... Đầu năm 1959, gia đình tôi chuyển vùng từ Sơn Hội xuống Sơn Mỹ làm ăn sinh sống. Vì sau khi ba tôi ở tù ngoài Côn Đảo về, cuộc sống của gia đình ở Sơn Hội gặp nhiều trắc trở khó khăn, chính quyền luôn dòm ngó và nhiều lần bắt xuống hội đồng xã tra khảo.
Mỹ Lai và những đứa trẻ mồ côi
Dù trong thời chiến, nhưng gia đình tôi ở Sơn Mỹ gặp nhiều thuận lợi trong làm ăn, buôn bán.
Ba tôi may vá và làm nghề thuốc tây, còn mẹ tôi tạo được một quầy hàng tạp hoá ngoài chợ Sơn Mỹ kinh doanh vải, thuốc tây và quần áo... Tên tuổi ông bà chín Tẩu dường như đã thành khá thân quen với người dân Sơn Mỹ thời bấy giờ.
Cuối năm 1959 mẹ tôi sinh đứa con thứ 2. Chị Trần thị Mỹ của tôi, được sự hỗ trợ của 2 dì từ Sơn Hội xuống giúp đỡ trong thời gian mẹ ở cử, nên việc buôn bán trông coi quầy quán cũng không trở ngại khó khăn gì. Đầu năm 1960, gia đình tôi đã tạo được một căn nhà rất khang trang gần chợ Sơn Mỹ, bên cạnh nhà ông Bốn Tương. Trước sân sẵn có hàng dừa cao tít, trĩu quả, bóng dừa tỏa mát cả sân nhà, bên kia đường là ao đầm người ta nuôi tôm cá, xa hơn là những rặng dừa nước mênh mông xanh thẳm, trước nhà hơn 300 mét là biển Mỹ Khê với bờ cát trắng chạy dài tít tắp và mặt nước trong veo một màu xanh biếc, bao la bất tận...
Năm 1962 mẹ sinh tôi. Trần Văn Đức tên tôi, lúc bé tí các dì gọi là thằng Trọng Hiền. Là đứa con trai đầu tiên cho nên cả gia đình vui lắm, nhất là ba má tôi.
Hai năm sau, 1964 đứa con thứ tư ra đời, đó là em Trần Thị Huệ của tôi.
Thời gian này chiến tranh ác liệt lắm, dân Sơn Mỹ chết rất nhiều dưới bao làn bom đạn quân thù, những lần oanh tạc của máy bay Mỹ, và những đợt đột kích từ những hạm đội ngoài biển tấn công vào. Gia đình tôi và dân nơi đây có hôm cả ngày phải núp dưới hầm, nhiều gia đình bị bom dội trúng sụp hầm chết cả nhà. Do vậy dân Sơn Mỹ thời gian này tản cư đi nơi khác nhiều lắm, để tránh đạn, kẻ đi Lý Sơn, người xuống Bình Đức, nhiều người phải lìa quê xa xứ.... Bao gia đình phải ly tan, những đứa trẻ mất cha mẹ, bao cụ già không còn nơi nương tựa, nhà cửa, ruộng vườn tan hoang....
Cùng một số gia đình, ba mẹ tôi dẫn các con tản cư xuống Bình Đức. Ở tạm nhà một người quen gần chợ Bình đức, sát cạnh nhà ông Đổng, bà Huệ... Gần 2 năm sống nơi này, ba mẹ vẫn theo nghề may vá và buôn bán. Thỉnh thoảng cũng có những trận càn quét, những trận pháo kích, nhưng không liên tục, ác liệt như bên Sơn Mỹ.
Dân Bình Đức phần lớn là ngư dân và làm muối, còn lại số ít làm nông và buôn bán. Bình Đức là một vùng quê duyên hải khá đẹp, nơi đây không xô bồ tấp nập nhưng cũng không kém phần rộn ràng với nhịp sống vươn lên, bao ngư dân vạm vỡ lúc nào trên mặt họ cũng nở nụ cười thân thiện, với những chiếc thuyền sơn màu xanh đỏ đua nhau ra khơi đánh cá trong những buổi sáng tinh mơ ... Đám trẻ con chúng tôi đợi trời bớt nắng gần xế chiều tập trung đông lắm ở khu đầu bờ đập để câu cá, câu cua hoặc đá banh nhựa trên đường, đôi khi còn kéo nhau lên đồi sau chợ dùng mo cau tuột xuống...
Bình Đức không yên bình lâu như tôi tưởng. Rồi bom đạn Mỹ cũng dội xuống nơi này liên tục, máu dân lành lại nhuộm đỏ mảnh đất thân thương của họ. Chợ Bình Đức, máy xay gạo bên chợ và bao căn nhà tranh làm mồi cho bom xăng cùng rocket.
Năm 1967, mẹ tôi sinh đứa con thứ 5: em Trần thị Hà. Cùng thời gian này gia đình lại một lần nữa phải tản cư lên xóm Thuận Yên, Tư Cung. Dựng một căn nhà tranh nhỏ ở tạm trong khu vườn bà Bộ. Cũng năm này ba tôi phải lên Tịnh Hiệp công tác. Ông là y sĩ của C12 huyện Sơn Tịnh. Nhờ có các dì từ Sơn Hội hay xuống giúp đỡ, nên mẹ cũng đỡ vất vả trong khoảng thời gian em Hà còn nhỏ.
Hơn một năm ở xóm Thuận Yên,Tư Cung. Đó là quãng đời hạnh phúc nhất của tôi, của gia đình tôi, dù lúc ấy chiến tranh có phần khốc liệt hơn, bom càn dồn dập hơn. Những người dân quê tôi gánh chịu đau thương, từng ngày từng giờ, không ít thì nhiều, tôi chưa thấy được một ngày nào mà không có tiếng súng, đạn bom. Nhưng lớn dần lên tôi hiểu hơn, thấy được nhiều điều hơn.
Ngoại tôi sống ở Sơn Hội. Những đứa con của bà đã có gia đình và ra sống riêng. Dì út của tôi làm ăn xa quê, nên ba mẹ phải thường xuyên chăm lo cuộc sống của bà. Chị Hồng, chị Mỹ thường được mẹ sai đem tiền gạo về ngoại. Những lần đó tôi đều đòi đi theo, tôi vui mừng tung tăng chạy theo 2 chị, cõng theo màu xanh của ruộng mì, ruộng lúa, huỳnh tinh, rau lang..., những vẻ đẹp rất nên thơ của làng quê qua mấy chiều hiếm hoi yên bình.
Không biết từ đâu, tôi rất yêu ngoại. Có thể do mẹ tôi giống bà, không chỉ về hình dáng mà cả tính cách. Đến nay tôi vẫn còn luôn cảm nhận được hơi ấm thuở nào của những lần về thăm được bà ôm vào lòng...
Làng Thuận Yên quê tôi đáng yêu sao. Nằm sát bên đường quốc lộ 24 B là hai dãy núi tiếp nhau, um tùm những rặng liễu và cỏ tranh. Bên này đường là xóm Thuận Yên, Tư Cung, xen lẫn với các xóm dân cư là những thửa ruộng bát ngát xanh. Bà con chân lấm tay bùn, cố đổi lấy những giọt mồ hôi để đong nhận từng bát cơm ngon, những manh áo lành... Tôi có cảm tưởng rằng, dân Mỹ Lai quê tôi rất siêng năng cần cù, vì phải luôn đương đầu với bom đạn, những trận càn quét, những làn rocket, cho nên họ phải tranh thủ từng giờ phút, khi sáng sớm hoặc chiều tối là khoảng thời gian im tiếng súng nhất họ đồng loạt ra đồng để trồng trọt, đổ nước cho lúa, tưới nước cho huỳnh tinh, rau lang, mì ,bón phân và làm sạch cỏ cho hoa màu... Những người buôn bán cũng thức dậy sớm lắm, để lo cơm nước cho gia đình, con cái trước khi ra chợ.
Buổi sáng 16-03-1968, một buổi sáng định mệnh của tôi, của gia đình tôi, của xóm Thuận Yên, của Mỹ Lai.
Sớm hơn bao trận càn quét trước, 5giờ 30 phút các tràng pháo từ nhiều phía đã bắn vào làng Thận Yên, Tư Cung, Mỹ Khê. Pháo nã dài hơn mọi khi và sau đó hơn 1 tiếng đồng hồ, khoảng hơn 7 giờ trên bầu trời Mỹ Lai xuất hiện rất nhiều máy bay trực thăng, chúng tha hồ bắn rocket vào các khu dân cư. Lúc này bà con mới biết một ngày chẳng lành đến với họ. Má tôi cùng mấy chị em nghe tiếng la làng kinh hoàng của rất nhiều bà con trúng đạn bị thương... Không lâu sau mấy tràng rocket là tiếng máy bay trực thăng bay rất thấp và hạ cánh xuống đồng lúa làng Thuận Yên. Lúc này tiếng súng trường của những tên lính Mỹ vừa hạ cánh bắn dữ lắm. Những tiếng la xé trời, tiếng khóc van xin của bao người trên đường ra đồng hoặc đi chợ. Thế nhưng những tay súng đâu có tha, họ vẫn nổ súng bắn giết những người ấy, giết hàng loạt, giết hết, giết sạch ...
Mấy nhà gần rìa làng bị lính Mỹ vào lôi ra đầu tiên. Họ lôi ra hết bắt tập trung trên bờ ruộng gần ngã ba Tháp Canh. Mẹ tôi thấy không ổn nên chuẩn bị thật chu đáo, lấy túi vải thật to màu nâu bỏ quần aó của mấy chị em tôi vào đó và đưa cho chị Hồng giữ. Mẹ còn bó vào đùi của mấy chị em tôi mỗi đứa 10.000 đồng, phòng khi chạy lạc có tiền mà xài. Tôi bị nhột quá nên mở ra đưa lại mẹ số tiền ấy. Bà còn kịp ra hầm phía sau nhà, cất giấu rất nhiều thuốc tây và vải.... Công việc vừa xong thì toán lính Mỹ ập vào nhà, tay súng lăm lăm, lôi xềnh xệch mẹ cùng chúng tôi ra đường. Dù ôm Hà trên tay, bà cũng không quên vói cầm theo chiếc nón. Ra tới đường gia đình tôi nhập vào đoàn người và bị lính Mỹ dẫn ra ngã ba Tháp Canh tập trung. Vừa tới nơi, lợi dụng lúc hỗn loạn, mẹ kéo chúng tôi vào hầm nhà bà Nhiều để trốn. Nhưng lúc đó dưới hầm đông nghẹt người, mẹ và mấy chị em tôi phải đứng gần miệng hầm. Tôi thấy nhà trên của bà Nhiều cũng vậy, người ta vào trốn thật nhiều, dưới phản, sau bàn thờ... Nhưng họ trốn không được lâu. Khi những toán lính Mỹ khác lùa bà con từ các nơi đến ngã ba, chúng bắt ngồi xuống và một toán khác ập vào nhà bà Nhiều, lôi toàn bộ những người trốn trong nhà ra. Chúng chĩa súng xuống hầm và la lớn.... Mọi người sợ quá lần lượt kéo nhau chui lên.
Bà Hà Thị Quí, bà Nhiều và Trần Văn Đức
Tôi còn thấy một bà già, già lắm, chắc bà quá yếu nên từ dưới hầm bước lên chậm, bị một thằng Mỹ tức giận dùng báng súng phang vào giữa lưng, chắc bị gãy xương nên bà đi không được nữa, bà té xuống hiên nhà và thằng Mỹ ấy nắm tay bà lôi ra chỗ tập trung. Sau sân có buị tre khá rậm, mẹ định kéo chúng tôi ra hướng ấy để trốn, nhưng bị một thằng Mỹ phát hiện chạy lại lôi mẹ rất mạnh làm chiếc áo ngoài của mẹ bung hết nút. Hết cách, mẹ cùng mấy chị em phải theo ra nơi tập trung. Cả nhà tôi ngồi sát mé ruộng, chiếc túi đồ màu nâu còn in rõ nơi chúng tôi ngồi, thật đau thương và bi thảm (chiếc túi màu nâu trong bức ảnh dưới đây).
Tôi nghĩ trên thế gian này chắc không bao giờ và không ở đâu lại có cảnh bi thảm nào hơn vậy. Tiếng khóc sợ hãi, tiếng van xin, tiếng trẻ thơ khóc thét khiếp đảm.... rồi những tràng súng liên thanh hướng vào đám người vô tội ấy bắn xối xả. Rồi không còn nghe thấy tiếng van xin nữa mà thay vào đó là những tiếng ré kinh hoàng. Tôi còn nghe thật rõ mà: “chết tôi rồi trời ơ...ơ...i!“.
Những người chưa trúng đạn đồng loạt đứng dậy chạy xuống ruộng lúa. Nhưng tôi thấy khó ai làm được việc đó. Những làn đạn dày đặc của lính Mỹ nã vào họ, họ bị trúng đạn và lần lượt ngã xuống, máu và thịt người vương vãi mọi nơi, nhiều thi thể không còn toàn thây nữa vì sức công phá quá lớn của những tràng liên thanh ngay cự ly gần. Giữa lúc hỗn loạn này, mẹ ôm Hà và một tay đẩy tôi xuống bờ ruộng lúa, mùa lúa đang lên đòng nên cũng khá cao, bà nằm đè lên tôi và Hà, chiếc nón là vật ngụy trang thật tốt lúc nầy, bà dùng để che thêm cho tôi, phần mà thân bà đè lên chưa lấp hết. Chị Mỹ tôi cũng ngã xuống gần đó và nằm im giả chết... Lính Mỹ vẫn tiếp tục bắn dữ lắm, khi thấy không còn ai sống nữa, chúng lại đến rất gần, tìm trẻ em và một số xác người còn cử động bắn tiếp. Sau đó chúng lần lượt kéo đi vào làng theo hướng ngã ba. Trên đường cái và dưới ruộng xác người nằm la liệt khắp nơi, máu tươi nhuộm ướt cả một quãng đường và phun ướt đẫm cả vạt lúa nơi ấy.
Mẹ Đức, bà Nguyễn Thị Tẩu (chín Tẩu)
Lính Mỹ rút đi được một lúc thì Hà bỗng khóc. Mẹ bảo tôi “con ôm Hà về nhà ngoại đi chứ lính Mỹ trở lại họ bắn chết“. Mẹ bị thương rất nặng ở đầu, bụng và đùi, bà không còn đứng lên được nữa...
... Bà nghiêng thân mình để khỏi đè Hà nữa nên tôi nhìn thấy rất rõ. Lúc đó tôi chỉ biết nghe lời và vội ôm Hà kéo lê trên đường. Tôi chỉ còn nói được một lời cuối cùng với mẹ tôi “con ôm Hà về ngoại nghen mẹ...“. Tôi sợ lính Mỹ trở lại bắn chết, cho nên vội đi không suy nghĩ gì để cứu mẹ, dù không làm được gì cho mẹ lúc đó, nhưng nghĩ lại tôi thấy rất buồn và ân hận. Tôi thương mẹ thật nhiều... Tôi vật vã kéo ôm em Hà thoát khỏi những xác người vương vãi ...
Trần Văn Đức Germany- Remscheid 2009
(xem tiếp kỳ sau
Tìm kiếm Blog này
Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011
Biết lòng dân trước rồi mới quyết chủ trương
Tôi nghĩ chính những đảng viên, đại biểu phải thấy quyền hiến định và luật định để phục vụ nhân dân một cách cao nhất.
Dự thảo Cương lĩnh bổ sung phát triển 2011 khẳng định: “Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo”. Góp ý cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM, hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cho rằng Đảng cần phải đổi mới phương thức lãnh đạo để thực sự là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
“Chúng ta nói là “ý Đảng lòng dân” thì muốn quyết chủ trương cho phù hợp, nhất là với các chủ trương lớn có liên quan đến vận mệnh quốc gia thì phải biết lòng dân trước” - ông Lê Hiếu Đằng (ảnh) nói.
Đảng không cầm tay chỉ việc
. Thưa ông, Đảng đã nhiều lần nhấn mạnh việc đổi mới phương thức lãnh đạo của mình cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Theo ông, điều ấy đã được thực hiện thế nào?
+ Quy trình hiện nay chủ yếu là Đảng quyết định trước chủ trương, sau đó Quốc hội (QH), HĐND, MTTQ... để triển khai chủ trương đó. Đó là một quy trình ngược. Nếu không thay đổi điều này thì không phát huy được quyền làm chủ của nhân dân thông qua QH, HĐND và các đoàn thể. Từ đó, dẫn đến chỗ QH, HĐND và các đoàn thể chỉ là hình thức cho có chứ không đại diện cho lợi ích của quần chúng một cách thật sự.
. Theo ông, vấn đề trên sẽ dẫn đến hệ quả gì?
+ Một khi QH, HĐND, Mặt trận… không phản ánh lợi ích của quần chúng một cách thực sự thì các tổ chức này sẽ mất vai trò. Tôi nghĩ Đại hội XI của Đảng phải đặt ra vấn đề này. Các vị lãnh đạo sáng suốt phải tự nhận thấy điều này vì kéo dài là rất nguy hiểm.
. Vậy theo ông, đâu là vấn đề mấu chốt mà Đảng cần nhìn nhận thấu đáo để đổi mới sự lãnh đạo của mình?
+ Đảng lãnh đạo chứ không phải cầm tay chỉ việc trong tất cả lĩnh vực. Đảng cứ lo các sự vụ, làm thay chính quyền là không cần thiết, là tự làm yếu đi sự lãnh đạo của mình vì không đủ thời gian tập trung vào những chiến lược lớn để phát triển.
Cán bộ phải sử dụng hết quyền của mình
. QH thời gian qua hoạt động rất sôi nổi với những phiên chất vấn quyết liệt và không ngại đụng chạm. Nhiều người cho rằng không khí dân chủ đã được thể hiện nổi trội ở QH, qua đó cho thấy sự thay đổi ít nhiều trong phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của QH. Ông nhìn nhận điều này thế nào?
+ Kể từ ngày hòa bình đến nay ta đã có những bước tiến đáng kể về mặt dân chủ nhưng xét đến cùng những bước tiến này phần nhiều do thực tiễn quy định. Xét riêng trong hoạt động của QH, ban đầu chưa thật sự mạnh nhưng dần có những đại biểu ý thức được trách nhiệm của họ và nhiều người đã lên tiếng để thực hiện quyền và trách nhiệm ấy. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nỗ lực cá nhân của các đại biểu QH. Vai trò của QH với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho toàn dân chưa thật sự được phát huy theo như luật định.
Hoạt động của MTTQ cũng thế. Bản thân làm Mặt trận gần 30 năm, tôi thấy sự lãnh đạo của Đảng với Mặt trận không có gì thay đổi. Nghị quyết đưa về rồi triển khai chứ ít có sự trao đổi thảo luận, làm cho tính thụ động của Mặt trận ngày càng lớn. Cũng như QH, Mặt trận có những hoạt động bảo vệ được quyền lợi của người dân là do nỗ lực cá nhân. Tôi nghĩ chính những đảng viên, đại biểu phải thấy quyền hiến định và luật định để phục vụ nhân dân một cách cao nhất.
. Ý ông là vẫn còn nhiều đại biểu của dân và cán bộ chưa sử dụng hết những quyền của mình để phục vụ nhân dân?
+ Đúng, tình trạng này đang tồn tại trong không ít cán bộ của ta. Quyền và trách nhiệm đã được ghi trong luật chính là sự thể chế hóa những đường lối chủ trương của Đảng. Ta cứ dựa trên luật mà đấu tranh, ai chỉ đạo sai là đi ngược lại chủ trương đường lối của Đảng. Chẳng hạn, luật Mặt trận quy định chủ trương chính sách nào liên quan đến quyền lợi quần chúng phải đưa qua Mặt trận lấy ý kiến. Còn anh không đưa là sai, cán bộ Mặt trận phải phản bác.
Không nên đồng thuận giả tạo
. Ông nói “ý Đảng lòng dân” là phải biết lòng dân trước rồi mới quyết chủ trương cho phù hợp. Thế nhưng hiện nay lại có quan niệm “đồng thuận đồng lòng” mới tạo ra sự thống nhất cao độ?
+ Đồng thuận kiểu ấy là thống nhất một chiều, duy ý chí chứ không phải thống nhất thông qua tranh luận. Tôi nghĩ khi chấp nhận kinh tế thị trường, thừa nhận các nhóm lợi ích khác nhau thì hoàn cảnh đã buộc chúng ta phải chấp nhận các xu hướng tranh luận. Đảng trí tuệ là chỗ này đây. Nghĩa là Đảng phải biết chọn lựa để ra quyết định, để tạo ra sự đồng thuận thật sự chứ không phải đồng thuận giả tạo. Một quyết định sau khi đã tranh luận và phản biện thì đó mới là đồng thuận xã hội.
Thậm chí hiện nay còn có tình trạng đưa vấn đề ra cho những người chỉ biết chấp hành để họ phát biểu rồi nói rằng đó là đồng thuận. Như vậy cũng là giả tạo.
. Về lâu dài, ông nghĩ Đảng cần phải giải quyết những vấn đề trên như thế nào?
+ Đảng phải thể chế hóa sự lãnh đạo của mình. Tức là phải phân định rõ Đảng lãnh đạo thế nào, quyền hạn đến đâu. Chẳng hạn, luật phải quy định những vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước và lợi ích toàn dân thì phải đưa ra lấy ý kiến nhân dân.
Đồng thời, cần nghiên cứu sửa đổi luật bầu cử, luật Tổ chức QH và HĐND, Luật MTTQ để các cơ quan này thực sự đại diện cho quyền làm chủ của người dân và bảo vệ những lợi ích chính đáng của người dân; để dân thấy Đảng thể hiện chính ý chí nguyện vọng của mình. Ví dụ, tại sao ta không quy định đại biểu QH chỉ chuyên trách thôi? Nếu anh trúng đại biểu QH thì không làm chính quyền nữa. Chỉ một điều như thế đã thay đổi được rất nhiều về chất của hoạt động QH.
. Xin cảm ơn ông.
Cán bộ phải do dân đề cử
Đổi mới tư duy lãnh đạo là tiên quyết nhưng phải gắn liền với đổi mới trong tổ chức cán bộ. Cách tổ chức, lựa chọn cán bộ của ta hiện nay sẽ khó có nhân tài vì quá ưu tiên lý lịch. Con em của cán bộ về địa phương hoạt động, vo mình cho tròn trịa để vào Đảng như là một nấc thang để tiến thân vì biết nếu không phải đảng viên thì không ngoi lên được. Vậy chẳng phải khuyến khích chủ nghĩa cơ hội khi vào Đảng sao?
Cách thức tuyển chọn cán bộ của ta cũng tạo ra sự lạnh lùng, người dân không thấy có ý chí của mình trong chính vị cán bộ hàng ngày được gọi là cán bộ của dân. Thời ông Sáu Dân - cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - đã từng cảnh báo: Bây giờ, nhiều cán bộ sợ Đảng chứ không sợ dân vì Đảng cầm trong tay sinh mệnh của họ từ tăng lương, đề bạt đến mất chức. Muốn thay đổi tình trạng này, cán bộ phải là người do dân đề cử và khi cần thiết thì dân “hạ bệ”. Chứ còn như hiện nay thì nhiều cán bộ tranh thủ sự tín nhiệm của cấp ủy chứ đâu có lo phục vụ dân.
Ông LÊ HIẾU ĐẰNG
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.
(Trích dự thảo Cương lĩnh bổ sung phát triển 2011
công bố ngày 15-9-2010)
MINH CƯỜNG thực hiện
Dự thảo Cương lĩnh bổ sung phát triển 2011 khẳng định: “Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo”. Góp ý cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM, hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cho rằng Đảng cần phải đổi mới phương thức lãnh đạo để thực sự là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
“Chúng ta nói là “ý Đảng lòng dân” thì muốn quyết chủ trương cho phù hợp, nhất là với các chủ trương lớn có liên quan đến vận mệnh quốc gia thì phải biết lòng dân trước” - ông Lê Hiếu Đằng (ảnh) nói.
Đảng không cầm tay chỉ việc
. Thưa ông, Đảng đã nhiều lần nhấn mạnh việc đổi mới phương thức lãnh đạo của mình cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Theo ông, điều ấy đã được thực hiện thế nào?
+ Quy trình hiện nay chủ yếu là Đảng quyết định trước chủ trương, sau đó Quốc hội (QH), HĐND, MTTQ... để triển khai chủ trương đó. Đó là một quy trình ngược. Nếu không thay đổi điều này thì không phát huy được quyền làm chủ của nhân dân thông qua QH, HĐND và các đoàn thể. Từ đó, dẫn đến chỗ QH, HĐND và các đoàn thể chỉ là hình thức cho có chứ không đại diện cho lợi ích của quần chúng một cách thật sự.
. Theo ông, vấn đề trên sẽ dẫn đến hệ quả gì?
+ Một khi QH, HĐND, Mặt trận… không phản ánh lợi ích của quần chúng một cách thực sự thì các tổ chức này sẽ mất vai trò. Tôi nghĩ Đại hội XI của Đảng phải đặt ra vấn đề này. Các vị lãnh đạo sáng suốt phải tự nhận thấy điều này vì kéo dài là rất nguy hiểm.
. Vậy theo ông, đâu là vấn đề mấu chốt mà Đảng cần nhìn nhận thấu đáo để đổi mới sự lãnh đạo của mình?
+ Đảng lãnh đạo chứ không phải cầm tay chỉ việc trong tất cả lĩnh vực. Đảng cứ lo các sự vụ, làm thay chính quyền là không cần thiết, là tự làm yếu đi sự lãnh đạo của mình vì không đủ thời gian tập trung vào những chiến lược lớn để phát triển.
Cán bộ phải sử dụng hết quyền của mình
. QH thời gian qua hoạt động rất sôi nổi với những phiên chất vấn quyết liệt và không ngại đụng chạm. Nhiều người cho rằng không khí dân chủ đã được thể hiện nổi trội ở QH, qua đó cho thấy sự thay đổi ít nhiều trong phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của QH. Ông nhìn nhận điều này thế nào?
+ Kể từ ngày hòa bình đến nay ta đã có những bước tiến đáng kể về mặt dân chủ nhưng xét đến cùng những bước tiến này phần nhiều do thực tiễn quy định. Xét riêng trong hoạt động của QH, ban đầu chưa thật sự mạnh nhưng dần có những đại biểu ý thức được trách nhiệm của họ và nhiều người đã lên tiếng để thực hiện quyền và trách nhiệm ấy. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nỗ lực cá nhân của các đại biểu QH. Vai trò của QH với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho toàn dân chưa thật sự được phát huy theo như luật định.
Hoạt động của MTTQ cũng thế. Bản thân làm Mặt trận gần 30 năm, tôi thấy sự lãnh đạo của Đảng với Mặt trận không có gì thay đổi. Nghị quyết đưa về rồi triển khai chứ ít có sự trao đổi thảo luận, làm cho tính thụ động của Mặt trận ngày càng lớn. Cũng như QH, Mặt trận có những hoạt động bảo vệ được quyền lợi của người dân là do nỗ lực cá nhân. Tôi nghĩ chính những đảng viên, đại biểu phải thấy quyền hiến định và luật định để phục vụ nhân dân một cách cao nhất.
. Ý ông là vẫn còn nhiều đại biểu của dân và cán bộ chưa sử dụng hết những quyền của mình để phục vụ nhân dân?
+ Đúng, tình trạng này đang tồn tại trong không ít cán bộ của ta. Quyền và trách nhiệm đã được ghi trong luật chính là sự thể chế hóa những đường lối chủ trương của Đảng. Ta cứ dựa trên luật mà đấu tranh, ai chỉ đạo sai là đi ngược lại chủ trương đường lối của Đảng. Chẳng hạn, luật Mặt trận quy định chủ trương chính sách nào liên quan đến quyền lợi quần chúng phải đưa qua Mặt trận lấy ý kiến. Còn anh không đưa là sai, cán bộ Mặt trận phải phản bác.
Không nên đồng thuận giả tạo
. Ông nói “ý Đảng lòng dân” là phải biết lòng dân trước rồi mới quyết chủ trương cho phù hợp. Thế nhưng hiện nay lại có quan niệm “đồng thuận đồng lòng” mới tạo ra sự thống nhất cao độ?
+ Đồng thuận kiểu ấy là thống nhất một chiều, duy ý chí chứ không phải thống nhất thông qua tranh luận. Tôi nghĩ khi chấp nhận kinh tế thị trường, thừa nhận các nhóm lợi ích khác nhau thì hoàn cảnh đã buộc chúng ta phải chấp nhận các xu hướng tranh luận. Đảng trí tuệ là chỗ này đây. Nghĩa là Đảng phải biết chọn lựa để ra quyết định, để tạo ra sự đồng thuận thật sự chứ không phải đồng thuận giả tạo. Một quyết định sau khi đã tranh luận và phản biện thì đó mới là đồng thuận xã hội.
Thậm chí hiện nay còn có tình trạng đưa vấn đề ra cho những người chỉ biết chấp hành để họ phát biểu rồi nói rằng đó là đồng thuận. Như vậy cũng là giả tạo.
. Về lâu dài, ông nghĩ Đảng cần phải giải quyết những vấn đề trên như thế nào?
+ Đảng phải thể chế hóa sự lãnh đạo của mình. Tức là phải phân định rõ Đảng lãnh đạo thế nào, quyền hạn đến đâu. Chẳng hạn, luật phải quy định những vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước và lợi ích toàn dân thì phải đưa ra lấy ý kiến nhân dân.
Đồng thời, cần nghiên cứu sửa đổi luật bầu cử, luật Tổ chức QH và HĐND, Luật MTTQ để các cơ quan này thực sự đại diện cho quyền làm chủ của người dân và bảo vệ những lợi ích chính đáng của người dân; để dân thấy Đảng thể hiện chính ý chí nguyện vọng của mình. Ví dụ, tại sao ta không quy định đại biểu QH chỉ chuyên trách thôi? Nếu anh trúng đại biểu QH thì không làm chính quyền nữa. Chỉ một điều như thế đã thay đổi được rất nhiều về chất của hoạt động QH.
. Xin cảm ơn ông.
Cán bộ phải do dân đề cử
Đổi mới tư duy lãnh đạo là tiên quyết nhưng phải gắn liền với đổi mới trong tổ chức cán bộ. Cách tổ chức, lựa chọn cán bộ của ta hiện nay sẽ khó có nhân tài vì quá ưu tiên lý lịch. Con em của cán bộ về địa phương hoạt động, vo mình cho tròn trịa để vào Đảng như là một nấc thang để tiến thân vì biết nếu không phải đảng viên thì không ngoi lên được. Vậy chẳng phải khuyến khích chủ nghĩa cơ hội khi vào Đảng sao?
Cách thức tuyển chọn cán bộ của ta cũng tạo ra sự lạnh lùng, người dân không thấy có ý chí của mình trong chính vị cán bộ hàng ngày được gọi là cán bộ của dân. Thời ông Sáu Dân - cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - đã từng cảnh báo: Bây giờ, nhiều cán bộ sợ Đảng chứ không sợ dân vì Đảng cầm trong tay sinh mệnh của họ từ tăng lương, đề bạt đến mất chức. Muốn thay đổi tình trạng này, cán bộ phải là người do dân đề cử và khi cần thiết thì dân “hạ bệ”. Chứ còn như hiện nay thì nhiều cán bộ tranh thủ sự tín nhiệm của cấp ủy chứ đâu có lo phục vụ dân.
Ông LÊ HIẾU ĐẰNG
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.
(Trích dự thảo Cương lĩnh bổ sung phát triển 2011
công bố ngày 15-9-2010)
MINH CƯỜNG thực hiện
Mai Phụng Lưu say đất
Đào Tuấn
(Thân phận người hùng và con nợ đôi khi chỉ cách nhau có một giấc ngủ, bác Mai ạ )
Ai là người nghèo nhất?
Bố con họ Chử – hai người mặc chung một chiếc khố?
Những người cộng sản – "trên vai chỉ có xiềng xích"?
Chị Dậu – Phải bán chó đợ con?
3067,8 lượt người thiếu đói trong năm 2010?
Những ngày cuối năm, liên tục thấy top người giàu xuất hiện. Nào trả lời phỏng vấn. Nào giao lưu trực tuyến. Nào là "Tiền bạc có lúc trở thành vô nghĩa"... Giàu đương nhiên phải được tôn vinh vì đó là lao động, là mồ hôi nước mắt, là máu và song sắt. Top người giàu nhất có thể xác định được. Top gia đình giàu nhất cũng đã có. Top 50 phụ nữ giàu nhất cũng đã bầu. Nhưng câu hỏi ai là người nghèo nhất sẽ không thể trả lời.
Những chị Dậu giờ nhiều quá, không đếm xuể.
Những bố con họ Chử giờ ngoài việc thiếu mặc, còn đói ăn, đói một cách vật lý.
Còn những người cộng sản? Họ giờ đã là những người lãnh đạo. Và quyền lực, trong thực tế đang là thứ sở hữu đáng giá hơn tiền rất nhiều lần.
Hôm nay, trên SGTT có một bài báo hay và cảm động về một người mà ai đó cũng ít nhiều nghe đến: Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu. Dự cảm của mình có lẽ không tồi. Vào tháng 10–2010, khi ông trở về sau khi bị Trung Quốc giam cầm trong suốt 44 ngày đêm – trong cảnh cờ hoa, đón đưa, được báo chí tung hô như một người hùng, mình đã cảm giác rằng ngay sau đó ông sẽ phá sản. 600 triệu mua tàu là tiền vay. Ba lần bị Trung Quốc bắt; nợ đến lúc làm người hùng cũng vẫn ngập đầu. Họ Mai sẽ sống bằng gì sau đó? Lại vay Ngân hàng – mà ai sẽ cho con nợ Mai Phụng Lưu vay tiếp – để tiếp tục đi biển – và hoàn toàn có thể lại tiếp tục bị bắt – rồi cuối cùng vỡ nợ, phá sản và giải quyết bằng cách trầm mình xuống biển, hoặc cay đắng hơn – tìm một sợi dây chão – hoặc bi thảm hơn – một lọ thuốc diệt chuột, cho rẻ, như thân phận lão Hạc của gần trăm năm trước?!
Nhưng không ngờ, cái ngày ông trắng tay quá sớm. Không ngờ, việc ngã từ trên đỉnh người hùng, xuống thân phận "thằng bần" chỉ sau một giấc ngủ.
Tác giả Phạm Anh đã viết những dòng rớm máu trên SGTT: "Mai Phụng Lưu giờ ở tuổi 44, có thâm niên 30 năm sóng gió biển khơi, nhưng giờ như chim gãy cánh, khi ba tháng nay, không dám ra khỏi nhà. Trước đó, khi con tàu QNg 66 478 TS được thả về, Mai Phụng Lưu phải giao chiếc tàu cho đầu nậu vì ông mắc nợ đến 600 triệu đồng. Đó là chưa kể những khoản nợ sau ba lần bị Trung Quốc phạt tiền trước đó, mỗi lần 7 vạn nhân dân tệ, đã đẩy Mai Phụng Lưu vào con đường cùng kiệt. Đời người đi biển, con thuyền còn quan trọng hơn nhà vì còn thuyền thì có thể làm ra nhà. Mai Phụng Lưu không có thuyền đi biển, giống như người mất chân. Hôm đến nhà thăm ông Lưu, tôi thấy ông cầm gàu múc nước tưới rau mà mắt không buồn nhìn cây rau".
Thôi, thế là người anh ngư dân Mai Phụng Lưu đã bị số phận dẫm đạp quá đau đớn. Thôi, thế là vị thuyền trưởng "Đi biển thuộc từng hòn đảo, từng rặng san hô ngầm. Lái thuyền lượn quanh các đảo như người ta đi xe máy tránh ổ gà trên những đoạn đường quen gần nhà" bị giam cầm trên bờ để ngày ngày đi lang thang, liêu xiêu như "say đất". Và người anh hùng can đảm vô ngần, bị Trung Quốc bắt ba lần vẫn lái thuyền ra khơi giờ đã rơi xuống cái đáy của hố nghèo, và tồi tệ hơn – sự chán nản.
Tàu của ông Mai đã phải giao cho đầu nậu vì mắc nợ nhiều quá. Con trai ông, rể ông giờ "đi bạn" cho người ta. Đứa khác, cũng dân đánh cá, giờ lên cao nguyên hái cà phê thuê. Đứa gái út, bỏ học giữa chừng giờ lang thang phiêu bạt nay Quảng Ngãi, mai Sài Gòn.
Cũng hôm nay, mình lại được đọc, trong một bài báo cũng rất hay, rất thành công, trên Vnexpress – về ông Đặng Thành Tâm – top ba người giàu nhất sàn chứng khoán.
Đại ý là ổng vừa đi làm từ thiện bên Lào về. Lào lạnh có 6 độ, nên ra Hà Nội ông vẫn giỏi chịu rét. Rồi năm qua, ông nhanh tay mua "rẻ như mơ" được có mỗi cái công ty sản xuất đồng hồ của Thụy Sĩ. Và năm nay, ông sẽ xây tòa tháp Lotus thành một công trình thế kỷ với những khoản tiền "tỷ đô". Ngay cả những thất bại của ông cũng "mang mùi vĩ đại". Chẳng hạn ông mua hụt một tòa trụ sở ở... Nhật Bản, "chỉ" 10 triệu USD.
Một người tài sản vô số con số, đại gia cá mập cỡ Liên hợp quốc. Một, từng săn cá mập, giờ đóng vai trò nằm thớt. Một người thì có thể leo lên số 1 trong nay mai, người khác thì nghèo thế nghèo nữa nghèo đến tận nghèo cũng mất hút trong vô số những đồng bào nghèo của mình.
Nhưng thật hồ đồ khi đặt họ Mai bên ông Tâm.
Thực ra chỉ là sự xót xa xung quanh chữ "Nhất" trong chuyện giàu nghèo. Sao cái nghèo bao giờ cũng thuộc về số đông, về dân chúng nhỉ?
Thôi, không viết nữa.
Đ. T.
Nguồn: Tuanddk Blog
(Thân phận người hùng và con nợ đôi khi chỉ cách nhau có một giấc ngủ, bác Mai ạ )
Ai là người nghèo nhất?
Bố con họ Chử – hai người mặc chung một chiếc khố?
Những người cộng sản – "trên vai chỉ có xiềng xích"?
Chị Dậu – Phải bán chó đợ con?
3067,8 lượt người thiếu đói trong năm 2010?
Những ngày cuối năm, liên tục thấy top người giàu xuất hiện. Nào trả lời phỏng vấn. Nào giao lưu trực tuyến. Nào là "Tiền bạc có lúc trở thành vô nghĩa"... Giàu đương nhiên phải được tôn vinh vì đó là lao động, là mồ hôi nước mắt, là máu và song sắt. Top người giàu nhất có thể xác định được. Top gia đình giàu nhất cũng đã có. Top 50 phụ nữ giàu nhất cũng đã bầu. Nhưng câu hỏi ai là người nghèo nhất sẽ không thể trả lời.
Những chị Dậu giờ nhiều quá, không đếm xuể.
Những bố con họ Chử giờ ngoài việc thiếu mặc, còn đói ăn, đói một cách vật lý.
Còn những người cộng sản? Họ giờ đã là những người lãnh đạo. Và quyền lực, trong thực tế đang là thứ sở hữu đáng giá hơn tiền rất nhiều lần.
Hôm nay, trên SGTT có một bài báo hay và cảm động về một người mà ai đó cũng ít nhiều nghe đến: Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu. Dự cảm của mình có lẽ không tồi. Vào tháng 10–2010, khi ông trở về sau khi bị Trung Quốc giam cầm trong suốt 44 ngày đêm – trong cảnh cờ hoa, đón đưa, được báo chí tung hô như một người hùng, mình đã cảm giác rằng ngay sau đó ông sẽ phá sản. 600 triệu mua tàu là tiền vay. Ba lần bị Trung Quốc bắt; nợ đến lúc làm người hùng cũng vẫn ngập đầu. Họ Mai sẽ sống bằng gì sau đó? Lại vay Ngân hàng – mà ai sẽ cho con nợ Mai Phụng Lưu vay tiếp – để tiếp tục đi biển – và hoàn toàn có thể lại tiếp tục bị bắt – rồi cuối cùng vỡ nợ, phá sản và giải quyết bằng cách trầm mình xuống biển, hoặc cay đắng hơn – tìm một sợi dây chão – hoặc bi thảm hơn – một lọ thuốc diệt chuột, cho rẻ, như thân phận lão Hạc của gần trăm năm trước?!
Nhưng không ngờ, cái ngày ông trắng tay quá sớm. Không ngờ, việc ngã từ trên đỉnh người hùng, xuống thân phận "thằng bần" chỉ sau một giấc ngủ.
Tác giả Phạm Anh đã viết những dòng rớm máu trên SGTT: "Mai Phụng Lưu giờ ở tuổi 44, có thâm niên 30 năm sóng gió biển khơi, nhưng giờ như chim gãy cánh, khi ba tháng nay, không dám ra khỏi nhà. Trước đó, khi con tàu QNg 66 478 TS được thả về, Mai Phụng Lưu phải giao chiếc tàu cho đầu nậu vì ông mắc nợ đến 600 triệu đồng. Đó là chưa kể những khoản nợ sau ba lần bị Trung Quốc phạt tiền trước đó, mỗi lần 7 vạn nhân dân tệ, đã đẩy Mai Phụng Lưu vào con đường cùng kiệt. Đời người đi biển, con thuyền còn quan trọng hơn nhà vì còn thuyền thì có thể làm ra nhà. Mai Phụng Lưu không có thuyền đi biển, giống như người mất chân. Hôm đến nhà thăm ông Lưu, tôi thấy ông cầm gàu múc nước tưới rau mà mắt không buồn nhìn cây rau".
Thôi, thế là người anh ngư dân Mai Phụng Lưu đã bị số phận dẫm đạp quá đau đớn. Thôi, thế là vị thuyền trưởng "Đi biển thuộc từng hòn đảo, từng rặng san hô ngầm. Lái thuyền lượn quanh các đảo như người ta đi xe máy tránh ổ gà trên những đoạn đường quen gần nhà" bị giam cầm trên bờ để ngày ngày đi lang thang, liêu xiêu như "say đất". Và người anh hùng can đảm vô ngần, bị Trung Quốc bắt ba lần vẫn lái thuyền ra khơi giờ đã rơi xuống cái đáy của hố nghèo, và tồi tệ hơn – sự chán nản.
Tàu của ông Mai đã phải giao cho đầu nậu vì mắc nợ nhiều quá. Con trai ông, rể ông giờ "đi bạn" cho người ta. Đứa khác, cũng dân đánh cá, giờ lên cao nguyên hái cà phê thuê. Đứa gái út, bỏ học giữa chừng giờ lang thang phiêu bạt nay Quảng Ngãi, mai Sài Gòn.
Cũng hôm nay, mình lại được đọc, trong một bài báo cũng rất hay, rất thành công, trên Vnexpress – về ông Đặng Thành Tâm – top ba người giàu nhất sàn chứng khoán.
Đại ý là ổng vừa đi làm từ thiện bên Lào về. Lào lạnh có 6 độ, nên ra Hà Nội ông vẫn giỏi chịu rét. Rồi năm qua, ông nhanh tay mua "rẻ như mơ" được có mỗi cái công ty sản xuất đồng hồ của Thụy Sĩ. Và năm nay, ông sẽ xây tòa tháp Lotus thành một công trình thế kỷ với những khoản tiền "tỷ đô". Ngay cả những thất bại của ông cũng "mang mùi vĩ đại". Chẳng hạn ông mua hụt một tòa trụ sở ở... Nhật Bản, "chỉ" 10 triệu USD.
Một người tài sản vô số con số, đại gia cá mập cỡ Liên hợp quốc. Một, từng săn cá mập, giờ đóng vai trò nằm thớt. Một người thì có thể leo lên số 1 trong nay mai, người khác thì nghèo thế nghèo nữa nghèo đến tận nghèo cũng mất hút trong vô số những đồng bào nghèo của mình.
Nhưng thật hồ đồ khi đặt họ Mai bên ông Tâm.
Thực ra chỉ là sự xót xa xung quanh chữ "Nhất" trong chuyện giàu nghèo. Sao cái nghèo bao giờ cũng thuộc về số đông, về dân chúng nhỉ?
Thôi, không viết nữa.
Đ. T.
Nguồn: Tuanddk Blog
Đừng mệt mỏi, tôi ơi, đừng mệt mỏi…
Hà Văn Thịnh
Càng ngày, sự mệt mỏi và chán chường càng thấm sâu, quặn thắt trong tôi. Đôi khi, tôi ước ao mình có được một chút thôi, tinh thần của Thầy Huệ Chi (đau đến mấy cũng cười thật hiền và thật tỉnh tươi), của rất nhiều con người khác đang ngày đêm đóng góp cho sự thật, cho cái đúng những trăn trở nhọc nhằn.
1. Hẳn là không có mấy ai trách khi tôi cố tình họa theo Trịnh Công Sơn trong lời bài hát Tôi ơi, đừng tuyệt vọng! Bởi vì, thật sự là không ít lần tôi đã muốn dừng lại, vì chẳng biết lý giải ra làm sao những ngang khó của cuộc đời này. Hôm trước, đọc bài Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu bỏ biển, Người say đất, tôi chỉ còn biết ngó trân trân vào bức tường phía trước mà chẳng biết viết cái gì. Kêu gọi thành lập Quỹ hỗ trợ ngư dân thì cũng đã nói rồi, viết về chuyện ngư dân là người quyết định đến chủ quyền thực tế trên Biển Đông cũng nói lâu rồi… Thế nhưng, chẳng có cơ quan hữu quan nào ngó ngàng đến? Tại sao những người tâm huyết, dũng cảm, cần cù và dám hy sinh như Mai Phụng Lưu không được Nhà nước và mọi cơ quan, cộng đồng quan tâm? Phải chăng tất cả đang đồng lòng (!) thả nổi vấn đề chủ quyền đau nhức của dân tộc hôm nay? Một người như Mai Phụng Lưu đành phải bỏ biển vì… hết sạch tiền bạc, không có phương tiện hành nghề đánh cá sẽ gây hệ lụy như thế nào đến hàng ngàn ngư dân khác? Đã bỏ cái đam mê, lẽ sống của cả cuộc đời tức là bất lực, tuyệt vọng, tại sao không một “ai” quan tâm (ai ở đây để chỉ những người có trách nhiệm). Không một ai không biết Trung Quốc muốn gây ra mọi sự khó dễ để ngư dân Việt Nam bỏ biển, tức là tự đánh mất đi chủ quyền thực tế. Nếu đúng như thế thì người ta đã đạt được mục đích đen tối rồi!
2. Hôm nay (7.1.11), đọc bài Thư ngỏ của nhà khoa học Thái Văn Cầu gửi PGS.TS Nguyễn Hồng Thao thì sự mệt mỏi lại tăng lên đến mức tim thì vẫn còn thoi thóp nhưng tay thì run lẩy bẩy nên gõ bàn phím cứ sai hoài. Lại là câu hỏi cũ rích Tại sao? Tại sao các nhà khoa học danh tiếng, những cây đa cây đề của đất nước cứ đua nhau đi phò Si Nô. Tôi muốn viết rõ hai chữ vừa si vừa nô lệ để nói mà chấp nhận sự mất lòng rằng, nếu ông PGS.TS Nguyễn Hồng Thao đúng, thì nhất thiết ông phải phản hồi bài báo của Thái Văn Cầu. Đấy là nguyên tắc tối thiểu của SĨ. Những sự thật rành rành (trong trường hợp Thái Văn Cầu đúng) không thể biện minh cho bất kỳ sự a dua, lấp liếm nào. Tại sao chúng ta cứ thi nhau giả dối, lảng tránh sự thật mà vẫn cứ nhơn nhơn nhơ, tự đắc trước vận mệnh dân tộc, truyền thống, lịch sử đầy đau đớn của giống nòi? Đôi khi, sự mệt mỏi của tôi bắt nguồn từ chính sự thất vọng từ những người tôi kính trọng và yêu tin nhất. Cách đây mấy năm, tôi có đăng một bài phê phán một PGS.TS sử học không biết chấm câu, không biết cách để hiểu đúng một sự kiện lịch sử, kiến thức sai be sai bét (trên Tạp chí Sông Hương); thế nhưng, chẳng có phản hồi nào. Vị PGS.TS đó vẫn nghênh ngang hết chức vụ này đến chức vụ nọ. Sự thật ấy (và vô cùng nhiều những điều tương tự như thế) làm sao có thể buộc tôi kính trọng những người đã “mở đường” cho cái dốt, cái ác lộng hành?
3. Vietnamnet hôm qua cho biết rằng Chủ tịch Quốc hội, khi đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp có hứa rằng sẽ mở rộng dân chủ. Đọc mà mệt mỏi, vì ai chẳng biết dân chủ theo lời hứa có khoảng cách xa ngái lắm với thực tế cuộc đời. Nếu thật sự có dân chủ, tại sao không ban hành Luật báo chí, Luật về Quyền cơ bản không thể xâm hại đối với công dân…? Là một giáo viên, tôi hiểu rất rõ những người kém, yếu – sợ đến mức nào khi Phòng Đào tạo phát phiếu thăm dò chất lượng giảng dạy cho sinh viên. Nếu không sai, nếu minh bạch, nếu đúng theo nghĩa đầy đủ nhất của các phạm trù sự thật – khoa học – thực tiễn, thì chắc chắn là chẳng việc gì phải sợ. Tôi cũng như nhiều người khác, có không ít sai lầm nhưng có một điều tôi có quyền tự hào là hơn 30 năm đi dạy, chưa bao giờ tôi chậm giờ lên lớp! Nếu chúng ta coi đó là bổn phận, là tấm gương để nói về lẽ phải, điều hay thì chẳng việc gì phải e ngại phản biện. Tôi đã từng tranh luận với TS Cù Huy Hà Vũ trên điện thoại rằng nếu Việt Nam đa đảng lúc này, hận thù và sự ích kỷ, nhỏ nhen sẽ làm cho nước ta tồi tệ hơn cả Iraq. Anh Hà Vũ chửi tôi te tua, vuốt mặt không kịp nhưng tôi vẫn kính trọng anh ấy. Tôi suy xét từ lịch sử vì tôi biết (nói ra thật đau lòng), người Việt ích kỷ, nhỏ nhen, thích qua cầu rút ván và thiển cận hơn nhiều dân tộc khác. Nếu có dịp, sẽ tranh luận tiếp. Nhưng cũng xin mở ngoặc rằng, cuộc tranh luận phải thật sự công bằng, khách quan và tuyệt đối không được cả vú lấp miệng em. Tôi xin dẫn chứng, có ai thấy dân tộc nào hay mất đoàn kết và thích xâu xé lẫn nhau như người Việt không? Cái làm cho dân tộc Việt Nam đến tận hôm nay vẫn nghèo, nhỏ chính là sự ích kỷ quá đáng, sự mất đoàn kết nghiêm trọng và sự mặc nhiên chấp nhận cuộc đời đong đưa, lừa dối một cách vô trách nhiệm. Ít nhất, nếu bạn chưa cho là đúng thì mặc nhiên, vẫn nên đáng nghĩ đến những giả định ấy, phần nào…
Bài viết này được viết ra trong tâm trạng hết sức mệt mỏi. Viết với rất nhiều… giá như! Giá như có Quỹ hỗ trợ ngư dân để tôi có thể ủng hộ Mai Phụng Lưu một chút tiền còm. Giá như ông PGS.TS Nguyễn Hồng Thao “biết” trả lời rõ ràng và biết tôn trọng sự thật. Giá như chúng ta đoàn kết hơn. Giá như không phải tôn thờ lối sống đèn nhà ai nhà nấy rạng. Giá như không nghĩ rằng phải bán chị em xa mua láng giềng gần. Giá như tin rằng cái gì mua được cũng rẻ và không thể lâu bền. Giá như hiểu rằng 99% sự thật hay lịch sử vẫn chưa phải chính là nó…
H. V. T.
Huế, 7.1.2011
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Càng ngày, sự mệt mỏi và chán chường càng thấm sâu, quặn thắt trong tôi. Đôi khi, tôi ước ao mình có được một chút thôi, tinh thần của Thầy Huệ Chi (đau đến mấy cũng cười thật hiền và thật tỉnh tươi), của rất nhiều con người khác đang ngày đêm đóng góp cho sự thật, cho cái đúng những trăn trở nhọc nhằn.
1. Hẳn là không có mấy ai trách khi tôi cố tình họa theo Trịnh Công Sơn trong lời bài hát Tôi ơi, đừng tuyệt vọng! Bởi vì, thật sự là không ít lần tôi đã muốn dừng lại, vì chẳng biết lý giải ra làm sao những ngang khó của cuộc đời này. Hôm trước, đọc bài Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu bỏ biển, Người say đất, tôi chỉ còn biết ngó trân trân vào bức tường phía trước mà chẳng biết viết cái gì. Kêu gọi thành lập Quỹ hỗ trợ ngư dân thì cũng đã nói rồi, viết về chuyện ngư dân là người quyết định đến chủ quyền thực tế trên Biển Đông cũng nói lâu rồi… Thế nhưng, chẳng có cơ quan hữu quan nào ngó ngàng đến? Tại sao những người tâm huyết, dũng cảm, cần cù và dám hy sinh như Mai Phụng Lưu không được Nhà nước và mọi cơ quan, cộng đồng quan tâm? Phải chăng tất cả đang đồng lòng (!) thả nổi vấn đề chủ quyền đau nhức của dân tộc hôm nay? Một người như Mai Phụng Lưu đành phải bỏ biển vì… hết sạch tiền bạc, không có phương tiện hành nghề đánh cá sẽ gây hệ lụy như thế nào đến hàng ngàn ngư dân khác? Đã bỏ cái đam mê, lẽ sống của cả cuộc đời tức là bất lực, tuyệt vọng, tại sao không một “ai” quan tâm (ai ở đây để chỉ những người có trách nhiệm). Không một ai không biết Trung Quốc muốn gây ra mọi sự khó dễ để ngư dân Việt Nam bỏ biển, tức là tự đánh mất đi chủ quyền thực tế. Nếu đúng như thế thì người ta đã đạt được mục đích đen tối rồi!
2. Hôm nay (7.1.11), đọc bài Thư ngỏ của nhà khoa học Thái Văn Cầu gửi PGS.TS Nguyễn Hồng Thao thì sự mệt mỏi lại tăng lên đến mức tim thì vẫn còn thoi thóp nhưng tay thì run lẩy bẩy nên gõ bàn phím cứ sai hoài. Lại là câu hỏi cũ rích Tại sao? Tại sao các nhà khoa học danh tiếng, những cây đa cây đề của đất nước cứ đua nhau đi phò Si Nô. Tôi muốn viết rõ hai chữ vừa si vừa nô lệ để nói mà chấp nhận sự mất lòng rằng, nếu ông PGS.TS Nguyễn Hồng Thao đúng, thì nhất thiết ông phải phản hồi bài báo của Thái Văn Cầu. Đấy là nguyên tắc tối thiểu của SĨ. Những sự thật rành rành (trong trường hợp Thái Văn Cầu đúng) không thể biện minh cho bất kỳ sự a dua, lấp liếm nào. Tại sao chúng ta cứ thi nhau giả dối, lảng tránh sự thật mà vẫn cứ nhơn nhơn nhơ, tự đắc trước vận mệnh dân tộc, truyền thống, lịch sử đầy đau đớn của giống nòi? Đôi khi, sự mệt mỏi của tôi bắt nguồn từ chính sự thất vọng từ những người tôi kính trọng và yêu tin nhất. Cách đây mấy năm, tôi có đăng một bài phê phán một PGS.TS sử học không biết chấm câu, không biết cách để hiểu đúng một sự kiện lịch sử, kiến thức sai be sai bét (trên Tạp chí Sông Hương); thế nhưng, chẳng có phản hồi nào. Vị PGS.TS đó vẫn nghênh ngang hết chức vụ này đến chức vụ nọ. Sự thật ấy (và vô cùng nhiều những điều tương tự như thế) làm sao có thể buộc tôi kính trọng những người đã “mở đường” cho cái dốt, cái ác lộng hành?
3. Vietnamnet hôm qua cho biết rằng Chủ tịch Quốc hội, khi đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp có hứa rằng sẽ mở rộng dân chủ. Đọc mà mệt mỏi, vì ai chẳng biết dân chủ theo lời hứa có khoảng cách xa ngái lắm với thực tế cuộc đời. Nếu thật sự có dân chủ, tại sao không ban hành Luật báo chí, Luật về Quyền cơ bản không thể xâm hại đối với công dân…? Là một giáo viên, tôi hiểu rất rõ những người kém, yếu – sợ đến mức nào khi Phòng Đào tạo phát phiếu thăm dò chất lượng giảng dạy cho sinh viên. Nếu không sai, nếu minh bạch, nếu đúng theo nghĩa đầy đủ nhất của các phạm trù sự thật – khoa học – thực tiễn, thì chắc chắn là chẳng việc gì phải sợ. Tôi cũng như nhiều người khác, có không ít sai lầm nhưng có một điều tôi có quyền tự hào là hơn 30 năm đi dạy, chưa bao giờ tôi chậm giờ lên lớp! Nếu chúng ta coi đó là bổn phận, là tấm gương để nói về lẽ phải, điều hay thì chẳng việc gì phải e ngại phản biện. Tôi đã từng tranh luận với TS Cù Huy Hà Vũ trên điện thoại rằng nếu Việt Nam đa đảng lúc này, hận thù và sự ích kỷ, nhỏ nhen sẽ làm cho nước ta tồi tệ hơn cả Iraq. Anh Hà Vũ chửi tôi te tua, vuốt mặt không kịp nhưng tôi vẫn kính trọng anh ấy. Tôi suy xét từ lịch sử vì tôi biết (nói ra thật đau lòng), người Việt ích kỷ, nhỏ nhen, thích qua cầu rút ván và thiển cận hơn nhiều dân tộc khác. Nếu có dịp, sẽ tranh luận tiếp. Nhưng cũng xin mở ngoặc rằng, cuộc tranh luận phải thật sự công bằng, khách quan và tuyệt đối không được cả vú lấp miệng em. Tôi xin dẫn chứng, có ai thấy dân tộc nào hay mất đoàn kết và thích xâu xé lẫn nhau như người Việt không? Cái làm cho dân tộc Việt Nam đến tận hôm nay vẫn nghèo, nhỏ chính là sự ích kỷ quá đáng, sự mất đoàn kết nghiêm trọng và sự mặc nhiên chấp nhận cuộc đời đong đưa, lừa dối một cách vô trách nhiệm. Ít nhất, nếu bạn chưa cho là đúng thì mặc nhiên, vẫn nên đáng nghĩ đến những giả định ấy, phần nào…
Bài viết này được viết ra trong tâm trạng hết sức mệt mỏi. Viết với rất nhiều… giá như! Giá như có Quỹ hỗ trợ ngư dân để tôi có thể ủng hộ Mai Phụng Lưu một chút tiền còm. Giá như ông PGS.TS Nguyễn Hồng Thao “biết” trả lời rõ ràng và biết tôn trọng sự thật. Giá như chúng ta đoàn kết hơn. Giá như không phải tôn thờ lối sống đèn nhà ai nhà nấy rạng. Giá như không nghĩ rằng phải bán chị em xa mua láng giềng gần. Giá như tin rằng cái gì mua được cũng rẻ và không thể lâu bền. Giá như hiểu rằng 99% sự thật hay lịch sử vẫn chưa phải chính là nó…
H. V. T.
Huế, 7.1.2011
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Một số vấn đề trong quan hệ Trung - Mỹ
Duơng Danh Dy
Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay đã hơn 30 năm (1979-2010). Nói chung, trong thời gian đó, quan hệ hai nước đã có những phát triển lớn, nhưng nhìn lại một số va chạm đã xảy ra, như sự kiện bán vũ khí cho Đài Loan, sự kiện Thiên An Môn, sự kiện hải quân Đài Loan diễn tập, sự kiện “oanh tạc nhầm” vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư, vụ máy bay Mỹ và Trung Quốc đâm nhau trên vùng trời Biển Đông, vấn đề Dalai Lama,... có thể giúp chúng ta đánh giá đúng (hoặc gần đúng) thực chất mối quan hệ mà ai cũng biết là vô cùng phức tạp này.
Có không ít vấn đề trong quan hệ Trung - Mỹ hơn 30 năm qua, nhưng trong bài viết nhỏ này chỉ xin mạnh dạn đưa ra bốn vụ việc mà người giới thiệu cho là đáng lưu ý.
1. Năm 1981, Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan
Trong cương lĩnh tranh cử Tổng thống năm 1980, Reagan nói: nếu trúng cử ông ta sẽ thiết lập văn phòng liên lạc chính thức với Đài Loan, khôi phục “quan hệ chính thức”, và hứa “u tiên suy tính tới sự cần thiết phòng ngự của Đài Loan”. Ngay từ lúc đó, Mỹ đã ấp ủ việc bán máy bay chiến đấu loại tiên tiến kiểu FX cho Đài Loan.
Trước việc đó, khi tiếp Bush (cha) lúc đó là ứng cử viên Phó Tổng thống, Đặng Tiểu Bình đã cảnh báo, nếu những việc đó sau này được thực thi, tất sẽ khiến quan hệ Mỹ - Trung thụt lùi. Một sự kiện đáng chú ý nữa là, không biết có phải vì thấy đã có người Mỹ đi trước nêu gương hay sao mà Chính phủ Hà Lan cũng quyết định bán cho Đài Loan hai chiếc tàu ngầm vào dịp này. Người Mỹ quyết định đi xa hơn nữa, mời Tưởng Ngạn Sĩ, Bí thư trưởng trung ương Quốc Dân đảng Đài Loan tới dự lễ nhậm chức Tổng thống của Reagan ngày 20/1/1981.
Đến lúc này, người Trung Quốc thấy cần phải điều chỉnh quan hệ với Mỹ và Liên Xô, thay đổi chiến lược “đi với Mỹ chống Liên Xô”, vì cho rằng vị thế chiến lược của Trung Quốc đã được cải thiện, có thể tăng cường đấu tranh với Mỹ, thậm chí có khoảng cách với Mỹ. Dùng trò “giết gà để dọa khỉ”, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Sài Trạch Dân nói thẳng với phía Mỹ, nếu Tưởng Ngạn Sĩ tham dự lễ nhậm chức Tổng thống là tạo ra “hai Trung Quốc”, Đại sứ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sẽ không tham dự. Mỹ buộc phải nhượng bộ, tuyên bố Tưởng Ngạn Sĩ đã có mặt tại Washington và “bị ốm phải nằm viện” không thể dự lễ. Trước thắng lợi bước đầu đó, ngày 27/2/1981, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố triệu hồi Đại sứ của mình tại Hà Lan về nước, ngày 5 tháng 5 phía Trung Quốc chính thức tuyên bố hạ cấp quan hệ Trung Quốc - Hà Lan xuống cấp đại diện, ngoài việc nhằm thẳng vào Hà Lan ra còn ngụ ý cảnh cáo Mỹ.
Ngày 14/6/1981, tướng Haig, Ngoại trưởng Mỹ tới thăm Bắc Kinh. Trước đó ngày 13 tháng 6, Đặng Tiểu Bình đã có chỉ thị về vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan: chúng ta nhất định phải sử dụng chính sách giáp ranh, nhưng không sợ thụt lùi, càng không sợ đình trệ. Cụ thể là, số lượng phải như cũ, tính năng không được cao hơn thời kỳ Carter, máy bay không vượt qua F5E, quyết không được bán tàu ngầm, quân hạm. Ngoài ra phải giảm bớt từng bước, cho đến phải ngừng hẳn. Biết rõ Haig có chỗ khác Reagan, Đặng Tiểu Bình còn dặn, cần chiếu cố Haig, không nên để ông ta quá khó: “trao đổi về chính trị lời lẽ có thể ôn hũa một chút. Nhưng vấn đề vũ khí sẽ không buông lỏng, các mặt khác có thể để cho đối phương có chút gì mang về”.
Phía Mỹ đánh giá không đúng lập trường của Trung Quốc, qua các cuộc gặp gỡ giữa Reagan và Thủ tướng Trung Quốc, giữa Ngoại trưởng hai nước trong tháng 10 năm 1981 vẫn không đạt được thoả thuận, ngày 29 tháng 10, khi hội kiến Reagan, Hoàng Hoa, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc chính thức nói với ông ta: trong quá trình hai bên còn tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, phía Mỹ không được bán vũ khí, nếu không phía Trung Quốc sẽ có phản ứng quyết liệt, quan hệ hai nước khó tránh khỏi đình trệ hoặc thụt lùi. Hai bên quyết định thảo luận tiếp tục vấn đề này tại Bắc Kinh.
Ngày 4 tháng 12 hai bên bắt đầu hội đàm tại Bắc Kinh, trước đó Haig đã kiến nghị, thời Carter đã bán đủ vũ khí, hơn nữa trình độ vũ khí và ý đồ của đại lục với Đài Loan không đòi hỏi Mỹ phải nâng cấp vũ khí cho Đài Loan, nên có thể chấp nhận kiến nghị yêu cầu “không vượt quá trình độ thời kỳ Carter” của Trung Quốc. Khi hai bên còn đang thảo luận vấn đề, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ được lệnh tới Bắc Kinh đề nghị Mỹ và Trung Quốc cùng đối phó với hành động can thiệp vào tình hình Ba Lan của Liên Xô, vì cho rằng, nếu chỉ bàn vấn đề bán vũ khí thì xem ra phía Mỹ đã phải khuất phục yêu cầu của phía Trung Quốc, đồng thời có thêm vấn đề quốc tế sẽ cho thấy Mỹ và Trung Quốc vẫn có lợi ích chiến lợc chung. Phía Mỹ quyết định không nâng cao tính năng máy bay bán cho Đài Loan (tức không bán máy bay kiểu FX hoặc F5G hoặc F-16), nhưng tiếp tục giúp Đài Loan sản xuất máy bay F5E vốn có, và như vậy biểu thị Mỹ đã nhượng bộ. Để nắm được con chủ bài của Trung Quốc, Phó Tổng thống Bush đã tới thăm Trung Quốc. Ngày 8 tháng 5 năm 1982, khi hội kiến ông này, Đặng Tiểu Bình nói: Chính phủ Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan không thời hạn trên thực tế là cho Đài Loan cái ô bảo hộ. Ông ta yêu cầu Mỹ: trong thời kỳ nhất định, từng bước giảm bớt cho đến lúc hoàn toàn không bán nữa. Phơng thức hứa hẹn ra sao, đưa tin đối ngoại thế nào có thể thương lượng, nhưng bên trong phải khẳng định điểm này.
Do Haig và Reagan có mâu thuẫn, nên ngày 25 tháng 6 Haig đã từ chức, tuy vậy truớc đó ông ta đã đề xuất với Reagan hai phương án nhằm giải quyết khủng hoảng quan hệ Mỹ - Trung. Sau hơn một tháng suy tính, Reagan đã chấp thuận một phần kiến nghị của Haig và ngày 13 tháng 7 ông ta đã gửi thư cho Đặng Tiểu Bình tương đối thỏa mãn yêu cầu của phía Trung Quốc. Do đó cuộc đàm phán hai bên về vấn đề này đã kết thúc. Trong thông báo chung ngày 17 tháng 8 năm 1982, phía Mỹ đã đưa ra ba lời hứa: tính năng và số lượng vũ khí cung cấp cho Đài Loan không vượt qua mức độ cung cấp mấy năm sau khi Mỹ, Trung thiết lập quan hệ ngoại giao; chuẩn bị giảm bớt việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan; qua một thời gian dẫn tới giải quyết cuối cùng1.
Đến đây vấn đề đầu tiên trong quan hệ Trung - Mỹ kéo dài hơn một năm kể từ khi Reagan nhận chức, kết thúc. Nhìn bề ngoài có thể cho là, Trung Quốc thắng thế, nhưng nhìn vào thực chất thấy, việc bán vũ khí cho Đài Loan vẫn tiếp diễn đến tận bây giờ, tức sau gần ba mươi năm vẫn không ngừng. Đố ai đoán được “qua một thời gian” sẽ là bao nhiêu năm nữa?
2. Sự kiện Thiên An Môn (ngày 4/6/1989)
Vào lúc Xuân Hè năm 1989 giao nhau, Bắc Kinh xảy ra sóng gió chính trị, hàng trăm ngàn học sinh, sinh viên tại một số thành phố lớn của Trung Quốc, nhất là tại Bắc Kinh, lấy cớ tưởng niệm Hồ Diệu Bang đã biểu tình tuần hành, thậm chí tổ chức tuyệt thực tại quảng trường Thiên An Môn để đòi dân chủ, phản đối tệ nạn tham nhũng. Lấy cớ có bàn tay của “các thế lực phản động” xen vào, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã thẳng tay dùng xe tăng và súng đạn đàn áp những thanh niên, học sinh trong tay không một tấc sắt hết sức dã man. Hàng trăm người đã chết và hàng ngàn ngời đã bị thương. Một lần nữa máu lại đổ trên quảng trường Thiên An Môn (lần trước vào dịp người dân tưởng niệm Thủ tướng Chu Ân Lai mới mất - tháng 4 năm 1976, bị “bè lũ bốn tên" chủ mưu đàn áp và lấy cớ đó để hạ bệ Đặng Tiểu Bình một lần nữa).
Tin truyền đến nước Mỹ, một số Nghị sĩ của cả hai đảng Cộng hũa và Dân Chủ lần lượt gửi thư, gửi điện đòi hỏi Nhà Trắng phải cắt đứt quan hệ ngoại giao và chế tài nghiêm khắc Trung Quốc. Tuy vậy, Nixon khuyên Bush không nên cắt đứt quan hệ ngoại giao, cần có cái nhìn lâu dài với Trung Quốc. Cuối cùng Bush chủ trương ba biện pháp chế tài: 1) ngừng mọi việc bán hàng quân sự và xuất khẩu vũ khí có tính thương mại; 2) tạm ngừng thăm viếng lẫn nhau giữa các lãnh đạo quân sự hai nước Mỹ, Trung; 3) đồng ý nghiên cứu lại yêu cầu xin được kéo dài thời gian lưu lại Mỹ của học sinh Trung Quốc.
Ngày 7 tháng 6 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc biểu thị “đáng tiếc rất lớn” trước những lời chỉ trích của Bush, hy vọng Mỹ lấy quan hệ Trung - Mỹ làm trọng, xuất phát từ lợi ích lâu dài của quan hệ hai nước không nên làm bất kỳ việc gì không có lợi cho quan hệ hai nước.
Chủ trương trên của Bush bị Quốc hội Mỹ và một số tổ chức nhân quyền cho là ôn hũa nên không tán thành và gây áp lực. Ngày 20 tháng 6, Chính phủ Mỹ buộc phải tuyên bố biện pháp chế tài mới, gồm: 1) tạm ngừng các cuộc thăm viếng lẫn nhau ở tầng lớp cao (từ trợ lý Ngoại trưởng trở lên); 2) ngừng sự giúp đỡ của các công ty đầu tư tư nhân hải ngoại với các công ty thực nghiệp đang kinh doanh tại Trung Quốc; 3) phản đối việc Ngân hàng thế giới và Ngân hàng châu á cho Trung Quốc khoản vay mới 1 tỷ USD. Tuy vậy, trong tuyên bố Nhà Trắng đã biểu thị: “Trung Quốc là một quốc gia quan trọng, chúng tôi hy vọng duy trì quan hệ có hiệu quả rõ rệt với họ”.
Dưới sự thúc đẩy của Mỹ, các nước phơng Tây sôi nổi chế tài Trung Quốc, môi trường bên ngoài của Trung Quốc xấu đi nghiêm trọng, quan hệ Trung - Mỹ ở vào tình trạng nguy kịch, thụt lùi. Vào lúc đó, Đặng Tiểu Bình nói với những người lãnh đạo Trung Quốc: “Trung Quốc phải tự mình đứng vững, phải bảo vệ sự độc lập tự chủ của chúng ta. Chúng ta quyết không được tỏ ra yếu đuối. Anh càng sợ càng tỏ ra yếu đuối, người ta càng cứng rắn. Đừng nghĩ là mình mềm đi thì người ta sẽ tốt với mình hơn, ngược lại, anh càng tỏ ra mềm yếu người ta càng không coi anh ra gì”.
Để duy trì tiếp xúc với người lãnh đạo Trung Quốc, ngày 8 tháng 6, Bush dự tính sẽ tự mình gọi điện thoại cho Đặng Tiểu Bình, đây là việc chưa từng có giữa các nhà lãnh đạo Trung, Mỹ. Tuy nhiên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, sau khi thỉnh thị trong nước đã trả lời Nhà Trắng là người lãnh đạo Trung Quốc không có thói quen nói chuyện điện thoại với người lãnh đạo nước ngoài. Ngày 20 tháng 6, Bush dùng tư cách là “một người bạn, một người bạn chân chính” viết một bức thư dài cho Đặng Tiểu Bình. Trong thư ông ta hy vọng Đặng Tiểu Bình “giúp đỡ duy trì quan hệ Trung - Mỹ”, và hỏi liệu phía Trung Quốc có đồng ý tiếp nhận sứ giả bí mật của Washington hay không. Không đến 24 giờ sau, Đặng Tiểu Bình đã có thư trả lời, đồng ý kiến nghị của Bush, nói rõ trong tình hình giữ bí mật tuyệt đối hoan nghênh đặc sứ của Tổng thống Mỹ thăm Trung Quốc. Bush lập tức cử Scowcroft làm đặc sứ bí mật. Bush yêu cầu thuyết minh với người lãnh đạo Trung Quốc, ông ta quyết tâm bảo vệ quan hệ chiến lược quan trọng của hai nước, nhưng ông ta cũng phải chiếu cố tới tâm tư của nhân dân Mỹ. Mỹ chế tài Trung Quốc không có tính vĩnh cửu, nhưng hiện nay nếu nói về chính trị thì phải làm như vậy. Ông ta hy vọng người lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ những phản ứng ở Mỹ do sự việc ở Trung Quốc dẫn tới và những áp lực mà ông ta đang phải gánh chịu…
Ngày 30 tháng 6, Scowcroft bắt đầu chuyến đi bí mật. Bí mật tới mức toàn bộ nhân viên sứ quán Mỹ, kể cả Đại sứ cũng không biết chuyến thăm này. Ngày 2 tháng 7, Đặng Tiểu Bình hội kiến Scowcroft. Trước đó ông ta nói với Lý Bằng và một số người là: "hôm nay chỉ bàn nguyên tắc, không bàn vấn đề cụ thể. Tôi chẳng để ý biện pháp chế tài, dọa chúng ta đâu được”. Tiền Kỳ Tham nói: sắp tới có Hội nghị G7, không biết liệu có biện pháp chế tài gì nữa với Trung Quốc không. Đặng Tiểu Bình kiên định nói: “đừng nói 7 nước, 70 nước cũng bất chấp”, và nói: phải làm tốt quan hệ Trung - Mỹ, nhưng không thể sợ, sợ cũng chẳng được gì. Người Trung Quốc phải có khí khái và chí khí của mình. Khi tiếp Scowcroft, Đặng Tiểu Bình nói: hiện nay quan hệ Trung - Mỹ đang ở vào hoàn cảnh rất tế nhị, thậm chí có thể nói là tương đối nguy hiểm. Dẫn tới tình trạng đó là ở phía Mỹ, ông ta phê bình “Mỹ bị cuốn quá sâu” vào sự kiện Thiên An Môn, nếu chỉ dựa vào tình hữu nghị giữa ông ta và Bush không giải quyết nổi vấn đề. Vấn đề là từ phía Mỹ gây ra, “cởi chuông cần phải có người buộc chuông”. Hy vọng người Mỹ làm đúng vai trò đó và đừng lửa cháy đổ thêm dầu. Lần bí mật thăm viếng này không thể có hiệu quả ngay tức khắc vì tình hình thực tế lúc đó không cho phép đi những bước lớn. Sự tình kéo dài đến tháng 12/1989. Ngày 2 và 3 tháng 12 năm 1989, hội nghị người đứng đầu Xô, Mỹ họp ở Malta, đã tạo cơ hội để Bush cử đặc sứ tới Trung Quốc một lần nữa vì từ năm 1972 đến nay việc Mỹ thông báo cho Trung Quốc tình hình hội đàm cấp cao Mỹ - Xô đã thành thông lệ. Do đó từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 12, Scowscroft lại một lần nữa tới Bắc Kinh, nhưng lần này là đi thăm công khai. Những hình ảnh ông này nâng cốc với người lãnh đạo Trung Quốc được đưa tin trên truyền hình và đăng tải trên báo chí đã khiến một số Nghị sĩ Mỹ cho là “khuất phục Trung Quốc”, là “cái cúi đầu khiến người ta phải xấu hổ trước chính phủ cộng sản đàn áp”.
Hai bên đang giằng co thì tháng 8 năm 1990, Iraq mang đại quân xâm lược Kuwait gây ra cuộc khủng hoảng vùng Vịnh, cung cấp một cơ hội tốt cho việc cải thiện quan hệ Trung - Mỹ. Mỹ lấy việc thu xếp để Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham thăm Washington làm điều kiện nhằm đổi lấy việc tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, Trung Quốc ủng hộ Mỹ được trao quyền sử dụng vũ lực. Ngày 29 tháng 11, hội nghị cấp Bộ trưởng Hội đồng Bảo an họp tiến hành biểu quyết giao quyền cho Mỹ sử dụng vũ lực, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng. Chiều ngày 30 khi tiếp Tiền Kỳ Tham, Bush đã cám ơn sự hợp tác của Trung Quốc trên vấn đề vùng Vịnh, hy vọng quan hệ hai nước được từng bước cải thiện.
Chuyến thăm này của Tiền Kỳ Tham đã phá bỏ được chế tài không thăm viếng tầng lớp cao lẫn nhau do Mỹ dựng nên từ tháng 6 năm 1989, quan hệ Trung - Mỹ từ đó lên khỏi đáy, mở ra một trang mới2.
Mỹ định chế tài mạnh, lâu dài Trung Quốc nhân dịp hiếm có này, nhng trước những lợi ích thiết thân ở vùng Vịnh đã phải nhượng bộ Trung Quốc, chủ động tháo gỡ chướng ngại để thu đợc sự ủng hộ không có không được của Trung Quốc, còn phía Trung Quốc đã khéo lợi dụng thời cơ, chỉ bỏ ra rất ít mà có thu hoạch tương đối nhiều. Tuy nhiên, bài học cấm vận này của Mỹ và phương Tây, cũng là cái giá phải trả và bài học khó quên cho những nhà đương cục Trung Quốc nhiều thế hệ.
3. Sự kiện Mỹ bắn phá nhầm vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư (cũ)
Ngày 7 tháng 5 năm 1999, hai chiếc máy bay B-52 Mỹ cất cánh từ căn cứ tại Mỹ sau mấy lần tiếp dầu trên không đã vượt qua Đại Tây Dương rồi trong đêm bay tới bầu trời thủ đô Belgrade của Nam Tư (cũ) thả 5 quả bom nặng 2000 pound định hướng công kích một tũa nhà được cho là nơi ở của một tổ chức phản động, nhưng thực ra đây là trụ sở của Đại sứ quán Trung Quốc từ năm 1997. Kết quả là văn phòng Tựy viên quân sự của Trung Quốc bị san bằng, 3 phóng viên trẻ tuổi Trung Quốc bị chết, 27 công dân Trung Quốc bị thương (có nguồn tin nói trong số này có Tựy viên quân sự Trung Quốc). Sự kiện oanh tạc sứ quán này đã gây ra lần khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong quan hệ Trung - Mỹ.
Ngày 8 tháng 5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra phản ứng chính thức, coi đó là “hành vi dã man”, cảnh cáo khối NATO phải gánh chịu toàn bộ trách nhiệm. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu gặp Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc để đưa ra “kháng nghị mạnh mẽ nhất” về việc Mỹ “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc”. Do bên ngoài sứ quán Mỹ đang tụ tập đông đảo người thị uy, đập phá, nên Đại sứ Mỹ đã từ chối rời khỏi sứ quán.
Ngày 18 tháng 5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chính thức gửi công hàm cho phía Mỹ, yêu cầu “NATO do Mỹ đứng đầu” phải: 1) công khai, chính thức xin lỗi; 2) điều tra triệt để, toàn diện vụ việc này; 3) nhanh chóng công bố kết quả điều tra; 4) trừng phạt nghiêm khắc những kẻ gây ra sự việc. Công hàm còn mạnh mẽ yêu cầu khối NATO lập tức đình chỉ hành động quân sự đối với Liên minh Nam Tư, dùng phương thức chính trị giải quyết cuộc khủng hoảng Kosovo.
Tuy nhiên, Washington đã đánh giá thấp trình độ phản ứng mãnh liệt của Trung Quốc trước việc oanh tạc vào Đại sứ quán của mình, nên hành động xin lỗi dù được thu xếp cẩn thận đã chọc giận dân chúng Trung Quốc hơn nữa. Phía Mỹ cho rằng, oanh tạc nhầm vào sứ quán Trung Quốc là do định vị sai, “cảm thấy đáng tiếc sâu sắc những thuơng vong tạo thành do oanh tạc sai”. Tổng thống Clinton nói rằng, đó là một “sai sót không may”, tỏ ý xin lỗi… nhưng đồng thời lại cho rằng, chính sách “loại bỏ dân tộc” của Tổng thống Serbie, Milosevich mới là nguồn gốc của vấn đề.
Tối ngày 8, Ngoại trưởng Albright đích thân mang thư xin lỗi đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, ngoài việc xin lỗi ra vẫn nhắc tới “chúng tôi không thể ngồi yên nhìn Milosevich thi hành chính sách 'loại bỏ dân tộc’, NATO cần thiết tiếp tục tiến hành hành động quân sự với Liên minh Nam Tư".
Kết quả điều tra ban đầu vẫn là do định vị sai, ngay sau đó, phía Mỹ đã tổ chức đoàn sang Bắc Kinh giải thích kết quả điểu tra, nhưng bị phía Trung Quốc cho rằng, những giải thích đó là không đầy đủ, là thiếu sức thuyết phục. Để xoa dịu, phía Mỹ đã tỏ ra có nhượng bộ trên vấn đề Đài Loan và Trung Quốc gia nhập WTO.
Ngày 30 tháng 7 hai bên Trung, Mỹ tuyên bố, Chính phủ Mỹ bồi thường cho 27 người bị thương và 3 người Trung Quốc tử nạn 4,5 triệu USD. Tháng 9 phía Mỹ trả đủ tiền, cũng trong tháng này, Tổng thống Mỹ Clinton và Chủ tịch Giang Trạch Dân nhân cơ hội họp hội nghị người đứng đầu tổ chức APEC tại New Zealand đã có mấy lần hội đàm có kết quả, quan hệ hai nước "trở về quỹ đạo bình thường”.
Tháng 11 năm 1999 hai bên Trung, Mỹ đạt được thỏa thuận về việc Trung Quốc gia nhập WTO. Tháng 12 cùng năm, Chính phủ Mỹ đồng ý bồi thường 28 triệu USD do việc Đại sứ quán Trung Quốc bị phá hủy, đồng thời cũng yêu cầu phía Trung Quốc phải bồi thường 2,8 triệu USD do những tổn thất của các cơ quan ngoại giao của Mỹ tại Bắc Kinh. Đầu năm 2000 hai bên khôi phục toàn diện giao lưu quân sự.
Vụ việc này được giải quyết phần lớn phụ thuộc vào sự quen biết nhiều năm của hai bên về quan hệ thương mại, về lợi ích chiến lược chung của hai nước, và những cố gắng của những người quản lý.
4. Lại vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và Tổng thống Mỹ tiếp Dalai Lama.
Đầu năm 2010, mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ liên tục xảy ra. Mỹ tuyên bố bán 6,5 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan, Obama sẽ tiếp Dalai Lama tại Nhà Trắng, Mỹ yêu cầu Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ... Một số phương tiện truyền thông đã gọi quan hệ Trung - Mỹ tiến vào “thời kỳ băng hà”. Phía Trung Quốc cũng có một số giọng điệu “khá cao” khi nói về các vấn đề này, họ cho rằng, chính sách đối với Trung Quốc của Obama đột ngột “trở mặt” như vậy là gồm nhân tố đảng phái chính trị, cũng bao gồm cả nhân tố sức ép của dư luận, vừa xuất phát từ những suy tính trong nước cũng là vừa để thoát khỏi cảnh khó ngoại giao, vừa có liên quan tới việc Chính phủ Mỹ muốn chuyển dời sức chú ý của dân chúng, lại vừa có liên hệ trực tiếp với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và quan hệ kinh tế thương mại.
Chính sách của Obama đối với Trung Quốc trong năm 2009 là “tiếp xúc”, “dung hũa” là chính, nhưng sang năm 2010 lại lấy “kiềm chế” làm chính. Trước tiên là tăng cường sức ép kinh tế với Trung Quốc, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của Mỹ tăng lên, tiến hành thu thuế chống bán phá giá 82 loại sản phẩm của Trung Quốc và trưng thu thuế quan với 12 loại bán giá thấp, mà mục đích là buộc đồng Nhân dân tệ phải tăng giá.
Việc bán vũ khí cho Đài Loan là một dụng ý không đổi của Mỹ là nhằm vào vấn đề thống nhất lãnh thổ rất được Trung Quốc quan tâm để gây sức ép.
Còn việc Obama tiếp ngài Dalai Lama, không nói ai cũng rõ là liên quan đến một vấn đề nhạy cảm và không thể nhượng bộ của Trung Quốc, tức vấn đề “độc lập hay tự trị của vùng Tây Tạng”.
Sau một hồi lời qua tiếng lại, rốt cuộc hai bên đều vì lợi ích của mình mà có sự thỏa hiệp: Obama vẫn tiếp ngài Dalai Lama nhưng không phải trong Phòng Bầu dục mà tại Phòng xem bản đồ trong Nhà Trắng, việc bán vũ khí cho Đài Loan vẫn lặng lẽ tiến hành, đồng Nhân dân tệ sẽ tăng giá nhưng vào thời gian thích hợp với mức độ không lớn. v.v.
Một bài viết trên một trang web chính thức của Trung Quốc (trang web Hoàn Cầu) đã nhân việc này đưa ra một cái nhìn có thể nói là khá toàn diện về quan hệ Trung - Mỹ trong thời gian qua, xin trích giới thiệu để tham khảo.
Có nhiều cách giải thích về một số vấn đề trong quan hệ Trung - Mỹ. Dưới đây là mấy giải thích chính:
1) Đó là vì, quan hệ Trung - Mỹ chưa xuất hiện những thay đổi lớn như người Trung Quốc nhận định. Sự phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại về kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ tuy có tăng lên nhưng chưa thay đổi được mặt cơ bản trong so sánh lực lượng không cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ; Mỹ càng ngày càng cần Trung Quốc thực hiện hợp tác trong các công việc quốc tế và toàn cầu, nhưng chưa thay đổi được sự chủ đạo của Mỹ trong quan hệ song phương; quan hệ Trung - Mỹ vẫn chưa là quan hệ đối tác chân chính, hoàn toàn; chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn là sự hỗn hợp của sự qua lại và đề phòng, hợp tác và cạnh tranh. Mỹ vẫn làm theo ý mình trong một số vấn đề liên quan tới lợi ích then chốt của Trung Quốc, những xáo động có tính chu kỳ trong quan hệ Trung - Mỹ là không thể tránh khỏi.
2) Đó là vì, mặc dù quan hệ Trung - Mỹ đúng là đang có sự thay đổi nhưng sự thay đổi đó là cục bộ, tiệm tiến. Trong lĩnh vực kinh tế sự phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại giữa hai bên đã sâu sắc và đối xứng, trong công việc quốc tế và toàn cầu, Mỹ càng cần sự hợp tác của Trung Quốc, lợi ích chung của hai nước đang gia tăng. Thế nhưng, trong lĩnh vực chính trị và an ninh, Mỹ vẫn coi chế độ chính trị của Trung Quốc là “dị kỷ”, về mặt chiến lược vẫn thúc đẩy thi hành chiến lược “tránh nguy hiểm” với Trung Quốc.
3) Đó là vì, quan hệ Trung - Mỹ đang thay đổi, nhưng sự nhận biết và mong đợi của hai bên đối với những thay đổi đó có khác nhau. Sự thay đổi trong quan hệ Trung - Mỹ, khiến phía Trung Quốc có thể yêu cầu sự bình đẳng và tôn trọng nhiều hơn. Mỹ cho rằng hai bên có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực vui lòng chia sẻ quyền lãnh đạo với Trung Quốc trong mặt thúc đẩy trị lý toàn cầu, nhưng điều đó không có nghĩa là Washington cần thay đổi cách làm nhất quán của họ đối với các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, nhân quyền, v.v. Có người hỏi: “Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, vì sao Trung Quốc lần này phản ứng dữ dội như vậy?”. Câu trả lời là: “Trung Quốc không còn là Trung Quốc trước đây nữa, quan hệ Trung - Mỹ cũng không còn như quan hệ Trung - Mỹ trước đây nữa. tình hình thay đổi rồi. Mỹ cần tôn trọng và nhạy cảm với những lợi ích thiết thân của Trung Quốc".
Ba cách giải thích trên có đạo lý nhất định, nhưng chưa toàn diện. Quan hệ Trung - Mỹ 10 năm gần đây đúng là có những thay đổi rất lớn, về tổng thể những thay đổi đó là có lợi cho Trung Quốc, nhưng có một số vấn đề ở tầng nấc sâu vẫn chưa được giải quyết, vị thế của Trung Quốc trong sự tác động lẫn nhau của hai bên không ngừng tăng cường, nhưng vẫn chưa thể hoàn toàn chặn đứng những thách thức của Mỹ đối với những lợi ích thiết thân của Trung Quốc. Trong hoàn cảnh quan hệ quốc tế và song phương đang thay đổi, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc (bao gồm cả chính sách với Đài Loan) cũng đã có một số thay đổi tích cực, nhưng một số quán tính vẫn tồn tại. Mỹ càng ngày càng tôn trọng quan hệ với Trung Quốc, nhưng điều này không có nghĩa, Mỹ coi Trung Quốc là đối tác với ý nghĩa hoàn toàn. Đây chính là điểm phức tạp trong quan hệ Trung - Mỹ.
Xét về lâu dài, do sự phát triển lực lượng và sự lớn mạnh của ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc, quan hệ hai nước đã tới bước chẳng ai tách rời khỏi ai được. Vì vậy, Trung Quốc đang dự tính thoát khỏi sách lược đối phó trong thời gian ngắn, mà để mắt vào việc thiết kế một chiến lược lâu dài có hiệu quả với Mỹ. Trong đó có mấy điểm cần lu ý:
Thứ nhất, tích cực hợp tác cùng có lợi, mở rộng lợi ích chung. Chỉ khi nào tính quan trọng của quan hệ Trung - Mỹ đối với Mỹ tăng lên thì Mỹ mới chú ý nhiều hơn tới sự ổn định của mối quan hệ hai nước và coi trọng đòi hỏi lợi ích của Trung Quốc.
Thứ hai, cần điều chỉnh chính sách trò chơi (cạnh tranh giành lợi ích). Thực chất của quan hệ giữa các nước là sự trao đổi lợi ích. Khi xử lý quan hệ với Mỹ, vừa phải suy tính tới nguyên tắc, vừa phải giỏi trong việc trao đổi lợi ích. Trung Quốc là quốc gia nhìn bên ngoài có vẻ tôn trọng nguyên tắc, coi trọng “hiệp định quân tử” có thái độ coi trọng những “tuyên bố chung”, “thông cáo”,... nhưng Mỹ lại là quốc gia vô cùng thực dụng, khi hoàn cảnh thay đổi, tính toán lợi ích thay đổi là chẳng coi những lời hứa trên báo chí ra gì.
Thứ ba, phải dám và giỏi đấu tranh, chính đấu tranh đã thúc đẩy quan hệ song phương Trung - Mỹ phát triển. Tất nhiên có một số vấn đề không thể đấu một lần là giải quyết được, nhưng không phải vì thế mà từ bỏ đấu tranh, mà phải thông qua đấu tranh không ngừng mới có thể loại bỏ được những cản trở trong việc phát triển quan hệ Trung - Mỹ3.
Người viết bài này cho rằng, ngoài tính chất vô cùng phức tạp ra, cần thấy quan hệ Trung - Mỹ là mối quan hệ bao gồm cả sự va chạm của hai nền văn minh Đông và Tây; những xung đột giữa ý đồ, hành động để giữ vững bá quyền của một bên với âm mưu vươn lên quyết giành lấy “bá quyền” của bên kia; lòng nghi ngờ, dã tâm của nước lớn; sự phân chia, tranh đoạt lợi ích… Tất cả những nhân tố trên khiến quan hệ Trung - Mỹ là đối thủ toàn phương vị, hai bên lúc nào cũng lăm le triệt hạ nhau, làm cho nhau mất vai trò cũ để mình thay thế hoặc ngóc đầu lên, khiến mình có thể là kẻ đứng đầu, trong đó không thể chú ý tới những vấn đề nhạy cảm đối với cả hai bên như vấn đề kinh tế, vấn đề Biển Đông... và nhìn chung trong cuộc giao phong đó, xem ra người Trung Quốc dù với rất nhiều muu mẹo và sức mạnh không ngừng tăng lên, nhưng hiện vẫn đang ở vào thế yếu hơn ¾
D. D. D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
_________________________
Tài liệu tham khảo:
1. “Ghi chép về những hoạt động ngoại giao của người đứng đầu nhà nuớc Trung, Mỹ”. Nhà xuất bản “Nhật báo kinh tế” Trung Quốc năm 1998.
2. “Lịch sử quan hệ Trung - Mỹ”. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hoa Đông Trung Quốc tháng 10 năm 2002.
3. “Vấn đề mậu dịch Trung - Mỹ”. Nhà xuất bản Xã hội Khoa học Văn hiến Trung Quốc năm 2005.
4. Một số bài viết trên trang web Trung Quốc và bài viết của một số nước khác trong thời gian gần đây.
* Về những va chạm Trung - Mỹ trong vấn đề Biển Đông nổi lên từ tháng 7/2010, xem bài “Không nên coi nhẹ phái diều hâu tại Trung Quốc” trên RFI ngày 29/7/2010.
Chú thích:
1) Nguồn tư liệu: “Nhìn lại những giờ phút then chốt trong diễn biến quan hệ Trung - Mỹ”, tác giả Vương Lập, Nhà xuất bản Thế giới Trí thức.
2) Nguồn: “Lịch sử quan hệ Trung - Mỹ” Đào Văn Kiếm chủ biên, Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải.
3) Trang web Hoàn cầu ngày 21/4/2010
Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay đã hơn 30 năm (1979-2010). Nói chung, trong thời gian đó, quan hệ hai nước đã có những phát triển lớn, nhưng nhìn lại một số va chạm đã xảy ra, như sự kiện bán vũ khí cho Đài Loan, sự kiện Thiên An Môn, sự kiện hải quân Đài Loan diễn tập, sự kiện “oanh tạc nhầm” vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư, vụ máy bay Mỹ và Trung Quốc đâm nhau trên vùng trời Biển Đông, vấn đề Dalai Lama,... có thể giúp chúng ta đánh giá đúng (hoặc gần đúng) thực chất mối quan hệ mà ai cũng biết là vô cùng phức tạp này.
Có không ít vấn đề trong quan hệ Trung - Mỹ hơn 30 năm qua, nhưng trong bài viết nhỏ này chỉ xin mạnh dạn đưa ra bốn vụ việc mà người giới thiệu cho là đáng lưu ý.
1. Năm 1981, Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan
Trong cương lĩnh tranh cử Tổng thống năm 1980, Reagan nói: nếu trúng cử ông ta sẽ thiết lập văn phòng liên lạc chính thức với Đài Loan, khôi phục “quan hệ chính thức”, và hứa “u tiên suy tính tới sự cần thiết phòng ngự của Đài Loan”. Ngay từ lúc đó, Mỹ đã ấp ủ việc bán máy bay chiến đấu loại tiên tiến kiểu FX cho Đài Loan.
Trước việc đó, khi tiếp Bush (cha) lúc đó là ứng cử viên Phó Tổng thống, Đặng Tiểu Bình đã cảnh báo, nếu những việc đó sau này được thực thi, tất sẽ khiến quan hệ Mỹ - Trung thụt lùi. Một sự kiện đáng chú ý nữa là, không biết có phải vì thấy đã có người Mỹ đi trước nêu gương hay sao mà Chính phủ Hà Lan cũng quyết định bán cho Đài Loan hai chiếc tàu ngầm vào dịp này. Người Mỹ quyết định đi xa hơn nữa, mời Tưởng Ngạn Sĩ, Bí thư trưởng trung ương Quốc Dân đảng Đài Loan tới dự lễ nhậm chức Tổng thống của Reagan ngày 20/1/1981.
Đến lúc này, người Trung Quốc thấy cần phải điều chỉnh quan hệ với Mỹ và Liên Xô, thay đổi chiến lược “đi với Mỹ chống Liên Xô”, vì cho rằng vị thế chiến lược của Trung Quốc đã được cải thiện, có thể tăng cường đấu tranh với Mỹ, thậm chí có khoảng cách với Mỹ. Dùng trò “giết gà để dọa khỉ”, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Sài Trạch Dân nói thẳng với phía Mỹ, nếu Tưởng Ngạn Sĩ tham dự lễ nhậm chức Tổng thống là tạo ra “hai Trung Quốc”, Đại sứ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sẽ không tham dự. Mỹ buộc phải nhượng bộ, tuyên bố Tưởng Ngạn Sĩ đã có mặt tại Washington và “bị ốm phải nằm viện” không thể dự lễ. Trước thắng lợi bước đầu đó, ngày 27/2/1981, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố triệu hồi Đại sứ của mình tại Hà Lan về nước, ngày 5 tháng 5 phía Trung Quốc chính thức tuyên bố hạ cấp quan hệ Trung Quốc - Hà Lan xuống cấp đại diện, ngoài việc nhằm thẳng vào Hà Lan ra còn ngụ ý cảnh cáo Mỹ.
Ngày 14/6/1981, tướng Haig, Ngoại trưởng Mỹ tới thăm Bắc Kinh. Trước đó ngày 13 tháng 6, Đặng Tiểu Bình đã có chỉ thị về vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan: chúng ta nhất định phải sử dụng chính sách giáp ranh, nhưng không sợ thụt lùi, càng không sợ đình trệ. Cụ thể là, số lượng phải như cũ, tính năng không được cao hơn thời kỳ Carter, máy bay không vượt qua F5E, quyết không được bán tàu ngầm, quân hạm. Ngoài ra phải giảm bớt từng bước, cho đến phải ngừng hẳn. Biết rõ Haig có chỗ khác Reagan, Đặng Tiểu Bình còn dặn, cần chiếu cố Haig, không nên để ông ta quá khó: “trao đổi về chính trị lời lẽ có thể ôn hũa một chút. Nhưng vấn đề vũ khí sẽ không buông lỏng, các mặt khác có thể để cho đối phương có chút gì mang về”.
Phía Mỹ đánh giá không đúng lập trường của Trung Quốc, qua các cuộc gặp gỡ giữa Reagan và Thủ tướng Trung Quốc, giữa Ngoại trưởng hai nước trong tháng 10 năm 1981 vẫn không đạt được thoả thuận, ngày 29 tháng 10, khi hội kiến Reagan, Hoàng Hoa, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc chính thức nói với ông ta: trong quá trình hai bên còn tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, phía Mỹ không được bán vũ khí, nếu không phía Trung Quốc sẽ có phản ứng quyết liệt, quan hệ hai nước khó tránh khỏi đình trệ hoặc thụt lùi. Hai bên quyết định thảo luận tiếp tục vấn đề này tại Bắc Kinh.
Ngày 4 tháng 12 hai bên bắt đầu hội đàm tại Bắc Kinh, trước đó Haig đã kiến nghị, thời Carter đã bán đủ vũ khí, hơn nữa trình độ vũ khí và ý đồ của đại lục với Đài Loan không đòi hỏi Mỹ phải nâng cấp vũ khí cho Đài Loan, nên có thể chấp nhận kiến nghị yêu cầu “không vượt quá trình độ thời kỳ Carter” của Trung Quốc. Khi hai bên còn đang thảo luận vấn đề, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ được lệnh tới Bắc Kinh đề nghị Mỹ và Trung Quốc cùng đối phó với hành động can thiệp vào tình hình Ba Lan của Liên Xô, vì cho rằng, nếu chỉ bàn vấn đề bán vũ khí thì xem ra phía Mỹ đã phải khuất phục yêu cầu của phía Trung Quốc, đồng thời có thêm vấn đề quốc tế sẽ cho thấy Mỹ và Trung Quốc vẫn có lợi ích chiến lợc chung. Phía Mỹ quyết định không nâng cao tính năng máy bay bán cho Đài Loan (tức không bán máy bay kiểu FX hoặc F5G hoặc F-16), nhưng tiếp tục giúp Đài Loan sản xuất máy bay F5E vốn có, và như vậy biểu thị Mỹ đã nhượng bộ. Để nắm được con chủ bài của Trung Quốc, Phó Tổng thống Bush đã tới thăm Trung Quốc. Ngày 8 tháng 5 năm 1982, khi hội kiến ông này, Đặng Tiểu Bình nói: Chính phủ Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan không thời hạn trên thực tế là cho Đài Loan cái ô bảo hộ. Ông ta yêu cầu Mỹ: trong thời kỳ nhất định, từng bước giảm bớt cho đến lúc hoàn toàn không bán nữa. Phơng thức hứa hẹn ra sao, đưa tin đối ngoại thế nào có thể thương lượng, nhưng bên trong phải khẳng định điểm này.
Do Haig và Reagan có mâu thuẫn, nên ngày 25 tháng 6 Haig đã từ chức, tuy vậy truớc đó ông ta đã đề xuất với Reagan hai phương án nhằm giải quyết khủng hoảng quan hệ Mỹ - Trung. Sau hơn một tháng suy tính, Reagan đã chấp thuận một phần kiến nghị của Haig và ngày 13 tháng 7 ông ta đã gửi thư cho Đặng Tiểu Bình tương đối thỏa mãn yêu cầu của phía Trung Quốc. Do đó cuộc đàm phán hai bên về vấn đề này đã kết thúc. Trong thông báo chung ngày 17 tháng 8 năm 1982, phía Mỹ đã đưa ra ba lời hứa: tính năng và số lượng vũ khí cung cấp cho Đài Loan không vượt qua mức độ cung cấp mấy năm sau khi Mỹ, Trung thiết lập quan hệ ngoại giao; chuẩn bị giảm bớt việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan; qua một thời gian dẫn tới giải quyết cuối cùng1.
Đến đây vấn đề đầu tiên trong quan hệ Trung - Mỹ kéo dài hơn một năm kể từ khi Reagan nhận chức, kết thúc. Nhìn bề ngoài có thể cho là, Trung Quốc thắng thế, nhưng nhìn vào thực chất thấy, việc bán vũ khí cho Đài Loan vẫn tiếp diễn đến tận bây giờ, tức sau gần ba mươi năm vẫn không ngừng. Đố ai đoán được “qua một thời gian” sẽ là bao nhiêu năm nữa?
2. Sự kiện Thiên An Môn (ngày 4/6/1989)
Vào lúc Xuân Hè năm 1989 giao nhau, Bắc Kinh xảy ra sóng gió chính trị, hàng trăm ngàn học sinh, sinh viên tại một số thành phố lớn của Trung Quốc, nhất là tại Bắc Kinh, lấy cớ tưởng niệm Hồ Diệu Bang đã biểu tình tuần hành, thậm chí tổ chức tuyệt thực tại quảng trường Thiên An Môn để đòi dân chủ, phản đối tệ nạn tham nhũng. Lấy cớ có bàn tay của “các thế lực phản động” xen vào, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã thẳng tay dùng xe tăng và súng đạn đàn áp những thanh niên, học sinh trong tay không một tấc sắt hết sức dã man. Hàng trăm người đã chết và hàng ngàn ngời đã bị thương. Một lần nữa máu lại đổ trên quảng trường Thiên An Môn (lần trước vào dịp người dân tưởng niệm Thủ tướng Chu Ân Lai mới mất - tháng 4 năm 1976, bị “bè lũ bốn tên" chủ mưu đàn áp và lấy cớ đó để hạ bệ Đặng Tiểu Bình một lần nữa).
Tin truyền đến nước Mỹ, một số Nghị sĩ của cả hai đảng Cộng hũa và Dân Chủ lần lượt gửi thư, gửi điện đòi hỏi Nhà Trắng phải cắt đứt quan hệ ngoại giao và chế tài nghiêm khắc Trung Quốc. Tuy vậy, Nixon khuyên Bush không nên cắt đứt quan hệ ngoại giao, cần có cái nhìn lâu dài với Trung Quốc. Cuối cùng Bush chủ trương ba biện pháp chế tài: 1) ngừng mọi việc bán hàng quân sự và xuất khẩu vũ khí có tính thương mại; 2) tạm ngừng thăm viếng lẫn nhau giữa các lãnh đạo quân sự hai nước Mỹ, Trung; 3) đồng ý nghiên cứu lại yêu cầu xin được kéo dài thời gian lưu lại Mỹ của học sinh Trung Quốc.
Ngày 7 tháng 6 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc biểu thị “đáng tiếc rất lớn” trước những lời chỉ trích của Bush, hy vọng Mỹ lấy quan hệ Trung - Mỹ làm trọng, xuất phát từ lợi ích lâu dài của quan hệ hai nước không nên làm bất kỳ việc gì không có lợi cho quan hệ hai nước.
Chủ trương trên của Bush bị Quốc hội Mỹ và một số tổ chức nhân quyền cho là ôn hũa nên không tán thành và gây áp lực. Ngày 20 tháng 6, Chính phủ Mỹ buộc phải tuyên bố biện pháp chế tài mới, gồm: 1) tạm ngừng các cuộc thăm viếng lẫn nhau ở tầng lớp cao (từ trợ lý Ngoại trưởng trở lên); 2) ngừng sự giúp đỡ của các công ty đầu tư tư nhân hải ngoại với các công ty thực nghiệp đang kinh doanh tại Trung Quốc; 3) phản đối việc Ngân hàng thế giới và Ngân hàng châu á cho Trung Quốc khoản vay mới 1 tỷ USD. Tuy vậy, trong tuyên bố Nhà Trắng đã biểu thị: “Trung Quốc là một quốc gia quan trọng, chúng tôi hy vọng duy trì quan hệ có hiệu quả rõ rệt với họ”.
Dưới sự thúc đẩy của Mỹ, các nước phơng Tây sôi nổi chế tài Trung Quốc, môi trường bên ngoài của Trung Quốc xấu đi nghiêm trọng, quan hệ Trung - Mỹ ở vào tình trạng nguy kịch, thụt lùi. Vào lúc đó, Đặng Tiểu Bình nói với những người lãnh đạo Trung Quốc: “Trung Quốc phải tự mình đứng vững, phải bảo vệ sự độc lập tự chủ của chúng ta. Chúng ta quyết không được tỏ ra yếu đuối. Anh càng sợ càng tỏ ra yếu đuối, người ta càng cứng rắn. Đừng nghĩ là mình mềm đi thì người ta sẽ tốt với mình hơn, ngược lại, anh càng tỏ ra mềm yếu người ta càng không coi anh ra gì”.
Để duy trì tiếp xúc với người lãnh đạo Trung Quốc, ngày 8 tháng 6, Bush dự tính sẽ tự mình gọi điện thoại cho Đặng Tiểu Bình, đây là việc chưa từng có giữa các nhà lãnh đạo Trung, Mỹ. Tuy nhiên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, sau khi thỉnh thị trong nước đã trả lời Nhà Trắng là người lãnh đạo Trung Quốc không có thói quen nói chuyện điện thoại với người lãnh đạo nước ngoài. Ngày 20 tháng 6, Bush dùng tư cách là “một người bạn, một người bạn chân chính” viết một bức thư dài cho Đặng Tiểu Bình. Trong thư ông ta hy vọng Đặng Tiểu Bình “giúp đỡ duy trì quan hệ Trung - Mỹ”, và hỏi liệu phía Trung Quốc có đồng ý tiếp nhận sứ giả bí mật của Washington hay không. Không đến 24 giờ sau, Đặng Tiểu Bình đã có thư trả lời, đồng ý kiến nghị của Bush, nói rõ trong tình hình giữ bí mật tuyệt đối hoan nghênh đặc sứ của Tổng thống Mỹ thăm Trung Quốc. Bush lập tức cử Scowcroft làm đặc sứ bí mật. Bush yêu cầu thuyết minh với người lãnh đạo Trung Quốc, ông ta quyết tâm bảo vệ quan hệ chiến lược quan trọng của hai nước, nhưng ông ta cũng phải chiếu cố tới tâm tư của nhân dân Mỹ. Mỹ chế tài Trung Quốc không có tính vĩnh cửu, nhưng hiện nay nếu nói về chính trị thì phải làm như vậy. Ông ta hy vọng người lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ những phản ứng ở Mỹ do sự việc ở Trung Quốc dẫn tới và những áp lực mà ông ta đang phải gánh chịu…
Ngày 30 tháng 6, Scowcroft bắt đầu chuyến đi bí mật. Bí mật tới mức toàn bộ nhân viên sứ quán Mỹ, kể cả Đại sứ cũng không biết chuyến thăm này. Ngày 2 tháng 7, Đặng Tiểu Bình hội kiến Scowcroft. Trước đó ông ta nói với Lý Bằng và một số người là: "hôm nay chỉ bàn nguyên tắc, không bàn vấn đề cụ thể. Tôi chẳng để ý biện pháp chế tài, dọa chúng ta đâu được”. Tiền Kỳ Tham nói: sắp tới có Hội nghị G7, không biết liệu có biện pháp chế tài gì nữa với Trung Quốc không. Đặng Tiểu Bình kiên định nói: “đừng nói 7 nước, 70 nước cũng bất chấp”, và nói: phải làm tốt quan hệ Trung - Mỹ, nhưng không thể sợ, sợ cũng chẳng được gì. Người Trung Quốc phải có khí khái và chí khí của mình. Khi tiếp Scowcroft, Đặng Tiểu Bình nói: hiện nay quan hệ Trung - Mỹ đang ở vào hoàn cảnh rất tế nhị, thậm chí có thể nói là tương đối nguy hiểm. Dẫn tới tình trạng đó là ở phía Mỹ, ông ta phê bình “Mỹ bị cuốn quá sâu” vào sự kiện Thiên An Môn, nếu chỉ dựa vào tình hữu nghị giữa ông ta và Bush không giải quyết nổi vấn đề. Vấn đề là từ phía Mỹ gây ra, “cởi chuông cần phải có người buộc chuông”. Hy vọng người Mỹ làm đúng vai trò đó và đừng lửa cháy đổ thêm dầu. Lần bí mật thăm viếng này không thể có hiệu quả ngay tức khắc vì tình hình thực tế lúc đó không cho phép đi những bước lớn. Sự tình kéo dài đến tháng 12/1989. Ngày 2 và 3 tháng 12 năm 1989, hội nghị người đứng đầu Xô, Mỹ họp ở Malta, đã tạo cơ hội để Bush cử đặc sứ tới Trung Quốc một lần nữa vì từ năm 1972 đến nay việc Mỹ thông báo cho Trung Quốc tình hình hội đàm cấp cao Mỹ - Xô đã thành thông lệ. Do đó từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 12, Scowscroft lại một lần nữa tới Bắc Kinh, nhưng lần này là đi thăm công khai. Những hình ảnh ông này nâng cốc với người lãnh đạo Trung Quốc được đưa tin trên truyền hình và đăng tải trên báo chí đã khiến một số Nghị sĩ Mỹ cho là “khuất phục Trung Quốc”, là “cái cúi đầu khiến người ta phải xấu hổ trước chính phủ cộng sản đàn áp”.
Hai bên đang giằng co thì tháng 8 năm 1990, Iraq mang đại quân xâm lược Kuwait gây ra cuộc khủng hoảng vùng Vịnh, cung cấp một cơ hội tốt cho việc cải thiện quan hệ Trung - Mỹ. Mỹ lấy việc thu xếp để Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham thăm Washington làm điều kiện nhằm đổi lấy việc tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, Trung Quốc ủng hộ Mỹ được trao quyền sử dụng vũ lực. Ngày 29 tháng 11, hội nghị cấp Bộ trưởng Hội đồng Bảo an họp tiến hành biểu quyết giao quyền cho Mỹ sử dụng vũ lực, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng. Chiều ngày 30 khi tiếp Tiền Kỳ Tham, Bush đã cám ơn sự hợp tác của Trung Quốc trên vấn đề vùng Vịnh, hy vọng quan hệ hai nước được từng bước cải thiện.
Chuyến thăm này của Tiền Kỳ Tham đã phá bỏ được chế tài không thăm viếng tầng lớp cao lẫn nhau do Mỹ dựng nên từ tháng 6 năm 1989, quan hệ Trung - Mỹ từ đó lên khỏi đáy, mở ra một trang mới2.
Mỹ định chế tài mạnh, lâu dài Trung Quốc nhân dịp hiếm có này, nhng trước những lợi ích thiết thân ở vùng Vịnh đã phải nhượng bộ Trung Quốc, chủ động tháo gỡ chướng ngại để thu đợc sự ủng hộ không có không được của Trung Quốc, còn phía Trung Quốc đã khéo lợi dụng thời cơ, chỉ bỏ ra rất ít mà có thu hoạch tương đối nhiều. Tuy nhiên, bài học cấm vận này của Mỹ và phương Tây, cũng là cái giá phải trả và bài học khó quên cho những nhà đương cục Trung Quốc nhiều thế hệ.
3. Sự kiện Mỹ bắn phá nhầm vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư (cũ)
Ngày 7 tháng 5 năm 1999, hai chiếc máy bay B-52 Mỹ cất cánh từ căn cứ tại Mỹ sau mấy lần tiếp dầu trên không đã vượt qua Đại Tây Dương rồi trong đêm bay tới bầu trời thủ đô Belgrade của Nam Tư (cũ) thả 5 quả bom nặng 2000 pound định hướng công kích một tũa nhà được cho là nơi ở của một tổ chức phản động, nhưng thực ra đây là trụ sở của Đại sứ quán Trung Quốc từ năm 1997. Kết quả là văn phòng Tựy viên quân sự của Trung Quốc bị san bằng, 3 phóng viên trẻ tuổi Trung Quốc bị chết, 27 công dân Trung Quốc bị thương (có nguồn tin nói trong số này có Tựy viên quân sự Trung Quốc). Sự kiện oanh tạc sứ quán này đã gây ra lần khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong quan hệ Trung - Mỹ.
Ngày 8 tháng 5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra phản ứng chính thức, coi đó là “hành vi dã man”, cảnh cáo khối NATO phải gánh chịu toàn bộ trách nhiệm. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu gặp Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc để đưa ra “kháng nghị mạnh mẽ nhất” về việc Mỹ “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc”. Do bên ngoài sứ quán Mỹ đang tụ tập đông đảo người thị uy, đập phá, nên Đại sứ Mỹ đã từ chối rời khỏi sứ quán.
Ngày 18 tháng 5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chính thức gửi công hàm cho phía Mỹ, yêu cầu “NATO do Mỹ đứng đầu” phải: 1) công khai, chính thức xin lỗi; 2) điều tra triệt để, toàn diện vụ việc này; 3) nhanh chóng công bố kết quả điều tra; 4) trừng phạt nghiêm khắc những kẻ gây ra sự việc. Công hàm còn mạnh mẽ yêu cầu khối NATO lập tức đình chỉ hành động quân sự đối với Liên minh Nam Tư, dùng phương thức chính trị giải quyết cuộc khủng hoảng Kosovo.
Tuy nhiên, Washington đã đánh giá thấp trình độ phản ứng mãnh liệt của Trung Quốc trước việc oanh tạc vào Đại sứ quán của mình, nên hành động xin lỗi dù được thu xếp cẩn thận đã chọc giận dân chúng Trung Quốc hơn nữa. Phía Mỹ cho rằng, oanh tạc nhầm vào sứ quán Trung Quốc là do định vị sai, “cảm thấy đáng tiếc sâu sắc những thuơng vong tạo thành do oanh tạc sai”. Tổng thống Clinton nói rằng, đó là một “sai sót không may”, tỏ ý xin lỗi… nhưng đồng thời lại cho rằng, chính sách “loại bỏ dân tộc” của Tổng thống Serbie, Milosevich mới là nguồn gốc của vấn đề.
Tối ngày 8, Ngoại trưởng Albright đích thân mang thư xin lỗi đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, ngoài việc xin lỗi ra vẫn nhắc tới “chúng tôi không thể ngồi yên nhìn Milosevich thi hành chính sách 'loại bỏ dân tộc’, NATO cần thiết tiếp tục tiến hành hành động quân sự với Liên minh Nam Tư".
Kết quả điều tra ban đầu vẫn là do định vị sai, ngay sau đó, phía Mỹ đã tổ chức đoàn sang Bắc Kinh giải thích kết quả điểu tra, nhưng bị phía Trung Quốc cho rằng, những giải thích đó là không đầy đủ, là thiếu sức thuyết phục. Để xoa dịu, phía Mỹ đã tỏ ra có nhượng bộ trên vấn đề Đài Loan và Trung Quốc gia nhập WTO.
Ngày 30 tháng 7 hai bên Trung, Mỹ tuyên bố, Chính phủ Mỹ bồi thường cho 27 người bị thương và 3 người Trung Quốc tử nạn 4,5 triệu USD. Tháng 9 phía Mỹ trả đủ tiền, cũng trong tháng này, Tổng thống Mỹ Clinton và Chủ tịch Giang Trạch Dân nhân cơ hội họp hội nghị người đứng đầu tổ chức APEC tại New Zealand đã có mấy lần hội đàm có kết quả, quan hệ hai nước "trở về quỹ đạo bình thường”.
Tháng 11 năm 1999 hai bên Trung, Mỹ đạt được thỏa thuận về việc Trung Quốc gia nhập WTO. Tháng 12 cùng năm, Chính phủ Mỹ đồng ý bồi thường 28 triệu USD do việc Đại sứ quán Trung Quốc bị phá hủy, đồng thời cũng yêu cầu phía Trung Quốc phải bồi thường 2,8 triệu USD do những tổn thất của các cơ quan ngoại giao của Mỹ tại Bắc Kinh. Đầu năm 2000 hai bên khôi phục toàn diện giao lưu quân sự.
Vụ việc này được giải quyết phần lớn phụ thuộc vào sự quen biết nhiều năm của hai bên về quan hệ thương mại, về lợi ích chiến lược chung của hai nước, và những cố gắng của những người quản lý.
4. Lại vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và Tổng thống Mỹ tiếp Dalai Lama.
Đầu năm 2010, mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ liên tục xảy ra. Mỹ tuyên bố bán 6,5 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan, Obama sẽ tiếp Dalai Lama tại Nhà Trắng, Mỹ yêu cầu Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ... Một số phương tiện truyền thông đã gọi quan hệ Trung - Mỹ tiến vào “thời kỳ băng hà”. Phía Trung Quốc cũng có một số giọng điệu “khá cao” khi nói về các vấn đề này, họ cho rằng, chính sách đối với Trung Quốc của Obama đột ngột “trở mặt” như vậy là gồm nhân tố đảng phái chính trị, cũng bao gồm cả nhân tố sức ép của dư luận, vừa xuất phát từ những suy tính trong nước cũng là vừa để thoát khỏi cảnh khó ngoại giao, vừa có liên quan tới việc Chính phủ Mỹ muốn chuyển dời sức chú ý của dân chúng, lại vừa có liên hệ trực tiếp với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và quan hệ kinh tế thương mại.
Chính sách của Obama đối với Trung Quốc trong năm 2009 là “tiếp xúc”, “dung hũa” là chính, nhưng sang năm 2010 lại lấy “kiềm chế” làm chính. Trước tiên là tăng cường sức ép kinh tế với Trung Quốc, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của Mỹ tăng lên, tiến hành thu thuế chống bán phá giá 82 loại sản phẩm của Trung Quốc và trưng thu thuế quan với 12 loại bán giá thấp, mà mục đích là buộc đồng Nhân dân tệ phải tăng giá.
Việc bán vũ khí cho Đài Loan là một dụng ý không đổi của Mỹ là nhằm vào vấn đề thống nhất lãnh thổ rất được Trung Quốc quan tâm để gây sức ép.
Còn việc Obama tiếp ngài Dalai Lama, không nói ai cũng rõ là liên quan đến một vấn đề nhạy cảm và không thể nhượng bộ của Trung Quốc, tức vấn đề “độc lập hay tự trị của vùng Tây Tạng”.
Sau một hồi lời qua tiếng lại, rốt cuộc hai bên đều vì lợi ích của mình mà có sự thỏa hiệp: Obama vẫn tiếp ngài Dalai Lama nhưng không phải trong Phòng Bầu dục mà tại Phòng xem bản đồ trong Nhà Trắng, việc bán vũ khí cho Đài Loan vẫn lặng lẽ tiến hành, đồng Nhân dân tệ sẽ tăng giá nhưng vào thời gian thích hợp với mức độ không lớn. v.v.
Một bài viết trên một trang web chính thức của Trung Quốc (trang web Hoàn Cầu) đã nhân việc này đưa ra một cái nhìn có thể nói là khá toàn diện về quan hệ Trung - Mỹ trong thời gian qua, xin trích giới thiệu để tham khảo.
Có nhiều cách giải thích về một số vấn đề trong quan hệ Trung - Mỹ. Dưới đây là mấy giải thích chính:
1) Đó là vì, quan hệ Trung - Mỹ chưa xuất hiện những thay đổi lớn như người Trung Quốc nhận định. Sự phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại về kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ tuy có tăng lên nhưng chưa thay đổi được mặt cơ bản trong so sánh lực lượng không cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ; Mỹ càng ngày càng cần Trung Quốc thực hiện hợp tác trong các công việc quốc tế và toàn cầu, nhưng chưa thay đổi được sự chủ đạo của Mỹ trong quan hệ song phương; quan hệ Trung - Mỹ vẫn chưa là quan hệ đối tác chân chính, hoàn toàn; chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn là sự hỗn hợp của sự qua lại và đề phòng, hợp tác và cạnh tranh. Mỹ vẫn làm theo ý mình trong một số vấn đề liên quan tới lợi ích then chốt của Trung Quốc, những xáo động có tính chu kỳ trong quan hệ Trung - Mỹ là không thể tránh khỏi.
2) Đó là vì, mặc dù quan hệ Trung - Mỹ đúng là đang có sự thay đổi nhưng sự thay đổi đó là cục bộ, tiệm tiến. Trong lĩnh vực kinh tế sự phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại giữa hai bên đã sâu sắc và đối xứng, trong công việc quốc tế và toàn cầu, Mỹ càng cần sự hợp tác của Trung Quốc, lợi ích chung của hai nước đang gia tăng. Thế nhưng, trong lĩnh vực chính trị và an ninh, Mỹ vẫn coi chế độ chính trị của Trung Quốc là “dị kỷ”, về mặt chiến lược vẫn thúc đẩy thi hành chiến lược “tránh nguy hiểm” với Trung Quốc.
3) Đó là vì, quan hệ Trung - Mỹ đang thay đổi, nhưng sự nhận biết và mong đợi của hai bên đối với những thay đổi đó có khác nhau. Sự thay đổi trong quan hệ Trung - Mỹ, khiến phía Trung Quốc có thể yêu cầu sự bình đẳng và tôn trọng nhiều hơn. Mỹ cho rằng hai bên có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực vui lòng chia sẻ quyền lãnh đạo với Trung Quốc trong mặt thúc đẩy trị lý toàn cầu, nhưng điều đó không có nghĩa là Washington cần thay đổi cách làm nhất quán của họ đối với các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, nhân quyền, v.v. Có người hỏi: “Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, vì sao Trung Quốc lần này phản ứng dữ dội như vậy?”. Câu trả lời là: “Trung Quốc không còn là Trung Quốc trước đây nữa, quan hệ Trung - Mỹ cũng không còn như quan hệ Trung - Mỹ trước đây nữa. tình hình thay đổi rồi. Mỹ cần tôn trọng và nhạy cảm với những lợi ích thiết thân của Trung Quốc".
Ba cách giải thích trên có đạo lý nhất định, nhưng chưa toàn diện. Quan hệ Trung - Mỹ 10 năm gần đây đúng là có những thay đổi rất lớn, về tổng thể những thay đổi đó là có lợi cho Trung Quốc, nhưng có một số vấn đề ở tầng nấc sâu vẫn chưa được giải quyết, vị thế của Trung Quốc trong sự tác động lẫn nhau của hai bên không ngừng tăng cường, nhưng vẫn chưa thể hoàn toàn chặn đứng những thách thức của Mỹ đối với những lợi ích thiết thân của Trung Quốc. Trong hoàn cảnh quan hệ quốc tế và song phương đang thay đổi, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc (bao gồm cả chính sách với Đài Loan) cũng đã có một số thay đổi tích cực, nhưng một số quán tính vẫn tồn tại. Mỹ càng ngày càng tôn trọng quan hệ với Trung Quốc, nhưng điều này không có nghĩa, Mỹ coi Trung Quốc là đối tác với ý nghĩa hoàn toàn. Đây chính là điểm phức tạp trong quan hệ Trung - Mỹ.
Xét về lâu dài, do sự phát triển lực lượng và sự lớn mạnh của ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc, quan hệ hai nước đã tới bước chẳng ai tách rời khỏi ai được. Vì vậy, Trung Quốc đang dự tính thoát khỏi sách lược đối phó trong thời gian ngắn, mà để mắt vào việc thiết kế một chiến lược lâu dài có hiệu quả với Mỹ. Trong đó có mấy điểm cần lu ý:
Thứ nhất, tích cực hợp tác cùng có lợi, mở rộng lợi ích chung. Chỉ khi nào tính quan trọng của quan hệ Trung - Mỹ đối với Mỹ tăng lên thì Mỹ mới chú ý nhiều hơn tới sự ổn định của mối quan hệ hai nước và coi trọng đòi hỏi lợi ích của Trung Quốc.
Thứ hai, cần điều chỉnh chính sách trò chơi (cạnh tranh giành lợi ích). Thực chất của quan hệ giữa các nước là sự trao đổi lợi ích. Khi xử lý quan hệ với Mỹ, vừa phải suy tính tới nguyên tắc, vừa phải giỏi trong việc trao đổi lợi ích. Trung Quốc là quốc gia nhìn bên ngoài có vẻ tôn trọng nguyên tắc, coi trọng “hiệp định quân tử” có thái độ coi trọng những “tuyên bố chung”, “thông cáo”,... nhưng Mỹ lại là quốc gia vô cùng thực dụng, khi hoàn cảnh thay đổi, tính toán lợi ích thay đổi là chẳng coi những lời hứa trên báo chí ra gì.
Thứ ba, phải dám và giỏi đấu tranh, chính đấu tranh đã thúc đẩy quan hệ song phương Trung - Mỹ phát triển. Tất nhiên có một số vấn đề không thể đấu một lần là giải quyết được, nhưng không phải vì thế mà từ bỏ đấu tranh, mà phải thông qua đấu tranh không ngừng mới có thể loại bỏ được những cản trở trong việc phát triển quan hệ Trung - Mỹ3.
Người viết bài này cho rằng, ngoài tính chất vô cùng phức tạp ra, cần thấy quan hệ Trung - Mỹ là mối quan hệ bao gồm cả sự va chạm của hai nền văn minh Đông và Tây; những xung đột giữa ý đồ, hành động để giữ vững bá quyền của một bên với âm mưu vươn lên quyết giành lấy “bá quyền” của bên kia; lòng nghi ngờ, dã tâm của nước lớn; sự phân chia, tranh đoạt lợi ích… Tất cả những nhân tố trên khiến quan hệ Trung - Mỹ là đối thủ toàn phương vị, hai bên lúc nào cũng lăm le triệt hạ nhau, làm cho nhau mất vai trò cũ để mình thay thế hoặc ngóc đầu lên, khiến mình có thể là kẻ đứng đầu, trong đó không thể chú ý tới những vấn đề nhạy cảm đối với cả hai bên như vấn đề kinh tế, vấn đề Biển Đông... và nhìn chung trong cuộc giao phong đó, xem ra người Trung Quốc dù với rất nhiều muu mẹo và sức mạnh không ngừng tăng lên, nhưng hiện vẫn đang ở vào thế yếu hơn ¾
D. D. D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
_________________________
Tài liệu tham khảo:
1. “Ghi chép về những hoạt động ngoại giao của người đứng đầu nhà nuớc Trung, Mỹ”. Nhà xuất bản “Nhật báo kinh tế” Trung Quốc năm 1998.
2. “Lịch sử quan hệ Trung - Mỹ”. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hoa Đông Trung Quốc tháng 10 năm 2002.
3. “Vấn đề mậu dịch Trung - Mỹ”. Nhà xuất bản Xã hội Khoa học Văn hiến Trung Quốc năm 2005.
4. Một số bài viết trên trang web Trung Quốc và bài viết của một số nước khác trong thời gian gần đây.
* Về những va chạm Trung - Mỹ trong vấn đề Biển Đông nổi lên từ tháng 7/2010, xem bài “Không nên coi nhẹ phái diều hâu tại Trung Quốc” trên RFI ngày 29/7/2010.
Chú thích:
1) Nguồn tư liệu: “Nhìn lại những giờ phút then chốt trong diễn biến quan hệ Trung - Mỹ”, tác giả Vương Lập, Nhà xuất bản Thế giới Trí thức.
2) Nguồn: “Lịch sử quan hệ Trung - Mỹ” Đào Văn Kiếm chủ biên, Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải.
3) Trang web Hoàn cầu ngày 21/4/2010
Một số vấn đề trong quan hệ Trung - Mỹ
Duơng Danh Dy
Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay đã hơn 30 năm (1979-2010). Nói chung, trong thời gian đó, quan hệ hai nước đã có những phát triển lớn, nhưng nhìn lại một số va chạm đã xảy ra, như sự kiện bán vũ khí cho Đài Loan, sự kiện Thiên An Môn, sự kiện hải quân Đài Loan diễn tập, sự kiện “oanh tạc nhầm” vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư, vụ máy bay Mỹ và Trung Quốc đâm nhau trên vùng trời Biển Đông, vấn đề Dalai Lama,... có thể giúp chúng ta đánh giá đúng (hoặc gần đúng) thực chất mối quan hệ mà ai cũng biết là vô cùng phức tạp này.
Có không ít vấn đề trong quan hệ Trung - Mỹ hơn 30 năm qua, nhưng trong bài viết nhỏ này chỉ xin mạnh dạn đưa ra bốn vụ việc mà người giới thiệu cho là đáng lưu ý.
1. Năm 1981, Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan
Trong cương lĩnh tranh cử Tổng thống năm 1980, Reagan nói: nếu trúng cử ông ta sẽ thiết lập văn phòng liên lạc chính thức với Đài Loan, khôi phục “quan hệ chính thức”, và hứa “u tiên suy tính tới sự cần thiết phòng ngự của Đài Loan”. Ngay từ lúc đó, Mỹ đã ấp ủ việc bán máy bay chiến đấu loại tiên tiến kiểu FX cho Đài Loan.
Trước việc đó, khi tiếp Bush (cha) lúc đó là ứng cử viên Phó Tổng thống, Đặng Tiểu Bình đã cảnh báo, nếu những việc đó sau này được thực thi, tất sẽ khiến quan hệ Mỹ - Trung thụt lùi. Một sự kiện đáng chú ý nữa là, không biết có phải vì thấy đã có người Mỹ đi trước nêu gương hay sao mà Chính phủ Hà Lan cũng quyết định bán cho Đài Loan hai chiếc tàu ngầm vào dịp này. Người Mỹ quyết định đi xa hơn nữa, mời Tưởng Ngạn Sĩ, Bí thư trưởng trung ương Quốc Dân đảng Đài Loan tới dự lễ nhậm chức Tổng thống của Reagan ngày 20/1/1981.
Đến lúc này, người Trung Quốc thấy cần phải điều chỉnh quan hệ với Mỹ và Liên Xô, thay đổi chiến lược “đi với Mỹ chống Liên Xô”, vì cho rằng vị thế chiến lược của Trung Quốc đã được cải thiện, có thể tăng cường đấu tranh với Mỹ, thậm chí có khoảng cách với Mỹ. Dùng trò “giết gà để dọa khỉ”, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Sài Trạch Dân nói thẳng với phía Mỹ, nếu Tưởng Ngạn Sĩ tham dự lễ nhậm chức Tổng thống là tạo ra “hai Trung Quốc”, Đại sứ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sẽ không tham dự. Mỹ buộc phải nhượng bộ, tuyên bố Tưởng Ngạn Sĩ đã có mặt tại Washington và “bị ốm phải nằm viện” không thể dự lễ. Trước thắng lợi bước đầu đó, ngày 27/2/1981, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố triệu hồi Đại sứ của mình tại Hà Lan về nước, ngày 5 tháng 5 phía Trung Quốc chính thức tuyên bố hạ cấp quan hệ Trung Quốc - Hà Lan xuống cấp đại diện, ngoài việc nhằm thẳng vào Hà Lan ra còn ngụ ý cảnh cáo Mỹ.
Ngày 14/6/1981, tướng Haig, Ngoại trưởng Mỹ tới thăm Bắc Kinh. Trước đó ngày 13 tháng 6, Đặng Tiểu Bình đã có chỉ thị về vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan: chúng ta nhất định phải sử dụng chính sách giáp ranh, nhưng không sợ thụt lùi, càng không sợ đình trệ. Cụ thể là, số lượng phải như cũ, tính năng không được cao hơn thời kỳ Carter, máy bay không vượt qua F5E, quyết không được bán tàu ngầm, quân hạm. Ngoài ra phải giảm bớt từng bước, cho đến phải ngừng hẳn. Biết rõ Haig có chỗ khác Reagan, Đặng Tiểu Bình còn dặn, cần chiếu cố Haig, không nên để ông ta quá khó: “trao đổi về chính trị lời lẽ có thể ôn hũa một chút. Nhưng vấn đề vũ khí sẽ không buông lỏng, các mặt khác có thể để cho đối phương có chút gì mang về”.
Phía Mỹ đánh giá không đúng lập trường của Trung Quốc, qua các cuộc gặp gỡ giữa Reagan và Thủ tướng Trung Quốc, giữa Ngoại trưởng hai nước trong tháng 10 năm 1981 vẫn không đạt được thoả thuận, ngày 29 tháng 10, khi hội kiến Reagan, Hoàng Hoa, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc chính thức nói với ông ta: trong quá trình hai bên còn tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, phía Mỹ không được bán vũ khí, nếu không phía Trung Quốc sẽ có phản ứng quyết liệt, quan hệ hai nước khó tránh khỏi đình trệ hoặc thụt lùi. Hai bên quyết định thảo luận tiếp tục vấn đề này tại Bắc Kinh.
Ngày 4 tháng 12 hai bên bắt đầu hội đàm tại Bắc Kinh, trước đó Haig đã kiến nghị, thời Carter đã bán đủ vũ khí, hơn nữa trình độ vũ khí và ý đồ của đại lục với Đài Loan không đòi hỏi Mỹ phải nâng cấp vũ khí cho Đài Loan, nên có thể chấp nhận kiến nghị yêu cầu “không vượt quá trình độ thời kỳ Carter” của Trung Quốc. Khi hai bên còn đang thảo luận vấn đề, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ được lệnh tới Bắc Kinh đề nghị Mỹ và Trung Quốc cùng đối phó với hành động can thiệp vào tình hình Ba Lan của Liên Xô, vì cho rằng, nếu chỉ bàn vấn đề bán vũ khí thì xem ra phía Mỹ đã phải khuất phục yêu cầu của phía Trung Quốc, đồng thời có thêm vấn đề quốc tế sẽ cho thấy Mỹ và Trung Quốc vẫn có lợi ích chiến lợc chung. Phía Mỹ quyết định không nâng cao tính năng máy bay bán cho Đài Loan (tức không bán máy bay kiểu FX hoặc F5G hoặc F-16), nhưng tiếp tục giúp Đài Loan sản xuất máy bay F5E vốn có, và như vậy biểu thị Mỹ đã nhượng bộ. Để nắm được con chủ bài của Trung Quốc, Phó Tổng thống Bush đã tới thăm Trung Quốc. Ngày 8 tháng 5 năm 1982, khi hội kiến ông này, Đặng Tiểu Bình nói: Chính phủ Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan không thời hạn trên thực tế là cho Đài Loan cái ô bảo hộ. Ông ta yêu cầu Mỹ: trong thời kỳ nhất định, từng bước giảm bớt cho đến lúc hoàn toàn không bán nữa. Phơng thức hứa hẹn ra sao, đưa tin đối ngoại thế nào có thể thương lượng, nhưng bên trong phải khẳng định điểm này.
Do Haig và Reagan có mâu thuẫn, nên ngày 25 tháng 6 Haig đã từ chức, tuy vậy truớc đó ông ta đã đề xuất với Reagan hai phương án nhằm giải quyết khủng hoảng quan hệ Mỹ - Trung. Sau hơn một tháng suy tính, Reagan đã chấp thuận một phần kiến nghị của Haig và ngày 13 tháng 7 ông ta đã gửi thư cho Đặng Tiểu Bình tương đối thỏa mãn yêu cầu của phía Trung Quốc. Do đó cuộc đàm phán hai bên về vấn đề này đã kết thúc. Trong thông báo chung ngày 17 tháng 8 năm 1982, phía Mỹ đã đưa ra ba lời hứa: tính năng và số lượng vũ khí cung cấp cho Đài Loan không vượt qua mức độ cung cấp mấy năm sau khi Mỹ, Trung thiết lập quan hệ ngoại giao; chuẩn bị giảm bớt việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan; qua một thời gian dẫn tới giải quyết cuối cùng1.
Đến đây vấn đề đầu tiên trong quan hệ Trung - Mỹ kéo dài hơn một năm kể từ khi Reagan nhận chức, kết thúc. Nhìn bề ngoài có thể cho là, Trung Quốc thắng thế, nhưng nhìn vào thực chất thấy, việc bán vũ khí cho Đài Loan vẫn tiếp diễn đến tận bây giờ, tức sau gần ba mươi năm vẫn không ngừng. Đố ai đoán được “qua một thời gian” sẽ là bao nhiêu năm nữa?
2. Sự kiện Thiên An Môn (ngày 4/6/1989)
Vào lúc Xuân Hè năm 1989 giao nhau, Bắc Kinh xảy ra sóng gió chính trị, hàng trăm ngàn học sinh, sinh viên tại một số thành phố lớn của Trung Quốc, nhất là tại Bắc Kinh, lấy cớ tưởng niệm Hồ Diệu Bang đã biểu tình tuần hành, thậm chí tổ chức tuyệt thực tại quảng trường Thiên An Môn để đòi dân chủ, phản đối tệ nạn tham nhũng. Lấy cớ có bàn tay của “các thế lực phản động” xen vào, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã thẳng tay dùng xe tăng và súng đạn đàn áp những thanh niên, học sinh trong tay không một tấc sắt hết sức dã man. Hàng trăm người đã chết và hàng ngàn ngời đã bị thương. Một lần nữa máu lại đổ trên quảng trường Thiên An Môn (lần trước vào dịp người dân tưởng niệm Thủ tướng Chu Ân Lai mới mất - tháng 4 năm 1976, bị “bè lũ bốn tên" chủ mưu đàn áp và lấy cớ đó để hạ bệ Đặng Tiểu Bình một lần nữa).
Tin truyền đến nước Mỹ, một số Nghị sĩ của cả hai đảng Cộng hũa và Dân Chủ lần lượt gửi thư, gửi điện đòi hỏi Nhà Trắng phải cắt đứt quan hệ ngoại giao và chế tài nghiêm khắc Trung Quốc. Tuy vậy, Nixon khuyên Bush không nên cắt đứt quan hệ ngoại giao, cần có cái nhìn lâu dài với Trung Quốc. Cuối cùng Bush chủ trương ba biện pháp chế tài: 1) ngừng mọi việc bán hàng quân sự và xuất khẩu vũ khí có tính thương mại; 2) tạm ngừng thăm viếng lẫn nhau giữa các lãnh đạo quân sự hai nước Mỹ, Trung; 3) đồng ý nghiên cứu lại yêu cầu xin được kéo dài thời gian lưu lại Mỹ của học sinh Trung Quốc.
Ngày 7 tháng 6 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc biểu thị “đáng tiếc rất lớn” trước những lời chỉ trích của Bush, hy vọng Mỹ lấy quan hệ Trung - Mỹ làm trọng, xuất phát từ lợi ích lâu dài của quan hệ hai nước không nên làm bất kỳ việc gì không có lợi cho quan hệ hai nước.
Chủ trương trên của Bush bị Quốc hội Mỹ và một số tổ chức nhân quyền cho là ôn hũa nên không tán thành và gây áp lực. Ngày 20 tháng 6, Chính phủ Mỹ buộc phải tuyên bố biện pháp chế tài mới, gồm: 1) tạm ngừng các cuộc thăm viếng lẫn nhau ở tầng lớp cao (từ trợ lý Ngoại trưởng trở lên); 2) ngừng sự giúp đỡ của các công ty đầu tư tư nhân hải ngoại với các công ty thực nghiệp đang kinh doanh tại Trung Quốc; 3) phản đối việc Ngân hàng thế giới và Ngân hàng châu á cho Trung Quốc khoản vay mới 1 tỷ USD. Tuy vậy, trong tuyên bố Nhà Trắng đã biểu thị: “Trung Quốc là một quốc gia quan trọng, chúng tôi hy vọng duy trì quan hệ có hiệu quả rõ rệt với họ”.
Dưới sự thúc đẩy của Mỹ, các nước phơng Tây sôi nổi chế tài Trung Quốc, môi trường bên ngoài của Trung Quốc xấu đi nghiêm trọng, quan hệ Trung - Mỹ ở vào tình trạng nguy kịch, thụt lùi. Vào lúc đó, Đặng Tiểu Bình nói với những người lãnh đạo Trung Quốc: “Trung Quốc phải tự mình đứng vững, phải bảo vệ sự độc lập tự chủ của chúng ta. Chúng ta quyết không được tỏ ra yếu đuối. Anh càng sợ càng tỏ ra yếu đuối, người ta càng cứng rắn. Đừng nghĩ là mình mềm đi thì người ta sẽ tốt với mình hơn, ngược lại, anh càng tỏ ra mềm yếu người ta càng không coi anh ra gì”.
Để duy trì tiếp xúc với người lãnh đạo Trung Quốc, ngày 8 tháng 6, Bush dự tính sẽ tự mình gọi điện thoại cho Đặng Tiểu Bình, đây là việc chưa từng có giữa các nhà lãnh đạo Trung, Mỹ. Tuy nhiên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, sau khi thỉnh thị trong nước đã trả lời Nhà Trắng là người lãnh đạo Trung Quốc không có thói quen nói chuyện điện thoại với người lãnh đạo nước ngoài. Ngày 20 tháng 6, Bush dùng tư cách là “một người bạn, một người bạn chân chính” viết một bức thư dài cho Đặng Tiểu Bình. Trong thư ông ta hy vọng Đặng Tiểu Bình “giúp đỡ duy trì quan hệ Trung - Mỹ”, và hỏi liệu phía Trung Quốc có đồng ý tiếp nhận sứ giả bí mật của Washington hay không. Không đến 24 giờ sau, Đặng Tiểu Bình đã có thư trả lời, đồng ý kiến nghị của Bush, nói rõ trong tình hình giữ bí mật tuyệt đối hoan nghênh đặc sứ của Tổng thống Mỹ thăm Trung Quốc. Bush lập tức cử Scowcroft làm đặc sứ bí mật. Bush yêu cầu thuyết minh với người lãnh đạo Trung Quốc, ông ta quyết tâm bảo vệ quan hệ chiến lược quan trọng của hai nước, nhưng ông ta cũng phải chiếu cố tới tâm tư của nhân dân Mỹ. Mỹ chế tài Trung Quốc không có tính vĩnh cửu, nhưng hiện nay nếu nói về chính trị thì phải làm như vậy. Ông ta hy vọng người lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ những phản ứng ở Mỹ do sự việc ở Trung Quốc dẫn tới và những áp lực mà ông ta đang phải gánh chịu…
Ngày 30 tháng 6, Scowcroft bắt đầu chuyến đi bí mật. Bí mật tới mức toàn bộ nhân viên sứ quán Mỹ, kể cả Đại sứ cũng không biết chuyến thăm này. Ngày 2 tháng 7, Đặng Tiểu Bình hội kiến Scowcroft. Trước đó ông ta nói với Lý Bằng và một số người là: "hôm nay chỉ bàn nguyên tắc, không bàn vấn đề cụ thể. Tôi chẳng để ý biện pháp chế tài, dọa chúng ta đâu được”. Tiền Kỳ Tham nói: sắp tới có Hội nghị G7, không biết liệu có biện pháp chế tài gì nữa với Trung Quốc không. Đặng Tiểu Bình kiên định nói: “đừng nói 7 nước, 70 nước cũng bất chấp”, và nói: phải làm tốt quan hệ Trung - Mỹ, nhưng không thể sợ, sợ cũng chẳng được gì. Người Trung Quốc phải có khí khái và chí khí của mình. Khi tiếp Scowcroft, Đặng Tiểu Bình nói: hiện nay quan hệ Trung - Mỹ đang ở vào hoàn cảnh rất tế nhị, thậm chí có thể nói là tương đối nguy hiểm. Dẫn tới tình trạng đó là ở phía Mỹ, ông ta phê bình “Mỹ bị cuốn quá sâu” vào sự kiện Thiên An Môn, nếu chỉ dựa vào tình hữu nghị giữa ông ta và Bush không giải quyết nổi vấn đề. Vấn đề là từ phía Mỹ gây ra, “cởi chuông cần phải có người buộc chuông”. Hy vọng người Mỹ làm đúng vai trò đó và đừng lửa cháy đổ thêm dầu. Lần bí mật thăm viếng này không thể có hiệu quả ngay tức khắc vì tình hình thực tế lúc đó không cho phép đi những bước lớn. Sự tình kéo dài đến tháng 12/1989. Ngày 2 và 3 tháng 12 năm 1989, hội nghị người đứng đầu Xô, Mỹ họp ở Malta, đã tạo cơ hội để Bush cử đặc sứ tới Trung Quốc một lần nữa vì từ năm 1972 đến nay việc Mỹ thông báo cho Trung Quốc tình hình hội đàm cấp cao Mỹ - Xô đã thành thông lệ. Do đó từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 12, Scowscroft lại một lần nữa tới Bắc Kinh, nhưng lần này là đi thăm công khai. Những hình ảnh ông này nâng cốc với người lãnh đạo Trung Quốc được đưa tin trên truyền hình và đăng tải trên báo chí đã khiến một số Nghị sĩ Mỹ cho là “khuất phục Trung Quốc”, là “cái cúi đầu khiến người ta phải xấu hổ trước chính phủ cộng sản đàn áp”.
Hai bên đang giằng co thì tháng 8 năm 1990, Iraq mang đại quân xâm lược Kuwait gây ra cuộc khủng hoảng vùng Vịnh, cung cấp một cơ hội tốt cho việc cải thiện quan hệ Trung - Mỹ. Mỹ lấy việc thu xếp để Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham thăm Washington làm điều kiện nhằm đổi lấy việc tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, Trung Quốc ủng hộ Mỹ được trao quyền sử dụng vũ lực. Ngày 29 tháng 11, hội nghị cấp Bộ trưởng Hội đồng Bảo an họp tiến hành biểu quyết giao quyền cho Mỹ sử dụng vũ lực, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng. Chiều ngày 30 khi tiếp Tiền Kỳ Tham, Bush đã cám ơn sự hợp tác của Trung Quốc trên vấn đề vùng Vịnh, hy vọng quan hệ hai nước được từng bước cải thiện.
Chuyến thăm này của Tiền Kỳ Tham đã phá bỏ được chế tài không thăm viếng tầng lớp cao lẫn nhau do Mỹ dựng nên từ tháng 6 năm 1989, quan hệ Trung - Mỹ từ đó lên khỏi đáy, mở ra một trang mới2.
Mỹ định chế tài mạnh, lâu dài Trung Quốc nhân dịp hiếm có này, nhng trước những lợi ích thiết thân ở vùng Vịnh đã phải nhượng bộ Trung Quốc, chủ động tháo gỡ chướng ngại để thu đợc sự ủng hộ không có không được của Trung Quốc, còn phía Trung Quốc đã khéo lợi dụng thời cơ, chỉ bỏ ra rất ít mà có thu hoạch tương đối nhiều. Tuy nhiên, bài học cấm vận này của Mỹ và phương Tây, cũng là cái giá phải trả và bài học khó quên cho những nhà đương cục Trung Quốc nhiều thế hệ.
3. Sự kiện Mỹ bắn phá nhầm vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư (cũ)
Ngày 7 tháng 5 năm 1999, hai chiếc máy bay B-52 Mỹ cất cánh từ căn cứ tại Mỹ sau mấy lần tiếp dầu trên không đã vượt qua Đại Tây Dương rồi trong đêm bay tới bầu trời thủ đô Belgrade của Nam Tư (cũ) thả 5 quả bom nặng 2000 pound định hướng công kích một tũa nhà được cho là nơi ở của một tổ chức phản động, nhưng thực ra đây là trụ sở của Đại sứ quán Trung Quốc từ năm 1997. Kết quả là văn phòng Tựy viên quân sự của Trung Quốc bị san bằng, 3 phóng viên trẻ tuổi Trung Quốc bị chết, 27 công dân Trung Quốc bị thương (có nguồn tin nói trong số này có Tựy viên quân sự Trung Quốc). Sự kiện oanh tạc sứ quán này đã gây ra lần khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong quan hệ Trung - Mỹ.
Ngày 8 tháng 5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra phản ứng chính thức, coi đó là “hành vi dã man”, cảnh cáo khối NATO phải gánh chịu toàn bộ trách nhiệm. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu gặp Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc để đưa ra “kháng nghị mạnh mẽ nhất” về việc Mỹ “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc”. Do bên ngoài sứ quán Mỹ đang tụ tập đông đảo người thị uy, đập phá, nên Đại sứ Mỹ đã từ chối rời khỏi sứ quán.
Ngày 18 tháng 5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chính thức gửi công hàm cho phía Mỹ, yêu cầu “NATO do Mỹ đứng đầu” phải: 1) công khai, chính thức xin lỗi; 2) điều tra triệt để, toàn diện vụ việc này; 3) nhanh chóng công bố kết quả điều tra; 4) trừng phạt nghiêm khắc những kẻ gây ra sự việc. Công hàm còn mạnh mẽ yêu cầu khối NATO lập tức đình chỉ hành động quân sự đối với Liên minh Nam Tư, dùng phương thức chính trị giải quyết cuộc khủng hoảng Kosovo.
Tuy nhiên, Washington đã đánh giá thấp trình độ phản ứng mãnh liệt của Trung Quốc trước việc oanh tạc vào Đại sứ quán của mình, nên hành động xin lỗi dù được thu xếp cẩn thận đã chọc giận dân chúng Trung Quốc hơn nữa. Phía Mỹ cho rằng, oanh tạc nhầm vào sứ quán Trung Quốc là do định vị sai, “cảm thấy đáng tiếc sâu sắc những thuơng vong tạo thành do oanh tạc sai”. Tổng thống Clinton nói rằng, đó là một “sai sót không may”, tỏ ý xin lỗi… nhưng đồng thời lại cho rằng, chính sách “loại bỏ dân tộc” của Tổng thống Serbie, Milosevich mới là nguồn gốc của vấn đề.
Tối ngày 8, Ngoại trưởng Albright đích thân mang thư xin lỗi đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, ngoài việc xin lỗi ra vẫn nhắc tới “chúng tôi không thể ngồi yên nhìn Milosevich thi hành chính sách 'loại bỏ dân tộc’, NATO cần thiết tiếp tục tiến hành hành động quân sự với Liên minh Nam Tư".
Kết quả điều tra ban đầu vẫn là do định vị sai, ngay sau đó, phía Mỹ đã tổ chức đoàn sang Bắc Kinh giải thích kết quả điểu tra, nhưng bị phía Trung Quốc cho rằng, những giải thích đó là không đầy đủ, là thiếu sức thuyết phục. Để xoa dịu, phía Mỹ đã tỏ ra có nhượng bộ trên vấn đề Đài Loan và Trung Quốc gia nhập WTO.
Ngày 30 tháng 7 hai bên Trung, Mỹ tuyên bố, Chính phủ Mỹ bồi thường cho 27 người bị thương và 3 người Trung Quốc tử nạn 4,5 triệu USD. Tháng 9 phía Mỹ trả đủ tiền, cũng trong tháng này, Tổng thống Mỹ Clinton và Chủ tịch Giang Trạch Dân nhân cơ hội họp hội nghị người đứng đầu tổ chức APEC tại New Zealand đã có mấy lần hội đàm có kết quả, quan hệ hai nước "trở về quỹ đạo bình thường”.
Tháng 11 năm 1999 hai bên Trung, Mỹ đạt được thỏa thuận về việc Trung Quốc gia nhập WTO. Tháng 12 cùng năm, Chính phủ Mỹ đồng ý bồi thường 28 triệu USD do việc Đại sứ quán Trung Quốc bị phá hủy, đồng thời cũng yêu cầu phía Trung Quốc phải bồi thường 2,8 triệu USD do những tổn thất của các cơ quan ngoại giao của Mỹ tại Bắc Kinh. Đầu năm 2000 hai bên khôi phục toàn diện giao lưu quân sự.
Vụ việc này được giải quyết phần lớn phụ thuộc vào sự quen biết nhiều năm của hai bên về quan hệ thương mại, về lợi ích chiến lược chung của hai nước, và những cố gắng của những người quản lý.
4. Lại vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và Tổng thống Mỹ tiếp Dalai Lama.
Đầu năm 2010, mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ liên tục xảy ra. Mỹ tuyên bố bán 6,5 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan, Obama sẽ tiếp Dalai Lama tại Nhà Trắng, Mỹ yêu cầu Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ... Một số phương tiện truyền thông đã gọi quan hệ Trung - Mỹ tiến vào “thời kỳ băng hà”. Phía Trung Quốc cũng có một số giọng điệu “khá cao” khi nói về các vấn đề này, họ cho rằng, chính sách đối với Trung Quốc của Obama đột ngột “trở mặt” như vậy là gồm nhân tố đảng phái chính trị, cũng bao gồm cả nhân tố sức ép của dư luận, vừa xuất phát từ những suy tính trong nước cũng là vừa để thoát khỏi cảnh khó ngoại giao, vừa có liên quan tới việc Chính phủ Mỹ muốn chuyển dời sức chú ý của dân chúng, lại vừa có liên hệ trực tiếp với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và quan hệ kinh tế thương mại.
Chính sách của Obama đối với Trung Quốc trong năm 2009 là “tiếp xúc”, “dung hũa” là chính, nhưng sang năm 2010 lại lấy “kiềm chế” làm chính. Trước tiên là tăng cường sức ép kinh tế với Trung Quốc, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của Mỹ tăng lên, tiến hành thu thuế chống bán phá giá 82 loại sản phẩm của Trung Quốc và trưng thu thuế quan với 12 loại bán giá thấp, mà mục đích là buộc đồng Nhân dân tệ phải tăng giá.
Việc bán vũ khí cho Đài Loan là một dụng ý không đổi của Mỹ là nhằm vào vấn đề thống nhất lãnh thổ rất được Trung Quốc quan tâm để gây sức ép.
Còn việc Obama tiếp ngài Dalai Lama, không nói ai cũng rõ là liên quan đến một vấn đề nhạy cảm và không thể nhượng bộ của Trung Quốc, tức vấn đề “độc lập hay tự trị của vùng Tây Tạng”.
Sau một hồi lời qua tiếng lại, rốt cuộc hai bên đều vì lợi ích của mình mà có sự thỏa hiệp: Obama vẫn tiếp ngài Dalai Lama nhưng không phải trong Phòng Bầu dục mà tại Phòng xem bản đồ trong Nhà Trắng, việc bán vũ khí cho Đài Loan vẫn lặng lẽ tiến hành, đồng Nhân dân tệ sẽ tăng giá nhưng vào thời gian thích hợp với mức độ không lớn. v.v.
Một bài viết trên một trang web chính thức của Trung Quốc (trang web Hoàn Cầu) đã nhân việc này đưa ra một cái nhìn có thể nói là khá toàn diện về quan hệ Trung - Mỹ trong thời gian qua, xin trích giới thiệu để tham khảo.
Có nhiều cách giải thích về một số vấn đề trong quan hệ Trung - Mỹ. Dưới đây là mấy giải thích chính:
1) Đó là vì, quan hệ Trung - Mỹ chưa xuất hiện những thay đổi lớn như người Trung Quốc nhận định. Sự phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại về kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ tuy có tăng lên nhưng chưa thay đổi được mặt cơ bản trong so sánh lực lượng không cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ; Mỹ càng ngày càng cần Trung Quốc thực hiện hợp tác trong các công việc quốc tế và toàn cầu, nhưng chưa thay đổi được sự chủ đạo của Mỹ trong quan hệ song phương; quan hệ Trung - Mỹ vẫn chưa là quan hệ đối tác chân chính, hoàn toàn; chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn là sự hỗn hợp của sự qua lại và đề phòng, hợp tác và cạnh tranh. Mỹ vẫn làm theo ý mình trong một số vấn đề liên quan tới lợi ích then chốt của Trung Quốc, những xáo động có tính chu kỳ trong quan hệ Trung - Mỹ là không thể tránh khỏi.
2) Đó là vì, mặc dù quan hệ Trung - Mỹ đúng là đang có sự thay đổi nhưng sự thay đổi đó là cục bộ, tiệm tiến. Trong lĩnh vực kinh tế sự phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại giữa hai bên đã sâu sắc và đối xứng, trong công việc quốc tế và toàn cầu, Mỹ càng cần sự hợp tác của Trung Quốc, lợi ích chung của hai nước đang gia tăng. Thế nhưng, trong lĩnh vực chính trị và an ninh, Mỹ vẫn coi chế độ chính trị của Trung Quốc là “dị kỷ”, về mặt chiến lược vẫn thúc đẩy thi hành chiến lược “tránh nguy hiểm” với Trung Quốc.
3) Đó là vì, quan hệ Trung - Mỹ đang thay đổi, nhưng sự nhận biết và mong đợi của hai bên đối với những thay đổi đó có khác nhau. Sự thay đổi trong quan hệ Trung - Mỹ, khiến phía Trung Quốc có thể yêu cầu sự bình đẳng và tôn trọng nhiều hơn. Mỹ cho rằng hai bên có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực vui lòng chia sẻ quyền lãnh đạo với Trung Quốc trong mặt thúc đẩy trị lý toàn cầu, nhưng điều đó không có nghĩa là Washington cần thay đổi cách làm nhất quán của họ đối với các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, nhân quyền, v.v. Có người hỏi: “Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, vì sao Trung Quốc lần này phản ứng dữ dội như vậy?”. Câu trả lời là: “Trung Quốc không còn là Trung Quốc trước đây nữa, quan hệ Trung - Mỹ cũng không còn như quan hệ Trung - Mỹ trước đây nữa. tình hình thay đổi rồi. Mỹ cần tôn trọng và nhạy cảm với những lợi ích thiết thân của Trung Quốc".
Ba cách giải thích trên có đạo lý nhất định, nhưng chưa toàn diện. Quan hệ Trung - Mỹ 10 năm gần đây đúng là có những thay đổi rất lớn, về tổng thể những thay đổi đó là có lợi cho Trung Quốc, nhưng có một số vấn đề ở tầng nấc sâu vẫn chưa được giải quyết, vị thế của Trung Quốc trong sự tác động lẫn nhau của hai bên không ngừng tăng cường, nhưng vẫn chưa thể hoàn toàn chặn đứng những thách thức của Mỹ đối với những lợi ích thiết thân của Trung Quốc. Trong hoàn cảnh quan hệ quốc tế và song phương đang thay đổi, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc (bao gồm cả chính sách với Đài Loan) cũng đã có một số thay đổi tích cực, nhưng một số quán tính vẫn tồn tại. Mỹ càng ngày càng tôn trọng quan hệ với Trung Quốc, nhưng điều này không có nghĩa, Mỹ coi Trung Quốc là đối tác với ý nghĩa hoàn toàn. Đây chính là điểm phức tạp trong quan hệ Trung - Mỹ.
Xét về lâu dài, do sự phát triển lực lượng và sự lớn mạnh của ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc, quan hệ hai nước đã tới bước chẳng ai tách rời khỏi ai được. Vì vậy, Trung Quốc đang dự tính thoát khỏi sách lược đối phó trong thời gian ngắn, mà để mắt vào việc thiết kế một chiến lược lâu dài có hiệu quả với Mỹ. Trong đó có mấy điểm cần lu ý:
Thứ nhất, tích cực hợp tác cùng có lợi, mở rộng lợi ích chung. Chỉ khi nào tính quan trọng của quan hệ Trung - Mỹ đối với Mỹ tăng lên thì Mỹ mới chú ý nhiều hơn tới sự ổn định của mối quan hệ hai nước và coi trọng đòi hỏi lợi ích của Trung Quốc.
Thứ hai, cần điều chỉnh chính sách trò chơi (cạnh tranh giành lợi ích). Thực chất của quan hệ giữa các nước là sự trao đổi lợi ích. Khi xử lý quan hệ với Mỹ, vừa phải suy tính tới nguyên tắc, vừa phải giỏi trong việc trao đổi lợi ích. Trung Quốc là quốc gia nhìn bên ngoài có vẻ tôn trọng nguyên tắc, coi trọng “hiệp định quân tử” có thái độ coi trọng những “tuyên bố chung”, “thông cáo”,... nhưng Mỹ lại là quốc gia vô cùng thực dụng, khi hoàn cảnh thay đổi, tính toán lợi ích thay đổi là chẳng coi những lời hứa trên báo chí ra gì.
Thứ ba, phải dám và giỏi đấu tranh, chính đấu tranh đã thúc đẩy quan hệ song phương Trung - Mỹ phát triển. Tất nhiên có một số vấn đề không thể đấu một lần là giải quyết được, nhưng không phải vì thế mà từ bỏ đấu tranh, mà phải thông qua đấu tranh không ngừng mới có thể loại bỏ được những cản trở trong việc phát triển quan hệ Trung - Mỹ3.
Người viết bài này cho rằng, ngoài tính chất vô cùng phức tạp ra, cần thấy quan hệ Trung - Mỹ là mối quan hệ bao gồm cả sự va chạm của hai nền văn minh Đông và Tây; những xung đột giữa ý đồ, hành động để giữ vững bá quyền của một bên với âm mưu vươn lên quyết giành lấy “bá quyền” của bên kia; lòng nghi ngờ, dã tâm của nước lớn; sự phân chia, tranh đoạt lợi ích… Tất cả những nhân tố trên khiến quan hệ Trung - Mỹ là đối thủ toàn phương vị, hai bên lúc nào cũng lăm le triệt hạ nhau, làm cho nhau mất vai trò cũ để mình thay thế hoặc ngóc đầu lên, khiến mình có thể là kẻ đứng đầu, trong đó không thể chú ý tới những vấn đề nhạy cảm đối với cả hai bên như vấn đề kinh tế, vấn đề Biển Đông... và nhìn chung trong cuộc giao phong đó, xem ra người Trung Quốc dù với rất nhiều muu mẹo và sức mạnh không ngừng tăng lên, nhưng hiện vẫn đang ở vào thế yếu hơn ¾
D. D. D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
_________________________
Tài liệu tham khảo:
1. “Ghi chép về những hoạt động ngoại giao của người đứng đầu nhà nuớc Trung, Mỹ”. Nhà xuất bản “Nhật báo kinh tế” Trung Quốc năm 1998.
2. “Lịch sử quan hệ Trung - Mỹ”. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hoa Đông Trung Quốc tháng 10 năm 2002.
3. “Vấn đề mậu dịch Trung - Mỹ”. Nhà xuất bản Xã hội Khoa học Văn hiến Trung Quốc năm 2005.
4. Một số bài viết trên trang web Trung Quốc và bài viết của một số nước khác trong thời gian gần đây.
* Về những va chạm Trung - Mỹ trong vấn đề Biển Đông nổi lên từ tháng 7/2010, xem bài “Không nên coi nhẹ phái diều hâu tại Trung Quốc” trên RFI ngày 29/7/2010.
Chú thích:
1) Nguồn tư liệu: “Nhìn lại những giờ phút then chốt trong diễn biến quan hệ Trung - Mỹ”, tác giả Vương Lập, Nhà xuất bản Thế giới Trí thức.
2) Nguồn: “Lịch sử quan hệ Trung - Mỹ” Đào Văn Kiếm chủ biên, Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải.
3) Trang web Hoàn cầu ngày 21/4/2010
Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay đã hơn 30 năm (1979-2010). Nói chung, trong thời gian đó, quan hệ hai nước đã có những phát triển lớn, nhưng nhìn lại một số va chạm đã xảy ra, như sự kiện bán vũ khí cho Đài Loan, sự kiện Thiên An Môn, sự kiện hải quân Đài Loan diễn tập, sự kiện “oanh tạc nhầm” vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư, vụ máy bay Mỹ và Trung Quốc đâm nhau trên vùng trời Biển Đông, vấn đề Dalai Lama,... có thể giúp chúng ta đánh giá đúng (hoặc gần đúng) thực chất mối quan hệ mà ai cũng biết là vô cùng phức tạp này.
Có không ít vấn đề trong quan hệ Trung - Mỹ hơn 30 năm qua, nhưng trong bài viết nhỏ này chỉ xin mạnh dạn đưa ra bốn vụ việc mà người giới thiệu cho là đáng lưu ý.
1. Năm 1981, Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan
Trong cương lĩnh tranh cử Tổng thống năm 1980, Reagan nói: nếu trúng cử ông ta sẽ thiết lập văn phòng liên lạc chính thức với Đài Loan, khôi phục “quan hệ chính thức”, và hứa “u tiên suy tính tới sự cần thiết phòng ngự của Đài Loan”. Ngay từ lúc đó, Mỹ đã ấp ủ việc bán máy bay chiến đấu loại tiên tiến kiểu FX cho Đài Loan.
Trước việc đó, khi tiếp Bush (cha) lúc đó là ứng cử viên Phó Tổng thống, Đặng Tiểu Bình đã cảnh báo, nếu những việc đó sau này được thực thi, tất sẽ khiến quan hệ Mỹ - Trung thụt lùi. Một sự kiện đáng chú ý nữa là, không biết có phải vì thấy đã có người Mỹ đi trước nêu gương hay sao mà Chính phủ Hà Lan cũng quyết định bán cho Đài Loan hai chiếc tàu ngầm vào dịp này. Người Mỹ quyết định đi xa hơn nữa, mời Tưởng Ngạn Sĩ, Bí thư trưởng trung ương Quốc Dân đảng Đài Loan tới dự lễ nhậm chức Tổng thống của Reagan ngày 20/1/1981.
Đến lúc này, người Trung Quốc thấy cần phải điều chỉnh quan hệ với Mỹ và Liên Xô, thay đổi chiến lược “đi với Mỹ chống Liên Xô”, vì cho rằng vị thế chiến lược của Trung Quốc đã được cải thiện, có thể tăng cường đấu tranh với Mỹ, thậm chí có khoảng cách với Mỹ. Dùng trò “giết gà để dọa khỉ”, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Sài Trạch Dân nói thẳng với phía Mỹ, nếu Tưởng Ngạn Sĩ tham dự lễ nhậm chức Tổng thống là tạo ra “hai Trung Quốc”, Đại sứ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sẽ không tham dự. Mỹ buộc phải nhượng bộ, tuyên bố Tưởng Ngạn Sĩ đã có mặt tại Washington và “bị ốm phải nằm viện” không thể dự lễ. Trước thắng lợi bước đầu đó, ngày 27/2/1981, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố triệu hồi Đại sứ của mình tại Hà Lan về nước, ngày 5 tháng 5 phía Trung Quốc chính thức tuyên bố hạ cấp quan hệ Trung Quốc - Hà Lan xuống cấp đại diện, ngoài việc nhằm thẳng vào Hà Lan ra còn ngụ ý cảnh cáo Mỹ.
Ngày 14/6/1981, tướng Haig, Ngoại trưởng Mỹ tới thăm Bắc Kinh. Trước đó ngày 13 tháng 6, Đặng Tiểu Bình đã có chỉ thị về vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan: chúng ta nhất định phải sử dụng chính sách giáp ranh, nhưng không sợ thụt lùi, càng không sợ đình trệ. Cụ thể là, số lượng phải như cũ, tính năng không được cao hơn thời kỳ Carter, máy bay không vượt qua F5E, quyết không được bán tàu ngầm, quân hạm. Ngoài ra phải giảm bớt từng bước, cho đến phải ngừng hẳn. Biết rõ Haig có chỗ khác Reagan, Đặng Tiểu Bình còn dặn, cần chiếu cố Haig, không nên để ông ta quá khó: “trao đổi về chính trị lời lẽ có thể ôn hũa một chút. Nhưng vấn đề vũ khí sẽ không buông lỏng, các mặt khác có thể để cho đối phương có chút gì mang về”.
Phía Mỹ đánh giá không đúng lập trường của Trung Quốc, qua các cuộc gặp gỡ giữa Reagan và Thủ tướng Trung Quốc, giữa Ngoại trưởng hai nước trong tháng 10 năm 1981 vẫn không đạt được thoả thuận, ngày 29 tháng 10, khi hội kiến Reagan, Hoàng Hoa, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc chính thức nói với ông ta: trong quá trình hai bên còn tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, phía Mỹ không được bán vũ khí, nếu không phía Trung Quốc sẽ có phản ứng quyết liệt, quan hệ hai nước khó tránh khỏi đình trệ hoặc thụt lùi. Hai bên quyết định thảo luận tiếp tục vấn đề này tại Bắc Kinh.
Ngày 4 tháng 12 hai bên bắt đầu hội đàm tại Bắc Kinh, trước đó Haig đã kiến nghị, thời Carter đã bán đủ vũ khí, hơn nữa trình độ vũ khí và ý đồ của đại lục với Đài Loan không đòi hỏi Mỹ phải nâng cấp vũ khí cho Đài Loan, nên có thể chấp nhận kiến nghị yêu cầu “không vượt quá trình độ thời kỳ Carter” của Trung Quốc. Khi hai bên còn đang thảo luận vấn đề, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ được lệnh tới Bắc Kinh đề nghị Mỹ và Trung Quốc cùng đối phó với hành động can thiệp vào tình hình Ba Lan của Liên Xô, vì cho rằng, nếu chỉ bàn vấn đề bán vũ khí thì xem ra phía Mỹ đã phải khuất phục yêu cầu của phía Trung Quốc, đồng thời có thêm vấn đề quốc tế sẽ cho thấy Mỹ và Trung Quốc vẫn có lợi ích chiến lợc chung. Phía Mỹ quyết định không nâng cao tính năng máy bay bán cho Đài Loan (tức không bán máy bay kiểu FX hoặc F5G hoặc F-16), nhưng tiếp tục giúp Đài Loan sản xuất máy bay F5E vốn có, và như vậy biểu thị Mỹ đã nhượng bộ. Để nắm được con chủ bài của Trung Quốc, Phó Tổng thống Bush đã tới thăm Trung Quốc. Ngày 8 tháng 5 năm 1982, khi hội kiến ông này, Đặng Tiểu Bình nói: Chính phủ Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan không thời hạn trên thực tế là cho Đài Loan cái ô bảo hộ. Ông ta yêu cầu Mỹ: trong thời kỳ nhất định, từng bước giảm bớt cho đến lúc hoàn toàn không bán nữa. Phơng thức hứa hẹn ra sao, đưa tin đối ngoại thế nào có thể thương lượng, nhưng bên trong phải khẳng định điểm này.
Do Haig và Reagan có mâu thuẫn, nên ngày 25 tháng 6 Haig đã từ chức, tuy vậy truớc đó ông ta đã đề xuất với Reagan hai phương án nhằm giải quyết khủng hoảng quan hệ Mỹ - Trung. Sau hơn một tháng suy tính, Reagan đã chấp thuận một phần kiến nghị của Haig và ngày 13 tháng 7 ông ta đã gửi thư cho Đặng Tiểu Bình tương đối thỏa mãn yêu cầu của phía Trung Quốc. Do đó cuộc đàm phán hai bên về vấn đề này đã kết thúc. Trong thông báo chung ngày 17 tháng 8 năm 1982, phía Mỹ đã đưa ra ba lời hứa: tính năng và số lượng vũ khí cung cấp cho Đài Loan không vượt qua mức độ cung cấp mấy năm sau khi Mỹ, Trung thiết lập quan hệ ngoại giao; chuẩn bị giảm bớt việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan; qua một thời gian dẫn tới giải quyết cuối cùng1.
Đến đây vấn đề đầu tiên trong quan hệ Trung - Mỹ kéo dài hơn một năm kể từ khi Reagan nhận chức, kết thúc. Nhìn bề ngoài có thể cho là, Trung Quốc thắng thế, nhưng nhìn vào thực chất thấy, việc bán vũ khí cho Đài Loan vẫn tiếp diễn đến tận bây giờ, tức sau gần ba mươi năm vẫn không ngừng. Đố ai đoán được “qua một thời gian” sẽ là bao nhiêu năm nữa?
2. Sự kiện Thiên An Môn (ngày 4/6/1989)
Vào lúc Xuân Hè năm 1989 giao nhau, Bắc Kinh xảy ra sóng gió chính trị, hàng trăm ngàn học sinh, sinh viên tại một số thành phố lớn của Trung Quốc, nhất là tại Bắc Kinh, lấy cớ tưởng niệm Hồ Diệu Bang đã biểu tình tuần hành, thậm chí tổ chức tuyệt thực tại quảng trường Thiên An Môn để đòi dân chủ, phản đối tệ nạn tham nhũng. Lấy cớ có bàn tay của “các thế lực phản động” xen vào, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã thẳng tay dùng xe tăng và súng đạn đàn áp những thanh niên, học sinh trong tay không một tấc sắt hết sức dã man. Hàng trăm người đã chết và hàng ngàn ngời đã bị thương. Một lần nữa máu lại đổ trên quảng trường Thiên An Môn (lần trước vào dịp người dân tưởng niệm Thủ tướng Chu Ân Lai mới mất - tháng 4 năm 1976, bị “bè lũ bốn tên" chủ mưu đàn áp và lấy cớ đó để hạ bệ Đặng Tiểu Bình một lần nữa).
Tin truyền đến nước Mỹ, một số Nghị sĩ của cả hai đảng Cộng hũa và Dân Chủ lần lượt gửi thư, gửi điện đòi hỏi Nhà Trắng phải cắt đứt quan hệ ngoại giao và chế tài nghiêm khắc Trung Quốc. Tuy vậy, Nixon khuyên Bush không nên cắt đứt quan hệ ngoại giao, cần có cái nhìn lâu dài với Trung Quốc. Cuối cùng Bush chủ trương ba biện pháp chế tài: 1) ngừng mọi việc bán hàng quân sự và xuất khẩu vũ khí có tính thương mại; 2) tạm ngừng thăm viếng lẫn nhau giữa các lãnh đạo quân sự hai nước Mỹ, Trung; 3) đồng ý nghiên cứu lại yêu cầu xin được kéo dài thời gian lưu lại Mỹ của học sinh Trung Quốc.
Ngày 7 tháng 6 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc biểu thị “đáng tiếc rất lớn” trước những lời chỉ trích của Bush, hy vọng Mỹ lấy quan hệ Trung - Mỹ làm trọng, xuất phát từ lợi ích lâu dài của quan hệ hai nước không nên làm bất kỳ việc gì không có lợi cho quan hệ hai nước.
Chủ trương trên của Bush bị Quốc hội Mỹ và một số tổ chức nhân quyền cho là ôn hũa nên không tán thành và gây áp lực. Ngày 20 tháng 6, Chính phủ Mỹ buộc phải tuyên bố biện pháp chế tài mới, gồm: 1) tạm ngừng các cuộc thăm viếng lẫn nhau ở tầng lớp cao (từ trợ lý Ngoại trưởng trở lên); 2) ngừng sự giúp đỡ của các công ty đầu tư tư nhân hải ngoại với các công ty thực nghiệp đang kinh doanh tại Trung Quốc; 3) phản đối việc Ngân hàng thế giới và Ngân hàng châu á cho Trung Quốc khoản vay mới 1 tỷ USD. Tuy vậy, trong tuyên bố Nhà Trắng đã biểu thị: “Trung Quốc là một quốc gia quan trọng, chúng tôi hy vọng duy trì quan hệ có hiệu quả rõ rệt với họ”.
Dưới sự thúc đẩy của Mỹ, các nước phơng Tây sôi nổi chế tài Trung Quốc, môi trường bên ngoài của Trung Quốc xấu đi nghiêm trọng, quan hệ Trung - Mỹ ở vào tình trạng nguy kịch, thụt lùi. Vào lúc đó, Đặng Tiểu Bình nói với những người lãnh đạo Trung Quốc: “Trung Quốc phải tự mình đứng vững, phải bảo vệ sự độc lập tự chủ của chúng ta. Chúng ta quyết không được tỏ ra yếu đuối. Anh càng sợ càng tỏ ra yếu đuối, người ta càng cứng rắn. Đừng nghĩ là mình mềm đi thì người ta sẽ tốt với mình hơn, ngược lại, anh càng tỏ ra mềm yếu người ta càng không coi anh ra gì”.
Để duy trì tiếp xúc với người lãnh đạo Trung Quốc, ngày 8 tháng 6, Bush dự tính sẽ tự mình gọi điện thoại cho Đặng Tiểu Bình, đây là việc chưa từng có giữa các nhà lãnh đạo Trung, Mỹ. Tuy nhiên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, sau khi thỉnh thị trong nước đã trả lời Nhà Trắng là người lãnh đạo Trung Quốc không có thói quen nói chuyện điện thoại với người lãnh đạo nước ngoài. Ngày 20 tháng 6, Bush dùng tư cách là “một người bạn, một người bạn chân chính” viết một bức thư dài cho Đặng Tiểu Bình. Trong thư ông ta hy vọng Đặng Tiểu Bình “giúp đỡ duy trì quan hệ Trung - Mỹ”, và hỏi liệu phía Trung Quốc có đồng ý tiếp nhận sứ giả bí mật của Washington hay không. Không đến 24 giờ sau, Đặng Tiểu Bình đã có thư trả lời, đồng ý kiến nghị của Bush, nói rõ trong tình hình giữ bí mật tuyệt đối hoan nghênh đặc sứ của Tổng thống Mỹ thăm Trung Quốc. Bush lập tức cử Scowcroft làm đặc sứ bí mật. Bush yêu cầu thuyết minh với người lãnh đạo Trung Quốc, ông ta quyết tâm bảo vệ quan hệ chiến lược quan trọng của hai nước, nhưng ông ta cũng phải chiếu cố tới tâm tư của nhân dân Mỹ. Mỹ chế tài Trung Quốc không có tính vĩnh cửu, nhưng hiện nay nếu nói về chính trị thì phải làm như vậy. Ông ta hy vọng người lãnh đạo Trung Quốc hiểu rõ những phản ứng ở Mỹ do sự việc ở Trung Quốc dẫn tới và những áp lực mà ông ta đang phải gánh chịu…
Ngày 30 tháng 6, Scowcroft bắt đầu chuyến đi bí mật. Bí mật tới mức toàn bộ nhân viên sứ quán Mỹ, kể cả Đại sứ cũng không biết chuyến thăm này. Ngày 2 tháng 7, Đặng Tiểu Bình hội kiến Scowcroft. Trước đó ông ta nói với Lý Bằng và một số người là: "hôm nay chỉ bàn nguyên tắc, không bàn vấn đề cụ thể. Tôi chẳng để ý biện pháp chế tài, dọa chúng ta đâu được”. Tiền Kỳ Tham nói: sắp tới có Hội nghị G7, không biết liệu có biện pháp chế tài gì nữa với Trung Quốc không. Đặng Tiểu Bình kiên định nói: “đừng nói 7 nước, 70 nước cũng bất chấp”, và nói: phải làm tốt quan hệ Trung - Mỹ, nhưng không thể sợ, sợ cũng chẳng được gì. Người Trung Quốc phải có khí khái và chí khí của mình. Khi tiếp Scowcroft, Đặng Tiểu Bình nói: hiện nay quan hệ Trung - Mỹ đang ở vào hoàn cảnh rất tế nhị, thậm chí có thể nói là tương đối nguy hiểm. Dẫn tới tình trạng đó là ở phía Mỹ, ông ta phê bình “Mỹ bị cuốn quá sâu” vào sự kiện Thiên An Môn, nếu chỉ dựa vào tình hữu nghị giữa ông ta và Bush không giải quyết nổi vấn đề. Vấn đề là từ phía Mỹ gây ra, “cởi chuông cần phải có người buộc chuông”. Hy vọng người Mỹ làm đúng vai trò đó và đừng lửa cháy đổ thêm dầu. Lần bí mật thăm viếng này không thể có hiệu quả ngay tức khắc vì tình hình thực tế lúc đó không cho phép đi những bước lớn. Sự tình kéo dài đến tháng 12/1989. Ngày 2 và 3 tháng 12 năm 1989, hội nghị người đứng đầu Xô, Mỹ họp ở Malta, đã tạo cơ hội để Bush cử đặc sứ tới Trung Quốc một lần nữa vì từ năm 1972 đến nay việc Mỹ thông báo cho Trung Quốc tình hình hội đàm cấp cao Mỹ - Xô đã thành thông lệ. Do đó từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 12, Scowscroft lại một lần nữa tới Bắc Kinh, nhưng lần này là đi thăm công khai. Những hình ảnh ông này nâng cốc với người lãnh đạo Trung Quốc được đưa tin trên truyền hình và đăng tải trên báo chí đã khiến một số Nghị sĩ Mỹ cho là “khuất phục Trung Quốc”, là “cái cúi đầu khiến người ta phải xấu hổ trước chính phủ cộng sản đàn áp”.
Hai bên đang giằng co thì tháng 8 năm 1990, Iraq mang đại quân xâm lược Kuwait gây ra cuộc khủng hoảng vùng Vịnh, cung cấp một cơ hội tốt cho việc cải thiện quan hệ Trung - Mỹ. Mỹ lấy việc thu xếp để Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham thăm Washington làm điều kiện nhằm đổi lấy việc tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc, Trung Quốc ủng hộ Mỹ được trao quyền sử dụng vũ lực. Ngày 29 tháng 11, hội nghị cấp Bộ trưởng Hội đồng Bảo an họp tiến hành biểu quyết giao quyền cho Mỹ sử dụng vũ lực, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng. Chiều ngày 30 khi tiếp Tiền Kỳ Tham, Bush đã cám ơn sự hợp tác của Trung Quốc trên vấn đề vùng Vịnh, hy vọng quan hệ hai nước được từng bước cải thiện.
Chuyến thăm này của Tiền Kỳ Tham đã phá bỏ được chế tài không thăm viếng tầng lớp cao lẫn nhau do Mỹ dựng nên từ tháng 6 năm 1989, quan hệ Trung - Mỹ từ đó lên khỏi đáy, mở ra một trang mới2.
Mỹ định chế tài mạnh, lâu dài Trung Quốc nhân dịp hiếm có này, nhng trước những lợi ích thiết thân ở vùng Vịnh đã phải nhượng bộ Trung Quốc, chủ động tháo gỡ chướng ngại để thu đợc sự ủng hộ không có không được của Trung Quốc, còn phía Trung Quốc đã khéo lợi dụng thời cơ, chỉ bỏ ra rất ít mà có thu hoạch tương đối nhiều. Tuy nhiên, bài học cấm vận này của Mỹ và phương Tây, cũng là cái giá phải trả và bài học khó quên cho những nhà đương cục Trung Quốc nhiều thế hệ.
3. Sự kiện Mỹ bắn phá nhầm vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư (cũ)
Ngày 7 tháng 5 năm 1999, hai chiếc máy bay B-52 Mỹ cất cánh từ căn cứ tại Mỹ sau mấy lần tiếp dầu trên không đã vượt qua Đại Tây Dương rồi trong đêm bay tới bầu trời thủ đô Belgrade của Nam Tư (cũ) thả 5 quả bom nặng 2000 pound định hướng công kích một tũa nhà được cho là nơi ở của một tổ chức phản động, nhưng thực ra đây là trụ sở của Đại sứ quán Trung Quốc từ năm 1997. Kết quả là văn phòng Tựy viên quân sự của Trung Quốc bị san bằng, 3 phóng viên trẻ tuổi Trung Quốc bị chết, 27 công dân Trung Quốc bị thương (có nguồn tin nói trong số này có Tựy viên quân sự Trung Quốc). Sự kiện oanh tạc sứ quán này đã gây ra lần khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong quan hệ Trung - Mỹ.
Ngày 8 tháng 5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra phản ứng chính thức, coi đó là “hành vi dã man”, cảnh cáo khối NATO phải gánh chịu toàn bộ trách nhiệm. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu gặp Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc để đưa ra “kháng nghị mạnh mẽ nhất” về việc Mỹ “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc”. Do bên ngoài sứ quán Mỹ đang tụ tập đông đảo người thị uy, đập phá, nên Đại sứ Mỹ đã từ chối rời khỏi sứ quán.
Ngày 18 tháng 5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chính thức gửi công hàm cho phía Mỹ, yêu cầu “NATO do Mỹ đứng đầu” phải: 1) công khai, chính thức xin lỗi; 2) điều tra triệt để, toàn diện vụ việc này; 3) nhanh chóng công bố kết quả điều tra; 4) trừng phạt nghiêm khắc những kẻ gây ra sự việc. Công hàm còn mạnh mẽ yêu cầu khối NATO lập tức đình chỉ hành động quân sự đối với Liên minh Nam Tư, dùng phương thức chính trị giải quyết cuộc khủng hoảng Kosovo.
Tuy nhiên, Washington đã đánh giá thấp trình độ phản ứng mãnh liệt của Trung Quốc trước việc oanh tạc vào Đại sứ quán của mình, nên hành động xin lỗi dù được thu xếp cẩn thận đã chọc giận dân chúng Trung Quốc hơn nữa. Phía Mỹ cho rằng, oanh tạc nhầm vào sứ quán Trung Quốc là do định vị sai, “cảm thấy đáng tiếc sâu sắc những thuơng vong tạo thành do oanh tạc sai”. Tổng thống Clinton nói rằng, đó là một “sai sót không may”, tỏ ý xin lỗi… nhưng đồng thời lại cho rằng, chính sách “loại bỏ dân tộc” của Tổng thống Serbie, Milosevich mới là nguồn gốc của vấn đề.
Tối ngày 8, Ngoại trưởng Albright đích thân mang thư xin lỗi đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, ngoài việc xin lỗi ra vẫn nhắc tới “chúng tôi không thể ngồi yên nhìn Milosevich thi hành chính sách 'loại bỏ dân tộc’, NATO cần thiết tiếp tục tiến hành hành động quân sự với Liên minh Nam Tư".
Kết quả điều tra ban đầu vẫn là do định vị sai, ngay sau đó, phía Mỹ đã tổ chức đoàn sang Bắc Kinh giải thích kết quả điểu tra, nhưng bị phía Trung Quốc cho rằng, những giải thích đó là không đầy đủ, là thiếu sức thuyết phục. Để xoa dịu, phía Mỹ đã tỏ ra có nhượng bộ trên vấn đề Đài Loan và Trung Quốc gia nhập WTO.
Ngày 30 tháng 7 hai bên Trung, Mỹ tuyên bố, Chính phủ Mỹ bồi thường cho 27 người bị thương và 3 người Trung Quốc tử nạn 4,5 triệu USD. Tháng 9 phía Mỹ trả đủ tiền, cũng trong tháng này, Tổng thống Mỹ Clinton và Chủ tịch Giang Trạch Dân nhân cơ hội họp hội nghị người đứng đầu tổ chức APEC tại New Zealand đã có mấy lần hội đàm có kết quả, quan hệ hai nước "trở về quỹ đạo bình thường”.
Tháng 11 năm 1999 hai bên Trung, Mỹ đạt được thỏa thuận về việc Trung Quốc gia nhập WTO. Tháng 12 cùng năm, Chính phủ Mỹ đồng ý bồi thường 28 triệu USD do việc Đại sứ quán Trung Quốc bị phá hủy, đồng thời cũng yêu cầu phía Trung Quốc phải bồi thường 2,8 triệu USD do những tổn thất của các cơ quan ngoại giao của Mỹ tại Bắc Kinh. Đầu năm 2000 hai bên khôi phục toàn diện giao lưu quân sự.
Vụ việc này được giải quyết phần lớn phụ thuộc vào sự quen biết nhiều năm của hai bên về quan hệ thương mại, về lợi ích chiến lược chung của hai nước, và những cố gắng của những người quản lý.
4. Lại vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và Tổng thống Mỹ tiếp Dalai Lama.
Đầu năm 2010, mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ liên tục xảy ra. Mỹ tuyên bố bán 6,5 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan, Obama sẽ tiếp Dalai Lama tại Nhà Trắng, Mỹ yêu cầu Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ... Một số phương tiện truyền thông đã gọi quan hệ Trung - Mỹ tiến vào “thời kỳ băng hà”. Phía Trung Quốc cũng có một số giọng điệu “khá cao” khi nói về các vấn đề này, họ cho rằng, chính sách đối với Trung Quốc của Obama đột ngột “trở mặt” như vậy là gồm nhân tố đảng phái chính trị, cũng bao gồm cả nhân tố sức ép của dư luận, vừa xuất phát từ những suy tính trong nước cũng là vừa để thoát khỏi cảnh khó ngoại giao, vừa có liên quan tới việc Chính phủ Mỹ muốn chuyển dời sức chú ý của dân chúng, lại vừa có liên hệ trực tiếp với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và quan hệ kinh tế thương mại.
Chính sách của Obama đối với Trung Quốc trong năm 2009 là “tiếp xúc”, “dung hũa” là chính, nhưng sang năm 2010 lại lấy “kiềm chế” làm chính. Trước tiên là tăng cường sức ép kinh tế với Trung Quốc, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của Mỹ tăng lên, tiến hành thu thuế chống bán phá giá 82 loại sản phẩm của Trung Quốc và trưng thu thuế quan với 12 loại bán giá thấp, mà mục đích là buộc đồng Nhân dân tệ phải tăng giá.
Việc bán vũ khí cho Đài Loan là một dụng ý không đổi của Mỹ là nhằm vào vấn đề thống nhất lãnh thổ rất được Trung Quốc quan tâm để gây sức ép.
Còn việc Obama tiếp ngài Dalai Lama, không nói ai cũng rõ là liên quan đến một vấn đề nhạy cảm và không thể nhượng bộ của Trung Quốc, tức vấn đề “độc lập hay tự trị của vùng Tây Tạng”.
Sau một hồi lời qua tiếng lại, rốt cuộc hai bên đều vì lợi ích của mình mà có sự thỏa hiệp: Obama vẫn tiếp ngài Dalai Lama nhưng không phải trong Phòng Bầu dục mà tại Phòng xem bản đồ trong Nhà Trắng, việc bán vũ khí cho Đài Loan vẫn lặng lẽ tiến hành, đồng Nhân dân tệ sẽ tăng giá nhưng vào thời gian thích hợp với mức độ không lớn. v.v.
Một bài viết trên một trang web chính thức của Trung Quốc (trang web Hoàn Cầu) đã nhân việc này đưa ra một cái nhìn có thể nói là khá toàn diện về quan hệ Trung - Mỹ trong thời gian qua, xin trích giới thiệu để tham khảo.
Có nhiều cách giải thích về một số vấn đề trong quan hệ Trung - Mỹ. Dưới đây là mấy giải thích chính:
1) Đó là vì, quan hệ Trung - Mỹ chưa xuất hiện những thay đổi lớn như người Trung Quốc nhận định. Sự phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại về kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ tuy có tăng lên nhưng chưa thay đổi được mặt cơ bản trong so sánh lực lượng không cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ; Mỹ càng ngày càng cần Trung Quốc thực hiện hợp tác trong các công việc quốc tế và toàn cầu, nhưng chưa thay đổi được sự chủ đạo của Mỹ trong quan hệ song phương; quan hệ Trung - Mỹ vẫn chưa là quan hệ đối tác chân chính, hoàn toàn; chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn là sự hỗn hợp của sự qua lại và đề phòng, hợp tác và cạnh tranh. Mỹ vẫn làm theo ý mình trong một số vấn đề liên quan tới lợi ích then chốt của Trung Quốc, những xáo động có tính chu kỳ trong quan hệ Trung - Mỹ là không thể tránh khỏi.
2) Đó là vì, mặc dù quan hệ Trung - Mỹ đúng là đang có sự thay đổi nhưng sự thay đổi đó là cục bộ, tiệm tiến. Trong lĩnh vực kinh tế sự phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại giữa hai bên đã sâu sắc và đối xứng, trong công việc quốc tế và toàn cầu, Mỹ càng cần sự hợp tác của Trung Quốc, lợi ích chung của hai nước đang gia tăng. Thế nhưng, trong lĩnh vực chính trị và an ninh, Mỹ vẫn coi chế độ chính trị của Trung Quốc là “dị kỷ”, về mặt chiến lược vẫn thúc đẩy thi hành chiến lược “tránh nguy hiểm” với Trung Quốc.
3) Đó là vì, quan hệ Trung - Mỹ đang thay đổi, nhưng sự nhận biết và mong đợi của hai bên đối với những thay đổi đó có khác nhau. Sự thay đổi trong quan hệ Trung - Mỹ, khiến phía Trung Quốc có thể yêu cầu sự bình đẳng và tôn trọng nhiều hơn. Mỹ cho rằng hai bên có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực vui lòng chia sẻ quyền lãnh đạo với Trung Quốc trong mặt thúc đẩy trị lý toàn cầu, nhưng điều đó không có nghĩa là Washington cần thay đổi cách làm nhất quán của họ đối với các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, nhân quyền, v.v. Có người hỏi: “Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, vì sao Trung Quốc lần này phản ứng dữ dội như vậy?”. Câu trả lời là: “Trung Quốc không còn là Trung Quốc trước đây nữa, quan hệ Trung - Mỹ cũng không còn như quan hệ Trung - Mỹ trước đây nữa. tình hình thay đổi rồi. Mỹ cần tôn trọng và nhạy cảm với những lợi ích thiết thân của Trung Quốc".
Ba cách giải thích trên có đạo lý nhất định, nhưng chưa toàn diện. Quan hệ Trung - Mỹ 10 năm gần đây đúng là có những thay đổi rất lớn, về tổng thể những thay đổi đó là có lợi cho Trung Quốc, nhưng có một số vấn đề ở tầng nấc sâu vẫn chưa được giải quyết, vị thế của Trung Quốc trong sự tác động lẫn nhau của hai bên không ngừng tăng cường, nhưng vẫn chưa thể hoàn toàn chặn đứng những thách thức của Mỹ đối với những lợi ích thiết thân của Trung Quốc. Trong hoàn cảnh quan hệ quốc tế và song phương đang thay đổi, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc (bao gồm cả chính sách với Đài Loan) cũng đã có một số thay đổi tích cực, nhưng một số quán tính vẫn tồn tại. Mỹ càng ngày càng tôn trọng quan hệ với Trung Quốc, nhưng điều này không có nghĩa, Mỹ coi Trung Quốc là đối tác với ý nghĩa hoàn toàn. Đây chính là điểm phức tạp trong quan hệ Trung - Mỹ.
Xét về lâu dài, do sự phát triển lực lượng và sự lớn mạnh của ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc, quan hệ hai nước đã tới bước chẳng ai tách rời khỏi ai được. Vì vậy, Trung Quốc đang dự tính thoát khỏi sách lược đối phó trong thời gian ngắn, mà để mắt vào việc thiết kế một chiến lược lâu dài có hiệu quả với Mỹ. Trong đó có mấy điểm cần lu ý:
Thứ nhất, tích cực hợp tác cùng có lợi, mở rộng lợi ích chung. Chỉ khi nào tính quan trọng của quan hệ Trung - Mỹ đối với Mỹ tăng lên thì Mỹ mới chú ý nhiều hơn tới sự ổn định của mối quan hệ hai nước và coi trọng đòi hỏi lợi ích của Trung Quốc.
Thứ hai, cần điều chỉnh chính sách trò chơi (cạnh tranh giành lợi ích). Thực chất của quan hệ giữa các nước là sự trao đổi lợi ích. Khi xử lý quan hệ với Mỹ, vừa phải suy tính tới nguyên tắc, vừa phải giỏi trong việc trao đổi lợi ích. Trung Quốc là quốc gia nhìn bên ngoài có vẻ tôn trọng nguyên tắc, coi trọng “hiệp định quân tử” có thái độ coi trọng những “tuyên bố chung”, “thông cáo”,... nhưng Mỹ lại là quốc gia vô cùng thực dụng, khi hoàn cảnh thay đổi, tính toán lợi ích thay đổi là chẳng coi những lời hứa trên báo chí ra gì.
Thứ ba, phải dám và giỏi đấu tranh, chính đấu tranh đã thúc đẩy quan hệ song phương Trung - Mỹ phát triển. Tất nhiên có một số vấn đề không thể đấu một lần là giải quyết được, nhưng không phải vì thế mà từ bỏ đấu tranh, mà phải thông qua đấu tranh không ngừng mới có thể loại bỏ được những cản trở trong việc phát triển quan hệ Trung - Mỹ3.
Người viết bài này cho rằng, ngoài tính chất vô cùng phức tạp ra, cần thấy quan hệ Trung - Mỹ là mối quan hệ bao gồm cả sự va chạm của hai nền văn minh Đông và Tây; những xung đột giữa ý đồ, hành động để giữ vững bá quyền của một bên với âm mưu vươn lên quyết giành lấy “bá quyền” của bên kia; lòng nghi ngờ, dã tâm của nước lớn; sự phân chia, tranh đoạt lợi ích… Tất cả những nhân tố trên khiến quan hệ Trung - Mỹ là đối thủ toàn phương vị, hai bên lúc nào cũng lăm le triệt hạ nhau, làm cho nhau mất vai trò cũ để mình thay thế hoặc ngóc đầu lên, khiến mình có thể là kẻ đứng đầu, trong đó không thể chú ý tới những vấn đề nhạy cảm đối với cả hai bên như vấn đề kinh tế, vấn đề Biển Đông... và nhìn chung trong cuộc giao phong đó, xem ra người Trung Quốc dù với rất nhiều muu mẹo và sức mạnh không ngừng tăng lên, nhưng hiện vẫn đang ở vào thế yếu hơn ¾
D. D. D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
_________________________
Tài liệu tham khảo:
1. “Ghi chép về những hoạt động ngoại giao của người đứng đầu nhà nuớc Trung, Mỹ”. Nhà xuất bản “Nhật báo kinh tế” Trung Quốc năm 1998.
2. “Lịch sử quan hệ Trung - Mỹ”. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hoa Đông Trung Quốc tháng 10 năm 2002.
3. “Vấn đề mậu dịch Trung - Mỹ”. Nhà xuất bản Xã hội Khoa học Văn hiến Trung Quốc năm 2005.
4. Một số bài viết trên trang web Trung Quốc và bài viết của một số nước khác trong thời gian gần đây.
* Về những va chạm Trung - Mỹ trong vấn đề Biển Đông nổi lên từ tháng 7/2010, xem bài “Không nên coi nhẹ phái diều hâu tại Trung Quốc” trên RFI ngày 29/7/2010.
Chú thích:
1) Nguồn tư liệu: “Nhìn lại những giờ phút then chốt trong diễn biến quan hệ Trung - Mỹ”, tác giả Vương Lập, Nhà xuất bản Thế giới Trí thức.
2) Nguồn: “Lịch sử quan hệ Trung - Mỹ” Đào Văn Kiếm chủ biên, Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải.
3) Trang web Hoàn cầu ngày 21/4/2010
Taxi Maybach – Đường Sắt Cao Tốc và đống vỏ dừa Vinashin
Lẩm Cẩm Lão Gia
I. Taxi Maybach
Năm 2010 đã khép lại nhưng những vị đắng của nó vẫn còn lại đâu đó trong mỗi con người Việt Nam. Nào “người lạ” đã thuê rừng ở những nơi trọng yếu bằng cả một diện tích của tỉnh Tây Ninh của Việt Nam trong thời hạn 50 năm nhưng hơn 85 triệu dân Việt Nam vẫn chưa có một câu trả lời minh bạch từ Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia và đại diện cho hơn 85 triệu dân Việt Nam.
Sau khi sự cố bùn đỏ ở Hungary, Kiến nghị dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên đợt 2 với cả mấy ngàn chữ ký của đông đảo trí thức Việt Nam trong và ngoài nước được gởi tới giới lãnh đạo hiện hành nhưng tất cả vẫn là “vũ như cẩn”. Chính phủ đã bỏ ngoài tai tất cả vì Việt Nam có thể thiết kế đập hồ bùn đỏ có khả năng chịu đựng động đất cấp 7, cấp 9 mà sự tàn phá có thể ví như bom nguyên tử. Với những trận lũ lụt kinh hoàng trong vài năm gần đây thì các viện khí tượng đành phải đổ lỗi do “biến đổi khí hậu” vì các viện khí tượng không thể biết trước để, hay dự báo hòng giúp đỡ người dân đối phó, phòng tránh. Nhưng trước nỗi lo của biến đổi khí hậu tới những hồ bùn đỏ thì ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường khẳng định: “Viện khí tượng thủy văn đã đo đạc, lường trước biến đổi khí hậu để không để nước tràn vào…!”
Có các nhà khoa học Việt Nam kiêm pháp sư có thể gọi mưa gọi gió đứng đằng sau chống lưng nên Chính phủ an tâm khai thác bauxite. Nói một cách khác là Chính phủ đã bỏ ngoài tai tất cả để làm vừa lòng người láng giềng – vốn có máu xâm lược – đến từ phương Bắc. Và tất nhiên, các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên phải đem lại lợi ích cho một nhóm thiểu số nào đó nên các dự án này được thực hiện bằng bất cứ giá nào.
Nào chuyện hai cháu Thúy, Hằng vẫn đang còn trong cảnh lao tù nhưng Nguyễn Trường Tô thì đã hạ cánh an toàn. Nào chuyện người dân bị thiệt mạng, hay bị thủng đùi vì không đội mũ bảo hiểm. Nhưng thiệt mạng và bị thủng đùi… vì bị công an “xô đẩy”, và bị công an bắn chứ không phải vì tai nạn. Nào tàu cá của ngư dân miền Trung bị đâm nát nơi biển cả nhưng với ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thì “Biển Đông không có gì mới!”
Nào lạm phát phi mã như ngựa Xích thố đã khiến đời sống người dân nghèo vốn đã khó khăn lại càng thêm khốn khó. Nào Vinashin ngập chìm trong nợ nần mà đến nay Chính phủ và Quốc hội vẫn không biết chính xác con số nợ của Vinashin là bao nhiêu! Nào người Việt Nam có chỉ số IQ cao ngất ngưỡng trên 9 tầng mây. Do đó, ở Việt Nam hiện nay thì “tham nhũng là quốc nạn”. Nhưng bọn quan tham này có chỉ số IQ cao nhất. Do đó, bọn chúng không bao giờ bị pháp luật trừng trị… bởi vì chúng nó quá AQ!
Nhưng thôi, năm mới nói chuyện mới. Năm 2011 là năm thích hợp để làm ăn, làm giàu. Do vậy, Lẩm Cẩm Lão Gia tôi xin được trình bày kế hoạch làm giàu của mình. Nếu quý độc giả cảm thấy phù hợp, có lý thì mong mọi người ủng hộ để chúng ta cùng làm giàu.
Hiện nay Việt Nam không thiếu taxi. Nhưng taxi xịn thì chưa có. Do vậy, Lẩm Cẩm Lão Gia tôi nghĩ rằng kinh doanh taxi xịn là điều chắc chắn sẽ thành công. Do vậy, Lẩm Cẩm Lão Gia tôi tính mua toàn xe đắt tiền Maybach của Đức để mở ra công cuộc kinh doanh taxi chưa từng có trong tiền lệ lịch sử nước nhà.
Có người sẽ bảo rằng Lẩm Cẩm Lão Gia tôi điên với ý tưởng kinh doanh taxi hàng “khủng” này. Nhưng xin thưa rằng nếu ai nói vậy, nghĩ vậy là do IQ của người đó còn thấp tè nơi ngọn cỏ. Các nước có chỉ số IQ cao đều có taxi Maybach. Lẩm Cẩm Lão Gia tôi đã từng thấy bà mẹ đi làm, trẻ em đi học với taxi Maybach. Do vậy, người Việt Nam có chỉ số IQ cao thì phải có taxi Maybach.
Cũng có người sẽ bảo rằng với mức thu nhập khiêm tốn của người dân Việt Nam hiện nay thì không mấy ai có khả năng dùng loại phương tiện taxi hiện đại và sang trọng vào hàng bậc nhất này. Xin được thưa rằng, đó chỉ là lối suy nghĩ của những người thiển cận với một tầm nhìn không xa hơn xó bếp. Dự án taxi Maybach là dự án “đi tắt đón cầu”! Đến năm 2030-2050 thì thu nhập của Việt Nam sẽ là 30.000-45.000 ngàn đô la một năm – hay có khi lên cả 100.000 đô la không chừng. Nếu không triển khai dự án taxi Maybach ngay bây giờ thì chúng ta sẽ trễ “những chuyến tàu vét tốc hành”!
Chắc cũng sẽ có người sẽ bảo rằng dự án taxi Maybach này sẽ không có hiệu quả kinh tế vì vé taxi Maybach cao ngang ngửa vé máy bay. Xin được thưa với quý độc giả là dù “hiệu quả kinh tế không cao” nhưng chúng ta có thể “lấy thu bù chi”. Nhưng cũng xin đừng hỏi rằng “hiệu quả kinh tế không cao thì thu vào đâu và thu cái gì”? Vì những dự án tầm vĩ mô thì chỉ cần “lấy thu bù chi” là có thể làm được. Còn thu vào cái gì… thì đó là chuyện của những nhà kinh tế. Những người làm “vĩ mô” như Lẩm Cẩm Lão Gia tôi đây chỉ chuyên về “vĩ mô”! Nói tóm lại, tính đường dài thì dự án taxi Maybach vẫn làm được. Hơn nữa, chúng ta phải quyết liệt và táo bạo mới được. Năm xưa Hitler đã không đánh chiếm gần hết cả châu Âu đó ư? Nếu Hitler không quyết liệt và táo bạo thì làm sao làm được điều này?!!!
Cũng cần xin nói thêm là dự án taxi Maybach này sẽ tạo ra rất nhiều công ăn việc làm. Nào lau xe, rửa xe, hút bụi, mở cửa xe mời khách, thay nhớt, canh giữ xe, bơm bánh xe… thì sẽ lo gì dự án không có lời, có lãi?! Hoặc đối với những ai nghĩ rằng chúng ta sẽ gây nợ cho con cháu vì dự án taxi hàng khủng này, xin được thưa rằng “dự án taxi Maybach” là dự án “taxi hiện đại”! Phải “đi ngay vào hiện đại” để nâng Việt Nam lên “ngang tầm với quốc tế” thì mới được!
Còn chuyện nợ nần thì để sau này con cháu tụi nó giải quyết. Con cháu chúng ta thông minh tài ba thì chuyện giải quyết nợ nần cho cha ông chúng nó là chuyện nhỏ như con thỏ! Còn nếu sau này con cháu chúng ta có bất tài vô tướng như cha ông chúng nó thì đất đai chúng ta còn để lại đó. Con cháu chúng ta cứ bán hết đất đai mà đã được gầy dựng bằng xương máu của biết bao nhiêu thế hệ mới có được để trả nợ là xong ngay chứ gì! Chúng ta không cần phải quá lo xa chuyện nợ nần như vậy.
Ý đã tỏ, lời cũng đã cạn. Nếu quý độc giả nào thấy dự án có thể gây nợ nần tầm “vĩ mô” này thì xin vào www.botay.com để liên lạc với Lẩm Cẩm Lão Gia tôi để chúng ta bàn sâu, bàn kỹ hơn. Hiện giờ, mụ vợ nó chưa cho phép thì chúng ta không thể bàn xa hơn!
II. Đường Sắt Cao Tốc
Đọc bài báo “Sẽ trình lại dự án đường sắt cao tốc” (1) đăng trên mạng báo điện tử Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) mà Lẩm Cẩm Lão Gia tôi mừng muốn rớt nước mắt. Ở cái tuổi xế bóng chiều tà, lần đầu tiên Lẩm Cẩm Lão Gia tôi mới nghe được một vị lãnh đạo cấp Bộ của nước nhà có tầm nhìn 100-300 năm. Vị lãnh đạo có tầm nhìn thế kỷ này là ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Hồ Nghĩa Dũng. Cũng như bao người dân Việt Nam khác, mấy chục năm nay Lẩm Cẩm Lão Gia tôi chỉ nghe kế hoạch 5 năm, 10 năm là cùng. Hoặc hơn thì kế hoạch 2015 năm có định hướng tới 2030. Đùng một cái nghe “kế hoạch cho 100-200-300 năm sau” thì làm sao mà không mừng rớt nước mắt cho được?!
Vì quá yêu mến ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng với tầm nhìn thế kỷ nên Lẩm Cẩm Lão Gia tôi đọc đi đọc lại bài báo chẵn 100 lần! Và sau 100 lần đọc thì Lẩm Cẩm Lão Gia tôi cũng lại rớt nước mắt. Bởi lẽ, theo lời ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng thì “Dứt khoát là phải làm (ĐSCT)… Nói chung là phải làm (ĐSCT… nhưng không thể không làm (ĐSCT)”!
Ai cũng biết rằng dự án ĐSCT là một dự án với hàng trăm tỉ đô la. Một dự án lớn như vậy thì phải trình Quốc hội. Dù biết rằng Quốc hội ta phần đông là Đảng viên và Nghị gật, nhưng dù sao thì cũng phải trình Quốc hội cho đúng với cái câu “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất..”! Nhưng cứ theo cái khẩu khí, dũng khí của ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng “Dứt khoát là phải làm… Nói chung là phải làm… nhưng không thể không làm” thì việc trình Quốc hội chỉ là chuyện nhỏ – hay nói cách khác là đồ bỏ!
Nhưng chuyện Quốc hội chỉ là “chuyện nhỏ như con thỏ” đơn thuần chỉ là một nỗi buồn nho nhỏ mà thôi. Bởi lẽ, điều này thì hơn 85 triệu người Việt Nam đã biết từ lâu rồi nhưng giả vờ không biết cho nó sang đó thôi. Vì “Nhân Dân làm chủ. Dân biết, Dân bàn, Dân kiểm tra”! Mà Quốc hội là cơ quan đại diện cho người dân. Nếu oang oang toạc móng heo rằng “Quốc hội không có thực quyền” thì quả là xấu hổ, mất thể diện cho hơn 85 triệu Chủ nhân. Do vậy, bao lâu nay người dân Việt Nam phớt lờ cho qua “chuyện nhỏ như con thỏ” này để cho nó sang. Âu nghèo thì cũng nghèo rồi, nhưng dù gì thì cũng còn giữ được nét sang trọng cho nó quý phái! Chứ đã nghèo lại hèn thì quả là xấu hổ. Như vậy, chuyện qua mặt Quốc hội để “Dứt khoát là phải làm…. Nói chung là phải làm… nhưng không thể không làm” không làm Lẩm Cẩm Lão Gia tôi buồn phiền nhiều. Mà những điều khác đã khiến Lẩm Cẩm Lão Gia tôi muốn rớt nước mắt.
Một là: Theo ngu ý của Lẩm Cẩm Lão Gia tôi thì hiện nay chúng ta có những việc khẩn cấp “Dứt khoát là phải làm… Nói chung là phải làm… nhưng không thể không làm” khác chứ không phải là xây dựng ĐSCT. Như cải cách và nâng cao giáo dục đại học. Khai tử nạn tham nhũng. Xây dựng bệnh viện để phục vụ bệnh nhân nghèo… vân vân. Ấy vậy mà có ai nói đến “Dứt khoát là phải làm… Nói chung là phải làm… nhưng không thể không làm” với những chuyện bức thiết trên đây? Vậy lý do gì đã khiến Chính phủ hiện hành xa gần nhắc khéo “Dứt khoát là phải làm… Nói chung là phải làm… nhưng không thể không làm” với dự án ĐSCT?
Hai là: Là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, hơn ai hết, ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng biết sự quan trọng của chất lượng công trình. Biết sự hung hiểm của “hố tử thần” trên khắp miền đất nước. Biết sự xuống cấp trầm trọng của các công trình xây dựng bởi chất lượng quá kém. Biết được chuyện “sụt lún, nứt nẻ là do thời tiết” chứ không phải do thi công ẩu tả. Biết được sự nguy hiểm của những con tàu Thống Nhất là nơi phát tán bệnh dịch bởi vì hành khách “té re” xuống đường tàu theo suốt cả chiều dài của dải đất hình chữ S. Những bệnh dịch lây lan như kiết lị, thổ tả, tiêu chảy từ đó mà tự do lây lan. Ấy vậy mà có bao giờ ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nói đến “Dứt khoát là phải làm… Nói chung là phải làm… nhưng không thể không làm” với những chuyện bức thiết trên đây? Vậy lý do gì đã khiến ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng bóng gió xa gần “Dứt khoát là phải làm… Nói chung là phải làm… nhưng không thể không làm” với dự án ĐSCT?
Ba là: Theo lời và cũng là “tầm nhìn đến vài thế kỷ” của ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng thì “…130 năm trước đây, người Pháp đã làm đường sắt như bây giờ. Chúng ta làm ĐSCT không phải cho 5 - 10 năm mà làm cho 100 - 200 - 300 năm sau…”! Hệ thống đường sắt Việt Nam do người Pháp chủ trương, xây dựng là điều không thể chối cãi. Nhưng hiện nay hệ thống đường sắt của Việt Nam ra sao? Như vậy. lịch sử đã chứng minh rằng đường sắt Việt Nam lẽ ra phải nâng cấp từ những thập niên 70-80 của thế kỷ trước mới phải. Nhưng cũng có thể khách quan mà nói rằng hệ thống đường sắt của Việt Nam phục vụ được ngót ngét 1 thế kỷ. Cứ cho rằng “lịch sử lặp lại” thì ĐSCT của Việt Nam cũng chừng 100-150 năm là cùng. Lấy quái gì mà tới 300 năm như lời ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng? Biết đâu 100 năm sau, nhân loại sẽ không dùng ĐSCT vì nó tốn kém mà không an toàn thì sao? Bởi lẽ, người Nhật khởi đầu ĐSCT vào năm 1940. Tính đến năm 2010 là 70 năm chẵn. Vậy thì, ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng dựa vào cái gì mà phóng tầm nhìn “300 năm” dữ vậy?
Bốn là: “… Sẽ nối mạng ASEAN, nối đường sắt Singapore, Côn Minh (Trung Quốc). Mạng ĐSCT của Việt Nam nằm trong dự án ĐSCT ASEAN, Côn Minh…”! Người Trung Quốc đang có kế hoạch mở rộng mạng lưới ĐSCT ra khắp thế giới. Và tất nhiên là họ sẽ bán công nghệ này và công nhân Trung Quốc sẽ theo những con đường sắt để di dân ra khắp thế giới. Như vậy, có phải dự án ĐSCT của Việt Nam đã nằm trong kế hoạch này của anh Ba đỏ? Do vậy, anh Ba đỏ đã, đang, và sẽ làm mọi cách để Việt Nam phải “Dứt khoát là phải làm… Nói chung là phải làm… nhưng không thể không làm” dự án ĐSCT? Hay tệ hơn, có ai đó đã hứa “lời hứa quốc tế” sẽ làm dự án ĐSCT như đã từng xảy ra với các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên??? Cứ nhìn những gì đang xảy ra tại các công trường khai thác bauxite ở Tây Nguyên, hay những công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện mà các công ty Trung Quốc thắng thầu thì đủ biết sự hiểm họa khôn lường nếu anh Ba đỏ lại trúng thầu dự án ĐSCT của Việt Nam.
III. Đống vỏ dừa Vinashin
Cách đây không lâu, ông Nguyễn Ngọc Sự, tân Chủ tịch HĐQT của Vinashin đã trả lời cuộc phỏng vấn của nhà bào kỳ cựu Phạm Huyền như sau.
“…Nếu dồn Vinashin vào cảnh vỡ nợ, phá sản, các ngân hàng chủ nợ 600 triệu USD cũng không thu được đồng nào. Theo hợp đồng, không có cam kết về việc Vinashin vỡ nợ thì chủ nợ thu được gì. Họ cũng mất hết. Như vậy, hai bên đều cùng thiệt. Đó là thực tế, không thể khác được.
Nhìn chung, tôi cho rằng, các ngân hàng không nên dùng biện pháp cứng với Vinashin trong điều kiện khó khăn như thế này. Bởi khi đó người đi vay sức đã yếu rồi càng dồn họ vào chỗ khó khăn hơn…” (2).
Lẩm Cẩm Lão Gia tôi quả thật hết sức ngạc nhiên khi đọc những lời trên đây của ông tân Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ngọc Sự. Ngân hàng là gì? Xin thưa ngân hàng là công ty đi “buôn tiền”. Mà người đi buôn thì phải có lời. Do vậy, các ngân hàng cũng không là ngoại lệ. Nhưng với lối kiến giải “Nếu dồn Vinashin vào cảnh vỡ nợ, phá sản, các ngân hàng chủ nợ 600 triệu USD cũng không thu được đồng nào…” thì quả là hơi ngớ ngẩn và đầy âm hưởng rừng rú của những người quen dùng luật rừng. Nếu Lẩm Cẩm Lão Gia tôi không lầm thì các ngân hàng của Mỹ lâm vào cảnh khủng hoảng bởi những khách hàng mua nhà không có khả năng trả nợ tiền mua nhà hàng tháng.
Những ngân hàng lớn ở Mỹ như Washington Mutual, Fannie Mae, Freddie Mac, Wachovia, hay Lehman Brothers… đã lâm vào khánh kiệt bởi khách hàng vay tiền của các nhà băng này để mua nhà đã không có khả năng trả tiền trả góp hàng tháng. Có bao giờ khách hàng vay tiền mua nhà, mua xe mà gặp lúc túng quẫn và ra bảo với ngân hàng “Tôi phá sản thì anh cũng chẳng được gì. Cứ để từ từ rồi tôi xoay xở” bao giờ hay không? Xin thưa là chẳng có thằng điên nào đi lập luận với các ngân hàng như vậy. Dù kéo nhà, kéo xe thì các ngân hàng vẫn lỗ to lỗ nặng nhưng các ngân hàng cũng phải kéo xe, phải thu nhà. Đơn giản, tiền của ngân hàng chứ không phải tiền chùa mà mơ tưởng cái câu “Tôi phá sản thì anh cũng chẳng được gì”!
Dẫu biết rằng trường hợp của Vinashin có khác hơn người đi vay tiền mua nhà mua xe, nhưng một khi không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng thì kết quả của Vinashin và anh mua nhà vẫn như nhau. Đó là từ nay khó vay tiền của ngân hàng. Nếu vay được thì cũng phải vay với phân lời trên trời chót vót. Công ty làm ăn tốt, khách hàng mua nhà tốt thì được vay với phân lời 5%-10%. Còn điểm tín dụng xấu như Vinashin thì phải trên 25%.
Một điều đáng nói ở đây là Việt Nam trong vòng 10 năm tới còn phải đi vay nợ các ngân hàng nước ngoài dài dài. Vụ Vinashin mất điểm với các ngân hàng nước ngoài sẽ khiến các công ty của Việt Nam phải vay với phân lời cao ngất ngưởng. Vậy thì, với chủ nợ của Vinashin mất 600 triệu đô, nhưng nếu tính đường dài thì các công ty của Việt Nam sẽ mất đến cả tỉ đô la bởi sự ảnh hưởng tín dụng của Vinashin. Như vậy thì “Vinashin làm như vậy – lợi hay hại”? Rồi tiếp đến là khó khăn khi đi vay nợ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công trình, tiến độ của dự án. Cái này còn lỗ to lỗ nặng hơn nữa. Nhất là trong khi Việt Nam cần phải vay những khoản tiền lớn để thực hiện các dự án lớn trong vòng 10 năm tới.
Vì vụ Vinashin mà “Standard&Poor’s hạ thấp hạng bậc giá trị trái phiếu Nhà nước bằng ngoại tệ từ BB xuống BB-. Trước đó 8 ngày, công ty Moody’s cũng đánh sụt hạng trái phiếu chính phủ của Việt Nam từ Ba3 xuống B1, với triển vọng không sáng sủa giống như sự lượng giá của S&P’s” (3) là những bằng chứng rõ ràng nhất cho sự “rừng rú” khi giao dịch với các ngân hàng.
Như vậy, sự thiệt thòi to lớn vẫn là các công ty của Việt Nam trong thời gian tới. Mà các công ty của Việt Nam bị ảnh hưởng thì nền kinh tế của Việt Nam cũng bị vạ lây là điều đương nhiên. Mà kinh tế Việt Nam bị vạ lây thì hơn 85 triệu người Việt Nam phải “sổ mũi”. Do đó, có thể nói rằng “Vinashin là đống vỏ dừa” mà hơn 85 triệu người Việt Nam đạp phải và dọn dẹp mà không được chút xơ múi nào. Vì trong đống vỏ dừa thì có quái gì trong đó để mà ăn!!!
L. C. L. G.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
I. Taxi Maybach
Năm 2010 đã khép lại nhưng những vị đắng của nó vẫn còn lại đâu đó trong mỗi con người Việt Nam. Nào “người lạ” đã thuê rừng ở những nơi trọng yếu bằng cả một diện tích của tỉnh Tây Ninh của Việt Nam trong thời hạn 50 năm nhưng hơn 85 triệu dân Việt Nam vẫn chưa có một câu trả lời minh bạch từ Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia và đại diện cho hơn 85 triệu dân Việt Nam.
Sau khi sự cố bùn đỏ ở Hungary, Kiến nghị dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên đợt 2 với cả mấy ngàn chữ ký của đông đảo trí thức Việt Nam trong và ngoài nước được gởi tới giới lãnh đạo hiện hành nhưng tất cả vẫn là “vũ như cẩn”. Chính phủ đã bỏ ngoài tai tất cả vì Việt Nam có thể thiết kế đập hồ bùn đỏ có khả năng chịu đựng động đất cấp 7, cấp 9 mà sự tàn phá có thể ví như bom nguyên tử. Với những trận lũ lụt kinh hoàng trong vài năm gần đây thì các viện khí tượng đành phải đổ lỗi do “biến đổi khí hậu” vì các viện khí tượng không thể biết trước để, hay dự báo hòng giúp đỡ người dân đối phó, phòng tránh. Nhưng trước nỗi lo của biến đổi khí hậu tới những hồ bùn đỏ thì ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường khẳng định: “Viện khí tượng thủy văn đã đo đạc, lường trước biến đổi khí hậu để không để nước tràn vào…!”
Có các nhà khoa học Việt Nam kiêm pháp sư có thể gọi mưa gọi gió đứng đằng sau chống lưng nên Chính phủ an tâm khai thác bauxite. Nói một cách khác là Chính phủ đã bỏ ngoài tai tất cả để làm vừa lòng người láng giềng – vốn có máu xâm lược – đến từ phương Bắc. Và tất nhiên, các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên phải đem lại lợi ích cho một nhóm thiểu số nào đó nên các dự án này được thực hiện bằng bất cứ giá nào.
Nào chuyện hai cháu Thúy, Hằng vẫn đang còn trong cảnh lao tù nhưng Nguyễn Trường Tô thì đã hạ cánh an toàn. Nào chuyện người dân bị thiệt mạng, hay bị thủng đùi vì không đội mũ bảo hiểm. Nhưng thiệt mạng và bị thủng đùi… vì bị công an “xô đẩy”, và bị công an bắn chứ không phải vì tai nạn. Nào tàu cá của ngư dân miền Trung bị đâm nát nơi biển cả nhưng với ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thì “Biển Đông không có gì mới!”
Nào lạm phát phi mã như ngựa Xích thố đã khiến đời sống người dân nghèo vốn đã khó khăn lại càng thêm khốn khó. Nào Vinashin ngập chìm trong nợ nần mà đến nay Chính phủ và Quốc hội vẫn không biết chính xác con số nợ của Vinashin là bao nhiêu! Nào người Việt Nam có chỉ số IQ cao ngất ngưỡng trên 9 tầng mây. Do đó, ở Việt Nam hiện nay thì “tham nhũng là quốc nạn”. Nhưng bọn quan tham này có chỉ số IQ cao nhất. Do đó, bọn chúng không bao giờ bị pháp luật trừng trị… bởi vì chúng nó quá AQ!
Nhưng thôi, năm mới nói chuyện mới. Năm 2011 là năm thích hợp để làm ăn, làm giàu. Do vậy, Lẩm Cẩm Lão Gia tôi xin được trình bày kế hoạch làm giàu của mình. Nếu quý độc giả cảm thấy phù hợp, có lý thì mong mọi người ủng hộ để chúng ta cùng làm giàu.
Hiện nay Việt Nam không thiếu taxi. Nhưng taxi xịn thì chưa có. Do vậy, Lẩm Cẩm Lão Gia tôi nghĩ rằng kinh doanh taxi xịn là điều chắc chắn sẽ thành công. Do vậy, Lẩm Cẩm Lão Gia tôi tính mua toàn xe đắt tiền Maybach của Đức để mở ra công cuộc kinh doanh taxi chưa từng có trong tiền lệ lịch sử nước nhà.
Có người sẽ bảo rằng Lẩm Cẩm Lão Gia tôi điên với ý tưởng kinh doanh taxi hàng “khủng” này. Nhưng xin thưa rằng nếu ai nói vậy, nghĩ vậy là do IQ của người đó còn thấp tè nơi ngọn cỏ. Các nước có chỉ số IQ cao đều có taxi Maybach. Lẩm Cẩm Lão Gia tôi đã từng thấy bà mẹ đi làm, trẻ em đi học với taxi Maybach. Do vậy, người Việt Nam có chỉ số IQ cao thì phải có taxi Maybach.
Cũng có người sẽ bảo rằng với mức thu nhập khiêm tốn của người dân Việt Nam hiện nay thì không mấy ai có khả năng dùng loại phương tiện taxi hiện đại và sang trọng vào hàng bậc nhất này. Xin được thưa rằng, đó chỉ là lối suy nghĩ của những người thiển cận với một tầm nhìn không xa hơn xó bếp. Dự án taxi Maybach là dự án “đi tắt đón cầu”! Đến năm 2030-2050 thì thu nhập của Việt Nam sẽ là 30.000-45.000 ngàn đô la một năm – hay có khi lên cả 100.000 đô la không chừng. Nếu không triển khai dự án taxi Maybach ngay bây giờ thì chúng ta sẽ trễ “những chuyến tàu vét tốc hành”!
Chắc cũng sẽ có người sẽ bảo rằng dự án taxi Maybach này sẽ không có hiệu quả kinh tế vì vé taxi Maybach cao ngang ngửa vé máy bay. Xin được thưa với quý độc giả là dù “hiệu quả kinh tế không cao” nhưng chúng ta có thể “lấy thu bù chi”. Nhưng cũng xin đừng hỏi rằng “hiệu quả kinh tế không cao thì thu vào đâu và thu cái gì”? Vì những dự án tầm vĩ mô thì chỉ cần “lấy thu bù chi” là có thể làm được. Còn thu vào cái gì… thì đó là chuyện của những nhà kinh tế. Những người làm “vĩ mô” như Lẩm Cẩm Lão Gia tôi đây chỉ chuyên về “vĩ mô”! Nói tóm lại, tính đường dài thì dự án taxi Maybach vẫn làm được. Hơn nữa, chúng ta phải quyết liệt và táo bạo mới được. Năm xưa Hitler đã không đánh chiếm gần hết cả châu Âu đó ư? Nếu Hitler không quyết liệt và táo bạo thì làm sao làm được điều này?!!!
Cũng cần xin nói thêm là dự án taxi Maybach này sẽ tạo ra rất nhiều công ăn việc làm. Nào lau xe, rửa xe, hút bụi, mở cửa xe mời khách, thay nhớt, canh giữ xe, bơm bánh xe… thì sẽ lo gì dự án không có lời, có lãi?! Hoặc đối với những ai nghĩ rằng chúng ta sẽ gây nợ cho con cháu vì dự án taxi hàng khủng này, xin được thưa rằng “dự án taxi Maybach” là dự án “taxi hiện đại”! Phải “đi ngay vào hiện đại” để nâng Việt Nam lên “ngang tầm với quốc tế” thì mới được!
Còn chuyện nợ nần thì để sau này con cháu tụi nó giải quyết. Con cháu chúng ta thông minh tài ba thì chuyện giải quyết nợ nần cho cha ông chúng nó là chuyện nhỏ như con thỏ! Còn nếu sau này con cháu chúng ta có bất tài vô tướng như cha ông chúng nó thì đất đai chúng ta còn để lại đó. Con cháu chúng ta cứ bán hết đất đai mà đã được gầy dựng bằng xương máu của biết bao nhiêu thế hệ mới có được để trả nợ là xong ngay chứ gì! Chúng ta không cần phải quá lo xa chuyện nợ nần như vậy.
Ý đã tỏ, lời cũng đã cạn. Nếu quý độc giả nào thấy dự án có thể gây nợ nần tầm “vĩ mô” này thì xin vào www.botay.com để liên lạc với Lẩm Cẩm Lão Gia tôi để chúng ta bàn sâu, bàn kỹ hơn. Hiện giờ, mụ vợ nó chưa cho phép thì chúng ta không thể bàn xa hơn!
II. Đường Sắt Cao Tốc
Đọc bài báo “Sẽ trình lại dự án đường sắt cao tốc” (1) đăng trên mạng báo điện tử Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) mà Lẩm Cẩm Lão Gia tôi mừng muốn rớt nước mắt. Ở cái tuổi xế bóng chiều tà, lần đầu tiên Lẩm Cẩm Lão Gia tôi mới nghe được một vị lãnh đạo cấp Bộ của nước nhà có tầm nhìn 100-300 năm. Vị lãnh đạo có tầm nhìn thế kỷ này là ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Hồ Nghĩa Dũng. Cũng như bao người dân Việt Nam khác, mấy chục năm nay Lẩm Cẩm Lão Gia tôi chỉ nghe kế hoạch 5 năm, 10 năm là cùng. Hoặc hơn thì kế hoạch 2015 năm có định hướng tới 2030. Đùng một cái nghe “kế hoạch cho 100-200-300 năm sau” thì làm sao mà không mừng rớt nước mắt cho được?!
Vì quá yêu mến ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng với tầm nhìn thế kỷ nên Lẩm Cẩm Lão Gia tôi đọc đi đọc lại bài báo chẵn 100 lần! Và sau 100 lần đọc thì Lẩm Cẩm Lão Gia tôi cũng lại rớt nước mắt. Bởi lẽ, theo lời ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng thì “Dứt khoát là phải làm (ĐSCT)… Nói chung là phải làm (ĐSCT… nhưng không thể không làm (ĐSCT)”!
Ai cũng biết rằng dự án ĐSCT là một dự án với hàng trăm tỉ đô la. Một dự án lớn như vậy thì phải trình Quốc hội. Dù biết rằng Quốc hội ta phần đông là Đảng viên và Nghị gật, nhưng dù sao thì cũng phải trình Quốc hội cho đúng với cái câu “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất..”! Nhưng cứ theo cái khẩu khí, dũng khí của ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng “Dứt khoát là phải làm… Nói chung là phải làm… nhưng không thể không làm” thì việc trình Quốc hội chỉ là chuyện nhỏ – hay nói cách khác là đồ bỏ!
Nhưng chuyện Quốc hội chỉ là “chuyện nhỏ như con thỏ” đơn thuần chỉ là một nỗi buồn nho nhỏ mà thôi. Bởi lẽ, điều này thì hơn 85 triệu người Việt Nam đã biết từ lâu rồi nhưng giả vờ không biết cho nó sang đó thôi. Vì “Nhân Dân làm chủ. Dân biết, Dân bàn, Dân kiểm tra”! Mà Quốc hội là cơ quan đại diện cho người dân. Nếu oang oang toạc móng heo rằng “Quốc hội không có thực quyền” thì quả là xấu hổ, mất thể diện cho hơn 85 triệu Chủ nhân. Do vậy, bao lâu nay người dân Việt Nam phớt lờ cho qua “chuyện nhỏ như con thỏ” này để cho nó sang. Âu nghèo thì cũng nghèo rồi, nhưng dù gì thì cũng còn giữ được nét sang trọng cho nó quý phái! Chứ đã nghèo lại hèn thì quả là xấu hổ. Như vậy, chuyện qua mặt Quốc hội để “Dứt khoát là phải làm…. Nói chung là phải làm… nhưng không thể không làm” không làm Lẩm Cẩm Lão Gia tôi buồn phiền nhiều. Mà những điều khác đã khiến Lẩm Cẩm Lão Gia tôi muốn rớt nước mắt.
Một là: Theo ngu ý của Lẩm Cẩm Lão Gia tôi thì hiện nay chúng ta có những việc khẩn cấp “Dứt khoát là phải làm… Nói chung là phải làm… nhưng không thể không làm” khác chứ không phải là xây dựng ĐSCT. Như cải cách và nâng cao giáo dục đại học. Khai tử nạn tham nhũng. Xây dựng bệnh viện để phục vụ bệnh nhân nghèo… vân vân. Ấy vậy mà có ai nói đến “Dứt khoát là phải làm… Nói chung là phải làm… nhưng không thể không làm” với những chuyện bức thiết trên đây? Vậy lý do gì đã khiến Chính phủ hiện hành xa gần nhắc khéo “Dứt khoát là phải làm… Nói chung là phải làm… nhưng không thể không làm” với dự án ĐSCT?
Hai là: Là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, hơn ai hết, ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng biết sự quan trọng của chất lượng công trình. Biết sự hung hiểm của “hố tử thần” trên khắp miền đất nước. Biết sự xuống cấp trầm trọng của các công trình xây dựng bởi chất lượng quá kém. Biết được chuyện “sụt lún, nứt nẻ là do thời tiết” chứ không phải do thi công ẩu tả. Biết được sự nguy hiểm của những con tàu Thống Nhất là nơi phát tán bệnh dịch bởi vì hành khách “té re” xuống đường tàu theo suốt cả chiều dài của dải đất hình chữ S. Những bệnh dịch lây lan như kiết lị, thổ tả, tiêu chảy từ đó mà tự do lây lan. Ấy vậy mà có bao giờ ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nói đến “Dứt khoát là phải làm… Nói chung là phải làm… nhưng không thể không làm” với những chuyện bức thiết trên đây? Vậy lý do gì đã khiến ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng bóng gió xa gần “Dứt khoát là phải làm… Nói chung là phải làm… nhưng không thể không làm” với dự án ĐSCT?
Ba là: Theo lời và cũng là “tầm nhìn đến vài thế kỷ” của ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng thì “…130 năm trước đây, người Pháp đã làm đường sắt như bây giờ. Chúng ta làm ĐSCT không phải cho 5 - 10 năm mà làm cho 100 - 200 - 300 năm sau…”! Hệ thống đường sắt Việt Nam do người Pháp chủ trương, xây dựng là điều không thể chối cãi. Nhưng hiện nay hệ thống đường sắt của Việt Nam ra sao? Như vậy. lịch sử đã chứng minh rằng đường sắt Việt Nam lẽ ra phải nâng cấp từ những thập niên 70-80 của thế kỷ trước mới phải. Nhưng cũng có thể khách quan mà nói rằng hệ thống đường sắt của Việt Nam phục vụ được ngót ngét 1 thế kỷ. Cứ cho rằng “lịch sử lặp lại” thì ĐSCT của Việt Nam cũng chừng 100-150 năm là cùng. Lấy quái gì mà tới 300 năm như lời ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng? Biết đâu 100 năm sau, nhân loại sẽ không dùng ĐSCT vì nó tốn kém mà không an toàn thì sao? Bởi lẽ, người Nhật khởi đầu ĐSCT vào năm 1940. Tính đến năm 2010 là 70 năm chẵn. Vậy thì, ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng dựa vào cái gì mà phóng tầm nhìn “300 năm” dữ vậy?
Bốn là: “… Sẽ nối mạng ASEAN, nối đường sắt Singapore, Côn Minh (Trung Quốc). Mạng ĐSCT của Việt Nam nằm trong dự án ĐSCT ASEAN, Côn Minh…”! Người Trung Quốc đang có kế hoạch mở rộng mạng lưới ĐSCT ra khắp thế giới. Và tất nhiên là họ sẽ bán công nghệ này và công nhân Trung Quốc sẽ theo những con đường sắt để di dân ra khắp thế giới. Như vậy, có phải dự án ĐSCT của Việt Nam đã nằm trong kế hoạch này của anh Ba đỏ? Do vậy, anh Ba đỏ đã, đang, và sẽ làm mọi cách để Việt Nam phải “Dứt khoát là phải làm… Nói chung là phải làm… nhưng không thể không làm” dự án ĐSCT? Hay tệ hơn, có ai đó đã hứa “lời hứa quốc tế” sẽ làm dự án ĐSCT như đã từng xảy ra với các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên??? Cứ nhìn những gì đang xảy ra tại các công trường khai thác bauxite ở Tây Nguyên, hay những công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện mà các công ty Trung Quốc thắng thầu thì đủ biết sự hiểm họa khôn lường nếu anh Ba đỏ lại trúng thầu dự án ĐSCT của Việt Nam.
III. Đống vỏ dừa Vinashin
Cách đây không lâu, ông Nguyễn Ngọc Sự, tân Chủ tịch HĐQT của Vinashin đã trả lời cuộc phỏng vấn của nhà bào kỳ cựu Phạm Huyền như sau.
“…Nếu dồn Vinashin vào cảnh vỡ nợ, phá sản, các ngân hàng chủ nợ 600 triệu USD cũng không thu được đồng nào. Theo hợp đồng, không có cam kết về việc Vinashin vỡ nợ thì chủ nợ thu được gì. Họ cũng mất hết. Như vậy, hai bên đều cùng thiệt. Đó là thực tế, không thể khác được.
Nhìn chung, tôi cho rằng, các ngân hàng không nên dùng biện pháp cứng với Vinashin trong điều kiện khó khăn như thế này. Bởi khi đó người đi vay sức đã yếu rồi càng dồn họ vào chỗ khó khăn hơn…” (2).
Lẩm Cẩm Lão Gia tôi quả thật hết sức ngạc nhiên khi đọc những lời trên đây của ông tân Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ngọc Sự. Ngân hàng là gì? Xin thưa ngân hàng là công ty đi “buôn tiền”. Mà người đi buôn thì phải có lời. Do vậy, các ngân hàng cũng không là ngoại lệ. Nhưng với lối kiến giải “Nếu dồn Vinashin vào cảnh vỡ nợ, phá sản, các ngân hàng chủ nợ 600 triệu USD cũng không thu được đồng nào…” thì quả là hơi ngớ ngẩn và đầy âm hưởng rừng rú của những người quen dùng luật rừng. Nếu Lẩm Cẩm Lão Gia tôi không lầm thì các ngân hàng của Mỹ lâm vào cảnh khủng hoảng bởi những khách hàng mua nhà không có khả năng trả nợ tiền mua nhà hàng tháng.
Những ngân hàng lớn ở Mỹ như Washington Mutual, Fannie Mae, Freddie Mac, Wachovia, hay Lehman Brothers… đã lâm vào khánh kiệt bởi khách hàng vay tiền của các nhà băng này để mua nhà đã không có khả năng trả tiền trả góp hàng tháng. Có bao giờ khách hàng vay tiền mua nhà, mua xe mà gặp lúc túng quẫn và ra bảo với ngân hàng “Tôi phá sản thì anh cũng chẳng được gì. Cứ để từ từ rồi tôi xoay xở” bao giờ hay không? Xin thưa là chẳng có thằng điên nào đi lập luận với các ngân hàng như vậy. Dù kéo nhà, kéo xe thì các ngân hàng vẫn lỗ to lỗ nặng nhưng các ngân hàng cũng phải kéo xe, phải thu nhà. Đơn giản, tiền của ngân hàng chứ không phải tiền chùa mà mơ tưởng cái câu “Tôi phá sản thì anh cũng chẳng được gì”!
Dẫu biết rằng trường hợp của Vinashin có khác hơn người đi vay tiền mua nhà mua xe, nhưng một khi không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng thì kết quả của Vinashin và anh mua nhà vẫn như nhau. Đó là từ nay khó vay tiền của ngân hàng. Nếu vay được thì cũng phải vay với phân lời trên trời chót vót. Công ty làm ăn tốt, khách hàng mua nhà tốt thì được vay với phân lời 5%-10%. Còn điểm tín dụng xấu như Vinashin thì phải trên 25%.
Một điều đáng nói ở đây là Việt Nam trong vòng 10 năm tới còn phải đi vay nợ các ngân hàng nước ngoài dài dài. Vụ Vinashin mất điểm với các ngân hàng nước ngoài sẽ khiến các công ty của Việt Nam phải vay với phân lời cao ngất ngưởng. Vậy thì, với chủ nợ của Vinashin mất 600 triệu đô, nhưng nếu tính đường dài thì các công ty của Việt Nam sẽ mất đến cả tỉ đô la bởi sự ảnh hưởng tín dụng của Vinashin. Như vậy thì “Vinashin làm như vậy – lợi hay hại”? Rồi tiếp đến là khó khăn khi đi vay nợ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công trình, tiến độ của dự án. Cái này còn lỗ to lỗ nặng hơn nữa. Nhất là trong khi Việt Nam cần phải vay những khoản tiền lớn để thực hiện các dự án lớn trong vòng 10 năm tới.
Vì vụ Vinashin mà “Standard&Poor’s hạ thấp hạng bậc giá trị trái phiếu Nhà nước bằng ngoại tệ từ BB xuống BB-. Trước đó 8 ngày, công ty Moody’s cũng đánh sụt hạng trái phiếu chính phủ của Việt Nam từ Ba3 xuống B1, với triển vọng không sáng sủa giống như sự lượng giá của S&P’s” (3) là những bằng chứng rõ ràng nhất cho sự “rừng rú” khi giao dịch với các ngân hàng.
Như vậy, sự thiệt thòi to lớn vẫn là các công ty của Việt Nam trong thời gian tới. Mà các công ty của Việt Nam bị ảnh hưởng thì nền kinh tế của Việt Nam cũng bị vạ lây là điều đương nhiên. Mà kinh tế Việt Nam bị vạ lây thì hơn 85 triệu người Việt Nam phải “sổ mũi”. Do đó, có thể nói rằng “Vinashin là đống vỏ dừa” mà hơn 85 triệu người Việt Nam đạp phải và dọn dẹp mà không được chút xơ múi nào. Vì trong đống vỏ dừa thì có quái gì trong đó để mà ăn!!!
L. C. L. G.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Vì sao có người muốn đóng góp cho xã hội nhưng lại không muốn vào đảng.
Blog Phamvietdaonv - Tham gia các đảng phái chính trị, xây dựng các đảng phái chính trị để giành đoạt quyền lực chính trị, giành đoạt quyền lực quản lý nhà nước; sử dụng quyền lực nhà nước để tác động vào xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển vẫn là một công thức, là phương thức hiệu quả nhất, trực diện nhất của thế giới văn minh đương đại thay thế cho việc xây dựng , nhen nhóm các cuộc khởi nghĩa nơi rừng sâu, núi thẳm.
Chế độ chiếm hữu nô lệ, thực dân, phong kiến, đế quốc mặc dù dày dạn kinh nghiệm đi nô dịch, áp bức các dân tộc nhỏ yếu nhưng vẫn không thể nào xóa sổ nối những cuộc khởi nghĩa mà lúc đầu mang tính tự phát của nông dân. Mai Hắc Đế nổi lên ở núi Thiên Nhẫn, Nam Đàn Nghệ An, Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm căn cứ địa, Lê Lợi chọn Lam Sơn và Nguyễn Huệ chọn Tây Sơn; những cách làm để giành dật quyền lực chính trị…Chính Marx từng đúc kết: Có áp bức thì có đấu tranh !
Bởi con người sinh ra tất yếu là một sinh thể xã hội, tổng hòa các quan hệ xã hội như Marx nói. Là con người thì không ai có thể tự sản, tự tiêu hết thảy mọi nhu cầu thiết yếu của bản thân mình… Số đông con người đều được nhận và muốn đóng góp dư hơn cái phần mà mình đã nhận từ xã hội; đó gần như là một thứ bản năng chính trị của sinh thể người…
Nhìn vào đời sống xã hội của chúng ta hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang được mặc định là lực lượng chính trị duy nhất nắm quyền lãnh đạo nhà nước; là tổ chức chính trị nắm quyền lực tối thượng đối với xã hội Việt Nam? Thế nhưng, hiện tại lại không ít những trí thức, tâm trí họ thật sự luôn trăn trở với tiền đồ, vận mệnh của dân tộc, họ mong muốn chung lưng đấu cật cùng dân tộc để xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, công bằng hơn; song họ lại không muốn gia nhập hàng ngũ Đảng cộng sản? Vì sao vậy? Trước thực tiễn đó thì nên có giải pháp gì để họ không bị đẩy ra bên lề cuộc sống ?!
Chúng ta có thể thấy điều này qua giãi bày của nhà văn Võ Thị Hảo, ( chắc chắn không là ý kiến cá biệt ) với nhà báo Trần Ngọc Kha; ( những ý kiến đáng lưu ý này hiện chưa được một tờ báo chính thống nào đăng, mặc dù theo như tác giả bài phỏng vấn đã gửi cho nhiều cơ quan )?
Nhận thấy đây là những ý kiến trung thực và có trách nhiệm, Blog Phamvietdao xin đưa lên để rộng đường dư luận xem xét, bàn luận; sự mở rộng dư luận hy vọng có thể giúp cho nhiều người sẽ có những sự tự điều chỉnh, tự định hướng tự xem lại mình. Không những thế, hy vọng ý kiến thẳng thắn này thật sự hữu ích cả đối với cả tổ chức Đảng !
PHỎNG VẤN MỘT NGƯỜI KHÔNG CÒN MUỐN VÀO ĐẢNG
Trần Ngọc Kha.
Đó là nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo, phóng viên thường trú báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh tại Hà Nội, tác giả của 7 cuốn truyện ngắn và 2 cuốn tiểu thuyết mang tựa đề Giàn thiêu và Kịch bản phim đang được độc giả yêu văn chương chú ý…
Chị đã từng được mời vào Đảng?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Đúng vậy! ấy là vào năm 2002, khi tôi nhận được lời mời của Bộ trưởng, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số kế hoạch hoá gia đình Trần Thị Trung Chiến và Tổng biên tập báo Gia đình và xã hội Trần Quang Quý về làm Phó tổng biên tập báo này. Trước khi từ vị trí Trưởng Văn phòng đại diện báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh tại Hà Nội về đây, tôi đã lường trước một điều mình không là đảng viên, chưa chắc cấp trên đã chấp thuận bổ nhiệm cho mình làm công việc này.
Tôi đã định từ chối, nhưng họ chủ quan nói: “Có nhiều người không là đảng viên mà vẫn được giữ chức phó tổng biên tập, thậm chí tổng biên tập đấy thôi!”. Hồi đó tờ báo này đang rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn. Tôi cũng chưa hề bao giờ bước chân tới đó, chỉ định bụng tâm niệm một điều muốn về đây cùng mọi người vực tờ báo này lên.
Tôi về đây được ba tháng, mọi thủ tục bổ nhiệm tôi giữ chức Phó tổng biên tập báo này gần như đã hoàn tất, kể cả việc lấy ý kiến tán thành của tất cả 100% anh chị em trong toà soạn, chỉ còn chờ sự phê duyệt của Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương là xong. Nhưng đến đây vấn đề bị “ách” lại vì tôi không là đảng viên (!?). Trước tình hình này, các cấp uỷ Đảng ở đây có lời đề nghị tôi nên chấp thuận vào Đảng nhưng tôi đã một mực từ chối: “Tôi không vào Đảng để chỉ đổi lấy một cái chức. Nếu mà vào Đảng như vậy thì rất là cơ hội, rất là tồi. Nếu mà quyền lực chỉ để phân phối cho những đảng viên thì Đảng chỉ thu hút được những kẻ cơ hội, những kẻ chỉ vì một miếng mồi lợi, vun vén cho bản thân mình mà thôi! Và như thế thì Đảng sẽ suy yếu, sẽ mọt ruỗng từ bên trong, từ tâm hồn, hành vi của mỗi đảng viên”. Tôi không muốn làm một người như thế.
Có những lúc nhiều người đã mời tôi đến cùng ăn với họ một bữa cơm để vận động tôi nên vào Đảng. Tôi rất cảm ơn họ và thật cảm động vì thực sự là họ vì quyền lợi của tôi. Họ nói: “Hảo cần phải ngồi vào một vị trí có quyền lực. Những người như Hảo ngồi vào chức vụ đó thì những kẻ cơ hội sẽ không thể chen chân vào đó được”.
Cho đến tận giờ tôi vẫn thầm cảm ơn họ. Có lúc tôi cũng định đồng ý vào Đảng cho xong vì thực sự muốn quản lý một tờ báo, muốn làm cho nó phát triển thì mình phải có một vị trí, một chút quyền lực nhất định mới có thể làm được. Nhưng tôi không thể tự lừa dối lòng mình được.
Đấy là lúc chị phải lựa chọn chấp thuận hay không cái sự cái sự vào Đảng để “đánh đổi” lấy quyền lực, như chị nóí. Thế còn trước kia?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Bố mẹ tôi là những người cộng sản nòi. Bố tôi tham gia Cách mạng đồng chí Hội từ năm 1929, là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1931 cho đến bây giờ. Mẹ tôi vào Đảng từ năm 1934, là đảng viên mãi cho đến lúc cụ mất. Các anh em ruột của bố mẹ tôi đều là những người khá giả và đều đã từng bỏ tiền nhà mình ra để hoạt động cách mạng. Và thời đó, họ đã hy sinh cho một lý tưởng, lý tưởng giải phóng cho những người bị áp bức, bóc lột, đem lại công bằng, tự do cho xã hội. Thời đó, đa phần những trí thức cũng vậy. Còn bây giờ thì khác, bây giờ vào Đảng là… Tôi không phê phán gì ai vào Đảng mà theo tôi, bây giờ vào Đảng là tự dối chính mình. Phải sống làm sao để mình trọng được mình. Đấy mới là quan trọng. Nếu bản thân mình không trọng mình thì mình sẽ không yêu mình được. Không yêu mình được thì không thể yêu người khác được.
Rất nhiều người trong làng báo cũng như đông đảo bạn đọc ghi nhận chị là người đã từng có những đóng góp đáng kể trong việc lấy lại công bằng trong xã hội. Chị nghĩ sao về ý kiến: Nếu vào Đảng thì chị sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh này? Hay nói một cách khác là sao chị không nghĩ rằng ta nên vào đội ngũ ấy để chiến đấu hiệu quả hơn trong việc làm trong sạch Đảng cũng như phục vụ ngày một tốt hơn cho lợi ích cộng đồng?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Có nhiều người kể cả những người trong Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo trung ương) đã từng nói với tôi như vậy. Tôi cảm ơn họ. Tuy nhiên, tôi không thể vào Đảng để đấu tranh cho sự trong sạch của Đảng trong khi bản thân tôi lại dối lừa tôi. Bình thường tôi không vào Đảng. Đến khi chỉ vì cái chức Phó tổng biên tập một tờ báo mà tôi vào thì rõ rằng là tôi bắt đầu bằng một sự lừa dối. Đương nhiên là nếu vậy, tôi sẽ phải ra đi khỏi Đảng bằng một sự lừa dối khác mà thôi. Tôi không làm như vậy. Thực ra tôi nghĩ: ta vẫn có thể sống một cách đàng hoàng, đóng góp cho đất nước này, cho nền tự do này, cho sự công bằng này mà không cần cứ phải đứng trong hàng ngũ của Đảng. Còn ai đứng vào đó thì đấy là quyền tự do của họ.
Chị có nghĩ là chị không vào Đảng thì có người nghĩ rằng tình cảm của chị đối với Đảng không được mặn mà, trong sáng cho lắm không?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi nghĩ tất cả đều phải căn cứ vào hành vi của mình. Mọi cái ở trong đầu người ta, mình không thể võ đoán được. Tôi không làm gì trái pháp luật cả. Tôi phấn đấu cho sự công bằng xã hội bằng công sức nhỏ nhoi của mình.
Có một lúc nào đó chị đã từng muốn vào Đảng?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Có đấy! ấy là thời còn chiến tranh. Đó là khi mà lớp tôi, lớp chuyên văn, lớp đặc biệt của tôi ở Nghệ An có nhiều người đã viết đơn bằng máu xin ra trận. Và thời đó tôi thấy thực sự xung quanh mình, có nhiều đảng viên sống thật là tốt. Họ đã hy sinh quyền lợi riêng của mình cho sự nghiệp chung. Thanh niên hiện nay cũng vậy, họ vẫn khao khát lý tưởng, khao khát một cái vầng tươi đẹp nào đó ở trên đầu mình chứ không phải chỉ vì miếng ăn như một số người nghĩ đâu. Họ cần có những tấm gương, cần no đủ về mặt lý tưởng. Con người ta tại sao lại tìm đến tôn giáo vì họ đói, đói khát về tinh thần, về lý tưởng. Và hiện nay còn có nhiều người dám hy sinh bản thân cho cái chung, cho đất nước, cho nền tự do, cho sự trong trẻo của cuộc sống.
Chị có cho rằng tình cảm đó của chị đối với Đảng hồi ấy chỉ là sự bột phát, theo phong trào không?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi thấy cái gì đẹp thì nên theo. Hồi đó rõ ràng tôi thấy có nhiều người không nghĩ đến quyền lợi bản thân. Thời bố mẹ tôi cũng vậy. Còn bây giờ, những ông quan tham nhũng kia hiện nay thì đa phần là đảng viên, những người nói dối hiện nay đa phần là đảng viên. Bởi vậy tôi không muốn đứng vào hàng ngũ đó. Tôi nghĩ, như thế tôi vẫn có thể làm được những điều gì tốt cho đất nước này. Bởi vậy, cho nên Đảng mà muốn mạnh thì đừng có dùng quyền chức để mà ban phát cho đảng viên. Cũng như nếu muốn giữ một đứa con thì đừng có dùng kẹo mà dỗ nó. Khi con đã lớn rồi thì phải dùng sự trung thực mà dạy con, phải dùng chính sự gương mẫu của bản thân mình.
Thưa chị! Vị trí của Đảng trong lòng chị hiện nay thế nào?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Thực sự tôi không quan tâm đến điều đó. Điều gì Đảng làm đúng thì tôi ủng hộ và ngược lại điều gì Đảng làm sai tôi không ủng hộ.
Thế còn sự phục tùng?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Phục tùng ấy à? Phục tùng thì, đấy, phục tùng theo cái đúng. Còn tất nhiên, một khi một người nào đó nói họ đại diện cho Đảng đây mà thực sự chỉ đại diện cho những sự vụ lợi cho họ thôi thì tôi không theo. Chẳng hạn như ông Bùi Tiến Dũng, khi ông ấy làm Bí thư đảng uỷ cơ quan PMU 18, tất nhiên ông ấy đại diện cho Đảng rồi, nhưng, nếu tôi là một nhân viên của ông ấy thì tôi sẽ không theo ông ấy đi cá độ bóng đá.
Nếu như tôi hay ai khác nghĩ rằng vào Đảng đồng nghĩa với việc có được một công cụ hữu hiệu để ta có thể thực hiện được một số ước muốn, hoài bão của mình. Không ngoại trừ trong đó có những ước muốn rất đẹp, rất cao thượng. Nếu như vậy thì vào đảng – tại sao không?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi nghĩ đấy là tự an ủi mình mà thôi! Rất nhiều khi tôi cũng muốn tự an ủi mình như vậy.
Trong các cuốn sách của chị, có chỗ nào dành cho hình ảnh người đảng viên hiện nay?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi không quan tâm.
Cả những hình ảnh tích cực của họ?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Không! Bố mẹ tôi là đảng viên thời trước, đã từng hy sinh vì một lý tưởng. Và nếu tôi sống thời đó cũng làm như vậy. Còn nếu tôi có bố mẹ là những đảng viên như những tham nhũng kia hiện nay thì tôi sẽ nhục nhã vì họ.
Trong đời chị có hay gặp những sự bất công, đè nén, thua thiệt nào không?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Có chứ! Nhiều chứ!
Có nguyên nhân từ một vài đảng viên hay tổ chức Đảng nào không?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi thấy các chi bộ Đảng hiện nay là thủ tiêu đấu tranh. Nói là phê và tự phê đấy những nó hầu như không còn nữa.
Chúng ta đi xa hơn một chút: theo chị vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội ta hiện nay ra sao?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi nghĩ nó bị giảm sút đi rất nhiều. Có thể lãnh đạo xã hội bằng những quyền lực hành chính, vật chất. Cũng còn có thể lãnh đạo xã hội bằng quyền năng tinh thần. Đảng không phải là người trực tiếp cầm quyền lực vật chất mà đấy là thuộc về Nhà nước. Thế nhưng mà cái vấn đề của một Đảng có lãnh đạo tốt được hay không thì đó là do quyền năng tinh thần. Quyền năng này chỉ được tạo bởi uy tín của Đảng. Làm sao để người ta yêu cái đảng đó, thấy thực sự đấy là những cái đẹp và tất nhiên là cũng không thể nói suông mà phải đem đến no ấm cho người ta, đem đến công lý cho người ta. Không thể dùng đòn roi, áp bức, tù ngục mà tạo ra quyền năng tinh thần mà nó phải được tạo ra từ cái đẹp của lương tâm. Cũng như nếu xử tử một cuốn sách thì cuốn sách ấy sẽ sống mãi.
Đảng ta vẫn thường nêu cao quan điểm vì dân, do dân. Nếu trong thời gian tới Đảng thực sự cải tổ tốt, chắc là chị sẽ vào Đảng?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Làm sao để tôi vào tổ chức nào tôi phải tự hào về tổ chức đó. Tất cả mọi cái chỉ là phù du. Vấn đề là làm sao sống để mình có thể yêu được chính mình. Tôi luôn luôn muốn nhìn thấy hình ảnh đẹp của những người xung quanh. Và nếu ai đó để tôi thấy họ ngày một xấu đi, hèn hạ, giả dối đi, tồi tệ đi đến mức không thể tha thứ được nữa thì tôi, chính tôi không còn muốn nhìn họ nữa và tôi sẽ ra đi như đã từng ra đi như thế, không như những người khác kiện cáo để đánh bật họ.
Cảm ơn chị!
Trần Ngọc Kha thực hiện
Bổ sung (ngày 11.5.2009):
Tôi viết bài này trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, những mong gửi tới Đại hội một thông điệp. Tôi đã gửi bài này qua cổng điện tử trang web của Đảng cộng sản VN, kèm theo một lá thư gửi đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Nội dung bức thư có đoạn: Nếu là một Đảng thực sự cầu thị, nếu thực sự quan tâm đến sự sống còn của Đảng trong tình hình hiện nay, tôi trân trọng đề nghị đồng chí cho phép các báo đăng bài viết này và cho tổ chức thảo luận rộng rãi nó trên phạm vi toàn quốc.
Tôi cũng gửi bài viết vào hòm thư riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở số 30 phố Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội, đồng thời cũng gửi cho các báo Tuổi trẻ, Thanh niên… Tất cả các bản thảo bài viết và lá thư này tôi đều ghi rõ địa chỉ thật của người gửi là Trần Ngọc Kha, phóng viên báo Đời sống và Pháp luật, số 40 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội, số điện thoại di động và địa chỉ email của tôi. Nhưng cho đến nay, khi viết những dòng này, tôi vẫn chưa hề nhận được bất cứ một hồi âm nào của ai. Và tôi vẫn còn có ý chờ đợi…
Chế độ chiếm hữu nô lệ, thực dân, phong kiến, đế quốc mặc dù dày dạn kinh nghiệm đi nô dịch, áp bức các dân tộc nhỏ yếu nhưng vẫn không thể nào xóa sổ nối những cuộc khởi nghĩa mà lúc đầu mang tính tự phát của nông dân. Mai Hắc Đế nổi lên ở núi Thiên Nhẫn, Nam Đàn Nghệ An, Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm căn cứ địa, Lê Lợi chọn Lam Sơn và Nguyễn Huệ chọn Tây Sơn; những cách làm để giành dật quyền lực chính trị…Chính Marx từng đúc kết: Có áp bức thì có đấu tranh !
Bởi con người sinh ra tất yếu là một sinh thể xã hội, tổng hòa các quan hệ xã hội như Marx nói. Là con người thì không ai có thể tự sản, tự tiêu hết thảy mọi nhu cầu thiết yếu của bản thân mình… Số đông con người đều được nhận và muốn đóng góp dư hơn cái phần mà mình đã nhận từ xã hội; đó gần như là một thứ bản năng chính trị của sinh thể người…
Nhìn vào đời sống xã hội của chúng ta hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang được mặc định là lực lượng chính trị duy nhất nắm quyền lãnh đạo nhà nước; là tổ chức chính trị nắm quyền lực tối thượng đối với xã hội Việt Nam? Thế nhưng, hiện tại lại không ít những trí thức, tâm trí họ thật sự luôn trăn trở với tiền đồ, vận mệnh của dân tộc, họ mong muốn chung lưng đấu cật cùng dân tộc để xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, công bằng hơn; song họ lại không muốn gia nhập hàng ngũ Đảng cộng sản? Vì sao vậy? Trước thực tiễn đó thì nên có giải pháp gì để họ không bị đẩy ra bên lề cuộc sống ?!
Chúng ta có thể thấy điều này qua giãi bày của nhà văn Võ Thị Hảo, ( chắc chắn không là ý kiến cá biệt ) với nhà báo Trần Ngọc Kha; ( những ý kiến đáng lưu ý này hiện chưa được một tờ báo chính thống nào đăng, mặc dù theo như tác giả bài phỏng vấn đã gửi cho nhiều cơ quan )?
Nhận thấy đây là những ý kiến trung thực và có trách nhiệm, Blog Phamvietdao xin đưa lên để rộng đường dư luận xem xét, bàn luận; sự mở rộng dư luận hy vọng có thể giúp cho nhiều người sẽ có những sự tự điều chỉnh, tự định hướng tự xem lại mình. Không những thế, hy vọng ý kiến thẳng thắn này thật sự hữu ích cả đối với cả tổ chức Đảng !
PHỎNG VẤN MỘT NGƯỜI KHÔNG CÒN MUỐN VÀO ĐẢNG
Trần Ngọc Kha.
Đó là nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo, phóng viên thường trú báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh tại Hà Nội, tác giả của 7 cuốn truyện ngắn và 2 cuốn tiểu thuyết mang tựa đề Giàn thiêu và Kịch bản phim đang được độc giả yêu văn chương chú ý…
Chị đã từng được mời vào Đảng?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Đúng vậy! ấy là vào năm 2002, khi tôi nhận được lời mời của Bộ trưởng, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số kế hoạch hoá gia đình Trần Thị Trung Chiến và Tổng biên tập báo Gia đình và xã hội Trần Quang Quý về làm Phó tổng biên tập báo này. Trước khi từ vị trí Trưởng Văn phòng đại diện báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh tại Hà Nội về đây, tôi đã lường trước một điều mình không là đảng viên, chưa chắc cấp trên đã chấp thuận bổ nhiệm cho mình làm công việc này.
Tôi đã định từ chối, nhưng họ chủ quan nói: “Có nhiều người không là đảng viên mà vẫn được giữ chức phó tổng biên tập, thậm chí tổng biên tập đấy thôi!”. Hồi đó tờ báo này đang rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn. Tôi cũng chưa hề bao giờ bước chân tới đó, chỉ định bụng tâm niệm một điều muốn về đây cùng mọi người vực tờ báo này lên.
Tôi về đây được ba tháng, mọi thủ tục bổ nhiệm tôi giữ chức Phó tổng biên tập báo này gần như đã hoàn tất, kể cả việc lấy ý kiến tán thành của tất cả 100% anh chị em trong toà soạn, chỉ còn chờ sự phê duyệt của Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương là xong. Nhưng đến đây vấn đề bị “ách” lại vì tôi không là đảng viên (!?). Trước tình hình này, các cấp uỷ Đảng ở đây có lời đề nghị tôi nên chấp thuận vào Đảng nhưng tôi đã một mực từ chối: “Tôi không vào Đảng để chỉ đổi lấy một cái chức. Nếu mà vào Đảng như vậy thì rất là cơ hội, rất là tồi. Nếu mà quyền lực chỉ để phân phối cho những đảng viên thì Đảng chỉ thu hút được những kẻ cơ hội, những kẻ chỉ vì một miếng mồi lợi, vun vén cho bản thân mình mà thôi! Và như thế thì Đảng sẽ suy yếu, sẽ mọt ruỗng từ bên trong, từ tâm hồn, hành vi của mỗi đảng viên”. Tôi không muốn làm một người như thế.
Có những lúc nhiều người đã mời tôi đến cùng ăn với họ một bữa cơm để vận động tôi nên vào Đảng. Tôi rất cảm ơn họ và thật cảm động vì thực sự là họ vì quyền lợi của tôi. Họ nói: “Hảo cần phải ngồi vào một vị trí có quyền lực. Những người như Hảo ngồi vào chức vụ đó thì những kẻ cơ hội sẽ không thể chen chân vào đó được”.
Cho đến tận giờ tôi vẫn thầm cảm ơn họ. Có lúc tôi cũng định đồng ý vào Đảng cho xong vì thực sự muốn quản lý một tờ báo, muốn làm cho nó phát triển thì mình phải có một vị trí, một chút quyền lực nhất định mới có thể làm được. Nhưng tôi không thể tự lừa dối lòng mình được.
Đấy là lúc chị phải lựa chọn chấp thuận hay không cái sự cái sự vào Đảng để “đánh đổi” lấy quyền lực, như chị nóí. Thế còn trước kia?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Bố mẹ tôi là những người cộng sản nòi. Bố tôi tham gia Cách mạng đồng chí Hội từ năm 1929, là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1931 cho đến bây giờ. Mẹ tôi vào Đảng từ năm 1934, là đảng viên mãi cho đến lúc cụ mất. Các anh em ruột của bố mẹ tôi đều là những người khá giả và đều đã từng bỏ tiền nhà mình ra để hoạt động cách mạng. Và thời đó, họ đã hy sinh cho một lý tưởng, lý tưởng giải phóng cho những người bị áp bức, bóc lột, đem lại công bằng, tự do cho xã hội. Thời đó, đa phần những trí thức cũng vậy. Còn bây giờ thì khác, bây giờ vào Đảng là… Tôi không phê phán gì ai vào Đảng mà theo tôi, bây giờ vào Đảng là tự dối chính mình. Phải sống làm sao để mình trọng được mình. Đấy mới là quan trọng. Nếu bản thân mình không trọng mình thì mình sẽ không yêu mình được. Không yêu mình được thì không thể yêu người khác được.
Rất nhiều người trong làng báo cũng như đông đảo bạn đọc ghi nhận chị là người đã từng có những đóng góp đáng kể trong việc lấy lại công bằng trong xã hội. Chị nghĩ sao về ý kiến: Nếu vào Đảng thì chị sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh này? Hay nói một cách khác là sao chị không nghĩ rằng ta nên vào đội ngũ ấy để chiến đấu hiệu quả hơn trong việc làm trong sạch Đảng cũng như phục vụ ngày một tốt hơn cho lợi ích cộng đồng?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Có nhiều người kể cả những người trong Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo trung ương) đã từng nói với tôi như vậy. Tôi cảm ơn họ. Tuy nhiên, tôi không thể vào Đảng để đấu tranh cho sự trong sạch của Đảng trong khi bản thân tôi lại dối lừa tôi. Bình thường tôi không vào Đảng. Đến khi chỉ vì cái chức Phó tổng biên tập một tờ báo mà tôi vào thì rõ rằng là tôi bắt đầu bằng một sự lừa dối. Đương nhiên là nếu vậy, tôi sẽ phải ra đi khỏi Đảng bằng một sự lừa dối khác mà thôi. Tôi không làm như vậy. Thực ra tôi nghĩ: ta vẫn có thể sống một cách đàng hoàng, đóng góp cho đất nước này, cho nền tự do này, cho sự công bằng này mà không cần cứ phải đứng trong hàng ngũ của Đảng. Còn ai đứng vào đó thì đấy là quyền tự do của họ.
Chị có nghĩ là chị không vào Đảng thì có người nghĩ rằng tình cảm của chị đối với Đảng không được mặn mà, trong sáng cho lắm không?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi nghĩ tất cả đều phải căn cứ vào hành vi của mình. Mọi cái ở trong đầu người ta, mình không thể võ đoán được. Tôi không làm gì trái pháp luật cả. Tôi phấn đấu cho sự công bằng xã hội bằng công sức nhỏ nhoi của mình.
Có một lúc nào đó chị đã từng muốn vào Đảng?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Có đấy! ấy là thời còn chiến tranh. Đó là khi mà lớp tôi, lớp chuyên văn, lớp đặc biệt của tôi ở Nghệ An có nhiều người đã viết đơn bằng máu xin ra trận. Và thời đó tôi thấy thực sự xung quanh mình, có nhiều đảng viên sống thật là tốt. Họ đã hy sinh quyền lợi riêng của mình cho sự nghiệp chung. Thanh niên hiện nay cũng vậy, họ vẫn khao khát lý tưởng, khao khát một cái vầng tươi đẹp nào đó ở trên đầu mình chứ không phải chỉ vì miếng ăn như một số người nghĩ đâu. Họ cần có những tấm gương, cần no đủ về mặt lý tưởng. Con người ta tại sao lại tìm đến tôn giáo vì họ đói, đói khát về tinh thần, về lý tưởng. Và hiện nay còn có nhiều người dám hy sinh bản thân cho cái chung, cho đất nước, cho nền tự do, cho sự trong trẻo của cuộc sống.
Chị có cho rằng tình cảm đó của chị đối với Đảng hồi ấy chỉ là sự bột phát, theo phong trào không?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi thấy cái gì đẹp thì nên theo. Hồi đó rõ ràng tôi thấy có nhiều người không nghĩ đến quyền lợi bản thân. Thời bố mẹ tôi cũng vậy. Còn bây giờ, những ông quan tham nhũng kia hiện nay thì đa phần là đảng viên, những người nói dối hiện nay đa phần là đảng viên. Bởi vậy tôi không muốn đứng vào hàng ngũ đó. Tôi nghĩ, như thế tôi vẫn có thể làm được những điều gì tốt cho đất nước này. Bởi vậy, cho nên Đảng mà muốn mạnh thì đừng có dùng quyền chức để mà ban phát cho đảng viên. Cũng như nếu muốn giữ một đứa con thì đừng có dùng kẹo mà dỗ nó. Khi con đã lớn rồi thì phải dùng sự trung thực mà dạy con, phải dùng chính sự gương mẫu của bản thân mình.
Thưa chị! Vị trí của Đảng trong lòng chị hiện nay thế nào?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Thực sự tôi không quan tâm đến điều đó. Điều gì Đảng làm đúng thì tôi ủng hộ và ngược lại điều gì Đảng làm sai tôi không ủng hộ.
Thế còn sự phục tùng?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Phục tùng ấy à? Phục tùng thì, đấy, phục tùng theo cái đúng. Còn tất nhiên, một khi một người nào đó nói họ đại diện cho Đảng đây mà thực sự chỉ đại diện cho những sự vụ lợi cho họ thôi thì tôi không theo. Chẳng hạn như ông Bùi Tiến Dũng, khi ông ấy làm Bí thư đảng uỷ cơ quan PMU 18, tất nhiên ông ấy đại diện cho Đảng rồi, nhưng, nếu tôi là một nhân viên của ông ấy thì tôi sẽ không theo ông ấy đi cá độ bóng đá.
Nếu như tôi hay ai khác nghĩ rằng vào Đảng đồng nghĩa với việc có được một công cụ hữu hiệu để ta có thể thực hiện được một số ước muốn, hoài bão của mình. Không ngoại trừ trong đó có những ước muốn rất đẹp, rất cao thượng. Nếu như vậy thì vào đảng – tại sao không?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi nghĩ đấy là tự an ủi mình mà thôi! Rất nhiều khi tôi cũng muốn tự an ủi mình như vậy.
Trong các cuốn sách của chị, có chỗ nào dành cho hình ảnh người đảng viên hiện nay?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi không quan tâm.
Cả những hình ảnh tích cực của họ?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Không! Bố mẹ tôi là đảng viên thời trước, đã từng hy sinh vì một lý tưởng. Và nếu tôi sống thời đó cũng làm như vậy. Còn nếu tôi có bố mẹ là những đảng viên như những tham nhũng kia hiện nay thì tôi sẽ nhục nhã vì họ.
Trong đời chị có hay gặp những sự bất công, đè nén, thua thiệt nào không?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Có chứ! Nhiều chứ!
Có nguyên nhân từ một vài đảng viên hay tổ chức Đảng nào không?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi thấy các chi bộ Đảng hiện nay là thủ tiêu đấu tranh. Nói là phê và tự phê đấy những nó hầu như không còn nữa.
Chúng ta đi xa hơn một chút: theo chị vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội ta hiện nay ra sao?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi nghĩ nó bị giảm sút đi rất nhiều. Có thể lãnh đạo xã hội bằng những quyền lực hành chính, vật chất. Cũng còn có thể lãnh đạo xã hội bằng quyền năng tinh thần. Đảng không phải là người trực tiếp cầm quyền lực vật chất mà đấy là thuộc về Nhà nước. Thế nhưng mà cái vấn đề của một Đảng có lãnh đạo tốt được hay không thì đó là do quyền năng tinh thần. Quyền năng này chỉ được tạo bởi uy tín của Đảng. Làm sao để người ta yêu cái đảng đó, thấy thực sự đấy là những cái đẹp và tất nhiên là cũng không thể nói suông mà phải đem đến no ấm cho người ta, đem đến công lý cho người ta. Không thể dùng đòn roi, áp bức, tù ngục mà tạo ra quyền năng tinh thần mà nó phải được tạo ra từ cái đẹp của lương tâm. Cũng như nếu xử tử một cuốn sách thì cuốn sách ấy sẽ sống mãi.
Đảng ta vẫn thường nêu cao quan điểm vì dân, do dân. Nếu trong thời gian tới Đảng thực sự cải tổ tốt, chắc là chị sẽ vào Đảng?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Làm sao để tôi vào tổ chức nào tôi phải tự hào về tổ chức đó. Tất cả mọi cái chỉ là phù du. Vấn đề là làm sao sống để mình có thể yêu được chính mình. Tôi luôn luôn muốn nhìn thấy hình ảnh đẹp của những người xung quanh. Và nếu ai đó để tôi thấy họ ngày một xấu đi, hèn hạ, giả dối đi, tồi tệ đi đến mức không thể tha thứ được nữa thì tôi, chính tôi không còn muốn nhìn họ nữa và tôi sẽ ra đi như đã từng ra đi như thế, không như những người khác kiện cáo để đánh bật họ.
Cảm ơn chị!
Trần Ngọc Kha thực hiện
Bổ sung (ngày 11.5.2009):
Tôi viết bài này trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, những mong gửi tới Đại hội một thông điệp. Tôi đã gửi bài này qua cổng điện tử trang web của Đảng cộng sản VN, kèm theo một lá thư gửi đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Nội dung bức thư có đoạn: Nếu là một Đảng thực sự cầu thị, nếu thực sự quan tâm đến sự sống còn của Đảng trong tình hình hiện nay, tôi trân trọng đề nghị đồng chí cho phép các báo đăng bài viết này và cho tổ chức thảo luận rộng rãi nó trên phạm vi toàn quốc.
Tôi cũng gửi bài viết vào hòm thư riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở số 30 phố Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội, đồng thời cũng gửi cho các báo Tuổi trẻ, Thanh niên… Tất cả các bản thảo bài viết và lá thư này tôi đều ghi rõ địa chỉ thật của người gửi là Trần Ngọc Kha, phóng viên báo Đời sống và Pháp luật, số 40 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội, số điện thoại di động và địa chỉ email của tôi. Nhưng cho đến nay, khi viết những dòng này, tôi vẫn chưa hề nhận được bất cứ một hồi âm nào của ai. Và tôi vẫn còn có ý chờ đợi…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)