Tấn bi hài kịch “tiếp dân”: Người dân được gì qua việc Chính phủ quyết định đổi mới công tác tiếp dân
Cũng phải mấy lần người này mới ghi tên dưới mấy dòng chữ, và không đóng dấu gì cả. Xin số điện thoại của cơ quan tiếp dân, đáp không có.
Kính thưa Giáo sư NGUYỄN HUỆ CHI,
Chúng tôi là những người dân trình độ hiểu biết thấp kém, hằng ngày vẫn cố tìm đọc những bài viết của các bậc trí thức trên trang bô-xít Việt Nam, để học hỏi và mở mang kiến thức.
Hạnh phúc cho chúng tôi biết bao nhiêu kể từ ngày có một trang mạng đưa những tin tức cần thiết, trung thực; với những ý kiến nhận xét về các vấn đề của đất nước rất phù hợp lòng dân. Chúng tôi có cảm giác là từ nay người dân không còn phải sống với thân phận của kẻ thấp cổ bé miệng nữa. Nhiều chuyện muốn nói, nay đã được Giáo sư và các cộng sự của Ông nói giúp. Xin cho tôi thay mặt số bà con chung quanh tôi, gần đây vẫn liên tục theo dõi những bài viết trên mạng Bô-xít Việt Nam, gởi lời cảm ơn chân thành tới Ông và những tác giả có bài viết trên mạng.
Từ thực tế cuộc sống, chúng tôi cũng xin mạo muội viết ít dòng gởi cho trang mạng. Nếu được đăng để góp tiếng nói chung thì tốt. Còn không thì coi như chúng tôi cung cấp cho Ban biên tập một ít tư liệu để tham khảo.
Mong Giáo sư hiểu cho tâm trạng và tấm lòng của chúng tôi.
Kính chúc Giáo sư và các cộng sự luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục phục vụ cho nhân dân và đất nước.
Trân trọng kính chào.
Những người đã đến nơi tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước được nêu trong bài viết gửi kèm:
1. Thái văn Dậu, nông dân,85 tuổi,
2. Võ văn Tấn, nông dân, 78 tuổi.
3. Nguyễn Văn Lãnh, nông dân, 60 tuổi.
4. Thái Văn Thiện, nông dân, 56 tuổi.
5. Lê Văn Việt, nông dân , 62 tuổi.
6. Lê văn Hóa, nông dân, 52 tuổi.
7. Thái Văn Bì, nông dân, 56 tuổi,
8. Lê thành Nhơn, nông dân, 52 tuổi.
Chúng tôi cùng cư ngụ tại Phường Phú Mỹ và Phường Phú Tân, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Quyết định đổi mới công tác tiếp công dân lại không căn cứ vào nguyện vọng bức xúc của nhân dân, không phát xuất từ ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, hoặc từ yêu cầu của Quốc hội, là cơ quan đại diện chính thức của nhân dân cả nước. Quyết định số 858/QD-TTg của Thủ tướng đã phê duyệt đề án đổi mới công tác tiếp công dân.được ban hành căn cứ vào kết luận của Ban Bí thư tại Thông báo số 307-TB/TU ngày 10-02-2010. Đã không quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của dân, chắc chắn đề án nầy sẽ chẳng đáp ứng gì cho những yêu cầu bức xúc của người dân.Và không khéo, đây chỉ là một trong những đề án người ta vẽ ra để có cớ tiêu tiền tỷ của nhân dân và rốt cuộc làm cho người dân khổ thêm. Phải chăng cách đổi mới công tác tiếp công dân tốt nhất là dẹp bỏ đi những trụ sở tiếp dân mà hiện nay chỉ có tác dụng như những lô-cốt ngăn chặn người dân đến tiếp xúc với người có trách nhiệm trong chính quyền? Tại sao chính quyền của dân, do dân và vì dân mà người dân không được bén mảng đến trụ sở các cơ quan hành chánh? Cán bộ chính quyền ăn lương của dân, có trách nhiệm giải quyết công việc cho dân, thì phải trực tiếp tiếp xúc để nghe dân nói, dân yêu cầu mà giải quyết. Không được né tránh, không được đặt ra cơ quan này, cơ quan khác để làm thay!
****************
Báo chí đã đưa tin: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có quyết định đổi mới công tác tiếp công dân. Nào là tiếp công dân phải gắn với việc giải quyết khiếu nại, phải tăng cường trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo trong tiếp công dân, phải trang bị nối mạng để người dân có thể theo dõi kết quả giải quyết khiếu kiện, kiến nghị của mình…
Chúng tôi là những người bị UBND tỉnh Bình Dương thu hồi và bồi thường đất trái pháp luật, và đã bị cưỡng chế lấy hết sạch tài sản, đất đai; đang thất nghiệp, không biết làm gì để sống. Chúng tôi đã vác đơn khiếu kiện khắp nơi nhưng chưa được ai trả lời một tiếng nào. Bốn lần kéo nhau đi Hà Nội, đưa đơn tận tay một số cán bộ như Ông Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Đức Thuận… Ăn chực nằm chờ hằng tháng trời để nhận được mấy tờ phiếu chuyển.
Sau mấy năm chờ đợi, chúng tôi mỗi người ký một lá đơn khiếu nại Ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký Công văn 295/CP-CN ngày 19-3-2003 để làm cơ sở cho UBND tỉnh Bình Dương thu hồi bồi thường đất trái pháp luật của chúng tôi làm Khu Liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị tỉnh Bình Dương. 12 gia đình liệt sỹ cũng ký chung một lá đơn tương tự, gởi cho Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng vào ngày 27-7-2009. Tiếp tục chờ đợi mãi, chẳng có hồi đáp gì. Chúng tôi lại ký đơn nhắc Thủ tướng trả lời đơn khiếu nại của chúng tôi đúng theo quy định của Luật tố cáo khiếu nại. Cũng im lặng.
Nay, nghe tin có Quyết định đổi mới công tác tiếp công dân, bà con cử 8 người, thay mặt cho gần 50 hộ dân đến trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại TP Hồ Chí Minh để yêu cầu Thủ tướng trả lời.
Ngày 19-7-2010, thức dậy từ 3 giờ sáng, đi qua bốn chặng xe, 8 người chúng tôi đã tới được trụ sở tiếp dân ở đường Hồ Ngọc [Học?] Lãm, quận Bình Tân. Ở đây đã có vài chục người, dân các tỉnh Long An, Bình Thuận, Đồng tháp, Tiền Giang… tự xé một tờ giấy để viết nội dung đăng ký xin tiếp, đưa vào trong và chờ đợi. Một lúc khá lâu, chúng tôi được gọi vào để trả lời: hôm nay đông quá, thứ Tư trở lại.
Chúng tôi yêu cầu cho giấy hẹn. Năm lần bảy lượt, người tiếp dân mới lấy một mảnh giấy nhỏ, ghi nguệch ngoạc mấy chữ. Chúng tôi yêu cầu ghi rõ họ tên, chức vụ người hẹn và đóng dấu vào. Cũng phải mấy lần người này mới ghi tên dưới mấy dòng chữ, và không đóng dấu gì cả. Xin số điện thoại của cơ quan tiếp dân, đáp không có.
Ra khỏi phòng, chúng tôi quan sát kỹ cái nơi tiếp dân của cơ quan lãnh đạo cao nhất nước.
Đây là nơi tiếp dân của Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc Hội… mà không hề có lịch ghi trong tuần, ngày nào ai tiếp, tiếp ở đâu, cán bộ nào tiếp…
Ngoài cổng, tấm bảng của trụ sở cũng không ghi số điện thoại, cái phương tiện tối thiểu của bất cứ nơi nào cần giao dịch với công chúng. Từ tiệm hớt tóc, uốn tóc cho tới cửa hàng tạp hóa nhò, quán ăn nhỏ, người ta cũng ghi số điện thoại để tiện cho việc giao tiếp. Ở đây không có, mà hỏi cũng không cho.
Công nhân viên chức theo quy định, khi làm việc phải mang bảng tên, có mã số viên chức hẳn hoi. Ở đây, người tiếp dân không đeo bảng gì cả, trên bàn làm việc cũng không có bảng tên và chức vụ của anh ta.
Nhìn tờ giấy hẹn trên tay, chúng tôi ngao ngán cho cái kiểu tiếp dân ở trụ sở này. Đành phải lặn lội qua bốn chặng xe để về nhà. Mất một ngày trời, mất bao nhiêu tiền xe, để được một tờ giấy hẹn thua cả tờ giấy dùng để… đi vệ sinh.
Sáng thứ tư 21-7-2010, mọi người thức dậy sớm hơn để ra tỉnh kịp đi chuyến xe đầu tiên về thành phố. Cũng phải lặn lội qua bốn chặng xe, kẹt đường kẹt sá hằng mấy tiếng đồng hồ, mới đến được trụ sở tiềp công dân. Chờ đợi, đưa hồ sơ ra, xin gặp cán bộ tiếp dân.
Người hướng dẫn bảo: việc này, nếu muốn gặp Văn phòng Chính phủ thì phải trở lại vào ngày thứ Ba và thứ Năm hàng tuần, Văn phòng Chính phủ tiếp dân vào những ngày đó. Hôm nay không có. Còn Thanh tra chúng tôi chỉ tiếp dân, không giải quyết trả lời đơn đã gởi cho Thủ tướng và cũng không nhận đơn gởi cho Thủ tướng.
- Thế tại sao hôm thứ hai anh không hẹn chúng tôi vào thứ Ba, thứ Năm mà lại hẹn thứ Tư?
- Hôm đó đông người, tôi chỉ hẹn ngày trở lại chứ không biết là các anh cần gặp Văn phòng Chính phủ!
- Xin cho chúng tôi gặp cán bộ phụ trách trụ sở tiếp dân.
- Không có ở đây.
- Cho tôi biết tên và số điện thoại của ông ấy.
- Tôi không có.
Chúng tôi lại phải ra về để lại phải trở lên vào một hôm khác.
Sáng 27-7-2010, chúng tôi lại đi. Ông Thái văn Dậu 85 tuổi, đi hai lần đã mỏi mệt, hôm nay thay Ông Võ văn Tấn, 76 tuổi. Không quen xe cộ, trên đường ông ói lên ói xuống đến ngất xỉu. Chúng tôi cạo gió, cứu cấp cho ông, nhưng vẫn phải đi cho đến nơi kịp lúc. Cuối cùng, rồi cũng đến.
Cán bộ tiếp dân chỉ cho một người vào, mặc dù chúng tôi đăng ký 8 người cùng một vụ.
Khi tôi vừa ngồi xuống ghế, cán bộ hỏi:
- Anh tên gì, cho coi chứng minh nhân dân!
Sau khi nói tên và đưa CMND, tôi hỏi lại:
- Còn anh tên gì? (vì anh ta không đeo bảng tên, trên bàn cũng không có)
- Tên Dương.
- Xin nói rõ họ tên:
- Trần Bình Dương.
Tôi thoáng nghĩ: tên này láu cá thật; biết mình là dân tỉnh Bình Dương nên bịa ra cái tên Bình Dương. Chẳng lẽ lại phải hỏi giấy tờ của hắn. Tôi chưa kịp hỏi lại thì hắn tiếp:
- Anh đến đây có yêu cầu gì?
Tôi trình bày vắn tắt nội dung yêu cầu và đưa ra lá đơn gởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với chữ ký của 45 hộ dân. Hắn xem và hỏi tôi một số việc, ghi ghi chép chép, rồi trả đơn, mời tôi về.
Tôi yêu cầu được gởi đơn để chuyển cho Thủ tướng, hắn trả lời:
- Ở đây chúng tôi chỉ có nhiệm vụ tiếp dân, ghi nhận và báo cáo. Anh muốn gởi đơn thì gởi trực tiếp cho Thủ tướng qua đường Bưu điện.
Tôi để lên bàn một xấp mấy chục giấy hồi báo của VEXPRESS và nói:
-Tôi đã gởi cả trăm đơn thư qua Bưu điện, thậm chí đã đưa tận tay ông Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng, nhưng không được trả lời nên hôm nay mới phải tới đây.
- Vậy thì anh gởi đơn cho Quốc hội!
- Tôi cũng đã gởi cho Quốc hội mấy chục lá đơn.
- Vậy thì anh kiện ra tòa án!
Tôi nghĩ đã đến lúc phải rời khỏi chỗ này, nên yêu cầu cho xin một biên bản tiếp công dân. Nói thế nào thì nói, hắn vẫn từ chối:
- Tôi chỉ có trách nhiệm tiếp dân và báo cáo về trên, không thể lập biên bản hay cấp biên nhận gì cả.
Tám người chúng tôi lại lặn lội mưa gió trở về. Ba lần đến trụ sở tiếp dân, chúng tôi đã thấy. Đổi mới công tác tiếp công dân là vậy đó. Giải quyết dứt điểm những vụ khiếu kiện đông người, kéo dài là vậy đó. Ức quá, tôi tìm cho bằng được Quyết định của Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng mà báo chí đã đưa tin.
Ngày 14-6-2010, quyết định số 858/QD-TTg của Thủ tướng đã phê duyệt đề án đổi mới công tác tiếp công dân. Quyết định này được ban hành căn cứ vào kết luận của Ban Bí thư tại thông báo số 307-TB/TU ngày 10-02-2010, có hiệu lực kể từ ngày ký. Nhưng về thời gian tiến độ thực hiện đề án,quyết định ghi:
“1. Kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ cho cơ quan tiếp công dân:
a)Trước ngày 30-12-2011 hoàn thành việc bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo cho 100% cán bộ làm công tác tiếp công dân.
b) Trước ngày 30-6-2012 các Bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác tiếp công dân;kiện toàn tổ chứ, bộ máy cơ quan tiếp công dân ở các bộ, ngành, địa phương.
2. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang bị phương tiện làm việc cho trụ sở tiếp công dân.
Trước ngày 30-12-2011 hoàn thành việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang bị phương tiện làm việc cho trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trụ sở tiếp công dân của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tiềp công dân của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp huyện”.
Chẳng hiểu nội dung kết luận của Ban Bi thư như thế nào, nhưng rõ ràng quyết định đổi mới này được ban hành không phải phát xuất từ các yêu cầu, nguyện vọng bức xúc của người dân, và cũng không phải từ yêu cầu của các đại biểu Quốc hội. Nên cứ tà tà mà làm, có sao đâu. Còn từ giờ tới cuối năm 2012, cứ tiếp tục coi dân như cỏ rác, đến cuối tháng 6-2012 mới phải hoàn thành việc sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác tiếp công dân mà! Từ đây tới đó, cứ tiếp công dân theo cái kiểu hành dân là chính; kể cả có không làm hoặc làm ngược lại những điều quy định rõ ràng trong Nghị định của Chính phủ số 89/CP ngày 07-8-1997 ban hành quy chế tổ chức tiếp công dân, cũng không sao!
Thực ra, những nơi tiếp dân từ trung ương tới địa phương được tổ chức như những điểm chốt chặn để không cho người dân đến các cơ quan lãnh đạo của Tỉnh, Bộ, Chính phủ, Đảng, Quốc hội. Đã có trụ sở tiếp dân rồi thì mọi việc cần thiết, người dân cứ phải tới đó. Trụ sở Hội đồng Nhân dân, Trụ Sở UBND, Trụ sở cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội người dân không được quyền tới.
Nhưng những nơi tiếp dân thì chẳng ai có thẩm quyền và có trách nhiệm giải quyết những việc mà người dân cần, kể cả việc nhận để chuyển lại đơn cho Thủ tướng, cho Chủ tịch UBND tỉnh, huyện. Có nài nỉ lắm, họ cũng nhận, nhưng không có biên nhận giấy tờ gì cả, thế thì cũng như không.
Có lẽ cách đổi mới công tác tiếp dân tốt nhất là phải dẹp bỏ các trụ sở tiếp dân và các cơ quan hành chánh nhà nước phải trực tiếp tiếp nhận yêu cầu của người dân để giải quyết đúng theo quy định pháp luật. Chính quyền 4 cấp này là của dân, do dân và vì dân mà!
NÔNG DÂN BÌNH DƯƠNG
Tìm kiếm Blog này
Thứ Ba, 26 tháng 10, 2010
Bô xít và phép thử phản biện xã hội
Trần Minh Quân
Ảnh: Time
Sau một thời gian im lặng đến lạ kỳ của báo chí, trong những ngày vừa qua hầu hết các báo đều đăng tin liên quan đến Bô xít Tây Nguyên, từ những bài tham luận của các nhà chuyên môn, đến những bài phỏng vấn của các cá nhân mà tiếng nói của họ rất có trọng lượng.
Qua các bài báo này, có rất ít ý kiến ủng hộ dự án Bô xít. Trong số các ý kiến ủng hộ, ta chỉ thấy những quan điểm yếu ớt, thiếu thuyết phục của một vài cá nhân hiện đang làm việc tại Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (TKV) như ông Lê Dương Quang và Bộ trưởng Bộ TM – MT Phạm Khôi Nguyên, …
Về phía không ủng hộ. Ngoài những lập luận hết sức thuyết phục của các cá nhân cùng ký tên vào bản kiến nghị dừng dự án Bô xít đã nêu lên trong bản kiến nghị, dư luận đặc biệt chú ý đến ý kiến của các nhà khoa học có thâm niên về chuyên môn như TS Nguyễn Thành Sơn, Ông Nguyễn Văn Ban, PGS.TS.Nguyễn Đình Hòe, các đại biểu Quốc Hội như ông Dương Trung Quốc, Ông Nguyễn Minh Thuyết, GS Nguyễn Lân Dũng, Ông Lê Quang Bình, … cựu cán bộ chính phủ như GS Chu Hảo, GS Đặng Hùng Võ, …
Đọc lướt qua các bài báo, bài phỏng vấn này, một đặc điểm dễ nhận thấy là đa số đều nêu ý kiến lo ngại sâu sắc, từ hiệu quả kinh tế đến an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội, đặc biệt là lo ngại những tác hại đến môi trường của dự án.
Các ý kiến này càng được thuyết phục hơn khi đa số họ là những người không liên quan gì đến dự án, nói cách khác, họ không có có những quyền lợi gì đi kèm theo dự án, tiếng nói đó là tiếng nói độc lập, trung thực xuất phát từ tấm lòng của một người công dân biết trăn trở với thời cuộc, canh cánh với nỗi lo cho vận mệnh dân tộc và giống nòi Việt Nam.
Những vụ vỡ hồ chứa bùn đỏ được TS Nguyễn Thành Sơn chỉ ra trên khắp thế giới và gần đây nhất là ở Hungary là những minh chứng hùng hồn nhất. Hồ chứa bùn đỏ treo lơ lủng trên cao nguyên thực sự là một mối nguy hại tiềm tàng khủng khiếp.
Còn theo ông Đặng Hùng Võ thì “chúng ta đừng loanh quanh chấp nhận một tiên đề duy nhất là dứt khoát phải khai thác bô xít”. Đúng vậy, lâu nay chúng ta đã quen với việc duy nhất là phải chấp nhận những quyết định mà quên đi chúng ta có quyền phản biện nếu phát hiện thấy những tác hại do những quyết định ấy gây ra. Đây chính là cơ hội để chứng minh sức mạnh của phản biện xã hội và tập hợp được trí tuệ của toàn xã hội khi đất nước có những sự việc quan trọng.
Có một số ý kiến cho rằng dự án Bô xít đã đầu tư hàng trăm triệu USD (khoảng 400 – 600 triệu USD), nếu dừng dự án thì đây là một tổn thất rất nặng nề về mặt kinh tế. Theo GS Đặng Hùng Võ thì “400 triệu USD không nói lên điều gì cả, vấn đề là tương lai chúng ta sẽ thế nào”. Đúng vậy, tương lai của hàng triệu người, tương lai của một vùng đất rộng lớn đang thấp thỏm lo sợ những tác động, nguy cơ tiềm ẩn của dự án mới là điều đáng quan tâm. Trong khi một mình Vinashin đã làm thất thoát hàng tỉ USD thì con số 400 triệu USD có bị mất đi để đổi lấy sự an tâm lâu dài, để giữ gìn bản sắc văn hóa của Tây Nguyên, để bảo đảm an ninh quốc phòng tại một vị trí xung yếu – nóc nhà Đông Dương tính ra là quá rẻ.
Những ý kiến góp ý chân thành của một số người nặng lòng với đất nước trong thời gian qua ít nhiều đã có tác dụng nhất định. Bằng chứng là lời hứa sẽ xem xét và tổng hợp ý kiến để báo cáo lên Bộ Chính trị của người đại diện cho Chính phủ, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc. Hy vọng rằng lời hứa của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng thật tâm và người dân đang chờ những quyết định sáng suốt từ các vị lãnh đạo cao nhất.
Để đi đến kết quả cuối cùng phù hợp với đa số ý kiến của các nhân sĩ, trí thức kể trên thực sự là một vấn đề nan giải, cần nhiều thời gian và ý thức tiếp nhận thông tin của nhiều người. Nhưng dẫu sao, những trăn trở này cũng là một dịp để thể hiện sức mạnh trí tuệ xã hội và quan trọng hơn là một phép thử của tiếng nói phản biện xã hội vốn đang lạc lõng, yếu ớt.
T.M.Q.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Đã đăng: Vedinh
Ảnh: Time
Sau một thời gian im lặng đến lạ kỳ của báo chí, trong những ngày vừa qua hầu hết các báo đều đăng tin liên quan đến Bô xít Tây Nguyên, từ những bài tham luận của các nhà chuyên môn, đến những bài phỏng vấn của các cá nhân mà tiếng nói của họ rất có trọng lượng.
Qua các bài báo này, có rất ít ý kiến ủng hộ dự án Bô xít. Trong số các ý kiến ủng hộ, ta chỉ thấy những quan điểm yếu ớt, thiếu thuyết phục của một vài cá nhân hiện đang làm việc tại Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (TKV) như ông Lê Dương Quang và Bộ trưởng Bộ TM – MT Phạm Khôi Nguyên, …
Về phía không ủng hộ. Ngoài những lập luận hết sức thuyết phục của các cá nhân cùng ký tên vào bản kiến nghị dừng dự án Bô xít đã nêu lên trong bản kiến nghị, dư luận đặc biệt chú ý đến ý kiến của các nhà khoa học có thâm niên về chuyên môn như TS Nguyễn Thành Sơn, Ông Nguyễn Văn Ban, PGS.TS.Nguyễn Đình Hòe, các đại biểu Quốc Hội như ông Dương Trung Quốc, Ông Nguyễn Minh Thuyết, GS Nguyễn Lân Dũng, Ông Lê Quang Bình, … cựu cán bộ chính phủ như GS Chu Hảo, GS Đặng Hùng Võ, …
Đọc lướt qua các bài báo, bài phỏng vấn này, một đặc điểm dễ nhận thấy là đa số đều nêu ý kiến lo ngại sâu sắc, từ hiệu quả kinh tế đến an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội, đặc biệt là lo ngại những tác hại đến môi trường của dự án.
Các ý kiến này càng được thuyết phục hơn khi đa số họ là những người không liên quan gì đến dự án, nói cách khác, họ không có có những quyền lợi gì đi kèm theo dự án, tiếng nói đó là tiếng nói độc lập, trung thực xuất phát từ tấm lòng của một người công dân biết trăn trở với thời cuộc, canh cánh với nỗi lo cho vận mệnh dân tộc và giống nòi Việt Nam.
Những vụ vỡ hồ chứa bùn đỏ được TS Nguyễn Thành Sơn chỉ ra trên khắp thế giới và gần đây nhất là ở Hungary là những minh chứng hùng hồn nhất. Hồ chứa bùn đỏ treo lơ lủng trên cao nguyên thực sự là một mối nguy hại tiềm tàng khủng khiếp.
Còn theo ông Đặng Hùng Võ thì “chúng ta đừng loanh quanh chấp nhận một tiên đề duy nhất là dứt khoát phải khai thác bô xít”. Đúng vậy, lâu nay chúng ta đã quen với việc duy nhất là phải chấp nhận những quyết định mà quên đi chúng ta có quyền phản biện nếu phát hiện thấy những tác hại do những quyết định ấy gây ra. Đây chính là cơ hội để chứng minh sức mạnh của phản biện xã hội và tập hợp được trí tuệ của toàn xã hội khi đất nước có những sự việc quan trọng.
Có một số ý kiến cho rằng dự án Bô xít đã đầu tư hàng trăm triệu USD (khoảng 400 – 600 triệu USD), nếu dừng dự án thì đây là một tổn thất rất nặng nề về mặt kinh tế. Theo GS Đặng Hùng Võ thì “400 triệu USD không nói lên điều gì cả, vấn đề là tương lai chúng ta sẽ thế nào”. Đúng vậy, tương lai của hàng triệu người, tương lai của một vùng đất rộng lớn đang thấp thỏm lo sợ những tác động, nguy cơ tiềm ẩn của dự án mới là điều đáng quan tâm. Trong khi một mình Vinashin đã làm thất thoát hàng tỉ USD thì con số 400 triệu USD có bị mất đi để đổi lấy sự an tâm lâu dài, để giữ gìn bản sắc văn hóa của Tây Nguyên, để bảo đảm an ninh quốc phòng tại một vị trí xung yếu – nóc nhà Đông Dương tính ra là quá rẻ.
Những ý kiến góp ý chân thành của một số người nặng lòng với đất nước trong thời gian qua ít nhiều đã có tác dụng nhất định. Bằng chứng là lời hứa sẽ xem xét và tổng hợp ý kiến để báo cáo lên Bộ Chính trị của người đại diện cho Chính phủ, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc. Hy vọng rằng lời hứa của ông Nguyễn Xuân Phúc cũng thật tâm và người dân đang chờ những quyết định sáng suốt từ các vị lãnh đạo cao nhất.
Để đi đến kết quả cuối cùng phù hợp với đa số ý kiến của các nhân sĩ, trí thức kể trên thực sự là một vấn đề nan giải, cần nhiều thời gian và ý thức tiếp nhận thông tin của nhiều người. Nhưng dẫu sao, những trăn trở này cũng là một dịp để thể hiện sức mạnh trí tuệ xã hội và quan trọng hơn là một phép thử của tiếng nói phản biện xã hội vốn đang lạc lõng, yếu ớt.
T.M.Q.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Đã đăng: Vedinh
"Thà đền tiền đầu tư còn hơn làm mà ngay ngáy thảm họa”
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng: "Chỉ nên thí điểm một nhà máy chế biến alumina ở Tân Rai". Ảnh: Hồng Khánh.
"Triển khai dự án bô xít, đất nước được lợi gì, nếu rủi ro thì đến mức nào? Tiền trót đầu tư rồi, mất cũng tiếc, nhưng so với tổn thất nếu có thể xảy ra thì tiền đầu tư ấy chưa thấm tháp gì", đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nêu quan điểm.
- Thưa ông, Quốc hội được kêu gọi cần thể hiện thái độ rõ ràng hơn với dự án bô xít sau khi gần 2.000 nhân sĩ, trí thức ký đơn kiến nghị dừng dự án. Là đại biểu Quốc hội ông nghĩ gì về điều này?
- Trong danh sách ký tên vào bản kiến nghị có nhiều chính khách, nhà khoa học nổi tiếng. Đây là những ý kiến rất đáng chú ý. Tôi mong Đảng, Chính phủ trân trọng nghiên cứu kiến nghị đó và sớm có giải pháp tiếp thu.
Thảm họa bùn đỏ ở Hungary là lời cảnh báo rất nghiêm khắc và kịp thời, nhắc chúng ta không được quyền duy ý chí trong việc khai thác bô xít. Là người ngay từ đầu không tán thành dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, nay cân nhắc mọi mặt, tôi thấy có thể tiếp tục khai thác bô xít ở Tân Rai để thí điểm vì ở đó nhà máy đã làm rồi và chúng ta vẫn phải thí điểm để qua đó rút kinh nghiệm cho kế hoạch tương lai. Nhưng dự án ở Nhân Cơ thì nên dừng lại vì thực ra mình vẫn chưa làm được gì nhiều, chủ yếu mới xong khâu giải phóng mặt bằng.
- Lý do gì khiến ông ủng hộ việc chỉ thí điểm xây dựng một nhà máy chế biến alumina ở Tân Rai, trong khi theo kế hoạch, khu vực Tây Nguyên có tới 8 nhà máy, tổng đầu tư tới 250.000 tỷ đồng?
- Có rất nhiều lý do. Trước hết, phải nói đến thảm họa môi trường có thể xảy ra khi ta tiến hành dự án. Hungary là nước công nghiệp phát triển, có rất nhiều kinh nghiệm trong khai khoáng, xử lý sau khai khoáng mà còn để xảy ra tai nạn như thế, huống chi ta lần đầu tiên bắt tay vào thực hiện, nhiều việc còn dò dẫm.
Địa hình Tây Nguyên rất đặc biệt. Nếu thảm hoạ bùn đỏ ở Hungary vừa rồi xảy ra trên đồng bằng thì Tây Nguyên là vùng cao. Tôi từng ví nếu thực hiện toàn bộ dự án khai thác bô xít Tây Nguyên, với lượng bùn đỏ hết đời dự án lên tới 1,5 tỷ tấn thì các hồ chứa bùn đỏ sẽ là quả bom bùn treo trên cao và nếu có sự cố thì tai họa có thể ảnh hưởng đến toàn bộ đồng bằng Nam Bộ, Nam Trung Bộ, thậm chí cả hai nước bạn. Khí hậu Tây Nguyên rất khắc nghiệt, mùa khô không mưa, mùa mưa thì xối xả, đây là những nguy cơ có thể làm vỡ hoặc tràn đập.
Đó là còn chưa nói tới ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp của người Việt Nam chưa thể so sánh với người dân các nước công nghiệp phát triển. Chúng ta đã thấy hiện tượng người dân tháo cả giằng cầu, cột điện cao thế chỉ để đi bán sắt vụn; còn nhà thầu thì trong thi công không ít người rút ruột công trình, không thực hiện đúng thiết kế. Những điều này hết sức đáng quan tâm.
- Một lần nữa vấn đề hiệu quả kinh tế lại được nêu ra. Theo ông những cơ sở mà Tập đoàn Than và Khoáng sản (TKV) làm căn cứ để khẳng định mức độ hiệu quả kinh tế liệu đã thuyết phục?
"Bộ Chính trị đã quyết định làm thí điểm thì hãy thí điểm một nhà máy ở Tân Rai. Sau thời gian này, nếu cân nhắc mọi mặt thấy được thì tiếp tục làm, nhưng phải coi đó là công trình quan trọng quốc gia, bởi đây là cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau, và phải được đưa ra Quốc hội thảo luận, xem xét, quyết định", ông Nguyễn Minh Thuyết nói.
- Khi phát biểu tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 12 (ngày 26/5/2009), tôi đã bày tỏ sự lo ngại về hiệu quả kinh tế của dự án. Ngay Chủ tịch Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV) lúc đó là ông Đoàn Văn Kiển cũng nói 50 ăn, 50 thua, chưa biết lỗ lãi thế nào. Thử hỏi những người kinh doanh bằng tiền túi của mình có dám làm với tỷ lệ thắng thua như vậy không? Mà bán alumina thì cũng như bán lúa non thôi. Giá alumina chỉ bằng 12% giá nhôm thành phẩm. Nhưng chế nhôm thì mình không đủ điện, mà cũng chưa đủ kỹ thuật.
Để triển khai dự án, ta còn phải làm cả đường vận chuyển khoáng sản, làm cảng dưới hòn Kê Gà... Tiền những công trình ấy tính vào đâu? Không thể tính là công trình dân sinh mà phải tính vào dự án bô xít. Nếu thế thì lỗ to. Bởi riêng việc làm đường sắt từ Tây Nguyên xuống hòn Kê Gà dài 270 km, với địa hình phức tạp đã tốn hơn 3 tỷ USD rồi.
Mặt khác, theo một số anh em ở Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường vừa đi giám sát về, trong quặng ở Tây Nguyên có 30-40% là alumina, 30-40% là sắt, ngoài ra còn một số kim loại. Bây giờ ta khai thác bô xít ngay thì sẽ phải loại bỏ những quặng khác, vì kỹ thuật của ta chưa cho phép lọc cùng một lúc nhiều loại quặng, như vậy rất lãng phí.
- Nếu đánh giá được - mất từ dự án này, ông sẽ nói gì?
- Điều quan trọng mình phải tính là triển khai dự án bô xít thì đất nước được lợi gì, nếu rủi ro thì đến mức nào. Tiền trót đầu tư rồi, mất ai cũng tiếc, nhưng so với tổn thất có thể xảy ra trong tương lai thì tiền đầu tư ấy chưa thấm tháp gì. Liên hệ với trận Điện Biên Phủ, pháo đã kéo vào trận địa rồi, chiến sĩ, dân công đổ biết bao mồ hôi, hy sinh cũng không ít, chỉ còn chờ giờ nổ súng thôi, nhưng thấy không chắc thắng, đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã ra lệnh rút pháo ra. Củng cố trận địa thật chắc, tạo thời cơ chín muồi, bộ đội ta lại kéo pháo vào, lúc ấy mới thắng. Tôi cho rằng trong mọi việc, phải lấy hiệu quả, lấy lợi ích của nhân dân, đất nước làm đầu.
Khi bắt tay làm dự án bô xít đã có rất nhiều ý kiến không đồng tình. Nhưng lúc ấy Chính phủ quyết làm. Bây giờ, sự cố tràn bùn đỏ ở Hungary là dịp thuận lợi để mình cùng bạn bàn bạc lại. Thà mình đền tiền cho nhà đầu tư còn hơn là làm dự án mà vừa lỗ, vừa lo ngay ngáy về thảm hoạ môi trường.
- Trước đây, Chính phủ không trình dự án này ra Quốc hội, với lý do xét quy mô từng dự án bộ phận thì chưa đủ tiêu chí là công trình quan trọng quốc gia. Vậy tại kỳ họp này, theo ông Quốc hội nên có động thái như thế nào?
- Tại kỳ họp giữa năm ngoái của Quốc hội, vì thấy đây là vấn đề rất quan trọng nên nhân phát biểu về tình hình kinh tế xã hội, một số đại biểu, trong đó có tôi, đã "vơ" vào để thảo luận. Tôi kiến nghị phải coi cụm công trình này là công trình quan trọng quốc gia và phải trình Quốc hội để xem xét, quyết định. Đề nghị của tôi tuy được một số đại biểu tán thành, nhưng đã không được xem xét.
Chương trình kỳ họp đã được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng 20/10, không có buổi nào dành để xem xét riêng vấn đề khai thác bô xít. Tuy nhiên, trong buổi thảo luận tổ sáng 22/10 vừa qua, nhiều đại biểu đã nêu vấn đề này. Tôi tin chắc rằng trong hai ngày (1-2/11) thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội sắp tới, các đại biểu sẽ còn trao đổi sâu hơn và đại diện Chính phủ tham gia thảo luận cũng sẽ có ý kiến giải trình.
Hồng Khánh thực hiện
Nguồn: Vnexpress
"Triển khai dự án bô xít, đất nước được lợi gì, nếu rủi ro thì đến mức nào? Tiền trót đầu tư rồi, mất cũng tiếc, nhưng so với tổn thất nếu có thể xảy ra thì tiền đầu tư ấy chưa thấm tháp gì", đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nêu quan điểm.
- Thưa ông, Quốc hội được kêu gọi cần thể hiện thái độ rõ ràng hơn với dự án bô xít sau khi gần 2.000 nhân sĩ, trí thức ký đơn kiến nghị dừng dự án. Là đại biểu Quốc hội ông nghĩ gì về điều này?
- Trong danh sách ký tên vào bản kiến nghị có nhiều chính khách, nhà khoa học nổi tiếng. Đây là những ý kiến rất đáng chú ý. Tôi mong Đảng, Chính phủ trân trọng nghiên cứu kiến nghị đó và sớm có giải pháp tiếp thu.
Thảm họa bùn đỏ ở Hungary là lời cảnh báo rất nghiêm khắc và kịp thời, nhắc chúng ta không được quyền duy ý chí trong việc khai thác bô xít. Là người ngay từ đầu không tán thành dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, nay cân nhắc mọi mặt, tôi thấy có thể tiếp tục khai thác bô xít ở Tân Rai để thí điểm vì ở đó nhà máy đã làm rồi và chúng ta vẫn phải thí điểm để qua đó rút kinh nghiệm cho kế hoạch tương lai. Nhưng dự án ở Nhân Cơ thì nên dừng lại vì thực ra mình vẫn chưa làm được gì nhiều, chủ yếu mới xong khâu giải phóng mặt bằng.
- Lý do gì khiến ông ủng hộ việc chỉ thí điểm xây dựng một nhà máy chế biến alumina ở Tân Rai, trong khi theo kế hoạch, khu vực Tây Nguyên có tới 8 nhà máy, tổng đầu tư tới 250.000 tỷ đồng?
- Có rất nhiều lý do. Trước hết, phải nói đến thảm họa môi trường có thể xảy ra khi ta tiến hành dự án. Hungary là nước công nghiệp phát triển, có rất nhiều kinh nghiệm trong khai khoáng, xử lý sau khai khoáng mà còn để xảy ra tai nạn như thế, huống chi ta lần đầu tiên bắt tay vào thực hiện, nhiều việc còn dò dẫm.
Địa hình Tây Nguyên rất đặc biệt. Nếu thảm hoạ bùn đỏ ở Hungary vừa rồi xảy ra trên đồng bằng thì Tây Nguyên là vùng cao. Tôi từng ví nếu thực hiện toàn bộ dự án khai thác bô xít Tây Nguyên, với lượng bùn đỏ hết đời dự án lên tới 1,5 tỷ tấn thì các hồ chứa bùn đỏ sẽ là quả bom bùn treo trên cao và nếu có sự cố thì tai họa có thể ảnh hưởng đến toàn bộ đồng bằng Nam Bộ, Nam Trung Bộ, thậm chí cả hai nước bạn. Khí hậu Tây Nguyên rất khắc nghiệt, mùa khô không mưa, mùa mưa thì xối xả, đây là những nguy cơ có thể làm vỡ hoặc tràn đập.
Đó là còn chưa nói tới ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp của người Việt Nam chưa thể so sánh với người dân các nước công nghiệp phát triển. Chúng ta đã thấy hiện tượng người dân tháo cả giằng cầu, cột điện cao thế chỉ để đi bán sắt vụn; còn nhà thầu thì trong thi công không ít người rút ruột công trình, không thực hiện đúng thiết kế. Những điều này hết sức đáng quan tâm.
- Một lần nữa vấn đề hiệu quả kinh tế lại được nêu ra. Theo ông những cơ sở mà Tập đoàn Than và Khoáng sản (TKV) làm căn cứ để khẳng định mức độ hiệu quả kinh tế liệu đã thuyết phục?
"Bộ Chính trị đã quyết định làm thí điểm thì hãy thí điểm một nhà máy ở Tân Rai. Sau thời gian này, nếu cân nhắc mọi mặt thấy được thì tiếp tục làm, nhưng phải coi đó là công trình quan trọng quốc gia, bởi đây là cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau, và phải được đưa ra Quốc hội thảo luận, xem xét, quyết định", ông Nguyễn Minh Thuyết nói.
- Khi phát biểu tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 12 (ngày 26/5/2009), tôi đã bày tỏ sự lo ngại về hiệu quả kinh tế của dự án. Ngay Chủ tịch Tập đoàn Than - Khoáng sản (TKV) lúc đó là ông Đoàn Văn Kiển cũng nói 50 ăn, 50 thua, chưa biết lỗ lãi thế nào. Thử hỏi những người kinh doanh bằng tiền túi của mình có dám làm với tỷ lệ thắng thua như vậy không? Mà bán alumina thì cũng như bán lúa non thôi. Giá alumina chỉ bằng 12% giá nhôm thành phẩm. Nhưng chế nhôm thì mình không đủ điện, mà cũng chưa đủ kỹ thuật.
Để triển khai dự án, ta còn phải làm cả đường vận chuyển khoáng sản, làm cảng dưới hòn Kê Gà... Tiền những công trình ấy tính vào đâu? Không thể tính là công trình dân sinh mà phải tính vào dự án bô xít. Nếu thế thì lỗ to. Bởi riêng việc làm đường sắt từ Tây Nguyên xuống hòn Kê Gà dài 270 km, với địa hình phức tạp đã tốn hơn 3 tỷ USD rồi.
Mặt khác, theo một số anh em ở Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường vừa đi giám sát về, trong quặng ở Tây Nguyên có 30-40% là alumina, 30-40% là sắt, ngoài ra còn một số kim loại. Bây giờ ta khai thác bô xít ngay thì sẽ phải loại bỏ những quặng khác, vì kỹ thuật của ta chưa cho phép lọc cùng một lúc nhiều loại quặng, như vậy rất lãng phí.
- Nếu đánh giá được - mất từ dự án này, ông sẽ nói gì?
- Điều quan trọng mình phải tính là triển khai dự án bô xít thì đất nước được lợi gì, nếu rủi ro thì đến mức nào. Tiền trót đầu tư rồi, mất ai cũng tiếc, nhưng so với tổn thất có thể xảy ra trong tương lai thì tiền đầu tư ấy chưa thấm tháp gì. Liên hệ với trận Điện Biên Phủ, pháo đã kéo vào trận địa rồi, chiến sĩ, dân công đổ biết bao mồ hôi, hy sinh cũng không ít, chỉ còn chờ giờ nổ súng thôi, nhưng thấy không chắc thắng, đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã ra lệnh rút pháo ra. Củng cố trận địa thật chắc, tạo thời cơ chín muồi, bộ đội ta lại kéo pháo vào, lúc ấy mới thắng. Tôi cho rằng trong mọi việc, phải lấy hiệu quả, lấy lợi ích của nhân dân, đất nước làm đầu.
Khi bắt tay làm dự án bô xít đã có rất nhiều ý kiến không đồng tình. Nhưng lúc ấy Chính phủ quyết làm. Bây giờ, sự cố tràn bùn đỏ ở Hungary là dịp thuận lợi để mình cùng bạn bàn bạc lại. Thà mình đền tiền cho nhà đầu tư còn hơn là làm dự án mà vừa lỗ, vừa lo ngay ngáy về thảm hoạ môi trường.
- Trước đây, Chính phủ không trình dự án này ra Quốc hội, với lý do xét quy mô từng dự án bộ phận thì chưa đủ tiêu chí là công trình quan trọng quốc gia. Vậy tại kỳ họp này, theo ông Quốc hội nên có động thái như thế nào?
- Tại kỳ họp giữa năm ngoái của Quốc hội, vì thấy đây là vấn đề rất quan trọng nên nhân phát biểu về tình hình kinh tế xã hội, một số đại biểu, trong đó có tôi, đã "vơ" vào để thảo luận. Tôi kiến nghị phải coi cụm công trình này là công trình quan trọng quốc gia và phải trình Quốc hội để xem xét, quyết định. Đề nghị của tôi tuy được một số đại biểu tán thành, nhưng đã không được xem xét.
Chương trình kỳ họp đã được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng 20/10, không có buổi nào dành để xem xét riêng vấn đề khai thác bô xít. Tuy nhiên, trong buổi thảo luận tổ sáng 22/10 vừa qua, nhiều đại biểu đã nêu vấn đề này. Tôi tin chắc rằng trong hai ngày (1-2/11) thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội sắp tới, các đại biểu sẽ còn trao đổi sâu hơn và đại diện Chính phủ tham gia thảo luận cũng sẽ có ý kiến giải trình.
Hồng Khánh thực hiện
Nguồn: Vnexpress
Đề án bauxite trên Tây Nguyên: quả bom nổ chậm
Đề án bauxite trên Tây Nguyên: quả bom nổ chậm
Trọng Nghĩa
Công nhân làm việc tại mỏ khai thác bauxite Tân Rai (Reuters)
Từ sau vụ hồ chứa bùn đỏ bauxite ở Hungary bị vỡ vào thượng tuần tháng 10/2010, gây những tổn thất về cả nhân mạng, vật chất lẫn môi trường, càng lúc càng có nhiều tiếng nói vang lên tại Việt Nam, yêu cầu chính quyền xem xét lại kế hoạch khai thác bauxite đang được thực hiện trên vùng Tây Nguyên.
Một bản kiến nghị yêu cầu tạm đình chỉ đề án bauxite Tây Nguyên cho đến hết ngày hôm qua 24/10 đã được gần 2000 người ký tên, trong đó có rất nhiều tên tuổi trong các lãnh vực chính trị, khoa học, kinh tế, cùng với nhiều sĩ quan cao cấp cũng như người dân bình thường.
Trên báo chí Việt Nam, không ngày nào không có bài viết cảnh báo chính quyền về hiểm họa tiềm tàng đối với đất nước. Chỉ cần nhìn qua một số bài viết là độc giả thấy ngay là công luận đang hết sức lo âu trước một viễn ảnh đáng ngại. Trong bài viết được báo trên mạng Tuần ViệtnamNet công bố vào hôm nay, Tiến sĩ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, đã tóm lược mối quan ngại chung khi cho biết là "Qua tính toán của chúng tôi, dự án bô-xít Tây Nguyên vừa lỗ nặng, vừa gây ô nhiễm đến môi trường cả trước mắt và lâu dài".
Thậm chí, cũng trên tờ Tuần VietnamNet, Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng sông Hồng, thuộc tập đoàn TKV - chủ đầu tư dự án bauxite Tây Nguyên cũng thẩm định: “Sau hai năm triển khai thí điểm, mặc dù chưa xong 100% nhưng, rất may, trong quá trình thí điểm chúng ta đã có đủ thông tin để đưa ra kết luận, với 2 lý do nên dừng thí điểm để đóng cửa dự án». Lý do thứ nhất, theo ông Sơn, đó là vì: “Công nghệ thải bùn đỏ của các dự án trên Tây Nguyên là công nghệ "ướt", lạc hậu, có nguy cơ cao giống hoàn toàn như của Hungary». Bên cạnh đó, đề án bauxite Tây Nguyên, theo ông Sơn, cũng hàm chứa rất nhiều rủi ro về kinh tế do đó không nên tiếp tục.
Trên báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Dự án nhôm của Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam thuộc Tập đoàn TKV, cũng khuyến cáo chính quyền là nên dừng đề án bauxite Tây Nguyên nếu yếu tố an toàn không được bảo đảm. Theo ông: “Không ai có thể lường trước được những nơi xây dựng hồ chứa bùn đỏ đó có xảy ra những trận mưa lũ lớn làm vỡ hồ không. Có thể khi thiết kế chúng ta dựa vào tài liệu khí tượng thủy văn hàng trăm năm để tính nhưng với sự biến đổi khí hậu, thiên tai xảy ra đột biến và ghê gớm như hiện nay, việc thiết kế các hồ chứa bùn đỏ cần phải xem xét hết sức kỹ lưỡng, phải lấy những hệ số an toàn cao hơn rất nhiều, kể cả hệ số dự tính cho những đột biến xảy ra đối với thời tiết».
Nhiều nguy cơ tiềm tàng, ít lợi ích kinh tế
Nhìn chung, giới chuyên gia đều nhất trí kêu gọi đình chỉ đề án khai thác bauxite, vì nguy cơ tiềm tàng rất lớn, trong lúc lợi ích kinh tế chẳng bao nhiêu. Trả lời phỏng vấn của báo Vnexpress ngày hôm nay, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, một người đã ký tên vào bản kiến nghị, phân tích: “Không có bô xít, Việt Nam không nghèo đi. Sản xuất ra alumina với khối lượng một vài triệu tấn một năm là quá nhỏ so với so với thị trường trên thế giới. Và hiện nay, nhôm cũng là một thứ vật liệu rẻ chứ không quá đắt. Nó không phải là khoáng sản có giá trị tăng cao».
Phản ứng của công luận đang đẩy giới chủ trương khai thác bauxite vào thế thủ. Theo báo Thanh niên, ông Phạm Khôi Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Việt Nam đã tuyên bố trấn an, cho rằng “Bauxite ở Việt Nam, về lý thuyết là an toàn”. Ông Nguyễn Thanh Liêm, đương kim Trưởng ban Nhôm – bauxite, thuộc Tập đoàn TKV còn dám xác định là chỉ có động đất mới làm vỡ được hồ bùn đỏ bauxite trên Tây Nguyên.
Tuy nhiên, trước mối quan ngại trong công luận càng lúc càng mạnh, theo báo chí trong nước, chính quyền Việt Nam, qua lời ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã cho biết là Chính phủ đang lắng nghe các góp ý về bauxite. Phát biểu với báo Tuổi trẻ vào hôm nay, ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công thương kiêm chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn TKV, cũng xác định rằng chỉ cần chính phủ ra lệnh là họ sẽ dừng ngay dự án.
Để hiểu rõ hơn về mối bức xúc của dư luận trong nước, và đặc biệt là mức độ nguy hiểm tiềm tàng của việc khai thác bauxite trên Tây Nguyên, RFI đã phỏng vấn ông Nguyễn Đức Hiệp, chuyên gia nghiên cứu về môi trường tại Úc, nước đứng đầu thế giới hiện nay trong lãnh vực khai thác quặng nhôm.
1/ Mối quan ngại hàng đầu trong khai thác bauxite Tây Nguyên: hồ chứa bùn đỏ
Hiện nay chính phủ vẫn tiếp tục khai triển hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ. Nhà máy Tân Rai hầu như sắp xong, dự kiến sẽ hoạt động vào tháng 11 này, nhưng vì kế hoạch không bao giờ đúng nên dự định sẽ vận hành vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm 2011. Quan tâm hàng đầu của mọi người hiện là cái hồ chứa bùn đỏ.
Bùn đỏ là chất thải của quá trình luyện alumina [nhôm oxit], có rất nhiều chất kiềm (chất soude). Hiện nay, hồ bùn đỏ nằm ở giữa thung lũng. So với hồ chứa bên Hungary thì cái hồ này nói chung chắc chắn hơn. Tuy nhiên, giữa hai cái hồ ở Hungary và ở Tây Nguyên Việt Nam, tình thế rất khác nhau. Hồ ở Tây Nguyên nằm trên một địa điểm rất cao. Thêm nữa, vũ lượng [lượng mưa] ở Tây Nguyên rất khác với ở Hungary. Hồ chứa bùn đỏ nằm trong thung lũng, nhưng được chia thành nhiều khoang chứa vì không thể đổ tất cả bùn đỏ vào cùng một lúc, nên phải chia ra nhiều khoang.
Hai vấn đề quan trọng đặt ra là bùn đỏ có thấm vào lòng đất để đi vào nước ngầm hay không? Thứ nữa là vũ lượng ở Tây Nguyên rất cao, cho nên có thể làm trào cái hồ bùn đỏ. Vì vậy, nếu xét về kỹ thuật giữa hai cái hồ ở Hungary và ở Tây Nguyên, tôi nghĩ là hồ ở Tây Nguyên hàm chứa nguy cơ có thể là cao hơn, tại vì có thể thấm xuống mạch nước ngầm.
Về vấn đề thứ nhất, hiện nay bùn đỏ Việt Nam sẽ được xử lý theo công nghệ gọi là “ướt”, chất soude sẽ nằm ở dưới đáy hồ rất nhiều. Mặc dầu là có thể có tầng đất sét rất dày cách ly, cộng thêm với các lớp chống thấm, thế nhưng kinh nghiệm ở nhiều nước, như là ở Úc, cho thấy là sau một quá trình lâu dài thì chất soude vẫn có thể có phản ứng hóa học với đất, cho nên vẫn có thể thoát ra được. Tại Úc bây giờ, người ta đã bỏ công nghệ “ướt” rồi vì thấy là trong thực tế, chất bùn đỏ vẫn ngấm vào nước ngầm sau khi hồ chứa nằm đó khoảng 20 năm.
Về vấn đề lượng mưa, ở ngay Tây Nguyên, nơi có hồ Tân Rai, vũ lượng mưa rất cao, cho nên lúc mùa mưa, khả năng tràn hồ bùn đỏ cao hơn là ở bên Hungary. Vì vậy mà về môi trường, vấn đề giải quyết bùn đỏ ở Việt Nam, ở Tây Nguyên là một điểm rất quan trọng.
2/ Bùn đỏ trên Tây Nguyên rất nguy hại vì đe dọa vùng lưu vực sông Đồng Nai rất đông dân
Vấn đề bùn đỏ khi thất thoát ra được ở trên Tây Nguyên sẽ có hệ quả lớn hơn là ở Hungary: tại vì nằm bên trên lưu vực sông Đồng Nai, và ở dưới vùng hạ lưu đó thì dân số rất đông, từ TP HCM xuống đến Cần Giờ, hoặc là từ Biên Hoà trở xuống... Rất đông dân cho nên ảnh hưởng rất mạnh, cao hơn là Hungary.
Thêm nữa là theo những kế hoạch như tôi biết là ở bên Úc này, tất cả các nhà máy luyện aluminium [nhôm] đều rất gần biển, và gần những nơi khô ráo và có nhiều điện. Nếu có xảy ra sự cố thì người ta có thể thải ra nước biển, tai hoạ môi trường sẽ giảm đi. Và thứ hai nữa là gần biển thì dễ chuyên chở và dễ xuất khẩu, còn làm như ở Tây Nguyên Việt Nam thì vấn đề là giá thành bauxite rất cao.
3/ Bauxite Tây Nguyên: một đề án phi kinh tế
Công nghệ sản xuất alumina ở Việt Nam lại là của Trung Quốc, sẽ dùng điện rất nhiều, sức tiêu dùng điện rất cao so với công nghệ của những nước khác, làm cho giá thành alumina ở Việt Nam rất cao so với giá ở chỗ khác, khó có thể cạnh tranh. Vì vậy nếu sản xuất alumina ở Tây Nguyên, ngoài vấn đề chuyên chở từ Tây Nguyên xuống giá rất cao, và công nghệ không tốt về vấn đề môi trường và không có hiệu năng, với cái giá thành cao đó alumina của Việt Nam sẽ không bán được cho ai hết ngoài việc bán cho Trung Quốc.
Rõ ràng là cái đề án bauxite Tây Nguyên hoàn toàn không có lợi về kinh tế. Thứ nhất là nó xa bờ biển. Cho nên di chuyển hàng, di chuyển alumina sau khi luyện xong xuống cảng rất xa xôi, mà thêm nữa là nếu mà đã có đường sắt hoặc là đường bộ đã xây xong thì việc chuyên chở dễ dàng hơn, nhưng mà hiện nay cơ sở hạ tầng này hoàn toàn chưa có, vẫn chưa có cái dự án nào thật sự hoàn thành, mở được đường từ Tây Nguyên đi xuống cảng Kê Gà.
Tôi không hiểu là khi nhà máy Tân Rai hoạt động thì vấn đề chuyển alumina luyện được xuống cảng như thế nào. Tôi nghĩ là chỉ riêng trên vấn đề kinh tế, đề án bauxite Tây Nguyên đã rất vô lý vì chưa có cơ sở hạ tầng mà đã thi hành cái dự án đó ở trên Tây Nguyên rồi.
Đứng về mặt kinh tế thì rõ ràng là dự án có thể lỗ, không có lợi bao nhiêu, mà tác hại môi trường rất lớn, cho nên tôi nghĩ là tốt nhất Việt Nam nên ngưng ngay cái dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
4/ Khả năng hoàn thổ: một ảo vọng
Tôi không nghĩ là khả năng hoàn thổ thực hiện được. Người ta nói như vậy thôi, chứ sự hoàn thổ không thể nào mà hoàn thổ hết được. Tại vì khi đã đào đi một số lượng đất, và đã khai thác bauxite rồi thì lấy đất ở đâu mà hoàn thổ hoàn toàn trở lại.
Đó là trong trường hợp ta lấy đất chỗ khác mang đến để hoàn thổ, nhưng mà ở tất cả những dự án mà tôi biết được ngay nước Úc này, thì không bao giờ có thể hoàn thổ được hoàn toàn. Mà thật sự hầu như là không có chỗ nào có được kế hoạch hoàn thổ tốt đẹp cả. Cho nên, mặc dầu là họ nói đến việc hoàn thổ nhưng không ai tin rằng có thể hoàn thổ y nguyên được.
5/ Trung Quốc chủ trương xuất khẩu ô nhiễm sang nước khác
Đây là chính sách của Trung Quốc từ cả mấy năm nay rồi. Không riêng gì trong việc khai thác bauxite mà trong mọi địa hạt khai thác hầm mỏ. Bây giờ ngay cả than nữa, Trung Quốc cũng không còn muốn làm những cái mỏ gây tác hại môi trường rất lớn, mà họ chủ trương mua thẳng sản phẩm từ nước ngoài.
Trong lãnh vực bauxite, nếu họ sản xuất trong nước thì cũng bị hệ quả môi trường. Bauxite thì cũng không có hiệu quả kinh tế cao so với những nước khác. Tại các quốc gia khác, công nghệ cao hơn và năng suất rất tốt, giá thành bauxite lại rất thấp, do đó Trung Quốc đã chuyển hướng, thay vì tự khai thác làm nước họ phải gánh chịu tác hại môi trường rất lớn, thì họ nhập alumina từ nước ngoài, nhất là ở những nước có công nghệ cao như Úc hay là Mỹ.
Còn những cái công nghệ cũ của họ, họ cho xuất khẩu những thứ đó qua những nước mà luật về môi trường rất lỏng lẻo, thí dụ như là Việt Nam, hay Indonesia hoặc là những nước có quy trình đánh giá môi trường rất yếu. Đó là kế hoạch mà Trung Quốc đã tiến hành từ nhiều năm nay rồi.
6/ Trung Quốc xuất khẩu công nghệ cũ qua Việt Nam
Đúng vậy, công nghệ của Trung Quốc là công nghệ cũ, nhất là vấn đề luyện alumina. Quá trình luyện bauxite ra nhôm nó có hai công đoạn: thứ nhất là luyện alumina, rồi từ alumina mới luyện nhôm. Luyện nhôm cần điện rất nhiều. Việt Nam hiện nay chỉ có luyện alumina mà thôi. Công nghệ hiện nay Việt Nam dùng để luyện alumina là của Trung Quốc, đó là công nghệ cũ.
Công nghệ xử lý chất thải cũng là công nghệ cũ, tức là công nghệ “ướt” để xử lý bùn đỏ thay vì công nghệ khô. Công nghệ khô cho phép giảm nồng độ của soude và hoàn lại chất soude nhiều hơn là công nghệ ướt. Thêm nữa là trong quá trình luyện alumina, công nghệ cao dùng điện rất có hiệu quả, cho nên giá thành nó sẽ rất thấp, còn công nghệ cũ hiện nay dùng điện hiệu quả thấp, cho nên giá thành rất cao.
7/ Bài học kinh nghiệm từ Hungary: phải lường trước tình huống xấu nhất
Vấn đề quan trọng nhất của Việt Nam là chưa ước tính được là nếu xẩy ra sự cố về môi trường thì tai hại sẽ là bao nhiêu. Khi khởi sự bất cứ một công trình nào, người ta lúc nào cũng phải đánh giá tác hại khi xảy ra trường hợp xấu nhất. Ở Việt Nam, hầu như không có một cái đánh giá nào như vậy.
Đó là vấn đề mà tôi nghĩ là bài học lớn nhất mình có thể học được. Không bao giờ chủ quan nói rằng là khó có thể xảy ra sự cố. Vấn đề không phải khó xảy ra hay không, mà là nếu có xảy ra thì tác hại sẽ như thế nào. Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu rõ ràng, để xem tác hại đến đâu khi xảy ra sự cố. Vấn đề hệ quả của vụ vỡ đê bùn đỏ ở Hungary là bài học mà chúng ta phải quan tâm.
Ngoài vấn đề kinh tế và môi trường còn có vấn đề xã hội, vấn đề quốc phòng nữa. Cho nên nếu nhìn về tổng thể, dự án Tây Nguyên là một dự án hoàn toàn không nên làm, một dự án điên rồ mà theo ý kiến của tôi, chỉ những người tắc trách mới có thể không nghe được tiếng nói của bao nhiêu người và nhà khoa học đã lên tiếng. Quốc hội Việt Nam đã nêu lên vấn đề này nhưng không thể nào giải quyết được nếu không có quyết định từ cấp lãnh đạo cao nhất.
8/ Bauxite Tây Nguyên là một quả bom nổ chậm có thể bùng lên bất cứ lúc nào
Nhà máy Tân Rai, và sau này là nhà máy Nhân Cơ, nếu đi vào hoạt động sẽ để lại cái chất thải bùn đỏ nằm ở đó coi như là suốt đời. Không bao giờ mình có thể chắc chắn rằng không bao giờ xảy ra sự cố. Cho nên cái tác hại từ hệ quả xấu nhất chưa bao giờ được nghiên cứu hoặc là tiên đoán ra sao trong cái dự án này.
Theo tôi, đây là một điều tắc trách rất lớn vì ta không thể khẳng định rằng sự cố không thể xảy ra. Khi thi hành một dự án, ta phải luôn luôn đặt câu hỏi là nếu xảy ra tình hình xấu nhất thì tác hại sẽ ra sao. Đó chính là câu hỏi mà ở bất cứ nơi nào khác, người ta đều đặt ra trước khi thực hiện một dự án, trước khi tiếp tục công trình. Nhưng Việt Nam đã không làm như vậy. Cho nên tôi nghĩ là việc thành lập hai nhà máy luyện bauxite ở Tây Nguyên hiện nay một quyết định rất sai lầm.
T.N.
Nguồn: RFI
Trọng Nghĩa
Công nhân làm việc tại mỏ khai thác bauxite Tân Rai (Reuters)
Từ sau vụ hồ chứa bùn đỏ bauxite ở Hungary bị vỡ vào thượng tuần tháng 10/2010, gây những tổn thất về cả nhân mạng, vật chất lẫn môi trường, càng lúc càng có nhiều tiếng nói vang lên tại Việt Nam, yêu cầu chính quyền xem xét lại kế hoạch khai thác bauxite đang được thực hiện trên vùng Tây Nguyên.
Một bản kiến nghị yêu cầu tạm đình chỉ đề án bauxite Tây Nguyên cho đến hết ngày hôm qua 24/10 đã được gần 2000 người ký tên, trong đó có rất nhiều tên tuổi trong các lãnh vực chính trị, khoa học, kinh tế, cùng với nhiều sĩ quan cao cấp cũng như người dân bình thường.
Trên báo chí Việt Nam, không ngày nào không có bài viết cảnh báo chính quyền về hiểm họa tiềm tàng đối với đất nước. Chỉ cần nhìn qua một số bài viết là độc giả thấy ngay là công luận đang hết sức lo âu trước một viễn ảnh đáng ngại. Trong bài viết được báo trên mạng Tuần ViệtnamNet công bố vào hôm nay, Tiến sĩ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, đã tóm lược mối quan ngại chung khi cho biết là "Qua tính toán của chúng tôi, dự án bô-xít Tây Nguyên vừa lỗ nặng, vừa gây ô nhiễm đến môi trường cả trước mắt và lâu dài".
Thậm chí, cũng trên tờ Tuần VietnamNet, Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng sông Hồng, thuộc tập đoàn TKV - chủ đầu tư dự án bauxite Tây Nguyên cũng thẩm định: “Sau hai năm triển khai thí điểm, mặc dù chưa xong 100% nhưng, rất may, trong quá trình thí điểm chúng ta đã có đủ thông tin để đưa ra kết luận, với 2 lý do nên dừng thí điểm để đóng cửa dự án». Lý do thứ nhất, theo ông Sơn, đó là vì: “Công nghệ thải bùn đỏ của các dự án trên Tây Nguyên là công nghệ "ướt", lạc hậu, có nguy cơ cao giống hoàn toàn như của Hungary». Bên cạnh đó, đề án bauxite Tây Nguyên, theo ông Sơn, cũng hàm chứa rất nhiều rủi ro về kinh tế do đó không nên tiếp tục.
Trên báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Dự án nhôm của Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam thuộc Tập đoàn TKV, cũng khuyến cáo chính quyền là nên dừng đề án bauxite Tây Nguyên nếu yếu tố an toàn không được bảo đảm. Theo ông: “Không ai có thể lường trước được những nơi xây dựng hồ chứa bùn đỏ đó có xảy ra những trận mưa lũ lớn làm vỡ hồ không. Có thể khi thiết kế chúng ta dựa vào tài liệu khí tượng thủy văn hàng trăm năm để tính nhưng với sự biến đổi khí hậu, thiên tai xảy ra đột biến và ghê gớm như hiện nay, việc thiết kế các hồ chứa bùn đỏ cần phải xem xét hết sức kỹ lưỡng, phải lấy những hệ số an toàn cao hơn rất nhiều, kể cả hệ số dự tính cho những đột biến xảy ra đối với thời tiết».
Nhiều nguy cơ tiềm tàng, ít lợi ích kinh tế
Nhìn chung, giới chuyên gia đều nhất trí kêu gọi đình chỉ đề án khai thác bauxite, vì nguy cơ tiềm tàng rất lớn, trong lúc lợi ích kinh tế chẳng bao nhiêu. Trả lời phỏng vấn của báo Vnexpress ngày hôm nay, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, một người đã ký tên vào bản kiến nghị, phân tích: “Không có bô xít, Việt Nam không nghèo đi. Sản xuất ra alumina với khối lượng một vài triệu tấn một năm là quá nhỏ so với so với thị trường trên thế giới. Và hiện nay, nhôm cũng là một thứ vật liệu rẻ chứ không quá đắt. Nó không phải là khoáng sản có giá trị tăng cao».
Phản ứng của công luận đang đẩy giới chủ trương khai thác bauxite vào thế thủ. Theo báo Thanh niên, ông Phạm Khôi Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Việt Nam đã tuyên bố trấn an, cho rằng “Bauxite ở Việt Nam, về lý thuyết là an toàn”. Ông Nguyễn Thanh Liêm, đương kim Trưởng ban Nhôm – bauxite, thuộc Tập đoàn TKV còn dám xác định là chỉ có động đất mới làm vỡ được hồ bùn đỏ bauxite trên Tây Nguyên.
Tuy nhiên, trước mối quan ngại trong công luận càng lúc càng mạnh, theo báo chí trong nước, chính quyền Việt Nam, qua lời ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã cho biết là Chính phủ đang lắng nghe các góp ý về bauxite. Phát biểu với báo Tuổi trẻ vào hôm nay, ông Lê Dương Quang, Thứ trưởng Bộ Công thương kiêm chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn TKV, cũng xác định rằng chỉ cần chính phủ ra lệnh là họ sẽ dừng ngay dự án.
Để hiểu rõ hơn về mối bức xúc của dư luận trong nước, và đặc biệt là mức độ nguy hiểm tiềm tàng của việc khai thác bauxite trên Tây Nguyên, RFI đã phỏng vấn ông Nguyễn Đức Hiệp, chuyên gia nghiên cứu về môi trường tại Úc, nước đứng đầu thế giới hiện nay trong lãnh vực khai thác quặng nhôm.
1/ Mối quan ngại hàng đầu trong khai thác bauxite Tây Nguyên: hồ chứa bùn đỏ
Hiện nay chính phủ vẫn tiếp tục khai triển hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ. Nhà máy Tân Rai hầu như sắp xong, dự kiến sẽ hoạt động vào tháng 11 này, nhưng vì kế hoạch không bao giờ đúng nên dự định sẽ vận hành vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm 2011. Quan tâm hàng đầu của mọi người hiện là cái hồ chứa bùn đỏ.
Bùn đỏ là chất thải của quá trình luyện alumina [nhôm oxit], có rất nhiều chất kiềm (chất soude). Hiện nay, hồ bùn đỏ nằm ở giữa thung lũng. So với hồ chứa bên Hungary thì cái hồ này nói chung chắc chắn hơn. Tuy nhiên, giữa hai cái hồ ở Hungary và ở Tây Nguyên Việt Nam, tình thế rất khác nhau. Hồ ở Tây Nguyên nằm trên một địa điểm rất cao. Thêm nữa, vũ lượng [lượng mưa] ở Tây Nguyên rất khác với ở Hungary. Hồ chứa bùn đỏ nằm trong thung lũng, nhưng được chia thành nhiều khoang chứa vì không thể đổ tất cả bùn đỏ vào cùng một lúc, nên phải chia ra nhiều khoang.
Hai vấn đề quan trọng đặt ra là bùn đỏ có thấm vào lòng đất để đi vào nước ngầm hay không? Thứ nữa là vũ lượng ở Tây Nguyên rất cao, cho nên có thể làm trào cái hồ bùn đỏ. Vì vậy, nếu xét về kỹ thuật giữa hai cái hồ ở Hungary và ở Tây Nguyên, tôi nghĩ là hồ ở Tây Nguyên hàm chứa nguy cơ có thể là cao hơn, tại vì có thể thấm xuống mạch nước ngầm.
Về vấn đề thứ nhất, hiện nay bùn đỏ Việt Nam sẽ được xử lý theo công nghệ gọi là “ướt”, chất soude sẽ nằm ở dưới đáy hồ rất nhiều. Mặc dầu là có thể có tầng đất sét rất dày cách ly, cộng thêm với các lớp chống thấm, thế nhưng kinh nghiệm ở nhiều nước, như là ở Úc, cho thấy là sau một quá trình lâu dài thì chất soude vẫn có thể có phản ứng hóa học với đất, cho nên vẫn có thể thoát ra được. Tại Úc bây giờ, người ta đã bỏ công nghệ “ướt” rồi vì thấy là trong thực tế, chất bùn đỏ vẫn ngấm vào nước ngầm sau khi hồ chứa nằm đó khoảng 20 năm.
Về vấn đề lượng mưa, ở ngay Tây Nguyên, nơi có hồ Tân Rai, vũ lượng mưa rất cao, cho nên lúc mùa mưa, khả năng tràn hồ bùn đỏ cao hơn là ở bên Hungary. Vì vậy mà về môi trường, vấn đề giải quyết bùn đỏ ở Việt Nam, ở Tây Nguyên là một điểm rất quan trọng.
2/ Bùn đỏ trên Tây Nguyên rất nguy hại vì đe dọa vùng lưu vực sông Đồng Nai rất đông dân
Vấn đề bùn đỏ khi thất thoát ra được ở trên Tây Nguyên sẽ có hệ quả lớn hơn là ở Hungary: tại vì nằm bên trên lưu vực sông Đồng Nai, và ở dưới vùng hạ lưu đó thì dân số rất đông, từ TP HCM xuống đến Cần Giờ, hoặc là từ Biên Hoà trở xuống... Rất đông dân cho nên ảnh hưởng rất mạnh, cao hơn là Hungary.
Thêm nữa là theo những kế hoạch như tôi biết là ở bên Úc này, tất cả các nhà máy luyện aluminium [nhôm] đều rất gần biển, và gần những nơi khô ráo và có nhiều điện. Nếu có xảy ra sự cố thì người ta có thể thải ra nước biển, tai hoạ môi trường sẽ giảm đi. Và thứ hai nữa là gần biển thì dễ chuyên chở và dễ xuất khẩu, còn làm như ở Tây Nguyên Việt Nam thì vấn đề là giá thành bauxite rất cao.
3/ Bauxite Tây Nguyên: một đề án phi kinh tế
Công nghệ sản xuất alumina ở Việt Nam lại là của Trung Quốc, sẽ dùng điện rất nhiều, sức tiêu dùng điện rất cao so với công nghệ của những nước khác, làm cho giá thành alumina ở Việt Nam rất cao so với giá ở chỗ khác, khó có thể cạnh tranh. Vì vậy nếu sản xuất alumina ở Tây Nguyên, ngoài vấn đề chuyên chở từ Tây Nguyên xuống giá rất cao, và công nghệ không tốt về vấn đề môi trường và không có hiệu năng, với cái giá thành cao đó alumina của Việt Nam sẽ không bán được cho ai hết ngoài việc bán cho Trung Quốc.
Rõ ràng là cái đề án bauxite Tây Nguyên hoàn toàn không có lợi về kinh tế. Thứ nhất là nó xa bờ biển. Cho nên di chuyển hàng, di chuyển alumina sau khi luyện xong xuống cảng rất xa xôi, mà thêm nữa là nếu mà đã có đường sắt hoặc là đường bộ đã xây xong thì việc chuyên chở dễ dàng hơn, nhưng mà hiện nay cơ sở hạ tầng này hoàn toàn chưa có, vẫn chưa có cái dự án nào thật sự hoàn thành, mở được đường từ Tây Nguyên đi xuống cảng Kê Gà.
Tôi không hiểu là khi nhà máy Tân Rai hoạt động thì vấn đề chuyển alumina luyện được xuống cảng như thế nào. Tôi nghĩ là chỉ riêng trên vấn đề kinh tế, đề án bauxite Tây Nguyên đã rất vô lý vì chưa có cơ sở hạ tầng mà đã thi hành cái dự án đó ở trên Tây Nguyên rồi.
Đứng về mặt kinh tế thì rõ ràng là dự án có thể lỗ, không có lợi bao nhiêu, mà tác hại môi trường rất lớn, cho nên tôi nghĩ là tốt nhất Việt Nam nên ngưng ngay cái dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
4/ Khả năng hoàn thổ: một ảo vọng
Tôi không nghĩ là khả năng hoàn thổ thực hiện được. Người ta nói như vậy thôi, chứ sự hoàn thổ không thể nào mà hoàn thổ hết được. Tại vì khi đã đào đi một số lượng đất, và đã khai thác bauxite rồi thì lấy đất ở đâu mà hoàn thổ hoàn toàn trở lại.
Đó là trong trường hợp ta lấy đất chỗ khác mang đến để hoàn thổ, nhưng mà ở tất cả những dự án mà tôi biết được ngay nước Úc này, thì không bao giờ có thể hoàn thổ được hoàn toàn. Mà thật sự hầu như là không có chỗ nào có được kế hoạch hoàn thổ tốt đẹp cả. Cho nên, mặc dầu là họ nói đến việc hoàn thổ nhưng không ai tin rằng có thể hoàn thổ y nguyên được.
5/ Trung Quốc chủ trương xuất khẩu ô nhiễm sang nước khác
Đây là chính sách của Trung Quốc từ cả mấy năm nay rồi. Không riêng gì trong việc khai thác bauxite mà trong mọi địa hạt khai thác hầm mỏ. Bây giờ ngay cả than nữa, Trung Quốc cũng không còn muốn làm những cái mỏ gây tác hại môi trường rất lớn, mà họ chủ trương mua thẳng sản phẩm từ nước ngoài.
Trong lãnh vực bauxite, nếu họ sản xuất trong nước thì cũng bị hệ quả môi trường. Bauxite thì cũng không có hiệu quả kinh tế cao so với những nước khác. Tại các quốc gia khác, công nghệ cao hơn và năng suất rất tốt, giá thành bauxite lại rất thấp, do đó Trung Quốc đã chuyển hướng, thay vì tự khai thác làm nước họ phải gánh chịu tác hại môi trường rất lớn, thì họ nhập alumina từ nước ngoài, nhất là ở những nước có công nghệ cao như Úc hay là Mỹ.
Còn những cái công nghệ cũ của họ, họ cho xuất khẩu những thứ đó qua những nước mà luật về môi trường rất lỏng lẻo, thí dụ như là Việt Nam, hay Indonesia hoặc là những nước có quy trình đánh giá môi trường rất yếu. Đó là kế hoạch mà Trung Quốc đã tiến hành từ nhiều năm nay rồi.
6/ Trung Quốc xuất khẩu công nghệ cũ qua Việt Nam
Đúng vậy, công nghệ của Trung Quốc là công nghệ cũ, nhất là vấn đề luyện alumina. Quá trình luyện bauxite ra nhôm nó có hai công đoạn: thứ nhất là luyện alumina, rồi từ alumina mới luyện nhôm. Luyện nhôm cần điện rất nhiều. Việt Nam hiện nay chỉ có luyện alumina mà thôi. Công nghệ hiện nay Việt Nam dùng để luyện alumina là của Trung Quốc, đó là công nghệ cũ.
Công nghệ xử lý chất thải cũng là công nghệ cũ, tức là công nghệ “ướt” để xử lý bùn đỏ thay vì công nghệ khô. Công nghệ khô cho phép giảm nồng độ của soude và hoàn lại chất soude nhiều hơn là công nghệ ướt. Thêm nữa là trong quá trình luyện alumina, công nghệ cao dùng điện rất có hiệu quả, cho nên giá thành nó sẽ rất thấp, còn công nghệ cũ hiện nay dùng điện hiệu quả thấp, cho nên giá thành rất cao.
7/ Bài học kinh nghiệm từ Hungary: phải lường trước tình huống xấu nhất
Vấn đề quan trọng nhất của Việt Nam là chưa ước tính được là nếu xẩy ra sự cố về môi trường thì tai hại sẽ là bao nhiêu. Khi khởi sự bất cứ một công trình nào, người ta lúc nào cũng phải đánh giá tác hại khi xảy ra trường hợp xấu nhất. Ở Việt Nam, hầu như không có một cái đánh giá nào như vậy.
Đó là vấn đề mà tôi nghĩ là bài học lớn nhất mình có thể học được. Không bao giờ chủ quan nói rằng là khó có thể xảy ra sự cố. Vấn đề không phải khó xảy ra hay không, mà là nếu có xảy ra thì tác hại sẽ như thế nào. Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu rõ ràng, để xem tác hại đến đâu khi xảy ra sự cố. Vấn đề hệ quả của vụ vỡ đê bùn đỏ ở Hungary là bài học mà chúng ta phải quan tâm.
Ngoài vấn đề kinh tế và môi trường còn có vấn đề xã hội, vấn đề quốc phòng nữa. Cho nên nếu nhìn về tổng thể, dự án Tây Nguyên là một dự án hoàn toàn không nên làm, một dự án điên rồ mà theo ý kiến của tôi, chỉ những người tắc trách mới có thể không nghe được tiếng nói của bao nhiêu người và nhà khoa học đã lên tiếng. Quốc hội Việt Nam đã nêu lên vấn đề này nhưng không thể nào giải quyết được nếu không có quyết định từ cấp lãnh đạo cao nhất.
8/ Bauxite Tây Nguyên là một quả bom nổ chậm có thể bùng lên bất cứ lúc nào
Nhà máy Tân Rai, và sau này là nhà máy Nhân Cơ, nếu đi vào hoạt động sẽ để lại cái chất thải bùn đỏ nằm ở đó coi như là suốt đời. Không bao giờ mình có thể chắc chắn rằng không bao giờ xảy ra sự cố. Cho nên cái tác hại từ hệ quả xấu nhất chưa bao giờ được nghiên cứu hoặc là tiên đoán ra sao trong cái dự án này.
Theo tôi, đây là một điều tắc trách rất lớn vì ta không thể khẳng định rằng sự cố không thể xảy ra. Khi thi hành một dự án, ta phải luôn luôn đặt câu hỏi là nếu xảy ra tình hình xấu nhất thì tác hại sẽ ra sao. Đó chính là câu hỏi mà ở bất cứ nơi nào khác, người ta đều đặt ra trước khi thực hiện một dự án, trước khi tiếp tục công trình. Nhưng Việt Nam đã không làm như vậy. Cho nên tôi nghĩ là việc thành lập hai nhà máy luyện bauxite ở Tây Nguyên hiện nay một quyết định rất sai lầm.
T.N.
Nguồn: RFI
Uốn lưỡi mấy lần? ........... Nguyễn Vĩnh
Uốn lưỡi mấy lần?
Nguyễn Vĩnh
Câu chuyện bô-xít đã trở lại và nhanh chóng là tâm điểm trên nhiều website cá nhân và blog Việt. Sự kiện bùn đỏ Hungari được ví như “giọt nước tràn ly” và hối thúc những lời can ngăn chính phủ trở nên quyết liệt hơn. Cảnh báo đưa ra là nên dừng khai thác bô-xít. Lợi ích nếu đưa lại cũng không thể bù cho thiệt hại nhiều bề mà nhỡn tiền là trái bom bùn đỏ treo trên nóc nhà Tây Nguyên. Điều này được coi là mối đe dọa hiện thực đối với vùng hạ cao nguyên rộng lớn nếu chúng ta cứ quyết lao vào khai thác bô-xít và chế nhôm lúc này.
Ngay báo viết và mạng luồng quốc doanh cũng đã xuất hiện những bài vở mà nội dung không dè dặt khép nép như lần báo nguy dư luận năm trước. Các cây bút giờ đây đã mạnh dạn trình bày rõ về lợi - hại của việc khai thác bô-xít đồng thời phô bày một nội dung phản biện khá đa diện và khúc chiết về các vấn đề nêu trên. Thi thoảng cũng thấy vài ba bài tường thuật về phản ứng mà lập trường ai cũng đoán được của các vị bên Than khoáng sản Việt Nam (TKV) cùng hai bộ Công thương và Tài nguyên-môi trường khi họ bênh vực chuyện làm bô-xít.
Trong dòng phản ứng tự nhiên đó tôi cứ nghĩ với chức vị như ông Phạm Khôi Nguyên thì cái sự “lập ngôn” kỳ này phải khác. Không rõ là ông Bộ trưởng họ Phạm đã uốn lưỡi mấy lần mà nội dung phát ra lần này của ngài vẫn bị xếp loại “mất giá” y chang như lần trước. Mới hiểu ngày nay, thông tin thì siêu tốc và dày đặc thì sự cẩn trọng đến mấy cũng không thừa đối với những chính khách thời nay muốn nói. Tránh “hố” trước dư luận cách thức duy nhất là suy nghĩ cho thật sâu sắc những điều mình muốn nói ra công luận. Và một chính khách khôn ngoan, một mặt giữ lập trường thì mặt khác phải là người tuyệt đối không bao giờ áp đặt ý nghĩ và lập trường mang tính quan phương của mình lên mọi đối tượng đang chờ mình phát biểu.
Thế nên tiếc cho Phạm tiên sinh lần này ở khoa ăn nói đã không có cải thiện gì so với đợt phát biểu trước đây. Không những câu chữ có sơ hở mà còn khiếm khuyết ở nhiều điểm cơ bản nữa. Tôi nhớ một vài phiên họp Quốc hội trước đây ông Phạm Khôi Nguyên cũng từng đề cập đến dự án bô-xít, và nhất là với chuyện lình xình trong vụ sông Thị Vải do Vedan thải độc thủy, vị Bộ trưởng này cũng đã để lại “vạ miệng” trong nhiều ý tứ phô diễn vụng.
Tưởng như lần này ông Nguyên rút được kinh nghiệm để tránh lỗi việt vị trước dư luận. Nhưng trớ trêu cái sự đời, sau khi biết ông Nguyên phát biểu có những ý “hở sườn”, báo chí và cư dân mạng lại được một phen tha hồ tung tẩy, mổ xẻ mãi không dừng. Đến mức có người trước từng ở chức quan còn trên cơ ông Nguyên khi nghe nội dung ông Nguyên phát đã phải thốt lên “Nông nỗi này thì hỏng rồi ngài Mi-nít-tờ môi trường ơi” (ông này đùa chêm tiếng Anh - “Minister” là Bộ trưởng mà).
Vậy ông Phạm Khôi Nguyên đã nói sao?
Trên các báo lề phải của nhà nước đều đã tường thuật kỹ, tôi chỉ thuật lại mấy đoạn:
Tại Quốc hội phiên 8 đang họp ở Hà Nội lúc này, ông Phạm Khôi Nguyên nói rằng bộ ông (Bộ Tài nguyên & Môi trường) khẳng định “hai khu xử lý bùn đỏ cho bô-xít ở Tây Nguyên là an toàn”. Nhưng ông vẫn đệm theo hai từ “tuy nhiên” sau đó (tôi cho là sự thêm ‘dại khờ’): “Tuy nhiên vì mình chưa vận hành nên chỉ khẳng định sự an toàn trên lý thuyết và chạy mô hình”.
Sau đó trả lời cho câu hỏi: “Thực tế do khí hậu biến đổi, bão lũ thất thường và động đất thì Bộ có khẳng định độ an toàn sẽ không xảy ra sự cố của hai khu xử lý bùn đỏ đó hay không?” thì ông Phạm Khôi Nguyên lập tức phân bua ngay rằng: “Câu hỏi này không ai trả lời được”; rồi tiếp: “Tuy nhiên dự án này tác động đến môi trường tới đâu đã được các bộ, ban ngành tính hết rồi”.
Đoạn ông Phạm Khôi Nguyên còn khéo “khoe” là “chi khoảng 30-50 triệu USD để làm khu xử lý bùn đỏ” (không biết ‘đã chi’ hay ‘sẽ chi’/hoặc ‘đang chi’ vì ông Nguyên chưa nói rõ), và rồi là: “Áp dụng các công nghệ đã được thẩm định qua Hội đồng quốc gia”, “v.v…” và “v.v…”.
Đến đây những tưởng người nghe thấy mọi sự có thể ổn thỏa. Ấy nhưng không, ông Nguyên như thể chưa yên tâm nên ngài vội kê “bài tủ” ra với ít từ ngữ dưới đây thật là “bất hủ”: “Còn sự cố nó có xảy ra hay không thì làm sao chúng ta biết được”.
Ô kìa, sao lại có chuyện “làm sao mà biết được”! Hay đây chính cái gót Achille chết người không giấu giếm vào đâu được của những câu chuyện môi trường?
Diễn nôm chuyện ông Phạm Khôi Nguyên và các bậc quan bé hơn ở than khoáng sản cứ trường diễn đại loại là kiểu “chúng tôi đang làm mới là tính về lý thuyết”, sau rồi chuyện biến thiên trời đất, biến đổi khí hậu mưa to gió lớn thì “chúng tôi (cũng như các vị nhân dân thôi) đều đâu có biết được”.
Quả bóng như vậy được đá loạn hướng mất rồi. Nhà nước, mà đây cụ thể là một chính phủ lại nói với dân nước mình một câu với giọng truyền nhả quả bóng trách nhiệm một cách đơn giản và dễ dàng đến thế chăng? Chắc chắn là không được rồi.
Nhưng đã đến lúc kết thúc bài viết. Tôi muốn quay lại cái ý ban đầu: Đứng trước cả loạt những ý kiến phản biện của giới nhân sĩ trí thức Việt Nam cả trong nước và ngoài nước đồng thanh hãy dừng vụ bô-xít Tây Nguyên lại, người dân rất mong các chư vị lý thuyết suông kể trên hãy cố mà “thực sự cầu thị” cho lần may mắn này.
Lắng nghe các vị sẽ thấy trong những tiếng nói khẳng khái ấy có nguyện vọng thiết tha của nhiều người dân thường. Các vị đừng cố kỉnh đối phó bằng mấy động thái kiểm tra thanh sát về môi trường “Chúng tôi đã làm kỹ làm tốt” vội vã đưa ra không mấy thuyết phục. Hãy trông gương phản biện rõ ràng từ một cường quốc bô-xít và luyện nhôm cỡ nhất nhì thế giới là Hungari kia thì càng rõ.
Thêm nữa những lời khuyên can kia còn đến từ năm trước của vị Đại tướng lừng danh và rồi sau đó là của rất nhiều các vị nhân sĩ trí thức nổi tiếng của đất nước...
Cho nên lúc này khôn khéo nhất là các vị lý thuyết suông trên kia hãy biến các lý lẽ phản biện trở thành duyên cớ để các vị chuồi ra khỏi yên cương con ngựa có thể nói là rất bất kham mà các vị đã trót cưỡi lên mấy năm qua… Trước khi mọi việc trở nên quá muộn!
Chúng tôi rất tin dân tình sẽ ghi nhớ rằng đây sẽ là một quyết định nhận sai sót và có thể cả nông nổi ở tầm chính phủ - nên đương nhiên là một quyết định rất khó khăn, thậm chí là rất đau đớn - nhưng hướng được về lợi ích toàn dân chứ không phục vụ riêng cho một nhóm lợi ích nào cả. Một khi điều đó dân hiểu thì tăng niềm tin và sự đồng thuận xã hội.
N. V.
Nguồn: Nguyenvinh Blog
Nguyễn Vĩnh
Câu chuyện bô-xít đã trở lại và nhanh chóng là tâm điểm trên nhiều website cá nhân và blog Việt. Sự kiện bùn đỏ Hungari được ví như “giọt nước tràn ly” và hối thúc những lời can ngăn chính phủ trở nên quyết liệt hơn. Cảnh báo đưa ra là nên dừng khai thác bô-xít. Lợi ích nếu đưa lại cũng không thể bù cho thiệt hại nhiều bề mà nhỡn tiền là trái bom bùn đỏ treo trên nóc nhà Tây Nguyên. Điều này được coi là mối đe dọa hiện thực đối với vùng hạ cao nguyên rộng lớn nếu chúng ta cứ quyết lao vào khai thác bô-xít và chế nhôm lúc này.
Ngay báo viết và mạng luồng quốc doanh cũng đã xuất hiện những bài vở mà nội dung không dè dặt khép nép như lần báo nguy dư luận năm trước. Các cây bút giờ đây đã mạnh dạn trình bày rõ về lợi - hại của việc khai thác bô-xít đồng thời phô bày một nội dung phản biện khá đa diện và khúc chiết về các vấn đề nêu trên. Thi thoảng cũng thấy vài ba bài tường thuật về phản ứng mà lập trường ai cũng đoán được của các vị bên Than khoáng sản Việt Nam (TKV) cùng hai bộ Công thương và Tài nguyên-môi trường khi họ bênh vực chuyện làm bô-xít.
Trong dòng phản ứng tự nhiên đó tôi cứ nghĩ với chức vị như ông Phạm Khôi Nguyên thì cái sự “lập ngôn” kỳ này phải khác. Không rõ là ông Bộ trưởng họ Phạm đã uốn lưỡi mấy lần mà nội dung phát ra lần này của ngài vẫn bị xếp loại “mất giá” y chang như lần trước. Mới hiểu ngày nay, thông tin thì siêu tốc và dày đặc thì sự cẩn trọng đến mấy cũng không thừa đối với những chính khách thời nay muốn nói. Tránh “hố” trước dư luận cách thức duy nhất là suy nghĩ cho thật sâu sắc những điều mình muốn nói ra công luận. Và một chính khách khôn ngoan, một mặt giữ lập trường thì mặt khác phải là người tuyệt đối không bao giờ áp đặt ý nghĩ và lập trường mang tính quan phương của mình lên mọi đối tượng đang chờ mình phát biểu.
Thế nên tiếc cho Phạm tiên sinh lần này ở khoa ăn nói đã không có cải thiện gì so với đợt phát biểu trước đây. Không những câu chữ có sơ hở mà còn khiếm khuyết ở nhiều điểm cơ bản nữa. Tôi nhớ một vài phiên họp Quốc hội trước đây ông Phạm Khôi Nguyên cũng từng đề cập đến dự án bô-xít, và nhất là với chuyện lình xình trong vụ sông Thị Vải do Vedan thải độc thủy, vị Bộ trưởng này cũng đã để lại “vạ miệng” trong nhiều ý tứ phô diễn vụng.
Tưởng như lần này ông Nguyên rút được kinh nghiệm để tránh lỗi việt vị trước dư luận. Nhưng trớ trêu cái sự đời, sau khi biết ông Nguyên phát biểu có những ý “hở sườn”, báo chí và cư dân mạng lại được một phen tha hồ tung tẩy, mổ xẻ mãi không dừng. Đến mức có người trước từng ở chức quan còn trên cơ ông Nguyên khi nghe nội dung ông Nguyên phát đã phải thốt lên “Nông nỗi này thì hỏng rồi ngài Mi-nít-tờ môi trường ơi” (ông này đùa chêm tiếng Anh - “Minister” là Bộ trưởng mà).
Vậy ông Phạm Khôi Nguyên đã nói sao?
Trên các báo lề phải của nhà nước đều đã tường thuật kỹ, tôi chỉ thuật lại mấy đoạn:
Tại Quốc hội phiên 8 đang họp ở Hà Nội lúc này, ông Phạm Khôi Nguyên nói rằng bộ ông (Bộ Tài nguyên & Môi trường) khẳng định “hai khu xử lý bùn đỏ cho bô-xít ở Tây Nguyên là an toàn”. Nhưng ông vẫn đệm theo hai từ “tuy nhiên” sau đó (tôi cho là sự thêm ‘dại khờ’): “Tuy nhiên vì mình chưa vận hành nên chỉ khẳng định sự an toàn trên lý thuyết và chạy mô hình”.
Sau đó trả lời cho câu hỏi: “Thực tế do khí hậu biến đổi, bão lũ thất thường và động đất thì Bộ có khẳng định độ an toàn sẽ không xảy ra sự cố của hai khu xử lý bùn đỏ đó hay không?” thì ông Phạm Khôi Nguyên lập tức phân bua ngay rằng: “Câu hỏi này không ai trả lời được”; rồi tiếp: “Tuy nhiên dự án này tác động đến môi trường tới đâu đã được các bộ, ban ngành tính hết rồi”.
Đoạn ông Phạm Khôi Nguyên còn khéo “khoe” là “chi khoảng 30-50 triệu USD để làm khu xử lý bùn đỏ” (không biết ‘đã chi’ hay ‘sẽ chi’/hoặc ‘đang chi’ vì ông Nguyên chưa nói rõ), và rồi là: “Áp dụng các công nghệ đã được thẩm định qua Hội đồng quốc gia”, “v.v…” và “v.v…”.
Đến đây những tưởng người nghe thấy mọi sự có thể ổn thỏa. Ấy nhưng không, ông Nguyên như thể chưa yên tâm nên ngài vội kê “bài tủ” ra với ít từ ngữ dưới đây thật là “bất hủ”: “Còn sự cố nó có xảy ra hay không thì làm sao chúng ta biết được”.
Ô kìa, sao lại có chuyện “làm sao mà biết được”! Hay đây chính cái gót Achille chết người không giấu giếm vào đâu được của những câu chuyện môi trường?
Diễn nôm chuyện ông Phạm Khôi Nguyên và các bậc quan bé hơn ở than khoáng sản cứ trường diễn đại loại là kiểu “chúng tôi đang làm mới là tính về lý thuyết”, sau rồi chuyện biến thiên trời đất, biến đổi khí hậu mưa to gió lớn thì “chúng tôi (cũng như các vị nhân dân thôi) đều đâu có biết được”.
Quả bóng như vậy được đá loạn hướng mất rồi. Nhà nước, mà đây cụ thể là một chính phủ lại nói với dân nước mình một câu với giọng truyền nhả quả bóng trách nhiệm một cách đơn giản và dễ dàng đến thế chăng? Chắc chắn là không được rồi.
Nhưng đã đến lúc kết thúc bài viết. Tôi muốn quay lại cái ý ban đầu: Đứng trước cả loạt những ý kiến phản biện của giới nhân sĩ trí thức Việt Nam cả trong nước và ngoài nước đồng thanh hãy dừng vụ bô-xít Tây Nguyên lại, người dân rất mong các chư vị lý thuyết suông kể trên hãy cố mà “thực sự cầu thị” cho lần may mắn này.
Lắng nghe các vị sẽ thấy trong những tiếng nói khẳng khái ấy có nguyện vọng thiết tha của nhiều người dân thường. Các vị đừng cố kỉnh đối phó bằng mấy động thái kiểm tra thanh sát về môi trường “Chúng tôi đã làm kỹ làm tốt” vội vã đưa ra không mấy thuyết phục. Hãy trông gương phản biện rõ ràng từ một cường quốc bô-xít và luyện nhôm cỡ nhất nhì thế giới là Hungari kia thì càng rõ.
Thêm nữa những lời khuyên can kia còn đến từ năm trước của vị Đại tướng lừng danh và rồi sau đó là của rất nhiều các vị nhân sĩ trí thức nổi tiếng của đất nước...
Cho nên lúc này khôn khéo nhất là các vị lý thuyết suông trên kia hãy biến các lý lẽ phản biện trở thành duyên cớ để các vị chuồi ra khỏi yên cương con ngựa có thể nói là rất bất kham mà các vị đã trót cưỡi lên mấy năm qua… Trước khi mọi việc trở nên quá muộn!
Chúng tôi rất tin dân tình sẽ ghi nhớ rằng đây sẽ là một quyết định nhận sai sót và có thể cả nông nổi ở tầm chính phủ - nên đương nhiên là một quyết định rất khó khăn, thậm chí là rất đau đớn - nhưng hướng được về lợi ích toàn dân chứ không phục vụ riêng cho một nhóm lợi ích nào cả. Một khi điều đó dân hiểu thì tăng niềm tin và sự đồng thuận xã hội.
N. V.
Nguồn: Nguyenvinh Blog
Đàn sếu, trận chiến Điện Biên và bô- xít Tây Nguyên
Đàn sếu, trận chiến Điện Biên và bô- xít Tây Nguyên
Hiệu Minh
Trong lịch sử phát triển của nhiều quốc gia, ở những thời điểm nhậy cảm, nhiều vị lãnh đạo đã phải biết “lùi” đúng lúc để đưa đất nước tiến lên, hay tránh thảm họa.
Chuyện của đàn sếu
Khi tôi viết những dòng này thì Washington DC đang vào mùa thu. Bên đường cao tốc, trong công viên, cây cối bỗng chuyển sang mau vàng xen đỏ rực rỡ. Những cánh rừng đa sắc màu pha nắng trời thu phản chiếu trên mặt hồ phẳng lặng, đẹp mê hồn.
Hai cậu con trai của tôi đi chơi trong công viên, đang chạy nhảy. Bỗng có tiếng kêu của đàn sếu bay qua. Hai đứa ngẩng lên và hỏi "Tại sao chim di cư lại bay thành hình chữ V".
Tôi từng xem bộ phim đen trắng của Liên Xô "Khi đàn sếu bay qua" gây bao xúc động cho người xem về cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của người Nga. Boris, người yêu của Veronica (nhân vật nữ chính trong phim), bị bắn chết ở đầm lầy, khi đang cứu một binh sĩ khác. Khi nhắm mắt, Boris nhìn thấy đàn sếu bay qua hình chữ V. Và chi tiết đó cũng nhắc lại trong đoạn kết của bộ phim khi Veronica ngước nhìn bầu trời.
Lúc đó 14-15 tuổi, tôi hỏi các anh chị lớn tuổi tại sao sếu lại bay như thế. Họ chỉ giải thích "V" là chữ Victoria - biểu tượng của chiến thắng. Boris tin vào chiến thắng ngày mai và Veronica tin vào mùa Xuân đang về vì đàn sếu bay qua.
Sau này khi tìm hiểu kỹ thì tôi mới biết chữ V của đàn chim di cư liên quan đến sự đoàn kết của bầy đàn. Con chim đầu đàn luôn là con khỏe mạnh nhất, thông minh nhất. Chúng dựa vào từ trường, dãy núi, cánh đồng, thành phố làm mốc, hướng mặt trời, trăng, sao để định hướng cho chuyến bay dài hàng ngàn cây số.
Bay hình chữ V vì chim sau dựa vào con bay trước để bớt sức cản của gió, đỡ mất năng lượng hơn. Con đầu đàn mỏi cánh thì lùi lại cho chim khác tiến lên làm "lãnh đạo". Cứ thế chúng thay đổi "vai trò" để cả đàn bay được xa.
Đó là sự kỳ diệu cho thiên nhiên và những loài chim di cư, biết nương tựa vào nhau vượt qua bao sông sâu, núi cao, tới một miền đất hứa khác để mùa xuân sau lại quay về nơi chốn cũ. Sự tồn tại giống nòi của chúng dựa trên một triết lý đơn giản: Dựa vào nhau và chia sẻ.
Nếu bay đơn độc, con chim không thể tới nơi cần đến cách xa hàng ngàn dặm. Có những đàn chim không tới đích và lao xuống biển, vì con đầu đàn đã định hướng sai, không biết lui khi đã mệt và nhường chỗ hay chia sẻ vai trò dẫn đường đúng lúc. Đó chính là nguyên nhân gây ra thảm họa của cả bầy đàn.
Dự án bô- xít Tây Nguyên và các nhân sỹ trí thức Việt Nam
Mấy hôm nay, báo chí đưa tin, bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước và nhiều nhân sỹ trí thức đã gửi thư tới lãnh đạo Đảng và Nhà nước "khẩn thiết yêu cầu" xem xét lại việc khai thác bô-xít Tây Nguyên. Thảm họa bùn đỏ vừa qua tại Hungary cũng là một cảnh báo khác về dự án đang tranh cãi này.
Theo các nhân sĩ, việc xét lại dự án và nếu phải dừng thì cũng là "một quyết định rất đau đớn chưa hề có trong lịch sử kinh tế Việt Nam và sẽ là một tổn thất lớn mà nền kinh tế phải chịu đựng, nhất là Nhà máy chế biến alumina Tân Rai đã hoàn thành một phần lớn và đã làm được nhiều việc quan trọng trong triển khai dự án Nhà máy Nhân Cơ".
Một blogger đã ví chuyện này như trận Điện Biên Phủ năm xưa.
Chúng ta còn nhớ ngày 14-1-1954, tại hang Thẩm Púa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi đó mới 43 tuổi, phổ biến lệnh tấn công mật với dự định tiêu diệt căn cứ Điện Biên Phủ trong 3 ngày đêm bằng chiến dịch biển người.
Mười ngàn (10.000) quân Pháp cố thủ trong hầm ngầm chọi với 50 ngàn quân Việt Minh phơi lưng trên cánh đồng trống trải.
Lẽ ra cuộc tấn công dự định vào ngày 20-1-1954 nhưng một đơn vị đại bác vào trận địa chậm nên ngày nổ súng được lui lại vào 25-1. Sau đó bị lộ nên ngày tấn công dự định vào 26-1.
Sau một ngày và đêm suy nghĩ, Đại tướng đã tìm ra vài nguyên nhân không thể thắng: Quân ta chưa thành công trong việc tấn công các cứ điểm lô cốt liên hoàn như của Pháp tại đây. Pháo binh và bộ binh chưa qua tập luyện, chưa qua diễn tập để tham gia một trận tấn công mang tính liên hoàn. Quân ta quen chiến tranh du kích, công đồn vào ban đêm trong khi sắp tới sẽ phải tấn công địch vào ban ngày trên địa hình bằng phẳng. Đối phương có ưu thế về máy bay, pháo binh, xe tăng.
Trong sáng 26-1-1954, Bộ Chỉ huy mặt trận họp và không đi đến được ý kiến thống nhất. Đại tướng hỏi, ai tin rằng trận này sẽ chắc thắng, không ai trả lời được. Vị tướng trẻ tài ba đã quyết định hoãn cuộc tấn công chiều hôm đó.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ông cho rằng, phương án "đánh nhanh thắng nhanh" mang nhiều tính chủ quan, không đánh giá đúng thực lực hai bên, không thể đảm bảo chắc thắng. Vị tướng quyết định tổ chức lại trận đánh theo phương án "đánh chắc thắng chắc" dài ngày theo kiểu "bóc vỏ" dần tập đoàn cứ điểm.
Số phận của đế chế Pháp tại Đông Dương được quyết định bởi chiến lược..."bàn lùi" của Đại tướng.
Pháo đã kéo vào trận địa, quân đã ém, sẵn sàng đợi lệnh tấn công. Nhưng phút chót phải kéo pháo ra, rút quân khỏi chiến hào. Cuộc chiến không phải 3 ngày mà kéo dài 55 ngày đêm kể từ trận xuất kích đầu tiên vào tháng 3 năm đó.
Theo lời kể của Đại tướng, đây là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời binh nghiệp của mình. Làm tướng phải biết cương nhu, biết tiến, biết lùi. Nếu chỉ dùng ý chí và thuật biển người thì số phận của nước ta có thể đã khác.
Nếu khai thác bô- xít, những nhà khoa học lo mấy triệu tấn bùn đỏ trên Tây Nguyên như một quả bom hẹn giờ, sẵn sàng nổ bất kỳ lúc nào ngoài ý muốn của con người. Chưa kể một nền văn hóa lâu đời của Tây Nguyên sẽ bị "bùn đỏ" cuốn trôi. Khi đó một "tàu Vinashin" khác lại tiếp tục chìm và tầm ảnh hưởng về kinh tế, chính trị còn lớn hơn rất nhiều.
Không phải ngẫu nhiên mà các chí sỹ, kể cả Đại tướng dù đã 100 tuổi, rồi bà Nguyễn Thị Bình, đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ khai thác bô- xít Tây Nguyên, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, an ninh quốc phòng và khả năng thất bại của dự án.
"Chỉ có lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm tuyệt đối với vận mệnh quốc gia" của các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước, cùng "sự thông cảm" của nhân dân cả nước "mới đủ sức đi tới thực hiện quyết định khó khăn này"- các nhân sĩ nhấn mạnh.
Quyết định của ông gây hệ lụy cho hàng trăm ngàn binh lính, dân công, và cả nước phải chờ thêm 5 tháng nữa thay vì 3 ngày. Một sự tốn kém khủng khiếp, nhưng quyết định "lùi" đó có thể đã tránh cho dân tộc này một đại bại trong chiến tranh và một thảm họa lịch sử.
Vụ bùn đỏ Hungary mới đây thật không may cho nước bạn, nhưng cũng là dịp hiếm có "nhìn lại mình" của chính chúng ta tại các dự án bô- xít. Từ tai nạn của họ, để rút ra bài học cho nước mình.
Nếu khai thác bô- xít, những nhà khoa học lo mấy triệu tấn bùn đỏ trên Tây Nguyên như một quả bom hẹn giờ, sẵn sàng nổ bất kỳ lúc nào ngoài ý muốn của con người. Chưa kể một nền văn hóa lâu đời của Tây Nguyên sẽ bị "bùn đỏ" cuốn trôi. Khi đó một "tàu Vinashin" khác lại tiếp tục chìm và tầm ảnh hưởng về kinh tế, chính trị còn lớn hơn rất nhiều.
Không phải ngẫu nhiên mà các chí sỹ, kể cả Đại tướng dù đã 100 tuổi, rồi bà Nguyễn Thị Bình, đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ khai thác bô- xít Tây Nguyên, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, an ninh quốc phòng và khả năng thất bại của dự án.
"Chỉ có lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm tuyệt đối với vận mệnh quốc gia" của các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước, cùng "sự thông cảm" của nhân dân cả nước "mới đủ sức đi tới thực hiện quyết định khó khăn này"- các nhân sĩ nhấn mạnh.
Một người bạc tóc hay 85 triệu dân bạc tóc?
Chuyện đàn sếu và dự án khai thác bô- xít Tây Nguyên không liên quan gì đến nhau. Và chiến trận Điện Biên cũng không có gì ảnh hưởng đến khai thác quặng. Nhưng có vài điểm đáng học ở loài chim di cư và thủ thuật binh pháp của đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong lịch sử phát triển của nhiều quốc gia, ở những thời điểm nhạy cảm, nhiều vị lãnh đạo đã phải biết "lùi" đúng lúc để đưa đất nước tiến lên, hay tránh thảm họa.
Người lãnh đạo cũng như con chim đầu đàn của đàn chim di cư. Đưa con thuyền dân tộc tới bến là do người lãnh đạo. Và làm con tàu chìm giữa biển khơi cũng phần lớn do người cầm lái. Người lãnh đạo biết chia sẻ trách nhiệm với nhân dân thì con tàu quốc gia sẽ đi xa.
Nếu chỉ biết lo cho mỗi cá nhân mình hay lợi ích nhóm thì giống như con chim đầu đàn tham quyền cố vị, già cỗi, mệt mỏi nhưng không muốn nhường chỗ, để cuối cùng cả đàn mất phương hướng và lao đầu xuống biển.
Đại tướng thời Điện Biên biết..."bàn lùi" trước khi quá muộn. Rất có thể vị tướng nhớ lời Tôn Tử: "Biết người biết ta, trăm trận không nguy. Không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua. Không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại".
Khi quyết định khai thác bô- xít Tây Nguyên, liệu có ai ngồi suy ngẫm về khả năng thành - bại, được - mất của dự án như tướng Giáp đã từng thức trắng đêm khi ngồi trước bản đồ lòng chảo Điện Biên tại hang Thẩm Púa năm xưa?
Để một người bạc tóc, hay cả dân tộc gần 90 triệu phải bạc tóc. Đó chính là cái tâm, cái tầm của người lãnh đạo quốc gia.
Chợt nhớ câu hỏi của hai con. Tôi giải thích cho các cháu rằng, chữ V của đàn sếu bay qua là biểu tượng của sự đoàn kết, chia sẻ trách nhiệm của bầy đàn. Để có mùa thu vàng phẳng lặng, các con vui chơi hạnh phúc dưới trời xanh, thì loài người cần học cách tồn tại của những đàn chim di cư. Khi đó mới mong có được biểu tượng hình chữ V (Victoria - chiến thắng) trên bầu trời.
H. M.
Nguồn: Tuanvietnam
Hiệu Minh
Trong lịch sử phát triển của nhiều quốc gia, ở những thời điểm nhậy cảm, nhiều vị lãnh đạo đã phải biết “lùi” đúng lúc để đưa đất nước tiến lên, hay tránh thảm họa.
Chuyện của đàn sếu
Khi tôi viết những dòng này thì Washington DC đang vào mùa thu. Bên đường cao tốc, trong công viên, cây cối bỗng chuyển sang mau vàng xen đỏ rực rỡ. Những cánh rừng đa sắc màu pha nắng trời thu phản chiếu trên mặt hồ phẳng lặng, đẹp mê hồn.
Hai cậu con trai của tôi đi chơi trong công viên, đang chạy nhảy. Bỗng có tiếng kêu của đàn sếu bay qua. Hai đứa ngẩng lên và hỏi "Tại sao chim di cư lại bay thành hình chữ V".
Tôi từng xem bộ phim đen trắng của Liên Xô "Khi đàn sếu bay qua" gây bao xúc động cho người xem về cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của người Nga. Boris, người yêu của Veronica (nhân vật nữ chính trong phim), bị bắn chết ở đầm lầy, khi đang cứu một binh sĩ khác. Khi nhắm mắt, Boris nhìn thấy đàn sếu bay qua hình chữ V. Và chi tiết đó cũng nhắc lại trong đoạn kết của bộ phim khi Veronica ngước nhìn bầu trời.
Lúc đó 14-15 tuổi, tôi hỏi các anh chị lớn tuổi tại sao sếu lại bay như thế. Họ chỉ giải thích "V" là chữ Victoria - biểu tượng của chiến thắng. Boris tin vào chiến thắng ngày mai và Veronica tin vào mùa Xuân đang về vì đàn sếu bay qua.
Sau này khi tìm hiểu kỹ thì tôi mới biết chữ V của đàn chim di cư liên quan đến sự đoàn kết của bầy đàn. Con chim đầu đàn luôn là con khỏe mạnh nhất, thông minh nhất. Chúng dựa vào từ trường, dãy núi, cánh đồng, thành phố làm mốc, hướng mặt trời, trăng, sao để định hướng cho chuyến bay dài hàng ngàn cây số.
Bay hình chữ V vì chim sau dựa vào con bay trước để bớt sức cản của gió, đỡ mất năng lượng hơn. Con đầu đàn mỏi cánh thì lùi lại cho chim khác tiến lên làm "lãnh đạo". Cứ thế chúng thay đổi "vai trò" để cả đàn bay được xa.
Đó là sự kỳ diệu cho thiên nhiên và những loài chim di cư, biết nương tựa vào nhau vượt qua bao sông sâu, núi cao, tới một miền đất hứa khác để mùa xuân sau lại quay về nơi chốn cũ. Sự tồn tại giống nòi của chúng dựa trên một triết lý đơn giản: Dựa vào nhau và chia sẻ.
Nếu bay đơn độc, con chim không thể tới nơi cần đến cách xa hàng ngàn dặm. Có những đàn chim không tới đích và lao xuống biển, vì con đầu đàn đã định hướng sai, không biết lui khi đã mệt và nhường chỗ hay chia sẻ vai trò dẫn đường đúng lúc. Đó chính là nguyên nhân gây ra thảm họa của cả bầy đàn.
Dự án bô- xít Tây Nguyên và các nhân sỹ trí thức Việt Nam
Mấy hôm nay, báo chí đưa tin, bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước và nhiều nhân sỹ trí thức đã gửi thư tới lãnh đạo Đảng và Nhà nước "khẩn thiết yêu cầu" xem xét lại việc khai thác bô-xít Tây Nguyên. Thảm họa bùn đỏ vừa qua tại Hungary cũng là một cảnh báo khác về dự án đang tranh cãi này.
Theo các nhân sĩ, việc xét lại dự án và nếu phải dừng thì cũng là "một quyết định rất đau đớn chưa hề có trong lịch sử kinh tế Việt Nam và sẽ là một tổn thất lớn mà nền kinh tế phải chịu đựng, nhất là Nhà máy chế biến alumina Tân Rai đã hoàn thành một phần lớn và đã làm được nhiều việc quan trọng trong triển khai dự án Nhà máy Nhân Cơ".
Một blogger đã ví chuyện này như trận Điện Biên Phủ năm xưa.
Chúng ta còn nhớ ngày 14-1-1954, tại hang Thẩm Púa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi đó mới 43 tuổi, phổ biến lệnh tấn công mật với dự định tiêu diệt căn cứ Điện Biên Phủ trong 3 ngày đêm bằng chiến dịch biển người.
Mười ngàn (10.000) quân Pháp cố thủ trong hầm ngầm chọi với 50 ngàn quân Việt Minh phơi lưng trên cánh đồng trống trải.
Lẽ ra cuộc tấn công dự định vào ngày 20-1-1954 nhưng một đơn vị đại bác vào trận địa chậm nên ngày nổ súng được lui lại vào 25-1. Sau đó bị lộ nên ngày tấn công dự định vào 26-1.
Sau một ngày và đêm suy nghĩ, Đại tướng đã tìm ra vài nguyên nhân không thể thắng: Quân ta chưa thành công trong việc tấn công các cứ điểm lô cốt liên hoàn như của Pháp tại đây. Pháo binh và bộ binh chưa qua tập luyện, chưa qua diễn tập để tham gia một trận tấn công mang tính liên hoàn. Quân ta quen chiến tranh du kích, công đồn vào ban đêm trong khi sắp tới sẽ phải tấn công địch vào ban ngày trên địa hình bằng phẳng. Đối phương có ưu thế về máy bay, pháo binh, xe tăng.
Trong sáng 26-1-1954, Bộ Chỉ huy mặt trận họp và không đi đến được ý kiến thống nhất. Đại tướng hỏi, ai tin rằng trận này sẽ chắc thắng, không ai trả lời được. Vị tướng trẻ tài ba đã quyết định hoãn cuộc tấn công chiều hôm đó.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ông cho rằng, phương án "đánh nhanh thắng nhanh" mang nhiều tính chủ quan, không đánh giá đúng thực lực hai bên, không thể đảm bảo chắc thắng. Vị tướng quyết định tổ chức lại trận đánh theo phương án "đánh chắc thắng chắc" dài ngày theo kiểu "bóc vỏ" dần tập đoàn cứ điểm.
Số phận của đế chế Pháp tại Đông Dương được quyết định bởi chiến lược..."bàn lùi" của Đại tướng.
Pháo đã kéo vào trận địa, quân đã ém, sẵn sàng đợi lệnh tấn công. Nhưng phút chót phải kéo pháo ra, rút quân khỏi chiến hào. Cuộc chiến không phải 3 ngày mà kéo dài 55 ngày đêm kể từ trận xuất kích đầu tiên vào tháng 3 năm đó.
Theo lời kể của Đại tướng, đây là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời binh nghiệp của mình. Làm tướng phải biết cương nhu, biết tiến, biết lùi. Nếu chỉ dùng ý chí và thuật biển người thì số phận của nước ta có thể đã khác.
Nếu khai thác bô- xít, những nhà khoa học lo mấy triệu tấn bùn đỏ trên Tây Nguyên như một quả bom hẹn giờ, sẵn sàng nổ bất kỳ lúc nào ngoài ý muốn của con người. Chưa kể một nền văn hóa lâu đời của Tây Nguyên sẽ bị "bùn đỏ" cuốn trôi. Khi đó một "tàu Vinashin" khác lại tiếp tục chìm và tầm ảnh hưởng về kinh tế, chính trị còn lớn hơn rất nhiều.
Không phải ngẫu nhiên mà các chí sỹ, kể cả Đại tướng dù đã 100 tuổi, rồi bà Nguyễn Thị Bình, đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ khai thác bô- xít Tây Nguyên, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, an ninh quốc phòng và khả năng thất bại của dự án.
"Chỉ có lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm tuyệt đối với vận mệnh quốc gia" của các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước, cùng "sự thông cảm" của nhân dân cả nước "mới đủ sức đi tới thực hiện quyết định khó khăn này"- các nhân sĩ nhấn mạnh.
Quyết định của ông gây hệ lụy cho hàng trăm ngàn binh lính, dân công, và cả nước phải chờ thêm 5 tháng nữa thay vì 3 ngày. Một sự tốn kém khủng khiếp, nhưng quyết định "lùi" đó có thể đã tránh cho dân tộc này một đại bại trong chiến tranh và một thảm họa lịch sử.
Vụ bùn đỏ Hungary mới đây thật không may cho nước bạn, nhưng cũng là dịp hiếm có "nhìn lại mình" của chính chúng ta tại các dự án bô- xít. Từ tai nạn của họ, để rút ra bài học cho nước mình.
Nếu khai thác bô- xít, những nhà khoa học lo mấy triệu tấn bùn đỏ trên Tây Nguyên như một quả bom hẹn giờ, sẵn sàng nổ bất kỳ lúc nào ngoài ý muốn của con người. Chưa kể một nền văn hóa lâu đời của Tây Nguyên sẽ bị "bùn đỏ" cuốn trôi. Khi đó một "tàu Vinashin" khác lại tiếp tục chìm và tầm ảnh hưởng về kinh tế, chính trị còn lớn hơn rất nhiều.
Không phải ngẫu nhiên mà các chí sỹ, kể cả Đại tướng dù đã 100 tuổi, rồi bà Nguyễn Thị Bình, đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ khai thác bô- xít Tây Nguyên, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, an ninh quốc phòng và khả năng thất bại của dự án.
"Chỉ có lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm tuyệt đối với vận mệnh quốc gia" của các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước, cùng "sự thông cảm" của nhân dân cả nước "mới đủ sức đi tới thực hiện quyết định khó khăn này"- các nhân sĩ nhấn mạnh.
Một người bạc tóc hay 85 triệu dân bạc tóc?
Chuyện đàn sếu và dự án khai thác bô- xít Tây Nguyên không liên quan gì đến nhau. Và chiến trận Điện Biên cũng không có gì ảnh hưởng đến khai thác quặng. Nhưng có vài điểm đáng học ở loài chim di cư và thủ thuật binh pháp của đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong lịch sử phát triển của nhiều quốc gia, ở những thời điểm nhạy cảm, nhiều vị lãnh đạo đã phải biết "lùi" đúng lúc để đưa đất nước tiến lên, hay tránh thảm họa.
Người lãnh đạo cũng như con chim đầu đàn của đàn chim di cư. Đưa con thuyền dân tộc tới bến là do người lãnh đạo. Và làm con tàu chìm giữa biển khơi cũng phần lớn do người cầm lái. Người lãnh đạo biết chia sẻ trách nhiệm với nhân dân thì con tàu quốc gia sẽ đi xa.
Nếu chỉ biết lo cho mỗi cá nhân mình hay lợi ích nhóm thì giống như con chim đầu đàn tham quyền cố vị, già cỗi, mệt mỏi nhưng không muốn nhường chỗ, để cuối cùng cả đàn mất phương hướng và lao đầu xuống biển.
Đại tướng thời Điện Biên biết..."bàn lùi" trước khi quá muộn. Rất có thể vị tướng nhớ lời Tôn Tử: "Biết người biết ta, trăm trận không nguy. Không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua. Không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại".
Khi quyết định khai thác bô- xít Tây Nguyên, liệu có ai ngồi suy ngẫm về khả năng thành - bại, được - mất của dự án như tướng Giáp đã từng thức trắng đêm khi ngồi trước bản đồ lòng chảo Điện Biên tại hang Thẩm Púa năm xưa?
Để một người bạc tóc, hay cả dân tộc gần 90 triệu phải bạc tóc. Đó chính là cái tâm, cái tầm của người lãnh đạo quốc gia.
Chợt nhớ câu hỏi của hai con. Tôi giải thích cho các cháu rằng, chữ V của đàn sếu bay qua là biểu tượng của sự đoàn kết, chia sẻ trách nhiệm của bầy đàn. Để có mùa thu vàng phẳng lặng, các con vui chơi hạnh phúc dưới trời xanh, thì loài người cần học cách tồn tại của những đàn chim di cư. Khi đó mới mong có được biểu tượng hình chữ V (Victoria - chiến thắng) trên bầu trời.
H. M.
Nguồn: Tuanvietnam
Cưới vợ và đường sắt cao tốc qua lí giải tối ưu hóa
Cưới vợ và đường sắt cao tốc qua lí giải tối ưu hóa
Phạm Quang Tuấn
Bài viết sau đây là của anh bạn tôi, GS Phạm Quang Tuấn, cùng trường với tôi, nhưng bên khoa kĩ thuật hóa. Để hiểu câu chuyện mà anh Tuấn bàn đến trong bài này, có lẽ các bạn phải quay ngược thời gian và đọc những phát biểu của các quan chức cao cấp trong chính quyền về dự án đường sắt cao tốc. Tạm bỏ qua sự so sánh đường sắt cao tốc với Vạn lí trường thành của Tần Thủy Hoàng, chúng ta nhớ rằng thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nói một cách ví von rằng "Bố mẹ chưa đồng ý cho con cái cưới vợ thì chưa thể bàn những việc cụ thể hơn". Chuyện siêu dự án tốn cả 56 tỉ USD mà so sánh với chuyện cưới vợ! Thật tình, tôi chẳng thấy cái logic này chút nào cả. Trong bài sau đây, anh Tuấn lấy ý đó để bàn về dự án đường sắt cao tốc qua phương pháp luận tối ưu hóa (còn gọi là optimization). Bản gốc có tựa đề là “Khái niệm tối ưu hóa” nhưng tôi mạn phép sửa thành “Cưới vợ và đường sắt cao tốc qua lí giải tối ưu hóa” để câu chuyện… vui hơn.
Nguyễn Văn Tuấn
Tôi còn nhớ, cách đây hơn bốn chục năm, ông Giáo sư của tôi giải thích về nghề kỹ sư là "một người có thể làm bất cứ cái gì mà thằng ngu nào cũng có thể làm được, nhưng họ làm rẻ hơn" (An engineer is someone who can do what any fool can do, but cheaper).
Đó là khái niệm đầu tiên của tôi về tối ưu hóa. Người Kỹ sư luôn luôn có nhiều cách giải quyết một vấn đề, xây dựng một công trình, và họ có khả năng hơn người “ngoại đạo” là họ có thể giải quyết một cách đỡ tốn kém hơn (nhưng dĩ nhiên không kém chất lượng).
Nhưng, không phải chỉ Kỹ sư: tối ưu hóa là cái mà ai cũng làm. Chỉ có điều là người ta làm mà không biết (“Ủa, mình nói văn xuôi cả đời mà không biết!” – Molière, Le Bourgeois Gentilhomme). Bạn cưới vợ? Bạn đang tối ưu hóa hạnh phúc của bạn – không có vợ thì tự do, có vợ thì ấm áp, cái nào hơn? Bạn mua nhà – mua thì phải vay tiền, phải tốn công tốn tiền sửa chữa, thuê thì mất tiền thuê, cái nào hơn? Mua nhà đắt hay nhà rẻ? Bạn học bài, làm bài tập – thi đỗ cao thì tương lai tươi sáng, không làm bài thì có thì giờ tán gái, bạn chọn cái nào?
Tất cả những cái đó là tối ưu hóa – bạn phải CHỌN giữa nhiều đường lối để làm tối ưu (optimize) hạnh phúc, hay nói chung là làm tối ưu hệ quả những công sức, tốn kém, tài sản của bạn.
Khi cai quản một quốc gia thì có những sự chọn lựa tương tự. Chính phủ nên chọn xây đường sắt, đường thủy, đường bay hay đường bộ? Dĩ nhiên, đường nào cũng TỐT cả, nhưng đường nào TỐT NHẤT? Và nếu đường sắt thì đường hạng 1 (cao tốc), 2 (trung tốc) hay 3 (hạ tốc) tốt nhất, có lợi cho dân nhất? Và làm vào lúc nào? Bạn khai thác bauxite thì khai thác ở tầm cỡ nào, theo cách nào, trong thời điểm nào, với đối tượng nào là TỐT NHẤT? Bạn chọn cái “tốt”, nhưng KHÔNG TỐT NHẤT thì sẽ thiếu tiền để dùng vào biện pháp TỐT NHẤT, và do đó, bạn sẽ phung phí, và phung phí đưa tới giật lùi. Sự phung phí đó sẽ để hậu quả cho con cái gánh chịu. Tài nguyên của một nước cũng như của một người đều có giới hạn, dùng sai chỗ quá nhiều thì sẽ phá sản. Trong thế giới cạnh tranh, nếu láng giềng của bạn chọn cái tốt hơn bạn, hữu hiệu, ít phung phí hơn, thì họ sẽ vượt lên và đè cổ bạn.
Sự khác biệt chính giữa việc tối ưu hóa cá nhân (lấy vợ/không lấy vợ, mua nhà/thuê nhà) và tối ưu hóa công cộng hay quốc gia là: Việc cá nhân thì cá nhân phải lãnh chịu hậu quả, nếu quyết định sai. Việc quốc gia thì cả nước, cả trăm triệu người dân, cả trăm triệu con cháu chúng ta sau này phải lãnh chịu. Lãnh chịu nghĩa là chịu nghèo hèn lâu dài thêm, chịu cúi đầu cặm cụi trả nợ hay làm nô lệ cho các ông chủ ngoại quốc – về kinh tế, quốc phòng, chủ quyền v.v. – để đền bồi cho sự ngu xuẩn hay tham lam của những kẻ cầm quyền một thời.
Bạn có thể lý luận: đây là tiền vay mượn, ODA, chứ không phải là tiền “của ta”. Nhưng, tiền vay đó thì ai sẽ trả? Xin thưa: con cháu. Vậy đó thực ra là tiền của con cháu (con cháu thường dân, chứ không phải còn cháu các ông lớn, vì con cháu các ông lớn sống phè phỡn bằng tiền lãi của ngân hàng Thụy Sĩ chứ không phải trả nợ ai cả). Nếu bạn không tối ưu hóa việc sử dụng tiền của con cháu người dân, để chi tiêu tối thiểu và có tác dụng tốt tối đa, thì bạn là kẻ tội đồ, thậm chí là kẻ thù của dân tộc.
Vậy, vấn đề không phải là LÀM hay KHÔNG LÀM, mà là làm lúc nào, cách nào, tầm cỡ nào, trình độ nào cho tốt nhất. Mỗi khi ngài Bộ trưởng ra trước Quốc hội để gân cổ chứng minh rằng cách tiêu tiền của ngài TỐT, xin ngài hãy suy nghĩ lại, và tìm cách chứng minh rằng cách đó là tốt NHẤT, theo ý của ngài.
Và mong các đại biểu Quốc hội, thay vì chỉ hỏi “Tốt hay xấu”, hãy biết hỏi “Có cách nào TỐT HƠN không?”
P. Q. T.
Nguồn: Nguyenvantuan Blog
Phạm Quang Tuấn
Bài viết sau đây là của anh bạn tôi, GS Phạm Quang Tuấn, cùng trường với tôi, nhưng bên khoa kĩ thuật hóa. Để hiểu câu chuyện mà anh Tuấn bàn đến trong bài này, có lẽ các bạn phải quay ngược thời gian và đọc những phát biểu của các quan chức cao cấp trong chính quyền về dự án đường sắt cao tốc. Tạm bỏ qua sự so sánh đường sắt cao tốc với Vạn lí trường thành của Tần Thủy Hoàng, chúng ta nhớ rằng thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nói một cách ví von rằng "Bố mẹ chưa đồng ý cho con cái cưới vợ thì chưa thể bàn những việc cụ thể hơn". Chuyện siêu dự án tốn cả 56 tỉ USD mà so sánh với chuyện cưới vợ! Thật tình, tôi chẳng thấy cái logic này chút nào cả. Trong bài sau đây, anh Tuấn lấy ý đó để bàn về dự án đường sắt cao tốc qua phương pháp luận tối ưu hóa (còn gọi là optimization). Bản gốc có tựa đề là “Khái niệm tối ưu hóa” nhưng tôi mạn phép sửa thành “Cưới vợ và đường sắt cao tốc qua lí giải tối ưu hóa” để câu chuyện… vui hơn.
Nguyễn Văn Tuấn
Tôi còn nhớ, cách đây hơn bốn chục năm, ông Giáo sư của tôi giải thích về nghề kỹ sư là "một người có thể làm bất cứ cái gì mà thằng ngu nào cũng có thể làm được, nhưng họ làm rẻ hơn" (An engineer is someone who can do what any fool can do, but cheaper).
Đó là khái niệm đầu tiên của tôi về tối ưu hóa. Người Kỹ sư luôn luôn có nhiều cách giải quyết một vấn đề, xây dựng một công trình, và họ có khả năng hơn người “ngoại đạo” là họ có thể giải quyết một cách đỡ tốn kém hơn (nhưng dĩ nhiên không kém chất lượng).
Nhưng, không phải chỉ Kỹ sư: tối ưu hóa là cái mà ai cũng làm. Chỉ có điều là người ta làm mà không biết (“Ủa, mình nói văn xuôi cả đời mà không biết!” – Molière, Le Bourgeois Gentilhomme). Bạn cưới vợ? Bạn đang tối ưu hóa hạnh phúc của bạn – không có vợ thì tự do, có vợ thì ấm áp, cái nào hơn? Bạn mua nhà – mua thì phải vay tiền, phải tốn công tốn tiền sửa chữa, thuê thì mất tiền thuê, cái nào hơn? Mua nhà đắt hay nhà rẻ? Bạn học bài, làm bài tập – thi đỗ cao thì tương lai tươi sáng, không làm bài thì có thì giờ tán gái, bạn chọn cái nào?
Tất cả những cái đó là tối ưu hóa – bạn phải CHỌN giữa nhiều đường lối để làm tối ưu (optimize) hạnh phúc, hay nói chung là làm tối ưu hệ quả những công sức, tốn kém, tài sản của bạn.
Khi cai quản một quốc gia thì có những sự chọn lựa tương tự. Chính phủ nên chọn xây đường sắt, đường thủy, đường bay hay đường bộ? Dĩ nhiên, đường nào cũng TỐT cả, nhưng đường nào TỐT NHẤT? Và nếu đường sắt thì đường hạng 1 (cao tốc), 2 (trung tốc) hay 3 (hạ tốc) tốt nhất, có lợi cho dân nhất? Và làm vào lúc nào? Bạn khai thác bauxite thì khai thác ở tầm cỡ nào, theo cách nào, trong thời điểm nào, với đối tượng nào là TỐT NHẤT? Bạn chọn cái “tốt”, nhưng KHÔNG TỐT NHẤT thì sẽ thiếu tiền để dùng vào biện pháp TỐT NHẤT, và do đó, bạn sẽ phung phí, và phung phí đưa tới giật lùi. Sự phung phí đó sẽ để hậu quả cho con cái gánh chịu. Tài nguyên của một nước cũng như của một người đều có giới hạn, dùng sai chỗ quá nhiều thì sẽ phá sản. Trong thế giới cạnh tranh, nếu láng giềng của bạn chọn cái tốt hơn bạn, hữu hiệu, ít phung phí hơn, thì họ sẽ vượt lên và đè cổ bạn.
Sự khác biệt chính giữa việc tối ưu hóa cá nhân (lấy vợ/không lấy vợ, mua nhà/thuê nhà) và tối ưu hóa công cộng hay quốc gia là: Việc cá nhân thì cá nhân phải lãnh chịu hậu quả, nếu quyết định sai. Việc quốc gia thì cả nước, cả trăm triệu người dân, cả trăm triệu con cháu chúng ta sau này phải lãnh chịu. Lãnh chịu nghĩa là chịu nghèo hèn lâu dài thêm, chịu cúi đầu cặm cụi trả nợ hay làm nô lệ cho các ông chủ ngoại quốc – về kinh tế, quốc phòng, chủ quyền v.v. – để đền bồi cho sự ngu xuẩn hay tham lam của những kẻ cầm quyền một thời.
Bạn có thể lý luận: đây là tiền vay mượn, ODA, chứ không phải là tiền “của ta”. Nhưng, tiền vay đó thì ai sẽ trả? Xin thưa: con cháu. Vậy đó thực ra là tiền của con cháu (con cháu thường dân, chứ không phải còn cháu các ông lớn, vì con cháu các ông lớn sống phè phỡn bằng tiền lãi của ngân hàng Thụy Sĩ chứ không phải trả nợ ai cả). Nếu bạn không tối ưu hóa việc sử dụng tiền của con cháu người dân, để chi tiêu tối thiểu và có tác dụng tốt tối đa, thì bạn là kẻ tội đồ, thậm chí là kẻ thù của dân tộc.
Vậy, vấn đề không phải là LÀM hay KHÔNG LÀM, mà là làm lúc nào, cách nào, tầm cỡ nào, trình độ nào cho tốt nhất. Mỗi khi ngài Bộ trưởng ra trước Quốc hội để gân cổ chứng minh rằng cách tiêu tiền của ngài TỐT, xin ngài hãy suy nghĩ lại, và tìm cách chứng minh rằng cách đó là tốt NHẤT, theo ý của ngài.
Và mong các đại biểu Quốc hội, thay vì chỉ hỏi “Tốt hay xấu”, hãy biết hỏi “Có cách nào TỐT HƠN không?”
P. Q. T.
Nguồn: Nguyenvantuan Blog
VINASHIN VÀ LUẬT RỪNG: Tôi có trách nhiệm nhưng không có tội ''Je suis responsable mais pas coupable''
VINASHIN VÀ LUẬT RỪNG: Tôi có trách nhiệm nhưng không có tội ''Je suis responsable mais pas coupable''
Nguyễn Văn Bích
''Responsable mais pas coupable'' từ năm 1999 đã trở thành câu nói bất hủ mà ngày nay nhắc đến dân Tây ai cũng biết và cười rộ, họ thường đem câu này ra cười chọc kẻ đối diện với ngụ ý muốn nói là ''anh là kẻ vô trách nhiệm'' hoặc ''anh là kẻ không thể tin tưởng được''.
Tác giả câu nói trên là bà Bộ tưởng Bộ Xã hội nước Pháp, trả lời trước một phiên tòa, ở ''Toà án Tư pháp Cộng hòa'' (Cours de Justice de la République – C.J.R), mà bà ta là bị cáo với cáo buộc ''giết người không cố ý'', trong vụ án ''nhiễm trùng máu'' . Vụ án này đã làm xôn xao dư luận của xã hội Pháp từ năm 1991 đến năm 1999 và đã lôi trách nhiệm lên tới những cấp bậc lãnh đạo cao nhất phải ra hầu toà, bà Bộ trưởng Bộ Xã hội Georgina Dufoix và ông Thủ tướng Chính phủ Laurent Fabius.
Chính xác hơn, vụ án ''nhiễm trùng máu'' đã gây chết 3 người và gây nhiễm trùng 2 nguời khác do truyền những máu có nhiễm vi rút sida. Đầu tiên, người ta cáo buộc trách nhiệm ở tầm mức các vị cán bộ cao cấp chuyên khoa về máu, xét nghiệm dịch truyền, xét nghiệm máu... ở mức độ cơ quan ''Trung tâm truyền máu quốc gia''.
Tuy nhiên, như mọi tổ chức hành chánh ở các nước Âu Mỹ, ở Pháp, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành không bao thầu hết mọi việc (trực tiếp chỉ đạo, theo ngôn ngữ Tàu Việt) mà giao phó trách nhiệm từ từ về cấp dưới... Giao phó trách nhiệm, đồng ý, nhưng phải chịu trách nhiệm về sự giao phó trách nhiệm này, và khi gây hậu quả nghiêm trọng, thì thủ trưởng phải lãnh phần trách nhiệm của mình. Do đấy, trong vụ ''nhiễm trùng máu'', trách nhiệm đã dẫn lên cao, và dầu là Bộ trưởng hoặc Thủ tướng cũng phải ra hầu toà như mọi công dân khác. Hãy để Tòa án có lời phán xét cuối cùng là ông, bà có tội hay không.
Trở lại vụ án ''nhiễm trùng máu'', từ khâu truyền máu đến khâu trách nhiệm cuả ông Thủ tướng Chính phủ, có hơn hàng chục cấp bậc trách nhiệm, sau khi xét xử bị cáo Bộ trưởng và bị cáo Thủ tướng Chính phủ hàng chục lần trước tòa, cũng dễ hiểu ''Tòa án Tư pháp Cộng hoà'', cuối cùng đã tuyên bố:
''Toà tuyên bố các bị can Laurent Fabius và Georgina Dufoix không tội, liên quan đến tội hình giết người không cố ý hoặc gây thương tổn thể xác'' (''La cour déclare non constitués, à la charge de Laurent Fabius et de Georgina Dufoix, les délits qui leurs sont reprochés, d'atteintes involontaires à la vie ou à l'intégrité physique des personnes'').
Mấy ngày nay đọc trên các báo chí Việt Nam, qua vụ việc Vinashin vỡ nợ trên 4,5 tỉ đô la, hãy nghe ông Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tuyên bố trước Quốc hội:
"Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của tập đoàn".
Rõ ràng ông Thủ tướng tuyên bố theo kiểu: ''Tôi nhận có trách nhiệm, tôi nghiêm túc kiểm điểm, lần sau tôi sẽ làm tốt hơn, chúc sức khoẻ, chào''.
Chắc ông Thủ tướng Laurent Fabius sẽ kinh ngạc như thấy mình vừa lạc vào rừng khi biết tư cách lãnh đạo của ông Thủ tuớng ở Việt Nam là như vậy.
Tuy nhiên có lẽ họ cũng đã biết ít nhiều về luật pháp xã hội Việt Nam, vì tôi nghe đã có người nói:
''Mấy ông ở Việt Nam chơi kiểu vừa đá bóng vừa huýt còi''
''Luật Việt Nam là luật rừng''
Ngày 25/ 10/ 2010
N. V. B.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Nguyễn Văn Bích
''Responsable mais pas coupable'' từ năm 1999 đã trở thành câu nói bất hủ mà ngày nay nhắc đến dân Tây ai cũng biết và cười rộ, họ thường đem câu này ra cười chọc kẻ đối diện với ngụ ý muốn nói là ''anh là kẻ vô trách nhiệm'' hoặc ''anh là kẻ không thể tin tưởng được''.
Tác giả câu nói trên là bà Bộ tưởng Bộ Xã hội nước Pháp, trả lời trước một phiên tòa, ở ''Toà án Tư pháp Cộng hòa'' (Cours de Justice de la République – C.J.R), mà bà ta là bị cáo với cáo buộc ''giết người không cố ý'', trong vụ án ''nhiễm trùng máu'' . Vụ án này đã làm xôn xao dư luận của xã hội Pháp từ năm 1991 đến năm 1999 và đã lôi trách nhiệm lên tới những cấp bậc lãnh đạo cao nhất phải ra hầu toà, bà Bộ trưởng Bộ Xã hội Georgina Dufoix và ông Thủ tướng Chính phủ Laurent Fabius.
Chính xác hơn, vụ án ''nhiễm trùng máu'' đã gây chết 3 người và gây nhiễm trùng 2 nguời khác do truyền những máu có nhiễm vi rút sida. Đầu tiên, người ta cáo buộc trách nhiệm ở tầm mức các vị cán bộ cao cấp chuyên khoa về máu, xét nghiệm dịch truyền, xét nghiệm máu... ở mức độ cơ quan ''Trung tâm truyền máu quốc gia''.
Tuy nhiên, như mọi tổ chức hành chánh ở các nước Âu Mỹ, ở Pháp, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành không bao thầu hết mọi việc (trực tiếp chỉ đạo, theo ngôn ngữ Tàu Việt) mà giao phó trách nhiệm từ từ về cấp dưới... Giao phó trách nhiệm, đồng ý, nhưng phải chịu trách nhiệm về sự giao phó trách nhiệm này, và khi gây hậu quả nghiêm trọng, thì thủ trưởng phải lãnh phần trách nhiệm của mình. Do đấy, trong vụ ''nhiễm trùng máu'', trách nhiệm đã dẫn lên cao, và dầu là Bộ trưởng hoặc Thủ tướng cũng phải ra hầu toà như mọi công dân khác. Hãy để Tòa án có lời phán xét cuối cùng là ông, bà có tội hay không.
Trở lại vụ án ''nhiễm trùng máu'', từ khâu truyền máu đến khâu trách nhiệm cuả ông Thủ tướng Chính phủ, có hơn hàng chục cấp bậc trách nhiệm, sau khi xét xử bị cáo Bộ trưởng và bị cáo Thủ tướng Chính phủ hàng chục lần trước tòa, cũng dễ hiểu ''Tòa án Tư pháp Cộng hoà'', cuối cùng đã tuyên bố:
''Toà tuyên bố các bị can Laurent Fabius và Georgina Dufoix không tội, liên quan đến tội hình giết người không cố ý hoặc gây thương tổn thể xác'' (''La cour déclare non constitués, à la charge de Laurent Fabius et de Georgina Dufoix, les délits qui leurs sont reprochés, d'atteintes involontaires à la vie ou à l'intégrité physique des personnes'').
Mấy ngày nay đọc trên các báo chí Việt Nam, qua vụ việc Vinashin vỡ nợ trên 4,5 tỉ đô la, hãy nghe ông Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tuyên bố trước Quốc hội:
"Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của tập đoàn".
Rõ ràng ông Thủ tướng tuyên bố theo kiểu: ''Tôi nhận có trách nhiệm, tôi nghiêm túc kiểm điểm, lần sau tôi sẽ làm tốt hơn, chúc sức khoẻ, chào''.
Chắc ông Thủ tướng Laurent Fabius sẽ kinh ngạc như thấy mình vừa lạc vào rừng khi biết tư cách lãnh đạo của ông Thủ tuớng ở Việt Nam là như vậy.
Tuy nhiên có lẽ họ cũng đã biết ít nhiều về luật pháp xã hội Việt Nam, vì tôi nghe đã có người nói:
''Mấy ông ở Việt Nam chơi kiểu vừa đá bóng vừa huýt còi''
''Luật Việt Nam là luật rừng''
Ngày 25/ 10/ 2010
N. V. B.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Trân quý lời người xưa
Trân quý lời người xưa
Nguyễn Vĩnh
Nhân Học viện Ngoại giao (tên chính thức: Học viện Quan hệ Quốc tế) tiếp tục tổ chức hội thảo về Biển Đông, lần này làm ở Sài Gòn, tưởng cũng nên nhắc ở đây mấy lời tiền nhân để lại (trong đoạn trích dưới đây của vua Trần Nhân Tông).
Lời lẽ người xưa là nói chuyện xảy trên các vùng đất biên thùy Việt Nam - Trung Quốc khi đó. Nay chúng ta đọc thấy được ý tứ nhắm tới là những nguyên tắc về chủ quyền lãnh thổ, cũng là vạch rõ nhiều mưu mô xâm lấn bờ cõi nước ta trong lịch sử. Giờ đây thấy ứng vào bất cứ hoàn cảnh nào cũng đúng. Lời lẽ ông cha chúng ta phải hết sức cầu thị và từ đó hướng về sự cảnh giác cao độ trước các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ cho thời hiện đại. Chứ không bao giờ được phép lơi là coi nhẹ các mưu đồ bành trướng bá quyền của các thế lực phương Bắc về các vấn đề biên giới lãnh thổ, trên đất liền và nay là biển cả, bất cứ lúc nào và ở đâu chúng ta cũng đừng mất cảnh giác mà có tội với cổ nhân.
TRẦN NHÂN TÔNG DẶN DÒ CON CHÁU MAI SAU
“Các ngươi chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ tự cho mình cái quyền nói một đường, làm một nẻo. Vả lại, phải xem đây là mưu của người Trung Quốc. Chỉ người Trung Quốc mới nghĩ ra các thứ mẹo vặt ấy. Loại trừ những điều nhân nghĩa ra, thì các nhà cai trị Trung Hoa không việc gì mà họ không làm. Từ những việc kinh thiên động địa đến việc tán tận lương tâm, miễn sao họ có lợi. Cũng nên nhớ, đây còn là quốc sách truyền thống của người Hoa Hạ từ ngày họ mới lập nước tới nay. Các ngươi có nhớ, hồi đánh giặc Thát ta chỉ ngại cái đám mưu sĩ người Tống, hàng phục nhà Nguyên, lẫn vào trong đó. Cho tới khi trừ được bọn Lý Hằng, Lý Quán rồi ta mới yên tâm đánh bọn Thoát Hoan, Tích Lệ Cơ Ngọc. Bọn người Thát trước sau gì rồi cũng không nuốt nổi Trung Hoa. Cho nên cái họa lâu dài của ta là họa Trung Quốc. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp, không thôn tính được ta thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lần lần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các ngươi phải nhớ lời ta dặn: – Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó, như một lời di chúc cho muôn đời con cháu”.
Nguồn: nguyenvinh Blog
Nguyễn Vĩnh
Nhân Học viện Ngoại giao (tên chính thức: Học viện Quan hệ Quốc tế) tiếp tục tổ chức hội thảo về Biển Đông, lần này làm ở Sài Gòn, tưởng cũng nên nhắc ở đây mấy lời tiền nhân để lại (trong đoạn trích dưới đây của vua Trần Nhân Tông).
Lời lẽ người xưa là nói chuyện xảy trên các vùng đất biên thùy Việt Nam - Trung Quốc khi đó. Nay chúng ta đọc thấy được ý tứ nhắm tới là những nguyên tắc về chủ quyền lãnh thổ, cũng là vạch rõ nhiều mưu mô xâm lấn bờ cõi nước ta trong lịch sử. Giờ đây thấy ứng vào bất cứ hoàn cảnh nào cũng đúng. Lời lẽ ông cha chúng ta phải hết sức cầu thị và từ đó hướng về sự cảnh giác cao độ trước các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ cho thời hiện đại. Chứ không bao giờ được phép lơi là coi nhẹ các mưu đồ bành trướng bá quyền của các thế lực phương Bắc về các vấn đề biên giới lãnh thổ, trên đất liền và nay là biển cả, bất cứ lúc nào và ở đâu chúng ta cũng đừng mất cảnh giác mà có tội với cổ nhân.
TRẦN NHÂN TÔNG DẶN DÒ CON CHÁU MAI SAU
“Các ngươi chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ tự cho mình cái quyền nói một đường, làm một nẻo. Vả lại, phải xem đây là mưu của người Trung Quốc. Chỉ người Trung Quốc mới nghĩ ra các thứ mẹo vặt ấy. Loại trừ những điều nhân nghĩa ra, thì các nhà cai trị Trung Hoa không việc gì mà họ không làm. Từ những việc kinh thiên động địa đến việc tán tận lương tâm, miễn sao họ có lợi. Cũng nên nhớ, đây còn là quốc sách truyền thống của người Hoa Hạ từ ngày họ mới lập nước tới nay. Các ngươi có nhớ, hồi đánh giặc Thát ta chỉ ngại cái đám mưu sĩ người Tống, hàng phục nhà Nguyên, lẫn vào trong đó. Cho tới khi trừ được bọn Lý Hằng, Lý Quán rồi ta mới yên tâm đánh bọn Thoát Hoan, Tích Lệ Cơ Ngọc. Bọn người Thát trước sau gì rồi cũng không nuốt nổi Trung Hoa. Cho nên cái họa lâu dài của ta là họa Trung Quốc. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp, không thôn tính được ta thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lần lần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các ngươi phải nhớ lời ta dặn: – Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó, như một lời di chúc cho muôn đời con cháu”.
Nguồn: nguyenvinh Blog
Tranh cãi về đất hiếm từ Trung Quốc
Tranh cãi về đất hiếm từ Trung Quốc
Đất hiếm được dùng trong công nghệ xe 'lai điện' như loại Toyota Prius Plug-In Hybrid của Nhật
Báo Trung Quốc phản pháo về vụ đất hiếm trong cuộc tranh cãi có nguy cơ lên cao trong nghị trình thương mại và ngoại giao quốc tế.
ZTS, hãng thông tấn do Trung Quốc làm chủ nhưng đóng ở Hong Kong vừa có bài phản bác lại quan điểm họ gọi là "đạo đức giả" của Hoa Kỳ và Nhật Bản liên quan đến xuất khẩu đất hiếm.
Quan điểm các bên
Trong khi Nhật Bản tìm nguồn khai thác đất hiếm từ Việt Nam để tránh không bị lệ thuộc vào Trung Quốc, có tin rằng Đức cũng tìm nguồn mới để không bị Trung Quốc "bắt chẹt".
Bài của ZTS hôm 22/10 vừa qua nói Trung Quốc cần "xử lý đúng tuần tự và bình tĩnh sức ép quốc tế" đối với họ về vụ đất hiếm.
Đức thì tuyên bố sẽ đưa vấn đề các khoáng sản hiếm ra Hội nghị G20 ở Nam Hàn nhằm tránh không bị sức ép từ phía Trung Quốc.
Trung Quốc, trong bài báo vừa nêu, cho rằng "Hoa Kỳ và Nhật Bản trong những tháng qua đã gây sức ép liên tục lên Trung Quốc" về đất hiếm.
Bài của ZTS nói loại khoáng sản hiếm này, hiện đóng vai trò quan trọng trong công nghệ cao, từ xe lai điện, máy móc điện tử cho đến hỏa tiễn và vệ tinh.
Nhưng bài báo nói đất hiếm của Trung Quốc, hiện vào khoảng 120 nghìn tấn một năm, chiếm 97% sản lượng thế giới, đã bị "khai thác quá mức" và bị bán quá rẻ.
Điều này, theo tờ báo, đang làm lợi cho Mỹ và Nhật:
"Các nước như Hoa Kỳ và Nhật Bản đã có thể đặt tay vào thứ quý giá mà chỉ phải chi ra rất ít tiền."
"Họ cũng đang tích lũy nguồn đất hiếm của riêng mình."
Hiện 83% đất hiếm Nhật mua về là từ Trung Quốc nhưng đã tích trữ cho 20 năm tới, theo bài trên ZTS.
Nguồn tin này còn trích báo Tài chính Trung Quốc cho rằng Nhật và các nước khác tiết lộ là họ muốn kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới, WTO, về đất hiếm.
Nhân dân Nhật báo cũng có bài nói thái độ của các nước Phương Tây về nguồn đất hiếm của Trung Quốc là "đạo đức giả".
Trong khi đó, Nhật Bản lên tiếng nói Trung Quốc cần "bình thường hóa" việc kiểm tra hải quan về đất hiếm xuất sang Nhật để tránh không để nguồn hàng này bị giảm nghiêm trọng.
Hãng tin Kyodo của Nhật hôm 24/10 nói Bộ trưởng Thương mại Akihiro Ohata cho hay trong ngày ông đã nêu vấn đề này với Thứ trưởng Thương mại Tưởng Diệu Bình của Trung Quốc khi ông Tưởng sang Tokyo dự một diễn đàn về năng lượng.
Dù vị khách Trung Quốc nói nước ông không hề quy định hạn ngạch hay cấm vận nguồn khoáng sản sang Nhật, báo chí Nhật vẫn nêu rằng lãnh đạo Nhật muốn đặt vấn đề đất hiếm với Trung Quốc tại hội nghị ở Hà Nội cuối tháng 10 này.
Đất hiếm, dùng trong công nghệ cao, có thể trở thành nguyên nhân kiện cáo ở WTO
Tranh cãi lan rộng?
Vụ đất hiếm đang ngày càng có khả năng trở thành chủ đề ngoại giao và thương mại quốc tế và không chỉ còn liên quan đến Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tuần qua, bài trên báo Mỹ, tờ Bấm New York Times trích nguồn của Đức nói chính phủ nước này "muốn báo động tại cuộc họp G20 về vụ đất hiếm của Trung Quốc".
Theo đó, Berlin "bực bội trước thái độ nắm đấm của Trung Quốc về các nguồn khoáng sản cần thiết cho công nghệ cao".
Chính phủ Đức đồng thời cũng sẽ tìm đến các nguồn khoáng sản ở Đông Âu và Trung Á.
Nhật Bản thì đã bắt đầu có động thái về hướng này bằng tuyên bố khai thác đất hiếm ở Việt Nam mà tập đoàn Toyota đóng vai trò quan trọng.
Nhưng khoáng sản quý không chỉ có đất hiếm, mà còn có cả các chất khác như tungsten và antimony.
Theo phân tích của Reuters, Trung Quốc muốn có thêm lợi nhuận từ nguồn bán đất hiếm, đồng thời muốn có công nghệ của chính mình xử lý và đưa vào ứng dụng các khoáng sản đắt tiền.
Trung Quốc cũng cho rằng Nhật Bản đã vào mua của họ với giá rẻ nguồn tài nguyên này từ lâu và việc khai thác quá độ đang "gây hại cho môi trường".
Dù bán ra 97% đất hiếm trên thế giới, Trung Quốc chỉ sở hữu chừng 36% nguồn tài nguyên này mà thôi.
Báo Trung Quốc nay trích lời các khoa học gia của họ kêu gọi lập ra cơ chế mua bán và tích trữ đất hiếm trên thị trường quốc tế.
Họ gợi ý rằng nên lấy Thị trường Cổ phiếu dạng futures ở Thượng Hải làm nơi giải quyết việc này.
Cho đến ngày 25/10, chưa rõ vụ việc sẽ được bàn thảo hay không giữa Nhật và Trung Quốc tại hội nghị Asean và các nước châu Á - Thái Bình Dương cuối tuần này tại Hà Nội.
Dự kiến cả hai thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc và Naoto Kan của Nhật đều sẽ dự hội nghị nhưng không rõ họ có gặp riêng nhau hay không.
Báo chí Việt Nam cho hay nước này "đã sẵn sàng" cho thượng đỉnh Asean lần thứ 17 từ 28 đến 30/10 tại Hà Nội.
Ngoài lãnh đạo Nhật Bản và Trung Quốc, các nguyên thủ quốc gia của Hàn Quốc và Nga dự kiến sẽ có mặt cùng Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon và Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton.
Nguồn: BBC
Đất hiếm được dùng trong công nghệ xe 'lai điện' như loại Toyota Prius Plug-In Hybrid của Nhật
Báo Trung Quốc phản pháo về vụ đất hiếm trong cuộc tranh cãi có nguy cơ lên cao trong nghị trình thương mại và ngoại giao quốc tế.
ZTS, hãng thông tấn do Trung Quốc làm chủ nhưng đóng ở Hong Kong vừa có bài phản bác lại quan điểm họ gọi là "đạo đức giả" của Hoa Kỳ và Nhật Bản liên quan đến xuất khẩu đất hiếm.
Quan điểm các bên
Trong khi Nhật Bản tìm nguồn khai thác đất hiếm từ Việt Nam để tránh không bị lệ thuộc vào Trung Quốc, có tin rằng Đức cũng tìm nguồn mới để không bị Trung Quốc "bắt chẹt".
Bài của ZTS hôm 22/10 vừa qua nói Trung Quốc cần "xử lý đúng tuần tự và bình tĩnh sức ép quốc tế" đối với họ về vụ đất hiếm.
Đức thì tuyên bố sẽ đưa vấn đề các khoáng sản hiếm ra Hội nghị G20 ở Nam Hàn nhằm tránh không bị sức ép từ phía Trung Quốc.
Trung Quốc, trong bài báo vừa nêu, cho rằng "Hoa Kỳ và Nhật Bản trong những tháng qua đã gây sức ép liên tục lên Trung Quốc" về đất hiếm.
Bài của ZTS nói loại khoáng sản hiếm này, hiện đóng vai trò quan trọng trong công nghệ cao, từ xe lai điện, máy móc điện tử cho đến hỏa tiễn và vệ tinh.
Nhưng bài báo nói đất hiếm của Trung Quốc, hiện vào khoảng 120 nghìn tấn một năm, chiếm 97% sản lượng thế giới, đã bị "khai thác quá mức" và bị bán quá rẻ.
Điều này, theo tờ báo, đang làm lợi cho Mỹ và Nhật:
"Các nước như Hoa Kỳ và Nhật Bản đã có thể đặt tay vào thứ quý giá mà chỉ phải chi ra rất ít tiền."
"Họ cũng đang tích lũy nguồn đất hiếm của riêng mình."
Hiện 83% đất hiếm Nhật mua về là từ Trung Quốc nhưng đã tích trữ cho 20 năm tới, theo bài trên ZTS.
Nguồn tin này còn trích báo Tài chính Trung Quốc cho rằng Nhật và các nước khác tiết lộ là họ muốn kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới, WTO, về đất hiếm.
Nhân dân Nhật báo cũng có bài nói thái độ của các nước Phương Tây về nguồn đất hiếm của Trung Quốc là "đạo đức giả".
Trong khi đó, Nhật Bản lên tiếng nói Trung Quốc cần "bình thường hóa" việc kiểm tra hải quan về đất hiếm xuất sang Nhật để tránh không để nguồn hàng này bị giảm nghiêm trọng.
Hãng tin Kyodo của Nhật hôm 24/10 nói Bộ trưởng Thương mại Akihiro Ohata cho hay trong ngày ông đã nêu vấn đề này với Thứ trưởng Thương mại Tưởng Diệu Bình của Trung Quốc khi ông Tưởng sang Tokyo dự một diễn đàn về năng lượng.
Dù vị khách Trung Quốc nói nước ông không hề quy định hạn ngạch hay cấm vận nguồn khoáng sản sang Nhật, báo chí Nhật vẫn nêu rằng lãnh đạo Nhật muốn đặt vấn đề đất hiếm với Trung Quốc tại hội nghị ở Hà Nội cuối tháng 10 này.
Đất hiếm, dùng trong công nghệ cao, có thể trở thành nguyên nhân kiện cáo ở WTO
Tranh cãi lan rộng?
Vụ đất hiếm đang ngày càng có khả năng trở thành chủ đề ngoại giao và thương mại quốc tế và không chỉ còn liên quan đến Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tuần qua, bài trên báo Mỹ, tờ Bấm New York Times trích nguồn của Đức nói chính phủ nước này "muốn báo động tại cuộc họp G20 về vụ đất hiếm của Trung Quốc".
Theo đó, Berlin "bực bội trước thái độ nắm đấm của Trung Quốc về các nguồn khoáng sản cần thiết cho công nghệ cao".
Chính phủ Đức đồng thời cũng sẽ tìm đến các nguồn khoáng sản ở Đông Âu và Trung Á.
Nhật Bản thì đã bắt đầu có động thái về hướng này bằng tuyên bố khai thác đất hiếm ở Việt Nam mà tập đoàn Toyota đóng vai trò quan trọng.
Nhưng khoáng sản quý không chỉ có đất hiếm, mà còn có cả các chất khác như tungsten và antimony.
Theo phân tích của Reuters, Trung Quốc muốn có thêm lợi nhuận từ nguồn bán đất hiếm, đồng thời muốn có công nghệ của chính mình xử lý và đưa vào ứng dụng các khoáng sản đắt tiền.
Trung Quốc cũng cho rằng Nhật Bản đã vào mua của họ với giá rẻ nguồn tài nguyên này từ lâu và việc khai thác quá độ đang "gây hại cho môi trường".
Dù bán ra 97% đất hiếm trên thế giới, Trung Quốc chỉ sở hữu chừng 36% nguồn tài nguyên này mà thôi.
Báo Trung Quốc nay trích lời các khoa học gia của họ kêu gọi lập ra cơ chế mua bán và tích trữ đất hiếm trên thị trường quốc tế.
Họ gợi ý rằng nên lấy Thị trường Cổ phiếu dạng futures ở Thượng Hải làm nơi giải quyết việc này.
Cho đến ngày 25/10, chưa rõ vụ việc sẽ được bàn thảo hay không giữa Nhật và Trung Quốc tại hội nghị Asean và các nước châu Á - Thái Bình Dương cuối tuần này tại Hà Nội.
Dự kiến cả hai thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc và Naoto Kan của Nhật đều sẽ dự hội nghị nhưng không rõ họ có gặp riêng nhau hay không.
Báo chí Việt Nam cho hay nước này "đã sẵn sàng" cho thượng đỉnh Asean lần thứ 17 từ 28 đến 30/10 tại Hà Nội.
Ngoài lãnh đạo Nhật Bản và Trung Quốc, các nguyên thủ quốc gia của Hàn Quốc và Nga dự kiến sẽ có mặt cùng Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon và Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton.
Nguồn: BBC
Tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông
Tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông
Marvin Ot
Đối với Bắc Kinh, minh bạch là nguy hiểm, còn sự không rõ ràng chính là tài sản trong vấn đề Biển Đông. Đề cập đến vấn đề này, bản tin Châu Á - Thái Bình Dương của Trung tâm Đông - Tây (Mỹ) số ra mới nhất đăng bài "Tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông" (China’s Ambitions in the South China Sea) của tác giả Marvin Ott, thuộc Đại học John Hopkins. Sau đây là nội dung bài viết.
Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông
Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tháng 7/2010, trước sự kinh ngạc và choáng váng của người đồng nhiệm Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đặt vấn đề Biển Đông (South China Sea) vào tâm điểm chú ý của quốc tế. Từ khi lập nước, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cho phát hành các bản đồ với một đường ranh giới biển - "đường chín đoạn". Ranh giới này - được Trung Quốc đề ra lần đầu tiên năm 1936 và bao gồm toàn bộ Biển Đông. Trong khi các tuyên bố biên giới khác của Trung Quốc, như Tây Tạng và ở các khu vực tranh chấp với Ấn Độ và Liên Xô, đã ngay lập tức gây ra tranh cãi, thì tuyên bố về ranh giới biển mở rộng của Trung Quốc lại ít được chú ý. Quả thực, Biển Đông không trở thành vấn đề được quan tâm cho tới năm 1995 khi Philíppin phát hiện một công trình quân sự của Trung Quốc được xây trên hòn đảo có tên Vành Khăn gần Palawan. Các thành viên của ASEAN đã phản đối Trung Quốc và ủng hộ Philíppin. Có vẻ như bị bất ngờ, Trung Quốc phản ứng bằng một nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu mối quan ngại của các nước Đông Nam Á để không phải dỡ bỏ công trình xây dựng này.
Trong quá trình đó, Biển Đông đã được đặt ra bên lề về mặt ngoại giao. Biết rằng đòi hỏi chủ quyền với toàn bộ Biển Đông sẽ làm ASEAN tức giận, Bắc Kinh làm dịu bớt vấn đề, đặc biệt vì họ chưa có đủ sức mạnh quân sự để thực thi tuyên bố đó. Đặng Tiểu Bình thường nhắc nhở người Trung Quốc một câu châm ngôn truyền thống "giấu mình chờ thời”. Đối với Bắc Kinh, minh bạch là nguy hiểm, còn sự không rõ ràng chính là tài sản trong vấn đề Biển Đông.
Trong những năm sau đó, màn sương dày đặc về khái niệm bao phủ lên lập trường của Trung Quốc. Một phần của việc này là sản phẩm phụ tự nhiên của nhiều tiếng nói khác nhau ở Trung Quốc - học giả, ngoại giao, quân sự, và báo chí - đề cập vấn đề mà không có một sự định hướng rõ ràng từ trên. Tuy nhiên, phần lớn điều này lại có tính toán. Kết quả là sự thiếu chắc chắn và bất đồng trong cộng đồng nhỏ các nhà quan sát và quan chức bên ngoài đang cố theo dõi vấn đề. Quan điểm bao trùm là Trung Quốc đang đòi hỏi ở mức ít hơn chủ quyền đầy đủ, chủ yếu là vì Trung Quốc tránh sử dụng khái niệm đó. Theo quan điểm này, đường đứt khúc (chín đoạn) thể hiện điều gì đó không phải là biên giới quốc tế hợp pháp, mà vẫn là một thứ không rõ ràng.
Có rất nhiều thứ gây ra sự nhầm lẫn, khó hiểu. Hãy xét một số điểm sau đây:
- Các căn cứ Bắc Kinh nêu ra làm cơ sở để tuyên bố chủ quyền mỗi lúc một khác và không thống nhất, trong đó có sự hiện diện lịch sử, nguyên tắc về quần đảo, nguyên tắc vùng đặc quyền kinh tế, nguyên tắc thềm lục địa.
- Trung Quốc bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, cho rằng các kết cấu địa chất nhô khỏi mặt nước không phải là nơi dân cư sinh sống được theo như luật quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc lại dùng chính các cấu trúc địa chất này để biện bộ cho tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông.
- Đạo luật do Trung Quốc thông qua năm 1992 đưa đường chín đoạn vào luật nhắc đến "các vùng biển lịch sử của Trung Quốc", một thuật ngữ không có trong luật quốc tế.
- "Tuyên bố về Lãnh hải Trung Quốc" của Chính phủ năm 1958 gọi Biển Đông là "biển khơi". Cách gọi này mâu thuẫn với khái niệm về lãnh hải.
- Trung Quốc vẽ các đường cơ sở quần đảo quanh Hoàng Sa, quần đảo Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, nhưng không vẽ quanh Trường Sa, cũng là nơi họ tuyên bố chủ quyền.
- Trung Quốc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, nhưng lại giữ nguyên các yêu sách khiến cho việc phê chuẩn gần như vô nghĩa.
- Bằng việc tuyên bố một "vùng đặc quyền kinh tế ven bờ" (EEZ), Trung Quốc đã tạo cho khái niệm về EEZ một cách diễn dịch không được công nhận trong luật quốc tế.
- Trong một nỗ lực phản đối đệ trình chung của Malaixia và Việt Nam lên Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đệ trình một bản đồ với các đường biên giới đứt đoạn nhưng không có giải thích gì. Inđônêxia phản ứng bằng một đề nghị chính thức lên LHQ đòi Bắc Kinh phải làm rõ tuyên bố của mình. Trung Quốc đến nay vẫn im lặng.
- Đường đứt khúc chưa bao giờ được xác định ranh giới một cách chính xác, và phần lớn của nó, chẳng hạn như các vùng biển gần Quần đảo Natuna của Inđônêxia, vẫn hoàn toàn không rõ ràng.
Màn sương bắt đầu tan khi chúng ta xem xét tuyên bố mà đường đứt khúc của Trung Quốc được nêu ra theo đúng cách nói của các quan chức Trung Quốc: sự phân định biên giới biển của Trung Quốc. Xin hãy xem xét những điểm sau đây:
- Đường đứt khúc xuất hiện trên tất cả các bản đồ do Trung Quốc xuất bản bao quanh Đài Loan, và không nghi ngờ gì việc Trung Quốc coi Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc.
- Năm 1974, Trung Quốc triển khai lực lượng hải quân chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam . Quần đảo này vẫn chưa được Trung Quốc xác định là riêng biệt với Biển Đông.
- Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đã xây dựng một căn cứ quân sự lớn trên một đảo đá cách Philíppin 120 hải lý và cách Trung Quốc 600 hải lý.
- Luật Lãnh thổ năm 1992 của Trung Quốc khẳng định đường đứt khúc và giao trách nhiệm cho các lực lượng vũ trang phải bảo vệ lãnh thổ trên biển của Trung Quốc.
- Việc phát triển nhanh chóng khả năng quân sự của Trung Quốc tập trung vào việc triển khai sức mạnh hải quân và không quân vượt ra khỏi bờ biển Trung Quốc.
- Hải quân Trung Quốc đã ngăn chặn ngư dân Việt Nam hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong khi Bắc Kinh cảnh cáo các công ty dầu lửa quốc tế phải tránh xa các hợp đồng ngoài khơi Việt Nam.
- Trong khi Trung Quốc đồng ý ký một "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông", họ lại từ chối việc làm cho thỏa thuận này có tính chất ràng buộc hoặc tránh xây dựng các thỏa thuận mới.
- Tại một cuộc hội thảo công khai do Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tổ chức đầu những năm 1990, hai đại tá cao cấp của PLA đã trả lời "không" khi được hỏi là Hạm đội Bảy của Mỹ có quyền đi qua Biển Đông mà không cần xin phép Trung Quốc hay không.
- Trong lần biểu dương sức mạnh về công nghệ gần đây, một tàu lặn của Trung Quốc lặn xuống phần sâu nhất ở Biển Đông. Thủy thủ đoàn được lệnh không chỉ xuống tới đáy mà còn cắm cờ Trung Quốc dưới đó.
- Trong nhiều cuộc thảo luận khác nhau, các quan chức Trung Quốc đã gọi Biển Đông là "lợi ích cốt lõi", thuật ngữ trước đây dùng với Đài Loan và Tây Tạng, những nơi mà Bắc Kinh tuyên bố là bộ phận của Trung Quốc có chủ quyền.
Đặt trong bối cảnh đó, các cuộc họp ARF ở Hà Nội đã tạo ra một thời khắc làm sáng tỏ. Ngoại trưởngClinton công khai tuyên bố Mỹ ủng hộ ngoại giao đa phương trong vấn đề Biển Đông và khẳng định Mỹ có "lợi ích quốc gia trong tự do lưu thông [và] tiếp cận với các vùng biển chung của châu Á" - vấn đề có tính tiêu chuẩn chung trong ngoại giao quốc tế. Nhiều bộ trưởng ASEAN lên tiếng ủng hộ tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton, trong khi phản ứng của Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì lại quá khích động. Phát biểu của ông này còn gay gắt đến mức coi nhiều nước ASEAN là "nhỏ" và Trung Quốc là "lớn". Thậm chí còn hung hăng hơn, một tuần sau đó người phát ngôn chính thức của PLA tuyên bố "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi" đối với Biển Đông.
Màn sương đã tan; mọi thứ đã lộ rõ. Giờ là lúc xem xét đến những hàm ý về chiến lược./.
M. O.
Nguồn: Seasfoundation
Marvin Ot
Đối với Bắc Kinh, minh bạch là nguy hiểm, còn sự không rõ ràng chính là tài sản trong vấn đề Biển Đông. Đề cập đến vấn đề này, bản tin Châu Á - Thái Bình Dương của Trung tâm Đông - Tây (Mỹ) số ra mới nhất đăng bài "Tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông" (China’s Ambitions in the South China Sea) của tác giả Marvin Ott, thuộc Đại học John Hopkins. Sau đây là nội dung bài viết.
Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông
Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tháng 7/2010, trước sự kinh ngạc và choáng váng của người đồng nhiệm Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đặt vấn đề Biển Đông (South China Sea) vào tâm điểm chú ý của quốc tế. Từ khi lập nước, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cho phát hành các bản đồ với một đường ranh giới biển - "đường chín đoạn". Ranh giới này - được Trung Quốc đề ra lần đầu tiên năm 1936 và bao gồm toàn bộ Biển Đông. Trong khi các tuyên bố biên giới khác của Trung Quốc, như Tây Tạng và ở các khu vực tranh chấp với Ấn Độ và Liên Xô, đã ngay lập tức gây ra tranh cãi, thì tuyên bố về ranh giới biển mở rộng của Trung Quốc lại ít được chú ý. Quả thực, Biển Đông không trở thành vấn đề được quan tâm cho tới năm 1995 khi Philíppin phát hiện một công trình quân sự của Trung Quốc được xây trên hòn đảo có tên Vành Khăn gần Palawan. Các thành viên của ASEAN đã phản đối Trung Quốc và ủng hộ Philíppin. Có vẻ như bị bất ngờ, Trung Quốc phản ứng bằng một nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu mối quan ngại của các nước Đông Nam Á để không phải dỡ bỏ công trình xây dựng này.
Trong quá trình đó, Biển Đông đã được đặt ra bên lề về mặt ngoại giao. Biết rằng đòi hỏi chủ quyền với toàn bộ Biển Đông sẽ làm ASEAN tức giận, Bắc Kinh làm dịu bớt vấn đề, đặc biệt vì họ chưa có đủ sức mạnh quân sự để thực thi tuyên bố đó. Đặng Tiểu Bình thường nhắc nhở người Trung Quốc một câu châm ngôn truyền thống "giấu mình chờ thời”. Đối với Bắc Kinh, minh bạch là nguy hiểm, còn sự không rõ ràng chính là tài sản trong vấn đề Biển Đông.
Trong những năm sau đó, màn sương dày đặc về khái niệm bao phủ lên lập trường của Trung Quốc. Một phần của việc này là sản phẩm phụ tự nhiên của nhiều tiếng nói khác nhau ở Trung Quốc - học giả, ngoại giao, quân sự, và báo chí - đề cập vấn đề mà không có một sự định hướng rõ ràng từ trên. Tuy nhiên, phần lớn điều này lại có tính toán. Kết quả là sự thiếu chắc chắn và bất đồng trong cộng đồng nhỏ các nhà quan sát và quan chức bên ngoài đang cố theo dõi vấn đề. Quan điểm bao trùm là Trung Quốc đang đòi hỏi ở mức ít hơn chủ quyền đầy đủ, chủ yếu là vì Trung Quốc tránh sử dụng khái niệm đó. Theo quan điểm này, đường đứt khúc (chín đoạn) thể hiện điều gì đó không phải là biên giới quốc tế hợp pháp, mà vẫn là một thứ không rõ ràng.
Có rất nhiều thứ gây ra sự nhầm lẫn, khó hiểu. Hãy xét một số điểm sau đây:
- Các căn cứ Bắc Kinh nêu ra làm cơ sở để tuyên bố chủ quyền mỗi lúc một khác và không thống nhất, trong đó có sự hiện diện lịch sử, nguyên tắc về quần đảo, nguyên tắc vùng đặc quyền kinh tế, nguyên tắc thềm lục địa.
- Trung Quốc bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, cho rằng các kết cấu địa chất nhô khỏi mặt nước không phải là nơi dân cư sinh sống được theo như luật quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc lại dùng chính các cấu trúc địa chất này để biện bộ cho tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông.
- Đạo luật do Trung Quốc thông qua năm 1992 đưa đường chín đoạn vào luật nhắc đến "các vùng biển lịch sử của Trung Quốc", một thuật ngữ không có trong luật quốc tế.
- "Tuyên bố về Lãnh hải Trung Quốc" của Chính phủ năm 1958 gọi Biển Đông là "biển khơi". Cách gọi này mâu thuẫn với khái niệm về lãnh hải.
- Trung Quốc vẽ các đường cơ sở quần đảo quanh Hoàng Sa, quần đảo Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, nhưng không vẽ quanh Trường Sa, cũng là nơi họ tuyên bố chủ quyền.
- Trung Quốc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển, nhưng lại giữ nguyên các yêu sách khiến cho việc phê chuẩn gần như vô nghĩa.
- Bằng việc tuyên bố một "vùng đặc quyền kinh tế ven bờ" (EEZ), Trung Quốc đã tạo cho khái niệm về EEZ một cách diễn dịch không được công nhận trong luật quốc tế.
- Trong một nỗ lực phản đối đệ trình chung của Malaixia và Việt Nam lên Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đệ trình một bản đồ với các đường biên giới đứt đoạn nhưng không có giải thích gì. Inđônêxia phản ứng bằng một đề nghị chính thức lên LHQ đòi Bắc Kinh phải làm rõ tuyên bố của mình. Trung Quốc đến nay vẫn im lặng.
- Đường đứt khúc chưa bao giờ được xác định ranh giới một cách chính xác, và phần lớn của nó, chẳng hạn như các vùng biển gần Quần đảo Natuna của Inđônêxia, vẫn hoàn toàn không rõ ràng.
Màn sương bắt đầu tan khi chúng ta xem xét tuyên bố mà đường đứt khúc của Trung Quốc được nêu ra theo đúng cách nói của các quan chức Trung Quốc: sự phân định biên giới biển của Trung Quốc. Xin hãy xem xét những điểm sau đây:
- Đường đứt khúc xuất hiện trên tất cả các bản đồ do Trung Quốc xuất bản bao quanh Đài Loan, và không nghi ngờ gì việc Trung Quốc coi Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc.
- Năm 1974, Trung Quốc triển khai lực lượng hải quân chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam . Quần đảo này vẫn chưa được Trung Quốc xác định là riêng biệt với Biển Đông.
- Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) đã xây dựng một căn cứ quân sự lớn trên một đảo đá cách Philíppin 120 hải lý và cách Trung Quốc 600 hải lý.
- Luật Lãnh thổ năm 1992 của Trung Quốc khẳng định đường đứt khúc và giao trách nhiệm cho các lực lượng vũ trang phải bảo vệ lãnh thổ trên biển của Trung Quốc.
- Việc phát triển nhanh chóng khả năng quân sự của Trung Quốc tập trung vào việc triển khai sức mạnh hải quân và không quân vượt ra khỏi bờ biển Trung Quốc.
- Hải quân Trung Quốc đã ngăn chặn ngư dân Việt Nam hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong khi Bắc Kinh cảnh cáo các công ty dầu lửa quốc tế phải tránh xa các hợp đồng ngoài khơi Việt Nam.
- Trong khi Trung Quốc đồng ý ký một "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông", họ lại từ chối việc làm cho thỏa thuận này có tính chất ràng buộc hoặc tránh xây dựng các thỏa thuận mới.
- Tại một cuộc hội thảo công khai do Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tổ chức đầu những năm 1990, hai đại tá cao cấp của PLA đã trả lời "không" khi được hỏi là Hạm đội Bảy của Mỹ có quyền đi qua Biển Đông mà không cần xin phép Trung Quốc hay không.
- Trong lần biểu dương sức mạnh về công nghệ gần đây, một tàu lặn của Trung Quốc lặn xuống phần sâu nhất ở Biển Đông. Thủy thủ đoàn được lệnh không chỉ xuống tới đáy mà còn cắm cờ Trung Quốc dưới đó.
- Trong nhiều cuộc thảo luận khác nhau, các quan chức Trung Quốc đã gọi Biển Đông là "lợi ích cốt lõi", thuật ngữ trước đây dùng với Đài Loan và Tây Tạng, những nơi mà Bắc Kinh tuyên bố là bộ phận của Trung Quốc có chủ quyền.
Đặt trong bối cảnh đó, các cuộc họp ARF ở Hà Nội đã tạo ra một thời khắc làm sáng tỏ. Ngoại trưởngClinton công khai tuyên bố Mỹ ủng hộ ngoại giao đa phương trong vấn đề Biển Đông và khẳng định Mỹ có "lợi ích quốc gia trong tự do lưu thông [và] tiếp cận với các vùng biển chung của châu Á" - vấn đề có tính tiêu chuẩn chung trong ngoại giao quốc tế. Nhiều bộ trưởng ASEAN lên tiếng ủng hộ tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton, trong khi phản ứng của Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì lại quá khích động. Phát biểu của ông này còn gay gắt đến mức coi nhiều nước ASEAN là "nhỏ" và Trung Quốc là "lớn". Thậm chí còn hung hăng hơn, một tuần sau đó người phát ngôn chính thức của PLA tuyên bố "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi" đối với Biển Đông.
Màn sương đã tan; mọi thứ đã lộ rõ. Giờ là lúc xem xét đến những hàm ý về chiến lược./.
M. O.
Nguồn: Seasfoundation
Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Đức
Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Đức
Đỗ Kim Thêm
ể khởi đầu cho công cuộc đổi mới về kinh tế, Việt Nam đã đề cao hai khái niệm quan trọng, nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay, hai khái niệm này dù đã được triển khai nhưng vẫn chưa giải đáp thỏa đáng như nhiều người mong đợi. Đây là một nan đề cần được đặt ra và thảo luận nghiêm chỉnh hơn. Vấn đề mà giới học thuật luôn quan tâm theo dõi là Việt Nam cần phải hiểu thế nào về hai khái niệm này. Trong khi chờ đợi những công trình nghiên cứu hoàn chỉnh ra đời, bài viết này xin được góp một phần nhỏ vào công việc tìm hiểu chung và chỉ giới hạn trong vấn đề khái niệm nhà nước pháp quyền tại Đức.
I. Định nghĩa nguyên thủy ở thế kỷ XVIII
Nhà nước pháp quyền (Rechtsstaat) là một thuật ngữ luật học xuất phát từ học giới của Đức, trong khi đó ý niệm rule of law trong Anh ngữ hoàn toàn có một nội dung khác và État de droit không hề có trong Pháp ngữ trước đây. Khái niệm nhà nước pháp quyền (Rechtsstaatsbegriff) bắt ngưồn từ chủ thuyết tự do của Đức trong thời kỳ sơ khai (Deutsches Frühliberalismus), đặt luật pháp của nhà nước trên nền tảng của lý trí (Vernunftsrecht). Robert von Mohl là học giả đầu tiên đã dùng khái niệm này trong sách luật giáo khoa mang tên Staatsrecht des Königsreich Würtemberg năm 1829. Thật ra trước đó đã có nhiều học giả khác đề cập đến khái niệm này, nhưng không triển khai sâu rộng bằng von Mohl, đó là Carl Theodor Welcker với tác phẩm Die letzten Gründe von Recht, Staat und Strafe năm 1813 và Johann Christoph Freiherr von Aretin với tác phẩm Staatsrecht der konstitutionellen Monarchie năm 1824. Ba tác giả này đều đồng ý một điểm chung là nhà nước pháp quyền không phải là một hình thái đặc biệt của nhà nước (eine besondere Staatsform) mà là một thể loại nhà nước chuyên biệt (eine eigene Staatsgattung). Nhà nước pháp quyền theo von Mohl và Welcker phải được hiểu là nhà nước đặt trên căn bản của lý trí hay lý tính (Staat der Vernunft, Verstandestaat). Trong khi đó von Aretin nhấn mạnh đến khía cạnh khác hơn, nhà nước pháp quyền cai trị trên nguyên tắc ý chí chung của lý trí và chỉ nhắm mục tiêu đạt đến những điều tốt đẹp nhất. Cả ba cùng chấp nhận nhà nước pháp quyền là một nhà nước tôn trọng luật thiên về lý tính, dựa theo những nguyên tắc lý tính này nhà nước sẽ thực hiện việc sống chung của con người.
Thông qua khái niệm cơ bản này, các học giả đề cập đến những đặc điểm quan trọng khác của nhà nước pháp quyền như sau:
1. Nhà nước pháp quyền là một nhà nước thế tục, không thuộc giáo quyền, là một chính thể cộng hoà (res publica) nhằm đem đến phúc lợi cho toàn dân, phục vụ cho mỗi cá nhân được tự do, bình đẳng và tự quyết định cho mục tiêu của mình. Chính sự hỗ trợ này làm cho nhà nước đạt được sự chính thống. Do đó, những vấn đề thuộc về khuynh hướng siêu nhiên của con người liên quan tôn giáo và đạo đức phải đặt ra ngoài phạm vi của nhà nước pháp quyền.
2. Nhà nước pháp quyền chỉ giới hạn mục tiêu trong trong phạm vi bảo vệ tự do và an toàn cũng như tài sản của người dân, nghĩa là tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được đảm bảo tự do để tự phát huy theo phương cách riêng. Vai trò bảo vệ của cảnh sát rất quan trọng trong nhà nước pháp quyền. Cảnh sát phải được hiểu là lực lượng tháo gỡ những chướng ngại, chống đỡ những nguy cơ, đem đến an sinh, đây chính là một hình thức, dù phụ thuộc, nhưng đem đến phúc lợi chung cho toàn thể.
3. Nhà nước pháp quyền phải tôn trọng những quyền cơ bản của người dân: bảo vệ tự do cá nhân, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do đi lại, tự do kết ước và tự do hoạt động nghề nghiệp; tài sản của người dân phải được tôn trọng, toà án phải được độc lập trong các quyết định và chính quyền phải có trách nhiệm với người dân. Tất cả phải có tinh thần thượng tôn luật pháp, dân chúng phải có cơ quan đại diện và có quyền tham gia vào sinh hoạt lập pháp. Tổ chức nhà nước phải dựa trên nguyên tắc phân quyền rõ rệt và được tất cả chấp nhận. Nguyên tắc tam quyền phân lập của Montesquieu là nền tảng cho sự phân công trong tổ chức của nhà nước, nhưng sự phân chia quyền lực của nhà nước dựa trên những nguyên tắc đấu tranh bình đẳng của các thế lực chính trị và xã hội, chứ không hẳn là sự phân công thuần túy dựa trên chức năng chuyên biệt.
Khái niệm này đã bị ảnh hưởng khá sâu đậm từ nguyên tắc lý tính của Immanuel Kant. Dựa trên tinh thần khai sáng bằng lý trí, Kant đã định nghĩa nhà nước là một kết hợp của con người trong luật pháp. Ông cho rằng luật pháp do nhà nước quy định phải dựa trên nguyên tắc lý tính, những đặc điểm về hình thức của nhà nước pháp quyền cần phải được thể hiện và được cụ thể hoá bằng các học thuyết về nhà nước. Theo Kant, dân quyền dựa trên quan điểm pháp lý cần phải dựa trên những nguyên lý tiên thiên như sau:
- Tự do của mỗi cá nhân trong xã hội;
- Bình đẳng trong mối quan hệ với mọi người khác;
- Độc lập của từng cá nhân trong xã hội.
Những nguyên lý này sở dĩ gọi là tiên thiên là vì không thuộc về kinh nghiệm, không phải người dân chỉ có được vì luật pháp của nhà nước quy định, mà có sẵn trước khi nhà nước ra đời. Một trong những hình thức tự do quan trọng nhất của dân quyền mà Kant kể đến là tự do trong luật pháp, nghĩa là người dân không thể tôn trọng một loại luật pháp nào khác hơn là luật pháp mà chính người ấy đã đồng tình. Quyền bình đẳng và sống tự lập không gì khác hơn là có được quyền về tư hữu và tự do hoạt động nghề nghiệp.
Khi bàn về những điểm chủ yếu của khái niệm nhà nước pháp quyền, Kant cho rằng nhà nước chỉ nên chuyên tâm vào việc đảm bảo quyền tự do và quyền tư hữu cho người dân, mục tiêu này nhằm đem lại an sinh phúc lợi và chính mục tiêu này tạo nên một chính thể cộng hoà (res publica). Những sinh hoạt chính yếu của con người không nằm trong phạm vi những sinh hoạt công cộng mà là những sinh hoạt cá nhân có liên hệ đến phạm vi công. Thay vì chuyển hướng thiên về ý niệm quyền lợi công cộng, nhà nước nên phát huy quyền cá nhân, điều này sẽ tạo nên ý nghĩa hơn cho duy trì trật tự công cộng. Khi nhà nước tạo được điều kiện cho mỗi cá nhân tự thực hiện được việc đảm bảo tự do và tư hữu, thì nhà nước đã tạo nên những đặc trưng cho một nhà nước pháp quyền.
Theo định nghĩa nguyên thủy này thì luật pháp phải dựa trên một nguyên tắc luật nhà nước thống nhất, cả về thủ tục lẫn nội dung, đặc điểm của nó không thể chỉ giới hạn vào luật thủ tục hay luật nội dung, vì nó biểu hiện đặc trưng cho một nhà nước chuyên biệt, tạo nên một tinh thần mới cho nhà nước, mà sự thực thi luật pháp này làm cho phương thức cai trị khác với những hình thái của nhà nước theo hình thái cổ truyền. Đối nghịch với nhà nước pháp quyền không phải là thể chế quân chủ hay quý tộc mà là thể chế thần quyền và bạo chúa. Hai thể chế thần quyền và bạo chúa không gắn liền với nguyên tắc lý tính vì thể chế thần quyền dựa vào những tín điều tôn giáo, trong khi thể chế bạo chúa dựa trên ý chí độc đoán của người cai trị. Bạo chúa không phải chỉ có thể xảy ra trong một thể chế quân chủ tuyệt đối mà còn có trong thể chế dân chủ. Nhà nước pháp quyền có khuynh hướng tự do nhưng không nhất thiết có thể có khuynh hướng dân chủ. Do đó, tự do chính trị và sự tham gia vào các sinh hoạt nhà nước của người dân phải được bảo đảm. Nhưng tự do này cũng sẽ bị giới hạn khi mà tự do chính trị không còn bảo vệ tự do của người dân, nó còn gây nguy hiểm khi mà nó không còn hỗ trợ cho nguyên tắc lý tính mà nhường chỗ cho nhưng ham mê quyền lực.
Khái niệm về luật pháp (Gesetzesbegriff) trở nên vô cùng quan trọng trong việc định hình và cụ thể hoá khái niệm về nhà nước pháp quyền. Luật pháp có nghĩa là những quy định tổng quát được hình thành qua sự đồng thuận của các đại biểu dân chúng thông qua thủ tục thảo luận và biểu quyết công khai. Tất cả những nguyên lý chủ yếu thuộc về một nhà nước pháp quyền đều nằm trong khái niệm về luật pháp này, trong đó có cả hai khía cạnh định chế và thủ tục. Luật pháp không chỉ giới hạn ở thủ tục hay nội dung, mà luật pháp là một thể thống nhất, nó nối kết hai yếu tố này thành một loại hình luật pháp bất khả phân. Sự đồng thuận của các đại biểu dân chúng nhằm đảm bảo nguyên tắc tự do và vai trò người dân như một chủ thể hữu quyền trước pháp luật. Luật pháp phải mang tính tổng quát, vì tính cách này sẽ ngăn chặn mọi vi phạm có chủ đích nhắm vào phạm vi tự do của người dân và xã hội, thông qua những thủ tục thảo luận và biểu quyết công khai thì nội dung của luật pháp sẽ đạt được một mức độ của lý tính. Nguyên tắc hợp pháp của luật hành chánh chỉ rõ điều này. Luật pháp của các cơ quan hành chánh đặt ra chỉ có hiệu lực pháp lý, khi chính cơ quan hành chánh này tự đặt mình dưới luật pháp và bị chi phối bởi luật pháp. Luật pháp của một nhà nước pháp quyền là sự diễn đạt ý muốn của nhà nước, nhưng ý muốn này thể hiện ý muốn chung và quyền của toàn dân. Sự thống trị của luật pháp phải được hiểu là sự cai trị dựa trên những nguyên lý về tự do của người dân.
II. Định nghĩa bổ sung ở thế kỷ XIX
Tuy đề cao nguyên tắc lý tính và tự do chính trị của người dân và gây ảnh hưởng sâu đậm trong học giới, khái niệm nhà nước pháp quyền đã có nhiều thay đổi ở thế kỷ XIX, đặc biệt là ở việc chú trọng thuần về hình thức của luật pháp, nhất là luật về thủ tục tố tụng. Thật ra trào lưu này hình thành không đồng bộ, các lập luận không xuyên suốt và thuyết phục. Một trong những học giả thuộc học phái này là Friedrich Julius Stahl. Ông cho rằng nhà nước phải là một nhà nước pháp quyền, đó là một mẫu mực chung mà chúng ta đồng thuận vì nó nằm trong chân lý của động lực phát triển chung trong thời đại mới. Nhưng khái niệm này phải quy định rõ đâu là đường hướng và giới hạn cũng như khả năng bảo đảm phạm vi tự do của công dân trong luật pháp. Vì lý do nhà nước phải tôn trọng đạo đức, khái niệm này phải quy định rõ đâu là ranh giới cần thiết giữa luật pháp và đạo đức. Nhà nước pháp quyền không thuần túy thiên về những quy định theo luật hành chánh hay chỉ lo bảo vệ quyền cá nhân. Khái niệm này không chỉ đề ra mục tiêu cho nhà nước, mà chính nhà nước phải tự thực hiện mục tiêu mình đề ra. Theo Stahl, không nên loại bỏ hẳn vai trò nhà nước đạo đức và chế độ thần quyền trong sinh hoạt chính trị. Nhà nước pháp quyền không còn là một thể loại nhà nước như đã đề ra trước đây, nhằm tạo ra một nguyên lý mới về nhà nước, đó là một quyền lực cai trị, do đó vấn đề cần phân biệt giữa mục tiêu theo đuổi và phưong cách thực hiện.
Khi chấp nhận định nghĩa này làm tiêu chí, thì những đòi hỏi bảo đảm quyền tự do cho người dân, bình đẳng trước pháp luật, khái niệm luật pháp trong khuôn khổ của luật nội dung và định chế, sự độc lập của toà án, nguyên tắc pháp định của các thủ tục hình sự như các tác giả của thế kỷ XVIII đặt ra sẽ không còn quan trọng nữa. Khi cho rằng một nhà nước hiến định sẽ tạo nên thể chế cộng hòa (res publica), thì cũng khó chấp nhận rằng nhà nước này sẽ có chiều hướng phát triển dân chủ. Đặc điểm của khái niệm nhà nước pháp quyền này là tìm ra cái gì có thể khả thi và bằng cách nào. Chú trọng vào tính hiện thực, khái niệm này chỉ nhắm áp dụng trong phạm vi luật về thủ tục hình thức tố tụng và về luật hành chánh, thí dụ như nguyên tắc ưu tiên luật pháp trong phạm vi luật hành chánh, tạo ra thể chế bảo vệ hữu hiệu người dân trước các cơ quan hành chánh và tòa án, nhất là tạo ra luật hành chánh nhằm bảo vệ tự do cho người dân. Đó là những điểm chủ yếu của khái niệm nhà nước pháp quyền.
Trong chiều hướng này, Otto Mayer đã định nghĩa nhà nước pháp quyền là một nhà nước có được một hệ thống luật hành chánh được quy định chặt chẽ, dĩ nhiên để đạt được điều này nhà nước pháp quyền phải lấy hiến pháp làm cơ sở. Khi đề cập đến khái niệm nhà nước pháp quyền, von Stein cho rằng những đặc trưng của nó là khi mà người dân có chỗ đứng trong hiến pháp của nhà nước, mỗi quyền mà người dân có được, kể cả việc chống lại bạo lực nhân danh chính quyền, phải thực sự có giá trị. Nhà nước pháp quyền không phải là một thể loại đặc biệt về nhà nước như các học giả đã đề cập trước đây, mà thực ra chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển về sinh hoạt tự do của nhà nước.
Định nghĩa bổ sung còn đề ra những đặc điểm sau đây:
1. Đối với Stahl, vì dựa vào quan điểm về nhà nước bảo thủ và tôn giáo, nên nhà nước pháp quyền dựa trên nguyên tắc lý tính và quyền cá nhân có phần giảm đi, chủ yếu là chú trọng về nguyên tằc hình thức của nhà nước pháp quyền. Nhà nước không chỉ là một nhà nước pháp quyền mà còn phải đề cao tính cách đạo đức, một định chế được tạo ra một trật tự thế gian theo mẫu mực tôn giáo. Khi so với những quan niệm về nhà nước pháp quyền trước đây thì mục tiêu xây dựng nhà nước như là một cơ quan tối thượng cần xét lại. Khái niệm nhà nước pháp quyền thực ra chỉ đúng với một khía cạnh ngoại tại của nhà nước mà thôi.
2. Rudofl von Gneist dựa vào định nghĩa của Stahl mà khai triển thêm trong khi Freiherr von Stein cho rằng việc hình thành định chế có tầm quan trọng đặc biệt. Một phần dựa vào ý tưởng của von Stein, von Gneist đề ra hai quan điểm đối nghịch, một trật tự nhà nước cho xã hội (đây là một mô hình theo kiểu cai trị tự quản của Anh) và một trật tự xã hội cho nhà nước (đây là một mô hình nhà nước tự do sau Cách mạng 1789 của Pháp). Do đó, những quy định về mục tiêu của nhà nước nhắm vào quyền tự do của cá nhân cũng bị hạn chế hơn. Trong nhà nước pháp quyền, theo von Gneist, thì luật pháp đặt ra khuôn khổ và giới hạn việc thi hành luật cho nhà cầm quyền. Do đó nguyên tắc hành chánh tự trị không được phép vượt qua khuôn khổ của luật pháp mà chính là giúp cho việc thi hành luật pháp để bảo vệ nguời dân được hữu hiệu hơn; chính cơ quan tài phán hành chánh sẽ giám sát những thủ tục này để bảo đảm được tốt hơn. Quan điểm của von Gneist là phải chú trọng xây dựng tổ chức quốc hội. Quốc hội chỉ hoạt động hữu hiệu khi mọi tầng lớp địa phương hợp tác tích cực với nhà nước. Sự tham gia của người dân vào việc thi hành nhiệm vụ của nhà nước cần phối hợp giữa nhiệm vụ công và hoạt động nghề nghiệp riêng. Đối với von Gneist, việc thực thi khái niệm nhà nước pháp quyền là một công việc thuộc về luật hành chánh, đăc biệt hướng về cải tổ hành chánh địa phương và toà án hành chánh. Ý niệm của ông ảnh hưởng khá sâu đậm đến chính quyền thời bấy giờ.
3. Hai học giả khác cũng thuộc học phái này là Otto Bähr và Otto von Gierke. Hai ông đã đi vào chi tiết hơn von Gneist khi bàn về nhà nước pháp quyền. Theo hai ông, thật ra đây là một khái niệm khác thuộc phạm vi luật hiến pháp. Nhà nước cũng là một tổ chức, dù là tối cao, nhưng cũng chỉ là một hình thái nối kết của con người trong xã hội với nhau như các tổ chức khác trong xã hội, nhà nước không chỉ giới hạn trong phạm vi cơ quan hành chánh chuyên lo cai trị dân chúng. Luật hành chánh chỉ là một hình thức luật mà thôi, mà thực chất của nó cần phải phân biệt với các luật khác. Nhà nước trong khái niệm về nhà nước pháp quyền, cũng như các tổ chức xã hội khác, phải tự đặt mình trong luật pháp, không thể đặt trên luật pháp. Nhà nước pháp quyền phải tạo thể thống nhất giữa nhà nước và pháp luật, nghĩa là tạo mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau trong tinh thần tôn trọng luật pháp. Cụ thể là thẩm quyền của các cơ quan phải do luật pháp quy định, việc thực thi quyền phải được luật pháp công nhận và bảo vệ. Đặt cơ quan hành chánh dưới sự giám sát của toà án nhằm bảo đảm cho tinh thần thượng tôn luật pháp của nhà nước pháp quyền. Dù không bày tỏ công khai nhưng Bähr và von Gierke cũng ghi nhận vai trò của toà bảo hiến trong khái niệm nhà nước pháp quyền, vì tất cả các cơ quan của nhà nước phải tự đặt mình trong khuôn khổ luật pháp. Do đó, vấn đề quyền tối thượng và quyền của các cơ quan quyền lực quốc gia được đặt trong thể thống nhất của nhà nước và luật pháp, nên những vấn đề khác chỉ là phụ thuộc.
Càng về sau thì những học thuyết tìm cách giảm bớt những tính cách lý thuyết ra khỏi khái niệm nhà nước pháp quyền để nhằm đề cao vai trò của sự áp dụng luật trong chính trị. Do đó vấn đề mục tiêu nhà nước là gì trong khái niệm về nhà nước pháp quyền cũng không được chú trọng. Chính sự thay đổi này làm cho khái niệm nhà nước pháp quyền chính xác hơn trước đây khi thiên về hình thức và giáo đìều. Nhà nước pháp quyền phải quy định mối quan hệ giữa luật pháp, chính quyền và cá nhân, và chính quyền cũng như cá nhân không thể vi phạm luật pháp. Quan niệm này đối nghịch với các khái niệm trước đây, vì cho rằng mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và cá nhân không phải là một loại chế độ thuộc thần quyền hay theo bạo chúa, cũng không hẳn là theo chế độ dựa trên cảnh sát trị. Nhưng quan điểm này vẫn duy trì quan niệm sự thống trị của luật pháp và xem đây là sự đảm bảo cho quyền tự do của người dân. Đặc biệt hơn, các học giả này chỉ nhấn mạnh đến hai nguyên tắc trọng pháp của cơ quan hành chánh cũng như quyền bào đảm trước tòa án.
Cũng trong nỗ lực này các học giả đã giảm bớt hơn nửa về nội dung khái niệm nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền không có nghĩa là nhà lập pháp có quyền tuyệt đối, đây phải là một giới hạn cần được đặt ra. Nếu trước đây nguyên tắc lý tính được coi là nền tảng chính thống cho nhà nước, thì nay chính ý chí của cơ quan lập pháp mới làm cơ sở cho luật pháp. Nguyên tắc tổng quát của luật pháp được coi như là một điều chủ yếu, thì nay bị xem là thông thường trong khái niệm của luật pháp. Ý niệm cơ bản của luật pháp chỉ thuần về hình thức, nghĩa là một đạo luật được coi là hợp pháp khi những nguyên tắc về luật thủ tục được tôn trọng. Điều này cho thấy có sự chuyển biến trong ý thức về khái niệm nhà nước pháp quyền. Richard Thomas, ngược lại, cho rằng quan điểm này đã từ bỏ ý niệm về nhà nước pháp quyền khi đem toàn bộ nhà nước giao cho một cơ quan nào đó có một quyền lực tuyệt đối. Ông cũng chống lại quyền lực tuyệt đối của nhà lập pháp trong việc thay đổi hiến pháp. Thật ra ý kiến của Thomas không phải là phản dân chủ, nhưng cho thấy tinh thần tôn trọng luật pháp theo học thuyết thực tại pháp quyền. Nhiệm vụ của luật pháp và quyết định tối hậu của nhà lập pháp là nhằm mang lại hòa bình trong một xã hội đa dạng. Do đó, không thể cho phép một đặc quyền chính trị cho một nhóm quyền lực nào theo đuổi một muc tiêu riêng khi mà họ nhân danh quyền lực với giá trị tuyệt đối trong các thủ tục lập pháp.
Dù chỉ đảm bảo tự do theo đúng nguyên tắc luật tố tụng, khái niệm nhà nước pháp quyền thiên về hình thức này đã chiếm ưu thế đến cuối thời kỳ Cộng hoà Weimar. Thật ra không thể cho rằng các học giả này chủ trương một hình thức trống rỗng, đây là một sự định hình và khách quan hoá trong ý nghĩa của những nguyên tắc căn bản của sự phát triển nhà nước pháp quyền: an toàn trong tự do và tôn trọng quyền tư hữu. Chính nhà nước pháp quyền thiên về hình thức này mới là nhà nước pháp quyền của dân chúng, nhằm đảm bảo sự phân phối tài sản khi ngăn chặn mọi thủ tục vi phạm quyền tư hữu của cá nhân. Dù là thiên về hình thức nhưng nhà nước pháp quyền lại trung dung về chính trị, nghĩa là tạo sự ổn định trong việc bảo vệ quyền tư hữu đã được định hình.
III. Định nghĩa hiện nay
Trong thời kỳ Đức Quốc xã thì khái niệm nhà nước pháp quyền hoàn toàn bị hủy diệt. Với những nỗ lực xây dựng ngành luật học thời hậu chiến, các học giả Đức đã tiếp tục truyền thống trước đây khi đưa ra hai chiều hướng mới nhằm định hình cho khái niệm nhà nước pháp quyền. Chiều hướng thứ nhất thiên về xã hội trong khi chiều hướng thứ hai thiên về luật nội dung.
1. Quan điểm thứ nhất cho rằng khái niệm nhà nước pháp quyền nguyên thuỷ đặt trọng tâm vào quyền tự do của người dân, thực ra chỉ là một mô hình hiến pháp, không thể nào giải quyết được hết các vấn đề xã hội đặt ra. Ba ý niệm cơ bản trong khái niệm nhà nước pháp quyền: bình đẳng trước luật pháp, tự do của người dân và bào đảm quyền tư hữu không chỉ nhằm giúp con người thoát khỏi những ràng buộc thời phong kiến, mà còn cho con người được tự do hơn trong hoạt động kinh tế và thoát khỏi những bất bình đẳng tự nhiên, điều này chỉ đạt được khi sự bình đẳng trong toàn xã hội cũng được tôn trọng. Do đó, vấn đề phát triển con người trong sự toàn diện cần được đề ra thành nguyên tắc cho tương lai. Chiều hướng cũ đã không những không giải quyết bất công trong xã hội mà còn đem lại sư tương phản giai cấp trầm trọng hơn khi ta chỉ dựa trên nền tảng của một xã hội bình đẳng thuần về luật pháp. Von Stein và Karl Marx đã hiểu rõ tính biện chứng lịch sử của trào lưu này. Mặt khác trào lưu công nghiệp hoá xã hội đã làm mất đi ít nhiều môi trường sống. Cả hai vấn đề này vượt ra khỏi khái niệm nhà nước pháp quyền, do đó đòi hỏi mới cho nhà nước phải là một nhà nước can thiệp vào các vấn đề xã hội, nhà nước có nhiệm vụ cung ứng và phân phối tài sản. Nhà nước phải đối đầu với những vấn đề bất công xã hội mà không thuần túy chỉ nhằm vào việc bảo vệ quyền tự do cá nhân như trong khái niệm nhà nước pháp quyền trước đây. Nhà nước còn phải giải quyết nhiều vấn đề khác, thí dụ như tình trạng gia tăng dân số, nếu không thì việc bảo đảm luật pháp này trở thành khẩu hiệu trống rỗng.
Nhưng tìm đâu ra một chuẩn mực chính xác để định hướng cho nhà nước xã hội là điều không dễ dàng, trong khi những lời kêu gọi hướng về nhà nước xã hội thì lại quá chung chung. Qua nhiều tranh luận sôi động thì các học giả đều không đồng thuận một khái niệm chung cho nhà nước xã hội lồng trong ý niệm về nhà nước pháp quyền. Nhưng trong mức độ nào đó thì chúng ta có thể chấp nhận khía cạnh nhà nước can thiệp vào các vấn đề xã hội trong mô hình này, đây là những câu hỏi mà không ai tìm được câu trả lời thoả đáng. Có học giả cho rằng không thể có sự hoà hợp giữa hai ý niệm về nhà nước xã hội và nhà nước pháp quyền trên bình diện hiến pháp. Các học giả khác lại cho rằng nhiệm vụ bảo vệ những người thua kém về mặt xã hội phải được minh thị trong hiến pháp và là một ủy nhiệm của hiến pháp cần phải thi hành, vì đây chính là một vai trò quan trọng của hiến pháp trong việc tái phân phối lợi tức xã hội. Nếu luận điểm này được chấp nhận thì bao nhiêu hệ quả sẽ phải đặt ra. Những quyền đòi hỏi, thủ tục và hình thức phân phối theo quan điểm nhà nước xã hội phải được giải quyết. Khi đặt trọng tâm vào việc giải quyết các vấn đề phân phối trong xã hội thì khái niệm nhà nước pháp quyền sẽ mất đi ý nghĩa ban đầu của nó.
Ernst Forsthoff là một trong những học giả đã nhấn mạnh đến tính cách không hòa hợp của hai khái niệm này. Ông cho rằng không thể nào kết hợp hai quan điểm nhà nước xã hội và nhà nước pháp quyền trên bình diện hiến pháp, vì việc thực hiện khái niệm nhà nước xã hội chỉ dựa trên bình diện lập pháp và luật hành chánh là đủ. Theo ông, nhà nước pháp quyền nhắm vào bảo đảm những quyền hiến định đặc biệt và bình đẳng trước luật pháp, tạo lập tài sản và tôn trọng tư hữu. Do đó, khi dựa trên khái niệm nhà nước pháp quyền mà lại đi xa hơn nữa để nhằm vào phân chia tài sản xã hội là một điều không chấp nhận được. Một mặt, khi quy định quyền bảo đảm có công việc cho mọi người dân, nhà nước phải có bổn phận trợ cấp khi người dân bị mất việc, trong khi nhà nước lại không có quyền điều hướng thị trường theo mục tiêu của mình. Đó chính là một giới hạn khi đề cập đến quyền tự do hoạt động và chọn nghề nghiệp. Nhà nước không thể xã hội hoá các phương tiện sản xuất vì không được hiến pháp quy định, trong khi đó thì quyền tự do hoạt động nghề nghiệp và bảo vệ quyền tư hữu dù được tôn trọng vẫn bị ảnh hưởng.
Đâu là lý do nội tại cho vấn đề này? Von Stein giải thích rằng, với hình thức nhà nước pháp quyền chúng ta đã đạt được tự do về mặt cơ bản, không nên đi sâu vào chi tiết của các vấn đề cụ thể của xã hội. Những xung đột do những tương phản của xã hội không thể giải quyết trên bình diện luật hiến pháp. Vấn đề là phải tìm ra sự xung đột xã hội bắt nguồn từ đâu để giải quyết, theo ông, đó chính là mối quan hệ giữa tư bản, lao động, điều kiện làm việc và phương cách thụ đắc quyền tư hữu. Do đó, khi bàn đến nhà nước xã hội là chúng ta phải nghĩ đến những điều kiện xã hội để thực hiện quyền tự do theo luật định, quyền này phải làm sao áp dụng cho tất cả mọi người, có nghĩa là làm cho bất công xã hội giảm đi. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tìm cách giải quyết trên bình diện chính quyền và lập pháp hơn là luật hiến pháp. Toà Bảo hiến Đức cũng đã nhiều lần xác nhận học thuyết này. Qua án lệ, tòa cho rằng cơ quan lập pháp được ủy nhiệm đảm nhận vai trò tổ chức một nhà nước xã hội nhằm đem lại công bình xã hội trong khuôn khổ mà hiến pháp cho phép, mục tiêu xã hội là một phương cách để giải thích, nhưng không thể bắt nguồn từ hiến pháp hay khái niệm nhà nước pháp quyền để tạo ra một quyền hay một định chế nào đòi hỏi đấu tranh cho các vấn đề xã hội. Do đó, những nguyên tắc nhà nước xã hội cần được xác minh qua hành vi của các nhà lập pháp và cơ quan công quyền, trong đó những quyền bảo đảm từ hiến pháp mang lại phải được tôn trọng.
Nhưng quan điểm này cũng đã bị phê bình vì những quyết định của các nhà lập pháp trong các vấn đề xã hội đã đem đến tác dụng ngươc lại. Những đạo luật về trợ cấp xã hội, hưu bổng, cho thấy quyền lợi của dân chúng không còn được tôn trọng thích đáng.
Một khía cạnh khác được tranh cãi là vai trò nhà nước trong việc can thiệp vào các vấn đề xã hội, chẳng hạn các quyết định liên quan đến thuế. Luật pháp không thể trừu tượng mà phải quy định cụ thể trong các quyết định đánh thuế. Nhưng làm thế nào để đạt mục tiêu nhà nước xã hội (bảo vệ quyền tư hữu, tôn trọng di sản) đó chính là vấn đề. Án lệ đã nhiều lần xác nhận đánh thuế là quyền lập pháp nhưng phải tôn trọng quyền tư hữu. Nhà lập pháp một mặt tìm cách đánh thuế để đem lại công bình và an sinh xã hội, mặt khác phải đem đến thăng tiến chung cho xã hội. Quyết định liên quan đến thuế là một điều kiện cần thiết để nhà nước can thiệp vào các vấn đề xã hội, mà thật ra vấn đề mối quan hệ giữa nhà nước xã hội và nhà nước pháp quyền cũng không giải quyết đến tận gốc rễ. Điểm chủ yếu trong hai vấn đề trên đây là làm sao tìm ra một mức độ hợp pháp khả dĩ chấp nhận được để giải quyết hơn là tìm kiếm trong luật hiến pháp hay khái niệm nhà nước pháp quyền là cơ sở.
2. Một chuyển hướng quan trọng khác trong khái niệm nhà nước pháp quyền trong thời kỳ này là thiên về luật nội dung hơn là hình thức như đã cổ vũ trước đây. Vấn đề này không mới lạ trong học giới nhưng qua kinh nghiệm đau xót của thời kỳ Đức Quốc xã cho thấy tôn trọng luật hình thức sẽ không đem đến hiệu năng nhất định. Quyền lực của cơ quan nhà nước phải được quy đinh cụ thể hơn trong lãnh vực bảo vệ tự do cho người dân. Hiến pháp không chỉ nêu lên những giới hạn chung trong việc bảo vệ tự do. Cơ quan nhà nước phải thực hiện những giá trị cơ bản nhằm tránh dẫn đến chế độ độc tài. Đây là những giá trị khách quan trong xã hội mà hiến pháp phải công nhận và được áp dụng chung trong mọi sinh hoạt xã hội. Giá trị cơ bản này không phải chỉ là hình thức mà phải đặt trong khuôn khổ nội dung của luật hiến pháp. Khái niệm này nhằm loại bỏ những hình thức trống rỗng của luật chỉ đề ra khuôn khổ chung. Nhà nước pháp quyền phải chú trọng đến nội dung của pháp quyền, không thể thiên về luật thủ tục hay hình thức như trước đây.
Dĩ nhiên khái niệm này cũng gặp nhiều phản biện của các học giả khác, thí dụ như Adolf Arndt. Ông cho rằng làm sao có thể đồng thuận về một nội dung khi mà chúng ta không thể xác định được nội dung để đồng thuận. Thật ra, sự đồng thuận chỉ là một điều kiện tiên quyết nên đặt ra để thảo luận, nhưng khi thông qua hiến pháp thì sự đồng thuận có thể đạt được hay duy trì được. Ít nhất, chúng ta phải chấp nhận những giá trị cơ bản đã làm nền tảng cho sự đồng thuận cho sự sống chung. Nhưng ở mức độ nào để chúng ta gọi là trật tự nền tảng cho nhà nước pháp quyền? Có học giả cho rằng nhà nước là một thực thể sinh động, giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có thời gian dài, nhà nước sẽ có khả năng tự điều chỉnh trước đòi hỏi của tình thế xã hội. Hai vấn đề liên quan đến khía cạnh này là vai trò của một định chế hữu hiệu và niềm tin của dân chúng trong nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền theo luật nội dung.
IV. Kinh nghiệm cho Việt Nam?
Bài viết này nhằm trình bày thật đơn giản về nội dung khái niệm nhà nước pháp quyền của Đức. Những đặc điểm chủ yếu của khái niệm này là dựa vào lý tính, tôn trọng quyền căn bản của người dân, khi thì thiên về luật thủ tục, thuần về hình thức, nặng về hành chánh hoặc cảnh sát, lúc lại quan tâm đến luật về nội dung hay các vấn đề công bình trong xã hội. Các tranh luận về những luận điểm này trong học giới cũng như trong công luận đã làm phong phú cho nội dung của vấn đề cũng như giúp áp dụng tốt hơn trong thực tế. Ai cũng thấy được dù bối cảnh lịch sử, trình độ phát triển xã hội và dân trí Đức và Việt khác nhau, nhưng kinh nghiệm của Đức trong lãnh vực xây dựng một nhà nước pháp quyền không phải là một mặt hàng xa xỉ mà Việt Nam có thể bỏ qua. Dĩ nhiên, tìm cách áp dụng nó vào hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay như thế nào lại là một thách thức khác và không nằm trong chủ đề của bài viết này.
Dù những thành tựu về cải tổ luật pháp trong tiến trình đổi mới của Việt Nam đã được khen ngợi, nhưng Việt Nam có những vấn đề của chính mình mà kinh nghiệm của Đức không giúp được. Những nan đề quen thuộc là: vai trò của Đảng trong nhà nước pháp quyền, thẩm quyền hạn chế của đại biểu quốc hội trong việc thảo luận các vấn đề học thuyết, giới học thuật thì lại hiếm hoi, trong khi giới luật sư chỉ bận tâm đến các dịch vụ trung gian cho nhà nước và thân chủ hơn là đóng góp thiết thực cho công bình xã hội và giúp nâng cao trình độ của quốc hội. Nhưng quan trọng hơn là bối cảnh chung, giáo dục xuống cấp, đạo đức suy đồi, tội phạm tăng cao và sự thờ ơ của dân chúng là trở lực chính cho sự phát triển nhà nước pháp quyền trong ngắn hạn. Cuối cùng chỉ còn lại một niềm hy vọng mong manh cho những người ưu tư là thành tựu xây dựng một nhà nước pháp quyền tại Việt Nam sẽ đạt được trong trường kỳ, do nỗ lực chung của mọi giới.
Đ. K. T.
Tác giả gửi tực tiếp cho BVN
Đã đăng: Talawas
Đỗ Kim Thêm
ể khởi đầu cho công cuộc đổi mới về kinh tế, Việt Nam đã đề cao hai khái niệm quan trọng, nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay, hai khái niệm này dù đã được triển khai nhưng vẫn chưa giải đáp thỏa đáng như nhiều người mong đợi. Đây là một nan đề cần được đặt ra và thảo luận nghiêm chỉnh hơn. Vấn đề mà giới học thuật luôn quan tâm theo dõi là Việt Nam cần phải hiểu thế nào về hai khái niệm này. Trong khi chờ đợi những công trình nghiên cứu hoàn chỉnh ra đời, bài viết này xin được góp một phần nhỏ vào công việc tìm hiểu chung và chỉ giới hạn trong vấn đề khái niệm nhà nước pháp quyền tại Đức.
I. Định nghĩa nguyên thủy ở thế kỷ XVIII
Nhà nước pháp quyền (Rechtsstaat) là một thuật ngữ luật học xuất phát từ học giới của Đức, trong khi đó ý niệm rule of law trong Anh ngữ hoàn toàn có một nội dung khác và État de droit không hề có trong Pháp ngữ trước đây. Khái niệm nhà nước pháp quyền (Rechtsstaatsbegriff) bắt ngưồn từ chủ thuyết tự do của Đức trong thời kỳ sơ khai (Deutsches Frühliberalismus), đặt luật pháp của nhà nước trên nền tảng của lý trí (Vernunftsrecht). Robert von Mohl là học giả đầu tiên đã dùng khái niệm này trong sách luật giáo khoa mang tên Staatsrecht des Königsreich Würtemberg năm 1829. Thật ra trước đó đã có nhiều học giả khác đề cập đến khái niệm này, nhưng không triển khai sâu rộng bằng von Mohl, đó là Carl Theodor Welcker với tác phẩm Die letzten Gründe von Recht, Staat und Strafe năm 1813 và Johann Christoph Freiherr von Aretin với tác phẩm Staatsrecht der konstitutionellen Monarchie năm 1824. Ba tác giả này đều đồng ý một điểm chung là nhà nước pháp quyền không phải là một hình thái đặc biệt của nhà nước (eine besondere Staatsform) mà là một thể loại nhà nước chuyên biệt (eine eigene Staatsgattung). Nhà nước pháp quyền theo von Mohl và Welcker phải được hiểu là nhà nước đặt trên căn bản của lý trí hay lý tính (Staat der Vernunft, Verstandestaat). Trong khi đó von Aretin nhấn mạnh đến khía cạnh khác hơn, nhà nước pháp quyền cai trị trên nguyên tắc ý chí chung của lý trí và chỉ nhắm mục tiêu đạt đến những điều tốt đẹp nhất. Cả ba cùng chấp nhận nhà nước pháp quyền là một nhà nước tôn trọng luật thiên về lý tính, dựa theo những nguyên tắc lý tính này nhà nước sẽ thực hiện việc sống chung của con người.
Thông qua khái niệm cơ bản này, các học giả đề cập đến những đặc điểm quan trọng khác của nhà nước pháp quyền như sau:
1. Nhà nước pháp quyền là một nhà nước thế tục, không thuộc giáo quyền, là một chính thể cộng hoà (res publica) nhằm đem đến phúc lợi cho toàn dân, phục vụ cho mỗi cá nhân được tự do, bình đẳng và tự quyết định cho mục tiêu của mình. Chính sự hỗ trợ này làm cho nhà nước đạt được sự chính thống. Do đó, những vấn đề thuộc về khuynh hướng siêu nhiên của con người liên quan tôn giáo và đạo đức phải đặt ra ngoài phạm vi của nhà nước pháp quyền.
2. Nhà nước pháp quyền chỉ giới hạn mục tiêu trong trong phạm vi bảo vệ tự do và an toàn cũng như tài sản của người dân, nghĩa là tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được đảm bảo tự do để tự phát huy theo phương cách riêng. Vai trò bảo vệ của cảnh sát rất quan trọng trong nhà nước pháp quyền. Cảnh sát phải được hiểu là lực lượng tháo gỡ những chướng ngại, chống đỡ những nguy cơ, đem đến an sinh, đây chính là một hình thức, dù phụ thuộc, nhưng đem đến phúc lợi chung cho toàn thể.
3. Nhà nước pháp quyền phải tôn trọng những quyền cơ bản của người dân: bảo vệ tự do cá nhân, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do đi lại, tự do kết ước và tự do hoạt động nghề nghiệp; tài sản của người dân phải được tôn trọng, toà án phải được độc lập trong các quyết định và chính quyền phải có trách nhiệm với người dân. Tất cả phải có tinh thần thượng tôn luật pháp, dân chúng phải có cơ quan đại diện và có quyền tham gia vào sinh hoạt lập pháp. Tổ chức nhà nước phải dựa trên nguyên tắc phân quyền rõ rệt và được tất cả chấp nhận. Nguyên tắc tam quyền phân lập của Montesquieu là nền tảng cho sự phân công trong tổ chức của nhà nước, nhưng sự phân chia quyền lực của nhà nước dựa trên những nguyên tắc đấu tranh bình đẳng của các thế lực chính trị và xã hội, chứ không hẳn là sự phân công thuần túy dựa trên chức năng chuyên biệt.
Khái niệm này đã bị ảnh hưởng khá sâu đậm từ nguyên tắc lý tính của Immanuel Kant. Dựa trên tinh thần khai sáng bằng lý trí, Kant đã định nghĩa nhà nước là một kết hợp của con người trong luật pháp. Ông cho rằng luật pháp do nhà nước quy định phải dựa trên nguyên tắc lý tính, những đặc điểm về hình thức của nhà nước pháp quyền cần phải được thể hiện và được cụ thể hoá bằng các học thuyết về nhà nước. Theo Kant, dân quyền dựa trên quan điểm pháp lý cần phải dựa trên những nguyên lý tiên thiên như sau:
- Tự do của mỗi cá nhân trong xã hội;
- Bình đẳng trong mối quan hệ với mọi người khác;
- Độc lập của từng cá nhân trong xã hội.
Những nguyên lý này sở dĩ gọi là tiên thiên là vì không thuộc về kinh nghiệm, không phải người dân chỉ có được vì luật pháp của nhà nước quy định, mà có sẵn trước khi nhà nước ra đời. Một trong những hình thức tự do quan trọng nhất của dân quyền mà Kant kể đến là tự do trong luật pháp, nghĩa là người dân không thể tôn trọng một loại luật pháp nào khác hơn là luật pháp mà chính người ấy đã đồng tình. Quyền bình đẳng và sống tự lập không gì khác hơn là có được quyền về tư hữu và tự do hoạt động nghề nghiệp.
Khi bàn về những điểm chủ yếu của khái niệm nhà nước pháp quyền, Kant cho rằng nhà nước chỉ nên chuyên tâm vào việc đảm bảo quyền tự do và quyền tư hữu cho người dân, mục tiêu này nhằm đem lại an sinh phúc lợi và chính mục tiêu này tạo nên một chính thể cộng hoà (res publica). Những sinh hoạt chính yếu của con người không nằm trong phạm vi những sinh hoạt công cộng mà là những sinh hoạt cá nhân có liên hệ đến phạm vi công. Thay vì chuyển hướng thiên về ý niệm quyền lợi công cộng, nhà nước nên phát huy quyền cá nhân, điều này sẽ tạo nên ý nghĩa hơn cho duy trì trật tự công cộng. Khi nhà nước tạo được điều kiện cho mỗi cá nhân tự thực hiện được việc đảm bảo tự do và tư hữu, thì nhà nước đã tạo nên những đặc trưng cho một nhà nước pháp quyền.
Theo định nghĩa nguyên thủy này thì luật pháp phải dựa trên một nguyên tắc luật nhà nước thống nhất, cả về thủ tục lẫn nội dung, đặc điểm của nó không thể chỉ giới hạn vào luật thủ tục hay luật nội dung, vì nó biểu hiện đặc trưng cho một nhà nước chuyên biệt, tạo nên một tinh thần mới cho nhà nước, mà sự thực thi luật pháp này làm cho phương thức cai trị khác với những hình thái của nhà nước theo hình thái cổ truyền. Đối nghịch với nhà nước pháp quyền không phải là thể chế quân chủ hay quý tộc mà là thể chế thần quyền và bạo chúa. Hai thể chế thần quyền và bạo chúa không gắn liền với nguyên tắc lý tính vì thể chế thần quyền dựa vào những tín điều tôn giáo, trong khi thể chế bạo chúa dựa trên ý chí độc đoán của người cai trị. Bạo chúa không phải chỉ có thể xảy ra trong một thể chế quân chủ tuyệt đối mà còn có trong thể chế dân chủ. Nhà nước pháp quyền có khuynh hướng tự do nhưng không nhất thiết có thể có khuynh hướng dân chủ. Do đó, tự do chính trị và sự tham gia vào các sinh hoạt nhà nước của người dân phải được bảo đảm. Nhưng tự do này cũng sẽ bị giới hạn khi mà tự do chính trị không còn bảo vệ tự do của người dân, nó còn gây nguy hiểm khi mà nó không còn hỗ trợ cho nguyên tắc lý tính mà nhường chỗ cho nhưng ham mê quyền lực.
Khái niệm về luật pháp (Gesetzesbegriff) trở nên vô cùng quan trọng trong việc định hình và cụ thể hoá khái niệm về nhà nước pháp quyền. Luật pháp có nghĩa là những quy định tổng quát được hình thành qua sự đồng thuận của các đại biểu dân chúng thông qua thủ tục thảo luận và biểu quyết công khai. Tất cả những nguyên lý chủ yếu thuộc về một nhà nước pháp quyền đều nằm trong khái niệm về luật pháp này, trong đó có cả hai khía cạnh định chế và thủ tục. Luật pháp không chỉ giới hạn ở thủ tục hay nội dung, mà luật pháp là một thể thống nhất, nó nối kết hai yếu tố này thành một loại hình luật pháp bất khả phân. Sự đồng thuận của các đại biểu dân chúng nhằm đảm bảo nguyên tắc tự do và vai trò người dân như một chủ thể hữu quyền trước pháp luật. Luật pháp phải mang tính tổng quát, vì tính cách này sẽ ngăn chặn mọi vi phạm có chủ đích nhắm vào phạm vi tự do của người dân và xã hội, thông qua những thủ tục thảo luận và biểu quyết công khai thì nội dung của luật pháp sẽ đạt được một mức độ của lý tính. Nguyên tắc hợp pháp của luật hành chánh chỉ rõ điều này. Luật pháp của các cơ quan hành chánh đặt ra chỉ có hiệu lực pháp lý, khi chính cơ quan hành chánh này tự đặt mình dưới luật pháp và bị chi phối bởi luật pháp. Luật pháp của một nhà nước pháp quyền là sự diễn đạt ý muốn của nhà nước, nhưng ý muốn này thể hiện ý muốn chung và quyền của toàn dân. Sự thống trị của luật pháp phải được hiểu là sự cai trị dựa trên những nguyên lý về tự do của người dân.
II. Định nghĩa bổ sung ở thế kỷ XIX
Tuy đề cao nguyên tắc lý tính và tự do chính trị của người dân và gây ảnh hưởng sâu đậm trong học giới, khái niệm nhà nước pháp quyền đã có nhiều thay đổi ở thế kỷ XIX, đặc biệt là ở việc chú trọng thuần về hình thức của luật pháp, nhất là luật về thủ tục tố tụng. Thật ra trào lưu này hình thành không đồng bộ, các lập luận không xuyên suốt và thuyết phục. Một trong những học giả thuộc học phái này là Friedrich Julius Stahl. Ông cho rằng nhà nước phải là một nhà nước pháp quyền, đó là một mẫu mực chung mà chúng ta đồng thuận vì nó nằm trong chân lý của động lực phát triển chung trong thời đại mới. Nhưng khái niệm này phải quy định rõ đâu là đường hướng và giới hạn cũng như khả năng bảo đảm phạm vi tự do của công dân trong luật pháp. Vì lý do nhà nước phải tôn trọng đạo đức, khái niệm này phải quy định rõ đâu là ranh giới cần thiết giữa luật pháp và đạo đức. Nhà nước pháp quyền không thuần túy thiên về những quy định theo luật hành chánh hay chỉ lo bảo vệ quyền cá nhân. Khái niệm này không chỉ đề ra mục tiêu cho nhà nước, mà chính nhà nước phải tự thực hiện mục tiêu mình đề ra. Theo Stahl, không nên loại bỏ hẳn vai trò nhà nước đạo đức và chế độ thần quyền trong sinh hoạt chính trị. Nhà nước pháp quyền không còn là một thể loại nhà nước như đã đề ra trước đây, nhằm tạo ra một nguyên lý mới về nhà nước, đó là một quyền lực cai trị, do đó vấn đề cần phân biệt giữa mục tiêu theo đuổi và phưong cách thực hiện.
Khi chấp nhận định nghĩa này làm tiêu chí, thì những đòi hỏi bảo đảm quyền tự do cho người dân, bình đẳng trước pháp luật, khái niệm luật pháp trong khuôn khổ của luật nội dung và định chế, sự độc lập của toà án, nguyên tắc pháp định của các thủ tục hình sự như các tác giả của thế kỷ XVIII đặt ra sẽ không còn quan trọng nữa. Khi cho rằng một nhà nước hiến định sẽ tạo nên thể chế cộng hòa (res publica), thì cũng khó chấp nhận rằng nhà nước này sẽ có chiều hướng phát triển dân chủ. Đặc điểm của khái niệm nhà nước pháp quyền này là tìm ra cái gì có thể khả thi và bằng cách nào. Chú trọng vào tính hiện thực, khái niệm này chỉ nhắm áp dụng trong phạm vi luật về thủ tục hình thức tố tụng và về luật hành chánh, thí dụ như nguyên tắc ưu tiên luật pháp trong phạm vi luật hành chánh, tạo ra thể chế bảo vệ hữu hiệu người dân trước các cơ quan hành chánh và tòa án, nhất là tạo ra luật hành chánh nhằm bảo vệ tự do cho người dân. Đó là những điểm chủ yếu của khái niệm nhà nước pháp quyền.
Trong chiều hướng này, Otto Mayer đã định nghĩa nhà nước pháp quyền là một nhà nước có được một hệ thống luật hành chánh được quy định chặt chẽ, dĩ nhiên để đạt được điều này nhà nước pháp quyền phải lấy hiến pháp làm cơ sở. Khi đề cập đến khái niệm nhà nước pháp quyền, von Stein cho rằng những đặc trưng của nó là khi mà người dân có chỗ đứng trong hiến pháp của nhà nước, mỗi quyền mà người dân có được, kể cả việc chống lại bạo lực nhân danh chính quyền, phải thực sự có giá trị. Nhà nước pháp quyền không phải là một thể loại đặc biệt về nhà nước như các học giả đã đề cập trước đây, mà thực ra chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển về sinh hoạt tự do của nhà nước.
Định nghĩa bổ sung còn đề ra những đặc điểm sau đây:
1. Đối với Stahl, vì dựa vào quan điểm về nhà nước bảo thủ và tôn giáo, nên nhà nước pháp quyền dựa trên nguyên tắc lý tính và quyền cá nhân có phần giảm đi, chủ yếu là chú trọng về nguyên tằc hình thức của nhà nước pháp quyền. Nhà nước không chỉ là một nhà nước pháp quyền mà còn phải đề cao tính cách đạo đức, một định chế được tạo ra một trật tự thế gian theo mẫu mực tôn giáo. Khi so với những quan niệm về nhà nước pháp quyền trước đây thì mục tiêu xây dựng nhà nước như là một cơ quan tối thượng cần xét lại. Khái niệm nhà nước pháp quyền thực ra chỉ đúng với một khía cạnh ngoại tại của nhà nước mà thôi.
2. Rudofl von Gneist dựa vào định nghĩa của Stahl mà khai triển thêm trong khi Freiherr von Stein cho rằng việc hình thành định chế có tầm quan trọng đặc biệt. Một phần dựa vào ý tưởng của von Stein, von Gneist đề ra hai quan điểm đối nghịch, một trật tự nhà nước cho xã hội (đây là một mô hình theo kiểu cai trị tự quản của Anh) và một trật tự xã hội cho nhà nước (đây là một mô hình nhà nước tự do sau Cách mạng 1789 của Pháp). Do đó, những quy định về mục tiêu của nhà nước nhắm vào quyền tự do của cá nhân cũng bị hạn chế hơn. Trong nhà nước pháp quyền, theo von Gneist, thì luật pháp đặt ra khuôn khổ và giới hạn việc thi hành luật cho nhà cầm quyền. Do đó nguyên tắc hành chánh tự trị không được phép vượt qua khuôn khổ của luật pháp mà chính là giúp cho việc thi hành luật pháp để bảo vệ nguời dân được hữu hiệu hơn; chính cơ quan tài phán hành chánh sẽ giám sát những thủ tục này để bảo đảm được tốt hơn. Quan điểm của von Gneist là phải chú trọng xây dựng tổ chức quốc hội. Quốc hội chỉ hoạt động hữu hiệu khi mọi tầng lớp địa phương hợp tác tích cực với nhà nước. Sự tham gia của người dân vào việc thi hành nhiệm vụ của nhà nước cần phối hợp giữa nhiệm vụ công và hoạt động nghề nghiệp riêng. Đối với von Gneist, việc thực thi khái niệm nhà nước pháp quyền là một công việc thuộc về luật hành chánh, đăc biệt hướng về cải tổ hành chánh địa phương và toà án hành chánh. Ý niệm của ông ảnh hưởng khá sâu đậm đến chính quyền thời bấy giờ.
3. Hai học giả khác cũng thuộc học phái này là Otto Bähr và Otto von Gierke. Hai ông đã đi vào chi tiết hơn von Gneist khi bàn về nhà nước pháp quyền. Theo hai ông, thật ra đây là một khái niệm khác thuộc phạm vi luật hiến pháp. Nhà nước cũng là một tổ chức, dù là tối cao, nhưng cũng chỉ là một hình thái nối kết của con người trong xã hội với nhau như các tổ chức khác trong xã hội, nhà nước không chỉ giới hạn trong phạm vi cơ quan hành chánh chuyên lo cai trị dân chúng. Luật hành chánh chỉ là một hình thức luật mà thôi, mà thực chất của nó cần phải phân biệt với các luật khác. Nhà nước trong khái niệm về nhà nước pháp quyền, cũng như các tổ chức xã hội khác, phải tự đặt mình trong luật pháp, không thể đặt trên luật pháp. Nhà nước pháp quyền phải tạo thể thống nhất giữa nhà nước và pháp luật, nghĩa là tạo mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau trong tinh thần tôn trọng luật pháp. Cụ thể là thẩm quyền của các cơ quan phải do luật pháp quy định, việc thực thi quyền phải được luật pháp công nhận và bảo vệ. Đặt cơ quan hành chánh dưới sự giám sát của toà án nhằm bảo đảm cho tinh thần thượng tôn luật pháp của nhà nước pháp quyền. Dù không bày tỏ công khai nhưng Bähr và von Gierke cũng ghi nhận vai trò của toà bảo hiến trong khái niệm nhà nước pháp quyền, vì tất cả các cơ quan của nhà nước phải tự đặt mình trong khuôn khổ luật pháp. Do đó, vấn đề quyền tối thượng và quyền của các cơ quan quyền lực quốc gia được đặt trong thể thống nhất của nhà nước và luật pháp, nên những vấn đề khác chỉ là phụ thuộc.
Càng về sau thì những học thuyết tìm cách giảm bớt những tính cách lý thuyết ra khỏi khái niệm nhà nước pháp quyền để nhằm đề cao vai trò của sự áp dụng luật trong chính trị. Do đó vấn đề mục tiêu nhà nước là gì trong khái niệm về nhà nước pháp quyền cũng không được chú trọng. Chính sự thay đổi này làm cho khái niệm nhà nước pháp quyền chính xác hơn trước đây khi thiên về hình thức và giáo đìều. Nhà nước pháp quyền phải quy định mối quan hệ giữa luật pháp, chính quyền và cá nhân, và chính quyền cũng như cá nhân không thể vi phạm luật pháp. Quan niệm này đối nghịch với các khái niệm trước đây, vì cho rằng mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và cá nhân không phải là một loại chế độ thuộc thần quyền hay theo bạo chúa, cũng không hẳn là theo chế độ dựa trên cảnh sát trị. Nhưng quan điểm này vẫn duy trì quan niệm sự thống trị của luật pháp và xem đây là sự đảm bảo cho quyền tự do của người dân. Đặc biệt hơn, các học giả này chỉ nhấn mạnh đến hai nguyên tắc trọng pháp của cơ quan hành chánh cũng như quyền bào đảm trước tòa án.
Cũng trong nỗ lực này các học giả đã giảm bớt hơn nửa về nội dung khái niệm nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền không có nghĩa là nhà lập pháp có quyền tuyệt đối, đây phải là một giới hạn cần được đặt ra. Nếu trước đây nguyên tắc lý tính được coi là nền tảng chính thống cho nhà nước, thì nay chính ý chí của cơ quan lập pháp mới làm cơ sở cho luật pháp. Nguyên tắc tổng quát của luật pháp được coi như là một điều chủ yếu, thì nay bị xem là thông thường trong khái niệm của luật pháp. Ý niệm cơ bản của luật pháp chỉ thuần về hình thức, nghĩa là một đạo luật được coi là hợp pháp khi những nguyên tắc về luật thủ tục được tôn trọng. Điều này cho thấy có sự chuyển biến trong ý thức về khái niệm nhà nước pháp quyền. Richard Thomas, ngược lại, cho rằng quan điểm này đã từ bỏ ý niệm về nhà nước pháp quyền khi đem toàn bộ nhà nước giao cho một cơ quan nào đó có một quyền lực tuyệt đối. Ông cũng chống lại quyền lực tuyệt đối của nhà lập pháp trong việc thay đổi hiến pháp. Thật ra ý kiến của Thomas không phải là phản dân chủ, nhưng cho thấy tinh thần tôn trọng luật pháp theo học thuyết thực tại pháp quyền. Nhiệm vụ của luật pháp và quyết định tối hậu của nhà lập pháp là nhằm mang lại hòa bình trong một xã hội đa dạng. Do đó, không thể cho phép một đặc quyền chính trị cho một nhóm quyền lực nào theo đuổi một muc tiêu riêng khi mà họ nhân danh quyền lực với giá trị tuyệt đối trong các thủ tục lập pháp.
Dù chỉ đảm bảo tự do theo đúng nguyên tắc luật tố tụng, khái niệm nhà nước pháp quyền thiên về hình thức này đã chiếm ưu thế đến cuối thời kỳ Cộng hoà Weimar. Thật ra không thể cho rằng các học giả này chủ trương một hình thức trống rỗng, đây là một sự định hình và khách quan hoá trong ý nghĩa của những nguyên tắc căn bản của sự phát triển nhà nước pháp quyền: an toàn trong tự do và tôn trọng quyền tư hữu. Chính nhà nước pháp quyền thiên về hình thức này mới là nhà nước pháp quyền của dân chúng, nhằm đảm bảo sự phân phối tài sản khi ngăn chặn mọi thủ tục vi phạm quyền tư hữu của cá nhân. Dù là thiên về hình thức nhưng nhà nước pháp quyền lại trung dung về chính trị, nghĩa là tạo sự ổn định trong việc bảo vệ quyền tư hữu đã được định hình.
III. Định nghĩa hiện nay
Trong thời kỳ Đức Quốc xã thì khái niệm nhà nước pháp quyền hoàn toàn bị hủy diệt. Với những nỗ lực xây dựng ngành luật học thời hậu chiến, các học giả Đức đã tiếp tục truyền thống trước đây khi đưa ra hai chiều hướng mới nhằm định hình cho khái niệm nhà nước pháp quyền. Chiều hướng thứ nhất thiên về xã hội trong khi chiều hướng thứ hai thiên về luật nội dung.
1. Quan điểm thứ nhất cho rằng khái niệm nhà nước pháp quyền nguyên thuỷ đặt trọng tâm vào quyền tự do của người dân, thực ra chỉ là một mô hình hiến pháp, không thể nào giải quyết được hết các vấn đề xã hội đặt ra. Ba ý niệm cơ bản trong khái niệm nhà nước pháp quyền: bình đẳng trước luật pháp, tự do của người dân và bào đảm quyền tư hữu không chỉ nhằm giúp con người thoát khỏi những ràng buộc thời phong kiến, mà còn cho con người được tự do hơn trong hoạt động kinh tế và thoát khỏi những bất bình đẳng tự nhiên, điều này chỉ đạt được khi sự bình đẳng trong toàn xã hội cũng được tôn trọng. Do đó, vấn đề phát triển con người trong sự toàn diện cần được đề ra thành nguyên tắc cho tương lai. Chiều hướng cũ đã không những không giải quyết bất công trong xã hội mà còn đem lại sư tương phản giai cấp trầm trọng hơn khi ta chỉ dựa trên nền tảng của một xã hội bình đẳng thuần về luật pháp. Von Stein và Karl Marx đã hiểu rõ tính biện chứng lịch sử của trào lưu này. Mặt khác trào lưu công nghiệp hoá xã hội đã làm mất đi ít nhiều môi trường sống. Cả hai vấn đề này vượt ra khỏi khái niệm nhà nước pháp quyền, do đó đòi hỏi mới cho nhà nước phải là một nhà nước can thiệp vào các vấn đề xã hội, nhà nước có nhiệm vụ cung ứng và phân phối tài sản. Nhà nước phải đối đầu với những vấn đề bất công xã hội mà không thuần túy chỉ nhằm vào việc bảo vệ quyền tự do cá nhân như trong khái niệm nhà nước pháp quyền trước đây. Nhà nước còn phải giải quyết nhiều vấn đề khác, thí dụ như tình trạng gia tăng dân số, nếu không thì việc bảo đảm luật pháp này trở thành khẩu hiệu trống rỗng.
Nhưng tìm đâu ra một chuẩn mực chính xác để định hướng cho nhà nước xã hội là điều không dễ dàng, trong khi những lời kêu gọi hướng về nhà nước xã hội thì lại quá chung chung. Qua nhiều tranh luận sôi động thì các học giả đều không đồng thuận một khái niệm chung cho nhà nước xã hội lồng trong ý niệm về nhà nước pháp quyền. Nhưng trong mức độ nào đó thì chúng ta có thể chấp nhận khía cạnh nhà nước can thiệp vào các vấn đề xã hội trong mô hình này, đây là những câu hỏi mà không ai tìm được câu trả lời thoả đáng. Có học giả cho rằng không thể có sự hoà hợp giữa hai ý niệm về nhà nước xã hội và nhà nước pháp quyền trên bình diện hiến pháp. Các học giả khác lại cho rằng nhiệm vụ bảo vệ những người thua kém về mặt xã hội phải được minh thị trong hiến pháp và là một ủy nhiệm của hiến pháp cần phải thi hành, vì đây chính là một vai trò quan trọng của hiến pháp trong việc tái phân phối lợi tức xã hội. Nếu luận điểm này được chấp nhận thì bao nhiêu hệ quả sẽ phải đặt ra. Những quyền đòi hỏi, thủ tục và hình thức phân phối theo quan điểm nhà nước xã hội phải được giải quyết. Khi đặt trọng tâm vào việc giải quyết các vấn đề phân phối trong xã hội thì khái niệm nhà nước pháp quyền sẽ mất đi ý nghĩa ban đầu của nó.
Ernst Forsthoff là một trong những học giả đã nhấn mạnh đến tính cách không hòa hợp của hai khái niệm này. Ông cho rằng không thể nào kết hợp hai quan điểm nhà nước xã hội và nhà nước pháp quyền trên bình diện hiến pháp, vì việc thực hiện khái niệm nhà nước xã hội chỉ dựa trên bình diện lập pháp và luật hành chánh là đủ. Theo ông, nhà nước pháp quyền nhắm vào bảo đảm những quyền hiến định đặc biệt và bình đẳng trước luật pháp, tạo lập tài sản và tôn trọng tư hữu. Do đó, khi dựa trên khái niệm nhà nước pháp quyền mà lại đi xa hơn nữa để nhằm vào phân chia tài sản xã hội là một điều không chấp nhận được. Một mặt, khi quy định quyền bảo đảm có công việc cho mọi người dân, nhà nước phải có bổn phận trợ cấp khi người dân bị mất việc, trong khi nhà nước lại không có quyền điều hướng thị trường theo mục tiêu của mình. Đó chính là một giới hạn khi đề cập đến quyền tự do hoạt động và chọn nghề nghiệp. Nhà nước không thể xã hội hoá các phương tiện sản xuất vì không được hiến pháp quy định, trong khi đó thì quyền tự do hoạt động nghề nghiệp và bảo vệ quyền tư hữu dù được tôn trọng vẫn bị ảnh hưởng.
Đâu là lý do nội tại cho vấn đề này? Von Stein giải thích rằng, với hình thức nhà nước pháp quyền chúng ta đã đạt được tự do về mặt cơ bản, không nên đi sâu vào chi tiết của các vấn đề cụ thể của xã hội. Những xung đột do những tương phản của xã hội không thể giải quyết trên bình diện luật hiến pháp. Vấn đề là phải tìm ra sự xung đột xã hội bắt nguồn từ đâu để giải quyết, theo ông, đó chính là mối quan hệ giữa tư bản, lao động, điều kiện làm việc và phương cách thụ đắc quyền tư hữu. Do đó, khi bàn đến nhà nước xã hội là chúng ta phải nghĩ đến những điều kiện xã hội để thực hiện quyền tự do theo luật định, quyền này phải làm sao áp dụng cho tất cả mọi người, có nghĩa là làm cho bất công xã hội giảm đi. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tìm cách giải quyết trên bình diện chính quyền và lập pháp hơn là luật hiến pháp. Toà Bảo hiến Đức cũng đã nhiều lần xác nhận học thuyết này. Qua án lệ, tòa cho rằng cơ quan lập pháp được ủy nhiệm đảm nhận vai trò tổ chức một nhà nước xã hội nhằm đem lại công bình xã hội trong khuôn khổ mà hiến pháp cho phép, mục tiêu xã hội là một phương cách để giải thích, nhưng không thể bắt nguồn từ hiến pháp hay khái niệm nhà nước pháp quyền để tạo ra một quyền hay một định chế nào đòi hỏi đấu tranh cho các vấn đề xã hội. Do đó, những nguyên tắc nhà nước xã hội cần được xác minh qua hành vi của các nhà lập pháp và cơ quan công quyền, trong đó những quyền bảo đảm từ hiến pháp mang lại phải được tôn trọng.
Nhưng quan điểm này cũng đã bị phê bình vì những quyết định của các nhà lập pháp trong các vấn đề xã hội đã đem đến tác dụng ngươc lại. Những đạo luật về trợ cấp xã hội, hưu bổng, cho thấy quyền lợi của dân chúng không còn được tôn trọng thích đáng.
Một khía cạnh khác được tranh cãi là vai trò nhà nước trong việc can thiệp vào các vấn đề xã hội, chẳng hạn các quyết định liên quan đến thuế. Luật pháp không thể trừu tượng mà phải quy định cụ thể trong các quyết định đánh thuế. Nhưng làm thế nào để đạt mục tiêu nhà nước xã hội (bảo vệ quyền tư hữu, tôn trọng di sản) đó chính là vấn đề. Án lệ đã nhiều lần xác nhận đánh thuế là quyền lập pháp nhưng phải tôn trọng quyền tư hữu. Nhà lập pháp một mặt tìm cách đánh thuế để đem lại công bình và an sinh xã hội, mặt khác phải đem đến thăng tiến chung cho xã hội. Quyết định liên quan đến thuế là một điều kiện cần thiết để nhà nước can thiệp vào các vấn đề xã hội, mà thật ra vấn đề mối quan hệ giữa nhà nước xã hội và nhà nước pháp quyền cũng không giải quyết đến tận gốc rễ. Điểm chủ yếu trong hai vấn đề trên đây là làm sao tìm ra một mức độ hợp pháp khả dĩ chấp nhận được để giải quyết hơn là tìm kiếm trong luật hiến pháp hay khái niệm nhà nước pháp quyền là cơ sở.
2. Một chuyển hướng quan trọng khác trong khái niệm nhà nước pháp quyền trong thời kỳ này là thiên về luật nội dung hơn là hình thức như đã cổ vũ trước đây. Vấn đề này không mới lạ trong học giới nhưng qua kinh nghiệm đau xót của thời kỳ Đức Quốc xã cho thấy tôn trọng luật hình thức sẽ không đem đến hiệu năng nhất định. Quyền lực của cơ quan nhà nước phải được quy đinh cụ thể hơn trong lãnh vực bảo vệ tự do cho người dân. Hiến pháp không chỉ nêu lên những giới hạn chung trong việc bảo vệ tự do. Cơ quan nhà nước phải thực hiện những giá trị cơ bản nhằm tránh dẫn đến chế độ độc tài. Đây là những giá trị khách quan trong xã hội mà hiến pháp phải công nhận và được áp dụng chung trong mọi sinh hoạt xã hội. Giá trị cơ bản này không phải chỉ là hình thức mà phải đặt trong khuôn khổ nội dung của luật hiến pháp. Khái niệm này nhằm loại bỏ những hình thức trống rỗng của luật chỉ đề ra khuôn khổ chung. Nhà nước pháp quyền phải chú trọng đến nội dung của pháp quyền, không thể thiên về luật thủ tục hay hình thức như trước đây.
Dĩ nhiên khái niệm này cũng gặp nhiều phản biện của các học giả khác, thí dụ như Adolf Arndt. Ông cho rằng làm sao có thể đồng thuận về một nội dung khi mà chúng ta không thể xác định được nội dung để đồng thuận. Thật ra, sự đồng thuận chỉ là một điều kiện tiên quyết nên đặt ra để thảo luận, nhưng khi thông qua hiến pháp thì sự đồng thuận có thể đạt được hay duy trì được. Ít nhất, chúng ta phải chấp nhận những giá trị cơ bản đã làm nền tảng cho sự đồng thuận cho sự sống chung. Nhưng ở mức độ nào để chúng ta gọi là trật tự nền tảng cho nhà nước pháp quyền? Có học giả cho rằng nhà nước là một thực thể sinh động, giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có thời gian dài, nhà nước sẽ có khả năng tự điều chỉnh trước đòi hỏi của tình thế xã hội. Hai vấn đề liên quan đến khía cạnh này là vai trò của một định chế hữu hiệu và niềm tin của dân chúng trong nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền theo luật nội dung.
IV. Kinh nghiệm cho Việt Nam?
Bài viết này nhằm trình bày thật đơn giản về nội dung khái niệm nhà nước pháp quyền của Đức. Những đặc điểm chủ yếu của khái niệm này là dựa vào lý tính, tôn trọng quyền căn bản của người dân, khi thì thiên về luật thủ tục, thuần về hình thức, nặng về hành chánh hoặc cảnh sát, lúc lại quan tâm đến luật về nội dung hay các vấn đề công bình trong xã hội. Các tranh luận về những luận điểm này trong học giới cũng như trong công luận đã làm phong phú cho nội dung của vấn đề cũng như giúp áp dụng tốt hơn trong thực tế. Ai cũng thấy được dù bối cảnh lịch sử, trình độ phát triển xã hội và dân trí Đức và Việt khác nhau, nhưng kinh nghiệm của Đức trong lãnh vực xây dựng một nhà nước pháp quyền không phải là một mặt hàng xa xỉ mà Việt Nam có thể bỏ qua. Dĩ nhiên, tìm cách áp dụng nó vào hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay như thế nào lại là một thách thức khác và không nằm trong chủ đề của bài viết này.
Dù những thành tựu về cải tổ luật pháp trong tiến trình đổi mới của Việt Nam đã được khen ngợi, nhưng Việt Nam có những vấn đề của chính mình mà kinh nghiệm của Đức không giúp được. Những nan đề quen thuộc là: vai trò của Đảng trong nhà nước pháp quyền, thẩm quyền hạn chế của đại biểu quốc hội trong việc thảo luận các vấn đề học thuyết, giới học thuật thì lại hiếm hoi, trong khi giới luật sư chỉ bận tâm đến các dịch vụ trung gian cho nhà nước và thân chủ hơn là đóng góp thiết thực cho công bình xã hội và giúp nâng cao trình độ của quốc hội. Nhưng quan trọng hơn là bối cảnh chung, giáo dục xuống cấp, đạo đức suy đồi, tội phạm tăng cao và sự thờ ơ của dân chúng là trở lực chính cho sự phát triển nhà nước pháp quyền trong ngắn hạn. Cuối cùng chỉ còn lại một niềm hy vọng mong manh cho những người ưu tư là thành tựu xây dựng một nhà nước pháp quyền tại Việt Nam sẽ đạt được trong trường kỳ, do nỗ lực chung của mọi giới.
Đ. K. T.
Tác giả gửi tực tiếp cho BVN
Đã đăng: Talawas
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)