Lòng tự hào dân tộc, chắc chắn, là không thể thiếu đối
với mỗi người Việt Nam nói riêng. Nhưng tự hào một cách mù
quáng thì thật sự là tai hại. Điều đó sẽ khiến chúng ta
trở thành những kẻ hợm hĩnh yên tâm ngủ yên dưới vầng
hào quang của quá khứ trong khi thế giới vẫn tiến lên từng
ngày. Và nguy hiểm hơn, chúng ta chỉ nhìn vào những mảng sáng
của lịch sử mà cố tình lờ đi những mảng tối. Chúng ta
tự hào với hàng loạt chiến thắng hiển hách của Hai Bà
Trưng, của Lý Bí, của Ngô Quyền, nhưng chúng ta lại cố tình
quên đi hàng ngàn năm Bắc thuộc, từ văn hóa, chữ viết, phong
tục tập quán đều bị đồng hóa rất nhiều. Chúng ta tự hào
với những chiến công của Quang Trung Nguyễn Huệ, nhưng lại
lờ đi phần lớn những chiến công đó có được từ các
cuộc nội chiến triền miên. Chúng ta tự hào với chiến thắng
thực dân Pháp, nhưng lại không thèm nhớ đến sự hủ bại
của Triều Nguyễn với chính sách ngu xuẩn bế quan tọa cảng
và bài xích đạo Thiên Chúa gây căm phẫn cho triều đình Pháp.
Chúng ta tự hào với chiến thắng đế quốc Mỹ, nhưng lại
bỏ qua vụ thảm sát Mậu Thân ở Huế. Chúng ta tự hào với
sự thống nhất đất nước, nhưng lại quá vô tâm với cảnh
thuyền nhân tạo nên một cộng đồng hải ngoại vong quốc mà
chúng ta vẫn hay gọi "khúc ruột ngàn dặm". Chúng ta tự hào
dạy nhau: Nước ta rừng vàng biển bạc. Và rồi chúng ta vẫn
là một trong những nước ngèo và lạc hậu nhất thế giới.
Chúng ta luôn ngẩng cao đầu trước thế giới rằng chúng ta là
một dân tộc đánh nhau giỏi. Nhưng than ôi, trong kỷ nguyên mà
toàn thế giới là phẳng, mà các quốc gia chuyển từ thế
đối đầu sang đối thoại; mà các dân tộc nói chuyện với
nhau bằng kinh tế và văn hóa, thì cái anh cứ hay khoe nắm đấm
của mình chắc, khỏe, khác gì một loại thổ dân ở trong tình
trạng bán khai? Chúng ta đã có những nhà viết sử tồi, và do
đó chúng ta đã ăn phải bả lịch sử quá nhiều.
Người Nhật có lẽ là những con người lịch sự nhất trên
thế giới. Khi đi trên đường, vô tình đụng phải người
khác, phản xạ đầu tiên họ sẽ cúi gập xuống và luôn
miệng "gomenasai" (xin lỗi). Có lẽ họ luôn nghĩ mình thấp kém
hơn người khác, hay nói cách khác, họ luôn muốn nhìn người
đối diện bằng con mắt từ dưới lên. Do đó, họ luôn thấy
được mặt tốt của người khác, và họ sẽ cố gắng học
tập để bằng người. Nhìn ra cả dân tộc, họ có gì để
tự hào? Một nước bị cho là phát xít đã từng đầu hàng
đồng minh sau thế chiến thứ 2 năm 45 và cũng sau khi nhận 2
quả bom nguyên tử ác nghiệt của Mỹ. Hàng triệu người
chết, hai thành phố tan hoang, phải ký với Mỹ nhiều điều
ước bất lợi. Tài nguyên thuộc dạng nghèo nàn. Lại luôn
gánh chịu thiên tai. Nhưng giờ họ có gì? Một nền kinh tế
thứ 2 thế giới, một con rồng châu Á, một đất nước dân
chủ và nhân bản bậc nhất thế giới. Và giờ đây có thể
họ vẫn nhìn thế giới bằng con mắt nhìn lên, nhưng phải
thừa nhận rằng, cả thế giới (trừ Việt Nam) đang phải
ngước nhìn họ.
Tôi rất thích đọc truyện tranh Nhật Bản, đơn giản là vì
những nét vẽ sinh động, tình tiết truyện lôi cuốn và luôn
có những thông điệp mang tính nhân văn trong hầu hết các tác
phẩm. Tôi nhớ trong truyện ManKichi - đại tướng nhóc con (hồi
xưa đã bị cho ngừng xuất bản vì nhiều tình tiết bạo lực,
một sự cấm đoán vô lý) có đoạn Mankichi muốn tay trắng làm
nên sự ngiệp, đã đến học hỏi kinh nghiệm của một ai các
bạn biết không? Một người ăn mày. Cậu đã nhận được
một bài học để đời: Hãy nhìn mọi người bằng con mắt
nhìn lên chứ không phải nhìn xuống. Từ đó, cậu sẽ thấy
hết mọi mặt tốt xấu trong từng con người, và quý từng
đồng bạc một mà câu nhận được. Sau này Mankichi, từ một
thằng bé nhà quê chỉ ham đánh lộn, trở thành một triệu phú
siêu trẻ! Bài học mà Mankichi nhận được từ lão ăn mày,
cũng là một thông điệp mà tác giả cuốn truyện muốn nhắn
đến người đọc: hãy nhìn mọi người với một con mắt của
kẻ bề dưới. Điều đó không phải là biểu hiện của sự
tự ti, yếm thế, mà là thể hiện một tinh thần cầu thị, ham
học hỏi. Và phải chăng đó cũng là mẫu số chung của người
Nhật, của những người thành đạt? Của những Toyota hay
Suzuki?
Nhật Bản cũng là quê hương của chú mèo Kitti nổi tiếng.
Một con búp bê không có mồm. Nó được sinh ra chỉ nhằm vào
ba việc: việc thứ nhất là lắng nghe, việc thứ hai: lắng
nghe, và việc thứ ba cũng là để lắng nghe. Có lẽ người
Nhật nghĩ rằng: nghe nhiều quan trọng hơn nói nhiều.
Hỡi các bạn Việt Nam, có khi nào các bạn chê: Ối cái thằng
cha ấy dốt bỏ mẹ mà nói lắm! Con mẹ ấy có thèm nghe ai
nói đâu, sĩ lắm! Lão ấy ngu học chi tuyền bằng giả mà khinh
người hơn khinh chó!(?)… thì vui lòng lấy tay sờ thử gáy
mình một cái...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét