Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

30 năm kiếm được 120 tỉ USD?

Các chuyên gia phương Tây rất dè dặt khi ước tính tài sản của cá nhân ông Gaddafi và gia đình bởi giữa tài sản nhà nước Libya và tài sản cá nhân gia đình của tổng thống hầu như chẳng có ranh giới
Gia đình Tổng thống Libya Muammar Gaddafi cũng giống như gia đình Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, không có tên trong danh sách những gia đình siêu giàu thế giới.

Không giống như trường hợp của hai ông Ben Ali (Tổng thống Tunisia) và Mubarak, từ trước đến giờ chưa có ai điều tra một cách nghiêm túc tài sản của ông Gaddafi và gia đình ông. Lý do khá đơn giản: phần lớn tài sản của gia đình ông Gaddafi là tiền mặt, tiền cổ phiếu chỉ chiếm một phần nhỏ và tản mác khắp thế giới.

Bí mật tài sản ông Gaddafi chỉ mới hé lộ chút ít hồi năm 2008, khi ông rút 7 tỉ USD từ các tài khoản bí mật trong các ngân hàng Thụy Sĩ sau khi nước này bắt giữ con trai ông là Hannibal. Theo các nguồn tin đáng tin cậy, số tiền rút ra đã được gửi vào các ngân hàng ở châu Á và Trung Đông.

Nhập nhằng của công, của tư

Ajmi Ridha, luật sư Thụy Sĩ gốc Tunisia, làm việc cho Tổ chức Minh bạch Ả Rập, cho biết: “Trong 30 năm cầm quyền ở Libya, ông Gaddafi luôn nhập nhằng giữa quyền lợi của nhà nước và cá nhân. Libya là một nước không có ngân hàng trung ương và quốc hội thật sự. Không ai kiểm soát được gia đình ông Gaddafi. Họ coi của chung là của riêng. Đây là điều khác biệt lớn giữa ông Gaddafi và hai người đồng nhiệm ở Tunisia và Ai Cập”.

120 tỉ USD là con số mà nhật báo Algeria El Watan dẫn lời ông Hasni Abidi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Khảo sát thế giới Ả Rập, mới nêu ra cách đây mấy ngày khi ước tính tổng giá trị tài sản của gia đình ông Gaddafi.

Ông Abidi giải thích: “Con số ấy do các nhà ngoại giao Mỹ tính toán trong các tài liệu mật tiết lộ trên trang web WikiLeaks hồi năm ngoái”.

450 tỉ USD là tổng doanh thu từ nguồn dầu lửa và khí đốt mà Libya xuất khẩu từ thập niên 1980 đến nay. Khoảng 1/3 số tiền này, tương đương 120 tỉ USD, đã mất dấu một cách khó hiểu khỏi sổ sách nhà nước.

Trên nhật báo Anh The Guardian, giáo sư Tim Niblock, một chuyên gia nổi tiếng của Anh về Trung Đông, nhận định rằng có thể số tiền này đã rơi vào túi ông Gaddafi và 9 người con của ông.


Tại Vienna, thủ đô Áo, ông Gaddafi cũng có một căn nhà sang trọng trị giá nhiều triệu USD. Ảnh: Corbis

Ông Abidi không khỏi băn khoăn: “Câu hỏi lớn nhất: đâu là ranh giới giữa tiền bạc của nhà nước và của cá nhân (các thành viên trong gia đình ông Gaddafi)?

Ngay cả LIA, Quỹ Đầu tư Libya thành lập năm 2006, theo lời ông giám đốc tổ chức này, cũng không rõ tiền đầu tư của quỹ (32 triệu USD tiền mặt) là của chính phủ Tripoli hay của cá nhân ông Gaddafi. Chỉ biết rằng nó đã được đầu tư vào các ngân hàng Mỹ, mỗi nơi khoảng 400-500 triệu USD.

Tại Ý, theo nhật báo Il Sole 24 Ore, LIA đã trở thành cổ đông lớn nhất của Ngân hàng UniCredit hồi mùa hè năm ngoái.

Ngoài ra, nó còn nắm 21% cổ phần của tập đoàn hàng không và quốc phòng Finmeccanica Ý. Nói chung, Ý là nơi phần lớn tiền “đôla dầu” của gia đình Gaddafi đầu tư nhiều nhất. Tuy vậy, phần lớn các chuyên gia đều rất dè dặt khi đề cập tài sản của gia đình ông Gaddafi bởi vì rất khó đoán.

Trong 30 năm cầm quyền, ông Gaddafi và con cái ông nắm rất nhiều quyền lợi trong các lĩnh vực dầu thô, khí đốt, viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, khách sạn, nhà hàng, truyền thông và buôn bán lẻ.

Ngoài dầu khí, miếng bánh kinh tế Libya được chia đều cho con cái ông Gaddafi, đặc biệt là con trai. Chẳng hạn như Seif el-Islam, con trai thứ hai của tổng thống vừa đứng đầu Quỹ Gaddafi vừa điều hành Tập đoàn One-Nine (1-9-1969 là ngày ông Gaddafi đảo chính vua Idris) hoạt động đa ngành trong đó chủ yếu là dầu khí và truyền thông.

Con trai trưởng Muhammed, Chủ tịch Ủy ban Olympic Libya, nắm 40% cổ phần Công ty Phân phối Nước giải khát Coca-Cola. Ngoài ra, ông ta còn điều hành Công ty Quốc doanh Viễn thông. Con trai thứ ba Sa’adi, sở hữu một hãng sản xuất phim, kinh doanh nhà đất, du lịch và xây dựng hạ tầng cơ sở.

Đỉnh tảng đá băng khổng lồ

Đầu tuần này, sau khi Liên Hiệp Quốc (UN) và Liên hiệp châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế Libya, một số nước phương Tây đã bắt đầu phong tỏa tài sản của ông Gaddafi và gia đình tại nước họ.

Ngày 1-3, Mỹ là một trong những nước đầu tiên thi hành nghị quyết của Liên Hiệp Quốc phong tỏa ít nhất 30 tỉ USD tài sản của Libya (cũng là của gia đình ông Gaddafi) dưới dạng đầu tư trên đất Mỹ.

Đây là số tiền lớn nhất trong lịch sử phong tỏa tài sản nước ngoài ở Mỹ, theo lời ông David Cohen, người phụ trách chương trình trừng phạt của Mỹ.


Dinh thự trị giá 16 triệu USD của Seif el- Islam ở London. Ảnh: P.I

Canada cũng thông báo đã phong tỏa 2,3 tỉ đôla Canada, theo lời người phát ngôn của thủ tướng nước này. Tại EU, Thụy Sĩ là nước đầu tiên tuyên bố phong tỏa tài sản của dòng họ Gaddafi.

Trong khi đó, ngày 27-2, chính phủ Anh tiết lộ đã phá vỡ một kế hoạch của ông Gaddafi chuyển 1 tỉ euro tiền giấy mới cáu của Ngân hàng Libya ra khỏi nước Anh.

Đồng thời nước này tuyên bố đã phong tỏa hàng tỉ USD trong các ngân hàng, tài sản riêng của các thành viên gia đình dòng họ Gaddafi, trong đó có một dinh thự hoành tráng trị giá 16 triệu USD ở London.

Úc tuyên bố đã phong tỏa 1,7 tỉ USD. Các nước thành viên EU như Pháp, Ý , Đức cũng đang điều tra và tiến hành thủ tục phong tỏa tài sản của Gaddafi. Nhưng tất cả dường như chỉ là cái đỉnh của một tảng băng khổng lồ chưa thể xác định được kích thước.

Không thích hợp với dân chủ ?

Posted by truongthondlb1


Nicholas D. Kristof – Trần Quốc Việt (danlambao) dịch

Cairo – Quan niệm này vẫn còn là quan điểm thường được rêu rao bởi các chế độ độc tài Ả Rập, nhất là Ả Rập Saudi, và tất nhiên, bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc và hầu hết các bạo chúa Châu Phi. Thật không may khi những người Phương tây cũng mù quáng tin như thế, nhưng thật càng đáng buồn hơn khi các nhà lãnh đạo trong thế giới đang phát triễn cũng bày tỏ những thành kiến như thế về chính nhân dân họ.

Phải chăng thế giới Ả Rập chưa sẵn sàng hưởng tự do? Hiện vẫn còn rơi rớt định kiến lạc hậu cho rằng có những người như người Ả Rập, người Trung Quốc và người Châu Phi không thích hợp với dân chủ. Nhiều người trên thế giới cứ lo sợ biết đâu “quyền lực nhân dân” sẽ đưa đẩy đến hỗn loạn như ở Somali, nội chiến như ở Iraq hay trấn áp như ở Iran.

Người Phương Tây và, đáng buồn hơn, chính một số những nhà lãnh đạo người Ả Rập, người Trung Quốc và người Châu Phi từ lâu đã nuôi dưỡng định kiến ấy. Vì thế cùng với phần lớn Trung Đông ngày nay đang hò reo vang trời, chúng ta hãy bàn thẳng đến câu hỏi không đúng lập trường: Phải chăng những người Ả Rập còn quá non kém về chính trị nên không thể nào thực thi dân chủ?

Ngày nay mối ưu tư này là ý nghĩa tiềm ẩn trong nhiều lo sợ, từ Washington đến Riyadh. Hoàn toàn chắc chắn rằng có nhiều nguy cơ: các vụ lật đổ từ vua ở Iran, đến Saddam Hussein ở Iraq, Tito ở Nam Tư, tất cả đều đưa đến sự áp bức mới và đổ máu mới. Năm 1977 người Congo hân hoan khi truất phế được nhà độc tài lâu năm ở nuớc họ, nhưng nội chiến tiếp sau đó là cuộc xung đột đẫm máu nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Nếu Libya trở thành một Congo khác, nếu Bahrain trở thành nước chư hầu của Iran, nếu Ai Cập bị tổ chức Huynh đệ Hồi giáo kiểm soát – thôi thì trong những hoàn cảnh ấy người dân bình thường biết đâu cuối cùng lại mơ tưởng về những kẻ đàn áp cũ.

Sau khi triều đại nhà Thanh bị lật đổ, Lỗ Tấn, văn hào Trung Quốc, tuyên bố: “Trước cách mạng, chúng ta là nô lệ, còn hiện nay chúng ta là nô lệ của những nô lệ cũ.” Phải chăng đấy cũng là tương lai của Trung Đông?

Tôi không nghĩ như thế. Hơn nữa, theo tôi, nếp nghĩ này có vẻ như xúc phạm đến thế giới không có tự do. Trong mấy tuần qua tại Ai Cập và Bahrain, tôi thấy mình bé nhỏ hẳn đi trước những người cả nam lẫn nữ can đảm phi thường mà tôi chứng kiến đã đương đầu với hơi cay hay đạn để giành lại tự do mà chúng ta coi bình thường. Lẽ nào chúng ta có thể nói những người này chưa sẵn sàng cho nền dân chủ mà vì nó họ sẵn sàng chết?

Chúng ta những người Mỹ nói tràng giang những lời nhạt nhẽo tầm thường về tự do. Như cái giá phải trả cho cuộc đấu tranh của mình, các nhà vận động dân chủ ở Trung Đông đã chịu đựng bao tra tấn không thể nào tưởng tượng nỗi dưới tay của những kẻ độc tài vốn là đồng minh của chúng ta, tuy nhiên họ vẫn kiên trì. Ở Bahrain, các cựu tù chính trị kể vợ của họ đã bị đưa vào nhà tù ngay trước mắt họ. Và rồi họ được thông báo nếu họ không thú tội vợ họ sẽ bị hãm hiếp tức thì. Cách tra tấn ấy, hay những cách tra tấn thông thường hơn, thường lấy được những lời nhận tội tạm thời, tuy nhiên những nhà hoạt động dân chủ này vẫn kiên trì bền bỉ trong cuộc đấu tranh dân chủ trong suốt nhiều năm trời. Lẽ nào chúng ta lại hỏi họ có đủ chín chắn chưa để thực thi dân chủ?

Sợi chỉ chung xuyên suốt phong trào dân chủ trong năm nay từ Tunisia đến Iran, từ Yemen đến Libya, là khí phách can trường. Tôi chắc chắn không bao giờ quên được người bị mất hai chân tôi gặp tại Quảng trường Tahrir ở Cairo khi đám du côn của Hosni Mubarak đang tấn công bằng đá, dùi cui và bom xăng. Người trẻ này đã lăn chiếc xe lăn lên tận tuyến đầu. Lẽ nào chúng ta hoài nghi vốn hiểu biết của anh về dân chủ?

Ở Bahrain, tôi theo dõi đoàn người cả nam lẫn nữ tay không tiến thẳng bước về hướng lực lượng an ninh khi mà, vào ngày hôm trước, những toán quân này đã khai hỏa bằng đạn thật. Liệu có ai dám nói rằng những con người như thế còn quá non nớt nên không thể thực thi dân chủ?

Đúng, con đường trước mặt sẽ còn lắm gập ghềnh. Sau cuộc Chiến tranh giành độc lập ngưòi Mỹ phải mất sáu năm mới bầu ra vị tổng thống đầu tiên, và chúng ta tưởng chừng như lại sụp đổ tan tành vào thập niên 1860. Khi Đông Âu đạt được dân chủ sau những cuộc cách mạng năm 1989, Ba Lan và Cộng hoà Czech thích ứng tốt, nhưng Romania và Albania phải trải qua hỗn loạn suốt trong nhiều năm. Sau cuộc cách mạng quyền lực nhân dân năm 1989 ở Indonesia, tôi tình cờ gặp những đám đông cuồng nộ ở miền đông Java chặt đầu người rồi cắm đầu họ lên các ngọn giáo mang đi.

Lịch sử ghi nhận rằng sau vài lầm lẫn, các quốc gia thường thành công. Giáo dục, thịnh vượng, các mối quan hệ quốc tế và các thể chế xã hội dân sự đều đóng góp phần mình vào sự thành công. Hơn nữa, nhìn chung, Ai Cập, Libya và Bahrain ngày nay đều sẵn sàng cho dân chủ tốt hơn Mông Cổ hay Indonesia thể hiện vào thập niên 1990, và ngày nay Mông Cổ và Indonesia đều thành công. Cách đây vài ngày Thủ tướng Anh David Cameron viếng thăm Trung Đông (có các nhà buôn vũ khí đi cùng), và ông thừa nhận thẳng thắn rằng nước Anh trong một thời gian rất dài đã ủng hộ các chế độ độc tài để đạt đến sự ổn định. Ông thừa nhận nuớc ông đã cả tin vào quan niệm mù quáng là “những nguời Ả Rập hay người Hồi giáo không thể nào có dân chủ.” Rồi ông nói tiếp:” Riêng tôi, quan niệm ấy là thành kiến gần như sự kỳ thị chủng tộc. Nó vừa xúc phạm vừa sai, và hoàn toàn không đúng.”

Quan niệm này vẫn còn là quan điểm thường được rêu rao bởi các chế độ độc tài Ả Rập, nhất là Ả Rập Saudi, và tất nhiên, bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc và hầu hết các bạo chúa Châu Phi. Thật không may khi những người Phương tây cũng mù quáng tin như thế, nhưng thật càng đáng buồn hơn khi các nhà lãnh đạo trong thế giới đang phát triễn cũng bày tỏ những thành kiến như thế về chính nhân dân họ.

Trong thế kỷ hai mươi mốt, không có con đường thực tế nào khác ngoài con đường đứng về phía quyền lực nhân dân. Giáo sư William Easterly ở trường Đại học tổng hợp New York đề ra tiêu chuẩn hổ tương như sau: “Tôi không ủng hộ chế độ độc tài trong xã hội của anh nếu tôi không muốn chế độ ấy trong xã hội của tôi.”

Tiêu chuẩn ấy nên là điểm xuất phát mới của chúng ta. Tôi hết sức ngưỡng mộ trước lòng can đảm tôi thấy, và thật là hạ cố và ngu ngốc khi ám chỉ rằng những người rất ao ước dân chủ lại chưa sẵn sàng chuẩn bị cho niềm vui ấy.

Nguồn: New York Times số ra ngày 27/2/2011
http://www.nytimes.com/2011/02/27/opinion/27kristof.html

Bản tiếng Việt: Trần Quốc Việt (danlambao)

Lực lượng nào tạo sự sụp đổ của triều đình ?

Posted by truongthondlb1


Trịnh Phong (danlambao) – Không phải là giai cấp công nhân, giai cấp này không có được một tổ chức lãnh đạo quy củ, bài bản. Hầu hết những cuộc đình công của họ là tự phát. Bằng vũ lực và mưu mô xảo quyệt chính quyền dễ dàng xé lẻ, hứa hẹn họ giải tán rồi giải quyết sau. Sau đó âm thầm bắt riêng lẻ những người hăng hái nhất và quy cho họ là cầm đầu, kích động những người còn lại nghe theo. Chiêu này rất hiệu quả thường áp dụng với dân oan, nông dân khiếu kiện.

Cũng không phải các đảng phái, vì các đảng phải chưa có đủ cơ sở nhân lực, khí tài để kịp triển khai hoạt động của mình cho quần chúng hưởng ứng. Đôi lúc, ngay từ các bước xây dựng nhân lực, khí tài hạ tầng đã bị phát hiện. Có lúc vì nhu cầu kinh tài cho hoạt đông, vài tổ chức phải trình bày để quyên góp bên hải ngoại. Thỉnh thoảng lại có vài người đấu đá, kể xấu nhau khiến thông tin lan truyền, ảnh hưởng đến những cơ sở ban đầu trong nước.

Cũng không phải đồng bào Công Giáo, nhiều giám mục Việt Nam giờ đang có chiều hướng hiệp thông với Cộng Sản. Những giám mục, linh mục kiên định, can trường đã bị buộc từ nhiệm, thuyên chuyển, về hưu. Đại bộ phận đồng bào Công Giáo ở miền Bắc có tinh thần yêu công lý- sự thật, thế nhưng tinh thần ấy của họ đang dần bị một số giám mục bị áp lực của Cộng Sản hướng sang lối đi khác với ngôn từ mỹ miều là đồng hành với dân tộc (thực chất là nhượng bộ trước sức ép của Đảng). Thậm chí có vài giám mục hiệp thông với CS còn quay sang chỉ trích những người anh em của mình ở Dòng Chúa Cứu Thế là thích gây sự với chính qutền, không chịu yên ổn thờ phụng Chúa. CS đang thành công trong mục tiêu chia rẽ Công Giáo. Nếu tình trạng hiện tại kéo dài, trong vòng 5 năm nữa thì khó mà có biến cố nào như Tòa Khâm Sứ hay Đồng Chiêm, bởi một số lãnh tụ Công Giáo Việt Nam ngày nay quan hệ mật thiết với chính quyền đến nỗi có thể ăn nhậu với phó thủ tướng, chủ tịch, bí thư tỉnh bất kỳ lúc nào.

Cũng không phải là các trí thức, tuy rằng phần đông các trí thức Việt Nam đều nhận thức xã hội đang băng hoại về đạo đức, hành chính quan liêu, độc đoán… bất công đầy rẫy. Thế nhưng nhiều trí thức lại nhút nhát bởi bản chất cố hữu, hơn nữa với bằng cấp, kiến thức và mớ quan hệ bùng nhùng với quan chức cộng sản, họ cũng tự tìm ít váng mỡ nào đó cho mình một cuộc sống mà họ an phận bằng lòng. Một số trí thức hiếm hoi cất tiếng nói phản biện, nhưng họ cũng chỉ dừng ở mức độ phản biện có tính góp ý. Cá biệt có một vài trí thức can đảm trực diện đòi hỏi cải cách, thay đổi triệt để như tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, bác sĩ Nguyễn Đan Quế và vài nhân sĩ, trí thức khác. Số nhân sĩ hiếm hoi này, cộng sản dễ dàng bắt bớ họ, bởi các tầng lớp khác không dám kiên quyết bảo vệ cho họ. Thậm chí một số kẻ trí thức hèn không dám làm, thấy ê chề trước sự dũng cảm của họ, đáng lẽ phải xấu hổ thì quay ngoắt người bĩu môi chê những người bị bắt là ngông cuồng ảo tưởng. Họ chê thế để dấu đi cái hèn của mình, một biện pháp tự bảo vệ là dẫm lên người khác để mình là đúng đắn. Đây là điểm đê tiện nhất mà một số trí thức thường hay dùng, âu cũng bởi tính khiếp nhược cường quyền lớn quá mà đành cắn nhau để giữ thế cho mình. Đó là hạn chế lớn nhất của trí thức khiến họ không thể làm lực lượng chính thay đổi xã hội.

Cũng không phải nông dân, nông dân bức xúc đi khiếu kiện. Chính quyền chỉ cần dằng dai kéo dài, dân hết tiền ăn, ở nhà còn bao công việc, sức đâu mà theo đuổi được những quả bóng mà bộ này chuyền cho ban kia, xuống ủy nọ, mỗi đường chuyền ít nhất cũng 3 tháng đến nơi, ngâm bóng thêm 3 tháng. Khán giả xem còn không chịu nổi nữa nói chi là nông dân khăn gói, cơm đùm ăn trực nằm chờ ở cửa cơ quan hành chính. Mà nông dân tỉnh này có vấn đề về đất kéo nhau đi, tỉnh nào cũng có, thế nhưng chẳng bảo giờ các tỉnh kéo nhau đi một lượt. Vì bản tính người Việt là thường dòm nhau xem cơ hội thế nào. Việc đó làm mất đi sức mạnh tổng hợp để vấn đề này là của quốc gia, khiến cho vấn đề giải quyết khiếu kiện đất đai chỉ là chuyện lẻ từng địa phương.

Nhưng với một xã hội mà chứa quá nhiều sự bất công trước mắt trông thấy, hiển nhiên gắn với nó là sự bất ổn sẽ tới. Vậy lực lượng nào sẽ… làm sụp đổ triều đình ?

Xin thưa theo ý của cá nhân người viết bài này. Lực lượng đó chính là… các anh Công An Nhân Dân!

Có điều các anh ấy chẳng có mục đích cỏn con nào trong việc đem lại cho nhân dân sự công bằng, dân chủ, mang lại cho xã hội một chế độ hành chính sạch sẽ, hiệu quả. Mà các anh tạo ra tình trạng đột biến bởi do tính ngông cuồng, tự kiêu của một lực lượng đang giữ quyền to nhất thể chế.

Lịch sử đang lập lại một giai đoạn có một lần trong lịch sử, đó là Vua Lê, Chúa Trịnh.

Hãy hình dùng vua Lê bây giờ là TBT ĐCS, còn chúa Trịnh là đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ta dễ hình dung ngay các anh công an nhân dân là cánh tay của chúa Dũng. Tức đám kiêu binh, xin hãy xem đoạn sau của lịch sử:

———————————————————————————————–

Sau này, nhà Lê đuổi được nhà Mạc ra khỏi Thăng Long, thì quân ở ba phủ trên (tục gọi là lính tam phủ) được coi là thân binh hay ưu binh, nhất binh; và được vua chúa tin dùng làm quân túc vệ bởi họ đã đóng góp nhiều công lao trong chiến đấu. Chính vì có công lớn, lại được vua chúa nuông chiều, nên họ sinh ra thói kiêu căng, xem thường luật vua phép nước. Cho nên dân chúng thời bấy giờ gọi họ là kiêu binh.[1]

Đề cập vấn đề này, sách Việt Nam sử lược có đoạn:

Nguyên từ khi họ Trịnh giúp nhà Lê Trung Hưng về sau, đất kinh kỳ chỉ dùng lính Thanh, lính Nghệ gọi là ưu binh để làm quân túc vệ. Những lính ấy thường hay cậy công làm nhiều điều trái phép.

Năm Giáp Dần (1674) đời Trịnh Tạc, lính tam phủ tức là lính Thanh, lính Nghệ đã giết quan Tham Tụng Nguyễn Quốc Trinh và phá nhà Phạm Công Trứ.

Năm Tân Dậu (1741) quân ưu binh lại phá nhà và chực giết quan Tham Tụng Nguyễn Quý Cảnh.

Những lúc quân ưu binh làm loạn như vậy, tuy nhà chúa có bắt những đứa thủ xướng làm tội nhưng chúng đã quen thói, về sau hễ hơi có điều gì bất bình, thì lại nổi lên làm loạn.[2]

Tuy nhiên kiêu binh thật sự trở thành quốc nạn, kể từ tháng 10 năm Nhâm Dần (1782), tức lúc lính tam phủ tôn Trịnh Khải lên ngôi chúa và kết thúc vào khoảng tháng 6 năm Bính Ngọ (1786), là lúc Nguyễn Huệ dẫn quân ra bình Bắc Hà. Trong khoảng thời gian dài này, có hai lần lính tam phủ hoành hành rất dữ, vì cậy công.

1. Cậy công tôn phò chúa

Sách Việt Nam sử lược chép:

Năm Nhâm Dần (1782) Trịnh Sâm mất, Đặng Thị Huệ và Hoàng Đình Bảo (Quận Huy) lập Trịnh Cán lên làm chúa. Con trưởng Trịnh Sâm là Trịnh Khải mưu với quân tam phủ để tranh ngôi chúa. Bấy giờ có tên biện lại thuộc đội Tiệp bảo tên là Nguyễn Bằng[3], người Nghệ An, đứng lên làm đầu, vào phủ chúa đánh ba hồi trống làm hiệu, quân ưu binh kéo đến vây phủ, vào giết Hoàng Đình Bảo, bỏ Trịnh Cán và Đặng Thị Huệ, lập Trịnh Khải lên làm chúa.

Trịnh Khải phong quan tước cho Nguyễn Bằng và trọng thưởng cho quân tam phủ. Từ đó quân ấy một ngày một kiêu, cứ đi cướp phá các nhà, không ai kiềm chế được…[2]

Hoàng giáp Bùi Dương Lịch, là người đương thời, kể:

(Sau khi tôn Trịnh Khải) quân lính cậy có công…đòi hỏi những mối lợi nơi điếm tuần, bến đò, đầm hồ, gò bãi, cửa ải, chợ búa… Dân chúng khổ sở vì sự quấy nhiễu hà khắc của chúng, mối hận thấm cốt cốt tủy. Từ đấy, lính với dân coi nhau như kẻ thù. Triều đình phải đặt ra đội Phong vân để tuần phòng trong kinh kỳ, dò xét quân lính, hễ ai còn có thói cũ, rủ nhau tập hợp phá nhà lấy của thì lập tức bắt giải về triều xét xử.[4]

2. Cậy công tôn phò thái tử

Trước đây (1782), sau khi giết chết Quận Huy, quân tam phủ đã mở ngục rước ba con của Lê Duy Vĩ là Lê Duy Khiêm (sau này là vua Lê Chiêu Thống), Lê Duy Trù và Lê Duy Chi về cung.

Nghe tin Duy Khiêm được thả, Trịnh thái phi Nguyễn Thị (mẹ Trịnh Sâm) vốn ủng hộ Lê Duy Cận (chú ruột của Khiêm), sợ Duy Khiêm về sẽ tranh ngôi thái tử, nên sai hoạn quan là Liêm Tăng (không rõ họ) đến bắt ép Duy Khiêm sang chầu, để toan bí mật giết chết. Duy Khiêm từ chối không được, phải khóc mà đi. Dọc đường, quân tuần sát ngăn lại. Rõ chuyện, họ la hét ầm ĩ, yêu cầu tra cứu người lập mưu làm hại Duy Khiêm. Họ truy lùng tìm Liêm Tăng không được, ngờ là Duy Cận chủ mưu. Lúc ấy, Duy Cận đang chầu Trịnh thái phi, nghi trượng để ngoài cửa phủ đường, quân sĩ kéo đến đập phá tan nát. Duy Cận sợ quá, phải thay đổi quần áo lẻn về cung.

Chúa Trịnh Khải biết việc này là do bà nội mình gây ra, bèn dụ quân sĩ thôi làm huyên náo, rồi xin nhà vua Lê Hiển Tông lập Duy Khiêm làm hoàng thái tôn, và bắt Duy Cận làm tờ biểu nhường ngôi thái tử. Tháng Giêng năm 1783, Lê Duy Khiêm, lúc ấy 18 tuổi, với cương vị là cháu trưởng, được ông nội lập làm hoàng thái tôn, còn chú là Duy Cận bị truất làm Sùng Nhượng Công.

Một hôm, quân lính họp nhau, đem việc đón rước hoàng tôn (Duy Kỳ) ở nhà giam ra tâu lên hoàng thượng, để xin được ban ơn. Nhà vua (Lê Hiển Tông) liền sai người làm tiệc thết đãi, rồi từ từ bàn đến cách thưởng công cho họ. Lúc đó, có kẻ chạy đi báo tin với chúa (Trịnh Khải). Chúa cho đòi ngay Nguyễn Khản [5], Dương Khuông vào phủ. Sau khi nghe ý kiến của hai cận thần, Chúa bèn sai viên đầu hiệu đội Nhưng Nhất là Triêm vũ hầu (Nguyễn Triêm) đem đội quân Phong vân đến vây bắt được bảy người.

Sau đó, theo sách Lê quý dật sử, thì:

Triều đình bàn xét nếu đem giết hết e sẽ gây ra biến loạn. Nếu không giết thì không lấy gì răn đe được. (Dự tính) trước tiên đem chém một hai tên đầu sỏ gian ác để dần dần ức chế tính kiêu ngạo của chúng. Bấy giờ trong triều có Tham tụng Nguyễn Khản, Quản trung cơ Nguyễn Khuông (cậu chúa Trịnh Khải) mới được cất nhắc, vốn ghét quân sĩ không phục mình, đã chiếu theo luật: “lẻn vào hoàng thành” xử tội chém hết để răn quân lính.

Được sáu ngày, quân sĩ lại gây bạo loạn. Họ gào thét xông thẳng vào phủ chúa, tìm giết Khản và Khuông. Khản trốn về trấn Sơn Tây, Khuông nấp mình trong phủ chúa. Mẹ chúa là Dương Thị bước ra phủ đường khóc kêu xin tha cho Khuông. Chúa lại cho nhiều tiền bạc để chuộc cho cậu, quân sĩ mới chịu kéo trở về đập phá nhà riêng của Khản, Khuông. Hôm sau, quân lính lại đòi đem Nguyễn Triêm giết đi để hả giận riêng. Chúa không có cách nào nữa, vời Triêm đến lấy lời lẽ yên nước, yên nhà ra bảo; lại cho dân một xã thờ cúng, ruộng thế nghiệp 30 mẫu, rồi sai Triêm ra chịu chết.[6]

—————————————————————————-

Các CAND ngày này có những đặc điểm giống kiêu binh là trấn áp được các “thế lực phản động”, phò được Chúa Dũng tại vì giữ ngôi thủ tướng sau thảm nạn Vinashin, tiền mất giá, lạm phát bằng cách trấn áp báo chí, các đại biểu quốc hội. Giống nữa là đánh người, cướp của, giết dân… không bị đưa ra xét xử hay xét xử làm vì. Tướng công an được bổ sung thêm vào Bộ Chính Trị nhờ những công lao phò Chúa Dũng, uy thế của kiêu binh CAND ngày càng lớn ở bộ máy điều hành đất nước. Đoạn văn sử trên có đoạn không khác gì ngày nay:

- Sau khi tôn Trịnh Khải) quân lính cậy có công… đòi hỏi những mối lợi nơi điếm tuần, bến đò, đầm hồ, gò bãi, cửa ải, chợ búa… Dân chúng khổ sở vì sự quấy nhiễu hà khắc của chúng, mối hận thấm cốt cốt tủy. Từ đấy, lính với dân coi nhau như kẻ thù.

Trước sau, sớm hay muộn, bởi những ưu quá lớn dành cho các anh CAND và tính tự phụ cho mình có công lớn của các anh, nếu gặp mâu thuẫn nào trong xã hội mà các anh CAND không được tôn trọng, ý kiến các anh không được ai nghe, Chúa của các anh bị phế truất thì ắt các anh sẽ thực hiện một diễn biến không hòa bình tí nào như tổ tiên kiêu binh nhà các anh đã từng làm xưa kia.

Đến nay Việt Nam đang phải đối mặt với lạm phát, cuộc sống người dân lao động rất thảm hại. Thế nhưng không ai dám tiếc khoản tiền mà Vinashin đã làm mất, hay vụ tiêu tốn vào lễ hội 1000 năm Thăng Long và hằng hà đa số những tham nhũng, lãng phí khác. Bởi Chúa Dũng và đám kiêu binh đang hung hăng xoi mói đè bẹp những tiếng nói chỉ trích như vậy.

Ngày hôm nay các anh CAND cậy công lớn, có chúa Dũng sau lưng, đang chà đạp lên pháp luật, ức hiếp dân lành. Bởi các anh đang là thế lực lớn nhất ở Việt Nam, các anh có động cơ chiến đấu rõ ràng, không như cánh quân đội giờ mất mục tiêu. Quân đội không giữ được chủ quyền thì còn trọng lượng gì nữa, làm sao bằng các anh công an có mục tiêu giữ được là phò Chúa Dũng và bảo vệ thành công nước VN CNXH.

Nhưng quá mù sẽ ra mưa, chính sự kiêu căng ngạo mạn của CAND sẽ làm thay đổi, biến đổi triều đình thối nát này.

Câu hỏi là sau biến cố đó, nước Việt Nam sẽ về đâu, ai dẫn dắt. Đó mới là điều quan trọng.

Trịnh Phong
danlambao1.wordpress.com

Có nên cho sở hữu tư nhân về đất đai?

Hoàng Vân


Bài 1: Sở hữu toàn dân quá mù mờ


Ngoài quyền sử dụng ghi trên giấy đỏ, Nhà nước đã trao hầu hết các quyền định đoạt tài sản cho người sử dụng đất như quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cho thuê, thế chấp, góp vốn. Như vậy, có đến 80% nội dung đã là sở hữu tư nhân rồi.

LTS: Tại hội nghị tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 ở Đà Nẵng vào cuối năm 2010, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên nêu quan điểm cá nhân: “Tốt nhất là cho sở hữu tư nhân đất ở vì thực chất đã sở hữu tư nhân rồi mà ta cứ nói là sở hữu toàn dân, thành ra bao nhiêu chính sách ra không rõ!”.


Cương lĩnh 2011 của Đảng đã không còn xác định “công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu” như Cương lĩnh 1991. Nhiều ý kiến cho rằng như vậy là đã “mở” ra cho việc sửa Hiến pháp và Luật Đất đai theo hướng cho sở hữu tư nhân về đất đai. Với mong muốn góp thêm những thông tin đa chiều về vấn đề lớn này, Pháp Luật TP.HCM khởi đăng loạt bài nêu quan điểm riêng của một số chuyên gia xung quanh chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam.

“Sở hữu toàn dân về đất đai có phải có nghĩa là bất kỳ một m2 đất nào trên lãnh thổ Việt Nam cũng là của chung, của hơn 80 triệu người dân Việt Nam?” – luật gia Vũ Xuân Tiến đặt câu hỏi. Thực tế cho thấy hàng triệu thửa đất trên cả nước về danh nghĩa thuộc sở hữu toàn dân. Song hơn 80 triệu dân trong nước không thể thực hiện được một cách tập thể các quyền của chủ sở hữu, họ không thể cùng định đoạt và cùng hưởng lợi.

Khi thất thoát khó quy trách nhiệm

“Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu là không chuẩn về mặt khái niệm. Vì không rõ toàn dân là ai, những ai có quyền nhân danh Nhà nước để nắm quyền sở hữu đó. Do vậy, trong thực tế, quyền sở hữu này trở nên mù mờ và rất dễ bị lạm dụng” – chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chỉ rõ.

Theo đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, sở hữu về đất đai là vấn đề rất hệ trọng. “Trong khi đó, cụm từ “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” theo tôi là hết sức mơ hồ! Ở Quốc hội khóa XI, khi thảo luận về dự thảo Luật Đất đai năm 2003, tôi đã phát biểu thế này: “Quyền sở hữu toàn dân là một thứ hư quyền, là chẳng phải của ai cả. Trong khi đó, về lý thuyết, người dân chỉ có quyền sử dụng đất. Đó là một thứ quyền rất mỏng manh”” – ông Quốc nói.



Ngoài quyền sử dụng ghi trên giấy đỏ, người dân rất có nhiều quyền định đoạt nhà đất của mình. Trong ảnh: Làm thủ tục nhà đất tại xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh. Ảnh: HTD

Ông Đào Trung Chính, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ TN&MT), cũng cho rằng quy định đất đai là sở hữu của toàn dân nhưng Nhà nước lại là đại diện chủ sở hữu nên khi xảy ra thất thoát hoặc có vấn đề gì thì việc xác định trách nhiệm không được rạch ròi, thường là quy trách nhiệm tập thể. “Như vậy thì không quy trách nhiệm được cho cá nhân. Trách nhiệm của người đại diện của chủ sở hữu như thế nào? Người này là ai? Phải cụ thể chức danh, vị trí chứ không phải là một ủy ban chung chung. Cuối cùng thì chả ai chịu trách nhiệm cả” – ông Chính nêu bất cập.

Tạo ra những khái niệm “giả vờ”

Theo GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, ở nước ta, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai hiện nay đã không còn nguyên nghĩa là chế độ công hữu về đất đai. Tức là về bản chất, sở hữu toàn dân về đất đai không còn nữa. Ngoài quyền sử dụng ghi trên giấy đỏ, Nhà nước đã trao hầu hết các quyền định đoạt tài sản cho người sử dụng đất như quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cho thuê, thế chấp, góp vốn. “Như vậy, có đến 80% nội dung đã là sở hữu tư nhân rồi. Thực tế, quyền định đoạt của người dân đối với đất đai ở ta hiện nay không khác mấy so với quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở các nước tư bản. Nhà nước chỉ còn giữ lại quyền quy hoạch sử dụng đất và quyền cưỡng chế thực hiện quy hoạch sử dụng đất như thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất” – ông Võ phân tích.

Ông Võ cũng chỉ rõ sự không thống nhất về lý luận và thực tiễn đã tạo nên những khái niệm “giả vờ” như quyền sử dụng đất là tài sản của người sử dụng đất, thị trường quyền sử dụng đất, giá trị quyền sử dụng đất… “Sự không rõ ràng về khái niệm dẫn tới khả năng thực thi sai pháp luật” – ông Võ nói.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng phân tích, khi còn danh nghĩa sở hữu toàn dân thì trên mỗi mảnh đất có hai ông chủ: Một ông chủ Nhà nước có quyền sở hữu về nguyên tắc nhưng rất chung chung. Một ông chủ thực sự là người dân hay tổ chức nhưng chỉ có quyền sử dụng đất, tuy nhiên quyền này trên thực tế lại rộng gần bằng quyền sở hữu.

Trong lòng người dân nghĩ khác

Thực tế cho thấy ở nhiều vùng, người dân định cư lâu đời, họ coi đất đai của gia đình là do tổ tiên, ông cha khai phá và sở hữu hàng trăm năm trước để lại cho họ. “Do vậy, dù có quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân thì trong lòng người nông dân họ cũng không nghĩ như vậy. Mặt khác trên thực tế, ngay cả với danh nghĩa Nhà nước thay mặt toàn dân sở hữu đất đai thì sau khi Nhà nước đã giao đất, cho thuê đất, Nhà nước cũng không còn giữ quyền định đoạt hoàn toàn đối với phần đất đó nữa” – bà Lan nói.

“Về mặt pháp lý, hiện người dân chỉ có quyền sử dụng đất thôi. Chúng ta không nói mua bán đất đai, mà nói rằng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhưng bản chất là việc mua bán đất đai. Đó là một cách nói tránh, làm cho vấn đề hóa ra phức tạp” – ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thẳng thắn. (Còn tiếp)

H. V.

Những kẽ hở lớn

Việc bố trí nhà ở, đất ở cho cán bộ, công chức có nơi còn tùy tiện. Việc quản lý, sử dụng đất công sở của cơ quan nhà nước, tổ chức còn lỏng lẻo. Cụ thể là cho thuê, cho mượn đất, sử dụng đất không đúng mục đích. Cùng với đó, một số tổ chức chưa xác định giá trị quyền sử dụng đất hoặc xác định với giá trị thấp khi cổ phần hóa doanh nghiệp… Những điều trên đã tạo ra kẽ hở lớn để tham nhũng phát triển.

(Trích báo cáo của Bộ TN&MT tại cuộc đối thoại về phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai tháng 11-2010)

Chưa hiểu hết vấn đề…

Tới Hiến pháp 1980, ta đưa ra chủ trương quốc hữu hóa đất đai. Tức là, biến đất đai trong cả nước, trước thuộc sở hữu cá nhân, thành sở hữu toàn dân, có nghĩa là của Nhà nước, do Nhà nước thống nhất quản lý.

Khi quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, bấy giờ có lập luận là đất đai dù thuộc quyền sở hữu của ai thì đó cũng là thành quả khai phá của nhân dân cả nước, là thành quả lao động chung của cả xã hội. Vì vậy, quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân là chính đáng nhất. Bản thân tôi cũng là người có lúc có trách nhiệm về vấn đề này, thấy rằng bản thân mình chưa hiểu hết vấn đề.

TS NGUYỄN ĐÌNH LỘC, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp


Nguồn: Phapluattp.vn

Bài 2: Quyền quá lớn dễ dẫn đến lạm dụng


(PL)- Vì không được công nhận quyền sở hữu về đất đai nên người dân không có quyền từ chối việc bị thu hồi đất…

“Những năm gần đây, khi giá đất liên tục tăng thì tình trạng lạm dụng sự mù mờ về quyền sở hữu đất đai để mưu cầu lợi ích riêng càng ghê gớm, tạo nên biết bao điều nhức nhối trong xã hội” – chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thẳng thắn nêu vấn đề.

Dân không có quyền từ chối

Cùng với quá trình đô thị hóa, việc thu hồi đất đã diễn ra ồ ạt ở các vùng ven đô và nhiều nơi khác cho các dự án, công trình. Số đất bị thu hồi thường rơi vào đất nông nghiệp khiến hàng vạn hộ dân mất đất, mất nơi sinh sống, mất kế sinh nhai. Trong nhiều trường hợp, họ chỉ được nhận tiền bồi thường rất thấp so với giá thị trường.

Trong những trường hợp này, vì không được công nhận quyền sở hữu về đất đai nên người dân không có quyền từ chối việc bị thu hồi đất. “Họ cũng không thể mặc cả trên nguyên tắc thuận mua vừa bán với người muốn lấy đất của mình. Người dân buộc phải giao đất cho nhà nước với mức giá và điều kiện do nhà nước đưa ra. Chưa kể còn có tình trạng doanh nghiệp (DN), cá nhân dựa vào thế lực hoặc mối quan hệ thân quen với quan chức ép người dân phải nhận tiền bồi thường” – bà Phạm Chi Lan nêu một thực tế.

Theo PGS-TS Phạm Duy Nghĩa, giảng viên chương trình Fulbright, sự không rõ ràng về quyền sở hữu đang gây bất lợi cho nông dân. Đất đai của họ có thể bị nhà nước thu hồi với giá bồi thường rẻ cho các mục đích. “Tăng trưởng của Việt Nam đã dồn trên lưng nông dân. Cần sửa Luật Đất đai theo hướng tạo công bằng cho họ” – ông Nghĩa kiến nghị.



Thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Nhà Bè, TP.HCM thi công một dự án nhà ở. Ảnh: HTD

“Việc dễ dàng lấy đất từ tay người nghèo do những lỗ hổng trong cơ chế, do những yếu kém trong quản lý và đạo đức của một số quan chức càng thúc đẩy quá trình “phân bổ lại” nguồn lực đất đai theo hướng tích tụ đất vào tay số ít người giàu. Đó chính là nguyên nhân của những bất bình, của không biết bao nhiêu vụ khiếu kiện, thậm chí cả những rối loạn đã xảy ra ở một số nơi” – bà Phạm Chi Lan bức xúc.

Nhiều điều đáng suy nghĩ

Theo GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), căn nguyên của tình trạng trên là do quyền của nhà nước đối với đất đai còn quá lớn, quá rộng. Hiện quyền thu hồi đất được áp dụng khá rộng rãi trong các dự án công trình công cộng, dự án xây trụ sở cơ quan nhà nước, thậm chí với cả các dự án kinh tế đáp ứng một số điều kiện. “Trong khi đó, ở nhiều nước chính quyền chỉ có quyền thu hồi đất trong trường hợp cần sử dụng cho mục đích công cộng. Trong trường hợp ấy, nhà nước cũng phải dùng tiền ngân sách để mua lại đất của dân” – ông Võ nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc phân tích: “Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai, nhà nước có quyền quản lý, đó là thứ đặc quyền. “Ông xã”, “ông huyện”, “ông tỉnh”, “ông trung ương” có quyền quá lớn dẫn đến việc lạm dụng quyền đó một cách tràn lan và tạo ra tiêu cực. Đó cũng là điều khiến bộ máy nhà nước dễ bị tha hóa vì quyền lực của nó quá lớn trên một lĩnh vực quá quan trọng. Sở hữu toàn dân đối với đất đai, trong một số trường hợp đã hợp lý hóa sự bất công, hợp thức hóa sự tước đoạt, hợp thức hóa việc chuyển mục đích sử dụng trái phép. Đó là điều cần phải suy nghĩ!”.

Kẽ hở cho tham nhũng

100.000 vụ tranh chấp, phản ánh, tố cáo, khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai mỗi năm, theo số liệu từ Thanh tra Chính phủ.


Theo bà Phạm Chi Lan, điều đáng nói nữa là duy trì sở hữu toàn dân theo kiểu mù mờ như hiện nay thì ngay cả đất công cũng không được quản lý tốt, không được sử dụng hiệu quả. Biết bao diện tích đất nhà nước giao cho các cơ quan, DN nhà nước đã bị sử dụng một cách lãng phí. Nhiều đơn vị còn đem bán, cho thuê lại với giá cao gấp nhiều lần mức giá họ trả cho nhà nước, kiếm lời lớn trên mảnh đất vốn không phải của họ. “Nếu đã là của toàn dân thì khi khai thác những mảnh đất đó, lợi ích phải thuộc về toàn dân chứ không thể thuộc về một số ít tổ chức và cá nhân như vậy” – bà Phạm Chi Lan nói.

Ông Đào Trung Chính, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, cũng phân tích: Có một mảng mà ta chưa quản chặt được, đó là đất nông nghiệp, đất nông lâm trường. Những loại đất này rất dễ chuyển đổi mục đích sử dụng sang các loại đất khác. “Nếu không phân định rõ, không xác định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước thì việc chuyển mục đích sử dụng của những loại đất trên sẽ xảy ra rất nhiều. Đó chính là kẽ hở cho tham nhũng” – ông Chính nói.

Nhà nước có quyền mua trước

Ở nước ngoài, khi lấy đất của dân, nhà nước phải đi mua lại đất chứ không thu hồi như ở ta. Nhà nước cũng là đối tượng tham gia vào thị trường bất động sản nhưng có quyền tiên mãi, tức là quyền được mua trước. Khi người dân có mảnh đất cần bán, họ phải khai báo với cơ quan nhà nước và đưa ra mức giá cụ thể. Khi thấy giá cả hợp lý, nhà nước tiến hành mua. Nếu nhà nước không mua thì người dân mới có quyền bán cho người khác.

GS-TSKH ĐẶNG HÙNG VÕ,nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT

Một số vụ tham nhũng về đất đai

Vụ Vĩnh Cửu, Đồng Nai: Tám bị cáo nguyên là cán bộ tại Đồng Nai đã bị TAND tỉnh Đồng Nai đưa ra xét xử vào tháng 9-2008. Trong vụ này, nguyên chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu Nguyễn Hoàng Huynh đã lợi dụng chức quyền cấp sai 600 m2 đất cho con gái và cấp đất nhiều lần cho Nguyễn Minh Huấn, nguyên trưởng phòng tài chính huyện Vĩnh Cửu, để Huấn bán thu lợi trên 1,4 tỉ đồng. Ông Huynh còn tạo điều kiện cho nhiều cán bộ tham nhũng trên 16.000 m2 đất, phân lô bán nền, chia chác cho người thân…

Vụ Quán Nam, Hải Phòng: Chín người nguyên là cán bộ ở Hải Phòng đã bị đưa ra xét xử phúc thẩm vào tháng 5-2009. Thay vì cấp đất cho trên 350 hộ dân, những người này đã phân lô, bán nền cho gần 1.000 hộ, trong đó có nhiều cán bộ của TP Hải Phòng. Một số bị cáo và thân nhân cũng được chia 3-7 suất đất. Nhiều trường hợp đã mua đi bán lại, hưởng lợi hàng trăm triệu đồng.

Vụ Hóc Môn, TP.HCM: Tháng 8-2010, TAND TP.HCM xử vụ tham nhũng đất đai ở huyện Hóc Môn. Nguyên chủ tịch UBND huyện Hóc Môn Nguyễn Văn Khỏe đã bỏ túi số tiền phi pháp lên đến hàng tỉ đồng. Ông Khỏe đã đề nghị duyệt dự án mà DN xin thực hiện không có đủ khả năng về vốn. Hậu quả là DN này đã qua mặt cả cơ quan liên ngành TP để thực hiện một dự án lên đến hàng ngàn hecta đất mà chưa qua khâu bồi thường giải tỏa cho người dân.

H. V.

Nguồn: Phapluattp.vn

Nghiên cứu, tuyên truyền về biển đảo: Sự bài bản của Trung Quốc

Hoàng Thư



Ông Phạm Thoại Tuyền ở huyện đảo Lý Sơn,


tỉnh Quảng Ngãi đang giới thiệu những

thư tịch cổ về Hoàng Sa và Trường Sa .


Vào những ngày cuối năm âm lịch vừa qua (26-27/1/2011), các nhà hải dương học Trung Quốc đã nhóm họp tại một hội nghị ở Thượng Hải để thảo luận về một dự án có tên là “Biển Đông sâu thẳm” (South China Sea-Deep). Mục đích của dự án là thăm dò, khám phá Biển Đông, nơi mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa.


Theo một bài viết trên tờ The Economist ngày 10/2, tổng kinh phí cho “Biển Đông sâu thẳm” là 150 triệu Nhân dân tệ (tương đương 22 triệu USD), được chi trả trong vòng 8 năm tới. Dự án do Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia– một cơ quan Nhà nước có trụ sở tại Bắc Kinh – thực hiện. Quỹ này không phải đơn vị duy nhất của Trung Quốc nghiên cứu về hải dương học: The Economist cho biết Trung Quốc cũng sẽ chi 400 triệu Nhân dân tệ (khoảng 58 triệu USD) để mở một trung tâm công nghệ hàng hải ở Thanh Đảo, và đầu tư tới 1,4 tỷ Nhân dân tệ (hơn 200 triệu USD) xây dựng một mạng lưới đài quan sát đáy đại dương tương tự như chương trình Neptune của Canada và Sáng kiến Đài Quan sát Hải dương của Mỹ.

Điều đáng chú ý là, cả ba dự án trên cũng không phải là một vài dự án nghiên cứu Biển Đông lẻ tẻ của Trung Quốc, mà chỉ là một phần trong công cuộc nghiên cứu và tuyên truyền về biển đảo, chủ quyền lãnh thổ, v.v. từ những năm 50 của thế kỷ trước và ngày càng tiến hành một cách bài bản, đồng bộ hơn.

Đồng bộ, thống nhất từ trên xuống dưới

Đặc điểm nổi bật trong hoạt động nghiên cứu và tuyên truyền của Trung Quốc là sự đồng bộ và toàn diện từ Trung ương xuống địa phương. Ông Phạm Hoàng Quân – một trong số rất ít người ở Việt Nam hiện nay (có thể đếm trên đầu ngón tay) nghiên cứu về cổ sử Trung Quốc – cho biết, Trung Quốc thực hiện nghiên cứu và phổ biến kết quả nghiên cứu về chủ quyền biển đảo trên ba cấp: Trung ương, địa phương (tỉnh thành), và hệ thống trường đại học.

Ở cấp Trung ương, Trung Quốc có hẳn một viện nghiên cứu rất lớn về Biển Đông là “Trung Quốc Nam Hải Nghiên cứu Viện”, và nhiều cơ quan trực thuộc Trung ương khác như: Sở Nghiên cứu Nam Hải (Viện Khoa học Trung Quốc), Bộ Tư lệnh Hải quân, Sở Nghiên cứu Tình báo Khoa học Kỹ thuật Hải dương… Hoạt động thường xuyên của các cơ quan này là tiến hành nghiên cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức hội thảo v.v. về chủ quyền biển đảo. Ngay từ năm 1975, Viện Nghiên cứu Biển Đông đã xuất bản “Báo cáo sơ bộ về việc điều tra tổng hợp khu vực quần đảo Tây Sa” (tức Hoàng Sa, theo cách gọi của Trung Quốc).

Ở cấp tỉnh, mỗi tỉnh ven biển Trung Quốc đều có nhiều cơ quan nghiên cứu về biển đảo. Hoạt động mạnh nhất có lẽ là các cơ quan thuộc Quảng Đông, Phúc Kiến. Tháng 9 năm 1974, Bảo tàng Lịch sử Quảng Đông đã in “Hiện vật khảo cổ Tây Sa”. Năm 1976, Sở Ngoại vụ Quảng Đông tung ra một loạt tài liệu: “Địa lý các đảo Nam Hải”, “Vấn đề đối ngoại của nước ta về các đảo Nam Hải”, “Khái luận về chủ quyền của nước ta đối với các đảo Nam Hải”, v.v.

Ở các trường đại học, chẳng hạn Đại học Hạ Môn trong hai năm 1975-1976 đã xuất bản trọn bộ sáu cuốn “Tổng hợp sử liệu các đảo Nam Hải nước ta”. Khoa Địa lý Đại học Sư phạm Hoa Nam xuất bản cuốn “Nghiên cứu địa danh các đảo Nam Hải” (1983). Đại học Trung Sơn xuất bản nghiên cứu chuyên đề về “Lịch sử địa lý quần đảo Nam Sa” (1991). Các tác phẩm đều được dịch sang tiếng Anh để đưa ra thế giới.

Bên cạnh đó, các cơ quan Trung Quốc cũng tiến hành dịch công trình nghiên cứu của nước ngoài sang tiếng Trung để giới khoa học tham khảo. Chẳng hạn, Tập san Sử Địa, chuyên đề về Hoàng Sa – Trường Sa, của Việt Nam ra đời năm 1974 thì năm 1978 có bản tiếng Trung. Cuốn “Đất nước Việt Nam qua các đời” của học giả Đào Duy Anh (không nhắc tới Biển Đông) cũng được Trung Quốc dịch sang Trung văn với tựa đề “Việt Nam cương vực sử”.

Kiến thức là sức mạnh

Trở lại với dự án “Biển Đông sâu thẳm” nói trên, theo The Economist, các nhà khoa học Trung Quốc khẳng định dự án không có mục đích nào khác ngoài nâng cao hiểu biết của con người. Họ cũng nói rằng dự án tập trung vào các vấn đề khoa học cơ bản chứ không nhằm tìm kiếm những thứ như dầu mỏ hay các tài nguyên khoáng sản. Tuy thế, đối tượng nghiên cứu của nó lại là Biển Đông – vùng biển với diện tích 3,5 triệu km2 và độ sâu xấp xỉ 5,5km, và được tiến hành bất chấp cuộc cạnh tranh tuyên bố chủ quyền từ mọi nước khác. Ta có thể thấy dường như Trung Quốc đã và đang tìm một cách tiếp cận khôn khéo hơn đối với vấn đề Biển Đông.

Bài viết trên tờ The Economist nhận định: “Kiến thức là sức mạnh, và nếu các nhà khoa học Trung Quốc là những người đầu tiên khám phá vùng biển sâu của Biển Đông, thì sau đó các doanh nhân Trung Quốc sẽ có vị trí tốt hơn với những người khác trong việc khai thác bất cứ giá trị thương mại nào và hải quân Trung Quốc cũng sẽ có vị thế vượt trội hơn để bảo vệ họ”.

Còn nếu chúng ta nói một cách khái quát, thì theo quy luật số lớn, số lượng nghiên cứu càng nhiều, khả năng có những công trình chất lượng càng cao.

Số lượng áp đảo

Trong số các quốc gia liên quan đến tranh chấp chủ quyền đối với Trường Sa, Malaysia, Philippines và Brunei không có nhiều cơ sở về mặt lịch sử; chỉ hai nước có sử liệu liên quan tới Trường Sa (và Hoàng Sa) là Việt Nam và Trung Quốc. Vì thế, trong việc xác lập chủ quyền đối với Trường Sa – Hoàng Sa, Việt Nam và Trung Quốc là hai bên tham gia chính với nhiều luận cứ hơn cả, và cả hai đều dựa vào tư liệu lịch sử. Do sử liệu có giá trị quan trọng như thế, nên một phần lớn “nhân tài, vật lực” nghiên cứu của Trung Quốc được dồn vào lĩnh vực này. Tuy thế, công việc nghiên cứu cũng được bài bản trong các ngành khác, và có tính liên ngành cao. Các dự án nghiên cứu đáy biển mà Trung Quốc sắp thực hiện tới đây là một ví dụ.

Chưa nói đến chất lượng của các công trình nghiên cứu về biển đảo của Trung Quốc, nhưng với số lượng cực lớn như vậy, theo nhà khoa học trẻ Việt Nam, TS Vũ Hoàng Linh: “Giả sử 10-20 năm nữa, có nhà nghiên cứu phương Tây muốn tìm hiểu về tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với Hoàng Sa – Trường Sa: Cái mà ông ta tìm thấy sẽ là hàng chục bài viết của học giả Trung Quốc trên các tạp chí quốc tế nhằm chứng minh Hoàng Sa – Trường Sa là của họ. Lúc đó, ông ta có muốn khách quan khoa học cũng khó. Tích tiểu thành đại, hàng loạt bài viết như vậy sẽ làm cán cân sức mạnh nghiêng thêm về phía Trung Quốc, gây ảnh hưởng rất bất lợi cho Việt Nam”.

***

Những điều kể trên cho thấy rằng đã đến lúc Việt Nam cần tiến hành một cách bài bản hơn chương trình mục tiêu Quốc gia nghiên cứu về biển đảo nhằm đưa tiếng nói khách quan và khoa học của các nhà nghiên cứu Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế; đồng thời nâng cao ý thức và hiểu biết của chúng ta về giá trị lãnh thổ.

H. T.

Nguồn: Tiasang.com.vn

Nghiên cứu động cơ để hiểu bản chất hành động, bản chất con người

Mạc Văn Trang

PGS TS Tâm lý học


(Bài viết này tôi gửi đến một Hội thảo khoa học quốc gia nhưng bị Ban biên tập Kỷ yếu hội thảo “thiến” hết các ví dụ, các câu chữ “nhạy cảm”, chỉ còn lại hơn… 02 trang lý luận chung chung, mù mờ! Vậy xin nhờ Bauxite VN đăng toàn văn. Xin cám ơn.)


1. Vấn đề cấp thiết

Lâu nay nghiên cứu động cơ trong Tâm lý học ở nước ta chủ yếu trên bình diện lý thuyết; những nghiên cứu thực tiễn còn rất ít và thường bó hẹp vào một vài đề tài về động cơ học tập, chọn nghề của học sinh, sinh viên. Trong khi cuộc sống hiện nay đặt ra rất nhiều vấn đề đòì hỏi cần nghiên cứu, lý giải nhiều loại hành động bất thường tăng nhanh trong đời sống xã hội: bỏ học, bỏ việc, bỏ nhà, ly hôn, bạo hành, tự tử, cưỡng dâm, giết người, tham nhũng (1)… và rất nhiều tấm gương thành đạt trên mọi lĩnh vực hoạt động. Trên bình diện tâm lý xã hội hay tâm lý cá nhân, nguyên nhân dẫn đến những hành động bất thường, những thành công đó, hẳn là một quá trình diễn biến phức tạp, có nguyên nhân tâm lý sâu xa từ động cơ. Hơn 2500 năm trước Khổng Tử, nhà tư tưởng lớn phương Đông từng viết: “Này, Dịch là cái thánh nhân dùng để đến chỗ cùng sâu mà nghiên cứu động cơ vậy. Chỉ có sâu mới thông được cái chí của thiên hạ; duy có động cơ mới làm nên việc lớn trong thiên hạ”. Ông cho rằng: “Tôi thí vua, con giết cha không phải nguyên nhân một sớm một chiều…” Trong đó động cơ là cái quyết định: “Động cơ là chỗ vi diệu nhất của mọi hành động, là sự hiện ra trước của mọi điềm lành dữ vậy”(2) (Có lẽ người Trung Hoa đã luôn quán triệt điều đó và không ngừng nuôi dưỡng từ bao đời cái động cơ bá chủ thiên hạ…). Động cơ là cái “cùng sâu” và “vi diệu” vô cùng phức tạp, có thể nguỵ trang, biến đổi trường diễn, cách tiếp cận và kỹ thuật trắc nghiệm khó khăn, tác động cải biến càng khó khăn hơn, nên những đề tài ngắn hạn ít dám nghiên cứu. Nhưng không lẽ một vấn đề cơ bản, quan trọng và cấp thiết lại bị né tránh? Chắc rằng một khi quyết đi sâu nghiên cứu thì sẽ tìm ra những phương pháp, kỹ thuật phù hợp, có thể tin cậy.


2. Về một số hướng nghiên cứu động cơ

Một vài đề tài nghiên cứu động cơ gần đây thường điểm lại các lý thuyết, rồi sau đó đã chọn lý thuyết không phù hợp lắm với tính chất của đối tượng nghiên cứu, nên khi tiến hành điều tra và phân tích kết quả thu được thường lúng túng, ít thuyết phục. Có khá nhiều lý thuyết về động cơ. Mỗi lý thuyết đều xuất phát từ những kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu riêng trong từng lĩnh vực chuyên sâu của mỗi tác giả; đồng thời mỗi tác giả thường cố gắng chứng tỏ thuyết của mình khác với những thuyết đã có, nên mỗi lý thuyết đều ít nhiều có tính cực đoan, phiến diện… Do vậy khi nghiên cứu thực tiễn về loại động cơ nào đó, nên chọn một lý thuyết chủ đạo, đồng thời không nên tuyệt đối hoá, mà cần vận dụng các lý thuyết khác để lý giải nhiều khía cạnh phức tạp của động cơ trong đời sống thực.

Chẳng hạn, khi nghiên cứu về động cơ học tập, nghiên cứu khoa học, sáng tạo nghệ thuật, nghề nghiệp… nên lựa chọn cách phân tích động cơ theo lý thuyết hoạt động của A. N. Leonchiep về động cơ đối tượng và động cơ kích thích (ngoài đối tượng)(3). Theo lý thuyết này, đặc trưng hoạt động của con người là chủ thể tích cực hướng vào đối tượng, chiếm lĩnh, cải biến đối tượng… Cái thúc đẩy con người say sưa hoạt động hướng vào đối tượng chính là động cơ đối tượng hay động cơ tạo ý nhân cách. Khi chủ thể xa rời đối tượng, không còn say mê hướng về đối tượng để hoạt động, hoặc “tích cực” vì những kích thích bên ngoài đối tượng (thưởng, phạt, thành tích hão…) thì sớm muộn nhân cách (chủ thể) sẽ xa rời đối tượng, tha hoá khỏi đối tượng, sự “tích cực” chỉ là hình thức, giả dối (với đối tượng)… Học sinh, sinh viên,, nghiên cứu sinh học vì điểm, vì bằng cấp, vì thi đua hão huyền… chứ không vì say sưa chiếm lĩnh đối tượng để làm phong phú, phát triển chính bản thân mình và sáng tạo mới cho xã hội thì họ sẵn sàng xin điểm, mua bằng, dùng các thủ đoạn để đạt được cái họ cần. Như vậy thì còn đâu là chất lượng giáo dục thật sự! Người nghệ sĩ, nhà khoa học cũng vậy, khi ngày càng xa rời đối tượng, thì họ chỉ còn là cái vỏ không hồn! Tình yêu nam – nữ càng như vậy. Họ yêu những gì ở ngoài người mình yêu thì sao còn là tình yêu đích thực? Ta vẫn thấy có bao nhiêu Tiến sĩ dởm, bao nhiêu chàng trai, cô gái bị lừa tình, bao nhiêu nghệ sĩ, nhà khoa học hữu danh, vô thực … Đó là vì người ta chỉ chú ý đến những gì kích thích họ, ở ngoài đối tượng; khi những kích thích đó mất đi hoặc bão hoà thì động cơ cũng hết hiệu lực. Trong khi đó, người sinh viên, nghệ sĩ, nhà khoa học… say mê đối tượng thì… có hai cuộc đời vẫn chưa đủ! Ngô Bảo Châu sau hơn hai thập niên say mê, hết mình với Toán học, đạt đến một đỉnh cao và được ghi nhận bằng giải thưởng FIELDS danh giá, đã nói: “Từ trải nghiệm làm việc ở Pháp cũng như ở Mỹ tôi hiểu ra rằng môi trường học tập lành mạnh là điều kiện tiên quyết cho sự trưởng thành của những nhà khoa học trẻ. Môi trường khoa học lành mạnh chính là nơi học thuật và đạo đức trong học thuật được luôn xếp ở vị trí đầu tiên cùng với sự bình đẳng trong các nhà khoa học không phân biệt già trẻ cũng như sự tự do tuyệt đối trong nghiên cứu khoa học”.(4)

Say mê khám phá đối tượng, chinh phục đối tượng và bị đối tượng chinh phục; chủ thể “bị đối tượng hoá” và đối tượng “bị chủ thể hoá”, biến đổi dưới tác động của chủ thể, cũng là quá trình hình thành, phát triển động cơ. Động cơ như vậy mang hàm ý nhân cách; hệ thống các hoạt động sẽ tạo nên hệ thống thứ bậc động cơ, trong đó có động cơ ưu thế, trở thành cốt lõi của nhân cách một cách bền vững. Những động cơ khác sẽ bị điều tiết bởi động cơ ưu thế. Từ đó có thể xuất hiện những nhân cách lớn, những nhà khoa học, nghệ sĩ lớn… Học sinh, sinh viên say mê học tập các môn học và tìm thấy cốt lõi nhân cách của họ hình thành từ đó (chứ không phải bởi những thứ thi đua tào lao, thành tích hão huyền); nhân cách nghề nghiệp của mỗi người hành nghề được đánh giá từ động cơ nghề nghiệp gắn liền với đối tượng lao động, với sản phẩm họ làm ra… Hiểu động cơ như vậy là hiểu được cốt lõi nhân cách nghề nghiệp cũng như sự tha hoá nhân cách nghề nghiệp hiện nay đang diễn ra khá đa dạng, ở nhiều cấp độ. Những điều phân tích trên phù hợp với nhận xét thẳng thắn của Ngô Bảo Châu: …“Trong hầu hết các gia đình Việt Nam, việc học hành vẫn được coi là quan trọng nhất nhưng tình yêu trí thức, yêu khoa học trong suy nghĩ chủ quan của tôi, vẫn là sự hiếm hoi”.(5) Nói cách khác, học không vì “tình yêu tri thức, yêu khoa học” mà vì những cái ở ngoài nó thì làm sao có được “động cơ đối tượng” đích thực, bền vững!

Lý thuyết động cơ của L.I. Bozhovic và một số người lại chú ý phân loại động cơ: “vì cá nhân hay vì xã hội” (ích kỷ hay vị tha) chiếm ưu thế. Lý thuyết này cũng đã có một số nghiên cứu thực nghiệm có kết quả ở học sinh(6). Đối với những học sinh, thanh niên tình nguyên vì cộng đồng, đặc biệt với những người lãnh đạo tập thể, cộng đồng, xã hội nếu không có động cơ xã hội ưu thế sẽ không thể thành công. Làm lãnh đạo mà coi trọng lợi ích của bản thân, gia đình, êkip… hơn lợi ích của cộng đồng, xã hội thì sớm muộn cũng tha hoá, không thể giữ vai trò lãnh đạo được. Học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, cơ bản nhất là học tập động cơ phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội, phục vụ nhân loại của ông. Ông yêu cầu cán bộ, đảng viên phải “quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, đồng thời phải “hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”. Động cơ “vì dân phục vụ” luôn quán triệt trong toàn bộ tư tưởng và cuộc sống của ông. “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh” là thước đo động cơ của người lãnh đạo từ cơ sở đến trung ương. Hồ Chí Minh cũng coi động cơ “vì dân” là cốt lõi của nhân cách người cán bộ, người lãnh đạo. Xa rời động cơ đó cũng có nghĩa là sẽ hư hỏng, thoái hoá, biến chất, không còn là người cán bộ, người lãnh đạo của nhân dân(7)…

Nghiên cứu động cơ lãnh đạo còn cần chú ý cách phân loại động cơ của B. Ph. Lômov về động cơ gần và động cơ xa. Người lãnh đạo, trên cơ sở “vì dân”, còn đòi hỏi có tầm nhìn xa, trông rộng, có khát vọng, nung nấu ý chí đưa nhân dân, đất nước đến giàu, mạnh, hạnh phúc, “sánh vai cường quốc năm châu”… Những kẻ thiển cận, “ăn xổi, ở thì”, cốt vơ vét cho đầy túi tham, hết nhiệm kỳ rồi chuồn êm… mà lãnh đạo thì nguy hại cho dân, cho nước! Động cơ xa mà đúng đắn, chủ đạo thì những động cơ gần, trong những việc làm cụ thể tưởng như tản mạn, nhỏ bé nhưng đều nhất quán, quy về một hướng, tránh được tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, các chính sách “đá lộn nhau”, “nói một đằng, làm một nẻo”… Tất nhiên động cơ xa có giá trị như thế nào còn phụ thuộc vào cái tầm của nhân cách, và đó chính là một đòi hỏi cơ bản đối với nhân cách người lãnh đạo.

Trong khi đó, đối với người sử dụng lao động, quản trị nhân sự lại cần quan tâm đến những nhu cầu, động cơ, thái độ của người lao động theo lý thuyết thứ bậc nhu cầu của A. Masslow và một số người khác(8). Tức là phải quan tâm đến hệ thống nhu cầu sống của người lao động: từ ăn, ở, an toàn, vệ sinh, đối xử đến tiền lương thưởng và những nhu cầu xã hội, nhu cầu tinh thần. Trên cơ sở đó mới tạo ra động cơ gắn bó với công việc, lao động tích cực sáng tạo. Người lao động phải nhận những đồng lương chết đói, đời sống vật chất khốn khó, đời sống tinh thần nghèo nàn, quản lý, lãnh đạo quan liêu, hách dịch, đối xử bất công… thì mong gì có lao động năng suất cao, chất lượng tốt… Và những hiện tượng lãn công, đình công, xung đột, bỏ việc… là chuyện tất yếu…

S. Freud và một số người lại đi sâu nghiên cứu động cơ nguyên nhân và động cơ mục tiêu (cứu cánh)(9). Cách phân loại này phù hợp hơn với việc nghiên cứu những hành vi lệch chuẩn, bất thường. Chẳng hạn nhiều người có hành vi lệch chuẩn bị thúc đẩy bởi những động cơ từ nguyên nhân sâu xa do rối nhiễu tâm lý, nhân cách; do thúc đẩy của các loại bản năng; do những trải nghiệm tâm lý: ẩn ức, mặc cảm, xung động, thèm muốn … bị ức chế, chèn ép, dồn nén, xô đẩy, chìm sâu vào “cái lò” của vô thức, chờ có dịp là bùng phát dữ dội, ở cả cá nhân, nhóm hay đám đông, khó kiểm soát được. Có những nguyên nhân sâu xa từ quá khứ, từ thơ bé… đến lúc trưởng thành mới “phát ra” nên nhiều khi phải trò chuyện tự do, phỏng vấn sâu, tìm hiểu quá trình lịch sử… mới phát hiện ra động cơ nguyên nhân. Một em bé thấy con hàng xóm được ăn ngon, mặc đẹp, thừa thãi đồ chơi, đi ô tô đến trường, còn nó sống trong nghèo đói, thèm khát những thứ tối thiểu; một học sinh thấy cô giáo yêu chiều con nhà giàu và coi khinh nó nghèo; một thiếu niên nằm chung giường bệnh với ba bốn người cùng cảnh ngộ, bị hắt hủi, nhìn sang phòng “dịch vụ chất lượng cao” thấy một “cậu ấm” nằm mình một phòng có điều hoà nhiệt độ và các bác sĩ tíu tít quan tâm… Tất cả đều gây ra những trải nghiệm tủi hờn, ấm ức… về sự bất công, phi lý. Những học sinh, sinh viên được giáo dục về bình đẳng, tự do, công lý… nhưng nhìn vào thực tế xã hội lại thấy có “hai pháp luật”, “hai, ba thứ đạo đức”… gây cho họ những trải nghiệm tâm lý khó chịu, bực tức, bất bình… Những người nông dân sau khi bán đất như “bèo” cho các dự án, rồi thấy người ta biến nó thành “tấc đất, tấc vàng”; họ trở thành những ông bà chủ giàu sang, xe hơi nhà lầu; người nông dân mất đất lại thành cu li đi làm thuê, vợ con thành “ô -sin”, hầu hạ những kẻ vừa trực tiếp hoặc gián tiếp chiếm đoạt ruộng vườn của mình… Tất cả đều trải qua những xung động bất mãn, buồn bực, tức tối… Càng nhìn, càng ngẫm càng thấy cay đắng, xót xa, uất hận… Đó là nguyên nhân sâu xa cho những động cơ bột phát những hành động bùng nổ khó lường, nhất là hành động của những đám đông phấn khích. Một khi đa số người dân trong cộng đồng, xã hội cảm thấy bất mãn vì sự bất công, bất bình đẳng, bị thua thiệt, phi lý… là những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực, tích tụ trở thành tâm trạng nặng nề, một trạng thái tâm lý xã hội căng thẳng, tiềm tàng nguy cơ bất ổn… Động cơ ở đây bao gồm một phức cảm tổng hợp, khó lý giải, thường thúc đẩy hành động bột phát, nhiều khi ý thức không kiểm soát được.

Việc phân biệt động cơ nguyên nhân và động cơ mục tiêu rất có ý nghĩa khi xem xét hai hành động tưởng như giống nhau nhưng thực ra khác nhau căn bản về bản chất tâm lý. Chẳng hạn vụ án Phan Minh Mẫn giết cha ở TP Hồ Chí Minh (19/11/2009) và Nghiêm Viết Thành giết cha ở TP Hải Dương (6/5/2009), cùng bị Toà án tuyên tử hình. Nhưng việc tử hình Mẫn làm nhiều người trăn trở, vì người cha của Mẫn rất tàn ác, gây bao đau thương cho cả gia đình. Người con trai đã chịu đựng, chất chứa, dồn nén, tích tụ bao đau đớn, xấu hổ, tủi nhục, căm giận… đối với người cha độc ác. Hành động giết cha ấy có nguyên nhân sâu xa là trả thù, trừng trị cái ác để giải thoát cho mọi người và bản thân. Nếu người cha độc ác ấy bị xã hội sớm trừng phạt, cho đi tù, thì người con đã có thể đến chăm sóc cha, thương cha hơn, chứ không phải ra tay giết cha! Cái ác đã không bị trừng phạt nên đẻ ra những cái ác khác! Còn vụ giết cha của Thành thì khác, nếu người cha tiếp tục cung cấp tiền cho hắn ăn chơi thì cha vẫn “tốt”… Những kẻ giết người chỉ bởi mục tiêu phương tiện, lại phải tìm nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tha hoá, sa đoạ ở chúng(10)…

Thuyết hành vi(11) cũng cho thấy loại động cơ thực dụng: cứ có tiền là làm, bất kể việc gì, chẳng có việc “tốt” và “xấu”, chỉ có việc nhiều tiền và ít tiền… Từ đó hình thành nên triết lý sống: tiền là trên hết, là sức mạnh toàn năng. Người ta lao vào kiếm tiền bằng mọi giá, bán cả thân xác lẫn linh hồn cho kẻ có tiền. Một lối sống như thế sẽ dẫn xã hội đến chỗ mọi cái đều ngã giá, mua bán: bằng cấp, chức tước, quan hệ, danh vị, sinh mạng… rồi cả Tổ quốc! Tính Người sẽ ngày một tha hoá. Ta đã thấy nhiều vụ đâm thuê, chém mướn ghê rợn, những kẻ thủ ác mất hết tính người: chúng nhận tiền tạm ứng, bảo đến chém chết người kia, chém xong, lĩnh tiền thưởng và đi nhậu nhẹt… Chúng tiến hành tội ác như một trò chơi, không cần biết người bị giết là ai, hoàn cảnh thế nào, tốt xấu ra sao!(12)… Trong các băng đảng xã hội đen luôn có bọn tay chân ngu tín, mất hết tính người như vậy. Chúng chỉ biết phục tùng, trung thành mù quáng đối với người ra lệnh, bất chấp tình người, đạo lý, pháp luật! Chúng luôn viện lý rằng, chúng chỉ làm theo lệnh, người ra lệnh sẽ chịu trách nhiệm. Bọn người này vô cùng nguy hiểm cho xã hội. Họ chỉ có thể được thức tỉnh khi ý thức rõ về hành động tội ác, biết tự phân tích, đấu tranh động cơ, lương tâm hồi tỉnh …

Vấn đề nghiên cứu động cơ chính trị, động cơ trong hoạt động đối ngoại hết sức quan trọng, nhưng cả về lý thuyết cũng như thực tế, không biết ở ta đã và đang được tiến hành ở mức nào. Bản thân tôi chưa được tiếp xúc với công trình nghiên cứu chính thống nào về vấn đề này. Gần đây được đọc một vài tài liệu mới thực sự hiểu ra một số hành động của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam mà từ trước vẫn mơ hồ.

Nhớ lại, sau Hiệp định Genève 1954, hòa bình lập lại ở Việt Nam, bọn thanh thiếu niên chúng tôi suốt ngày múa hát “thắm thiết tình Việt – Trung – Xô”, cứ tưởng Trung Quốc với mình là anh em, đồng chí, hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà của Việt Nam … Đến khi đọc lời giới thiệu cuốn “Trung Quốc và việc giải quyết cuộc xung đột lần thứ nhất ở Đông Dương’’ do Francois Joyaux, một nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp, đồng thời là một chuyên gia về Trung Quốc biên soạn, được hoàn thành vào tháng 3 năm 1979, “đúng vào thời điểm tập đoàn phản động Bắc Kinh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc nước ta”. Cuốn sách này được Nhà xuất bản Thông tin lý luận dịch, xuất bản vào tháng 3 năm 1981. Chỉ đọc lời giới thiệu cuốn sách trên blog anhbasam ngày 31/12/2010 đã thấy rõ: Trung Quốc “đi đêm” với Pháp và Mỹ để ép Việt Nam phải ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương theo kịch bản của Trung Quốc. Vì “…việc tiến hành thương lượng về Đông Dương hoàn toàn đáp ứng các lợi ích dân tộc của Trung Quốc: làm dịu tình hình căng thẳng ở Viễn –đông cần thiết cho sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc, gạt bỏ nguy cơ can thiệp của Mỹ vào cuộc xung đột ở Đông Dương, tạo khả năng cho Trung Quốc chấm dứt được sự bài xích của phương Tây, chứng tỏ Trung Quốc là một cường quốc trên sân khấu thế giới và tạo cơ hội cho Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm phán thương mại với phương Tây”. Trung Quốc còn vì nhiều mục tiêu khác: “…Trung Quốc rõ ràng tán thành chia cắt lâu dài, Việt Nam, tán thành sự tồn tại của phía nam Trung Quốc nhiều quốc gia đa dạng. Cho nên Bắc Kinh đã hạn chế các yêu sách của Việt Minh ở hội nghị Giơnevơ, đặc biệt đã gây sức ép với Việt Nam dân chủ cộng hoà phải giảm bớt “tham vọng” đối với miền nam Việt Nam và đối với các nước khác ở Đông Dương, để tạo nên một sự cân bằng mới ở ngay Việt Nam và cả trên bán đảo Đông Dương. Ý đồ của Bắc Kinh còn ở chỗ là “bị cắt mất vùng lúa gạo thừa thãi ở Nam Kỳ, Bắc Việt chỉ còn có thể hướng về Trung Quốc để bổ sung nguồn thực phẩm còn thiếu”…; “Chiến lược của Bắc Kinh rõ ràng là muốn Đông Dương bị xé ra thành nhiều nước nhỏ ,”đa dạng” về chính trị, dễ dàng bị Trung Quốc chi phối và buộc phải đi theo quỹ đạo của giới cầm quyền Bắc Kinh. Cho nên Bắc Kinh ngầm tán thành sự tồn tại lâu dài của một Nhà nước Nam Việt Nam, duy trì các chính phủ vương quốc ở Lào và Campuchia. Đó chỉ là một sự nối tiếp chính sách của các đế chế Trung Hoa”.(13). Nhớ lại những ngày Trung Quốc hết lời ca ngợi Việt Nam đánh Mỹ và “hết lòng chi viện”…, thì có một nhà báo phương Tây đã nói “Trung Quốc muốn ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Họ quá thâm hiểm, động cơ sâu kín thật! Đúng là “bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”!

Còn Trung Quốc tiến đánh Việt Nam tháng 3 năm 1979, tôi cứ nghĩ chủ yếu do họ cay cú vì bị Việt Nam giúp nhân dân Campuchia nổi dậy, lật đổ tập đoàn Khơ me đỏ Pôn-pốt, tay sai của họ, nên họ “dạy cho Việt Nam một bài học” theo kiểu côn đồ: “Mày đánh con ông, thì ông đánh bố mày”… Hóa ra không phải thiển cận, nông cạn như vậy! Chỉ khi đọc bài “Một gương mặt khác của Lưu Á Châu” do Dương Danh Di dịch nốt phần bài nói của vị tướng đang nổi danh của Trung Quốc phân tích về “những đóng góp to lớn của quân GPND Trung Quốc cho cải cách mở cửa” là tiêu diệt cuộc biểu tình của sinh viên Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 4 tháng 6 năm 1989 và tiến hành “cuộc đánh trả tự vệ đối với Việt Nam năm 1979” mới rõ cái động cơ sâu xa của giới lãnh đạo Trung Quốc. Lưu Á Châu nói: “Một lần nữa là cuộc đánh trả tự vệ đối với Việt Nam năm 1979 và sau đó là cuộc chiến đấu tại "Lưỡng Sơn" (tức vùng Pháp Ca Sơn). Đặc biệt là cuộc đánh trả tự vệ Việt Nam năm 1979, rất nhiều đồng chí chúng ta không nhận thức được ý nghĩa của cuộc chiến tranh này (…) Chúng ta cần xem xét cuộc chiến này từ góc độ chính trị. Ý nghĩa của chiến tranh luôn luôn ở ngoài chiến tranh. Cuộc chiến tranh này của đồng chí Đặng Tiểu Bình là đánh để cho hai người xem, một là Đảng Cộng sản Trung Quốc, hai là bọn Mỹ. Năm 1978 đồng chí Tiểu Bình được phục hồi, tháng 1 năm 79 thăm Mỹ, tháng 2 đánh nhau. Xem xét từ chính trị thấy, trận đánh này không đánh không được. Vì sao vậy? Sau khi đồng chí Tiểu Bình phục hồi ý tưởng chiến lược cải cách mở cửa Trung Quốc đã hình thành trong tim gan đồng chí, muốn thực hiện ý tưởng chiến lược đó cần phải xây dựng được quyền uy tuyệt đối trong đảng. Phải đánh một trận. Lúc đó "lũ bốn người" vừa bị đập tan, những người có tư tưởng cực tả trong đảng chống Đặng càng chống đường lối và chính sách của ông hơn. Muốn cải cách cần phải có quyền uy. Biện pháp nhanh nhất để xây dựng quyền uy là đánh nhau….

Người Mỹ sau khi hao binh tổn tướng tả tơi nhếch nhác rút khỏi Việt Nam, đồng chí Tiểu Bình đã nói, chúng ta cho Việt Nam bài học. Lúc đó Việt Nam chạy theo ai? Chạy theo Liên Xô, lúc đó đồng chí Tiểu Bình phát động cuộc đánh trả tự


vệ Việt Nam là đã vạch ranh giới giữa Trung Quốc với cái gọi là mặt trận xã hội chủ nghĩa Liên Xô… Mười năm trước đồng chí Tiểu Bình đã nhìn rõ điểm này, dùng cuộc

chiến tranh đó để vạch rõ ranh giới với anh… Vừa rồi tôi nói trận đánh này cũng là đánh vì người Mỹ, có nghĩa là nói để cho người Mỹ hả giận. Có chứng cứ không? Có. Ngày hôm kia đồng chí Tiểu Bình vừa rời Nhà Trắng Mỹ về thì ngày hôm sau đánh. Vì sao muốn để người Mỹ hả giận? Người Mỹ vừa vỡ đầu sứt tai chạy khỏi Việt Nam. Vì sao chúng ta phải làm cho họ hả giận? Thực ra điều đó cũng không phải vì Mỹ mà là vì chúng ta vì cải cách mở cửa. Trung Quốc muốn cải cách mở cửa mà không có viện trợ của phương Tây đứng đầu là Mỹ là không có khả năng. Đánh trận này, viện trợ kinh tế, viện trợ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả viện trợ quân sự và tiền vốn sẽ không ngừng chảy vào Trung Quốc. Thời kỳ trăng mật Trung Mỹ dài tới 10 năm, mãi đến ngày 6 tháng 4 năm 1989 mới có dấu chấm. Trận đánh đó mang lại cho Trung Quốc cái gì? Mang lại cho Trung Quốc rất nhiều thời gian, rất nhiều nguồn vốn, rất nhiều kỹ thuật… Vì thế có thể nói, bước đi đầu tiên của cải cách mở cửa Trung Quốc đã được cất lên từ cuộc chiến tranh này…”(14)


Nghiên cứu động cơ quả là khó, nhưng “cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng tòi ra”. Lưu Á Châu ở trong “ruột” của Đặng Tiểu Bình, “tòi ra” như thế, khó có ai phân tích cho ta hiểu rõ động cơ thực sự của việc Trung Quốc “dạy Việt Nam” bài học năm 1979, rõ hơn như thế. Qua hai ví dụ trên đủ cho thấy việc nghiên cứu động cơ chính trị, đối ngoại quan trọng, khó khăn, phức tạp biết nhường nào! Ngày nay không chỉ những nhà lãnh đạo quốc gia, các chính khách mới cần biết về động cơ của các quốc gia đối tác mà các đảng viên bình thường, các quan chức địa phương, các cán bộ đoàn thể, các doanh nhân và nhân dân cũng cần hiểu rõ động cơ của các đối tác, tránh bị người ta lừa phỉnh, dắt mũi, rồi trở tay không kịp! Các nhà tuyên huấn đừng đánh lừa nhân dân kiểu: “…Bắc Kinh, tay chị, tay anh triệu vòng/Bạn mừng ta những chiến công/Vui như tiền tuyến giữa lòng hậu phương…”!, rồi “Bên ni biên giới là nhà/ Bên kia biên giới cũng là quê hương…”! Ngày nay mọi người dân Việt Nam đều cần hiểu: đằng sau những cái bắt tay, ôm hôn và khẩu hiệu “bốn tốt”, “mười sáu chữ vàng” của Trung Quốc là những thâm ý gì. Có vậy dân tộc ta mới khôn lên, biết cảnh giác, cùng đoàn kết bảo vệ và phát triển đất nước vững vàng được.

3. Lời kết

Trên đây chỉ điểm lại một số lý thuyết chủ yếu làm cơ sở cho việc tiếp cận những vấn đề thực tiễn rất đa dạng phức tạp của nghiên cứu động cơ. Bên cạnh nhiều lý thuyết khác về động cơ, bản thân mỗi lý thuyết trên cũng phát triển thành nhiều nhánh khác nhau. Do vậy tuỳ kiểu loại, tính chất của mỗi đối tượng, nên chọn lựa lý thuyết, cách tiếp cận, phương pháp phù hợp.

Đời sống xã hội ta đang diễn ra quá trình phát triển hết sức năng động, đa dạng, phức tạp. Nhiều tấm gương thành đạt, nhiều con người vượt khó khăn say mê sáng tạo, nhiều người dấn thân vào những hoạt động vì xã hội, bất chấp hiểm nguy … và cũng nhiều con người tha hoá ở mọi cấp độ, nhiều bạo lực, tội ác, hiểm họa… Tất cả bức tranh xã hội muôn màu sáng, tối đó là mảnh đất màu mỡ cho các đề tài nghiên cứu động cơ hoạt động của các cá nhân hay nhóm người. Kết quả nghiên cứu động cơ sẽ không chỉ có ý nghĩa thực tiễn trước mắt mà còn góp phần khái quát lý luận cũng như dự báo về “điềm lành, dữ” của xã hội trong tương lai gần và xa hơn.

02/2011

M. V. T.

Chú thích:

(1) Ai cũng thấy tình hình tội phạm ngày càng gia tăng nguy hiểm, nhưng tìm số liệu thống kê quá khó. Tuy nhiên số liệu sau đây trên báo CA TP HCM ngày 17/1/2010 cũng cho thấy phần nào tình hình tội phạm: “Năm 2009, toàn quốc xảy ra 50.963 vụ phạm pháp hình sự … Lực lượng công an đã điều tra khám phá 36.847 vụ, bắt giữ 48.496 đối tượng. Trong đó, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ xảy ra 13.650 vụ, chiếm gần 27% số vụ phạm pháp hình sự trong cả nước”…

(2) Xem Hồ Thích (1970) Trung Quốc Triết học sử, bản tiếng Việt của dịch giả Huỳnh Minh Đức, NXB Khai trí, Sài Gòn, Chương 4, tr. 198 – 199.

(3) Một số công trình Tâm lý học của A. N. Leonchiep (2003), Phạm Minh Hạc biên dịch và giới thiệu, NXB Giáo dục, HN., xem phần Hoạt động, ý thức, nhân cách, trang 270 – 275- 285…

(4) Phát biểu của Ngô Bảo Châu trong buổi Lễ chào mừng tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, tối 29/8/2010. (Báo Tiền Phong Online, 30/8/2010)

(5) Trích trong bài phát biểu trên của Ngô Bảo Châu.

(6) L.I. Bozhovic (1981), Nhân cách và sự hình thành nhân cách ở lứa tuổi trẻ em, NXB Giáo dục, HN.

(7) Đỗ Long chủ biên (1995), Hồ Chí Minh, những vấn đề Tâm lý học nhân cách, Chương trình NCNN KX07 xuất bản, HN.

(8) B.D. Smith, H.J. Vetter (2005), Các học thuyết về nhân cách, NXB Văn hoá Thông tin, HN., 2005, tr. 263 – 264…

(9) B.D. Smith, H.J. Vetter (2005),Các học thuyết về nhân cách, NXB Văn hoá Thông tin, HN., tr. 191…

(10) Cả hai vụ án trên có thể xem trên http://dantri.com.vn/ hay http://www.vietnamnet.vn.

(11) Phạm Minh Hạc (1983), Hành vi và hoạt động, Luận án TSKH, bản tiếng Việt, Viện Khoa học giáo dục, HN.

(12) Ví dụ, anh Đặng Vũ Thắng tố cáo nhóm quản lý Thảo cầm viên TP HCM tham nhũng, sau đó 1 người trong số họ đã thuê 4 tên chém thuê từ Hà Nội bay vào, đón đường, chém chết anh Thắng (17g chiều ngày 22/8/2001), rồi lĩnh tiền và bay ra Hà Nội… (tìm Vụ án Đặng Vũ Thắng trên Google Vietnam)

(13) Những đoạn “…” ở phần này đều trích từ lời nói đầu cuốn “Trung Quốc và việc giải quyết cuộc xung đột lần thứ nhất ở Đông Dương’’ của Francois Joyaux, do NXB Thông tin lý luận dịch, xuất bản vào tháng 3 năm 1981, được đăng trên anhbasam blog ngày 30/12/2010.

(14) Dương Danh Dy, Một gương mặt khác của Lưu Á Châu, đăng trên Bauxite Việt Nam, ngày 23/8/2010

Lời tâm huyết của thế hệ trí thức trẻ 8x, trong nước

Tôi viết bài này như một lời tâm tình với tất cả trí thức trẻ Việt Nam và hải ngoại. Mục đích duy nhất bài viết là mong muốn trí thức Việt Nam hãy làm điều gì đó để cứu lấy Việt Nam, cứu lấy chính mình. Tôi là một người Việt trẻ sinh trong thời bình, với kiến thức hạn hẹp nên tôi rất mong được sự góp ý của tất cả các bậc tiền bối. Tôi xin nhấn mạnh một điều: Bài viết của tôi chỉ là một lời chia sẻ gửi đến trí thức mang dòng máu Việt Nam.

Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển: nguồn lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên. Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là do đất nước chúng ta không tôn trọng tri thức.

Một xã hội bảo thủ, coi thường sư tiến bộ của khoa học dương nhiên sẽ tụt hậu. Và Việt Nam đã tụt hậu. Nếu chỉ so sánh trong Đông Nam Á chúng ta cần tới 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm với Thái Lan và 197 năm với Singapore. Hậu quả của một chính phủ xem thường trí thức.

Ngay trong định hướng của đảng: “Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo” đã sai lầm trầm trọng, phản khoa học.

Vấn đề đầu tư vào giáo dục luôn quyết định hưng, suy của một quốc gia. Nền giáo dục của Việt Nam và cả xã hội Việt Nam làm nhân tài không có đất dụng võ. Với bằng cấp tràn lan, người Việt có khi ảo tưởng về mình. Mỗi năm chúng ta có rất nhiều kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư mới nhưng nền kinh tế của chúng ta èo uột, đất nước chúng ta lạc hậu. Hoàn toàn thiếu một sản phẩm Việt sánh ngang tầm các quốc gia khác trên thế giới. Nhắc đến Samsung, Hyundai, người ta nghĩ đến Hàn Quốc, nhắc tới Sony nhớ tới Nhật… Thực tế này cho thấy chất xám Việt đang bi lãng phí.

Có thể nói Việt Nam đã tụt hậu, người lãnh đạo đất nước không phải là tinh hoa của dân tộc, học thứckém xa nhiều người trong xã hội. Bằng cấp Việt Nam không có giá trị quốc tế. Theo tôi, đã đến lúc trí thức Việt Nam nhìn thẳng vào chính mình, nhìn nhận thực tế và thực hiện vai trò của mình để cứu chính mình và cứu xã hội. Thực tế cần phải chấp nhận: nước ta là nước nghèo nàn, lac hậu. Và nếu chúng ta không khắc phục được sự yếu kém của đất nước nạn nhân cũng chính là chúng ta.

Bất cứ xã hội nào, trí thức và tinh thần dân tộc luôn dẫn đầu để đưa đất nước đi lên. Nước Mỹ phồn vinh với giấc mơ Mỹ, Người Hàn Quốc chấp nhận “ăn mày chất xám” ở phương tây, tinh thần Samurai của Nhật… Các dân tộc khác đã làm rạng danh dân tộc họ. Việt Nam kém phát triển chứng tỏ trí thức Việt chưa phát huy được vai trò của mình. Trí thức Việt đang bị gông cùm, bị cuốn vào vòng xoáy của xã hội lưu manh và mất đi trí thức, ý chí.

Là một người sinh sau 75, tôi chỉ nêu ra cái vòng xoáy mà người trí thức trẻ phải chịu. Sau năm 75, thế hệ 8x là lực lượng trí thức đông đảo nhất. Rất tiếc, không ít phải thỏa hiệp với cái lưu manh trong xã hội “hành hạ nhau mà sống”. Xã hội mà trí thức vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm. Tôi đưa ra vài ví dụ cho thấy cái vòng luẩn quẩn mà chí thức phải chịu:

VD: Một bác sĩ với mức lương chết đói, anh ta tìm cách làm khó bệnh nhân để nhận “lót tay”. Nhưng khi anh ta sử dụng các dịch vụ khác, anh ta lại bị làm khó lại.

Vụ sập cầu Cần Thơ, những kỹ sư làm việc trên công trình đó đã làm hại hoặc tiếp tay cho người khác làm hại rất nhiều người. Sẽ ra sao nếu như những kỹ sư này đứng dưới công trình của chính họ.

Mỗi người trong xã hội tự hại mình và hại người khác. Có thể nói trí thức Việt Nam cũng như bao người Việt khác là nạn nhân của nhau, nạn nhân của định hướng xã hội, nạn nhân của sự lãnh đạo tồi tệ. Một nền giáo dục tồi tệ.

Khi một người nước ngoài nói: “Giáo dục Việt Nam tồi tệ”, chúng ta phải công nhận họ đúng. Nền giáo dục của chúng ta mang tính chất bịt miệng, giáo điều. Học sinh phổ thông học khổ hơn đi cày. Học, học như điên, như bị ma đuổi. Học sinh cố gắng vào trường A, trường B mà đôi khi không biết học ngành đó làm gì, ngành đó ra sao, mình có thích ngành đó hay không. Học sinh bị nhồi vào đầu những kiến thức mang tính giáo điều. Ngay cả văn chương, nhạc họa cũng sặc mùi đảng, đảng, đảng….. Họ không được cung cấp kiến thức xã hội để có thể định hướng cuộc đời. Phương tiện truyền thông đưa những thông tin láo khoét. Cứ coi điểm chuẩn của các trường đại học sẽ thấy nực cười. Có ngành năm trước cao ngất, năm sau xấp xỉ xuống sàn. Học sinh chạy theo ngành nghề đan g nổi. Những năm gần đây, kinh tế lên ngôi, sự bùng nổ của ngân hàng, chứng khoán làm mức lương ngành này cao ngất và đương nhiên điểm chuẩn tăng theo. Bên cạnh đó, nhiều ngành kỹ thuật lại không phát triển, lương kỹ sư bèo bọt. Có thể nói giáo dục không định hướng, nền giáo dục ăn theo. Nhìn nhận lại nền giáo dục, chúng ta thấy hầu như các trường đào tạo theo kiểu đem con bỏ chợ, lãng phí thời gian và tiền bạc của sinh viên. Việt Nam có rất nhiều trường thuộc bộ nhưng ngành chính thì mờ nhạt so với các ngành khác.

Các trường này chỉ biết cấp bằng còn sinh viên ra trường sẽ như thế nào họ không quan tâm. Sinh viên bị buộc đóng tiền và lãng phí rất nhiều thời gian cho các môn vô bổ hoặc vô lí. Triết học Mác- Lê tốn khá nhiều thời gian, kinh tế chính trị, học xong bỏ xó, lịch sử đảng tách thành 1 môn riêng biệt. Có những trường đào tạo Anh Văn cho sinh viên với giáo trình cơ bản mà học sinh phổ thông đã học qua. Nếu tính số tiền đầu tư cho một sinh viên đại học ta thấy sự lãng phí rất lớn, cái bằng không có giá trị thực thụ. Bốn năm học tiêu tốn cả trăm triệu và sau ra trường phải đi “đào tạo lại”.

Điều chắc chắn là nếu giáo dục không được đầu tư đúng sẽ rất lãng phí thời gian, tiền bạc và chất xám.Thực tế là kỹ sư Việt Nam có rất nhiều người làm bảo trì nhưng nếu máy hư, kỹ sư chỉ được phép gỡ, chờ kỹ sư nước ngoài. Có người đã nói : Kỹ sư Việt Nam thầy không ra thầy, thợ không ra thợ.

Cả xã hội đang đuổi theo một thứ rất hư ảo: Bằng cấp. Một thứ mà ngay tại Việt Nam cũng chưa được tôn trọng. Nếu những năm trước đây, tiến sĩ, giáo sư hiếm thì nay tràn lan. Có vẻ như bậc đại học bây giờ chỉ là phổ cập. Cả xã hội đua bằng cấp trong khi giá trị của cái bằng lại ngày càng giảm. Tư tưởng học lấy bằng rất đáng lo ngại.

Với hệ thống giáo dục tệ hại, người Việt không phát huy được năng lực, không sánh tầm được với đồng nghiệp thế giới. Trí thức Việt sống trong môi trường thiếu lành mạnh, khoa học.

Đảng cộng sản Việt Nam và hệ thống truyền thông nô dịch đã lừa bịp toàn dân. Họ làm cho người dân tưởng đất nước đang đi lên một cách mạnh mẽ bằng cách đưa ra những con số mị dân trên phương tiện truyền thông.

Nhưng nếu chúng ta thử đặt bên cạnh những con số khác thì sẽ ra một kết quả cười ra nước mắt. Ví dụ: tăng trưởng 7% bên cạnh lạm phát 11%. Nhà nước ra rả nói đã thoát nghèo nhưng trên VTV1 ngày 21-1-2011, khi nói về một gia đình “cận nghèo”, thu nhập 300 ngàn/ người/tháng. Mức cận nghèo là 0.5 USD/người/ngày. Nhiều người vì không để ý đã tin tưởng vào thông tin họ nghe thấy và ảo tưởng về Việt Nam.

Điều đáng tiếc là vẫn còn nhiều trí thức trẻ đang tiếp tay cho sự dối trá. Về mục đích, họ cũng vì mưu sinh. Họ chấp nhận mua việc làm ở các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước với cái giá không nhỏ và tin tưởng rằng họ sẽ ổn định. Họ bước vào vòng xoáy, đầu hàng nghịch lí. Nhưng nếu xét kỹ họ cũng không khá hơn được. Ai hiểu về cơ quan, doanh nghiệp nhà nước đều phải công nhận rằng càng ngày xin chỗ làm càng khó, giá càng cao. Trong khi hoạt động của doanh nghiệp nhà nước yếu kém còn nguồn nhân lực tăng nhanh (do con cháu, quen biết trong ngành) thì việc hiếm là đương nhiên. Với 40% tổng vốn của nền kinh tế quốc doanh chỉ tạo ra 26 % GDP. Vinashin là bài học nhãn tiền.

Nhìn sâu vào hoạt động của các tập đoàn nhà nước, chúng ta có thể thấy các tập đoàn này đang tìm mọi cách để giành giựt lợi nhuận của nhau. Việc các tập đoàn kinh doanh đa ngành không nói lên sự phát triển: Dầu khí, EVN, nhảy vào viễn thông. Viettel, VNPT cũng giành giựt nhau từng ngày. Các tập đoàn đang bế tắc, tìm cách kiếm tiền bằng cách đầu tư vào ngành đang ăn khách. Hiện tại,Vinashin đang gây ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong của các tập đoàn khác. Trái phiếu chính phủ xuống hạng rác, các tập đoàn khó khăn với ngân hàng nước ngoài. Nếu như các tập đoàn này phá sản như Vinashin , những trí thức đã mua việc vào cảnh tiền mất tật mang. Họ cũng khó thích ứng với công việc ngoài quốc doanh.

Nhiều trí thức chọn con đường du học. Họ đi và phải tìm cách ở lại nước ngoài vì so với mức đầu tư của họ, mức lương trong nước không thích ứng được. Họ vào cảnh tha phương cầu thực.

Vài trí thức bước vào con đường của doanh nhân và không ít đã bị gẫy nặng trước một cách thức làm ăn lưu manh. Trí thức Việt bị bít đường sống.

Với hiện trạng, tôi nghĩ đến tư tưởng của Lỗ Tấn: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Đã đến lúc người trí thức Việt phải tự giải cứu mình để trở thành trí thức thực thụ, để nhận đồng lương một cách công khai, xứng đáng và không phải áy náy với bất cứ ai. Trong lịch sử, các cuộc cách mạng thường được một lực lượng trí thức dẫn đầu. Trong dân tộc cũng có những người đã từng đưa thanh niên đi du học để giải phóng đất nước.

Tôi nghĩ trí thức Việt nên nhìn nhận xã hội và hành động thiết thực bằng cách đưa tin tức chân thực đến với mọi người. Truyền thông luôn đóng vai trò quan trọng để thay đổi xã hội. Chúng ta hãy tự đào tạo mình, hãy viết suy nghĩ của mình, hãy phân tích bẻ gẫy luận điệu dối trá của đảng. Gửi những thông tin, bài viết có giá trị về tình hình đất nước cho bất cứ ai qua email hay bất cứ phương tiện nào có thể. Tôi mong muốn những trí thức ở hải ngoai hãy giúp đỡ trí thức trong nước bằng những tài liệu, giáo trình của các đại học tân tiến trên thế giới qua internet để người muốn học có cơ hội tiếp cận. Chúng ta sẽ có một lực lượng mạnh nếu đoàn kết. Đảng cộng sản xử dụng chiêu chia rẽ, đưa vào chúng ta những ranh giới: hải ngoai- trong nước, khen người này chê người kia nhằm ngăn cản sự đoàn kết. Chúng ta hãy sát cánh bên nhau để trí thức tiền bối chỉ dạy trí thức trẻ, một khối đại đoàn kết Việt Nam. Tôi góp ý vài điều mà bất cứ ai cũng có thể làm:

- Tích cực tự học hỏi và chia sẻ tài liệu cho người khác, xích lại gần nhau qua email (chúng ta không cần biết nhau, chỉ cần là người Việt )

- Viết báo, phân tích báo chí nô dịch để vạch mặt kẻ nói dối.

- Tham gia tuyên truyền (Gửi email cho bất cứ ai)

Hãy cùng tôi tích cực dọn đường cho sự thay đổi của Việt Nam. Vì chính chúng ta, vì Việt Nam, để không còn nỗi nhục nhược tiểu, để không có cảnh phụ nữ Việt phải đi lấy chồng ngoại, trẻ em Việt bị mua bán, bị đẩy vào các nhà chứa, để trí thức Việt không còn phải tha phương cầu thực, nông dân, công nhân không phải vất vả và còng lưng trả nợ cho kẻ cầm quyền. Chúng ta hãy hành động. Tự cứu mình và cứu những người khác nữa. Vì tương lai, xin tất cả hãy tìm cách liên kết với nhau trong tình dân tộc.

Nguyễn Nguyễn

Xin một lần nữa cảnh giác với Trung Cộng: Không thừa!

Nguồn: Bauxite Việt Nam
Nhiều website loan tin về việc Trung Cộng có “sáng kiến” yêu cầu Việt Nam “gom đất” để xây dựng các khu mậu dịch tự do xuyên biên giới.
Theo các nguồn tin này, thì mỗi bên góp 8,5 kilomet vuông cho mỗi khu mậu dịch tự do.
Chúng ta hãy nối kết những việc mà Trung Cộng đã làm sau đây: Đã trấn giữ yên vị vùng chốt Tây Nguyên; đã lạc nghiệp trên một giải đất mênh mông với hơn 300.000 hecta rừng sâu trong nội địa; phát triển vết dầu loang dưới hình thức các khu mậu dịch tự do ở các vùng biên giới với Việt Nam; xây đường cao tốc nối các vùng “mậu dịch tự do” này với Hà Nội; bành trướng tối đa Biển Đông. Trên bản đồ Google chúng ta thấy tất cả các cửa sông Việt Nam đều đổ ra cái vùng biển có tên là “Biển Nam Hải của Trung Cộng”.
Liệu các khu gọi là “Mậu dịch tự do” này sẽ biến thành những vùng tô giới mới của Trung Cộng? Và trong bao nhiêu lâu nữa thì chúng ta lại phải lập một đoàn cán bộ chuyên trách để cùng với đoàn chuyên trách của “nước bạn” phân định cắm mốc lại biên giới?
Xin các nhà lãnh đạo cảnh giác với mưu ma chước quỷ vô cùng hiểm độc này của người anh em đồng chí cộng sản cùng giai cấp “Mười sáu chữ vàng”. Đây là mánh lới truyền kiếp mà họ đã thực hiện hiệu quả ở tất cả các vùng biên giới với các nước láng giềng từ xưa đến nay mà vừa mới đây, nhà nghiên cứu sử học Hồ Bạch Thảo đã phân tích cặn kẽ trong cái gọi là chiến thuật “phản khách vi chủ” được binh thư Trung Quốc liệt vào kế sách quan trọng thứ 30 trong 36 kế thôn tính đất đai nước khác (xin xem boxitvn.blogspot.com).
Vũ Cao Đàm
Sẽ có một phần biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc bị xóa sổ, để trở thành một “hợp tác xã kinh tế” kiểu mới.

Trung Quốc cam kết tăng tốc phát triển khu vực kinh tế xuyên biên giới với VN, theo bản tin Tân Hoa Xã hôm thứ Tư.

Bản tin cũng đăng trên China Daily cho biết TQ sẽ đa dạng hóa mô hình hợp tác với VN ở khu vực biên giới, và sẽ xây khu vực kinh tế xuyên biên giới này.

Ông Ma Biao (Mã Tiêu), Chủ tịch khu tự trị Quảng Tây của người Zhuang, đã có chuyến đi VN trong 6 ngày để quảng bá chương trình này.

Ông nói, với tình hình thiết lập vùng mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và ASEAN từ đầu năm nay, TQ đang có nhiều kế hoạch hợp tác vùng biên giới về đầu tư, sản xuất, chế tác cũng như du lịch.

Ông nói TQ sẽ xây khu kinh tế xuyên biên giới TQ-VN. Hai nước đã quyết định từ năm 2007 để mỗi nước trích ra 8.5 kilômét vuông đất ở thành phố Pingxiang (Bằng Tường) ở Quảng Tây của TQ, và thành phố Đồng Đăng ở tỉnh Lạng Sơn của VN để xây khu kinh tế xuyên biên giới.

Bản tin nhà nước TTXVN có đăng tin Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón Mã Tiêu, nhưng ém nhẹm tin trích 8.5 kilômét đất Lạng Sơn ra để làm hợp tác xã kinh tế với TQ.

Không chỉ riêng Lạng Sơn, tính tổng cộng là 4 tỉnh VN sẽ có hợp tác kinh tế với Quảng Tây, theo kết quả buổi họp giữa ông Dũng và Mã Tiêu. Tuy nhiên, chưa rõ kế hoạch tương lai ba tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Ninh của VN sẽ trích ra bao nhiêu diện tích đất để “hùn vốn đất làm hợp tác xã với TQ”.

Đây có phải là một kế hoạch tinh vi để xóa sổ các vùng đất biên giới VN này, và sẽ làm cho dân chúng VN tại khu kinh tế chung sống với tự hào là một “công dân quốc tế”?

Bản tin TTXVN từ Hà Nội viết: “Chiều 9/9, trong buổi tiếp Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) Mã Tiêu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, những kết quả tích cực của mối quan hệ hợp tác giữa Quảng Tây và các tỉnh biên giới Việt Nam nói riêng, các địa phương khác của Việt Nam nói chung đã và đang góp phần thiết thực tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc…

…Trong bối cảnh tốt đẹp của mối quan hệ giữa hai nước, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Quảng Tây với Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ với kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 4 tỷ USD trong năm 2009, chiếm gần 20% tổng kim ngạch thương mại của hai nước và vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới.

Đánh giá cao chuyến thăm, làm việc của Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Mã Tiêu tại Việt Nam và dự Hội nghị lần thứ 3 Ủy ban công tác liên hợp giữa Quảng Tây và 4 tỉnh biên giới của Việt Nam (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Quảng Ninh), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, trong thời gian tới, hai bên cần nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc để tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại, vì quyền lợi chung của cả Việt Nam và Quảng Tây.

Thủ tướng nhất trí với những đề nghị của ông Mã Tiêu về một số định hướng kế hoạch phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Quảng Tây như thúc đẩy xây dựng hệ thống giao thông kết nối Quảng Tây với các tỉnh của Việt Nam; xây dựng các khu kinh tế giáp biên giới, đẩy mạnh hợp tác du lịch, giáo dục…

… Ông Mã Tiêu cho biết, trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này, dự kiến các doanh nghiệp của Quảng Tây và Việt Nam sẽ ký kết hơn 50 dự án hợp tác kinh tế, thương mại với tổng kim ngạch hơn 1,8 tỷ USD…”


Nguồn: Vietbao.com

Ông Lê Duẩn nói về Trung Quốc (ST)

Bùi Xuân Bách dịch


TBT Lê Duẩn
Lời giới thiệu: Tài liệu dưới đây được dịch từ cuốn Đằng sau tấm màn tre – Trung Quốc, Việt Nam và Thế giới ngoài châu Á (Behind the Bamboo Curtain – China, Vietnam, and the World beyond Asia), do Priscilla Roberts biên tập, Trung tâm Woodrow Wilson và Đại học Stanford xuất bản, 2006. Phần III chương 14 của cuốn sách có tiêu đề “Lê Duẩn và sự đoạn tuyệt với Trung Quốc”. Phần này gồm bài giới thiệu khá dài (14 trang, từ trang 453 đến 467) của Tiến sĩ Stein Tønnesson và bản dịch tài liệu này ra tiếng Anh của Christopher E. Goscha (20 trang, 467-486). Tiến sĩ Stein Tønnesson là học giả nghiên cứu về thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong đó có mối quan hệ giữa Việt Nam với các cường quốc Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc trong giai đoạn này. Ông hiện đang là Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế, Oslo, Na uy và cũng là tác giả cuốnViệt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao, mà anh Vũ Tường đã giới thiệu trong bài điểm sách đăng trên talawas blog. Christopher E. Goscha hiện đang giảng dạy môn Lịch sử tại American University và Trường Quốc tế ở Paris. Ông là đồng Giám đốc Nhóm nghiên cứu Việt Nam đương đại, Trường Khoa học Chính trị, Paris. Gần đây ông có tác phẩm đã in “Mậu dịch vùng biên giới Việt Nam với Hoa Nam thời đầu chiến tranh” (Asian Survey, 2000) và đã trình luận án về đề tài Bối cảnh châu Á của cuộc chiến Pháp-Việt tại Trường Cao đẳng thực hành, thuộc Viện Đại học Sorbonne.
Bài giới thiệu của Stein Tønnesson có khá nhiều nhận định sắc sảo và chính xác. Rất tiếc là không đủ thời gian để dịch ra giới thiệu với các bạn, nhưng các bạn có thể tham khảo bản tiếng Anh tại địa chỉ sau: http://www.wilsoncenter.org/topics/pubs/New_Ev_CWAsia.pdf (trang 273-288).
Lẽ ra tài liệu từ tiếng Việt, đã được dịch sang tiếng Anh, thế thì còn dịch lại ra tiếng Việt làm gì. Vấn đề là ở chỗ, như Stein Tønnesson đã nhận xét: “Cho đến giờ, rất ít tài liệu thuộc loại này được phía Việt Nam cho phép các học giả tiếp cận.” Vậy thì trong khi chờ đợi tài liệu được bạch hóa, ta dịch ra để cùng đọc, tuy không thể chính xác bằng bản gốc, nhưng cũng có thể cung cấp cho ta một số thông tin nhất định. Cũng có bạn đã viết rằng: “Vì bạn dịch tác phẩm từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác, bạn không bao giờ dịch ngược một tác phẩm trở về ngôn ngữ nguồn. Không ai làm việc vớ vẩn ấy.” Nhìn chung thì đúng, tưởng như tiên đề, nhưng thực ra cũng có những lệ ngoại như trong trường hợp này. Việc “tam sao” này ắt là “thất bổn”, chẳng hạn như bản tiếng Anh dùng chữ “we” thì trong bản gốc có thể là “chúng ta”, “chúng tôi” mà hai từ này nội hàm cũng đã khác nhau (không hay có bao gồm người đối thoại hoặc người nghe), lại cũng có thể là phe ta, quân ta, dân ta v.v… nên chỉ có thể dựa vào ngôn cảnh mà phỏng đoán. Stein Tønnesson cũng đã chỉ ra: “Chúng ta được biết, Lê Duẩn rất ít khi tự mình chấp bút và tài liệu mang phong cách khẩu ngữ (khiến cho việc dịch cực kỳ khó khăn). Rất có thể đây là bản thảo Lê Duẩn đọc cho thư ký ghi, hoặc những đoạn chi tiết do một cán bộ cấp cao dự buổi nói chuyện này ghi lại.”
Christopher E. Goscha đã phát hiện tài liệu này trong Thư viện Quân đội ở Hà Nội, chép tay lại và dịch ra tiếng Anh. Cũng theo Stein Tønnesson: “Văn bản không đề ngày tháng, và tên tác giả chỉ cho biết là “đồng chí B”. Dù sao, nội dung tài liệu cho ta thấy, nó được viết năm 1979, có lẽ vào quãng thời gian giữa cuộc tấn công của Trung Quốc vào Bắc Việt Nam tháng 2-1979 và thời điểm phát hành cuốn Sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam về mối quan hệ Việt – Trung ngày mồng 4 tháng 10 cùng năm. Dường như văn bản được soạn chỉ ít lâu sau quyết định ngày 15 tháng 3-1979 của Đặng Tiểu Bình ngừng cuộc tấn công trừng phạt Việt Nam và rút quân về nước, nhưng trước khi Hoàng Văn Hoan đào thoát sang Trung Quốc tháng 7-1979.”
Nếu tên tác giả chỉ ghi là “đồng chí B” thì sao lại dám khẳng định là Lê Duẩn? Bài nói chuyện của “đồng chí B” có cho ta biết rằng, trong những cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam, ông ta được gọi là anh Ba, một bí danh mà mọi người đều biết là của Lê Duẩn. Tài liệu cũng nói nhiều đến những cuộc họp cấp cao với phía Trung Quốc trong đó có cả Mao, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, khi đó nhân vật B này thường xưng tôi và đại diện cho phía Việt Nam một cách đầy quyền uy như thế, hẳn chỉ có rất ít người.
Một nhận xét khác của Stein Tønnesson là “những điều Lê Duẩn nói ra (trong năm 1979) rõ ràng mang sắc thái tức giận”, nhưng về thái độ của Lê Duẩn thì “một nét ấn tượng của tài liệu này là sự thẳng thắn, bộc trực và cách tác giả đưa vấn đề ra như là một cá nhân.” Ta đều biết vai trò và vị trí của ông trong Đảng cũng như trong các sự kiện từ khi được cử làm Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam rồi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.
Stein Tønnesson cũng cho rằng khi Lê Duẩn xưng tôi với Hồ Chí Minh thì đó là thái độ có phần xấc xược, nhưng người dịch không nghĩ như vậy. Nếu bạn đã đi nhiều vùng trên đất nước ta, hoặc được tiếp xúc với nhiều người từ những địa phương khác nhau tới, bạn sẽ thấy đó chỉ là một tập quán ngữ dụng của một số nơi chứ không phải là hỗn hào hay xấc xược. Hoặc cũng có đoạn, khi nói chuyện với Mao, Lê Duẩn cũng dám “ăn miếng trả miếng”, nhưng người dịch hoài nghi chuyện này, chúng ta cần phối kiểm với những tài liệu khác nữa.
So với cuốn Sách trắng của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam, Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, công bố ngày mồng 4 tháng 10-1979, tài liệu này cũng không có nhiều điểm khác biệt, trừ một số tình tiết về cách suy nghĩ và ứng phó của phía Việt Nam. Dẫu sao, theo thiển ý của tôi, thì đây cũng là một tài liệu quý. Nó cho ta thấy việc ra đời của cuốn Sách trắng đã được chỉ đạo từ cấp cao nhất.
Vì thời gian có hạn, lại dịch ngược lại từ tiếng Anh ra Việt trong khi ngôn ngữ nguồn đã là tiếng Việt, chắc chắn bản dịch còn nhiều thiếu sót. Người dịch cũng chỉ mong muốn một chữ “tín”, mà chưa dám nghĩ đến “đạt, nhã”. Mong các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến cho. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ.
Xin lưu ý:
- Dấu ngoặc vuông [ ] là của Christopher E. Goscha.
- Chúng tôi vẫn giữ nguyên những con số của ghi chú cho phù hợp với trong sách.
***
Đồng chí B nói về âm mưu chống Việt Nam của bè lũ phản động Trung Quốc
Nói chung, sau khi ta đã thắng Mỹ thì không còn tên đế quốc nào dám đánh ta nữa. Chỉ có những kẻ nghĩ rằng, họ có thể đánh và dám đánh chúng ta, là bọn phản động Trung Quốc. Nhưng nhân dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn như vậy. Tôi không rõ bọn phản động Trung Quốc này còn tồn tại bao lâu nữa. Dẫu sao, chừng nào bọn chúng còn đó thì chúng sẽ tấn công ta như chúng vừa làm gần đây [vào đầu năm 1979]. Nếu chiến tranh đến từ phương Bắc thì các tỉnh [Bắc Trung bộ] Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa sẽ trở thành căn cứ cho cả nước. Đó là những căn cứ vững chắc nhất, tốt nhất và mạnh nhất không gì so sánh được. Vì nếu như vùng đồng bằng [Bắc bộ] vẫn liên tục căng thẳng như vậy thì tình hình sẽ hết sức phức tạp. Hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản. Nếu không có nhân dân Việt Nam thì sẽ chẳng có ai dám đánh Mỹ, bởi vì lúc Việt Nam đang đánh Mỹ thì cả thế giới còn lại sợ Mỹ…(25) Mặc dầu Trung Quốc đã giúp [Bắc] Triều Tiên, nhưng đó chỉ vì mục đích bảo vệ sườn phía Bắc của họ mà thôi. Sau khi chiến tranh chấm dứt [ở Triều Tiên] và áp lực chuyển sang Việt Nam, ông ta [có lẽ ám chỉ Chu Ân Lai như những đoạn tiếp theo sẽ gợi ý] nói rằng, nếu như Việt Nam tiếp tục chiến đấu thì họ sẽ phải tự lo liệu lấy. Ông ta sẽ không giúp nữa và đã gây sức ép buộc chúng ta phải ngừng đấu tranh.
Khi ta ký Hiệp định Giơ ne vơ, chính Chu Ân Lai là người đã chia cắt nước ta ra làm hai [phần]. Sau khi nước ta bị chia thành hai miền Bắc và Nam như vậy, cũng chính ông ấy lại ép chúng ta không được đụng chạm gì đến miền Nam. Họ cấm ta vùng lên [chống lại Việt Nam Cộng hòa được Mỹ ủng hộ]. [Nhưng] họ đã không làm chúng ta sờn lòng. Khi tôi vẫn còn đang ở trong Nam và đã chuẩn bị phát động chiến tranh du kích ngay sau khi ký Hiệp định Giơ ne vơ, Mao Trạch Đông đã nói với Đảng ta rằng, chúng ta cần ép các đồng chí Lào chuyển giao ngay hai tỉnh đã giải phóng cho chính phủ Viên Chăn (26). Nếu không Mỹ sẽ tiêu diệt họ, một tình huống hết sức nguy hiểm [theo quan điểm Trung Quốc]. Việt Nam lại phải làm việc ngay lập tức với phía Mỹ [về vấn đề này]. Mao đã bắt ta phải làm như vậy và chúng ta cũng đành phải làm như vậy (27).
Rồi sau khi hai tỉnh giải phóng của Lào đã được bàn giao cho Viên Chăn, bọn phản động Lào ngay lập tức bắt Hoàng thân Su-pha-nu-vông. Phía các đồng chí Lào có hai tiểu đoàn lúc ấy đang bị bao vây. Hơn nữa họ chưa sẵn sàng chiến đấu. Sau đó một tiểu đoàn đã vượt thoát [khỏi vòng vây]. Khi đó tôi đưa ra ý kiến là phải chấp nhận cho các bạn Lào phát động chiến tranh du kích. Tôi mời phía Trung Quốc đến để thảo luận việc này với ta. Tôi nói: “Các đồng chí, nếu các anh tiếp tục gây sức ép với Lào như thế thì lực lượng của họ sẽ tan rã hoàn toàn. Bây giờ họ phải được phép tiến hành đánh du kích”.
Trương Văn Thiên (28), người trước kia đã từng là Tổng Bí thư [Đảng Cộng sản Trung Quốc] và có bí danh là Lạc Phủ, đã trả lời: “Vâng, thưa các đồng chí, điều các đồng chí nói là đúng. Chúng ta hãy cho phép Tiểu đoàn Lào ấy được đánh du kích”.
Tôi hỏi Trương Văn Thiên ngay lập tức: “Các đồng chí, nếu các đồng chí đã cho phép Lào tiến hành chiến tranh du kích, thì đâu có gì đáng sợ nếu phát động chiến tranh du kích ở miền Nam Việt Nam. Điều gì đã làm cho các đồng chí phải sợ hãi đến nỗi các đồng chí lại ngăn cản chúng tôi?”
Ông ấy [Trương Văn Thiên] trả lời: “Không có gì phải sợ cả!”
Đó là điều Trương Văn Thiên đã nói. Tuy nhiên Hà Vĩ, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam khi ấy, [và] có mặt lúc đó cũng nghe thấy những điều vừa nói.
Ông ta đã đánh điện về Trung Quốc [báo cáo những gì đã trao đổi giữa Lê Duẩn và Trương Văn Thiên]. Mao trả lời ngay lập tức: “Việt Nam không thể làm như vậy được [phát động chiến tranh du kích ở miền Nam]. Việt Nam nhất định phải trường kỳ mai phục!” Chúng ta quá nghèo. Làm sao ta có thể đánh Mỹ nếu như chúng ta không có Trung Quốc là hậu phương vững chắc? [Do đó], chúng ta đành nghe theo họ, có phải không? (29)
Dẫu sao thì chúng ta vẫn không nhất trí. Ta bí mật tiến hành phát triển lực lượng của ta. Khi [Ngô Đình] Diệm kéo lê máy chém đi khắp các tỉnh miền Nam, ta đã ra lệnh tổ chức lực lượng quần chúng để chống chế độ này và giành lại chính quyền [từ tay chính phủ Diệm]. Chúng ta không cần để ý đến họ [Trung Quốc]. Khi cuộc đồng khởi giành chính quyền đã bắt đầu, chúng tôi sang Trung Quốc gặp Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình nói với tôi: “Các đồng chí, bây giờ sai lầm của các anh thành việc đã rồi, các anh chỉ nên đánh ở mức độ trung đội trở xuống.” Đấy là một kiểu ràng buộc mà họ muốn áp đặt lên ta.
Tôi nói [với Trung Quốc]: “Vâng, vâng! Tôi sẽ thực hiện như vậy. Tôi sẽ chỉ đánh ở mức trung đội trở xuống”. Sau khi chúng ta đánh và Trung Quốc nhận ra rằng chúng ta đã chiến đấu có hiệu quả, Mao đột ngột có đường lối mới. Ông ta nói rằng trong khi Mỹ đánh nhau với ta, ông ấy sẽ mang quân đội [Trung Quốc] vào giúp ta làm đường. Mục đích chính của ông ấy là tìm hiểu tình hình Việt Nam để sau này có thể đánh ta và từ đó bành trướng xuống Đông Nam Á. Không còn lý do nào khác. Chúng ta biết vậy nhưng phải chấp nhận [việc đưa quân Trung Quốc vào miền Bắc Việt Nam]. Chuyện này thì cũng được. Họ quyết định đưa quân vào. Tôi chỉ yêu cầu là họ đưa người không thôi, nhưng quân đội họ vào mang cả súng ống, đạn dược. Tôi lại đành phải đồng ý.
Sau đó ông ấy [Mao Trạch Đông] bắt ta tiếp nhận hai vạn quân, đến để làm đường từ Nghệ Tĩnh vào Nam. Tôi từ chối. Họ vẫn liên tục yêu cầu nhưng tôi không thay đổi ý kiến. Họ bắt tôi phải cho họ vào nhưng tôi không chấp nhận. Họ tiếp tục gây áp lực nhưng tôi vẫn không đồng ý. Các đồng chí, tôi đưa ra những ví dụ này để các đồng chí thấy được âm mưu lâu dài của họ là muốn cướp nước ta, và âm mưu của họ xấu xa tới chừng nào.
Sau khi Mỹ đưa vài trăm ngàn quân vào miền Nam, chúng ta đã tiến hành Tổng tiến công Mậu Thân 1968, buộc chúng phải xuống thang. Để đánh bại đế quốc Mỹ ta phải biết cách kéo địch xuống thang dần dần. Đó là chiến lược của ta. Chúng ta chiến đấu chống lại một kẻ địch lớn, có dân số hơn hai trăm triệu người và họ từng thống trị thế giới. Nếu ta không thể bắt họ xuống thang dần từng bước, thì ta sẽ lúng túng và không thể tiêu diệt kẻ thù được. Ta phải đánh cho chúng tê liệt ý chí để buộc chúng đến bàn đàm phán và không cho phép chúng đưa thêm quân vào.
Khi đã đến lúc họ muốn đàm phán với chúng ta, Hà Vĩ viết thư cho ta nói: “Các anh không thể ngồi xuống đàm phán với Mỹ được. Các anh phải kéo quân Mỹ vào miền Bắc mà đánh chúng”. Ông ta đã gây sức ép bằng cách đó, khiến chúng ta hết sức bối rối. Đó hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản. Thật là mệt mỏi mỗi khi những tình huống tương tự [với Trung Quốc] lại xảy ra.
Chúng ta đã quyết định rằng không thể làm theo cách đó được [về ý kiến của Hà Vĩ không nên đàm phán với Mỹ]. Ta đã ngồi xuống ở Paris. Ta đã kéo Mỹ xuống thang để đánh bại chúng. Trong khi đó Trung Quốc lại tuyên bố [với Mỹ]: “Nếu người không đụng đến ta thì ta cũng không đụng đến người. Muốn mang bao nhiêu quân vào Việt Nam, điều đó tùy theo các anh”. Trung Quốc, theo ý của họ, đã làm như vậy và ép ta làm theo.
Họ đã tích cực đổi chác với Mỹ và dùng ta làm con bài để mặc cả như thế đấy. Khi người Mỹ nhận ra rằng họ đã thua, ngay lập tức họ sử dụng Trung Quốc để xúc tiến việc rút quân ở miền Nam sao cho thuận lợi. Nixon và Kissinger đã đến Trung Quốc để thảo luận việc này.
Trước khi Nixon đến Trung Quốc, [mục tiêu chuyến đi này của ông ta] nhằm giải quyết vấn đề Việt Nam theo chiều hướng có lợi cho Mỹ và giảm thiểu đến tối đa sự thất bại của họ, đồng thời cho phép ông ta lôi kéo Trung Quốc gần hơn về phía Mỹ, Chu Ân Lai đã đến gặp tôi. Châu nói với tôi: “Vào lúc này, Nixon sắp đến gặp tôi, chủ yếu là để thảo luận vấn đề Việt Nam, do đó tôi nhất định phải đến gặp đồng chí để bàn bạc.”
Tôi trả lời: “Thưa đồng chí, đồng chí có thể nói bất kỳ điều gì đồng chí muốn, nhưng tôi vẫn không hiểu. Đồng chí là người Trung Quốc; tôi là người Việt Nam. Việt Nam là đất nước của [chúng] tôi, hoàn toàn không phải là của các đồng chí. Đồng chí không có quyền phát biểu [về công việc của Việt Nam], và đồng chí không có quyền thảo luận [những chuyện đó với Mỹ] (30). Hôm nay, thưa đồng chí, tôi nói riêng với đồng chí một điều, mà thậm chí tôi chưa từng nói với Bộ Chính trị của chúng tôi, rằng các đồng chí đã đặt ra một vấn đề nghiêm trọng và vì vậy tôi cần phải nói:
Năm 1954, khi Việt Nam chiến thắng ở Điện Biên Phủ, tôi đang ở Hậu Nghĩa. Bác Hồ đánh điện cho tôi, nói rằng tôi cần phải đi Nam để tổ chức lại [các lực lượng ở đó] và nói chuyện với đồng bào miền Nam [về việc này] (31). Tôi đi xe thổ mộ xuôi Nam. Dọc đường đồng bào đổ ra chào đón tôi vì họ nghĩ chúng tôi đã chiến thắng. Thật đau lòng xiết bao! Nhìn đồng bào miền Nam tôi đã khóc. Bởi vì sau đó Mỹ sẽ nhảy vào miền Nam và tàn sát đồng bào tôi một cách dã man.
Vào tới nơi, tôi lập tức đánh điện cho bác Hồ yêu cầu được ở lại và không tập kết ra Bắc, để có thể tiếp tục chiến đấu mười năm nữa hoặc lâu hơn. [Tôi nói với Chu Ân Lai]: “Thưa đồng chí, đồng chí đã gây ra những khó khăn cho chúng tôi như vậy đấy [muốn nói đến vai trò của ông ta trong việc chia cắt Việt Nam tại hội nghị Giơ ne vơ năm 1954]. Đồng chí có biết thế không?”
Chu Ân Lai đáp: “Tôi xin lỗi các đồng chí. Tôi đã sai. Tôi đã sai trong chuyện này [ám chỉ việc chia cắt Việt Nam tại Giơ ne vơ] (32). Sau khi Nixon đã đi thăm Trung Quốc, ông ta [Châu] lại sang Việt Nam một lần nữa để hỏi tôi về một số vấn đề liên quan đến cuộc chiến đấu trong Nam.
Tuy nhiên tôi cũng nói ngay với Chu Ân Lai: “Nixon đã gặp các đồng chí. Chẳng bao lâu nữa họ [Mỹ] sẽ tấn công chúng tôi mạnh hơn”. Tôi hoàn toàn không sợ. Cả hai bên [Mỹ và Trung Quốc] đã thỏa thuận với nhau nhằm đánh ta mạnh hơn. Ông ấy [Châu] đã không phản đối quan điểm này là không có cơ sở, và chỉ nói rằng: “Tôi sẽ gửi thêm súng ống đạn dược cho các đồng chí”. Rồi ông ta nói [về sự e ngại một âm mưu bí mật giữa Mỹ và Trung Quốc]: “Không có chuyện đó đâu”. Dẫu sao họ cũng đã thảo luận đánh ta mạnh hơn như thế nào, kể cả ném bom bằng B-52 và phong tỏa cảng Hải Phòng. Vấn đề rõ ràng là như vậy.
Nếu Liên Xô và Trung Quốc không bất đồng với nhau thì Mỹ không thể đánh chúng ta một cách tàn bạo như chúng đã làm. Chừng nào hai nước [Trung Quốc và Liên Xô] còn xung đột thì người Mỹ sẽ không bị ngăn trở [vì sự phản đối của khối Xã hội chủ nghĩa thống nhất]. Mặc dầu Việt Nam đã có thể đoàn kết với cả hai nước Trung Quốc và Liên Xô, nhưng để làm việc này là hết sức khó khăn vì lúc đó chúng ta phải dựa vào Trung Quốc rất nhiều. Thời gian đó Trung Quốc hàng năm viện trợ cho ta nửa triệu tấn lương thực, cũng như súng ống, đạn dược, tiền bạc, chưa nói đến cả đô la nữa. Liên Xô cũng giúp ta tương tự như vậy. Nếu chúng ta không làm được điều đó [giữ gìn sự thống nhất và đoàn kết với họ] thì mọi chuyện có thể hết sức nguy hiểm. Hàng năm tôi phải sang Trung Quốc hai lần để trình bày với họ [ban lãnh đạo Trung Quốc] về các diễn biến ở trong Nam. Còn với Liên Xô, tôi không cần phải nói gì cả [về tình hình miền Nam]. Tôi chỉ nói chung chung. Khi làm việc với phía Trung Quốc, tôi phải nói rằng cả hai chúng ta đang cùng đánh Mỹ. Tôi đã đi (sang đấy) một mình. Tôi phải tham dự vào những chuyện đó. Tôi phải sang Trung Quốc và bàn bạc với họ nhiều lần như vậy với mục đích chính là thắt chặt quan hệ song phương [Trung Quốc và Việt Nam]. Chính vào lúc đó Trung Quốc ép chúng ta phải tách xa khỏi Liên Xô, cấm ta không được đi cùng với Liên Xô nữa (33).
Họ làm rất căng thẳng chuyện này. Đặng Tiểu Bình, cùng với Khang Sinh (34), đến nói với tôi: “Đồng chí, chúng tôi sẽ giúp các anh vài tỷ (Nhân dân tệ) một năm. Các anh không được nhận gì từ Liên Xô nữa.”
Tôi không chấp nhận như vậy. Tôi nói: “Không, chúng tôi nhất định phải đoàn kết và thống nhất với toàn phe Xã hội chủ nghĩa.” (35)
Năm 1963, khi Nikita Khơrútxốp có sai lầm, Trung Quốc lập tức ra Cương lĩnh 25 điểm và mời Đảng ta đến và góp ý kiến. Anh Trường Chinh và tôi cùng đi với một số anh em khác. Trong khi bàn bạc, họ [Trung Quốc] lắng nghe ta chừng mười điểm gì đó, nhưng khi tới ý kiến “không xa rời phe Xã hội chủ nghĩa” (37) thì họ không nghe nữa… Đặng Tiểu Bình nói: “Tôi chịu trách nhiệm về văn bản của chính tôi. Tôi xin ý kiến các đồng chí nhưng tôi không chấp nhận điểm này của các đồng chí.”
Trước khi đoàn ta về nước, Mao có tiếp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi trò chuyện cùng chúng tôi và đến cuối câu chuyện ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn các đồng chí biết việc này. Tôi sẽ là Chủ tịch của 500 triệu bần nông và tôi sẽ mang một đạo quân đánh xuống Đông Nam Á.” (38) Đặng Tiểu Bình cũng ngồi đó và nói thêm: “Đó chủ yếu là vì bần nông của chúng tôi đang ở trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn!”
Khi chúng tôi đã ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: “Anh thấy đấy, một âm mưu cướp nước ta và cả Đông Nam Á. Bây giờ chuyện đã minh bạch.” Họ dám ngang nhiên tuyên bố như vậy. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Rõ ràng là không một phút nào họ không nghĩ tới việc đánh Việt Nam!
Tôi sẽ nói thêm để các đồng chí có thể thấy rõ hơn tầm quan trọng quân sự của việc này. Mao hỏi tôi:
- Lào có bao nhiêu cây số vuông?
Tôi trả lời:
- Khoảng 200 nghìn [cây số vuông].
- Dân số của họ là bao nhiêu? [Mao hỏi]
- [Tôi đáp:] Gần ba triệu.
- [Mao nói:] Thế thì cũng không nhiều lắm! Tôi sẽ mang người của chúng tôi xuống đấy!
- [Mao hỏi:] Thái Lan thì có bao nhiêu cây số vuông?
- [Tôi trả lời:] Khoảng 500 nghìn.
- Và có bao nhiêu người? [Mao hỏi]
- Gần 40 triệu! [Tôi đáp]
- Trời ơi! [Mao nói], tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500 nghìn cây số vuông mà có tới 90 triệu dân. Tôi sẽ lấy thêm một ít người của chúng tôi đi xuống đấy nữa [Thái Lan]!
Đối với Việt Nam, họ không dám nói thẳng về việc di dân như vậy. Tuy nhiên, ông ta [Mao] nói với tôi: “Các đồng chí, có thật người Việt Nam đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên không?” Tôi nói: “Đúng.” “Thế có thật là các anh cũng đánh bại cả quân Thanh nữa phải không?” Tôi đáp: “Đúng.” Ông ta lại hỏi: “Và cả quân Minh nữa, đúng không?” Tôi trả lời: “Đúng, và cả các ông nữa. Tôi sẽ đánh bại cả các ông. (39) Ông có biết thế không?” Tôi đã nói với Mao như vậy đó. Ông ấy nói: “Đúng! Đúng!” Mao muốn chiếm Lào, cả nước Thái Lan… cũng như muốn chiếm toàn vùng Đông Nam Á. Mang người đến ở đó. Thật là phức tạp.
Trong những năm trước [về các vấn đề có thể nảy sinh từ mối đe dọa của Trung Quốc trong những thời kỳ đó], chúng ta đã có sự chuẩn bị tích cực chứ không phải chúng ta không chuẩn bị gì. Nếu chúng ta không chuẩn bị thì tình hình vừa qua đã có thể rất nguy. Đó không phải là chuyện đơn giản. Mười năm trước tôi đã có mời anh em bên quân đội đến gặp tôi. Tôi nói với họ rằng Liên Xô và Mỹ đang có mâu thuẫn với nhau. Còn Trung Quốc, họ lại bắt tay với đế quốc Mỹ. Trong tình hình căng thẳng như vậy các anh phải lập tức nghiên cứu vấn đề này. Tôi sợ bên quân đội anh em chưa hiểu nên tôi nói thêm rằng không có cách nào khác để hiểu vấn đề này. Nhưng họ phát biểu rằng chuyện này rất khó hiểu. Đúng là không dễ dàng chút nào. Nhưng tôi không thể nói cách khác được. Và tôi cũng không cho phép ai căn vặn mình. (40)
Khi tôi đi Liên Xô, họ cũng rất cứng rắn với tôi về Trung Quốc. Liên Xô đã triệu tập một hội nghị 80 đảng [Cộng sản] để ủng hộ Việt Nam, nhưng Việt Nam không tham dự hội nghị này, vì [hội nghị] không chỉ nhằm giúp đỡ Việt Nam mà còn dự định lên án Trung Quốc. Do đó Việt Nam đã không đi. Phía Liên Xô hỏi: “Các anh đã từ bỏ chủ nghĩa quốc tế rồi hay sao? Tại sao các anh lại làm như vậy?” Tôi đáp: “Tôi hoàn toàn không từ bỏ chủ nghĩa quốc tế. Tôi chưa hề làm như vậy. Tuy nhiên, muốn là người theo chủ nghĩa quốc tế thì trước hết phải đánh bại đế quốc Mỹ. Và nếu người ta muốn đánh Mỹ thì phải thống nhất và đoàn kết với Trung Quốc. Nếu tôi đi dự hội nghị này thì Trung Quốc sẽ gây ra những khó khăn nghiêm trọng cho chúng tôi. Xin các đồng chí hiểu cho.”
Ở Trung Quốc có rất nhiều ý kiến khác nhau và đang tranh cãi. Chu Ân Lai đồng ý xây dựng cùng Liên Xô một mặt trận chống Mỹ. Một lần tôi đến Liên Xô dự lễ Quốc khánh, tôi có được đọc một bức điện của Trung Quốc gửi Liên Xô nói rằng “nếu Liên Xô bị tấn công thì Trung Quốc sẽ kề vai sát cánh cùng Liên bang Xô viết.”(41) Đó là nhờ Hiệp ước hữu nghị Xô – Trung được ký kết trước đây [tháng 2-1950]. Ngồi cạnh Chu Ân Lai tôi hỏi ông ấy: “Trong bức điện mới đây gửi Liên Xô, các đồng chí đã đồng ý cùng với Liên Xô thành lập một mặt trận, nhưng tại sao các đồng chí lại không thành lập một mặt trận chống Mỹ?” Chu Ân Lai đáp: “Chúng tôi có thể. Tôi đồng tình với quan điểm của đồng chí. Tôi sẽ thành lập một mặt trận với các đồng chí [về Việt Nam]. Bành Chân (42) cũng đang ngồi đó, nói thêm: “Ý kiến này cực kỳ đúng đắn!” Nhưng khi vấn đề được đưa ra thảo luận ở Thượng Hải, Mao nói rằng không thể được và gạt bỏ ý kiến này. Các đồng chí đã thấy vấn đề phức tạp ra sao.
Mặc dầu Chu Ân Lai có bảo lưu một số ý kiến, dẫu sao ông cũng đã đồng ý thành lập một mặt trận và đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều. Chính nhờ ông mà tôi hiểu [nhiều chuyện đang diễn ra ở Trung Quốc]. Nếu không thì có thể rất nguy hiểm. Có lần ông ấy nói với tôi: “Tôi phải làm hết sức mình để sống sót ở đây, dùng Lý Cường (43) để tích lũy và cung cấp viện trợ cho các đồng chí.” Và thế đấy [ám chỉ Châu đã có thể dùng Lý Cường vào việc giúp đỡ Việt Nam]. Tôi hiểu rằng nếu không có Chu Ân Lai thì không thể có được sự viện trợ như vậy. Tôi thật biết ơn ông ta.
Tuy nhiên cũng không đúng, nếu nói rằng những người khác trong ban lãnh đạo Trung Quốc có cùng quan điểm với Chu Ân Lai. Họ khác nhau trên nhiều phương diện. Nhưng có thể nói rằng người kiên trì nhất, người có đầu óc đại Hán và người muốn chiếm cả vùng Đông Nam Á, chính là Mao. Tất cả mọi chính sách [của Trung Quốc] đều nằm trong tay Mao.
Cũng có thể nói như vậy về các nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc. Chúng ta không biết trong tương lai mọi chuyện sẽ ra sao, nhưng dẫu sao [sự thực là] họ đã tấn công ta. Trước đây Đặng Tiểu Bình đã từng làm hai việc mà giờ đây lại lật ngược hẳn lại. Đó là, khi ta thắng lợi ở miền Nam, nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc không hài lòng. Tuy nhiên Đặng Tiểu Bình cũng vẫn cứ chúc mừng ta. Kết quả là ông ta lập tức bị những người khác coi là phần tử xét lại.
Khi tôi đi Trung Quốc lần cuối cùng (44), tôi là trưởng đoàn, và tôi đã gặp đoàn đại biểu Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình dẫn đầu. Khi nói tới vấn đề lãnh thổ, gồm cả thảo luận về một số hòn đảo, tôi có nói: “Hai nước chúng ta nằm cạnh nhau. Có một số khu vực trên lãnh thổ chúng tôi chưa được phân định rõ ràng. Cả hai phía chúng ta cần phải thành lập một ủy ban để xem xét vấn đề này. Thưa các đồng chí, xin hãy nhất trí với tôi [về chuyện này]. Ông ấy [Đặng] đã đồng ý, nhưng vì vậy mà sau đó ông ta lại bị các nhóm lãnh đạo khác chụp mũ xét lại tức thời.
Nhưng bây giờ thì ông ấy [Đặng] điên thật rồi. Bởi vì ông ta muốn tỏ ra mình không phải là xét lại nên ông ta đã đánh Việt Nam mạnh hơn. Ông ta đã bật đèn xanh cho họ tấn công Việt Nam.
Sau khi đánh bại đế quốc Mỹ, chúng ta vẫn giữ một đạo quân hơn một triệu người. Một số lãnh đạo Liên Xô đã hỏi ta: “Các đồng chí còn định đánh nhau với ai nữa mà lại vẫn duy trì một đội quân [thường trực] lớn như vậy?” Tôi đáp: “Sau này các đồng chí sẽ hiểu.” Lý do duy nhất khiến chúng ta giữ một đạo quân thường trực như vậy chính là vì Trung Quốc [mối đe dọa của họ đối với Việt Nam]. Nếu như không có [sự đe dọa đó] thì đội quân [thường trực lớn] này sẽ không còn cần thiết nữa. Đã bị tấn công gần đây trên cả hai mặt trận, [chúng ta có thể thấy rõ rằng] sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta không duy trì một đội quân lớn.
(B) [Ý nghĩa của chữ B này trong bản gốc không được rõ] – Từ cuối Đại chiến thế giới thứ hai, tất cả đều cho rằng đế quốc Mỹ chính là tên sen đầm quốc tế. Chúng có thể xâm chiếm và đe dọa các nước khác trên thế giới. Mọi người, kể cả các cường quốc, đều sợ Mỹ. Duy chỉ có Việt Nam là không sợ Mỹ mà thôi.
Tôi hiểu được điều này nhờ cuộc đời hoạt động của mình đã dạy tôi như vậy. Người đầu tiên sợ [Mỹ] chính là Mao Trạch Đông. Ông ta nói với tôi, cả Việt Nam và Lào, rằng: “Các anh phải lập tức chuyển giao ngay hai tỉnh giải phóng của Lào cho chính quyền Viên Chăn. Nếu không thì Mỹ sẽ lấy cớ để tấn công. Thế thì hết sức nguy hiểm.” Về phía Việt Nam, chúng ta nói: “Chúng tôi sẽ đánh Mỹ để giải phóng miền Nam.” Ông ta [Mao] nói: “Các anh không được làm như vậy. Miền Nam Việt Nam cần phải trường kỳ mai phục, có thể một đời người, năm đến mười đời, thậm chí hai mươi đời nữa. Các anh không thể đánh Mỹ. Đánh nhau với Mỹ là một việc nguy hiểm.” Mao Trạch Đông đã sợ Mỹ đến như vậy…
Nhưng Việt Nam không sợ. Việt Nam đã tiến lên và chiến đấu. Nếu Việt Nam không đánh Mỹ thì miền Nam sẽ không được giải phóng. Một nước chưa được giải phóng thì vẫn cứ là một nước phụ thuộc. Không có nước nào được độc lập nếu chỉ có một nửa nước được tự do. Đó là tình hình cho đến năm 1975, khi đất nước ta cuối cùng đã giành được hoàn toàn độc lập. Có độc lập thì sẽ có tự do. Tự do phải là thứ tự do cho cả nước Việt Nam…
Ăng ghen đã từng nói về chiến tranh nhân dân. Sau đó Liên Xô, rồi Trung Quốc và cả ta nữa cũng nói [về vấn đề này]. Tuy nhiên, ba nước khác nhau rất nhiều về nội dung [của chiến tranh nhân dân]. Sẽ là không đúng nếu chỉ vì anh có hàng triệu người mà anh muốn làm gì thì làm. Trung Quốc cũng nói về chiến tranh nhân dân nhưng [họ chủ trương] “địch tiến ta lùi”. Nói cách khác, phòng ngự là chủ yếu, và chiến tranh chia làm ba giai đoạn, lấy nông thôn bao vây thành thị, trong khi [chủ lực] vẫn lẩn trốn trong vùng rừng núi… Trung Quốc đã thiên về phòng ngự và rất yếu [trong Đại chiến Thế giới thứ hai]. Thậm chí, với 400 triệu dân chống lại quân đội Nhật chỉ có khoảng 300 đến 400 ngàn người, Trung Quốc vẫn không thể đánh bại Nhật. (45)
Tôi phải nhắc lại như vậy vì trước kia Trung Quốc đã gửi cố vấn sang ta nên một số anh em [ta] không hiểu. Họ nghĩ rằng Trung Quốc rất là tài giỏi. Nhưng họ cũng không tài giỏi lắm đâu, và vì thế ta cũng không làm theo [sự cố vấn của Trung Quốc]. (46)
Năm 1952 tôi rời miền Bắc sang Trung Quốc chữa bệnh. Đấy là lần đầu tiên tôi ra nước ngoài. (47) Tôi đã đánh dấu hỏi về họ [Trung Quốc] và thấy rất nhiều chuyện lạ. Những vùng [đã từng] bị quân Nhật chiếm đóng có dân cư là 50 triệu người, nhưng không có thậm chí một người du kích…
Khi tôi từ Trung Quốc về, tôi gặp bác [Hồ]. Bác hỏi:
- Đây là lần đầu tiên chú đi ra nước ngoài có phải không?
- Vâng, tôi ra nước ngoài lần đầu tiên.
- Chú thấy những gì?
- Tôi thấy hai chuyện: Việt Nam rất dũng cảm và họ [Trung Quốc] hoàn toàn không.
Tôi hiểu điều đó từ bấy giờ. Chúng ta [người Việt Nam] khác hẳn họ. Lòng dũng cảm là đặc tính cố hữu trong từng con người Việt Nam, và do vậy chúng ta chưa từng có chiến lược thiên về phòng ngự. Mỗi người dân là một chiến sĩ.
Gần đây, họ [Trung Quốc] đem vài trăm ngàn quân xâm lấn nước ta. Trên phần lớn mặt trận, ta mới sử dụng dân quân du kích và bộ đội địa phương để đánh trả. Chúng ta không thiên về phòng ngự, và do vậy họ đã thất bại. Họ không thể tiêu diệt gọn một trung đội nào của Việt Nam, còn ta diệt gọn vài trung đoàn và vài chục tiểu đoàn của họ. Đạt được điều đó vì ta có chiến lược nghiêng về tấn công.
Đế quốc Mỹ đã đánh nhau với ta trong một cuộc chiến dài lâu. Họ hết sức mạnh mà vẫn thua. Nhưng ở đây có một yếu tố đặc biệt, đó là sự mâu thuẫn gay gắt giữa Trung Quốc và Liên Xô. [Vì thế], họ đã đánh ta ác liệt như vậy.
Việt Nam chống Mỹ và đánh chúng quyết liệt, nhưng chúng ta cũng biết rằng Mỹ là một nước rất lớn, có khả năng huy động một đội quân mười triệu người và dùng tất cả những vũ khí tối tân nhất để đánh ta. Vì vậy chúng ta phải chiến đấu một thời gian dài để kéo chúng xuống thang. Chúng ta là người có thể làm được như vậy; Trung Quốc thì không. Khi quân Mỹ tấn công Quảng Trị, Bộ Chính trị đã ra lệnh đưa bộ đội vào ứng chiến ngay lập tức. Chúng ta không sợ. Sau đó tôi có sang Trung Quốc để gặp Chu Ân Lai. Ông ta nói với tôi: “Nó [cuộc chiến đấu ở Quảng Trị] có lẽ là độc nhất vô nhị, chưa từng có. Đời người chỉ có một [cơ hội], không hai. Không ai dám làm việc mà các đồng chí đã làm”.
… Chu Ân Lai đã từng là Tổng Tham mưu trưởng. Ông dám nói và ông cũng thẳng thắn hơn. Ông nói với tôi: “Nếu tôi được biết trước cách đánh mà các đồng chí đã sử dụng thì có lẽ chúng tôi không cần đến cuộc Trường chinh.” Vạn lý Trường chinh để làm gì? Vào lúc bắt đầu cuộc Trường chinh họ có một đội quân 300 nghìn người; và khi kết thúc họ chỉ còn lại có 30 nghìn. 270 nghìn đã bị tiêu hao. Đó quả thật là ngu ngốc nếu làm theo cách ấy… [Tôi] nói như vậy để các đồng chí hiểu, chúng ta đã tiến xa hơn bao nhiêu. Sắp tới, nếu ta lại phải chiến đấu chống Trung Quốc, chúng ta nhất định thắng lợi… Dẫu sao, một sự thực là nếu như một nước khác [không phải Việt Nam] phải đánh nhau với Trung Quốc, thì chưa chắc họ có thể thắng như vậy [giống Việt Nam] được.
… Nếu Trung Quốc và Liên Xô nhất trí với nhau, thì cũng chưa chắc là Mỹ sẽ dám đánh ta. Nếu như hai nước đoàn kết và cùng giúp ta, thì cũng chưa chắc rằng Mỹ sẽ dám đánh ta theo cách như chúng đã làm. Họ có thể chùn bước ngay từ đầu. Họ có thể bỏ cuộc như trong thời Tổng thống Kennedy. Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô tất cả cùng giúp Lào và Mỹ tức thời ký hiệp ước với Lào. Họ không dám gửi quân sang Lào, họ chấp nhận cho Đảng [Nhân dân Cách mạng] Lào tham gia vào chính phủ ngay lập tức. Họ không dám tấn công Lào nữa.
Sau đó, khi hai nước [Liên Xô và Trung Quốc] có mâu thuẫn với nhau, phía Mỹ lại được [Trung Quốc] thông báo rằng họ có thể tiếp tục đánh Việt Nam mà không sợ gì cả. Đừng sợ [Trung Quốc trả đũa]. Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông nói với Mỹ: “Nếu người không đụng đến ta thì ta sẽ không đụng đến người. Các anh có thể đưa bao nhiêu quân vào miền Nam Việt Nam cũng được. Điều đó tùy theo các anh.” (48)
… Chúng ta [hiện nay] tiếp giáp với một quốc gia lớn, một nước có những ý đồ bành trướng, mà nếu được thực hiện thì sẽ bắt đầu với cuộc xâm lăng Việt Nam. Như vậy, ta phải gánh vác một vai trò lịch sử nữa, khác trước. Dẫu sao, chúng ta không bao giờ thoái thác nhiệm vụ lịch sử của mình. Trước đây, Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình và lần này Việt Nam quyết tâm không cho chúng bành trướng. Việt Nam bảo vệ nền độc lập của chính mình và đồng thời cũng là bảo vệ nền độc lập của các nước Đông Nam Á. Việt Nam quyết không để cho Trung Quốc thực hiện mưu đồ bành trướng của họ. Cuộc chiến gần đây [với Trung Quốc] mới chỉ là một hiệp. Hiện nay họ vẫn đang ráo riết chuẩn bị trên nhiều chiến trường. Dù sao đi nữa, mặc họ chuẩn bị đến mức nào, Việt Nam cũng vẫn sẽ thắng…
Tiến hành chiến tranh không phải là một cuộc dạo chơi trong rừng. Dùng một triệu quân để tiến hành chiến tranh chống nước khác kéo theo vô vàn khó khăn. Chỉ mới đây thôi, họ đem 500 đến 600 ngàn quân đánh chúng ta, mà họ không có đủ phương tiện vận tải để chuyên chở lương thực cho quân đội họ. Trung Quốc hiện nay có một đội quân ba triệu rưỡi người, nhưng họ phải để lại một nửa trên biên giới [Trung-Xô] nhằm phòng ngừa Liên Xô. Vì lý do đó, nếu họ có mang một hoặc hai triệu quân sang đánh ta, chúng ta cũng không hề sợ hãi gì cả. Chúng ta chỉ có 600 ngàn quân ứng chiến và nếu sắp tới chúng ta phải đánh với hai triệu quân, thì cũng không có vấn đề gì cả. Chúng ta không sợ.
Chúng ta không sợ vì chúng ta đã biết cách chiến đấu. Nếu họ mang vào một triệu quân thì họ cũng chỉ đặt được chân ở phía Bắc. Càng đi xuống vùng trung du, vùng đồng bằng châu thổ, và vào Hà Nội hoặc thậm chí vào sâu hơn nữa thì sẽ càng khó khăn. Các đồng chí, các đồng chí đã biết, bè lũ Hitler đã tấn công ác liệt như thế nào, mà khi tiến đến Leningrad chúng cũng không thể nào vào nổi. (Phải đối mặt) với những (làng mạc,) thành phố, nhân dân và công tác phòng ngự, không ai có thể thực hiện một cuộc tấn công hiệu quả chống lại từng người cư dân. Thậm chí có đánh nhau hai, ba hoặc bốn năm chúng cũng không thể nào tiến vào được. Mỗi làng xóm của chúng ta [trên biên giới phía Bắc] là như vậy. Chủ trương của ta là: Mỗi huyện là một pháo đài, mỗi tỉnh là một chiến trường. Chúng ta sẽ chiến đấu và chúng sẽ không thể nào xâm nhập được.
Tuy nhiên, sẽ không đầy đủ nếu chỉ nói đến đánh giặc ngoài tiền tuyến. Ngưới ta cũng cần phải có một đội quân hậu tập trực tiếp, hùng mạnh. Sau khi cuộc chiến vừa qua chấm dứt, chúng ta đã nhận định rằng, sắp tới, ta cần đưa thêm vài triệu người lên (các tỉnh) mặt trận phía Bắc. Nếu giặc đến từ phương Bắc, hậu phương trực tiếp của cả nước sẽ là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… Hậu phương trực tiếp để bảo vệ Thủ đô phải là Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh. Chúng ta có đủ người. Ta sẽ đánh bằng nhiều cách… Ta có thể dùng hai hoặc ba quân đoàn giáng cho địch một đòn quyết liệt khiến chúng choáng váng, trong khi tiếp tục bảo vệ lãnh thổ của ta. Để làm được như vậy, mỗi người lính phải là một người lính thực sự, mỗi tiểu đội phải là một tiểu đội thực sự.
Vừa trải qua một trận chiến, chúng ta không được chủ quan. Chủ quan khinh địch là không đúng, nhưng thiếu tự tin thì cũng sai. Ta không chủ quan khinh địch nhưng ta cũng đồng thời tin tưởng vững chắc vào thắng lợi của chúng ta. Ta cần phải có cả hai yếu tố đó.
Trung Quốc hiện đang có âm mưu tấn công ta nhằm bành trướng xuống phía Nam. Nhưng trong thời đại hiện nay người ta không thể làm gì mà che đậy giấu giếm được. Trung Quốc vừa mới gây hấn với Việt Nam có vài ngày, cả thế giới đã đồng thanh hô lớn: “Không được đụng đến Việt Nam!” Thời nay không còn giống như thời xưa nữa. Ngày xưa chỉ có ta (đối mặt) với họ [Trung Quốc]. Ngày nay cả thế giới sát cánh chặt chẽ bên nhau. Nhân loại hoàn toàn chưa bước vào giai đoạn Xã hội chủ nghĩa; thay vì thế bây giờ lại là thời mà mọi người đều mong muốn độc lập và tự do. [Thậm chí] trên những hòn đảo nhỏ, nhân dân ở đó cũng mong muốn độc lập tự do. Cả loài người hiện nay là như vậy. Điều đó rất khác với thời xưa. Khi ấy mọi người còn chưa biết rõ về những khái niệm này. Lời Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do!” là tư tưởng của thời đại ngày nay. Đụng đến Việt Nam là đụng đến nhân loại và xâm phạm đến độc lập tự do… Việt Nam là quốc gia tượng trưng cho độc lập và tự do.
Khi bàn đánh Mỹ, anh em ta trong Bộ Chính trị đã cùng thảo luận chuyện này để cân nhắc xem ta có dám đánh Mỹ hay không. Tất cả đều đồng ý đánh. Bộ Chính trị đã biểu thị quyết tâm của mình: Để đánh Mỹ chúng ta nhất định phải không sợ Mỹ. Tất cả đã đồng lòng. Trong khi tất cả đều nhất trí đánh Mỹ, để không sợ Mỹ chúng ta cũng phải không sợ Liên Xô. Mọi người đều đồng ý. Chúng ta cũng cần không sợ Trung Quốc. Mọi người đều tán thành. Nếu chúng ta không sợ ba cái (nước lớn) đó, ta có thể đánh Mỹ. Đấy là chúng tôi đã làm việc như thế nào ở Bộ Chính trị trong thời gian đó.
Mặc dầu Bộ Chính trị đã họp và thảo luận như vậy và mọi người đều nhất trí đồng lòng, sau đó lại có người đã nói lại với một đồng chí những điều tôi nói. Người đồng chí đó lại chất vấn Bộ Chính trị, hỏi rằng tại sao anh Ba (49) lại nói rằng nếu chúng ta muốn đánh Mỹ thì chúng ta phải không sợ cả Trung Quốc? Tại sao anh ấy lại đặt vấn đề như vậy? (50)
Lúc đó anh Nguyễn Chí Thanh, một người thường được cho rằng là có cảm tình với Trung Quốc, đứng dậy nói: “Thưa các đồng chí trong Bộ Chính trị và Bác Hồ kính mến, lời phát biểu của anh Ba là đúng. Cần phải nói như vậy [về việc cần phải không sợ Trung Quốc], bởi vì họ [Trung Quốc] đã gây khó khăn cho chúng ta trong nhiều vấn đề. Họ ngăn cản chúng ta ở đây, rồi trói tay ta ở kia. Họ không cho ta đánh…” (51)
Trong khi ta đang chiến đấu trong Nam, Đặng Tiểu Bình đã quy định rằng tôi chỉ nên đánh từ mức trung đội trở xuống, và không được đánh ở mức độ lớn hơn. Ông ta [Đặng] nói: “Ở miền Nam, do các anh đã phạm sai lầm là đã phát động cuộc chiến, các anh chỉ được đánh từ cấp trung đội trở xuống, chứ không được đánh lớn hơn”. Đó là họ đã ép ta như thế nào.
Chúng ta không sợ ai cả. Ta không sợ bởi vì ta có chính nghĩa. Chúng ta không sợ thậm chí các nước đàn anh. Ta cũng không sợ bạn bè ta. (52) Tất nhiên, chúng ta không sợ quân thù. Ta đã đánh chúng. Chúng ta là những con người; chúng ta không phải sợ bất kỳ ai. Chúng ta độc lập. Cả thế giới biết rằng ta độc lập.
Chúng ta phải có một quân đội mạnh, bởi vì nước ta đang bị đe dọa và bị bắt nạt… Không thể nào khác được. Nếu không thì sẽ rất nguy hiểm vì ta là một nước nghèo.
Ta có một đội quân mạnh, nhưng việc đó không làm chúng ta yếu đi chút nào. Đối với ta Trung Quốc có một số chủ trương: Xâm lược và chiếm đóng nước ta; làm ta suy yếu về kinh tế và làm cho đời sống của nhân dân ta khó khăn hơn. Vì những lý do đó, để chống Trung Quốc chúng ta phải, trước hết, không chỉ chiến đấu, mà còn phải tự làm cho mình mạnh lên. Để đạt được điều đó, theo quan điểm của tôi, quân đội ta không thể là một đội quân chỉ dựa vào nguồn cung cấp của nhà nước, mà còn phải là một đội quân sản xuất giỏi. Khi giặc đến họ sẽ cầm chắc tay súng. Khi không có giặc họ sẽ sản xuất mạnh mẽ. Họ sẽ là biểu tượng cao nhất và tốt nhất trong sản xuất, sẽ làm ra nhiều (của cải vật chất) hơn bất cứ ai. Tất nhiên, đấy không phải là chuyện mới lạ. (53)
Hiện nay, quân đội ta đang gánh vác một sứ mệnh lịch sử: bảo vệ độc lập và tự do của đất nước, đồng thời bảo vệ hòa bình và độc lập trên toàn thế giới. Nếu chính sách bành trướng của bè lũ phản cách mạng Trung Quốc không thể thực hiện được thì đó chính là lợi ích của cả thế giới. Việt Nam có thể làm được. Việt Nam đã có năm chục triệu người. Việt Nam có Lào và Căm bốt là bạn và có địa thế hiểm trở. Việt Nam có cả phe (Xã hội chủ nghĩa) ta và cả nhân loại đứng về phiá mình. Rõ ràng là chúng ta có thể làm được việc đó.
… Các đồng chí có thấy ai ở trong Đảng ta, trong nhân dân ta mà hoài nghi rằng ta sẽ thua Trung Quốc không? Không có ai, tất nhiên rồi. Nhưng chúng ta phải duy trì những quan hệ thân hữu của mình. Chúng ta không muốn sự hằn thù dân tộc. Tôi nhắc lại: Tôi nói như vậy vì không bao giờ tôi mang lòng hận thù đối với Trung Quốc. Tôi không có thứ tình cảm như vậy, dù chính họ là người đã đánh ta. Hôm nay tôi muốn các đồng chí biết rằng trên đời này người đã từng bảo vệ Trung Quốc lại chính là tôi! Đúng như vậy đó. Tại sao thế? Bởi vì trong hội nghị ở Bucharest tháng 6 năm 1960, sáu mươi đảng đã phản đối Trung Quốc nhưng chỉ có mình tôi là người đã bênh vực Trung Quốc. (54) Nhân dân Việt Nam ta là như vậy. Tôi sẽ tiếp tục nhắc lại rằng: Dù họ có đối xử tồi tệ đến đâu chăng nữa, chúng ta biết rằng nhân dân Trung Quốc là bạn ta. Về phía chúng ta, ta không mang những mặc cảm xấu xa đối với Trung Quốc. Còn về ý đồ của một số lãnh đạo [Trung Quốc] thì là chuyện khác. Chúng ta nhắc tới họ chỉ như một bè lũ mà thôi. Chúng ta không ám chỉ cả nước họ. Ta không nói nhân dân Trung Quốc xấu với ta. Ta nói rằng chỉ có bè lũ phản cách mạng Bắc Kinh là như thế. Tôi nhắc lại lần nữa ta phải tuân thủ nghiêm nhặt như vậy.
Tóm lại, hãy giữ cho tình hình trong vòng kiểm soát chặt chẽ, sẵn sàng chiến đấu và không bao giờ lơi là cảnh giác. Đối với Trung Quốc ta cũng làm như vậy. Tôi tin chắc rằng trong vòng năm mươi năm nữa, hoặc thậm chí có thể một trăm năm, chủ nghĩa xã hội sẽ thành công; và khi đó thì ta sẽ không còn vấn đề gì nữa. Nhưng nó đòi hỏi thời gian. Bởi vậy chúng ta phải chuẩn bị và sẵn sàng trên mọi phương diện.
Bây giờ không ai còn hoài nghi gì nữa. Nhưng 5 năm trước tôi biết chắc rằng không có đồng chí nào lại nghĩ là Trung Quốc có thể đánh ta. Vậy mà có đấy. Đó là trường hợp vì các đồng chí ấy không có hiểu biết đầy đủ về vấn đề này. (55) Nhưng đó không phải là trường hợp xảy ra với chúng ta [Lê Duẩn và ban lãnh đạo]. (56) Chúng ta biết rằng họ sẽ đánh ta trong khoảng mười năm hoặc hơn. Do đó chúng ta không bị bất ngờ [vì cuộc tấn công tháng giêng 1979 của Trung Quốc].

Ghi chú của Christopher E. Goscha: 24-56
24. Tài liệu này được dịch từ bản sao một số trích đoạn trong bản gốc. Nó được chép lại từ bản gốc lưu trữ trong Thư viện Quân đội, Hà Nội. Christopher E. Goscha, người dịch tài liệu này (ra tiếng Anh) đã được phép hoàn toàn đầy đủ để làm việc đó. Văn bản là bài nói chuyện được cho là của “đồng chí B”. Nó có thể do chính đồng chí B viết, nhưng có nhiều khả năng hơn nó là bản đánh máy của một người nào đó dự buổi nói chuyện của “đồng chí B” (một cán bộ cao cấp hoặc một thư ký đánh máy). Trong văn bản, đồng chí B có đề cập rằng, trong những cuộc họp của Bộ Chính trị ông ta được gọi là anh Ba. Đó là bí danh mà chúng ta được biết là của Tổng Bí thư Lê Duẩn, đã dùng trong Đảng Lao động Việt Nam (từ 1976 là “Đảng Cộng sản Việt Nam”). Mặc dầu tài liệu không đề ngày tháng, nhưng rõ ràng văn bản được viết trong năm 1979, sau cuộc tấn công Việt Nam của Trung Quốc. Nó được củng cố thêm bằng một tài liệu khác mang tính cáo buộc mạnh mẽ, xuất bản năm 1979 theo chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó đã liệt kê tuần tự sự phản bội của Trung Quốc và, không hoàn toàn bất ngờ, cùng đề cập đến nhiều sự kiện mà Lê Duẩn đã kể lại trong tài liệu này. Xem: Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam, Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Sự Thật, 1979). Trong phần Ghi chú này có cho thêm số trang trong bản tiếng Pháp của cùng văn kiện: Ministère des Affaires Étrangères, La vérité sur les relations vietnamo- chinoises durant les trente dernière années. Dịch giả xin cám ơn Thomas Engelbert, Stein Tønnesson, Nguyen Hong Thach, và hơn cả là một độc giả Việt Nam ẩn danh, đã sửa chữa và đóng góp cho nhiều ý kiến quý báu. Dịch giả xin chịu trách nhiệm về những sai sót trong bản dịch này.
25. Những dấu tỉnh lược (…) như vậy là nguyên văn trong bản gốc; những dấu tỉnh lược và nhận xét của dịch giả được đặt trong dấu ngoặc vuông: […].
26. Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 đã cho Pathet Lao, đồng minh gần gũi của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một khu vực tập kết tạm thời ở hai tỉnh (Bắc Lào) Phong xa lỳ và Sầm Nưa. Không có một nhượng địa tương tự cho Khơ me It xa la, đồng minh của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
27. Cuốn sách Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua cho biết cuộc hội đàm cấp cao về Lào diễn ra vào tháng 8 – 1961 (La vérité sur les relations vietnamo- chinoises durant les trente dernière années, trang 34).
28. Trương Văn Thiên là một trong những thành viên của Đoàn đại biểu Trung Quốc, người đã có mặt khi Lê Duẩn phát biểu những nhận xét này. Ông còn là Thứ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là Ủy viên lâu năm trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong những năm 1950 ông ta là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị giữ trách nhiệm về liên lạc đối ngoại với các nước Xã hội chủ nghĩa.
29. Sách Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua đã miêu tả cuộc gặp gỡ như sau: “Trong một cuộc trao đổi ý kiến với những người lãnh đạo Việt Nam, Ủy viên trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trương Văn Thiên cho rằng ở miền Nam Việt Nam có thể tiến hành đánh du kích. Nhưng sau đó Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, theo chỉ thị của Bắc Kinh, đã thông báo với phía Việt Nam rằng đó không phải là ý kiến của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc mà chỉ là ý kiến cá nhân. The Truth…, trang 40. (La vérité…, trang 31.)
30. Xem Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, trang 60. (La vérité…, trang 47.)
31. Lê Duẩn muốn nói đến nhiệm vụ giải thích việc tập kết cán bộ miền Nam ra Bắc. Lê Duẩn cũng cố tình lảng tránh không đề cập đến việc Trung Quốc đã giúp Việt Nam chiến thắng ở Điện Biên Phủ năm 1954.
32. Xem Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua trang 60, đoạn phía Việt Nam đã nói với Trung Quốc tháng 11-1972: “Việt Nam là của chúng tôi; các đồng chí không được bàn với Mỹ về vấn đề Việt Nam. Các đồng chí đã nhận sai lầm năm 1954 rồi, bây giờ không nên sai lầm một lần nữa”. (La vérité…, trang 47.)
33. Một trong những thư ký của Lê Duẩn, Trần Quỳnh, gần đây đã cho lưu hành ở Việt Nam cuốn Hồi ức của ông ta, trong đó có nhiều chi tiết lý thú về đường lối của Lê Duẩn đối với sự phân liệt Trung Xô và sự chia rẽ trong (hàng ngũ cán bộ cao cấp của) Đảng Lao động Việt Nam về vấn đề này trong những năm 1960. Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê Duẩn, không in ngày tháng, tự xuất bản, dịch giả hiện có một bản.
34. Khang Sinh (1903-1975), một trong những chuyên viên hàng đầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về an ninh quốc gia. Ông ta được Bộ Nội vụ (NKVD) Liên Xô đào tạo trong những năm 1930, và trở thành cố vấn thân cận nhất cho Mao trong việc cắt nghĩa những chính sách của Liên Xô. Khang Sinh cũng từng là Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1962, và Ủy viên Bộ Chính trị từ 1969; giữa 1973 và 1975 ông ta là Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị.
35. Xem Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua trang 43, trong đó Việt Nam tuyên bố là Đặng Tiểu Bình đã hứa sẽ coi Việt Nam là ưu tiên số một trong vấn đề viện trợ cho nước ngoài để đổi lấy việc Việt Nam sẽ khước từ mọi viện trợ của Liên Xô. (La vérité…, trang 33.)
36. Xem “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” trang 43. (La vérité…, trang 33) và cả Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê Duẩn.
37. Tháng 11-1966, Liên Xô lên án Trung Quốc đã từ bỏ đường lối Cộng sản thế giới đã được thông qua tại các Hội nghị Mascơva 1957 và 1960. Xem thêm Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê Duẩn.
38. Bộ Ngoại giao, Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua cho biết Mao đã phát biểu như vậy với đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963. Trong sách đã trích dẫn lời Mao nói: “Tôi sẽ làm Chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam châu Á.” (La vérité…, trang 9).
39. Đoạn này có thể dịch (sang tiếng Anh) là “và tôi sẽ đánh bại cả các anh nữa” hoặc “tôi có thể đánh bại cả các anh”.
40. Đối với dịch giả (Christopher E. Goscha), chỗ này không được rõ là Lê Duẩn muốn nói tới ai khi dùng chữ “quân sự”. (Ngược lại, đối với người dịch ra tiếng Việt thì rõ ràng trong ngôn cảnh này ông nói là tôi mời một số anh em bên quân đội…, một cách nói thân mật, thường dùng thời đó nhưng tất nhiên hàm chỉ một số tướng tá cao cấp).
41. Đây có lẽ dựa vào lời Đại sứ Trung Quốc tại Máscơva chuyển cho phía Liên Xô nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày ký kết Hiệp ước Hữu nghị, Đồng minh và Tương trợ Trung-Xô. Đại sứ Trung Quốc Phan Tự lực đã nói với Liên Xô: “Nếu bọn đế quốc dám tấn công Liên Xô, nhân dân Trung Quốc không hề ngần ngại, sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước và cùng với nhân dân Liên Xô vĩ đại… sẽ kề vai sát cánh chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng.” Trích từ Donald S. Zagoria, Mạc tư khoa, Bắc Kinh, Hà nội (New York: Pegasus, 1967), trang 139-140.
42. Bành Chân là Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc từ 1951 đến 1969.
43. Lý Cường là Phó Chủ tịch Ủy ban liên lạc kinh tế đối ngoại của Quốc vụ viện từ 1965 đến 1967. Giữa 1968 và 1973, ông là Thứ trưởng Bộ Ngoại thương, và từ 1973 là Bộ trưởng Ngoại thương Trung Quốc.
44. Đây muốn nói tới chuyến đi của Lê Duẩn vào tháng 11-1977.
45. Lê Duẩn quên rằng cho đến tháng 3-1945, thậm chí chỉ với số người ít hơn, Pháp đã có thể cai trị Việt Nam mà không gặp quá nhiều khó khăn.
46. Về cố vấn Trung Quốc, xin xem Qiang Zhai, Trung Quốc và chiến tranh Việt Nam, 1950-1975 (Chapel Hill: Nhà xuất bản Viện đại học North Carolina, 2000), và Christopher E. Goscha, “Bối cảnh châu Á của cuộc chiến Pháp-Việt” luận án trình bày tại Trường Cao đẳng thực hành, thuộc Viện Đại học Sorbonne, Paris, 2000, phần Trung Quốc.
47. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp Lê Duẩn thường xuyên ra miền Bắc, nhưng ông thường được cho là vẫn ở lại miền Nam thời kỳ này trong cương vị Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, mà sau này đổi thành Trung ương cục miền Nam vào đầu năm 1950. Dịch giả cũng hoài nghi việc Lê Duẩn đi Trung Quốc năm 1952. Hồ Chí Minh thì có, nhưng Lê Duẩn thì không.
48. Về chi tiết này, xin xem chương 6 của cuốn sách này.
49. Điều này khẳng định Đồng chí B cũng chính là “Anh Ba”. Ta biết rằng Anh Ba là bí danh của Lê Duẩn, từ đó suy ra Đồng chí B cũng là Lê Duẩn. Từ những sự kiện được nói đến trong văn bản thì điều này là chắc chắn, và cuốn Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê Duẩn, cũng khẳng định điều này.
50. Ở đây có thể ám chỉ Hoàng Văn Hoan. (Để có cái nhìn toàn cảnh hơn) về một quan điểm cần tranh luận, xin tham khảo thêm cuốn Giọt nước trong biển cả (Hồi ức về một cuộc cách mạng) (Bắc Kinh: Nhà xuất bản Tin Việt Nam, 1986).
51. Xem thêm Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê Duẩn.
52. Đây có lẽ muốn nói bóng gió tới Liên Xô (và khối Đông Âu).
53. Hình thức chiến tranh này đã từng có ở Trung Quốc và những nơi khác trong hoàn cảnh chiến tranh du kích.
54. Điều này đã diễn ra vào tháng 6-1960. Để biết thêm về lập trường của Lê Duẩn trong vấn đề này xin xem Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê Duẩn. Sau đại hội Đảng Cộng sản Ru ma ni tháng 6-1960, Liên Xô đã tổ chức một cuộc họp tại chỗ các trưởng đoàn đại biểu những nước có mặt. Trong buổi họp đó Khơ rút xốp đã phê phán Trung Quốc nặng nề, đặc biệt là Mao, người mà ông ta cho là “giáo điều” vì những quan điểm của Mao về vấn đề chung sống hòa bình. Xem Adam B. Ulam, The Communists: The Story of Power and Lost Illusions 1948-1991 (New York: Macmillan, 1992), trang 211.
55. Dường như đây là một cái tát vào mặt Hoàng Văn Hoan mà không phải ai khác.
56. Đây có lẽ muốn nói tới những nhà lãnh đạo khác đang có mặt nghe Lê Duẩn nói chuyện, và có thể là một chỉ hiệu rằng người đồng chí thân Trung Quốc đã nói ở trên không có mặt trong buổi nói chuyện này. Xem thêm Trần Quỳnh, Những kỷ niệm về Lê Duẩn.
Nguồn: Thư viện Quân đội, Hà Nội. Tài liệu do Christopher E. Goscha phát hiện và dịch sang tiếng Anh, Nhóm nghiên cứu Việt Nam đương đại, Trường Khoa học Chính trị, Paris.
Bản dịch tiếng Việt © 2010 Bùi Xuân Bách
Bản dịch tiếng Việt © 2010 talawas