Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

Kinh tế vĩ mô 2006 – 2010 và “nghịch lý” hiếm thấy

Đăng bởi bvnpost


Nguyên Thảo



Cuộc hội thảo diễn ra tại Cần Thơ sẽ tập trung phân tích rõ tình trạng bất ổn của kinh tế vĩ mô hiện nay để có những giải pháp tổng thể.


Nhận định tình hình kinh tế vĩ mô 2006 – 2010 chứa đựng “nghịch lý” phát triển hiếm thấy, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng cần có cách tiếp cận mới về chống lạm phát, duy trì ổn định vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng của Việt Nam hiện nay.

Bản tham luận “Kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 và những vấn đề kinh tế vĩ mô trung dài hạn” của ông Thiên đã mở đầu phiên thứ nhất của hội thảo “Kinh tế Việt Nam: Những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn” do Ủy ban Kinh tế Quốc hội phối hợp với Viện Khoa học xã hội tổ chức tại Cần Thơ hôm nay (10/3).


Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền nhấn mạnh: vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là phải đánh giá đúng và nhận diện được đầy đủ những vấn đề cốt lõi mà nền kinh tế đang phải đối mặt, đặc biệt là trong 5 năm vừa qua. Từ đó đưa ra được giải pháp đồng bộ, hiệu quả và khả thi để ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững trong trung và dài hạn.

Phó chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng cũng đề nghị các vị đại biểu tham dự hội thảo tập trung phân tích rõ tình trạng bất ổn của kinh tế vĩ mô hiện nay để có những giải pháp tổng thể. Vì nếu chỉ giải quyết ở phần ngọn thì chỉ như "đánh cờ nước một".


Thuận lợi lớn, bất ổn nghiêm trọng


“Nghịch lý” phát triển hiếm thấy của giai đoạn 2006 – 2010 được Viện trưởng Thiên khái quát là: cơ hội thuận lợi lớn, mức đầu tư cao, thị trường mở rộng, đà tăng trưởng tốt, nhưng tăng trưởng giảm, lạm phát cao và bất ổn nghiêm trọng.

Con số được ông Thiên đưa ra so sánh để thấy rõ tính “có vấn đề” của giai đoạn vừa qua là mức trung bình của ba kỳ 5 năm của lạm phát và tăng trưởng. Cụ thể từ 1996 – 2000, CPI bình quân là 3,4% còn tăng trưởng GDP bình quân là 6,96%. Các con số tương ứng của giai đoạn 2001 – 2005 là 5,1% và 7,51%; giai đoạn 2006 – 2010 là 11,4% và 7,2%.

Như vậy, trong vòng 5 năm, tính cộng dồn đơn giản, lạm phát đã tăng gần 60% trong khi tổng tăng trưởng GDP chỉ đạt 35,1%. Chưa tính đến việc phân bổ lợi ích tăng trưởng có xu hướng tập trung cho nhóm người giàu và đầu cơ, chỉ hai con số nêu trên đã đủ chứng tỏ thu nhập thực tế và mức sống thực của người dân, nhất là tầng lớp nghèo, bị giảm sút rất mạnh, ông Thiên lưu ý.

Viện trưởng Thiên khái quát, tình hình cơ bản của giai đoạn 2006-2010 là hàng năm Chính phủ đều phải nỗ lực rất lớn trong điều hành để kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô. Các giải pháp thực thi chủ yếu đều mang tính ngắn hạn, tình thế (chữa cháy), nặng về hành chính, chưa tập trung xử lý các vấn đề cơ bản như cơ cấu, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Trả giá để đạt được tạm ổn ngắn hạn và hoàn thành một số mục tiêu cam kết chính hàng năm, theo ông Thiên không chỉ là sự hao tổn nguồn lực quốc gia rất lớn mà quan trọng hơn, đo bằng mức độ hao tổn sức khỏe của hệ thống doanh nghiệp sau khi chống chọi với lạm phát và lãi suất cao, bằng sự sụt giảm thu nhập và mức sống thực tế của người dân và đặc biệt, bằng sự suy giảm lòng tin thị trường và lòng tin của dân vào môi trường chính sách, vào năng lực quản trị vĩ mô.

Sau đó, Chính phủ và nền kinh tế lại bước vào một chu kỳ ngắn hạn (hàng năm) mới: tiếp tục đương đầu với tình trạng bất ổn và nguy cơ lạm phát gay gắt hơn, ông Thiên phân tích.

Sự tái diễn hàng năm một chu kỳ như vậy chứa đựng nguy cơ tạo vòng xoáy bất ổn và xu hướng suy thoái rất đáng lo ngại. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc ngày càng mạnh vào nền kinh tế thế giới đang biến động nhanh, bất ổn, khó dự báo và cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì với một cơ cấu kinh tế không vững và không mạnh, việc chỉ tập trung vào các biện pháp “chữa cháy” chứa đựng nguy cơ tái diễn và bùng phát bất ổn, khả năng bùng nổ khủng hoảng ngày càng tăng, ông Thiên đưa ra cảnh báo.


“Cấp cứu” bài bản


Từ những lập luận về tình thế hiện tại của nền kinh tế Việt Nam, TS. Trần Đình Thiên cho rằng cần có cách tiếp cận “mới” đến vấn đề chống lạm phát, duy trì ổn định vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng của Việt Nam hiện nay.

Cách tiếp cận này, theo phân tích của TS. Thiên bao gồm nhận diện đúng thực chất tình hình (mức độ nghiêm trọng), xác định rõ căn nguyên bất ổn và lạm phát; đề xuất các giải pháp căn cơ, chiến lược cho tăng trưởng bền vững (cốt lõi là ổn định vĩ mô) và lộ trình thực thi.

Ông Thiên cũng nhấn mạnh việc xác định các giải pháp “cấp cứu” một cách bài bản, đúng cách (theo tình thế) và “vừa theo sức của mình”. Đồng thời xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp thực thi chính sách theo trục thời gian (dài hạn và ngắn hạn), theo trục chính sách (các bộ ngành, trung ương – địa phương và Chính phủ – các tập đoàn lớn), bảo đảm tính nhất quán và không xung đột trong thực thi.

Vị Viện trưởng Viện Kinh tế cũng tỏ ra quan ngại về tính cấp bách và gay gắt của tình hình kinh tế năm 2001 với các yếu tố tăng giá và tăng bất ổn rất lớn. Khi xu thế lạm phát cao và bất ổn lớn rõ ngay từ đầu năm, lòng tin thị trường và lòng tin của dân bị suy giảm mạnh.

Những vấn đề phải giải quyết được ông Thiên đề cập, đầu tiên là xác lập và củng cố một số quan điểm, tư duy định hướng: tư duy lại chức năng nhà nước – thị trường và mối quan hệ mục tiêu chức năng tăng trưởng – ổn định. Tiếp đó, đổi mới mô hình tăng trưởng là nhiệm vụ chiến lược sống còn.

Một lưu ý được ông Thiên nhấn mạnh khi thực hiện nhiệm vụ cấp bách để kiềm chế lạm phát là trong điều kiện “sức khỏe” Nhà nước và sức khỏe doanh nghiệp đều bị suy yếu, Chính phủ không nên “đuổi theo” lạm phát để kéo nó xuống mà nên dùng biện pháp vượt trước lạm phát để đè lạm phát xuống.

Công cụ chính là lãi suất. Phương pháp này cũng nên áp dụng để chống đầu cơ tỷ giá, ông Thiên phát biểu.

Trong số các giải pháp lớn gắn với khôi phục ổn định, bảo đảm tăng trưởng bền vững được Viện trưởng Thiên đề xuất có tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với hai việc chính.

Gồm, tăng cường vai trò độc lập của Ngân hàng Nhà nước (rõ chức năng và quyền hành ổn định vĩ mô, chịu trách nhiệm) và mạnh tay sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần, loại bỏ những ngân hàng thương mại quá yếu kém, tác nhân kích “lãi suất”, gây bất ổn.


Vẫn “dễ dãi, nhẹ nhàng”


Với kế hoạch 5 năm tới, vị Viện trưởng Viện Kinh tế cũng không giấu được lo lắng.

Bởi, dự thảo kế hoạch 5 năm 2011-2015, trên quan điểm tiếp cận giải quyết các vấn đề phát triển trung – dài hạn nêu trên, một cách tổng quát, dường như chưa thể hiện tư tưởng đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu mà thực tiễn đang đòi hỏi gay gắt và đã được xác định – khẳng định trong các văn kiện Đại hội Đảng XI, ông Thiên phát biểu.

Cũng theo ông Thiên, khuôn mẫu dự thảo kế hoạch vẫn là khuôn mẫu cũ, vẫn chuyển dịch cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế theo cách cũ.

Cụ thể hơn, ông Thiên phân tích, dự thảo đánh giá bối cảnh quốc tế quá đơn giản. Do đó, cách thức phát triển kinh tế của Việt Nam cũng “dễ dãi, nhẹ nhàng”.

Tính “hiện vật” vẫn lấn át trong một kế hoạch kinh tế vĩ mô – thị trường, thiếu luận cứ, luận chứng thuyết phục cho các kết luận, thiếu tư duy đột phá, không có điểm đột phá, không có điều kiện khả thi bảo đảm thực hiện mong muốn, ông Thiên “điểm mặt” những hạn chế của kế hoạch.


N. T.

Nguồn: Vneconomy.vn

Trung Quốc loay hoay trong "cơn khát" dầu lửa

Tác giả: PRAVEEN SWAMI

Trung Quốc không ngừng phô trương sức mạnh ở Biển Đông, bắt nguồn từ khát vọng kiểm soát các mỏ dầu và khí, đã gây ra những đụng chạm trong khắp khu vực.

Sự hiện diện của một tàu khu trục Trung Quốc ở ngoài khơi bờ biển Libya tuần trước là vô cùng quan trọng khi những cường quốc lớn trên thế giới nỗ lực bảo vệ nguồn cung cấp nhiên liệu của họ.

Trở lại năm 1941, một hạm đội của Nhật đã xuyên qua các đại dương tới khu vực nay là Indonesia, để tìm kiếm việc kiểm soát sản xuất dầu. Dầu không phải là lý do duy nhất khiến Nhật Bản đi đến chiến tranh, nhưng nó là một phần quan trọng vì nước này cần tiếp cận nguồn năng lượng phục vụ cho khát vọng đế quốc của mình, và lệnh cấm vận không bán dầu của Mỹ thực thi mùa hè năm ấy đã đồng nghĩa với việc Nhật lập tức mất quyền tiếp cận ước tính vào khoảng 93% nhu cầu.

Nếu những tiếng súng vang lên ở Libya không phải là ngòi nổ hco một thế chiến tương lai, thì hiện tại là thời điểm thuận lợi để các nhà lãnh đạo thế giới xem xét một bức tranh về các sự kiện ở Trung Đông. Bức tranh lớn ấy là: các cường quốc thế giới đang cạnh tranh về một nguồn dầu ngày càng cạn kiệt, và khả năng những cuộc xung đột thảm khốc ngày một rõ ràng hơn.

Cuối tuần trước, những tác động địa chiến lược của một cuộc khủng hoảng ở Trung Đông bắt đầu tự bộc lộ, khi Trung Quốc điều động tàu khu trục trang bị tên lửa hiện đại mang tên Tô Châu tới ngoài khơi bờ biển phía đông Libya - lần triển khai đầu tiên của nước này tại Địa Trung Hải. Con tàu mang theo lực lượng đặc nhiệm tới Libya để đảm bảo rằng, khoảng 30.000 công nhân Trung Quốc tại Libya được sơ tán an toàn, trong sự đối mặt với những cuộc tấn công bừa bãi vào các cơ sở dầu thuộc sở hữu của Bắc Kinh.

Tề Minh Khôi, một giáo sư ở đại học quốc phòng Trung Quốc dự báo rằng, ngày càng có nhiều đợt triển khai tương tự sẽ diễn ra trong tương lai để "bảo vệ các lợi ích quốc gia của Trung Quốc ở nước ngoài". Năm 2008, một báo bài về quốc phòng Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng, các lực lượng mặt đất của nước này cần chuyển từ "phòng thủ khu vực sang xuyên khu vực".

Ảnh minh họa: The Telegraph
Chỉ tính riêng năm tới, Trung Quốc sẽ bơm hàng chục tỉ USD vào tàu sân bay, tàu chiến, mở rộng các khả năng không vận và hệ thống tên lửa có thể nhằm mục tiêu là các hạm đội tàu sân bay Mỹ ở tây Thái Bình Dương. Và một chương trình hiện đại hóa quân sự khổng lồ sẽ cho phép nước này bảo vệ các nguồn năng lượng, bảo vệ tuyến vận chuyển đường biển để mang năng lượng ấy về nước.

Thật kỳ lạ là người dân đang phải trả giá cao để mua xăng dầu. Thậm chí nếu bất ổn ở Libya khiến việc sản xuất dầu ở nước này ngưng trệ hoàn toàn, thì chỉ riêng Ảrập Xêút cũng có thể bù đắp thiếu hụt. Vương quốc này có công suất dự phòng là 3,5 triệu thùng/ngày, hơn gấp đôi sản lượng thông thường trước khi cuộc khủng hoảng Libya xảy ra. Trên thực tế, cam kết bù đắp lượng dầu thiếu hụt của Ảrập Xêút đã khiến giá dầu giảm từ mức đỉnh 120 USD xuống còn 105 USD.

Thêm vào đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có dự trữ chiến lược đáng kể, giống như những chính phủ phương Tây. Tuần trước, Nobuo Tanaka, giám đốc IEA đảm bảo rằng: "chúng tôi có thể cung cấp 2 triệu thùng dầu mỗi ngày trong hai năm. Chúng ta thực sự không phải lo lắng quá nhiều".

Và ông Tanaka đã đúng: tình hình không tạo ra sự hoảng loạn lập tức. Nhưng về dài hạn, có lý do khiến Trung Quốc và mọi nước khác phải lo lắng.

Năm quốc gia hiện tại chiếm hơn một nữa trữ lượng dầu được xác định của thế giới (nghĩa là phát hiện ra dầu nhưng chưa khai thác): Ảrập Xêút với 19,8%, tiếp theo là Iran với 10,3%, Iraq 8,6%, Kuwait với 7,6% và các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất với 7,3%. Các nhà sản xuất dầu ngoài Trung Quốc đang cạn kiệt dầu nhanh hơn năm nước vừa kể. Nga, hiện tại có sản lượng dầu ngang ngửa Ảrập Xêút, sẽ cạn dầu vào khoảng năm 2020 (ước tính của Viện Phân tích An ninh toàn cầu). Những nhà sản xuất châu Phi như Nigeria, với sản lượng hiện tại đã góp phần ổn định giá cả và đáp ứng đáng kể nhu cầu toàn cầu, sẽ cạn dầu năm 2025 hoặc gần như vậy. Điều đó có nghĩa là, Trung Đông sẽ, ở tương lai không xa, là nguồn cung dầu chủ chốt của thế giới - và không cần phải có trí tưởng tượng lớn lao mới hiểu rằng, tin vào sự ổn định nguồn cung năng lượng là điếu thiếu khôn ngoan.

Một số người có thể nghĩ rằng, sự can thiệp quân sự mạnh mẽ của nước ngoài có thể đảm bảo nguồn dầu Trung Đông thậm chí những quốc gia trong khu vực này rơi vào cảnh hỗn loạn. Hãy xem trường hợp Iraq, sau khi Saddam Hussein bị lật đổ, ngành công nghiệp dầu mỏ tới nay vẫn chưa ổn định.

Với Trung Quốc, viễn cảnh ấy thực sự đáng lo lắng. Dầu đóng vai trò chủ chốt trong một nền kinh tế tăng trưởng mạnh 9% mỗi năm trong suốt hai thập niên qua. Trung Quốc phụ thuộc lớn vào than đá cho nhu cầu năng lượng (70%). Nhưng Trung Quốc vẫn là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính, tiêu dùng của Trung Quốc sẽ tăng lên 13,1 triệu thùng/ngày vào 2030, tăng từ mức 3,5 triệu thùng/ngày trong năm 2006. Nước này đang đầu tư mạnh vào các nguồn năng lượng thay thế, nhưng thậm chí toàn bộ 25 nhà máy điện hạt nhân đang trong quá trình xây dựng của họ cũng sẽ chỉ đáp ứng chưa đầy 1% nhu cầu.

Các công ty dầu khí Trung Quốc tìm cách đối phó bằng việc đầu tư vào sản xuất dầu ở khắp nơi trên toàn cầu, từ Angola tới Sudan hay Kazakhstan. Tuy nhiên, trong năm 2006, tổng sản lượng dầu ở nước ngoài của các công ty Trung Quốc chỉ là 0,675 triệu thùng/ngày - chưa đầy 19% lượng nhập khẩu. Điều đó có nghĩa là, Trung Quốc tiếp tục trông chờ vào dầu Trung Đông, với hơn một nửa sản lượng nhập khẩu từ Ảrập Xêút và Iran. Giống như phần còn lại của thế giới, Trung Quốc sẽ trở nên lệ thuộc nhiều hơn trong tương lai.

Ở viễn cảnh tốt đẹp, phương Tây và Trung Quốc có thể hợp tác để quản lý bể dầu ngày một cạn kiệt ở Trung Đông, bố trí các nguồn lực một cách công bằng và cùng nhau đảm bảo an ninh. Ở đây có lý do để lạc quan. Tàu khu trục xuất hiện tại Địa Trung Hải tuần trước được rút từ đội tàu quốc tế đóng ở Ấn Độ Dương trong nỗ lực chung chống hải tặc - mối đe dọa chung với các lộ trình hàng hải trong khu vực của phương Tây và cả phương Đông.

Nhưng viễn cảnh ấy không chắc chắn. Trung Quốc không ngừng phô trương sức mạnh ở Biển Đông, bắt nguồn từ khát vọng kiểm soát các mỏ dầu và khí, đã gây ra những đụng chạm trong khắp khu vực. Giống như Nhật Bản trong thời kỳ xây dựng lực lượng cho Thế chiến II, tăng trưởng tương lai của Trung Quốc thậm chí phụ thuộc nhiều hơn vào các tài nguyên ở những nước xa xôi. Song, những nước này có các đối thủ của Trung Quốc nắm giữ vị trí vượt trội trong thời gian dài.

Trở lại trường hợp Nhật Bản, sử gia Howard Dick từng nhấn mạnh: "Quân đội Nhật Bản đã góp phần tạo ra một môi trường trong đó giấc mơ anh hùng của một đế chế phương nam được tán thành và khi đối mặt với các sự kiện trong nước cũng như quốc tế, sự kháng cự của những người theo chủ nghĩa thực dụng trong chính phủ sẽ ngày càng khó khăn hơn".

Thụy Phương (Theo telegraph)

Thói quen găm giữ USD có dễ bỏ?

Tác giả: LÊ KHẮC

(VEF.VN) - Điều quan trọng trong điều hành tiền tệ là phải tạo được sự ổn định dài hạn nhằm củng cố niềm tin của người dân vào đồng nội tệ. Như thế, tự khắc nó sẽ hóa giải được việc găm giữ USD.

Các biện pháp cương quyết của cơ quan quản lý vừa qua đã thay cho lời cảnh báo mạnh mẽ về việc siết chặt thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, để xóa bỏ thị trường tự do và thói quen găm giữ USD không phải muốn là được, và không phải cứ bằng biện pháp hành chính là xong.

Buông quá đâm khó quản

Từ Tết Nguyên đán trở ra, cơ quan quản lý đang triển khai hàng loạt các biện pháp mạnh mẽ để chấn chỉnh thị trường ngoại hối, trong đó tập trung vào việc giao dịch hàng hóa bằng USD và mua bán USD tự do. Hiệu quả gần như tức thì khi thị trường USD chợ đen lập tức ngừng giao dịch; một vụ bắt giữ mua bán USD số lượng lớn đã được thực hiện...

Bắt quả tang mua bán trái phép gần 400.000 USD là vụ việc lớn nhất từ trước đến nay, song đối với đa số người dân, đây có lẽ không phải là chuyện gì "quá lớn". Thực tế, những giao dịch như thế đã trở nên quen thuộc, và có nhiều vụ mua bán số lượng lớn hơn rất nhiều không bị phát hiện.

Một điều phải thừa nhận, dù Việt Nam đã có các quy định hệ thống và cụ thể về giao dịch ngoại tệ nhưng một thời gian dài, rất nhiều quy định đã không được thực thi. Cơ quan quản lý đã buông lỏng dẫn đến sự dễ dàng và công khai trong sử dụng USD.

Chẳng hạn, ra quy định cấm niêm yết hàng hóa bằng USD trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng thực tế lại diễn ra phổ biến kéo dài nhiều năm qua. Từ việc nhỏ nhất là chén cà phê, cốc nước giải khát tính bằng USD, lớn hơn là thiết bị điện tử, đồ công nghệ nhập khẩu niêm yết bằng USD, và cả những tài sản lớn như nhà đất cũng chọn USD làm đơn vị niêm yết và thanh toán. Việc đó diễn ra công khai và hầu như cả người mua và người bán đều chấp nhận nó như một sự bình thường.


Nhiều người có thói quen găm giữ ngoại tệ.Thậm chí, cơ quan chức năng cũng làm ngơ, để tình trạng này kéo dài nhiều năm. Chỉ đến khi giá USD biến động, người dân bị thiệt hại và kêu ca nhiều thì nhà quản lý mới có các văn bản và tổ chức đi kiểm tra chấn chỉnh.
Cũng như thế, theo quy định, người dân không được tích trữ và mua bán USD trái phép, nhưng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam lại vẫn duy trì hình thức huy động vốn bằng USD; tiền gửi ngoại tệ của người dân được xem là nguồn tài sản hợp pháp của cá nhân. Các ngân hàng vẫn nồng nhiệt chào đón những nguồn vốn này mà không bao giờ có thủ tục xác minh nguồn gốc ngoại tệ ở đâu.

Trong khi đó, trên thị trường tự do, việc mua bán trao đổi diễn ra công khai và thoải mái không hạn chế về đối tượng và số lượng. Người dân tự do mua bán. Đến nỗi, bất cứ khi nào có nhu cầu, thay vì nghĩ đến ngân hàng người dân ra thẳng các "chợ USD" tự do là được đáp ứng. Hơn thế, các DN khi cần USD với số lượng lớn cũng có thể được đáp ứng...

Một thị trường như thế đã tồn tại và ngày càng bành trướng. Nó còn tác động lớn vào tâm lý người dân, gây sức ép lên chính sách điều hành..., song chưa bao giờ có một biện pháp nào đề xuất để xử lý triệt để. Thị trường này được thể cứ phát triển rộng ra.

Như vậy, dù được chấp nhận như việc gửi tiết kiêm USD, hay không được chấp nhận về mặt pháp lý, nhưng sự dễ dãi để cho tồn tại... khiến việc giao dịch và sở hữu USD của người dân trở nên phổ biến và trở nên quen thuộc. USD vô hình chung trở thành một tài sản tích lũy, một phương tiện thanh toán... mà nhiều người dân không còn ý thức đó là những việc phạm luật.

Rõ ràng, thị trường và người dân đã vi phạm những quy định về quản lý và giao dịch USD, nhưng thật khó trách họ khi chính các cơ quan chức năng đã buông lỏng quản lý, để mọi việc dường như quá đà. Người dân thấy có lợi thì làm, và khi điều đó đã trở thành một thói quen sẽ khó thay đổi. Có lẽ vì thế, bây giờ siết lại quá khó?.

Gốc là tạo niềm tin vào đồng Việt Nam

Vì sao người dân thích chọn đồng USD để thanh toán và như là tài sản lưu trữ? Điều này đã được giải thích rất nhiều lần, đó là do người dân và doanh nghiệp luôn coi sử dụng USD như cách để chống mất giá.

Thực tế, từ nhiều năm qua, Việt Nam liên tục điều chỉnh tỷ giá khiến cho VND mất giá đáng kể so USD. Lần điều chỉnh mới đây nhất, USD đã tăng giá hơn 9% so với VND. Theo tính toán của TS. Vũ Đình Ánh (Viện Khoa học Thị trường giá cả - Bộ Tài chính), đồng tiền Việt Nam so với chính nó từ năm 2008 đến nay mất giá khoảng 43%. Trong khi đó, tỷ giá hối đoái chúng ta điều chỉnh tỷ giá 6 lần (từ tháng 1/2008 đến nay), đồng Việt Nam mất giá so với USD là 28%.

Qua mỗi lần như thế, người dân mua hàng "ngoại" đắt đỏ hơn, DN tốn kém hơn khi nhập khẩu, người mang nợ bằng ngoại tệ sẽ thêm gánh nặng... nếu quy đổi từ USD ra Việt Nam đồng. Trong khi đó, người có tài sản và hàng hóa nếu định giá bằng VND sẽ cảm thấy thiệt thòi khi tính lại bằng USD.

Hơn thế, việc điều chỉnh USD diễn ra khá dày trong những năm gần đây, cộng với việc điều chỉnh thường diễn ra một cách khá bất ngờ, khiến nhiều người dân và DN không kịp trở tay. Cách tốt nhất là người ta tự bảo hiểm cho mình bằng việc dùng USD để tích trữ và thanh toán.

USD là một ngoại tệ mạnh, giá trị và sự ổn định của nó khiến cho rất nhiều người coi đây là một tài sản tích lũy để bảo toàn giá trị. Trong khi đó, với lạm phát và điều chỉnh tỷ giá làm VND tự mất giá, và mất giá khá lớn so với USD những năm qua.

Vì thế, không có gì khó hiểu khi các chuyên gia luôn nhắc đi nhắc lại nguyên nhân sâu xa của việc găm giữ và ưu tiên thanh toán bằng USD của người dân xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là niềm tin của người dân vào chính sách điều hành, sự ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định giá trị của đồng tiền.

Khi niềm tin chưa được củng cố thì có lẽ, không cách này hay cách khác, người dân vẫn cố làm sao để sở hữu USD, để tin rằng tài sản của mình không bị mất giá. Thậm chí, nếu không có USD, người ta sẽ chọn một phương thức khác và một tài sản khác.

Một chuyên gia kinh tế nhấn mạnh rằng, điều quan trọng trong điều hành tiền tệ là phải tạo được sự ổn định dài hạn nhằm củng cố niềm tin của người dân vào nội tệ. Như thế, tự khắc nó sẽ hóa giải được việc găm giữ USD. USD ở Việt Nam không thiếu, nhưng chúng ta luôn khan hiếm vì không ai dám bán ra vì tâm lý sợ USD tăng giá đeo bám.

Vì thế, trong khi các cơ quan chức năng đang làm ráo riết để giải quyết tính trạng giao dịch USD trái phép, làm thị trường tự do đóng băng nhưng dường như, đó mới chỉ là bề nổi khi tất cả đang nghe ngóng và rút vào hoạt động "ngầm", mà vụ bắt gần 400.000 USD mới đây là một ví dụ.

Thực thi các biện pháp quản lý hành chính mạnh tay là cần thiết, nhưng có lẽ, việc đó mới chỉ giải quyết được phần nào câu chuyện. Điều quan trọng để thay đổi được thói quen sử dụng và tích trữ USD cần phải làm cho người dân có niềm tin vào VND - lúc đó cùng với các chính sách quản lý mạnh mẽ, người dân sẽ từ bỏ dần. Điều đó đòi hỏi một sự đồng bộ từ chính sách đến nguồn lực ngoại tệ và cả những giải pháp tuyên truyền cụ thể. Còn không, sẽ rất khó giải quyết triệt để được vấn đề.

Luật sư của 'hiệu trưởng mua dâm' nói gì?

– Luật sư Dương Trí Tuệ, người bào chữa cho bị cáo Sầm Đức Xương nói gì tại tòa?
Thả tại tòa 2 nữ sinh “môi giới mại dâm”
Xử kín vụ 'hiệu trưởng mua dâm'

Luật sư Dương Trí Tuệ (Văn phòng luật sư tỉnh Vĩnh Phúc), người bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Sầm Đức Xương là luật sư duy nhất có tại phiên xét xử vụ “hiệu trưởng mua dâm” ngày 10/3/2011.
Khẳng định với VietNamNet, luật sư Tuệ cho hay, ông bào chữa và bảo vệ quyền lợi của bị cáo Sầm Đức Xương dựa trên các điểm nhấn:
Thứ nhất, về bốn yếu tố cấu thành tội phạm, theo ông Tuệ, cơ quan điều tra và các cơ quan tố tụng không đủ chứng cứ để buộc tội nguyên hiệu trưởng Sầm Đức Xương tội danh “mua dâm người vị thành niên”.

Các bị cáo tại phiên tòa Luật sư Tuệ tranh tụng: không có bằng chứng thuyết phục để buộc tội mua dâm và quan hệ tình dục với người chưa thành niên của Sầm Đức Xương. Cơ quan điều tra không bắt được quả tang để lập biên bản hành vi mua dâm của Sầm Đức Xương; không có chứng cứ cụ thể như có tinh trùng của ông Xương để lại trong bộ phận sinh dục của các nạn nhân… cũng như những dấu vết để lại khác...
Mặt khác, các cơ quan điều tra của Hà Giang cũng vi phạm tố tụng trong quá trình điều tra kết tội Sầm Đức Xương. “Lời khai của các cháu bị hại lúc đó đang là vị thành niên nên phải có người giám hộ, tuy nhiên cơ quan điều tra trong quá trình thu thập có những lúc không có người giám hộ. Vì thế các lời khai từ một phía không đúng trình tự, thủ tục tố tụng… không phù hợp với lời khai của các chứng cứ khác.

Thả tại tòa 2 nữ sinh “môi giới mại dâm”
15h30 chiều 10/3, TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên thả tại tòa bị cáo Hằng và Thúy trong vụ án “hiệu trưởng mua dâm”.
Xử kín vụ 'hiệu trưởng mua dâm'
Luật sư bào chữa cho bị cáo Sầm Đức Xương khẳng định với VietNamNet: không đủ yếu tố cấu thành tội phạm đối với “hiệu trưởng mua dâm”.
Ông Tuệ cũng dựa trên biên bản giám định pháp y ngày 14/12/2009 về việc Sầm Đức Xương mắc nhiều chứng bệnh để lập luận, thân chủ của ông không có ham muốn quan hệ tình dục cũng như khả năng quan hệ tình dục. Bị cáo Sầm Đức Xương bị mắc các bệnh u nhầy màn tinh hoàn, rối loạn cương dương, tiểu đường típ 2, viêm hoàng điểm (do bệnh đái tháo đường ảnh hưởng lên mắt) theo bản kết luận giám định pháp pháp y. Vì thế, bị cáo Xương không thể quan hệ tình dục, cơ quan điều tra không đầy đủ chứng cứ để buộc tội mua dâm của Sầm Đức Xương.
Trong kết luận điều tra, bị cáo Sầm Đức Xương không khai nhận quan hệ tình dục với các nạn nhân. Hơn nữa, nếu dựa trên lời khai của các nạn nhân, ngoài Sầm Đức Xương còn có nhiều người khác cũng mua dâm, vậy tại sao chỉ có một mình Sầm Đức Xương bị truy tố?
Về kết luận điều tra mới nhất của cơ quan điều tra ngày 03/11/2010, với những cá nhân có tên trong bản “danh sách đen” mà các cháu Thúy – Hằng khai trước tòa. Kết luận điều tra dùng cụm từ “quan hệ tình cảm”. Ông Tuệ cho rằng, hành vi mua dâm và trả tiền khong thể gọi là “quan hệ tình cảm”.
Pháp luật Việt Nam cũng không có khái niệm nào như vậy.
Thống nhất với những lập luận bào chữa của luật sư Dương Trí Tuệ tại phiên tòa ngày 10/3/2011, bị cáo Sầm Đức Xương một mực không khai nhận trước tòa. Bị cáo Xương, ngoài những lập luận mà luật sư bào chữa của mình tranh tụng với HĐXX (như chứng cứ về tinh trùng có trong bộ phận sinh dục của các nạn nhân, các dấu vết để lại như sợi lông, tóc…, biên bản bắt quả tang…), còn một mực khẳng định là một giáo viên, một hiệu trưởng nên luôn ý thức về đạo đức, nhân cách nhà giáo. Bị cáo không thể cho phép mình làm những việc đồi bại như vậy…
HĐXX đã bác bỏ những lý lẽ tranh tụng này. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa kết luận: biên bản giám định pháp y ngày 14/12/2009 có ghi về việc ông Xương mắc bệnh tiểu đường, đó chỉ phản ánh tình trạng sức khỏe của Sầm Đức Xương thời gian bị cáo bị bắt tạm giam (từ ngày 07/9/2009). Biên bản này không có giá trị chứng minh vào thời điểm trước khi Sầm Đức Xương bị bắt.
Đối với hai bị cáo Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thị Thúy bị truy tố tội danh “môi giới mại dâm”. HĐXX kết luận: thời điểm phạm tội, hai bị cáo này chưa đến tuổi vị thành niên (bị cáo Thúy phạm tội khi mới 16 tuổi 10 tháng). Mặt khác, tình tiết giảm tội cho các bị cáo này, đó là trước khi phạm tội các cháu cũng là nạn nhân, bị người lớn rủ rê mới phạm tội…
Tổng số tiền mà bị cáo Nguyễn Thị Thúy nhận được từ những lần môi giới là 550 ngàn đồng; bị cáo Nguyễn Thị Hằng nhận được tổng số tiền 2.135 ngàn đồng.
Các cháu có liên quan tới vụ án, xét về độ tuổi, mức độ vi phạm…, phiên tòa không truy tố trách nhiệm hình sự, yêu cầu chính quyền địa phương nơi các cháu sinh sống có trách nhiệm giám sát, cải tạo và giáo dục các cháu thành người có ích.
Tình tiết liên quan tới nạn nhân N.T.T.K, một đối tượng mua dâm cháu K có tên là D., cơ quan điều tra sẽ tách ra để điều tra ở một vụ án khác.
Ba điện thoại di động của Sầm Đức Xương, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Thúy là những vật chứng sử dụng trong quá trình phạm tội sẽ bị thu giữ và tiêu hủy.
Kết thúc phiên tòa, Nguyễn Thị Hằng chịu án 36 tháng tù treo; Nguyễn Thị Thanh Thúy 30 tháng tù giam. Thẩm phán Cao Mạnh Hùng cũng đọc Quyết định thả tại chỗ, giao Hằng - Thúy về địa phương chịu sự quản lý và quản thúc, giám sát, theo dõi, giáo dục của gia đình và địa phương.
Bị cáo Sầm Đức Xương chịu mức án 9 năm tù giam, nộp phạt số tiền 5 triệu đồng. Thời gian chịu án tính từ ngày bị bắt, 07/9/2009.
Luật sư Tuệ: “Tôi chưa hài lòng lắm với kết quả tuyên bị cáo Sầm Đức Xương!”.
Trao đổi với VietNamNet sau khi phiên tòa kết thúc, luật sư Dương Trí Tuệ cho biết, ông “chưa hài lòng lắm với bản án của bị cáo Sầm Đức Xương”.
“Tôi thấy HĐXX hôm nay tuyên đối với hai bị cáo Hằng và Thúy như thế cũng được rồi. Đối với bị cáo Sầm Đức Xương tôi thấy chưa thuyết phục, vì như tôi đã tranh tụng, chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm một cách rõ ràng đối với tội danh của Sầm Đức Xương cũng như các bằng chứng, chứng cứ… Thứ hai, những người cũng bị các nạn nhân khai trước tòa cũng có hành vi mua dâm như ông Xương, tại sao lại không bị truy tố? HĐXX có trả lời tôi rằng: đó là vấn đề “quan hệ tình cảm”, và cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra đối với những cá nhân này khi có các bằng chứng cụ thể!”.
Ông Tuệ trao đổi thêm, trường hợp bị cáo Sầm Đức Xương kháng cáo lên TAND Tối cao cũng không ảnh hưởng đến bản án đã tuyên đối với Hằng và Thúy. “Nếu ông Xương đưa ra được những bằng chứng thuyết phục cho mình thì ông Xương sẽ được giảm hoặc được trả tự do!”.


Kiên Trung

Phát ngôn&hành động:"Chuyện của Lượm" và trách nhiệm...có chân!

Tác giả: KỲ DUYÊN


1
"Chuyện của Lượm", cán bộ quên dân, chỉ nhớ mỗi lợi ích mình... là những lát cắt bi hài đầy kịch tính, bên cạnh một câu chuyện tình mẹ- tình người đầy xúc động mà Phát ngôn và hành động tuần này xin gửi tới bạn đọc

Cạn nghĩ phê...nông cạn?

Trong tuần đầu của tháng 3 này, có một ngày được coi như ngày vui của phái đẹp- ngày Quốc tế phụ nữ 8-3. Đã có nhiều câu chuyện, tấm gương về những người đàn bà Việt Nam đẹp nết, đẹp người, như 100 nữ doanh nhân tiêu biểu 2010 vừa được tặng Cúp Bông hồng vàng mới đây.

Nhưng cũng ngay trong tuần đầu tiên của tháng 3, bên cạnh những đóa hoa, những lời chúc mừng gửi tới phái đẹp, báo chí lại xôn xao xung quanh một người đàn bà trẻ khác, có tên là Lượm. Người ta biết đến Lượm bởi cô là nhân vật chính trong câu chuyện "Chuyện đời của Lượm", được phát trong chương trình Người xây tổ ấm (VTV1) trước đó không lâu.

Xôn xao, bởi sau những giây phút khán giả truyền hình rơi nước mắt, xúc động trước "sự bất hạnh" của Lượm, là sự sững sờ và phẫn nộ khi họ phát hiện ra một sự thật bẽ bàng. Họ đã bị lừa, bị tổn thương sâu sắc. Người lừa họ ở đây không ai khác, chính là cô Lượm, nhân vật chính của chương trình.

Sự thật là không hề có chuyện, cô bé Lượm vừa chào đời đã bị bỏ rơi, được một người đàn bà tốt bụng nhặt được cưu mang. Cũng không hề có cả chuyện đời cô rơi tận đáy xã hội, rồi gặp chàng hoàng tử tốt bụng, dạy cho cô lẽ sống làm người. Để đến hôm nay cô vẫn lặng lẽ nuôi đứa con- tình yêu của chàng để lại, bằng hai bàn tay lao động bán vé số bên dòng Hương Giang......

Ngược lại, cô Lượm ngoài đời có đầy đủ cả chồng con, cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng, anh em họ hàng. Cô có cả nơi cư ngụ rất cụ thể: Số 4 hẻm 16 đường Chế Lan Viên, TP Huế, và có cái tên thật cũng rất đẹp- Trần Thị Thùy Dương

Nhưng trước đó, trong chương trình Người xây tổ ấm, (bắt nguồn từ cuộc thi của Tin tuc online- VietNamNet tổ chức) những câu chuyện tự kể của cô Lượm- Thùy Dương đã chạm tới nơi sâu kín nhất lòng trắc ẩn của con người. Cô còn khóc rất nhiều khi kể về "cuộc đời" mình, khiến cho hàng triệu khán giả màn ảnh nhỏ rơi lệ. Không ít người tìm cách đóng góp, tài trợ cho mẹ con cô.

Câu chuyện thấm đẫm đức hy sinh cuối cùng lại kết cục bi hài cay đắng, bởi thực chất nó thấm đẫm tính... dối trá.

Khỏi phải nói sự phẫn nộ và bất bình của người xem, nhất là những người từng đóng góp tiền cho mẹ con cô. Không chỉ tiếc đồng tiền đã đem cho, tôi tin họ tiếc, họ đau hơn vì đã đặt niềm tin không đúng chỗ. Họ thấy sự tử tế của mình như bị đem ra đùa giỡn!

Quả thật, người viết bài này cũng phải nghĩ rất nhiều về "vở kịch" sáng tác của cô Lượm - Thùy Dương. Tự hỏi đâu là động cơ, mục đích thật của hành động liều lĩnh, vừa phiêu lưu, vừa có phần u tối lại vừa nông nổi, dại dột của cô ta trong thế giới phẳng này để đến nỗi chuốc vạ không đâu. "Đàn bà sâu sắc như...cơi đựng trầu". Ông bà ta đã tổng kết, đố có sai!

Và tự hỏi vì sao, dì cô ta- một người đàn bà quê mùa hạn chế trình độ và nhận thức, cũng lại dễ dàng "nhập vai kịch" một cách hoàn hảo đến vậy. Để cuối cùng, qua mắt tất cả các nhà báo, từ Tin tuc online đến VTV, những đạo diễn vốn có tay nghề của VTV.

Thế nhưng, 2 dì cháu cô Thùy Dương đóng kịch quá giỏi; hay chính là những nhà báo, nhà đài cũng hời hợt, nôn nóng muốn dàn dựng câu chuyện theo ý định chủ quan của mình?

Nên đã dẫn dắt các nhà báo địa phương làm việc kiểu lười nhác, áp đặt "một chiều", không cần điều tra kỹ lưỡng, thu thập tư liệu từ nhiều góc độ, bỏ qua nhiều chi tiết nghi vấn? Với cách tác nghiệp thiếu chuyên nghiệp, sơ lược (cho dù có thể có thâm niên), các nhà báo, nhà đài đã vô tình lừa dối luôn cả khán giả, dẫn đến kết cục dở khóc, dở cười.

Nhiều nhà tâm lý, nghiên cứu xã hội học mổ xẻ về động cơ, bản chất con người Thùy Dương và vụ việc. Nhưng có một nhận xét khá sắc sảo của TS Khuất Thu Hồng, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển xã hội rất đáng quan tâm, khi bà cho rằng: "Thùy Dương có thể là một phụ nữ trẻ thích nổi tiếng (thực tế cô rơi vào tình huống "bị" nổi tiếng hơn là tự tìm kiếm). Tuy nhiên, không loại trừ Thùy Dương là một người đa nhân cách, vì đó là hiện tượng có thật, cho dù rất hiếm..."

Giả dụ đi, loại trừ căn bệnh "đa nhân cách" như TS Hồng nghi ngờ, thì bản thân hành vi phiêu lưu, dối trá nhưng nông cạn của Thùy Dương cũng khiến cô ta đã và sẽ tiếp tục phải trả giá.

Khi cha mẹ đẻ của cô ta suy sụp, thậm chí đòi tự tử vì quá xấu hổ trước việc làm kệch cỡm của con gái mình. Khi cha mẹ chồng cô ngơ ngác, và bất bình trước "vai diễn thân phận" của cô ta. Khi cộng đồng, láng giềng chê cười, diễu cợt cái vai diễn "không ai mời mà tự đến" này của cô ta. Đó mới là sự trừng phạt cay cực.

Có lẽ, đến giờ phút này, trước áp lực dư luận, Thùy Dương mới hoảng sợ, ý thức và tỉnh ngộ về việc làm nông nổi, dại dột của mình, khi hứa sẽ xin lỗi khán giả truyền hình, và xin được trả lại tiền cho những người hảo tâm, những người tốt đã tin ở cô ta.

Nhưng còn các nhà báo, nhà đài thì sao? Liệu có phải vì quá nôn nóng, quá say mê muốn đưa câu chuyện tình "rởm" mang tính hư cấu của một người đàn bà trẻ hiếu kỳ, thành một câu chuyện "người thật, việc thật" sâu sắc để câu khách, mà vô tình bỏ qua nhiều khâu điều tra mang tính chuyên môn nghiệp vụ, một yêu cầu bắt buộc?

TS Khuất Thu Hồng có lý và công bằng khi so sánh: "Viết một câu chuyện dự thi vô thưởng vô phạt và việc đưa nó lên thành một sự kiện có thật trước hàng triệu khán giả khác nhau vô cùng. Người viết câu chuyện đó không nhằm mục đích lừa dối (vì cô ấy không lường trước sự việc diễn ra như vậy) và không phải chịu trách nhiệm với ai (vào thời điểm viết truyện) nhưng người sử dụng câu chuyện để làm thành một sản phẩm truyền hình cho hàng triệu khán giả thì phải có trách nhiệm nặng nề hơn".


"Cô Lượm" Trần Thị Thuỳ Dương tại nhà. Ảnh: Quang Nhật- NLĐ

Có lẽ vì thế, hàng triệu khán giả lại hồi hộp theo dõi chương trình Người xây tổ ấm, phát vào tối 8-3 vừa qua. Họ muốn tận mắt chứng kiến thái độ cầu thị của nhà báo, đặc biệt nhà đài trước vụ việc gây sốc ầm ĩ.

Tiếc thay, chị Kim Ngân, người dẫn chương trình vốn được yêu mến lâu nay, chỉ "lấy làm tiếc đã để xảy ra sơ suất này". Chị nói về lỗi của cô Lượm- Thùy Dương một cách nghiêm khắc, đồng thời nghiêm giọng cảnh báo kinh nghiệm nghề nghiệp cho "các nhà báo nói chung", nhưng lại không hề một lời xin lỗi lẽ ra phải có, với khán giả truyền hình về sự cố nghiêm trọng, do cách làm việc hời hợt, nông cạn trong tác nghiệp.

Chả lẽ, một lời xin lỗi chân thành mang tính cầu thị lại khó vậy?

Yêu thương sẽ gặp yêu thương

Có một sinh linh, từ lúc sinh ra, cho đến tận bây giờ luôn thu hút sự quan tâm, theo dõi của cả xã hội. Không chỉ người dân trong nước, mà còn cả của bất cứ ai ở các quốc gia, nếu tình cờ họ biết được về em.

Em bé đó chính là Thiện Nhân- chú bé có số phận đau đớn kỳ lạ, và cũng là may mắn kỳ lạ. Dường như họa- phúc, với em là liền kề.

Đau đớn kỳ lạ, vì mới sinh ra, em đã bị người mẹ ruột vứt bỏ ở vùng rừng núi, xã Tam Thạnh (Núi Thành- Quảng Nam), bị kiến bu đốt khắp người. Kinh khủng nhất, bị thú hoang ăn mất một chân đến tận bẹn và kinh khủng hơn, bị ăn mất cả bộ phận sinh dục.

Cả xã hội ta khi đó đã bị sốc nặng trước nỗi đau đớn và bất hạnh của một đứa trẻ sơ sinh

Vậy mà em vẫn sống sót được. Như một phép mầu của Tạo hóa, sau 72 giờ bị vất bỏ.

Nhưng để sống được, như một con người bình thường, em cần phép mầu của con người- cần tình thương vô bờ, và những kỹ thuật y học tưởng như cổ tích.

Phép mầu đầu tiên, đó là những nhà sư đã phát hiện ra em, cứu giúp em kịp thời, và đặt tên em- Thiện Nhân, với mong muốn em sẽ được người đời giúp đỡ.

Phép mầu thứ 2 mang đến cho em, là từ một người mẹ trẻ, có tên Mai Anh. Nhưng cũng chính là người mà số phận từ đây gắn chặt 2 mẹ con họ với nhau

Người viết bài này không biết Mai Anh đã nghĩ gì trước thông tin về số phận đứa trẻ bất hạnh để có thể xin phép gia đình cha mẹ 2 bên nội ngoại, quyết tâm lặn lội từ Hà Nội vào Quảng Nam, xin nhận Thiện Nhân là con nuôi, trong khi Mai Anh cũng đã có 2 đứa con trai khỏe mạnh, đẹp đẽ.

Chỉ biết toàn bộ việc làm của cô từ khi có Thiện Nhân, là sự nỗ lực vượt bậc, tìm kiếm mọi cơ hội bằng mọi cách, để cứu giúp đứa con trai bé bỏng được phát triển bình thường như mọi đứa bé trai khác.

Tình thương của người mẹ trẻ với đứa con nuôi như ruột rà máu mủ chính mình, đã làm rung động biết bao con tim cộng đồng trong nước, quốc tế. Dù trên hành trình "tìm phép mầu" không phải lúc nào mẹ con cô cũng gặp may. Đã có lúc, các chuyên gia y khoa của Thái Lan lắc đầu. Vì tái tạo bộ phận sinh dục nam giới chưa từng có tiền lệ trong y học. Ngay các giáo sư, bác sĩ người Mỹ cũng chỉ có thể hy vọng điều đó thành hiện thực khi Thiện Nhân đã lớn, 14- 15 tuổi.

Nhưng con tim cô cũng là con tim bướng bỉnh. Mai Anh vẫn hy vọng ở một phép mầu nào đó. Hay chính niềm thương con vô hạn đã mách bảo cô, dù rất mơ hồ... Để cuối cùng nó đến như một sự run rủi, một kỳ tích.

Tận nước Ý xa xôi, Dr. Roberto De Castro - bác sĩ phẫu thuật tài ba của Bệnh viện Bologna - công bố một công trình y học vĩ đại: Phẫu thuật và tái tạo thành công nhiều trường hợp bị mất bộ phận sinh dục, bằng cách lấy lớp da ở bụng dưới cuộn lại thành hình dương vật, tạo khoang rỗng, nối các dây thần kinh và các mạch máu li ti từ vùng rốn trở xuống để bơm máu vào giúp dương vật có cảm giác. Dương vật được tái tạo như thật sẽ phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể(ViêtNamNet).

Đương nhiên, mẹ con Mai Anh cũng phải được sự giúp đỡ của các bác sĩ ở Mỹ. Họ kinh ngạc, thán phục và quá xúc động trước con tim và khát vọng của người mẹ trẻ nên đã giúp đỡ cô hết lòng.


Bé Thiện Nhân những ngày trên giường bệnh tại Italia. Ảnh: VNE

Và cái ngày 29.1.2011 vừa qua, có thể coi là ngày tái sinh của Thiện Nhân. Bác sỹ Roberto De Castro cùng kíp phẫu thuật đã tái tạo thành công bộ phận sinh dục cho Thiện Nhân, đánh dấu ngày em trở thành một người đàn ông bình thường.

Chao ôi, cái hạnh phúc trần gian của đời người ấy. Vì con, mà mẹ Mai Anh đã vượt qua bao núi rộng sông dài...

Có lẽ không chỉ mẹ con Mai Anh, mà bất cứ bạn đọc nào nghe tin này cũng rưng rưng. Cho dù con đường hoàn thiện giới tính của Thiện Nhân còn dài. Nhưng hiện tại đã thuộc về em. Và vì thế, tương lai sẽ không còn mờ mịt.

Mai Anh đã được Thủ đô Hà Nội vinh danh là Công dân Ưu tú. Nhưng trước hết, cô là một người mẹ với nghĩa trọn vẹn, máu thịt của khái niệm này. Và tôi thực sự ngưỡng mộ, kính nể em.

Trong cái thế giới khiến lòng người luôn bất an này, khi mà có những đứa trẻ thơ bị xâm phạm tình dục thô bạo, bị bạo hành, bị dán băng keo vào miệng đến chết, bị "tắm đòn" dã man, bị chính mẹ đẻ cắt gân chân...thì câu chuyện số phận bé Thiện Nhân lại như mở cánh cửa ánh sáng cuộc đời, cho tâm hồn chúng ta chút bình an, ấm áp.

Rằng hãy biết tin vào điều thiện. Rằng yêu thương cuối cùng sẽ gặp yêu thương. Chỉ có vậy, con người mới có lý do để vui sống, để cảm nhận sâu sắc hạnh phúc của lòng nhân, đức hy sinh. Người mẹ trẻ Mai Anh đã gặp lời giải về hạnh phúc trong hành trình nhân thế không ít nỗi đau, nơi cô.

Chỉ được cái quên dân, nhớ... mình

Ngày 8-3 mới đây, Báo SGTT. VN có bài: "Người khám phá hang động lớn nhất thế giới bị lãng quên". Người bị lãng quên mà báo chí nhắc đến ở đây là anh Hồ Khanh, 42 tuổi, một người từng là thợ rừng sống ở Phong Nha (Bố Trạch- Quảng Bình).

Nhưng Hồ Khanh là người thợ rừng đặc biệt. Anh có một năng khiếu và cả chút may mắn. Đó là rất giỏi phát hiện, nhận biết, phân loại được các loại hang động. Chính vì thế, anh cũng là người khám phá ra 12 hang động tuyệt đẹp tại Phong Nha - Kẻ Bàng; và vì thế, được các chuyên gia hang động thế giới ưu tiên quyền được đặt tên 12 hang động nói trên.

Trong đó, Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới hiện nay, còn hang động Thiên Đường dài tới 31km. Số hang động còn lại được đánh giá là kỳ quan của lòng đất và các kiến tạo địa mạo. Cái tên Hồ Khanh vì thế từ lâu luôn được các chuyên gia nghiên cứu về địa mạo, địa chất và truyền thông thế giới như BBC, Daily Mail, The Sun... nhắc nhớ đến.

Thế nhưng, lạ thay, các quan chức địa phương nơi Hồ Khanh sinh sống, lại chỉ nhớ những hang động tuyệt đẹp, khổng lồ, làm vẻ vang cho địa bàn họ quản lý, còn quên bặt cái tên Hồ Khanh. Cho dù, với sự kiện Hồ Khanh phát hiện hang động Sơn Đoòng, gây sửng sốt thế giới về cả quy mô lẫn vẻ đẹp kỳ vĩ thì chính quyền- ở đây là UBND tỉnh Quảng Bình từng hứa sẽ tặng bằng khen và phần thưởng cho anh.

Chỉ là một người nông dân thân phận bé nhỏ, tần tảo 1 nắng 2 sương trên nương rẫy để mưu sinh, thì niềm vinh quang hứa hẹn- bằng khen và phần thưởng, chẳng là sự cổ vũ lớn lao với nhà thám hiểm chân đất Hồ Khanh ư? Thế nên Hồ Khanh cứ đợi, cứ đợi, đợi mãi.... mà quên mất rằng dân gian cũng từng có câu triết lý thâm thúy: "Lời nói, gió bay"

Cũng phải công bằng mà nói, UBND xã Sơn Trạch đã từng 2 lần đánh công văn gửi UBND huyện Bố Trạch, đề nghị tặng bằng khen cho Hồ Khanh. Nhưng trả lời cho xã, là sự im lặng...đáng sợ!


Đến ngày 9.3.2010 Hồ Khanh vẫn chưa nhận được khen thưởng từ năm 2009. Ảnh: Q.Nam - SGTT

Hỏi vặn huyện, thì mới đây, ông Phan Văn Gòn, Chủ tịch huyện Bố Trạch giải thích: Năm 2009, có thể hồ sơ bị thất lạc, nên các cán bộ tham mưu thi đua khen thưởng của huyện chưa rốt ráo. Chả biết hồ sơ của Hồ Khanh đi lạc, hay cái tâm, cái trách nhiệm của các cán bộ này... đi lạc.

Vì cái sự đi lạc cũng rất dễ xảy ra.

Bởi mới đây thôi, nhân dân xã Yên Lạc (lại... lạc), huyện Yên Định (Thanh Hoá) rất bức xúc với cách chia gạo cứu trợ cho người nghèo ăn tết của cán bộ xã trong dịp tết Tân Mão. Số là, xã có 25% số hộ nghèo thuộc đối tượng được phân bổ 3150 kg gạo cứu trợ, mỗi người 15 kg.

Tuy nhiên thực tế, nhiều hộ nghèo không được cấp gạo, trong khi hàng loạt hộ không nghèo, không phải đối tượng chính sách lại được (?). Đặc biệt, có nhiều người thân của cán bộ xã đã được cấp phát gạo cứu trợ như: Mẹ đẻ của Chủ tịch UBND xã; mẹ đẻ của Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; mẹ đẻ của Chủ nhiệm HTX; mẹ đẻ của Phó Chủ tịch HĐND; mẹ đẻ của cán bộ Giao thông xã... Người dân nghèo Yên Lạc bất bình vì gạo chưa về với nhà mình, nhưng cũng nên mừng, vì xã Yên Lạc, toàn cán bộ có hiếu với mẹ.

Tiếp tục kiểm tra danh sách, người ta thấy "vênh" tới 67 trường hợp- không có tên trong danh sách hộ nghèo vẫn được cứu đói. Ông Trịnh Trung Duy, Chủ tịch UBND xã Yên Lạc lý giải, "67 đối tượng không có trong danh sách hộ nghèo mà được nhận gạo đều thuộc đối tượng là người già"(!!!). Thế nhưng khi được hỏi, tại sao những người già mà không có con làm cán bộ như gia đình ông Lại Đắc Tý 70 tuổi, Lê Đình Dết 68 tuổi... lại không được nhận gạo cứu trợ, thì lúng túng một hồi, cán bộ xã bảo, tại... trưởng thôn gửi danh sách.

Ôi chao, đồng tiền có chân nên biết chạy vào nhà cán bộ. Nay, hạt gạo cũng lại có chân biết chạy vào nhà người thân của cán bộ. Còn trách nhiệm của cán bộ cũng...có chân nốt, nên cứ chạy loanh quanh...

Chả trách, người ta bảo mấy ông cán bộ cơ sở sao khéo thế: Chỉ được cái quên dân, nhớ mỗi mình!

Hải chiến Trường Sa 1988 trong hồi ức một người lính

Posted on Tháng Ba 11, 2011 by truongthondlb1
Đoan Trang - Xoa đầu cậu con trai đang xúng xính trong bộ đồng phục học sinh xanh – trắng chuẩn bị đến trường, anh cười nheo mắt: “Sắp tới sinh nhật nó rồi đây. Thằng cu này sinh đúng 14 tháng 3 năm 1998, tròn 10 năm ngày bố nó thoát chết ở Trường Sa. Ai cũng bảo tôi khéo chọn ngày sinh cháu”. Anh là Nguyễn Duy Dương, một người lính hải quân đã may mắn sống sót và trở về an toàn trong chiến dịch CQ 88 ngày 14/3/1988 ở Trường Sa.

Đến bây giờ, đã 23 năm trôi qua, anh Dương vẫn không nguôi nỗi nhớ về những ngày tháng tuổi trẻ của mình trên những hòn đảo nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc. Sinh năm 1964, đi bộ đội khi 18 tuổi, tới năm 1985 anh trở thành Đội phó Đội Kiểm soát Bộ Tư lệnh vùng 4 ở Cam Ranh. Đầu năm 1987, đúng dịp Tết Đinh Mão, anh nhận lệnh vào đoàn quân đi tăng cường cho Trường Sa. Và anh đã ở đó gần hai năm trời, trong cái giai đoạn được xem là khó khăn, vất vả nhất cho các chiến sĩ Trường Sa kể từ ngày giải phóng (năm 1975) đến nay.

Câu chuyện trong khói thuốc

Anh Dương, cũng như nhiều đồng đội của anh sau này, đều cho rằng lính Trường Sa thời nào mà chẳng gian lao, nhưng càng về sau này càng đỡ cực khổ hơn. Hồi ấy, hải quân ta có ít tàu, một năm chỉ vài ba chuyến tàu ra đảo tiếp tế. Theo đại tá Đỗ Đình Đề, nguyên cụm trưởng Cụm 2 đảo Nam Yết, người từng ở Trường Sa từ năm 1996 tới năm 2002, thì: “Trong năm, chỉ giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5 là có thể đi tàu ra, lúc ấy biển cứ gọi là trong vắt như bát nước, nhìn thấu cả đáy. Chỉ từ tháng 6 trở đi là bắt đầu có gió Tây Nam, rồi sang đông là gió Đông Bắc rồi, biển động. Cho nên lính mong ngóng tin đất liền, thấy tàu ra đảo thì mừng rỡ như mẹ về chợ, lúc tàu rời đảo về đất liền thì khóc lóc bịn rịn lắm”.


Đi lại khó khăn như thế cho nên người lính Trường Sa thiếu thốn mọi bề, mà khổ sở nhất là thiếu nước ngọt, rau xanh. Anh Dương nhớ lại, nước ngọt ở đảo thiếu triền miên, mỗi ngày chỉ được dùng tối đa 5 lít một ngày cho mọi sinh hoạt. Anh em đành phải rửa mặt, tắm đều bằng nước biển, sang lắm mới tráng lại bằng nước ngọt. Lúc đầu chưa quen, ai nấy nóng rát cả lưng, tóc tai cứng quèo, rất khó chịu. Từ chuyện ấy, dẫn đến tình trạng “sư cọ mốc” mà nhà thơ Trần Đăng Khoa đã tả lại: “Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc. Lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”. Thiếu nước ngọt thật sự là tình trạng khủng khiếp đối với lính đảo những năm ấy. Mấy tháng tàu mới chở nước ra một lần, bơm thẳng nước từ khoang vào xuồng nhôm, rồi anh em đẩy xuồng về lại đảo. Lần nào trước khi ra “đón nước” như thế, anh em cũng phải tắm trước cho sạch. Nước mang về đảo được đổ vào những chiếc phi lớn để dự trữ, không thau được nên phi bị nhiễm bẩn, nước đục ngầu, đánh phèn tới 7-8 lần vẫn không hết bẩn. Thì cũng phải cố mà dùng. Gạo trữ lâu sinh mốc, hỏng. Thiếu rau quá, người ai cũng bị phù, sưng lên nhưng ấn vào da thịt thì lại lõm cả xuống…

Khí hậu Trường Sa vô cùng khắc nghiệt, nắng nóng cháy da quanh năm suốt tháng. Đây lại là nơi “rốn bão”, thường xuyên phải hứng chịu bão biển. Đại tá Đỗ Đình Đề bảo: “Nói đến Trường Sa là nói đến bão tố phong ba, đến nắng nóng thiêu đốt, đến san hô nhọn hoắt đâm chảy máu chân, đến thiếu rau xanh, nước ngọt…”.

“Bây giờ mình xem tivi, thấy anh em ngoài đó “đủ tóc” rồi, không còn phải cạo trọc nữa” – anh Nguyễn Duy Dương cười. Anh hiện là Phó ban liên lạc bộ đội Trường Sa tỉnh Nam Định. Tất cả những người lính từng phục vụ ở Trường Sa bao năm qua đều coi nhau là đồng đội, và họ cũng dành tình cảm thân thiết quý mến đó cho cả những chiến sĩ trẻ không quen biết, đang đóng quân ở Trường Sa ngày nay. “Bây giờ ở ngoài đó, lính đỡ cực khổ hơn, không còn quá thiếu thốn. Trồng được rau xanh rồi (đất thịt, chở từ đất liền ra). Có hầm dự trữ nước rồi. Điện thoại di động phủ sóng tới tận đó, có thể gọi vào bờ được. Nhưng mình vẫn thương các em ấy chứ, tất nhiên. Đồng đội mà”.

… Nửa cuối năm 1987, tình hình ngoài khơi trở nên căng thẳng, phía Trung Quốc bắt đầu có những hoạt động bất bình thường trên biển. Từ tháng 10/1987, tàu chiến đi lại ngày một nhiều hơn. Tháng 3/1988, ta quyết định đưa bộ binh ra đảo Cô Lin, Gạc Ma xây dựng, trong chiến dịch CQ 88 (CQ là viết tắt của “chủ quyền”). Cô Lin và Gạc Ma là đảo chìm, nghĩa là khi thủy triều dâng, nó chìm sâu tới 1,5-2m dưới đáy biển, nước rút đảo mới lại nổi lên. Ngày 13/3/1988, ba con tàu HQ 505, HQ 604, HQ 605 cùng rời đảo Đá Lớn để tiến sang bãi Cô Lin, Gạc Ma. Thiếu tá Nguyễn Duy Dương ở trên tàu HQ 604. Đây là con tàu mà từ chiều 13/3/1988, đã vận chuyển vật liệu xây dựng và đưa bộ đội lên đảo Gạc Ma, và cắm cờ Tổ quốc tại đó vào lúc 21h.

Buổi sáng sớm ngày 14/3/1988, HQ 505 và HQ 604 đang neo giữ đảo Gạc Ma thì tàu Trung Quốc kéo đến. Anh Dương kể lại một cách lõm bõm: “Họ gọi loa bằng tiếng Việt: “K2 (mật danh của tàu HQ 604) rời đảo ngay. Đây là lãnh thổ của CHND Trung Hoa”. Tôi mới ngủ dậy, mặc độc cái quần đùi. Lúc đầu tôi còn trêu chọc họ cơ. Mình cầm bánh lương khô dứ dứ, họ cũng dứ lại, lương khô của họ còn to hơn! Thế rồi tàu Trung Quốc lùi lại cách đảo chừng hơn 1 hải lý (khoảng 1,8 km) rồi dùng tất cả hỏa lực bắn xối xả vào cả tàu và đảo. Anh Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng của HQ 505, bèn lệnh cho tàu lao vào Cô Lin. Đối phương bắn như vãi đạn, đúng khi tàu ta đang đổ bộ…”. Cùng lúc đó ở hướng đảo Len Đao, hải quân Trung Quốc bắn rát vào chiếc tàu thứ ba, HQ 605.

HQ 505 cháy một mảng lớn. HQ 604 chìm dần. (Còn HQ 605 chìm vào ngày hôm sau, 15/3). Anh Dương cùng đồng đội nhảy xuống biển, bơi về phía đảo Gạc Ma. 9 người bị phía Trung Quốc dùng câu liêm kéo lên, bắt được. Riêng anh bị trúng một nhát câu liêm vào đầu, máu chảy loang đỏ nước, choáng tới mức chìm xuống rất sâu nhưng rồi bị sặc, lại cố ngoi lên, bơi vào bờ. Tới nơi thì do kiệt sức, mất máu, anh ngất đi, được đồng đội sơ cứu rồi dùng xuồng nhôm rút khỏi đảo.

Nhớ biển

Nguyễn Duy Dương may mắn chỉ bị thương nhẹ. Khi tỉnh dậy, anh mới biết không còn đồng đội nào trên tàu HQ 604 ở bên mình nữa. Người tử thương vì đạn, người chìm theo tàu, người bị bắt.

Đã là lính hải quân nơi đầu sóng thì không thể sợ chết. Vết thương bình phục, anh tiếp tục ở lại Trường Sa, bảo vệ mảnh đất thiêng của Tổ quốc, đồng cam cộng khổ cùng những chiến sĩ hải quân khác. Tới tháng 7/1989, anh mới ra quân, làm đủ nghề, từ hàng xay hàng xáo, tới đổ kẹo, buôn đế dép, vừa đi làm vừa ôn thi vào Đại học Sư phạm, ngành ngữ văn. Năm 1994 anh tốt nghiệp và trở thành một thầy giáo dạy văn ở Nam Định. Năm 1998, cậu con trai Nguyễn Khánh ra đời đúng vào cái ngày 14/3 không thể nào quên.

Đến giờ vết sẹo vẫn còn trên đầu người thầy giáo dạy văn của trường THPT Ngô Quyền, cựu binh ở Trường Sa. Sẹo không gây đau đớn, chỉ có những tình cảm của anh đối với những hòn đảo đá khắc nghiệt năm xưa thì cứ thỉnh thoảng lại bùng lên. Anh dồn nó vào những trang viết: Trường Sa – mùa này biển động, Nhớ lắm Trường Sa ơi, Ký ức Trường Sa…

Nguyễn Duy Dương cũng không thể quên người thuyền trưởng can trường đã hy sinh Vũ Phi Trừ, hay đồng đội thân thiết của anh là Nguyễn Xuân Thủy, quê Thái Bình, máy trưởng trên tàu 604, chết vì một viên đạn xuyên qua đầu, ngay trước mắt anh. Anh nhớ những gương mặt đồng đội trong trận hải chiến năm xưa: “Giờ này họ đang ở đâu, đang làm gì?”.

Nghĩ lại về ngày 14/3 cách đây 23 năm, anh Dương trầm ngâm: “Nói rằng chúng tôi hồi đó hơi chủ quan thì không biết có đúng không, nhưng chẳng ai nghĩ là bên kia sẽ nổ súng, nã pháo, tấn công trên biển cả, cứ tưởng chỉ gây hấn thế thôi. Mỗi người được trang bị một khẩu AK nhưng lúc đó không ai mang súng theo người, để hết ở khoang hàng. Cuối cùng khi chiến sự xảy ra, bên tàu mình tay không, không một tấc sắt. Mà kể cả có vũ khí thì nói chung cũng không tốt, sự phòng bị về căn bản không đáng kể. Trang thiết bị của ta lúc đó đã quá cũ rồi. Tàu ta là tàu 400 tấn, nhập của Trung Quốc từ thời chiến tranh. Tàu đối phương khi ấy lớn gấp cả chục lần ta”.

Anh Dương thổ lộ: “Anh em chúng tôi mong bằng cách nào đó, Việt Nam phát triển tiềm lực quân sự, hải quân, chứ chiều dài đất nước hơn 3.200 km bờ biển mà lực lượng mỏng, trang thiết bị cũ kỹ thì nếu chẳng may có sự cố gì, sẽ ứng phó rất chậm”.

Giờ đây, cùng với những người lính Trường Sa cũ, anh Dương vẫn theo dõi tình hình Trường Sa hiện nay, qua báo đài, tivi, và qua những đồng đội đóng ở Cam Ranh hay đang trên đảo. Các anh đều bảo, nhớ lắm, nhớ da diết, bồi hồi những ngày tháng Trường Sa năm xưa. Nhớ mùa gió chướng. Nhớ khi biển động, “bọt tung trắng bờ”. Nhớ những ngày biển lặng, mặt nước phẳng, trong như gương. Nhớ vô vàn kỷ niệm với đồng đội thân thương: trực chiến, tập luyện, đi đâm cá, chơi thể thao, đọc thư nhà, sinh hoạt văn nghệ, và chiến đấu. Nhớ những gương mặt đồng đội đến từ mọi miền đất nước – các anh vẫn hay đùa, có khi lên tới 19 tỉnh thành trên một hòn đảo. Ai cũng gắn bó, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Và người thầy giáo dạy văn đã viết một câu rất hình ảnh, rất nên thơ, rằng: “Có con sóng nào cứ dập dềnh dâng trong mắt tôi”.

Nguồn : Blog Đoan Trang

Bức tranh u ám của truyền thông Việt Nam

Posted by truongthondlb1


Bridget O’Flaherty, The Diplomat (Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ) - Gần đây nhất là trường hợp của Tổng Biên tập VietnamNet Nguyễn Anh Tuấn. Căn cứ theo nguồn tin đã yêu cầu giấu tên, việc ông bị cách chức thì không có gì bất ngờ. Việc ông bị loại bỏ, được cho là để nhận một chức vụ “ít phiền toái hơn” trong chính quyền, được biết là đã nằm trong kế hoạch từ năm ngoái…

Những sự kiện trong vài tuần lễ qua đã chiếu một luồng sáng không đẹp đẽ mấy lên tự do báo chí ở Việt Nam. Vào cuối tháng Giêng, một nhà báo của tờ Người Lao Động ở miền nam Việt Nam qua đời sau khi bị châm xăng và đốt. Cuối tháng trước, một điều luật báo chí bắt đầu có hiệu lực, trong đó xử phạt đối với những nhà báo với những vi phạm được giải thích một cách mơ hồ, và bắt buộc họ phải tiết lộ danh tính của nguồn tin. Và chỉ vài hôm trước, vị tổng biên tập của một tờ báo mạng mạnh dạn (ít nhất là ở Việt Nam) VietnamNet đã “từ chức” trong một hoàn cảnh khó hiểu, ông không cho biết nguyên nhân dẫn đến quyết định của mình.

Những người Việt lưu vong thường đăng tải tin tức về quê hương thứ hai của mình trên tài khoản Facebook của họ, và bất chấp những cấm đoán, tin tức đã nhanh chóng lan truyền về việc Lê Hoàng Hùng đã bị kẻ lạ đột nhập và đốt cháy khi đang ngủ. Trong cuốn sách kinh điển Một Người Mỹ Trầm Lặng về cuộc Chiến Đông dương Lần 1, Graham Greene đã chế diễu những phóng viên Hoa Kỳ về tính “hoài nghi trẻ con” của họ. Giờ đây, dường như hầu hết mọi người đều là kẻ hoài nghi.





“Tôi không chắc tin này sẽ được đăng trên truyền thông trong nước,” một người viết ý kiến trên mạng, nó cũng là quan điểm của nhiều người khác. Những người ngoại quốc tại Việt Nam thường xem tất cả dạng truyền thông trong nước đều là tuyên truyền. Nhưng trong khi các trang nhất của tờ báo tiếng Anh Vietnam News có thể có khuynh hướng đăng những chủ đề về quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và, chẳng hạn như Burkina Faso, thực tế rằng có nhiều người vẫn tin rằng một phóng viên người Việt bị giết chết vì những điều tra của mình cho thấy bức tranh thực sự phức tạp hơn nhiều.

Ngay sau khi tin Hùng bị tấn công được đăng, các tổ chức quốc tế đã đưa ra lời kêu gọi phải điều tra đầy đủ sự việc, trong khi những người khác lưu ý về thành tích điều tra đầy gan dạ của ông trong việc khám phá những vụ tham nhũng. Tuy nhiên, trường hợp này lại có thêm những tình tiết hơn ban đầu. Vợ Hùng thú nhận đã thiêu chết chồng như là một trả thù quá trớn sau khi ông từ chối bán căn nhà để trả món nợ vì thua bài ở Cambodia của bà.

“Hầu hết những người cung cấp tin cho tôi đều nghi ngờ vụ tấn công này là sự trả thù đối với hoạt động báo chí của ông, ngay cả trước khi vợ ông ra đầu thú,” Geoffery Cain, một nhà nghiên cứu thuộc học viện Fulbright và một nhà phân tích truyền thông. “Hùng không phải là một nhân vật lớn trong ngành truyền thông Việt Nam, và cũng không phải là đối tượng để bị nhắm vào một cách nổi bật như thế… trả thù một cách dã man đối với nhà báo chưa từng xảy ra tại Việt Nam.”

Tuy nhiên, trong khi nghi vấn trả thù không thường là nguyên nhân, Việt Nam vẫn có những hạn chế quan trọng về tự do báo chí. Ví dụ như tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã xếp nước này ở hạng 165 trên 178 quốc gia – trên Bắc Hàn nhưng lại dưới Libya.

Nhưng còn nhiều điều trong truyền thông Việt Nam hơn là chỉ duy nhất việc nhà nước độc quyền truyền bá thông tin. Mặc dù tất cả các phương tiện truyền thông đều do chính quyền sở hữu vì thế cũng do chính quyền quản lý, nhưng có những tờ báo lại do các cơ quan nhà nước khác nhau sở hữu.

Nhưng Catherine Mckinley, một phóng viên của Down Jones tại Hà Nội, đã chỉ ra trong một bài nghiên cứu mang tên Liệu Truyền Thông Nhà Nước Có Thể Theo Dõi Tham Nhũng Một Cách Hiệu Quả?, các tờ báo tại Thành phố Hồ Chí Minh – cách xa guồng máy cai trị của đảng tại thủ đô – thường có đầy những tường thuật điều tra mạnh mẽ và ít tuyên truyền hơn. Thật thế, tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ (cả hai đều do các tổ chức thanh niên gần gũi với Đảng Cộng sản) thường chứa đựng những bài phóng sự điều tra xuyên suốt về những vấn đề môi trường – và đôi khi có cả tham nhũng.

Thật thế, McKinley đã cho thấy rằng chính quyền, nhận thức được tham nhũng là một trong những vấn nạn lớn nhất phải đối diện, đã công khai kêu gọi báo chí theo đuổi những câu chuyện về tham nhũng.

Tuy nhiên, một lần nữa, bức tranh lại rất u ám. Trong năm 2008, hai nhà báo điều tra vụ tham nhũng ở Bộ Giao thông đã bị bắt vì tội “lạm dụng quyền hạn” sau khi tường thuật vụ tham nhũng tại PMU18, trong đó hàng triệu đô la tiền viện trợ được cho là đã được dùng để đánh cược bóng đá bởi các quan chức Đảng.

Thực tế là mặc dù chính quyền có thể cảm thấy thoải mái với những trường hợp nhỏ liên quan đến các quan chức địa phương bị điều tra – có vô số báo chí tường thuật những câu chuyện này, và nhà báo Hùng là người kỳ cựu trong những vấn đề này tại vùng Châu thổ Mê Kông – nhưng những vụ án nghiêm trọng lại là một vấn đề khác.

Và đương nhiên, chính quyền có thể vẫn nhanh chóng đưa ra một lệnh cấm tường thuật bất kỳ chủ đề nào mình muốn. Năm ngoái, trong dịp kỷ niệm nghìn năm Thăng Long, một kho pháo khổng lồ dự định dùng cho đêm bế mạc kỳ lễ 10 ngày đã bất ngờ bị nổ tung, giết chết bốn người. Một ngày hội thả diều đang diễn ra trong cùng lúc gần sân vận động Mỹ Đình, có nghĩa là giới nhà báo đã nhanh chóng đăng tin trên các trang mạng của mình. (Một cột khói khổng lồ dâng cao trên thành phố là bằng chứng.)

Tuy nhiên chỉ trong vài giờ sau khi bản tin được đăng tải, nó đã bị kéo xuống trên hầu hết các trang mạng tin tức; chỉ có các trang Twitter, Facebook và những trang blog truyền tải thông tin hoặc đoạn phim về sự kiện này. Các trang báo giấy sau đó đã chạy một phiên bản được sửa chữa của câu chuyện và Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn chú trọng vào “nét đáng yêu” của những chiếc diều thay vì đám khói đang cuộn quanh chúng. Bàn tay của chính quyền tuy vô hình nhưng cũng rất rõ ràng.

Gần đây nhất là trường hợp của Tổng Biên tập VietnamNet Nguyễn Anh Tuấn. Căn cứ theo nguồn tin đã yêu cầu giấu tên, việc ông bị cách chức thì không có gì bất ngờ. Việc ông bị loại bỏ, được cho là để nhận một chức vụ “ít phiền toái hơn” trong chính quyền, được biết là đã nằm trong kế hoạch từ năm ngoái, chủ yếu là vì tờ báo đã tường thuật những vấn đề nhạy cảm như vụ khai thác mỏ bauxite ở Tây Nguyên, sự sụp đổ của công ty đóng tàu nhà nước Vinashin, những tường thuật về Trung Quốc và – có thể là nguyên nhân quan trọng nhất – việc liên tục kêu gọi tính minh bạch và dân chủ hơn trong nội bộ Đảng Cộng sản.

Nếu điều này là đúng, nó cũng nằm chung trong hoạt động thường thấy là chuyển các tổng biên tập vào các chức vụ cấp bộ mờ nhạt và bổ nhiệm các quan chức chính quyền thay vì các nhà báo chuyên nghiệp vào các chức vụ quan trọng trong ngành truyền thông.

“Tuấn là một người có tài, có tầm nhìn, nhưng không có tiếng tăm rộng rãi,” một cựu đồng nghiệp yêu cầu giấu tên cho biết. “Không phải chỉ vì việc ông sẵn sàng thúc đẩy cải cách với những bài viết kêu gọi đảng và nhà nước cởi mở hơn. Tính hào nhoáng của ông chắc chắn đã gây khó chịu đối với nhiều kẻ đang ngồi trên đỉnh cao của cái hệ thống vốn xám xịt triền miên.”

Và giờ đây, các nhà báo lại đối phó với một điều luật báo chí mới đầy mơ hồ cũng từ những kẻ đang ngồi trên đỉnh cao ấy. Sắc lệnh Số 2 đã có hiệu lực vào cuối tháng Hai, nhưng đã được báo cáo trên báo chí trong nước vào tháng Giêng.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, trong một thông cáo báo chí ngày 24 tháng Hai, đã gọi đây là “một cú tấn công mạnh hơn nữa vào quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam” và chỉ trích điều luật này là qui định “vô cùng mơ hồ và bao trùm”, bao gồm việc cho phép xử phạt những phóng viên và tờ báo của họ từ 50 đến 2000 đô la.

Căn cứ theo điều luật mới, các nhà báo phải luôn đưa ra danh tính người cung cấp thông tin, trong khi hàng loạt các cơ quan chính phủ hiện đang có quyền điều tra và trừng phạt các vi phạm. Điều này, theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đặc biệt là một ý tưởng tồi tệ trong một đất nước mà tham nhũng đang làm một “nạn dịch.” Nó cũng có thể tạo qui định đầy khó hiểu, vì tính chất hỗn loạn trong việc phối hợp giữa các cơ quan cũng như hệ thống nhà nước Việt Nam đầy quan liêu, chậm chạm và thiếu tổ chức.

Nhưng cũng có một điểm sáng. Theo một nhà báo trò chuyện ngoài lề cho biết, điều luật này cũng bao gồm qui định trừng phạt các cơ quan chính quyền nào không chịu hỗ trợ những yêu cầu thông tin của giới truyền thông. Điều này có thể mang lại hệ quả thật sự trong một đất nước nơi các quan chức chính quyền thường không muốn trả lời với nhà báo, hoặc là vì họ không biết được mình có được phép hay không, vì họ sợ có vẻ thiếu hiểu biết, hoặc chỉ vì họ không thích bị quấy rầy.

Chính quyền sở hữu, can thiệp, đàn áp và bắt giữ rõ ràng là những đặc điểm của truyền thông Việt Nam. Nhưng mối quan hệ phức tạp giữa giới nhà báo và chính quyền còn cho thấy nó không chỉ là vấn đề tuyên truyền.

xcafe-vn

http://www.x-cafevn.org/node/1945

Dẹp chợ đen: Hàng trăm trinh sát tinh nhuệ “vào cuộc”

Posted by truongthondlb1


Đào Tuấn – Truy quét chợ đen – Mạnh tay với giao dịch trái phép – Siết “chợ đô la tự do”… Hai ngày sau khi thị trường tự do ngừng toàn bộ giao dịch, sự quyết liệt đã được công khai, khi giới chức ngân hàng tuyên bố: Sẽ tịch thu “tang vật” chứ không chỉ xử phạt hành chính như những lần trước nữa.

Thời báo Kinh tế VN dẫn lời một nguồn tin (xin dấu tên) từ Cục An Ninh tài chính tiền tệ: tuyên bố “Nếu phát hiện mua bán ngoại tệ trái phép sẽ thu tất”. Lao Động thì đưa tin: Hàng trăm trinh sát tinh nhuệ đã được tung xuống địa bàn, phối hợp với CA địa phương kiểm tra, rà soát thị trường ngoại tệ với tinh thần “kiên quyết xử lý các trường hợp đầu cơ, buôn bán vàng và ngoại tệ trái pháp luật”. Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng chẳng cần úp mở gì nữa: Thủ tướng đã họp với các bộ ngành và chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Công an phải riết nóng thực hiện đúng quy định của pháp luật liên quan đến trao đổi, giao dịch ngoại tệ. Bởi “Pháp luật mạnh tay đối với buôn bán Đô la “chợ đen” thì chắc chắn thị trường ngoại hối sẽ ổn định”. Và ngay sau việc CA bắt giữ “Vụ giao dịch trái phép gần 400 ngàn USD”, rất nhanh được tung nóng hổi trên tất cả mặt báo- thì thị trường tự do hiểu rằng đây là cú rằn mặt, rằng lần này là làm thật, chứ không nói chơi. Rất nhanh chóng, ngay cả các giao dịch bí mật cũng hoàn toàn đình trệ. Chiều ngày 9-3, đến câu hỏi tỷ giá cũng không một cửa hàng nào dám trả lời. Ngay cả đám “cò con ngoại ô”- vùng sâu vùng xa của thị trường tự do cũng cho đóng băng mọi giao dịch.

Nhưng những biện pháp này để làm gì? Và ai sẽ được lợi?

Lần đầu tiên quy mô của thị trường tự do đã được đề cập tới bằng một con số “Hàng tỷ USD” – Đây là ước đoán của Phó Chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia trên Thanh Niên. Có nghĩa là nhu cầu của dân đối với ngoại tệ là rất lớn, lên tới hàng tỷ USD cho đủ thứ nhu cầu từ học phí, viện phí, đi nước ngoài, mua bán giao dịch hàng ngày, và, lý do quan trọng hơn cả là “tích trữ”, hoặc “cất giữ” – khi giữ tài sản bằng USD đã trở thành một tập quán, xuất phát từ sự mất lòng tin với tiền đồng. Tại sao người dân phải giao dịch- một cách bất hợp pháp – ở những cái chợ- cũng bất hợp pháp, với giá đắt hơn nhiều so với tỷ giá liên ngân hàng? Lý do đơn giản là họ có nhu cầu, nhưng không thể mua được tại ngân hàng. Bởi vì không ai dại gì đem bán ngoại tệ cho ngân hàng, với giá rẻ hơn thị trường tự do, trong khi lúc muốn mua lại chỉ nhận được từ ngân hàng những cái lắc đầu “không có”, hoặc muốn mua cũng bị củ hành củ tỏi để cuối cùng phải mua với tỷ giá “khác chó gì ngoài chợ đen”.

Việc nhà nước – thông qua các ngân hàng, trong thực tế chỉ giao dịch “mua” ngoại tệ của dân, với tỷ giá rõ ràng bèo hơn ngoài thị trường, mà không bán ra, không đáp ứng nhu cầu của dân chúng – dù là những nhu cầu hợp pháp, rất dễ dẫn đến những đồn đoán, ngộ nhận về tình trạng Việt Nam đang là một nền kinh tế “đói đô trầm trọng” mà những động thái trong hai ngày qua đang thể hiện những nỗ lực “vét đô” của Nhà nước.

Những động thái thị trường cũng trong hai ngày qua cho thấy người dân không thể mua ngoại tệ cho bất cứ nhu cầu nào. Và như vậy, chưa biết thị trường ngoại tệ bao giờ thì “đi vào ổn định”, thậm chí “có ổn định được không” – thì sự rối loạn đã xảy ra. Việc chỉ một cửa hàng, trong một buổi sáng có hàng trăm người hỏi mua “đô” và khi không mua được liền quay sang mua vàng trang sức cho thấy hai điều: Nhu cầu ngoại tệ của dân là rất lớn. Và đối với việc “giữ của”, thay vì tích trữ bằng USD, người dân đang dồn tiền mua vàng trang sức- để né luôn quy định cấm kinh doanh vàng miếng- thay vì giữ bằng tiền đồng.

Những biện pháp mạnh hiện đang được áp dụng, vì thế – chỉ hợp pháp và hợp lý khi người dân có thể bán, và mua – ngoại tệ được ở ngân hàng với đúng tỷ giá niêm yết. Nếu cơ quan chức năng muốn xoá bỏ thị trường tự do, hay chợ đen, thì hoặc là phải cấm nhu cầu của dân đối với ngoại tệ, hoặc là nâng cao giá trị để vnd trở thành tờ bạc dự trữ và thanh toán quốc tế. Nếu hai biện pháp trên không thể thực hiện thì ít nhất hệ thống ngân hàng phải đủ đàng hoàng, đủ trong sạch mà việc trước tiên là nhìn thẳng vào sự thật, rằng đã từ lâu các cá nhân người dân không thể mua ngoại tệ với giá niêm yết từ bất cứ ngân hàng nào, cho bất cứ nhu cầu nào.

Đào Tuấn

http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk/article?mid=5193

“Lượm” và bàn tay của các thế lực thù địch

Posted by truongthondlb1


“…Chuyện cô Lượm so với những chuyện trên chỉ là những chuyện “nhỏ như con thỏ” đang gặm cỏ. Đó cũng không phải là chuyện khiến dân chúng phải ngạc nhiên. Trong một xã hội thông tin, khi dân trí không còn u mê như xưa, hơn ai hết, chính những câu chuyện như thế đã là cách tố cáo hữu hiệu nhất phẩm chất trung thực của một bộ máy… “

Chiều nay, thằng Ka bạn Chủ tịch ở Sài Gòn ra, kêu đi uống bia. Lâu rồi, mới sống trong không khí bia bọt cởi mở hết mình, thẳng thắn như chọc tiết lợn. Chủ đề hôm nay chúng thảo luận là chuyện cô Lượm được VTV1 dùng kỹ thuật nghiệp vụ biến thành câu chuyện “Người xây tổ ấm” khiến người xem cảm động đến rớt nước mắt.

Chuyện xẩy ra từ hôm 25/01/2011, Người xây tổ ấm của VTV1nói về thân phận nghiệt ngã của một cô gái tên Lượm, sống tại tỉnh Thừa Thiên – Huế. Bên cạnh lời của cô gái, nhóm làm phim còn tới tận nơi, quay cảnh ăn nhờ ở đậu của cô gái vô gia cư, đang làm mẹ đơn thân tại huyện Hương Trà.

Tai nạn nghề nghiệp xẩy ra khi nhóm này ghi hình bằng xương bằng thịt ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế. Người dân ở đây chẳng ai lạ gì cô này. Nhân vật mang tên Lượm dân chúng vừa xem đã quen mặt, biết tên và có cha mẹ, công ăn việc làm, chồng con đàng hoàng. Điều khác duy nhất là tên thật của cô là Trần Thị Thuỳ Dương chứ không phải tên Lượm như cô xưng danh trên VTV.

Thực ra thì đây chỉ là một trong số những câu chuyện vẫn xẩy ra ở xứ Thiên đường với bộ máy truyền thông dưới sự chỉ đạo của Ban Tư tưởng Văn hoá.

Mới đây thôi, MC Sâm Lại Văn hồn nhiên dịch sai lời Ngô Ngạn Tổ trong liên hoan phim quốc tế tại Hà Nội vẫn coi như không có chuyện gì xẩy ra. Trước đó, diễn viên chính phim “Nhật ký Vàng Anh” vẫn phát trên VTV lỡ đóng phim sex rồi phát tán lên mạng bị phát giác đã được VTV làm buổi chia tay cảm động đến nghẹn ngào.

Xa hơn chút, chuyện cô con gái “sáu ngón” của ngài Tổng giám đốc VTV lỡ chôm đồ trong chuyến công tác ở Châu Âu bị cảnh sát Thuỵ Điển bắt giữ, suýt bị án tù. Về nước, cô này vẫn được tiếp tục đề bạt, được kết nạp vào Tiệc và hiện là Trưởng phòng VH của Ban Thời sự.

Điều này giải thích vì sao, ở xứ Thiên đường có những nhân vật như Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo, Lê Văn Tám lấy thân làm đuốc đốt kho xăng Nhà bè, được viết thành sách cho học sinh học. Dẫu không chỉ người Nam bộ mà đích thân trưởng Ban Tư tưởng Văn hoá cũng chẳng biết Lê Văn Tám là ai.

Chuyện cô Lượm so với những chuyện trên chỉ là những chuyện “nhỏ như con thỏ” đang gặm cỏ. Đó cũng không phải là chuyện khiến dân chúng phải ngạc nhiên. Trong một xã hội thông tin, khi dân trí không còn u mê như xưa, hơn ai hết, chính những câu chuyện như thế đã là cách tố cáo hữu hiệu nhất phẩm chất trung thực của một bộ máy.

Ngay sau Đại Tiệc vừa rồi, đ/c Trưởng ban Tuyên giáo tuyên bố hồn nhiên với giới truyền thông trong nước và quốc tế: Việt Nam không có nhu cầu đa nguyên. Những gì đang diễn ra trong đời sống đã và đang chống lại tuyên bố ấy. Với một xã hội thông tin, việc đưa tin một chiều, không thẩm định, không phản biện, không có ý kiến khác là môi trường tốt nhất cho sự lừa lọc. Những dẫn chứng mà Chủ tịch đã nêu ở trên là sản phẩm của quá trình đó.

Bạn Chủ tịch, vừa mới rớt chức Trung Uỷ bày tỏ tâm tư: ứng viên của Tổng biên tập báo Tiệc khai man tuổi để được bầu vào Trung uỷ. Tướng lĩnh công an, khai man tuổi để được vào Bộ CT. Bản thân cách ứng xử của họ đã nói lên họ thuộc thành phần nào, có đáng tin cậy hay không.

Khi bộ máy của Tiệc còn dung túng những con người như thế thì khó có thể hy vọng một sự trung thực với dân chúng. Sự phát triển không thể cưỡng lại của khoa học công nghệ đã cho thấy, cách nghĩ như tay Trưởng ban của Tiệc là một sự độc tài trơ trẽn. Điều này không chỉ chống lại thực tiễn mà chống lại ngay chính Tiệc.

Có một điều mà Tiệc có thể đổ vấy cho mọi chuyện đó là: Luận điểm của các thế lực thù địch. Phải chăng, chuyện cô Lượm được thêu dệt trong chương trình Người xây tổ ấm cũng có bàn tay của các thế lực thù địch?

Nguồn : Blog Phan Thế Hải

Chiếc “bánh Quốc hội” và các viện nghiên cứu

Posted by truongthondlb1


Phạm Hồng Sơn – “Quốc hội” trong nền “Dân chủ Cộng hòa” của Việt nam sắp sang khóa thứ 13 rồi mà xem chừng để có sự minh bạch và công bằng trong việc chia chiếc “bánh đại diện” trong “Quốc hội” vẫn còn là chuyện xa vời.

Các ý kiến bao trùm trên các cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát vẫn chỉ nhằm để biện hộ quan điểm cho rằng Đảng Cộng sản Việt nam (chỉ chiếm khoảng 3% dân số) vẫn phải được quyết định trong việc chia và được giữ 80% – 90% cái “bánh đại diện” của “Quốc hội”. Sự biện hộ thường dựa theo lý lẽ kiểu: dẫu chỉ là 3 người (trong tổng số 100 người), nhưng vì họ có công lớn, có tài lãnh đạo và lại có tư cách đạo đức sáng ngời, nên họ phải được quyết định và được cầm (gần hết) cả cái “bánh ” là rất hợp lý. Việc đại diện cho cả một quốc gia, một dân tộc đâu phải chuyện ăn uống, mâm bát tầm thường, sao có thể chia đều cho cả kẻ có tài lẫn người khờ?

Đúng là việc chia chiếc bánh đại diện trong một quốc hội không thể chỉ là một con toán chia đều đơn giản. Nhưng việc xác định tỷ lệ đại diện trong quốc hội cho một thành phần dân tộc hay một đảng phái trong xã hội không thể dựa vào tiêu chí năng lực hay công trạng và không thể là việc quyết định của một đảng phái hay một nhóm người. Ý nghĩa cốt lõi của một quốc hội (hay nghị viện) đúng nghĩa phải là nơi để tất cả các thành phần dân tộc, tất cả các đảng phái, dù tài giỏi hay yếu kém, văn minh hay lạc hậu, đều phải được hiện diện và bày tỏ nguyện vọng riêng của mình một cách bình đẳng và công bằng. Cho dù sự công bằng là một khái niệm tương đối và không dễ thống nhất. Nhưng sẽ chỉ là sự bất công trắng trợn nếu một nhóm người chỉ chiếm 3% dân số nhưng liên tục trong hơn 60 năm cứ chiếm giữ trên 50% đại diện trong quốc hội. Và “bầu cử quốc hội” sẽ chỉ là màn hài kịch diễn trên lưng nhân dân khi các ứng cử viên đều đã phải qua sự sàng lọc của một đảng chính trị.

Việc chia chiếc “bánh đại diện” trong quốc hội sao cho minh bạch và công bằng là một việc liên đới tới quyền lợi của mọi người dân và là một việc liên quan chặt đến các vấn đề khoa học (khoa học nhân văn, khoa học tự nhiên). Các quốc gia văn minh cũng thường phải mất hàng năm trời để cả xã hội thảo luận, tranh cãi công khai, với sự tham gia tích cực (không thể thiếu) của các học giả, các nhà khoa học, mới tìm ra được cách chia minh bạch và công bằng “chiếc bánh đại diện” trong quốc hội của họ. Việt nam cũng có các viện nghiên cứu khoa học đồ sộ, các nhà khoa học lừng danh thế giới. Các tổ chức nghiên cứu đang dùng tiến thuế của dân để hoạt động như Viện Khoa học Xã hội Việt nam hay Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán là những nơi có thể đóng góp rất lớn vào vấn đề quan trọng và bức thiết đó. Nhưng chỉ tiếc, đến nay, công chúng hầu như vẫn chưa được biết các đóng góp, các ý kiến của các tổ chức, các nhà khoa học uy tín đó về việc làm sao để chiếc “bánh đại diện” của “Quốc hội” Việt nam được phân chia một cách minh bạch, công bằng. Các tổ chức đó, các cá nhân đó không có ý kiến, không có đóng góp? Hay có nhưng không được công bố?

Dù sự thật thế nào thì xã hội, nhân dân vẫn đang trông ngóng, và sẽ đến lúc có quyền hỏi thẳng: “Tại sao lại không có?”.

Phạm Hồng Sơn
10/03/2011

Tác giả gửi tới Dân Luận
http://danluan.org/node/8105

Phiên xử hiệu trưởng mua dâm nữ sinh Hà Giang tiếp tục gây bất bình trong dư luận Việt Nam

Posted on Tháng Ba 10, 2011 by truongthondlb1


Thanh Phương - Ngày 10/03/11 Tòa án Nhân Dân Hà Giang mở phiên xử sơ thẩm lần hai vụ hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm gái vị thành niên. Ông Xương bị tuyên án 9 năm tù giam. Hai nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng bị truy tố về hành vi môi giới mại dâm lãnh 36 và 30 tháng tù treo. RFI phỏng vấn LS Trần Đình Triển.





Ngoài bị cáo Sầm Đức Xương, cựu hiệu trưởng trường Vị Xuyên, ra tòa ngày hôm nay còn có hai nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng, bị truy tố về hành vi môi giới mại dâm. Nhưng trong khi bị cáo Sầm Đức Xương mời được luật sư Lâm Chí Tuệ ( Đoàn luật sư Vĩnh Phúc ) bảo vệ quyền lợi thì hai bị cáo Thúy và Hằng lại không có ai bào chữa. Đây là phiên xử kín, báo chí và ngay cả thân nhân của hai em Thúy và Hằng cũng không được vào dự.

Luật sư Trần Đình Triển, người đã bảo vệ hai bị cáo Thúy và Hằng tại phiên phúc thẩm lần 1, đã không được tiếp tục bào chữa cho thân chủ của ông.

Kết thúc phiên xử chiều nay, Tòa án Nhân dân Hà Giang đã tuyên án bị cáo Nguyễn Thị Hằng 36 tháng tù treo, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy 30 tháng tù treo. Hai bị cáo được thả ngay tại tòa. Còn ông Sầm Đức Xương thì bị tuyên án 9 năm tù giam.

Trả lời RFI chiều nay, luật sư Trần Đình Triển giải thích những lý do khiến phiên xử này tiếp tục gây bất bình trong dư luận :

« Đây là một phiên tòa gây bức xúc cho dân. Trước hết là do cái cách xử kín, thứ hai là báo chí cũng không được tham gia. Thậm chí những người xuất trình giấy tờ tại tòa, kể cả tôi, cũng không được vào tham dự phiên tòa, cho dù không phải với tư cách luật sự bào chữa. Họ trả lời một cách rất là vô pháp luật : tòa án ngày hôm nay và ngày mai không làm việc !

Sau đó, chúng tôi có sang làm việc với tỉnh ủy để xin gặp bí thư hoặc thường trực tỉnh ủy hoặc cơ quan có thẩm quyền, để nói rằng đây là một phiên tòa gây bức xúc cho dân.

Đấy là diễn biến ngoài phiên tòa, còn hôm nay (10/3/11), kết quả tuyên án vẫn gây bất bình cho dân. Trước hết, hai cháu không có tội mà vẫn xử cho có tội. Các cháu khác cũng có hành vi tương tự như cháu Thúy và cháu Hằng lại không bị truy tố. Ông Sầm Đức Xương thì bị 9 năm, nhưng những người khác cũng mua dâm các cháu thì lại đứng ngoài vòng pháp luật.

Bản án được tuyên gây lên một bức xúc trong dư luận, người dân không đồng tình, cho rằng vẫn để lọt tội phạm rất nhiều. Việc xử không nghiêm khiến người dân mất niềm tin vào cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Hà Giang. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương phải xem xét lại toàn bộ vụ án này và phải xử nghiêm minh, không để lọt tội phạm và bảo đảm bình đẳng trước pháp luật.

Cháu Hằng bị xử 36 tháng tù, cho hưởng án treo. Cháu Thúy 30 tháng tù, cho hưởng án treo. Những cháu khác có hành vi như Thúy và Hằng thì bản án nói rằng chỉ cần giáo dục là đủ, chứ không cần phải truy tố. Còn những vị quan chức cũng như ông Sầm Đức Xương, có tên trong danh sách theo lời khai của các cháu thì không ai đả động đến.

Nói tóm lại, phiên tòa hôm nay rất lạ lùng, vì mẹ của hai cháu đứng khóc từ sáng đến giờ cũng không được vào. »

Tại phiên phúc thẩm tháng 1 năm ngoái, hai bị cáo Thúy và Hằng đã khai một danh sách đen gồm nhiều quan chức địa phương đã từng mua dâm khi các em chưa đến tuổi thành niên. Trong danh sách này có chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô.

Nhưng sau hơn 10 tháng điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Giang vẫn xác định « chưa có cơ sở xử lý hình sự » những người bị nêu tên về hành vi mua dâm người chưa thành niên theo lời khai của Hằng và Thúy. Ông Xương cùng hai học trò tiếp tục bị giữ nguyên tội danh và điều khoản truy tố.

Xin nhắc lại là vào tháng 11/2009, Tòa án Nhân dân huyện Vị Xuyên tuyên phạt ông Sầm Đức Xương Xương 10 năm 6 tháng tù. Hằng và Thúy nhận án lần lượt 6 và 5 năm tù.

Không đồng ý với phán quyết trên, các bị cáo chống án. Do có tình tiết mới là danh sách các vị quan chức mua dâm trẻ vị thành niên và do phát hiện vi phạm tố tụng khác, trong phiên xử phúc thẩm, Tòa án Nhân dân Hà Giang tuyên hoãn phiên xử, yêu cầu điều tra lại từ đầu.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110310-phien-xu-hieu-truong-mua-dam-nu-sinh-ha-giang-tiep-tuc-gay-bat-binh-trong-du-luan-

Phiên tòa vụ án mua dâm tại Hà Giang : Ngăn đường vào tòa, cấm cổng báo chí

Posted by truongthondlb1
CA chìm ngăn cản báo chí tác nghiệp – Hai nạn nhân Thúy ,Hằng đã “được trả tự do”

Chiều 10-3-2011, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã tuyên phạt bị cáo Sầm Đức Xương 9 năm tù về tội mua dâm người vị thành niên. Phiên tòa cũng nhắc đến một số đối tượng có hành vi như bị cáo Xương, tuy nhiên người thì không xác định lai lịch, người thì đã được tách ra điều tra bổ sung ở một vụ án riêng lẻ.

Từ sáng sớm, hai đầu đường dẫn vào Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã bị cảnh sát giao thông lập hàng rào phong tỏa khiến người dân không thể đi qua. Ngay cả những người có ý định vào làm việc với tòa cũng bị chặn.



Cảnh sát tư pháp cùng chó nghiệp vụ chặn cổng tòa án. Ảnh: THANH LƯU

Hàng chục phóng viên các cơ quan báo chí có mặt với để theo dõi thông tin về vụ án này từ bên ngoài phiên xử cũng bị ngăn cản vào tòa. Mặc dù xuất trình đầy đủ giấy tờ nhưng nhóm phóng viên đã bị một số người mặc thường phục, tự nhận mình là người bảo vệ an ninh trật tự chặn lại từ đầu đường. Khi được hỏi, những người này không xưng danh tính, chức vụ và không đưa ra lý do nào chính đáng. Khi bị chất vấn, một người trong số này nói: “Tôi không cần biết luật báo chí”.



Phóng viên, luật sư không được vào trong phiên tòa mà không nhận được lời giải thích nào. Ảnh: THANH LƯU

Sau một lúc cự cãi, những người này đành nhượng bộ cho nhóm phóng viên vào đoạn đường trước cổng tòa. Tuy nhiên, cánh cổng lại bị khóa kín với một nhóm cảnh sát tư pháp phía trong đứng bảo vệ và có cả chó nghiệp vụ.

Nhóm phóng viên đề nghị cho gặp người có thẩm quyền để làm việc thì một người trong khuôn viên tòa cho biết là bảo vệ nói: “Chánh án đi vắng, còn tòa hôm nay không làm việc”. Vì thế các phóng viên buộc phải đứng ở ngoài đường, không được vào trong khuôn viên tòa và cũng không gặp được bất kỳ người có thẩm quyền nào.



Người dân không được đi ngang qua con đường trước tòa án. Ảnh: THANH LƯU

Luật sư Trần Đình Triển (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), người bào chữa cho bị cáo Thúy trong những phiên tòa trước đó cũng không được vào làm việc mặc dù đã xuất trình giấy giới thiệu.

Trao đổi với báo chí, luật sư Triển cho rằng theo luật việc cấm đường phải có lệnh của cơ quan chức năng, trong khi vụ án này chỉ gói gọn thẩm quyền trong bốn bức tường của tòa án. Việc những người mặc thường phục ngăn cản luật sư và báo chí tác nghiệp mà không xuất trình bất kỳ giấy tờ nào cũng là điều rất vô lý.



Cảnh sát giao thông lập hàng rào chặn hai đầu đường dẫn vào Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang. Ảnh: THANH LƯU

“Đây chỉ là một vụ xử kín mà cấm cả báo chí, luật sư lẫn người dân vào tòa thì không thể nào hiểu nổi. Trong khi đây là vụ án rất được dư luận quan tâm” - luật sư Triển bức xúc nói.



Trước đó, ngày 6-11-2009, trong phiên xử sơ thẩm lần đầu, TAND huyện Vị Xuyên tuyên phạt bị cáo Xương 10 năm 6 tháng tù, bị cáo Nguyễn Thị Hằng 6 năm tù, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy 5 năm tù.

Sau bản án, các bị cáo đã kháng án. Tại phiên phúc thẩm mở tháng 2/2010, Hằng và Thúy bất ngờ đưa ra những tình tiết mới gây chấn động. Với tình tiết này và nhiều phát hiện vi phạm tố tụng khác, cấp phúc thẩm tuyên hủy án, yêu cầu điều tra lại từ đầu.

* Chiều 10-3-2011: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã tuyên phạt bị cáo Sầm Đức Xương (nguyên hiệu trưởng Trường THPT Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, Hà Giang) 9 năm tù về tội mua dâm người vị thành niên. Bị cáo Nguyễn Thị Hằng (cựu học sinh Trường THPT Việt Lâm) bị phạt 36 tháng tù và bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy (cựu học sinh Trường THPT Việt Lâm) bị phạt 30 tháng tù (cả hai đều đuợc cho hưởng án treo) về tội môi giới mại dâm. Cả hai bị cáo Hằng và Thúy được trả tự do ngay tại tòa.

Theo Hội đồng xét xử, trong suốt phiên tòa hôm nay (10-3-2011), bị cáo Xương một mực cho rằng mình bị oan, bị người khác hãm hại. Xương cho rằng mình mắc bệnh tiểu đường từ lâu nên không có khả năng quan hệ tình dục.

Tuy nhiên theo tòa, kết luận giám định Xương bị bệnh có trước khi vụ án xảy ra nên việc Xương nại ra là không có cơ sở. Thêm vào đó, lời khai của hai bị cáo Hằng, Thúy và các nhân chứng… cùng các tình tiết khác trong hồ sơ đủ cơ sở kết luận Xương phạm tội. Theo đó, Xương đã hàng chục lần mua dâm người chưa thành niên, thậm chí nhiều lần ngay tại phòng hiệu trưởng.

Hai bị cáo Hằng và Thúy thì thành khẩn nhận tội nên đã được tòa tuyên mức án nhẹ hơn lần xét xử trước.

Phiên tòa cũng nhắc đến một số đối tượng có hành vi như bị cáo Xương, tuy nhiên người thì không xác định lai lịch, người thì đã được tách ra điều tra bổ sung ở một vụ án riêng lẻ.

Chúng tôi sẽ tếp tục thông tin nếu có các sự kiện mới liên quan đến vụ án trên.

Dưới đây là một số hình ảnh lúc tuyên án:



Ba bị cáo trước vành móng ngựa, bị cáo nam là Sầm Đức Xương. Ảnh: THANH LƯU



Hàng trăm người dân chầu chực từ sáng đến chiều để được vào phòng xử nghe tòa tuyên án. Ảnh: THANH LƯU

THANH LƯU

Nguồn : Báo Pháp Luật

Có vui không khi thấy các em mừng ?

Posted by truongthondlb1
Trương Duy Nhất - Cuối cùng, bản án đã được tuyên sau gần một ngày xử kín. Kín đến mức mỉa mai: không luật sư, không báo chí, ngay cả mẹ của hai nữ bị cáo cũng không được vào dự phiên tòa.

Sầm Đức Xương 9 năm tù giam. Thôi thì đừng nhắc chuyện thầy Xương nữa. Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy 36 tháng tù treo. Tù treo, dù có án nhưng hai em được thả ngay sau phiên tòa. Chủ tọa vừa dứt lời, Hằng và Thúy bật khóc vì vui mừng.

Còn chúng ta, có vui không khi thấy các em mừng?

Tôi đã mường tượng ra kết cuộc này khi nghe tòa tuyên sẽ xử kín, khi thấy công an đặt barie vây chặn kín đường, khi nghe luật sư bị chặn không cho vào vì Thúy- Hằng “không đồng ý mời luật sư bào chữa cho mình”, khi cựu Chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô và hơn 10 quan chức địa phương có tên trong bản danh sách mua dâm qua lời khai của hai bị cáo Thúy- Hằng đã không bị triệu đến tòa để đối chất, khi tất cả các nơi chốn đáng ra cần phải lên tiếng bảo vệ Thúy- Hằng là ngành giáo dục và hội phụ nữ đã chọn cách im lặng.

Đến giờ có lẽ mọi người đã hiểu vì sao Thúy- Hằng lắc đầu nói không với luật sư. Một phiên tòa kết thúc quá nhanh gọn sau nhiều dồn ép căng thẳng từ dư luận. Và có lẽ, người “gỡ nút” cho phiên tòa hôm qua rất có thể lại chính là hai nữ bị cáo đáng thương kia. Rất có thể nhờ những ngày tháng trong tù, qua các cuộc khảo cung, các em đã “khôn” ra khi “thật thà, thành khẩn khai báo” và “không đồng ý mời luật sư bào chữa” cho mình.



Có thể vị luật sư “Vì Dân” kia còn uất ức, nhưng rồi cũng sẽ nguôi ngoai khi nhận ra nhiều khi chính sự “vắng mặt” của ông lại cứu được hai bị cáo. Nếu ông có mặt, nếu vẫn cứ nhân danh “Vì Dân” lớn tiếng đòi lôi ông Tô Chủ tịch và hơn 10 quan chức kia ra tòa thì chưa chắc Thúy- Hằng đã được thả. Tôi tin luật sư ngộ ra điều này, bởi trước đó không lâu, trong một vụ án khác ông đã từng ngao ngán thừa nhận “không thành công một điểm nào cả. Về mặt lý trí, pháp luật, về mặt Tổ quốc, đảng và nhà nước, thì tôi thắng 100%. Nhưng trong bối cảnh hiện nay thì tôi thua tất cả”.

Ừ thì mừng cho Thúy- Hằng. Hai em được thả, nhưng là cái thả có án. Nhưng đất trời Hà Giang đêm qua có vui? Nhà ông Tô Chủ tịch và hơn 10 quan chức nọ có vui? Mấy con người vừa ngồi “nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tối qua về nhà, bên mâm cơm gia đình với vợ chồng con cháu trong gia đình liệu họ có vui?

Vui là mừng cho hai em thoát khỏi nhà tù. Nhưng buồn cho một phiên tòa với kết cuộc quá nhiều mỉa mai. Một kết cuộc khá nhẹ nhàng cho một vụ án hết sức phức tạp và nặng nề. Áp lực từ dư luận lên tòa quá lớn. Nhưng đã không có một bất ngờ nào trong phiên xử kín hôm qua. Thầy Xương không được phép tụt quần để chứng minh mình “bất lực” nhưng vẫn bị kết tội mua dâm. Bởi chẳng lẽ thầy Xương cũng vô tội thì hai bị cáo kia bán dâm cho ai? Ông Tô và các quan chức nọ thì… không thể, bởi chẳng có “bao cao su đã qua sử dụng” nào làm bằng chứng.

Năm ngoái, khi vụ án còn đang nóng, tôi lên Hà Giang. Trong bữa nhậu bên cầu Thanh Niên, cách nhà ông Tô Chủ tịch không xa, tôi đã vô tình nhắc đến cái tên Nguyễn Trường Tô khiến cả bàn sựng lại mất vui. Chiều qua, khi phiên tòa vừa kết thúc, một người bạn từ Hà Giang điện “buồn quá anh Nhất ơi”.

Bản án của tòa đã giải cứu được hai bị cáo đáng thương khỏi nhà tù, nhưng không tháo gỡ được những nỗi buồn và uẩn ức trĩu nặng trong dân chúng.

Rồi cũng chẳng ai muốn xới lại. Rồi báo chí cũng sẽ chẳng nhắc nữa, nhường trang nhất cho những bản tin… mua dâm, hiếp dâm, thủ dâm khác và chuyện chữa ghẻ cho con rùa già Hồ Gươm. Rồi Thúy- Hằng người ta cũng chóng quên. Nhưng những cái tên như Sầm Đức Xương, Nguyễn Trường Tô thì cho dù nhiều năm sau cũng khó ai quên được, nhất là với những người dân Hà Giang.

Một phiên tòa với kết cuộc có hậu. Nhưng vui ít mà buồn ức thì nhiều!

Nguồn : Blog Trương Duy Nhất