Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

Trần Vinh Dự - 

Báo cáo của <a
href="http://www.advancia.fr/advancia.nsf/id/FR_7JJLFV_Prsentation?open">Advancia
– Negocia</a> xuất bản cuối năm 2010 nhan đề "Vietnam Country
Risk Analysis" đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt
Nam ở mức "high" (cao). Advancia – Negocia cho rằng việc cho
vay ồ ạt sẽ đẩy tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân
hàng ở Việt Nam lên rất cao. Báo cáo này cũng nhận định hệ
thống ngân hàng của Việt Nam đang gánh chịu tình trạng lòng
tin của công chúng thấp, sự yếu kém về quản lý nhà nước
và quản lý doanh nghiệp, không đáp ứng được các tiêu chuẩn
Base Capital, và không có kiểm toán quốc tế. Riêng về tình
trạng nợ xấu, Advancia – Negocia trích dẫn nguồn của Fitch
Ratings cho rằng tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2008 của hệ thống
ngân hàng Việt Nam lên tới 13%.Cũng cần nói thêm là theo các báo cáo chính thức từ phía các
ngân hàng thương mại Việt Nam thì các khoản nợ xấu này rất
thấp. Theo <a
href="http://www.stockbiz.vn/News/2010/12/25/170190/neu-tinh-them-vinashin-no-xau-ngan-hang-tang-0-7.aspx">thống
đốc Nguyễn Văn Giàu</a> cho biết hồi cuối năm 2010 thì tỷ
lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng VN chỉ khoảng
2.5% (tính cả nợ Vinashin).
Tại sao lại có sự khác biệt ghê gớm này? Lý do là nợ xấu
(non-performing loans, hay NPL) theo cách tính của quốc tế là các
khoản nợ không có khả năng trả hoặc gần như không có khả
năng trả. Trong khi đó, cách của Việt Nam chỉ tính khoản nợ
đến hạn. Lấy một thí dụ đơn giản: khách hàng A vay ngân
hàng B một khoản vay là $100 trong thời hạn 1 năm, lãi suất
25%, thời hạn vay là 1 năm, trả làm 4 lần, mỗi lần $20 gốc
và $5 lãi. Vào cuối quý đầu tiên, khách hàng A bắt đầu
phải trả một phần của khoản nợ này, cả gốc và lãi là
$25. Trong trường hợp khách hàng này không trả được khoản
nợ đến hạn $25 thì theo tiêu chuẩn tính NPL của nhiều
nước, toàn bộ số nợ cộng lãi vay là $125 là nợ xấu. Tuy
nhiên theo chuẩn Việt Nam thì chỉ có $25 đến hạn được coi
là nợ xấu.
Chính vì lý do đó mà có sự khác biệt rất lớn giữa con số
của Việt Nam đưa ra và con số của Fitch Ratings ước tính.
<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub01/currecy-chart-480.jpg"
width="480" height="221" alt="currecy-chart-480.jpg" /></center>
Báo cáo Tháng Ba, 2011 của <a
href="http://country.eiu.com/article.aspx?articleid=1807803965&Country=Vietnam&topic=Risk&subtopic=Credit+risk&subsubtopic=Risk+assessment">Country
Risk Service</a> của Economic Intelligence Unit (EIU) về Việt Nam xếp
rủi ro của hệ thống ngân hàng VN hạng CCC và đánh giá hệ
thống này là "ổn định". Mặc dù vậy, điểm số rủi ro
đang có khuynh hướng tăng dần, từ 66 điểm hồi tháng 9 (2010)
lên 67 vào tháng 10 và 11 (2010), 68 vào tháng 12 (2010) và tháng 1
(2011), và 69 vào tháng 2 và tháng 3 (2011), tức là ngang bằng
mức hồi đầu năm 2009.
<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub01/finance-chart-480.jpg"
width="480" height="450" alt="finance-chart-480.jpg" /></center>
Với việc các khoản vay thương mại ở Việt Nam chủ yếu
được thế chấp bằng bất động sản (BĐS) và thị trường
BĐS hiện đang có nhiều dấu hiệu đi xuống, kèm theo đó là
tình trạng khó khăn trong kinh doanh ở nhiều doanh nghiệp tư
nhân làm cho nguy cơ về nợ khó đòi có khả năng tăng mạnh
trong thời gian tới. Tình trạng thiếu minh bạch trong báo cáo
về NPL, đặc biệt là trong hệ thống ngân hàng thương mại
quốc doanh khiến cho vấn đề này càng trở nên khó lường.
(Nguồn: <a
href="http://www.advancia.fr/advancia.nsf/id/FR_7JJLFV_Prsentation?open">Advancia
– Negocia</a>)

Rút niêm yết, “đại gia” Đặng Thành Tâm tiên đoán gì?


(VEF.VN) - Sự việc SGT rút niêm yết là rất bình thường trong điều kiện TTCK Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, đằng sau sự việc này, “đại gia” Đặng Thành Tâm đã tiên đoán được điều gì?
Chuyện nhỏ mà không nhỏ
Trên sàn HOSE, cổ phiếu SGT của ông Đặng Thành Tâm thực ra chỉ là một mã có mức vốn hóa nhỏ và thanh khoản yếu, vì thế việc người giàu thứ ba sàn chứng khoán Việt Nam có xin rút niêm yết cổ phiếu này chắc chắn sẽ không ảnh hưởng gì đến rổ tỷ trọng của VN-Index cũng như tâm lý nhà đầu tư. Nói tóm lại, đây là một sự việc rất bình thường, không có gì phải ầm ĩ.
Tuy vậy, đây lại là trường hợp tự nguyện xin hủy niêm yết đầu tiên của một doanh nghiệp có kết quả kinh doanh không xấu và cũng chẳng bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa vào tầm ngắm, khác hẳn với một số cổ phiếu lỗ lã bị "treo giò" hoặc phải đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
Hãy so sánh với 2008 - năm khủng hoảng ghê gớm của thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK), ngoài Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (mã BBT) bị hủy niêm yết, còn lại không một doanh nghiệp nào xin tự rút niêm yết cổ phiếu của mình cho dù tình hao hụt vốn cũng tăng khá cao.
Vì thế, chuyện SGT nhỏ mà lại không nhỏ. Bản thân SGT không có gì đáng kể, nhưng sở hữu nó lại là một người có tầm nhìn (có lẽ vì thế mới trở thành người có tầm cỡ về kinh doanh). Mà người có tầm nhìn hẳn phải nhìn thấy, tiên đoán được những vấn đề trong tương lai mà nhiều nhà đầu tư khác không thấy được. Hiển nhiên đó là một ẩn số mà chúng ta cần phải quan tâm.
Có một số giả thuyết đối với ẩn số trên. Giả thử ông Tâm giữ nguyên cổ phiếu SGT trên sàn HOSE và cố gắng "cầm cự" như đa số các doanh nghiệp khác, tình hình sẽ thế nào?
Ông Đặng Thành Tâm "dự cảm" điều gì với thị trường chứng khoán thời gian tới?

Vào tháng 10/2009, SGT tạo đỉnh 35.000 đồng/cổ phiếu, vào tháng 10/2010 cũng tạo một đỉnh thấp hơn là 30.000 đồng/cổ phiếu. Từ đó đến nay, cùng chung số phận với khối cổ phiếu vốn hóa nhỏ, SGT cũng miệt mài lao dốc và chỉ còn nằm ờ vùng 7.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu này đã mất đi 80% giá trị so với năm 2009 và 76% giá trị so với năm 2010. Khách quan mà xét, đó là một sự mất mát quá lớn và quá bất công đối với một doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khá tốt.
Nhưng biết làm sao được, từ lâu rồi người ta không còn nghe nhiều đến khái niệm đầu tư dài hạn trong TTCK Việt Nam, nhất là đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Thị trường cứ xuống là bán, giá thấp cỡ nào cũng vẫn bán. Bởi thế trải qua 18 tháng suy giảm của thị trường, đến nay đã có hơn 200 mã có trị giá từ 5.000-10.000 đồng, 18 mã dưới 5.000 đồng, đặc biệt có những mã đã giảm về dưới 3.000 đồng. Trong bối cảnh thị trường cứ tiếp tục trượt thê thảm và sự thê thảm đó có thể còn lâu mới kết thúc, liệu SGT có giữ được "ngưỡng" 7.000 đồng?
Vào cuối năm 2010, ông Đặng Thành Tâm sở hữu 17,5 triệu cổ phiếu SGT, trị giá 214 tỷ đồng. Nhưng vào thời điểm ấy, cổ phiếu này còn có giá 14.000-15.000 đồng. Còn nay khi đã giảm gần một nửa, người sở hữu bị thiệt hết bao nhiêu?
Còn nếu SGT cũng theo chân những cổ phiếu "siêu nhỏ" mà giảm về 3.000-4.000 đồng, khi đó tài sản của đại gia chắc chắn sẽ bị "pha loãng" thảm hại. Nếu "nhìn" trước được triển vọng như thế thì có lẽ quyết định rút niêm yết SGT là hoàn toàn chính xác.
Thoái vốn?
Lại nhớ đến tháng 9/2009, Quỹ Indochina Capital Holdings Limited (ICV) đã trở thành tổ chức nước ngoài đầu tiên quyết định đóng quỹ để thoái vốn. Quyết định này diễn ra trong bối cảnh TTCK Việt Nam đang tăng trưởng khá mạnh và càng làm cho nhà đầu tư khó hiểu về việc ICV chủ động bỏ lỡcơ hội.
Nhưng chỉ một tháng sau, chỉ số VN-Index và HNX-Index đột ngột lao dốc, mở màn cho một chiến dịch sụt giảm dằng dai đầy đau khổ. Thế mới biết ICV đã thật khôn ngoan, trong khi nhiều quỹ đầu tư khác của nước ngoài đều nằm trong tình trạng bị "kẹp hàng" và lỗ lã lớn.
Có khá nhiều điểm tương đồng giữa giai đoạn hiện nay với thời kỳ năm 2008. Những đặc diểm này cũng có mối liên hệ với những lý do được ông Đặng Thành Tâm nêu ra liên quan đến việc hủy niêm yết cổ phiếu SGT: tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam và thế giới có nhiều biến chuyển khó lường; ngân hàng ngừng cho vay chứng khoán và bất động sản; TTCK chứng kiến nhiều đợt phát hành cổ phiếu và trái phiếu không thành công; mất yếu tố cơ bản tích cực nhất, đó là thị trường vốn tốt cho doanh nghiệp; cả công ty lẫn cổ đông không còn thấy tính tích cực ở TTCK.
Từ mối liên hệ trên, có thể phác ra một giả thuyết nữa: việc hủy niêm yết SGT thực chất là hoạt động thoái vốn của doanh nghiệp. Hành động này vừa tránh cho doanh nghiệp bị thiệt hại thêm do giá cổ phiếu có thể còn giảm sâu, vừa "tái cấu trúc" lại tài sản và định hướng phân bổ đầu tư. Nếu đúng như vậy, SGT không phải là một hiện tượng cá biệt.
Cách đây không lâu, Công ty chứng khoán Vincom (VIX) đã tuyên bố ngừng hoạt động của VIX tại Hà Nội và tiến thoái vốn toàn bộ. Ở một địa chỉ khác, vào cuối năm 2010, Tập đoàn Bourbon đã chuyển nhượng toàn bộ 68,52% vốn cổ phần của Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT). Cùng thời điểm đó, Sacombank (STB) đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty Quản lý Quỹ Việt Nam (VFM) từ 42,66% xuống còn 10,5%. Hoặc, Công ty cổ phần Tài chính Dầu khí (PVF) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVX) đăng ký bán ra nhiều cổ phiếu "họ" dầu khí; Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam thoái toàn bộ 40% vốn cổ phần tại Công ty chứng khoán Cao su...
Không chỉ tổ chức, mà thoái vốn cũng đang trở thành một "phong trào" của nhà đầu tư cá nhân ở Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Lâm thủy sản Bến Tre (FBT), Công ty cổ phần Vinpearl (VPL), Công ty cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre (ABT)...
Vào tháng 7/2010, một báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cho biết lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào TTCK Việt Nam chỉ còn khoảng 7 tỷ USD, giảm mạnh so với năm 2007 (11-12 tỷ USD). Khi đó, người ta đã nêu vấn đề liệu có sự thoái vốn của khối đầu tư nước ngoài hay không?
Cũng đã có lời trấn an "đừng hoang mang" từ phía cơ quan chức năng. Nhưng giờ đây, dường như giữa xu hướng giảm vốn FII và hiện tượng thoái vốn của một số tổ chức, cá nhân trong nước đã bắt đầu hình thành sợi dây liên hệ.
"Văn hóa từ chức"
Một câu hỏi nữa phát sinh: thoái vốn để làm gì? Có lẽ đây mới chính là sự phân biệt rõ ràng nhất về "đẳng cấp" tầm nhìn chiến lược. Dòng vốn thông minh sẽ không bao giờ, không đời nào chịu nằm im để phải chứng kiến cảnh mình mẩy nó bị bầm dập, mà nó sẽ phải tìm đến những miền đất khác có nhiều hứa hẹn hơn.
Mới đây, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của đại gia Đoàn Nguyên Đức lên kế hoạch "găm" sẵn 2.400 tỷ đồng tiền mặt để xoay sở khi ngân hàng thắt chặt tín dụng, mặt khác sẽ săn các khu đất giá rẻ để tiếp tục đầu tư vào bất động sản.
Đáng chú ý, trong kế hoạch lợi nhuận năm 2011 của "bầu" Đức, bất động sản vẫn chiếm tỷ suất lợi nhuận 50%, còn lại phân bổ đều cho tất cả các ngành: gỗ, đá, xây dựng, khoáng sản, thủy điện, tài chính. Cũng cần nhắc lại rằng Hoàng Anh Gia Lai đã là tổ chức tư nhân đi tiên phong trong việc giảm giá căn hộ cao cấp và do đó đã kịp thu hồi được một lượng vốn lưu động đáng kể, ngược lại cho đến nay nhiều chủ đầu tư căn hộ "nhà giàu" đang dở khóc dở cười.
Trong khi đó, ông Đặng Thành Tâm lại đang "dự cảm" về "tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam và thế giới có nhiều biến chuyển khó lường". Nếu suy diễn giản đơn sẽ thấy từ "khó lường" đó có thể liên đới với những nguy cơ đang ám ảnh nền kinh tế thế giới, trong đó Việt Nam cũng là một phần không tránh khỏi.
Và nếu đúng như dự đoán của hai "chuyên gia khủng hoảng" Stiglitz và Roubini về tương lai tái suy thoái kinh tế thế giới, liệu nền kinh tế Việt Nam có còn trụ vững?
Nếu tầm nhìn của những người như ông Đặng Thành Tâm là có cơ sở (nhưng cầu trời là ông sai), hẳn nhiên cái TTCK vừa kham khổ vừa túng quẫn của chúng ta không có lý do nào để bật dậy trong một thời gian khá lâu nữa, và do vậy quyết định rút niêm yết cổ phiếu SGT của ông Tâm quả là chí lý và hợp thời như một biểu hiện của "văn hóa từ chức".

Không thể hút FDI bằng cách tô hồng thực tế


(VEF.VN) - Các doanh nghiệp Mỹ không ngạc nhiên và lo lắng về phí bôi trơn ở Việt Nam nhưng nếu không minh bạch hóa và không cải thiện, Việt Nam sẽ làm đánh mất cơ hội thu hút những nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ, ông Hank Tomlinson, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ chia sẻ.
LTS: Bàn tròn trực tuyến với chủ đề "Để Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn FDI thế hệ mới" đã diễn ra hôm 25/4 với sự tham gia của 4 vị khách mời bao gồm: Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham), ông Hank Tomlinson, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) và ông Đậu Anh Tuấn, Phó trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Mời bạn đọc theo dõi phần 2 của trực tuyến. Độc giả có thể xem lại phần 1 của trực tuyến tại đây.
Phí "bôi trơn" đánh mất cơ hội mời gọi FDI lớn
Nhà báo Phạm Huyền: Trong nghiên cứu môi trường đầu tư cấp tỉnh mới đây có cung cấp một số con số khá nhạy cảm và cũng rất đáng lo ngại đó là có  từ 20-40% các doanh nghiệp FDI đã phải bỏ phí bôi trơn để làm các thủ tục kinh doanh như thông quan hay đấu thầu. Thưa ông Đậu Anh Tuấn, là một thành viên trong nhóm nghiên cứu này, cá nhân ông có thấy bất ngờ về tỷ lệ này không và khi công bố con số đó ông có lo ngại rằng hình ảnh về môi trường đầu tư ở Việt Nam sẽ trở nên xấu đi trong con mắt của các nhà đầu tư quốc tế?
Ông Đậu Anh Tuấn: Thực ra điều chúng tôi băn khoăn và e ngại là phải đảm bảo cuộc điều tra phản ánh được trung thực các ý kiến cảm nhận của các doanh nghiệp về môi trường đầu tư vào Việt Nam. Những năm vừa qua nhóm nghiên cứu luôn tìm hiểu về các chỉ số của sự minh bạch để đưa ra kết quả chính xác nhất.
Nhiều nghiên cứu về FDI tại Việt Nam trước đây đã chỉ ra rằng chi phí không chính thức là một yếu tố đáng lưu tâm ở Việt Nam. Tôi không nghĩ tô hồng thực tế là một giải pháp hay để thu hút đầu tư. Nhận ra được những vấn đề còn tồn tại thì Chính phủ và chính quyền các cấp có những giải pháp khắc phục mới là cách giải quyết tốt nhất để cải thiện hình ảnh về môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Nghiên cứu của VCCI và VNCI giúp Chính phủ nhận rõ hơn về những vấn đề cần khắc phục, hiểu được sự khác nhau về chi phí không chính thức ở các lĩnh vực như thủ tục đăng kí kinh doanh, hợp đồng... Kể cả sự khác nhau về khoản chi phí này ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau, xuất xứ khác nhau, quy mô khác nhau, rồi tìm hiểu xem mô hình "một cửa"... Từ đó, Chính phủ có những cách để giảm những chi phí không chính thức này cho các doanh nghiệp.
Trong bối cảnh chung như thế, chúng tôi tìm ra những tỉnh, thành phố đã làm tốt trong việc giảm chi phí không chính thức và tăng tính minh bạch cho môi trường kinh doanh và sẽ chia sẻ với các tỉnh thành phố khác để học hỏi, rút kinh nghiệm. Điều quan trọng là Chính phủ trung ương có thể nhận ra và có những chính sách phù hợp cho thực trạng này.
Không cải thiện minh bạch, Việt Nam sẽ mất FDI lớn
Nhà báo Phạm Huyền: Mỹ là một quốc gia có hệ thống pháp luật rất nghiêm minh. Tôi băn khoăn không rõ, khi nghe những con số "nhạy cảm" như vậy thì ông Hank Tomlinson, đại diện cho các doanh nghiệp Mỹ có những suy nghĩ gì? Liệu điều này có làm chùn bước các quyết định đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam hay không, thưa ông?
Ông Hank Tomlinson
Ông Hank Tomlinson: Tôi cho rằng, kết quả đó không gây nhiều ngạc nhiên cho cộng đồng doanh nghiệp chúng tôi về vấn đề môi trường minh bạch so với các nước khác, cũng không phải là vấn đề các doanh nghiệp quá lo lắng. Tuy nhiên, những chi phí không chính thức đối với doanh nghiệp Mỹ là vấn đề rất lớn.
Theo Đạo luật về đầu tư ra nước ngoài của Mỹ, các doanh nghiệp Mỹ không được phép trả những khỏan chi phí không chính thức. Nếu môi trường kinh doanh của Việt Nam không minh bạch, phải trả những khoản chi phí không chính thức thì Việt Nam sẽ mất đi cơ hội thu hút được những doanh nghiệp lớn của Mỹ.
Chúng tôi rất hoan nghênh những động thái gần đây trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nhất là sau khi Việt Nam tham gia WTO và ký kết một số cam kết trong khu vực. Tuy nhiên về vấn đề minh bạch môi trường kinh doanh, chúng tôi thấy một số ngành sản xuất rất quan trọng đang nằm ở một số vài doanh nghiệp nhà nước. Tôi cho rằng, các doanh nghiệp này không phải tuân thủ một số nguyên tắc minh bạch, công bằng trong kinh doanh như các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài nên không phải cạnh tranh bình đẳng.
Một trong những giải pháp giúp Việt Nam phát triển hơn là Việt Nam nên nhanh chóng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn. Việt Nam biết cách làm thế nào trong tương lai cải thiện môi trường kinh doanh. Singapore là một ví dụ rất tốt trong việc phát triển và cải thiện tính minh bạch cho môi trường kinh doanh, đó là một ví dụ mà Việt Nam có thể tham khảo.
Mong chờmột nguồn cung nội địa tốt hơn
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa bạn đọc, một vấn đề được mong chờ nhất khi thu hút FDI vào Việt Nam là hiệu ứng lan tỏa cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp trong nước sẽ được hưởng lợi gì khi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam? Đó có thể là chuyển giao công nghệ,  kinh nghiệm quản lý hay các mối quan hệ làm ăn, làm vệ tinh, phụ trợ.
Công ty Canon đã  tìm hiểu hơn 20 doanh nghiệp Việt Nam nhưng không tìm được đối tác nào có thể cung ứng ốc vít cho họ. Công ty may Esquel Hồng Kông tới đầu tư tại Việt Nam cũng phải nhập khẩu gần như 100% nguyên liệu từ  Trung Quốc bởi các nguyên phụ liệu tại Việt Nam không thể đáp ứng được, kể cả là chỉ may. Xin hỏi ông Tomaso và ông Hank, các doanh nghiệp thành viên EuroCham và AmCham có gặp phải những khó khăn tương tự như vậy không?
Ông Tomaso Andreatta: Tất nhiên ở Việt Nam chúng tôi cũng thường gặp khó khăn trong việc tìm những đối tác cung cấp các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Những doanh nghiệp nước ngoài sản xuất sản phẩm công nghiệp tới Việt Nam thường bắt đầu xây dựng những dây chuyền lắp ráp, sau đó họ thường thuyết phục các nhà cung cấp linh kiện cho họ chuyển tới gần các xí nghiệp lắp ráp của họ, đồng thời, họ cũng tìm kiếm các nhà cung cấp linh kiện, các bộ phận cho họ từ trong nước.
Như trường hợp của Piagio lúc đầu cũng gặp khó khăn tại Việt Nam nhưng sau 2 năm, cùng sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp linh kiện Trung Quốc thì họ đã có mức nội địa hóa trên 80%. Ví dụ về Piagio có thể cho thấy mức độ lan tỏa của các doanh nghiệp FDI đối với nền công nghiệp trong nước như thế nào.
Từ phải sang: Ông Đậu Anh Tuấn, ông Tomaso Andreatta và nhà báo Phạm Huyền
Thực tế cho thấy Việt Nam vẫn đang thiếu những nhà cung cấp sản phẩm trung gian, ví dụ như chưa có những nhà sản xuất nhựa chất lượng cao hay thép chất lượng cao, vải vóc cũng chỉ có một số nhà cung cấp vải có chất lượng vừa phải chứ không phải là chất lượng cao.
Việt Nam cũng đã có chính sách tiến bộ thúc đẩy sản xuất nội địa, như xây dựng những cụm công nghiệp. Đã có một số cụm công nghiệp có nhiều nhà sản xuất trong một chuỗi sản xuất tập hơn, nhưng đúng là Việt Nam chưa có lợi thế về vấn đề này. Những nhà sản xuất nội địa chỉ phát triển sản xuất khi có yêu cầu từ nhà cung cấp lớn.
Ông Hank Tomlinson: Tôi xin phát triển thêm ý kiến của của ông Tomaso, người Việt Nam có tinh thần kinh doanh rất mạnh. Trong một thời gian nữa, Việt Nam có thể phát triển mạnh lên, đủ cung ứng cho nước ngoài thay vì phải nhập khẩu như bây giờ.
Để thu hút được những nhà đầu tư toàn cầu có công nghệ cao thì chúng ta phải chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ có tính cạnh tranh, có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Những doanh nghiệp lớn trên toàn cầu khi đầu tư thì họ thường so sánh, lựa chọn những nơi nào có nguồn cung ổn định với giá cả và chất lượng tốt. Và nếu có những nguồn cung nội địa tốt thì họ sẽ không nhập khẩu từ các nước khác.
Tỷ lệ nội địa của Việt Nam chưa hợp lý vì năng lực sản xuất nội địa của Việt Nam còn yếu. Trong khi chúng ta lại nhấn mạnh tới yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng các nguồn cung cấp nội địa.
Có một số yếu tố nữa cũng ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Đó là chính sách kiểm soát giá cả một số mặt hàng. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, khi không được quyết định giá cả, không thu hồi được các khoản đầu tư của họ từ dự án ở Việt Nam thì đương nhiên họ sẽ không cảm thấy tự tin và khó đưa ra quyết định đầu tư vào đây.
Ông Nguyễn Đình Cung và ông Hank Tomlinson
Quay lại ý tưởng của Tomaso, cuộc thi Olympic kinh doanh, những doanh nghiệp nước ngòai sẽ đến Việt Nam khi doanh nghiệp cung cấp nội địa mạnh lên, họ phải cạnh tranh thì mới mạnh lên được.
Ưu đãi thuế chỉ giữ chân FDI trong thời gian ngắn
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông Đậu Anh Tuấn, vậy trong các kiến nghị của FDI về môi trường đầu tư của Việt Nam, ông có phát hiện gì nổi bật từ  tiếng nói của cộng đồng FDI?
Ông Đậu Anh Tuấn: Qua cuộc điều tra năm 2010 với 7.300 doanh nghiệp trong nước và hơn 1000 doanh nghiệp FDI, chúng tôi thấy một trong những khuyến nghị được nhấn mạnh là tăng tính minh bạch của môi trường kinh doanh. Đây là một hành trình rất dài và khó khăn.
Trong 2 năm liên tiếp 2009 và 2010, chúng tôi thấy có sự sụt giảm đáng lo ngại về tính minh bạch. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết họ tiếp cận thông tin khó khăn hơn và cần nhiều quan hệ hơn để tiếp cận thông tin trong hoạt động kinh doanh của mình.
Trong khi đó, qua phân tích của chúng tôi thì tính minh bạch có tác động lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kéo theo tác động lớn đến số lượng các doanh nghiệp được thành lập, số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra và lợi nhuận mà họ thu được.
Đối với khu vực FDI, như các khách mời đang nói, một điều hấp dẫn là chi phí thấp của môi trường đầu tư ở Việt Nam. Chúng tôi thấy rõ ràng, phát triển kinh tế dựa vào loại doanh nghiệp FDI này không phải là một chiến lược bền vững, vì chi phí lao động, nguyên liệu đều có xu hướng gia tăng. Theo quy luật, các nhà đầu tư chủ yếu dựa vào chi phí thấp sẽ tìm kiếm một địa điểm đầu tư khác. Những ưu đãi tài chính, thuế, đất đai mà FDI đang nhận chỉ giúp giữ chân FDI một thời gian ngắn thôi, chúng tôi cho rằng, có thể dùng nguồn lực này cải thiện những vấn đề khác quan trọng hơn như nguồn nhân lực, hạ tầng mà mọi thành phần cùng hưởng lợi.
Điểm thứ ba mà tôi thấy đáng lo ngại là chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư ở ngành giá trị thấp. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài còn đánh giá chất lượng lao động thấp hơn nữa. Số lượng doanh nghiệp nước ngoài hài lòng về chất lượng lao động chỉ bằng một nửa so với doanh nghiệp trong nước. Chỉ khoảng hơn 21% doanh nghiệp nước ngoài hài lòng với chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam.
Như vậy nếu nhà đầu tư FDI cho rằng chất lượng lao động chưa đáp ứng được đòi hỏi của họ thì mục tiêu của Việt Nam mong muốn thế hệ nhà đầu tư chất lượng cao thì sẽ tuyển dụng lao động như thế nào? Nếu tình trạng ách tắc hàng hóa khi thông quan, chi trả chi phí chính thức phổ biến cản trợ xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho FDI có giá trị gia tăng thấp. Điều gì sẽ xảy ra với FDI có giá trị gia tăng cao hơn?
Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và việc thực thi hợp đồng tương đối yếu kém đang cản trở việc tìm kiếm các đối tác là các nhà cung cấp trong nước. Đây cũng là khó khăn rất lớn với các nhà đầu tư về công nghệ và các lĩnh vực giá trị cao trong thời gian tới.
Tôi cho rằng, đây là những vấn đề lớn mà Việt Nam cần phải giải quyết trong thời gian tới để có thể thu hút một thế hệ FDI chất lượng, có giá trị gia tăng cao và tạo ra những sức lan toả lớn để thay đổi nền kinh tế.
Mời độc giả đón đọc phần cuối của buổi trực tuyến vào ngày mai.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam

Đừng hoảng vì lạm phát cao


Hiệu ứng giá thị trường
Dường như có một nghịch lý: cùng với việc thực thi các biện pháp chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt để chống lạm phát, hướng tới ổn định vĩ mô thì các cơ quan quản lý lại liên tiếp điều chỉnh giá cả các mặt hàng đầu vào quan trọng của nền kinh tế theo mộ "lộ trình giá thị trường, tạo ra sự hợp lý trong các quan hệ của nền kinh tế. Mục tiêu nhằm đưa nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường.
Giá thị trường là một lộ trình thực hiện đã được ấp ủ và từng bước thực hiện. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, "lộ trình" này liên tục bị trì hoãn hoặc thực hiện một cách không liên tục. Có nhiều lý do, nhưng quan trọng nhất là tình hình kinh tế bất ổn và lạm phát tăng cao.
Trong khi giá cả thế giới lên mạnh, lạm phát trong nước tăng cao thì việc trì hoãn tăng giá đã tạo ra sự dồn nén cho giá cả nhiều mặt hàng và gây ra những bất hợp lý trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, sức chịu đựng của ngân sách và nền kinh tế có hạn, đến lúc sự dồn nén đó quá sức chịu đựng thì việc tăng giá đã được đặt ra. Mỗi mặt hàng đều có kế hoạch điều chỉnh của mình và dần dần được thực hiện.
Nhưng có lẽ chưa bao giờ người dân cảm nhận sự điều chỉnh một cách dồn dập như trong những tháng đầu năm 2010.
Đầu tiền là điện tăng giá 15%, rồi xăng dầu hai lần tăng giá với mức tổng cộng 5.200 đồng/lít đã đưa xăng dầu lên mức giá cao nhất từ trước đến nay. Mới đây nhất, than cũng âm thầm tăng giá từ 20-40%... Đó là chưa kể trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng tỷ giá mới mức 9,3%.
Sau mỗi lần tăng giá như thế, các cơ quan quản lý đều tính toán mức tác động của điều chỉnh lên giá cả lên lạm phát một cách khá chi tiết và rõ ràng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mức đánh giá đó là không sai nhưng mới chỉ là tác động tức thì ở "vòng 1", chưa tính đến mức tăng giá qua nhiều "vòng khác" đối với giá cả hàng hóa theo kiểu "vòng xoáy". Điều đó khiến cho giá cả đồng lên tăng và tăng theo kiểu dây chuyền, với mức càng về sau càng cao.
Thực tế cho thấy, sau khi điện tăng giá, lập tức nhiều mặt hàng điều chỉnh theo. Đầu tiên là các hàng hóa vật liệu xây dựng - nơi sử dụng lượng điện năng lớn; rồi hàng loạt hàng hóa công nghiệp và tiêu dùng khác điều chỉnh lên theo giá điện.
Từ đầu năm đến nay đã hai lần điều chỉnh giá xăng tăng (ảnh giadinh)
Hay như giá xăng tăng, lập tức giá vận tải ăn theo. Chi phí vận tải tăng khiến đầu vào của hàng loạt mặt hàng buộc phải tính toán lại để điều chỉnh. Bên cạnh đó, nhiều ngành sản xuất như nông nghiệp, thủy sản cũng bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu... thế là xăng dầu trở thành lý do để tất cả cùng tăng giá. Cũng như thế, sau khi than tăng giá, lập tức hóa chất, giấy và xi măng đã điều chỉnh...
Cứ như thế, vòng xoáy tăng giá tiếp tục với những mặt hàng và dịch vụ khác lần lượt điều chỉnh khiến nền kinh tế có một mặt bằng giá mới. Đó chưa kể là những hiệu ứng tâm lý và các hoạt động ăn theo, lợi dụng để đẩy giá cả lên cao.
Lạm phát tăng 10% - trong bất cứ trường hợp nào đều là một mức cao. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến đời sống người dân. Nhưng 10% dường như cũng đã là một mức khá quen thuộc của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua, và người dân và DN đã hình thành một thới quen ứng phó với biến động giá cả và bất ổn của nền kinh tế.
Hơn thế, việc tăng giá dồn dập mà nhiều người gọi là "buông giá" là điều bất khả kháng, không chỉ vì nhà nước không thể bao cấp giá, mà trước hết là những bất hợp lý đến từ giá cả của nền kinh tế đã đến lúc không thể cầm giữ lâu hơn.
Đặc biệt hơn, với một cơ chế giá còn nhiều bất hợp lý đã khiến mọi điều hành kinh tế trở nên khó khăn và thiếu hiệu quả.
Tăng giá theo thị trường, hay nói cách khác, là chấp nhận buông giá có thể đã tạo ra một cú sốc cho toàn bộ nền kinh tế. Nó như một phản ứng ngược chiều trong điều kiện mục tiêu chống lạm phát được đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên, đó lại như là một tiền đề cần thiết để có được cơ sở cho nhưng điều chỉnh khác. Đó có thể xem là lát cắt để dứt điểm với những tồn tại cơ chế giá cũ nhưng mở đầu cho một cơ chế thi trường hơn.
Niềm tin và cái nhìn dài hạn
Lạm phát tăng cao trong những tháng đầu năm 2011 - điều đã được nhìn nhận và dự đoán. Đó là tác động từ chính những điều chỉnh giá cả các mặt hàng quan trọng, nhưng cũng là hậu quả từ một quá trình phát triển kinh tế nóng trước đó để lại. Vì thế, dù rất muốn nhưng việc chặn lạm phát không thể sớm có kết quả chỉ sau 1-2 tháng thực thi.
Vì thế, trong một bình luận gần đây là dự báo lạm phát năm 2011, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TƯ Nguyễn Đình Cung đã nói: "Lạm phát năm nay nhiều phần trăm không quan trọng bằng việc những chính sách, biện pháp hợp lý được thực hiện với một quy mô nhất định, rõ ràng, nhất quán, để bắn tín hiệu ra thị trường".
Người dân nên quen với một mặt bằng giá mới (ảnh bantintaifhinh)
Nếu bây giờ tuyên bố lạm phát 7%, có thể người dân sẽ không tin bằng việc có một giải pháp hợp lý theo đánh giá của thị trường, chứ không phải theo đánh giá của cơ quan quản lý.
Đồng quan điểm này, nhiều chuyên gia nhấn mạnh, chống lạm phát theo Nghị quyết 11 chỉ mới là bước khởi đầu cho một quá trình dài hạn, đó là quá trình tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Nếu không có khởi đầu này thì sẽ khó mà thực hiện được những bước tiếp theo.
Trong bước khởi đầu này, thắt chặt tài khóa, giảm bội chi ngân sách là nhiệm vụ ưu tiên. Tuy nhiên, đi cùng với chống lạm phát luôn và đòi hỏi ổn định kinh tế vĩ mô. Điều quan trọng là cần phải thực hiện các giả pháp đó một cách quyết liệt, và hơn nữa, tạo một niềm tin trong dân chúng với ý nghĩa rằng: từ đây trở đi sẽ có một thay đổi căn bản trong quan điểm phát triển và quản lý. Khi đó sẽ mang lại hy vọng về một thời kỳ tăng trưởng ổn định và bền vững.
Tuy nhiên, chống lạm phát là một quá trình chứ không thể 6 tháng, hay một năm như năm 2010 như bài học của năm 2010. Hơn thế, ổn đinh vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế càng đòi hỏi cả một chiến lược dài hạn mà "dục tốc bất đạt".
Trong bối cảnh hiện nay, Nghị quyết 11 đúng là tất yếu phải lựa chọn. Tuy nhiên, từ nhận thức đúng cho đến thực hiện đúng, và cuối cùng để đạt được mục đích dài hạn là một hành trình đầy thách thức có thể phải chấp nhận sự sự đánh đổi. Mà những cú sốc về tăng giá hiện nay cũng là một phần của quá trình đó. Mục tiêu đã rõ, phương pháp đã có, vấn đề còn lại là liệu lượng, lộ trình thực hiện để thực hiện.
Điều quan trọng nhất để đạt được điều này là chính sách phải nhất quán và kiên định. Hiệu quả của chính sách phụ thuộc rất lớn vào niềm tin của thị trường. Nhưng để có được niềm tin đó thì chính cơ quan điều hành phải tạo ra niềm tin bằng chính hành động của mình. Trước hết, đó chính là niềm tin vào khả năng kiểm soát lạm phát của cơ quan chính sách, các kỳ vọng lạm phát đã được hình thành ngay từ giai đoạn đầu của một kỳ kinh tế.
Việt Nam đã có những bài học rất rõ ràng về vấn đề này trong kiểm soát lạm phát thời gian qua dẫn tới việc thị trường không tin vào chính sách điều hành. Vì thế, điều quan trọng là nhìn về dài hạn để có niềm tin là điều cần thiết lúc này.