Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

NGƯỜI RÚT TRUNG QUỐC ĐÃ RÚT CHẠY KHỎI LIBYA NHƯ THẾ NÀO ?

Claudia Wanner, Hong Kong
Người dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Blog Phamvietdaonv:Trung Quốc là một trong những nước sớm ban hành chú trương xuất khẩu lao động ra nước ngoài; Và trong sự cố rủi ro của thị trường lao động tại Libya vừa qua, cùng với Việt Nam và nhiều quốc gia khác, Trung Quốc là một trong những nước chịu tổn thất lớn…Có điều họ tỉnh táo hơn chúng ta, họ đã kịp thời rút sớm lao đông của mình về nước khi tình hình Libya chưa đến mức dầu sôi lửa bỏng. Điều này cho thấy bộ máy quản lý lao động nước ngoài của Trung Quốc mẫn cán như thế nào; Điều này cho thấy công lao của lực lượng tình báo đối ngoại của Trung Quốc giỏi giang như thế nào trong việc phát hiện sự bất ổn về chính trị ở các quốc gia khác để giúp Chính phủ giải quyết những rủi ro trong các chính sách kinh tế…
Xin giới thiệu bài viết sau đây do bạn Nguyễn Xuân Hoài gửi cho Blog Phamvietdaonv…


Lao động Trung quốc ở Libya lên đường về nước

Giới lãnh đạo Trung quốc thúc dục các tập đoàn của mình tăng cường bành trướng ra nước ngoài. Các doanh nghiệp đã ngoan ngoãn vâng lời và tăng cường đầu tư, trong đó có cả ở châu Phi. Xuất phát từ cuộc cách mạng ở Libya Bắc kinh bất ngờ phát hiện về những rủi ro đối với chính sách Đế quốc kinh tế của mình.
Ông Xu Zhiqiang và các đồng nghiệp của mình cuối cùng cũng tới được cảng biển ở Bengasi. Từ đây họ sẽ được một chiếc tầu thủy của Hy lạp mang tên "Hellenic Spirit" đưa đến thủ đô Athen, tuy nhiên khi gần tới đích thì nhóm lao động người TQ này đã bị một toán vũ trang chặn lại, súng lăm lăm trong tay, chúng cướp xe ô tô, va li hành lý cũng như tiền bạc của họ. Ồng Xu, một nhà quản lý cao cấp của Công ty cơ khí xây dựng giao thông Trung quốc (CCCEC) nói "Chuyến đi cực kỳ nguy hiểm, nhưng thật may mắn là cuối cùng thì mọi người của công ty chúng tôi đã vượt qua được chặng đường này". Tập đoàn xây dựng giao thông có 3000 lao động người TQ làm việc tại Libya, trong đó có hai dự án lớn về xây dựng tuyến đường sắt. Tuy nhiên con số này chỉ chiếm không tới 10% số người TQ mà cách đây một tuần còn có mặt ở đất nước Bắc Phi này: TQ có trên 36.000 lao động tại đây. Lao động TQ chủ yếu làm việc tại các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở cỡ lớn, xây dựng nhà ở hoặc dự án khai thác dầu mỏ. Hiện tại đã có khoảng trên dưới một nửa số lao động này rời khỏi Libya bằng xe buýt tới vùng biên giới giáp Ai cập và Tuynidi hoặc đi bằng tầu biển tới Hy lạp, Malta hay Thổ nhĩ kỳ. Từ đây họ sẽ được chuyển về nước. Hoạt động cứu trợ hiện vẫn đang tiếp diễn.
Từ nhiều năm nay chính phủ TQ kêu gọi các doanh nghiệp lớn hãy "vươn ra thế giới" và đây là lần đầu tiên người ta phát hiện những rủi ro của chính sách này. Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đã hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ. Nhưng một tỷ lệ đáng kể đầu tư của các doanh nghiệp TQ cũng như các dự án mà họ đã dành được đều đưa lực lượng lao động TQ sang thực hiện. Tuy nhiên địa bàn hoạt động đầu tư này lại tập trung nhiều ở những khu vực thiếu an toàn về chính trị như ở: Angola, Myanmar, Sudan và Zimbabwe.
Đối với Libya vấn đề đặt ra là liệu người TQ có tính toán sai lầm hay không, liệu sau khi thay đổi chế độ thì TQ có bị chỉ trích vì đã có quan hệ hữu nghị với chính quyền cũ và vì vậy phải bỏ các dự án của mình hay không.
Một trường hợp tiền lệ cho các chiến dịch quân sự trong lương lai
Để di tản được người của mình đến chỗ an toàn chính phủ TQ đã buộc phải tiến tiến hành một bước đi không bình thường. Họ đã điều tầu chiến "Xuzhou" thuộc hạm đội thuộc diện hiện đại nhất của Quân đội Nhân dân TQ từ Ấn độ dương tới Địa trung hải để hỗ trợ cho chiến dịch cứu trợ này. Tuần trước chủ tịch Trung quốc Hồ Cầm Đào đã chỉ thị các cơ quan hữu quan "phải làm tất cả để bảo đảm tính mạng và tài sản của công dân TQ ở Libya."
Các nhà quan sát cho rằng, việc huy động tầu chiến vào chiến dịch cứu trợ này có thể làm thay đổi toàn bộ chính sách an ninh của TQ. Andrew Erickson thuộc hãng phân tích China Signpost cho rằng „Các quan chức Trung Quốc đã tạo ra một tiền lệ cho các chiến dịch quân sự trong tương lai, một khi tính mạng và tài sản của người TQ ở nước ngoài bị đe dọa.“ Những hành động loại này cho đến nay là không bình thường. Khi thực hiện đầu tư ở nước ngoài người TQ chủ trương giữ trung lập về chính trị. Vấn đề quan tâm hàng đầu của họ trước kia cũng như tới đây vẫn là vì các lợi ích kinh tế , cũng như tiếp cận được các nguồn tài nguyên hoặc vì các dự án mà các tập đoàn TQ đã nhận được.
Chiến lược không can thiệp này đã giúp TQ rất nhiều, nhất là ở châu Phi. Khác với nhiều quốc gia phương tây, Trung quốc không gắn các dự án viện trợ phát triển với những cải cách về chính trị - và rất hào phóng trong việc cấp tín dụng: theo tính toán của Brookings Institution ở Hoa kỳ thì Ngân hàng phát triển TQ (China Development Bank) và Exim Bank trong hai năm qua đã dành tới 110 tỷ đôla cho các tín dụng phục vụ viện trợ phát triển - cao hơn viện trợ của Ngân hàng thế giới 10%.
Vụ đàn áp ở Thiên an môn được coi là một tấm gương
Theo Hugo Williamson thuộc Risk Resolution Group của Anh thì trong trường hợp Libya người TQ đã tỏ ra dè giặt trong một thời gian dài trong việc phê phán nhà độc tài Muammar al-Gaddafi và cuộc đàn áp đẫm máu của ông ta đối với những người phản đối. Cũng phải nói rằng chính phủ cũng không hài lòng khi Gaddafi đã viện dẫn vụ đàn áp ở Thiên an môn năm 1989 và coi đó là một tấm gương.
Với chủ trương trung lập của mình chính phủ TQ tìm cách để làm cho các dự án do các tập đoàn TQ đảm nhiệm không bị bao phủ bởi những cân nhắc chính trị. Theo số liệu chính thức thì TQ có 75 doanh nghiệp hoạt động tại Libya, đầu tư của các doanh nghiệp này vào các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở và khai thác dầu lên tới 14 tỷ đôla:
Doanh nghiệp xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông CCCEC là một trong những nhà đầu tư lớn nhất với 4,8 tỷ đôla, trong đó có dự án xây dựng tuyến đường sắt dọc bờ biển và dự án khổng lồ về xây dựng nhà ở .
China Railway Construction tham gia hai dự án đường sắt lớn khác với tổng đầu tư lên đến 5,2 tỷ đôla.
China Civil Engineering Construction thực hiện dự án thuỷe lợi khổng lồ ở phía đông Sahara.
China National Petroleum khai thác dầu mỏ và xây dựng đường ống dẫn dầu . Ba phần trăm lượng dầu mỏ mà TQ nhập khẩu xuất sứ từ Libya.
Các tập đoàn Huawei và ZTE lắp đặt hệ thống hạ tầng cho ngành viễn thông.
Trong quá khứ đôi khi đã có những biểu hiện ái ngại, khó chịu trước sự hiện diện nổi bật của TQ. Cách đây một năm bộ trưởng ngoại giao Libya Musa Kusa đã cảnh báo về một "sự xâm lược của TQ trên lục địa châu Phi" và ông cho rằng "Điều này làm chúng ta nhớ lại ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân đối với châu Phi."
Bất chấp những ý kiến trên, ông Ben Simpfendorfer , một chuyên gia tư vấn doanh nghiệp cho rằng: "khi tình hình Libya ổn định trở lại TQ sẽ không hạn chế sự hoạt động của họ ở đây ". Trong khi đó các doanh nghiệp phương tây sẽ rất e ngại cử nhân viên của mình trở lại Bắc Phi. Điều này sẽ tạo thêm cơ hội để người TQ trám vào các chỗ trống về hạ tầng cơ sở và khai thác dầu. Tuy nhiên số lượng lao động nước ngoài làm việc tại khu vực này có thể sẽ giảm. Xét cho cùng thì số lượng lớn thanh niên bị thất nghiệp ở các quốc gia Bắc Phi là một trong những nguyên nhân làm nổ ra sự chống đối. Có nhiều khả năng các doanh nghiệp TQ tới đây sẽ phải thu nạp nhiều hơn lực lượng lao động tại chỗ vào các dự án của họ.
Theo Spiegel 3/2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét