Tác giả: MINH LUẬN
Chúng ta đang bàn về Quốc hoa, Quốc phục, rồi nghĩ đến Quốc tửu, bây giờ là Quốc đăng, ngày mai sẽ là Quốc thực, ngày mốt sẽ là Quốc thơ, Quốc họa, Quốc vũ… rồi Quốc sơn, Quốc thảo… Nếu không cẩn thận, đến một ngày chúng sẽ đòi có một Quốc vu quy…
Ngay việc chọn hoa sen là Quốc hoa cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau. Bởi đã có quốc gia trên thế giới chọn hoa sen là Quốc hoa của họ rồi. Một nguyên tắc chọn là không được trùng với bất cứ quốc gia nào khác. Chúng đã đặt ra rất nhiều câu hỏi và đã tranh luận rất nhiều về việc chọn Quốc hoa. Nhưng có một câu hỏi mà tại sao chúng ta không đặt ra là: Liệu chúng ta cứ bắt buộc phải có Quốc hoa hay Quốc tửu không ?
Câu trả lời là không. Nếu chúng ta cứ cố cho có được Quốc hoa hoặc một số Quốc... gì gì đó thì chúng ta đang sa vào một công việc gượng ép và không có ý nghĩa. Hơn nữa, chúng ta đang có xu hướng rơi vào sự "háo danh hài hước" ở một hình thức nào đó như báo chí đã từng phê phán những thứ dài nhất, to nhất, cao nhất...
Cách đây mấy năm, Chính phủ Nhật đã tặng cho Việt Nam khoảng 400 cây Anh đào. Chúng ta đã trồng loại hoa đẹp ấy ở Sapa và Đà Lạt. Nhưng vì thổ nhưỡng, khí hậu và những điều kiện khác không phù hợp mà vẻ đẹp lộng lẫy của hoa Anh xứ Phù tang đào đã không thể hiện được ở xứ ta. Nhưng trong lúc đó, ở nước ta có một loài hoa cũng vô cùng đẹp mà chúng ta không hề có một chiến lược để tôn vinh nó. Đó chính là hoa đào. Chúng ta đã từng chứng kiến những cây đào bích ở Nhật Tân đẹp mê hồn. Và ai đã từng chứng kiến những cây đào trắng ở Lạng Sơn và một vài tỉnh biên giới phía Bắc sẽ thấy vẻ đẹp ấy huyền ảo của nó như thế nào.
Nếu chúng ta có một chiến lược về cây thì Hà Nội sẽ hút hồn khách thập phương ra sao. Cho đến tận bây giờ, tôi không hiểu ai đã khởi xướng ra việc kéo những cái cây xà cừ về trồng ở Hà Nội. Một loại cây không phù hợp với những khu phố nhỏ ở Hà Nội và nó phát triển quá to, hay đổ trong mùa mưa bão nữa. Đấy là chưa nói đến loại cây này hình dáng và tán lá không đẹp.
Hà Nội có lẽ chưa bao giờ có một chiến lược cho cây xanh hay một chiến lược văn hóa hơn là cho những cây đẹp. Năm nào tôi cũng ngây ngất ngắm nhìn những cây sưa phủ trắng hoa. Phải nói là đẹp mê hồn. Và lúc nào tôi cũng đặt mãi một câu hỏi: Tại sao Hà Nội lại không có một con phố dài có thể gọi là phố hoa sưa. Tất nhiên không chỉ là hoa sưa mà tôi muốn nói đến tư duy văn hóa chỉ cho cây xanh khi quy hoạch thành phố. Trong khi đó, một quy hoạch cây xanh cho thành phố là một quy hoạch bắt buộc đối với hầu hết các thành phố trên thế giới.
Việc chọn hoa sen là Quốc hoa cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau
Khi chúng ta đi dọc một con phố dài chừng 1 hay 2 km ngợp trắng hoa sưa, chúng ta mới thấy được rõ ràng vẻ đẹp của nó như thế nào. Tôi đã nhờ một người bạn chụp ảnh một cây sưa nở hoa rồi dựng lên một con đường hoa sưa 3D và sửng sốt vì vẻ đẹp của nó. Tương tự như vậy, một con đường hay một khu vườn đào trắng (hàng chục ha) nếu được quy hoạch thì vẻ đẹp của nó sẽ được tôn lên đến nhường nào. Và hàng năm vào mùa xuân, chúng ta sẽ tổ chức lễ hội đào trắng với những hoạt động văn hóa thật Việt Nam thì chắc chắn chúng ta sẽ tạo ra được một sự kiện văn hóa sang trọng, thi vị và ấn tượng.
Nhưng chúng ta đã không làm điều đó, mà ngược lại chúng ta đang trực tiếp và gián tiếp, chủ ý và vô ý phá hoại những vẻ đẹp vốn có trên mảnh đất này. Tôi nói đến đào trắng không phải là gợi ý đến Quốc hoa. Vì tôi thực sự thấy Quốc hoa không phải là sự bắt buộc chúng ta phải có. Nhưng việc làm cho đời sống này thật văn hóa và thật thi vị thì những người có trách nhiệm phải làm.
Mới đây, một số người có lẽ là nhà thơ đề nghị thơ Lục bát trở thành Quốc thơ của Việt Nam. Tôi thấy việc này cần suy nghĩ cẩn trọng. Cách đây mười mấy năm, tôi đã nghe một nhà sử học nói thể loại thơ 6-8 đã xuất hiện trong cung đình Thái Lan khoảng 7 đến 9 thế kỷ trước. Tất nhiên, việc nói trên không quan trọng khi mà cho đến nay chỉ còn lại hay chỉ có người Việt Nam là vẫn sử dụng thể loại thơ 6-8 này. Nhưng liệu có cần thiết và có đủ lý do, đủ yếu tố để biến thể loại thơ 6-8 thành Quốc thơ không. Và khi Lục bát trở thành Quốc thơ rồi thì nó có tác dụng và ý nghĩa gì đối với xã hội.
Nhân đây, tôi có một ý kiến với Ngày thơ Việt Nam. Thực sự, cho đến nay, Ngày thơ đã trở thành một lễ hội trong mùa xuân ở nước ta cùng với nhiều lễ hội khác. Có những ý kiến đòi hỏi Ngày thơ hàng năm phải mới, mới và mới. Nhưng tôi lại nghĩ thành công lớn nhất của những người làm ra Ngày thơ là việc biến nó thành một lễ hội cho xã hội nói chung chứ không chỉ cho riêng những nhà thơ. Với tôi, mục đích duy nhất của Ngày thơ là nơi để nhà thơ và bạn đọc giao lưu thông qua nhiều hình thức. Cứ thế, hàng năm, vào đúng ngày đó là những người yêu thơ tìm đến với những cảm xúc riêng của mình, nghe nhà thơ đọc thơ, nói chuyện với nhà thơ, mua một tập thơ nào đó mà họ thích. Bản chất của lễ hội thơ là như vậy chứ không phải năm nào cũng cách tân nó. Xin các nhà thơ hãy cách tân thơ ca trong những bài thơ cụ thể của mình. Thời gian một buổi sáng của Ngày thơ không phải nơi chốn để thể hiện những cách tân của nhà thơ mà chỉ để thể hiện thái độ văn hóa của nhà thơ và bạn đọc đối với một trong những vẻ đẹp của đời sống mà thôi.
Ngọn đèn Hoa Kỳ trong tranh hoại sĩ Bùi Xuân Phái
Đèn lồng trong các lễ hội đang bị phê phán gay gắt. Liệu vấn đề có đến mức phải như thế không ? Tôi đồng ý với ý kiến của tác giả CH.E khi bàn về một chiếc đèn thuần Việt. Nếu chúng ta quá máy móc mà chì chiết quá mức cần thiết những chiếc đèn lồng màu đỏ có chữ Tàu thì chúng ta sẽ làm gì với các chữ viết trên hoành phi, câu đối vv... ở ban thờ nhà ta, ở đình, chùa, miếu thờ trên dọc dài đất nước ta... và với những chữ tây, đèn tây, kiến trúc tây, xe máy, xe hơi tây, quần áo, giày tây, bia, ruợu, thuốc lá tây, thịt bò và cá hồi tây, tiền tây, trường học tây... Chúng ta sẽ phải mất biết bao năm để tẩy chay những thứ Tàu, Tây kia đi. Và liệu tẩy chay tất cả những thứ đó chúng ta có lớn mạnh lên thực sự hay không? Hay đó chỉ là tư duy hết sức giáo điều và phong kiến của chúng ta.
Có một loại đèn vô cùng gắn bó với người Việt Nam trong một thời gian rất dài. Đó là đèn Hoa Kỳ. Nguồn gốc của chiếc đèn này thì ai cũng biết rồi. Người Việt Nam đã dùng chiếc đèn này trong những năm tháng chiến tranh chống lại quân đội Mỹ để bảo vệ đất nước. Chiếc đèn này đã hiện lên trong thơ, trong nhạc, trong họa của các văn nghệ sỹ Việt Nam như một hình ảnh đẹp và như một biểu tượng sống mãnh liệt của dân tộc. Đúng là như thế. Ví dụ này tôi đưa ra là một ví dụ khá thô thiển nhưng là một ví dụ không mấy dễ phản biện.
Thay vào những Quốc này Quốc nọ chưa hẳn là cần thiết và thay vào những thứ của ngoại mà chúng ta đang phê phán thì chúng ta hãy có một chiến lược tôn vinh và phát triển những gì thực sự thuộc về chúng ta. Chúng ta có thể không có Quốc hoa như rất nhiều dân tộc trên thế giới cũng không làm việc đó. Nhưng chúng ta phải làm đẹp đất nước mình bằng chính những hoa trái chúng ta có. Còn nếu chọn được một Quốc hoa hay Quốc tửu nào đó mà chỉ thấy những thứ Quốc đó trên báo chí như một cái danh hão còn trên thực tế đời sống cây thì héo hon, dặt dẹo... rượu thì nấu rởm uống vào cháy cả họng cả ruột... thì Quốc hoa, Quốc tửu mà làm chi.
Những thứ mà chúng ta chì chiết, bêu riếu như nói ở trên không phải là những yếu tố làm mất nước hay kìm hãm sự phát triển xã hội. Tất cả chúng ta, cả người phê phán, người chì chiết, cả người bị phê phán và chì chiết hãy bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo hơn. Nếu không chúng ta sẽ trở thành những người cực đoan và ít nhiều lẩm cẩm.
Tìm kiếm Blog này
Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011
Hãy để các em lên tiếng
Sự việc một nữ sinh THCS Trần Phú, Huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng bị đánh hội đồng, bị lột áo và bị ghi hình phát tán trên internet trong một clip kéo dài 9 phút, cho thấy các em chẳng những ứng xử nhau bằng baọ lực của cái ác mà con thích nhấm nháp “thành quả” của cái ác. Không gì đáng sợ hơn. Dư luận khá ồn ào cho rằng kỉ án kỷ luật của Trường THCS Trần Phú là quá nhẹ, thiếu tính răn đe, trong khi Nhà trường thì cho rằng: “Nhà trường không hề bao che vụ việc. Còn việc xử lý kỷ luật là nghĩ đến giáo dục là chính, nghĩ đến tương lai của các em, khi kỷ luật phải xem xét cả một quá trình.”
Nhà trường không phải không có lý, bởi vì kỷ luật các em ở tuổi vị thanh niên là để giáo dục chứ không phải để đẩy các em đến chân tường. Chúng ta còn nhớ ở Bình Dương cuối năm ngoái, một em bị đuổi học đã tìm cách trả thù bạn: “Rượt theo đấm đá tới tấp rồi dùng dao Thái Lan đâm thẳng vào giữa lưng. Mũi dao xuyên thủng màng phổi.” Hơn nữa án kỷ luật không nên và không thể chỉ chú mục vào các em, chính Nhà trường và gia đình cũng phải lĩnh án.
Thực tế các vụ bạo lực học đường đa phần gây ra bởi con cái những người có quyền và có tiền, nếu không cũng chính là con em trong ngành giáo dục. Khi nhìn thấy và ý thức được mọi việc đều được giải quyết bằng quyền, tiền và quen thân thì các em không ngần ngại gì mà không gây án. Do vậy, nếu các em gây án thì cả Nhà Trường và bố mẹ cũng phải chịu một án kỷ luật nào đó, như thế mới công bằng, mới thực sự chỉ rõ trách nhiệm, chứ không phải những diễn ngôn chung chung về tinh thần trách nhiệm.
Trong khi chúng ta quá quan tâm đến việc xử lý kỉ luật, người lớn nói quá nhiều đến sai trái của các em mà tuồng như ít ai chú ý lắng nghe các em nói gì, nghĩ gì. Ẩn ức thường dẫn đến bùng nổ bạo lực, liệu người lớn đã biết gì về những ẩn ức của các em? Rất nhiều khi những bực bội từ phía gia đình và nhà trường lại gây ra những cuộc đánh lộn mà nguyên nhân rất phi lý, vì “cái nhìn đểu” vì “cái mặt dễ ghét” chẳng hạn.
Vậy hãy để các em nói, tạo điều kiện cât tiếng về những lý do thực của các xung đột, từ đó người lớn sẽ có nhiều bài học đích đáng. Để các em nói chuyện với nhau, chia sẻ cùng nhau trong các nhóm hoà giải bạn bè, thay vì những “giáo dục”, những “răn đe” của người lớn, đó chính là vấn đề lớn chúng ta nên nghĩ tới trong khi tìm kiếm những giải pháp hạn chế bạo lực học đường.
Năm ngoái ở Tp. HCM có đề thi văn cho lớp 12: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình” (Đời thừa – Nam Cao). Từ quan niệm trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về “kẻ mạnh” trong mối quan hệ giữa người và người.”. Một đề thi rất hay, qua đó thầy cô giáo nhận được vô số ý kiến của các em, phần nào hiểu được tâm trạng thật của các em. Rất đáng khen.
Hãy có nhiều việc làm như thế nữa để tạo điều kiện cho các em bộc bạch tâm tình, giúp các em nói chuyện phải quấy với nhau khi có xung đột, giúp họ hiểu nhau hơn, từ đó yêu thương nhau hơn. Hãy làm như thế đi thay vì những hội nghị hội thảo, thay vì những lời than vãn, kêu ca kiểu như “không thể hiểu được”, “không thể tin được”, ‘thật là đau xót”…Không nói ra nhưng ai cũng hiểu, đằng sau sự diễn ngôn kia không phải là nỗi đau mà là sự chạy trốn trách nhiệm.
Nhà trường không phải không có lý, bởi vì kỷ luật các em ở tuổi vị thanh niên là để giáo dục chứ không phải để đẩy các em đến chân tường. Chúng ta còn nhớ ở Bình Dương cuối năm ngoái, một em bị đuổi học đã tìm cách trả thù bạn: “Rượt theo đấm đá tới tấp rồi dùng dao Thái Lan đâm thẳng vào giữa lưng. Mũi dao xuyên thủng màng phổi.” Hơn nữa án kỷ luật không nên và không thể chỉ chú mục vào các em, chính Nhà trường và gia đình cũng phải lĩnh án.
Thực tế các vụ bạo lực học đường đa phần gây ra bởi con cái những người có quyền và có tiền, nếu không cũng chính là con em trong ngành giáo dục. Khi nhìn thấy và ý thức được mọi việc đều được giải quyết bằng quyền, tiền và quen thân thì các em không ngần ngại gì mà không gây án. Do vậy, nếu các em gây án thì cả Nhà Trường và bố mẹ cũng phải chịu một án kỷ luật nào đó, như thế mới công bằng, mới thực sự chỉ rõ trách nhiệm, chứ không phải những diễn ngôn chung chung về tinh thần trách nhiệm.
Trong khi chúng ta quá quan tâm đến việc xử lý kỉ luật, người lớn nói quá nhiều đến sai trái của các em mà tuồng như ít ai chú ý lắng nghe các em nói gì, nghĩ gì. Ẩn ức thường dẫn đến bùng nổ bạo lực, liệu người lớn đã biết gì về những ẩn ức của các em? Rất nhiều khi những bực bội từ phía gia đình và nhà trường lại gây ra những cuộc đánh lộn mà nguyên nhân rất phi lý, vì “cái nhìn đểu” vì “cái mặt dễ ghét” chẳng hạn.
Vậy hãy để các em nói, tạo điều kiện cât tiếng về những lý do thực của các xung đột, từ đó người lớn sẽ có nhiều bài học đích đáng. Để các em nói chuyện với nhau, chia sẻ cùng nhau trong các nhóm hoà giải bạn bè, thay vì những “giáo dục”, những “răn đe” của người lớn, đó chính là vấn đề lớn chúng ta nên nghĩ tới trong khi tìm kiếm những giải pháp hạn chế bạo lực học đường.
Năm ngoái ở Tp. HCM có đề thi văn cho lớp 12: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình” (Đời thừa – Nam Cao). Từ quan niệm trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về “kẻ mạnh” trong mối quan hệ giữa người và người.”. Một đề thi rất hay, qua đó thầy cô giáo nhận được vô số ý kiến của các em, phần nào hiểu được tâm trạng thật của các em. Rất đáng khen.
Hãy có nhiều việc làm như thế nữa để tạo điều kiện cho các em bộc bạch tâm tình, giúp các em nói chuyện phải quấy với nhau khi có xung đột, giúp họ hiểu nhau hơn, từ đó yêu thương nhau hơn. Hãy làm như thế đi thay vì những hội nghị hội thảo, thay vì những lời than vãn, kêu ca kiểu như “không thể hiểu được”, “không thể tin được”, ‘thật là đau xót”…Không nói ra nhưng ai cũng hiểu, đằng sau sự diễn ngôn kia không phải là nỗi đau mà là sự chạy trốn trách nhiệm.
Khi người dân bị đánh cắp nhiều thứ
Thanh Quang, phóng viên RFA
“Trận cuồng phong dân chủ” tiếp tục khiến những nhà cầm quyền toàn trị trong khu vực, kể cả nhà cầm quyền VN, tỏ ra bất an và sẵn sàng mọi phương cách ứng phó, thì “trận bão giá” hiện đang đe doạ khắp nơi.
AFP photo
Một người nông dân ở Hà Nội chụp hôm 04/1/2011
Thời bão giá
Cảnh “cơm, áo, gạo, tiền” cùng tình trạng “của khó người khôn” hẳn gây âu lo cho người dân trong nước, nhất là giới lao động nghèo với đồng lương chỉ đủ “sống cầm hơi đợi mùa lúa chín” !
Có lẽ cảm cảnh khó khăn ngày càng đáng ngại đó mà Blogger Khuyết Danh không khỏi than rằng:
"Gió đưa cái Giá lên trời,
Cho Lương ở lại Lương thời đắng cay.
Giá ơi ta bảo Giá này:
Giá lên nhanh quá có ngày…chết Lương."
Và, qua Blog Hiệu Minh, tác giả Tân Hà Nội tóm tắt “Thời Bão Giá” rằng:
"Ôi cuộc sống thời bão xăng, bão điện,
Phố bỗng trầm, người bỗng thấy nao nao."
Vậy là xăng tăng giá, sau bao nhiêu lời đồn đoán, sau bao nhiêu cố gắng nhằm "bình ổn" và sau bao nhiêu nỗ lực, quyết liệt " không tăng giá" để ổn định thị trường.
Blogger Mẹ Nấm
Tình trạng vật giá leo thang làm dân tình khốn đốn khiến Blogger Mẹ Nấm phản ứng qua bài tựa đề “Xăng tăng có ý nghĩa gì không ?”. Mẹ Nấm nhận xét:
"Vậy là xăng tăng giá, sau bao nhiêu lời đồn đoán, sau bao nhiêu cố gắng nhằm "bình ổn" và sau bao nhiêu nỗ lực, quyết liệt "không tăng giá" để ổn định thị trường.
Thế nào là bình ổn và cách để bình ổn như thế nào?
…Ngẫm chuyện nước ta, khi ngành xăng dầu kêu lỗ, ngành điện kêu lỗ hoặc bất cứ ngành nào mà có ngài độc quyền bảo trợ kêu lỗ mà cứ tăng giá để bù, khác nào bóp cổ ông Hồ in trên tờ polyme?? Khác nào mời tờ Obama hay tờ Mao zetung vào lưu hành cho khỏe! Ngẫm chỉ tội mấy người được gọi là doanh nhân "ngoài hợp tác xã" đóng thuế để góp sức kéo cỗ máy ì ạch mà thôi."
Bài “Nghịch Lý” trên Blog Hãy Dành Thời Gian chú trọng tới tình trạng mâu thuẫn trong việc giá xăng dầu leo thang ở VN, lưu ý về nghịch lý xảy ra tại một nước tự hào xuất khẩu dầu thô trong khi ngân sách nhà nước lại phải chi bù lỗ hàng ngàn tỷ đồng cho việc kinh doanh xăng dầu. Và rồi xăng dầu trong thời điểm này không đủ cung cấp cho giới tiêu thụ trong nước dù đã có bù lỗ.
Bài blog nhận thấy giới hữu trách “Có đến 1001 lý do được đưa ra để ngừng cung cấp và bán xăng dầu cho người dân, nhằm tránh thua lỗ trong điều kiện hiện tại”, và nêu lên nghi vấn rằng “ Vậy để xảy ra tình trạng hỗn loạn thị trường xăng dầu trong thời gian vừa qua trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Hay lại hoà cả làng?”. Bài blog đi vào chi tiết:
Giá xăng tăng lên 19.300 đồng/lít hôm 24/2/2011. AFP photo
"Trong khi dự án thập kỷ nhà máy lọc dầu Dung quất được đầu tư khoảng 43.300 tỉ đồng đến nay cơ bản đã đi vào hoạt động, vậy có những đóng góp nhất định nhằm bình ổn thị trường xăng dầu hay chưa? Đó còn chưa kể năm qua Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam lợi nhuận đem lại cũng lên đến nhiều tỷ đồng.
Đóng góp cho ngân sách Nhà nước đạt 110 nghìn tỷ đồng, trong khi năm 2009 là 90 nghìn tỷ đồng và chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách Nhà nước. Nhiệm vụ kinh doanh do đó được cho là thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng xét trên bình diện nhiệm vụ chính trị là một doanh nghiệp nhà nước đầu tàu trong nền kinh tế quốc dân liệu để tình trạng khan hiếm xăng dầu như hiện nay liệu có trách nhiệm từ phía cơ quan này?
Nghịch lý còn xảy ra ở cách quản lý điều tiết thị trường xăng dầu của các cơ quan chức năng có liên quan. Nhiều cuộc hội thảo về giá cả, rồi làm sao để bình ổn thị trường xăng dầu đã được tổ chức trước đó, cũng như đã có hẳn những phòng ban Cục, Vụ và Viện… Mỗi năm tiêu tốn nhiều tỷ đồng vốn ngân sách…"
Giữa lúc vật giá trên đà leo thang phi mã đang “hành” dân nghèo trong nước thì – nói theo lời Blogger Nguyên Hồng 8406, “Người dân nghèo ở VN hôm nay đang bị mất cắp hàng ngày”.
Kẻ trộm vô hình
Qua bài tựa đề “Mất Cắp”, Blogger Lê Nguyên Hồng cảnh báo rằng “tên trộm bất nhân cứ thẳng tay thò vào túi móc tiền người dân mà họ không hề hay biết”. Tác giả giải thích trước hết là chuyện mất cắp về tiền bạc:
"Vì có 50 ngàn đồng trong túi, một người công chức nọ tiêu trong một buổi sáng đã gần hết: Mua báo, uống cà phê sáng, ăn một tô phở, còn lại đúng 10 ngàn đồng, anh ta đã hết tiền để đủ mua một lít xăng…Anh ta chợt nhớ lại: Chỉ cách nay khoảng 3 năm thôi, với 50 ngàn trong túi, anh ta đã đủ chi cho cá nhân trong hai ngày, có 2 bữa sáng bình dân, và còn dư tiền đổ xăng cho chiếc xe máy Tàu cà tàng, chiều về còn mua cho đứa con đang học cấp 1 mấy cây kem. Tên trộm nào đã lấy mất của anh 50% số tiền? Không ai khác, đó là tên Giá, nói đầy đủ là “giá cả leo thang”, hay là nạn lạm phát.
Nếu làm một cuộc khảo sát nhỏ thì sẽ thấy đại đa số học sinh, sinh viên ngày nay không thuộc Lịch Sử nước nhà, không hiểu đâu là cội nguồn dân tộc, không biết gì về văn hiến ngàn năm...
Blogger Nguyên Hồng
…mỗi ngày một người dân Việt Nam mất cắp trung bình là 20 ngàn đồng. Nếu nhân với khoảng 85 triệu dân, con số đó sẽ là 1 ngàn 700 tỉ. Nếu lấy số này nhân với 30 ngày trong tháng và 365 ngày trong năm thì con số đó thật khủng khiếp. Đó là chỉ nói đến lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu. Nếu liệt kê ra các giao dịch tài chính, và lưu thông tiền tệ khác trên đất nước Việt Nam, thì đó mới là con số mất cắp đáng quan ngại, cố thể làm sụp đổ nền tài chính quốc gia…"
Nhưng đâu phải người dân trong nước chỉ có bị mất cắp về tiền bạc, mà hiện họ còn bị mất cắp nhiều thứ khác nữa. Tác giả liệt kê những thứ mất cắp ấy trong xã hội VN ngày nay - có thể tóm lược- như “Mất cắp nguồn gốc” – tình trạng mà Sử gia Dương Trung Quốc từng cảnh báo rằng “Thế hệ chúng ta sau này mất gốc hoàn toàn”.
Người nghèo đã khó nay càng thêm khó với thời bão giá. RFA photo
Theo Blogger Nguyên Hồng, “nếu làm một cuộc khảo sát nhỏ thì sẽ thấy đại đa số học sinh, sinh viên ngày nay không thuộc Lịch Sử nước nhà, không hiểu đâu là cội nguồn dân tộc, không biết gì về văn hiến ngàn năm…”
Tác giả nhận thấy người dân Việt còn bị “Mất cắp danh dự” nữa, khi VN đã nhượng bộ cho TQ nhiều phạm vi lãnh thổ, lãnh hải, ngư dân VN bị “tàu lạ” bắn giết, bị bắt cóc làm tiền ngay trong hải phận của mình; rồi tình cảnh tủi nhục đau thương của nhiều cô dâu Việt lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan, phải đẻ mướn…
Tình trạng người dân Việt bị mất cắp nhân tính, mất cắp văn hoá cũng được tác giả đề cập đến, khi “cướp bóc, chém giết, hãm hiếp tràn lan, người ta sẵn sàng lao vào ẩu đả nhau, đâm chém, thậm chí dùng cả súng để hạ sát nhau, nguyên nhân xuất phát chỉ vì một va chạm nhỏ…” trong khi “Chưa bao giờ người ta lại lo lắng cho nền văn hóa bị vong bản như ở Việt Nam hiện nay. Mọi thứ đều được đặt trên giá trị đồng tiền. Thanh thiếu niên càn quấy, tụ tập lập băng đảng đua xe, hút chích, thác loạn. Người ta quay cuồng, hối hả trong sự đảo điên, mà đích đến chỉ là vật chất, tiền bạc và nhục dục…”.
Thế còn lãnh vực giáo dục thì sao? Tác giả báo động rằng “ Chưa bao giờ và có lẽ là không có nơi nào trên thế giới xảy ra quá nhiều chuyện tày trời về tha hóa, mất đạo đức trong ngành Giáo dục và quan hệ thầy trò như ở Việt Nam”, từ chuyện chạy trường, chạy lớp, nạn bằng cắp giả hay bằng cắp thật mà học giả cho tới bệnh thành tích, dịch vụ dạy thêm, học thêm…"
Mất cắp sự công bằng
Nói đến tình trạng tha hoá giáo dục, có lẽ người ta không khỏi liên tưởng và xót thương cho số phận của 2 nạn nhân Nguyễn Thuý Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thuý khi TAND tỉnh Hà Giang sắp mở phiên xử vụ án “Mua dâm người chưa thành niên” và “môi giới mại dâm” vào mùng 10 tháng 3 này đối với nguyên hiệu trưởng Sầm Đức Xương và 2 học sinh nạn nhân vừa nói – mà được biết là phiên xử kín, 2 nạn nhân không có luật sư, không có người giám hộ hiện diện.
Bị cáo Sầm Đức Xương, nữ sinh Nguyễn Thị Hằng và nữ sinh Nguyễn Thanh Thúy, trên đường đến tòa dự phiên xử tại Hà Giang sáng 20/01/2010. Photo courtesy of vtc.vn
Trong tình hình như vậy, nhiều bloggers, kể cả Bọ Lập, Quê Choa đăng bài “Xử kín…than ôi !”, nêu lên câu hỏi là “ Tại sao phải xử kín ? Người ta chỉ xử kín khi vụ án chỉ liên quan đến bí mật quốc gia. Không lẽ mua dâm người chưa thành niên là bí mật quốc gia ?”
Trở lại bài blog “Mất cắp”, Blogger Nguyên Hồng tiếp tục cảnh báo về tình trạng giới cầm quyền đánh cắp sự công bằng, quyền sống và lòng tin của người dân trong nước. Về mất cắp sự công bằng, tác giả dẫn chứng cụ thể:
"Nếu là con cái một quan chức cấp huyện trở lên đến trung ương, hay từ cỡ giám đốc chẳng hạn, thì chắc chắn người đó sẽ có cơ hội vào học tại các trường có đầu ra “ngon ăn”, tức là dễ kiếm việc làm, lương cao, có việc ở thành thị. Cao hơn thì sẽ được đi du học nước ngoài bằng tiền tham nhũng, hoặc bằng tiền học phí công khai do nhà nước chi trả. Chưa bao giờ lũ con ông cháu cha lại ngông nghênh hợm hĩnh, cao ngạo và trác táng như hiện nay. Người ngay thẳng, chống tiêu cực, thì bị trù dập trả thù dã man và hèn hạ.
Hệ thống công quyền đang tự tạo ra những mối quan hệ giữa các cá nhân nắm quyền ở mọi cấp, bằng một sợi dây xích nhằng nhịt, kết nối bởi Tiền – Quyền, giống như một băng đảng xã hội đen."
Tình trạng ngừơi dân bị “Mất quyền sống” khiến vấn đề Nhân quyền mà thế giới đặt lên hàng đầu trở thành thứ xa xỉ ở VN khiến, theo tác giả, “Một con người sẽ chỉ là một con vật nửa người khi bị tước quyền sống, quyền tự do”, và “con người của anh chỉ thuộc về anh một phần, còn lại thì thuộc quyền của Đảng, của nhà nước, anh có quyền sở hữu thân thể nhưng không có quyền sở hữu hành vi chính đáng của mình…”.
Hệ thống công quyền đang tự tạo ra những mối quan hệ giữa các cá nhân nắm quyền ở mọi cấp, bằng một sợi dây xích nhằng nhịt, kết nối bởi Tiền – Quyền, giống như một băng đảng xã hội đen.
Blogger Nguyên Hồng
Sau cùng, tác giả khẳng định rằng tình trạng người dân bị mất cắp lòng tin là hệ luỵ của mọi sự mất cắp vừa nói, khi, theo Blogger Nguyên Hồng:
"Trước đây người dân tin vào Đảng, vào bác Hồ, vì được nghe tuyên truyền là “Bác và Đảng sống cho dân cho nước”. Nhưng rút cục, bác Hồ cũng là người dối trá, tự viết sách ca ngượi bản thân mình (Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch - Trần Dân Tiên), bác cũng có vợ, thậm chí còn có tới hai, ba vợ (Tăng Tuyết Minh, Nông Thị Xuân…). Mà trái khoáy ở chỗ: Vợ Bác cũng không nhận, con Bác cũng chẳng dám công khai."
Và tác giả kết luận rằng “hãy cảnh giác với những tên trộm ngày, là quan chức nhà nước, mặt bóng nhẫy, đi xế hộp mặc complete, mở miệng ra là nói “vì dân, do dân”. Bọn chúng mới đích thị là những tên đã gây nên các vụ trộm và vấn nạn mất cắp trên toàn cõi Việt Nam”.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-during-storm-of-sky-rocketing-prices-amid-its-people-stolen-by-authorities-tq-03082011192047.html
“Trận cuồng phong dân chủ” tiếp tục khiến những nhà cầm quyền toàn trị trong khu vực, kể cả nhà cầm quyền VN, tỏ ra bất an và sẵn sàng mọi phương cách ứng phó, thì “trận bão giá” hiện đang đe doạ khắp nơi.
AFP photo
Một người nông dân ở Hà Nội chụp hôm 04/1/2011
Thời bão giá
Cảnh “cơm, áo, gạo, tiền” cùng tình trạng “của khó người khôn” hẳn gây âu lo cho người dân trong nước, nhất là giới lao động nghèo với đồng lương chỉ đủ “sống cầm hơi đợi mùa lúa chín” !
Có lẽ cảm cảnh khó khăn ngày càng đáng ngại đó mà Blogger Khuyết Danh không khỏi than rằng:
"Gió đưa cái Giá lên trời,
Cho Lương ở lại Lương thời đắng cay.
Giá ơi ta bảo Giá này:
Giá lên nhanh quá có ngày…chết Lương."
Và, qua Blog Hiệu Minh, tác giả Tân Hà Nội tóm tắt “Thời Bão Giá” rằng:
"Ôi cuộc sống thời bão xăng, bão điện,
Phố bỗng trầm, người bỗng thấy nao nao."
Vậy là xăng tăng giá, sau bao nhiêu lời đồn đoán, sau bao nhiêu cố gắng nhằm "bình ổn" và sau bao nhiêu nỗ lực, quyết liệt " không tăng giá" để ổn định thị trường.
Blogger Mẹ Nấm
Tình trạng vật giá leo thang làm dân tình khốn đốn khiến Blogger Mẹ Nấm phản ứng qua bài tựa đề “Xăng tăng có ý nghĩa gì không ?”. Mẹ Nấm nhận xét:
"Vậy là xăng tăng giá, sau bao nhiêu lời đồn đoán, sau bao nhiêu cố gắng nhằm "bình ổn" và sau bao nhiêu nỗ lực, quyết liệt "không tăng giá" để ổn định thị trường.
Thế nào là bình ổn và cách để bình ổn như thế nào?
…Ngẫm chuyện nước ta, khi ngành xăng dầu kêu lỗ, ngành điện kêu lỗ hoặc bất cứ ngành nào mà có ngài độc quyền bảo trợ kêu lỗ mà cứ tăng giá để bù, khác nào bóp cổ ông Hồ in trên tờ polyme?? Khác nào mời tờ Obama hay tờ Mao zetung vào lưu hành cho khỏe! Ngẫm chỉ tội mấy người được gọi là doanh nhân "ngoài hợp tác xã" đóng thuế để góp sức kéo cỗ máy ì ạch mà thôi."
Bài “Nghịch Lý” trên Blog Hãy Dành Thời Gian chú trọng tới tình trạng mâu thuẫn trong việc giá xăng dầu leo thang ở VN, lưu ý về nghịch lý xảy ra tại một nước tự hào xuất khẩu dầu thô trong khi ngân sách nhà nước lại phải chi bù lỗ hàng ngàn tỷ đồng cho việc kinh doanh xăng dầu. Và rồi xăng dầu trong thời điểm này không đủ cung cấp cho giới tiêu thụ trong nước dù đã có bù lỗ.
Bài blog nhận thấy giới hữu trách “Có đến 1001 lý do được đưa ra để ngừng cung cấp và bán xăng dầu cho người dân, nhằm tránh thua lỗ trong điều kiện hiện tại”, và nêu lên nghi vấn rằng “ Vậy để xảy ra tình trạng hỗn loạn thị trường xăng dầu trong thời gian vừa qua trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Hay lại hoà cả làng?”. Bài blog đi vào chi tiết:
Giá xăng tăng lên 19.300 đồng/lít hôm 24/2/2011. AFP photo
"Trong khi dự án thập kỷ nhà máy lọc dầu Dung quất được đầu tư khoảng 43.300 tỉ đồng đến nay cơ bản đã đi vào hoạt động, vậy có những đóng góp nhất định nhằm bình ổn thị trường xăng dầu hay chưa? Đó còn chưa kể năm qua Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam lợi nhuận đem lại cũng lên đến nhiều tỷ đồng.
Đóng góp cho ngân sách Nhà nước đạt 110 nghìn tỷ đồng, trong khi năm 2009 là 90 nghìn tỷ đồng và chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách Nhà nước. Nhiệm vụ kinh doanh do đó được cho là thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng xét trên bình diện nhiệm vụ chính trị là một doanh nghiệp nhà nước đầu tàu trong nền kinh tế quốc dân liệu để tình trạng khan hiếm xăng dầu như hiện nay liệu có trách nhiệm từ phía cơ quan này?
Nghịch lý còn xảy ra ở cách quản lý điều tiết thị trường xăng dầu của các cơ quan chức năng có liên quan. Nhiều cuộc hội thảo về giá cả, rồi làm sao để bình ổn thị trường xăng dầu đã được tổ chức trước đó, cũng như đã có hẳn những phòng ban Cục, Vụ và Viện… Mỗi năm tiêu tốn nhiều tỷ đồng vốn ngân sách…"
Giữa lúc vật giá trên đà leo thang phi mã đang “hành” dân nghèo trong nước thì – nói theo lời Blogger Nguyên Hồng 8406, “Người dân nghèo ở VN hôm nay đang bị mất cắp hàng ngày”.
Kẻ trộm vô hình
Qua bài tựa đề “Mất Cắp”, Blogger Lê Nguyên Hồng cảnh báo rằng “tên trộm bất nhân cứ thẳng tay thò vào túi móc tiền người dân mà họ không hề hay biết”. Tác giả giải thích trước hết là chuyện mất cắp về tiền bạc:
"Vì có 50 ngàn đồng trong túi, một người công chức nọ tiêu trong một buổi sáng đã gần hết: Mua báo, uống cà phê sáng, ăn một tô phở, còn lại đúng 10 ngàn đồng, anh ta đã hết tiền để đủ mua một lít xăng…Anh ta chợt nhớ lại: Chỉ cách nay khoảng 3 năm thôi, với 50 ngàn trong túi, anh ta đã đủ chi cho cá nhân trong hai ngày, có 2 bữa sáng bình dân, và còn dư tiền đổ xăng cho chiếc xe máy Tàu cà tàng, chiều về còn mua cho đứa con đang học cấp 1 mấy cây kem. Tên trộm nào đã lấy mất của anh 50% số tiền? Không ai khác, đó là tên Giá, nói đầy đủ là “giá cả leo thang”, hay là nạn lạm phát.
Nếu làm một cuộc khảo sát nhỏ thì sẽ thấy đại đa số học sinh, sinh viên ngày nay không thuộc Lịch Sử nước nhà, không hiểu đâu là cội nguồn dân tộc, không biết gì về văn hiến ngàn năm...
Blogger Nguyên Hồng
…mỗi ngày một người dân Việt Nam mất cắp trung bình là 20 ngàn đồng. Nếu nhân với khoảng 85 triệu dân, con số đó sẽ là 1 ngàn 700 tỉ. Nếu lấy số này nhân với 30 ngày trong tháng và 365 ngày trong năm thì con số đó thật khủng khiếp. Đó là chỉ nói đến lĩnh vực tiêu dùng thiết yếu. Nếu liệt kê ra các giao dịch tài chính, và lưu thông tiền tệ khác trên đất nước Việt Nam, thì đó mới là con số mất cắp đáng quan ngại, cố thể làm sụp đổ nền tài chính quốc gia…"
Nhưng đâu phải người dân trong nước chỉ có bị mất cắp về tiền bạc, mà hiện họ còn bị mất cắp nhiều thứ khác nữa. Tác giả liệt kê những thứ mất cắp ấy trong xã hội VN ngày nay - có thể tóm lược- như “Mất cắp nguồn gốc” – tình trạng mà Sử gia Dương Trung Quốc từng cảnh báo rằng “Thế hệ chúng ta sau này mất gốc hoàn toàn”.
Người nghèo đã khó nay càng thêm khó với thời bão giá. RFA photo
Theo Blogger Nguyên Hồng, “nếu làm một cuộc khảo sát nhỏ thì sẽ thấy đại đa số học sinh, sinh viên ngày nay không thuộc Lịch Sử nước nhà, không hiểu đâu là cội nguồn dân tộc, không biết gì về văn hiến ngàn năm…”
Tác giả nhận thấy người dân Việt còn bị “Mất cắp danh dự” nữa, khi VN đã nhượng bộ cho TQ nhiều phạm vi lãnh thổ, lãnh hải, ngư dân VN bị “tàu lạ” bắn giết, bị bắt cóc làm tiền ngay trong hải phận của mình; rồi tình cảnh tủi nhục đau thương của nhiều cô dâu Việt lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan, phải đẻ mướn…
Tình trạng người dân Việt bị mất cắp nhân tính, mất cắp văn hoá cũng được tác giả đề cập đến, khi “cướp bóc, chém giết, hãm hiếp tràn lan, người ta sẵn sàng lao vào ẩu đả nhau, đâm chém, thậm chí dùng cả súng để hạ sát nhau, nguyên nhân xuất phát chỉ vì một va chạm nhỏ…” trong khi “Chưa bao giờ người ta lại lo lắng cho nền văn hóa bị vong bản như ở Việt Nam hiện nay. Mọi thứ đều được đặt trên giá trị đồng tiền. Thanh thiếu niên càn quấy, tụ tập lập băng đảng đua xe, hút chích, thác loạn. Người ta quay cuồng, hối hả trong sự đảo điên, mà đích đến chỉ là vật chất, tiền bạc và nhục dục…”.
Thế còn lãnh vực giáo dục thì sao? Tác giả báo động rằng “ Chưa bao giờ và có lẽ là không có nơi nào trên thế giới xảy ra quá nhiều chuyện tày trời về tha hóa, mất đạo đức trong ngành Giáo dục và quan hệ thầy trò như ở Việt Nam”, từ chuyện chạy trường, chạy lớp, nạn bằng cắp giả hay bằng cắp thật mà học giả cho tới bệnh thành tích, dịch vụ dạy thêm, học thêm…"
Mất cắp sự công bằng
Nói đến tình trạng tha hoá giáo dục, có lẽ người ta không khỏi liên tưởng và xót thương cho số phận của 2 nạn nhân Nguyễn Thuý Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thuý khi TAND tỉnh Hà Giang sắp mở phiên xử vụ án “Mua dâm người chưa thành niên” và “môi giới mại dâm” vào mùng 10 tháng 3 này đối với nguyên hiệu trưởng Sầm Đức Xương và 2 học sinh nạn nhân vừa nói – mà được biết là phiên xử kín, 2 nạn nhân không có luật sư, không có người giám hộ hiện diện.
Bị cáo Sầm Đức Xương, nữ sinh Nguyễn Thị Hằng và nữ sinh Nguyễn Thanh Thúy, trên đường đến tòa dự phiên xử tại Hà Giang sáng 20/01/2010. Photo courtesy of vtc.vn
Trong tình hình như vậy, nhiều bloggers, kể cả Bọ Lập, Quê Choa đăng bài “Xử kín…than ôi !”, nêu lên câu hỏi là “ Tại sao phải xử kín ? Người ta chỉ xử kín khi vụ án chỉ liên quan đến bí mật quốc gia. Không lẽ mua dâm người chưa thành niên là bí mật quốc gia ?”
Trở lại bài blog “Mất cắp”, Blogger Nguyên Hồng tiếp tục cảnh báo về tình trạng giới cầm quyền đánh cắp sự công bằng, quyền sống và lòng tin của người dân trong nước. Về mất cắp sự công bằng, tác giả dẫn chứng cụ thể:
"Nếu là con cái một quan chức cấp huyện trở lên đến trung ương, hay từ cỡ giám đốc chẳng hạn, thì chắc chắn người đó sẽ có cơ hội vào học tại các trường có đầu ra “ngon ăn”, tức là dễ kiếm việc làm, lương cao, có việc ở thành thị. Cao hơn thì sẽ được đi du học nước ngoài bằng tiền tham nhũng, hoặc bằng tiền học phí công khai do nhà nước chi trả. Chưa bao giờ lũ con ông cháu cha lại ngông nghênh hợm hĩnh, cao ngạo và trác táng như hiện nay. Người ngay thẳng, chống tiêu cực, thì bị trù dập trả thù dã man và hèn hạ.
Hệ thống công quyền đang tự tạo ra những mối quan hệ giữa các cá nhân nắm quyền ở mọi cấp, bằng một sợi dây xích nhằng nhịt, kết nối bởi Tiền – Quyền, giống như một băng đảng xã hội đen."
Tình trạng ngừơi dân bị “Mất quyền sống” khiến vấn đề Nhân quyền mà thế giới đặt lên hàng đầu trở thành thứ xa xỉ ở VN khiến, theo tác giả, “Một con người sẽ chỉ là một con vật nửa người khi bị tước quyền sống, quyền tự do”, và “con người của anh chỉ thuộc về anh một phần, còn lại thì thuộc quyền của Đảng, của nhà nước, anh có quyền sở hữu thân thể nhưng không có quyền sở hữu hành vi chính đáng của mình…”.
Hệ thống công quyền đang tự tạo ra những mối quan hệ giữa các cá nhân nắm quyền ở mọi cấp, bằng một sợi dây xích nhằng nhịt, kết nối bởi Tiền – Quyền, giống như một băng đảng xã hội đen.
Blogger Nguyên Hồng
Sau cùng, tác giả khẳng định rằng tình trạng người dân bị mất cắp lòng tin là hệ luỵ của mọi sự mất cắp vừa nói, khi, theo Blogger Nguyên Hồng:
"Trước đây người dân tin vào Đảng, vào bác Hồ, vì được nghe tuyên truyền là “Bác và Đảng sống cho dân cho nước”. Nhưng rút cục, bác Hồ cũng là người dối trá, tự viết sách ca ngượi bản thân mình (Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch - Trần Dân Tiên), bác cũng có vợ, thậm chí còn có tới hai, ba vợ (Tăng Tuyết Minh, Nông Thị Xuân…). Mà trái khoáy ở chỗ: Vợ Bác cũng không nhận, con Bác cũng chẳng dám công khai."
Và tác giả kết luận rằng “hãy cảnh giác với những tên trộm ngày, là quan chức nhà nước, mặt bóng nhẫy, đi xế hộp mặc complete, mở miệng ra là nói “vì dân, do dân”. Bọn chúng mới đích thị là những tên đã gây nên các vụ trộm và vấn nạn mất cắp trên toàn cõi Việt Nam”.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-during-storm-of-sky-rocketing-prices-amid-its-people-stolen-by-authorities-tq-03082011192047.html
Thư độc giả: Trao đổi về bài viết Đường sắt Nhật Bản – “ốc vẫn chưa lo nổi mình ốc…”! của ông Trần Đình Bá
Kính gửi BVN,
Trong bài "Đường sắt Nhật Bản – ốc vẫn chưa lo nổi mình ốc…!”, tác giả Trần Đình Bá viết:
“Một câu hỏi lớn đặt ra, tại sao tàu hỏa cao tốc Nhật Bản giành kỷ lục thế giới với tốc độ trên 300 km/h mà lại bị lật khi chỉ chạy ở tốc độ khiêm tốn 70 – 90 km/h?”
Trả lời:
Có nhiều nhầm lẫn trong thông tin của tác giả Trần Đình Bá.
Thứ nhất: Đoàn tàu bị lật ngày 24/5/2005 không phải là tàu cao tốc shinkansen, mà chỉ là tàu thường (commuter train) series 207 chạy trên đường JR (Japan Railways). Tốc độ tối đa của loại tàu này là 120 km/h.
Thứ hai: Tốc độ lúc tàu trật bánh tại đường vòng là khoảng 100 - 120 km/h (chứ không phải 70 km/h), trong khi theo quy định tại khúc vòng tàu không được chạy quá 70 km/h.
Thứ ba: Vụ lật tàu này đã làm 107 người chết (chứ không phải 80 như tác giả Trần Đình Bá đã nhầm lẫn) và 555 người bị thương. Tai nạn xảy ra lúc 9 giờ 19 phút (chứ không phải là 9 giờ 20 phút) vào ngày 25/4/2005.
Nguyên nhân của tai nạn là vì người lái tàu bị trễ 1 phút rưỡi ở chặng đỗ trước, sợ bị cấp trên khiển trách, nên đã tăng tốc ở chỗ vòng nhằm bù lại thời gian bị trễ, vượt quá giới hạn tốc độ cho phép gần gấp 2 lần, vì thế 2 toa đầu tiên (chứ không phải 3) bị trật bánh, văng ra, lao thẳng vào toà nhà cao tầng bên đường.
Xin xem:
http://en.wikipedia.org/wiki/207_series
http://en.wikipedia.org/wiki/Amagasaki_rail_crash
Nguyễn Đình Đăng
Trong bài "Đường sắt Nhật Bản – ốc vẫn chưa lo nổi mình ốc…!”, tác giả Trần Đình Bá viết:
“Một câu hỏi lớn đặt ra, tại sao tàu hỏa cao tốc Nhật Bản giành kỷ lục thế giới với tốc độ trên 300 km/h mà lại bị lật khi chỉ chạy ở tốc độ khiêm tốn 70 – 90 km/h?”
Trả lời:
Có nhiều nhầm lẫn trong thông tin của tác giả Trần Đình Bá.
Thứ nhất: Đoàn tàu bị lật ngày 24/5/2005 không phải là tàu cao tốc shinkansen, mà chỉ là tàu thường (commuter train) series 207 chạy trên đường JR (Japan Railways). Tốc độ tối đa của loại tàu này là 120 km/h.
Thứ hai: Tốc độ lúc tàu trật bánh tại đường vòng là khoảng 100 - 120 km/h (chứ không phải 70 km/h), trong khi theo quy định tại khúc vòng tàu không được chạy quá 70 km/h.
Thứ ba: Vụ lật tàu này đã làm 107 người chết (chứ không phải 80 như tác giả Trần Đình Bá đã nhầm lẫn) và 555 người bị thương. Tai nạn xảy ra lúc 9 giờ 19 phút (chứ không phải là 9 giờ 20 phút) vào ngày 25/4/2005.
Nguyên nhân của tai nạn là vì người lái tàu bị trễ 1 phút rưỡi ở chặng đỗ trước, sợ bị cấp trên khiển trách, nên đã tăng tốc ở chỗ vòng nhằm bù lại thời gian bị trễ, vượt quá giới hạn tốc độ cho phép gần gấp 2 lần, vì thế 2 toa đầu tiên (chứ không phải 3) bị trật bánh, văng ra, lao thẳng vào toà nhà cao tầng bên đường.
Xin xem:
http://en.wikipedia.org/wiki/207_series
http://en.wikipedia.org/wiki/Amagasaki_rail_crash
Nguyễn Đình Đăng
Trung Quốc tăng cường xây dựng đảo Hải Nam thành cứ điểm tiến ra Biển Đông
Thời gian qua, Hải quân Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng cường sức mạnh cho căn cứ hải quân tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam.
Theo báo Nikkei, hải quân Trung Quốc đã có hàng loạt các động thái nhằm củng cố sức mạnh của căn cứ Tam Á như việc xây dựng một cầu cảng mới hay đẩy nhanh việc triển khai các đội tàu chiến chủ lực được trang bị hệ thống tên lửa đời mới cùng thiết bị radar độ chính xác cao. Không chỉ dừng lại ở đó, hải quân Trung Quốc cũng đang tăng tốc tiến độ triển khai các loại tàu ngầm thế hệ, đồng thời có thể xây dựng Tam Á thành một căn cứ trọng yếu cho hàng không mẫu hạm trong thời gian tới.
Trên vịnh Á Long, cách không xa các khu nghỉ mát 5 sao là khu căn cứ hải quân được canh phòng nghiêm ngặt. Trong căn cứ này, người ta có thể nhìn thấy tàu khu trục Hải Khẩu và Lan Châu thuộc Hạm đội Nam Hải (có nhiệm vụ quản lý vùng biển Đông) đang neo đậu tại đây. Được gọi với tên khác là “tàu khu trục Aegis kiểu Trung Quốc”, tàu Hải Khẩu và Lan Châu được trang bị hệ thống tên lửa hạm đối không cùng hệ thống radar độ chính xác cao. Còn theo thông tin từ một số người dân địa phương, 2 tàu khu trục là Vũ Hán và Quảng Châu, được trang bị hệ thống tên lửa, cũng hay có mặt tại căn cứ này. Như vậy, căn cứ Tam Á hiện nay là cứ điểm của cả 4 tàu chiến chủ lực thuộc Hạm đội Nam Hải.
Ngoài ra, Trung Quốc còn xây dựng cả một căn cứ tàu ngầm tại vịnh Du Lâm nằm gần với vịnh Á Long. Theo các nguồn tin tình báo, từ năm 2008, Trung Quốc đã trang bị các loại tàu ngầm lớp Phổ có gắn tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) tại căn cứ này. Gần đây còn có những thông tin cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị cho xây dựng một căn cứ tàu ngầm khác trên vịnh Tam Á.
Theo một nguồn tin khác, Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh tiến độ chương trình đóng hàng không mẫu hạm của riêng nước này nhằm cạnh tranh sức mạnh hải quân với các cường quốc quân sự. Theo giải thích từ ông Lý Văn Khoa, Giám đốc bảo tàng hải quân tại thành phố Tam Á, hiện các cường quốc đều sở hữu nhiều hàng không mẫu hạm trong khi Trung Quốc không có một chiếc nào loại này. Trong tay Trung Quốc hiện chỉ có 3 hàng không mẫu hạm “về hưu” mua của Nga hiện dùng cho mục đích du lịch, và 1 hàng không mẫu hạm cũ không động cơ mua từ Ucraina hiện đang cải tạo để phục vụ chương trình đóng tàu. Thời gian qua, Trung Quốc cũng có kế hoạch mua thêm một số hàng không mẫu hạm cũ của Nga và Anh nhưng đều bị từ chối với lý do “không có tàu cũ bán” hay “không bán hàng không mẫu hạm cho nước xã hội chủ nghĩa”.
Từ những động thái trên, Nikkei cho rằng hải quân Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng căn cứ Tam Á thành một cứ điểm hải quân trọng yếu nhằm phục vụ ý đồ tiến ra cả một vùng biển rộng lớn ở phía Tây Thái Bình Dương, trong đó có vùng biển Đông tranh chấp với các nước ASEAN./.
Theo Nikkei
Nguồn: Nghiencuubiendong.vn
Theo báo Nikkei, hải quân Trung Quốc đã có hàng loạt các động thái nhằm củng cố sức mạnh của căn cứ Tam Á như việc xây dựng một cầu cảng mới hay đẩy nhanh việc triển khai các đội tàu chiến chủ lực được trang bị hệ thống tên lửa đời mới cùng thiết bị radar độ chính xác cao. Không chỉ dừng lại ở đó, hải quân Trung Quốc cũng đang tăng tốc tiến độ triển khai các loại tàu ngầm thế hệ, đồng thời có thể xây dựng Tam Á thành một căn cứ trọng yếu cho hàng không mẫu hạm trong thời gian tới.
Trên vịnh Á Long, cách không xa các khu nghỉ mát 5 sao là khu căn cứ hải quân được canh phòng nghiêm ngặt. Trong căn cứ này, người ta có thể nhìn thấy tàu khu trục Hải Khẩu và Lan Châu thuộc Hạm đội Nam Hải (có nhiệm vụ quản lý vùng biển Đông) đang neo đậu tại đây. Được gọi với tên khác là “tàu khu trục Aegis kiểu Trung Quốc”, tàu Hải Khẩu và Lan Châu được trang bị hệ thống tên lửa hạm đối không cùng hệ thống radar độ chính xác cao. Còn theo thông tin từ một số người dân địa phương, 2 tàu khu trục là Vũ Hán và Quảng Châu, được trang bị hệ thống tên lửa, cũng hay có mặt tại căn cứ này. Như vậy, căn cứ Tam Á hiện nay là cứ điểm của cả 4 tàu chiến chủ lực thuộc Hạm đội Nam Hải.
Ngoài ra, Trung Quốc còn xây dựng cả một căn cứ tàu ngầm tại vịnh Du Lâm nằm gần với vịnh Á Long. Theo các nguồn tin tình báo, từ năm 2008, Trung Quốc đã trang bị các loại tàu ngầm lớp Phổ có gắn tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) tại căn cứ này. Gần đây còn có những thông tin cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị cho xây dựng một căn cứ tàu ngầm khác trên vịnh Tam Á.
Theo một nguồn tin khác, Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh tiến độ chương trình đóng hàng không mẫu hạm của riêng nước này nhằm cạnh tranh sức mạnh hải quân với các cường quốc quân sự. Theo giải thích từ ông Lý Văn Khoa, Giám đốc bảo tàng hải quân tại thành phố Tam Á, hiện các cường quốc đều sở hữu nhiều hàng không mẫu hạm trong khi Trung Quốc không có một chiếc nào loại này. Trong tay Trung Quốc hiện chỉ có 3 hàng không mẫu hạm “về hưu” mua của Nga hiện dùng cho mục đích du lịch, và 1 hàng không mẫu hạm cũ không động cơ mua từ Ucraina hiện đang cải tạo để phục vụ chương trình đóng tàu. Thời gian qua, Trung Quốc cũng có kế hoạch mua thêm một số hàng không mẫu hạm cũ của Nga và Anh nhưng đều bị từ chối với lý do “không có tàu cũ bán” hay “không bán hàng không mẫu hạm cho nước xã hội chủ nghĩa”.
Từ những động thái trên, Nikkei cho rằng hải quân Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng căn cứ Tam Á thành một cứ điểm hải quân trọng yếu nhằm phục vụ ý đồ tiến ra cả một vùng biển rộng lớn ở phía Tây Thái Bình Dương, trong đó có vùng biển Đông tranh chấp với các nước ASEAN./.
Theo Nikkei
Nguồn: Nghiencuubiendong.vn
Nghề “đục”
Posted by truongthondlb1
Dân Làm Báo – “Đục” đây là đục bỏ. Đục từ bia đá tưởng niệm cho tới tự động đục bỏ truyền thông. Đục bất kỳ thứ gì để che dấu tình trạng chim dzô dzụng chung dzô diệm của 14 vua quan cầm quyền.
Nhiệt liệt hưởng ứng truyền thống đục của đảng, VNExpress đã nghiến răng bụm miệng đục văng nước ta ra khỏi ngôi vị số 9 của những quốc gia có khả năng vỡ nợ cao nhất thế giới. Phủ chúa Ba Xỉn biểu vậy mà. Không đục chỉ để khổ nhân dân anh hùng ta cứ nhớ đến VanaXỉn mà ba Dũng nhận trách nhiệm trước Quốc hội xong thì lơ huyền lờ. Chưa yên tâm, vài giờ sau, bài viết với danh sách bị đục cũng đã theo ly bia của anh Ba bốc hơi men. Biến mất. Tiêu.
*
Những quốc gia có khả năng vỡ nợ cao nhất thế giới
(Nhan đề đúng của bải viết là:The 18 Countries Most Likely To Default – 8 quốc gia có khả năng vỡ nợ cao nhất)
Bất ổn chính trị ở Trung Đông đang làm thay đổi khẩu vị của các nhà đầu tư, buộc họ tăng cường nghiên cứu và mua bảo hiểm tại các quốc gia có mức độ rủi ro lớn.
Khảo sát mới nhất của Business Insider dựa trên dữ liệu lấy từ hãng CMA Datavision và Bloomberg, cho thấy các nước châu Âu vẫn còn nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, họ bày tỏ rất ít sự tin tưởng vào việc lãnh đạo các nước Eurozone sẽ tìm ra được giải pháp ổn định tình hình cho khu vực.
Trong khi châu Âu và Trung Đông đang là tâm điểm chú ý tại thời điểm này, thì một vài nguy cơ vẫn còn hiện hữu ở các quốc gia khác, bao gồm cả các đại gia vùng Nam Mỹ.
Các quốc gia trong danh sách này được sắp xếp theo phí đảm bảo cho các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit Default Swap – CDS). CDS là một dạng chứng khoán phái sinh, tương tự với một hợp đồng bảo hiểm. Khi tham gia vào CDS, người mua CDS trả cho người bán một khoản phí để được bảo hiểm cho rủi ro vỡ nợ tín dụng xảy ra khi một bên thứ ba rơi vào trường hợp vỡ nợ. Thị trường giao dịch CDS dựa trên những gói quy chuẩn là 10 triệu USD cho một hợp đồng.
17. Tây Ban Nha
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 245,91 (điểm). Sự việc gần đây nhất: Tây Ban Nha tiếp tục là trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và hiện đang trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
(đúng ra là Tây Ban Nha xếp hạng 18. Vì VNExpress mời bác VN ra chỗ khác chơi nên em Tây này trở thành 17!. Tương tự cho các em Bun, em Ai, em Li…)
16. Bungary
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 248,28
Sự việc gần đây nhất: Bungary vừa phải áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng trong một cuộc chiến nhằm chống lại thâm hụt tài chính.
15. Iceland
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 254,46
Sự việc gần đây nhất: Iceland vẫn còn đang vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính gây ra bởi cuộc khủng hoảng ngân hàng.
14. Lithuania
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 260,00
Sự việc gần đây nhất: Sau sự suy thoái tồi tệ trong cuộc khủng hoảng tài chính, Lithuania đã bắt đầu tăng trưởng trở lại với tốc độ 4,8% trong quý 4/2010.
13. Rumani
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 285,00
Sự việc gần đây nhất: Suy thoái kinh tế tại Rumani vẫn còn tiếp tục trong năm 2010 với GDP giảm 1,3%.
12. Croatia
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 286,32
Sự việc gần đây nhất: Croatia đang phải hứng chịu làn sóng biểu tình chống chính phủ trong khi vẫn còn đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính.
11. Hungary
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 304,19
Sự việc gần đây nhất: Hungary đã bị hạ mức tín nhiệm vào tháng 12/2010 và vẫn đang phải đấu tranh với các vấn đề tài chính. Chính phủ Hungary cũng vừa tuyên bố những kế hoạch mới vào tuần trước.
10. Bahrain
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 313,65
Sự việc gần đây nhất: Bahrain cũng đang phải hứng chịu các cuộc biểu tình phản đối như các nước Trung Đông và phải giải quyết với số đông cộng đồng người Shiite lãnh đạo phong trào biểu tình này.
9. Li-băng
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 360,00
Sự việc gần đây nhất: Li-băng hiện cũng đang chứng kiến nhiều vụ biểu tình chống đối và chính biến.
*** Đây! Chỗ này là chỗ của ngài VinaXỉn đây! Ngài ngồi ở ghế số 9, giữa em Li và anh Ai. Kiểu này đúng là tính đường chạy nợ ngay trên mặt báo!
8. Ai Cập
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 370,00
Sự việc gần đây nhất: Người dân Ai Cập vừa lật đổ tổng thống và hiện nước này đang được lãnh đạo bởi lực lượng quân đội.
7. Dubai
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 455,00
Sự việc gần đây nhất: Nguồn cung bất động sản thừa thãi tại Dubai hiện đang đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định của toàn quốc gia này.
6. Ukraine
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 460,75
Sự việc gần đây nhất: Ukraine tăng trưởng chậm chạp trong quý 4/2010 nhưng dự kiến mức này sẽ đạt 4 – 5% trong năm 2011.
5. Bồ Đào Nha
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 460,88
Sự việc gần đây nhất: Bồ Đào Nha có lẽ sẽ thiếu đến 20 tỉ euro để trả cho các chi phí năm 2011.
4. Ireland
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 569,88
Sự việc gần đây nhất: Ireland tiếp tục phải vật lộn với cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng với hệ quả là gánh nặng về những khoản vay không phát huy được hiệu quả và gói cứu trợ của EU-IMF đang đè nặng lên chính phủ.
3. Argentina
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 646,47
Sự việc gần đây nhất: Nhiều năm sau khủng hoảng, Argentina vẫn còn đang phải chịu mức lạm phát cao (gần 11% cho tháng 12/2010).
2. Hy Lạp
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 956,27
Sự việc gần đây nhất: Hy Lạp gần đây lại chịu thêm một làn sóng phản đối nữa do các chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ.
1. Venezuela
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 1.170,92
Sự việc gần đây nhất: Sản xuất dầu mỏ tại Venezuela đang bị suy giảm và đe dọa đến khả năng trả nợ của chính phủ nước này.
Hà Thu
http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/vnexpress.net/Nhung-quoc-gia-co-kha-nang-vo-no-cao-nhat-the-gioi/5836336.epi
(Báo mới đăng lại và bài chưa bốc hơi)
*
The 18 Countries Most Likely To Default
Recent protests and revolutions in the Middle East are driving change in the CDS market, pushing investors to speculate on, and buy insurance on, countries at risk.
Our latest survey of the data from CMA Datavision and Bloomberg shows that Europe remains in the crosshairs of investors, with little confidence eurozone leaders are going to sort out a package that will provide certainty for the region.
While Europe and the Middle East are making the headlines, some old risks remain, including big South American sovereigns.
For this list, we’ve ranked countries by the market price to insure their debt. Their may be other methods, but this gives a good take on the current market view of the fiscal and political stability of these countries.
http://www.businessinsider.com/countries-most-likely-to-default-march-2011-3#
Click here to see the countries >
Dân Làm Báo click luôn cho các bạn. Không dịch ra tiếng Anh nhưng nhìn số cũng xong:
#18 Spain
5-Year CDS spread: 245.91
Recent turmoil: Spain remains at the center of the European sovereign debt crisis, and is in the process of restructuring its banking sector.
#17 Bulgaria
5-Year CDS spread: 248.28
Recent turmoil: Bulgaria has had to engage in austerity measures in a battle to control its fiscal deficit.
#16 Iceland
5-Year CDS spread: 254.46
Recent turmoil: Iceland is still reeling from the fiscal crisis brought on by a banking sector crisis.
#15 Lithuania
5-Year CDS spread: 260.00
Recent turmoil: After a horrendous recession during the financial crisis, Lithuania has started to rebound, with growth of 4.8% in Q4.
#14 Romania
5-Year CDS spread: 285.00
Recent turmoil: Romania’s recession continued through 2010, with GDP falling 1.3%.
#13 Croatia
5-Year CDS spread: 286.32
Recent turmoil: Croatia has been hit by anti-government protests and is still reeling from the financial crisis downturn.
#12 Hungary
5-Year CDS spread: 304.19
Recent turmoil: Hungary was downgraded in December, and is struggling to deal with its fiscal problems. It just announced new plans this week.
#11 Bahrain
5-Year CDS spread: 313.65
Recent turmoil: Bahrain is experiencing protests similar to those facing other parts of the Middle East, and is dealing with an oppressed Shiite majority that is driving the movement.
#10 Lebanon
5-Year CDS spread: 360.00
Recent turmoil: Lebanon has recently seen protests and political upheaval.
#9 Vietnam
5-Year CDS spread: 365.00
Recent turmoil: Vietnam has been forced to devalue its currency in a bid to deal with its debt problems.
#8 Egypt
5-Year CDS spread: 370.00
Recent turmoil: Egyptians have kicked out their president, and are now being stewarded by a military government.
#7 Dubai
5-Year CDS spread: 455.00
Recent turmoil: Dubai continues to suffer from an oversupply of real estate, which threatens the stability of the whole country.
#6 Ukraine
5-Year CDS spread: 460.75
Recent turmoil: Growth slowed in Q4 2010 for the Ukraine, but growth of 4-5% is expected in 2011.
#5 Portugal
5-Year CDS spread: 460.88
Recent turmoil: Portugal looks to be well short of €20 billion it needs to pay its bills in 2011.
#4 Ireland
5-Year CDS spread: 569.88
Recent turmoil: Ireland continues to struggle with its banking sector crisis, which has now burdened the government with non-performing loans and a EU-IMF bailout.
#3 Argentina
5-Year CDS spread: 646.47
Recent turmoil: Argentina is yet again struggling with high inflation, years after the country faced crisis.
#2 Greece
5-Year CDS spread: 956.27
Recent turmoil: Greece recently faced another round of protests over the governments austerity measures.
#1 Venezuela
5-Year CDS spread: 1170.92
Recent turmoil: Oil production is down in Venezuela, endangering the government’s ability to pay its debts.
*
Rồi đó. Hổng chừng ngày mai báo Nhân Dân của CEO Dinh Huynh lại có 1 bài: “Business Insider – 1 tờ báo kinh tế phản động của CIA” à nghe!
danlambao1.wordpress.com
Dân Làm Báo – “Đục” đây là đục bỏ. Đục từ bia đá tưởng niệm cho tới tự động đục bỏ truyền thông. Đục bất kỳ thứ gì để che dấu tình trạng chim dzô dzụng chung dzô diệm của 14 vua quan cầm quyền.
Nhiệt liệt hưởng ứng truyền thống đục của đảng, VNExpress đã nghiến răng bụm miệng đục văng nước ta ra khỏi ngôi vị số 9 của những quốc gia có khả năng vỡ nợ cao nhất thế giới. Phủ chúa Ba Xỉn biểu vậy mà. Không đục chỉ để khổ nhân dân anh hùng ta cứ nhớ đến VanaXỉn mà ba Dũng nhận trách nhiệm trước Quốc hội xong thì lơ huyền lờ. Chưa yên tâm, vài giờ sau, bài viết với danh sách bị đục cũng đã theo ly bia của anh Ba bốc hơi men. Biến mất. Tiêu.
*
Những quốc gia có khả năng vỡ nợ cao nhất thế giới
(Nhan đề đúng của bải viết là:The 18 Countries Most Likely To Default – 8 quốc gia có khả năng vỡ nợ cao nhất)
Bất ổn chính trị ở Trung Đông đang làm thay đổi khẩu vị của các nhà đầu tư, buộc họ tăng cường nghiên cứu và mua bảo hiểm tại các quốc gia có mức độ rủi ro lớn.
Khảo sát mới nhất của Business Insider dựa trên dữ liệu lấy từ hãng CMA Datavision và Bloomberg, cho thấy các nước châu Âu vẫn còn nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, họ bày tỏ rất ít sự tin tưởng vào việc lãnh đạo các nước Eurozone sẽ tìm ra được giải pháp ổn định tình hình cho khu vực.
Trong khi châu Âu và Trung Đông đang là tâm điểm chú ý tại thời điểm này, thì một vài nguy cơ vẫn còn hiện hữu ở các quốc gia khác, bao gồm cả các đại gia vùng Nam Mỹ.
Các quốc gia trong danh sách này được sắp xếp theo phí đảm bảo cho các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (Credit Default Swap – CDS). CDS là một dạng chứng khoán phái sinh, tương tự với một hợp đồng bảo hiểm. Khi tham gia vào CDS, người mua CDS trả cho người bán một khoản phí để được bảo hiểm cho rủi ro vỡ nợ tín dụng xảy ra khi một bên thứ ba rơi vào trường hợp vỡ nợ. Thị trường giao dịch CDS dựa trên những gói quy chuẩn là 10 triệu USD cho một hợp đồng.
17. Tây Ban Nha
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 245,91 (điểm). Sự việc gần đây nhất: Tây Ban Nha tiếp tục là trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và hiện đang trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
(đúng ra là Tây Ban Nha xếp hạng 18. Vì VNExpress mời bác VN ra chỗ khác chơi nên em Tây này trở thành 17!. Tương tự cho các em Bun, em Ai, em Li…)
16. Bungary
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 248,28
Sự việc gần đây nhất: Bungary vừa phải áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng trong một cuộc chiến nhằm chống lại thâm hụt tài chính.
15. Iceland
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 254,46
Sự việc gần đây nhất: Iceland vẫn còn đang vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính gây ra bởi cuộc khủng hoảng ngân hàng.
14. Lithuania
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 260,00
Sự việc gần đây nhất: Sau sự suy thoái tồi tệ trong cuộc khủng hoảng tài chính, Lithuania đã bắt đầu tăng trưởng trở lại với tốc độ 4,8% trong quý 4/2010.
13. Rumani
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 285,00
Sự việc gần đây nhất: Suy thoái kinh tế tại Rumani vẫn còn tiếp tục trong năm 2010 với GDP giảm 1,3%.
12. Croatia
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 286,32
Sự việc gần đây nhất: Croatia đang phải hứng chịu làn sóng biểu tình chống chính phủ trong khi vẫn còn đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính.
11. Hungary
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 304,19
Sự việc gần đây nhất: Hungary đã bị hạ mức tín nhiệm vào tháng 12/2010 và vẫn đang phải đấu tranh với các vấn đề tài chính. Chính phủ Hungary cũng vừa tuyên bố những kế hoạch mới vào tuần trước.
10. Bahrain
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 313,65
Sự việc gần đây nhất: Bahrain cũng đang phải hứng chịu các cuộc biểu tình phản đối như các nước Trung Đông và phải giải quyết với số đông cộng đồng người Shiite lãnh đạo phong trào biểu tình này.
9. Li-băng
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 360,00
Sự việc gần đây nhất: Li-băng hiện cũng đang chứng kiến nhiều vụ biểu tình chống đối và chính biến.
*** Đây! Chỗ này là chỗ của ngài VinaXỉn đây! Ngài ngồi ở ghế số 9, giữa em Li và anh Ai. Kiểu này đúng là tính đường chạy nợ ngay trên mặt báo!
8. Ai Cập
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 370,00
Sự việc gần đây nhất: Người dân Ai Cập vừa lật đổ tổng thống và hiện nước này đang được lãnh đạo bởi lực lượng quân đội.
7. Dubai
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 455,00
Sự việc gần đây nhất: Nguồn cung bất động sản thừa thãi tại Dubai hiện đang đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định của toàn quốc gia này.
6. Ukraine
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 460,75
Sự việc gần đây nhất: Ukraine tăng trưởng chậm chạp trong quý 4/2010 nhưng dự kiến mức này sẽ đạt 4 – 5% trong năm 2011.
5. Bồ Đào Nha
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 460,88
Sự việc gần đây nhất: Bồ Đào Nha có lẽ sẽ thiếu đến 20 tỉ euro để trả cho các chi phí năm 2011.
4. Ireland
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 569,88
Sự việc gần đây nhất: Ireland tiếp tục phải vật lộn với cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng với hệ quả là gánh nặng về những khoản vay không phát huy được hiệu quả và gói cứu trợ của EU-IMF đang đè nặng lên chính phủ.
3. Argentina
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 646,47
Sự việc gần đây nhất: Nhiều năm sau khủng hoảng, Argentina vẫn còn đang phải chịu mức lạm phát cao (gần 11% cho tháng 12/2010).
2. Hy Lạp
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 956,27
Sự việc gần đây nhất: Hy Lạp gần đây lại chịu thêm một làn sóng phản đối nữa do các chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ.
1. Venezuela
Phí bảo hiểm vỡ nợ cho hợp đồng 5 năm: 1.170,92
Sự việc gần đây nhất: Sản xuất dầu mỏ tại Venezuela đang bị suy giảm và đe dọa đến khả năng trả nợ của chính phủ nước này.
Hà Thu
http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/vnexpress.net/Nhung-quoc-gia-co-kha-nang-vo-no-cao-nhat-the-gioi/5836336.epi
(Báo mới đăng lại và bài chưa bốc hơi)
*
The 18 Countries Most Likely To Default
Recent protests and revolutions in the Middle East are driving change in the CDS market, pushing investors to speculate on, and buy insurance on, countries at risk.
Our latest survey of the data from CMA Datavision and Bloomberg shows that Europe remains in the crosshairs of investors, with little confidence eurozone leaders are going to sort out a package that will provide certainty for the region.
While Europe and the Middle East are making the headlines, some old risks remain, including big South American sovereigns.
For this list, we’ve ranked countries by the market price to insure their debt. Their may be other methods, but this gives a good take on the current market view of the fiscal and political stability of these countries.
http://www.businessinsider.com/countries-most-likely-to-default-march-2011-3#
Click here to see the countries >
Dân Làm Báo click luôn cho các bạn. Không dịch ra tiếng Anh nhưng nhìn số cũng xong:
#18 Spain
5-Year CDS spread: 245.91
Recent turmoil: Spain remains at the center of the European sovereign debt crisis, and is in the process of restructuring its banking sector.
#17 Bulgaria
5-Year CDS spread: 248.28
Recent turmoil: Bulgaria has had to engage in austerity measures in a battle to control its fiscal deficit.
#16 Iceland
5-Year CDS spread: 254.46
Recent turmoil: Iceland is still reeling from the fiscal crisis brought on by a banking sector crisis.
#15 Lithuania
5-Year CDS spread: 260.00
Recent turmoil: After a horrendous recession during the financial crisis, Lithuania has started to rebound, with growth of 4.8% in Q4.
#14 Romania
5-Year CDS spread: 285.00
Recent turmoil: Romania’s recession continued through 2010, with GDP falling 1.3%.
#13 Croatia
5-Year CDS spread: 286.32
Recent turmoil: Croatia has been hit by anti-government protests and is still reeling from the financial crisis downturn.
#12 Hungary
5-Year CDS spread: 304.19
Recent turmoil: Hungary was downgraded in December, and is struggling to deal with its fiscal problems. It just announced new plans this week.
#11 Bahrain
5-Year CDS spread: 313.65
Recent turmoil: Bahrain is experiencing protests similar to those facing other parts of the Middle East, and is dealing with an oppressed Shiite majority that is driving the movement.
#10 Lebanon
5-Year CDS spread: 360.00
Recent turmoil: Lebanon has recently seen protests and political upheaval.
#9 Vietnam
5-Year CDS spread: 365.00
Recent turmoil: Vietnam has been forced to devalue its currency in a bid to deal with its debt problems.
#8 Egypt
5-Year CDS spread: 370.00
Recent turmoil: Egyptians have kicked out their president, and are now being stewarded by a military government.
#7 Dubai
5-Year CDS spread: 455.00
Recent turmoil: Dubai continues to suffer from an oversupply of real estate, which threatens the stability of the whole country.
#6 Ukraine
5-Year CDS spread: 460.75
Recent turmoil: Growth slowed in Q4 2010 for the Ukraine, but growth of 4-5% is expected in 2011.
#5 Portugal
5-Year CDS spread: 460.88
Recent turmoil: Portugal looks to be well short of €20 billion it needs to pay its bills in 2011.
#4 Ireland
5-Year CDS spread: 569.88
Recent turmoil: Ireland continues to struggle with its banking sector crisis, which has now burdened the government with non-performing loans and a EU-IMF bailout.
#3 Argentina
5-Year CDS spread: 646.47
Recent turmoil: Argentina is yet again struggling with high inflation, years after the country faced crisis.
#2 Greece
5-Year CDS spread: 956.27
Recent turmoil: Greece recently faced another round of protests over the governments austerity measures.
#1 Venezuela
5-Year CDS spread: 1170.92
Recent turmoil: Oil production is down in Venezuela, endangering the government’s ability to pay its debts.
*
Rồi đó. Hổng chừng ngày mai báo Nhân Dân của CEO Dinh Huynh lại có 1 bài: “Business Insider – 1 tờ báo kinh tế phản động của CIA” à nghe!
danlambao1.wordpress.com
Khi người lao động xuất khẩu là “chùm khế ngọt”
Posted by truongthondlb1
Nguyễn Huy Cường (Tamnhin.net) – Có một thực tế là những người dấn thân rời Tổ quốc, gia đình ra đi làm ăn, khi gặp khó khăn kiểu nào thì chính họ cũng bị thiệt thòi, có người khuynh gia bại sản. Điều đáng trăn trở là ngay trước khi đi, họ đã buộc phải chọn lựa cách “nắm đằng lưỡi” cho cuộc chơi này.
Chụp nhanh hình bóng hiện trạng
Một công ty, khi đi đăng ký kinh doanh chỉ cần nửa tháng với vài thao tác, thỏa mãn một vài yêu cầu theo quy định của cơ quan quản lý để ghi vào được mấy chữ trong giấy phép kinh doanh, khoản ghi về nghề nghiệp là “tham gia xuất khẩu lao động”, coi như đủ điều kiện can dự vào một việc thực ra là cực kỳ quan trọng, có dính đến sự nghiệp, gia cảnh, nguồn sống và tính mạng người đi lao động xa tổ quốc.
Công ty này có vài động tác thăm thử các thị trường ở nước ngoài hoặc có thể chỉ là “cò của cò”, bắt mối được với các công ty môi giới ở nước ngoài, nhìn thấy thấp thoáng một nhu cầu, một khoản lợi nhuận và “sự nghiệp tuyển người” bắt đầu.
Đầu tiên là vẽ ra một viễn cảnh thường “ngon lành”, hấp dẫn bất biết thực hư ra sao. Trường hợp thị trường Malaysia chẳng hạn, thu nhập của người lao động còn thấp hơn một số công ty của Việt Nam, luật lệ hà khắc, khó thích ứng, dễ vi phạm nhưng cứ có “cầu” là tranh thủ “cung” ngay lập tức.
Sau đó, tìm về những địa phương có tiềm năng lao động, tranh thủ thuyết phục một số giới chức địa phương, kéo một số ngân hàng vào cuộc rồi phổ biến một cái gì đó cao sang như một chính sách xóa đói giảm nghèo, sẵn sàng phối hợp cùng ngân hàng cho vay tiền để người nghèo ra đi, sau đó trừ lương dần. Sau hết, kéo số lao động này về thành phố ăn đợi nằm chờ, học tiếng địa phương nơi đến rồi đi hoặc… không đi.
Sau thời điểm này, khi người lao động đặt chân lên máy bay, họ đang sắp bước vào một lộ trình có thể tốt, có thể đầy cam go, hiểm nguy ở phía trước nhưng đối tượng “tiền thầy bỏ túi” chắc như gạch đầu tiên chính là nhà môi giới với mọi cố gắng quan hệ, liên hệ với ngân hàng hoặc thu ngay từ túi người lao động. Mới đến khâu này, mọi nguồn tiền từ cầm cố, bán trâu bò, xe cộ để “lo” cho việc đi đã nằm yên trong túi “nhà tuyển dụng”. Việc Xóa đói giảm nghèo tuyệt đối đúng, nhưng đúng với nhà tuyển dụng đầu tiên.
Từ năm 2007 đến nay, ở miền Bắc hàng loạt hợp đồng lao động xuất khẩu bị phá vỡ từ những nguyên nhân KHÔNG BỞI NGƯỜI LAO ĐỘNG nhưng khi khiếu kiện, bên môi giới hầu như vô can, trăm thua ngàn thiệt người lao động lãnh đủ.
Coi lại cốt cách của kiểu làm cũ
Ngành môi giới lao động xuất khẩu ra đời, sau vài năm tự do khuynh đảo thị trường, có lúc các khoản tiền nộp cho anh này bằng 50% tổng thu nhập của người lao động, đến năm 2003 đã từ từ bị điều chỉnh bởi Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về người Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Sau đó, Bộ Tài Chính và Bộ Lao động – Thương binh - Xã hội đã có những văn bản hướng dẫn cụ thể về hạn mức đóng tiền của người lao động khi đi làm việc ở ngoài nước.
Mặc dù, biểu điều chỉnh hạn mức này ghi rõ đến từng nhóm nghề, từng địa chỉ đến các vùng, quốc gia theo tinh thần không quá một tháng lương của người đi, nhưng quan sát thực tế, thấy rằng, các quy định này chỉ để… có mà thôi. Việc thực hiện nó như thế nào “tùy lòng” của các cơ quan môi giới, tuyển dụng. Theo phản ánh của một số người (tạm giấu tên), Công ty cổ phần Nhân lực Toàn cầu (Gmas) thông tin trên mạng chi phí đi làm việc ở Israel là 4.200 USD/người, nhưng để lên được máy bay đi Israel, người lao động phải bỏ ra 7.800 USD (bằng 5 tháng lương của họ) .
Ở thị trường Úc, mức phí môi giới quy định là 3.000 USD/người, nhưng khi vào doanh nghiệp, người lao động phải nộp từ 6.000-8.000 USD, nâng tổng chi phí lên khoảng 12.000 USD/người.
Ở thị trường Mỹ, phí môi giới thu thực tế còn cao hơn, từ 8.000-10.000 USD/người, khiến tổng chi phí bị đội lên khoảng 13.000-15.000 USD/người.
Mặc dù, khi được hỏi, các công ty có nhiều cách để “hóa giải” ngon lành việc các quy định cấp nhà nước bị “vượt mặt” vài lần, nhưng điều cần nói là chưa thấy các chế tài đủ mạnh để điều chỉnh những vi phạm như thế này.
Về cách thức thu chi, quan hệ với người lao động thì, khi họ ở vào gia cảnh nghèo khó nay chớm thấy viễn cảnh có làm có ăn, cộng với kiến thức có hạn nên nhiều người bị đưa vào thế “đặt đâu ngồi đấy”. Có diện chuẩn bị đi Cộng hòa Czech , sau khi đã nộp trên 3.000 USD rồi mà chỉ duy nhất có một tờ “biên nhận” với tiêu đề “giấy nhận giữ giùm” 500 USD! Có diện cho đến ngày đi, nếu chiếu về nguyên tắc, coi như hoàn toàn “tự nguyện” còn nhà môi giới hoàn toàn vô can. Có dạng, có tấm hợp đồng nhưng các điều khoản hợp đồng rất chi là… nên thơ, lời lẽ trừu tượng, đại thể như “thì bên A sẽ chịu trách nhiệm” mà không tòa nào hiểu nổi trách nhiệm là thế nào.
Một triệu cũng là trách nhiệm, ba mươi triệu cũng là trách nhiệm. Trường hợp những lao động về từ Libya đang ở trong tình cảnh này.
Đã đến lúc phải điều chỉnh
Xuất khẩu lao động có nhiều ý nghĩa tích cực. Mỗi năm, khoảng 2 tỷ USD được gửi về nước, góp phần lớn cho phát triển dân sinh, quốc kế nhưng để có thành quả này, về phía nhà nước thì “đầu vào” thấp nhất; tất cả chi phí do người sắp đi đầu tư và mọi rủi ro đều do người lao động gánh chịu.
Ở một góc nhìn khác, hàng triệu lao động từ bên ngoài trở về sẽ đem theo một phần cốt cách của người lao động chất lượng cao, đã kinh qua môi trường lao động có quy củ, trình độ chuyên môn vững. Đó là cái “vốn để dành” khi về nước lao động, dựng xây.
Cho nên, thiết nghĩ, nhà nước nên có những tầm nhìn mới, thiết thực hơn theo hướng có ưu tiên cho đối tượng này.
Bắt đầu là tạo khung quan hệ mới giữa người lao động và tổ chức môi giới.
Bản thân bên môi giới, trong khi tuyên truyền, thu nạp nhân lực, nhà môi giới thường mô tả những ưu thế của thị trường nơi đưa lao động đến, những ưu thế và lợi ích người lao động được hưởng. Sự chắc bằng khi chọn đối tác như cách nói dân gian “tìm người có đức gửi thân” mà anh là người biết, người thẩm định và quyết định đưa lao động đến.
Vậy thì, từ nền tảng này, tôi buộc anh phải tin vào những điều… anh nói, anh thấy, xem như một phần trách nhiệm của anh.
Nếu anh thấy “chắc” thì hãy đưa tôi đi.
Nếu anh thấy chắc thì anh hãy thương lượng nơi thuê lao động để cho anh trích 50% của hai – ba tháng lương đầu cho anh. Anh vẫn “nắm đằng chuôi” thay vì phải “ép” người lao động đã nghèo lại phải cầm cố trâu, ruộng, nhà cửa để vay nợ ngân hàng trả cho nhà môi giới.
Làm được điều này cùng lúc giải quyết hai việc: giúp cho đối tượng đã nghèo khỏi phải cam go với vay nợ, lãi suất và nhiều sự phiền phức, nhiêu khê khi cầm thế tài sản, vay nợ tứ tung khi đi.
Hai là nó buộc nhà tuyển dụng phải chịu chung một phần trách nhiệm, từ đó, họ phải tìm hiểu kỹ hơn thị trường, đối tác sử dụng lao động khi đem công dân nước mình trao cho họ.
Quan hệ này giống như một hình thức chế tài trách nhiệm phía môi giới để hạn chế kiểu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Anh muốn ăn, phải “làm” cho ra làm, phải góp phần hạn chế rủi do cho khách hàng của anh.
Cần nhìn lại trường hợp một số lao động của ta làm cho một công ty của Nga, ba tháng không có lương, đấu tranh thì bị chủ dọa đuổi, gọi điện về hỏi công ty xuất khẩu thì được bảo “chờ hết suy thoái chủ sẽ trả lương, muốn bỏ về thì tự túc tiền vé mà về”.
Trong trường hợp các khâu tiền khả thi bị vỡ đổ, người lao động không đi được cũng tránh khỏi sự phiền phức khi đi đòi lại tiền đã nộp cho bên môi giới, tránh cho lớp người vốn đã nghèo khỏi “tiềm năng nghèo” hơn.
Cuối cùng là vấn đề pháp chế. Đã đến lúc cần luật hóa thật căn bản hoạt động này vì đây là một mảng quan trọng của đời sống xã hội. Nó liên quan đến tính mạng, tài sản, quốc thể và nhiều ý nghĩa khác. Rất cần thiết có một bộ luật hơn là những nghị định, thông tư luôn thay đổi và ít tính khả thi.
Bộ luật này bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nhà tuyển dụng và trách nhiệm rõ ràng của họ, kể cả hạn mức bồi thường cho nhà nước, cho người lao động khi có đổ vỡ.
Cách đây ba năm, vì bị bức bách, một phụ nữ Philippines làm lao công ở A Rập đã phạm tội ngộ sát, giết chết một ông chủ. Chị này bị tòa án sở tại kết án tử hình và cả nước Philippines đã xuống đường, biểu tình đòi quyền sống cho phụ nữ này.
Chúng ta phải hết sức tôn trọng và dành sự đối xử đúng mức cho lớp người xa gia đình, hy sinh rất nhiều quyền lợi và xa Tổ quốc đi lao động ở nước ngoài, không nên để bất cứ nhóm lợi ích nào xem họ như là “chùm khế ngọt”.
Nhà nước vừa đầu tư cả một cầu hàng không để giải cứu hàng chục ngàn công dân lao động xuất khẩu về nước. Đó là một cố gắng phi thường đáng ghi nhận.
Làm được điều này thì điều chỉnh những vấn đề nêu trên không khó.
Bài và ảnh: Nguyễn Huy Cường
http://tamnhin.net/Print/9240/Khi-nguoi-lao-dong-xuat-khau-la-chum-khe-ngot.html
Nguyễn Huy Cường (Tamnhin.net) – Có một thực tế là những người dấn thân rời Tổ quốc, gia đình ra đi làm ăn, khi gặp khó khăn kiểu nào thì chính họ cũng bị thiệt thòi, có người khuynh gia bại sản. Điều đáng trăn trở là ngay trước khi đi, họ đã buộc phải chọn lựa cách “nắm đằng lưỡi” cho cuộc chơi này.
Chụp nhanh hình bóng hiện trạng
Một công ty, khi đi đăng ký kinh doanh chỉ cần nửa tháng với vài thao tác, thỏa mãn một vài yêu cầu theo quy định của cơ quan quản lý để ghi vào được mấy chữ trong giấy phép kinh doanh, khoản ghi về nghề nghiệp là “tham gia xuất khẩu lao động”, coi như đủ điều kiện can dự vào một việc thực ra là cực kỳ quan trọng, có dính đến sự nghiệp, gia cảnh, nguồn sống và tính mạng người đi lao động xa tổ quốc.
Công ty này có vài động tác thăm thử các thị trường ở nước ngoài hoặc có thể chỉ là “cò của cò”, bắt mối được với các công ty môi giới ở nước ngoài, nhìn thấy thấp thoáng một nhu cầu, một khoản lợi nhuận và “sự nghiệp tuyển người” bắt đầu.
Đầu tiên là vẽ ra một viễn cảnh thường “ngon lành”, hấp dẫn bất biết thực hư ra sao. Trường hợp thị trường Malaysia chẳng hạn, thu nhập của người lao động còn thấp hơn một số công ty của Việt Nam, luật lệ hà khắc, khó thích ứng, dễ vi phạm nhưng cứ có “cầu” là tranh thủ “cung” ngay lập tức.
Sau đó, tìm về những địa phương có tiềm năng lao động, tranh thủ thuyết phục một số giới chức địa phương, kéo một số ngân hàng vào cuộc rồi phổ biến một cái gì đó cao sang như một chính sách xóa đói giảm nghèo, sẵn sàng phối hợp cùng ngân hàng cho vay tiền để người nghèo ra đi, sau đó trừ lương dần. Sau hết, kéo số lao động này về thành phố ăn đợi nằm chờ, học tiếng địa phương nơi đến rồi đi hoặc… không đi.
Sau thời điểm này, khi người lao động đặt chân lên máy bay, họ đang sắp bước vào một lộ trình có thể tốt, có thể đầy cam go, hiểm nguy ở phía trước nhưng đối tượng “tiền thầy bỏ túi” chắc như gạch đầu tiên chính là nhà môi giới với mọi cố gắng quan hệ, liên hệ với ngân hàng hoặc thu ngay từ túi người lao động. Mới đến khâu này, mọi nguồn tiền từ cầm cố, bán trâu bò, xe cộ để “lo” cho việc đi đã nằm yên trong túi “nhà tuyển dụng”. Việc Xóa đói giảm nghèo tuyệt đối đúng, nhưng đúng với nhà tuyển dụng đầu tiên.
Từ năm 2007 đến nay, ở miền Bắc hàng loạt hợp đồng lao động xuất khẩu bị phá vỡ từ những nguyên nhân KHÔNG BỞI NGƯỜI LAO ĐỘNG nhưng khi khiếu kiện, bên môi giới hầu như vô can, trăm thua ngàn thiệt người lao động lãnh đủ.
Coi lại cốt cách của kiểu làm cũ
Ngành môi giới lao động xuất khẩu ra đời, sau vài năm tự do khuynh đảo thị trường, có lúc các khoản tiền nộp cho anh này bằng 50% tổng thu nhập của người lao động, đến năm 2003 đã từ từ bị điều chỉnh bởi Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về người Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Sau đó, Bộ Tài Chính và Bộ Lao động – Thương binh - Xã hội đã có những văn bản hướng dẫn cụ thể về hạn mức đóng tiền của người lao động khi đi làm việc ở ngoài nước.
Mặc dù, biểu điều chỉnh hạn mức này ghi rõ đến từng nhóm nghề, từng địa chỉ đến các vùng, quốc gia theo tinh thần không quá một tháng lương của người đi, nhưng quan sát thực tế, thấy rằng, các quy định này chỉ để… có mà thôi. Việc thực hiện nó như thế nào “tùy lòng” của các cơ quan môi giới, tuyển dụng. Theo phản ánh của một số người (tạm giấu tên), Công ty cổ phần Nhân lực Toàn cầu (Gmas) thông tin trên mạng chi phí đi làm việc ở Israel là 4.200 USD/người, nhưng để lên được máy bay đi Israel, người lao động phải bỏ ra 7.800 USD (bằng 5 tháng lương của họ) .
Ở thị trường Úc, mức phí môi giới quy định là 3.000 USD/người, nhưng khi vào doanh nghiệp, người lao động phải nộp từ 6.000-8.000 USD, nâng tổng chi phí lên khoảng 12.000 USD/người.
Ở thị trường Mỹ, phí môi giới thu thực tế còn cao hơn, từ 8.000-10.000 USD/người, khiến tổng chi phí bị đội lên khoảng 13.000-15.000 USD/người.
Mặc dù, khi được hỏi, các công ty có nhiều cách để “hóa giải” ngon lành việc các quy định cấp nhà nước bị “vượt mặt” vài lần, nhưng điều cần nói là chưa thấy các chế tài đủ mạnh để điều chỉnh những vi phạm như thế này.
Về cách thức thu chi, quan hệ với người lao động thì, khi họ ở vào gia cảnh nghèo khó nay chớm thấy viễn cảnh có làm có ăn, cộng với kiến thức có hạn nên nhiều người bị đưa vào thế “đặt đâu ngồi đấy”. Có diện chuẩn bị đi Cộng hòa Czech , sau khi đã nộp trên 3.000 USD rồi mà chỉ duy nhất có một tờ “biên nhận” với tiêu đề “giấy nhận giữ giùm” 500 USD! Có diện cho đến ngày đi, nếu chiếu về nguyên tắc, coi như hoàn toàn “tự nguyện” còn nhà môi giới hoàn toàn vô can. Có dạng, có tấm hợp đồng nhưng các điều khoản hợp đồng rất chi là… nên thơ, lời lẽ trừu tượng, đại thể như “thì bên A sẽ chịu trách nhiệm” mà không tòa nào hiểu nổi trách nhiệm là thế nào.
Một triệu cũng là trách nhiệm, ba mươi triệu cũng là trách nhiệm. Trường hợp những lao động về từ Libya đang ở trong tình cảnh này.
Đã đến lúc phải điều chỉnh
Xuất khẩu lao động có nhiều ý nghĩa tích cực. Mỗi năm, khoảng 2 tỷ USD được gửi về nước, góp phần lớn cho phát triển dân sinh, quốc kế nhưng để có thành quả này, về phía nhà nước thì “đầu vào” thấp nhất; tất cả chi phí do người sắp đi đầu tư và mọi rủi ro đều do người lao động gánh chịu.
Ở một góc nhìn khác, hàng triệu lao động từ bên ngoài trở về sẽ đem theo một phần cốt cách của người lao động chất lượng cao, đã kinh qua môi trường lao động có quy củ, trình độ chuyên môn vững. Đó là cái “vốn để dành” khi về nước lao động, dựng xây.
Cho nên, thiết nghĩ, nhà nước nên có những tầm nhìn mới, thiết thực hơn theo hướng có ưu tiên cho đối tượng này.
Bắt đầu là tạo khung quan hệ mới giữa người lao động và tổ chức môi giới.
Bản thân bên môi giới, trong khi tuyên truyền, thu nạp nhân lực, nhà môi giới thường mô tả những ưu thế của thị trường nơi đưa lao động đến, những ưu thế và lợi ích người lao động được hưởng. Sự chắc bằng khi chọn đối tác như cách nói dân gian “tìm người có đức gửi thân” mà anh là người biết, người thẩm định và quyết định đưa lao động đến.
Vậy thì, từ nền tảng này, tôi buộc anh phải tin vào những điều… anh nói, anh thấy, xem như một phần trách nhiệm của anh.
Nếu anh thấy “chắc” thì hãy đưa tôi đi.
Nếu anh thấy chắc thì anh hãy thương lượng nơi thuê lao động để cho anh trích 50% của hai – ba tháng lương đầu cho anh. Anh vẫn “nắm đằng chuôi” thay vì phải “ép” người lao động đã nghèo lại phải cầm cố trâu, ruộng, nhà cửa để vay nợ ngân hàng trả cho nhà môi giới.
Làm được điều này cùng lúc giải quyết hai việc: giúp cho đối tượng đã nghèo khỏi phải cam go với vay nợ, lãi suất và nhiều sự phiền phức, nhiêu khê khi cầm thế tài sản, vay nợ tứ tung khi đi.
Hai là nó buộc nhà tuyển dụng phải chịu chung một phần trách nhiệm, từ đó, họ phải tìm hiểu kỹ hơn thị trường, đối tác sử dụng lao động khi đem công dân nước mình trao cho họ.
Quan hệ này giống như một hình thức chế tài trách nhiệm phía môi giới để hạn chế kiểu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Anh muốn ăn, phải “làm” cho ra làm, phải góp phần hạn chế rủi do cho khách hàng của anh.
Cần nhìn lại trường hợp một số lao động của ta làm cho một công ty của Nga, ba tháng không có lương, đấu tranh thì bị chủ dọa đuổi, gọi điện về hỏi công ty xuất khẩu thì được bảo “chờ hết suy thoái chủ sẽ trả lương, muốn bỏ về thì tự túc tiền vé mà về”.
Trong trường hợp các khâu tiền khả thi bị vỡ đổ, người lao động không đi được cũng tránh khỏi sự phiền phức khi đi đòi lại tiền đã nộp cho bên môi giới, tránh cho lớp người vốn đã nghèo khỏi “tiềm năng nghèo” hơn.
Cuối cùng là vấn đề pháp chế. Đã đến lúc cần luật hóa thật căn bản hoạt động này vì đây là một mảng quan trọng của đời sống xã hội. Nó liên quan đến tính mạng, tài sản, quốc thể và nhiều ý nghĩa khác. Rất cần thiết có một bộ luật hơn là những nghị định, thông tư luôn thay đổi và ít tính khả thi.
Bộ luật này bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nhà tuyển dụng và trách nhiệm rõ ràng của họ, kể cả hạn mức bồi thường cho nhà nước, cho người lao động khi có đổ vỡ.
Cách đây ba năm, vì bị bức bách, một phụ nữ Philippines làm lao công ở A Rập đã phạm tội ngộ sát, giết chết một ông chủ. Chị này bị tòa án sở tại kết án tử hình và cả nước Philippines đã xuống đường, biểu tình đòi quyền sống cho phụ nữ này.
Chúng ta phải hết sức tôn trọng và dành sự đối xử đúng mức cho lớp người xa gia đình, hy sinh rất nhiều quyền lợi và xa Tổ quốc đi lao động ở nước ngoài, không nên để bất cứ nhóm lợi ích nào xem họ như là “chùm khế ngọt”.
Nhà nước vừa đầu tư cả một cầu hàng không để giải cứu hàng chục ngàn công dân lao động xuất khẩu về nước. Đó là một cố gắng phi thường đáng ghi nhận.
Làm được điều này thì điều chỉnh những vấn đề nêu trên không khó.
Bài và ảnh: Nguyễn Huy Cường
http://tamnhin.net/Print/9240/Khi-nguoi-lao-dong-xuat-khau-la-chum-khe-ngot.html
Triệu tập thần Kim Quy
Posted by truongthondlb1
Nguyễn Phương Anh (danlambao) - Ngày mai tôi cũng sẽ nói với Long Quân là bỏ quan hệ sứ giả với triều đại đó đi; cắt như Thụy Điển ấy. Ai đời biển, đảo của ta lại đi công nhận của người khác bằng công hàm 14/9/1958. Ông nhớ chưa ?. Chia chác Vịnh Bắc Bộ gì mà cái đảo Bạch Long Vĩ của Long Quân cũng bị dòm ngó. Bãi Tục Lãm, Thác Bản Giốc…nơi thủy tộc sinh sống bao năm cũng bị chia năm xẻ bảy, gần như mất hết…
*
Mặt trời vừa khuất núi. Hoàng hôn như tấm lưới chụp nhanh xuống kéo theo bóng tối.
Trong thư phòng thần Kim Quy đang tĩnh tâm đọc sách. Bỗng đâu có tiếng vó ngựa vẳng lại mỗi lúc một rõ, rồi có tiếng gõ cổng.
Thần Kim Quy chậm rãi ra đón khách; trong bụng nghĩ thầm “ Quái, sao lại đến phủ ta lúc này nhỉ”. Trước cổng là hai tiểu tướng Đẻn sắc mặt lạnh tanh. Hai người nhưng lại đi những ba ngựa.
Chúng xuống ngựa và nói
- Có phải sứ giả Thanh Giang đó không?
- Đúng là lão đây.
- Mời ông chóng sang Thủy Phủ có việc.
- Sao lại đi vào giờ này vậy. Có giấy mời gì không.
Hai công sai lục túi lấy ra tờ giấy mời; giấy ghi rõ “Mời sứ giả đến làm việc liên quan”; giấy mời ghi lần thứ 3, do Dạ Thoa ký.
Mọi khi bên phủ sứ giả và bên bộ hình vẫn có vẻ ganh nhau; Dạ Thoa vẫn luôn kể công hồi giúp Đức Long Quân diệt trừ Ngư Tinh mà coi thường người khác, nay đích thân Dạ Thoa ký mời chắc có việc quan trọng thật.
Tuy vậy, thần Kim Quy vẫn nắn gân :
- Hôm nay tôi bận việc, phiền hai vị về nói lại với thủ trưởng.
- Không được. Giấy mời ghi đích danh ông phải đến, chúng tôi đem theo ngựa sẵn đây rồi. Nếu cần thì giấy triệu tập lần 3 chúng tôi cũng có sẵn trong túi đây, nhưng hiềm nghĩ để ông tránh xúc động nên chúng tôi mới đưa giấy mời.
Sự việc đến thế này cũng nên đi xem sao, nghĩ vậy thần Kim Quy lên ngựa, hai bên hai công sai hối hả thúc ngựa chạy nhanh.
Vào cổng Thủy Phủ, rẽ trái, lên lề phải là đến phủ bộ hình, cả ba xuống ngựa. Hai công sai đi cùng dẫn thần Kim Quy vào phòng điều tra.
- Ồ, xin chào sứ giả. Ông vẫn khỏe chứ – Dạ Thoa lên tiếng.
- Không dám. Có việc gì ông cứ bảo.
- Thực ra tôi không dám phiền ông, nhưng ngặt nỗi bên bộ ngoại giao Đại Việt Cộng có gửi công hàm sang Thủy Phủ ca thán về việc ông có dấu hiệu can thiệp nội bộ người ta. Giấy tờ có đủ cả đây. Tôi cũng có đọc qua rồi.
Có mấy việc chính như sau .
Một là, họ nói ông cứ giữ quan điểm triều đại họ sẽ tiêu tùng thì không sao, ăn cá chết thoải mái; triều đại nào cũng tiêu tùng thôi, năm nào tiêu mới quan trọng, nhưng ông lại nói rõ là năm nay – năm Mèo 2011- qua việc dùng con mèo chết để báo điềm, họ thấy như vậy là không có được.
Cụ Rùa ăn mèo chết
Năm Mèo triều Đại Việt Cộng
Hai là, ông hô hào người dân xé rào làm cách mạng, họ thấy cũng không được. Có dấu hiệu vi phạm điều 88 của bên họ. Cũng rất may cho ông là hai bên chưa có quyết định dẫn độ, nếu không thì họ sẽ yêu cầu bắt ông về xét xử ngay lập tức.
Xé rào làm cách mạng đê…
Giấy tờ, hình ảnh được in ra, có ảnh của ông đây. Ông có bình luận gì không?.
- Trước hết, cách làm việc của bên kia sai mười mươi; hai bên phải trao đổi qua phủ sứ giả trước rồi mới qua bên hình chứ. Tôi chưa biết gì về việc này cả. Mà thôi, cũng chẳng sao; để tôi nói rõ rằng, Đức Long Quân hồi báo cho Hùng Vương chống giặc Ân cũng chả nói rằng đúng 3 năm sẽ có giặc xâm lược phương bắc đó thôi; chuyện nói rõ hay chưa rõ cũng đâu có quan trọng, miễn là càng rõ càng tốt để dân còn biết mà lo; để dân biết càng rõ càng nên làm.
Hôm rồi, nói là đưa hình nhân xác phàm của tôi lên để chữa bệnh thì bên Sở Rao lại đi nhờ bên chuyên làm tóc giả mua cái lưới hàng chợ nên nó mới rách. Tiện thể bà con hô hào xé rào luôn. Ông mới đọc chủ nghĩa Mác-Lê mà chưa hiểu nó; nếu hiểu ông sẽ xé nó luôn tắp lự. Dự định bắt lên chúng lại còn làm ngược nữa chứ; định bắt xác phàm của tôi rồi đem ra trước mặt Bình Định Vương Lê Lợi để cúng bái; bọn chúng hiểu sao được chuyện phải có trước có sau, lớn rồi đến bé. Tôi có phải quân của ông ấy đâu mà phải bị trói đem ra ném trước đền. Xét về tuổi thì tôi còn hơn ông ấy nhiều nhiều lắm. Thật là quá thể.
Thời Cao Thái Tổ tên nước là Đại Việt chứ có thêm chữ “cộng” vào đâu. Tôi hô hào bỏ “cộng” đi cho phải phép chứ có làm loạn đâu.
- Nghe ông nói tôi cũng phần nào hiểu rồi. Việc xé rào không biết đã chín muồi chưa?. Còn gì nữa ông cứ nói để tôi có công văn trả lời.
- Nhân đây tôi cũng muốn nói là ông phải thay đổi ngay cái cách làm việc đi cho dân nhờ. Đừng có bắt chước cái kiểu hành sự của bên Đại Việt Cộng. Mời cho ra mời, lễ phép cho ra lễ phép.
Việc làm cách mạng đâu phải một sớm một chiều, có sự dũng cảm, có sự hy sinh; cứ nói qua nói lại rằng “thịt nướng”, “tắm máu”, “làm mồi” để làm gì; phải có bắt đầu của cách mạng thì mới có kết quả thành công, bắt đầu ngay ngày mai là đã chậm rồi. Cả thế giới đang sốt sình sịch lên kia kìa.
Ngày mai tôi cũng sẽ nói với Long Quân là bỏ quan hệ sứ giả với triều đại đó đi; cắt như Thụy Điển ấy. Ai đời biển, đảo của ta lại đi công nhận của người khác bằng công hàm 14/9/1958. Ông nhớ chưa ?. Chia chác Vịnh Bắc Bộ gì mà cái đảo Bạch Long Vĩ của Long Quân cũng bị dòm ngó. Bãi Tục Lãm, Thác Bản Giốc…nơi thủy tộc sinh sống bao năm cũng bị chia năm xẻ bảy, gần như mất hết. Trên cạn thì làm thủy điện tùm lum gây ra nhiều tai ương cho các loài tôm, cua, cá… Mà này, tôi nói nhỏ ông nghe, bên đó ngả hẳn sang Sơn Tinh rồi; ghép Ba Vì vào thủ đô, rồi sẽ chuyển cả đầu não về chân núi Tản.
- Tức thật, tôi cũng đã nghe nhiền thông tin, nay qua sứ giả mới được biết rõ ràng. Tôi sẽ trình lên Long Quân sự việc và có lẽ cũng khuyên luôn rằng không cần phải trả lời chi cho mệt vụ công hàm vừa rồi liên quan đến ông. Nhân tiện tôi cũng sẽ cải cách theo lời ông, mình quan sát nhiều việc làm của bên kia đâm ra cũng hơi bị ngấm ngược. Thôi ông thứ lỗi.
Nói rồi, đích thân Dạ Thoa tiễn thần Kim Quy ra tận cổng và rước ngài lên xe ngựa. Phía chân trời đã le lói ánh sáng của bình minh.
Bỗng nhiên Dạ Thoa cười phá lên : Ha ha ha, bộ hình bên kia nó có câu “Chỉ biết còn đảng còn mình” hay bá chấy. Không có tổ tiên, họ hàng hang hốc thì chúng chui ở lỗ nẻ nào ra vậy. Ăn cơm nhân dân, bị chửi xách mé như vậy mà vẫn…còn nọ còn kia.
Hà nội, 9/3/2011
Nguyễn Phương Anh
danlambao1.wordpress.com
Nguyễn Phương Anh (danlambao) - Ngày mai tôi cũng sẽ nói với Long Quân là bỏ quan hệ sứ giả với triều đại đó đi; cắt như Thụy Điển ấy. Ai đời biển, đảo của ta lại đi công nhận của người khác bằng công hàm 14/9/1958. Ông nhớ chưa ?. Chia chác Vịnh Bắc Bộ gì mà cái đảo Bạch Long Vĩ của Long Quân cũng bị dòm ngó. Bãi Tục Lãm, Thác Bản Giốc…nơi thủy tộc sinh sống bao năm cũng bị chia năm xẻ bảy, gần như mất hết…
*
Mặt trời vừa khuất núi. Hoàng hôn như tấm lưới chụp nhanh xuống kéo theo bóng tối.
Trong thư phòng thần Kim Quy đang tĩnh tâm đọc sách. Bỗng đâu có tiếng vó ngựa vẳng lại mỗi lúc một rõ, rồi có tiếng gõ cổng.
Thần Kim Quy chậm rãi ra đón khách; trong bụng nghĩ thầm “ Quái, sao lại đến phủ ta lúc này nhỉ”. Trước cổng là hai tiểu tướng Đẻn sắc mặt lạnh tanh. Hai người nhưng lại đi những ba ngựa.
Chúng xuống ngựa và nói
- Có phải sứ giả Thanh Giang đó không?
- Đúng là lão đây.
- Mời ông chóng sang Thủy Phủ có việc.
- Sao lại đi vào giờ này vậy. Có giấy mời gì không.
Hai công sai lục túi lấy ra tờ giấy mời; giấy ghi rõ “Mời sứ giả đến làm việc liên quan”; giấy mời ghi lần thứ 3, do Dạ Thoa ký.
Mọi khi bên phủ sứ giả và bên bộ hình vẫn có vẻ ganh nhau; Dạ Thoa vẫn luôn kể công hồi giúp Đức Long Quân diệt trừ Ngư Tinh mà coi thường người khác, nay đích thân Dạ Thoa ký mời chắc có việc quan trọng thật.
Tuy vậy, thần Kim Quy vẫn nắn gân :
- Hôm nay tôi bận việc, phiền hai vị về nói lại với thủ trưởng.
- Không được. Giấy mời ghi đích danh ông phải đến, chúng tôi đem theo ngựa sẵn đây rồi. Nếu cần thì giấy triệu tập lần 3 chúng tôi cũng có sẵn trong túi đây, nhưng hiềm nghĩ để ông tránh xúc động nên chúng tôi mới đưa giấy mời.
Sự việc đến thế này cũng nên đi xem sao, nghĩ vậy thần Kim Quy lên ngựa, hai bên hai công sai hối hả thúc ngựa chạy nhanh.
Vào cổng Thủy Phủ, rẽ trái, lên lề phải là đến phủ bộ hình, cả ba xuống ngựa. Hai công sai đi cùng dẫn thần Kim Quy vào phòng điều tra.
- Ồ, xin chào sứ giả. Ông vẫn khỏe chứ – Dạ Thoa lên tiếng.
- Không dám. Có việc gì ông cứ bảo.
- Thực ra tôi không dám phiền ông, nhưng ngặt nỗi bên bộ ngoại giao Đại Việt Cộng có gửi công hàm sang Thủy Phủ ca thán về việc ông có dấu hiệu can thiệp nội bộ người ta. Giấy tờ có đủ cả đây. Tôi cũng có đọc qua rồi.
Có mấy việc chính như sau .
Một là, họ nói ông cứ giữ quan điểm triều đại họ sẽ tiêu tùng thì không sao, ăn cá chết thoải mái; triều đại nào cũng tiêu tùng thôi, năm nào tiêu mới quan trọng, nhưng ông lại nói rõ là năm nay – năm Mèo 2011- qua việc dùng con mèo chết để báo điềm, họ thấy như vậy là không có được.
Cụ Rùa ăn mèo chết
Năm Mèo triều Đại Việt Cộng
Hai là, ông hô hào người dân xé rào làm cách mạng, họ thấy cũng không được. Có dấu hiệu vi phạm điều 88 của bên họ. Cũng rất may cho ông là hai bên chưa có quyết định dẫn độ, nếu không thì họ sẽ yêu cầu bắt ông về xét xử ngay lập tức.
Xé rào làm cách mạng đê…
Giấy tờ, hình ảnh được in ra, có ảnh của ông đây. Ông có bình luận gì không?.
- Trước hết, cách làm việc của bên kia sai mười mươi; hai bên phải trao đổi qua phủ sứ giả trước rồi mới qua bên hình chứ. Tôi chưa biết gì về việc này cả. Mà thôi, cũng chẳng sao; để tôi nói rõ rằng, Đức Long Quân hồi báo cho Hùng Vương chống giặc Ân cũng chả nói rằng đúng 3 năm sẽ có giặc xâm lược phương bắc đó thôi; chuyện nói rõ hay chưa rõ cũng đâu có quan trọng, miễn là càng rõ càng tốt để dân còn biết mà lo; để dân biết càng rõ càng nên làm.
Hôm rồi, nói là đưa hình nhân xác phàm của tôi lên để chữa bệnh thì bên Sở Rao lại đi nhờ bên chuyên làm tóc giả mua cái lưới hàng chợ nên nó mới rách. Tiện thể bà con hô hào xé rào luôn. Ông mới đọc chủ nghĩa Mác-Lê mà chưa hiểu nó; nếu hiểu ông sẽ xé nó luôn tắp lự. Dự định bắt lên chúng lại còn làm ngược nữa chứ; định bắt xác phàm của tôi rồi đem ra trước mặt Bình Định Vương Lê Lợi để cúng bái; bọn chúng hiểu sao được chuyện phải có trước có sau, lớn rồi đến bé. Tôi có phải quân của ông ấy đâu mà phải bị trói đem ra ném trước đền. Xét về tuổi thì tôi còn hơn ông ấy nhiều nhiều lắm. Thật là quá thể.
Thời Cao Thái Tổ tên nước là Đại Việt chứ có thêm chữ “cộng” vào đâu. Tôi hô hào bỏ “cộng” đi cho phải phép chứ có làm loạn đâu.
- Nghe ông nói tôi cũng phần nào hiểu rồi. Việc xé rào không biết đã chín muồi chưa?. Còn gì nữa ông cứ nói để tôi có công văn trả lời.
- Nhân đây tôi cũng muốn nói là ông phải thay đổi ngay cái cách làm việc đi cho dân nhờ. Đừng có bắt chước cái kiểu hành sự của bên Đại Việt Cộng. Mời cho ra mời, lễ phép cho ra lễ phép.
Việc làm cách mạng đâu phải một sớm một chiều, có sự dũng cảm, có sự hy sinh; cứ nói qua nói lại rằng “thịt nướng”, “tắm máu”, “làm mồi” để làm gì; phải có bắt đầu của cách mạng thì mới có kết quả thành công, bắt đầu ngay ngày mai là đã chậm rồi. Cả thế giới đang sốt sình sịch lên kia kìa.
Ngày mai tôi cũng sẽ nói với Long Quân là bỏ quan hệ sứ giả với triều đại đó đi; cắt như Thụy Điển ấy. Ai đời biển, đảo của ta lại đi công nhận của người khác bằng công hàm 14/9/1958. Ông nhớ chưa ?. Chia chác Vịnh Bắc Bộ gì mà cái đảo Bạch Long Vĩ của Long Quân cũng bị dòm ngó. Bãi Tục Lãm, Thác Bản Giốc…nơi thủy tộc sinh sống bao năm cũng bị chia năm xẻ bảy, gần như mất hết. Trên cạn thì làm thủy điện tùm lum gây ra nhiều tai ương cho các loài tôm, cua, cá… Mà này, tôi nói nhỏ ông nghe, bên đó ngả hẳn sang Sơn Tinh rồi; ghép Ba Vì vào thủ đô, rồi sẽ chuyển cả đầu não về chân núi Tản.
- Tức thật, tôi cũng đã nghe nhiền thông tin, nay qua sứ giả mới được biết rõ ràng. Tôi sẽ trình lên Long Quân sự việc và có lẽ cũng khuyên luôn rằng không cần phải trả lời chi cho mệt vụ công hàm vừa rồi liên quan đến ông. Nhân tiện tôi cũng sẽ cải cách theo lời ông, mình quan sát nhiều việc làm của bên kia đâm ra cũng hơi bị ngấm ngược. Thôi ông thứ lỗi.
Nói rồi, đích thân Dạ Thoa tiễn thần Kim Quy ra tận cổng và rước ngài lên xe ngựa. Phía chân trời đã le lói ánh sáng của bình minh.
Bỗng nhiên Dạ Thoa cười phá lên : Ha ha ha, bộ hình bên kia nó có câu “Chỉ biết còn đảng còn mình” hay bá chấy. Không có tổ tiên, họ hàng hang hốc thì chúng chui ở lỗ nẻ nào ra vậy. Ăn cơm nhân dân, bị chửi xách mé như vậy mà vẫn…còn nọ còn kia.
Hà nội, 9/3/2011
Nguyễn Phương Anh
danlambao1.wordpress.com
Miệng như… loài Sản
Posted by truongthondlb1
Người Buôn Gió – Nước Vệ năm Tân Mão, triều nhà Sản, Trịnh Vương đời thứ nhất.
Người ngoài kẻ chợ nhao nhác vì giá cả mỗi ngày một tăng cao mà không biết nguyên nhân từ đâu, thiên hạ sắp loạn thì trời mới cứu được nhà Sản. Nguyên là lúc đó bên Châu Phi bạo loạn, nhà Sản vin vào đó mà thác với dân chúng rằng do loạn lạc bốn phương mà giá cả tăng cao như vậy. Bọn gian thương có quan hệ mật thiết vời triều đình tha hồ tăng giá hốt bạc, cái nào không nắm được thì chúng xui triều đình cấm đoán như việc buôn bán vàng nén trong dân gian.
Bấy giờ ở hồ Kiếm tại kinh kỳ có một vị rùa to bằng nửa cái chiếu hoa, sống ở hồ cũng đến mấy trăm năm.
Lần nọ nhà Sản có mở hội lớn, vị rùa tình cờ ngoi lên mặt nước. Thiên hạ xúm vào chiêm ngưỡng vẻ to lớn, hùng vĩ của rùa. Quan tuyên huấn nhà Sản biết chuyện bèn gọi tay chân đến bảo:
- Lập tức truyền tin cho dân chúng biết, Cụ Rùa là vật linh thiêng, một trong tứ linh đã nổi lên chúc mừng nhà Sản. Đó là vì nhà Sản làm những việc khiến không những lòng người khâm phục mà khiến cả lòng trời cũng ưng thuận.
Từ đấy trở đi, cứ mỗi lần vị rùa nổi, các quan tuyên huấn lại lập lại nhịp điệu Cụ Rùa nổi mừng ngày này, ngày nọ của triều Sản.
Nhà Sản lễ hội triền miên, một năm có 365 ngày thì nước Vệ có đến hơn phân nửa là ngày kỷ niệm, ngày truyền thống, ngày thành lập, ngày tiên đế sinh, tiên đế thác, tiên đế đi chỗ này, đến chỗ nọ, nói câu nọ, bồi câu kia. Cụ Rùa nổi ngày nào mà chả trúng, tuy nhiên nhờ đúng những ngày đó mà vị rùa được dân chúng tôn vinh là Cụ.
Lại nói đến năm Tân Mão, bốn phương loạn lạc, đình công, bãi chợ khắp nơi. Đói kém gõ cửa đến từng nhà, quan lại ra sức nhũng nhiễu, người dân khổ sở vô cùng, bao nhiêu năm rồi mới gặp lúc đói kém như vậy. Năm đó Cụ Rùa cũng ốm yếu, đói rét, bệnh tật khốn khổ vô cùng, cụ nhoi lên mặt nước ăn xác mèo chết, cá chết, mình mầy cụ đầy thương tích, lở loét do bọn tiểu nhân rùa tai đỏ xâm hạ, cụ thoi thóp từng ngày. Người dân thấy cụ than rằng:
- Đúng Cụ là linh vật, đất nước, nhân dân thế nào thì Cụ cũng như vậy.
Lời đó đến tai bọn tuyên huấn nhà Sản. Ngay lập tức hôm sau trên báo đàn nhan nhản những bài đầy vẻ miệt thị, nào là chỉ có một con rùa già thì chết, có gì nhặng cả lên. Nào là rùa ăn xác chết là chuyện bình thường có lợi cho tiêu hóa rùa như khoa học chứng minh. Rùa ốm, khó thở thì nổi thôi chứ điềm điếc nào ở đây…
Những lời ấy phát ra, hôm sau ven hồ vài tên tỏ vẻ thức thời đã dùng từ, con rùa này, con rùa kia khi đứng ven hồ nhìn thấy cụ. Chính những tên này mới hôm nào Cụ nổi lên đúng ngày này nọ, miệng chúng xoen xoét cụ linh thế này, cụ nghiệm thế kia.
Có đôi trai gái yêu nhau thắm thiết, ngày nọ giận dỗi, chia tay nhau. Cô gái ra hồ có người hỏi sao mà bỏ nhau. Cô ấy đáp.
- Yêu gì giống miệng như loài Sản.
Câu “miệng như loài Sản” trở thành một câu thành ngữ trong dân gian. 300 năm sau, một vị học giả đi tìm điển tích câu ấy, không tìm rõ được nguyên nhân. Ông ta bèn ghi vào từ điển rằng:
- Sản là trích ghép từ hai từ, Sài và Lang, sau phiên âm trệch dần đi thành Sản. Loài này ăn tạp, cho nên mới có câu thành ngữ ”miệng như loài Sản”
Người Buôn Gió
http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/250/250
Gửi Người Buôn Gió: Bác nói thật đúng, tôi rất đồng tình, tôi cũng kể cho bác nghe về một loài này nhé, xem bác biết gọi tên không nhé.
Có một loài này, sống trong cộng đồng thì nó là thiểu số, nhưng nó lại cai trị đa số. Khi đóng thuế, nó bắt đa số phải nộp, nhưng số tiền thuế đó lại phục vụ thiểu số. Nó thường rêu rao về đạo đức, nhưng nó lại chà đạp đạo đức. Khi nó có công trạng, nó tự biểu dương về trí tuệ của nó, nhưng khi làm sai, nó lại đổ lỗi cho khách quan. Nó cướp đất, nó gọi là giải tỏa để chỉnh trang đô thị, rồi bán lại với giá cắt cổ. Nó nói nó là đầy tớ nhân dân, nhưng nó và bầy con cháu của nó thì phè phởn, ăn chơi sa đọa, người dân nó gọi là ông chủ thì ăn đói mặc rét. Nó nói Dân chủ nhưng không cho ai lên tiếng phản bác, nêu chính kiến đối lập. Khi họp thì tự chúng nó khen với nhau, nào là chi bộ TRONG SẠCH, nhưng tụi nó tự biết chả có ai trong sạch, vì đứa nào cũng tham nhũng, ăn hối lộ. Khi nó sai phạm, nó bao che cho nhau bằng mỹ từ là KIỂM ĐIỂM NỘI BỘ. Đầu năm, tự nó đề ra mục tiêu, cuối năm đánh giá, rồi chia nhau mỗi người một giấy khen, nhưng chúng vẫn biết chả có ai xứng đáng được khen. Nó cấm mại dâm trong xã hội, nhưng nó lại đi cưỡng dâm các em nhỏ, nó ba hoa tiếc kiệm nhưng nó lại xài tiền của dân phung phí. Nó yêu cầu trung thực mà nó lại mua quan bán chức. Nó phá bỏ chế độ phong kiến nhưng lại đưa con của nó lên thay khi nó về già. Nó nghiêm cấm tệ nạn ma túy nhưng lại đưa thằng nghiện vào BÊ CÊ TÊ. Nó chửi Mỹ nhưng lại ngửa tay xin tiền Mỹ, Trung Quốc giết dân của nó, cướp đất nước, tài nguyên của nó thì nó gọi là anh em. ô hô, còn nhiều nữa, nhưng không kể tội của nó hết được, chỉ xin trích vài dòng, hỏi Người Buôn Gió và các bạn, loài thú vật tôi nói trên là loài gì?
Người Buôn Gió – Nước Vệ năm Tân Mão, triều nhà Sản, Trịnh Vương đời thứ nhất.
Người ngoài kẻ chợ nhao nhác vì giá cả mỗi ngày một tăng cao mà không biết nguyên nhân từ đâu, thiên hạ sắp loạn thì trời mới cứu được nhà Sản. Nguyên là lúc đó bên Châu Phi bạo loạn, nhà Sản vin vào đó mà thác với dân chúng rằng do loạn lạc bốn phương mà giá cả tăng cao như vậy. Bọn gian thương có quan hệ mật thiết vời triều đình tha hồ tăng giá hốt bạc, cái nào không nắm được thì chúng xui triều đình cấm đoán như việc buôn bán vàng nén trong dân gian.
Bấy giờ ở hồ Kiếm tại kinh kỳ có một vị rùa to bằng nửa cái chiếu hoa, sống ở hồ cũng đến mấy trăm năm.
Lần nọ nhà Sản có mở hội lớn, vị rùa tình cờ ngoi lên mặt nước. Thiên hạ xúm vào chiêm ngưỡng vẻ to lớn, hùng vĩ của rùa. Quan tuyên huấn nhà Sản biết chuyện bèn gọi tay chân đến bảo:
- Lập tức truyền tin cho dân chúng biết, Cụ Rùa là vật linh thiêng, một trong tứ linh đã nổi lên chúc mừng nhà Sản. Đó là vì nhà Sản làm những việc khiến không những lòng người khâm phục mà khiến cả lòng trời cũng ưng thuận.
Từ đấy trở đi, cứ mỗi lần vị rùa nổi, các quan tuyên huấn lại lập lại nhịp điệu Cụ Rùa nổi mừng ngày này, ngày nọ của triều Sản.
Nhà Sản lễ hội triền miên, một năm có 365 ngày thì nước Vệ có đến hơn phân nửa là ngày kỷ niệm, ngày truyền thống, ngày thành lập, ngày tiên đế sinh, tiên đế thác, tiên đế đi chỗ này, đến chỗ nọ, nói câu nọ, bồi câu kia. Cụ Rùa nổi ngày nào mà chả trúng, tuy nhiên nhờ đúng những ngày đó mà vị rùa được dân chúng tôn vinh là Cụ.
Lại nói đến năm Tân Mão, bốn phương loạn lạc, đình công, bãi chợ khắp nơi. Đói kém gõ cửa đến từng nhà, quan lại ra sức nhũng nhiễu, người dân khổ sở vô cùng, bao nhiêu năm rồi mới gặp lúc đói kém như vậy. Năm đó Cụ Rùa cũng ốm yếu, đói rét, bệnh tật khốn khổ vô cùng, cụ nhoi lên mặt nước ăn xác mèo chết, cá chết, mình mầy cụ đầy thương tích, lở loét do bọn tiểu nhân rùa tai đỏ xâm hạ, cụ thoi thóp từng ngày. Người dân thấy cụ than rằng:
- Đúng Cụ là linh vật, đất nước, nhân dân thế nào thì Cụ cũng như vậy.
Lời đó đến tai bọn tuyên huấn nhà Sản. Ngay lập tức hôm sau trên báo đàn nhan nhản những bài đầy vẻ miệt thị, nào là chỉ có một con rùa già thì chết, có gì nhặng cả lên. Nào là rùa ăn xác chết là chuyện bình thường có lợi cho tiêu hóa rùa như khoa học chứng minh. Rùa ốm, khó thở thì nổi thôi chứ điềm điếc nào ở đây…
Những lời ấy phát ra, hôm sau ven hồ vài tên tỏ vẻ thức thời đã dùng từ, con rùa này, con rùa kia khi đứng ven hồ nhìn thấy cụ. Chính những tên này mới hôm nào Cụ nổi lên đúng ngày này nọ, miệng chúng xoen xoét cụ linh thế này, cụ nghiệm thế kia.
Có đôi trai gái yêu nhau thắm thiết, ngày nọ giận dỗi, chia tay nhau. Cô gái ra hồ có người hỏi sao mà bỏ nhau. Cô ấy đáp.
- Yêu gì giống miệng như loài Sản.
Câu “miệng như loài Sản” trở thành một câu thành ngữ trong dân gian. 300 năm sau, một vị học giả đi tìm điển tích câu ấy, không tìm rõ được nguyên nhân. Ông ta bèn ghi vào từ điển rằng:
- Sản là trích ghép từ hai từ, Sài và Lang, sau phiên âm trệch dần đi thành Sản. Loài này ăn tạp, cho nên mới có câu thành ngữ ”miệng như loài Sản”
Người Buôn Gió
http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/250/250
Gửi Người Buôn Gió: Bác nói thật đúng, tôi rất đồng tình, tôi cũng kể cho bác nghe về một loài này nhé, xem bác biết gọi tên không nhé.
Có một loài này, sống trong cộng đồng thì nó là thiểu số, nhưng nó lại cai trị đa số. Khi đóng thuế, nó bắt đa số phải nộp, nhưng số tiền thuế đó lại phục vụ thiểu số. Nó thường rêu rao về đạo đức, nhưng nó lại chà đạp đạo đức. Khi nó có công trạng, nó tự biểu dương về trí tuệ của nó, nhưng khi làm sai, nó lại đổ lỗi cho khách quan. Nó cướp đất, nó gọi là giải tỏa để chỉnh trang đô thị, rồi bán lại với giá cắt cổ. Nó nói nó là đầy tớ nhân dân, nhưng nó và bầy con cháu của nó thì phè phởn, ăn chơi sa đọa, người dân nó gọi là ông chủ thì ăn đói mặc rét. Nó nói Dân chủ nhưng không cho ai lên tiếng phản bác, nêu chính kiến đối lập. Khi họp thì tự chúng nó khen với nhau, nào là chi bộ TRONG SẠCH, nhưng tụi nó tự biết chả có ai trong sạch, vì đứa nào cũng tham nhũng, ăn hối lộ. Khi nó sai phạm, nó bao che cho nhau bằng mỹ từ là KIỂM ĐIỂM NỘI BỘ. Đầu năm, tự nó đề ra mục tiêu, cuối năm đánh giá, rồi chia nhau mỗi người một giấy khen, nhưng chúng vẫn biết chả có ai xứng đáng được khen. Nó cấm mại dâm trong xã hội, nhưng nó lại đi cưỡng dâm các em nhỏ, nó ba hoa tiếc kiệm nhưng nó lại xài tiền của dân phung phí. Nó yêu cầu trung thực mà nó lại mua quan bán chức. Nó phá bỏ chế độ phong kiến nhưng lại đưa con của nó lên thay khi nó về già. Nó nghiêm cấm tệ nạn ma túy nhưng lại đưa thằng nghiện vào BÊ CÊ TÊ. Nó chửi Mỹ nhưng lại ngửa tay xin tiền Mỹ, Trung Quốc giết dân của nó, cướp đất nước, tài nguyên của nó thì nó gọi là anh em. ô hô, còn nhiều nữa, nhưng không kể tội của nó hết được, chỉ xin trích vài dòng, hỏi Người Buôn Gió và các bạn, loài thú vật tôi nói trên là loài gì?
Những bi hài quanh cuộc chạy trốn của công nhân Việt khỏi Libya
Posted by truongthondlb1
Mạnh Quân - Cuộc khủng hoảng chính trị tại Libya vẫn đang ngày một nóng bỏng. Những người lao động Việt Nam cuối cùng cũng đang cố gắng chạy trốn về hướng cửa khẩu biên giới Ras Jediria giáp Tunisia. Người ta tạm tin rằng, về cơ bản, đa số những người đã và sẽ thoát khỏi cuộc biến loạn Libya đã và sẽ được bình an. Và giờ đây, nhìn lại cả cuộc hành trình đầy gian khổ của những người công nhân ấy, có những câu chuyện bi-hài rớt nước mắt vẫn đang được họ kể lại như những kỷ niệm sẽ rất khó quên.
Một trong những câu chuyện điển hình về sự may mắn là chuyện của công nhân Phạm Văn Thương (quê ở Diễn Châu -Nghệ An) do một công ty con của Vinaconex đưa đi. Cách đây 1 năm, Thương đã hết thời hạn lao động ở Libya, đã được mua vé để trở về nhà. Chính cái tối ngày Thương tổ chức tiệc chia tay anh em cùng đội, cảnh sát đã ập vào bắt Thương vì tội cậu đã nấu rượu (lậu). Với những bằng chứng không thể chối cãi, Thương bị toà án thành phố kết án 3 năm tù. Ở tù được một năm, còn 2 ngày nữa tròn một năm tù thì Thương lại bị lên cơn đau ruột thừa. Nhà tù cho phép Thương ra bệnh viện để mổ, được một tuần, cậu lạu được đưa về nhà tù nằm. Bụng vẫn âm ỉ đâu thì đúng vào ngày thứ 8, ngày 25.2.2011, cuộc khủng hoảng chính trị ở Libya lên cao điểm, người dân xông vào phá nhà tù nơi Thương đang bị giam giữ. Cậu được tự do và không giống như nhiều công nhân Việt Nam khác, Thương một thân một mình, không hộ chiếu, không đồ đạc bỏ chạy về hướng biên giới giáp Tunisa và từ đây, cậu được cấp giấy thông hành, nhập trại tị nạn và đã trở về Việt Nam.
Một câu chuyện vẫn đang được kể đi kể lại trong các lán trại của anh em công nhân người Việt tại cửa khẩu Ras Jediria là về Sùng A Khua, người quê tỉnh Yên Bái. Khua mới sang Tripoli, thủ đô Libya mới được vài tháng thì bị chấn thương, liệt nửa người do tai nạn sập giàn giáo ở một công trình xây dựng. Từ đó, Khua phải nằm chết đứ đừ một chỗ. Cho đến ngày 20.2, khi bạo loạn xảy ra, Khua được những người bạn cùng phòng thay nhau cõng chạy trốn. Khi tiếng súng chi chíu, tiếng chân người đuổi rầm rập sau lưng, Khua khóc, nói: “Thôi, các anh chạy đi, để em chết đây ở đây cũng được. Cứ dắt díu nhau thế này có khi còn chết hết cả”. Lại xốc Khua lên vai như cây khoai nước luộc, một bạn cùng phòng của Khua bảo: “Không sao, tao mà thả mày ra giờ chúng nó dẫm bẹp ruột mày ngay”. Những người cùng đi nhất trí vẫn phải thay nhau cõng khua chạy vì đoàn người chạy sau quá đông, nếu bỏ rơi Khua, cậu này chỉ còn nước chết. Cho đến ngày 4.3, khi được đưa lên máy bay của Vietnan Airlines về nước, nước mắt lưng tròng, Khua nói với các phong viên: “Lẽ ra em đã bỏ mạng ở xứ người. Em không nghĩ có ngày hôm nay”.
Một người lao động Việt Nam khác đã thoát chết trong gang tấc chính là công nhân Nguyễn Văn Kiểm,quê ở Hưng Hà-Thái Bình, làm việc cho công ty Na Lidco. Thoát khỏi Libya, nhập trại tị nạn vào đầu tháng 3, Kiểm vẫn chưa hết hoảng sợ và tự cho rằng, mình quá may mắn khi có thể thoát khỏi cái chết dường như đã quá gần trong đêm 20.2 tại thủ đô Tripoli của Libya. Tối hôm ấy, mặc dù đã được báo trước, khi đang trực (bảo vệ) tại công trình xây dựng của đài truyền hình Tripoli, anh bị một nhóm người khá đông, không rõ mặt ập vào. Một số kẻ đã đập phá tan nát trạm bảo vệ, số còn lại lấy dây siết cổ anh rồi định treo lên trần nhà. Nhóm công nhân người Việt cùng làm với Kiểm lúc đó vừa chạy tới hoảng quá, lao vào giằng lấy Kiểm rồi chạy vào cố thủ tại một ngôi nhà trong công trường, chờ lãnh đạo công ty đến giải quyết. Mãi cho đến ngày 2.3, Kiểm và cả nhóm công nhân mới trốn chạy ra được cửa khẩu giáp Tunisia và được các nhân viên IOM, đại diện phía Việt Nam đón nhận về trại tị nạn.
Một trường hợp buồn bã khác chính là anh cônh nhân người dân tộc ít người tên Vàng Seo Páo (quê ở Lào Cai), do công ty Vinaconex-mex đưa sang lao động ở Libya. Liên tục phải sống, lẩn trốn trong khu vực sân bay Tripoli, ăn uống thiếu thốn mà vẫn phải trả cả tiền đi vệ sinh 20 dina (tương tương 17 USD)/lần nhưng kinh hoảng nhất là ở quá gần các khu vực giao tranh, ầm ầm tiếng đạn, pháo bắn, Páo gần như phát điên. Cho nên, ngay đến khi được bạn bè thương hại mang đi, cứ đến đoạn nào, nghe tiếng súng nổ hoặc thấy người lạ, Páo lại co rúm người, quỳ mọp xuống một, hai nói: “Xin các anh tha cho em để em được về nhà”. Ngay cả khi đã được đưa ra chỗ ở tạm trong tầng 2 sân bay Zazis để về Việt Nam, thỉnh thoảng Páo vẫn lên cơn hoảng loạn tưởng có ai đó đến giết mình. Một bác sĩ nói, Páo sẽ khỏi bệnh khi về Việt Nam một thời gian vì đây chỉ là những dấu hiệu của sự hoảng loạn mà thôi.
Điều may mắn, tính đến giờ này (6.3) là chưa có công nhân Việt Nam nào bị dính tên bay, đạn lạc mặc dù có lúc, những viên đạn, pháo hướng về họ đã chẳng phải vô tình. Tôi ngẫu nhiên có mặt ở cửa khẩu Ras Jediria vào giờ trưa ngày 5.3, đúng lúc một nhóm 4 công nhân của Vinaconex đưa sang lao động ở Libya vừa chạy thoát về đến nơi. Chưa hết hoảng hốt, Đoàn Văn Cao (quê ở Linh Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang), bốn người bọn họ vừa thoát khỏi chuyến xe “tử thần” khi liên tiếp bị quân lính Chính phủ Libya chặn lại dọc đường. “Chẳng hiểu thế nào, vừa cho qua, lên xe đi được một đoạn ngắn thì họ quay súng bắn theo, đạn cày tung cả phần đuôi xe lên, lái xe lại phanh khựng lại. Chúng tôi sợ hết cả hồn. May sao lái xe cũng sớm định thần lại, cho xe chạy tiếp”, Cao kể. Trươc đó, Cao và 3 công nhân còn lại đã bị mắc kẹt hơn 10 ngày ở sân bay Tripoli trong tình trạng mỗi ngày chỉ có vài mẩu bánh mỳ, nước thì dùng tay đi hớt từng ngụm ở trên mặt đất. Họ trở về lán trại trong tiếng reo mừng của anh em công nhân vì nhiều người đã lo lắng họ khó toàn tính mạng khi ở khu vực sân bay đến giờ này.
Trước đó vài ngày, một công nhân trẻ măng khác tên là Phan Quang Uỷ, người huyện Can Lộc-Hà Tĩnh (do công ty Na Lidco đưa sang) cũng đã được đưa về trại tị nạn, trong tình trạng khá thê thảm . Anh bị tai nạn gãy giập ống chân vào ngày 14.2.2011 do cốt pha đè gãy khi đang lao động trên một công trường. Những người cùng quê của Uỷ và bạn cùng công ty đã cùng nhau giúp Uỷ đi suốt một chặng đường dài hàng trăm km để thoát khỏi đất nước Libya loạn lạc.
Cũng có những trường hợp người lao động Việt Nam bí bách phải làm liều. Theo lời kể lại của một đốc công Việt Nam, chàng thanh niên tên N.V.D, quê ở huyện Mê Linh, Hà Nội đã cùng nhóm bạn cùng tổ bỏ chạy khỏi Tripoli do đã quá sợ hãi trước không khí chiến sự ở đây. Họ thuê xe đi ra cảng biển Tripoli, định bụng tìm tàu thuỷ lên đường sang Thổ Nhĩ Kỳ. Chờ mãi trong cảnh màn trời, chiếu đất, mỗi ngời chỉ được ăn một chút bánh mỳ cầm hơi mỗi ngày mà mãi không được làm thủ tục lên tàu, D và nhóm bạn liều chặn cướp một xe chở hàng cho tàu thủy để cướp lương thực, phân phát cho những người tị nạn đồng cảnh ngộ ở bến tàu. Nếu như vào hoàn cảnh bình thường, cả nhóm của D sẽ bị bắt, phạt tù nhưng thật may mắn, chính quyền lại thông cảm cho việc làm của D và cả nhóm nên không những không bắt giam lại còn đi chở đến cho họ một xe lương thực: bánh mỳ, nước uống…giúp D và mấy công nhân người Viểt ra tận cửa khẩu Ras jediria.
Còn rất nhiều các câu chuyện bi, hài khác, bi nhiều hơn hài quang số phận của những người lao động Việt Nam trong cuộc biến loạn mang tên Libya nhưng tất cả các câu chuyện ấy, mà tôi được trực tiếp nghe các nhân vật hoặc gián tiếp nghe kể qua bạn bè cùng tổ của họ đều cho thấy, trong những lúc khó khăn, những người lao động Việt Nam rất biết chia sẻ, đùm bọc, bảo vệ lẫn nhau. Đó chính là điều đáng quý nhất và chính nó sẽ tạo nên hình ảnh đẹp cho những cộng đồng người Việt khi đi làm việc ở nước ngoài.
Mạnh Quân
Mạnh Quân - Cuộc khủng hoảng chính trị tại Libya vẫn đang ngày một nóng bỏng. Những người lao động Việt Nam cuối cùng cũng đang cố gắng chạy trốn về hướng cửa khẩu biên giới Ras Jediria giáp Tunisia. Người ta tạm tin rằng, về cơ bản, đa số những người đã và sẽ thoát khỏi cuộc biến loạn Libya đã và sẽ được bình an. Và giờ đây, nhìn lại cả cuộc hành trình đầy gian khổ của những người công nhân ấy, có những câu chuyện bi-hài rớt nước mắt vẫn đang được họ kể lại như những kỷ niệm sẽ rất khó quên.
Một trong những câu chuyện điển hình về sự may mắn là chuyện của công nhân Phạm Văn Thương (quê ở Diễn Châu -Nghệ An) do một công ty con của Vinaconex đưa đi. Cách đây 1 năm, Thương đã hết thời hạn lao động ở Libya, đã được mua vé để trở về nhà. Chính cái tối ngày Thương tổ chức tiệc chia tay anh em cùng đội, cảnh sát đã ập vào bắt Thương vì tội cậu đã nấu rượu (lậu). Với những bằng chứng không thể chối cãi, Thương bị toà án thành phố kết án 3 năm tù. Ở tù được một năm, còn 2 ngày nữa tròn một năm tù thì Thương lại bị lên cơn đau ruột thừa. Nhà tù cho phép Thương ra bệnh viện để mổ, được một tuần, cậu lạu được đưa về nhà tù nằm. Bụng vẫn âm ỉ đâu thì đúng vào ngày thứ 8, ngày 25.2.2011, cuộc khủng hoảng chính trị ở Libya lên cao điểm, người dân xông vào phá nhà tù nơi Thương đang bị giam giữ. Cậu được tự do và không giống như nhiều công nhân Việt Nam khác, Thương một thân một mình, không hộ chiếu, không đồ đạc bỏ chạy về hướng biên giới giáp Tunisa và từ đây, cậu được cấp giấy thông hành, nhập trại tị nạn và đã trở về Việt Nam.
Một câu chuyện vẫn đang được kể đi kể lại trong các lán trại của anh em công nhân người Việt tại cửa khẩu Ras Jediria là về Sùng A Khua, người quê tỉnh Yên Bái. Khua mới sang Tripoli, thủ đô Libya mới được vài tháng thì bị chấn thương, liệt nửa người do tai nạn sập giàn giáo ở một công trình xây dựng. Từ đó, Khua phải nằm chết đứ đừ một chỗ. Cho đến ngày 20.2, khi bạo loạn xảy ra, Khua được những người bạn cùng phòng thay nhau cõng chạy trốn. Khi tiếng súng chi chíu, tiếng chân người đuổi rầm rập sau lưng, Khua khóc, nói: “Thôi, các anh chạy đi, để em chết đây ở đây cũng được. Cứ dắt díu nhau thế này có khi còn chết hết cả”. Lại xốc Khua lên vai như cây khoai nước luộc, một bạn cùng phòng của Khua bảo: “Không sao, tao mà thả mày ra giờ chúng nó dẫm bẹp ruột mày ngay”. Những người cùng đi nhất trí vẫn phải thay nhau cõng khua chạy vì đoàn người chạy sau quá đông, nếu bỏ rơi Khua, cậu này chỉ còn nước chết. Cho đến ngày 4.3, khi được đưa lên máy bay của Vietnan Airlines về nước, nước mắt lưng tròng, Khua nói với các phong viên: “Lẽ ra em đã bỏ mạng ở xứ người. Em không nghĩ có ngày hôm nay”.
Một người lao động Việt Nam khác đã thoát chết trong gang tấc chính là công nhân Nguyễn Văn Kiểm,quê ở Hưng Hà-Thái Bình, làm việc cho công ty Na Lidco. Thoát khỏi Libya, nhập trại tị nạn vào đầu tháng 3, Kiểm vẫn chưa hết hoảng sợ và tự cho rằng, mình quá may mắn khi có thể thoát khỏi cái chết dường như đã quá gần trong đêm 20.2 tại thủ đô Tripoli của Libya. Tối hôm ấy, mặc dù đã được báo trước, khi đang trực (bảo vệ) tại công trình xây dựng của đài truyền hình Tripoli, anh bị một nhóm người khá đông, không rõ mặt ập vào. Một số kẻ đã đập phá tan nát trạm bảo vệ, số còn lại lấy dây siết cổ anh rồi định treo lên trần nhà. Nhóm công nhân người Việt cùng làm với Kiểm lúc đó vừa chạy tới hoảng quá, lao vào giằng lấy Kiểm rồi chạy vào cố thủ tại một ngôi nhà trong công trường, chờ lãnh đạo công ty đến giải quyết. Mãi cho đến ngày 2.3, Kiểm và cả nhóm công nhân mới trốn chạy ra được cửa khẩu giáp Tunisia và được các nhân viên IOM, đại diện phía Việt Nam đón nhận về trại tị nạn.
Một trường hợp buồn bã khác chính là anh cônh nhân người dân tộc ít người tên Vàng Seo Páo (quê ở Lào Cai), do công ty Vinaconex-mex đưa sang lao động ở Libya. Liên tục phải sống, lẩn trốn trong khu vực sân bay Tripoli, ăn uống thiếu thốn mà vẫn phải trả cả tiền đi vệ sinh 20 dina (tương tương 17 USD)/lần nhưng kinh hoảng nhất là ở quá gần các khu vực giao tranh, ầm ầm tiếng đạn, pháo bắn, Páo gần như phát điên. Cho nên, ngay đến khi được bạn bè thương hại mang đi, cứ đến đoạn nào, nghe tiếng súng nổ hoặc thấy người lạ, Páo lại co rúm người, quỳ mọp xuống một, hai nói: “Xin các anh tha cho em để em được về nhà”. Ngay cả khi đã được đưa ra chỗ ở tạm trong tầng 2 sân bay Zazis để về Việt Nam, thỉnh thoảng Páo vẫn lên cơn hoảng loạn tưởng có ai đó đến giết mình. Một bác sĩ nói, Páo sẽ khỏi bệnh khi về Việt Nam một thời gian vì đây chỉ là những dấu hiệu của sự hoảng loạn mà thôi.
Điều may mắn, tính đến giờ này (6.3) là chưa có công nhân Việt Nam nào bị dính tên bay, đạn lạc mặc dù có lúc, những viên đạn, pháo hướng về họ đã chẳng phải vô tình. Tôi ngẫu nhiên có mặt ở cửa khẩu Ras Jediria vào giờ trưa ngày 5.3, đúng lúc một nhóm 4 công nhân của Vinaconex đưa sang lao động ở Libya vừa chạy thoát về đến nơi. Chưa hết hoảng hốt, Đoàn Văn Cao (quê ở Linh Sơn, huyện Việt Yên, Bắc Giang), bốn người bọn họ vừa thoát khỏi chuyến xe “tử thần” khi liên tiếp bị quân lính Chính phủ Libya chặn lại dọc đường. “Chẳng hiểu thế nào, vừa cho qua, lên xe đi được một đoạn ngắn thì họ quay súng bắn theo, đạn cày tung cả phần đuôi xe lên, lái xe lại phanh khựng lại. Chúng tôi sợ hết cả hồn. May sao lái xe cũng sớm định thần lại, cho xe chạy tiếp”, Cao kể. Trươc đó, Cao và 3 công nhân còn lại đã bị mắc kẹt hơn 10 ngày ở sân bay Tripoli trong tình trạng mỗi ngày chỉ có vài mẩu bánh mỳ, nước thì dùng tay đi hớt từng ngụm ở trên mặt đất. Họ trở về lán trại trong tiếng reo mừng của anh em công nhân vì nhiều người đã lo lắng họ khó toàn tính mạng khi ở khu vực sân bay đến giờ này.
Trước đó vài ngày, một công nhân trẻ măng khác tên là Phan Quang Uỷ, người huyện Can Lộc-Hà Tĩnh (do công ty Na Lidco đưa sang) cũng đã được đưa về trại tị nạn, trong tình trạng khá thê thảm . Anh bị tai nạn gãy giập ống chân vào ngày 14.2.2011 do cốt pha đè gãy khi đang lao động trên một công trường. Những người cùng quê của Uỷ và bạn cùng công ty đã cùng nhau giúp Uỷ đi suốt một chặng đường dài hàng trăm km để thoát khỏi đất nước Libya loạn lạc.
Cũng có những trường hợp người lao động Việt Nam bí bách phải làm liều. Theo lời kể lại của một đốc công Việt Nam, chàng thanh niên tên N.V.D, quê ở huyện Mê Linh, Hà Nội đã cùng nhóm bạn cùng tổ bỏ chạy khỏi Tripoli do đã quá sợ hãi trước không khí chiến sự ở đây. Họ thuê xe đi ra cảng biển Tripoli, định bụng tìm tàu thuỷ lên đường sang Thổ Nhĩ Kỳ. Chờ mãi trong cảnh màn trời, chiếu đất, mỗi ngời chỉ được ăn một chút bánh mỳ cầm hơi mỗi ngày mà mãi không được làm thủ tục lên tàu, D và nhóm bạn liều chặn cướp một xe chở hàng cho tàu thủy để cướp lương thực, phân phát cho những người tị nạn đồng cảnh ngộ ở bến tàu. Nếu như vào hoàn cảnh bình thường, cả nhóm của D sẽ bị bắt, phạt tù nhưng thật may mắn, chính quyền lại thông cảm cho việc làm của D và cả nhóm nên không những không bắt giam lại còn đi chở đến cho họ một xe lương thực: bánh mỳ, nước uống…giúp D và mấy công nhân người Viểt ra tận cửa khẩu Ras jediria.
Còn rất nhiều các câu chuyện bi, hài khác, bi nhiều hơn hài quang số phận của những người lao động Việt Nam trong cuộc biến loạn mang tên Libya nhưng tất cả các câu chuyện ấy, mà tôi được trực tiếp nghe các nhân vật hoặc gián tiếp nghe kể qua bạn bè cùng tổ của họ đều cho thấy, trong những lúc khó khăn, những người lao động Việt Nam rất biết chia sẻ, đùm bọc, bảo vệ lẫn nhau. Đó chính là điều đáng quý nhất và chính nó sẽ tạo nên hình ảnh đẹp cho những cộng đồng người Việt khi đi làm việc ở nước ngoài.
Mạnh Quân
Bài toán cho Cách Mạng Việt Nam
Posted by truongthondlb1
Minh Dâu (danlambao) - Không có cuộc cách mạng nào là không có sự mất mát hy sinh, đầu rơi máu chảy, đó chính là cái giá cho cuộc cách mạng. Nếu không có đội ngũ nòng cốt tiên phong và dám chấp nhận hy sinh thì sự mơ tưởng tới thành công sẽ trở nên hão huyền. Nếu chỉ tung hô kêu gọi rồi chui vào chăn nằm để chờ phản ứng của người khác rồi mới tính chuyện chui ra thì chắc chắn cũng sẽ chẳng bao giờ có được cuộc cách mạng…
*
I. Thời Cơ Cho Cuộc Cách Mạng:
Muốn có một sự thay đổi cơ bản cho một thể chế chẳng còn con đường nào khác là phải làm cách mạng, một cuộc cách mạng triệt để chứ không phải là một cuộc cách mạng nửa vời. Muốn làm cách mạng thì tất phải có thời cơ.
Ngay cả cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 cũng vậy, sau 15 năm kể từ ngày thống nhất các đảng phái cộng sản 1930, đảng CS Đông Dương mới có được thời cơ chín muồi để tiến đến đấu tranh giành chính quyền được hiện rõ trong nội dung chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và thời cơ của chúng ta”.
Tình hình quốc tế khi đó cũng có nhiều thuận lợi cho cuộc cách mạng thành công. Chiến tranh thế giới thứ II đang đi đến hồi kết thúc, chính quyền bảo hộ Pháp đang khủng hoảng cho cuộc thế chiến này, quân đội Nhật nhảy vào nước ta và Nhật Pháp xung đột quyền lợi.
Trong nước, chính quyền thân Pháp hủ bại, bán nước cầu vinh, chỉ chăm lo cuộc sống đế vương và lũ quan tham đục nước béo cò, cướp bóc và vơ vét tài sản của nhân dân. Cuộc sống của người dân bần hàn, nông dân chết đói hàng loạt đẩy cuộc sống của người dân tới cùng cực nên chẳng còn con đường nào khác là đi theo CS.
Chính những yếu tố này đã dẫn tới CS huy động được lòng dân và phát động cướp chính quyền thành công. Tất nhiên cũng cần phải kể tới những chiêu bài dụ dỗ và cái bánh vẽ: “đấu tranh cho thế giới đại đồng, công bằng bác ái. Người dân có ruộng, cơm no áo ấm …” Đó chính là điều thật lý tưởng cho mọi người dân khi đó. Về nội lực, cách mạng Việt Nam khi đó không thể trông chờ vào lòng dân để duy trì mãi cuộc đấu tranh nên cần có sự ủng hộ của phe XHCN làm nền tảng vững chắc nhất là sự giúp đỡ của Liên Xô cũ và Trung Quốc về vật chất, tiền tài mới có thể đi đến thắng lợi cuối cùng.
Sau bao năm lãnh đạo đất nước kể từ đó tới nay, chế độ cộng sản này vẫn còn đang say sưa với những chiến thắng oanh liệt như họ vẫn thường rêu rao mà dần quên đi những gì đã hứa trước cả một dân tộc khi tiến hành cuộc cách mạng giành chính quyền. Giờ đây họ xô nhau cướp phá làm giàu bằng mọi cách không từ bất kể thủ đoạn nào để cướp đoạt tài sản của dân cũng như của công quỹ. Họ đâu chỉ cướp nhà cướp đất của dân đen, họ đang tâm cướp cả những người đã từng đi theo họ, cống hiến xương máu cho chính cái chế độ này. Trong khắp 64 tỉnh thành trên toàn quốc đâu đâu cũng có sự oan nghiệt và lòng căm hờn với chế độ hiện tại. Mọi dự án được vẽ ra chủ yếu nhằm chia chác miếng mồi béo bở chứ chẳng cần biết có phục vụ lợi ích dân sinh hay không. Những dự án lớn bị cả nước lên án họ cũng làm ngơ và quyết tâm thực hiện cho bằng được như dự án bôxit, dự án tàu cao tốc bị quốc hội bác thì họ nói bác chứ không phải là không cho làm nên xé nhỏ dự án ra để quyết tâm thực hiện cho bằng được cho dù lợi ích phục vụ cộng động của loại hình đường sắt cao tốc này thế nào ai cũng rõ. Đất, rừng, biển, đảo thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam thì họ tự coi đó là tài sản riêng của họ để họ đem đổi chác, hiến tặng nhằm bảo đảm vững chắc cho cái ghế cai trị của họ.
Con đường họ vạch ra cho dân tộc đã lỗ thời và đã thất bại ngay tại chính quê hương của chính cái chủ nghĩa đó vậy mà họ vẫn cố bám lấy bằng mọi giá để dương dương tự đắc mạo nhận đó là ý nguyện của toàn dân. Tất cả những tội này sẽ được khắc ghi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam. Rõ ràng đã đến lúc người Việt Nam phải tiếp tục xuống đường để làm một cuộc cách mạng triệt để. Vậy thời cơ cho cuộc cách mạng đó liệu đã tới?
Thực ra Việt Nam đã có những thời cơ để làm nên sự thay đổi triệt để cho con đường tiến lên của đất nước. Đầu thập kỷ 90’s trên thế giới xảy ra những cuộc chiến tranh sắc tộc ở một số nước, chế độ XHCN bên bờ vực tan rã và phá sản hoàn toàn. Đó cũng chính là một thời cơ cho cuộc cách mạng Việt Nam, nhưng thật tiếc là đã không được tận dụng. Ngày đó cuộc sống của người dân cũng thật lầm than. Nông dân không thể sống nổi trên cánh đồng mà họ được phân nên cũng chẳng thiết tha với đồng ruộng, công nhân không yêu nhà máy, trí thức quằn mình chống lại cái đói và nhao ra đường tìm phương cứu đói. Bác sỹ các bệnh viện chỉ mong tới ngày được phân ra trông xe đạp ở cổng viện để có tiền nuôi sống gia đình, trí thức tìm mọi cách trốn việc để đi buôn nhằm kiếm thêm đồng ra đồng vào cho cuộc sống đỡ lam lũ và sẵn sàng bỏ hết chạy vạy để kiếm được một suất đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Trí thức đang học tập ở nước ngoài thì chỉ nhằm lao ra đường để tìm được các nguồn hàng có thể buôn về nhà có lời còn đâu tâm trí để “dùi mài kinh sử”. Ngay bản thân những người đã hy sinh xương máu để gây dựng nên cái chế độ này cũng bắt đầu hoài nghi và thiếu tin tưởng vào cái lý tưởng mà họ đã chọn, nhưng chính họ đã góp công vào việc tạo dựng ra cái hình thái chính trị này nên đành phải bấm bụng đi theo, những người lãnh đạo cấp cao thì vấn được cung cấp chế độ đặc biệt để thỏa mãn cuộc sống nên cũng đành phải làm ngơ những gì đang xảy ra với chính dân tộc của họ.
Chính tại thời điểm này, đảng CS cũng thật khôn khéo để chèo lái con thuyền vượt qua gian nguy đó. Để tránh được cuộc chiến tranh sắc tộc có thể xảy ra, họ nhanh chóng đưa Nông Đức Mạnh lên làm chủ tịch quốc hội để giương cao ngọn cờ “dân tộc”. Họ nhanh chóng tuyên bố mở cửa và đi theo con đường của nền kinh tế thị trường. Mọi người dân tưởng như thoát được cái vòng tay xiết chặt nơi cổ họ nên ra sức thở nên quên đi cái gì thực sự đã xô đẩy cuộc sống của họ đến nông nỗi đó. Đang đói kém giờ được “tự do” hơn, thấy cuộc sống có phần nào dễ thở hơn, ấm cúng hơn nên họ hài lòng với cuộc sống như vậy. Chính vì vậy mà thời cơ đó đã qua đi lặng lẽ chẳng để lại một dấu vết nào ở Việt Nam.
Khi ngọn lửa bùng sáng của Mohammed Bouazizi ở Tunisia lan sang Ai Cập, lan sang Trung Đông, Bắc Phi rồi lan sang Châu Á, giờ thì ngọn lửa đó đã bùng cháy anh kỹ sư trẻ Phạm Thành Sơn ngay trước cổng UBND TP Đà Nẵng. Nhưng liệu ngọn lửa của anh Phạm Thành Sơn có trở thành một cuộc cách mạng thực sự như ở Tunisia hay không? Đây chính là thời cơ để làm một sự thay đổi căn bản cho cuộc sống của mọi người dân Việt Nam. Một nhu cầu cấp thiết và đòi hỏi chính đáng của cả dân tộc.
Một khi chính đảng này đang xa rời nhân dân, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đàn áp nhân dân tay không tấc sắt bằng những lực lượng cực đoan trung thành với đảng CS, dập tắt mọi tiếng nói phản biện của dân để đấu tranh cho công bằng bác ái, mọi tiếng nói đòi dân chủ đều bị vùi dập và chụp mũ cho rằng là phản động và chống phá nhà nước. Chính những việc làm cụ thể của họ cho thấy họ đã mạo nhận là đại diện của dân và tự cho mình là người dẫn dắt đưa đường chỉ lối cho dân tộc này phải theo con đường thiển cận của một số người cốt cũng chỉ duy trì quyền lực của chính họ. Họ chính là người đã bao che dung túng cho một thế lực bán nước hại dân, tham quyền cố vị, đục khoét cướp bóc nhũng nhiễu nhân dân. Chúng còn dàn xếp, mua bán, mặc cả với nhau để đưa những thằng con đứa cháu bất tài vô dụng trong con mắt của nhân dân nhưng đối với họ thì lại là “đủ tài đủ đức” vào những ví trí quyền lực trong đảng và chính quyền nhằm duy trì thế lực cá nhân như Nguyễn Thanh Nghị là con của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Anh con của Nguyễn Văn Chi và Nông Quốc Tuấn con của Nông Đức Mạnh. Đó chính là những thối nát của chính thể này mà người dân cần phải loại bỏ và thay thế bằng một chính thể thực sự đặt lợi ích của nhân dân và tổ quốc lên trên hết. Thời cơ đã có, lòng dân không phải là không huy động được, nhưng liệu cuộc cách mạng thực sự có xảy ra? Người dân Việt Nam còn do dự và trông chờ điều gì mà chưa tiến hành cuộc cách mạng như trong tâm của họ vẫn mong mỏi?
II. Những Bài Toán:
1. Lực Lượng Lãnh Đạo:
Bất kỳ một cuộc cách mạng nào cũng đều phải có chủ trương đường lối (hay còn gọi là cương lĩnh chính trị) rõ ràng, trong đó phải nêu cao được cái chính nghĩa và nguyện vọng của toàn dân, mục tiêu phấn đấu cũng như con đường tiến cho xã hội và dân tộc Việt Nam thì mới huy động được lòng người đi theo. Phải có một lực nòng cốt để làm điểm tựa cho công cuộc cách mạng phát triển vững mạnh, phải có độ ngũ tiên phong dám chấp nhận hy sinh tất cả để cách mạng được thành công. Không có cuộc cách mạng nào là không có sự mất mát hy sinh, đầu rơi máu chảy, đó chính là cái giá cho cuộc cách mạng. Nếu không có đội ngũ nòng cốt tiên phong và dám chấp nhận hy sinh thì sự mơ tưởng tới thành công sẽ trở nên hão huyền. Nếu chỉ tung hô kêu gọi rồi chui vào chăn nằm để chờ phản ứng của người khác rồi mới tính chuyện chui ra thì chắc chắn cũng sẽ chẳng bao giờ có được cuộc cách mạng. Cần phải có những lực lượng như vậy có những hành động cụ thể thì mới mong dẫn dắt được cách mạng tới thành công cuối cùng.
Điểm qua một số đảng phái chính trị của người Việt hiện nay chủ yếu lại nằm ở nước ngoài, tất nhiên một phần vì trong nước không cho phép thành lập các đảng phái chính trị. Nhưng trong mắt người dân trong nước chưa thực sự tin cậy vào các đảng phái này vì họ cho rằng “nằm bên đó mà nói thì nói gì mà chẳng được”. Một số đảng phái cũng có những hành động gây được tiếng vang trong nước, cũng làm cho người dân trong nước ngỡ ngàng nhưng vẫn chưa chiếm được niềm tin trọn vẹn của người dân. Chương trình hành động của các đảng phái đó là nhỏ lẻ và chủ yếu theo phương châm đánh song rồi rút. Cũng có những đảng viên của các đảng này về Việt Nam hoạt động nhưng rõ ràng đã không phát huy được sức mạnh và chưa đẩy lên thành một phong trào rộng khắp. Tại sao lại như vậy? Đó chính là cốt lõi của vấn đề.
Hầu hết các đảng phái chính trị ở nước ngoài cũng đều nêu bật lên được là sẽ đấu tranh cho dân chủ, công bằng xã hội và pháp trị, nhưng rồi người dân vẫn nghe thấy hơi hướng của sự thù ghét CS và muốn quay về chế độ cộng hòa như ở Miền Nam trước năm 1975 chứ chưa thực sự đặt lợi ích dân tộc và tổ quốc lên trên hết. Tất nhiên mỗi đảng đều phải có cương lĩnh chính trị khác nhau, có xu hướng phấn đấu khác nhau và để ra con đường đi cho đảng của mình theo các phương thức khác nhau. Nếu các đảng này không lấy đại cục làm trọng, không lấy lợi ích dân tộc và quốc gia lên hàng đầu để gạt bỏ những khác nhau đó, hợp sức nhau lại trở thành một khối thống nhất phấn đấu cho sự nghiệp chung thì mãi mãi cũng chỉ là những đảng phái lưu vong bên ngoài lãnh thổ Việt Nam mà thôi.
Cần có sự thống nhất và đoàn kết giữa các đảng phái chính trị này thì mới mong phát huy hết được sức mạnh và qua đó mới có được sự đồng lòng đoàn kết của toàn dân trong nước. Mỗi đảng chỉ muốn xây dựng một lực lượng riêng cho mình thì cũng sẽ trở thành những lực lượng nhỏ lẻ rất dễ bị bẻ gãy. Tất cả các đảng phái này đều có xu hướng chung là lật đổ chế độ đảng trị này để xây dựng một xã hội theo cách của mỗi đảng thì tại sao các đảng phái chính trị này lại không liên minh với nhau để phấn đấu cho mục đích chung đó đã? Chỉ khi cuộc cách mạng thành công thì mỗi đảng mới có cơ hội để thể hiện được vai trò cũng như xu hướng phấn đấu của mỗi đảng được.
Đối với trong nước phải kể tới khối 8406, xét cho cùng thì họ cũng chính là một đảng phái. Chẳng qua do luật pháp Việt Nam không cho phép thành lập đảng của họ nên mới lấy tên là khối. Nhân dân ghi nhận tấm lòng kiên trung bảo vệ chính kiến và xả thân vì sự tự do, dân chủ, chấp nhận con đường tù đày gian khổ chứ không chịu khuất phục trước cường quyền tàn bạo như Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài và nhiều người khác nữa. Ngoài ra một trường hợp thật đặc biệt khác nữa mà không thể kể tới đó là tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ cùng các tấm gương sáng khác như bác sỹ Nguyễn Đan Quế. Những hy sinh mất mát của những người con ưu tú này sẽ được sử sách ghi danh, mặc dù nhân dân vẫn biết những người con của họ không hành động chỉ vì việc ghi lại sử sách mà họ phấn đấu cho những điều cao cả hơn, tốt đẹp hơn cho cả dân tộc và đất nước. Họ chính là những người tiên phong trong đội ngũ tiên phong chấp nhận hy sinh để cho cách mạng đi tới thành công cuối cùng. Nhưng tại sao những lời kêu gọi của họ vẫn chưa được sự đồng tình ủng hộ của đại bộ phận người dân?
Trong thời gian qua mọi người đều thấy có rất nhiều lời kêu gọi xuống đường nhằm lật đổ chế độ độc đảng để xây dưng một xã hội tự do hơn, công bằng hơn, dân chủ hơn của các tổ chức cũng như cá nhân khác nhau nhưng không được sự ủng hộ lớn lao từ nhân dân, chính vì vậy mà có những lời kêu gọi đã chìm mà không gây được tiếng vang nào. Tất cả đều do các tổ chức này, cá nhân này không cùng nhau hợp lực, không thể hiện sự đoàn kết nhất trí cùng nhau thì sẽ trở thành những lực lượng nhỏ lẻ đơn độc. Phải biết cùng nhau hành động, chỉ cần đưa ra được một lời hiệu triệu thống nhất thì lòng dân mới quy về một mối, mới phát huy được sức mạnh của cả một dân tộc.
Nếu cả hai bộ phận này, cả các đảng phái ngoài nước cùng đoàn kết với các tổ chức cũng như các cá nhân có lòng nhiệt tâm cách mạng và khao khát phấn đấu cho một xã hội văn minh, công bằng, tự do và dân chủ thì chắc sẽ sẽ trở thành một lực lượng hùng hậu, mạnh mẽ mà có thể đối chọi với cường quyền tàn bạo sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để đàn áp cùng các lực lượng vũ trang “còn đảng còn mình”.
Ngoài đội ngũ tiên phong làm nòng cốt cho cuộc cách mạng thì vẫn phải cần tới sự ủng hộ, đồng lòng và đoàn kết của đại bộ phận nhân dân trong nước. Xin nhắc lại một câu của người xưa: “Đưa thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân”. Điều này cho thấy sức mạnh của toàn dân là một sức mạnh vô song, nó còn mạnh mẽ hơn bất cứ thứ súng đạn nào hiện nay trên thế giới. Khi tất cả các đảng phái chính trị của người Việt ở hải ngoại cùng đoàn kết với các tổ chức, cá nhân trong nước thì mới có thể kêu gọi được cả dân tộc. Nếu không kêu gọi được lòng dân, không lấy được niềm tin của nhân dân, không được sự ủng hộ của nhân dân thì những lời kêu gọi xuống đường đó sẽ mãi cũng chỉ là lời kêu gọi chứ không thể biến thành một cuộc cách mạng thực sự được. Đảng CS trước đây làm cuộc cách mạng thành công được cũng chính là nhờ phần lớn kêu gọi được sức mạnh của toàn dân đó.
2. Lòng Dân:
Người dân Việt Nam là một trong những dân tộc chịu nhiều đau thương tang tóc nhất thế giới. Trong suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử thì phần lớn là đấu tranh giữ nước. Chiến tranh triền miên, người dân luôn sống trong lam lũ, nghèo đói lầm than. Hết giặc ngoại xâm này đến ngoại xâm khác, hết giặc ngoại xâm thì lại đến nội xâm. Lịch sử Việt Nam thật là hào hùng nhưng cũng đầy bi thương. Thịt nát xương tan, đầu rơi máu chảy, nhà cửa ruộng vườn tan hoang thì thời kỳ nào cũng có không vì lý do này cũng vì lý do khác.
Thời nay, sau cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài mà người dân đã phải gánh chịu quá nhiều đau thương, khổ cực, mất mát. Chính sách mở cửa mới gần đây làm cho người dân cảm thấy dễ thở hơn và tạm chấp nhận cuộc sống như vậy vì dù sao cuộc sống cũng có được cải thiện đáng kể cho dù chính sách đó cũng chỉ nhằm đánh lừa nhân dân tránh rơi vào con đường nội chiến lúc đó. Thật không may cho cái đảng CS này đã không duy trì được mãi như vậy và bắt đầu quay lại phản lại nhân dân, phản lại đất nước chỉ để nhằm duy trì tính độc tôn của đảng ở đất nước này nên người dân nhận ra là mình đã bị lừa. Không chỉ có người dân mà ngay cả những người trước đây chấp nhận cảnh tù đầy, tên bay đạn lạc nhằm xây dựng cho được cái chế độ này cũng đã mất niềm tin với chính cái đảng của họ và không ít trong số họ cũng bị oan nghiệt, bất công đổ xuống đầu. Chính vì điều này mà người dân giờ luôn hồ nghi với mọi điều. Ai cũng biết là cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ bản cái thể chế hiện tại, nhưng đó chỉ dừng lại ở việc nói với nhau chứ chưa thực sự ý thức được phải cùng nhau đứng lên làm điều đó. Họ thật khó chấp nhận việc tiếp tục hy sinh, đổ máu và mất mát thêm nữa, nhưng mặt khác họ cũng thật khó chấp nhận những bất công hàng ngày đang diễn ra trước mắt họ khi mà đồng tiền và thế lực đánh đổ tất cả những lý lẽ trên đời.
Lòng dân đang rối bời giữa cái chung với cái riêng. Một khi họ thấy thiếu tin tưởng thì họ sẽ chẳng đi theo cách mạng cho dù mục tiêu của cách mạng đó có cao cả đến đâu đi chăng nữa. Nếu có theo thì cũng chỉ đi theo cầm chừng, thuận lợi thì theo, khó khăn gian khổ thì bỏ. Chỉ có những ai đã chịu cảnh bất công, mất nhà mất đất, và thực sự khao khát thay đổi thể chế này mới thực sự sẵn lòng theo cách mạng tới cùng. Nhưng để bảo đảm cho cuộc cách mạng thành công thì vẫn phải cần đến sức mạnh của toàn dân nên việc xây dựng lòng tin với dân vẫn phải được tiến hành mạnh mẽ và rộng khắp để cho toàn dân hiểu được sự chính nghĩa của cuộc cách mạng này. Có được điều này thì cách mạng chẳng còn phải sợ điều gì nữa.
3. Sự Ủng Hộ Của Cộng Đồng Quốc Tế:
Ngoài sức mạnh nội lực thì cuộc cách mạng này vẫn cần đến tiếng nói ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Các phong trào dân chủ tại Việt Nam trong thời gian qua ít nhiều cũng được sự quan tâm và lên tiếng bảo vệ của cộng đồng quốc tế. Nhưng ở đây lại là một cuộc cách mạng thực sự nên càng phải cần tới sự ủng hộ to lớn của cộng động quốc tế cả về tinh thần lẫn vật chất.
Cuộc cách mạng này (nếu xảy ra) không thể thắng lợi trong ngày một ngày hai, có thể phải kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng thậm chí trong vài năm. Những chi phí cho cuộc cách mạng kéo dài như vậy liệu nội lực có thể cáng đáng nổi. Chỉ cần tính suất ăn hàng ngày cho những người tham gia chính để tiền hành cách mạng cũng đã là một con số không hề nhỏ. Nên sự ủng hộ giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất từ cộng đồng quốc tế là rất cần thiết. Nhưng tổ chức nào, đảng phái nào đủ uy tín để đứng ra thay mặt cho cuộc cách mạng để tiếp nhận sự ủng hộ giúp đỡ đó? Và những sự ủng hộ giúp đỡ đó liệu có được sử dụng đúng mục đích, phân chia công bằng tới toàn bộ những người tham gia cách mạng hay lại trở thành tài sản riêng của một tổ chức hay đảng phái nào đó về sau? Thành quả cách mạng (nếu thành công) phải là của toàn dân chứ không phải chỉ riêng một tổ chức nào hay đảng phái nào vì công cuộc cách mạng này cần sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân thì mới thể hiện đó là nguyện vọng khát khao của toàn dân, có được như vậy mới phát huy hết được sự mạnh của toàn dân.
Chính vì vậy những câu hỏi này cần phải có những câu trả lời minh bạch trước toàn dân ngay cả trước khi cuộc cách mạng này được tiến hành. Để làm được điều đó thì trước tiên các đảng phái chính trị cũng như các tổ chức cần quy về một mối, đoàn kết đứng dưới một ngọn cờ duy nhất để đấu tranh cho sự nghiệp chung.
4. Giặc Nội Xâm Và Ngoại Xâm:
Ai cũng thấy rõ chính thể hiện nay thân Trung Quốc, thuần phục dưới gót chân của Trung Quốc. Mà Trung Quốc lại chỉ xem Việt Nam là một nước cờ nhỏ trên bàn cờ quốc tế để đưa ra làm điều kiện đàm phán có lợi cho Trung Quốc. Âm mưu thôn tính Việt Nam đâu chỉ có thời nay mà đã kéo dài suốt hơn 4 ngàn năm lịch sử của Việt Nam. Ngày nay cũng cho thấy rõ bản chất xấu xa đó như lưỡi bò ở biển Đông, các đường biên giới trên đất liền cũng bị mòn vẹt vào sâu lãnh thổ Việt Nam do chính quyền thối nát hiện nay dâng hiến. Không những vậy họ còn rinh người Trung Quốc vào những chỗ xung yếu nhất của tổ quốc ta. Đó chính là hiểm họa tiềm ẩn khi tiến hành cuộc cách mạng.
Trước sức mạnh của toàn dân, ai cũng biết rõ cái chế độ độc đảng này không tự dưng bàn giao lại đất nước cho nhân dân, họ cũng sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn hèn hạ để tìm cách dẹp tan cách mạng nhằm duy trì chế độ của họ nên không loại trừ khả năng họ sẽ cầu viện sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc. Đây là một tình huống hết sức nguy hiểm cho không chỉ cách mạng mà cho cả dân tộc Việt Nam cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Bài toán này cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng khi tiến hành cách mạng.
5. Mỹ Và Cuộc Cách Mạng Ở Việt Nam:
Tại sao lại là Mỹ mà không phải là nước khác? Ngay từ ngày khởi đầu cuộc cách mạng do CS phát động mà đứng đầu là ông Hồ Chí Minh cũng đã được nước Mỹ quan tâm giúp đỡ. Nhưng dần cuộc cách mạng đó đã chọn con đường CS thân Liên Xô cũ và Trung Quốc nên không còn nhận được sự giúp đỡ của Mỹ. Sau đó chính phủ Mỹ và nhân dân lại hết sức giúp đỡ chính quyền miền Nam trước năm 1975. Đó chính là những cột mốc quan hệ tốt đẹp giữa hai nước mà nhân dân Việt Nam cần trân trọng.
Sau khi đã chọn con đường tiền lên CSCN của Việt Nam thì chẳng thể chọn người bạn đồng hành nào khác là Liên Xô cũ và Trung Quốc cả. Việt Nam đã coi Liên Xô là thành trì vững chắc của cách mạng Việt Nam và đã đi theo đất nước đó mấy chục năm. Trong chiến tranh Việt Nam, Liên Xô và Trung Quốc cũng đóng góp đáng kể cho cuộc chiến đó nhưng không phải là đã hết lòng giúp đỡ “chí tình chí nghĩa” thực sự như hồi đó vẫn rêu rao. Vẫn còn nhiều toan tính, dùng Việt Nam làm con bài đàm phán cho lợi ích của chính họ. Rồi bản chất của mối quan hệ này cũng được phơi bày.
Ngay sau khi Việt Nam chấm dứt chiến tranh, đất nước còn nghèo đói, hậu quả của chiến tranh là rất nặng nề vậy mà ông anh cả của phe XHCN đã xiết nợ, bắt tầu bắt hàng của Việt Nam để trả nợ cho sự giúp đỡ chí tình đó. Còn người anh Trung Quốc thì sao? Nếu không nhầm thì chính Tổng thống Dương Văn Minh đã thú nhận rằng đã nhận được điện từ phía Trung Quốc yêu cầu cầm cự thêm vài ngày nữa thì quân Trung Quốc sẽ có mặt khắp miền Nam để giải nguy cho cho chế độ cộng hòa. Thật là một ông anh thân thiết phải không? Ngay sau đó thì lập tức cho thuyền bè tầu chiến bắn giết bộ đội của ta để chiếm giữ các đảo của Trường Sa và đến nay chiến sự vẫn đang tiếp diễn. Bộ mặt thật đó chắc người dân Việt Nam không bao giờ quên. Nên cuộc cách mạng này không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ hai quốc gia này mà còn phải coi đó như là một hiểm họa cho đất nước mãi mãi về sau.
Điểm lại những nước lớn trên thế giới mà Việt Nam có thể trông cậy được thì chỉ còn lại nước Mỹ. Chỉ có nước Mỹ mới là đối trọng nặng ký với Trung Quốc trong tình hình hiện nay. Nếu nhận được sự đồng tình ủng hộ toàn tâm từ chính phủ và nhân dân Mỹ thì Trung Quốc có ý định xâm lấn thì cũng phải biết dè chừng và càng không dám làm liều được. Hiện Mỹ đã có lực lượng thường trực đang tập trận với Hàn Quốc nên đó cũng sẽ là một lực lượng đáng kể để nhanh chóng can thiệp nếu Trung Quốc bành trướng trên biển Đông hoặc nhảy vào can thiệp ở Việt Nam. Chính vì vậy mà cuộc cách mạng cần có sự đồng thuận và ủng hộ hết mình từ chính phủ Mỹ.
Trong những năm gần đây, chính phủ Mỹ đã có những chính sách rất mềm mỏng đối với chính quyền CS hiện nay. Một mặt vẫn bảo vệ những nhà nhân quyền và dân chủ ở trong nước, nhưng mặt khác vẫn không thể hiện sự quyết chí ép chính quyền CS ở Việt Nam phải tuân thủ triệt để các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết như về các vấn đề nhân quyền, tôn giáo, tự do báo chí, dân chủ … Ngay bản thân tùy viên chính trị của đại sứ quán Hoa Kỳ bị hành hung khi tới thăm linh mục Nguyễn Văn Lý, một tiền lệ tồi tệ và chưa từng có trong quan hệ ngoại giao quốc tế vậy mà khi các chính khách đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC thì lại không được sự đồng thuận cao.
Điều này chứng tỏ chính sách hai mặt của chính phủ Mỹ đối với chính quyền CS hiện nay ở Việt Nam. Dù sao Mỹ vẫn đang tìm thấy lợi ích của Mỹ từ chính quyền CS hiện nay. Chính vì sự lập lờ này mà người dân Việt Nam nói chung và những chiến sỹ đấu tranh cho tự do và dân chủ cũng như tôn giáo gặp rất nhiều khó khăn và đến nay vẫn chưa thể trở thành một lực lượng đáng kể trong nhân dân. Chính vì sự nhỏ lẻ này mà tầm ảnh hưởng của các tổ chức trong nước cũng như các đảng phái ở hải ngoại cũng chưa nhiều trong đời sống chính trị cũng như tinh thần của người dân Việt Nam.
Muốn tranh thủ được sự ủng hộ của nước Mỹ thì trước tiên tất cả các đảng phái chính trị, các tổ chức cũng như các cá nhân có lòng khao khát cách mạng phải đoàn kết lại đứng dưới một ngọn cờ duy nhất đó là dân tộc và tổ quốc. Đừng vì cái tôi và cái riêng của mỗi đảng mà xây dựng cho mình một mặt trận đấu tranh riêng. Càng xé lẻ thì lực lượng đấu tranh càng mỏng, lòng dân cũng bị xé lẻ và sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế cũng xé lẻ theo. Chính lúc này đây cần nhất sự đoàn kết một lòng của tất cả các đảng phái, tổ chức, cá nhân để đi trên cùng một con đường đấu tranh cho sự thắng lợi cuối cùng và thể hiện rõ đó chí là ý chí của cả một dân tộc, nguyện vọng chính đáng của toàn dân thì mới có thể nhận được sự ủng hộ triệt để của nước Mỹ.
6. Hậu Sự:
Nếu tất cả những bài toán trên đều được giải thì cuộc cách mạng này chắc chắn thành công và chỉ còn lại một bài toán nhỏ nữa đó là đóng quan tài tiễn biệt chế độ CS ở Việt Nam. Nhân dân Việt Nam sẽ tin tưởng và đồng lòng xuống đường để lật đổ chính quyền CS đương thời.
Những kẻ gian ác, tham nhũng phải bị nghiêm trị, những đồng tiền mà họ cướp được phải trả lại cho dân và cho chính quyền mới để sử dụng hiệu quả vì lợi ích của dân và đất nước. Những số tài sản bất minh của những kẻ cầm quyền phải được thu hồi. Tình trạng tuồn tiền ra nước ngoài phải được ngăn chặn. Các tài khoản của bọn quan tham phải được phong tỏa, dự trữ ngoại tệ và vàng của chính thể cũ phải được bảo quản để chuyển giao cho chính quyền mới của nhân dân. Tất cả những kẻ có tội với dân đều phải đem ra xét xử công minh. Những người có công với cách mạng phải được khen thưởng và vinh danh xứng đáng. Tất cả những việc đó đều phải được tính toán kỹ lưỡng và cân nhắc tỉ mỉ. Nhưng những việc làm đó không được xa lầy vào việc trả thù riêng, tránh việc nồi da nấu thịt điêu tàn. Phải thể hiện rõ chính sách hòa hợp dân tộc thực sự. Mái nhà tổ quốc Việt Nam phải là nơi cho tất cả người Việt Nam, không phân biệt thành phần giai cấp, đảng phái chính trị, sắc tộc hay tôn giáo.
III. Lời Kết:
Ông Hồ Chí Minh xưa cũng có những câu nói bất hủ và đáng được quan tâm nhất là vào lúc này:
Đoàn Kết, Đoàn Kết, Đại Đoàn Kết
Thành Công, Thành Công, Đại Thành Công
Hãy đoàn kết xuống đường để đấu tranh và xây dựng một tổ quốc Việt Nam văn minh hơn, dân chủ hơn, tự do hơn, công bằng hơn, bình đẳng hơn, giàu đẹp hơn.
Hà Nội ngày 9 tháng 3 năm 2011
Minh Dâu
danlambao1.wordpress.com
Minh Dâu (danlambao) - Không có cuộc cách mạng nào là không có sự mất mát hy sinh, đầu rơi máu chảy, đó chính là cái giá cho cuộc cách mạng. Nếu không có đội ngũ nòng cốt tiên phong và dám chấp nhận hy sinh thì sự mơ tưởng tới thành công sẽ trở nên hão huyền. Nếu chỉ tung hô kêu gọi rồi chui vào chăn nằm để chờ phản ứng của người khác rồi mới tính chuyện chui ra thì chắc chắn cũng sẽ chẳng bao giờ có được cuộc cách mạng…
*
I. Thời Cơ Cho Cuộc Cách Mạng:
Muốn có một sự thay đổi cơ bản cho một thể chế chẳng còn con đường nào khác là phải làm cách mạng, một cuộc cách mạng triệt để chứ không phải là một cuộc cách mạng nửa vời. Muốn làm cách mạng thì tất phải có thời cơ.
Ngay cả cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 cũng vậy, sau 15 năm kể từ ngày thống nhất các đảng phái cộng sản 1930, đảng CS Đông Dương mới có được thời cơ chín muồi để tiến đến đấu tranh giành chính quyền được hiện rõ trong nội dung chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và thời cơ của chúng ta”.
Tình hình quốc tế khi đó cũng có nhiều thuận lợi cho cuộc cách mạng thành công. Chiến tranh thế giới thứ II đang đi đến hồi kết thúc, chính quyền bảo hộ Pháp đang khủng hoảng cho cuộc thế chiến này, quân đội Nhật nhảy vào nước ta và Nhật Pháp xung đột quyền lợi.
Trong nước, chính quyền thân Pháp hủ bại, bán nước cầu vinh, chỉ chăm lo cuộc sống đế vương và lũ quan tham đục nước béo cò, cướp bóc và vơ vét tài sản của nhân dân. Cuộc sống của người dân bần hàn, nông dân chết đói hàng loạt đẩy cuộc sống của người dân tới cùng cực nên chẳng còn con đường nào khác là đi theo CS.
Chính những yếu tố này đã dẫn tới CS huy động được lòng dân và phát động cướp chính quyền thành công. Tất nhiên cũng cần phải kể tới những chiêu bài dụ dỗ và cái bánh vẽ: “đấu tranh cho thế giới đại đồng, công bằng bác ái. Người dân có ruộng, cơm no áo ấm …” Đó chính là điều thật lý tưởng cho mọi người dân khi đó. Về nội lực, cách mạng Việt Nam khi đó không thể trông chờ vào lòng dân để duy trì mãi cuộc đấu tranh nên cần có sự ủng hộ của phe XHCN làm nền tảng vững chắc nhất là sự giúp đỡ của Liên Xô cũ và Trung Quốc về vật chất, tiền tài mới có thể đi đến thắng lợi cuối cùng.
Sau bao năm lãnh đạo đất nước kể từ đó tới nay, chế độ cộng sản này vẫn còn đang say sưa với những chiến thắng oanh liệt như họ vẫn thường rêu rao mà dần quên đi những gì đã hứa trước cả một dân tộc khi tiến hành cuộc cách mạng giành chính quyền. Giờ đây họ xô nhau cướp phá làm giàu bằng mọi cách không từ bất kể thủ đoạn nào để cướp đoạt tài sản của dân cũng như của công quỹ. Họ đâu chỉ cướp nhà cướp đất của dân đen, họ đang tâm cướp cả những người đã từng đi theo họ, cống hiến xương máu cho chính cái chế độ này. Trong khắp 64 tỉnh thành trên toàn quốc đâu đâu cũng có sự oan nghiệt và lòng căm hờn với chế độ hiện tại. Mọi dự án được vẽ ra chủ yếu nhằm chia chác miếng mồi béo bở chứ chẳng cần biết có phục vụ lợi ích dân sinh hay không. Những dự án lớn bị cả nước lên án họ cũng làm ngơ và quyết tâm thực hiện cho bằng được như dự án bôxit, dự án tàu cao tốc bị quốc hội bác thì họ nói bác chứ không phải là không cho làm nên xé nhỏ dự án ra để quyết tâm thực hiện cho bằng được cho dù lợi ích phục vụ cộng động của loại hình đường sắt cao tốc này thế nào ai cũng rõ. Đất, rừng, biển, đảo thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam thì họ tự coi đó là tài sản riêng của họ để họ đem đổi chác, hiến tặng nhằm bảo đảm vững chắc cho cái ghế cai trị của họ.
Con đường họ vạch ra cho dân tộc đã lỗ thời và đã thất bại ngay tại chính quê hương của chính cái chủ nghĩa đó vậy mà họ vẫn cố bám lấy bằng mọi giá để dương dương tự đắc mạo nhận đó là ý nguyện của toàn dân. Tất cả những tội này sẽ được khắc ghi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam. Rõ ràng đã đến lúc người Việt Nam phải tiếp tục xuống đường để làm một cuộc cách mạng triệt để. Vậy thời cơ cho cuộc cách mạng đó liệu đã tới?
Thực ra Việt Nam đã có những thời cơ để làm nên sự thay đổi triệt để cho con đường tiến lên của đất nước. Đầu thập kỷ 90’s trên thế giới xảy ra những cuộc chiến tranh sắc tộc ở một số nước, chế độ XHCN bên bờ vực tan rã và phá sản hoàn toàn. Đó cũng chính là một thời cơ cho cuộc cách mạng Việt Nam, nhưng thật tiếc là đã không được tận dụng. Ngày đó cuộc sống của người dân cũng thật lầm than. Nông dân không thể sống nổi trên cánh đồng mà họ được phân nên cũng chẳng thiết tha với đồng ruộng, công nhân không yêu nhà máy, trí thức quằn mình chống lại cái đói và nhao ra đường tìm phương cứu đói. Bác sỹ các bệnh viện chỉ mong tới ngày được phân ra trông xe đạp ở cổng viện để có tiền nuôi sống gia đình, trí thức tìm mọi cách trốn việc để đi buôn nhằm kiếm thêm đồng ra đồng vào cho cuộc sống đỡ lam lũ và sẵn sàng bỏ hết chạy vạy để kiếm được một suất đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Trí thức đang học tập ở nước ngoài thì chỉ nhằm lao ra đường để tìm được các nguồn hàng có thể buôn về nhà có lời còn đâu tâm trí để “dùi mài kinh sử”. Ngay bản thân những người đã hy sinh xương máu để gây dựng nên cái chế độ này cũng bắt đầu hoài nghi và thiếu tin tưởng vào cái lý tưởng mà họ đã chọn, nhưng chính họ đã góp công vào việc tạo dựng ra cái hình thái chính trị này nên đành phải bấm bụng đi theo, những người lãnh đạo cấp cao thì vấn được cung cấp chế độ đặc biệt để thỏa mãn cuộc sống nên cũng đành phải làm ngơ những gì đang xảy ra với chính dân tộc của họ.
Chính tại thời điểm này, đảng CS cũng thật khôn khéo để chèo lái con thuyền vượt qua gian nguy đó. Để tránh được cuộc chiến tranh sắc tộc có thể xảy ra, họ nhanh chóng đưa Nông Đức Mạnh lên làm chủ tịch quốc hội để giương cao ngọn cờ “dân tộc”. Họ nhanh chóng tuyên bố mở cửa và đi theo con đường của nền kinh tế thị trường. Mọi người dân tưởng như thoát được cái vòng tay xiết chặt nơi cổ họ nên ra sức thở nên quên đi cái gì thực sự đã xô đẩy cuộc sống của họ đến nông nỗi đó. Đang đói kém giờ được “tự do” hơn, thấy cuộc sống có phần nào dễ thở hơn, ấm cúng hơn nên họ hài lòng với cuộc sống như vậy. Chính vì vậy mà thời cơ đó đã qua đi lặng lẽ chẳng để lại một dấu vết nào ở Việt Nam.
Khi ngọn lửa bùng sáng của Mohammed Bouazizi ở Tunisia lan sang Ai Cập, lan sang Trung Đông, Bắc Phi rồi lan sang Châu Á, giờ thì ngọn lửa đó đã bùng cháy anh kỹ sư trẻ Phạm Thành Sơn ngay trước cổng UBND TP Đà Nẵng. Nhưng liệu ngọn lửa của anh Phạm Thành Sơn có trở thành một cuộc cách mạng thực sự như ở Tunisia hay không? Đây chính là thời cơ để làm một sự thay đổi căn bản cho cuộc sống của mọi người dân Việt Nam. Một nhu cầu cấp thiết và đòi hỏi chính đáng của cả dân tộc.
Một khi chính đảng này đang xa rời nhân dân, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đàn áp nhân dân tay không tấc sắt bằng những lực lượng cực đoan trung thành với đảng CS, dập tắt mọi tiếng nói phản biện của dân để đấu tranh cho công bằng bác ái, mọi tiếng nói đòi dân chủ đều bị vùi dập và chụp mũ cho rằng là phản động và chống phá nhà nước. Chính những việc làm cụ thể của họ cho thấy họ đã mạo nhận là đại diện của dân và tự cho mình là người dẫn dắt đưa đường chỉ lối cho dân tộc này phải theo con đường thiển cận của một số người cốt cũng chỉ duy trì quyền lực của chính họ. Họ chính là người đã bao che dung túng cho một thế lực bán nước hại dân, tham quyền cố vị, đục khoét cướp bóc nhũng nhiễu nhân dân. Chúng còn dàn xếp, mua bán, mặc cả với nhau để đưa những thằng con đứa cháu bất tài vô dụng trong con mắt của nhân dân nhưng đối với họ thì lại là “đủ tài đủ đức” vào những ví trí quyền lực trong đảng và chính quyền nhằm duy trì thế lực cá nhân như Nguyễn Thanh Nghị là con của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Anh con của Nguyễn Văn Chi và Nông Quốc Tuấn con của Nông Đức Mạnh. Đó chính là những thối nát của chính thể này mà người dân cần phải loại bỏ và thay thế bằng một chính thể thực sự đặt lợi ích của nhân dân và tổ quốc lên trên hết. Thời cơ đã có, lòng dân không phải là không huy động được, nhưng liệu cuộc cách mạng thực sự có xảy ra? Người dân Việt Nam còn do dự và trông chờ điều gì mà chưa tiến hành cuộc cách mạng như trong tâm của họ vẫn mong mỏi?
II. Những Bài Toán:
1. Lực Lượng Lãnh Đạo:
Bất kỳ một cuộc cách mạng nào cũng đều phải có chủ trương đường lối (hay còn gọi là cương lĩnh chính trị) rõ ràng, trong đó phải nêu cao được cái chính nghĩa và nguyện vọng của toàn dân, mục tiêu phấn đấu cũng như con đường tiến cho xã hội và dân tộc Việt Nam thì mới huy động được lòng người đi theo. Phải có một lực nòng cốt để làm điểm tựa cho công cuộc cách mạng phát triển vững mạnh, phải có độ ngũ tiên phong dám chấp nhận hy sinh tất cả để cách mạng được thành công. Không có cuộc cách mạng nào là không có sự mất mát hy sinh, đầu rơi máu chảy, đó chính là cái giá cho cuộc cách mạng. Nếu không có đội ngũ nòng cốt tiên phong và dám chấp nhận hy sinh thì sự mơ tưởng tới thành công sẽ trở nên hão huyền. Nếu chỉ tung hô kêu gọi rồi chui vào chăn nằm để chờ phản ứng của người khác rồi mới tính chuyện chui ra thì chắc chắn cũng sẽ chẳng bao giờ có được cuộc cách mạng. Cần phải có những lực lượng như vậy có những hành động cụ thể thì mới mong dẫn dắt được cách mạng tới thành công cuối cùng.
Điểm qua một số đảng phái chính trị của người Việt hiện nay chủ yếu lại nằm ở nước ngoài, tất nhiên một phần vì trong nước không cho phép thành lập các đảng phái chính trị. Nhưng trong mắt người dân trong nước chưa thực sự tin cậy vào các đảng phái này vì họ cho rằng “nằm bên đó mà nói thì nói gì mà chẳng được”. Một số đảng phái cũng có những hành động gây được tiếng vang trong nước, cũng làm cho người dân trong nước ngỡ ngàng nhưng vẫn chưa chiếm được niềm tin trọn vẹn của người dân. Chương trình hành động của các đảng phái đó là nhỏ lẻ và chủ yếu theo phương châm đánh song rồi rút. Cũng có những đảng viên của các đảng này về Việt Nam hoạt động nhưng rõ ràng đã không phát huy được sức mạnh và chưa đẩy lên thành một phong trào rộng khắp. Tại sao lại như vậy? Đó chính là cốt lõi của vấn đề.
Hầu hết các đảng phái chính trị ở nước ngoài cũng đều nêu bật lên được là sẽ đấu tranh cho dân chủ, công bằng xã hội và pháp trị, nhưng rồi người dân vẫn nghe thấy hơi hướng của sự thù ghét CS và muốn quay về chế độ cộng hòa như ở Miền Nam trước năm 1975 chứ chưa thực sự đặt lợi ích dân tộc và tổ quốc lên trên hết. Tất nhiên mỗi đảng đều phải có cương lĩnh chính trị khác nhau, có xu hướng phấn đấu khác nhau và để ra con đường đi cho đảng của mình theo các phương thức khác nhau. Nếu các đảng này không lấy đại cục làm trọng, không lấy lợi ích dân tộc và quốc gia lên hàng đầu để gạt bỏ những khác nhau đó, hợp sức nhau lại trở thành một khối thống nhất phấn đấu cho sự nghiệp chung thì mãi mãi cũng chỉ là những đảng phái lưu vong bên ngoài lãnh thổ Việt Nam mà thôi.
Cần có sự thống nhất và đoàn kết giữa các đảng phái chính trị này thì mới mong phát huy hết được sức mạnh và qua đó mới có được sự đồng lòng đoàn kết của toàn dân trong nước. Mỗi đảng chỉ muốn xây dựng một lực lượng riêng cho mình thì cũng sẽ trở thành những lực lượng nhỏ lẻ rất dễ bị bẻ gãy. Tất cả các đảng phái này đều có xu hướng chung là lật đổ chế độ đảng trị này để xây dựng một xã hội theo cách của mỗi đảng thì tại sao các đảng phái chính trị này lại không liên minh với nhau để phấn đấu cho mục đích chung đó đã? Chỉ khi cuộc cách mạng thành công thì mỗi đảng mới có cơ hội để thể hiện được vai trò cũng như xu hướng phấn đấu của mỗi đảng được.
Đối với trong nước phải kể tới khối 8406, xét cho cùng thì họ cũng chính là một đảng phái. Chẳng qua do luật pháp Việt Nam không cho phép thành lập đảng của họ nên mới lấy tên là khối. Nhân dân ghi nhận tấm lòng kiên trung bảo vệ chính kiến và xả thân vì sự tự do, dân chủ, chấp nhận con đường tù đày gian khổ chứ không chịu khuất phục trước cường quyền tàn bạo như Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài và nhiều người khác nữa. Ngoài ra một trường hợp thật đặc biệt khác nữa mà không thể kể tới đó là tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ cùng các tấm gương sáng khác như bác sỹ Nguyễn Đan Quế. Những hy sinh mất mát của những người con ưu tú này sẽ được sử sách ghi danh, mặc dù nhân dân vẫn biết những người con của họ không hành động chỉ vì việc ghi lại sử sách mà họ phấn đấu cho những điều cao cả hơn, tốt đẹp hơn cho cả dân tộc và đất nước. Họ chính là những người tiên phong trong đội ngũ tiên phong chấp nhận hy sinh để cho cách mạng đi tới thành công cuối cùng. Nhưng tại sao những lời kêu gọi của họ vẫn chưa được sự đồng tình ủng hộ của đại bộ phận người dân?
Trong thời gian qua mọi người đều thấy có rất nhiều lời kêu gọi xuống đường nhằm lật đổ chế độ độc đảng để xây dưng một xã hội tự do hơn, công bằng hơn, dân chủ hơn của các tổ chức cũng như cá nhân khác nhau nhưng không được sự ủng hộ lớn lao từ nhân dân, chính vì vậy mà có những lời kêu gọi đã chìm mà không gây được tiếng vang nào. Tất cả đều do các tổ chức này, cá nhân này không cùng nhau hợp lực, không thể hiện sự đoàn kết nhất trí cùng nhau thì sẽ trở thành những lực lượng nhỏ lẻ đơn độc. Phải biết cùng nhau hành động, chỉ cần đưa ra được một lời hiệu triệu thống nhất thì lòng dân mới quy về một mối, mới phát huy được sức mạnh của cả một dân tộc.
Nếu cả hai bộ phận này, cả các đảng phái ngoài nước cùng đoàn kết với các tổ chức cũng như các cá nhân có lòng nhiệt tâm cách mạng và khao khát phấn đấu cho một xã hội văn minh, công bằng, tự do và dân chủ thì chắc sẽ sẽ trở thành một lực lượng hùng hậu, mạnh mẽ mà có thể đối chọi với cường quyền tàn bạo sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để đàn áp cùng các lực lượng vũ trang “còn đảng còn mình”.
Ngoài đội ngũ tiên phong làm nòng cốt cho cuộc cách mạng thì vẫn phải cần tới sự ủng hộ, đồng lòng và đoàn kết của đại bộ phận nhân dân trong nước. Xin nhắc lại một câu của người xưa: “Đưa thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân”. Điều này cho thấy sức mạnh của toàn dân là một sức mạnh vô song, nó còn mạnh mẽ hơn bất cứ thứ súng đạn nào hiện nay trên thế giới. Khi tất cả các đảng phái chính trị của người Việt ở hải ngoại cùng đoàn kết với các tổ chức, cá nhân trong nước thì mới có thể kêu gọi được cả dân tộc. Nếu không kêu gọi được lòng dân, không lấy được niềm tin của nhân dân, không được sự ủng hộ của nhân dân thì những lời kêu gọi xuống đường đó sẽ mãi cũng chỉ là lời kêu gọi chứ không thể biến thành một cuộc cách mạng thực sự được. Đảng CS trước đây làm cuộc cách mạng thành công được cũng chính là nhờ phần lớn kêu gọi được sức mạnh của toàn dân đó.
2. Lòng Dân:
Người dân Việt Nam là một trong những dân tộc chịu nhiều đau thương tang tóc nhất thế giới. Trong suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử thì phần lớn là đấu tranh giữ nước. Chiến tranh triền miên, người dân luôn sống trong lam lũ, nghèo đói lầm than. Hết giặc ngoại xâm này đến ngoại xâm khác, hết giặc ngoại xâm thì lại đến nội xâm. Lịch sử Việt Nam thật là hào hùng nhưng cũng đầy bi thương. Thịt nát xương tan, đầu rơi máu chảy, nhà cửa ruộng vườn tan hoang thì thời kỳ nào cũng có không vì lý do này cũng vì lý do khác.
Thời nay, sau cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài mà người dân đã phải gánh chịu quá nhiều đau thương, khổ cực, mất mát. Chính sách mở cửa mới gần đây làm cho người dân cảm thấy dễ thở hơn và tạm chấp nhận cuộc sống như vậy vì dù sao cuộc sống cũng có được cải thiện đáng kể cho dù chính sách đó cũng chỉ nhằm đánh lừa nhân dân tránh rơi vào con đường nội chiến lúc đó. Thật không may cho cái đảng CS này đã không duy trì được mãi như vậy và bắt đầu quay lại phản lại nhân dân, phản lại đất nước chỉ để nhằm duy trì tính độc tôn của đảng ở đất nước này nên người dân nhận ra là mình đã bị lừa. Không chỉ có người dân mà ngay cả những người trước đây chấp nhận cảnh tù đầy, tên bay đạn lạc nhằm xây dựng cho được cái chế độ này cũng đã mất niềm tin với chính cái đảng của họ và không ít trong số họ cũng bị oan nghiệt, bất công đổ xuống đầu. Chính vì điều này mà người dân giờ luôn hồ nghi với mọi điều. Ai cũng biết là cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ về cơ bản cái thể chế hiện tại, nhưng đó chỉ dừng lại ở việc nói với nhau chứ chưa thực sự ý thức được phải cùng nhau đứng lên làm điều đó. Họ thật khó chấp nhận việc tiếp tục hy sinh, đổ máu và mất mát thêm nữa, nhưng mặt khác họ cũng thật khó chấp nhận những bất công hàng ngày đang diễn ra trước mắt họ khi mà đồng tiền và thế lực đánh đổ tất cả những lý lẽ trên đời.
Lòng dân đang rối bời giữa cái chung với cái riêng. Một khi họ thấy thiếu tin tưởng thì họ sẽ chẳng đi theo cách mạng cho dù mục tiêu của cách mạng đó có cao cả đến đâu đi chăng nữa. Nếu có theo thì cũng chỉ đi theo cầm chừng, thuận lợi thì theo, khó khăn gian khổ thì bỏ. Chỉ có những ai đã chịu cảnh bất công, mất nhà mất đất, và thực sự khao khát thay đổi thể chế này mới thực sự sẵn lòng theo cách mạng tới cùng. Nhưng để bảo đảm cho cuộc cách mạng thành công thì vẫn phải cần đến sức mạnh của toàn dân nên việc xây dựng lòng tin với dân vẫn phải được tiến hành mạnh mẽ và rộng khắp để cho toàn dân hiểu được sự chính nghĩa của cuộc cách mạng này. Có được điều này thì cách mạng chẳng còn phải sợ điều gì nữa.
3. Sự Ủng Hộ Của Cộng Đồng Quốc Tế:
Ngoài sức mạnh nội lực thì cuộc cách mạng này vẫn cần đến tiếng nói ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Các phong trào dân chủ tại Việt Nam trong thời gian qua ít nhiều cũng được sự quan tâm và lên tiếng bảo vệ của cộng đồng quốc tế. Nhưng ở đây lại là một cuộc cách mạng thực sự nên càng phải cần tới sự ủng hộ to lớn của cộng động quốc tế cả về tinh thần lẫn vật chất.
Cuộc cách mạng này (nếu xảy ra) không thể thắng lợi trong ngày một ngày hai, có thể phải kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng thậm chí trong vài năm. Những chi phí cho cuộc cách mạng kéo dài như vậy liệu nội lực có thể cáng đáng nổi. Chỉ cần tính suất ăn hàng ngày cho những người tham gia chính để tiền hành cách mạng cũng đã là một con số không hề nhỏ. Nên sự ủng hộ giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất từ cộng đồng quốc tế là rất cần thiết. Nhưng tổ chức nào, đảng phái nào đủ uy tín để đứng ra thay mặt cho cuộc cách mạng để tiếp nhận sự ủng hộ giúp đỡ đó? Và những sự ủng hộ giúp đỡ đó liệu có được sử dụng đúng mục đích, phân chia công bằng tới toàn bộ những người tham gia cách mạng hay lại trở thành tài sản riêng của một tổ chức hay đảng phái nào đó về sau? Thành quả cách mạng (nếu thành công) phải là của toàn dân chứ không phải chỉ riêng một tổ chức nào hay đảng phái nào vì công cuộc cách mạng này cần sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân thì mới thể hiện đó là nguyện vọng khát khao của toàn dân, có được như vậy mới phát huy hết được sự mạnh của toàn dân.
Chính vì vậy những câu hỏi này cần phải có những câu trả lời minh bạch trước toàn dân ngay cả trước khi cuộc cách mạng này được tiến hành. Để làm được điều đó thì trước tiên các đảng phái chính trị cũng như các tổ chức cần quy về một mối, đoàn kết đứng dưới một ngọn cờ duy nhất để đấu tranh cho sự nghiệp chung.
4. Giặc Nội Xâm Và Ngoại Xâm:
Ai cũng thấy rõ chính thể hiện nay thân Trung Quốc, thuần phục dưới gót chân của Trung Quốc. Mà Trung Quốc lại chỉ xem Việt Nam là một nước cờ nhỏ trên bàn cờ quốc tế để đưa ra làm điều kiện đàm phán có lợi cho Trung Quốc. Âm mưu thôn tính Việt Nam đâu chỉ có thời nay mà đã kéo dài suốt hơn 4 ngàn năm lịch sử của Việt Nam. Ngày nay cũng cho thấy rõ bản chất xấu xa đó như lưỡi bò ở biển Đông, các đường biên giới trên đất liền cũng bị mòn vẹt vào sâu lãnh thổ Việt Nam do chính quyền thối nát hiện nay dâng hiến. Không những vậy họ còn rinh người Trung Quốc vào những chỗ xung yếu nhất của tổ quốc ta. Đó chính là hiểm họa tiềm ẩn khi tiến hành cuộc cách mạng.
Trước sức mạnh của toàn dân, ai cũng biết rõ cái chế độ độc đảng này không tự dưng bàn giao lại đất nước cho nhân dân, họ cũng sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn hèn hạ để tìm cách dẹp tan cách mạng nhằm duy trì chế độ của họ nên không loại trừ khả năng họ sẽ cầu viện sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc. Đây là một tình huống hết sức nguy hiểm cho không chỉ cách mạng mà cho cả dân tộc Việt Nam cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Bài toán này cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng khi tiến hành cách mạng.
5. Mỹ Và Cuộc Cách Mạng Ở Việt Nam:
Tại sao lại là Mỹ mà không phải là nước khác? Ngay từ ngày khởi đầu cuộc cách mạng do CS phát động mà đứng đầu là ông Hồ Chí Minh cũng đã được nước Mỹ quan tâm giúp đỡ. Nhưng dần cuộc cách mạng đó đã chọn con đường CS thân Liên Xô cũ và Trung Quốc nên không còn nhận được sự giúp đỡ của Mỹ. Sau đó chính phủ Mỹ và nhân dân lại hết sức giúp đỡ chính quyền miền Nam trước năm 1975. Đó chính là những cột mốc quan hệ tốt đẹp giữa hai nước mà nhân dân Việt Nam cần trân trọng.
Sau khi đã chọn con đường tiền lên CSCN của Việt Nam thì chẳng thể chọn người bạn đồng hành nào khác là Liên Xô cũ và Trung Quốc cả. Việt Nam đã coi Liên Xô là thành trì vững chắc của cách mạng Việt Nam và đã đi theo đất nước đó mấy chục năm. Trong chiến tranh Việt Nam, Liên Xô và Trung Quốc cũng đóng góp đáng kể cho cuộc chiến đó nhưng không phải là đã hết lòng giúp đỡ “chí tình chí nghĩa” thực sự như hồi đó vẫn rêu rao. Vẫn còn nhiều toan tính, dùng Việt Nam làm con bài đàm phán cho lợi ích của chính họ. Rồi bản chất của mối quan hệ này cũng được phơi bày.
Ngay sau khi Việt Nam chấm dứt chiến tranh, đất nước còn nghèo đói, hậu quả của chiến tranh là rất nặng nề vậy mà ông anh cả của phe XHCN đã xiết nợ, bắt tầu bắt hàng của Việt Nam để trả nợ cho sự giúp đỡ chí tình đó. Còn người anh Trung Quốc thì sao? Nếu không nhầm thì chính Tổng thống Dương Văn Minh đã thú nhận rằng đã nhận được điện từ phía Trung Quốc yêu cầu cầm cự thêm vài ngày nữa thì quân Trung Quốc sẽ có mặt khắp miền Nam để giải nguy cho cho chế độ cộng hòa. Thật là một ông anh thân thiết phải không? Ngay sau đó thì lập tức cho thuyền bè tầu chiến bắn giết bộ đội của ta để chiếm giữ các đảo của Trường Sa và đến nay chiến sự vẫn đang tiếp diễn. Bộ mặt thật đó chắc người dân Việt Nam không bao giờ quên. Nên cuộc cách mạng này không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ hai quốc gia này mà còn phải coi đó như là một hiểm họa cho đất nước mãi mãi về sau.
Điểm lại những nước lớn trên thế giới mà Việt Nam có thể trông cậy được thì chỉ còn lại nước Mỹ. Chỉ có nước Mỹ mới là đối trọng nặng ký với Trung Quốc trong tình hình hiện nay. Nếu nhận được sự đồng tình ủng hộ toàn tâm từ chính phủ và nhân dân Mỹ thì Trung Quốc có ý định xâm lấn thì cũng phải biết dè chừng và càng không dám làm liều được. Hiện Mỹ đã có lực lượng thường trực đang tập trận với Hàn Quốc nên đó cũng sẽ là một lực lượng đáng kể để nhanh chóng can thiệp nếu Trung Quốc bành trướng trên biển Đông hoặc nhảy vào can thiệp ở Việt Nam. Chính vì vậy mà cuộc cách mạng cần có sự đồng thuận và ủng hộ hết mình từ chính phủ Mỹ.
Trong những năm gần đây, chính phủ Mỹ đã có những chính sách rất mềm mỏng đối với chính quyền CS hiện nay. Một mặt vẫn bảo vệ những nhà nhân quyền và dân chủ ở trong nước, nhưng mặt khác vẫn không thể hiện sự quyết chí ép chính quyền CS ở Việt Nam phải tuân thủ triệt để các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết như về các vấn đề nhân quyền, tôn giáo, tự do báo chí, dân chủ … Ngay bản thân tùy viên chính trị của đại sứ quán Hoa Kỳ bị hành hung khi tới thăm linh mục Nguyễn Văn Lý, một tiền lệ tồi tệ và chưa từng có trong quan hệ ngoại giao quốc tế vậy mà khi các chính khách đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC thì lại không được sự đồng thuận cao.
Điều này chứng tỏ chính sách hai mặt của chính phủ Mỹ đối với chính quyền CS hiện nay ở Việt Nam. Dù sao Mỹ vẫn đang tìm thấy lợi ích của Mỹ từ chính quyền CS hiện nay. Chính vì sự lập lờ này mà người dân Việt Nam nói chung và những chiến sỹ đấu tranh cho tự do và dân chủ cũng như tôn giáo gặp rất nhiều khó khăn và đến nay vẫn chưa thể trở thành một lực lượng đáng kể trong nhân dân. Chính vì sự nhỏ lẻ này mà tầm ảnh hưởng của các tổ chức trong nước cũng như các đảng phái ở hải ngoại cũng chưa nhiều trong đời sống chính trị cũng như tinh thần của người dân Việt Nam.
Muốn tranh thủ được sự ủng hộ của nước Mỹ thì trước tiên tất cả các đảng phái chính trị, các tổ chức cũng như các cá nhân có lòng khao khát cách mạng phải đoàn kết lại đứng dưới một ngọn cờ duy nhất đó là dân tộc và tổ quốc. Đừng vì cái tôi và cái riêng của mỗi đảng mà xây dựng cho mình một mặt trận đấu tranh riêng. Càng xé lẻ thì lực lượng đấu tranh càng mỏng, lòng dân cũng bị xé lẻ và sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế cũng xé lẻ theo. Chính lúc này đây cần nhất sự đoàn kết một lòng của tất cả các đảng phái, tổ chức, cá nhân để đi trên cùng một con đường đấu tranh cho sự thắng lợi cuối cùng và thể hiện rõ đó chí là ý chí của cả một dân tộc, nguyện vọng chính đáng của toàn dân thì mới có thể nhận được sự ủng hộ triệt để của nước Mỹ.
6. Hậu Sự:
Nếu tất cả những bài toán trên đều được giải thì cuộc cách mạng này chắc chắn thành công và chỉ còn lại một bài toán nhỏ nữa đó là đóng quan tài tiễn biệt chế độ CS ở Việt Nam. Nhân dân Việt Nam sẽ tin tưởng và đồng lòng xuống đường để lật đổ chính quyền CS đương thời.
Những kẻ gian ác, tham nhũng phải bị nghiêm trị, những đồng tiền mà họ cướp được phải trả lại cho dân và cho chính quyền mới để sử dụng hiệu quả vì lợi ích của dân và đất nước. Những số tài sản bất minh của những kẻ cầm quyền phải được thu hồi. Tình trạng tuồn tiền ra nước ngoài phải được ngăn chặn. Các tài khoản của bọn quan tham phải được phong tỏa, dự trữ ngoại tệ và vàng của chính thể cũ phải được bảo quản để chuyển giao cho chính quyền mới của nhân dân. Tất cả những kẻ có tội với dân đều phải đem ra xét xử công minh. Những người có công với cách mạng phải được khen thưởng và vinh danh xứng đáng. Tất cả những việc đó đều phải được tính toán kỹ lưỡng và cân nhắc tỉ mỉ. Nhưng những việc làm đó không được xa lầy vào việc trả thù riêng, tránh việc nồi da nấu thịt điêu tàn. Phải thể hiện rõ chính sách hòa hợp dân tộc thực sự. Mái nhà tổ quốc Việt Nam phải là nơi cho tất cả người Việt Nam, không phân biệt thành phần giai cấp, đảng phái chính trị, sắc tộc hay tôn giáo.
III. Lời Kết:
Ông Hồ Chí Minh xưa cũng có những câu nói bất hủ và đáng được quan tâm nhất là vào lúc này:
Đoàn Kết, Đoàn Kết, Đại Đoàn Kết
Thành Công, Thành Công, Đại Thành Công
Hãy đoàn kết xuống đường để đấu tranh và xây dựng một tổ quốc Việt Nam văn minh hơn, dân chủ hơn, tự do hơn, công bằng hơn, bình đẳng hơn, giàu đẹp hơn.
Hà Nội ngày 9 tháng 3 năm 2011
Minh Dâu
danlambao1.wordpress.com
Đừng đánh rơi tuổi trẻ
Posted by truongthondlb1
Trần Trung Đạo - Đất nước Việt Nam, trên từng ngọn núi, trong mỗi dòng sông, từ Chí Linh đến Bạch Đằng, từ Chi Lăng sang Vạn Kiếp đã thắm máu của bao thế hệ tổ tiên đổ xuống để giữ gìn trên bốn ngàn năm chứ không phải là gia tài của Mác, Lê Nin để lại. Do đó, đất nước Việt Nam là tài sản của dân tộc Việt Nam chứ không phải của đảng Cộng Sản Việt Nam. Tại sao người dân Việt phải cúi đầu để xin Đảng ban phát từng chén cơm manh áo? Tại sao một trí thức trẻ muốn tiến thân trong xã hội phải tìm mọi cách kể cả luồn cúi, nịnh hót để được vào đảng Cộng Sản?…
*
Một đêm mơ tôi thấy mình và người thân đi dạo trên một ngọn đồi. Xa xa cuối chân đồi là một thành phố vừa lên đèn và trên trời đang treo một vầng trăng mười sáu. Cảnh đẹp như trong một cuốn phim tình cảm. Nếu đúng như các nhà tâm lý học nói, người ta thường mơ những cảnh mà họ đã thấy, những việc họ đã làm, thì ngọn đồi phải là một trong những nơi tôi đã sống hay đã đến. Vâng. Khi ngồi thật yên lặng để hồi tưởng, tôi biết ngọn đồi đó ở Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, nơi tôi đã đến thăm trong những ngày còn nhỏ.
Quế Sơn là nơi cha mẹ tôi đã gặp nhau, đã thương và cưới nhau. Những ngọn đồi chập chùng, không cao lắm, có những bụi sim thấp và những hoa màu tím, có thể là nơi họ đã từng hò hẹn. Các cụ trong vài thế hệ trước, dù có lãng mạn cũng ít khi kể cho con cháu nghe nhưng từ ngày mẹ tôi mất cha tôi rất ít về vùng đồi núi đó. Phải chăng để khỏi nghe lòng đau xót khi “về đồi sim ta nhớ người vô bờ” như thế hệ chúng tôi sau này. Dù sao, cảnh núi đồi thơ mộng đã góp phần để lại cho hai người một tác phẩm, là tôi, trong thế gian này, tuy không kể ra, tôi cũng đoán biết cha mẹ tôi mơ mộng đến dường nào.
Giấc mơ dễ thương là một ví dụ để giải thích điều tôi muốn nói rằng tuổi thơ, tuổi thanh niên là thời gian đẹp nhất của một con người và không bao giờ phai đi.
Nhiều khoảng không gian trong ý thức bị phủ dày dưới lớp bụi thời gian nhưng kỷ niệm của tuổi thơ, ký ức thời tuổi trẻ dù dấn thân, khai phá hay nông nổi, sai lầm không bao giờ bị che khuất. Đó là thời gian duy nhất mang đến cho ta nụ cười, niềm hãnh diện nhưng cũng là thời gian duy nhất làm ta tiếc nuối, ăn năn khi ngồi đếm những ngày cuối của đời mình trôi đi trong buồn bã, chậm chạp trong một nhà dưỡng lão ở nước ngoài hay trên một chiếc giường tre, giường gỗ nào đó ở quê hương.
Thời gian tôi sống ở Mỹ dài hơn thời gian tôi sống ở Việt Nam. Nếu tính luôn những năm còn quá nhỏ không giữ lại được gì trong ký ức, thì còn dài hơn nữa. Về trách nhiệm, tôi rất nặng nợ với xứ này nhưng thành thật mà nói, về tình cảm, tôi yêu đất nước Việt Nam không chỉ hơn nước Mỹ thôi mà còn hơn nhiều thứ khác. Yêu nước thì nói mình yêu nước. Đó không phải là chức vụ, lương bổng, bạc vàng hay của cải gì mà sợ gọi khoe khoang. Tôi yêu Việt Nam, trước hết, cũng chỉ vì tôi yêu tôi trong một thời tuổi trẻ.
Với nước Mỹ, tôi nợ quá nhiều thứ. Tôi nợ đôi tay người lính hải quân Mỹ ôm tấm thân ốm o đói khát của tôi lên từ chiếc cầu dây mong manh đang đong đưa bên thành chiến hạm khi ghe tôi đang được vớt ngoài biển Đông. Tôi nợ cơ quan thiện nguyện chiếc áo ấm đầu tiên để che cơn rét khắc nghiệt miền Đông Bắc Mỹ. Tôi nợ người dân Boston bao dung, rộng lượng đã đưa vòng tay nhân ái ôm lấy tôi, một người tỵ nạn không thân nhân nào ở Mỹ. Thế nhưng dù nợ bao nhiêu, dù đã sống ở đây 30 năm và đã là công dân Mỹ có quốc tịch 24 năm, khi viết về thành phố Boston và đất nước Hoa Kỳ tôi vẫn quen dùng hai chữ “xứ người” và “đất khách”.
Bởi vì, trong trái tim, tôi là người Việt Nam.
Tôi là người may mắn, được học hỏi trong một nền giáo dục dân chủ, sống nhiều năm trong xã hội dân chủ để có cơ hội so sánh với nền giáo dục và xã hội Việt Nam tôi đã từng trải qua trước và sau 1975. Nhiều triệu người cùng thế hệ tôi trước đây và nhiều triệu tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không có may mắn đó.
Có thể các bạn trẻ không nhận ra, nhưng ngay trong phút giây các bạn đang sống, cuộc đấu tranh khốc liệt giữa khoa học và phản khoa học, giữa đúng và sai, giữa chân thật và giả dối, giữa cố gắng vươn lên và áp lực phục tùng đang diễn ra trong ý thức. Nếu không có điều kiện tiếp cận luồng ánh sáng văn minh khoa học, không được trợ lực từ các nguồn kiến thức khách quan, ý thức vươn lên của các bạn sẽ bị trấn áp, tinh thần độc lập sẽ bị triệt tiêu, các bạn sẽ không có cơ hội chọn đúng một lý tưởng tuổi trẻ và cuối cùng dẫn đến việc đánh mất cả cuộc đời mình.
Nói nhắc đến hai chữ lý tưởng, người ta thường nghĩ đến một con đường xứng đáng để đi, một mục đích để hiến dâng cuộc đời mình như Thomas Merton nói :”Nếu bạn muốn biết tôi là ai, đừng hỏi tôi sống ở đâu, hay tôi ăn thích ăn món gì, hay tôi chải tóc cách nào, nhưng hãy hỏi tôi sống vì mục đích gì.”
Lý tưởng được nhắc nhiều nhất tại Việt Nam là lý tưởng Cộng Sản. Từ chiếc loa treo trên trụ đèn đầu phố cho đến cương lĩnh chính thức của các đại hội đảng đều lập đi lập lại rằng con đường đẹp nhất là con đường Cộng Sản và lý tưởng đẹp nhất của một đời người là lý tưởng Cộng Sản.
Nhưng ý thức hệ Cộng Sản như đã chứng minh không phải là con đường đẹp nhất mà là chất độc tàn phá ý thức của con người một cách có hệ thống và bắt đầu ngay từ khi mới chập chững vào đời.
Hai phân đoạn dưới đây trích trong chương trình giáo dục mầm mon do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam phê duyệt 2009 so sánh với chương trình giáo dục mầm non tại Bắc Hàn dựa theo nghiên cứu của Andrea Matles Savada North Korea: A Country Study lưu trữ tại Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ:
Tại Việt Nam, ba đến bốn tuổi phải được dạy để biết “kính yêu Bác Hồ” và “thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ.” Bốn đến năm tuổi phải “nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ, thích và thuộc một số bài hát, bài thơ về Bác Hồ.” Năm đến sáu tuổi phải “nhận ra hình ảnh Bác Hồ, chỗ ở, nơi làm việc của Bác Hồ, biết một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác Hồ”.
Tại Bắc Hàn, tương tự như Việt Nam, một phần không nhỏ trong chương trình giảng dạy bậc tiểu học được dành để ca ngợi công ơn “Kim Nhật Thành Vĩ Đại” và “Đạo đức Cộng Sản”. Những sách giáo khoa bậc mẫu giáo và tiểu học Bắc Hàn gồm “Thời thơ ấu của Nguyên Soái Kim Nhật Thành”, “Ca ngợi công ơn lãnh tụ”, “Theo bước chân cha già Kim kính yêu”, “Xem hình ảnh lãnh tụ Kim Chính Nhất”.
Có tương lai nào khác hơn, ngoài vong thân nô dịch, dành cho các thế hệ măng non của đất nước?
Suốt hơn 80 năm từ khi có đảng Cộng Sản, bao nhiêu thế hệ Việt Nam đã đánh mất tuổi thanh xuân trong “lý tưởng” hão huyền đó?
Con số có thể lên đến nhiều triệu. Đa số đã chết trong chiến tranh hay chết già nhưng một số không nhỏ vẫn còn sống.
Chủ nghĩa Cộng Sản như phần lớn nhân loại biết hôm nay là tai họa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại và bị hầu hết các quốc gia lên án. Số người chết do chủ nghĩa Cộng Sản gây ra nhiều lần lớn hơn các cuộc chiến tranh thế giới cộng lại. Đừng nói gì đến ngục tù Gulad, nạn đói Ukraine, thảm sát rừng Katyn ở châu Âu xa xôi, chỉ đọc những thảm cảnh xảy ra bên cạnh nước mình do Mao Trạch Đông và Pol Pot gây ra, hay đọc ngay trong biến cố Việt Nam như Nhân Văn Giai Phẩm, Cải Cách Ruộng Đất và hỏi những người lớn tuổi tại miền nam về Kinh Tế Mới, về Cải Tạo Công Thương Nghiệp, về chính sách Tù Cải Tạo để biết hậu quả của chủ nghĩa Cộng Sản trầm trọng đến mức nào.
Và hôm nay, các cựu chiến binh của thế hệ “Điện biên” và cả “giải phóng miền nam”, những người đã đem tuổi thanh xuân hiến dâng cho “lý tưởng Cộng Sản” đang ngồi vuốt lấy nỗi đau riêng trong những khu nhà tập thể.
Họ cố ru giấc ngủ bằng niềm an ủi vì mình đã sống một cuộc đời có ý nghĩa. Họ tự nhủ lòng ít ra những hy sinh của họ cũng không oan uổng khi mục tiêu thống nhất đất nước cuối cùng đã đạt được. Vâng. Thống nhất đất nước là mơ ước có thật nhưng chỉ có thật trong lòng các cựu chiến binh già, trong Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, trong những người băng rừng vượt suối vào “giải phóng miền nam”, trong những thanh niên miền bắc đã chết ở Hạ Lào, An Lộc, chứ không có trong mục tiêu của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Có gia đình nào thật sự thương yêu nhau đã chọn lựa đoàn tụ bằng cách giết đi một phần ba số anh em, con cháu của mình không?
Chắc chắn là không. Dân tộc Việt Nam có thể phải tạm thời sống trong xa cách để chờ một cơ hội thuận tiện hơn để đoàn tụ. Nước Đức đã chọn và cả Triều Tiên sau một lần thử lửa 1950, cũng phải chọn. Đoàn viên dân tộc là một ước mơ bùng cháy trong lòng mỗi người Việt Nam, không nhất thiết phải là nam hay bắc. Câu hát “Lìa xa thành đô yêu dấu, một sớm khi heo may về, lòng khách tha hương vương sầu thương” cất lên trong nước mắt ở Sài Gòn sau 1954.
Chỉ có đảng Cộng Sản vì mục tiêu tối hậu Cộng Sản hóa Việt Nam mới có thể hành động mà không cần quan tâm đến tương lai đầy thảm họa đang chờ đợi các thế hệ Việt Nam. Khi phát động chiến tranh “thống nhất đất nước” bằng võ lực, lãnh đạo Đảng biết họ phải đương đầu với Mỹ, về quân sự, là một siêu cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, và về kinh tế, vừa bước ra khỏi thế chiến thứ hai như một quốc gia có lợi nhất. Nhưng mục đích Cộng Sản hóa đã ăn sâu vào từng huyết cầu, từng tế bào sống của lãnh đạo Cộng Sản làm ức chế mọi băng khuâng, do dự, đo lường hậu quả mà hầu hết các nhà lãnh đạo quốc gia khác phải có.
Sau 36 năm, những biệt thự, những cao ốc, những khu nghỉ mát khang trang mà các cựu chiến binh già không bao giờ có khả năng đặt chân đến, đã được xây bằng xương máu của các đồng chí, anh em họ đổ xuống trong các cuộc chiến tranh.
Ngoài một số rất ít quá công phẫn đã cất lên tiếng hét xung phong cuối cùng qua những lá thư tố cáo, phần lớn phải cam chịu để sống với số tiền hưu trí nhỏ nhoi mỗi tháng. Bán hết huân chương cũng không đủ tiền trả một tô phở 35 đô la mà các ủy viên trung ương và gia đình vừa ăn đừng nói chi những chiếc Porsche đắc tiền của các “đầy tớ nhân dân” đang đậu ngoài sân tiệm.
Dù biết bài ca của giai cấp công nhân đã trở thành bài ai điếu, nói theo ngôn ngữ của Mác, và số người nghe mỗi ngày một ít dần, đảng Cộng Sản vẫn tiếp tục hát, tiếp tục hô nào lý tưởng Cộng Sản.
Đọc bài Lý tưởng Cộng sản sẽ thắp sáng thế kỷ 21 của tác giả Quang Thống đăng trong trang nhà của Hội Nhà Báo Việt Nam, trong đó có những câu nhạt nhẽo đọc lên chỉ càng thêm bực bội như “tất cả thế giới đều công nhận sự nghiệp đổi mới đất nước ở Việt Nam do Đảng cộng sản lãnh đạo đã đạt được những kỳ tích vang dội” hay kết luận “Chúng ta phấn chấn bởi một niềm tin mãnh liệt, rằng lý tưởng mà dân tộc ta noi theo đang không ngừng tỏa sáng, con đường đi tới ấm no hạnh phúc mà nhân dân ta khai phá, đang nở hoa kết trái”.
Bài viết được trao giải A của Giải Báo Chí Quốc Gia 2006 do Hội Nhà Báo Việt Nam tổ chức. Thì ra, không phải chỉ một người vô lương tâm mà cả một tổ chức đại diện cho 600 tờ báo cũng không có lương tâm như tác giả. Thời của “trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ” hay “mơ sáng mai thức dậy thành người Việt Nam” đã qua quá xa rồi. Ngay cả trong quán nhậu, những mẫu chuyện cười mỉa mai chế độ như thế có lẽ cũng không còn nghe ai kể nữa vì chẳng có ai cười.
Vì chén cơm manh áo, một người nhiều khi phải nói những điều mình không muốn nói, viết những điều mình không muốn viết, tuy nhiên phải biết đâu là giới hạn, biết đâu nên dừng lại. Nếu không giữ được chức năng nghề nghiệp và tư cách đạo đức của một người cầm bút, ít ra cũng không nên đầu độc con cháu trong gia đình mình. Tâm hồn tuổi thơ như những tờ giấy trắng trinh nguyên, hãy viết lên đó những câu ca dao đậm đà tình dân tộc, hãy vẽ lên đó hình trái tim thương yêu thay vì những khẩu hiệu giết người và búa liềm thù hận.
Với những tuổi trẻ may mắn học hỏi từ nhiều nguồn, những bài viết tuyên truyền đó là chẳng qua để quảng cáo cho một món thuốc giả, rẻ tiền, nhưng một số không ít các bạn cùng thế hệ sinh ra và lớn lên trong các quận huyện xa xôi, hẻo lánh như ở vùng rừng núi Quế Sơn quê tôi chẳng hạn, không có dịp tiếp xúc với ánh sáng khoa học, vẫn còn tin và tin đến độ chân thành.
Hôm nay, dù đang sống ở đâu trên trái địa cầu này và đang sinh hoạt trong một tổ chức chính trị nào, kể cả trong đảng Cộng Sản, một người Việt còn có chút ưu tư cho vận mệnh đất nước, còn biết tủi thẹn, xót đau trước quá nhiều thua thiệt của Việt Nam đối với phần lớn nhân loại, đều phải thừa nhận Việt Nam đang cần một sự thay đổi căn bản không chỉ trong hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội mà quan trọng hơn trong thượng tầng kiến trúc chính trị tư tưởng. Nói một cách vắn tắt, cuộc cách mạng dân chủ triệt để là con đường không thể nào thay thế tại Việt Nam.
Nhiều người nghe tới hai chữ cách mạng là nghĩ ngay đến Công Xã Paris, Cách Mạng Pháp, Cách Mạng Tháng Mười đẩm máu. Tôi, trái lại tin rằng, cuộc cách mạng dân chủ Việt Nam tuy sẽ rất khó khăn, đòi hỏi nhiều kiên nhẫn với các tác động từ bên ngoài và vận động từ bên trong, khi xảy ra sẽ xảy ra trong nhanh chóng và không đổ máu bởi vì tuyệt đại đa số người dân, ở mức độ khác nhau, đều thấy những bất công phi lý đang diễn ra hàng ngày trên đất nước, đều chán ghét chế độ và đều có trong lòng chung một khát vọng dân chủ tự do.
Dân chủ không phải chỉ là cơ sở lý luận, hệ thống lý thuyết mà còn là những gì cụ thể, có thể nắm bắt, cầm lấy trong tay.
Dân chủ không phải là món hàng tiêu dùng xa xí dành cho những kẻ dư thừa nhưng là tất cả góc cạnh gần gũi, bình thường, quen thuộc của đời sống.
Dân chủ không phải là sản phẩm tư tưởng của Mỹ, Pháp, Anh, hay một đặc tính văn hóa của một màu da, chủng tộc riêng nào mà của con người từ khi mới cất lên tiếng khóc chào đời.
Đất nước Việt Nam, trên từng ngọn núi, trong mỗi dòng sông, từ Chí Linh đến Bạch Đằng, từ Chi Lăng sang Vạn Kiếp đã thắm máu của bao thế hệ tổ tiên đổ xuống để giữ gìn trên bốn ngàn năm chứ không phải là gia tài của Mác, Lê Nin để lại. Do đó, đất nước Việt Nam là tài sản của dân tộc Việt Nam chứ không phải của đảng Cộng Sản Việt Nam. Tại sao người dân Việt phải cúi đầu để xin Đảng ban phát từng chén cơm manh áo? Tại sao một trí thức trẻ muốn tiến thân trong xã hội phải tìm mọi cách kể cả luồn cúi, nịnh hót để được vào đảng Cộng Sản?
Lý luận ba giòng thác cách mạng (cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh cho hoà bình dân chủ tại các nước bị trị) là cơ sở duy nhất để đảng Cộng Sản Việt Nam biện hộ cho vai trò thống trị của mình. Đó là lý luận áp đặt của kẻ cướp có súng đạn trong tay. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê về giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội không liên hệ gì đến bản chất của cuộc đấu tranh giành độc lập và mục tiêu xây dựng đất nước ấm no thịnh vượng của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, hãy tạm giả thiết rằng lý luận ba giòng thác là đúng và cuộc chiến chống Mỹ cũng đúng luôn, thì sau 36 năm đưa dân tộc vào con đường cùng không lối thoát với một chế độ chính trị chà đạp mọi quyền căn bản của con người, một xã hội tham nhũng thối nát (Corruption Perceptions Index xếp Việt Nam vào hạng 116 trong 178 quốc gia, cùng hạng với ba quốc gia nghèo nhất Phi Châu Ethiopia, Guyana và Tanzania), một chính sách giáo dục ngu dân, nô dịch, chạy theo hư danh bằng cấp nhưng thiếu thực tài, một nền kinh tế lạc hậu trì trệ đi sau các nước trong vùng hàng mấy chục năm, đảng Cộng Sản Việt Nam có cần phải bị lật đổ và lật đổ càng sớm càng tốt hay không?
Lịch sử mang tính thời đại và tính liên tục. Giống như chính quyền tại các nước dân chủ, mỗi thế hệ có một trách nhiệm riêng, dù hoàn thành hay không, khi bước qua thời đại khác, vẫn phải chuyển giao trách nhiệm sang các thế hệ lớn lên sau. Sức đẩy để con thuyền dân tộc vượt qua khúc sông hiểm trở hôm nay không đến từ Facebook hay Twitter, không đến từ Mỹ, Anh, Pháp hay đâu khác, mà bắt đầu từ bàn tay, trái tim và khối óc của tuổi trẻ Việt Nam.
Quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do đi lại, quyền được đứng ra lãnh đạo hay chọn lựa những người lãnh đạo đất nước là quyền dành cho mọi công dân và phải được tôn trọng bằng luật pháp chứ không phải là đặc quyền dành riêng cho đảng Cộng Sản. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Đảng sẽ không tự nguyện trao trả những gì họ đã đánh cắp mà phải giành lại từ tay họ. Như có lần tôi đã viết, lịch sử nhân loại chứng minh, những kẻ độc tài thường không bước xuống theo nguyện vọng nhân dân, họ chỉ chết già trong quyền lực hay bị lật đổ.
Một đời người trung bình sống bảy mươi năm, nhưng cho dù sống tám mươi, chín mươi hay một trăm năm cũng chỉ có một thời tuổi trẻ và khi qua đi, tuổi trẻ sẽ không bao giờ trở lại.
Trong bài viết về lý tưởng phụng sự xã hội được viết cách đây khá lâu tôi có phát biểu rằng, về ý nghĩa, lý tưởng là một mục đích sống cao đẹp của một đời người. Nếu chúng ta đặt qua một bên niềm tin tôn giáo hay sự giải thích dựa vào niềm tin tôn giáo, và nếu chúng ta không có một lý tưởng để sống, sự có mặt của chúng ta sẽ vô vị biết bao. Đời sống chỉ là sự lập lại một cách nhàm chán những công việc, những ngày, những tháng, những năm, những tiếng cười và nước mắt, những hơn thua và tranh chấp, cho đến cuối cùng một hơi thở hắt ra. Nhưng với một người sống có lý tưởng, sống có mục đích, những khoảnh khắc dù chỉ một vài giây phút cũng đầy ý nghĩa. Người có lý tưởng bao giờ cũng lạc quan và hy vọng bởi vì họ không chỉ sống cho hôm nay mà cho ngày mai và nhiều ngày mai sẽ tới.
Đừng đánh rơi tuổi trẻ.
Trần Trung Đạo
Theo tác giả trong facebook, twitter và blog
danlambao1.wordpress.com
Trần Trung Đạo - Đất nước Việt Nam, trên từng ngọn núi, trong mỗi dòng sông, từ Chí Linh đến Bạch Đằng, từ Chi Lăng sang Vạn Kiếp đã thắm máu của bao thế hệ tổ tiên đổ xuống để giữ gìn trên bốn ngàn năm chứ không phải là gia tài của Mác, Lê Nin để lại. Do đó, đất nước Việt Nam là tài sản của dân tộc Việt Nam chứ không phải của đảng Cộng Sản Việt Nam. Tại sao người dân Việt phải cúi đầu để xin Đảng ban phát từng chén cơm manh áo? Tại sao một trí thức trẻ muốn tiến thân trong xã hội phải tìm mọi cách kể cả luồn cúi, nịnh hót để được vào đảng Cộng Sản?…
*
Một đêm mơ tôi thấy mình và người thân đi dạo trên một ngọn đồi. Xa xa cuối chân đồi là một thành phố vừa lên đèn và trên trời đang treo một vầng trăng mười sáu. Cảnh đẹp như trong một cuốn phim tình cảm. Nếu đúng như các nhà tâm lý học nói, người ta thường mơ những cảnh mà họ đã thấy, những việc họ đã làm, thì ngọn đồi phải là một trong những nơi tôi đã sống hay đã đến. Vâng. Khi ngồi thật yên lặng để hồi tưởng, tôi biết ngọn đồi đó ở Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, nơi tôi đã đến thăm trong những ngày còn nhỏ.
Quế Sơn là nơi cha mẹ tôi đã gặp nhau, đã thương và cưới nhau. Những ngọn đồi chập chùng, không cao lắm, có những bụi sim thấp và những hoa màu tím, có thể là nơi họ đã từng hò hẹn. Các cụ trong vài thế hệ trước, dù có lãng mạn cũng ít khi kể cho con cháu nghe nhưng từ ngày mẹ tôi mất cha tôi rất ít về vùng đồi núi đó. Phải chăng để khỏi nghe lòng đau xót khi “về đồi sim ta nhớ người vô bờ” như thế hệ chúng tôi sau này. Dù sao, cảnh núi đồi thơ mộng đã góp phần để lại cho hai người một tác phẩm, là tôi, trong thế gian này, tuy không kể ra, tôi cũng đoán biết cha mẹ tôi mơ mộng đến dường nào.
Giấc mơ dễ thương là một ví dụ để giải thích điều tôi muốn nói rằng tuổi thơ, tuổi thanh niên là thời gian đẹp nhất của một con người và không bao giờ phai đi.
Nhiều khoảng không gian trong ý thức bị phủ dày dưới lớp bụi thời gian nhưng kỷ niệm của tuổi thơ, ký ức thời tuổi trẻ dù dấn thân, khai phá hay nông nổi, sai lầm không bao giờ bị che khuất. Đó là thời gian duy nhất mang đến cho ta nụ cười, niềm hãnh diện nhưng cũng là thời gian duy nhất làm ta tiếc nuối, ăn năn khi ngồi đếm những ngày cuối của đời mình trôi đi trong buồn bã, chậm chạp trong một nhà dưỡng lão ở nước ngoài hay trên một chiếc giường tre, giường gỗ nào đó ở quê hương.
Thời gian tôi sống ở Mỹ dài hơn thời gian tôi sống ở Việt Nam. Nếu tính luôn những năm còn quá nhỏ không giữ lại được gì trong ký ức, thì còn dài hơn nữa. Về trách nhiệm, tôi rất nặng nợ với xứ này nhưng thành thật mà nói, về tình cảm, tôi yêu đất nước Việt Nam không chỉ hơn nước Mỹ thôi mà còn hơn nhiều thứ khác. Yêu nước thì nói mình yêu nước. Đó không phải là chức vụ, lương bổng, bạc vàng hay của cải gì mà sợ gọi khoe khoang. Tôi yêu Việt Nam, trước hết, cũng chỉ vì tôi yêu tôi trong một thời tuổi trẻ.
Với nước Mỹ, tôi nợ quá nhiều thứ. Tôi nợ đôi tay người lính hải quân Mỹ ôm tấm thân ốm o đói khát của tôi lên từ chiếc cầu dây mong manh đang đong đưa bên thành chiến hạm khi ghe tôi đang được vớt ngoài biển Đông. Tôi nợ cơ quan thiện nguyện chiếc áo ấm đầu tiên để che cơn rét khắc nghiệt miền Đông Bắc Mỹ. Tôi nợ người dân Boston bao dung, rộng lượng đã đưa vòng tay nhân ái ôm lấy tôi, một người tỵ nạn không thân nhân nào ở Mỹ. Thế nhưng dù nợ bao nhiêu, dù đã sống ở đây 30 năm và đã là công dân Mỹ có quốc tịch 24 năm, khi viết về thành phố Boston và đất nước Hoa Kỳ tôi vẫn quen dùng hai chữ “xứ người” và “đất khách”.
Bởi vì, trong trái tim, tôi là người Việt Nam.
Tôi là người may mắn, được học hỏi trong một nền giáo dục dân chủ, sống nhiều năm trong xã hội dân chủ để có cơ hội so sánh với nền giáo dục và xã hội Việt Nam tôi đã từng trải qua trước và sau 1975. Nhiều triệu người cùng thế hệ tôi trước đây và nhiều triệu tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không có may mắn đó.
Có thể các bạn trẻ không nhận ra, nhưng ngay trong phút giây các bạn đang sống, cuộc đấu tranh khốc liệt giữa khoa học và phản khoa học, giữa đúng và sai, giữa chân thật và giả dối, giữa cố gắng vươn lên và áp lực phục tùng đang diễn ra trong ý thức. Nếu không có điều kiện tiếp cận luồng ánh sáng văn minh khoa học, không được trợ lực từ các nguồn kiến thức khách quan, ý thức vươn lên của các bạn sẽ bị trấn áp, tinh thần độc lập sẽ bị triệt tiêu, các bạn sẽ không có cơ hội chọn đúng một lý tưởng tuổi trẻ và cuối cùng dẫn đến việc đánh mất cả cuộc đời mình.
Nói nhắc đến hai chữ lý tưởng, người ta thường nghĩ đến một con đường xứng đáng để đi, một mục đích để hiến dâng cuộc đời mình như Thomas Merton nói :”Nếu bạn muốn biết tôi là ai, đừng hỏi tôi sống ở đâu, hay tôi ăn thích ăn món gì, hay tôi chải tóc cách nào, nhưng hãy hỏi tôi sống vì mục đích gì.”
Lý tưởng được nhắc nhiều nhất tại Việt Nam là lý tưởng Cộng Sản. Từ chiếc loa treo trên trụ đèn đầu phố cho đến cương lĩnh chính thức của các đại hội đảng đều lập đi lập lại rằng con đường đẹp nhất là con đường Cộng Sản và lý tưởng đẹp nhất của một đời người là lý tưởng Cộng Sản.
Nhưng ý thức hệ Cộng Sản như đã chứng minh không phải là con đường đẹp nhất mà là chất độc tàn phá ý thức của con người một cách có hệ thống và bắt đầu ngay từ khi mới chập chững vào đời.
Hai phân đoạn dưới đây trích trong chương trình giáo dục mầm mon do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam phê duyệt 2009 so sánh với chương trình giáo dục mầm non tại Bắc Hàn dựa theo nghiên cứu của Andrea Matles Savada North Korea: A Country Study lưu trữ tại Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ:
Tại Việt Nam, ba đến bốn tuổi phải được dạy để biết “kính yêu Bác Hồ” và “thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ.” Bốn đến năm tuổi phải “nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ, thích và thuộc một số bài hát, bài thơ về Bác Hồ.” Năm đến sáu tuổi phải “nhận ra hình ảnh Bác Hồ, chỗ ở, nơi làm việc của Bác Hồ, biết một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác Hồ”.
Tại Bắc Hàn, tương tự như Việt Nam, một phần không nhỏ trong chương trình giảng dạy bậc tiểu học được dành để ca ngợi công ơn “Kim Nhật Thành Vĩ Đại” và “Đạo đức Cộng Sản”. Những sách giáo khoa bậc mẫu giáo và tiểu học Bắc Hàn gồm “Thời thơ ấu của Nguyên Soái Kim Nhật Thành”, “Ca ngợi công ơn lãnh tụ”, “Theo bước chân cha già Kim kính yêu”, “Xem hình ảnh lãnh tụ Kim Chính Nhất”.
Có tương lai nào khác hơn, ngoài vong thân nô dịch, dành cho các thế hệ măng non của đất nước?
Suốt hơn 80 năm từ khi có đảng Cộng Sản, bao nhiêu thế hệ Việt Nam đã đánh mất tuổi thanh xuân trong “lý tưởng” hão huyền đó?
Con số có thể lên đến nhiều triệu. Đa số đã chết trong chiến tranh hay chết già nhưng một số không nhỏ vẫn còn sống.
Chủ nghĩa Cộng Sản như phần lớn nhân loại biết hôm nay là tai họa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại và bị hầu hết các quốc gia lên án. Số người chết do chủ nghĩa Cộng Sản gây ra nhiều lần lớn hơn các cuộc chiến tranh thế giới cộng lại. Đừng nói gì đến ngục tù Gulad, nạn đói Ukraine, thảm sát rừng Katyn ở châu Âu xa xôi, chỉ đọc những thảm cảnh xảy ra bên cạnh nước mình do Mao Trạch Đông và Pol Pot gây ra, hay đọc ngay trong biến cố Việt Nam như Nhân Văn Giai Phẩm, Cải Cách Ruộng Đất và hỏi những người lớn tuổi tại miền nam về Kinh Tế Mới, về Cải Tạo Công Thương Nghiệp, về chính sách Tù Cải Tạo để biết hậu quả của chủ nghĩa Cộng Sản trầm trọng đến mức nào.
Và hôm nay, các cựu chiến binh của thế hệ “Điện biên” và cả “giải phóng miền nam”, những người đã đem tuổi thanh xuân hiến dâng cho “lý tưởng Cộng Sản” đang ngồi vuốt lấy nỗi đau riêng trong những khu nhà tập thể.
Họ cố ru giấc ngủ bằng niềm an ủi vì mình đã sống một cuộc đời có ý nghĩa. Họ tự nhủ lòng ít ra những hy sinh của họ cũng không oan uổng khi mục tiêu thống nhất đất nước cuối cùng đã đạt được. Vâng. Thống nhất đất nước là mơ ước có thật nhưng chỉ có thật trong lòng các cựu chiến binh già, trong Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, trong những người băng rừng vượt suối vào “giải phóng miền nam”, trong những thanh niên miền bắc đã chết ở Hạ Lào, An Lộc, chứ không có trong mục tiêu của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Có gia đình nào thật sự thương yêu nhau đã chọn lựa đoàn tụ bằng cách giết đi một phần ba số anh em, con cháu của mình không?
Chắc chắn là không. Dân tộc Việt Nam có thể phải tạm thời sống trong xa cách để chờ một cơ hội thuận tiện hơn để đoàn tụ. Nước Đức đã chọn và cả Triều Tiên sau một lần thử lửa 1950, cũng phải chọn. Đoàn viên dân tộc là một ước mơ bùng cháy trong lòng mỗi người Việt Nam, không nhất thiết phải là nam hay bắc. Câu hát “Lìa xa thành đô yêu dấu, một sớm khi heo may về, lòng khách tha hương vương sầu thương” cất lên trong nước mắt ở Sài Gòn sau 1954.
Chỉ có đảng Cộng Sản vì mục tiêu tối hậu Cộng Sản hóa Việt Nam mới có thể hành động mà không cần quan tâm đến tương lai đầy thảm họa đang chờ đợi các thế hệ Việt Nam. Khi phát động chiến tranh “thống nhất đất nước” bằng võ lực, lãnh đạo Đảng biết họ phải đương đầu với Mỹ, về quân sự, là một siêu cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, và về kinh tế, vừa bước ra khỏi thế chiến thứ hai như một quốc gia có lợi nhất. Nhưng mục đích Cộng Sản hóa đã ăn sâu vào từng huyết cầu, từng tế bào sống của lãnh đạo Cộng Sản làm ức chế mọi băng khuâng, do dự, đo lường hậu quả mà hầu hết các nhà lãnh đạo quốc gia khác phải có.
Sau 36 năm, những biệt thự, những cao ốc, những khu nghỉ mát khang trang mà các cựu chiến binh già không bao giờ có khả năng đặt chân đến, đã được xây bằng xương máu của các đồng chí, anh em họ đổ xuống trong các cuộc chiến tranh.
Ngoài một số rất ít quá công phẫn đã cất lên tiếng hét xung phong cuối cùng qua những lá thư tố cáo, phần lớn phải cam chịu để sống với số tiền hưu trí nhỏ nhoi mỗi tháng. Bán hết huân chương cũng không đủ tiền trả một tô phở 35 đô la mà các ủy viên trung ương và gia đình vừa ăn đừng nói chi những chiếc Porsche đắc tiền của các “đầy tớ nhân dân” đang đậu ngoài sân tiệm.
Dù biết bài ca của giai cấp công nhân đã trở thành bài ai điếu, nói theo ngôn ngữ của Mác, và số người nghe mỗi ngày một ít dần, đảng Cộng Sản vẫn tiếp tục hát, tiếp tục hô nào lý tưởng Cộng Sản.
Đọc bài Lý tưởng Cộng sản sẽ thắp sáng thế kỷ 21 của tác giả Quang Thống đăng trong trang nhà của Hội Nhà Báo Việt Nam, trong đó có những câu nhạt nhẽo đọc lên chỉ càng thêm bực bội như “tất cả thế giới đều công nhận sự nghiệp đổi mới đất nước ở Việt Nam do Đảng cộng sản lãnh đạo đã đạt được những kỳ tích vang dội” hay kết luận “Chúng ta phấn chấn bởi một niềm tin mãnh liệt, rằng lý tưởng mà dân tộc ta noi theo đang không ngừng tỏa sáng, con đường đi tới ấm no hạnh phúc mà nhân dân ta khai phá, đang nở hoa kết trái”.
Bài viết được trao giải A của Giải Báo Chí Quốc Gia 2006 do Hội Nhà Báo Việt Nam tổ chức. Thì ra, không phải chỉ một người vô lương tâm mà cả một tổ chức đại diện cho 600 tờ báo cũng không có lương tâm như tác giả. Thời của “trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ” hay “mơ sáng mai thức dậy thành người Việt Nam” đã qua quá xa rồi. Ngay cả trong quán nhậu, những mẫu chuyện cười mỉa mai chế độ như thế có lẽ cũng không còn nghe ai kể nữa vì chẳng có ai cười.
Vì chén cơm manh áo, một người nhiều khi phải nói những điều mình không muốn nói, viết những điều mình không muốn viết, tuy nhiên phải biết đâu là giới hạn, biết đâu nên dừng lại. Nếu không giữ được chức năng nghề nghiệp và tư cách đạo đức của một người cầm bút, ít ra cũng không nên đầu độc con cháu trong gia đình mình. Tâm hồn tuổi thơ như những tờ giấy trắng trinh nguyên, hãy viết lên đó những câu ca dao đậm đà tình dân tộc, hãy vẽ lên đó hình trái tim thương yêu thay vì những khẩu hiệu giết người và búa liềm thù hận.
Với những tuổi trẻ may mắn học hỏi từ nhiều nguồn, những bài viết tuyên truyền đó là chẳng qua để quảng cáo cho một món thuốc giả, rẻ tiền, nhưng một số không ít các bạn cùng thế hệ sinh ra và lớn lên trong các quận huyện xa xôi, hẻo lánh như ở vùng rừng núi Quế Sơn quê tôi chẳng hạn, không có dịp tiếp xúc với ánh sáng khoa học, vẫn còn tin và tin đến độ chân thành.
Hôm nay, dù đang sống ở đâu trên trái địa cầu này và đang sinh hoạt trong một tổ chức chính trị nào, kể cả trong đảng Cộng Sản, một người Việt còn có chút ưu tư cho vận mệnh đất nước, còn biết tủi thẹn, xót đau trước quá nhiều thua thiệt của Việt Nam đối với phần lớn nhân loại, đều phải thừa nhận Việt Nam đang cần một sự thay đổi căn bản không chỉ trong hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội mà quan trọng hơn trong thượng tầng kiến trúc chính trị tư tưởng. Nói một cách vắn tắt, cuộc cách mạng dân chủ triệt để là con đường không thể nào thay thế tại Việt Nam.
Nhiều người nghe tới hai chữ cách mạng là nghĩ ngay đến Công Xã Paris, Cách Mạng Pháp, Cách Mạng Tháng Mười đẩm máu. Tôi, trái lại tin rằng, cuộc cách mạng dân chủ Việt Nam tuy sẽ rất khó khăn, đòi hỏi nhiều kiên nhẫn với các tác động từ bên ngoài và vận động từ bên trong, khi xảy ra sẽ xảy ra trong nhanh chóng và không đổ máu bởi vì tuyệt đại đa số người dân, ở mức độ khác nhau, đều thấy những bất công phi lý đang diễn ra hàng ngày trên đất nước, đều chán ghét chế độ và đều có trong lòng chung một khát vọng dân chủ tự do.
Dân chủ không phải chỉ là cơ sở lý luận, hệ thống lý thuyết mà còn là những gì cụ thể, có thể nắm bắt, cầm lấy trong tay.
Dân chủ không phải là món hàng tiêu dùng xa xí dành cho những kẻ dư thừa nhưng là tất cả góc cạnh gần gũi, bình thường, quen thuộc của đời sống.
Dân chủ không phải là sản phẩm tư tưởng của Mỹ, Pháp, Anh, hay một đặc tính văn hóa của một màu da, chủng tộc riêng nào mà của con người từ khi mới cất lên tiếng khóc chào đời.
Đất nước Việt Nam, trên từng ngọn núi, trong mỗi dòng sông, từ Chí Linh đến Bạch Đằng, từ Chi Lăng sang Vạn Kiếp đã thắm máu của bao thế hệ tổ tiên đổ xuống để giữ gìn trên bốn ngàn năm chứ không phải là gia tài của Mác, Lê Nin để lại. Do đó, đất nước Việt Nam là tài sản của dân tộc Việt Nam chứ không phải của đảng Cộng Sản Việt Nam. Tại sao người dân Việt phải cúi đầu để xin Đảng ban phát từng chén cơm manh áo? Tại sao một trí thức trẻ muốn tiến thân trong xã hội phải tìm mọi cách kể cả luồn cúi, nịnh hót để được vào đảng Cộng Sản?
Lý luận ba giòng thác cách mạng (cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh cho hoà bình dân chủ tại các nước bị trị) là cơ sở duy nhất để đảng Cộng Sản Việt Nam biện hộ cho vai trò thống trị của mình. Đó là lý luận áp đặt của kẻ cướp có súng đạn trong tay. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê về giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội không liên hệ gì đến bản chất của cuộc đấu tranh giành độc lập và mục tiêu xây dựng đất nước ấm no thịnh vượng của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, hãy tạm giả thiết rằng lý luận ba giòng thác là đúng và cuộc chiến chống Mỹ cũng đúng luôn, thì sau 36 năm đưa dân tộc vào con đường cùng không lối thoát với một chế độ chính trị chà đạp mọi quyền căn bản của con người, một xã hội tham nhũng thối nát (Corruption Perceptions Index xếp Việt Nam vào hạng 116 trong 178 quốc gia, cùng hạng với ba quốc gia nghèo nhất Phi Châu Ethiopia, Guyana và Tanzania), một chính sách giáo dục ngu dân, nô dịch, chạy theo hư danh bằng cấp nhưng thiếu thực tài, một nền kinh tế lạc hậu trì trệ đi sau các nước trong vùng hàng mấy chục năm, đảng Cộng Sản Việt Nam có cần phải bị lật đổ và lật đổ càng sớm càng tốt hay không?
Lịch sử mang tính thời đại và tính liên tục. Giống như chính quyền tại các nước dân chủ, mỗi thế hệ có một trách nhiệm riêng, dù hoàn thành hay không, khi bước qua thời đại khác, vẫn phải chuyển giao trách nhiệm sang các thế hệ lớn lên sau. Sức đẩy để con thuyền dân tộc vượt qua khúc sông hiểm trở hôm nay không đến từ Facebook hay Twitter, không đến từ Mỹ, Anh, Pháp hay đâu khác, mà bắt đầu từ bàn tay, trái tim và khối óc của tuổi trẻ Việt Nam.
Quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do đi lại, quyền được đứng ra lãnh đạo hay chọn lựa những người lãnh đạo đất nước là quyền dành cho mọi công dân và phải được tôn trọng bằng luật pháp chứ không phải là đặc quyền dành riêng cho đảng Cộng Sản. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Đảng sẽ không tự nguyện trao trả những gì họ đã đánh cắp mà phải giành lại từ tay họ. Như có lần tôi đã viết, lịch sử nhân loại chứng minh, những kẻ độc tài thường không bước xuống theo nguyện vọng nhân dân, họ chỉ chết già trong quyền lực hay bị lật đổ.
Một đời người trung bình sống bảy mươi năm, nhưng cho dù sống tám mươi, chín mươi hay một trăm năm cũng chỉ có một thời tuổi trẻ và khi qua đi, tuổi trẻ sẽ không bao giờ trở lại.
Trong bài viết về lý tưởng phụng sự xã hội được viết cách đây khá lâu tôi có phát biểu rằng, về ý nghĩa, lý tưởng là một mục đích sống cao đẹp của một đời người. Nếu chúng ta đặt qua một bên niềm tin tôn giáo hay sự giải thích dựa vào niềm tin tôn giáo, và nếu chúng ta không có một lý tưởng để sống, sự có mặt của chúng ta sẽ vô vị biết bao. Đời sống chỉ là sự lập lại một cách nhàm chán những công việc, những ngày, những tháng, những năm, những tiếng cười và nước mắt, những hơn thua và tranh chấp, cho đến cuối cùng một hơi thở hắt ra. Nhưng với một người sống có lý tưởng, sống có mục đích, những khoảnh khắc dù chỉ một vài giây phút cũng đầy ý nghĩa. Người có lý tưởng bao giờ cũng lạc quan và hy vọng bởi vì họ không chỉ sống cho hôm nay mà cho ngày mai và nhiều ngày mai sẽ tới.
Đừng đánh rơi tuổi trẻ.
Trần Trung Đạo
Theo tác giả trong facebook, twitter và blog
danlambao1.wordpress.com
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)