Có nhiều cách gọi về song thân tùy theo địa phương, nhưng ở quê tôi, một vùng thuộc tỉnh Kiến An, Hải Phòng thì con gọi bố mẹ là thầy bu, vì thế tôi xin giữ hai danh từ này cho bài viết về mẹ tôi, một bà mẹ quê. Thầy tôi qua đời ngày 15 tháng Giêng năm 1947, hưởng dương 41 tuổi! Ông cụ mất đi khoảng sau 2 tháng bị bệnh mà thuở ấy người vùng quê chỉ biết gọi là bệnh “thương hàn”(?) Có nhiều cách gọi về song thân tùy theo địa phương, nhưng ở quê tôi, một vùng thuộc tỉnh Kiến An, Hải Phòng thì con gọi bố mẹ là thầy bu, vì thế tôi xin giữ hai danh từ này cho bài viết về mẹ tôi, một bà mẹ quê.
Thầy tôi qua đời ngày 15 tháng Giêng năm 1947, hưởng dương 41 tuổi! Ông cụ mất đi khoảng sau 2 tháng bị bệnh mà thuở ấy người vùng quê chỉ biết gọi là bệnh “thương hàn”(?). Những ngày thầy tôi lâm trọng bệnh và khi các con tiễn chân ông cụ ra cánh đồng thì nay tôi không còn nhớ gì nữa! Kỷ niệm duy nhất còn sót lại trong đầu tôi là khi ông cụ tháo vai cày ra khỏi cổ con trâu rồi đưa sợi dây thừng cho tôi dẫn nó đi ăn, đang gặm cỏ, khi đến bên bờ hồ trước cửa nhà thờ thì nó nhào xuống nước, ngước mũi lên thở phì phò, còn tôi, một thằng bé chăn trâu mới 6 tuổi, không thể kéo nó lên được nên tôi đành buông dây thừng, đứng trên bờ mà khóc vì sợ con trâu sẽ chết đuối.
Nhưng với bu tôi, một bà mẹ quê, thì tôi nhớ nhiều, nhưng chưa một lần nhắc lại những kỷ niệm này với anh chị em và con cháu. Khi thầy tôi mất thì bu tôi mới 43 tuổi với một nách bẩy đứa con, tất cả cùng sống trong căn nhà tranh vách đất ba gian hai trái, một mảnh vườn với dăm ba sào ruộng thuộc làng Cựu Viên, tỉnh Kiến An,thành phố Hải Phòng, và chỉ cách hai nơi này chừng hơn 3 cây số.
Một hình ảnh tuy đã hơn 60 năm rồi mà tôi vẫn còn như đang thấy trước mắt, đó là cảnh vào lúc hoàng hôn, bu tôi đứng ở góc vườn, hướng ra nghĩa trang mà kêu tên thầy tôi trong tiếng nấc sau khi đã chôn cất thầy tôi xong.
Bu tôi cả ngày phải chân lấm tay bùn với ruộng lúa vườn rau, mỗi buổi chiều về, sau khi thổi cơm cho con, nấu cám cho lợn (heo) xong thì mặt trời đã lặn, giữa lúc tranh tối tranh sáng, bà lẳng lặng ra góc vườn, lúc thì ngồi ngắt đọt khoai lang, khi thì đứng hái lá chè mà thút thít khóc trong khi các con không hay biết.
Một buổi chiều tối, khi chim đã về tổ, tôi leo lên cây cau ở góc vườn để bắt ổ chim sáo đen khi nghe chim con “chíp chíp” mà tôi đã rình từ lâu, tôi thất kinh suýt rơi xuống đất khi bất chợt thấy bóng đen đứng khóc góc vườn. Nhưng tôi hoàn hồn ngay khi nhận ra giải khăn tang trắng vấn trên đầu, hai đuôi khăn chạy dọc sống lưng của bu tôi, tôi vội tụt xuống định chạy vào nhà, nhưng rồi khựng lại, ngồi thụp xuống bên gốc cây cau vì nghe tiếng bu tôi khóc:
“Ối ông ơi! Trời đã tối rồi! Ông đi đâu mà sao không về ăn cơm uống nước với các con ông ơi!” .
Tuy tuổi lên 6, tuổi nghịch ngợm của trẻ nhà quê không biết sợ ma nhưng tôi rùng mình nổi gai ốc khi nghe bu tôi kêu lên như thế. Bà khóc trong nấc nghẹn, cố kềm trong họng không cho ra tiếng vì sợ các con nghe được, chắc bà cam chịu đau khổ thương nhớ một mình, không đành chia nỗi buồn với các con. Các anh chị em chúng tôi không ai hay biết việc này, vì sau một ngày quần quật với công việc ruộng lúa vồng khoai thì tất cả đã mệt nhoài, mọi người đi nghỉ sớm để sáng mai, khi gà vừa gáy và tiếng chuông nhà thờ “bính-boong” lúc 5 giờ sáng là đã phải dậy để chuẩn bị ra đồng.
Riêng mình tôi biết bu tôi khóc, tôi chẳng nói cho ai hay, nhưng tiếng khóc của mẹ xoáy vào đầu tuổi thơ khiến tôi cứ đứng sau hè nhìn bu tôi rũ xuống như tàu lá chuối héo, nghe bà nấc nghẹn mà ứa nước mắt theo. Nhiều khi tôi thấy bà vịn cành chè rồi sức nặng của khổ đau kéo cành chè gẫy xuống! Một chiều tối, tôi nghe tiếng nói bên kia vườn, cách bụi tre, vẳng sang:
_ Mẹ Quán sao cứ khóc mãi thế! Hãy để cho Quán nó yên nghỉ.
Đó là tiếng của cụ Dưỡng, chú của thầy tôi, chắc cụ cũng sót ruột vì tiếng khóc mỗi chiều tối ngoài góc vườn. Bu tôi là cháu dâu nên phải vâng lời chú, từ đó bu tôi không đứng khóc ngoài góc vườn nữa. Nhưng nỗi sầu vì nấm mồ chôn chồng chưa xanh cỏ thì làm sao vơi nên nước mắt tiếp tục rơi cùng những tiếng nấc nghẹn trong góc bếp giữa đêm khuya.
Mùa Đông tháng giá, tiết trời khá lạnh ở vùng quê với căn nhà lá có nhiều khe hở để gió lùa vào, anh em tôi nằm ổ rơm, đắp chiếu, kín đầu thì hở đuôi và ngược lại kín chân thì thò đầu, cái lạnh đêm khuya lại thêm dạ dày trống đúng với câu châm ngôn “bụng đói cật rét” nên giấc ngủ chập chờn. Nửa đêm về sáng, khi gà vửa gáy, tôi thức giấc thấy ánh lửa từ nhà bếp hắt lên, tôi bò dậy và mon men tới để sưởi cho ấm thì thấy bu tôi ngồi nấu cám heo, một tay cầm que, tay kia nắm mớ rơm đẩy vào tiếp cho lửa cháy, bóng mẹ tôi in lên vách bếp, ngả nghiêng theo ánh lửa bập bùng. Đêm khuya, thấy con thức dậy bò xuống bếp thì bà mẹ biết con đang thiếu cái gì. Vừa trông thấy tôi, bà vội kéo vạt áo lau nước mắt, rồi nói:
_ Đói hả? Ngồi xuống đây sưởi cho ấm rồi bu nướng cho con củ khoai.
Bếp nhà quê đun bằng rơm rạ nên có tiếng nổ lép-bép làm bắn ra những tia lửa tựa pháo bông và kéo theo tro bụi phủ lên người ngồi nấu. Bu tôi đứng dậy khẽ phủi tro trên tấm khăn tang trắng rồi lấy củ khoai lang ở cái thúng treo sau lưng vùi vào đám tro giữa ba “ông đầu rau”.
Có thể nhiều người không biết “khoai nướng vùi bếp tro” là gì, mùi vị nó ra sao, ngay cả con cháu nội ngoại của bu tôi hiện nay đang sinh sống trên đất Mỹ cũng không biết. Nhưng với tôi, củ khoai lang vùi bếp tro mà bu tôi “ban” cho tôi không có gì so sánh được. Người ta thường dùng chữ “ban” đề nói về những “hồng ân” mà Thượng Đế, Chúa, Phật ban cho con chiên, phật tử, nhưng bu tôi đã “ban” cho tôi củ khoai nướng vùi bếp tro giữa đêm Đông giá lạnh mà xung quanh bếp chỉ có rơm rạ, tro bụi, bóng tối và tình mẹ con.
Bà mẹ khều củ khoai trong đám tro ra, vò nắm rơm chà lên vỏ ngoài cho sạch chỗ cháy đen rồi đưa cho con:
_ Khoai còn nóng lắm, con ăn từ từ.
Đúng rồi, khoai nướng thơm và ngon với trẻ em miền quê, nếu em đói mà vội ăn đến nỗi quên cả bóc vỏ thì sẽ bị nóng phải hả miệng ra, ngửa mặt lên mà thổi “phù-phù”, ăn vụng mà nuốt vội miếng khoai lang dễ bị nghẹn. Bụng đói, cật rét mà hai tay nắm củ khoai nướng nóng thì thích lắm, nhưng không hiểu sao cái tật tham ăn của tôi biến đi đâu mất, tôi cũng chẳng hiểu chữ “hiếu” là gì, nhưng vẫn cứ bẻ cũ khoai ra làm hai, đưa bu tôi một nửa mà không nói một lời nào cả? Biết nói gì hơn, và dù biết văn hoa chữ tốt thì trong hoàn cảnh ấy, ngàn vạn lời nói cũng bằng thừa, là sáo ngữ. Tôi đưa nủa củ khoai cho bu tôi chỉ vì tôi thấy bu tôi kéo vạt áo lau nước mắt, chỉ vì trong ánh lửa rơm chập chờn giữa đêm khuya mả tôi thấy mắt bu tôi đỏ. Tôi đưa nửa củ khoai cho bu vì tôi biết bu tôi cũng đói nhưng nhường miếng ăn cho con như tất cả các bà mẹ khác.
Cầm miếng khoai trong tay, bu tôi nhìn tôi không nói gì cả nhưng lại choàng tay qua kéo tôi vào lòng. Tôi biết bu tôi đang thổn thức và rồi bà khẽ nói:
_ Con lên nhà đánh thức các anh chị dậy ăn cơm để còn kịp “ra đồng”.
Hai chữ “ra đồng” là chỉ công việc ngoài đồng ruộng như cuốc đất, nhổ mạ, cấy lúa, làm cỏ, trồng rau, trồng khoai, trồng bắp (ngô) v.v..những công việc của nhà nông để làm ra thực phẩm mà người “thành phố”, nhất là các bạn trẻ người Mỹ gốc Việt không bao giờ có thể hình dung ra được nó vất vả như thế nào.
Ngày qua ngày, bầy gà một mẹ bẩy con đùm bọc quây quần dưới mái tranh được bao quanh bởi lũy tre, rồi bị chạy loạn vì chiến tranh! Khi hồi cư về làng cũ thì chỉ còn hoang tàn đổ nát nên mẹ con lại chạy theo dòng người di tản. Thấy họ đi thì bà mẹ quê cũng dắt con đi, không biết đi về đâu và làm gì! Những lúc gian nan khốn khổ như thế chắc hẳn bu tôi lại kêu tên thầy tôi và mong chồng chỉ lối đưa đường cho vợ góa con côi được về nơi bình an.
Cuối cùng thì gia đình tôi làm dân di cư trôi dạt vào Nam, về làng Bến Xúc, quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương năm 1954. Người nông dân thường có sức chịu đựng như “cỏ dại”, vất đâu cũng sống được với đất, nhưng mẹ con chúng tôi ra đi không mang theo ruộng vườn, chỉ có hai bàn tay nên phải xoay sở, các anh chị tôi lúc này đã trưởng thành nên phiêu lưu về thành phố và gia đình tôi lại di chuyển về 172/41 đường Đỗ Thành Nhân, Khánh Hội, quận Bốn, Saigon.
Bu tôi, một bà mẹ quê “lạc” về thành phố, bỏ lại sau lưng xa tít mù khơi mái tranh, lũy tre, ruộng vườn và nhất là mồ chồng mà sẽ không bao giờ được nhìn lại nên bu tôi như tàu lá úa và chỉ hồi sinh sau khi đã có tiếng bập bẹ “bà bà” của các cháu nội ngoại. Có lẽ đây là giây phút hạnh phúc nhất của bu tôi cũng như các bà mẹ khác, thương cháu chăm sóc cháu hơn thương con.
Vẫn tưởng bu tôi được vui hưởng thái bình với cháo rau đạm bạc bên con cháu cho tới lúc đầu bạc răng long thì chiến tranh lại tràn về, các con trai con rể của cụ lên đường tòng quân, thằng Cao Nguyên, đứa Đông Hà, con trai út ở núi Sơn Chà thì con trai áp út ở mãi tận mũi Cà Mâu, đâu đâu cũng nghe tiếng súng nổ! “Đại bác đêm đêm vọng về thành phố” thì bà mẹ quê khốn khổ thức giấc ngồi tựa lưng vào vách, mắt nhắm, tay cầm tràng hạt, miệng đọc thầm chuỗi Mân-Côi cầu xin Thượng Đế ban ơn lành cho đàn con nơi lửa đạn.
Nhưng hằng ngày bu tôi vẫn nhói tim khi nhìn những xe nhà binh GMC trên chở quan tài phủ cờ chạy qua cửa! Khi nghe mấy bà hàng xóm kháo nhau rằng áo quan phủ cờ vàng sọc đỏ là của lính chết trận đó thì bu tôi vịn tường ngồi xuống đất đọc kinh tiếp.
Rồi sáng ngày N tháng 6/1966, một xe GMC chạy vào xóm và từ từ dừng lại khiến bu tôi hốt hoảng khuỵu xuống, nhưng người lính TQLC tìm nhà bà Châu, bà hàng xóm và cũng là người cùng quê, để báo tin con trai bà là thằng Mão đã tử trận! Bà Châu xỉu, bu tôi hoảng hốt lo lắng muốn xỉu theo, vì Mão và tôi là bạn và cùng tình nguyện vàoTQLC. Mão Tiểu Đoàn 1, tôi Tiểu Đoàn 2, cả hai vừa đụng trận tại ngã ba sông Định, thuộc Bích La Thôn Quảng Trị, nó tử thương, tôi bị đạn xuyên khuỷu tay, thấy không sao nên tôi đã nói với hậu trạm là đừng báo tin về cho gia đình biết. Khốn thay, hậu cứ ở Thủ Đức cứ theo đúng thủ tục mà báo tin nên hai ngày sau lại một xe nhà binh đậu trước cửa hỏi nhà bà Tiệp, tên anh cả của chúng tôi, người báo tin chưa kịp nói gì thì bu tôi không còn biết gì nữa!
Vì bị thương nhẹ nên tôi xin xuất viện ngay để đi phép. Bu tôi đang nằm trên giường bệnh, thấy tôi về, cụ ngồi bật dậy ngơ ngác nhìn con, hai tay vuốt mặt con, nắn vai, nắm tay con lắc lắc như muốn biết đây là thực hay chiêm bao? Bu tôi không nói gỉ mà chỉ khóc, có lẽ cụ khóc vì lo âu, cụ khóc vì hạnh phúc còn cầm được tay con vừa từ mặt trận trở về, những bà mẹ của lính chiến thấy mặt con lúc nào thì hạnh phúc lúc đó. Tôi xin mượn ý bài thơ MTHS: “không chết người con lính chiến mà chết người mẹ ở hậu phương”, người lính chiến nếu có chết, chỉ chết một lần, nhưng bà mẹ hậu phương thì chết dần chết mòn, chết giấc vì con!
Bu tôi đã chết giấc nhiều lần như thế khi thấy mấy đứa con, đứa cháu trong họ hàng và cùng ở TQLC lần hồi tử trận như Tô Chiêu, Tô Sơn, Vũ Tuấn, Nguyễn Thanh v.v..Cuối cùng thì ngày 19/6/1969, trên con kinh Cán Gáo thuộc tỉnh Chương Thiện, những tiếng nổ đã loại tôi ra khỏi vòng chiến, nhưng may mắn hơn Chiêu, Sơn, Tuấn, Thanh v.v.., tôi còn nặng nợ, chưa đi được nên khi tỉnh dậy, thấy mình nằm trên giường bệnh bệnh viện, toàn thân những dây cùng nhợ! Mờ mờ nhìn qua lớp băng quấn đầu, tôi nhận ra bu tôi đang lấy cạy vết máu, vết sình đã khô trên mặt tôi, tôi mấp máy đôi môi, gọi qua hơi thở của bình dưỡng khí:
_ “Mẹ”.
Tiếng “Mẹ” dễ gọi dễ thương là thế nên tôi quen với chữ “Mẹ” từ đó.
Tôị bị trọng thương, bị loại khỏi vòng chiến thì cũng là lúc mẹ tôi bớt được một phần lo âu, thấy tôi lê lết với đôi nạng gỗ kẹp nách thì mẹ lại mỉm cười:
_ “Con cứ như thế này thì mẹ đỡ lo”.
Chưa trả hết nợ nước nên tôi được hạnh phúc quanh quẩn một thời gian bên bà mẹ già nhà quê, bà mẹ không biết viết, không biết đọc mà chỉ biết khóc vì con. Thế rồi đất bằng dậy sóng, các bà mẹ lại tiếp tực vất vả vì các con, lần sau cùng tôi nghe mẹ khóc là khi tôi cáu kỉnh nhìn mẹ rồi vất đôi dép làm bằng vỏ xe hơi mà cụ đã len lén để vào túi xách cho tôi lên đường “vinh quang”.
Sau ngày 30/4/75, ba anh em trai tôi cùng hai người anh rể đều lên đường để “được” cải tạo làm con người! Chẳng cần nói thêm thì ai cũng biết một bà mẹ già trong hoàn cảnh ấy thì “có vui bao giờ”! Nghe hàng xóm xì xào bán tán, mẹ tôi thật thà đi mua quần áo đen và dép râu cho các con để sớm được về đoàn tụ!
Quá khứ đời tôi lính chiến đã khiến mẹ lo âu sợ hãi nhưng chưa lần nào tôi hỗn với mẹ như lần này, tôi lôi đôi dép cao su ra khỏi túi xách và quăng nó vào góc nhà, mẹ tôi nhìn sững tôi và chắc bà tự hỏi tại sao con lại vất những thứ cần thiết ấy, nó sẽ giúp con để sớm được về với mẹ. Làm sao tôi hiểu được tình thương mênh mông của bà mẹ quê trong khi bà cũng không biết được con trai mẹ đang chín từng khúc ruột. Tôi lẳng lặng cầm túi xách với bộ quần áo lên đường, không lời chào từ giã mẹ già đang ngồi tựa lưng vào vách mà mắt nhìn theo gót chân con!
“Cải tạo” tới năm thứ chín thì tôi hay nằm mơ thấy mẹ, linh tính cho biết có điều chẳng lành, tôi hỏi người nhà mỗi khi đến thăm nuôi thì được biết mẹ tôi vẫn bình thường. Nhưng sao vẫn thấy mẹ trong giấc mơ, tôi đem chuyện hỏi lại thì lúc đó vợ tôi đành lôi trong túi xách ra một xấp hình đám tang mẹ tôi mà vợ tôi đem theo nhưng dấu kín. Tôi không còn nước mắt để khóc mẹ vì tôi đã không chào mẹ khi ra đi, không biết rằng đó là lúc chào lời vĩnh biệt, không biết ai vĩnh biệt ai. Mẹ tôi khóc vì các con phải đi xa khi đã thái bình khiến mẹ mù lòa! Mẹ tôi ra đi vĩnh viễn khi tôi chưa quay về!
“Lòng mẹ thương con như biển Thài Bình dạt dào”, lòng mẹ như bị dao chém mỗi khi nghe tin con “thắng trận” trở về, “trở về trên đôi nạng gỗ, trở về hòm gỗ cài hoa”! Lời nào nói cho đủ, viết cho hết trong vài trang giấy! Những bà mẹ dù quê hay thành phố, dù bên này hay bên kia đều là Mẹ Việt Nam. Mẹ VN thì lúc nào cũng vui và khổ đau theo đời sống thăng trầm của các con, không vui khi các con không vui với nhau. Khổ đau biết bao những bà mẹ của các anh lính chiến luôn canh cánh bên lòng, lo sợ phải rên rỉ câu:
_“Lá vàng đeo đẳng trên cây, lá xanh rụng xuống !!!”
Những ai còn mẹ, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì xin chớ có cử chỉ đáng trách như tôi đã phạm đối với “bà Mẹ quê” để khỏi phải ân hận khôn nguôi./.
( Do NT Mai Lang Luông chuyển )
Tìm kiếm Blog này
Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011
Ai rửa xe thuê?
Đinh Từ Thức
(Góp ý cùng nhà lý luận Hà Sĩ Phu qua bài Vong bản từ đâu?)
Người đi qua những khẩu hiệu viết trên tường gần Quảng trường Tahrir 13-2, 2011: “Chúng tôi yêu Ai Cập”, “Hãnh diện là người Ai Cập”. Hình của Reuters/Asmaa Waguih
Ngày 10 tháng 2, trên mạng Bauxite Việt Nam có bài Vong bản từ đâu? (1) Của nhà lý luận Hà Sĩ Phu, “Mạn đàm cùng nhà Sử học Dương Trung Quốc” về “phẩm chất con người Việt Nam”. Theo ông Hà Sĩ Phu, trong thế kỷ vừa qua, phẩm chất con người Việt Nam có khi cao, khi thấp. Ông nói:
Theo tôi, phẩm chất con người Việt Nam đạt đỉnh cao nhất ở nửa sau của thời kỳ Pháp thuộc. Còn đoạn lõm thấp nhất, bị tha hóa tệ hại nhất là ở nửa sau của cuộc “Cách mạng Vô sản”, tức chính là những năm tháng hiện nay.
Phẩm chất con người Việt Nam hiện nay được ông ghi nhận như sau:
Hãy nhìn vào thực tiễn xã hội: Có bao giờ người Việt Nam lại thờ ơ trước nguy cơ vong quốc, nguy cơ bị đồng hóa như bây giờ? Có bao giờ sự thờ ơ trước đau khổ của đồng loại, sự đâm chém, băm chặt nhau dễ dàng như cơm bữa, sự nhố nhăng mất gốc, sự phô bày thú tính, sự vênh vác rởm đời, sự hành hạ người yêu nước một cách ngang nhiên, sự nịnh bợ kẻ nội xâm và ngoại xâm… lại được tôn vinh trước thanh thiên bạch nhật như bây giờ? Có bao giờ sự thành thật lại thua sự giả dối, người lương thiện lại sợ kẻ gian manh, người yêu nước lại bị lép vế, bậc thức giả lại bị cười khinh, công lý lại bị nhạo báng một cách thảm hại như bây giờ?
Từ những ghi nhân trên, ông Hà Sĩ Phu đi tới kết luận là con người Việt Nam hiện bị “mất gốc hoàn toàn” hay “vong bản tuyệt đối”. Và đặt câu hỏi “Vong bản từ đâu?” Trong khi “mạn đàm” về câu trả lời, ông đã dựa vào văn học, sử học, triết học, toàn những thứ trừu tượng khó nắm bắt. Vì thế, tôi không dám phản bác ý kiến của ông Hà, chỉ xin góp với ông vài ý thô thiển để trả lời câu hỏi “Vong bản từ đâu?”
Với nhà báo chúng tôi, thường không quen lý luận cao siêu trừu tượng, mà chỉ tìm giải đáp ngay từ những gì thấy được hàng ngày, nhất là thời sự. Cho nên, trước khi góp ý, xin mời ông đọc mấy đoạn trích dịch sau đây từ bài “Out of Touch, Out of Time” của nhà báo Thomas L. Friedman viết từ Cairo, sau khi nghe ông Mubarak đọc diễn văn chót vào đêm 10 tháng 2, đăng trên The New York Times ngày 11 tháng 2, 2011 (2):
“Lời lẽ của ông Mubarak và Suleiman nói với những người biểu tình đòi dân chủ không thể nào xúc phạm hơn: “Hãy tin chúng tôi. Chúng tôi sẽ thi hành tiến trình cải tổ từ bây giờ. Mọi người có thể về nhà, trở lại làm việc và chấm dứt để cho mấy đài truyền hình ngoại quốc qua vệ tinh – như Al Jazeera – làm cho bức xúc như thế. Đồng thời, đừng để cho thằng cha Obama chỉ thị cho người Ai Cập tự hào chúng ta phải làm gì”.
“Bài bản này hoàn toàn xa rời thực tế cuộc nổi dậy đòi dân chủ tại Quảng trường Tahrir, đó hoàn toàn là cuộc tự giành quyền sau một thời gian dài bị áp bức, nhân dân không chịu sợ hãi nữa, không để tự do của mình bị tước đoạt nữa, và không chịu để các nhà lãnh đạo của mình làm nhục nữa, như đã nói với họ trong 30 năm rằng họ chưa sẵn sàng cho chế độ dân chủ. Thật vậy, phong trào dân chủ Ai Cập là tất cả những gì Hosni Mubarak nói rằng nó không phải như vậy: cây nhà lá vườn, không mỏi mệt và chính hiệu Ai Cập. Các sử gia tương lai sẽ viết về những thế lực lịch sử lớn lao đã tạo ra giây phút này, nhưng những mẩu chuyện nhỏ gặp được tại Quảng trường Tahrir cho thấy tại sao không thể ngăn chặn được nó.
“Tôi đã dành ra một phần buổi sáng tại quảng trường để quan sát và chụp hình một nhóm sinh viên trẻ Ai Cập đeo găng plastic, nhặt rác bằng cả hai tay và gọn gàng hốt rác bỏ vào những bao plastic màu đen, để giữ cho nơi này được sạch sẽ. Điều này làm tôi xúc động, nhất là bởi vì hơn một lần, tôi đã trích dẫn câu cách ngôn trong mục của tôi, là “trong lịch sử thế giới không một ai mang xe thuê đi rửa bao giờ”. Tôi dùng nó để nói rằng cũng không bao giờ có ai rửa một đất nước đi thuê – và trong thế kỷ qua người Ả Rập đã phải thuê đất nước họ từ vua chúa, độc tài và các thế lực thực dân. Vì vậy, họ đã không thèm rửa chúng.
“Người Ai Cập đã ngừng đi thuê, ít nhất tại Quảng trường Tahrir, nơi có treo một biểu ngữ hôm Thứ Năm, viết: “Tahrir – nơi tự do duy nhất tại Ai Cập”. Tôi tiến tới một trong những cậu có nhiệm vụ hốt rác – Karim Turki, 23 tuổi, từng làm việc tại một tiệm săn sóc da – và hỏi: “Tại sao anh đã tình nguyện làm việc này?” Anh vội vã trả lời bằng thứ tiếng Anh đứt đoạn: “Đây là đất tôi. Đây là nước tôi. Đây là nhà tôi. Tôi sẽ làm sạch cả Ai Cập khi Mubarak ra đi”. Quyền sở hữu là thứ thật đẹp.
“Khi rời đống rác, tôi gặp ba người đàn ông có vẻ giàu có và họ muốn nói. Một trong số là Ahmed Awn, 31 tuồi, giải thích rằng anh khá dễ chịu về tài chánh, và ngay cả chịu thiệt hại nếu vụ xáo trộn ở đây tiếp tục, nhưng anh muốn tham dự vì những lý do quan trọng hơn tiền bạc nhiều. Anh nói, trước vụ nổi dậy này, “Tôi đã không hãnh diện nói với người khác tôi là người Ai Cập. Hôm nay, với những gì xảy ra tại đây” tại Quảng trường Tahrir, “Tôi có thể hãnh diện lại nói tôi là một người Ai Cập”.
“Sự nhục nhã là tình cảm mạnh nhất của loài người, và vượt qua nó là tình cảm mạnh thứ nhì của loài người. Đó là một phần lớn của những gì đang diễn ra ở đây.
“Sau cùng, trong khi qua cầu sông Nile rời khỏi quảng trường, một người Ai Cập ăn mặc sang trọng chặn tôi lại – một độc giả của Times – đang làm việc tại Saudi Arabia. Ông ta cùng đi với vợ và hai con trai. Ông kể là ông tới Cairo hôm Thứ Năm để đưa hai con tới nhìn, nghe, cảm và sờ Quảng trường Tahrir. Ông nói: “Tôi muốn nó là dấu ấn trong tâm khảm chúng”. Có vẻ đây là cách của ông ta để bảo đảm rằng chế độ chuyên chế này không bao giờ trở lại. Đây là những người mà ông Mubarak lên án rằng họ đã hoàn toàn bị khuấy động bởi người nước ngoài. Sự thật, phong trào Tahrir là một trong những điều xác thực nhất, nhân bản nhất để đòi nhân phẩm và tự do mà tôi từng chứng kiến”.
Đó là những ghi nhận của Friedman đêm trước khi Mubarak chịu từ chức. Sau đây là ghi nhận của nhà báo Roger Cohen hôm sau ngày Mubarak ra đi, cũng liên hệ tới chuyện hốt rác tại Quảng trường Tahrir (3):
“Kamal, 26 tuồi, có vẻ hãnh diện trong bộ hijab (khăn che kín đầu tóc và chung quanh cổ nhưng hở mặt) mầu hồng. Cô đứng cạnh một biểu hiệu viết: “Xin lỗi làm phiền, chúng tôi đang xây dựng Ai Cập”. Được hỏi tại sao quét đường, cô nói: “Tất cả bụi bặm là quá khứ. Chúng tôi muốn thanh toán cái cũ và bắt đầu làm sạch”.
Ông Mahmoud Abdullah, một nhà hóa học đã về hưu chen vào, chỉ cô và nói với tôi: “Đây là một thế hệ rất quý. Họ đã làm điều chúng tôi không làm được”.
Sau đây là ghi nhận của nhà báo Kathy Lally của Washington Post, về một anh tên là Elennen, sau ngày Mubarak từ chức (4):
“Mọi Thứ Sáu trong cuộc phản đối tại Cairo, Elennen đều cùng với gia đình tới đứng tại Quảng trường Tahrir. Một anh em đồng hao về từ Saudi Arabia để có mặt tại đó; những người họ hàng khác về từ Morocco.
Anh nói: “Nếu tôi không tới, tôi cảm thấy tôi không xứng đáng là người Ai Cập”.
Anh tới đó, cùng với và vì mấy đứa con gái của anh. Vợ Elennen là người Algeria, và các con của họ thường nhận mình là người Algeria, xấu hổ vì Ai Cập và sự nghèo khổ cùng hèn mọn của nó. Bây giờ họ cảm thấy như là những công dân của một nước can đảm và hùng mạnh, và tự mình tuyên bố hoàn toàn là người Ai Cập, khiến Elennen gần khóc một lần nữa”.
*
Đến đây, dù chưa góp ý, chắc ông Hà cũng đã biết ý của tôi. Từ hơn thế kỷ qua, cũng như người dân Ai Cập, người dân Việt Nam đâu có làm chủ đất nước mình, họ là người thuê nước từ vua chúa, thực dân, và độc tài. Khi đất nước chỉ như cái xe thuê, họ đâu cần săn sóc, và thật ra, cũng không có quyền săn sóc, vì đó là quyền của chủ, không phải của người thuê.
Tại sao phẩm chất con người Việt Nam đạt điểm cao nhất ở nửa sau thời kỳ Pháp thuộc, và hiện đang ở giai đoạn thấp nhất?
Tình hình thế giới từ sau Đệ nhất đến sau Đệ nhị Thế chiến tạo cho người dân Việt Nam một hy vọng. Đó là sự kiện ông thực dân chủ xe bị đột quỵ, có thể sắp quy tiên, người thuê xe có thể trở thành chủ nhân cái xe mình đang dùng; trước sau gì cũng là của mình, nên bắt đầu săn sóc nó, tận tụy với nó. Đây là giai đoạn phẩm chất con người Việt Nam đạt cao điểm. Sang trọng có thể gọi là “Thế hệ vàng”. Dân dã hơn, có thể có những cách gọi bỗ bã khác.
Những tại sao lại là “vàng”?” Vì khi ông chủ thực dân quy tiên, trong một thời gian, quả thật người dân Việt Nam cảm thấy quyền sở hữu chiếc xe về tay mình. Cả một thế hệ đã sẵn sàng hy sinh, săn sóc, bảo vệ nó. Đó là thứ tình cảm giống như người dân Ai Cập cảm nhận khi vào năm 1952, ông Nasser không chịu thuê nước Ai Cập từ Vua Farouk nữa. Nhưng hai năm sau, khi ông Nasser ban hành Hiến pháp, quy định Ai Cập là nước xã hội độc đảng, người dân Ai Cập trở lại là người thuê nước từ đảng cầm quyền, cho đến ông chủ cuối cùng là Mubarak. Người dân Việt Nam cũng vậy, sau thời gian tưởng mình là chủ nhân, cái xe nước đã chính thức (Hiến pháp quy định hẳn hoi) là vật sở hữu của ai khác. Người dân vẫn là người đi thuê. Trước kia thuê của thực dân, vì nó mạnh, đành chịu. Bây giờ phải thuê từ “người nhà”, tức ứ hơi. Muốn sống chỉ còn cách biết sợ và chịu nhục. “Tôi biết sợ nên tôi tồn tại”. Trong lịch sử nhân loại, có thế hệ nhục nhã nào được mệnh danh là “Thế hệ vàng”? Có cuộc sống nhục nào đạt phẩm chất cao? Đó là lý do phẩm chất con người Việt Nam đi từ chỗ cao nhất xuống chỗ thấp nhất.
Không phải chỉ thuê nước. Mỗi người dân còn là người thuê chính bản thân mình. Ông Hà Sĩ Phu đã có lần công khai phàn nàn không hiểu sao bản thân mình cứ bị nhà cầm quyền phiền hà, quấy nhiễu. Làm như vậy vì lầm tưởng ông là chủ bản thân mình. Đầu óc để nghĩ, miệng để phát biểu, tay để viết, chân đi lại, tất cả những thứ ấy đều là bộ phận của cơ thể, nhưng không phải ông, mà người ta có quyền định đoạt về cơ thể ông, như theo dõi, đụng xe, bắt giữ, buộc tội, bỏ tù, “đột quỵ”, hay “tự sát”. Ông không được quyền định đoạt cơ thể ông, vậy nó không thuộc về ông. Ông chỉ là người thuê. Thuê xe màu đỏ mà tự ý sơn xanh, ráp thêm loa, gắn thêm còi, bị chủ xe bắt “làm việc” là đúng. Không muốn “làm việc” thì cứ buông thả, sống như những gì ông đã ghi nhận trong điểm lõm hiện nay.
Mấy nhà báo Mỹ có mặt tại Quảng trường Tahrir tối 10 và 11 tháng 2 đã ghi được tâm trạng của mấy người Ai Cập từng cảm thấy nhục nhã là người Ai Cập. Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt cũng đã có lần phát biểu tương tự: Khi ra nước ngoài, ông cảm thấy nhục nhã là người Việt Nam. Điều gì đã khiến những người Ai Cập đang từ nhục nhã đổi sang hãnh diện, vui mừng tới phát khóc được làm người Ai Cập? Đó là sự ra đi của ông Mubarak, và đảng của ông hết cầm quyền.
Điều gì sẽ khiến những người như ông Ngô Quang Kiệt lại cảm thấy hãnh diện là người Việt Nam?
Hy vọng đã góp được vài ý mọn cho câu hỏi “Vong bản tại đâu?”
------------------
1 . http://www.boxitvn.net/bai/16955
2. http://www.nytimes.com/2011/02/11/opinion/11friedman.html?_r=1&pagewanted=print
3. http://www.nytimes.com/2011/02/14/opinion/14cohen.html?_r=1&hp
4. Washingtonpost.com
ĐTT
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
(Góp ý cùng nhà lý luận Hà Sĩ Phu qua bài Vong bản từ đâu?)
Người đi qua những khẩu hiệu viết trên tường gần Quảng trường Tahrir 13-2, 2011: “Chúng tôi yêu Ai Cập”, “Hãnh diện là người Ai Cập”. Hình của Reuters/Asmaa Waguih
Ngày 10 tháng 2, trên mạng Bauxite Việt Nam có bài Vong bản từ đâu? (1) Của nhà lý luận Hà Sĩ Phu, “Mạn đàm cùng nhà Sử học Dương Trung Quốc” về “phẩm chất con người Việt Nam”. Theo ông Hà Sĩ Phu, trong thế kỷ vừa qua, phẩm chất con người Việt Nam có khi cao, khi thấp. Ông nói:
Theo tôi, phẩm chất con người Việt Nam đạt đỉnh cao nhất ở nửa sau của thời kỳ Pháp thuộc. Còn đoạn lõm thấp nhất, bị tha hóa tệ hại nhất là ở nửa sau của cuộc “Cách mạng Vô sản”, tức chính là những năm tháng hiện nay.
Phẩm chất con người Việt Nam hiện nay được ông ghi nhận như sau:
Hãy nhìn vào thực tiễn xã hội: Có bao giờ người Việt Nam lại thờ ơ trước nguy cơ vong quốc, nguy cơ bị đồng hóa như bây giờ? Có bao giờ sự thờ ơ trước đau khổ của đồng loại, sự đâm chém, băm chặt nhau dễ dàng như cơm bữa, sự nhố nhăng mất gốc, sự phô bày thú tính, sự vênh vác rởm đời, sự hành hạ người yêu nước một cách ngang nhiên, sự nịnh bợ kẻ nội xâm và ngoại xâm… lại được tôn vinh trước thanh thiên bạch nhật như bây giờ? Có bao giờ sự thành thật lại thua sự giả dối, người lương thiện lại sợ kẻ gian manh, người yêu nước lại bị lép vế, bậc thức giả lại bị cười khinh, công lý lại bị nhạo báng một cách thảm hại như bây giờ?
Từ những ghi nhân trên, ông Hà Sĩ Phu đi tới kết luận là con người Việt Nam hiện bị “mất gốc hoàn toàn” hay “vong bản tuyệt đối”. Và đặt câu hỏi “Vong bản từ đâu?” Trong khi “mạn đàm” về câu trả lời, ông đã dựa vào văn học, sử học, triết học, toàn những thứ trừu tượng khó nắm bắt. Vì thế, tôi không dám phản bác ý kiến của ông Hà, chỉ xin góp với ông vài ý thô thiển để trả lời câu hỏi “Vong bản từ đâu?”
Với nhà báo chúng tôi, thường không quen lý luận cao siêu trừu tượng, mà chỉ tìm giải đáp ngay từ những gì thấy được hàng ngày, nhất là thời sự. Cho nên, trước khi góp ý, xin mời ông đọc mấy đoạn trích dịch sau đây từ bài “Out of Touch, Out of Time” của nhà báo Thomas L. Friedman viết từ Cairo, sau khi nghe ông Mubarak đọc diễn văn chót vào đêm 10 tháng 2, đăng trên The New York Times ngày 11 tháng 2, 2011 (2):
“Lời lẽ của ông Mubarak và Suleiman nói với những người biểu tình đòi dân chủ không thể nào xúc phạm hơn: “Hãy tin chúng tôi. Chúng tôi sẽ thi hành tiến trình cải tổ từ bây giờ. Mọi người có thể về nhà, trở lại làm việc và chấm dứt để cho mấy đài truyền hình ngoại quốc qua vệ tinh – như Al Jazeera – làm cho bức xúc như thế. Đồng thời, đừng để cho thằng cha Obama chỉ thị cho người Ai Cập tự hào chúng ta phải làm gì”.
“Bài bản này hoàn toàn xa rời thực tế cuộc nổi dậy đòi dân chủ tại Quảng trường Tahrir, đó hoàn toàn là cuộc tự giành quyền sau một thời gian dài bị áp bức, nhân dân không chịu sợ hãi nữa, không để tự do của mình bị tước đoạt nữa, và không chịu để các nhà lãnh đạo của mình làm nhục nữa, như đã nói với họ trong 30 năm rằng họ chưa sẵn sàng cho chế độ dân chủ. Thật vậy, phong trào dân chủ Ai Cập là tất cả những gì Hosni Mubarak nói rằng nó không phải như vậy: cây nhà lá vườn, không mỏi mệt và chính hiệu Ai Cập. Các sử gia tương lai sẽ viết về những thế lực lịch sử lớn lao đã tạo ra giây phút này, nhưng những mẩu chuyện nhỏ gặp được tại Quảng trường Tahrir cho thấy tại sao không thể ngăn chặn được nó.
“Tôi đã dành ra một phần buổi sáng tại quảng trường để quan sát và chụp hình một nhóm sinh viên trẻ Ai Cập đeo găng plastic, nhặt rác bằng cả hai tay và gọn gàng hốt rác bỏ vào những bao plastic màu đen, để giữ cho nơi này được sạch sẽ. Điều này làm tôi xúc động, nhất là bởi vì hơn một lần, tôi đã trích dẫn câu cách ngôn trong mục của tôi, là “trong lịch sử thế giới không một ai mang xe thuê đi rửa bao giờ”. Tôi dùng nó để nói rằng cũng không bao giờ có ai rửa một đất nước đi thuê – và trong thế kỷ qua người Ả Rập đã phải thuê đất nước họ từ vua chúa, độc tài và các thế lực thực dân. Vì vậy, họ đã không thèm rửa chúng.
“Người Ai Cập đã ngừng đi thuê, ít nhất tại Quảng trường Tahrir, nơi có treo một biểu ngữ hôm Thứ Năm, viết: “Tahrir – nơi tự do duy nhất tại Ai Cập”. Tôi tiến tới một trong những cậu có nhiệm vụ hốt rác – Karim Turki, 23 tuổi, từng làm việc tại một tiệm săn sóc da – và hỏi: “Tại sao anh đã tình nguyện làm việc này?” Anh vội vã trả lời bằng thứ tiếng Anh đứt đoạn: “Đây là đất tôi. Đây là nước tôi. Đây là nhà tôi. Tôi sẽ làm sạch cả Ai Cập khi Mubarak ra đi”. Quyền sở hữu là thứ thật đẹp.
“Khi rời đống rác, tôi gặp ba người đàn ông có vẻ giàu có và họ muốn nói. Một trong số là Ahmed Awn, 31 tuồi, giải thích rằng anh khá dễ chịu về tài chánh, và ngay cả chịu thiệt hại nếu vụ xáo trộn ở đây tiếp tục, nhưng anh muốn tham dự vì những lý do quan trọng hơn tiền bạc nhiều. Anh nói, trước vụ nổi dậy này, “Tôi đã không hãnh diện nói với người khác tôi là người Ai Cập. Hôm nay, với những gì xảy ra tại đây” tại Quảng trường Tahrir, “Tôi có thể hãnh diện lại nói tôi là một người Ai Cập”.
“Sự nhục nhã là tình cảm mạnh nhất của loài người, và vượt qua nó là tình cảm mạnh thứ nhì của loài người. Đó là một phần lớn của những gì đang diễn ra ở đây.
“Sau cùng, trong khi qua cầu sông Nile rời khỏi quảng trường, một người Ai Cập ăn mặc sang trọng chặn tôi lại – một độc giả của Times – đang làm việc tại Saudi Arabia. Ông ta cùng đi với vợ và hai con trai. Ông kể là ông tới Cairo hôm Thứ Năm để đưa hai con tới nhìn, nghe, cảm và sờ Quảng trường Tahrir. Ông nói: “Tôi muốn nó là dấu ấn trong tâm khảm chúng”. Có vẻ đây là cách của ông ta để bảo đảm rằng chế độ chuyên chế này không bao giờ trở lại. Đây là những người mà ông Mubarak lên án rằng họ đã hoàn toàn bị khuấy động bởi người nước ngoài. Sự thật, phong trào Tahrir là một trong những điều xác thực nhất, nhân bản nhất để đòi nhân phẩm và tự do mà tôi từng chứng kiến”.
Đó là những ghi nhận của Friedman đêm trước khi Mubarak chịu từ chức. Sau đây là ghi nhận của nhà báo Roger Cohen hôm sau ngày Mubarak ra đi, cũng liên hệ tới chuyện hốt rác tại Quảng trường Tahrir (3):
“Kamal, 26 tuồi, có vẻ hãnh diện trong bộ hijab (khăn che kín đầu tóc và chung quanh cổ nhưng hở mặt) mầu hồng. Cô đứng cạnh một biểu hiệu viết: “Xin lỗi làm phiền, chúng tôi đang xây dựng Ai Cập”. Được hỏi tại sao quét đường, cô nói: “Tất cả bụi bặm là quá khứ. Chúng tôi muốn thanh toán cái cũ và bắt đầu làm sạch”.
Ông Mahmoud Abdullah, một nhà hóa học đã về hưu chen vào, chỉ cô và nói với tôi: “Đây là một thế hệ rất quý. Họ đã làm điều chúng tôi không làm được”.
Sau đây là ghi nhận của nhà báo Kathy Lally của Washington Post, về một anh tên là Elennen, sau ngày Mubarak từ chức (4):
“Mọi Thứ Sáu trong cuộc phản đối tại Cairo, Elennen đều cùng với gia đình tới đứng tại Quảng trường Tahrir. Một anh em đồng hao về từ Saudi Arabia để có mặt tại đó; những người họ hàng khác về từ Morocco.
Anh nói: “Nếu tôi không tới, tôi cảm thấy tôi không xứng đáng là người Ai Cập”.
Anh tới đó, cùng với và vì mấy đứa con gái của anh. Vợ Elennen là người Algeria, và các con của họ thường nhận mình là người Algeria, xấu hổ vì Ai Cập và sự nghèo khổ cùng hèn mọn của nó. Bây giờ họ cảm thấy như là những công dân của một nước can đảm và hùng mạnh, và tự mình tuyên bố hoàn toàn là người Ai Cập, khiến Elennen gần khóc một lần nữa”.
*
Đến đây, dù chưa góp ý, chắc ông Hà cũng đã biết ý của tôi. Từ hơn thế kỷ qua, cũng như người dân Ai Cập, người dân Việt Nam đâu có làm chủ đất nước mình, họ là người thuê nước từ vua chúa, thực dân, và độc tài. Khi đất nước chỉ như cái xe thuê, họ đâu cần săn sóc, và thật ra, cũng không có quyền săn sóc, vì đó là quyền của chủ, không phải của người thuê.
Tại sao phẩm chất con người Việt Nam đạt điểm cao nhất ở nửa sau thời kỳ Pháp thuộc, và hiện đang ở giai đoạn thấp nhất?
Tình hình thế giới từ sau Đệ nhất đến sau Đệ nhị Thế chiến tạo cho người dân Việt Nam một hy vọng. Đó là sự kiện ông thực dân chủ xe bị đột quỵ, có thể sắp quy tiên, người thuê xe có thể trở thành chủ nhân cái xe mình đang dùng; trước sau gì cũng là của mình, nên bắt đầu săn sóc nó, tận tụy với nó. Đây là giai đoạn phẩm chất con người Việt Nam đạt cao điểm. Sang trọng có thể gọi là “Thế hệ vàng”. Dân dã hơn, có thể có những cách gọi bỗ bã khác.
Những tại sao lại là “vàng”?” Vì khi ông chủ thực dân quy tiên, trong một thời gian, quả thật người dân Việt Nam cảm thấy quyền sở hữu chiếc xe về tay mình. Cả một thế hệ đã sẵn sàng hy sinh, săn sóc, bảo vệ nó. Đó là thứ tình cảm giống như người dân Ai Cập cảm nhận khi vào năm 1952, ông Nasser không chịu thuê nước Ai Cập từ Vua Farouk nữa. Nhưng hai năm sau, khi ông Nasser ban hành Hiến pháp, quy định Ai Cập là nước xã hội độc đảng, người dân Ai Cập trở lại là người thuê nước từ đảng cầm quyền, cho đến ông chủ cuối cùng là Mubarak. Người dân Việt Nam cũng vậy, sau thời gian tưởng mình là chủ nhân, cái xe nước đã chính thức (Hiến pháp quy định hẳn hoi) là vật sở hữu của ai khác. Người dân vẫn là người đi thuê. Trước kia thuê của thực dân, vì nó mạnh, đành chịu. Bây giờ phải thuê từ “người nhà”, tức ứ hơi. Muốn sống chỉ còn cách biết sợ và chịu nhục. “Tôi biết sợ nên tôi tồn tại”. Trong lịch sử nhân loại, có thế hệ nhục nhã nào được mệnh danh là “Thế hệ vàng”? Có cuộc sống nhục nào đạt phẩm chất cao? Đó là lý do phẩm chất con người Việt Nam đi từ chỗ cao nhất xuống chỗ thấp nhất.
Không phải chỉ thuê nước. Mỗi người dân còn là người thuê chính bản thân mình. Ông Hà Sĩ Phu đã có lần công khai phàn nàn không hiểu sao bản thân mình cứ bị nhà cầm quyền phiền hà, quấy nhiễu. Làm như vậy vì lầm tưởng ông là chủ bản thân mình. Đầu óc để nghĩ, miệng để phát biểu, tay để viết, chân đi lại, tất cả những thứ ấy đều là bộ phận của cơ thể, nhưng không phải ông, mà người ta có quyền định đoạt về cơ thể ông, như theo dõi, đụng xe, bắt giữ, buộc tội, bỏ tù, “đột quỵ”, hay “tự sát”. Ông không được quyền định đoạt cơ thể ông, vậy nó không thuộc về ông. Ông chỉ là người thuê. Thuê xe màu đỏ mà tự ý sơn xanh, ráp thêm loa, gắn thêm còi, bị chủ xe bắt “làm việc” là đúng. Không muốn “làm việc” thì cứ buông thả, sống như những gì ông đã ghi nhận trong điểm lõm hiện nay.
Mấy nhà báo Mỹ có mặt tại Quảng trường Tahrir tối 10 và 11 tháng 2 đã ghi được tâm trạng của mấy người Ai Cập từng cảm thấy nhục nhã là người Ai Cập. Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt cũng đã có lần phát biểu tương tự: Khi ra nước ngoài, ông cảm thấy nhục nhã là người Việt Nam. Điều gì đã khiến những người Ai Cập đang từ nhục nhã đổi sang hãnh diện, vui mừng tới phát khóc được làm người Ai Cập? Đó là sự ra đi của ông Mubarak, và đảng của ông hết cầm quyền.
Điều gì sẽ khiến những người như ông Ngô Quang Kiệt lại cảm thấy hãnh diện là người Việt Nam?
Hy vọng đã góp được vài ý mọn cho câu hỏi “Vong bản tại đâu?”
------------------
1 . http://www.boxitvn.net/bai/16955
2. http://www.nytimes.com/2011/02/11/opinion/11friedman.html?_r=1&pagewanted=print
3. http://www.nytimes.com/2011/02/14/opinion/14cohen.html?_r=1&hp
4. Washingtonpost.com
ĐTT
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Chuyện học đại học tại chức của tôi
Sáu Nghệ
Đầu năm mới, tôi xin viết chuyện học đại học tại chức của tôi. Dĩ nhiên, không phải để khoe. Học đại học tại chức không vẻ vang, không đáng khoe. Thiên hạ có câu: Dốt chuyên tu, ngu tại chức. Nhiều người tốt nghiệp đại học tại chức, khi giới thiệu hay nói lấp lửng để thiên hạ tưởng là tốt nghiệp đại học chính quy, giống mấy ông Phó tiến sỹ khi được đôn lên Tiến sỹ nhờ một quyết định hành chính cũng hay lấp lửng như thể là Tiến sỹ khoa học, tức là Tiến sỹ có nghiên cứu khoa học, không phải phun-thuốc-sâu, nói trại theo chữ viết tắt PTS. Hoặc như cái hồi quân đội chẳng biết học từ đâu, bỏ cấp Thượng tá, đang Trung tá mang quân hàm có hai sao được phong lên một cấp là thành Đại tá, quân hàm gắn thêm một sao thành ba sao. Nhưng trước đó, Đại tá mang quân hàm bốn sao, thế là cùng tồn tại Đại tá ba sao và Đại tá bốn sao. Ông Đại tá ba sao khi tự giới thiệu chỉ nói là Đại tá thôi, lấp lửng để cho người ta hiểu như là Đại tá bốn sao.
Dù thiên hạ khoái mập mờ tại chức với chính quy, tôi vẫn viết chuyện tôi học đại học tại chức. Tôi chẳng việc gì phải giấu, học đại học tại chức đến nơi đến chốn, có bằng tốt nghiệp được cấp đàng hoàng, hơn khối người học đại học tại chức không đến nơi đến chốn, bằng tốt nghiệp được cấp lén lút. Có ông quan học đại học tại chức chỉ hơn năm mà cũng có bằng tốt nghiệp. Khi ông chuẩn bị lên chức cao hơn thì xuất hiện thư tố cáo ông học giả bằng thật, cơ quan kiểm tra liền lập đoàn xác minh. Nhưng đoàn chưa lên đường mà tin về đoàn xác minh đã về nơi cần xác minh, một tháng sau đoàn xác minh đến, hồ sơ cần xác minh đã được hoàn chỉnh đẹp như mơ. Bằng giả qua xác minh được khẳng định là bằng thật, ông quan được thăng chức to hơn và cứ thế thăng vù vù. Ông đến đâu nói chuyện, thiên hạ vỗ tay rần rần. Cái bằng tại chức của ông làm sao so với bằng tại chức của tôi được!
Tôi học tại chức đủ thời gian, không thiếu một ngày và đủ chương trình, không thiếu nửa môn, như đứa trẻ trong bụng mẹ đủ ngày đủ tháng, không sinh non, ra đời không sợ gió, sợ nắng. Thời nay nhiều vị quan học tại chức với trường đại học nước ngoài mở chi nhánh trong nước mới ghê chứ, học không tính năm nữa, chỉ tính tháng, mà lấy được bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ. Thật là ngồi ở nhà có bằng cấp của cả thế giới. Hồi nào có người sang Ấn Độ, đến gốc Bồ đề đạo tràng, nơi Đức Phật tịnh tâm tìm đường giải thoát con người, muốn chiếc lá bồ đề mà nhằm lúc không có bán, liền gửi tiền lại và về nhà, một thời gian sau đường bưu điện gửi lá bồ đề đến đúng địa chỉ, đã bái phục thời hiện đại có tiền muốn hàng hóa gì cũng có. Nay sửng sốt hơn, có tiền ngồi một chỗ muốn bằng cấp chứng chỉ loại gì cũng có, bằng Tiến sỹ hay Viện sỹ đều nhỏ như con thỏ, mà xứ ta cái bằng chữ Tàu chữ Tây hay chữ Ả Rập, nom khiếp lắm, treo lên tường là thiên hạ lóa mắt. Kỳ lạ chỗ này, có bằng là coi như có kiến thức, mặt có thể vênh lên nói thánh nói tướng, còn dễ thăng chức lương cao bổng hậu. Các quan khi tự giới thiệu đều dõng dạc Tiến sỹ nước nọ nước kia, không nói tại chức tại chỗ hay du học chính quy gì cả, thiên hạ lác mắt ù tai và vỗ tay đôm đốp, thế là sướng hể hả cả trên lẫn dưới.
Còn tôi học tại chức với bằng thật, kiến thức không đầy đủ nhưng thật sự có học. Nói kiến thức không đầy đủ bởi vì học tại chức, một tháng đi học mấy tháng đi làm, kiến thức không toàn diện, có hệ thống như học chính quy. Lại rời trường phổ thông đã lâu, bị xoáy vào cuộc sống nhiều bầm dập, kiến thức rơi rụng khá nhiều, nay cố gắng lắm cũng không gom nhặt về đủ được. Sự rơi rụng kiến thức này để lại dấu ấn rất nặng nề trong tâm thức, đến nỗi nhiều năm sau, thỉnh thoảng tôi vẫn nằm mơ đến trường đại học nhưng không làm được bài hoặc thi không đậu. Có giấc mơ làm tôi giật mình tỉnh dậy còn run. Kiến thức rơi rụng, hẫng hụt đeo bám tâm trí khủng khiếp như thế thì ngược lại, không bao giờ trong giấc mơ tôi thấy lại cho rõ ràng nơi học hành của mấy năm tại chức. Giảng đường đại học tại chức đều đi mượn, khi chỗ này khi chỗ khác, tất cả tạm bợ, không in dấu vết gì trong tâm trí của tôi cả. Mang tiếng học đại học với trường nọ, nhận bằng của trường kia, nhưng đã bao giờ tôi tới trường đại học ở đó đâu, không biết trường nằm góc trời nào. Trường liên kết với mấy cơ quan, tổ chức học tại địa phương tôi đang sinh sống, lớp học tại chức như con một, không có anh em, không ai chuẩn bị sẵn giảng đường và nói chung là mọi thứ phục vụ cho nó đều đi mượn, gặp chăng hay chớ. Bữa học trong một trường tiểu học, bữa khác ngồi bệt trong một cái nhà kho. Giảng viên được thuê từ nhiều nơi, giảng mấy ngày kiểm tra xong là chia tay, có người chưa quen mặt biết tên đã chia tay. Hôm làm lễ trao bằng tốt nghiệp cũng mượn một phòng họp của một cơ quan. Học tại chức như du học theo nghĩa đen, không có gì gắn bó sâu sắc, học xong chỉ thời gian ngắn là tên thầy tên bạn quên gần hết. Nơi học thì không những không nhớ mà sau này nhiều ngôi nhà không còn tồn tại, vì những nơi mượn để học người ta đã đập phá sửa chữa, xây mới hoặc bán mất. Cả lớp học tại chức chúng tôi tựa như khách du lịch vậy, đi lướt qua, xong thôi, quay lại không còn dấu vết.
Kiến thức thu lượm trong môi trường tạm bợ, không nhà cửa, không cha mẹ anh em, nó cũng giống như con mồ côi, bơ vơ, vong bản. Kiến thức đại học nhưng không gắn được với một ngôi trường để có thể tự hào, để có thể hãnh diện giới thiệu, kiến thức ấy giống như con người không quê hương, không nơi chôn rau cắt rốn, không có địa điểm quyến luyến, không có thời gian bịn rịn. Nhìn tấm bằng không có cảm xúc thức dậy trong ký ức, đọc những hàng chữ cứ trôi tuột đi và cái thời văn bằng viết tay nét uốn éo chỉ gợi băn khoăn, tại sao chữ viết uốn éo như thế, lại với văn phong cầu kỳ khiến cho tâm trạng cô đơn bơ vơ thêm buồn bã.
Khoa học dù cao siêu đến mấy cũng phải có dây mơ rễ má gắn bó với cuộc sống thì mới có ích, mới cần thiết, trở thành máu thịt. Như cây cối phải bám rễ vào mặt đất mới xanh tươi, khoa học phải bám rễ vào cuộc sống mới tồn tại và phát triển. Con người có thể ngắm Hằng Nga trên trời trong chốc lát chứ không thể yêu Hằng Nga trọn đời.
Kiến thức đại học tại chức vì thế, thiếu kỷ niệm. Không có kỷ niệm thì chỉ có khoảng trống. Nơi có kỷ niệm không cần lời nói. Nơi không có kỷ niệm, việc gì cũng phải giải thích, mà lời giải thích có hạn chế là càng nói càng thiếu. Một gốc cây già cỗi bên đường, thân xiêu vẹo và đầy vết sẹo thời gian, nếu lưu giữ kỷ niệm của tôi và em thì gặp lại xiết bao bồi hồi xúc động, vạt cỏ xác xơ dưới gốc có màu xanh của mùa xuân tươi đẹp thuở nào, cành lá lơ thơ phe phất trên đầu tấu lại bản nhạc một thời say đắm. Tôi và em im lặng, không nói và không cả thở mạnh, không cả nhìn nhau, nhắm mắt lại tận hưởng thời gian xa xưa ngọt ngào, không gian xa xưa dịu êm, tất cả trọn vẹn ấm áp. Có kỷ niệm là có quá khứ, cũng có hiện tại và cả tương lai, có cuộc sống đủ đầy yêu dấu liền mạch. Không có kỷ niệm, lời nói nào diễn tả được cuộc sống trong dòng chảy thời gian, không gian?
Nhà toán học Ngô Bảo Châu, người được tặng giải Fields ngày 19 tháng 8 năm 2010, nói rằng toán học là một khối thống nhất, không thể chia ra toán học lý thuyết với toán học ứng dụng hoặc gì khác nữa. Môn khoa học cực khó và trừu tượng bậc nhất còn như vậy, những môn khoa học khác làm sao có thể phân chia mà vẫn giữ được vẻ đẹp vẹn nguyên? Suy cho cùng, tất cả các môn khoa học làm nên một thể thống nhất thế giới này, cuộc sống này. Nên làm sao có thể tượng tưởng, có thứ khoa học không gắn với quá khứ, không đi từ máu thịt của cuộc sống đã qua, không lưu luyến hiện tại và không hướng tới tương lai nơi nó muốn tồn tại? Gắn bó với cuộc sống là phải gắn bó với suốt chiều dài lịch sử, toàn bộ cuộc sống ở thể trọn vẹn nhất, không phải gắn bó với một khúc, một phần.
Kiến thức tại chức là kiến thức lỗ mỗ, có nhiều lỗ hổng, nhưng thói đời lỗ mỗ lại hay tưởng rằng không lỗ mỗ, đã thông tỏ hết mọi điều của cuộc sống. Cho nên giới học tại chức chúng tôi hay tranh cãi về mọi vấn đề, tranh cãi nóng nảy, không đủ kiến thức để thuyết phục nên không đủ kiên nhẫn, cứ áp đặt, đa số trường hợp nói lấy được, hung hăng, hỗn hào, ngang ngược, chỉ biết nói mà không biết nghe. Hiểu vấn đề không đến đầu đến đũa, đụng tý là cãi, có lẽ cũng là một nét đặc trưng của giới tại chức. Trong mỗi con người tại chức, thường tồn tại những mâu thuẫn ngộ nghĩnh: Đạo mạo nhưng dễ mất bình tĩnh, việc gì cũng xía vô mà không hiểu việc gì đến đầu đến đũa, không có khả năng học người khác chỉ hay muốn dạy người khác, vợ cũng sợ và mọi cấp trên đều sợ nhưng bàn chuyện hòa bình thế giới thì không ai bằng.
Tôi nhớ mãi vụ cãi nhau về hành vi người thái thịt chín ở bếp ăn tập thể. Hồi còn nghèo đói, người thái thịt chín nếu vừa thái vừa nói chuyện thì được coi là người trong sạch, tin cậy được, bởi miệng nói chuyện thì không thể ăn vụng. Nhưng cũng có người cho rằng, khi thái thịt mà nói chuyện sẽ bắn nước bọt vào thịt, mất vệ sinh. Thế là sinh ra hai phe cãi nhau. Phe ủng hộ việc vừa thái thịt vừa nói chuyện nhưng cãi mãi không thắng bèn quay sang quy kết, cho rằng bảo người thái thịt nói chuyện bắn nước bọt vào thịt mất vệ sinh là mất lập trường giai cấp. Đồng đội, đồng chí sống chết có nhau mà ghê sợ nước bọt của nhau ư? Vậy có lúc đồng đội, đồng chí nhai cơm cứu nhau trong chiến đấu thì thế nào? Phe kia nghe thế không dám nói gì nữa. Phe này được đà phát động luôn cuộc thi sáng tác bài hát cho người thái thịt chín, ca ngợi lao động quang minh chính đại, thái thịt đều tay nghìn miếng như một và khi thái xong cân lại không thiếu một mi-ly-gờ-ram nào. Bài hát có những câu: “Tay nhanh tay, dao đều dao, sáng trưa chiều thái thịt vui sao, thái thịt cùng tư tưởng tiến công, nghìn miếng thịt tăm tắp đẹp không, thịt không thừa không thiếu cọng lông”. Từ đó, trong bếp tập thể mỗi lúc thái thịt chín là vang lên bài hát ấy, về sau thái rau hay bổ củi cũng vang lên bài hát thái thịt chín. Đơn vị ấy được nhiều nơi đến học tập, còn có một cơ quan lập đề tài nghiên cứu khoa học để xây dựng phong trào vừa lao động vừa ca hát gọi là nâng cao khí thế cách mạng tiến công mọi lúc mọi nơi. Phong trào ra đời ồn ào nhưng biến mất rất lặng lẽ, từ khi có thừa ăn thừa mặc và những người thái thịt chín không những không được hát, nói chuyện mà còn phải đeo khẩu trang.
Từ cuộc cãi nhau “thái thịt chín”, tôi để ý quan sát thì thấy trong giới tại chức có vô số cuộc cãi nhau như thế. Đặc trưng của chúng là cảm tính, hoàn toàn cảm tính, ít kiến thức mà nhiều quy kết, lại không có mục đích hữu ích cho cuộc sống, chủ yếu chỉ nhằm làm sao cho mình thắng. Tranh luận không có mục đích tìm kiếm chân lý, chỉ nhằm khẳng định điều đã muốn khẳng định từ trước, nghe rất buồn cười, tựa như người say rượu cãi nhau, to tiếng trong trạng thái tơ lơ mơ nhìn thế giới, lải nhải dai dẳng một cách cố chấp, và ngang ngược, quyết ăn thua.
Còn khi giới tại chức đã ca ngợi điều gì đó thì cũng thường ca ngợi bằng được, ca ngợi say sưa bất chấp hiện thực, nếu thấy sai quá rõ thì tìm cách khác để ca ngợi tiếp. Trong lớp tại chức chúng tôi có một người lớn tuổi, nghèo nên chỉ mua được đám ruộng nằm giữa cánh đồng không có đường đi vào. Ông giải thích là ông dự đoán tương lai, nhà nước sẽ mở một con đường lớn chạy ngang đám đất và ông đi tắt đón đầu để chớp thời cơ. Chúng tôi ồ lên ca ngợi ông nhìn xa trông rộng, khôn ngoan hơn người, tương lai gia đình ông sẽ giàu có thành tỷ phú hay đại tỷ phú, mặc dù không hiểu sự tính toán của ông căn cứ vào đâu. Chúng tôi cũng không cố gắng hình dung con đường lớn ông nói, trên thực địa nó như thế nào, chạy từ đâu tới đâu và vì sao nó phải chạy ngang đám đất của ông. Nghe ông nói chúng tôi tin tưởng, thấy ông hào hứng với tính toán của ông chúng tôi trầm trồ tán thưởng, thậm chí có vài người trong lớp tại chức cũng theo ông mua đất khu vực đó để đi tắt đón đầu. Lâu chẳng thấy nhà nước mở đường gì cả, tính toán của ông rõ là sai lầm, ít nhất đời ông không thể thấy được con đường mơ ước, đến đời con cháu ông thì chẳng biết thế nào. Không có đường vào nhưng ông và mấy người theo ông vẫn phải làm nhà để ở vì không ở đó không biết ở đâu, và họ phải tìm đủ cách để có đường đi vào. Rất gian nan, khổ sở, phải hạ mình với hàng xóm láng giềng nằn nì mua và xin, cả gian lận lấn chiếm. Cuối cùng họ cũng có được con đường vô ra, nhỏ bé và ngoằn ngoèo, mưa lầy nắng bụi, hàng ngày qua lại vất vả không thể tả. Nhưng có đường đi còn hơn không có đường đi, họ lại tự ca ngợi là họ thông minh và sáng tạo, khai phá được một con đường, dù đường không ra đường, chẳng biết tồn tại được bao lâu, nhưng họ cứ hể hả tự ca ngợi là đã làm được con đường để đi ở nơi trước đó chưa có đường và giới tại chức chúng tôi cũng ca ngợi theo. Thật ra chúng tôi cũng không biết trên thế giới này có ai tìm kiếm nơi sinh sống lại nhảy vào nơi không có đường đi như thế, để phải loay hoay làm đường tốn công tốn của, mất thời gian mà không yên ổn, không phát triển được, chẳng biết đến đời nào mới bằng được thiên hạ. Nhưng chúng tôi đã rơi vào cái gọi là não trạng ca ngợi và làm toáng lên để ca ngợi, kiếm cớ ca ngợi bằng được mới thôi.
Nhưng cũng phải nói thêm, bản thân việc học đại học tại chức không xấu, kiến thức thu lượm trong học đại học tại chức không phải vô ích, ít nhất cũng còn hơn không học. Chưa kể, khi kiến thức chưa tròn trịa, chưa bị đóng khuôn, ra cuộc sống ít bị gò bó trong lý thuyết, tư tưởng được tự do thu lượm nhiều kiến thức khác, dễ trở nên cởi mở, phóng khoáng, phong phú. Như một người chưa no nê còn có thể ăn thêm nhiều thức bổ béo, một người ở lưng chừng núi còn có thể leo lên cao hơn, một cô gái chưa phải hoa hậu còn có thể trang điểm để đẹp như hoa hậu. Nhưng tại chức muốn không lạc hậu, ra cuộc sống phải quyết liệt tự học để làm giàu có thêm tri thức, đẹp thêm tư tưởng. Bạn bè lớp tại chức của tôi, nhiều người đã quyết liệt học thêm và có những thành công rất đáng khâm phục. Nhưng cũng không ít người không học thêm vì không có thời gian, chủ yếu thuộc hàng ngũ quan chức, càng có chức vụ cao càng ít có thời gian để học thêm, đọc thêm, nghe thêm, ngẫm nghĩ thêm và hiểu thêm.
Với vốn kiến thức lỗ mỗ học tại chức, những người bạn làm quan của tôi cứ thế đem xài, càng ngày càng vơi và lên càng cao thì càng cạn. Họ rơi vào một tình trạng mà tôi là bạn bè, dẫu không còn thân thiết như hồi đi học và thỉnh thoảng mới gặp hoặc thấy trên ti vi thì cũng nhận ra, đó là sự mất tự tin, tự chủ. Làm việc gì cũng sợ sai, càng lên cao có nhiều quyền hành càng hay sợ, đến suy nghĩ cũng sợ sai nên thường nói theo. Sợ sai mà phải giải quyết nhiều việc nên sinh thói giấu giếm, có việc nếu công khai sẽ tốt hơn cũng giấu giếm, hỏi đến là loanh quanh úp mở. Nông cạn, hay giấu giếm dần dần sinh gian lận và càng gian lận lại càng hay giấu giếm. Thiếu kiến thức và gian lận dẫn tới đôi khi làm ác, tích tụ lâu ngày thành tính thành nết, nom không còn ra con người nữa. Họp hành nhiều và càng họp càng lờ đờ, phát biểu nhiều nhưng toàn mờ nhạt, tựa như tấm gương buổi sớm bị sương phả vào, ban trưa bị bụi phủ lên, đến chiều lại gặp mưa nhòe nhoẹt, chẳng soi rọi được gì cho rõ ràng. Cũng giàu có, một số người giàu nhanh, nhưng một biến động nhỏ ở đâu đó cũng khiến họ giật mình, hoảng hốt. Động tí là dớn dác, thấy tụ tập đông người gần nhà mình là dớn dác, tụ tập xa nhà mình cũng dớn dác, thấy người khác thầm thì là lo sợ, thấy người khác ồn ào cũng lo sợ. Làm quan mà như đang ngủ gà ngủ gật, hễ có tý động đậy làm tỉnh giấc là càu nhàu, nạt nộ, la lối, cho rằng làm mất trật tự, mất ổn định. Cuộc sống nhiều cao lương mỹ vị mà không khỏe mạnh, ở biệt thự bề thế mà không yên ổn, mặt phương phi mà thiếu sinh khí, thần sắc nhợt nhạt, nói cười nhăn nhở. Và kỳ lạ, hễ xã hội có động đậy chưa biết tốt xấu là liên tưởng đến đánh nhau, giành giật của nhau, dễ dàng đưa ra phán xét: “Hòa bình thế giới có vấn đề”. Giọng oang oang vẻ dẫn đường, chỉ lối nhưng không giấu được nỗi thảng thốt bên trong. Khi có biến, người nói giọng nhẹ nhàng mới là người thật sự bình tĩnh. Lúc nguy nan khảng khái thì dễ, ung dung mới khó. Ung dung và chân thành là sức mạnh chỉ có ở tri thức và lòng nhân hậu.
Tháng 2-2011
SN
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Đầu năm mới, tôi xin viết chuyện học đại học tại chức của tôi. Dĩ nhiên, không phải để khoe. Học đại học tại chức không vẻ vang, không đáng khoe. Thiên hạ có câu: Dốt chuyên tu, ngu tại chức. Nhiều người tốt nghiệp đại học tại chức, khi giới thiệu hay nói lấp lửng để thiên hạ tưởng là tốt nghiệp đại học chính quy, giống mấy ông Phó tiến sỹ khi được đôn lên Tiến sỹ nhờ một quyết định hành chính cũng hay lấp lửng như thể là Tiến sỹ khoa học, tức là Tiến sỹ có nghiên cứu khoa học, không phải phun-thuốc-sâu, nói trại theo chữ viết tắt PTS. Hoặc như cái hồi quân đội chẳng biết học từ đâu, bỏ cấp Thượng tá, đang Trung tá mang quân hàm có hai sao được phong lên một cấp là thành Đại tá, quân hàm gắn thêm một sao thành ba sao. Nhưng trước đó, Đại tá mang quân hàm bốn sao, thế là cùng tồn tại Đại tá ba sao và Đại tá bốn sao. Ông Đại tá ba sao khi tự giới thiệu chỉ nói là Đại tá thôi, lấp lửng để cho người ta hiểu như là Đại tá bốn sao.
Dù thiên hạ khoái mập mờ tại chức với chính quy, tôi vẫn viết chuyện tôi học đại học tại chức. Tôi chẳng việc gì phải giấu, học đại học tại chức đến nơi đến chốn, có bằng tốt nghiệp được cấp đàng hoàng, hơn khối người học đại học tại chức không đến nơi đến chốn, bằng tốt nghiệp được cấp lén lút. Có ông quan học đại học tại chức chỉ hơn năm mà cũng có bằng tốt nghiệp. Khi ông chuẩn bị lên chức cao hơn thì xuất hiện thư tố cáo ông học giả bằng thật, cơ quan kiểm tra liền lập đoàn xác minh. Nhưng đoàn chưa lên đường mà tin về đoàn xác minh đã về nơi cần xác minh, một tháng sau đoàn xác minh đến, hồ sơ cần xác minh đã được hoàn chỉnh đẹp như mơ. Bằng giả qua xác minh được khẳng định là bằng thật, ông quan được thăng chức to hơn và cứ thế thăng vù vù. Ông đến đâu nói chuyện, thiên hạ vỗ tay rần rần. Cái bằng tại chức của ông làm sao so với bằng tại chức của tôi được!
Tôi học tại chức đủ thời gian, không thiếu một ngày và đủ chương trình, không thiếu nửa môn, như đứa trẻ trong bụng mẹ đủ ngày đủ tháng, không sinh non, ra đời không sợ gió, sợ nắng. Thời nay nhiều vị quan học tại chức với trường đại học nước ngoài mở chi nhánh trong nước mới ghê chứ, học không tính năm nữa, chỉ tính tháng, mà lấy được bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ. Thật là ngồi ở nhà có bằng cấp của cả thế giới. Hồi nào có người sang Ấn Độ, đến gốc Bồ đề đạo tràng, nơi Đức Phật tịnh tâm tìm đường giải thoát con người, muốn chiếc lá bồ đề mà nhằm lúc không có bán, liền gửi tiền lại và về nhà, một thời gian sau đường bưu điện gửi lá bồ đề đến đúng địa chỉ, đã bái phục thời hiện đại có tiền muốn hàng hóa gì cũng có. Nay sửng sốt hơn, có tiền ngồi một chỗ muốn bằng cấp chứng chỉ loại gì cũng có, bằng Tiến sỹ hay Viện sỹ đều nhỏ như con thỏ, mà xứ ta cái bằng chữ Tàu chữ Tây hay chữ Ả Rập, nom khiếp lắm, treo lên tường là thiên hạ lóa mắt. Kỳ lạ chỗ này, có bằng là coi như có kiến thức, mặt có thể vênh lên nói thánh nói tướng, còn dễ thăng chức lương cao bổng hậu. Các quan khi tự giới thiệu đều dõng dạc Tiến sỹ nước nọ nước kia, không nói tại chức tại chỗ hay du học chính quy gì cả, thiên hạ lác mắt ù tai và vỗ tay đôm đốp, thế là sướng hể hả cả trên lẫn dưới.
Còn tôi học tại chức với bằng thật, kiến thức không đầy đủ nhưng thật sự có học. Nói kiến thức không đầy đủ bởi vì học tại chức, một tháng đi học mấy tháng đi làm, kiến thức không toàn diện, có hệ thống như học chính quy. Lại rời trường phổ thông đã lâu, bị xoáy vào cuộc sống nhiều bầm dập, kiến thức rơi rụng khá nhiều, nay cố gắng lắm cũng không gom nhặt về đủ được. Sự rơi rụng kiến thức này để lại dấu ấn rất nặng nề trong tâm thức, đến nỗi nhiều năm sau, thỉnh thoảng tôi vẫn nằm mơ đến trường đại học nhưng không làm được bài hoặc thi không đậu. Có giấc mơ làm tôi giật mình tỉnh dậy còn run. Kiến thức rơi rụng, hẫng hụt đeo bám tâm trí khủng khiếp như thế thì ngược lại, không bao giờ trong giấc mơ tôi thấy lại cho rõ ràng nơi học hành của mấy năm tại chức. Giảng đường đại học tại chức đều đi mượn, khi chỗ này khi chỗ khác, tất cả tạm bợ, không in dấu vết gì trong tâm trí của tôi cả. Mang tiếng học đại học với trường nọ, nhận bằng của trường kia, nhưng đã bao giờ tôi tới trường đại học ở đó đâu, không biết trường nằm góc trời nào. Trường liên kết với mấy cơ quan, tổ chức học tại địa phương tôi đang sinh sống, lớp học tại chức như con một, không có anh em, không ai chuẩn bị sẵn giảng đường và nói chung là mọi thứ phục vụ cho nó đều đi mượn, gặp chăng hay chớ. Bữa học trong một trường tiểu học, bữa khác ngồi bệt trong một cái nhà kho. Giảng viên được thuê từ nhiều nơi, giảng mấy ngày kiểm tra xong là chia tay, có người chưa quen mặt biết tên đã chia tay. Hôm làm lễ trao bằng tốt nghiệp cũng mượn một phòng họp của một cơ quan. Học tại chức như du học theo nghĩa đen, không có gì gắn bó sâu sắc, học xong chỉ thời gian ngắn là tên thầy tên bạn quên gần hết. Nơi học thì không những không nhớ mà sau này nhiều ngôi nhà không còn tồn tại, vì những nơi mượn để học người ta đã đập phá sửa chữa, xây mới hoặc bán mất. Cả lớp học tại chức chúng tôi tựa như khách du lịch vậy, đi lướt qua, xong thôi, quay lại không còn dấu vết.
Kiến thức thu lượm trong môi trường tạm bợ, không nhà cửa, không cha mẹ anh em, nó cũng giống như con mồ côi, bơ vơ, vong bản. Kiến thức đại học nhưng không gắn được với một ngôi trường để có thể tự hào, để có thể hãnh diện giới thiệu, kiến thức ấy giống như con người không quê hương, không nơi chôn rau cắt rốn, không có địa điểm quyến luyến, không có thời gian bịn rịn. Nhìn tấm bằng không có cảm xúc thức dậy trong ký ức, đọc những hàng chữ cứ trôi tuột đi và cái thời văn bằng viết tay nét uốn éo chỉ gợi băn khoăn, tại sao chữ viết uốn éo như thế, lại với văn phong cầu kỳ khiến cho tâm trạng cô đơn bơ vơ thêm buồn bã.
Khoa học dù cao siêu đến mấy cũng phải có dây mơ rễ má gắn bó với cuộc sống thì mới có ích, mới cần thiết, trở thành máu thịt. Như cây cối phải bám rễ vào mặt đất mới xanh tươi, khoa học phải bám rễ vào cuộc sống mới tồn tại và phát triển. Con người có thể ngắm Hằng Nga trên trời trong chốc lát chứ không thể yêu Hằng Nga trọn đời.
Kiến thức đại học tại chức vì thế, thiếu kỷ niệm. Không có kỷ niệm thì chỉ có khoảng trống. Nơi có kỷ niệm không cần lời nói. Nơi không có kỷ niệm, việc gì cũng phải giải thích, mà lời giải thích có hạn chế là càng nói càng thiếu. Một gốc cây già cỗi bên đường, thân xiêu vẹo và đầy vết sẹo thời gian, nếu lưu giữ kỷ niệm của tôi và em thì gặp lại xiết bao bồi hồi xúc động, vạt cỏ xác xơ dưới gốc có màu xanh của mùa xuân tươi đẹp thuở nào, cành lá lơ thơ phe phất trên đầu tấu lại bản nhạc một thời say đắm. Tôi và em im lặng, không nói và không cả thở mạnh, không cả nhìn nhau, nhắm mắt lại tận hưởng thời gian xa xưa ngọt ngào, không gian xa xưa dịu êm, tất cả trọn vẹn ấm áp. Có kỷ niệm là có quá khứ, cũng có hiện tại và cả tương lai, có cuộc sống đủ đầy yêu dấu liền mạch. Không có kỷ niệm, lời nói nào diễn tả được cuộc sống trong dòng chảy thời gian, không gian?
Nhà toán học Ngô Bảo Châu, người được tặng giải Fields ngày 19 tháng 8 năm 2010, nói rằng toán học là một khối thống nhất, không thể chia ra toán học lý thuyết với toán học ứng dụng hoặc gì khác nữa. Môn khoa học cực khó và trừu tượng bậc nhất còn như vậy, những môn khoa học khác làm sao có thể phân chia mà vẫn giữ được vẻ đẹp vẹn nguyên? Suy cho cùng, tất cả các môn khoa học làm nên một thể thống nhất thế giới này, cuộc sống này. Nên làm sao có thể tượng tưởng, có thứ khoa học không gắn với quá khứ, không đi từ máu thịt của cuộc sống đã qua, không lưu luyến hiện tại và không hướng tới tương lai nơi nó muốn tồn tại? Gắn bó với cuộc sống là phải gắn bó với suốt chiều dài lịch sử, toàn bộ cuộc sống ở thể trọn vẹn nhất, không phải gắn bó với một khúc, một phần.
Kiến thức tại chức là kiến thức lỗ mỗ, có nhiều lỗ hổng, nhưng thói đời lỗ mỗ lại hay tưởng rằng không lỗ mỗ, đã thông tỏ hết mọi điều của cuộc sống. Cho nên giới học tại chức chúng tôi hay tranh cãi về mọi vấn đề, tranh cãi nóng nảy, không đủ kiến thức để thuyết phục nên không đủ kiên nhẫn, cứ áp đặt, đa số trường hợp nói lấy được, hung hăng, hỗn hào, ngang ngược, chỉ biết nói mà không biết nghe. Hiểu vấn đề không đến đầu đến đũa, đụng tý là cãi, có lẽ cũng là một nét đặc trưng của giới tại chức. Trong mỗi con người tại chức, thường tồn tại những mâu thuẫn ngộ nghĩnh: Đạo mạo nhưng dễ mất bình tĩnh, việc gì cũng xía vô mà không hiểu việc gì đến đầu đến đũa, không có khả năng học người khác chỉ hay muốn dạy người khác, vợ cũng sợ và mọi cấp trên đều sợ nhưng bàn chuyện hòa bình thế giới thì không ai bằng.
Tôi nhớ mãi vụ cãi nhau về hành vi người thái thịt chín ở bếp ăn tập thể. Hồi còn nghèo đói, người thái thịt chín nếu vừa thái vừa nói chuyện thì được coi là người trong sạch, tin cậy được, bởi miệng nói chuyện thì không thể ăn vụng. Nhưng cũng có người cho rằng, khi thái thịt mà nói chuyện sẽ bắn nước bọt vào thịt, mất vệ sinh. Thế là sinh ra hai phe cãi nhau. Phe ủng hộ việc vừa thái thịt vừa nói chuyện nhưng cãi mãi không thắng bèn quay sang quy kết, cho rằng bảo người thái thịt nói chuyện bắn nước bọt vào thịt mất vệ sinh là mất lập trường giai cấp. Đồng đội, đồng chí sống chết có nhau mà ghê sợ nước bọt của nhau ư? Vậy có lúc đồng đội, đồng chí nhai cơm cứu nhau trong chiến đấu thì thế nào? Phe kia nghe thế không dám nói gì nữa. Phe này được đà phát động luôn cuộc thi sáng tác bài hát cho người thái thịt chín, ca ngợi lao động quang minh chính đại, thái thịt đều tay nghìn miếng như một và khi thái xong cân lại không thiếu một mi-ly-gờ-ram nào. Bài hát có những câu: “Tay nhanh tay, dao đều dao, sáng trưa chiều thái thịt vui sao, thái thịt cùng tư tưởng tiến công, nghìn miếng thịt tăm tắp đẹp không, thịt không thừa không thiếu cọng lông”. Từ đó, trong bếp tập thể mỗi lúc thái thịt chín là vang lên bài hát ấy, về sau thái rau hay bổ củi cũng vang lên bài hát thái thịt chín. Đơn vị ấy được nhiều nơi đến học tập, còn có một cơ quan lập đề tài nghiên cứu khoa học để xây dựng phong trào vừa lao động vừa ca hát gọi là nâng cao khí thế cách mạng tiến công mọi lúc mọi nơi. Phong trào ra đời ồn ào nhưng biến mất rất lặng lẽ, từ khi có thừa ăn thừa mặc và những người thái thịt chín không những không được hát, nói chuyện mà còn phải đeo khẩu trang.
Từ cuộc cãi nhau “thái thịt chín”, tôi để ý quan sát thì thấy trong giới tại chức có vô số cuộc cãi nhau như thế. Đặc trưng của chúng là cảm tính, hoàn toàn cảm tính, ít kiến thức mà nhiều quy kết, lại không có mục đích hữu ích cho cuộc sống, chủ yếu chỉ nhằm làm sao cho mình thắng. Tranh luận không có mục đích tìm kiếm chân lý, chỉ nhằm khẳng định điều đã muốn khẳng định từ trước, nghe rất buồn cười, tựa như người say rượu cãi nhau, to tiếng trong trạng thái tơ lơ mơ nhìn thế giới, lải nhải dai dẳng một cách cố chấp, và ngang ngược, quyết ăn thua.
Còn khi giới tại chức đã ca ngợi điều gì đó thì cũng thường ca ngợi bằng được, ca ngợi say sưa bất chấp hiện thực, nếu thấy sai quá rõ thì tìm cách khác để ca ngợi tiếp. Trong lớp tại chức chúng tôi có một người lớn tuổi, nghèo nên chỉ mua được đám ruộng nằm giữa cánh đồng không có đường đi vào. Ông giải thích là ông dự đoán tương lai, nhà nước sẽ mở một con đường lớn chạy ngang đám đất và ông đi tắt đón đầu để chớp thời cơ. Chúng tôi ồ lên ca ngợi ông nhìn xa trông rộng, khôn ngoan hơn người, tương lai gia đình ông sẽ giàu có thành tỷ phú hay đại tỷ phú, mặc dù không hiểu sự tính toán của ông căn cứ vào đâu. Chúng tôi cũng không cố gắng hình dung con đường lớn ông nói, trên thực địa nó như thế nào, chạy từ đâu tới đâu và vì sao nó phải chạy ngang đám đất của ông. Nghe ông nói chúng tôi tin tưởng, thấy ông hào hứng với tính toán của ông chúng tôi trầm trồ tán thưởng, thậm chí có vài người trong lớp tại chức cũng theo ông mua đất khu vực đó để đi tắt đón đầu. Lâu chẳng thấy nhà nước mở đường gì cả, tính toán của ông rõ là sai lầm, ít nhất đời ông không thể thấy được con đường mơ ước, đến đời con cháu ông thì chẳng biết thế nào. Không có đường vào nhưng ông và mấy người theo ông vẫn phải làm nhà để ở vì không ở đó không biết ở đâu, và họ phải tìm đủ cách để có đường đi vào. Rất gian nan, khổ sở, phải hạ mình với hàng xóm láng giềng nằn nì mua và xin, cả gian lận lấn chiếm. Cuối cùng họ cũng có được con đường vô ra, nhỏ bé và ngoằn ngoèo, mưa lầy nắng bụi, hàng ngày qua lại vất vả không thể tả. Nhưng có đường đi còn hơn không có đường đi, họ lại tự ca ngợi là họ thông minh và sáng tạo, khai phá được một con đường, dù đường không ra đường, chẳng biết tồn tại được bao lâu, nhưng họ cứ hể hả tự ca ngợi là đã làm được con đường để đi ở nơi trước đó chưa có đường và giới tại chức chúng tôi cũng ca ngợi theo. Thật ra chúng tôi cũng không biết trên thế giới này có ai tìm kiếm nơi sinh sống lại nhảy vào nơi không có đường đi như thế, để phải loay hoay làm đường tốn công tốn của, mất thời gian mà không yên ổn, không phát triển được, chẳng biết đến đời nào mới bằng được thiên hạ. Nhưng chúng tôi đã rơi vào cái gọi là não trạng ca ngợi và làm toáng lên để ca ngợi, kiếm cớ ca ngợi bằng được mới thôi.
Nhưng cũng phải nói thêm, bản thân việc học đại học tại chức không xấu, kiến thức thu lượm trong học đại học tại chức không phải vô ích, ít nhất cũng còn hơn không học. Chưa kể, khi kiến thức chưa tròn trịa, chưa bị đóng khuôn, ra cuộc sống ít bị gò bó trong lý thuyết, tư tưởng được tự do thu lượm nhiều kiến thức khác, dễ trở nên cởi mở, phóng khoáng, phong phú. Như một người chưa no nê còn có thể ăn thêm nhiều thức bổ béo, một người ở lưng chừng núi còn có thể leo lên cao hơn, một cô gái chưa phải hoa hậu còn có thể trang điểm để đẹp như hoa hậu. Nhưng tại chức muốn không lạc hậu, ra cuộc sống phải quyết liệt tự học để làm giàu có thêm tri thức, đẹp thêm tư tưởng. Bạn bè lớp tại chức của tôi, nhiều người đã quyết liệt học thêm và có những thành công rất đáng khâm phục. Nhưng cũng không ít người không học thêm vì không có thời gian, chủ yếu thuộc hàng ngũ quan chức, càng có chức vụ cao càng ít có thời gian để học thêm, đọc thêm, nghe thêm, ngẫm nghĩ thêm và hiểu thêm.
Với vốn kiến thức lỗ mỗ học tại chức, những người bạn làm quan của tôi cứ thế đem xài, càng ngày càng vơi và lên càng cao thì càng cạn. Họ rơi vào một tình trạng mà tôi là bạn bè, dẫu không còn thân thiết như hồi đi học và thỉnh thoảng mới gặp hoặc thấy trên ti vi thì cũng nhận ra, đó là sự mất tự tin, tự chủ. Làm việc gì cũng sợ sai, càng lên cao có nhiều quyền hành càng hay sợ, đến suy nghĩ cũng sợ sai nên thường nói theo. Sợ sai mà phải giải quyết nhiều việc nên sinh thói giấu giếm, có việc nếu công khai sẽ tốt hơn cũng giấu giếm, hỏi đến là loanh quanh úp mở. Nông cạn, hay giấu giếm dần dần sinh gian lận và càng gian lận lại càng hay giấu giếm. Thiếu kiến thức và gian lận dẫn tới đôi khi làm ác, tích tụ lâu ngày thành tính thành nết, nom không còn ra con người nữa. Họp hành nhiều và càng họp càng lờ đờ, phát biểu nhiều nhưng toàn mờ nhạt, tựa như tấm gương buổi sớm bị sương phả vào, ban trưa bị bụi phủ lên, đến chiều lại gặp mưa nhòe nhoẹt, chẳng soi rọi được gì cho rõ ràng. Cũng giàu có, một số người giàu nhanh, nhưng một biến động nhỏ ở đâu đó cũng khiến họ giật mình, hoảng hốt. Động tí là dớn dác, thấy tụ tập đông người gần nhà mình là dớn dác, tụ tập xa nhà mình cũng dớn dác, thấy người khác thầm thì là lo sợ, thấy người khác ồn ào cũng lo sợ. Làm quan mà như đang ngủ gà ngủ gật, hễ có tý động đậy làm tỉnh giấc là càu nhàu, nạt nộ, la lối, cho rằng làm mất trật tự, mất ổn định. Cuộc sống nhiều cao lương mỹ vị mà không khỏe mạnh, ở biệt thự bề thế mà không yên ổn, mặt phương phi mà thiếu sinh khí, thần sắc nhợt nhạt, nói cười nhăn nhở. Và kỳ lạ, hễ xã hội có động đậy chưa biết tốt xấu là liên tưởng đến đánh nhau, giành giật của nhau, dễ dàng đưa ra phán xét: “Hòa bình thế giới có vấn đề”. Giọng oang oang vẻ dẫn đường, chỉ lối nhưng không giấu được nỗi thảng thốt bên trong. Khi có biến, người nói giọng nhẹ nhàng mới là người thật sự bình tĩnh. Lúc nguy nan khảng khái thì dễ, ung dung mới khó. Ung dung và chân thành là sức mạnh chỉ có ở tri thức và lòng nhân hậu.
Tháng 2-2011
SN
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Hai bài viết về tỷ giá
Bài thứ nhất là một đề nghị cụ thể của TS Vũ Quang Việt, chuyên gia tài chính thống kê của LHQ. Còn bài thứ hai là của một vị TS trong nước hiện đang giữ chức Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Việt Nam, ông Vũ Viết Ngoạn, mà vừa đọc đến một câu trong bài của ông: “Hiện có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng một bộ phận người dân sẽ mất lòng tin vào giá trị của VND và vào sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Nhưng suy nghĩ như vậy là nặng về cảm tính chứ các nhà chuyên môn thì nghĩ khác, theo hướng tích cực hơn", GS kinh tế học Trần Hữu Dũng ở Mỹ đã phải hỏi ngay: “Nhà chuyên môn nào vậy? Xin ông kể tên ra”. Xin bạn đọc tự mình lượng định ý nghĩa và tác dụng thực tế của mỗi bài.
Bauxite Việt Nam
1. Sau điều chỉnh tỷ giá cần có giải pháp toàn diện
Vũ Quang Việt
(VEF.VN) - Điều chỉnh tỷ giá sẽ tăng lạm phát trong ngắn hạn, và nếu Việt Nam không giữ được giá không tăng thêm bằng các chính sách tín dụng, tiền tệ, tài chính công phù hợp sẽ biến nó thành lạm phát dài hạn và đòi hỏi điều chỉnh tiếp, tạo thành một vòng xoáy lạm phát - TS. Vũ Quang Việt cảnh báo.
1. Quyết định điều chỉnh tỷ giá là điều không thể không làm. Vì hai lý do. Thứ nhất, có sự cách biệt lớn giữa giá Ngân hàng Nhà nước quyết định và giá trên thị trường do đó không ai dại gì, kể cả doanh nghiệp nhà nước có đô la do xuất khẩu, lại đem tiền vào ngân hàng đổi.
Vì vậy, đưa đến lý do thứ hai là dự trữ ngoại tệ đang giảm xuống thấp tới mức báo động, có thể làm mất khả năng nhập khẩu và trả nợ, làm đình đốn sản xuất. Như thế, không điều chỉnh tỷ giá thì không được, mà điều chỉnh thì phải có biện pháp đối phó ngay với lạm phát. Biện pháp đòi hỏi hy sinh, kể cả làm giảm sút tốc độ tăng GDP.
2. Đúng là khi đồng tiền Việt bị định giá thấp, hàng nhập theo giá đồng Việt tăng lên ngay, nhưng hàng xuất (tính theo giá đồng đô) cũng tăng lên khi chuyển thành tiền Việt. Người xuất khẩu không thiệt gì, mà còn có lợi, nếu như việc làm hàng xuất tạo ra giá trị gia tăng. Và việc tăng giá này là điều "có thể" chỉ xảy ra một lần.
Nó "có thể" như thế nếu như Chính phủ có các biện pháp khác để lạm phát không tiếp tục và do đó không đòi hỏi tiếp tục phá giá tiếp. Nếu Chính phủ vẫn làm như đã từng làm cho đến ngày hôm nay thì lạm phát sẽ trở nên ngày càng khó kiểm soát. Đó là tình trạng từ năm 2007 đến nay.
3. Khi điều chỉnh tỷ giá tăng lên, người nhập khẩu để làm hàng tiêu dùng trong nước, phải trả bằng đồng Việt Nam nhiều hơn trước, do đó phải tìm cách giảm chi phí sản xuất như dùng vật tư hàng nội thay thế vật tư phải nhập hoặc phải phá sản, chuyển đổi sản xuất. Người tiêu dùng phải trả giá hàng nhập cao hơn do đó phải giảm chi tiêu cho hàng nhập, mua hàng làm ở trong nước.
Không phải nhập khẩu chủ yếu là phục vụ sản xuất trong nước khi nhìn thấy chỉ có 10% hàng là trực tiếp được vào tiêu dùng ngay không qua chế biến. Cần thấy rằng nhập vật tư làm xe hơi, xe máy và sắt thép, cũng như các vật liệu xây nhà ở cao cấp là nhằm phục vụ tiêu dùng chứ đâu nhằm làm hàng xuất khẩu. Do đó nhập khẩu để làm những hàng này là để phục vụ tiêu dùng trong nước. Tăng giá là nhằm giảm chi tiêu, chuyển đổi sản xuất, kể cả đóng cửa các hoạt động không cần thiết nhằm làm lành mạnh hóa nền kinh tế. Các nhà kinh tế Việt Nam có thể dễ dàng tính xem nhập khẩu nhằm phục vụ tiêu dùng trong nhiều năm qua như thế nào. Nhưng chưa thấy ai làm.
4. Cũng thế, giá điện và xăng quá thấp cho nên Việt Nam dùng điện và xăng để sản xuất 1 giá trị sản phẩm nhiều hơn Trung Quốc (hơn 50%), còn Trung Quốc thì dùng gấp 2 lần Mỹ. Trung Quốc cũng dùng gấp 3 lần hơn Mỹ các nguyên liệu nói chung, tức là họ đào thiên nhiên ra để phục vụ xuất khẩu. Nhưng Trung Quốc làm ra tiền có ngoại tệ để dành, còn Việt Nam thì dựa vào kiều hối và vay mượn nước ngoài. Đây cũng là lý do có nhiều công ty muốn sang Việt Nam sản xuất thép vì giá điện, xăng rẻ, và khá tự do trong việc thải các chất ô nhiễm. Cho nên việc tăng giá điện, xăng là điều phải làm.
5. Tuy nhiên, với những câu hô "quyết liệt" trong việc nâng giá vừa qua, tôi hy vọng là việc điều chỉnh tỷ giá lần này được làm một cách tổng thể bài bản, đặc biệt là đã có kế hoạch sẵn sàng ngăn chặn, cắt bỏ chi tiêu đầu tư mạnh tay của Nhà nước và doanh nghiệp quốc doanh. Nếu không, lạm phát sẽ nhanh chóng bùng nổ và nền kinh tế sẽ có nguy cơ rơi vào khủng hoảng.
Lãi suất tất phải cao, điều này tất nhiên ảnh hưởng ngay đến hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, sản xuất nhỏ, khu vực tạo ra công ăn việc làm. Để làm giảm ảnh hưởng đến họ thì tín dụng cấp cho quốc doanh phải giảm mạnh, như vậy mới có nguồn tín dụng cung cấp cho doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa. Muốn giảm mạnh tín dụng cho quốc doanh thì chỉ có cách cắt bỏ các kế hoạch đầu tư chưa cần thiết, với mục đích chính là đạt tốc độ tăng GDP cao.
Đối với quốc doanh thì lãi suất cao cũng chẳng có tác dụng đáng kể đến quyết định đầu tư của họ, ngân hàng quốc doanh và ngân sách vẫn nhận được lệnh cung cấp, họ cũng không sợ mất vốn hay lỗ vì có Nhà nước "chống lưng". Lạm phát có ở mức cao hơn 20% mà tỷ lệ lãi 2% vẫn được coi là làm ăn có lãi.
Lãi suất cao là biện pháp hữu hiệu nhằm chống lạm phát và điều hành việc phân phối tín dụng. Khi nào lạm phát xuống, lãi suất sẽ giảm. Điều này đã được thực hiện trong giải pháp chống lạm phát đầu những năm 90.
Để điều chỉnh lãi suất xảy ra nhanh chóng và chống việc ngân hàng lạm dụng tình thế để làm lời, Ngân hàng Nhà nước có thể ra lệnh cho ngân hàng quốc doanh tính lãi suất cho vay cao hơn lãi suất ký gửi, là 2% chẳng hạn. Ngân hàng quốc doanh thuộc nhà nước, do đó nhà nước hoàn toàn có thể điều hành theo ý muốn. Không cần ra lệnh cho ngân hàng tư doanh, nhưng ngân hàng tư doanh sẽ phải chạy theo vì phải cạnh tranh nhằm bảo vệ thị phần. Tín dụng từ ngân hàng quốc doanh chiếm tuyệt đại số lượng tín dụng cho nên việc điều hành như thế là khả thi. Chỉ sợ qui định không được tuân thủ.
6. Dựa vào những phát biểu như hiện nay của nhà quản lý, tôi nghi ngờ việc Việt Nam đã có trong tay một kế hoạch bài bản nhằm đối phó với tình hình hiện nay. Tôi nghĩ các nhà chức trách nên trình bày rõ ràng trước dư luận bài bản sẽ được thực hiện.
7. Điều chỉnh tỷ giá sẽ tăng lạm phát trong ngắn hạn và lạm phát trong ngắn hạn này nếu không được điều chỉnh nhằm giữ cho giá không tăng thêm bằng các chính sách tín dụng, tiền tệ, và tài chính công phù hợp sẽ biến nó thành lạm phát dài hạn và đòi hỏi phá giá tiếp, tạo thành một vòng xoáy lạm phát. Lúc đó tốc độ tăng GDP có thể giảm hoặc âm mà lạm phát lại ở mức phi mã.
VQV
* TS. Vũ Quang Việt từng là chuyên viên cao cấp, Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia Cục Thống kê Liên Hợp Quốc (United Nations Statistics Division).
Nguồn: Vietnamnet.vn
2. Điều chỉnh tỷ giá: “Nhà chuyên môn nghĩ khác”
Nguyên Thảo Phỏng vấn ông Vũ Viết Ngoạn
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Vũ Viết Ngoạn.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Vũ Viết Ngoạn nhìn nhận về tác động điều chỉnh tỷ giá
Điều chỉnh tỷ giá sẽ có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán và là biện pháp cần thiết để ổn định vĩ mô, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Vũ Viết Ngoạn, khẳng định khi trao đổi với VnEconomy.
Tuy nhiên, ông Ngoạn cũng cho rằng cần có các biện pháp đi kèm để hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực của sự điều chỉnh.
Tích cực nhiều hơn
Thưa ông, tỷ giá tăng mạnh cuối tuần qua có nằm trong dự liệu của Ủy ban Kinh tế hay không?
Chính sách tỷ giá là công cụ điều hành của Chính phủ để điều chỉnh nền kinh tế, nhưng mặt khác tỷ giá cũng là hệ quả của nhiều yếu tố cân đối của nền kinh tế. Trong đó quan trọng nhất là cân đối ngoại tệ của quốc gia và cán cân thanh toán. Trong điều kiện nhập siêu diễn ra liên tục nhiều năm qua, thì điều chỉnh tỷ giá chính là để góp phần điều chỉnh nhập siêu, điều chỉnh cán cân thương mại và qua đó cải thiện cán cân thanh toán tích cực hơn.
Cũng cần nói rằng trong năm 2010 chỉ có hai lần điều chỉnh tỷ giá, trước đó vào cuối năm 2009 cũng có một lần điều chỉnh vào tháng 11. Như vậy cũng khá lâu tỷ giá mới được điều chỉnh.
Chỉ có một điểm khác là lần điều chỉnh này khá lớn (9,3%), trước đây chỉ dao động quanh 2% đến 3%. Đây là mức điều chỉnh rất mạnh từ nhiều năm nay.
Bởi vậy cũng có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng nên tăng ít một, ít một, theo phương pháp tỷ giá “trườn bò”. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng nhiều tháng nay thị trường đã kỳ vọng tỷ giá sẽ điều chỉnh. Thời gian qua trên thị trường tự do tỷ giá có những lúc chênh lệch đến 10% so với tỷ giá chính thức.
Chính vì vậy, lần điều chỉnh này là để đưa tỷ giá chính thức sát với giá được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Với phân tích như vậy tôi cho rằng mức điều chỉnh vừa rồi là hợp lý.
Tuy nhiên, phương pháp nào thì [cũng] có hai mặt tích cực và tiêu cực. Quan trọng là làm thế nào để phát huy mặt tích cực và có biện pháp đi kèm để giảm thiểu tác động không tích cực của nó.
Ý của ông là mặt tích cực nhiều hơn?
Tích cực nhiều hơn. Bởi lẽ điều chỉnh tỷ giá sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên có một bộ phận người dân và doanh nghiệp thấy rằng điều chỉnh quá lớn, nên có phần hoang mang. Vì thế Nhà nước vẫn cần có biện pháp kinh tế và tuyên truyền để hạn chế những ứng xử có phần thái quá, gây bất lợi cho nền kinh tế.
Biện pháp đi kèm như thế nào thì thích hợp, thưa ông?
Quan trọng nhất là biện pháp kinh tế, trước tiên là quản lý thị trường, giá cả để tránh tăng giá một cách bất hợp lý nhân điều chỉnh tỷ giá, nhưng quan trọng vẫn là đẩy mạnh tuyên truyền.
Theo sơ bộ đánh giá những ngày qua thì đa phần các nhà đầu tư, doanh nghiệp… là không ngạc nhiên lắm, bởi sự chênh lệch giữa tỷ giá thị trường và ngân hàng đã đến gần 10% rồi.
Cần làm rõ việc điều chỉnh tỷ giá nhằm mang lại lợi ích chung của quốc gia, ổn định vĩ mô tốt thì kinh doanh tốt hơn trong dài hạn.
Như ở trên ông có nói, đã tồn tại sự chênh lệch quá lâu giữa tỷ giá chính thức và thị trường, vậy phải chăng vì “nín” lâu quá, nên nay “thả” có phần quá mạnh?
Phải nhìn nhận trong năm 2010, sức ép lạm phát hết sức là lớn, nhất là vào những tháng cuối năm. Vẫn biết rằng mặt tích cực của tăng tỷ giá là khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập siêu, qua đó điều chỉnh cán cân thương mại, cải thiện cán cân thanh toán. Nhưng mặt trái là hàng hóa nhập khẩu thì sẽ bị ảnh hưởng, giá thành tăng cao, gây sức ép lên lạm phát.
Trong khi đó, mục tiêu năm 2010 là tập trung cao cho ổn định vĩ mô, ưu tiên kiềm chế lạm phát. Hơn nửa năm tỷ giá không điều chỉnh mà CPI đã lên đến 11,75% rồi, nếu mà điều chỉnh thì chắc chắn con số này còn cao hơn.
Việc quá lâu không điều chỉnh tỷ giá cũng có tác động không tốt, nhưng đó là sự không thể khác được.
Nhưng sang năm 2011, Ủy ban Kinh tế vẫn nhấn mạnh ưu tiên ổn vĩ mô và Quốc hội đã quyết mức lạm phát không quá 7%. Vậy thì áp lực lạm phát vẫn đang rất lớn?
Kiềm chế lạm phát không có nghĩa là mãi mãi không tăng tỷ giá, mà chỉ có thể giãn trong một thời gian nhất định, vì còn phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của nền kinh tế nữa.
Năm 2011 mục tiêu vẫn là ổn định vĩ mô, nhưng vẫn phải hài hòa giữa hai yêu cầu điều chỉnh tỷ giá và kiềm chế lạm phát.
Nhớ lại trước kỳ họp Quốc hội thứ tám (cuối năm 2010), khi xây dựng kế hoạch cho năm 2011 thì dự báo lạm phát năm qua chỉ khoảng 8% thôi, nên mới đặt chỉ tiêu cho năm nay là 7%. Và nếu thực sự năm 2010 kiểm soát được như thế thì năm 2011 có thể phấn đấu đạt được mục tiêu không quá khó khăn.
Nhưng thực tế, con số lạm phát lên đến 11,75% của năm qua đã làm cho khả năng kiềm chế lạm phát như chỉ tiêu Quốc hội đã thông qua của năm nay trở nên mong manh.
Liệu khả năng kiềm chế lạm phát có càng thêm mong manh trước sự điều chỉnh tỷ giá như vừa qua không, thưa ông?
Hiện nay mới là tháng 2 nên vẫn có thể có hy vọng. Năm 2011, giá hàng hóa trên thị trường quốc tế có thể không tăng cao như năm 2010. Nếu như biết rút kinh nghiệm từ những năm trước về điều hành giá cả, giữ được thị trường tài chính, tiền tệ ổn định hơn, đặc biệt là các giải pháp vĩ mô giảm tổng cầu của nền kinh tế, thì hy vọng sẽ đạt được mức lạm phát 7% như mong muốn, mặc dù không đơn giản.
Ở trên ông đã nói, chính sách luôn có hai mặt. Tỷ giá tăng thì các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thuận, nhưng các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng rất lớn?
Tất nhiên là khi chính sách đưa ra tất yếu là phải tính đến tác động tích cực và tiêu cực. Từ đó tính toán phương án cho phù hợp.
Theo tôi, việc lựa chọn thời điểm, tính toán bước đi và đưa ra quyết định cuối cùng như thế là hợp lý, chấp nhận được.
Điều chỉnh để mang lại lòng tin
Thưa ông, mục tiêu hàng đầu được ưu tiên trong năm nay là ổn định vĩ mô. Theo ông, nên nhìn nhận thế nào việc điều chỉnh mạnh tỷ giá khi đặt trong yêu cầu thực hiện mục tiêu đó?
Hiện có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng một bộ phận người dân sẽ mất lòng tin vào giá trị của VND và vào sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Nhưng suy nghĩ như vậy là nặng về cảm tính chứ các nhà chuyên môn thì nghĩ khác, theo hướng tích cực hơn.
Họ sẽ nhìn vào thực tế là chính sách này sẽ tác động thế nào đến nền kinh tế. Như đã nói, việc điều chỉnh tỷ giá được thực hiện khi cán cân thanh toán thâm hụt, cần hạn chế nhập siêu và thị trường thì kỳ vọng quá lớn. Và điều chỉnh tỷ giá chính là để góp phần cân đối vĩ mô.
Điều chỉnh tỷ giá chính là để mang lại lòng tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, họ hiểu rằng đó là việc làm đúng hướng, rằng chúng ta đang hướng tới mục tiêu hàng đầu là tiến tới cân bằng cán cân thương mại.
Như vậy đây là giải pháp cần thiết để ổn định vĩ mô?
Chính xác là như vậy.
Cá nhân ông dự báo như thế nào về phản ứng của thị trường chứng khoán trước điều chỉnh tỷ giá?
Tôi cho rằng hiện nay thị trường chứng khoán có hai nhóm nhà đầu tư. Nhóm nhà đầu tư chuyên nghiệp là các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, họ có chuyên môn phân tích và không ngạc nhiên vì động thái này nằm trong dự báo của họ. Điều chỉnh tỷ giá có tác động tích cực đến kinh tế vĩ mô, đó là dấu hiệu tích cực nên họ sẽ có động thái ứng xử trên thị trường theo chiều hướng tích cực trong lĩnh vực đầu tư.
Tuy nhiên các nhà đầu tư không chuyên nghiệp khi thấy bước điều chỉnh quá lớn cũng có thể có thể ít nhiều hoang mang làm cho thị trường xao động đôi chút. Song nếu có thái độ đó chỉ là trong ngắn hạn còn sau đó sẽ bị dẫn dắt bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Cho nên tôi cho rằng về lâu dài chính sách này có tác động tích cực hơn tiêu cực và tăng lòng tin với nhà đầu tư, đặc biệt là với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng lãi suất hiện đang quá cao, song tỷ giá tăng khiến cơ hội giảm lãi suất trong ngắn hạn sẽ giảm đi?
Lãi suất cần có bài giải theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn có nhiều quan điểm hết sức khác nhau giữa các nhà kinh tế về vấn đề này.
Quan điểm thứ nhất là không thể giảm lãi suất vì sức ép lạm phát, cần thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách áp dụng lãi suất cao.
Quan điểm thứ hai cho rằng lãi suất cao sẽ gây khó khăn cho cho các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Tôi thì theo quan điểm nhìn nhận dung hòa. Về lý thuyết tôi nhất trí là lạm phát cao cần thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ hơn chút nữa. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay tôi vẫn ủng hộ quan điểm xem xét giảm dần lãi suất.
Việc chính sách tiền tệ thắt chặt với lãi suất giảm bớt nghe chừng có vẻ mâu thuẫn, nhưng nếu đi sâu phân tích thì nó cũng có cái lý của nó. Hiện nay ngoài nguyên nhân do lạm phát cao phải đảm bảo lãi suất thực dương còn có yếu tố mang tính kỹ thuật làm cho lãi suất cao một cách không cần thiết.
Lịch sử mấy chục năm hoạt động của ngân hàng dường như chưa bao giờ có tình trạng người dân và doanh nghiệp áp đặt lãi suất tiền gửi với ngân hàng, mặc cả với ngân hàng, gây sức ép với ngân hàng như hiện nay. Bên cạnh tác động của chính sách thì bản thân các ngân hàng cũng cần cân nhắc về thái độ ứng xử và tôn trọng quy luật của thị trường.
Chúng ta biết số lượng ngân hàng hiện nay là rất lớn, cạnh tranh khá cao nhưng lại chưa hội tụ được theo hướng tích cực nên dẫn đến tình trạng như đã nói trên và đẩy lãi suất lên cao không cần thiết. Nếu có sự phối hợp từ chính sách và từ nhận thức cũng như biện pháp từ chính các ngân hàng thì vẫn có thể giảm lãi suất ở mức hợp lý hơn.
Tôi xin nói rõ thêm là cứ cho bây giờ mục tiêu kiềm chế 7% lạm phát là khó đi, song khả năng dưới 10% thì không phải là quá khó. Nhưng lãi suất tiền gửi đã đến 14% thì quá xa thực tế.
Tại sao lại như vậy? Từng ngân hàng đều nói thanh khoản tốt, vốn khả dụng đảm bảo mà vẫn cứ đua nhau tăng lãi suất tiền gửi để đến mức phải áp dụng trần lãi suất. Thực tế này khiến người không có chuyên môn cũng phải đặt câu hỏi tại sao.
Có gì đó bất hợp lý trên thị trường tiền tệ? Phải chăng hiện nay dòng chảy tiền tệ đang chậm lại, đọng lại, ngân hàng nào cũng giữ tiền nhiều, sự tin tưởng của từng ngân hàng vào thị trường giảm sút, vì thế mà lãi suất tăng lên chăng, phải đặt ra những câu hỏi đó để có biện pháp giải quyết.
Tôi không đi sâu vào chi tiết nhưng rõ ràng phải xác định là có “bệnh” nào đó về mặt kỹ thuật và phải xử lý bằng kỹ thuật, chứ không đơn thuần bằng chính sách vĩ mô.
Thưa ông, việc tăng tỷ giá chắc hẳn cũng sẽ tác động không nhỏ đến khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam và nhất là của các doanh nghiệp?
Đương nhiên điều chỉnh tỷ giá thì nợ ngoại tệ khi tính ra VND đều bị tăng lên, đó là điều cần phải tính tới khi lựa chọn điều chỉnh tỷ giá. Bên cạnh đó các doanh nghiệp vay ngoại tệ vẫn chịu rủi ro hối đoái vì Việt Nam chưa áp dụng các công cụ phân tán rủi ro.
Ở nước ngoài thì tỷ giá thậm chí có tăng, giảm đến 30%/năm cũng không có vấn đề gì cho doanh nghiệp, vì đã áp dụng công cụ chống rủi ro hối đoái và tính toán hết các chi phí đưa vào giá thành rồi. Như vậy thì có thể phân tán rủi ro cho toàn xã hội, như một hình thức bảo hiểm vậy.
Ở nước ta thì công cụ chống rủi ro hối đoái trên thị trường hối đoái chưa phát triển nên cũng có hạn chế phần nào với các doanh nghiệp đồng thời gây khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách.
Vì thế thời gian tới đây tới đây thị trường tài chính cũng đặt ra yêu cầu phải phát triển mạnh và sâu hơn nữa để có các công cụ chống rủi ro hối đoái.
Nguồn: Vneconomy.vn
Bauxite Việt Nam
1. Sau điều chỉnh tỷ giá cần có giải pháp toàn diện
Vũ Quang Việt
(VEF.VN) - Điều chỉnh tỷ giá sẽ tăng lạm phát trong ngắn hạn, và nếu Việt Nam không giữ được giá không tăng thêm bằng các chính sách tín dụng, tiền tệ, tài chính công phù hợp sẽ biến nó thành lạm phát dài hạn và đòi hỏi điều chỉnh tiếp, tạo thành một vòng xoáy lạm phát - TS. Vũ Quang Việt cảnh báo.
1. Quyết định điều chỉnh tỷ giá là điều không thể không làm. Vì hai lý do. Thứ nhất, có sự cách biệt lớn giữa giá Ngân hàng Nhà nước quyết định và giá trên thị trường do đó không ai dại gì, kể cả doanh nghiệp nhà nước có đô la do xuất khẩu, lại đem tiền vào ngân hàng đổi.
Vì vậy, đưa đến lý do thứ hai là dự trữ ngoại tệ đang giảm xuống thấp tới mức báo động, có thể làm mất khả năng nhập khẩu và trả nợ, làm đình đốn sản xuất. Như thế, không điều chỉnh tỷ giá thì không được, mà điều chỉnh thì phải có biện pháp đối phó ngay với lạm phát. Biện pháp đòi hỏi hy sinh, kể cả làm giảm sút tốc độ tăng GDP.
2. Đúng là khi đồng tiền Việt bị định giá thấp, hàng nhập theo giá đồng Việt tăng lên ngay, nhưng hàng xuất (tính theo giá đồng đô) cũng tăng lên khi chuyển thành tiền Việt. Người xuất khẩu không thiệt gì, mà còn có lợi, nếu như việc làm hàng xuất tạo ra giá trị gia tăng. Và việc tăng giá này là điều "có thể" chỉ xảy ra một lần.
Nó "có thể" như thế nếu như Chính phủ có các biện pháp khác để lạm phát không tiếp tục và do đó không đòi hỏi tiếp tục phá giá tiếp. Nếu Chính phủ vẫn làm như đã từng làm cho đến ngày hôm nay thì lạm phát sẽ trở nên ngày càng khó kiểm soát. Đó là tình trạng từ năm 2007 đến nay.
3. Khi điều chỉnh tỷ giá tăng lên, người nhập khẩu để làm hàng tiêu dùng trong nước, phải trả bằng đồng Việt Nam nhiều hơn trước, do đó phải tìm cách giảm chi phí sản xuất như dùng vật tư hàng nội thay thế vật tư phải nhập hoặc phải phá sản, chuyển đổi sản xuất. Người tiêu dùng phải trả giá hàng nhập cao hơn do đó phải giảm chi tiêu cho hàng nhập, mua hàng làm ở trong nước.
Không phải nhập khẩu chủ yếu là phục vụ sản xuất trong nước khi nhìn thấy chỉ có 10% hàng là trực tiếp được vào tiêu dùng ngay không qua chế biến. Cần thấy rằng nhập vật tư làm xe hơi, xe máy và sắt thép, cũng như các vật liệu xây nhà ở cao cấp là nhằm phục vụ tiêu dùng chứ đâu nhằm làm hàng xuất khẩu. Do đó nhập khẩu để làm những hàng này là để phục vụ tiêu dùng trong nước. Tăng giá là nhằm giảm chi tiêu, chuyển đổi sản xuất, kể cả đóng cửa các hoạt động không cần thiết nhằm làm lành mạnh hóa nền kinh tế. Các nhà kinh tế Việt Nam có thể dễ dàng tính xem nhập khẩu nhằm phục vụ tiêu dùng trong nhiều năm qua như thế nào. Nhưng chưa thấy ai làm.
4. Cũng thế, giá điện và xăng quá thấp cho nên Việt Nam dùng điện và xăng để sản xuất 1 giá trị sản phẩm nhiều hơn Trung Quốc (hơn 50%), còn Trung Quốc thì dùng gấp 2 lần Mỹ. Trung Quốc cũng dùng gấp 3 lần hơn Mỹ các nguyên liệu nói chung, tức là họ đào thiên nhiên ra để phục vụ xuất khẩu. Nhưng Trung Quốc làm ra tiền có ngoại tệ để dành, còn Việt Nam thì dựa vào kiều hối và vay mượn nước ngoài. Đây cũng là lý do có nhiều công ty muốn sang Việt Nam sản xuất thép vì giá điện, xăng rẻ, và khá tự do trong việc thải các chất ô nhiễm. Cho nên việc tăng giá điện, xăng là điều phải làm.
5. Tuy nhiên, với những câu hô "quyết liệt" trong việc nâng giá vừa qua, tôi hy vọng là việc điều chỉnh tỷ giá lần này được làm một cách tổng thể bài bản, đặc biệt là đã có kế hoạch sẵn sàng ngăn chặn, cắt bỏ chi tiêu đầu tư mạnh tay của Nhà nước và doanh nghiệp quốc doanh. Nếu không, lạm phát sẽ nhanh chóng bùng nổ và nền kinh tế sẽ có nguy cơ rơi vào khủng hoảng.
Lãi suất tất phải cao, điều này tất nhiên ảnh hưởng ngay đến hoạt động của doanh nghiệp tư nhân, sản xuất nhỏ, khu vực tạo ra công ăn việc làm. Để làm giảm ảnh hưởng đến họ thì tín dụng cấp cho quốc doanh phải giảm mạnh, như vậy mới có nguồn tín dụng cung cấp cho doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa. Muốn giảm mạnh tín dụng cho quốc doanh thì chỉ có cách cắt bỏ các kế hoạch đầu tư chưa cần thiết, với mục đích chính là đạt tốc độ tăng GDP cao.
Đối với quốc doanh thì lãi suất cao cũng chẳng có tác dụng đáng kể đến quyết định đầu tư của họ, ngân hàng quốc doanh và ngân sách vẫn nhận được lệnh cung cấp, họ cũng không sợ mất vốn hay lỗ vì có Nhà nước "chống lưng". Lạm phát có ở mức cao hơn 20% mà tỷ lệ lãi 2% vẫn được coi là làm ăn có lãi.
Lãi suất cao là biện pháp hữu hiệu nhằm chống lạm phát và điều hành việc phân phối tín dụng. Khi nào lạm phát xuống, lãi suất sẽ giảm. Điều này đã được thực hiện trong giải pháp chống lạm phát đầu những năm 90.
Để điều chỉnh lãi suất xảy ra nhanh chóng và chống việc ngân hàng lạm dụng tình thế để làm lời, Ngân hàng Nhà nước có thể ra lệnh cho ngân hàng quốc doanh tính lãi suất cho vay cao hơn lãi suất ký gửi, là 2% chẳng hạn. Ngân hàng quốc doanh thuộc nhà nước, do đó nhà nước hoàn toàn có thể điều hành theo ý muốn. Không cần ra lệnh cho ngân hàng tư doanh, nhưng ngân hàng tư doanh sẽ phải chạy theo vì phải cạnh tranh nhằm bảo vệ thị phần. Tín dụng từ ngân hàng quốc doanh chiếm tuyệt đại số lượng tín dụng cho nên việc điều hành như thế là khả thi. Chỉ sợ qui định không được tuân thủ.
6. Dựa vào những phát biểu như hiện nay của nhà quản lý, tôi nghi ngờ việc Việt Nam đã có trong tay một kế hoạch bài bản nhằm đối phó với tình hình hiện nay. Tôi nghĩ các nhà chức trách nên trình bày rõ ràng trước dư luận bài bản sẽ được thực hiện.
7. Điều chỉnh tỷ giá sẽ tăng lạm phát trong ngắn hạn và lạm phát trong ngắn hạn này nếu không được điều chỉnh nhằm giữ cho giá không tăng thêm bằng các chính sách tín dụng, tiền tệ, và tài chính công phù hợp sẽ biến nó thành lạm phát dài hạn và đòi hỏi phá giá tiếp, tạo thành một vòng xoáy lạm phát. Lúc đó tốc độ tăng GDP có thể giảm hoặc âm mà lạm phát lại ở mức phi mã.
VQV
* TS. Vũ Quang Việt từng là chuyên viên cao cấp, Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia Cục Thống kê Liên Hợp Quốc (United Nations Statistics Division).
Nguồn: Vietnamnet.vn
2. Điều chỉnh tỷ giá: “Nhà chuyên môn nghĩ khác”
Nguyên Thảo Phỏng vấn ông Vũ Viết Ngoạn
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Vũ Viết Ngoạn.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Vũ Viết Ngoạn nhìn nhận về tác động điều chỉnh tỷ giá
Điều chỉnh tỷ giá sẽ có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán và là biện pháp cần thiết để ổn định vĩ mô, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Vũ Viết Ngoạn, khẳng định khi trao đổi với VnEconomy.
Tuy nhiên, ông Ngoạn cũng cho rằng cần có các biện pháp đi kèm để hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực của sự điều chỉnh.
Tích cực nhiều hơn
Thưa ông, tỷ giá tăng mạnh cuối tuần qua có nằm trong dự liệu của Ủy ban Kinh tế hay không?
Chính sách tỷ giá là công cụ điều hành của Chính phủ để điều chỉnh nền kinh tế, nhưng mặt khác tỷ giá cũng là hệ quả của nhiều yếu tố cân đối của nền kinh tế. Trong đó quan trọng nhất là cân đối ngoại tệ của quốc gia và cán cân thanh toán. Trong điều kiện nhập siêu diễn ra liên tục nhiều năm qua, thì điều chỉnh tỷ giá chính là để góp phần điều chỉnh nhập siêu, điều chỉnh cán cân thương mại và qua đó cải thiện cán cân thanh toán tích cực hơn.
Cũng cần nói rằng trong năm 2010 chỉ có hai lần điều chỉnh tỷ giá, trước đó vào cuối năm 2009 cũng có một lần điều chỉnh vào tháng 11. Như vậy cũng khá lâu tỷ giá mới được điều chỉnh.
Chỉ có một điểm khác là lần điều chỉnh này khá lớn (9,3%), trước đây chỉ dao động quanh 2% đến 3%. Đây là mức điều chỉnh rất mạnh từ nhiều năm nay.
Bởi vậy cũng có những ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng nên tăng ít một, ít một, theo phương pháp tỷ giá “trườn bò”. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng nhiều tháng nay thị trường đã kỳ vọng tỷ giá sẽ điều chỉnh. Thời gian qua trên thị trường tự do tỷ giá có những lúc chênh lệch đến 10% so với tỷ giá chính thức.
Chính vì vậy, lần điều chỉnh này là để đưa tỷ giá chính thức sát với giá được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Với phân tích như vậy tôi cho rằng mức điều chỉnh vừa rồi là hợp lý.
Tuy nhiên, phương pháp nào thì [cũng] có hai mặt tích cực và tiêu cực. Quan trọng là làm thế nào để phát huy mặt tích cực và có biện pháp đi kèm để giảm thiểu tác động không tích cực của nó.
Ý của ông là mặt tích cực nhiều hơn?
Tích cực nhiều hơn. Bởi lẽ điều chỉnh tỷ giá sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên có một bộ phận người dân và doanh nghiệp thấy rằng điều chỉnh quá lớn, nên có phần hoang mang. Vì thế Nhà nước vẫn cần có biện pháp kinh tế và tuyên truyền để hạn chế những ứng xử có phần thái quá, gây bất lợi cho nền kinh tế.
Biện pháp đi kèm như thế nào thì thích hợp, thưa ông?
Quan trọng nhất là biện pháp kinh tế, trước tiên là quản lý thị trường, giá cả để tránh tăng giá một cách bất hợp lý nhân điều chỉnh tỷ giá, nhưng quan trọng vẫn là đẩy mạnh tuyên truyền.
Theo sơ bộ đánh giá những ngày qua thì đa phần các nhà đầu tư, doanh nghiệp… là không ngạc nhiên lắm, bởi sự chênh lệch giữa tỷ giá thị trường và ngân hàng đã đến gần 10% rồi.
Cần làm rõ việc điều chỉnh tỷ giá nhằm mang lại lợi ích chung của quốc gia, ổn định vĩ mô tốt thì kinh doanh tốt hơn trong dài hạn.
Như ở trên ông có nói, đã tồn tại sự chênh lệch quá lâu giữa tỷ giá chính thức và thị trường, vậy phải chăng vì “nín” lâu quá, nên nay “thả” có phần quá mạnh?
Phải nhìn nhận trong năm 2010, sức ép lạm phát hết sức là lớn, nhất là vào những tháng cuối năm. Vẫn biết rằng mặt tích cực của tăng tỷ giá là khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập siêu, qua đó điều chỉnh cán cân thương mại, cải thiện cán cân thanh toán. Nhưng mặt trái là hàng hóa nhập khẩu thì sẽ bị ảnh hưởng, giá thành tăng cao, gây sức ép lên lạm phát.
Trong khi đó, mục tiêu năm 2010 là tập trung cao cho ổn định vĩ mô, ưu tiên kiềm chế lạm phát. Hơn nửa năm tỷ giá không điều chỉnh mà CPI đã lên đến 11,75% rồi, nếu mà điều chỉnh thì chắc chắn con số này còn cao hơn.
Việc quá lâu không điều chỉnh tỷ giá cũng có tác động không tốt, nhưng đó là sự không thể khác được.
Nhưng sang năm 2011, Ủy ban Kinh tế vẫn nhấn mạnh ưu tiên ổn vĩ mô và Quốc hội đã quyết mức lạm phát không quá 7%. Vậy thì áp lực lạm phát vẫn đang rất lớn?
Kiềm chế lạm phát không có nghĩa là mãi mãi không tăng tỷ giá, mà chỉ có thể giãn trong một thời gian nhất định, vì còn phụ thuộc vào khả năng chịu đựng của nền kinh tế nữa.
Năm 2011 mục tiêu vẫn là ổn định vĩ mô, nhưng vẫn phải hài hòa giữa hai yêu cầu điều chỉnh tỷ giá và kiềm chế lạm phát.
Nhớ lại trước kỳ họp Quốc hội thứ tám (cuối năm 2010), khi xây dựng kế hoạch cho năm 2011 thì dự báo lạm phát năm qua chỉ khoảng 8% thôi, nên mới đặt chỉ tiêu cho năm nay là 7%. Và nếu thực sự năm 2010 kiểm soát được như thế thì năm 2011 có thể phấn đấu đạt được mục tiêu không quá khó khăn.
Nhưng thực tế, con số lạm phát lên đến 11,75% của năm qua đã làm cho khả năng kiềm chế lạm phát như chỉ tiêu Quốc hội đã thông qua của năm nay trở nên mong manh.
Liệu khả năng kiềm chế lạm phát có càng thêm mong manh trước sự điều chỉnh tỷ giá như vừa qua không, thưa ông?
Hiện nay mới là tháng 2 nên vẫn có thể có hy vọng. Năm 2011, giá hàng hóa trên thị trường quốc tế có thể không tăng cao như năm 2010. Nếu như biết rút kinh nghiệm từ những năm trước về điều hành giá cả, giữ được thị trường tài chính, tiền tệ ổn định hơn, đặc biệt là các giải pháp vĩ mô giảm tổng cầu của nền kinh tế, thì hy vọng sẽ đạt được mức lạm phát 7% như mong muốn, mặc dù không đơn giản.
Ở trên ông đã nói, chính sách luôn có hai mặt. Tỷ giá tăng thì các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thuận, nhưng các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng rất lớn?
Tất nhiên là khi chính sách đưa ra tất yếu là phải tính đến tác động tích cực và tiêu cực. Từ đó tính toán phương án cho phù hợp.
Theo tôi, việc lựa chọn thời điểm, tính toán bước đi và đưa ra quyết định cuối cùng như thế là hợp lý, chấp nhận được.
Điều chỉnh để mang lại lòng tin
Thưa ông, mục tiêu hàng đầu được ưu tiên trong năm nay là ổn định vĩ mô. Theo ông, nên nhìn nhận thế nào việc điều chỉnh mạnh tỷ giá khi đặt trong yêu cầu thực hiện mục tiêu đó?
Hiện có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng một bộ phận người dân sẽ mất lòng tin vào giá trị của VND và vào sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Nhưng suy nghĩ như vậy là nặng về cảm tính chứ các nhà chuyên môn thì nghĩ khác, theo hướng tích cực hơn.
Họ sẽ nhìn vào thực tế là chính sách này sẽ tác động thế nào đến nền kinh tế. Như đã nói, việc điều chỉnh tỷ giá được thực hiện khi cán cân thanh toán thâm hụt, cần hạn chế nhập siêu và thị trường thì kỳ vọng quá lớn. Và điều chỉnh tỷ giá chính là để góp phần cân đối vĩ mô.
Điều chỉnh tỷ giá chính là để mang lại lòng tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, họ hiểu rằng đó là việc làm đúng hướng, rằng chúng ta đang hướng tới mục tiêu hàng đầu là tiến tới cân bằng cán cân thương mại.
Như vậy đây là giải pháp cần thiết để ổn định vĩ mô?
Chính xác là như vậy.
Cá nhân ông dự báo như thế nào về phản ứng của thị trường chứng khoán trước điều chỉnh tỷ giá?
Tôi cho rằng hiện nay thị trường chứng khoán có hai nhóm nhà đầu tư. Nhóm nhà đầu tư chuyên nghiệp là các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, họ có chuyên môn phân tích và không ngạc nhiên vì động thái này nằm trong dự báo của họ. Điều chỉnh tỷ giá có tác động tích cực đến kinh tế vĩ mô, đó là dấu hiệu tích cực nên họ sẽ có động thái ứng xử trên thị trường theo chiều hướng tích cực trong lĩnh vực đầu tư.
Tuy nhiên các nhà đầu tư không chuyên nghiệp khi thấy bước điều chỉnh quá lớn cũng có thể có thể ít nhiều hoang mang làm cho thị trường xao động đôi chút. Song nếu có thái độ đó chỉ là trong ngắn hạn còn sau đó sẽ bị dẫn dắt bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Cho nên tôi cho rằng về lâu dài chính sách này có tác động tích cực hơn tiêu cực và tăng lòng tin với nhà đầu tư, đặc biệt là với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng lãi suất hiện đang quá cao, song tỷ giá tăng khiến cơ hội giảm lãi suất trong ngắn hạn sẽ giảm đi?
Lãi suất cần có bài giải theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn có nhiều quan điểm hết sức khác nhau giữa các nhà kinh tế về vấn đề này.
Quan điểm thứ nhất là không thể giảm lãi suất vì sức ép lạm phát, cần thắt chặt chính sách tiền tệ bằng cách áp dụng lãi suất cao.
Quan điểm thứ hai cho rằng lãi suất cao sẽ gây khó khăn cho cho các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Tôi thì theo quan điểm nhìn nhận dung hòa. Về lý thuyết tôi nhất trí là lạm phát cao cần thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ hơn chút nữa. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay tôi vẫn ủng hộ quan điểm xem xét giảm dần lãi suất.
Việc chính sách tiền tệ thắt chặt với lãi suất giảm bớt nghe chừng có vẻ mâu thuẫn, nhưng nếu đi sâu phân tích thì nó cũng có cái lý của nó. Hiện nay ngoài nguyên nhân do lạm phát cao phải đảm bảo lãi suất thực dương còn có yếu tố mang tính kỹ thuật làm cho lãi suất cao một cách không cần thiết.
Lịch sử mấy chục năm hoạt động của ngân hàng dường như chưa bao giờ có tình trạng người dân và doanh nghiệp áp đặt lãi suất tiền gửi với ngân hàng, mặc cả với ngân hàng, gây sức ép với ngân hàng như hiện nay. Bên cạnh tác động của chính sách thì bản thân các ngân hàng cũng cần cân nhắc về thái độ ứng xử và tôn trọng quy luật của thị trường.
Chúng ta biết số lượng ngân hàng hiện nay là rất lớn, cạnh tranh khá cao nhưng lại chưa hội tụ được theo hướng tích cực nên dẫn đến tình trạng như đã nói trên và đẩy lãi suất lên cao không cần thiết. Nếu có sự phối hợp từ chính sách và từ nhận thức cũng như biện pháp từ chính các ngân hàng thì vẫn có thể giảm lãi suất ở mức hợp lý hơn.
Tôi xin nói rõ thêm là cứ cho bây giờ mục tiêu kiềm chế 7% lạm phát là khó đi, song khả năng dưới 10% thì không phải là quá khó. Nhưng lãi suất tiền gửi đã đến 14% thì quá xa thực tế.
Tại sao lại như vậy? Từng ngân hàng đều nói thanh khoản tốt, vốn khả dụng đảm bảo mà vẫn cứ đua nhau tăng lãi suất tiền gửi để đến mức phải áp dụng trần lãi suất. Thực tế này khiến người không có chuyên môn cũng phải đặt câu hỏi tại sao.
Có gì đó bất hợp lý trên thị trường tiền tệ? Phải chăng hiện nay dòng chảy tiền tệ đang chậm lại, đọng lại, ngân hàng nào cũng giữ tiền nhiều, sự tin tưởng của từng ngân hàng vào thị trường giảm sút, vì thế mà lãi suất tăng lên chăng, phải đặt ra những câu hỏi đó để có biện pháp giải quyết.
Tôi không đi sâu vào chi tiết nhưng rõ ràng phải xác định là có “bệnh” nào đó về mặt kỹ thuật và phải xử lý bằng kỹ thuật, chứ không đơn thuần bằng chính sách vĩ mô.
Thưa ông, việc tăng tỷ giá chắc hẳn cũng sẽ tác động không nhỏ đến khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam và nhất là của các doanh nghiệp?
Đương nhiên điều chỉnh tỷ giá thì nợ ngoại tệ khi tính ra VND đều bị tăng lên, đó là điều cần phải tính tới khi lựa chọn điều chỉnh tỷ giá. Bên cạnh đó các doanh nghiệp vay ngoại tệ vẫn chịu rủi ro hối đoái vì Việt Nam chưa áp dụng các công cụ phân tán rủi ro.
Ở nước ngoài thì tỷ giá thậm chí có tăng, giảm đến 30%/năm cũng không có vấn đề gì cho doanh nghiệp, vì đã áp dụng công cụ chống rủi ro hối đoái và tính toán hết các chi phí đưa vào giá thành rồi. Như vậy thì có thể phân tán rủi ro cho toàn xã hội, như một hình thức bảo hiểm vậy.
Ở nước ta thì công cụ chống rủi ro hối đoái trên thị trường hối đoái chưa phát triển nên cũng có hạn chế phần nào với các doanh nghiệp đồng thời gây khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách.
Vì thế thời gian tới đây tới đây thị trường tài chính cũng đặt ra yêu cầu phải phát triển mạnh và sâu hơn nữa để có các công cụ chống rủi ro hối đoái.
Nguồn: Vneconomy.vn
Vì sao Trung Quốc đang tức giận?
Nguyễn Hoàng Hà
Mấy tháng nay liên tục báo chí tại Hồng Kông và tại Thượng Hải đều đăng hàng loạt những lời phát biểu của nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc nhưng với các bút danh khác nhau, nói về sự tức giận của Bắc Kinh trước một "liên minh" gồm các nước láng giềng với Mỹ để đối đầu với Trung Quốc. Ngày 5/02/2011, trên tạp chí Trung Quốc cầu thị có bài nói về việc Bắc Kinh quan ngại trước khả năng các nước láng giềng tham gia một «liên minh chống Trung Quốc» do Mỹ dẫn đầu. Bài viết gợi ý một «chiến lược 7 hướng», sử dụng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc để tạo dựng một liên minh mới, ngăn chặn ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực. Bài báo đặc biệt chĩa mũi nhọn vào việc lên án Mỹ đã là kẻ chủ chốt lôi kéo liên kết với những nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Úc, Philippines, Indonesia và Hàn Quốc.
Có thể thấy những lời mà các bài báo này viết đang vượt dần ra ngoài ngôn ngữ ngoại giao thông thường, tỏ ra tức tối, quy tội rất nặng đối với người bạn đồng minh lâu nay là Hoa Kỳ: «điều đặc biệt không thể dung thứ được là Mỹ đã trắng trợn khuyến khích các nước láng giềng của Trung Quốc đi vào con đường chống Trung Quốc». Bài viết có tựa đề Trung Quốc đối phó thế nào với chiến lược của Mỹ kiềm chế Trung Quốc (How China deals with the U.S. strategy to contain China) xuất hiện trên trang mạng điện tử Anh ngữ Chinascope ngày 12/2/2011, dịch lại bài viết bằng Trung văn trên nguyệt san Qiushi (Cầu thị) là cơ quan ngôn luận chính thức của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc.
Những tiếng nói trên danh nghĩa của dân chúng Trung Quốc khiến cho bạn đọc khắp nơi trên thế giới và đặc biệt là Việt Nam phải quan tâm, nhưng bao lần khi phía Việt Nam hỏi nhà cầm quyền Trung Quốc về thái độ nước lớn và có ý hăm dọa các nước láng giềng, khơi mào phát động chiến tranh không phù hợp với chủ trương mà Trung Quốc đã ký kết với phía Việt Nam, thì luôn được trả lời rằng: "Đó là tiếng nói của nhân dân. Nhân dân có quyền bày tỏ các chính kiến quan điểm của mình về mọi vấn đề và không phải là tiếng nói của Đảng và Nhà nước Trung Quốc".
Nhưng nay, khi chú ý đến lời phát ngôn vô cùng cao ngạo của nhà lãnh đạo cao cấp trong bộ máy Đảng và Nhà nước Trung Quốc là ông Từ Vận Hồng (Xu Yunhong), một Ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, chuyên lo về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, được đăng tải trên tạp chí Qiushi ngày 10/12/2010 thì vấn đề đã khác. Sau khi vạch ra chiến lược 6 mặt của Hoa Kỳ nhằm chế ngự Trung Quốc, ông ta đã đề nghị chiến lược 7 hướng chống lại bằng những biện pháp rất tinh vi và nguy hiểm, chủ yếu dựa vào sức mạnh về kinh tế và quân sự của một Trung Quốc mạnh như: “các nước láng giềng đang bị thâm thủng mậu dịch rất lớn với Trung Quốc, nếu làm cho Trung Quốc khổ thì họ khốn khổ hơn. Ðây là mặt chiến tranh kinh tế, Bắc Kinh sẽ tận dụng với các ưu thế hiển nhiên… Vũ khí mạnh nhất của Trung Quốc ngày nay là gì? Đó là sức mạnh kinh tế, đặc biệt là dự trữ ngoại tệ của chúng ta. Vấn đề then chốt là sử dụng tốt sức mạnh này”. Tác giả Từ Vận Hồng nhấn mạnh, «Trung Quốc cần đưa ra một tín hiệu rõ ràng cho các nước láng giềng biết rằng chúng ta không sợ chiến tranh và chúng ta chuẩn bị để có thể tiến hành chiến tranh bất kỳ lúc nào nhằm bảo vệ các quyền lợi của chúng ta», rằng «thương mại quốc tế cần Trung Quốc hơn là Trung Quốc cần» và tăng cường sức mạnh kinh tế Trung Quốc là «những cách thức có hiệu quả nhất để tránh chiến tranh».
Sau khi lên án gay gắt Hoa Kỳ về việc kích động các nước Đông Nam Á để tạo một mặt trận chống Trung Quốc, ông Hồng nói: “Mỹ thường xuyên thuyết phục Nam Hàn, Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác là láng giềng của Trung Quốc tham dự tập trận hải quân chung ở biển Nam Trung Hoa” (tức Biển Ðông). Bài viết trên tạp chí Qiushi nói. “Mục đích của họ rất rõ: bao vây Trung Quốc bằng quân sự”.
Ðể đối phó lại, có thể nói Từ Vận Hồng đã chẳng giấu giếm tỏ thẳng thái độ của một đế chế nước lớn như sau: “Nếu bạn bè tới, chúng ta mời họ uống rượu. Nếu chó rừng tới, chúng ta có súng cho chúng”.
Người ta thử hỏi, làm thế nào để làm người bạn thân của Trung Quốc? Phải chăng Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á phải từ nay công nhận đường hàng hải quốc tế trên Biển Đông là của Trung Quốc và khi vào đây phải xin phép họ, hoặc có thể khi cần họ sẽ bắt các tàu những nước vào khu vực này phải nộp tiền lộ phí cho họ chăng? Và khi không thích ai, khi cơm canh không ngon ngọt là họ có thể cấm không cho tàu bất kỳ nước nào đó ra vào khu vực này?
Nước Mỹ là một đại cường quốc đã có mặt trên tuyến lộ này từ những thập kỷ 1780 và là người được mệnh danh là chủ soái Biển Đông với Hạm đội 7 trong những năm 1964 đến 1975 mà huyết mạch kinh tế với Nhật, Nam Triều Tiên chiếm 45 % kinh tế buôn bán quốc tế nay phải xin phép Trung Quốc chăng? Các quốc gia Nhật, Nam Hàn, Nga, v.v. từ nay muốn xuống phía Nam và các quốc gia như Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Úc, v.v. muốn buôn bán với thế giới bên ngoài cũng phải xin phép Trung Nam Hải chăng? Còn Việt Nam, nước chủ nhân của vùng biển này nay cũng phải tuân thủ xin phép ông hàng xóm để được đi lại trên chính vùng biển của mình? Thật là một đạo lý ngược không có tiền lệ trong quan hệ quốc tế xưa nay mà chỉ có “ông hoàng Trung Hoa” thời hiện đại mới có luật rừng luật biển kiểu đó.
Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết (trái) bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Đứng giữa là Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Ảnh: Reuters
Khi biết rằng dù cho nhiều tàu chiến, hạm đội, tàu ngầm và các phương tiện mạnh nhất của mình đi lại khu vực này, hay thường xuyên bỏ những số tiền khổng lồ cho các cuộc tập trận với sự phối hợp đủ loại binh chủng hiện đại ngầm răn đe các quốc gia không có hiệu quả, thậm chí lại bị phản tác dụng, thì các quốc gia Đông Nam Á kiên quyết đưa vấn đề Biển Đông ra trước hội nghị quốc tế. Thay bằng giải pháp giải quyết song phương, nay họ chỉ chấp nhận cách làm việc đa phương; hội nghị các quốc gia Đông Nam Á tại Hà Nội vừa qua đã chứng minh quyết tâm đó. Lại nữa, các cuộc tập trận "Hổ Mang Vàng" lớn nhất trong lịch sử từ trước đến nay đang được diễn ra giữa quân đội Hoa Kỳ và một loạt quốc gia Đông Nam Á đã cho thấy Trung Quốc không thể trông chờ cách giải quyết bằng sức mạnh quân sự được. Người ta đặc biệt đánh giá cao sự thành công của ngoại giao Việt Nam trong việc quốc tế hóa vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông năm 2010; và nay dư luận quốc tế rất quan tâm đến Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) mới đây diễn ra ở Hà Nội với sự tham gia của Hoa kỳ và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tại hội nghị này chắc chắn bản thông điệp mạnh mẽ và đầy tính thống nhất cao sẽ khiến Trung Quốc phải ngồi để suy nghĩ, đó là: Mỹ đề xuất tổ chức ADMM+ thường xuyên hơn. Ông R. Scher, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Nam Á, cho rằng cần xem xét tiến hành Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) thường xuyên hơn.
Các Bộ trưởng Quốc phòng bàn chuyện hợp tác hòa bình ở Hội nghị ADMM+ đầu tiên tại Hà Nội. Ảnh: qdnd.vn
Về quân sự, rõ ràng Trung Quốc không thể dựa vào những gì hiện có để có thể lấn át khối đoàn kết vững chắc này một khi nó trở thành một liên minh.
Còn về kinh tế thì Trung Quốc là quốc gia truyền thống sống bằng xuất khẩu, một khi các nước tẩy chay hay cấm vận kinh tế thì ông chủ hàng nhái này phải ngồi khóc mà thôi, sao có thể nói lấy kinh tế đe dọa người? Lại nữa, với dân số hàng tỷ người, khi đất canh tác ngày càng bị đô thị hóa làm teo nhỏ lại, tình trạng hạn hán, sa mạc hóa từ Nội Mông tiến đến gần sát chân Thượng Hải, thử hỏi nếu Trung Quốc chơi bài dùng cấm vận kinh tế Việt Nam thì sẽ ra sao? Chắc chắn là nạn đói xảy ra ở Trung Quốc, dù trong tay họ có cả một núi tiền! Trung Quốc thừa hiểu 45% gạo cung cấp cho đất nước này là đến từ Việt Nam qua các cửa khẩu bằng đường chính thức và cả đường lái buôn tư nhân. Nếu Thái Lan cùng phối hợp hành động, một khi Trung Quốc muốn dùng cách vẫn làm là "lấy tiền để lên mặt kẻ khác" thì cái dạ dày của họ bị thắt lại trước tiên. Lợi thế này là của Việt Nam và các nước trong vùng sông Mêkông.
Trung Quốc thừa biết quan hệ buôn bán với Trung Quốc lợi cho Việt Nam và các quốc gia nhỏ bé ít, mà chịu đòn nhập siêu lớn thì nhiều. Những hàng ế, kém phẩm chất, và có khi độc hại thường các nước này đã phải lãnh đủ. Vậy nếu chấm dứt nó thì lợi hay hại cho Trung Quốc đây? Như vậy lời cố vấn chiến lược của ông Từ Vận Hồng là lời xui dại hay xui khôn lãnh đạo Trung Quốc đây?
Dư luận biết rằng phía Việt Nam đã hết sức nhún nhường với ông hàng xóm rất khó chịu này, những cuộc đàm phán song phương đã diễn ra, nhưng "tình hữu nghị" và các “chữ vàng” hình như Bắc Kinh đã cất sâu vào ngăn kéo, thay vào đó trên bàn thương thảo chỉ là bản đồ hàng hải đường lưỡi bò cùng thái độ vô cảm và sự ngộ nhận đến lạ lùng: “chẳng những đường biển quốc tế mà cả khu biển thuộc chủ quyền của Việt Nam Trung Quốc vẫn khăng khăng tuyên thệ là của mình dù chẳng có một chút nhỏ bằng chứng lịch sử nào”.
Vậy với lý do gì mà Trung Quốc tức giận?
Có lẽ vì họ đã có thói quen là các nước nhỏ không được phép đòi sự bình đẳng, công bằng và chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của mình chăng? Các nước nhỏ không được quyền quan hệ với bất kỳ quốc gia nào nếu Trung Quốc không muốn? Chắc chắn người Việt Nam không thể chiều theo thói quen đó, bốn nghìn năm qua và lịch sử mới ngày hôm nay cũng đã chứng minh rõ.
Ngày 14 tháng 2 năm 2011
N.H.H
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Mấy tháng nay liên tục báo chí tại Hồng Kông và tại Thượng Hải đều đăng hàng loạt những lời phát biểu của nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc nhưng với các bút danh khác nhau, nói về sự tức giận của Bắc Kinh trước một "liên minh" gồm các nước láng giềng với Mỹ để đối đầu với Trung Quốc. Ngày 5/02/2011, trên tạp chí Trung Quốc cầu thị có bài nói về việc Bắc Kinh quan ngại trước khả năng các nước láng giềng tham gia một «liên minh chống Trung Quốc» do Mỹ dẫn đầu. Bài viết gợi ý một «chiến lược 7 hướng», sử dụng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc để tạo dựng một liên minh mới, ngăn chặn ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực. Bài báo đặc biệt chĩa mũi nhọn vào việc lên án Mỹ đã là kẻ chủ chốt lôi kéo liên kết với những nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Úc, Philippines, Indonesia và Hàn Quốc.
Có thể thấy những lời mà các bài báo này viết đang vượt dần ra ngoài ngôn ngữ ngoại giao thông thường, tỏ ra tức tối, quy tội rất nặng đối với người bạn đồng minh lâu nay là Hoa Kỳ: «điều đặc biệt không thể dung thứ được là Mỹ đã trắng trợn khuyến khích các nước láng giềng của Trung Quốc đi vào con đường chống Trung Quốc». Bài viết có tựa đề Trung Quốc đối phó thế nào với chiến lược của Mỹ kiềm chế Trung Quốc (How China deals with the U.S. strategy to contain China) xuất hiện trên trang mạng điện tử Anh ngữ Chinascope ngày 12/2/2011, dịch lại bài viết bằng Trung văn trên nguyệt san Qiushi (Cầu thị) là cơ quan ngôn luận chính thức của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc.
Những tiếng nói trên danh nghĩa của dân chúng Trung Quốc khiến cho bạn đọc khắp nơi trên thế giới và đặc biệt là Việt Nam phải quan tâm, nhưng bao lần khi phía Việt Nam hỏi nhà cầm quyền Trung Quốc về thái độ nước lớn và có ý hăm dọa các nước láng giềng, khơi mào phát động chiến tranh không phù hợp với chủ trương mà Trung Quốc đã ký kết với phía Việt Nam, thì luôn được trả lời rằng: "Đó là tiếng nói của nhân dân. Nhân dân có quyền bày tỏ các chính kiến quan điểm của mình về mọi vấn đề và không phải là tiếng nói của Đảng và Nhà nước Trung Quốc".
Nhưng nay, khi chú ý đến lời phát ngôn vô cùng cao ngạo của nhà lãnh đạo cao cấp trong bộ máy Đảng và Nhà nước Trung Quốc là ông Từ Vận Hồng (Xu Yunhong), một Ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, chuyên lo về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, được đăng tải trên tạp chí Qiushi ngày 10/12/2010 thì vấn đề đã khác. Sau khi vạch ra chiến lược 6 mặt của Hoa Kỳ nhằm chế ngự Trung Quốc, ông ta đã đề nghị chiến lược 7 hướng chống lại bằng những biện pháp rất tinh vi và nguy hiểm, chủ yếu dựa vào sức mạnh về kinh tế và quân sự của một Trung Quốc mạnh như: “các nước láng giềng đang bị thâm thủng mậu dịch rất lớn với Trung Quốc, nếu làm cho Trung Quốc khổ thì họ khốn khổ hơn. Ðây là mặt chiến tranh kinh tế, Bắc Kinh sẽ tận dụng với các ưu thế hiển nhiên… Vũ khí mạnh nhất của Trung Quốc ngày nay là gì? Đó là sức mạnh kinh tế, đặc biệt là dự trữ ngoại tệ của chúng ta. Vấn đề then chốt là sử dụng tốt sức mạnh này”. Tác giả Từ Vận Hồng nhấn mạnh, «Trung Quốc cần đưa ra một tín hiệu rõ ràng cho các nước láng giềng biết rằng chúng ta không sợ chiến tranh và chúng ta chuẩn bị để có thể tiến hành chiến tranh bất kỳ lúc nào nhằm bảo vệ các quyền lợi của chúng ta», rằng «thương mại quốc tế cần Trung Quốc hơn là Trung Quốc cần» và tăng cường sức mạnh kinh tế Trung Quốc là «những cách thức có hiệu quả nhất để tránh chiến tranh».
Sau khi lên án gay gắt Hoa Kỳ về việc kích động các nước Đông Nam Á để tạo một mặt trận chống Trung Quốc, ông Hồng nói: “Mỹ thường xuyên thuyết phục Nam Hàn, Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác là láng giềng của Trung Quốc tham dự tập trận hải quân chung ở biển Nam Trung Hoa” (tức Biển Ðông). Bài viết trên tạp chí Qiushi nói. “Mục đích của họ rất rõ: bao vây Trung Quốc bằng quân sự”.
Ðể đối phó lại, có thể nói Từ Vận Hồng đã chẳng giấu giếm tỏ thẳng thái độ của một đế chế nước lớn như sau: “Nếu bạn bè tới, chúng ta mời họ uống rượu. Nếu chó rừng tới, chúng ta có súng cho chúng”.
Người ta thử hỏi, làm thế nào để làm người bạn thân của Trung Quốc? Phải chăng Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á phải từ nay công nhận đường hàng hải quốc tế trên Biển Đông là của Trung Quốc và khi vào đây phải xin phép họ, hoặc có thể khi cần họ sẽ bắt các tàu những nước vào khu vực này phải nộp tiền lộ phí cho họ chăng? Và khi không thích ai, khi cơm canh không ngon ngọt là họ có thể cấm không cho tàu bất kỳ nước nào đó ra vào khu vực này?
Nước Mỹ là một đại cường quốc đã có mặt trên tuyến lộ này từ những thập kỷ 1780 và là người được mệnh danh là chủ soái Biển Đông với Hạm đội 7 trong những năm 1964 đến 1975 mà huyết mạch kinh tế với Nhật, Nam Triều Tiên chiếm 45 % kinh tế buôn bán quốc tế nay phải xin phép Trung Quốc chăng? Các quốc gia Nhật, Nam Hàn, Nga, v.v. từ nay muốn xuống phía Nam và các quốc gia như Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Úc, v.v. muốn buôn bán với thế giới bên ngoài cũng phải xin phép Trung Nam Hải chăng? Còn Việt Nam, nước chủ nhân của vùng biển này nay cũng phải tuân thủ xin phép ông hàng xóm để được đi lại trên chính vùng biển của mình? Thật là một đạo lý ngược không có tiền lệ trong quan hệ quốc tế xưa nay mà chỉ có “ông hoàng Trung Hoa” thời hiện đại mới có luật rừng luật biển kiểu đó.
Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết (trái) bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Đứng giữa là Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Ảnh: Reuters
Khi biết rằng dù cho nhiều tàu chiến, hạm đội, tàu ngầm và các phương tiện mạnh nhất của mình đi lại khu vực này, hay thường xuyên bỏ những số tiền khổng lồ cho các cuộc tập trận với sự phối hợp đủ loại binh chủng hiện đại ngầm răn đe các quốc gia không có hiệu quả, thậm chí lại bị phản tác dụng, thì các quốc gia Đông Nam Á kiên quyết đưa vấn đề Biển Đông ra trước hội nghị quốc tế. Thay bằng giải pháp giải quyết song phương, nay họ chỉ chấp nhận cách làm việc đa phương; hội nghị các quốc gia Đông Nam Á tại Hà Nội vừa qua đã chứng minh quyết tâm đó. Lại nữa, các cuộc tập trận "Hổ Mang Vàng" lớn nhất trong lịch sử từ trước đến nay đang được diễn ra giữa quân đội Hoa Kỳ và một loạt quốc gia Đông Nam Á đã cho thấy Trung Quốc không thể trông chờ cách giải quyết bằng sức mạnh quân sự được. Người ta đặc biệt đánh giá cao sự thành công của ngoại giao Việt Nam trong việc quốc tế hóa vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông năm 2010; và nay dư luận quốc tế rất quan tâm đến Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) mới đây diễn ra ở Hà Nội với sự tham gia của Hoa kỳ và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tại hội nghị này chắc chắn bản thông điệp mạnh mẽ và đầy tính thống nhất cao sẽ khiến Trung Quốc phải ngồi để suy nghĩ, đó là: Mỹ đề xuất tổ chức ADMM+ thường xuyên hơn. Ông R. Scher, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Nam Á, cho rằng cần xem xét tiến hành Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) thường xuyên hơn.
Các Bộ trưởng Quốc phòng bàn chuyện hợp tác hòa bình ở Hội nghị ADMM+ đầu tiên tại Hà Nội. Ảnh: qdnd.vn
Về quân sự, rõ ràng Trung Quốc không thể dựa vào những gì hiện có để có thể lấn át khối đoàn kết vững chắc này một khi nó trở thành một liên minh.
Còn về kinh tế thì Trung Quốc là quốc gia truyền thống sống bằng xuất khẩu, một khi các nước tẩy chay hay cấm vận kinh tế thì ông chủ hàng nhái này phải ngồi khóc mà thôi, sao có thể nói lấy kinh tế đe dọa người? Lại nữa, với dân số hàng tỷ người, khi đất canh tác ngày càng bị đô thị hóa làm teo nhỏ lại, tình trạng hạn hán, sa mạc hóa từ Nội Mông tiến đến gần sát chân Thượng Hải, thử hỏi nếu Trung Quốc chơi bài dùng cấm vận kinh tế Việt Nam thì sẽ ra sao? Chắc chắn là nạn đói xảy ra ở Trung Quốc, dù trong tay họ có cả một núi tiền! Trung Quốc thừa hiểu 45% gạo cung cấp cho đất nước này là đến từ Việt Nam qua các cửa khẩu bằng đường chính thức và cả đường lái buôn tư nhân. Nếu Thái Lan cùng phối hợp hành động, một khi Trung Quốc muốn dùng cách vẫn làm là "lấy tiền để lên mặt kẻ khác" thì cái dạ dày của họ bị thắt lại trước tiên. Lợi thế này là của Việt Nam và các nước trong vùng sông Mêkông.
Trung Quốc thừa biết quan hệ buôn bán với Trung Quốc lợi cho Việt Nam và các quốc gia nhỏ bé ít, mà chịu đòn nhập siêu lớn thì nhiều. Những hàng ế, kém phẩm chất, và có khi độc hại thường các nước này đã phải lãnh đủ. Vậy nếu chấm dứt nó thì lợi hay hại cho Trung Quốc đây? Như vậy lời cố vấn chiến lược của ông Từ Vận Hồng là lời xui dại hay xui khôn lãnh đạo Trung Quốc đây?
Dư luận biết rằng phía Việt Nam đã hết sức nhún nhường với ông hàng xóm rất khó chịu này, những cuộc đàm phán song phương đã diễn ra, nhưng "tình hữu nghị" và các “chữ vàng” hình như Bắc Kinh đã cất sâu vào ngăn kéo, thay vào đó trên bàn thương thảo chỉ là bản đồ hàng hải đường lưỡi bò cùng thái độ vô cảm và sự ngộ nhận đến lạ lùng: “chẳng những đường biển quốc tế mà cả khu biển thuộc chủ quyền của Việt Nam Trung Quốc vẫn khăng khăng tuyên thệ là của mình dù chẳng có một chút nhỏ bằng chứng lịch sử nào”.
Vậy với lý do gì mà Trung Quốc tức giận?
Có lẽ vì họ đã có thói quen là các nước nhỏ không được phép đòi sự bình đẳng, công bằng và chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của mình chăng? Các nước nhỏ không được quyền quan hệ với bất kỳ quốc gia nào nếu Trung Quốc không muốn? Chắc chắn người Việt Nam không thể chiều theo thói quen đó, bốn nghìn năm qua và lịch sử mới ngày hôm nay cũng đã chứng minh rõ.
Ngày 14 tháng 2 năm 2011
N.H.H
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
“Khi ông TGĐ vẫn u mê với giấc mơ ĐSCT” - TS Trần Đình Bá
PV: Thưa ông, 5 năm tới, diện mạo đường sắt VN sẽ như thế nào?
Ông Nguyễn Hữu Bằng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HHDVT, TGĐ Tổng Công ty ĐSVN: Đại hội Đảng bộ ĐSVN lần thứ X giai đoạn 2010 - 2015 đã thông qua mục tiêu: “Huy động mọi nguồn lực xây dựng ĐSVN phát triển bền vững và từng bước hiện đại”.
Mục tiêu đó đang được cụ thể hóa vào Kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) và kế hoạch hàng năm của ĐSVN. Toàn Ngành đang quyết tâm thực hiện để hoàn thành một phần Chiến lược phát triển ĐSVN tới năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1686/QĐ-TTg ngày 20/11/2008.
5 năm tới, sẽ có nhiều dự án quan trọng hoàn thành. Đáng chú ý là Dự án nâng cấp đường sắt Hà Nội - Lào Cai sẽ được hoàn thành vào năm 2013, nâng cao năng lực vận chuyển trên tuyến thêm 50%.
Dự án 44 cầu trên tuyến Thống Nhất khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian chạy tàu khách trên tuyến còn từ 26-28 giờ, riêng đoạn Nha Trang - TP.HCM có thể đạt tốc độ 100 - 110 km/h. Dự án đường sắt Hà Nội - Sân bay Nội Bài, Dự án đường sắt trên cao Trảng Bom - Hòa Hưng cũng sẽ được triển khai và đưa vào khai thác từng phần...
Tuy Quốc hội chưa thông qua chủ trương đầu tư Dự án ĐSCT Hà Nội - TP.HCM song Chính phủ và Bộ GTVT đã giao cho Tổng công ty ĐSVN tiếp nhận hỗ trợ từ JICA để lập Dự án đầu tư xây dựng (F/S) hai đoạn Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang thuộc Dự án ĐSCT Hà Nội - TP.HCM để đánh giá tính khả thi của từng đoạn, phân kỳ đầu tư cũng như tổng hợp đầy đủ hơn, toàn diện hơn thông tin về Dự án ĐSCT để báo cáo Quốc hội.
PV: TCT đề ra những giải pháp gì để có thể hoàn thành thắng lợi các mục tiêu này thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Bằng: Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, theo tôi có 4 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Về tổ chức sẽ tiếp tục hoàn thiện bộ máy, cơ cấu tổ chức và các quy chế hoạt động của Công ty TNHH một thành viên Công ty mẹ ĐSVN, đảm bảo gọn nhẹ, năng động, minh bạch và hiệu quả.
Các công ty vận tải đường sắt sẽ hoàn thành cổ phần hóa và ĐSVN nắm chi phối, trong đó ưu tiên cổ phần hóa trước Công ty Vận tải hàng hóa để rút kinh nghiệm tiến hành với các công ty vận tải hành khách. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng các khối trên 7%, trong đó doanh thu tăng trưởng trên 10%.
Không để người lao động không có việc làm và thu nhập không ngừng được cải thiện. Đề án đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và 2020 của ĐSVN đã được thông qua. Theo Đề án này, ngành sẽ huy động mọi hình thức để đào tạo các nhà quản lý đường sắt, cán bộ khoa học công nghệ và công nhân kỹ thuật để quản lý, vận hành và kinh doanh đường sắt quốc gia cũng như đường sắt đô thị, đảm bảo có một đội ngũ cán bộ có trình độ để quản lý và khai thác hạ tầng đường sắt trong hiện tại và tương lai.
PV: Xin cảm ơn ông.
T.T (Thực hiện)
Ông Nguyễn Hữu Bằng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HHDVT, TGĐ Tổng Công ty ĐSVN: Đại hội Đảng bộ ĐSVN lần thứ X giai đoạn 2010 - 2015 đã thông qua mục tiêu: “Huy động mọi nguồn lực xây dựng ĐSVN phát triển bền vững và từng bước hiện đại”.
Mục tiêu đó đang được cụ thể hóa vào Kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) và kế hoạch hàng năm của ĐSVN. Toàn Ngành đang quyết tâm thực hiện để hoàn thành một phần Chiến lược phát triển ĐSVN tới năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1686/QĐ-TTg ngày 20/11/2008.
5 năm tới, sẽ có nhiều dự án quan trọng hoàn thành. Đáng chú ý là Dự án nâng cấp đường sắt Hà Nội - Lào Cai sẽ được hoàn thành vào năm 2013, nâng cao năng lực vận chuyển trên tuyến thêm 50%.
Dự án 44 cầu trên tuyến Thống Nhất khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian chạy tàu khách trên tuyến còn từ 26-28 giờ, riêng đoạn Nha Trang - TP.HCM có thể đạt tốc độ 100 - 110 km/h. Dự án đường sắt Hà Nội - Sân bay Nội Bài, Dự án đường sắt trên cao Trảng Bom - Hòa Hưng cũng sẽ được triển khai và đưa vào khai thác từng phần...
Tuy Quốc hội chưa thông qua chủ trương đầu tư Dự án ĐSCT Hà Nội - TP.HCM song Chính phủ và Bộ GTVT đã giao cho Tổng công ty ĐSVN tiếp nhận hỗ trợ từ JICA để lập Dự án đầu tư xây dựng (F/S) hai đoạn Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang thuộc Dự án ĐSCT Hà Nội - TP.HCM để đánh giá tính khả thi của từng đoạn, phân kỳ đầu tư cũng như tổng hợp đầy đủ hơn, toàn diện hơn thông tin về Dự án ĐSCT để báo cáo Quốc hội.
PV: TCT đề ra những giải pháp gì để có thể hoàn thành thắng lợi các mục tiêu này thưa ông?
Ông Nguyễn Hữu Bằng: Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, theo tôi có 4 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Về tổ chức sẽ tiếp tục hoàn thiện bộ máy, cơ cấu tổ chức và các quy chế hoạt động của Công ty TNHH một thành viên Công ty mẹ ĐSVN, đảm bảo gọn nhẹ, năng động, minh bạch và hiệu quả.
Các công ty vận tải đường sắt sẽ hoàn thành cổ phần hóa và ĐSVN nắm chi phối, trong đó ưu tiên cổ phần hóa trước Công ty Vận tải hàng hóa để rút kinh nghiệm tiến hành với các công ty vận tải hành khách. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng các khối trên 7%, trong đó doanh thu tăng trưởng trên 10%.
Không để người lao động không có việc làm và thu nhập không ngừng được cải thiện. Đề án đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và 2020 của ĐSVN đã được thông qua. Theo Đề án này, ngành sẽ huy động mọi hình thức để đào tạo các nhà quản lý đường sắt, cán bộ khoa học công nghệ và công nhân kỹ thuật để quản lý, vận hành và kinh doanh đường sắt quốc gia cũng như đường sắt đô thị, đảm bảo có một đội ngũ cán bộ có trình độ để quản lý và khai thác hạ tầng đường sắt trong hiện tại và tương lai.
PV: Xin cảm ơn ông.
T.T (Thực hiện)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)