" Người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới,họ dường như được sinh ra là để làm chủ thế giới này".Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao họ lại thông minh như vậy? Tại sao họ lại được sinh ra với quá nhiều ưu việt như thế? Có phải tất cả đều là tự nhiên? Liệu Việt Nam chúng ta có thể tạo ra những thế hệ ưu việt như thế không? Tất cả câu hỏi trên đều có thể giải đáp được, ngoại trừ câu hỏi cuối cùng vì nó sẽ được trả lời bởi chính các bạn, những con người của dân tộc Việt Nam.
Bài viết dưới đây được lược dịch từ luận án của một tiến sĩ nước ngoài với tiêu đề gốc là "Why Jews Are Intelligent"
(tạm dịch là "Vì sao người Do Thái thông minh").
Bài viết rất hay và có ý nghĩa.
Trước hết xin được cung cấp một số thông tin tìm hiểu
được về IQ của người Do Thái. Hiện nay các nhà nghiên
cứu về giáo dục và tâm lý tin rằng IQ TB của người Do Thái
vào khoảng từ 107,5 đến 115 (sd15).
Để so sánh thì IQ TB của thế giới là 100 và IQ của người
Việt Nam (theo một khảo sát) là 94. Cách biệt sẽ không rõ
ràng nếu chỉ nhìn vào những con số này. Mọi thứ sẽ trở
nên thực sự khác biệt nếu như ta so sánh đến tỉ lệ "thiên tài"
(IQ>=140 - cũng là mức yêu cầu của VNHIQ) trong số dân.
Với IQ TB của dân số là 94 thì tỉ lệ "thiên tài" sẽ là 1/924
hay 0,1%, tỉ lệ này sẽ là 1/261 hay 0,4% nếu IQ TB là 100.
Sự khác biệt sẽ cực lớn vì với mức IQ TB là 110 như người
Do Thái thì tỉ lệ những người có IQ đạt mức thiên tài này
sẽ lên tới 2,3% (nghĩa là cứ 100 người sẽ có hơn 2 thiên tài).
Sau đây là bài dịch tác giả Thanh Hằng:
“Bài này tôi lược dịch và tổng hợp từ nhiều nguồn, nhân dịp
nghe chuyện người Do Thái và vì thầy hướng dẫn hiện tại
của tôi là một Giáo sư người Do Do Thái.
Để mở đầu, xin được trích dẫn rằng, dân số Do Thái ở Anh
có tên tuổi khiến tôi đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên
khác. Do Thái trên thế giới hiện nay vào khoảng xấp xỉ 13
triệu người (tức là khoảng 0.21% dân số thế giới - số liệu
năm 2000), tức là cứ 470 người thì có 1 người Do Thái.
Vậy nhưng, vào khoảng giữa thế kỷ 19, 1/4 các nhà khoa học
trên thế giới là người Do Thái, và tính đến năm 1978, hơn
một nửa giải Nobel rơi vào tay người Do Thái. Như vậy có
đến 50% đóng góp cho sự tiến bộ của loài người chỉ do
0.21% dân số đảm nhiệm.
Những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 có thể kể đến như bộ óc
thế kỷ Albert Einstein, Sigmund Freud, Otto Frisch, .v.v.
đều là người Do Thái.
Dù không phải là chủng tộc lớn, vậy nhưng không một
nhóm chủng tộc nào có thể sánh được với người Do Thái
về khả năng và thành tích vượt trội. Kết hợp với những
tính cách di truyền của người Do Thái như tham vọng,
ham hiểu biết, tích cực, trí tưởng tượng phong phú, bền
bỉ, sự thông minh của người Do Thái thực sự đã là đòn bẩy
khiến người Do Thái đứng đầu trong tất cả các lĩnh vực
cuộc sống.
Những tên tuổi Do Thái hiện nay có thể kế đến là nhà
tài phiệt George Soros (người có thể làm khuynh đảo
thị trường tài chính thế giới, được xem là người đứng
sau sự sụp đổ hệ thống chính trị ở Đông Âu và khủng
hoảng tài chính Châu Á 1997); các cựu và chủ tịch
Ngân hàng thế giới World bank đương nhiệm đều là
người Do Thái ví dụ như James Wolfensohn, Paul
Wolfowitz, Robert Zoellick. Diễn viên điện ảnh thông
minh và có học thức thuộc hàng top Hollywood hiện
nay là Natalie Portman cũng là người Do Thái, vừa
theo học đại học Havard và tham gia bộ phim siêu
phẩm Chiến tranh giữa các vì sao”.
Trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như
kỹ thuật, âm nhạc, khoa học và kinh doanh,
70% các hoạt động kinh doanh thế giới hiện
nay đều do người Do Thái nắm giữ. Các lĩnh
vực kinh doanh nổi bật như mỹ phẩm, thời trang,
thực phẩm, vũ khí, khách sạn, công nghiệp phim
ảnh (kể cả Hollywood và các trung tâm điện ảnh
khác).
Trong năm thứ 2 đại học, vào tháng 12 năm 1980,
tôi định đến California và tôi nảy ra ý tường, tôi
tự hỏi sao trời lại cho họ những khả năng siêu
phàm như vậy, liệu có điều gì trùng hợp chăng,
loài người có thể tạo ra những người giống họ
như việc sản xuất hàng hóa từ nhà máy không?
Luận văn của tôi mất 8 năm để tập hợp thông tin
từ tất cả các nguồn tin chính xác như đồ ăn, văn
hóa, tôn giáo, sự chuẩn bị khi mang thai, .v.v. và
tôi đem so sánh với những chủng tộc khác.
Hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị cho thai kỳ.
Ở Israel, điều đầu tiên tôi nhận thấy đó là
người mẹ khi mang thai sẽ thường xuyên
hát, chơi đàn, và luôn cố gắng giải toán cùng
chồng. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy người mẹ
luôn mang theo sách toán và đôi khi tôi giúp
cô giải bài. Tôi hỏi cô, ‘việc này có phải là giúp
cho thai nhi?’. Và cô trả lời, ‘Đúng vậy, tôi làm
thế là để đào tạo đứa trẻ từ khi còn trong bụng
mẹ như vậy nó sẽ trở nên thông thái về sau.’
Và cô tiếp tục làm toán cho đến khi đứa trẻ
được sinh ra.
Một điều khác tôi nhận thấy là đồ ăn. Người
mẹ rất thích ăn hạnh nhân (almonds), chà là
(dates) cùng sữa tươi. Bữa trưa cô ăn bánh mỳ
và cá (không ăn đầu), salad trộn với hạnh nhân
và những loại hạt khác vì họ tin rằng thịt cá tốt
cho sự phát triển trí não nhưng đầu cá thì không.
Thêm vào đó, theo văn hóa của người Do Thái,
người mẹ khi mang thai sẽ cần phải uống dầu
gan cá.
Khi tôi được mời đến dùng bữa tối, tôi thấy rằng
họ luôn dùng cá (phần thịt ở mình cá), họ không
ăn thịt vì họ tin rằng thịt và cá khi ăn chung sẽ
không tốt cho cơ thể. Salad và các loại hạt là điều
bắt buộc, đặc biệt là hạnh nhân. Họ luôn ăn hoa
quả tươi trước bữa chính.
Lý do là vì họ tin rằng việc ăn bữa chính trước
rồi hoa quả sẽ khiến chúng ta buồn ngủ và khó
tiếp thu bài ở trường.
Ở Israel, hút thuốc là điều cấm kỵ. Nếu bạn là
khách thì không nên hút thuốc trong nhà họ,
họ sẽ lịch sự mời bạn ra ngoài để hút thuốc.
Theo các nhà khoa học ở đại học Israel, chất
nicotine sẽ phá hủy những tế bào cơ bản trong
cơ thể đồng thời ảnh hưởng đến gen và DNA
(tế bào di truyền) dẫn đến sự thoái hóa bộ não.
Đồ ăn cho trẻ cũng luôn trong sự hướng dẫn
của cha mẹ. Đầu tiên, hoa quả ăn cùng với
hạnh nhân, sau đó là dầu gan cá. Theo đánh
giá của tôi, những đứa trẻ Do Thái đều biết 3
thứ tiếng, ví dụ như tiếng Do Thái, Ả rập và
tiếng Anh. Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được
học đàn piano và violin, và đây là điều bắt
buộc. Làm như vậy vì họ tin rằng điều này
sẽ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ và sẽ
khiến con họ trở nên thông minh. Cũng theo
các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của
âm nhạc sẽ kích thích bộ não và đó là lý do
vì sao có rất nhiều thiên tài người Do Thái...
Từ lớp 1 đến lớp 6, những môn học ưu tiên
trẻ em được dạy các môn về kinh doanh, toán
học, khoa học. Để so sánh , tôi có thể nhận
thấy trẻ em ở California, chỉ số IQ của chúng
khoảng 6 năm về trước. Tất cả trẻ Do Thái đều
tham gia vào các môn thể thao như bắn cung,
bắn súng, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và
bắn súng sẽ rèn luyện cho bộ não trở nên tập
trung vào cách quyết định và sự chính xác.
Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc
học khoa học mà sẽ học cách tạo ra sản phẩm,
đi sâu vào những kiểu bài tập thực tế như vậy.
Dù một số dự án/bài tập có vẻ nực cười và vô
dụng, nhưng tất cả đều đòi hỏi sự tập trung
nghiêm túc đặc biệt nếu đó là những môn thuộc
về vũ khí, y học, kỹ sư, ý tưởng sẽ được giới thiệu
lên các viện khoa học hoặc trường đại học.
Khoa kinh doanh cũng được chú trọng ưu tiên.
Trong năm cuối ở trường đại học, sinh viên sẽ
được giao một dự án và thực hành. Họ sẽ hoàn
thành nếu nhóm của họ (khoảng 10 người/nhóm)
có thể tạo ra lợi nhuận 1 triệu USD. Đừng ngạc
nhiên, đây là thực tế và đó là lý do vì sao một nửa
hoạt động kinh doanh trên thế giới là của người
Do Thái. Thiết kế mẫu thời trang mới nhất của Levis
là của khoa kinh doanh và thời trang của trường đại
học Israel.
Đã bao giờ bạn thấy họ cầu nguyện chưa? Họ sẽ luôn
lắc đầu vì họ tin rằng hành động này sẽ kích thích và
cung cấp nhiều oxy cho não. Điều tương tự giống như
người Hồi giáo khi cầu nguyện họ phải quỳ lạy cúi đầu.
Và hãy xem những người Nhật Bản, cách họ cúi đầu và
người Nhật Bản cũng có rất nhiều người thông minh,
họ thích ăn sushi (thịt cá tươi). Liệu đây có phải là sự
trùng hợp?
Trung tâm thương mại của người Do Thái tập trung ở
thành phố New York, và chỉ phục vụ cho người Do Thái.
Nếu ai đó trong cộng đồng Do Thái có ý tưởng hay có thể
sinh lời, hội đồng người Do Thái sẽ cung cấp khoản vay
không lãi suất và đảm bảo việc kinh doanh này phải phát
triển. Vì lý do này, Starbuck, Dell, Coca-Cola, DKNY, Oracle,
Levis, Dunkin Donut, các bộ phim Hollywood và hàng trăm
hoạt động kinh doanh khác đều nằm dưới sự tài trợ của cộng
đồng Do Thái.
Sinh viên Do Thái tốt nghiệp từ khoa y dược ở New York được
khuyến khích đăng ký với hội đồng này và được phép hành
nghề tư với khoản vay không lãi suất này.
Hút thuốc sẽ khiến bộ não bị thoái hóa. Trong chuyến thăm
của tôi đến Singapore năm 2005, điều khiến tôi ngạc nhiên
là những người hút thuốc bị coi như đồ bỏ đi và giá một bao
thuốc là khoảng 7 USD. Cũng giống như ở Israel, việc hút
thuốc là cấm kỵ và Singapore đã hình thành cách quản lý
giống như ở Israel. Đây cũng là lý do vì sao hầu hết các
trường đại học của Singapore đều thuộc đẳng cấp cao, dù
Singapore chỉ nhỏ bằng Mahattan.
Hãy nhìn sang Indonesia, đâu đâu mọi người cũng hút thuốc
và giá một bao thuốc chỉ rẻ bèo khoảng 70 xu USD. Và bạn
có thể đếm được số trường đại học của họ, những gì họ sản
xuất, những gì họ có thể tự hào, công nghệ ư? Họ còn chẳng
thể nói được thứ ngôn ngữ nào ngoài ngôn ngữ của mình, vì
sao họ khó có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo? Liệu đây có
phải là do việc hút thuốc? Bạn hãy tự suy nghĩ nhé.
Trong bài nay tôi không động chạm đến vấn đề tôn giáo hay chủng
tộc. Đó là vì sao người Do Thái khá kiêu ngạo, và vì sao họ luôn bị
săn đuổi từ thời Paraoh cho đến Hitler. Đối với tôi đó là vấn đề về
chính trị và sự tồn vong. Điểm cuối cùng trong bài này là liệu chúng
ta có thể tạo ra những thế hệ giống như những người Do Thái? Câu
trả lời có thể ở dạng khằng định đó là chúng ta cần thay đổi thói
quen ăn uống hàng ngày, cách làm cha mẹ, và tôi đoán rằng chỉ
trong 3 thế hệ, việc này có thể làm được. Điều này tôi có thể quan
sát được từ đứa cháu của tôi. Chỉ mới 9 tuổi cậu đã viết được bài
luận 5 trang về đề tài ‘Vì sao tôi thích cà chua?’. Cầu chúc cho chúng
ta được sống yên bình và thành công trong việc tạo ra những thế hệ
tương lai tài giỏi cho nhân loại dù bạn thuộc bất kỳ chủng tộc nào.
Bổ sung: Theo truyền thống người Do Thái, những học giả, nhà khoa
học được khuyến khích kết hôn với con gái của những thương nhân
vì theo họ, con cái sinh ra sẽ là sự kết hợp của cả giáo dục hàn lâm và
giáo dục thực tế. Chính sự coi trọng thương nhân và kinh doanh cũng
như học vấn đã đưa họ lên vị trí hàng đầu trên thế giới và khiến cả thế
giới ngả mũ cúi đầu. (khác hẳn với văn hóa 'sỹ, nông, công, thương'
của VN và Châu Á). Những chính sách của Hoa Kỳ trước đây và của
Obama hiện tại cũng đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhà
tài phiệt người Do Thái."
Phụ chú của người post:
Vì tránh nói đến chính trị và tôn giáo, nên tác giả bài viết đã cố ý
bỏ ra không nhắc đến một một người Do Thái nổi tiếng nhất nhân
loại từ 20 thế kỷ qua: Chúa Cứu Thế Jesus.
Jesus nói: Ta đến thế gian không phải để nhận sự phục vụ mà là
để phục vụ. Và Ngài thường tự xưng mình là Con của Loài Người
(Son of Man) mà Kinh Thánh hay viết tắt là Con Người (viết hoa -
khác với chữ "con người" (mankind - nhân loại).
TG.
Tìm kiếm Blog này
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011
Cách lựa chọn các nhà lãnh đạo của Trung Quốc hạn chế công cuộc cải cách
Đất nước đông dân nhất và hiện là nền kinh tế
lớn thứ hai của thế giới đã lựa chọn những nhà lãnh
đạo của mình ra sao?
Không một ai ở bên ngoài, cũng như 1,3 tỷ người Trung Quốc
(trừ một ít) biết bằng cách nào một Bộ Chính Trị gồm
chín nhân vật độ tuổi 60-70, mái tóc nhuộm đen và âu phục
sẫm mầu hợp kiểu, đã được chọn để điều hành đất
nước này.
Từ cuối những năm 1970, khi Trung Quốc bắt đầu sự "cải
cách và mở cửa" của mình cho đến nay, người ta không phải
lo lắng về việc chọn lựa này. Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh
đạo già khôn ngoan, đã để lại hướng dẫn chi tiết ai sẽ
kế vị trước khi ông qua đời vào năm 1997 và tất cả mọi
người trong bộ máy cộng sản nói chung chỉ cần làm theo đúng
kế hoạch ấy.
Vào năm 2002, theo hướng dẫn của Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm
Đào, vị chủ tịch hiện tại, đã nắm lấy ngai vị, mà theo
hiểu biết chung của mọi người, thì ông sẽ chỉ làm hai
nhiệm kỳ năm năm.
Nhưng vào năm tới, Đảng CSTQ sẽ cố gắng thực hiện việc
chuyển đổi quyền lực một cách trật tự và ôn hòa lần
đầu tiên kể từ khi chính quyền cộng sản dành chiến thắng
vào năm 1949 mà không cần đến sự sắp đặt trước của một
nhà vua đã băng hà.
Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, hai nhân vật đang chuẩn bị
làm chủ tịch nước và thủ tướng cho năm 2012, khá chắc
chắn sẽ được lên ngôi rồng.
Từ nhiều nguồn tin, bảy vị trí còn lại trong Bộ Chính trị
Trung Quốc cũng đã được quyết định, mặc dù số ghế có
thể được giảm bớt đi hai và vẫn còn có thể có những
bất ngờ vào phút cuối.
Giới cầm quyền đã bắt đầu tranh cãi về việc ai sẽ là
các nhà lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc và những nhân vật
có triển vọng nhất để nắm giữ những vị trí hàng đầu
như Thủ tướng và Chủ tịch nước cho năm 2022 đã xuất
hiện.
Tôn Chính Tài, bí thư tỉnh Cát Lâm, được nhiều người cho
là đang xếp hàng để ngồi vào vị trí Thủ tướng.
Hồ Xuân Hoa, hoặc "Hồ nhỏ" như một số người xấc láo
thường gọi tên ông, là bí thư Nội Mông, nhưng dường như
đang được chuẩn bị để làm chủ tịch tương lai của Trung
Quốc.
Các nhà ngoại giao Tây phương và những doanh nghiệp khôn ngoan
ở Trung Quốc đã bỏ ra lượng thời gian và công sức khổng
lồ để xác định và vun trồng mối quan hệ với các nhà lãnh
đạo tỉnh vốn có thể là những người lãnh đạo đất
nước trong tương lai.
Đối với trường hợp hai ông Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Tài,
đều đang ở độ tuổi cuối bốn mươi, khi vị trí như các
nhà lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc của họ đã sớm
được thiết lập, thì đã là quá muộn để [mọi người] xây
dựng mối quan hệ tốt (good gaunxi) với họ, hiểu theo nghĩa
"quan hệ mà cả đôi bên cùng có lợi".
Trong cuộc họp hàng năm tại cơ quan lập pháp bù nhìn của
Trung Quốc tại Bắc Kinh trong tháng này thậm chí không một ai
màng để ý đến những phiên họp toàn thể của các tỉnh,
mặc dù hàng chục nhà báo đã có mặt để ngắm nhìn những
người được xức dầu thánh.
Điều đó có thể là những nhà lãnh đạo tương lai kia muốn
né tránh sự nổi tiếng trước truyền thông, hoặc bởi vì có
mệnh lệnh từ các nhà lãnh đạo đảng e ngại rằng nếu xây
dựng nên những nhân vật nổi tiếng nào quá sớm, họ có thể
phá vỡ tiến trình chuyển ngôi cẩn thận mà đảng đang cố
gắng thực hiện.
Ngay giờ đây, người ngoài cuộc không thể xem nhẹ khả năng
rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thực sự được lựa
chọn bằng xem sao, đổ xúc sắc hay bốc thăm ngẫu nhiên từ
một cái mũ.
Nhưng dường như đảng CSTQ đang cố gắng để đưa ra một cơ
chế mới nhằm xác định sớm các ứng viên cho các chức vụ
hàng đầu, thông qua một thỏa hiệp giữa các nhà lãnh đạo
của hai hoặc ba phe cánh có thế lực mạnh.
Hiện nay, ông Hồ trẻ (tức Hồ Xuân Hoa) được cho là một
nhân vật do Hồ Cẩm Đào bảo trợ, trong khi ông Tôn được xem
là gần gũi với phe của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân.
Ứng viên cho các chức vụ thấp hơn trong Bộ Chính Trị được
chọn muộn hơn, nhưng tất cả, bao gồm cả những ứng cử
viên cao cấp, sẽ được lựa chọn thông qua một quá trình tham
khảo ý kiến liên quan đến khoảng 50 gia đình có thế lực
trong Đảng, và hàng loạt các nhân vật chính trị quan trọng
khác.
Các quan chức Trung Quốc nhắm đến quá trình xây dựng sự
đồng thuận này như một bước hướng đến dân chủ, nhưng
các nhà phân tích cảnh báo rằng thực sự quá trình này có
thể dẫn đến sự độc đoán hơn và làm tê liệt của các
chính sách.
Lập luận của họ là đơn giản. Các nhà lãnh đạo tương lai
đang được lựa chọn từ một vài trăm người thay vì chỉ
từ một nhóm người cao niên nhất trong đảng và hầu hết các
nhà môi giới quyền lực hiện nay là những khách quen của các
quyền lợi kinh tế mạnh mẽ. Điều đó có nghĩa là các nhà
lãnh đạo hiện tại sẽ không được xúc phạm đến quá
nhiều những quyền lợi đặc biệt nếu họ muốn có được
người của mình kế thừa. Vấn nạn này cũng có nghĩa là các
cải cách cần thiết về chính trị và kinh tế để ổn định
và phát triển của Trung Quốc đang ngày càng bị trì hoãn hoặc
bị suy giảm đi.
Tqvn2004 hiệu đính
lớn thứ hai của thế giới đã lựa chọn những nhà lãnh
đạo của mình ra sao?
Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường
(trừ một ít) biết bằng cách nào một Bộ Chính Trị gồm
chín nhân vật độ tuổi 60-70, mái tóc nhuộm đen và âu phục
sẫm mầu hợp kiểu, đã được chọn để điều hành đất
nước này.
Từ cuối những năm 1970, khi Trung Quốc bắt đầu sự "cải
cách và mở cửa" của mình cho đến nay, người ta không phải
lo lắng về việc chọn lựa này. Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh
đạo già khôn ngoan, đã để lại hướng dẫn chi tiết ai sẽ
kế vị trước khi ông qua đời vào năm 1997 và tất cả mọi
người trong bộ máy cộng sản nói chung chỉ cần làm theo đúng
kế hoạch ấy.
Vào năm 2002, theo hướng dẫn của Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm
Đào, vị chủ tịch hiện tại, đã nắm lấy ngai vị, mà theo
hiểu biết chung của mọi người, thì ông sẽ chỉ làm hai
nhiệm kỳ năm năm.
Nhưng vào năm tới, Đảng CSTQ sẽ cố gắng thực hiện việc
chuyển đổi quyền lực một cách trật tự và ôn hòa lần
đầu tiên kể từ khi chính quyền cộng sản dành chiến thắng
vào năm 1949 mà không cần đến sự sắp đặt trước của một
nhà vua đã băng hà.
Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, hai nhân vật đang chuẩn bị
làm chủ tịch nước và thủ tướng cho năm 2012, khá chắc
chắn sẽ được lên ngôi rồng.
Từ nhiều nguồn tin, bảy vị trí còn lại trong Bộ Chính trị
Trung Quốc cũng đã được quyết định, mặc dù số ghế có
thể được giảm bớt đi hai và vẫn còn có thể có những
bất ngờ vào phút cuối.
Giới cầm quyền đã bắt đầu tranh cãi về việc ai sẽ là
các nhà lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc và những nhân vật
có triển vọng nhất để nắm giữ những vị trí hàng đầu
như Thủ tướng và Chủ tịch nước cho năm 2022 đã xuất
hiện.
Tôn Chính Tài, bí thư tỉnh Cát Lâm, được nhiều người cho
là đang xếp hàng để ngồi vào vị trí Thủ tướng.
Hồ Xuân Hoa, hoặc "Hồ nhỏ" như một số người xấc láo
thường gọi tên ông, là bí thư Nội Mông, nhưng dường như
đang được chuẩn bị để làm chủ tịch tương lai của Trung
Quốc.
Các nhà ngoại giao Tây phương và những doanh nghiệp khôn ngoan
ở Trung Quốc đã bỏ ra lượng thời gian và công sức khổng
lồ để xác định và vun trồng mối quan hệ với các nhà lãnh
đạo tỉnh vốn có thể là những người lãnh đạo đất
nước trong tương lai.
Đối với trường hợp hai ông Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Tài,
đều đang ở độ tuổi cuối bốn mươi, khi vị trí như các
nhà lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc của họ đã sớm
được thiết lập, thì đã là quá muộn để [mọi người] xây
dựng mối quan hệ tốt (good gaunxi) với họ, hiểu theo nghĩa
"quan hệ mà cả đôi bên cùng có lợi".
Trong cuộc họp hàng năm tại cơ quan lập pháp bù nhìn của
Trung Quốc tại Bắc Kinh trong tháng này thậm chí không một ai
màng để ý đến những phiên họp toàn thể của các tỉnh,
mặc dù hàng chục nhà báo đã có mặt để ngắm nhìn những
người được xức dầu thánh.
Điều đó có thể là những nhà lãnh đạo tương lai kia muốn
né tránh sự nổi tiếng trước truyền thông, hoặc bởi vì có
mệnh lệnh từ các nhà lãnh đạo đảng e ngại rằng nếu xây
dựng nên những nhân vật nổi tiếng nào quá sớm, họ có thể
phá vỡ tiến trình chuyển ngôi cẩn thận mà đảng đang cố
gắng thực hiện.
Ngay giờ đây, người ngoài cuộc không thể xem nhẹ khả năng
rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thực sự được lựa
chọn bằng xem sao, đổ xúc sắc hay bốc thăm ngẫu nhiên từ
một cái mũ.
Nhưng dường như đảng CSTQ đang cố gắng để đưa ra một cơ
chế mới nhằm xác định sớm các ứng viên cho các chức vụ
hàng đầu, thông qua một thỏa hiệp giữa các nhà lãnh đạo
của hai hoặc ba phe cánh có thế lực mạnh.
Hiện nay, ông Hồ trẻ (tức Hồ Xuân Hoa) được cho là một
nhân vật do Hồ Cẩm Đào bảo trợ, trong khi ông Tôn được xem
là gần gũi với phe của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân.
Ứng viên cho các chức vụ thấp hơn trong Bộ Chính Trị được
chọn muộn hơn, nhưng tất cả, bao gồm cả những ứng cử
viên cao cấp, sẽ được lựa chọn thông qua một quá trình tham
khảo ý kiến liên quan đến khoảng 50 gia đình có thế lực
trong Đảng, và hàng loạt các nhân vật chính trị quan trọng
khác.
Các quan chức Trung Quốc nhắm đến quá trình xây dựng sự
đồng thuận này như một bước hướng đến dân chủ, nhưng
các nhà phân tích cảnh báo rằng thực sự quá trình này có
thể dẫn đến sự độc đoán hơn và làm tê liệt của các
chính sách.
Lập luận của họ là đơn giản. Các nhà lãnh đạo tương lai
đang được lựa chọn từ một vài trăm người thay vì chỉ
từ một nhóm người cao niên nhất trong đảng và hầu hết các
nhà môi giới quyền lực hiện nay là những khách quen của các
quyền lợi kinh tế mạnh mẽ. Điều đó có nghĩa là các nhà
lãnh đạo hiện tại sẽ không được xúc phạm đến quá
nhiều những quyền lợi đặc biệt nếu họ muốn có được
người của mình kế thừa. Vấn nạn này cũng có nghĩa là các
cải cách cần thiết về chính trị và kinh tế để ổn định
và phát triển của Trung Quốc đang ngày càng bị trì hoãn hoặc
bị suy giảm đi.
Tqvn2004 hiệu đính
Miền Lặng Lẽ - Phẩm hạnh kia cũng một cách nhìn
Cũng đã ngoài 30 mùa thu của cuộc đời, đâu còn trai trẻ,
Bạn vẫn sống vậy, độc thân. Ở tỉnh lẻ miền Trung gió
Tây Nam hè khô nóng. Cái tỉnh mà hồi chiến tranh Đông Dương
lần 2 có con sông Bến Hải chính là nơi giới tuyến quân sự
tạm thời phân chia đất nước ta thành 2 miền Nam Bắc, hay là
2 quốc gia. Cái tỉnh của 81 ngày đêm năm 1972 bi hùng Thành cổ
Quảng Trị, tỉnh có cái nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn, to
nhất nước, nơi yên nghỉ của hàng chục ngàn liệt sỹ Binh
đoàn 559 đã ngã xuống cho con đường Hồ Chí Minh xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước lòng phơi phới dậy tương lai.
Bạn làm nghề Cảnh sát, là nghề có nhiều việc, có cả việc
phòng chống tệ nạn xã hội, như mại dâm chẳng hạn.
Nhân buổi giao lưu với mấy người có lạ có quen, có mấy
bạn nữ vừa tốt nghiệp, đang chờ xin việc. Thời gian biết
rồi có quen, quen rồi cũng hiểu, rồi dẫn đến phải lòng nhau
với một cô bé, thua Bạn hơn chục tuổi.
Nàng ở tỉnh khác cũng miền Trung, nhà ở một miền quê của
cái tỉnh đã đi vào những vần thơ của Cụ Nguyễn Du xưa
với hình ảnh cùng nội tâm nàng Kiều ngồi trông cửa bể
chiều hôm xa xa cánh buồm thấp thoáng, nhà ở cái huyện cực
Nam của tỉnh cũng nổi danh với những con người tài kiệt
xuất là Cụ Nguyễn Hữu Cảnh từ thuở mang gươm đi mở
nước, là Cụ Diệm Tổng thống Việt Nam Cộng hoà, là Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng nay cũng là huyện mà dân tình đa
số vẫn còn cái nghèo đủ làm cho một người ở thành thị
tỉnh lẻ phải chạnh lòng.
Cha mẹ từng bệnh tật nhiều, nhà chỉ trông vào mấy sào
ruộng mong đủ ăn cũng tất bật. Con cái đứa đi làm ăn xa,
đứa chưa học nghề xong, đưa là sinh viên. Nàng hồi còn sinh
viên lên thành phố có làm thêm ở quầy sách ở thành phố
ngoài giờ học để phụ giúp cha mẹ, và vừa cả để có
tiền cả chữa bệnh cho bản thân khi cần giải phẩu. Sinh viên
làm thêm thì thu nhập chẳng cao gì, nhất là ở một thành phố
của cái tỉnh được xếp vào loại nghèo của cả nước, dù
có di sản thiên nhiên thế giới là Phong Nha Kẻ Bàng, nên
những khi khó khăn nhất vì bệnh tật đổ xuống vài người
trong gia đình, cũng phải nhờ vào sự giúp đỡ của bà con xa.
Láng giềng gần cũng nghèo như thế, giúp nhau được bao nhiêu.
Nghị lực của cô bé khiến Bạn kính phục, rồi gặp nhau trò
chuyện nhiều, và cũng đã phải lòng nhau.
Hôm, có lẽ ray rứt lắm, nàng thú nhận thời sinh viên đã có
làm gái bán hoa nơi cái thành phố mà nàng học, tuy không chuyên
là thế, nhưng suốt mấy năm học cũng đủ để không ít
người biết nàng, dẫu rằng đến nay mấy người bạn bè của
nàng và chàng vẫn nhiều người không biết. Thời gian tốt
nghiệp, muốn về giúp gia đình nên xin việc ở gần nhà,
người ta nhận liền, nhưng với điều kiện phải chồng đủ
bốn chục triệu tiền chạy chọt.
Đào đâu ra số tiền như thế vào lúc này, ở cái xứ mà khi
cơn bão qua, nhà cửa tả tơi trần vách rách nát, nàng phải
đến tỉnh khác nơi thành phố tìm cơ hội xin việc làm, cũng
là tỉnh nơi chàng sinh sống. Nàng đi xin việc nhiều nơi rồi,
tìm kiếm và chờ cơ hộ, tối tranh thủ làm gái bán hoa,
tưởng đã chấm dứt từ khi tốt nghiệp, để trả tiền nhà
trọ, gửi tiền về giúp gia đình, cha mẹ ốm đau, bởi người
anh thì đi làm ăn xa mấy năm nay chưa về được, đứa em sắp
xong cho mình cái ngghề kiếm sống, và cho căn nhà khỏi xiêu
vẹo khi cơn bão nếu có đi qua miền quê.
Như bị sốc, bởi vốn là người đàn ông đề cao phẩm hạnh
của phụ nữ, đề cao lối sống của con người mới Xã hội
Chủ nghĩa. Vả lại lâu nay thấy Bạn không như người ta, tán
tỉnh cũng hiếm, mà quán xá gái gú ai rủ rê cũng không. Nếu
thấy ai vướng vào chuyện đàn bà hư hỏng, Bạn cũng có khi
cho lời khuyên chân tình, nhất là khuyên người ta đừng vì
nội tâm riêng tư chuyện nam nữ mà quên đi nỗi đau khổ của
Mẹ Cha.
Hình dung về niềm vui của Mẹ Cha già về đứa con biết lo toan
làm nở mày nở mặt cho gia đình, hình dung về một người con
gái có ăn có học, phẩm hạnh đáng yêu cùng xây tổ ấm, về
những đứa con ngoan chăm học tự hào về cha mẹ chúng, niềm
mong mỏi của Bạn có nguy cơ tan thành mây khói chăng.
Phân vân về phẩm hạnh cũng lắm nẻo lắm đường, chữ trinh
đâu cứ một đường chấp kinh. Chữ hoàn cảnh có khi chỉ là
cái cớ, nhưng hoàn cảnh cũng có phần làm nên con người
Như nơi đây, ngày non sông đất nước thu về một mối, Bắc
Nam sum họp một nhà, rồi tỉnh nhà được lập lại cũng là
khi chỉ một phần nhỏ diện tích và dân cư của tỉnh, vốn
trước thuộc lãnh thổ miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, nay lại
chiếm đa số áp đảo quan chức lớn bé trong bộ máy Tỉnh
uỷ, Uỷ ban tỉnh, Sở Ban Ngành đối với phần đất đai dân
cư đa số còn lại, cũng chỉ bởi cơ chế lí lịch. Phải,
đồng bào miền Nam giới tuyến không ít thì nhiều cũng bà con
dây dưa rễ má với người bên Việt Nam Cộng hoà chứ, lý
lịch không có vương vấn mới là lạ.
Nạn cục bộ địa phương vì thế cũng sinh lắm chuyện chuyên
quyền, lũng đoạn, rồi lối làm việc, lối sống sa đoạ, quan
chức cấp Sở tuyển nhân viên nữ vào cơ quan trá hình cho
phục vụ trò chơi thân xác, đến nổi nạn tranh quyền nhau làm
chậm lại cả một kỳ Đại hội tỉnh Đảng bộ không bầu
được Bí thư, liên đới đến cả Trung ương để phải cử
Bí thư Trung ương Đoàn về đảm nhận.
Quyền giám sát của dân đối với việc xây dựng Bộ máy lãnh
đạo còn mờ nhạt, thế nên có nạn tuyển hợp đồng tuyển
biên chế giáo viên thì không ít cô muốn được phải qua tay
ăn chơi của tay uỷ viên Hội đồng nhân dân tỉnh. Hợp đồng
thời hạn vào Doanh nghiệp nhà nước muốn được ký hợp
đồng tiếp theo phải hiến thân cho giám đốc Doanh nghiệp là
Tỉnh uỷ viên v.v...
Những chuyện rõ mười mươi như thế hàng ngàn dân tình thiếu
gì người biết và kháo nhau lúc có dịp lỡ bàn về thế sự.
Trong cảm nhận của nhiều người, thời thế nó đã tạo cho
con người ta sự chấp nhận những quy chuẩn đạo đức đã
khác, có thể gọi là bao dung hơn với bao số phận lầm than,
hay chăng là sự vô cảm trơ trơ đồng hành cùng cái xấu. Như
việc người đàn bà trước làm gái bán hoa nhưng vì lý lịch
ở phía Bắc giới tuyến nên có nhiều đặc cách rất lạ nay
cũng đã là phó Công an của một phường có thể hiểu là sự
vượt lên số phận của một con người và cũng có thể hiểu
khác bởi cái cơ chế giám sát của dân về xây dựng "những
người đầy tớ" còn giao hết cho "đầy tớ của dân".
Ngẫm nghĩ về người con gái cùng quê với Đại tướng Giáp,
thổ lộ lòng bạn đầy bao dung.
Đã đăng trên blog Miền Lặng
Lẽ
Bạn vẫn sống vậy, độc thân. Ở tỉnh lẻ miền Trung gió
Tây Nam hè khô nóng. Cái tỉnh mà hồi chiến tranh Đông Dương
lần 2 có con sông Bến Hải chính là nơi giới tuyến quân sự
tạm thời phân chia đất nước ta thành 2 miền Nam Bắc, hay là
2 quốc gia. Cái tỉnh của 81 ngày đêm năm 1972 bi hùng Thành cổ
Quảng Trị, tỉnh có cái nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn, to
nhất nước, nơi yên nghỉ của hàng chục ngàn liệt sỹ Binh
đoàn 559 đã ngã xuống cho con đường Hồ Chí Minh xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước lòng phơi phới dậy tương lai.
Bạn làm nghề Cảnh sát, là nghề có nhiều việc, có cả việc
phòng chống tệ nạn xã hội, như mại dâm chẳng hạn.
Nhân buổi giao lưu với mấy người có lạ có quen, có mấy
bạn nữ vừa tốt nghiệp, đang chờ xin việc. Thời gian biết
rồi có quen, quen rồi cũng hiểu, rồi dẫn đến phải lòng nhau
với một cô bé, thua Bạn hơn chục tuổi.
Nàng ở tỉnh khác cũng miền Trung, nhà ở một miền quê của
cái tỉnh đã đi vào những vần thơ của Cụ Nguyễn Du xưa
với hình ảnh cùng nội tâm nàng Kiều ngồi trông cửa bể
chiều hôm xa xa cánh buồm thấp thoáng, nhà ở cái huyện cực
Nam của tỉnh cũng nổi danh với những con người tài kiệt
xuất là Cụ Nguyễn Hữu Cảnh từ thuở mang gươm đi mở
nước, là Cụ Diệm Tổng thống Việt Nam Cộng hoà, là Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng nay cũng là huyện mà dân tình đa
số vẫn còn cái nghèo đủ làm cho một người ở thành thị
tỉnh lẻ phải chạnh lòng.
Cha mẹ từng bệnh tật nhiều, nhà chỉ trông vào mấy sào
ruộng mong đủ ăn cũng tất bật. Con cái đứa đi làm ăn xa,
đứa chưa học nghề xong, đưa là sinh viên. Nàng hồi còn sinh
viên lên thành phố có làm thêm ở quầy sách ở thành phố
ngoài giờ học để phụ giúp cha mẹ, và vừa cả để có
tiền cả chữa bệnh cho bản thân khi cần giải phẩu. Sinh viên
làm thêm thì thu nhập chẳng cao gì, nhất là ở một thành phố
của cái tỉnh được xếp vào loại nghèo của cả nước, dù
có di sản thiên nhiên thế giới là Phong Nha Kẻ Bàng, nên
những khi khó khăn nhất vì bệnh tật đổ xuống vài người
trong gia đình, cũng phải nhờ vào sự giúp đỡ của bà con xa.
Láng giềng gần cũng nghèo như thế, giúp nhau được bao nhiêu.
Nghị lực của cô bé khiến Bạn kính phục, rồi gặp nhau trò
chuyện nhiều, và cũng đã phải lòng nhau.
Hôm, có lẽ ray rứt lắm, nàng thú nhận thời sinh viên đã có
làm gái bán hoa nơi cái thành phố mà nàng học, tuy không chuyên
là thế, nhưng suốt mấy năm học cũng đủ để không ít
người biết nàng, dẫu rằng đến nay mấy người bạn bè của
nàng và chàng vẫn nhiều người không biết. Thời gian tốt
nghiệp, muốn về giúp gia đình nên xin việc ở gần nhà,
người ta nhận liền, nhưng với điều kiện phải chồng đủ
bốn chục triệu tiền chạy chọt.
Đào đâu ra số tiền như thế vào lúc này, ở cái xứ mà khi
cơn bão qua, nhà cửa tả tơi trần vách rách nát, nàng phải
đến tỉnh khác nơi thành phố tìm cơ hội xin việc làm, cũng
là tỉnh nơi chàng sinh sống. Nàng đi xin việc nhiều nơi rồi,
tìm kiếm và chờ cơ hộ, tối tranh thủ làm gái bán hoa,
tưởng đã chấm dứt từ khi tốt nghiệp, để trả tiền nhà
trọ, gửi tiền về giúp gia đình, cha mẹ ốm đau, bởi người
anh thì đi làm ăn xa mấy năm nay chưa về được, đứa em sắp
xong cho mình cái ngghề kiếm sống, và cho căn nhà khỏi xiêu
vẹo khi cơn bão nếu có đi qua miền quê.
Như bị sốc, bởi vốn là người đàn ông đề cao phẩm hạnh
của phụ nữ, đề cao lối sống của con người mới Xã hội
Chủ nghĩa. Vả lại lâu nay thấy Bạn không như người ta, tán
tỉnh cũng hiếm, mà quán xá gái gú ai rủ rê cũng không. Nếu
thấy ai vướng vào chuyện đàn bà hư hỏng, Bạn cũng có khi
cho lời khuyên chân tình, nhất là khuyên người ta đừng vì
nội tâm riêng tư chuyện nam nữ mà quên đi nỗi đau khổ của
Mẹ Cha.
Hình dung về niềm vui của Mẹ Cha già về đứa con biết lo toan
làm nở mày nở mặt cho gia đình, hình dung về một người con
gái có ăn có học, phẩm hạnh đáng yêu cùng xây tổ ấm, về
những đứa con ngoan chăm học tự hào về cha mẹ chúng, niềm
mong mỏi của Bạn có nguy cơ tan thành mây khói chăng.
Phân vân về phẩm hạnh cũng lắm nẻo lắm đường, chữ trinh
đâu cứ một đường chấp kinh. Chữ hoàn cảnh có khi chỉ là
cái cớ, nhưng hoàn cảnh cũng có phần làm nên con người
Như nơi đây, ngày non sông đất nước thu về một mối, Bắc
Nam sum họp một nhà, rồi tỉnh nhà được lập lại cũng là
khi chỉ một phần nhỏ diện tích và dân cư của tỉnh, vốn
trước thuộc lãnh thổ miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, nay lại
chiếm đa số áp đảo quan chức lớn bé trong bộ máy Tỉnh
uỷ, Uỷ ban tỉnh, Sở Ban Ngành đối với phần đất đai dân
cư đa số còn lại, cũng chỉ bởi cơ chế lí lịch. Phải,
đồng bào miền Nam giới tuyến không ít thì nhiều cũng bà con
dây dưa rễ má với người bên Việt Nam Cộng hoà chứ, lý
lịch không có vương vấn mới là lạ.
Nạn cục bộ địa phương vì thế cũng sinh lắm chuyện chuyên
quyền, lũng đoạn, rồi lối làm việc, lối sống sa đoạ, quan
chức cấp Sở tuyển nhân viên nữ vào cơ quan trá hình cho
phục vụ trò chơi thân xác, đến nổi nạn tranh quyền nhau làm
chậm lại cả một kỳ Đại hội tỉnh Đảng bộ không bầu
được Bí thư, liên đới đến cả Trung ương để phải cử
Bí thư Trung ương Đoàn về đảm nhận.
Quyền giám sát của dân đối với việc xây dựng Bộ máy lãnh
đạo còn mờ nhạt, thế nên có nạn tuyển hợp đồng tuyển
biên chế giáo viên thì không ít cô muốn được phải qua tay
ăn chơi của tay uỷ viên Hội đồng nhân dân tỉnh. Hợp đồng
thời hạn vào Doanh nghiệp nhà nước muốn được ký hợp
đồng tiếp theo phải hiến thân cho giám đốc Doanh nghiệp là
Tỉnh uỷ viên v.v...
Những chuyện rõ mười mươi như thế hàng ngàn dân tình thiếu
gì người biết và kháo nhau lúc có dịp lỡ bàn về thế sự.
Trong cảm nhận của nhiều người, thời thế nó đã tạo cho
con người ta sự chấp nhận những quy chuẩn đạo đức đã
khác, có thể gọi là bao dung hơn với bao số phận lầm than,
hay chăng là sự vô cảm trơ trơ đồng hành cùng cái xấu. Như
việc người đàn bà trước làm gái bán hoa nhưng vì lý lịch
ở phía Bắc giới tuyến nên có nhiều đặc cách rất lạ nay
cũng đã là phó Công an của một phường có thể hiểu là sự
vượt lên số phận của một con người và cũng có thể hiểu
khác bởi cái cơ chế giám sát của dân về xây dựng "những
người đầy tớ" còn giao hết cho "đầy tớ của dân".
Ngẫm nghĩ về người con gái cùng quê với Đại tướng Giáp,
thổ lộ lòng bạn đầy bao dung.
Đã đăng trên blog Miền Lặng
Lẽ
Vì một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại
Đăng bởi bvnpost
Hoàng Tụy
19 giờ ngày 24/3/2011, đúng 86 năm ngày giỗ danh sĩ Phan Châu Trinh, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh 2010 đã diễn ra tại Khách sạn Rex (114 Nguyễn Huệ, Q.1, TP HCM), dưới sự chủ trì của nguyên Phó Chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Bình – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh.
Năm nay, giải thưởng được trao cho 6 tác giả: Giải giáo dục dành cho GS Hoàng Tụy – tác giả của 149 công trình về các lĩnh vực hàm thụ, giải tích lồi và lý thuyết tối ưu cùng 3 chuyên khảo lớn được xem là kinh điển về tối ưu toàn cục.
Từ trái sang: Kevin Bowen, Nguyễn Đôn Phước, Ivo Vasiljev, Nguyễn Thị Bình, Lại Nguyên Ân, Phạm Văn Thiều
Giải nghiên cứu dành cho nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân với những công trình nghiên cứu văn học Việt Nam nhất là những tập sưu khảo công phu về tác phẩm của học giả nổi tiếng Phan Khôi.
Hai dịch giả được trao giải dịch thuật là Phạm Văn Thiều với những tác phẩm phổ biến tri thức khoa học vật lý, thiên văn, toán học và Nguyễn Đôn Phước với các đầu sách kinh điển về kinh tế.
Giải Việt Nam học dành cho GS người Mỹ Kevin Bowen, học giả và nhà thơ có trái tim hết mực nhân hậu, người mạnh dạn mở đường cho công cuộc hòa giải Mỹ-Việt bằng những đột phá đầu tiên từ văn hóa, văn học, và GS người CH Czech Ivo Vasiljev, người công bố nhiều nghiên cứu giá trị về ngữ pháp Hán – Việt và di sản Việt cổ, đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về ngữ pháp Hán – Việt trong tiếng Việt chuẩn hiện đại.
Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh được trao từ năm 2008 (do Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh phối hợp với Khoa Quốc tế – ĐH Quốc gia Hà Nội khởi xướng), đến nay đã trải qua ba lần, luôn luôn hướng về một mục tiếu duy nhất: biểu dương, khuyến khích những tác phẩm xuất sắc trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nhằm góp phần vào việc “khai dân trí, chấn dân khí, phục dân chí, hậu dân sinh” là những phương châm mà nhà cách mạng Phan Châu Trinh đề xuất từ hơn 100 năm trước nhưng chưa kịp hoàn thành.
Dưới đây, xin mời quý độc giả đón xem bài diễn từ của GS Hoàng Tụy đọc trong lễ trao giải, nói về những vấn đề đang nổi cộm trong tình hình giáo dục Việt Nam trước mắt.
Nguyễn Huệ Chi
Hoàng Tụy sinh năm 1927; là Tiến sĩ, Giáo sư về Toán học, nghiên cứu Hàm thực, Lý thuyết tối ưu, Giải tích lồi, Toán kinh tế. Ông từng là Viện trưởng Viện Toán học, Giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường đại học trên thế giới. Ông là người gầy dựng cơ sở và tổ chức ứng dụng toán học vào quản lý kinh tế ở Việt Nam đồng thời nghiên cứu góp sức vào chấn hưng giáo dục và các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước.
Thật là vinh dự lớn cho một người làm khoa học bình thường như tôi được nhận giải thưởng văn hóa Phan Chu Trinh cao quý. Vinh dự lớn trước hết vì giải thưởng gắn liền với tên tuổi một nhà ái quốc vĩ đại của dân tộc, một sĩ phu thuộc lớp cựu học nhưng đã thoát ra khỏi những quan niệm giáo dục phong kiến cổ hủ đương thời, khởi xướng đường lối canh tân văn hóa, giáo dục để cứu nước: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Vinh dự lớn còn là không phải giải thưởng hay huân chương trong hệ thống hành chính Nhà Nước mà là giải thưởng được trao cho bởi một tổ chức xã hội công dân, với ý nghĩa cao quý thúc đẩy sự nghiệp văn hóa giáo dục của nước nhà theo tinh thần khai sáng của nhà ái quốc vĩ đại.
Làm khoa học ở một đất nước nghèo khó, tôi vốn có duyên nợ nhiều với giáo dục. Xuất thân là một thầy giáo trung học rồi dần dần tự mày mò học tập, nâng cao trình độ mà trưởng thành trong nghề và trở thành một nhà khoa học. Bắt đầu dạy học ở tuổi 20, đến nay đã ngoài 80, suốt hơn 60 năm đó tôi chưa lúc nào xa rời nghề dạy học, tuy học trò của tôi thì tuổi tác, tính chất, trình độ và cả quốc tịch cũng ngày càng đa dạng. Được may mắn (chứ không phải rủi ro) học phổ thông ở nhà trường thời thực dân (nhưng không phải nhà trường thực dân), ra đời cũng được đi đây đi đó học, dạy, làm việc trong những môi trường đại học khoáng đạt hiện đại từ Tây sang Đông trên thế giới nên tôi thường có dịp suy ngẫm về nghề nghiệp của mình. Suy ngẫm từ vị trí công dân một nước nghèo, lạc hậu, khát khao mau chóng đuổi kịp một nhân loại đang rộn rịp chuyển lên nền văn minh trí tuệ đầy thách thức. Điều đó tự nhiên dẫn đến mối quan tâm trăn trở gần như thường trực đối với nền giáo dục của nước nhà. Mà cũng từ đó được mở rộng tầm mắt, có cách nhìn hệ thống đối với nhiều vấn đề giáo dục, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Hồi anh Tạ Quang Bửu còn làm Bộ trưởng Bộ Đại học tôi đã có nhiều dịp nghiên cứu và trình bày về tư duy hệ thống trong các seminar giáo dục do anh ấy chủ trì. Những tư tưởng, quan niệm của tôi về giáo dục, văn hóa, kinh tế xã hội ngay từ những ngày ấy phần lớn đều xuất phát từ cách nhìn hệ thống đó cho nên ít nhiều cũng có tính hệ thống nhất quán, nếu có lúc cần thay đổi thì cũng do logic sự vật chứ không tùy hứng, tùy tiện, tùy thời.
Một thế kỷ nay, chưa bao giờ vai trò then chốt của giáo dục trong sự phát triển của dân tộc ta nổi rõ như lúc này. Chỉ trong vòng một thế hệ mà những bước tiến khổng lồ của khoa học và công nghệ đã mang đến cho cuộc sống trên hành tinh những đổi thay sâu sắc hơn cả hàng trăm năm. Trong bối cảnh ấy giáo dục càng quan trọng thiết yếu hơn bao giờ hết cho bất cứ xã hội nào, kể cả những xã hội tân tiến nhất.
Việt Nam không là một ngoại lệ. Nên dù trước mắt kinh tế có khó khăn bức bách bao nhiêu cũng không cho phép chúng ta một phút được lơ là các vấn đề giáo dục. Chừng nào giáo dục còn yếu kém tụt hậu như hiện nay thì dẫu có tăng trưởng kinh tế giữ được tốc độ 7-8%, thậm chí 10% năm chăng nữa đất nước cũng vẫn mãi mãi lẹt đẹt sau thiên hạ. Muốn tăng trưởng kinh tế bền vững, muốn chuyển hướng phát triển từ chiều rộng theo chiều sâu mà để giáo dục yếu kém thì chỉ là nói suông. Ông Lý Quang Diệu từng khuyên chúng ta: thắng trong giáo dục thì mới thắng trong kinh tế. Gần đây ông Đại sứ Hoa Kỳ sau nhiệm kỳ công tác ở Việt Nam cũng nhận xét thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay là giáo dục. Không phải họ hù doạ chúng ta, cũng chẳng phải họ cung cấp cho chúng ta thông tin gì mới mẻ tân kỳ. Họ chỉ nói cho ta biết một điều mà từ nhiều năm rồi ngay chuyên gia trong nước đã có không ít lời cảnh báo tương tự. Chẳng qua Bụt nhà không thiêng thì mới cầu tới Bụt ngoài.
Cho nên dù nhiều người đã nói nhiều lần rồi tôi cũng xin nhắc lại lần nữa: chỗ nghẽn lớn nhất trong phát triển hiện nay của xã hội ta là giáo dục. Giáo dục và giáo dục, không có gì khác. Và vì vậy cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện và triệt để là mệnh lệnh cuộc sống. Càng chần chừ, càng trì hoãn càng trả giá đắt, và không loại trừ đến một lúc nào đó sẽ là quá trễ như đã từng xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới.
Bà Nguyễn Thị Bình – nguyên Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh – trao giải thưởng về giáo dục cho GS Hoàng Tụy – Ảnh: Minh Đức
Đó là nội dung thiết yếu của hai bản kiến nghị mà một nhóm trí thức quan tâm tới vận mệnh đất nước đã gửi Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ năm 2004 và năm 2009 (bản Kiến nghị 2004 đã được phổ biến rộng rãi, còn bản Kiến nghị 2009 chưa được nhiều người biết do bị hạn chế phổ biến).
Như chúng ta còn nhớ, cách đây 15 năm từng có nghị quyết lịch sử của Hội nghị TƯ II, khoá 8, xem phát triển giáo dục, khoa học là quốc sách hàng đầu. Nhưng mười năm sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã phải thẳng thắn thừa nhận chúng ta chưa thành công trong hai lĩnh vực nêu trên. Cho nên các nghị quyết Đại hội X và ba Hội nghị TƯ sau đó đều nhắc lại nhiệm vụ khẩn thiết cải cách giáo dục để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài mấy thập kỷ. Đặc biệt sau những lời hứa hoa mỹ của ông tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo năm 2006, nhiều người trong đó có tôi đã đặt niềm tin ngây thơ vào triển vọng công cuộc chấn hưng giáo dục có thể bắt đầu chuyển động. Tiếc thay, hy vọng chưa kịp nhen nhóm thì thất vọng đã mau chóng đến, lần này lo lắng nhiều hơn vì chưa bao giờ giáo dục chạy theo thành tích dễ dãi được quảng cáo ầm ĩ thiếu trung thực lại ngốn nhiều công sức, tiền của mà hiệu quả thấp như 5 năm qua.
May thay, sự kiện Ngô Bảo Châu đã tạo một cú hích, ít nhất về nhận thức. Sau một thời gian ngắn được ngộ nhận là thành tích đặc biệt của giáo dục, sự kiện này cuối cùng đã cho thấy rõ quá nhiều vấn đề cần suy nghĩ lại nghiêm túc và tỉnh táo hơn về nhà trường của chúng ta. Đáng mừng là lần đầu tiên sau nhiều năm chờ đợi, người dân đã được nghe Thủ tướng long trọng tuyên bố cần một cuộc cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện, triệt để, để chấn hưng đất nước. Với niềm hân hoan như đã lâu chưa hề có, tôi đã lắng nghe bài diễn văn buổi tối đó của Thủ tướng, y như người đang khát giữa trưa hè nóng bức mà được uống bát nước chè tươi.
Sau tuyên bố của Thủ tướng, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cũng đã lên tiếng đầy sức thuyết phục kêu gọi thực hiện cải cách giáo dục để tiến lên một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân và yêu cầu cấp thiết chấn hưng đất nước. Nhiều bậc thức giả khác đã hưởng ứng lời kêu gọi đó. Ai nấy đều tin rằng đã đến lúc cần kết thúc giai đoạn đổi mới vụn vặt, chuyển sang cải cách mạnh mẽ thì giáo dục mới có thể ra khỏi bế tắc, trì trệ. Trong một buổi làm việc hơn hai giờ vào khoảng giữa tháng 11, tôi cũng đã cố gắng thuyết phục Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận hãy nhân cơ hội này nhận nhiệm vụ lịch sử khởi động công cuộc cải cách giáo dục đã được đề ra trong các nghị quyết lớn của TƯ. Trước hết hãy có một cách tiếp cận mới đối với một số vấn đề nhức nhối nhất hiện nay như thi cử, tổ chức trung học phổ thông và dạy nghề, tuyển chọn Giáo sư, Phó giáo sư xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế, v.v.
Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, nghĩa là gần nửa năm trời sau tuyên bố mạnh mẽ của Thủ tướng, tình hình vẫn im ắng. Một chủ trương đúng đắn có ý nghĩa then chốt chiến lược đến như vậy, lại đã long trọng hứa hẹn với dân nhiều lần, mà đấu tranh thực hiện cũng gian khổ chẳng khác gì việc đòi giảm sưu cao thuế nặng thời thực dân phong kiến hay sao? Tôi thật sự lo lắng khi thấy bất chấp mọi lời khuyên, cỗ máy giáo dục già nua cổ lỗ vẫn tiếp tục vận hành ì ạch mà chưa thấy tín hiệu gì sẽ có thay đổi. Đến hẹn lại lên, cả nước lại chuẩn bị lao vào địa ngục thi cử với biết bao tốn kém, lo âu, để rồi như mọi năm hàng chục vạn học sinh sau 12 năm đèn sách bị ném bơ vơ ra đời, không nghề nghiệp mà cũng chẳng có nơi nào học tiếp, cùng với hàng vạn sinh viên sau 3, 4 năm đại học vẫn bỡ ngỡ ngay cả với những việc làm rất thông thường mà ở các nước khác chỉ đòi hỏi một học vấn trung cấp.
Tại sao thanh thiếu niên ta phải chịu thiệt thòi lớn như vây? Tại sao đã 36 năm ròng rã từ ngày thống nhất đất nước mà giáo dục đến nông nỗi này?
Hiển nhiên có nhiều nguyên nhân nhưng điều dễ thấy nhất là một đất nước mà người dân tin rằng “cái gì tiền không làm được thì nhiều tiền sẽ làm được” – một đất nước như thế thì giáo dục tụt hậu là tất yếu. Suy cho cùng sự nghiệp chấn hưng giáo dục tùy thuộc quyết định vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Chừng nào tham nhũng còn nặng thì dối trá, lừa đảo còn phổ biến khắp hang cùng ngõ hẻm, làm sao giáo dục có thể trung thực, lành mạnh được, nói chi đến hiện đại. Chống tiêu cực trong thi cử, chống bệnh thành tích ư? Thì đó, năm đầu làm nghiêm thì hàng loạt thí sinh trượt, năm sau bắt đầu dễ dãi thì tỉ lệ thi đỗ tăng, năm sau nới rộng nữa thì đạt tỉ lệ thi đỗ cao ngất ngưởng như ban đầu, thế là chứng minh chất lượng giáo dục đã được nâng cao, giáo dục đã đạt siêu thành tích. Còn mua bằng, bán điểm, chạy trường, chạy dự án, chạy chức, thứ gì cũng chạy được, chạy bằng chân, bằng đầu, bằng vốn tự có, hay gì gì đó thì đố ai biết quy mô đến đâu. Có điều chắc chắn là những chuyện tiêu cực trong giáo dục và kèm theo đó, bạo lực học đường chưa hề giảm mà có phần phát triển bạo liệt tinh vi hơn, có nguy cơ trở thành một nét văn hóa tiêu biểu của xã hội ta hiện nay.
Giáo dục là một hệ thống phức tạp, theo nghĩa khoa học của từ này, cần phải được tiếp cận và vận hành như một hệ thống phức tạp mới có hy vọng tránh khỏi sai lầm, thất bại. Lãnh đạo, quản lý giáo dục mà thiếu tư duy hệ thống, thiếu một tầm nhìn chiến lược bao quát thì chỉ có sa vào sự vụ, nay thế này mai thế khác, “đổi mới” liên miên nhưng vụn vặt, chắp vá, không nhất quán, rốt cục tiêu tốn nhiều công sức tiền của mà kết quả chỉ làm rối thêm một hệ thống vốn đã què quặt, thiếu sinh khí, thường xuyên trục trặc. Trong một thế giới biến chuyển cực kỳ mau lẹ, chỉ chậm một vài năm đã có thể gây thiệt hại đáng kể, huống chi mấy thập kỷ liền hầu như giẫm chân tại chỗ và loay hoay với những vấn nạn nhức nhối kéo dài hết năm này qua năm khác.
Không đâu cần bốn chữ cần kiệm liêm chính hơn lĩnh vực giáo dục. Cũng không đâu cần tư duy phê phán, cần tự do, sáng tạo hơn ở đây. Một nền học đã thiếu vắng các đạo đức và đức tính cơ bản ấy tất nhiên sớm muộn cũng biến chất và lâm vào bế tắc. Khi ấy những điều chỉnh cục bộ theo kiểu đổi mới từng việc vụn vặt như vừa qua không những không có tác dụng mà còn làm kéo dài thêm tình trạng trì trệ. Lúc này lối ra duy nhất cho giáo dục là cải tạo cấu trúc, xây dựng lại từ gốc, thay đổi cả thiết kế hệ thống. Chỉ có như thế mới mong cứu giáo dục thoát ra khỏi khủng hoảng triền miên.
Không đi sâu vào những vấn đề quản lý cụ thể tôi chỉ xin nêu một số vấn đề ở tầm chiến lược về chất lượng giáo dục. Dù bảo thủ đến đâu, dù thoát ly thực tế cuộc sống đến đâu, ai cũng phải công nhận chất lượng giáo dục của ta quá thấp. Thấp như thế nào và làm gì để nâng cao chất lượng thì lại có nhiều cách nhìn thiển cận, phiến diện, sa vào chi tiết vụn vặt không thực chất.
Thứ nhất là chuyện học và thi. Năm nào bàn chuyện này cũng có nhiều đề xuất cải tiến nhưng càng bàn càng rối mà chưa thấy hướng ra đúng đắn. Học thì cứ miệt mài nhồi nhét nhiều thứ vô bổ, nhưng lại bỏ qua nhiều điều cần thiết trong đời sống hiện đại. Thi thì mãi vẫn một kiểu thi cổ lỗ, biến thành khổ dịch cho học sinh nhưng là cơ hội kinh doanh, làm tiền cho một số người. Không phải học mà thi mới là chính, học chỉ để đi thi, để có bằng, thậm chí không học mà có bằng thì càng tốt. Đặc biệt thi tốt nghiệp nặng nề như chưa hề thấy đâu trên thế giới văn minh. Tuy đã có không ít hội nghị bàn thảo về cải tiến phương pháp giảng dạy, cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ là dạy trên lớp, thầy đọc, trò ghi và bám sát sách giáo khoa. Trong khi đó, với cách nhìn toàn cục có thể thấy rõ cốt lõi của chuyện học và thi ở chỗ khác. Đã sang thế kỷ XXI nhưng giáo dục của ta vẫn giữ nhiều quan niệm cổ hủ như thời phong kiến Nho giáo hay thời Trung cổ ở châu Âu, nặng tính giáo điều kinh kệ, vì nhằm mục tiêu thiển cận biến con người thành một phương tiện sử dụng vào các mục đích tôn giáo hay chính trị, hơn là hoàn thiện con người như một chủ thể tự do. Phương Tây đã có thể nhanh chóng bước lên giai đoạn phát triển văn minh công nghiệp hiện đại trong khi phương Đông còn ngủ dài trong văn minh nông nghiệp chính là nhờ họ đã sớm thế tục hóa giáo dục. Thiết nghĩ một giải pháp tương tự cũng cần nghiên cứu cho nhà trường Việt Nam để bước vào kinh tế tri thức thời nay.
Thứ hai là chuyện đào tạo theo nhu cầu xã hội. Các doanh nghiệp thường phàn nàn gặp nhiều khó khăn khi tuyển nhân lực cần thiết vì trình độ, năng lực thực tế của sinh viên do các trường đào tạo ra quá thấp so với yêu cầu của họ. Trong khi đó, hàng năm có hàng chục vạn học sinh, sinh viên ra trường không tìm được việc làm thích hợp. Mặc cho khẩu hiệu “nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”, và một số biện pháp đổi mới quản lý giáo dục, chất lượng đào tạo vẫn giẫm chân tại chỗ từ hàng chục năm nay. Quá nhiều trường đào tạo về kinh tế, tài chính, kế toán, ngân hàng, v.v. nhưng rất ít trường về công nghệ, kỹ thuật, khoa học. Quá nhiều đại học, cao đẳng kém chất lượng, nhưng rất it trung cấp kỹ thuật. Cơ cấu đào tạo khiến trong nước rất thiếu công nhân lành nghề, rất thiếu cán bộ kỹ thuật trung cấp giỏi, nhưng thừa Kỹ sư, cán bộ quản lý tồi. Không lạ gì có nhà đầu tư nước ngoài từng nhận xét: chúng ta nói nhiều về công nghiệp hóa nhưng ngay một chiếc đinh vít cũng chưa có nơi nào trong cả nước làm được đúng chuẩn quốc tế. Công nghiệp phụ trợ không phát triển nổi, muốn làm ra sản phẩm công nghệ gì tinh vi đôi chút cũng phải nhập phần lớn linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian. Rốt cục chỉ lắp ráp là chính thì bao giờ mới xây dựng được công nghiệp hiện đại. Sự thể nghiêm trọng đến mức chuyên gia Nhật đã khuyến cáo: vận mệnh ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam không chỉ ảnh hưởng đến tương lai phát triển kinh tế của Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến địa vị chính trị của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Mà với cơ cấu đào tạo nhân lực như hệ thống giáo dục hiện nay thì không cách nào phát triển công nghiệp phụ trợ. Cho nên có nhìn rộng ra cả nền kinh tế mới thấy vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội không chỉ là cải tiến khâu đào tạo ở cấp đại học hay cao đẳng mà phải cải tổ cơ cấu hệ thống giáo dục, theo hướng như đã trình bày trong bản Kiến nghị 2009: sau trung học cơ sở phần lớn học sinh sẽ vào trung học nghề, trung học kỹ thuật, chỉ một tỉ lệ nhỏ vào trung học phổ thông. Bản thân trung học phổ thông cũng cần được cải tổ theo hướng không phân ban cứng nhắc mà có nhiều lựa chọn cho học sinh phát triển năng khiếu sở thích, nhờ đó nâng cao chất lượng đầu vào đại học, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đại học. Như vậy, sau 12 năm học, học sinh nếu ra đời thì đã có nghề, còn số có thể tiếp tục học sẽ không bị nhiều rào cản do cánh cửa chật hẹp của đại học hiện nay.
Thứ ba là xây dựng đại học. Vị trí và tính chất của giáo dục đại học trong sự phát triển của các quốc gia ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với chỉ cách đây vài thập kỷ. Nói giáo dục là thách thức lớn nhất cho đất nước hiện nay thì trước hết đó là giáo dục đại học. Trong một thế giới toàn cầu hóa, xây dựng đại học tất nhiên phải hướng tới và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế trong mọi lĩnh vực. Trong khi đó, từ việc đào tạo Tiến sĩ, việc tuyển chọn Giáo sư, đánh giá các công trình khoa học, các nhà khoa học, các trường đại học, chúng ta đều có tiêu chuẩn riêng chẳng giống ai. Mặc dù đã trải qua mấy chục năm trời xây dựng, đến nay đại học của ta vẫn còn ngổn ngang rất nhiều vấn đề đòi hỏi không chỉ phải đổi mới mà phải thay đổi tận gốc, từ chiến lược phát triển cho đến cách thực hiện chiến lược. Trong đó việc xây dựng các đại học tiến lên đẳng cấp quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng, trước hết là về quan niệm. Nếu không kịp thời khắc phục thì căn bệnh thành tích phô trương cộng với tính vô trách nhiệm ở đây sẽ gây lãng phí lớn, làm chậm lại thay vì thúc đẩy quá trình tiến lên hiện đại theo tinh thần khai sáng.
Thứ tư và cuối cùng nhưng then chốt nhất là chính sách đối với đội ngũ giáo chức. Không có khâu quản lý nào thể hiện rõ hơn quyết tâm chấn hưng giáo dục bằng chính sách đối với người thầy. Thế nhưng hiếm có nơi nào trên thế giới và cũng hiếm có thời nào trên đất nước ta người thầy mặc dù bị đối xử bất công vẫn tận tuỵ gắn bó với nghề như trong mấy chục năm nay. Khi nói điều này không phải tôi không biết những gương xấu trong ngành, những con sâu làm rầu nồi canh. Nhưng tôi nghĩ số đó vẫn là số ít, số ít đáng ngạc nhiên nếu đặt trong hoàn cảnh xã hội và điều kiện làm việc cực kỳ khó khăn của tất cả thầy giáo của ta. Tôi tin rằng với những hoàn cảnh như thế ở các nước khác tình hình giáo dục phải bi đát hơn nhiều. Với chính sách đối với thầy giáo như của ta mà giáo dục còn được như thế này đó thật sự là kỳ công.
Song cái gì cũng có giới hạn, kể cả lòng tự trọng, thiện chí và… lương tâm. Cứ thế này e sẽ đến lúc lương tâm cũng chai lì, chẳng còn ai biết xấu hổ, để cho cái lá nho cuối cùng cũng không giữ nổi thì sẽ mất hết, chẳng còn gì để bàn về giáo dục, văn hóa, khoa học nữa. Tôi cũng hiểu và thông cảm với những khó khăn thực tế liên quan đến tham nhũng. Song có thể nói không quá đáng, kinh nghiệm hơn ba mươi năm qua đã cho thấy hầu hết mọi căn bệnh tàn phá giáo dục đều có nguồn gốc ít nhiều ở cái chính sách bỏ mặc rồi khuyến khich thầy giáo tự bươn chải để kiếm sống mà làm nghề, trong một môi trường đòi hỏi họ phải toàn tâm toàn ý mới làm tốt được nhiệm vụ. Vậy giải quyết cái u này là điều kiện tiên quyết mở đường cho giáo dục (và khoa học). Tuy nhiên, cũng phải cắt u một cách an toàn vì nếu làm không minh bạch, đường hoàng như hiện nay thì chỉ gây thêm hỗn loạn, cũng rất nguy hiểm.
Để kết thúc, xin bày tỏ niềm tin cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện, triệt để là giải pháp cứu nguy cho giáo dục, cũng là cứu nguy cho phẩm chất Việt Nam khi còn chưa quá trễ.
Và một lần nữa xin trân trọng cám ơn Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh.
Hoàng Tụy
19 giờ ngày 24/3/2011, đúng 86 năm ngày giỗ danh sĩ Phan Châu Trinh, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh 2010 đã diễn ra tại Khách sạn Rex (114 Nguyễn Huệ, Q.1, TP HCM), dưới sự chủ trì của nguyên Phó Chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Bình – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh.
Năm nay, giải thưởng được trao cho 6 tác giả: Giải giáo dục dành cho GS Hoàng Tụy – tác giả của 149 công trình về các lĩnh vực hàm thụ, giải tích lồi và lý thuyết tối ưu cùng 3 chuyên khảo lớn được xem là kinh điển về tối ưu toàn cục.
Từ trái sang: Kevin Bowen, Nguyễn Đôn Phước, Ivo Vasiljev, Nguyễn Thị Bình, Lại Nguyên Ân, Phạm Văn Thiều
Giải nghiên cứu dành cho nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân với những công trình nghiên cứu văn học Việt Nam nhất là những tập sưu khảo công phu về tác phẩm của học giả nổi tiếng Phan Khôi.
Hai dịch giả được trao giải dịch thuật là Phạm Văn Thiều với những tác phẩm phổ biến tri thức khoa học vật lý, thiên văn, toán học và Nguyễn Đôn Phước với các đầu sách kinh điển về kinh tế.
Giải Việt Nam học dành cho GS người Mỹ Kevin Bowen, học giả và nhà thơ có trái tim hết mực nhân hậu, người mạnh dạn mở đường cho công cuộc hòa giải Mỹ-Việt bằng những đột phá đầu tiên từ văn hóa, văn học, và GS người CH Czech Ivo Vasiljev, người công bố nhiều nghiên cứu giá trị về ngữ pháp Hán – Việt và di sản Việt cổ, đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về ngữ pháp Hán – Việt trong tiếng Việt chuẩn hiện đại.
Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh được trao từ năm 2008 (do Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh phối hợp với Khoa Quốc tế – ĐH Quốc gia Hà Nội khởi xướng), đến nay đã trải qua ba lần, luôn luôn hướng về một mục tiếu duy nhất: biểu dương, khuyến khích những tác phẩm xuất sắc trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nhằm góp phần vào việc “khai dân trí, chấn dân khí, phục dân chí, hậu dân sinh” là những phương châm mà nhà cách mạng Phan Châu Trinh đề xuất từ hơn 100 năm trước nhưng chưa kịp hoàn thành.
Dưới đây, xin mời quý độc giả đón xem bài diễn từ của GS Hoàng Tụy đọc trong lễ trao giải, nói về những vấn đề đang nổi cộm trong tình hình giáo dục Việt Nam trước mắt.
Nguyễn Huệ Chi
Hoàng Tụy sinh năm 1927; là Tiến sĩ, Giáo sư về Toán học, nghiên cứu Hàm thực, Lý thuyết tối ưu, Giải tích lồi, Toán kinh tế. Ông từng là Viện trưởng Viện Toán học, Giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường đại học trên thế giới. Ông là người gầy dựng cơ sở và tổ chức ứng dụng toán học vào quản lý kinh tế ở Việt Nam đồng thời nghiên cứu góp sức vào chấn hưng giáo dục và các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước.
Thật là vinh dự lớn cho một người làm khoa học bình thường như tôi được nhận giải thưởng văn hóa Phan Chu Trinh cao quý. Vinh dự lớn trước hết vì giải thưởng gắn liền với tên tuổi một nhà ái quốc vĩ đại của dân tộc, một sĩ phu thuộc lớp cựu học nhưng đã thoát ra khỏi những quan niệm giáo dục phong kiến cổ hủ đương thời, khởi xướng đường lối canh tân văn hóa, giáo dục để cứu nước: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Vinh dự lớn còn là không phải giải thưởng hay huân chương trong hệ thống hành chính Nhà Nước mà là giải thưởng được trao cho bởi một tổ chức xã hội công dân, với ý nghĩa cao quý thúc đẩy sự nghiệp văn hóa giáo dục của nước nhà theo tinh thần khai sáng của nhà ái quốc vĩ đại.
Làm khoa học ở một đất nước nghèo khó, tôi vốn có duyên nợ nhiều với giáo dục. Xuất thân là một thầy giáo trung học rồi dần dần tự mày mò học tập, nâng cao trình độ mà trưởng thành trong nghề và trở thành một nhà khoa học. Bắt đầu dạy học ở tuổi 20, đến nay đã ngoài 80, suốt hơn 60 năm đó tôi chưa lúc nào xa rời nghề dạy học, tuy học trò của tôi thì tuổi tác, tính chất, trình độ và cả quốc tịch cũng ngày càng đa dạng. Được may mắn (chứ không phải rủi ro) học phổ thông ở nhà trường thời thực dân (nhưng không phải nhà trường thực dân), ra đời cũng được đi đây đi đó học, dạy, làm việc trong những môi trường đại học khoáng đạt hiện đại từ Tây sang Đông trên thế giới nên tôi thường có dịp suy ngẫm về nghề nghiệp của mình. Suy ngẫm từ vị trí công dân một nước nghèo, lạc hậu, khát khao mau chóng đuổi kịp một nhân loại đang rộn rịp chuyển lên nền văn minh trí tuệ đầy thách thức. Điều đó tự nhiên dẫn đến mối quan tâm trăn trở gần như thường trực đối với nền giáo dục của nước nhà. Mà cũng từ đó được mở rộng tầm mắt, có cách nhìn hệ thống đối với nhiều vấn đề giáo dục, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Hồi anh Tạ Quang Bửu còn làm Bộ trưởng Bộ Đại học tôi đã có nhiều dịp nghiên cứu và trình bày về tư duy hệ thống trong các seminar giáo dục do anh ấy chủ trì. Những tư tưởng, quan niệm của tôi về giáo dục, văn hóa, kinh tế xã hội ngay từ những ngày ấy phần lớn đều xuất phát từ cách nhìn hệ thống đó cho nên ít nhiều cũng có tính hệ thống nhất quán, nếu có lúc cần thay đổi thì cũng do logic sự vật chứ không tùy hứng, tùy tiện, tùy thời.
Một thế kỷ nay, chưa bao giờ vai trò then chốt của giáo dục trong sự phát triển của dân tộc ta nổi rõ như lúc này. Chỉ trong vòng một thế hệ mà những bước tiến khổng lồ của khoa học và công nghệ đã mang đến cho cuộc sống trên hành tinh những đổi thay sâu sắc hơn cả hàng trăm năm. Trong bối cảnh ấy giáo dục càng quan trọng thiết yếu hơn bao giờ hết cho bất cứ xã hội nào, kể cả những xã hội tân tiến nhất.
Việt Nam không là một ngoại lệ. Nên dù trước mắt kinh tế có khó khăn bức bách bao nhiêu cũng không cho phép chúng ta một phút được lơ là các vấn đề giáo dục. Chừng nào giáo dục còn yếu kém tụt hậu như hiện nay thì dẫu có tăng trưởng kinh tế giữ được tốc độ 7-8%, thậm chí 10% năm chăng nữa đất nước cũng vẫn mãi mãi lẹt đẹt sau thiên hạ. Muốn tăng trưởng kinh tế bền vững, muốn chuyển hướng phát triển từ chiều rộng theo chiều sâu mà để giáo dục yếu kém thì chỉ là nói suông. Ông Lý Quang Diệu từng khuyên chúng ta: thắng trong giáo dục thì mới thắng trong kinh tế. Gần đây ông Đại sứ Hoa Kỳ sau nhiệm kỳ công tác ở Việt Nam cũng nhận xét thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay là giáo dục. Không phải họ hù doạ chúng ta, cũng chẳng phải họ cung cấp cho chúng ta thông tin gì mới mẻ tân kỳ. Họ chỉ nói cho ta biết một điều mà từ nhiều năm rồi ngay chuyên gia trong nước đã có không ít lời cảnh báo tương tự. Chẳng qua Bụt nhà không thiêng thì mới cầu tới Bụt ngoài.
Cho nên dù nhiều người đã nói nhiều lần rồi tôi cũng xin nhắc lại lần nữa: chỗ nghẽn lớn nhất trong phát triển hiện nay của xã hội ta là giáo dục. Giáo dục và giáo dục, không có gì khác. Và vì vậy cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện và triệt để là mệnh lệnh cuộc sống. Càng chần chừ, càng trì hoãn càng trả giá đắt, và không loại trừ đến một lúc nào đó sẽ là quá trễ như đã từng xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới.
Bà Nguyễn Thị Bình – nguyên Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh – trao giải thưởng về giáo dục cho GS Hoàng Tụy – Ảnh: Minh Đức
Đó là nội dung thiết yếu của hai bản kiến nghị mà một nhóm trí thức quan tâm tới vận mệnh đất nước đã gửi Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ năm 2004 và năm 2009 (bản Kiến nghị 2004 đã được phổ biến rộng rãi, còn bản Kiến nghị 2009 chưa được nhiều người biết do bị hạn chế phổ biến).
Như chúng ta còn nhớ, cách đây 15 năm từng có nghị quyết lịch sử của Hội nghị TƯ II, khoá 8, xem phát triển giáo dục, khoa học là quốc sách hàng đầu. Nhưng mười năm sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã phải thẳng thắn thừa nhận chúng ta chưa thành công trong hai lĩnh vực nêu trên. Cho nên các nghị quyết Đại hội X và ba Hội nghị TƯ sau đó đều nhắc lại nhiệm vụ khẩn thiết cải cách giáo dục để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài mấy thập kỷ. Đặc biệt sau những lời hứa hoa mỹ của ông tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo năm 2006, nhiều người trong đó có tôi đã đặt niềm tin ngây thơ vào triển vọng công cuộc chấn hưng giáo dục có thể bắt đầu chuyển động. Tiếc thay, hy vọng chưa kịp nhen nhóm thì thất vọng đã mau chóng đến, lần này lo lắng nhiều hơn vì chưa bao giờ giáo dục chạy theo thành tích dễ dãi được quảng cáo ầm ĩ thiếu trung thực lại ngốn nhiều công sức, tiền của mà hiệu quả thấp như 5 năm qua.
May thay, sự kiện Ngô Bảo Châu đã tạo một cú hích, ít nhất về nhận thức. Sau một thời gian ngắn được ngộ nhận là thành tích đặc biệt của giáo dục, sự kiện này cuối cùng đã cho thấy rõ quá nhiều vấn đề cần suy nghĩ lại nghiêm túc và tỉnh táo hơn về nhà trường của chúng ta. Đáng mừng là lần đầu tiên sau nhiều năm chờ đợi, người dân đã được nghe Thủ tướng long trọng tuyên bố cần một cuộc cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện, triệt để, để chấn hưng đất nước. Với niềm hân hoan như đã lâu chưa hề có, tôi đã lắng nghe bài diễn văn buổi tối đó của Thủ tướng, y như người đang khát giữa trưa hè nóng bức mà được uống bát nước chè tươi.
Sau tuyên bố của Thủ tướng, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cũng đã lên tiếng đầy sức thuyết phục kêu gọi thực hiện cải cách giáo dục để tiến lên một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân và yêu cầu cấp thiết chấn hưng đất nước. Nhiều bậc thức giả khác đã hưởng ứng lời kêu gọi đó. Ai nấy đều tin rằng đã đến lúc cần kết thúc giai đoạn đổi mới vụn vặt, chuyển sang cải cách mạnh mẽ thì giáo dục mới có thể ra khỏi bế tắc, trì trệ. Trong một buổi làm việc hơn hai giờ vào khoảng giữa tháng 11, tôi cũng đã cố gắng thuyết phục Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận hãy nhân cơ hội này nhận nhiệm vụ lịch sử khởi động công cuộc cải cách giáo dục đã được đề ra trong các nghị quyết lớn của TƯ. Trước hết hãy có một cách tiếp cận mới đối với một số vấn đề nhức nhối nhất hiện nay như thi cử, tổ chức trung học phổ thông và dạy nghề, tuyển chọn Giáo sư, Phó giáo sư xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế, v.v.
Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, nghĩa là gần nửa năm trời sau tuyên bố mạnh mẽ của Thủ tướng, tình hình vẫn im ắng. Một chủ trương đúng đắn có ý nghĩa then chốt chiến lược đến như vậy, lại đã long trọng hứa hẹn với dân nhiều lần, mà đấu tranh thực hiện cũng gian khổ chẳng khác gì việc đòi giảm sưu cao thuế nặng thời thực dân phong kiến hay sao? Tôi thật sự lo lắng khi thấy bất chấp mọi lời khuyên, cỗ máy giáo dục già nua cổ lỗ vẫn tiếp tục vận hành ì ạch mà chưa thấy tín hiệu gì sẽ có thay đổi. Đến hẹn lại lên, cả nước lại chuẩn bị lao vào địa ngục thi cử với biết bao tốn kém, lo âu, để rồi như mọi năm hàng chục vạn học sinh sau 12 năm đèn sách bị ném bơ vơ ra đời, không nghề nghiệp mà cũng chẳng có nơi nào học tiếp, cùng với hàng vạn sinh viên sau 3, 4 năm đại học vẫn bỡ ngỡ ngay cả với những việc làm rất thông thường mà ở các nước khác chỉ đòi hỏi một học vấn trung cấp.
Tại sao thanh thiếu niên ta phải chịu thiệt thòi lớn như vây? Tại sao đã 36 năm ròng rã từ ngày thống nhất đất nước mà giáo dục đến nông nỗi này?
Hiển nhiên có nhiều nguyên nhân nhưng điều dễ thấy nhất là một đất nước mà người dân tin rằng “cái gì tiền không làm được thì nhiều tiền sẽ làm được” – một đất nước như thế thì giáo dục tụt hậu là tất yếu. Suy cho cùng sự nghiệp chấn hưng giáo dục tùy thuộc quyết định vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Chừng nào tham nhũng còn nặng thì dối trá, lừa đảo còn phổ biến khắp hang cùng ngõ hẻm, làm sao giáo dục có thể trung thực, lành mạnh được, nói chi đến hiện đại. Chống tiêu cực trong thi cử, chống bệnh thành tích ư? Thì đó, năm đầu làm nghiêm thì hàng loạt thí sinh trượt, năm sau bắt đầu dễ dãi thì tỉ lệ thi đỗ tăng, năm sau nới rộng nữa thì đạt tỉ lệ thi đỗ cao ngất ngưởng như ban đầu, thế là chứng minh chất lượng giáo dục đã được nâng cao, giáo dục đã đạt siêu thành tích. Còn mua bằng, bán điểm, chạy trường, chạy dự án, chạy chức, thứ gì cũng chạy được, chạy bằng chân, bằng đầu, bằng vốn tự có, hay gì gì đó thì đố ai biết quy mô đến đâu. Có điều chắc chắn là những chuyện tiêu cực trong giáo dục và kèm theo đó, bạo lực học đường chưa hề giảm mà có phần phát triển bạo liệt tinh vi hơn, có nguy cơ trở thành một nét văn hóa tiêu biểu của xã hội ta hiện nay.
Giáo dục là một hệ thống phức tạp, theo nghĩa khoa học của từ này, cần phải được tiếp cận và vận hành như một hệ thống phức tạp mới có hy vọng tránh khỏi sai lầm, thất bại. Lãnh đạo, quản lý giáo dục mà thiếu tư duy hệ thống, thiếu một tầm nhìn chiến lược bao quát thì chỉ có sa vào sự vụ, nay thế này mai thế khác, “đổi mới” liên miên nhưng vụn vặt, chắp vá, không nhất quán, rốt cục tiêu tốn nhiều công sức tiền của mà kết quả chỉ làm rối thêm một hệ thống vốn đã què quặt, thiếu sinh khí, thường xuyên trục trặc. Trong một thế giới biến chuyển cực kỳ mau lẹ, chỉ chậm một vài năm đã có thể gây thiệt hại đáng kể, huống chi mấy thập kỷ liền hầu như giẫm chân tại chỗ và loay hoay với những vấn nạn nhức nhối kéo dài hết năm này qua năm khác.
Không đâu cần bốn chữ cần kiệm liêm chính hơn lĩnh vực giáo dục. Cũng không đâu cần tư duy phê phán, cần tự do, sáng tạo hơn ở đây. Một nền học đã thiếu vắng các đạo đức và đức tính cơ bản ấy tất nhiên sớm muộn cũng biến chất và lâm vào bế tắc. Khi ấy những điều chỉnh cục bộ theo kiểu đổi mới từng việc vụn vặt như vừa qua không những không có tác dụng mà còn làm kéo dài thêm tình trạng trì trệ. Lúc này lối ra duy nhất cho giáo dục là cải tạo cấu trúc, xây dựng lại từ gốc, thay đổi cả thiết kế hệ thống. Chỉ có như thế mới mong cứu giáo dục thoát ra khỏi khủng hoảng triền miên.
Không đi sâu vào những vấn đề quản lý cụ thể tôi chỉ xin nêu một số vấn đề ở tầm chiến lược về chất lượng giáo dục. Dù bảo thủ đến đâu, dù thoát ly thực tế cuộc sống đến đâu, ai cũng phải công nhận chất lượng giáo dục của ta quá thấp. Thấp như thế nào và làm gì để nâng cao chất lượng thì lại có nhiều cách nhìn thiển cận, phiến diện, sa vào chi tiết vụn vặt không thực chất.
Thứ nhất là chuyện học và thi. Năm nào bàn chuyện này cũng có nhiều đề xuất cải tiến nhưng càng bàn càng rối mà chưa thấy hướng ra đúng đắn. Học thì cứ miệt mài nhồi nhét nhiều thứ vô bổ, nhưng lại bỏ qua nhiều điều cần thiết trong đời sống hiện đại. Thi thì mãi vẫn một kiểu thi cổ lỗ, biến thành khổ dịch cho học sinh nhưng là cơ hội kinh doanh, làm tiền cho một số người. Không phải học mà thi mới là chính, học chỉ để đi thi, để có bằng, thậm chí không học mà có bằng thì càng tốt. Đặc biệt thi tốt nghiệp nặng nề như chưa hề thấy đâu trên thế giới văn minh. Tuy đã có không ít hội nghị bàn thảo về cải tiến phương pháp giảng dạy, cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ là dạy trên lớp, thầy đọc, trò ghi và bám sát sách giáo khoa. Trong khi đó, với cách nhìn toàn cục có thể thấy rõ cốt lõi của chuyện học và thi ở chỗ khác. Đã sang thế kỷ XXI nhưng giáo dục của ta vẫn giữ nhiều quan niệm cổ hủ như thời phong kiến Nho giáo hay thời Trung cổ ở châu Âu, nặng tính giáo điều kinh kệ, vì nhằm mục tiêu thiển cận biến con người thành một phương tiện sử dụng vào các mục đích tôn giáo hay chính trị, hơn là hoàn thiện con người như một chủ thể tự do. Phương Tây đã có thể nhanh chóng bước lên giai đoạn phát triển văn minh công nghiệp hiện đại trong khi phương Đông còn ngủ dài trong văn minh nông nghiệp chính là nhờ họ đã sớm thế tục hóa giáo dục. Thiết nghĩ một giải pháp tương tự cũng cần nghiên cứu cho nhà trường Việt Nam để bước vào kinh tế tri thức thời nay.
Thứ hai là chuyện đào tạo theo nhu cầu xã hội. Các doanh nghiệp thường phàn nàn gặp nhiều khó khăn khi tuyển nhân lực cần thiết vì trình độ, năng lực thực tế của sinh viên do các trường đào tạo ra quá thấp so với yêu cầu của họ. Trong khi đó, hàng năm có hàng chục vạn học sinh, sinh viên ra trường không tìm được việc làm thích hợp. Mặc cho khẩu hiệu “nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”, và một số biện pháp đổi mới quản lý giáo dục, chất lượng đào tạo vẫn giẫm chân tại chỗ từ hàng chục năm nay. Quá nhiều trường đào tạo về kinh tế, tài chính, kế toán, ngân hàng, v.v. nhưng rất ít trường về công nghệ, kỹ thuật, khoa học. Quá nhiều đại học, cao đẳng kém chất lượng, nhưng rất it trung cấp kỹ thuật. Cơ cấu đào tạo khiến trong nước rất thiếu công nhân lành nghề, rất thiếu cán bộ kỹ thuật trung cấp giỏi, nhưng thừa Kỹ sư, cán bộ quản lý tồi. Không lạ gì có nhà đầu tư nước ngoài từng nhận xét: chúng ta nói nhiều về công nghiệp hóa nhưng ngay một chiếc đinh vít cũng chưa có nơi nào trong cả nước làm được đúng chuẩn quốc tế. Công nghiệp phụ trợ không phát triển nổi, muốn làm ra sản phẩm công nghệ gì tinh vi đôi chút cũng phải nhập phần lớn linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian. Rốt cục chỉ lắp ráp là chính thì bao giờ mới xây dựng được công nghiệp hiện đại. Sự thể nghiêm trọng đến mức chuyên gia Nhật đã khuyến cáo: vận mệnh ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam không chỉ ảnh hưởng đến tương lai phát triển kinh tế của Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến địa vị chính trị của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Mà với cơ cấu đào tạo nhân lực như hệ thống giáo dục hiện nay thì không cách nào phát triển công nghiệp phụ trợ. Cho nên có nhìn rộng ra cả nền kinh tế mới thấy vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội không chỉ là cải tiến khâu đào tạo ở cấp đại học hay cao đẳng mà phải cải tổ cơ cấu hệ thống giáo dục, theo hướng như đã trình bày trong bản Kiến nghị 2009: sau trung học cơ sở phần lớn học sinh sẽ vào trung học nghề, trung học kỹ thuật, chỉ một tỉ lệ nhỏ vào trung học phổ thông. Bản thân trung học phổ thông cũng cần được cải tổ theo hướng không phân ban cứng nhắc mà có nhiều lựa chọn cho học sinh phát triển năng khiếu sở thích, nhờ đó nâng cao chất lượng đầu vào đại học, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đại học. Như vậy, sau 12 năm học, học sinh nếu ra đời thì đã có nghề, còn số có thể tiếp tục học sẽ không bị nhiều rào cản do cánh cửa chật hẹp của đại học hiện nay.
Thứ ba là xây dựng đại học. Vị trí và tính chất của giáo dục đại học trong sự phát triển của các quốc gia ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với chỉ cách đây vài thập kỷ. Nói giáo dục là thách thức lớn nhất cho đất nước hiện nay thì trước hết đó là giáo dục đại học. Trong một thế giới toàn cầu hóa, xây dựng đại học tất nhiên phải hướng tới và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế trong mọi lĩnh vực. Trong khi đó, từ việc đào tạo Tiến sĩ, việc tuyển chọn Giáo sư, đánh giá các công trình khoa học, các nhà khoa học, các trường đại học, chúng ta đều có tiêu chuẩn riêng chẳng giống ai. Mặc dù đã trải qua mấy chục năm trời xây dựng, đến nay đại học của ta vẫn còn ngổn ngang rất nhiều vấn đề đòi hỏi không chỉ phải đổi mới mà phải thay đổi tận gốc, từ chiến lược phát triển cho đến cách thực hiện chiến lược. Trong đó việc xây dựng các đại học tiến lên đẳng cấp quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng, trước hết là về quan niệm. Nếu không kịp thời khắc phục thì căn bệnh thành tích phô trương cộng với tính vô trách nhiệm ở đây sẽ gây lãng phí lớn, làm chậm lại thay vì thúc đẩy quá trình tiến lên hiện đại theo tinh thần khai sáng.
Thứ tư và cuối cùng nhưng then chốt nhất là chính sách đối với đội ngũ giáo chức. Không có khâu quản lý nào thể hiện rõ hơn quyết tâm chấn hưng giáo dục bằng chính sách đối với người thầy. Thế nhưng hiếm có nơi nào trên thế giới và cũng hiếm có thời nào trên đất nước ta người thầy mặc dù bị đối xử bất công vẫn tận tuỵ gắn bó với nghề như trong mấy chục năm nay. Khi nói điều này không phải tôi không biết những gương xấu trong ngành, những con sâu làm rầu nồi canh. Nhưng tôi nghĩ số đó vẫn là số ít, số ít đáng ngạc nhiên nếu đặt trong hoàn cảnh xã hội và điều kiện làm việc cực kỳ khó khăn của tất cả thầy giáo của ta. Tôi tin rằng với những hoàn cảnh như thế ở các nước khác tình hình giáo dục phải bi đát hơn nhiều. Với chính sách đối với thầy giáo như của ta mà giáo dục còn được như thế này đó thật sự là kỳ công.
Song cái gì cũng có giới hạn, kể cả lòng tự trọng, thiện chí và… lương tâm. Cứ thế này e sẽ đến lúc lương tâm cũng chai lì, chẳng còn ai biết xấu hổ, để cho cái lá nho cuối cùng cũng không giữ nổi thì sẽ mất hết, chẳng còn gì để bàn về giáo dục, văn hóa, khoa học nữa. Tôi cũng hiểu và thông cảm với những khó khăn thực tế liên quan đến tham nhũng. Song có thể nói không quá đáng, kinh nghiệm hơn ba mươi năm qua đã cho thấy hầu hết mọi căn bệnh tàn phá giáo dục đều có nguồn gốc ít nhiều ở cái chính sách bỏ mặc rồi khuyến khich thầy giáo tự bươn chải để kiếm sống mà làm nghề, trong một môi trường đòi hỏi họ phải toàn tâm toàn ý mới làm tốt được nhiệm vụ. Vậy giải quyết cái u này là điều kiện tiên quyết mở đường cho giáo dục (và khoa học). Tuy nhiên, cũng phải cắt u một cách an toàn vì nếu làm không minh bạch, đường hoàng như hiện nay thì chỉ gây thêm hỗn loạn, cũng rất nguy hiểm.
Để kết thúc, xin bày tỏ niềm tin cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện, triệt để là giải pháp cứu nguy cho giáo dục, cũng là cứu nguy cho phẩm chất Việt Nam khi còn chưa quá trễ.
Và một lần nữa xin trân trọng cám ơn Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh.
Ba bài viết, ba góc nhìn xung quanh phiên họp cuối cùng của Quốc hội khóa XII
Đăng bởi bvnpost
Vẫn đòi điều tra vụ Vinashin mặc dù BCT đã kết luận không ai đáng chịu kỷ luật hết, đó là một biểu hiện có vẻ như “cứng đầu” rất đáng nể, nó nói lên chí ít cũng một chút biểu hiện MỚI trong nhận thức của nhiều đại biểu về việc thực thi quyền tối cao của Quốc hội, cái quyền mà Hiến pháp đã ghi rành rành, nhưng bao nhiêu năm qua người ta cứ lặng lẽ đồng tình dẫm chân lên nó với một nỗi mặc cảm không thể xóa bỏ trong tâm thức, rằng Quốc hội trước sau cũng chỉ là một “hội” của những người… “biết gật” và được chọn vào là để “gật” thôi.
Nay, tất nhiên không phải mọi sự đã đổi khác đâu, đừng có vội mà lạc quan tếu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trả lời: “Không cần thiết lập UB lâm thời điều tra Vinashin”. Một gáo nước lạnh rõ ràng đấy nhé. Con đường đổi mới thực chất của Quốc hội xem ra còn lắm gian truân và dân chúng hai bên đường phố thì vẫn nhìn thấy rất rõ từng cái đuôi con chuột ngó ngoáy đằng sau mông mỗi vị đại biểu lúc bước lên xe ra về. Nói cho cùng, cũng chỉ vì có những ai đó thích gây ra nhiều chuyện quá, miệng nói thì nghe đến là oai mà thực chất là liều, mà liều lĩnh gây ra rồi lại phó mặc, để đất nước sa lầy trong khó khăn, cuối cùng là phủi tay, chẳng ai có trách nhiệm gì vào đấy cả – hỏi có cái nước nào mà lại như thế hay không – nên người ta mới bất bình mà lên tiếng cho đỡ cảm thấy tủi, hay ít ra cũng có được một chút quân bình trong tâm lý, chứ con dân Việt Nam được Đảng dạy dỗ bao nhiêu năm nay cả, có ai dám “phạm thượng” đâu.
Dầu sao thì đây cũng chính là một khởi đầu tốt để từ nay mỗi vị đại biểu Quốc hội có thể lần lần tự điều chỉnh “vóc dáng”, tiêm thêm vào trái tim vài liều can đảm, và tự thân vận động nhằm chuyển đổi dần sang một thế hệ mới – những “ông bà nghị bớt gật”, khi tình thế cho phép đối diện với chân lý không nhất thiết lúc nào cũng gật. Ý nghĩa cách tân quan trọng của nhiệm kỳ này thiết tưởng chính là ở đấy.
Tuy nhiên, như Anh Ba Sàm đã nhắc, trong phiên họp cuối cùng của Quốc hội khóa này, phát biểu của đại biểu Nguyễn Đăng Trừng cũng là tiếng vang nổi bật, tạo ra được một cú sốc, và là một lay tỉnh đối với nhiều người vốn chân thành yêu nước nhưng vì bị những bậc tai mắt (nào đấy) đã quen “Dạ thưa Anh bốn tốt” ru ngon ru ngọt lâu ngày làm cho mê ngủ. Xin trích nguyên theo Thanh Văn trên báo Pháp luật 29-3-2011:
Mong có nghị quyết về Trường Sa, Hoàng Sa
“Dân tộc ta đã từng có một Trần Bình Trọng “thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, một Trần Thủ Độ “nếu bệ hạ muốn hàng hãy chém đầu tôi rồi hãy hàng. Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”. Một dân tộc như thế, chúng ta quyết không để mất một tấc đất, một vùng biển thiêng liêng nào của Tổ quốc.
Thực hiện chức năng của QH là quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia, tôi đề nghị QH nhiệm kỳ tới cần thông qua nghị quyết khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa và trên biển Đông. Tôi tin rằng một nghị quyết như thế sẽ được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước, kể cả đồng bào Việt kiều ở nước ngoài và cũng để cho mọi người hiểu rằng cho dù người ta có vẽ bản đồ lưỡi bò, lưỡi trâu hoặc lưỡi heo trên biển Đông thì cũng không có ý nghĩa, không có giá trị đối với chúng ta!” – Nguyễn Đăng Trừng, TP HCM.
Nguyễn Huệ Chi
1. Các đại biểu vẫn đòi điều tra vụ Vinashin
Vinashin đang gặp khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài
Một số đại biểu Quốc hội Việt Nam trong những ngày làm việc cuối tuần qua trong nhiệm kỳ đang chấm dứt vẫn lại khẳng định vẫn cần có điều tra của Quốc hội về vụ Vinashin.
Đại biểu Đặng Như Lợi, đại diện cho cử tri Cà Mau, được trích lời phát biểu:
"Tôi vẫn đề nghị như ý kiến trước đây của nhiều đại biểu nêu ra là thành lập Ủy ban lâm thời về vấn đề này".
Nhiều đại biểu khác cũng ủng hộ ý kiến này.
Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói Bộ Chính trị đã có kết luận nhưng kết luận được đưa ra khi Thanh tra Chính phủ vẫn chưa hoàn thành cuộc điều tra.
Một số đại biểu trong đó có đại biểu Nguyễn Lân Dũng, Dương Trung Quốc và Phạm Thị Loan cũng ủng hộ việc thành lập Ủy ban điều tra độc lập của Quốc hội.
‘Thực hư’
Những người ủng hộ nói Thanh tra Chính phủ chỉ là cơ quan trực thuộc Chính phủ nên không thể có tư cách độc lập như Quốc hội.
Đại biểu Phạm Thị Loan nói với BBC hôm 28/3 rằng cần phải có kết luận về Vinashin để đáp ứng đòi hỏi của cử tri.
Bà nói thêm:
http://www.bbc.co.uk/emp/10player.swf?revision=18269_21576
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
"Quốc hội cũng cần có một cái giám sát cụ thể, cần có bộ phận đi sâu vào giám sát [vụ Vinashin] và có thông báo cho nhân dân để người ta biết thực hư như thế nào.
"Nói như hiện nay thì nhân dân người ta chưa thỏa mãn".
Bà Loan cũng nói cách Chính phủ xử lý vụ Vinashin làm cho những người lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân như bà đặt câu hỏi về sự bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Bà nói bản thân bà là Chủ tịch và Tổng giám đốc của một tập đoàn tư nhân và doanh nghiệp của bà đang gặp khó khăn để đảm bảo công ăn việc làm cho 2.000 nhân viên giữa lúc lãi suất tăng cao.
‘Ý chí của Đảng’
Bà Loan nói Quốc hội vẫn phải làm theo ý chí của Đảng Cộng sản
Ban Kiểm tra Trung ương Đảng trong tháng này cũng đã có quyết định về chuyện không có cá nhân nào bị kỷ luật.
Mặc dù có ý kiến cho rằng Quốc hội là cơ quan đại diện của dân và vẫn cần có điều tra riêng, bà Loan nói với BBC:
"Ở Việt Nam thì có một đảng lãnh đạo thôi nên ý chí cuối cùng là ý chí của đảng.
"Quốc hội có muốn làm gì thì cũng phải trên ý chỉ đạo, đường lối của đảng.
"Đảng mà bật đèn xanh cho Quốc hội cứ làm theo cách bình thường thì Quốc hội mới làm được.
"Nếu đảng đã có kết luận gì khác thì đại biểu Quốc hội nếu muốn [điều tra] thì cũng khó".
Cũng có tin cho đến hôm 22/3, hạn đăng ký ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII đã chấm dứt nhưng con số người tự ứng cử trong cả nước không nhiều.
Truyền thông trong nước cho hay ở hai đô thị lớn nhất nước là thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chỉ có vài chục người tự ứng cử.
Dự kiến cuộc bầu cử khóa 13 của Quốc hội Việt Nam sẽ diễn ra vào tháng 5 năm nay.
Nguồn: bbc.co.uk
2. Tiết kiệm
Blogger Tuanddk
Quốc hội sáng nay đã không “ra chơi”. Chút ít thời gian tiết kiệm đó được dành để một vị Phó Thủ tướng trình bày báo cáo của Chính phủ liên quan đến hai vấn đề quan trọng: Điện hạt nhân và xử lý trách nhiệm trong vụ Vinashin. Không có tiếng ồ nào khi người bước lên bục lại là ông Nguyễn Thiện Nhân. Quốc hội cũng lặng ngắt sau khi Phó Thủ tướng Nhân dành chỉ 1 phút rưỡi nói về việc xử lý trách nhiệm.
“Về vấn đề xử lý trách nhiệm trong vụ Vinashin, Thủ tướng Chính phủ đã giao Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện làm rõ tình hình và sai phạm tại Vinashin. Đến nay, Thanh tra Chính phủ đã hoàn thành việc thanh tra, đang tổng hợp tình hình, số liệu, hoàn thiện báo cáo thanh tra để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cá nhân nguyên là lãnh đạo Tập đoàn, Bộ Công an và các cơ quan thi hành pháp luật đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam một số cá nhân vi phạm pháp luật, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Đến nay, cơ quan điều tra đang tiếp tục củng cố chứng cứ để xử lý nghiêm minh, kịp thời, khách quan theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi có báo cáo của Thanh tra Chính phủ thì Chính phủ sẽ xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật và có báo cáo Quốc hội. Đại biểu có quan tâm xin gửi yêu cầu cụ thể Chính phủ sẽ có văn bản trả lời. Xin cảm ơn các đại biểu Quốc hội.
Tất cả chỉ hơn 200 chữ, kể cả 8 chữ dành để cảm ơn. Đang thời bão giá có khác, đến báo cáo cũng phải tiết kiệm giấy mực.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu sau đó, cũng rất tiết kiệm, nói vắn tắt, rằng: Một số vị đại biểu Quốc hội đã đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời điều tra vụ Vinashin. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã họp chiều qua, 28-3 và cho rằng: Vấn đề đã và đang được các cơ quan chức năng xem xét. Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị không lập Ủy ban lâm thời để điều tra. Cũng chỉ vài chục chữ và không giải thích nhiều. Chắc ông muốn tiết kiệm, muốn dành thời gian cho các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Như vậy, có thể hiểu là việc xem xét trách nhiệm trong vụ Vinashin đã chính thức khép lại.
Thực ra, vụ này đã khép lại từ sau Hội nghị TƯ 14 khi báo chí kháo nhau “xong rồi, xong rồi”. Khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đăng đàn để thông báo lại quyết định của “bê xê tê” thì đến anh dân ngu cu đen ngoài đường cũng hiểu là Chính phủ đã khó chịu lắm, đã muốn xếp hồ sơ vụ này lại rồi. Cho nên, chả ai tin là Chính phủ sẽ “xử lý nghiêm minh” sau khi có báo cáo của Thanh tra Chính phủ.
Có 3 cái lý ông Mèo xung quanh câu chuyện Vinashin. Khi Đảng đã bảo không, có nghĩa là không, thanh tra gì thì cuối cùng cũng là không cả (Ai bảo: Đảng kết luận khi thanh tra còn chưa kết luận thì dứt khoát chả hiểu gì, tốt nhất lên Quản Bạ mà uống rượu ngô). Đây là nguyên lý đảng lãnh đạo. Thứ hai, dù tuyên bố như đinh đóng cột sau khi được Quốc hội bầu, rằng: “Làm tới nơi, tới chốn các vụ việc, lĩnh vực nổi cộm”, rằng “sẽ rà soát lại các vụ việc nghiêm trọng nhằm sớm giải quyết, không để dân hoài nghi, cho rằng chìm xuồng”, nhưng bác Truyền sẽ phải gãi tróc đầu ngay trước khi, hoặc nếu muốn hạ cánh an toàn. Liệu có thể tin rằng Thanh tra Chính phủ, một cơ quan thuộc Chính phủ, chịu sự chỉ đạo của Chính phủ, kinh phí do Chính phủ phân bổ, nhân sự do Chính phủ giới thiệu bầu, có thể có kết luận về trách nhiệm của Chính phủ? Và thứ ba, Chính phủ hứa xử lý nghiêm sau kết luận thanh tra thì là xử lý nghiêm ai? Ai xử lý? Và còn xử lý gì nữa?
Cho nên, tiết kiệm nhất là không nói về vụ đắm tàu Vinashin nữa, để chờ một vụ Vinashin khác.
T.
Nguồn: Tuanddk
3. Không cần thiết lập Ủy ban lâm thời điều tra Vinashin
Bích Diệp
Ảnh: Quý Đoàn.
(DVT.vn) – Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu sáng nay cho biết, vấn đề Vinashin, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không lập Ủy ban lâm thời để điều tra.
Hôm nay, 29/3, Quốc hội họp phiên bế mạc. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã trả lời về những vấn đề bức xúc đối với cử tri và các đại biểu trong những phiên trước đó.
Về vấn đề Vinashin, một số đại biểu Quốc hội đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, chiều qua 28/03, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, thảo luận và cân nhắc kỹ nhiều mặt và nhận thấy rằng vấn đề này đã và đang được các cơ quan có trách nhiệm của Đảng và Nhà nước xem xét, xử lý theo thẩm quyền. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không lập Ủy ban lâm thời để điều tra.
Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện, làm rõ tình hình sai phạm ở Vinashin, Đến nay, đã hoàn thành công tác thanh tra, đang tổng hợp số liệu để báo cáo Thủ tướng.
Đối với những cá nhân nguyên là cán bộ lãnh đạo liên quan của Tập đoàn, Bộ Công an đã tiến hành điều tra, khởi tố, bắt tạm giam một số có hành vi vi phạm pháp luật, cố ý làm trái quy định của pháp luật về quản lý kinh tế.
Công tác điều tra hiện đang được tiếp tục, củng cố chứng cứ để xử lý. Sau khi có báo cáo, Chính phủ sẽ xử lý nghiêm minh.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các đại biểu có quan tâm cụ thể đối với những điểm ngoài Báo cáo mà Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đọc, trực tiếp gửi yêu cầu về Chính phủ để nhận văn bản trả lời tới từng đại biểu.
B.D.
Nguồn: dvt.vn
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
"Quốc hội cũng cần có một cái giám sát cụ thể, cần có bộ phận đi sâu vào giám sát [vụ Vinashin] và có thông báo cho nhân dân để người ta biết thực hư như thế nào.
"Nói như hiện nay thì nhân dân người ta chưa thỏa mãn".
Bà Loan cũng nói cách Chính phủ xử lý vụ Vinashin làm cho những người lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân như bà đặt câu hỏi về sự bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Bà nói bản thân bà là Chủ tịch và Tổng giám đốc của một tập đoàn tư nhân và doanh nghiệp của bà đang gặp khó khăn để đảm bảo công ăn việc làm cho 2.000 nhân viên giữa lúc lãi suất tăng cao.
‘Ý chí của Đảng’
Bà Loan nói Quốc hội vẫn phải làm theo ý chí của Đảng Cộng sản
Ban Kiểm tra Trung ương Đảng trong tháng này cũng đã có quyết định về chuyện không có cá nhân nào bị kỷ luật.
Mặc dù có ý kiến cho rằng Quốc hội là cơ quan đại diện của dân và vẫn cần có điều tra riêng, bà Loan nói với BBC:
"Ở Việt Nam thì có một đảng lãnh đạo thôi nên ý chí cuối cùng là ý chí của đảng.
"Quốc hội có muốn làm gì thì cũng phải trên ý chỉ đạo, đường lối của đảng.
"Đảng mà bật đèn xanh cho Quốc hội cứ làm theo cách bình thường thì Quốc hội mới làm được.
"Nếu đảng đã có kết luận gì khác thì đại biểu Quốc hội nếu muốn [điều tra] thì cũng khó".
Cũng có tin cho đến hôm 22/3, hạn đăng ký ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII đã chấm dứt nhưng con số người tự ứng cử trong cả nước không nhiều.
Truyền thông trong nước cho hay ở hai đô thị lớn nhất nước là thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chỉ có vài chục người tự ứng cử.
Dự kiến cuộc bầu cử khóa 13 của Quốc hội Việt Nam sẽ diễn ra vào tháng 5 năm nay.
Nguồn: bbc.co.uk
2. Tiết kiệm
Blogger Tuanddk
Quốc hội sáng nay đã không “ra chơi”. Chút ít thời gian tiết kiệm đó được dành để một vị Phó Thủ tướng trình bày báo cáo của Chính phủ liên quan đến hai vấn đề quan trọng: Điện hạt nhân và xử lý trách nhiệm trong vụ Vinashin. Không có tiếng ồ nào khi người bước lên bục lại là ông Nguyễn Thiện Nhân. Quốc hội cũng lặng ngắt sau khi Phó Thủ tướng Nhân dành chỉ 1 phút rưỡi nói về việc xử lý trách nhiệm.
“Về vấn đề xử lý trách nhiệm trong vụ Vinashin, Thủ tướng Chính phủ đã giao Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện làm rõ tình hình và sai phạm tại Vinashin. Đến nay, Thanh tra Chính phủ đã hoàn thành việc thanh tra, đang tổng hợp tình hình, số liệu, hoàn thiện báo cáo thanh tra để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cá nhân nguyên là lãnh đạo Tập đoàn, Bộ Công an và các cơ quan thi hành pháp luật đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam một số cá nhân vi phạm pháp luật, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Đến nay, cơ quan điều tra đang tiếp tục củng cố chứng cứ để xử lý nghiêm minh, kịp thời, khách quan theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi có báo cáo của Thanh tra Chính phủ thì Chính phủ sẽ xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật và có báo cáo Quốc hội. Đại biểu có quan tâm xin gửi yêu cầu cụ thể Chính phủ sẽ có văn bản trả lời. Xin cảm ơn các đại biểu Quốc hội.
Tất cả chỉ hơn 200 chữ, kể cả 8 chữ dành để cảm ơn. Đang thời bão giá có khác, đến báo cáo cũng phải tiết kiệm giấy mực.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu sau đó, cũng rất tiết kiệm, nói vắn tắt, rằng: Một số vị đại biểu Quốc hội đã đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời điều tra vụ Vinashin. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã họp chiều qua, 28-3 và cho rằng: Vấn đề đã và đang được các cơ quan chức năng xem xét. Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị không lập Ủy ban lâm thời để điều tra. Cũng chỉ vài chục chữ và không giải thích nhiều. Chắc ông muốn tiết kiệm, muốn dành thời gian cho các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Như vậy, có thể hiểu là việc xem xét trách nhiệm trong vụ Vinashin đã chính thức khép lại.
Thực ra, vụ này đã khép lại từ sau Hội nghị TƯ 14 khi báo chí kháo nhau “xong rồi, xong rồi”. Khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đăng đàn để thông báo lại quyết định của “bê xê tê” thì đến anh dân ngu cu đen ngoài đường cũng hiểu là Chính phủ đã khó chịu lắm, đã muốn xếp hồ sơ vụ này lại rồi. Cho nên, chả ai tin là Chính phủ sẽ “xử lý nghiêm minh” sau khi có báo cáo của Thanh tra Chính phủ.
Có 3 cái lý ông Mèo xung quanh câu chuyện Vinashin. Khi Đảng đã bảo không, có nghĩa là không, thanh tra gì thì cuối cùng cũng là không cả (Ai bảo: Đảng kết luận khi thanh tra còn chưa kết luận thì dứt khoát chả hiểu gì, tốt nhất lên Quản Bạ mà uống rượu ngô). Đây là nguyên lý đảng lãnh đạo. Thứ hai, dù tuyên bố như đinh đóng cột sau khi được Quốc hội bầu, rằng: “Làm tới nơi, tới chốn các vụ việc, lĩnh vực nổi cộm”, rằng “sẽ rà soát lại các vụ việc nghiêm trọng nhằm sớm giải quyết, không để dân hoài nghi, cho rằng chìm xuồng”, nhưng bác Truyền sẽ phải gãi tróc đầu ngay trước khi, hoặc nếu muốn hạ cánh an toàn. Liệu có thể tin rằng Thanh tra Chính phủ, một cơ quan thuộc Chính phủ, chịu sự chỉ đạo của Chính phủ, kinh phí do Chính phủ phân bổ, nhân sự do Chính phủ giới thiệu bầu, có thể có kết luận về trách nhiệm của Chính phủ? Và thứ ba, Chính phủ hứa xử lý nghiêm sau kết luận thanh tra thì là xử lý nghiêm ai? Ai xử lý? Và còn xử lý gì nữa?
Cho nên, tiết kiệm nhất là không nói về vụ đắm tàu Vinashin nữa, để chờ một vụ Vinashin khác.
T.
Nguồn: Tuanddk
3. Không cần thiết lập Ủy ban lâm thời điều tra Vinashin
Bích Diệp
Ảnh: Quý Đoàn.
(DVT.vn) – Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu sáng nay cho biết, vấn đề Vinashin, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không lập Ủy ban lâm thời để điều tra.
Hôm nay, 29/3, Quốc hội họp phiên bế mạc. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã trả lời về những vấn đề bức xúc đối với cử tri và các đại biểu trong những phiên trước đó.
Về vấn đề Vinashin, một số đại biểu Quốc hội đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, chiều qua 28/03, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, thảo luận và cân nhắc kỹ nhiều mặt và nhận thấy rằng vấn đề này đã và đang được các cơ quan có trách nhiệm của Đảng và Nhà nước xem xét, xử lý theo thẩm quyền. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không lập Ủy ban lâm thời để điều tra.
Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện, làm rõ tình hình sai phạm ở Vinashin, Đến nay, đã hoàn thành công tác thanh tra, đang tổng hợp số liệu để báo cáo Thủ tướng.
Đối với những cá nhân nguyên là cán bộ lãnh đạo liên quan của Tập đoàn, Bộ Công an đã tiến hành điều tra, khởi tố, bắt tạm giam một số có hành vi vi phạm pháp luật, cố ý làm trái quy định của pháp luật về quản lý kinh tế.
Công tác điều tra hiện đang được tiếp tục, củng cố chứng cứ để xử lý. Sau khi có báo cáo, Chính phủ sẽ xử lý nghiêm minh.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các đại biểu có quan tâm cụ thể đối với những điểm ngoài Báo cáo mà Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đọc, trực tiếp gửi yêu cầu về Chính phủ để nhận văn bản trả lời tới từng đại biểu.
B.D.
Vẫn đòi điều tra vụ Vinashin mặc dù BCT đã kết luận không ai đáng chịu kỷ luật hết, đó là một biểu hiện có vẻ như “cứng đầu” rất đáng nể, nó nói lên chí ít cũng một chút biểu hiện MỚI trong nhận thức của nhiều đại biểu về việc thực thi quyền tối cao của Quốc hội, cái quyền mà Hiến pháp đã ghi rành rành, nhưng bao nhiêu năm qua người ta cứ lặng lẽ đồng tình dẫm chân lên nó với một nỗi mặc cảm không thể xóa bỏ trong tâm thức, rằng Quốc hội trước sau cũng chỉ là một “hội” của những người… “biết gật” và được chọn vào là để “gật” thôi.
Nay, tất nhiên không phải mọi sự đã đổi khác đâu, đừng có vội mà lạc quan tếu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trả lời: “Không cần thiết lập UB lâm thời điều tra Vinashin”. Một gáo nước lạnh rõ ràng đấy nhé. Con đường đổi mới thực chất của Quốc hội xem ra còn lắm gian truân và dân chúng hai bên đường phố thì vẫn nhìn thấy rất rõ từng cái đuôi con chuột ngó ngoáy đằng sau mông mỗi vị đại biểu lúc bước lên xe ra về. Nói cho cùng, cũng chỉ vì có những ai đó thích gây ra nhiều chuyện quá, miệng nói thì nghe đến là oai mà thực chất là liều, mà liều lĩnh gây ra rồi lại phó mặc, để đất nước sa lầy trong khó khăn, cuối cùng là phủi tay, chẳng ai có trách nhiệm gì vào đấy cả – hỏi có cái nước nào mà lại như thế hay không – nên người ta mới bất bình mà lên tiếng cho đỡ cảm thấy tủi, hay ít ra cũng có được một chút quân bình trong tâm lý, chứ con dân Việt Nam được Đảng dạy dỗ bao nhiêu năm nay cả, có ai dám “phạm thượng” đâu.
Dầu sao thì đây cũng chính là một khởi đầu tốt để từ nay mỗi vị đại biểu Quốc hội có thể lần lần tự điều chỉnh “vóc dáng”, tiêm thêm vào trái tim vài liều can đảm, và tự thân vận động nhằm chuyển đổi dần sang một thế hệ mới – những “ông bà nghị bớt gật”, khi tình thế cho phép đối diện với chân lý không nhất thiết lúc nào cũng gật. Ý nghĩa cách tân quan trọng của nhiệm kỳ này thiết tưởng chính là ở đấy.
Tuy nhiên, như Anh Ba Sàm đã nhắc, trong phiên họp cuối cùng của Quốc hội khóa này, phát biểu của đại biểu Nguyễn Đăng Trừng cũng là tiếng vang nổi bật, tạo ra được một cú sốc, và là một lay tỉnh đối với nhiều người vốn chân thành yêu nước nhưng vì bị những bậc tai mắt (nào đấy) đã quen “Dạ thưa Anh bốn tốt” ru ngon ru ngọt lâu ngày làm cho mê ngủ. Xin trích nguyên theo Thanh Văn trên báo Pháp luật 29-3-2011:
Mong có nghị quyết về Trường Sa, Hoàng Sa
“Dân tộc ta đã từng có một Trần Bình Trọng “thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, một Trần Thủ Độ “nếu bệ hạ muốn hàng hãy chém đầu tôi rồi hãy hàng. Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”. Một dân tộc như thế, chúng ta quyết không để mất một tấc đất, một vùng biển thiêng liêng nào của Tổ quốc.
Thực hiện chức năng của QH là quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia, tôi đề nghị QH nhiệm kỳ tới cần thông qua nghị quyết khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa và trên biển Đông. Tôi tin rằng một nghị quyết như thế sẽ được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước, kể cả đồng bào Việt kiều ở nước ngoài và cũng để cho mọi người hiểu rằng cho dù người ta có vẽ bản đồ lưỡi bò, lưỡi trâu hoặc lưỡi heo trên biển Đông thì cũng không có ý nghĩa, không có giá trị đối với chúng ta!” – Nguyễn Đăng Trừng, TP HCM.
Nguyễn Huệ Chi
1. Các đại biểu vẫn đòi điều tra vụ Vinashin
Vinashin đang gặp khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài
Một số đại biểu Quốc hội Việt Nam trong những ngày làm việc cuối tuần qua trong nhiệm kỳ đang chấm dứt vẫn lại khẳng định vẫn cần có điều tra của Quốc hội về vụ Vinashin.
Đại biểu Đặng Như Lợi, đại diện cho cử tri Cà Mau, được trích lời phát biểu:
"Tôi vẫn đề nghị như ý kiến trước đây của nhiều đại biểu nêu ra là thành lập Ủy ban lâm thời về vấn đề này".
Nhiều đại biểu khác cũng ủng hộ ý kiến này.
Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nói Bộ Chính trị đã có kết luận nhưng kết luận được đưa ra khi Thanh tra Chính phủ vẫn chưa hoàn thành cuộc điều tra.
Một số đại biểu trong đó có đại biểu Nguyễn Lân Dũng, Dương Trung Quốc và Phạm Thị Loan cũng ủng hộ việc thành lập Ủy ban điều tra độc lập của Quốc hội.
‘Thực hư’
Những người ủng hộ nói Thanh tra Chính phủ chỉ là cơ quan trực thuộc Chính phủ nên không thể có tư cách độc lập như Quốc hội.
Đại biểu Phạm Thị Loan nói với BBC hôm 28/3 rằng cần phải có kết luận về Vinashin để đáp ứng đòi hỏi của cử tri.
Bà nói thêm:
http://www.bbc.co.uk/emp/10player.swf?revision=18269_21576
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
"Quốc hội cũng cần có một cái giám sát cụ thể, cần có bộ phận đi sâu vào giám sát [vụ Vinashin] và có thông báo cho nhân dân để người ta biết thực hư như thế nào.
"Nói như hiện nay thì nhân dân người ta chưa thỏa mãn".
Bà Loan cũng nói cách Chính phủ xử lý vụ Vinashin làm cho những người lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân như bà đặt câu hỏi về sự bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Bà nói bản thân bà là Chủ tịch và Tổng giám đốc của một tập đoàn tư nhân và doanh nghiệp của bà đang gặp khó khăn để đảm bảo công ăn việc làm cho 2.000 nhân viên giữa lúc lãi suất tăng cao.
‘Ý chí của Đảng’
Bà Loan nói Quốc hội vẫn phải làm theo ý chí của Đảng Cộng sản
Ban Kiểm tra Trung ương Đảng trong tháng này cũng đã có quyết định về chuyện không có cá nhân nào bị kỷ luật.
Mặc dù có ý kiến cho rằng Quốc hội là cơ quan đại diện của dân và vẫn cần có điều tra riêng, bà Loan nói với BBC:
"Ở Việt Nam thì có một đảng lãnh đạo thôi nên ý chí cuối cùng là ý chí của đảng.
"Quốc hội có muốn làm gì thì cũng phải trên ý chỉ đạo, đường lối của đảng.
"Đảng mà bật đèn xanh cho Quốc hội cứ làm theo cách bình thường thì Quốc hội mới làm được.
"Nếu đảng đã có kết luận gì khác thì đại biểu Quốc hội nếu muốn [điều tra] thì cũng khó".
Cũng có tin cho đến hôm 22/3, hạn đăng ký ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII đã chấm dứt nhưng con số người tự ứng cử trong cả nước không nhiều.
Truyền thông trong nước cho hay ở hai đô thị lớn nhất nước là thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chỉ có vài chục người tự ứng cử.
Dự kiến cuộc bầu cử khóa 13 của Quốc hội Việt Nam sẽ diễn ra vào tháng 5 năm nay.
Nguồn: bbc.co.uk
2. Tiết kiệm
Blogger Tuanddk
Quốc hội sáng nay đã không “ra chơi”. Chút ít thời gian tiết kiệm đó được dành để một vị Phó Thủ tướng trình bày báo cáo của Chính phủ liên quan đến hai vấn đề quan trọng: Điện hạt nhân và xử lý trách nhiệm trong vụ Vinashin. Không có tiếng ồ nào khi người bước lên bục lại là ông Nguyễn Thiện Nhân. Quốc hội cũng lặng ngắt sau khi Phó Thủ tướng Nhân dành chỉ 1 phút rưỡi nói về việc xử lý trách nhiệm.
“Về vấn đề xử lý trách nhiệm trong vụ Vinashin, Thủ tướng Chính phủ đã giao Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện làm rõ tình hình và sai phạm tại Vinashin. Đến nay, Thanh tra Chính phủ đã hoàn thành việc thanh tra, đang tổng hợp tình hình, số liệu, hoàn thiện báo cáo thanh tra để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cá nhân nguyên là lãnh đạo Tập đoàn, Bộ Công an và các cơ quan thi hành pháp luật đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam một số cá nhân vi phạm pháp luật, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Đến nay, cơ quan điều tra đang tiếp tục củng cố chứng cứ để xử lý nghiêm minh, kịp thời, khách quan theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi có báo cáo của Thanh tra Chính phủ thì Chính phủ sẽ xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật và có báo cáo Quốc hội. Đại biểu có quan tâm xin gửi yêu cầu cụ thể Chính phủ sẽ có văn bản trả lời. Xin cảm ơn các đại biểu Quốc hội.
Tất cả chỉ hơn 200 chữ, kể cả 8 chữ dành để cảm ơn. Đang thời bão giá có khác, đến báo cáo cũng phải tiết kiệm giấy mực.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu sau đó, cũng rất tiết kiệm, nói vắn tắt, rằng: Một số vị đại biểu Quốc hội đã đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời điều tra vụ Vinashin. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã họp chiều qua, 28-3 và cho rằng: Vấn đề đã và đang được các cơ quan chức năng xem xét. Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị không lập Ủy ban lâm thời để điều tra. Cũng chỉ vài chục chữ và không giải thích nhiều. Chắc ông muốn tiết kiệm, muốn dành thời gian cho các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Như vậy, có thể hiểu là việc xem xét trách nhiệm trong vụ Vinashin đã chính thức khép lại.
Thực ra, vụ này đã khép lại từ sau Hội nghị TƯ 14 khi báo chí kháo nhau “xong rồi, xong rồi”. Khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đăng đàn để thông báo lại quyết định của “bê xê tê” thì đến anh dân ngu cu đen ngoài đường cũng hiểu là Chính phủ đã khó chịu lắm, đã muốn xếp hồ sơ vụ này lại rồi. Cho nên, chả ai tin là Chính phủ sẽ “xử lý nghiêm minh” sau khi có báo cáo của Thanh tra Chính phủ.
Có 3 cái lý ông Mèo xung quanh câu chuyện Vinashin. Khi Đảng đã bảo không, có nghĩa là không, thanh tra gì thì cuối cùng cũng là không cả (Ai bảo: Đảng kết luận khi thanh tra còn chưa kết luận thì dứt khoát chả hiểu gì, tốt nhất lên Quản Bạ mà uống rượu ngô). Đây là nguyên lý đảng lãnh đạo. Thứ hai, dù tuyên bố như đinh đóng cột sau khi được Quốc hội bầu, rằng: “Làm tới nơi, tới chốn các vụ việc, lĩnh vực nổi cộm”, rằng “sẽ rà soát lại các vụ việc nghiêm trọng nhằm sớm giải quyết, không để dân hoài nghi, cho rằng chìm xuồng”, nhưng bác Truyền sẽ phải gãi tróc đầu ngay trước khi, hoặc nếu muốn hạ cánh an toàn. Liệu có thể tin rằng Thanh tra Chính phủ, một cơ quan thuộc Chính phủ, chịu sự chỉ đạo của Chính phủ, kinh phí do Chính phủ phân bổ, nhân sự do Chính phủ giới thiệu bầu, có thể có kết luận về trách nhiệm của Chính phủ? Và thứ ba, Chính phủ hứa xử lý nghiêm sau kết luận thanh tra thì là xử lý nghiêm ai? Ai xử lý? Và còn xử lý gì nữa?
Cho nên, tiết kiệm nhất là không nói về vụ đắm tàu Vinashin nữa, để chờ một vụ Vinashin khác.
T.
Nguồn: Tuanddk
3. Không cần thiết lập Ủy ban lâm thời điều tra Vinashin
Bích Diệp
Ảnh: Quý Đoàn.
(DVT.vn) – Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu sáng nay cho biết, vấn đề Vinashin, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không lập Ủy ban lâm thời để điều tra.
Hôm nay, 29/3, Quốc hội họp phiên bế mạc. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã trả lời về những vấn đề bức xúc đối với cử tri và các đại biểu trong những phiên trước đó.
Về vấn đề Vinashin, một số đại biểu Quốc hội đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, chiều qua 28/03, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, thảo luận và cân nhắc kỹ nhiều mặt và nhận thấy rằng vấn đề này đã và đang được các cơ quan có trách nhiệm của Đảng và Nhà nước xem xét, xử lý theo thẩm quyền. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không lập Ủy ban lâm thời để điều tra.
Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện, làm rõ tình hình sai phạm ở Vinashin, Đến nay, đã hoàn thành công tác thanh tra, đang tổng hợp số liệu để báo cáo Thủ tướng.
Đối với những cá nhân nguyên là cán bộ lãnh đạo liên quan của Tập đoàn, Bộ Công an đã tiến hành điều tra, khởi tố, bắt tạm giam một số có hành vi vi phạm pháp luật, cố ý làm trái quy định của pháp luật về quản lý kinh tế.
Công tác điều tra hiện đang được tiếp tục, củng cố chứng cứ để xử lý. Sau khi có báo cáo, Chính phủ sẽ xử lý nghiêm minh.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các đại biểu có quan tâm cụ thể đối với những điểm ngoài Báo cáo mà Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đọc, trực tiếp gửi yêu cầu về Chính phủ để nhận văn bản trả lời tới từng đại biểu.
B.D.
Nguồn: dvt.vn
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
"Quốc hội cũng cần có một cái giám sát cụ thể, cần có bộ phận đi sâu vào giám sát [vụ Vinashin] và có thông báo cho nhân dân để người ta biết thực hư như thế nào.
"Nói như hiện nay thì nhân dân người ta chưa thỏa mãn".
Bà Loan cũng nói cách Chính phủ xử lý vụ Vinashin làm cho những người lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân như bà đặt câu hỏi về sự bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.
Bà nói bản thân bà là Chủ tịch và Tổng giám đốc của một tập đoàn tư nhân và doanh nghiệp của bà đang gặp khó khăn để đảm bảo công ăn việc làm cho 2.000 nhân viên giữa lúc lãi suất tăng cao.
‘Ý chí của Đảng’
Bà Loan nói Quốc hội vẫn phải làm theo ý chí của Đảng Cộng sản
Ban Kiểm tra Trung ương Đảng trong tháng này cũng đã có quyết định về chuyện không có cá nhân nào bị kỷ luật.
Mặc dù có ý kiến cho rằng Quốc hội là cơ quan đại diện của dân và vẫn cần có điều tra riêng, bà Loan nói với BBC:
"Ở Việt Nam thì có một đảng lãnh đạo thôi nên ý chí cuối cùng là ý chí của đảng.
"Quốc hội có muốn làm gì thì cũng phải trên ý chỉ đạo, đường lối của đảng.
"Đảng mà bật đèn xanh cho Quốc hội cứ làm theo cách bình thường thì Quốc hội mới làm được.
"Nếu đảng đã có kết luận gì khác thì đại biểu Quốc hội nếu muốn [điều tra] thì cũng khó".
Cũng có tin cho đến hôm 22/3, hạn đăng ký ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII đã chấm dứt nhưng con số người tự ứng cử trong cả nước không nhiều.
Truyền thông trong nước cho hay ở hai đô thị lớn nhất nước là thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chỉ có vài chục người tự ứng cử.
Dự kiến cuộc bầu cử khóa 13 của Quốc hội Việt Nam sẽ diễn ra vào tháng 5 năm nay.
Nguồn: bbc.co.uk
2. Tiết kiệm
Blogger Tuanddk
Quốc hội sáng nay đã không “ra chơi”. Chút ít thời gian tiết kiệm đó được dành để một vị Phó Thủ tướng trình bày báo cáo của Chính phủ liên quan đến hai vấn đề quan trọng: Điện hạt nhân và xử lý trách nhiệm trong vụ Vinashin. Không có tiếng ồ nào khi người bước lên bục lại là ông Nguyễn Thiện Nhân. Quốc hội cũng lặng ngắt sau khi Phó Thủ tướng Nhân dành chỉ 1 phút rưỡi nói về việc xử lý trách nhiệm.
“Về vấn đề xử lý trách nhiệm trong vụ Vinashin, Thủ tướng Chính phủ đã giao Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện làm rõ tình hình và sai phạm tại Vinashin. Đến nay, Thanh tra Chính phủ đã hoàn thành việc thanh tra, đang tổng hợp tình hình, số liệu, hoàn thiện báo cáo thanh tra để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cá nhân nguyên là lãnh đạo Tập đoàn, Bộ Công an và các cơ quan thi hành pháp luật đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam một số cá nhân vi phạm pháp luật, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Đến nay, cơ quan điều tra đang tiếp tục củng cố chứng cứ để xử lý nghiêm minh, kịp thời, khách quan theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi có báo cáo của Thanh tra Chính phủ thì Chính phủ sẽ xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật và có báo cáo Quốc hội. Đại biểu có quan tâm xin gửi yêu cầu cụ thể Chính phủ sẽ có văn bản trả lời. Xin cảm ơn các đại biểu Quốc hội.
Tất cả chỉ hơn 200 chữ, kể cả 8 chữ dành để cảm ơn. Đang thời bão giá có khác, đến báo cáo cũng phải tiết kiệm giấy mực.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu sau đó, cũng rất tiết kiệm, nói vắn tắt, rằng: Một số vị đại biểu Quốc hội đã đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời điều tra vụ Vinashin. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã họp chiều qua, 28-3 và cho rằng: Vấn đề đã và đang được các cơ quan chức năng xem xét. Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị không lập Ủy ban lâm thời để điều tra. Cũng chỉ vài chục chữ và không giải thích nhiều. Chắc ông muốn tiết kiệm, muốn dành thời gian cho các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
Như vậy, có thể hiểu là việc xem xét trách nhiệm trong vụ Vinashin đã chính thức khép lại.
Thực ra, vụ này đã khép lại từ sau Hội nghị TƯ 14 khi báo chí kháo nhau “xong rồi, xong rồi”. Khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đăng đàn để thông báo lại quyết định của “bê xê tê” thì đến anh dân ngu cu đen ngoài đường cũng hiểu là Chính phủ đã khó chịu lắm, đã muốn xếp hồ sơ vụ này lại rồi. Cho nên, chả ai tin là Chính phủ sẽ “xử lý nghiêm minh” sau khi có báo cáo của Thanh tra Chính phủ.
Có 3 cái lý ông Mèo xung quanh câu chuyện Vinashin. Khi Đảng đã bảo không, có nghĩa là không, thanh tra gì thì cuối cùng cũng là không cả (Ai bảo: Đảng kết luận khi thanh tra còn chưa kết luận thì dứt khoát chả hiểu gì, tốt nhất lên Quản Bạ mà uống rượu ngô). Đây là nguyên lý đảng lãnh đạo. Thứ hai, dù tuyên bố như đinh đóng cột sau khi được Quốc hội bầu, rằng: “Làm tới nơi, tới chốn các vụ việc, lĩnh vực nổi cộm”, rằng “sẽ rà soát lại các vụ việc nghiêm trọng nhằm sớm giải quyết, không để dân hoài nghi, cho rằng chìm xuồng”, nhưng bác Truyền sẽ phải gãi tróc đầu ngay trước khi, hoặc nếu muốn hạ cánh an toàn. Liệu có thể tin rằng Thanh tra Chính phủ, một cơ quan thuộc Chính phủ, chịu sự chỉ đạo của Chính phủ, kinh phí do Chính phủ phân bổ, nhân sự do Chính phủ giới thiệu bầu, có thể có kết luận về trách nhiệm của Chính phủ? Và thứ ba, Chính phủ hứa xử lý nghiêm sau kết luận thanh tra thì là xử lý nghiêm ai? Ai xử lý? Và còn xử lý gì nữa?
Cho nên, tiết kiệm nhất là không nói về vụ đắm tàu Vinashin nữa, để chờ một vụ Vinashin khác.
T.
Nguồn: Tuanddk
3. Không cần thiết lập Ủy ban lâm thời điều tra Vinashin
Bích Diệp
Ảnh: Quý Đoàn.
(DVT.vn) – Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu sáng nay cho biết, vấn đề Vinashin, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không lập Ủy ban lâm thời để điều tra.
Hôm nay, 29/3, Quốc hội họp phiên bế mạc. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã trả lời về những vấn đề bức xúc đối với cử tri và các đại biểu trong những phiên trước đó.
Về vấn đề Vinashin, một số đại biểu Quốc hội đề nghị thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, chiều qua 28/03, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, thảo luận và cân nhắc kỹ nhiều mặt và nhận thấy rằng vấn đề này đã và đang được các cơ quan có trách nhiệm của Đảng và Nhà nước xem xét, xử lý theo thẩm quyền. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không lập Ủy ban lâm thời để điều tra.
Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện, làm rõ tình hình sai phạm ở Vinashin, Đến nay, đã hoàn thành công tác thanh tra, đang tổng hợp số liệu để báo cáo Thủ tướng.
Đối với những cá nhân nguyên là cán bộ lãnh đạo liên quan của Tập đoàn, Bộ Công an đã tiến hành điều tra, khởi tố, bắt tạm giam một số có hành vi vi phạm pháp luật, cố ý làm trái quy định của pháp luật về quản lý kinh tế.
Công tác điều tra hiện đang được tiếp tục, củng cố chứng cứ để xử lý. Sau khi có báo cáo, Chính phủ sẽ xử lý nghiêm minh.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các đại biểu có quan tâm cụ thể đối với những điểm ngoài Báo cáo mà Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đọc, trực tiếp gửi yêu cầu về Chính phủ để nhận văn bản trả lời tới từng đại biểu.
B.D.
Về những sai phạm trong việc giao 17.324 m2 đất vàng cho Cty ICC
Đăng bởi bvnpost
Đinh Quyết Thắng
UBKT Thành ủy Hà Nội nghe tố cáo về “đường dây bảo kê cho tham nhũng” Chiều 15-3-2011, đồng chí Đinh Trường Thọ, Phó Chủ nhiệm và 2 cán bộ UBKT Thành ủy Hà Nội đã làm việc với bà Nghiêm Thị Hằng (PV báo Nông nghiệp Việt Nam), theo đơn tố cáo được UBKT TW chuyển về chỉ đạo Thành ủy Hà Nội làm rõ.
Bà Hằng đã chuyển cho UBKT Thành ủy đơn tố cáo đường dây tham nhũng gồm 13 cán bộ, đảng viên thuộc UBND TP Hà Nội và các sở, ban, ngành, trong đó có 2 người là Phó Chủ tịch và nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Giám đốc và nguyên Giám đốc Sở TN-MT; Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra; nguyên Trưởng phòng ĐKKD Sở KH-ĐT; nguyên Giám đốc Cty Lương thực Hà Nội; Trưởng phòng PC27; Phó phòng PC15 Công an TP Hà Nội; Thẩm phán Trần Thị Hồng Ngọc, TAND quận Hoàn Kiếm; Thẩm phán Trần Thị Phương Nga, TAND TP Hà Nội. Những người này đã ban hành các văn bản trái pháp luật, mạo dựng các công văn… để bảo kê cho kẻ giết người là Hoàng Kim Đồng, nguyên TGĐ Cty ICC, chiếm đoạt nhiều đất và tài sản của Nhà nước, gây thất thoát gần 1.000 tỉ đồng theo giá thị trường. Thẩm phán Trần Thị Phương Nga TAND TP Hà Nội thông đồng với nguyên đơn là Cty ICC và Hoàng Kim Đồng, rút 104 tài liệu (của bút lục 775 hồ sơ án sơ thẩm), xử oan sai cho báo Nông nghiệp Việt Nam và PV Nghiêm Thị Hằng, là người đấu tranh chống tham nhũng, bảo vệ tài sản cho Nhà nước.
Bà Hằng nêu, việc UBND TP Hà Nội giao 2 dự án, với 6.720 m2 đất tại số 2 – 4 Đội Nhân và 317 Trường Chinh cho Cty ICC, mà không đấu giá quyền sử dụng đất, không tổ chức đấu thầu dự án là trái pháp luật. Không chỉ Báo NNVN phát hiện ra các sai phạm nêu trên, C15 Bộ Công an khi điều tra theo đơn thư tố cáo của công dân, cũng có văn bản số 686 ngày 3-4-2006, thông báo các dấu hiệu sai phạm trong hồ sơ xin đất tại số 2 – 4 Đội Nhân của chủ đầu tư là Cty ICC, đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét lại việc giao đất cho Cty này. Ngày 14-4-2006, UBND TP Hà Nội có văn bản số 1533, đình chỉ việc thực hiện các quyết định giao đất cho ICC, văn bản này còn nguyên hiệu lực, vì chưa có văn bản nào thay thế. Song, ông Vũ Văn Hậu, Giám đốc Sở TN-MT đã trình và ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội kí QĐ số 1821/2008/QĐ-UBND điều chỉnh diện tích đất tại số 2 – 4 Đội Nhân, khẳng định ICC đã được giao đất tại đó. Do UBND TP Hà Nội bỏ qua những sai phạm của ICC như C15 Bộ công an thông báo, bỏ qua những chứng cứ mà bà Hằng và nhân dân tố cáo về các sai phạm của Cty ICC, tin vào kết luận có nội dung trái pháp luật, các công văn tạo dựng của Thanh tra TP Hà Nội, văn bản trả lời theo đơn tố cáo mạo danh của PC15 công an TP Hà Nội, nên đã ban hành quyết định nêu trên. Điều đó dẫn đến hậu quả, Cty này không có thực lực tài chính, được giao 2 dự án đã 7-9 năm vẫn không triển khai, bỏ đất hoang, cho thuê mặt bằng kiếm lời. Sau 9 năm thành lập Cty, đến tháng 4-2010, toàn bộ các cổ đông sáng lập của ICC đã bán hết cổ phiếu để ra khỏi Cty. Thực chất là họ đã bán 6.720 m2 đất của 2 dự án cho các chủ đầu tư khác.
Các văn bản, tạo dựng, có nội dung trái pháp luật, gian dối của Thanh
tra TP Hà Nội và của ông Vũ Hồng Khanh, là "bùa hộ mệnh" được Cty
ICC gửi đi các cơ quan Nhà nước để che đậy các sai phạm của Cty này.
Nhà báo Nghiêm Thị Hằng đề nghị UBKT Thành ủy báo cáo vụ việc này với đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, để chỉ đạo UBND, HĐND TP Hà Nội kiểm tra 2 dự án nói trên, dũng cảm làm theo luật thu hồi theo Khoản 12, Điều 38 Luật Đất đai năm 2003. Đồng thời, bà Hằng cũng nêu rõ những sai phạm trong báo cáo của Thanh tra Chính phủ với Phó Thủ tướng, về nguồn gốc nhà 28 Hàng Vôi, tài sản đồng thừa kế của 12/14 phần tử phản cách mạng, có nợ máu với dân, với nước, điển hình như Chuẩn tướng Hoàng Cơ Minh, Phó đề đốc hải quân Sài Gòn, Chủ tịch Đảng Tân Việt, từng đưa biệt kích từ nước ngoài về chống phá cách mạng Việt Nam trong vụ án Đông Tiến năm 1987, bị lực lượng vũ trang Việt Nam và Lào bắn bị thương tại biên giới Việt – Lào và y đã tự sát. Đó không phải là tài sản thừa kế riêng của chồng bà Vũ Thị Tám (mẹ Hoàng Kim Đồng), là người có công với cách mạng, để được đền bù 360 m2 đất tại số 2 – 4 Đội Nhân. Gia đình bà Tám không thuộc diện được cấp đất, phân nhà ở theo văn bản số 92/1982 của Bộ Xây dựng, vì gia đình bà đã được Nhà nước cho thuê 65m2 ở tầng 2 nhà 28 Hàng Vôi, đồng thời hiện còn 3.300 m2 nhà và đất ở tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm. Năm 2009, bà Tám xây dựng nhà 4 tầng không có giấy phép chồng đè lên nóc nhà 28 Hàng Vôi, các hộ dân đang thuê ở tầng 1. Ngày 29-1-2010, UBND phường Lý Thái Tổ quận Hoàn Kiếm có Quyết định số 12, cưỡng chế diện tích xây dựng trái phép của hộ bà Tám nhưng hơn một năm nay, quyết định cưỡng chế nêu trên vẫn chỉ nằm trên giấy. Đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND phường Lý Thái Tổ nhanh chóng thực hiện việc cưỡng chế theo pháp luật.
Đối với 13 cán bộ, đảng viên mà bà Hằng tố cáo trong "đường dây bảo kê cho tham nhũng", đề nghị UBKT Thành ủy Hà Nội sớm chỉ đạo các cơ quan pháp luật của TP Hà Nội như Công an, VKSND làm rõ theo các nội dung tố cáo, giải quyết theo đúng pháp luật. Trong đó, việc ông Nguyễn Văn Tuấn Dũng, Chánh Thanh tra và ông Phó Chánh Thanh tra Nguyễn An Huy ban hành Kết luận số 1402/2005 và 1431/2007 có nội dung trái pháp luật, tạo dựng các Công văn 617/2008 và 1611/2009, báo cáo gian dối với lãnh đạo thành phố và các cơ quan TW, nhằm bảo kê cho sai phạm nghiêm trọng của Cty ICC, phải có kết luận chính thức của Thành ủy, nếu nội dung bà Hằng đối chiếu Luật Đất đai, các Nghị định của Chính phủ và QĐ của UBND TP Hà Nội ban hành để tố cáo là đúng, thì phải xử lí nghiêm các ông Nguyễn Văn Tuấn Dũng, Chánh Thanh tra và Nguyễn An Huy, Phó Chánh Thanh tra theo Điều 281 Bộ luật Hình sự: "Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; Ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ban hành văn bản số 9193 ngày 12-11-2010, có nội dung trái pháp luật, bảo kê cho Cty ICC trong việc chiếm đoạt 6.720 m2 đất tại số 2 – 4 Đội Nhân và 317 Trường Chinh, báo cáo gian dối, trái pháp luật trong việc giao 10.604 m2 đất cho Cty ICC tại xã Cổ Nhuế và dự án giao 94.734 m2 đất tại xã Đông Ngạc cho Cty Phúc An khi Cty này đã ngừng hoạt động kinh doanh, cũng như "sai phạm" ở nhiều dự án khác, để báo cáo sai với đồng chí Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư TW Đảng; đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng Chính phủ, phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân về những "sai phạm" của mình.
Bạn đọc hãy chờ đợi sự báo cáo trung thực của ông Đinh Trường Thọ và xử lí trách nhiệm các cán bộ, đảng viên do Thành ủy Hà Nội quản lí.
Đ.Q.T.
Nguồn: Nguoicaotuoi.org.vn
Đinh Quyết Thắng
UBKT Thành ủy Hà Nội nghe tố cáo về “đường dây bảo kê cho tham nhũng” Chiều 15-3-2011, đồng chí Đinh Trường Thọ, Phó Chủ nhiệm và 2 cán bộ UBKT Thành ủy Hà Nội đã làm việc với bà Nghiêm Thị Hằng (PV báo Nông nghiệp Việt Nam), theo đơn tố cáo được UBKT TW chuyển về chỉ đạo Thành ủy Hà Nội làm rõ.
Bà Hằng đã chuyển cho UBKT Thành ủy đơn tố cáo đường dây tham nhũng gồm 13 cán bộ, đảng viên thuộc UBND TP Hà Nội và các sở, ban, ngành, trong đó có 2 người là Phó Chủ tịch và nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Giám đốc và nguyên Giám đốc Sở TN-MT; Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra; nguyên Trưởng phòng ĐKKD Sở KH-ĐT; nguyên Giám đốc Cty Lương thực Hà Nội; Trưởng phòng PC27; Phó phòng PC15 Công an TP Hà Nội; Thẩm phán Trần Thị Hồng Ngọc, TAND quận Hoàn Kiếm; Thẩm phán Trần Thị Phương Nga, TAND TP Hà Nội. Những người này đã ban hành các văn bản trái pháp luật, mạo dựng các công văn… để bảo kê cho kẻ giết người là Hoàng Kim Đồng, nguyên TGĐ Cty ICC, chiếm đoạt nhiều đất và tài sản của Nhà nước, gây thất thoát gần 1.000 tỉ đồng theo giá thị trường. Thẩm phán Trần Thị Phương Nga TAND TP Hà Nội thông đồng với nguyên đơn là Cty ICC và Hoàng Kim Đồng, rút 104 tài liệu (của bút lục 775 hồ sơ án sơ thẩm), xử oan sai cho báo Nông nghiệp Việt Nam và PV Nghiêm Thị Hằng, là người đấu tranh chống tham nhũng, bảo vệ tài sản cho Nhà nước.
Bà Hằng nêu, việc UBND TP Hà Nội giao 2 dự án, với 6.720 m2 đất tại số 2 – 4 Đội Nhân và 317 Trường Chinh cho Cty ICC, mà không đấu giá quyền sử dụng đất, không tổ chức đấu thầu dự án là trái pháp luật. Không chỉ Báo NNVN phát hiện ra các sai phạm nêu trên, C15 Bộ Công an khi điều tra theo đơn thư tố cáo của công dân, cũng có văn bản số 686 ngày 3-4-2006, thông báo các dấu hiệu sai phạm trong hồ sơ xin đất tại số 2 – 4 Đội Nhân của chủ đầu tư là Cty ICC, đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét lại việc giao đất cho Cty này. Ngày 14-4-2006, UBND TP Hà Nội có văn bản số 1533, đình chỉ việc thực hiện các quyết định giao đất cho ICC, văn bản này còn nguyên hiệu lực, vì chưa có văn bản nào thay thế. Song, ông Vũ Văn Hậu, Giám đốc Sở TN-MT đã trình và ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội kí QĐ số 1821/2008/QĐ-UBND điều chỉnh diện tích đất tại số 2 – 4 Đội Nhân, khẳng định ICC đã được giao đất tại đó. Do UBND TP Hà Nội bỏ qua những sai phạm của ICC như C15 Bộ công an thông báo, bỏ qua những chứng cứ mà bà Hằng và nhân dân tố cáo về các sai phạm của Cty ICC, tin vào kết luận có nội dung trái pháp luật, các công văn tạo dựng của Thanh tra TP Hà Nội, văn bản trả lời theo đơn tố cáo mạo danh của PC15 công an TP Hà Nội, nên đã ban hành quyết định nêu trên. Điều đó dẫn đến hậu quả, Cty này không có thực lực tài chính, được giao 2 dự án đã 7-9 năm vẫn không triển khai, bỏ đất hoang, cho thuê mặt bằng kiếm lời. Sau 9 năm thành lập Cty, đến tháng 4-2010, toàn bộ các cổ đông sáng lập của ICC đã bán hết cổ phiếu để ra khỏi Cty. Thực chất là họ đã bán 6.720 m2 đất của 2 dự án cho các chủ đầu tư khác.
Các văn bản, tạo dựng, có nội dung trái pháp luật, gian dối của Thanh
tra TP Hà Nội và của ông Vũ Hồng Khanh, là "bùa hộ mệnh" được Cty
ICC gửi đi các cơ quan Nhà nước để che đậy các sai phạm của Cty này.
Nhà báo Nghiêm Thị Hằng đề nghị UBKT Thành ủy báo cáo vụ việc này với đồng chí Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, để chỉ đạo UBND, HĐND TP Hà Nội kiểm tra 2 dự án nói trên, dũng cảm làm theo luật thu hồi theo Khoản 12, Điều 38 Luật Đất đai năm 2003. Đồng thời, bà Hằng cũng nêu rõ những sai phạm trong báo cáo của Thanh tra Chính phủ với Phó Thủ tướng, về nguồn gốc nhà 28 Hàng Vôi, tài sản đồng thừa kế của 12/14 phần tử phản cách mạng, có nợ máu với dân, với nước, điển hình như Chuẩn tướng Hoàng Cơ Minh, Phó đề đốc hải quân Sài Gòn, Chủ tịch Đảng Tân Việt, từng đưa biệt kích từ nước ngoài về chống phá cách mạng Việt Nam trong vụ án Đông Tiến năm 1987, bị lực lượng vũ trang Việt Nam và Lào bắn bị thương tại biên giới Việt – Lào và y đã tự sát. Đó không phải là tài sản thừa kế riêng của chồng bà Vũ Thị Tám (mẹ Hoàng Kim Đồng), là người có công với cách mạng, để được đền bù 360 m2 đất tại số 2 – 4 Đội Nhân. Gia đình bà Tám không thuộc diện được cấp đất, phân nhà ở theo văn bản số 92/1982 của Bộ Xây dựng, vì gia đình bà đã được Nhà nước cho thuê 65m2 ở tầng 2 nhà 28 Hàng Vôi, đồng thời hiện còn 3.300 m2 nhà và đất ở tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm. Năm 2009, bà Tám xây dựng nhà 4 tầng không có giấy phép chồng đè lên nóc nhà 28 Hàng Vôi, các hộ dân đang thuê ở tầng 1. Ngày 29-1-2010, UBND phường Lý Thái Tổ quận Hoàn Kiếm có Quyết định số 12, cưỡng chế diện tích xây dựng trái phép của hộ bà Tám nhưng hơn một năm nay, quyết định cưỡng chế nêu trên vẫn chỉ nằm trên giấy. Đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND phường Lý Thái Tổ nhanh chóng thực hiện việc cưỡng chế theo pháp luật.
Đối với 13 cán bộ, đảng viên mà bà Hằng tố cáo trong "đường dây bảo kê cho tham nhũng", đề nghị UBKT Thành ủy Hà Nội sớm chỉ đạo các cơ quan pháp luật của TP Hà Nội như Công an, VKSND làm rõ theo các nội dung tố cáo, giải quyết theo đúng pháp luật. Trong đó, việc ông Nguyễn Văn Tuấn Dũng, Chánh Thanh tra và ông Phó Chánh Thanh tra Nguyễn An Huy ban hành Kết luận số 1402/2005 và 1431/2007 có nội dung trái pháp luật, tạo dựng các Công văn 617/2008 và 1611/2009, báo cáo gian dối với lãnh đạo thành phố và các cơ quan TW, nhằm bảo kê cho sai phạm nghiêm trọng của Cty ICC, phải có kết luận chính thức của Thành ủy, nếu nội dung bà Hằng đối chiếu Luật Đất đai, các Nghị định của Chính phủ và QĐ của UBND TP Hà Nội ban hành để tố cáo là đúng, thì phải xử lí nghiêm các ông Nguyễn Văn Tuấn Dũng, Chánh Thanh tra và Nguyễn An Huy, Phó Chánh Thanh tra theo Điều 281 Bộ luật Hình sự: "Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; Ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ban hành văn bản số 9193 ngày 12-11-2010, có nội dung trái pháp luật, bảo kê cho Cty ICC trong việc chiếm đoạt 6.720 m2 đất tại số 2 – 4 Đội Nhân và 317 Trường Chinh, báo cáo gian dối, trái pháp luật trong việc giao 10.604 m2 đất cho Cty ICC tại xã Cổ Nhuế và dự án giao 94.734 m2 đất tại xã Đông Ngạc cho Cty Phúc An khi Cty này đã ngừng hoạt động kinh doanh, cũng như "sai phạm" ở nhiều dự án khác, để báo cáo sai với đồng chí Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư TW Đảng; đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng Chính phủ, phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân về những "sai phạm" của mình.
Bạn đọc hãy chờ đợi sự báo cáo trung thực của ông Đinh Trường Thọ và xử lí trách nhiệm các cán bộ, đảng viên do Thành ủy Hà Nội quản lí.
Đ.Q.T.
Nguồn: Nguoicaotuoi.org.vn
Cảnh báo nguy cơ thảm họa trên đường sắt khổ hẹp kiên cố hóa!
Đăng bởi bvnpost
Trần Đình Bá
Trong thời đại ngày nay, đường sắt khổ hẹp 1 mét không còn giá trị sử dụng nữa mà chỉ có giá trị bảo tàng cổ vậy, vậy mà ngành ĐSVN đang kiên cố hóa toàn bộ ĐS quốc gia nước ta 3.200 km bằng tà vẹt bê tông cốt thép (BTCT) dự ứng lực “tiêu chuẩn Nhật Bản” khổ 1 mét để thực hiện tốc độ 120km/h với chi phí dự án gần 2 tỷ USD). Với trách nhiệm của một nhà khoa học, Tiến sỹ Trần Đình Bá, Hội Kinh tế & vận tải ĐSVN, có bài viết phân tích, cảnh báo nguy cơ lật tàu để bảo vệ tính mạng con người và tránh lãng phí 2 tỷ USD vốn ngân sách Nhà nước!
Bộ GTVT và tổng công ty ĐSVN đang nỗ lực kiến cố hóa ĐS để tăng tốc an toàn, rút ngắn hành trình, tăng thị phần vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của xã hội. Dự án kiên cố hóa ĐS khổ 1 mét bằng tà vẹt BTVT dự ứng lực đã thực hiện từ 2005 đến nay, bắt đầu từ Miền Trung cho đến toàn quốc. Song trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những bất cập về kỹ thuật có thể gây nên những tổn thất lớn cho toàn xã hội và có tầm ảnh hưởng lâu dài cho một ngành giao thông tiên tiến hiện đại có vị trí chủ lực và tầm quan trọng đặc biệt về quốc phòng – an ninh quốc gia.
ĐS khổ hẹp “thấy bở thì cứ đào” và đã gặp họa!
Có từ thời Pháp thuộc cách đây 114 năm, đầu tiên là dùng tà vẹt sắt, ray nhỏ P13 – tức loại thép chữ I trọng lượng 13kg/m. Hành trình thời đó từ Hà Nội đến Sài Gòn đã đạt kỷ lục 42 giờ và gần như an toàn tuyệt đối, chưa có chuyện lật tàu xẩy ra. Từ sau 1975 khi khôi phục ĐS Thống Nhất, dùng tà vẹt sắt và gỗ. Do đường sá và cầu cống bị chiến tranh tàn phá vừa khôi phục nên hành trình Bắc Nam lúc đó có đơn vị thời gian tính bằng “ngày – đêm” . Ban đầu là 3 ngày 3 đêm (là 72 giờ) sau đó được rút dần xuống 3 ngày 2 đêm… Từ chỗ tà vẹt gỗ sau một thời gian sử dụng bị mục nát, ngành ĐS đã nghiên cứu đưa tà vẹt BTCT hai cục, được gọi là tà vẹt mềm K1 và K2. Loại tà vẹt này vừa dễ sản xuất, vừa tiết kiệm vật tư về bê tông và thép, có độ đàn hồi nên phù hợp với khổ ĐS 1 mét cùng với việc thay ray P43 tốt hơn cùng với việc đưa đầu máy diezen thay thế đầu máy chạy than. Song do cơ chế quan liêu bao cấp, trì trệ giữa điều hành nhà ga và lái tàu nên thời kỳ đó tốc độc chạy tàu cũng không thể tăng lên được nữa. Cả tàu hàng và tàu khách đều cùng sử dụng trong một lý trình chạy tàu có tốc độ như nhau.
Mãi tới năm 1983 Kỹ sư Lê Khắc Linh, một chuyên gia về cầu và đường sắt của Bộ GTVT đã trăn trở trước việc tàu hàng và tàu khách có tải trọng và nhu cầu sử dụng khác nhau nên tìm mọi cách chuyển sang hai chế độ vận tốc khác nhau. Tàu khách thì nhẹ hơn, nên được cho chạy nhanh hơn, vừa tiết kiệm thời gian cho hành khách vừa có lợi về hiệu quả kinh doanh. Sáng kiến khoa học kỹ thuật đó là một đột phá “cởi trói” cho toàn ngành ĐS, đã liên tiếp rút ngắn hành trình Bắc Nam từ 56 giờ xuống còn 50 rồi 40, vượt kỷ lục tốc độ tàu hỏa Bắc Nam thời Pháp thuộc 42 giờ và sau đó còn tiếp tục rút xuống 40, 36 … Với sáng kiến quan trọng đó ngành ĐS tiếp tục rút ngắn hành trình Bắc Nam xuống còn 34 và 32 giờ. Có thể nói đây là thời kỳ “vàng son” của ĐSVN, mọi tầng lớp nhân dân chọn loại hình giao thông ưu việt này để đi du lịch, công tác, thăm thân vì an toàn, tiện dụng và chất lượng phục vụ cao. Ngành ĐS vui với trước thành tựu giành được nên vẫn liên tục cải tiến, rút ngắn hành trình Bắc Nam xuống còn 31 rồi 30 giờ.
Lẽ đời “thấy bở thì cứ đào” mà không lường trước “mọi vật đều có giới hạn” của nó. Khi đã “say men chiến thắng”, lãnh đạo Tổng Công ty ĐSVN lạc quan tuyên bố “đến năm 2010 hành trình Bắc Nam sẽ chỉ còn 24 tiếng” thì tất nhiên khó tránh khỏi những sai lầm chết người trên khổ đường sắt khổ hẹp chỉ 1 mét. Sau khi phát động ra quân thực hiện hành trình 29 giờ chưa được bao lâu liền gặp họa, lại là thảm họa lớn nhất trong lịch sử ĐS nước nhà.Vụ thảm họa tàu E1 được khởi tố, mổ xẻ nguyên nhân, truy cứu trách nhiệm. Hành trình sau đó phải lùi lại mốc cũ 30 và 31 tiếng và hiện nay còn chậm hơn.
Rước họa từ tà vẹt ngoại “tiêu chuẩn Nhật Bản”!
Tà vẹt mềm K1, K2 bằng BTCT 2 cục phù hợp cho ĐS khổ hẹp 1 mét. Được gọi là mềm vì nó có độ đàn hồi dẻo do các Kỹ sư ngành ĐS Việt Nam thiết kế sản xuất nên. Thành công này đã bê tông hóa được toàn bộ hệ thống ĐS quốc gia.
Thế nhưng sau thảm họa E1 nghành ĐS quyết định loại bỏ toàn bộ số tà vẹt mềm BTCT 2 cục để thay thế bằng loại loại tà vẹt BTCT dự ứng lực “tiêu chuẩn Nhật Bản” cho ĐS Quốc gia (natiolal railways) với mục tiêu đặt ra phải đạt tốc độ 120 km/h giống như ĐS Quốc gia Nhật Bản. Dự án 24 500 tỷ đồng, tương đương 1.8 tỷ USD được thực hiện từ đầu năm 2005.
Tà vẹt ngoại “tiêu chuẩn Nhật Bản” bằng bê tông cốt thép đặc chắc có cường độ rất cao mác trên 300, trọng lượng nặng gấp 4-5 lần tà vẹt K1&K2, tuổi thọ sử dụng gần như vĩnh cửu nên giá thành rất đắt. Loại tà vẹt này dùng trên ĐS quốc gia JR (Japan Railways) khổ 1.067 mét nhưng khi sử dụng ở VN được rút ngắn còn đúng 1 mét .Các quan chức ĐSVN rất kỳ vọng vào “vũ khí ngoại” này và lạc quan công bố là “Đã chế tạo thành công tà vẹt tiêu chuẩn Nhật Bản” để có thể đột phá tốc độ và khai thông bế tắc cho toàn bộ hệ thống ĐSVN.
Vậy nhưng “niềm vui chưa được tầy gang” thì vào lúc 9 giờ 20 phút ngày 25/4/2005, tại tỉnh Hyohgo (gần Osaka) – Nhật Bản, một đoàn tàu nhanh 7 toa đã bị trật khỏi đường ray. Tai nạn thảm khốc làm hơn 100 người chết và hơn 500 người bị thương. Sau đó không lâu, ngày 25/12/2005 lại một đoàn tàu 6 toa của Nhật bị lật nhào làm 4 người chết và 33 người bị thương. Cả nước Nhật bàng hoàng cay đắng, nhưng giới quan chức ĐS họp báo tuyên bố đây chỉ là “sự cố hy hữu” do đoàn tàu chạy trong bão tuyết khắc nghiệt.
Qua điều tra, cả hai vụ lật tàu làm trên 110 người chết và 600 người bị thương đều xẩy ra trên hệ thống ĐS Quốc gia (Natiolal Railways ) khổ 1.067 có từ thời Nhật hoàng Minh Trị những năm 1860, sau này được kiên cố hóa bằng tà vẹt bê tông cốt thép dự ứng lực “tiêu chuẩn Nhật Bản” khổ vẫn chỉ 1.067 mm.
Người Nhật 120 triệu dân luôn tự hào về hệ thống 27 000 km đường sắt được kiên cố hóa và điện khí hóa tốt nhất thế giới, thế nhưng khi biết được loại ĐS Quốc gia quan trọng này chỉ hẹp có 1.067 mm chiếm 93% tổng số chiều dài ĐS quốc nội, nhân dân phẫn nộ đặt câu hỏi: Tại sao Nhật Bản là cường quốc giàu có về kinh tế, lại là cường quốc về khoa học công nghệ ĐS, lại có chiều dài ĐS khổ hẹp lạc hậu nhất hành tinh như vậy!? Giới quan chức ĐS cũng như truyền thông Nhật Bản không sao giải thích, biện minh nổi cho sự trì trệ lạc hậu của chính mình, Chủ tịch ĐS Nhật Bản đã phải từ chức trước áp lực của dư luận!
Cho đến bao giờ nước Nhật mới giải quyết xong kho “đồ cổ” khổng lồ 24.000 km đường sắt khổ 1.067 mm và liệu quá trình sử dụng có thoát khỏi được những thảm họa như 2 vụ liên tiếp trong năm 2005!? Để mở rộng hiện đại 93% chiều dài ĐS quốc gia đó thì phải ngốn gần 100 tỷ USD, không dễ khi nợ công của Chính phủ Nhật đã vượt trên 208 % GDP, có nguy cơ vỡ nợ trở thành một Hy Lạp thứ 2. Sau thảm họa ĐS năm 2005, nhân dân mất lòng tin vào Chính phủ, mà bình quân cứ 8 tháng Nhật Bản lại có một Thủ tướng mới. ĐS Nhật Bản rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan – bỏ thì thương mà vương thì tội”, đang phải ôm lấy mớ “bòng bong” ĐS lạc hậu khổng lồ này !
Cảnh báo nguy cơ lật tàu trên đường sắt khổ hẹp 1 mét!
Thời “Nghị Quế và chiếc đồng hồ tây” nước ta chỉ 15 triệu dân, khai thác rất an toàn vì khối lượng đầu máy toa xe bấy giờ nhỏ và thấp, lại chạy với tốc độ dưới 70 km/h nên mô men gây lật nhỏ không đủ gây lật tàu, hành trình chính xác. Nay dân số nước ta tăng gấp 6 lần nên phải sử dụng đầu máy toa xe khổ lớn tiêu chuẩn quốc tế, tốc độ phải cao hơn trong khi bề rộng chân đế khẳng khiu vẫn chỉ có 1 mét nên rất dễ gây lật tàu và trật bánh, có những ngày liên tiếp xảy ra tới 2 vụ.
Theo lý thuyết vật lý, khi phương của trọng tâm lệch khỏi chân đế thì vật bị lật, còn theo “cơ học lý thuyết và sức bền vật liệu” thì khi momen kháng lật nhỏ hơn momen gây lật thì thảm họa nhất định sẽ phải xẩy ra.
(Bảng sơ đồ để tính mức độ an toàn của ĐS trên khổ 1 mét dùng trên 2 loại tà vẹt)
Tà vẹt mềm BTCT 2 cục có độ đàn hồi dẻo nên phản lực nền nhỏ. Tà vẹt BTCT dự ứng lực “tiêu chuẩn Nhật Bản” có khối lượng lớn gấp 4-5 lần đặc chắc và cứng. Khi tải trọng đầu máy toa xe tác động vào sẽ có phản lực tác dụng lại ngược chiều trọng lực làm giảm đi mô men kháng lật, nên nguy cơ lật tàu trên ĐS khổ 1 mét đã gia cố là cao hơn. Có thể lý giải phổ thông để mọi người đều biết là giống như cùng đi trên 1 chiếc xe đạp trên nền đường bê tông rất cứng có độ bật nẩy cao sẽ dễ làm ngã xe hơn đi trên nền đường nhựa mềm.
Tà vẹt và ray càng cứng thì phản lực nền càng cao, chỉ cần một cú phanh đột ngột của tài xế ngày 15/3/2010 đã làm văng một toa hàng của tàu HSD4 ra xa đường sắt tại Vân Canh, Bình Định. Chỉ sau đó 1 tuần, ngày 29/3/2010, tại Km 577+450 Lệ Thủy (Quảng Bình) – Vĩnh Linh (Quảng Trị), tàu hàng FI2 chở gạo, đậu phụng, đường kính, dầu ăn… từ Hà Nội đi Sài Gòn lại bị lật làm 5 toa tàu gần cuối rớt khỏi đường sắt, hai toa tàu ở giữa bị trật bánh. Đó là những cung đường sắt đã được kiên cố hóa, nếu tàu khách bị lật thì sẽ gây thảm họa khôn lường.
Như vậy thông số an toàn chống lật của ĐS sau khi được kiên cố hóa bằng tà vẹt BTCT dự ứng lực “tiêu chuẩn Nhật Bản” sẽ thấp hơn khi chưa gia cố và nguy cơ gây lật của đường đã gia cố bằng tà vẹt BTCT dự ứng lực 2 tỷ USD rất dễ xẩy ra.
ĐS Nhật Bản 1.067, rộng hơn khổ đường của ta 67 mm, momen chống lật cao hơn của ta 15%, chạy tốc độ 120 km/h đã gây ra thảm họa quốc gia thì tham vọng trên ĐS khổ 1 mét chúng ta với tốc độ 120 km/h là hoàn toàn giáo điều, thậm chí là hoang tưởng. Dù được kiên cố hóa đến cỡ nào thì hành trình Bắc Nam không vượt qua giới hạn 30 tiếng. Mục tiêu của dự án kiên cố hóa ĐS đã nhìn thấy trước thất bại!
Vậy là đường sắt nước ta đang lao theo “vết xe đổ của ĐS Nhật Bản”, phạm một sai lầm nghiêm trọng về lựa chọn công nghệ ĐS, kìm hãm cả một quốc gia và gây khổ đau cho nhiều thế hệ. Sẽ không có một Giáo sư Tiến sỹ nào của bộ GTVT nhận “sáng kiến dại dột” này về mình .
Không còn nghi ngờ gì nữa, thảm họa S1, E1 ở nước ta và thảm họa ĐS năm 2005 tại Nhật Bản là “tiếng chuông báo tử” cảnh tỉnh cho cả thế giới phải kết thúc sứ mạng lịch sử loại ĐS quốc gia khổ hẹp tốc độ thấp đã cũ kỹ, quá lạc hậu, không kinh tế, mất an toàn để giúp cho lãnh đạo các quốc gia sáng suốt trong lựa chọn công nghệ, nhằm kiên quyết loại bỏ ĐS khổ hẹp, bảo vệ lợi ích quốc gia và tính mạng nhân dân .
Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”, đừng để xảy ra thảm họa quốc gia rồi mới lập Ủy ban điều tra Nhà nước để thẩm định đánh giá tìm nguyên nhân, lúc đó sẽ phải trả giá quá lớn về tính mạng cũng như quá đắt về kinh tế khi lảng phí gần 2 tỷ USD từ tiền thuế đóng góp của người dân để rồi quay lại đe dọa tính mạng nhân dân .
Đường sắt quốc gia mang vận mệnh Đất Nước và tính mạng Toàn Dân. Đã đến lúc Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Bộ Công an… cùng các viện KHCN là cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn ĐS quốc gia cùng với Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng họp lại để đánh giá mức độ an toàn của đường sắt khổ hẹp 1 mét kiên cố hóa bằng tà vẹt BTCT dự ứng lực vì sự nghiệp bảo vệ tính mạng của nhân dân và cũng nhằm cứu lấy cả hệ thống Đường sắt Quốc gia đang từng ngày bị “bức tử” trở thành bảo tàng “đường sắt” cổ nhất thế giới!
Ảnh: Dưới chân người đang đứng là tà vẹt “tiêu chuẩn Nhật Bản” có khối lượng gấp 5 lần tà vẹt K2 loại 2 cục (phần sau ảnh) dễ gây lật tàu – Ảnh từ nguồn internet.
T.Đ.B. – Hội Kinh tế & vận tải ĐSVN
Phụ lục: Lời cảnh báo của tôi vừa gióng lên thì tấn kịch lật tàu đã xảy ra ngay như một minh chứng. Xin xem tin dưới đây:
Tàu chở hàng lật nhào tại Ga Đà Nẵng
Lê Phi
(PL) – Trưa 28-3, tại khu vực đường ray phía sau Ga Đà Nẵng, toa tàu mang số hiệu 631768 chở theo container đã lật nhào ra khỏi đường ray, đè nát một cột điện (ảnh).
Trước khi lật, toa này đã trượt dài gần 13 m và cắt gãy hết toàn bộ ốc vít, cày bật thanh tà vẹt, kéo luôn một toa khác trật khỏi đường ray.
Được biết, toa tàu đã lật nhào khi đầu máy D9E235 đang dồn hàng và kết nối chín toa tàu chở hàng khác thành một đoàn chuẩn bị khởi hành tuyến Bắc-Nam. Rất may là vụ tai nạn này không có ai bị thương. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra.
L.P.
Cả hai bài đều do TS TĐB gửi trực tiếp cho BVN
Trần Đình Bá
Trong thời đại ngày nay, đường sắt khổ hẹp 1 mét không còn giá trị sử dụng nữa mà chỉ có giá trị bảo tàng cổ vậy, vậy mà ngành ĐSVN đang kiên cố hóa toàn bộ ĐS quốc gia nước ta 3.200 km bằng tà vẹt bê tông cốt thép (BTCT) dự ứng lực “tiêu chuẩn Nhật Bản” khổ 1 mét để thực hiện tốc độ 120km/h với chi phí dự án gần 2 tỷ USD). Với trách nhiệm của một nhà khoa học, Tiến sỹ Trần Đình Bá, Hội Kinh tế & vận tải ĐSVN, có bài viết phân tích, cảnh báo nguy cơ lật tàu để bảo vệ tính mạng con người và tránh lãng phí 2 tỷ USD vốn ngân sách Nhà nước!
Bộ GTVT và tổng công ty ĐSVN đang nỗ lực kiến cố hóa ĐS để tăng tốc an toàn, rút ngắn hành trình, tăng thị phần vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của xã hội. Dự án kiên cố hóa ĐS khổ 1 mét bằng tà vẹt BTVT dự ứng lực đã thực hiện từ 2005 đến nay, bắt đầu từ Miền Trung cho đến toàn quốc. Song trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những bất cập về kỹ thuật có thể gây nên những tổn thất lớn cho toàn xã hội và có tầm ảnh hưởng lâu dài cho một ngành giao thông tiên tiến hiện đại có vị trí chủ lực và tầm quan trọng đặc biệt về quốc phòng – an ninh quốc gia.
ĐS khổ hẹp “thấy bở thì cứ đào” và đã gặp họa!
Có từ thời Pháp thuộc cách đây 114 năm, đầu tiên là dùng tà vẹt sắt, ray nhỏ P13 – tức loại thép chữ I trọng lượng 13kg/m. Hành trình thời đó từ Hà Nội đến Sài Gòn đã đạt kỷ lục 42 giờ và gần như an toàn tuyệt đối, chưa có chuyện lật tàu xẩy ra. Từ sau 1975 khi khôi phục ĐS Thống Nhất, dùng tà vẹt sắt và gỗ. Do đường sá và cầu cống bị chiến tranh tàn phá vừa khôi phục nên hành trình Bắc Nam lúc đó có đơn vị thời gian tính bằng “ngày – đêm” . Ban đầu là 3 ngày 3 đêm (là 72 giờ) sau đó được rút dần xuống 3 ngày 2 đêm… Từ chỗ tà vẹt gỗ sau một thời gian sử dụng bị mục nát, ngành ĐS đã nghiên cứu đưa tà vẹt BTCT hai cục, được gọi là tà vẹt mềm K1 và K2. Loại tà vẹt này vừa dễ sản xuất, vừa tiết kiệm vật tư về bê tông và thép, có độ đàn hồi nên phù hợp với khổ ĐS 1 mét cùng với việc thay ray P43 tốt hơn cùng với việc đưa đầu máy diezen thay thế đầu máy chạy than. Song do cơ chế quan liêu bao cấp, trì trệ giữa điều hành nhà ga và lái tàu nên thời kỳ đó tốc độc chạy tàu cũng không thể tăng lên được nữa. Cả tàu hàng và tàu khách đều cùng sử dụng trong một lý trình chạy tàu có tốc độ như nhau.
Mãi tới năm 1983 Kỹ sư Lê Khắc Linh, một chuyên gia về cầu và đường sắt của Bộ GTVT đã trăn trở trước việc tàu hàng và tàu khách có tải trọng và nhu cầu sử dụng khác nhau nên tìm mọi cách chuyển sang hai chế độ vận tốc khác nhau. Tàu khách thì nhẹ hơn, nên được cho chạy nhanh hơn, vừa tiết kiệm thời gian cho hành khách vừa có lợi về hiệu quả kinh doanh. Sáng kiến khoa học kỹ thuật đó là một đột phá “cởi trói” cho toàn ngành ĐS, đã liên tiếp rút ngắn hành trình Bắc Nam từ 56 giờ xuống còn 50 rồi 40, vượt kỷ lục tốc độ tàu hỏa Bắc Nam thời Pháp thuộc 42 giờ và sau đó còn tiếp tục rút xuống 40, 36 … Với sáng kiến quan trọng đó ngành ĐS tiếp tục rút ngắn hành trình Bắc Nam xuống còn 34 và 32 giờ. Có thể nói đây là thời kỳ “vàng son” của ĐSVN, mọi tầng lớp nhân dân chọn loại hình giao thông ưu việt này để đi du lịch, công tác, thăm thân vì an toàn, tiện dụng và chất lượng phục vụ cao. Ngành ĐS vui với trước thành tựu giành được nên vẫn liên tục cải tiến, rút ngắn hành trình Bắc Nam xuống còn 31 rồi 30 giờ.
Lẽ đời “thấy bở thì cứ đào” mà không lường trước “mọi vật đều có giới hạn” của nó. Khi đã “say men chiến thắng”, lãnh đạo Tổng Công ty ĐSVN lạc quan tuyên bố “đến năm 2010 hành trình Bắc Nam sẽ chỉ còn 24 tiếng” thì tất nhiên khó tránh khỏi những sai lầm chết người trên khổ đường sắt khổ hẹp chỉ 1 mét. Sau khi phát động ra quân thực hiện hành trình 29 giờ chưa được bao lâu liền gặp họa, lại là thảm họa lớn nhất trong lịch sử ĐS nước nhà.Vụ thảm họa tàu E1 được khởi tố, mổ xẻ nguyên nhân, truy cứu trách nhiệm. Hành trình sau đó phải lùi lại mốc cũ 30 và 31 tiếng và hiện nay còn chậm hơn.
Rước họa từ tà vẹt ngoại “tiêu chuẩn Nhật Bản”!
Tà vẹt mềm K1, K2 bằng BTCT 2 cục phù hợp cho ĐS khổ hẹp 1 mét. Được gọi là mềm vì nó có độ đàn hồi dẻo do các Kỹ sư ngành ĐS Việt Nam thiết kế sản xuất nên. Thành công này đã bê tông hóa được toàn bộ hệ thống ĐS quốc gia.
Thế nhưng sau thảm họa E1 nghành ĐS quyết định loại bỏ toàn bộ số tà vẹt mềm BTCT 2 cục để thay thế bằng loại loại tà vẹt BTCT dự ứng lực “tiêu chuẩn Nhật Bản” cho ĐS Quốc gia (natiolal railways) với mục tiêu đặt ra phải đạt tốc độ 120 km/h giống như ĐS Quốc gia Nhật Bản. Dự án 24 500 tỷ đồng, tương đương 1.8 tỷ USD được thực hiện từ đầu năm 2005.
Tà vẹt ngoại “tiêu chuẩn Nhật Bản” bằng bê tông cốt thép đặc chắc có cường độ rất cao mác trên 300, trọng lượng nặng gấp 4-5 lần tà vẹt K1&K2, tuổi thọ sử dụng gần như vĩnh cửu nên giá thành rất đắt. Loại tà vẹt này dùng trên ĐS quốc gia JR (Japan Railways) khổ 1.067 mét nhưng khi sử dụng ở VN được rút ngắn còn đúng 1 mét .Các quan chức ĐSVN rất kỳ vọng vào “vũ khí ngoại” này và lạc quan công bố là “Đã chế tạo thành công tà vẹt tiêu chuẩn Nhật Bản” để có thể đột phá tốc độ và khai thông bế tắc cho toàn bộ hệ thống ĐSVN.
Vậy nhưng “niềm vui chưa được tầy gang” thì vào lúc 9 giờ 20 phút ngày 25/4/2005, tại tỉnh Hyohgo (gần Osaka) – Nhật Bản, một đoàn tàu nhanh 7 toa đã bị trật khỏi đường ray. Tai nạn thảm khốc làm hơn 100 người chết và hơn 500 người bị thương. Sau đó không lâu, ngày 25/12/2005 lại một đoàn tàu 6 toa của Nhật bị lật nhào làm 4 người chết và 33 người bị thương. Cả nước Nhật bàng hoàng cay đắng, nhưng giới quan chức ĐS họp báo tuyên bố đây chỉ là “sự cố hy hữu” do đoàn tàu chạy trong bão tuyết khắc nghiệt.
Qua điều tra, cả hai vụ lật tàu làm trên 110 người chết và 600 người bị thương đều xẩy ra trên hệ thống ĐS Quốc gia (Natiolal Railways ) khổ 1.067 có từ thời Nhật hoàng Minh Trị những năm 1860, sau này được kiên cố hóa bằng tà vẹt bê tông cốt thép dự ứng lực “tiêu chuẩn Nhật Bản” khổ vẫn chỉ 1.067 mm.
Người Nhật 120 triệu dân luôn tự hào về hệ thống 27 000 km đường sắt được kiên cố hóa và điện khí hóa tốt nhất thế giới, thế nhưng khi biết được loại ĐS Quốc gia quan trọng này chỉ hẹp có 1.067 mm chiếm 93% tổng số chiều dài ĐS quốc nội, nhân dân phẫn nộ đặt câu hỏi: Tại sao Nhật Bản là cường quốc giàu có về kinh tế, lại là cường quốc về khoa học công nghệ ĐS, lại có chiều dài ĐS khổ hẹp lạc hậu nhất hành tinh như vậy!? Giới quan chức ĐS cũng như truyền thông Nhật Bản không sao giải thích, biện minh nổi cho sự trì trệ lạc hậu của chính mình, Chủ tịch ĐS Nhật Bản đã phải từ chức trước áp lực của dư luận!
Cho đến bao giờ nước Nhật mới giải quyết xong kho “đồ cổ” khổng lồ 24.000 km đường sắt khổ 1.067 mm và liệu quá trình sử dụng có thoát khỏi được những thảm họa như 2 vụ liên tiếp trong năm 2005!? Để mở rộng hiện đại 93% chiều dài ĐS quốc gia đó thì phải ngốn gần 100 tỷ USD, không dễ khi nợ công của Chính phủ Nhật đã vượt trên 208 % GDP, có nguy cơ vỡ nợ trở thành một Hy Lạp thứ 2. Sau thảm họa ĐS năm 2005, nhân dân mất lòng tin vào Chính phủ, mà bình quân cứ 8 tháng Nhật Bản lại có một Thủ tướng mới. ĐS Nhật Bản rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan – bỏ thì thương mà vương thì tội”, đang phải ôm lấy mớ “bòng bong” ĐS lạc hậu khổng lồ này !
Cảnh báo nguy cơ lật tàu trên đường sắt khổ hẹp 1 mét!
Thời “Nghị Quế và chiếc đồng hồ tây” nước ta chỉ 15 triệu dân, khai thác rất an toàn vì khối lượng đầu máy toa xe bấy giờ nhỏ và thấp, lại chạy với tốc độ dưới 70 km/h nên mô men gây lật nhỏ không đủ gây lật tàu, hành trình chính xác. Nay dân số nước ta tăng gấp 6 lần nên phải sử dụng đầu máy toa xe khổ lớn tiêu chuẩn quốc tế, tốc độ phải cao hơn trong khi bề rộng chân đế khẳng khiu vẫn chỉ có 1 mét nên rất dễ gây lật tàu và trật bánh, có những ngày liên tiếp xảy ra tới 2 vụ.
Theo lý thuyết vật lý, khi phương của trọng tâm lệch khỏi chân đế thì vật bị lật, còn theo “cơ học lý thuyết và sức bền vật liệu” thì khi momen kháng lật nhỏ hơn momen gây lật thì thảm họa nhất định sẽ phải xẩy ra.
(Bảng sơ đồ để tính mức độ an toàn của ĐS trên khổ 1 mét dùng trên 2 loại tà vẹt)
Tà vẹt mềm BTCT 2 cục có độ đàn hồi dẻo nên phản lực nền nhỏ. Tà vẹt BTCT dự ứng lực “tiêu chuẩn Nhật Bản” có khối lượng lớn gấp 4-5 lần đặc chắc và cứng. Khi tải trọng đầu máy toa xe tác động vào sẽ có phản lực tác dụng lại ngược chiều trọng lực làm giảm đi mô men kháng lật, nên nguy cơ lật tàu trên ĐS khổ 1 mét đã gia cố là cao hơn. Có thể lý giải phổ thông để mọi người đều biết là giống như cùng đi trên 1 chiếc xe đạp trên nền đường bê tông rất cứng có độ bật nẩy cao sẽ dễ làm ngã xe hơn đi trên nền đường nhựa mềm.
Tà vẹt và ray càng cứng thì phản lực nền càng cao, chỉ cần một cú phanh đột ngột của tài xế ngày 15/3/2010 đã làm văng một toa hàng của tàu HSD4 ra xa đường sắt tại Vân Canh, Bình Định. Chỉ sau đó 1 tuần, ngày 29/3/2010, tại Km 577+450 Lệ Thủy (Quảng Bình) – Vĩnh Linh (Quảng Trị), tàu hàng FI2 chở gạo, đậu phụng, đường kính, dầu ăn… từ Hà Nội đi Sài Gòn lại bị lật làm 5 toa tàu gần cuối rớt khỏi đường sắt, hai toa tàu ở giữa bị trật bánh. Đó là những cung đường sắt đã được kiên cố hóa, nếu tàu khách bị lật thì sẽ gây thảm họa khôn lường.
Như vậy thông số an toàn chống lật của ĐS sau khi được kiên cố hóa bằng tà vẹt BTCT dự ứng lực “tiêu chuẩn Nhật Bản” sẽ thấp hơn khi chưa gia cố và nguy cơ gây lật của đường đã gia cố bằng tà vẹt BTCT dự ứng lực 2 tỷ USD rất dễ xẩy ra.
ĐS Nhật Bản 1.067, rộng hơn khổ đường của ta 67 mm, momen chống lật cao hơn của ta 15%, chạy tốc độ 120 km/h đã gây ra thảm họa quốc gia thì tham vọng trên ĐS khổ 1 mét chúng ta với tốc độ 120 km/h là hoàn toàn giáo điều, thậm chí là hoang tưởng. Dù được kiên cố hóa đến cỡ nào thì hành trình Bắc Nam không vượt qua giới hạn 30 tiếng. Mục tiêu của dự án kiên cố hóa ĐS đã nhìn thấy trước thất bại!
Vậy là đường sắt nước ta đang lao theo “vết xe đổ của ĐS Nhật Bản”, phạm một sai lầm nghiêm trọng về lựa chọn công nghệ ĐS, kìm hãm cả một quốc gia và gây khổ đau cho nhiều thế hệ. Sẽ không có một Giáo sư Tiến sỹ nào của bộ GTVT nhận “sáng kiến dại dột” này về mình .
Không còn nghi ngờ gì nữa, thảm họa S1, E1 ở nước ta và thảm họa ĐS năm 2005 tại Nhật Bản là “tiếng chuông báo tử” cảnh tỉnh cho cả thế giới phải kết thúc sứ mạng lịch sử loại ĐS quốc gia khổ hẹp tốc độ thấp đã cũ kỹ, quá lạc hậu, không kinh tế, mất an toàn để giúp cho lãnh đạo các quốc gia sáng suốt trong lựa chọn công nghệ, nhằm kiên quyết loại bỏ ĐS khổ hẹp, bảo vệ lợi ích quốc gia và tính mạng nhân dân .
Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”, đừng để xảy ra thảm họa quốc gia rồi mới lập Ủy ban điều tra Nhà nước để thẩm định đánh giá tìm nguyên nhân, lúc đó sẽ phải trả giá quá lớn về tính mạng cũng như quá đắt về kinh tế khi lảng phí gần 2 tỷ USD từ tiền thuế đóng góp của người dân để rồi quay lại đe dọa tính mạng nhân dân .
Đường sắt quốc gia mang vận mệnh Đất Nước và tính mạng Toàn Dân. Đã đến lúc Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Bộ Công an… cùng các viện KHCN là cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn ĐS quốc gia cùng với Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng họp lại để đánh giá mức độ an toàn của đường sắt khổ hẹp 1 mét kiên cố hóa bằng tà vẹt BTCT dự ứng lực vì sự nghiệp bảo vệ tính mạng của nhân dân và cũng nhằm cứu lấy cả hệ thống Đường sắt Quốc gia đang từng ngày bị “bức tử” trở thành bảo tàng “đường sắt” cổ nhất thế giới!
Ảnh: Dưới chân người đang đứng là tà vẹt “tiêu chuẩn Nhật Bản” có khối lượng gấp 5 lần tà vẹt K2 loại 2 cục (phần sau ảnh) dễ gây lật tàu – Ảnh từ nguồn internet.
T.Đ.B. – Hội Kinh tế & vận tải ĐSVN
Phụ lục: Lời cảnh báo của tôi vừa gióng lên thì tấn kịch lật tàu đã xảy ra ngay như một minh chứng. Xin xem tin dưới đây:
Tàu chở hàng lật nhào tại Ga Đà Nẵng
Lê Phi
(PL) – Trưa 28-3, tại khu vực đường ray phía sau Ga Đà Nẵng, toa tàu mang số hiệu 631768 chở theo container đã lật nhào ra khỏi đường ray, đè nát một cột điện (ảnh).
Trước khi lật, toa này đã trượt dài gần 13 m và cắt gãy hết toàn bộ ốc vít, cày bật thanh tà vẹt, kéo luôn một toa khác trật khỏi đường ray.
Được biết, toa tàu đã lật nhào khi đầu máy D9E235 đang dồn hàng và kết nối chín toa tàu chở hàng khác thành một đoàn chuẩn bị khởi hành tuyến Bắc-Nam. Rất may là vụ tai nạn này không có ai bị thương. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra.
L.P.
Cả hai bài đều do TS TĐB gửi trực tiếp cho BVN
Fukushima: Một cảnh báo đối với nhân loại
Đăng bởi bvnpost
Nguyễn Khắc Nhẫn
Trước tai biến này, Viện sĩ Anatoli Alexandrov vẫn quả quyết rằng những nhà máy của Liên Xô có thể được xây dựng ngay tại Place Rouge vì hết sức an toàn. Trong khi đó, một chuyên gia hàng đầu về lò hạt nhân của Mỹ, GS Arnold Gundersen lại cho rằng hiện nay không nên xây cất thêm một nhà máy điện hạt nhân nào khác trên thế giới.
N.K.N.
Thảm họa
Trận động đất hết sức lớn (8,9° Richter – đã làm xê dịch đảo Honshu của nước Nhật 2,4 m về hướng Đông theo Viện địa chất Mỹ USGS) và sóng thần kinh khủng tại vùng Đông Bắc Nhật Bản ngày 11/3/2011 đã gây ra thảm họa đang diễn biến tại Nhà máy điện hạt nhân tỉnh Fukushima (cách Tokyo 250 km về phía Bắc).
Về số lò điện hạt nhân, Nhật Bản đứng thứ ba với 55 lò (tỷ lệ điện hạt nhân là 30%) sau Pháp 58 lò (78%) và Mỹ 104 lò (20%).
Nhà máy Fukushima Daiichi 1 có 6 lò phản ứng (trong số đó, các lò 4-5-6 ngừng vận hành trước trận động đất vì đang được bảo trì) và nhà máy Fukushima Daini 2 cách đó 10 km có 4 lò phản ứng. Các lò Daiichi được xây cất vào đầu những năm 70 và các lò Daini vào những năm 80 bởi các Công ty General Electric, Toshiba và Hitachi.
Kiểu lò nước sôi BWR này rất phổ biến ở Nhật khác với kiểu lò nước áp suất PWR thông dụng trên thế giới, đặc biệt ở Pháp. Hai kiểu lò này tương đối an toàn hơn lò Nhà máy Tchernobyl RBMK của Ukraine vì có vỏ bêtông cốt thép bọc lò dày 1,5m để ngăn cản phóng xạ thoát ra ngoài.
Ngày 11/3, ngay sau trận động đất xảy ra, các lò phản ứng ở Fukushima tự động ngừng hoạt động. Tuy nhiên, hệ thống làm lạnh cần phải tiếp tục làm việc để giảm nhiệt độ dư rất cao trong lò. Không may, trận động đất đã làm tê liệt hệ thống cung cấp điện. Các máy phát điện dự phòng diesel được khởi động để cung cấp điện cho hệ thống làm lạnh, nhưng chỉ 1 tiếng đồng hồ sau, tất cả các máy dự phòng này đều hỏng do sóng thần tràn vào. Nhà máy được thiết kế để chống sóng thần, nhưng mức nước lên cao quá 10 m!
Thiếu hệ thống làm lạnh lò phản ứng, hơi nước sinh ra nhiều và làm tăng áp suất trong lò (840 kPa, gấp đôi mức bình thường). Dù đã cố gắng xả hơi vào các không gian rộng hơn của nhà máy và kể cả xả ra ngoài không gian, TEPCO (Công ty Điện lực Tokyo) cũng không thành công trong việc làm giảm áp suất. Vào lúc 15h36 ngày 12/3 (giờ địa phương), một vụ nổ vì khí hydro đã xảy ra tại tòa nhà lò phản ứng số 1 (460 MW) của nhà máy Fukushima Daiichi.
Vụ nổ làm tung và bay 1 phần tòa nhà, nhưng lò phản ứng và vỏ bọc lò chưa bị thiệt hại. Tuy nhiên, cơ quan an toàn hạt nhân của Nhật thừa nhận rằng 1 phần tâm lò phản ứng (chứa các thanh nhiên liệu) đã bị nóng chảy. TEPCO quyết định bơm nước biển vào lò, để tránh các thanh nhiên liệu bị nóng chảy hoàn toàn. Biện pháp tuyệt vọng này, xem như hy sinh các lò sắp được hưu trí, vì nước biến sẽ làm gỉ vật liệu nhanh chóng.
Để đối phó với sự cố xảy ra đối với tâm lò phản ứng, cần tiến hành theo 3 bước sau: Làm ngưng hoạt động lò phản ứng (được thực hiện), làm lạnh lò, và ngăn không cho chất phóng xạ thoát ra ngoài. Với những gì đã xảy ra thì việc thực hiện ở bước thứ 2 và thứ 3 đều không thành công. TEPCO đã kêu gọi cơ quan nguyên tử quốc tế (IAEA) và chuyên gia Mỹ đem nước làm lạnh đặc biệt mà vẫn không có kết quả khả quan.
Vấn đề tương tự cũng xảy ra đối với lò phản ứng số 3 (780 MW) thuộc Nhà máy Fukushima Daiichi. Và sự lo ngại này đã thực sự đến khi xảy ra 2 vụ nổ tại lò phản ứng này trong ngày 14/3. Như ở lò số 1, hydro được sinh ra do tương tác với vỏ thanh nhiên liệu. Zr (Zirconium) nóng trên 1200°C, với nước, tạo ZrO2, tỏa ra 6500 kj/kg Zr.
Khối lượng H2 sinh ra trong lò nước sôi có thể gấp đôi so với lò áp lực! Các chuyên gia Nhật chưa cho biết số thanh nhiên liệu (nhiên liệu Mox có plutonium rất độc) bị nóng chảy và cách phân bố trong lò. Trong trường hợp thủng lò, nhiên liệu nóng chảy vì nhiệt độ rất cao (trên 2000° C- 2500°C) có thể làm vỏ bọc lò bị nứt, để phóng xạ lan ra ngoài. Hiện tượng này đã được Đại học California nghiên cứu từ năm 1985. Cũng như lò phản ứng số 1, vỏ bọc lò phản ứng số 3 hình như vẫn chưa bị ảnh hưởng quan trọng.
Tuy nhiên, mối lo ngại lớn nhất lại nằm ở lò phản ứng số 2 (780 MW) của nhà máy này. Mực nước trong lò phản ứng đã xuống rất thấp, điều này làm tăng nguy cơ tâm lò phản ứng bị nóng chảy. Các thanh nhiên liệu dài 3,71 m không được nước che lấp trên 3 m! Thậm chí, sau vụ nổ ở lò phản ứng số 3, TEPCO đã lo ngại không còn khả năng làm lạnh cho lò số 2.
Nhà máy hạt nhân Fukushima 1 trước khi xảy ra thảm họa động đất, sóng thần
Ngày 15/3 đến lượt lò số 2 bị nổ. Đồng thời ở lò số 4 (780 MW), hồ (piscine) chứa các thanh nhiên liệu của tâm lò đã sử dụng bị cháy. 2 lò 5 (780 MW) và 6 (1100 MW) cũng đang có vấn đề vì độ nóng lên cao. Ngày 17/3 TEPCO buộc phải sử dụng trực thăng lớn để đổ nước biển pha với Acide borique xuống nhà máy. Acide borique có đặc tính hấp thụ nơtrôn để tránh phản ứng dây chuyền có thể xảy ra. Mức phóng xạ cao nên phi công không thể hạ xuống dưới 150 m. Dung tích của hồ là 2.000 tấn nước và mỗi giờ cần 50 tấn.
Cuối cùng TEPCO phải huy động hàng chục xe cứu hỏa, sử dụng vòi phun nước rất mạnh với hy vọng che ngập khối thanh nhiên liệu đang bốc sôi trong lòng hồ nước để không cho phóng xạ thoát ra ngoài trời. Về lâu dài, chuyên gia Nhật Bản đã nghĩ đến kế hoạch xây dựng quan tài bằng bêtông (Sarcophage) để bao trùm các lò như ở Tchernobyl. Ở đây Sarcophage thứ nhất đã bị rạn nứt nhiều nơi ngay từ lúc đầu. Sarcophage thứ hai trị giá 1 tỷ đôla đang được xây cất và sẽ có hiệu lực chỉ trong vòng 100 năm mà thôi!
Mọi nguy cơ đều có thể xảy ra
Tình hình hiện nay tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima vô cùng nguy hiểm. Không riêng gì lò số 3 mà cả nhà máy có thể xem như không thể điều khiển được nữa. Trong số đội ngũ 800 nhân viên phụ trách vận hành chỉ còn 50 người hy sinh tính mạng phải ở lại. Bức tường phóng xạ vô hình, không màu, không mùi đã cấm nhân viên chuyên môn vào nhà máy cứu chữa, trừ những cảm tử quân. Câu điện vào nhà, đem nước vào hồ, bình thường thì có gì khó khăn? Ai cũng thừa biết Nhật Bản giỏi nhất thế giới về con người máy (Robot) thế mà nhân viên đành bó tay, chứng kiến bất lực thảm cảnh điêu tàn.
Tất cả mọi tình huống đều có thể xảy ra, kể cả tình huống đáng lo sợ nhất là tâm lò phản ứng bị nóng chảy hoàn toàn, gây nổ lò phản ứng và đẩy bụi phóng xạ ra ngoài không gian. Cơ quan an toàn Pháp đặt mức độ nghiêm trọng của Fukushima lên số 6 trên thang đo INES (International Nuclear Event Scale) nguy hiểm hơn biến cố Three Mile Island ở Mỹ (28/3/1979) và sau thảm họa Tchernobyl (26/4/1986) với mức độ cao nhất, số 7.
Cơ quan an toàn Nhật Bản xếp Fukushima vào mức độ số 4 (hôm nay mới lên 5) có lẽ để cho dư luận khỏi hoang mang? Dân chúng Nhật Bản, tuy có tinh thần kỷ luật đáng kính phục, nhưng họ bắt đầu lên tiếng chỉ trích Chính phủ và TEPCO về cách quản trị tình hình với nhiều thông tin không chính xác? TEPCO đã nhiều lần bị cảnh cáo và phạt nặng vì đã gian trá (200 báo cáo không đúng sự thật trong 20 năm!) và giấu giếm nhiều tài liệu tối quan trọng về an toàn.
Nguy cơ ô nhiễm phóng xạ đang là nỗi lo sợ lớn nhất hiện nay của Nhật Bản và các nước láng giềng. Sau vụ nổ ở lò phản ứng số 1, lượng phóng xạ đo được trong phòng điều khiển của lò phản ứng cao gấp 1.000 lần so với mức bình thường. Mức phóng xạ ở khu lò số 3 ngày 12/3 đã lên đến 400 mSv/h! (1). Những "liquidateurs" ở Tchernobyl, tử nạn 1 tháng sau thảm họa, đều hấp thụ hơn 6000 mSv/h.
Về tiềm năng của chất phóng xạ, nên biết rằng tổng công suất 6 lò của Nhà máy Fukushima là 4680 MW, gần 5 lần lớn hơn công suất của lò (1000 MW) bị nổ ở Tchernobyl. Chất điều độ (modérateur) của lò Tchernobyl là graphite, dễ cháy, chứ không phải là nước như ở các lò Fukushima.
Tình hình đến hôm nay có thể tóm tắt như sau: 3 tâm lò bị nóng chảy (lò 1-70%,lò 2- 33%), 2 hỏa hoạn ở hồ chứa nhiên liệu, 5 vụ nổ hydro. Trong 5 lò, các thanh nhiên liệu đã sử dụng tiếp xúc trực tiếp với khí quyển. Số nhiên liệu tích trữ ở trong các hồ nước đang sôi bằng 4 lần số nhiên liệu trong các thùng lò. Một đường giây điện đã được nối vào nhà máy ngày 19/3 với mục đích phục hồi hệ thống làm lạnh. Nhà chức trách đã ra lệnh sơ tán hơn 200.000 dân cách 20 – 30 km xung quanh nhà máy điện hạt nhân. Dân ngoại quốc ớ Tokyo cũng hoang mang và bắt đầu rời kinh đô.
Ở khu vực Nhà máy điện Fukushima, nước biển, sữa, rau, hải sản đã bị ô nhiễm. Tùy hướng gió bay, một khi lên cao, làn mây phóng xạ có thể lan tràn rất xa, bay qua nhiều nước trên thế giới như làn mây Tchernobyl. Kamchatka (Nga) và California (Mỹ) đã có dấu vết bị nhiễm phóng xạ Iode I-131 và Césium Cs-137. Sản phẩm phân hạch Strontium Sr-90 thì khó phát hiện hơn. Thời gian phân hủy một nửa của các chất độc này là: Césium 137 (30 năm), Strontium 90 (28 năm), Iode 131 (8 ngày). Làn mây phóng xạ đầu tiên, chưa tai hại sức khỏe, đã đến Pháp hôm nay.
Nếu có mưa trong các ngày tới thì tình hình càng thêm phức tạp, bởi chất phóng xạ sẽ theo mưa rơi xuống đất, gây ô nhiễm nguồn nước, sản xuất nông nghiệp. Ngay cả trong tình huống mong đợi nhất là các lò phản ứng được khống chế, sau khi tình trạng khẩn cấp qua đi, cần phải tiếp tục công tác khử nhiễm, ban bố lệnh cấm sử dụng và buôn bán thực phẩm được sản xuất ở địa phương này.
Những biện pháp đối phó
Cộng đồng Âu Châu (143 lò), Pháp, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác đã phải ra lệnh kiểm soát chặt chẽ và củng cố tất cả các nhà máy điện hạt nhân để đối phó với mọi rủi ro tai biến. Cộng đồng Âu Châu đang muốn thống nhất các tiêu chuẩn an toàn.
Bà Angela Meken đã quyết định đóng cửa tạm thời 7 nhà máy điện hạt nhân của Đức xây cất trước 1981. Tạm đình chỉ việc cho gia hạn kéo dài thời gian vận hành của nhiều nhà máy khác và dần dần từ bỏ điện hạt nhân. Cũng như Vénézuéla, Thụy Sĩ cho hoãn lại các dự án xây cất nhà máy điện hạt nhân. Trung Quốc cũng ngưng cấp giấy phép làm những nhà máy điện hạt nhân mới.
Với những tai biến dồn dập, ngoài con số khủng khiếp tạm thời, trên 25.000 người tử nạn và mất tích, Nhật Bản đã mất trên 165 tỷ đôla, có ảnh hưởng quan trọng đến mức tăng trưởng kinh tế.
Trên toàn cầu hiện nay có 450 lò điện hạt nhân đang vận hành. Tỷ lệ điện hạt nhân chỉ chiếm 15%, có nghĩa là việc thay thế điện hạt nhân trong bản tổng kết năng lượng thế giới không phải là không có lời giải thỏa đáng.
Ở Mỹ, sau biến cố thủy triều dầu mỏ, nhiều nước sẽ xét lại và sửa đổi luật lệ an toàn khắt khe hơn trước nhiều, làm tăng vọt giá điện. Dân chúng vùng California lo sợ cho 2 nhà máy Diablo Canyon (2 x 1100 MW) và San Onofre (2 x 1100 MW) nếu có động đất lớn. Lý do khác làm giá điện tăng mạnh cũng vì các nước sẽ hết sức thận trọng trước khi cấp giấy phép cho gia hạn thời gian vận hành các lò từ 30 đến 40, 50 hay 60 năm (trường hợp Fessenheim 2 x 900 MW của EDF vận hành từ 1977 -1978).
Nên nhớ rằng gia hạn một lò tốn hàng trăm triệu đôla và thùng lò cũng như vỏ bọc lò không thể đổi mới được. Mức an toàn càng tăng thì giá điện lại càng cao. Kinh phí dành cho công trình tháo gỡ một nhà máy điện hạt nhân có thể cao bằng hay cao hơn kinh phí đầu tư của nhà máy ấy! Ví dụ điển hình là ở Pháp, công trình tháo gỡ nhà máy Brennilis,(lò nước nặng 70 MW), cách Brest 60 km, (xây cất năm 1962 và được tháo gỡ từ năm 1985 mà nay vẫn chưa xong), đã tốn gần 650 triệu đôla, 20 lần cao hơn phí tổn ước lượng.
Pháp là nước nhất nhì trên toàn cầu về số cơ sở nguyên tử, đang rất lo lắng và đặt nhiều câu hỏi về phương diện an toàn. Với 58 lò rải rác trong 19 nhà máy, tỷ lệ điện hạt nhân 78% cao nhất thế giới. Trung bình, mỗi người dân Pháp ở cách xa nhà máy điên hạt nhân tối đa chỉ 300 km. Đảng Xanh đã lên tiếng đề nghị Chính phủ Pháp trưng cầu dân ý và đóng cửa ngay các nhà máy cũ hay ở vùng dễ bị động đất như Fessenheim (2 x 900 MW) và Tricastin (4 x 900 MW).
Những nhà máy EDF trên nguyên tắc chỉ có thể chống cự lại với các trận động đất dưới 7° hay 8° Richter mà thôi. Về cách tính toán, EDF dựa trên trận động đất xưa nhất biết được trong vùng và tăng con số thêm một ít cho khoảng an toàn. Ví dụ nhà máy Fessenheim, EDF dựa trên trận động đất 6,2° Richter ở Bale năm 1356 và tăng thêm 0,5 thành 6,7. Gần Bordeaux, nhà máy Blayais (4 x 900 MW) suýt nữa bị nước tràn ngập trong trận bão lớn năm 1999.
Dân chúng ở vùng Paris không an tâm lắm vì Nhà máy Nogent (2 x 1300 MW) chỉ cách thủ đô 120 km. Theo cơ quan an toàn hạt nhân Pháp, trong năm 2010, EDF đã phải đối phó với 1.000 sự cố số 1 và 2 (trên thang đo INES) xảy ra trong các nhà máy điện hạt nhân. Chính phủ đặt tin tưởng vào lò thế hệ thứ ba EPR-1600 MW đang xây cất ở Flamanville.
Lò này cũng đang được xây cất ở Phần Lan nhưng bị trễ 3 năm trời, làm cho Areva mất hàng tỷ đôla. Lẽ cố nhiên, những lò thế hệ 3 như EPR, hết sức đắt tiền, an toàn hơn lò thế hệ 2, PWR hay BWR. Tuy nhiên lò thế hệ 3 nào (kể cả AP1000) cũng chỉ là một kiểu lò tiến hóa (évolutionnaire) vừa dựa trên kinh nghiệm quý báu của lò thế hệ 2, vừa được bổ sung với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, chứ không có tính cách mạng. Ví dụ, với các lò Fukushima sử dụng nguyên lý an toàn chủ động, cần đến nguồn điện cấp cứu Diesel cho hệ thống làm lạnh, các lò thế hệ 3 áp dụng nguyên lý an toàn thụ động.
Việc mở cửa thị trường điện lực- các công ty tư nhân- vì coi trọng vấn đề lợi nhuận hơn cả, nên kinh phí dành cho khâu tu bổ, kiểm tra an tòan ngày càng kém. Trong đội ngũ 45.000 nhân viên chuyên môn phụ trách khai thác 58 lò của EDF, 25.000 người ngoài Công ty được thầu lại (sous-traitant), làm sao an tâm? Năm 2006, chuyên gia Mỹ đã lưu ý TEPCO về một số nguy biến có thể xảy ra, đặc biệt về sự cẩu thả ở khâu bảo trì .
Cũng như ở Đức và nhiều nước khác, Pháp sẽ phải thay đổi chiến lược dài hạn về năng lượng và dần dần hạ thấp tỷ lệ điện hạt nhân. Nhiều chuyên gia không đồng tình với điện hạt nhân tuyên bố rằng Pháp có thể dần dần bỏ điện hạt nhân trong vòng 25-30 năm nữa bằng cách tiết kiệm và tăng hiệu suất năng lượng (-50%), và triệt để sử dụng năng lượng tái tạo (+ 80%) và khí (+ 20%).
Tuy nhiên, trước tai biến này, Viện sĩ Anatoli Alexandrov vẫn quả quyết rằng những nhà máy của Liên Xô có thể được xây dựng ngay tại Place Rouge vì hết sức an toàn. Trong khi đó, 1 chuyên gia hàng đầu về lò hạt nhân của Mỹ, GS Arnold Gundersen lại cho rằng hiện nay không nên xây cất thêm một nhà máy điện hạt nhân nào khác trên thế giới. Cần phải đợi cho đến lúc các chính phủ lượng định lại mức độ nguy hiểm tối đa như thế nào .
Các nhà khoa học và chính trị gia nên cần có thái độ khiêm tốn và cẩn trọng hơn nữa trước sức mạnh mênh mông của tạo hóa. Mọi tầng lớp dân chúng đều có quyền cho ý kiến trước khi nhà chức trách thực hiện những dự án quan trọng hay áp dụng những biện pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của cá nhân họ và của đất nước.
—
(1) Sievert (Sv): liều tương đương phóng xạ dùng để đo tác động sinh vật trên cơ thể. Đó là một đơn vị đề phòng phóng xạ.
1 Sv (Sievert) = 100 rem (Tchernobyl: 800-1600 rems)
(1 Sv = 1000 mSv) (chiếu phổi: 0.1 rem)
(2) www.vietsciences, caodangdienhoc, ugvf, tailieu.tapchithoidai, diendan.org
(Tác giả nguyên là Cố vấn Nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris,
GS Viện kinh tế, chính sách năng lượng Grenoble,
GS Trường đại học Bách khoa Grenoble)
Viet- Studies Trần Hữu Dũng
* Tên bài và các mục nhỏ là của Tuần Việt Nam biên tập và đặt lại
Nguồn: Tuanvietnam.vietnamnet.vn
Phụ lục:
Mây phóng xạ Fukushima lan đến châu Á
Tú Anh
Ảnh chụp nhà máy Fukushima Daiichi của hãng thông tấn Kyodo News, từ trực thăng, cách nhà máy 30 km, 29/3/2011. Credit REUTERS/Kyodo
Nhiều chính phủ tại Á châu báo động bụi phóng xạ iod 131 xuất phát từ các nhà máy hạt nhân Nhật Bản bị nạn bay đến các nước trong khu vực. Sự kiện này làm cho hàng triệu người quan ngại thêm cho sức khỏe, trong bối cảnh tại Nhật Bản nhiều loại thực phẩm, rau quả đã bị ô nhiễm. Tuy nhiên theo Greenpeace, dân chúng các nước chung quanh Nhật bản không nên hoảng loạn vì hàm lượng phóng xạ trong các đám mây này không đáng kể.
Hôm nay chính quyền các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam báo cáo là mây phóng xạ đã lan đến lãnh thổ của mình.
Tại Việt Nam, Viện Năng lượng Việt Nam cho biết vào chiều hôm qua mây chứa iod 131 đã đến vùng duyên hải với hàm lượng nhỏ. Hai nơi bị ảnh hưởng là Cà Mau và đảo Phú Quốc.
Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân của Philippines cũng xác nhận mây phóng xạ đã tới quần đảo, nhưng phát ngôn viên Tina Cerbilis kêu gọi dân chúng không nên sợ hãi và hàm lượng iod đồng vị rất thấp, không gây tác hại cho sức khỏe.
Lời tuyên bố của chuyên gia Philippines cũng là thái độ chung của các nước trong vùng.
Nằm gần Nhật Bản, Hàn Quốc cho biết có 7 tỉnh bị mây phóng xạ, nhưng khảo sát hải sản đánh bắt trong lãnh hải của mình thì không thấy tôm cá bị phóng xạ.
Còn theo Chính phủ Trung Quốc thì nhiều tỉnh ở duyên hải cũng như ở sâu trong nội địa đều bị mây phóng xạ với hàm lượng không đáng kể. Trong danh sách công bố có Hắc Long Giang, Thượng Hải, Quảng Tây và An Huy.
Báo China Daily cho biết thêm, giới y tế đang xét nghiệm độ phóng xạ trong nước và thực phẩm tại 14 tỉnh thành trong đó có Bắc Kinh và Thượng Hải.
Ngoài việc theo dõi mây phóng xạ, Trung Quốc và Đài Loan cũng tăng cường biện pháp dò phóng xạ nơi du khách và tàu thuyền đến từ Nhật Bản.
Gần 20 ngày sau thảm họa thiên tai tại Nhật, toàn khu vực Bắc bán cầu từ Á châu đến Âu châu và Bắc Mỹ gần như không nơi nào tránh được mây phóng xạ từ các lò hạt nhân Fukushima.
Chuyên gia hạt nhân của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace International, bà Rianne Teule từ Amsterdam trấn an dân chúng trên thế giới là không nên lo sợ thái quá do hàm lượng phóng xạ hiện nay không đáng kể. Tuy nhiên, nhà vật lý nguyên tử này cảnh báo là không có mức độ an toàn tuyệt đối, vì phóng xạ càng lan rộng thì càng có nhiều rủi ro gây bệnh ung thư.
Chính phủ Nhật trong "tình trạng báo động tối đa", trước tình hình đầy bất trắc tại Fukushima
Tại Tokyo, hôm nay, Thủ tướng Naoto Kan nhấn mạnh là tình hình các nhà máy hạt nhân ở Fukushima vẫn «đầy bất trắc». Thủ tướng Nhật cam kết sẽ tập trung giải quyết thảm họa này trong «tình trạng báo động tối đa».
Tin Plutonium thoát ra từ nhà máy hạt nhân và ngấm xuống đất làm tăng mối nghi ngờ vỏ bọc thép lò phản ứng bị rạn nứt. Trong trường hợp này, công việc khắc phục thảm họa sẽ rất khó khăn và rất mất nhiều thời gian.
Trong nỗ lực giúp Nhật Bản, Paris thông báo đã gởi hai chuyên gia Pháp về xử lý nước nhiễm phóng xạ sang Fukushima .
Tổng thống Nicolas Sarkozy cũng sẽ đến thăm Nhật vào thứ Năm tới 31/03/2011 để bày tỏ tình đoàn kết với người dân Nhật.
T.A
Nguồn: Viet.rfi.fr
Nguyễn Khắc Nhẫn
Trước tai biến này, Viện sĩ Anatoli Alexandrov vẫn quả quyết rằng những nhà máy của Liên Xô có thể được xây dựng ngay tại Place Rouge vì hết sức an toàn. Trong khi đó, một chuyên gia hàng đầu về lò hạt nhân của Mỹ, GS Arnold Gundersen lại cho rằng hiện nay không nên xây cất thêm một nhà máy điện hạt nhân nào khác trên thế giới.
N.K.N.
Thảm họa
Trận động đất hết sức lớn (8,9° Richter – đã làm xê dịch đảo Honshu của nước Nhật 2,4 m về hướng Đông theo Viện địa chất Mỹ USGS) và sóng thần kinh khủng tại vùng Đông Bắc Nhật Bản ngày 11/3/2011 đã gây ra thảm họa đang diễn biến tại Nhà máy điện hạt nhân tỉnh Fukushima (cách Tokyo 250 km về phía Bắc).
Về số lò điện hạt nhân, Nhật Bản đứng thứ ba với 55 lò (tỷ lệ điện hạt nhân là 30%) sau Pháp 58 lò (78%) và Mỹ 104 lò (20%).
Nhà máy Fukushima Daiichi 1 có 6 lò phản ứng (trong số đó, các lò 4-5-6 ngừng vận hành trước trận động đất vì đang được bảo trì) và nhà máy Fukushima Daini 2 cách đó 10 km có 4 lò phản ứng. Các lò Daiichi được xây cất vào đầu những năm 70 và các lò Daini vào những năm 80 bởi các Công ty General Electric, Toshiba và Hitachi.
Kiểu lò nước sôi BWR này rất phổ biến ở Nhật khác với kiểu lò nước áp suất PWR thông dụng trên thế giới, đặc biệt ở Pháp. Hai kiểu lò này tương đối an toàn hơn lò Nhà máy Tchernobyl RBMK của Ukraine vì có vỏ bêtông cốt thép bọc lò dày 1,5m để ngăn cản phóng xạ thoát ra ngoài.
Ngày 11/3, ngay sau trận động đất xảy ra, các lò phản ứng ở Fukushima tự động ngừng hoạt động. Tuy nhiên, hệ thống làm lạnh cần phải tiếp tục làm việc để giảm nhiệt độ dư rất cao trong lò. Không may, trận động đất đã làm tê liệt hệ thống cung cấp điện. Các máy phát điện dự phòng diesel được khởi động để cung cấp điện cho hệ thống làm lạnh, nhưng chỉ 1 tiếng đồng hồ sau, tất cả các máy dự phòng này đều hỏng do sóng thần tràn vào. Nhà máy được thiết kế để chống sóng thần, nhưng mức nước lên cao quá 10 m!
Thiếu hệ thống làm lạnh lò phản ứng, hơi nước sinh ra nhiều và làm tăng áp suất trong lò (840 kPa, gấp đôi mức bình thường). Dù đã cố gắng xả hơi vào các không gian rộng hơn của nhà máy và kể cả xả ra ngoài không gian, TEPCO (Công ty Điện lực Tokyo) cũng không thành công trong việc làm giảm áp suất. Vào lúc 15h36 ngày 12/3 (giờ địa phương), một vụ nổ vì khí hydro đã xảy ra tại tòa nhà lò phản ứng số 1 (460 MW) của nhà máy Fukushima Daiichi.
Vụ nổ làm tung và bay 1 phần tòa nhà, nhưng lò phản ứng và vỏ bọc lò chưa bị thiệt hại. Tuy nhiên, cơ quan an toàn hạt nhân của Nhật thừa nhận rằng 1 phần tâm lò phản ứng (chứa các thanh nhiên liệu) đã bị nóng chảy. TEPCO quyết định bơm nước biển vào lò, để tránh các thanh nhiên liệu bị nóng chảy hoàn toàn. Biện pháp tuyệt vọng này, xem như hy sinh các lò sắp được hưu trí, vì nước biến sẽ làm gỉ vật liệu nhanh chóng.
Để đối phó với sự cố xảy ra đối với tâm lò phản ứng, cần tiến hành theo 3 bước sau: Làm ngưng hoạt động lò phản ứng (được thực hiện), làm lạnh lò, và ngăn không cho chất phóng xạ thoát ra ngoài. Với những gì đã xảy ra thì việc thực hiện ở bước thứ 2 và thứ 3 đều không thành công. TEPCO đã kêu gọi cơ quan nguyên tử quốc tế (IAEA) và chuyên gia Mỹ đem nước làm lạnh đặc biệt mà vẫn không có kết quả khả quan.
Vấn đề tương tự cũng xảy ra đối với lò phản ứng số 3 (780 MW) thuộc Nhà máy Fukushima Daiichi. Và sự lo ngại này đã thực sự đến khi xảy ra 2 vụ nổ tại lò phản ứng này trong ngày 14/3. Như ở lò số 1, hydro được sinh ra do tương tác với vỏ thanh nhiên liệu. Zr (Zirconium) nóng trên 1200°C, với nước, tạo ZrO2, tỏa ra 6500 kj/kg Zr.
Khối lượng H2 sinh ra trong lò nước sôi có thể gấp đôi so với lò áp lực! Các chuyên gia Nhật chưa cho biết số thanh nhiên liệu (nhiên liệu Mox có plutonium rất độc) bị nóng chảy và cách phân bố trong lò. Trong trường hợp thủng lò, nhiên liệu nóng chảy vì nhiệt độ rất cao (trên 2000° C- 2500°C) có thể làm vỏ bọc lò bị nứt, để phóng xạ lan ra ngoài. Hiện tượng này đã được Đại học California nghiên cứu từ năm 1985. Cũng như lò phản ứng số 1, vỏ bọc lò phản ứng số 3 hình như vẫn chưa bị ảnh hưởng quan trọng.
Tuy nhiên, mối lo ngại lớn nhất lại nằm ở lò phản ứng số 2 (780 MW) của nhà máy này. Mực nước trong lò phản ứng đã xuống rất thấp, điều này làm tăng nguy cơ tâm lò phản ứng bị nóng chảy. Các thanh nhiên liệu dài 3,71 m không được nước che lấp trên 3 m! Thậm chí, sau vụ nổ ở lò phản ứng số 3, TEPCO đã lo ngại không còn khả năng làm lạnh cho lò số 2.
Nhà máy hạt nhân Fukushima 1 trước khi xảy ra thảm họa động đất, sóng thần
Ngày 15/3 đến lượt lò số 2 bị nổ. Đồng thời ở lò số 4 (780 MW), hồ (piscine) chứa các thanh nhiên liệu của tâm lò đã sử dụng bị cháy. 2 lò 5 (780 MW) và 6 (1100 MW) cũng đang có vấn đề vì độ nóng lên cao. Ngày 17/3 TEPCO buộc phải sử dụng trực thăng lớn để đổ nước biển pha với Acide borique xuống nhà máy. Acide borique có đặc tính hấp thụ nơtrôn để tránh phản ứng dây chuyền có thể xảy ra. Mức phóng xạ cao nên phi công không thể hạ xuống dưới 150 m. Dung tích của hồ là 2.000 tấn nước và mỗi giờ cần 50 tấn.
Cuối cùng TEPCO phải huy động hàng chục xe cứu hỏa, sử dụng vòi phun nước rất mạnh với hy vọng che ngập khối thanh nhiên liệu đang bốc sôi trong lòng hồ nước để không cho phóng xạ thoát ra ngoài trời. Về lâu dài, chuyên gia Nhật Bản đã nghĩ đến kế hoạch xây dựng quan tài bằng bêtông (Sarcophage) để bao trùm các lò như ở Tchernobyl. Ở đây Sarcophage thứ nhất đã bị rạn nứt nhiều nơi ngay từ lúc đầu. Sarcophage thứ hai trị giá 1 tỷ đôla đang được xây cất và sẽ có hiệu lực chỉ trong vòng 100 năm mà thôi!
Mọi nguy cơ đều có thể xảy ra
Tình hình hiện nay tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima vô cùng nguy hiểm. Không riêng gì lò số 3 mà cả nhà máy có thể xem như không thể điều khiển được nữa. Trong số đội ngũ 800 nhân viên phụ trách vận hành chỉ còn 50 người hy sinh tính mạng phải ở lại. Bức tường phóng xạ vô hình, không màu, không mùi đã cấm nhân viên chuyên môn vào nhà máy cứu chữa, trừ những cảm tử quân. Câu điện vào nhà, đem nước vào hồ, bình thường thì có gì khó khăn? Ai cũng thừa biết Nhật Bản giỏi nhất thế giới về con người máy (Robot) thế mà nhân viên đành bó tay, chứng kiến bất lực thảm cảnh điêu tàn.
Tất cả mọi tình huống đều có thể xảy ra, kể cả tình huống đáng lo sợ nhất là tâm lò phản ứng bị nóng chảy hoàn toàn, gây nổ lò phản ứng và đẩy bụi phóng xạ ra ngoài không gian. Cơ quan an toàn Pháp đặt mức độ nghiêm trọng của Fukushima lên số 6 trên thang đo INES (International Nuclear Event Scale) nguy hiểm hơn biến cố Three Mile Island ở Mỹ (28/3/1979) và sau thảm họa Tchernobyl (26/4/1986) với mức độ cao nhất, số 7.
Cơ quan an toàn Nhật Bản xếp Fukushima vào mức độ số 4 (hôm nay mới lên 5) có lẽ để cho dư luận khỏi hoang mang? Dân chúng Nhật Bản, tuy có tinh thần kỷ luật đáng kính phục, nhưng họ bắt đầu lên tiếng chỉ trích Chính phủ và TEPCO về cách quản trị tình hình với nhiều thông tin không chính xác? TEPCO đã nhiều lần bị cảnh cáo và phạt nặng vì đã gian trá (200 báo cáo không đúng sự thật trong 20 năm!) và giấu giếm nhiều tài liệu tối quan trọng về an toàn.
Nguy cơ ô nhiễm phóng xạ đang là nỗi lo sợ lớn nhất hiện nay của Nhật Bản và các nước láng giềng. Sau vụ nổ ở lò phản ứng số 1, lượng phóng xạ đo được trong phòng điều khiển của lò phản ứng cao gấp 1.000 lần so với mức bình thường. Mức phóng xạ ở khu lò số 3 ngày 12/3 đã lên đến 400 mSv/h! (1). Những "liquidateurs" ở Tchernobyl, tử nạn 1 tháng sau thảm họa, đều hấp thụ hơn 6000 mSv/h.
Về tiềm năng của chất phóng xạ, nên biết rằng tổng công suất 6 lò của Nhà máy Fukushima là 4680 MW, gần 5 lần lớn hơn công suất của lò (1000 MW) bị nổ ở Tchernobyl. Chất điều độ (modérateur) của lò Tchernobyl là graphite, dễ cháy, chứ không phải là nước như ở các lò Fukushima.
Tình hình đến hôm nay có thể tóm tắt như sau: 3 tâm lò bị nóng chảy (lò 1-70%,lò 2- 33%), 2 hỏa hoạn ở hồ chứa nhiên liệu, 5 vụ nổ hydro. Trong 5 lò, các thanh nhiên liệu đã sử dụng tiếp xúc trực tiếp với khí quyển. Số nhiên liệu tích trữ ở trong các hồ nước đang sôi bằng 4 lần số nhiên liệu trong các thùng lò. Một đường giây điện đã được nối vào nhà máy ngày 19/3 với mục đích phục hồi hệ thống làm lạnh. Nhà chức trách đã ra lệnh sơ tán hơn 200.000 dân cách 20 – 30 km xung quanh nhà máy điện hạt nhân. Dân ngoại quốc ớ Tokyo cũng hoang mang và bắt đầu rời kinh đô.
Ở khu vực Nhà máy điện Fukushima, nước biển, sữa, rau, hải sản đã bị ô nhiễm. Tùy hướng gió bay, một khi lên cao, làn mây phóng xạ có thể lan tràn rất xa, bay qua nhiều nước trên thế giới như làn mây Tchernobyl. Kamchatka (Nga) và California (Mỹ) đã có dấu vết bị nhiễm phóng xạ Iode I-131 và Césium Cs-137. Sản phẩm phân hạch Strontium Sr-90 thì khó phát hiện hơn. Thời gian phân hủy một nửa của các chất độc này là: Césium 137 (30 năm), Strontium 90 (28 năm), Iode 131 (8 ngày). Làn mây phóng xạ đầu tiên, chưa tai hại sức khỏe, đã đến Pháp hôm nay.
Nếu có mưa trong các ngày tới thì tình hình càng thêm phức tạp, bởi chất phóng xạ sẽ theo mưa rơi xuống đất, gây ô nhiễm nguồn nước, sản xuất nông nghiệp. Ngay cả trong tình huống mong đợi nhất là các lò phản ứng được khống chế, sau khi tình trạng khẩn cấp qua đi, cần phải tiếp tục công tác khử nhiễm, ban bố lệnh cấm sử dụng và buôn bán thực phẩm được sản xuất ở địa phương này.
Những biện pháp đối phó
Cộng đồng Âu Châu (143 lò), Pháp, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác đã phải ra lệnh kiểm soát chặt chẽ và củng cố tất cả các nhà máy điện hạt nhân để đối phó với mọi rủi ro tai biến. Cộng đồng Âu Châu đang muốn thống nhất các tiêu chuẩn an toàn.
Bà Angela Meken đã quyết định đóng cửa tạm thời 7 nhà máy điện hạt nhân của Đức xây cất trước 1981. Tạm đình chỉ việc cho gia hạn kéo dài thời gian vận hành của nhiều nhà máy khác và dần dần từ bỏ điện hạt nhân. Cũng như Vénézuéla, Thụy Sĩ cho hoãn lại các dự án xây cất nhà máy điện hạt nhân. Trung Quốc cũng ngưng cấp giấy phép làm những nhà máy điện hạt nhân mới.
Với những tai biến dồn dập, ngoài con số khủng khiếp tạm thời, trên 25.000 người tử nạn và mất tích, Nhật Bản đã mất trên 165 tỷ đôla, có ảnh hưởng quan trọng đến mức tăng trưởng kinh tế.
Trên toàn cầu hiện nay có 450 lò điện hạt nhân đang vận hành. Tỷ lệ điện hạt nhân chỉ chiếm 15%, có nghĩa là việc thay thế điện hạt nhân trong bản tổng kết năng lượng thế giới không phải là không có lời giải thỏa đáng.
Ở Mỹ, sau biến cố thủy triều dầu mỏ, nhiều nước sẽ xét lại và sửa đổi luật lệ an toàn khắt khe hơn trước nhiều, làm tăng vọt giá điện. Dân chúng vùng California lo sợ cho 2 nhà máy Diablo Canyon (2 x 1100 MW) và San Onofre (2 x 1100 MW) nếu có động đất lớn. Lý do khác làm giá điện tăng mạnh cũng vì các nước sẽ hết sức thận trọng trước khi cấp giấy phép cho gia hạn thời gian vận hành các lò từ 30 đến 40, 50 hay 60 năm (trường hợp Fessenheim 2 x 900 MW của EDF vận hành từ 1977 -1978).
Nên nhớ rằng gia hạn một lò tốn hàng trăm triệu đôla và thùng lò cũng như vỏ bọc lò không thể đổi mới được. Mức an toàn càng tăng thì giá điện lại càng cao. Kinh phí dành cho công trình tháo gỡ một nhà máy điện hạt nhân có thể cao bằng hay cao hơn kinh phí đầu tư của nhà máy ấy! Ví dụ điển hình là ở Pháp, công trình tháo gỡ nhà máy Brennilis,(lò nước nặng 70 MW), cách Brest 60 km, (xây cất năm 1962 và được tháo gỡ từ năm 1985 mà nay vẫn chưa xong), đã tốn gần 650 triệu đôla, 20 lần cao hơn phí tổn ước lượng.
Pháp là nước nhất nhì trên toàn cầu về số cơ sở nguyên tử, đang rất lo lắng và đặt nhiều câu hỏi về phương diện an toàn. Với 58 lò rải rác trong 19 nhà máy, tỷ lệ điện hạt nhân 78% cao nhất thế giới. Trung bình, mỗi người dân Pháp ở cách xa nhà máy điên hạt nhân tối đa chỉ 300 km. Đảng Xanh đã lên tiếng đề nghị Chính phủ Pháp trưng cầu dân ý và đóng cửa ngay các nhà máy cũ hay ở vùng dễ bị động đất như Fessenheim (2 x 900 MW) và Tricastin (4 x 900 MW).
Những nhà máy EDF trên nguyên tắc chỉ có thể chống cự lại với các trận động đất dưới 7° hay 8° Richter mà thôi. Về cách tính toán, EDF dựa trên trận động đất xưa nhất biết được trong vùng và tăng con số thêm một ít cho khoảng an toàn. Ví dụ nhà máy Fessenheim, EDF dựa trên trận động đất 6,2° Richter ở Bale năm 1356 và tăng thêm 0,5 thành 6,7. Gần Bordeaux, nhà máy Blayais (4 x 900 MW) suýt nữa bị nước tràn ngập trong trận bão lớn năm 1999.
Dân chúng ở vùng Paris không an tâm lắm vì Nhà máy Nogent (2 x 1300 MW) chỉ cách thủ đô 120 km. Theo cơ quan an toàn hạt nhân Pháp, trong năm 2010, EDF đã phải đối phó với 1.000 sự cố số 1 và 2 (trên thang đo INES) xảy ra trong các nhà máy điện hạt nhân. Chính phủ đặt tin tưởng vào lò thế hệ thứ ba EPR-1600 MW đang xây cất ở Flamanville.
Lò này cũng đang được xây cất ở Phần Lan nhưng bị trễ 3 năm trời, làm cho Areva mất hàng tỷ đôla. Lẽ cố nhiên, những lò thế hệ 3 như EPR, hết sức đắt tiền, an toàn hơn lò thế hệ 2, PWR hay BWR. Tuy nhiên lò thế hệ 3 nào (kể cả AP1000) cũng chỉ là một kiểu lò tiến hóa (évolutionnaire) vừa dựa trên kinh nghiệm quý báu của lò thế hệ 2, vừa được bổ sung với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, chứ không có tính cách mạng. Ví dụ, với các lò Fukushima sử dụng nguyên lý an toàn chủ động, cần đến nguồn điện cấp cứu Diesel cho hệ thống làm lạnh, các lò thế hệ 3 áp dụng nguyên lý an toàn thụ động.
Việc mở cửa thị trường điện lực- các công ty tư nhân- vì coi trọng vấn đề lợi nhuận hơn cả, nên kinh phí dành cho khâu tu bổ, kiểm tra an tòan ngày càng kém. Trong đội ngũ 45.000 nhân viên chuyên môn phụ trách khai thác 58 lò của EDF, 25.000 người ngoài Công ty được thầu lại (sous-traitant), làm sao an tâm? Năm 2006, chuyên gia Mỹ đã lưu ý TEPCO về một số nguy biến có thể xảy ra, đặc biệt về sự cẩu thả ở khâu bảo trì .
Cũng như ở Đức và nhiều nước khác, Pháp sẽ phải thay đổi chiến lược dài hạn về năng lượng và dần dần hạ thấp tỷ lệ điện hạt nhân. Nhiều chuyên gia không đồng tình với điện hạt nhân tuyên bố rằng Pháp có thể dần dần bỏ điện hạt nhân trong vòng 25-30 năm nữa bằng cách tiết kiệm và tăng hiệu suất năng lượng (-50%), và triệt để sử dụng năng lượng tái tạo (+ 80%) và khí (+ 20%).
Tuy nhiên, trước tai biến này, Viện sĩ Anatoli Alexandrov vẫn quả quyết rằng những nhà máy của Liên Xô có thể được xây dựng ngay tại Place Rouge vì hết sức an toàn. Trong khi đó, 1 chuyên gia hàng đầu về lò hạt nhân của Mỹ, GS Arnold Gundersen lại cho rằng hiện nay không nên xây cất thêm một nhà máy điện hạt nhân nào khác trên thế giới. Cần phải đợi cho đến lúc các chính phủ lượng định lại mức độ nguy hiểm tối đa như thế nào .
Các nhà khoa học và chính trị gia nên cần có thái độ khiêm tốn và cẩn trọng hơn nữa trước sức mạnh mênh mông của tạo hóa. Mọi tầng lớp dân chúng đều có quyền cho ý kiến trước khi nhà chức trách thực hiện những dự án quan trọng hay áp dụng những biện pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của cá nhân họ và của đất nước.
—
(1) Sievert (Sv): liều tương đương phóng xạ dùng để đo tác động sinh vật trên cơ thể. Đó là một đơn vị đề phòng phóng xạ.
1 Sv (Sievert) = 100 rem (Tchernobyl: 800-1600 rems)
(1 Sv = 1000 mSv) (chiếu phổi: 0.1 rem)
(2) www.vietsciences, caodangdienhoc, ugvf, tailieu.tapchithoidai, diendan.org
(Tác giả nguyên là Cố vấn Nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris,
GS Viện kinh tế, chính sách năng lượng Grenoble,
GS Trường đại học Bách khoa Grenoble)
Viet- Studies Trần Hữu Dũng
* Tên bài và các mục nhỏ là của Tuần Việt Nam biên tập và đặt lại
Nguồn: Tuanvietnam.vietnamnet.vn
Phụ lục:
Mây phóng xạ Fukushima lan đến châu Á
Tú Anh
Ảnh chụp nhà máy Fukushima Daiichi của hãng thông tấn Kyodo News, từ trực thăng, cách nhà máy 30 km, 29/3/2011. Credit REUTERS/Kyodo
Nhiều chính phủ tại Á châu báo động bụi phóng xạ iod 131 xuất phát từ các nhà máy hạt nhân Nhật Bản bị nạn bay đến các nước trong khu vực. Sự kiện này làm cho hàng triệu người quan ngại thêm cho sức khỏe, trong bối cảnh tại Nhật Bản nhiều loại thực phẩm, rau quả đã bị ô nhiễm. Tuy nhiên theo Greenpeace, dân chúng các nước chung quanh Nhật bản không nên hoảng loạn vì hàm lượng phóng xạ trong các đám mây này không đáng kể.
Hôm nay chính quyền các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam báo cáo là mây phóng xạ đã lan đến lãnh thổ của mình.
Tại Việt Nam, Viện Năng lượng Việt Nam cho biết vào chiều hôm qua mây chứa iod 131 đã đến vùng duyên hải với hàm lượng nhỏ. Hai nơi bị ảnh hưởng là Cà Mau và đảo Phú Quốc.
Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân của Philippines cũng xác nhận mây phóng xạ đã tới quần đảo, nhưng phát ngôn viên Tina Cerbilis kêu gọi dân chúng không nên sợ hãi và hàm lượng iod đồng vị rất thấp, không gây tác hại cho sức khỏe.
Lời tuyên bố của chuyên gia Philippines cũng là thái độ chung của các nước trong vùng.
Nằm gần Nhật Bản, Hàn Quốc cho biết có 7 tỉnh bị mây phóng xạ, nhưng khảo sát hải sản đánh bắt trong lãnh hải của mình thì không thấy tôm cá bị phóng xạ.
Còn theo Chính phủ Trung Quốc thì nhiều tỉnh ở duyên hải cũng như ở sâu trong nội địa đều bị mây phóng xạ với hàm lượng không đáng kể. Trong danh sách công bố có Hắc Long Giang, Thượng Hải, Quảng Tây và An Huy.
Báo China Daily cho biết thêm, giới y tế đang xét nghiệm độ phóng xạ trong nước và thực phẩm tại 14 tỉnh thành trong đó có Bắc Kinh và Thượng Hải.
Ngoài việc theo dõi mây phóng xạ, Trung Quốc và Đài Loan cũng tăng cường biện pháp dò phóng xạ nơi du khách và tàu thuyền đến từ Nhật Bản.
Gần 20 ngày sau thảm họa thiên tai tại Nhật, toàn khu vực Bắc bán cầu từ Á châu đến Âu châu và Bắc Mỹ gần như không nơi nào tránh được mây phóng xạ từ các lò hạt nhân Fukushima.
Chuyên gia hạt nhân của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace International, bà Rianne Teule từ Amsterdam trấn an dân chúng trên thế giới là không nên lo sợ thái quá do hàm lượng phóng xạ hiện nay không đáng kể. Tuy nhiên, nhà vật lý nguyên tử này cảnh báo là không có mức độ an toàn tuyệt đối, vì phóng xạ càng lan rộng thì càng có nhiều rủi ro gây bệnh ung thư.
Chính phủ Nhật trong "tình trạng báo động tối đa", trước tình hình đầy bất trắc tại Fukushima
Tại Tokyo, hôm nay, Thủ tướng Naoto Kan nhấn mạnh là tình hình các nhà máy hạt nhân ở Fukushima vẫn «đầy bất trắc». Thủ tướng Nhật cam kết sẽ tập trung giải quyết thảm họa này trong «tình trạng báo động tối đa».
Tin Plutonium thoát ra từ nhà máy hạt nhân và ngấm xuống đất làm tăng mối nghi ngờ vỏ bọc thép lò phản ứng bị rạn nứt. Trong trường hợp này, công việc khắc phục thảm họa sẽ rất khó khăn và rất mất nhiều thời gian.
Trong nỗ lực giúp Nhật Bản, Paris thông báo đã gởi hai chuyên gia Pháp về xử lý nước nhiễm phóng xạ sang Fukushima .
Tổng thống Nicolas Sarkozy cũng sẽ đến thăm Nhật vào thứ Năm tới 31/03/2011 để bày tỏ tình đoàn kết với người dân Nhật.
T.A
Nguồn: Viet.rfi.fr
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)