Tác giả: FOREIGN
Dự đoán huyền thoại Trung Quốc sẽ chấm dứt là một trong các đặc điểm chính của các nhà phân tích phương Tây kể từ cuối thập niên 70 khi Trung Quốc bắt đầu phát triển nhanh chóng cho tới nay.
Tạp chí chính trị nổi tiếng Chính sách ngoại giao (Foreign policy) số tháng 1-2/2011 có bài Suy nghĩ lại vấn đề Mỹ suy thoái, tác giả là Gideon Rachman bình luận viên trưởng ban Quốc tế của Thời báo Tài chính (Financial Times) và là tác giả sách Tương lai cuộc chơi kết cục Zero: Sức mạnh Mỹ trong một thời đại lo âu. Tóm tắt nội dung như sau.
"Trước đây chúng ta đã nghe nói về sự suy thoái của nước Mỹ"
Lần này chuyện ấy sẽ khác. Rõ ràng nước Mỹ đã trải qua chu kỳ suy thoái. Trong đợt tranh cử Tổng thống năm 1960, John Kennedy oán trách: "So với Liên Xô, sức mạnh Mỹ luôn luôn trượt dốc, chủ nghĩa cộng sản vững bước tiến lên trong mọi lĩnh vực trên khắp thế giới." Cuốn Nhật Bản số Một của Ezra Vogel xuất bản năm 1979 mở ra một thập niên, khi ấy mọi người ngày một lo ngại về công nghệ chế tạo và chính sách ngoại thương của Nhật.
Dĩ nhiên, thực tế cuối cùng chứng minh mối đe dọa do Liên Xô và Nhật Bản gây ra đối với quyền bá chủ của Mỹ đều là sự hão huyền. Bởi vậy có thể thông cảm với người Mỹ nếu họ hăng hái nói về sự thách thức mới đến từ Trung Quốc theo kiểu như cậu bé nọ kêu lên Sói đến kìa! Nhưng câu chuyện ngụ ngôn ấy có một yếu tố thường bị người ta bỏ qua: cuối cùng sự thật chứng tỏ cậu bé nói đúng. Sói đến thật - con sói ấy là Trung Quốc.
Về mặt kinh tế và số dân, sự thách thức của Trung Quốc đối với Mỹ gay go hơn. Liên Xô suy sụp là do chế độ kinh tế có hiệu suất quá thấp. Nhược điểm chết người ấy kéo dài trong một thời gian rất lâu bởi lẽ Liên Xô không có ý định cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngược lại, Trung Quốc đang chứng minh sức mạnh kinh tế của họ trên sân khấu toàn cầu. Nền kinh tế Trung Quốc mạnh mẽ, khác hẳn Liên Xô.
Nhật trải qua nhiều năm tăng trưởng kinh tế nhanh, hiện nay vẫn là cường quốc xuất khẩu, nhưng Nhật chưa bao giờ được thừa nhận là ứng viên cho địa vị cường quốc kinh tế số 1 thế giới. Số dân nước này chưa bằng nửa số dân Mỹ, nghĩa là kinh tế Nhật muốn vượt Mỹ thì người Nhật ít nhất phải giàu gấp đôi người Mỹ. Chuyện ấy không thể xảy ra. Trong khi đó số dân Trung Quốc gấp hơn 4 lần Mỹ. Trước cuộc suy thoái kinh tế năm 2008, công ty Goldman Sachs từng có một dự đoán nổi tiếng: trước năm 2027, kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Căn cứ theo tốc độ tăng trưởng hiện nay thì kinh tế Trung Quốc có thể chẳng cần lâu thế để trở thành số 1 thế giới.
Ảnh: Freaking News, Investment Feeder
Sức mạnh kinh tế Trung Quốc đã cho phép Bắc Kinh thách thức ảnh hưởng của Mỹ trên phạm vi thế giới. Trung Quốc trở thành đối tác bạn bè được rất nhiều chính phủ châu Phi ưa thích lựa chọn, cũng là đối tác buôn bán lớn nhất của Brazil, Nam Phi và các nước mới nổi lên khác. Trung Quốc còn bắt đầu mua trái khoán của những nước kinh tế gặp khó khăn trong khối đồng Euro như Hy Lạp, Bồ Đào Nha.
Trên sân khấu quốc tế đang diễn ra một câu chuyện hoành tráng hơn: sự trỗi dậy của những nền kinh tế mới nổi và các nhà chính trị; Trung Quốc chỉ là nội dung chính trong câu chuyện đó. Mỹ cùng các đồng minh truyền thống của họ tại châu Âu như Anh, Pháp, Ý thậm chí Đức đều không ngừng trượt dốc trên bảng xếp hạng kinh tế. Các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ thì không ngừng trỗi dậy. Các quốc gia này đều có chính sách ngoại giao của họ; xu hướng của các chính sách đó có tác dụng chung là hạn chế khả năng Mỹ ảnh hưởng tới thế giới. Hãy xem Ấn Độ và Brazil ủng hộ Trung Quốc trong cuộc đàm phán về thay đổi khí hậu toàn cầu, hoặc tại Liên Hợp Quốc, Thổ và Brazil bỏ phiếu phản đối Mỹ trừng phạt Iran. Đó chỉ là khởi đầu mà thôi.
"Trung Quốc sớm hoặc muộn sẽ tan vỡ"
Khi lo lắng chuyện nước mình suy thoái, người Mỹ thường bỏ qua những nhược điểm của đối thủ đáng gờm nhất. Chỉ khi nào nhớ lại quá khứ thì các khiếm khuyết chế độ của Liên Xô và Nhật mới trở nên rõ ràng. Những người tin tưởng quyền bá chủ của Mỹ sẽ tiếp tục rất lâu nữa thì vạch ra các khuyết điểm tiềm tàng của Trung Quốc. Mới đây khi trả lời báo Times của London, Tổng thống G. W. Bush nói rằng các vấn đề nội bộ Trung Quốc sẽ làm cho kinh tế Trung Quốc, trong một tương lai dự kiến được, chưa thể ngang ngửa với Mỹ.
Dự đoán huyền thoại Trung Quốc sẽ chấm dứt là một trong các đặc điểm chính của các nhà phân tích phương Tây kể từ cuối thập niên 70 khi Trung Quốc bắt đầu phát triển nhanh chóng cho tới nay. Thập niên 90 thế kỷ XX, các nhà quan sát kinh tế hay nhắc tới tình cảnh nguy hiểm của ngành ngân hàng và của các xí nghiệp quốc doanh Trung Quốc. Song kinh tế Trung Quốc luôn luôn phát triển và cứ khoảng 7 năm lại tăng gấp đôi quy mô.
Dĩ nhiên, sẽ không thực tế khi cho rằng Trung Quốc không gặp thách thức lớn nào. Nhưng nếu chỉ xét tới tình trạng bất ổn kinh tế và chính trị của họ mà cho rằng sự thách thức của Trung Quốc gây ra đối với ảnh hưởng của Mỹ sẽ biến mất thì lại là sai lầm lớn. Khi một quốc gia đã nắm được bí quyết phát triển kinh tế thì rất khó làm cho họ có thể đi trệch quỹ đạo.
Trong thời đại hạt nhân, Trung Quốc sẽ không thể cuốn vào một cuộc đại chiến thế giới, cho nên họ sẽ còn xa mới rơi vào cảnh rắc rối và hỗn loạn như nước Đức hồi thế kỷ XX. Bất cứ khó khăn kinh tế hoặc chính trị nào đều không đủ để ngăn bước đi của Trung Quốc trỗi dậy trở thành quốc gia lớn mạnh.
"Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới"
Hiện nay, Mỹ có nền kinh tế quy mô lớn nhất thế giới, có những trường đại học hàng đầu thế giới, có rất nhiều công ty lớn nhất thế giới. Quân đội Mỹ vẫn là vô địch, mạnh hơn hẳn bất kỳ đối thủ nào. Chi phí quân sự Mỹ hầu như bằng tổng chi phí quân sự của tất cả các quốc gia và lãnh thổ còn lại, Ngoài ra cần cộng thêm các tài sản vô hình của Mỹ.
Điều đó không sai, song có lẽ nó không phải là vững chắc như bạn tưởng tượng. Đại học Mỹ vẫn là một tài sản lớn mạnh. Nhưng nếu kinh tế Mỹ không thể tạo thêm nhiều việc làm thì số lượng lớn sinh viên châu Á tài hoa tốt nghiệp ĐH Stanford và Học viện Công nghệ Massachusetts sẽ trở về nước họ. Nếu nước Mỹ không còn gắn liền với cơ hội, sự phồn vinh và thành công như trước kia, thì sức thu hút của Mỹ sẽ có thể sa sút.
Còn nói về quân sự, bài học chiến tranh Iraq và Afghanistan cho thấy vũ lực Mỹ kém hữu dụng so với sự tưởng tượng của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld và những người khác.
Chẳng những người Mỹ dần dần mất đi hào hứng ra nước ngoài mạo hiểm, mà ngân sách quốc phòng Mỹ rõ ràng cũng sẽ chịu sức ép co lại trong thời đại mới khắc khổ. Chả trách Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, đô đốc Mike Mullen nói, nợ nhà nước tăng nhanh là đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Trong lúc đó chi tiêu quân sự của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nhanh. Nước này sẽ sớm tuyên bố đóng tàu sân bay đầu tiên và kế hoạch đóng tất cả 5-6 chiếc. Có lẽ điều nghiêm trọng hơn là các loại tên lửa và công nghệ chống vệ tinh kiểu mới do Trung Quốc nghiên cứu sẽ đe dọa quyền kiểm soát biển và kiểm soát bầu trời, chỗ dựa quyền bá chủ của Mỹ tại Thái Bình Dương. Trong thời đại hạt nhân, quân đội Mỹ và Trung Quốc sẽ khó có thể xung đột với nhau. Phần lớn người Trung Quốc cho rằng cuối cùng Mỹ sẽ thấy họ không có điều kiện duy trì địa vị quân sự tại Thái Bình Dương. Bạn đồng minh của Mỹ ở vùng này - Nhật và Hàn Quốc, ngoài ra còn có Ấn Độ ngày càng triển khai hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ nhằm đối phó thế lực Trung Quốc trỗi dậy. Nhưng do khó khăn về ngân sách, Mỹ không thể không thu nhỏ lực lượng quân sự tại Thái Bình Dương, các đồng minh của Mỹ sẽ bắt đầu tự điều chỉnh nhằm thích ứng với một Trung Quốc đang không ngừng trỗi dậy. Ảnh hưởng của Bắc Kinh sẽ tăng lên và vùng châu Á-Thái Bình Dương sẽ trở thành sân sau của Trung Quốc.
"Toàn cầu hóa không phải là cuộc chơi kết cục zero"
Từ Bush cha cho tới Obama, mấy vị Tổng thống Mỹ kế nhiệm này đều nói rõ họ hoan nghênh Trung Quốc trỗi dậy. Trước chuyến thăm Trung Quốc, khi tổng kết phương thức truyền thống Mỹ, Obama nói: "Cường quốc không cần cuộc chơi kết cục zero (zero-sum game), các nước không cần phải lo ngại sự thành công của nước khác... Chúng tôi hoan nghênh Trung Quốc cố gắng phát huy tác dụng lớn hơn trên sân khấu thế giới."
Thế nhưng cho dù có nói gì trong các phát biểu chính thức đi nữa, rõ ràng nhà lãnh đạo Mỹ bắt đầu lo ngại, và điều đó không phải không có lý do. Kinh tế học hiện đại có một học thuyết cho rằng thương mại là việc có lợi cho cả hai bên, là cùng thắng (win-win) chứ không có kết cục zero. Nhưng điều đó cũng ngầm cho thấy khi ấy luật chơi phải không bị thao túng. Rõ ràng chính phủ Mỹ cho rằng đồng tiền Trung Quốc định giá quá thấp là một kiểu chủ nghĩa bảo hộ nào đó dẫn đến sự mất cân đối trong buôn bán toàn cầu và gây ra thất nghiệp ở Mỹ. Các nhà kinh tế nổi tiếng như Paul Krugman bình luận viên Thời báo New York và C. Fred Bergsten ở Viện Peterson đều có quan điểm như vậy, họ cho rằng áp thuế (lên hàng Trung Quốc) hoặc các biện pháp trả đũa khác là phản ứng hợp lý. Như vậy "thế giới cùng thắng" sẽ chấm dứt ở đây.
Khi đề cập tới bức tranh địa chính trị lớn hơn, xem ra thế giới trong tương lai sẽ càng giống một cuộc chơi kết cục zero. Thực ra cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc đang trỗi dậy và Mỹ đang sa sút đã thể hiện rõ trên nhiều vấn đề từ tranh chấp lãnh thổ châu Á đến vấn đề nhân quyền. Điều may mắn lớn trong sự không may là Mỹ và Trung Quốc sẽ không thực sự gây chiến tranh với nhau, nhưng đó là do hai bên đều có vũ khí hạt nhân chứ không phải là do toàn cầu hóa đã loại bỏ được sự bất đồng giới hai bên.
Trong các trường hợp công khai, nhà lãnh đạo Mỹ từ chối lý thuyết cuộc chơi kết cục zero; làm như vậy là đúng. Không làm thế thì sẽ gây ra ý nghĩ thù địch của người Trung Quốc một cách không cần thiết. Nhưng chớ nên mơ hồ về một sự thực không thể tránh khỏi: cùng với sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế và chính trị từ phương Tây sang phương Đông, một cuộc cạnh tranh quốc tế mới sẽ xuất hiện không thể tránh khỏi.
Nước Mỹ vẫn có sức mạnh làm kẻ khác sợ hãi. Kinh tế Mỹ cuối cùng sẽ hồi phục. Quân đội Mỹ có sức ảnh hưởng toàn cầu, đồng thời có ưu thế công nghệ bất cứ nước nào cũng không thể so đọ. Nhưng Mỹ không còn có thể có ưu thế toàn cầu như thời kỳ 17 năm kể từ năm 1991 khi Liên Xô tan rã cho tới cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Thời đại đó đã qua rồi.
Nguyên Hải lược dịch theo Foreign Policy
Tìm kiếm Blog này
Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011
Tiếu lâm thời cộng sản
“Những điều vô lý của Cộng hoà Nhân dân Ba Lan” là tựa đề cuốn sách, tuyển tập nhiều chuyện tiếu lâm, giai thoại chế giễu, “cười vào mũi” chế độ cộng sản Ba Lan, do Marcin Rychlewski biên soạn, nhà xuất bản “In Rock” – Poznan phát hành lần thứ nhất, 11/2006, © Vesper 2006.
Trong một chế độ bóp nghẹt và bưng bít thông tin, bị đàn áp, phong toả mọi mặt từ tinh thần đến vật chất, khi nói lên những bất đồng chính kiến với chính quyền, người dân trong các chế độ cộng sản thường dùng một thứ vũ khí lợi hại là văn học dân gian trào phúng, truyền miệng.
Xin gửi tới bạn đọc một phần trong cuốn sách này (do tôi dịch) để chúng ta cười thư giãn một chút vào cuối tuần.
Lê Diễn Đức
Sĩ quan Liên Xô nói chuyện với một tân binh:
- Ai là cha của anh?
- Dạ, nguyên soái Stalin ạ!
- Sao lại như vậy được?
- Thì người ta vẫn nói nguyên soái là cha già của dân tộc đấy thôi!
Sĩ quan rất ngạc nhiên nhưng đành phải thừa nhận tân binh có lý. Ông ta hỏi tiếp:
- Thế ai là mẹ của anh?
- Dạ, Liên Xô ạ!
- Thế có nghĩa là thế nào?
- Thì người ta vẫn nói Liên Xô là mẹ của tất cả các dân tộc…
Trả lời của tân binh làm viên sĩ quan khoái trá. Với niềm hy vọng lớn lao, anh ta hỏi tân binh bằng giọng thân mật:
- Thế cậu muốn trở thành người như thế nào?
- Dạ, thưa, em muốn thành đứa mồ côi ạ!
****
Một gã ăn mặc bẩn thỉu, hôi hám bước vào cửa hàng sách hỏi người bán hàng:
- Ở đây có bán tranh chân dung Lenin không?
- Có!
- Thế tranh Stalin?
- Cũng có!
- Bán cho tôi 10 chiếc.
Vài ngày sau, người khách hàng trở lại, ăn mặc trông đã có vẻ tươm tất hơn.
- Bán cho tôi 20 tranh Lenin, 20 tranh Stalin.
Mấy ngày trôi qua, bối cảnh được lặp lại. Lần này người mua hàng bận veston sang trọng và đòi mua tranh Lenin và Stalin, mỗi thứ 50 cái. Lần tiếp sau, anh ta đi đến hiệu sách bằng xe hơi riêng, hỏi mua mỗi thứ 100 cái thì người bán hàng không kìm được kinh ngạc nữa:
- Này, ông bạn! Chuyện gì xảy ra với những bức chân dung vậy? Làm sao mà ông mua xe hơi nhanh như thế? Mới cách đây không lâu ông còn chả có gì ăn vận?…
- À, tôi mở trường dạy bắn súng ngoài ngoại ô thành phố. Người ta tranh nhau lấy chân dung 2 vị này làm bia để bắn ấy mà…
****
Chủ tịch xã đến thăm một gia đình nông dân và thuyết phục chủ nhà cho vay mấy ngàn đồng vào mục đích hiện đại hoá nông thôn. Người nông dân không tin tưởng lắm về ý định của ông chủ tịch.
- Từng này tiền cơ à… Lỡ không thành thì sao?
- Ông đừng sợ, tổng bí thư của chúng ta là sự bảo đảm chắc chắn – Chủ tịch nói.
- Nhưng mà tổng bí thư có sống mãi được đâu?
- Sau lưng tổng bí thư là đồng chí Stalin – chủ tịch khẳng định.
- Chà, nhưng ông Stalin còn già hơn cả tổng bí thư nhà ta nữa… – Người nông dân nói.
- Được rồi, tôi nói thế này nhá. Liên Xô là đảm bảo an toàn nhất cho việc mượn tiền này.
- Thưa ông, nhưng ông thấy, trong lịch sử, có cường quốc nào tồn tại vĩnh viễn đâu. Đã bao nhiêu cường quốc sụp đổ…
- Này, thế nếu như chuyện sụp đổ sẽ xảy ra thì có gì đâu mà ông tiếc mấy ngàn đồng vậy cà?
****
Mấy đảng viên ngồi uống rượu trên ghế. Một ông đột nhiên phán:
- Tôi thích làm việc không có lương suốt ngày đêm ở Moskva hơn là làm việc ở New York chỉ có mấy đô la mỗi giờ.
Một sĩ quan công an Liên Xô đứng gần nghe thấy khoái chí nói:
- Tôi hết sức tự hào với tấm lòng của các đồng chí! Những người có tấm lòng như các đồng chí vô cùng cần thiết. Thế nghề nghiệp của đồng chí là gì nhỉ?
- Thưa đồng chí, chúng tôi làm nghề ăn cắp ạ!
****
Tại Liên Xô người ta tiến hành thử nghiệm khoa học. Từ trên toà tháp cao, các nhà khoa học cùng một lúc thả chiếc đèn pin đang sáng và một chú mèo. Hai vật rơi xuống đất nhanh như nhau. Các nhà khoa học Liêm Xô kết luận rằng: con mèo đã rơi với tốc độ ánh sáng!
***
Một thanh niên vừa mới được kết nạp vào đảng cộng sản. Rất sung sướng và muốn chứng tỏ mình là người trung thành tuyệt đối với lãnh đạo, trong ngày sinh nhật Stalin anh thanh niên gửi điện tín cho Stalin với nội dung như sau: “Tôi xin chúc Ngài nhận được tất cả những gì mà cả dân tộc mong muốn từ nhiều năm nay”.
Ngày hôm sau, anh thanh niên nọ bị công an ập vào nhà bắt giam. Hỏi ra thì anh ta mang tội đồng loã muốn giết chết lãnh tụ đảng.
****
Tại Warsaw University, một giáo sư do đảng cộng sản gửi tới thuyết trình trong hội nghị về khoa học xã hội và nhân văn. Vị giáo sư thao thao bất tuyệt nói rằng, chủ nghĩa Marx là chìa khoá vạn năng mở cửa đến mọi ngành khoa học, từ khoa học xã hội, sinh học đến các khoa học khác, kể cả giới tính học…
Một vị giáo sư người Đức giơ tay phát biểu, ngắt lời giáo sư Ba Lan:
- Thưa ngài giáo sư, tôi xin ngài lưu ý rằng, cái chìa khoá mà dùng để mở được mọi cửa là cái móc sắt của những tay trộm chuyên nghiệp.
****
Trong xe buýt, hai thanh niên nói chuyện với nhau:
- Này, cậu có biết sự khác nhau giữa giấy toa-lét với chính phủ là gì không?
- Khó quá nhỉ, hai thứ không có gì liên hệ với nhau. Chịu thôi!
- Không có khác biệt gì hết, giống hệt nhau, vì cả hai thứ đều dùng để chùi đít.
Ngồi bên cạnh là một công an mật vụ, mặc thường phục. Ông ta đứng dậy và hỏi anh thanh niên nọ:
- Thế ông trả lời cho tôi, giữa ông và cái xe buýt này khác nhau ở điểm gì?
- Tôi không biết – anh thanh niên nói.
- Điểm khác nhau rất rõ: xe buýt tiếp tục đi, còn ông thì xuống xe và theo tôi về đồn công an!
- Nhưng mà… ông ơi, ông hiểu sai rồi, hồi nãy là tôi nói về chính phủ của nước Ý đấy chứ! – anh thanh niên khôn ngoan bào chữa.
- Thôi đi, đừng có mà lấp liếm. Anh tưởng tôi ngu à. Bao nhiêu năm làm trong ngành công an tôi biết rất rõ chính phủ nào là cái thứ đem chùi đít chứ!
***
Trong lớp tiểu học, cô giáo muốn học sinh đưa ra những ví dụ về khái niệm trừu tượng. Một học sinh được cô giáo chỉ định tìm một câu mà trong đó có từ mang tính trừu tượng “hình như”.
Học sinh suy nghĩ, chưa biết nên trả lời ra sao, thì chợt thấy trên bàn cô giáo có tờ báo đảng “Diễn đàn Nhân dân”, liền nói ngay:
- Em bé cầm tờ báo đảng đi vào rừng…
- Em có lạc đề không đấy? – cô giáo hỏi – từ “hình như” trong câu này nằm ở đâu?
- Dạ thưa cô, em bé này chưa biết đọc ạ, “hình như” em bé cầm tờ báo là để dùng vào việc đi ị…
****
Một người công an đi đến hiệu sách và hỏi người bán hàng có sách gì mới không.
- Có sách vừa mới phát hành nói về logic – người bán hàng đáp.
Công an hơi lúng túng không biết logic là cái quái gì, vì thế người bán hàng cố gắng cắt nghĩa cho anh ta hiểu:
- Nhà ông có bể nuôi cá cảnh không?
- Có.
- Thế trong bể thì có cá, đúng không?
- Đúng thế, nhiều thứ cá.
- Thế cá có thích bơi không?
- Dĩ nhiên là chúng thích rồi.
- Nếu cá thích bơi thì ta dễ dàng câu bắt chúng phải không?
- Đúng thế!
- Thế khi bắt được cá thì phải làm cái gì nhâm nhi, đúng không? Khi lâng lâng rồi mà có đàn bà bên cạnh thì tuyệt, đúng không? Mà đã có đàn bà trong tay thì mọi chuyện đều ổn cả. Đấy, logic là ở đấy.
Khoái quá, công an mua quyển sách mang ngay về đồn để khoe, gặp ngay một công an khác. Anh ta hỏi:
- Cậu có cái gì thế?
- Sách.
- Sách nói về cái gì?
- Về logic.
- Logic là cái quái gì nhỉ?
- Nhà cậu có bể nuôi cá cảnh không?
- Không!
- Thế thì cậu là thằng bê-đê, làm sao mà hiểu logic!
***
Một anh đảng viên cộng sản mới được kết nạp trình diện bí thư đảng uỷ. Anh đảng viên mới hỏi:
- Thứa đồng chí bí thư, bao giờ thì chúng ta có chủ nghĩa cộng sản?
Bí thư khoác vai người đồng chí trẻ của mình dẫn ra cửa sổ, rồi hỏi:
- Đồng chí có nhìn thấy cái xe hơi to sang trọng trước trụ sở Đảng Uỷ không?
- Dạ, có!
- Đấy là xe hơi của tôi. Thế còn cái xe hơi nhỏ hơn bên cạnh?
- Dạ, có!
- Đấy là xe hơi của phó bí thư của tôi. Thế đồng chí có nhìn thấy cái xe hơi thứ ba nào không?
- Dạ, không ạ!
- Cái thứ ba đấy chính là xe của đồng chí. Nếu đồng chí nhìn thấy nó, thậm chí không cần đậu bên cạnh xe của tôi cũng được – có nghĩa là khi ấy chúng ta có chủ nghĩa cộng sản.
****
Một học sinh từ trường về nhà hỏi bố:
- Bố à, cô giáo trong trường bữa nay nói cho tụi con nghe, Quốc hội, Chính phủ và Đảng là thế nào, nhưng mà con vẫn mù tịt, không hiểu gì hết. Bố giải thích giúp con được không?
Sau một lúc suy nghĩ để làm sao cắt nghĩa cho con dễ hiểu, người bố nói:
- Tốt nhất là thế này nghe con, bố lấy 3 thứ đó trong ví dụ về gia đình mình. Con có thể hiểu, Quốc hội trong gia đình là bố, bởi vì bố đưa ra tất cả các mệnh lệnh về công việc – tức là quyền lập pháp. Mẹ con là người thực hiện – sự thực hiện đó gọi là quyền hành pháp, là chính phủ…
- Ờ nhỉ! Nhưng còn đảng? – con trai thắc mắc tiếp.
- Đảng à con? Đảng giống như bà ngoại con vậy, vừa mù, vừa điếc nhưng việc gì cũng cứ xía loạn vô!
***
Một linh mục đi làm lễ cầu nguyện tại gia cho các gia đình. Linh mục gõ cửa nhà một người vốn không thích lễ lạc lắm. Cửa mở hé, linh mục hỏi:
- Đảng viên đảng cộng sản phải không?
- Vâng!
- Nhà anh có xe hơi không?
- Không, không có.
- Thế nhà có xe đạp không? – Linh mục hỏi tiếp.
- Cũng không có!
- Thế ít ra thì cũng có tý tiền tiết kiệm chứ?
- Không đủ ăn còn lấy đâu ra tiền tiết kiệm!
- Lạy Chúa! Nếu không thích tôi làm lễ thì cứ nói thẳng ra việc gì anh phải nhận là “đảng viên cộng sản”? Đảng viên có ai nghèo đâu!
***
Ban thanh tra nhà nước đi kiểm tra các trại nuôi gà. Viên thanh tra hỏi chủ trại:
- Trại của ông có bao nhiêu con?
- Khoảng một ngàn con.
- Ông cho gà ăn thức ăn gì?
- Bằng hạt lúa mạch.
- Trời ơi, hành vi phá hoại. Lãng phí, lãng phí! Nhà ngươi phá hoại trữ lượng lúa mì của nhà nước.
Đến một trại khác – ông chủ trại đã được người bạn bị kiểm tra gọi điện báo trước, nên trả lời rằng, gà của ông nuôi bằng đồ thừa của các nhà ăn tập thể. Ông ta cũng bị phê phán là hoang phí, vì đồ thừa của nhà ăn phải dùng để nuôi heo.
Đến một trại thứ ba (ông chủ cũng đã được báo trước bởi bạn bè), sau khi thanh tra hỏi liền trả lời ngay:
- Vì sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa nên tôi chẳng cho gà ăn gì cả. Mỗi một con gà nhận được vài xu mỗi tháng và phải tự nuôi sống lấy mình.
****
- Tại sao thủ tướng chúng ta phải mặc quần áo ngủ bằng vải trong suốt?
- Để đảng có thể biết được thủ tướng có cái “thằng nhỏ” như thế nào?
- Thế tại sao đảng lại bắt ông ta đi ngủ phải đeo cà-vạt?
- Để đảng biết được cái đầu của ông ta nằm ở đâu!
***
Sau chuyến bay vào vũ trụ của Gagarin, con trai mách với bố:
- Bố ơi, dân Nga bay vào vũ trụ rồi.
- Tất cả à?
- Dạ, không! Chỉ một người thôi ạ!
- Thế thì nói đáng sung sướng!
***
Một người miền núi đi đến cơ quan đảng uỷ xin được gia nhập đảng. Bí thư hỏi thân mật:
- Ông miền ngược ơi, hãy nói cho tôi biết, cái gì đã lôi kéo ông vào tổ chức đảng cộng sản?
- Thưa ông bí thư, ông nội tôi thuộc đám quân phiến loạn, cha tôi từng là tướng cướp, nên tôi cũng muốn gia nhập vào một băng đảng nào đó cho khỏi hổ mặt với cha ông!
***
- Khi nào thì chế độ xã hội chủ nghĩa huỷ bỏ được hiện tượng nghiện rượu tràn lan?
- Cũng cần phải có thời gian, phải đợi thêm chút chút nữa. Trước mắt là chúng ta đã đi được một bước lớn, không cho chúng có đồ mồi!
***
Nhà báo làm cuộc thăm dò dư luận xã hội trên đường phố. Nhà báo hỏi một người đi đường:
- Ông có muốn làm việc cho công đoàn đối lập không?
- Không bao giờ!
- Thế làm việc trong cơ sở quốc doanh?
- Quá ư là muốn rồi!
- Thế làm việc trực tiếp trong các cơ quan của đảng cộng sản?
- Còn gì bằng nữa, tôi sẽ làm hết sức mình, ngày cũng như đêm và cả ngày lễ, thứ 7, chủ nhật!
- Thật là một tấm gương đáng khuyến khích – nhà báo nói – Nhưng xin ông cho biết ông làm nghề gì mà lại thích làm cho đảng như thế?
- Tôi làm nghề ăn cắp chuyên nghiệp.
***
Một nữ đảng viên đảng cộng sản Liên Xô sau khi chết bị lạc vào cõi tiên. Đột nhiên mụ ta buồn tiểu tiện. Thánh Peter khuyên mụ nên làm cái vụ đó ở đám mây gần nhất. Mụ đi tới và chờ khi mây đã che khuất thì mụ vén váy, nhưng chưa kịp làm gì thì đã nghe thấy tiếng vỗ tay hoan hô ầm ầm. Ngượng quá, mụ qua đám mây thứ hai, nhưng cũng vừa kéo ngược váy lên là lại nghe thấy tiếng reo hò hưng phấn. Dù rất mót nhưng không dám làm bậy, sợ có nhiều người nhìn thấy trên thượng giới, mụ ráng đi thêm qua áng mây thứ 3, thứ 4, rồi thứ 5… nhưng cứ vén váy là nghe tiếng vỗ tay reo hò.
Bực quá, mụ quay lại nơi Thánh Peter hỏi rõ sự tình. Thánh Peter cười rồi nói:
- Thật không may cho con rồi, những đám mây này đang bay trên bầu trời Ba Lan. Ở cái nước này chỉ cần nhìn thấy cái đít của người cộng sản Nga là dân chúng buộc phải vỗ tay hoan hô.
***
Một cán bộ tuyên huấn của đảng cộng sản xuống nông thôn để tuyên truyền cho bà con về lợi ích của hợp tác hoá nông nghiệp. Sau buổi nói chuyện, đảng viên nọ vận động nông dân ghi danh vào đảng.
- Anh ghi danh vào đảng không? – Cán bộ hỏi một nông dân đứng cạnh.
- Không? – người nông dân trả lời thẳng thừng.
- Tại sao?
- Tôi thích là người nông dân tự do, bởi vì cố nội tôi, ông tôi, cha tôi đều là nông dân tự do cả.
- Cứ cho là thế, nhưng lỡ cố nội là tên ăn cắp, ông và cha của ông cũng vậy thì… – Cán bộ cố thuyết phục người nông dân.
- Nếu như thế thì tôi sẽ ghi danh vào đảng cộng sản!
***
Một nông dân một làng nọ không hiểu kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm của đảng cộng sản ban hành thực hiện là như thế nào. Họ bèn cử một đoàn đại biểu cất công lên thủ đô đòi gặp bằng được tổng bí thư để hỏi cho ra lẽ. Tổng bí thư nói:
- Các đồng chí, các đồng chí có nhìn thấy cái nhà cao kia không? Nó có 5 tầng, đúng không, nếu kế hoạch 5 năm của chúng ta hoàn thành thì nó sẽ có 25 tầng. Bây giờ thì các đồng chí đã hiểu kế hoạch 5 năm rồi phải không?
Những người nông dân gật gù trở về nhà và họ có nhiệm vụ phải giải thích cho những nông dân khác những gì đồng chí tổng bí thư đã nói. Khổ một nỗi là ở nông thôn không tìm đâu ra nhà 5 tầng. Bỗng nhìn thấy cảnh xếp hàng mua thịt trước một quầy thực phẩm, trưởng đoàn đại biểu liền nói:
- Mọi người có nhìn thấy cảnh xếp hàng nay không? Sau 5 năm thực hiện kế hoạch kinh tế, hàng người sẽ dài thêm 5 lần…
***
Tại một cuộc họp của hợp tác xã nông nghiệp, đồng chí bí thư đảng uỷ xã phát biểu:
- Thưa bà con, cuộc họp hôm nay bàn về hai vấn đề về xây dựng. Vấn đề thứ nhất là mọi nhà phải xây chuồng heo để tăng nguồn cung cấp thịt cho đất nước. Vấn đề thứ 2 là xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nhưng vì hiện nay trong thời kỳ quá độ, đất nước trải qua chiến tranh còn nghèo nàn, chúng ta chưa có đủ vật liệu để xây dựng chuồng nuôi heo. Vì thế chúng ta bắt tay vào việc xây dựng xã hội chủ nghĩa trước.
****
Trong một cuộc họp các đối tượng ưu tú chuẩn bi được kếp nạp, bí thư đảng thuyết trình về xây dựng xã hội chủ nghĩa:
- Thưa các đồng chí! Về nguyên tắc thì công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của nước ta đã hoàn thành. Ở phía chân trời đã xuất hiện cuộc sống với chủ nghĩa cộng sản mà trong đó là sự tiến bộ và thịnh vượng.
Một người trong phòng bỗng lên tiếng:
- Thưa đồng chí bí thư, nếu vậy thì chỉ còn là vấn đề thủ tục hoá, nhưng hiểu chân trời như thế nào ạ?
- Đồng chí này, chân trời… chân trời – Bí thư lúng túng – là khái niệm điểm giao của bầu trời và mặt đất, càng đi về phía nó thì nó lại tiến ra xa.
****
Một đoàn nông trang viên Liên Xô sang thăm nông trại Ba Lan. Nhìn chuồng heo, đại biểu Liên Xô hỏi:
- Một con heo ở đây bình quân nặng bao nhiêu ký?
- À, cỡ 400 kí lô – giám đốc nông trường Ba Lan trả lời hơi có phần phóng đại.
- Bên Liên Xô cúng tôi heo nặng hơn nhiều, đôi khi nhiều con cân nặng tới 1.600 kí lô – trưởng đoàn Liên Xô nói, nét mặt có vẻ đầy kiêu hãnh.
Họ tiếp tục đi thăm các nơi khác. Nhìn con bò, khách hỏi:
- Con bò này nặng bao niêu?
- Khoảng 2.500 kí lô – giám đốc Ba Lan trả lời đắc chí.
- Ở Liên Xô bê của chúng tôi nặng gấp đôi như thế – Khách nhún vai.
Quay trở lại sân trụ sở nông trường, nhìn thấy chú nhím, không biết là con gì, khách hỏi:
- Con gì vậy?
- Đây là những con rệp Ba Lan – Giám đốc Ba Lan trả lời tháu cáy.
Khách Liên Xô tròn mắt kinh ngạc rồi nói:
- Rệp bên Liên Xô chúng tôi không to như thế nhưng nơi nào cũng nhung nhúc, hàng triệu con.
****
Tổng bí thư trong tình trạng bực bội trở về nhà, vừa mở cửa đã la lối vợ:
- Bà cởi hết quần áo ra!
- Ông điên sao đấy! – vợ tổng bí thư hét lên.
- Tôi ra lệnh cho bà cởi thì phải cởi, đây là mệnh lệnh của đảng, tôi đang thực hiện điều tra công vụ. Cởi ra nhanh lên!
Bà vợ đành im lặng ngoan ngoãn bỏ váy và áo ra.
- Cởi hết, trần truồng!
Bà vợ thấy nét mặt chồng căng thẳng và cương quyết nên sợ hãi làm theo. Tổng bí thư đi vòng quanh quan sát vợ rất kỹ, sau đó nói với vợ giọng đầy kinh ngạc:
- Tôi không thể hiểu được, có gì hấp dẫn đâu mà dân các nước tư bản chúng nó khoái khiêu vũ khoả thân thế nhỉ?
****
Mao Trạch Đông viết thư cho Stalin xin viện trợ, nội dung như sau: “Nhân dân chúng tôi đang gặp nạn đói, đề nghị đồng chí viện trợ khẩn cấp ít nhất một tỷ đô la, 50 triệu tấn than và 50 triệu tấn gạo”.
Mao Trạch Đông nhận dược điện trả lời như sau: “Đô la à, quá đơn giản. Than cũng thế. Nhưng mà tụi Ba Lan chúng nó chỉ trồng khoai tây thì lấy đâu ra từng ấy gạo nhỉ?”.
****
Theo tin nội bộ của đảng bị lọt ra ngoài thì đám tang chủ tịch đảng tốn kém hàng chục triệu đôla. Một con số lớn kinh khủng. Nếu sử dụng số tiền đó, chúng ta có thể chôn hết toàn bộ Ban chấp hành Trung ương Đảng mà vẫn còn dư.
****
Lãnh đạo gọi một đảng viên mới lên thẩm vấn.
- Chúng tôi muốn hỏi đồng chí, tại sao đồng chí lại khai man lý lịch?
- Tôi khai man? – Đảng viên mới ngạc nhiên đáp.
- Tại sao đồng chí khai bố là công nhân, nhưng điều tra ra thì chúng tôi biết bố đồng chí trước đây là chủ nhà thổ.
- Thưa đồng chí, thành thực mà nói thì cũng không có gì sai, tôi chỉ khai trẹo đi một chút. Bố tôi dặn rằng khai là công nhân thì mới vào được đảng. Bố tôi cũng nói rằng, làm việc cho đảng thì giống y như chỗ bố làm ngày trước. Mà đồng chí biết, nhà thổ là mỏ vàng mà!
****
Cô giáo hỏi học sinh:
- Bố em làm nghề gì?
- Thưa cô, làm điếm!
- Sao lại thế được? – Cô giáo ngạc nhiên.
- Bởi em thấy mỗi buổi sáng khi đi làm bố em toàn chửi thề: “Mẹ kiếp, lại phải chui vào cái nhà thổ”, còn mẹ thì thở dài sườn sượt ca cẩm: “Không bết bao giờ lũ điếm ấy trả cho ông nhiều hơn một tý”.
***
- Có gì khác nhau giữa những ông tuổi hưu trí nước Mỹ, nước Pháp và nước xã hội chủ nghĩa?
- Rất rõ rệt. Ông người Mỹ cầm chai rượu whisky vừa uống vừa câu cá; ông người Pháp cầm chai Cogniac đi tìm gái điếm mua vui. Còn công dân các nước xã hội chủ nghĩa thì cầm chai nhưng nhỏ hơn, gọi là lọ đựng nước tiểu và xếp hàng trong bệnh viện chờ khám bệnh.
***
Tổng bí thư đảng mời mẹ từ quê lên thủ đô thăm mình. Trước hết tổng bí thư đưa mẹ từ sân bay về trụ sở đảng, nơi ông ta làm việc. Bà mẹ kinh ngạc nhìn các tiện nghi của con và phong thái oai phong khi sai bảo cộng sự.
Đưa mẹ về dinh thự riêng bằng chiếc xe hơi sang trọng, tổng bí thư chỉ cái nhà và chiếc xe hãnh diện nói với mẹ:
- Mẹ à, tất cả những thứ này là của con đấy.
Bà mẹ có vẻ sợ hãi, nắm lấy áo của tổng bí thư nói thầm:
- Con ơi, thế này mà giai cấp vô sản của chúng ta họ biết, họ làm cách mạng lật đổ con, tước đoạt hết thì uổng quá mà có khi toi mạng con ạ!
***
- Lúc nào những người lãnh đạo cũng nói kinh tế sẽ tốt hơn mà sao ở làng quê cái gì cũng thiếu thốn. Có chút hàng là dân chen nhau, xếp hàng để mua, mà chắc gì đến lượt thì còn. Khổ quá! – Một bà nông dân than vãn.
- Thế này là tốt lắm rồi bà ơi, không biết ơn đảng thì thôi lại còn oán trách. Bà có nhớ hồi chiến tranh cả tuần chúng ta không có lấy một mẩu bánh mỳ lót dạ không? Rồi nhìn người ta kìa, bên sa mạc Sahara ấy, dân châu Phi chết đói hàng loạt!
- Thế hả? Nhưng ở bên Sahara cộng sản cai trị bao nhiêu năm rồi vậy? – Bà nông dân hỏi.
***
Tại sao công an thường đi công vụ theo tốp ba người? Bởi vì một người biết đọc, một người biết viết, còn người thứ ba làm nhiệm vụ canh chừng hai nhà trí thức khả nghi.
***
Các nhà khảo cổ tìm được tại Ai Cập một bức tượng đá từ thời vua Faraon nhưng vì hư hại nhiều nên không thể nào xác định được bị tên nhân vật được đúc tượng này. Họ liền gửi về Bộ công an để nghiên cứu. Sau vài ngày, đoàn khảo cổ nhận được điện tín: “Tên của nhân vật được đúc tượng đá là Ramez XXV”. Rất ngạc nhiên, một vị giáo sư gọi điện thoại về hỏi đồng nghiệp:
- Bằng cách nào mà Bộ công an tìm ra nhanh chóng thế?
- Họ không dùng phương pháp như chúng ta, mà dùng “nghiệp vụ đặc biệt” để hỏi cung tượng đá mấy tiếng đồng hồ, nó chịu không nổi nên phải khai báo!
***
- Tại sao vặn bóng đèn cần phải có tới 5 công an?
- Bởi vì một người đứng trên ghế cầm bóng đèn, 4 người còn lại quay anh ta cho đến khi lấy được bóng đèn ra.
***
Một người đến tiệm bán đồ hỏi mua một số thứ cơ bản nhất đề dùng cho sinh hoạt gia đình như giường tủ, bàn, ghế, bát đĩa v.v…
- Bao giờ thì tôi nhận được hàng, xe chở đến tận nhà chứ?
- Một tuần nữa nhưng ông phải trả trước 50%.
- Như vậy là sau đúng một tuần? Buổi sáng hay buổi chiều?
- Có gì quan trọng giữa sáng và chiều? Ông thích giờ nào? – Chủ cửa hàng ngạc nhiên hỏi.
- Với tôi thì rất quan trọng, ông cho hàng đến nhà tôi vào buổi chiều.
- Ông có thể cho biết vì sao được không, đến sớm có phải mình thư thả hơn không?
- Không được! Nhà tôi bị “kiểm tra hành chính” vào buổi sáng!
***
Các nhà lãnh tụ đảng cộng sản rủ nhau đi nghỉ mát ở vùng biển. Một hôm họ cùng tắm. Nước ngập đến tai Tổng bí thư Ba Lan, ngập đến cổ tổng bí thư Đức, còn tổng bí thư Liên Xô chỉ ngập đến đầu gối. Nhưng không hiểu sao, từ chỗ tổng bí thư Liên Xô có tiếng kêu thất thanh: “Cứu tôi với!”.
- Có gì mà đồng chí la lối vậy thưa đồng chí tổng bí thư? Nơi đứng của đồng chí cạn vậy cơ mà!
- Không đúng – Tổng bí thư Liên Xô gầm lên – tôi đang đứng trên đầu Fidel Castro, ông ta kêu cứu đấy chứ!
***
Chống lại sự nổi dậy của công đoàn đối lập, nhà nước Ba Lan ban hành tình trạng chiến tranh. Buổi tối, 10 giờ 55 phút. Toán công an tuần tra bắt gặp một sinh viên bèn giữ lại khám xét giấy tờ. Sau một lúc, trưởng toán công an lệnh cho đồng sự:
- Dẫn nó về đồn nhốt lại, vi phạm thiết quân luật!
- Sao lại như vậy, đã đến 12 giờ đêm đâu – Một công an lên tiếng với vẻ ngạc nhiên.
- Tôi biết thằng này. Từ đây về đến chỗ nó ở phải mất ít nhất một tiếng rưỡi, kiểu nào thì nó cũng không kịp về nhà trước giờ giới nghiêm.
***
- Có gì khác nhau giữa chiến tranh và tình trạng chiến tranh?
- Trong chiến tranh cả hai bên đều được quyền bắn, trong tình trạng chiến tranh chỉ có một bên.
***
Một lính Nga nói chuyện với lính Mỹ.
- Thế nào, chỗ các anh chắc được ăn uống no đủ nhỉ? – Lính Nga hỏi.
- Tất nhiên là như vậy. Chúng tôi đến nhà ăn, thích gì thì lấy thoải mái, nhưng cố gắng ăn không để quá 6.000 calory.
Lính Nga về báo cáo cấp chỉ huy. Liền sau đó, các báo của đảng nêu một thí dụ điển hình về sự dối trá của chủ nghĩa tư bản.
Thông báo viết: “Chúng ta không thể tưởng tưởng nổi tại sao người Mỹ khoét lác quá đáng như thế. Để có 6.000 calory thì một lính Mỹ phải ăn tới 20 kí khoai tây và 16 ký bắp cải. Sức người nào có thể nhồi nhét được như thế!”.
***
Thư ký của một bí thư đảng thầm thì với đồng sự ở cơ quan:
- Cậu biết không, hôm qua tớ đi công tác về nhà sớm hơn dự định, cậu biết tớ nhìn thấy gì không? Tớ nhìn thấy bí thư đang ngủ với vợ tớ trên giường!
- Thế cậu hành động như thế nào? – Đồng sự sốt sắng hỏi.
- Thật may cho tớ, bí thư say sưa làm tình nên không nhìn thấy tớ! Tớ biến thật êm ngay!
***
Ngài tổng bí thư đảng cùng phu nhân sau khi công du nước ngoài trở về nhà. Phu nhân lại hỏi chồng máy bay đang ở đoạn đường nào.
- Chúng ta đang ở trên Đông Đức.
Nửa giờ sau, câu hỏi được lặp lại. Tổng bí thư nói:
- Chúng ta đang ở trên Ba Lan.
Một giờ sau, sau khi vợ hỏi, tổng bí thư bực bội nói:
- Chúng mình về đến nơi rồi
- Hay quá, sao anh biết giỏi quá vậy.
- Bà nhìn tay tôi đây này. Mỗi lần bà hỏi tôi đều đưa tay ra ngoài để xem xét. Chỗ người ta hôn tay tôi là bọn Đông Đức, nơi tụi nó nhổ nước miếng vào tay tôi là bọn Ba Lan khốn kiếp, còn lũ giật đồng hồ trên tay tôi không là dân Liên Xô thì còn ai vào nữa.
****
Cô giáo nói với học sinh rằng mỗi em ngày mai xin bố mẹ 10 đồng để đóng góp cho trường hưởng ứng việc cứu trợ trẻ em Bangladesh bị thiên tai bão lụt. Ngày hôm sau, các em đều mang nộp cho cô đầy đủ, riêng có một bé trai giải thích với cô giáo:
- Thưa cô, bố em nhất định không cho em 10 đồng, vì bảo rằng bố không tin nơi ấy trẻ em bị đói.
Một thời gian sau, một cuộc quyên góp khác diễn ra. Lần này cô giáo nói rằng Công đoàn Lao động của Bangladesh sẽ đảm nhiệm việc phân phát tiền. Bé trai kỳ trước vẫn tay không đến lớp và nói:
- Bố em vẫn không tin số tiền quyên góp sẽ đưa được đến đúng nơi người dân bị đói khổ.
Vài ngày sau, cô giáo nói với các em đóng góp tiếp 10 đồng để phát triển đảng cộng sản Bangladesh anh em. Cậu bé nọ mang đến 15 đồng. Cô giáo rất ngạc nhiên hỏi tại sao.
- Thưa cô, bố em bảo nếu ở Bangladesh có đảng cộng sản và Công đoàn Lao động thì chắc chắn người dân ở đó bị đói, cần phải giúp đỡ, nhưng nên giúp nhiều hơn để sau khi bị ăn bớt thì dân còn được chút ít.
***
- Có gì khác nhau giữa hài kịch, bi kịch và chủ nghĩa xã hội hiện thực.
- Bi kịch là hoàn cảnh mà khi anh có bạn gái nhưng không có phòng riêng. Hài kịch là khi anh có phòng riêng mà không có bạn gái. Còn khi anh có bạn gái và phòng riêng nhưng anh phải đi họp chi bộ đảng thì đấy là chủ nghĩa xã hội hiện thực.
***
Bí thư tỉnh uỷ Tổng bí thư về quê thăm mẹ. Họ hàng họp mặt đông đủ, tiệc tùng vui vẻ, bà mẹ nói với mọi người:
- Đúng là một người làm quan cả họ được nhờ, thằng con trai tôi thông minh thật, vừa có quyền, vừa giàu có. Tôi mà biết nó thông minh như thế thì hồi đó cũng cố gắng thêm để cho nó theo hết tiểu học.
***
Gây nhiều tội ác nên sau khi từ trần Tổng bí thư bị đưa xuống địa ngục. Diêm Vương đồng ý cho Tổng bí thư được chọn phòng nhục hình. Vị Tổng đi dọc hành lang để quan sát. Cai ngục mở phòng thứ nhất ra thì thấy toàn những vạc dầu đang sôi sùng sục. Phòng thứ hai là nơi tử tội bị làm lạnh thành băng đá. Các phòng khác đều với những cực hình khổ ải làm vị Tổng sợ run lẩy bẩy vì biết rằng mình không thể nào chịu nổi. Đến phòng cuối, cửa vừa mở ra thì vị Tổng thấy toàn những người quen, nào là Lenin, Hitler, rồi Stalin, Mao Trạch Đông, Berman… Mọi người đang hút xì-gà trò chuyện huyên náo, dù phải đứng trong bể cứt, nhưng mực cứt chỉ cao đến bụng.
- Tôi chọn chỗ này – Vị Tổng cả quyết với cai ngục – Đứng trong cứt mà đến bụng thì cũng chịu được, hơn nhiều nơi khác.
- Ông quyết định lấy chỗ này? Cai ngục phân vân hỏi.
- Vâng, đúng chỗ này.
- Vậy ông xuống đi!
Vị Tổng mới lội xuống chưa kịp bắt chuyện với những người anh em thì nghe thấy cai ngục canh phòng này hô lớn:
- Hết giờ đứng giải lao. Tất cả ngụp đầu sâu xuống!
****
Một người Mỹ đi xe hơi của Mỹ sản xuất tới thủ đô Warsaw, Ba Lan, dừng lại hỏi công an giao thông đường đi về hướng công viên nơi có trình diễn nhạc Chopin. Công an rất lịch sự nói:
- Thưa tướng quân, Ngài cứ đi thẳng, đến ngã tư đầu thì rẽ trái, thẳng một đoạn nữa là Ngài thấy ngay công viên từ xa.
Khi xe du khách đi khuất, một công an khác hỏi đồng nghiệp:
- Hay nhỉ, ông khách chẳng nói gì về mình mà sao cậu biết ông ta là tướng.
- Cậu ngốc thật! – Công an hồi nãy nói chuyện với người Mỹ nói – Thế cậu không nhìn thấy hàng chữ “General Motors” trên ô tô à?
***
Trên nghĩa trang, hai con ma chui ra khỏi mộ nói chuyện với nhau.
- Chà, chà! Trông hình hài ông ốm yếu, thê thảm quá! – Một con ma kêu lên – Ông nằm ở đây từ bao giờ vậy?
- Trời ạ, chưa lâu lắm, khoảng hai năm gì đó thôi. Thời buổi xã hội chủ nghĩa thiếu ăn, ông biết không? Còn ông, trông ông bảnh lắm, thế họ chôn ông từ bao lâu rồi.
- Trước chiến tranh, từ hồi chưa có xã hội chủ nghĩa.
Đột nhiên một quái nhân, trông xương không ra xương, người chẳng ra người, còn gớm giếc hơn cả ma, tiến tới. Hai con ma hỏi ngay:
- Này ông bạn, ông chết hồi nào?
Quái nhân sợ hãi trả lời:
- Tôi có chết đâu mà các ông nói gì kỳ cục vậy. Tôi là thợ xây dựng, công nhân của giai cấp tiên phong đang trên đường đi làm về nhà đấy chứ!
***
Trong biệt thư sang trọng, tổng bí thư lên giường, dục vợ đi ngủ. Bà vợ trước bàn trang điểm đang mải mê tỉa lông mày. Bà hỏi chồng:
- Anh yêu quý, mười mấy năm trước đây khi anh còn là một gã nhà quê, không bằng cấp, cũng chẳng có một tý tri thức gì, lúc đó có bao giờ anh mơ ước rằng, một ngày nào đó anh sẽ được làm tình với phu nhân tổng bí thư không?
***
Trong một cửa hàng thực phẩm quốc doanh, nữ khách hàng hỏi:
- Ở đây có bột mỳ không thưa ông?
- Đội ơn Chúa, có bà ạ!
- Thế còn muối?
- Đội ơn Chúa, có, thưa bà!
Một công an đứng cạnh nghe câu chuyện hỏi, đáp giữa hai người bèn can thiệp:
- Thế là thế nào. Tại sao lại “đội ơn Chúa”?! Ông có biết có tất cả những thứ ấy là do ai không? Ông phải nói là “Đội ơn Đảng” mới đúng chứ!
Người bán hàng tái mặt, vội xin lỗi công an về cách ăn nói sai lầm của mình. Khi bà khách hàng hỏi tiếp:
- Thế hôm nay có bơ không hả ông?
Ông bán hàng liếc xéo công an rồi nói ngay:
- “Đội ơn Đảng”, không có bà ạ!
***
Đảng viên đảng cộng sản được chia thành 5 loại:
1: Xe Mercedes – Rựợu hảo hạng – Các nữ nghệ sĩ, người mẫu.
2: Xe Volga – Vodka loại ngon (dành cho xuất khẩu) – Nữ thư ký.
3: Xe hơi nội địa bình thường – Vodka dùng trong nội địa – Bạn gái cùng nhiệm sở.
4: Xe bus công cộng – Rượu trái cây tự chế – Vợ mình.
5: Xe bò kéo – Một chai bia – Bà quét rác.
***
Một Bộ trưởng sau khi bị cấp lãnh đạo Đảng khiển trách vì thiếu trình độ chuyên môn, quản lý liền tức tưởi phóng xe hơi đến trường đại học. Hiệu trưởng ra tiếp chuyện.
- Thưa đồng chí giáo sư hiệu trưởng tôi đang ở học kỳ thứ mấy của trường?
- Dạ, Bộ trưởng đợi chút, tôi kiểm tra ngay!
Vị Hiệu trưởng kiểm tra, sau một lúc trả lời;
- Dạ thưa, Bộ trưởng đang ở học kỳ 3, tức năm thứ hai của đại học ạ?
- Cái gì? Thật khỉ, sao thư ký nói tôi sắp có bằng tốt nghiệp rồi. Làm sao mà các người làm chậm như thế?!
***
Tổng bí thư đi tham quan các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vượt trội kế hoạch.
- Thế nào đồng chí giám đốc, các đồng chí nhận được phần thưởng của cấp trên tặng chứ?
- Thưa Tổng bí thư, tất nhiên ạ!
- Thế thường đồng chí sử dụng tiền thưởng vào việc gì?
- Dạ, để mua xe hơi, phần còn lại thì dành để mua nhà ở.
Tổng bí thư đi xuống phân xưởng, gặp gỡ Trưởng ca sản xuất.
Vị Tổng hỏi Trưởng ca có nhận được tiền thưởng hay không và chi dùng tiền thưởng ra sao. Trưởng toán nói rằng để mua xe gắn máy, phần còn lại thì dành dụm để mua máy giặt cho vợ đỡ khổ.
Sau đó, Tổng bí thư xuống trò chuyện với công nhân.
- Các đồng chí làm việc tốt chứ? Tôi nhiệt liệt biểu dương tình thần lao động vì xây dựng xã hội chủ nghĩa của các đồng chí.
- Cám ơn Tổng bí thư, công nhân chúng tôi phải làm thêm cả ca đêm, nhưng may mắn là kịp thời hạn giao hàng.
- Thế các đồng chí dùng tiền thưởng mua gì?
- Mua giày!
- Thế phần tiền còn lại?
- Mẹ vợ bù cho vào phần còn lại ạ!
***
Cái gì khác biệt giữa công nhân Ba Lan và công nhân Liên Xô?
- Khác rất rõ! Công nhân Ba Lan làm gì thì cả thế giới biết và ủng hộ. Còn công nhân Liên Xô làm cái gì thì ngay cả Thợ Cả phụ trách họ cũng không biết.
***
- Tại sao các đảng viên Ba Lan trước khi gia nhập đảng cộng sản thì phải cung cấp cho đảng mỗi người hai tấm phim chụp X-Quang, một tấm từ bụng trở lên, một tấm từ bụng trở xuống?
- Bởi vì đảng sẽ soi xem, ai có Chúa ở trong tim, còn Đảng nằm ở hậu môn.
***
Hội đồng tuyển dụng phỏng vấn các bà làm công việc quét dọn. Trong phòng kín, thư ký hội đồng cho gọi từng người vào để trả lời các câu hỏi. Người đầu tiên nghe thấy gọi tên mình liền bước vào phòng chào lễ phép. Bà ta được chỉ ngồi vào ghế.
- Thưa công dân, công dân cho tôi biết nhiệm vụ của người chăm sóc bộ mặt của nhà xí và nơi tiểu tiện công cộng bao gồm những gì? – Nữ Thư ký hỏi.
- Cần phải lau chùi thật kỹ – Thí sinh trả lời.
- Đúng, còn gì thêm nữa không?
- Tẩy trùng những nơi ô uế.
- Thế công dân đã có mặt ở trụ sở Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng chưa? Công dân có thể cho biết những người làm công tác dọn dẹp nhà xí của Trung Ương có bổn phận như thế nào?
- Dạ, lau kỹ nền nhà, đánh bóng các bức tường đá cẩm thạch và xịt thật nhiều nước thơm…
- Rất tốt, cám ơn đồng chí! – Một cán bộ trong hội đồng nói.
Bà thí sinh hồ hởi ra ngoài, ngay lập tức bị các bà dự thi khác bao vây hỏi về các câu phỏng vấn.
- Có ba câu hỏi thôi – Bà thí sinh nói – Hai câu về nghiệp vụ, một câu về chủ nghĩa Mác.
***
Một cựu Bộ trưởng giáo dục đi vào tiệm Cà-phê. Người giữ quần áo đon đả:
- Xin chào Ngài Bộ trưởng!
- Ủa, thế ông biết tôi à?
- Khi ông còn làm Bộ trưởng thì tôi cũng đã là thầy giáo.
Cựu Bộ trưởng ngồi vào bàn, người hầu bàn đến và nói:
- Chào Ngài Bộ trưởng a!
- Ủa, ông cũng biết tôi sao?
- Khi tôi còn là thầy giáo thì ông là Bộ trưởng.
Cựu Bộ trưởng lúc bước ra ngoài gặp một gã ăn xin đứng ngay ở cửa.
- Xin chào Ngài Bộ trưởng!
- Còn ông nữa, thế ông cũng đã từng là giáo viên?
- Không – Người ăn mày đáp – Tôi không phải “đã từng là” mà đang là giáo viên, thưa Ngài. Chỉ có điều tôi phải kiếm thêm ngoài giờ thôi!
***
- Có thể chỉ trích đường lối lãnh đạo của đảng cộng sản không?
- Có chứ, nhưng mà điều này giống như hôn vào đít sư tử; sự an toàn cho mạng sống cực kỳ thấp mà sự dễ chịu thì chẳng có gì đáng nói.
***
- Khi nào thì văn hoá phương Tây đến với Liên Xô?
- 5 phút sau khi bom nguyên tử nổ.
- Có thể xây dựng được xã hội chủ nghĩa ở Thuỵ Sĩ không?
- Không! Tất nhiên là không. Một quốc gia quá nhỏ cho một bất hạnh quá lớn!
- Những người gù lưng có xây dựng được xã hội chủ nghĩa không?
- Không! Trước hết hàng triệu người thẳng lưng xây dựng nó, tiếp theo mới là những thằng gù hưởng lợi.
- Chủ nghĩa cộng sản do các triết gia khoa học tạo nên hay là những người thực hành nó?
- Những người thực hành nó, bởi vì những nhà khoa học thử nghiệm nó trước hết trên chuột bạch.
***
Một tiếu lâm góp vui dịch từ tạp chí “Playboy” phiên bản tiếng Ba Lan:
Một sĩ quan công an đi câu cá, tóm được một chú cá lớn, mừng thầm rằng sẽ có một bữa cá tươi.
Gỡ lưỡi câu định cho cá vào giỏ thì công an chợt thấy cá năn nỉ:
- Thưa ông, tôi không phải là cá thường, tôi là cá tiên. Hãy thả tôi xuống sông, tôi sẽ cho ông thực hiện ba điều ước.
- Trời đất! Thật vậy sao? – Viên công an kêu lên – Nhưng làm sao ta có thể tin nhà người được? Bây giờ nếu ta ước điều thứ nhất mà đúng, ta sẽ thả ngươi ngay.
- Vâng, ông cứ ước đi, nghĩ trong đầu cũng được!
Viên công an nghĩ ngay đến cung điện nguy nga lộng lẫy. Ngay lập tức cung điện hiện ra trước mắt. Khoái chí quá, hắn vuốt ve cá trước khi thả xuống nước:
- Tuyệt, tuyệt, nhà ngươi về với Hải vương nghe. Nhưng còn nợ ta hai điều ước đấy.
Có lâu đài rồi thì phải có tiền. Thật nhiều! – Viên công an nghĩ và nói: ”Hãy cho ta đầy vàng bạc châu báu trong lâu đài!’
Trong nháy mắt tiền vàng bay vào lâu đài như mưa sa.
Quen tật, có tiền là nghĩ đến gái, viên công an lẩm bẩm: “Giá lúc nào mình cũng được áp mặt vào cái L… mềm mại của các em thì toại nguyện”.
Ngay lập tức hắn ta bị biến thành miếng băng vệ sinh của phụ nữ!
Lê Diễn Đức dịch
Trong một chế độ bóp nghẹt và bưng bít thông tin, bị đàn áp, phong toả mọi mặt từ tinh thần đến vật chất, khi nói lên những bất đồng chính kiến với chính quyền, người dân trong các chế độ cộng sản thường dùng một thứ vũ khí lợi hại là văn học dân gian trào phúng, truyền miệng.
Xin gửi tới bạn đọc một phần trong cuốn sách này (do tôi dịch) để chúng ta cười thư giãn một chút vào cuối tuần.
Lê Diễn Đức
Sĩ quan Liên Xô nói chuyện với một tân binh:
- Ai là cha của anh?
- Dạ, nguyên soái Stalin ạ!
- Sao lại như vậy được?
- Thì người ta vẫn nói nguyên soái là cha già của dân tộc đấy thôi!
Sĩ quan rất ngạc nhiên nhưng đành phải thừa nhận tân binh có lý. Ông ta hỏi tiếp:
- Thế ai là mẹ của anh?
- Dạ, Liên Xô ạ!
- Thế có nghĩa là thế nào?
- Thì người ta vẫn nói Liên Xô là mẹ của tất cả các dân tộc…
Trả lời của tân binh làm viên sĩ quan khoái trá. Với niềm hy vọng lớn lao, anh ta hỏi tân binh bằng giọng thân mật:
- Thế cậu muốn trở thành người như thế nào?
- Dạ, thưa, em muốn thành đứa mồ côi ạ!
****
Một gã ăn mặc bẩn thỉu, hôi hám bước vào cửa hàng sách hỏi người bán hàng:
- Ở đây có bán tranh chân dung Lenin không?
- Có!
- Thế tranh Stalin?
- Cũng có!
- Bán cho tôi 10 chiếc.
Vài ngày sau, người khách hàng trở lại, ăn mặc trông đã có vẻ tươm tất hơn.
- Bán cho tôi 20 tranh Lenin, 20 tranh Stalin.
Mấy ngày trôi qua, bối cảnh được lặp lại. Lần này người mua hàng bận veston sang trọng và đòi mua tranh Lenin và Stalin, mỗi thứ 50 cái. Lần tiếp sau, anh ta đi đến hiệu sách bằng xe hơi riêng, hỏi mua mỗi thứ 100 cái thì người bán hàng không kìm được kinh ngạc nữa:
- Này, ông bạn! Chuyện gì xảy ra với những bức chân dung vậy? Làm sao mà ông mua xe hơi nhanh như thế? Mới cách đây không lâu ông còn chả có gì ăn vận?…
- À, tôi mở trường dạy bắn súng ngoài ngoại ô thành phố. Người ta tranh nhau lấy chân dung 2 vị này làm bia để bắn ấy mà…
****
Chủ tịch xã đến thăm một gia đình nông dân và thuyết phục chủ nhà cho vay mấy ngàn đồng vào mục đích hiện đại hoá nông thôn. Người nông dân không tin tưởng lắm về ý định của ông chủ tịch.
- Từng này tiền cơ à… Lỡ không thành thì sao?
- Ông đừng sợ, tổng bí thư của chúng ta là sự bảo đảm chắc chắn – Chủ tịch nói.
- Nhưng mà tổng bí thư có sống mãi được đâu?
- Sau lưng tổng bí thư là đồng chí Stalin – chủ tịch khẳng định.
- Chà, nhưng ông Stalin còn già hơn cả tổng bí thư nhà ta nữa… – Người nông dân nói.
- Được rồi, tôi nói thế này nhá. Liên Xô là đảm bảo an toàn nhất cho việc mượn tiền này.
- Thưa ông, nhưng ông thấy, trong lịch sử, có cường quốc nào tồn tại vĩnh viễn đâu. Đã bao nhiêu cường quốc sụp đổ…
- Này, thế nếu như chuyện sụp đổ sẽ xảy ra thì có gì đâu mà ông tiếc mấy ngàn đồng vậy cà?
****
Mấy đảng viên ngồi uống rượu trên ghế. Một ông đột nhiên phán:
- Tôi thích làm việc không có lương suốt ngày đêm ở Moskva hơn là làm việc ở New York chỉ có mấy đô la mỗi giờ.
Một sĩ quan công an Liên Xô đứng gần nghe thấy khoái chí nói:
- Tôi hết sức tự hào với tấm lòng của các đồng chí! Những người có tấm lòng như các đồng chí vô cùng cần thiết. Thế nghề nghiệp của đồng chí là gì nhỉ?
- Thưa đồng chí, chúng tôi làm nghề ăn cắp ạ!
****
Tại Liên Xô người ta tiến hành thử nghiệm khoa học. Từ trên toà tháp cao, các nhà khoa học cùng một lúc thả chiếc đèn pin đang sáng và một chú mèo. Hai vật rơi xuống đất nhanh như nhau. Các nhà khoa học Liêm Xô kết luận rằng: con mèo đã rơi với tốc độ ánh sáng!
***
Một thanh niên vừa mới được kết nạp vào đảng cộng sản. Rất sung sướng và muốn chứng tỏ mình là người trung thành tuyệt đối với lãnh đạo, trong ngày sinh nhật Stalin anh thanh niên gửi điện tín cho Stalin với nội dung như sau: “Tôi xin chúc Ngài nhận được tất cả những gì mà cả dân tộc mong muốn từ nhiều năm nay”.
Ngày hôm sau, anh thanh niên nọ bị công an ập vào nhà bắt giam. Hỏi ra thì anh ta mang tội đồng loã muốn giết chết lãnh tụ đảng.
****
Tại Warsaw University, một giáo sư do đảng cộng sản gửi tới thuyết trình trong hội nghị về khoa học xã hội và nhân văn. Vị giáo sư thao thao bất tuyệt nói rằng, chủ nghĩa Marx là chìa khoá vạn năng mở cửa đến mọi ngành khoa học, từ khoa học xã hội, sinh học đến các khoa học khác, kể cả giới tính học…
Một vị giáo sư người Đức giơ tay phát biểu, ngắt lời giáo sư Ba Lan:
- Thưa ngài giáo sư, tôi xin ngài lưu ý rằng, cái chìa khoá mà dùng để mở được mọi cửa là cái móc sắt của những tay trộm chuyên nghiệp.
****
Trong xe buýt, hai thanh niên nói chuyện với nhau:
- Này, cậu có biết sự khác nhau giữa giấy toa-lét với chính phủ là gì không?
- Khó quá nhỉ, hai thứ không có gì liên hệ với nhau. Chịu thôi!
- Không có khác biệt gì hết, giống hệt nhau, vì cả hai thứ đều dùng để chùi đít.
Ngồi bên cạnh là một công an mật vụ, mặc thường phục. Ông ta đứng dậy và hỏi anh thanh niên nọ:
- Thế ông trả lời cho tôi, giữa ông và cái xe buýt này khác nhau ở điểm gì?
- Tôi không biết – anh thanh niên nói.
- Điểm khác nhau rất rõ: xe buýt tiếp tục đi, còn ông thì xuống xe và theo tôi về đồn công an!
- Nhưng mà… ông ơi, ông hiểu sai rồi, hồi nãy là tôi nói về chính phủ của nước Ý đấy chứ! – anh thanh niên khôn ngoan bào chữa.
- Thôi đi, đừng có mà lấp liếm. Anh tưởng tôi ngu à. Bao nhiêu năm làm trong ngành công an tôi biết rất rõ chính phủ nào là cái thứ đem chùi đít chứ!
***
Trong lớp tiểu học, cô giáo muốn học sinh đưa ra những ví dụ về khái niệm trừu tượng. Một học sinh được cô giáo chỉ định tìm một câu mà trong đó có từ mang tính trừu tượng “hình như”.
Học sinh suy nghĩ, chưa biết nên trả lời ra sao, thì chợt thấy trên bàn cô giáo có tờ báo đảng “Diễn đàn Nhân dân”, liền nói ngay:
- Em bé cầm tờ báo đảng đi vào rừng…
- Em có lạc đề không đấy? – cô giáo hỏi – từ “hình như” trong câu này nằm ở đâu?
- Dạ thưa cô, em bé này chưa biết đọc ạ, “hình như” em bé cầm tờ báo là để dùng vào việc đi ị…
****
Một người công an đi đến hiệu sách và hỏi người bán hàng có sách gì mới không.
- Có sách vừa mới phát hành nói về logic – người bán hàng đáp.
Công an hơi lúng túng không biết logic là cái quái gì, vì thế người bán hàng cố gắng cắt nghĩa cho anh ta hiểu:
- Nhà ông có bể nuôi cá cảnh không?
- Có.
- Thế trong bể thì có cá, đúng không?
- Đúng thế, nhiều thứ cá.
- Thế cá có thích bơi không?
- Dĩ nhiên là chúng thích rồi.
- Nếu cá thích bơi thì ta dễ dàng câu bắt chúng phải không?
- Đúng thế!
- Thế khi bắt được cá thì phải làm cái gì nhâm nhi, đúng không? Khi lâng lâng rồi mà có đàn bà bên cạnh thì tuyệt, đúng không? Mà đã có đàn bà trong tay thì mọi chuyện đều ổn cả. Đấy, logic là ở đấy.
Khoái quá, công an mua quyển sách mang ngay về đồn để khoe, gặp ngay một công an khác. Anh ta hỏi:
- Cậu có cái gì thế?
- Sách.
- Sách nói về cái gì?
- Về logic.
- Logic là cái quái gì nhỉ?
- Nhà cậu có bể nuôi cá cảnh không?
- Không!
- Thế thì cậu là thằng bê-đê, làm sao mà hiểu logic!
***
Một anh đảng viên cộng sản mới được kết nạp trình diện bí thư đảng uỷ. Anh đảng viên mới hỏi:
- Thứa đồng chí bí thư, bao giờ thì chúng ta có chủ nghĩa cộng sản?
Bí thư khoác vai người đồng chí trẻ của mình dẫn ra cửa sổ, rồi hỏi:
- Đồng chí có nhìn thấy cái xe hơi to sang trọng trước trụ sở Đảng Uỷ không?
- Dạ, có!
- Đấy là xe hơi của tôi. Thế còn cái xe hơi nhỏ hơn bên cạnh?
- Dạ, có!
- Đấy là xe hơi của phó bí thư của tôi. Thế đồng chí có nhìn thấy cái xe hơi thứ ba nào không?
- Dạ, không ạ!
- Cái thứ ba đấy chính là xe của đồng chí. Nếu đồng chí nhìn thấy nó, thậm chí không cần đậu bên cạnh xe của tôi cũng được – có nghĩa là khi ấy chúng ta có chủ nghĩa cộng sản.
****
Một học sinh từ trường về nhà hỏi bố:
- Bố à, cô giáo trong trường bữa nay nói cho tụi con nghe, Quốc hội, Chính phủ và Đảng là thế nào, nhưng mà con vẫn mù tịt, không hiểu gì hết. Bố giải thích giúp con được không?
Sau một lúc suy nghĩ để làm sao cắt nghĩa cho con dễ hiểu, người bố nói:
- Tốt nhất là thế này nghe con, bố lấy 3 thứ đó trong ví dụ về gia đình mình. Con có thể hiểu, Quốc hội trong gia đình là bố, bởi vì bố đưa ra tất cả các mệnh lệnh về công việc – tức là quyền lập pháp. Mẹ con là người thực hiện – sự thực hiện đó gọi là quyền hành pháp, là chính phủ…
- Ờ nhỉ! Nhưng còn đảng? – con trai thắc mắc tiếp.
- Đảng à con? Đảng giống như bà ngoại con vậy, vừa mù, vừa điếc nhưng việc gì cũng cứ xía loạn vô!
***
Một linh mục đi làm lễ cầu nguyện tại gia cho các gia đình. Linh mục gõ cửa nhà một người vốn không thích lễ lạc lắm. Cửa mở hé, linh mục hỏi:
- Đảng viên đảng cộng sản phải không?
- Vâng!
- Nhà anh có xe hơi không?
- Không, không có.
- Thế nhà có xe đạp không? – Linh mục hỏi tiếp.
- Cũng không có!
- Thế ít ra thì cũng có tý tiền tiết kiệm chứ?
- Không đủ ăn còn lấy đâu ra tiền tiết kiệm!
- Lạy Chúa! Nếu không thích tôi làm lễ thì cứ nói thẳng ra việc gì anh phải nhận là “đảng viên cộng sản”? Đảng viên có ai nghèo đâu!
***
Ban thanh tra nhà nước đi kiểm tra các trại nuôi gà. Viên thanh tra hỏi chủ trại:
- Trại của ông có bao nhiêu con?
- Khoảng một ngàn con.
- Ông cho gà ăn thức ăn gì?
- Bằng hạt lúa mạch.
- Trời ơi, hành vi phá hoại. Lãng phí, lãng phí! Nhà ngươi phá hoại trữ lượng lúa mì của nhà nước.
Đến một trại khác – ông chủ trại đã được người bạn bị kiểm tra gọi điện báo trước, nên trả lời rằng, gà của ông nuôi bằng đồ thừa của các nhà ăn tập thể. Ông ta cũng bị phê phán là hoang phí, vì đồ thừa của nhà ăn phải dùng để nuôi heo.
Đến một trại thứ ba (ông chủ cũng đã được báo trước bởi bạn bè), sau khi thanh tra hỏi liền trả lời ngay:
- Vì sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa nên tôi chẳng cho gà ăn gì cả. Mỗi một con gà nhận được vài xu mỗi tháng và phải tự nuôi sống lấy mình.
****
- Tại sao thủ tướng chúng ta phải mặc quần áo ngủ bằng vải trong suốt?
- Để đảng có thể biết được thủ tướng có cái “thằng nhỏ” như thế nào?
- Thế tại sao đảng lại bắt ông ta đi ngủ phải đeo cà-vạt?
- Để đảng biết được cái đầu của ông ta nằm ở đâu!
***
Sau chuyến bay vào vũ trụ của Gagarin, con trai mách với bố:
- Bố ơi, dân Nga bay vào vũ trụ rồi.
- Tất cả à?
- Dạ, không! Chỉ một người thôi ạ!
- Thế thì nói đáng sung sướng!
***
Một người miền núi đi đến cơ quan đảng uỷ xin được gia nhập đảng. Bí thư hỏi thân mật:
- Ông miền ngược ơi, hãy nói cho tôi biết, cái gì đã lôi kéo ông vào tổ chức đảng cộng sản?
- Thưa ông bí thư, ông nội tôi thuộc đám quân phiến loạn, cha tôi từng là tướng cướp, nên tôi cũng muốn gia nhập vào một băng đảng nào đó cho khỏi hổ mặt với cha ông!
***
- Khi nào thì chế độ xã hội chủ nghĩa huỷ bỏ được hiện tượng nghiện rượu tràn lan?
- Cũng cần phải có thời gian, phải đợi thêm chút chút nữa. Trước mắt là chúng ta đã đi được một bước lớn, không cho chúng có đồ mồi!
***
Nhà báo làm cuộc thăm dò dư luận xã hội trên đường phố. Nhà báo hỏi một người đi đường:
- Ông có muốn làm việc cho công đoàn đối lập không?
- Không bao giờ!
- Thế làm việc trong cơ sở quốc doanh?
- Quá ư là muốn rồi!
- Thế làm việc trực tiếp trong các cơ quan của đảng cộng sản?
- Còn gì bằng nữa, tôi sẽ làm hết sức mình, ngày cũng như đêm và cả ngày lễ, thứ 7, chủ nhật!
- Thật là một tấm gương đáng khuyến khích – nhà báo nói – Nhưng xin ông cho biết ông làm nghề gì mà lại thích làm cho đảng như thế?
- Tôi làm nghề ăn cắp chuyên nghiệp.
***
Một nữ đảng viên đảng cộng sản Liên Xô sau khi chết bị lạc vào cõi tiên. Đột nhiên mụ ta buồn tiểu tiện. Thánh Peter khuyên mụ nên làm cái vụ đó ở đám mây gần nhất. Mụ đi tới và chờ khi mây đã che khuất thì mụ vén váy, nhưng chưa kịp làm gì thì đã nghe thấy tiếng vỗ tay hoan hô ầm ầm. Ngượng quá, mụ qua đám mây thứ hai, nhưng cũng vừa kéo ngược váy lên là lại nghe thấy tiếng reo hò hưng phấn. Dù rất mót nhưng không dám làm bậy, sợ có nhiều người nhìn thấy trên thượng giới, mụ ráng đi thêm qua áng mây thứ 3, thứ 4, rồi thứ 5… nhưng cứ vén váy là nghe tiếng vỗ tay reo hò.
Bực quá, mụ quay lại nơi Thánh Peter hỏi rõ sự tình. Thánh Peter cười rồi nói:
- Thật không may cho con rồi, những đám mây này đang bay trên bầu trời Ba Lan. Ở cái nước này chỉ cần nhìn thấy cái đít của người cộng sản Nga là dân chúng buộc phải vỗ tay hoan hô.
***
Một cán bộ tuyên huấn của đảng cộng sản xuống nông thôn để tuyên truyền cho bà con về lợi ích của hợp tác hoá nông nghiệp. Sau buổi nói chuyện, đảng viên nọ vận động nông dân ghi danh vào đảng.
- Anh ghi danh vào đảng không? – Cán bộ hỏi một nông dân đứng cạnh.
- Không? – người nông dân trả lời thẳng thừng.
- Tại sao?
- Tôi thích là người nông dân tự do, bởi vì cố nội tôi, ông tôi, cha tôi đều là nông dân tự do cả.
- Cứ cho là thế, nhưng lỡ cố nội là tên ăn cắp, ông và cha của ông cũng vậy thì… – Cán bộ cố thuyết phục người nông dân.
- Nếu như thế thì tôi sẽ ghi danh vào đảng cộng sản!
***
Một nông dân một làng nọ không hiểu kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm của đảng cộng sản ban hành thực hiện là như thế nào. Họ bèn cử một đoàn đại biểu cất công lên thủ đô đòi gặp bằng được tổng bí thư để hỏi cho ra lẽ. Tổng bí thư nói:
- Các đồng chí, các đồng chí có nhìn thấy cái nhà cao kia không? Nó có 5 tầng, đúng không, nếu kế hoạch 5 năm của chúng ta hoàn thành thì nó sẽ có 25 tầng. Bây giờ thì các đồng chí đã hiểu kế hoạch 5 năm rồi phải không?
Những người nông dân gật gù trở về nhà và họ có nhiệm vụ phải giải thích cho những nông dân khác những gì đồng chí tổng bí thư đã nói. Khổ một nỗi là ở nông thôn không tìm đâu ra nhà 5 tầng. Bỗng nhìn thấy cảnh xếp hàng mua thịt trước một quầy thực phẩm, trưởng đoàn đại biểu liền nói:
- Mọi người có nhìn thấy cảnh xếp hàng nay không? Sau 5 năm thực hiện kế hoạch kinh tế, hàng người sẽ dài thêm 5 lần…
***
Tại một cuộc họp của hợp tác xã nông nghiệp, đồng chí bí thư đảng uỷ xã phát biểu:
- Thưa bà con, cuộc họp hôm nay bàn về hai vấn đề về xây dựng. Vấn đề thứ nhất là mọi nhà phải xây chuồng heo để tăng nguồn cung cấp thịt cho đất nước. Vấn đề thứ 2 là xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nhưng vì hiện nay trong thời kỳ quá độ, đất nước trải qua chiến tranh còn nghèo nàn, chúng ta chưa có đủ vật liệu để xây dựng chuồng nuôi heo. Vì thế chúng ta bắt tay vào việc xây dựng xã hội chủ nghĩa trước.
****
Trong một cuộc họp các đối tượng ưu tú chuẩn bi được kếp nạp, bí thư đảng thuyết trình về xây dựng xã hội chủ nghĩa:
- Thưa các đồng chí! Về nguyên tắc thì công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của nước ta đã hoàn thành. Ở phía chân trời đã xuất hiện cuộc sống với chủ nghĩa cộng sản mà trong đó là sự tiến bộ và thịnh vượng.
Một người trong phòng bỗng lên tiếng:
- Thưa đồng chí bí thư, nếu vậy thì chỉ còn là vấn đề thủ tục hoá, nhưng hiểu chân trời như thế nào ạ?
- Đồng chí này, chân trời… chân trời – Bí thư lúng túng – là khái niệm điểm giao của bầu trời và mặt đất, càng đi về phía nó thì nó lại tiến ra xa.
****
Một đoàn nông trang viên Liên Xô sang thăm nông trại Ba Lan. Nhìn chuồng heo, đại biểu Liên Xô hỏi:
- Một con heo ở đây bình quân nặng bao nhiêu ký?
- À, cỡ 400 kí lô – giám đốc nông trường Ba Lan trả lời hơi có phần phóng đại.
- Bên Liên Xô cúng tôi heo nặng hơn nhiều, đôi khi nhiều con cân nặng tới 1.600 kí lô – trưởng đoàn Liên Xô nói, nét mặt có vẻ đầy kiêu hãnh.
Họ tiếp tục đi thăm các nơi khác. Nhìn con bò, khách hỏi:
- Con bò này nặng bao niêu?
- Khoảng 2.500 kí lô – giám đốc Ba Lan trả lời đắc chí.
- Ở Liên Xô bê của chúng tôi nặng gấp đôi như thế – Khách nhún vai.
Quay trở lại sân trụ sở nông trường, nhìn thấy chú nhím, không biết là con gì, khách hỏi:
- Con gì vậy?
- Đây là những con rệp Ba Lan – Giám đốc Ba Lan trả lời tháu cáy.
Khách Liên Xô tròn mắt kinh ngạc rồi nói:
- Rệp bên Liên Xô chúng tôi không to như thế nhưng nơi nào cũng nhung nhúc, hàng triệu con.
****
Tổng bí thư trong tình trạng bực bội trở về nhà, vừa mở cửa đã la lối vợ:
- Bà cởi hết quần áo ra!
- Ông điên sao đấy! – vợ tổng bí thư hét lên.
- Tôi ra lệnh cho bà cởi thì phải cởi, đây là mệnh lệnh của đảng, tôi đang thực hiện điều tra công vụ. Cởi ra nhanh lên!
Bà vợ đành im lặng ngoan ngoãn bỏ váy và áo ra.
- Cởi hết, trần truồng!
Bà vợ thấy nét mặt chồng căng thẳng và cương quyết nên sợ hãi làm theo. Tổng bí thư đi vòng quanh quan sát vợ rất kỹ, sau đó nói với vợ giọng đầy kinh ngạc:
- Tôi không thể hiểu được, có gì hấp dẫn đâu mà dân các nước tư bản chúng nó khoái khiêu vũ khoả thân thế nhỉ?
****
Mao Trạch Đông viết thư cho Stalin xin viện trợ, nội dung như sau: “Nhân dân chúng tôi đang gặp nạn đói, đề nghị đồng chí viện trợ khẩn cấp ít nhất một tỷ đô la, 50 triệu tấn than và 50 triệu tấn gạo”.
Mao Trạch Đông nhận dược điện trả lời như sau: “Đô la à, quá đơn giản. Than cũng thế. Nhưng mà tụi Ba Lan chúng nó chỉ trồng khoai tây thì lấy đâu ra từng ấy gạo nhỉ?”.
****
Theo tin nội bộ của đảng bị lọt ra ngoài thì đám tang chủ tịch đảng tốn kém hàng chục triệu đôla. Một con số lớn kinh khủng. Nếu sử dụng số tiền đó, chúng ta có thể chôn hết toàn bộ Ban chấp hành Trung ương Đảng mà vẫn còn dư.
****
Lãnh đạo gọi một đảng viên mới lên thẩm vấn.
- Chúng tôi muốn hỏi đồng chí, tại sao đồng chí lại khai man lý lịch?
- Tôi khai man? – Đảng viên mới ngạc nhiên đáp.
- Tại sao đồng chí khai bố là công nhân, nhưng điều tra ra thì chúng tôi biết bố đồng chí trước đây là chủ nhà thổ.
- Thưa đồng chí, thành thực mà nói thì cũng không có gì sai, tôi chỉ khai trẹo đi một chút. Bố tôi dặn rằng khai là công nhân thì mới vào được đảng. Bố tôi cũng nói rằng, làm việc cho đảng thì giống y như chỗ bố làm ngày trước. Mà đồng chí biết, nhà thổ là mỏ vàng mà!
****
Cô giáo hỏi học sinh:
- Bố em làm nghề gì?
- Thưa cô, làm điếm!
- Sao lại thế được? – Cô giáo ngạc nhiên.
- Bởi em thấy mỗi buổi sáng khi đi làm bố em toàn chửi thề: “Mẹ kiếp, lại phải chui vào cái nhà thổ”, còn mẹ thì thở dài sườn sượt ca cẩm: “Không bết bao giờ lũ điếm ấy trả cho ông nhiều hơn một tý”.
***
- Có gì khác nhau giữa những ông tuổi hưu trí nước Mỹ, nước Pháp và nước xã hội chủ nghĩa?
- Rất rõ rệt. Ông người Mỹ cầm chai rượu whisky vừa uống vừa câu cá; ông người Pháp cầm chai Cogniac đi tìm gái điếm mua vui. Còn công dân các nước xã hội chủ nghĩa thì cầm chai nhưng nhỏ hơn, gọi là lọ đựng nước tiểu và xếp hàng trong bệnh viện chờ khám bệnh.
***
Tổng bí thư đảng mời mẹ từ quê lên thủ đô thăm mình. Trước hết tổng bí thư đưa mẹ từ sân bay về trụ sở đảng, nơi ông ta làm việc. Bà mẹ kinh ngạc nhìn các tiện nghi của con và phong thái oai phong khi sai bảo cộng sự.
Đưa mẹ về dinh thự riêng bằng chiếc xe hơi sang trọng, tổng bí thư chỉ cái nhà và chiếc xe hãnh diện nói với mẹ:
- Mẹ à, tất cả những thứ này là của con đấy.
Bà mẹ có vẻ sợ hãi, nắm lấy áo của tổng bí thư nói thầm:
- Con ơi, thế này mà giai cấp vô sản của chúng ta họ biết, họ làm cách mạng lật đổ con, tước đoạt hết thì uổng quá mà có khi toi mạng con ạ!
***
- Lúc nào những người lãnh đạo cũng nói kinh tế sẽ tốt hơn mà sao ở làng quê cái gì cũng thiếu thốn. Có chút hàng là dân chen nhau, xếp hàng để mua, mà chắc gì đến lượt thì còn. Khổ quá! – Một bà nông dân than vãn.
- Thế này là tốt lắm rồi bà ơi, không biết ơn đảng thì thôi lại còn oán trách. Bà có nhớ hồi chiến tranh cả tuần chúng ta không có lấy một mẩu bánh mỳ lót dạ không? Rồi nhìn người ta kìa, bên sa mạc Sahara ấy, dân châu Phi chết đói hàng loạt!
- Thế hả? Nhưng ở bên Sahara cộng sản cai trị bao nhiêu năm rồi vậy? – Bà nông dân hỏi.
***
Tại sao công an thường đi công vụ theo tốp ba người? Bởi vì một người biết đọc, một người biết viết, còn người thứ ba làm nhiệm vụ canh chừng hai nhà trí thức khả nghi.
***
Các nhà khảo cổ tìm được tại Ai Cập một bức tượng đá từ thời vua Faraon nhưng vì hư hại nhiều nên không thể nào xác định được bị tên nhân vật được đúc tượng này. Họ liền gửi về Bộ công an để nghiên cứu. Sau vài ngày, đoàn khảo cổ nhận được điện tín: “Tên của nhân vật được đúc tượng đá là Ramez XXV”. Rất ngạc nhiên, một vị giáo sư gọi điện thoại về hỏi đồng nghiệp:
- Bằng cách nào mà Bộ công an tìm ra nhanh chóng thế?
- Họ không dùng phương pháp như chúng ta, mà dùng “nghiệp vụ đặc biệt” để hỏi cung tượng đá mấy tiếng đồng hồ, nó chịu không nổi nên phải khai báo!
***
- Tại sao vặn bóng đèn cần phải có tới 5 công an?
- Bởi vì một người đứng trên ghế cầm bóng đèn, 4 người còn lại quay anh ta cho đến khi lấy được bóng đèn ra.
***
Một người đến tiệm bán đồ hỏi mua một số thứ cơ bản nhất đề dùng cho sinh hoạt gia đình như giường tủ, bàn, ghế, bát đĩa v.v…
- Bao giờ thì tôi nhận được hàng, xe chở đến tận nhà chứ?
- Một tuần nữa nhưng ông phải trả trước 50%.
- Như vậy là sau đúng một tuần? Buổi sáng hay buổi chiều?
- Có gì quan trọng giữa sáng và chiều? Ông thích giờ nào? – Chủ cửa hàng ngạc nhiên hỏi.
- Với tôi thì rất quan trọng, ông cho hàng đến nhà tôi vào buổi chiều.
- Ông có thể cho biết vì sao được không, đến sớm có phải mình thư thả hơn không?
- Không được! Nhà tôi bị “kiểm tra hành chính” vào buổi sáng!
***
Các nhà lãnh tụ đảng cộng sản rủ nhau đi nghỉ mát ở vùng biển. Một hôm họ cùng tắm. Nước ngập đến tai Tổng bí thư Ba Lan, ngập đến cổ tổng bí thư Đức, còn tổng bí thư Liên Xô chỉ ngập đến đầu gối. Nhưng không hiểu sao, từ chỗ tổng bí thư Liên Xô có tiếng kêu thất thanh: “Cứu tôi với!”.
- Có gì mà đồng chí la lối vậy thưa đồng chí tổng bí thư? Nơi đứng của đồng chí cạn vậy cơ mà!
- Không đúng – Tổng bí thư Liên Xô gầm lên – tôi đang đứng trên đầu Fidel Castro, ông ta kêu cứu đấy chứ!
***
Chống lại sự nổi dậy của công đoàn đối lập, nhà nước Ba Lan ban hành tình trạng chiến tranh. Buổi tối, 10 giờ 55 phút. Toán công an tuần tra bắt gặp một sinh viên bèn giữ lại khám xét giấy tờ. Sau một lúc, trưởng toán công an lệnh cho đồng sự:
- Dẫn nó về đồn nhốt lại, vi phạm thiết quân luật!
- Sao lại như vậy, đã đến 12 giờ đêm đâu – Một công an lên tiếng với vẻ ngạc nhiên.
- Tôi biết thằng này. Từ đây về đến chỗ nó ở phải mất ít nhất một tiếng rưỡi, kiểu nào thì nó cũng không kịp về nhà trước giờ giới nghiêm.
***
- Có gì khác nhau giữa chiến tranh và tình trạng chiến tranh?
- Trong chiến tranh cả hai bên đều được quyền bắn, trong tình trạng chiến tranh chỉ có một bên.
***
Một lính Nga nói chuyện với lính Mỹ.
- Thế nào, chỗ các anh chắc được ăn uống no đủ nhỉ? – Lính Nga hỏi.
- Tất nhiên là như vậy. Chúng tôi đến nhà ăn, thích gì thì lấy thoải mái, nhưng cố gắng ăn không để quá 6.000 calory.
Lính Nga về báo cáo cấp chỉ huy. Liền sau đó, các báo của đảng nêu một thí dụ điển hình về sự dối trá của chủ nghĩa tư bản.
Thông báo viết: “Chúng ta không thể tưởng tưởng nổi tại sao người Mỹ khoét lác quá đáng như thế. Để có 6.000 calory thì một lính Mỹ phải ăn tới 20 kí khoai tây và 16 ký bắp cải. Sức người nào có thể nhồi nhét được như thế!”.
***
Thư ký của một bí thư đảng thầm thì với đồng sự ở cơ quan:
- Cậu biết không, hôm qua tớ đi công tác về nhà sớm hơn dự định, cậu biết tớ nhìn thấy gì không? Tớ nhìn thấy bí thư đang ngủ với vợ tớ trên giường!
- Thế cậu hành động như thế nào? – Đồng sự sốt sắng hỏi.
- Thật may cho tớ, bí thư say sưa làm tình nên không nhìn thấy tớ! Tớ biến thật êm ngay!
***
Ngài tổng bí thư đảng cùng phu nhân sau khi công du nước ngoài trở về nhà. Phu nhân lại hỏi chồng máy bay đang ở đoạn đường nào.
- Chúng ta đang ở trên Đông Đức.
Nửa giờ sau, câu hỏi được lặp lại. Tổng bí thư nói:
- Chúng ta đang ở trên Ba Lan.
Một giờ sau, sau khi vợ hỏi, tổng bí thư bực bội nói:
- Chúng mình về đến nơi rồi
- Hay quá, sao anh biết giỏi quá vậy.
- Bà nhìn tay tôi đây này. Mỗi lần bà hỏi tôi đều đưa tay ra ngoài để xem xét. Chỗ người ta hôn tay tôi là bọn Đông Đức, nơi tụi nó nhổ nước miếng vào tay tôi là bọn Ba Lan khốn kiếp, còn lũ giật đồng hồ trên tay tôi không là dân Liên Xô thì còn ai vào nữa.
****
Cô giáo nói với học sinh rằng mỗi em ngày mai xin bố mẹ 10 đồng để đóng góp cho trường hưởng ứng việc cứu trợ trẻ em Bangladesh bị thiên tai bão lụt. Ngày hôm sau, các em đều mang nộp cho cô đầy đủ, riêng có một bé trai giải thích với cô giáo:
- Thưa cô, bố em nhất định không cho em 10 đồng, vì bảo rằng bố không tin nơi ấy trẻ em bị đói.
Một thời gian sau, một cuộc quyên góp khác diễn ra. Lần này cô giáo nói rằng Công đoàn Lao động của Bangladesh sẽ đảm nhiệm việc phân phát tiền. Bé trai kỳ trước vẫn tay không đến lớp và nói:
- Bố em vẫn không tin số tiền quyên góp sẽ đưa được đến đúng nơi người dân bị đói khổ.
Vài ngày sau, cô giáo nói với các em đóng góp tiếp 10 đồng để phát triển đảng cộng sản Bangladesh anh em. Cậu bé nọ mang đến 15 đồng. Cô giáo rất ngạc nhiên hỏi tại sao.
- Thưa cô, bố em bảo nếu ở Bangladesh có đảng cộng sản và Công đoàn Lao động thì chắc chắn người dân ở đó bị đói, cần phải giúp đỡ, nhưng nên giúp nhiều hơn để sau khi bị ăn bớt thì dân còn được chút ít.
***
- Có gì khác nhau giữa hài kịch, bi kịch và chủ nghĩa xã hội hiện thực.
- Bi kịch là hoàn cảnh mà khi anh có bạn gái nhưng không có phòng riêng. Hài kịch là khi anh có phòng riêng mà không có bạn gái. Còn khi anh có bạn gái và phòng riêng nhưng anh phải đi họp chi bộ đảng thì đấy là chủ nghĩa xã hội hiện thực.
***
Bí thư tỉnh uỷ Tổng bí thư về quê thăm mẹ. Họ hàng họp mặt đông đủ, tiệc tùng vui vẻ, bà mẹ nói với mọi người:
- Đúng là một người làm quan cả họ được nhờ, thằng con trai tôi thông minh thật, vừa có quyền, vừa giàu có. Tôi mà biết nó thông minh như thế thì hồi đó cũng cố gắng thêm để cho nó theo hết tiểu học.
***
Gây nhiều tội ác nên sau khi từ trần Tổng bí thư bị đưa xuống địa ngục. Diêm Vương đồng ý cho Tổng bí thư được chọn phòng nhục hình. Vị Tổng đi dọc hành lang để quan sát. Cai ngục mở phòng thứ nhất ra thì thấy toàn những vạc dầu đang sôi sùng sục. Phòng thứ hai là nơi tử tội bị làm lạnh thành băng đá. Các phòng khác đều với những cực hình khổ ải làm vị Tổng sợ run lẩy bẩy vì biết rằng mình không thể nào chịu nổi. Đến phòng cuối, cửa vừa mở ra thì vị Tổng thấy toàn những người quen, nào là Lenin, Hitler, rồi Stalin, Mao Trạch Đông, Berman… Mọi người đang hút xì-gà trò chuyện huyên náo, dù phải đứng trong bể cứt, nhưng mực cứt chỉ cao đến bụng.
- Tôi chọn chỗ này – Vị Tổng cả quyết với cai ngục – Đứng trong cứt mà đến bụng thì cũng chịu được, hơn nhiều nơi khác.
- Ông quyết định lấy chỗ này? Cai ngục phân vân hỏi.
- Vâng, đúng chỗ này.
- Vậy ông xuống đi!
Vị Tổng mới lội xuống chưa kịp bắt chuyện với những người anh em thì nghe thấy cai ngục canh phòng này hô lớn:
- Hết giờ đứng giải lao. Tất cả ngụp đầu sâu xuống!
****
Một người Mỹ đi xe hơi của Mỹ sản xuất tới thủ đô Warsaw, Ba Lan, dừng lại hỏi công an giao thông đường đi về hướng công viên nơi có trình diễn nhạc Chopin. Công an rất lịch sự nói:
- Thưa tướng quân, Ngài cứ đi thẳng, đến ngã tư đầu thì rẽ trái, thẳng một đoạn nữa là Ngài thấy ngay công viên từ xa.
Khi xe du khách đi khuất, một công an khác hỏi đồng nghiệp:
- Hay nhỉ, ông khách chẳng nói gì về mình mà sao cậu biết ông ta là tướng.
- Cậu ngốc thật! – Công an hồi nãy nói chuyện với người Mỹ nói – Thế cậu không nhìn thấy hàng chữ “General Motors” trên ô tô à?
***
Trên nghĩa trang, hai con ma chui ra khỏi mộ nói chuyện với nhau.
- Chà, chà! Trông hình hài ông ốm yếu, thê thảm quá! – Một con ma kêu lên – Ông nằm ở đây từ bao giờ vậy?
- Trời ạ, chưa lâu lắm, khoảng hai năm gì đó thôi. Thời buổi xã hội chủ nghĩa thiếu ăn, ông biết không? Còn ông, trông ông bảnh lắm, thế họ chôn ông từ bao lâu rồi.
- Trước chiến tranh, từ hồi chưa có xã hội chủ nghĩa.
Đột nhiên một quái nhân, trông xương không ra xương, người chẳng ra người, còn gớm giếc hơn cả ma, tiến tới. Hai con ma hỏi ngay:
- Này ông bạn, ông chết hồi nào?
Quái nhân sợ hãi trả lời:
- Tôi có chết đâu mà các ông nói gì kỳ cục vậy. Tôi là thợ xây dựng, công nhân của giai cấp tiên phong đang trên đường đi làm về nhà đấy chứ!
***
Trong biệt thư sang trọng, tổng bí thư lên giường, dục vợ đi ngủ. Bà vợ trước bàn trang điểm đang mải mê tỉa lông mày. Bà hỏi chồng:
- Anh yêu quý, mười mấy năm trước đây khi anh còn là một gã nhà quê, không bằng cấp, cũng chẳng có một tý tri thức gì, lúc đó có bao giờ anh mơ ước rằng, một ngày nào đó anh sẽ được làm tình với phu nhân tổng bí thư không?
***
Trong một cửa hàng thực phẩm quốc doanh, nữ khách hàng hỏi:
- Ở đây có bột mỳ không thưa ông?
- Đội ơn Chúa, có bà ạ!
- Thế còn muối?
- Đội ơn Chúa, có, thưa bà!
Một công an đứng cạnh nghe câu chuyện hỏi, đáp giữa hai người bèn can thiệp:
- Thế là thế nào. Tại sao lại “đội ơn Chúa”?! Ông có biết có tất cả những thứ ấy là do ai không? Ông phải nói là “Đội ơn Đảng” mới đúng chứ!
Người bán hàng tái mặt, vội xin lỗi công an về cách ăn nói sai lầm của mình. Khi bà khách hàng hỏi tiếp:
- Thế hôm nay có bơ không hả ông?
Ông bán hàng liếc xéo công an rồi nói ngay:
- “Đội ơn Đảng”, không có bà ạ!
***
Đảng viên đảng cộng sản được chia thành 5 loại:
1: Xe Mercedes – Rựợu hảo hạng – Các nữ nghệ sĩ, người mẫu.
2: Xe Volga – Vodka loại ngon (dành cho xuất khẩu) – Nữ thư ký.
3: Xe hơi nội địa bình thường – Vodka dùng trong nội địa – Bạn gái cùng nhiệm sở.
4: Xe bus công cộng – Rượu trái cây tự chế – Vợ mình.
5: Xe bò kéo – Một chai bia – Bà quét rác.
***
Một Bộ trưởng sau khi bị cấp lãnh đạo Đảng khiển trách vì thiếu trình độ chuyên môn, quản lý liền tức tưởi phóng xe hơi đến trường đại học. Hiệu trưởng ra tiếp chuyện.
- Thưa đồng chí giáo sư hiệu trưởng tôi đang ở học kỳ thứ mấy của trường?
- Dạ, Bộ trưởng đợi chút, tôi kiểm tra ngay!
Vị Hiệu trưởng kiểm tra, sau một lúc trả lời;
- Dạ thưa, Bộ trưởng đang ở học kỳ 3, tức năm thứ hai của đại học ạ?
- Cái gì? Thật khỉ, sao thư ký nói tôi sắp có bằng tốt nghiệp rồi. Làm sao mà các người làm chậm như thế?!
***
Tổng bí thư đi tham quan các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vượt trội kế hoạch.
- Thế nào đồng chí giám đốc, các đồng chí nhận được phần thưởng của cấp trên tặng chứ?
- Thưa Tổng bí thư, tất nhiên ạ!
- Thế thường đồng chí sử dụng tiền thưởng vào việc gì?
- Dạ, để mua xe hơi, phần còn lại thì dành để mua nhà ở.
Tổng bí thư đi xuống phân xưởng, gặp gỡ Trưởng ca sản xuất.
Vị Tổng hỏi Trưởng ca có nhận được tiền thưởng hay không và chi dùng tiền thưởng ra sao. Trưởng toán nói rằng để mua xe gắn máy, phần còn lại thì dành dụm để mua máy giặt cho vợ đỡ khổ.
Sau đó, Tổng bí thư xuống trò chuyện với công nhân.
- Các đồng chí làm việc tốt chứ? Tôi nhiệt liệt biểu dương tình thần lao động vì xây dựng xã hội chủ nghĩa của các đồng chí.
- Cám ơn Tổng bí thư, công nhân chúng tôi phải làm thêm cả ca đêm, nhưng may mắn là kịp thời hạn giao hàng.
- Thế các đồng chí dùng tiền thưởng mua gì?
- Mua giày!
- Thế phần tiền còn lại?
- Mẹ vợ bù cho vào phần còn lại ạ!
***
Cái gì khác biệt giữa công nhân Ba Lan và công nhân Liên Xô?
- Khác rất rõ! Công nhân Ba Lan làm gì thì cả thế giới biết và ủng hộ. Còn công nhân Liên Xô làm cái gì thì ngay cả Thợ Cả phụ trách họ cũng không biết.
***
- Tại sao các đảng viên Ba Lan trước khi gia nhập đảng cộng sản thì phải cung cấp cho đảng mỗi người hai tấm phim chụp X-Quang, một tấm từ bụng trở lên, một tấm từ bụng trở xuống?
- Bởi vì đảng sẽ soi xem, ai có Chúa ở trong tim, còn Đảng nằm ở hậu môn.
***
Hội đồng tuyển dụng phỏng vấn các bà làm công việc quét dọn. Trong phòng kín, thư ký hội đồng cho gọi từng người vào để trả lời các câu hỏi. Người đầu tiên nghe thấy gọi tên mình liền bước vào phòng chào lễ phép. Bà ta được chỉ ngồi vào ghế.
- Thưa công dân, công dân cho tôi biết nhiệm vụ của người chăm sóc bộ mặt của nhà xí và nơi tiểu tiện công cộng bao gồm những gì? – Nữ Thư ký hỏi.
- Cần phải lau chùi thật kỹ – Thí sinh trả lời.
- Đúng, còn gì thêm nữa không?
- Tẩy trùng những nơi ô uế.
- Thế công dân đã có mặt ở trụ sở Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng chưa? Công dân có thể cho biết những người làm công tác dọn dẹp nhà xí của Trung Ương có bổn phận như thế nào?
- Dạ, lau kỹ nền nhà, đánh bóng các bức tường đá cẩm thạch và xịt thật nhiều nước thơm…
- Rất tốt, cám ơn đồng chí! – Một cán bộ trong hội đồng nói.
Bà thí sinh hồ hởi ra ngoài, ngay lập tức bị các bà dự thi khác bao vây hỏi về các câu phỏng vấn.
- Có ba câu hỏi thôi – Bà thí sinh nói – Hai câu về nghiệp vụ, một câu về chủ nghĩa Mác.
***
Một cựu Bộ trưởng giáo dục đi vào tiệm Cà-phê. Người giữ quần áo đon đả:
- Xin chào Ngài Bộ trưởng!
- Ủa, thế ông biết tôi à?
- Khi ông còn làm Bộ trưởng thì tôi cũng đã là thầy giáo.
Cựu Bộ trưởng ngồi vào bàn, người hầu bàn đến và nói:
- Chào Ngài Bộ trưởng a!
- Ủa, ông cũng biết tôi sao?
- Khi tôi còn là thầy giáo thì ông là Bộ trưởng.
Cựu Bộ trưởng lúc bước ra ngoài gặp một gã ăn xin đứng ngay ở cửa.
- Xin chào Ngài Bộ trưởng!
- Còn ông nữa, thế ông cũng đã từng là giáo viên?
- Không – Người ăn mày đáp – Tôi không phải “đã từng là” mà đang là giáo viên, thưa Ngài. Chỉ có điều tôi phải kiếm thêm ngoài giờ thôi!
***
- Có thể chỉ trích đường lối lãnh đạo của đảng cộng sản không?
- Có chứ, nhưng mà điều này giống như hôn vào đít sư tử; sự an toàn cho mạng sống cực kỳ thấp mà sự dễ chịu thì chẳng có gì đáng nói.
***
- Khi nào thì văn hoá phương Tây đến với Liên Xô?
- 5 phút sau khi bom nguyên tử nổ.
- Có thể xây dựng được xã hội chủ nghĩa ở Thuỵ Sĩ không?
- Không! Tất nhiên là không. Một quốc gia quá nhỏ cho một bất hạnh quá lớn!
- Những người gù lưng có xây dựng được xã hội chủ nghĩa không?
- Không! Trước hết hàng triệu người thẳng lưng xây dựng nó, tiếp theo mới là những thằng gù hưởng lợi.
- Chủ nghĩa cộng sản do các triết gia khoa học tạo nên hay là những người thực hành nó?
- Những người thực hành nó, bởi vì những nhà khoa học thử nghiệm nó trước hết trên chuột bạch.
***
Một tiếu lâm góp vui dịch từ tạp chí “Playboy” phiên bản tiếng Ba Lan:
Một sĩ quan công an đi câu cá, tóm được một chú cá lớn, mừng thầm rằng sẽ có một bữa cá tươi.
Gỡ lưỡi câu định cho cá vào giỏ thì công an chợt thấy cá năn nỉ:
- Thưa ông, tôi không phải là cá thường, tôi là cá tiên. Hãy thả tôi xuống sông, tôi sẽ cho ông thực hiện ba điều ước.
- Trời đất! Thật vậy sao? – Viên công an kêu lên – Nhưng làm sao ta có thể tin nhà người được? Bây giờ nếu ta ước điều thứ nhất mà đúng, ta sẽ thả ngươi ngay.
- Vâng, ông cứ ước đi, nghĩ trong đầu cũng được!
Viên công an nghĩ ngay đến cung điện nguy nga lộng lẫy. Ngay lập tức cung điện hiện ra trước mắt. Khoái chí quá, hắn vuốt ve cá trước khi thả xuống nước:
- Tuyệt, tuyệt, nhà ngươi về với Hải vương nghe. Nhưng còn nợ ta hai điều ước đấy.
Có lâu đài rồi thì phải có tiền. Thật nhiều! – Viên công an nghĩ và nói: ”Hãy cho ta đầy vàng bạc châu báu trong lâu đài!’
Trong nháy mắt tiền vàng bay vào lâu đài như mưa sa.
Quen tật, có tiền là nghĩ đến gái, viên công an lẩm bẩm: “Giá lúc nào mình cũng được áp mặt vào cái L… mềm mại của các em thì toại nguyện”.
Ngay lập tức hắn ta bị biến thành miếng băng vệ sinh của phụ nữ!
Lê Diễn Đức dịch
Gadhafi Chống Dân Tộc Và Nhân Loại
Gadhafi vừa gây tội ác chống dân tộc Libya, chống Nhân Loại. Y dùng lính đánh thuê người Phi Châu, trực thăng võ trang bắn giết, chiến đấu cơ tấn công tàn sát hàng loạt người biểu tình.
Quốc tế lên án Gadhafi. Liên đoàn quốc tế nhân quyền cho biết có ít nhứt 300 đến 400 người dân chết, không biết bao nhiêu người bị thương (trong các cuộc bắn giết thông thường người bị thương nhiều hơn người chêt). Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tuyên bố, ông «kinh hoàng» về hành động bạo tàn tập sát của Kadhafi. Các nhà ngoại giao của Libya phản đối, từ bỏ Gadafi, kêu gọi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thành lập «vùng cấm bay» trên toàn không phận của Libya, để Gadhafi “không thể dùng máy bay chiến đấu đàn áp biểu tình» và mở hành lang nhân đạo để cho thường dân Libya có thể chạy sang các nước láng giềng lánh nạn.
Dân chúng Libya lên án Gadhafi. Trong nước, lãnh đạo tôn giáo như giáo sĩ Yussef Al-Qardaoui ra thánh lệnh và tuyên bố trên đài truyền hình Al-Jazira, kêu gọi quân đội Libya «hạ sát» lãnh đạo Kadhafi, kẻ đã «ra lệnh cho binh sĩ bắn vào dân của mình».
Bộ trưởng Tư pháp Moustapha Abdel Jalil phản đối chính quyền đàn áp dân chúng. Quân đội, sĩ quan bỏ ngũ, đứng về phía biểu tình và kêu gọi lật đổ nhà độc tài Kadhafi. Một số phi công lái phản lực cơ chiến đấu có trang bị hoả tiễn Mirage F1qua tỵ nạn chánh trị ở đảo Malta. Một số bỏ ngũ đi biểu tình cùng đồng bào quyết hạ Gadhafi.
Ngoài nước, đại sứ và nhân viên ngoại giao cao cấp ở Ấn Độ, Trung Quốc, tại Liên Đoàn Ả Rập từ chức. Phó đại sứ Libya tại Liên Hiệp Quốc, cùng với 6 nhà ngoại giao trong phái bộ yêu cầu Hội Đồng Bảo An triệu tập cuộc họp khẩn cấp và công khai kêu gọi quân đội «đứng dậy lật đổ tên bạo chúa». Hai đại sứ của Libya tại Pháp và Unesco, tuyên bố đứng về phía nhân dân “trong cuộc nổi dậy chống lại chế độ độc tài hung ác”.
Nhưng Gadhafi còn say máu sau hai đêm dùng trực thăng võ trang, máy bay quân sự, lính lê dương Phi châu tàn sát thường dân. Y còn lên đài truyền hình của y xúi dục, khích động dân đi chém giết dân biểu tình. Theo tin AFP, Gadhafi nói “Ông tiếp tục chiến đấu và chết như một “tử vì đạo”. Ông vừa chối vừa hăm dọa, “Tôi chưa ra lịnh sử dụng bạo lực, chưa ra lịnh bắn một viên đạn nào… khi tôi làm, mọi thứ đều ra tro.” Ông khích động người dân đi phản biểu tình, “Hãy ra khỏi nhà và tấn công sào huyệt của chúng”.
Nhưng theo dõi tin tức độc lập và hình ảnh trung thực, người ta thấy nhà độc tài 41năm này đã đến lúc phải đền tội chống dân tộc và chống nhân loại. Quốc tế chống, những người làm việc cho chế độ chống, quân đội chống đến đổi Ông phải dùng lính đánh thuê Phi Châu dẹp biểu tình. Đây là lúc nhà độc tài đơn độc tận cùng cây số trong 41 năm độc tài của y. Hỏi Ông còn làm việc với ai, ai còn làm việc với Ông nữa. Chế độ của Ông như chỉ mành treo chuông rồi. Sinh mạng cá nhân Ông cũng như sanh mạng chánh trị của Ông như ngàn cân treo sợi tóc rồi.
Trên bản tin ngày 22-2 của RFI có hai tấm hình. Tấm hình thứ nhứt, người phụ nữ Libya đầu choàng khăn đỏ, mặt tô màu quốc kỳ, cánh tay cương quyết giương lên khi biểu tình trước trụ sở Liện Hiệp Quốc minh hoạ cho tin hàng đầu “Các nhà ngoại giao Libya tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi lật đổ chế độ Kadhafi”. Tấm hình thứ hai, người phụ nữa Libya đầu quấn khăn choàn hai tay cầm bàn phiếm của computer giơ cao lên minh hoạ cho tin phân tích “Internet và điện thoại di động, 2 vũ khí góp phần lật đổ các chế độ độc tài”. Nhìn kỹ hai tấm hình tiêu biểu cho người biểu tình và phương tiện phát huy sức mạnh của lực lượng biểu tình, người ta thấy dù nhà độc tài 41 năm Gadhafi đã dìm người dân biểu tình chống độc tài trong biển máu suốt hai đêm, nhưng tinh thần cuộc cách mạng chống độc tài sống mạnh trong lòng người dân Libya. Sắc đẹp là cái gì cao quí nhứt của phụ nữ, nhưng quyền lợi của quốc gia dân tộc cao hơn như quốc kỳ được tô lên gương mặt. Nếu cuộc cách mạng lật đổ độc tài Gadhafi của người dân Libya chưa đạt thành quả tối hậu là lật đổ độc tài Gadhafi thì cũng đã đạt được thành công. Thành công trong việc đánh động và huy động lòng dân trong nước và đánh động lương tâm chánh quyền các nước và tổ chức Liên Hiệp Quốc. Đó là điều kiện thiết yếu, cẩn và đủ, tiên quyết cho cuộc đấu tranh chánh trị có tính quốc gia, cuộc cách mạng quốc gia – thành công. Và từ đó sớm muộn gì sinh mạng cuộc sống và sinh mạnh chánh trị của nhà độc tài cũng không còn nữa.
Lương tâm Nhân Loại, xu thế thời đại tự do, dân chủ hoá, và tiến bộ khoa học Tin học đứng về phía người dân đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền là những quyền bất khả tước đoạt, bất khả tương nhượng của Con Người. Tin học đã giải thoát con người và kết họp thành phong trào cách mạng quốc gia và quốc tế. Facebook, Twitter, Flickr, YouTube, Google, điện thoại di động giúp rất nhiều cho sự thành công của các cuộc biểu tình ở Tunisia, Ai cập và đang giúp cho dân chúng ở các nước khác như Libya, Bahrain, Yemen, Algeria,v.v.
Biết sự lợi hại của Internet, độc tài Tunisia, Ai cập và Libya đều ngăn chận truy cập Internet trong nước. Nhưng độc tài Tunisia, Ai cập cuối cùng cũng đã bị lật đổ. Kadhafi còn tàn bạo hơn, triệt Imternet, bắn giết người biểu tình. Nhưng không ai tin y có thể diệt được tinh thần cách mạng của người dân Libya, phản ứng và áp lực chống đối của quốc tế.Và nhứt là sự bủa vây của các trang mạng của người dân các nước trên thế giới như thiên la địa võng chống đối y như tên tội đồ của dân tộc và nhân loại. Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, Cao phi viễn tẩu giả nan tàng. Sớm muộn gì Gadhafi cũng phải đền tội./.
Quốc tế lên án Gadhafi. Liên đoàn quốc tế nhân quyền cho biết có ít nhứt 300 đến 400 người dân chết, không biết bao nhiêu người bị thương (trong các cuộc bắn giết thông thường người bị thương nhiều hơn người chêt). Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tuyên bố, ông «kinh hoàng» về hành động bạo tàn tập sát của Kadhafi. Các nhà ngoại giao của Libya phản đối, từ bỏ Gadafi, kêu gọi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thành lập «vùng cấm bay» trên toàn không phận của Libya, để Gadhafi “không thể dùng máy bay chiến đấu đàn áp biểu tình» và mở hành lang nhân đạo để cho thường dân Libya có thể chạy sang các nước láng giềng lánh nạn.
Dân chúng Libya lên án Gadhafi. Trong nước, lãnh đạo tôn giáo như giáo sĩ Yussef Al-Qardaoui ra thánh lệnh và tuyên bố trên đài truyền hình Al-Jazira, kêu gọi quân đội Libya «hạ sát» lãnh đạo Kadhafi, kẻ đã «ra lệnh cho binh sĩ bắn vào dân của mình».
Bộ trưởng Tư pháp Moustapha Abdel Jalil phản đối chính quyền đàn áp dân chúng. Quân đội, sĩ quan bỏ ngũ, đứng về phía biểu tình và kêu gọi lật đổ nhà độc tài Kadhafi. Một số phi công lái phản lực cơ chiến đấu có trang bị hoả tiễn Mirage F1qua tỵ nạn chánh trị ở đảo Malta. Một số bỏ ngũ đi biểu tình cùng đồng bào quyết hạ Gadhafi.
Ngoài nước, đại sứ và nhân viên ngoại giao cao cấp ở Ấn Độ, Trung Quốc, tại Liên Đoàn Ả Rập từ chức. Phó đại sứ Libya tại Liên Hiệp Quốc, cùng với 6 nhà ngoại giao trong phái bộ yêu cầu Hội Đồng Bảo An triệu tập cuộc họp khẩn cấp và công khai kêu gọi quân đội «đứng dậy lật đổ tên bạo chúa». Hai đại sứ của Libya tại Pháp và Unesco, tuyên bố đứng về phía nhân dân “trong cuộc nổi dậy chống lại chế độ độc tài hung ác”.
Nhưng Gadhafi còn say máu sau hai đêm dùng trực thăng võ trang, máy bay quân sự, lính lê dương Phi châu tàn sát thường dân. Y còn lên đài truyền hình của y xúi dục, khích động dân đi chém giết dân biểu tình. Theo tin AFP, Gadhafi nói “Ông tiếp tục chiến đấu và chết như một “tử vì đạo”. Ông vừa chối vừa hăm dọa, “Tôi chưa ra lịnh sử dụng bạo lực, chưa ra lịnh bắn một viên đạn nào… khi tôi làm, mọi thứ đều ra tro.” Ông khích động người dân đi phản biểu tình, “Hãy ra khỏi nhà và tấn công sào huyệt của chúng”.
Nhưng theo dõi tin tức độc lập và hình ảnh trung thực, người ta thấy nhà độc tài 41năm này đã đến lúc phải đền tội chống dân tộc và chống nhân loại. Quốc tế chống, những người làm việc cho chế độ chống, quân đội chống đến đổi Ông phải dùng lính đánh thuê Phi Châu dẹp biểu tình. Đây là lúc nhà độc tài đơn độc tận cùng cây số trong 41 năm độc tài của y. Hỏi Ông còn làm việc với ai, ai còn làm việc với Ông nữa. Chế độ của Ông như chỉ mành treo chuông rồi. Sinh mạng cá nhân Ông cũng như sanh mạng chánh trị của Ông như ngàn cân treo sợi tóc rồi.
Trên bản tin ngày 22-2 của RFI có hai tấm hình. Tấm hình thứ nhứt, người phụ nữ Libya đầu choàng khăn đỏ, mặt tô màu quốc kỳ, cánh tay cương quyết giương lên khi biểu tình trước trụ sở Liện Hiệp Quốc minh hoạ cho tin hàng đầu “Các nhà ngoại giao Libya tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi lật đổ chế độ Kadhafi”. Tấm hình thứ hai, người phụ nữa Libya đầu quấn khăn choàn hai tay cầm bàn phiếm của computer giơ cao lên minh hoạ cho tin phân tích “Internet và điện thoại di động, 2 vũ khí góp phần lật đổ các chế độ độc tài”. Nhìn kỹ hai tấm hình tiêu biểu cho người biểu tình và phương tiện phát huy sức mạnh của lực lượng biểu tình, người ta thấy dù nhà độc tài 41 năm Gadhafi đã dìm người dân biểu tình chống độc tài trong biển máu suốt hai đêm, nhưng tinh thần cuộc cách mạng chống độc tài sống mạnh trong lòng người dân Libya. Sắc đẹp là cái gì cao quí nhứt của phụ nữ, nhưng quyền lợi của quốc gia dân tộc cao hơn như quốc kỳ được tô lên gương mặt. Nếu cuộc cách mạng lật đổ độc tài Gadhafi của người dân Libya chưa đạt thành quả tối hậu là lật đổ độc tài Gadhafi thì cũng đã đạt được thành công. Thành công trong việc đánh động và huy động lòng dân trong nước và đánh động lương tâm chánh quyền các nước và tổ chức Liên Hiệp Quốc. Đó là điều kiện thiết yếu, cẩn và đủ, tiên quyết cho cuộc đấu tranh chánh trị có tính quốc gia, cuộc cách mạng quốc gia – thành công. Và từ đó sớm muộn gì sinh mạng cuộc sống và sinh mạnh chánh trị của nhà độc tài cũng không còn nữa.
Lương tâm Nhân Loại, xu thế thời đại tự do, dân chủ hoá, và tiến bộ khoa học Tin học đứng về phía người dân đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền là những quyền bất khả tước đoạt, bất khả tương nhượng của Con Người. Tin học đã giải thoát con người và kết họp thành phong trào cách mạng quốc gia và quốc tế. Facebook, Twitter, Flickr, YouTube, Google, điện thoại di động giúp rất nhiều cho sự thành công của các cuộc biểu tình ở Tunisia, Ai cập và đang giúp cho dân chúng ở các nước khác như Libya, Bahrain, Yemen, Algeria,v.v.
Biết sự lợi hại của Internet, độc tài Tunisia, Ai cập và Libya đều ngăn chận truy cập Internet trong nước. Nhưng độc tài Tunisia, Ai cập cuối cùng cũng đã bị lật đổ. Kadhafi còn tàn bạo hơn, triệt Imternet, bắn giết người biểu tình. Nhưng không ai tin y có thể diệt được tinh thần cách mạng của người dân Libya, phản ứng và áp lực chống đối của quốc tế.Và nhứt là sự bủa vây của các trang mạng của người dân các nước trên thế giới như thiên la địa võng chống đối y như tên tội đồ của dân tộc và nhân loại. Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, Cao phi viễn tẩu giả nan tàng. Sớm muộn gì Gadhafi cũng phải đền tội./.
GADHAFI TÀN SÁT DÂN BIỂU TÌNH LIBYA – PHẠM TỘI DIỆT CHỦNG CHỐNG NHÂN LOẠI
Được khích lệ bởi cuộc toàn dân nổi dậy lật đổ các chế độ độc tài tham nhũng ở Tunisia và Aicập, giới hoạt động chống đối nhà nước Libya đã dùng các trang mạng xã hội để kêu gọi tổ chức các cuộc biểu tình chống chính quyền do Moammar Gadhafi đã nắm giữ từ năm 1969 tới nay, lúc ông này làm cuộc đảo chính, lật đổ chế độ quân chủ được Tây Phương hậu thuẫn. Từ đó Gadhafi trở thành độc tôn, toàn trị, áp dụng kiểu ủy ban nhân dân và cảnh sát trị như cộng sản để thống nhất các bộ lạc theo đạo Hồi trên lãnh thổ Libya. Trở thành một trong những trung tâm khủng bố. Chống Mỹ và thế giới Tự Do. Sau cuộc chiến Iraq, Gadhafi đã đổi chiều làm hòa với Mỹ và Tây Phương. Nhưng Libya vẫn là một chế độ độc tài, chuyên chế do Gadhafi trực tiếp chỉ huy. Bị toàn dân chống đối. Hồi giáo không ưa. Thế giới nghi ngờ. Nên chỉ trong vòng một tuần lễ nay, người biểu tình tuy bị đàn áp bắn giết, cả nước có tới 233 người thiệt mạng. Nhưng dân chúng đã chiếm được ít nhất 9 thành phố gồm cả Benghazi, Sirte, Misrata…
Nhiều vị bộ trưởng chính phủ từ chức. Hàng loạt Đại Sứ ở Ấnđộ, Trungquốc, Liên Đoàn Ảrập, Đông Nam Á… từ nhiệm, kêu gọi chống lại Gadhafi. Các sĩ quan cao cấp chống lại lệnh đàn áp dân, chạy sang hàng ngũ người biểu tình. Gadhafi phải sử dụng tới lính đánh thuê Châu Phi lái máy bay để săn giết những người biểu tình xuất hiện trên đường phố. Ngày 21/02/11, Nhà thần học Hồi Giáo, Trưởng giáo Yussef Al-Qardaoui ra thánh lệnh kêu gọi quân đội Libya: “Hạ sát lãnh đạo Gadhafi, kẻ đã ra lệnh cho binh lính bắn vào dân mình”. Liên Đoàn Ảrập đã ngưng không cho Libya tham gia các cuộc họp của Liên Đoàn. Chủ tịch Liên Đoàn, ông Amr Moussa chủ toạ phiên họp khẩn hôm thứ Ba để thảo luận về Libya đã lên tiếng: “Bạo lực nhắm vào những người biểu tình phải chấm dứt”. Trong khi đó Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tham khảo khẩn cấp về tình hình rối loạn tại Libya. Cao Ủy Nhân Quyền LHQ, bà Navi Pillay kêu gọi quốc tế mở cuộc điều tra về những vụ tấn công rộng lớn có hệ thống nhắm vào thường dân. Bà nói: “Những vụ tấn công như thế có thể lên tới mức các tội ác chống nhân loại. Phó đại sứ Libya tại LHQ, người vừa từ bỏ Gadhafi cũng lên án: “Gadhafi phạm tội ác chống nhân loại” đòi truy tố ông ta ra Toà Án Hình Sự Quốc Tế. Tổng Thư Ký LHQ, Ban Ki-Moon tuyên bố: “Kinh hoàng trước hành động bạo lực của chính quyền Gadhafi, đã đem trực thăng võ trang và máy bay quân sự oanh kích thường dân”. Hội Đồng Bảo An có thẩm quyền đưa ra các biện pháp cụ thể để bảo vệ dân lành.
Trong bài diễn văn đầu tiên từ khi có cuộc nổi dậy, lãnh tụ Gadhafi lên án các cuộc biểu tình chống chính phủ và không chịu từ bỏ quyền lực. Ông tỏ ra tức giận nói năng lung tung, lên án các cuộc biểu tình. Theo ông: “Đợt biểu tình hiện nay là do bè lũ hèn hạ và phản bội đang muốn dựng hình ảnh một Libya trong hỗn độn và làm nhục người dân Libya”. Ông cảnh báo: “Nếu tiếp tục có biểu tình thì tại Libya sẽ xẩy ra nội chiến, hoặc nước này sẽ bị Mỹ chiếm đóng”. Ông lấy việc chính quyền Trungquốc đàn áp người biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn ra làm bằng chứng, rằng: “Khối đoàn kết dân tộc có giá trị hơn mấy người biểu tình nhiều”. Ông không quên chỉ trích các nước Tây Phương, nhất là Anh và Mỹ đang rắp tâm làm Libya mất ổn định. Đúng ra là ở các nước Tunisia, Aicập và Yemen, Bahrain, Hoakỳ công khai hỗ trợ cho dân chúng, cố gắng dàn xếp để có sự chuyển quyền êm thấm, nên các nước Tunisia, Aicập sớm thoát nạn. Các nước Yemen, Bahrain rồi cũng tìm được đường ra. Còn như trường hợp của Libya, hay Iran thì Hoakỳ vẫn đứng vòng ngoài, nên tình thế mỗi ngày, mỗi xấu thêm.
Lúc ông Gadhafi dẫn chứng về vụ Trungcộng đàn áp thành công cuộc biểu tình của sinh viên tại Thiên An Môn, thì ‘Cuộc Cách Mạng Hoa Lài” từ Tunisia đã lan sang Hoalục. Cảnh sát tại Bắckinh, Thượnghải và 11 thành phố lớn khác ở khắp nước Trunghoa trong vòng 36 tiếng kể từ tối thứ Bảy 19/02/11, đã ra tay cô lập, bắt giữ ít nhất là 100 nhà đấu tranh và những luật sư về nhân quyền. Một trong những lời kêu gọi trên mạng internet tối thứ Bảy, nguyên văn: “chúng tôi kêu gọi những công nhân đang thất nghiệp, những người bị chính phủ dùng áp lực để lấy nhà đất, cùng nhau tham gia vào cuộc biểu tình, hô to những khẩu hiệu đòi Tự Do Dân Chủ, đổi mới Chính Trị và chấm dứt chế độ Độc Đảng”… “ đòi cơm ăn, nhà ở, việc làm”. Công an Trungcộng kịp thời tràn ngập các điạ điểm, mà các cuộc biểu tình dự trù diễn ra trên khắp nước.
Từ lâu nay, Trungcộng vẫn dựa vào sự phát triển kinh tế để làm chiếc bánh vẽ nuôi hy vọng cho người dân, đồng thời, lấy niềm tự hào Đại Đế Quốc Hán khích lệ ý chí toàn dân. Nhưng lâu dần, tuyệt đại đa số người dân vẫn thấy mình nghèo khổ, chỉ có thiểu số gia tộc cộngsản là quyền thế, giầu sang, sung sướng. Mộng Đế Quốc Bành Trướng, đang bị Hoakỳ dùng sức mạnh quân sự chận đứng ngay tại ven biển Trunghoa. Đô đốc Robert Willard, Tư Lệnh Lực Lượng Hoakỳ tại Á Châu – Thái Bình Dương khi thẩm định về vị thế Hoakỳ ở Áchâu TBD đã nói: “Washington có khuynh hướng chú trọng tới vùng Đông Bắc Á để giúp Nam Hàn ngăn chặn nguy cơ tấn công của Bắc Hàn, đồng thời củng cố liên minh Mỹ-Nhật”. Ông nhấn mạnh: “Lực lượng của Mỹ có bổn phận duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ và liên tục tại vùng Đông Nam Á, Nam Á, và Châu Đại Dương”. Bởi thế, việc Trungcộng dùng chiêu bài phát triển kinh tế để dụ dân không xong. Dùng chiến tranh mở mang đế quốc để khỏa lấp những đòi hỏi thay đổi chính trị không nổi. Mà ảnh hưởng của Cách Mạng Hoa Lài và nhu cầu cấp thiết như: Cơm Ăn, Nhà Ở, Việc Làm của người dân thì Trungcộng không thể thoả đáp. Dân vùng lên đòi hỏi. Nhà nước dùng Côngan đàn áp. Với thời đại internet phổ cập, cả thế giới đều nhìn vào Hoalục, đều quan tâm tới quyền sống, quyền làm chủ của toàn dân Trunghoa. Vì vị thế cường quốc kinh tế thế giới, Trungcộng không thể xuống tay tàn sát dân của mình như Đặng Tiểu Bình đã làm trong vụ Thiên An Môn được nữa.
Một lối mòn duy nhất để Trungcộng khai thác là cuộc xung đột giữa Campuchia và Tháilan về ngôi đền Preah Vihear, hòng chia rẽ khối ASEAN. Nhưng cả Campuchia và Tháilan đã đồng ý cho Asean điều quan sát viên quốc tế tới vùng biên giới tranh chấp, nhằm làm giảm căng thẳng. Tuy không nói ra, tất cả các nước trong khối ASEAN đều biết, Trungcộng là nước có lợi nhất khi các nước trong tổ chức ASEAN chống đối lẫn nhau. Thế là ngõ bành trướng nhỏ hẹp này cũng đã bị bịt lại. Trungcộng không thể mãi mãi nhảy lò cò một chân kinh tế, mà phải đi bằng một chân chính trị nữa thì mới theo kịp với thế giới thời đại. Nếu cứ ngoan cố giữ độc đảng, độc tài, toàn trị, tham nhũng, đến một lúc nào đó, quân đội sẽ đứng về phía người biểu tình, như ở Tunisia, Aicập thì chế độ Trungcộng sẽ cáo chung.
Litte Saigon ngày 22/02/2011.
Nhiều vị bộ trưởng chính phủ từ chức. Hàng loạt Đại Sứ ở Ấnđộ, Trungquốc, Liên Đoàn Ảrập, Đông Nam Á… từ nhiệm, kêu gọi chống lại Gadhafi. Các sĩ quan cao cấp chống lại lệnh đàn áp dân, chạy sang hàng ngũ người biểu tình. Gadhafi phải sử dụng tới lính đánh thuê Châu Phi lái máy bay để săn giết những người biểu tình xuất hiện trên đường phố. Ngày 21/02/11, Nhà thần học Hồi Giáo, Trưởng giáo Yussef Al-Qardaoui ra thánh lệnh kêu gọi quân đội Libya: “Hạ sát lãnh đạo Gadhafi, kẻ đã ra lệnh cho binh lính bắn vào dân mình”. Liên Đoàn Ảrập đã ngưng không cho Libya tham gia các cuộc họp của Liên Đoàn. Chủ tịch Liên Đoàn, ông Amr Moussa chủ toạ phiên họp khẩn hôm thứ Ba để thảo luận về Libya đã lên tiếng: “Bạo lực nhắm vào những người biểu tình phải chấm dứt”. Trong khi đó Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tham khảo khẩn cấp về tình hình rối loạn tại Libya. Cao Ủy Nhân Quyền LHQ, bà Navi Pillay kêu gọi quốc tế mở cuộc điều tra về những vụ tấn công rộng lớn có hệ thống nhắm vào thường dân. Bà nói: “Những vụ tấn công như thế có thể lên tới mức các tội ác chống nhân loại. Phó đại sứ Libya tại LHQ, người vừa từ bỏ Gadhafi cũng lên án: “Gadhafi phạm tội ác chống nhân loại” đòi truy tố ông ta ra Toà Án Hình Sự Quốc Tế. Tổng Thư Ký LHQ, Ban Ki-Moon tuyên bố: “Kinh hoàng trước hành động bạo lực của chính quyền Gadhafi, đã đem trực thăng võ trang và máy bay quân sự oanh kích thường dân”. Hội Đồng Bảo An có thẩm quyền đưa ra các biện pháp cụ thể để bảo vệ dân lành.
Trong bài diễn văn đầu tiên từ khi có cuộc nổi dậy, lãnh tụ Gadhafi lên án các cuộc biểu tình chống chính phủ và không chịu từ bỏ quyền lực. Ông tỏ ra tức giận nói năng lung tung, lên án các cuộc biểu tình. Theo ông: “Đợt biểu tình hiện nay là do bè lũ hèn hạ và phản bội đang muốn dựng hình ảnh một Libya trong hỗn độn và làm nhục người dân Libya”. Ông cảnh báo: “Nếu tiếp tục có biểu tình thì tại Libya sẽ xẩy ra nội chiến, hoặc nước này sẽ bị Mỹ chiếm đóng”. Ông lấy việc chính quyền Trungquốc đàn áp người biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn ra làm bằng chứng, rằng: “Khối đoàn kết dân tộc có giá trị hơn mấy người biểu tình nhiều”. Ông không quên chỉ trích các nước Tây Phương, nhất là Anh và Mỹ đang rắp tâm làm Libya mất ổn định. Đúng ra là ở các nước Tunisia, Aicập và Yemen, Bahrain, Hoakỳ công khai hỗ trợ cho dân chúng, cố gắng dàn xếp để có sự chuyển quyền êm thấm, nên các nước Tunisia, Aicập sớm thoát nạn. Các nước Yemen, Bahrain rồi cũng tìm được đường ra. Còn như trường hợp của Libya, hay Iran thì Hoakỳ vẫn đứng vòng ngoài, nên tình thế mỗi ngày, mỗi xấu thêm.
Lúc ông Gadhafi dẫn chứng về vụ Trungcộng đàn áp thành công cuộc biểu tình của sinh viên tại Thiên An Môn, thì ‘Cuộc Cách Mạng Hoa Lài” từ Tunisia đã lan sang Hoalục. Cảnh sát tại Bắckinh, Thượnghải và 11 thành phố lớn khác ở khắp nước Trunghoa trong vòng 36 tiếng kể từ tối thứ Bảy 19/02/11, đã ra tay cô lập, bắt giữ ít nhất là 100 nhà đấu tranh và những luật sư về nhân quyền. Một trong những lời kêu gọi trên mạng internet tối thứ Bảy, nguyên văn: “chúng tôi kêu gọi những công nhân đang thất nghiệp, những người bị chính phủ dùng áp lực để lấy nhà đất, cùng nhau tham gia vào cuộc biểu tình, hô to những khẩu hiệu đòi Tự Do Dân Chủ, đổi mới Chính Trị và chấm dứt chế độ Độc Đảng”… “ đòi cơm ăn, nhà ở, việc làm”. Công an Trungcộng kịp thời tràn ngập các điạ điểm, mà các cuộc biểu tình dự trù diễn ra trên khắp nước.
Từ lâu nay, Trungcộng vẫn dựa vào sự phát triển kinh tế để làm chiếc bánh vẽ nuôi hy vọng cho người dân, đồng thời, lấy niềm tự hào Đại Đế Quốc Hán khích lệ ý chí toàn dân. Nhưng lâu dần, tuyệt đại đa số người dân vẫn thấy mình nghèo khổ, chỉ có thiểu số gia tộc cộngsản là quyền thế, giầu sang, sung sướng. Mộng Đế Quốc Bành Trướng, đang bị Hoakỳ dùng sức mạnh quân sự chận đứng ngay tại ven biển Trunghoa. Đô đốc Robert Willard, Tư Lệnh Lực Lượng Hoakỳ tại Á Châu – Thái Bình Dương khi thẩm định về vị thế Hoakỳ ở Áchâu TBD đã nói: “Washington có khuynh hướng chú trọng tới vùng Đông Bắc Á để giúp Nam Hàn ngăn chặn nguy cơ tấn công của Bắc Hàn, đồng thời củng cố liên minh Mỹ-Nhật”. Ông nhấn mạnh: “Lực lượng của Mỹ có bổn phận duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ và liên tục tại vùng Đông Nam Á, Nam Á, và Châu Đại Dương”. Bởi thế, việc Trungcộng dùng chiêu bài phát triển kinh tế để dụ dân không xong. Dùng chiến tranh mở mang đế quốc để khỏa lấp những đòi hỏi thay đổi chính trị không nổi. Mà ảnh hưởng của Cách Mạng Hoa Lài và nhu cầu cấp thiết như: Cơm Ăn, Nhà Ở, Việc Làm của người dân thì Trungcộng không thể thoả đáp. Dân vùng lên đòi hỏi. Nhà nước dùng Côngan đàn áp. Với thời đại internet phổ cập, cả thế giới đều nhìn vào Hoalục, đều quan tâm tới quyền sống, quyền làm chủ của toàn dân Trunghoa. Vì vị thế cường quốc kinh tế thế giới, Trungcộng không thể xuống tay tàn sát dân của mình như Đặng Tiểu Bình đã làm trong vụ Thiên An Môn được nữa.
Một lối mòn duy nhất để Trungcộng khai thác là cuộc xung đột giữa Campuchia và Tháilan về ngôi đền Preah Vihear, hòng chia rẽ khối ASEAN. Nhưng cả Campuchia và Tháilan đã đồng ý cho Asean điều quan sát viên quốc tế tới vùng biên giới tranh chấp, nhằm làm giảm căng thẳng. Tuy không nói ra, tất cả các nước trong khối ASEAN đều biết, Trungcộng là nước có lợi nhất khi các nước trong tổ chức ASEAN chống đối lẫn nhau. Thế là ngõ bành trướng nhỏ hẹp này cũng đã bị bịt lại. Trungcộng không thể mãi mãi nhảy lò cò một chân kinh tế, mà phải đi bằng một chân chính trị nữa thì mới theo kịp với thế giới thời đại. Nếu cứ ngoan cố giữ độc đảng, độc tài, toàn trị, tham nhũng, đến một lúc nào đó, quân đội sẽ đứng về phía người biểu tình, như ở Tunisia, Aicập thì chế độ Trungcộng sẽ cáo chung.
Litte Saigon ngày 22/02/2011.
NGÀY TÀN CỦA BẠO CHÚA
Năm 1956, lúc mới 19 tuổi, Saddam Hussein đã lãnh trách nhiệm giết vua Faisal II. Tuy việc không thành nhưng vì ông ta sống với “chân lý”: “không việc gì phải bàn cãi, cứ rút súng ra bắn nó là xong”; nghĩa là ông ta không cần hỏi tại sao phải giết người như vậy. Cho nên chỉ 2 năm sau ông ta đã giết được vua Faisal II và tàn sát toàn thể hoàng gia này.
Đến năm 1968, đảng Xã hội Baath của Saddam thắng thế, ông ta được đưa lên chức Phó Tổng Thống nhưng coi như ông ta đã cai trị đất nước Iraq bằng “bàn tay sắt bọc thép” ngay từ lúc này.
Ông ta đã cai trị đất nước này bằng sự khủng bố, lập trại tập trung để giam giữ và tra tấn dã man những người dù chỉ bất đồng ý kiến với ông ta. Phòng tra tấn Mukhabarat do Saddam Hussein lập ra rất nổi tiếng với dân Hồi – cũng nổi tiếng như tại Đầm Đùn dưới thời “Bác” Hồ.
Khi bước lên ngôi vị Tổng Thống Iraq năm 42 tuổi, công việc đầu tiên của Saddam là ra lệnh xử tử 21 Bộ Trưởng trong Hội Đồng Nội Các với tội danh phản quốc.
Cuốn sách “Cộng Hoà Sợ Hãi” (Rapublic of Fear) xuất bản năm 1989 kể rằng chỉ trong mùa Hè của năm đầu làm Tổng Thống, Saddam đã xử tử hơn 500 đảng viên cao cấp của đảng Baath.
Sau 8 năm gây chiến với Iran, lính Raq chết khoảng 120.000 người, dân chúng bị thương khoảng 300.000 kèm theo sự nghèo đói và đưa tới sự chống đối của người Iraq gốc Kurds nên họ bị thù ghét và bị cáo buộc chạy theo ngoại bang là Iran lúc ấy và tư bản Mỹ bây giờ.
Ngày 2 tháng 9 năm 1990, Saddam Hussein ra lệnh đánh chiếm Kuwait để biến nước này thành tỉnh thứ 19 của Iraq. Tổng Thống Bush (cha) đã ra lệnh tấn công Iraq vào ngày 17-1-1991 để giải phóng Kuwait.
Và năm 2007, Tổng Thống Bush (con) đã tấn công Iraq. Tượng của tên độc tài Saddam Hussein đã bị xe cần cẩu kéo xuống. Và tên bạo chúa đã bị nhân dân xử treo cổ.
Khi phát động cuộc chiến tranh đánh chiếm Kuwait, Saddam Hussein đã hứa hẹn chia gia tài cho những binh sĩ tham chiến nhưng thực ra họ chẳng có gì; trong khi đó thì chỉ non 10 năm mà tài sản riêng của Hussein lên tới cả 10 tỉ Mỹ kim về sản lượng dầu, chưa kể các cổ phần tại các công ty hải ngoại.
-Cuộc chính biến tại Libya năm 1969 đã đưa đến việc vua Idris bịnh hoạn, nhu nhược bị hạ bệ đưa Muammar Abu Mimya al. Gaddafi một viên sĩ quan trẻ 27 tuổi trở thành nhà độc tài.
Trong suốt 40 năm cai trị đất nước nằm trên những mỏ vàng đen, Gaddafi và 9 người con của y đã trở thành những tỉ phú vùng Bắc Phi.
Theo tác giả Nhựt Thanh, tài sản mà bạo chúa này và những người con của y có được là do ăn cắp nguồn thu nhập dầu hỏa của Lybia. Theo báo Guardan, Anh, con số lên đến nhiều tỉ đô-la. Libya là nước sản xuất dầu hỏa đứng vào hàng thứ 4. Theo giáo sư Tim Nibloc phần lớn số tài sản của báo chúa Gaddafi và gia đình đều ký thác trong các trương mục khó kiểm soát ở Dubai hay các quốc gia Nam Á.
Gaddafi đã chi tiền cho nhà độc tài Robert Mugabe cũng như giúp đỡ nhóm Zaghawan giết người ở Dafur. Vào năm 2009, Gaddafi đã đầu tư 21.9 triệu đô-la vào một khách sạn ở thành phố L’Aquila, ở Ý.
Trong lúc đa số người dân Libya phải sống khó khăn các con của Gaddafi sống như những ông Hoàng. Theo báo New York Times, Seif al. Islam el. Gaddafi, con trai của Gaddafi đã trả cho ca sĩ Mariah Carey 1 triệu Mỹ kim chỉ để hát 4 bài hát mà y thích trong một buổi tiệc ở đảo St. Bart ở vùng Nam Mỹ.
*
Hoa Kỳ đã phát động cuộc chiến “giải phóng” Iraq khỏi bàn tay cai trị bạo tàn của nhà độc tài Saddam Hussein.
Ngày tàn của bạo chúa xứ Iraq kết thúc bằng cái chết bị treo cổ của ông ta.
Cuộc cách mạng tại Libya nương theo làn sóng của cuộc “cách mạng hoa Lài” từ Tunisia, Ai Cập. Và do chính những người dân khốn khổ bởi ách cai trị bạo tàn của bạo chúa Gaddafi trong 40 năm qua.
“Chúng tôi chỉ muốn có thể sống như những con người!”
Tiếng nói trầm thống của người dân Libya đã 40 năm khốn khổ, chịu đựng đã cất lên vang vọng khắp thế giới!
Cũng giống như bất cứ tên bạo chúa nào trên trái đất này trước khi bị hạ bệ, tên bạo chúa Gaddafi đã nhẫn tâm cho những tên lính đánh thuê tàn sát những người biểu tình. Dù bị thất thế phải trốn chui, trốn nhũi trong một chiếc xe nhưng y vẫn không ngớt cất giọng gầm gừ hăm dọa sẽ “tử chiến như một thánh tử đạo!”.
Tên bạo chúa xứ Libya đã điên cuồng ra lệnh cho máy bay bắn vào đoàn người biểu tình; nhưng những phi công đã không nghe theo mệnh lệnh tàn ác của y.
*
Vì thông tin bị bưng bít nên chúng ta khó có thể theo dõi chính xác được tình hình tại Libya.
Tuy nhiên, y cứ theo bài phát biểu của Tổng Thống Hoa Kỳ Obama từ Toà Bạch Ốc chúng ta thấy rằng tất cả dư luận thế giới đều quan tâm đến công cuộc tranh đấu giành lại quyền làm người của nhân dân Libya.
“… Vì vậy, hãy để tôi tuyên bố rõ ràng, những thay đổi đang diễn ra trong khu vực thúc đẩy chính những người dân trong khu vực. Sự thay đổi này không do hành động của Hoa Kỳ hoặc bất cứ quyền lợi của nước nào. Nó đại diện cho nguyện vọng của những người đang tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tựa một người Libya đã nói, “Chúng tôi chỉ muốn có thể sống như những con người”. Vâng, chúng tôi chỉ muốn có thể sống như những con người là khát vọng căn bản nhất đem đến sự thay đổi này. Và trong suốt quá trình chuyển đổi, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đứng lên cho tự do, đứng lên cho công lý và đấu tranh cho phẩm giá của tất cả mọi người.”
( theo bản dịch của Tạ Dzu).
Qua các biến chuyển cũng như phản ứng của Tổng Thống Obama, Ngoại Trưởng Hillary Clinton cũng như Liên Hiệp Quốc và các lãnh tụ nước khác về cuộc đang mạng đang diễn ra khốc liệt tại Libya chúng ta hy vọng NGÀY TÀN CỦA BẠO CHÚA GADDAFI cũng sẽ xảy ra y chang như ngày tàn của những bạo chúa khác đã xảy ra trong quá khứ!
Đến năm 1968, đảng Xã hội Baath của Saddam thắng thế, ông ta được đưa lên chức Phó Tổng Thống nhưng coi như ông ta đã cai trị đất nước Iraq bằng “bàn tay sắt bọc thép” ngay từ lúc này.
Ông ta đã cai trị đất nước này bằng sự khủng bố, lập trại tập trung để giam giữ và tra tấn dã man những người dù chỉ bất đồng ý kiến với ông ta. Phòng tra tấn Mukhabarat do Saddam Hussein lập ra rất nổi tiếng với dân Hồi – cũng nổi tiếng như tại Đầm Đùn dưới thời “Bác” Hồ.
Khi bước lên ngôi vị Tổng Thống Iraq năm 42 tuổi, công việc đầu tiên của Saddam là ra lệnh xử tử 21 Bộ Trưởng trong Hội Đồng Nội Các với tội danh phản quốc.
Cuốn sách “Cộng Hoà Sợ Hãi” (Rapublic of Fear) xuất bản năm 1989 kể rằng chỉ trong mùa Hè của năm đầu làm Tổng Thống, Saddam đã xử tử hơn 500 đảng viên cao cấp của đảng Baath.
Sau 8 năm gây chiến với Iran, lính Raq chết khoảng 120.000 người, dân chúng bị thương khoảng 300.000 kèm theo sự nghèo đói và đưa tới sự chống đối của người Iraq gốc Kurds nên họ bị thù ghét và bị cáo buộc chạy theo ngoại bang là Iran lúc ấy và tư bản Mỹ bây giờ.
Ngày 2 tháng 9 năm 1990, Saddam Hussein ra lệnh đánh chiếm Kuwait để biến nước này thành tỉnh thứ 19 của Iraq. Tổng Thống Bush (cha) đã ra lệnh tấn công Iraq vào ngày 17-1-1991 để giải phóng Kuwait.
Và năm 2007, Tổng Thống Bush (con) đã tấn công Iraq. Tượng của tên độc tài Saddam Hussein đã bị xe cần cẩu kéo xuống. Và tên bạo chúa đã bị nhân dân xử treo cổ.
Khi phát động cuộc chiến tranh đánh chiếm Kuwait, Saddam Hussein đã hứa hẹn chia gia tài cho những binh sĩ tham chiến nhưng thực ra họ chẳng có gì; trong khi đó thì chỉ non 10 năm mà tài sản riêng của Hussein lên tới cả 10 tỉ Mỹ kim về sản lượng dầu, chưa kể các cổ phần tại các công ty hải ngoại.
-Cuộc chính biến tại Libya năm 1969 đã đưa đến việc vua Idris bịnh hoạn, nhu nhược bị hạ bệ đưa Muammar Abu Mimya al. Gaddafi một viên sĩ quan trẻ 27 tuổi trở thành nhà độc tài.
Trong suốt 40 năm cai trị đất nước nằm trên những mỏ vàng đen, Gaddafi và 9 người con của y đã trở thành những tỉ phú vùng Bắc Phi.
Theo tác giả Nhựt Thanh, tài sản mà bạo chúa này và những người con của y có được là do ăn cắp nguồn thu nhập dầu hỏa của Lybia. Theo báo Guardan, Anh, con số lên đến nhiều tỉ đô-la. Libya là nước sản xuất dầu hỏa đứng vào hàng thứ 4. Theo giáo sư Tim Nibloc phần lớn số tài sản của báo chúa Gaddafi và gia đình đều ký thác trong các trương mục khó kiểm soát ở Dubai hay các quốc gia Nam Á.
Gaddafi đã chi tiền cho nhà độc tài Robert Mugabe cũng như giúp đỡ nhóm Zaghawan giết người ở Dafur. Vào năm 2009, Gaddafi đã đầu tư 21.9 triệu đô-la vào một khách sạn ở thành phố L’Aquila, ở Ý.
Trong lúc đa số người dân Libya phải sống khó khăn các con của Gaddafi sống như những ông Hoàng. Theo báo New York Times, Seif al. Islam el. Gaddafi, con trai của Gaddafi đã trả cho ca sĩ Mariah Carey 1 triệu Mỹ kim chỉ để hát 4 bài hát mà y thích trong một buổi tiệc ở đảo St. Bart ở vùng Nam Mỹ.
*
Hoa Kỳ đã phát động cuộc chiến “giải phóng” Iraq khỏi bàn tay cai trị bạo tàn của nhà độc tài Saddam Hussein.
Ngày tàn của bạo chúa xứ Iraq kết thúc bằng cái chết bị treo cổ của ông ta.
Cuộc cách mạng tại Libya nương theo làn sóng của cuộc “cách mạng hoa Lài” từ Tunisia, Ai Cập. Và do chính những người dân khốn khổ bởi ách cai trị bạo tàn của bạo chúa Gaddafi trong 40 năm qua.
“Chúng tôi chỉ muốn có thể sống như những con người!”
Tiếng nói trầm thống của người dân Libya đã 40 năm khốn khổ, chịu đựng đã cất lên vang vọng khắp thế giới!
Cũng giống như bất cứ tên bạo chúa nào trên trái đất này trước khi bị hạ bệ, tên bạo chúa Gaddafi đã nhẫn tâm cho những tên lính đánh thuê tàn sát những người biểu tình. Dù bị thất thế phải trốn chui, trốn nhũi trong một chiếc xe nhưng y vẫn không ngớt cất giọng gầm gừ hăm dọa sẽ “tử chiến như một thánh tử đạo!”.
Tên bạo chúa xứ Libya đã điên cuồng ra lệnh cho máy bay bắn vào đoàn người biểu tình; nhưng những phi công đã không nghe theo mệnh lệnh tàn ác của y.
*
Vì thông tin bị bưng bít nên chúng ta khó có thể theo dõi chính xác được tình hình tại Libya.
Tuy nhiên, y cứ theo bài phát biểu của Tổng Thống Hoa Kỳ Obama từ Toà Bạch Ốc chúng ta thấy rằng tất cả dư luận thế giới đều quan tâm đến công cuộc tranh đấu giành lại quyền làm người của nhân dân Libya.
“… Vì vậy, hãy để tôi tuyên bố rõ ràng, những thay đổi đang diễn ra trong khu vực thúc đẩy chính những người dân trong khu vực. Sự thay đổi này không do hành động của Hoa Kỳ hoặc bất cứ quyền lợi của nước nào. Nó đại diện cho nguyện vọng của những người đang tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tựa một người Libya đã nói, “Chúng tôi chỉ muốn có thể sống như những con người”. Vâng, chúng tôi chỉ muốn có thể sống như những con người là khát vọng căn bản nhất đem đến sự thay đổi này. Và trong suốt quá trình chuyển đổi, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đứng lên cho tự do, đứng lên cho công lý và đấu tranh cho phẩm giá của tất cả mọi người.”
( theo bản dịch của Tạ Dzu).
Qua các biến chuyển cũng như phản ứng của Tổng Thống Obama, Ngoại Trưởng Hillary Clinton cũng như Liên Hiệp Quốc và các lãnh tụ nước khác về cuộc đang mạng đang diễn ra khốc liệt tại Libya chúng ta hy vọng NGÀY TÀN CỦA BẠO CHÚA GADDAFI cũng sẽ xảy ra y chang như ngày tàn của những bạo chúa khác đã xảy ra trong quá khứ!
Bắc Triều Tiên : Cư dân nhiều nơi phải ăn cỏ dại vì đói
Trong một bản thông cáo công bố ngày 23/02/2011, 5 tổ chức phi chính phủ Mỹ đã khẳng định Bắc Triều Tiên bị thiếu lương thực trầm trọng. Hậu quả là người dân ở một số nơi đã phải ăn cỏ để sống. Các tổ chức này kêu gọi cộng đồng quốc tế khẩn cấp giúp đỡ.
Theo các tổ chức phi chính phủ Christian Friends of Korea, Global Ressources, Mercy Corps, Samaritain's Purse và World Vision, nhóm chuyên gia của họ đã quan sát và ghi nhận những bằng chứng về tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu lương thực và nhiều người đị lượm nhặt cỏ dại.
Những hiện tượng này đặc biệt phổ biến nơi những gia đình sống nhờ vào hệ thống tem phiếu, phân phát lương thực của Nhà nước. Chịu hậu quả nghiêm trọng nhất do tình trạng thiếu lương thực hiện nay là các người già, trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.
Các tổ chức nói trên đã gởi một ê kíp 7 chuyên gia đến Bắc Triều Tiên vào đầu tháng 02/2011. Trích dẫn số liệu của chính quyền Bình Nhưỡng, họ cho biết là từ 50 đến 80% lúa mì và mạch, dự trù thu hoạch vào mùa xuân tới đây, kể như đã bị mất trắng do thời tiết lạnh giá.
Bên cạnh đó, do giá lương thực trên thế giới tăng cao, việc nhập khẩu ngày càng khó khăn để đảm bảo an toàn lương thực tại Bắc Triều Tiên. Nước này trong năm qua đã bị cô lập thêm, sau khi bị cáo buộc đánh chìm chiến hạm Cheonan của Hàn Quốc, và hành động gây hấn pháo kích vào một hòn đảo ở phía Nam.
Nguồn: RFI
Theo các tổ chức phi chính phủ Christian Friends of Korea, Global Ressources, Mercy Corps, Samaritain's Purse và World Vision, nhóm chuyên gia của họ đã quan sát và ghi nhận những bằng chứng về tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu lương thực và nhiều người đị lượm nhặt cỏ dại.
Những hiện tượng này đặc biệt phổ biến nơi những gia đình sống nhờ vào hệ thống tem phiếu, phân phát lương thực của Nhà nước. Chịu hậu quả nghiêm trọng nhất do tình trạng thiếu lương thực hiện nay là các người già, trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.
Các tổ chức nói trên đã gởi một ê kíp 7 chuyên gia đến Bắc Triều Tiên vào đầu tháng 02/2011. Trích dẫn số liệu của chính quyền Bình Nhưỡng, họ cho biết là từ 50 đến 80% lúa mì và mạch, dự trù thu hoạch vào mùa xuân tới đây, kể như đã bị mất trắng do thời tiết lạnh giá.
Bên cạnh đó, do giá lương thực trên thế giới tăng cao, việc nhập khẩu ngày càng khó khăn để đảm bảo an toàn lương thực tại Bắc Triều Tiên. Nước này trong năm qua đã bị cô lập thêm, sau khi bị cáo buộc đánh chìm chiến hạm Cheonan của Hàn Quốc, và hành động gây hấn pháo kích vào một hòn đảo ở phía Nam.
Nguồn: RFI
Hai bài viết về tình hình lạm phát và chống lạm phát
1. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên: "Cầm 100 ngàn đồng đi chợ không biết mua gì"
Kim Hoa (ghi)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên.
SGTT.VN - Chính phủ chủ trương ưu tiên chống lạm phát thông qua biện pháp giảm tổng cầu, đây là một giải pháp có tính thời điểm và 6 tháng đầu năm sẽ là sự kiểm định tính chính xác của giải pháp này. Đây cũng là phát biểu của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên với báo chí sáng 23.2 trước thông tin “Chính phủ ưu tiên chống lạm phát và chấp nhận tổn thương đến tăng trưởng”:
Lúc này mới chỉ ở tháng thứ 2 của năm 2011, Chính phủ đang tìm những biện pháp quyết liệt, đồng bộ hơn và những biện pháp này đều cần có thời gian để kiểm chứng trong thực tế. Phải 6 tháng mới dự đoán hết được tình hình cũng như khả năng thực hiện trong năm 2011.
Về việc có khả năng Quốc hội phải xem xét điều chỉnh các chỉ tiêu đặt ra đối với Chính phủ hay không, chỉ là một mặt phải tính đến của công tác quản lý. Cái chính vẫn là yêu cầu phát triển bền vững và cải thiện đời sống người dân. Đảm bảo chỉ tiêu sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu những biện pháp quyết liệt để hoàn thành những chỉ tiêu ấy.
Mới đây chúng tôi có được nghe Chính phủ báo cáo bổ sung về thực hiện nhiệm vụ 2010 và triển khai nhiệm vụ 2 tháng đầu năm và các cơ quan của Quốc hội cũng đã cảnh báo một số vấn đề. Tôi cũng có lưu ý vấn đề về chỉ số giá và lạm phát ở mức cao, về giá trị của đồng tiền Việt Nam. Theo tôi đó là 2 vấn đề rất thách thức.
Chủ trương “giảm mạnh tổng cầu” mà Chính phủ vừa đưa ra, ý kiến của ông?
Giảm mạnh tổng cầu sẽ dẫn đến những hệ quả khác nhau, nhưng quan trọng là phải bảo đảm tính bền vững và ổn định của tăng trưởng kinh tế. Do vậy, phải cân nhắc giải pháp trên thế nào, đừng để cầu vượt quá, dẫn đến việc phải đáp ứng cung lớn và về trung hạn điều đó là không tốt.
Việc chỉ số lạm phát tăng gấp đôi chỉ số tăng trưởng kinh tế thực sự là một thách thức khi Chính phủ triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011. Do vậy, phải tập trung các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ như việc các ngân hàng thương mại phải thực hiện chính sách tiền tệ (+) trong điều kiện lạm phát tăng cao và chắc chắn điều đó sẽ gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, đời sống và thu nhập, việc làm của những người làm việc trong các bộ phận của nền kinh tế cũng như đa số người dân lao động. Điều này cũng tiềm ẩn các vấn đề về lòng tin, về an ninh trật tự xã hội, từ đó ảnh hưởng đến mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo - một tỷ lệ chúng ta cần xem xét lại cho chính xác trong điều kiện năm 2010 lạm phát tăng đã khiến tỷ lệ hộ cận nghèo và nghèo gia tăng so với trước.
Do đó, dù thực hiện biện pháp gì, Chính phủ cũng phải bám sát mục tiêu tổng quát của nhiệm vụ đề ra cho năm 2011: tăng tính ổn định của kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, đồng thời chú ý các biện pháp an sinh xã hội. Cụ thể, phải tháo gỡ được những khó khăn trong sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống thực tế của đại đa số người dân!
Từng là Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội trước khi giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội, ông dự đoán thế nào về những khó khăn sắp tới mà nền kinh tế nước ta sẽ phải đối mặt?
Chính phủ sẽ ưu tiên chống lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội và chấp nhận tổn thương đến tăng trưởng. Ảnh: minh hoạ: Lê Quang Nhật
Ngay từ quý I, gánh nặng tăng giá đã dồn dập. Chính phủ cần tuyên bố rõ từ nay đến cuối năm có cuộc điều chỉnh nào nữa không. Một tuyên bố mang tính dự liệu về kinh tế như vậy sẽ tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp (DN) và người dân.
Vì giá điện đã được chấp thuận tăng 15,28% nhưng nhiều thông tin cho thấy mức tăng giá đó chưa đủ đáp ứng yêu cầu và chưa cải thiện được tình hình thiếu điện. Xã hội sẽ hiểu là ngành điện vẫn tiếp tục kêu thiếu điện, thiếu vốn và “đòi” thu thêm tiền. Như vậy, nguy cơ tăng giá vẫn còn, khả năng lạm phát vẫn còn.
Để kiềm chế lạm phát, Chính phủ vừa nói đến các giải pháp, ví dụ hạ mức tăng trưởng tín dụng xuống 20% chứ không phải cao như trước. Đồng thời đưa ra chủ trương tiết giảm 10% chi thường xuyên của Chính phủ.
Đây là những công cụ cần thiết, ngay cả tăng giá điện ở mức 15,28% là Chính phủ đã tính toán làm sao đỡ ảnh hưởng đến lạm phát. Tuy nhiên, những công cụ đó chưa thật đầy đủ mà phải có giải pháp khác đồng bộ, tổng thể hơn.
Lạm phát là do 2 nhân tố chính, bao gồm nhóm chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Hai nhóm chính sách này phải thực hiện đồng thời và có tác dụng quan trọng không kém gì nhau.
Tỉ giá USD tăng làm cho các loại sữa nội và ngoại đều tăng giá. Ảnh: Hồng Thúy
Năm ngoái, khi chúng ta quá tập trung vào chính sách tiền tệ thì kết quả là lạm phát cao hơn rất nhiều so với dự kiến. Năm nay, tôi cho rằng phải lo về chính sách tài khóa nhiều hơn, không nên đổ gánh nặng về chính sách tiền tệ.
Nói giảm tăng trưởng tín dụng xuống 20% nhưng phải có biện pháp cụ thể để giảm tín dụng của khu vực DN Nhà nước. Trong tín dụng ngân hàng, hơn 60% dành cho DN Nhà nước.
Nếu khu vực này cắt giảm được tín dụng chưa thật bức thiết sẽ có kết quả rất tích cực vì bản thân hiệu quả sử dụng vốn không cao, chỉ số icor (đầu tư/tăng trưởng) cao nên khi họ sử dụng tín dụng nhiều thì nguy cơ lạm phát sẽ tăng lên.
Trong khi đó, DN tư nhân hoạt động hiệu quả hơn lại rất cần tín dụng để phát triển. Do đó, thắt chặt tín dụng phải thực hiện đúng chỗ, không đổ đồng mọi DN. DN nhỏ và vừa cần được tạo điều kiện tiếp cận vốn dễ hơn với lãi suất mềm hơn. Như vậy mới bảo đảm vừa kiềm chế lạm phát vừa bảo đảm tăng trưởng.
Tiết kiệm tài khóa 10% cũng phải nêu rõ cắt giảm ở đâu. Không chỉ là vấn đề chi tiêu thường xuyên từ ngân sách mà còn là đầu tư của DN Nhà nước. Đây mới là khối chi tiêu lớn tiền ngân sách của xã hội làm tăng sức ép lạm phát.
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn:
Cần giảm mạnh đầu tư công
Gốc rễ của căn bệnh trầm kha về lạm phát ở nước ta chính là chính sách tài khóa ngoài nguyên nhân khách quan như ảnh hưởng của lạm phát trên thế giới, giá dầu thế giới tăng...
Để giải quyết bài toán lạm phát một cách cơ bản cần có chính sách tài khóa lành mạnh hơn, cân đối hơn. Chính sách tài khóa tốt dựa trên nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả sẽ làm nhẹ đi áp lực lạm phát đang đè nặng lên nền kinh tế. Muốn làm được điều này cần phải giảm mạnh đầu tư công để đầu tư tư nhân trong, ngoài nước tăng nhanh, hiệu quả đầu tư cũng tăng lên. Đây là yếu tố quyết định thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh mà không gây ra lạm phát. Đầu tư công chỉ nên tập trung vào các dự án mang lại hiệu quả thật sự cả về kinh tế lẫn tài chính.
Ngoài ra, cần phân công lại vai trò của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Nếu chính sách tài khóa hướng vào mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng thì chính sách tiền tệ sẽ hướng vào mục tiêu kích thích tăng trưởng kinh tế và ổn định tiền tệ.
Việc kìm giữ tỉ giá USD/VNĐ thời gian qua là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần làm giảm dự trữ ngoại tệ quốc gia và khiến nguồn cung ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng trở nên ít hơn. Vì vậy, ngày 11-2, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỉ giá với mức tăng 9,3% là rất cần thiết với tình hình kinh tế thị trường hiện nay.
Tuy nhiên, trong thời điểm nhạy cảm sau khi tỉ giá tăng, lạm phát có khả năng tăng cao, Nhà nước cần áp dụng ngay các biện pháp về quản lý thị trường nhằm bình ổn giá cả, tránh hiện tượng “té nước theo mưa”, trục lợi của một số bộ phận, đặc biệt sau khi giá xăng và giá điện sẽ được điều chỉnh tăng. Chẳng hạn, các DN có hiện tượng “ăn theo” như găm hàng, găm xăng dầu không bán chờ giá tăng... cần phải xử lý nghiêm.
TS Vũ Đình Ánh:
Nghệ thuật điều hành, quản lý
Lạm phát do chi phí đẩy (các yếu tố tăng giá) là hoàn toàn có cơ sở rồi. Năm nay, cách xử lý lạm phát đòi hỏi trình độ phải cao hơn năm trước. Giá cả một số mặt hàng thiết yếu buộc phải điều chỉnh nhưng điều chỉnh như thế nào mới quan trọng. Vấn đề là cách thức chứ không đơn thuần chỉ là mức độ hay thời điểm điều chỉnh. Nếu điều chỉnh giá các mặt hàng khác theo kiểu giật cục thì nguy hiểm.
Có thể nói, việc điều chỉnh tỉ giá lần này là đúng về mặt kỹ thuật nhưng lại không lường trước được hiệu ứng tâm lý. Thị trường mấy ngày qua đang chịu tác động lớn từ hiệu ứng tâm lý này. Tất cả đều ồ ạt tăng giá với lý do là tỉ giá USD/VNĐ tăng đến gần 10%.
Cần lưu ý rằng năm 2011, lạm phát không phải là vấn đề riêng của Việt Nam nữa mà là vấn đề toàn cầu. Lạm phát từ bên ngoài sẽ tác động trực tiếp tới Việt Nam cùng với những vấn đề yếu kém nội tại của chúng ta sẽ khiến lạm phát ở Việt Nam trở nên phức tạp hơn. Các biện pháp kiềm chế lạm phát như thắt chặt tiền tệ, thắt chặt chi tiêu công... cần phải được vận dụng hiệu quả. Có nhiều công cụ để kiềm chế lạm phát, quan trọng là khi đã thả công cụ nào thì phải nắm chắc công cụ khác, nếu thắt chặt tiền tệ mà làm chặt quá thì sẽ gây ra đổ vỡ kinh tế... Vấn đề phụ thuộc vào nghệ thuật điều hành quản lý.
Thái Phương - Tô Hà ghi
Nguồn: nld.com.vn
Kim Hoa (ghi)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên.
SGTT.VN - Chính phủ chủ trương ưu tiên chống lạm phát thông qua biện pháp giảm tổng cầu, đây là một giải pháp có tính thời điểm và 6 tháng đầu năm sẽ là sự kiểm định tính chính xác của giải pháp này. Đây cũng là phát biểu của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên với báo chí sáng 23.2 trước thông tin “Chính phủ ưu tiên chống lạm phát và chấp nhận tổn thương đến tăng trưởng”:
Lúc này mới chỉ ở tháng thứ 2 của năm 2011, Chính phủ đang tìm những biện pháp quyết liệt, đồng bộ hơn và những biện pháp này đều cần có thời gian để kiểm chứng trong thực tế. Phải 6 tháng mới dự đoán hết được tình hình cũng như khả năng thực hiện trong năm 2011.
Về việc có khả năng Quốc hội phải xem xét điều chỉnh các chỉ tiêu đặt ra đối với Chính phủ hay không, chỉ là một mặt phải tính đến của công tác quản lý. Cái chính vẫn là yêu cầu phát triển bền vững và cải thiện đời sống người dân. Đảm bảo chỉ tiêu sẽ không có ý nghĩa nếu thiếu những biện pháp quyết liệt để hoàn thành những chỉ tiêu ấy.
Mới đây chúng tôi có được nghe Chính phủ báo cáo bổ sung về thực hiện nhiệm vụ 2010 và triển khai nhiệm vụ 2 tháng đầu năm và các cơ quan của Quốc hội cũng đã cảnh báo một số vấn đề. Tôi cũng có lưu ý vấn đề về chỉ số giá và lạm phát ở mức cao, về giá trị của đồng tiền Việt Nam. Theo tôi đó là 2 vấn đề rất thách thức.
Chủ trương “giảm mạnh tổng cầu” mà Chính phủ vừa đưa ra, ý kiến của ông?
Giảm mạnh tổng cầu sẽ dẫn đến những hệ quả khác nhau, nhưng quan trọng là phải bảo đảm tính bền vững và ổn định của tăng trưởng kinh tế. Do vậy, phải cân nhắc giải pháp trên thế nào, đừng để cầu vượt quá, dẫn đến việc phải đáp ứng cung lớn và về trung hạn điều đó là không tốt.
Việc chỉ số lạm phát tăng gấp đôi chỉ số tăng trưởng kinh tế thực sự là một thách thức khi Chính phủ triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011. Do vậy, phải tập trung các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ như việc các ngân hàng thương mại phải thực hiện chính sách tiền tệ (+) trong điều kiện lạm phát tăng cao và chắc chắn điều đó sẽ gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, đời sống và thu nhập, việc làm của những người làm việc trong các bộ phận của nền kinh tế cũng như đa số người dân lao động. Điều này cũng tiềm ẩn các vấn đề về lòng tin, về an ninh trật tự xã hội, từ đó ảnh hưởng đến mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo - một tỷ lệ chúng ta cần xem xét lại cho chính xác trong điều kiện năm 2010 lạm phát tăng đã khiến tỷ lệ hộ cận nghèo và nghèo gia tăng so với trước.
Do đó, dù thực hiện biện pháp gì, Chính phủ cũng phải bám sát mục tiêu tổng quát của nhiệm vụ đề ra cho năm 2011: tăng tính ổn định của kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, đồng thời chú ý các biện pháp an sinh xã hội. Cụ thể, phải tháo gỡ được những khó khăn trong sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống thực tế của đại đa số người dân!
Từng là Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội trước khi giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội, ông dự đoán thế nào về những khó khăn sắp tới mà nền kinh tế nước ta sẽ phải đối mặt?
Chính phủ sẽ ưu tiên chống lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội và chấp nhận tổn thương đến tăng trưởng. Ảnh: minh hoạ: Lê Quang Nhật
Ngay từ quý I, gánh nặng tăng giá đã dồn dập. Chính phủ cần tuyên bố rõ từ nay đến cuối năm có cuộc điều chỉnh nào nữa không. Một tuyên bố mang tính dự liệu về kinh tế như vậy sẽ tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp (DN) và người dân.
Vì giá điện đã được chấp thuận tăng 15,28% nhưng nhiều thông tin cho thấy mức tăng giá đó chưa đủ đáp ứng yêu cầu và chưa cải thiện được tình hình thiếu điện. Xã hội sẽ hiểu là ngành điện vẫn tiếp tục kêu thiếu điện, thiếu vốn và “đòi” thu thêm tiền. Như vậy, nguy cơ tăng giá vẫn còn, khả năng lạm phát vẫn còn.
Để kiềm chế lạm phát, Chính phủ vừa nói đến các giải pháp, ví dụ hạ mức tăng trưởng tín dụng xuống 20% chứ không phải cao như trước. Đồng thời đưa ra chủ trương tiết giảm 10% chi thường xuyên của Chính phủ.
Đây là những công cụ cần thiết, ngay cả tăng giá điện ở mức 15,28% là Chính phủ đã tính toán làm sao đỡ ảnh hưởng đến lạm phát. Tuy nhiên, những công cụ đó chưa thật đầy đủ mà phải có giải pháp khác đồng bộ, tổng thể hơn.
Lạm phát là do 2 nhân tố chính, bao gồm nhóm chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Hai nhóm chính sách này phải thực hiện đồng thời và có tác dụng quan trọng không kém gì nhau.
Tỉ giá USD tăng làm cho các loại sữa nội và ngoại đều tăng giá. Ảnh: Hồng Thúy
Năm ngoái, khi chúng ta quá tập trung vào chính sách tiền tệ thì kết quả là lạm phát cao hơn rất nhiều so với dự kiến. Năm nay, tôi cho rằng phải lo về chính sách tài khóa nhiều hơn, không nên đổ gánh nặng về chính sách tiền tệ.
Nói giảm tăng trưởng tín dụng xuống 20% nhưng phải có biện pháp cụ thể để giảm tín dụng của khu vực DN Nhà nước. Trong tín dụng ngân hàng, hơn 60% dành cho DN Nhà nước.
Nếu khu vực này cắt giảm được tín dụng chưa thật bức thiết sẽ có kết quả rất tích cực vì bản thân hiệu quả sử dụng vốn không cao, chỉ số icor (đầu tư/tăng trưởng) cao nên khi họ sử dụng tín dụng nhiều thì nguy cơ lạm phát sẽ tăng lên.
Trong khi đó, DN tư nhân hoạt động hiệu quả hơn lại rất cần tín dụng để phát triển. Do đó, thắt chặt tín dụng phải thực hiện đúng chỗ, không đổ đồng mọi DN. DN nhỏ và vừa cần được tạo điều kiện tiếp cận vốn dễ hơn với lãi suất mềm hơn. Như vậy mới bảo đảm vừa kiềm chế lạm phát vừa bảo đảm tăng trưởng.
Tiết kiệm tài khóa 10% cũng phải nêu rõ cắt giảm ở đâu. Không chỉ là vấn đề chi tiêu thường xuyên từ ngân sách mà còn là đầu tư của DN Nhà nước. Đây mới là khối chi tiêu lớn tiền ngân sách của xã hội làm tăng sức ép lạm phát.
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn:
Cần giảm mạnh đầu tư công
Gốc rễ của căn bệnh trầm kha về lạm phát ở nước ta chính là chính sách tài khóa ngoài nguyên nhân khách quan như ảnh hưởng của lạm phát trên thế giới, giá dầu thế giới tăng...
Để giải quyết bài toán lạm phát một cách cơ bản cần có chính sách tài khóa lành mạnh hơn, cân đối hơn. Chính sách tài khóa tốt dựa trên nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả sẽ làm nhẹ đi áp lực lạm phát đang đè nặng lên nền kinh tế. Muốn làm được điều này cần phải giảm mạnh đầu tư công để đầu tư tư nhân trong, ngoài nước tăng nhanh, hiệu quả đầu tư cũng tăng lên. Đây là yếu tố quyết định thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh mà không gây ra lạm phát. Đầu tư công chỉ nên tập trung vào các dự án mang lại hiệu quả thật sự cả về kinh tế lẫn tài chính.
Ngoài ra, cần phân công lại vai trò của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Nếu chính sách tài khóa hướng vào mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng thì chính sách tiền tệ sẽ hướng vào mục tiêu kích thích tăng trưởng kinh tế và ổn định tiền tệ.
Việc kìm giữ tỉ giá USD/VNĐ thời gian qua là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần làm giảm dự trữ ngoại tệ quốc gia và khiến nguồn cung ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng trở nên ít hơn. Vì vậy, ngày 11-2, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỉ giá với mức tăng 9,3% là rất cần thiết với tình hình kinh tế thị trường hiện nay.
Tuy nhiên, trong thời điểm nhạy cảm sau khi tỉ giá tăng, lạm phát có khả năng tăng cao, Nhà nước cần áp dụng ngay các biện pháp về quản lý thị trường nhằm bình ổn giá cả, tránh hiện tượng “té nước theo mưa”, trục lợi của một số bộ phận, đặc biệt sau khi giá xăng và giá điện sẽ được điều chỉnh tăng. Chẳng hạn, các DN có hiện tượng “ăn theo” như găm hàng, găm xăng dầu không bán chờ giá tăng... cần phải xử lý nghiêm.
TS Vũ Đình Ánh:
Nghệ thuật điều hành, quản lý
Lạm phát do chi phí đẩy (các yếu tố tăng giá) là hoàn toàn có cơ sở rồi. Năm nay, cách xử lý lạm phát đòi hỏi trình độ phải cao hơn năm trước. Giá cả một số mặt hàng thiết yếu buộc phải điều chỉnh nhưng điều chỉnh như thế nào mới quan trọng. Vấn đề là cách thức chứ không đơn thuần chỉ là mức độ hay thời điểm điều chỉnh. Nếu điều chỉnh giá các mặt hàng khác theo kiểu giật cục thì nguy hiểm.
Có thể nói, việc điều chỉnh tỉ giá lần này là đúng về mặt kỹ thuật nhưng lại không lường trước được hiệu ứng tâm lý. Thị trường mấy ngày qua đang chịu tác động lớn từ hiệu ứng tâm lý này. Tất cả đều ồ ạt tăng giá với lý do là tỉ giá USD/VNĐ tăng đến gần 10%.
Cần lưu ý rằng năm 2011, lạm phát không phải là vấn đề riêng của Việt Nam nữa mà là vấn đề toàn cầu. Lạm phát từ bên ngoài sẽ tác động trực tiếp tới Việt Nam cùng với những vấn đề yếu kém nội tại của chúng ta sẽ khiến lạm phát ở Việt Nam trở nên phức tạp hơn. Các biện pháp kiềm chế lạm phát như thắt chặt tiền tệ, thắt chặt chi tiêu công... cần phải được vận dụng hiệu quả. Có nhiều công cụ để kiềm chế lạm phát, quan trọng là khi đã thả công cụ nào thì phải nắm chắc công cụ khác, nếu thắt chặt tiền tệ mà làm chặt quá thì sẽ gây ra đổ vỡ kinh tế... Vấn đề phụ thuộc vào nghệ thuật điều hành quản lý.
Thái Phương - Tô Hà ghi
Nguồn: nld.com.vn
Tổng thống Libya huy động phe thân chính quyền xuống đường
Trọng Nghĩa
Thú vị đấy chứ. Những ai từng sống nhiều năm trong các cơ chế độc tài thì ngửi thấy ngay cái vẻ ngoài ầm ĩ của đám “trống chiêng, xập xõa” này chứa đựng một sự thật bên trong hài hước đến thế nào. Hãy nhớ lấy gương của ông Tổng bí thư Roumanie Ceaucescu, vừa hôm trước bỏ phiếu là 100%, một trăm phần trăm đảng viên – những con người ưu tú nhất của đất nước Roumanie – ca ngợi nhiệt liệt và dồn phiếu cho ông, hôm sau vợ chồng ông đã tựa lưng vào cọc.
Bauxite Việt Nam
Đội vệ binh cách mạng của Tổng thống Kadhafi diễu hành ngày 01/09/2005. Lãnh đạo Libya sẵn sàng dùng quân đội đàn áp biểu tình. AFP/ STR
Trước cuộc nổi dậy chưa từng thấy chống lại chính quyền không ngừng lan rộng, tối 22/02/2011, Tổng thống Kadhafi, cầm quyền tại Libya từ 42 năm nay, đã lên đài truyền hình đe dọa dùng võ lực để tái lập trật tự, sẵn sàng dìm phong trào nổi dậy trong biển máu. Ông đồng thời kêu gọi những người thân chính quyền xuống đường để bày tỏ lòng ủng hộ chế độ.
Miền Đông Libya không còn nằm dưới quyền kiểm soát của Chính phủ. Ngoại trưởng Ý Franco Frattini đã nhận định như trên vào hôm nay, 23/02. Là người theo dõi sát sao diễn biến tại Libya, Ngoại trưởng Ý còn cho biết thêm là các vụ xung đột và bạo động hầu như đã nổ ra khắp nơi.
Chính quyền của Tổng thống Kadhafi đã công bố một bản thống kê theo đó từng có 300 người chết kể từ ngày 15/02 khi cuộc nổi dậy chưa từng thấy bùng lên chống lại chế độ độc đoán đã ngự trị tại Libya từ hơn 40 năm nay. Số liệu chính thức của Libya tuy nhiên đã bị cho là quá thấp so với thực tế. Theo chính quyền Ý, số người chết trong các vụ đàn áp lên tới 1000 người. Con số này có phần đáng tin cậy hơn.
Tối hôm qua, ông Kadhafi đã lên đài truyền hình tỏ thái độ cứng rắn đối với những người chống lại ông. Tổng thống Libya đe dọa dùng võ lực để lập lại trật tự, và cho biết sẵn sàng dìm phong trào nổi dậy trong biển máu. Ông đồng thời kêu gọi những người ủng hộ chính quyền xuống đường để bày tỏ lòng ủng hộ chế độ.
Theo ghi nhận của AFP, vào sáng nay, hàng chục người biểu tình thân Chính phủ đã bắt đầu tụ tập lại tại quảng trường Green Square ở trung tâm thủ đô Tripoli. Đa số cửa hiệu đều đóng cửa trong lúc rất nhiều người xếp hàng trước các tiệm bán bánh mì hay trạm xăng.
Tình hình dầu sôi lửa bỏng tại Libya đã buộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc phải can thiệp. Sau cuộc họp khẩn cấp vào hôm qua, định chế này đã ra một bản tuyên bố về tình hình Libya. Từ New York, Thông tín viên Karim Lebhour tường trình :
“Qua bản tuyên bố được Chủ tịch bà Maria Luisa Ribeiro đọc lên, dù không trừng phạt cũng như không có biện pháp chống chế độ Kadhafi, thế nhưng Hội đồng Bảo an đã cho thấy là Liên Hiệp Quốc quyết định thụ lý hồ sơ Libya. Bà nói nguyên văn như sau: “Hội Đồng Bảo an bày tỏ mối quan ngại rất lớn về tình hình Libya, Hội đồng lên án việc sử dụng bạo lực đối với thường dân, và rất lấy làm tiếc là các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân đã bị đàn áp.
Tuyên bố này hẳn sẽ không làm hài lòng những người như Phó đại sứ Libya bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Ibrahim Dabbachi, đã yêu cầu áp đặt một vùng cấm bay trên không phận Libya, và những hành lang nhân đạo. Theo ông, xin trích: “Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc chưa đủ mạnh, nhưng nó cũng là một thông điệp gởi đến chế độ Libya để họ ngưng dìm dân chúng trong biển máu”.
Các nhà ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc thì đã nêu bật sự kiện thái độ cứng rắn của Hội đồng Bảo an, trên một vấn đề được xem là nội bộ của một quốc gia, là điều ngoại lệ. Theo họ, ban hành một nghị quyết sẽ mất nhiều thời gian, trong lúc tình hình hiện nay đòi hỏi một phản ứng nhanh chóng. Vả lại, tuyên bố hôm qua không hề loại trừ những hành động trong tương lai”.
Nguồn: Viet.rfi.fr
Thú vị đấy chứ. Những ai từng sống nhiều năm trong các cơ chế độc tài thì ngửi thấy ngay cái vẻ ngoài ầm ĩ của đám “trống chiêng, xập xõa” này chứa đựng một sự thật bên trong hài hước đến thế nào. Hãy nhớ lấy gương của ông Tổng bí thư Roumanie Ceaucescu, vừa hôm trước bỏ phiếu là 100%, một trăm phần trăm đảng viên – những con người ưu tú nhất của đất nước Roumanie – ca ngợi nhiệt liệt và dồn phiếu cho ông, hôm sau vợ chồng ông đã tựa lưng vào cọc.
Bauxite Việt Nam
Đội vệ binh cách mạng của Tổng thống Kadhafi diễu hành ngày 01/09/2005. Lãnh đạo Libya sẵn sàng dùng quân đội đàn áp biểu tình. AFP/ STR
Trước cuộc nổi dậy chưa từng thấy chống lại chính quyền không ngừng lan rộng, tối 22/02/2011, Tổng thống Kadhafi, cầm quyền tại Libya từ 42 năm nay, đã lên đài truyền hình đe dọa dùng võ lực để tái lập trật tự, sẵn sàng dìm phong trào nổi dậy trong biển máu. Ông đồng thời kêu gọi những người thân chính quyền xuống đường để bày tỏ lòng ủng hộ chế độ.
Miền Đông Libya không còn nằm dưới quyền kiểm soát của Chính phủ. Ngoại trưởng Ý Franco Frattini đã nhận định như trên vào hôm nay, 23/02. Là người theo dõi sát sao diễn biến tại Libya, Ngoại trưởng Ý còn cho biết thêm là các vụ xung đột và bạo động hầu như đã nổ ra khắp nơi.
Chính quyền của Tổng thống Kadhafi đã công bố một bản thống kê theo đó từng có 300 người chết kể từ ngày 15/02 khi cuộc nổi dậy chưa từng thấy bùng lên chống lại chế độ độc đoán đã ngự trị tại Libya từ hơn 40 năm nay. Số liệu chính thức của Libya tuy nhiên đã bị cho là quá thấp so với thực tế. Theo chính quyền Ý, số người chết trong các vụ đàn áp lên tới 1000 người. Con số này có phần đáng tin cậy hơn.
Tối hôm qua, ông Kadhafi đã lên đài truyền hình tỏ thái độ cứng rắn đối với những người chống lại ông. Tổng thống Libya đe dọa dùng võ lực để lập lại trật tự, và cho biết sẵn sàng dìm phong trào nổi dậy trong biển máu. Ông đồng thời kêu gọi những người ủng hộ chính quyền xuống đường để bày tỏ lòng ủng hộ chế độ.
Theo ghi nhận của AFP, vào sáng nay, hàng chục người biểu tình thân Chính phủ đã bắt đầu tụ tập lại tại quảng trường Green Square ở trung tâm thủ đô Tripoli. Đa số cửa hiệu đều đóng cửa trong lúc rất nhiều người xếp hàng trước các tiệm bán bánh mì hay trạm xăng.
Tình hình dầu sôi lửa bỏng tại Libya đã buộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc phải can thiệp. Sau cuộc họp khẩn cấp vào hôm qua, định chế này đã ra một bản tuyên bố về tình hình Libya. Từ New York, Thông tín viên Karim Lebhour tường trình :
“Qua bản tuyên bố được Chủ tịch bà Maria Luisa Ribeiro đọc lên, dù không trừng phạt cũng như không có biện pháp chống chế độ Kadhafi, thế nhưng Hội đồng Bảo an đã cho thấy là Liên Hiệp Quốc quyết định thụ lý hồ sơ Libya. Bà nói nguyên văn như sau: “Hội Đồng Bảo an bày tỏ mối quan ngại rất lớn về tình hình Libya, Hội đồng lên án việc sử dụng bạo lực đối với thường dân, và rất lấy làm tiếc là các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân đã bị đàn áp.
Tuyên bố này hẳn sẽ không làm hài lòng những người như Phó đại sứ Libya bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Ibrahim Dabbachi, đã yêu cầu áp đặt một vùng cấm bay trên không phận Libya, và những hành lang nhân đạo. Theo ông, xin trích: “Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc chưa đủ mạnh, nhưng nó cũng là một thông điệp gởi đến chế độ Libya để họ ngưng dìm dân chúng trong biển máu”.
Các nhà ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc thì đã nêu bật sự kiện thái độ cứng rắn của Hội đồng Bảo an, trên một vấn đề được xem là nội bộ của một quốc gia, là điều ngoại lệ. Theo họ, ban hành một nghị quyết sẽ mất nhiều thời gian, trong lúc tình hình hiện nay đòi hỏi một phản ứng nhanh chóng. Vả lại, tuyên bố hôm qua không hề loại trừ những hành động trong tương lai”.
Nguồn: Viet.rfi.fr
Trung Quốc có bành trướng hay không?
Aleksandr Samsonov
Nguồn: Về vấn đề bành trướng ra ngoài của con rồng vàng / Aleksandr Samsonov // TW, 25.1.2011.
VietnamDefence - Bài viết của tác giả Nga trình bày một cách nhìn về Trung Quốc, có tính tham khảo, không nhất thiết là quan điểm của VietnamDefence.
Đặc điểm phát triển của nền văn minh Trung Hoa là tính chu kỳ. Trong lịch sử các đế chế Trung Hoa thấy rõ 3 chu kỳ: hình thành, hưng thịnh, suy vong và hỗn loạn, trong đó phần lớn hoặc một bộ phận đáng kể dân cư bị chết đi.
Hiện nay, Trung Quốc đang ở giai đoạn “hưng thịnh” - kinh tế và nhân khẩu tăng trưởng, mặc dù giới tinh hoa Trung Quốc đã kìm hãm được sự tăng dân số, nhưng đổi lại, đã nhận lấy “sự già hóa” của dân cư và giảm số lượng nữ giới.
Kinh tế Trung Quốc (không phải là không có sự giúp đỡ của Mỹ) đang có sự phát triển rất nhanh chóng, đã vượt qua Đức, Nhật và đang đuổi kịp Mỹ.
Nhưng trong sự tăng trưởng đó có một cái bẫy chết người, nếu sự tăng trưởng dừng lại, Trung Quốc sẽ đối mặt với những vấn đề kinh tế-xã hội kinh hoàng, chúng chắc chắn sẽ gây ra sự khủng hoảng chính trị nội địa, các cuộc nổi loạn của nông dân và các khu vực Hồi giáo. Kết quả, Trung Quốc sẽ chuyển sang giai đoạn “suy vong”.
Giới tinh hoa Trung Quốc hiểu rõ quy luật lịch sử này và hoàn toàn logic khi giả định là họ đã tìm ra được cách để vượt qua, hay ít ra là kéo dài khung thời gian của thời kỳ “tăng trưởng”. Các triết gia Trung Quốc cho rằng, tồn tại khả năng có một giai đoạn “đại hài hòa”.
Những dấu hiệu giai đoạn “suy vong” đang đến gần
- “Sự quá nóng” của kinh tế Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng quá nhanh đã dẫn tới việc nếu như trong nước bắt đầu sự trì trệ (mà điều đó thì có thể xảy ra do khủng hoảng thế giới, lượng cầu ở Mỹ, châu Âu, Nga… suy giảm, mặc dù người ta đang tìm cách duy trì nó một cách nhân tạo bằng cách bơm tiền không được bảo đảm, nhưng điều đó không thể kéo dài mãi); thì các vấn đề kinh tế-xã hội sẽ bùng phát dữ dội ở Trung Quốc.
- Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết mà Trung Quốc phát động từ những năm 1990 đã khiến cả Đông Nam Á lao vào chạy đua vũ trang.
- Sự bất mãn gia tăng trong các tầng lớp dân chúng nghèo khổ nhất (nông dân), mà đến nay vẫn chiếm đa số dân số. Ví dụ, bộ phim Avatar được yêu thích ở Nga thì ở Trung Quốc người ta cũng rất thích. Người Trung Quốc tự so sánh mình với dân tộc hoang đường “navi”, bởi vì chính quyền tiến hành chính sách xua đuổi dân chúng khỏi các vùng đất quê hương để dành chỗ cho các dự án xây dựng quy mô. Tạm thời sự bất mãn được bù đắp bởi khả năng tìm việc làm ở các thành phố.
- Sự gia tăng chủ nghĩa hưởng lạc, sự phân hóa “những người Trung Quốc mới” - ngày càng nhiều hơn du thuyền, casino, hàng xa xỉ. Trung Quốc đang dần dần để cho các loại vi rus hủy diệt - những người có triệu chứng thoái hóa (chuyển giới, đồng tính nam) nhận được ngày càng nhiều tự do. Tham nhũng gia tăng trong bộ máy đảng và nhà nước, sự thật tạm thời bị kiềm chế bởi các cuộc xử bắn công khai.
- Sự gia tăng bạo lực tự phát, nhất là đối với trẻ em (một dấu hiệu rất xấu, khi thái độ đối với trẻ em là rất đáng lo ngại), nói lên sự gia tăng tiêu cực trong thế giới tiềm thức của văn minh Trung Quốc.
Những lối thoát
- Tìm kiếm những con đường hòa bình để chuyển sang giai đoạn “Đại hài hòa”. Điều đó chỉ có thể với thiện chí của giới tinh hoa Trung Quốc và sự hợp tác rất chặt chẽ với nền văn minh Nga. Nhưng xét tới yếu tố bản thân Nga cũng đang đi tìm kiếm… thì…
- Bành trướng ra ngoài, kể cả bành trướng quân sự, để kéo dài quãng thời gian của giai đoạn “tăng trưởng” cần có những vùng lãnh thổ mới và các nguồn tài nguyên - đặc biệt gay gắt là vấn đề nước sạch và đất nông nghiệp.
Các dấu hiệu Trung Quốc chuẩn bị bành trướng quân sự
- Chạy đua vũ trang: Từ một nước thường thường bậc trung về quân sự, trong vòng 20 năm, Trung Quốc đã trở thành cường quốc số 2 về quân sự. Các chuyên gia quân sự Bắc Mỹ đã lo lắng nói rằng, chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về sức mạnh và số lượng vũ khí hiện đại.
- Trung Quốc đang chuẩn bị cho quân đội của họ thực hiện các cuộc tấn công trên bộ - các binh đoàn lục quân hùng mạnh, với một số lượng lớn binh khí nặng, cũng như cho cuộc xung đột với một địch thủ công nghệ cao - họ đang cấp tốc hoàn thiện hạm đội, đóng các tàu sân bay, phát triển phòng không, vũ khí chống hạm, không quân, vũ khí phòng thủ vũ trụ.
- Các nước láng giềng của Trung Quốc đẩy mạnh đột biến hiện đại hóa quân đội - Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ (tất cả các nước này đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, điều có thể trở thành cái cớ cho một cuộc chiến tranh lớn). Chỉ có Nga là đang “ngủ”.
- Trên báo chí và trong giới quân sự Trung Quốc, người ta đã nói đến sự cần thiết bành trướng để nhà nước sống còn.
- Trong những bộ phim Trung Quốc mới đây, thấy rõ hình ảnh kẻ thù là “người da trắng” và ít hơn là người Nhật.
Thái độ đối với Mỹ
Trung Quốc cho rằng, nước Mỹ ốm yếu và không làm nổi vai trò lãnh đạo và thấy rằng, đang có một “cuộc cải tổ” chờ đợi nước Mỹ. Giới tinh hoa Trung Quốc hiểu rằng, quân đội Mỹ sẽ không “chịu nổi” một cuộc chiến tranh cổ điển và không dám mở một cuộc chiến tranh lớn vì Đài Loan. Mặc dù họ sẽ vẫn ủng hộ “các đồng minh” châu Á (về mặt ngoại giao, có thể là bằng vũ khí, tài chính). Ngoài ra, Trung Quốc còn là “công xưởng” của Mỹ, là chủ nợ trái phiếu lớn nhất của Mỹ, chiến tranh với Trung Quốc, nhất là chiến tranh “thật” sẽ mang lại những tổn thất to lớn cho Mỹ.
Bởi vậy, cũng như Anh và Pháp trước Thế chiến II, Mỹ sẽ nín nhịn đến cùng trước sự bành trướng của Trung Quốc sang các nước láng giếng. Hơn nữa, một cuộc chiến tranh ở châu Á cũng sẽ có lợi cho giới tinh hoa Mỹ vì thế giới sẽ quên đi các vấn đề của họ.
Các tuyến đường biển vận chuyển nguyên liệu cho công nghiệp Trung Quốc.
Giống như nhiều cường quốc công nghiệp, Trung Quốc rất nhạy cảm với hoạt động của các tuyến đường biển này
Những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc
Theo quan niệm địa-chính trị cổ Trung Quốc: Trung Quốc là “trung tâm của thế giới, còn vây quanh đế chế Trung Hoa là “man di” và “mọi rợ”, những người phải cống nộp cho thiên triều. Trung Quốc vốn rất bảo thủ ở nhiều vấn đề, quan niệm này đã được xem xét lại và hiện đại hóa ở nước Trung Hoa cộng sản.
Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta nhất định phải giành lấy Đông Nam Á, kể cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore... Một khu vực như Đông Nam Á rất giàu có, ở đó có nhiều khoáng sản, nó hoàn toàn đáng bỏ công của ra để giành lấy nó. Trong tương lai, nó sẽ rất có lợi để phát triển công nghiệp Trung Quốc. Như vậy, sẽ có thể bù đắp toàn bộ những thiệt hại. Sau khi chúng ta giành được Đông Nam Á, ở khu vực này sẽ có thể tăng cường các lực lượng của chúng ta …” (năm 1965); “Chúng ta phải chinh phục trái đất... Theo tôi, quan trọng nhất là chinh phục trái đất chúng ta, nơi chúng ta sẽ thiết lập một cường quốc hùng mạnh”.
Danh sách “các vùng lãnh thổ Trung Quốc bị mất” rất dài: Miến Điện, Lào, Việt Nam, Nepal, Butan, Bắc Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Triều Tiên, quần đảo Ryukyu, hơn 300 hòn đảo ở Biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải, Kirgyzya, một phần Tadjikistan, Nam Kazakhstan, tỉnh Badah Shan của Afghanistan, Mông Cổ, vùng Ngoại Baikal và Nam Viễn Đông cho đến tận Okhotsk của Nga.
“Các vùng lãnh thổ Trung Quốc bị mất” là hơn 10 triệu km². Các vùng lãnh thổ đó lớn hơn lãnh thổ Trung Quốc (9,6 triệu km²) hơn 2 lần. Sau Мао, các nhà lãnh đạo Trung Quốc “nguội đi” và không nêu ra những yêu sách như thế, nhưng quan niệm lịch sử thì họ vẫn giữ.
Và không nên nghĩ là Trung Quốc quên lãng những gì mà họ cho là của họ - họ đã lấy lại Hongkong (thuộc Anh đến năm 1997), Macao (thuộc Bồ Đào Nha đến năm 1999), đã nuốt được một phần lãnh thổ Nga (năm 2005 - 337 km²), 1.000 km² của Tadjikistan (tháng 1.2011, Trung Quốc yêu sách 28.000 km²). Trung Quốc càng mạnh và các nước láng giềng càng yếu bao nhiêu thì “sự thèm muốn” càng lớn bấy nhiêu.
Niềm tin vào phương cách ngoại giao cũng là đáng ngờ. Trung Quốc đã không chỉ một lần, trước khi trở thành cường quốc số 2, xung đột vũ trang với các nước láng giềng: 2 cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ (1962, 1967), xung đột biên giới Trung-Xô (1969), chiến tranh với Việt Nam (1979), 2 cuộc xung đột biên giới với Việt Nam (1984, 1988), 3 cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan. Trung Quốc “đã nuốt chửng” 3 vùng lãnh thổ vốn không phải là bộ phận của nền văn minh Trung Hoa là Đông Turkestan (chiếm vào thế kỷ XVIII), Nội Mông (chiếm hẳn sau Thế chiến II) và Tây Tạng (thập niên 1950).
3 tranh chấp lãnh thổ chủ yếu của Trung Quốc:
(1) Biên giới trên bộ với Ấn Độ và Butan;
(2) Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Việt Nam;
(3) Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Nhật Bản.
Nhật Bản
Ở Trung Quốc, người ta có thái độ rất tiêu cực đối với Nhật Bản, nguyên nhân rất khách quan, cuối thế kỷ XIX-nửa đầu thế kỷ XX, Nhật Bản đã tham gia cướp bóc Trung Quốc cùng với phương Tây. Nhật đã 2 lần tấn công Trung Quốc và trong những năm Thế chiến II đã thực hiện một cuộc diệt chủng thực sự ở miền bắc Trung Quốc, hàng triệu người Trung Quốc bị giết (không có con số chính xác). Hơn nữa, Nhật Bản đến nay vẫn không chính thức xin lỗi về chính sách của chính phủ thời đó.
Họ có tranh chấp lãnh thổ về quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông mà Nhật Bản chiếm giữ năm 1895. Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản đã đến lúc trả lại các vùng lãnh thổ “lâu đời của Trung Quốc” và công khai tuyên bố về vấn đề này vào năm 1992. Năm 1999, tình hình thêm căng thẳng vì tại thềm lục địa đã tìm thấy các trữ lượng khí đốt lớn và cả hai nước đã chuẩn bị khai thác chúng.
Cuối năm 2010, Nhật Bản thậm chí đã xem xét lại chiến lược quân sự, trong đó nguy cơ chủ yếu đối với Nhật được nêu ra không phải là Nga mà là vấn đề CHDCND Triều Tiên và cuộc chạy đua vũ trang do Trung Quốc phát động. Bởi vậy, Nhật Bản dự định tăng cường hạm đội tàu ngầm, hải quân, không quân và củng cố quan hệ hữu nghị với Mỹ.
Bán đảo Triều Tiên
Triều Tiên từ thời cổ đại bị coi là “thuộc quốc” của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc ủng hộ chế độ CHDCND Triều Tiên và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với cả 2 nước Triều Tiên. Nhưng không biết Trung Quốc sẽ ứng xử thế nào nếu trên bán đảo bùng nổ nội chiến và chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ. Một phương án có khả năng là Trung Quốc chiếm đóng Bắc Triều Tiên.
Đài Loan
Được coi là một bộ phận không thể chia cắt của Trung Quốc thống nhất. Từ năm 1992-1999, hai bên đã đàm phán tái thống nhất, song đổ vỡ vì lãnh đạo Đài Loan tuyên bố, Trung Quốc và Đài Loan là “2 nước ở 2 bờ eo biển Đài Loan”.
Trung Quốc đã bắt đầu chuẩn bị giải pháp quân sự cho vấn đề Đài Loan. Mỹ và Nhật Bản hiện ủng hộ Đài Loan, Mỹ vũ trang cho quân đội Đài Loan. Nhưng điều gì sẽ diễn ra nếu Mỹ đối mặt với một cuộc khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng hoặc một cuộc chiến tranh nữa (Iran, Pakistan…). Mỹ sẽ không thể bảo vệ Đài Loan, không đủ nguồn lực, hơn nữa công chúng Mỹ sẽ không hiểu: bảo vệ người Trung Quốc khỏi người Trung Quốc để làm gì.
Giới tinh hoa Đài Loan đang tăng cường quân đội: hải quân, phát triển máy bay không người lái, tên lửa chống hạm, phòng không, đề nghị Mỹ bán các máy bay tiêm kích mới.
Vấn đề các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa là quần đảo nhỏ ở Biển Đông, bị Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1974, ngoài Việt Nam, Đài Loan cũng yêu sách quần đảo này.
Quần đảo Trường Sa nằm ở Tây Nam Biển Đông, gồm hơn 100 hòn đảo nhỏ, bãi đá ngầm và đảo san hô vòng, tổng diện tích dưới 5 km². Tổng diện tích khu vực này là hơn 400.000 km². Tranh chấp khu vực này là 6 quốc gia - Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Brunei.
Nguyên nhân xung đột là vị trí quan trọng chiến lược của quần đảo, khu vực này giàu tài nguyên sinh học và có thể có những mỏ dầu và khí đốt trữ lượng lớn.
Một phần quần đảo do các đơn vị quân đội Việt Nam đóng giữ, một phần bị chiếm giữ bởi các đơn vị Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan. Thường xuyên xảy ra những cuộc đụng độ nhỏ, năm 2008, Philippines tuyên bố, họ sẽ “chiến đấu đến người thủy binh và lính thủy đánh bộ cuối cùng” vì quần đảo Trường Sa. Có khả năng xảy ra chiến tranh lớn. Cả 6 quốc gia trong những năm gần đây đều tăng cường quân đội, nhất là hải quân, hạm đội tàu ngầm, không lực hải quân được chú ý hơn.
Việt Nam
“Cựu” địch thủ của Trung Quốc, từng bị Trung Quốc đô hộ 1.000 năm, cho đến thế kỷ X. Là đối thủ của Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng đối với các nước láng giềng Đông Nam Á, Việt Nam có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Khi Việt Nam còn là đồng minh của Liên Xô, thì không có nguy cơ lớn đối với Việt Nam, nhưng hiện nay, nguy cơ tăng mạnh. Ban lãnh đạo Việt Nam đang tăng cường quân đội, tìm kiếm các quan hệ với Mỹ (có tin đồn, thậm chí Việt Nam sẵn sàng cho Mỹ sử dụng Cam Ranh làm căn cứ quân sự), cũng cố quan hệ hợp tác với Ấn Độ.
Ấn Độ
Trung Quốc coi bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ là một phần của Nam Tây Tạng và nghĩa là một phần lãnh thổ của mình. Ấn Độ muốn Trung Quốc trả lại vùng lãnh thổ Aksai Chin. Trung Quốc đang đẩy mạnh hợp tác kinh tế, quân sự với Pakistan, Bangladesh, những nước về lịch sử và văn hóa là một bộ phận của nền văn minh Ấn Độ. Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng ở các nước giáp giới Ấn Độ mà giới tinh hoa Ấn Độ coi là vùng ảnh hưởng của mình là Nepal, Butan, Sri Lanka.
Ấn Độ cũng không thích thú gì việc Trung Quốc chiếm giữ Tây Tạng. Đáp lại, Ấn Độ đang tăng cường sức mạnh quân đội, tăng cường hợp tác với Mỹ, Nga. Khả năng xảy ra chiến tranh lớn bị hạn chế bởi sự hiểm trở của biên giới Trung-Ấn, núi non.
Afghanistan
Trung Quốc coi tỉnh Badah Shan là lãnh thổ “lâu đời của Trung Quốc”. Nhưng trong khi chiến tranh liên miên diễn ra ở Afghanistan, Trung Quốc chú ý hơn đến bành trướng kinh tế. Rõ ràng là khi Mỹ và các đồng minh rút khỏi Afghanistan, Trung Quốc sẽ là “anh cả” ở khu vực này và sẽ giành được những tài nguyên họ cần mà không cần chiến tranh. Afghanistan bị tàn phá, nước này cần những khoản đầu tư lớn vào hạ tầng, mà Trung Quốc thì có tiền.
Tadjikistan
Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với 28.000 km² ở khu vực Đông Pamir. Tháng 1.2011, Tadjikistan đã nhượng 1.000 km² lãnh thổ tranh chấp cho Trung Quốc. Xét tới tiềm lực quân sự thực tế là bằng không so với Trung Quốc của Tadjikistanа, thì sớm hay muộn, nước này cũng phải giao nộp toàn bộ các lãnh thổ “tranh chấp” cho Trung Quốc, thậm chí cả các vùng lãnh thổ khác nữa (xét tới khả năng nội chiến ở nước này). Lối thoát duy nhất đối với Tadjikistan là trở lại trong thành phần nước Nga.
Kirgyzya
Năm 1996 và 1999, Kirgyzya đã cắt cho Trung Quốc gần 12 km² lãnh thổ và tạm thời Trung Quốc bằng lòng với điều đó. Nhưng xét tới tình hình khốn khó của Kirgyzya: các khó khăn kinh tế, quân đội yếu ớt, xung đột sắc tộc (giữa những người dân tộc Kirgyz và Uzbek), khả năng hỗn loạn lan sang từ Afghanistan, Kirgyzya sẽ không tránh khỏi số phận “miếng mồi” của kẻ mạnh. Giống như đối với Tadjikistan, trong hoàn cảnh khủng hoảng thế giới, cách cứu vãn dân tộc duy nhất để khỏi bị “Trung Quốc hóa” hoặc Hồi giáo cực đoan hóa là quay trở lại thành phần nước Nga.
Kazakhstan
Năm 1992-1999 đã diễn ra một quá trình đàm phán ngoại giao, kết quả là Trung Quốc giành được 407 km² lãnh thổ Kazakhstan. Trung Quốc không còn nêu ra vấn đề lãnh thổ nữa và nó được coi là đã giải quyết xong. Nhưng Kazakhstan dân cư thưa thớt, tiềm lực quân sự yếu, biên giới với Trung Quốc dài (hơn 1.700 km) và cách Trung Quốc ứng xử khi cần sống sót là điều dễ hiểu.
Mông Cổ
Nước này được coi là sự tiếp tục của khu vực Nội Mông và tương ứng là sự tiếp tục tự nhiên của Trung Quốc. Trong thế kỷ XX, Trung Quốc đã không nuốt chửng được nước này chỉ là nhờ sự bảo trợ của Liên Xô hùng mạnh. Mông Cổ đáng quan tâm đối với Trung Quốc ở chỗ với diện tích lớn, nước này gần như không có dân cư (2,7 triệu người), không có quân đội thực sự (gần 9.000 quân).
Nga
Năm 1991, М. Gorbachev ký hiệp ước, theo đó biên giới chạy theo giữa lòng sông Amur. Trước đó, biên giới chạy theo bờ sông Amur, bên phần đất Trung Quốc. Năm 2004-2005, V. Putin đã cắt cho Trung Quốc 337 km² lãnh thổ Nga. Tại đây, vấn đề lãnh thổ dường như đã được giải quyết, nhưng “sự thèm ăn thức tỉnh trong khi ăn”. Trung Quốc đang đứng trước ngã ba đường và nếu như họ chọn bành trướng ra bên ngoài thì Nga sẽ là “đối tượng” có khả năng nhất. Tạm thời, Trung Quốc hạn chế ở việc chiếm lĩnh về kinh tế các vùng lãnh thổ Nga và di dân đến các vùng lãnh thổ hầu như trống rỗng của Siberia và Viễn Đông.
Những nạn nhân đầu tiên có khả năng nhất của sự bành trướng của Trung Quốc
Những nạn nhân đầu tiên của Trung Quốc rõ ràng sẽ là:
- Đài Loan: Theo lập trường nguyên tắc của Trung Quốc thì Đài Loan là bộ phận của nền văn minh Trung Hoa. Nhưng cũng có khả năng cho lối thoát hòa bình nếu như giới tinh hoa Đài Loan kìm nén được các tham vọng của mình. Nếu như xảy ra một chiến dịch quân sự thì nạn nhân sẽ nhiều, nhưng thiết nghĩ Mỹ và phương Tây sẽ chỉ làm ầm ĩ, chứ sẽ không thực sự tham chiến.
- Các nước phía Bắc: Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kirgyzya, do đây là những vùng lãnh thổ dân cư thưa thớt, có nguồn tài nguyên lớn và tiềm lực quân sự yếu (các đơn vị quân đội chủ yếu của Nga bố trí ở phía Tây, nên Trung Quốc sẽ kịp giải quyết xontg tất cả các vấn đề nhằm chiếm giữ Siberia và Viễn Đông của Nga trước khi các đơn vị đó kịp tới khu vực chiến sự).
- Tấn công Ấn Độ không hấp dẫn Trung Quốc vì chiến trường không thích hợp (vùng núi), về quân số, quân đội Ấn Độ và dự trữ nhân lực của nước này cũng gần như của Trung Quốc. Trung Quốc có thể mở chiến dịch hạn chế chống Ấn Độ để yểm trợ cho đồng minh Pakistan một khi Ấn Độ tấn công Pakistan.
- Chiến tranh với Việt Nam hay bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào là bất lợi. Nguồn dự trữ nguyên liệu của các nước này hạn chế, có dân số đông, quân đội mạnh. Bởi vậy, các nước này sẽ được Trung Quốc để lại sau, họ có thể khuất phục mà không cần chiến tranh, một khi thấy số phận của các láng giềng phía Bắc của Trung Quốc, họ sẽ tự nguyện trở thành “chư hầu” của Trung Quốc.
- Nhật Bản rõ ràng sẽ là nạn nhân cuối cùng, bởi lẽ tiến hành chiếm đóng bằng đường biển là khá phức tạp. Nhưng xét tới sự thù ghét của người Trung Quốc đối với người Nhật thì số phận của họ sẽ rất bi thảm, dân cư quần đảo Nhật sẽ giảm mạnh.
Đặc điểm của sự bành trướng này là giới tinh hoa Trung Quốc sẽ không tiếc lính, tiếc vũ khí trang bị để thực hiện. Trung Quốc đang có cuộc khủng hoảng nhân khẩu nghiêm trọng, “sự già hóa” dân cư và dư thừa thanh niên, thiếu nữ giới. Càng có nhiều người mất mạng trên chiến địa càng tốt, “ung nhọt” căng thẳng xã hội trong nội địa Trung Quốc sẽ xẹp xuống. Còn nhu cầu sản xuất hàng loạt vũ khí trang bị sẽ có lợi cho nền kinh tế.
Nga có thể làm gì để tự cứu mình?
- Về mặt ngoại giao, ủng hộ việc tái thống nhất hòa bình Hoa lục và đảo Đài Loan.
- Tăng khối lượng hợp tác kinh tế. Khủng hoảng và những chấn động xã hội ở Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy sự khởi đầu của quá trình bành trướng bằng vũ lực đã rất gần. Nga cần nền hòa bình ở Trung Quốc và sự phát triển kinh tế, văn hóa của dân cư nước này. Cần có sự bành trướng văn hóa Nga - tiếng Nga, điện ảnh, giáo dục, văn hóa.
- Liên minh chiến lược với Ấn Độ, thừa nhận các bộ phận của nền văn minh Ấn Độ là Pakistan và Bangladesh là thuộc về Ấn Độ. Tương trợ nhau trong trường hợp bị Trung Quốc xâm lược.
- Hợp tác kỹ thuật quân sự và kinh tế rộng lớn với Mông Cổ, hai nước Triều Tiên, các nước Đông Nam Á. Nối lại liên minh với Việt Nam.
- Lập tức khôi phục Hạm đội Thái Bình Dương, tăng cường mạnh mẽ lực lượng quân đội đóng tại Viễn Đông.
- Có chương trình quy mô lớn tái chinh phục Siberia và Viễn Đông (có thể lấy các kết quả nghiên cứu của Y. Krupnov làm cơ sở), giải quyết sự mất cân bằng nhân khẩu, khi mà phần lớn dân số Nga sống ở phần châu Âu của nước Nga. Có chương trình hỗ trợ sinh đẻ cho người Nga và các dân tộc bản địa ở Siberia và Viễn Đông (không dưới 3-4 con/1 gia đình).
- Giới tinh hoa Nga cần phải thể hiện ý chí sinh tồn bằng cách ngầm cảnh cáo Trung Quốc rằng, xâm phạm đất đai và khu vực ảnh hưởng của Nga (Kazakhstan, Kirgyzya, Tadjikistan, Mông Cổ) có thể dẫn tới đòn đánh hạt nhân hạn chế nhằm vào các thành phố duyên hải phồn vinh của Trung Quốc.
A. S.
Tài liệu tham khảo:
1 - Vasiliev L.S. Trung Quốc cổ đại, 3 tập.-М., 1995-2006.
2 - Galenovich Yu.M. Các tác giả của tuyển tập “Trung Quốc bất bình” viết về cái gì.-М., 2010.
3 - Krupnov Yu. Mặt trời ở Nga mọc từ hướng Đông.-М., 2007.
4 - Kulpin E.S. Con người và thiên nhiên ở Trung Quốc.-М., 1990.
5 - Nepomnin O.E. Lịch sử Trung Quốc: Thời Thanh. Thế kỷ XVII-đầu thế kỷ XX.-М., 2005.
6 - Những yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh: Lịch sử và hiện tại.-М., 1979.
Nguồn: Vietnamdefence.com
Nguồn: Về vấn đề bành trướng ra ngoài của con rồng vàng / Aleksandr Samsonov // TW, 25.1.2011.
VietnamDefence - Bài viết của tác giả Nga trình bày một cách nhìn về Trung Quốc, có tính tham khảo, không nhất thiết là quan điểm của VietnamDefence.
Đặc điểm phát triển của nền văn minh Trung Hoa là tính chu kỳ. Trong lịch sử các đế chế Trung Hoa thấy rõ 3 chu kỳ: hình thành, hưng thịnh, suy vong và hỗn loạn, trong đó phần lớn hoặc một bộ phận đáng kể dân cư bị chết đi.
Hiện nay, Trung Quốc đang ở giai đoạn “hưng thịnh” - kinh tế và nhân khẩu tăng trưởng, mặc dù giới tinh hoa Trung Quốc đã kìm hãm được sự tăng dân số, nhưng đổi lại, đã nhận lấy “sự già hóa” của dân cư và giảm số lượng nữ giới.
Kinh tế Trung Quốc (không phải là không có sự giúp đỡ của Mỹ) đang có sự phát triển rất nhanh chóng, đã vượt qua Đức, Nhật và đang đuổi kịp Mỹ.
Nhưng trong sự tăng trưởng đó có một cái bẫy chết người, nếu sự tăng trưởng dừng lại, Trung Quốc sẽ đối mặt với những vấn đề kinh tế-xã hội kinh hoàng, chúng chắc chắn sẽ gây ra sự khủng hoảng chính trị nội địa, các cuộc nổi loạn của nông dân và các khu vực Hồi giáo. Kết quả, Trung Quốc sẽ chuyển sang giai đoạn “suy vong”.
Giới tinh hoa Trung Quốc hiểu rõ quy luật lịch sử này và hoàn toàn logic khi giả định là họ đã tìm ra được cách để vượt qua, hay ít ra là kéo dài khung thời gian của thời kỳ “tăng trưởng”. Các triết gia Trung Quốc cho rằng, tồn tại khả năng có một giai đoạn “đại hài hòa”.
Những dấu hiệu giai đoạn “suy vong” đang đến gần
- “Sự quá nóng” của kinh tế Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng quá nhanh đã dẫn tới việc nếu như trong nước bắt đầu sự trì trệ (mà điều đó thì có thể xảy ra do khủng hoảng thế giới, lượng cầu ở Mỹ, châu Âu, Nga… suy giảm, mặc dù người ta đang tìm cách duy trì nó một cách nhân tạo bằng cách bơm tiền không được bảo đảm, nhưng điều đó không thể kéo dài mãi); thì các vấn đề kinh tế-xã hội sẽ bùng phát dữ dội ở Trung Quốc.
- Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết mà Trung Quốc phát động từ những năm 1990 đã khiến cả Đông Nam Á lao vào chạy đua vũ trang.
- Sự bất mãn gia tăng trong các tầng lớp dân chúng nghèo khổ nhất (nông dân), mà đến nay vẫn chiếm đa số dân số. Ví dụ, bộ phim Avatar được yêu thích ở Nga thì ở Trung Quốc người ta cũng rất thích. Người Trung Quốc tự so sánh mình với dân tộc hoang đường “navi”, bởi vì chính quyền tiến hành chính sách xua đuổi dân chúng khỏi các vùng đất quê hương để dành chỗ cho các dự án xây dựng quy mô. Tạm thời sự bất mãn được bù đắp bởi khả năng tìm việc làm ở các thành phố.
- Sự gia tăng chủ nghĩa hưởng lạc, sự phân hóa “những người Trung Quốc mới” - ngày càng nhiều hơn du thuyền, casino, hàng xa xỉ. Trung Quốc đang dần dần để cho các loại vi rus hủy diệt - những người có triệu chứng thoái hóa (chuyển giới, đồng tính nam) nhận được ngày càng nhiều tự do. Tham nhũng gia tăng trong bộ máy đảng và nhà nước, sự thật tạm thời bị kiềm chế bởi các cuộc xử bắn công khai.
- Sự gia tăng bạo lực tự phát, nhất là đối với trẻ em (một dấu hiệu rất xấu, khi thái độ đối với trẻ em là rất đáng lo ngại), nói lên sự gia tăng tiêu cực trong thế giới tiềm thức của văn minh Trung Quốc.
Những lối thoát
- Tìm kiếm những con đường hòa bình để chuyển sang giai đoạn “Đại hài hòa”. Điều đó chỉ có thể với thiện chí của giới tinh hoa Trung Quốc và sự hợp tác rất chặt chẽ với nền văn minh Nga. Nhưng xét tới yếu tố bản thân Nga cũng đang đi tìm kiếm… thì…
- Bành trướng ra ngoài, kể cả bành trướng quân sự, để kéo dài quãng thời gian của giai đoạn “tăng trưởng” cần có những vùng lãnh thổ mới và các nguồn tài nguyên - đặc biệt gay gắt là vấn đề nước sạch và đất nông nghiệp.
Các dấu hiệu Trung Quốc chuẩn bị bành trướng quân sự
- Chạy đua vũ trang: Từ một nước thường thường bậc trung về quân sự, trong vòng 20 năm, Trung Quốc đã trở thành cường quốc số 2 về quân sự. Các chuyên gia quân sự Bắc Mỹ đã lo lắng nói rằng, chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về sức mạnh và số lượng vũ khí hiện đại.
- Trung Quốc đang chuẩn bị cho quân đội của họ thực hiện các cuộc tấn công trên bộ - các binh đoàn lục quân hùng mạnh, với một số lượng lớn binh khí nặng, cũng như cho cuộc xung đột với một địch thủ công nghệ cao - họ đang cấp tốc hoàn thiện hạm đội, đóng các tàu sân bay, phát triển phòng không, vũ khí chống hạm, không quân, vũ khí phòng thủ vũ trụ.
- Các nước láng giềng của Trung Quốc đẩy mạnh đột biến hiện đại hóa quân đội - Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ (tất cả các nước này đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, điều có thể trở thành cái cớ cho một cuộc chiến tranh lớn). Chỉ có Nga là đang “ngủ”.
- Trên báo chí và trong giới quân sự Trung Quốc, người ta đã nói đến sự cần thiết bành trướng để nhà nước sống còn.
- Trong những bộ phim Trung Quốc mới đây, thấy rõ hình ảnh kẻ thù là “người da trắng” và ít hơn là người Nhật.
Thái độ đối với Mỹ
Trung Quốc cho rằng, nước Mỹ ốm yếu và không làm nổi vai trò lãnh đạo và thấy rằng, đang có một “cuộc cải tổ” chờ đợi nước Mỹ. Giới tinh hoa Trung Quốc hiểu rằng, quân đội Mỹ sẽ không “chịu nổi” một cuộc chiến tranh cổ điển và không dám mở một cuộc chiến tranh lớn vì Đài Loan. Mặc dù họ sẽ vẫn ủng hộ “các đồng minh” châu Á (về mặt ngoại giao, có thể là bằng vũ khí, tài chính). Ngoài ra, Trung Quốc còn là “công xưởng” của Mỹ, là chủ nợ trái phiếu lớn nhất của Mỹ, chiến tranh với Trung Quốc, nhất là chiến tranh “thật” sẽ mang lại những tổn thất to lớn cho Mỹ.
Bởi vậy, cũng như Anh và Pháp trước Thế chiến II, Mỹ sẽ nín nhịn đến cùng trước sự bành trướng của Trung Quốc sang các nước láng giếng. Hơn nữa, một cuộc chiến tranh ở châu Á cũng sẽ có lợi cho giới tinh hoa Mỹ vì thế giới sẽ quên đi các vấn đề của họ.
Các tuyến đường biển vận chuyển nguyên liệu cho công nghiệp Trung Quốc.
Giống như nhiều cường quốc công nghiệp, Trung Quốc rất nhạy cảm với hoạt động của các tuyến đường biển này
Những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc
Theo quan niệm địa-chính trị cổ Trung Quốc: Trung Quốc là “trung tâm của thế giới, còn vây quanh đế chế Trung Hoa là “man di” và “mọi rợ”, những người phải cống nộp cho thiên triều. Trung Quốc vốn rất bảo thủ ở nhiều vấn đề, quan niệm này đã được xem xét lại và hiện đại hóa ở nước Trung Hoa cộng sản.
Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta nhất định phải giành lấy Đông Nam Á, kể cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore... Một khu vực như Đông Nam Á rất giàu có, ở đó có nhiều khoáng sản, nó hoàn toàn đáng bỏ công của ra để giành lấy nó. Trong tương lai, nó sẽ rất có lợi để phát triển công nghiệp Trung Quốc. Như vậy, sẽ có thể bù đắp toàn bộ những thiệt hại. Sau khi chúng ta giành được Đông Nam Á, ở khu vực này sẽ có thể tăng cường các lực lượng của chúng ta …” (năm 1965); “Chúng ta phải chinh phục trái đất... Theo tôi, quan trọng nhất là chinh phục trái đất chúng ta, nơi chúng ta sẽ thiết lập một cường quốc hùng mạnh”.
Danh sách “các vùng lãnh thổ Trung Quốc bị mất” rất dài: Miến Điện, Lào, Việt Nam, Nepal, Butan, Bắc Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Triều Tiên, quần đảo Ryukyu, hơn 300 hòn đảo ở Biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải, Kirgyzya, một phần Tadjikistan, Nam Kazakhstan, tỉnh Badah Shan của Afghanistan, Mông Cổ, vùng Ngoại Baikal và Nam Viễn Đông cho đến tận Okhotsk của Nga.
“Các vùng lãnh thổ Trung Quốc bị mất” là hơn 10 triệu km². Các vùng lãnh thổ đó lớn hơn lãnh thổ Trung Quốc (9,6 triệu km²) hơn 2 lần. Sau Мао, các nhà lãnh đạo Trung Quốc “nguội đi” và không nêu ra những yêu sách như thế, nhưng quan niệm lịch sử thì họ vẫn giữ.
Và không nên nghĩ là Trung Quốc quên lãng những gì mà họ cho là của họ - họ đã lấy lại Hongkong (thuộc Anh đến năm 1997), Macao (thuộc Bồ Đào Nha đến năm 1999), đã nuốt được một phần lãnh thổ Nga (năm 2005 - 337 km²), 1.000 km² của Tadjikistan (tháng 1.2011, Trung Quốc yêu sách 28.000 km²). Trung Quốc càng mạnh và các nước láng giềng càng yếu bao nhiêu thì “sự thèm muốn” càng lớn bấy nhiêu.
Niềm tin vào phương cách ngoại giao cũng là đáng ngờ. Trung Quốc đã không chỉ một lần, trước khi trở thành cường quốc số 2, xung đột vũ trang với các nước láng giềng: 2 cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ (1962, 1967), xung đột biên giới Trung-Xô (1969), chiến tranh với Việt Nam (1979), 2 cuộc xung đột biên giới với Việt Nam (1984, 1988), 3 cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan. Trung Quốc “đã nuốt chửng” 3 vùng lãnh thổ vốn không phải là bộ phận của nền văn minh Trung Hoa là Đông Turkestan (chiếm vào thế kỷ XVIII), Nội Mông (chiếm hẳn sau Thế chiến II) và Tây Tạng (thập niên 1950).
3 tranh chấp lãnh thổ chủ yếu của Trung Quốc:
(1) Biên giới trên bộ với Ấn Độ và Butan;
(2) Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Việt Nam;
(3) Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Nhật Bản.
Nhật Bản
Ở Trung Quốc, người ta có thái độ rất tiêu cực đối với Nhật Bản, nguyên nhân rất khách quan, cuối thế kỷ XIX-nửa đầu thế kỷ XX, Nhật Bản đã tham gia cướp bóc Trung Quốc cùng với phương Tây. Nhật đã 2 lần tấn công Trung Quốc và trong những năm Thế chiến II đã thực hiện một cuộc diệt chủng thực sự ở miền bắc Trung Quốc, hàng triệu người Trung Quốc bị giết (không có con số chính xác). Hơn nữa, Nhật Bản đến nay vẫn không chính thức xin lỗi về chính sách của chính phủ thời đó.
Họ có tranh chấp lãnh thổ về quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông mà Nhật Bản chiếm giữ năm 1895. Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản đã đến lúc trả lại các vùng lãnh thổ “lâu đời của Trung Quốc” và công khai tuyên bố về vấn đề này vào năm 1992. Năm 1999, tình hình thêm căng thẳng vì tại thềm lục địa đã tìm thấy các trữ lượng khí đốt lớn và cả hai nước đã chuẩn bị khai thác chúng.
Cuối năm 2010, Nhật Bản thậm chí đã xem xét lại chiến lược quân sự, trong đó nguy cơ chủ yếu đối với Nhật được nêu ra không phải là Nga mà là vấn đề CHDCND Triều Tiên và cuộc chạy đua vũ trang do Trung Quốc phát động. Bởi vậy, Nhật Bản dự định tăng cường hạm đội tàu ngầm, hải quân, không quân và củng cố quan hệ hữu nghị với Mỹ.
Bán đảo Triều Tiên
Triều Tiên từ thời cổ đại bị coi là “thuộc quốc” của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc ủng hộ chế độ CHDCND Triều Tiên và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với cả 2 nước Triều Tiên. Nhưng không biết Trung Quốc sẽ ứng xử thế nào nếu trên bán đảo bùng nổ nội chiến và chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ. Một phương án có khả năng là Trung Quốc chiếm đóng Bắc Triều Tiên.
Đài Loan
Được coi là một bộ phận không thể chia cắt của Trung Quốc thống nhất. Từ năm 1992-1999, hai bên đã đàm phán tái thống nhất, song đổ vỡ vì lãnh đạo Đài Loan tuyên bố, Trung Quốc và Đài Loan là “2 nước ở 2 bờ eo biển Đài Loan”.
Trung Quốc đã bắt đầu chuẩn bị giải pháp quân sự cho vấn đề Đài Loan. Mỹ và Nhật Bản hiện ủng hộ Đài Loan, Mỹ vũ trang cho quân đội Đài Loan. Nhưng điều gì sẽ diễn ra nếu Mỹ đối mặt với một cuộc khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng hoặc một cuộc chiến tranh nữa (Iran, Pakistan…). Mỹ sẽ không thể bảo vệ Đài Loan, không đủ nguồn lực, hơn nữa công chúng Mỹ sẽ không hiểu: bảo vệ người Trung Quốc khỏi người Trung Quốc để làm gì.
Giới tinh hoa Đài Loan đang tăng cường quân đội: hải quân, phát triển máy bay không người lái, tên lửa chống hạm, phòng không, đề nghị Mỹ bán các máy bay tiêm kích mới.
Vấn đề các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa là quần đảo nhỏ ở Biển Đông, bị Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1974, ngoài Việt Nam, Đài Loan cũng yêu sách quần đảo này.
Quần đảo Trường Sa nằm ở Tây Nam Biển Đông, gồm hơn 100 hòn đảo nhỏ, bãi đá ngầm và đảo san hô vòng, tổng diện tích dưới 5 km². Tổng diện tích khu vực này là hơn 400.000 km². Tranh chấp khu vực này là 6 quốc gia - Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Brunei.
Nguyên nhân xung đột là vị trí quan trọng chiến lược của quần đảo, khu vực này giàu tài nguyên sinh học và có thể có những mỏ dầu và khí đốt trữ lượng lớn.
Một phần quần đảo do các đơn vị quân đội Việt Nam đóng giữ, một phần bị chiếm giữ bởi các đơn vị Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan. Thường xuyên xảy ra những cuộc đụng độ nhỏ, năm 2008, Philippines tuyên bố, họ sẽ “chiến đấu đến người thủy binh và lính thủy đánh bộ cuối cùng” vì quần đảo Trường Sa. Có khả năng xảy ra chiến tranh lớn. Cả 6 quốc gia trong những năm gần đây đều tăng cường quân đội, nhất là hải quân, hạm đội tàu ngầm, không lực hải quân được chú ý hơn.
Việt Nam
“Cựu” địch thủ của Trung Quốc, từng bị Trung Quốc đô hộ 1.000 năm, cho đến thế kỷ X. Là đối thủ của Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng đối với các nước láng giềng Đông Nam Á, Việt Nam có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Khi Việt Nam còn là đồng minh của Liên Xô, thì không có nguy cơ lớn đối với Việt Nam, nhưng hiện nay, nguy cơ tăng mạnh. Ban lãnh đạo Việt Nam đang tăng cường quân đội, tìm kiếm các quan hệ với Mỹ (có tin đồn, thậm chí Việt Nam sẵn sàng cho Mỹ sử dụng Cam Ranh làm căn cứ quân sự), cũng cố quan hệ hợp tác với Ấn Độ.
Ấn Độ
Trung Quốc coi bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ là một phần của Nam Tây Tạng và nghĩa là một phần lãnh thổ của mình. Ấn Độ muốn Trung Quốc trả lại vùng lãnh thổ Aksai Chin. Trung Quốc đang đẩy mạnh hợp tác kinh tế, quân sự với Pakistan, Bangladesh, những nước về lịch sử và văn hóa là một bộ phận của nền văn minh Ấn Độ. Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng ở các nước giáp giới Ấn Độ mà giới tinh hoa Ấn Độ coi là vùng ảnh hưởng của mình là Nepal, Butan, Sri Lanka.
Ấn Độ cũng không thích thú gì việc Trung Quốc chiếm giữ Tây Tạng. Đáp lại, Ấn Độ đang tăng cường sức mạnh quân đội, tăng cường hợp tác với Mỹ, Nga. Khả năng xảy ra chiến tranh lớn bị hạn chế bởi sự hiểm trở của biên giới Trung-Ấn, núi non.
Afghanistan
Trung Quốc coi tỉnh Badah Shan là lãnh thổ “lâu đời của Trung Quốc”. Nhưng trong khi chiến tranh liên miên diễn ra ở Afghanistan, Trung Quốc chú ý hơn đến bành trướng kinh tế. Rõ ràng là khi Mỹ và các đồng minh rút khỏi Afghanistan, Trung Quốc sẽ là “anh cả” ở khu vực này và sẽ giành được những tài nguyên họ cần mà không cần chiến tranh. Afghanistan bị tàn phá, nước này cần những khoản đầu tư lớn vào hạ tầng, mà Trung Quốc thì có tiền.
Tadjikistan
Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với 28.000 km² ở khu vực Đông Pamir. Tháng 1.2011, Tadjikistan đã nhượng 1.000 km² lãnh thổ tranh chấp cho Trung Quốc. Xét tới tiềm lực quân sự thực tế là bằng không so với Trung Quốc của Tadjikistanа, thì sớm hay muộn, nước này cũng phải giao nộp toàn bộ các lãnh thổ “tranh chấp” cho Trung Quốc, thậm chí cả các vùng lãnh thổ khác nữa (xét tới khả năng nội chiến ở nước này). Lối thoát duy nhất đối với Tadjikistan là trở lại trong thành phần nước Nga.
Kirgyzya
Năm 1996 và 1999, Kirgyzya đã cắt cho Trung Quốc gần 12 km² lãnh thổ và tạm thời Trung Quốc bằng lòng với điều đó. Nhưng xét tới tình hình khốn khó của Kirgyzya: các khó khăn kinh tế, quân đội yếu ớt, xung đột sắc tộc (giữa những người dân tộc Kirgyz và Uzbek), khả năng hỗn loạn lan sang từ Afghanistan, Kirgyzya sẽ không tránh khỏi số phận “miếng mồi” của kẻ mạnh. Giống như đối với Tadjikistan, trong hoàn cảnh khủng hoảng thế giới, cách cứu vãn dân tộc duy nhất để khỏi bị “Trung Quốc hóa” hoặc Hồi giáo cực đoan hóa là quay trở lại thành phần nước Nga.
Kazakhstan
Năm 1992-1999 đã diễn ra một quá trình đàm phán ngoại giao, kết quả là Trung Quốc giành được 407 km² lãnh thổ Kazakhstan. Trung Quốc không còn nêu ra vấn đề lãnh thổ nữa và nó được coi là đã giải quyết xong. Nhưng Kazakhstan dân cư thưa thớt, tiềm lực quân sự yếu, biên giới với Trung Quốc dài (hơn 1.700 km) và cách Trung Quốc ứng xử khi cần sống sót là điều dễ hiểu.
Mông Cổ
Nước này được coi là sự tiếp tục của khu vực Nội Mông và tương ứng là sự tiếp tục tự nhiên của Trung Quốc. Trong thế kỷ XX, Trung Quốc đã không nuốt chửng được nước này chỉ là nhờ sự bảo trợ của Liên Xô hùng mạnh. Mông Cổ đáng quan tâm đối với Trung Quốc ở chỗ với diện tích lớn, nước này gần như không có dân cư (2,7 triệu người), không có quân đội thực sự (gần 9.000 quân).
Nga
Năm 1991, М. Gorbachev ký hiệp ước, theo đó biên giới chạy theo giữa lòng sông Amur. Trước đó, biên giới chạy theo bờ sông Amur, bên phần đất Trung Quốc. Năm 2004-2005, V. Putin đã cắt cho Trung Quốc 337 km² lãnh thổ Nga. Tại đây, vấn đề lãnh thổ dường như đã được giải quyết, nhưng “sự thèm ăn thức tỉnh trong khi ăn”. Trung Quốc đang đứng trước ngã ba đường và nếu như họ chọn bành trướng ra bên ngoài thì Nga sẽ là “đối tượng” có khả năng nhất. Tạm thời, Trung Quốc hạn chế ở việc chiếm lĩnh về kinh tế các vùng lãnh thổ Nga và di dân đến các vùng lãnh thổ hầu như trống rỗng của Siberia và Viễn Đông.
Những nạn nhân đầu tiên có khả năng nhất của sự bành trướng của Trung Quốc
Những nạn nhân đầu tiên của Trung Quốc rõ ràng sẽ là:
- Đài Loan: Theo lập trường nguyên tắc của Trung Quốc thì Đài Loan là bộ phận của nền văn minh Trung Hoa. Nhưng cũng có khả năng cho lối thoát hòa bình nếu như giới tinh hoa Đài Loan kìm nén được các tham vọng của mình. Nếu như xảy ra một chiến dịch quân sự thì nạn nhân sẽ nhiều, nhưng thiết nghĩ Mỹ và phương Tây sẽ chỉ làm ầm ĩ, chứ sẽ không thực sự tham chiến.
- Các nước phía Bắc: Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kirgyzya, do đây là những vùng lãnh thổ dân cư thưa thớt, có nguồn tài nguyên lớn và tiềm lực quân sự yếu (các đơn vị quân đội chủ yếu của Nga bố trí ở phía Tây, nên Trung Quốc sẽ kịp giải quyết xontg tất cả các vấn đề nhằm chiếm giữ Siberia và Viễn Đông của Nga trước khi các đơn vị đó kịp tới khu vực chiến sự).
- Tấn công Ấn Độ không hấp dẫn Trung Quốc vì chiến trường không thích hợp (vùng núi), về quân số, quân đội Ấn Độ và dự trữ nhân lực của nước này cũng gần như của Trung Quốc. Trung Quốc có thể mở chiến dịch hạn chế chống Ấn Độ để yểm trợ cho đồng minh Pakistan một khi Ấn Độ tấn công Pakistan.
- Chiến tranh với Việt Nam hay bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào là bất lợi. Nguồn dự trữ nguyên liệu của các nước này hạn chế, có dân số đông, quân đội mạnh. Bởi vậy, các nước này sẽ được Trung Quốc để lại sau, họ có thể khuất phục mà không cần chiến tranh, một khi thấy số phận của các láng giềng phía Bắc của Trung Quốc, họ sẽ tự nguyện trở thành “chư hầu” của Trung Quốc.
- Nhật Bản rõ ràng sẽ là nạn nhân cuối cùng, bởi lẽ tiến hành chiếm đóng bằng đường biển là khá phức tạp. Nhưng xét tới sự thù ghét của người Trung Quốc đối với người Nhật thì số phận của họ sẽ rất bi thảm, dân cư quần đảo Nhật sẽ giảm mạnh.
Đặc điểm của sự bành trướng này là giới tinh hoa Trung Quốc sẽ không tiếc lính, tiếc vũ khí trang bị để thực hiện. Trung Quốc đang có cuộc khủng hoảng nhân khẩu nghiêm trọng, “sự già hóa” dân cư và dư thừa thanh niên, thiếu nữ giới. Càng có nhiều người mất mạng trên chiến địa càng tốt, “ung nhọt” căng thẳng xã hội trong nội địa Trung Quốc sẽ xẹp xuống. Còn nhu cầu sản xuất hàng loạt vũ khí trang bị sẽ có lợi cho nền kinh tế.
Nga có thể làm gì để tự cứu mình?
- Về mặt ngoại giao, ủng hộ việc tái thống nhất hòa bình Hoa lục và đảo Đài Loan.
- Tăng khối lượng hợp tác kinh tế. Khủng hoảng và những chấn động xã hội ở Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy sự khởi đầu của quá trình bành trướng bằng vũ lực đã rất gần. Nga cần nền hòa bình ở Trung Quốc và sự phát triển kinh tế, văn hóa của dân cư nước này. Cần có sự bành trướng văn hóa Nga - tiếng Nga, điện ảnh, giáo dục, văn hóa.
- Liên minh chiến lược với Ấn Độ, thừa nhận các bộ phận của nền văn minh Ấn Độ là Pakistan và Bangladesh là thuộc về Ấn Độ. Tương trợ nhau trong trường hợp bị Trung Quốc xâm lược.
- Hợp tác kỹ thuật quân sự và kinh tế rộng lớn với Mông Cổ, hai nước Triều Tiên, các nước Đông Nam Á. Nối lại liên minh với Việt Nam.
- Lập tức khôi phục Hạm đội Thái Bình Dương, tăng cường mạnh mẽ lực lượng quân đội đóng tại Viễn Đông.
- Có chương trình quy mô lớn tái chinh phục Siberia và Viễn Đông (có thể lấy các kết quả nghiên cứu của Y. Krupnov làm cơ sở), giải quyết sự mất cân bằng nhân khẩu, khi mà phần lớn dân số Nga sống ở phần châu Âu của nước Nga. Có chương trình hỗ trợ sinh đẻ cho người Nga và các dân tộc bản địa ở Siberia và Viễn Đông (không dưới 3-4 con/1 gia đình).
- Giới tinh hoa Nga cần phải thể hiện ý chí sinh tồn bằng cách ngầm cảnh cáo Trung Quốc rằng, xâm phạm đất đai và khu vực ảnh hưởng của Nga (Kazakhstan, Kirgyzya, Tadjikistan, Mông Cổ) có thể dẫn tới đòn đánh hạt nhân hạn chế nhằm vào các thành phố duyên hải phồn vinh của Trung Quốc.
A. S.
Tài liệu tham khảo:
1 - Vasiliev L.S. Trung Quốc cổ đại, 3 tập.-М., 1995-2006.
2 - Galenovich Yu.M. Các tác giả của tuyển tập “Trung Quốc bất bình” viết về cái gì.-М., 2010.
3 - Krupnov Yu. Mặt trời ở Nga mọc từ hướng Đông.-М., 2007.
4 - Kulpin E.S. Con người và thiên nhiên ở Trung Quốc.-М., 1990.
5 - Nepomnin O.E. Lịch sử Trung Quốc: Thời Thanh. Thế kỷ XVII-đầu thế kỷ XX.-М., 2005.
6 - Những yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh: Lịch sử và hiện tại.-М., 1979.
Nguồn: Vietnamdefence.com
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)