Đăng bởi kastinsky
Xin giới thiệu với các bạn loạt bài về nợ quốc gia. Kì 1 chúng tôi sẽ đưa tới bạn đọc bài viết về trái phiếu quốc gia Việt Nam.
Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để kích cầu thì phát hành trái phiếu chính phủ. Phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủ giảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy động được người mua. Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh tế cũng tăng. Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tư nhân, khiến họ giảm đầu tư. Nó còn tác động tích cực đến động cơ tiết kiệm của người tiêu dùng, dẫn tới giảm tiêu dùng. Nó còn làm cho lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nước ngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm giảm xuất khẩu ròng. Tóm lại, phát hành trái phiếu tuy có làm tăng tổng cầu, song mức tăng không lớn vì có những tác động phụ làm giảm tổng cầu.Nguồn: Nợ chính phủ – Wikipedia Việt Nam
Kì 1: Trái phiếu.
Tỉ lệ nợ và lãi suất trái phiếu ngày càng tăng trong khi giá trị ngày càng giảm.
Theo ngân hàng phát triển châu Á (ADB), thì tính tới tháng 12 năm 2010, VN nợ dưới dạng trái phiếu 15 tỉ USD, bao gồm 14 tỉ USD từ CP và 1 tỉ USD từ tư nhân. [1]
Trong số 14 tỉ USD trái phiếu, thì chỉ có 6 tỉ USD được phân bổ vào ngân khố quốc gia, còn lại 8 tỉ USD là số nợ của các tập đoàn, công ty nhà nước, cũng như ngân hàng phát triển Việt Nam (nơi quản lí phần lớn ODA và cấp vốn cho nhiều dự án kinh tế Nhà nước, gồm cả đường sắt cao tốc và Bauxite).
Tỉ lệ tăng trái phiếu theo năm/quý/tháng lần lượt là 34.2%, 2.8%, 1.2%.
Từ tháng 6 – 12/2010, mỗi tháng CP tung ra 195 tỉ VND dưới dạng trái phiếu, đó là chưa kể những lần đấu giá thất bại. [3]
Hãy cùng nhìn lại quãng thời gian từ tháng 6/2010 đối với vấn đề trái phiếu.
——————————-
Tính đến tháng 6/2010: [2]
“…Viet Nam’s total government bonds outstanding rose 28.8% y-o-y, and 29.4% on a quarteron- quarter (q-o-q) basis, to VND264.6 trillion (USD14.0 billion)…”
Nợ trái phiếu bằng VND tinh đến tháng 6/2010 là 14 tỉ USD.
Trong 1 năm mà trái phiếu tăng 28,8%, theo quý tăng 29,4%, thì quả là kinh tế quốc gia sắp loạn đến nơi.
Trong 6 tháng, từ tháng 12 năm ngoái nợ trái phiếu 200.1 ngàn tỉ, tháng 6 năm nay 264.6 ngàn tỉ, tính ra mỗi tháng THÊM 10 ngàn tỉ VND.
Tính ra, mỗi tháng, mỗi người dân VN mang THÊM nợ quốc gia 120 ngàn đồng – chỉ qua trái phiếu VND mà thôi.
Không tính tiền in ra – một loại nợ quốc gia – và biết bao món nợ EUR, USD, JPY khác.
——————————-
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010, nợ quốc gia bằng trái phiếu tăng 64,5 ngàn tỉ đồng, tức trên 3 tỉ USD.
Năm 2010, nợ quốc gia bằng trái phiếu sẽ tăng THÊM 129 ngàn tỉ VND (6 tỉ USD), mỗi đầu người nợ THÊM 1.500.000 tức 70 USD, chỉ bằng trái phiếu VND.
Nợ bằng USD, EUR, JPY, chưa tính vào.
Và đây là nợ THÊM, chứ không phải tổng số.
——————————-
Tính đến cuối tháng 9, CP VN nợ 265 ngàn tỉ VND trái phiếu, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các cty TƯ NHÂN nợ 25,3 ngàn tỉ VND trái phiếu (1,2 tỉ USD).
Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 9 năm 2010, nợ trái phiếu bằng VND của CP tăng 25,5%, lên 265 ngàn tỉ VND (tức khoảng 13 tỉ USD, tăng khoảng 66 ngàn tỉ VND = 3,3 tỉ USD).
Tính đến cuối tháng 6/10, so với cuối tháng 3/10 thì số bonds của CP VN tung ra tăng thêm 29,4%, và so với tháng 6/09 tăng 28,8%.
Như vậy cho thấy, CP VN tăng bán bonds kinh hoàng trong năm 2010, chỉ trong vòng 3 tháng, từ tháng 3 đến tháng 6/2010 đã bán ra khoảng 75 ngàn tỉ VND (~= 3,75 tỉ USD).
Chú ý, con số này cao hơn con số được Quốc hội cho phép rất nhiều.
Từ tháng 7 đến tháng 10, số bonds được tung ra cũng vô cùng lớn.
Tháng 11, 12 đấu giá hàng chục lần, không bán được 1 xu, do ngay cả các ngân hàng quốc doanh cũng “chê” tín dụng của CP VN.
Năm 2011, CP VN phải chạy bán ra mấy trăm ngàn tỉ VND, vẫn không bán được, đấu giá trái phiếu rất nhiều nhưng vẫn thất bại liên miên. [3]
Do đó phải in tiền ra, và đã gây lạm phát vô cùng kinh khủng.
Lạm phát 4 tháng đầu năm đã tăng gần 10%. [4]
Không những vậy, VN còn tranh ngôi á quân lạm phát trên thế giới, chỉ sau người anh em xã hội chủ nghĩa Venezuela. [5]
Chưa kể thêm 40.000 tỉ VND sẽ đáo hạn trong năm nay [6]. Cơn “lũ” VND sẽ ào ạt tràn về.
Trong 12 tháng tới, sẽ khó cho CP VN mượn 66 ngàn tỉ VND theo như năm ngoái, vì phải cạnh tranh với ngân hàng đang trả tiền lời “chợ đen” lên đến 17-18%.
Với thế giới bên ngoài, lãi suất trái phiếu 10-năm của CP đang ở mức 12.55%, cao nhất và vượt xa các nước khác trong khu vực. [7]
Mượn bên ngoài không được, mượn trong nước không xong, phải làm gì đây?
——————————-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét