa dịu dư luận"
trước kỳ đại hội đảng 11 thì chúng ta cũng sẵn sàng ủng
hộ và hy vọng những thành phần tiến bộ trong nước thúc
đẩy mạnh mẽ trào lưu này để nó trở thành đường hướng
đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn mới.

Để tranh thủ sự giúp đỡ của các cường quốc dân chủ
trên thế giới thì Việt Nam phải cải tổ chính trị theo
hướng dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Đây là những giá
trị cốt lõi của thế giới văn minh, nhất là Hoa Kỳ; Mỹ
không thể hy sinh các giá trị căn bản của mình để đổi
lấy quan hệ tốt đẹp với Việt Nam.

Theo giáo sư chính trị quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng, đại học
George Mason, Hoa Kỳ thì: "Nếu Việt Nam cải tổ dân chủ và
cải thiện nhân quyền thì điều này sẽ khiến Hoa Kỳ và
Việt Nam đến gần nhau hơn… vì không có quan hệ lâu dài tốt
đẹp nếu không có tương đồng về thể chế chính trị. Nếu
sự cải tổ của Việt Nam tiến nhanh thì mối quan hệ với Mỹ
tốt đẹp hơn, thí dụ như quan hệ dễ dàng thoải mái của
Mỹ với Đài Loan, với Nhật Bản".

Tuy nhiên đến bây giờ chúng ta vẫn chưa thấy xuất hiện một
cá nhân hay thành phần nào trong đảng có khuynh hướng tiến
bộ như ông Trần Độ hay Trần Xuân Bách trước đây. Khuynh
hướng đó là thân Mỹ và mở rộng dân chủ cho cả nước.
Khuynh hướng này mới đưa ra một số quả bóng thăm dò như
trường hợp ông Đinh Hoàng Thắng, cựu đại sứ ở Hà Lan. Tuy
nhiên khuynh hướng này vẫn đang yếu thế nên khó có cơ hội
trong kì bầu cử đảng lần thứ 11.

Việt Nam đang chuẩn bị cho đại hội đảng. Thời gian này
đến lúc đại hội sẽ còn nhiều lộn xộn và nhiều vấn
đề nổi lên. Vấn đề chính, có thể là duy nhất, sẽ là
vấn đề nhân sự lãnh đạo, hay đúng hơn là tranh giành quyền
lực trong đảng. Ưu tư lớn nhất của chính quyền là làm sao
tiếp tục duy trì sự cầm quyền của đảng. Phe nào, người
nào thắng cuộc trong đại hội này đồng nghĩa với việc phe
đó, người đó sẽ có nhiều quyền lực hơn và giàu hơn. Trong
các văn bản dự thảo, đều có nói đến việc thay đổi cơ
chế chính trị. Nhưng không phải là chuyển hướng về dân
chủ mà là chuyển hướng từ độc tài đảng trị qua độc
tài cá nhân hay phe nhóm (như kiểu Putin của nước Nga). Tổng
bí thư đảng cũng sẽ kiêm luôn chức chủ tịch nhà nước và
là người có rất nhiều quyền lực.

Trong suốt thời kỳ cầm quyền của mình, đảng cộng sản
Việt Nam đã biểu lộ một điều là không ai trong số lãnh
đạo họ có "viễn kiến chính trị". Họ cứ như chong chóng,
gió chiều nào xoay chiều ấy. Và giờ đây trước thềm đại
hội 11 cũng sẽ chẳng có ai quan tâm đến "viễn kiến" mà họ
chỉ quan tâm một điều duy nhất là "làm sao thắng cuộc trong
đại hội này". Người chiến thắng sẽ rất giàu và nhiều
quyền lực.

Tuy nhiên các sự kiện mà Trung Quốc gây ra trên Biển Đông và
sau đó với Nhật Bản bắt buộc Việt Nam phải có sự lựa
chọn. Một là xích lại với các cường quốc dân chủ hai là
ngả hẳn về Trung Quốc. Sự lựa chọn khó khăn này có thể
là "vấn đề mấu chốt" để quyết định phe nào sẽ thắng
trong đại hội này.

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong tương lai sẽ tương quan với 4
mệnh đề sau:

- Nếu Việt Nam là một quốc gia dân chủ thì không có gì phải
sợ Trung Quốc.

- Nếu Trung Quốc là một quốc gia dân chủ thì cũng không có
gì phải sợ Trung Quốc.

- Nếu Việt Nam và Trung Quốc đều là những quốc gia dân chủ
thì càng không có gì để lo lắng.

- Trường hợp - rất đáng ngại cho Việt Nam - là Việt Nam và
Trung Quốc đều là những quốc gia độc tài. Và nhất là,
Việt Nam vừa độc tài vừa rất tham nhũng.

Như vậy, nếu Việt Nam vẫn tiếp tục độc tài và tham nhũng
như bây giờ thì lòng dân sẽ ly tán, các cường quốc dân chủ
không thể nào tin cậy và giúp đỡ Việt Nam hết mình. Việt
Nam khó có thể giữ được chủ quyền.

Trường hợp để Trung Quốc trở thành quốc gia dân chủ nằm
ngoài khả năng của chúng ta và đó là vấn đề nội bộ của
Trung Quốc, do chính quyền và người dân Trung Quốc quyết
định.

Trường hợp cả hai nước Việt-Trung đều là những nước dân
chủ thì quá là tuyệt vời nhưng cũng quá xa xôi. Cho nên trong
bốn trường hợp trên, Việt nam chỉ có một sự lựa chọn duy
nhất để có thể sống hòa bình bên cạnh Trung Quốc, đó là:

"Việt Nam phải trở thành một quốc gia dân
chủ".


"Dân chủ hóa Việt Nam" là nhiệm vụ của chính quyền Việt Nam
và của tất cả mọi người Việt Nam yêu nước.

Sắp tới kỳ đại hội đảng thứ 11, chúng ta sẽ còn chứng
kiến nhiều sự việc "ly kỳ" nhằm tranh giành quyền lực giữa
các phe nhóm trong đảng cộng sản. Quan tâm của chúng ta hiện
nay không phải là giúp đảng cộng sản chọn cái ít xấu hơn
bằng cách ủng hộ phe nhóm này hay phe nhóm kia mà là công khai
hoá, là vạch trần các trò gian dối và lừa bịp của cấp
lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, những kẻ đang tìm cách
tiếp tục kìm hãm đất nước.

Câu hỏi quan trọng đặt ra cho tất cả những người Việt Nam
yêu nước là chúng ta đón nhận cơ hội lịch sử này như thế
nào? Chúng ta phải làm gì cùng nhau để mang lại một nền dân
chủ thật sự cho Việt Nam?

Việt Hoàng
(Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên)
Thông Luận số 251, tháng 10-2010

© Thông Luận 2010

TTM - Lòng tự hào dân tộc và bài học của kẻ ăn mày

Lòng tự hào dân tộc, chắc chắn, là không thể thiếu đối
với mỗi người Việt Nam nói riêng. Nhưng tự hào một cách mù
quáng thì thật sự là tai hại. Điều đó sẽ khiến chúng ta
trở thành những kẻ hợm hĩnh yên tâm ngủ yên dưới vầng
hào quang của quá khứ trong khi thế giới vẫn tiến lên từng
ngày. Và nguy hiểm hơn, chúng ta chỉ nhìn vào những mảng sáng
của lịch sử mà cố tình lờ đi những mảng tối. Chúng ta
tự hào với hàng loạt chiến thắng hiển hách của Hai Bà
Trưng, của Lý Bí, của Ngô Quyền, nhưng chúng ta lại cố tình
quên đi hàng ngàn năm Bắc thuộc, từ văn hóa, chữ viết, phong
tục tập quán đều bị đồng hóa rất nhiều. Chúng ta tự hào
với những chiến công của Quang Trung Nguyễn Huệ, nhưng lại
lờ đi phần lớn những chiến công đó có được từ các
cuộc nội chiến triền miên. Chúng ta tự hào với chiến thắng
thực dân Pháp, nhưng lại không thèm nhớ đến sự hủ bại
của Triều Nguyễn với chính sách ngu xuẩn bế quan tọa cảng
và bài xích đạo Thiên Chúa gây căm phẫn cho triều đình Pháp.
Chúng ta tự hào với chiến thắng đế quốc Mỹ, nhưng lại
bỏ qua vụ thảm sát Mậu Thân ở Huế. Chúng ta tự hào với
sự thống nhất đất nước, nhưng lại quá vô tâm với cảnh
thuyền nhân tạo nên một cộng đồng hải ngoại vong quốc mà
chúng ta vẫn hay gọi "khúc ruột ngàn dặm". Chúng ta tự hào
dạy nhau: Nước ta rừng vàng biển bạc. Và rồi chúng ta vẫn
là một trong những nước ngèo và lạc hậu nhất thế giới.
Chúng ta luôn ngẩng cao đầu trước thế giới rằng chúng ta là
một dân tộc đánh nhau giỏi. Nhưng than ôi, trong kỷ nguyên mà
toàn thế giới là phẳng, mà các quốc gia chuyển từ thế
đối đầu sang đối thoại; mà các dân tộc nói chuyện với
nhau bằng kinh tế và văn hóa, thì cái anh cứ hay khoe nắm đấm
của mình chắc, khỏe, khác gì một loại thổ dân ở trong tình
trạng bán khai? Chúng ta đã có những nhà viết sử tồi, và do
đó chúng ta đã ăn phải bả lịch sử quá nhiều.
Người Nhật có lẽ là những con người lịch sự nhất trên
thế giới. Khi đi trên đường, vô tình đụng phải người
khác, phản xạ đầu tiên họ sẽ cúi gập xuống và luôn
miệng "gomenasai" (xin lỗi). Có lẽ họ luôn nghĩ mình thấp kém
hơn người khác, hay nói cách khác, họ luôn muốn nhìn người
đối diện bằng con mắt từ dưới lên. Do đó, họ luôn thấy
được mặt tốt của người khác, và họ sẽ cố gắng học
tập để bằng người. Nhìn ra cả dân tộc, họ có gì để
tự hào? Một nước bị cho là phát xít đã từng đầu hàng
đồng minh sau thế chiến thứ 2 năm 45 và cũng sau khi nhận 2
quả bom nguyên tử ác nghiệt của Mỹ. Hàng triệu người
chết, hai thành phố tan hoang, phải ký với Mỹ nhiều điều
ước bất lợi. Tài nguyên thuộc dạng nghèo nàn. Lại luôn
gánh chịu thiên tai. Nhưng giờ họ có gì? Một nền kinh tế
thứ 2 thế giới, một con rồng châu Á, một đất nước dân
chủ và nhân bản bậc nhất thế giới. Và giờ đây có thể
họ vẫn nhìn thế giới bằng con mắt nhìn lên, nhưng phải
thừa nhận rằng, cả thế giới (trừ Việt Nam) đang phải
ngước nhìn họ.

Tôi rất thích đọc truyện tranh Nhật Bản, đơn giản là vì
những nét vẽ sinh động, tình tiết truyện lôi cuốn và luôn
có những thông điệp mang tính nhân văn trong hầu hết các tác
phẩm. Tôi nhớ trong truyện ManKichi - đại tướng nhóc con (hồi
xưa đã bị cho ngừng xuất bản vì nhiều tình tiết bạo lực,
một sự cấm đoán vô lý) có đoạn Mankichi muốn tay trắng làm
nên sự ngiệp, đã đến học hỏi kinh nghiệm của một ai các
bạn biết không? Một người ăn mày. Cậu đã nhận được
một bài học để đời: Hãy nhìn mọi người bằng con mắt
nhìn lên chứ không phải nhìn xuống. Từ đó, cậu sẽ thấy
hết mọi mặt tốt xấu trong từng con người, và quý từng
đồng bạc một mà câu nhận được. Sau này Mankichi, từ một
thằng bé nhà quê chỉ ham đánh lộn, trở thành một triệu phú
siêu trẻ! Bài học mà Mankichi nhận được từ lão ăn mày,
cũng là một thông điệp mà tác giả cuốn truyện muốn nhắn
đến người đọc: hãy nhìn mọi người với một con mắt của
kẻ bề dưới. Điều đó không phải là biểu hiện của sự
tự ti, yếm thế, mà là thể hiện một tinh thần cầu thị, ham
học hỏi. Và phải chăng đó cũng là mẫu số chung của người
Nhật, của những người thành đạt? Của những Toyota hay
Suzuki?

Nhật Bản cũng là quê hương của chú mèo Kitti nổi tiếng.
Một con búp bê không có mồm. Nó được sinh ra chỉ nhằm vào
ba việc: việc thứ nhất là lắng nghe, việc thứ hai: lắng
nghe, và việc thứ ba cũng là để lắng nghe. Có lẽ người
Nhật nghĩ rằng: nghe nhiều quan trọng hơn nói nhiều.

Hỡi các bạn Việt Nam, có khi nào các bạn chê: Ối cái thằng
cha ấy dốt bỏ mẹ mà nói lắm! Con mẹ ấy có thèm nghe ai
nói đâu, sĩ lắm! Lão ấy ngu học chi tuyền bằng giả mà khinh
người hơn khinh chó!(?)… thì vui lòng lấy tay sờ thử gáy
mình một cái...

Quê hương Việt Nam đi về đâu?

Thế Chiến II (1939-1945) nhiều người Đức đã rời quê hương sang Úc, Mỹ tỵ nạn. Họ hội nhập đời sống trên xứ người, nhưng vẫn giữ bản sắc văn hoá, phong tục…hàng năm Lễ Hội Beer Tháng Mười (Octoberfest) người Đức ở Úc cũng tổ chức Lễ Hội nầy vui chơi để tưởng nhớ cội nguồn của mình. Năm 1975 người Việt Nam bỏ quê hương vì chế độ độc tài Cộng sản bất chấp phong ba bão tố, hải tặc cướp của, hãm hiếp giết người đi tìm hai chữ TỰ DO. Đến các trại tỵ nạn Đông Nam Á được các Quốc gia trên Thế Giới mở rộng lòng nhân ái thâu nhận: Hoa Kỳ hơn 1 triệu 3 (khoảng 10,5% tổng số người Mỹ gốc châu Á, là cộng đồng lớn thứ tư sau người Trung Hoa, Ấn Độ, Philippines; đông hơn các cộng đồng Nhật Bản, Lào, Pakistan, Campuchia, Thái Lan và Đài Loan), Pháp khoảng 400.000 người, Canada hơn 180.000 người, Úc hơn 245.000 người, Đức hơn 83.000 người, Anh Quốc hơn 30 ngàn…

Cộng Đồng Người Việt phát triển mạnh có những khu phố thương mãi lớn trù phú với Cờ Vàng 3 sọc đỏ tung bay. 35 năm trước Nam California là vùng đất hoang vắng người Việt đến xây dựng thành Litlle Sàigon biểu tượng “Thủ Đô Người Việt Tỵ Nạn CS” với bản sắc văn hóa Việt Nam. Các thành phố khác như San Jose, thung lũng hoa vàng (vì trước đây còn nhiều loại hoa màu vàng poppy flower) thành phố của ngành điện tử lớn thứ 10 của Hoa Kỳ dân số hơn 1 triệu. Người Việt tỵ nạn CS chiếm 9%, có nhiều cơ sở thương mãi, truyền thông báo chí…Houston nơi nhà đất còn rẻ thu hút cộng đồng người Việt đến sinh sống, so với những thập niên trước, Houston ngày nay phát triển mạnh. Sự thành công của người Việt đáng hãnh diện, nhưng có điều cần suy nghĩ là người Việt chúng ta còn thiếu tinh thần đoàn kết như người Do Thái. Người Việt cũng thông minh và chăm chỉ học theo thống kê hơn 500 ngàn người Việt là chuyên gia về kinh tế, khoa học gia và các lãnh vực khác trên thế giới. Tại Trung Tâm Nghiên Cứu Ames của NASA ở California có hàng trăm chuyên gia người Việt đã và đang làm việc góp phần xây dựng, phát triển ngành khoa học không gian nổi tiếng ở USA.

Phần lớn thế hệ sinh trưởng ở hải ngoại thành công nhờ ảnh hưởng đời sống văn minh Tây Phương với hệ thống giáo dục khoa học nhân bản không nặng phần chính trị, nhồi sọ như chế độ Cộng sản. Chúng ta không quá chủ quan, nhưng nếu ai đã về Việt Nam chú ý sẽ phân biệt được vấn đề nầy. Hệ thống giáo dục Việt Nam chưa phát triển kịp để đáp ứng nhu cầu. Dân số VN tăng, hơn 85 triệu dân nhưng có khoảng 400 trường Đại học và Cao đẳng, dân số Mỹ hơn 310 triệu có hơn 4.400 Đại học. Trong danh sách 200 trường đại học hàng đầu thế giới, theo bảng xếp hạng Quốc tế, Uni. Harvard đứng đầu bảng và 72 trường danh tiếng khác của Hoa Kỳ. (không tính các loại trường hữu danh vô thực như Southern Pacific University, Irvine University…).

Danh sách xếp hạng 200 Đại học tại Á Châu 2010 “Asian university rankings – top 200″ không có tên trường Đại học Việt Nam! Theo Science Citation Index Expanded (2007), Đại học lớn Hà Nội, Sài Gòn và Viện Khoa Học Công Nghệ Việt Nam chỉ có 96 bài được in trên các Tạp Chí Khoa Học. Điều nầy chứng tỏ sinh viên Việt Nam không được đào tạo đúng theo chương trình Đại Học Quốc Tế, thiếu khả năng phương tiện nghiên cứu và phát minh. Trong khi đó Đại học các Quốc Gia láng giềng như ĐH Nam Hàn Seoul có 5.060 bài, ĐH Singapore có 3.598 bài. Theo thống kê của World Intellectual Property Organization, Việt Nam không có bằng sáng chế nào được công nhận. Trong khi đó Nam Hàn có 102.633, Singapore có 995 và Thái Lan có 158 bằng sáng chế. Báo Tuổi Trẻ trong nước dù theo “lề phải” nhưng dựa vào tin tức từ một cuộc hội thảo “chống tiêu cực” thi cử: “89% sinh viên ở Việt Nam quay cóp, sao chép luận văn, các cán bộ công tác lãnh đạo thuê làm luận văn, luận án tiến sĩ”. “Tiến sĩ dỏm, trường giả, bằng dỏm”.. Đại Học Quốc Gia Hà Nội tự hào hợp tác với Irvine University (IU) “diploma mill” loại trường dỏm đào tạo hệ cao học. Hệ thống giáo dục như vậy thì tương lai đất nước sẽ đi về đâu? những sinh viên ưu tú du học nước ngoài thành tài, thường tìm cách ở lại, ngoại trừ một số “con ông cháu cha” trở về để được “ăn trên ngồi trước”. Học sinh, sinh viên là thành phần trí thức trước 1975 sinh hoạt học đường tự do, có quyền tham gia biểu tình phản chiến… tình thầy trò được tôn kính, các kỳ thi phân minh công bằng, không có việc ưu tiên lý lịch đoàn, đảng. Chưa bao giờ có việc thầy trò lợi dụng gạ gẫm đổi tình lấy điểm hoặc Nữ sinh bán bar hay làm vợ hờ người khác! Việt Nam ngày nay xảy ra hàng ngàn trường hợp, đảo lộn trong giới trí thức, thạc sĩ, tiến sĩ “giấy”, đủ loại khó phân biệt được giữa hư và thực. Nếu cứ đà “phát triển giáo dục” như vậy một trăm năm nữa cũng không có trường Đại học của Việt Nam được chọn vào danh sách các trường tốt nhất khu vực Á Châu. Người Việt chẳng bao giờ cầm tấm bằng Đại Học Việt Nam hội nhập Thế Giới.

Chúng ta từng bị “kỳ thị lý lịch” dưới chế độ CSVN, phải bỏ nước ra đi qua những giai đoạn khác nhau, vượt biên, vượt tường, đoàn tụ gia đình, diện H.O (Humanitarian operations). Nhìn lại miền Nam trước 1975 tại Sài Gòn có phong trào “Người cày có ruộng/ Thương phế binh có nhà”. Nhưng dưới chế độ CS “người cày mất ruộng…”, nhà cầm quyền trưng dụng, hay quy hoạch đất ruộng của dân, bồi thường với giá rẻ mạt, không thể dùng tiền đó mua đất ruộng nơi khác để mưu sinh. Thành phần lãnh đạo từ Trung ương tới Điạ phương xem tài sản của nhân dân như của riêng mình, thao túng chia chác, đục khoét, không chú ý đến lợi ích của dân nghèo càng ngày càng làm dân chúng bất mãn. Người dân bị hạn chế các quyền tự do, không được quyền tự do ứng cử. Dân Biểu Quốc Hội 90% là người của đảng đưa ra để làm Nghị gật. Lần đầu tiên ngày 19.06.2010 Quốc Hội bác bỏ dự án “Đường Sắt Cao Tốc” nhờ dư luận ồn ào phản đối của các chuyên gia và dân chúng trong và ngoài nước. Vấn đề Dân Chủ chỉ là cái bánh vẽ của chế độ CS, các báo cáo hàng năm về nhân quyền tại VN của Tổ Chức Nhân Quyền Quốc Tế có uy tín trên Thế giới như: Ân Xá Quốc Tế (AI), Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền (HRW), Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (IGFM)… cũng như Hoa Kỳ và Quốc Hội Âu Châu thường xuyên kết án chế độ Hà Nội vi phạm nhân quyền. Năm 2009 Hội Đồng Nhân Quyền LHQ và 44 Quốc Gia đã lên tiếng yêu cầu VN phải cải thiện nhân quyền “Nhưng Hà Nội tiếp tục bắt giam kết án tù các thành phần: trí thức, bất đồng chính kiến, lãnh đạo các Tôn Giáo dù đấu tranh bất bạo động đều bị ghép vào tội chống nhà nước XHCN theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam”. Đảng CSVN chưa dám thoát khỏi ý thức hệ Marx-Lenin, vẫn đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích của Dân Tộc. Tượng Stalin đặt ngay giữa công viên Hà Nội, ca ngợi công ơn Stalin được đem vào sách giáo khoa bậc Trung, Tiểu học. Các Quốc Gia Đông Âu thời CS muốn từ bỏ chế độ này từng bị sự đàn áp chính trị của chủ nghiã CS. Họ đã hạ bệ các tượng Lénin, Stalin (dưới thời cầm quyền của Stalin, từ 20-40 triệu người đã bị Stalin và bộ máy thanh trừng của ông giết chết trong các trại tập trung và các nhà tù). Tổng Thống Nga Medvedev (07.05.2010) lên án chế độ CS thời Stalin: “Stalin đã giết dân mình hàng loạt. Ông ta là kẻ sát nhân với số lượng lớn. Tội ác đó không thể tha thứ được.” Stalin chính là tên sát nhân độc tài của dân tộc Nga.

Người Việt định cư nước ngoài, an cư lạc nghiệp dù không thích chế độ, nhưng hàng năm nhiều người miễng cưởng về thăm lại cố hương, xây mộ cha mẹ, ông bà, làm Nhà Thờ tỏ lòng biết ơn Tổ tiên ghi nhớ cội nguồn. Càng về già càng cảm thấy yêu nơi chôn nhau cắt rún, cũng có trường hợp vì hoàn cảnh, người lớn tuổi âm thầm mang tiền trở về quê, mong được an dưỡng, dù ở Mỹ được hưởng trợ cấp SSI for disability (tiền cho người mất khả năng làm việc, cho người già..). Ngoài ra còn có medicaid (bảo hiểm y tế) tuy nhiên họ muốn trở về, ở một thời gian cảm thấy cô đơn, cuộc sống xô bồ, thiếu tình người, bệnh nhân không có tiền hối lộ, lót tay cho bác sĩ sẽ không được chữa trị chu đáo, nhiều bệnh nhân chết oan vì thiếu tiền…”lương y như từ mẫu” bị bỏ quên! Thực phẩm không an toàn nhà cầm quyền không kiểm soát, để người ta lạm dụng phân bón, hay sử dụng các hoá chất độc hại trong kỹ nghệ để bảo quản, làm gia vị … môi trường, tài nguyên thiên nhiên Sông-Núi bị tàn phá. Trường hợp điển hình tranh cãi nhiều năm hãng sản xuất bột ngọt Vedan đã thải nước từ nhà máy tàn phá dòng sông Thị Vãi Đồng Nai, dù có bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân trong khu vực, nhưng dòng sông đã chết! các hãng Vinamit, VietStar cũng vi phạm không kém Vedan.

Mỗi năm hàng tỷ đô la được Người Việt hải ngoại gửi về nước. Theo dữ kiện của Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, trong thời gian từ 2001 đến 2009, số tiền gửi về tăng lên đến 7.2 tỷ USD, năm 2010 tăng 8 tỷ, tương đương với 8% tổng sản lượng Quốc gia; số ngoại tệ lớn nầy đi về đâu? Trước 1975 dân số 17 triệu người miền Nam (VNCH) vì chiến tranh sản xuất bị giới hạn, không thể khai thác hầm mỏ…nhận viện trợ của Hoa Kỳ mỗi năm trung bình 700 triệu USD. Nhưng các trường Trung, Đại Học Công Lập không phải đóng học phí, bệnh nhân vào bệnh viện chữa trị đều được miễn phí… Chúng ta đều muốn nhìn đến tương lai tươi đẹp cho đất nước, nhưng đối diện với Quê hương đôi lúc phải ngậm ngùi vì tình trạng đạo đức xã hội băng hoại, nạn tham nhũng hối lộ khắp nơi… Việt Nam xếp thứ 120 trong 180 Quốc Gia về mức độ tham nhũng, theo báo cáo năm 2010 của Ngân Hàng Thế Giới là: 65% dân Việt Nam nói tham nhũng là vấn nạn trầm trọng ở trong nước. Các tổ chức Tài Chính Quốc Tế hỗ trợ cho Việt Nam vay ưu đãi để xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện xóa đói giảm nghèo, nhưng trình trạng nghèo đói vẫn còn đó! Viện Kinh Tế Việt Nam báo cáo (tháng 8. 2010) cho thấy nợ nhà nước, bao gồm nợ nước ngoài, tăng tới mức 52% so với GDP, tiền nợ nầy con cháu phải nai lưng trả nhiều đời. Đời sống kinh tế không phát triển đúng theo nhu cầu, trên đường phố Việt Nam còn nhiều trẻ em thất học vì không tiền đóng học phí, phải đi bán vé số, đánh giày…

“Giữa chợ người, bát cơm nào dễ kiếm,

Con lao đao gắng gượng sống qua ngày”

Trong khi thành phần “quý tộc đỏ ăn thoải mái, chơi bạt mạng” chỉ một cuộc ăn chơi của họ hơn lương một người lao động đổ mồ hôi nhiều năm, một đêm các đại gia, các quan lớn đốt cả ngàn đô trong một bàn tiệc. Ngày xưa nghe đồn “Nhất Dạ Đế Vương”, ngày nay nhiều người làm Vua cả đời chứ không phải một đêm dù Vua không ngai, họ đi xe đời mới BMW, Mercedes, Rolls Royce…Những đám cưới xa hoa, lộng lẫy học đòi, xài tiền giống như các ông Hoàng ở Á Rập, đám tang thì thuê người khóc mướn …Đời sống “đổi mới” tại Việt Nam ngày nay, còn dài hơn chuyện cổ tích 1001 đêm, không bao giờ kể hết. Nhìn lại đời sống con người và thiên nhiên phải chạnh lòng từ cá́c đập nước của Trung Cộng xây ở thượng nguồn sông Mekong gây tác hại lớn lao hạ nguồn thiếu nước ở đồng bằng Sông Cửu Long. Các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, cho thuê rừng trồng cây, môi trường bị ô nhiễm… sự tràn lan của hàng hóa Trung cộng trên thị trường Việt Nam, các loại thực phẩm, sữa, trái cây, đồ chơi trẻ em có chất độc hại gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ…. Trung cộng đã và đang phá nát quê hương chúng ta từ môi trường đến kinh tế. Các đài truyền hình chiếu phim bộ tình cảm xã hội dài lê thê ước lệ của Tàu và Đại Hàn…Điều đáng buồn nhiều người rành địa danh, lịch sử Tàu hơn lịch sử Việt, ảnh hưởng phim ảnh đời sống, văn hoá bị lung lay mất gốc.

Dù nếp sống trong nước tương đối làm ăn buôn bán khá hơn thời ngăn sông cách chợ “bao cấp”. Sinh hoạt dễ chiụ nhưng sự chênh lệch giàu nghèo, bất công xã hội, đạo đức suy đồi nạn xì ke, ma tuý, đĩ điếm, cờ bạc, số đề lan tràn thiếu ý thức. Hơn 700 Tờ Báo trong nước theo chủ trương đi theo lề phải không được quyền viết những bài phóng sự về: dân oan đi biểu tình khiếu kiện hàng ngày trước cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ở Sài Gòn và Hà Nội để đòi hỏi công lý…

Năm 2007 Việt Nam tổ chức thành công Hội Nghị Thượng Đỉnh Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và gia nhập WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Cuối năm 2007 Việt Nam, trở thành Ủy Viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Năm 2010 làm Chủ Tịch các nước Á Châu, nhưng Việt Nam duy trì độc đảng và trấn áp người bất đồng chính kiến, không tôn trọng tự do tôn giáo. Báo chí viết toàn những chuyện thuốc lắc, ăn chơi của giới trẻ, đọc qua phải chóng mặt. Con số phá thai ở Việt Nam có thể cao nhất Thế giới “hàng năm có khoảng 1.5 triệu phụ nữ VN nạo thai, và 30% trong độ tuổi từ 13 tới 19, theo thống kê của Bộ Y Tế Việt Nam. Khoảng 5% phụ nữ làm mẹ trước 18 tuổi và 15% trước tuổi 20. Trong số những phụ nữ bị mắc các bệnh truyền nhiễm, có 2.7% dưới 15 tuổi. Quan hệ tình dục trước hôn nhân khi còn trong độ tuổi vị thành niên”. Bảng xếp hạng các Quốc Gia trên Thế giới có nền Y tế tốt nhất.Theo WHO (World Health Organization) thì VN đứng hàng thứ 160 thua cả Zimbabwe của Africa.

Ở thành phố đời sống phát triển về kinh tế, nhà hàng, làng nướng lúc nào cũng đông người ăn nhậu từ sáng đến nửa đêm, phòng trà, cafe đủ loại mọc lên như nấm, ăn chơi hết cỡ. Hàng năm các nơi như Nha Trang, Hạ Long tổ chức tốn kém hàng tỷ tiền thi Hoa Hậu trong lúc lương nhà giáo không đủ sống, phải làm thêm nghề khác. Con gái nhà quê bị các môi giới dụ dỗ lấy chồng ngoại quốc, để rồi bị rao bán, đánh chết, bỏ đói, làm nô lệ tình dục. Người đi lao động bị bóc lột (xuất cảng lao động). Họ đã bán ruộng, vườn, vay mượn nợ chồng chất với hy vọng ra nước ngoài tìm việc khá hơn, để rồi bị phiêu lưu xứ người vì miếng cơm manh áo, dở sống dở chết bị bóc lột đánh đập, chúng ta phải đau lòng về các bài phóng sự về người rừng…

Công nhân làm việc cho các Công Ty Liên Doanh nước ngoài tại Thủ Đức, Bình Dương… chủ trả lương thấp, luật lao động không được tôn trọng. CSVN vừa muốn thâu tóm lợi nhuận của kinh tế thị trường, không bảo vệ quyền lợi công nhân. Nhờ phương tiện tuyền thông của thế kỷ 21, nhà cầm quyền CSVN không thể bịt mắt người dân, gần đây có các Phong Trào Công Nhân đình công đòi hỏi quyền lợi đã làm cho nhà cầm quyền lo ngại đàn áp. Trường hợp nầy đã xảy ra tại Ba lan ngày 04.9.1980, công nhân đã đình công và thành lập “Công Đoàn Đoàn Kết/ Solidarnosc”, dưới thời CS Ba Lan Công Đoàn nầy bị đàn áp nhưng cuối cùng đã chiến thắng vẻ vang. Nhà cầm quyền CS Ba Lan thời đó phải công nhận tính cách hợp pháp, tạo sự chú ý và quan tâm của các nước Tây Phương. Công Đoàn Đoàn Kết đóng góp cho tiến trình tự do dân chủ cho dân tộc Ba Lan vì đã từ bỏ chế độ CS.

Chúng ta phải hoan nghênh tình thần yêu nước của giới trẻ, đã can đảm đứng lên biểu tình phản đối hành động xâm lược từ trước đến nay của Trung cộng, đã cướp nhiều vùng đất biên giới và biển của Việt Nam, Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, dãy Núi Lão Sơn nay đã thuộc về bên kia biên giới của Trung cộng! Trách nhiệm mất đất, mất biển là do đảng CSVN thân Trung cộng để kéo dài triều đại độc tài cố bám vào đảng để còn quyền lực vinh thân phì gia? nhắm mắt để ca tụng “16 Chữ Vàng” giống như phân. Chúng ta khó quên được Ông Ích Khiêm đã từng nói với các quan không lo việc nước trong bữa tiệc “trên chó, dưới chó, toàn là chó”

Hải Quân Trung cộng bắn giết ngư dân Việt Nam trên Biển Đông, Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn ở hải ngoại đã từng đến Toà Đại Sứ Trung cộng biểu tình. Thời gian đó ở trong nước thì im lặng? Phong trào yêu nuớc của sinh viên, thanh niên tự bộc phát, ý thức được trách nhiệm với quê hương. Hình ảnh thanh niên, sinh viên tham gia biểu tình đã làm xúc động lòng người yêu nước. Người Việt hải ngoại rất ngưỡng mộ và ủng hộ các bạn ở Việt Nam không bao giờ để các bạn cô đơn, những cuộc biểu tình tương tự khắp nơi trên Thế Giới để phản đối hành động xâm lăng của Trung cộng, (chỉ khác nhau người Việt Hải Ngoại sử dụng Cờ Vàng 3 sọc đỏ, biểu tượng cho người tỵ nạn CS), nhưng tâm hồn lúc nào cũng hướng về cố quốc, cùng đứng lên bảo vệ đòi hỏi chủ quyền các đảo ngoài khơi của Việt Nam. Giặc Tàu với chủ thuyết “tàm thực” tằm ăn dâu, dùng vũ lực cướp biển, cướp đất?

Thời gian qua Việt Nam thường xuyên có các cuộc gặp gỡ trao đổi mối quan hệ quân sự chiến lược với Hoa Kỳ. Hải Quân Hoa Kỳ hợp tác với Việt Nam, vì sự đe dọa an ninh từ phía Trung cộng hung hăng bành trướng trên Biển Đông đe dọa các Quốc Gia Đông Nam Á. Chính sách đối ngoại của nhà quyền Việt Nam chỉ lo đến lợi ích riêng của đảng cầm quyền, chứ chưa xem lợi ích lâu dài của dân tộc. Dù dân Việt Nam hoan nghênh sự hiện diện của Hải Quân Hoa Kỳ tại Biển Đông. Nếu Việt Nam tiếp xúc với văn minh Tây Phương có rất nhiều điều để học, bởi vì họ là những Quốc gia giàu mạnh tân tiến và sáng tạo nhất thế giới, VN cần học nơi họ những kiến thức khoa học kỹ thuật, tôn trọng tự do và phẩm giá con người. Người Việt trong và ngoài nước kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp, lên án Trung cộng bất chấp Công Lý và Công Pháp Quốc Tế xâm lược Trường Sa và Hoàng Sa, chủ trương cá lớn nuốt cá bé vào thời phong kiến, không còn hợp với thế kỷ 21 nầy. Chúng ta cùng hát “dậy mà đi, Việt Nam Quê hương ngạo nghễ” Các quốc gia Hồi Giáo như: Tunisia, Ai cập, Jordan, Yemen.. Hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình yêu cầu, nhà nước cải cách chính trị toàn diện tiến tới tự do, dân chủ cho đất nước.

Năm 2010 kỷ niệm 1000 Thăng Long dựng nước. Nhà cầm quyền phải từ bỏ hành động đàn áp thiếu văn hoá như bịt miệng L.M Nguyễn Văn Lý trước toà, và cúp micro không cho nhà thơ Trần Mạnh Hảo phát biểu trong Đại Hội Nhà Văn ngày 5.8.2010, gây dư luận không tốt đẹp trong và ngoài nước. Các Quốc Gia Á Châu như: Nam Hàn, Nhật Bản, Singapore… không theo chủ thuyết Cộng sản, đã đưa đất nước họ giàu có và thịnh vượng, Việt Nam nên thay đổi đường lối cai trị. Dân tộc hùng mạnh là một dân tộc có dân trí cao, các quyền tự do, dân chủ phải được tôn trọng. Để có thể đưa đất nước đến phú cường và giữ vững bờ cõi mà Tổ tiên chúng ta đã hy sinh xương máu giành lại độc lập sau Một Ngàn Năm Bắc Thuộc. Tự do phải trả bằng nước mắt, mồ hôi và xương máu.

Nhật Bản trở thành cường quốc nhờ Minh Trị Thiên Hoàng (Mutsu Hito 1852-†1912), lên ngôi lấy niên hiệu Meiji, mở cửa chủ trương canh tân đất nước, từ năm 1868 cải cách xã hội và chính trị, tiếp nhận học hỏi dân chủ, tiến bộ của các Quốc Gia Tây Phương đã đưa nước Nhật nhanh chóng trở thành một trong những cường quốc trên Thế giới, (tôi chỉ đề cập đến việc Nhật canh tân đất nước, nhờ sự tài giỏi của Minh Trị Thiên Hoàng, không khen Nhật Bản dưới thời quân Phiệt, đã gây ra tội ác chiến tranh). Việt Nam là nạn nhân năm Ất Dậu 1945 chết đói hơn 1 triệu người tại miền Bắc. Từ trước đến nay đáng lẽ chính phủ Nhật Bản phải xin lỗi dân tộc Việt Nam, như họ đã từng xin lỗi dân tộc Đại Hàn. Nhưng Nhật không xin lỗi Việt Nam, vì sự hèn yếu của nhà cầm quyền CSVN, chỉ biết ngửa tay xin tiền viện trợ, hay vay mượn quên đi danh dự của dân tộc. Đảng cầm quyền là chế độ phe cánh “Crony economy”, họ muốn như Bắc Hàn cha truyền con nối, Đại Hội Đảng vừa qua đưa con, cháu phe cánh vào bộ chính trị để tiếp tục cai trị đất nước, đàn áp những phong trào đòi hỏi tự do dân chủ cho Việt Nam.

Đã 35 năm thống nhất hòa bình, nhưng đời sống vẫn còn lạc hậu dân trí còn thấp kém? Nhà cầm quyền thì vay mượn tiền của Ngân Hàng Thế Giới, trong khi đó Việt Nam đất rộng đầy đủ tài nguyên “rừng vàng bể bạc… Singapore bé nhỏ điều kiện kém Việt Nam, như đất hẹp, không có tài nguyên thiên nhiên, và phải dùng tới bốn ngôn ngữ chính. Singapore độc lập sau Việt Nam 20 năm, ngày nay họ đứng đầu danh sách các nước trên Thế giới, trong khi Việt Nam nằm chung với các nước nghèo đói lạc hậu? biết bao giờ Việt Nam chúng ta vươn lên một chân trời mới? Chủ nghiã Cộng sản không còn phù hợp với thời đại mới của nhân loại. Dân tộc Việt Nam phải đấu tranh cho tự do và nhân quyền. Các Quốc Gia Đông Âu từ bỏ chế độ cộng sản độc tài tham nhũng thối nát … Cố văn hào Victor Hugo (1802-†1885) từng tuyên bố “Chủ Nghĩa Cộng Sản là giấc mơ của một vài người, nhưng là cơn ác mộng của mọi người”. Thủ tướng Đức bà Angela Merkel nói: “Cộng sản đã làm cho người dân trở thành gian

Tài liệu tham khảo

Hình ảnh và tài liệu trên Internet

Tất cả tượng Lenin đã bị hạ bệ ở Đông Âu, Thành phố Leningrad đã trở về với cái tên nguyên thủy là Sankt Peterburg. Việc mai táng thi hài Lenin vẫn là chủ đề gây tranh cãi ở nước Nga. Trong khi đó Hà Nội còn tượng Lenin được đặt tại một công viên cùng tên. Karl-Marx(1818-†1883) cha để của chủ nghiã Cộng sản sống lưu vong từ năm 1849 ở London, chết trong cảnh nghèo. Dưới thời Đông Đức (DDR) thành phố Chemnitz bị đổi thành Karl Marx từ năm (1953-1990) Ngày 01.7.1990 trung cầu dân ý 76% đồng ý lấy lại tên cũ là Chemnitz. Nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn nhắm mắt thờ thần tượng Lenin, Stalin.
2 Lợi tức tính theo đầu người (USD) của các nước Á Châu, Việt Nam trên Lào, Campuchia theo List of countries by GDP (PPP) per capita. International Monetary Fund, 2010.

Singapore $37.293
Brunei $36.680
Malaysia $7.468
Thailand $3.972
Indonesia $2.223
Philippines $1.720
Vietnam $1.052
Lao $897
Campuchia $781
Myanmar $442