Nguồn: tranhuong09
Bởi Pato - Hoangsa:
--------------------------------------- Upload 24.11.2010 ------------------------------------------------------
Mình dẫn 4 ví dụ về chiến thuật nghi binh để đánh điểm trong lịch sử:
1. Trận Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) 07.12.1941:
Hạm đội Liên hợp Nhật bất ngờ tấn công và hủy diệt phần lớn hạm đội Thái Bình Dương Mỹ (Hạm đội 7 ngày nay), trong lúc phái đoàn Bộ ngoại giao 2 nước đang đàm phán ở Washington nhằm ký kết 1 hiệp ước hòa bình.
2. Trận đổ bộ lên Italy, Nam Âu - WW II:
Trước chiến dịch đổ bộ của Đồng minh từ Bắc Phi lên Nam Âu trong chiến tranh thế giới thứ II (1943-1944), tình báo Anh cho thả từ tầu ngầm một xác giả sĩ quan Anh ra biển cho phản gián Đức mang tài liệu và bản đồ về cuộc đổ bộ sắp tới vào một cảng của Hy Lạp.
Hitler mắc bẫy và lập tức điều động hạm đội đang phòng thủ ở đảo Sicily, Italy, sang Hy Lạp và cuộc đổ bộ của đồng minh lên đảo Sicily sau đó đã thành công, khi quân Đức bị bất ngờ trở tay không kịp.
3. Trận Tết 1968:
Ta đẩy mạnh bao vây, o ép Mỹ tại Khe Sanh; mở các chiến dịch nhỏ ở tận biên giới Campuchia và dưới đồng bằng sông Cửu Long để bất ngờ Tổng tấn công vào các đô thị lớn trong dịp Tết đầu năm 1968 vì mục đích chính trị:
Dân Mỹ trong lúc đó đang phân vân ở tỷ lệ 50/50 giữa đánh tiếp/rút quân và sau đó, do không còn tin vào khả năng giành phần thắng trong cuộc chiến và tạo áp lực lên Tổng thống Mỹ phải quyết định rút khỏi Việtnam.
4. Trận Buôn Ma Thuột:
Ta mở vài chiến dịch ở gần Tây Ninh, giả bộ uy hiếp Sài Gòn; điều quân rầm rộ quanh Pleiku để bất ngờ tấn công Buôn Ma Thuột ngày 10.03.1975 làm sụp đổ chính quyền Ngụy Sài Gòn trong gần 2 tháng.
-------------------------------- Upload 25.11. 2010 -------------------------------------------------
Mục tiêu Tàu hiện nay:
Nay, lợi ích cốt lõi của Tàu là Trường Sa và với khả năng binh lực của nó hiện tại thì có thể nuốt được Trường Sa với điều kiện cường tập bất ngờ và nhanh chóng theo binh pháp "Tránh lúc mạnh, đánh lúc yếu".
Bởi lẽ, ta đang tăng cường mua sắm các loại vũ khí phòng thủ hiện đại nhưng các hệ thống này chưa nhận được (hoặc nếu có thì cũng cần ít nhất 1 năm để vận hành thuần thục có hiệu quả) như 2 x Gepard, 6 x Kilo, thêm 10 x Tanratur, thêm 12 Su-30 MKV2 và các loại tên lửa phòng thủ bờ biển.
Thời gian đang ủng hộ Việtnam và Tàu đang chịu áp lực thời điểm khủng khiếp; nếu không ra tay lúc này thì cơ hội "đánh nhanh, thắng gấp" sẽ mất.
- Bối cảnh Trung Quốc:
Sau hai chục năm tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, Trung Quốc đang vươn mình lên thành một cường quốc. Vị thế mới của nó đẻ ra sự tự tin, đôi khi quá khích xuất phát từ mặc cảm bị Nhật và các đế quốc phương Tây đô hộ, chèn ép ở thế kỷ 20, và tâm lý phục thù để đạt được "đẳng cấp" thế giới bằng kinh tế và quân sự (Điều này dễ nhận thấy trong quan điểm của giới tướng lĩnh và học thuật Tàu hiện tại, tương đối giống với nước Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ 2).
Tàu đang cần và muốn chứng minh điều đó với thế giới và trận chiến với Việtnam tại Trường Sa là bước nhảy đầu tiên từ một cường quốc sang đế quốc.
Nội bộ Tàu đang đứng trước sự xáo trộn lớn: Tể tướng Ôn Gia Bảo lên tiếng về cải cách dân chủ; nhiệm kỳ của Hồ Cẩm Đào sắp hết và Thái tử theo phái bảo thủ, cứng rắn Tập Cận Bình chuẩn bị lên ngôi sau 2012; nền kinh tế phát triển quá nóng và đang sắp sang bờ dốc bên kia để đi xuống...
Các lý do đó ép Tàu phải có một trận cứng rắn với bên ngoài để đoàn kết và xốc lại hàng ngũ... như bối cảnh Tể tướng Vương An Thạch dưới thời Tống quanh 1070 hay như Đặng Tiểu Bình trong cuộc xâm lược biên giới 1979.
Các đồng minh "thực sự" của Việtnam trong cuộc chiến Biển Đông hiện tại chỉ có Nhật, Mỹ, Ấn Độ.
Vậy, Tàu phải tung ra "liên hoàn kế" nhằm ly gián hoặc mua chuộc và buộc các đồng minh của ta phải sa lầy vào các việc riêng của họ:
- Nhật: Tranh chấp quyết liệt tại quần đảo Senkaku.
- Mỹ: Sa lầy vào thùng thuốc súng ở Triều Tiên mà khởi đầu bằng vụ gián tiếp bắn chìm tàu chiến Nam Hàn đầu năm 2010.
- Ấn Độ: Quấy rối vùng biên giới 2 nước và đồng thời chìa ra các thương vụ béo bở.
=> Tất cả các sự kiện trên chỉ là các con bài chính trị do Tàu tạo ra cho cuộc mặc cả với Mỹ trong cuộc gặp sắp tới 1.2011 tại Mỹ.
- Riêng nước Nga hôm nay chỉ đơn thuần làm nghề lái súng và thực hiện chiến sách "Tọa quan xem hổ đấu" để đắc lợi...
Vùng biển Đông hiện tại yên tĩnh khác thường (Tàu rút lại tuyên bố là lợi ích cốt lõi, sẽ không bắt bớ lẻ tẻ ngư dân...) là ru ngủ ta và chính là tâm điểm cơn bão trong thời gian tới...
------------------------------- Upload 29.11.2010 ----------------------------------------------------
Chiến thuật "nghi binh liên hoàn kế" của Tàu hiện tại:
>>> Các đồng minh "thực sự" của VN trong cuộc chiến Biển Đông hiện tại chỉ có Nhật, Mỹ, Ấn Độ. Vậy, Tàu phải gây sự để ly gián và buộc các đồng minh của ta phải sa lầy vào các việc riêng của họ<<<<:
- Nhật: Tranh chấp quyết liệt tại quần đảo Senkaku => Tình hình sẽ còn nóng lên nhưng không có xung đột lớn.
- Mỹ: Sa lầy vào thùng thuốc súng ở Triều Tiên. => Các bên sẽ không để cuộc chiến tổng lực xảy ra lúc này vì không ai được lợi.
- Ấn Độ: Quấy rối vùng biên giới 2 nước. => Nếu Tàu không xúi được Pakistan gây sự thì sẽ trực tiếp quấy rối hoặc mua chuộc India.
Chính sách nghi binh với Việt Nam:
- Tàu lẳng lặng, ngấm ngầm tạo thành thế trận bao vây trên bộ với việc thuê đất, rừng ở Campuchia và Lào áp sát các vùng trọng yếu của Việt Nam như Tây Nguyên, ngã ba Đông Dương;
- Tại Việt Nam thì qua Cty IG trá hình chốt chặn, cài cắm, đan xen các vị trí phòng thủ và căn cứ địa nhạy cảm của Việt Nam ở các vùng Tây Nguyên, ngã ba Đông Dương và biên giới phía Bắc (đặc biệt vùng biên giới Hà Giang-Lạng Sơn-Quảng Ninh) trong 50 năm đợi thời cơ.
Trước mắt khởi động một cuộc chiến tổng lực với Việtnam trên bộ là điều không có lợi và không khả thi nên các động thái cô lập, vây lấn, o ép trên bộ chỉ là nghi binh.
- Ngấm ngầm dung túng, trợ lực cho các hoạt động làm tổn hại về kinh tế để tiềm lực ta suy yếu và rối loạn. Đây là mũi tấn công ngầm trực tiếp.
- Ngược lại, tạo ra quan hệ nồng ấm, khăng khít trên mặt trận ngoại giao với các hoạt động tưng bừng. Mũi nghi binh này rất nguy hiểm làm ta lơ là cảnh giác như chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy năm nào.
- Tạo ra một "Biển Đông hiền hòa, phẳng lặng" để ru ngủ các lực lượng phòng vệ của ta. Chỉ khi vậy Tàu mới có thời cơ để ra tay nhanh chóng hiệu quả được.
=> Tóm lại, các chiến lược nghi binh liên hoàn này của Tàu có lẽ sẽ chỉ được áp dụng cho đến khi Tàu có được những tàu sân bay trong vài năm tới. Sau đó thì ván bài này sẽ bị xóa và chơi lại từ đầu.
Bởi vì lúc đó, với sự hiện diện thường trực của các hạm tàu sân bay trên biển Đông tạo ra mối đe dọa trực tiếp và thường trực làm cho Việtnam luôn trong tình trạng báo động Đỏ - "Alarm Red" -; trong chuỗi chiến lược xâm chiếm dài hạn của Tàu khi có thời cơ: Trước hết chiếm Trường Sa làm bàn đạp, làm tàu sân bay "không thể đánh chìm" để "tấn công miền Bắc, chia cắt miền Trung, cô lập miền Nam".
Thế nhưng, "vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn", lúc đó VN đã có đủ "hàng nóng" các loại để phòng vệ (Đơn cử, với vài trái Brahmos với vận tốc 8-10 M thì tàu sân bay trong ao làng biển Đông dễ dàng bị loại khỏi vòng chiến...).
Bởi nên, hơn lúc nào hết, trong lúc "tranh tối, tranh sáng" về bất ổn chính trị, tiềm lực quân sự như hiện tại thì nguy cơ Tàu đánh lén Trường Sa là rất cao....
-----------------------------------------------------------
Do đó, Việtnam cần chủ động phòng ngự chặt dải đất miền Trung làm thế ỷ dốc cho miền Bắc và miền Nam (tiến, thủ vẹn toàn) khi Tàu thay đổi chiến thuật trong trường hợp Tàu nhận thấy không thể nuốt được Trường Sa nhanh chóng:
- Phong tỏa Trường Sa và vùng biển.
- Dưới ô che chở của các tàu sân bay dùng thủy quân lục chiến đổ bộ vào miền Trung như cánh quân của Toa Đô trong cuộc chiến chống Nguyên-Mông lần II năm 1285-1286, kết hợp với các cánh quân tấn công từ biên giới phía Bắc và sườn (Flanke) ta từ phía Lào...
Theo mình, để lập ra thế phòng thủ chủ động chiến lược lâu dài, Bộ Quốc phòng sẽ phải lập thêm Quân đoàn chủ lực cơ động thứ 5 nữa đóng thêm ở Tây Nguyên.
Như vậy, riêng Tây Nguyên sẽ có 2 binh đoàn cơ động chủ lực trấn giữ (có lẽ đóng ở Pleiku và Buôn Ma Thuột) để giữ vững trục xương sống Việtnam...
Động thái chủ động phòng ngự này sẽ đập tan ý chí kế hoạch trên của Tàu từ trứng nước...
---------------------------------------------------------------------------
Thông qua sự tiết lộ của Wikileaks, ý đồ nghi binh của Tàu dùng Bắc Hàn làm con bài "tẩy" để đổi chác với Mỹ trong cuộc gặp gỡ tháng 1.2011 quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày càng rõ nét:
"Bình luận nhanh của blog Phamvietdaonv: Đây là dã tâm thật hay một trò chơi trí trá của Trung Quốc ? Hay đây chỉ là một cuộc mặc cả mang tầm thế kỷ giữa Mỹ và Trung Quốc: Trung Quốc “ bán “ Triều Tiên cho Hàn Quốc, cho Nhật Bản, cho Mỹ… với giá hời để đổi lại, các nước này không can thiệp, làm ngơ cho Trung Quốc vào lũng đoạn Biển Đông?"
-------------------------- Upload 07.12.2010 ---------------------------------------------------------
Các đòn nghi binh chiến lược của Tàu ngày càng rõ nét:
- Biên giới Trung-Ấn ngày càng nóng nên do hai bên tăng cường dàn quân-tập trận.
- Vụ Triều Tiên đã được lãnh đạo Mỹ-Trung điện đàm trực tiếp để ngăn xung đột.
- Đại sứ Mỹ công bố "không can thiệp vào chuyện Biển Đông" hôm qua. Để "lại quả" Tàu sẽ đáp ứng đòi hỏi Mỹ bất ngờ công bố tăng lãi suất đồng NDT trong vài tuần tới.
Như vậy, cuộc điều kiện mặc cả Trung-Mỹ dần được thỏa hiệp và là tiền đề cho lãnh đạo Trung-Mỹ gặp gỡ vào 1.2011 "ký kết hợp đồng".
"Đèn xanh" đã dần hé lộ cho Tàu ra tay ở Trường Sa....
---------------------------- Upload 26.12.2010 ---------------------------------------------------
Con bài "tẩy" của Tàu đã lộ:
1. Trong tâm điểm cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Trung cuối tháng 1.2011 tới, các cuộc mặc cả "ông ra chân giò, bà thò chai rượu" gần như đã xong:
- Tàu:
Bất ngờ tăng lãi suất cơ bản hôm qua (25.12.2010) như món quà mừng Noel đáp ứng đòi hỏi Mỹ (như tớ dự đoán hôm 07.12.10 - xem links trên...); nối lại quan hệ quân sự Trung-Mỹ; xoa dịu nhưng không ép Bắc Triều xuống hẳn giọng điệu hiếu chiến vì luôn muốn duy trì căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cho Mỹ; thậm chí trực tiếp "hâm nóng" căng thẳng với Nam Hàn bằng các vụ va chạm tàu cá, tàu ngư chính;
và hai món quà lớn hơn nữa sẽ được đem theo trong cuộc gặp thượng đỉnh là tuyên bố tăng cường mua thêm trái phiếu chính phủ Mỹ (tức là cho Mỹ vay nợ thêm) và các hợp đồng thương mại lên vài chục tỷ USD...
- Mỹ:
Để đổi lại, Mỹ sẽ làm ngơ khi Tàu đánh Trường Sa trong thời gian tới với lý do ngoại phạm thuyết phục: Bán đảo Triều Tiên và vùng biển Nhật Bản tiếp tục căng thẳng trong lúc đó làm hạm đội Mỹ bị "sa lầy" và không thể có thêm một áp lực quân sự với Tàu khi xung đột biển Đông xẩy ra.
2. Nghi binh và mua chuộc đồng minh Việtnam trên mặt trận ngoại giao:
- India:
Chọn chính sách nhử cà rốt bằng các hợp đồng kinh tế gần 20 tỷ USD trong tuần trước thay vì đối đầu quân sự vùng biên giới.
- Campuchia:
Viện trợ và hứa đầu tư vào các hạng mục kinh tế, quân sự nhiều tý USD; ngầm tiếp tay cho các Đảng phái đối lập gây ra tranh chấp biên giới Việt-Miên để lôi kéo Campuchia vào quỹ đạo của họ.
- Lao:
Bất ngờ làm một cuộc "đảo chính" đưa lên một thủ tướng mới thân ... và ký kết ngay với Tàu một hợp đồng xây dựng đường sắt cao tốc cùng các gói viện trợ kinh tế gần ty ÚSD.
- Việtnam:
Quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa, nghệ thuật... chưa bao giờ tưng bừng, nhộn nhịp, thắm thiết như lúc này nhằm ru ngủ các bộ óc tỉnh táo của Việtnam.
- China:
Hạ bệ Bộ trưởng ngoại giao Tàu hiện thời, kẻ trong lúc nóng nảy vô tình làm lộ dã tâm dùng vũ lực ở Trường Sa khi Ngoại trưởng Mỹ Clinton tuyên bố sự quan tâm bảo vệ lợi ích Mỹ ở biển Đông.
- Mỹ:
Triệu hồi Đại sứ Mỹ về nước sau khi ông này tuyên bố "Mỹ không can thiệp vào vấn đề biển Đông" trong cuộc giao lưu trực tuyến với các bạn Việtnam với lý do: Hết nhiệm kỳ.
--------------------- Updated 28.12.2010 ---------------
Hai đòn nghi binh mới của Tàu:
1. Tin được tung ra từ lãnh đạo Tàu, TQ gấp rút hạ thủy tàu sân bay đầu tiên trước 01.07.2011. Chúng ta phải cảnh giác, đây có thể là thông tin hỏa mù làm ta yên tâm về thời điểm và phương thức một bước xung đột công khai mới trên biển Đông:
"Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc có thể sử dụng tàu sân bay này (trước đây là tàu sân bay Varyag, mua lại từ Ukraine năm 1998 với giá 20 triệu USD) để bảo đảm an ninh các tuyến đường vận chuyển dầu mỏ và tuần tra gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp.
Nhưng dự kiến, sẽ cần mấy năm nữa để tàu sân bay này đạt được trạng thái chiến đấu đầy đủ. Các nguồn tin cho hay, tàu sân bay này đang được sửa chữa tại “một xưởng đóng tàu nhà nước ở đông bắc thành phố Đại Liên”.
Một nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc tiết lộ với hãng Reuters rằng, “việc hạ thủy tàu sân bay được dự kiến trong thời gian trước ngày 1.7.2011, tức là trước ngày thành lập đảng cộng sản Trung Quốc”. http://vietnamdefence.com/Home/tintu...012/50054.aspx
2. Theo mình, sẽ không có trận Xích Bích nào cả giữa Tàu-Mỹ mà chỉ đòn gió trong hiệp ước ngầm được ký kết tháng 1.2011 mà thôi. Tin này được tung ra trên mạng Hoàn Cầu-TQ (như HSO của VN):
"Trung Quốc muốn lặp lại trận Xích Bích với Mỹ? Nói hù dọa chăng ? Đây không phải lời nói bâng quơ ngoài phố, không phải cho dân chúng biểu tình trước tòa đại sứ Mỹ, không phải tuyên truyền qua góp ý trên các làn sóng radio… mà là từ mạng thông tin BBS của tờ Hoàn Cầu Thời Báo thuộc tờ Nhân Dân Nhật Báo của chính phủ TQ."
http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=48005
Thực tế như mình đã phân tích từ trang đầu, đây là những chiêu nghi binh nữa và nguy cơ bị đánh lén trong trước mùa biển động trong 6 tháng tới là rất cao.
------------------------------
Hiện tại, Tàu đang có ba phương án chiếm Trường Sa:
1. Thượng sách (Trước mùa mưa năm 2011):
Bất ngờ đánh lén khi tiềm lực phòng thủ của VN chưa cân xứng.
2. Trung sách (Giữa năm 2011 trở đi):
Gấy rút hạ thủy và đưa vào hoạt động hàng loạt tàu sân bay, mặc dù các điều kiện về nhân sự, vận hành, kỹ thuật... chưa hoàn thiện nhằm tạo mối đe dọa thường trực ở Trường Sa.
3. Hạ sách (Trong 1-3 năm tới):
Dàn trận công khai nhằm uy hiếp đợi thời cơ phong tỏa, chia cắt và tấn công Trường Sa.
-------------------------------
=> Hãy cảnh giác, các tín hiệu cho việc động binh của Tàu ngày càng dày đặc...
----------------------- Upload 29.12.2010 -----------------------------------------------
@ Trả lời bạn "Xảy ra một trận "Xích Bích" hiện đại ở Hoàng Hải không và sao Tàu không đánh toàn bộ Trường Sa năm 1988?":
Cục diện thế giới hôm nay trở lại như thời Tam Quốc, khi Mỹ như nhà Ngụy Tào Tháo; Tàu như nhà Thục Hán và Nga như nhà Đông Ngô. Bọn Tàu ở mạng Hoàn Cầu nó ví xung đột Triều Tiên như một trận Xích Bích hiện đại nhưng lại quên rằng cuối cùng nhà Ngụy Tào Tháo dẫu thua ở Xích Bích nhưng sau tiêu diệt hết Thục, Ngô để thống nhất thiên hạ. Thua 1 trận lớn mà thắng cả cuộc chiến mới là quyết định, Mỹ đại bại ở trận Trân Châu Cảng hay ngay ta đánh Mỹ cũng thế thôi...
Thời và thế mỗi lúc một khác. Dẫu sao, Tàu vẫn ưa dùng chiến thuật "đánh nhanh, dứt điểm gọn" trong chiến lược "tằm ăn dâu" thời bình để tránh nổ ra chiến tranh tổng lực khi nó chưa muốn.
Trận biên giới 1979 cho đến 1988 ở Trường Sa hoặc trận 1995 cướp đảo của Philipin cũng vậy. Thời điểm đó, dưới bàn tay điều khiển của Đặng Tiểu Bình, Tàu còn kém về kinh tế, yếu về quân sự nên phải thực hiện sách lược "Thao quang dưỡng hối" nôm na "Nuôi dưỡng trong bóng tối, chờ thời" như điển tích "Việt Vương Câu Tiễn xưa cam chịu đi chăn ngựa cho vua Ngô Phù Sai" để 20 năm sau đủ mạnh kéo 50 vạn đại binh tiêu diệt vua Ngô. Câu chuyện Việt Vương Câu Tiễn diệt Ngô Vương Phù Sai thời Xuân Thu-Chiến Quốc là giáo trình giảng dạy kinh điển thịnh hành cho học sinh và sinh viên Tàu thời nay.
Thế nên, đó chỉ là những trận đánh hoặc xung đột với quy mô nhỏ và vừa hai bên còn trong tầm kiểm soát, có khả năng xuống thang được và không để nổ ra một cuộc chiến toàn diện, lâu dài. Đặng Tiểu Bình lập tức cho tuyên bố rút quân vô điều kiện ngay sau khi Việtnam ra lệnh tổng động viên ngày 05.03.1979, khi thành phố Lạng Sơn thất thủ.
Còn hôm nay, như bạn cũng hiểu, Tàu đã đủ lớn và đủ mạnh. Giới lãnh đạo Tàu cho rằng đã đến lúc phục hận và giành lại thế giới với Mỹ.
Nhưng như trên, trận đầu đã tỷ thí chí mạng với thằng BigBoss Mẽo thì dại dột và mạo hiểm. Tàu sợ phải so găng ngay với siêu cường số 1 Mẽo, kẻ hơn nửa thế kỷ nay chinh chiến liên miên "5 năm 1 trận nhỏ, 10 năm 1 trận lớn" trên khắp thế giới. Dẫu Tàu quân đông, tiền nhiều nhưng sau 60 năm hòa bình từ chiến tranh Triều Tiên 1950 chưa trải qua những trận chiến tầm cỡ khu vực thì không rõ thực hư thế nào hay chỉ là Tàu "giấy".
Bởi vậy, Tàu cũng sẽ như phát xít Nhật mở đầu thời kỳ bành trướng bằng trận đổ bộ đánh Mãn Châu, TQ, 1937 dưới triều đình mạt nhược nhà Thanh hay như Đức quốc xã trước tiên thôn tính Ba Lan, Tiệp Khắc 1939 nhỏ yếu trong Đại chiến thứ II để "thử súng, rèn binh" cho cuộc đấu sống còn.
Vả lại, cả Mỹ-Tàu đều phải tự hỏi "Đại chiến ở vùng biển Triều Tiên thì được gì, mất gì". Và rõ ràng cả hai sẽ đều tàn lụi sau trận này, nếu để xảy ra...
Tiếp theo, làm cách nào để hóa giải tình thế bất lợi đó? Câu trả lời có lợi và trong tầm tay của Tàu nếu nó ở thế bị động khi biết Mỹ quyết định ra đòn vào Hoàng Hải thì nó sẽ chủ động "Tiên hạ thủ vi cường - Ra tay đánh trước -" là dùng chiêu "Đánh Triệu, cứu Ngụy", tức là mở mặt trận ở Trường Sa để hóa giải xung đột ở Hoàng Hải, Triều Tiên hay chí ít cũng bóp nghẹt và kiểm soát được biển Đông, nơi các nạn nhân không có vũ khí nguyên tử và hạm tàu sân bay Mỹ không thể tung hoành trong "ao làng" này do khoảng cách và không gian nhỏ hẹp và sau đó xâm chiếm Philipin để đánh vào sườn (Flanke) hạm đội Mỹ trên Thái Bình Dương. Do đó, sau hoặc đồng thời hoặc không cần trận chiến Trường Sa thì Philipin và/hoặc/cùng Trường Sa chính là tâm điểm mở màn của cuộc đại chiến mới. Bóng đang ở trong chân Tàu và bao giờ sút vẫn là câu trả lời dành cho lịch sử!
Và ngay cả Mỹ không chủ động đánh vào Hoàng Hải thì nó vẫn phải đánh chiếm biển Đông trước tạo ra một mũi đe dọa (threat) vu hồi lâu dài.
Khác đi, để tránh đối đầu Mỹ-Trung trực tiếp, hai bên sẽ ngầm đổi chác cho nhau quyền lợi: Mỹ và đồng minh được Bắc Hàn, Tàu được Trường Sa...
----------------------- Upload 30.12.2010 -----------------------------------------------
Điểm lại, Hiệp ước Không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên Xô ký ngày 23.08.1939 đã làm cho Stalin "ăn no, ngủ kỹ" và cho là tin nhảm nhí trong buổi sáng ngày 22.06.1941, khi được báo cáo gần 3 triệu quân Đức quốc xã đã tràn qua biên giới và đang chọc thủng các phòng tuyến của quân đội Xô Viết. Hệ quả, trong những tháng đầu chiến tranh, Liên Xô mất gần 40 % lãnh thổ và hàng triệu Hồng quân bị giết hoặc bị bắt làm tù binh...
Và hôm nay, Tàu công bố triển vọng lạc quan của cuộc họp hỗn hợp TQ-ASEAN tại Côn Minh tuần trước bàn về Quy tắc ứng xử các bên ở biển Đông (DOC) và ấn định cuộc họp tới vào tháng 3.2011 tại Indonesia.
Liệu Tàu muốn lặp lại chiến thuật ''Đàm để đánh úp" như trận Trân Châu Cảng năm xưa hay không?
----------------------- Upload 31.12.2010 -----------------------------------------------
Tình hình diễn biến dồn dập và nóng lên từng ngày trước cuộc họp Trung-Mỹ vào 19.01.2011 tới:
Báo Asahi, tờ báo Nhật luôn quan tâm sao sát tới tình hình Việtnam cũng đã lên tiếng cảnh báo về khả năng đánh lén của Tàu:
[Asahi] Trung Quốc đã hoàn tất kế hoạch đánh chiếm các đảo Trường sa !!!
Nguồn: http://www.asahi.com/english/TKY201012300112.html
"Theo tờ Nhật báo Asahi ngày 31-12-2010, Quân đội Trung Quốc đã hoàn tất kế hoạch đánh và chiếm giữ các đảo thuộc quần đảo Trường sa, các đảo hiện nay được các nước Đông Nam Á chiếm giữ.
Một nguồn tin từ chính quyền Trung Quốc đã xác định với phóng viên báo Asahi tại Bắc Kinh rằng : « Mục đích của chúng tôi là giành ưu thế trong đàm phán lãnh thổ bằng cách gây sức ép thông qua việc chứng tỏ cho các nước khác nhau thấy rằng chúng tôi có khả năng lấy lại các hòn đảo bất kỳ lúc nào ».
http://hoangsa.org/forum/showthread....716#post601716
----------------------- Upload 01.01.2011 --------------------------------------------
Mình sẽ phân tích thêm bối cảnh và chiến lược các bên trong cuộc xung đột hiện tại:
- Bối cảnh Tàu - Mỹ:
1. Tàu:
Điều gì đang diễn ra trong đầu giới lãnh đạo Tàu ở Trung Nam Hải? Hiển nhiên là cảm xúc bị vây lấn, o ép tương tự như hoàn cảnh trước khi các đế quốc phương Tây dùng chính sách ngoại giao pháo hạm tấn công vào Thượng Hải và vùng biển duyên hải trước đại chiến thế giới thứ II và nuốt hận vào bên trong tương tự như Tôn Ngộ Không đang bị "vòng kim cô" của Mỹ và đồng minh áp chế. Sự tích lũy dồn nén bên trong của một kẻ tự coi là cường quốc đang nổi chỉ là sự tự kiềm chế nhất thời để bất ngờ bục ra mở màn cho trận sống mái để giải vây và tìm kiếm một hành lang an toàn lâu dài trên bộ và trên biển trong thời gian tới.
2. Mỹ:
Nhân khủng hoảng Triều Tiên đang điều liên tiếp 3 cụm tàu sân bay tới các vùng biển giáp Tàu và làm cho thế trận bao vây ngày càng siết chặt hơn.
- Giải pháp của Tàu:
Để phá thế bị bao vây và giành thế chủ động, Tàu phải tính đến 2 giải pháp:
1. Nước cờ lớn:
Để giành thế phòng thủ chủ động và tạo ra một mũi vu hồi trên biển đe dọa tập kích vào sườn của hải quân Mỹ và liên quân Hàn-Nhật nhằm đẩy hạm đội Mỹ ra xa Thái Bình Dương, Tàu sẽ phải bất ngờ đổ bộ và đánh chiếm Philippines tương tự như phát xít Đức mở chiến dịch "Rheinübung" ngày 20.05.1941 đánh vào Nauy, Đan Mạch nhằm đường máu ra Đại Tây Dương và tạo một mũi vu hồi vào sườn của England. Qua đó, gọm kìm vào Đài Loan cũng sẽ siết chặt và Đài Loan khó có thể đứng vững khi bị tấn công từ 4 hướng sau đó. Biển Đông sẽ bị khóa chặt và đương nhiên lúc đó việc Trường Sa chỉ là lấy đồ trong túi ra mà thôi...
2. Nước cờ nhỏ:
Trong thế phòng ngự chủ động với đe dọa mở một cánh vu hồi vào Philippines với mục tiêu như trên nhưng tránh mở màn cho một cuộc chiến với Mỹ và đồng minh, Tàu sẽ điều hạm đội chặn tàu sân bay Mỹ trước cửa ngõ biển Đông và bất ngờ đánh chiếm Trường Sa rồi giới hạn việc này trong một cuộc xung đột nhanh và ngắn. Khả năng này càng thuyết phục hơn, nếu Mỹ nhận ra "nước cờ lớn" của Tàu và điều 1 trong 3 cụm tàu sân bay đến đóng ở vùng biển Philippines.
=> Các bạn có thể tham khảo thêm bản đồ vùng Đông Á và bài báo của Asahi hôm 01.01.2011 dưới đây:
http://www.peopleforum.cn/viewthread...extra=page%3D1
http://www.asahi.com/english/TKY201012310144.html
----------------------- Upload 09.01.2011 --------------------------------------------
Cuộc chiến thông tin đã bắt đầu:
1. Trung tướng Vịnh, đại diện cho Bộ Quốc phòng, tuyến bố tỏ rõ "Không để nước khác thỏa hiệp trên lưng mình" trước cuộc gặp gỡ Mỹ-Trung ngày 19.01.2011 tới làm gợi nhớ đến thỏa thuận Pháp-Tàu 1954 sau trận Điện Biên Phủ chia đôi nước Việtnam.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/201...ren-lung-minh-
2. Báo VietnamNet bị nhiều làn sóng DDoS tấn công mạnh mẽ liên tục chưa từng có. Nên nhớ, tờ báo này hoạt động chính thức tại Việtnam và đăng nhiều tư liệu, phóng sự vạch mặt các thủ đoạn của Tàu nên đương nhiên không được Hacker Tàu ưa thích...
Tương tự như việc cài cắm các "âm binh" (Zombies) trong các vụ tấn công DDoS, Tàu cũng dùng chiến thuật xây dựng một đội quân Zombies đông đảo này vào tất cả các vị trí, từ trên xuống dưới, đa tầng đa lớp trong Việtnam, chờ thời đồng loạt kích hoạt đánh phá kết hợp với bên ngoài.
http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Bat-lu...thu-DDOS/28847
3. Và ý kiến của giới học giả Tàu, giáo sư Hứa Khả, đăng trên mạng Xinhua của nhà nước Tàu:
"Ông nói rằng Trung Quốc nên nhân lúc này là lúc mà sự hợp tác giữa Hoa Kỳ với các nước Asean về vấn đề Biển Đông đang còn ở trong giai đoạn phôi thai để thừa cơ “đoạt lại” toàn bộ quần đảo Trường Sa. Giáo sư Hứa Khả nói thêm rằng việc vấn đề Biển Đông không thể trì hoãn vì giải quyết trễ chừng nào thì cái giá mà Trung Quốc phải trả về kinh tế và chính trị càng cao chừng đó."
----------------------- Upload 12.01.2011 --------------------------------------------
Các động thái nghi binh và thỏa hiệp Tàu-Mỹ mỗi ngày một lộ liễu hơn từ khắp các mật trận: Chuyển hướng bành trướng sang hướng Tây-Tây Nam khi phải tránh bức "Vạn lý trường thành trên biển" của Mỹ ở Đông Bắc Á ; Khiêu khích ở biên giới Ấn Độ; Các thương vụ ngoại giao con thoi Mỹ-Tàu để chốt các điều khoản cuối cùng trước khi hạ bút...
Nhưng Việtnam tại Trường Sa đã báo động cao độ với các bài và ảnh liên tiếp:
"Nhiều binh chủng được tăng cường lên các đảo..."
http://danviet.vn/28687p1c24/bo-doi-...i-hoi-dang.htm
... và chùm ảnh dữ dằn nhất từ trước đến nay:
"15.01.2011 - PV Thế Dũng của Báo Người Lao Động đang có mặt tại Trường Sa gởi đến bạn đọc hình ảnh lực lượng thủy quân lục chiến và bộ đội Trường Sa ngày đêm tập luyện và tăng cường tuần tra, kiểm soát để bảo vệ vững chắc hải đảo và thềm lục địa nước ta."
http://nld.com.vn/20110115065324805P...huan-luyen.htm
----------------------- Upload 13.01.2011 --------------------------------------------
Tàu sân bay - "Con ngoáo ộp" - của các cường quốc trong cuộc chiến trên đại dương và biển Đông tương lai có còn thực sự quyết định chiến trường nữa hay không?:
1. Trong Worldwar I:
Trong các cuộc chiến trên biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương giữa các cường quốc hải quân Anh, Đức, Nhật..., các chiến hạm đồ sộ bọc thép dày với các dàn pháo cỡ nòng lên tới 280, 320 mm... quyết định cục diện chiến trường.
2. Trong Worldwar II:
Cùng với việc xuất hiện các tàu sân bay và tàu ngầm, các thiết giáp hạm bọc thép khủng long của biển cả như Prince of Wales của Anh, Bismarck của Đức, Yamato của Nhật... trở lên lỗi thời và thành các bia bắn di động trong các trận hải chiến. Thực tế ghi nhận trên các cuộc chiến ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, việc đánh gẫy các xương sống của các hạm đội tham chiến không phải là các dàn pháo cỡ lớn trong cuộc chiến "mặt đối mặt - Face to Face" mà là do ngư lôi và bom từ máy bay và tàu ngầm. Các cuộc hải chiến lớn đều được quyết định từ ngoài tầm của của các dàn pháo hải đối hải với tầm 30-40 km.
Qua đó, tàu sân bay và tàu ngầm đã trở thành vua biển cả trong cuộc đại chiến này. Các tàu sân bay của Nhật bị đánh chìm gần hết phần lớn do điều kiện trinh sát và thông tin còn rất hạn chế thời đó như trận Midway hoặc ở vùng biển Philippines...
3. Cuộc chiến tới đây ở biển Đông:
Do địa hình biển Đông hẹp (chiều ngang từ lãnh hải Việtnam tới Philippines rộng nhất khoảng 1.000 km) và sự hoàn thiện các hệ thống vệ tinh trinh sát, các loại tên lửa tầm xa Hải/Đất/Không đối Hải với tầm với 300-500 km (nếu sử dụng loại Không đối Hải từ máy bay thì toàn bộ biển Đông đều nằm trong tầm ngắm), các loại tên lửa từ tàu ngầm với tầm 200-300 km, lợi thế sẽ thuộc về các nước có bờ biển trải dài như Việtnam trong phòng thủ và tấn công.
Các hạm tàu sân bay của Tàu triển khai trong cuộc xung đột không thể có thế thượng phong và làm mưa làm gió được do nguy cơ bị đánh chìm từ mọi hướng vì khoảng cách quá gần. Bởi vậy, ngay trong trường hợp Việtnam cảnh giác cao độ và đẩy Tàu vào thế phải dùng "Hạ sách" như đã nêu phía trên - tức là không thể đánh lén nữa và phải dàn quân công kích công khai - thì rủi ro cho Tàu là quá cao và từ đó chùn tay không dám khai chiến.
Thế nên, trong cuộc chiến Hightech tương lai này, phần thắng có lẽ sẽ thuộc về bên nào sử dụng tốt các loại vũ khí xung điện từ, vũ khí laser (Anti-Hightech weapon và Anti-Anti Hightech weapon của địch) nhằm đánh sập các hệ thống thông tin, trinh sát, điều khiển... và làm lạc hướng các loại vũ khí tấn công sử dụng công nghệ cao của đối phương...
''Biết lo xa sẽ không có lửa gần", Trường Sa đang yên ả giả tạo trước cơn cuồng phong lớn...
Trung Quốc tấn công Trường Sa- Việt Nam vào ngày 01/4?
Nguồn: Vietinfo.eu
08-03-2011 00:08
Liệu Mỹ có kéo đến ngăn chặn Trung Quốc gây chiến tranh ở Biển Đông?
Theo tin tình báo và từ sự phân tích, tổng hợp các hiện tượng, diễn biến khu vực và quốc tế gần đây thì có khả năng rất cao Trung Quốc sẽ tấn công xâm lược Trường Sa của Việt Nam vào cuối tháng Ba, đầu tháng Tư năm nay.
Trước hết, điểm lại lịch sử thời điểm Trung Quốc gây chiến tranh xâm chiếm Việt Nam thường vào đầu năm, thường vào các tháng Một, Hai và Ba. Kể từ khi ra đời nước Trung Quốc Cộng sản, ngoài vô vàn các vụ xâm canh, xâm cư, mượn đất chôn người, v.v. lén lút ở dọc biên giới phía Bắc thì Trung Quốc đã liên tục thực hiện những cuộc tấn công từ quy mô vừa cho đến quy mô cực lớn, chiếm đóng lãnh thổ của Việt Nam một cách trắng trợn, bất chấp luật pháp, dư luận quốc tế.
Ngày 20 rạng sáng 21 tháng Hai, năm 1956 Trung Quốc bí mật cho đổ quân chiếm đóng trái phép các đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa, mà sau hiệp định Giơ-ne-ver 1954 thuộc quyền quản lý của chính quyền VNCH.
Trong các ngày 17, 18 và 19/ 1/ 1974 Trung Quốc gây chiến và chiếm nốt toàn bộ khu vực phía Tây quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền VNCH.
Tàu chiến Trung Quốc
Ngày 17 cũng tháng Hai 1979 Trung Quốc xua 60 vạn quân tràn qua biên giới phía Bắc sang tàn phá, bắt giết dân lành Việt Nam. Dù sau đó đã bị quân dân Việt Nam đuổi đánh, nhưng nhiều khu vực theo dư luận Trung Quốc vẫn chiếm giữ cho đến nay, và Hiệp định biên giới 1999 đã phần nào hợp pháp hóa những khu vực họ chiếm không chịu trả lại như nửa Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, Núi Lão Sơn (Núi Đất- điểm cao 1509) v.v.
Gần đây nhất, 14/ 3/ 1988 Trung Quốc đã tấn công 3 bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là Gạc Ma, Đao lin và Cô Lin. Cuối cùng Trung Quốc chiếm đươc bãi Gạc Ma sau khi sát hại 64 chiến sĩ hải quân tay không có vũ khí, và bắn chìm 3 tàu vận tải Việt Nam.
Như vậy, xét về mặt thời gian, nay đang tháng Ba- phù hợp với thời điểm "truyền thống” phát động chiến tranh xâm chiếm Việt Nam của Trung Quốc.
Mặt khác, Trung Quốc đã nhận biết năng lực cảnh báo, radar theo dõi diễn biến ngoài khơi xa của Việt Nam vẻ như yếu kém. Bằng chứng, gần đây Hải quân của Trung Quốc tập trận ở Biển Đông liên tục mà Việt Nam chỉ biết và lên tiếng khi truyền thông Trung Quốc loan tin về cuộc tập trận nào đó đã xảy ra, và thường Việt Nam phản đối rất muộn- mất vài tuần (vì thiếu người dịch tin chăng?). Được biết, các cuộc tập trận của Trung Quốc chủ yếu là tập đổ bộ chiếm đảo và bắt giữ ngư dân, nhưng họ lấp liếm nói ngược là tập trận chống đổ bộ lên đảo và chống cướp biển.
Hải quân Trung quốc hiện tại mạnh hơn Việt Nam rất nhiều. Át chủ bài của Hải quân Việt Nam là tàu ngầm kilo chưa kịp nhập về. Hơn nữa Việt Nam chưa có Hiệp ước quân sự với bất cứ cường quốc nào, nên khả năng Việt Nam ít có ai bảo vệ như Nhật Bản, Đài Loan,... Nhưng thực ra quay ngược lịch sử, cũng nên cân nhắc không nên dựa vào đồng minh một cách tuyệt đối. Ngay VNCH còn bị đồng minh là Mỹ bỏ rơi, im lặng khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa 1974. Hay Liên Xô dù đã kí với CHXHCN VN năm 1978 Hiệp ước "toàn diện” mà năm 1979 vẫn án binh bất động mặc Trung Quốc hoành hành ở dọc biên giới phía Bắc; năm 1988 cũng không phản ứng gì khi Trung Quốc gây chiến ở Trường Sa. Xa hơn nữa Hiệp ước Pháp- Thanh 1887 thực dân Pháp cũng đã nhượng một phần lãnh thổ Việt Nam cho nhà Thanh để đổi lại sự tự do buôn bán.
Trở lại vấn đề Trường Sa, Trung Quốc mấy ngày này dùng kế "dương Đông kích Tây” cho tàu chiến, ngư dân, máy bay,…xâm nhập vào lãnh hải, không phận của Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm đánh lạc hướng sự chú ý. Hơn nữa, mấy ngày qua tàu chiến Trung Quốc tăng cường đột biến, hoạt động ở vùng biển phía Đông quần đảo Trường Sa. Trung quốc cho tàu chiến gây hấn với tàu thăm dò của Philippines ngày 2/3 như là thuốc thử khả năng phản ứng, tính đoàn kết của khối ASEAN. Nên nhớ, đối với sự kiện này không một nước nào thuộc ASEAN, trong nhóm các nước đang hiện diện quân đội ở Trường Sa lên tiếng phản đối Trung Quốc ngoài Philippines. Điều này khiến Trung Quốc sẽ tiến thêm bước mới mạnh bạo hơn.
Việt Nam vừa Đại hội Đảng xong, đang trong quá trình sắp xếp, phân bố vị trí nhân sự- đây là thời điểm nhạy cảm để Trung Quốc sẽ thử "nắn gân”, hoặc gián tiếp xếp đặt nhân sự thân Trung Quốc qua việc tăng bầu không khí chiến tranh ở Trường Sa.
Các chiến sỹ hải quân Việt Nam ở Trường Sa sẵn sàng đánh trả quân xâm lược Trung Quốc
Để ý những ngày đầu tháng Ba này, báo chí Việt Nam không phải ngẫu nhiên mà đưa ra một loạt bài viết có tính kể tội Trung Quốc, khơi dậy tinh thần dân tộc quật cường chống giặc ngoại xâm. Đây là hiện tượng nhất quyết không bình thường! Hẳn rằng, Việt Nam đã dự đoán được vấn đề! Trong số những bài báo thổi bùng ngọn lửa yêu nước của thanh niên Việt Nam trước dã tâm thâm độc của Trung Quốc phải kể đến bài "Toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông” đăng trên VN Net và "Lạng Sơn, những ngày tháng Hai” trên trang Thanh Niên.
Một sự kiện khác củng cố thêm cho giả thuyết Trung Quốc sẽ tấn công Trường Sa sắp tới, bởi lần đầu tiên, năm ngoái Trung Quôc công bố chính thức bản đồ "lưỡi bò” 9 vạch. Đây là việc làm mang tính chuẩn bị dư luận quốc tế và kích động tinh thần Đại Hán. Nếu không chiếm được các đảo ở Trường Sa thì cái "lưỡi bò” này không có điểm tựa, vô nghĩa và "vô duyên”! Bằng mọi giá không sớm thì muộn Trung Quốc sẽ tấn công Trường Sa. Đó là sự thật buồn mà bất cứ người Việt Nam nào cũng nên ý thức, không được mơ hồ.
Bối cảnh thế giới hôm nay, nhất là cách mạng hoa nhài đang lan tỏa ở Trung Đông và Bắc Phi khiến Trung Quốc lo sợ làn sóng biểu tình trong nước bùng phát. Để ngăn chặn các phong trào biểu tình đòi dân chủ có thể xảy ra, Trung Quốc sẽ sử dụng kế "vây Ngụy cứu Triệu”- tức là gây chiến ở Trường Sa để dập tắt phong trào dân chủ trong nước.
Việc liên quân Anh- Mỹ kiểu gì cũng sẽ can thiệp quân sự vào Libya nếu Đại tá Kaddafi không ra đi sẽ là cơ hội Trung Quốc đưa vấn đề Trường Sa ra đi đêm, mặc cả với Mỹ. Có thể Mỹ sẽ đồng ý cho Trung Quốc chiếm thêm một số đảo nữa ở Trường Sa, nhưng không được phép chiếm hết. Sự tranh chấp dai dẵng của các nước trong khu vực ở Biển Đông sẽ có lợi cho Mỹ. Ngay như trước khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, Mỹ cũng đã tính xa cố tình làm ngơ cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, đơn giản đó là kế thâm hiểm của Henry Kissinger. Hoàng Sa, Trường Sa sẽ khiến cho Mỹ có giá và một lúc nào đó sẽ được mời đón trở lại Việt Nam không tốn một hòn tên, mũi đạn. Trong cuộc chơi mới, Mỹ sẽ khai thác tối đa tham vọng của Trung Quốc, để cho Trung Quốc gây chiến ở Trường Sa rồi mới xuất hiện trong vai "hiệp sĩ Biển Đông". Mỹ vừa gây được ảnh hưởng với Việt Nam, vừa biết được vũ khí, kỹ thuật quân sự của Trung Quốc.
Quyết bắn chìm, bắn cháy bất cứ tàu chiến nào của Trung Quốc tới gần.
Thêm một chi tiết khác cũng cố cho nhận định Trung Quốc tấn công Trường Sa vào ngày Cá tháng Tư, mới nghe thì cho là vớ vẩn nhưng ngẫm ra thấy cần nghiêm túc điều tra. Số là chuyện Cụ Rùa ăn thịt mèo chết. Đã có ai đặt ra câu hỏi, làm sao mà lại có con mèo đen to thế chết dưới hồ Gươm? Mèo đen rất quý, thịt ăn chữa bệnh, xương để nấu cao, ai người Việt Nam chẳng biết mà dại dột vứt xuống hồ. Chắc chắn có bàn tay "lạ” ném mèo đen xuống cho Cụ Rùa nhả gươm thần ra để đớp xác mèo chết. Như vậy là Cụ Rùa mất đề cao cảnh giác, tham ăn tục uống, quên nhiệm vụ giữ gươm báu chống giặc ngoại xâm. Cụ Rùa đã thoái hóa, biến chất! Ngày xưa chỉ nổi lên trao gươm và đòi gươm, nay thì bất cứ sự kiện nào, có tí màu là nổi lên chào mừng, thật mất tư cách. Ngoài ra, việc gián điệp làm nội ứng quẳng mèo đen xuống hồ Gươm đầu năm Mão nhằm lôi kéo nhân dân đổ xô chen chúc xem màn ruột, da mèo nổi lềnh bềnh mà quên đi sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông; quên đi thi hài các chiến sỹ hải quân Việt Nam bị Trung Quốc sát hại tháng Giêng 1974 và tháng Ba 1988 vẫn trôi dạt đâu đó trên biển; quên đi 6 ngư dân Quảng Ngãi gần 3 tháng nay vẫn biệt tăm vô tích kể từ lần cuối cùng đươc thấy đang nhặt rong gần quần đảo Hoàng Sa, điều mà đáng ra mỗi ngày báo chí hay truyền hình ít nhất phải nhắc lại một lần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét