Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

Đảng CSVN đang trong tình trạng rất hiểm nghèo

Đảng CSVN đang trong tình trạng rất hiểm nghèo
Posted on 22/10/2010 by danlambaoblog
Nghiêm Văn Thạch – Tình thế đã không diễn ra như ban lãnh đạo đảng cộng sản mong đợi. Họ muốn Đại hội 11 diễn ra đúng thời điểm dự định một cách êm thấm. Ngay khi bước vào giai đoạn chuẩn bị, họ đã dọn dẹp chiến trường: những người đối lập dân chủ trong nước bị bắt hàng loạt, bị giải tòa và bị xử những bản án nặng; những người khác bị khống chế.

Sau đó là những đợt tấn công qui mô của Cục Kỹ Thuật Nghiệp Vụ (trước đây là Cục Công An Khoa Học) đánh vào tất cả các báo điện tử đối lập có ít nhiều ảnh hưởng, làm tất cả các websites đều bị tổn thất; nhiều websites bị thiệt hại nặng, trong một vài trường hợp bị đánh sập luôn. Đợt đàn áp dọn dẹp chiến trường này vẫn còn tiếp tục, đối tượng cuối cùng là bán nguyệt san Tổ Quốc mà một số cộng tác viên bị khám nhà, thẩm vấn và được lệnh phải ngừng hợp tác. Đảng Cộng sản Việt Nam (đảng CSVN) muốn kiểm soát hoàn toàn tình thế trước khi Đại hội 11 khai mạc. Tuy nhiên điều mà họ không ngờ là họ đã không kiểm soát được chính nội bộ của họ và các biến cố dồn dập đã tới, tất cả đều rất nghiêm trọng cho sự sống còn của đảng cộng sản.

Biến cố lớn và rõ nét nhất là sự kiện, ngày 19-6, lần đầu tiên, Quốc hội biểu quyết bác bỏ một dự án quan trọng do chính phủ đệ trình: dự án Đường Sắt Cao Tốc. Đầu tháng 7 một vụ nổ lớn khác: Tập đoàn VINASHIN bị phát giác là trên thực tế đang ở trong tình trạng phá sản, mắc nợ 80 ngàn tỉ đồng và không có khả năng hoàn trả. Nếu chia đồng đều thì mỗi người Việt Nam mất một triệu đồng. Điều đáng nói là cho đến giữa tháng 6, nghĩa là chỉ hai tuần trước khi bị phát giác là ở trong tình trạng phá sản, VINASHIN vẫn được tung hô như là thành công kinh tế vĩ đại và niềm tự hào của đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam. Và rồi đến vụ tai tiếng cực kỳ bỉ ổi trong đó các quan chức đảng và nhà nước tỉnh Hà Giang tổ chức mua dâm tập thể với các nữ sinh vị thành niên. Sắp tới chắc chắn sẽ còn nhiều vụ bê bối khác được phanh phui.

Những vụ tai tiếng này đã tạo ra một trận mưa rào những bài báo phê phán và đả kích dưới mọi khía cạnh kỹ thuật, kinh tế và đạo đức. Báo chí Việt Nam hầu như được bóc lưỡi. Có cả những bài báo (tuy chưa được đăng trên báo trong nước nhưng được gửi ra nước ngoài một cách tự tin) đòi cách chức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và truy tố ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Cả hai ông Dũng và Rứa đều là những nhân vật được coi là có triển vọng trở thành Tổng bí thư đảng CSVN sau Đại hội 11. Ba người có triển vọng trở thành Tổng bí thư khác là Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Hồ Đức Việt.

Tất cả những bài báo này đều chính xác và đứng đắn. Nhưng hình như chúng đều không nhận diện được điều cốt lõi của các biến cố, dù đây là sự kiện chính trị đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử Việt Nam: sự sụp đổ của “triều đại Lê Đức Thọ”. Tại sao? Đó là nếu nhìn kỹ, ta thấy chúng đều có tác dụng tai hại cho uy tín và chỗ đứng của ông Nguyễn Tấn Dũng, người vừa kế thừa triều đại này. Vào lúc này, sau những gì đã xảy ra, khả năng ông Dũng trở thành Tổng bí thư gần như là con số không; khả năng ông sẽ phải ra đi một cách bẽ bàng sau Đại hội 11, trái lại, gần như chắc chắn.

Tình thế đã thay đổi rất nhanh chóng, bởi vì chỉ cách đây hơn hai tháng, đầu tháng 5-2010, một nhân vật rất thạo tin trong nội bộ đảng cộng sản còn quả quyết : “Nếu đại hội diễn ra ngay bây giờ thì khả năng ông Dũng đắc cử tổng bí thư là 99%”. Hình như cũng cảm nhận được những nguy cơ cho ông Dũng, nhân vật này nói tiếp: “Nhưng còn 8 tháng nữa đại hội mới họp, tình hình có thể thay đổi từ đây đến đó”. Tại sao một người đang có 99% hy vọng thắng lợi lại có thể thua sau tám tháng? Lý do nào, nếu không phải là vì chính nội bộ đảng CSVN đang rối loạn?

Nhưng trước hết, hãy nhắc lại vài nét về “triều đại Lê Đức Thọ”. Ông Thọ nắm toàn quyền thực sự trong đảng CSVN từ Đại hội 3 năm 1960 với sự đồng tình của tổng bí thư Lê Duẩn. Không ai có thể ngờ vực uy quyền tuyệt đối của ông Thọ, được gọi một cách kinh sợ là Sáu Búa. Theo hồi ký “Viết cho Mẹ và Quốc Hội” của ông Nguyễn Văn Trấn (xuất bản năm 1993), uy quyền của ông Thọ lớn đến nỗi ông có thể cấm cả ông Hồ Chí Minh phát biểu trong một hội nghị mà ông Hồ Chí Minh cũng đành chịu. Được ông Trấn hỏi về ông Lê Đức Thọ, ông Tôn Đức Thắng, Chủ tịch nước, thú nhận một cách mộc mạc: “Đ.M., tao cũng sợ nó!”. Theo nhiều nhân chứng, ông Thọ từng xác quyết nhiều lần: “Đảng là tao!”. Ông Thọ không chính thức là nhân vật số 1 trong đảng; trong danh sách Bộ Chính trị ông chỉ đứng hàng thứ năm, sau các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng. Nhưng ông nắm bộ máy đảng và là nhân vật quyền lực nhất. Ông có thể bắt giam những cộng sự viên của các nhân vật này mà không ai dám chống lại. Ông cũng đích thân chỉ huy những công tác quan trọng nhất của chế độ khi cần: Giám sát Hội Nghị Paris và trực tiếp thương thuyết với Mỹ ; chỉ huy cuộc tổng tấn công dứt điểm Miền Nam năm 1975 với vai trò Chính ủy. Lê Đức Thọ có thể thay đổi đường lối của đảng theo ý mính. Cho tới 1968 ông chủ trương thân Trung Quốc và tiêu diệt khuynh hướng thân Liên Xô trong đảng (mà ông buộc tội là “bọn xét lại chống đảng”); từ 1968 trở đi ông quay sang thân Liên Xô chống Trung Quốc. Rồi sau khi Gorbachev lên cầm quyền ông quay lại với Trung Quốc. Nói chung, Lê Đức Thọ muốn làm gì thì làm, muốn hướng đảng và chế độ CSVN theo hướng nào tùy ý. Ông có toàn quyền. Và chính quyền lực của Lê Đức Thọ đã giúp cho đảng CSVN thắng lợi mặc dù những sai lầm khủng khiếp: Cải cách ruộng đất; Phát động cuộc chiến với Miền Nam; Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968; Chiến dịch mùa hè đỏ lửa 1972. Tất cả những sai lầm đó gây thiệt hại ghê gớm cho đảng và chế độ, đồng thời cũng là những thảm kịch đối với Việt Nam. Một đảng cầm quyền bình thường có thể sụp đổ chỉ vì một trong những sai lầm như thế, nhưng đảng CSVN vẫn trụ được và sau cùng giành được thắng lợi nhờ có Lê Đức Thọ.

Bí quyết thành công của Lê Đức Thọ là ông đã tạo ra một điều mà anh Nguyễn Gia Kiểng, trong nhiều bài viết, gọi là “một đảng cầm quyền trong đảng”, một thứ ban trật tự trong đảng, khống chế đảng nhưng giữ được kỷ luật trong đảng và dùng đảng để khống chế phần còn lại của xã hội. Cũng phải nói là Lê Đức Thọ đã rất may – và đất nước Việt Nam đã rất không may – là trước mặt đảng cộng sản không có một chính đảng đúng nghĩa nào. Nếu Việt Nam Cộng Hòa có được một đảng cầm quyền đúng nghĩa thì lịch sử cận đại Việt Nam đã rất khác. Nhưng thực tế là Lê Đức Thọ đã cầm quyền trong suốt thời gian từ cuối thập niên 1950 trở đi cho đến khi ông chết. Ở một khía cạnh nào đó, quyền lực của ông còn kéo dài sau khi ông đã chết. Trước khi chết Lê Đức Thọ đưa Nguyễn Văn Linh ra làm tổng bí thư sau đại hội 6 (tháng 12-1986) để thực hiện những biện pháp đổi mới bắt buộc. Khi Nguyễn Văn Linh đã làm xong nhiệm vụ, ông trao quyền cho những người kế thừa mà ông đã chọn: Đỗ Mười và Lê Đức Anh. Cũng nhờ có đảng Lê Đức Thọ, lần này do hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh cùng lãnh đạo, mà đảng CSVN đã trụ được sau những sai lầm khủng khiếp – chính sách hạ nhục tập thể và bỏ tù cả nước đối với miền Nam sau 1975, cuộc chiếm đóng Campuchia, chính sách đánh tư sản – và sau khi chủ nghĩa cộng sản và khối cộng sản sụp đổ. Liên minh Mười-Anh, mà nhiều người có ác cảm gọi là “đảng MA”, vẫn còn cầm quyền cho tới nay. Hai ông thái thượng hoàng Đỗ Mười và Lê Đức Anh vẫn trị vì sau hậu trường ; Nông Đức Mạnh chỉ là một con cờ. Cả hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh đều là những người có bản lãnh nhưng thời cuộc đã biến chuyển quá nhanh chóng và mãnh liệt đối với họ.

Sự phát triển dồn dập của các phương tiện giao thông và truyền thông hiện đại, phong trào toàn cầu hóa, sự sụp đổ của ý thức hệ Mác-Lênin và sự tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, v.v…, đều là những vấn đề vượt tầm hiểu biết của họ. Họ đã chỉ biết lúng túng chống đỡ và noi theo Bắc Kinh. Vì không làm chủ được tình huống mới, họ đã không tìm ra được những con người phù hợp để bàn giao quyền hành như ông Lê Đức Thọ đã bàn giao cho họ. Kết quả là cả hai đã ngoài 90 tuổi mà vẫn không có người kế thừa; cái “đảng cầm quyền trong đảng” dần dần mất thực chất đồng nhịp với sức khỏe mỗi ngày suy yếu thêm của hai ông. Trong tình huống đó, Nguyễn Tấn Dũng đã được chọn như một người kế thừa tự nhiên dù không phải là người kế thừa hợp lý. Vả lại đảng cộng sản cũng không có một nhân vật nào đủ tầm vóc để lãnh đạo đất nước trong bối cảnh mới.

Ông Dũng là con đỡ đầu – có dư luận còn cho rằng là con ruột không chính thức – của ông Lê Đức Anh và cũng được ông Đỗ Mười chấp nhận vì ông Mười không có người con nào khá cả. Trong tình trạng đã suy kiệt hoàn toàn cả thể xác lẫn trí tuệ, sau cùng họ dồn sự ủng hộ cho ông Dũng, mà họ đã nâng đỡ từ lâu bằng cách cho thăng tiến nhanh chóng từ một y tá không có một học lực nào lên đến thủ tướng, qua các chức vụ Bí thư huyện ủy, tỉnh ủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Thủ tướng, kể cả Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Nhưng ông Dũng vừa thiếu bản lãnh lại vừa chỉ được vai trò kế thừa quá trễ, vào lúc “đảng cầm quyền trong đảng” của hai ông Mười-Anh đã rã rượi. Vì vậy ưu thế ban đầu của ông đã sút giảm nhanh chóng. Trong ít nhất hai năm qua hầu như tất cả mọi biến cố lớn đều bất lợi cho ông : Vụ bauxite Tây Nguyên trong đó ông xuất hiện như một con cờ của Trung Quốc ; đợt đàn áp thô bạo những người dân chủ do ông chủ xướng khiến ông mất cảm tình của thế giới và của những thành phần cởi mở trong đảng. Rồi vụ Đường Sắt Cao Tốc, các vụ Vinashin, than Quảng Ninh và dâm ô ở Hà Giang. Tất cả đều chứng tỏ sự hiểu biết rất hạn chế và sự bao che tham nhũng của ông. Càng bối rối ông Dũng lại càng phải mua chuộc sự ủng hộ của cấp lãnh đạo tham ô và càng dính líu hơn với họ. Phe đảng của ông vì thế ngày càng giống một phe đảng mafia. Cái bản tính vơ vét và chia chác ngoài vòng pháp luật này ông Dũng đã tiêm nhiễm ngay từ thời thơ ấu khi ông đi du kích lúc mới 11 tuổi, đặc biệt là trong giai doạn làm Bí thư huyện ủy kiêm Trưởng công an huyện Hà Tiên (1980-1986) và được trao một trách nhiệm rất quan trọng là chỉ huy hoạt động buôn lậu để làm kinh tài cho đảng tại cửa biển Hà Tiên. Gần đây, ông gây ngạc nhiên khi khoe rằng từ ngày lên làm Thủ tướng ông chưa kỷ luật một ai cả, trái hẳn với lời tuyên bố đanh thép khi ông nhận chức thủ tướng là quyết tâm chống tham nhũng, nếu không chống được tham nhũng thì từ chức.

“Bí quyết thành công của Lê Đức Thọ là ông đã tạo ra một điều mà anh Nguyễn Gia Kiểng, trong nhiều bài viết, gọi là “một đảng cầm quyền trong đảng”, một thứ ban trật tự trong đảng”

Đối thủ lợi hại nhất của ông Dũng trong cuộc tranh đua giành quyền lực là ông Trương Tấn Sang, cũng sinh năm 1949 như ông Dũng. Trương Tấn Sang là một nhân vật rất mưu lược, dù bê bối về mặt đạo đức. Ông Sang là đệ tử ruột và cánh tay mặt của ông Võ Văn Kiệt từ hồi ông Kiệt còn nắm toàn quyền trong miền Nam. Khi ông Kiệt làm Thủ tướng, ông thay ông Kiệt làm Bí thư Thành ủy Sài gòn, thực tế là nhân vật quyền lực nhất miền Nam, rồi được triệu ra Hà Nội giữ một chức vụ cực kỳ quan trọng: Trưởng ban Kinh tế Trung ương, và vào Bộ Chính trị. Bản lĩnh của ông Sang là ở chỗ ngay cả khi ông Kiệt mâu thuẫn với hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh rồi bị cô lập, ông vẫn giữ được quan hệ tốt với hai ông này và tiếp tục được nâng đỡ để leo dần tới chức vụ Thường trực Ban bí thư, nhân vật thứ hai trong đảng. Cho đến năm 2009 hình như hai ông Mười và Anh hãy còn một lưỡng lự nào đó giữa ông Dũng và ông Sang. Rất có thể họ muốn hai ông này liên kết với nhau như chính họ đã liên kết với nhau để giữ quyền lực. Chỉ từ 2009 trở đi, sự chọn lựa của họ mới lệch hẳn về ông Nguyễn Tấn Dũng.

Trong sự cạnh tranh với ông Dũng, theo một thông tin rất chính xác, ông Sang đã làm một sai lầm lớn là vụ Đảng Dân chủ. Qua Nguyễn Sỹ Bình, ông muốn mượn tay Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, làm dụng cụ để đánh phá ông Dũng trong danh nghĩa đối lập dân chủ. Trần Huỳnh Duy Thức được trao những tài liệu để tố giác Nguyễn Tấn Dũng tham nhũng trên các blog của mình. Nhưng ông Sang đã dùng những người quá kém. Phe ông Dũng phát giác được và bắt cả bọn. Trước những chứng cớ không thể chối cãi, tất cả đã nhanh chóng nhận tội và xin khoan hồng. Trước đó họ tỏ ra mạnh bạo bao nhiêu vì cậy có ô dù của ông Sang thì sau đó họ khiếp nhược bấy nhiêu vì thấy ông Dũng đã thắng. Biên bản nhận tội của họ trong đó có sự liên hệ với phe Trương Tấn Sang được gửi lên Bộ Chính trị, khiến ông Sang phải “nhận khuyết điểm là đã thiếu cảnh giác”.

Sau vụ này, vấn đề ông Sang làm Tổng bí thư hầu như không còn đặt ra nữa; ông Dũng chắc chắn sẽ là Tổng bí thư; vấn đề chỉ là ngoài chức Tổng bí thư, ông sẽ kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước hay Thủ tướng. Nhưng như thế là quá chủ quan, coi thường mưu lược của ông Sang và vây cánh mà ông đã tạo ra trong hơn mười năm giữ vai trò ban phát ơn huệ trong chức vụ Trưởng ban Kinh tế Trung ương và Thường trực Ban bí thư. Ông Sang chuyển sang liên kết với các ông Nguyễn Phú Trọng và Hồ Đức Việt, và dần dần tranh thủ được khối đảng viên lo ngại bản tính anh chị và dung túng tham nhũng của ông Dũng.

Cũng phải nói rằng trước mặt các đảng viên trẻ và cởi mở, ông Dũng là người rất khó được chấp nhận: ông không có kiến thức cũng chưa hề có một công trạng nào, nhưng lại rất quyết đoán và hống hách. Ông Dũng chỉ là một hoàng tử, con thái thượng hoàng Lê Đức Anh, cháu thái thượng hoàng Đỗ Mười. Không thể kể hết những sai lầm lố bịch của ông Dũng. Một vài thí dụ: vụ ông tung tiền ra mua 12 tỉ USD để “tránh cho đồng đô-la bị mất giá” làm lạm phát tăng vọt và nhân dân khốn đốn hồi cuối năm 2007; vụ bauxite Tây Nguyên; cao điểm là dự án Đường Sắt Cao Tốc.

Vụ Đường Sắt Cao Tốc tiêu biểu cho cách làm việc của ông Dũng; nó đồng thời cũng là thất bại thê thảm và công khai, đánh dấu sự sụp đổ của triều đại Lê Đức Thọ, kế thừa bởi hai ông Mười-Anh và dự định chuyển giao cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Đây là một dự án rất lớn, kéo dài 25 năm, với tổng số chi phí dự trù gần 60 tỉ USD, nghĩa là hai phần ba tổng sản lượng quốc gia của Việt Nam, nhưng đã được đưa ra để yêu cầu Quốc hội biểu quyết thông qua mà không hề có được một ước lượng nào về tính khả thi, tiến trình thi công, các hậu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Tất cả chỉ tóm gọn trong một tài liệu 30 trang gồm toàn những biện luận chung chung và hấp tấp. Một Quốc hội bình thường phải coi sự kiện chính phủ yêu cầu biểu quyết một dự án như vậy như một sự xúc phạm. Trái với những lần trước (ngay cả như vụ bauxite Tây Nguyên), dự án này chưa hề có ý kiến của Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Đây là một sự kiện rất không bình thường trong chế độ cộng sản Việt Nam cũng như trong mọi chế độ cộng sản đã có từ trước tới nay. Theo qui luật của các chế độ cộng sản – mà đảng CSVN thực hiện một cách triệt để – thì Bộ Chính trị quyết định, Ban Bí thư thi hành thông qua Chính phủ. Nói cách khác, Chính phủ chỉ là dụng cụ của Ban Bí thư để thi hành những quyết định của Bộ Chính trị. Như vậy không thể có việc Chính phủ đưa ra Quốc hội – một cơ quan bù nhìn chỉ có vai trò đóng dấu chính thức hóa các quyết định của đảng – một dự án chưa được Ban Bí thư chấp nhận. Nhưng đó là điều đã xảy ra.

Cần nhấn mạnh rằng không phải chỉ trong các chế độ cộng sản mà ngay cả trong các chế độ dân chủ, Thủ tướng hoặc Tổng thống cũng chỉ đưa ra quốc hội biểu quyết những dự luật đã có đồng thuận trong đảng cầm quyền; vì thế chưa bao giờ có trường hợp Chính phủ đưa ra Quốc hội biểu quyết một dự án mà đảng cầm quyền chưa thông qua. Và ngược lại, khi một đại biểu quốc hội thuộc đảng cầm quyền biểu quyết chống lại một dự án do Chính phủ của đảng mình đưa ra thì ông ta, hay bà ta, phải hoặc từ chức dân biểu hoặc bị khai trừ ngay lập tức. Mỹ là trường hợp đặc biệt duy nhất trong đó một dân biểu có thể biểu quyết trái với lập trường của đảng mình nhưng trên thực tế số lượng dân biểu xé rào này cũng chỉ là một vài người mà thôi, chứ không thể nửa chống nửa thuận như vụ biểu quyết Đường Sắt Cao Tốc vừa rồi. Việt Nam vừa chứng kiến một sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử thế giới! Nhưng tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng lại đưa ra Quốc hội biểu quyết một dự án mà ban lãnh đạo đảng chưa nhất trí? Chắc chắn không phải là vì ban lãnh đạo đảng muốn nhường quyền cho Quốc hội. Dự án này quá quan trọng, vả lại họ chẳng coi Quốc hội ra gì cả.

Cũng không thể là vì Bộ Chính trị không nhất trí được trên một dự án quá phức tạp đã nhường quyền trọng tài cho một cơ quan đông đảo hơn. Nếu quả như vậy thì họ đã chọn Ban Chấp hành Trung ương, cơ quan quyền lực cao nhất trong đảng sau đại hội đảng, thay vì một định chế giả tạo như Quốc hội, trong đó có nhiều người không hề có một thẩm quyền nào và cũng không có một trình độ nào; điển hình là chuyện ông “đại biểu” tỉnh Hà Nam lên diễn đàn quốc hội nói một cách ngớ ngẩn rằng có một liên hệ giữa chỉ số thông minh (IQ) và đường sắt cao tốc.

Vậy thì chỉ còn lại hai trường hợp:

- Một là ông Dũng sau khi bị thiểu số trong ban lãnh đạo đã bất chấp đảng đem ra cho Quốc hội biểu quyết và bị phe chống đối phản công đánh bại. Nếu quả như vậy thì nội bộ đảng đã hỗn loạn lớn. Và hoặc ông Dũng phải bị kỷ luật, hoặc sự kiện này chứng tỏ là đảng cộng sản đã bất lực. Trước đây, năm 1990, ông Trần Xuân Bách, người được dự trù làm Tổng bí thư sau đại hội 7, đã bị kỷ luật, cách chức khỏi cả Bộ Chính trị lẫn Ban Bí thư lẫn Trung ương đảng chỉ vì một bài nói tán thành đa nguyên đa đảng.

- Hai là (có nhiều khả năng hơn) ông Dũng đã có được một đa số tương đối trong ban lãnh đạo đảng, nhưng không đủ đa số để thông qua (thí dụ 30% thuận, 20% chống, 50% không có ý kiến), nên đã có thể đưa dự án ra Quốc hội biểu quyết.

Diễn tiến cuộc biểu quyết cần được đặc biệt lưu ý. Mới đầu, ông Dũng đưa ra biểu quyết toàn bộ dự án và được 42% phiếu thuận, 38% phiếu chống; dự án không được thông qua. Sau đó, ông Dũng triệt thoái, xin biểu quyết một dự án B khiêm nhường hơn và dễ chấp nhận hơn: thực hiện một khúc đường sắt cao tốc hoặc từ Hà Nội tới Vinh hoặc từ Sài gòn tới Nha Trang để thử nghiệm sau đó sẽ tùy theo kết quả mà quyết định có nên thực hiện toàn bộ dự án hay không. Chắc chắn ông Dũng hy vọng rằng đây là một thỏa hiệp chấp nhận được. Nhưng kết quả đã ngược lại với sự chờ đợi của ông. Lần này số phiếu thuận chỉ là 38% trong khi phía chống tăng lên 42%. Phải hiểu rằng một số đại biểu quốc hội (trên 90% cũng là đảng viên cộng sản) tưởng rằng ông Dũng ở thế mạnh nên đã bỏ phiếu thuận ở vòng đầu, nhưng sau đó thấy ông không có ưu thế nên đã quay lưng lại với ông. Đó là dấu hiệu rõ nét về sự rã hàng của “đảng Lê Đức Thọ” mà ông là người kế thừa cuối cùng. Thất bại này đã mở cửa cho những đợt tấn công khác: vụ VINASHIN; vụ mua dâm thiếu nhi tại Hà Giang; vụ Than Quảng Ninh. Uy tín của ông Dũng lúc này hầu như không còn gì.

Cũng nên nhìn lại phe đảng của ông Dũng. Trong cương vị Thủ tướng, ông đã dung túng tham nhũng và chia chác quyền lợi cho nhiều người để có vây cánh. Cuối cùng phe phái của ông chủ yếu là giai cấp tư sản đỏ. Hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh chắc cũng phải chua xót trước sự biến chất này của “đảng cầm quyền trong đảng” mà họ ít nhiều vẫn còn là những người đứng đầu. Hai ông, dù kiến thức không đủ để thích nghi với bối cảnh mới, cũng là những người có khí phách.
Đến đây, cũng nên tự hỏi tại sao ông Dũng lại liều lĩnh đem biểu quyết một dự án phiêu lưu như vậy? Lý do có thể là vì số tiền khổng lồ, gần một tỉ rưỡi USD, dành cho việc nghiên cứu. Các chuyên viên về Đường Sắt Cao Tốc đều cho rằng chi phí nghiên cứu này quá cao cho một dự án chỉ dùng những kỹ thuật sẵn có. Và vì là chi phí nghiên cứu, khoản này có thể được sử dụng và chia chác ngay. Lý do cơ bản, như vậy, là tham nhũng. Ông Dũng đã trở thành con tin của giai cấp tư sản đỏ. Điều này dễ hiểu; trong một xã hội mà cái gì cũng mua được thì kẻ có tiền cũng là kẻ có thực quyền. “Đảng cầm quyền trong đảng” mà ông Lê Đức Thọ xây dựng ra đang tan rã, và tan rã trong sự bê bối.

Kết quả cuộc tranh giành quyền lực trong đảng cộng sản trước thềm Đại hội 11 sẽ như thế nào?

Trước hết, trong những ứng cử viên vào chức Tổng bí thư có thể loại bỏ ông Tô Huy Rứa. Ông Rứa chưa bao giờ là một ứng cử viên nặng ký. Ban Tuyên giáo của ông cũng chẳng tuyên truyền và giáo dục được gì. Nó chỉ có vai trò một ban kiểm duyệt báo chí. Vụ mua dâm trẻ em ở Hà Giang coi như đã đánh một dấu chấm hết vào khả năng trở thành Tổng bí thư của ông. “Trong bối cảnh phân hóa đó, yếu tố từ trước đến nay vẫn giúp cho đảng cộng sản duy trì được kỷ luật, và tồn tại, là “đảng cầm quyền trong đảng” mà ông Lê Đức Thọ tạo dựng ra lại tan rã.”

Trừ một đảo ngược tình thế khó tưởng tượng, ông Nguyễn Tấn Dũng coi như tuyệt vọng. Uy tín của ông đã xuống thấp và còn tiếp tục xuống. Nếu giả thử hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh dốc toàn bộ uy tín để ủng hộ ông đồng thời giới tư sản đỏ cũng dốc hết tài lực để hỗ trợ, giúp ông đạt được chức Tổng bí thư thì đó sẽ là một thảm họa cho cả đảng và đất nước. Ông Dũng hoàn toàn không phải là mẫu người mà đất nước chấp nhận được. Ông không học hành gì, đi du kích từ lúc 11 tuổi vào lúc đảng cộng sản còn là một đảng khủng bố, nhất là tại các tỉnh Cà Mau, Rạch Giá, cái nôi chính trị của ông, nơi hoạt động của lực lượng cộng sản chủ yếu là ám sát, bắt cóc, thủ tiêu, đặt mìn. Ông lớn lên và được đào tạo ngoài vòng pháp luật, và được thăng thưởng nhanh chóng cũng nhờ hoạt động buôn lậu qui mô tại cửa biển Hà Tiên khi ông là Trưởng công an và Bí thư huyện ủy Hà Tiên. Bản thân ông là một người rất tham nhũng và đang là đại diện của giai cấp tư sản đỏ. Đó là một mẫu người cần phải loại khỏi sinh hoạt chính trị. Tuy vậy phe đảng của ông còn khá mạnh.

Ba ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng và Hồ Đức Việt rất có thể sẽ liên kết với nhau chống ông Dũng để giành thắng lợi trong Đại hội 11 và chia quyền. Họ có thể ít nhiều được sự yểm trợ của ông Nguyễn Minh Triết vốn cũng không ưa ông Dũng. Họ cũng có thể liên kết với những người có thế lực như ông Phùng Quang Thanh, ông Phạm Quang Nghị.

Nhưng một liên minh như vậy không phải là giải đáp cho đảng cộng sản, và cũng không phải là giải đáp cho đất nước. Ông Trương Tấn Sang rất mưu lược, nhưng bê bối về mặt đạo đức. Cái khôn của ông chủ yếu là cái khôn luồn lách chứ không phải là cái khôn để lãnh đạo một đất nước. Ông cũng không chứng tỏ một viễn kiến nào, ngoại trừ cóp nhặt mô hình Trung Quốc. Nên biết ông Trương Tấn Sang là cấp lãnh đạo cộng sản đầu tiên cổ võ cho công thức “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của Trung Quốc. Ngay từ năm 1980, ông đã viết một loạt bài trên báo Sài Gòn Giải Phóng ca tụng mô hình này mà ông gọi là “chủ nghĩa tư bản nhà nước”.

Ông Nguyễn Phú Trọng, trái với một dư luận dai dẳng đánh giá ông là một người tối dạ, là một người có tài tổng hợp và thỏa hiệp. Một cấp lãnh đạo cũ của ông thuật lại rằng thời gian còn làm thư ký trong Bộ Chính trị ông có thể lập biên bản những buổi họp trong đó các ủy viên nói dài dòng chẳng ra đầu đuôi gì cả một cách khéo léo khiến mọi người đều thỏa mãn vì thấy có ý kiến của mình. Nhưng sự hiểu biết của ông quá hạn chế, ông chỉ biết có một chủ nghĩa Mác-Lênin, một chủ nghĩa sai. Nếu có quyền lực, ông sẽ sử dụng quyền lực để duy trì ý thức hệ sai đó. Ông hoàn toàn không phải là con người của đổi mới.

Còn ông Hồ Đức Việt? Ông là người của bộ máy đảng, chưa hề giữ một chức vụ nào trong chính phủ, ít ai biết tới ông. Nếu cầm quyền, ông sẽ là người lo cho đảng, đặt quyền lợi của đảng trên quyền lợi của đất nước và sẽ cố duy trì độc quyền lãnh đạo của một đảng tham nhũng và thoái hóa. Vả lại ông không phải là người có viễn kiến. Cho tới nay ông chưa hề phát biểu một ý kiến quan trọng nào cả. Một người đã ngoài 60 mà vẫn chưa đưa ra được một ý kiến gì thì phải hiểu là một người không có ý kiến. Ông không phải là mẫu người lãnh đạo quốc gia trong một thế giới đang trải qua một cuộc cách mạng trí thức, trong đó ý kiến và sáng kiến là những yếu tố quyết định chỗ đứng và sự vinh nhục của các dân tộc.

Một giải pháp khác được nghĩ tới là ông Phùng Quang Thanh; trọng lượng của ông sẽ tăng lên nếu chính sách bành trướng bá quyền của Trung Quốc được nhìn như là mối nguy lớn nhất. Tuy vậy, ông Phùng Quang Thanh cũng không phải là người có viễn kiến, như ông Hồ Đức Việt và có thể còn kém cả ông Việt. Một mối nguy khác: nếu ông Phùng Quang Thanh cầm quyền, ông sẽ phải dựa vào quân đội và do đó sẽ phải duy trì, không chừng còn tăng cường, một tình trạng phải chấm dứt: đó là để quân đội kinh doanh. Hiện nay quân đội không chuyên lo bảo vệ đất nước mà còn làm kinh tế. Tình trạng này phải chấm dứt vì một quân đội kinh doanh chỉ có thể kinh doanh dở trong khi mất khả năng chiến đấu.

Nhưng dù ai hay liên minh nào nắm được bộ máy đảng, thì cũng chỉ nắm được phần trên và bề ngoài chứ không còn thực sự kiểm soát và điều động được đảng nữa. Tại sao? Đó là vì một chính đảng chỉ có thể đoàn kết được nội bộ nếu có được đồng thuận trong một lý tưởng chung và một dự án chính trị đứng đắn. Đảng cộng sản chỉ còn một lý tưởng chính thức giả tạo là chủ nghĩa Mác-Lênin, một chủ nghĩa không còn ai, kể cả Tổng bí thư đảng cộng sản, tin là đúng. Sự phân hóa và chia rẽ là chắc chắn. Trên thực tế, đảng cộng sản đã biến chất thành một giai cấp bóc lột. Nó đã mất đồng thuận và sức sống. Để có thể tồn tại, đảng cộng sản cần một lãnh tụ đủ tài đức và bản lãnh để đoàn kết mọi người và áp đặt những thay đổi bắt buộc, nhưng thực tế là nó không có được một con người như thế. Ban lãnh đạo xuất phát từ Đại hội 11 sẽ chỉ gồm những con người sàn sàn như nhau, tất cả đều không có thành tích gì dù trong thời chiến hay trong thời bình. Ở những mức độ khác nhau tất cả đều tham nhũng và đều chỉ có một trình độ hiểu biết thấp hơn một số đông đảo đảng viên trẻ. Những cấp lãnh đạo như thế vừa không thể gắn bó với nhau vừa chắc chắn bị đa số đảng viên phản đối. Tai họa không đến từ bên ngoài mà từ chính nội bộ đảng. Trong thế dùng dằng bế tắc này, Đại hội 11 sẽ chỉ là một đại hội dậm chân tại chỗ, nhàm chán, nhắc lại những điều cũ rích và nhạt nhẽo mà không ai, kể cả người nói, muốn nghe. Mối nguy lớn nhất và chắc chắn sẽ đến, đối với đảng cộng sản là sẽ không có thay đổi định hướng nào cả.

Nhưng muốn dậm chân tại chỗ cũng không được. Thế giới đang thay đổi nhanh chóng, nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài hai năm nay và vẫn chưa chấm dứt đang đòi hỏi mỗi quốc gia khẩn cấp xét lại hầu như mọi chính sách. Như thế, ban lãnh đạo mới của đảng cộng sản sau Đại hội 11, dù gồm những ai, cũng sẽ bắt buộc phải làm ngược lại những nghị quyết của đại hội vì một lý do giản dị là đó chỉ là những nghị quyết lỗi thời và rỗng nghĩa, khi không nghịch lý. Sẽ có tranh cãi và xung đột lớn trong khi không ai thực sự kiểm soát được đảng cả. Trong bối cảnh phân hóa đó, yếu tố từ trước đến nay vẫn giúp cho đảng cộng sản duy trì được kỷ luật, và tồn tại, là “đảng cầm quyền trong đảng” mà ông Lê Đức Thọ tạo dựng ra lại tan rã.

Đảng cộng sản sẽ không thể tồn tại như hiện nay sau Đại hội 11. Sự suy sụp, thậm chí tan rã, là chắc chắn. Một đảng cầm quyền chỉ có thể áp đặt được chuyên chính trong xã hội nếu trước đó nó áp đặt được chuyên chính trong nội bộ. Đảng cộng sản không độc tài được trong nội bộ nên sẽ không thể duy trì chế độ độc tài. Chế độ độc tài sẽ cáo chung, có mọi triển vọng trước khi khóa 11 của Ban Chấp hành Trung ương chấm dứt, nghĩa là trước năm 2016.

Tất cả vấn đề là sự cáo chung của chế độ độc tài sẽ nhường chỗ cho cái gì? Một chế độ dân chủ pháp trị lành mạnh, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc và bắt đầu ngay cuộc chạy đua rút ngắn sự tụt hậu đã quá bi đát của nước ta so với thế giới, hay một tình trạng hỗn loạn?

Đó cũng là câu hỏi: liệu những người dân chủ trong và ngoài nước, trong và ngoài bộ máy đảng và nhà nước cộng sản, có đủ sáng suốt và khôn ngoan để hình thành với nhau một kết hợp dân chủ mới đủ mạnh để đưa đất nước vào một kỷ nguyên mới hay không?

dailyvnews.wordpress.com

Vinashin phá sản – Trách nhiệm thuộc về thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Vinashin phá sản – Trách nhiệm thuộc về thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Posted on 22/10/2010 by danlambaoblog
ĐV (Danlambao) – Thiết nghĩ nếu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn chút liêm sỉ và còn có trách nhiệm với vận mệnh dân tộc, trách nhiệm với nhân dân và còn muốn được nhân dân tôn trọng thì trong diễn đàn Quốc hội lần này, ông nên nhận trách nhiệm và xin lỗi toàn thể nhân dân đồng thời tập thể chính phủ nên từ chức để thể hiện trách nhiệm của mình.

Gần đây, trên trang Vnexpress.net có đăng bài phỏng vấn ông Hà Văn Hiền chủ nhiệm uỷ ban kinh tế của Quốc hội bên lề hành lang Quốc hội chiều 20.10. Nội dung cuộc trao đổi với phóng viên báo chí tôi xin phép không đề cập vì cũng có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này, tôi chỉ xin đưa ra một ý kiến nhỏ của mình về vấn đề của Vinashin và trách nhiệm của chính phủ như sau:

Theo nội dung cuộc trao đổi trên khi trả lời câu hỏi: Sự việc ở Vinashin đã được cảnh báo nhưng vẫn để kéo dài mà đến khi xử lý thì hậu quả cũng khá nặng nề, theo ông liệu có sự bao che? ông Hà Văn Hiền cho rằng: “Vấn đề ở đây là do quản lý chưa chặt chẽ và bản thân doanh nghiệp thì báo cáo sai sự thật, quản lý cũng chưa tốt dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, quy trình ra quyết định đầu tư không chuẩn… Rồi có cả vấn đề bố trí cán bộ trong doanh nghiệp đấy, dẫn đến khó khăn của Vinashin.” Theo tôi đây là một câu trả lời chung chung, bản thân nó đã mang tính chất bao che cho người có trách nhiệm là thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Tôi có cảm giác nó giống như một câu trả lời quen thuộc mà chúng ta đã từng nghe đâu đó, không thể hiện được trách nhiệm của một đại biểu của dân được giao đứng đàu một uỷ ban rất quan trọng của Quốc hội – Uỷ ban kinh tế. Như vậy, những cảnh báo trước đó có được ai lắng nghe và xử lý không? Theo tôi, ông Hà Văn Hiền có ý bao che cho chính phủ và cũng bao che luôn trách nhiệm của chính ông mà ông được Quốc hội và nhân dân giao phó.

Ở một câu hỏi khác ông cho rằng: “Các cơ quan quản lý với chức năng là chủ sở hữu đã thực hiện chức năng của mình chưa rõ ràng, chưa đến nơi, đến chốn. Thế nhưng, ở đây có một lý do nữa là không có cơ quan nào làm đầu mối, chịu trách nhiệm chính, mà bị phân khúc, chia cắt…”. Như vậy sẽ không có cơ quan hay cá nhân nào chịu trách nhiệm về khoản nợ khổng nồ 86.000 tỷ đồng của Vinashin hay sao? Đó là câu trả lời thực sự vô trách nhiệm của người đại biểu của dân. Không cơ quan hay cá nhân nào chịu trách nhiệm sao cái lỗ đó đã đổ sang cho Petro Việt nam và Vinaline và chính phủ đang oằn mình trả nợ đậy. Sâu xa của vấn đề, cho dù chính phủ hay tập đoàn kinh tế nào của nhà nước phải gánh món nợ khổng lồ đó thì đều là tiền của nhân dân mà từng người dân phải đóng thuế để trả nợ thay cho một số quan chức yếu kém trình độ quản lý, tiêu tiền lãng phí mà lại được chính phủ bao che gây nên.

Phải chăng cái sự chia cắt, chưa rõ ràng, chưa đến nơi, đến chốn không có cơ quan nào làm đầu mối, chịu trách nhiệm chính như ông Hiền đề cập ở trên là lỗi của cả một hệ thống chính sách của chính phủ từ trên xuống dưới và tất nhiên là lỗi điều hành của chính phủ Việt nam. Theo luật tổ chức chính phủ, người đứng đầu chính phủ phải là người chịu trách nhiệm trước quốc hội và nhân dân về công tác điều hành của chính phủ mà Vinashin là tập đoàn kinh tế do chính thủ tướng quản lý. Vậy không ai khác thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải trả lời trước quốc hội và nhân dân.

Thiết nghĩ nếu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn chút liêm sỉ và còn có trách nhiệm với vận mệnh dân tộc, trách nhiệm với nhân dân và còn muốn được nhân dân tôn trọng thì trong diễn đàn Quốc hội lần này, ông nên nhận trách nhiệm và xin lỗi toàn thể nhân dân đồng thời tập thể chính phủ nên từ chức để thể hiện trách nhiệm của mình. Xin lưu ý là 86.000 tỷ tương đương 10% GDP của nước ta, quả là một tổn thất rất lớn và còn để lại nhiều vết xước chưa thể gắn lành ngày một ngày hai trong dư luận xã hội.

Là người dân, chúng tôi mong rằng không còn nghe thấy những câu trả lời kiểu bao che cho nhau thật phản cảm của những đại biểu của nhân dân như trả lời của ông Hà Văn Hiền trước báo chí và nhân dân, những câu trả lời kiểu như vậy không những không thể làm yên lòng dư luận mà nó chỉ có thể làm thổi bùng lên một cách mạnh mẽ hơn những phản ứng của những người dân đang hàng ngày, hàng giờ mỏi mòn mong đợi một chính phủ thực sự vì dân, một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh thực sự.

Hà nội, 22/10/2010

ĐV (bạn đọc Danlambao)

Vinashin không thể đắm và thư gửi những linh hồn đau khổ

Vinashin không thể đắm và thư gửi những linh hồn đau khổ
Posted on 22/10/2010 by danlambaoblog
Trực Ngôn – Xon tàu “Vinashin tài sản” có thể coi là mất tích vĩnh viễn, nhưng con tàu “Vinashin trách nhiệm” không thể để mất tích được. Nó phải được “trục” lên để chúng ta nhìn rõ trách nhiệm ấy thuộc về ai. Bởi nếu chúng ta không một lần dám dũng cảm để chỉ ra trách nhiệm và xử lý nghiêm minh vụ đắm tàu siêu khổng lồ này thì sự vô trách nhiệm sẽ mãi mãi bám theo chúng ta và càng ngày càng phình to. Nếu chúng ta không làm được điều ấy thì trong tương lai chúng ta sẽ phải chứng kiến nhiều “con tàu” nữa chìm xuống cái “đại dương không đáy”. Đó mới là nguy cơ khổng lồ đối với đất nước này…

*

“Con tàu trách nhiệm” Vinashin không thể chìm. Sự thờ ơ, vô cảm, thói vô trách nhiệm trước sinh mạng con người. Những công trình nghìn tỷ mừng Đại lễ vừa khai trương xong đã hỏng. Đó là những day dứt của nhà báo Trực Ngôn khi nhìn lại các sự kiện của tuần qua.

Không được để con tàu “Vinashin trách nhiệm” bị đắm

Cho dù đã có nhiều nỗ lực giải cứu, chưa thể nói con tàu Vinashin đã thoát khỏi nguy cơ bị chìm và mang theo khối tài sản hơn 4 tỷ đô la. Hay sự thật trần trụi như TS Nguyễn Đức Kiên, ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội nói thẳng ra rằng: “Chúng ta tiến hành tái cơ cấu lại Vinashin thì về mặt khoa học coi như chúng ta đã chấp nhận cho Vinashin phá sản, chỉ có vấn đề là mình tuyên bố hay không tuyên bố phá sản mà thôi”. Ông Kiên gọi đây là “phá sản theo kiểu Việt Nam”.

Chúng ta đã từng biết có những cuộc săn tìm những con tàu bị chìm xuống đáy đại dương để vớt của. Đó là những con tàu chở vàng bạc và các đồ vật quí giá trên những con tàu của bọn cướp biển, trên những con tàu của các đội quân xâm lược và trên những con tàu chở hàng hoá đặc biệt bị tại nạn. Theo những thông tin mà tôi được biết thì chưa con tàu nào trong “lịch sử đắm tàu” chìm xuống biển mang theo một khối tài sản lớn như con tàu Vinashin của chúng ta.

Cho đến bây giờ chúng ta phải cay đắng thừa nhận rằng: chúng ta thật khó còn cơ hội để “trục vớt” toàn bộ khối tài sản ấy lên được. Đã từng có những “con tàu” nhỏ hơn Vinashin bị đắm mang theo một khối tài sản nhất định nhưng chúng ta chẳng bao giờ tìm lại được.

Nhưng ai là người chịu trách nhiệm chính về vụ đắm con tàu siêu khổng lồ Vinashin? Cho đến lúc này, chúng ta vẫn chỉ nhận được một nửa câu trả lời. Một nửa câu trả lời hay nói cách khác một nửa sự thật về vụ đắm tàu siêu khổng lồ ấy vẫn còn chìm trong “nước”. Chúng ta vẫn nói: Một nửa chiếc bánh mỳ là chiếc bánh mỳ còn một nửa sự thật không phải là sự thật.


Con tàu trách nhiệm Vinashin đang bị chìm, Ảnh VietNamNet
Trả lời báo chí, ông Vũ Quang Hải (đại biểu Hưng Yên) nói: Sau khi có kết luận của Bộ Chính trị về Vinashin, tôi đã gửi chất vấn tới tổng Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ hỏi rằng tại sao có tới 11 lần thanh tra, kiểm toán vào mà tình hình Vinashin vẫn như thế? Do năng lực thanh tra, kiểm toán yếu hay có tiêu cực gì ở đây?

Kỳ này Chính phủ có báo cáo riêng gửi Quốc hội về Vinashin, tôi chờ đợi một bản báo cáo đầy đủ và trung thực nhất về tình hình Vinashin, nguyên nhân của sự đổ bể, hậu quả đến mức nào và nhất là ai phải chịu trách nhiệm chính về vụ việc này. Cần phải làm rõ trách nhiệm quản lý và trách nhiệm chính trị của Chính phủ, các bộ ngành liên quan, không thể kết luận chung chung được, phải có cá nhân nhận trách nhiệm chính về việc này.

Có thể coi là tín hiệu đáng mừng khi trong ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, người đứng đầu Chính phủ đã nhận trách nhiệm về mình trong câu chuyện Vinashin:

“Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ liên quan trong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnh các hoạt động của tập đoàn”.

Thế nhưng, chúng ta lại thất vọng bao nhiêu khi đọc bài trả lời phỏng vấn của Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. Lý giải cho câu hỏi của công luận: vì sao có 11 lần thanh tra kiểm toán vào mà tình hình Vinashin vẫn như thế, ông Truyền trả lời thế này:

“Tôi cho rằng dù có cuộc thanh tra toàn diện kịp thời từ ban đầu và chỉ ra hết những sai phạm nhưng nếu họ không tự giác chấp hành và không khắc phục mà̀ cứ tiếp tục sai trái như vậy thì tất yếu dẫn đến hậu quả như bây giờ. Cơ chế giám sát thanh tra của chúng ta đang có vấn đề. Hiện nay, ngay cả khi có kết luận của Thủ tướng thì cũng có ai phúc tra đâu? Đã không phúc tra thì có chấp hành nghiêm hay không cũng không ai biết. Mà cho dù nếu biết có chấp hành không nghiêm thì cũng không có chế tài xử lý. Do đó mà sai phạm cứ kéo dài. Nhiều khi cứ bị che lấp.

Chung quy lại là do cơ chế này có vấn đề mà tới đây phải rút kinh nghiệm, phải có sự phân công rành mạch”.

Hỡi ôi, nếu “cơ chế” mà có mồm để nói hẳn “cơ chế” sẽ gào lên, khóc lên tủi hận mà rằng: Các ông ơi, xin các ông đừng đổ tội cho tôi nữa. Tôi là con đẻ của các ông cơ mà…

Xin thưa, công luận đã chán ngấy đến tận cổ những câu nói kiểu “lỗi tại cơ chế…” này lắm rồi.

Xon tàu “Vinashin tài sản” có thể coi là mất tích vĩnh viễn, nhưng con tàu “Vinashin trách nhiệm” không thể để mất tích được. Nó phải được “trục” lên để chúng ta nhìn rõ trách nhiệm ấy thuộc về ai. Bởi nếu chúng ta không một lần dám dũng cảm để chỉ ra trách nhiệm và xử lý nghiêm minh vụ đắm tàu siêu khổng lồ này thì sự vô trách nhiệm sẽ mãi mãi bám theo chúng ta và càng ngày càng phình to. Nếu chúng ta không làm được điều ấy thì trong tương lai chúng ta sẽ phải chứng kiến nhiều “con tàu” nữa chìm xuống cái “đại dương không đáy”. Đó mới là nguy cơ khổng lồ đối với đất nước này.

Ôi cái đầu của những con vịt!

Báo chí đưa tin: Chưa được 10 ngày sau khi đưa vào sử dụng, Công viên Hòa Bình (Từ Liêm, Hà Nội) một công trình trọng điểm chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã trở có dấu hiệu xuống cấp.

Theo ghi nhận của Đất Việt, hầu hết đá xẻ được lát dưới nền, các bờ tường quanh công viên đã bị vỡ. Nhiều chỗ bị lốc lên từng mảng lớn chòi hết cả lớp xi măng phía dưới nền. Ở bậc lên xuống trước cổng chính của công viên, hàng chục viên đá lát đã bị bong tróc. Hàng dào bằng dây xích quanh hồ nhiều đoạn bị đứt khỏi cột, Cột đèn mất nắp để lộ những sợi dây điện ra ngoài rất nguy hiểm cho người ra vào công viên… Đặc biệt mấy ngôi nhà trên những mô đất hầu như đã bị nứt toác nền móng, các công trình phụ ở bên trở nên xiêu vẹo.


Nhiều đoạn dây xích hàng rào quanh hồ của Công viên Hòa Bình bị đứt. Ảnh Đất Việt
“Từ ngày công viên này đưa vào sử dụng chiều nào tôi cũng ra đây chơi, hóng mát cùng các cháu nhưng thấy công viên xuống cấp nhanh quá. Chỉ đi trên nền thôi mà đã thấy đá lát bung lên rồi. Không những thế, các bậc lên xuống được lát bằng đá sẻ để dư ra một đoạn chừng 5cm khi người dân đi, chạy, nhảy… hay vô tình va phải vào đó cũng sẽ làm cho đoạn đá lát dư ra bị vỡ nên hầu hết các bậc lên xuống ở công viên này đều bị sứt mẻ nham nhở cả”, bà Nguyên Thị Mến, người dân gần công viên cho biết.

Chuyện các “công trình ngàn tỷ” mới làm xong đã xuống cấp như chuyện về công viên Hòa Bình nói trên chẳng hề làm cho người dân giật mình kinh hãi hay tròn mắt ngạc nhiên nữa. Người dân đã quá quen với thói làm ăn như thế này rồi.

Một con đường cao tốc vừa làm xong đã lún, một đường ngầm vừa làm xong đã rỉ nước rạt rào, một cây cầu “vĩ đại” vừa làm xong đã nứt dọc nứt ngang…Hỏi nguyên nhân vì sao thì những người chịu trách nhiệm “tung” ra đủ lý do và lý do nào cũng là tại.. mưa, tại gió cả thôi. Chưa một công trình nào như thế được một ai đó có trách nhiệm nhận lỗi về mình. Và điều làm cho người dân tròn mắt ngạc nhiên chính là việc họ không thể nào hiểu được vì sao những việc làm như thế bị người dân lên tiếng phê phán và Nhà nước nhắc nhở mà chẳng hề thay đổi một chút nào.

Hậu quả tồi tệ của các công trình nói trên có nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất chính là sự vô trách nhiệm. Vô trách nhiệm đã làm “thối” cái tai của những người chịu trách nhiệm, và thế là mọi phê phán, nhắc nhở, cảnh báo của dư luận và của chính Nhà nước chỉ như là nước đổ đầu vịt và thôi. Nước cứ đổ xuống đầu vịt hết ngày này, tháng nọ, năm kia mà chẳng làm cho một cái lông vịt nào thấm nước.

Nếu chúng ta cứ sống với lối sống này và làm việc với thói làm việc này thì biết bao tiền của đổ vào các công trình cho vừa. Đất nước ta mãi mãi chỉ là một công trường ngổn ngang gạch đá và mù mịt bụi bặm. Một công trường với những công trình không có ngày “khánh thành”. Giống như những con đường của chúng ta cứ làm xong đến cuối con đường thì quay lại đào bới sửa chữa đầu con đường. Cái vòng tròn ấy như những vòng trong ma quỷ không bao giờ chấm dứt. Nghĩa là, chúng ta đang trong nguy cơ rơi vào cái vòng luẩn quẩn mà chưa tìm thấy đường ra.

Ôi những con vịt, biết đến bao giờ cái đầu của các người mới thấm “nước” đây ???


Chiếc xe khách gặp nạn đang được vớt lên, Ảnh VietNamNet
Thư gửi những linh hồn đau khổ:

Hỡi linh hồn khổ đau của những người đã chết trên chuyến xe bất hạnh.

Nước lũ đã rút đi một chút trên dòng sông Lam, nhưng cơn lũ của đau thương đang dâng ngập trên xứ sở này. Bao nhiêu niềm vui mà chúng tôi dành dụm trong những ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long giờ như tan biến tất cả. Kể từ khi nghe tin chiếc xe khách bị dòng lũ cuốn xuống sông Lam, hàng triệu người Việt Nam đã hướng về dòng sông ấy. Có biết bao người không cầm được nước mắt. Trong dòng nước lạnh và chảy xiết kia, những người đàn ông, đàn bà, những cô gái và những đứa trẻ bất hạnh đang ở đâu. Tất cả những người Việt Nam có lương tâm đều thấy mình có lỗi. Hỡi các linh hồn đau khổ, xin hãy tha tội cho những người đang sống.

Những con người ấy đang trên đường trở về ngôi nhà của mình. Nhưng họ đã không về được nhà mình nữa. Trong những ngày này và mãi mãi về sau trên dòng sông ấy, đêm đêm trong mưa gió buồn bã, chúng tôi còn nghe mãi lời kêu cứu sặc nước của các linh hồn. Có những người trong chúng tôi bắt đầu cảm thấy sợ hãi khi nghĩ rằng trong một ngày nào đó, chúng tôi phải đi qua khúc sông ấy và chúng tôi không chịu được nỗi buồn đau và ân hận. Chúng tôi sẽ không bao giờ trả lời được câu hỏi của các linh hồn: “Các người hãy trả lời đi, vì sao chúng tôi phải chết như thế? Vì sao các người không chặn chiếc xe ấy lại? Vì sao người lái xe cứ lao thẳng chiếc xe đưa chúng tôi vào cái chết?”

Nước sông Lam có bao giờ buốt lạnh như những ngày này không? Gió đôi bờ sông Lam có bao giờ gào thét bi thương như những ngày này không? Trong tâm trí đau buồn của biết bao người đang sống, những đứa trẻ vẫn lang thang dọc đôi bờ sông tìm mẹ. Chúng không bao giờ lớn lên được nữa. Chúng bỏ lại những đồ chơi rẻ tiền mà ông bà, cha mẹ, chú bác đã giành dụm tiền mua tặng chúng trong mùa Trung thu vừa qua. Những người đàn ông, đàn bà chết oan uổng vẫn ngơ ngác với câu hỏi “Vì sao chúng tôi phải chết?”. Họ lang thang dọc hai bờ sông Lam. Họ mãi mãi không bao giờ về tới nhà mình. Và những người sống chúng ta mãi mãi không bao giờ được tha thứ.


Đưa xác nạn nhân ra khỏi ô tô gặp nạn, Ảnh VietNamNet
Trong những ngày này, chúng ta lại nghe tin những hành khách trên một chuyến bay của Vietnam Airline đi Pháp bị thương. Rất nhiều người đặt câu hỏi: vì sao chuyến bay đó không quay lại Việt Nam hay tìm cách hạ cánh xuống một sân bay nào đó để cứu chữa những hành khách bị thương và để trấn an tinh thần họ hay để kiểm tra lại những gì cần thiết cho chặng bay tiếp theo rất dài. Cũng như những người làm nhiệm vụ trên tuyến đường có chuyến xe khách bất hạnh đi qua và cả người lái xe nữa sao không dừng lại. Sao người ta lại có thể để một chuyến xe chở hàng chục mạng người đi vào nơi mà cái chết đang rình rập họ?

Chúng ta đang thờ ơ với mạng sống con người. Chúng ta đang nghĩ đến lợi ích vật chất hơn mạng sống của những hành khách trên chuyến xe kia và trên chuyến bay kia. Chúng ta đang đầu độc những dòng sông,đang đầu độc những nguồn nước, đang đầu độc thực phẩm…Bởi thế chúng ta có những làng ung thư. Tất cả những gì chúng ta đang làm giống như những trò độc ác của ma quỷ là vì những đồng tiền. Chúng ta còn bao nhiêu phần trăm nhân tính trong trái tim mình?

Cho dù chúng ta đã làm lễ cầu siêu bên bờ sông Lam, những tôi biết linh hồn của những người chết oan uổng vẫn không thể ra đi. Họ vẫn đứng trong gió và nước lạnh bên bờ sông nhìn chúng ta và hỏi: ” Vì sao chúng tôi phải chết như thế này?” Những linh hồn chỉ thực sự siêu thoát khi hàng ngày trong từng hành động, những người còn sống phải làm với lương tâm và tình thương yêu con người thực sự. Nếu chúng ta thực sự thương yêu đồng loại mình, chúng ta sẽ luôn luôn dõi theo họ và bảo vệ họ. Nhưng chúng ta đã bỏ mặc họ. Chúng ta xây đủ loại công trình để kinh doanh lấy tiền và lấy thành tích, nhưng chúng có bao giờ tỉnh giấc trong đêm nghĩ đến những công trình cho những đứa trẻ và những người già chưa? Một rạp chiếu phim giành cho trẻ con được xây lên nhưng chúng ta chẳng nghĩ được phải làm gì cho những đứa trẻ trong cái rạp chiếu phim ấy.

Chúng ta bày ra các loại trường không phải để làm ra những thế giới kỳ diệu cho những đứa trẻ mà để “ra giá cao” đối với cha mẹ chúng. Chúng ta lợi dụng những đứa trẻ một cách gián tiếp để kiếm tiền. Chúng ta thờ ơ với những hệ thống dây điện để dòng điện giết chết những đứa trẻ. Chúng ta để cả những máy ATM hở điện như những cái bẫy của thần chết đợi con người. Chúng ta không thể biện minh cho trái tim vô cảm, lối sống ích kỷ và ác độc của chúng ta. Chúng ta thực sự chưa vì con người.

Những ngày này nơi tôi đang ở mùa thu thật đẹp. Nhưng mùa thu ấy đã chết khi chiếc xe chìm xuống dòng sông buốt lạnh và vang lên lời kêu cứu thảm thiết của những con người bất hạnh. Có bao nhiêu người trong đêm nay nghe được tiếng kêu đau khổ ấy?

Hỡi những linh hồn khổ đau,

Chúng tôi cầu xin sự tha thứ. Nhưng xin đừng tha thứ cho chúng tôi. Hãy để trái tim chúng tôi phải đau đớn. Hãy để tiếng kêu thảm thiết trong nước xiết đêm đêm dội vào những căn nhà của chúng tôi. Hãy trở về đêm đêm và đứng trước cửa nhà chúng tôi và đặt vào những ngôi nhà đầy đủ tiện nghi của chúng tôi câu hỏi về tình yêu thương và trách nhiệm với con người. Hãy làm cho chúng tôi không được ngủ ngon bởi sự vô cảm và vô trách nhiệm. Mọi tai nạn có thể xẩy ra trên mặt đất này, nhưng nếu chúng ta đã thực sự vì con người thì dù có chuyện gì bất hạnh xẩy ra với con người, chúng ta vẫn còn một chốn nhỏ trong trái tim mình để tự an ủi rằng: chúng ta đã làm hết trách nhiệm và với tình yêu thương chân thành giành cho con người.

Hỡi những linh hồn đau khổ,

Chúng tôi, những người có lương tâm đang sống xin cúi đầu nhận tội.

http://www.tuanvietnam.net/2010-10-22-pn-and-hd-vinashin-khong-the-dam-va-thu-gui-nhung-linh-hon-dau-kho

Mẹo hay giúp sao chép/di chuyển dữ liệu nhanh chóng

Mẹo hay giúp sao chép/di chuyển dữ liệu nhanh chóng
Với phần mềm TeraCopy, người dùng sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để chờ đợi khi sao chép/ di chuyển những dữ liệu có dung lượng lớn hoặc có nhiều file.
Thông thường, khi thực hiện công việc sao chép/di chuyển những dữ liệu có chứa nhiều file hoặc có dung lượng lớn, ổ cứng sẽ phải truy xuất nhiều khiến cho ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của hệ thống. Thêm vào đó, không phải lúc nào cũng đạt được tốc độ tối đa của ổ cứng, nên sẽ phải mất khá nhiều thời gian để thực hiện công việc này.

Thậm chí, trên một số máy tính có cấu hình yếu, khi thực hiện sao chép dữ liệu lớn sẽ xảy đến tình trạng treo máy, hoặc dữ liệu sau khi sao chép bị lỗi và không thể thực hiện được. Ngoài ra, không ít trường hợp, khi quá trình sao chép gần thực hiện xong thì gặp phải một file bị lỗi, sẽ dẫn đến tình trạng quá trình bị gián đoán, và đôi khi khiến cho bạn phải thực hiện lại quá trình từ đâu. Điều này khiến cho người dùng cảm thấy rất khó chịu và bực mình.

TeraCopy là phần mềm miễn phí, cho phép người dùng copy và di chuyển dữ liệu với tốc độ cao nhất có thể, giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi, mà cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu suất của máy tính khi quá trình đang diễn ra. Nếu trong trường hợp thực hiện sao chép, TeraCopy phát hiện ra file bị lỗi, phần mềm sẽ thông báo để người dùng kiểm tra lại sau mà không ảnh hưởng đến toàn bộ của cả quá trình đang thực hiện.

Download phần mềm hoàn toàn miễn phí tại đây (bao gồm phiên bản cài đặt và phiên bản portable)

Sử dụng trực tiếp từ giao diện phần mềm:

Sau khi download và cài đặt, kích hoạt để sử dụng phần mềm. Giao diện chính của phần mềm khá đơn giản.

Để sử dụng TeraCopy, sử dụng chuột, kéo và thả dữ liệu cần sao chép vào mục ‘No Files’ trên giao diện chính. Tiếp theo nhấn vào nút ‘Move to’ hoặc ‘Copy to’, chọn Browser để chọn thư mục đích cần chuyển dữ liệu đến đó.

- Với ‘Copy to’, phần mềm sẽ thực hiện chức năng sao chép, tạo một bản sao từ thư mục gốc đến thư mục đích đã chọn.

- Với ‘Move to’, phần mềm sẽ thực hiện chức năng di chuyển, cắt toàn bộ dữ liệu từ thư mục gốc và dán vào thư mục đích.

Lưu ý: Bạn có thể kéo/thả đồng thời nhiều file/thư mục để thực hiện quá trình sao chép dữ liệu cùng lúc.

Sau khi chọn xong nguồn dữ liệu cần sao chép và chọn đích cần chuyển đến, quá trình sao chép/di chuyển dữ liệu sẽ diễn ra. Trong khi quá trình này diễn ra, bạn có nhấn vào nút ‘More’ để xem chi tiết những dữ liệu nào đang được truy xuất và sao chép.

Trong quá trình sao chép/di chuyển dữ liệu, giao diện TeraCopy sẽ ở chế độ ‘Always on Top’ (luôn hiển thị trên màn hình), để bỏ chế độ này, bạn kích chuột phải vào giao diện của phần mềm, đánh dấu bỏ tùy chọn ‘Always on Top’.

Sử dụng trực tiếp trên dữ liệu cần di chuyển:

Ngoài ra, để sử dụng phần mềm đơn giản hơn, bạn có thể kích chuột phải vào những file/thư mục cần thực hiện quá trình sao chép, chọn TeraCopy từ menu hiện ra.

Một giao diện mới của TeraCopy hiện ra.

Tại giao diện này, nhấn vào biểu tượng đầu tiên để chọn chế độ (Copy hay Move), sau đó nhấn vào nút Browser ở menu bên phải để chọn đích cần di chuyển dữ liệu đến. Sau khi chọn đích đến, quá trình di chuyển sẽ được diễn ra tương tự như trên.

Ngoài ra, với giao diện này của TeraCopy, trước khi thực hiện di chuyển dữ liệu, bạn có thể thực hiện kiểm tra xem các file có bị lỗi hay không bằng cách nhấn vào nút Test (biểu tượng thứ 3 từ trên xuống). Sau khi quá trình kiểm tra kết thúc, bạn có thể tiếp tục thực hiện công việc sao chép/di chuyển như bình thường.

Quá trình kiểm tra lỗi dữ liệu của TeraCopy
Một tính năng hữu ích khác của TeraCopy, đó là sau khi quá trình sao chép/di chuyển dữ liệu kết thúc, phần mềm có thể thực hiện kiểm tra lại xem có lỗi nào xảy ra trong quá trình thực hiện hay không, và các file sau khi sao chép có sử dụng bình thường hay không. Để thực hiện điều này, bạn nhấn vào nút Verify sau khi quá trình sao chép/di chuyển dữ liệu kết thúc.

Lưu ý: sao chép dữ liệu từ ổ đĩa/phân vùng ổ đĩa này sang ổ đĩa/phân vùng ổ đĩa khác sẽ mất nhiều thời gian hơn so với sao chép dữ liệu trên cùng 1 ổ đĩa/phân vùng ổ đĩa

Phải viết nhan đề cho đúng: ‘Vinashin phá sản theo kiểu đảng Cộng Sản Việt Nam’

Phải viết nhan đề cho đúng: ‘Vinashin phá sản theo kiểu đảng Cộng Sản Việt Nam’
Posted on 22/10/2010 by danlambaoblog
Danlambao

Nhà nước đã cho Vinashin phá sản rồi, có điều không tuyên bố thôi: trời đất! bộ là tiền túi của các đồng chí muốn làm trời làm đất thì làm sao vậy cà! 85.000 tỷ đồng mà các đồng chí coi như là giấy vàng giấy mả của 1000 năm Thăng Long. Mà hỏi thiệt các đồng chí này: từ ngày có cái vụ lãnh tụ kính yêu bị “phá sản” nhưng các đồng chí dật dờ không tuyên bố liền, thì cho tới ngày hôm nay các đồng chí xài cái màn này bao nhiêu lần rồi. Tới giờ ngoài cụ Vinashin còn có cụ ông nào cũng đã “phá sản” mà các đồng chí dật dờ không tuyên bố không vậy? Nói thiệt đi!.

Vinashin là một tập đoàn nhà nước mà Chính phủ là chủ sở hữu. Nên cách ứng xử phải khác: à há! lộ hàng tô hô kiểu Nguyễn Trường Tô (và cũng hô). Vậy là cái màn nhân dân làm chủ là kịch! Vậy là cái tuồng nhà nước quản lý là hài! Các đồng chí vừa lãnh đạo, vừa làm chủ, vừa quản lý, vừa phá sản, vừa chạy nợ nên kiểu chơi phải khác thiên hạ (và không giống ai) là đúng rồi. Cứ lẳng lặng cho nó qua đời xin miễn cáo phó. Mần gì được nhau!

Với cách phá sản đặc thù của Vinashin, người lao động không bị đẩy ra đường, các khoản nợ ngân hàng vẫn được đảm bảo… và Chính phủ vẫn đảm bảo được sự ổn định vĩ mô: các đồng chí đúng là thiên tài… nói dóc. Thiệt là không có người lao động không bị đẩy ra đường không? Cho các đồng chí vài giờ gỡ báo lề phải xuống để xóa đi chứng tích đó. Thiệt là khoản nợ ngân hàng vẫn được đảm bảo? bộ các đồng chí tính móc tiền bao năm vừa ăn cắp vừa ăn cướp ra để trả hở? (xin lỗi lại nói tầm bậy, tiền của các đồng chí mà, tội gì phải cắp và cướp). Mà nè, các đồng chí thuộc loại “hội chứng đảm bảo” đó nha. Coi lại thì thiệt tình từ ngày các đồng chí nhảy xổm bàn độc chỉ có một thứ mà các đồng chí đảm bảo tới bến là cái ghế quyền lực của các đồng chí. Đúng?

Khi biểu quyết thì Quốc hội không thông qua. Ở đây, Quốc hội cũng có lỗi: rồi sao? huề tiền há! Thêm một hội chứng mới nữa đó nghe: “hội chứng có lỗi”. Chủ tịch có lỗi chui vào mùng của học sinh, Giám đốc có lỗi chơi bằng giả trường dỏm, tổ giám sát có lỗi đưa ra vấn đề đúng mà không thuyết phục được Quốc Hội cho chuyện Vinashin, công an có lỗi lỡ tay cò bắn chết em bé, bắn què giò nữ sinh, để công dân ngồi tự thắc cổ trong đồn, bộ trưởng thủ tướng… lỡ không biết rừng đầu nguồn bị tàu khựa nó đào nó xới cho tới khi mấy ông cụ về hưu la làng khắp xóm… Nhưng đuổi cổ các đồng chí đi thì đất nước này còn ai để cai trị dân quèn. Cho nên các đồng chí cứ tới luôn bác tài hết nhiệm kỳ này tứ đắc cải và đến nhiệm kỳ kia tái đắc cử. Cho nên đảng của các đồng chí cứ vậy mà muôn năm đời đời cái ghế.

Nhiệt liệt hoan hô các đồng chí.
Thành thật chia buồn cho 89 triệu người dân Việt Nam cũng đang phá sản cả đám nhưng chưa tiện công bố.

danlambao

*

VNExpress – ‘Vinashin phá sản theo kiểu Việt Nam’

Trao đổi với báo chí sáng nay, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng về mặt khoa học Nhà nước đã cho Vinashin phá sản, có chăng chỉ chưa tuyên bố chính thức.

Những rối ren tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đang là chủ đề sau khi Chính phủ gửi báo cáo chi tiết tới các đại biểu Quốc hội chiều qua.

- Với khoản nợ lên tới hơn 85.000 tỷ đồng và không có khả năng chi trả, theo ông, tại sao không để Vinashin tuyên bố phá sản?

- Đứng về mặt khoa học kinh tế thì Nhà nước đã cho Vinashin phá sản rồi, có điều không tuyên bố thôi. Việc chuyển đổi một số ngành nghề kinh doanh sang doanh nghiệp khác, cơ cấu lại, chuyển đổi mô hình quản lý, tính toán lại nợ… là những biểu hiện.


Vinashin đang được cho phá sản theo kiểu đặc thù của Việt Nam. Ảnh: K.L
Tuy nhiên, Vinashin là một tập đoàn nhà nước mà Chính phủ là chủ sở hữu. Nên cách ứng xử phải khác. Tập đoàn ấy còn liên quan đến 7 vạn lao động đang làm việc tại đây. Thêm vào đó, phải đặt việc phá sản trong bối cảnh của năm 2010 khi mà quỹ bảo hiểm thất nghiệp mới hình thành năm 2009 và hiện giờ thì vẫn chưa đủ thời gian để hình thành nguồn để chi trả.

Khi tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp không chịu trách nhiệm về những khoản lỗ, cũng như các vấn đề gì nảy sinh tiếp theo với doanh nghiệp nhưng với Vinashin thì không thể làm thế. Với cách phá sản đặc thù của Vinashin, người lao động không bị đẩy ra đường, các khoản nợ ngân hàng vẫn được đảm bảo… và Chính phủ vẫn đảm bảo được sự ổn định vĩ mô.

- Trong quá trình tái cơ cấu, Vinashin chuyển một số khoản nợ sang Petrovietnam và Vinalines khiến nhiều người lo ngại đây là hình thức chuyển nợ cho doanh nghiệp nhà nước khác trả thay Chính phủ. Ông nghĩ sao?

- Cũng không hẳn thế. Việc chuyển nợ kèm theo nhiều việc khác là hình thức để chuyên môn hóa cho Vinashin. Trước đây, mọi người cứ phê phán Vinashin kinh doanh đa ngành, rời xa ngành chính thì bây giờ tách ra chỉ tập trung vào chuyên môn của họ thôi. Các ngành khác thì chuyển sang doanh nghiệp có lợi thế hơn trong kinh doanh.

- Nhưng khi chuyển như vậy thì bản thân các khoản nợ cũng chưa rõ ràng, tại sao không kiểm toán trước rồi mới chuyển?

- Giống như nhà có 3 người con, một người bị bệnh thận, ông bố bảo 2 người còn lại góp tiền để đưa đi thay thận. Lúc đó thì không nên hỏi kiểu: “Nếu con bỏ ra 10 triệu đồng nhỡ em không trả được thì sao?”. Cùng một chủ sở hữu cả nên cũng không cần thiết phải làm việc đó.

- Trong vụ việc tại Vinashin, báo cáo giám sát của Quốc hội đã có cảnh báo nhưng rồi những sự việc sai phạm vẫn tiếp diễn. Trách nhiệm của Quốc hội đến đâu?

- Trong báo cáo giám sát về quản lý vốn của tập đoàn năm 2009, tổ giám sát có nói rõ là phải tiến hành cơ cấu lại và ban hành luật quản lý vốn và tài sản nhà nước. Tuy nhiên, khi biểu quyết thì Quốc hội không thông qua. Ở đây, Quốc hội cũng có lỗi.

- Như vậy thì trách nhiệm của tổ giám sát ra sao?

- Việc đưa ra vấn đề đúng nhưng không thuyết phục được Quốc hội thì phải xem xét lại phương pháp thuyết phục của người được giao nhiệm vụ đó. Phương pháp thuyết phục có thể chưa đúng. Một ví dụ hiển nhiên là thấy đèn đỏ phải dừng lại theo luật để đảm bảo an toàn cho mình và nhiều người khác, nhưng nhiều người vẫn vượt qua đèn đỏ.

Hoàng Ly

Đại Vệ Chí Dị Toàn Tập

Đại Vệ Chí Dị Toàn Tập Oct 21, '10 11:32 AM
for everyone


Made by Lai Gio

-----------Tập 1:

Năm Mậu Tí, đời Vương Mạnh, hiệu Hoà Sản.

Ngập lụt triền miên khắp đất nước. Ở kinh thành là nước ngập đến ngang hông. Nước dâng cao làm chết hàng chục người. Dân kinh thành sống khổ sở, nheo nhóc vì nước lũ.

Phường lái buôn nhân cơ hội ấy mà trục lợi, mớ rau con cá giá gấp chục lần hàng ngày. Kẻ lái buôn tên là Gió ở ngoại thành, nghe tin kiếm được bạc vội vàng vào kinh thành để dò la giá cả, hòng tính kế làm ăn. Vội vàng bất chấp mưa gió từ bên kia sông chèo thuyền sang. Đến giữa dòng thuyền xoay tít không sao đi được, thấy xa xa là núi Tản Viên bèn khấn thầm.

- Thần cho con qua được quả này, con tạ thần mộtcon lợn béo.

Tức thì thuyền ngừng quay, mũi thuyền hướng bờ Nam lao vun vút , nhắm mắt đã thấy bờ.

Lái Gió lên bờ, vào làng Nhô mua con lợn bột mới sinh, dìm xuống nước cho uống đẫy bụng. Hai bên bụng lợn căng phềnh, thả dưới chân núi Tản. Lợn con ặc è chạy. Lái Gió chắp tay khấn.

- Y lời một con lợn béo, thần phù hộ cho con làm ăn khấm khá, sau ắt hậu tạ, không dám sai lời.

Chuyến ấy Lái Gió vào kinh thành, bán thuốc trị tiêu chảy. Do nước ngập lâu ngày, bệnh dịch hoành hành. Thuốc bán chạy lắm. Lái Gió được cả túi bạc nặng. Lòng hớn hở qua sông về nhà. Khi gần về đến nhà thì trời đã tối, ngang qua rặng cây thấy tiếng nói chuyện xì xào, ngoảnh đi khoảnh lại không thấy bóng người. Lòng rất đỗi hoảng sợ lắng nghe thấy tiếng vang vẳng trên cây.

- Người lái buôn nước Vệ kia vừa lừa được cả thần đấy

Lại có tiếng khác.

- Kẻ ấy thế nào cũng gặp hoạ, thần Tản Viên cho hắn về nhà gặp người thân lần cuối mà thôi.

Lái Gió nghe xong, hoảng loạn cực kỳ, ba chân bốn cẳng chạy về nhà. Viết di chúc, dặn dò người thân. Rồi tắm rửa sạch sẽ trèo lên giường đắp chăn. Nằm được một lát bỗng nhỏm dậy sai người chạy đi mời ông từ giữ đền Tản đến.

ông từ núi Tản đến nơi, thấy Lái Gió đã yếu lắm rồi.. Ông bắt mạch xong nói.

- Bệnh này do gian dối mà ra, nay chất hàn đã nhiễm tận xương tuỷ, chả mấy mà chết.

Lái Gió nghe xong, mới bật dậy cười ha hả nói.

- Ta mời ông đến không sai, nếu ông nói thế mệnh ta còn lâu mới chết.

Cả nhà đang chuẩn bị hậu sự cho Lái Gió đều ngạc nhiên, ông từ hỏi.

- Mày lừa cả thần mà nói không bị phạt ư ?

Lái Gió cười ngặt nghẽo nói.

- Lừa thần có con lợn mà chết thì thiên hạ này chết hết rồi. Xin hỏi ngài, kẻ nào chức càng to, lừa càng to, tội càng to đúng không ?

ông Từ gật đầu, Lái Gió tiếp lời.

- Ngày nay cả nước Vệ này là nước lừa, triều đình dâng lễ tổ Hùng Vương bằng bánh trưng, bánh dầy giả. Trước mặt cả thiên hạ mà dám lừa ,nào bị làm sao. Cớ gì ta lại bị , nay có danh sách này của những kẻ lừa thần, dối tổ tiên. ông mang về cho thần xem. Nếu giết hết lũ ấy thì Gió này có chết cũng cảm phục cái ân uy của thần.

Ông Từ cầm danh sách Lái Gió đưa ra về. Lái Gió nhỏm dậy, xỏ guốc đi lại nhởn nhơ. Pha chè mòi hàng xóm đến uống. Có người hỏi.

- ông không sợ sao ?

Lái Gío cười đáp.

- Cứ như ta suy thì hành pháp nước Vệ điều tra xem xét danh sách ấy mất 1000 năm, thần có nhờ Nam tào, Bắc đẩu, Diêm Vương cũng mất 100 năm. Huống chi khi xét đến tội lại phài dò con nhà ai, cháu nhà ai nữa thì thời gian không sao mà biết được. Mà đời ta đâu có sống được quá 50 năm nữa.

Lại nói đến ông Từ núi Tản. Mang tờ đơn của Lái Gió về, qua sông sóng nước trùng trùng, ba ba, thuồng luồng vũng vẫy dữ dội. Trong bóng nước mịt mùng thấy Thuỷ Tinh cầm đinh ba cưỡi sóng lướt đi, dáng đầy kiêu hãnh. Thuỷ Tinh thấy ông Từ mới hỏi

- Này bằng hữu, lâu quá không gặp. Cô ấy vẫn mạnh khoẻ chứ, mà sao bằng hữu lại đóng giả ông Từ đi đâu thế.

Sơn Tinh tức ông Từ nói

- Ta đi xem dân Vệ lòng dạ thế nào mà lừa cả thần , đang dò xét định tội để trừng phạt răn đe kẻ khác đây.

Thuỷ Tinh cả cười mà nói

- Chẳng phải dân vệ từ đời tổ tiên đã lừa đấy thôi sao ?

Sơn Tinh

- Tổ tiên lừa từ bao giờ ?

Thuỷ Tinh cười nhạt nhắc.

- ông không nhớ vụ thách cưới à,? Ông liệu có tra được đến mấy nghìn năm hay không. Giờ nước Vệ đang ổn định. Người dân sống trong cảnh thanh bình, thoải mái làm ăn. ông làm thế là gây xáo trộn, xét lại quá khứ. Cứ như tôi đây này, chuyện cũ ông với tôi giờ tôi cũng không nhắc tới. Hướng tới tương lai. Hiện nay không phải là mùa làm ăn của tôi đây sao? Ông mà điều tra thì đến ngọn rau cũng chả còn ai cúng cho ông. Thà có con lợn nhỏ còn hơn là không có. Nay việc dưới nước tôi có phần của tôi, việc trên cạn ông có phần của ông. Chúng ta chia nhau mà hưởng có phải lợi không ?

Sơn Tinh nghe xong thần người ra. Đoạn thò tay vào túi lấy tờ đơn của Lái Gió ngầm vò nát đi.

Dân kinh thành ngập lụt nheo nhóc, tiếng kêu ai oán. Quan tổng trấn kinh thành.

- Chúng mày lười lắm, không chịu bảo nhau lấy gầu đoàn kết mà múc đổ ra sông. Kêu cái gì mà kêu.

Cả kinh thành nghe thấy đều phẫn nộ, việc ấy đến tai triều đình. Quan tổng trấn cả cười mà nói giữa bàn nghị sự.

- Chúng tức thì làm được cái gì, chủ trương đâu đã vào đó rồi. Vừa rồi các thần gặp nhau bàn ở sông các ngài không thấy sao ?

Trêìu đình hỉ hả gật đầu

- Ừ các thần trên kia đã chủ trương thế, chúng ta cớ gì mà phải lo lắng. Đúng là bọn dân đen, ngu thế không biết. Trời có lúc nắng. lúc mưa. Đợi đấy vài hôm thì mưa tạnh, kêu gì lắm thế.

Họp xong ra nghị quyết.

- Bất cứ kẻ nào nhân dịp mưa bão mà báng bổ triều đình, đều ghép vào tội phản nghịch. Bắt ngay tại chỗ. Còn việc phòng chống lụt lội đã có các cơ quan chức năng, ban ngành nghiên cứu tìm cách đối phó. Tạm thời nhân dân chủ động khắc phục khó khăn.

Nhân dân nước Vệ nghe lời, bảo nhau lấy gầu, xô , chậu múc nước tát ra sông. Khổng Phu Tử đi qua thấy vậy khen.

- Không ở đâu dân lành như dân Vệ.

Học trò là Tử Cống đáp

- Dân Vệ lành, nhưng người Vệ không thật.

Tử Lộ nói

- Bao giờ người Vệ thật, họ sẽ không lành nữa

Khổng Tử chốt hạ

- Họ còn lành thì còn không biết cái thật .





---------------Tập 2:

Năm Mậu Tí, triều sản, Mạnh vương đời thứ 8.

Lụt ở kinh thành, nước dâng cao đến hàng thước, chết 27 mạng người.

Hàng ngàn người theo đạo kéo về kinh thành đòi đất Thánh.

Trộm cướp hoành hành, kinh tế suy thoái, vật giá leo cao khiến đời sống nhân dân vất vả vô cùng.

Chính sự trong nước có nhiều bất ổn, kể cả ngoại giao bên ngoài.

Mạnh Vương họp quần thần, mời Khổng Tử đến hỏi kế sách ổn định dân tình. Không Tử nói.

- Ổn định đất nước có hai cách. Một là dùng Cường đạo hai là dùng Nhân đạo. Vương muốn cách nào.

Mạnh Vương xuất thân từ người trồng rừng phía mạn ngược, vốn thích nói nhiều , nhưng chỉ nói chung chung. Từ khi lên ngôi không có biện pháp gì rõ ràng để canh tân đất nước. Chỉ ỷ lại vào thiên triều và đám quần thần bảo thủ. Tính không dám quyết, bèn hỏi Khổng Tử.

- Ông nói cho ta nghe thế nào là Cường Đạo, thế nào là Bá Đạo ?

Không Tử thưa.

- Nước Tần thời Ngô Khởi trước kia hay Doanh Chính sau này. Đều lấy binh quyền làm trọng để ổn định đất nước. Đàn áp triệt để những tư tưởng khác biệt bằng mọi hình phạt, thủ đoạn tàn khốc. Không có thế lực nào ngóc lên nổi. Bởi vậy kéo dài được mấy chục năm. Đấy là Cường Đạo.

Mạnh Vương hỏi.

- Theo cách này được không ?

Khổng Tử .

- Nước Tần theo cách ấy, rút cục tồn tại cũng chỉ vài chục năm. Bởi đàn áp lòng dân bằng cường bạo khác nào nắm tay từ tối đến sáng. Khó mà nắm lâu được. Thế nên nước Tần mới bị diệt vong. Các đời vua trước nước Vệ đã dùng cách này rồi, đến nay cũng đã mấy chục năm. Đại Vương dùng tiếp e rằng ở giai đoạn cuối.

Mạnh Vương nghĩ một lát hỏi tiếp.

- Thế còn Nhân đạo.

Khổng Tử thưa.

- Lúc thần cầm chính sự nước Lỗ, đề cao việc lễ nhân. Người dân ai cũng ý thức, của ngoài đường rơi không ai nhặt. Nhà đêm đến không phải cài cửa. Cửa công đường không có người kêu oan. Mọi người cham chỉ làm ăn. Nhưng kết cục cũng chỉ kéo dài vài chục năm. Bởi lòng người vốn sẵn chữ tham. Trước sau lòng tham cũng động. Lấy Nhân hòa mà trị nước cũng như mặc áo giấy cho trẻ con. Lúc đầu thấy đẹp thì nó mải ngắm, sau chán rồi nó cựa quậy là rách tan. Cách ấy cũng không bền.

Mạnh Vương nhìn tên lính gác cửa đeo cung chỉ tay nói.

- Phàm ở đời phải uyển chuyển , kết hợp giữa cứng và mềm. Như cây cung kia thân nó cứng, dây nó mềm. Bởi thế thành thứ vũ khí lợi hại. Nay ta muốn dùng cả Cường Đạo lẫn Nhân Đạo để trị nước có được không.?

Khổng Tử nói.

- Sáng tạo là sức mạnh của người Vệ. Thần giờ đã hết thời, không còn trí lực giúp đại vương. Xin cho thần lui.

Mạnh Vương sai người mang lụa, bạc cho Khổng Tử rồi bảo lui.


Khổng Tử ra khỏi thành.học trò hỏi

- Thưa thầy, nước Vệ liệu có kết hợp cả hai cách để làm chính sự không ?

Khổng Tử nhìn quanh thấy ở cánh đồng vắng vẻ mới nói.

- Về lý thì làm được, nhưng vua quan nước Vệ là một bầy tham lam. Mà đã tham thì tất vi phạm. Chức quyền mà cao khi vi phạm lại dùng quyền để trấn áp, che lấp tội. Rút cục thì còn ta còn các ngươi. Thế nào Mạnh Vương cũng đề cao nhân đạo và làm theo cường đạo. Đó không phải là triều đình nhà Vệ muốn vậy. Mà vì nước Vệ từ trên xuống dưới, tham nhũng đã tràn ngập không có cách gì bỏ được. Kẻ làm quan vừa muốn vơ vét tư lợi, vừa muốn ổn định phát triển đất nước khác nào con cá vừa muốn bơi dưới nước lại muốn chạy trên bờ.

Học trò nói có ý trách.

- Thầy không có ý nào rõ cho Mạnh Vương, thế mà Mạnh Vương vẫn ban cho tặng vật. Thế có lạ không ?

Không Tử nói.

- Không lạ, Mạnh Vương mời ta đến. Cốt chỉ mượn cái tiếng hiền của ta để nói với thiên hạ rằng. Nước Vệ vời hiền sĩ để tham mưu chinh sách. Thật ra ta có nói thế nào thì Mạnh Vương của chả nghe, vì có nghe thì chả có tâm mà làm, dẫu có tâm thì cũng chả có bản lĩnh để đẩy lùi cái gốc tham nhũng. Kẻ sĩ ngày nay trong nước Vệ, muốn giữ mình chỉ có bày kế nửa vời , không đụng đến ai mà cũng chả dùng được thì mới giữ nổi mình. Cái chính là có kế sách để loan tin trong thiên hạ là triều đình đã có kế sách. Như thế cho lòng dân yên mà hy vọng chờ đợi.





-------------------Tập 3:

Nước Vệ năm ây mất mùa, kho tàng trống rỗng. Quan lại gia sức vơ vét ngân khố,nhũng nhiễu đòi hối lộ. Nạn cắt xén của công tràn lan. Trong triều người ta công khai mua bán quan chức. Kẻ mua được chức quan lại càng gắng vơ vét để thu hồi vốn. Cứ quanh quẩn như thế tiền công, tiền dân vào hết túi quan tham. Công khố cạn kiệt.

Ở giáp biên giới với nước Tề có chuyện về đất đai. Nước Vệ xưa là chư hầu của Tề. Sau thấy nước khác mạnh hơn quay sang mà bỏ triều cống với Tề. Mấy mươi năm sau, nước Tề hùng cường. Vua quan nước Vệ ríu rít dắt nhau sang chầu phục. Tề Bá Vương căm cái chuyện ngày xưa, ép vua tôi nước Vệ phải cắt đất làm lễ nhận chư hầu.

Vua quan nước Vệ cũng cắt đất thì để xin hòa hiếu. Quần thần nước Tề thấy lấy đất dễ dàng mới tâu với Tề Bá Vương.

- Bọn Vệ vốn giống phản phúc. Mà giống phản phúc thì bạc với người thân tất nhược với người ngoài. Nay chúng dâng đất dễ dàng như thế. Ắt là không còn chỗ bấu víu nữa rồi. Đại Vương nhân cơ hội này mà lấy nốt những đảo và biển của chúng nó. Để lâu giống đó gặp kẻ khác lại nương theo khó mà còn cơ hội.

Tề Bá Vương khen phải, liền triệu vua tôi nước Vệ sang nói.

- Xưa kia lúc tiên đế phải lo nhiều việc, có gửi các ngươi giữ hộ mấy hòn đảo và lãnh hải. Nay thấy các ngươi cũng đã tận tình, gắng giữ gìn. Thời gian lâu cũng mệt mỏi. Xét công lao coi giữ bây lâu có chút lễ vật ban cho các ngươi gọi là thưởng lòng thành. Còn việc trông giữ thì để nước Tề ta làm lại cho đúng phép.

Vệ vương và mấy bầy tôi ở dưới điện mặt mày ngơ ngác. Tề Bá Vương liếc mắt thấy vậy lớn tiếng hô.

- Những kẻ nước Vệ dưới điện kia đều là con cháu trung thần của nước Vệ khi xưa. Đều một lòng với nước Tề. Từ nay trở đi nếu nước Vệ có biến. Nước Tề ta nhất quyết sẽ bảo vệ ngôi vị cho các con cháu trung thần. Thề với trời cao, nếu nước Tề sai lời thì thái miếu không còn mảnh ngói.

Quần thần nước Tề lập tức quỳ xuống, đồng thanh hô lớn.

- Xin thề, xin thề

Tiếng hô vang xa, uy nghi, hùng tráng khiến vua quan nước Vệ xây xẩm mặt mày.Quan tháp tùng Vệ vương là Uông đỡ lấy vua, cáo lỗi khéo với Tề Vương mà dìu vua về quán dịch.

Ở quán dịch, nằm một lát thì Vệ vương tỉnh dậy. Gọi mưu thần đi theo vào hỏi kế sách. Mưu sĩ là Uông nói.

- Giờ thế nước Tề đang mạnh, nước Vệ thì suy. Chi bằng dâng nốt mấy cái đảo ấy cho xong giữ, lấy được thái miếu nước Vệ mà thờ.

Có tiếng quát.

- Hoang đường, sao có thể bầy kế như vậy. Đã nhường đất biến giới là quá lắm rồi.

Vệ Vương cùng mọi người nhìn lại. Thấy đó là đại thần Tấn người phương Nam mới được cất lên làm một trong tứ trụ đại thần, từng đánh trận nhiều năm. Vệ vương hắng giọng e hèm hỏi.

- Này thằng quân y, mày có kế gì hay hơn không ?

Tấn thấy Vệ vương nói vậy, biết trong lòng có bụng khác, đành nhũn mà hỏi cho qua chuyện.

- Nhưng dâng nốt biển như thế, liệu quân lính trong nước có cam chịu không ? Thần từng theo quân Vệ đi trận mạc, biết cái tráng trí của họ lắm. Lại còn cái khí hùng cường của dân Vệ nữa, bọn hủ nho nhân cớ này mà kích động làm loạn. Lắm cái phải lo lắm.

Vệ vương cười nhạt nói.

- Tấn à, triều đình nhớ cái ơn của cha ông mày mà mày có ngày nay. Tài cán gì mà bàn đại sự. Cho mày trông coi triều chính mấy năm mà vật giá tăng vọt, thất nghiệp tràn lan. Tết này người dân tha phương , cầu thực không có nổi cắc bạc để mua nắm hương về cúng gia tiên. Trong triều đã có những người lo hết cái mà mày nói rồi.

Đoạn Vệ Vương quay sang gọi quan thương thư bộ Lễ là Tôn Dưa.

- Dưa này, ngươi nói ta nghe về cái hùng cường của dân Vệ thế nào khi được tin về biển đảo.

Tô Dưa vòng tay đáp.

- Thưa đại vương anh minh , từ khi được chọn thần đã hết lòng , hết sức . Giờ dân Vệ chỉ quan tâm đến rượu ngon, gái đẹp, nhà, xe. Chuyện chính sự chỉ có mấy đứa gàn dở. Thần đã chỉ đạo cho chúng đứa sung quân đội, đứa thì vào viện tâm thần. Thằng thì bỏ nhà lao vì trốn thuế. Tin tức được kiểm soát ngặt. Dẫu có mất cả biển đi nữa dân cũng chả biết.

Vệ vương thở dài nói.

- Âu cũng vì muốn nước Vệ ổn định chính sự mà phải làm điều bất đắc dĩ ấy trong lúc này thôi. Tôn Dưa ngươi làm tốt lắm, xong đợt này ta cho ngươi làm đại thần.

Tấn trong lòng chưa yên, bèn hỏi .

- Thưa đại vương, thế còn quân lính họ nghĩ sao ?

Vệ Vương gọi thượng thư bô binh là Quảng hỏi.

- Thế tráng trí của quân đội nước ta thế nào ?

Quảng vốn to béo, bụng phệ. Loay hoay mãi mới vòng được đôi tay ôm lấy bụng mà tâu.

- Thưa lương bổng vẫn cấp phát đầy đủ, sung túc. Đời sống nâng cao, vợ đẹp, con ngoan . nhà cửa ai cũng có. Lại thêm thắt nguồn thu làm ăn kinh tế. Ai cũng muốn giữ yên ổn cuộc sống yên bình, ổn định thế này thôi. Họ còn thầm cám ơn triều đình đã sáng suốt chọn đường lối ngoại giao ôn hòa. Ngặt một điều mấy năm gần đây kinh tế sa sút nên thu nhập cũng kém đi, sợ kéo dài lâu ngày sinh biến.

Vệ vương quay sang hỏi Tấn.

- Ngươi trong coi ngân khố nước Vệ, sao để quân đội đói kém. Liệu có phải định đẩy họ tới chỗ làm loạn hay sao?

Tấn giờ bị hặc đúng tồi, mặt mày xám ngoét tâu.

- Dạ thưa năm nay mất mùa, làm ăn thất bát là cái khó chung của cả thiên hạ. Thần đã tận dụng hết mọi nguồn thu, loại thuế. Nhưng vẫn còn chưa đủ vì quân lính trong triều từ lâu đã quen hưởng lộc của triều mức cao. Với dân chúng họ còn hơn nhiều chứ ạ.

Vệ Vương đập bàn quát to.

- Láo toét, nước ra rừng vàng, biển bạc, đồng ruộng phì nhiêu mầu mỡ, tài nguyên khoáng sản vô tận. Nhân dân lao động cần cù. Chỉ tại ngươi mà ra nông nỗi này.

Tấn tâu.

- Thưa đại vương tài nguyên có dầu, than đã gán trừ nợ. Đồng ruộng cũng đã bán cho bọn khách thương nước ngoài làm thương điếm. Dân cần cù thì cũng đã tận dụng cho đi làm nô lệ nước ngoài thu ngân sách. Rừng đã đốn hết từ lâu, biển nay quân Tề cho thuyền án ngữ. Thần thấy bó tay rồi.

Vệ vương gắt

- Hết nạc thì vạc đến xương. Không có rừng thì đào đất rừng lên mà bán lấy cái chi dùng.

Quần thần đi theo nghe xong, ai cũng tấm tắc khen Vệ vương thông minh tuyệt đỉnh.


Hôm sau vua quan nước Vệ vào triều kiến Tề Bá Vương. Ra về ai cũng mặt mày nhẹ nhõm. Về đến nước gần năm sau thì ban bố

- Khai thác quặng trên rặng núi phía Tây cao nguyên. Ký kết xong hiệp định biên giới trên tinh thần hữu nghị, công bằng.

. Năm ấy quân lính ăn Tết đầy đủ , vui vẻ. ngoài hải đảo, biên giới bốn phương yên ổn, sóng lặng, gió dừng. Bổ nhiệm thêm quan đại thần nữa là Tôn Dưa coi sóc việc lễ trong thiên hạ, có trách nhiệm phổ biến cho nhân dân học tập đạo đức và lối sống của tiên hoàng.

Khắp nơi nhân dân hoa ca đón chào mùa xuân mới. Cờ hoa ca ngợi ơn đức triều đình rợp khắp phố phường.




----------------Tập 4:

Nước Vệ đề cao tính nghiêm minh của pháp luật, xử án công bằng khiến nhân tâm yên ổn. Mọi người, mọi nhà cứ theo luật mà chấp hành. Quan lại chiểu theo luật pháp triều đình đã ban hành mà xử. Trên công đường chưa bao giờ có tiếng oán than sau khi quan kết tội.

Bao Thanh Thiên có lần nói với thuộc hạ.

- Pháp luật chặt chẽ như nước Vệ, người như ta sang đấy chả có việc mà làm.

Cháu tám đời của Hàn Phi Tử tên là Chính nghe thấy đồn vậy, cất công sang Vệ để tìm hiểu về bổ sung sách cho Hàn. Chính xin làm chân thư ký tòa hình ở thành Nội để học hỏi các quan lại nước Vệ xử án. Hôm đầu tòa xử một quan chức phạm tội tham nhũng. Quan chánh án nói trước công đường.

- Pháp luật nước Vệ vốn có tính nhân đạo, nhằm giáo dục con người phạm lỗi sửa đổi chứ không nặng về trừng phạt. Xét thấy bị cáo có trình độ, kiến thức. Làm việc triều đình lâu năm, thân nhân tốt chưa vi phạm pháp luật lần nào. Sau khi cân nhắc tòa tuyên án bị cáo phải nhận mức án cảnh cáo và 30 tháng thử thách.

Bị cáo cúi đầu lạy tạ, hoan hỉ cùng thân nhân ra vẻ. Chính chép trong sổ riêng của mình rằng.

- Người Vệ học cái nhân nghĩa của đạo Khổng, xử luật lấy cái tình người làm trọng. Dân chúng vì thế mà cảm phục triều đình. Mọi sự trở nên hài hòa, êm ấm.

Hai tháng sau lại có kẻ làm quan, trót phạm như vậy. Quanh chánh án trước công đường phán rằng.

- Bị cáo đã được triều đình đào tạo trở thành kẻ có kiến thức, đáng ra phải hiểu biết pháp luật hơn người khác. Thế nhưng y lại cố tình phạm tội. Cần phải trừng trị để giáo dục làm gương cho kẻ khác. Phải xử thật nghiêm khắc để người dân thấy rõ tính nghiêm minh của pháp luật. Sau khi cân nhắc tòa tuyên án tịch thu tài sản sung công quỹ, phạt 30 tháng tù giam.

Bị cáo xanh xám mặt mày, run rẩy tâm phục, khẩu phục nhận tội.

Chính chép trong sổ tay.

- Pháp luật nước Vệ có tính pháp trị như Hàn Gia nói ''"Pháp luật không hùa theo người sang...Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu".

Chính nói ý mình thêm rằng - Pháp luật nước Vệ uyển chuyển giữa nhân nghĩa và nghiêm khắc như vậy được vốn là có hệ thống quan lại thông minh, họ biết cách xử một tội mà luận theo nhiều cách khá nhau. Cách nào nói ra cũng hợp lý. Người xử án nước Vệ ngoài nắm rõ luật ra nhất thiếp phải có một bản lĩnh thuyết phục được mọi người tin vào mức án đã xử là công bằng. Đây là điểm quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật nước Vệ.


Chính lúc nhàn đi quanh thành xem dân chúng thi hành luật pháp ra sao. Đi đến đâu cũng thấy cái '' hòm thư tố giác tội phạm''. Lại thấy có hòm thư đề '' ý kiến đóng góp nhân dân'' nhân thấy có người đi qua bèn hỏi tại sao có hai hòm thư ấy. Kẻ kia đáp.

- Tố giác tội phạm là để dân tố giác tội lẫn nhau. Còn cái kia là để dân góp ý với quan. Ông đọc thế mà chưa hiểu à.?

Chính lắc đầu nói.

- Không hiểu, khi đã là luật thì Hàn Gia đã nói. Luật pháp bất vị thân, từ đại thần đến dân đen phạm tội đều phải đối xử như nhau hết. Sao lại phân biệt '' tố giác'' với ''ý kiến đóng góp''.

Kẻ kia giải thích.

- Này nhé, tố giác phạm tội thì dành cho bọn dân đen, bọn chúng thì cần gì đóng góp ý kiến, sai luật cứ đem ra mà xử. Nhưng các quan nước Vệ vốn cao quý, nước Vệ phải sáng tạo ra mục'' ý kiến đóng góp'' để bảo vệ các quan trước các thế lực thù địch âm mưu lợi dụng luật khiếu nại, tố cáo để vu không làm hại. Nhận đơn tố giác thì có thể làm triệt để ngay, còn nhận thư đóng góp thì cần xem xét, đã là ý kiến đóng góp thì tất phải xem ý đó thế nào, không như tố giác. Một việc phải khẩn, một việc phải khoan. Cái tài tình của nước Vệ tôi là chỗ đó.


Chính về nước, qua phủ Khai Phong chơi. Nhân tiên nhắc lại câu nói với thuộc hạ của Bao Công, Chính nói rằng.

- Ngài nói đúng một vế, ở nước Vệ không cần đến người như ngài. Sang đấy ngài không có việc mà làm.

Bao Thanh Thiên nói.

- Bởi vì pháp luật nước Vệ đã nghiêm minh, dân Vệ ai cũng hiểu. Cần gì đến ta.

Chính giơ sổ tay ghi chép cho Bao Công xem rồi nói.

- Cái này thì ngài sai, nước Vệ làm gì có luật pháp để ngài là người hữu dụng.





----------------------Tập 5:

Nước Vệ trải qua nhiều năm khốn khó, đến năm ấy thì Mạnh Vương lên ngôi báu. Thiên hạ hí hửng mừng rỡ, ngoài đường, ngoài chợ xầm xì bán tán đầy vẻ phấn khởi. Nào là Mạnh vốn dòng của tiên đế, mặt mũi khôi ngô, sáng sủa, tính tình thuần hậu ưa sự thật. Thế này là dân Vệ hưng rồi, con cháu rồng đã trở lại nắm vương quyền. Bọn sâu mọt sẽ không còn đất sống...

Sau khi ngôi tể tướng vào tay Dũng, dân Vệ lại đồn, tể tướng là loại tài ba, học rộng, chí khí tiến thủ khác người, trình độ ưu việt. Ngài quản lý triều đình đâu sẽ ra đó, trọng dụng người hiền tài, xử trí anh minh lỗi lạc. Vận nước Vệ hưng thật rồi.

Ấy là đầu năm đại hội triều đình lần thứ XXX.

Dũng nắm ngôi tể tướng, có lần vi hành trong dân. Nghe thấy có kẻ mù lòa ở chợ nói rằng.

- Cái nước Vệ này càng ngày càng thiên về cường bạo ?

Người buôn bán đi qua, có đứa hiếu sự dừng lại hỏi nguyên do, kẻ mù nói.

- Vua thì Mạnh,quan thì Dũng thế có phải là toàn cường bạo đó sao ?

Dũng về triều tức tốc tìm kẻ có tên là Nhân để cho làm phó của mình. Hòng bịt miệng lời đồn đại về triều đình trong dân. Ba tháng sau Dũng vi hành ra chợ, lại nghe kẻ mù ấy nói.

- Phàm mọi mối quan hệ trong đời đều cần lấy chữ Tín. Làm quan càng cần phải giữ chữ Tín thì dân mới tin. Dân tin thì mọi việc mới suôn sẻ trôi chảy. Nước Vệ cường bạo có thừa, cái chữ Nhân kia cũng năm bày đường Nhân. Cái Nhân của kẻ đại trượng phu khác với cái Nhân của đám quần thoa. Nước Vệ mà không có chữ Tín thì khó mà thu phục được nhân tâm.

Dũng về bàn với Mạnh, xin tìm người Tín để làm quan đầu triều. Tìm mỏi mắt trong đám quan lại không có đứa nào đáng tên là Tín cả. Mấy năm sau chán nản thôi không tìm nữa.


Lại nói về dân Vệ, sau mấy năm sống dưới sự cai trị của vua quan mới. Con rồng chả thấy tinh tướng đâu, lòi đuôi ra giống tắc kè hoa. Càng trị vì lâu càng mưu mô xảo quyệt, biến hóa khôn lường. Sâu mọt được thể càng ngày càng sinh sôi, phát triển lúc nhúc. Tài ba học rộng cũng chả tăm hơi, lúc cần bán lúa thì cấm, lúc cần cấm thì lại cho bán, lạm phát leo thang, vật giá đắt đỏ, nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng. Dân tình lừa lọc nhau kiếm nắm gạo cho qua bữa, quan lại thì gia sức vơ vét thuế má, tài nguyên. Xã hội đảo điên, đạo đức xuống cấp. Đứa nào ma lanh thì sống, thật thà thì khốn đốn cả lũ.

Tề Bá Vương ở phía Bắc thấy nội tình nước Vệ rối ren, mới sai sứ sang Vệ đưa thư nói với Mạnh vương rằng.

- Nước các ngươi vốn là chư hầu của ta từ lâu, cảm cái tình ấy mà ta nói cho Vệ ngươi rõ. Lòng người Vệ oán thán triều đình lên đến tận mây xanh, không khéo trừ bỏ mối nguy ấy thì có ngày vua quan các ngươi chả còn dinh cơ nguy nga, bạc vàng, châu báu mà hưởng nữa đâu. Cái họa diệt vong ngay trước mắt đó.

Mạnh Vương nhận thư lấy làm lo sợ lắm. Bèn thân chinh sang Tề cầu kiến sự giúp đỡ. Tề Bá Vương cùng Mạnh Vương cắt máu ăn thề. Ký kết hiệp ước liên minh can thiệp nội bộ lẫn nhau khi có biến. Đổi lại Tề Bá Vương nói ý mình.

- Nước Tề ta có con ngựa gỗ, muốn ăn cỏ cao nguyên nước Vệ, liệu nhà ngươi có giúp được chăng ?

Mạnh Vương vái lịa lịa ríu rít rằng.

- Đại Vương nói một con, chứ mười con tôi cũng xin hầu đại vương.

Hàng nghìn thanh niên nước Tề kéo ngựa gỗ sang cao nguyên nước Vệ . Lão đại thần nước vệ cùng các sĩ phu thấy nguy cơ tiềm ẩn bèn dâng biểu can ngăn. Mạnh vương và Dũng phán rằng.

- Có mấy ngàn dân phu và con ngựa gỗ, làm gì mà các ngươi phải lo cuống lên như vậy, các ngươi an phận mà sống, đây là chủ trương lớn của triều đình. Cỏ để không cũng vậy, cho ngựa gỗ nước Tề ăn. Họ giả tiền có thêm ngân sách cho cao nguyên , thế không tốt sao. Cấm bàn.


Kẻ mù ở chợ đi xin ăn, lải nhải rằng.

- Nước Tề đồng ruộng bát ngát phì nhiêu, thảo nguyên mênh mông. Thế mà nhọc công kéo ngựa sang tận cao nguyên nước Vệ ăn cỏ . Há chả phải chuyện bất thường sao ? Tỉ như trong bụng ngựa chứa đồ binh khí, nếu có biến thì không thể hình dung mà nói hết.


Lời ấy đến tai triều đình, lập tức Mạnh sai Dũng sang Tề triều kiến. Khi đi dặn dò.

- Chuyến này ngươi đi, cốt phải thật khéo để làm sao dân Vệ ta thấy rằng nước Tề đối đãi nước Vệ như anh em ruột một nhà. Cho dân Vệ khỏi dị nghị , dèm pha.

Dũng sang chầu được Tề Bá Vương cho quan lại địa phương đón tiếp long trọng lắm. Về đến Vệ huênh hoang nói rằng.

- Đấy các người đúng là bọn hủ nho, nước Tề đãi Vệ ta như anh đối với em. Làm sao mà có chuyện thế này, thế nọ được.

Dân Vệ biết rằng nước Tề là nước mà từ trước đến này, chuyện anh em giết nhau tranh giành ngội vị, quyền lợi là nhiều nhất thiên hạ. Nhưng chả sử gia nào dám nói sợ đi ngược chủ trương lớn của triều đình. Quanh quẩn lại bàn đến kỳ đại hội triều đình tới, sẽ có vị này thẳng thắn , cương nghị vì dân vì nước, tay kia kiến thức uyên thâm... lên nắm ngôi. Nước Vệ lại sắp hưng rồi.





-------------------------------Tập 6:

Nước Vệ đào tài nguyên bán rẻ cho nước Tề. Chuyện kinh thiên động địa ấy các bậc sĩ phu trong thiên hạ đều biết và phản đối. Tầng lớp nhân dân do sách vở bị chính sách cấm đoán hà khắc của triều đình, ít người biết đến. Thành ra chỉ có một nhóm sĩ phu biết mà cùng nhau phản đối mà thôi. Nhóm sĩ phu khác thì tranh thủ lấy lòng triều đình mạt sát nhóm kia. Chuyện này bung xung vô cùng. Nơi nào có phòng sách, nơi ấy người ta xôn xao chuyện bán tài nguyên. Triều đình nhà Vệ mới họp bàn. Vương nước Vệ là Cường gọi tể tướng Vệ là Bạo đến nói.

- Này anh Bạo, buổi thiết triều tới đây. Thế nào cũng có kẻ nhắc việc tài nguyên. Anh có cao kiến gì không?

Bạo vốn tính huênh hoang, nói nhiều mà chả làm được mấy. Nhiều lần điều hành chính sự nước Vệ chả ra đâu vào đâu, cải cách nửa vời làm giá cả ngoài chợ tăng vùn vụt. Khiến cho dân mất lòng tin, mà bọn gian thần trong triều cũng có cớ dèm pha. Vị thế lung lay lắm, qua mấy năm cầm chính sựBạo già sọm hẳn đi. Mất hẳn tính cương cường như buổi đầu. Bạo tâu.

- Thưa đại vương anh minh, thần đã sắp xếp đâu vào đó.

Cường Vương không tin lắm, mới hỏi cặn kẽ. Bạo trả lời lưu loát trôi chảy. Cường Vương thở phào nhẹ nhõm nói.

- Thế thì ta yên tâm.

Buổi thiết triều nước Vệ. Có kẻ bước ra tâu.

- Thưa đại vương cùng bá quan văn võ, việc bán khoáng sản Tây Nguyên cho nước Tề khiến cho sĩ phu, cựu thần khắp nước cực lực phản đối. Việc này ngày càng lan rộng khắp nơi. Xin triều đình nghị luận.


Bạo đưa mắt nhìn Tôn Dưa, đại thần phụ trách văn hóa tư tưởng. Tôn Dưa lĩnh ý bước ra nạt to rằng.

- Tấu láo, không được gọi là cực lực phản đối. Phải nói là một số dư luận quan tâm.

Kẻ khác nói.

- Có đông đảo mọi tầng lớp nước Vệ phản đối việc bán tài nguyên này, không thể coi là việc nhỏ.

Quan phó bộ Hìnhbước ra chặn lời.

- Nói sai rồi, không thể gọi chung như thế. Nên nói là có một số tri thức góp ý triều đình vài vấn đề nhỏ liên quan đến việc khai thác tài nguyên, một số còn lại đa phầnlà thế lực thù địch lợi dụng phá hoại đường lối, chính sách xuyên tạc chủ trương triều đình. Phải tách rõ mới đấu tranh có hiệu quả.

Kẻ khác bước ra nói.

-Thưa đây là việc lớn, nên cân nhắc bàn ở đại hội đại biểu nhân dân.

Bạo ngồi im từ bấy giờ, mới nhỏm dậy khoát tay.

-Việc này không lớn, không lớn. Về ảnh hưởng với đất nước thì việc khai thác tài nguyên này trên núi không lớn lắm, không đáng bàn ở đại hội đại biểu nhân dân.

Kẻ khác thắc mắc.

-Sao nói là chủ trương lớn của triều đình, giờ lại bảo không lớn.?

Đưa mắt nhìn kẻ vừa nói, Bạo gằn giọng.

-Làm quan trong triều bao lâu rồi mà hỏi gànvậy, chủ trương lớn của triều đình là để các quan trong triều biết ý mà thống nhất. Chủ trương lớn của đất nước mới cần nhân dân thống nhất.

Có kẻ lại hỏi.

-Thế cái gì là chủ trương lớn của đất nước mà cần đến nhân dân thống nhất, tham gia.?

Phó tể tướng Vệ là Trọng nói.

-Có nhiều cái, như đóng thuế để xây dựng quốc gia, học tập tấm gương đạo đức tiên đế, những việc đó đúng là việc lớn cần đến sự tham gia của nhân dân cả nước. Còn việc bán tài nguyên này là chỉ là lớn với triều đình thôi. Với nhân dân là việc nhỏ không đáng phải phiền họ tham gia.

Có kẻ người miền Nam bước ra, thái độ bứt rứt tâu.

-Thưa triều đình, khai thác quặng tài nguyên trên cao nguyên, chất thải hàng tỷ tấn. Dù chúng ta có đảm bảo rằng không có gì xảy ra. Nhân dân miền Nam thì tin hay buộc phải tin vì họ chả còn biết tránh đi đâu. Nhưng các thương gia ngoại quốc từ muôn phương nhìn thấy điều ấy, có lẽ họ không muốn đầu tư gì vào miền Nam nữa. Họ không dễ tin những điều chúng ta đảm bảo. Họ tất nhiên là không mạo hiểm đồng vốn và con người nước họ trước cả tỷ tấn chất thải treo lơ lửng, được một nước công nghệ yếu kém về môi trường như nước Vệ ta đảm bảo không vấn đề gì. Đến những vấn đề môi trường như khí thải trong thành phố, chất thải, rác thải còn ngập cả đô thị trung tâm không giải quyết được, nói gì đến giải quyết chất thải quặng trên rừng. E rằng nếu cho khai thác quặng trên núi, thương gia ngoại quốc sẽ rút hết.

Vệ Cường vương ngôi trên ngai yên lặng từ này đến giờ, bỗng cười ha hả nói.

-Khá khen cho ngươi lo xa, không có nước nào đầu tư thì để đó cho nước Tề họ đầu tư. Lo gì chuyện đó. Người Tề họ luôn có ý muốn đầu tư vào nước ta, chỉ cần bản vương gật đầu chỗ nào là họ đầu tư lâu dài chỗ đó. Cần chi đế bọn ngoại quốc vừa muốn làm ăn sinh lợi, vừa muốn xỉa xói chuyện nước Vệ . Khai thác tài nguyên còn có cả những cái lợi mà bọn người tầm thường không thể thấy hết.

Cả triều thần nước Vệ kinh ngạc trước tầm nhìn xuất chúng của Vệ Cường Vương, đồng loạt đứng dậy cùng nhau hô vang.

-Đại vương anh minh, Đại Vệ đời đời hưng thịnh.

Sau đó triều đình đưa nhận định khai thác tài nguyên ra bá cáo với thiên hạ. Lời văn nhẹ nhàng khiến cho việc khai thác tài nguyên trở nên đơn giản, không có gì phức tạp. Trong đó có đoạn

“ để nhằm phát triển kinh tế nhân dân miền núi, cho khai thác quặng bán cho nước Tề cải thiện đời sống nhân dân. Chính sách này có nhận được sự quan tâm của một số sĩ phu, ý kiến đóng góp của họ triều đình sẽ lưu tâm. Ngoài ra một số phần tử quá khích như mọi khi lại ra rả xuyên tạc đường lối triều đình, luận điệu của chúng sẽ bị bác bỏ bởi triều đình phổ biến bằng hình ảnh hàng ngày, hàng giờ về Tây Nguyên xanh tươi, phồn vinh.Mời bà con đón xem vào các tối hàng ngày….’’

Tháng sau đại hội đại biểu nhân dân nước Vệ họp tại bộ Binh, do nhà đại lễ đường đang xây nên các cuộc họp đại hội đại biểu đều họp trong phủ quốc phòng. Lính gác lăm lăm gươm dáo sáng quắc quây mấy vòng quanh nơi họp. Có chín phần quan lại nước Vệ lại làm đại biểu nhân dân. Bởi thế chuyện khai thác tài nguyên tuy ngoài dân bàn luận gay gắt nhưng bên trong vẫn êm đềm, có mấy vị đại biểu chỉ nói sơ sơ qua việc đó rồi chuyển sang việc khác vì không đủ thời gian thảo luận.





-------------------Tập 7:

Năm ấy ngoài khơi nước Vệ có nhiều chuyện biến động, thủy quân nước Tề bắn giết ngư dân Vệ công khai như vua quan nước Tề thường hay đi săn thú tiêu khiển. Nước Tề tuyên bố tất cả phần lớn lãnh hải của Vệ thuộc về nước Tề. Cái này Tề Vương đã nhắc cho Vệ vương hồi hai nước mới trở lại bang giao. Lần ấy Vệ Vương mới lên ngôi, nghe Tề Vương nói các chuyện khác đều ầm ừ không nói gì. Chỉ có nói đến quyền lực của mình Vệ Vương mới thực sự bàn mà thôi.

Bởi thế Vệ Vương lần này bối rối không biết bày tỏ ý kiến có nên phản bác với Tề Vương hay không, trong lúc nghĩ cách thì Vệ Vương chốc lại bước ra cửa điện , chắp hai tay vọng về phương Bắc hô câu thần chú.

- Tình hữu hảo Vệ Tề đời đời bền vững núi Thái Sơn, mênh mông nghĩa nặng như biển Nam Hoa.

Vệ Vương nhớ lần sang Tề Quốc chầu buổi nao, lúc ra về Tề Vương nắm tay ần cần dặn dò kẻ mới lên ngôi còn đang bỡ ngỡ, chưa rành thuật cai trị rằng.

- Vì tấm lòng thành của ngươi đối với bản quốc. Nếu sau này có gì nguy cấp, cứ hướng về phương Bắc mà hô cầu thần chú như vầy như vầy sẽ có người giúp.

Mấy lần sau đó trong đời mình gặp lúc nguy khó, như lúc tay chân của Vệ Vương bị chặt đứt trong vụ tham nhũng cầu đường. Manh mối lần gần đến ngai vàng. Mạnh Vương trai giới 3 ngày 3 đêm trước sân điện niệm thần chú hữu hảo Vệ Tề. Nhờ thế mà mọi việc suôn sẻ.

Lại nói chuyện biển đảo lan truyền khắp nước Vệ, dân Vệ nhiều người phẫn nộ với quân Tề lắm. Tuy Vệ Vương sai người bưng bít thông tin, nhưng sự việc cứ ầm ĩ lan tràn. Vệ Vương mới họp các mưu thần bàn kế đối phó. Mưu thần Tôn Dưa hỏi.

- Chuyện này đối phó với ai mới là quan trọng , đối với Tề hay đối với sự phẫn nộ của dân Vệ. Đại Vương có chủ ý chưa?

Vệ Vương than rằng.

- Nước Tề là chỗ trông cậy của triều Vệ nhà ta, đối phó thế nào đây?

Tôn Dưa mới được cất nhắc lên làm đại thần nghị sự, tỏ ra tháo vát bàn.

- Cái nào khó đối phó thì tạm gác lại đó, cái nào dễ thì đối phó trước. Phàm là đấng minh quân phải biết chọn cái dễ mà làm.

Vệ Vương dường như khơi trúng tâm tư, thở phào trút gánh nặng ngàn cân. Cất lời hỏi.

- Vậy làm thế nào?

Tôn Dưa bước lên ghé tai Vệ Vương thì thầm, lời nói đến đâu Vệ Vương rạng rỡ mặt mày đến đấy. Tay vỗ thành ngai vàng khen liên tục.

- Hay, hay quả là kỳ diệu, kỳ diệu.

Tôn Dưa lui về chỗ, Vệ Vương lấy vẻ oai vệ thường ngày tức thì, tóc lại bóng mượt, mồm uốn éo tròn vo, đầu ngẩng cao nhìn khắp lượt quần thần đoạn ngạo ngễ hỏi.

- Quan bộ hình ở đâu?

Quan bộ hình bước ra giữa triều nghe Vệ Vương ung dung huấn dụ.

- Nay bản vương lệnh cho ngươi xem xét những kẻ bàn về chủ quyền biển đảo những điều sau. Xem thân nhân, lý lịch có tiền án, tiền sự không, có thân nhân từng là quan quân triều Ngụy hay không, xem có đóng thuế đầy đủ, có nợ nần ai hay không, có quan hệ với các thế lực Vệ Kiều hải ngoại hay không, có quan hệ nam nữ bất chính hay không, chấp hành luật giao thông hay không.Thu nhập thế nào, tại nơi làm việc đồng nghiệp có phàn nàn gì, hàng xóm láng giềng có gây bất hòa gì hay không, có bất mãn với triều đình hay có âm mưu cơ hội làm chính trị hay không, có bị bênh tâm thần hay không... với quyền lực mà ngươi có. Ta không nghĩ ngươi để ta thất vọng.

Sau 3 tháng thi hành huấn dụ của Vệ Vương, người nước Vệ không còn mấy ai quan tâm đến biển đảo. Người thì lo chạy tiền đóng thuế, người thi lo thanh minh về việc trước kia quá túng ăn trộm con gà, người đi xin giấy chứng nhận mình không bị tâm thần để khỏi bị tống vào nhà thương điên. Nhiều kẻ bị bắt vì những tội danh khác nhau... đến nỗi ở quán xá có kẻ nhắc đến biển đảo, bạn hữu ngồi cùng bàn vội bịt miệng kẻ đó lại mà nói rằng.

- Ba năm trước ông mới đánh bài với tôi nhân dip ngày xuân. Tôi không muốn vì ông mà bị bắt vì tội đánh bạc từ năm nào đâu.? Xin ông thận trọng giữ mình.

Hàng xóm, đồng nghiệp ghét nhau, trong đơn tố cáo hay nhận xét khuyết điểm thường có kèm câu là tên Mỗ, tên Na..trong đời sống hàng ngày hoặc công việc thường nhắc tới chủ quyền biển đảo của nước Vệ.

Trong kinh thành có một vị tướng già về hưu đã lâu, nổi tiếng là người can đảm, thao lược. Ông từng lên án nhiều sai trái cỉa triều đình. Thiên hạ ai cũng cho ông là người chính trực dám nói thẳng. Ngày nọ có kẻ lưu manh gặp ông mà hỏi rằng.

- Ông là người chính trực có tiếng trong thiên hạ, sử sách đều ghi. Nay kẻ hèn này xin hỏi ông một câu, những vùng biển đảo mà nước Tề đang rắp tâm chiếm kia có phải của nước Vệ không?

Vị tướng già cúi đầu buồn bã nói.

- Ta thì không chắc đã có tội gì, nhưng con cháu ta thì lại càng không chắc. Chuyện biển đảo là do triều đình quyết định. Ta khuyên anh lên chăm lo làm ăn, kiếm nhiều bạc nén mà vun vén gia đình nhà mình. Chuyện chính sự do triều đình và cũng do vận nước. Cá nhân thì nhỏ bé lắm.

Ngoài chợ thiên hạ đã thôi xầm xì vể biển đảo, trong triều ở quân đội có vài vị tướng lãnh vì máu trận chiến vẫn còn. Đôi lúc thường chất vấn triều đình về chủ quyền lãnh thổ. Vệ Vương goi lên hỏi.

- Gia đình các anh đi du lịch ở đâu?

Các tướng lãnh thưa rằng.

- Ở bên sứ xở của người da trắng, tóc vàng hay ít ra là bên Hồng, Thái, Sing...

Vệ vương hỏi?

- Thế có ăn cá biển của ngư dân nước Vệ ướp đá mấy ngày từ ngoài khơi mang về kinh đô, lại thêm hóa chất bảo quản của nước Tề không?

Các tướng lãnh thưa rằng:

- Không ạ, chúng thần ăn cá đóng hộp của các nước có tiêu chuẩn thực phẩm khắt khe. Chúng thần phải giữ gìn sức khỏe để bảo vệ tổ quốc.

Vệ Vương cười khà khà.

- Các anh cũng như ta, cả đời chúng ta có đi du lịch ở những chỗ nước Tề chiếm đâu, có ăn cá của ngư dân chúng ta đánh đâu. Vậy thì hà cớ gì các anh hỏi ta khi mà chúng ta đang giữ gìn sức khỏe của mình để xây dựng đất nước phồn vinh, ổn định nền chính trị nhỉ?

Các tướng lãnh nghe xong, ngộ ra ý của Vệ Vương. Chắp tay đồng thanh hô lớn.

- Đại Vương anh minh, nước Vệ hưng thịnh.Quân Vệ hùng cường, dân Vệ, dân Vệ...

Thấy các tướng lắp bắp mãi đoạn dân Vệ. Vệ Vương trên ngai vàng xua tay.

- Thôi thôi các người lui, dân Vệ vốn hiền lành, triều đình bảo thế nào là thế vậy. Không cần đưa họ vào khẩu hiệu.

Các tướng lãnh ra về. Vệ Vương ưu tư đi trong điện. Lát sau ngài đợi cho cung điện vắng vẻ ra sân vọng về hướng Bắc niệm thần chú hộ mệnh. Những tên lính hầu trong điện đang thực hiện nghi lễ đổi phiên gác mới. Bầu trời dần lên từ phía Đông, nước Vệ bắt đầu một ngày bằng những tia ánh sáng mặt trời đỏ thẫm như máu khô của những ngư dân trên chết biển vì đạn quân Tề. Trong ánh sáng của mặt trời đi qua biển Đông có cả mùi tanh tanh của máu.





----------------------Tập 8:

Nước Vệ sắp đến ngày đại hội nhân sự, mọi việc rối tung cả lên. Các quan trong triều ai cũng lo đến việc giữ chức tước. Bọn tay sai nhân đó mà tăng giá mọi thứ vơ vét tiền của nhân dân. Đời sống khó khăn vô cùng, dân tình kêu ca than vãn nhưng chẳng lọt tới tai triều đình. Cũng tại vì các quan nhấp nhổm đứng ngồi lo yên chỗ, chưa ổn định phẩm hàm nên chưa lo thể lo cho dân chúng.

Tể tướng Bạo hỏi mưu sĩ rằng.

- Muốn làm quan đại thần nhiệm kỳ nữa, cần có mưu kế gì ?

Mưu sĩ đáp.

- Vẫn theo lệ cũ thôi ạ.

Tể tướng hỏi.

- Lệ cũ là thế nào ?

Mưu sĩ.

- Lệ cũ như Cường Vệ Vương vẫn làm.Đó là biết và không biết. Cường Vệ Vương chỉ có hai thứ đó mà trị vì thiên hạ vững vàng ngôi vị hai nhiệm kỳ.



Nhân lúc đất Xuyên bên Tề có hội, Bạo lấy cớ sang chơi, kỳ thực là nhờ đại thần trọng trách nước Tề giúp đỡ. Đại thần Tề hỏi.

- Nghe nói ngoài khơi, vùng biển tranh chấp giữa Vệ và Tề lại có chuyện gì phải không ?

Bạo cười tươi, lắc đầu đáp.

- Dạ chúng thần nghe đồn thôi ạ, nguồn tin không chính thức cho nên không dám nói gì. Cũng có thể bọn thế lực thù địch phao tin muốn làm tổn hại quan hệ bang giao giữa tiểu quốc với thiên triều. Thần sẽ về tra xét lại chuyện này.



Đại thần Tề nhíu mày hỏi.?

- Có thật không biết chắc chuyện ấy ?

Bạo quả quyết lắc đầu:

- Chuyện ấy thần không biết, thần chỉ biết làm sao để vun vén quan hệ bang giao hai nước ngày càng phát triển gắn bó, mật thiết thôi ạ. Chuyện khác thần không bận tâm.



Đại thần Tề gật gù:

- Thật là tinh tường, đáng chọn mặt gửi vàng.

Bạo chân thành giãi bày:

- Chúng thần biết làm quan thiên triều thật vất vả, vì phải lo toan , đối phó, tính toán đường lối, chính sách mọi mặt . Không như chúng thần hàng tháng thu thập tình hình trong tiểu quốc rồi dâng biểu xin ý kiến chỉ đạo. Có ý kiến chỉ đạo rồi cứ vậy nhất nhất làm theo. Sai đúng thế nào có thiên triều lo đỡ. Hàng ngày các bộ nước Vệ đến triều lấy công văn chỉ thị có triện của thiên triều cứ vậy mà làm theo.Tuyệt không phải hao tâm , tổn trí tính sách lược. Thật là may mắn cho nước Vệ khi có chỗ dựa tin cậy như thiên triều.



Đại thần Tề nói:

- Làm tôi biết phận mình, chỉ nhất mực làm theo lời chủ. Ấy là biết giữ lẽ cương thường, đạo lý. Kẻ làm tôi như vậy thì quan hệ chủ tớ mới bền vững , ổn định, cùng nhau phát triển được. Mong sao nước Vệ đợt tới này có nhiều đại thần biết phải trái như ngươi.

Bạo nghiêng người nói:

- Thần mà còn thì nước Vệ sẽ còn có nhiều quan lại như vậy. Xin đại nhân yên lòng.

Đại thần Tề xua tay nói:

- Ngươi đừng lo lắng quá, người như ngươi thiên triều không trọng dụng thì còn trọng dụng ai. Thiên triều tuy xa xôi nhưng tai mắt có khắp nơi. Không gì bỏ qua và không ai bỏ sót.



Bạo chắp tay xá dài ba cái thưa:

- Thiên triều anh minh, độ lượng, xét đoán thần tình.Hạ thần vô cùng cảm phục.



Nước Vệ có kẻ trông coi việc xuất bản một tờ báo cũng nhỏ. Ngày nọ đăng bài về biển đảo. Triều đình lập tức cấm tờ báo đó hoạt động. Kẻ ấy khiếu nại với quan rằng:

- Chúng tôi bị oan.

Quan nói rằng:

- Xưa nay ở nước Vệ này, chỉ có quan lớn mới bị oan. Chứ dân đen chúng mày đứa nào chả có tội, động đến là kêu oan. Mày làm quản lý mà không biết việc trong sự quản lý của mày. Vậy là không oan.

Kẻ kia cãi rằng:

- Xin hỏi, nếu vậy thì ngư dân có phải quản lý của triều đình không?

Quan trả lời:

- Cái gì ở nước Vệ này triều đình cũng quản tất.

Kẻ kia bầy hây:

- Vậy thì ngư dân bị giết, bị đánh đập do bọn Tề. Đến mạng người quan trọng như vậy, làm tể tướng không biết. Vậy thì sao bắt tôi phải biết hết các bài trong tờ báo tôi.

Quan xét xử hỏi.

- Mày biết chắc là tể tướng như vậy không ?

Kẻ kia gân cổ:

- Rành rành ra đấy, tể tướng Vệ sang Tề không hề nói câu nào phản đối việc ngư dân Vệ bị giết hại. Vẫn cười hềnh hệch bắt tay với đại thần Tề, mồm liến thoắng quan hệ tốt đẹp. Vậy là không biết việc do mình quản lý còn gì nữa?

Quan hỏi lại:

- Vậy là mày biết vậy.

Kẻ kia:

- Sự thật hiển nhiên là vậy.

Quan nghiêm mặt nói:

- Thế là mày không oan, bởi vì tao sẽ không xử mày vì tội không biết. Mà xử mày vì tội mày cho là mày biết. Đó là tội vu khống, bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo. Tội này còn nặng hơn cả tội mày không biết mà cho xuất bản tờ báo kia.

Kẻ kia sững sờ há hốc mồm không nói được, chỉ ú a, ú ớ.

Quan giãn nét mặt, lấy vẻ nhân từ phủ dụ:

-Thôi thì vì tính nhân đạo và khách quan của pháp luật nước Vệ, tao cơi nới cho mày về nhà nghĩ ngợi lại tội lỗi thời gian. Tao trả cho mày lá đơn khiếu nại, về nhà đóng cửa một năm nghĩ xem có oan hay không ?

Kẻ kia cầm đơn khiếu nại, đứng ngẩn ngơ giữa công đường. Quan lớn thấy vậy quát:

- Còn đứa nào kêu oan nữa không.?

Kẻ kia hối hả rời khỏi công đường, trên đường về đến nhà thấy dân chúng đi lại trên đường ai ai trông bộ dạng cũng giống kẻ có tội cả...





-------------Tập 9:

Miền Bắc hạn, miền Trung lũ, dịch bệnh lan tràn khắp nơi.
Lăng tiên đế quàn ở phía Tây kinh đô, cửa chính trông về phía Đông hưởng ánh mặt trời, thuộc cung Càn, Thái Dương rọi chiếu đời đời sáng lạn. Sau lưng là núi Nù, bên trái là hồ rộng. Thế long chầu, hổ phục, tả bật, hữu phù. Địa thế đắc đạo có thể truyền cơ nghiệp đến hàng trăm năm nữa.
Hậu duệ của Tả Ao tiên sinh nói rằng.
- Nhà Sản chỉ chấm dứt nếu trước lăng tiên đế có một tháp cao trấn , ngăn ánh thái dương mới yểm được linh của huyệt ấy.
Vệ Cường Vương và triều thần biết vậy, ra lệnh trước mặt lăng tiên đế trải dài đến bờ sông Huyết, không được xây dựng một công trình cao tầng nào cả.
Bởi thế nhà Sản vẫn vững như bàn thạch dù bao nhiêu biến cố.
Vệ Vương nuôi nhiều quân lính, nước Vệ có hàng trăm thứ loại lính, hàng chục loại sai nha. Quan quân nhiều vô kể, gia tăng đủ các loại thuế để nuôi quân không đủ. Sợ lòng quan quân vì túng thiếu mà sinh nản. Vệ Vương mới triệu các đại thần trọng trách nghị sự. Nói rằng.
- Tuy lăng tiên đế quàn vào linh huyệt, nhưng không thể lấy đó làm chỗ dựa mà sinh chủ quan. Quan quân không có bổng lộc khó mà trung với triều đình. Các khanh có kế gì không. ?
Đại thần coi tài chính trán bóng loáng, quai hàm bạnh nghiến răng ken két tấu.
- Xin tăng nâng cao mức lương của các quan.
Vệ Vương xua tay.
- Nâng cao lương không phải là kế vẹn toàn
Đại thần quản kinh đô bàn.
- Phải làm sao cho dân có tiền, dân có tiền thì các quan mới có lộc.
Cả triều thần đều cho là diệu kế, Vệ Vương mới hỏi.
- Cách đó rất hay, làm thế nào ngươi nói rõ.
Đại thần quản kinh đô giãi bày.
- Trước tiên lấy đất ruộng đẹp, bán cho thương gia nước ngoài, đền bù cho dân. Theo ý thần nên đền bù cao để dân hưởng ứng. Không nên rẻ mạt quá dân lại khiếu kiện như mọi lần. Dân được đền bù thoả đáng không có ý gì để mà kêu ca. Đó là xong một việc.
Cả triều lao xao, Vệ vương hỏi.
- Trả cho dân cao thì còn lấy đâu ra lãi mà chia.?
Hào Đức Vị, vốn có dòng dõi trâm anh, ông nội cũng từng là đại thần nghị sự, dáng vóc khôi ngô sáng sủa nói.
- Xin để đại thần kinh đô nói tiếp việc sau.
Đại thần quản kinh đô quê ở châu Ái tên chữ là Sáng Quyết, vốn không là dòng dõi,nhưng thiếu thời ham học, lại tinh thông thời thế nên tiến thân vùn vụt. Gật đầu tỏ ý cám ơn Vị và nói rằng.
- Người xưa có câu ‘’ rừng xanh còn lo chi thiếu củi đốt’’ tiền ở trong dân thiếu gì cách để các quan tự lấy. Để các quan tự tìm cách mà lấy có phải là hơn tăng lương cho các quan không ? Làm quan có cơ hộ như thế tôi nào mà chả trung. Như thế vừa rèn luyện , đạo tạo ngón nghề cho các quan có nghiệp vụ. Chả phải làm một mà lợi hai ư.
Các đại thần đều gật gù, cho rằng kế đó hay. Đại thần thanh tra là Chu khuyến cáo.
- Nhưng lấy của dân thì lấy thế nào đừng để lộ liễu.
Sáng Quyết trả lời ngay.
- Việc này là một quá trình diễn biến theo đúng quy luật đã được đại thần Tôn Dưa nghiên cứu và tổng kết, xin đại thần Tôn Dưa có lời.
Tôn Dưa bước ra giữa triều tâu.
- Dân ta vốn chỉ biết làm ruộng, làm thủ công. Nay có đống tiền thì làm gì. Gửi vào ngân hàng thì sợ lạm phát, thực hiện đổi tiền như xưa nên bọn dám gửi chắc không có mấy. Đứa nào đầu tư làm ăn gì thì phải qua cửa các quan thuế, hành chính, các cấp địa phương xin giấy phép thủ tục này nọ trăm thứ giấy má. Mỗi lần xin thế các quan phải tự biết làm gì, sau đó hàng tháng lại thanh tra, kiểm tra hàng trăm quy định , tự bọn dân lại phải biết làm gì.
Còn đứa nào không biết làm ăn, có tiền sẽ nảy sinh ăn chơi. Các quan cho các nơi mở ăn chơi, bài bạc, gái mú. Để khuyến khích chúng ăn chơi tiêu pha ,thần cho bộ truyền thông phát động những cuộc thi người đẹp, nhà đẹp,xe đẹp các trò vui chơi tốn kém để chúng đua nhau lao đầu tiêu pha, triều đình đánh thuế những loại hàng xa xỉ này không ai mà kêu ca cho được. Lại nữa ta cho bọn cung ứng các trò đó ăn chơi, tệ nạn làm ăn bước đầu dễ dàng, thu tiền cống nạp. Sau khi dân bán đất tiêu hết tiền, chúng ta quay sang bắt tội và lên án bọn cung cấp dịch vụ tệ nạn, trực tiếp thu lợi nhuận từ những trò như xới bạc, lầu xanh. Bọn này tất phải nôn oẹ hết những gì chúng kiếm được của dân cho các loại quan để thoát thân. Thế có phải là vừa thoả lòng căm hận của dân với bọn chúng hút , lại vừa có miếng cho các quan. Chung quy tiền bạc lại về các quan cả, kế này hoàn mỹ như ‘’ Châu về Hợp Phố’’.
Triều đình nhà Vệ nghe xong, ai nấy đều hớn hở. Quay sang chúc tụng Vệ Vương.
- Tiên đế anh linh, ngự đúng long mạch, đại Vệ trường tồn.
Hậu duệ của Tả Ao tiên sinh, sau này có lần mỗ được diện kiến, chuyện trò về phong thuỷ, ngài phán rằng.
- Chuyện phong thuỷ, đất linh còn do đức con người nữa. Những việc tham tàn, xảo quyệt thất đức, bất nhân còn nguy hại gấp ngàn lần vật trấn yểm hữu hình. Dẫu có táng vào đại long mạch mà hành vi bất nghĩa thì cũng không thể nào tồn tại lâu được. Ấy là lẽ diệu huyền của trời đất, đời không nhiều người biết cho lắm lý ấy.
Nói xong ngài rũ áo bỏ đi, không biết hướng nào.
Mỗ về mua sách phong thuỷ của nước Vệ ra đọc, tìm mãi không có đoạn nói về đoạn bất nhân, bất nghĩa mà tổn hại đến long mạch. Tự hỏi có phải những nhà soạn sách, không muốn viết đoạn đó là ý kệ cho nhà Sản đến đâu thì đến cho đúng mệnh trời.Thiên cơ không thể tiết lộ.
Hoặc là hậu duệ của Tả Ao tiên sinh, ngài tuỳ hứng mà nói vậy thôi. ?




------------------Tập 10:
Đi Tìm Bí Quyết đoạt ngôi báu.
Phủ tể tướng mùa thu năm Kỷ Sửu.


Lời dẫn: - Lệ thường cứ 5 năm 1 lần, triều đình nhà Vệ lại kết thúc nhiệm kỳ của các quan và ngôi minh chủ. Sau đó sẽ sắp xếp lại các vị trí quan trọng trong triều đình. Tùy từng cá nhân và thời khắc, có thể ngôi vị vẫn như thế hoặc thay đổi chút ít. Năm nay các đại thần nước Vệ vào cuộc đua tranh khốc liệt để dành ngôi cao nhất, bởi Vệ vương Cường tuổi đã cao, sức yếu không còn sức để thiết triều nữa.

Kẻ trên cao nhất phải cống hiến hết sức mình cho đất nước, trách nhiệm ấy thật khó khăn. Bởi vậy những người có đức thường tự xét mình không đủ, thường không chăm chú vào việc tiến thân. Nhưng nếu tính đến ngôi vị quyền cao trọng vọng nhất thiên hạ, bổng lộc ngút ngàn, thì không thiếu gì kẻ phải toan tính mọi điều để đạt được. Ấy cũng là lẽ đương nhiên của con người. Cuộc đua tranh ngôi vị nước Vệ âm thầm và khốc liệt giữa những kẻ đầy tham vọng vương quyền ngày một khốc liệt. Mỗi người một mưu kế khác nhau, kế nào cũng tuyệt diệu cả.


Đi Tìm Bí Quyết đoạt ngôi báu.
Phủ tể tướng mùa thu năm Kỷ Sửu.


Nước Vệ lâm vào cảnh khó khăn, nhiên liệu khan hiếm, cả mỏ than mênh mông ở miền biển giáp với Tề đồ sộ như vậy, tưởng ngàn đời không hết. Thế mà trải qua hàng trăm triều đại còn đấy, đến triều nhà Sản có mấy mươi năm đã sạch bách không còn lấy một hòn.

Các loại nhiên liệu chất đốt khác ngày càng tăng cao vọt. Đời sống và sản xuất của nhân dân ngày càng khó khăn. Giá cả các mặt hàng khác cũng theo nhiên liệu mà lên cao ngất, dân chúng khổ cực vô cùng.

Tể tướng Bạo trước cảnh thế sự như vậy nhận định.

- Nếu ta có kế sách gì làm cho nhiên liệu không đắt đỏ thì ta có uy tín tuyệt đối để xưng vương.

Mưu sĩ bàn.

- Theo ý bề tôi, ngài cứ theo cách cũ. Có gì đào được cứ đào.

Bạo hỏi.

- Còn gì mà chưa đào nhỉ ?

Mưu thần.

- Còn cái bể than ở dưới đồng bằng sông Huyết.

Bạo e dè.

- Chỉ e bọn kẻ sĩ, hủ nho lại phản đối làm náo động dân tình như hồi đào quặng ở cao nguyên.

Mưu sĩ .

- Vậy thì nên trừ bọn đó trước đi đã. Giờ ban lệnh để đi đến đồng thuận thì mọi ý kiến đóng góp dù đồng ý hay không đồng ý đều phải tập trung thông qua nơi có trách nhiệm của triều đình. Đứa nào mà góp ý bên ngoài là trái lệnh, là cố ý phá hoại, là xuyên tạc sẽ bị xử lý. Đứa nào còn lại góp ý với ta, ta giải thích thế nào chúng cũng phải nghe. Khi đã phải đến góp ý với ta có nghĩa là chúng cũng bị tước hết mọi ngón nghề rồi.

Bạo nghe mưu sĩ nói, ngửa mặt nhìn trời khen.

- Người ta nói con chim hồng bay cao được, bởi có đôi cánh chắc khoẻ. Ta được như ngày nay là nhờ có các bầy tôi như ngươi vậy.

Bạo quay sang thét gia nô bày tiệc, chủ tớ tiệc tùng vui vẻ. Lúc rượu ngà ngà, bỗng Bạo chợt nhớ ra điều gì bèn đứng dậy tuốt gươm đập xuống bàn mà nói.

- Các ngươi, nói về nhiên liệu thì phải khai thác.Nhưng cũng phải có cách dùng sao cho hiệu quả. Ngày xưa hàn vi, tiên đế lúc bôn ba trên giang hồ, ở xứ người giá lạnh. Tiên đế có luyện được phép ‘’ Tích Nhiệt Công’’ , sau này lên ngôi không mấy ai để ý mà học phép ấy. Đến khi tiên đế băng hà, phép ấy cũng mất theo. Nay giá như ta có cách gì tìm được bí kíp đã thất truyền đó, có phải là hay vô cùng sao.?

Mưu sĩ tâu.

- Thưa ngài, tiên đế vốn là rồng tiên ngự thế, phép thuật tinh vi huyền diệu vô cùng. Tích Nhiệt Công là phép phải thâu tóm được linh khí đất trời, dù chỉ cho vào lửa 1 canh giờ mà giữ được nhiệt cả đêm. Sau này nhiều dược sư, phù thuỷ đã thử luyện theo phép đó mà không thành. Thành công bất quá cũng chỉ mang ra lò lửa, bọc giấy dó, cắp nách đi mươi bước đã hết nhiệt. Phép này hàng nghìn năm trước chưa ai dùng, năm mươi năm sau cũng chưa ai làm được. Có lẽ phải mang chân mệnh như tiên đế mới thi triển được. Bởi vậy lúc lên ngôi đến khi băng hà, Người đã không nhắc gì đến phép ấy và cũng không truyền lại cho ai cả.

Mưu sĩ khác nói.

- Ngoài dân gian người ta đã làm đủ loại thiết bị tiết kiệm năng lượng, nào thiết bị tiết kiệm nhiệt lượng, khí lượng, dầu lượng đều không đi đến đâu.

Bạo than.

- Giá như có phép đó, có phải chúng ta không phải đào bể than sông Huyết không ?


Mưu sĩ xúm lại an ủi Bạo, có kẻ nói rằng.

- Ngày xưa lúc bần hàn, thần linh xúi khiến, tâm cơ bất ngờ lĩnh hội mà tiên đế biết phép đó. Sau này lên ngôi, há chả phải người đã dạy ‘’ non sông ta rừng vàng, biển bạc, đất đai phì nhiêu màu mỡ, tài nguyên vô tận…’’ như vậy, chúng ta cứ đào hết để dùng, khi nào hết biết đâu ‘’ Tích Nhiệt Công’’ lại xuất hiện trên giang hồ.

Bạo nghe xong, nở mày , nở mặt hết ưu tư, đứng dậy thét.

- Nào nâng cốc, tiên đế anh linh, biết đâu đào hết núi non , đồng bằng dùng hết. Người mới cho ‘’ Tích Nhiệt Công’’ hiện ra .

Các mưu sĩ nâng cốc hỉ hả hô theo.

- Tiên đế anh linh, đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, đào hết đào hết phải đào hết.