Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

CHÁNH SÁCH TẰM ĂN DÂU CỦA GIẤC MỘNG BÁ QUYỀN ĐẠI HÁN

1.- Bối-cảnh lịch-sử:

Kinh-nghiệm của người Pháp khi đô-hộ Việt-Nam là trong suốt thời-kỳ một trăm năm cai-trị của họ, không lúc nào họ được yên vì dân-tộc Việt-Nam luôn luôn nổi-dậy để chống lại họ mặc dù lực-lượng yếu-kém, mặc dù vũ-khí trang-bị rất thô-sơ. Vì vậy, người Pháp lúc đó luôn luôn tìm cách đè đầu, đè cổ người Việt-Nam để dễ bề cai-trị, trong khi đó thì họ rất ưu-đãi người Tàu (Hoa-kiều) trong tất cả mọi sinh-hoạt kinh-doanh, làm ăn với họ trong thương-trường để làm giàu, vì thế, chúng ta thấy trong thời-kỳ Pháp thuộc, những người Tàu đều làm ăn phát-đạt, giàu có, bên cạnh đó là người Việt-Nam thì nghèo-nàn, đói rách xác-xơ.

Từ đó, mới có những loại công-tử tiêu-pha tiền của lừng danh và những tay trùm thương-mãi ( cả hai hầu hết đều là gốc Tàu) trong khắp các nơi trên đất nước, tiêu-biểu nhứt là những loại như công-tử Bạc-Liêu và những tay cự-phú khắp vùng Saigon, Chợ-lớn.

2.- Kế-hoạch của những mưu-toan Đại-Hán:

Có sống lâu ở Chợ-lớn mới thấy được nhiều mặt kinh-doanh phát-đạt vô-tận của người Tàu, từ những loại nhà hàng sang-trong như Đại-La-Thiên, Á-Đông, Đồng-Khánh, Bát-Đạt, Soái-Kình-Lầm, Lệ-Uyễn (Layun)… đến những chổ ăn chơi ngoại hạng của họ như Arc-en-ciel, Nhứt-Dạ Đế-Vương, khu Hào-Huê, Đại Thế-Giới, những rạp hát, rạp chiếu bóng, các sòng bài, tiệm cầm đồ, khu hút sách,v.v…Đông-đảo nhứt là các tiệm nước của người Tàu, thành-phố nào cũng có tiệm nước, chổ nào cũng có tiệm nước, khu phố lớn nhỏ nào cũng đều có tiệm nước…Họ lập ra rất nhiều bang-hội và phân-chia các cơ-sở kinh-doanh, đại-khái, ví dụ như bang-hội Phúc-Kiến chuyên về tiệm cầm đồ, bang-hội Quảng-Đông chuyên về tiệm nước, bang-hội Triều-Châu lo về nhà hàng, khách-sạn…

Dọc theo các con sông rạch Bình-đông, Bình-tây là những vựa lúa khổng-lồ, là những khu-vực mà người Tàu tha-hồ được đầu-cơ, tích-trữ, ngoài lúa gạo, còn rất nhiều mặt hàng khác như khô, mắm, cau khô, dưa cải, xưỡng dệt, lò da… Khu-vực Chợ Kim-Biên thì có đủ thứ mặt hàng, nào sắt, nào đồng, nào nhôm và đủ loại máy mốc, các đồ phụ-tùng cơ-giới nội-địa cũng như nhập-cảng, lớn nhỏ đều có đủ cho đến những đồ gia-dụng từ ve chai, đồng-hồ cho đến những cây kim, sợi chỉ. Không có một gian hàng nào của người Việt xen vào được trong những khu-vực nầy mà chỉ có những người Việt đến để mua hàng của họ mà thôi. Tình trang nầy, sau thời Pháp thuộc vẫn còn được tiếp-tục và tiếp-tục mạnh vào thời-điểm ngày nay.

Để bảo-vệ cho những cơ-sở làm ăn nầy, họ tổ-chức những nhóm du-đảng riêng, bọn nầy gồm những thanh-niên mặt mày hung-tợn, võ-nghệ cao-cường, suốt ngày chỉ la-cà, ngồi ở quán nước, khi có nhu-cầu bảo-vệ bất cứ ở đâu thì bọn chúng phân-tán nhanh-chóng và đối-phó bạo-lực ngay, một trong số nầy là nhóm Mã-Thầu-Dậu, lừng danh du-đảng một thời ở chợ Kim-Biên Chợ-lớn. Vì vậy, những nơi nầy mặc-nhiên trở thành những đặc-khu tự-trị của người Tàu mà không cần bất cứ một văn-bản nào, dần dần sẽ giống như một nước Singapore trên đất Mã-Lai, được thực-hiện dưới một sách-lược “Tấm Ăn Dâu” trong mưu-đồ xâm-lăng “không cần tiếng súng” của bọn người Tàu Đại-Hán.

Kim-chỉ-Nam của họ trong kế-hoạch nầy là Con trai Tàu được quyền cưới vợ Việt-Nam, nếu muốn, còn con gái Tàu thì chỉ được lấy chồng người Tàu mà thôi. Có lẽ đó là chánh-sách một trăm năm trồng người của người Đại-Hán, vì theo chế-độ phụ-hệ, bên Nội thì gần còn bên Ngoại thì xa, con mang dòng họ cha và theo cha, cho đến một thời-điểm nào đó, người Tàu sẽ tràn-ngập đất nước và không chiến tự nhiên thành, nước Việt-Nam sẽ tự-nhiên trở thành một tỉnh, quận của nước Tàu, giống như mưu-đồ của bà Cù-Thị và Ai-Vương, hậu-duệ thứ tư của Triệu-Đà (năm 113 trước công-nguyên). Để thực-hiện giấc mộng bá-vương như thế, trãi qua mấy ngàn năm nay, qua biết bao nhiêu triều-đại và cho đến ngày nay, với sự tiếp tay của bọn Việt-gian cầm quyền, người Tàu luôn luôn thực-hiên liên-tục và nhanh-chóng chánh-sách trồng người của họ trên đất nước ta.

Từ ngàn xưa, do bản-chất về lòng yêu nước của người Việt-Nam rất mãnh-liệt và đặc-biệt hơn nhiều dân-tộc khác, cho nên, để chống lại âm-mưu Đại-Hán, trong dân-gian người ta thường luôn nhắc-nhở và bày-tỏ lòng kính-yêu quê-ngoại hơn là quê nội, đó là một hình-thức phản-ứng để sinh-tồn của người yếu thế. Điều nầy chúng ta thấy bàng-bạc trên khắp các tài-liệu văn thơ, vì thế mà suốt hơn một ngàn năm nô lệ, dân-tộc Việt-Nam tuy vẫn bị trồng người, nhưng không bị Hán-hóa.

Tóm lại, những khu-phố Tàu nói trên chính là nơi chứa-chấp và bảo-vệ, phát-triễn những ổ kinh-tài của chúng, đồng thời chứa-chấp và bảo-vệ những ổ sinh-hoạt của Việt-cộng tay sai để chống lại chánh-phủ Việt-Nam Cộng-Hòa. Những tên Việt-cộng đầu sỏ như Lê-Duẩn, Trần-Bạch-Đằng, Cao-Đăng-Chiếm, La-Văn-Liếm,v.v… đều có một thời ẩn-núp ở đây và được những tên Tàu giàu-có, nhiều thế-lực bao-che để điều-khiển những cơ-sở của chúng hoạt-động đánh phá miền Nam.

3.- Những phản-ứng của các chánh-phủ Việt-Nam Cộng-Hòa

Ngày lên cầm quyền, Tổng-thống Ngô-Đình-Diệm đã nhìn thấy hiễm-họa nầy, cho nên ông ra sắc-lệnh cấm người Tàu hành-nghề 18(hay 16?) loại công việc, kễ cả nghề hớt tóc. Lúc đó các bang-hội Tàu rất lúng-túng và thật sự bị xáo-trộn lớn-lao. Nhưng không biết sau đó họ vận-động thế nào mà TT.Ngô-Đình-Diệm lại ban-hành một sắc-luật khác là cho họ được tự-do nhập Việt-tịch, từ đó mới có danh-từ Người Việt Gốc Hoa và tình-trạng sinh-hoạt của họ trở lại như cũ, có nghĩa là đối với người Tàu, TT Ngô-Đình-Diệm đóng cửa trước, nhưng sau đó lại mở cửa hông. Cho nên chúng ta không ngạc-nhiên khi TT Ngô-Đình-Diệm bị quân-đội đảo-chánh năm 1963, ông và ông Ngô-Đình-Nhu tẩu-thoát vào Chợ-lớn, trước khi đến nhà thờ Cha Tam, hai ông đến nương-náo nhà của Mã-Tuyên, một tên Tàu trọc-phú lừng-danh ở gần cầu Ba Cẳng.

Thời Tướng Nguyễn-Cao-Kỳ làm Chủ-tịch Ủy-Ban Hành Pháp Trung-Ương cũng thế, ông Kỳ ra sắc-lịnh chống đầu-cơ, tích-trữ hàng-hóa, nhứt là lúa gạo và lập ra pháp-trường cát trước khu hỏa-xa, sát chợ Saigon, đem vua đầu-cơ tích-trữ lúa gạo Tạ-Vinh ra bắn. Hành-động nầy rất được dân-chúng hoan-nghin, nhưng sau đó, không biết được “dàn-xếp” ra sao mà sau vụ bắn Tạ-Vinh, chánh-phủ nầy cũng im luôn. Đầu-cơ tích-trữ thực-phẩm vẫn lộng-hành trở lại như xưa, người Việt gốc Hoa vẫn độc-quyền làm ăn giàu có như thời thực-dân Pháp và đại đa số dân-tộc Việt-Nam vẫn tiếp-tục với cuộc sống cơ-hàn.

Rồi chiến-tranh tàn-khốc do bọn Cộng-sản Hà-nội nhận lịnh các quan thầy Trung-Cộng và Liên-Sô đem đến, gây bao cảnh tang-thương chết-chốc và biết bao nhiêu thãm-trạng cho nhân-dân miền Nam, hàng triệu thanh-niên Việt-Nam phải bỏ mình nơi chiến-trận, trong khi thanh-niên “người Việt gốc Hoa” thì được bao-che trốn lính để tiếp-tục làm giàu và cưới vợ Việt-Nam. Những người lính chiến VNCH, sau bao năm tháng miệt-mài nơi chiến-trận, may-mắn được nghĩ phép vài ngày trở về thăm gia-đình và thành-phố, nhìn thấy những cảnh bất-công nầy, thì còn gì tái-tê bằng? còn gì nhục-nhả bằng? Còn những buồn tủi nào hơn?

Sau ngày mất nước 30/4/1975, nhiều tên trọc-phú người Việt gốc Hoa nầy lộ nguyên-hình là Cộng-sản nằm vùng, đi tiếp-thu và nắm giữ nhiều chức-quyền quan-trong, như vua lúa gạo Chợ-lớn Lữ-Triệu-Phú trở thành giám-đốc ngân-hàng Việt-Nam, Lư-Sanh-Thoại làm giám-đốc ngân-hàng Việt-Nam Thương-Tín, La-Văn-Liếm làm giám-đốc ngân-hàng ngoại-thương, Cao-Đăng-Chiếm làm trưởng ban quân-ủy thành-phố Saigon-Gia-định, Trần-Bình-Minh làm giám-đốc nhà máy cán sắt lớn nhứt VN là Vicasa ở Thủ-Đức. Xưỡng dệt vĩ-đại Vinatexco, nhà máy giấy đồ-sộ Thủ-Đức, v.v…đều do bọn Tàu trọc-phú Cộng-sản trá-hình nầy quản-lý. Chánh-sách trồng người của chúng có thêm nhiều điều-kiện thuận-lợi để phát-triễn mạnh hơn.

4.- Những kẻ tội-đồ:

Việc bạo-quyền Việt-cộng dâng đất ở vùng biên-giới Việt-Trung, dâng biển ở vịnh Bắc-bộ và dâng cả hai quần-đảo Hoàng-sa và Trường-sa cho Trung-Cộng cũng như việc mở cửa biên-giới cho người Tàu qua lại tự-do cho đến việc cho người Tàu nhập cảnh để khai-thác quặng Bauxít, cho thuê thời-hạn 50 năm những khu rừng ở thượng nguồn những con sông quan-trọng, tất cả đều nằm trong diễn-tiến của mộng bá-quyền Đại-Hán được thể-hiện dưới nguyên-tắc”Một Trăm Năm Trồng Người” của chánh-sách “Tầm Ăn Dâu” mà Trung-cộng quyết-tâm thực-hiện qua chiên-bài Thế-giới Đại-Đồng của Cộng-sản, khỏi phải nói, do Trung-Cộng lãnh-đạo.

Tội-đồ Hồ-Chí-Minh với tư-tưởng và giấc mộng làm tay sai cho Liên-Sô và Trung-Cộng nên đã học kỹ và gối đầu giường phương-châm nầy và chính bọn cầm quyền Việt-gian Cộng-sản hiện nay đã tiếp nối, thi nhau phát-biểu: xây-dựng nền kinh-tế theo định-hướng theo Chủ-Nghĩa Xã-Hội và tư-tưởng Hồ-Chí-Minh, mặc-nhiên cấu-kết với giặc thù phương Bắc và trở thành những tên buôn dân bán nước, tội-đồ truyền kiếp của dân-tộc Việt-Nam. Những sự tiếp tay đắc-lực của bọn tội-đồ Việt-gian nầy trong mấy mươi năm qua đã dẫn đến nhiều hiện-tượng cho thấy vấn-đề Việt-Nam sẽ bị Hán-hóa mà hiện nay chỉ còn là điều-kiện thời-gian.

5.- Trách-nhiệm của người bộ-đội:

Những người lãnh-đạo quân-sự Việt-cộng và cán-bộ, bộ-đội Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam cần phải nhìn thấy thực-trạng hải-hùng nầy để nhận-thức đúng vai-trò và trách-nhiệm của mình đối với dân-tộc và tổ-quốc để cứu nước trong hoàn-cảnh đen-tối nhứt của lịch-sử hiện tại, mạnh-dạng đứng về phía nhân-dân để hành-động như bộ-đội của các nước Cộng-sản Đông-Âu và Liên-Sô vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 đã làm được. Đừng để đất nước Việt-Nam bị rơi trở lại hoàn-cảnh “Một Ngàn Năm Nô-Lệ Giặc Thù Phương Bắc”, đừng để cho tập thể bộ-đội nầy bị nhân-dân và lịch-sử phê-phán là một loại quân-đội hèn-nhát, khiếp-nhược nhứt trong lịch-sử dân-tộc, chỉ biết phục-vụ cho một bè-lũ
lãnh-đạo bất tài, bù-nhìn, tham-nhũng và buôn dân, bán nước để củng-cố địa-vị độc-tôn, làm giàu bất chánh, mặc cho dân tình nghèo nàn, khốn-khổ, không chỉ bất-hạnh riêng cho người dân, mà ngay cả bản-thân và gia-đình của những người sĩ-quan và bộ-đội thấp cổ bé miệng quý vị cũng đều cùng chung số-phận.

Âm mưu chiếm đất của Trung Quốc qua kế sách “Phản khách vi chủ ”

Đăng bởi bvnpost on 02/03/2011

Hồ Bạch Thảo

Qua sử sách, đối với các nước nhỏ lân bang, chính sách Nhu viễn thường được các triều đại quân chủ Trung Quốc rêu rao. Nhu viễn hàm nghĩa mềm dẻo, dễ dãi đối với các nước xa xôi. Nhưng thực sự cái gọi là mềm dẻo chẳng tốt lành gì, nó nằm trong âm mưu thôn tính thời bình, qua kế sách thâm hiểm được ghi trong binh thư Trung Quốc với danh xưng Phản khách vi chủ.

Phản khách vi chủ là kế sách thứ 30 trong 36 kế; lẽ dĩ nhiên ngoài mặt người Trung Quốc chưa bao giờ nhận rằng họ đã áp dụng kế sách này trong việc bang giao với nước ta. Bởi vậy muốn thấy rõ mưu ngầm, người viết xin trình bày theo trình tự sau đây:

– Dịch nguyên văn tư liệu, nhắm hiểu rõ từng bước một của kế sách Phản khách vi chủ.

– Liên hệ với lịch sử hai nước, để thấy được Trung Quốc đã áp dụng kế sách này tại Việt Nam như thế nào


1. Nguyên văn và phần dịch kế Phản khách vi chủ

原文為:「為人驅使者為奴,為人尊處者為客,不能立足者為暫客,能立足者 為久客,客久而不能主事者為賤客,能主事則可漸握機要,而為主矣。故反客為主之局:第一步須爭客位;第二步須乘隙;第三步須插足;第四足須握機;第五步乃 成功 為主……」

Nguyên văn như sau:

Bị người sai khiến là nô, được người đối xử tôn trọng là khách, không thể đặt chân lâu là khách tạm, có thể đặt chân lâu là khách lâu bền; khách lâu bền mà không làm chủ được gọi là khách hèn; khách có khả năng làm chủ sự việc, dần dần nắm được chỗ cơ yếu tức là chủ vậy. Bởi vậy cục diện của Phản khách vi chủ như sau:

– Bước 1 chuẩn bị tranh khách vị,

– Bước 2 lợi dụng chỗ sơ hở,

– Bước 3 chen chân vô,

– Bước 4 vững chân nắm giữ guồng máy,

– Bước 5 thành công làm chủ.

2. Liên hệ về lịch sử bang giao Trung Việt dưới thời nhà Thanh:

Trong một bài khảo luận, không thể nói hết từ đầu đến cuối việc bang giao giữa hai nước, mà cả hai đều lập quốc lâu đời, có đến mấy ngàn năm lịch sử; bởi vậy xin nêu lên những sự kiện tiêu biểu về một thời, một địa phương. Thời: thuộc nửa đầu thế kỷ thứ 18; tại nước ta vào triều Lê Mạt với các vua Lê như Dụ Tông, Phế Đế, Thuần Tông, Ý Tông, Hiển Tông; lúc bấy giờ vua chỉ có tính cách tượng trưng, thực quyền nằm trong tay phủ chúa với các chúa Trịnh Cương, Trịnh Giang, Trịnh Doanh; riêng tại Trung Quốc lần lượt các vua Khang Hy, Ung Chính, Càn Long cai trị. Về địa lý: phía ta nằm trong các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, phía Trung Quốc thuộc tỉnh Quảng Tây.

Vào giai đoạn này đất nước ta nhiều loạn ly, gần kinh thành có các cuộc nổi dậy quan trọng như Lê Duy Mật, Nguyễn Hữu Cầu. Riêng tại vùng biên giới thì cha con Hoàng Công Chất, Hoàng Công Toản hoành hành tại miền tây bắc; con cháu nhà Mạc như Mạc Thành Trần từ huyện Tứ Thành, Quảng Tây trở về quấy phá tại Cao Bằng, ngoài ra Thổ quan châu Lộc Bình Vi Phúc Quan nổi lên tại 7 châu miền Lạng Sơn. Trước tình hình đó, triều đình hầu như không kiểm soát nổi an ninh vùng biên giới, việc tuần phòng gián đoạn, người Trung Quốc vượt qua biên thùy Việt Nam hầu như không bị cản trở. Họ là những dân nghèo sang lập nghiệp khai khẩn đất hoang, những dân buôn qua lại giữa hai nước, rồi lấy vợ lập gia đình để có chỗ tá túc dừng chân; một số làm trong các xưởng mỏ; còn một số khác, thì đục nước béo cò, cấu kết với các phe nổi dậy để làm loạn.

Căn cứ tờ tâu của viên Tuần phủ Quảng Tây Thư Lộ vào năm Càn Long thứ 15 [1750] cho biết biên giới giữa Việt Nam và Quảng Tây dài khoảng 2000 lý, thiết lập 3 cửa quan [Nam Quan, Bình Nhi, Thủy Khẩu] và 100 cửa ải, 120 đồn nhỏ. Nhưng thực sự biên giới không dừng tại đó, số đất đai do người Trung Quốc nêu trên xâm cư có chỗ sâu vào nội địa nước ta đến vài lý [1 lý = 0.58 km], có chỗ vào sâu đến 2,3 chục lý.

Như vậy qua tờ tâu lên vua Càn Long, Tuần phủ Quảng Tây đã xác nhận kết quả gặt hái được trong việc chiếm đất; nói một cách khác 3 bước trong kế Phản khách vi chủ gồm: chuẩn bị tranh khách vị, lợi dụng chỗ sơ hở, và chen chân vô đã thành công. Viên Tuần phủ này lại hứa sai 3 viên Tri phủ thuộc các phủ biên giới Nam Ninh, Thái Bình, Trấn An (1) bí mật kiểm tra, để có hành động tiếp:

Ngày Kỷ Hợi tháng 8 năm Càn Long thứ 15 [29/9/1750]

Tuần phủ Quảng Tây Thư Lộ tâu:

“Tra các châu, huyện thuộc 3 phủ Nam Ninh, Thái Bình, Trấn An có hơn 2000 lý tiếp giáp với An Nam. Trong đó đặt 3 cửa quan, 100 ải, trên 120 đồn, chỉ tùy đất mà bố trí phòng thủ; khác với biên giới miền tây bắc, có phân định rõ ràng trong ngoài. Có chỗ tuy ở ngoài ải nhưng vẫn là đất nội địa; cách đất Di xa thì 2,3 chục lý; gần thời vài lý không chừng. Từ trước tới nay những dân nghèo không có nghề ở trong nội địa đến đó làm nhà tranh, lấy đất cày cấy. Hiện nay An Nam thần phục, không có mầm mống gây hấn. Nhưng những loại dân nghèo này, đã sống ngoài ải; phía ngoài không có người câu thúc ngăn trở, trong nội địa thì không có nhân viên kê tra; không thể đoan chắc rằng bọn chúng không chứa chấp dân gian tại nội địa, dẫn dân phỉ bên ngoài đến đất Giao gây hấn. Vì bọn chúng canh tác nơi này đã lâu, không tiện đuổi về sinh thất nghiệp. Còn việc ruộng đất canh tác được bao nhiêu mẫu? Thôn xóm tại chỗ nào? Cách biên giới Di bao xa? Ðều nên lần lượt tra rõ. Từ trước đến nay không có viên chức đến ngoài ải, nếu hốt nhiên sai người đến tra khám, dễ sinh kinh nghi. Hiện ban dụ ra lệnh 3 Tri phủ Nam Ninh, Thái Bình, Trấn An, mỗi viên mật tra tình hình ngoài ải; không được để lộ ra chút nào; đến lúc đó sẽ trù tính kỹ rồi tâu riêng.”

Chiếu ban đã được nghe qua. (Cao Tông thực lục quyển 371, trang 18-19)

Ðến lượt Tuần phủ Thư Lộ cho thực hiện nốt hai bước ba, bốn: vững chân nắm giữ guồng máy, thành công làm chủ; cụ thể là cho trồng hàng rảo tre những vùng đã xâm canh, vĩnh viễn làm biên giới mới. Việc làm ngang ngược lộ liễu này đã bị dân ta phản ứng quyết liệt và đồng bộ bằng cách cho nhổ tre, dời bảng mốc giới hạn ruộng đất:

Ngày Tân Dậu tháng 6 năm Càn Long thứ 16 [17/8/1751]

Lại dụ các Quân Cơ đại thần:

“Theo lời báo của Tuần phủ Ðịnh Trường về vụ án trồng tre tại duyên biên Quảng Tây, qua lời bẩm trước sau của Hộ lý trấn Tả Giang Phạm Vinh, Tri phủ Thái Bình Bình Trị, có những lời ‘Bọn Di nhổ hàng rào tre, dời bảng ghi giới hạn ruộng đất, hiện đang nghiêm sức điều tra liệu biện.’…” (Cao Tông thực lục, quyển 393, trang 14-15)

Vua Càn Long ngỡ ngàng trước phản ứng này, bèn nêu lên hai giả thuyết: hoặc hành động đã quá tay, ngoài giới hạn trù liệu; hoặc binh dân Trung Quốc thực hiện sợ việc trồng tre cực nhọc nên phao tin như vậy; sau đó nhà vua ướm lời cho Tổng đốc Lưỡng Quảng từ Quảng Ðông sang giải quyết. Viên Tổng đốc cho rằng vì uy tín của triều đình không thể bỏ dở, nên đề nghị cho trồng tre tiếp một cách thận trọng, cùng xoa dịu dân biên giới nước ta bằng cách trị tội một vài người làm quá, nhưng từ chối đến nơi hiện trường, vì sợ dân tại đây lấy cớ có mặt y, rồi nổi lên đòi hỏi làm lớn chuyện:

“…Trẫm đã minh bạch phê rằng, việc phủ ngự Di bên ngoài cần trung hòa giữa khoan và nghiêm, để sau đó được yên ổn vô sự; bởi vậy không thể tỏ ra yếu với ngoại Di, cũng không thể tạo mối lo gây lắm chuyện, viên Tuần phủ cần thỏa hiệp liệu biện.

“Việc này bắt đầu từ Thư Lộ, báo rằng cẩn thận thông sức việc biên phòng, rồi một mặt tâu lên, một mặt thực hiện. Ðịnh Trường kế tiếp nhậm chức, tra rõ việc đang thực hiện; các viên chức giữ biên giới cũng nhân đó báo lên. Hoặc do binh dân giáp biên giới thừa cơ vượt chiếm đất Di, khiến cho người Di không phục; hoặc chính bọn binh dân biên giới thấy việc làm khó, nên cầu an không muốn trồng tre rồi đổ cho bọn Di, để mong công việc giữa đường bỏ dở; giữa 2 con đường đều chưa thấy định rõ, còn cái việc hai bên không yên ổn đã thấy khái quát.

“Yên biên thùy là nhiệm vụ trọng yếu của Ðại thần được phong đất, việc này chỉ một người lo không xuể; nếu không nhân lúc này trù hoạch cho tận thiện, tương lai di lụy cho địa phương thực bất tiện. Công việc thời Thư Lộ tại chức chưa làm xong, đến việc Di nước ngoài không tuân, không thể để đó không xét. Nay viên Tổng đốc Trần Ðại Thụ trông coi Lưỡng Quảng đã 2 hai năm, nhưng chưa đến Quảng Tây; trước mắt công việc tại Quảng Ðông đã vào nền nếp, hoặc nhân lúc rảnh đích thân đến Quảng Tây, xem duyệt việc biên giới, cùng với Tuần phủ và các trưởng quan giáp mặt bàn luận, tất có thể thấy được con đường ninh tĩnh lâu dài. Nếu như chưa tiện đến đó, thì cứ tâu lên sự thực. Hãy ra sức trù biện án này, không để đình trệ, nhưng cũng không nên tỏ ra quá khẩn trương, xử trí hợp cách việc sắp xếp biên thùy; cùng đem tình hình hiện tại nhất nhất tâu lên đầy đủ.”

Rồi [Tổng đốc] Trần Ðại Thụ tâu:

“Di Giao Chỉ vốn được coi là cung thuận, Thư Lộ bàn xin trồng tre, nguyên do muốn phòng việc lén vượt biên giới; tuy không phải là việc gấp nhưng đã cho khởi hành. Dân Di bèn cho nhổ đi, lại phá hủy hàng rào cũ cùng bảng mốc chỉ ruộng đất nội địa; xét về việc liên quan đến thể chế không tiện để yên. Theo kế hoạch hiện nay, việc trồng tre không nên dừng nửa chừng, mốc biên giới không thể không rõ ràng. Hiện nay thần đã hội bàn với Tuần phủ Ðịnh Trường, đợi đến ngày các ty, đạo khám đích xác; thì một mặt đem nguyên do việc trồng tre, nói minh bạch với các quan nước Di; một mặt ra lệnh các châu huyện Hán, Thổ biên giới, y theo những điều đã bàn định, trừ núi cao vách dốc không trồng được; kỳ dư chiếu theo biên giới mà trồng; không phạm đến biên giới Di (2) một chút nào, mà cũng không thoái nhường một tấc đất. Việc Thổ dân Bằng Tường trồng gian dối, xét theo luật trừng phạt, các viên chức quân lính làm điều trái sẽ phân biệt đối xử; nhưng phải báo cho Quốc vương, lệnh tìm ra những người nhổ tre, phá hàng rào và bảng mốc để trừng trị đến cùng.

“Tái bút: Việc này nguyên do dân nội địa trồng gian dối sinh gây hấn, còn người Di sau khi phá tan bảng hiệu, lại không gây sự thêm, chắc trong lòng đã biết sợ. Nếu bây giờ thần đến đất này, sợ dân vô tri sinh ra nghi và lo, có thể đưa điều oán cho Thổ dân (3), rồi sinh tranh giành, gây ra chuyện lớn. Thần xin tâu rõ rằng mùa đông năm nay sẽ tuần duyệt quân ngũ tại tỉnh Quảng Ðông, năm sau đến Quảng Tây duyệt binh, đợi đến lúc đó đến tuần tra duyệt xét các đồn ải biên giới.”

Nhận được chiếu chỉ:

“Việc liệu biện rất ổn.” (Cao Tông thực lục, quyển 393, trang 14-15)

Qua lời tâu của Tổng đốc Lưỡng Quảng, vua Càn Long đã hiểu được một phần tình hình; thấy việc dựng hàng rào tre làm biên giới mới không ổn, nên mười ngày sau nhà vua đưa ra một đạo dụ tỏ vẻ lưỡng lự, rồi bắt thuộc cấp phải điều tra thêm:

Ngày Tân Mùi tháng 7 năm Càn Long thứ 16 [27/8/1751]

Lại dụ:

“Trước đây Tuần phủ Ðịnh Trường tâu về vụ án trồng tre lại biên giới Quảng Tây, Trẫm đã truyền dụ cho viên Tổng đốc Trần Ðại Thụ, lệnh thừa lúc rảnh đích thân đến tỉnh Quảng Tây xem xét, cùng với Tuần phủ Ðịnh Trường họp mặt lo liệu. Nay nhận được lời tâu của Trần Ðại Thụ,, Trẫm nghĩ từ trước tới nay đặt hàng rào tường đá, nhờ vào đó để ngăn cách, nguyên đã có định giới, việc này không cần phải làm nữa. Nhưng Thư Lộ đã tâu xin làm rõ biên giới bằng việc trồng tre; nếu chỉ y theo biên giới cũ, không nhũng nhiễu đến dân Di, sao đến nỗi dân Di tự tiện phá hàng rào tre? Như vây chắc binh dân duyên biên mượn việc trồng tre thừa cơ xâm chiếm, để đến nỗi đám đông Di có hành động ngang ngược. Vì phương pháp chế ngự Di không thể tỏ ra yếu, nhưng cũng không được mượn việc xâm lăng để gây ra chuyện. Nay lại truyền dụ viên Tổng đốc, hãy tuân theo chỉ dụ trước, hội đồng với viên Tuần phủ, lấy sự công chánh mà tra xét, không thể riêng bao che ý kiến của binh dân, khiến cho lòng dân Di không phục. Nhắm để binh, dân đừng vượt biên giới xâm chiếm, dân Di cũng không có hành động làm càn; vĩnh viễn tuyệt mối gây hấn, biên cảnh được yên ổn.” (Cao Tông thực lục, quyển 394, trang 13)

Sau khi nhận được lời tâu tiếp của quyền Tổng đốc Lưỡng Quảng và Tuần phủ Quảng Tây, vua Càn Long thấy được sự nóng vội, thiếu chuẩn bị của viên Tuần phủ tiền nhiệm, nên giao sự việc xuống bộ để bàn tính kỹ:

Ngày Quý Tỵ tháng 9 năm Càn Long thứ 16 [17/11/1751]

Dụ các Quân cơ đại thần:

“Bọn Tô Xương, Ðịnh Trường tâu về việc ủy viên tra khám vùng duyên biên thổ châu Tư Lăng tỉnh Quảng Tây bị người Di nhổ tre, chiếm đất như sau: Tỉnh Quảng Tây và An Nam tiếp giáp, từ trước tới nay biên cảnh yên ổn. Năm ngoái [cựu Tuần phủ] Thư Lộ tâu xin trồng tre tại biên giới, để ngăn chặn việc ngầm vượt; một mặt tâu, một mặt giao cho các quan địa phương thực hiện. Cách thức làm chưa được trù hoạch tường tất, cũng không giao cho các viên chức phụ trách thanh tra ổn thỏa; nhân đó các viên Thổ mục Bằng Tường, Tư Lăng thừa cơ xâm chiếm đất Giao, khiến dân Di không chịu được. Rồi Thổ mục đưa việc nhổ tre, hủy tường a dua bẩm báo kể tội nước Phiên chống sự giáo hóa, không tuân sự ước thúc.

“Hiện cứ theo các viên Tuần phủ, Tri đạo tra xét rõ và kết luận, điều này trước hết do Thư Lộ khinh suất xướng xuất ra, rồi sau đó thực hành không tốt, nên gây ra chuyện. Các Tổng đốc, Tuần phủ nơi biên cương cần thận trọng chu đáo, để mưu đồ vĩnh viễn ninh thiếp; há lại tự ý hành động sai trái? Nay ra lệnh bộ xét bàn rồi tâu đầy đủ.” (Cao Tông thực lục, quyển 399, trang 24-25)

Sau khi tham khảo qua bộ, và nhận được lời tâu của Tuần phủ Quảng Tây Ðịnh Trường xin đích thân đến tận nơi khám xét; vua Càn Long sợ gây lớn chuyện nên bắt Ðịnh Trường hủy bỏ chuyến đi, cùng ngưng việc trồng tre, để biên giới như cũ:

Ngày Tân Dậu tháng 10 năm Càn Long thứ 16 [15/12/1751]

Dụ các Quân cơ đại thần:

“Tiếp được chỉ dụ về việc trồng tre tại biên giới, Ðịnh Trường [Tuần phủ Quảng Tây] xin vào đầu tháng 12 đích thân đến những địa phương quan ải khẩn yếu để tra khám; việc đi này thực không nên. An Nam là nước vốn cung thuận đã hơn một trăm năm, biên giới hai bên vốn đã có sẵn, hà tất lại đặt hàng rào, lắm phiền nhiễu; việc trồng tre không đáng làm. Nếu viên Tuần phủ đích thân khám việc biên phòng, nước Phiên nghe tin, không khỏi gây kinh ngạc, mà các Thổ ty trong nước cũng không khỏi nghi sợ. Không bằng để yên vô sự, là hợp cách. Huống chi lời tâu của Ðịnh Trường, nhân bởi nhận được dụ truyền, miễn cưỡng tuân theo, không phải ý thành tự trong lòng. Sự hiểu biết của Ðịnh Trường còn ít, phải biết học hỏi thêm để khuyếch sung.” (Cao Tông thực lục, quyển 401, trang 19-20 )

Cuối cùng quyền Tổng đốc Lưỡng Quảng tâu trình biện pháp thực hiện; rồi qua lời bàn của các Ðại học sĩ được vua Càn Long chấp thuận, nội dung cho đình chỉ việc trồng tre lập biên giới mới, cùng trừng trị và đày đi xa một vài Thổ mục đã làm quá tay, để tránh sự căng thẳng thêm trong tương lai:

Ngày Canh Ngọ tháng 11 năm Càn Long thứ 16 [24/12/1751]

Các Ðại học sĩ phúc tấu:

“Quyền Tổng đốc Lưỡng Quảng Tuần phủ Quảng Ðông Tô Xương tâu rằng ‘Thổ Tri châu Bằng Tường Lý Chương tuổi nhỏ, chú của y là Lý Tư Khôn quản lý việc trong châu, không ràng buộc được Thổ dân, để bọn thổ mục Trương Thượng Trung vượt biên giới trồng tre; khiến cho dân Di nhổ tre, phá hàng rào. Ðịnh đem bọn Lý Tư Khôn, Trương Thượng Trung phạt đóng gông; đem bọn Ải mục, đầu nhóm, thổ binh, doanh binh phạt đánh trượng có sai biệt; lại khu hoạch rõ ràng biên giới, cấm thổ dân chiếm để canh tác. Về việc những người Di tự tiện nhổ tre, hội ý với nước này tra cứu.’

“Tra xét án này nếu so sánh bọn Thổ mục Tư Lăng hùa nhau kết tội người Di phá tường chiếm đất thì tội trạng tương đối nhẹ, nhưng việc Lý Tư Khôn, Trương Thượng Trung gây hấn một cách sai trái; điều mà viên Tổng đốc nghĩ định trách phạt chưa đủ nói hết tội. Bọn Thổ mục này vốn tính ngang ngạnh, nếu vẫn cho lưu lại nguyên quán, sẽ mưu đồ phục thù gây sự. Nên đưa 2 phạm nhân đến châu huyện xa xôi an sáp, những điều khác nên y theo lời tâu. Riêng An Nam tương đối cung thuận, biên giới phân hoạch đã yên ổn từ lâu, nên đình chỉ ngay chuyện mượn việc trồng tre để làm vững rào giậu.”

Thiên tử chấp thuận. (Cao Tông thực lục, quyển 402, trang 5-6)

*

Qua các tư liệu trích dẫn, thấy được âm mưu chiếm đất tại biên giới phía bắc nước ta vào thế kỷ thứ 18, đã bị quân dân ta chặn lại thành công ở bước cuối cùng. Tuy nhiên bước quan trọng là chen chân vô trong Phản khách vi chủ thì người Trung Quốc đã thực hiện được; có nghĩa là đông đảo khách lâu bền [久客 cửu khách] không mời mà đến, vẫn ung dung sống tại vùng biên giới nước ta từ đời nọ qua đời kia. Ðiều này gây hệ lụy không nhỏ về sau; nhất là trong việc đàm phán về biên giới, vì trong những dịp này đại diện Trung Quốc thường đòi hỏi rằng người Trung Quốc ở đâu thì đất Trung quốc ở đó !

H. B. T.

(1) Phủ Nam Ninh có động Thiên Long, châu Thượng Tư giáp với tỉnh Lạng Sơn nước ta. Phủ Thái Bình có các châu như Ninh Minh, Tư Lăng, Tư Châu, Thượng Hạ Ðống, Bằng Tường, Hạ Thạch Tây, Thượng Thạch Tây giáp với tỉnh Lạng Sơn; sảnh Long Châu, châu An Bình, Ân Thành giáp với tỉnh Cao Bằng. Phủ Trấn An có các châu Hạ Lôi, Hồ Nhuân, Qui Thuận, Tiểu Trấn An giáp với tỉnh Cao Bằng.

(2) Di: Người Trung Quốc kỳ thị chủng tộc, thường gọi các nước lân bang là Di, hoặc Phiên.

(3) Thổ dân: chỉ dân thiểu số Trung Quốc gần biên giới.

Nguồn: Diendan.org

Thư của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ gửi Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9

Đăng bởi bvnpost on 02/03/2011

BVN nhận được lá thư ngỏ sau đây của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, đề nghị đăng lên trang mạng chúng tôi, nhằm thông qua phương tiện truyền thông internet đề đạt một số ý kiến khẩn cấp của ông đến các vị lãnh đạo cũng như toàn thể Quốc hội khóa XII, nhân kỳ họp thứ 9 sắp diễn ra, đồng thời cũng chuyển tải đến bạn đọc trong ngoài nước để rộng đường dư luận. Xin trân trọng công bố toàn văn lá thư của nhà cách mạng lão thành.


Bauxite Việt Nam



Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

——————————–


Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2011

Kính gửi: – Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư ban chấp hành TƯ Đảng-

Chủ tịch quốc hội;

- Các đồng chí Phó chủ tịch Quốc hội;

- Ủy ban thường vụ Quốc hội;

- Toàn thể đại biểu Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 9.

Tôi xin trân trọng đề nghị lãnh đạo Quốc hội và toàn thể đại biểu Quốc hội quan tâm đến một vấn đề cực kỳ bức xúc của nhân dân ta hiện nay, đó là vấn đề: “Cần sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.


Tôi xin được trình bày như sau:

A. Nước ta rất hẹp, người đông, môi trường, thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn ra vô cùng phức tạp. Cùng chịu những tác động chung của thế giới nhưng Việt Nam có những nguy cơ riêng biệt, nguy hiểm hơn, đó là dự báo của một số chuyên gia cho rằng nước biển sẽ tràn ngập một phần đồng bằng sông Cửu Long. Cũng tại khu vực này còn có hiểm họa nước ngọt và phù sa sông Mê-kông sẽ cạn kiệt, một trong những nguyên nhân là do các nước trong khu vực thi nhau làm đập thủy điện.

Những hiểm họa này, cộng với việc sử dụng đất đai phung phí, thiếu quy hoạch, làm diện tích đất trồng trọt suy giảm rất lớn qua từng năm, sớm muộn sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực của ta – nước đang xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Chúng ta đều biết: An ninh lương thực gắn liền với an ninh chính trị. Hiện nay nhiều quốc gia đang lao đao chính là do phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực và chính trị. Thực chất, nước ta phải nói đúng là vừa xuất vừa nhập lương thực và các sản phẩm nông nghiệp, đó là nhập ngô, đậu tương, chưa kể bột mì. Sản lượng xuất hàng năm đạt khoảng khoảng trên 3,2 tỷ USD. Một câu hỏi đặt ra là không hiểu tại sao, ngành nông nghiệp không tăng mạnh hơn nữa diện tích trồng ngô, đậu tương ở miền núi, Tây Bắc và một số khu vực khác. Có thể bán gạo đồng bằng, mua ngô từ miền núi, giảm bớt nhập khẩu ngô, đậu tương, chủ động cân đối giữa các vùng miền trong nước, giảm bớt nhập siêu.

B. Từ ngày nước ta mở cửa, đổi mới, phát triển đất nước toàn diện, nhà nước và nhân dân ta đã quy hoạch, dành ra một phần đất đai để thực hiện các nhu cầu phát triển mới, đó là điều cần thiết, không cần bàn cãi. Nhưng vấn đề cần bàn là có nơi lợi dụng việc này để sử dụng đất đai phung phí sai mục đích, sai đối tượng, sai địa điểm, sai quy mô. Đặc biệt, nhiều nơi thiếu cân nhắc khi sử dụng đất ruộng lúa. Điển hình có các dạng sai phạm sau đây:

1. Cho nước ngoài thuê đất đai để đầu tư, sản xuất, dịch vụ, có tỉnh có trách nhiệm với đất đai nên quy hoạch đúng vị trí, đúng quy mô, thời hạn; nhưng cũng có những địa phương thiếu cân nhắc thận trọng, dồn làng bản, khu phố lấy ruộng nước cho thuê quá rộng, quá dài, vượt cả quy mô, yêu cầu của dự án, cơ sở sản xuất, dịch vụ dẫn đến có chủ đầu tư đã đầu cơ bán lại đất đai, thu chênh lệch. Ai chiếm được nhiều, bán chênh lệch được nhiều, lại tái đầu tư chiếm thêm các diện tích đất đai khác, cứ như vậy nhanh chóng làm giàu và trở thành các đại gia bất động sản, được tiếng là hoành tráng nhất.

2. Một điều đáng buồn là ở một số thành phố lớn, có những vị trí “vàng”, phong thủy đẹp lại dành cho tư bản nước ngoài thuê dài hạn với giá rẻ để họ xây cất biệt thự, chung cư, bán với giá cắt cổ cho cán bộ, nhân dân ta. Chẳng những thế, họ còn khôn khéo huy động vốn của chính ta bằng mọi cách, như đưa ra quy định bắt người mua phải trả trước, cá biệt còn có cả cách vay tiền từ ngân hàng chúng ta. Đáng ra, những diện tích đẹp như vậy phải huy động các doanh nghiệp trong nước có năng lực đứng ra làm, chắc chắn họ sẽ thiết kế đẹp phù hợp với điều kiện của nước ta. Không nên lấy đất đai – là thành quả của nhân dân – làm giàu cho tư bản nước ngoài (chưa kể các doanh nghiệp nước ngoài luôn tìm cách chuyển giá, khai lỗ giả, chuyển lãi thực về nước, trốn đóng thuế tại Việt Nam) trong lúc người nghèo và cán bộ của ta chưa có chỗ ở. Hiện tượng này gây bức xúc lớn trong dư luận, rất cần chấm dứt, càng sớm càng tốt, sẽ được lòng dân.

3. Có thành phố, có tỉnh cho nước ngoài thuê đất phát triển quá nóng, cho phép xây 7- 8 sân golf, mỗi sân chiếm hơn 100ha đất, thậm chí có nơi chiếm cả đất trồng lương thực.

4. Có nơi cho nước ngoài thuê đất ở vị trí phong cảnh đẹp để mở sòng bạc. Nếu Nhà nước cho mở sòng bạc hiện đại, to lớn, làm sao cấm được nhân dân đánh bạc dù trước mắt có lợi nhuận. Đất nước Việt Nam ta dứt khoát không học theo cách này.

5. Cho nước ngoài thuê đất rừng để trồng cây nguyên liệu với giá rẻ mạt, có nơi Chính phủ đã hạn chế được, nhưng đáng tiếc là có nơi vẫn đang phát triển một cách khó hiểu, đây là sự thách thức lòng dân. Tại sao không đầu tư để nhân dân ta sản xuất?

Tất cả các loại hình cho nước ngoài thuê đất nói trên đều theo cơ chế “nhượng địa” từ 50-70 đến 90 năm, người dân Việt Nam bình thường, không ai được phép vào các khu vực đó!

6. Ở trong nước, mấy năm nay phát triển các khu đô thị quá nóng, ngày càng sa vào đấu thầu, đầu cơ, gây hiện tượng bong bóng đất đai. Một số đại gia và nhiều người làm giàu nhanh chóng bằng cách tước đoạt đất đai của nhân dân với giá rẻ mạt, vay vốn ngân hàng cũng từ tiền của nhân dân để làm giàu cho một số người. Không hiểu đây là cơ chế gì? Việc phát triển các khu đô thị là cần thiết, trước đây chúng ta cũng đã từng xây dựng các khu dân cư 5 tầng, có quy hoạch đồng bộ. Lúc bấy giờ, vật tư thiết bị còn đơn giản nhưng vẫn hình thành căn hộ phù hợp với nhu cầu của nhân dân. Bước sang đổi mới, chúng ta đã có hình mẫu quy hoạch khu đô thị Linh Đàm do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đầu tư xây dựng, bán theo giá hạch toán sòng phẳng, kết hợp giữa quản lý và sử dụng một cách hợp lý. Phải chăng việc đó đã không duy trì được? Việc phát triển theo cơ chế đấu thầu, đầu cơ gây hiện tượng bong bóng đất đai, nhà cửa khiến cho cán bộ nhân dân nghèo không đủ khả năng mua được nhà. Trong lúc đó, hàng loạt các khu đô thị chiếm đất ruộng, từ Từ Sơn – Bắc Ninh đến Hà Nội và nhiều nơi khác, khu đô thị nào cũng có hàng loạt biệt thự, đất đai hàng chục năm nay vẫn bỏ hoang, rêu phủ cỏ mọc, không biết là của ai, do ai quản lý? Có nhiều nơi bị găm hàng chục ngàn hecta, bỏ hoang để đầu cơ. Việc hao hụt đất đai sai lệch quá lớn.

Có người biện minh: Không sao! Năng suất, sản lượng tăng sẽ bù vào! Năng suất, sản lượng tăng là biện pháp sáng tạo, tích cực nhưng việc đó không thay được tính chiến lược, giá trị của đất đai. Tình trạng này còn tạo nên kẽ hở cho một số người dùng lợi nhuận từ chênh lệch giá trị trên chính đất đai của nhân dân, tích lũy đủ vốn lại khuếch trương lấn chiếm, mở rộng đất đai có giá trị ở nông thôn và các vị trí đắc địa ở các thành phố lớn. Cứ như vậy sẽ dẫn đến hậu quả gì? Cần cho tổng kiểm tra một cách minh bạch!

Đất đai là tài sản vô giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất của nông – công – lâm, là an ninh lương thực, an ninh chính trị. Tình trạng lộn xộn vừa qua đã tạo nên bất bình ngày càng tăng trong nhân dân, các vụ khiếu kiện đông người ngày càng tăng, là nguy cơ “ngấm ngầm” không thể coi thường. Sở dĩ có tình trạng trên là do trong Luật đất đai có sơ hở; Chính phủ phân cấp, phân công quản lý còn có thiếu sót; công tác thanh tra, giám sát còn mang tính hình thức, hiệu lực kém. Không ai dám lên tiếng thẳng thắn, nghiêm túc.

Quốc hội là cơ quan đại diện cho quyền lực cao nhất của nhân dân. Tôi trân trọng đề nghị Quốc hội hãy vì dân, do dân mà xem xét lại Luật đất đai để bổ sung, sửa đổi phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, của đất nước. Trong đề nghị của tôi, nếu có chỗ nào chưa phù hợp, mong Quốc hội lượng thứ.

Trân trọng cảm ơn.








Đồng Sĩ Nguyên

(Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; nguyên đại biểu Quốc hội các khóa I, IV, V, VI; nguyên Phó thủ tướng Chính phủ).

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Оди́н день Одиозного навоза (Một ngày trong đời của O.D.) – Kỳ 2

Posted on Tháng Ba 2, 2011 by truongthondlb1


Đinh Tấn Lực (danlambao) - Hôm rồi, thù tiếp thằng Đường Gia Triền. Bà nội nó! Mới ngoại giao sơ khởi một câu thì nó đã ra cái điều là cha con nó đầu đuôi biết ráo, nghe mà thiếu điều nuốt nước miếng cái ực. Nó nheo mắt bảo rằng: Đúng vậy. Chúng ta vui mừng thấy quan hệ hợp tác hữu nghị VN-TQ thời gian qua phát triển hết sức tốt đẹp trên các lãnh vực, đặc biệt là từ khi lãnh đạo VN đã lần lượt trải qua những đêm-ngắn-tình-dài/sở-cầu-như-nguyện ở Tử cấm thành…

Mà lạ cái là thằng nào/con nào ở Trung nam hải qua đây cũng đều cố ý khơi gợi chuyện… lâm li! Như thử nhắc chừng cho cả lũ khỏi mắc cái bịnh Eo-dzai-mơ vậy. Mẹ nó, thằng nào chế ra cái từ “thù tiếp” này thiệt là chuẩn không cần chỉnh! May mà TTXVN đã nhanh nhạy thay đổi khúc đuôi mèo quào/chó quấu đó thành một áng văn chương chiêng trống ngất trời: “…đặc biệt từ khi lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất đưa quan hệ Việt-Trung lên tầm đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ hợp tác 2 nước trên các lãnh vực đã đi vào chiều sâu và mang lại hiệu quả thiết thực”. He He. Đi vào chiều sâu đúng là cũng có cả năm bảy đường… He he!

Phải nói đó là điểm son của thằng Tạ Ngọc Tấn, kêu bằng dù vụng chèo nhưng khéo chống, nghĩa là đếch biết dư luận tên gì, ở đâu, mấy đứa, nghĩ ngợi/nói năng ra sao… nhưng vẫn luôn chứng tỏ là có nỗ lực không ngừng nghỉ về việc lèo lái, tiếng chuyên môn kêu bằng định hướng, cho thứ dư luận chỉ quen nói sao nghe vậy thời màn sắt màn tre!

Điểm son thứ nhì của tờ TCCS này còn cần phải lưu tâm nữa là nó biết cách sắp xếp thứ tự các bài viết mà dòm vô là cho dù có hơi bị ngu ở bất kỳ một chỉ số nhất định nào cũng phải thấy ra cái thực quyền và thực lực nằm ở đâu. Cứ đọc 3 cái tít này ở trang bìa mục lục, khắc rõ:

· TT Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp nguyên Ủy viên Quốc vụ TQ Đường Gia Triền

· TBT, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn Bộ Kế hoạch Campuchia

· Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị Thường trực Ban Bí thư: Cơ quan tuyên giáo và đội ngũ các cán bộ làm công tác tuyên giáo có trách nhiệm lớn và vai trò quan trọng

Vậy đó, tầm thằng Lú thì chỉ có thể tiếp “ngài Chay-thon”, và nhận chừng đó “lời thăm hỏi thân thiện của Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-mu-ni; các Xăm-đéc: Chia Xim, Hun Xen, Hêng Xom-rin…” là chấm xuống hàng, thụt vô 2 cột, hết!

Còn hễ tít càng dài thì chuyện càng “cần nêm thêm dăm ba cần xé muối”! Mà cỡ Tư Sang thì bấy nhiêu kể ra cũng đã quá sức nó rồi. Không tin thì cứ thử kêu nó giải thích cái phương châm Tuyên giáo 2010 là “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, nhân cái đẹp, dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi tiêu cực”… coi nó nói sao, là biết ngay thôi! Có khi nó líu lưỡi thành “xóa cái đẹp/dẹp cái xấu/bấu cái lai quần mà giữ ghế/chế cái tủ sắt mà giữ tiền”, hổng chừng!

Hồi trước đại hội, nó hí hửng khui cái vụ Vinashin cho rùm beng bát nháo lên, tưởng đâu là đảo chánh bung vành/thành công tràn tới/thắng lợi nơi nơi phen này, có dè đâu hổng cẳng, may mà phước đức ông bà còn cho nó trụ lại ở cái chỗ đặt đít của thằng Triết thước mốt lau nhau/láu táu vang danh bốn cõi về vụ phân hóa nhà nước Obama và chia ca thức ngủ với Cuba. Rõ là nó ngu từ Vàm cỏ đông qua Vàm cỏ tây, rồi ngu tới Kampong Rou luôn thể! Thức mà cầu-được-ước-thấy/nhất-dạ-đế-vương/trên-giường-dưới-thảm… thì còn có tình có lý, chứ thức với thằng cu ba ôm cu con (chân chính) như nó thì thức làm chó gì cho sắp nhỏ nó cười ruồi?

Vậy đó, cái ngữ như vậy thì mong gì là trò với chẳng trống? Cho nên, đụng tới vụ điều hành là cả nước sẽ thấy ngay thằng nào trên bờ/đứa nào dưới ruộng.

Nói thiệt, đếch phải khí khách hay khoe mẽ cái chó gì, chứ cả lũ như vầy thì làm sao chờ đợi được đứa nào đủ trình để đứng ra chủ trì một Hội nghị trực tuyến nhằm triển khai nghị quyết của chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội?

Nội nhiêu đó thôi cũng đủ thấy tầm cỡ của 3 điều dứt khoát về thắt chặt tiền tệ và chi tiêu, mà, chẳng cần thằng Hùng “bầu-không-kịp” bày vẽ, tăm tiếng của thủ tướng cái chánh phủ này đã vang dội tới đâu, trong cái tình hình ngàn cân treo sợi tóc của lượng dự trữ ngoại tệ chỉ còn tương đương với 5 tuần nhập khẩu hiện nay?

Dẹp thằng Doanh qua một bên đi. Giờ mà nói tới ngài TT Dũng là phải nhớ ngay cái dứt khoát không thả nổi tỷ giá và dứt khoát chấm dứt tình trạng đô-la hóa thị trường. Úi chà, cái câu kết (dứt khoát thứ ba) của hội nghị trực tuyến đó mới hùng hồn/thuyết phục/xách động và thắm thiết he he …đếch chịu được: “Chúng ta hoàn toàn có thể làm được việc này và trên thực tế năm 2008 là năm cực kỳ khó khăn song chúng ta đã làm được việc này. Dứt khoát các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty nhà nước phải bán tất cả các ngoại tệ có được cho ngân hàng nhà nước, không găm ngoại tệ gây khó khăn cho đất nước”. Chỉ cần một cái chú thích nhỏ đính kèm là các Tập đoàn kinh tế khủng vừa nói đó không bao gồm Vinashin, nhá! Còn nếu muốn xôm tụ hơn nữa thì đóng khung thêm một câu phân tích cặn kẽ đầy tính danh ngôn khác là: ”Nếu không điều chỉnh (giá xăng/điện/nước) thì nền kinh tế (nó) méo mó quá”!

Mà, nói nào ngay, cũng chẳng thể trách lũ này, nó không ngu vậy thì làm sao cậu Ba còn được ngồi đây? Cái cơ chế này nó vậy thì người ngợm nó vậy, không mong khác được, cũng chẳng đòi hơn được. Thằng nào cũng lấy quỹ sắm iPhone/iPad 3 gờ, thậm chí cả 4 gờ, song, chỉ để lấy le với bồ nhí thôi chứ mấy đời mà bọn nó chịu khó lướt mạng đọc tin, mở mang đầu óc.

Nói không phải thách, chứ đố thằng nào giờ này hay tin thằng bộ trưởng ngoại giao Albert cái mốc xì gì đó của Phi-líp-pin đã qua tận Ly-bi, dẫn đầu đoàn công-voa 55 chiếc xe buýt sơ tán công dân Phi xuyên qua 20 nút chận để ra khỏi thủ đô Tripoli?

Rồi ngó lại mình coi, chừng đó thằng trong cả trăm cơ quan “chức trách” mà có đứa nào nghĩ gì về chuyện bảo vệ hàng vạn công nhân hợp tác xuất khẩu của ta đang lao động bên đó, nói cóc chi chuyện nghĩ tới giải pháp sơ với chẳng tán?

Mẹ nó. Ngu thiệt. Chỉ nội cái chuyện gửi thư khều quẹt nhờ vả Tổ chức Di trú Quốc tế IOM “giúp đỡ/tài trợ” phí vận chuyển công nhân Việt ra khỏi thủ đô của Ly-Bi thôi, nghĩa là vừa có tiếng rung rinh/vừa có tiền rủng rỉnh, mà cũng đếch thấy thằng nào sáng tạo nghĩ ra để đề xuất kiến nghị, cứ ngửa cổ hả họng đợi trên chỉ đạo, nhắc xuống thôi. Tới chừng triển khai mới bắt đầu tính toán coi mỗi công nhân về nước thì được hỗ trợ bao nhiêu tiền chùa cho cân bằng với “phí hành chánh” (vô hình) suốt dọc đường dây! Tổ cha nó! Thằng Phạm Quang Nghị có cái danh ngôn để đời là “nhân dân dạo này ỷ lại vào nhà nước quá mức”. Thiệt ra cả cái chánh phủ này cũng có khác chỗ nào đâu?

Mụ nội lũ này! Đã biểu là hẹn với đám đối tác Hàn Quốc ở sân gôn Vân Trì cho gần, vậy mà cũng để cho nó kì kèo nài nỉ ra tuốt Vân Sơn xa lắc này. Ở đây bít-tết đã bết vì không dám xài thịt bò nhập, lại còn thêm cái kém dưới mức chịu đựng nữa là không có vang Georges de Latour của Beaulieu Vineyard. Nó qua đây thì cứ đặt phở tái sống thịt bò Kobe đãi nó, bằng không cũng là lúc-lắc-bơ-muối-hột, chứ mắc mớ gì phải nhá cái thứ cơm trộn dolsot bibimbap với rượu đế Soju quốc hồn quốc túy cóc khô gì đó của nó? Mà nè, đổi chỗ như vầy thì có kịp di dời cái menu “chân dài giữa trưa” qua đây không? Vậy sao? Qua được nhưng nó không “mặn” à? Thiệt là ngu và hèn hết biết cái lũ này! Thôi để đó tao! Bảo thằng nào đó pha cho tao một tách hồng sâm coi, bữa nay đi gấp quá quên mẹ nó chuyện mang theo viên thuốc thần màu xanh. Có đóng vai thằng Tiger Wood đào hoa ngay trên cái sân gôn hữu tình này thì cũng đã chết thằng tây nào đâu mà lo?

Sao, …Vụ gì nữa đó? Trời đất! Còn chỗ nào cho tụi bây ngu thêm nữa không chớ? Bắt thì cũng được đi, nhưng mà nó có sư đoàn/biệt đội/xe tăng/đại pháo nào trong tay đâu, sao lại phong thánh cho nó bằng bản tin cực ngu về cái lý do bá láp là bởi nó “có chỉ dấu hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” này nọ? Mà lại ngay vào lúc VN đang nỗ lực đăng ký ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2013-2016? Hôm trước tao đã bảo thằng Anh với thằng Rứa cấp tốc giáo dục lại 2 bộ phận “mặt tiền” của chánh phủ là báo chí với công an, là chỗ nhân dân ngó ra người ta ngó vào, mà suốt tuần cứ lo hẹn hò với cá độ, có thằng đách nào chịu nghe đâu?

Thử hỏi, hè nhau rần rần cầm đèn chạy trước xe lửa, rằng “Chính phủ và bộ GTVT đã giao cho Tổng Cty đường sắt VN tiếp nhận hỗ trợ từ JICA để lập dự án đầu tư xây dựng 2 đoạn đường sắt cao tốc”… Hay chuyện diễu dở thằng Huỳnh Đảm “xin thôi chức”… Rồi, cùng một chuyện ghìm cương lạm phát mà để cho thằng Vũ Viết Ngoạn nói thế này, thằng Bùi Kiến Thành nói thế kia, thằng Cao Sĩ Kiêm nói thế nọ, tới thằng Nguyễn Văn Giàu nói thế khác, chẳng đâu vô đâu ráo… Đã vậy, còn đăng nguyên xi lời tuyên bố của thằng Phan Bá, rằng “Vẫn chưa có vụ nào xử lý được người đứng đầu từng để xảy ra tham nhũng”, rồi lại đi nguyên con bản tin thằng Đào Trực Thực tự tử, cũng ở cái VP Ủy ban Kiểm tra TW cùng chỗ với thằng Phan Bá đó… như vậy là khôn hay ngu??? Là khôn hay ngu chứ??? Có thằng đách nào chịu khó nghĩ cách khóa ngay đường truyền internet và điện thoại của bọn truyền thông nước ngoài không? Có thằng đách nào chịu khó ngồi xuống vạch ra phương án đối phó với bọn Trâm Oanh/Huân Nguyễn đòi về đây để ra tòa làm chứng không?

Thử hỏi thêm một vụ khác, dập cửa xe cho què cẳng thằng tham tán chính ủy Marchant của Mỹ ở Huế như vậy là lợi hay hại??? Là lợi hay hại chứ??? Có đứa nào biết rằng làm vậy chỉ tổ gây phiền thêm cho em Phương Nga mất công pạc-xơ-cờ/thanh minh thanh nga bốn phương tám hướng không? Đã bảo đừng có chọc mụ phù thủy Hillary đầy dẫy âm binh chất xanh lẫn chất xám (xém làm tổng thống Mỹ) đó mà đách thằng nào chịu nghe! Tới bác Hồ (Cẩm Đào) qua Mỹ mà còn phải ngậm tăm như Quách Tĩnh xuống nước đó không thấy sao? Giờ thì bây đã mở con mắt ra mà dòm mà thấy chưa? Chỉ cần một mình cái thằng cóc cắn Michael Orona cái mả mẹ gì đó của sứ quán Mỹ thỏng tay qua Bộ ngoại giao của ta là bên công an phải mở cửa khám Phan Đăng Lưu ra thôi. Tức là tới phiên thằng Mỹ bảo sao phải nghe vậy đó, biết không? Kêu thằng Nguyễn Quốc Cường ở Đi-Xi với thằng Vũ Dũng ở Houston coi đó mà học xách dép cho nó! Lo chuẩn bị để đối đáp với lời đe ASEAN của thằng Từ Vận Hồng ở Bắc Kinh về kế hoạch 7 bước chống Mỹ của nó đi là vừa!

Mẹ nó! Thế giới nó đang mùa bội thu hoa lài hoa sói rần rần. Thằng Michael Elliot, trong bài Học Cách Yêu Cách Mạng đang trên báo TIME mới nhứt, viết rằng: Chống tham nhũng “là một động lực đặc biệt rõ rệt cho thay đổi ở Li-Bi”. Riêng ở đây thì vòng ngoài là Facebook với Twitter râm ran rậm rật, còn vòng trong là một lũ chuyên gia rắc lông ngỗng loi nhoi lúc nhúc như công an giả dạng lưu manh ngoài chợ, vậy mà không lo gia cố tường lửa, phong tỏa đám Dân Làm Báo, hay lên phương án phòng thủ sân tòa ngày xử tay luật gia họ Cù… cứ ở đó mầy mò ba cái vụ cung ứng điện mùa khô, 4 năm học tập theo gương đạo đức, hay ở đó mà đánh giá Chiến lược Phát triển Thanh niên 2003-2010! Coi chừng cái đám thanh niên nó tự phát triển và lũ lượt cắm hoa trên đầu súng máy trong mùa hè này thì có nước ngậm miệng kêu thầm “Lài ơi!” đó nha!

Bực cái mình quá đi! Đứa nào đó, điện về kêu thằng chánh văn phòng chuẩn bị gấp cho cậu Ba một chuyến công du thư giản ở Bắc Kinh, ngay khi QH chính thức hóa chức vụ TT nhiệm kỳ tới. Nhớ là lần này tháp tùng phái đoàn có cả anh Tư Kiên, để thủ tướng đền ơn vị ân nhân từng cứu mạng thủ tướng giữa mênh mông tràm đước bằng cái cối giã gạo gỗ mù u hồi ở bưng cuối năm 1969, nha! Sau chuyến trình diện đoản-dạ-trường-tình ở Tử cấm thành đó rồi mới sang Mỹ gặp Obama và em Phương Nga. Trên đường về sẽ tạt qua thăm đại tướng.

Còn vụ Hồ Đức Việt để tin nhắn hồi nãy thì biểu nó chuẩn bị tối nay tao sẽ ghé nhà nó có việc, không bàn qua phôn được. Nói nó triệu tập sẵn cả đám thằng Hội (Bitexco), Trầm Bê (nhà băng Phương Nam), Tiền (nhà băng An Bình), Bắc Hà (nhà băng Đầu Tư), Kiên (nhà băng Á Châu), Mười Rua (nhà băng Sài Gòn) Hùng (Lilama), Ngọc Minh (Tổng Cty Hàng Không VN), Don Lâm (Vinacapital), Hùng (Savico), Gia Bình (FPT)… con Lâm (Cty Hoa Lâm), con Hiền (Cty Bình An Cần Thơ), con Nga (Cty Vinh Hạnh/Vincom)… rằng cậu Ba sẽ có lời căn dặn về các chuyện tiền xung/hậu sự hoa lài. Nghe rõ chưa?

Alô! Hùng đó hả? Nghĩ tiếp về cái vụ bàn riêng với nhau hôm trước đi. Thời buổi cập rập lắm rồi đó. Phải liệu chừng đoán gió để lựa chiều là vừa đó nha Hùng. Trước mắt là không cần giữ đách gì ráo, kể cả cái lá cờ. Đừng đợi tới lúc bầu quốc hội, có khi nhảy không kịp đó. Coi mòi tụi nó chọn mục tiêu “chiếu tướng” bằng cái câu hỏi thắt họng “Độc tài một thằng hay độc tài cả lũ?” rồi đó nha. Phải xoay nhanh mới đẻ kịp cái thằng En-sin nội hóa đó! Chiều mai ghé nhậu tay đôi được không? Vậy đi nha!

01/03/2011

Blogger Đinh Tấn Lực (danlambao)

NGƯỜI RÚT TRUNG QUỐC ĐÃ RÚT CHẠY KHỎI LIBYA NHƯ THẾ NÀO ?

Claudia Wanner, Hong Kong
Người dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Blog Phamvietdaonv:Trung Quốc là một trong những nước sớm ban hành chú trương xuất khẩu lao động ra nước ngoài; Và trong sự cố rủi ro của thị trường lao động tại Libya vừa qua, cùng với Việt Nam và nhiều quốc gia khác, Trung Quốc là một trong những nước chịu tổn thất lớn…Có điều họ tỉnh táo hơn chúng ta, họ đã kịp thời rút sớm lao đông của mình về nước khi tình hình Libya chưa đến mức dầu sôi lửa bỏng. Điều này cho thấy bộ máy quản lý lao động nước ngoài của Trung Quốc mẫn cán như thế nào; Điều này cho thấy công lao của lực lượng tình báo đối ngoại của Trung Quốc giỏi giang như thế nào trong việc phát hiện sự bất ổn về chính trị ở các quốc gia khác để giúp Chính phủ giải quyết những rủi ro trong các chính sách kinh tế…
Xin giới thiệu bài viết sau đây do bạn Nguyễn Xuân Hoài gửi cho Blog Phamvietdaonv…


Lao động Trung quốc ở Libya lên đường về nước

Giới lãnh đạo Trung quốc thúc dục các tập đoàn của mình tăng cường bành trướng ra nước ngoài. Các doanh nghiệp đã ngoan ngoãn vâng lời và tăng cường đầu tư, trong đó có cả ở châu Phi. Xuất phát từ cuộc cách mạng ở Libya Bắc kinh bất ngờ phát hiện về những rủi ro đối với chính sách Đế quốc kinh tế của mình.
Ông Xu Zhiqiang và các đồng nghiệp của mình cuối cùng cũng tới được cảng biển ở Bengasi. Từ đây họ sẽ được một chiếc tầu thủy của Hy lạp mang tên "Hellenic Spirit" đưa đến thủ đô Athen, tuy nhiên khi gần tới đích thì nhóm lao động người TQ này đã bị một toán vũ trang chặn lại, súng lăm lăm trong tay, chúng cướp xe ô tô, va li hành lý cũng như tiền bạc của họ. Ồng Xu, một nhà quản lý cao cấp của Công ty cơ khí xây dựng giao thông Trung quốc (CCCEC) nói "Chuyến đi cực kỳ nguy hiểm, nhưng thật may mắn là cuối cùng thì mọi người của công ty chúng tôi đã vượt qua được chặng đường này". Tập đoàn xây dựng giao thông có 3000 lao động người TQ làm việc tại Libya, trong đó có hai dự án lớn về xây dựng tuyến đường sắt. Tuy nhiên con số này chỉ chiếm không tới 10% số người TQ mà cách đây một tuần còn có mặt ở đất nước Bắc Phi này: TQ có trên 36.000 lao động tại đây. Lao động TQ chủ yếu làm việc tại các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở cỡ lớn, xây dựng nhà ở hoặc dự án khai thác dầu mỏ. Hiện tại đã có khoảng trên dưới một nửa số lao động này rời khỏi Libya bằng xe buýt tới vùng biên giới giáp Ai cập và Tuynidi hoặc đi bằng tầu biển tới Hy lạp, Malta hay Thổ nhĩ kỳ. Từ đây họ sẽ được chuyển về nước. Hoạt động cứu trợ hiện vẫn đang tiếp diễn.
Từ nhiều năm nay chính phủ TQ kêu gọi các doanh nghiệp lớn hãy "vươn ra thế giới" và đây là lần đầu tiên người ta phát hiện những rủi ro của chính sách này. Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đã hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ. Nhưng một tỷ lệ đáng kể đầu tư của các doanh nghiệp TQ cũng như các dự án mà họ đã dành được đều đưa lực lượng lao động TQ sang thực hiện. Tuy nhiên địa bàn hoạt động đầu tư này lại tập trung nhiều ở những khu vực thiếu an toàn về chính trị như ở: Angola, Myanmar, Sudan và Zimbabwe.
Đối với Libya vấn đề đặt ra là liệu người TQ có tính toán sai lầm hay không, liệu sau khi thay đổi chế độ thì TQ có bị chỉ trích vì đã có quan hệ hữu nghị với chính quyền cũ và vì vậy phải bỏ các dự án của mình hay không.
Một trường hợp tiền lệ cho các chiến dịch quân sự trong lương lai
Để di tản được người của mình đến chỗ an toàn chính phủ TQ đã buộc phải tiến tiến hành một bước đi không bình thường. Họ đã điều tầu chiến "Xuzhou" thuộc hạm đội thuộc diện hiện đại nhất của Quân đội Nhân dân TQ từ Ấn độ dương tới Địa trung hải để hỗ trợ cho chiến dịch cứu trợ này. Tuần trước chủ tịch Trung quốc Hồ Cầm Đào đã chỉ thị các cơ quan hữu quan "phải làm tất cả để bảo đảm tính mạng và tài sản của công dân TQ ở Libya."
Các nhà quan sát cho rằng, việc huy động tầu chiến vào chiến dịch cứu trợ này có thể làm thay đổi toàn bộ chính sách an ninh của TQ. Andrew Erickson thuộc hãng phân tích China Signpost cho rằng „Các quan chức Trung Quốc đã tạo ra một tiền lệ cho các chiến dịch quân sự trong tương lai, một khi tính mạng và tài sản của người TQ ở nước ngoài bị đe dọa.“ Những hành động loại này cho đến nay là không bình thường. Khi thực hiện đầu tư ở nước ngoài người TQ chủ trương giữ trung lập về chính trị. Vấn đề quan tâm hàng đầu của họ trước kia cũng như tới đây vẫn là vì các lợi ích kinh tế , cũng như tiếp cận được các nguồn tài nguyên hoặc vì các dự án mà các tập đoàn TQ đã nhận được.
Chiến lược không can thiệp này đã giúp TQ rất nhiều, nhất là ở châu Phi. Khác với nhiều quốc gia phương tây, Trung quốc không gắn các dự án viện trợ phát triển với những cải cách về chính trị - và rất hào phóng trong việc cấp tín dụng: theo tính toán của Brookings Institution ở Hoa kỳ thì Ngân hàng phát triển TQ (China Development Bank) và Exim Bank trong hai năm qua đã dành tới 110 tỷ đôla cho các tín dụng phục vụ viện trợ phát triển - cao hơn viện trợ của Ngân hàng thế giới 10%.
Vụ đàn áp ở Thiên an môn được coi là một tấm gương
Theo Hugo Williamson thuộc Risk Resolution Group của Anh thì trong trường hợp Libya người TQ đã tỏ ra dè giặt trong một thời gian dài trong việc phê phán nhà độc tài Muammar al-Gaddafi và cuộc đàn áp đẫm máu của ông ta đối với những người phản đối. Cũng phải nói rằng chính phủ cũng không hài lòng khi Gaddafi đã viện dẫn vụ đàn áp ở Thiên an môn năm 1989 và coi đó là một tấm gương.
Với chủ trương trung lập của mình chính phủ TQ tìm cách để làm cho các dự án do các tập đoàn TQ đảm nhiệm không bị bao phủ bởi những cân nhắc chính trị. Theo số liệu chính thức thì TQ có 75 doanh nghiệp hoạt động tại Libya, đầu tư của các doanh nghiệp này vào các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở và khai thác dầu lên tới 14 tỷ đôla:
Doanh nghiệp xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông CCCEC là một trong những nhà đầu tư lớn nhất với 4,8 tỷ đôla, trong đó có dự án xây dựng tuyến đường sắt dọc bờ biển và dự án khổng lồ về xây dựng nhà ở .
China Railway Construction tham gia hai dự án đường sắt lớn khác với tổng đầu tư lên đến 5,2 tỷ đôla.
China Civil Engineering Construction thực hiện dự án thuỷe lợi khổng lồ ở phía đông Sahara.
China National Petroleum khai thác dầu mỏ và xây dựng đường ống dẫn dầu . Ba phần trăm lượng dầu mỏ mà TQ nhập khẩu xuất sứ từ Libya.
Các tập đoàn Huawei và ZTE lắp đặt hệ thống hạ tầng cho ngành viễn thông.
Trong quá khứ đôi khi đã có những biểu hiện ái ngại, khó chịu trước sự hiện diện nổi bật của TQ. Cách đây một năm bộ trưởng ngoại giao Libya Musa Kusa đã cảnh báo về một "sự xâm lược của TQ trên lục địa châu Phi" và ông cho rằng "Điều này làm chúng ta nhớ lại ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân đối với châu Phi."
Bất chấp những ý kiến trên, ông Ben Simpfendorfer , một chuyên gia tư vấn doanh nghiệp cho rằng: "khi tình hình Libya ổn định trở lại TQ sẽ không hạn chế sự hoạt động của họ ở đây ". Trong khi đó các doanh nghiệp phương tây sẽ rất e ngại cử nhân viên của mình trở lại Bắc Phi. Điều này sẽ tạo thêm cơ hội để người TQ trám vào các chỗ trống về hạ tầng cơ sở và khai thác dầu. Tuy nhiên số lượng lao động nước ngoài làm việc tại khu vực này có thể sẽ giảm. Xét cho cùng thì số lượng lớn thanh niên bị thất nghiệp ở các quốc gia Bắc Phi là một trong những nguyên nhân làm nổ ra sự chống đối. Có nhiều khả năng các doanh nghiệp TQ tới đây sẽ phải thu nạp nhiều hơn lực lượng lao động tại chỗ vào các dự án của họ.
Theo Spiegel 3/2011

Du lịch Việt Nam: Không an toàn với bất cứ loại giá nào

2l92xds.jpg

"Lỗi NHÂN SỰ" đã được chính thức
dùng để đổ cho tai nạn thảm khốc làm đắm một chiếc
thuyền trên vịnh Hạ Long làm thiệt mạng 12 người vào tuần
trước. Chắc chắn đúng là thế. Nhưng chính xác là lỗi của
ai?
Viên thuyền trưởng 22 tuổi - người không chìm theo chiếc
thuyền - và một thuyền viên của mình đã bị khởi tố tội
cẩu thả, theo một tường thuật ngày 21 tháng Hai. Van nối hệ
thống làm mát máy với nước biển đã được mở suốt đêm,
khiến nước tràn vào lòng tàu. Chiếc thuyền Biển Mơ
bị chìm bất thình lình vào khoảng 5 giờ sáng. Mười một
người nước ngoài và một hướng dẫn viên người Việt bị
chết đuối. Chín du khách khác sống sót.

Trong khía cạnh nào đấy, những tai nạn như thế này không
phải là hiếm hoi. Tháng Giêng 2009 một chiếc thuyền đã bị
chìm tại miền trung Việt Nam, làm thiệt mạng 40 người Việt.
Mặc dù thảm hoạ này được đổ cho những nguyên nhân tương
tự nhưng câu chuyện của nó không làm nhiều người quan tâm
như những tựa đề báo chí nước ngoài ở trên.

Chỉ thiệt hại mạng người thôi không đủ để làm chính
quyền quan tâm. Sự kiện xảy ra tại vịnh Hạ Long vào tuần
trước đã đòi hỏi quan tâm đặc biệt khi tai nạn tồi tệ
nhất gây thiệt hại đến ngành du lịch Việt Nam trong 25 năm
qua. Tiêu chuẩn an toàn đã từng bị nới lỏng ở vịnh Hạ
Long: điều này đã được biết rõ. Nhưng giờ đây những công
ty du lịch khác đang trông đợi một cú véo đầy đau đớn.

Cũng như vài khu vực phát triển nhanh khác trên thế giới,
Việt Nam đã xuất sắc trong việc lôi kéo vô số du khách
nước ngoài trong mười năm qua. Khó khăn tiếp diễn của họ
là làm thế nào để thuyết phục những du khách giàu có rằng
kỳ nghỉ mát đẹp và lạ của họ cũng rất an toàn.

Những ai làm việc trong ngành du lịch Việt Nam dường như đều
đồng ý về nguyên nhân dẫn đến thảm hoạ tại vịnh Hạ
Long: những chiếc thuyền buồm rẻ tiền cũ rích, già cỗi
"mỏi mệt", được điều khiển bởi những gã "cao bồi". Tim
Russell sở hữu một công ty lữ hành mang tên Come and Go Việt
Nam
và cũng viết blog về ngành du lịch địa phương. Ông
thường phê phán nặng nề một số đối thủ của mình. Trong
một bài viết mới nhất của mình mang tên "Liệu
có ai học được lần này?
", ông đã tổng hợp những bực
bội mà những người trong ngành ông cảm nhận.

Ông Russell đã đưa ra một điểm đặc biệt sắc bén. "Các
diễn đàn trên mạng Tripadvisor đầy dẫy ý kiến của những
nhân viên du lịch tại Hà Nội, rằng 'Đừng vội qui trách
nhiệm, mọi việc đều có thể xảy ra, vân vân,' và tồi tệ
hơn nữa, họ còn bảo rằng nếu những du khách trên chiếc
thuyền ấy chịu đặt gói du lịch đắt tiền hơn, họ đã
không chết, làm như an toàn là một thứ được dành riêng cho
những du khách hạng sang." Dường như họ hy vọng rằng có một
loại du khách có thể bị dụ dỗ để tảng lờ thảm hoạ may
rủi - nếu họ được trấn an rằng chiếc thuyền của họ sẽ
ra khơi êm thắm.

Du lịch hạng sang cũng đã cất cánh tại Việt Nam trong những
năm qua (nếu bạn không cho rằng việc đi trên một chuyến xe
với giao thông tắt nghẽn dài bốn tiếng đến vịnh để bạn
lựa chọn việc đi thăm viếng trên trực thăng thay vì trên
chiếc thuyền riêng của mình) và đây là điều mà ngành du
lịch địa phương đang tìm cách phát triển. Lĩnh vực du lịch
hạng sang đang tìm mọi cách để tránh xa tai nạn đây tai
tiếng này. Nhưng phần lớn thị phần đã và vẫn thuộc về du
lịch "rẻ tiền": những du khách ba lô chuyên ăn bánh chuối
nướng, những gói du lịch dành cho du khách Trung Quốc chuộng
giá rẻ và những du lịch siêu rẻ cho thị trường trong nước.

Lĩnh vực du lịch giá rẻ tìm cách kiếm lợi bằng việc lơ là
nhiều tiêu chuẩn an toàn vẫn được áp dụng bởi những công
ty du lịch quốc tế. Năm 2009, một chiếc xe đầy những du
khách người Nga đi từ bờ biển Mũi Né, một điểm nóng của
du khách Nga, lên thăm một nhà ga cũ trên núi ở Đà Lạt đã
rơi xuống vực bên một con đường dốc cao. Hơn mười người
bị thiệt mạng. Chính quyền địa phương đã hứa hẹn ra tay
nhanh chóng; người lái xe sống sót trong tai nạn đã bị truy
tố vài ngày sau đấy. Nhưng biến người lái xe này hoặc
người lái xe khác thành kẻ ác độc không giải quyết được
cội rễ của vấn đề, và, trên giả thuyết, cũng không làm
mọi người nghĩ rằng Việt Nam là một điểm đến an toàn.

Chiếc Biển Mơ là một con thuyền mục nát đã được
nêu rõ trong trang
blog này
. Mặc dù những du khách ba lô tại Việt Nam thường
kén chọn, những bức ảnh chụp của họ cũng rất thuyết
phục. Báo cáo mới nhất cho biết con thuyền này không có giấy
phép. Theo một báo cáo khác thì công ty sở hữu thuyền
Biển Mơ cũng chịu trách nhiệm trong một tai nạn khác
trong năm 2009, làm chết bốn người cũng trong khu vực này.

Một cố vấn du lịch bền vững làm việc tại vịnh Hạ Long
(yêu cầu giấu tên) đã phản ứng với một giọng mỉa mai
khủng khiếp "Wow, lại xảy ra nữa à." Nhiều con thuyền
được phép chuyên chở du khách thiếu "cả những qui trình
hoặc dụng cụ an toàn cơ bản nhất.
" Nếu muốn ngành kỹ
nghệ còn sơ sinh này nở rộ, các cơ quan có trách nhiệm sẽ
phải bắt đầu tự mình quan tâm đến toàn bộ ngành du lịch.

Nguồn: The Economist

Trấn an dân và bịt thông tin: Hai biện pháp của Trung Quốc ngăn chặn Cách mạng Hoa Nhài

Trọng Nghĩa


Chưa cháy đến nhà mà đã ra mặt chuột, bộ mặt Đại Hán trên tất cả mọi phương diện đều là thứ mặt chuột này, kể cả ông Ôn Gia Bảo ngỡ như là một tiếng nói cải cách cấp tiến lắm, được đồn là niềm hy vọng của các nước độc tài châu Á kia đấy. Từ xưa. nhân dân đã gọi lũ ăn trên ngồi trốc này là “thạc thử” (chuột xù) “Chuột xù chuột xù / Chớ ăn lúa tao” (Kinh thi). Nhưng dù sao thì đây là loại chuột “thiên triều” từng bá chủ có nòi, nên cũng vẫn là một lũ đàng hoàng, còn loại chuột đàn em khố rách áo ôm ở các vùng lân cận, nay phất lên, học mót thủ đoạn của thứ chuột sang quý này thì mới ma mãnh hôi thối đến phát tởm; con nào con ấy vừa cắn nhau chí chóe lại vừa là đồng chí đồng bọn chuyên rủ nhau đi sục sạo, suốt ngày cho bầu đoàn thê tử chui trong bồ thóc của dân để chén một cách trắng trợn, cắn nát hết mọi đất đai tài sản béo bở ở làng này xã nọ mà chúng tự coi là sở hữu công cộng, tha về những cái tổ kếch xù của chúng. Vậy mà có ai làm gì được chúng đâu. Những con mèo săn chuột thì từ lâu đã bị bọn chúng vô hiệu hóa bằng chút thịt mỡ thừa chúng ăn cắp được thí cho nên chỉ chuyên nằm bếp, hoặc còn ra sức bảo vệ chúng vòng trong vòng ngoài nữa kia.

Với lũ này thì đừng có mà dại dột tự thiêu như cái anh Kỹ sư gì đó mà uổng cả sinh mạng nhé. Tự thiêu là rơi vão bẫy của chúng đấy. Chúng cho người ôm bình chữa lửa đến nhưng chỉ đứng nhìn anh cháy bùng bùng chứ đâu có chịu xịt cho tắt lửa, trong khi dân chúng cũng chỉ biết đứng nhìn mà thôi. Vì sao thế? Đừng trách dân khi họ bị liệt kháng cả rồi. Còn bọn chúng ư? Đã là chuột thì có trái tim người sao được! Anh có cháy thành than sớm thì chúng mới dễ dàng kéo đến cầu L... ép gia đình anh giải tỏa ngôi nhà khang trang ngay để phân lô đất ấy cho người khác, đẩy tuốt gia đình anh ra ngoài đường được. Anh còn sống thì với học thức của anh, chúng chỉ là tiếng nói của một đám ác bá vô học, biết đối đáp làm sao! Tiền bán đất chúng đã nhận từ đời kiếp nào rồi, chỉ còn đợi anh thí mạng nữa là ổn.


Bauxite Việt Nam




Cảnh sát Trung Quốc bắt giữ một người kêu gọi biểu tình tại Thượng Hải, 27/02/2011. Reuters

Hôm nay, 27/02/2011, Thủ tướng Ôn Gia Bảo lại lên tiếng hứa hẹn là chính quyền sẽ giải quyết các vấn đề nhức nhối trong xã hội như lạm phát, tham nhũng, lạm quyền… Đây được coi là một động thái nhằm trấn an dân tình vào lúc trên mạng Internet đang loan truyền một lời kêu gọi biểu tình mỗi Chủ nhật tại 13 thành phố, đòi quyền tự do ngôn luận và chống bất công.

Hành động của ông Ôn Gia Bảo cũng nằm trong số các biện pháp vừa được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định nhằm ngăn không cho một cuộc “Cách mạng Hoa Nhài” lan tỏa tại Trung Quốc.

Nhân một cuộc giao lưu trực tuyến được tổ chức hôm nay, Thủ tướng Trung Quốc đã đề cập đến hàng loạt vấn đề đang làm người dân bất bình và cam kết là chính quyền sẽ có biện pháp giải quyết. Tuy nhiên, theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, những lời hứa này đều đã được bản thân ông Ôn Gia Bảo cùng nhiều lãnh đạo khác thường xuyên đưa ra trước đây, nhưng việc thực hiện vẫn xa vời.

Một trong những ví dụ là việc Thủ tướng Trung Quốc xác định là Chính phủ sẽ gia tăng nguồn cung ứng nhà ở, nghiêm trị tệ nạn đầu cơ bất động sản, đảm bảo sản lượng ngũ cốc và các nhu yếu phẩm khác, và trừng phạt những kẻ đầu cơ tích trữ hàng hóa… Những lời hứa này rõ ràng là nhằm xoa dịu nỗi bất bình đang gia tăng trong dân chúng trước tình hình giá thực phẩm và chi phí nhà ở tăng cao trong thời gian gần đây, có nguy cơ dẫn đến bất ổn định xã hội như đã từng xảy ra trong quá khứ.

Mặt khác, ông Ôn Gia Bảo cũng nhấn mạnh đến việc Chính phủ sẽ tôn trọng quyền giám sát của người dân. Theo giới phân tích, cam kết này được coi là câu trả lời gián tiếp nhắm vào một nội dung của lời kêu gọi biểu tình vừa được tung ra trên các website Hoa ngữ ở nước ngoài, theo đó người dân phải được quyền giám sát việc làm của Chính phủ để ngăn ngừa tình trạng lạm quyền.

Hãng AFP đã lồng cuộc giao lưu trực tuyến của ông Ôn Gia Bảo vào trong bối cảnh một thông cáo đã được tung ra trên mạng Internet, kêu gọi người dân Trung Quốc tụ tập tại một số địa điểm ở 13 thành phố trên toàn quốc, vào lúc 2 giờ trưa mỗi Chủ nhật, để đòi hỏi một chính quyền minh bạch hơn, tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người dân và giải quyết một loạt những vấn đề khác.

Chính quyền Trung Quốc có dấu hiệu rất lo ngại trước lời kêu gọi theo kiểu “Cách mang Hoa Nhài” này. Theo ghi nhận của hãng AFP, hôm nay đã có ít nhất 300 cảnh sát được triển khai tại khu phố Vương Phủ Tỉnh ở trung tâm Bắc Kinh, một trong các địa điểm được nhóm tổ chức biểu tình chọn làm nơi tập hợp. Trước đó, chính quyền cũng đã huy động cả một đoàn quân xa chạy đến khu vực này, bên trên treo biểu ngữ kêu gọi duy trì ổn định. Một rào cản khổng lồ cũng được dựng lên trước cửa nhà hàng McDonald's trên phố Vương Phủ Tỉnh có lẽ cũng là để chặn đường vào địa điểm “nhạy cảm” này.

Báo chi cũng không được tự do tác nghiệp. Một nhiếp ảnh gia AFP đã bị một nhân viên công an chặn đường không cho vào khu vực, nói rằng ông không được quyền chụp hình. Phóng viên báo chí cũng bị xét hỏi thẻ nhà báo. Một số du khách ngoại quốc không mang theo hộ chiếu cũng bị đuổi đi.

Cách nay một tuần, một lực lượng công an và cảnh sát hùng hậu cũng đã được triển khai tại một số thành phố như Bắc Kinh hay Thượng Hải để ngăn chặn điều được gọi là “Cuộc biểu tình Hoa Nhài”, gợi lại cuộc cách mạng dân chủ tại Tunisia tháng Giêng vừa qua.

Vào lúc các phong trào biểu tình đòi tự do dân chủ và dân sinh bùng lên mạnh mẽ tại các nước Ả Rập, chính quyền Trung Quốc đã phát động cả một chiến dịch đàn áp mạnh mẽ để dự phòng một phong trào tương tự tại Trung Quốc. Công an buộc tội lật đổ đối với một số nhà đấu tranh đã phát tán lời kêu gọi biểu tình ở Trung Quốc. Theo các tổ chức nhân quyền, nhiều người khác đã bị bắt giữ hoặc biệt giam tại một nơi bí mật.

Hệ thống kiểm duyệt Internet của Trung Quốc tăng tốc, ngăn chặn mọi cuộc thảo luận trên mạng về tình trạng bất ổn tại Trung Đông cũng như những lời kêu gọi biểu tình theo kiểu “Cách mạng Hoa Nhài” tại Trung Quốc.

Tất cả các biện pháp trấn áp trên đây, đều đã được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra ngay từ ngày thứ Bảy 12/02/2011, một ngày sau khi Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak từ chức. Theo trang blog NYRBlog rất thạo tin, thì hôm ấy, một số các thành viên của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp đặc biệt tại Bắc Kinh để thảo luận về các sự kiện ở Trung Đông và đề ra một số biện pháp đã được áp dụng triệt để từ lúc đó đến nay.

Trọng tâm các biện pháp này chính là ém nhẹm thông tin và tăng cường hướng dẫn dư luận. Việc Thủ tướng Ôn Gia Bảo, khuôn mặt được xem là “nhân bản” nhất trong giới lãnh đạo, đăng đàn thuyết pháp hôm nay, kèm theo các hành động khống chế thông tin ngặt nghèo, đều nằm trong chiều hướng ngăn không cho “hương hoa nhài” lan tỏa tại Trung Quốc.

T. N.

Nguồn: Viet.rfi.fr

Tin thêm:


Tiếp tục kêu gọi biểu tình dù bị đàn áp

Công an Trung Quốc bắt giữ một người định tham gia biểu tình tại Thượng Hải ngày 27/2/2011. Reuters

Mặc dù lực lượng an ninh Trung Quốc tìm mọi cách ngăn chặn biểu tình, thậm chí bạo hành đối với các nhà báo nước ngoài, hôm nay, 28/02/2011, lại xuất hiện những lời kêu gọi biểu tình chống Chính phủ, trên Twitter, Facebook và các mạng xã hội khác.

Tác giả những thông điệp này, hiện vẫn ẩn danh, kêu gọi mọi người tập hợp biểu tình vào Chủ nhật tới, 06/03.

Bức thông điệp viết, ngày 27/02, phong trào đã lan rộng ra 100 thành phố, vượt qua mức mong đợi ban đầu là 27 thành phố.

Dường như đây cũng là nhóm tác giả các lời kêu gọi biểu tình được đưa lên mạng trong những ngày trước. Nhóm này cho biêt họ sẽ tiết lộ danh tánh vào thời điểm thích hợp.

Quay trở lại tình hình tại Bắc Kinh ngày hôm qua, theo quan sát của thông tín viên RFI Stephane Lagarde, công an Trung Quốc hiện diện đông đảo và kiểm soát gắt gao, không có một cuộc tập hợp biểu tình nào diễn ra.

“Có ba lời khuyên được đăng tải trên Internet trước khi có những cuộc biểu tình: trước hết, không nên chụp ảnh, thứ nữa là phải tỏ ra thoải mái, làm như bạn đang đi dạo chơi và cuối cùng là tuyệt đối không nên nhìn vào mắt các nhân viên công an.

Quả thực là vào đầu giờ chiều Chủ nhật, hôm qua, các lực lượng an ninh, mặc sắc phục hoặc thường phục, đông hơn là những người tò mò đến khu Vương Phủ Tỉnh, ở trung tâm Bắc Kinh.Cũng giống như Chủ nhật tuần trước, nơi được hẹn tập trung là ở phía trước một cửa hàng ăn nhanh của Mỹ, vào lúc 14h. Trên mạng xã hội Twitter, một người miêu tả:

Toàn bộ tầng một đông chật những người trong độ tuổi 40. Họ mang theo đồ uống và không đặt mua gì cả. Khoảng 15 phút sau đó, bức màn sắt của cửa hàng kéo xuống. Một chiếc xe dọn rác của Tòa thị chính phun nước dưới lòng đường. Đám đông đứng dồn lên vỉa hè. Cảnh sát đề nghị các nhà báo nước ngoài đi theo họ và tiến hành kiểm tra giấy tờ tùy thân. Mục đích là ngăn chặn các phóng viên quay phim, chụp ảnh về các vụ tập hợp này.

Toàn bộ khu vực bị phong tỏa. Xe cảnh sát và hàng rào chặn tại tất cả các lối vào khu này. Các máy quay phim theo dõi từng góc hè và ghi hình những người hiện diện.

Tình hình cũng tương tự trên quảng trường Thiên An Môn. Dọc theo bức tường Tử Cấm Thành, cách 100 mét lại có một “tình nguyện viên bảo đảm an ninh thủ đô”. Họ mặc áo khoác trắng, tay đeo băng đỏ.

Một người đàn ông khoảng 60 tuổi cho biết là công an ở thủ đô vừa mới phân phát cho họ. Vào lúc 15h, lực lượng an ninh tháo gỡ các hàng rào. Cuộc biểu bình đã không diễn ra.

Nguồn: Viet.rfi.fr

Trung Quốc hành hung nhà báo nước ngoài và bắt dân



Nhà báo bị "côn đồ" tại Bắc Kinh hành hung

Trung Quốc hành xử thô bạo với các phóng viên nước ngoài và vây bắt một số người dân vì lo ngại "Cách mạng Hoa Nhài" lan truyền.

Hôm thứ Bảy tuần qua, một nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ tại Quảng Châu đã bị công an Trung Quốc bắt đi vì "kích động lật đổ chính quyền", sau khi tiếp tục có lời kêu gọi tuần hành theo hình thức cách mạng dân chủ kiểu Trung Đông.

Ông Trịnh Sáng Thiêm, 34 tuổi, là nhà hoạt động thứ năm bị bắt tại Trung Quốc.

Lời kêu gọi lại được nhân vật bí ẩn, có vẻ như ở hải ngoại, tung lên mạng Internet, mời người dân Trung Quốc xuống đường vào Chủ Nhật tuần tới ở 35 thành phố.

Thô bạo với nhà báo

Chính quyền Trung Quốc cũng có hành động thô bạo ngăn cản một loạt nhà báo nước ngoài, từ các hãng tin AFP, Bloomberg, BBC, Reuters, không cho họ quay phim biểu tình phản đối nhà nước hôm cuối tuần rồi thả ra.

Lúc chiều Chủ Nhật tuần qua, một nhóm đàn ông mặc thường phục đã tấn công các nhà báo của BBC tại Bắc Kinh.

Phóng viên BBC, Damian Grammaticas, thường trú tại Bắc Kinh cho hay anh bị "túm tóc, giật kéo" và "quăng lên xe", còn người quay phim cho anh bị xô đẩy và ngã xuống đất.

Sau khi bị kéo lên xe, Grammaticas bị công an Trung Quốc dùng cửa dập vào chân và đưa về một cơ quan chính quyền.

Tại đó, theo anh kể, rất nhiều phóng viên nước ngoài khác là người phương Tây và cả nhà báo Đài Loan, Hong Kong bị kéo đến.

Họ nhận được lời cảnh cáo "không phỏng vấn trong khu vực vì lý do đặc biệt".

Trong số các nhà báo bị tấn công, có người bị năm công an Trung Quốc mặc thường phục dẫm lên, có người bị đấm vào mặt và phải vào bệnh viện chữa trị thương tích.

Chính quyền Trung Quốc trở nên thô bạo trước bất cứ dấu hiệu gì họ cho là phản đối, biểu tình kiểu Cách mạng Hoa Nhài

Damian Grammaticas từ Bắc Kinh

Phóng viên BBC mô tả sự việc là "hành vi côn đồ" của công an Trung Quốc mặc thường phục.

Damian Grammaticas cho rằng "Chính quyền Trung Quốc trở nên thô bạo trước bất cứ dấu hiệu gì họ cho là phản đối, biểu tình kiểu Cách mạng Hoa Nhài".

Hãng Bloomberg cho hay một phóng viên của họ bị công an mặc thường phục tịch thu camera và tạm giữ trong cửa hàng trước khi bị cảnh sát mặc quân phục đến đưa đi.

Tại Thượng Hải, tin tức nói chừng 200 người bị công an đi theo huýt còi khi họ tụ tập và tuần hành.

Công an đã bắt một số người Trung Quốc, ít nhất hai người tại Bắc Kinh và bốn ở Thượng Hải.

Người ta cũng nói chính quyền Trung Quốc dùng "chiến thuật mới" là lấy xe dọn rửa đường phố để "quét nghi phạm biểu tình" khỏi nơi công cộng.

Tuy nhiên, các thành phố Thiên Tân, Thẩm Quyến, Quảng Châu, Vũ Hán, Thẩm Dương và Cáp Nhĩ Tân không có dấu hiệu biểu tình.

Hôm 27/2, công an Trung Quốc ngăn các nhà báo nước ngoài vào khu Vương Phủ Tỉnh ở trung tâm Bắc Kinh.

Lo ngại chính trị

Ngay sau khi Cách mạng Hoa Nhài lan từ Ai Cập sang Libya, và tại Trung Quốc cũng có lời kêu gọi biểu tình, chính quyền Trung Quốc đã tỏ ra hết sức lo ngại.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã cho triệu tập cuộc họp ở trường Đảng toàn quốc để nêu ra chủ đề ổn định xã hội.

Báo chí của Đảng tại Trung Quốc thì cáo buộc "các nước phương Tây thổi lên bạo động" trên thế giới.

Ông Trần Kí Bình, Phó bí thư thuộc Ủy ban chính pháp, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết trên tờ Liễu Vọng rằng các nền dân chủ phương Tây phải chịu trách nhiệm về những bất ổn trên thế giới:

"Các thế lực thù địch từ phương Tây lập ra mưu đồ chia rẽ, gương cao ngọn cờ bảo vệ nhân quyền để nhúng tay vào các xung đột nội địa, và nhằm tìm cách tạo ra các vụ việc xấu xa".

Hôm 20/2, công an Bắc Kinh và Thượng Hải đã vây bắt một số người xuống đường vì nghe thông điệp lan tỏa trên mạng Internet kêu gọi một cuộc "Cách mạng Hoa Nhài".

Chừng 100 người đã bị bắt, theo một hội nhân quyền tại Hồng Kông, trong lúc chính quyền Trung Quốc ra lệnh cho các cán bộ chủ chốt bàn về các cách thức "quản trị xã hội" nhằm ngăn ngừa và diệt trừ "bất ổn".

Hôm Chủ Nhật vừa qua, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã lên mạng Internet để trao đổi trực tuyến với người dân.

Ông Ôn thừa nhận lạm phát và tăng giá đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của dân nhưng cam kết chính quyền sẽ giải quyết và đề cao chủ đề "ổn định xã hội".



Các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lo ngại có chuyển biến chính trị kiểu Bắc Phi

Nguồn: bbc.co.uk

Trung Quốc "ngập" trong nợ vì đường sắt cao tốc

Nguồn: Beenet.vn
Tờ Thượng báo của Trung Quốc đã chỉ ra món nợ lên tới hàng nghìn tỷ Nhân dân tệ từ hệ thống đường sắt cao tốc ở nước này.
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm tra các khoản vay nước ngoài, từ năm 2009 đến nay, tổng mức nợ của Bộ Đường sắt Trung Quốc đã lên tới hơn 1.303 tỷ NDT. Từ năm 2006 đến nay, Bộ Đường sắt đã phát hành các loại trái phiếu đường sắt với tổng giá trị lên tới 562,7 tỷ NDT.
Trong khi đó, Ngân hàng Dân sinh Trung Quốc cho biết quy mô các khoản nợ đang tăng nhanh khiến tỷ lệ nợ của ngành đường sắt tăng theo từng năm, tính đến năm 2009, tỷ lệ nợ là trên 55%, và dự kiến đến năm 2012 sẽ vượt 70%.


Bất chấp các thông số tiêu cực nêu trên, tại Hội nghị đường sắt toàn Trung Quốc hồi đầu tháng 1, nước này vẫn có kế hoạch xây dựng đường sắt trong năm 2011 với vốn đầu tư lên tới 700 tỷ NDT và 50% số vốn này là đầu tư cho đường sắt cao tốc.
Theo một quan chức Bộ Đường sắt Trung Quốc, năm 2004, chính phủ Trung Quốc thông qua dự toán xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Vũ Hán-Quảng Châu là 93 tỷ NDT, song mức đầu tư trên thực tế đã vượt quá 116,6 tỷ NDT. Giá thành xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải do Bộ Đường sắt đưa ra ban đầu là 130 tỷ NDT. Tuy nhiên, trong báo cáo tính khả thi của dự án do Ủy ban Phát triển và Cải cách phê duyệt, dự toán được nâng lên tới hơn 220 tỷ NDT.
Giá thành xây dựng đường sắt cao tốc cũng vượt xa số tiền thu được. Theo báo chí Trung Quốc, mặc dù được đầu tư xây dựng 13,3 tỷ NDT, nhưng trong năm đầu tiên vận hành, tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Thiên Tân đã thua lỗ hơn 700 triệu NDT. Tuyến đường sắt cao tốc duyên hải khai trương hồi tháng 9/2009 và ngay trong năm đó đã thua lỗ 377 triệu NDT.

Trà My (tổng hợp)

---------------------------------------------------
Bàn thêm:
1. Giá ban đầu 130 tỷ lên thành 220 tỷ; vậy thì 56 tỷ USD ở VN sẽ thành 100 tỷ là chắc bắp;
2. 13,30 tỷ thì trong một năm lỗ 700 triệu (~5%); cứ đà này mà tính thì ĐSCT Việt Nam mỗi năm sẽ lỗ 5 tỷ USD; he he, vậy là cứ mỗi năm VN thêm một Vinashin?!
Thế mà ông Nguyễn Sinh Hùng: "Phải làm, phải làm, buộc phải làm, Chính phủ có giải pháp để làm..."... thua các ông!
------------------
Nguyễn Hữu Quý

Thư gửi Út – Mùa biển động

Posted on Tháng Ba 2, 2011 by truongthondlb1


Vũ Đông Hà (danlambao) – Út đã kết thúc thư của Út bằng câu “cuộc cách mạng Hoa Lài đã làm em và các bạn của em nức lòng, tụi em hàng ngày liên lạc với nhau, theo dõi tin tức trên mạng, vào trang blog của các anh chị đọc tin và đứa nào cũng nóng lòng muốn làm ngay một cái gì đó. Tại sao các bạn ở bên Tunisia, Ai Cập làm được mà mình lại không làm được…“

Điều Út viết ra vô cùng chính xác. Chỉ có sỏi đá mới không nức lòng với những gì đang xảy ra, mới không rộn ràng muốn đứng lên góp phần vào một cuộc cách mạng đổi đời cho đất nước của mình. Út đã viết:

“Cách mạng Hoa Lài đã làm sống lại niềm hy vọng của tụi em, nếu ở những nước có những bộ máy công an mật vụ còn tàn ác gấp nhiều lần so với VN và như anh giải thích người dân của họ sợ hãi nhà cầm quyền còn hơn dân mình mà họ có thể thành công. Em nhìn hình ảnh của những người bạn ấy, nhất là tấm ảnh người đàn ông giương cao biểu ngữ có câu “Die for something is better than live for nothing” mà em xúc động đến ứa nước mắt…”.

Không riêng gì Út mà người người đều có những xúc động như thế. Và từ chính những nỗi xúc động rất thật ấy cộng thêm với niềm mong mỏi nhiều năm tháng, đôi khi suốt cả đời người, ai ai trong chúng ta cũng muốn làm ngay một cái gì đó. Có lẽ vì thế mà Út đã chấm dứt lá thư bằng câu hỏi “Út phải làm gì ?“.

Nếu Út thay câu hỏi ấy bằng “Tuổi trẻ phải làm gì ?” thì việc trả lời sẽ bớt khó khăn gấp trăm lần. Bởi vì khắp nơi trên mạng, ở nhiều diễn đàn, rất nhiều góp ý, thảo luận, vô số các bài viết đã phân tích logic, rút tỉa bài học Cách Mạng Hoa Lài và đưa ra những đề nghị, kêu gọi. Tất cả đều xuất phát từ niềm xúc động và tha thiết với tiền đồ của quê mẹ. Chỉ cần gạn lọc, đúc kết lại những gì mà nhiều người đã viết là sẽ có câu trả lời từ trí tuệ tập thể ngay cho Út. Nhưng anh đã không làm được điều đó. Vì Út không phải là một hình tượng “tuổi trẻ” chung chung nào đó, hay là một đám đông “quần chúng” mơ hồ đâu đâu. Út là một con người bằng xương bằng thịt, là đứa em nuôi thương quý của anh. Anh không thể hấp tấp vội vàng để rồi sự an nguy, sinh mạng và cơ hội đóng góp lâu dài cho Tự Do của dân tộc và tương lai của Út trở thành một cuộc phiêu lưu hay một canh bạc đỏ đen.

Anh chưa thể nói với Út rằng Út hãy rủ các bạn của Út cùng nhau kéo xuống trung tâm thành phố của em ở để biểu tình dù là theo kiểu “bất bạo động tuyệt vời” nào đó như người ta nói. Vì nơi em ở ngoài đó anh chưa biết được bản chất của đám CA có giống như những tên CA ở Nghi Sơn sẵn sàng bắn vào một em bé hay không. Chưa biết CA liệu có “bạo động” với tụi em hay sẽ áp dụng “trấn áp bất bạo động”, chẳng làm gì hết, chỉ làm vòng chắn những người chung quanh, giới hạn thông tin và sau đó âm thầm bắt nguội từng người như họ đã từng làm. Anh cũng chưa chắc chắn được nếu Út của anh bị bắt thì dư luận sẽ ra sao, mọi người sẽ có những hành động gì, cụ thể, thiết thực ra sao, và có ai sẽ đi theo bước chân của Út để đốt tiếp ngọn lửa của Út và các bạn hay không?

Anh cũng chưa thể góp ý được với Út là “nếu” có biểu tình thì biểu tình ở nơi đâu. Út vẫn đang tin rằng nơi đó phải là trung tâm thành phố đông người qua lại, hay trước một tòa đại sứ của nước ngoài. Anh thì lại nghĩ khác Út. Lấy bài học của các bạn trẻ ở Trung Quốc muốn khơi mào cuộc cách mạng Hoa Lài ở xứ họ thì thấy. Họ cũng nghĩ như Út, ra quân ở chốn đông người để tạo sự chú ý và tham gia. Nhưng ai là những người trong đám đông ấy? Là những khách du lịch, là những người đi mua sắm, là một gia đình đi ăn chiều, là những đôi trai gái hẹn hò… Dĩ nhiên họ sẽ tò mò nhưng cũng sẽ “vô can”. Một giờ sau đó, họ tiếp tục với những sinh hoạt riêng tư đã định của họ. Một giờ sau những con người lý tưởng và can đảm trở thành tù nhân. Ngược lại ở Tunisa cuộc cách mạng đã được khơi mào từ những thành phố nhỏ, dân nghèo và đầy bất mãn. Tại sao? Bởi vì chính những người dân nghèo khó, bị đối xử bất công ở nơi mà các bạn trẻ Tunisia chọn làm khởi điểm cách mạng, những người mà nhiều năm chán ngấy, căm ghét lũ cường hào ác bá mới đứng ra bênh vực và nhập dòng với những người đang bị công an, mật vụ đánh đập, lôi kéo ngay trước mắt họ.

Trong thư Út cũng nói về những bức xúc và ước vọng khơi mào của Út:

“Ai cũng cứ chờ nhau, người kêu gọi thì nhiều nhưng Út có cảm giác là ngay chính những người kêu gọi ngay khi viết những lời thúc giục người khác xuống đường đã biết rõ lúc ấy mình sẽ không có mặt. Có nhiều người góp ý thả truyền đơn, bong bóng, đấu tranh theo kiểu bất bạo động này hay kiểu bất bạo động khác nhưng đọc qua Út có cảm giác hình như chính họ chưa làm những việc đó một lần nào. Đọc những phản hồi trên trang blog của các anh chị thấy tụi CAM nó cứ mỉa mai là không thấy xuống đường đâu cả làm Út bức xúc muốn điên. Út không muốn ngồi chờ mãi được. Biết đâu chừng tụi Út cứ làm đại như ở Tunisia và Ai Cập mà sau đó mọi người sẽ hưởng ứng và từ đó lan rộng…“

Có thể điều Út nghĩ “biết đâu chừng tụi Út cứ làm đại” lại thành sự thật. Bước ngoặt lịch sử đôi khi tình cờ và mầu nhiệm như phép lạ. Nhưng cũng biết đâu chừng bước ngoặt đó lại không làm nên lịch sử mà lại kết thúc như là một Thiên An Môn bi thảm đầy máu và nước mắt!? Điều an ủi duy nhất là nếu điều đó có xảy ra thì chính Út và các bạn, giống như những người sinh viên Bắc Kinh can đảm năm nào, là những người tự viết lên một bi hùng ca bằng chính mạng sống của mình và quyết định của mình chứ không vì một lời kêu gọi của ai khác.

“Biết đâu chừng tụi em cứ làm đại như ở Tunisia và Ai Cập“. Điều này thì anh không nghĩ giống Út. Ở những xứ đó người ta không làm đại. Trong cuộc cách mạng long trời lở đất của đầu thế kỷ 21 này Út không thấy hình ảnh lãnh tụ hay tổ chức. Điều đó không đồng nghĩa với một cuộc cách mạng từ trên trời rơi xuống, không có chuẩn bị, kế hoạch.

Không phải tự nhiên trên trời rơi xuống để có mạng-đấu-tranh sử dụng Tweeter và Facebook.

Không phải tự nhiên mà ở Tunisia hay Ai Cập nhiều người dùng những mạng xã hội này quan tâm đến chính trị chứ không vô cảm chỉ say mê theo dõi chuyện siêu sao như ở những nước khác.

Không phải như là một món quà thượng đế ban cho để khi Mubarak cắt internet trong nhiều ngày mà “quần chúng Ai Cập” có ngay phương thức thông tin bù đắp.

Không phải tự nhiên mà nhiều người đứng đầu trong bộ máy độc tài của đảng “Dân chủ Quốc gia” của Mubarak nhanh chóng quay sang chống lại thủ lãnh của họ.

Không phải ngẫu nhiên, không hẹn, không bàn, không chuẩn bị, không tổ chức, không điều hướng mà mấy trăm ngàn người dân ô hợp đi theo cùng một chiều đấu tranh mà thế giới gọi là đấu tranh bất bạo động, hay những người “Anh em Hồi Giáo” tự nguyện đứng ngoài lề bàn cờ chính trị ngay từ đầu.

Không phải có một phép lạ nhiệm mầu để tự nhiên hàng triệu nạn nhân thống khổ, mà không một ai tấn công, tàn sát những con người trong guồng máy độc tài vốn đã gieo cho họ bao nhiêu tan tóc khi gió đã đổi chiều…

Thế thì Út và các bạn của Út – đã chuẩn bị được chừng nào cho những điều trên, không cần phải 100%, nhưng nếu đủ để dự tính cứ làm đại (cụm từ của Út) hoặc chí ít là canh bạc đỏ đen (chữ dùng của anh), mình có được xác xuất 50/50 thành công hay thất bại? Nếu ở cỡ 50/50 đó thì anh em mình chắc sẽ… liều mạng chơi ngay, khỏi phải bàn. Câu trả lời chỉ có Út và các bạn mới giải đáp được.

Nhân cái dịp “mùa biển động” này có một vài điều anh muốn chia sẻ với Út:

Ẩn kín bên trong thế giới bình thường mà chúng ta đang sống có một thế giới riêng và rất lạ. Đó là thế giới của những con người lý tưởng không biên giới. Trong đó, có người sau khi thành công với cuộc cách mạng ở tổ quốc mình đã đến một đất nước khác tiếp tục làm cách mạng (một trong những người ấy là anh chàng đẹp trai với cô vợ xinh đẹp mà có lần anh đã kể cho Út). Đó là ông già chiến lược gia siêu đẳng ở trời Tây mà lúc nào cũng lo lắng cho phong trào của Aung San Suu Kyi. Con đường của họ khởi đi từ quan niệm: tự do không phải là ân huệ dành riêng cho một nước. Và vì thế họ đã đồng hành với những con người lý tưởng khác để cùng đấu tranh cho tự do ở mọi nước. Trong thế giới đặc biệt ấy nhiều người đã tìm đến nhau. Họ đã gặp nhau ở núi rừng Chiang Rai và học hỏi những thất bại từ những người lãnh đạo phong trào Miến Điện đang bị chính quyền quân phiệt lùng bắt ở biên giới Miên Thái. Họ đã gặp nhau ở thành phố trữ tình Seville và học hỏi những kinh nghiệm thành công của các lãnh đạo phong trào cách mạng Serbia, Georgia, Phillipine, Indonesia… Họ đã tìm đến nhau ở Cape Town, quê hương của nhà cách mạng Nam Phi Nelson Mandela, để hệ thống hóa lại tất cả những kinh nghiệm đấu tranh thực tế cho một chương trình làm việc lâu dài.

Để có một chiến lược tổng thể họ đã không dừng lại ở việc nằm nhà để đọc 198 phương thức đấu tranh của Gene Sharp. Họ cũng không chỉ tập trung vào việc phổ biến những tài liệu nhiều chữ nhiều nghĩa ấy đến quần chúng bình thường lười đọc, biếng suy. Chỉ để tìm ra được một phương hướng chiến lược tổng thể họ đã bỏ ra nhiều năm tháng và nhọc nhằn để có được quyết định: Đích đến của cuộc cách mạng phải là ước muốn chung của đại đa số người dân (dù đó là cơm no áo mặc) chứ không phải là ước muốn mà họ “biết” là “tối hậu” của riêng họ (dù đó là Tự Do Dân Chủ). Để đối đầu với bộ máy độc tài to lớn, sức mạnh họ chọn không phải là một đảng phái mà là một phong trào quần chúng (dù họ đã từng ở trong đảng phái). Phương tiện của họ không phải là súng ống bom mìn mà là máy tính, điện thoại di động và những mạng liên kết internet (dù họ lúc đầu rất kém trong lãnh vực này). Kẻ thù mà họ quyết định tấn công không là toàn bộ cơ chế / guồng máy mà là một vài đầu não cá nhân (mặc dù họ vẫn đang căm thù cả guồng máy và ước gì tiêu diệt được cả đám hàng triệu tên ma quỷ ấy).

Họ đã tốn nhiều năm tháng để âm thầm khai triển chiến lược tổng thể thành những chiến thuật giai đoạn. Nhiều công sức bỏ ra để lặng lẽ xây dựng một mạng lưới cách mạng trong thế giới vui chơi của Facebook, Tweeter. Nhiều tiền bạc đổ vào cho hạ tầng cơ sở lẫn một mạng lưới nhân sự không đảng phái cho phong trào. Nhiều thông điệp, dưới những hình thức khác nhau, nội dung khác nhau để thuyết phục quần chúng (lẫn những tổ chức, cá nhân cùng chiến tuyến) về những điều mà họ biết đi ngược lại tâm lý và thói quen suy nghĩ lâu ngày của nhiều người. Nhiều thói quen của chính họ cũng đã được vứt bỏ – không còn chỉ tập trung vào ước mơ mà chú trọng vào khả năng và vốn liếng đang có; không còn hoạt động để được lòng quần chúng như ngày họ còn ở trong các đảng phái; và không còn nữa những lời kêu gọi nếu chính họ không phải là người đứng trước đầu sóng ngọn gió. Họ làm tất cả trong âm thầm, yên lặng giữa những con mắt rình rập của mật vụ và cánh cửa tù chờ đón. Nhưng họ không quan tâm. Cái mà họ lúc nào cũng theo dõi, chờ đợi, chụp bắt là thời cơ. Và thời cơ đã đến. Những chuẩn bị của bao năm tháng đã được đền bù.

Cuộc cách mạng Hoa Lài ở Tunisia và Ai Cập đã chấm dứt vào những ngày cuối năm bước sang năm mới. Cả thế giới trong đó có Út và các bạn được chứng kiến một cuộc đổi đời lịch sử. Nhưng chúng ta chỉ được xem màn kết của một cuốn phim cách mạng. Cuốn phim ấy đã bắt đầu từ nhiều năm trước, những người đạo diễn chỉ cho chúng ta xem hồi kết đầy gây cấn và ấn tượng. Một cuốn phim với hàng triệu diễn viên nhưng không thấy những tài tử chính. Bởi vì họ không phải là những chính trị gia cướp chính quyền để lên thay thế. Họ cũng không là thành viên của đảng phái sẽ ra tranh cử. Họ là những con người lý tưởng đi làm cách mạng. Con đường cách mạng của họ (mà anh em mình thường nói – con đường sống có ý nghĩa) không ngừng lại ngày hôm nay hay với sự sụp đổ của độc tài Mubarak hay Ben Ali.

Còn Út và các bạn, cuộc cách mạng của Út và bằng hữu đã bắt đầu từ bao giờ. Mùa biển động này nó có nằm đúng vào hồi kết để trình chiếu cho cả thế giới xem theo đúng kịch bản và tiến trình chuẩn bị đã được định ra kỹ lưỡng từ ban đầu? Hay là nó phải được gấp rút trình chiếu vì bây giờ đang là… mùa biển động? biển động từ trong lòng Út cũng như ầm ầm sóng vỗ từ thế giới chung quanh?

Vũ Đông Hà (danlambao)
Góp sỏi lót đường (5)

Nghệ An : Công an đánh người đổ máu, dân kéo đến biểu tình

Posted on Tháng Ba 2, 2011 by truongthondlb1
Tin từ bạn đọc Dân Làm Báo cho biết, sáng ngày 01/03/2011, rất đông người dân xã Nghi Tân đã đồng lòng kéo đến trụ sở Công An biểu tình phản đối việc công an đánh người dã man, đồng thời cương quyết đòi lại công lý cho nạn nhân.

Sự việc được bạn đọc có nick “Thứ dân Nghệ An” tường thuật như sau :

Sáng ngày 1/3, anh Nguyễn Văn Hướng (là ngư dân, sống tại xã Nghi Quang – Nghi Lộc) đang trên đường đi mua sắm một số dụng cụ đi biển thì bị đội tuần tra công an Nghi Tân đuổi theo vì không đội mũ bảo hiểm. Khi vừa rẽ vào đường làng, lập tức anh Hướng bị hai công an bắt kịp và đánh đập hết sức tàn nhẫn.


Nạn nhân Nguyễn Văn Hướng bị công an đánh đổ máu chỉ vì không đội mũ bảo hiểm - Ảnh bạn đọc

Theo mô tả, nạn nhân bị “hai công an cầm dùi cui đánh túi bụi vào đầu, từ đỉnh đầu, máu phụt ra kinh khủng”. Sự việc diễn ra trước sự chứng kiến của đông đảo người dân tại phường Nghi Tân. Ngay lập tức, quần chúng nhân dân đã tri hô và kéo đến bảo vệ nạn nhân.

Bất bình trước hành động tàn bạo của công an, lúc 8 giờ sáng, người dân đã đồng lòng cùng nạn nhân kéo đến trụ sở CA phường Nghi Tân để biểu tình phản đối, đòi lại công công bằng và yêu cầu cơ quan công an phải có trách nhiệm vì hành vi côn đồ của mình.


Người dân bất bình kéo đến trụ sở công an phản đối, đồng thời hỗ trợ nạn nhân đòi lại công bằng - Ảnh bạn đọc

Tại trụ sở CA, tình hình càng căng thẳng hơn khi cơ quan công an tìm cách chối bỏ trách nhiệm, không chịu lập biên bản vụ việc trước yêu cầu của gia đình nạn nhân. Người dân nghe chuyện bất bình kéo đến mỗi lúc một đông, chủ tịch và trưởng công an phải cầu viện thêm lực lượng từ thị xã vào can thiệp, bên cạnh đó, chính quyền nhờ Linh mục Nguyễn Xuân Hoàng đến giải quyết, nhưng Linh mục Hoàng đã vắng xứ vì phải đi tập huấn.


Mẹ của nạn nhân ngất xỉu ngay giữa trụ sở công an - Ảnh bạn đọc

Sự việc chỉ được giải quyết khi có sự xuất hiện của linh mục Phaolo Nguyễn Xuân Tính. Linh mục Tính có việc đi ngang qua, thấy tình hình căng thẳng thì dừng lại để can thiệp. Ngài yêu cầu chính quyền phải lập biên bản vụ việc và đưa nạn nhân đi chữa trị, đồng thời khuyên bảo nhân dân giữ bình tĩnh

Lúc 10 giờ, chính quyền buộc phải lập biên bản vụ việc trước sự chứng kiến của linh mục Phaolo Nguyễn Xuân Tính và đông đảo nhân dân.



Trong biên bản, chính quyền và cơ quan công an đã cam kết :

- Công an thị xã có trách nhiệm điều tra làm rõ sự việc xảy ra, đồng thời có biên pháp xử lý nghiêm túc những cá nhân sai phạm

- Công an phường Nghi Tân và Công an Thị xã phối hợp tốt với gia đình bị hại để chăm sóc, điều trị. Mọi chi phí do công an thị xã chịu trách nhiệm.

- Thay mặt tổ tuần tra và CA phường Nghi Tân, lãnh đạo CA thị xã xin lỗi trước gia đình bị hại và nhân dân vì sự việc do tổ tuần tra gây ra

Cuối cùng, linh mục Phaolo Nguyễn Xuân Tính đã động viên gia đình nạn nhân & bà con nhân dân ổn định tình hình, không để sự việc đáng tiếc nào xảy ra thêm.

danlambao & Bạn đọc “Thứ dân Nghệ An“

Khi lợi nhuận ngất ngưởng!

Posted by truongthondlb1


Bút Lông – Sơ sơ “dịch vụ” phát lá ấn đã đem về cho ban tổ chức lợi nhuận nhiều tỉ đồng, chỉ trong một đêm. Ngoài ra, còn hàng loạt dịch vụ ăn nghỉ, trông giữ phương tiện cho 10 vạn du khách với giá cắt cổ… Cho nên mặc cho dư luận xì xèo, chuyên gia phản đối, khó mà dẹp bỏ nghi lễ này.

Tại cuộc họp tổng kết về lễ hội đền Trần sáng 28-2, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Nguyễn Văn Tuấn khẳng định tỉnh sẽ giữ nguyên nghi lễ khai ấn nhưng sẽ cải tiến phương thức phát lá ấn.

Lời khẳng định được đưa ra trong bối cảnh nhiều chuyên gia khảo cổ, văn hóa, lịch sử… cho rằng cần phải cấm, bởi trong quá khứ xa xưa không có nghi lễ này mà thực chất là do… tỉnh Nam Định “sáng tạo” ra, từ đó dẫn đến một trào lưu cầu danh, cầu lợi nhằm thăng quan, phát tài gây nhức nhối xã hội ở đền Trần.





Thực tế là năm nay tỉnh Nam Định đã “cải tiến” phương thức phát lá ấn (từ một điểm duy nhất lên 70 điểm, trong các “chuồng cọp”, người “xin” lá ấn vây quanh), đã bố trí tới 2.000 cảnh sát, an ninh bảo vệ nhưng hiện tượng chen lấn, xô đạp để nhận lá ấn vẫn xảy ra do lượng khách thập phương đổ về tới 10 vạn, lại cùng một thời điểm. Phê phán về lễ hội này thì nhiều, song dễ thấy là hàng loạt người ngất xỉu, sứt đầu, mẻ trán, mất của, bị chặt chém về dịch vụ… Trong đó, nhiều chỉ trích nhất là việc chính quyền công khai đứng ra “bảo kê việc mua quan, bán tước” khiến du khách càng tin rằng có đoạt được ấn thì con đường quan lộ mới “hanh thông”.



Cụ thể là trong đêm 14 tháng Giêng vừa qua, dù nhà đền đã chuẩn bị sẵn 14,5 vạn lá ấn (trong đó “phát” trực tiếp khoảng 7,2 vạn lá ngay đêm khai ấn) thì theo xác nhận của trưởng từ đền Trần, ông Trần Huy Chiến, là: “Chưa đáp ứng được nhu cầu” (?!). “Lá ấn” thực chất là một miếng vải lụa nhỉnh hơn cuốn vở học trò gói trong giấy nylon, tổng giá thành sản xuất chưa tới 2.000 đồng/lá. Thế nhưng để có được lá ấn này trực tiếp tại 1/70 “chuồng cọp”, nhiều người đã phải xòe một vài tờ tiền thật (với mệnh giá thấp nhất 20.000 đồng, cao nhất 200.000 đồng) mới hy vọng được người phát ấn “để mắt”. Sơ sơ “dịch vụ” phát lá ấn đã đem về cho ban tổ chức lợi nhuận nhiều tỉ đồng, chỉ trong một đêm. Ngoài ra, còn hàng loạt dịch vụ ăn nghỉ, trông giữ phương tiện cho 10 vạn du khách với giá cắt cổ…





Cho nên mặc cho dư luận xì xèo, chuyên gia phản đối, khó mà dẹp bỏ nghi lễ này.

Bút Lông

Học cách yêu cách mạng

Posted on Tháng Ba 2, 2011 by truongthondlb1


Michael Elliott (Người dịch: Minh Hạo – basam.info) – Không việc gì phải sợ. Cách mạng là một vấn đề lộn xộn. Nó không tuân thủ lô gic đơn giản của sách giáo khoa phổ thông. Chiến sự Cách mạng Mỹ nổ ra một năm trước Tuyên ngôn Độc lập, và Hiến pháp không được thông qua tận 7 năm sau trận chiến quyết định ở Yorktown.

Trong 2 năm kể từ 1974, Bồ Đào Nha đi từ chủ nghĩa phát xít mới đến sự cai trị của quân đội (army rule), đến cuộc nổi dậy cộng sản chớp nhoáng và cuối cùng là dân chủ tự do, may mắn thay tồn tại đến tận bây giờ. (Trong quá trình đó, những sự kiện xảy ra trên đất nước nhỏ bé này khiến cho sự sụp đổ của chế độ cai trị của người da trắng ở Nam Phi và Rhodesia là điều không thể tránh khỏi. Đây là một khía cạnh khác của cách mạng: nó thường có những phản ứng dội lại bất ngờ.) Người Philippines lật đổ được Ferdinand Marcos năm 1986, nhưng vẫn đang mò mẫm tìm một hệ thống chính quyền vừa hiệu quả vừa dân chủ.

Trong 10 tuần kể từ khi biểu tình bắt đầu từ Tunisia, khu vực Trung Đông Ả-rập trở nên vô cùng hỗn độn. Chúng ta đã chứng kiến sự lật đổ khá nhanh gọn và thanh bình của chính thể ở Tunisia; 18 ngày đánh dấu sự phản đối hòa bình của dân chúng và sự kháng cự rời rạc của chính thể trước khi Tổng thống Hosni Mubarak rời bỏ ngôi vị ở Ai Cập; biểu tình yêu cầu sửa đổi hiến pháp vấp phải phản kháng chết người từ lực lượng quân đội trước khi đến được bàn đàm phán ở Bahrain; và gần đây nhất là bạo lực nổ ra ở Libya khiến cho đất nước này gần như lâm vào nội chiến. Và danh mục cơn sốt dân chủ ở thế giới Ả-rập chưa bao gồm những cuộc biểu tình chống đối ở những nơi khác, chống lại tất cả từ ông lớn cổ điển ở Yemen đến các ông hoàng nối ngôi ở Ma-rốc và Jordan. Vậy chúng ta học được gì từ những cuộc cách mạng trong khu vực – và những cuộc cách mạng xảy ra trước đó?

1. Cung cấp, cung cấp, cung cấp

Từ khóa khi nghĩ đến Trung Đông ngày nay, theo Eugene Rogan – giám đốc Trung tâm Trung Đông tại trường St. Anton, Đại học Oxford – chính là sự cung cấp (provision). Đối mặt với những đòi hỏi của số lượng tăng nhanh một cách chóng mặt giới trẻ ngày càng oán giận sự thống trị của các triều đại, và được ngày càng liên kết với nhau cũng như với thế giới bên ngoài nhờ công nghệ, chính thể trong khắp khu vực không thể cung cấp đủ việc làm, giáo dục, nhà ở, lòng tự trọng. “Thất bại trong cung cấp,” theo ông Rogan, “chính là nguồn gốc rõ ràng nhất gây ra căng thẳng. Đó chính là một điểm chung.”

Cũng một điểm chung khác chính là yêu cầu căn bản của những người biểu tình. Điều này khá đơn giản, có thể thấy rõ trong những tiếng hô hào từ đường phố: Ishaab ureed isqat al-nizam hay “người dân muốn sự sụp đổ của thể chế.” Nhưng trong khi những người tìm kiểm cải cách ở Trung Đông Ả-rập có nhiều điểm chung về mối bất bình và mục đích, họ cũng có những khác biệt rõ rệt. Một khu vực trải dài từ Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương không hoàn toàn đồng nhất. Ai Cập có trên 80 triệu người, Bahrain khoảng 1 triệu. Một số dân tộc, như Libya, có nguồn dự trữ dầu và khí đốt thừa thãi; những dân tộc khác, như Yemen, có một ít hydrocarbon.

2. Không có hai mảnh đất nào là giống nhau

Không có hai cuộc cách mạng nào là hoàn toàn tương tự. Mỗi dân tộc ở Trung Đông mang một màu sắc khác biệt bởi lịch sử cai trị của chế độ thực dân. Ma-rốc, Algeria và Tunisia nói tiếng Pháp; Libya có mối quan hệ tốt đẹp với Ý – người chủ thực dân trước đây của đất nước này; Jordan từng đứng dưới sự bảo hộ của Anh. Ai Cập nhận khoản khổng lồ viện trợ từ Mỹ, và những nhà lãnh đạo lực lượng vũ trang Ai Cập có mối liên kết mật thiết với những người cùng cấp ở Lầu năm góc. Sự kết hợp này cho Mỹ những lợi ích rõ rệt mà Mỹ không có tại những nước khác trong khu vực.

Khi cách mạng nổ ra, ký ức, phẫn uất và những rạn nứt xã hội sẽ định hình kết quả. Ví dụ, Ai Cập từ lâu đã là kẻ lãnh đạo của thế giới Ả-rập. Bẽ bàng bởi sự suy thoái trong ngôi vị của mình (dân tộc này đã từng lãnh đạo phong trào không liên kết), nhiều người Ai Cập không nghi ngờ gì việc muốn thấy đất nước mình lấy lại ngôi vị và làm sống lại thuyết động lực văn hóa và chính trị đã từng là phần không thể thiếu trong xã hội Ai Cập thể hiện sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và một lần nữa sau khi Gamal Nasser và đồng nghiệp lập đổ chế độ quân chủ năm 1952. Không có dân tộc Ả-rập nào khát khao muốn lấy lại danh vọng đã mất mạnh mẽ như đất nước này.

Ở một nơi khác, tôn giáo có thể quyết định điều diễn ra tiếp theo. Ở Bahrain, đám đông hô hào “Không Sunni, không Shi’ite. Chỉ có người Bahrain.” Nhưng trong một dân tộc mà thiểu số người Sunni và hoàng gia cai trị đa số nghèo hơn nhiều người Shi’ite, các vấn đề bè phái có thể dễ dàng làm rối loạn yêu cầu sửa đổi hiến pháp. Syria có những rạn nứt của riêng mình. Gia đình Assad, cai trị đất nước này từ 1970, xuất thân từ giáo phái Hồi giáo Alawite – trong một dân tộc đa số người Sunni, một dân tộc nơi mà những người theo chủ nghĩa Hồi giáo vẫn còn nhớ rõ chính thể này đã đàn áp một cách dã man Muslim Brotherhood những năm 1980. Chính quyền Ali Abdullah Saleh ở Yemen bị đe dọa bởi hai nhóm nổi dậy – và những thành viên vũ trang của chi nhánh địa phương của al-Qaeda. Sudan bị chia cách giữa phía Bắc của những người Hồi giáo Ả-rập (mà thành viên của nó cai trị đất nước) và phía Nam của những người châu Phi, người theo đạo Thiên Chúa với nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có mới đây đã bỏ phiếu tích cực cho ly khai. Jordan là nhà của những người Palestine từ phía Tây con sông và của những người xuất thân từ sa mạc ở phía Đông.

Các vấn đề kinh tế cũng sẽ lộ ra theo những cách khác nhau ở những nơi khác nhau. Ghét cay gét đắng tham nhũng là tình trạng chung ở tất cả các nước trong khu vực xảy ra bạo loạn, và xuất phát từ nguyên nhân tốt. Nhưng đây là một động lực đặc biệt rõ rệt cho thay đổi ở Libya. Đây là một dân tộc mà dân số nhỏ, giàu khoáng sản, lịch sử văn hóa và sự gần gũi với thị trường châu Âu giàu có đáng lẽ từ lâu đã khiến nó trở thành một trung tâm kinh tế như những quốc gia vùng vịnh, nhưng lại trở thành một chính quyền tham nhũng hoạt động cho lợi ích của Muammar Gaddafi, gia đình và những kẻ ủng hộ ông.

3. Kiên nhẫn là một đức tính

Với những bối cảnh kinh tế và xã hội khác nhau ở thế giới Ả-rập và sự thoái hóa nhanh chóng từ những gương mặt tươi tắn ở Tunisia đến bạo lực khủng khiếp ở Libya, người ta có xu hướng lo sợ điều tồi tệ nhất có thể xảy ra: đó là tình trạng bất ổn định diễn ra hàng năm ròng trải dài khắp khu vực, sự bất ổn mà nước Mỹ học được từ 11/9/2001, có thể thấm ra ngoài biên giới Trung Đông.

Một lời khuyên khôn ngoan hơn chắc chắn là kiên nhẫn. Trong những cuộc cách mạng châu Âu năm 1989, người ta thường nhìn đến Trung Đông và tự hỏi tại sao khu vực này dường như miễn nhiễm với làn sóng dân chủ. Nhưng nếu như điều gì đó đã được chứng minh trong tháng vừa qua, đó chính là Ả-rập cũng không phải ngoại lệ, không có quy luật thép nào chỉ ra rằng những khát vọng thúc đẩy xã hội loài người ở bất cứ nơi đâu – khát vọng về quyền được lựa chọn người cai trị, hy vọng cuộc sống tốt đẹp hơn cho con em bạn, sự tìm kiếm phồn vinh và hạnh phúc – bằng cách nào đó lại không tồn tại ở Trung Đông. Tại sao không chứ?

Điều đó không có nghĩa là sự sắp đặt sau cách mạng trong khu vực sẽ là hạnh phúc tất cả nơi nơi. Mặc dù những người lãng mạn mong muốn cách mạng có những người lãnh đạo có sức lôi cuốn, những cuộc cách mạng thành công chuyển đổi bản năng cách mạng thành thói quen cai trị hiệu quả thông qua những thể chế có mức hợp pháp phổ biến. (Thật may cho Ba Lan khi đất nước này vừa có một hệ thống chính trị – Đảng liên kết (Solidarity) – vừa có một hệ thống nhà thờ với tính hợp pháp như thế năm 1989.) Ở những nơi mà thể chế như thế không tồn tại, tình trạng bất an nổi lên. Nga sau 1990 từng là một quốc gia với ít sự đối lập chính trị có tổ chức cùng một hệ thống nhà thờ và quân đội sẵn lòng thỏa hiệp. Không có gì ngạc nhiên khi đầu sỏ chính trị, tội phạm và cựu chiến binh cục an ninh Xô Viết nhảy vào lấp chỗ trống.

4. Thể chế thực sự quan trọng



Những sắp xếp về mặt thể chế đặc biệt là quan trọng ở Trung Đông do bản chất của những biến đổi mang tính cách mạng. Những thanh niên gan dạ và có tổ chức đã mang đến thay đổi có thể lập nên thể chế – nhưng đám đông ở Quảng trường Tahrir không thể cai trị Ai Cập, hay một trang Facebook hay một tài khoản Twitter có thể làm được điều đó – ít nhất là trong thời điểm này. Chúng ta cần nhiều hơn thế. Có thể mà họ đã bị buộc cẳng hàng năm trời bởi chế độ chuyên quyền, Ai Cập và Tunisia có nghị viện, đảng chính trị, thẩm phán và luật sự, liên đoàn lao động và một nền báo chí mà thành viên muốn làm những gì mà các nhà báo tự do ở nơi khác có thể làm. Tất cả điều đó là dấu hiệu tốt cho việc xây dựng hệ thống cai trị hiệu quả, và quan trọng không kém là chịu trách nhiệm trước dân chúng.

Sự đối lập giữa Libya và Yemen khó có thể mạnh mẽ hơn nữa. Trong cơn giận của Gaddafi, Libya bị tước bỏ hoàn toàn sức mạnh của chính quyền. (Libya chính thức trở thành một Jamahiriya, hay “nhà nước của quần chúng.”) Yemen đã là một nhà nước thống nhất từ 1990; nghèo nàn và bị đe dọa bởi những cuộc nổi dậy trong khu vực, đất nước này rất có thể đi vào một quỹ đạo hậu cách mạng chông gai.

5. Để họ tự làm điều đó

Nhưng thậm chí cả Libya và Yemen vẫn có khía cạnh tươi sáng. Khi thay đổi diễn ra ở những khu vực gay go của thế giới, những người sống trong khu vực hạnh phúc hơn – như Mỹ và châu Âu – thường hạ cố đề nghị giúp đỡ. Và chắc chắn là họ có thể – châu Âu có lẽ là dễ dàng hơn Mỹ, bởi châu Âu kiểm soát đầu nút quan trọng điều biến dòng người và hàng hóa từ Trung Đông đến thị trường gần nhất và quan trọng nhất của nó.

Nhưng điều quan trọng nhất về cuộc cách mạng Ả-rập – lý do khiến chúng ta hy vọng rằng thậm chí Libya cuối cùng cũng sẽ ổn – chính là người Ả-rập đang làm điều đó cho chính họ. Cuộc cách mạng này là một cuộc cách mạng khu vực, một phong trào mà giới trẻ các nước đã học hỏi lẫn nhau sách lược, bố trí công nghệ và khẩu hiệu. Một kênh TV địa phương – al-Jazeera, chứ không phải BBC hay CNN – đã trở thành loa tuyên truyền chính. Một hệ thống tương trợ lẫn nhau không được vạch kế hoạch trước có thể đã giúp ích cho việc gắn bó khu vực lại với nhau hơn cả những nỗ lực từ cấp cao nhằm tạo một thuyết liên Ả-rập những năm 1950. Năm nay, theo ông Rogan, “Người Ả-rập đã được truyền cảm hứng bởi những những người anh em Ả-rập. Những gì quan trọng với thế giới Ả-rập cũng quan trọng với người Ả-rập.” Vì lý do đó, nó cũng quan trọng với tất cả chúng ta.

Bài báo gốc đăng trên Time số ra ngày 7/3/2011.

Người dịch: Minh Hạo

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

http://basam.info/2011/03/02/372-h%E1%BB%8Dc-cach-yeu-cach-m%E1%BA%A1ng/