Vũ Cao Đàm
Cứ dăm bữa nửa tháng, chúng ta lại nghe từ những nguồn tin đáng tin cậy, rằng Sứ quán Trung Quốc lại vừa lên tiếng phàn nàn các nhà đương cục hoặc dân chúng Việt Nam đã làm cái gì đó “phương hại tình hữu nghị” với nước “bạn” Trung Hoa “mười sáu chữ vàng”…
Nhẩm tính một hồi thì thấy đủ chuyện: Khi thì về việc ai đó “nói xấu” Trung Quốc đã làm ăn không đứng đắn với Việt Nam trong một thương vụ nào đó; khi thì về việc hàng Trung Quốc kém chất lượng; khi thì hàng Trung Quốc chứa những hóa chất gây bệnh; khi khác thì: trái cây Trung Quốc ngâm tẩm chất bảo quản độc hại, vân vân và vân vân… Mà đấy đều là chuyện có thật, ngay báo chí Trung Hoa lục địa cũng kêu la, cảnh báo cho dân chúng, thế mới là buồn cười.
Gần đây lại thấy xôn xao chuyện chúng ta bị Trung Quốc cằn nhằn việc ở Hà Nội đã xuất hiện bản dịch tập truyện ngắn của “đám Hoa kiều” lưu vong “phản bội Tổ quốc” viết bậy bạ, nói xấu lãnh tụ Trung Hoa.
Các lần trước là chuyện thương mại nên không mấy ai gửi bài phản ứng. Lần này, nhân sự việc liên quan đến văn chương dịch thuật, thành ra giới viết lách xôn xao khá nhiều. Rồi họ bàn nhau viết bài bình phẩm luôn một loạt những chuyện đã thu lượm được để giãi bày cùng công chúng, cho... đủ “ba mặt một lời”.
Mấy cái chuyện cằn nhằn của các quan viên Đại sứ quán Trung Quốc, được đông đảo những người quan tâm ở Việt Nam gọi chung là “trịch thượng”.
Không biết cái kiểu trịch thượng này là do các quan viên sứ quán ngược ngạo tùy tiện, do họ kém cỏi về chính trị, lú lẫn về trí tuệ, tưởng mình đang là các ông quan cai trị Việt Nam đây, hay là họ được “quán triệt” tư tưởng chỉ đạo từ các vị lãnh đạo của Đảng và Chính phủ Trung Hoa tận Trung Nam Hải lệnh sang?
Trong khi, một mặt họ làm ra vẻ “anh em đồng chí cự nự nhau” vài ba chuyện vớ vẩn ấy, thì, mặt khác, họ vẫn trưng đầy trên hàng trăm trang mạng khác nhau của họ đủ loại bài báo dựng đứng những chuyện vu vạ Việt Nam, rồi đòi giết bọn “Việt khấu” (Giặc Việt), lấy máu Việt làm lễ thu hồi cái mà họ gọi là “Nam Sa thuộc lãnh thổ lãnh hải (lưỡi bò) của họ từ đời kiếp nảo nào đến nay”. Họ đang kích động một cách vô trách nhiệm lòng hận thù giữa hai dân tộc Trung Hoa và Việt Nam, mà không thèm đoái hoài rằng Việt Nam vẫn giữ thái độ nín nhịn để giữ gìn tình bằng hữu lân bang với họ.
Với những bài báo thô bỉ và khát máu ấy, đã bao giờ họ nghe nhà đương cục Việt Nam “cằn nhằn” lại với họ hay chưa? Hay là đôi khi mới được nghe lời phàn nàn khe khẽ từ phía các nhà lãnh đạo Việt Nam một tí, họ đã vội cả vú lấp miệng em trả lời “Các đồng chí hãy vì đại cục, đừng chấp nê với cái bọn dân ngu”.
Không ai có thể thể tưởng tượng được, những kẻ đại diện cho một dân tộc Trung Hoa với nền văn hóa vĩ đại, mà tư cách xử sự thì rặt như những lũ tiểu nhân thảo khấu.
các bài báo với những trăn trở phân vân ấy đã được gửi tới trang mạng Bauxite Việt Nam, được Bauxite Việt Nam tiếp nhận đăng tải để rộng đường dư luận.
Dưới đây, xin gửi đến bạn đọc bài trao đổi của ông Vũ Cao Đàm về những hiện tượng trịch thượng của Sứ quán Trung Quốc do ông thâu lượm được đó đây.
Trong đoạn cuối cùng của bài viết, tác giả cho biết, ông thuộc một dòng danh gia vọng tộc gốc Hán. Cụ tổ của ông nguyên là Đô hộ sứ đất Giao Châu vào đầu thế kỷ X. Thế mà chính ông lại thay mặt nhóm bạn bè viết bài phản bác những hành vi trịch thượng của những người mà ông gọi là những kẻ theo chủ nghĩa sô-vanh Đại Hán. Đủ thấy sức sống Việt Nam tuy tiềm ẩn nhưng có sức lôi cuốn mạnh mẽ biết dường nào! Hãy coi chừng đấy, đừng có bị chủ nghĩa dân tộc cực đoan làm cho mình mê muội thì cái giá sẽ chẳng nhỏ đâu, thưa các vị!
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Bauxite Việt Nam
Dân chúng Việt Nam thỉnh thoảng lại nghe được những tin rò rỉ từ nhà đương cục, cho biết, nay Sứ quán Trung Cộng nhắc nhở việc này, mai họ lại răn dạy việc khác, mốt họ lại cằn nhằn một việc khác nữa, v.v.
Có người đặt câu hỏi, các nhà đương cục của ta hồi này mắc nhiều điều sai trái, chắc là họ đã làm gì đó phương hại đến tình hữu nghị với người “anh em đồng chí”, người láng giềng “bốn tốt”, người chiến hữu “mười sáu chữ vàng”, thì Trung Cộng mới phản đối chứ.
Để góp phần làm rõ các sự kiện này, tôi thiết nghĩ, chúng ta thử điểm vài sự kiện xem sao.
Sự kiện thứ nhất, có lần một chuyên gia kinh tế Việt Nam phát hiện việc các “đồng chí” Trung Cộng thu vét tôm với giá rất cao, đưa về nước, ngâm tẩm thuốc kháng sinh, rồi bán lại với giá rất hời để mấy nhà xuất khẩu tôm ngây thơ của Việt Nam tưởng bở, bán được đắt, rồi lại mua được rẻ để xuất qua Mỹ. Đương nhiên sau kết quả kiểm dịch, người Mỹ đã tẩy chay hàng tôm Việt Nam vì kháng sinh quá liều. Đàn em Việt Nam được bài học về một chiêu… được gọi là… “thương mại đểu” của đàn anh Trung Cộng. Đến khi sự việc này được tiết lộ trên công luận, thì nhà đương cục Trung Cộng lại cằn nhằn nhà đương cục Việt Nam, tại sao lại nêu sự việc ấy trên công luận để làm xấu mặt “đồng chí” (!)…
Sự kiện thứ hai, khi các phương tiện truyền thông Việt Nam cảnh báo cho dân chúng về tệ nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng ngâm tẩm chất độc hại của Trung Cộng đang lan tràn trên thị trường Việt Nam, thì “đồng chí” láng giềng “bốn tốt” lại lên tiếng cằn nhằn không nên làm thế! Làm thế là bôi nhọ Trung Cộng. Họ bảo Việt Nam cần phải bảo vệ tình hữu hảo với người bạn “Mười sáu chữ vàng”… Một số nhà báo Việt Nam cũng thành thật muốn giữ tình “hữu nghị anh em đồng chí”, đã không muốn nói trắng phớ cái tên Trung Cộng trong những vụ xấu chơi, mà gọi tránh đi là cái “nước lạ”. Ấy thế mà lại hay, vì từ đó, cái khái niệm “nước lạ” trở nên biệt danh của những hành vi đểu cáng của cái anh bạn láng giềng mà ai ai cũng đều có thể chỉ tận tay day tận trán, và biết đích xác cái “nước lạ” ấy,… hắn là ai rồi.
Mới đây thì đến sự kiện thứ ba, là tập truyện ngắn dịch ra tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Anh của một nhà văn gốc Trung Quốc, đang cư ngụ ở Mỹ. Khi được nghe câu chuyện Sứ quán của cái “nước lạ” Trung Hoa Cộng sản hình như lại có ý nhăn nhó về việc truyền bá một câu chuyện “bôi nhọ lãnh tụ”, tôi cứ phân vân tự hỏi: Ô hay, cái ông Đại sứ của “nước lạ” này mới lạ làm sao! Ông đâu phải quan Toàn quyền đang cai trị đất nước Việt Nam? Sứ quán Trung Cộng đâu phải các Ban Bệ của Trung ương Đảng CSVN? Sứ quán Trung Cộng cũng đâu phải một Cục, Vụ nào đó của các Bộ trong Chính phủ Việt Nam. Mà dẫu họ có là tất cả những thứ đó, thì họ cũng phải hiểu rằng, thời đại ngày nay đã khác lắm rồi chứ! Đâu phải như năm mươi năm trước,… người ta mớm lời cho dân Việt Nam gọi Stalin là ông, rồi gọi Mao Trạch Đông bằng bác? Rồi bảo dân chúng tôn các vị ấy là “lãnh tụ”, và sùng bái các lãnh tụ ấy như những ông thánh sống? Thời đại ấy xa lắm rồi các “đồng chí” sứ quán lẩm cẩm ạ.
Nhưng nghĩ cho cùng thì vẫn cứ phải hỏi, vậy Sứ quán của cái nước Trung Cộng này lấy tư cách gì mà cằn nhằn nhà đương cục Việt Nam về đủ mọi chuyện trên đời mới được chứ? Dân chúng Việt Nam nghĩ mãi không ra. Hay là mấy anh Tàu khựa này lú lẫn tưởng rằng mình vẫn còn đang sống giữa thời mông muội hàng ngàn năm trước, vẫn u u minh minh ngủ mơ rằng, họ vẫn là mấy ngài Đô hộ sứ đang ngồi chĩnh chện trên đầu trên cổ bọn dân ngu ở xứ Giao Châu (?)
Nhầm to đấy mấy “đồng chí” láng giềng “Bốn tốt” thắm tình “Mười sáu chữ vàng” ơi.
Dân Việt Nam thấm thía cái “tình đồng chí” của bọn đế quốc xâm lược Đại Hán lắm rồi (!) Chúng tôi vừa nhắc lại vài sự kiện rất gần đây để các “đồng chí” nhớ cho: Mọi sự việc tương tự kể ở trên, dân chúng Việt Nam đều đã ghi vào sổ nợ cả đấy, và không quên cộng vào món nợ xâm lược đẫm máu sâu dày cả ngàn năm trên đất nước này. Dân Giao Chỉ không quên đâu, không bao giờ quên đâu các “đồng chí” nhé. Chúng tôi chỉ xin nêu vài việc như thế, tạm gọi là “múa vài đường quyền” cho biết nhau chút thôi, chứ tội ác của các “đồng chí” với dân tộc Việt thì viết cả đống giấy đồ sộ bằng cái Vạn lý Trường thành của nước Trung Hoa cũng không đủ đâu, các “đồng chí” ạ.
Khi nghe các vụ cằn nhằn lần trước, tôi không mấy quan tâm, vì tôi không làm kinh doanh, tôi cũng chẳng phải nhà báo, nhưng lần này, không hiểu sao tôi thấy ngứa ngáy, vì tôi đang làm việc ở nước ngoài, không có trong tay bản dịch, chẳng hiểu mô tê thế nào nên đã chịu khó bỏ ra mấy ngày nghỉ cuối tuần để đọc nguyên bản tiếng Anh xem có câu chuyện nào trong tập truyện ngắn A Thousand Years of Good Prayers của nữ nhà văn nổi tiếng Li Yi Yun từng giành được giải thưởng quốc tế Frank O’Connor 2005, có thể gọi là “bôi nhọ” bộ mặt lãnh tụ của của cái “nước lạ” này không, thì quả thực, tôi tìm mãi không ra. Tôi hơi ngờ ngợ… có một truyện có thể làm họ chạm nọc chăng. Đó là truyện Bất tử. Tôi tóm tắt để bạn đọc cùng suy ngẫm. Lẽ tự nhiên, khi tóm tắt câu chuyện, tôi chỉ nhắc đến những thứ nhập tâm nhất trong mạch tư duy liên quan vụ việc này. Tôi có thể bỏ sót rất nhiều chi tiết và ý tứ mà tác giả tâm đắc. Nếu có điều đó, xin tác giả lượng thứ.
Chuyện kể như sau: “Thời đó, quần chúng cách mạng sùng bái lãnh tụ lắm. Lãnh tụ nói gì quần chúng đều nghe theo răm rắp. Lãnh tụ bảo đàn bà Hán phải đẻ-nhanh-đẻ-mạnh. Ai đẻ nhanh, đẻ mạnh thì được phong anh hùng. Thế là bọn đàn bà, con gái hùng hục đẻ… như gà. Lãnh tụ nói, tuy dân ta mới có 500 triệu, nhưng cứ chấp cho đế quốc Mỹ ném bom nguyên tử, ta chết một nửa vẫn còn 250 triệu để làm cách mạng thế giới. Vì nhu cầu cách mạng thế giới mà phải đẻ tiếp. Lời lãnh tụ còn nghiêm hơn cả lời cha mẹ. Ảnh lãnh tụ treo khắp nơi. Trước kia, các cô vợ trẻ mang bầu kháo nhau, muốn con xinh đẹp thì ngắm ảnh diễn viên, kiểu như Shirley Temple. Bây giờ cách mạng rồi không được ngắm diễn viên nữa, mà ngắm lãnh tụ. Một bà mẹ trẻ đã làm như vậy. Bà ngắm lãnh tụ, ngắm miệt mài, ngắm suốt chín tháng mười ngày. Kết quả là sinh hạ một chú bé… không giống bố,… cũng chẳng giống mẹ, mà… giống lãnh tụ như đúc, cứ như thể là… là … con đẻ của lãnh tụ vậy. Bà mang niềm hãnh diện, bù đắp nỗi đau vô hạn là chồng bị Ủy ban cách mạng đập chết vì tội phản cách mạng. Phản cách mạng vì trong lúc say rượu giữa đám bạn bè trót nói một câu gì đó xúc phạm cách mạng. Thế là cả hai mẹ con bị vùi dập, bị hắt hủi, bất kể cái dáng vẻ uy nghi của lãnh tụ trên bộ mặt của thằng con. Thằng con lớn lên theo năm tháng, càng lớn lên càng giống lãnh tụ. Thế rồi một sự kiện bất ngờ xuất hiện, lãnh tụ băng hà, toàn dân đau xót như chính bố mình chết. Rồi ở đâu đó người ta bàn chuyện dựng phim về lãnh tụ vĩ đại. Người ta đi khắp đất nước để tìm kiếm diễn viên đóng vai lãnh tụ. Chàng thanh niên có dáng vẻ y chang lãnh tụ được hưởng niềm phấn chấn vô biên khi trúng tuyển. Nó mang lại niềm vinh quang cho cả làng. Nhưng rồi dần dần nó cảm thấy khó chịu trong niềm vinh quang ấy, vì không bao giờ dám bỏ cái áo bành tô thùng thình và cái kính dâm khủng sau cái mũ kéo sụp để che bộ mặt lãnh tụ khi tiếp xúc với dân chúng. Kể cả khi lên sàn nhảy, ôm các em trong các quán bar, anh ta vẫn phải mang tấm áo bành tô và kính dâm với cái mũ kéo sụp để che đậy che đậy cái thân hình và bộ mặt lãnh tụ khả kính. Thậm chí khi máu đàn ông nổi lên, đi tán gái cũng phải che phủ chùm hụp như thế. Nhưng rồi cái gì phải đến tất sẽ đến. Khi cái máu đàn ông bùng phát đến mức không chịu đựng được, thủ dâm cũng không giải tỏa được, thì “lãnh tụ” của chúng ta đành tìm đến mấy em gái điếm,… nhưng rồi… khi lên giường, chàng vẫn lúng túng, không biết làm cách nào để lột bỏ đống áo quần bề bộn chất đầy thân thể. Nghĩ là anh lúng túng vì còn trai tơ, em gái điếm đã, bằng nghệ thuật tài tình, nhanh chóng giúp anh làm lộ nguyên hình cái thân thể lõa lồ của lãnh tụ ra. Thế là em nhận ra anh diễn viên lãnh tụ… Thật như bắt được vàng. Tên ma cô của em đóng giả cảnh sát xông vào đòi anh nộp phạt vì tội làm ô uế nền đạo đức vô sản, bắt nộp một quả thật đậm, rồi hắn còn đòi anh phải mua lại những ảnh và phim quay lén với giá trên trời… Anh ta không chịu, vì tin là người ta sẽ bênh vực anh, sẽ bênh vực cái người đã có công lao tái hiện chân dung lãnh tụ vĩ đại của lịch sử… Thế là các ảnh trần tục của “lãnh tụ” được phát tán, tai tiếng khắp đất nước hùng vĩ… Anh cầu cứu khắp nơi, nhưng tuyệt nhiên không có ai bênh vực. Vì chẳng may, đúng lúc đó, nước cộng sản đàn anh Liên Xô đã sụp đổ, không ai còn sùng bái lãnh tụ nữa. Rồi những tội ác và sự bê bối của lãnh tụ được lan truyền. Sự nghiệp của anh cũng theo đấy mà đổ vỡ tan hoang… Anh sống vật vờ cho đến cuối đời. Cuối cùng anh trở về làng xưa, sám hối trước phần mộ của người mẹ bất hạnh … và rồi, anh quyết định thiến cái của quý để trả lại cho đấng tối cao. Đến khi anh chết, người ta tìm cái của quý ấy để đặt vào quan tài, thì mới sực nhớ ra, nó đã bị vứt bỏ bên mộ của bà mẹ đáng thương, không ai lượm về. Chắc là con gì đó đã ăn mất rồi. Thế là anh chết không toàn thây. Lại thêm một điều bất hạnh”. Chuyện không hề hé lộ vị lãnh tụ mà chàng trai này đóng thế đích danh là người nào.
Nghĩ cho cùng thì các quan Đại Hán hơi dại. Nếu họ không gây sự với nhà đương cục Việt Nam thì tôi không bao giờ viết bài này, mặc dầu tôi sưu tập được rất nhiều chuyện về việc họ lèm bèm với các nhà đương cục Việt Nam. Tuy nhiên tôi viết bài này cũng không với mục đích bênh vực các nhà đương cục Việt Nam, và cũng chẳng phải để gây sự với kẻ đã cằn nhằn nhà đương cục Việt Nam. Tôi chẳng có gì liên quan đến ai trong số họ… Tôi viết vì mong muốn nhắn gửi một thông điệp khác. Tôi cũng biết thân phận của đất nước mình, không gây sự với láng giềng, nhất là với nước láng giềng khổng lồ, tham lam, hiếu chiến, hèn hạ và tàn độc như tên đế quốc cộng sản Trung Hoa.
Nhân việc các quan Đại Hán cà khịa với Việt Nam về việc bôi nhọ gương mặt lãnh tụ vĩ đại của họ, mà họ vốn có cái mộng vĩ cuồng tôn lên thành lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới, tôi muốn nói để họ biết rằng, câu chuyện Bất tử mà tôi vừa tóm tắt một cách rất thiếu sót trên đây chưa đến mức “bôi nhọ” lãnh tụ của họ lắm đâu. Người viết truyện rất ý tứ chứ đâu có lộ liễu. Chị đã "giải thiêng" một cách khéo léo và kín kẽ, dưới bút pháp trào lộng, những cái mà ở thế kỷ XX gần như một nửa nhân loại hay hơn thế đã tôn sùng theo kiểu bái vật giáo, và nay thì chỉ trừ lác đác vài ba chính thể còn khư khư ôm chặt, còn phần lớn nhân loại đã "giải thiêng" xong. Dân Việt Nam biết quá nhiều về lãnh tụ của quý quốc. Đến như tôi, không phải là nhà Trung Quốc học, cũng chẳng phải nhà Mao-học, thế mà trong tay tôi cũng có hàng chục cuốn sách về Mao, trong đó có 3 cuốn mà tôi đọc kỹ nhất viết từ nhiều góc nhìn khác nhau: Cuốn thứ nhất, đang bán đầy ở các vỉa hè Hà Nôi, là bản dịch tiếng Việt cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội của Tân Tử Lăng. Đây là cuốn sách kể về công và tội của lãnh tụ với cách mạng cộng sản Trung Hoa. Cuốn thứ hai, là bản dịch tiếng Việt cuốn hồi ký của Lý Chí Thỏa, bác sỹ riêng của lãnh tụ, viết về cuộc sống dâm dục trác táng bệnh hoạn của lãnh tụ giữa cung đình Trung Nam Hải. Cuốn thứ ba, một cuốn sách gây ấn tượng mạnh nhất đối với tôi, có tên là Mao – Histoire inconnue (Mao – Thiên lịch sử chưa được biết đến), bản dịch tiếng Pháp từ nguyên bản tiếng Anh của hai tác giả Trương Nhung (người Hoa) cùng chồng là Jon Halliday (người Anh). Vợ chồng Halliday đang cư ngụ tại Anh Quốc. Không hiểu khi họ xuất bản cuốn sách này, Sứ quán Trung Cộng ở Anh Quốc có trịch thượng gọi điện cự nự Bộ Ngoai giao Anh Quốc hay không? Cuốn sách đó còn “bôi nhọ” tư cách của lãnh tụ một cách “kinh hoàng” hơn rất nhiều so với tập truyện ngắn vừa được ra mắt độc giả Việt Nam. Đó là thiên lịch sử lừa thầy, phản bạn, chèn ép đồng chí, bịa đặt và nhận vơ công lao chiến tích, cài bẫy trách nhiệm chiến bại,… của lãnh tụ. Tất cả thiên lịch sử gian hùng ấy đã đẩy lãnh tụ lên hết nấc thang này đến nấc thang khác trong hệ thống quyền lực.
Không ai bôi nhọ được bộ mặt lãnh tụ của họ đâu. Họ chỉ viết những sự thật về bộ mặt ấy thôi. Còn cái sự thật ấy có nhọ hay là không thì chúng ta nên dành để lịch sử phán xét.
Nhưng đó không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng mà tôi muốn nhắn nhủ với các “đồng chí” Trung Cộng: Nếu các “đồng chí” muốn có bên mình một nước láng giềng Việt Nam hữu nghị, thì xin các “đồng chí” phải bỏ cái thói trịch thượng Đại Hán đi. Các “đồng chí” đừng lầm tưởng rằng, mua chuộc được vài ba người có quyền lực là xong, dù cho với những thủ đoạn ấy, các “đồng chí” có thể, hôm nay lấn thêm được dăm tấc đất, ngày mai cắt thêm được mấy vạt rừng, ngày mốt gặm nốt những gì dân Việt Nam hớ hênh, không đủ tài cảnh giác với mấy nhà cầm quyền tham nhũng và bọn xâm lược nham hiểm. Lịch sử đã chứng tỏ rằng, dù cho bọn Đại Hán mua được bọn cầm đầu bán nước, như kiểu Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc, thì trên mảnh đất này vẫn luôn xuất hiện những con người anh hùng quả cảm, mưu lược, lãnh đạo dân chúng nổi lên đánh cho quân xâm lăng và bọn bán nước đại bại.
Đế quốc Trung Cộng cần rút bài học lịch sử, như đã dạy trong tư tưởng cổ đại Trung Hoa: “Cùng tắc biến”. Thời chiến tranh Triều Tiên, ngay cả khi quân đội Trung Cộng với trang bị đầy mình bằng vũ khí Liên Xô, đã đánh Nam Hàn dường như đại bại, dồn quân đội Nam Hàn xuống tận Phú Xuân, vênh váo những tưởng sẽ nuốt trọn Nam Hàn trong gang tấc, thế mà, ở bước đường “Cùng” này, quân đội Nam Hàn, với sự hợp lực của quân đội Mỹ, đã quật cường phản công, đuổi quân đội Trung Cộng chạy ngược trở lại phía Bắc, buộc phải ngồi đàm phán, lấy vĩ tuyến 38 phân chia các vùng chiếm đóng. Bài học lịch sử từ chiến tranh Triều Tiên cần được rút ra ở đây là: Khi đế quốc Trung Cộng dồn Việt Nam đến đường “Cùng”, nó chắc chắn sẽ “tắc biến”.
Các “đồng chí” cứ ngẫm mà xem, dân Việt, bất kể là dân ở quốc nội hay hải ngoại, dù giữa họ còn nhiều bất đồng chính kiến, dân tộc chưa thực sự hòa giải và hòa hợp, bức tường ý thức hệ còn ngăn cách nghiệt ngã giữa một nhóm nhà cầm quyền với dân chúng, nhưng ý chí chống quân xâm lược Đại Hán Trung Cộng của dân tộc này thì bất di bất dịch.
Điều cuối cùng tôi muốn nhắc lại: Trong xu thế hội nhập của thế giới đương đại, chủ nghĩa sô-vanh (chauvinism) dân tộc đã quá lỗi thời. Những người theo chủ nghĩa sô-vanh Đại Hán cần chấm dứt trò trịch thượng lố bịch này.
Thế giới đã thấy rất rõ Trung Cộng đang ráo riết mở rộng vũ trang, liên tục gây hấn với hầu khắp các nước láng giềng, quyết tâm nuôi tham vọng thay thế Mỹ làm đội lính sen đầm quốc tế. Cứ cho rằng, ngay cả khi thế giới này vẫn cần những đội lính sen đầm quốc tế, thì cái thứ “văn hóa” vu vạ, lật lọng, xâm lấn, đổi trắng thay đen, buôn gian bán lận của chủ nghĩa sô-vanh Đại Hán vẫn chưa cho họ đủ tư cách tối thiểu để làm những người lính sen đầm quốc tế đâu.
Những kẻ theo chủ nghĩa sô-vanh Đại Hán hãy nhớ, cổ nhân Trung Hoa có lời răn dạy bất hủ: “Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ”. Bỏ thói trịch thượng mới chỉ là công việc của giai đoạn “Tu Thân”, còn xa mới nói được đến giai đoạn trở thành đội lính sen đầm quốc tế để “Bình Thiên Hạ”.
Với một đất nước Trung Hoa giàu mạnh, hòa hiếu, tư cách các nhà lãnh đạo Trung Hoa đứng đắn, thì hà cớ gì người dân Việt Nam không chào đón họ như sứ giả của hòa bình và hữu nghị, như đồng minh và chỗ dựa tin cậy ở khu vực này?
Đương nhiên, Nếu bọn sô-vanh Đại Hán vẫn không chịu từ bỏ hẳn ý đồ biến miền Tây Thái Bình Dương thành ao nhà của họ bằng những thủ đoạn bẩn thỉu và hèn hạ, nhất là trò vu vạ kẻ khác xâm lược, rồi gây hấn hàng ngày với chiêu bài “phản kích tự vệ”, kích động những thần dân trung thành của Vương Triều Trung Cộng thành bọn cướp biển tàn ác, giết người cướp của không ghê tay, thì đất nước Việt Nam sẽ còn mãi mãi là cái gai trước mắt họ. Họ phải rất tỉnh táo nhận ra điều này: sau khi họ dương oai diễu võ ở khu vực Biển Đông, thì tất cả các quốc gia hữu quan đều đã nhất tề đứng dậy, cách này hoặc cách khác, để chứng minh cho họ thấy, họ không dễ gì khuất phục được ý chí chống xâm lược của các nước lân bang. Nhưng thật sự họ không tỉnh táo. Bằng cớ là họ lại trịch thượng lên án các nước vùng Đông Nam Á chạy đua vũ trang. Thật đúng như câu ngạn ngữ Trung Hoa “Quan châu phóng hỏa lại cấm dân đen thắp đèn”.
Tôi viết những dòng này với tư cách là hậu duệ của một dòng danh gia vọng tộc gốc Hán. Tộc phả còn ghi rõ, cụ tổ của tôi nguyên là quan Đô hộ sứ của Nhà Đường ở đất Giao Châu vào nửa đầu thế kỷ X. Ông lấy một bà vợ người Giao Châu. Do bất mãn với Đường triều, ông đã chọn Giao Châu làm nơi cư ngụ, nguyện làm thần dân của Giao Châu. Ông đã dưỡng dục lớp lớp con cháu, mở mang dòng tộc ngày càng phồn thịnh để phụng sự đất Giao Châu, tức Tổ quốc Việt Nam ngày nay.
V.C. Đ.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Tìm kiếm Blog này
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011
Một câu hỏi lớn không lời đáp?
Hoàng Hưng
Lâu lắm rồi tôi mới có dịp nghe các em sinh viên phát biểu công khai những thắc mắc của mình trong một cuộc họp mặt bàn về giáo dục. Nhất là về một đề tài thiết cốt với các em và với cả nền giáo dục đại học của ta. Đó là buổi thuyết trình và thảo luận về “Tinh thần đại học” tại hội trường Trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM ngày 22/3/2011 vừa qua, nằm trong khuôn khổ những buổi “cà phê học thuật” do một bộ phận nho nhỏ của trường là “Trung tâm tư vấn Hướng nghiệp và Phát triển nguồn Nhân lực” lập ra (cái tên trung tâm và cái tên “cà phê học thuật” đều rất khiêm tốn, rất “giảm khinh” cho những sinh hoạt trí tuệ vô cùng thiết yếu của đại học).
Tôi đi dự, phần quan trọng là để hiểu tâm sự những người chủ tương lai rất gần của đất nước, để xem “sĩ tử trí”, “sử tử khí” đã ra đến thế nào sau 35 năm được hưởng sự giáo dục ghê gớm của chúng ta nhất quán từ nhà trường ra xã hội (may ra còn lại giáo dục gia đình có thể có sự sai biệt tùy trường hợp).
Nói 35 năm, vì trước đó, cũng nơi này, các sinh viên Văn khoa Sài Gòn đã hiên ngang tranh luận, đã xuống đường tranh đấu, đã làm cho Khánh Ly – Trịnh Công Sơn thành danh với những bài ca phản chiến. Nói 35 năm, vì một diễn giả chủ yếu của buổi hôm ấy, TS Sử học Bùi Trân Phượng, người nữ Hiệu trưởng đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam, người đã có sáng kiến mở ra môn học “Tư duy phản biện” trong trường để rồi sau đó chắc ai đó “chỉ đạo” phải xóa đi, làm tan đi trong cái môn gọi là Kỹ năng tư duy nói chung hay gì đó, đã thành thật bộc lộ rằng: “Tôi ưu tiên tuyển dụng những thầy tốt nghiệp ở Âu Mỹ và ở Sài Gòn trước năm 1975”.
Tôi không thất vọng vì không có gì phải bất ngờ mà chỉ thương cảm sâu xa cho con em mình khi nghe những câu hỏi của các em “học sinh cấp 4”, đại loại như: “Các thầy (tức các diễn giả là các vị Giáo sư, trí thức đáng kính) thành đạt được như thế này chắc là do gặp được ân sư. Vậy xin chỉ cho em cách nào để tìm được ân sư của mình?”. Phải chăng câu hỏi đó cho thấy rõ đâu là “tinh thần” của đại học chúng ta hôm nay? (Chị Bùi Trân Phượng sau đó cho biết mình được nghe sinh viên hỏi hoài hoài những câu tương tự). Phải chăng tinh thần “tìm ân sư – tìm thầy” của các em hôm nay sẽ dễ dàng chuyển thành “chạy thầy” – bí quyết sống còn – trong xã hội mà các em tham gia ngày mai, hay ngược lại, đó chính là thành quả của cả một xã hội “chạy thầy” (cái gì cũng phải “chạy” và cái gì cũng “chạy” được), như cái vòng khép kín “con gà – quả trứng”?
Nhưng có một câu hỏi khiến tôi đau nhói lòng. Câu hỏi duy nhất nói lên khá thành thật một nỗi băn khoăn lớn của sinh viên hôm nay. Sau khi nghe cô giáo Phượng trình bày những nỗ lực của trường Hoa Sen mà cô là Hiệu trưởng trong việc xây dựng thói quen tự do tư duy cho sinh viên (đúng ra phải nói là “phục hồi” vì nó đã từng có nhưng đã bị mai một sau 35 năm), một em giơ tay. Em hỏi: “Nếu trong nhà trường em có thể có tự do trong học thuật, thì ra xã hội, Ở ĐÂU CÓ CÁI TỰ DO ẤY?”
Câu hỏi chìm nghỉm trong những câu hỏi của các “học sinh cấp 4”!
Và không ai trả lời, tất cả các vị thuyết trình viên, các Giáo sư và trí thức đáng kính, không ai trả lời.
Ngay sau buổi thuyết trình, tôi chất vấn mấy vị thuyết trình viên vì sao không trả lời câu hỏi về TỰ DO của em kia. Các vị chỉ cười. Một vị còn vừa cười vừa đùa: “Hổng dám trả lời đâu!”
Nhớ lại, khi còn là phóng viên một tờ báo lớn, hai lần tôi đã tình cờ biết các vị trí thức, văn nghệ sĩ nhớn nghĩ sao về câu hỏi ấy.
Một lần, sau khi nghe nhà văn Nguyễn Quang Sáng ca ngợi một số tiểu thuyết vừa được giải thưởng trong một cuộc họp báo, tôi xin phỏng vấn ông. Ông lắc đầu quầy quậy. Ra uống bia thân mật, tôi chất vấn vì sao ông không chịu trả lời. Ông bảo: “Với ai chứ với mày tao nói lăng nhăng sao nổi. Bây giờ tao trả lời thật, liệu mày đăng được không? KHÔNG CÓ TỰ DO TƯ TƯỞNG THÌ LÀM SAO CÓ TÁC PHẨM HAY!”. Cả bàn bia cười tóe. Huề.
Lần khác, khi Nhà nước ta hào hứng tuyên bố phải xây dựng ngay nền “kinh tế tri thức” (đang là mốt toàn cầu!), tôi tìm người bạn cũ, khi ấy là nhà tin học hàng đầu, có vị trí lãnh đạo trong ngành, để phỏng vấn. Anh cũng lắc. Và “nói cho nhanh”: KHÔNG CÓ TỰ DO THÔNG TIN THÌ LẤY ĐÂU RA KINH TẾ TRI THỨC!”
TỰ DO? TỰ DO? TỰ DO?
MỘT CÂU HỎI LỚN KHÔNG LỜI ĐÁP
ĐẾN TẬN BÂY GIỜ MẶT VẪN CHAU” (?)
Vì đó là câu hỏi từ thời “Các vị La hán chùa Tây Phương” (thơ Huy Cận).
Vì đó là câu hỏi mà gần 100 năm trước Phan Châu Trinh đã muốn dân tộc Việt Nam trả lời nhưng không được chấp nhận, để hôm nay những người tâm huyết như nhà văn Nguyên Ngọc và các đồng chí quyết tiếp tục sự nghiệp còn dang dở của ông (xây dựng con người tự chủ để xây dựng một dân tộc tự chủ).
Vì đó là câu hỏi mà 80 năm trước các thầy Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… mới chỉ biết trả lời một vế: TỰ DO cho đất nước bị ngoại thuộc chứ chưa phải TỰ DO cho mỗi con người.
Vì đó là câu hỏi hôm nay các thầy, các bậc cha chú vẫn không dám hoặc không được phép trả lời công khai trên lớp, trong cơ quan, trên báo chí, trong hội thảo. Tuy hầu như ai cũng có thể trả lời.
Đó là nguyên nhân sâu xa nhất, nguyên nhân “hệ thống” khiến cho “giáo dục của ta ra đến nông nỗi này” như tiếng than đứt ruột của thầy Hoàng Tụy trong đêm nhận Giải thưởng Phan Châu Trinh tổ chức cực hoành tráng ở Rex Hotel đêm 24/3/2011 vừa qua.
Nhưng hôm nay, có lẽ là lần đầu tiên câu hỏi ấy vang lên công khai trên một diễn đàn Đại học. Có nghĩa là nó đã nằm trong đầu, trong tim không ít thanh niên không cam chịu mãi mãi làm “học sinh cấp 4”. Nếu các bậc thầy, các bậc cha chú vẫn giữ “sự im lặng đáng sợ” trước câu hỏi ấy, thì thế hệ trẻ sẽ tự tìm ra câu trả lời của mình. Vì biết hỏi, tức là sắp biết trả lời.
HH
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Lâu lắm rồi tôi mới có dịp nghe các em sinh viên phát biểu công khai những thắc mắc của mình trong một cuộc họp mặt bàn về giáo dục. Nhất là về một đề tài thiết cốt với các em và với cả nền giáo dục đại học của ta. Đó là buổi thuyết trình và thảo luận về “Tinh thần đại học” tại hội trường Trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM ngày 22/3/2011 vừa qua, nằm trong khuôn khổ những buổi “cà phê học thuật” do một bộ phận nho nhỏ của trường là “Trung tâm tư vấn Hướng nghiệp và Phát triển nguồn Nhân lực” lập ra (cái tên trung tâm và cái tên “cà phê học thuật” đều rất khiêm tốn, rất “giảm khinh” cho những sinh hoạt trí tuệ vô cùng thiết yếu của đại học).
Tôi đi dự, phần quan trọng là để hiểu tâm sự những người chủ tương lai rất gần của đất nước, để xem “sĩ tử trí”, “sử tử khí” đã ra đến thế nào sau 35 năm được hưởng sự giáo dục ghê gớm của chúng ta nhất quán từ nhà trường ra xã hội (may ra còn lại giáo dục gia đình có thể có sự sai biệt tùy trường hợp).
Nói 35 năm, vì trước đó, cũng nơi này, các sinh viên Văn khoa Sài Gòn đã hiên ngang tranh luận, đã xuống đường tranh đấu, đã làm cho Khánh Ly – Trịnh Công Sơn thành danh với những bài ca phản chiến. Nói 35 năm, vì một diễn giả chủ yếu của buổi hôm ấy, TS Sử học Bùi Trân Phượng, người nữ Hiệu trưởng đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam, người đã có sáng kiến mở ra môn học “Tư duy phản biện” trong trường để rồi sau đó chắc ai đó “chỉ đạo” phải xóa đi, làm tan đi trong cái môn gọi là Kỹ năng tư duy nói chung hay gì đó, đã thành thật bộc lộ rằng: “Tôi ưu tiên tuyển dụng những thầy tốt nghiệp ở Âu Mỹ và ở Sài Gòn trước năm 1975”.
Tôi không thất vọng vì không có gì phải bất ngờ mà chỉ thương cảm sâu xa cho con em mình khi nghe những câu hỏi của các em “học sinh cấp 4”, đại loại như: “Các thầy (tức các diễn giả là các vị Giáo sư, trí thức đáng kính) thành đạt được như thế này chắc là do gặp được ân sư. Vậy xin chỉ cho em cách nào để tìm được ân sư của mình?”. Phải chăng câu hỏi đó cho thấy rõ đâu là “tinh thần” của đại học chúng ta hôm nay? (Chị Bùi Trân Phượng sau đó cho biết mình được nghe sinh viên hỏi hoài hoài những câu tương tự). Phải chăng tinh thần “tìm ân sư – tìm thầy” của các em hôm nay sẽ dễ dàng chuyển thành “chạy thầy” – bí quyết sống còn – trong xã hội mà các em tham gia ngày mai, hay ngược lại, đó chính là thành quả của cả một xã hội “chạy thầy” (cái gì cũng phải “chạy” và cái gì cũng “chạy” được), như cái vòng khép kín “con gà – quả trứng”?
Nhưng có một câu hỏi khiến tôi đau nhói lòng. Câu hỏi duy nhất nói lên khá thành thật một nỗi băn khoăn lớn của sinh viên hôm nay. Sau khi nghe cô giáo Phượng trình bày những nỗ lực của trường Hoa Sen mà cô là Hiệu trưởng trong việc xây dựng thói quen tự do tư duy cho sinh viên (đúng ra phải nói là “phục hồi” vì nó đã từng có nhưng đã bị mai một sau 35 năm), một em giơ tay. Em hỏi: “Nếu trong nhà trường em có thể có tự do trong học thuật, thì ra xã hội, Ở ĐÂU CÓ CÁI TỰ DO ẤY?”
Câu hỏi chìm nghỉm trong những câu hỏi của các “học sinh cấp 4”!
Và không ai trả lời, tất cả các vị thuyết trình viên, các Giáo sư và trí thức đáng kính, không ai trả lời.
Ngay sau buổi thuyết trình, tôi chất vấn mấy vị thuyết trình viên vì sao không trả lời câu hỏi về TỰ DO của em kia. Các vị chỉ cười. Một vị còn vừa cười vừa đùa: “Hổng dám trả lời đâu!”
Nhớ lại, khi còn là phóng viên một tờ báo lớn, hai lần tôi đã tình cờ biết các vị trí thức, văn nghệ sĩ nhớn nghĩ sao về câu hỏi ấy.
Một lần, sau khi nghe nhà văn Nguyễn Quang Sáng ca ngợi một số tiểu thuyết vừa được giải thưởng trong một cuộc họp báo, tôi xin phỏng vấn ông. Ông lắc đầu quầy quậy. Ra uống bia thân mật, tôi chất vấn vì sao ông không chịu trả lời. Ông bảo: “Với ai chứ với mày tao nói lăng nhăng sao nổi. Bây giờ tao trả lời thật, liệu mày đăng được không? KHÔNG CÓ TỰ DO TƯ TƯỞNG THÌ LÀM SAO CÓ TÁC PHẨM HAY!”. Cả bàn bia cười tóe. Huề.
Lần khác, khi Nhà nước ta hào hứng tuyên bố phải xây dựng ngay nền “kinh tế tri thức” (đang là mốt toàn cầu!), tôi tìm người bạn cũ, khi ấy là nhà tin học hàng đầu, có vị trí lãnh đạo trong ngành, để phỏng vấn. Anh cũng lắc. Và “nói cho nhanh”: KHÔNG CÓ TỰ DO THÔNG TIN THÌ LẤY ĐÂU RA KINH TẾ TRI THỨC!”
TỰ DO? TỰ DO? TỰ DO?
MỘT CÂU HỎI LỚN KHÔNG LỜI ĐÁP
ĐẾN TẬN BÂY GIỜ MẶT VẪN CHAU” (?)
Vì đó là câu hỏi từ thời “Các vị La hán chùa Tây Phương” (thơ Huy Cận).
Vì đó là câu hỏi mà gần 100 năm trước Phan Châu Trinh đã muốn dân tộc Việt Nam trả lời nhưng không được chấp nhận, để hôm nay những người tâm huyết như nhà văn Nguyên Ngọc và các đồng chí quyết tiếp tục sự nghiệp còn dang dở của ông (xây dựng con người tự chủ để xây dựng một dân tộc tự chủ).
Vì đó là câu hỏi mà 80 năm trước các thầy Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… mới chỉ biết trả lời một vế: TỰ DO cho đất nước bị ngoại thuộc chứ chưa phải TỰ DO cho mỗi con người.
Vì đó là câu hỏi hôm nay các thầy, các bậc cha chú vẫn không dám hoặc không được phép trả lời công khai trên lớp, trong cơ quan, trên báo chí, trong hội thảo. Tuy hầu như ai cũng có thể trả lời.
Đó là nguyên nhân sâu xa nhất, nguyên nhân “hệ thống” khiến cho “giáo dục của ta ra đến nông nỗi này” như tiếng than đứt ruột của thầy Hoàng Tụy trong đêm nhận Giải thưởng Phan Châu Trinh tổ chức cực hoành tráng ở Rex Hotel đêm 24/3/2011 vừa qua.
Nhưng hôm nay, có lẽ là lần đầu tiên câu hỏi ấy vang lên công khai trên một diễn đàn Đại học. Có nghĩa là nó đã nằm trong đầu, trong tim không ít thanh niên không cam chịu mãi mãi làm “học sinh cấp 4”. Nếu các bậc thầy, các bậc cha chú vẫn giữ “sự im lặng đáng sợ” trước câu hỏi ấy, thì thế hệ trẻ sẽ tự tìm ra câu trả lời của mình. Vì biết hỏi, tức là sắp biết trả lời.
HH
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Nên nghiên cứu Biển Đông như thế nào?
Mặc Lâm, Biên tập viên RFA
Bản đồ những vùng đảo đang tranh chấp ở Biển Đông. AFP photo
Vấn đề nghiên cứu Biển Đông và các quần đảo luôn là mối quan tâm của những học giả đã và đang trực tiếp tham gia vào công việc rất vất vả này.
Trong loạt bài nhằm tìm hiểu việc nghiên cứu được xúc tiến như thế nào, trong đó có những khía cạnh được xem là thế mạnh của Việt Nam và ngược lại thì điều gì giới nghiên cứu lo âu nhất? Bên cạnh đó cái nhìn của các học giả Việt Nam đối với các công trình của chuyên gia Trung Quốc có đáng quan tâm hay không và học giả Việt Nam rút ra được điều gì trước các nghiên cứu của họ. Bài đầu tiên chúng tôi dành cho nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân nói về nhận xét của ông trước những phương cách mà các học giả Trung Quốc tiếp cận. Bài được Mặc Lâm thực hiện sau đây.
Nghiên cứu sự phát triển và kết nối
Mặc Lâm: Là người chuyên nghiên cứu về các dữ liệu lịch sử thuộc Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, ông có nhận xét thế nào về những công trình của các học giả Trung Quốc khi họ phát triển và kết nối những kết quả nghiên cứu của họ nhằm chứng thực cho thế giới thấy sự đồng bộ của các kết quả mà họ có được?
Từ những nghiên cứu của các học giả Trung Quốc mình có thể rút ra những gì cần để mình nghiên cứu tiếp. Tức là không nên bi quan là Việt Nam thiếu công trình nghiên cứu.
Phạm Hoàng Quân
Phạm Hoàng Quân: “Một cách tổng quan theo như các thư mục tôi nghiên cứu thì tôi thấy họ phát triển đồng bộ ở cấp trung ương, còn nghiên cứu thì ở cấp cơ sở rồi họ phối hợp lại với nhau. Kế đến, những khoa nghiên cứu về Nam Hải của những trường đại học lớn như Hạ Môn, Hồng Kông thì họ có Khoa nghiên cứu Địa lý Hải dương và do đó họ nghiên cứu đồng loạt.
Ngoài những nghiên cứu về khoa học tự nhiên, ba mảng nghiên cứu về lịch sử địa lý và chủ quyền được gắn kết rất chặt chẽ. Họ nghiên cứu cùng lúc tuy có khi chồng lấn nhau nhưng họ nối được ba điểm về lịch sử, về hiện trạng địa lý và về chủ quyền.
Những công trình nghiên cứu khi ra đời thì gắn kết được ba yếu tố đó. Lịch sử là cái quan trọng nhất để họ dựa vào đó làm nền cho hai vấn đề còn lại. Thí dụ về địa lý tự nhiên thì họ phải nghiên cứu bằng kỹ thuật và phương pháp hiện đại nhưng về lịch sử thì họ buộc phải dùng tài liệu cũ”.
Mặc Lâm: Theo ông thì cách nghiên cứu và sử dụng tài liệu lịch sử của các học giả Trung Quốc có những điểm gì không được nhất quán hay không? Vì với một đội ngũ hùng hậu như vậy mà không được tập trung vào một ban chuyên môn thì có thể dẫn đến tình trạng dẫm chân lên nhau.
Phạm Hoàng Quân: “Thường thường nhiều quá nó cũng rối. Kho tư liệu sử của Trung Quốc quá nhiều nên có những chỗ nghiên cứu mâu thuẫn nhau. Chính những điểm đó nó làm cho mình thấy cái không gian nghiên cứu nó rộng đều của các vùng như vậy và mình cũng thấy họ làm việc bài bản nhưng đôi khi cũng bị mâu thuẫn. Chẳng hạn như ý kiến của học giả này khác ý kiến học giả khác. Rồi công trình này xung đột với công trình kia, đó là những điểm mà mình có thể rút kinh nghiệm”.
Mặc Lâm: Phải công bằng mà nói, tuy họ gặp những khuyết điểm như vậy nhưng so với Việt Nam của chúng ta thì hình như họ vẫn hơn rất nhiều. Nhiều nhà nghiên cứu Biển Đông Việt Nam vẫn cho rằng họ gặp quá nhiều trở ngại…
Bản đồ hình lưỡi bò do TQ công bố khẳng định chủ quyền trên Biển Đông. Photo courtesy of thongtinberlin.de
Phạm Hoàng Quân: “Chuyện tình hình hiện tại mình cho rằng tình hình nghiên cứu của mình không được bài bản, không chuyên sâu như họ là cách nói để cho xã hội có một cái nhìn, mọi ngành mọi giới hoặc cá nhân để tự người ta hoạt động hay nghiên cứu về một mảng nào đó. Chẳng hạn như ở Trung Quốc có hai ba ông, thí dụ như Lưu Nam Nguy chỉ nghiên cứu chuyên về địa danh. Ông ta in ra mấy cuốn sách chuyên sâu về địa danh các đảo ở trên các quần đảo, đảo nhỏ lẻ. Tức là họ tìm cách gắn kết những địa danh từ đời Hán, đời Tam quốc cho nó chuyển dần dần cho tới Tống Nguyên, tới đời Thanh cuối cùng thì họ cho ra, mặc dù tên khác nhau nhưng thực chất nó dùng để chỉ một nơi, đó là một hướng nghiên cứu”.
Mặc Lâm: Ông có thể giải thích thêm về việc nghiên cứu một cái tên thì nó có liên quan gì đến việc chứng minh chủ quyền của một vùng đất?
Phạm Hoàng Quân: “Thật ra nó cũng là một nhánh nghiên cứu lịch sử nhưng nó cũng quan trọng. Tại vì việc định danh rất quan trọng. Khi người ta nói cái vật này thuộc về đời Tống có tên là Vạn lý Thạch Đường chẳng hạn, nhưng tới đời Thanh thì nó chuyển thành tên khác, Vạn lý Trường Sa chẳng hạn. Dựa vào đó họ sẽ chứng minh được, mặc dù họ bóp méo tư liệu để họ chứng minh. Đó là một nơi diễn biến tên gọi.
Cái khuyết điểm của các công trình của các học giả Trung Quốc là tất cả những cái tên được ghi chép trong sách vở cũ nhưng đến đời Dân quốc không sử dụng nối tiếp mà chuyển lại sử dụng một hệ thống địa danh khác. Đối với một nước rất là say mê lịch sử như Trung Quốc thì đó là một điểm cần đặt nghi vấn”.
Kinh nghiệm cho Việt Nam
Mặc Lâm: So với những công trình chuyên sâu như các học giả Trung Quốc đang theo đuổi như vậy thì Việt Nam rút ra được kinh nghiệm gì thưa ông?
Anh và tôi cùng tham khảo một nguồn tài liệu mà kết quả lại khác nhau. Đó là cái khó cho những người nghiên cứu tư nhân như tôi.
Phạm Hoàng Quân
Phạm Hoàng Quân: “Từ những nghiên cứu của các học giả Trung Quốc mình có thể rút ra những gì cần để mình nghiên cứu tiếp. Tức là không nên bi quan là Việt Nam thiếu công trình nghiên cứu. Có khi người ta làm chậm mà rút được nhiều kinh nghiệm do tham khảo những cái của các học giả Trung Quốc để mình làm cho khoa học hơn hoặc mình có những cái phản biện chính xác hơn.
Nói chung những điểm cần ở diện rộng, cần ở những cấp độ để phổ cập cho nhiều giới thì cũng cần thiết nhưng những công trình nghiên cứu sâu thì từ từ cũng sẽ có chứ không phải là không có”.
Mặc Lâm: Xin ông cho biết tại sao lại chọn hướng nghiên cứu chuyên sâu về tư liệu lịch sử của Trung Quốc, có phải xuất phát từ nhận thức mà các học giả Trung Quốc chọn từng ngành một như ông vừa nói hay có những nguyên do nào khác?
Phạm Hoàng Quân: “Tôi chọn nghiên cứu mảng sử liệu của Trung Quốc vì mảng sử liệu tại Việt Nam thì tôi thấy nhiều bậc đàn anh đã nghiên cứu rồi. Tôi cảm thấy cái mảng Trung Quốc đang thiếu người thành ra tôi chọn mảng đó.
Cái khó nhất là sưu tầm tài liệu. Những tư liệu Trung Quốc họ viện dẫn trong những bài ngiên cứu thì thường thường họ có rất nhiều sách họ chưa xuất bản lại tức còn ở dạng những bản in rất ít, chỉ lưu tại những thư viện lớn của Trung Quốc. Khó nhất là mình không thể kiểm tra những trích dẫn của những học giả này có chính xác hay không.
Trung Quốc thường xuyên phô trương lực lượng trên Biển Đông. AFP PHOTO
Thí dụ như mình cần phản biện để xem những lời họ dẫn như vậy có chính xác không và đúng với sách cổ hay chưa chứ không thể cứ dựa vào những lời trích dẫn đó mà tranh biện.
Việc trước mắt là phải kiểm tra lời dẫn có đúng hay không bởi vì có trường hợp tôi tìm được sách cổ từ thư viện của Nhật và khi so lại thì tôi thấy họ dẫn không đúng. Thành ra để mà có những thực chứng thì mình rất khó kiểm chứng trên một số tài liệu mà học giả Trung Quốc dẫn, đó là cái khó nhất trong việc nghiên cứu của tôi”.
Mặc Lâm: Đối với những tài liệu mà ông không thể tìm được để phản biện thì ông giải quyết ra sao?
Phạm Hoàng Quân: “Trong những cái mà khả năng tôi tìm được thì làm việc rất tốt, còn những chỗ không tìm được thì phải chờ đợi hay tìm các hướng tiếp cận khác.
Việc mình đọc một bài nghiên cứu của các học giả Trung Quốc mình biết được hệ thống lập luận của họ đúng thì mình muốn xem xét một cách chi tiết, hay hiểu rộng hơn những điều họ nói thì buộc mình phải tìm những tài liệu mà họ căn cứ vào khi viết bài đó.
Mình phải tham khảo. Giống như trong học thuật thì anh và tôi cùng tham khảo một nguồn tài liệu mà kết quả lại khác nhau. Đó là cái khó cho những người nghiên cứu tư nhân như tôi khi cần tìm tài liệu trong những thư viện công của Trung Quốc”.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Quý vị vừa theo dõi cuộc trao đổi của chúng tôi với nhà nghiên cứu tài liệu lịch sử Trung Quốc Phạm Hoàng Quân. Trong bài kế tiếp mời quý vị theo dõi ý kiến của nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc nói về những khó khăn cũng như thuận lợi của giới học thuật Việt Nam so với các chuyên gia Trung Quốc khác nhau như thế nào, mời quý vị đón theo dõi.
M.L thực hiện
Nguồn: rfa.org
Bản đồ những vùng đảo đang tranh chấp ở Biển Đông. AFP photo
Vấn đề nghiên cứu Biển Đông và các quần đảo luôn là mối quan tâm của những học giả đã và đang trực tiếp tham gia vào công việc rất vất vả này.
Trong loạt bài nhằm tìm hiểu việc nghiên cứu được xúc tiến như thế nào, trong đó có những khía cạnh được xem là thế mạnh của Việt Nam và ngược lại thì điều gì giới nghiên cứu lo âu nhất? Bên cạnh đó cái nhìn của các học giả Việt Nam đối với các công trình của chuyên gia Trung Quốc có đáng quan tâm hay không và học giả Việt Nam rút ra được điều gì trước các nghiên cứu của họ. Bài đầu tiên chúng tôi dành cho nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân nói về nhận xét của ông trước những phương cách mà các học giả Trung Quốc tiếp cận. Bài được Mặc Lâm thực hiện sau đây.
Nghiên cứu sự phát triển và kết nối
Mặc Lâm: Là người chuyên nghiên cứu về các dữ liệu lịch sử thuộc Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, ông có nhận xét thế nào về những công trình của các học giả Trung Quốc khi họ phát triển và kết nối những kết quả nghiên cứu của họ nhằm chứng thực cho thế giới thấy sự đồng bộ của các kết quả mà họ có được?
Từ những nghiên cứu của các học giả Trung Quốc mình có thể rút ra những gì cần để mình nghiên cứu tiếp. Tức là không nên bi quan là Việt Nam thiếu công trình nghiên cứu.
Phạm Hoàng Quân
Phạm Hoàng Quân: “Một cách tổng quan theo như các thư mục tôi nghiên cứu thì tôi thấy họ phát triển đồng bộ ở cấp trung ương, còn nghiên cứu thì ở cấp cơ sở rồi họ phối hợp lại với nhau. Kế đến, những khoa nghiên cứu về Nam Hải của những trường đại học lớn như Hạ Môn, Hồng Kông thì họ có Khoa nghiên cứu Địa lý Hải dương và do đó họ nghiên cứu đồng loạt.
Ngoài những nghiên cứu về khoa học tự nhiên, ba mảng nghiên cứu về lịch sử địa lý và chủ quyền được gắn kết rất chặt chẽ. Họ nghiên cứu cùng lúc tuy có khi chồng lấn nhau nhưng họ nối được ba điểm về lịch sử, về hiện trạng địa lý và về chủ quyền.
Những công trình nghiên cứu khi ra đời thì gắn kết được ba yếu tố đó. Lịch sử là cái quan trọng nhất để họ dựa vào đó làm nền cho hai vấn đề còn lại. Thí dụ về địa lý tự nhiên thì họ phải nghiên cứu bằng kỹ thuật và phương pháp hiện đại nhưng về lịch sử thì họ buộc phải dùng tài liệu cũ”.
Mặc Lâm: Theo ông thì cách nghiên cứu và sử dụng tài liệu lịch sử của các học giả Trung Quốc có những điểm gì không được nhất quán hay không? Vì với một đội ngũ hùng hậu như vậy mà không được tập trung vào một ban chuyên môn thì có thể dẫn đến tình trạng dẫm chân lên nhau.
Phạm Hoàng Quân: “Thường thường nhiều quá nó cũng rối. Kho tư liệu sử của Trung Quốc quá nhiều nên có những chỗ nghiên cứu mâu thuẫn nhau. Chính những điểm đó nó làm cho mình thấy cái không gian nghiên cứu nó rộng đều của các vùng như vậy và mình cũng thấy họ làm việc bài bản nhưng đôi khi cũng bị mâu thuẫn. Chẳng hạn như ý kiến của học giả này khác ý kiến học giả khác. Rồi công trình này xung đột với công trình kia, đó là những điểm mà mình có thể rút kinh nghiệm”.
Mặc Lâm: Phải công bằng mà nói, tuy họ gặp những khuyết điểm như vậy nhưng so với Việt Nam của chúng ta thì hình như họ vẫn hơn rất nhiều. Nhiều nhà nghiên cứu Biển Đông Việt Nam vẫn cho rằng họ gặp quá nhiều trở ngại…
Bản đồ hình lưỡi bò do TQ công bố khẳng định chủ quyền trên Biển Đông. Photo courtesy of thongtinberlin.de
Phạm Hoàng Quân: “Chuyện tình hình hiện tại mình cho rằng tình hình nghiên cứu của mình không được bài bản, không chuyên sâu như họ là cách nói để cho xã hội có một cái nhìn, mọi ngành mọi giới hoặc cá nhân để tự người ta hoạt động hay nghiên cứu về một mảng nào đó. Chẳng hạn như ở Trung Quốc có hai ba ông, thí dụ như Lưu Nam Nguy chỉ nghiên cứu chuyên về địa danh. Ông ta in ra mấy cuốn sách chuyên sâu về địa danh các đảo ở trên các quần đảo, đảo nhỏ lẻ. Tức là họ tìm cách gắn kết những địa danh từ đời Hán, đời Tam quốc cho nó chuyển dần dần cho tới Tống Nguyên, tới đời Thanh cuối cùng thì họ cho ra, mặc dù tên khác nhau nhưng thực chất nó dùng để chỉ một nơi, đó là một hướng nghiên cứu”.
Mặc Lâm: Ông có thể giải thích thêm về việc nghiên cứu một cái tên thì nó có liên quan gì đến việc chứng minh chủ quyền của một vùng đất?
Phạm Hoàng Quân: “Thật ra nó cũng là một nhánh nghiên cứu lịch sử nhưng nó cũng quan trọng. Tại vì việc định danh rất quan trọng. Khi người ta nói cái vật này thuộc về đời Tống có tên là Vạn lý Thạch Đường chẳng hạn, nhưng tới đời Thanh thì nó chuyển thành tên khác, Vạn lý Trường Sa chẳng hạn. Dựa vào đó họ sẽ chứng minh được, mặc dù họ bóp méo tư liệu để họ chứng minh. Đó là một nơi diễn biến tên gọi.
Cái khuyết điểm của các công trình của các học giả Trung Quốc là tất cả những cái tên được ghi chép trong sách vở cũ nhưng đến đời Dân quốc không sử dụng nối tiếp mà chuyển lại sử dụng một hệ thống địa danh khác. Đối với một nước rất là say mê lịch sử như Trung Quốc thì đó là một điểm cần đặt nghi vấn”.
Kinh nghiệm cho Việt Nam
Mặc Lâm: So với những công trình chuyên sâu như các học giả Trung Quốc đang theo đuổi như vậy thì Việt Nam rút ra được kinh nghiệm gì thưa ông?
Anh và tôi cùng tham khảo một nguồn tài liệu mà kết quả lại khác nhau. Đó là cái khó cho những người nghiên cứu tư nhân như tôi.
Phạm Hoàng Quân
Phạm Hoàng Quân: “Từ những nghiên cứu của các học giả Trung Quốc mình có thể rút ra những gì cần để mình nghiên cứu tiếp. Tức là không nên bi quan là Việt Nam thiếu công trình nghiên cứu. Có khi người ta làm chậm mà rút được nhiều kinh nghiệm do tham khảo những cái của các học giả Trung Quốc để mình làm cho khoa học hơn hoặc mình có những cái phản biện chính xác hơn.
Nói chung những điểm cần ở diện rộng, cần ở những cấp độ để phổ cập cho nhiều giới thì cũng cần thiết nhưng những công trình nghiên cứu sâu thì từ từ cũng sẽ có chứ không phải là không có”.
Mặc Lâm: Xin ông cho biết tại sao lại chọn hướng nghiên cứu chuyên sâu về tư liệu lịch sử của Trung Quốc, có phải xuất phát từ nhận thức mà các học giả Trung Quốc chọn từng ngành một như ông vừa nói hay có những nguyên do nào khác?
Phạm Hoàng Quân: “Tôi chọn nghiên cứu mảng sử liệu của Trung Quốc vì mảng sử liệu tại Việt Nam thì tôi thấy nhiều bậc đàn anh đã nghiên cứu rồi. Tôi cảm thấy cái mảng Trung Quốc đang thiếu người thành ra tôi chọn mảng đó.
Cái khó nhất là sưu tầm tài liệu. Những tư liệu Trung Quốc họ viện dẫn trong những bài ngiên cứu thì thường thường họ có rất nhiều sách họ chưa xuất bản lại tức còn ở dạng những bản in rất ít, chỉ lưu tại những thư viện lớn của Trung Quốc. Khó nhất là mình không thể kiểm tra những trích dẫn của những học giả này có chính xác hay không.
Trung Quốc thường xuyên phô trương lực lượng trên Biển Đông. AFP PHOTO
Thí dụ như mình cần phản biện để xem những lời họ dẫn như vậy có chính xác không và đúng với sách cổ hay chưa chứ không thể cứ dựa vào những lời trích dẫn đó mà tranh biện.
Việc trước mắt là phải kiểm tra lời dẫn có đúng hay không bởi vì có trường hợp tôi tìm được sách cổ từ thư viện của Nhật và khi so lại thì tôi thấy họ dẫn không đúng. Thành ra để mà có những thực chứng thì mình rất khó kiểm chứng trên một số tài liệu mà học giả Trung Quốc dẫn, đó là cái khó nhất trong việc nghiên cứu của tôi”.
Mặc Lâm: Đối với những tài liệu mà ông không thể tìm được để phản biện thì ông giải quyết ra sao?
Phạm Hoàng Quân: “Trong những cái mà khả năng tôi tìm được thì làm việc rất tốt, còn những chỗ không tìm được thì phải chờ đợi hay tìm các hướng tiếp cận khác.
Việc mình đọc một bài nghiên cứu của các học giả Trung Quốc mình biết được hệ thống lập luận của họ đúng thì mình muốn xem xét một cách chi tiết, hay hiểu rộng hơn những điều họ nói thì buộc mình phải tìm những tài liệu mà họ căn cứ vào khi viết bài đó.
Mình phải tham khảo. Giống như trong học thuật thì anh và tôi cùng tham khảo một nguồn tài liệu mà kết quả lại khác nhau. Đó là cái khó cho những người nghiên cứu tư nhân như tôi khi cần tìm tài liệu trong những thư viện công của Trung Quốc”.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Quý vị vừa theo dõi cuộc trao đổi của chúng tôi với nhà nghiên cứu tài liệu lịch sử Trung Quốc Phạm Hoàng Quân. Trong bài kế tiếp mời quý vị theo dõi ý kiến của nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc nói về những khó khăn cũng như thuận lợi của giới học thuật Việt Nam so với các chuyên gia Trung Quốc khác nhau như thế nào, mời quý vị đón theo dõi.
M.L thực hiện
Nguồn: rfa.org
Cách mạng Hoa Nhài vẫn tiếp tục tỏa hương - Tổng thống Yemen sẽ từ chức vào ngày mai (*)
SGTT.VN - Sau cuộc thảo luận kéo dài từ 23.3, hôm qua Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh và tướng Ahmar đã đi đến thỏa thuận, cả hai sẽ cùng sớm từ chức, có thể là vào ngày mai (26.3).
Theo tin từ tờ Wall Street Journal, cuộc thảo luận gay gắt giữa Tổng thống và tướng Ahmar diễn ra qua điện thoại. Tổng thống nối máy từ nhà riêng của mình, trong khi tướng Ahmar cũng ở tại nhà ở khu San'a.
Cả hai người đều đồng tình với yêu cầu chính của lực lượng nổi dậy, đó là để Hội đồng nhân dân nắm quyền thay Tổng thống, thay vì Hội đồng quân sự kiểu Ai Cập.
Một quan chức cấp cao thuộc đoàn đàm phán cho hay, Tổng thống và tướng Ahmar đã nhất trí về các điểm chính của việc từ chức, và thứ Bảy (26.3) được dự kiến là ngày họ cùng ra đi.
Tuy nhiên, hiện người đứng đầu hội đồng chuyển giao vẫn chưa rõ.
Tổng thống Saleh và tướng Ahmar cùng có chung mục đích là ngăn chặn cuộc đổ máu và giữ gìn sự ổn định cho đất nước. Các sĩ quan phụ tá của cả hai người đều nói, họ hiểu rằng việc tiếp tục quyền điều hành của Tổng thống Saleh là “không thể níu giữ” được.
Sự phác thảo của việc chuyển nhượng quyền một cách hòa bình, cho chính phủ chuyển giao do nhân dân lãnh đạo, nổi lên khi căng thẳng giữa Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh và lực lượng nổi dậy ủng hộ dân chủ do tướng Ali Mohsen al-Ahmar hỗ trợ.
Trong tuần, tướng Ali Mohsen al-Ahmar đã tuyên bố từ bỏ chức vị của mình và tuyên bố sự ủng hộ với lực lượng nổi dậy, yêu cầu Tổng thống từ chức ngay lập tức.
Tổng thống Saleh đã lãnh đạo Yemen trong suốt lịch sử hiện đại của nước này. Vì thế việc tìm nhà lãnh đạo uy tín trên cả nước được coi là khó khăn. Sự ủng hộ cho các nhà lãnh đạo đảng đối lập chưa rõ ràng, trong khi đó, các lãnh đạo nhóm, có uy quyền xã hội lớn sẽ phải đối mặt với các vấn đề khi áp chế quyền lực với các nhóm thù địch khác.
Tổng thống Saleh và tướng Ahmar đến từ cùng một nhóm, đã lãnh đạo Yemen trong 32 năm qua, đưa nước này ra khỏi nội chiến, nguy cơ về nổi loạn vũ trang và hệ thống al Qaeda. Thế nhưng, gần đây, mối quan hệ của hai người trở nên “băng giá”, theo các nhà ngoại giao.
Tổng thống Saleh, 66 tuổi, xem tướng Ahmar như kẻ thù quyền lực của mình, và Tổng thống đã có ý định loại bỏ ông này, bằng cách đưa con trai cả của mình lên làm người kế vị.
Đầu tuần, lực lượng đối lập đã đại diện cho tướng Ahmar bày tỏ yêu cầu của mình với Tổng thống. Tuy nhiên, ông Saleh đã từ chối thẳng thừng việc từ chức trước năm 2012.
Trước diễn biến này, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho hay, “Chúng tôi không xây dựng quan hệ chính trị ở bất cứ nước nào xung quanh một người, và chúng tôi sẽ tìm kiếm mối quan hệ bền vững với lãnh đạo của Yemen”.
Mỹ và chính phủ các nước trong khu vực đã lo ngại rằng, khủng hoảng chính trị kéo dài hàng tuần ở các nước Ả-rập “cứng đầu” sẽ phá vỡ các hoạt động chống khủng bố và cho phép quân của al Qaeda ở Yemen mở rộng hoạt động.
C.T
Nguồn: sgtt.vn
Theo tin từ tờ Wall Street Journal, cuộc thảo luận gay gắt giữa Tổng thống và tướng Ahmar diễn ra qua điện thoại. Tổng thống nối máy từ nhà riêng của mình, trong khi tướng Ahmar cũng ở tại nhà ở khu San'a.
Cả hai người đều đồng tình với yêu cầu chính của lực lượng nổi dậy, đó là để Hội đồng nhân dân nắm quyền thay Tổng thống, thay vì Hội đồng quân sự kiểu Ai Cập.
Một quan chức cấp cao thuộc đoàn đàm phán cho hay, Tổng thống và tướng Ahmar đã nhất trí về các điểm chính của việc từ chức, và thứ Bảy (26.3) được dự kiến là ngày họ cùng ra đi.
Tuy nhiên, hiện người đứng đầu hội đồng chuyển giao vẫn chưa rõ.
Tổng thống Saleh và tướng Ahmar cùng có chung mục đích là ngăn chặn cuộc đổ máu và giữ gìn sự ổn định cho đất nước. Các sĩ quan phụ tá của cả hai người đều nói, họ hiểu rằng việc tiếp tục quyền điều hành của Tổng thống Saleh là “không thể níu giữ” được.
Sự phác thảo của việc chuyển nhượng quyền một cách hòa bình, cho chính phủ chuyển giao do nhân dân lãnh đạo, nổi lên khi căng thẳng giữa Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh và lực lượng nổi dậy ủng hộ dân chủ do tướng Ali Mohsen al-Ahmar hỗ trợ.
Trong tuần, tướng Ali Mohsen al-Ahmar đã tuyên bố từ bỏ chức vị của mình và tuyên bố sự ủng hộ với lực lượng nổi dậy, yêu cầu Tổng thống từ chức ngay lập tức.
Tổng thống Saleh đã lãnh đạo Yemen trong suốt lịch sử hiện đại của nước này. Vì thế việc tìm nhà lãnh đạo uy tín trên cả nước được coi là khó khăn. Sự ủng hộ cho các nhà lãnh đạo đảng đối lập chưa rõ ràng, trong khi đó, các lãnh đạo nhóm, có uy quyền xã hội lớn sẽ phải đối mặt với các vấn đề khi áp chế quyền lực với các nhóm thù địch khác.
Tổng thống Saleh và tướng Ahmar đến từ cùng một nhóm, đã lãnh đạo Yemen trong 32 năm qua, đưa nước này ra khỏi nội chiến, nguy cơ về nổi loạn vũ trang và hệ thống al Qaeda. Thế nhưng, gần đây, mối quan hệ của hai người trở nên “băng giá”, theo các nhà ngoại giao.
Tổng thống Saleh, 66 tuổi, xem tướng Ahmar như kẻ thù quyền lực của mình, và Tổng thống đã có ý định loại bỏ ông này, bằng cách đưa con trai cả của mình lên làm người kế vị.
Đầu tuần, lực lượng đối lập đã đại diện cho tướng Ahmar bày tỏ yêu cầu của mình với Tổng thống. Tuy nhiên, ông Saleh đã từ chối thẳng thừng việc từ chức trước năm 2012.
Trước diễn biến này, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho hay, “Chúng tôi không xây dựng quan hệ chính trị ở bất cứ nước nào xung quanh một người, và chúng tôi sẽ tìm kiếm mối quan hệ bền vững với lãnh đạo của Yemen”.
Mỹ và chính phủ các nước trong khu vực đã lo ngại rằng, khủng hoảng chính trị kéo dài hàng tuần ở các nước Ả-rập “cứng đầu” sẽ phá vỡ các hoạt động chống khủng bố và cho phép quân của al Qaeda ở Yemen mở rộng hoạt động.
C.T
Nguồn: sgtt.vn
Ngẫm về phim "Năm đại họa 2012"
Ngô Khởi
Dân Trí
Khi xem những hình ảnh hoặc clip ghi lại cảnh sóng thần tàn phá Nhật Bản, có lẽ những nhà làm phim Năm đại họa 2012 cũng phải bàng hoàng. Sự thật còn kinh hoàng hơn cả những gì do trí tưởng tượng con người nghĩ ra với sự phụ trợ của kỹ xảo điện ảnh.
1. Một cơn sóng chết chóc cuốn theo vô số những mảnh vỡ và khói lửa, lừ lừ bò lên dải bê tông ven bờ biển nhấn chìm các tòa nhà, các công trình cầu cảng. Lẫn trong mảnh vỡ ấy người ta có thể nhìn thấy cả một con tàu trắng mất neo bị xô đẩy chẳng khác gì chiếc lá. Cơn sóng thần giống như một thứ axit đậm đặc, phá hủy và đốt cháy tất cả những gì nó liếm qua.
Những chiếc máy bay cá nhân như con chuồn chuồn trong bão bị dồn xoáy lại thành đống cùng với những chiếc xe con và rác rưởi. Con tàu bị sóng đánh chồm lên đường phố, thúc mũi vào những tòa nhà chẳng khác một con cá voi bị mắc cạn. Những toa tàu hỏa bị vặn hình vỏ đỗ và bị sóng ném ra xa như những mẩu gỗ. Chiếc xe con bị mắc trên chót vót mái nhà bánh còn dính đầy rác...
Đó là những bức tranh thực sự hoàn toàn không phải là phim ảnh. Bức tranh đó đã làm cả thế giới phải bàng hoàng.
Nhưng có lẽ chưa có bộ phim “thảm họa” nào của Hollywood kịp đề cập đến, đó là nỗi lo đến từ các nhà máy điện hạt nhân. Nước Nhật và cả nhân loại đang phải nín thở theo dõi. Không ai dám nghĩ đến những điều tồi tệ có thể xảy ra khi mà người ta rõ rằng nếu xảy ra nó có thể còn tệ hơn cả vụ Checnobyl.
2. Trở lại những bộ phim “thảm họa” của Hollywood mà siêu phẩm Năm đại họa 2012 chỉ là một. Những bộ óc siêu tưởng nhất của kinh đô điện ảnh này đã nghĩ ra đủ thứ tai họa, và bằng sự hỗ trợ của các kỹ xảo tân tiến, họ đã làm công chúng điện ảnh thế giới phải choáng váng suốt hai ba tiếng xem phim, để rồi phải ngẫm ngợi về những điều rất có thể sẽ xảy ra ấy.
Dĩ nhiên ai cũng biết, Năm đại họa 2012 theo truyền thuyết của người Maya chỉ là là chuyện hư cấu thiếu cơ sở. Nhân loại đã vững vàng đi qua năm 2000 - là năm có nhiều nhất những lời đồn đại về ngày tận thế. Nhưng những bộ phim “thảm họa” không phải chỉ là cách “hù dọa” người xem để kiếm doanh thu, mà nó phần nào đó phản ánh nỗi lo lắng của những nhân loại trước các vấn đề môi trường toàn cầu. Năm đại họa có thể không phải là 2012 và chẳng phải là bất cứ năm nào, nhưng nó khiến người ta phải dừng lại để suy nghĩ về sự mong manh của loài người trước cơn giận giữ của thiên nhiên. Chả cứ một con tàu, một nhà máy, một phi cơ mà cả một thành phố, một lục địa cũng có thể bị lật nghiêng bởi những “cú đấm” từ trong lòng đất.
3. Song lại có một sự thực khá là con người từ hàng ngàn năm nay đã phải hứng chịu thiên tai. Nhân loại đã chứng kiến thành phố Pompei, Atlantis bị chôn vùi trong lòng đất bởi núi lửa hoặc sóng thần. Cho đến thời điểm này, số người chết trong trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản chưa lên đến con số cực điểm như những gì nhân loại đã trải qua ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc (giết hơn 300.000 người), Tứ Xuyên (80.000 người) hay ở Haiti năm ngoái (chết 300.000 người). Ngay nước Nhật cũng đã từng phải hứng chịu nỗi đau cực lớn như trận động đất 90 năm trước ở Kanto khiến 143.000 người chết.
Con người đã sống và sẽ còn phải sống qua thảm họa. Trong phim cũng như trong đời, chủ điểm không phải là cơn thịnh nộ của thiên nhiên mà chính là tình người trong cơn hoạn nạn. Lắng nghe trên mạng, người ta chờ tin nhau, rồi những trang web lập ra để báo tin về những người còn sóng sót sau động đất, tôi lại cảm thấy từng người dân Nhật Bản đang xích lại gần nhau hơn, và từng người dân thế giới cũng đang xích lại hơn với người dân Nhật Bản. Đó cũng là điều mà các bộ phim nói về “thảm họa” luôn toát ra. Và đấy chính là sức mạnh để chiến thắng thảm họa. Và hẳn chúng ta chưa thể quên Đường Sơn đại địa chấn (bộ phim lấy bối cảnh trận động đất ở Đường Sơn, Trung Quốc) đã làm chấn động lòng người như thế nào. Và rồi mai đây, trận động đất ở Nhật Bản cũng mãi ghi vào lòng người những cảm xúc như thế, tôi tin.
Dân Trí
Khi xem những hình ảnh hoặc clip ghi lại cảnh sóng thần tàn phá Nhật Bản, có lẽ những nhà làm phim Năm đại họa 2012 cũng phải bàng hoàng. Sự thật còn kinh hoàng hơn cả những gì do trí tưởng tượng con người nghĩ ra với sự phụ trợ của kỹ xảo điện ảnh.
1. Một cơn sóng chết chóc cuốn theo vô số những mảnh vỡ và khói lửa, lừ lừ bò lên dải bê tông ven bờ biển nhấn chìm các tòa nhà, các công trình cầu cảng. Lẫn trong mảnh vỡ ấy người ta có thể nhìn thấy cả một con tàu trắng mất neo bị xô đẩy chẳng khác gì chiếc lá. Cơn sóng thần giống như một thứ axit đậm đặc, phá hủy và đốt cháy tất cả những gì nó liếm qua.
Những chiếc máy bay cá nhân như con chuồn chuồn trong bão bị dồn xoáy lại thành đống cùng với những chiếc xe con và rác rưởi. Con tàu bị sóng đánh chồm lên đường phố, thúc mũi vào những tòa nhà chẳng khác một con cá voi bị mắc cạn. Những toa tàu hỏa bị vặn hình vỏ đỗ và bị sóng ném ra xa như những mẩu gỗ. Chiếc xe con bị mắc trên chót vót mái nhà bánh còn dính đầy rác...
Đó là những bức tranh thực sự hoàn toàn không phải là phim ảnh. Bức tranh đó đã làm cả thế giới phải bàng hoàng.
Nhưng có lẽ chưa có bộ phim “thảm họa” nào của Hollywood kịp đề cập đến, đó là nỗi lo đến từ các nhà máy điện hạt nhân. Nước Nhật và cả nhân loại đang phải nín thở theo dõi. Không ai dám nghĩ đến những điều tồi tệ có thể xảy ra khi mà người ta rõ rằng nếu xảy ra nó có thể còn tệ hơn cả vụ Checnobyl.
2. Trở lại những bộ phim “thảm họa” của Hollywood mà siêu phẩm Năm đại họa 2012 chỉ là một. Những bộ óc siêu tưởng nhất của kinh đô điện ảnh này đã nghĩ ra đủ thứ tai họa, và bằng sự hỗ trợ của các kỹ xảo tân tiến, họ đã làm công chúng điện ảnh thế giới phải choáng váng suốt hai ba tiếng xem phim, để rồi phải ngẫm ngợi về những điều rất có thể sẽ xảy ra ấy.
Dĩ nhiên ai cũng biết, Năm đại họa 2012 theo truyền thuyết của người Maya chỉ là là chuyện hư cấu thiếu cơ sở. Nhân loại đã vững vàng đi qua năm 2000 - là năm có nhiều nhất những lời đồn đại về ngày tận thế. Nhưng những bộ phim “thảm họa” không phải chỉ là cách “hù dọa” người xem để kiếm doanh thu, mà nó phần nào đó phản ánh nỗi lo lắng của những nhân loại trước các vấn đề môi trường toàn cầu. Năm đại họa có thể không phải là 2012 và chẳng phải là bất cứ năm nào, nhưng nó khiến người ta phải dừng lại để suy nghĩ về sự mong manh của loài người trước cơn giận giữ của thiên nhiên. Chả cứ một con tàu, một nhà máy, một phi cơ mà cả một thành phố, một lục địa cũng có thể bị lật nghiêng bởi những “cú đấm” từ trong lòng đất.
3. Song lại có một sự thực khá là con người từ hàng ngàn năm nay đã phải hứng chịu thiên tai. Nhân loại đã chứng kiến thành phố Pompei, Atlantis bị chôn vùi trong lòng đất bởi núi lửa hoặc sóng thần. Cho đến thời điểm này, số người chết trong trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản chưa lên đến con số cực điểm như những gì nhân loại đã trải qua ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc (giết hơn 300.000 người), Tứ Xuyên (80.000 người) hay ở Haiti năm ngoái (chết 300.000 người). Ngay nước Nhật cũng đã từng phải hứng chịu nỗi đau cực lớn như trận động đất 90 năm trước ở Kanto khiến 143.000 người chết.
Con người đã sống và sẽ còn phải sống qua thảm họa. Trong phim cũng như trong đời, chủ điểm không phải là cơn thịnh nộ của thiên nhiên mà chính là tình người trong cơn hoạn nạn. Lắng nghe trên mạng, người ta chờ tin nhau, rồi những trang web lập ra để báo tin về những người còn sóng sót sau động đất, tôi lại cảm thấy từng người dân Nhật Bản đang xích lại gần nhau hơn, và từng người dân thế giới cũng đang xích lại hơn với người dân Nhật Bản. Đó cũng là điều mà các bộ phim nói về “thảm họa” luôn toát ra. Và đấy chính là sức mạnh để chiến thắng thảm họa. Và hẳn chúng ta chưa thể quên Đường Sơn đại địa chấn (bộ phim lấy bối cảnh trận động đất ở Đường Sơn, Trung Quốc) đã làm chấn động lòng người như thế nào. Và rồi mai đây, trận động đất ở Nhật Bản cũng mãi ghi vào lòng người những cảm xúc như thế, tôi tin.
Polpot - Kẻ độc tài không kịp tham ô, tham nhũng, gia đình trị...
Bùi Quang Minh
Chungta.com
Kẻ độc tài được mô tả dưới đây trong bài viết hoàn toàn không biết tới các tầng mức của Quyền tự do đối với một Con người, lại càng không biết đến Dân chủ đối với tổ chức xã hội, đảng phái... Kẻ độc tài này với đạo lý cách mạng Anka, khi thực hiện "Công cuộc cách mạng cao cả" đã thảm sát và bỏ đói 1/3 dân tộc của Nhà nước "Campuchia Dân chủ" mà mình cai trị... Nếu không bị đánh đuổi sớm bằng bạo lực thì không biết "Công cuộc cách mạng cao cả" của kẻ độc tài này sẽ còn đi tới "Đỉnh cao vĩ đại" nào?
Cuộc đời cách mạng nhằm xây dựng "Nhà nước Dân chủ"
Năm 1928, Pol Pot (Saloth Sar) sinh ra trong một ngôi làng đánh cá nhỏ, Prek Sbauv (nay là tỉnh Kompong Thom). Nhờ có em gái là cung phi của nhà vua, Pol Pot được sang Pháp du học kỹ sư radio năm 1949, nhưng là một sinh viên không thích trường học, học hết sức bình thường. Tại Pháp ông gia nhập Đảng cộng sản Pháp và đến năm 1953, ông trở về Campuchia.
Từ năm 1954, khi Campuchia độc lập khỏi thực dân Pháp, Vua Norodom Sihanouk kêu gọi tổ chức bầu cử. Pol Pot hất những người cộng sản đối lập và chiếm toàn bộ số ghế chính phủ. Cảnh sát mật của Sihanouk đã truy lùng Pol Pot. Pol Pot trốn lủi trong 7 năm và chiêu mộ phiến quân chống chính phủ. Tới năm 1962, các lực lượng cánh tả và Lãnh tụ Đảng cộng sản Campuchia đã bị bắt và giết chết. Từ sau đó, Pol Pot trở thành lãnh tụ Đảng cộng sản Campuchia với sự giúp đỡ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Năm 1970, Lon Nol - vị tướng được phương tây ủng hộ đã lật đổ Sihanouk. Để chống lại, Sihanouk đã quay sang hợp tác với Pol Pot và dần dần chính phủ Lon Nol chỉ còn kiểm soát được thành phố.
Ngày 17/4/1975, Đảng cộng sản Campuchia đã chiếm được Phnom Penh và Lon Nol bỏ chạy sang Mỹ. Sihanouk trở lại nắm quyền, khởi đầu nhà nước " Campuchia Dân chủ ". Sihanouk chỉ còn là bù nhìn và bị các đồng minh Đảng cộng sản loại bỏ. Năm 1976, Sihanouk bị quản thúc tại gia và Pol Pot lên làm Thủ tướng và người đứng đầu nhà nước là Khieu Samphan, bạn học tại Pháp của Pol Pot.
Rồi thực hiện diệt chủng chính dân tộc mình
Tự cho mình là mệnh danh là “ Người Cộng sản chân chính và trong sạch ”, " học trò trung thành " của Chủ nghĩa Mao và Cộng sản Quốc tế, lãnh đạo Khmer Đỏ bắt đầu tiến hành những cuộc cải cách cộng sản triệt để theo Học thuyết có tên gọi "Anka": Làm lại lịch sử bắt đầu từ số 0 và coi nông thôn là nền tảng cho chế độ mới, nghề trồng lúa là "nghề cao quý nhất", các phát minh hiện đại đều không cần thiết đến. Khmer Đỏ ra lệnh "lùa toàn bộ" sơ tán khỏi Phnom Penh và tất cả các thành phố, thị xã chính của đất nước.
Theo Pol Pot và "nhóm lãnh đạo" từng du học bên Pháp, rút kinh nghiệm của Công xã Paris vào thế kỉ 19 - Công xã này sụp đổ là bởi giai cấp vô sản đã không hành quyền độc tài đối với giai cấp trưởng giả. Vì thế Pol Pot cùng đồng bọn mưu tính " làm trống đô thị ", củng cố quyền lực của cán bộ và lính Khơ me Đỏ, thẳng tay tàn sát các nhà sư, các trí thức, người có vẻ là trí thức (có đeo kính), người tàn tật, người thiểu số như Lào và Việt Nam... Trong ba năm, tám tháng, hai mươi ngày (từ 17-4-1975 đến 7-1-1979) đã thảm sát đến 2 triệu trong tổng số 7,7 triệu đồng bào (gần 1/3 dân số). Pol Pot dự trù là chỉ sau 2-3 năm (khi dân di tản không còn vật dụng, tiền bạc mà họ mang theo) thì mọi người đều vô sản như nhau. Pol Pot cho là mình không chỉ áp dụng chủ nghĩa Mác Lênin mà còn "đi tắt đón đầu" vượt trên cả Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam, trở thành một nước Khơ me "vĩ đại".
Tương lai tươi sáng của dân tộc được nhồi sọ, tuyên truyền một chiều, thậm chí "tự do", "hạnh phúc" để Làm Người được cụ thể hóa chỉ là "không đói rét", "khổ đau" đã nhắc đến trong Bài hát bắt buộc cho trẻ em Campuchia - như một bức tranh tương lai sáng lạn, quang vinh của Công cuộc cách mạng.
Bài ca Ăng Ka (Người) Vĩ Đại
“Trẻ em chúng ta ai cũng yêu Angka vô hạn
Nhờ có Angka, chúng em có cuộc sống hạnh phúc và tươi đẹp hơn
Trước cách mạng, chúng em sống khổ cực như súc vật
Chúng em đói rét và khổ đau
Nhưng kẻ thù không đếm xỉa gì đến chúng em
Chỉ có da bọc xương, gầy guộc và đáng sợ
Đêm ngủ trên nền đất
Ngày lại đi ăn xin, kiếm tìm thức ăn trong thùng rác
Hôm nay, Angka mang tới cho chúng em sức sống
Và hôm nay chúng em được làm người
Ánh sáng cách mạng, bình đẳng, tự do tỏa sáng vinh quang
Ôi Angka chúng em kính yêu Người
Chúng em nguyện đi theo con đường cách mạng của Người…”
Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Chế độ Pol Pot đặc biệt tàn bạo đối với bất đồng chính trị và đối lập. Tra tấn diễn ra khắp mọi nơi. Một số ví dụ, tù nhân bị trói vào khung sắt của giường nằm và bị cắt cổ. Hàng nghìn chính trị gia và quan chức bị buộc tội hợp tác với chính phủ cũ bị giết hại trong khi Phnom Penh biến thành một thành phố ma với rất nhiều người chết đói, bệnh tật hay bị hành quyết.
Đồng tiền của Campuchia Dân chủ
Cuộc sống ở nước 'Campuchia dân chủ ' rất ngặt nghèo và bạo tàn. Ở nhiều vùng trong nước, người dân bị bố ráp và bị hành quyết vì tội nói tiếng nước ngoài, đeo kính, bới rác kiếm thức ăn, thậm chí là than khóc khi có người thân qua đời. Những nhà doanh nghiệp thời trước và các quan chức bị săn đuổi một cách tàn nhẫn và bị giết chết cùng toàn bộ gia đình họ. Khmer đỏ sợ rằng những người đó có lòng tin là họ có thể sẽ đứng lên phản đối lại chế độ của chúng. Một số kẻ trung thành với Khmer đỏ thậm chí còn bị giết vì tội không thể kiếm đủ số ‘phản cách mạng’ để hành quyết.
Cho tới năm 1977, hơn 2 triệu người Campuchia đã bị hại bởi chính những người đồng bào "cộng sản chân chính" của mình, làm theo đúng đường lối ghi trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản "cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc".
Riêng với nhân dân Việt Nam, Khơ me Đỏ cũng tàn sát đẫm máu hơn 20.000 người dọc biên giới tây nam. Cuối cùng, chế độ Khơ me Đỏ bị lật đổ cuối năm 1978, để trừng trị tội ác tại vùng biên Việt Nam, quân đội Việt Nam cùng Mặt trận Campuchia thống nhất bảo vệ quốc gia đã tấn công Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Pol Pot cùng tàn quân rút lên cứ điểm ở rừng núi gần Thái Lan và chết ngày 15/4/1998. Vậy là, kẻ độc tài Polpot và chế độ độc tài Khơ me Đỏ đã diệt vong không quá 4 năm, không kéo dài được như các vị độc tài khác... để còn vơ vét, tham nhũng, gia đình trị! Đó là nhờ công lao của sự can thiệp quân sự kịp thời của nước láng giềng anh em!
Chungta.com
Kẻ độc tài được mô tả dưới đây trong bài viết hoàn toàn không biết tới các tầng mức của Quyền tự do đối với một Con người, lại càng không biết đến Dân chủ đối với tổ chức xã hội, đảng phái... Kẻ độc tài này với đạo lý cách mạng Anka, khi thực hiện "Công cuộc cách mạng cao cả" đã thảm sát và bỏ đói 1/3 dân tộc của Nhà nước "Campuchia Dân chủ" mà mình cai trị... Nếu không bị đánh đuổi sớm bằng bạo lực thì không biết "Công cuộc cách mạng cao cả" của kẻ độc tài này sẽ còn đi tới "Đỉnh cao vĩ đại" nào?
Cuộc đời cách mạng nhằm xây dựng "Nhà nước Dân chủ"
Năm 1928, Pol Pot (Saloth Sar) sinh ra trong một ngôi làng đánh cá nhỏ, Prek Sbauv (nay là tỉnh Kompong Thom). Nhờ có em gái là cung phi của nhà vua, Pol Pot được sang Pháp du học kỹ sư radio năm 1949, nhưng là một sinh viên không thích trường học, học hết sức bình thường. Tại Pháp ông gia nhập Đảng cộng sản Pháp và đến năm 1953, ông trở về Campuchia.
Từ năm 1954, khi Campuchia độc lập khỏi thực dân Pháp, Vua Norodom Sihanouk kêu gọi tổ chức bầu cử. Pol Pot hất những người cộng sản đối lập và chiếm toàn bộ số ghế chính phủ. Cảnh sát mật của Sihanouk đã truy lùng Pol Pot. Pol Pot trốn lủi trong 7 năm và chiêu mộ phiến quân chống chính phủ. Tới năm 1962, các lực lượng cánh tả và Lãnh tụ Đảng cộng sản Campuchia đã bị bắt và giết chết. Từ sau đó, Pol Pot trở thành lãnh tụ Đảng cộng sản Campuchia với sự giúp đỡ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Năm 1970, Lon Nol - vị tướng được phương tây ủng hộ đã lật đổ Sihanouk. Để chống lại, Sihanouk đã quay sang hợp tác với Pol Pot và dần dần chính phủ Lon Nol chỉ còn kiểm soát được thành phố.
Ngày 17/4/1975, Đảng cộng sản Campuchia đã chiếm được Phnom Penh và Lon Nol bỏ chạy sang Mỹ. Sihanouk trở lại nắm quyền, khởi đầu nhà nước " Campuchia Dân chủ ". Sihanouk chỉ còn là bù nhìn và bị các đồng minh Đảng cộng sản loại bỏ. Năm 1976, Sihanouk bị quản thúc tại gia và Pol Pot lên làm Thủ tướng và người đứng đầu nhà nước là Khieu Samphan, bạn học tại Pháp của Pol Pot.
Rồi thực hiện diệt chủng chính dân tộc mình
Tự cho mình là mệnh danh là “ Người Cộng sản chân chính và trong sạch ”, " học trò trung thành " của Chủ nghĩa Mao và Cộng sản Quốc tế, lãnh đạo Khmer Đỏ bắt đầu tiến hành những cuộc cải cách cộng sản triệt để theo Học thuyết có tên gọi "Anka": Làm lại lịch sử bắt đầu từ số 0 và coi nông thôn là nền tảng cho chế độ mới, nghề trồng lúa là "nghề cao quý nhất", các phát minh hiện đại đều không cần thiết đến. Khmer Đỏ ra lệnh "lùa toàn bộ" sơ tán khỏi Phnom Penh và tất cả các thành phố, thị xã chính của đất nước.
Theo Pol Pot và "nhóm lãnh đạo" từng du học bên Pháp, rút kinh nghiệm của Công xã Paris vào thế kỉ 19 - Công xã này sụp đổ là bởi giai cấp vô sản đã không hành quyền độc tài đối với giai cấp trưởng giả. Vì thế Pol Pot cùng đồng bọn mưu tính " làm trống đô thị ", củng cố quyền lực của cán bộ và lính Khơ me Đỏ, thẳng tay tàn sát các nhà sư, các trí thức, người có vẻ là trí thức (có đeo kính), người tàn tật, người thiểu số như Lào và Việt Nam... Trong ba năm, tám tháng, hai mươi ngày (từ 17-4-1975 đến 7-1-1979) đã thảm sát đến 2 triệu trong tổng số 7,7 triệu đồng bào (gần 1/3 dân số). Pol Pot dự trù là chỉ sau 2-3 năm (khi dân di tản không còn vật dụng, tiền bạc mà họ mang theo) thì mọi người đều vô sản như nhau. Pol Pot cho là mình không chỉ áp dụng chủ nghĩa Mác Lênin mà còn "đi tắt đón đầu" vượt trên cả Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam, trở thành một nước Khơ me "vĩ đại".
Tương lai tươi sáng của dân tộc được nhồi sọ, tuyên truyền một chiều, thậm chí "tự do", "hạnh phúc" để Làm Người được cụ thể hóa chỉ là "không đói rét", "khổ đau" đã nhắc đến trong Bài hát bắt buộc cho trẻ em Campuchia - như một bức tranh tương lai sáng lạn, quang vinh của Công cuộc cách mạng.
Bài ca Ăng Ka (Người) Vĩ Đại
“Trẻ em chúng ta ai cũng yêu Angka vô hạn
Nhờ có Angka, chúng em có cuộc sống hạnh phúc và tươi đẹp hơn
Trước cách mạng, chúng em sống khổ cực như súc vật
Chúng em đói rét và khổ đau
Nhưng kẻ thù không đếm xỉa gì đến chúng em
Chỉ có da bọc xương, gầy guộc và đáng sợ
Đêm ngủ trên nền đất
Ngày lại đi ăn xin, kiếm tìm thức ăn trong thùng rác
Hôm nay, Angka mang tới cho chúng em sức sống
Và hôm nay chúng em được làm người
Ánh sáng cách mạng, bình đẳng, tự do tỏa sáng vinh quang
Ôi Angka chúng em kính yêu Người
Chúng em nguyện đi theo con đường cách mạng của Người…”
Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Chế độ Pol Pot đặc biệt tàn bạo đối với bất đồng chính trị và đối lập. Tra tấn diễn ra khắp mọi nơi. Một số ví dụ, tù nhân bị trói vào khung sắt của giường nằm và bị cắt cổ. Hàng nghìn chính trị gia và quan chức bị buộc tội hợp tác với chính phủ cũ bị giết hại trong khi Phnom Penh biến thành một thành phố ma với rất nhiều người chết đói, bệnh tật hay bị hành quyết.
Đồng tiền của Campuchia Dân chủ
Cuộc sống ở nước 'Campuchia dân chủ ' rất ngặt nghèo và bạo tàn. Ở nhiều vùng trong nước, người dân bị bố ráp và bị hành quyết vì tội nói tiếng nước ngoài, đeo kính, bới rác kiếm thức ăn, thậm chí là than khóc khi có người thân qua đời. Những nhà doanh nghiệp thời trước và các quan chức bị săn đuổi một cách tàn nhẫn và bị giết chết cùng toàn bộ gia đình họ. Khmer đỏ sợ rằng những người đó có lòng tin là họ có thể sẽ đứng lên phản đối lại chế độ của chúng. Một số kẻ trung thành với Khmer đỏ thậm chí còn bị giết vì tội không thể kiếm đủ số ‘phản cách mạng’ để hành quyết.
Cho tới năm 1977, hơn 2 triệu người Campuchia đã bị hại bởi chính những người đồng bào "cộng sản chân chính" của mình, làm theo đúng đường lối ghi trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản "cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc".
Riêng với nhân dân Việt Nam, Khơ me Đỏ cũng tàn sát đẫm máu hơn 20.000 người dọc biên giới tây nam. Cuối cùng, chế độ Khơ me Đỏ bị lật đổ cuối năm 1978, để trừng trị tội ác tại vùng biên Việt Nam, quân đội Việt Nam cùng Mặt trận Campuchia thống nhất bảo vệ quốc gia đã tấn công Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Pol Pot cùng tàn quân rút lên cứ điểm ở rừng núi gần Thái Lan và chết ngày 15/4/1998. Vậy là, kẻ độc tài Polpot và chế độ độc tài Khơ me Đỏ đã diệt vong không quá 4 năm, không kéo dài được như các vị độc tài khác... để còn vơ vét, tham nhũng, gia đình trị! Đó là nhờ công lao của sự can thiệp quân sự kịp thời của nước láng giềng anh em!
Chế độ Độc tài – “boong-ke” cho tham nhũng quy mô
Posted by truongthondlb1
Bùi Quang Minh (Chungta.com) - “Boong ke” của Kẻ Độc tài-Tham nhũng có đầy đủ các công cụ mạnh nhất của một dân tộc: Vũ khí và nhân danh “Đầy tớ nhân dân” + Vũ khí và nhân danh “Nhân dân”…
Sau khi lật đổ các nhà độc tài, người ta mới phát giác ra những chế độ ấy là nơi nương nhờ, bình phong và cung cấp phương tiện để những kẻ có “đặc quyền”, “đặc lợi” tham nhũng, vơ vét tài sản công một cách có hệ thống, một cách lộ liễu, không biết đến công lý là gì. Kéo dài chế độ độc tài càng làm cho gia tăng mâu thuẫn xã hội: đất nước nghèo nàn và tàn tạ đi, tầng lớp siêu giàu ngày một giàu hơn, tầng lớp dân nghèo ngày một bần cùng hóa. Trong khi đó, những kẻ tham nhũng càng mạnh thêm, củng cố vững chắc thêm nhờ hoàn thiện được cách bao biện, che chắn, bảo vệ và gia tăng sức mạnh, quy mô tham nhũng.
1. Độc tài – hệ thống vững chắc như Boong-ke để ngụy trang và bảo vệ tham nhũng có quy mô
Hiểu một cách sơ lược, thì “vụ lợi tham nhũng được hiểu là lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần kẻ tham nhũng có được…“, còn Kẻ tham nhũng là “Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: Cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước, Cán bộ, công chức, viên chức;
Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân quân đội, Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an” có những “hành vi tham nhũng” ấy (theo quy định của Luật Phòng chống Tham nhũng số 55/2005/QH11 năm 2005). Theo định nghĩa này, tham nhũng là loại hành vi xấu xa rất dễ mắc phải của những cá nhân có chức quyền. Khi một người được bầu vào một chức vụ, dù lớn hay nhỏ, phía trước mở ra cho người đó một cơ hội tham nhũng nhờ được trao quyền hợp pháp tiếp cận các nguồn tài nguyên công cộng và có quyền đưa ra quyết định (có thể mang tính tư lợi vì lợi ích của chính họ, gia đình, bạn bè…)
“Kẻ thù lớn nhất của một người là Thói Xấu của người đó“. Mỗi người phải chiến đấu chống lại kẻ thù lớn nhất này của mình. Mỗi khi một người được phong chức, tăng thêm quyền lực là cuộc chiến của người đó với Thói Xấu của mình lại trở nên ác liệt. Có nhiều khả năng Thói Xấu sẽ giành được phần thắng và người công chức, quan chức nhanh chóng tham gia vào “binh đoàn tham nhũng” với chiến tích Tham nhũng ngày một đông dần. Đấy là chưa nói những kẻ đã quy hàng những Thói Xấu còn nói toạc ra như ông Vương – bí thư chi bộ làng Lữu Lương, Thượng Thủy, Sơn Tây, Trung Quốc từng nói: “Tôi không tham nhũng, làm quan để làm gì?”1) hay như thì thầm trong gia đình nhà độc tài Ben Ali: “Nếu muốn nhiều tiền, ít ra nên vơ vét kin kín một chút”. Ở mức nhiều quốc gia, người ta ước tính hàng năm các quốc gia đang phát triển mất 20-40 tỉ USD vì hối lộ, biển thủ và các hành vi tham nhũng khác nhau của các nhà lãnh đạo (tương đương 20-40% lượng tiền hỗ trợ phát triển chính thức của các nước).
Độc tài là hình thức lộng hành cao nhất của loài người. Nó hủy hoại cùng lúc nhiều nguồn lực giá trị nhất trong phạm vi toàn xã hội. Chúng sử dụng các nguồn lực lớn nhất, mạnh nhất của kinh tế, chính trị, xã hội cho chính công cuộc Tham nhũng của mình. Ta gọi đó là những “Boong ke” cho bọn tham nhũng núp bóng, bảo vệ và chống trả lại sự nghiệp chống tham nhũng.
Tác giả Nguyễn Trần Bạt khi làm rõ hơn khái niệm tham nhũng đã mô tả việc sử dụng các quyền lực, uy tín và địa vị công cộng để chiếm đoạt các giá trị tinh thần của xã hội hoặc của người khác. “Giá trị tinh thần” bao gồm: độc quyền về chức quyền/ quyền lực, độc quyền về thông tin, tư duy và độc quyền về lẽ phải, phán xét. Mà trong chế độ độc tài, “Tham nhũng tinh thần” chính là cơ cấu bảo trợ về chính trị cho tham nhũng vật chất“2). Trong chế độ độc tài, tham nhũng “giá trị vật chất” sẽ tìm được nơi ẩn náu và cách thức bảo vệ trước sự những cố gắng Phòng và Chống tham nhũng của quốc gia.
Chỉ đến khi chế độ đó sụp đổ thì mức độ “tham nhũng vật chất” mới bị vạch trần và cũng qua đó người ta mới rõ hơn “đời sống tinh thần” của xã hội đã bị ô nhiễm đến mức nào và sự tha hóa của các tổ chức chính trị, sự mất nhân cách con người có quy mô và mức độ sâu sắc đến đâu. Ở vai trò cá nhân, ngay khi chế độ độc tài sụp đổ, nhà độc tài thường ngay lập tức bị điều tra và xét xử tội danh “tham nhũng” trước hàng loại tội danh kinh khủng khác của họ.
Kẻ Độc tài – Tham nhũng khác với Kẻ Tham nhũng thông thường (chỉ tham nhũng vật chất nhỏ lẻ) là chúng độc chiếm và thao túng các công cụ sinh ra những “giá trị tinh thần” của một đất nước, dùng nó phục vụ cho công việc tham nhũng một cách có quy mô… (thực hiện “tham nhũng tinh thần” trước khi “tham nhũng vật chất”)
2. Bức tranh tham nhũng qua trường hợp một số nhà độc tài
Trong số những nhà độc tài, tôi đã mô tả nhà độc tài Pol Pot của Campuchia là “Kẻ độc tài không kịp tham ô, tham nhũng, gia đình trị…” với nghĩa là chưa đi đến công đoạn gia tăng lợi ích vật chất bởi vì độc tài Pol Pot đang thực hiện dở dang công cuộc tham nhũng “lợi ích tinh thần” của dân tộc Campuchia.
Phần này tôi xin điểm qua vài nét số liệu “công cuộc tham nhũng” của những kẻ độc tài.
1- Độc tài 5 năm tại châu Phi
Sani Abacha nhà độc tài quân sự của Cộng hòa Nigeria, nắm quyền điều hành đất nước 5 năm trời từ tháng 11-1993 đến tháng 6-1998, chết đột ngột do đau tim. Trong 5 năm cầm quyền, Abacha không ngớt lời nhắc đến sứ mệnh đưa đất nước đi lên dân chủ trong khi thẳng tay xử tử 9 nhà đối lập và cùng gia đình, dòng tộc biển thủ từ 2 đến 5 tỷ USD. (5 tỷ USD tương đương với 10% thu nhập giàu mỏ trong 5 năm của quốc gia này). Lượng tiền này có được thông qua biển thủ tiền từ Ngân hàng Trung ương Nigeria (chở thẳng các thùng tiền về biệt thự của mình) và các khoản hối lộ nhận từ các công ty nước ngoài, từ chương trình cứu trợ. Sau khi cái chết của nhà độc tài hàng chục tài khoản ngân hàng của Abacha cùng gia đình tại nước ngoài bị phong tỏa và quốc tế coi gia tộc Abacha là một tổ chức tội phạm.
2- Độc tài 30 năm tại châu Phi
Hosni Mubarak nhà độc tài của Cộng hòa Ai Cập, nắm quyền điều hành đất nước 30 năm qua đến khi bị nhân dân lật đổ. Người ta ước tính ông cùng gia đình đã biển thu 40 – 70 tỷ USD chủ yếu gửi ở ngân hàng nước ngoài và đầu tư vào thị trường địa ốc rải khắp các thành phố lớn trên thế giới. Ban đầu, khi lên cầm quyền, ông luôn phát biểu với quyết tâm cao chống tham nhũng triệt để. Về sau, ông cùng gia đình đã năng vơ vét bằng chương trình tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước, hoa hồng của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Ai Cập, đỡ đầu các doanh nghiệp làm ăn. Trước khi bị lật đổ, báo chí Ai Cập vẫn đánh giá Mubarak sống “liêm khiết có tiếng” và “khá giản dị”
3- Độc tài 23 năm tại châu Phi
Ben Ali nhà độc tài của Cộng hòa Tunisia, nắm quyền điều hành đất nước 23 năm qua. Người ta ước tính ông cùng gia đình đã kiểm soát 35% nền kinh tế Tunisia, thu vén được 5 tỷ USD. Gia tộc Ben Ali đã kiểm soát cổ phần 3 ngân hàng lớn, 2 công ty điện thoại, 1 hãng hàng không quốc gia, các tài sản lớn trên khắp Tunisia. Ông cùng vợ, các thành viên gia tộc bị kết tội tham ô, ăn cắp tài nguyên quốc gia, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài. Trong thời gian cầm quyền, ông kiểm soát chặt chẽ báo chí, truyền thông và bịt miệng những người chỉ trích và đối lập. Trước khi bị lật đổ, hình ảnh của ông vẫn “trong sạch đến mức tiệt trùng”, hình ảnh, bích chương ca ngợi ông và chế độ treo khắp các đường phố ở thủ đô.
4- Độc tài 42 năm tại châu Phi
Muammar al-Gaddafi nhà độc tài của Đại Dân quốc Nhân dân Xã hội Chủ nghĩa Ả rập Libya, nắm quyền điều hành đất nước 42 năm qua đến khi bị nhân dân lật đổ. Gaddafi mong muốn xây dựng một nhà nước công bằng hơn thời kỳ phong kiến của vua của vua Idris, phân chia nguồn thu dầu mỏ đồng đều hơn đến từng người dân. Gaddafi còn in sách viết về học thuyết “Chủ nghĩa Xã hội Hồi Giáo” của mình với ý tưởng tiên tiến “dân chủ trực tiếp và phổ thông” và “kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước, trong đó kinh tế nhà nước là chủ lực, làm nền móng”. Tuy nhiên, nhà nước “Đại Dân quốc Nhân dân Xã hội Chủ nghĩa Ả rập Libya” hoạt động theo khẩu hiểu “Tự do, Chủ nghĩa xã hội, Đoàn kết” chỉ là công cụ để Gaddafi thực hiện hành vi tội ác với nhân dân và vơ vét của cải cho gia đình mình. Người ta ước tính ông cùng gia đình đã đánh cắp hàng chục tỷ USD từ nguồn thu nhập dầu mỏ và chi tiêu của chính phủ Libya.
Trong lúc đại đa số nhân dân phải sống khó khăn dưới chế độ độc tài hà khắc, thì gia đình Gaddafi sống phè phỡn, như những ông hoàng. Số tiền biển thủ này được chuyển một cách bí mật tới các ngân hàng ở Dubai, Thụy Sĩ, Canada, Mỹ, các quốc gia vùng vịnh Ba Tư. Gia đình Gaddafi đông con và thường xảy ra các tranh chấp xuất phát từ việc ăn chia không đồng đều các khoản tiền ăn cắp của nhân dân.
5- Độc tài 31 năm tại châu Phi
Robert Mugabe nhà độc tài của đất nước Cộng hòa Zimbabwe, nắm quyền điều hành đất nước từ 1980. Ông được xem là anh hùng đấu tranh cho độc lập. Mugabe đã tự mô tả mình là “sinh ra để chống lại những kẻ thực dân”.
Trong những năm cầm quyền, ông Robert Mugabe đã thay thế sự thống trị của thiểu số da trắng bằng sự thống trị của thiểu số da đen tập hợp quanh lợi ích cá nhân của chính ông. Ông cũng cho rằng Chúa đã giao quyền lực cho ông ta nên không ai có thể đoạt lại. Ban đầu, ông và các đồng đội tin rằng sẽ chủ yếu là phục vụ dân chúng nên đã lập nên các quy tắc lãnh đạo nghiêm khắc, coi việc làm giàu là không được phép. Về sau, ông nhận ra tất cả đều tham nhũng nên ông cho phép họ thoải mái tham nhũng, song ghi chép lại đầy đủ để buộc chặt họ với quyền lực của ông. Ông còn tiến hành công hữu hóa các công ty nước ngoài, chia lại cổ phần cho quan chức của mình.
Ông nhiều lần chấn áp đối lập, điển hình vụ trấn áp năm 1980 đã làm 20.000 người thiệt mạng. Năm 1998, quân đội của Mugabe trấn áp những cuộc biểu tình của người dân phản đối tình trạng giá nhu yếu phẩm tăng cao. Năm 2005, gần 600.000 người Zimbabwe có thu nhập thấp đã mất nhà cửa bởi các “chiến dịch thanh lọc” thành phố. Do sử dụng bạo lực để đàn áp phe đối lập mà ông Mugabe đã bị thế giới lên án và bị cấm vận.
Mặc dù tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục (231 triệu %), chính sách y tế đội sổ và thất nghiệp (94%) tràn lan kéo dài từ những năm 1990 tới nay, 7 trong số 12 triệu người Zimbabwe sống nghèo đói, không khiến Tổng thống Robert Mugabe (86 tuổi) từ bỏ lối sống xa hoa ngoài sức tưởng tượng của mình.
Trong năm 2008, ông Mugabe đã cho xây dựng một tòa nhà 25 phòng trị giá 26 triệu đô la tại một khu ngoại ô thành phố Harare, khu dân cư dành riêng cho những người giàu có. Đây là lần thứ 3 ông Mugabe cho xây dựng biệt thự riêng và là căn biệt thự thứ 5 ông sở hữu kể từ khi ông lên nhậm chức Tổng thống. Trong cuối những năm 1990, vợ của Tổng thống Mugabe, Grace, cũng bị lên án sau khi dùng tiền của quỹ của chính phủ dành xây dựng nhà ở giá rẻ cho người nghèo để xây dựng cho riêng mình một dinh thự 30 phòng tên là “Graceland”. Gia đình Mugabe còn có nhiều bất động sản ở châu Á. Một số nguồn tin cho biết gia đình Mugabe hiện giấu hàng triệu đôla tại một nhà băng ở Kuala Lumpur.
Chương trình sinh nhật lần thứ 85 mừng thượng thọ Robert Mugabe được tổ chức long trọng “khiêm tốn” với chi phí khoảng nửa triệu đôla. (tính theo tiền Zimbabwe, tiệc sinh nhật Mugabe tốn hơn 12 ngàn tỷ đôla Zimbabwe). Bữa tiệc có chừng 500 con bò bị giết thịt, 2.000 chai Moet, Chandon và sâm banh Bollinger 1961; chưa kể 500 chai Johnny Walker “nhãn xanh”, 400 phần trứng cá, 8.000 con tôm hùm…
6- Độc tài 29 năm tại châu Mỹ
Jean-Claude Duvalier nhà độc tài của Cộng hòa Haiti (Trung Mỹ), nắm quyền điều hành đất nước 29 năm đến khi bị nhân dân lật đổ. Ban đầu, Duvalier có thực hiện đôi chút cải cách như thả tù nhân chính trị, nới lỏng tự do báo chí nhưng sau đó bóp nghẹt các lực lượng đối lập, luật pháp chỉ còn nằm trên giấy. Trong người dân rất khó khăn để kiếm sống, ông cùng gia đình sống hết sức xa hoa, có hàng chục triệu USD trong tài khoản nước ngoài và dàn xếp được cuộc bỏ phiếu làm “Tổng thống suốt đời” với 99,8% đồng ý. Dưới thời cầm quyền, Duvalier đã bắt, tra tấn bỏ tù không xét xử 60.000 người vì các lý do chính trị. Báo chí vẫn từng mô tả chế độ “tốt đẹp” của ông là không tồn tại tù nhân chính trị, mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật mà thôi. Ngay sau khi bị lật đổ, Duvalier bị truy tố vì tội tham nhũng và cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người.
7- Độc tài 21 năm tại châu Á
Ferdinand Marcos nhà độc tài của Cộng hòa Philippines, nắm quyền điều hành đất nước 21 năm đến khi bị nhân dân lật đổ. Tổ chức minh bạch quốc tế ước tính Marcos đã cướp đi của đất nước Philippines 5-10 tỷ USD. Ông đã có thành tích lớn trong lĩnh vực phát triển hạ tầng và ngoại giao quốc tế. Nhưng ông cũng nhanh chóng trở thành một nhà độc tài, gia đình trị, đàn áp đối lập. Marcos đã đòi tiền hoa hồng từ các công ty làm ăn ở Philippines và trao các hợp đồng làm ăn béo bở của nhà nước cho các thành viên gia đình mình và những đồng minh thân cận, chiếm đoạt các công ty tư nhân, tạo ra những tập đoàn nhà nước độc quyền kinh doanh các sản phẩm quan trọng như đường, dừa, vận tải biển, xây dựng, truyền thông… Ngoài ra, ông Marcos còn ăn cắp tiền từ nguồn viện trợ quốc tế và thậm chí còn tổ chức các cuộc “cướp phá” ngân khố và các cơ quan nhà nước để chuyển vào các tài khoản ở nước ngoài. Đến khi bị lật đổ vào năm 1986, ông Marcos và vợ đã chuyển hàng tỉ USD ăn cắp được sang các tài khoản ngân hàng ở Mỹ, Thụy Sĩ và nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, gia đình Marcos cũng đổ nhiều tỉ USD vào các tập đoàn trong nước để rửa tiền.
8- Độc tài 31 năm tại châu Á
Mohamed Suharto nhà độc tài của Cộng hòa Indonesia, nắm quyền điều hành đất nước 31 năm đến khi bị nhân dân lật đổ. Tổ chức minh bạch quốc tế ước tính Suharto đã cướp đi của đất nước Indonesia 15-35 tỷ USD. Trong thời gian cầm quyền, ông xây dựng được một chính phủ và quân đội vững mạnh, kiểm soát tuyệt đối đất nước đa sắc tộc, cải thiện được kinh tế và dân sinh Indonesia. Ông cũng thu hút được đầu tư nước ngoài và giành được sự ủng hộ về kinh tế ngoại giao quốc tế. Từ 1990, do sự lãnh đạo độc đoán và tham nhũng, sự từ chối các quyền tự do chính trị và dân chủ của người dân. Ông đã tạo nên một hệ thống “tham nhũng, cấu kết, con ông cháu cha”. Để có quyền kiểm soát công ty nhà nước, bạn bè, họ hàng phải đút lót, chia lợi nhuận cho ông qua các “quỹ từ thiện” của ông. “Phí” giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, vay tiền của ngân hàng quốc gia… đưa trả cho ông và gia đình thông qua các cổ phần ưu đãi. Vài ngày sau khi từ chức hồi tháng 5-1998, ông Suharto đã chuyển tới 9 tỉ USD từ Thụy Sĩ đến một tài khoản ngân hàng ở Áo.
9- Độc tài 24 năm tại châu Á
Saddam Hussein nhà độc tài của Cộng hòa Iraq, nắm quyền điều hành đất nước 24 năm đến khi bị lật đổ. Trong thời gian cầm quyền, ông thực hiện chính sách “bàn tay sắt” tiêu diệt các sĩ quan quân đội, chính khác bị coi là chống đối. Mặc dù kinh tế Iraq ngày một sa sút, xuống dốc trầm trọng, ông cùng gia đình vẫn tích lũy được một khối lượng tài sản khổng lồ lên tới hàng tỷ USD trong các ngân hàng ở Thụy Sĩ.
10- Độc tài 21 năm tại châu Á
Saparmurat Niyazov nhà độc tài của Cộng hòa XHCN Turkmenistan, nắm quyền điều hành đất nước 21 năm cho tới khi bị chết đột ngột. Mặc dù là nước có nhiều khí đốt hàng thứ năm thế giới nhưng ông vẫn để cho kinh tế đất nước kém phát triển và hơn 60% người dân thất nghiệp.
Trong khi đó Niyazov không tiếc tiền dân đầu tư xây dựng những công trình hoành tráng cho riêng mình. Ông ra lệnh tạo dựng một hồ nước ngay giữa sa mạc khô cằn, đồng thời cho xây một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết tại khu vực đồi núi giáp biên giới Iran, nơi không bao giờ có tuyết rơi. Niyazov đã cho xây cất một dinh Tổng Thống làm toàn bằng đá hoa cương tại thủ đô Ashgabat. Ở vùng ngoại ô, ông cho xây cất 30 khách sạn đồ sộ nhưng ít khi nào sử dụng để đón tiếp ai. Cũng vì lý do đó, đến nay chính phủ Turkmenistan vẫn còn nợ gần 2.3 tỉ đô la.
11- Độc tài 24 năm tại châu Âu
Nicolae Ceauşescu nhà độc tài của Cộng hòa XHCN Rumania, nắm quyền điều hành đất nước 24 năm đến khi bị nhân dân lật đổ. Ban đầu ông đưa đất nước đi theo định hướng XHCN, kinh tế mở cửa thân phương Tây và chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Dần dần trở thành một chế độ độc tài gia đình trị, tệ nạn tham nhũng, xa hoa rộng khắp trong giới lãnh đạo. Trong khi người dân sống trong điều kiện ngày càng khốn khó, đặc biệt là số lượng và chất lượng thực phẩm cũng như hàng hoá trong các cửa hàng ngày một ít thì vợ chồng Ceauşescu sống vương giả, sa hoa với 39 vila sang trọng, được xây dựng ở các vùng khác nhau của Rumani, 21 căn hộ cao cấp tại các sứ quán của Rumani ở nước ngoài. Tại thủ đô, 2 vợ chồng sống trong một cung điện sang trọng với 40 phòng khác nhau được trang trí bằng những bức tranh đắt giá, phòng tắm được khảm bằng vàng 18. Mỗi phòng đều có truyền hình, máy video và những đồ đắt tiền…
3. Công cụ gì để chống boong ke “Độc tài – Tham nhũng”?
Tại các xã hội giương cao khẩu hiệu của nhà nước văn minh: “Tổng thống là đầy tớ của Nhân dân“, cơ chế đi đến tham nhũng, độc tài là tìm cách đi tắt, lách kẽ hở công lý “nhảy vào” giữ một lúc vừa là “đầy tớ” phục vụ hết lòng nhân dân, vừa làm “đại diện cho ông chủ” tức là đại biểu của chính nhân dân. Cơ chế này giúp họ nhanh chóng tư lợi phi pháp; lại dễ dàng thao túng công lý, luật pháp làm nền tảng Nhà nước pháp trị bị vô hiệu hóa. Trong boong-ke của Nhà độc tài-Tham nhũng vừa có công cụ của “ông chủ” vừa có công cụ của “đầy tớ”. Quyền lực, thông tin, công lý, chân lý, phán xử… đều được Kẻ độc tài-tham nhũng thâu tóm hoàn toàn qua tháng năm cầm quyền.
Vậy để tiêu diệt Độc tài -Tham nhũng, sự nghiệp chống tham nhũng và nhân dân có trong tay những công cụ gì? Dựa trên nguồn lực vật chất, nguồn lực tinh thần nào?
Xin dành cho người dân và những người đã từng tin cậy, đề bạt, bầu chọn những kẻ Độc tài-Tham nhũng trả lời câu hỏi này.
“Boong ke” của Kẻ Độc tài-Tham nhũng có đầy đủ các công cụ mạnh nhất của một dân tộc: Vũ khí và nhân danh “Đầy tớ nhân dân” + Vũ khí và nhân danh “Nhân dân”…
Tham khảo:
1) Tham nhũng vật chất và tham nhũng tinh thần
2) Quan chức Trung Quốc tiếp tục gây sốc: “Chống đối chính quyền là cái ác đấy!”
Nguồn: Chungta.com
Bùi Quang Minh (Chungta.com) - “Boong ke” của Kẻ Độc tài-Tham nhũng có đầy đủ các công cụ mạnh nhất của một dân tộc: Vũ khí và nhân danh “Đầy tớ nhân dân” + Vũ khí và nhân danh “Nhân dân”…
Sau khi lật đổ các nhà độc tài, người ta mới phát giác ra những chế độ ấy là nơi nương nhờ, bình phong và cung cấp phương tiện để những kẻ có “đặc quyền”, “đặc lợi” tham nhũng, vơ vét tài sản công một cách có hệ thống, một cách lộ liễu, không biết đến công lý là gì. Kéo dài chế độ độc tài càng làm cho gia tăng mâu thuẫn xã hội: đất nước nghèo nàn và tàn tạ đi, tầng lớp siêu giàu ngày một giàu hơn, tầng lớp dân nghèo ngày một bần cùng hóa. Trong khi đó, những kẻ tham nhũng càng mạnh thêm, củng cố vững chắc thêm nhờ hoàn thiện được cách bao biện, che chắn, bảo vệ và gia tăng sức mạnh, quy mô tham nhũng.
1. Độc tài – hệ thống vững chắc như Boong-ke để ngụy trang và bảo vệ tham nhũng có quy mô
Hiểu một cách sơ lược, thì “vụ lợi tham nhũng được hiểu là lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần kẻ tham nhũng có được…“, còn Kẻ tham nhũng là “Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: Cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước, Cán bộ, công chức, viên chức;
Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân quân đội, Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an” có những “hành vi tham nhũng” ấy (theo quy định của Luật Phòng chống Tham nhũng số 55/2005/QH11 năm 2005). Theo định nghĩa này, tham nhũng là loại hành vi xấu xa rất dễ mắc phải của những cá nhân có chức quyền. Khi một người được bầu vào một chức vụ, dù lớn hay nhỏ, phía trước mở ra cho người đó một cơ hội tham nhũng nhờ được trao quyền hợp pháp tiếp cận các nguồn tài nguyên công cộng và có quyền đưa ra quyết định (có thể mang tính tư lợi vì lợi ích của chính họ, gia đình, bạn bè…)
“Kẻ thù lớn nhất của một người là Thói Xấu của người đó“. Mỗi người phải chiến đấu chống lại kẻ thù lớn nhất này của mình. Mỗi khi một người được phong chức, tăng thêm quyền lực là cuộc chiến của người đó với Thói Xấu của mình lại trở nên ác liệt. Có nhiều khả năng Thói Xấu sẽ giành được phần thắng và người công chức, quan chức nhanh chóng tham gia vào “binh đoàn tham nhũng” với chiến tích Tham nhũng ngày một đông dần. Đấy là chưa nói những kẻ đã quy hàng những Thói Xấu còn nói toạc ra như ông Vương – bí thư chi bộ làng Lữu Lương, Thượng Thủy, Sơn Tây, Trung Quốc từng nói: “Tôi không tham nhũng, làm quan để làm gì?”1) hay như thì thầm trong gia đình nhà độc tài Ben Ali: “Nếu muốn nhiều tiền, ít ra nên vơ vét kin kín một chút”. Ở mức nhiều quốc gia, người ta ước tính hàng năm các quốc gia đang phát triển mất 20-40 tỉ USD vì hối lộ, biển thủ và các hành vi tham nhũng khác nhau của các nhà lãnh đạo (tương đương 20-40% lượng tiền hỗ trợ phát triển chính thức của các nước).
Độc tài là hình thức lộng hành cao nhất của loài người. Nó hủy hoại cùng lúc nhiều nguồn lực giá trị nhất trong phạm vi toàn xã hội. Chúng sử dụng các nguồn lực lớn nhất, mạnh nhất của kinh tế, chính trị, xã hội cho chính công cuộc Tham nhũng của mình. Ta gọi đó là những “Boong ke” cho bọn tham nhũng núp bóng, bảo vệ và chống trả lại sự nghiệp chống tham nhũng.
Tác giả Nguyễn Trần Bạt khi làm rõ hơn khái niệm tham nhũng đã mô tả việc sử dụng các quyền lực, uy tín và địa vị công cộng để chiếm đoạt các giá trị tinh thần của xã hội hoặc của người khác. “Giá trị tinh thần” bao gồm: độc quyền về chức quyền/ quyền lực, độc quyền về thông tin, tư duy và độc quyền về lẽ phải, phán xét. Mà trong chế độ độc tài, “Tham nhũng tinh thần” chính là cơ cấu bảo trợ về chính trị cho tham nhũng vật chất“2). Trong chế độ độc tài, tham nhũng “giá trị vật chất” sẽ tìm được nơi ẩn náu và cách thức bảo vệ trước sự những cố gắng Phòng và Chống tham nhũng của quốc gia.
Chỉ đến khi chế độ đó sụp đổ thì mức độ “tham nhũng vật chất” mới bị vạch trần và cũng qua đó người ta mới rõ hơn “đời sống tinh thần” của xã hội đã bị ô nhiễm đến mức nào và sự tha hóa của các tổ chức chính trị, sự mất nhân cách con người có quy mô và mức độ sâu sắc đến đâu. Ở vai trò cá nhân, ngay khi chế độ độc tài sụp đổ, nhà độc tài thường ngay lập tức bị điều tra và xét xử tội danh “tham nhũng” trước hàng loại tội danh kinh khủng khác của họ.
Kẻ Độc tài – Tham nhũng khác với Kẻ Tham nhũng thông thường (chỉ tham nhũng vật chất nhỏ lẻ) là chúng độc chiếm và thao túng các công cụ sinh ra những “giá trị tinh thần” của một đất nước, dùng nó phục vụ cho công việc tham nhũng một cách có quy mô… (thực hiện “tham nhũng tinh thần” trước khi “tham nhũng vật chất”)
2. Bức tranh tham nhũng qua trường hợp một số nhà độc tài
Trong số những nhà độc tài, tôi đã mô tả nhà độc tài Pol Pot của Campuchia là “Kẻ độc tài không kịp tham ô, tham nhũng, gia đình trị…” với nghĩa là chưa đi đến công đoạn gia tăng lợi ích vật chất bởi vì độc tài Pol Pot đang thực hiện dở dang công cuộc tham nhũng “lợi ích tinh thần” của dân tộc Campuchia.
Phần này tôi xin điểm qua vài nét số liệu “công cuộc tham nhũng” của những kẻ độc tài.
1- Độc tài 5 năm tại châu Phi
Sani Abacha nhà độc tài quân sự của Cộng hòa Nigeria, nắm quyền điều hành đất nước 5 năm trời từ tháng 11-1993 đến tháng 6-1998, chết đột ngột do đau tim. Trong 5 năm cầm quyền, Abacha không ngớt lời nhắc đến sứ mệnh đưa đất nước đi lên dân chủ trong khi thẳng tay xử tử 9 nhà đối lập và cùng gia đình, dòng tộc biển thủ từ 2 đến 5 tỷ USD. (5 tỷ USD tương đương với 10% thu nhập giàu mỏ trong 5 năm của quốc gia này). Lượng tiền này có được thông qua biển thủ tiền từ Ngân hàng Trung ương Nigeria (chở thẳng các thùng tiền về biệt thự của mình) và các khoản hối lộ nhận từ các công ty nước ngoài, từ chương trình cứu trợ. Sau khi cái chết của nhà độc tài hàng chục tài khoản ngân hàng của Abacha cùng gia đình tại nước ngoài bị phong tỏa và quốc tế coi gia tộc Abacha là một tổ chức tội phạm.
2- Độc tài 30 năm tại châu Phi
Hosni Mubarak nhà độc tài của Cộng hòa Ai Cập, nắm quyền điều hành đất nước 30 năm qua đến khi bị nhân dân lật đổ. Người ta ước tính ông cùng gia đình đã biển thu 40 – 70 tỷ USD chủ yếu gửi ở ngân hàng nước ngoài và đầu tư vào thị trường địa ốc rải khắp các thành phố lớn trên thế giới. Ban đầu, khi lên cầm quyền, ông luôn phát biểu với quyết tâm cao chống tham nhũng triệt để. Về sau, ông cùng gia đình đã năng vơ vét bằng chương trình tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước, hoa hồng của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Ai Cập, đỡ đầu các doanh nghiệp làm ăn. Trước khi bị lật đổ, báo chí Ai Cập vẫn đánh giá Mubarak sống “liêm khiết có tiếng” và “khá giản dị”
3- Độc tài 23 năm tại châu Phi
Ben Ali nhà độc tài của Cộng hòa Tunisia, nắm quyền điều hành đất nước 23 năm qua. Người ta ước tính ông cùng gia đình đã kiểm soát 35% nền kinh tế Tunisia, thu vén được 5 tỷ USD. Gia tộc Ben Ali đã kiểm soát cổ phần 3 ngân hàng lớn, 2 công ty điện thoại, 1 hãng hàng không quốc gia, các tài sản lớn trên khắp Tunisia. Ông cùng vợ, các thành viên gia tộc bị kết tội tham ô, ăn cắp tài nguyên quốc gia, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài. Trong thời gian cầm quyền, ông kiểm soát chặt chẽ báo chí, truyền thông và bịt miệng những người chỉ trích và đối lập. Trước khi bị lật đổ, hình ảnh của ông vẫn “trong sạch đến mức tiệt trùng”, hình ảnh, bích chương ca ngợi ông và chế độ treo khắp các đường phố ở thủ đô.
4- Độc tài 42 năm tại châu Phi
Muammar al-Gaddafi nhà độc tài của Đại Dân quốc Nhân dân Xã hội Chủ nghĩa Ả rập Libya, nắm quyền điều hành đất nước 42 năm qua đến khi bị nhân dân lật đổ. Gaddafi mong muốn xây dựng một nhà nước công bằng hơn thời kỳ phong kiến của vua của vua Idris, phân chia nguồn thu dầu mỏ đồng đều hơn đến từng người dân. Gaddafi còn in sách viết về học thuyết “Chủ nghĩa Xã hội Hồi Giáo” của mình với ý tưởng tiên tiến “dân chủ trực tiếp và phổ thông” và “kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước, trong đó kinh tế nhà nước là chủ lực, làm nền móng”. Tuy nhiên, nhà nước “Đại Dân quốc Nhân dân Xã hội Chủ nghĩa Ả rập Libya” hoạt động theo khẩu hiểu “Tự do, Chủ nghĩa xã hội, Đoàn kết” chỉ là công cụ để Gaddafi thực hiện hành vi tội ác với nhân dân và vơ vét của cải cho gia đình mình. Người ta ước tính ông cùng gia đình đã đánh cắp hàng chục tỷ USD từ nguồn thu nhập dầu mỏ và chi tiêu của chính phủ Libya.
Trong lúc đại đa số nhân dân phải sống khó khăn dưới chế độ độc tài hà khắc, thì gia đình Gaddafi sống phè phỡn, như những ông hoàng. Số tiền biển thủ này được chuyển một cách bí mật tới các ngân hàng ở Dubai, Thụy Sĩ, Canada, Mỹ, các quốc gia vùng vịnh Ba Tư. Gia đình Gaddafi đông con và thường xảy ra các tranh chấp xuất phát từ việc ăn chia không đồng đều các khoản tiền ăn cắp của nhân dân.
5- Độc tài 31 năm tại châu Phi
Robert Mugabe nhà độc tài của đất nước Cộng hòa Zimbabwe, nắm quyền điều hành đất nước từ 1980. Ông được xem là anh hùng đấu tranh cho độc lập. Mugabe đã tự mô tả mình là “sinh ra để chống lại những kẻ thực dân”.
Trong những năm cầm quyền, ông Robert Mugabe đã thay thế sự thống trị của thiểu số da trắng bằng sự thống trị của thiểu số da đen tập hợp quanh lợi ích cá nhân của chính ông. Ông cũng cho rằng Chúa đã giao quyền lực cho ông ta nên không ai có thể đoạt lại. Ban đầu, ông và các đồng đội tin rằng sẽ chủ yếu là phục vụ dân chúng nên đã lập nên các quy tắc lãnh đạo nghiêm khắc, coi việc làm giàu là không được phép. Về sau, ông nhận ra tất cả đều tham nhũng nên ông cho phép họ thoải mái tham nhũng, song ghi chép lại đầy đủ để buộc chặt họ với quyền lực của ông. Ông còn tiến hành công hữu hóa các công ty nước ngoài, chia lại cổ phần cho quan chức của mình.
Ông nhiều lần chấn áp đối lập, điển hình vụ trấn áp năm 1980 đã làm 20.000 người thiệt mạng. Năm 1998, quân đội của Mugabe trấn áp những cuộc biểu tình của người dân phản đối tình trạng giá nhu yếu phẩm tăng cao. Năm 2005, gần 600.000 người Zimbabwe có thu nhập thấp đã mất nhà cửa bởi các “chiến dịch thanh lọc” thành phố. Do sử dụng bạo lực để đàn áp phe đối lập mà ông Mugabe đã bị thế giới lên án và bị cấm vận.
Mặc dù tỷ lệ lạm phát cao kỷ lục (231 triệu %), chính sách y tế đội sổ và thất nghiệp (94%) tràn lan kéo dài từ những năm 1990 tới nay, 7 trong số 12 triệu người Zimbabwe sống nghèo đói, không khiến Tổng thống Robert Mugabe (86 tuổi) từ bỏ lối sống xa hoa ngoài sức tưởng tượng của mình.
Trong năm 2008, ông Mugabe đã cho xây dựng một tòa nhà 25 phòng trị giá 26 triệu đô la tại một khu ngoại ô thành phố Harare, khu dân cư dành riêng cho những người giàu có. Đây là lần thứ 3 ông Mugabe cho xây dựng biệt thự riêng và là căn biệt thự thứ 5 ông sở hữu kể từ khi ông lên nhậm chức Tổng thống. Trong cuối những năm 1990, vợ của Tổng thống Mugabe, Grace, cũng bị lên án sau khi dùng tiền của quỹ của chính phủ dành xây dựng nhà ở giá rẻ cho người nghèo để xây dựng cho riêng mình một dinh thự 30 phòng tên là “Graceland”. Gia đình Mugabe còn có nhiều bất động sản ở châu Á. Một số nguồn tin cho biết gia đình Mugabe hiện giấu hàng triệu đôla tại một nhà băng ở Kuala Lumpur.
Chương trình sinh nhật lần thứ 85 mừng thượng thọ Robert Mugabe được tổ chức long trọng “khiêm tốn” với chi phí khoảng nửa triệu đôla. (tính theo tiền Zimbabwe, tiệc sinh nhật Mugabe tốn hơn 12 ngàn tỷ đôla Zimbabwe). Bữa tiệc có chừng 500 con bò bị giết thịt, 2.000 chai Moet, Chandon và sâm banh Bollinger 1961; chưa kể 500 chai Johnny Walker “nhãn xanh”, 400 phần trứng cá, 8.000 con tôm hùm…
6- Độc tài 29 năm tại châu Mỹ
Jean-Claude Duvalier nhà độc tài của Cộng hòa Haiti (Trung Mỹ), nắm quyền điều hành đất nước 29 năm đến khi bị nhân dân lật đổ. Ban đầu, Duvalier có thực hiện đôi chút cải cách như thả tù nhân chính trị, nới lỏng tự do báo chí nhưng sau đó bóp nghẹt các lực lượng đối lập, luật pháp chỉ còn nằm trên giấy. Trong người dân rất khó khăn để kiếm sống, ông cùng gia đình sống hết sức xa hoa, có hàng chục triệu USD trong tài khoản nước ngoài và dàn xếp được cuộc bỏ phiếu làm “Tổng thống suốt đời” với 99,8% đồng ý. Dưới thời cầm quyền, Duvalier đã bắt, tra tấn bỏ tù không xét xử 60.000 người vì các lý do chính trị. Báo chí vẫn từng mô tả chế độ “tốt đẹp” của ông là không tồn tại tù nhân chính trị, mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật mà thôi. Ngay sau khi bị lật đổ, Duvalier bị truy tố vì tội tham nhũng và cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người.
7- Độc tài 21 năm tại châu Á
Ferdinand Marcos nhà độc tài của Cộng hòa Philippines, nắm quyền điều hành đất nước 21 năm đến khi bị nhân dân lật đổ. Tổ chức minh bạch quốc tế ước tính Marcos đã cướp đi của đất nước Philippines 5-10 tỷ USD. Ông đã có thành tích lớn trong lĩnh vực phát triển hạ tầng và ngoại giao quốc tế. Nhưng ông cũng nhanh chóng trở thành một nhà độc tài, gia đình trị, đàn áp đối lập. Marcos đã đòi tiền hoa hồng từ các công ty làm ăn ở Philippines và trao các hợp đồng làm ăn béo bở của nhà nước cho các thành viên gia đình mình và những đồng minh thân cận, chiếm đoạt các công ty tư nhân, tạo ra những tập đoàn nhà nước độc quyền kinh doanh các sản phẩm quan trọng như đường, dừa, vận tải biển, xây dựng, truyền thông… Ngoài ra, ông Marcos còn ăn cắp tiền từ nguồn viện trợ quốc tế và thậm chí còn tổ chức các cuộc “cướp phá” ngân khố và các cơ quan nhà nước để chuyển vào các tài khoản ở nước ngoài. Đến khi bị lật đổ vào năm 1986, ông Marcos và vợ đã chuyển hàng tỉ USD ăn cắp được sang các tài khoản ngân hàng ở Mỹ, Thụy Sĩ và nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, gia đình Marcos cũng đổ nhiều tỉ USD vào các tập đoàn trong nước để rửa tiền.
8- Độc tài 31 năm tại châu Á
Mohamed Suharto nhà độc tài của Cộng hòa Indonesia, nắm quyền điều hành đất nước 31 năm đến khi bị nhân dân lật đổ. Tổ chức minh bạch quốc tế ước tính Suharto đã cướp đi của đất nước Indonesia 15-35 tỷ USD. Trong thời gian cầm quyền, ông xây dựng được một chính phủ và quân đội vững mạnh, kiểm soát tuyệt đối đất nước đa sắc tộc, cải thiện được kinh tế và dân sinh Indonesia. Ông cũng thu hút được đầu tư nước ngoài và giành được sự ủng hộ về kinh tế ngoại giao quốc tế. Từ 1990, do sự lãnh đạo độc đoán và tham nhũng, sự từ chối các quyền tự do chính trị và dân chủ của người dân. Ông đã tạo nên một hệ thống “tham nhũng, cấu kết, con ông cháu cha”. Để có quyền kiểm soát công ty nhà nước, bạn bè, họ hàng phải đút lót, chia lợi nhuận cho ông qua các “quỹ từ thiện” của ông. “Phí” giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, vay tiền của ngân hàng quốc gia… đưa trả cho ông và gia đình thông qua các cổ phần ưu đãi. Vài ngày sau khi từ chức hồi tháng 5-1998, ông Suharto đã chuyển tới 9 tỉ USD từ Thụy Sĩ đến một tài khoản ngân hàng ở Áo.
9- Độc tài 24 năm tại châu Á
Saddam Hussein nhà độc tài của Cộng hòa Iraq, nắm quyền điều hành đất nước 24 năm đến khi bị lật đổ. Trong thời gian cầm quyền, ông thực hiện chính sách “bàn tay sắt” tiêu diệt các sĩ quan quân đội, chính khác bị coi là chống đối. Mặc dù kinh tế Iraq ngày một sa sút, xuống dốc trầm trọng, ông cùng gia đình vẫn tích lũy được một khối lượng tài sản khổng lồ lên tới hàng tỷ USD trong các ngân hàng ở Thụy Sĩ.
10- Độc tài 21 năm tại châu Á
Saparmurat Niyazov nhà độc tài của Cộng hòa XHCN Turkmenistan, nắm quyền điều hành đất nước 21 năm cho tới khi bị chết đột ngột. Mặc dù là nước có nhiều khí đốt hàng thứ năm thế giới nhưng ông vẫn để cho kinh tế đất nước kém phát triển và hơn 60% người dân thất nghiệp.
Trong khi đó Niyazov không tiếc tiền dân đầu tư xây dựng những công trình hoành tráng cho riêng mình. Ông ra lệnh tạo dựng một hồ nước ngay giữa sa mạc khô cằn, đồng thời cho xây một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết tại khu vực đồi núi giáp biên giới Iran, nơi không bao giờ có tuyết rơi. Niyazov đã cho xây cất một dinh Tổng Thống làm toàn bằng đá hoa cương tại thủ đô Ashgabat. Ở vùng ngoại ô, ông cho xây cất 30 khách sạn đồ sộ nhưng ít khi nào sử dụng để đón tiếp ai. Cũng vì lý do đó, đến nay chính phủ Turkmenistan vẫn còn nợ gần 2.3 tỉ đô la.
11- Độc tài 24 năm tại châu Âu
Nicolae Ceauşescu nhà độc tài của Cộng hòa XHCN Rumania, nắm quyền điều hành đất nước 24 năm đến khi bị nhân dân lật đổ. Ban đầu ông đưa đất nước đi theo định hướng XHCN, kinh tế mở cửa thân phương Tây và chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Dần dần trở thành một chế độ độc tài gia đình trị, tệ nạn tham nhũng, xa hoa rộng khắp trong giới lãnh đạo. Trong khi người dân sống trong điều kiện ngày càng khốn khó, đặc biệt là số lượng và chất lượng thực phẩm cũng như hàng hoá trong các cửa hàng ngày một ít thì vợ chồng Ceauşescu sống vương giả, sa hoa với 39 vila sang trọng, được xây dựng ở các vùng khác nhau của Rumani, 21 căn hộ cao cấp tại các sứ quán của Rumani ở nước ngoài. Tại thủ đô, 2 vợ chồng sống trong một cung điện sang trọng với 40 phòng khác nhau được trang trí bằng những bức tranh đắt giá, phòng tắm được khảm bằng vàng 18. Mỗi phòng đều có truyền hình, máy video và những đồ đắt tiền…
3. Công cụ gì để chống boong ke “Độc tài – Tham nhũng”?
Tại các xã hội giương cao khẩu hiệu của nhà nước văn minh: “Tổng thống là đầy tớ của Nhân dân“, cơ chế đi đến tham nhũng, độc tài là tìm cách đi tắt, lách kẽ hở công lý “nhảy vào” giữ một lúc vừa là “đầy tớ” phục vụ hết lòng nhân dân, vừa làm “đại diện cho ông chủ” tức là đại biểu của chính nhân dân. Cơ chế này giúp họ nhanh chóng tư lợi phi pháp; lại dễ dàng thao túng công lý, luật pháp làm nền tảng Nhà nước pháp trị bị vô hiệu hóa. Trong boong-ke của Nhà độc tài-Tham nhũng vừa có công cụ của “ông chủ” vừa có công cụ của “đầy tớ”. Quyền lực, thông tin, công lý, chân lý, phán xử… đều được Kẻ độc tài-tham nhũng thâu tóm hoàn toàn qua tháng năm cầm quyền.
Vậy để tiêu diệt Độc tài -Tham nhũng, sự nghiệp chống tham nhũng và nhân dân có trong tay những công cụ gì? Dựa trên nguồn lực vật chất, nguồn lực tinh thần nào?
Xin dành cho người dân và những người đã từng tin cậy, đề bạt, bầu chọn những kẻ Độc tài-Tham nhũng trả lời câu hỏi này.
“Boong ke” của Kẻ Độc tài-Tham nhũng có đầy đủ các công cụ mạnh nhất của một dân tộc: Vũ khí và nhân danh “Đầy tớ nhân dân” + Vũ khí và nhân danh “Nhân dân”…
Tham khảo:
1) Tham nhũng vật chất và tham nhũng tinh thần
2) Quan chức Trung Quốc tiếp tục gây sốc: “Chống đối chính quyền là cái ác đấy!”
Nguồn: Chungta.com
Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng
Posted on Tháng Ba 26, 2011 by truongthondlb1
Nguyễn Trần Bạt (Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group) – Trong khi ăn cắp chỉ là một hành vi phi đạo đức của con người khi bị thúc bách bởi những nhu cầu bậc thấp thì tham nhũng là hành vi sử dụng quyền lực để chiếm đoạt. Trong khi những kẻ ăn cắp vẫn còn cảm giác lén lút khi đi ăn cắp thì những kẻ tham nhũng đã trở nên vô cảm trước những hành vi chiếm đoạt của mình… Những kẻ ăn cắp không có khả năng truyền bá những ảnh hưởng chính trị còn những kẻ tham nhũng vẫn có thể tham gia hoạt động chính trị… Những kẻ tham nhũng cần và phải đi qua con đường chính trị và sử dụng sức mạnh chính trị…
*
Trong đời sống hàng ngày của con người, tâm lý – trạng thái cảm hứng của con người khi hành động – đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, tâm lý là một đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng hay nói cách khác, rất nhiều yếu tố có thể tác động tới tâm lý; trong trường hợp những thay đổi tâm lý diễn ra theo chiều hướng tiêu cực, người ta sẽ mô tả chúng như là sự biến dạng tâm lý.
Khi nghiên cứu sự biến dạng của tâm lý, chúng ta sẽ thấy rằng tham nhũng không phải là hiện tượng tiêu cực duy nhất gây ra biến dạng tâm lý nhưng nó là một trong những yếu tố gây ra những biến dạng khủng khiếp nhất, trên quy mô rộng lớn nhất, ở mức độ sâu sắc nhất và thậm chí, có thể nói, tham nhũng gây ra sự biến dạng nhân cách. Vì lý do đó, tham nhũng, với tư cách là nguồn gốc của sự biến dạng tâm lý, sẽ trở thành đối tượng nghiên cứu của bài viết này. Hy vọng rằng, những phân tích về vấn đề này sẽ có tác dụng như một lời cảnh tỉnh đối với những kẻ vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của sự biến dạng này.
Tham nhũng và sự biến dạng từ tâm lý đồng chí đến tâm lý đồng loã
Tâm lý đồng chí là một trong những tâm lý rất căn bản vì bản chất hay mục tiêu của sinh hoạt chính trị là tìm kiếm sự đồng thuận. Bất kỳ sự đồng thuận nào cũng phải dựa trên tâm lý đồng chí tức là sự cùng chí hướng; nói cách khác, nếu không có tâm lý đồng chí làm nền tảng thì sẽ không có sự đồng thuận. Do đó, nghiên cứu tâm lý đồng chí chính là nghiên cứu điều kiện hình thành các tổ chức nói chung và các tổ chức chính trị hay các đảng chính trị nói riêng.
Tuy nhiên, không phải ở đâu tâm lý đồng chí cũng được cảm nhận và có giá trị giống nhau. Chẳng hạn, ở những môi trường không có sự cạnh tranh về chính trị, người ta sẽ không có điều kiện để đo đạc giá trị cũng như ý nghĩa của tâm lý đồng chí; ngược lại, xã hội càng dân chủ tức môi trường cạnh tranh chính trị càng gay gắt thì tâm lý đồng chí càng quan trọng bởi nó được thử thách trong sự cạnh tranh về mức độ sáng suốt chính trị giữa các đảng chính trị. Do đó, ở những quốc gia mà sự cạnh tranh chính trị diễn ra bình đẳng thì tâm lý chính trị sẽ trở thành tiêu chuẩn quan trọng nhất của việc hình thành các đảng chính trị – nó chính là dấu hiệu con người trong việc phân biệt các đảng chính trị khác nhau.
Vậy, quá trình biến dạng từ tâm lý đồng chí thành tâm lý đồng loã diễn ra như thế nào? Khi con người phấn đấu vì một lý tưởng hay một mục tiêu chính đáng thì tâm lý đồng chí là tâm lý chi phối các tập thể chính trị nghĩa là tâm lý đồng chí trở thành tâm lý cơ bản của những con người sinh hoạt trong cùng một không gian chính trị. Tuy nhiên, khi lý tưởng hay mục tiêu cao đẹp không còn nữa thì tâm lý đồng chí sẽ bị biến dạng thành tâm lý đồng loã; nói cách khác, chính tâm lý đồng chí khi thất bại sẽ trở thành tâm lý đồng loã. Như vậy, quá trình thay đổi, biến dạng từ tâm lý đồng chí thành tâm lý đồng loã gắn liền với quá trình biến dạng hay sự lạc hậu của lý tưởng chính trị và lý tưởng xã hội.
Vậy tham nhũng xuất hiện ở đâu trong lộ trình từ tâm lý từ đồng chí tới tâm lý đồng loã? Khi nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tổ chức, chúng ta sẽ thấy một hiện tượng tương đối phổ biến là một đảng chính trị sẽ trở thành đảng cầm quyền sau khi đạt được những thành tựu chính trị nhất định và quá trình tha hoá thường diễn ra đồng thời với những va chạm về lợi ích, địa vị và quyền lực. Tuy nhiên, cũng chính những nghiên cứu này lại chỉ ra rằng, quá trình tha hoá là quá trình khách quan tất yếu của bất kỳ tổ chức nào và chính vì thế, nội dung khoa học quan trọng nhất của các tổ chức chính trị chính là chống lại sự tha hoá quyền lực. Đương nhiên, khi nhận ra những biểu hiện của sự tha hoá, người ta sẽ đề ra và áp dụng những biện pháp để chống lại hay ít nhất cũng nhằm giảm tốc độ của quá trình tha hoá; nhưng, mọi biện pháp đều bất lực trước hiện tượng tha hoá của các tổ chức cầm quyền nếu không có môi trường cạnh tranh. Môi trường cạnh tranh lý tưởng nhất cũng tức là môi trường duy nhất đảm bảo tính hợp lý của các tổ chức chính trị là môi trường dân chủ – ở đó, mọi tổ chức chính trị đều phải đương đầu với rủi ro là bị gạt ra khỏi các sinh hoạt chính trị của xã hội nếu không thành công trong việc ngăn chặn quá trình tha hoá của mình. Kết luận như vậy hoàn toàn đồng nghĩa rằng, ngay cả khi áp dụng các biện pháp mang tính tổ chức mà không có sự cạnh tranh chính trị thì cũng chỉ có thể kéo dài sự tồn tại hoặc làm chậm lại quá trình tha hoá của các tổ chức chính trị chứ không thể khắc phục được nó.
Quay trở lại sự biến chất của lý tưởng, có thể nói, khi lý tưởng bị biến chất thì người ta sẽ thiên về phân chia quyền lực và quyền lợi. Sự phân chia quyền lực dẫn đến sự hình thành các phe phái trong một đảng. Bàn về sự phân chia thành các phe phái trong cùng một đảng, chúng ta cần phải phân biệt giữa sự phân chia chính thống và sự phân chia không chính thống; ở đây, cũng có thể hiểu là sự phân chia công khai và sự phân chia trong bóng tối. Sự phân chia thành các phe phái trong cùng một đảng một cách công khai, xét về mặt bản chất, chính là sự đa dạng hoá của các khuynh hướng chính trị; nó sẽ tạo ra sự cạnh tranh về chính trị để chống lại sự độc quyền chân lý và do đó, nó là một yếu tố tích cực. Ngược lại, sự phân chia trong bóng tối là sản phẩm của quá trình tha hoá quyền lực; đến đây, tham nhũng bắt đầu xuất hiện như là tác nhân của sự biến dạng từ tâm lý đồng chí thành tâm lý đồng loã. Như vậy, tâm lý đồng loã không phải là tâm lý của một đảng chính trị mà là tâm lý của một phái trong đảng chính trị đã bị tha hoá.
Trong quá trình phát triển của mình, một đảng chính trị sẽ được điều chỉnh bởi hai loại tâm lý. Thứ nhất là tâm lý đồng chí tức phần còn lại của những lý tưởng chính trị chưa bị thoái hoá. Phải khẳng định rằng, ở bất kỳ tổ chức chính trị nào, phần còn lại này luôn luôn tồn tại; nếu không, đảng chính trị sẽ biến mất hoàn toàn. Nói cách khác, chừng nào một đảng chính trị còn tồn tại thì những hạt nhân hợp lý về mặt lý tưởng chính trị cũng vẫn còn tồn tại. Trong lòng bất kỳ tổ chức chính trị nào, các mặt tiêu cực và các mặt tích cực không ngừng cạnh tranh với nhau dẫn đến sự hình thành các phái chính trị như đã phân tích trong phần trước. Các phái chính trị không chính thống sẽ bị điều chỉnh bởi tâm lý đồng loã tức là tâm lý của những kẻ cùng ăn chia một vùng quyền lực, quyền lợi hoặc thậm chí một vùng chân lý – đó chính là bản chất của tham nhũng. Các phái chính trị chính thống không bị điều chỉnh bởi tâm lý đồng loã nhưng bị điều chỉnh bởi một loại tâm lý đồng chí thứ hai – đó là tâm lý đồng chí trên những khía cạnh hẹp hay tâm lý đồng chí trên những vấn đề cụ thể. Trên đây là những mô tả về những tác động của tham nhũng lên một trong những module tâm lý căn bản nhất của con người hay sự trượt từ tâm lý đồng chí tới tâm lý đồng loã.
Tâm lý bị truy đuổi về mặt tinh thần hay hồi ức về những giá trị người của những kẻ đã bị “thú hoá”
Xã hội thường quan niệm một cách đơn giản về tham nhũng như là ăn cắp. Trong bài viết này, chúng tôi xin nhắc lại rằng tham nhũng hoàn toàn không giống với ăn cắp, thậm chí cũng không thể coi ăn cắp là trạng thái bậc thấp của tham nhũng. Tại sao lại như vậy?
Trước hết, trong khi ăn cắp chỉ là một hành vi phi đạo đức của con người khi bị thúc bách bởi những nhu cầu bậc thấp thì tham nhũng là hành vi sử dụng quyền lực để chiếm đoạt. Nói như vậy để thấy tham nhũng là một hành vi gắn liền với sự tha hoá của quyền lực; nói cách khác, tham nhũng là hành vi riêng có của những kẻ được nhân dân trao cho cương vị đại diện. Thứ hai, trong khi những kẻ ăn cắp vẫn còn cảm giác lén lút khi đi ăn cắp thì những kẻ tham nhũng đã trở nên vô cảm trước những hành vi chiếm đoạt của mình. Do đó, những kẻ ăn cắp vẫn còn thừa nhận sự tồn tại của pháp luật trong khi những kẻ tham nhũng chà đạp lên nó. Thứ ba, những kẻ ăn cắp không có khả năng truyền bá những ảnh hưởng chính trị còn những kẻ tham nhũng vẫn có thể tham gia hoạt động chính trị. Nếu nói một cách thẳng thắn hơn thì điều đó có nghĩa là những kẻ tham nhũng cần và phải đi qua con đường chính trị và sử dụng sức mạnh chính trị.
Tham nhũng, vì thế, là một khoảng đen tối trong hoạt động chính trị, nó không chỉ làm mất mát quyền lợi vật chất của xã hội mà còn làm biến chất một trong những hoạt động cao quý nhất của nhân loại – đó là hoạt động chính trị. Những kẻ ăn cắp không có điều kiện để xây dựng các chính sách nhưng những kẻ tham nhũng thì bẻ gẫy chính sách, chà đạp lên nhà nước thông qua việc làm biến dạng các chính sách. Trong khi những kẻ ăn cắp phải “lao động” một cách vất vả thì những kẻ tham nhũng lại “lao động” một cách nhàn nhã; nhưng, thứ “lao động” đó của chúng đang làm băng hoại các giá trị đạo đức, gây tổn hại đến uy tín của hệ thống chính trị và nhà nước. Tội ác của những kẻ tham nhũng không đơn giản chỉ là những khối lượng vật chất bị chúng chiếm đoạt, mà chính là sự bẻ gẫy các thể chế, từ thể chế tinh thần đến thể chế chính trị, thể chế nhà nước và thậm chí làm biến dạng cả văn hoá.
Vì những tội ác như vậy, những kẻ tham nhũng luôn phải đối diện với cảm giác bị truy đuổi, ít nhất về mặt tinh thần. Những ai đã từng đọc “Những người khốn khổ” của Victor Hugo mới có thể hiểu nổi cảm giác bị truy đuổi đó đáng sợ đến mức nào. Jean ValJean chỉ ăn cắp duy nhất một chiếc bánh mỳ nhưng luôn cảm thấy mình bị truy đuổi, ngay cả khi ông ta đã trở thành thị trưởng Madolen, đã trốn vào tu viện và cố gắng sống như một con người lương thiện. Cảm giác truy đuổi ở những kẻ tham nhũng, có lẽ, còn đáng sợ gấp nhiều lần.
Tuy nhiên, cảm giác truy đuổi đó, thực ra, là một dấu hiệu tích cực; nó cho thấy những kẻ tham nhũng vẫn còn có cảm giác tội lỗi, vẫn còn nuối tiếc những giá trị người hay nói đúng hơn, vẫn còn nhớ về và trân trọng khoảng thời gian đã từng là người. Chúng tôi cho rằng hoàn toàn không quá lời khi nói như vậy bởi dẫu chỉ tham nhũng một lần thôi, con người đã tự nguyện cống nạp mình, cống nạp những giá trị người cao quý trong mình, cống nạp những phẩm hạnh của mình cho quỷ sứ; hay nói theo một cách khác, con người đã tự nguyện và chủ động “thú hoá” những giá trị của mình. Và hàng đêm, khi đối diện với sự truy đuổi tinh thần đó, những kẻ tham nhũng lại bị dày vò bởi ý nghĩ “Liệu ta có thể quay trở lại làm người không? Và nếu như ta không thể quay trở lại làm người thì những đứa con của ta có thể quay trở lại làm người hay không trong khi nhân cách, trí tuệ và hoài bão của chúng đang được nuôi dưỡng bằng những đồng tiền nhơ bẩn?“. Bản thân sự dày vò đó đã là hình phạt khủng khiếp nhất đối với những kẻ tham nhũng và do đó, nhiệm vụ của chúng ta không phải là chống tham nhũng bằng các biện pháp hình sự thông thường mà phải chống tham nhũng bằng cách xây dựng một cơ chế có khả năng khuếch đại sức mạnh của cảm giác bị truy đuổi đó.
Như trong phần trước đã phân tích, những kẻ ăn cắp hoàn toàn khác với những kẻ tham nhũng; trong khi những kẻ ăn cắp còn biết quy phục trước sức mạnh của đạo đức thì những kẻ tham nhũng đã trở nên vô cảm trước những giá trị đạo đức. Thứ duy nhất khiến những kẻ tham nhũng khiếp hãi là những con thú mạnh hơn. Nhưng, liệu con người có thể sống và cảm thấy hạnh phúc hay không khi để tồn tại và tránh khỏi móng vuốt của những con thú nhỏ, họ phải nương tựa vào những con thú mạnh hơn. Con người không thể và không được phép làm như vậy bởi nếu không, họ sẽ biến mình trở thành miếng mồi của những con thú mạnh hơn. Tuy nhiên, con người cũng không thể tiêu diệt những con thú bởi ngay khi con người tiêu diệt những con thú thì con người cũng không còn là con người nữa. Vậy, phải chăng con người đã hoàn toàn bất lực trước hiện tượng tham nhũng và những kẻ tham nhũng?
Xin được trả lời ngay rằng, vẫn còn có một liều thuốc khác để kìm chế hiện tượng tham nhũng – đó là xây dựng nền dân chủ. Chính nền dân chủ chứ không phải chế độ độc tài mới là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự phát triển của hiện tượng tham nhũng. Sự độc tài tự thân nó đã gắn liền với sự tha hoá quyền lực; đến lượt mình, nó sẽ không chỉ bắt đầu một hiện tượng tham nhũng mà còn khiến tham nhũng phát triển ở những quy mô lớn hơn với những mức độ trầm trọng hơn. Một số người đưa ra biện pháp công khai hoá nhưng chúng tôi hoàn toàn không tán đồng. Công khai hoá là gì? Công khai hoá là phủ lên tất cả những kẻ tham nhũng thứ ánh sáng ban ngày, thứ ánh sáng của sự trong sạch và những giá trị người cao quý và khiến tất cả chúng cùng lúc nhận ra rằng mình không phải là đối tượng duy nhất đã bị thú hoá, rằng quanh mình có không ít những kẻ đã bị thú hoá và nếu tập trung hết thảy những kẻ đã bị thú hoá lại, chúng sẽ có sức mạnh ghê gớm – sức mạnh của sự huỷ diệt. Do đó, nội dung khoa học của chương trình chống tham nhũng là phải chỉ ra thời điểm và mức độ công khai hoá thích hợp; nếu không, chính sự công khai hoá đó sẽ dồn những kẻ bị thú hoá vào đường cùng, chúng sẽ trở nên dữ tợn hơn bao giờ hết bởi sự hành hạ và tra tấn của nỗi sợ và để tồn tại, chúng sẽ quay lại truy đuổi con người. Chính sách ân xá kinh tế cũng không phải là một biện pháp hiệu quả trong việc kiềm chế tham nhũng; nó chỉ là giải pháp để cứu nguồn vốn của xã hội và hợp thức hoá những giá trị đã bị “thú hoá”; nghĩa là, vì lợi ích của con người, chúng ta đã phải hợp thức hoá những giá trị đã “thú hoá” và tạo điều kiện cho những giá trị từng bị “thú hoá” đó quay trở lại đời sống. Chính sách ân xá kinh tế, do đó, chỉ giải quyết được phần nào những thất thiệt về mặt vật chất mà tham nhũng gây ra chứ không thể khắc phục được nó. Vì thế, chúng ta sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc xây dựng nền dân chủ như một trong những cơ chế kiềm chế tham nhũng và làm trong sạch lại những giá trị đã bị “thú hoá”.
Tuy nhiên, quá trình dân chủ hoá không thể diễn ra nhanh chóng. Lịch sử nhân loại đã chứng minh mọi nhà nước độc tài đều sụp đổ. Vì sự phát triển của xã hội loài người mà các thể chế dần dần được thay bằng thể chế dân chủ; quá trình dân chủ hoá đời sống loài người là một quá trình kiên nhẫn của lịch sử và những nghiên cứu xoay quanh quá trình kiên nhẫn ấy đã đưa đến kết luận: nền dân chủ là cơ chế duy nhất có thể khắc phục tất cả các hiện tượng tiêu cực, trong đó có hiện tượng tham nhũng.
Cảm giác mất niềm tin vào những người đại diện, sự biến dạng của tâm lý sở hữu và một tương lai không thể dự báo
Trong một xã hội lành mạnh, nhân dân luôn luôn tự hào về người đại diện của mình; họ sẵn lòng trang bị cho người đại diện của mình tất cả mọi thứ để những người đại diện có thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Nhưng, đáng buồn thay khi mà những người đại diện lại lợi dụng cương vị đại diện của mình để chiếm đoạt không chỉ những giá trị vật chất mà cả những giá trị tinh thần của người dân. Sự chiếm đoạt đó càng trở nên phổ biến bao nhiêu thì nhân dân càng mất niềm tin vào những người đại diện bấy nhiêu. Họ cảm thấy niềm tin của mình bị xúc phạm và với thời gian, niềm tự hào sẽ dần dần mai một và thậm chí, biến mất hoàn toàn. Nhưng, đó mới chỉ là niềm tự hào đối với những người đại diện cụ thể. Điều gì sẽ xảy ra khi người đại diện đó chính là nhà nước? Điều gì sẽ xảy ra khi nhân dân không còn tin vào thể chế chính trị? Điều gì sẽ xảy ra khi nhân dân không còn tin rằng dân tộc mình có khả năng sống lành mạnh và xã hội mình đang sống có thể có một tương lai lành mạnh? Câu trả lời là, nhân dân sẽ đi tìm một tương lai khác.
Nhưng, điều ấy chưa hẳn đã đáng sợ bằng sự biến dạng của tâm lý sở hữu. Sở hữu là một khái niệm nhân văn và là khái niệm riêng có của con người và xã hội loài người. Nó cũng là một trong những khái niệm có chất lượng nhất để nói đến nền văn minh và xã hội càng văn minh thì khái niệm sở hữu càng rõ rệt và minh bạch. Nguợc lại, tham nhũng là dấu hiệu của xã hội không văn minh hay xã hội thú; chính bởi trong xã hội thú không có khái niệm sở hữu nên những kẻ bị thú hoá mới dễ dàng đến vậy trong việc chiếm đoạt những giá trị của người khác. Sự chiếm đoạt ấy rõ ràng đã làm biến dạng tâm lý sở hữu; nhưng, đó mới chỉ là tầng thứ nhất của vấn đề. Phân tích sự biến dạng của tâm lý sở hữu, chúng ta sẽ nhận ra sự biến dạng của tâm lý tích luỹ bởi khi tâm lý sở hữu đã bị biến dạng thì tâm lý tích luỹ, chắc chắn, cũng sẽ bị biến dạng theo. Tích luỹ là gì? Tích luỹ là một cách thức mà con người chuẩn bị cho tương lai. Tuy nhiên, dưới tác động của tham nhũng, tâm lý tích luỹ đó bị méo mó đi. Làm sao có thể tích luỹ để chuẩn bị cho tương lai khi ngày ngày, người ta đang chà đạp lên khái niệm sở hữu và như thế, rõ ràng tương lai không được hoạch định một cách kỹ càng. Con người sẽ làm gì trước những ám ảnh về một tương lai như vậy? Con người sẽ đi tìm một tương lai khác.
Cuối cùng, chúng ta có gì? Chúng ta có một tương lai không thể dự báo. Như đã phân tích trong phần trước, khi nhân dân không còn tin vào hệ thống chính trị hay nhà nước, khi nhân dân không cảm thấy tương lai của mình được đảm bảo bằng một sự tích luỹ lành mạnh thì họ sẽ tin vào một nhà nước trong tương lai. Điều đó có nghĩa rằng họ sẽ đi tìm một cuộc cách mạng. Khi nhân dân đi tìm một cuộc cách mạng thì tương lai của dân tộc sẽ cực kỳ đen tối bởi tương lai đó gắn với những di chứng của cách mạng tức là gắn với những loạn lạc, bất trắc và đổ nát. Tham nhũng, do đó, không chỉ huỷ hoại lòng tin vào những người đại diện mà còn huỷ hoại cả tâm lý tin tưởng vào cuộc sống bởi một dân tộc mà năng lực tham nhũng mạnh hơn cả năng lực phát triển thì dân tộc ấy chắc chắn sẽ không có tương lai. Và nếu chúng ta không kịp thời ngăn chặn sự phát triển của hiện tượng tham nhũng, chúng ta sẽ phải đối mặt hoặc với một cuộc cách mạng hoặc sự trốn chạy của nhân dân trong quá trình họ đi tìm một tương lai khác.
Những phân tích về tác hại của tham nhũng đã đưa chúng ta đến kết luận, xây dựng thể chế dân chủ chính là lời kêu gọi vĩ đại nhất và nhân đạo nhất để phục vụ nhân loại; những kẻ cố tình trì hoãn quá trình này phải hiểu rằng sự trì hoãn của họ sẽ tất yếu dẫn đến những chuỗi biến dạng khủng khiếp hơn nữa và sự biến dạng đáng sợ nhất là cảm giác bất lực của con người trong việc ngăn chặn quá trình thú hoá những giá trị người còn lại. Chúng ta buộc phải khẳng định như thế vì một tương lai có thể dự báo – ở đó, con người sẽ được giải phóng sức mạnh kiến tạo của họ.
Kết luận
Khi miêu tả cảm giác của một nhân vật buộc phải giết một kẻ lưu manh vì hắn ta đã giết một người lương thiện, Victor Hugo đã thốt lên rằng “Thực ra, nỗi ân hận vì giết đi một con người, dù chỉ là một kẻ lưu manh vẫn lớn hơn niềm vui vì được giết người để phục vụ nhân loại“. Chúng tôi muốn mượn những lời lẽ đó để khẳng định thêm một lần nữa rằng, dân chủ và chỉ có dân chủ như là thể chế hoàn hảo nhất của con người mới là liều thuốc đặc trị với hiện tượng tham nhũng – ở đó, những con người lương thiện đang ngày đêm “người hoá” những phần đã bị thú hoá trong những kẻ tham nhũng.
http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Luat-Phap/Bien_dang_tam_ly_xa_hoi_duoi_tac_dong_tham_nhung/
Nguyễn Trần Bạt (Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group) – Trong khi ăn cắp chỉ là một hành vi phi đạo đức của con người khi bị thúc bách bởi những nhu cầu bậc thấp thì tham nhũng là hành vi sử dụng quyền lực để chiếm đoạt. Trong khi những kẻ ăn cắp vẫn còn cảm giác lén lút khi đi ăn cắp thì những kẻ tham nhũng đã trở nên vô cảm trước những hành vi chiếm đoạt của mình… Những kẻ ăn cắp không có khả năng truyền bá những ảnh hưởng chính trị còn những kẻ tham nhũng vẫn có thể tham gia hoạt động chính trị… Những kẻ tham nhũng cần và phải đi qua con đường chính trị và sử dụng sức mạnh chính trị…
*
Trong đời sống hàng ngày của con người, tâm lý – trạng thái cảm hứng của con người khi hành động – đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, tâm lý là một đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng hay nói cách khác, rất nhiều yếu tố có thể tác động tới tâm lý; trong trường hợp những thay đổi tâm lý diễn ra theo chiều hướng tiêu cực, người ta sẽ mô tả chúng như là sự biến dạng tâm lý.
Khi nghiên cứu sự biến dạng của tâm lý, chúng ta sẽ thấy rằng tham nhũng không phải là hiện tượng tiêu cực duy nhất gây ra biến dạng tâm lý nhưng nó là một trong những yếu tố gây ra những biến dạng khủng khiếp nhất, trên quy mô rộng lớn nhất, ở mức độ sâu sắc nhất và thậm chí, có thể nói, tham nhũng gây ra sự biến dạng nhân cách. Vì lý do đó, tham nhũng, với tư cách là nguồn gốc của sự biến dạng tâm lý, sẽ trở thành đối tượng nghiên cứu của bài viết này. Hy vọng rằng, những phân tích về vấn đề này sẽ có tác dụng như một lời cảnh tỉnh đối với những kẻ vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của sự biến dạng này.
Tham nhũng và sự biến dạng từ tâm lý đồng chí đến tâm lý đồng loã
Tâm lý đồng chí là một trong những tâm lý rất căn bản vì bản chất hay mục tiêu của sinh hoạt chính trị là tìm kiếm sự đồng thuận. Bất kỳ sự đồng thuận nào cũng phải dựa trên tâm lý đồng chí tức là sự cùng chí hướng; nói cách khác, nếu không có tâm lý đồng chí làm nền tảng thì sẽ không có sự đồng thuận. Do đó, nghiên cứu tâm lý đồng chí chính là nghiên cứu điều kiện hình thành các tổ chức nói chung và các tổ chức chính trị hay các đảng chính trị nói riêng.
Tuy nhiên, không phải ở đâu tâm lý đồng chí cũng được cảm nhận và có giá trị giống nhau. Chẳng hạn, ở những môi trường không có sự cạnh tranh về chính trị, người ta sẽ không có điều kiện để đo đạc giá trị cũng như ý nghĩa của tâm lý đồng chí; ngược lại, xã hội càng dân chủ tức môi trường cạnh tranh chính trị càng gay gắt thì tâm lý đồng chí càng quan trọng bởi nó được thử thách trong sự cạnh tranh về mức độ sáng suốt chính trị giữa các đảng chính trị. Do đó, ở những quốc gia mà sự cạnh tranh chính trị diễn ra bình đẳng thì tâm lý chính trị sẽ trở thành tiêu chuẩn quan trọng nhất của việc hình thành các đảng chính trị – nó chính là dấu hiệu con người trong việc phân biệt các đảng chính trị khác nhau.
Vậy, quá trình biến dạng từ tâm lý đồng chí thành tâm lý đồng loã diễn ra như thế nào? Khi con người phấn đấu vì một lý tưởng hay một mục tiêu chính đáng thì tâm lý đồng chí là tâm lý chi phối các tập thể chính trị nghĩa là tâm lý đồng chí trở thành tâm lý cơ bản của những con người sinh hoạt trong cùng một không gian chính trị. Tuy nhiên, khi lý tưởng hay mục tiêu cao đẹp không còn nữa thì tâm lý đồng chí sẽ bị biến dạng thành tâm lý đồng loã; nói cách khác, chính tâm lý đồng chí khi thất bại sẽ trở thành tâm lý đồng loã. Như vậy, quá trình thay đổi, biến dạng từ tâm lý đồng chí thành tâm lý đồng loã gắn liền với quá trình biến dạng hay sự lạc hậu của lý tưởng chính trị và lý tưởng xã hội.
Vậy tham nhũng xuất hiện ở đâu trong lộ trình từ tâm lý từ đồng chí tới tâm lý đồng loã? Khi nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tổ chức, chúng ta sẽ thấy một hiện tượng tương đối phổ biến là một đảng chính trị sẽ trở thành đảng cầm quyền sau khi đạt được những thành tựu chính trị nhất định và quá trình tha hoá thường diễn ra đồng thời với những va chạm về lợi ích, địa vị và quyền lực. Tuy nhiên, cũng chính những nghiên cứu này lại chỉ ra rằng, quá trình tha hoá là quá trình khách quan tất yếu của bất kỳ tổ chức nào và chính vì thế, nội dung khoa học quan trọng nhất của các tổ chức chính trị chính là chống lại sự tha hoá quyền lực. Đương nhiên, khi nhận ra những biểu hiện của sự tha hoá, người ta sẽ đề ra và áp dụng những biện pháp để chống lại hay ít nhất cũng nhằm giảm tốc độ của quá trình tha hoá; nhưng, mọi biện pháp đều bất lực trước hiện tượng tha hoá của các tổ chức cầm quyền nếu không có môi trường cạnh tranh. Môi trường cạnh tranh lý tưởng nhất cũng tức là môi trường duy nhất đảm bảo tính hợp lý của các tổ chức chính trị là môi trường dân chủ – ở đó, mọi tổ chức chính trị đều phải đương đầu với rủi ro là bị gạt ra khỏi các sinh hoạt chính trị của xã hội nếu không thành công trong việc ngăn chặn quá trình tha hoá của mình. Kết luận như vậy hoàn toàn đồng nghĩa rằng, ngay cả khi áp dụng các biện pháp mang tính tổ chức mà không có sự cạnh tranh chính trị thì cũng chỉ có thể kéo dài sự tồn tại hoặc làm chậm lại quá trình tha hoá của các tổ chức chính trị chứ không thể khắc phục được nó.
Quay trở lại sự biến chất của lý tưởng, có thể nói, khi lý tưởng bị biến chất thì người ta sẽ thiên về phân chia quyền lực và quyền lợi. Sự phân chia quyền lực dẫn đến sự hình thành các phe phái trong một đảng. Bàn về sự phân chia thành các phe phái trong cùng một đảng, chúng ta cần phải phân biệt giữa sự phân chia chính thống và sự phân chia không chính thống; ở đây, cũng có thể hiểu là sự phân chia công khai và sự phân chia trong bóng tối. Sự phân chia thành các phe phái trong cùng một đảng một cách công khai, xét về mặt bản chất, chính là sự đa dạng hoá của các khuynh hướng chính trị; nó sẽ tạo ra sự cạnh tranh về chính trị để chống lại sự độc quyền chân lý và do đó, nó là một yếu tố tích cực. Ngược lại, sự phân chia trong bóng tối là sản phẩm của quá trình tha hoá quyền lực; đến đây, tham nhũng bắt đầu xuất hiện như là tác nhân của sự biến dạng từ tâm lý đồng chí thành tâm lý đồng loã. Như vậy, tâm lý đồng loã không phải là tâm lý của một đảng chính trị mà là tâm lý của một phái trong đảng chính trị đã bị tha hoá.
Trong quá trình phát triển của mình, một đảng chính trị sẽ được điều chỉnh bởi hai loại tâm lý. Thứ nhất là tâm lý đồng chí tức phần còn lại của những lý tưởng chính trị chưa bị thoái hoá. Phải khẳng định rằng, ở bất kỳ tổ chức chính trị nào, phần còn lại này luôn luôn tồn tại; nếu không, đảng chính trị sẽ biến mất hoàn toàn. Nói cách khác, chừng nào một đảng chính trị còn tồn tại thì những hạt nhân hợp lý về mặt lý tưởng chính trị cũng vẫn còn tồn tại. Trong lòng bất kỳ tổ chức chính trị nào, các mặt tiêu cực và các mặt tích cực không ngừng cạnh tranh với nhau dẫn đến sự hình thành các phái chính trị như đã phân tích trong phần trước. Các phái chính trị không chính thống sẽ bị điều chỉnh bởi tâm lý đồng loã tức là tâm lý của những kẻ cùng ăn chia một vùng quyền lực, quyền lợi hoặc thậm chí một vùng chân lý – đó chính là bản chất của tham nhũng. Các phái chính trị chính thống không bị điều chỉnh bởi tâm lý đồng loã nhưng bị điều chỉnh bởi một loại tâm lý đồng chí thứ hai – đó là tâm lý đồng chí trên những khía cạnh hẹp hay tâm lý đồng chí trên những vấn đề cụ thể. Trên đây là những mô tả về những tác động của tham nhũng lên một trong những module tâm lý căn bản nhất của con người hay sự trượt từ tâm lý đồng chí tới tâm lý đồng loã.
Tâm lý bị truy đuổi về mặt tinh thần hay hồi ức về những giá trị người của những kẻ đã bị “thú hoá”
Xã hội thường quan niệm một cách đơn giản về tham nhũng như là ăn cắp. Trong bài viết này, chúng tôi xin nhắc lại rằng tham nhũng hoàn toàn không giống với ăn cắp, thậm chí cũng không thể coi ăn cắp là trạng thái bậc thấp của tham nhũng. Tại sao lại như vậy?
Trước hết, trong khi ăn cắp chỉ là một hành vi phi đạo đức của con người khi bị thúc bách bởi những nhu cầu bậc thấp thì tham nhũng là hành vi sử dụng quyền lực để chiếm đoạt. Nói như vậy để thấy tham nhũng là một hành vi gắn liền với sự tha hoá của quyền lực; nói cách khác, tham nhũng là hành vi riêng có của những kẻ được nhân dân trao cho cương vị đại diện. Thứ hai, trong khi những kẻ ăn cắp vẫn còn cảm giác lén lút khi đi ăn cắp thì những kẻ tham nhũng đã trở nên vô cảm trước những hành vi chiếm đoạt của mình. Do đó, những kẻ ăn cắp vẫn còn thừa nhận sự tồn tại của pháp luật trong khi những kẻ tham nhũng chà đạp lên nó. Thứ ba, những kẻ ăn cắp không có khả năng truyền bá những ảnh hưởng chính trị còn những kẻ tham nhũng vẫn có thể tham gia hoạt động chính trị. Nếu nói một cách thẳng thắn hơn thì điều đó có nghĩa là những kẻ tham nhũng cần và phải đi qua con đường chính trị và sử dụng sức mạnh chính trị.
Tham nhũng, vì thế, là một khoảng đen tối trong hoạt động chính trị, nó không chỉ làm mất mát quyền lợi vật chất của xã hội mà còn làm biến chất một trong những hoạt động cao quý nhất của nhân loại – đó là hoạt động chính trị. Những kẻ ăn cắp không có điều kiện để xây dựng các chính sách nhưng những kẻ tham nhũng thì bẻ gẫy chính sách, chà đạp lên nhà nước thông qua việc làm biến dạng các chính sách. Trong khi những kẻ ăn cắp phải “lao động” một cách vất vả thì những kẻ tham nhũng lại “lao động” một cách nhàn nhã; nhưng, thứ “lao động” đó của chúng đang làm băng hoại các giá trị đạo đức, gây tổn hại đến uy tín của hệ thống chính trị và nhà nước. Tội ác của những kẻ tham nhũng không đơn giản chỉ là những khối lượng vật chất bị chúng chiếm đoạt, mà chính là sự bẻ gẫy các thể chế, từ thể chế tinh thần đến thể chế chính trị, thể chế nhà nước và thậm chí làm biến dạng cả văn hoá.
Vì những tội ác như vậy, những kẻ tham nhũng luôn phải đối diện với cảm giác bị truy đuổi, ít nhất về mặt tinh thần. Những ai đã từng đọc “Những người khốn khổ” của Victor Hugo mới có thể hiểu nổi cảm giác bị truy đuổi đó đáng sợ đến mức nào. Jean ValJean chỉ ăn cắp duy nhất một chiếc bánh mỳ nhưng luôn cảm thấy mình bị truy đuổi, ngay cả khi ông ta đã trở thành thị trưởng Madolen, đã trốn vào tu viện và cố gắng sống như một con người lương thiện. Cảm giác truy đuổi ở những kẻ tham nhũng, có lẽ, còn đáng sợ gấp nhiều lần.
Tuy nhiên, cảm giác truy đuổi đó, thực ra, là một dấu hiệu tích cực; nó cho thấy những kẻ tham nhũng vẫn còn có cảm giác tội lỗi, vẫn còn nuối tiếc những giá trị người hay nói đúng hơn, vẫn còn nhớ về và trân trọng khoảng thời gian đã từng là người. Chúng tôi cho rằng hoàn toàn không quá lời khi nói như vậy bởi dẫu chỉ tham nhũng một lần thôi, con người đã tự nguyện cống nạp mình, cống nạp những giá trị người cao quý trong mình, cống nạp những phẩm hạnh của mình cho quỷ sứ; hay nói theo một cách khác, con người đã tự nguyện và chủ động “thú hoá” những giá trị của mình. Và hàng đêm, khi đối diện với sự truy đuổi tinh thần đó, những kẻ tham nhũng lại bị dày vò bởi ý nghĩ “Liệu ta có thể quay trở lại làm người không? Và nếu như ta không thể quay trở lại làm người thì những đứa con của ta có thể quay trở lại làm người hay không trong khi nhân cách, trí tuệ và hoài bão của chúng đang được nuôi dưỡng bằng những đồng tiền nhơ bẩn?“. Bản thân sự dày vò đó đã là hình phạt khủng khiếp nhất đối với những kẻ tham nhũng và do đó, nhiệm vụ của chúng ta không phải là chống tham nhũng bằng các biện pháp hình sự thông thường mà phải chống tham nhũng bằng cách xây dựng một cơ chế có khả năng khuếch đại sức mạnh của cảm giác bị truy đuổi đó.
Như trong phần trước đã phân tích, những kẻ ăn cắp hoàn toàn khác với những kẻ tham nhũng; trong khi những kẻ ăn cắp còn biết quy phục trước sức mạnh của đạo đức thì những kẻ tham nhũng đã trở nên vô cảm trước những giá trị đạo đức. Thứ duy nhất khiến những kẻ tham nhũng khiếp hãi là những con thú mạnh hơn. Nhưng, liệu con người có thể sống và cảm thấy hạnh phúc hay không khi để tồn tại và tránh khỏi móng vuốt của những con thú nhỏ, họ phải nương tựa vào những con thú mạnh hơn. Con người không thể và không được phép làm như vậy bởi nếu không, họ sẽ biến mình trở thành miếng mồi của những con thú mạnh hơn. Tuy nhiên, con người cũng không thể tiêu diệt những con thú bởi ngay khi con người tiêu diệt những con thú thì con người cũng không còn là con người nữa. Vậy, phải chăng con người đã hoàn toàn bất lực trước hiện tượng tham nhũng và những kẻ tham nhũng?
Xin được trả lời ngay rằng, vẫn còn có một liều thuốc khác để kìm chế hiện tượng tham nhũng – đó là xây dựng nền dân chủ. Chính nền dân chủ chứ không phải chế độ độc tài mới là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự phát triển của hiện tượng tham nhũng. Sự độc tài tự thân nó đã gắn liền với sự tha hoá quyền lực; đến lượt mình, nó sẽ không chỉ bắt đầu một hiện tượng tham nhũng mà còn khiến tham nhũng phát triển ở những quy mô lớn hơn với những mức độ trầm trọng hơn. Một số người đưa ra biện pháp công khai hoá nhưng chúng tôi hoàn toàn không tán đồng. Công khai hoá là gì? Công khai hoá là phủ lên tất cả những kẻ tham nhũng thứ ánh sáng ban ngày, thứ ánh sáng của sự trong sạch và những giá trị người cao quý và khiến tất cả chúng cùng lúc nhận ra rằng mình không phải là đối tượng duy nhất đã bị thú hoá, rằng quanh mình có không ít những kẻ đã bị thú hoá và nếu tập trung hết thảy những kẻ đã bị thú hoá lại, chúng sẽ có sức mạnh ghê gớm – sức mạnh của sự huỷ diệt. Do đó, nội dung khoa học của chương trình chống tham nhũng là phải chỉ ra thời điểm và mức độ công khai hoá thích hợp; nếu không, chính sự công khai hoá đó sẽ dồn những kẻ bị thú hoá vào đường cùng, chúng sẽ trở nên dữ tợn hơn bao giờ hết bởi sự hành hạ và tra tấn của nỗi sợ và để tồn tại, chúng sẽ quay lại truy đuổi con người. Chính sách ân xá kinh tế cũng không phải là một biện pháp hiệu quả trong việc kiềm chế tham nhũng; nó chỉ là giải pháp để cứu nguồn vốn của xã hội và hợp thức hoá những giá trị đã bị “thú hoá”; nghĩa là, vì lợi ích của con người, chúng ta đã phải hợp thức hoá những giá trị đã “thú hoá” và tạo điều kiện cho những giá trị từng bị “thú hoá” đó quay trở lại đời sống. Chính sách ân xá kinh tế, do đó, chỉ giải quyết được phần nào những thất thiệt về mặt vật chất mà tham nhũng gây ra chứ không thể khắc phục được nó. Vì thế, chúng ta sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc xây dựng nền dân chủ như một trong những cơ chế kiềm chế tham nhũng và làm trong sạch lại những giá trị đã bị “thú hoá”.
Tuy nhiên, quá trình dân chủ hoá không thể diễn ra nhanh chóng. Lịch sử nhân loại đã chứng minh mọi nhà nước độc tài đều sụp đổ. Vì sự phát triển của xã hội loài người mà các thể chế dần dần được thay bằng thể chế dân chủ; quá trình dân chủ hoá đời sống loài người là một quá trình kiên nhẫn của lịch sử và những nghiên cứu xoay quanh quá trình kiên nhẫn ấy đã đưa đến kết luận: nền dân chủ là cơ chế duy nhất có thể khắc phục tất cả các hiện tượng tiêu cực, trong đó có hiện tượng tham nhũng.
Cảm giác mất niềm tin vào những người đại diện, sự biến dạng của tâm lý sở hữu và một tương lai không thể dự báo
Trong một xã hội lành mạnh, nhân dân luôn luôn tự hào về người đại diện của mình; họ sẵn lòng trang bị cho người đại diện của mình tất cả mọi thứ để những người đại diện có thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Nhưng, đáng buồn thay khi mà những người đại diện lại lợi dụng cương vị đại diện của mình để chiếm đoạt không chỉ những giá trị vật chất mà cả những giá trị tinh thần của người dân. Sự chiếm đoạt đó càng trở nên phổ biến bao nhiêu thì nhân dân càng mất niềm tin vào những người đại diện bấy nhiêu. Họ cảm thấy niềm tin của mình bị xúc phạm và với thời gian, niềm tự hào sẽ dần dần mai một và thậm chí, biến mất hoàn toàn. Nhưng, đó mới chỉ là niềm tự hào đối với những người đại diện cụ thể. Điều gì sẽ xảy ra khi người đại diện đó chính là nhà nước? Điều gì sẽ xảy ra khi nhân dân không còn tin vào thể chế chính trị? Điều gì sẽ xảy ra khi nhân dân không còn tin rằng dân tộc mình có khả năng sống lành mạnh và xã hội mình đang sống có thể có một tương lai lành mạnh? Câu trả lời là, nhân dân sẽ đi tìm một tương lai khác.
Nhưng, điều ấy chưa hẳn đã đáng sợ bằng sự biến dạng của tâm lý sở hữu. Sở hữu là một khái niệm nhân văn và là khái niệm riêng có của con người và xã hội loài người. Nó cũng là một trong những khái niệm có chất lượng nhất để nói đến nền văn minh và xã hội càng văn minh thì khái niệm sở hữu càng rõ rệt và minh bạch. Nguợc lại, tham nhũng là dấu hiệu của xã hội không văn minh hay xã hội thú; chính bởi trong xã hội thú không có khái niệm sở hữu nên những kẻ bị thú hoá mới dễ dàng đến vậy trong việc chiếm đoạt những giá trị của người khác. Sự chiếm đoạt ấy rõ ràng đã làm biến dạng tâm lý sở hữu; nhưng, đó mới chỉ là tầng thứ nhất của vấn đề. Phân tích sự biến dạng của tâm lý sở hữu, chúng ta sẽ nhận ra sự biến dạng của tâm lý tích luỹ bởi khi tâm lý sở hữu đã bị biến dạng thì tâm lý tích luỹ, chắc chắn, cũng sẽ bị biến dạng theo. Tích luỹ là gì? Tích luỹ là một cách thức mà con người chuẩn bị cho tương lai. Tuy nhiên, dưới tác động của tham nhũng, tâm lý tích luỹ đó bị méo mó đi. Làm sao có thể tích luỹ để chuẩn bị cho tương lai khi ngày ngày, người ta đang chà đạp lên khái niệm sở hữu và như thế, rõ ràng tương lai không được hoạch định một cách kỹ càng. Con người sẽ làm gì trước những ám ảnh về một tương lai như vậy? Con người sẽ đi tìm một tương lai khác.
Cuối cùng, chúng ta có gì? Chúng ta có một tương lai không thể dự báo. Như đã phân tích trong phần trước, khi nhân dân không còn tin vào hệ thống chính trị hay nhà nước, khi nhân dân không cảm thấy tương lai của mình được đảm bảo bằng một sự tích luỹ lành mạnh thì họ sẽ tin vào một nhà nước trong tương lai. Điều đó có nghĩa rằng họ sẽ đi tìm một cuộc cách mạng. Khi nhân dân đi tìm một cuộc cách mạng thì tương lai của dân tộc sẽ cực kỳ đen tối bởi tương lai đó gắn với những di chứng của cách mạng tức là gắn với những loạn lạc, bất trắc và đổ nát. Tham nhũng, do đó, không chỉ huỷ hoại lòng tin vào những người đại diện mà còn huỷ hoại cả tâm lý tin tưởng vào cuộc sống bởi một dân tộc mà năng lực tham nhũng mạnh hơn cả năng lực phát triển thì dân tộc ấy chắc chắn sẽ không có tương lai. Và nếu chúng ta không kịp thời ngăn chặn sự phát triển của hiện tượng tham nhũng, chúng ta sẽ phải đối mặt hoặc với một cuộc cách mạng hoặc sự trốn chạy của nhân dân trong quá trình họ đi tìm một tương lai khác.
Những phân tích về tác hại của tham nhũng đã đưa chúng ta đến kết luận, xây dựng thể chế dân chủ chính là lời kêu gọi vĩ đại nhất và nhân đạo nhất để phục vụ nhân loại; những kẻ cố tình trì hoãn quá trình này phải hiểu rằng sự trì hoãn của họ sẽ tất yếu dẫn đến những chuỗi biến dạng khủng khiếp hơn nữa và sự biến dạng đáng sợ nhất là cảm giác bất lực của con người trong việc ngăn chặn quá trình thú hoá những giá trị người còn lại. Chúng ta buộc phải khẳng định như thế vì một tương lai có thể dự báo – ở đó, con người sẽ được giải phóng sức mạnh kiến tạo của họ.
Kết luận
Khi miêu tả cảm giác của một nhân vật buộc phải giết một kẻ lưu manh vì hắn ta đã giết một người lương thiện, Victor Hugo đã thốt lên rằng “Thực ra, nỗi ân hận vì giết đi một con người, dù chỉ là một kẻ lưu manh vẫn lớn hơn niềm vui vì được giết người để phục vụ nhân loại“. Chúng tôi muốn mượn những lời lẽ đó để khẳng định thêm một lần nữa rằng, dân chủ và chỉ có dân chủ như là thể chế hoàn hảo nhất của con người mới là liều thuốc đặc trị với hiện tượng tham nhũng – ở đó, những con người lương thiện đang ngày đêm “người hoá” những phần đã bị thú hoá trong những kẻ tham nhũng.
http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Luat-Phap/Bien_dang_tam_ly_xa_hoi_duoi_tac_dong_tham_nhung/
Thảm nạn Dân Oan
Posted by truongthondlb1
Đại Nghĩa (danlambao) – Từ ngày ông Hồ chí Minh mang cái chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam gây kinh hoàng bất hạnh cho dân tộc Việt Nam thì từ ngữ Dân Oan bắt đầu xuất hiện.
Nhân dân ở miền Bắc đầu tiên đã nếm thử mùi cộng sản qua phong trào“Cải cách ruộng đất” tịch thu nhà cửa ruộng vườn của những người bị ghép vào thành phần tư sản bóc lột. Ngay cả những người“có công với cách mạng” vẫn bị tàn sát mà điển hình là bà Nguyễn thị Năm tự Cát Thành Long, người đã từng nuôi, dấu, giúp đỡ những cán bộ cộng sản cao cấp, bản thân bà cũng từng tham gia trong Hội Phụ nữ và hai người con trai của bà cũng là những cán bộ trong bộ đội cụ Hồ đến chức trung đoàn trưởng. Với chiến dịch gọi là CCRĐ, đảng CSVN đã gây nên tội ác diệt chủng giết người gây oán than long trời lỡ đất.
Sau khi cưỡng chiếm được miền Nam đảng cộng sản Việt nam lại bày ra một chiến dịch ăn cướp nữa gọi là “đánh tư sản”. Lần này chủ đích của chúng là cướp nhà cướp của một số đồng bào miền Nam có của ăn của để. ĐCSVN đã tạo ra một không khí kinh hoàng, sợ hãi trong nhân dân bằng những hành động gọi là tịch thu, trưng thu, trưng mua, nào là gián điệp Mỹ Ngụy, cải tạo, kinh tế mới làm cho đời sống người dân hoảng loạn rời bỏ đất nước trốn đi ra nước ngoài mà thời buổi ấy gọi là “vượt biên”. Những tài sản để lại mặc tình cho cán bộ cộng sản thi nhau vơ vét. Người Việt nam lúc bấy giờ thà chết trên biển cả còn hơn là sống với cái chế độ cộng sản bạo tàn. Nhân chứng trong cuộc vơ vét này là ông Đoàn Duy Thành, nguyên bí thư thành ủy Hải Phòng trong cuốn hồi ký “Làm người khó, làm người XHCN còn khó hơn”, nói về việc cướp “Đoạn Z 30 là cái gì?”
“…bất ngờ ở Hà Nội có một chỉ thị“Z 30”rất mật, tịch thu nhà từ hai tầng trở lên, bất kể to nhỏ, trị giá bao nhiêu. Chỉ thị “Z30” không được phổ biến cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chỉ có chỉ thị bằng miệng“Hải Phòng cũng được một hai đồng chí Bộ chính trị nhắc nhở rằng Hà Nội làm trước, Hải phòng theo Hà Nội mà làm. Bên sở công an triển khai, đề nghị thành ủy thông qua chủ trương cho làm…”
“Một hôm anh Đỗ Mười về làm việc với Hải Phòng. Làm việc xong. Tôi và đồng chí Nguyễn Dần, chủ tịch UBNDTP đưa anh Mười đi thăm nhà máy đóng tàu Bến Kiên. Qua Quán Toan, anh Mười trông thấy nhà anh Bút lái xe, liền hỏi: “Nhà ai mà to thế?” Tôi trả lời: “Nhà anh Bút lái xe Đoàn 4”. Anh Mười nói: “Nếu tôi là bí thư, chủ tịch thành phố, tôi đề nghị thu nhà nầy làm mẫu giáo”.
(RFA online ngày 28-5-2005)
Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang thì “đất đai – nguồn sống và hiểm họa”. Ông so sánh cuộc CCRĐ ở miền Bắc và Người cày có ruộng ở miền Nam thì cuộc CCRĐ đã cướp đi “trên dưới ba mươi vạn sinh mạng” và sau đó người ta lùa hết nông dân vào hợp tác xã.
“Hiến pháp sửa đổi năm 1980 quy định rõ rành: đất đai là sở hữu của toàn dân. Từ đó, hầu hết đất đai được giao cho các hợp tác xã và nông trường khai thác…
“Lợi dụng quy định đất đai sở hữu toàn dân, các quan chức nhà nước đưa nhau phát huy sáng kiến vẽ ra đủ loại bản đồ quy hoạch, trong đó hàng loạt “kế hoạch treo” rải khắp nơi để hoang hóa hàng vạn hecta đất qua nhiều năm, suốt từ thành thị, đồng bằng đến trung du…” (Đàn chim Việt online ngày 15-11-2010)
Thảm nạn “Dân Oan” lan truyền mạnh trong xã hội Việt Nam kể từ cái ngày mà cộng sản Việt Nam cướp nhà, cướp đất của toàn dân và sau đó hợp pháp hóa hành động ăn cướp này bằng một luật lệ hẳn hòi. Đứng trước những việc làm thất nhơn bất đức của đảng CSVN, cựu đại tá QĐND Phạm quế Dương quá bức xúc trong một bức thư gửi cho bạn bè có đoạn ông viết:
“Tiếp đó, 1993, Quốc hội thông qua Luật đất đai ghi rõ:“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhà nước thống nhất quản lý!” Luật này bải bỏ quyền sở hữu tư nhân về đất đai của toàn dân. Mọi người chỉ còn có quyền sử dụng. Quốc hội ra Luật đất đai như thế cũng dễ hiểu. Bởi vì nhà nước cộng sản từ thấp đến cao đều là nhà nước toàn dân mà luật định như vậy cho nên họ thi nhau ăn cướp, ăn cắp đất đai của dân. Quan cướp đất, kiện quan nào xử? Còn báo chí là tiếng nói của đảng rồi. Báo nào dám bênh vực Dân?” (Việt Tide số 35 ngày 15-3-2002)
Một khi cái đảng ăn cướp với chủ trương đất đai là của toàn dân, thì đất đai, nhà cửa bất cứ của ai họ đều có quyền tịch thu khi họ muốn. Trong thời kỳ CCRĐ cũng vậy, thời kỳ nào cũng vậy, của ai cũng vậy, tịch thu là tịch thu cho nên:
“Bà Nguyễn thị Bảy là con dâu của bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn thị Hợi và là vợ của liệt sĩ Dương Trung Hậu đã làm đơn khiếu nại bị các quan chức cướp nhà kiện ¼ thế kỷ rồi không được, mặc dù bà đã hàng chục lần đăng đơn trên báo: Lao Động, Công Luận, Tiền Phong v.v… thế nhưng vẫn im lặng. Trong đơn có đoạn bà viết:“Tôi đã là nạn nhân của giặc ngoại xâm giết chồng tôi, không lẽ tôi còn là nạn nhân của giặc nội xâm, của sự đối xử bất công, của tệ tham nhũng, cậy thế cậy quyền của một số quan chức coi thường đạo lý, luật pháp và dư luận”. (Việt Tide số 34 ngày 8-3-2002)
Trước nổi thống khổ của Dân Oan, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thường lên tiếng bảo vệ kẻ thế cô, thấp cổ bé miệng nên ông đã gửi thư lên Ủy ban thường vụ Quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ để bênh vực cho trường hợp của Dân Oan Dương thị Kính gia đình có công với cách mạng như sau:
“Căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo, bằng đơn nầy tôi tố cáo và yêu cầu Quý vị truy cứu trách nhiệm hình sự và đưa ra vành móng ngựa tên Lê Thanh Hải, ủy viên Bộ chính trị, bí thư thành ủy, nguyên chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố HCM và đồng bọn đã đập nhà, cướp đất ở của bà Dương thị Kính, thân nhân của ba Liệt sĩ, tại 255/6/27 Ngô tất Tố, phường 22 quận Bình Thạnh, thành phố HCM”.
(Đàn chim Việt online ngày 6-9-2010)
Trường hợp một người Dân Oan bị cướp nhà, khiếu kiện nhiều năm rồi không ai xử lại còn bị vu oan và bị bắt đi tù, vì quá uất ức người Dân Oan này đã tự thiêu nhưng không chết nên mới được minh oan:
“Vừa qua trước cửa Văn phòng của TW đảng và nhà nước tọa lạc tại số 1 đường Mai xuân Thưởng, Hà Nội xảy ra một vụ tự thiêu trước nổi tuyệt vọng theo kiện gần 4 năm về việc bị cưỡng chiếm nhà không được cấp chính quyền giải quyết thỏa đáng đó là trường hợp của bà Phạm thị Trung Thu, sinh năm 1958 trú ngụ tại nhà số 34/4 đường Lê hồng Phong, Đà lạt. Bà Thu đã bị tịch thu nhà cửa và đã bị đi tù. Ngày 11-10-2005 viện kiểm soát Cát Tiên, Đà Lạt đã ban hành quyết định minh oan cho bà Phạm thị Trung Thu”.
(RFA online ngày 11-10-2005)
Vì quá bức xúc trước việc các nhà cầm quyền địa phương cướp đất, cướp nhà mà khiếu kiện mãi không xong nên người dân đã tổ chức biểu tình tố cáo:
“Người dân từ nhiều tỉnh trong đó có An Giang và Tiền Giang đã dựng băng rôn và biểu ngữ trước Văn phòng Quốc hội tại đường Hoàng văn Thụ, quận Phú Nhuận, thành phố HCM. Trong các băng rôn mà người dân Tiền Giang mang theo có:
“Chính quyền Tiền Giang là địch do giặc cài vào làm lũng đoạn đường lối chính sách của đảng và Nhà nước”.
“Chính quyền Tiền Giang phản đảng lừa dân”.
“Trong khi đó người dân An Giang mang theo biểu ngữ với hàng chữ:
“Quan tham mất nước, quan ngu hại dân”. (BBC online ngày 18-7-2007)
Công an giải tán Dân Oan khiếu kiện, tổ chức Human Rights Watch (HRW) đưa tin cho rằng việc giải tán những cuộc phản đối của những người dân bị cướp nhà, cướp đất cho thấy chính quyền Hà Nội tiếp tục tước đoạt tài sản của người dân:
“Trong thông cáo ra ngày 20-7, HRW nói dùng công an trấn áp người biểu tình ôn hòa tại Tp HCM vào hôm 18-7-2007 rõ ràng thể hiện việc chính phủ tiếp tục không nương tay với những tiếng nói phản đối cũng như thực trạng hạn chế tự do ngôn luận và hội họp.
“Một nhân chứng nói với BBC rằng ông và nhiều người bị đẩy lên xe bus trong tình trạng“bị áp đảo, ba bốn người giữ và kéo một người”, và cho rằng“bà con bị khiêng như gia súc”. (BBC online ngày 20-7-2007)
Sau bao nhiêu năm cướp đất, cướp nhà của Dân Oan mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không giải quyết nên nông dân 19 tỉnh miền Tây đã phải tập trung “khiếu kiện đông người” và “trường kỳ kháng chiến”, sự việc đã diễn ra trước ngày Quốc hội cộng sản họp cho nên vào một đêm “kinh hoàng” chúng đã ra tay đàn áp. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà đấu tranh kiên cường đã nói lên cảnh tượng hải hùng của đêm đàn áp như sau:
“Đêm ngày 18-7 lực lượng công an có số đông áp đảo đã ra tay, dùng bạo lực, hơi cay, roi điện, có xe cứu hỏa, cứu thương hổ trợ, để cưỡng bức Dân Oan phải lên xe áp tải về nguyên quán, nói là để địa phương giải quyết. Theo nguồn tin đáng tin cậy, nhiều người biểu tình bị bắt về giam ở quận Phú Nhuận, một số bị đánh đập, trong đó có Dân Oan bị đánh bể đầu phải đưa đi bệnh viện cấp cứu”.(Đối Thoại online ngày 28-7-2007)
Trong một bài phát thanh của đài Little Saigon ở Nam California ngày 22-7-2007, linh mục Phan văn Lợi nhân cuộc biểu tình của đồng bào Việt Nam ở hải ngoại phản đối nhà cầm quyền CSVN đàn áp Dân Oan trong nước, linh mục nói:
“Kính thưa toàn thể đồng bào thân yêu, đảng CSVN đã mở đầu việc thực thi lời hứa nhân quyền sau chuyến Mỹ du của Nguyễn Minh Triết bằng cuộc đàn áp đẫm máu Dân Oan, Quốc hội CSVN khóa 12 đã mở đầu cho nhiệm kỳ của mình bằng việc đứng trơ mắt nhìn các đồng bào cử tri bị hành hạ như súc vật.
“Đảng, nhà nước, Quốc hội CSVN lại phạm thêm một tội ác với dân tộc. Cuộc CCRĐ hồi thứ hai đã đến đỉnh điểm. Nay không phải là những địa chủ, phú nông giàu có, nhưng là những nông dân nghèo khổ với mảnh ruộng nhỏ bé, với ngôi nhà thô sơ, với ước mơ đơn giản nhưng một sáng một chiều bị đẩy ra lề đường, phải che mái lá cạnh ngôi nhà cũ của mình, phải mót luá trên chính ruộng xưa của mình, phải ngửa tay xin ăn trước ông chủ giờ đây đang vênh váo kiêu căng xây dựng cơ ngơi trên những mảnh đất cướp trắng của họ…
“Xe tăng đã nghiến nát những con đường bao quanh Văn phòng 2 Quốc hội CS. Hơi cay và nước vòi rồng đã tỏa khắp khu vực phường Phú Nhuận. Tiếng roi điện nghe vun vút không gian ở ngã ba Hồ văn Huê. Tiếng thét gào của đoàn khiếu kiện vẫn vang dội khắp thánh phố Sài Gòn, lan cả Việt Nam và thấu đến Tiểu Sài Gòn này. Máu đỏ của đồng bào vô tội còn vương trên cành cây kẻ lá đường Hoàng văn Thụ, trôi theo làn nước tẩy uế của vòi rồng, chảy vào tận quả tim chúng ta và làm cho tâm hồn chúng ta sôi sục”. (Đối Thoại online ngày 23-7-2007)
Nhân dân khiếu kiện ngày càng đông mà nhà cầm quyền lại không giải quyết, mãi cứ xã đổ huyện, huyện đổ tỉnh, tỉnh đổ trung ương, rồi trung ương đổ địa phương, cứ thế mà đùng đẩy từ năm này đến tháng nọ, rồi sau cùng đền bù với gía rẻ mạt đọc từ một tấm biểu ngữ của người dân biểu tình:“Thu hồi đất ở đền bù gía 14.700Đ – 24.000Đ M2”quá phẫn uất nhân dân xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã tấn công và chiếm văn phòng UBND xã trong đêm 26 rạng ngày 27 tháng sáu được mô tả như sau:
“Những gì mà ba tổ công tác của chúng tôi chứng kiến là không thể tin được bằng mắt: chậu cảnh, tường hoa, bát đĩa, bàn ghế xa long tiếp khách, tủ kính bàn của trụ sở ủy ban xã An Ninh, trung tâm diễn ra điểm nóng, được xây ngót nghét gần 1 tỷ đồng thời đó bị đập phá tan tành.
“Đoàn cũng được thị sát 8 ngôi nhà của cán bộ xã gồm bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND, chủ tịch hợp tác xã, trưởng ban địa chính xã…bị người dân thiu rụi. Rõ ràng một cuộc xung đột bạo lực chưa từng có đã bùng phát”. (BBC online ngày 02-1-2008)
Trước tình hình cướp đất cướp ruộng của dân để bán lại cho tư nhân nước ngoài làm sân golf là một sự ăn cướp tráng trợn và làm cho người dân bị bức hiếp thê thảm đến nổi báo chí của nhà cầm quyền cũng phải động lòng nói lên những nổi thống khổ của người dân:
“Trong kỳ họp HĐND tỉnh Thừa Thiên- Huế mới đây, một vị đại biểu đã nói:
“Xây sân golf ở Thuỳ Dương 360 hộ nông dân đã bị tỉnh kết án nghèo”. Nông dân không còn đất sản xuất vì các dự án sân golf, nhà vườn, resort,…” đổ bộ” xuống ruộng vườn, đó là thực trạng tại nhiều địa phương hiện nay…
“Xây sân golf - dân lấy gì để sống?…
“Bị kết án“nghèo” – dân kêu cứu, tỉnh làm ngơ!
“Với sự kiên trì,từ mảnh đất hoang vu cách đây 30 năm, người nông dân ở các thôn 1,2 và 3 xã Thuỳ Dương đã tạo lập được cho mình những mảnh vườn màu mỡ. Đó cũng là nguồn sống duy nhất của họ. Vậy mà, giờ đây hàng ngàn người dân đang thắp thỏm, hoang mang khi được thông báo là đất của họ chuẩn bị bị thu hồi để phục vụ cho dự án sân golf”. (Vietnamnet online ngày 28-7-2008)
Ở một đất nước mà miệng mồm kẻ cầm quyền luôn rêu rao là dân làm chủ ấy thế mà bọn cường hào cướp đất của dân đi kiện suốt 31 năm vẫn chưa được nhà cầm quyền giải quyết. Bao nhiêu nổi khổ nhọc và uất ức của một nông dân ở tỉnh An Giang thổ lộ với đái RFA như sau:
“Chúng tôi có đơn tố cáo ông Nguyễn Minh Vị, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang, vì mục đích tư lợi cá nhân, lợi dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt đất chúng tôi, lấy hết đất làm của riêng, lấy hết tài sản của chúng tôi, không chừa một cái quần rách cho vợ con tôi thay đổi. Nhiều lần bắt gia đình và mấy đứa con gái tôi còng trói, nắm lôi đầu đem về huyện giam 5 tháng…
“Tôi đã từ địa phương đến trung ương, tới Sài Gòn, Hà Nội trên 31 năm nay rồi đó ông. Bây giờ tôi che chòi ở dưới mé kinh đầu đất cũ, sống cảnh màn trời chiếu đất. Con cháu tôi bỏ học đi làm mướn làm thuê vậy đó để kiếm sống qua ngày”. (RFA online ngày 9-10-2008)
Cán bộ tham nhũng ăn cướp đất đai của dân chúng mà nhà cầm quyền từ trên xuống dưới làm ngơ nên dân tại xã Long Hưng, Long Thành, tỉnh Đồng Nai vì quá bức xúc nên đã bạo động bao vây trụ sở chính quyền đòi chủ tịch giải thích về chuyện người dân cho là dùng“sơn đánh dấu mộ trong xã” cho mục đích đầu tư. Mặc dù nhà cầm quyền điều động cảnh sát cơ động đến nhưng vẫn không ngăn được cuộc bao vây:
“Thậm chí, theo lời một nhân chứng cho BBC hay, người dân, có trang bị gạch đá và vũ khí thô sơ như dao, giáo mác, đã tấn công nhóm công an. Xe công an bị lật xuống ruộng và họ đã bỏ chạy hết rồi.
“Theo báo Người Lao Động của Việt Nam hôm 19-2, người dân chống trả lực lượng an ninh, lật đổ ba xe hơi công an, một xe cứu thương và đốt cháy một xe mô tô công an. Vẫn theo Người Lao Động trong ngày 18-2 khoảng 400 người dân bao vây trụ sở ủy ban nhân dân xã, cắt điện, điện thoại, đốt tài liệu”. (BBC online ngày 20-2-2009)
Ngoài những vụ cưỡng chiếm nhà, đất của tư nhân nhà cầm quyền CSVN còn cưỡng chiếm đất đai, cơ sở của những tôn giáo mà địa danh đã được mọi người trên thế giới biết đến như vụ cướp đất Trung tâm Văn hóa Liễu Quán và Đan viện Thiên An ở Thừa Thiên-Huế; đất Tòa Khâm sứ ở Hà nội; đất nhà thờ ở Thái Hà; vụ đập phá Thánh gía ở Đồng Chiêm; vụ cướp quan tài ở nghĩa trang Cồn Dầu… Kèm theo đó là những tên tham quan ác ôn cướp đất, cướp nhà nổi tiếng như Vũ Chí Thanh, phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; Nguyễn Bá Thanh, Bí thư thành ủy Đà Nẵng; Lê Thanh Hải, bí thư thành ủy Sài Gòn, còn nhiều và nhiều nữa…
Vụ Cồn Dầu đã đánh động lương tâm thế giới, địa danh mà mọi người biết đến qua việc tranh chấp đất đai khu nghĩa trang mà chính quyền dự kiến xây thành khu đô thị sinh thái. Chính quyền địa phương đã dùng áp lực ngăn chận việc chôn cất cụ bà Đặng thị Tân ở nghĩa trang Cồn Dầu, một số người bị bắt, sáu người bị đưa ra tòa kết án tù, một số người phải chạy xin tỵ nạn ở nước ngoài:
“Vẫn AFP trích lời các nhân chứng không nêu tên cáo buộc rằng“công an mang quan tài đi”, và “đã bắn chỉ thiên, đánh người bằng gậy gộc”…
“Các nhân chứng cho hảng tin này hay có khoảng“60 hoặc 70 người bị bắt giữ. Trong khi đó, những giờ qua, các mạng Công giáo trong và ngoài Việt Nam liên tục đưa bài và đăng các hình ảnh họ nói về vụ“hàng trăm công an đánh đập giáo dân Cồn Dầu”.(BBC online ngày 6-5-2010)
Cảnh đàn áp người dân Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cưỡng chiếm đất đai gần đây do sự liên doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt nam với các tập đoàn dầu khí nước ngoài mà sự bồi thường chưa được thỏa đáng thì nhà cầm quyền cương quyết“giải phóng mặt bằng” cho nên có sự ngăn cản của người dân và do đó mà một cuộc đàn áp đẫm máu đã xảy ra làm hai người thiệt mạng:
“Các nhân chứng nói họ nghe thấy hai tiếng súng nổ. Một viên đạn trúng vào đầu ông Lê Hữu Nam, viên khác xuyên qua tay bà Lê thị Thanh và trúng vào bụng em Lê Xuân Dũng làm em ngã gục ngay tại chỗ. Công an đã chỡ ba người đi cấp cứu nhưng em Dũng ngay sau đó đã qua dời trong bệnh viện”. (Đối Thoại online ngày 31-5-2010)
Nạn cướp đất ngày càng gia tăng nên nội trong năm 2010 mà đã phát sinh hơn 110.000 vụ tố cáo, khiếu nại:
“Theo báo cáo của chính phủ, năm 2010, cả nước phát sinh hơn 110.000 vụ việc khiếu nại, tố cáo; tăng so với cùng ký năm trước 17%. Thẩm tra báo cáo của chính phủ, UB Pháp luật của Quốc hội nhận định: tình hình khiếu nại tố cáo vẫn diễn biến phức tạp”. (Dân Trí online ngày 7-9-2010)
Dư luận của người dân ở huyện Cầu Ngang rất bất bình khi nghe chuyện ông Cao Hồng Khuyến, nguyên huyện ủy viên huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) và vợ là Cao thị Bé chiếm đoạt 130 m2 đất của bà Nguyễn thị Ngân, 84 tuổi phải ra sống nhờ ở một nhà mồ và đã đi đến một thảm cảnh thật đáng thương tâm:
“Sau hơn ba tháng sống tạm trong ngôi nhà mồ, sáng 2-9, người con trai lớn (63 tuổi) của bà đã bị bệnh qua đời. Nhìn gia cảnh bà Ngân ai cũng ngậm ngùi nhưng vợ chồng ông Khuyến thì không. Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng còn phải buôn gánh, bán bưng mỗi ngày để nuôi đứa con trai gần 60 tuổi bị bệnh tâm thần, đứa con gái tinh thần không ổn định”. (Bauxite VN online ngày 9-9-2010)
Hằng năm khi mỗi độ Xuân về người người, nhà nhà lo trang hoàng đón Tết ấy thế mà vẫn có một số Dân Oan bị cướp nhà, cướp đất kéo nhau đi khiếu kiện từ năm này sang năm khác không được ai đoái hoài. Họ sống lang thang nơi các vườn hoa công cộng gần nơi trụ sở “Tiếp dân” của nhà cầm quyền trung ương để chờ một hy vọng thế mà chờ mãi đến Tết phải bị nhà cầm quyền làm sạch thành phố và xua đuổi đi một cách tàn nhẫn nên họ đã cất tiếng oán than:
“Tôi là Thân thị Giang, năm nay tôi 60 tuổi. Đất nước Việt Nam ngày Tết cổ truyền thì cả nước ngoài nước trong đều muốn về quê hương để ăn Tết. Thế nhưng riêng với chúng tôi, những người mất đất, mất nhà, đã không còn chỗ nào để sống nữa, lại bị chính quyền cơ sở đã cướp rồi, bây giờ ra đến đây lại suốt ngày bị công an phường Thuỵ Khuê suốt ngày khủng bố.
“Mưa phùn, gió bấc như thế này mà ngày nào chúng tôi cũng bị công an phường Thuỵ Khuê xua đuổi, thậm chí còn đốt sạch cả quần áo, chăn màn của chúng tôi, không còn gì để chúng tôi sống nữa. Đốt hết cả, từ hôm kia đến hôm nay là ngày nào cũng hai lần.”
“Trường hợp của bà Giang chỉ là một trong số gần 30 người dân đi khiếu kiện đất đai đang trú ngụ tại vườn hoa Lý tự Trọng và Mai xuân Thưởng từ nhiều năm nay. Bản thân bà đã chịu cảnh màn trời chiếu đất ròng rã 6 năm qua nhưng vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng từ các cơ quan chính quyền về trường hợp khiếu kiện của bà. Trong số họ, có những trường hợp thậm chí tá túc ở vườn hoa cả chục năm… Trường hợp chị Vũ thị Hải, quê ở Ninh Bình, cho biết:
“Bây giờ chúng em chỉ đi gom rác thải, phế liệu, đi làm thuê lấy tiền để gửi đơn. Cơm thừa dân Hà Nội họ thương tình thì họ cho chúng em để chúng em sống qua ngày. Thế nhưng họ cứ cho được đến đâu thì công an thành phố Hà Nội lại ra vơ vét hết của chúng em để đốt hết. Quần áo, đồ ăn, mọi cái họ đốt hết”.
(RFA online ngày 2-2-2011)
Thời gian gần đây một vụ án xảy ra ngay trước văn phòng UBND TP Đà nẵng làm dư luận xôn xao ngở rằng đây là một ngọn lửa cách mạng bùng lên, nhưng ở Việt Nam thì không như ở Tunisia vì nhà cầm quyền gian manh sớm dập tắt và dùng mọi thủ đoạn gian trá để bịt đầu mối nhưng đã được đài RFA đưa tin:
“Trong mấy ngày nay, công luận xôn xao về một vụ mà nhiều người cho là tự thiêu trước trụ sở UBNDTP Đà Nẵng, qua đó, nạn nhân là kỹ sư Phạm Thành Sơn, 31 tuổi bày tỏ sự phẫn uất khi mọi khiếu nại về tình trạng cưỡng chiếm đất đai nạn tham nhũng không được giới hữu trách giải quyết”. (RFA online ngày 1-3-2011)
“Lên tiếng thay cho nhiều người dân trước sự“khiếp sợ”, với chính quyền, ông Đỗ Xuân Hiển, nguyên trưởng Ban Kinh tế Đà Nẵng, huyện ủy viên, từng phụ trách công tác chính trị, nói về tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn:
“Anh Thành Sơn có gặp tôi trước đó mấy ngày, anh ấy nói với tôi một câu:
“kiểu này giờ chỉ còn con đường tự thiêu thì mới giải quyết được thôi, đất đai thì nó lấy hết rồi…”
“Trường hợp mất đất trắng còn nhiều lắm, nhiều người oan ức lắm. Hiện nay cũng có nhiều người cũng nghĩ làm chuyện như thế nữa. Họ cũng nghĩ cách làm như anh Sơn vì họ cho rằng, chỉ có cách làm như anh Sơn thì mới phơi bày được bộ mặt thật…” (RFA online ngày 4-3-2011)
Lại một lần nữa, Dân Oan ở khắp các tỉnh ở miền Tây lại tiếp tục kéo về thành phố Sài Gòn biểu tình đòi nhà, đòi đất như những lần đã từng làm và từng bị đàn áp trước đây.
“Từ sáng sớm cho đến trưa ngày 13-3, rất đông những người Dân Oan mất đất từ các tỉnh Cần Thơ, Bến Tre, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp và TP HCM đã tập trung ở số 210 Võ thị Sáu,TPHCM, để biểu tình đòi quyền lợi và công lý…
“Cảnh biểu tình đòi đất, với băng rôn mang dòng chữ:“Chính quyền dừng tay, không được cướp đất của dân” chiếu trên đài Al-Jazeera, hệ thống truyền hình lớn nhất bao trùm toàn bộ thế giới Ả Rập. Feb 22-2011. Screen capture”.
(RFA online ngày 14-3-2011)
Vấn đề “Tham nhũng đất đai ngày càng tăng lên”, những cán bộ lợi dụng quyền thế và thời cơ cướp đất của người dân một cách vô tội vạ mà nhà cầm quyền trung ương cũng đồng lõa bằng những luật lệ vô lý. Tham nhũng đất đai ngày càng tăng lên và được người ngoại quốc đánh giá như sau:
“Bà Lis Ramussen Rosenholm, phó Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam thì nêu quan điểm, tham nhũng trong đất đai ngày càng tăng lên, làm cho người nghèo càng nghèo, người giàu càng giàu hơn.
“Theo báo cáo : Nhận diện và giảm thiểu các rủi ro dẫn đến tham nhũng trong quản lý đất đai ở Việt Nam” của Đại sứ quán Đan Mạch, Thuỵ Điển và Ngân hàng Thế giới vừa mới công bố thì tham nhũng trong việc cấp giấy chứng nhận khá phổ biến. Bởi lẽ, quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phức tạp, mất nhiều thời gian đã kích thích người dân sẵn lòng chi thêm tiền cho cán bộ để lấy được giấy chứng nhận nhanh hơn…
“Cũng theo điều tra năm 2010, 78% cho rằng có tình trạng tham nhũng liên quan đến quá trình giao, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, hổ trợ và tái định cư”. (Lao Động online ngày 21-1-2011)
Vấn đề Dân Oan và việc cướp đất của nhà cầm quyền cộng sản qua các luật lệ, các chủ trương….theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, thì chủ trương“Sở hữu toàn dân”, “Sự sáng tạo chết người” và ông nhận định như sau:
“Chính việc xóa bỏ hệ thống sở hữu (tư nhân) là một nguyên nhân chính của sự thất bại của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đạt được một số thành tích về phát triển kinh tế trong hơn 20 năm đổi mới chủ yếu là do phần nào khôi phục lại quyền sở hữu tư nhân và khôi phục lại hệ thống quyền sở hữu. Đáng tiếc, chúng ta chưa thật triệt để trong vấn đề này và vẫn còn bị vương vấn bởi những giáo điều đã tỏ ra hoàn toàn vô dụng.
“Quyền sở hữu toàn dân là một khái niệm kỳ quặc trong số những vương vấn như vậy. Đó là một sự“sáng tạo” chết người của những người được dân ủy thác. Không có cái gọi là sở hữu toàn dân. Đó chỉ là một từ được“sáng tạo” ra để duy trì“quyền sở hữu thực” của một nhóm cá nhân. Xét thực tế đó cũng chẳng khác gì quyền của vua chúa xưa kia, nhưng chí ít vua còn công khai tuyên bố rằng là của ông ta và có quyền ban, phát cho các cận thần”.(Đối Thoại online ngày 12-9-2010)
Nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên-Môi trường Đặng Hùng Võ đã nói: “Rất nhiều nước mắt trong các cuộc tiếp dân”, đó là tựa đề bản tin của báo điện tử Người Lao Động:
“Phổ biến tình trạng đùn đẩy khiến dân chẵng biết đến cửa nào. Các đoàn kiểm tra phải nhận 17.480 đơn.
“Có những bức xúc của người dân lên quá cao và nước mắt trong những cuộc tiếp dân rất nhiều, nhiều trường hợp rất thương tâm. Không thể có ai xúi mà lên khóc ròng rã như thế. Đại đa số là oan ức thực”. Thứ trưởng bộ Tài nguyên- Môi trường (TN-MT) Đặng Hùng Võ bức xúc khi tổng kết lại kết quả cuộc kiểm tra tình hình thực hiện Luật đất đai”. (NgườiLaoĐộng online ngày 9-10-2005)
Từ xưa nay ai cũng biết rằng cộng sản nói vậy chớ không phải vậy. Họ luôn rêu rao là chính quyền của nhân dân và vì dân…nhưng, “đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỷ những gì cộng sản làm”, cái nơi tiếp dân mà không tiếp dân đã chứng minh được lời của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là quá đúng:
“Liên quan đến việc khiếu kiện về nhà cửa đất đai, vào lúc 9:30 tối ngày thứ Ba 18-10 vừa qua công an thành phố Hà Nội và cảnh sát 113 đã dùng áp lực để giải tán những người dân đang ăn chực nằm chờ ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng nơi gần Văn phòng Tiếp Dân của Trung ương đảng và Nhà nước Việt Nam, tọa lạc tại số 1 đường Mai xuân Thưởng-Hà Nội”. (RFA online ngày 20-10-2005)
Cái bi hài kịch tiếp dân đã được người dân quá biết cái trò xảo trá của bọn CSVN, tìm cách hoãn binh, né tránh. Học giả Nguyễn Huệ Chi vạch trần cái trò tiếp dân của cộng sản như sau:
“Các cơ quan nhà nước tiếp dân như thế nào, thì từ lâu chúng tôi đã biết rồi, nó là một chính thể do dân làm chủ, của dân, do dân, vì dân, nhưng đã bị quan liêu hóa từ rất, rất lâu rồi, cho nên dân đến, không được tiếp là chuyện bình thường…
“Kế đó, mục sư Thân văn Trường đang phục vụ Chúa và các tín hữu của ông tại khu vực Đồng Nai, từng lui tới nhiều lần nơi trụ sở tiếp dân kể lại về những điều ông chứng kiến:“Đó là điều tôi thường trăn trở, đúng như những gì trang mạng đó nói tới, và với kinh nghiệm của cá nhân tôi, thì tôi thấy nên dẹp những chỗ đó đi thì tốt hơn, để dân khỏi phải nuôi những người như vậy. Nhà nước lập văn phòng tiếp dân để đối phó thôi chứ không có ý giải quyết khúc mắc, giúp dân, vì họ tiếp một cách rất chiếu lệ, tắc trách, làm sao cho dân sớm rời chỗ ấy thôi”. (Đàn chim Việt online ngày 11-8-2010)
Mấy dòng Văn tế Dân Oan của nhà văn Võ thị Hảo:
“Thương thay
Một ngày
Người ra ngõ
Người xuống đường
Bước dân lành lụm cụm con sâu cái kiến.
Một ngày
Trong vô tội
Người bị đánh đạp bỏ mạng nơi công đường
Cổ gãy
Tứ chi liệt rũ
Đớn đau quặn mình tiếng nấc tắc thở
Một ngày chẳng như mọi ngày
Mẹ gần đất xa trời không kịp nhìn con lần cuối
Nhận xác con nơi công đường
Mẹ gìa đứt ruột.
……”
Võ thị Hảo
Đại Nghĩa – Sưu tầm
danlambao1.wordpress.com
Đại Nghĩa (danlambao) – Từ ngày ông Hồ chí Minh mang cái chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam gây kinh hoàng bất hạnh cho dân tộc Việt Nam thì từ ngữ Dân Oan bắt đầu xuất hiện.
Nhân dân ở miền Bắc đầu tiên đã nếm thử mùi cộng sản qua phong trào“Cải cách ruộng đất” tịch thu nhà cửa ruộng vườn của những người bị ghép vào thành phần tư sản bóc lột. Ngay cả những người“có công với cách mạng” vẫn bị tàn sát mà điển hình là bà Nguyễn thị Năm tự Cát Thành Long, người đã từng nuôi, dấu, giúp đỡ những cán bộ cộng sản cao cấp, bản thân bà cũng từng tham gia trong Hội Phụ nữ và hai người con trai của bà cũng là những cán bộ trong bộ đội cụ Hồ đến chức trung đoàn trưởng. Với chiến dịch gọi là CCRĐ, đảng CSVN đã gây nên tội ác diệt chủng giết người gây oán than long trời lỡ đất.
Sau khi cưỡng chiếm được miền Nam đảng cộng sản Việt nam lại bày ra một chiến dịch ăn cướp nữa gọi là “đánh tư sản”. Lần này chủ đích của chúng là cướp nhà cướp của một số đồng bào miền Nam có của ăn của để. ĐCSVN đã tạo ra một không khí kinh hoàng, sợ hãi trong nhân dân bằng những hành động gọi là tịch thu, trưng thu, trưng mua, nào là gián điệp Mỹ Ngụy, cải tạo, kinh tế mới làm cho đời sống người dân hoảng loạn rời bỏ đất nước trốn đi ra nước ngoài mà thời buổi ấy gọi là “vượt biên”. Những tài sản để lại mặc tình cho cán bộ cộng sản thi nhau vơ vét. Người Việt nam lúc bấy giờ thà chết trên biển cả còn hơn là sống với cái chế độ cộng sản bạo tàn. Nhân chứng trong cuộc vơ vét này là ông Đoàn Duy Thành, nguyên bí thư thành ủy Hải Phòng trong cuốn hồi ký “Làm người khó, làm người XHCN còn khó hơn”, nói về việc cướp “Đoạn Z 30 là cái gì?”
“…bất ngờ ở Hà Nội có một chỉ thị“Z 30”rất mật, tịch thu nhà từ hai tầng trở lên, bất kể to nhỏ, trị giá bao nhiêu. Chỉ thị “Z30” không được phổ biến cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chỉ có chỉ thị bằng miệng“Hải Phòng cũng được một hai đồng chí Bộ chính trị nhắc nhở rằng Hà Nội làm trước, Hải phòng theo Hà Nội mà làm. Bên sở công an triển khai, đề nghị thành ủy thông qua chủ trương cho làm…”
“Một hôm anh Đỗ Mười về làm việc với Hải Phòng. Làm việc xong. Tôi và đồng chí Nguyễn Dần, chủ tịch UBNDTP đưa anh Mười đi thăm nhà máy đóng tàu Bến Kiên. Qua Quán Toan, anh Mười trông thấy nhà anh Bút lái xe, liền hỏi: “Nhà ai mà to thế?” Tôi trả lời: “Nhà anh Bút lái xe Đoàn 4”. Anh Mười nói: “Nếu tôi là bí thư, chủ tịch thành phố, tôi đề nghị thu nhà nầy làm mẫu giáo”.
(RFA online ngày 28-5-2005)
Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang thì “đất đai – nguồn sống và hiểm họa”. Ông so sánh cuộc CCRĐ ở miền Bắc và Người cày có ruộng ở miền Nam thì cuộc CCRĐ đã cướp đi “trên dưới ba mươi vạn sinh mạng” và sau đó người ta lùa hết nông dân vào hợp tác xã.
“Hiến pháp sửa đổi năm 1980 quy định rõ rành: đất đai là sở hữu của toàn dân. Từ đó, hầu hết đất đai được giao cho các hợp tác xã và nông trường khai thác…
“Lợi dụng quy định đất đai sở hữu toàn dân, các quan chức nhà nước đưa nhau phát huy sáng kiến vẽ ra đủ loại bản đồ quy hoạch, trong đó hàng loạt “kế hoạch treo” rải khắp nơi để hoang hóa hàng vạn hecta đất qua nhiều năm, suốt từ thành thị, đồng bằng đến trung du…” (Đàn chim Việt online ngày 15-11-2010)
Thảm nạn “Dân Oan” lan truyền mạnh trong xã hội Việt Nam kể từ cái ngày mà cộng sản Việt Nam cướp nhà, cướp đất của toàn dân và sau đó hợp pháp hóa hành động ăn cướp này bằng một luật lệ hẳn hòi. Đứng trước những việc làm thất nhơn bất đức của đảng CSVN, cựu đại tá QĐND Phạm quế Dương quá bức xúc trong một bức thư gửi cho bạn bè có đoạn ông viết:
“Tiếp đó, 1993, Quốc hội thông qua Luật đất đai ghi rõ:“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhà nước thống nhất quản lý!” Luật này bải bỏ quyền sở hữu tư nhân về đất đai của toàn dân. Mọi người chỉ còn có quyền sử dụng. Quốc hội ra Luật đất đai như thế cũng dễ hiểu. Bởi vì nhà nước cộng sản từ thấp đến cao đều là nhà nước toàn dân mà luật định như vậy cho nên họ thi nhau ăn cướp, ăn cắp đất đai của dân. Quan cướp đất, kiện quan nào xử? Còn báo chí là tiếng nói của đảng rồi. Báo nào dám bênh vực Dân?” (Việt Tide số 35 ngày 15-3-2002)
Một khi cái đảng ăn cướp với chủ trương đất đai là của toàn dân, thì đất đai, nhà cửa bất cứ của ai họ đều có quyền tịch thu khi họ muốn. Trong thời kỳ CCRĐ cũng vậy, thời kỳ nào cũng vậy, của ai cũng vậy, tịch thu là tịch thu cho nên:
“Bà Nguyễn thị Bảy là con dâu của bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn thị Hợi và là vợ của liệt sĩ Dương Trung Hậu đã làm đơn khiếu nại bị các quan chức cướp nhà kiện ¼ thế kỷ rồi không được, mặc dù bà đã hàng chục lần đăng đơn trên báo: Lao Động, Công Luận, Tiền Phong v.v… thế nhưng vẫn im lặng. Trong đơn có đoạn bà viết:“Tôi đã là nạn nhân của giặc ngoại xâm giết chồng tôi, không lẽ tôi còn là nạn nhân của giặc nội xâm, của sự đối xử bất công, của tệ tham nhũng, cậy thế cậy quyền của một số quan chức coi thường đạo lý, luật pháp và dư luận”. (Việt Tide số 34 ngày 8-3-2002)
Trước nổi thống khổ của Dân Oan, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thường lên tiếng bảo vệ kẻ thế cô, thấp cổ bé miệng nên ông đã gửi thư lên Ủy ban thường vụ Quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ để bênh vực cho trường hợp của Dân Oan Dương thị Kính gia đình có công với cách mạng như sau:
“Căn cứ Luật khiếu nại, tố cáo, bằng đơn nầy tôi tố cáo và yêu cầu Quý vị truy cứu trách nhiệm hình sự và đưa ra vành móng ngựa tên Lê Thanh Hải, ủy viên Bộ chính trị, bí thư thành ủy, nguyên chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố HCM và đồng bọn đã đập nhà, cướp đất ở của bà Dương thị Kính, thân nhân của ba Liệt sĩ, tại 255/6/27 Ngô tất Tố, phường 22 quận Bình Thạnh, thành phố HCM”.
(Đàn chim Việt online ngày 6-9-2010)
Trường hợp một người Dân Oan bị cướp nhà, khiếu kiện nhiều năm rồi không ai xử lại còn bị vu oan và bị bắt đi tù, vì quá uất ức người Dân Oan này đã tự thiêu nhưng không chết nên mới được minh oan:
“Vừa qua trước cửa Văn phòng của TW đảng và nhà nước tọa lạc tại số 1 đường Mai xuân Thưởng, Hà Nội xảy ra một vụ tự thiêu trước nổi tuyệt vọng theo kiện gần 4 năm về việc bị cưỡng chiếm nhà không được cấp chính quyền giải quyết thỏa đáng đó là trường hợp của bà Phạm thị Trung Thu, sinh năm 1958 trú ngụ tại nhà số 34/4 đường Lê hồng Phong, Đà lạt. Bà Thu đã bị tịch thu nhà cửa và đã bị đi tù. Ngày 11-10-2005 viện kiểm soát Cát Tiên, Đà Lạt đã ban hành quyết định minh oan cho bà Phạm thị Trung Thu”.
(RFA online ngày 11-10-2005)
Vì quá bức xúc trước việc các nhà cầm quyền địa phương cướp đất, cướp nhà mà khiếu kiện mãi không xong nên người dân đã tổ chức biểu tình tố cáo:
“Người dân từ nhiều tỉnh trong đó có An Giang và Tiền Giang đã dựng băng rôn và biểu ngữ trước Văn phòng Quốc hội tại đường Hoàng văn Thụ, quận Phú Nhuận, thành phố HCM. Trong các băng rôn mà người dân Tiền Giang mang theo có:
“Chính quyền Tiền Giang là địch do giặc cài vào làm lũng đoạn đường lối chính sách của đảng và Nhà nước”.
“Chính quyền Tiền Giang phản đảng lừa dân”.
“Trong khi đó người dân An Giang mang theo biểu ngữ với hàng chữ:
“Quan tham mất nước, quan ngu hại dân”. (BBC online ngày 18-7-2007)
Công an giải tán Dân Oan khiếu kiện, tổ chức Human Rights Watch (HRW) đưa tin cho rằng việc giải tán những cuộc phản đối của những người dân bị cướp nhà, cướp đất cho thấy chính quyền Hà Nội tiếp tục tước đoạt tài sản của người dân:
“Trong thông cáo ra ngày 20-7, HRW nói dùng công an trấn áp người biểu tình ôn hòa tại Tp HCM vào hôm 18-7-2007 rõ ràng thể hiện việc chính phủ tiếp tục không nương tay với những tiếng nói phản đối cũng như thực trạng hạn chế tự do ngôn luận và hội họp.
“Một nhân chứng nói với BBC rằng ông và nhiều người bị đẩy lên xe bus trong tình trạng“bị áp đảo, ba bốn người giữ và kéo một người”, và cho rằng“bà con bị khiêng như gia súc”. (BBC online ngày 20-7-2007)
Sau bao nhiêu năm cướp đất, cướp nhà của Dân Oan mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không giải quyết nên nông dân 19 tỉnh miền Tây đã phải tập trung “khiếu kiện đông người” và “trường kỳ kháng chiến”, sự việc đã diễn ra trước ngày Quốc hội cộng sản họp cho nên vào một đêm “kinh hoàng” chúng đã ra tay đàn áp. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà đấu tranh kiên cường đã nói lên cảnh tượng hải hùng của đêm đàn áp như sau:
“Đêm ngày 18-7 lực lượng công an có số đông áp đảo đã ra tay, dùng bạo lực, hơi cay, roi điện, có xe cứu hỏa, cứu thương hổ trợ, để cưỡng bức Dân Oan phải lên xe áp tải về nguyên quán, nói là để địa phương giải quyết. Theo nguồn tin đáng tin cậy, nhiều người biểu tình bị bắt về giam ở quận Phú Nhuận, một số bị đánh đập, trong đó có Dân Oan bị đánh bể đầu phải đưa đi bệnh viện cấp cứu”.(Đối Thoại online ngày 28-7-2007)
Trong một bài phát thanh của đài Little Saigon ở Nam California ngày 22-7-2007, linh mục Phan văn Lợi nhân cuộc biểu tình của đồng bào Việt Nam ở hải ngoại phản đối nhà cầm quyền CSVN đàn áp Dân Oan trong nước, linh mục nói:
“Kính thưa toàn thể đồng bào thân yêu, đảng CSVN đã mở đầu việc thực thi lời hứa nhân quyền sau chuyến Mỹ du của Nguyễn Minh Triết bằng cuộc đàn áp đẫm máu Dân Oan, Quốc hội CSVN khóa 12 đã mở đầu cho nhiệm kỳ của mình bằng việc đứng trơ mắt nhìn các đồng bào cử tri bị hành hạ như súc vật.
“Đảng, nhà nước, Quốc hội CSVN lại phạm thêm một tội ác với dân tộc. Cuộc CCRĐ hồi thứ hai đã đến đỉnh điểm. Nay không phải là những địa chủ, phú nông giàu có, nhưng là những nông dân nghèo khổ với mảnh ruộng nhỏ bé, với ngôi nhà thô sơ, với ước mơ đơn giản nhưng một sáng một chiều bị đẩy ra lề đường, phải che mái lá cạnh ngôi nhà cũ của mình, phải mót luá trên chính ruộng xưa của mình, phải ngửa tay xin ăn trước ông chủ giờ đây đang vênh váo kiêu căng xây dựng cơ ngơi trên những mảnh đất cướp trắng của họ…
“Xe tăng đã nghiến nát những con đường bao quanh Văn phòng 2 Quốc hội CS. Hơi cay và nước vòi rồng đã tỏa khắp khu vực phường Phú Nhuận. Tiếng roi điện nghe vun vút không gian ở ngã ba Hồ văn Huê. Tiếng thét gào của đoàn khiếu kiện vẫn vang dội khắp thánh phố Sài Gòn, lan cả Việt Nam và thấu đến Tiểu Sài Gòn này. Máu đỏ của đồng bào vô tội còn vương trên cành cây kẻ lá đường Hoàng văn Thụ, trôi theo làn nước tẩy uế của vòi rồng, chảy vào tận quả tim chúng ta và làm cho tâm hồn chúng ta sôi sục”. (Đối Thoại online ngày 23-7-2007)
Nhân dân khiếu kiện ngày càng đông mà nhà cầm quyền lại không giải quyết, mãi cứ xã đổ huyện, huyện đổ tỉnh, tỉnh đổ trung ương, rồi trung ương đổ địa phương, cứ thế mà đùng đẩy từ năm này đến tháng nọ, rồi sau cùng đền bù với gía rẻ mạt đọc từ một tấm biểu ngữ của người dân biểu tình:“Thu hồi đất ở đền bù gía 14.700Đ – 24.000Đ M2”quá phẫn uất nhân dân xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã tấn công và chiếm văn phòng UBND xã trong đêm 26 rạng ngày 27 tháng sáu được mô tả như sau:
“Những gì mà ba tổ công tác của chúng tôi chứng kiến là không thể tin được bằng mắt: chậu cảnh, tường hoa, bát đĩa, bàn ghế xa long tiếp khách, tủ kính bàn của trụ sở ủy ban xã An Ninh, trung tâm diễn ra điểm nóng, được xây ngót nghét gần 1 tỷ đồng thời đó bị đập phá tan tành.
“Đoàn cũng được thị sát 8 ngôi nhà của cán bộ xã gồm bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND, chủ tịch hợp tác xã, trưởng ban địa chính xã…bị người dân thiu rụi. Rõ ràng một cuộc xung đột bạo lực chưa từng có đã bùng phát”. (BBC online ngày 02-1-2008)
Trước tình hình cướp đất cướp ruộng của dân để bán lại cho tư nhân nước ngoài làm sân golf là một sự ăn cướp tráng trợn và làm cho người dân bị bức hiếp thê thảm đến nổi báo chí của nhà cầm quyền cũng phải động lòng nói lên những nổi thống khổ của người dân:
“Trong kỳ họp HĐND tỉnh Thừa Thiên- Huế mới đây, một vị đại biểu đã nói:
“Xây sân golf ở Thuỳ Dương 360 hộ nông dân đã bị tỉnh kết án nghèo”. Nông dân không còn đất sản xuất vì các dự án sân golf, nhà vườn, resort,…” đổ bộ” xuống ruộng vườn, đó là thực trạng tại nhiều địa phương hiện nay…
“Xây sân golf - dân lấy gì để sống?…
“Bị kết án“nghèo” – dân kêu cứu, tỉnh làm ngơ!
“Với sự kiên trì,từ mảnh đất hoang vu cách đây 30 năm, người nông dân ở các thôn 1,2 và 3 xã Thuỳ Dương đã tạo lập được cho mình những mảnh vườn màu mỡ. Đó cũng là nguồn sống duy nhất của họ. Vậy mà, giờ đây hàng ngàn người dân đang thắp thỏm, hoang mang khi được thông báo là đất của họ chuẩn bị bị thu hồi để phục vụ cho dự án sân golf”. (Vietnamnet online ngày 28-7-2008)
Ở một đất nước mà miệng mồm kẻ cầm quyền luôn rêu rao là dân làm chủ ấy thế mà bọn cường hào cướp đất của dân đi kiện suốt 31 năm vẫn chưa được nhà cầm quyền giải quyết. Bao nhiêu nổi khổ nhọc và uất ức của một nông dân ở tỉnh An Giang thổ lộ với đái RFA như sau:
“Chúng tôi có đơn tố cáo ông Nguyễn Minh Vị, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang, vì mục đích tư lợi cá nhân, lợi dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt đất chúng tôi, lấy hết đất làm của riêng, lấy hết tài sản của chúng tôi, không chừa một cái quần rách cho vợ con tôi thay đổi. Nhiều lần bắt gia đình và mấy đứa con gái tôi còng trói, nắm lôi đầu đem về huyện giam 5 tháng…
“Tôi đã từ địa phương đến trung ương, tới Sài Gòn, Hà Nội trên 31 năm nay rồi đó ông. Bây giờ tôi che chòi ở dưới mé kinh đầu đất cũ, sống cảnh màn trời chiếu đất. Con cháu tôi bỏ học đi làm mướn làm thuê vậy đó để kiếm sống qua ngày”. (RFA online ngày 9-10-2008)
Cán bộ tham nhũng ăn cướp đất đai của dân chúng mà nhà cầm quyền từ trên xuống dưới làm ngơ nên dân tại xã Long Hưng, Long Thành, tỉnh Đồng Nai vì quá bức xúc nên đã bạo động bao vây trụ sở chính quyền đòi chủ tịch giải thích về chuyện người dân cho là dùng“sơn đánh dấu mộ trong xã” cho mục đích đầu tư. Mặc dù nhà cầm quyền điều động cảnh sát cơ động đến nhưng vẫn không ngăn được cuộc bao vây:
“Thậm chí, theo lời một nhân chứng cho BBC hay, người dân, có trang bị gạch đá và vũ khí thô sơ như dao, giáo mác, đã tấn công nhóm công an. Xe công an bị lật xuống ruộng và họ đã bỏ chạy hết rồi.
“Theo báo Người Lao Động của Việt Nam hôm 19-2, người dân chống trả lực lượng an ninh, lật đổ ba xe hơi công an, một xe cứu thương và đốt cháy một xe mô tô công an. Vẫn theo Người Lao Động trong ngày 18-2 khoảng 400 người dân bao vây trụ sở ủy ban nhân dân xã, cắt điện, điện thoại, đốt tài liệu”. (BBC online ngày 20-2-2009)
Ngoài những vụ cưỡng chiếm nhà, đất của tư nhân nhà cầm quyền CSVN còn cưỡng chiếm đất đai, cơ sở của những tôn giáo mà địa danh đã được mọi người trên thế giới biết đến như vụ cướp đất Trung tâm Văn hóa Liễu Quán và Đan viện Thiên An ở Thừa Thiên-Huế; đất Tòa Khâm sứ ở Hà nội; đất nhà thờ ở Thái Hà; vụ đập phá Thánh gía ở Đồng Chiêm; vụ cướp quan tài ở nghĩa trang Cồn Dầu… Kèm theo đó là những tên tham quan ác ôn cướp đất, cướp nhà nổi tiếng như Vũ Chí Thanh, phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; Nguyễn Bá Thanh, Bí thư thành ủy Đà Nẵng; Lê Thanh Hải, bí thư thành ủy Sài Gòn, còn nhiều và nhiều nữa…
Vụ Cồn Dầu đã đánh động lương tâm thế giới, địa danh mà mọi người biết đến qua việc tranh chấp đất đai khu nghĩa trang mà chính quyền dự kiến xây thành khu đô thị sinh thái. Chính quyền địa phương đã dùng áp lực ngăn chận việc chôn cất cụ bà Đặng thị Tân ở nghĩa trang Cồn Dầu, một số người bị bắt, sáu người bị đưa ra tòa kết án tù, một số người phải chạy xin tỵ nạn ở nước ngoài:
“Vẫn AFP trích lời các nhân chứng không nêu tên cáo buộc rằng“công an mang quan tài đi”, và “đã bắn chỉ thiên, đánh người bằng gậy gộc”…
“Các nhân chứng cho hảng tin này hay có khoảng“60 hoặc 70 người bị bắt giữ. Trong khi đó, những giờ qua, các mạng Công giáo trong và ngoài Việt Nam liên tục đưa bài và đăng các hình ảnh họ nói về vụ“hàng trăm công an đánh đập giáo dân Cồn Dầu”.(BBC online ngày 6-5-2010)
Cảnh đàn áp người dân Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cưỡng chiếm đất đai gần đây do sự liên doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt nam với các tập đoàn dầu khí nước ngoài mà sự bồi thường chưa được thỏa đáng thì nhà cầm quyền cương quyết“giải phóng mặt bằng” cho nên có sự ngăn cản của người dân và do đó mà một cuộc đàn áp đẫm máu đã xảy ra làm hai người thiệt mạng:
“Các nhân chứng nói họ nghe thấy hai tiếng súng nổ. Một viên đạn trúng vào đầu ông Lê Hữu Nam, viên khác xuyên qua tay bà Lê thị Thanh và trúng vào bụng em Lê Xuân Dũng làm em ngã gục ngay tại chỗ. Công an đã chỡ ba người đi cấp cứu nhưng em Dũng ngay sau đó đã qua dời trong bệnh viện”. (Đối Thoại online ngày 31-5-2010)
Nạn cướp đất ngày càng gia tăng nên nội trong năm 2010 mà đã phát sinh hơn 110.000 vụ tố cáo, khiếu nại:
“Theo báo cáo của chính phủ, năm 2010, cả nước phát sinh hơn 110.000 vụ việc khiếu nại, tố cáo; tăng so với cùng ký năm trước 17%. Thẩm tra báo cáo của chính phủ, UB Pháp luật của Quốc hội nhận định: tình hình khiếu nại tố cáo vẫn diễn biến phức tạp”. (Dân Trí online ngày 7-9-2010)
Dư luận của người dân ở huyện Cầu Ngang rất bất bình khi nghe chuyện ông Cao Hồng Khuyến, nguyên huyện ủy viên huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) và vợ là Cao thị Bé chiếm đoạt 130 m2 đất của bà Nguyễn thị Ngân, 84 tuổi phải ra sống nhờ ở một nhà mồ và đã đi đến một thảm cảnh thật đáng thương tâm:
“Sau hơn ba tháng sống tạm trong ngôi nhà mồ, sáng 2-9, người con trai lớn (63 tuổi) của bà đã bị bệnh qua đời. Nhìn gia cảnh bà Ngân ai cũng ngậm ngùi nhưng vợ chồng ông Khuyến thì không. Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng còn phải buôn gánh, bán bưng mỗi ngày để nuôi đứa con trai gần 60 tuổi bị bệnh tâm thần, đứa con gái tinh thần không ổn định”. (Bauxite VN online ngày 9-9-2010)
Hằng năm khi mỗi độ Xuân về người người, nhà nhà lo trang hoàng đón Tết ấy thế mà vẫn có một số Dân Oan bị cướp nhà, cướp đất kéo nhau đi khiếu kiện từ năm này sang năm khác không được ai đoái hoài. Họ sống lang thang nơi các vườn hoa công cộng gần nơi trụ sở “Tiếp dân” của nhà cầm quyền trung ương để chờ một hy vọng thế mà chờ mãi đến Tết phải bị nhà cầm quyền làm sạch thành phố và xua đuổi đi một cách tàn nhẫn nên họ đã cất tiếng oán than:
“Tôi là Thân thị Giang, năm nay tôi 60 tuổi. Đất nước Việt Nam ngày Tết cổ truyền thì cả nước ngoài nước trong đều muốn về quê hương để ăn Tết. Thế nhưng riêng với chúng tôi, những người mất đất, mất nhà, đã không còn chỗ nào để sống nữa, lại bị chính quyền cơ sở đã cướp rồi, bây giờ ra đến đây lại suốt ngày bị công an phường Thuỵ Khuê suốt ngày khủng bố.
“Mưa phùn, gió bấc như thế này mà ngày nào chúng tôi cũng bị công an phường Thuỵ Khuê xua đuổi, thậm chí còn đốt sạch cả quần áo, chăn màn của chúng tôi, không còn gì để chúng tôi sống nữa. Đốt hết cả, từ hôm kia đến hôm nay là ngày nào cũng hai lần.”
“Trường hợp của bà Giang chỉ là một trong số gần 30 người dân đi khiếu kiện đất đai đang trú ngụ tại vườn hoa Lý tự Trọng và Mai xuân Thưởng từ nhiều năm nay. Bản thân bà đã chịu cảnh màn trời chiếu đất ròng rã 6 năm qua nhưng vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng từ các cơ quan chính quyền về trường hợp khiếu kiện của bà. Trong số họ, có những trường hợp thậm chí tá túc ở vườn hoa cả chục năm… Trường hợp chị Vũ thị Hải, quê ở Ninh Bình, cho biết:
“Bây giờ chúng em chỉ đi gom rác thải, phế liệu, đi làm thuê lấy tiền để gửi đơn. Cơm thừa dân Hà Nội họ thương tình thì họ cho chúng em để chúng em sống qua ngày. Thế nhưng họ cứ cho được đến đâu thì công an thành phố Hà Nội lại ra vơ vét hết của chúng em để đốt hết. Quần áo, đồ ăn, mọi cái họ đốt hết”.
(RFA online ngày 2-2-2011)
Thời gian gần đây một vụ án xảy ra ngay trước văn phòng UBND TP Đà nẵng làm dư luận xôn xao ngở rằng đây là một ngọn lửa cách mạng bùng lên, nhưng ở Việt Nam thì không như ở Tunisia vì nhà cầm quyền gian manh sớm dập tắt và dùng mọi thủ đoạn gian trá để bịt đầu mối nhưng đã được đài RFA đưa tin:
“Trong mấy ngày nay, công luận xôn xao về một vụ mà nhiều người cho là tự thiêu trước trụ sở UBNDTP Đà Nẵng, qua đó, nạn nhân là kỹ sư Phạm Thành Sơn, 31 tuổi bày tỏ sự phẫn uất khi mọi khiếu nại về tình trạng cưỡng chiếm đất đai nạn tham nhũng không được giới hữu trách giải quyết”. (RFA online ngày 1-3-2011)
“Lên tiếng thay cho nhiều người dân trước sự“khiếp sợ”, với chính quyền, ông Đỗ Xuân Hiển, nguyên trưởng Ban Kinh tế Đà Nẵng, huyện ủy viên, từng phụ trách công tác chính trị, nói về tự thiêu của anh Phạm Thành Sơn:
“Anh Thành Sơn có gặp tôi trước đó mấy ngày, anh ấy nói với tôi một câu:
“kiểu này giờ chỉ còn con đường tự thiêu thì mới giải quyết được thôi, đất đai thì nó lấy hết rồi…”
“Trường hợp mất đất trắng còn nhiều lắm, nhiều người oan ức lắm. Hiện nay cũng có nhiều người cũng nghĩ làm chuyện như thế nữa. Họ cũng nghĩ cách làm như anh Sơn vì họ cho rằng, chỉ có cách làm như anh Sơn thì mới phơi bày được bộ mặt thật…” (RFA online ngày 4-3-2011)
Lại một lần nữa, Dân Oan ở khắp các tỉnh ở miền Tây lại tiếp tục kéo về thành phố Sài Gòn biểu tình đòi nhà, đòi đất như những lần đã từng làm và từng bị đàn áp trước đây.
“Từ sáng sớm cho đến trưa ngày 13-3, rất đông những người Dân Oan mất đất từ các tỉnh Cần Thơ, Bến Tre, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp và TP HCM đã tập trung ở số 210 Võ thị Sáu,TPHCM, để biểu tình đòi quyền lợi và công lý…
“Cảnh biểu tình đòi đất, với băng rôn mang dòng chữ:“Chính quyền dừng tay, không được cướp đất của dân” chiếu trên đài Al-Jazeera, hệ thống truyền hình lớn nhất bao trùm toàn bộ thế giới Ả Rập. Feb 22-2011. Screen capture”.
(RFA online ngày 14-3-2011)
Vấn đề “Tham nhũng đất đai ngày càng tăng lên”, những cán bộ lợi dụng quyền thế và thời cơ cướp đất của người dân một cách vô tội vạ mà nhà cầm quyền trung ương cũng đồng lõa bằng những luật lệ vô lý. Tham nhũng đất đai ngày càng tăng lên và được người ngoại quốc đánh giá như sau:
“Bà Lis Ramussen Rosenholm, phó Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam thì nêu quan điểm, tham nhũng trong đất đai ngày càng tăng lên, làm cho người nghèo càng nghèo, người giàu càng giàu hơn.
“Theo báo cáo : Nhận diện và giảm thiểu các rủi ro dẫn đến tham nhũng trong quản lý đất đai ở Việt Nam” của Đại sứ quán Đan Mạch, Thuỵ Điển và Ngân hàng Thế giới vừa mới công bố thì tham nhũng trong việc cấp giấy chứng nhận khá phổ biến. Bởi lẽ, quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phức tạp, mất nhiều thời gian đã kích thích người dân sẵn lòng chi thêm tiền cho cán bộ để lấy được giấy chứng nhận nhanh hơn…
“Cũng theo điều tra năm 2010, 78% cho rằng có tình trạng tham nhũng liên quan đến quá trình giao, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, hổ trợ và tái định cư”. (Lao Động online ngày 21-1-2011)
Vấn đề Dân Oan và việc cướp đất của nhà cầm quyền cộng sản qua các luật lệ, các chủ trương….theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, thì chủ trương“Sở hữu toàn dân”, “Sự sáng tạo chết người” và ông nhận định như sau:
“Chính việc xóa bỏ hệ thống sở hữu (tư nhân) là một nguyên nhân chính của sự thất bại của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đạt được một số thành tích về phát triển kinh tế trong hơn 20 năm đổi mới chủ yếu là do phần nào khôi phục lại quyền sở hữu tư nhân và khôi phục lại hệ thống quyền sở hữu. Đáng tiếc, chúng ta chưa thật triệt để trong vấn đề này và vẫn còn bị vương vấn bởi những giáo điều đã tỏ ra hoàn toàn vô dụng.
“Quyền sở hữu toàn dân là một khái niệm kỳ quặc trong số những vương vấn như vậy. Đó là một sự“sáng tạo” chết người của những người được dân ủy thác. Không có cái gọi là sở hữu toàn dân. Đó chỉ là một từ được“sáng tạo” ra để duy trì“quyền sở hữu thực” của một nhóm cá nhân. Xét thực tế đó cũng chẳng khác gì quyền của vua chúa xưa kia, nhưng chí ít vua còn công khai tuyên bố rằng là của ông ta và có quyền ban, phát cho các cận thần”.(Đối Thoại online ngày 12-9-2010)
Nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên-Môi trường Đặng Hùng Võ đã nói: “Rất nhiều nước mắt trong các cuộc tiếp dân”, đó là tựa đề bản tin của báo điện tử Người Lao Động:
“Phổ biến tình trạng đùn đẩy khiến dân chẵng biết đến cửa nào. Các đoàn kiểm tra phải nhận 17.480 đơn.
“Có những bức xúc của người dân lên quá cao và nước mắt trong những cuộc tiếp dân rất nhiều, nhiều trường hợp rất thương tâm. Không thể có ai xúi mà lên khóc ròng rã như thế. Đại đa số là oan ức thực”. Thứ trưởng bộ Tài nguyên- Môi trường (TN-MT) Đặng Hùng Võ bức xúc khi tổng kết lại kết quả cuộc kiểm tra tình hình thực hiện Luật đất đai”. (NgườiLaoĐộng online ngày 9-10-2005)
Từ xưa nay ai cũng biết rằng cộng sản nói vậy chớ không phải vậy. Họ luôn rêu rao là chính quyền của nhân dân và vì dân…nhưng, “đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỷ những gì cộng sản làm”, cái nơi tiếp dân mà không tiếp dân đã chứng minh được lời của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là quá đúng:
“Liên quan đến việc khiếu kiện về nhà cửa đất đai, vào lúc 9:30 tối ngày thứ Ba 18-10 vừa qua công an thành phố Hà Nội và cảnh sát 113 đã dùng áp lực để giải tán những người dân đang ăn chực nằm chờ ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng nơi gần Văn phòng Tiếp Dân của Trung ương đảng và Nhà nước Việt Nam, tọa lạc tại số 1 đường Mai xuân Thưởng-Hà Nội”. (RFA online ngày 20-10-2005)
Cái bi hài kịch tiếp dân đã được người dân quá biết cái trò xảo trá của bọn CSVN, tìm cách hoãn binh, né tránh. Học giả Nguyễn Huệ Chi vạch trần cái trò tiếp dân của cộng sản như sau:
“Các cơ quan nhà nước tiếp dân như thế nào, thì từ lâu chúng tôi đã biết rồi, nó là một chính thể do dân làm chủ, của dân, do dân, vì dân, nhưng đã bị quan liêu hóa từ rất, rất lâu rồi, cho nên dân đến, không được tiếp là chuyện bình thường…
“Kế đó, mục sư Thân văn Trường đang phục vụ Chúa và các tín hữu của ông tại khu vực Đồng Nai, từng lui tới nhiều lần nơi trụ sở tiếp dân kể lại về những điều ông chứng kiến:“Đó là điều tôi thường trăn trở, đúng như những gì trang mạng đó nói tới, và với kinh nghiệm của cá nhân tôi, thì tôi thấy nên dẹp những chỗ đó đi thì tốt hơn, để dân khỏi phải nuôi những người như vậy. Nhà nước lập văn phòng tiếp dân để đối phó thôi chứ không có ý giải quyết khúc mắc, giúp dân, vì họ tiếp một cách rất chiếu lệ, tắc trách, làm sao cho dân sớm rời chỗ ấy thôi”. (Đàn chim Việt online ngày 11-8-2010)
Mấy dòng Văn tế Dân Oan của nhà văn Võ thị Hảo:
“Thương thay
Một ngày
Người ra ngõ
Người xuống đường
Bước dân lành lụm cụm con sâu cái kiến.
Một ngày
Trong vô tội
Người bị đánh đạp bỏ mạng nơi công đường
Cổ gãy
Tứ chi liệt rũ
Đớn đau quặn mình tiếng nấc tắc thở
Một ngày chẳng như mọi ngày
Mẹ gần đất xa trời không kịp nhìn con lần cuối
Nhận xác con nơi công đường
Mẹ gìa đứt ruột.
……”
Võ thị Hảo
Đại Nghĩa – Sưu tầm
danlambao1.wordpress.com
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)