Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

Cách lựa chọn các nhà lãnh đạo của Trung Quốc hạn chế công cuộc cải cách

Đất nước đông dân nhất và hiện là nền kinh tế
lớn thứ hai của thế giới đã lựa chọn những nhà lãnh
đạo của mình ra sao?

Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường
Không một ai ở bên ngoài, cũng như 1,3 tỷ người Trung Quốc
(trừ một ít) biết bằng cách nào một Bộ Chính Trị gồm
chín nhân vật độ tuổi 60-70, mái tóc nhuộm đen và âu phục
sẫm mầu hợp kiểu, đã được chọn để điều hành đất
nước này.

Từ cuối những năm 1970, khi Trung Quốc bắt đầu sự "cải
cách và mở cửa" của mình cho đến nay, người ta không phải
lo lắng về việc chọn lựa này. Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh
đạo già khôn ngoan, đã để lại hướng dẫn chi tiết ai sẽ
kế vị trước khi ông qua đời vào năm 1997 và tất cả mọi
người trong bộ máy cộng sản nói chung chỉ cần làm theo đúng
kế hoạch ấy.

Vào năm 2002, theo hướng dẫn của Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm
Đào, vị chủ tịch hiện tại, đã nắm lấy ngai vị, mà theo
hiểu biết chung của mọi người, thì ông sẽ chỉ làm hai
nhiệm kỳ năm năm.

Nhưng vào năm tới, Đảng CSTQ sẽ cố gắng thực hiện việc
chuyển đổi quyền lực một cách trật tự và ôn hòa lần
đầu tiên kể từ khi chính quyền cộng sản dành chiến thắng
vào năm 1949 mà không cần đến sự sắp đặt trước của một
nhà vua đã băng hà.

Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, hai nhân vật đang chuẩn bị
làm chủ tịch nước và thủ tướng cho năm 2012, khá chắc
chắn sẽ được lên ngôi rồng.

Từ nhiều nguồn tin, bảy vị trí còn lại trong Bộ Chính trị
Trung Quốc cũng đã được quyết định, mặc dù số ghế có
thể được giảm bớt đi hai và vẫn còn có thể có những
bất ngờ vào phút cuối.

Giới cầm quyền đã bắt đầu tranh cãi về việc ai sẽ là
các nhà lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc và những nhân vật
có triển vọng nhất để nắm giữ những vị trí hàng đầu
như Thủ tướng và Chủ tịch nước cho năm 2022 đã xuất
hiện.

Tôn Chính Tài, bí thư tỉnh Cát Lâm, được nhiều người cho
là đang xếp hàng để ngồi vào vị trí Thủ tướng.

Hồ Xuân Hoa, hoặc "Hồ nhỏ" như một số người xấc láo
thường gọi tên ông, là bí thư Nội Mông, nhưng dường như
đang được chuẩn bị để làm chủ tịch tương lai của Trung
Quốc.

Các nhà ngoại giao Tây phương và những doanh nghiệp khôn ngoan
ở Trung Quốc đã bỏ ra lượng thời gian và công sức khổng
lồ để xác định và vun trồng mối quan hệ với các nhà lãnh
đạo tỉnh vốn có thể là những người lãnh đạo đất
nước trong tương lai.

Đối với trường hợp hai ông Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Tài,
đều đang ở độ tuổi cuối bốn mươi, khi vị trí như các
nhà lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc của họ đã sớm
được thiết lập, thì đã là quá muộn để [mọi người] xây
dựng mối quan hệ tốt (good gaunxi) với họ, hiểu theo nghĩa
"quan hệ mà cả đôi bên cùng có lợi".

Trong cuộc họp hàng năm tại cơ quan lập pháp bù nhìn của
Trung Quốc tại Bắc Kinh trong tháng này thậm chí không một ai
màng để ý đến những phiên họp toàn thể của các tỉnh,
mặc dù hàng chục nhà báo đã có mặt để ngắm nhìn những
người được xức dầu thánh.

Điều đó có thể là những nhà lãnh đạo tương lai kia muốn
né tránh sự nổi tiếng trước truyền thông, hoặc bởi vì có
mệnh lệnh từ các nhà lãnh đạo đảng e ngại rằng nếu xây
dựng nên những nhân vật nổi tiếng nào quá sớm, họ có thể
phá vỡ tiến trình chuyển ngôi cẩn thận mà đảng đang cố
gắng thực hiện.

Ngay giờ đây, người ngoài cuộc không thể xem nhẹ khả năng
rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thực sự được lựa
chọn bằng xem sao, đổ xúc sắc hay bốc thăm ngẫu nhiên từ
một cái mũ.

Nhưng dường như đảng CSTQ đang cố gắng để đưa ra một cơ
chế mới nhằm xác định sớm các ứng viên cho các chức vụ
hàng đầu, thông qua một thỏa hiệp giữa các nhà lãnh đạo
của hai hoặc ba phe cánh có thế lực mạnh.

Hiện nay, ông Hồ trẻ (tức Hồ Xuân Hoa) được cho là một
nhân vật do Hồ Cẩm Đào bảo trợ, trong khi ông Tôn được xem
là gần gũi với phe của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân.

Ứng viên cho các chức vụ thấp hơn trong Bộ Chính Trị được
chọn muộn hơn, nhưng tất cả, bao gồm cả những ứng cử
viên cao cấp, sẽ được lựa chọn thông qua một quá trình tham
khảo ý kiến liên quan đến khoảng 50 gia đình có thế lực
trong Đảng, và hàng loạt các nhân vật chính trị quan trọng
khác.

Các quan chức Trung Quốc nhắm đến quá trình xây dựng sự
đồng thuận này như một bước hướng đến dân chủ, nhưng
các nhà phân tích cảnh báo rằng thực sự quá trình này có
thể dẫn đến sự độc đoán hơn và làm tê liệt của các
chính sách.

Lập luận của họ là đơn giản. Các nhà lãnh đạo tương lai
đang được lựa chọn từ một vài trăm người thay vì chỉ
từ một nhóm người cao niên nhất trong đảng và hầu hết các
nhà môi giới quyền lực hiện nay là những khách quen của các
quyền lợi kinh tế mạnh mẽ. Điều đó có nghĩa là các nhà
lãnh đạo hiện tại sẽ không được xúc phạm đến quá
nhiều những quyền lợi đặc biệt nếu họ muốn có được
người của mình kế thừa. Vấn nạn này cũng có nghĩa là các
cải cách cần thiết về chính trị và kinh tế để ổn định
và phát triển của Trung Quốc đang ngày càng bị trì hoãn hoặc
bị suy giảm đi.

Tqvn2004 hiệu đính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét