Biết rằng ngôi chợ đêm này đã giải toả cách nay hơn hai năm, nhưng trong chuyến lang thang chợ đêm Sài Gòn, một lần không định trước, tôi lại tạt qua đây và thật bất ngờ gặp lại một người quen cũ, chú Tư Hoa. Chú Tư bây giờ có lẽ trong số không nhiều người Sài Gòn có thói quen đi uống cà phê lúc… 1 giờ sáng!
Vốn là chủ vựa hàng rau củ Đà Lạt tại chợ Cầu Muối này từ năm 1947, nhà chú Tư đã có ba thế hệ theo nghề này. Theo chú, ngày trước, không có chợ đêm nào ở Sài Gòn bì được với chợ Cầu Muối về quy mô và mức độ nhộn nhịp. Có thể nó là cái chợ đêm lớn nhất nước ta. Nói là chợ Cầu Muối, thực ra nhà lồng chợ này ban đêm vẫn đóng cửa. Nhưng phạm vi họp chợ là cả một khu vực rộng lớn, bắt đầu từ đường Bến Chương Dương, theo đường Đề Thám đi lên, qua đường Cô Giang, đến Cô Bắc, nối vào đường Nguyễn Thái Bình, vòng qua Nguyễn Thái Học, Yersin, Ký Con, Calmette.
Hàng hoá bày chật kín lòng đường, người bán kẻ mua đông như kiến, len lỏi theo lối đi nhỏ giữa những đống hàng hoá là đội quân xe đẩy hai bánh rồng rắn nối đuôi, các phu xe này lưng trần mướt mồ hôi. Không như các chợ đêm khác thường chỉ bán một loại hàng, chợ Cầu Muối là cái chợ thực phẩm tổng hợp, từ thịt, cá, rau, quả cung cấp cho phần lớn các chợ nội thành nên thường họp rất sớm.
Dấu ấn một thời
Chị Hạnh bán cà phê ở góc đường Nguyễn Thái Học cho biết, ngày trước khu vực chợ rau quả từ 9 giờ đêm đã họp để tiếp nhận xe hàng từ Đà Lạt về. Chợ cá họp vào khoảng 11 giờ, ghe cá từ miền Tây lên, từ Vũng Tàu vô cập bờ rạch Bến Nghé. Khu vực bán sò, ốc nằm trên đường Calmette chất đống những bao sò, bao ốc chật lòng đường như lúa ở sân các nhà máy chà xát. Ở chợ này, từ lâu hàng hoá được chia ra bán theo từng loại ở từng khu vực riêng biệt. Người mua, người bán là mối mang của nhau, có khi từ đời trước chuyển qua tới đời sau.
Chú Tư Hoa nói giọng buồn buồn, bây giờ, sau khi giải toả chợ, mấy người con trai chú đều đi làm ăn xa, chủ yếu chuyển qua xe tải chở hàng bông Đà Lạt. Thím Tư cũng mới mất hơn năm nay, chỉ còn cô con gái út vẫn bán lẻ rau quả góc đường Cô Bắc, cạnh chân cầu mới. Chợ đêm Cầu Muối bây giờ chỉ còn lèo tèo loại hàng rau quả bán lẻ trên hai con đường Cô Bắc và Cô Giang. Hàng hoá về chợ là từ chợ Bà Chiểu, nơi trước kia luôn phải lấy hàng ở chợ Cầu Muối. Còn chú Tư, dù không làm gì, mỗi đêm vẫn thức vào lúc 1 giờ sáng để uống cữ cà phê đầu ngày tại quán chị Hạnh, như cả đời chú vẫn uống ở đây.
Tìm kiếm Blog này
Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011
Chợ Cầu Muối có từ triều Nguyễn
Ngậm ngùi phiên chợ trăm năm
Võ Ðắc Danh
Quê bà ở Mười Tám Thôn Vườn Trầu nổi tiếng với những cô gái tóc dài, da trắng, đằm thắm nết na. Hồi nhỏ, sáng nào bà cũng theo mẹ lên xe ngựa ra chợ Cầu Muối để bỏ mối trầu cau. Đến năm 19 tuổi, bà phải lòng anh con trai của bà chủ vựa hành, hẹ, rau thơm rồi về chợ Cầu Muối làm dâu, bắt đầu một phiên chợ gần trọn một đời người.
Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào phản ánh một cách đầy đủ về sự hình thành và phát triển của chợ Cầu Muối và chợ Cầu Ông Lãnh dù nó vốn nổi tiếng và tồn tại song song hơn một thế kỷ qua.
ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ
Theo Sài Gòn năm xưa của cụ Vương Hồng Sển thì chợ Cầu Muối có từ triều Nguyễn. Hồi ấy, người ta đào một con kinh rẽ vào từ rạch Bến Nghé - tức đường Nguyễn Thái Học bây giờ - và bắc một chiếc cầu dưới bờ kinh để vận chuyển muối. Kho muối là những dãy nhà lá nằm dọc hai bên bờ kinh. Muối từ Phan Thiết và Bạc Liêu được vận chuyển về đây để xuất qua Campuchia. Đến khi Pháp đánh chiếm Sài Gòn thì những kho muối trở thành hoang phế. Dân tứ xứ chạy giặc về đây cư trú rồi dần dần họp chợ, gọi là chợ Cầu Muối.
Theo nhà văn Sơn Nam thì chợ Cầu Ông Lãnh và chợ Cầu Muối cùng ra đời vào một thời điểm như nhau, khoảng cách chỉ vài trăm mét bởi một dòng kinh. Cả hai chợ đều là "trên bến dưới thuyền" nhưng con kinh đào sau này lấp lại nên chợ Cầu Muối trở nên xa với bến sông.
Vì sao gọi là chợ Cầu Ông Lãnh? Một bài báo của Phong Vũ Trần Văn Hai (tức Khuông Việt) đoạt giải nhất cuộc thi lịch sử trên báo Tri Tân xuất bản tháng 6-1942 đã kể lại rằng: Năm 1874, triều đình Huế ký hiệp ước cắt đứt Nam Kỳ giao cho Pháp, theo hiệp ước này thì chính quyền Pháp được đặt lãnh sự quán ở Hà Nội và ngược lại, nhà Nguyễn được đặt lãnh sự quán ở Sài Gòn, trụ sở đóng tại góc đường Đề Thám - Trần Hưng Đạo ngày nay, vị lãnh sự ấy là ông Nguyễn Thành Ý (hiện còn tên đường ở phường ĐaKao, quận 1). Công việc chủ yếu của lãnh sự quán lúc bấy giờ là làm thị thực cho người miền Trung vào Sài Gòn mua bán nên ông Nguyễn Thành Ý thường đi chiếc xe song mã qua lại khu vực chợ dưới bến Chương Dương, chỗ chiếc cầu neo đậu xuồng ghe của giới thương hồ. Từ đó mới có tên gọi là chợ Cầu Ông Lãnh.
Năm 1875, chính quyền Pháp ở Sài Gòn chính thức cho phép thành lập chợ Cầu Muối và Cầu Ông Lãnh. Nếu tính từ mốc thời gian ấy thì đến nay đã tròn 125 năm, còn khoảng thời gian trước đó bao nhiêu năm nữa thì vẫn chưa có lời giải đáp.
ĐỜI CHỢ - ĐỜI NGƯỜI
Trải qua hơn một trăm năm, lịch sử đầy biến cố nhưng chợ Cầu Muối và Cầu Ông Lãnh vẫn tồn tại và phát triển không ngừng với vai trò đầu mối tiêu thụ, giao lưu nông sản từ miền Trung đến miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, cung cấp cho 36 chợ lớn nhỏ ở Sài Gòn. Nó gắn liền với sự phát triển của nền nông nghiệp và văn minh miệt vườn của khu vực miền Nam.
Người ta gọi chợ Cầu Muối và Cầu Ông Lãnh là một phiên chợ trăm năm vì nó hoạt động 24/24 giờ, không có phút giây ngừng nghỉ, không có phiên sáng phiên chiều như nhiều chợ khác. Vì thế, suốt hơn trăm năm qua, chợ Cầu Muối và Cầu Ông Lãnh là sự tiếp nối từ đời này sang đời khác với những buồn vui, thăng trầm của bao thế hệ truyền lại cho nhau một cuộc mưu sinh.
Bà Lê Thị Hoa, 76 tuổi, chuyên kinh doanh hành, hẹ, rau thơm gần sáu chục năm nay, sau một ngày buôn bán ở chợ mới Tam Bình, bà trở về chợ Cầu Muối, ngồi buồn hiu trước gian hàng cũ. Bà cho biết, nhà bà ở bên quận 4 nhưng ít khi bà về bên ấy dù ở đây chật hẹp có mấy mét vuông. Khi được hỏi về tâm trạng của bà khi dời chợ, bà nói một cách rất thật lòng: "Thành phố chủ trương dời mười chợ đầu mối ra ngoại thành là chuyện đương nhiên rồi. Nhưng ở đây cả đời, bây giờ ra đi cũng buồn lắm!".
Khi tôi hỏi duyên cớ nào để bà trở thành tiểu thương ở chợ Cầu Muối, đôi mắt bà bỗng sáng lên như xua tan nỗi buồn hiện tại. Bà kể, quê bà ở Bà Điểm, Hóc Môn, xứ sở của Mười Tám Thôn Vườn Trầu nổi tiếng với những cô gái tóc dài, da trắng, đằm thắm nết na. Hồi nhỏ, sáng nào bà cũng theo mẹ lên xe ngựa ra chợ Cầu Muối để bỏ mối trầu cau. Đến năm 19 tuổi, bà phải lòng ông Nguyễn Văn Ba - con trai bà chủ vựa hành, hẹ, rau thơm - rồi về chợ Cầu Muối làm dâu, bắt đầu cho một phiên chợ gần trọn một đời người. Và bây giờ, khi đã về già, bà lại giao quyền làm chủ vựa lại cho con dâu. Cái vòng đời ở đây là như thế.
Một buổi chiều mưa lắc rắc, trong quán cà phê vỉa hè trên đường Nguyễn Thái Học, tình cờ tôi được trò chuyện với ông Sáu Măng, một người có thâm niên trên bốn mươi năm hành nghề bốc vác. Quê ông ở Cái Bè, Tiền Giang. Ông theo cha lên đây từ năm tám tuổi. Hồi ấy cha ông làm cặp - rằng vệ sinh cho Tây ở chợ Cầu Ông Lãnh. Thuở ấy ông vừa đi học, vừa kiếm sống bằng cách đi nhặt củ hành, củ tỏi rơi rớt trong chợ Cầu Muối về rửa sạch và tách ra rồi bán lẻ. Cho đến khi đủ sức lao động, ông xin vào làm bốc vác cho đến bây giờ.
Cuộc đời ông là một phiên chợ hơn năm mươi năm. Bây giờ sắp nghỉ hưu rồi giật mình nhìn lại mới thấy nó dài, mới thấy có ngày có đêm chớ mấy chục năm qua gần như ông không thấy. Ông nói thông thường thì người ta ngủ vào buổi tối và thức dậy vào buổi sáng, còn dân bốc vác ở chợ Cầu Muối là thức hay ngủ tùy theo những chuyến hàng.
Hỏi chuyện xưa ở chợ Cầu Muối, ông Sáu Măng kể rành mạch như kể chuyện nhà mình. Hồi ông trở thành dân Cầu Muối thì cái chợ này còn đất bùn lầy lội. Tiểu thương phải cặm cây, lót ván làm sạp, mái lợp bằng lá dừa nước. Tuy chợ nhóm suốt đêm nhưng thắp sáng chủ yếu bằng đèn dầu, ngoại trừ một số sạp lớn thì có đèn măng - xông. Bắt đầu sáu giờ chiều là xe ngựa, xe bò từ các nơi chở hàng về tấp nập, vây kín các ngõ đường. Phía bên chợ Cầu Ông Lãnh thì xuồng ghe vây kín một khúc sông. Hàng về dù trên bờ hay dưới sông cũng đều được phân chia thành bến: Bến Mỹ Tho, bến Long Xuyên, bến Sóc Trăng, bến Phan Thiết, bến Nha Trang, bến Huế... và hầu hết các bến bãi đều do dân giang hồ quản lý, điều hành để thu tiền bốc vác. Ai mạnh thì được, ai yếu thì thua. Đó là quy luật không chỉ của giới giang hồ. Những cuộc tranh giành bến bãi bằng gậy gốc, đao kiếm xảy ra liên tiếp. Cụm từ dân Cầu Muối nổi tiếng khắp Sài Gòn lục tỉnh cũng bắt đầu từ đó.
Tuy nhiên, theo ông Sáu Măng thì trong giới giang hồ ở chợ Cầu Muối hồi ấy cũng rất nhiều người tốt. Những tên tuổi như Kim Anh, Xuân Cầu Muối, Minh Cầu Muối là những tay anh chị vang bóng một thời ấy tuy hung hăng với đối phương trong việc tranh giành bến bãi nhưng rất thương người lao động nghèo. Bản thân ông Sáu Măng cũng từng được họ cưu mang, đùm bọc trong những lúc khó khăn.
NGẬM NGÙI KẺ Ở, NGƯỜI ĐI
Dù nhìn ở góc độ nào đi nữa thì sự tồn tại của các chợ đầu mối nông sản thực phẩm giữa lòng thành phố vẫn là điều nghịch lý. Và cái nghịch lý ấy sẽ đi theo tỷ lệ nghịch với tốc độ phát triển của bất kỳ một thành phố văn minh nào. Vấn đề vệ sinh môi trường, vấn đề trật tự giao thông và hàng loạt các vấn đề xã hội khác càng ngày sẽ trở thành nan giải. Cho nên việc di dời các chợ đầu mối nông sản thực phẩm ra ngoại thành đang là một vấn đề bức xúc. Tuy nhiên, đã gọi là chợ thì việc di dời tiểu thương từ chợ này sang chợ khác hoàn toàn không đơn giản như ta chuyển một hòn đá vô tri từ điểm A sang một điểm B, bởi hàng loạt vấn đề xã hội đã ăn sâu bám rễ trong đời sống con người. Càng không đơn giản đối với hai chợ Cầu Muối và Cầu Ông Lãnh vốn đã mang đậm màu sắc lịch sử trên một trăm năm.
Ông Tư Bốn, 60 tuổi, kinh doanh nghề rau củ quả, đang mang một nỗi lo bế tắc: "Cũng như hàng trăm tiểu thương ở đây, nếu tính đời con của tôi nữa thì coi như ba đời gắn bó với cái chợ Cầu Muối này rồi. Nhưng bây giờ tôi phải ở lại đây nhìn bà con ra đi mà muốn rơi nước mắt, còn mua bán tại chỗ thì cứ phập phồng lo sợ không biết sẽ bị dẹp lúc nào!". Tôi hỏi lý do thì được ông giải thích: "Năm 1995, Nhà nước điều chỉnh quy hoạch lộ giới thì trên tuyến đường này có 40 hộ bị xem là lấn chiếm lòng, lề đường nên không được cấp giấy phép kinh doanh. Thế nhưng, hằng năm chúng tôi vẫn được bán môn bài và làm nghĩa vụ thuế đầy đủ. Vậy mà bây giờ khi dời chợ, chúng tôi không được đăng ký mặt bằng ở chợ mới vì lý do không có giấy phép kinh doanh?!".
Chị Nguyệt, một tiểu thương chuyên bán cà chua, còn cho chúng tôi biết thêm, ngoài những đối tượng như ông Tư Bốn, ở đây còn có trên 400 hộ mua bán nhỏ, không đăng ký kinh doanh nhưng mỗi ngày vẫn đóng hoa chi 10.000 đồng, bây giờ không biết phải về đâu, đăng ký sang chợ mới thì không được giải quyết, mà ở lại thì không biết sẽ bị giải tỏa lúc nào.
Đó mới chỉ là những nghịch cảnh trong giới tiểu thương, còn các thành phần lao động khác, theo ông Sáu Măng thì... hằng hà sa số!
Ông Sáu Măng cho biết, chỉ tính riêng Hợp tác xã Bốc xếp Cầu Ông Lãnh thôi thì hiện có 396 người đang thất nghiệp. Mấy ngày qua, ông cùng với Ban Quản lý Hợp tác xã chạy đôn chạy đáo sang ba chợ đầu mối mới là Tam Bình (Thủ Đức), Bình Điền (Bình Chánh) và Tân Xuân (Hóc Môn) gặp các Ban Quản lý chợ để tìm việc cho anh em. Nhưng ở đâu người ta cũng trả lời rằng công việc bốc xếp không đủ giải quyết cho người địa phương thì lấy đâu ra chỗ để giải quyết cho người quận khác. Ông nói lúc từ giã ra về, tìm không được việc cho anh em đã buồn, khi nhìn thấy bà con tiểu thương ở chợ Cầu Muối và Cầu Ông Lãnh về bên ấy mà buồn muốn khóc. Dù gì cũng đã gắn bó với nhau mấy chục năm qua.
Ngoài 396 công nhân bốc xếp là xã viên chính thức của Hợp tác xã Cầu Ông Lãnh, ông Sáu Măng cho biết ở đây còn có trên 500 người chuyên đẩy xe cho bạn hàng và gần 2.000 lao động chuyên làm các dịch vụ khác như: rửa rau, lặt rau, gọt củ, dọn hàng, đóng gói... đang bị mất việc không biết sẽ sống ra sao.
Có lẽ đó là những yếu tố không được đưa vào bàn nghị sự của các nhà làm quy hoạch chợ.
Buổi sáng ngày 23 tháng 10, tức 3 ngày sau khi kết thúc vai trò lịch sử 150 năm của hai khu chợ đầu mối nổi tiếng này, chúng tôi bước vào nhà lồng chợ rau quả Cầu Ông Lãnh. Khu nhà vừa đang trở thành hoang vắng. Trong cái sự hoang vắng sau một phiên chợ trăm năm ấy, tôi cảm nhận có cái gì đó khác thường, một sự ngậm ngùi khó tả. Ngồi trong quán cà phê nhỏ nhoi của ai đó mới bày ra, anh Nguyễn Minh Trung rầu rĩ nói: "Hồi năm 1950, cha tôi đã đến đây làm nghề bốc vác. Ông qua đời từ năm 1980. Lúc ấy tôi mới 20 tuổi, đành phải bỏ học để tiếp tục nghề cha nuôi sống gia đình. Bây giờ đến lượt hai thằng con trai và một thằng rể cũng nối nghiệp tôi. Vậy mà đùng một cái, tất cả đều thất nghiệp. Mà một người thất nghiệp thì ảnh hưởng đến năm bảy miệng ăn". Anh Trần Quang Dũng đưa mắt nhìn xuống bến sông, giọng như nghẹn lại: "Gia đình tôi cũng ba đời làm nghề bốc vác ở cái chợ này. Tôi có hai đứa con trai, một đứa đang học lớp 12, một đứa vừa thi đậu vào trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ, tôi làm ngày làm đêm để cho con ăn học với hy vọng đời nó sẽ khác hơn. Học phí của thằng con lớn một năm 3 triệu đồng, tôi mới đóng được 1,3 triệu. Bây giờ mất việc, hai đứa nó chắc sẽ không còn cửa nào để ăn học tiếp".
Một lúc sau, từng tốp người kéo đến, kẻ ngồi người đứng vây kín chiếc bàn. Tôi cố làm ra vẻ lạnh lùng rồi tìm cách rút lui bởi không biết phải nói gì, làm gì trước bao nhiêu số phận.
Đứng trên cầu Ông Lãnh, nhìn xuống bến Chương Dương, tôi có thể hình dung ra tương lai của một đại lộ Đông - Tây với bờ kè thênh thang đầy cây xanh bóng mát. Và con rạch Bến Nghé rồi sẽ là một dòng sông lấp lánh màu xanh soi bóng nền trời đầy mây trắng. Nhưng tương lai của mấy đứa con anh Dũng, anh Trung thì tôi không thể nào hình dung ra được.
Võ Ðắc Danh
Võ Ðắc Danh
Quê bà ở Mười Tám Thôn Vườn Trầu nổi tiếng với những cô gái tóc dài, da trắng, đằm thắm nết na. Hồi nhỏ, sáng nào bà cũng theo mẹ lên xe ngựa ra chợ Cầu Muối để bỏ mối trầu cau. Đến năm 19 tuổi, bà phải lòng anh con trai của bà chủ vựa hành, hẹ, rau thơm rồi về chợ Cầu Muối làm dâu, bắt đầu một phiên chợ gần trọn một đời người.
Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào phản ánh một cách đầy đủ về sự hình thành và phát triển của chợ Cầu Muối và chợ Cầu Ông Lãnh dù nó vốn nổi tiếng và tồn tại song song hơn một thế kỷ qua.
ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ
Theo Sài Gòn năm xưa của cụ Vương Hồng Sển thì chợ Cầu Muối có từ triều Nguyễn. Hồi ấy, người ta đào một con kinh rẽ vào từ rạch Bến Nghé - tức đường Nguyễn Thái Học bây giờ - và bắc một chiếc cầu dưới bờ kinh để vận chuyển muối. Kho muối là những dãy nhà lá nằm dọc hai bên bờ kinh. Muối từ Phan Thiết và Bạc Liêu được vận chuyển về đây để xuất qua Campuchia. Đến khi Pháp đánh chiếm Sài Gòn thì những kho muối trở thành hoang phế. Dân tứ xứ chạy giặc về đây cư trú rồi dần dần họp chợ, gọi là chợ Cầu Muối.
Theo nhà văn Sơn Nam thì chợ Cầu Ông Lãnh và chợ Cầu Muối cùng ra đời vào một thời điểm như nhau, khoảng cách chỉ vài trăm mét bởi một dòng kinh. Cả hai chợ đều là "trên bến dưới thuyền" nhưng con kinh đào sau này lấp lại nên chợ Cầu Muối trở nên xa với bến sông.
Vì sao gọi là chợ Cầu Ông Lãnh? Một bài báo của Phong Vũ Trần Văn Hai (tức Khuông Việt) đoạt giải nhất cuộc thi lịch sử trên báo Tri Tân xuất bản tháng 6-1942 đã kể lại rằng: Năm 1874, triều đình Huế ký hiệp ước cắt đứt Nam Kỳ giao cho Pháp, theo hiệp ước này thì chính quyền Pháp được đặt lãnh sự quán ở Hà Nội và ngược lại, nhà Nguyễn được đặt lãnh sự quán ở Sài Gòn, trụ sở đóng tại góc đường Đề Thám - Trần Hưng Đạo ngày nay, vị lãnh sự ấy là ông Nguyễn Thành Ý (hiện còn tên đường ở phường ĐaKao, quận 1). Công việc chủ yếu của lãnh sự quán lúc bấy giờ là làm thị thực cho người miền Trung vào Sài Gòn mua bán nên ông Nguyễn Thành Ý thường đi chiếc xe song mã qua lại khu vực chợ dưới bến Chương Dương, chỗ chiếc cầu neo đậu xuồng ghe của giới thương hồ. Từ đó mới có tên gọi là chợ Cầu Ông Lãnh.
Năm 1875, chính quyền Pháp ở Sài Gòn chính thức cho phép thành lập chợ Cầu Muối và Cầu Ông Lãnh. Nếu tính từ mốc thời gian ấy thì đến nay đã tròn 125 năm, còn khoảng thời gian trước đó bao nhiêu năm nữa thì vẫn chưa có lời giải đáp.
ĐỜI CHỢ - ĐỜI NGƯỜI
Trải qua hơn một trăm năm, lịch sử đầy biến cố nhưng chợ Cầu Muối và Cầu Ông Lãnh vẫn tồn tại và phát triển không ngừng với vai trò đầu mối tiêu thụ, giao lưu nông sản từ miền Trung đến miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, cung cấp cho 36 chợ lớn nhỏ ở Sài Gòn. Nó gắn liền với sự phát triển của nền nông nghiệp và văn minh miệt vườn của khu vực miền Nam.
Người ta gọi chợ Cầu Muối và Cầu Ông Lãnh là một phiên chợ trăm năm vì nó hoạt động 24/24 giờ, không có phút giây ngừng nghỉ, không có phiên sáng phiên chiều như nhiều chợ khác. Vì thế, suốt hơn trăm năm qua, chợ Cầu Muối và Cầu Ông Lãnh là sự tiếp nối từ đời này sang đời khác với những buồn vui, thăng trầm của bao thế hệ truyền lại cho nhau một cuộc mưu sinh.
Bà Lê Thị Hoa, 76 tuổi, chuyên kinh doanh hành, hẹ, rau thơm gần sáu chục năm nay, sau một ngày buôn bán ở chợ mới Tam Bình, bà trở về chợ Cầu Muối, ngồi buồn hiu trước gian hàng cũ. Bà cho biết, nhà bà ở bên quận 4 nhưng ít khi bà về bên ấy dù ở đây chật hẹp có mấy mét vuông. Khi được hỏi về tâm trạng của bà khi dời chợ, bà nói một cách rất thật lòng: "Thành phố chủ trương dời mười chợ đầu mối ra ngoại thành là chuyện đương nhiên rồi. Nhưng ở đây cả đời, bây giờ ra đi cũng buồn lắm!".
Khi tôi hỏi duyên cớ nào để bà trở thành tiểu thương ở chợ Cầu Muối, đôi mắt bà bỗng sáng lên như xua tan nỗi buồn hiện tại. Bà kể, quê bà ở Bà Điểm, Hóc Môn, xứ sở của Mười Tám Thôn Vườn Trầu nổi tiếng với những cô gái tóc dài, da trắng, đằm thắm nết na. Hồi nhỏ, sáng nào bà cũng theo mẹ lên xe ngựa ra chợ Cầu Muối để bỏ mối trầu cau. Đến năm 19 tuổi, bà phải lòng ông Nguyễn Văn Ba - con trai bà chủ vựa hành, hẹ, rau thơm - rồi về chợ Cầu Muối làm dâu, bắt đầu cho một phiên chợ gần trọn một đời người. Và bây giờ, khi đã về già, bà lại giao quyền làm chủ vựa lại cho con dâu. Cái vòng đời ở đây là như thế.
Một buổi chiều mưa lắc rắc, trong quán cà phê vỉa hè trên đường Nguyễn Thái Học, tình cờ tôi được trò chuyện với ông Sáu Măng, một người có thâm niên trên bốn mươi năm hành nghề bốc vác. Quê ông ở Cái Bè, Tiền Giang. Ông theo cha lên đây từ năm tám tuổi. Hồi ấy cha ông làm cặp - rằng vệ sinh cho Tây ở chợ Cầu Ông Lãnh. Thuở ấy ông vừa đi học, vừa kiếm sống bằng cách đi nhặt củ hành, củ tỏi rơi rớt trong chợ Cầu Muối về rửa sạch và tách ra rồi bán lẻ. Cho đến khi đủ sức lao động, ông xin vào làm bốc vác cho đến bây giờ.
Cuộc đời ông là một phiên chợ hơn năm mươi năm. Bây giờ sắp nghỉ hưu rồi giật mình nhìn lại mới thấy nó dài, mới thấy có ngày có đêm chớ mấy chục năm qua gần như ông không thấy. Ông nói thông thường thì người ta ngủ vào buổi tối và thức dậy vào buổi sáng, còn dân bốc vác ở chợ Cầu Muối là thức hay ngủ tùy theo những chuyến hàng.
Hỏi chuyện xưa ở chợ Cầu Muối, ông Sáu Măng kể rành mạch như kể chuyện nhà mình. Hồi ông trở thành dân Cầu Muối thì cái chợ này còn đất bùn lầy lội. Tiểu thương phải cặm cây, lót ván làm sạp, mái lợp bằng lá dừa nước. Tuy chợ nhóm suốt đêm nhưng thắp sáng chủ yếu bằng đèn dầu, ngoại trừ một số sạp lớn thì có đèn măng - xông. Bắt đầu sáu giờ chiều là xe ngựa, xe bò từ các nơi chở hàng về tấp nập, vây kín các ngõ đường. Phía bên chợ Cầu Ông Lãnh thì xuồng ghe vây kín một khúc sông. Hàng về dù trên bờ hay dưới sông cũng đều được phân chia thành bến: Bến Mỹ Tho, bến Long Xuyên, bến Sóc Trăng, bến Phan Thiết, bến Nha Trang, bến Huế... và hầu hết các bến bãi đều do dân giang hồ quản lý, điều hành để thu tiền bốc vác. Ai mạnh thì được, ai yếu thì thua. Đó là quy luật không chỉ của giới giang hồ. Những cuộc tranh giành bến bãi bằng gậy gốc, đao kiếm xảy ra liên tiếp. Cụm từ dân Cầu Muối nổi tiếng khắp Sài Gòn lục tỉnh cũng bắt đầu từ đó.
Tuy nhiên, theo ông Sáu Măng thì trong giới giang hồ ở chợ Cầu Muối hồi ấy cũng rất nhiều người tốt. Những tên tuổi như Kim Anh, Xuân Cầu Muối, Minh Cầu Muối là những tay anh chị vang bóng một thời ấy tuy hung hăng với đối phương trong việc tranh giành bến bãi nhưng rất thương người lao động nghèo. Bản thân ông Sáu Măng cũng từng được họ cưu mang, đùm bọc trong những lúc khó khăn.
NGẬM NGÙI KẺ Ở, NGƯỜI ĐI
Dù nhìn ở góc độ nào đi nữa thì sự tồn tại của các chợ đầu mối nông sản thực phẩm giữa lòng thành phố vẫn là điều nghịch lý. Và cái nghịch lý ấy sẽ đi theo tỷ lệ nghịch với tốc độ phát triển của bất kỳ một thành phố văn minh nào. Vấn đề vệ sinh môi trường, vấn đề trật tự giao thông và hàng loạt các vấn đề xã hội khác càng ngày sẽ trở thành nan giải. Cho nên việc di dời các chợ đầu mối nông sản thực phẩm ra ngoại thành đang là một vấn đề bức xúc. Tuy nhiên, đã gọi là chợ thì việc di dời tiểu thương từ chợ này sang chợ khác hoàn toàn không đơn giản như ta chuyển một hòn đá vô tri từ điểm A sang một điểm B, bởi hàng loạt vấn đề xã hội đã ăn sâu bám rễ trong đời sống con người. Càng không đơn giản đối với hai chợ Cầu Muối và Cầu Ông Lãnh vốn đã mang đậm màu sắc lịch sử trên một trăm năm.
Ông Tư Bốn, 60 tuổi, kinh doanh nghề rau củ quả, đang mang một nỗi lo bế tắc: "Cũng như hàng trăm tiểu thương ở đây, nếu tính đời con của tôi nữa thì coi như ba đời gắn bó với cái chợ Cầu Muối này rồi. Nhưng bây giờ tôi phải ở lại đây nhìn bà con ra đi mà muốn rơi nước mắt, còn mua bán tại chỗ thì cứ phập phồng lo sợ không biết sẽ bị dẹp lúc nào!". Tôi hỏi lý do thì được ông giải thích: "Năm 1995, Nhà nước điều chỉnh quy hoạch lộ giới thì trên tuyến đường này có 40 hộ bị xem là lấn chiếm lòng, lề đường nên không được cấp giấy phép kinh doanh. Thế nhưng, hằng năm chúng tôi vẫn được bán môn bài và làm nghĩa vụ thuế đầy đủ. Vậy mà bây giờ khi dời chợ, chúng tôi không được đăng ký mặt bằng ở chợ mới vì lý do không có giấy phép kinh doanh?!".
Chị Nguyệt, một tiểu thương chuyên bán cà chua, còn cho chúng tôi biết thêm, ngoài những đối tượng như ông Tư Bốn, ở đây còn có trên 400 hộ mua bán nhỏ, không đăng ký kinh doanh nhưng mỗi ngày vẫn đóng hoa chi 10.000 đồng, bây giờ không biết phải về đâu, đăng ký sang chợ mới thì không được giải quyết, mà ở lại thì không biết sẽ bị giải tỏa lúc nào.
Đó mới chỉ là những nghịch cảnh trong giới tiểu thương, còn các thành phần lao động khác, theo ông Sáu Măng thì... hằng hà sa số!
Ông Sáu Măng cho biết, chỉ tính riêng Hợp tác xã Bốc xếp Cầu Ông Lãnh thôi thì hiện có 396 người đang thất nghiệp. Mấy ngày qua, ông cùng với Ban Quản lý Hợp tác xã chạy đôn chạy đáo sang ba chợ đầu mối mới là Tam Bình (Thủ Đức), Bình Điền (Bình Chánh) và Tân Xuân (Hóc Môn) gặp các Ban Quản lý chợ để tìm việc cho anh em. Nhưng ở đâu người ta cũng trả lời rằng công việc bốc xếp không đủ giải quyết cho người địa phương thì lấy đâu ra chỗ để giải quyết cho người quận khác. Ông nói lúc từ giã ra về, tìm không được việc cho anh em đã buồn, khi nhìn thấy bà con tiểu thương ở chợ Cầu Muối và Cầu Ông Lãnh về bên ấy mà buồn muốn khóc. Dù gì cũng đã gắn bó với nhau mấy chục năm qua.
Ngoài 396 công nhân bốc xếp là xã viên chính thức của Hợp tác xã Cầu Ông Lãnh, ông Sáu Măng cho biết ở đây còn có trên 500 người chuyên đẩy xe cho bạn hàng và gần 2.000 lao động chuyên làm các dịch vụ khác như: rửa rau, lặt rau, gọt củ, dọn hàng, đóng gói... đang bị mất việc không biết sẽ sống ra sao.
Có lẽ đó là những yếu tố không được đưa vào bàn nghị sự của các nhà làm quy hoạch chợ.
Buổi sáng ngày 23 tháng 10, tức 3 ngày sau khi kết thúc vai trò lịch sử 150 năm của hai khu chợ đầu mối nổi tiếng này, chúng tôi bước vào nhà lồng chợ rau quả Cầu Ông Lãnh. Khu nhà vừa đang trở thành hoang vắng. Trong cái sự hoang vắng sau một phiên chợ trăm năm ấy, tôi cảm nhận có cái gì đó khác thường, một sự ngậm ngùi khó tả. Ngồi trong quán cà phê nhỏ nhoi của ai đó mới bày ra, anh Nguyễn Minh Trung rầu rĩ nói: "Hồi năm 1950, cha tôi đã đến đây làm nghề bốc vác. Ông qua đời từ năm 1980. Lúc ấy tôi mới 20 tuổi, đành phải bỏ học để tiếp tục nghề cha nuôi sống gia đình. Bây giờ đến lượt hai thằng con trai và một thằng rể cũng nối nghiệp tôi. Vậy mà đùng một cái, tất cả đều thất nghiệp. Mà một người thất nghiệp thì ảnh hưởng đến năm bảy miệng ăn". Anh Trần Quang Dũng đưa mắt nhìn xuống bến sông, giọng như nghẹn lại: "Gia đình tôi cũng ba đời làm nghề bốc vác ở cái chợ này. Tôi có hai đứa con trai, một đứa đang học lớp 12, một đứa vừa thi đậu vào trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ, tôi làm ngày làm đêm để cho con ăn học với hy vọng đời nó sẽ khác hơn. Học phí của thằng con lớn một năm 3 triệu đồng, tôi mới đóng được 1,3 triệu. Bây giờ mất việc, hai đứa nó chắc sẽ không còn cửa nào để ăn học tiếp".
Một lúc sau, từng tốp người kéo đến, kẻ ngồi người đứng vây kín chiếc bàn. Tôi cố làm ra vẻ lạnh lùng rồi tìm cách rút lui bởi không biết phải nói gì, làm gì trước bao nhiêu số phận.
Đứng trên cầu Ông Lãnh, nhìn xuống bến Chương Dương, tôi có thể hình dung ra tương lai của một đại lộ Đông - Tây với bờ kè thênh thang đầy cây xanh bóng mát. Và con rạch Bến Nghé rồi sẽ là một dòng sông lấp lánh màu xanh soi bóng nền trời đầy mây trắng. Nhưng tương lai của mấy đứa con anh Dũng, anh Trung thì tôi không thể nào hình dung ra được.
Võ Ðắc Danh
Niềm tin - món quà vô giá của người Đại biểu.
(Tamnhin.net) – Đó là sự bày tỏ của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết khi trả lời báo chí trong cuộc phỏng vấn gần đây. Hơn bốn mươi năm lao động miệt mài cống hiến cho đất nước. Phần thưởng vô giá mà ông nhận đuợc đó là sự tin yêu và kính trọng của nguời dân lao động dành cho ông.
Từ nhà giáo đến ông nghị của dân
Trước khi biết đến vai trò Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nguời ta biết đến ông là một nhà giáo với hơn 30 các bài báo khoa học về ngôn ngữ. Cũng như hơn chừng ấy các công trình khoa học về ngôn ngữ tiếng việt phục vụ quá trình giảng dạy và học tập của giáo viên học sinh trong hệ thống giáo dục đào tạo.
GS. TS Nguyễn Minh Thuyết công tác tại Trường ĐH KHXH&NV (ĐH khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) từ năm 1990 đến năm 2003, với chừng ấy thời gian nhưng cũng đủ để ông trao tặng cho sinh viên của mình những hành trang tri thức bước vào đời để cống hiến phục vụ tổ quốc. Và cũng chừng ấy thời gian ông để lại sự tri ân trong lòng đồng nghiệp, học trò những ấn tượng về một nguời thầy hết lòng vì sự nghiệp trồng nguời.
Có thể nói cột mốc rẽ sang chính truờng – là Đại biểu Quốc hội, rồi Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội là năm 2002. Khi QH bắt đầu chuẩn bị bầu cử khóa XI, Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của QH có ý định tìm một ĐB thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, vì theo ông Vũ Đình Cự - Chủ nhiệm Ủy ban lúc đó thì Ủy ban chỉ toàn các nhà khoa học tự nhiên, mất cân đối quá. Cần một nhà khoa học xã hội có chức vụ từ cấp viện phó, hiệu phó trở lên. Cho nên Uỷ ban đã tìm đến ĐH KHXH&NV tìm nhân sự cấp cao.
Khi ấy GS.TS Nguyễn Minh Thuyết đang là Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy Đại học KHXH&NV, ông và nhà trường nhận được giấy do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu tham gia Quốc hội khóa XI. Đó là một công văn do ông Mai Thúc Lân ký. Trường liền tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để đánh giá và giới thiệu cán bộ, tỷ lệ nhất trí dành cho ông cao tới 100%.
Sau đó đến khâu xem xét và giới thiệu của Mặt trận Tổ quốc. Cuối cùng là vòng bầu cử của cử tri. Và cũng bắt đầu từ ấy ông bước vào chính truờng với nhiều điểm mới trong cách làm việc, cũng như những vấn đề bức xúc của dân cần giải quyết mà một Đại biểu Quốc hội như ông phải xem xét và có ý kiến lên Quốc hội. Mà cũng như có lần ông chia sẻ “Lúc đó thật ra tôi chưa hiểu làm Đại biểu Quốc hội phải như thế nào đâu, nên lo lắng lắm. Lo, không biết có đáp ứng được yêu cầu công việc không. Mà tôi đang làm việc trong môi trường giáo dục, ở trường thì vui. Tôi nghĩ làm Đại biểu Quốc hội chắc khô khan hơn nhiều.
Nhưng rồi cứ phải vào cuộc, vừa làm việc vừa học thôi. Cũng được sự giúp đỡ của anh em nữa, cho nên sau một khóa Quốc hội, tôi đã học được rất nhiều, thấy mình trưởng thành rất nhiều. Mình được tiếp xúc với thông tin về kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng, được nghe người khác thảo luận phát biểu, nên tầm nhận thức của mình nâng lên, mình có cái nhìn bao quát hơn. Người ta bảo, làm Đại biểu Quốc hội một khóa giống như qua một trường đại học nữa, là như vậy”.
Ông nghị phản biện nhiều nhất
Là Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, hình ảnh của ông gắn liền với không khí nghị trường nóng bỏng. “Ông nghị phản biện nhiều nhất” là cái tên mà nhiều người đã yêu quý gọi ông.
Đã có nhiều người hỏi ông những câu hỏi đại loại như: Nổi tiếng là “ông nghị phản biện”, luôn đưa ra những ý kiến thẳng thắn về những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống trước Quốc hội, con người phản biện của ông được hình thành do đâu? Ông đã trả lời “Tôi không chịu được khi không phản ánh đúng ý nghĩ của mình. Có thể đó là ảnh hưởng của nghề nghiệp và môi trường sống. Từ bé, tôi đã hay đọc sách văn học cổ và lịch sử. Lớn lên, do nghề nghiệp, càng đọc nhiều hơn, càng nghĩ sâu hơn, tôi càng chịu ảnh hưởng của những câu chuyện, những nhân vật, những bài học trong sách của người xưa. Về môi trường sống, tôi may mắn được gặp nhiều người có cá tính, nên cá nhân luôn có sự tỉnh thức.
Vả lại, tư thế của một trí thức khiến tôi luôn cảm thấy xấu hổ nếu nói sai sự thật, nói hùa theo người khác. Nhưng để có thể bày tỏ chủ kiến trước Quốc hội, để ý kiến mình có tính thuyết phục, tôi luôn tìm hiểu kỹ vấn đề, nhất là tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhìn vấn đề ở nhiều góc độ, để ý kiến của mình khách quan, công bằng, càng tiệm cận với lẽ phải càng tốt. Đặc biệt là phải có động cơ đúng, mang tính xây dựng. Khi người đại biểu lấy quyền lợi chung để định hướng cho mình thì sẽ có cách nghĩ đúng đắn và thái độ đúng mực”.
Hay có lần ông đã bày tỏ “Động lực thôi thúc tôi là trách nhiệm của một trí thức, một đảng viên, một đại biểu dân cử. Tôi tin khi nói lên sự thật, những người có tâm sẽ đánh giá đúng, chẳng ghét bỏ gì mình. Còn nếu có ai không bằng lòng, tôi cũng phải chấp nhận thôi. Muốn vừa lòng tất cả mọi người thì không làm được việc gì nên hồn cả. Vả lại, tôi luôn luôn ý thức rằng phát biểu ý kiến phải có tổ chức, phải phù hợp với quyền hạn, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội. Khi Quốc hội đã ra nghị quyết thì đại biểu phải chấp hành. Như chuyện mở rộng Hà Nội chẳng hạn, mặc dù đại biểu có thể không tán thành nhưng khi đã có nghị quyết thì về tiếp xúc cử tri cũng không thể nói trái nghị quyết được”.
Bên cạnh đó, Cũng nhờ những người như đại biểu Nguyễn Minh Thuyết mà năm 2010 có thể được coi là năm nghị trường "bùng nổ" với các phát biểu, chất vấn, thậm chí tranh luận trực diện, mạnh mẽ của nhiều đại biểu Quốc hội đối với các vấn đề, các quyết sách quan trọng của đất nước. Từ đó, người ta thấy sự lộ diện của một Quốc hội ngày càng dân chủ hơn, đảm bảo cho sự hoạt động ngày càng hiệu quả hơn của Chính phủ. Thêm vào đó, do có những người đại biểu nhân dân như ông mới dám nói những tiếng nói của cử chi. Bức xúc những vấn đề “u nhọt” của xã hội cần cắt bỏ, để trình lên quốc hội xem xét.
Nguyễn Thắng
Từ nhà giáo đến ông nghị của dân
Trước khi biết đến vai trò Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nguời ta biết đến ông là một nhà giáo với hơn 30 các bài báo khoa học về ngôn ngữ. Cũng như hơn chừng ấy các công trình khoa học về ngôn ngữ tiếng việt phục vụ quá trình giảng dạy và học tập của giáo viên học sinh trong hệ thống giáo dục đào tạo.
GS. TS Nguyễn Minh Thuyết công tác tại Trường ĐH KHXH&NV (ĐH khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) từ năm 1990 đến năm 2003, với chừng ấy thời gian nhưng cũng đủ để ông trao tặng cho sinh viên của mình những hành trang tri thức bước vào đời để cống hiến phục vụ tổ quốc. Và cũng chừng ấy thời gian ông để lại sự tri ân trong lòng đồng nghiệp, học trò những ấn tượng về một nguời thầy hết lòng vì sự nghiệp trồng nguời.
Có thể nói cột mốc rẽ sang chính truờng – là Đại biểu Quốc hội, rồi Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội là năm 2002. Khi QH bắt đầu chuẩn bị bầu cử khóa XI, Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của QH có ý định tìm một ĐB thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, vì theo ông Vũ Đình Cự - Chủ nhiệm Ủy ban lúc đó thì Ủy ban chỉ toàn các nhà khoa học tự nhiên, mất cân đối quá. Cần một nhà khoa học xã hội có chức vụ từ cấp viện phó, hiệu phó trở lên. Cho nên Uỷ ban đã tìm đến ĐH KHXH&NV tìm nhân sự cấp cao.
Khi ấy GS.TS Nguyễn Minh Thuyết đang là Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy Đại học KHXH&NV, ông và nhà trường nhận được giấy do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu tham gia Quốc hội khóa XI. Đó là một công văn do ông Mai Thúc Lân ký. Trường liền tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để đánh giá và giới thiệu cán bộ, tỷ lệ nhất trí dành cho ông cao tới 100%.
Sau đó đến khâu xem xét và giới thiệu của Mặt trận Tổ quốc. Cuối cùng là vòng bầu cử của cử tri. Và cũng bắt đầu từ ấy ông bước vào chính truờng với nhiều điểm mới trong cách làm việc, cũng như những vấn đề bức xúc của dân cần giải quyết mà một Đại biểu Quốc hội như ông phải xem xét và có ý kiến lên Quốc hội. Mà cũng như có lần ông chia sẻ “Lúc đó thật ra tôi chưa hiểu làm Đại biểu Quốc hội phải như thế nào đâu, nên lo lắng lắm. Lo, không biết có đáp ứng được yêu cầu công việc không. Mà tôi đang làm việc trong môi trường giáo dục, ở trường thì vui. Tôi nghĩ làm Đại biểu Quốc hội chắc khô khan hơn nhiều.
Nhưng rồi cứ phải vào cuộc, vừa làm việc vừa học thôi. Cũng được sự giúp đỡ của anh em nữa, cho nên sau một khóa Quốc hội, tôi đã học được rất nhiều, thấy mình trưởng thành rất nhiều. Mình được tiếp xúc với thông tin về kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng, được nghe người khác thảo luận phát biểu, nên tầm nhận thức của mình nâng lên, mình có cái nhìn bao quát hơn. Người ta bảo, làm Đại biểu Quốc hội một khóa giống như qua một trường đại học nữa, là như vậy”.
Ông nghị phản biện nhiều nhất
Là Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, hình ảnh của ông gắn liền với không khí nghị trường nóng bỏng. “Ông nghị phản biện nhiều nhất” là cái tên mà nhiều người đã yêu quý gọi ông.
Đã có nhiều người hỏi ông những câu hỏi đại loại như: Nổi tiếng là “ông nghị phản biện”, luôn đưa ra những ý kiến thẳng thắn về những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống trước Quốc hội, con người phản biện của ông được hình thành do đâu? Ông đã trả lời “Tôi không chịu được khi không phản ánh đúng ý nghĩ của mình. Có thể đó là ảnh hưởng của nghề nghiệp và môi trường sống. Từ bé, tôi đã hay đọc sách văn học cổ và lịch sử. Lớn lên, do nghề nghiệp, càng đọc nhiều hơn, càng nghĩ sâu hơn, tôi càng chịu ảnh hưởng của những câu chuyện, những nhân vật, những bài học trong sách của người xưa. Về môi trường sống, tôi may mắn được gặp nhiều người có cá tính, nên cá nhân luôn có sự tỉnh thức.
Vả lại, tư thế của một trí thức khiến tôi luôn cảm thấy xấu hổ nếu nói sai sự thật, nói hùa theo người khác. Nhưng để có thể bày tỏ chủ kiến trước Quốc hội, để ý kiến mình có tính thuyết phục, tôi luôn tìm hiểu kỹ vấn đề, nhất là tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhìn vấn đề ở nhiều góc độ, để ý kiến của mình khách quan, công bằng, càng tiệm cận với lẽ phải càng tốt. Đặc biệt là phải có động cơ đúng, mang tính xây dựng. Khi người đại biểu lấy quyền lợi chung để định hướng cho mình thì sẽ có cách nghĩ đúng đắn và thái độ đúng mực”.
Hay có lần ông đã bày tỏ “Động lực thôi thúc tôi là trách nhiệm của một trí thức, một đảng viên, một đại biểu dân cử. Tôi tin khi nói lên sự thật, những người có tâm sẽ đánh giá đúng, chẳng ghét bỏ gì mình. Còn nếu có ai không bằng lòng, tôi cũng phải chấp nhận thôi. Muốn vừa lòng tất cả mọi người thì không làm được việc gì nên hồn cả. Vả lại, tôi luôn luôn ý thức rằng phát biểu ý kiến phải có tổ chức, phải phù hợp với quyền hạn, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội. Khi Quốc hội đã ra nghị quyết thì đại biểu phải chấp hành. Như chuyện mở rộng Hà Nội chẳng hạn, mặc dù đại biểu có thể không tán thành nhưng khi đã có nghị quyết thì về tiếp xúc cử tri cũng không thể nói trái nghị quyết được”.
Bên cạnh đó, Cũng nhờ những người như đại biểu Nguyễn Minh Thuyết mà năm 2010 có thể được coi là năm nghị trường "bùng nổ" với các phát biểu, chất vấn, thậm chí tranh luận trực diện, mạnh mẽ của nhiều đại biểu Quốc hội đối với các vấn đề, các quyết sách quan trọng của đất nước. Từ đó, người ta thấy sự lộ diện của một Quốc hội ngày càng dân chủ hơn, đảm bảo cho sự hoạt động ngày càng hiệu quả hơn của Chính phủ. Thêm vào đó, do có những người đại biểu nhân dân như ông mới dám nói những tiếng nói của cử chi. Bức xúc những vấn đề “u nhọt” của xã hội cần cắt bỏ, để trình lên quốc hội xem xét.
Nguyễn Thắng
Tại sao Quan Tham lại không thể dừng tham? - Nguyễn Tất Thịnh
Xã hội nào từ xưa cũng có Tham Quan, cũng muốn chống lại nó! Nguyên nhân gây ra nó thì có quá nhiều bài phân tích rồi. Nhìn quanh vài nước kém phát triển ( một trong thước đo quan trọng là mức độ tham nhũng ), tôi muốn lý giải tên của bài viết này bằng bốn Lý do dưới đây, cũng ngụ ý rằng Quan Tham nào đâu đó nếu còn được ít phút tạm dừng tham có đọc thì cũng cảm thấy gai gai một tí thôi cũng tốt.
Ai khác có đọc thì cũng nên hiểu là làm Quan Tham không bao giờ là điều hay cả. Thực tế cho thấy các liệu pháp tác động Tâm lý cũng là thêm một cách chữa trị bệnh:
- Vấn đề không ở chỗ nhận thức! Vì nói chung ở họ có cái đầu cực kì tinh ma tập trung mọi mưu chước mà nhưng kẻ tha hóa nhất mới có thể nghĩ ra được, chúng dùng tất cả trí khôn và nỗ lực để dấn thân vào Quan trường và sau đó rơi vào cái Nghiệt của nó. Họ biết rõ cái giá để có nhưng không hình dung ra được cái giá phải trả. Điều đó giống hệt kẻ nghiện heroin: mua thuốc hút, dần dà nghiện thuốc, nên có đắt thế nào cũng cố bằng mọi cách mua được ( thậm chí giết người thân …), nhưng cái giá phải trả cho việc nghiện hút thì nó không thể lường tính được. Và khi đã nghiện heroin thì thì thử hỏi: cái sự học, trí khôn kẻ nghiện có nghĩa gì, sẽ được dùng vào việc gì đây? Không để cứu được nó đâu mà là để xoay sở có tiền để hút thôi. Nhưng nguy hiểm hơn với chính Quan Tham và xã hội ở chỗ: họ giống kẻ vừa nghiện hút lại vừa buôn lậu Heroin cơ “dùng mỡ nó rán nó’ mà ! Có kẻ khó, nghĩ chỉ định buôn lẻ Heroin một lần cải thiện chút đỉnh thôi! Nhưng cái Thế giới ‘Ma Túy’ kinh khủng ấy đâu có buông tha hắn khi đã dính vào?
- Vấn đề không phải là họ không biết đủ! Vì đã quá thừa mứa chứa chan vật chất, tiền bạc, nhưng họ càng có nhiều của ăn cắp càng cảm thấy thiếu một cái gì đó, mơ hồ nhưng dằn vặt đêm đêm ghê gớm lắm. Đó chính là làm thế nào sống mãi để hưởng cho hết của nả tham nhũng. Nên với người thường sống 70 năm là thấy sung sướng, bằng lòng với cái Thọ ở đời, bình thản chấp nhận qui luật sống, thì kẻ tham nhũng thấy tuổi thọ, sức khỏe hữu hạn vô cùng, nên tâm lý giống kẻ bị cái chết kéo đi ấy! Đánh sợ lắm! Chúng rất kinh hãi nghĩ cái đống của cải đó sẽ không được dùng hết và bị kẻ khác xâu xé, hoặc không may bị thu hồi như nhà độc tài Marcot nếu bị chết đi rồi. Cảm giác này không khác gì một kẻ quá giàu bằng cách bất lương, nhưng lại vô cùng thấy thiếu thời gian, sức lực để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của mình nên lúc nào cũng đói, tức tối đố kị vô chừng, nhất là nếu chạnh lòng so với những người bình dân nào đó mà lại được thành đạt, được Nhân dân ca tụng, được hạnh phúc nhàn tản, khi bản thân chúng phải tốn thời gian vào muôn việc diễn vai này nọ (hoàn toàn không có sở trường) ứng với các chức vụ cao đang mang.
- Bản thân họ cũng đã có nhiều đặc quyền đặc lợi rồi, thực ra họ cũng không muốn thêm núi Vàng mỏ Bạc nữa đâu. Nhưng còn vợ đàn con đống họ bầy… Nhất là kẻ từ nghèo khổ truyền đời rồi…bây giờ mới phát Vận… Ai trong cái nhà đó để họ yên thân được cơ chứ…nên chính họ phải hít thở cái u khí hàng ngày: ghen tị hơn kém, dèm pha yêu ghét, đơm đặt điều tiếng…trong nội bộ mới thực táng đởm kinh hồn. Cái tâm lý so bì vốn đã làm khổ con người nói chung, giờ họ đã cao tót vời rồi thế vẫn bị nhàu nát tâm can khi đi đây đó ngoài Thiên Hạ dù tự thấy mình cực giàu hơn cả Nữ Hoàng Anh, chẳng kém Tỉ phú Mĩ, vượt trội mấy nhà độc tài, qua mặt nhiều kẻ tham nhũng sừng sỏ Châu Phi…nhưng quá nhục vì thua kém những người thực có Đẳng cấp, đến khi về cái tổ ‘hoành tá tràng’ thì bọn Dân Gia lại thi nhau rủ rỉ thêm thắt cho bi thiết…thì họ sống yên làm sao cho được. Cũng dễ hiểu xưa kia nhiều Hoàng Đế Trung Quốc không lo thiếu của nả nhưng chỉ muốn đau đầu nghẹt tim mà lo chết vì họa tranh giành Vương Tộc…
- Vấn đề cuối cùng là: họ có quyền rất lớn trong xã hội nhưng lại không thể điều khiển Âm Binh được nữa – thế lực đã đưa họ lên ngồi vào chức vụ cao. Mà chính Âm Binh giật dây gây áp lực lại họ nhằm có cái ‘Ô to’ để chúng mặc sức vơ vét bù cho những thứ chúng đã bỏ ra đầu tư cung phụng bấy nay. Âm Binh muốn họ tham nhũng to hơn, nghiêm trọng hơn nữa để che lấp đi muôn cái ăn cặp vặt của bọn chúng. Hơn nữa Quan Tham đã từng là Âm Binh, Quỷ bé, Ma nhỏ…bị đày đọa tâm hồn, thối tha nhân cách như thế trước đó bởi Ma Lớn, Quỷ to…nên khi lên chức nhớn hơn chúng có tâm lý trả thù Nhân Tâm để thỏa mãn cái nhục mà nó phải nuốt bấy lâu. Cái gọi là trả nợ miệng của người dân nhà quê đã thấy phiền lắm rồi, đằng này là buộc phải ngồi đó trả nợ phò tá của lũ Âm Binh không phải bằng tiền mà là buộc phải chường mặt ra bênh vực, đi đêm bảo kê, nuốt nhận vào mình sông thù núi oán của Nhân dân cho bao cái lỗi phi pháp của bọn bộ thuộc hạ đẳng đó…thử hỏi người thường thấy ghê người , gánh làm sao nổi?
- Có người hời hợt cho rằng: với số tiền tỉ tỉ đó thì đời đời con cháu họ chả cần làm gì, vừa xài vừa phá cũng không hết. Xin thưa đó không phải là hạnh phúc thực của con người, mà là: Lao động tìm thấy bản thân tuyệt vời và sự nghiệp sáng ngời trong xã hội cơ !Hay có kẻ nói : núi tiền họ tham nhũng mà có ấy thì mọi tội lỗi họ gây ra đều lo qua được hết, quá lớn để đi đến được mọi nơi sang trọng trên Thế giới này mà tiếp tục hưởng thụ, thậm chí được chào đón….Xin thưa: điều đó chỉ đúng với những đồng tiền sạch làm ra bởi lao động lương thiện, sáng tạo…bằng không tiền có được bằng cách nào thì sẽ phải sống tiếp đúng bằng cách đó mà thôi…như bọn Mafia, kinh doanh ma túy, rửa tiền, buôn lậu vũ khí…nuốt những đống tiền bẩn là nuốt vào thuốc độc của sự oán thán ! Tôi muốn nói thêm: kẻ rơi vào vòng tay Maphia thì tai hại cho chính nó, dễ tiêu diệt, nếu làm Quan rơi vào phương pháp sai thì có thể làm một tổ chức lụn bại, nhưng nếu chủ động tạo ra một chủ thuyết làm cơ sở cho sự kí sinh, ăn cắp của Nhân Quần thì di họa đời đời cho hậu thế của kẻ đó và xã hội…Nên - Quan Tham – kẻ tham nhũng – nếu nảy nở đông quá, chính là cả ba cái tai ương trên gộp lại.
Vài con số tham khảo:
- 1 Tỉ Usd tạo ra được khoảng 200.000 chỗ lao động phổ thông
- 1 Tỉ Usd tương đương GDP / 1 năm của 1 Tỉnh khá của một nước đang phát triển
- 1 Tỉ Usd đủ để xây dựng cho 50 bệnh viện tốt cấp Huyện của một nước đang phát triển
- 1 Tỉ Usd sẽ là v.v….
- Doanh nhân nào có tài sản chính đáng có thể công bố chính thức 1 Tỉ Usd thì đó là niềm tự hào của một Quốc gia đó, vàọ sẽ có rất nhiều người dân nước họ thực được hưởng lợi !
- Chưa có một vị Tổng thống nào của các Cường Quốc có 1 tỉ Usd cả ! Một số vị Vua của vài Nước phát triển nếu Tài sản hơn 1 tỉ Usd thì thực ra phần lớn trong đó đều thuộc về Tài sản Văn hóa của Quốc gia đó mà thôi !
- Chưa có một nhà bác học, nhà Văn hóa, Nghệ sĩ lừng lẫy nào trên Thế Giới khi sống có 1 tỉ Usd cả, dù cho các tác phẩm, thành tựu của họ đã nảy nở hàng nhiều tỉ trong muôn vàn dạng thức của các xã hội phát triển
- Ở các nước đang bắt đầu phát triển, lương ( nếu để dành được ) của một công chức cấp trung là 2000 Usd/ năm ( bình quân liên tục 50 năm = 100.000 Usd )!
Trong khi nếu họ có nhiều Bất động sản…Kim cương / ngoại tệ … lên đến 10.000.000 Usd, có nghĩa là 100 lần tăng thêm đó, mà họ công bố được cách làm ra nó cho Dân học lấy được 1/100 thôi thì Đất nước đó phúc đức quá! Lo gì không đuổi kịp Mỹ Nhật nhỉ ? Chúng ta có thể tự hào về họ đấy!
Nghịch lý ở chỗ là nếu chỉ 1/100 tức là chỉ có thể tiết kiệm được đúng 100.000 Usd nếu bình quân mỗi người Dân nước đó có được thu nhập như công chức kia và chả ăn tiêu gì?!
http://www.chungta.com
Ai khác có đọc thì cũng nên hiểu là làm Quan Tham không bao giờ là điều hay cả. Thực tế cho thấy các liệu pháp tác động Tâm lý cũng là thêm một cách chữa trị bệnh:
- Vấn đề không ở chỗ nhận thức! Vì nói chung ở họ có cái đầu cực kì tinh ma tập trung mọi mưu chước mà nhưng kẻ tha hóa nhất mới có thể nghĩ ra được, chúng dùng tất cả trí khôn và nỗ lực để dấn thân vào Quan trường và sau đó rơi vào cái Nghiệt của nó. Họ biết rõ cái giá để có nhưng không hình dung ra được cái giá phải trả. Điều đó giống hệt kẻ nghiện heroin: mua thuốc hút, dần dà nghiện thuốc, nên có đắt thế nào cũng cố bằng mọi cách mua được ( thậm chí giết người thân …), nhưng cái giá phải trả cho việc nghiện hút thì nó không thể lường tính được. Và khi đã nghiện heroin thì thì thử hỏi: cái sự học, trí khôn kẻ nghiện có nghĩa gì, sẽ được dùng vào việc gì đây? Không để cứu được nó đâu mà là để xoay sở có tiền để hút thôi. Nhưng nguy hiểm hơn với chính Quan Tham và xã hội ở chỗ: họ giống kẻ vừa nghiện hút lại vừa buôn lậu Heroin cơ “dùng mỡ nó rán nó’ mà ! Có kẻ khó, nghĩ chỉ định buôn lẻ Heroin một lần cải thiện chút đỉnh thôi! Nhưng cái Thế giới ‘Ma Túy’ kinh khủng ấy đâu có buông tha hắn khi đã dính vào?
- Vấn đề không phải là họ không biết đủ! Vì đã quá thừa mứa chứa chan vật chất, tiền bạc, nhưng họ càng có nhiều của ăn cắp càng cảm thấy thiếu một cái gì đó, mơ hồ nhưng dằn vặt đêm đêm ghê gớm lắm. Đó chính là làm thế nào sống mãi để hưởng cho hết của nả tham nhũng. Nên với người thường sống 70 năm là thấy sung sướng, bằng lòng với cái Thọ ở đời, bình thản chấp nhận qui luật sống, thì kẻ tham nhũng thấy tuổi thọ, sức khỏe hữu hạn vô cùng, nên tâm lý giống kẻ bị cái chết kéo đi ấy! Đánh sợ lắm! Chúng rất kinh hãi nghĩ cái đống của cải đó sẽ không được dùng hết và bị kẻ khác xâu xé, hoặc không may bị thu hồi như nhà độc tài Marcot nếu bị chết đi rồi. Cảm giác này không khác gì một kẻ quá giàu bằng cách bất lương, nhưng lại vô cùng thấy thiếu thời gian, sức lực để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của mình nên lúc nào cũng đói, tức tối đố kị vô chừng, nhất là nếu chạnh lòng so với những người bình dân nào đó mà lại được thành đạt, được Nhân dân ca tụng, được hạnh phúc nhàn tản, khi bản thân chúng phải tốn thời gian vào muôn việc diễn vai này nọ (hoàn toàn không có sở trường) ứng với các chức vụ cao đang mang.
- Bản thân họ cũng đã có nhiều đặc quyền đặc lợi rồi, thực ra họ cũng không muốn thêm núi Vàng mỏ Bạc nữa đâu. Nhưng còn vợ đàn con đống họ bầy… Nhất là kẻ từ nghèo khổ truyền đời rồi…bây giờ mới phát Vận… Ai trong cái nhà đó để họ yên thân được cơ chứ…nên chính họ phải hít thở cái u khí hàng ngày: ghen tị hơn kém, dèm pha yêu ghét, đơm đặt điều tiếng…trong nội bộ mới thực táng đởm kinh hồn. Cái tâm lý so bì vốn đã làm khổ con người nói chung, giờ họ đã cao tót vời rồi thế vẫn bị nhàu nát tâm can khi đi đây đó ngoài Thiên Hạ dù tự thấy mình cực giàu hơn cả Nữ Hoàng Anh, chẳng kém Tỉ phú Mĩ, vượt trội mấy nhà độc tài, qua mặt nhiều kẻ tham nhũng sừng sỏ Châu Phi…nhưng quá nhục vì thua kém những người thực có Đẳng cấp, đến khi về cái tổ ‘hoành tá tràng’ thì bọn Dân Gia lại thi nhau rủ rỉ thêm thắt cho bi thiết…thì họ sống yên làm sao cho được. Cũng dễ hiểu xưa kia nhiều Hoàng Đế Trung Quốc không lo thiếu của nả nhưng chỉ muốn đau đầu nghẹt tim mà lo chết vì họa tranh giành Vương Tộc…
- Vấn đề cuối cùng là: họ có quyền rất lớn trong xã hội nhưng lại không thể điều khiển Âm Binh được nữa – thế lực đã đưa họ lên ngồi vào chức vụ cao. Mà chính Âm Binh giật dây gây áp lực lại họ nhằm có cái ‘Ô to’ để chúng mặc sức vơ vét bù cho những thứ chúng đã bỏ ra đầu tư cung phụng bấy nay. Âm Binh muốn họ tham nhũng to hơn, nghiêm trọng hơn nữa để che lấp đi muôn cái ăn cặp vặt của bọn chúng. Hơn nữa Quan Tham đã từng là Âm Binh, Quỷ bé, Ma nhỏ…bị đày đọa tâm hồn, thối tha nhân cách như thế trước đó bởi Ma Lớn, Quỷ to…nên khi lên chức nhớn hơn chúng có tâm lý trả thù Nhân Tâm để thỏa mãn cái nhục mà nó phải nuốt bấy lâu. Cái gọi là trả nợ miệng của người dân nhà quê đã thấy phiền lắm rồi, đằng này là buộc phải ngồi đó trả nợ phò tá của lũ Âm Binh không phải bằng tiền mà là buộc phải chường mặt ra bênh vực, đi đêm bảo kê, nuốt nhận vào mình sông thù núi oán của Nhân dân cho bao cái lỗi phi pháp của bọn bộ thuộc hạ đẳng đó…thử hỏi người thường thấy ghê người , gánh làm sao nổi?
- Có người hời hợt cho rằng: với số tiền tỉ tỉ đó thì đời đời con cháu họ chả cần làm gì, vừa xài vừa phá cũng không hết. Xin thưa đó không phải là hạnh phúc thực của con người, mà là: Lao động tìm thấy bản thân tuyệt vời và sự nghiệp sáng ngời trong xã hội cơ !Hay có kẻ nói : núi tiền họ tham nhũng mà có ấy thì mọi tội lỗi họ gây ra đều lo qua được hết, quá lớn để đi đến được mọi nơi sang trọng trên Thế giới này mà tiếp tục hưởng thụ, thậm chí được chào đón….Xin thưa: điều đó chỉ đúng với những đồng tiền sạch làm ra bởi lao động lương thiện, sáng tạo…bằng không tiền có được bằng cách nào thì sẽ phải sống tiếp đúng bằng cách đó mà thôi…như bọn Mafia, kinh doanh ma túy, rửa tiền, buôn lậu vũ khí…nuốt những đống tiền bẩn là nuốt vào thuốc độc của sự oán thán ! Tôi muốn nói thêm: kẻ rơi vào vòng tay Maphia thì tai hại cho chính nó, dễ tiêu diệt, nếu làm Quan rơi vào phương pháp sai thì có thể làm một tổ chức lụn bại, nhưng nếu chủ động tạo ra một chủ thuyết làm cơ sở cho sự kí sinh, ăn cắp của Nhân Quần thì di họa đời đời cho hậu thế của kẻ đó và xã hội…Nên - Quan Tham – kẻ tham nhũng – nếu nảy nở đông quá, chính là cả ba cái tai ương trên gộp lại.
Vài con số tham khảo:
- 1 Tỉ Usd tạo ra được khoảng 200.000 chỗ lao động phổ thông
- 1 Tỉ Usd tương đương GDP / 1 năm của 1 Tỉnh khá của một nước đang phát triển
- 1 Tỉ Usd đủ để xây dựng cho 50 bệnh viện tốt cấp Huyện của một nước đang phát triển
- 1 Tỉ Usd sẽ là v.v….
- Doanh nhân nào có tài sản chính đáng có thể công bố chính thức 1 Tỉ Usd thì đó là niềm tự hào của một Quốc gia đó, vàọ sẽ có rất nhiều người dân nước họ thực được hưởng lợi !
- Chưa có một vị Tổng thống nào của các Cường Quốc có 1 tỉ Usd cả ! Một số vị Vua của vài Nước phát triển nếu Tài sản hơn 1 tỉ Usd thì thực ra phần lớn trong đó đều thuộc về Tài sản Văn hóa của Quốc gia đó mà thôi !
- Chưa có một nhà bác học, nhà Văn hóa, Nghệ sĩ lừng lẫy nào trên Thế Giới khi sống có 1 tỉ Usd cả, dù cho các tác phẩm, thành tựu của họ đã nảy nở hàng nhiều tỉ trong muôn vàn dạng thức của các xã hội phát triển
- Ở các nước đang bắt đầu phát triển, lương ( nếu để dành được ) của một công chức cấp trung là 2000 Usd/ năm ( bình quân liên tục 50 năm = 100.000 Usd )!
Trong khi nếu họ có nhiều Bất động sản…Kim cương / ngoại tệ … lên đến 10.000.000 Usd, có nghĩa là 100 lần tăng thêm đó, mà họ công bố được cách làm ra nó cho Dân học lấy được 1/100 thôi thì Đất nước đó phúc đức quá! Lo gì không đuổi kịp Mỹ Nhật nhỉ ? Chúng ta có thể tự hào về họ đấy!
Nghịch lý ở chỗ là nếu chỉ 1/100 tức là chỉ có thể tiết kiệm được đúng 100.000 Usd nếu bình quân mỗi người Dân nước đó có được thu nhập như công chức kia và chả ăn tiêu gì?!
http://www.chungta.com
Thông tin tiếp vụ người Việt bị cướp biển bắt
- Như VietNamNet đã đưa tin, 12 thuyền viên người Việt đang trong tay cướp biển Somalia sau khi bị bắt cóc. Trao đổi với VietNamNet, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) đã thông tin thêm về vụ việc.
Ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Sau khi xác định được thông tin 12 thuyền Việt Nam bị cướp biển Somalia bắt cóc, Cục cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp XKLĐ có thuyền viên bị bắt liên lạc với chủ tàu và công ty quản lý tàu Đài Loan xem xét giải cứu thuyền viên nhanh nhất có thể.
Ngoài ra, Cục cũng đề nghị với Cục lãnh sự (Bộ Ngoại giao) có chỉ đạo văn phòng ở Đài Bắc làm việc với các cơ quan hữu quan liên quan ở Đài Loan để làm sao có thể đảm bảo an toàn tính mạng cho các thuyền viên.
Ông Hải cũng cho biết thêm, mục tiêu của hải tặc là giữ người để vòi tiền phía chủ tàu, nên gia đình có thuyền viên bị bắt cóc cần bình tĩnh để phối hợp với các cơ quan hữu quan.
“Thời gian giải cứu thuyền viên phụ thuộc vào quá trình đàm phán và chúng tôi hy vọng tàu nhỏ như tàu Shiuh Fu-1 thì quá trình đàm phán sẽ được giải quyết nhanh”, ông Hải cho hay.
Được biết, trong số 12 thuyền viên Việt Nam bị bắt được 3 công ty XKLĐ xác định danh tính đều là người Nghệ An và Hà Tĩnh.
Trong đó, Cty Cung ứng Lao động Quốc tế và Dịch vụ (Inmasco) có 4 người. Nhiều nhất là Công ty Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hà Nội (Servico Hà Nội) có 7 người. Ít nhất la Công ty TNHH một thành viên Vạn Xuân có 1 người.
Theo các cơ quan chức năng Đài Loan, trong số 26 thuyền viên trên tàu Shiuh Fu-1, ngoài 13 thuyền viên Việt Nam (thực tế chỉ có 12 thuyền viên vì một thuyền viên của Cty Servico đã về nước trước khi bị cướp biển bắt giữ) thì còn có 1 thuyền trưởng người Đài Loan và 12 thuyền viên Trung Quốc.
Được biết, trước khi 12 thuyền viên Việt Nam trên tàu Shiuh Fu-1 bị bắt cóc hôm 25/12 vừa qua, trước đó hồi đầu tháng 5 có xảy ra sự việc tương tự khi 3 thuyền viên Việt Nam đang làm việc cho tàu cá Tai Yuan - 227 (Đài Loan) ở Ấn Độ Dương cũng bị hải tặc Somalia bắt cóc.
Vũ Điệp
Ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Sau khi xác định được thông tin 12 thuyền Việt Nam bị cướp biển Somalia bắt cóc, Cục cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp XKLĐ có thuyền viên bị bắt liên lạc với chủ tàu và công ty quản lý tàu Đài Loan xem xét giải cứu thuyền viên nhanh nhất có thể.
Ngoài ra, Cục cũng đề nghị với Cục lãnh sự (Bộ Ngoại giao) có chỉ đạo văn phòng ở Đài Bắc làm việc với các cơ quan hữu quan liên quan ở Đài Loan để làm sao có thể đảm bảo an toàn tính mạng cho các thuyền viên.
Ông Hải cũng cho biết thêm, mục tiêu của hải tặc là giữ người để vòi tiền phía chủ tàu, nên gia đình có thuyền viên bị bắt cóc cần bình tĩnh để phối hợp với các cơ quan hữu quan.
“Thời gian giải cứu thuyền viên phụ thuộc vào quá trình đàm phán và chúng tôi hy vọng tàu nhỏ như tàu Shiuh Fu-1 thì quá trình đàm phán sẽ được giải quyết nhanh”, ông Hải cho hay.
Được biết, trong số 12 thuyền viên Việt Nam bị bắt được 3 công ty XKLĐ xác định danh tính đều là người Nghệ An và Hà Tĩnh.
Trong đó, Cty Cung ứng Lao động Quốc tế và Dịch vụ (Inmasco) có 4 người. Nhiều nhất là Công ty Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hà Nội (Servico Hà Nội) có 7 người. Ít nhất la Công ty TNHH một thành viên Vạn Xuân có 1 người.
Theo các cơ quan chức năng Đài Loan, trong số 26 thuyền viên trên tàu Shiuh Fu-1, ngoài 13 thuyền viên Việt Nam (thực tế chỉ có 12 thuyền viên vì một thuyền viên của Cty Servico đã về nước trước khi bị cướp biển bắt giữ) thì còn có 1 thuyền trưởng người Đài Loan và 12 thuyền viên Trung Quốc.
Được biết, trước khi 12 thuyền viên Việt Nam trên tàu Shiuh Fu-1 bị bắt cóc hôm 25/12 vừa qua, trước đó hồi đầu tháng 5 có xảy ra sự việc tương tự khi 3 thuyền viên Việt Nam đang làm việc cho tàu cá Tai Yuan - 227 (Đài Loan) ở Ấn Độ Dương cũng bị hải tặc Somalia bắt cóc.
Vũ Điệp
Trung quốc không phải là một siêu cường Minxei Pei
… và không thể một sớm một chiều trở thành siêu cường, theo Minxin Pei, tình hình chính trị và kinh tế của nó bất ổn hơn nhiều so với vẻ ngoài.
Khi mà nước Mỹ rõ ràng đang ở trong suy thoái tột cùng với tư cách là siêu cường duy nhất của thế giới, câu hỏi mang tính thời sự là nước nào sẽ là siêu cường mới? Dường như câu trả lời hầu như mọi người đều nhất trí là Trung quốc. Chuẩn bị thay chỗ nước Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới trong năm 2010, Vương quốc Trung tâm nầy có tất cả mọi yếu tố cần thiết về sức mạnh có thể so sánh và về mặt lôgic ngang ngửa với sức mạnh của chú Sam – nền tảng công nghiệp rộng lớn, nhà nước mạnh, quân đội vũ trang hạt nhân, diện tích lãnh thổ cỡ châu lục, vị trí thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và dân số lớn.. Thực tế là cảm nhận cho rằng Trung quốc trở thành siêu cường thứ hai của thế giới tăng mạnh đến nỗi ở phương Tây đã có đề nghị thành lập G2 – Mỹ và Trung quốc – như là một tổ chức hợp tác mới để giải quyết những vấn đề căng thẳng nhất của thế giới.
Chắc chắn cảm nhận Trung quốc là siêu cường kế tiếp ít nhất một phần dựa trên sự phát triển kỳ diệu của đất nước nầy trong ba thập kỷ qua. Tăng trưởng kinh tế với mức gần hai con số từ năm 1979, Trung quốc đã tự chuyển hóa từ một xã hội cô lập, bần cùng và suy đồi thành một thế lực thương mại tòan cầu tự tin, thịnh vượng. Với GDP 4,4 nghìn tỉ và tổng ngoại thương 2,6 nghìn tỉ đôla trong năm 2008, Trung quốc đã tự mình phát triển vững chắc thành một cỗ máy chính của kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, bất chấp những thành tựu không thế phủ nhận đó, có thể quá sớm để cho rằng Trung quốc sẽ là siêu cường kế tiếp. Chắc chắn là Trung quốc đã là một cường quốc, một tư cách của các nước không chỉ bảo vệ hiệu quả chủ quyền của mình mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ lên các vấn đề kinh tế và an ninh toàn cầu. Nhưng một cường quốc không nhất thiết là siêu cường.
Trong lịch sử thế giới, duy nhất chỉ có một nước – nước Mỹ – thực sự có được tất cả khả năng của một siêu cường: nền kinh tế công nghệ hiện đại, quân đội công nghệ cao, đất nước hội nhập hoàn toàn, quân đội và lợi thế kinh tế vượt trội so với các đối thủ tiềm tàng, khả năng cung cấp hàng hóa và một ý thức hệ lôi cuốn. Ngay cả trong thời hoàng kim của nó, Liên xô cũ, giỏi nhất cũng chỉ là siêu cường về một phương diện – có thể cạnh tranh với Mỹ về quân sự, nhưng thiếu tất cả những phương tiện thiết yếu khác của sức mạnh quốc gia.
Trong khi đó, những thách thức mà Trung quốc phải đối mặt trong quá trình trở thành siêu cường kế tiếp thực sự đáng ngại. Ngay khi sản lượng kinh tế của nó dự kiến vượt 5 nghìn tỉ đôla trong năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của Trung quốc vẫn dưới 4000 đôla, bằng khoảng một phần mười so với Mỹ và Nhật. Hơn nửa dân số Trung quốc vẫn sống ở nông thôn, phần lớn không được dùng nước sạch, không được chăm sóc y tế cơ bản hay giáo dục tử tế. Với tốc độ đô thị hóa hàng năm tăng 1 phần trăm phải cần đến ba thập kỷ nữa Trung quốc mới giảm được số lượng nông dân xuống còn một phần tư dân số. Khi nào Trung quốc còn có số nông dân quá lớn, hàng trăm triệu người ở nông thôn với thu nhập thấp vật vờ bên lề hiện đại, nó không thể trở thành một siêu cường thực sự.
Để tin rằng Trung quốc là siêu cường kế tiếp, cũng cần phải giả định là sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung quốc sẽ tiếp tục. Đáng tiếc, dựa vào kết quả quá khứ của một nước để dự báo viễn cảnh tương lai của nó là một nhận định đầy rủi ro. Cho dù kết quả tăng trưởng kỳ diệu từ năm 1979, khả năng duy trì mức tăng trưởng như thế không có gì đảm bảo. Thực ra, khả năng tăng trưởng của Trung quốc sẽ chậm lại đáng kể trong hai thập kỷ tới là hiện thực và thậm chí chắc chắn. Nhiều nhân tố cấu trúc thuận lợi, thu nhập dân cư (có từ dân số tương đối trẻ), sự xâm nhập thị trường toàn cầu hầu như không bị hạn chế, tỉ lệ tiết kiệm cao và chi phí môi trường thấp, sẽ dần dần biến mất. Giống như nước Nhật, Trung quốc đang trở thành một xã hội già nua, một phần không nhỏ là do hiệu quả của chính sách một con khắt khe của chính quyền (bắt các gia đình thành thị chỉ được có một con). Tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên sẽ là 17 phần trăm vào năm 2020, và số người già nầy sẽ làm tăng chi phí y tế và hưu trí đồng thời giảm tiết kiệm và đầu tư. Dù qui mô chính xác của việc giảm tiết kiệm và tăng chi phí y tế và hưu trí không rõ ràng, tác động tiêu cực kép của chúng lên tăng trưởng kinh tế sẽ rất lớn.
Một trở ngại khác đối với sự tăng trưởng của Trung quốc trong tương lai nằm ở mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của nước nầy. Là một nước thu nhập trung bình có thị trường nội địa hạn chế, Trung quốc dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng. Trong khi chiến lược nầy đã được ứng dụng thành công ở Đông Á và đã phục vụ tốt cho Trung quốc trong hai thập kỷ qua, khả năng tồn tại của nó trong tương lai hiện đang bị nghi ngờ sâu sắc. Là nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới (Trung quốc dự kiến sẽ vượt qua Đức để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới trong năm 2010) Trung quốc đang vấp phải sự phản kháng của chủ nghĩa bảo hộ tại nhiều thị trường chính của nó (Mỹ và châu Âu). Đặc biệt, chính sách duy trì đồng tiền định giá thấp để tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nó đang bị lên án làm tồi tệ thêm sự mất cân đối toàn cầu và làm suy yếu kinh tế của các đối tác thương mại của nó.
Khác với các nước láng giềng Đông Á, sức mạnh thương mại tương đối yếu, qui mô rõ rệt của Trung quốc đồng nghĩa nó có khả năng gây ra khó khăn kinh tế nghiêm trọng cho những đối tác của nó. Trừ phi chính quyền Trung quốc từ bỏ chiến lược vị lợi của nó, không thể tránh khỏi một sự chống đối hàng xuất khẩu Trung quốc trên toàn cầu. Do tăng trưởng xuất khẩu ròng đã làm cho Trung quốc tăng trưởng ít nhất thêm hai phần trăm trong năm năm vừa qua, sự sụt giảm xuất khẩu của Trung quốc trong tương lai đồng nghĩa với một tốc độ tăng trưởng thấp hơn. Đúng ra, Trung quốc có thể bù đắp sự tổn thất nhu cầu bên ngoài bằng cách tăng tiêu dùng trong nước. Nhưng quá trình nầy đòi hỏi chấn chỉnh toàn bộ chiến lược tăng trưởng của Trung quốc, một biện pháp vất vả và khó khăn về mặt chính trị mà chính quyền hiện thời không có khả năng thực hiện.
Một hạn chế thứ ba đối với tăng trưởng tương lai của Trung quốc là sự xuống cấp môi trường. Trong ba thập kỷ qua, Trung quốc đã bỏ mặc môi trường để chạy theo sự phát triển kinh tế tạo ra những hậu quả tai hại. Ngày nay, ô nhiễm không khí và nước giết chết khoảng 750.000 người một năm. Tổng chi phí do ô nhiễm chiếm khoảng 8 phần trăm GDP. Số liệu chính thức cho rằng để làm giảm sự xuống cấp môi trường đòi hỏi một khoản đầu tư bổ sung 1,5 phần trăm GDP hàng năm. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng nguồn cung cấp nước của Trung quốc và làm trầm trọng thêm hạn hán ở miền bắc. Phương thức tăng trưởng thông thường của doanh nghiệp Trung quốc, dựa vào năng lượng giá rẻ và ô nhiễm miễn phí, sẽ không thể tiếp tục duy trì.
Ngoài viễn cảnh kinh tế không rõ ràng, sự tiến đến tư thế siêu cường của Trung quốc còn bị hạn chế bởi một loạt nhân tố chính trị. Trước hết và trên hết, các nhà lãnh đạo Trung quốc phải tự mình tìm kiếm một tầm nhìn toàn cầu và một sứ mệnh chính trị. Các nước trở thành siêu cường không chỉ vì chúng có được quyền lực cứng. Sự thực thi quyền lực phải được truyền thông bằng những tư tưởng và tầm nhìn có tính thuyết phục phổ quát. Nước Mỹ mãi cho đến khi nó tham gia Thế chiến II vẫn chưa là siêu cường thực sự, cho dù nó có được tất cả yếu tố cần thiết của một siêu cường từ lâu trước vụ Trân Châu Cảng. Thách thức chính trị đối với Trung quốc trong tương lai là liệu nó có tìm thấy tư tưởng và tầm nhìn chính trị dẫn dắt việc sử dụng quyền lực của nó hay không. Hiện tại, Trung quốc thịnh vượng về kinh tế nhưng phá sản về ý thức hệ. Nó không tin vào chủ nghĩa cộng sản lẫn dân chủ. Việc không có tư tưỏng và tầm nhìn thuyết phục đối với thế giới không chỉ loại bỏ nguồn quyền lực mềm của Trung quốc mà còn chịu trách nhiệm về tư duy hướng nội của lãnh đạo Trung quốc, cho đến nay vẫn chỉ kêu gọi suông về việc Trung quốc phải có trách nhiệm quốc tế lớn hơn.
Khác với nước Mỹ, Trung quốc sẽ thấy khả năng thực thi quyền lực ở nước ngoài bị hạn chế to lớn vì thiếu sự hài hoà chính trị trong nước. Đảng Cộng sản Trung quốc sẽ chống lại các nhà tiên tri vốn thường xuyên cường điệu sự kết thúc của nó trong quá khứ. Nhưng sự độc quyền chính trị của đảng không có gì bảo đảm. Trung Quốc nắm giữ quyền lực bằng cả việc đưa đến thành tựu kinh tế thoả đáng và cả đàn áp những người chống đối sự cai trị của nó. Khi xã hội Trung quốc phát triển tiến bộ và tự chủ hơn, đảng sẽ thấy ngày càng khó để bác bỏ quyền tham gia chính trị của tầng lớp trung lưu thành thị. Là chế độ độc đảng, Đảng cộng sản cũng là nạn nhân của tham nhũng nội bộ. Sự kết hợp giữa thách thức chính trị từ tầng lớp trung lưu đang lên và tình trạng nội bộ ngày càng thối nát sẽ làm tăng khả năng thay đổi chế độ trong tương lai, một quá trình đột phá, thậm chí biến động.
Một sự chuyển biến dân chủ tiềm ẩn không chỉ là điều duy nhất mà thiểu số cai trị Trung quốc lo sợ, chủ nghĩa ly khai sắc tộc thậm chí còn đáng sợ hơn. Hầu như Trung quốc không phải là một nhà nước dân tộc, mà là một đế quốc đa dân tộc với những vùng lãnh thổ to lớn (Tây tạng và Tân cương) cư trú bởi những nhóm thiểu số có tư tưởng ly khai. Nguy cơ tan rã nội bộ, trên cả vấn đề Đài loan lâu đời, có nghĩa là Trung quốc sẽ phải dành các nguồn lực quân sự và an ninh khổng lồ để bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của nó. Điểm yếu mang tính kết cấu nầy làm Trung quốc khó có thể thực thi quyền lực ở nước ngoài và dễ bị tổn thương trước các mưu đồ của đối thủ, những nước lợi dụng căng thẳng sắc tộc của Trung quốc để trói tay Bắc Kinh.
Về mặt địa chính trị, các hạn chế quyền lực của Trung quốc cũng nghiêm trọng như thế. Trong khi nước Mỹ có những láng giềng yếu, Trung quốc phải đương đầu với những đối thủ mạnh trong khu vực – Ấn độ, Nhật và Nga. Ngay cả những nước láng giêng tầm cỡ trung bình của Trung quốc như Hàn quốc, Indonesia, và Việt nam cũng không phải là những nước dễ bị bắt nạt. Sự phát triển của Trung quốc đã châm ngòi cho một sự bố trí lại địa chính trị của khu vực nhằm kiểm sóat thamvọng và sự bành trướng của Bắc kinh. Chẳng hạn, Mỹ đã tăng cường mạnh mẽ hợp tác chiến lược với Ấn độ để New Dehli có thể đương đầu với Bắc kinh. Nhật bản cũng tăng viện trợ cho Ấn độ với cùng một mục đích chiến lược đó. Ngay cả Nga, đối tác dễ chịu hiện nay của Trung quốc, vẫn cảnh giác Trung quốc. Moscow đã từ chối bán vũ khí hiện đại nhất và hạn chế cung cấp năng lượng cho Trung quốc. Bất chấp những tuyên bố chống Mỹ của nó, Hàn quốc tiếp tục dựa vào Mỹ để có được thịnh vượng kinh tế và an ninh. Đối với Việt nam và Indonesia, hai nước Đông Nam Á nghi ngờ nhất ý đồ tương lai của Trung quốc, họ thận trọng tiếp cận nước đôi. Trong khi cố gắng không công khai chỉ trích Trung quốc, họ cải thiện mạnh mẽ quan hệ với Mỹ và Nhật, những đối thủ tiềm tàng của Trung quốc trong khu vực.
Một sự phản cân bằng địa chính trị như vậy sẽ khiến cho Trung quốc không có khả năng trở thành bá chủ ở châu Á – một thế lực thống trị tuyệt đối các đối thủ của nó. Theo định nghĩa, một quốc gia không thể là siêu cường toàn cầu nếu nó không phải vừa là bá chủ khu vực, giống như nước Mỹ. Là một cường quốc bị vây quanh bởi các láng giềng hùng mạnh và đầy cảnh giác, Trung quốc phải thường xuyên trông chừng lưng mình trong khi thực thi quyền lực và ảnh hưởng trên sân khấu toàn cấu.
Tư cách như thế – một cường quốc có ảnh hưởng tòan cầu, nhưng không phải là một siêu cường chi phối – là thứ mà không ai nên bác bỏ dễ dàng. Pax Americana là một tai nạn của lịch sử mà một nước khác không thể sao chép. Đối với thế giới, nó không nên bị ám ảnh với nỗi sợ hãi Trung quốc sẽ trở thành một siêu cường khác. Thay vào đó, nó nên học để sống chung với Trung quốc như là một cường quốc.
Vấn đề là: Trung quốc là loại cường quốc gì?
Điều trớ trêu là, trong khi tất cả các nước đều xem tương lai Trung quốc như là một siêu cường đã an bài thì chính lãnh đạo Trung quốc lại hiểu rõ hơn về những hạn chế cố hữu trong sức mạnh của đất nước nầy. Do vậy, Bắc kinh cực kỳ thận trọng thực thi quyền lực mới đạt được, tránh dính líu với bên ngoài, không tán thành sự có mặt quân sự ở nước ngoài, né tránh những nghĩa vụ quốc tế tốn kém và chung sống với trật tự an ninh và kinh tế quốc tế đã được Mỹ thiết lập và chi phối. Dĩ nhiên, Trung quốc canh chừng lợi ích quốc gia của nó, đặc biệt là chủ quyền, một cách đầy cảnh giác. Về vấn đề tòa vẹn lãnh thổ và phúc lợi kinh tế, Trung quốc hiếm khi ngại ngần ra tay. Nhưng nó không đi xa đến chỗ xây dựng đế quốc hải ngoại thông qua tăng cường sức mạnh quân sự của mình.
Như vậy trong một tương lai có thể thấy được, Trung quốc, cao nhất, cũng chỉ là một cường quốc kinh tế do vai trò là một thế lực thương mại lớn nhất thế giới (với nghĩa nầy, cả Đức và Nhật cũng nên được xem là siêu cường kinh tế). Trong lúc đó, ảnh hưởng địa chính trị và kinh tế của nó sẽ tiếp tục bị hạn chế do sự mong manh nội bộ và cạnh tranh bên ngoài.
Trong khi Trung quốc luôn có một vị trí trong sân khấu toàn cầu, nguyện vọng và khả năng thực thi quyền lãnh đạo của nó hầu như sẽ làm thất vọng những ai kỳ vọng Bắc kinh hành xử như một siêu cường. Không phải là Trung quốc không muốn là một siêu cường. Sự thật đơn giản là nó không phải, và sẽ không là một siêu cường,
Minxei Pei là giáo sư của trường Claremont McKenna College. Cuốn sách mới nhất của ông là ‘China: Trapped Transition (2006).’
Người dịch: C.B.L.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2010
Khi mà nước Mỹ rõ ràng đang ở trong suy thoái tột cùng với tư cách là siêu cường duy nhất của thế giới, câu hỏi mang tính thời sự là nước nào sẽ là siêu cường mới? Dường như câu trả lời hầu như mọi người đều nhất trí là Trung quốc. Chuẩn bị thay chỗ nước Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới trong năm 2010, Vương quốc Trung tâm nầy có tất cả mọi yếu tố cần thiết về sức mạnh có thể so sánh và về mặt lôgic ngang ngửa với sức mạnh của chú Sam – nền tảng công nghiệp rộng lớn, nhà nước mạnh, quân đội vũ trang hạt nhân, diện tích lãnh thổ cỡ châu lục, vị trí thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và dân số lớn.. Thực tế là cảm nhận cho rằng Trung quốc trở thành siêu cường thứ hai của thế giới tăng mạnh đến nỗi ở phương Tây đã có đề nghị thành lập G2 – Mỹ và Trung quốc – như là một tổ chức hợp tác mới để giải quyết những vấn đề căng thẳng nhất của thế giới.
Chắc chắn cảm nhận Trung quốc là siêu cường kế tiếp ít nhất một phần dựa trên sự phát triển kỳ diệu của đất nước nầy trong ba thập kỷ qua. Tăng trưởng kinh tế với mức gần hai con số từ năm 1979, Trung quốc đã tự chuyển hóa từ một xã hội cô lập, bần cùng và suy đồi thành một thế lực thương mại tòan cầu tự tin, thịnh vượng. Với GDP 4,4 nghìn tỉ và tổng ngoại thương 2,6 nghìn tỉ đôla trong năm 2008, Trung quốc đã tự mình phát triển vững chắc thành một cỗ máy chính của kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, bất chấp những thành tựu không thế phủ nhận đó, có thể quá sớm để cho rằng Trung quốc sẽ là siêu cường kế tiếp. Chắc chắn là Trung quốc đã là một cường quốc, một tư cách của các nước không chỉ bảo vệ hiệu quả chủ quyền của mình mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ lên các vấn đề kinh tế và an ninh toàn cầu. Nhưng một cường quốc không nhất thiết là siêu cường.
Trong lịch sử thế giới, duy nhất chỉ có một nước – nước Mỹ – thực sự có được tất cả khả năng của một siêu cường: nền kinh tế công nghệ hiện đại, quân đội công nghệ cao, đất nước hội nhập hoàn toàn, quân đội và lợi thế kinh tế vượt trội so với các đối thủ tiềm tàng, khả năng cung cấp hàng hóa và một ý thức hệ lôi cuốn. Ngay cả trong thời hoàng kim của nó, Liên xô cũ, giỏi nhất cũng chỉ là siêu cường về một phương diện – có thể cạnh tranh với Mỹ về quân sự, nhưng thiếu tất cả những phương tiện thiết yếu khác của sức mạnh quốc gia.
Trong khi đó, những thách thức mà Trung quốc phải đối mặt trong quá trình trở thành siêu cường kế tiếp thực sự đáng ngại. Ngay khi sản lượng kinh tế của nó dự kiến vượt 5 nghìn tỉ đôla trong năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của Trung quốc vẫn dưới 4000 đôla, bằng khoảng một phần mười so với Mỹ và Nhật. Hơn nửa dân số Trung quốc vẫn sống ở nông thôn, phần lớn không được dùng nước sạch, không được chăm sóc y tế cơ bản hay giáo dục tử tế. Với tốc độ đô thị hóa hàng năm tăng 1 phần trăm phải cần đến ba thập kỷ nữa Trung quốc mới giảm được số lượng nông dân xuống còn một phần tư dân số. Khi nào Trung quốc còn có số nông dân quá lớn, hàng trăm triệu người ở nông thôn với thu nhập thấp vật vờ bên lề hiện đại, nó không thể trở thành một siêu cường thực sự.
Để tin rằng Trung quốc là siêu cường kế tiếp, cũng cần phải giả định là sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung quốc sẽ tiếp tục. Đáng tiếc, dựa vào kết quả quá khứ của một nước để dự báo viễn cảnh tương lai của nó là một nhận định đầy rủi ro. Cho dù kết quả tăng trưởng kỳ diệu từ năm 1979, khả năng duy trì mức tăng trưởng như thế không có gì đảm bảo. Thực ra, khả năng tăng trưởng của Trung quốc sẽ chậm lại đáng kể trong hai thập kỷ tới là hiện thực và thậm chí chắc chắn. Nhiều nhân tố cấu trúc thuận lợi, thu nhập dân cư (có từ dân số tương đối trẻ), sự xâm nhập thị trường toàn cầu hầu như không bị hạn chế, tỉ lệ tiết kiệm cao và chi phí môi trường thấp, sẽ dần dần biến mất. Giống như nước Nhật, Trung quốc đang trở thành một xã hội già nua, một phần không nhỏ là do hiệu quả của chính sách một con khắt khe của chính quyền (bắt các gia đình thành thị chỉ được có một con). Tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên sẽ là 17 phần trăm vào năm 2020, và số người già nầy sẽ làm tăng chi phí y tế và hưu trí đồng thời giảm tiết kiệm và đầu tư. Dù qui mô chính xác của việc giảm tiết kiệm và tăng chi phí y tế và hưu trí không rõ ràng, tác động tiêu cực kép của chúng lên tăng trưởng kinh tế sẽ rất lớn.
Một trở ngại khác đối với sự tăng trưởng của Trung quốc trong tương lai nằm ở mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của nước nầy. Là một nước thu nhập trung bình có thị trường nội địa hạn chế, Trung quốc dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng. Trong khi chiến lược nầy đã được ứng dụng thành công ở Đông Á và đã phục vụ tốt cho Trung quốc trong hai thập kỷ qua, khả năng tồn tại của nó trong tương lai hiện đang bị nghi ngờ sâu sắc. Là nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới (Trung quốc dự kiến sẽ vượt qua Đức để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới trong năm 2010) Trung quốc đang vấp phải sự phản kháng của chủ nghĩa bảo hộ tại nhiều thị trường chính của nó (Mỹ và châu Âu). Đặc biệt, chính sách duy trì đồng tiền định giá thấp để tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nó đang bị lên án làm tồi tệ thêm sự mất cân đối toàn cầu và làm suy yếu kinh tế của các đối tác thương mại của nó.
Khác với các nước láng giềng Đông Á, sức mạnh thương mại tương đối yếu, qui mô rõ rệt của Trung quốc đồng nghĩa nó có khả năng gây ra khó khăn kinh tế nghiêm trọng cho những đối tác của nó. Trừ phi chính quyền Trung quốc từ bỏ chiến lược vị lợi của nó, không thể tránh khỏi một sự chống đối hàng xuất khẩu Trung quốc trên toàn cầu. Do tăng trưởng xuất khẩu ròng đã làm cho Trung quốc tăng trưởng ít nhất thêm hai phần trăm trong năm năm vừa qua, sự sụt giảm xuất khẩu của Trung quốc trong tương lai đồng nghĩa với một tốc độ tăng trưởng thấp hơn. Đúng ra, Trung quốc có thể bù đắp sự tổn thất nhu cầu bên ngoài bằng cách tăng tiêu dùng trong nước. Nhưng quá trình nầy đòi hỏi chấn chỉnh toàn bộ chiến lược tăng trưởng của Trung quốc, một biện pháp vất vả và khó khăn về mặt chính trị mà chính quyền hiện thời không có khả năng thực hiện.
Một hạn chế thứ ba đối với tăng trưởng tương lai của Trung quốc là sự xuống cấp môi trường. Trong ba thập kỷ qua, Trung quốc đã bỏ mặc môi trường để chạy theo sự phát triển kinh tế tạo ra những hậu quả tai hại. Ngày nay, ô nhiễm không khí và nước giết chết khoảng 750.000 người một năm. Tổng chi phí do ô nhiễm chiếm khoảng 8 phần trăm GDP. Số liệu chính thức cho rằng để làm giảm sự xuống cấp môi trường đòi hỏi một khoản đầu tư bổ sung 1,5 phần trăm GDP hàng năm. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng nguồn cung cấp nước của Trung quốc và làm trầm trọng thêm hạn hán ở miền bắc. Phương thức tăng trưởng thông thường của doanh nghiệp Trung quốc, dựa vào năng lượng giá rẻ và ô nhiễm miễn phí, sẽ không thể tiếp tục duy trì.
Ngoài viễn cảnh kinh tế không rõ ràng, sự tiến đến tư thế siêu cường của Trung quốc còn bị hạn chế bởi một loạt nhân tố chính trị. Trước hết và trên hết, các nhà lãnh đạo Trung quốc phải tự mình tìm kiếm một tầm nhìn toàn cầu và một sứ mệnh chính trị. Các nước trở thành siêu cường không chỉ vì chúng có được quyền lực cứng. Sự thực thi quyền lực phải được truyền thông bằng những tư tưởng và tầm nhìn có tính thuyết phục phổ quát. Nước Mỹ mãi cho đến khi nó tham gia Thế chiến II vẫn chưa là siêu cường thực sự, cho dù nó có được tất cả yếu tố cần thiết của một siêu cường từ lâu trước vụ Trân Châu Cảng. Thách thức chính trị đối với Trung quốc trong tương lai là liệu nó có tìm thấy tư tưởng và tầm nhìn chính trị dẫn dắt việc sử dụng quyền lực của nó hay không. Hiện tại, Trung quốc thịnh vượng về kinh tế nhưng phá sản về ý thức hệ. Nó không tin vào chủ nghĩa cộng sản lẫn dân chủ. Việc không có tư tưỏng và tầm nhìn thuyết phục đối với thế giới không chỉ loại bỏ nguồn quyền lực mềm của Trung quốc mà còn chịu trách nhiệm về tư duy hướng nội của lãnh đạo Trung quốc, cho đến nay vẫn chỉ kêu gọi suông về việc Trung quốc phải có trách nhiệm quốc tế lớn hơn.
Khác với nước Mỹ, Trung quốc sẽ thấy khả năng thực thi quyền lực ở nước ngoài bị hạn chế to lớn vì thiếu sự hài hoà chính trị trong nước. Đảng Cộng sản Trung quốc sẽ chống lại các nhà tiên tri vốn thường xuyên cường điệu sự kết thúc của nó trong quá khứ. Nhưng sự độc quyền chính trị của đảng không có gì bảo đảm. Trung Quốc nắm giữ quyền lực bằng cả việc đưa đến thành tựu kinh tế thoả đáng và cả đàn áp những người chống đối sự cai trị của nó. Khi xã hội Trung quốc phát triển tiến bộ và tự chủ hơn, đảng sẽ thấy ngày càng khó để bác bỏ quyền tham gia chính trị của tầng lớp trung lưu thành thị. Là chế độ độc đảng, Đảng cộng sản cũng là nạn nhân của tham nhũng nội bộ. Sự kết hợp giữa thách thức chính trị từ tầng lớp trung lưu đang lên và tình trạng nội bộ ngày càng thối nát sẽ làm tăng khả năng thay đổi chế độ trong tương lai, một quá trình đột phá, thậm chí biến động.
Một sự chuyển biến dân chủ tiềm ẩn không chỉ là điều duy nhất mà thiểu số cai trị Trung quốc lo sợ, chủ nghĩa ly khai sắc tộc thậm chí còn đáng sợ hơn. Hầu như Trung quốc không phải là một nhà nước dân tộc, mà là một đế quốc đa dân tộc với những vùng lãnh thổ to lớn (Tây tạng và Tân cương) cư trú bởi những nhóm thiểu số có tư tưởng ly khai. Nguy cơ tan rã nội bộ, trên cả vấn đề Đài loan lâu đời, có nghĩa là Trung quốc sẽ phải dành các nguồn lực quân sự và an ninh khổng lồ để bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của nó. Điểm yếu mang tính kết cấu nầy làm Trung quốc khó có thể thực thi quyền lực ở nước ngoài và dễ bị tổn thương trước các mưu đồ của đối thủ, những nước lợi dụng căng thẳng sắc tộc của Trung quốc để trói tay Bắc Kinh.
Về mặt địa chính trị, các hạn chế quyền lực của Trung quốc cũng nghiêm trọng như thế. Trong khi nước Mỹ có những láng giềng yếu, Trung quốc phải đương đầu với những đối thủ mạnh trong khu vực – Ấn độ, Nhật và Nga. Ngay cả những nước láng giêng tầm cỡ trung bình của Trung quốc như Hàn quốc, Indonesia, và Việt nam cũng không phải là những nước dễ bị bắt nạt. Sự phát triển của Trung quốc đã châm ngòi cho một sự bố trí lại địa chính trị của khu vực nhằm kiểm sóat thamvọng và sự bành trướng của Bắc kinh. Chẳng hạn, Mỹ đã tăng cường mạnh mẽ hợp tác chiến lược với Ấn độ để New Dehli có thể đương đầu với Bắc kinh. Nhật bản cũng tăng viện trợ cho Ấn độ với cùng một mục đích chiến lược đó. Ngay cả Nga, đối tác dễ chịu hiện nay của Trung quốc, vẫn cảnh giác Trung quốc. Moscow đã từ chối bán vũ khí hiện đại nhất và hạn chế cung cấp năng lượng cho Trung quốc. Bất chấp những tuyên bố chống Mỹ của nó, Hàn quốc tiếp tục dựa vào Mỹ để có được thịnh vượng kinh tế và an ninh. Đối với Việt nam và Indonesia, hai nước Đông Nam Á nghi ngờ nhất ý đồ tương lai của Trung quốc, họ thận trọng tiếp cận nước đôi. Trong khi cố gắng không công khai chỉ trích Trung quốc, họ cải thiện mạnh mẽ quan hệ với Mỹ và Nhật, những đối thủ tiềm tàng của Trung quốc trong khu vực.
Một sự phản cân bằng địa chính trị như vậy sẽ khiến cho Trung quốc không có khả năng trở thành bá chủ ở châu Á – một thế lực thống trị tuyệt đối các đối thủ của nó. Theo định nghĩa, một quốc gia không thể là siêu cường toàn cầu nếu nó không phải vừa là bá chủ khu vực, giống như nước Mỹ. Là một cường quốc bị vây quanh bởi các láng giềng hùng mạnh và đầy cảnh giác, Trung quốc phải thường xuyên trông chừng lưng mình trong khi thực thi quyền lực và ảnh hưởng trên sân khấu toàn cấu.
Tư cách như thế – một cường quốc có ảnh hưởng tòan cầu, nhưng không phải là một siêu cường chi phối – là thứ mà không ai nên bác bỏ dễ dàng. Pax Americana là một tai nạn của lịch sử mà một nước khác không thể sao chép. Đối với thế giới, nó không nên bị ám ảnh với nỗi sợ hãi Trung quốc sẽ trở thành một siêu cường khác. Thay vào đó, nó nên học để sống chung với Trung quốc như là một cường quốc.
Vấn đề là: Trung quốc là loại cường quốc gì?
Điều trớ trêu là, trong khi tất cả các nước đều xem tương lai Trung quốc như là một siêu cường đã an bài thì chính lãnh đạo Trung quốc lại hiểu rõ hơn về những hạn chế cố hữu trong sức mạnh của đất nước nầy. Do vậy, Bắc kinh cực kỳ thận trọng thực thi quyền lực mới đạt được, tránh dính líu với bên ngoài, không tán thành sự có mặt quân sự ở nước ngoài, né tránh những nghĩa vụ quốc tế tốn kém và chung sống với trật tự an ninh và kinh tế quốc tế đã được Mỹ thiết lập và chi phối. Dĩ nhiên, Trung quốc canh chừng lợi ích quốc gia của nó, đặc biệt là chủ quyền, một cách đầy cảnh giác. Về vấn đề tòa vẹn lãnh thổ và phúc lợi kinh tế, Trung quốc hiếm khi ngại ngần ra tay. Nhưng nó không đi xa đến chỗ xây dựng đế quốc hải ngoại thông qua tăng cường sức mạnh quân sự của mình.
Như vậy trong một tương lai có thể thấy được, Trung quốc, cao nhất, cũng chỉ là một cường quốc kinh tế do vai trò là một thế lực thương mại lớn nhất thế giới (với nghĩa nầy, cả Đức và Nhật cũng nên được xem là siêu cường kinh tế). Trong lúc đó, ảnh hưởng địa chính trị và kinh tế của nó sẽ tiếp tục bị hạn chế do sự mong manh nội bộ và cạnh tranh bên ngoài.
Trong khi Trung quốc luôn có một vị trí trong sân khấu toàn cầu, nguyện vọng và khả năng thực thi quyền lãnh đạo của nó hầu như sẽ làm thất vọng những ai kỳ vọng Bắc kinh hành xử như một siêu cường. Không phải là Trung quốc không muốn là một siêu cường. Sự thật đơn giản là nó không phải, và sẽ không là một siêu cường,
Minxei Pei là giáo sư của trường Claremont McKenna College. Cuốn sách mới nhất của ông là ‘China: Trapped Transition (2006).’
Người dịch: C.B.L.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2010
Nhớ lại phiên chất vấn đầu tiên
Nhớ lại phiên chất vấn đầu tiên
- Chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm... Nếu làm gương không xong thì sẽ dùng luật pháp mà trị những kẻ ăn hối lộ... - Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời chất vấn của QH khóa I.
Bài 1: Dân chủ và bài học từ khóa Quốc hội đầu tiên
Kỳ họp thứ 8 QH khóa XII vừa qua kết thúc với phiên chất vấn "bỏng rẫy" những câu hỏi khó dành cho Thủ tướng. Bản lĩnh của người hỏi và tư thế người trả lời đã làm nên sức nóng ấy.
65 năm trước, ngay trong những ngày sơ khai của hoạt động Quốc hội, cũng đã từng có những phiên chất vấn thẳng thắn và trực diện như vậy dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và thành viên nội các.
Bác Hồ và đại biểu QH khóa I. Nguồn: Trung tâm thông tin tư liệu, Văn phòng QH
Hồi ký của ĐBQH khóa I Lâm Quang Thự còn ghi rõ: "Trong những câu trả lời chất vấn của Hồ Chủ tịch, lập trường thể hiện sự rõ ràng, dứt khoát, đôi lúc dí dỏm, đề cập đến những vấn đề mà nhân dân ta đang quan tâm trong tình thế đất nước bấy giờ".
Chẳng hạn, nhiều ĐBQH đã hỏi về việc Phó Chủ tịch QH Nguyễn Hải Thần, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam và Phó Chủ tịch Quân sự ủy viên hội Vũ Hồng Khanh theo chân bè lũ phản động, nên 70 ghế Quốc hội trống mất phân nửa.
Hồ Chủ tịch nói: "Các ông ấy bây giờ không có mặt ở đây. Lúc nước nhà đang khó khăn, quốc dân tin ở người nào mà trao cho những người ấy việc lớn, các ông ấy lại bỏ đi, thì các ông ấy phải hỏi lương tâm thế nào? Trả lời thế là đủ...
Còn cái tin ông Nguyễn Hải Thần tự xưng là Tổng tư lệnh hải, lục, không quân Việt Nam? Việt Nam không có hải, lục, không quân thì ông Nguyễn Hải Thần cứ việc làm tổng tư lệnh, và nếu Việt Nam không có hải, lục, không quân mà ông Nguyễn Hải Thần tổ chức được hải, lục, không quân cho Việt Nam thì cố nhiên chúng ta hoan nghênh".
Về việc ĐBQH Chu Bá Phượng, thành viên phái đoàn Chính phủ đi dự hội nghị đàm phán ở Fontainebleau nhưng mang theo vàng để buôn lậu, Hồ Chủ tịch nói vắn tắt: "Nếu trong Chính phủ còn có những người khác lầm lỗi thì lỗi ấy tôi xin chịu, xin gánh và xin lỗi với đồng bào".
Trả lời về việc xây dựng Chính phủ liêm khiết, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm. Nhưng trong Chính phủ từ Hồ Chí Minh cho đến những người làm việc ở các ủy ban là đông và phức tạp lắm. Dù sao Chính phủ đã làm gương và nếu làm gương không xong thì sẽ dùng luật pháp mà trị những kẻ ăn hối lộ. Đã trị, đương trị và sẽ trị cho kỳ hết".
Trả lời câu hỏi vì sao Chính phủ lại đưa ra đề nghị thay đổi quốc kỳ, người đứng đầu Chính phủ khẳng định: "Chính phủ không bao giờ dám thay đổi quốc kỳ, chỉ vì một vài người trong Chính phủ đề nghị việc ấy lên, nên Chính phủ phải để qua Ban Thường trực QH xem xét. Tình thế từ ngày ấy đến giờ biến chuyển nhiều, lá cờ đỏ sao vàng đã nhuộm bao nhiêu máu chiến sĩ Việt Nam ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, đã đi từ Âu sang Á, tới đâu cũng đuợc chào kính cẩn. Bây giờ trừ khi cả 25 triệu đồng bào, còn ra không ai có quyền gì mà thay đổi nó".
"Nhà chép sử" Lâm Quang Thự thuật lại: "Nói mấy câu trên, mắt Người sáng quắc lên, giọng Người vang to và dằn mạnh từng tiếng một, trái hẳn với vẻ điềm đạm lúc thường".
Về câu hỏi liệu bản thỏa hiệp tạm thời ngày 14/9/1946 có phải là bản tạm ước bất bình đẳng không, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Với bản tạm ước ấy, mỗi bên nhân nhượng một tý. Ta bảo đảm cho Pháp những quyền lợi kinh tế và văn hoá ở đây thì Pháp cũng phải đảm bảo thi hành tự do dân chủ ở Nam Bộ và thả các nhà ái quốc bị bắt bớ. Còn nói Pháp không thành thật thi hành tạm ước thì ta nói vơ đua cả nắm, Pháp cũng có người tốt người xấu. Tôi có thể nói quả quyết rằng nhân dân Pháp bây giờ đại đa số tán thành ta độc lập và thống nhất lãnh thổ".
Nhận xét chung về những vấn đề các đại biểu chất vấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu: “Chính phủ hiện thời mới thành lập được hơn một năm, hãy còn thanh niên. QH bầu ra được hơn 8 tháng lại còn thanh niên hơn nữa. Vậy mà QH đã đặt những câu hỏi thật già dặn, sắc mắc khó trả lời, đề cập tới tất cả những vấn đề có quan hệ đến vận mệnh nước nhà. Với sự trưởng thành chính trị và sự quan tâm về việc nước ấy, ai dám bảo dân ta không có tư cách độc lập?”.
Sau phiên chất vấn, Hồ Chủ tịch tuyên bố xin từ chức, trao quyền lại cho QH để QH bầu ra Chính phủ mới.
QH sau đó đã thông qua nghị quyết lập Chính phủ mới, ủy nhiệm Hồ Chí Minh lập Chính phủ theo nguyên tắc đoàn kết và tập hợp nhân tài không đảng phái.
Phát biểu trước QH, Chủ tịch nói: "Tôi xin tuyên bố, Hồ Chí Minh không phải là kẻ tham quyền cố vị mong được thăng quan phát tài... Tuy Nghị quyết QH không nói đến hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố, Chính phủ sau đây phải là một chính phủ liêm khiết".
Ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều thành viên nội các như ông Vũ Đình Hòe, Huỳnh Thúc Kháng... cũng đã đối mặt với các chất vấn trực diện của Quốc hội về những vấn đề thời sự nóng bỏng.
Quốc hội khóa I ngay từ đầu đã chú trọng vai trò của chất vấn nghị trường, làm nên những phiên họp sôi động và thẳng thắn.
Ngẫm lại bài học xưa, các vấn đề thời sự bức xúc không thời nào không có. Nhưng không khí dân chủ chốn nghị trường phụ thuộc vào sự mạnh dạn của người hỏi cũng như bản lĩnh người trả lời. Nếu không khí dân chủ ấy luôn được các khóa sau đó tiếp nối và phát huy thì có lẽ QH đã sớm có một bước tiến xa.
Lê Nhung - Thu Hà
- Chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm... Nếu làm gương không xong thì sẽ dùng luật pháp mà trị những kẻ ăn hối lộ... - Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời chất vấn của QH khóa I.
Bài 1: Dân chủ và bài học từ khóa Quốc hội đầu tiên
Kỳ họp thứ 8 QH khóa XII vừa qua kết thúc với phiên chất vấn "bỏng rẫy" những câu hỏi khó dành cho Thủ tướng. Bản lĩnh của người hỏi và tư thế người trả lời đã làm nên sức nóng ấy.
65 năm trước, ngay trong những ngày sơ khai của hoạt động Quốc hội, cũng đã từng có những phiên chất vấn thẳng thắn và trực diện như vậy dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và thành viên nội các.
Bác Hồ và đại biểu QH khóa I. Nguồn: Trung tâm thông tin tư liệu, Văn phòng QH
Hồi ký của ĐBQH khóa I Lâm Quang Thự còn ghi rõ: "Trong những câu trả lời chất vấn của Hồ Chủ tịch, lập trường thể hiện sự rõ ràng, dứt khoát, đôi lúc dí dỏm, đề cập đến những vấn đề mà nhân dân ta đang quan tâm trong tình thế đất nước bấy giờ".
Chẳng hạn, nhiều ĐBQH đã hỏi về việc Phó Chủ tịch QH Nguyễn Hải Thần, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam và Phó Chủ tịch Quân sự ủy viên hội Vũ Hồng Khanh theo chân bè lũ phản động, nên 70 ghế Quốc hội trống mất phân nửa.
Hồ Chủ tịch nói: "Các ông ấy bây giờ không có mặt ở đây. Lúc nước nhà đang khó khăn, quốc dân tin ở người nào mà trao cho những người ấy việc lớn, các ông ấy lại bỏ đi, thì các ông ấy phải hỏi lương tâm thế nào? Trả lời thế là đủ...
Còn cái tin ông Nguyễn Hải Thần tự xưng là Tổng tư lệnh hải, lục, không quân Việt Nam? Việt Nam không có hải, lục, không quân thì ông Nguyễn Hải Thần cứ việc làm tổng tư lệnh, và nếu Việt Nam không có hải, lục, không quân mà ông Nguyễn Hải Thần tổ chức được hải, lục, không quân cho Việt Nam thì cố nhiên chúng ta hoan nghênh".
Về việc ĐBQH Chu Bá Phượng, thành viên phái đoàn Chính phủ đi dự hội nghị đàm phán ở Fontainebleau nhưng mang theo vàng để buôn lậu, Hồ Chủ tịch nói vắn tắt: "Nếu trong Chính phủ còn có những người khác lầm lỗi thì lỗi ấy tôi xin chịu, xin gánh và xin lỗi với đồng bào".
Trả lời về việc xây dựng Chính phủ liêm khiết, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm. Nhưng trong Chính phủ từ Hồ Chí Minh cho đến những người làm việc ở các ủy ban là đông và phức tạp lắm. Dù sao Chính phủ đã làm gương và nếu làm gương không xong thì sẽ dùng luật pháp mà trị những kẻ ăn hối lộ. Đã trị, đương trị và sẽ trị cho kỳ hết".
Trả lời câu hỏi vì sao Chính phủ lại đưa ra đề nghị thay đổi quốc kỳ, người đứng đầu Chính phủ khẳng định: "Chính phủ không bao giờ dám thay đổi quốc kỳ, chỉ vì một vài người trong Chính phủ đề nghị việc ấy lên, nên Chính phủ phải để qua Ban Thường trực QH xem xét. Tình thế từ ngày ấy đến giờ biến chuyển nhiều, lá cờ đỏ sao vàng đã nhuộm bao nhiêu máu chiến sĩ Việt Nam ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, đã đi từ Âu sang Á, tới đâu cũng đuợc chào kính cẩn. Bây giờ trừ khi cả 25 triệu đồng bào, còn ra không ai có quyền gì mà thay đổi nó".
"Nhà chép sử" Lâm Quang Thự thuật lại: "Nói mấy câu trên, mắt Người sáng quắc lên, giọng Người vang to và dằn mạnh từng tiếng một, trái hẳn với vẻ điềm đạm lúc thường".
Về câu hỏi liệu bản thỏa hiệp tạm thời ngày 14/9/1946 có phải là bản tạm ước bất bình đẳng không, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Với bản tạm ước ấy, mỗi bên nhân nhượng một tý. Ta bảo đảm cho Pháp những quyền lợi kinh tế và văn hoá ở đây thì Pháp cũng phải đảm bảo thi hành tự do dân chủ ở Nam Bộ và thả các nhà ái quốc bị bắt bớ. Còn nói Pháp không thành thật thi hành tạm ước thì ta nói vơ đua cả nắm, Pháp cũng có người tốt người xấu. Tôi có thể nói quả quyết rằng nhân dân Pháp bây giờ đại đa số tán thành ta độc lập và thống nhất lãnh thổ".
Nhận xét chung về những vấn đề các đại biểu chất vấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu: “Chính phủ hiện thời mới thành lập được hơn một năm, hãy còn thanh niên. QH bầu ra được hơn 8 tháng lại còn thanh niên hơn nữa. Vậy mà QH đã đặt những câu hỏi thật già dặn, sắc mắc khó trả lời, đề cập tới tất cả những vấn đề có quan hệ đến vận mệnh nước nhà. Với sự trưởng thành chính trị và sự quan tâm về việc nước ấy, ai dám bảo dân ta không có tư cách độc lập?”.
Sau phiên chất vấn, Hồ Chủ tịch tuyên bố xin từ chức, trao quyền lại cho QH để QH bầu ra Chính phủ mới.
QH sau đó đã thông qua nghị quyết lập Chính phủ mới, ủy nhiệm Hồ Chí Minh lập Chính phủ theo nguyên tắc đoàn kết và tập hợp nhân tài không đảng phái.
Phát biểu trước QH, Chủ tịch nói: "Tôi xin tuyên bố, Hồ Chí Minh không phải là kẻ tham quyền cố vị mong được thăng quan phát tài... Tuy Nghị quyết QH không nói đến hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố, Chính phủ sau đây phải là một chính phủ liêm khiết".
Ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều thành viên nội các như ông Vũ Đình Hòe, Huỳnh Thúc Kháng... cũng đã đối mặt với các chất vấn trực diện của Quốc hội về những vấn đề thời sự nóng bỏng.
Quốc hội khóa I ngay từ đầu đã chú trọng vai trò của chất vấn nghị trường, làm nên những phiên họp sôi động và thẳng thắn.
Ngẫm lại bài học xưa, các vấn đề thời sự bức xúc không thời nào không có. Nhưng không khí dân chủ chốn nghị trường phụ thuộc vào sự mạnh dạn của người hỏi cũng như bản lĩnh người trả lời. Nếu không khí dân chủ ấy luôn được các khóa sau đó tiếp nối và phát huy thì có lẽ QH đã sớm có một bước tiến xa.
Lê Nhung - Thu Hà
Dân chủ và bài học từ khóa Quốc hội đầu tiên
Dân chủ và bài học từ khóa Quốc hội đầu tiên
- Tại kỳ họp đặc biệt của QH khóa III (năm 1969), Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh thay mặt Quốc hội đọc diễn văn tưởng nhớ Hồ Chủ tịch. Nhân đó, ông nhắn nhủ tới đại biểu Quốc hội: "Hãy góp phần tích cực vào việc củng cố và tăng cường chính quyền dân chủ nhân dân do Hồ Chủ tịch và Đảng ta chiến đấu gian khổ mà tập luyện nên".
LTS: Cách đây 65 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu đại biểu Quốc hội khóa I.
Nhìn lại chặng đường đã qua, không thể phủ nhận QH đang ngày càng đổi mới, xứng đáng là cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước. Có thể việc này diễn ra chưa đủ nhanh, nhưng đều đặn và vững chắc.
Hôm nay, VietNamNet khởi đăng loạt bài "Quốc hội trong hành trình dân chủ". Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Bài 1: Dân chủ và bài học từ khóa Quốc hội đầu tiên
65 năm kể từ sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, khi người dân tự tay cầm lá phiếu bầu ra Quốc hội khóa I của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đến nay, hoạt động Quốc hội đang ngày càng công khai và dân chủ hơn.
Vẫn còn nhiều việc phải làm để "dân chủ" trong Quốc hội ngày càng thực chất hơn nữa. Nhưng việc truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn, việc bình luận, đưa tin của báo chí về các hoạt động của Quốc hội cũng đóng góp rất lớn vào tiến trình dân chủ, góp phần đưa Quốc hội trở thành cơ quan thực sự đại diện cho tiếng nói nhân dân.
Đây cũng chính là mục tiêu được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định ngay từ những kỳ họp Quốc hội đầu tiên. Đó là tinh thần phải xây dựng một Quốc hội thật sự dân chủ, từ đó tạo nền tảng pháp lý xây dựng đầy đủ các luật lệ cần thiết củng cố pháp chế nhà nước dân chủ nhân dân.
Bác Hồ tại kỳ họp thứ 2, QH khóa I. Nguồn: Trung tâm thông tin tư liệu, Văn phòng QH Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên diễn ra ngay khi đất nước vừa giành độc lập. Mọi tầng lớp nhân dân hồ hởi đi bỏ phiếu với nguyên vẹn khao khát và kỳ vọng vào chế độ dân chủ mới.
Hiến pháp 1946 được xây dựng trên tinh thần ấy. Tiếc là, do điều kiện chiến tranh, Hiến pháp chưa được thi hành. Hoàn cảnh chiến tranh cũng khiến đất nước vận hành theo một cơ chế đặc biệt. Các nhu cầu và đòi hỏi quyền dân chủ tạm thời gác qua một bên để tập trung cho nhiệm vụ cứu nước. Quốc hội thời chiến chỉ họp một kỳ duy nhất (năm 1953) thông qua Luật cải cách ruộng đất. Không có thời gian để bàn về những đạo luật khác xây dựng nhà nước pháp quyền.
Phải đến năm 1957, Quốc hội mới đưa một số nội dung vào chương trình nghị sự của kỳ họp thứ VI, Quốc hội khóa I để thảo luận thẳng thắn và chính thức. Đó là chủ đề "phát triển dân chủ" và "kiện toàn pháp chế nhà nước dân chủ".
Chính phủ đã trình ra một số dự án luật như các Luật về tự do dân chủ, tự do thân thể, tự do tổ chức, tự do hội họp, tự do công đoàn...
Trong hồi ký được lưu giữ tại Trung tâm thông tin tư liệu, Văn phòng QH, ông Lâm Quang Thự, ĐBQH khóa I nhớ lại, ngay trong phát biểu chào mừng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định ý nghĩa kỳ họp thứ VI: "Đây là kỳ họp phát triển dân chủ của nhà nước, dân chủ với nhân dân... Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường chuyên chính để làm cho chính quyền của ta ngày càng thực sự là chính quyền của nhân dân".
Ông Lâm Quang Thự cũng không ngần ngại nêu thẳng trong tham luận đọc tại kỳ họp: "Từ ngày nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, việc xây dựng và củng cố chế độ đã trải qua nhiều giai đoạn... Chế độ ta là chế độ dân chủ nhân dân nên được nhân dân ủng hộ, nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót. Những thiếu sót ấy đã hạn chế sự phát triển dân chủ".
Theo ông Thự, từ ngày hòa bình lập lại, việc đảm bảo quyền tự do dân chủ, xây dựng nền luật pháp dân chủ vẫn chậm trễ. Thậm chí, Quốc hội vẫn kéo dài cách làm việc trong tình trạng không bình thường của thời kháng chiến. Hội đồng nhân dân các cấp chưa được bầu lại. Các quyền tự do dân chủ của nhân dân qua cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, quản lý công dân... đã bị xâm phạm nghiêm trọng.
Trước yêu cầu cấp bách của tình trạng mất dân chủ trong đời sống xã hội, Quốc hội đã đưa vào chương trình nghị sự để ĐBQH thảo luận về phát triển dân chủ và kiện toàn pháp chế nhà nước dân chủ. "Đó là hành động cụ thể rất hợp thời, hợp với mong mỏi của các tầng lớp nhân dân", ông Thự bình luận.
Tại kỳ họp này, Bộ Nội vụ đã trình dự luật quy định quyền lập hội và quyền tự do hội họp.
Bộ Tư pháp trình dự luật đảm bảo quyền tự do thân thể và bất khả xâm phạm về nhà ở, thư tín của nhân dân, Luật về báo chí... QH cũng bầu ban sửa đổi Hiến pháp 1946.
Vấn đề dân chủ đã "lôi kéo" được sự tham gia của nhiều ĐBQH. Chẳng hạn, ĐB Đinh Gia Trinh (Hà Nam) phát biểu về kiện toàn chế độ pháp trị dân chủ. ĐB Nguyễn Thành Lê (Thái Bình) nói về tự do ngôn luận và tự do báo chí. Nhiều ĐB khác phân tích các dự luật đảm bảo tự do dân chủ...
Bế mạc kỳ họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Kỳ họp lần này đã nêu cao tinh thần đoàn kết nhất trí trong toàn dân, phát huy thêm một bước tinh thần dân chủ của chế độ ta". Các ĐBQH cũng kỳ vọng, việc ban hành các đạo luật về mở rộng dân chủ, đảm bảo quyền tự do dân chủ cũng phải được làm thường xuyên, liên tục.
Hoạt động nghị trường của Quốc hội khóa I tuy ngắn ngủi nhưng luôn tập trung vào nhiệm vụ xây dựng nền móng dân chủ. Những giá trị nền tảng người xưa đã gây dựng nên, suốt 65 năm qua có những giai đoạn đã tiếp thu, phát triển. Song cũng có không ít bước lùi.
Nhà sử học Dương Trung Quốc bình luận: "Quốc hội khóa I đã thông qua được một số luật nhưng hoàn cảnh chiến tranh khiến đất nước không thể vận hành theo luật. Mọi hoạt động được điều hành theo chính sách là chính. Và điều này đã làm mất dần đi năng lực dân chủ của nhân dân".
Trong khi đó, những dự án luật cần thiết để đảm bảo quyền làm chủ của người dân như Luật tiếp cận thông tin, Luật về hội, Luật về phản biện xã hội... sau nhiều lần bàn thảo, đến nay, vẫn chưa thể ban hành.
Lê Nhung - Thu Hà
- Tại kỳ họp đặc biệt của QH khóa III (năm 1969), Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh thay mặt Quốc hội đọc diễn văn tưởng nhớ Hồ Chủ tịch. Nhân đó, ông nhắn nhủ tới đại biểu Quốc hội: "Hãy góp phần tích cực vào việc củng cố và tăng cường chính quyền dân chủ nhân dân do Hồ Chủ tịch và Đảng ta chiến đấu gian khổ mà tập luyện nên".
LTS: Cách đây 65 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đã tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu đại biểu Quốc hội khóa I.
Nhìn lại chặng đường đã qua, không thể phủ nhận QH đang ngày càng đổi mới, xứng đáng là cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước. Có thể việc này diễn ra chưa đủ nhanh, nhưng đều đặn và vững chắc.
Hôm nay, VietNamNet khởi đăng loạt bài "Quốc hội trong hành trình dân chủ". Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Bài 1: Dân chủ và bài học từ khóa Quốc hội đầu tiên
65 năm kể từ sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, khi người dân tự tay cầm lá phiếu bầu ra Quốc hội khóa I của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đến nay, hoạt động Quốc hội đang ngày càng công khai và dân chủ hơn.
Vẫn còn nhiều việc phải làm để "dân chủ" trong Quốc hội ngày càng thực chất hơn nữa. Nhưng việc truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn, việc bình luận, đưa tin của báo chí về các hoạt động của Quốc hội cũng đóng góp rất lớn vào tiến trình dân chủ, góp phần đưa Quốc hội trở thành cơ quan thực sự đại diện cho tiếng nói nhân dân.
Đây cũng chính là mục tiêu được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định ngay từ những kỳ họp Quốc hội đầu tiên. Đó là tinh thần phải xây dựng một Quốc hội thật sự dân chủ, từ đó tạo nền tảng pháp lý xây dựng đầy đủ các luật lệ cần thiết củng cố pháp chế nhà nước dân chủ nhân dân.
Bác Hồ tại kỳ họp thứ 2, QH khóa I. Nguồn: Trung tâm thông tin tư liệu, Văn phòng QH Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên diễn ra ngay khi đất nước vừa giành độc lập. Mọi tầng lớp nhân dân hồ hởi đi bỏ phiếu với nguyên vẹn khao khát và kỳ vọng vào chế độ dân chủ mới.
Hiến pháp 1946 được xây dựng trên tinh thần ấy. Tiếc là, do điều kiện chiến tranh, Hiến pháp chưa được thi hành. Hoàn cảnh chiến tranh cũng khiến đất nước vận hành theo một cơ chế đặc biệt. Các nhu cầu và đòi hỏi quyền dân chủ tạm thời gác qua một bên để tập trung cho nhiệm vụ cứu nước. Quốc hội thời chiến chỉ họp một kỳ duy nhất (năm 1953) thông qua Luật cải cách ruộng đất. Không có thời gian để bàn về những đạo luật khác xây dựng nhà nước pháp quyền.
Phải đến năm 1957, Quốc hội mới đưa một số nội dung vào chương trình nghị sự của kỳ họp thứ VI, Quốc hội khóa I để thảo luận thẳng thắn và chính thức. Đó là chủ đề "phát triển dân chủ" và "kiện toàn pháp chế nhà nước dân chủ".
Chính phủ đã trình ra một số dự án luật như các Luật về tự do dân chủ, tự do thân thể, tự do tổ chức, tự do hội họp, tự do công đoàn...
Trong hồi ký được lưu giữ tại Trung tâm thông tin tư liệu, Văn phòng QH, ông Lâm Quang Thự, ĐBQH khóa I nhớ lại, ngay trong phát biểu chào mừng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định ý nghĩa kỳ họp thứ VI: "Đây là kỳ họp phát triển dân chủ của nhà nước, dân chủ với nhân dân... Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường chuyên chính để làm cho chính quyền của ta ngày càng thực sự là chính quyền của nhân dân".
Ông Lâm Quang Thự cũng không ngần ngại nêu thẳng trong tham luận đọc tại kỳ họp: "Từ ngày nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, việc xây dựng và củng cố chế độ đã trải qua nhiều giai đoạn... Chế độ ta là chế độ dân chủ nhân dân nên được nhân dân ủng hộ, nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót. Những thiếu sót ấy đã hạn chế sự phát triển dân chủ".
Theo ông Thự, từ ngày hòa bình lập lại, việc đảm bảo quyền tự do dân chủ, xây dựng nền luật pháp dân chủ vẫn chậm trễ. Thậm chí, Quốc hội vẫn kéo dài cách làm việc trong tình trạng không bình thường của thời kháng chiến. Hội đồng nhân dân các cấp chưa được bầu lại. Các quyền tự do dân chủ của nhân dân qua cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, quản lý công dân... đã bị xâm phạm nghiêm trọng.
Trước yêu cầu cấp bách của tình trạng mất dân chủ trong đời sống xã hội, Quốc hội đã đưa vào chương trình nghị sự để ĐBQH thảo luận về phát triển dân chủ và kiện toàn pháp chế nhà nước dân chủ. "Đó là hành động cụ thể rất hợp thời, hợp với mong mỏi của các tầng lớp nhân dân", ông Thự bình luận.
Tại kỳ họp này, Bộ Nội vụ đã trình dự luật quy định quyền lập hội và quyền tự do hội họp.
Bộ Tư pháp trình dự luật đảm bảo quyền tự do thân thể và bất khả xâm phạm về nhà ở, thư tín của nhân dân, Luật về báo chí... QH cũng bầu ban sửa đổi Hiến pháp 1946.
Vấn đề dân chủ đã "lôi kéo" được sự tham gia của nhiều ĐBQH. Chẳng hạn, ĐB Đinh Gia Trinh (Hà Nam) phát biểu về kiện toàn chế độ pháp trị dân chủ. ĐB Nguyễn Thành Lê (Thái Bình) nói về tự do ngôn luận và tự do báo chí. Nhiều ĐB khác phân tích các dự luật đảm bảo tự do dân chủ...
Bế mạc kỳ họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Kỳ họp lần này đã nêu cao tinh thần đoàn kết nhất trí trong toàn dân, phát huy thêm một bước tinh thần dân chủ của chế độ ta". Các ĐBQH cũng kỳ vọng, việc ban hành các đạo luật về mở rộng dân chủ, đảm bảo quyền tự do dân chủ cũng phải được làm thường xuyên, liên tục.
Hoạt động nghị trường của Quốc hội khóa I tuy ngắn ngủi nhưng luôn tập trung vào nhiệm vụ xây dựng nền móng dân chủ. Những giá trị nền tảng người xưa đã gây dựng nên, suốt 65 năm qua có những giai đoạn đã tiếp thu, phát triển. Song cũng có không ít bước lùi.
Nhà sử học Dương Trung Quốc bình luận: "Quốc hội khóa I đã thông qua được một số luật nhưng hoàn cảnh chiến tranh khiến đất nước không thể vận hành theo luật. Mọi hoạt động được điều hành theo chính sách là chính. Và điều này đã làm mất dần đi năng lực dân chủ của nhân dân".
Trong khi đó, những dự án luật cần thiết để đảm bảo quyền làm chủ của người dân như Luật tiếp cận thông tin, Luật về hội, Luật về phản biện xã hội... sau nhiều lần bàn thảo, đến nay, vẫn chưa thể ban hành.
Lê Nhung - Thu Hà
Người mở “kỷ nguyên” nói thẳng, nói thật trên nghị trường
Người mở “kỷ nguyên” nói thẳng, nói thật trên nghị trường
- Bà Sáu Trầu nhớ lại, bài tham luận hôm đó có nhiều câu động chạm tới mức, “trước phiên họp, một đồng chí trong đoàn kéo tôi lại ái ngại: chị có trăng trối gì với mấy đứa nhỏ ở nhà không?”.
Dân chủ và bài học từ khóa Quốc hội đầu tiên
Nhớ lại phiên chất vấn đầu tiên
Ngày gần áp chót kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa VII (1985). Được mời lên đọc tham luận cuối cùng, ĐBQH Đào Thị Biểu (bà Sáu Trầu) đã có một bài phát biểu đặt thẳng vấn đề trách nhiệm của Chính phủ khi triển khai quyết sách giá - lương - tiền. Vấn đề thời sự nóng bỏng, tác động trực tiếp tới đời sống dân sinh lúc bấy giờ, với nhiều bất cập và “ấm ức” ai cũng biết nhưng không ai dám nói ra.
26 năm đã qua nhưng khi lật giở lại bài tham luận của đoàn ĐBQH tỉnh Cửu Long (nay là Vĩnh Long và Trà Vinh), bà Sáu Trầu, bây giờ ở tuổi 74, vẫn nhớ nguyên không khí quyết liệt, gay cấn trong suốt quá trình chuẩn bị cho bài phát biểu đó. Nhất là trong bối cảnh các tham luận đọc trực tiếp tại nghị trường chủ yếu là tán thành và hoan nghênh.
Bà Sáu Trầu - người từng làm “bùng nổ” nghị trường cách đây 26 năm
Còn với nhiều ĐBQH, bài tham luận của bà Sáu Trầu không chỉ gây chấn động diễn đàn Quốc hội đêm trước đổi mới mà còn mở ra “kỷ nguyên nói thẳng, nói thật trên nghị trường”. Bà đã làm được một việc hết sức quan trọng, chưa từng có trong đời sống nghị trường Việt Nam, kể từ thời điểm 15/7/1960.
Ngày 5/9/1985 được ấn định là ngày đổi tiền trên cả nước, khởi đầu cho chính sách giá - lương - tiền. Cuối năm đó Quốc hội họp kỳ thứ 10.
Bà Sáu Trầu kể, các kỳ họp Quốc hội lâu nay, không phải ai muốn phát biểu gì cũng được nói mà đều có bố trí, sắp xếp sẵn.
Trước khi ra họp, đoàn ĐBQH tỉnh Cửu Long cũng như các đoàn ĐBQH khác đều phải gửi ra thư ký kỳ họp nội dung bài phát biểu dự kiến sẽ đọc.
“Nội dung không có gì đặc biệt. Chủ yếu là cơ bản nhất trí, tán thành với chủ trương, chính sách”, bà cho biết. Tuy nhiên, sau khi nghe Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) báo cáo tình hình kinh tế - xã hội có một ý rằng: “Các địa phương đã không biết phát huy ưu thế sau đổi tiền”, đoàn ĐBQH Cửu Long đều thấy chưa thỏa đáng.
Bởi, thực tế sau khi thực hiện chính sách đổi tiền, giá hàng hoá đã tăng cao gấp 10 lần trong khi lương người sản xuất thấp lẹt đẹt, còn lương kinh doanh cao ngút trời. Giá vé xe đò tăng cao gấp 5-7 lần, nhiều người đi xa không đủ tiền phải nằm lại bến. Thiếu tiền lẻ, khiến việc mua vé tàu xe, ăn hủ tíu không có tiền lẻ trả, phải thế giấy chứng minh. Người dân lao đao vì thiếu tiền lẻ trong chi tiêu mua sắm hàng hoá thiết yếu hàng ngày.
Tối đó, cả đoàn ĐBQH Cửu Long nhóm họp và cùng nhận ra đã đến lúc không thể đặng đừng mà cần phải nói sự thật.
Tuy nhiên, bài tham luận đã được nộp, giờ muốn nói khác thì tính sao?
Thư ký đoàn ĐBQH tỉnh sau khi tham khảo hết các ý kiến, đã chắp bút viết lại một bài khác, từng ĐBQH trong đoàn thống nhất nội dung và ký tên.
Viết xong rồi cũng không dám nhờ Văn phòng QH đánh máy vì sợ lộ sẽ bị rầy rà, không còn cơ hội đọc trên hội trường. Vậy là lãnh đạo đoàn phải tìm đến người quen bên Văn phòng Trung ương Đoàn nhờ đánh máy giúp.
Biết vấn đề đụng chạm nên trước khi họp, ông Tư Cẩn (trưởng đoàn) có ý hỏi trước “ai dám phát biểu”. Ông nói thêm, vấn đề gay gắt lắm, phải giọng nữ nói năng mềm mại, từ tốn, gia đình có thành tích kháng chiến, lại phải dũng cảm, có thể hy sinh. Bà Sáu Trầu đã xung phong lãnh trách nhiệm.
"Khi lãnh nhiệm vụ, trong đầu tôi chỉ có một ý nghĩ là đem ý dân gửi cho Đảng, để dân mất lòng tin vào Đảng là mình có tội"Cuối ngày của kỳ họp hôm đó đã chứng kiến một cuộc “bùng nổ” chưa từng có khi người phụ nữ có thói quen bỏm bẻm nhai trầu đĩnh đạc bước lên diễn đàn Quốc hội và mạnh dạn nói thẳng những điều không ai dám nói.
…“Chúng tôi cho rằng 10 năm qua chưa lần nào dân xôn xao, bất bình, thậm chí phẫn nộ bằng đợt phá giá - lương - tiền vừa qua. Chúng tôi đã chứng kiến biết bao cảnh các cửa hàng ách tắc, bao nhiêu cuộc cãi vã xô xát, bao nhiêu tiêu cực: vo tròn giá hay nâng giá vì thiếu tiền lẻ và mua bán tiền lẻ... Chúng tôi yêu cầu đưa ra ánh sáng vấn đề này. Chúng tôi yêu cầu làm rõ trách nhiệm trong việc này”.
Tiếng vỗ tay vang khắp hội trường.
Như được tiếp lửa, bà “truy” tiếp: “Có đồng chí nói một số nơi đã làm lộ. Riêng vụ án ở Cửu Long đã chứng minh kẻ biết trước và chủ tâm làm lộ để đầu cơ trong đổi bạc là hệ thống ngân hàng. Ban giám đốc ngân hàng đầu tư xây dựng và gần hết nhân viên đã cấu kết với tên thương buôn Lã Thị Tú Vân thu hết tiền 10 đồng trở xuống trước ngày đổi bạc và luồn lách đổi hàng triệu bạc sau ngày đăng ký. Ai ở Trung ương đã phổ biến cho ngân hàng Cửu Long những chi tiết đó? Việc phổ biến nội dung như vậy với thời gian như vậy để xảy ra tiêu cực là chuyện bình thường hay có dụng ý? Chúng tôi đề nghị các ngành có chức năng truy cứu tới nơi tới chốn trách nhiệm hình sự này”.
"Hồi mới trúng cử ĐBQH, lo quá tôi hỏi thăm ông Mười Quẹo (đại biểu khóa VI) rằng làm ĐBQH là làm những gì? Ông nói vui: là khi người ta nói xong thì vỗ tay, hết giờ đi ăn cơm! Qua hai nhiệm kỳ làm ĐBQH, tôi hiểu đại biểu dân cử là phải dám nói, phải có trách nhiệm với những người đã bầu ra mình”.
Bài tham luận của bà còn thuyết phục người nghe bằng những dẫn chứng mạch lạc, “những thủ tục sơ đẳng nhất về nghiệp vụ lần này cũng không được tuân thủ như: không cắt góc tiền cũ đã thu hồi, không buộc kê khai đủ tất cả tiền cũ, không ghi rõ “chữ kèm theo số” tiền đăng ký đổi, không giữ người phụ trách đổi tiền tại bàn trong suốt thời gian thu đổi…. Mặt khác lại hạn chế bàn đổi chỉ còn 50% số bàn đổi kỳ đổi trước trong khi lượng tiền phải đổi cao hơn đã tạo ra sự kéo dài rất sơ hở, nhất là ở các bàn vãng lai”.
Không dừng lại, bà tiếp tục “đụng chạm” thẳng, thật, không né tránh với những người có trách nhiệm: “Ai đã tạo sơ hở ấy để cán bộ lợi dụng, nhất là cán bộ ngân hàng phụ trách các bàn đổi. Ai là người chịu trách nhiệm chính trong vi phạm các nguyên tắc này? Cần phải xử lý đúng người đã chủ trương sai tạo ra sơ hở, chứ không thể chỉ trừng trị kẻ lợi dụng sơ hở…
Trung ương nói địa phương không biết phát huy ưu thế sau đổi tiền nhưng ưu thế gì mà phát huy. Lượng tiền đưa lại dân quá lớn, thương buôn đã vét hết hàng và lòn lõi nắm lại được tiền mới khá lớn trong tay. Sau đổi tiền, ta còn một số tiền dự trữ nhưng không còn hàng, thương buôn vừa có hàng vừa có tiền. Ta lại tăng giá, làm cho ngành thương nghiệp cần lượng tiền mặt khá lớn để nắm hàng, thế là lại tiếp tục lạm phát với tốc độ nhanh và qui mô lớn hơn trong khi cơ chế quản lý tiền tệ chưa có tí gì đổi mới, thế là các ngành sản xuất kinh doanh lại vẫn bế tắc không có ưu thế gì để phát huy”.
“Tóm lại, chúng tôi cho rằng nhận xét của đồng chí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng là không đúng sự thật. đánh giá sai - đúng trong đổi tiền chưa đúng mức, còn đổ lỗi cho khách quan và bên dưới, chưa nói rõ, chỉ đúng ai chịu trách nhiệm chính trong sai lầm vừa qua để công khai xử lý trước dân”…
Cuối cùng bà đưa ra yêu cầu nảy lửa, “chúng tôi đề nghị cần làm rõ đúng sai và xử lý nghiêm minh, không để kẻ sai cứ bám mãi vị trí cũ để tiếp tục hại dân, hại nước nữa”.
Giọng bà vang đến đâu, cả hội trường vỗ tay rần rần đến đó: “Là cán bộ đảng viên, đại biểu Quốc hội, chúng tôi hiểu phải nói gì và làm như thế nào trước nhân dân… Với bức xúc của nhân dân, chúng tôi phải nói hết, nói thật những cái đã thấy, đã hiểu của mình mong góp phần đấu tranh xây dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội….”
Bảy phút cho bài phát biểu gần bảy trang đánh máy trong những tràng pháo tay liên tiếp. “Tôi cố đọc nhanh và lớn để mọi người nghe. Vì mỗi tham luận chỉ được phát biểu bảy phút, nếu quá giờ, người điều khiển phiên họp sẽ rung chuông mời xuống”, bà kể.
Thư ký kỳ họp sau đó cũng “cự nự” bà phát biểu không giống như tham luận đã đăng ký.
Giờ nhớ lại chuyện cũ, bà Sáu Trầu vui vẻ nói, bài tham luận hôm đó quả thực nhiều câu rất gay gắt, động chạm trực diện tới mức, “trước phiên họp, một đồng chí trong đoàn kéo tôi lại ái ngại: chị có trăng trối gì với mấy đứa nhỏ ở nhà không?”. Họ lo tôi sẽ bị bắt giam.
Nhưng, “toàn bộ nội dung trong bài tham luận đúng là sự thật, đó là những gì cử tri của chúng tôi bức xúc. Khi lãnh nhiệm vụ, trong đầu tôi chỉ có một ý nghĩ là đem ý dân gửi cho Đảng, để dân mất lòng tin vào Đảng là mình có tội”, vừa bỏm bẻm nhai trầu, bà Sáu vừa bộc bạch.
Bản lĩnh nghị trường đã làm nên uy tín của ĐBQH Đào Thị Biểu. Sau phiên họp hôm đó, các đoàn ĐBQH mang vô vàn trầu cau đến bảo là thưởng vì bà đã giúp họ nói lên những điều bức xúc nhưng không dám nói. Nhà văn Nguyễn Hải Trừng tặng bà tập thơ, ngoài bìa đề mấy câu: “Tặng người em gái quê hương, người mở ra kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên nói thẳng và nói thật”.
Câu chuyện của bà Sáu Trầu và cuộc “bùng nổ” trên nghị trường hồi đó là một minh chứng sống động về bản lĩnh đại biểu dân cử. Chẳng có rào cản vô hình nào không thể vượt qua nếu đại biểu hiểu thấu đáo trách nhiệm của mình. Vì suy cho cùng, nội dung quan trọng nhất của việc cử tri cần các vị đại biểu Quốc hội là để có trách nhiệm đối với mình. Chế độ trách nhiệm đối với cử tri là linh hồn của chức năng đại diện. Điều này được quy định trong Hiến pháp như sau: “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước” (điều 79).
Về điều này, Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Sĩ Dũng cũng từng viết, chức năng đại diện chính là chiếc cầu nối tất cả chúng ta với quyền lực nhà nước. Và không ai khác, chính từng vị đại biểu Quốc hội là những nhịp cầu tin cậy của cử tri. Làm cho cử tri vừa lòng chính là thực hiện chức năng đại diện.
Hay nói cách khác, đảm bảo sự vận hành trên thực tế của chức năng đại diện chính là nội dung quan trọng nhất, thậm chí là linh hồn của việc thực hành dân chủ thực chất. Tuy nhiên, không phải đại biểu nào cũng làm được.
Thu Hà - Lê Nhung
- Bà Sáu Trầu nhớ lại, bài tham luận hôm đó có nhiều câu động chạm tới mức, “trước phiên họp, một đồng chí trong đoàn kéo tôi lại ái ngại: chị có trăng trối gì với mấy đứa nhỏ ở nhà không?”.
Dân chủ và bài học từ khóa Quốc hội đầu tiên
Nhớ lại phiên chất vấn đầu tiên
Ngày gần áp chót kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa VII (1985). Được mời lên đọc tham luận cuối cùng, ĐBQH Đào Thị Biểu (bà Sáu Trầu) đã có một bài phát biểu đặt thẳng vấn đề trách nhiệm của Chính phủ khi triển khai quyết sách giá - lương - tiền. Vấn đề thời sự nóng bỏng, tác động trực tiếp tới đời sống dân sinh lúc bấy giờ, với nhiều bất cập và “ấm ức” ai cũng biết nhưng không ai dám nói ra.
26 năm đã qua nhưng khi lật giở lại bài tham luận của đoàn ĐBQH tỉnh Cửu Long (nay là Vĩnh Long và Trà Vinh), bà Sáu Trầu, bây giờ ở tuổi 74, vẫn nhớ nguyên không khí quyết liệt, gay cấn trong suốt quá trình chuẩn bị cho bài phát biểu đó. Nhất là trong bối cảnh các tham luận đọc trực tiếp tại nghị trường chủ yếu là tán thành và hoan nghênh.
Bà Sáu Trầu - người từng làm “bùng nổ” nghị trường cách đây 26 năm
Còn với nhiều ĐBQH, bài tham luận của bà Sáu Trầu không chỉ gây chấn động diễn đàn Quốc hội đêm trước đổi mới mà còn mở ra “kỷ nguyên nói thẳng, nói thật trên nghị trường”. Bà đã làm được một việc hết sức quan trọng, chưa từng có trong đời sống nghị trường Việt Nam, kể từ thời điểm 15/7/1960.
Ngày 5/9/1985 được ấn định là ngày đổi tiền trên cả nước, khởi đầu cho chính sách giá - lương - tiền. Cuối năm đó Quốc hội họp kỳ thứ 10.
Bà Sáu Trầu kể, các kỳ họp Quốc hội lâu nay, không phải ai muốn phát biểu gì cũng được nói mà đều có bố trí, sắp xếp sẵn.
Trước khi ra họp, đoàn ĐBQH tỉnh Cửu Long cũng như các đoàn ĐBQH khác đều phải gửi ra thư ký kỳ họp nội dung bài phát biểu dự kiến sẽ đọc.
“Nội dung không có gì đặc biệt. Chủ yếu là cơ bản nhất trí, tán thành với chủ trương, chính sách”, bà cho biết. Tuy nhiên, sau khi nghe Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) báo cáo tình hình kinh tế - xã hội có một ý rằng: “Các địa phương đã không biết phát huy ưu thế sau đổi tiền”, đoàn ĐBQH Cửu Long đều thấy chưa thỏa đáng.
Bởi, thực tế sau khi thực hiện chính sách đổi tiền, giá hàng hoá đã tăng cao gấp 10 lần trong khi lương người sản xuất thấp lẹt đẹt, còn lương kinh doanh cao ngút trời. Giá vé xe đò tăng cao gấp 5-7 lần, nhiều người đi xa không đủ tiền phải nằm lại bến. Thiếu tiền lẻ, khiến việc mua vé tàu xe, ăn hủ tíu không có tiền lẻ trả, phải thế giấy chứng minh. Người dân lao đao vì thiếu tiền lẻ trong chi tiêu mua sắm hàng hoá thiết yếu hàng ngày.
Tối đó, cả đoàn ĐBQH Cửu Long nhóm họp và cùng nhận ra đã đến lúc không thể đặng đừng mà cần phải nói sự thật.
Tuy nhiên, bài tham luận đã được nộp, giờ muốn nói khác thì tính sao?
Thư ký đoàn ĐBQH tỉnh sau khi tham khảo hết các ý kiến, đã chắp bút viết lại một bài khác, từng ĐBQH trong đoàn thống nhất nội dung và ký tên.
Viết xong rồi cũng không dám nhờ Văn phòng QH đánh máy vì sợ lộ sẽ bị rầy rà, không còn cơ hội đọc trên hội trường. Vậy là lãnh đạo đoàn phải tìm đến người quen bên Văn phòng Trung ương Đoàn nhờ đánh máy giúp.
Biết vấn đề đụng chạm nên trước khi họp, ông Tư Cẩn (trưởng đoàn) có ý hỏi trước “ai dám phát biểu”. Ông nói thêm, vấn đề gay gắt lắm, phải giọng nữ nói năng mềm mại, từ tốn, gia đình có thành tích kháng chiến, lại phải dũng cảm, có thể hy sinh. Bà Sáu Trầu đã xung phong lãnh trách nhiệm.
"Khi lãnh nhiệm vụ, trong đầu tôi chỉ có một ý nghĩ là đem ý dân gửi cho Đảng, để dân mất lòng tin vào Đảng là mình có tội"Cuối ngày của kỳ họp hôm đó đã chứng kiến một cuộc “bùng nổ” chưa từng có khi người phụ nữ có thói quen bỏm bẻm nhai trầu đĩnh đạc bước lên diễn đàn Quốc hội và mạnh dạn nói thẳng những điều không ai dám nói.
…“Chúng tôi cho rằng 10 năm qua chưa lần nào dân xôn xao, bất bình, thậm chí phẫn nộ bằng đợt phá giá - lương - tiền vừa qua. Chúng tôi đã chứng kiến biết bao cảnh các cửa hàng ách tắc, bao nhiêu cuộc cãi vã xô xát, bao nhiêu tiêu cực: vo tròn giá hay nâng giá vì thiếu tiền lẻ và mua bán tiền lẻ... Chúng tôi yêu cầu đưa ra ánh sáng vấn đề này. Chúng tôi yêu cầu làm rõ trách nhiệm trong việc này”.
Tiếng vỗ tay vang khắp hội trường.
Như được tiếp lửa, bà “truy” tiếp: “Có đồng chí nói một số nơi đã làm lộ. Riêng vụ án ở Cửu Long đã chứng minh kẻ biết trước và chủ tâm làm lộ để đầu cơ trong đổi bạc là hệ thống ngân hàng. Ban giám đốc ngân hàng đầu tư xây dựng và gần hết nhân viên đã cấu kết với tên thương buôn Lã Thị Tú Vân thu hết tiền 10 đồng trở xuống trước ngày đổi bạc và luồn lách đổi hàng triệu bạc sau ngày đăng ký. Ai ở Trung ương đã phổ biến cho ngân hàng Cửu Long những chi tiết đó? Việc phổ biến nội dung như vậy với thời gian như vậy để xảy ra tiêu cực là chuyện bình thường hay có dụng ý? Chúng tôi đề nghị các ngành có chức năng truy cứu tới nơi tới chốn trách nhiệm hình sự này”.
"Hồi mới trúng cử ĐBQH, lo quá tôi hỏi thăm ông Mười Quẹo (đại biểu khóa VI) rằng làm ĐBQH là làm những gì? Ông nói vui: là khi người ta nói xong thì vỗ tay, hết giờ đi ăn cơm! Qua hai nhiệm kỳ làm ĐBQH, tôi hiểu đại biểu dân cử là phải dám nói, phải có trách nhiệm với những người đã bầu ra mình”.
Bài tham luận của bà còn thuyết phục người nghe bằng những dẫn chứng mạch lạc, “những thủ tục sơ đẳng nhất về nghiệp vụ lần này cũng không được tuân thủ như: không cắt góc tiền cũ đã thu hồi, không buộc kê khai đủ tất cả tiền cũ, không ghi rõ “chữ kèm theo số” tiền đăng ký đổi, không giữ người phụ trách đổi tiền tại bàn trong suốt thời gian thu đổi…. Mặt khác lại hạn chế bàn đổi chỉ còn 50% số bàn đổi kỳ đổi trước trong khi lượng tiền phải đổi cao hơn đã tạo ra sự kéo dài rất sơ hở, nhất là ở các bàn vãng lai”.
Không dừng lại, bà tiếp tục “đụng chạm” thẳng, thật, không né tránh với những người có trách nhiệm: “Ai đã tạo sơ hở ấy để cán bộ lợi dụng, nhất là cán bộ ngân hàng phụ trách các bàn đổi. Ai là người chịu trách nhiệm chính trong vi phạm các nguyên tắc này? Cần phải xử lý đúng người đã chủ trương sai tạo ra sơ hở, chứ không thể chỉ trừng trị kẻ lợi dụng sơ hở…
Trung ương nói địa phương không biết phát huy ưu thế sau đổi tiền nhưng ưu thế gì mà phát huy. Lượng tiền đưa lại dân quá lớn, thương buôn đã vét hết hàng và lòn lõi nắm lại được tiền mới khá lớn trong tay. Sau đổi tiền, ta còn một số tiền dự trữ nhưng không còn hàng, thương buôn vừa có hàng vừa có tiền. Ta lại tăng giá, làm cho ngành thương nghiệp cần lượng tiền mặt khá lớn để nắm hàng, thế là lại tiếp tục lạm phát với tốc độ nhanh và qui mô lớn hơn trong khi cơ chế quản lý tiền tệ chưa có tí gì đổi mới, thế là các ngành sản xuất kinh doanh lại vẫn bế tắc không có ưu thế gì để phát huy”.
“Tóm lại, chúng tôi cho rằng nhận xét của đồng chí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng là không đúng sự thật. đánh giá sai - đúng trong đổi tiền chưa đúng mức, còn đổ lỗi cho khách quan và bên dưới, chưa nói rõ, chỉ đúng ai chịu trách nhiệm chính trong sai lầm vừa qua để công khai xử lý trước dân”…
Cuối cùng bà đưa ra yêu cầu nảy lửa, “chúng tôi đề nghị cần làm rõ đúng sai và xử lý nghiêm minh, không để kẻ sai cứ bám mãi vị trí cũ để tiếp tục hại dân, hại nước nữa”.
Giọng bà vang đến đâu, cả hội trường vỗ tay rần rần đến đó: “Là cán bộ đảng viên, đại biểu Quốc hội, chúng tôi hiểu phải nói gì và làm như thế nào trước nhân dân… Với bức xúc của nhân dân, chúng tôi phải nói hết, nói thật những cái đã thấy, đã hiểu của mình mong góp phần đấu tranh xây dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội….”
Bảy phút cho bài phát biểu gần bảy trang đánh máy trong những tràng pháo tay liên tiếp. “Tôi cố đọc nhanh và lớn để mọi người nghe. Vì mỗi tham luận chỉ được phát biểu bảy phút, nếu quá giờ, người điều khiển phiên họp sẽ rung chuông mời xuống”, bà kể.
Thư ký kỳ họp sau đó cũng “cự nự” bà phát biểu không giống như tham luận đã đăng ký.
Giờ nhớ lại chuyện cũ, bà Sáu Trầu vui vẻ nói, bài tham luận hôm đó quả thực nhiều câu rất gay gắt, động chạm trực diện tới mức, “trước phiên họp, một đồng chí trong đoàn kéo tôi lại ái ngại: chị có trăng trối gì với mấy đứa nhỏ ở nhà không?”. Họ lo tôi sẽ bị bắt giam.
Nhưng, “toàn bộ nội dung trong bài tham luận đúng là sự thật, đó là những gì cử tri của chúng tôi bức xúc. Khi lãnh nhiệm vụ, trong đầu tôi chỉ có một ý nghĩ là đem ý dân gửi cho Đảng, để dân mất lòng tin vào Đảng là mình có tội”, vừa bỏm bẻm nhai trầu, bà Sáu vừa bộc bạch.
Bản lĩnh nghị trường đã làm nên uy tín của ĐBQH Đào Thị Biểu. Sau phiên họp hôm đó, các đoàn ĐBQH mang vô vàn trầu cau đến bảo là thưởng vì bà đã giúp họ nói lên những điều bức xúc nhưng không dám nói. Nhà văn Nguyễn Hải Trừng tặng bà tập thơ, ngoài bìa đề mấy câu: “Tặng người em gái quê hương, người mở ra kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên nói thẳng và nói thật”.
Câu chuyện của bà Sáu Trầu và cuộc “bùng nổ” trên nghị trường hồi đó là một minh chứng sống động về bản lĩnh đại biểu dân cử. Chẳng có rào cản vô hình nào không thể vượt qua nếu đại biểu hiểu thấu đáo trách nhiệm của mình. Vì suy cho cùng, nội dung quan trọng nhất của việc cử tri cần các vị đại biểu Quốc hội là để có trách nhiệm đối với mình. Chế độ trách nhiệm đối với cử tri là linh hồn của chức năng đại diện. Điều này được quy định trong Hiến pháp như sau: “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước” (điều 79).
Về điều này, Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Sĩ Dũng cũng từng viết, chức năng đại diện chính là chiếc cầu nối tất cả chúng ta với quyền lực nhà nước. Và không ai khác, chính từng vị đại biểu Quốc hội là những nhịp cầu tin cậy của cử tri. Làm cho cử tri vừa lòng chính là thực hiện chức năng đại diện.
Hay nói cách khác, đảm bảo sự vận hành trên thực tế của chức năng đại diện chính là nội dung quan trọng nhất, thậm chí là linh hồn của việc thực hành dân chủ thực chất. Tuy nhiên, không phải đại biểu nào cũng làm được.
Thu Hà - Lê Nhung
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)