Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2011

Những thảm họa rơi vào “Thứ sáu ngày 13”


Thứ sáu ngày 13 luôn được coi là ngày đen tối nhất trong năm và ám ảnh hàng tỷ người trên khắp thế giới, vì không ít những thảm họa rơi đúng vào ngày này.

- Năm 1881: 189 ngư dân Scotland thiệt mạng.
- Năm 1889: cơn đại hồng thủy Johnstown
- Năm 1919: cuộc nổi dậy ở Glasgow châm lửa cho bạo động trong ngành công nghiệp nước Anh.
- Năm 1939: hỏa hoạn làm tan hoang nước Áo.
- Năm 1945: cuộc không chiến dữ dội trên bầu trời Sunnfjord và Norway.
- Năm 1978: cuộc tàn sát những người phản đối ở Iran.
- Năm 1987: cơn lốc xoáy F4 kéo dài 1 giờ đồng hồ phá hủy thành phố Edmonton (Canada).
- Năm 2004: cuộc đàn áp đẫm máu phong trào phản đối đòi hòa bình ở thủ đô Malé, Maldives.
-Còn thứ  sáu ngày 13 năm 2011 này thì sao? Hiện vẫn chưa có lời kiểm chứng. Nếu phát hiện được, mong các bạn bổ sung!
Mô (sưu tầm và bổ sung)

BÍ ẨN LỜI NGUYỀN TRÊN DÒNG SÔNG MA

Ở Hà Giang, dòng sông Ma mang cả hai nghĩa: Tên địa danh và sự ẩn chứa những bí mật của lời nguyền...

Truyền thuyết Tam Tiên

Sông Ma đoạn dài và kinh hoàng nhất chảy qua xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên. Tuy đây là xã miền núi chưa thuộc chốn "thâm sơn cùng cốc" của tỉnh Hà Giang nhưng không khí lúc nào cũng u tịch, lạnh lẽo. Càng vào sâu trong rừng núi đá, cảm giác rờn rợn như nhân lên bội phần, nhất là khi thấp thoáng thấy dòng thác Tam Tiên chảy từ ngọn núi cao vài ngàn mét như một sợi chỉ bạc cắt đôi rừng xanh âm u.


Một đoạn của dòng sông Ma

Theo ông Vương Đức Trung, chủ  tịch Hội Người cao tuổi xã Tùng Bá thì sông Ma bắt nguồn từ núi Putakha (trung tâm của 3 huyện Vị Xuyên - Yên Minh - Bắc Mê) với địa thế  vô cùng hiểm trở. Nơi cao nhất của đỉnh núi lên tới 2.535m so với mực nước biển nên lúc nào cũng mù mịt sương khói, ai đã vào thì khó tìm đường ra.

Truyền thuyết kể lại rằng, đó là nơi ở của 3 vị tiên giáng trần vì thế tên núi trong dân gian gọi là Ba Tiên. Trên ngọn núi ấy, có rất nhiều cây cổ thụ có thế dáng đẹp như cam, quýt và khu giếng cổ có dòng nước trong vắt. Từ eo của núi Ba Tiên này là nơi phác nguyên ra dòng sông Ma huyền bí. Nhiều cao niên ở huyện Vị Xuyên cho rằng, dòng sông Ma là nguồn chảy của âm hộ ba nàng tiên trên núi.

Chính ông Trung và người anh của mình là Vương Quý Phát đã từng có lần đi buôn trâu bò và trên đường về vượt núi Ba Tiên. Nhưng có điều lạ lùng, trên núi ấy giống như truyền thuyết kể lại, có nhiều cam, quýt và các loại cây cổ thụ hàng nghìn năm tuổi. Các cây ấy bị rêu mọc xung quanh rất kỳ thú nên người dân cho rằng, đó là "mạy tiến khuôn" - tức là "người mọc râu".

Lời nguyền...

Theo lịch sử xã Tùng Bá, sông Ma đã được đặt tên từ thời Pháp thuộc. Từ đó đến nay, hầu như năm nào cũng có người chết trôi trên dòng sông này. Các cụ cao niên cho rằng, từ thời Pháp đặt tên cho dòng sông đã có một lời nguyền vô cùng kỳ bí mà không ai giải mã được.
 
Nhiều người ở Tùng Bá sợ hãi khi qua cây cầu bắc qua sông Ma

Chuyện kể rằng, vào những năm 1900 trên vùng eo núi - nơi phác nguyên của dòng sông Ma có một người đàn ông Pháp đem lòng yêu cô  gái Việt xinh đẹp sống trên đỉnh Tam Tiên. Vì quá si tình cô gái đẹp mà không được đáp lại tình cảm nên chàng trai Pháp đã gieo mình xuống dưới dòng sông cùng một lời nguyền. Ở Hà Giang, hầu như không ai còn nhớ lời nguyền ấy thực hư nguyên văn thế nào.

Theo khẳng định của nhiều cao niên ở Vị Xuyên, năm nào trên dòng sông cũng có người chết. "Mới đây nhất là một công nhân của mỏ Hoàng Bách cũng chết trôi sông...", ông Trung khẳng định.

Ông Đán Văn Viết, trưởng công an xã Tùng Bá cũng khẳng định thông tin này. Ông Viết còn cho biết thêm, có năm dòng sông có vài người chết trôi mà không biết họ từ đâu đến. Họ trôi đến cuối dòng thì theo nước cuốn xuống sông Lô rộng lớn.

Theo lời kể của nhiều gia đình ở cạnh dòng sông Ma, thỉnh thoảng trong đêm khuya họ vẫn nghe thấy những âm thanh lạ mà không biết từ đâu phát ra. Có lẽ vì thế mà hầu như các ông bố bà mẹ nơi đây đều cấm con em mình ra tắm sông Ma vì sợ chuyện chẳng lành. “Mà nói thực, dù họ không cấm thì cũng chẳng ai dám ra sông tắm”, ông Viết cho hay.

Dòng sông tiền bạc
Không chỉ là dòng sông mang nỗi khiếp đảm cho nhiều người, sông Ma còn  được gọi là sông Tác Ngần (tức là tiền bạc). Theo ông Vương Đức Trung, sông Ma còn một nhánh nữa là  Tác Vàng (nhánh vàng). Dòng sông trước đây đã bị khai thác kiệt quệ. Thời phong kiến rồi đến thời Pháp thuộc, nhiều kẻ "săn vàng" cũng đến lục tung dòng sông để tìm kiếm những thỏi bạc, thỏi vàng từ dưới đáy.
 
Thác Tam Tiên - nơi khởi nguồn của dòng sông Ma

Ông Đán Văn Viết, trưởng công an xã Tùng Bá cho biết thêm, hiện nay thì không còn ai khai thác vàng trên sông nữa, chỉ thi thoảng có đội săn cá "hành quân" với đủ loại máy móc vì sông Ma có nhiều cá chày to như thân cây chuối nhưng khó bắt vì chúng rất khôn.

Người dân xã Tùng Bá  và các địa phương ven dòng sông Ma vẫn dùng nước ở đây để tưới tiêu, giặt rũ quần áo nhưng đặc biệt họ không bao giờ ăn nước của dòng sông này. Vì theo ông Trung, thỉnh thoảng người dân lại thấy những xác người trôi nổi trên sông và sự ám ảnh bởi dòng sông Ma kỳ bí cứ thế ẩn vào tâm trí họ.

"Ma là một thuật ngữ  dân gian không chính xác. Công trình nghiên cứu TK08 - 2009 đã giải thích rõ về điều này. Trước những thông tin mang tính chất tâm linh, người dân cần hết sức cảnh giác phân biệt thật giả, tránh tình trạng có  một đồn mười gây hoang mang trong dư luận".

Thiếu tướng, TS Chu Phác (chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người) 

•    Theo bee.net.vn

TTN - Tại sao chiến lược nội địa hóa ô tô của Việt Nam phá sản?


Chính sách nội địa hoá của các ngành của VN ta (đóng tàu:
60%!, ô tô: 50%, cơ khí: 60%!, điện tử: 60%!...) đều ảo
tưởng nên <a href="http://danluan.org/node/8754">thất bại</a> (thực
tế: 0%-5%!). Bởi vì chính sách đó là tư duy "đi tắt đón
đầu" sai lầm hợm hĩnh từ chính phủ đến các bộ ngành xưa
nay.Tư duy này xuất phát từ hiểu biết sai lầm về khái niệm
"nội địa hoá" bị biến thành "mục tiêu thi đua" hay "chỉ số
hô hào yêu nước" mà thôi, không gắn nó đi kèm với khái
niệm kinh tế khắc nghiệt là công nghiệp phụ trợ mà bản
chất là cạnh tranh quốc tế, của những người hoạch định
chính sách, chỉ vì thành tích bề mặt của các ngành và của
chính phủ.
<strong>Thứ nhất</strong>, nội địa hóa chính là phải có công
nghiệp phụ trợ rất mạnh để cạnh tranh trực diện thay thế
được với các linh kiện, các bán sản phẩm phụ trợ nhập
ngoại về cả giá thành và chất lượng.
Không thể nội địa hoá bê tông cốt thép bằng bê tông
cốt... tre!
<strong>Thứ hai</strong>, muốn có công nghiệp phụ trợ mạnh như
vậy thì Chính phủ phải biết đầu tư rất lớn, bài bản và
lâu dài rộng khắp từ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu
khoa học vật liệu, công nghệ thiết kế, công nghệ chế tạo
đến phân phối và điều chỉnh sản phầm, rồi quay vòng vốn
và mở rộng đầu tư... cho mỗi nhóm sản phẩm cơ bản.
<strong>Thứ ba</strong>, nội địa hoá chính là xuất khẩu, một
cách xuất khẩu bền vững nhất. Để nội địa hoá được
sản phẩm nào đó ta phải cạnh tranh thành công với sản phẩm
xuất khẩu của các quốc gia khác đang xuất vào ta! Ta phải
xuất khẩu ngược. Rồi thì sau đó xuất khẩu xuôi có khó gì.
Nội địa hoá là ngăn chặn nhập khẩu, để rồi gia tăng
xuất khẩu thực!
<strong>Thư tư</strong>, nội địa hoá là con đường phát triển
công nghiệp tất yếu và chắc chắn nhất của mọi quốc gia
đang phát triển, phải là chính sách kinh tế quốc gia hàng
đầu, ngang với chính sách kinh tế biển hay chính sách năng
lượng quốc gia vậy. Bởi vì một khi nội địa hoá thành công
một nhóm sản phẩm nào đó cho một nhóm ngành công nghiệp nào
đó, quốc gia đó có con gà mãi mãi đẻ trứng vàng để bán ra
thị trường nội địa và xuất khẩu như Châu Âu, Mỹ, Nhật,
Hàn, Đài loan đang có...
Việc phát triển nền công nghiệp phụ trợ mạnh này chỉ có
thể làm được và có cơ may thành công ở cấp cả quốc gia -
chính sách từ trên xuống, không phải ở cấp ngành hay cấp
bộ. Nhật, Hàn, Đàiloan đã làm được như thế, Trung Quốc
cũng gần được như thế, và tất cả họ làm được vì họ
coi đó là chính sách quốc gia, không phải công việc tự phát
giao cho mỗi ngành.
Ví dụ, để nội địa hoá các loại bù-loong ốc-vít cho một
chiếc xe máy xịn theo tiêu chuẩn quốc tế (có thể xuất
khẩu) thì đó đã không phải việc của một hợp tác xã cơ
khí, của một ngành lắp ráp xe máy, mà phải là của cả ngành
cơ khí theo chủ trương của chính phủ có kèm chiến lược
ủng hộ và hỗ trợ của các ngành liên quan khác, kèm vốn ưu
dãi hay thuế ưu đãi, chính sách xã hội, đất đai, các điều
kiện khác...
Nếu cả ngành xe máy chỉ tiêu thụ 1,000 tấn/năm bù loong cao
cấp đó trị giá 5 triệu USD (giá 5,000 USD/tấn) thì nhà máy
phải sản xuất được ít nhất 10,000 tấn/năm thì mới có
lời, trong đó 6,000 tấn là sản phầm chất lượng trung hoặc
thấp cho thị trường xây dựng, dân dụng, 3,000 tấn sản phẩm
bù loong cao và rất cao cấp khác cho thị trường cao cấp khác
tương đương xe mấy xuất khẩu như cơ khí chính xác, điện
lực, dầu khí...
Như vậy để có 1,000 tấn bù loong sản phẩm nội địa hoá
trong xe máy phải có nhà máy sản xuất ít nhất 10,000 tấn/năm
bù loong từ thấp đến cao cấp, với trình độ thiết kế, các
phòng thí nghiệm nghiên cứu vật liệu làm bù loong và công
nghệ sản xuất cũng như hệ thống phân phối hiện đại rộng
lớn... mà chỉ có một chính sách quốc gia mới làm được.
Nội địa hoá bù lông cho xe máy bắt buộc trở thành nội
địa hoá bù lông cho cả nền kinh tế, nếu không thì không làm
được.
Mặt tốt và mục đích chính của nội địa hoá chính là ở
đó: nhà máy đó cũng sẽ có thể cung cấp sản phẩm bù loong
"nội địa hoá" cho các ngành khác như ô tô, cơ khí chế tạo,
đóng tàu, điện lực, điện tử, dầu khí... vì nó có cơ bản
về chất lượng vật liệu, trình độ thiết kế, chế tạo và
phân phối cao cấp và hiệu quả.
Và nó - một nhà máy được chính phủ đầu tư như thế, cũng
có thể (và chỉ nó cơ may có thể) cạnh tranh thành công trên
sân nhà với các hãng sản xuất bù loong ốc vít từ Nhật hay
Đài Loan hay Châu Âu hay Mỹ...
Như vậy, khái niệm công nghệ phụ trợ chỉ có một: cho cả
nền kinh tế quốc gia, không thể có công nghệ phụ trợ cho
mỗi ngành riêng, vì nếu làm thế như nước ta đang làm thì
sẽ phá sản (nhà máy chỉ chế tạo 1,000 tấn bù loong cao cấp
thì sẽ lỗ lo, còn nếu giao cho HTX cơ khí làm để tiết kiệm
chi phí thì bù loong không "nội địa hoá" được...)
Việc chọn sản phẩm gì để nội địa hoá là vô cùng quan
trọng. Vinashin và TTg Ng Tấn Dũng đã chọn, ví dụ, nội địa
hoá động cơ diesel tầu thuỷ! Có bao nhiêu quốc gia có thể
sản xuất động cơ tầu thuỷ trên thế giới? Xin thưa: chưa
đếm hết 10 đầu ngón tay. Thật là tư duy phá hoại vì hàng
trăm triệu đôla mồ hôi nước mắt của dân bị bỏ ra để
chắc chắn mất đi như vậy mà cú nhắm mắt làm được... Tôi
đã can ngăn ông Bình thay vì nhà máy diesel đó hãy làm nhà máy
làm đầu nối ống, co, cút... cho các ngành đóng tàu, xăng
dầu, dầu khí đang phải nhập hàng chục triệu đôla mỗi năm,
nhưng ông cười khoái chí: "<em>Anh Ba duyệt rồi chú ạ!</em>"
Tôi đã từng phải sang Anh để mua bù loong, sang Đức để mua
vòng bi, và sang Nhật để mú gioăng đệm thép cho công nghiệp
đóng tàu và dầu khí và thấy ngay cả Nhật cũng không dám
sản xuất bù loong để cạnh tranh trực diện với Anh (vì phải
nhập thép hoàn toàn), Đức không dám làm gioăng đệm thép để
cạnh tranh với Nhật (vì chưa có nhà máy ở nước thứ ba để
tránh yêu cầu bảo vệ môi trường khắt khe của Đức như
Nhật)...
Chỉ một việc nhỏ ví dụ thật vậy thôi mà chính phủ và
cả nền kinh tế ta không làm đuọc, cố tình làm sai, nói chi
đến việc cao xa...
Lỗi tại ai? Lỗi tại tư duy khôn lỏi cho cá nhân, tổ chức
bùng nhùng, cơ cấu dối lừa, đạo đức tham nhũng, tinh thần
vô trách nhiệm... của cả bộ máy cầm quyền và cầm tiền
của dân,

Lỗi tại quan chức chính phủ chỉ nói những điều họ không
hiểu, làm những việc họ không cần biết hậu quả cho dân
nước ra sao, miễn tiền vô đầy túi, chức vị vẫn vững như
thái sơn, vây cánh hứng tung trước sau vang rền... át tiếng
dân than oán.

Phá sản chiến lược nội địa hóa ô tô


(FNews) - Nóng lòng có được nền công nghiệp ô tô Việt Nam từ con số 0, các nhà làm chính sách đã đưa ra ưu đãi tuyệt đối trong giai đoạn đầu. Nhưng chính việc đặt mục tiêu quá cao, ưu đãi kiểu “nắm đằng lưỡi” đã khiến giấc mơ xe hơi Việt tan thành mây khói.
Những chính sách ưu đãi đó nay lại có nguy cơ lặp lại với dự thảo lần một Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô VN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đang được Bộ Công thương chủ trì soạn thảo. Nếu không nhìn lại, tiếp tục lặp lại những sai lầm cũ, vẫn chỉ là người tiêu dùng VN chịu thiệt.

Ưu đãi thả nổi

Từ năm 1997 đến nay, hàng loạt hãng ô tô đã được cấp phép thành lập liên doanh tại VN như Fiat, Ssangyong, PMC, BMW, Mazda, GM Daewoo, Daihatsu, Toyota, Honda, Isuzu, Ford, Hino, Mercedes-Benz, Mitsubishi và Suzuki (BMW và Daihatsu đã ngừng sản xuất và lắp ráp tại VN)...
Theo Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (IPSI), Bộ Công thương, Chính phủ đã đưa ra những ưu đãi đặc biệt về thuế để các doanh nghiệp (DN) này thu lợi nhuận nhanh, tái đầu tư mở rộng sản xuất linh kiện, tăng tỷ lệ nội địa hóa (NĐH).
Với Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) năm 1998, các DN lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước (gọi tắt là DN ô tô) được giảm từ 60% đến 100% mức thuế suất theo biểu thuế TTĐB trong thời hạn 5 năm đầu, nếu tiếp tục bị lỗ có thể kéo dài thời gian giảm thuế từ 1 đến 5 năm. Sáu năm sau, khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TTĐB, các DN ô tô vẫn được xét giảm mức thuế suất này theo lộ trình giảm dần: năm 2004 giảm 70%, năm 2005 giảm 50%, năm 2006 giảm 30%. Để bảo hộ cho xe trong nước, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc luôn được duy trì ở mức rất cao (100% với giai đoạn 1991 - 2005 và xấp xỉ 80% từ 2005 trở lại đây).
Tất cả những ưu đãi này để đổi lấy cam kết tỷ lệ NĐH 30 - 40% của các DN ô tô.
Tuy nhiên, theo số liệu tính đến năm 2010 của IPSI, hầu hết các chỉ tiêu NĐH (tính chung tất cả DN sản xuất xe trong nước) đặt ra đã không đạt. Cụ thể, với xe con đến 9 chỗ ngồi, tỷ lệ NĐH dưới 15% (quy hoạch là 50%), xe khách trên 10 chỗ, xe tải, xe chuyên dùng đạt 30 - 40% (quy hoạch 60%). Trước đó, kết quả thanh tra của Bộ Tài chính năm 2009 cũng đã chỉ ra thực tế: tỷ lệ NĐH bình quân tại Toyota VN chỉ đạt 7% (theo giấy phép đầu tư cấp lần đầu, công ty này phải đạt tỷ lệ NĐH ít nhất 30% sau 10 năm kể từ 1996), Suzuki chỉ đạt 3%, Ford VN là 2%...
Trong khi đó, doanh thu của các DN ô tô đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 30,32%/năm (giai đoạn 2001 - 2009), lợi nhuận cũng tăng nhanh chóng, năm 2005 các DN này đạt 1.242 tỉ đồng, tới năm 2009 đã thu lợi nhuận là 2.728 tỉ đồng. Tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư của các DN này cũng đạt cao nhất (9,83%) trong khi con số này của các DN nhà nước là 3,5%.
Bảng so sánh mục tiêu và thực hiện tỷ lệ nội địa hóa ô tô 

Chính sách tự vướng chân

Chịu trách nhiệm chính đề ra mục tiêu NĐH trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô VN đến năm 2010 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với hai quyết định quan trọng số 175/2002/QĐ-TTg và 177/2004/QĐ-TTg) là Bộ Công thương, có sự tham khảo từ Bộ Tài chính và thêm cả Bộ Khoa học - Công nghệ để ra các quyết định về triển khai, cấp giấy phép xác nhận tỷ lệ NĐH. Tuy nhiên, đến nay lại không có Bộ nào đứng ra nhận trách nhiệm về việc chiến lược NĐH gần như đã phá sản.
Tại kỳ họp Quốc hội khóa XII, giải trình bằng văn bản với đại biểu Quốc hội, Bộ Công thương thừa nhận nhiều DN ô tô FDI chưa tuân thủ cam kết về tỷ lệ NĐH, công nghệ lắp ráp lạc hậu. Lý do theo Bộ này là do thị trường ô tô VN còn quá nhỏ bé, sản lượng tiêu thụ trên một mẫu xe quá thấp (tổng dung lượng thị trường năm 2010 trên 150.000 xe, tính cả xe tải, chia cho 50 DN lắp ráp ô tô - PV), nên việc đầu tư nâng cao tỷ lệ NĐH chưa mang lại hiệu quả thiết thực cho DN.
Theo các quan chức của Bộ Công thương, một phần “lỗi” khiến thực hiện quy hoạch quá xa so với mục tiêu do chính sách nhà nước không khuyến khích tiêu dùng ô tô là do hạ tầng chưa phát triển.
Điểm lạ là, những vướng mắc quan trọng này đáng lẽ phải được tính toán ngay từ đầu khi xây dựng mục tiêu, nhưng vì lý do nào đó, các nhà làm chính sách đã không tỉnh táo nhìn ra.
Theo ông Nguyễn Minh Đồng, một chuyên gia về ô tô có nhiều năm làm việc tại Đức, việc ưu đãi thuế để các nhà đầu tư ô tô NĐH là không tưởng. Vì các hãng ô tô, ngay tại chính hãng cũng chỉ sản xuất chiều sâu được 36 - 45% các chi tiết của chiếc xe, phần còn lại được các nhà sản xuất linh kiện ở các quốc gia khác cung cấp.
Theo một chuyên gia khác, đưa ra “miếng bánh” ưu đãi chỉ để đổi lấy cam kết, nhưng lại quên đi ràng buộc với các DN, cơ quan quản lý chẳng khác nào nắm dao đằng lưỡi. Sau hơn 15 năm tận thu những ưu đãi, các nhà lắp ráp ô tô chỉ cần dẫn ra lý do thị trường chưa đủ lớn và chính sách thuế với linh kiện thay đổi xoành xoạch, nên dù muốn cũng rất khó đầu tư cho công nghiệp phụ trợ, để khép lại một cách đơn giản câu chuyện NĐH. Các bộ ngành cũng đành “ngậm bồ hòn”, vì với cam kết WTO, việc áp dụng tỷ lệ NĐH bị bãi bỏ và các cam kết đã biến thành những “chỉ tiêu mang tính định hướng, khuyến khích”.
Kết quả là ngành ô tô VN hiện thời thực chất chỉ là xưởng thủ công lắp ráp xe, khi gần như toàn bộ các chi tiết, linh kiện quan trọng, chiếm phần lớn giá trị xe đều phải nhập khẩu.

Nguyễn Thị Từ Huy : Nhật ký ngày 9/5/2011

Nguyễn Thị Từ Huy (BVN) - Chiều nay tôi gặp một vị cán bộ quản lý của trường nơi tôi làm việc, do trước đó ông có gọi điện và hẹn gặp tôi. Ông rất nhã nhặn và tỏ ra lúng túng khi bắt đầu câu chuyện. Rút cục thì ông cũng nói rằng chuyện liên quan đến việc ký vào bản kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ, rằng công an đã gọi điện đến và yêu cầu ông kiểm tra xem tôi có ký hay không. Tôi nói rằng tên tôi có trong bản danh sách, chuyện đó kiểm tra rất dễ, sao còn làm phiền ông. Và tôi xin lỗi ông vì lẽ ra họ phải gọi trực tiếp cho tôi, vì việc ký kiến nghị là một lựa chọn cá nhân, là quyết định của cá nhân tôi, không liên quan gì đến trường. Trường chỉ quản lý tôi về phương diện công việc. Còn mọi hoạt động khác của tôi ngoài phạm vi cơ quan, tôi phải chịu trách nhiệm, vì tôi là một công dân có đủ quyền công dân, và có đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân. Họ đã làm phiền ông, đã làm mất thời gian của ông, tôi thực sự áy náy vì điều đó. Tôi còn áy náy với ông hơn vì việc làm của tôi không vi phạm pháp luật, không vi phạm đạo đức cá nhân, cũng không vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thế mà lại khiến ông phải mất thời gian quý báu của ông cho tôi. Thời gian đó đáng lẽ phải được dành cho các hoạt động chuyên môn của ông, đáng lẽ phải được dành cho các công việc vốn rất bận rộn của trường. Sau đó, chúng tôi nói chuyện với nhau về những nỗi khổ tâm của các trí thức. Trí thức, từ xưa đến nay, muôn đời đều có những khổ tâm đặc thù của họ. Chúng tôi nói chuyện về Marx, về các lý tưởng và mơ ước của Marx. Rút cục thì có vẻ như thời gian của cuộc gặp gỡ cũng không đến nỗi vô ích.

Một vài người xung quanh nói rằng vì việc ký bản kiến nghị mà có thể tôi bị theo dõi. Tại sao lại theo dõi một người như tôi? Một người không bao giờ làm hại ai (mà cũng không đủ khả năng làm hại ai, một phụ nữ đơn độc, chân yếu tay mềm). Một người đang cố gắng thực hiện truyền thống của một gia đình công dân bình thường nhưng không tầm thường. Cụ nội tôi là chánh tổng Lai Thạch nhưng vì ủng hộ cách mạng nên bị cách chức; và cụ đã tự vẫn, tự quyết định số phận theo ý mình, không chịu rơi vào tay thực dân Pháp. Một người con của cụ là ông Nguyễn Huy Lung, một nhân vật có ảnh hưởng quan trọng trong phong trào 30-31 ở Nghệ Tĩnh, bị bắt giam tháng 12/1930. Do các ảnh hưởng và hoạt động của ông ở trong tù, nên Pháp đã liên tục thuyên chuyển ông từ nhà lao Hà Tĩnh vào nhà lao Đồng Hới rồi vào Kon Tum. Ở đó, tháng 12/1931, ông bị bắn chết khi cùng anh em tù phản đối bị chuyển đi Dak Pek. Một người con khác của cụ là ông nội tôi, cũng là đảng viên 30-31, khi nhận được công văn của tổ chức, không một phút chần chừ, đã đem các con nhỏ gửi cho anh em (bà nội tôi, vốn cũng bị tù đày trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, lúc đó đã mất), gửi lại nhà cửa, vườn ruộng, đi sang hoạt động ở vùng khác theo sự điều động của cách mạng. Ba tôi, vì lý tưởng, đã bỏ công việc ở ngân hàng, vốn rất ổn định và đảm bảo, lên Điện Biên tìm hiểu thực tế, tham gia vào đời sống và tìm cảm hứng sáng tạo. Và sau này, khi đất đai trở thành đối tượng của sự tham nhũng hoặc là bằng chứng của một kiểu ân huệ, ông đã từ chối không nhận mảnh đất do cơ quan cấp.
Gia đình tôi không có gì đặc biệt hơn những gia đình Việt Nam khác. Và chúng tôi cũng có một truyền thống như bao gia đình Việt Nam khác. Truyền thống đó cần phải được tiếp nối, dưới hình thức này hay hình thức khác. Cuộc sống luôn có những lựa chọn khác nhau. Tôi tin rằng tổ tiên của tôi sẽ ủng hộ lựa chọn của tôi hiện nay. Tôi đã lựa chọn ba triệu đồng một tháng (đấy là số tiền công lao động hàng tháng hiện nay được chuyển vào tài khoản của tôi) để làm công việc mà tôi cho là có ích, thay vì tìm một công việc được trả thù lao xứng đáng với bằng cấp, với trình độ và với nhân phẩm của tôi. Tôi, và những viên chức như tôi, không nợ nần gì ai cả, không ăn cơm của ai cả. Chúng tôi được trả một đồng lương không xứng đáng với những gì mà chúng tôi cống hiến, không xứng đáng với thân phận người của chúng tôi. Để sống chúng tôi phải bán sức lao động để làm nhiều việc khác. Tổ tiên của tôi hiểu rằng tôi chấp nhận trả giá để thực hiện công việc mà tôi cho là có ý nghĩa với các thế hệ sau. Đó cũng là một cách để tiếp nối truyền thống gia đình.
Ký vào kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ là việc tối thiểu mà một trí thức có thể làm. Có thể cụ nội tôi, ông nội tôi hay ông Nguyễn Huy Lung sẽ thất vọng về tôi, thất vọng vì tôi có thể làm nhiều điều hơn thế mà tôi chỉ làm được cái điều tối thiểu. Nhưng có lẽ tổ tiên cha ông tôi cũng thất vọng nếu vì hành vi đúng đắn đó mà tôi bị nghi kỵ, bị theo dõi. Và họ còn tủi hổ hơn nếu tôi cảm thấy sợ hãi vì việc làm đúng của mình.
Tại sao làm điều đúng lại phải sợ? Tại sao làm điều tốt lại phải sợ?
Xã hội này có phải đã mất hết ý thức về các giá trị làm người rồi không, mất hết ý thức về các giá trị nhân đạo rồi không, mất hết ý thức về công lý, lẽ phải rồi không? Không, tôi không tin là như vậy. Tôi không tin là những người làm nhiệm vụ theo dõi đã mất hết tính người, chỉ còn biết hoạt động như những công cụ, như những cỗ máy. Tôi đã xem một bộ phim của Đức: Cuộc sống của những người khác. Bộ phim đạt giải phim nói tiếng nước ngoài hay nhất Oscar 2007, phim hay nhất châu Âu 2006, phim hay nhất nước Đức 2006.
Một trong các nhân vật chính của bộ phim đó là Wiesler, nhân viên an ninh, làm công việc theo dõi những người có tinh thần tiến bộ. Và từ một kẻ lạnh lùng, sắt đá, chỉ biết có yêu cầu của công việc và thực hiện răm rắp nghĩa vụ với những kỹ năng thuần thục, chuyên nghiệp, quá trình theo dõi đã biến nhân vật thành một người có cảm xúc và biết phân biệt những gì là nhân văn với những gì là phi nhân, phân biệt được cái gì là thiện và cái gì là ác. Kết cục là anh ta đã giúp đỡ những người bị anh ta theo dõi, và bản thân anh ta thì bị cách chức, đuổi việc. Bộ phim có một kết thúc rất đẹp: sau ngày bức tường Berlin sụp đổ, nhân vật bị theo dõi đã vào viện lưu trữ tìm lại những tài liệu về quãng đời cũ của mình, và tình cờ phát hiện ra rằng người theo dõi đã cứu sống anh ta. Anh ta dò hỏi và tìm được địa chỉ của người ấy, giờ đây đang làm nghề đưa thư. Anh ta ngồi trong ô tô từ xa nhìn ân nhân của mình trên chiếc xe đạp chở đầy thư, bưu kiện. Anh ngập ngừng rồi quay đi, không đến gặp ông ấy nữa. Một thời gian sau, người đưa thư đi qua hiệu sách nhìn thấy áp phích quảng cáo cuốn sách mới của nhà văn Dreyman, người ông ta từng theo dõi nên biết rất rõ. Ông ta bước vào hiệu sách, cầm cuốn tiểu thuyết của Dreyman có nhan đề Bản sonate của những người tốt. Ông mở ra và đọc được lời đề tặng dành cho mã số: HGW XX/7. Đấy chính là mã số của ông hồi còn là nhân viên an ninh. Khi ông ta mua cuốn sách, người bán hàng hỏi ông có muốn gói quà không, ông trả lời: “Không, nó dành tặng tôi”.
Cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn không phải chỉ nhờ việc những người đấu tranh cho chính nghĩa và cho các giá trị tốt đẹp biết hy sinh, mà còn nhờ việc những người chống lại chính nghĩa và chống lại các giá trị tiến bộ biết nhận ra rằng họ cần ủng hộ lẽ phải. Và nghệ thuật đích thực bảo vệ nhân tính, phát hiện nhân tính kể cả ở những nơi, những lúc, ở những người tưởng như không còn nhân tính.
Nếu giả sử (chỉ là giả sử mà thôi) có ai đó theo dõi tôi thì tôi tin rằng người đó cũng sẽ chuyển biến theo chiều hướng như vậy. Tôi tin ở các giá trị mà tôi đang cố gìn giữ và xây dựng. Tôi tin rằng lương tri và tính thiện có sức cảm hóa. Người Việt Nam là người, trước khi là người Việt Nam. Tức là chúng ta cũng mang các giá trị phổ quát của nhân loại. Chúng ta có bộ óc để nhận thức, để nhận biết lẽ phải, chúng ta có trái tim để biết xúc động, biết yêu quý những gì cần yêu quý và căm ghét những gì cần căm ghét. Chúng ta cũng có đủ phẩm chất trí tuệ và sức mạnh như những dân tộc khác để xây dựng một xã hội nhân bản như chúng ta mong muốn, nếu chúng ta thực sự mong muốn.
Có thể là tôi ảo tưởng. Nhưng ảo tưởng cũng là một đặc điểm chỉ có ở con người. Đặc điểm này có thể khiến cho con người thất bại, nhưng đó là sự thất bại có giá trị. Còn ai có thể ảo tưởng hơn những kẻ xưa kia mơ ước thảm bay và mơ ước lên mặt trăng. Tuy nhiên nếu không có những kẻ ảo tưởng về một đồ vật có khả năng di chuyển trên không trung với tốc độ kỳ diệu ấy, thì chắc chắn sẽ không có máy bay, tên lửa…
Con người có bộ óc và trái tim không phải để trở thành một cỗ máy, và cũng không thể trở thành một cỗ máy trừ khi nó không còn có ý thức rằng nó là người.
Nguyễn Thị Từ Huy
--------------------------------
Từ Huy yêu quý,
Chú đọc một hơi “nhật kỳ” ngày 9 của Từ Huy. Đọc được hai phần ba thì nức nở một mình. Sau đó thì phải lau mắt vài lần để đọc cho hết bài. Cám ơn Từ Huy đã cho chú đọc trước khi chuyển BVN.
Hy vọng những ai đọc bài này với mục đích xa lạ, những ai đọc không để đồng cảm mà chỉ cốt vạch lá tìm sâu, cách đọc của những ai đang theo dõi Từ Huy, những ai đang tự xếp mình vào một chiến lũy đối địch với Từ Huy cùng những tâm hồn như Từ Huy, hy vọng rằng các “tay súng” đó sẽ NGỘ ra cái thông điệp gửi trong những dòng nhật ký này.
Đất nước này đang bị chia rẽ sâu sắc. Không chỉ là sự chia rẽ giàu nghèo. Mà đang có sự chia rẽ vô cùng lớn về văn hóa. Có mấy người trong đội ngũ những chú Javert sẽ hiểu nổi và đồng cảm nổi với những dòng nhật ký của một cô gái luôn luôn bé bỏng, mặc dù đã có trong tay những công trình triết học và văn học của cô đáng để những ai thèm khát văn bằng phải nản lòng.
Chú cũng thấy mình được Từ Huy ngấm ngầm khuyên không nên  bi quan và hãy tin vào phần tốt đẹp của con người. Về lý trí, chú vẫn muốn được như thế lắm! Nhưng cuộc sống vẫn đang nói to với chú là ta chớ nên vấn vương với ảo tưởng. Chú chỉ lo những kẻ nghèo trí tưởng tượng đã làm cho nền văn hóa Việt Nam đồi trụy đi sẽ tiếp tục trổ tài để định nghĩa văn hóa theo cách của họ, như thể chỉ là những gì mang màu của máu và mùi vị thuốc súng.
Dẫu sao, cháu vẫn làm chú không hết ngưỡng mộ cháu.
Phạm Toàn

Trích dẫn sai!


G.S. Nguyễn Văn Tuấn - Báo CAND mới đăng bài viết chỉ trích Gs Ngô Bảo Châu và Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Tôi không bàn đến nội dung bài viết, chỉ muốn chỉ ra một trích dẫn sai, nhưng có ý nghĩa không nhỏ.
Trong đoạn cuối của bài viết, tác giả viết: “Ngn ng Hy Lp nói: ‘Nếu Thượng đế mun hy hoi ai đó, thì trước hết, ngài s biến ngườy thành mt v thn’.” Trích dẫn này sai. Không có câu ngạn ngữ Hi Lạp nào nói như thế cả. Ngạn ngữ Hi Lạp nói rằng “When the gods seek to destroy someone, first they make him mad”. Cũng có phiên bản viết “Those whom the gods wish to destroy they first make mad/angry”, "He whom the Gods wish to destroy, first makes angry". Tạm dịch là “Khi các thần linh muốn tiêu diệt một ai, họ sẽ làm cho người đó điên lên”. Gods ở đây nên hiểu là thần linh, chứ không phải Thượng đế (một số đạo chỉ tin có 1 Thượng đế, chứ không có nhiều thượng đế). Làm cho điên khùng, chứ không biến thành một vị thần như tác giả viết/hiểu.
Câu này được trích dẫn nhiều lần trong quá khứ, nhưng hình như nghĩa của nó vẫn còn trong vòng tranh cãi. Ngày xưa, người ta nghĩ thần thánh rất ác ôn, nên mới có chữ "destroy" (tiêu hủy, tiêu diệt). Theo câu ngạn ngữ, thì để diệt ai đó, các thần linh sẽ trước hết làm cho người đó nổi giận, nổi điên lên. Còn sau đó, thần linh làm gì thì chúng ta không biết, nhưng chắc là hành động không tốt mấy. Đặt trong bối cảnh, câu ngạn ngữ có tính cách cảnh báo. Ngày nay, chúng ta biết rằng không có thần linh hay thượng đế nào cả (ít ra là tôi nghĩ thế, vì không có bằng chứng). Do đó, câu nói trên cho biết nếu chúng ta đang thấy ai nổi nóng, thì người đó đang tự hủy diệt mình. Câu này xem ra ứng nghiệm với những ai đang nổi nóng với Ngô Bảo Châu và Cù Huy Hà Vũ. :-)
Hình như Khổng Tử cũng từng nói đại khái rằng một người nóng giận thì trong người đầy độc tố. Nên tránh xa người đó!
Nguyễn Văn Tuấn
PS. Một bạn đọc mách cho nguồn gốc câu nói trên tại wikipedia.