Trọng Nghĩa
Chưa cháy đến nhà mà đã ra mặt chuột, bộ mặt Đại Hán trên tất cả mọi phương diện đều là thứ mặt chuột này, kể cả ông Ôn Gia Bảo ngỡ như là một tiếng nói cải cách cấp tiến lắm, được đồn là niềm hy vọng của các nước độc tài châu Á kia đấy. Từ xưa. nhân dân đã gọi lũ ăn trên ngồi trốc này là “thạc thử” (chuột xù) “Chuột xù chuột xù / Chớ ăn lúa tao” (Kinh thi). Nhưng dù sao thì đây là loại chuột “thiên triều” từng bá chủ có nòi, nên cũng vẫn là một lũ đàng hoàng, còn loại chuột đàn em khố rách áo ôm ở các vùng lân cận, nay phất lên, học mót thủ đoạn của thứ chuột sang quý này thì mới ma mãnh hôi thối đến phát tởm; con nào con ấy vừa cắn nhau chí chóe lại vừa là đồng chí đồng bọn chuyên rủ nhau đi sục sạo, suốt ngày cho bầu đoàn thê tử chui trong bồ thóc của dân để chén một cách trắng trợn, cắn nát hết mọi đất đai tài sản béo bở ở làng này xã nọ mà chúng tự coi là sở hữu công cộng, tha về những cái tổ kếch xù của chúng. Vậy mà có ai làm gì được chúng đâu. Những con mèo săn chuột thì từ lâu đã bị bọn chúng vô hiệu hóa bằng chút thịt mỡ thừa chúng ăn cắp được thí cho nên chỉ chuyên nằm bếp, hoặc còn ra sức bảo vệ chúng vòng trong vòng ngoài nữa kia.
Với lũ này thì đừng có mà dại dột tự thiêu như cái anh Kỹ sư gì đó mà uổng cả sinh mạng nhé. Tự thiêu là rơi vão bẫy của chúng đấy. Chúng cho người ôm bình chữa lửa đến nhưng chỉ đứng nhìn anh cháy bùng bùng chứ đâu có chịu xịt cho tắt lửa, trong khi dân chúng cũng chỉ biết đứng nhìn mà thôi. Vì sao thế? Đừng trách dân khi họ bị liệt kháng cả rồi. Còn bọn chúng ư? Đã là chuột thì có trái tim người sao được! Anh có cháy thành than sớm thì chúng mới dễ dàng kéo đến cầu L... ép gia đình anh giải tỏa ngôi nhà khang trang ngay để phân lô đất ấy cho người khác, đẩy tuốt gia đình anh ra ngoài đường được. Anh còn sống thì với học thức của anh, chúng chỉ là tiếng nói của một đám ác bá vô học, biết đối đáp làm sao! Tiền bán đất chúng đã nhận từ đời kiếp nào rồi, chỉ còn đợi anh thí mạng nữa là ổn.
Bauxite Việt Nam
Cảnh sát Trung Quốc bắt giữ một người kêu gọi biểu tình tại Thượng Hải, 27/02/2011. Reuters
Hôm nay, 27/02/2011, Thủ tướng Ôn Gia Bảo lại lên tiếng hứa hẹn là chính quyền sẽ giải quyết các vấn đề nhức nhối trong xã hội như lạm phát, tham nhũng, lạm quyền… Đây được coi là một động thái nhằm trấn an dân tình vào lúc trên mạng Internet đang loan truyền một lời kêu gọi biểu tình mỗi Chủ nhật tại 13 thành phố, đòi quyền tự do ngôn luận và chống bất công.
Hành động của ông Ôn Gia Bảo cũng nằm trong số các biện pháp vừa được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định nhằm ngăn không cho một cuộc “Cách mạng Hoa Nhài” lan tỏa tại Trung Quốc.
Nhân một cuộc giao lưu trực tuyến được tổ chức hôm nay, Thủ tướng Trung Quốc đã đề cập đến hàng loạt vấn đề đang làm người dân bất bình và cam kết là chính quyền sẽ có biện pháp giải quyết. Tuy nhiên, theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, những lời hứa này đều đã được bản thân ông Ôn Gia Bảo cùng nhiều lãnh đạo khác thường xuyên đưa ra trước đây, nhưng việc thực hiện vẫn xa vời.
Một trong những ví dụ là việc Thủ tướng Trung Quốc xác định là Chính phủ sẽ gia tăng nguồn cung ứng nhà ở, nghiêm trị tệ nạn đầu cơ bất động sản, đảm bảo sản lượng ngũ cốc và các nhu yếu phẩm khác, và trừng phạt những kẻ đầu cơ tích trữ hàng hóa… Những lời hứa này rõ ràng là nhằm xoa dịu nỗi bất bình đang gia tăng trong dân chúng trước tình hình giá thực phẩm và chi phí nhà ở tăng cao trong thời gian gần đây, có nguy cơ dẫn đến bất ổn định xã hội như đã từng xảy ra trong quá khứ.
Mặt khác, ông Ôn Gia Bảo cũng nhấn mạnh đến việc Chính phủ sẽ tôn trọng quyền giám sát của người dân. Theo giới phân tích, cam kết này được coi là câu trả lời gián tiếp nhắm vào một nội dung của lời kêu gọi biểu tình vừa được tung ra trên các website Hoa ngữ ở nước ngoài, theo đó người dân phải được quyền giám sát việc làm của Chính phủ để ngăn ngừa tình trạng lạm quyền.
Hãng AFP đã lồng cuộc giao lưu trực tuyến của ông Ôn Gia Bảo vào trong bối cảnh một thông cáo đã được tung ra trên mạng Internet, kêu gọi người dân Trung Quốc tụ tập tại một số địa điểm ở 13 thành phố trên toàn quốc, vào lúc 2 giờ trưa mỗi Chủ nhật, để đòi hỏi một chính quyền minh bạch hơn, tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người dân và giải quyết một loạt những vấn đề khác.
Chính quyền Trung Quốc có dấu hiệu rất lo ngại trước lời kêu gọi theo kiểu “Cách mang Hoa Nhài” này. Theo ghi nhận của hãng AFP, hôm nay đã có ít nhất 300 cảnh sát được triển khai tại khu phố Vương Phủ Tỉnh ở trung tâm Bắc Kinh, một trong các địa điểm được nhóm tổ chức biểu tình chọn làm nơi tập hợp. Trước đó, chính quyền cũng đã huy động cả một đoàn quân xa chạy đến khu vực này, bên trên treo biểu ngữ kêu gọi duy trì ổn định. Một rào cản khổng lồ cũng được dựng lên trước cửa nhà hàng McDonald's trên phố Vương Phủ Tỉnh có lẽ cũng là để chặn đường vào địa điểm “nhạy cảm” này.
Báo chi cũng không được tự do tác nghiệp. Một nhiếp ảnh gia AFP đã bị một nhân viên công an chặn đường không cho vào khu vực, nói rằng ông không được quyền chụp hình. Phóng viên báo chí cũng bị xét hỏi thẻ nhà báo. Một số du khách ngoại quốc không mang theo hộ chiếu cũng bị đuổi đi.
Cách nay một tuần, một lực lượng công an và cảnh sát hùng hậu cũng đã được triển khai tại một số thành phố như Bắc Kinh hay Thượng Hải để ngăn chặn điều được gọi là “Cuộc biểu tình Hoa Nhài”, gợi lại cuộc cách mạng dân chủ tại Tunisia tháng Giêng vừa qua.
Vào lúc các phong trào biểu tình đòi tự do dân chủ và dân sinh bùng lên mạnh mẽ tại các nước Ả Rập, chính quyền Trung Quốc đã phát động cả một chiến dịch đàn áp mạnh mẽ để dự phòng một phong trào tương tự tại Trung Quốc. Công an buộc tội lật đổ đối với một số nhà đấu tranh đã phát tán lời kêu gọi biểu tình ở Trung Quốc. Theo các tổ chức nhân quyền, nhiều người khác đã bị bắt giữ hoặc biệt giam tại một nơi bí mật.
Hệ thống kiểm duyệt Internet của Trung Quốc tăng tốc, ngăn chặn mọi cuộc thảo luận trên mạng về tình trạng bất ổn tại Trung Đông cũng như những lời kêu gọi biểu tình theo kiểu “Cách mạng Hoa Nhài” tại Trung Quốc.
Tất cả các biện pháp trấn áp trên đây, đều đã được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra ngay từ ngày thứ Bảy 12/02/2011, một ngày sau khi Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak từ chức. Theo trang blog NYRBlog rất thạo tin, thì hôm ấy, một số các thành viên của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp đặc biệt tại Bắc Kinh để thảo luận về các sự kiện ở Trung Đông và đề ra một số biện pháp đã được áp dụng triệt để từ lúc đó đến nay.
Trọng tâm các biện pháp này chính là ém nhẹm thông tin và tăng cường hướng dẫn dư luận. Việc Thủ tướng Ôn Gia Bảo, khuôn mặt được xem là “nhân bản” nhất trong giới lãnh đạo, đăng đàn thuyết pháp hôm nay, kèm theo các hành động khống chế thông tin ngặt nghèo, đều nằm trong chiều hướng ngăn không cho “hương hoa nhài” lan tỏa tại Trung Quốc.
T. N.
Nguồn: Viet.rfi.fr
Tin thêm:
Tiếp tục kêu gọi biểu tình dù bị đàn áp
Công an Trung Quốc bắt giữ một người định tham gia biểu tình tại Thượng Hải ngày 27/2/2011. Reuters
Mặc dù lực lượng an ninh Trung Quốc tìm mọi cách ngăn chặn biểu tình, thậm chí bạo hành đối với các nhà báo nước ngoài, hôm nay, 28/02/2011, lại xuất hiện những lời kêu gọi biểu tình chống Chính phủ, trên Twitter, Facebook và các mạng xã hội khác.
Tác giả những thông điệp này, hiện vẫn ẩn danh, kêu gọi mọi người tập hợp biểu tình vào Chủ nhật tới, 06/03.
Bức thông điệp viết, ngày 27/02, phong trào đã lan rộng ra 100 thành phố, vượt qua mức mong đợi ban đầu là 27 thành phố.
Dường như đây cũng là nhóm tác giả các lời kêu gọi biểu tình được đưa lên mạng trong những ngày trước. Nhóm này cho biêt họ sẽ tiết lộ danh tánh vào thời điểm thích hợp.
Quay trở lại tình hình tại Bắc Kinh ngày hôm qua, theo quan sát của thông tín viên RFI Stephane Lagarde, công an Trung Quốc hiện diện đông đảo và kiểm soát gắt gao, không có một cuộc tập hợp biểu tình nào diễn ra.
“Có ba lời khuyên được đăng tải trên Internet trước khi có những cuộc biểu tình: trước hết, không nên chụp ảnh, thứ nữa là phải tỏ ra thoải mái, làm như bạn đang đi dạo chơi và cuối cùng là tuyệt đối không nên nhìn vào mắt các nhân viên công an.
Quả thực là vào đầu giờ chiều Chủ nhật, hôm qua, các lực lượng an ninh, mặc sắc phục hoặc thường phục, đông hơn là những người tò mò đến khu Vương Phủ Tỉnh, ở trung tâm Bắc Kinh.Cũng giống như Chủ nhật tuần trước, nơi được hẹn tập trung là ở phía trước một cửa hàng ăn nhanh của Mỹ, vào lúc 14h. Trên mạng xã hội Twitter, một người miêu tả:
Toàn bộ tầng một đông chật những người trong độ tuổi 40. Họ mang theo đồ uống và không đặt mua gì cả. Khoảng 15 phút sau đó, bức màn sắt của cửa hàng kéo xuống. Một chiếc xe dọn rác của Tòa thị chính phun nước dưới lòng đường. Đám đông đứng dồn lên vỉa hè. Cảnh sát đề nghị các nhà báo nước ngoài đi theo họ và tiến hành kiểm tra giấy tờ tùy thân. Mục đích là ngăn chặn các phóng viên quay phim, chụp ảnh về các vụ tập hợp này.
Toàn bộ khu vực bị phong tỏa. Xe cảnh sát và hàng rào chặn tại tất cả các lối vào khu này. Các máy quay phim theo dõi từng góc hè và ghi hình những người hiện diện.
Tình hình cũng tương tự trên quảng trường Thiên An Môn. Dọc theo bức tường Tử Cấm Thành, cách 100 mét lại có một “tình nguyện viên bảo đảm an ninh thủ đô”. Họ mặc áo khoác trắng, tay đeo băng đỏ.
Một người đàn ông khoảng 60 tuổi cho biết là công an ở thủ đô vừa mới phân phát cho họ. Vào lúc 15h, lực lượng an ninh tháo gỡ các hàng rào. Cuộc biểu bình đã không diễn ra.
Nguồn: Viet.rfi.fr
Trung Quốc hành hung nhà báo nước ngoài và bắt dân
Nhà báo bị "côn đồ" tại Bắc Kinh hành hung
Trung Quốc hành xử thô bạo với các phóng viên nước ngoài và vây bắt một số người dân vì lo ngại "Cách mạng Hoa Nhài" lan truyền.
Hôm thứ Bảy tuần qua, một nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ tại Quảng Châu đã bị công an Trung Quốc bắt đi vì "kích động lật đổ chính quyền", sau khi tiếp tục có lời kêu gọi tuần hành theo hình thức cách mạng dân chủ kiểu Trung Đông.
Ông Trịnh Sáng Thiêm, 34 tuổi, là nhà hoạt động thứ năm bị bắt tại Trung Quốc.
Lời kêu gọi lại được nhân vật bí ẩn, có vẻ như ở hải ngoại, tung lên mạng Internet, mời người dân Trung Quốc xuống đường vào Chủ Nhật tuần tới ở 35 thành phố.
Thô bạo với nhà báo
Chính quyền Trung Quốc cũng có hành động thô bạo ngăn cản một loạt nhà báo nước ngoài, từ các hãng tin AFP, Bloomberg, BBC, Reuters, không cho họ quay phim biểu tình phản đối nhà nước hôm cuối tuần rồi thả ra.
Lúc chiều Chủ Nhật tuần qua, một nhóm đàn ông mặc thường phục đã tấn công các nhà báo của BBC tại Bắc Kinh.
Phóng viên BBC, Damian Grammaticas, thường trú tại Bắc Kinh cho hay anh bị "túm tóc, giật kéo" và "quăng lên xe", còn người quay phim cho anh bị xô đẩy và ngã xuống đất.
Sau khi bị kéo lên xe, Grammaticas bị công an Trung Quốc dùng cửa dập vào chân và đưa về một cơ quan chính quyền.
Tại đó, theo anh kể, rất nhiều phóng viên nước ngoài khác là người phương Tây và cả nhà báo Đài Loan, Hong Kong bị kéo đến.
Họ nhận được lời cảnh cáo "không phỏng vấn trong khu vực vì lý do đặc biệt".
Trong số các nhà báo bị tấn công, có người bị năm công an Trung Quốc mặc thường phục dẫm lên, có người bị đấm vào mặt và phải vào bệnh viện chữa trị thương tích.
Chính quyền Trung Quốc trở nên thô bạo trước bất cứ dấu hiệu gì họ cho là phản đối, biểu tình kiểu Cách mạng Hoa Nhài
Damian Grammaticas từ Bắc Kinh
Phóng viên BBC mô tả sự việc là "hành vi côn đồ" của công an Trung Quốc mặc thường phục.
Damian Grammaticas cho rằng "Chính quyền Trung Quốc trở nên thô bạo trước bất cứ dấu hiệu gì họ cho là phản đối, biểu tình kiểu Cách mạng Hoa Nhài".
Hãng Bloomberg cho hay một phóng viên của họ bị công an mặc thường phục tịch thu camera và tạm giữ trong cửa hàng trước khi bị cảnh sát mặc quân phục đến đưa đi.
Tại Thượng Hải, tin tức nói chừng 200 người bị công an đi theo huýt còi khi họ tụ tập và tuần hành.
Công an đã bắt một số người Trung Quốc, ít nhất hai người tại Bắc Kinh và bốn ở Thượng Hải.
Người ta cũng nói chính quyền Trung Quốc dùng "chiến thuật mới" là lấy xe dọn rửa đường phố để "quét nghi phạm biểu tình" khỏi nơi công cộng.
Tuy nhiên, các thành phố Thiên Tân, Thẩm Quyến, Quảng Châu, Vũ Hán, Thẩm Dương và Cáp Nhĩ Tân không có dấu hiệu biểu tình.
Hôm 27/2, công an Trung Quốc ngăn các nhà báo nước ngoài vào khu Vương Phủ Tỉnh ở trung tâm Bắc Kinh.
Lo ngại chính trị
Ngay sau khi Cách mạng Hoa Nhài lan từ Ai Cập sang Libya, và tại Trung Quốc cũng có lời kêu gọi biểu tình, chính quyền Trung Quốc đã tỏ ra hết sức lo ngại.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã cho triệu tập cuộc họp ở trường Đảng toàn quốc để nêu ra chủ đề ổn định xã hội.
Báo chí của Đảng tại Trung Quốc thì cáo buộc "các nước phương Tây thổi lên bạo động" trên thế giới.
Ông Trần Kí Bình, Phó bí thư thuộc Ủy ban chính pháp, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết trên tờ Liễu Vọng rằng các nền dân chủ phương Tây phải chịu trách nhiệm về những bất ổn trên thế giới:
"Các thế lực thù địch từ phương Tây lập ra mưu đồ chia rẽ, gương cao ngọn cờ bảo vệ nhân quyền để nhúng tay vào các xung đột nội địa, và nhằm tìm cách tạo ra các vụ việc xấu xa".
Hôm 20/2, công an Bắc Kinh và Thượng Hải đã vây bắt một số người xuống đường vì nghe thông điệp lan tỏa trên mạng Internet kêu gọi một cuộc "Cách mạng Hoa Nhài".
Chừng 100 người đã bị bắt, theo một hội nhân quyền tại Hồng Kông, trong lúc chính quyền Trung Quốc ra lệnh cho các cán bộ chủ chốt bàn về các cách thức "quản trị xã hội" nhằm ngăn ngừa và diệt trừ "bất ổn".
Hôm Chủ Nhật vừa qua, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã lên mạng Internet để trao đổi trực tuyến với người dân.
Ông Ôn thừa nhận lạm phát và tăng giá đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của dân nhưng cam kết chính quyền sẽ giải quyết và đề cao chủ đề "ổn định xã hội".
Các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lo ngại có chuyển biến chính trị kiểu Bắc Phi
Nguồn: bbc.co.uk
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét